Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: ... Ebook Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

doc179 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- BÙI ĐỨC HOÀNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẬU DŨNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng: + Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. + Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Đức Hoàng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Nguyễn Mậu Dũng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Sau đại học, Khoa kinh tế và phát triển, bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường thuộc trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tác giả Bùi Đức Hoàng MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hoá DN Doanh nghiệp GDTX Giáo dục thường xuyên KTTHHNDN Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề HĐH Hiện đại hoá KD Kinh doanh LLLĐ Lực lượng lao động NN Nông nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh SXNN Sản xuất nông nghiệp TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THCN Trung học chuyên nghiệp TN Thanh niên TNNT Thanh niên nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân TTCN Tiểu thủ công nghiệp XD Xây dựng SS So sánh GTSX Giá trị sản xuất CNTTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Tình hình giáo dục huyện Thái Thụy 36 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm từ 2006 - 2008 37 3.4 Hiện trạng hệ thống giao thông cuả huyện 39 3.5 Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Thái Thuỵ 2006 đến 2008 41 4.1 Số lượng lao động thanh niên theo độ tuổi 48 4.2 Lao động có việc làm theo cơ cấu ngành nghề 49 4.3 Lao động theo giới tính 50 4.4 Lao động thanh niên theo trình độ học vấn 52 4.5 Lao dộng thanh niên theo trình độ chuyên môn 53 4.6 Lao động theo độ tuổi 55 4.7 Mạng lưới tạo việc làm cho lao động thanh niên 58 4.8 Tổng hợp các doanh nghiệp 59 4.9 Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện 60 4.10 Các làng nghề 61 4.11 Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp 3 năm 62 4.12 Số lượng thanh niên được đào tạo ngắn hạn trong 3 năm 63 4.13 Số lượng thanh niên được dạy nghề dài hạn 64 4.14 Số lượng thanh niên được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3 năm từ năm 2006 - 2008 66 4.15 Số lượng lao động trong các trang trại, gia trại 67 4.16 Số lao động thanh niên trong hộ gia đình. 69 4.17 Số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn huyện 3 năm 71 4.18 Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện 73 4.19 Các làng nghề và lao động thanh niên làm nghề 75 4.20 Số thanh niên xuất khẩu lao động 77 4.21 Bảng tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm 78 4.22 Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ 80 4.23 Tình hình học viên sau khi học nghề 82 4.24 Hiệu quả kinh tế của một lao động đi xuất khẩu so với một lao động trong nước, trên một tháng 83 4.25 Hiệu quả sử dụng vốn vay 84 4.26 Đánh giá quá trình đào tạo 85 4.27 Thông tin chung về đội ngũ giáo viên dạy nghề 87 4.28 Ý kiến của đơn vị sử dụng lao động 88 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Những chủ trương, chính sách đó đã, đang đi vào thực tế cuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội việc làm ở nông thôn được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, giảm tỷ lệ phân biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao động về các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, phân bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tai tệ nạn xã hội, giữ vững truyền thống văn hoá làng quê, xây dựng củng cố Đảng, chính quyền và hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn ...Tuy vậy, thiếu việc làm đối với lao động nông thôn nói riêng và thanh niên nông thôn nói chung vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng TNNT chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại các vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn. Cùng với tư tưởng coi trọng " Đại học" của các gia đình, dòng họ, bản thân TN học sinh nên dẫn đến đa số TNNT đều có nguyện vọng thi vào các trường "Đại học", sau khi tốt nghiệp Đại chọc, Cao Đẳng họ cũng không muốn về nông thôn làm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị, họ chưa tha thiết với sản xuất, công tác tại ở nông thôn và tham gia học nghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng lớn TN tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá làng quê nông thôn Việt Nam; làm mất cân bằng cơ cấu giữa Đại học và học nghề. Những năm qua Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Những chủ trương, chính sách đó đã, đang đi vào thực tế cuộc sống nông thôn, từ đó mà nhiều cơ hội việc làm ở nông thôn được tạo ra để giải quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, giảm tỷ lệ phân biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao động về các thành phố lớn, trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, phân bổ cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm các tai tệ nạn xã hội, giữ vững truyền thống văn hoá làng quê, xây dựng củng cố Đảng, chính quyền và hệ thống tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn ...Tuy vậy, thiếu việc làm đối với lao động nông thôn nói riêng và thanh niên nông thôn nói chung vẫn diễn ra khá phổ biến. Tình trạng TNNT chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại các vùng thường thấp hơn so với thành thị; cơ hội chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn. Cùng với tư tưởng coi trọng " Đại học" của các gia đình, dòng họ, bản thân TN học sinh nên dẫn đến đa số TNNT đều có nguyện vọng thi vào các trường "Đại học", sau khi tốt nghiệp Đại chọc, Cao Đẳng họ cũng không muốn về nông thôn làm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị, họ chưa tha thiết với sản xuất, công tác tại ở nông thôn và tham gia học nghề, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng lớn TN tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá làng quê nông thôn Việt Nam; làm mất cân bằng cơ cấu giữa Đại học và học nghề.1.1 Tính cấp thiết của đề tài ,,,Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. (chưa phải là câu) Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và cho sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn nói riêng nhiệm vụ xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao đóng vai trò then chốt. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực luôn được tiếp cận với 3 khía cạnh chủ yếu bao gồm đào tạo nghề, giáo dục phổ thông và chăm sóc sức khỏe, trong đó công tác dạy nghề cho lao động thanh niên luôn được đặc biệt quan tâm nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu về lao động có tay nghề, có kỹ năng ngày càng tăng lên. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề nhất là dạy nghề cho lao động thanh niên nông thôn và đã bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù vậy, thực tế là lao động thanh niên nông thôn vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ năng... chưa sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng góp phần cho sự thành công sự nghiệp CNH-HĐH giải quyết vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng (hiện vẫn chiếm đến khoảng 75% tổng lực lượng lao động cả nước) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, đổi mới một cách toàn diện và hiệu quả công tác dạy, tạo nghề, tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ vốn ưu đãi cho học nghề, lao động hợp tác nước ngoài...cho lao động thanh niên nông thôn là hết sức cấp thiết trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới hình thức, ngành nghề tổ chức dạy, tạo, tư vấn nghề cũng như hệ thống chính sách khuyến khích lao động thanh niên nông thôn tham gia học nghề. Dạy, tư vấn, tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn vừa là khâu cơ bản, vừa là khâu đột phá làm dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từng bước nâng cao trình độ đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Chính vì vậy, công tác dạy nghề cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều các Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo được tiếp tục ban hành, đặc biệt Luật dạy nghề 76/2006/QH11 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 tạo hành lang pháp lí và cơ sở để triển khai các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, có thể thấy rằng mặc dù đã có rất nhiều những nỗ lực nhưng công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi, vẫn còn một phần lớn lực lượng chưa được qua đào tạo nghề và kể cả số đã được đào tạo nghề cũng chưa đạt được chất lượng cao. Do đó, trong giai đoạn tới cần có những chính sách đủ mạnh nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cho lao động nông thôn, đặc biệt là thanh niên nông thôn nhằm giúp họ có đủ khả năng làm chủ được quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hoặc được trang bị nghề nghiệp mới để chuyển sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp tại chỗ, chuyển sang ngành công nghiệp, dịch vụ hoặc tham gia lực lượng lao động xuất khẩu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong giai đoạn từ nay đến 2020 là rất cấp thiết nhằm góp phần xây dựng căn cứ khoa học cho việc đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Nghiên cứu này sẽ chủ yếu nhằm xác định những điểm yếu của hệ thống dạy nghề hiện tại đồng thời phát hiện những điểm chưa khớp giữa năng lực và khả năng của người lao động nông thôn với nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động để đề xuất các chính sách phù hợp và khả thi, tạo ra những cơ chế có tính thực tiễn cao, xóa bỏ các rào cản cũng như khoảng cách giữa nhu cầu học nghề của người lao động với khả năng cung cấp dịch vụ đào tạo của hệ thống đào tạo nghề dựa trên những yêu cầu thực tế của phía sử dụng lao động. Chỉ có thành lập và vận hành được một hệ thống như vậy mới có thể hoàn thành được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xóa đói giảm nghèo và góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - định hướng đã được xác định như là con đường tất yếu để đưa đất nước thoát khỏi nhóm các nước kém phát triển. Vấn đề đặt ra là: hiện nay, tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn đã qua dạy nghề còn chiếm tỷ trọng rất thấp (17%), trong đó chỉ có khoảng 7% tổng số đã được cấp bằng, chứng chỉ dạy nghề. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là do tâm lý trọng “đại học” xem nhẹ học nghề trong cộng đồng người dân, khả năng chi trả của người dân cho học nghề còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc học nghề chưa thực sự gắn với thị trường sử dụng lao động, học xong rất khó tìm việc làm. Hệ thống cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập: số lượng cơ sở đào tạo còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu - đặc biệt là các cở sở thuộc ngành nông nghiệp và PTNT; nội dung đào tạo chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình là huyện ven biển của tỉnh Thái Bìnhcó nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc biệt là có cảng biển quốc gia Diêm Điền, tiếp giáp với cảng Hải Phòng. Huyện có 26,8 vạn dân, trong đó, thanh niênTN từ 16 đến 30 tuổi chiếm 23,8% dân số và chiếm 61% lực lượng lao động của huyện. Tổng số lao động là 116.712 người; trong đó không có việc làm chiếm 1,34%. . Qua điều tra về việc làm – lao động của phòng Lao động và thương binh xã hội, , chỉ có 2,7% thanh niên nông thônTNNT của huyện có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, cao (1460 người); nhân viên kỹ thuật làm trong văn phòng 1% ( (540 người); trong khi đó, lao động giản đơn, phi nông nghiệp chiếm khoảng 27% ( (14604 người), và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 32% ( (17309 người). Tỷ lệ thất nghiệpTN thiếu việc làm từ độ tuổi 15-29 chiếm 3377% (18537 người). Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, đa số thanh niên nông thônTNNT trong huyện rời bỏ quê hương đi làm ăn xa hiện chiếm 20-30%.( ( 15.885 TN) (cần có nguồn số liệu) Song, do đại đa số thanh niên nông thôn có trình độ học vấn và tay nghề thấp nên chỉ tìm được công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh và gặp rất nhiều rủi ro như: làm thợ xây, bán hàng rong hoặc lao động tại các khu công nghiệp với mức lương thấp. Hầu hết thanh niên nông thôn hiện nay chỉ tìm được những công việc đơn giản, làm theo thời vụ, kém tính bền vững, với mức thu nhập thấp. Ngay cả đối với những nhóm thanh niên nông thôn trụ lại ở địa phương, để phát triển kinh tế gia đình cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng không cao. . Trước thực trạng đó, thực hiện Với phong trào " Sáng tạo trẻ", phong trào " Thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” (Kỹ thuật mới, Ngành nghề mới, mô hình mới và thị trường mới), Nghị quyết Trung ương Đoàn khoá IX, Nghị quyết 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về việc " Tăng cường sự lãnh đạo của của Đảng đối với TN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH", Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện 5 năm 2005 - 2009..., Đoàn TNthanh niên từ huyện, đến xã đã tín chấp cho đoàn viên thanh TNniên vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm quốc gia, quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn người nghèo, vốn học sinh, sinh viên nghèo, vốn xuất khẩu lao động, vốn nước sạch vệ sinh môi trường để phát triển sản xuất kinh doanh, học nghề.., tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn.... Đã có trên 11.000 TN được vay trên 60 tỷ đồng để học Đại học, cao đẳng, THCN, đồng thời , với số vốn trên 15 tỷ đồng, chocó 1.521 hộ gia đình TN thanh niên vay trên 15 tỷ đồng …đồng thời các hộ gia đình TN thanh niên còn tự cho nhau vay trên 5 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; tham gia các chương trình chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi, xây dựng 154 trang trại của thanh niên cần có nguồn số liệu ; chuyển đổi, du nhập nghề tiểu thủ công nghiệp mới; phát triển dịch vụ đóng tàu vận tải; tăng cường áp dụng cải tiến, đổi mớitiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản. Tổ chức các hoạt động việc làm cho thanh niên, nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả như: tư vấn, định hướng, hội chợ việc làm, thanh lập câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ, trang trại trẻ; phát triển lực lượng thanh niên xung phong, đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện; đảm nhận các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội… Theo báo cáo của Đoàn TN huyện, Đoàn thanh niên đã có trên 5.000 TN được dạy nghề, trên 23.763 TN được cho trªn 5.000 thanh niên, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho trên 23.763 thanh niên, trên 18.000 TN được giới thiệu việc làm cho trên 18.000 thanh niên. Nguồn nào? Thông qua đó, Đoàn TN thanh niên đã phát huy vai trò xung kích trong hướng nghiệp, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu, giải quyết việc làm cho thanh niênTN, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tuy vậy, định hướng nghề nghiệp của thanh niên còn thiên lệch về công việc hành chính, gián tiếp; công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên còn yếu, chưa thiết thực, chưa khuyến khích phát triển các hoạt động học nghề, lập nghiệp trong các tầng lớp thanh niên. Những năm qua, Đoàn thanh niên chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chương trình, đề án về dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên. Vì vậy, chưa phát huy được vai trò của tổ chức Đoàn, chưa hướng dẫn đoàn viên, thanh niên học nghề, lập nghiệp, thể hiện trách nhiệm của đoàn viên, thế hệ trẻ với đất nước. - Đầu tư cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề rất tốn kém, trong khi thu học phí thấp dẫn đến không hấp dẫn các thành phần kinh tế đầu tư cho dạy nghề. Mặt khác, các chính sách khuyến khích của Nhà nước, nhất là tín dụng, đất, thuế chưa đủ mạnh và thực tế triển khai rất khó khăn nên chưa thu hút nguồn lược đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề, đặc biệt là cơ sở dạy nghề ngoài công lập. - Chi ngân sách cho dạy nghề, hỗ trợ nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn còn hạn chế. Mặc dù phí học nghề thấp nhưng người học nghề chủ yếu là con em các hộ có thu nhập thấp, hộ nghèo nên kông có điều kiện học nghề, tạo việc làm. - Cơ cấu lao động còn lạc hậu, chuyển dịch chậm. Giá trị nông nghiệp trong GDP đã giảm xuống, nhưng lao động vẫn chiếm cao, nên năng xuất, thu nhập thấp, chỉ bằng 1/5 của lao động công nghiệp. Mức đầu tư tạo việc làm mới có thu nhập cao từ khu vực công nghiệp, dịch vụ gấp trên 10 lần so với tạo việc làm từ kinh tế hộ. Tuy nhiên, thiếu việc làm - Vviệc làm, nhất là thanh niênthiếu định hướng nghề nghiệp... vẫn là vấn đề xã hội bức xúctồn tại trong TNNT hiện nay và các năm tới. Tỷ lệ thanh niên TNNT thất nghiệp, thiếu việc làm cao và đang có xu hướng tăng do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và áp dụng kỹ thuật công nghệ sử dụng ít lao động. Một bộ phận thanh niênTN vi phạm pháp luật, nghiện hút ma tuý, mại dâm, nhiễm HIV;AIDS…mà nguyên nhân chủ yếu là do không có nghề nghiệp, việc làm. Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. - Khái quát thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn trong huyện - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Thanh niên sinh sống, lao động, sản xuất trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng việc làm, vấn đề tư vấn, cách thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. * Về không gian: Địa bàn huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình. * Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2006 – 2008. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên, hộ gia đình thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, các cơ quan năm 2009. 2. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 2.1 Những vấn đề lý luận 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên - Lao động: là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. + Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.   + Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. (Theo quy định của Luật lao động) - Nguồn lao động Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc. Như vậy nguồn lao động bao gồm: Người có việc làm ổn định Người có việc làm không ổn định Người đang thất nghiệp - ViÖệc lµàm: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội. - Người có việc làm: - Người có việc làm là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm. ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, còn ở nước ta mức chuẩn này là 8 giờ. Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vì các lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi học có hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ, vẫn được tính là người có việc làm. Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra. Người có việc làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm. - Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ quy định đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại. - Người thiếu việc làm: Là người có số thời gian làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ, hoặc ít hơn giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việc làm. - Thất nghiệp Thất nghiệp là từ Hán - Việt (thất: mất mát, nghiệp là việc làm) chỉ tình trạng không có việc làm mang lại thu nhập, người cần có việc làm nhưng lại không có việc sẽ gặp khó khăn hoặc không thể chi trả các khoản đóng góp, thuế, nợ nần…Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm…Theo luật lao động nước ta sửa đổi và bổ sung năm 2002: “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Căn cứ vào thời gian thất nghiệp mà người ta chia thất nghiệp ra thành thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn. Thất nghiệp dài hạn là thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc tính từ thời điểm điều tra trở về trước. Ở nông thôn tình trạng thất nghiệp hiếm thấy nhưng tình trạng thiếu việc làm thì phổ biến. * Những người không thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (còn được gọi là dân số không hoạt động kinh tế) bao gồm: Toàn bộ số người chưa đủ từ 15 tuổi trở lên nên không thuộc bộ phận người có việc làm và thất nghiệp.Những người không hoạt động kinh tế vì các lý do: Đang đi học, đang làm công việc nội trợ cho gia đình, già cả ốm đau kéo dài, tàn tật không có khả năng lao động, tình trạng khác. - Người thất nghiệp Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc. * Căn cứ vào thời gian thất nghiệp,người thất nghiệp được chia thành: Thất nghiệp ngắn hạn và thất nghiệp dài hạn. - Thất nghiệp ngắn hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước. - Thất nghiệp dài hạn: Là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước. Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác định người thất nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt khi xác định mức thời gian không có việc làm. * Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệp phân ra thành ba loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu. - Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một số chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường hoặc chuyển đến một nơi sinh sống mới. Hay phụ nữ có thể trở lại lực lượng lao động sau khi sinh con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việc mới tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ là những người thất nghiệp “Tự nguyện”. - Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm đi, trong khi đó mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng. Như vậy trong thực tế xảy ra sự mất cân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ. Nếu tiền lương rất linh hoạt trong những khu vực có nguồn cung cao và tăng lên trong những khu vực có mức cầu cao. - Khái niệm về thu nhập: Thu nhập là phần còn lại của giá trị tổng thu từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất các ngành nghề… sau khi đã trừ đi các khoản chi phí vật chất, khấu hao tài sản cố định, lãi vay thuê công lao động ngoài. Ngoài ra thu nhập còn được hiểu là nguồn thu của một bộ phận có thu nhập từ tiền lương, trợ cấp, thương bệnh binh, chế độ chính sách khác. Mỗi người lao động đều mong ước có được thu nhập cao, để đáp ứng cho các khoản chi phí trong cuộc sống, đáp ứng cho nhu cầu cá nhân của con người. Tuy vậy chúng ta chỉ có thể đạt được thu nhập cho bản thân sau khi lao động trong một giới hạn, do đó con người luôn tìm cách để nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao thu nhập. Một thực tế hiện nay là năng suất lao động của người dân nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng vẫn còn thấp nên dẫn đến thu nhập của người dân thường thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện tại khi giá cả các mặt hàng ngày càng đắt đỏ hơn. Trên thế giới có nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề thu nhập, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, thảo luận về vấn đề này. Các đề tài nghiên cứu hay các cuộc hội thảo, thảo luận đều mục đích tìm ra những giải pháp nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng. Biện pháp chủ yếu đều đưa ra là nhằm nâng cao năng suất của lao động. - Tư vấn việc làm và nghề nghiệp: là việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho người lao động hợp với khả năng, trình độ của người lao động. - Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu, cung ứng và giúp tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động. Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chỉ được tiến hành sau khi có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức dịch vụ việc làm được thu lệ phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và được tổ chức dạy nghề theo các quy định tại - D¹ạy nghÒề vµà tiªêu chuÈẩn nghÒề küỹ n¨ăng nghÒề: + Dạy nghề: là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học. Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. + Sơ cấp nghề Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Nội dung dạy nghề trình độ sơ cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp, tập trung vào năng lực thực hành nghề, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định.chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp do người đứng đầu cơ sở dạy nghề quy định. Cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp, gồm: Trung tâm dạy nghề; Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp; Doanh nghiệp, hợp tác xã,._. cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. Người học nghề học hết chương trình sơ cấp nghề có đủ điều kiện thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương. * Trung cấp nghề Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ. Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề. Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình. Cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp, gồm: Trường trung cấp nghề;Trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp; Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp. Học sinh học hết chương trình trung cấp nghề có đủ điều kiện thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương. * Cao đẳng nghề Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo. Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ. Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung cao đẳng nghề. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung cao đẳng nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung cao đẳng nghề. Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường quy định tại Điều 29 của Luật này tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình. Cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng, gồm: Trường cao đẳng nghề; Trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng. Sinh viên học hết chương trình cao đẳng nghề có đủ điều kiện thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng các trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương. * Dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên. Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoá học tập trung và liên tục. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm. Chương trình dạy nghề thường xuyên bao gồm: Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề; Chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ; Chương trình dạy nghề được thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học hoặc tự học có hướng dẫn để được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề. Phương pháp dạy nghề thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học nghề. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình dạy nghề thường xuyên tổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ cho người học nghề. Chứng chỉ phải ghi rõ nội dung và thời gian khoá học. Người dạy các chương trình dạy nghề thường xuyên là nhà giáo, nhà khoa học, nghệ nhân, người có tay nghề cao. - Người học nghề ở cơ sở dạy nghề ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề theo học. + Tiêu chuẩn kỹ năng nghề: quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề. - Những vấn đề chung về thanh niên Khái niệm về thanh niên Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học về định nghĩa TN. Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc độ khác nhau: Triết học, tâm lý hoc, xã hội học, khoa học thể chất… Tiêu điểm của các cuộc tranh luận là vấn đề có nên coi TN là một nhóm nhân khẩu - xã hội độc lập hay không? Do quan điểm giai cấp chi phối, nếu coi TN là một tầng lớp độc lập thì sợ bị nhầm lẫn với “giai cấp thanh niên” – theo quan điểm của một số nhà xã hội học phương Tây xuyên tạc. Còn nếu không coi TN là một nhóm nhân khẩu xã hội độc lập thì không thấy được đặc thù của tầng lớp này, dễ hoà tan lợi ích của nó vào các tầng lớp xã hội khác. Tuy nhiên, cuộc tranh luận dần dần cũng được thống nhất. Quan điểm cho rằng TN là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù ấy là: Đặc trưng về độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm về địa vị xã hội. Chẳng hạn, giáo sư tiến sỹ Côn (người Nga) đã cho một định nghĩa về TN như sau: “Thanh niên là một tầng lớp nhân khẩu – xã hội được đặc trưng bởi một độ tuổi xác định, với những đặc tính tâm lý xã hội nhất định và những đặc điểm cụ thể của địa vị xã hội. Đó là một giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống và các đặc điểm nêu trên là có bản chất xã hội – lịch sử, tuỳ thuộc vào chế độ xã hội cụ thể, vào văn hoá, vào những quy luật xã hội hoá của xã hội đó”. Theo quy ước hiện nay độ tuổi thanh niên Việt Nam hiện nay được tính từ 16 - 30 tuổi.Thanh niên là lứa tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của người lớn, là thời kỳ dồi dào về trí lực và thể lực do đó thanh niên có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội đạt hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho công cuộc đổi mới đất nước. - Thanh niên: Là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi (Theo quy định của Luật thanh niên năm 2005) + Quyền và nghĩa vụ của thanh niên * Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này. * Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền, nghĩa vụ.  + Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên: * Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội. * Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. * Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên. - Mối quan hệ việc làm và tăng trưởng triển kinh tế * Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. * Tăng trưởng và phát triển Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. * Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%), trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. Kinh tế tăng trưởng càng cao thì khả năng tạo việc làm càng nhiều trong điều kiện năng suất lao động không thay đổi. Qua số liệu thực tế về phát triển kinh tế Việt Nam cho thấy, nếu kinh tế tăng trưởng 1% thì việc làm tăng từ 0,3% - 0,35%. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng việc làm mới được tạo ra còn thấp, vì việc làm chủ yếu được tạo thêm trong khu vực nông nghiệp với trang bị công nghệ và trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hương tích cực nhưng còn chậm. Do phụ thuộc vào năng suất lao động nên khả năng tạo việc làm trong các ngành cũng khác nhau. Trong nông nghiệp tỷ lệ giữa tăng GDP và lao động là 1% và 0,38 - 0,39%; ngành công nghiệp - xây dựng là 1% và 0,1% - 0,15%; ngành dịch vụ là 1% và 0,5%- 0,55%. 2.1.2 Đặc điểm của thanh niên nông thôn Thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong thanh niên cả nước, là nguồn nhân lực phát triển và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thanh niên nông thôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; là lực lượng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động Đoàn, Hội phát động; tính tích cực tham gia và phỏt huy tốt ý thức chính trị; ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng giác ngộ nâng cao trình độ chính trị, rèn luyện tư cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Việc làm và thu nhập của thanh niên nông thôn vẫn là vấn đề bức súc. Tình trạng không đủ việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập thấp đã tác động rất lớn đến thanh niên nông thôn, ảnh hưởng đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niên nông thôn. Thanh niên nông thôn đang đứng trước những khó khăn và thách thức như: trình độ học vấn, tay nghề, thiếu vốn, kinh nghiệm so với đối tượng thanh niên khác. Thanh niên nông thôn là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn thanh niên nông thông hiện nay trình độ học vấn còn thấp, thiếu việc làm, ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Nhưng thanh niên nông thôn đang gặp rào cản lớn là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp... * Đặc điểm nhận thức của thanh niên: - Khả năng nhận thức: Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, sự tích luỹ phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội nên nhận thức của lứa tuổi thanh niên có những nét mới về chất so với các lứa tuổi trước. - Nhận thức chính trị xã hội của thanh niên: + Đa số thanh niên đã nhận thức được về tình hình nhiệm vụ của đất nước, về nhiệm vụ chiến lược trong những năm đầu của thế kỷ XXI. + Thanh niên đã thể hiện rõ ý thức chính trị - xã hội qua tính cộng đồng, tinh thần xung phong, tình nguyện, lòng nhân ái, sẵn sàng nhường cơm xẻ áo, xả thân vì nghĩa lớn. Thanh niên đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước và tích cực tham gia. * Đời sống tình cảm của thanh niên: - Đời sống tình cảm của thanh niên rất phong phú và đa dạng. Tình cảm của thanh niên ổn định, bền vững, sâu sắc, có cơ sở lý tính khá vững vàng. - Tình bạn, tình yêu và tình đồng chí là nội dung tình cảm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của thanh niên, nó có tính chất nghiêm túc và rõ ràng. * Đặc điểm về tính cách: Thanh niên là lứa tuổi đã ổn định về tính cách. Biểu hiện về tính cách của thanh niên có nhiều tính tích cực: - Thanh niên có tính tình nguyện, tính tự giác trong mọi hoạt động. Tính tự trọng phát triển mạnh mẽ , tính độc lập của thanh niên cũng phát triển mạnh mẽ . Thanh niên luôn tự chủ trong mọi hoạt động của mình (học tập, lao động và hoạt động xã hội). Họ luôn có tinh thần vượt khó, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tuổi thanh niên có tính năng động, tính tích cực. Thế hệ trẻ rất nhạy bén với sự biến động của xã hội. Thanh niên ngày nay không thụ động, không trông chờ ỷ lại vào người khác mà tự mình giải quyết những vấn đề của bản thân. Thanh niên thường giàu lòng quả cảm, gan dạ, dũng cảm và giàu đức hy sinh. - Thanh niên có tinh thần đổi mới, rất nhạy cảm với cái mới, nhanh chóng tiếp thu cái mới. Trong học tập, lao động và hoạt động xã hội , thanh niên thể hiện tính tổ chức, tính kỷ luật rõ rệt. - Trong đặc điểm về tính cách của thanh niên có những hạn chế: + Do tính tự trọng, tự chủ phát triển mạnh nên thanh niên dễ có tính chủ quan, tự phụ đánh giá quá cao về bản thân mình. Thanh niên còn có tính nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, thiếu cặn kẽ, dễ đưa đến thất bại. + Thanh niên có tính gan dạ, dũng cảm cao nhưng đôi khi hành động liều lĩnh mạo hiểm. ở thanh niên khi không thành công ở một vài việc nào đó thì thường dễ chán nản, bi quan với những công việc khác. Từ đó thanh niên dễ tự ti, thụ động, sống khép kín ít tích cực tham gia hoạt động. + TN có tinh thần đổi mới, nhạy bén, tiếp thu nhanh cái mới song TN cũng dễ phủ nhận quá khứ, phủ nhận những thành quả của thế hệ đi trước, phủ nhận “ sạch trơn”. + TN dễ có thiên hướng chuộng hình thức, đánh giá sự việc qua hình thức bề ngoài. Như vậy TN có nhiều đặc điểm tính cách nổi bật đáng trân trọng, xã hội nói chung, tổ chức Đoàn nói riêng cần tạo cơ hội giúp họ khẳng định mình để cống hiến nhiều cho xã hội. * Đặc điểm về xu hướng của thanh niên: - Nhu cầu của thanh niên: Nhu cầu của TN ngày nay khá đa dạng và phong phú và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội . Mối quan tâm lớn nhất của TN là việc làm, nghề nghiệp . tiếp theo là nhu cầu học tập, nâng cao nhận thức, phát triển tài năng. TN có nhu cầu nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó TN còn có các nhu cầu về vui chơi giải trí, thể thao, nhu cầu về tình bạn, tình yêu và hôn nhân gia đình…TN đã thể hiện tích cực, chủ động trong việc thoả mãn nhu cầu của mình thông qua hoạt động lao động học tập, giao tiếp, giải trí… bằng chính sức lực và trí tuệ của thế hệ trẻ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận TN có những nhu cầu lệch lạc, lười lao động, thích hưởng thụ đòi hỏi vượt quá khả năng đáp ứng của gia đình và xã hội nên đã có biểu hiện lối sống không lành mạnh hoặc vi phạm pháp luật. - Hứng thú của thanh niên: Hứng thú của TN có tính ổn định bền vững, liên quan đến nhu cầu. Hứng thú có tính phân hoá cao, đa dạng, ảnh hưởng đến khát vọng hành động và sáng tạo của TN. Nhìn chung TN rất hứng thú với cái mới, cái đẹp. - Lý tưởng của thanh niên: TN là lứa tuổi có ước mơ, có hoài bão lớn lao và cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt ước mơ đó. Nhìn chung TN ngày nay có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn đem sức mình cống hiến cho xã hội, phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp hơn. - Về thế giới quan: Do trí tuệ đã phát triển, TN đã xây dựng được thế giới quan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống. TN đã có quan điểm riêng với các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, lao động. 2.1.3 Các hoạt động nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Trung ương Ðoàn đã ban hành Nghị quyết số 04 về tăng cường vai trò của Ðoàn thanh niên trong việc vận động, tổ chức thanh niên tham gia phát triển kinh tế, phát động thanh niên nông thôn thi đua thực hiện phong trào "Bốn mới" nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gồm: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới và mô hình mới tại các địa phương trong cả nước. Ðoàn thanh niên phối hợp các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về khuyến nông, lâm, ngư cho hàng triệu đoàn viên, phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội tín chấp cho thanh niên vay vốn phát triển sản xuất. Mô hình thanh niên xung phong tham gia phát triển kinh tế xã hội tiếp tục được các cấp bộ Ðoàn triển khai, như Dự án 18 làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh, trồng mới 5 triệu ha rừng, xóa 1.000 cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long... Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cổ vũ tuổi trẻ làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, số thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất không nhiều. Chính sách vay vốn còn bị bó hẹp và chưa thật sự mở rộng cả về nguồn vốn và hình thức cho vay. Do vậy, cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ thanh niên, trong đó đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn, yếu tố mang tính quyết định trên bước đường lập nghiệp. Hiện nay rất cần có những chính sách đổi mới về giáo dục đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo những nghề kỹ thuật, công nghệ, công nghệ cao; hướng việc đào tạo theo nhu cầu xã hội. Chính vì thế, các cấp bộ Ðoàn đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tìm ra những cách làm mới hỗ trợ thanh niên nông thôn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, tập trung các hoạt động: Thành lập trung tâm dạy nghề, liên kết dạy nghề. Cho vay vốn ưu đãi Nhà nước để đi lao động hợp tác nước ngoài; học nghề, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; Tổ chức tư vấn, hướng, nghiệp, dạy nghề. Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật khoa học. 2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Thanh niên nông thôn có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp hơn so với mức chung của cả nước. Có trên 83% lao động nông thôn chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào và khoảng 18,9% lao động nông thôn chưa tốt nghiệp tiểu học trở xuống đang làm việc vì thế khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm là rất khó; lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và tình trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ đã hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động; lao động thanh niên nông thôn thường thiếu tác phong công nghiệp; còn mang nặng tư duy phải thi đỗ vào các trường Đại học, hoặc rời quê hương để vào làm tại các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn; không tha thiết với việc học nghề tại chỗ hoặc học nghề về lại vùng nông thôn để lập nghiệp; cơ sở vật chất của nông thụn không thuận lợi để thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp, nhà máy để tạo việc làm cho người lao động, đồng thời tạo nền cho các nhà đầu tư xây dựng các trung tâm dạy nghề. Mặt khác đầu tư cho dạy nghề rất cao, trong khi thu học phí lại thấp dẫn đến chưa thu hút được các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân đầu tư xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề. Qua các cuộc điều tra của Viện Xã hội học nghiên cứu về việc làm – lao động gần đây, chỉ có 2,7% thanh niên nông thôn có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, cao trong các lĩnh vực; nhân viên kỹ thuật làm trong văn phòng khoảng 1%; trong khi đó, tỷ lệ thanh niên nông thôn lao động giản đơn, phi nông nghiệp chiếm rất cao, khoảng 27%, và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 32%. Tỷ lệ thất nghiệp từ độ tuổi 15-29 ở nông thôn lên tới 77%. Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, rất nhiều thanh niên nông thôn đã tìm giải pháp thoát ly lên thành phố. Tỷ lệ thanh niên nông thôn rời bỏ quê hương đi làm ăn xa hiện chiếm 20-30%. Song, do đại đa số thanh niên nông thôn có trình độ học vấn và tay nghề thấp nên chỉ tìm được những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh và gặp rất nhiều rủi ro như: làm thợ xây, bán hàng rong hoặc lao động tại các khu công nghiệp với mức lương thấp. Hầu hết thanh niên nông thôn hiện nay chỉ tìm được những công việc đơn giản, làm theo thời vụ, kém tính bền vững, với mức thu nhập thấp. Ngay cả đối với những nhóm thanh niên nông thôn trụ lại ở địa phương, để phát triển kinh tế gia đình cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng không cao. Họ là những người trẻ tuổi: Thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi, độ tuổi xung mãn nhất của cuộc đời mỗi con người. Vì vậy họ sẵn sàng lao động và tiếp thu những ngành nghề mới nếu được đào tạo. Bên cạnh đó do tuổi còn ít nên thanh niên còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh do đó dễ dẫn đến thất bại trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó họ dễ nảy sinh tâm trạng chán nản. Vì vậy trong các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên cần phải thận trọng nếu không sẽ dẫn đến phản tác dụng. Thanh niên dễ tiếp thu cái mới: Thanh niên có trình độ học vấn ngày càng cao hơn trước, thông minh nhanh nhạy hơn, có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới tích cực đi trước đón đầu trong mọi lĩnh vực. Đa số thanh niên tích cực học tập, tự khẳng định bản thân. Do vậy cần xây dựng những mô hình, phương thức tiên tiến cho thanh niên học tập góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên. Thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn thường không phải chủ hộ. Đây là đặc điểm ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của thanh niên. Vì thanh niên còn phụ thuộc vào gia đình, Bố, Mẹ nên trong quá trình giải quyết việc làm cho thanh niên một mặt tác động vào thanh niên, mặt khác cần tác động vào Bố, Mẹ , gia đình của thanh niên để họ hiểu được và ủng hộ. Thanh niên nông thôn thường văn hoá thấp, cản trở lớn trong việc học nghề, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật bị hạn chế. Đây cũng là một trở ngại lớn trong quá trình giải quyết việc làm cho thanh niên trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc CNH – HĐH . Do vậy trong đào tạo hướng nghề nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho thanh niên cần có phương thức thích hợp, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để thanh niên hiểu và nắm bắt được. 2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu . 2.2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, cho đến các chính sách cụ thể. Một trong những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là chuyển dịch, phân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Mục tiêu và giải pháp cơ bản được đề cập tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TƯ Đảng khoá IX “…dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010”. Trong những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui về dạy nghề: Từ các nghị quyết, luật, đến hàng loạt các quyết định, thông tư…Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo môi trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghề cho người lao động, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn. Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định rõ quan điểm: Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; chuyển dịch và phân bố lại lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và tiếp tục khẳng định mục tiêu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc thực thi các biện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nông thôn đồng thời khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó yêu cầu đẩy mạnh “đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”. Năm 2003, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, cho xuất khẩu lao động” nhằm đào tạo nguồn nhân lực nông thôn chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những chủ trương rất đúng đắn phù hợp với yêu cầu của bối cảnh mới khi Việt Nam bắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế vừa đào tạo phát triển nguồn nhân lực vừa thu ngoại tệ. Trong thời gian này, với mục tiêu thúc._. thức, nội dung của tất cả các nghề được đề xuất đào tạo cần được xây dựng sao cho hết sức linh hoạt, tạo điều kiện cho việc thực hiện trên thực tế đào tạo nghề đặc biệt là đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Do đó, việc nghiên cứu và lựa chọn các tài liệu, phương pháp giảng dạy của nước ngoài áp dụng vào công tác giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề là rất cần thiết nhưng cũng cần hết sức cẩn thận trong quá trình điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với điều kiện đặc thù. Ngoài ra, việc tạo ra các cơ chế hợp tác với các cơ sở dạy nghề nước ngoài để trao đổi và học hỏi các kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế dạy nghề ở nước ta một cách phù hợp cũng là một giải pháp chính sách tốt cần được khuyến khích vừa nhằm tăng năng lực dạy nghề trong nước, vừa đảm bảo mục tiêu xã hội hóa công tác dạy nghề. - Xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ cả về số và chất lượng Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, đảm bảo đủ về số lượng, giỏi về trình độ chuyên môn, cân đối về cơ cấu ngành nghề, tốt về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức xã hội và lương tâm nghề nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc phát triển mạnh mẽ ngành sư phạm nghề ở cấp đại học là rất cần thiết nhằm xây dựng được đội ngũ giáo viên dạy nghề trình độ cao, có khả năng nghiên cứu và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến trong dạy nghề để vận dụng cho thực tiễn Việt Nam. Đồng thời, đổi mới phương thức và đa dạng hoá đối tượng tuyển dụng giáo viên dạy nghề theo hướng khách quan, công bằng và cạnh tranh, mở rộng việc tuyển chọn những người đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn và đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề để làm giáo viên dạy nghề nhằm thu hút được lực lượng giáo viên giỏi. Chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có khả năng tiếp thu các công nghệ tiên tiến để áp dụng vào giảng dạy cũng như phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ngắn hạn ở các xã vùng xa của huyện. Xây dựng mới và điều chỉnh các chính sách hiện có để thực sự tạo động lực khuyến khích và thu hút lực lượng giáo viên về làm việc tại các cơ sở dạy nghề. Các chính sách khuyến khích cần bao quát được hết các nội dung về các mặt đời sống, điều kiện làm việc, phúc lợi xã hội và các chế độ khen thưởng với các định mức phù hợp để thực sự có thể tạo thành động lực thu hút đội ngũ giáo viên dạy nghề. 4.4.4 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động a/ Hỗ trợ kinh phí đào tạo, giáo dục định hướng Hiện nay người lao động đi xuất khẩu lao động, trước khi đi, người lao động bắt buộc phải học tiếng của nước, nơi mà lao động đến làm việc hoặc tiếng anh, đồng thời tuỳ theo nhóm ngành nghề mà người lao sẽ thực hiện ở nước mình đến mà người lao động phải học việc, tập huấn. Nếu là những việc lao động phổ thông như giúp việc gia đình, công nhân xây dựng giản đơn…thì người lao động phải tập huấn kỹ năng nghề nghiệp, vận hành các thiết bị điện tử thông thường…Kinh phí này người lao động phải tự bỏ ra, đóng cho công ty đưa người đi lao động để tổ chức tập huấn hoặc liên kết tập huấn, dạy nghề tại Hà Nội hoặc các trung tâm thành phố lớn, gây tốn kém cho người lao động khi phải đi lại, thuê nhà ở…Do vậy nhà nước nên hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề này cho người lao động. Đối với hộ gia đình thuộc con liệt sỹ, con thương, bệnh binh nặng, con gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo của Bộ Lao động TBXH, thì hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo. Những đối tượng khác hỗ trợ 50%. Kinh phí này hỗ trợ thông qua các công ty đưa người đi xuất khẩu lao động hoặc các trung tâm đào tạo nghề. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ để các công ty chuyển hoặc liên kết với các trung tâm dạy nghề ở vùng nông thôn trực tiếp tập huấn, dạy nghề, dạy tiếng tại chỗ cho người lao động… b/ Cho người lao động vay vốn hỗ trợ lãi suất Hiện này Nhà nước đang có chính sách thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội cho người lao động xuất khẩu vay với mức vay tối đa là 30.000.000 đồng/lao động; lãi suất 0,65%/tháng ( (và đang được hưởng hỗ trợ lãi xuất 4%/năm), thời gian vay bằng với thời gian người lao động đi lao động nước ngoài. Với mức vay này, chỉ có những lao động đi những thị trường có mức chi phí thấp mới đáp ứng đủ, còn các thị trường có chi phí trung bình và cao như thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga…thỉ mức vay này không đủ, trong khi đó người lao động nông thôn đa số đi xuất khẩu lao động đều dựa vào nguồn vốn vay của nhà nước, còn khả năng tự trang trải bằng nguồn vốn tự có là rất thấp; do vậy Nhà nước nên giao cho các Bộ, ngành chuyên môn, nghiên cứu cụ thể chi phí của một lao động đi xuất khẩu theo nhóm thị trường, nhóm ngành nghề để có chính sách cho người lao động vay cho phù hợp. Và thực hiện theo chính sách sau: Chính sách tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay học nghề, tạo việc làm và đi làm việc ở nước ngoài. - Mức vay: + Học nghề: Bằng học phí cộng sinh hoạt phí, bình quân khoảng 800.000đ/tháng; tối đa không quá 1,5 triệu đồng/tháng. + Tạo việc làm: Tối đa 15.000.000đ/lao động + Đi làm việc ở nước ngoài: Bằng các chi phí phải đóng góp theo quy định và tiền đặt cọc (nếu có), tối đa không quá 100.000.000đ. - Lãi xuất cho vay: + Học nghề: Trong thời gian học nghề 0%. Sau khi tốt nghiệp cho đến hết thời gian trả nợ là 0,35%/tháng. + Tạo việc làm: Bằng lãi xuất cho vay thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm (0,65%/tháng). + Đi làm việc ở nước ngoài 0,65%/tháng. - Thời hạn cho vay: + Học nghề: Bằng thời gian học nghề cộng với thời hạn trả nợ. Thời hạn trả nợ không quá 5 năm tính từ ngày tốt nghiệp. + Tạo việc làm: Không quá 3 năm. + Đi xuất khẩu lao động: Bằng thời hạn đi làm việc ở nước ngoài, không quá 3 năm. - Thủ tục cho vay: Người vay không phải thế chấp, thủ tục cho vay thực hiện theo quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam. c/ Thưởng các DN tham gia XK lao động có hiệu quả d/ Tăng cường quản lý NN trong hoạt động XK 4.4.2 Giải pháp đối với đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên. 4.4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ Đoàn viên,Hội viên thanh niên về chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. - Tổ chức cho cán bộ Đoàn viên – Hội viên thanh niên hiểu về Nghị quyết Trung ương Đảng số 26, kỳ họp thứ 7 về vấn đề Nông dân – nông nghiệp – nông thôn, Nghị quyết số 25/NQ-TW về vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Đề án của Chính phủ về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên. - Tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các chương trình, đề án, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh, của huyện. - Phối hợp với các Trường Đại học, Cao đẳng, THCN trong cả nước tổ chức các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh đoàn viên khối lớp 9, lớp 12 tại các trường THCS, THPT, THBT để các em có kiến thức, hiểu biết về nghề nghiệp và dễ định hướng nghề nghiệp cho mình sau khi tốt nghiệp. 4.4.2.2 Thành lập trung tâm tư vấn, dạy nghề cho thanh niên. - Phối hợp với các ngành chức năng thành lập trung tâm tư vấn, dạy nghề cho thanh niên nông thôn trực thuộc Huyện đoàn. Trung tâm có các chức năng: tư vấn, định hướng nghề nghiệp; dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên. - Phối hợp với các ngành chuyên môn như Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ... tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất – kinh doanh. Hình thức tập huấn đa dạng, vừa tập huấn tập trung thông qua các buổi hội họp, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, đồng thời tổ chức hội nghị đầu bờ; cho tham quan học tập các mô hình thực tế... 4.4.2.3. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của huyện, hình ảnh thanh niên, lao động thanh niên nông thôn của huyện; phối hợp đưa lao động đi lao động hợp tác quốc tế. - Phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện hàng năm tổ chức hội chợ việc làm để lao động thanh niên nông thôn có cơ hội tìm kiếm việc làm, đồng thời cũng hiểu biết hơn về nghề nghiệp, việc làm từ đó định hướng cho mình hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. - Xây dựng trang Web của Đoàn thanh niên huyện để quảng bá các điều kiện, tiềm năng kinh tế, xã hội của huyện và hình ảnh thanh niên, lao động thanh niên huyện Thái Thụy với các đối tác, doanh nghiệp và bạn bè trong, ngoài nước để họ hiểu hơn về mảnh đất, con người Thái Thụy;, chất lượng, số lượng lao động thanh niên nông thôn Thái Thụy. Vì hiện nay Huyện uỷ, UBND huyện Thái Thụy chưa có trang Web riêng để quảng bá hình ảnh này. - Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng (đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp) các công ty, doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. PHẦN 5.V 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬNết luận Với 4 chương trình từ vấn, định hướng, tạo việc làm: Vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; vay vốn học nghề; xuất khẩu lao động; tư vấn, định hướng nghề nghiệp, trong 3 năm qua từ năm 2006 đến 2008, mạng lưới tạo việc làm trong huyện đã tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho 16797 TN, dạy nghề cho 3963 TN, tạo việc làm cho trên 55.000 TN, trong đó tạo việc làm mới cho trên 5.000 lao động. Qua kết quả thực tế, tư vấn, tạo việc làm cho TN trong huyện đã góp phần duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện đạt trên 14%/năm; giảm 1,5% hộ nghèo thanh niên và 2,2% hộ nghèo toàn huyện; giúp cho 6213 thanh niên lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với trình độ bản thân và điều kiện gia đình; mối năm giảm được 3489 thanh niên nông thôn di chuyển về thành thị tìm việc làm, tạo sức ép dân số cho thành thị, giảm 5% thanh niên mắc các tai tệ nạn xã hội; góp phần quan trọng để 100% thôn, làng của huyện Thái Thụy xây dựng văn hoá và trên 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Tăng cường lực lượng xây dựng các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội trong huyện, đặc biệt là lực lượng đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên ở các xã, thị trấn, các cơ quan, trường học vững mạnh. 5.2 KIẾN NGHỊiến nghị 5.2.1.Đối với Nhà nước: Tiếp tục đầu tư các nguồn lực để phát triển kinh tế của huyện, trọng tâm đầu tư 5 trọng điểm kinh tế để tạo việc làm tại chỗ cho TNNT trong huyện, gồm - Đầu tư kiên cố hoá kênh mương để chủ động việc tưới, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp. Phát triển mở rộng cây vu đông theo phương án " Xuân muộn, mùa sớm, vụ đông rộng" để tăng diện tích trồng cây vụ đông lên 70% diện tích đất canh tác của huyện, trong đó tập trung mở rộng diện tích cây đậu tương; chuyển vụ đông thành vụ sản xuất chính của huyện. - Chuyển các diện tích vùng úng trũng nội đồng sang mô hình lúa cá kết hợp với chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại - Có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống: nghề chế biến thuỷ sản, mây tre đan, thêu, rèn, khâu nón, vó…đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân du nhập nghề mới về địa phương. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung tại thị trấn Diêm Điền và các tiểu vùng, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư, tạo việc làm cho lao động trong huyện. - Phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó tập trung: phát triển nghề đóng tàu biển, dịch vụ vận tải biển; chuyển các diện tích ven biển vùng nước lợ sang nuôi trồng thuỷ sản - Mở rộng cảng biển thương mại Diêm Điền để tạo điều kiện thu hút các tàu vận tải biển vào xuất nhập khẩu. - Có cơ chế hỗ trợ các điều kiện cho học nghề cho học viên bao gồm cả trước, trong và sau học nghề. 5.2.2 Đối với Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên - Tăng cường tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp và việc làm. - Tham mưu thành lập trung tâm tư vấn, dạy nghề của thanh niên. - Xây dựng Web side của thanh niên để quảng bá hình ảnh lao động thanh niên nông thôn huyện. - Thành lập công ty cổ phần của thanh niên để tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật. - Thành lập Hội doanh nghiệp trẻ để thu hút các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở SXKD là thanh niên vào hoạt động để tạo việc làm cho thanh niên. Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới, đời sống của người dân dần được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Có nhiều nguyên nhân của tồn tại mà một trong những nguyên nhân chính là do nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động thanh niên có kỹ thuật, kĩ năng và trình độ cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và đất nước mặc dù hàng năm Nhà nước vẫn đang dành một khoản ngân sách không nhỏ cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn nói chung và lao động thanh niên nông thôn nói riêng. Lao động nông thôn luôn được đánh giá là một nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nông thôn nói chung và lao động là thanh niên nói riêng còn nhiều bất cập, thị trường lao động nông thôn mang tính tự phát và không rõ ràng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là do tâm lý trọng “đại học” xem nhẹ học nghề trong cộng đồng người dân, khả năng chi trả của người dân cho học nghề còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc học nghề chưa thực sự gắn với thị trường sử dụng lao động, học xong rất khó tìm việc làm. Hệ thống cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập: số lượng cơ sở đào tạo còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu - đặc biệt là các cở sở thuộc ngành nông nghiệp và PTNT; nội dung đào tạo chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất một số chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nói riêng là hết sức cấp thiết đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Sau khi học tập nghiên cứu hệ cao học tại trường Đại học nông nghiệp HÀ NỘI trong năm 2008, 2009, với mục tiêu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn; tập trung vào 4 khía cạnh chính: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. (2) Khái quát thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn trong huyện. (3) Tìm hiểu và đánh giá thực trạng của việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và (4) Đề xuất một số cơ chế, chính sách tạo việc làm chủ yếu cho lao động thanh niên nông thôn, huyện Thái Thụy. Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, tôi đã tiến hành tổng quan các chính sách liên quan đến đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế liên quan đến đào tạo nghề của các quốc gia trên thế giới như các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước phương Tây (Mỹ, Đức,...) để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong phạm vi giới hạn của Đề tài, tôi đã chọn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để tiến hành các khảo sát thực địa các nhóm đối tượng lao động thanh niên hiện đang sinh sống ở nông thôn, lao động đang làm việc ở các doanh nghiệp, học viên đang đi học nghề tại các cơ sở đào tạo, phỏng vấn, trao đổi, toạ đàm với các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, lãnh đạo các doanh nghiệp… Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hiện nay với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa lao động nói chung và đặc biệt là lao động thanh niên nông thôn đang có nhu cầu khá lớn về việc học nghề vừa để nâng cao tay nghề vừa nhằm thay đổi nghề nghiệp nâng cao thu nhập trong thời gian tới. Vấn đề là làm sao để có thể kết nối được nhu cầu về đào tạo nghề với cung đào tạo nghề hiện có, đồng thời cần có các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho lao động thanh niên đến được với các chương trình dạy nghề. Trên thực tế, mặc dù các hỗ trợ vẫn đã và đang được áp dụng tuy nhiên các hỗ trợ này dường như chưa đủ để thu hút người lao động rời bỏ hẳn công việc hàng ngày để tham gia học nghề. Do vậy, rất có thể trong thời gian tới các chính sách hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề cần được điều chỉnh kể cả về mặt định mức cũng như hình thức hỗ trợ để đảm bảo các chương trình đào tạo nghề cho người lao động được thực hiện một cách có hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ cho người đi học nghề cần đặc biệt lưu ý đến hai vấn đề định mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ để đảm bảo người đi học có thể học được nghề và sau đó sử dụng được nghề đã học. Vấn đề còn lại là với các hỗ trợ cung đào tạo nghề sẽ đáp ứng mức cầu về đào tạo nghề này như thế nào? Về phía cung đào tạo nghề, trên bình diện tổng thể cũng như trong quá trình khảo sát thực tế đều cho thấy hệ thống cơ sở đào tạo hiện tại của huyện chưa đủ đáp ứng yêu cầu của xã hội về đào tạo nghề. Sự thiếu hụt về mức cung này không chỉ đơn thuần liên quan đế lượng mà liên quan đến cả chất lượng của cung đào tạo nghề. Do vậy, trong thời gian tới hệ thống cơ sở đào tạo nghề nói chung và các cơ sở đào tạo nghề cho lao động thanh niên nông thôn của huyện nói riêng cần nhanh chóng mở rộng để đáp ứng về số lượng nhu cầu đào tạo nghề, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, giáo trình…để nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Với đặc thù của công tác đào tạo nghề đòi hỏi đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị…tương đối lớn nên vấn đề này chắc chắn sẽ cần phải có sự chung tay của nhiều bên vừa đề giảm gánh nặng ngân sách vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đây cũng chính là nguyên nhân để trong quá trình đầu tư phát triển cần đặc biệt chú ý đến chính sách xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Về kết nối cung cầu, tình trạng hiện nay trên thị trường đào tạo nghề là thiếu cung - thừa cầu. Để cân bằng được thị trường, một cách tự nhiên sẽ cần phải điều chỉnh tăng cung để đáp ứng với mức cầu hiện có. Có nghĩa là trong thời gian tới sẽ cần đẩy mạnh việc đầu tư mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo nghề để trước hết đáp ứng về mặt số lượng nhu cầu học nghề của lao động. Quá trình đầu tư này sẽ cần được xem xét và thực hiện sao cho vừa cân đối được lượng cung và cầu vừa đảm bảo đáp ứng đầu yêu cầu về chất lượng của đào tạo nghề. Nói cách khác, cần tăng cả chất và lượng cung đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo cung và cầu gặp nhau về mặt chính sách cũng cần có những điều chỉnh nhất định đối với cả phía cầu (người muốn đi học nghề), phía cung (nơi cung cấp việc dạy nghề) và cả cầu nối (hệ thống kết nối cung-cầu) đào tạo nghề. Các chính sách này được xây dựng nhằm tạo ra những sự can thiệp từ phía Nhà nước để sửa chữa những thất bại của thị trường. Trên cơ sở các phân tích, đánh giá, Tôi đề xuất một số cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Các giải pháp tập trung vào các nhóm chính sách chính như: (1) Cơ chế chính sách chung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (2) Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề; (3) Cơ chế chính sách đối với người lao động đi học nghề; (4) Cơ chế chính sách tạo cầu nối lao động - thị trường lao động. Hy vọng các đề xuất chính sách trên đây cũng sẽ được góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển của công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật thanh niên năm 2005 2. Luật giáo dục (sửa đổi) năm 2005 3. Luật dạy nghề, năm 2006; 4. Luật lao động; Luật đất đai năm 1993, 2001, 2003 và các Nghị định hướng dẫn. 5. Luật đưa người đi lao động nước ngoài. 6. Văn kiện nghị quyết trung ương 7(khóa X), 2008 7. Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến 2015-2020 8. Đề án tăng cường đào tạo cho lao động nông thôn giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến 2020, Bộ NN&PTNN 9. Hội nghị dạy nghề đáp ứng nhu cầu, Tổng cục dạy nghề, 2008 10. Định hướng chiến lựợc phát triển nông nghiệp Việt Nam 11. Mạc Văn Tiến, An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, 2005 12. Đề tài cấp Bộ: Các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp và nông thôn trong kinh tế thị trường, Bộ Thương mại, 2008 13. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, “Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”, NXB Chính trị quốc gia, 1998 14. Chu Tiến Quang, “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp”, NXB Nông nghiệp, 2001 15. Đào Thế Tuấn: Về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta thời kỳ mới - Báo điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam 15/1/2007 16. Ngân hàng thế giới, “Phân cấp tài chính và tăng cường dịch vụ cho nông thôn”, 2006 17. Ngân hàng thế giới, “Việt Nam – Thúc đẩy công cuộc phát triển nông thôn – từ viễn cảnh tới hành động”, 2006 18. Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 19. Nghị định 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 20. Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999 về việc qui định người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài… 21. Nghị quyết 09/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/6/2000 22. Nghị quyết 120/ NQ- HĐBT của Hội động Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ngày 11/4/1992. 23. PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn”, Tạp chí cộng sản. 24. PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc, “Phát triển làng nghề ở nông thôn”, Tạp chí cộng sản 25. Quyết định 132/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/11/2000. 26. Quyết định 48/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4/2002. 27. Quyết định 50/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/3/1999 28. Quyết định 68/2002/QĐ-TTg, ngày 4/6/2002 29. Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg, ngày 27/9/2001 30. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, ADB/M4P, Đánh giá thị trường lao động có sự tham gia của người dân tại Hà Tĩnh, Trà Vinh, Đăk Nông, Đà Nẵng, 2006 31. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”, Báo cáo nghiên cứu, 2006 32. Phùng Văn Chấn, Tổng quan chính sách dạy nghề, Báo cáo chuyên đề, 2008 33. Mạc Văn Tiến, Tổng quan hệ thống dạy nghề, Báo cáo chuyên đề, 2008 34. Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Thị Bích Thúy, Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, Báo cáo chuyên đề, 2008 35. Trương Anh Dũng, Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, Báo cáo chuyên đề, 2008 36. Mạc Văn Tiến, Tổng quan tình hình dạy nghề Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, 2008 37. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001 - 2005 (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - năm 2003) 38. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN năm 2004, 2005 - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 39. Tổng cục Thống kê, 2007, Niên giám thống kê 2006, NXB Thống Kê, 2007 40. ABD, Thị trường lao động nông thôn và vấn đề di cư, Tài liệu tham luận, 2007 41. Đề án 103 về việc hỗ trợ, tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 2008 - 2015. 412. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của huyện Thái Thụy 3 năm (2006, 2007, 2008) 423. Báo cáo của các phòng ban, đơn vị của huyện Thái Thụy 3 năm (2006, 2007, 2008), bao gồm : Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Lao động – TBXH, phòng Giáo dục & Đào tạo, Phòng Công thương, Phòng Tài chính – KH, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên – Môi trường, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động huyện; 8 trường THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm kỹ thuật tổng hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm dạy nghề… 443. www.dantri.com 454. www.vnexpress.net 465. www.laodong.com.vn 476. www.tuoitre.com.vn 487. www.thanhnien.com.vn 498. www.agroviet.gov.vn 5049. www.ncver.edu.au 510. www. Doanthanhnien.org.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- BÙI ĐỨC HOÀNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẬU DŨNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng: + Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. + Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Đức Hoàng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS Nguyễn Mậu Dũng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Viện Sau đại học, Khoa kinh tế và phát triển, bộ môn kKinh tế t ài nguyên môi trường thuộc trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.. Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tác giả B ùi Đức Hoàng MỤC LỤC 261. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 65 1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 6 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 87 2.1 Những vấn đề lý luận 87 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề tạo việc làm cho thanh niên 87 2.1.2 Đặc điểm của thanh niên nông thôn 2019 2.1.3 Các hoạt động nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 2420 2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 2521 2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 2722 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước vũ tạo việc làm cho thanh niên nông thôn Error! Bookmark not defined.26 2.2.2 Kinh nghiệm trong nước Error! Bookmark not defined.40 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3957 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3957 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3957 3.1.2 Điều kiện kinh tế 4361 3.2 Phương pháp nghiên cứu 4765 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 4765 3.2.2 Thu thập số liệu 4866 3.2.3 Phương pháp phân tích 4967 3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 4967 4. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5270 4.1 Thực trạng lao động và việc làm của thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy 5270 4.1.1 Số lượng lao động thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy 5270 4.1.2 Thực trạng lao động theo tình trạng việc làm 5371 4.1.3 Thực trạng lao động theo giới tính 5472 4.1.4 Thực trạng lao động thanh niên theo trình độ 5674 4.1.5 Thực trạng lao động theo độ tuổi. 5976 4.2 Thực trạng công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn 6077 4.2.1 Các chương trình, chính sách có liên quan đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy. 6077 4.2.2 Thực trạng mạng lưới tạo việc làm cho thanh niờn nụng thụn . 6380 4.2.3 Kết quả công tác tư vấn, tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn. 6783 4.2.4 Hiệu quả của tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong huyện. 8295 4.2.5 Ý kiến đánh giá về công tác tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong huyện 88101 4.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện. 92104 4.3.1 Chất lượng của lao động là thanh niên trong huyện còn thấp 92104 4.3.2 Thiếu vốn cho sản xuất – kinh doanh 93106 4.3.3 Chính sách hỗ trợ cho học nghề của nhà nước còn hạn chế 94106 4.3.4 Thiếu các trung tâm dạy nghề đủ các điều kiện đảm bảo các điều kiện đào tạo nghề cho thanh niên. 94107 4.3.5 Điều kiện khó khăn của bản thân người học 95107 4.4 Một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới 96108 4.4.1 Giải pháp về cơ chế chính sách đối với các cơ quan Nhà nước 96108 4.4.2 Giải pháp đối với đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên. 111127 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113129 TÀI LIỆU THAM KHẢO 117133 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KTTHHNDN Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề TH Tiểu học THCN Trung học chuyên nghiệp TNNT Thanh niên nông thônUBND Uỷ ban nhân dân TTCN Tiểu thủ công nghiệp XD Xây dựngSS So sánhGTSX Giá trị sản xuất CNTTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 . Lực lượng lao động cả nước và nông thôn, 1996-2007 Error! Bookmark not defined.51 2.2. Cơ cấu lao động đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hiện tại ở khu vực nông thôn Error! Bookmark not defined.52 2.3. Cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ học vấn, 1996-2006 Error! Bookmark not defined.53 2.4. Cơ cấu lao động có việc làm theo 3 nhóm ngành chính Error! Bookmark not defined.56 3.1. Tình hình giáo dục huyện Thái Thụy 4058 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm từ 2006 - 2008 4160 3.4. Hiện trạng hệ thống giao thông cuả huyện 4362 3.5. Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Thái Thuỵ 2006 đến 2008 4564 4.1. Số lượng lao động thanh niên theo độ tuổi 5371 4.2. Lao động có việc làm theo cơ cấu ngành nghề 5472 4.3. Lao động theo giới tính 5573 4.4. Lao động thanh niên theo trình độ học vấn 5875 4.5. Lao dộng thanh niờn theo trình độ chuyên môn 5875 4.6. Lao động theo độ tuổi 6077 4.7. Mạng lưới tạo việc làm cho lao động thanh niên 6380 4.8. Ttổng hợp các doanh nghiệp 6481 4.9. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện 6582 4.10. Các làng nghề 6783 4.11. Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp 3 năm 6884 4.12. Số lượng thanh niên được đào tạo ngắn hạn trong 3 năm 6985 4.13. Số lượng thanh niên được dạy nghề dài hạn 7086 4.14. Số lượng thanh niên được tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT 3 năm 7187 4.15. Số lượng lao động trong các trang trại, gia trại 7388 4.16. Số lao động trong hộ gia đình. 7489 4.17. Số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn huyện 3 năm 7690 4.18. Các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp của huyện 7791 4.19. Các làng nghề và lao động thanh niên làm nghề 7892 4.20. Số thanh niên xuất khẩu lao động 8093 4.21. Tổng hợp lao động được tư vấn, dạy nghề, tạo việc l àm 8194 4.22. Tình hình sử dụng đất đai của các nhóm hộ 8396 4.23. Tình hình học viên sau khi học nghề 8598 4.24. Thu nhập chi phí của xuât khẩu lao động 8699 4.25. Hiệu quả sử dụng vốn vay 87100 4.26. Thông tin chung về đội ngũ giáo viên dạy nghề 90103 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09023.doc
Tài liệu liên quan