NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN Ô TÔ
Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Tấn Đạt, Đỗ Anh Thư,
Trương Hoàng Tuấn, Nguyễn Đình Nam
Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bản
TÓM TẮT
Công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đánh giá các loại hệ thống phân phối khí hiện nay và
bước đầu đưa ra giải pháp tốt ưu công suất động cơ thông qua hệ thống phân phối khí. Để
làm được điều này, chúng tôi đã tìm hiểu được
8 trang |
Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 16/02/2024 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao độ chính xác hệ thống phân phối khí trên ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khuyết điểm của những động cơ hiện nay,
khảo sát nhu cầu của mọi người về vấn đề đã đặt ra, từ đó đề xuất được giải pháp cải tiến
hệ thống phân phối khí. Cuối cùng là đưa ra giải pháp tối ưu khả thi nhất để nghiên cứu và
phát triển
1 THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ
Hệ thống phân phối khí dùng xupap kiểu đặt (Được bố trí trên thân máy).
Hình 1. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt
Khi động cơ làm việc thông qua các bánh răng dẫn động làm cho trục cam và cam quay tác
động vào con đội làm con đội đi lên mở cửa nạp hoặc thải động thời lo xo bị nén lại;
252
Sau khi hết tác động vào con đội thì lò xo giãn ra và đẩy xupap đi xuống đóng kín cửa nạp
hoặc thải và kết thúc quá trình nạp (thải).
Hệ thống phân phối khí dùng xupap kiểu treo (Được bố trên trên nắp máy).
Hình 2. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo
Nguyên lý làm việc cơ cấu này tương tự như cơ cấu xu páp đặt nhưng có thêm chi tiết
truyền lực trung gian giữa con đội và xupáp là có thêm đũa đẩy và cò mổ.
Nhược điểm chung của các hệ thống này là tương đối cồng kề, chi tiết thiết bị lớn, gây nên
sai số trong điều khiển và chậm tác dụng lên van xupap.
Hệ thống phân phối khí dùng xupap có trục cam truyền động trực tiếp.
Hình 3. Cơ cấu phân phối khí có xupap treo dẫn động gián tiếp - trục cam đặt trên nắp xi-lanh:
1: Xupap xả; 2: Lò xo xupap; 3: trục cam; 4: Đĩa tựa; 5: Đệm điều chỉnh; 6: Thân xupap rỗng
253
Khi động cơ làm việc, trục cam 3 quay thì quả đào trên trục cam quay sẽ truyền chuyển động
tịnh tiến trực tiếp cho xupap1, khi đó trục cam trực tiếp điều khiển quá trình làm việc của các
xupap, không cần thông qua con đội, đũa đẩy, đòn gánh mà trục cam quay do truyền động
của hệ bánh răng côn.
Ở hệ thống phân phối khí loại này có ưu điểm: Làm việc êm hơn, ít gây tiếng ồn nhưng lại
khó điều chỉnh khe hở nhiệt của xupap.
2 CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI KHÍ
2.1 Công nghệ trục cam biến thiên
Cam biến thiên là để điều khiển thời điểm đóng mở xupap theo tiếng Anh là VVT (Variable
Valve Timing. Nhưng sẽ có phát sinh một vài vấn đề khi piston chạy quá nhanh (động cơ
hoạt động ở vòng tua cao). Đó là khi ở tua máy cao thì động cơ cần lượng hỗn hợp nhiên
liệu nhiều hơn, và nếu như trục cam vẫn hoạt động giống nhau ở mọi vòng tua sẽ khiến cho
xupap nạp đóng khi chưa đủ lượng nhiên liệu đưa vào buồng đốt. Hoặc nếu thiết kế trục
cam để đóng xupap nạp trễ hơn chút thì động cơ sẽ gặp vấn đề ở vòng tua thấp. Xupap
đóng chậm sẽ khiến cho lượng nhiên liệu chưa kịp đốt hết sẽ đi ra ngoài do xupap ko kín.
Từ đó sẽ khiến động cơ đốt không sạch nhiên liệu ở tua máy thấp.
Các chế độ điều khiển: làm sớm thời điểm phối khí; làm muộn thời điểm phối khí; giữ
nguyên thời điểm phối khí khi đã tối ưu.
2.2 Hệ thống điều khiển xupap kiểu Valvetronic
Valvetronic là hệ thống tự động điều chỉnh hoà khí của động cơ thông qua cơ cấu phun xăng
đa điểm và độ mở xu-páp biến thiên. Sự khác biệt giữa Valvetronic và các công nghệ phun
xăng đa điểm khác là Valvetronic không sử dụng bướm ga cơ khí để điều khiển lượng hoà
khí cho động cơ mà dùng chính cơ cấu xu-páp có độ mở biến thiên làm nhiệm vụ đó.
Hình 4. Hệ thống điều khiển xupap kiểu Hình 5. Cấu tạo của hệ thống điều khiển xupap kiểu
Valvetronic Valvetronic
254
2.3 Hệ thống điều khiển xupap bằng điện từ
Cấu tạo của hệ thống xupap điều khiển không trục cam gồm nam châm điện (electromagnet)
được đặt phía trên đỉnh xupap, miếng sắt từ đóng vai trò phần ứng được kết nối với đuôi
xupap, các lò xo hoàn lực, chén chặn và xupap.
Hình 6. Cơ cấu điều khiển xupap bằng điện từ Hình 7. Cấu tạo của hệ thống điều khiển xupap
bằng điện từ: 1: Tín hiệu từ các cảm biến;
2: ECU; 3: Nam châm điện trên xupap nạp;
4: Xupap nạp; 5; Nam châm điện trên xupap xả;
6: Xupap xả
Khi nam châm điện phía trên được kích hoạt sẽ tạo ra một lực từ trường hút miếng sắt phần
ứng lên trên cùng làm cho xupap ở vị trí đóng.
Khi từ tính do nam châm điện phía trên bị ngắt, miếng sắt phần ứng kết nối với đuôi
xupap sẽ bị kéo xuống bởi lò xo. Bộ chấp hành nam châm điện phía dưới sẽ duy trì
xupap ở vị trí mở.
Hệ thống sử dụng các nam châm điện 3 và 5 để đóng mở xupap 4 và 6. Tín hiệu nhập vào
từ các cảm biến 1 thông qua mạch giao tiếp nhập/xuất như vị trí pittong, tốc độ động cơ, tốc
độ xe, nhiệt độ nước làm mát, áp suất khí nạp ECU liên tục nhận tín hiệu từ các cảm biến
sau đó tính toán thời gian và độ nâng xupap tối ưu để điều khiển bộ chấp hành nam châm
điện. Sự chính xác của tín hiệu đầu vào là rất quan trọng để động cơ hoạt động hiệu quả.
Ưu điểm chung của giải pháp hiện có: khắc phục được phần lớn nhược điểm của hệ thống
phân phối khí kiểu cơ khi, xét về tính hiệu quả: Tăng công suất động cơ;Giảm khí thải ô
nhiễm. Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn tồn tại các vấn đề: Cấu tạo khá phức tạp gây khó
khăn trong việc bảo dưỡng; Giá thành cao. Cách tính toán hoạt động phức tạp do phụ thuộc
đa phần vào điện.
3 ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI KHÍ
Trong đề tài này chúng em tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết của hệ thống phân phối khí,
đi sâu vào việc tối ưu hóa thời gian, thời điểm, độ nâng và góc đóng mở của xupap để làm
tăng công suất động cơ, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Đề tài có ý nghĩa
trong việc giúp em hiểu biết sâu hơn về hệ thống phân phối khí trên các động cơ hiện đại
ngày nay và những khuyết điểm mà các động cơ này gặp phải để có thể tìm ra phương pháp
tối ưu chúng.
255
3.1 Hệ thống điều khiển xupap bằng điện từ
Cấu tạo của hệ thống xupap điều khiển không trục cam gồm nam châm điện được đặt phía
trên đỉnh xupap, miếng sắt từ đóng vai trò phần ứng được kết nối với đuôi xupap, các lò xo
hoàn lực, chén chặn và xupap.
Hình 8. Cơ cấu điều khiển xupap bằng điện từ
Tín hiệu nhập vào từ các cảm biến thông qua mạch giao tiếp nhập/xuất như vị trí pittong, tốc
độ động cơ, tốc độ xe, nhiệt độ nước làm mát, áp suất khí nạpECU liên tục nhận tín hiệu
từ các cảm biến sau đó tính toán thời gian và độ nâng xupap tối ưu để điều khiển bộ chấp
hành nam châm điện. Sự chính xác của tín hiệu đầu vào là rất quan trọng để động cơ hoạt
động hiệu quả.
Khi nam châm điện phía trên được kích hoạt sẽ tạo ra một lực từ trường hút miếng sắt phần
ứng lên trên cùng làm cho xupap ở vị trí đóng.
Khi từ tính do nam châm điện phía trên bị ngắt, miếng sắt phần ứng kết nối với đuôi
xupap sẽ bị kéo xuống bởi lò xo. Bộ chấp hành nam châm điện phía dưới sẽ duy trì
xupap ở vị trí mở.
Ưu điểm nổi trội của phương án này điều khiển các xupap đóng mở chính xácmỗi xupap
trong một xilanh có thể đóng mở hoàn toàn độc lập, một điều không thể có trong loại động
cơ sử dụng trục cam. Tuy vậy, hệ thống còn tồn tại những nhược điểm nhất định: tính toán
hoạt động phức tạp do phụ thuộc đa phần vào điện.
3.2 Hệ thống điều khiển xupap bằng thủy lực
Hệ thống bao gồm các phần tử: bơm thủy lực, bình chứa dầu, bộ chia dầu, van tiết lưu điều
khiển bằng điện, van xi lanh.
Ở hệ thống này, bơm thủy lực được kết nối với động cơ, khi động cơ làm việc bơm hoạt
động hút dầu tại bình chứa dầu và nén dầu với áp suất cao chuyển sang bộ chia dầu và đưa
tới van tiết lưu. Tại van tiết lưu cấp một nguồn điện vào để điều chỉnh lại lượng thể tích dầu
phù hợp mà ta đã thiết lập từ trước. Với lưu lượng đó đưa vào van xy lanh được bố trí ngay
trên xupap thay thế cam để điều chỉnh xupap nạp (thải) đóng mở chính xác. Sau khi kết thúc
quá trình lượng dầu dư đi theo đường hồi về bình chứa.
256
Giải pháp này có kết cấu đơn giản; tính ổn định và sự chính xác cao. Tuy nhiên việc định
lượng được các thông số kỹ thuật khó chính xác và vẫn chưa kiểm định được hiệu suất
cụ thể.
Hình 9. Hệ thống điều khiển xupap bằng thủy lực
3.3 Hệ thống điều khiển xupap bằng nam châm điện kép
Giải pháp sử dụng nam châm điện với cơ cấu 2 nam châm trên và dưới kèm với đó là 2 lò
xo hỗ trợ hoạt động giảm chấn. Khi muốn xupap chuyển động lên thì nam châm trên hút, khi
thả ra sẽ có lo xo hạn chế va đập. Chuyển động xuống cũng tương tự như lên. Giải pháp
này hạn chế va đập, loại bỏ được trục cam, dây xích nhưng phức tạp trong thiết kế và lập
trình hoạt động phức tạp.
Hình 10. Cơ cấu điều khiển xupap nam châm điện kép:
1: Nam châm điện; 2: Lò xo giảm chấn; 3: Con đội xupap; 4: Xupap
257
3.4 Hệ thống phân phân phối khí điều khiển bằng thủy lực
Hệ thống này bào gồm các phần tử: Bơm thủy lực, bình chứa dầu, bộ chia dầu, van tiết lưu
điều khiển bằng điện, van xi lanh.Bơm thủy lực được kết nối với động cơ, khi động cơ làm
việc bơm hoạt động hút dầu tại bình chứa dầu và nén dầu với áp suất cao chuyển sang bộ
chia dầu và đưa tới van tiết lưu.
Tại van tiết lưu cấp một nguồn điện vào để điều chỉnh lại lượng thể tích dầu phù hợp mà ta
đã thiết lập từ trước. Với lưu lượng đó đưa vào van xi lanh được bố trí ngay trên xupap thay
thế cam để điều chỉnh xupap nạp (thải) đóng mở chính xác. Sau khi kết thúc quá trình lượng
dầu dư đi theo đường hồi về bình chứa.
Hệ thống có Kết cấu đơn giản; tăng tính ổn định và sự chính xác cho quá trình làm việc của
xupap. Tuy vậy, vẫn khó định lượng được các thông số kỹ thuật chính xác nhất;
Hình 11. Cơ cấu điều khiển xupap bằng thủy lực
4 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và khảo sát, chúng em đã đúc kết được một số điều như
sau:
- Hiểu được các loại hệ thống phân phối khí hiện nay.
- Phân tích được ưu và nhược điểm các lại hệ thống phân phối khí này.
- Đưa ra được một số giải pháp để tối ưu quá trình làm việc của hệ thống phân phối khí.
- Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa với khoa học khi thay đổi được nguyên lý hoạt động của
các loại hệ thống phân phối khí hiện nay, giảm được năng lượng tiêu hao trong quá
trình hoạt động.
258
- Đề tài có hiệu quả lớn đến kinh tế khi giảm được khối lượng kim loại chế tạo trục cam,
dây xích, nâng cao giá trị động cơ, ngoài ra còn hiệu quả về mặt xã hội khi giảm được
lượng khí thải ra môi trường do công suất động cơ được cải thiện và giảm được
lượng xăng dầu tiêu hao trong quá trình sử dụng.
- Đề tài có thể được áp dụng trên phạm vi rộng như trên các loại động cơ xe ô tô hiện
nay.
Nhóm nghiên cứu muốn đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo là sẽ khắc phục những khuyết
điểm hiện có của giải pháp này, nghiên cứu và mô phỏng giải pháp thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Engineering Matters, Inc.: Electromagnetic Fully Flexible Valve Actuator.
[2] Oto-hui.com: Fully digital valves - Cơ cấu phân phối khí điện tử.
[3] Jieng-Jang Liu, Yee-Pien Yang, Jia-Hong Xu - Seoul, Korea, July 6-11, 2008:
[4] Electromechanical Valve Actuator with Hybrid MMF for Camless Engine.
259
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_do_chinh_xac_he_thong_phan_pho.pdf