Lời mở đầu
Lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là một nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, và động lực thúc đẩy kích thích con người làm việc tốt hơn chính là phần thu nhập xứng đáng với sức lực mà họ bỏ ra trong quá trình lao động cho doanh nghiệp đó là tiền lương, tiền thưởng…. Tiền lương là phần thu nhập chính giúp người lao động duy trì nâng cao mức số
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp cơ điện vật tư (68tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của bản thân và gia đình để tái sản xuất sức lao động. Và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp việc quản lý lao động và quản lý tiền lương trở thành một vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp.
Như vậy tiền lương luôn là vấn đề bức xúc đối với người lao động và doanh nghiệp. Dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước muốn phát triển và tồn tại thì song hành với việc phát triển sản xuất kinh doanh là vấn đề trả công cho người lao động phải xứng đáng và kịp thời. Có như vậy thì họ mới đảm bảo được cuộc sống gia đình và tái sản xuất sức lao động, phục vụ lâu dài trong doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế về công tác quản lý lao động tiền lương tại Xí nghiệp cơ điện vật tư, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và sự truyền đạt kiến thức của các thầy, cô giáo Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Viện Đại học Mở Hà Nội và được sự đồng ý của thầy giáo Đinh Đăng Quang, em đi sâu vào đề tài: “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp cơ điện vật tư”.
Với mong muốn vận dụng kiến thức vào thực tế, góp sức của bản thân phần nào hoàn thiện tốt hơn công tác lao động tiền lương tại doanh nghiệp, với mục tiêu công bằng và xứng đáng đối với người lao động. Qua đây em mong muốn giúp người lao động yên tâm công tác và yêu nghề hơn, vì công sức họ cống hiến cho doanh nghiệp được bù đắp thoả đáng, từ đó giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Tuy nhiên do hạn chế của bản thân phần nào còn khiếm khuyết, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo trong Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp đạt kết quả tốt.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về công tác tiền lương trong doanh nghiệp .
Chương II: Phân tích công tác tiền lương trong xí nghiệp cơ điện vật tư
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương trong xí nghiệp cơ điện vật tư.
Chương I
một số lý luận cơ bản về công tác tiền lương trong doanh nghiệp
1. Tổng quan về tiền lương:
1.1 Khái niệm tiền lương:
Trong nền kinh tế thị trường: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của yếu tố sức lao động mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người lao động theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương.
Tuy nhiên trên thực tế có hai loại tiền lương mà ta cần phân biệt, đó là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
- Tiền lương danh nghĩa (Ldn): Là số tiền mặt mà người lao động nhận được trên sổ sách.
- Tiền lương thực tế (Ltt): Được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa của mình có tính đến giá cả.
Chỉ số giá cả (g)
=
Tiền lương danh nghĩa (Ldn)
Tiền lương thực tế (Ltt)
Như vậy để tiền lương có thể đảm bảo cuộc sống cho người lao động thì tiền lương phải thể hiện được:
- Về mặt kinh tế: Tiền lương có vai trò quyết định sự ổn định và phát triển kinh tế gia đình của người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển của sản xuất và nền kinh tế xã hội.
- Về mặt chính trị xã hội: Tiền lương có ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng, sự nhận thức và quan điểm chính trị của người lao động. Nếu tiền lương không bù đắp được sức lao động đã hao phí, không đủ duy trì và tồn tại phát triển cuộc sống của người lao động thì sẽ gây nên những tệ nạn xã hội cũng như ảnh hưởng tới bầu không khí chính trị của đất nước.
1.2 ý nghĩa, chức năng tiền lương:
a. ý nghĩa tiền lương:
* Đối với doanh nghiệp:
- Tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay nghề cao và tạo ra lòng trung thành của người nhân viên đối với doanh nghiệp.
- Tiền lương còn là một phương tiện để kích thích và động viên người lao động rất có hiệu quả tạo nên sự thành công và hình ảnh đẹp đẽ của doanh nghiệp trên thị trường.
* Đối với người lao động:
- Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình họ.
- Tiền lương ở một góc độ nào đó là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín và địa vị của người này trong xã hội từ đó người ta có thể đánh giá được giá trị bản thân và có quyền tự hào khi có tiền lương cao.
- Tiền lương còn là một phương tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của chủ doanh nghiệp đối với người lao động đã bỏ sức lao động cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
b, Chức năng của tiền lương:
- Đối với các doanh nghiệp: Mục đích của các doanh nghiệp là lợi nhuận mà tiền lương đối với các nhà sản xuất, các chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, là giá cả của sức lao động mà họ thuê cho mục đích sản xuất kinh doanh.
- Đối với người lao động: Tiền lương là mục đích, là động cơ chủ yếu để họ quyết định làm việc cho doanh nghiệp. Tuy rằng những hành vi lao động và sẵn sàng cung ứng sức lao động của mỗi người lao động là khác nhau nhưng điều trước tiên họ luôn nghĩ tới là vấn đề tiền lương, người lao động xem rằng tiền lương được dùng để mua sắm các tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày cũng như các nhu cầu trong cuộc sống của họ và gia đình họ sau thời gian lao động.
2. Tổng quan về chế độ tiền lương của Nhà nước.
2.1 Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu của chế độ tiền lương:
* Quan điểm:
- Tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao động được hình thành qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với các quan hệ kinh tế thị trường.
- Chính sách tiền lương là một bộ phận cấu thành của tổng thể các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
- Lương tối thiểu thực sự đảm bảo là nền tảng của chính sách tiền lương mới.
* Nguyên tắc:
- Tiền lương phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động.
- Tiền lương phải được tiền tệ hoá, phải xoá bỏ bao cấp dưới mọi hình thức hiện vật.
- Mức lương phải luôn cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành.
* Yêu cầu:
- Tiền lương phải trở thành thu nhập chính của người lao động làm công ăn lương.
- Tiền lương phải kích thích được người lao động làm việc, tăng cường hiệu lực trong bộ máy Nhà nước, thực hiện điều tiết được tiền lương và lập lại trận tự trong tiền lương để đảm bảo công bằng cho người lao động.
2.2 Chế độ tiền lương trong doanh nghiệp:
2.2.1 Chế độ tiền lương theo cấp bậc:
Chế độ tiền lương theo cấp bậc là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp dựa vào đó để vận dụng trả tiền lương cho công nhân theo chất lượng và hiệu quả lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Còn khi trả lương cụ thể thì căn cứ vào kết quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà người lao động đã cống hiến.
* Chế độ tiền lương theo cấp bậc gồm ba yếu tố:
- Thang lương: Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương gồm một số cấp bậc lương và các hệ số lương tương ứng.
Hệ số lương: Là chỉ số lao động của công nhân bậc nào đó được trả lương cao hơn công nhân bậc một.
- Mức lương: Là số tiền lương để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với cấp bậc trong thang lương, ta quy định mức lương bậc i là:
Li
=
Mt
x
Ki
Trong đó:
Li: Mức lương tháng của công nhân bậc i.
Mt: Mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành.
Ki: Hệ số lương bậc i.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là những quy định về mức độ phức tạp công việc mà yêu cầu về trình độ ngành nghề của công nhân ở bậc nào đó phải hiểu biết về mặt kỹ thuật và phải làm được trên thực hành. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật còn là cơ sở để phân loại công việc xếp bậc công nhân. Như vậy tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật phản ánh yêu cầu về trình độ ngành nghề của công nhân liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc. Do đó việc xác định đúng cấp bậc kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức tiền lương, tức là quy định mức lương theo độ phức tạp của công việc hay nói cách khác là trả lương theo chất lượng lao động.
2.2.2 Chế độ tiền lương theo chức danh:
Chế độ tiền lương này là toàn bộ những văn bản, những quy đinh của Nhà nước thực hiện trả lương cho các cán bộ và viên chức khi đảm nhận các chức danh, các chức vụ trong các cơ quan và trong các doanh nghiệp.
* Đặc điểm của chế độ tiền lương này là:
- Mức lương được quy định cho từng chức danh phải có tính đến các yếu tố như: độ phức tạp công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiện công việc và trách nhiệm.
- Mỗi chức danh đều quy định người đảm nhận nó phải có đủ các tiêu chuẩn chính trị bắt buộc, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành chức vụ được giao.
- Mức lương theo chức danh có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó.
- Người nào làm công việc nào, thuộc chức vụ nào thì được hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó.
* Những yếu tố của chế độ tiền lương theo chức danh:
- Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các doanh nghiệp phải xây dựng theo các tiêu chuẩn Nhà nước và các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp do Nhà nước ban hành.
- Các thang và bảng lương cho từng chức vụ-chức danh là các bảng lương dùng để xác định quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các chức danh cùng chuyên môn hay các chuyên môn khác theo trình độ của họ, mỗi bảng lương gồm một số chức danh ở trình độ khác nhau với các hệ số lương và các mức lương tương ứng.
- Mức lương cơ bản hàng tháng của mỗi cán bộ và nhân viên là số tiền trả công lao động hàng tháng được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương của họ.
2.2.3 Phụ cấp:
Tiền phụ cấp cũng là một phần trong chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Ngoài tiền lương cơ bản người lao động còn được tính thêm phụ cấp lương như sau:
- Phụ cấp khu vực: áp dụng cho những nơi xa xôi hẻo lánh có nhiều khó khăn, gồm bảy mức tương ứng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1 so với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp độc hại: áp dụng đối với những ngành nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương, có bốn mức lương tương ứng 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu.
- Phụ cấp trách nhiệm: Dành cho một số công việc đòi hỏi có tính trách nhiệm cao và phải kiêm nhiệm công tác quản lý mà không thuộc chức vụ lãnh đạo, gồm ba mức tương ứng 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu….
Ngoài ra khi làm thêm giờ ngoài tiêu chuẩn quy định thì số giờ làm thêm được tính bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày thường, và bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ.
Trong trường hợp trả lương theo sản phẩm thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm về số lượng, khối lượng ngoài tiêu chuẩn. Mức trả thêm được tính bằng cách tăng 50% hoặc 100% đơn giá sản phẩm tuỳ theo ngày thường hoặc ngày lễ.
3. Tổng quan về tổng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp:
3.1 Khái niệm tổng quỹ tiền lương:
Tổng quỹ lương là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động, những người đã phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Nói một cách khác thì tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để chi trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
3.2 Thành phần, kết cấu tổng quỹ tiền lương:
a, Thành phần tổng quỹ tiền lương:
Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
- Quỹ lương theo kế hoạch: Là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm đầu kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp quy định và theo kế hoạch sản xuất sẽ giao cho doanh nghiệp.
- Quỹ lương thực hiện: Là tổng số tiền lương thực tế thực hiện trong kỳ, được tính theo sản lượng thực tế đã thực hiện, trong đó có các khoản không được tính dự kiến trong khi lập kế hoạch. Các khoản này thường là do phát sinh hoặc do thiếu xót trong quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp….
- Quỹ lương theo đối tượng được hưởng lương: Gồm quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viên khác trong doanh nghiệp.
- Quỹ tiền lương chính: Bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp khác được tính theo lương để trả cho tất cả các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Quỹ tiền lương phụ: Bao gồm số tiền trả cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như lễ, tết, phép… hoặc nghỉ do gặp những lý do bất thường khác.
b, Kết cấu tổng quỹ tiền lương:
- Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc.
- Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hay công việc hoàn thành.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc do thời tiết xấu hay thiếu vật tư.
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ phép theo quy định.
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ đi học theo chế độ.
- Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được điều đi công tác biệt phái.
- Và các khoản phụ cấp khác theo quy định.
3.3 Xác định tổng quỹ lương:
* Xác định tổng quỹ lương căn cứ vào kế hoạch lao động và tiền lương bình quân của kỳ kế hoạch:
∑QLkh
=
Skh
x
Lbq
Trong đó:
∑QLkh: Tổng quỹ lương kế hoạch.
Skh: Số lao động kế hoạch.
Lbq: Mức tiền lương bình quân.
+ Ưu điểm: Phương pháp này có cách tính đơn giản thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp chưa ổn định loại hình sản xuất.
+ Nhược điểm: Đây là mô hình quỹ tiền lương bao cấp chỉ tiêu biên chế lao động chỉ là chỉ tiêu pháp lệnh. Tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào số lao động, cấp bậc công việc bình quân. Phương pháp này làm cho doanh nghiệp không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động mà ngược lại kích thích doanh nghiệp lấy người vào biên chế một cách không có căn cứ nhằm mở rộng quỹ tiền lương, tăng quy mô của doanh nghiệp.
* Xác định tổng quỹ lương căn cứ vào đơn giá tiền lương và nhiệm vụ kế hoạch sản xuất:
∑QLkh
=
∑Qkhi
x
Lđgi
Trong đó:
∑Qkhi: Tổng số lượng sản phẩm mặt hàng loại i.
Lđgi: Đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm mặt hàng loại i.
Lđgi
=
∑Tđmj
x
Lgj
Trong đó:
∑Tđmj: Tổng định mức thời gian của bước công việc j.
Lgj: Mức lương giờ của công việc j.
Mức lương giờ (Lgi)
=
Mức lương tháng (Lti)
176 giờ
Trong đó:
Lti: Mức lương tháng của công việc j.
Phương pháp này dùng để xác định lương của công nhân sản xuất chính và công nhân sản xuất phụ có định mức lao động.
+ Ưu điểm: Tính quỹ lương theo phương pháp này mở rộng quyền chủ động của doanh nghiệp ở lĩnh vực sản xuất và phương pháp này còn cho độ chính xác cao.
+ Nhược điểm: Theo phương pháp này thì việc xác định đơn giá tiền lương và xác định khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh là rất khó khăn phức tạp, Nhà nước vẫn phải can thiệp trực tiếp vào việc quản lý định mức lao động, hệ thống thang bảng lương cứng, các loại phụ cấp và các điều kiện áp dụng. Phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng định mức lương rất chính xác.
* Tổng quỹ lương chung của năm kế hoạch được tính để lập kế hoạch tổng chi phí về tiền lương của doanh nghiệp được xác định bởi công thức sau:
Qc
=
Qkh
+
Qpc
+
Qbs
+
Qtg
Trong đó:
Qc: Tổng quỹ lương chung của năm kế hoạch.
Qpc: Các khoản phụ cấp theo lương và các phụ cấp theo chế độ khác.
Qbs: Quỹ lương bổ sung kế hoạch.
Qtg: Quỹ lương làm thêm giờ.
* Tổng quỹ lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh được xác định:
Qth
=
(Vđg
x
Csxkd)
+
Qpc
+
Qns
+
Qtg
Trong đó:
Qth: Tổng quỹ lương thực hiện.
Vđg: Đơn giá tiền lương.
Csxkd: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện.
Qns: Quỹ lương ngân sách được cấp trên cấp.
4. Phương pháp tính đơn giá tiền lương và định mức lao động:
4.1 Phương pháp tính đơn giá tiền lương:
* Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm:
Vđg
=
Vg
x
Tsp
Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương (đồng/đơn vị hiện vật).
Vg: Tiền lương giờ được tính trên cơ sở lương cấp bậc.
Tsp: Mức lao động của một đơn vị sản phẩm.
Đơn giá tiền lương loại này gắn với chi phí tiền lương của doanh nghiệp với hiệu xuất sử dụng lao động. Phản ánh khá chính xác chi phí về yếu tố sức lao động cho mỗi đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng phương pháp này chỉ tính được trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hoặc là những sản phẩm khác nhau, nhưng có thể quy đổi về một loại sản phẩm thống nhất.
+ Ưu điểm: Khắc phục được tính bình quân so với cách tính quỹ lương theo phương pháp kế hoạch hoá quỹ lương. Ngoài ra còn mở rộng quyền chủ động của doanh nghiệp trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
+ Nhược điểm: Nhà nước vẫn phải can thiệp vào định mức lao động, nhưng thực chất Nhà nước chỉ quản lý được khối lượng sản xuất kinh doanh và chưa dùng tiền lương để quản lý kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó vẫn phải bao thầu đầu ra của sản phẩm, chính vì như vậy đã không kích thích được chất lượng sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.
* Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu:
Vđg
=
∑Qkh
∑DTkh
Trong đó:
∑Qkh: Tổng quỹ lương năm kế hoạch.
∑DTkh: Tổng doanh thu năm kế hoạch.
Chi phí tiền lương trên doanh thu (đơn giá) phản ánh kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có thể so sánh giữa các doanh nghiệp khác nhau khi muốn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường do đó có thể phản ánh không đúng hiệu quả sử dụng lao động. Mặt khác doanh thu chưa là hiệu quả cuối cùng nên chi phí này chưa phản ánh đầy đủ mục đích, động cơ lợi ích của các loại hoạt động đầu tư.
+ Ưu điểm: Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế đúng đắn để xác định thu nhập của doanh nghiệp đã bán được hàng. Phương pháp này thường áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, không quy đổi về một đơn vị sản phẩm thống nhất được.
+ Nhược điểm: Tính toán phức tạp vì thường phải xác định doanh thu của nhiều mặt hàng, mặt khác doanh thu lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cho nên rất khó xác định thường xuyên được quỹ tiền lương và khó xác định tỷ trọng tiền lương trong chi phí.
* Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí chưa có lương được xác định như sau:
Vđg
=
∑Qkh
∑DTkh
-
∑CPkh
Trong đó:
∑CPkh: Tổng chi phí năm kế hoạch (chưa tính đến lương).
Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí chưa có lương phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được. Phản ánh được tỷ trọng tiền lương trong giá trị mới được tạo ra của doanh nghiệp (lương và lợi nhuận) từ đó có thể điều chỉnh lương cho phù hợp. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng quản lý và xác định chính xác chi phí. Do đó loại đơn giá này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng doanh thu và tổng chi phí một cách chặt chẽ trên cơ sở định mức chi phí.
* Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận:
Vđg
=
∑Qkh
∑Pkh
Trong đó:
∑Pkh: Tổng lợi nhuận năm kế hoạch.
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là lợi nhuận. Thường được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định được lợi nhuận kế hoạch sát thực tế.
4.2 Định mức lao động:
Căn cứ vào kỹ thuật, quy trình công nghệ, tổ chức lao động và chủng loại mặt hàng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ phải chọn lấy một phương pháp định mức lao động cho doanh nghiệp của mình.
* Định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm:
Công thức:
Tsp
=
Tcn
+
Tpv
+
Tql
=
Tsx
+
Tql
Trong đó:
Tsp: Mức lao động tổng hợp tính cho một đơn vị.
Tsx: Mức lao động sản xuất của công nhân chính và công nhân phụ.
Tcn: Mức sản xuất của công nghệ.
Tpc: Mức lao động phụ trợ và phục vụ.
Tql: Mức lao động quản lý.
* Định mức lao động tổng hợp theo biên chế:
Công thức:
Lđb
=
Lyc
+
Lpv
+
Lbs
+
Lql
Trong đó:
Lđb: Lao động định biên của doanh nghiệp.
Lyc: Định biên lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Lpv: Định biên lao động phục vụ, phụ trợ.
Lbs: Định biên lao động bổ sung.
Lql: Định biên lao động quản lý.
5. Hình thức trả lương:
5.1 Tiền lương thời gian:
- Thực chất: Là trả công theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm.
- Công thức:
Ltg
=
Ttt
x
L
Trong đó:
Ltg: Mức lương thời gian.
Ttt: Số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ (tuần, tháng, năm).
L: Mức lương ngày (lương giờ).
Lgiờ
=
Lngày
và
Lngày
=
Ltháng
8
22
- ở nước ta hình thức này áp dụng chủ yếu đối với bộ phận gián tiếp, quản lý và với các công nhân ở các bộ phận sản xuất không thể định mức lao động một cách chính xác hoặc nếu trả công theo hình thức lương sản phẩm thì sẽ có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, không đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp.
- Điều kiện để áp dụng tốt lương thời gian là:
+ Doanh nghiệp cần bố trí người đúng việc.
+ Doanh nghiệp phải có hệ thống theo dõi và kiểm tra việc chấp hành thời gian làm việc của người lao động.
+ Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho người lao động để tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến kết quả công tác….
- Ưu điểm: Dễ tính, dễ hiểu, không đòi hỏi phải tính tiền thưởng, bảng lương giản đơn và khá ổn định, chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng vì không có khuyến khích tăng sản lượng.
- Nhược điểm: Chưa bảo đảm đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính một cách đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Trong việc phát triển sản xuất chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Phương pháp này khó tính đơn giá hơn so với hệ thống có định mức thời gian, tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý theo thời gian lao động của doanh nghiệp.
Các hình thức cụ thể của tiền lương thời gian:
* Tiền lương thời gian giản đơn: Hình thức tiền lương này chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và lương giờ (hoặc lương ngày) của nhân viên để trả lương.
* Tiền lương thời gian có thưởng: Là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định.
5.2 Tiền lương sản phẩm:
- Thực chất: Trả lương theo số lượng sản phẩm hay số công việc đã hoàn thành và đảm bảo được chất lượng.
- Công thức:
Lsp
=
Ntt
x
Đg
Trong đó:
Lsp: Tiền lương sản phẩm.
Ntt: Số sản phẩm thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành.
Đg: Đơn giá lương sản phẩm.
- Hình thức tiền lương sản phẩm áp dụng cho tất cả các công việc độc lập mà có thể đo lường được kết quả lao động (có mức lao động).
- Điều kiện để áp dụng tốt tiền lương sản phẩm:
+ Doanh nghiệp cần có hệ thống các mức lao động có căn cứ khoa học, để tạo điều kiện tính đơn giá lương chính xác.
+ Doanh nghiệp phải có chế độ theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà quên mất chất lương. Sở dĩ phải nhấn mạnh vấn đề này, vì khi nhận thức của người lao động còn thấp thì hình thức này sẽ phát sinh ra rất nhiều hậu quả xấu.
Các hình thức cụ thể của tiền lương sản phẩm:
* Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp: Hình thức này áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp với điều kiện công việc của họ tương đối độc lập và có thể đo lường được kết quả.
Công thức: Lsp = Ntt x Đg
Trong đó:
Ntt: là số lượng sản lượng thực tế.
Với: Đg = T x Lgiờ
Đg: đơn giá tiền lương.
T: mức thời gian (h/sp).
Lgiờ: mức lương giờ theo cấp bậc của sản phẩm.
+ Ưu điểm: Mối quan hệ giữa tiền lương công nhân được nhận và kết quả lao động thể hiện rõ ràng, do đó kích thích được công nhân nâng cao trình độ tay nghề, để nâng cao năng suất lao động, chế độ lương này dễ hiểu và công nhân dễ dàng tính được mức lương của mình sau khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
+ Nhược điểm: Công nhân ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc, thiết bị và tiết kiệm nguyên vật liệu. Chỉ chạy theo số lượng sản phẩm không chú ý tới tăng chất lượng sản phẩm.
* Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp: Được áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ sản xuất như các công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho hàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm… mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân sản xuất chính.
Công thức: Lsp(gián tiếp) = Ltháng(gián tiếp) x Knslđ(trực tiếp)
Hoặc: Lsp(gián tiếp) = Ltháng(gián tiếp) : NKHcnsxchính x NT.Tcnsxchính
Trong đó:
Lsp(gián tiếp): lương sản phẩm của công nhân gián tiếp.
Ltháng(gián tiếp): lương cơ bản tháng của công nhân gián tiếp.
NKH-T.Tcnsxchính: mức sản lượng kế hoạch-thực tế của công nhân chính (những người được công nhận gián tiếp phục vụ) trong tháng.
Knslđ(trực tiếp): hệ số năng suất của công nhân chính.
+ Ưu điểm: Hình thức trả lương này khuyến khích công nhân phục vụ quan tâm đến việc phục vụ cho công nhân trực tiếp sản xuất tăng năng suất lao động, chú ý cải tiến công tác phục vụ.
+ Nhược điểm: Theo phương pháp này lương của công nhân phụ bị tuỳ thuộc vào lương của công nhân chính, nên trong nhiều trường hợp lương của họ là không có lợi.
* Lương sản phẩm tập thể: Hình thức này áp dụng đối với công việc mà phải cần một tập thể công nhân cùng thực hiện. Ví dụ: lắp ráp sản phẩm, phục vụ một dây chuyền sản xuất.
Để tính lương cho người lao động cần tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Xác định quỹ lương của tập thể.
Lsp(tập thể) = Ntt(tập thể) x Đg(tập thể)
Trong đó:
Ntt(tập thể): số lượng sản phẩm thực tế của tập thể.
Đg(tập thể): đơn giá tiền lương tập thể.
Bước 2: Tính lương cho từng người.
Tiền lương sản phẩm của người công nhân thứ j được xác định như sau:
Lcnj
=
Lsp(tập thể)
x
Tj x Lj
∑ Tj x Lj
Trong đó:
Tj: số ngày (giờ công) trong kỳ của công nhân thứ j.
Lj: lương ngày (giờ) của công nhân thứ j.
Công thức trên chưa xét thái độ lao động của từng người tham gia vào công việc chung của tập thể, nên trong chừng mực nào đó tiền lương của họ vẫn chưa thực sự gắn với thành tích chung của tập thể. Để khắc phục nhược điểm này và bảo đảm tính công bằng hơn, cần bổ sung một hệ số thái độ của từng người.
Lcnj
=
Lsp(tập thể)
x
Tj x Lj x Ktđj
∑ Tj x Lj x Ktđj
Trong đó:
Ktđj: hệ số thái độ của công nhân thứ j.
+ Ưu điểm: Chế độ trả lương sản phẩm tập thể sẽ khuyến khích được công nhân trong tổ sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tổ.
+ Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ do đó ít kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân, mặt khác do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khoẻ, sự cố gắng trong lao động nên chưa thể hiện nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.
* Lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất để góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Lương sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 đơn giá lương: đơn giá lương cố định và đơn giá luỹ tiến tính cho các sản phẩm vượt mức quy định.
Công thức: L = (Đg x Q) + (Đg x D x [Q1 – Qo])
Trong đó:
Qo: mức khởi điểm.
Q1: sản lượng thực tế.
D: hệ số tăng đơn giá lương.
* Lương khoán: Là một hình thức đặc biệt của lương sản phẩm, trong đó tổng tiền lương cần trả cho một công nhân hay một tập thể được quy định trước cho một khối lượng công việc xác định phải hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định.
* Lương sản phẩm có thưởng: Là hình thức kết hợp lương sản phẩm với chế độ tiền lương nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm….
6. Tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi và dịch vụ:
6.1 Tổng quan về tiền thưởng:
6.1.1 Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của tiền thưởng:
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn liền hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu thưởng là yếu tố xác định kết quả công việc, tiền thưởng nhiều hay ít là do kết quả thực hiện các chỉ tiêu thưởng.
Điều kiện thưởng là yếu tố xác định yêu cầu có liên quan nhằm nâng cao kết quả nhưng không làm ảnh hưởng đến những yêu cầu khác. Điều kiện thưởng người ta còn gọi là điều kiện kiểm tra, nếu không hoàn thành điều kiện thưởng thì dù chỉ tiêu thưởng có tốt cũng không có thưởng.
Tác dụng của điều kiện thưởng là động viên người lao động hoàn thành và nâng cao kết quả công việc nhưng không làm giảm kết quả của hoạt động khác có liên quan.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải xác định đúng chỉ tiêu mà còn có cả điều kiện thưởng, đảm bảo tăng cường mối quan hệ giữa các mặt hoạt động khác nhau. Nếu chỉ tiêu thưởng là sản phẩm thì điều kiện thưởng là chất lượng hoặc tiết kiệm vật tư, hoặc cả hai và ngược lại.
Tiền thưởng đóng vai trò to lớn trong việc khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, thi đua sản xuất. Nó là tác động cùng tiền lương kích thích người lao động tích cực sản xuất để tăng thu nhập.
Tiền thưởng cũng là một trong những khoản thu nhập của người lao động. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng tốt thì tiền thưởng là đòn bẩy kích thích người lao động hăng hái sản xuất.
6.1.2 Nguồn thưởng và các hình thức thưởng:
* Nguồn thưởng:
Quỹ tiền thưởng được trích từ lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế lợi tức và trích lập các quỹ hợp lý. Quỹ tiền thưởng không được phép lớn hơn 50% quỹ tiền lương thực hiện.
Nguồn tiền thưởng trong lương hàng tháng các doanh nghiệp sẽ trích phần trăm trong tổng quỹ lương để lập quỹ khen thưởng.
* Các hình thức thưởng:
Tuỳ theo điều kiện sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có hình thức thưởng khác nhau.
Thưởng theo chỉ tiêu: là hình thức mà điều kiện thưởng chỉ căn cứ vào một yếu tố. Hình thức này thường áp dụng để tác động đến các khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh trong từng điều kiện thời điểm cụ thể.
Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm: Tăng chất lượng sản phẩm có nghĩa là tăng số lượng sản phẩm đạt chất lượng cao trong kết cấu sản phẩm, giảm tỷ lệ sản phẩm có chất lượng thấp.
Thưởng tiết kiệm vật tư: Đây là hình thức thưởng nhằm khuyến khích người lao động giảm chi phí sản xuất, dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
Thưởng sáng kiến: Là hình thức thưởng để khuyến khích cá._.n bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo của mình trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao sản xuất lao động, chất lượng sản phẩm hoặc cải thiện điều kiện làm việc… có quy chế quy định cụ thể. Tuy nhiên phải đảm bảo được vai trò khuyến khích người lao động đóng góp trí tuệ cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Thưởng theo hai chỉ tiêu: Là hình thức thưởng chỉ việc tăng số lượng kết hợp với tăng chất lượng sản phẩm, nhằm khuyến khích công nhân hoàn thiện toàn diện nhiệm vụ của sản xuất sản phẩm. Như vậy điều kiện và chỉ tiêu thưởng chỉ căn cứ vào hai yếu tố, đó là chất lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra.
Thưởng theo ba chỉ tiêu: Hình thức này căn cứ vào ba chỉ tiêu số lượng, chất lượng sản phẩm và ngày công của công nhân. Mục đích của hình thức thưởng này là khuyến khích người lao động hoàn thành toàn diện nhiệm vụ của mình đối với doanh nghiệp, giúp cho ổn định trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp tự quyết định điểm tối đa của từng cá nhân, mức thưởng phụ thuộc vào tổng số điểm thưởng đạt được. Nguyên tắc này sẽ khuyến khích người lao động tăng cả số lượng, chất lượng sản phẩm và ngày công làm việc nhưng nếu không hoàn thành sẽ bị phạt hoặc bị trừ vào tiền lương.
6.2 Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà Nhà nước bảo đảm pháp luật cho mọi người dân nói chung và mỗi người lao động nói riêng.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm về mặt vật chất cho người lao động và ngoài khu vực quốc doanh khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn, hưu trí hoặc chết để góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ, trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Bảo hiểm xã hội là rất cần thiết và có ích lợi thiết thực vì:
- Dưới góc độ xã hội thì bảo hiểm xã hội được coi là sự liên kết của những người lao động (ai cũng đóng góp), xuất phát từ lợi ích chung của xã hội, của người lao động và người sử dụng lao động.
- Dưới góc độ kinh tế bảo hiểm xã hội được coi là quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được dồn tích từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật, nhằm hỗ trợ việc giải quyết những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ, khi gặp một số biến cố rủi ro dẫn đến việc giảm hoặc mất khả năng thanh toán từ thu nhập theo lao động.
Thường thì quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ ba nguồn:
- Người lao động đóng 5% lương của mình.
- Người sử dụng lao động đóng 15% lương của người lao động.
- Còn lại là Nhà nước hỗ trợ.
6.3 Phúc lợi và dịch vụ:
Phúc lợi hay còn gọi là những khoản đãi ngộ gián tiếp nhằm kích thích động viên người lao động làm việc và thu hút người tài giỏi về làm việc ở doanh nghiệp. Phúc lợi gồm có hai loại: phúc lợi theo luật định và phúc lợi của doanh nghiệp. Phúc lợi theo luật định là do Nhà nước-Bộ luật lao động quy định. Còn phúc lợi tự nguyện của doanh nghiệp đó là các chương trình bảo hiểm y tế, bảo vệ sức khoẻ, các loại dịch vụ và các khoản trợ cấp khác… nhằm khuyến khích nhân viên làm việc, an tâm công tác và gắn bó hơn với doanh nghiệp.
chương II
Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại
xí nghiệp cơ điện vật tư
1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp.
Xí nghiệp cơ điện vật tư là đơn vị trực thuộc công ty điện lực 1-tổng công ty điện lực Việt Nam. Tiền thân của xí nghiệp gồm hai đơn vị trực thuộc công ty điện lực 1 đó là xí nghiệp cung ứng vật tư-nhà máy sửa chữa cơ điện Yên Phụ.
Với sự cạnh tranh ngày một gay gắt hai đơn vị đã không thể đứng vững trên thị trường do vậy để giải quyết những khó khăn và tìm hướng phát triển lâu dài, tổng công ty điện lực Việt Nam đã ra quyết định số 31 EVN/ HĐQT/ TCCB ngày 27 tháng 01 năm 2000 về việc thành lập xí nghiệp cơ điện vật tư, trực thuộc công ty điện lực 1-tổng công ty điện lực Việt Nam trên cơ sở hợp nhất nhà máy sửa chữa cơ điện Yên phụ và xí nghiệp cung ứng vật tư (lấy tên gọi là xí nghiệp cơ điện vật tư).
Xí nghiệp cơ điện vật tư có trụ sở chính đặt tại thị trấn Yên Viên-Gia Lâm-Hà Nội.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp.
Xí nghiệp cơ điện vật tư hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam về các lĩnh vực sau: cải tổ phục hồi cơ điện, các thiết bị động lực và chế tạo máy biến áp, sản xuất chế tạo các cấu kiện và các thiết bị đo đếm điện, cung ứng và bảo quản vật tư thiết bị điện, xây lắp và sửa chữa đường dây và trạm biến áp 110kv….
Các loại hàng hoá xí nghiệp đang kinh doanh: dầu biến thế, các loại costrem, shel - Bx, hộp bảo vệ công tơ bằng vật liệu comporit, vật tư chuyên ngành điện (sứ cách điện, tủ - bảng điện, máy biến áp, dây - cáp điện)….
Các loại hình dịch vụ xí nghiệp đang hoạt động: xây lắp sửa chữa cấp điện áp 110kv, cung ứng vật tư vận tải đến các doanh nghiệp hoặc công trình có nhu cầu điện lực.
Công việc chính của xí nghiệp: sản xuất cáp điện và hộp công tơ các loại.
Do mới được sát nhập và đi vào hoạt động chưa dài so với các doanh nghiệp Nhà nước khác vì vậy xí nghiệp cơ điện vật tư phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc ổn định lại tổ chức, sắp xếp các phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất, giải quyết chế độ cho người lao động, thu hồi công nợ…. Tuy nhiên vị trí địa điểm của xí nghiệp lại có nhiều thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, có diện tích mặt bằng rất rộng và nằm ngang sát trục đường ven thành phố vuông góc với đường vành đai rất thuận tiện cho việc các đơn vị bạn đến hợp tác và vận chuyển vật tư, cũng như bảo quản thiết bị hàng hoá của xí nghiệp….
1.2. Công nghệ sản xuất của xí nghiệp:
ủ
Nguyên liệu
Truốt
Truốt tinh
Quấn băng
Bọc
Bện
Bọc PVC
Đóng gói
Nhập kho
Sơ đồ 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất cáp điện.
- Nguyên liệu đầu vào: thường dùng bằng đồng (Cu).
- Truốt: có thể làm trên máy kéo đơn hoặc máy kéo liên hợp, có nhiều khuôn để kéo.
- ủ: nồi chân không bên trong có chứa kim loại cần ủ được đưa vào trong lò thay ray, sau đó được đẩy lên phần lò bằng cơ cấu cơ khí và được khoá lại ở vị trí đó (boong lò).
- Truốt tinh: đây là bước kéo truốt đảm bảo độ chính xác của dây kim loại.
- Bện: tạo ra sản phẩm cuối cùng nếu là sản xuất dây cáp trần và tạo ra bán thành phẩm cuối cùng nếu sản xuất dây cáp bọc.
- Bọc: dây và cáp trần được kéo qua đầu bọc, kết quả là dây và cáp trần được bao một lớp nhựa PVC có chiều dầy phù hợp. Qua hệ thống làm bằng nước trực tiếp, cưỡng bức sau đó dây và cáp bọc chạy qua máy in phun ghi loại dây hoặc cáp trên sợi dây và cáp đã bọc, đánh dấu số mét, chỉ số và tên người sản xuất.
- Quấn băng: dây cáp sau khi được bọc đưa lên máy quấn băng để quấn lớp băng nhôm bảo vệ. Yêu cầu đối với nguyên công này là lớp băng quấn phải chặt, đều và kín.
- Bọc PVC: yều cầu là sợi cáp phải tròn đều, lớp nhựa bọc phải bóng, chiều dầy lớp PVC đúng với quy định.
- Đóng gói: sản phẩm cuối cùng được quấn vào lô và đóng gói.
- Nhập kho: để sản phẩm được nhập kho phải đăng ký với xí nghiệp để nghiệm thu lần cuối cùng công nhận sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Xí nghiệp cơ điện vật tư tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến-chức năng (đây là mô hình rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay).
Giám đốc
PGĐ
KT
PGĐ
KD
Phòng
KT
Phòng
TC-HC
Phòng
TC-KT
Phòng
KH-ĐT
Phòng
KD
Phân xưởng
Đội xây lắp
Đội xây dựng
Kho hàng
Cửa hàng KD
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý.
Với cơ cấu quản lý theo mô hình trực tuyến-chức năng xí nghiệp cơ điện vật tư được phân thành hai cấp đó là cấp xí nghiệp và cấp các phân xưởng. Cấp xí nghiệp là ban giám đốc và cấp phân xưởng là các phòng ban và phân xưởng. Trong mỗi cấp đều có những nhiệm vụ và công việc khác nhau.
Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc:
- Giám đốc: là người đứng đầu có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước tổng công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của xí nghiệp.
- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật và điều hành các bộ phận sản xuất của xí nghiệp.
- Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách và chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và phân xưởng:
- Phòng tổ chức hành chính: có trách nhiệm tham mưu giúp đỡ giám đốc bố trí, sắp xếp nhân sự trong xí nghiệp, giải quyết các chế độ cho người lao động.
- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ lập kế hoạch về tài chính (thu-chi tài chính), hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quản lý và sử dụng tiền vốn hợp lý và có hiệu quả.
- Phòng kỹ thuật: có chức năng quản lý quy trình quy phạm kỹ thuật, đổi mới công nghệ đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo hộ lao động.
- Phòng kế hoạch đầu tư: với chức năng chính là lập kế hoạch ngắn hạn. trung hạn và dài hạn, đồng thời chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản, đặt ra các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ chỉ đạo công việc kinh doanh của xí nghiệp.
- Các phân xưởng: có nhiệm vụ đại tu sửa chữa, lắp đặt các thiệt máy biến áp 110kv. Chuyên sản xuất gia công cơ khí, làm hòm công tơ điện. Và sản xuất dây cáp điện.
- Đội xây lắp: sửa chữa, xây lắp đường dây và các trạm biến thế.
- Đội xây dựng: chuyên sửa chữa và xây dựng nhà xưởng và văn phòng.
- Kho điện: là nơi để vật tư và cất giữ sản phẩm của xí nghiệp.
- Cửa hàng kinh doanh: tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu nhu cầu thị trường, giới thiệu, phân phối, tiếp nhận, mua sắm sản phẩm… của xí nghiệp.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
thị trường
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2000
2001
2002
1
Doanh thu
Ngàn đồng
22.315.816
22.705.614
23.046.202
2
Chi phí
Ngàn đồng
22.305.814
22.693.122
23.024.745
3
Nộp ngân sách
Đồng/năm
3.664.918
3.668.103
3.732.140
4
Lợi nhuận
Ngàn đồng
10.002
12.482
21.457
5
Mức thu nhập bình quân
Đồng/tháng
836.000
844.000
861.000
6
Tổng số lao động
Người
712
721
730
7
TSLĐ
Ngàn đồng
14.263.833
13.937.842
13.026.793
8
TSCĐ
Ngàn đồng
54.082.099
56.342.516
57.322.959
9
Nguồn vốn CSH
Ngàn đồng
63.041.059
63.857.862
65.605.859
Qua bảng kết quả kinh doanh của xí nghiệp ta nhận thấy rằng kể từ ngày được sát nhập tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không được cải thiện nhiều lắm. Với thu nhập hàng năm là 22 tỷ đồng xí nghiệp đã không nâng cao được nguồn vốn và tài sản của mình cũng như không nâng cao được uy tín và chất lượng của doanh nghiệp, dù là như vậy nhưng tổng thu và tổng chi của xí nghiệp luôn cân đối và xí nghiệp đã không bị thua lỗ. Là một doanh nghiệp nhà nước cho nên nhiệm vụ đối với nhà nước của xí nghiệp hoàn thành rất tốt, mỗi năm nộp vào ngân sách khoảng 3,5 tỷ rất đầy đủ và đúng thời hạn tuy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là không đáng kể. Thu nhập bình quân của người lao động trong xí nghiệp mỗi năm một cải thiện hơn, cho đến hết năm 2002 thu nhập bình quân của người lao động là tám trăm sáu mươi ngàn đồng, và tổng số lao động của xí nghiệp tăng 18 người từ 712 người trong năm 2000 so với 730 người trong năm 2002. Như vậy xí nghiệp cơ điện vật tư đang ngày một đi lên trong cơ chế thị trường, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của xí nghiệp là không được mạnh mẽ cho lắm.
Ưu điểm: là một đơn vị thuộc khối nhà nước cho nên công việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp gặp rất nhiều thuận lợi.
Nhược điểm: không phát huy được khả năng là một doanh nghiệp nhà nước, còn phụ thuộc nhiều vào chế độ bao cấp và trợ cấp của nhà nước. Ví dụ điển hình là tiền lương và sẽ được trình bầy dưới đây.
2. Một số vấn đề về lao động:
2.1. Số lượng lao động và chất lượng lao động:
Xí nghiệp cơ điện vật tư căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc tính của công nghệ để tổ chức lực lượng lao động. Tính đến ngày 31/12/2002 xí nghiệp có tổng số lao động là 730 người, trong đó ban giám đốc gồm có 4 người (1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 1 bí thư), số công nhân chính là: 348 người, lao động quản lý và phục vụ bổ trợ là 382 người, tỷ lệ lao động quản lý và phục vụ bổ trợ chiếm 52% tổng số lao động trong xí nghiệp (một tỷ lệ khá cao so với những xí nghiệp có công nghệ sản xuất cùng loại).
Trong số 730 lao động hiện có của xí nghiệp, có 56 người có trình độ từ đại học cao đẳng trở lên chiếm 7,7% tổng số lao động trong xí nghiệp, 104 người là trình độ trung cấp chiếm 14,2% tổng số lao động toàn xí nghiệp. Trong tổng số 730 người lao động hiện có của xí nghiệp có 418 công nhân thợ nghề thuộc nhiều ngành nghề, công việc khác nhau trong đó chủ yếu là công nhân sản xuất cáp và công tơ. Bậc thợ thấp từ bậc 4/7 trở xuống chiếm tỷ lệ 10,9% và bậc thợ cao là 5/7 trở lên chiếm 89,1% như vậy đội ngũ thợ lành nghề của xí nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Lao động của xí nghiệp được phân bổ như trong bảng sau:
Bảng 2: Bảng thống kê tình hình lao động.
TT
Các phòng ban
Đơn vị
Tổng số người
Trình độ
ĐH
CĐ
Trung cấp
Sơ cấp
CN
1
Ban giám đốc
Người
4
4
2
Phòng KT
Người
35
18
1
8
8
3
Phòng TC-HC
Người
78
6
22
50
4
Phòng TC-KT
Người
16
3
13
5
Phòng KH-ĐT
Người
10
4
1
4
1
6
Phòng KD
Người
27
2
12
13
7
Phân xưởng
Người
183
5
1
5
7
165
8
Đội xây lắp
Người
138
2
4
6
126
9
Đội xây dựng
Người
150
3
4
5
118
10
Kho hàng
Người
61
17
44
11
Cửa hàng KD
Người
51
3
2
3
43
Cộng
Người
730
52
4
104
152
418
2.2 Thời gian sử dụng lao động và định mức lao động:
- Thời gian sử dụng lao động: xí nghiệp áp dụng và thực hiện theo Bộ luật lao động do Nhà nước ban hành. Cụ thể là số ngày làm việc thực tế của người lao động trong một năm được tính như sau: tổng số ngày của lịch dương trong một năm trừ đi các ngày nghỉ theo chế độ trong một năm. Như vậy tình hình sử dụng thời gian lao động trong năm 2002 của xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình sử dụng thời gian lao động.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Ngày trong năm
Tổng số
bq/người
1
Tổng số ngày dương
Ngày
266.450
365
2
Ngày lễ tết, chủ nhật
Ngày
44.530
61
3
Ngày chế độ
Ngày
221.920
304
4
Tổng số vắng mặt
Ngày
35.916
49,2
- Phép
- Hội họp
- Việc riêng
- Nghỉ BHXH
- Nghỉ an dưỡng
Ngày
12.045
11.680
1.606
8.395
2.190
16,5
16
2,2
11,5
3,0
5
Ngày công thực tế
Ngày
186.004
254,8
6
Số giờ làm thực tế 1 ca
Giờ
5.694
7,8
7
Số công bq/tháng
Ngày
21,2
- Về định mức lao động: xí nghiệp đã xây dựng định mức lao động cho toàn bộ nguyên công cơ bản đối với dây chuyền sản xuất và sửa chữa. Xí nghiệp định mức lao động chủ yếu dựa trên hai phương pháp đó là thống kê kinh nghiệm và phương pháp chụp ảnh bấm giờ. Cơ sở để xây dựng định mức lao động là dựa vào các yếu tố sau: đặc tính kỹ thuật của máy móc, loại sản phẩm sản xuất, điều kiện làm việc, yêu cầu kỹ thuật (bậc thợ) và công đoạn nguyên công. Tiêu chuẩn định mức thời gian làm việc của một công nhân thợ tiện của xí nghiệp như sau:
Bảng 4: Thời gian hao phí trong một ca làm việc.
TT
Tên thời gian hao phí
Mức thời gian
Phút
%
A
Tổng thời gian làm việc trong ca
480
100
B
Thời gian ngừng hoạt động
100
20,8
1
Thời gian chuẩn kết
45
9,3
Thời gian giao nhận ca, kiểm tra sản phẩm
20
4,2
Thời gian lấy dầu mỡ
10
2,1
Thời gian sắp xếp lại dụng cụ
10
2,1
Thời gian vệ sinh máy
5
1,1
2
Thời gian ngừng cho phép
55
11,4
Thời gian nghỉ giữa ca
30
6,25
Thời gian nghỉ kiểm tra lại máy
10
2,1
Thời gian chờ đồ gá
15
3,1
C
Thời gian tác nghiệp
380
79,2
Qua bảng số liệu trên ta thấy thời gian ngừng hoạt động là 100 phút, thời gian tác nghiệp là 380 phút, thời gian làm việc như trên là tương đối hợp lý với điều kiện và người lao động trong xí nghiệp. Để công tác xây dựng định mức có độ chính xác cao xí nghiệp đã bố trí một đội ngũ cán bộ làm định mức là những người đã qua đào tạo cơ bản công tác nhiều năm có nhiều kinh nghiệm có đủ khả năng kết hợp nhuần nhuyễn các phương án trong xây dựng định mức.
Tuy đã có công tác về định mức lao động nhưng tình hình về năng suất lao động của xí nghiệp không được tốt cho lắm và đang có chiều hướng giảm đi. Sau đây là tình hình năng suất lao động của xí nghiệp qua 3 năm đầu khi mới sát nhập:
NSLĐ2000
=
22.315.816.000
=
31.342.438 đồng/người
712
NSLĐ2001
=
22.705.614.000
=
31.491.836 đồng/người
721
NSLĐ2002
=
23.046.202.000
=
31.570.139 đồng/người
730
Qua đó ta thấy năng suất lao động của xí nghiệp tương đối ổn định có chiều hướng tăng (năm 2002 tăng so với năm 2000 là 227.701 đồng/người).
2.3. Xác định phân phối tổng quỹ tiền lương:
* Nguồn hình thành quỹ tiền lương: Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xí nghiệp xác định nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương.
- Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Nguồn quỹ tiền lương nêu trên được gọi là tổng quỹ tiền lương của xí nghiệp.
* Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, xí nghiệp phân chia tổng quỹ tiền lương như sau:
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo hình thức lương sản phẩm và lương khoán chiếm 100% quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương dự phòng của năm trước chuyển sang.
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo hình thức lương thời gian chiếm 100% quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước.
Theo đúng quy chế trả lương của xí nghiệp thì quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được trích 80% để trả cho người lao động theo hình thức lương sản phẩm và lương khoán, 18% trích vào quỹ khen thưởng và 2% dành cho quỹ dự phòng cho năm sau, nhưng các công nhân trong xí nghiệp và lãnh đạo trong xí nghiệp đã thoả thuận là nguồn quỹ tiền lương nào được hình thành sẽ trả hết cho cán bộ công nhân viên thuộc quỹ lương đó.
* Phân phối quỹ tiền lương:
Cách chia tổng quỹ tiền lương của xí nghiệp được chia thành hai phần như trên, và cách chia hai phần quỹ tiền lương đó được xí nghiệp chia như sau:
Bảng 5: Bảng phân phối quỹ tiền lương.
TT
Các phòng ban, phân xưởng
Tỷ lệ %
I
Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ Nhà nước
100,0
1
Ban giám đốc
6,3
2
Phòng KT
27,0
3
Phòng TC-HC
30,3
4
Phòng TC-KT
10,4
5
Phòng KH-ĐT
7,0
6
Phòng KD
19,0
II
Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương + Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
100,0
7
Phân xưởng 1
9,4
8
Phân xưởng 2
9,0
9
Phân xưởng 3
9,1
10
Phân xưởng 4
9,5
11
Đội xây lắp 1
9,0
12
Đội xây lắp 2
8,0
13
Đội xây dựng 1
9,7
14
Đội xây dựng 2
8,3
15
Kho hàng
15,8
16
Cửa hàng kinh doanh
12,2
* Xác định quỹ tiền lương:
- Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định như sau:
∑Vkh
=
[Lđb
x
Ttt
x
(Hcb
+
Hpc)
+
Vvc]
x
12
Trong đó:
∑Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Lđb: Lao động định biên.
Ttt: Mức lương tối thiểu của xí nghiệp.
Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân.
Hpc: Hệ số bình quân các khoản phụ cấp lương được tính trong đơn giá tiền lương.
Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lượng lao động này chưa tính trong mức lao động tổng hợp.
Cụ thể quỹ tiền lương năm kế hoạch được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Bảng quỹ tiền lương năm kế hoạch.
TT
Chỉ tiêu
Số lđ (ng`)
Lương cơ bản (1.000đ)
Các khoản phụ cấp (1.000đ)
Tổng quỹ lương (1.000đ)
Ngành điện
Chức vụ
Trách nhiệm
Ca 3
1
TQL
730
3.419.228
1.706.108
25.415
17.873
42.513
5.211.137
2
Lương cnsx
548
2.574.582
1.283.790
9.672
11.143
3.879.187
3
Cnsx chính
403
1.882.519
937.759
8.220
2.828.498
4
Cn bổ trợ
145
692.063
346.031
1.452
11.143
1.850.689
5
N.viên Q.lý
164
760.800
380.395
25.415
7.223
26.351
1.200.184
6
N.viên K.tế
52
246.304
123.152
16.811
2.346
388.613
7
N.viên K.th
53
225.192
112.596
5.473
3.127
346.388
8
N.viên H.ch
29
122.238
61.114
972
972
2.635
187.931
9
N.viên C.trị
6
45.023
22.511
1.381
68.915
10
N.viên Y tế
2
7.348
3.674
11.022
11
N.viên B.vệ
18
9.279
45.140
389
23.716
159.524
12
N.viên XDCB
4
24.416
12.208
778
389
37.791
13
N.viên P.vụ
17
78.856
39.428
978
5.019
124.281
14
P.vụ C.cộng
6
26.594
13.297
583
40.474
15
N.viên nhà ăn
4
18.118
9.059
5.019
27.177
16
N.viên B.xá
7
34.144
17.072
395
56.630
17
C.tiêu khác
1
4.990
2.495
7.485
18
Học dài hạn
1
4.990
2.495
7.485
- Quỹ lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh: trước khi tiến hành xác định quỹ tiền lương thực hiện xí nghiệp phải xác định các chỉ tiêu thực hiện được như tổng sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, tổng chi phí không có lương và lợi nhuận. Nếu trong các chỉ tiêu này có yếu tố tăng hoặc giảm do các nguyên nhân khách quan mà xí nghiệp không tính đến, như vậy khi xây dựng đơn giá tiền lương thì phải loại trừ để điều chỉnh đơn giá tiền lương để xác định quỹ tiền lương thực hiện.
Căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh xí nghiệp xác định quỹ tiền lương thực hiện như sau:
Vth
=
Vđg
+
Vbs
+
Vtg
Trong đó:
Vth: Quỹ tiền lương thực hiện.
Vđg: Quỹ tiền lương tính theo đơn giá tiền lương.
Vđg
=
Đơn giá tiền lương
x
Tổng sản phẩm
Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất-kinh doanh được hưởng theo chế độ quy định khi xây dựng định mức lao động không tính đến những ngày nghỉ theo quy định.
Vtg: Quỹ tiền lương trả cho giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định.
Cụ thể là quỹ tiền lương thực hiện của xí nghiệp năm 2002 là:
Bảng 7: Bảng quỹ tiền lương thực hiện.
TT
Chỉ tiêu trả tiền lương
G.trị tổng s.lượng h.hoá (1.000đ)
Tiền lương (1.000đ)
1
Tổng g.trị s.lượng h.hoá
21.578.000
2
Cáp điện các loại
9.719.000
3
Công tơ điện các loại
11.859.000
4
Quỹ lương thực hiện
4.747.159
5
Tiền lương công nhân sản xuất
2.581.751
6
Lương theo sản phẩm cáp
793.782
7
Lương theo sản phẩm công tơ
762.653
8
Lương t.g của c.nhân hưởng lương sp
510.836
9
Lương công nhân bổ trợ phục vụ
441.248
10
Lương làm thêm giờ
73.232
11
Lương cán bộ c.nhân làm gián tiếp
1.618.408
12
Lương trả theo ngày làm việc
1.533.644
13
Lương làm thêm giờ
84.764
14
Tiền thưởng
547.000
Nhận xét: Từ hai bảng tiền lương theo kế hoạch và tiền lương thực hiện ta thấy rằng tổng số tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch nhiều hơn tổng số tiền lương trả cho công nhân trực tiếp thực hiện
3. Xây dựng đơn giá tiền lương.
Hiện nay xí nghiệp áp dụng hai phương pháp để xây dựng đơn giá tiền lương. Đó là đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm và đơn giá tiền lương tính trên doanh thu. Cụ thể là:
- Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm: xí nghiệp căn cứ vào mức lao động của một đơn vị sản phẩm và tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương theo công thức sau:
Lđg
=
Lgiờ
x
Tsp
Trong đó:
Lđg: Đơn giá tiền lương.
Lgiờ: Tiền lương giờ trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp.
Tsp: Mức lao động trong một đơn vị sản phẩm.
Sau đây là bảng đơn giá tiền lương của một số sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp năm 2002:
Bảng 8: Bảng đơn giá phục hồi sản phẩm.
TT
Tên sản phẩm
Số lượng
L giờ (đồng)
Mức l.động trong 1 đ.vị sp
Đơn giá tiền lương (đồng)
1
Bảo dưỡng trạm điện
1 trạm
3.032
10.000
30.320.000
2
Bảo dưỡng trạm biến thế
1 trạm
3.032
9.000
27.288.000
3
Bảo dưỡng máy biến áp
1 máy
2.959
2.100
6.213.900
4
Phục hồi công tơ
100 cái
3.032
59
178.000
5
Phục hồi cáp điện
1.000 m
2.959
100
295.900
- Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: Đây là phương pháp mà xí nghiệp căn cứ vào doanh thu để xác định đơn giá tiền lương theo công thức sau:
Lđg
=
∑Vkh
x
100
∑Dkh
Trong đó:
Lđg: Đơn giá tiền lương.
∑Vkh: Quỹ tiền lương năm kế hoạch.
∑Dkh: Doanh thu kế hoạch.
Xí nghiệp cơ điện vật tư là một xí nghiệp có nhiệm vụ chuyên sản xuất và sửa chữa các loại hộp công tơ và cáp điện cho nên việc áp dụng loại hình đơn giá tiền lương như trên là phù hợp nhất vì nó gồm có chi phí tiền lương và hiệu suất lao động, nó phản ánh khá chính xác chi phí về yếu tố sức lao động cho mỗi đơn vị trong sản xuất của xí nghiệp.
Ví dụ: Tổng doanh thu kế hoạch của sản phẩm công tơ năm 2002 là 10.552.000.000đ, mà quỹ tiền lương kế hoạch để sản xuất sản phẩm công tơ là 2.110.400.000đ như vậy đơn giá tiền lương của sản phẩm công tơ sẽ là:
Lđg
=
2.110.400.000
x
100
=
20%
10.552.000.000
Và 20% là đơn giá tiền lương của phân số giữa quỹ tiền lương kế hoạch chia cho tổng doanh thu kế hoạch. Sau đây là bảng đơn giá tiền lương của một số sản phẩm xí nghiệp đã sản xuất năm 2002 được tính trên doanh thu:
Bảng 9: Đơn giá một số sản phẩm.
TT
Tên sản phẩm
D.thu từ
sản phẩm (đồng)
Đơn giá
tiền lương (%)
Tiền lương
của sản phẩm (đồng)
1
Sản xuất hộp công tơ
40.000.000
20
8.000.000
2
Sản xuất cáp điện
25.000.000
20
5.000.000
3
Sản xuất hộp quạt gió
18.000.000
20
3.600.000
Như vậy xí nghiệp đã tận dụng được khả năng của mình trong quá trình tham gia sản xuất cho nên chủng loại các sản phẩm của xí nghiệp cũng được đa dạng và hình thức cũng phong phú hơn rất nhiều, mặt khác xí nghiệp cũng cần phải nhờ đến các bản hợp đồng sản xuất sản phẩm mà không thuộc các thiết kế sản phẩm thường xuyên của xí nghiệp đã tạo điều kiện để sản phẩm được đẹp đẽ và phong phú hơn, do vậy việc sử dụng đơn giá tiền lương trên doanh thu là thích hợp nhất cho xí nghiệp với phương trâm sản xuất như hiện tại, đồng thời đơn giá tiền lương mà xí nghiệp đang áp dụng cũng phản ánh được kết quả cuối cùng của việc sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp (vì đòi hỏi phải đánh giá được hiệu quả cuối cùng của các hoạt động này). Qua đó có thể so sánh các doanh nghiệp khác khi muốn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm cùng loại.
4. Các hình thức trả lương.
4.1 Lương thời gian: Hiện tại ở xí nghiệp cơ điện vật tư lương thời gian được áp dụng trả cho các cán bộ lãnh đạo xí nghiệp, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành và các nhân viên thuộc khối phòng ban, kho vật tư, cán bộ nhân viên quản lý phân xưởng và các công nhân bổ trợ trong xí nghiệp, tất cả các đối tượng được trả lương theo thời gian được gọi là khối gián tiếp. Như vậy lương thời gian của cán bộ công nhân khối gián tiếp được tính bằng công thức sau:
Li
=
(Ltt
x
Hcbi)
+
Pqpi
x
Ti
22
Trong đó:
Li: Lương thời gian của người lao động i.
Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người lao động i.
Pqpi: Phụ cấp của người lao động i.
Ltt: Mức lương tối thiểu của xí nghiệp.
Ti: Số ngày làm việc trong tháng của người lao động.
Cụ thể sau đây là bảng lương thời gian của một số nhân viên phòng kế hoạch tháng 12 năm 2002.
Bảng 10: Bảng lương thời gian nhân viên phòng kế hoạch.
TT
Họ và tên
Chức danh
H.số lương cấp bậc
Ngày công
Lương cấp bậc (đồng)
Phụ cấp (đồng)
Tổng lương (đồng)
1
Trần Văn Tiến
TP
3,45
22
621.000
310.000
931.500
2
Lê Thị Hoàn
PP
2,98
22
536.400
268.200
804.600
3
Hoàng Lê Loan
TL
2,55
22
455.400
229.500
688.500
4
Nguyễn Duy Hưng
NV
2,53
22
478.800
239.400
718.200
Ngoài chế độ trả lương theo thời gian xí nghiệp còn áp dụng để trả cho người lao động làm thêm giờ không vượt quá quy định của Nhà nước, chế độ trả lương làm thêm giờ này áp dụng cho khối lao động gián tiếp được tính bởi công thức:
Ltgi
=
(Ltt
x
Hcbi)
+
Pqpi
x
K
x
Ti
176
Trong đó:
Ltgi: Lương làm thêm giờ của người lao động i.
K
=
200%: Nếu người lao động làm vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết.
150%: Nếu người lao động làm vào ngày thường.
Ti: Số giờ làm thêm của người lao động.
Sau đây là bảng làm thêm giờ ngày chủ nhật của một số cán bộ công nhân viên phòng kế hoạch của xí nghiệp tháng 12 năm 2002.
Bảng 11: Bảng lương làm thêm giờ phòng kế hoạch.
TT
Họ và tên
Chức danh
Hệ số lương
Giờ công
Mức lương cấp bậc (đồng)
Phụ cấp (đồng)
Tiền
làm thêm (đồng)
1
Trần Văn Tiến
TP
3,45
8
621.000
310.000
71.653
2
Lê Thị Hoàn
PP
2,98
8
536.400
268.200
61.892
3
Hoàng Thị Loan
TL
2,55
8
455.400
229.500
52.961
4
Nguyễn Duy Hưng
NV
2,53
8
478.800
239.400
52.546
4.2 Lương sản phẩm: Hình thức trả lương này xí nghiệp áp dụng đối với các công nhân trực tiếp sản xuất làm ra các sản phẩm trong xí nghiệp ở các phân xưởng và được gọi là khối trực tiếp. Còn đối với trường hợp trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp, kể cả lương khoán cho cá nhân xí nghiệp phải căn cứ vào đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành trong kỳ và cũng được gọi là khối trực tiếp. Đối với các trường hợp trên xí nghiệp đều áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và công thức tính lương sản phẩm trong xí nghiệp như sau:
Lspi
=
∑qi
x
Lđgi
Trong đó:
Lspi: Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp cho người lao động i.
qi: Số lượng sản phẩm i.
Lđgi: Đơn giá một đơn vị sản phẩm loại i.
Sau đây là bảng lương sản phẩm cá nhân trực tiếp do công nhân phân xưởng cơ khí chế tạo các sản phẩm riêng biệt để hoàn thành một hòm công tơ năm 2002:
Bảng 12: Bảng lương sản phẩm cá nhân trực tiếp phân xưởng cơ khí chế tạo.
TT
Tên sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
1 đ.vị (đồng)
Tiền lương (đồng)
1
Hòm hộp quạt gió
15 chiếc
45.264
678.960
2
Răng
1 cái
115.000
115.000
3
ốp chống nóng
10 bộ
278.000
2.780.000
4
Thân hòm
10 chiếc
6.773
67.730
5
Trục lớn
60 chiếc
21.067
1.264.020
6
Trục nhỏ
40 chiếc
9.556
382.240
7
Trục chốt
10 chiếc
4.387
43.870
8
Bạc lót
10 chiếc
31.935
319.350
- Lương sản phẩm tập thể và lương khoán: Về cơ bản các sản phẩm của xí nghiệp không đòi hỏi nhiều lắm các công đoạn cần phải một tập thể công nhân cùng thực hiện, nhưng hình thức lương sản phẩm tập thể và lương khoán cũng rất quan trọng trong các hình thức trả lương của xí nghiệp. Thông thường xí nghiệp căn cứ vào định mức lao động cho từng loại sản phẩm và cấp bậc công việc bình quân của sản phẩm đó để xác định đơn giá tiền lương, xí nghiệp đã áp dụng công thức tính như sau:
Lđgi
=
Lbqi
x
Ti
Trong đó:
Lđgi: Đơn giá tiền lương của sản phẩm.
Lbqi: Lương giờ cấp bậc bình quân của công việc i.
Ti: Định mức giờ của sản phẩm i.
Sau khi đã xác định được đơn giá sản phẩm được giao và số lượ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT086.doc