Chu Mạnh Nhương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 9 - 13
9
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU KHI CHIẾT ZIRCONI
TỪ MÔI TRƯỜNG AXIT VÔ CƠ VÀ HỮU CƠ BẰNG CTAB,
D2EHPA TRONG DUNG MÔI HỮU CƠ
Chu Mạnh Nhương*
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo thông báo các điều kiện tối ưu khi chiết zirconi (Zr) từ các môi trường axit vô cơ và hữu
cơ bằng di-2-etylhexylphotphoric axit (D2EHPA), cetyltrimetylamonibromua (CTAB) trong dung
môi hữu cơ. Trước tiên là khảo sát phổ hấp
5 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu điều kiện tối ưu khi chiết zirconi từ môi trường axit vô cơ và hữu cơ bằng ctab, d2ehpa trong dung môi hữu cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thụ phân tử của phức zirconi-xylen da cam (ZrXO)
trong các môi trường axit HCl, HNO3, H2SO4, HAc, H2C2O4 0,1M cho thấy phức hấp thụ quang
tối đa tại bước sóng 550,5nm. Trên cơ sở đó đã xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ Zr với
khoảng nồng độ tuyến tính từ 1 đến 15 ppm. Đáng chú ý, bài báo đã chỉ ra các điều kiện tối ưu khi
chiết Zr, đó là: nồng độ CTAB (5.10-5-10-2M) trong C6H6 với môi trường chiết là axit hữu cơ;
D2EHPA (10-4-10-2M) trong n-C6H14 với HCl 1M; với cùng một tác nhân chiết thì các dung môi
CCl4, n-C6H14 tốt hơn C6H6, CHCl3. Khi thêm các muối trung hoà đã làm thay đổi hiệu suất chiết
Zr và thứ tự ảnh hưởng là: (NH4)2SO4<NH4Cl<NaCl<NaNO3<KNO3<KSCN. Với hệ chiết sử
dụng CTAB thì tác nhân HNO3 3M có khả năng giải chiết Zr cao nhất là 88,1%, còn với hệ
D2EHPA thì H2SO4 (1-3M) cho sự tách loại Zr đều cao hơn 80%.
Từ khoá: chiết, zirconi, axit vô cơ, axit hữu cơ, CTAB, D2EHPA.
GIỚI THIỆU*
Hiện nay, hơn 90% zirconi được sản xuất
dưới dạng ZrO2 nhằm chế tạo vỏ bọc thanh
nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân. Tuy
nhiên, để có thể sử dụng được nó vào trong
lĩnh vực này cần phải loại bỏ được hafni (Hf)
và các tạp chất đi kèm với Zr. Phương pháp
chiết dung môi được sử dụng phổ biến để tách
các nguyên tố nói chung và Zr nói riêng.
Tác giả I.S.El-Yamani và cộng sự đã nghiên
cứu chiết Zr bằng muối halogenua của amin
bậc bốn pha trong benzen với môi trường
chiết là HCl có LiCl là chất cường chiết và
ứng dụng để tách Zr khỏi Hf [3].
Với môi trường axit malonic, M.A.Sawant và
S.M.Khopkar đã tiến hành nghiên cứu chiết
Zr ở khoảng pH bằng 3. Trong công trình
nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu ảnh
hưởng của bản chất các dung môi clorofom,
benzen, dầu hỏa và một muối có gốc SCN-,
cũng như ảnh hưởng của một số nguyên tố
khác [4].
Tác giả R.G.Puzic và cộng sự đã nghiên cứu
chiết một số kim loại bằng hỗn hợp của
tributyl photphat (TBP) với ankyl
*
Tel: 0986 519251, Email: chumanhnhuongkhoahoa@gmail.com
amoninitrat. Trong đó sử dụng pha nước gồm
Ce(III), Zr(IV), Pu(IV) trong môi trường axit
HNO3 3M và pha hữu cơ là TBP và trilauryl-
amin hoặc triaurylmetylamoninitrat trong n-
hexan hoặc toluen. Kết quả cho thấy Ce(III)
và Zr(IV) được chiết với hiệu suất cao do sự
hình thành hỗn hợp phức nitrat-kim loại-TBP-
alkylamoninitrat, trong khi đó Pu(IV) bị chiết
kém hơn [5].
THỰC NGHIỆM
Thiết bị, dụng cụ, hoá chất
- Máy quang phổ UV-Vis 1700 (Nhật bản).
- Máy lắc phễu chiết và các dụng cụ dùng
trong phân tích thể tích.
- Dung dịch chuẩn Zr(IV) 100ppm.
- Các tác nhân (D2EHPA, CTAB), các axit
(HCl, HNO3, H2SO4, CH3COOH, H2C2O4),
các muối (KSCN, KNO3, NH4Cl, (NH4)2SO4,
Na2SO4, NaNO3, NaCl) và các dung môi (n-
C6H14, CHCl3, CCl4, C6H6) đều có độ tinh
khiết phân tích.
Phương pháp
Xây dựng đường chuẩn xác định Zr: tiến hành
đo độ hấp thụ quang của dung dịch phức màu
Zr-XO với khoảng nồng độ từ 1 đến 15 ppm
Chu Mạnh Nhương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 9 - 13
10
trong các môi trường HCl 0,1M và HNO3
0,1M tại bước sóng 550,5nm.
Phương pháp chiết: trong mỗi thí nghiệm
chiết sử dụng pha nước là Zr ppm trong môi
trường axit tương ứng;
tỉ lệ pha nước và pha
hữu cơ là 1:1; thời gian lắc và cân bằng hai
pha đều là 20 phút [7]. Sau khi tách hai pha,
lấy pha nước thực hiện phản ứng tạo màu với
XO và đo độ hấp thụ quang của các dung dịch
tại bước sóng 550,5nm. Các giá trị độ hấp thụ
quang được dùng để tính hiệu suất chiết
(%Ex) và hệ số phân bố (D) của Zr.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khảo sát phổ hấp thụ phân tử của phức
Zr-xylen da cam (Zr-XO).
Trước khi tiến hành khảo sát các điều kiện
cho phép đo quang chúng tôi tiến hành ghi
phổ hấp thụ phân tử và xác định bước sóng tối
ưu của phức Zr–XO. Kết quả thu được ở hình 1:
Hình 1: Phổ hấp thụ phân tử của Zr-xylen da cam
(1) là phổ của Zr(IV) khi không có xylen
da cam.
(2) là phổ của xylen da cam.
(3) là phổ của phức Zr(IV) – xylen da cam
trong môi trường H2SO4 0,1M.
(4) là phổ của phức Zr(IV) – xylen da cam
trong môi trường HCl 0,1M.
(5) là phổ của phức Zr(IV) – xylen da cam
trong axit HNO3 0,1M.
Từ hình 1 nhận thấy: tại bước sóng 550,5nm
độ hấp thụ quang của phức Zr-XO đạt giá trị
cực đại. Do vậy chúng tôi lựa chọn bước sóng
550,5nm để xác định Zr(IV) trong các thí
nghiệm tiếp theo.
Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ Zr
Đường chuẩn này được chúng tôi sử dụng để
xác định Zr(IV) trong khi nghiên cứu chiết Zr.
Hình 2: Đường chuẩn xác định Zr(IV) trong môi
trường HNO3 và HCl 0,1M
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
suất chiết Zr
Ảnh hưởng của môi trường axit
Bảng 1: Hiệu suất chiết Zr (%Ex) trong các môi trường axit vô cơ và hữu cơ
CM
Môi trường
%Ex
0,01 0,05 0,1 0,25 0,5 0,75 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0
HCl - - - - 68,7 - 78,4 83,1 88,1 91,1 87,9 85,2 77,3
HNO3 - - - - 82,5 - 86,1 88,1 91,2 91,9 88,1 87,6 86,8
H2SO4 - - - - 61,1 - 66,3 72,5 79,3 78,2 69,3 68,2 67,9
HAc - 82,4 84,8 - 87,9 - 89,3 90,0 91,9 93,2 93,2 93,2 -
H2C2O4 83,4 86,7 89,1 92,5 95,6 96,5 96,5 - - - - - -
Bảng 2: Hiệu suất chiết Zr theo nồng độ của tác nhân chiết
CM
Môi
trường
%Ex
CTAB/CCl4 D2EHPA/n-hexan
5.10-5 10-4 5.10
-
4
10-3 5.10-3 10-2 5.10
-
5
10-4 5.10
-
4
10-3 5.10
-
3
10-2
HCl 1M 83,5 84,7 84,8 84,9 85 84,7 78,4 85 87,1 88,7 88,9 90,1
HNO3
0,5M 83,6 84,9 86,9 87,4 87,5 88,1 - - - - - -
HAc
0,05M 88,3 88,5 89,2 90,1 92,8 92,8 - - - - - -
H2C2O40,0
1M 86,3 91,0 92,5 93,3 95,4 95,4 - - - - - -
Chu Mạnh Nhương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 9 - 13
11
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: khi sử dụng
H2C2O4 trong khoảng nồng độ từ 0,25 đến 1M
cho hiệu suất chiết Zr cao trên 92%, với cùng
nồng độ của các axit từ 0,5 đến 1M thì hiệu
suất chiết Zr trong môi trường axit hữu cơ là
cao hơn môi trường axit vô cơ. Khoảng nồng
độ tối ưu khi chiết Zr trong các axit vô cơ
(HCl, HNO3, H2SO4); HAc và H2C2O4 lần
lượt là (1,5 đến 2,5M); (1,5 đến 3,5M) và (0,1
đến 1M). So sánh hiệu suất chiết Zr trong các
môi trường axit cho thấy thứ tự ảnh hưởng
của các axit tăng dần như sau:
H2SO4<HCl<HNO3<HAc<H2C2O4.
Ảnh hưởng của nồng độ tác nhân đến hiệu
suất chiết Zr(IV)
Từ bảng 2 nhận thấy: hệ chiết sử dụng tác
nhân CTAB, D2EHPA đều ảnh hưởng tích
cực đến việc chiết Zr. Khi tăng nồng độ của
CTAB/C6H6 từ 5.10-5 đến 10-2 M thì hiệu suất
chiết của Zr đều tăng và trong axit hữu cơ thì
hiệu suất chiết cao hơn môi trường axit vô cơ.
Tại môi trường HCl 1M, sử dụng D2EHPA/n-
C6H14 chiết Zr tốt hơn CTAB/CCl4.
Ảnh hưởng của bản chất dung môi đến hiệu
suất chiết Zr
Bảng 3: Hiệu suất chiết Zr khi sử dụng một số loại dung môi
Dung môi CCl4 CHCl3 C6H6 n-C6H14
%Ex D %Ex D %Ex D %Ex D
CTAB
HCl 1M 84,7 5,6 - - 83,2 5,2 - -
HNO3 0,5M 86,9 7,0 - - 84,1 5,4 - -
HAc 0,05M 94,7 11,9 - - - - 92,7 12,7
H2C2O4 0,01M 95,4 20,7 - - - - - -
D2EHA HCl 1M - - 43,9 0,7 - - 88,5 7,7
Dựa vào kết quả bảng 3 cho thấy: sử dụng CCl4 và n-C6H14 cho hiệu suất chiết Zr cao hơn dung
môi CHCl3, C6H6 do cấu trúc bền và kém phân cực hơn của CCl4 và n-C6H14 so với CHCl3, C6H6.
Thứ tự ảnh hưởng của các dung môi như sau: CHCl3 <C6H6<n-C6H14<CCl4.
Ảnh hưởng của một số muối
Bảng 4: Hiệu suất chiết Zr trong môi trường có một số muối
Muối
Tác
nhân
%Ex
NaC
l
NaN
O3
Na2S
O4
KNO3 KSCN
(NH4)2S
O4
NH-
4Cl
HCl
1M
HCl
1M
HNO3
0,5M
HAc
0,05
M
H2C2
O4
0,01M
HCl
1M
HAc
0,05
M
H2C2
O4
0,01M
HCl
1M
HCl
1M
HCl
1M
CTAB 88,1 89,4 87,2 96,0 95,4 - 95,8 96,3 - - -
D2EHA - - - - - 90,4 - - 95,1 77,3 81,0
Kết quả bảng 4 cho thấy: khi sử dụng hệ chiết có tác nhân CTAB thì ảnh hưởng của các muối
trung hòa đến hiệu suất chiết Zr tích cực trong môi trường axit hữu cơ còn hệ chiết D2EHPA, ảnh
hưởng của các muối KNO3, KSCN tốt hơn so với (NH4)2SO4 và NH4Cl. Như vậy các muối đều
ảnh hưởng tích cực tới hiệu suất chiết Zr và thứ tự ảnh hưởng theo thứ tự tăng dần như sau:
(NH4)2SO4<NH4Cl<NaCl<NaNO3<KNO3<KSCN.
Nghiên cứu một số tác nhân giải chiết Zr
Bảng 5: Phần trăm tách loại Zr khi sử dụng một số tác nhân giải chiết (TNGC)
Tác nhân giải
chiết
Tác nhân chiết
%Ex
HCl
1M
HCl
2M
HCl
3M
HNO3
1M
HNO3
2M
HNO3
3M
H2SO4
1M
H2SO4
2M
H2SO4
3M
CTAB - - - 6,28 11,26 88,1 25,32 31,27 38,43
D2EHPA 23,8 25 25,1 3,5 3,7 4,7 80,0 81,1 84,1
Chu Mạnh Nhương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 9 - 13
12
Theo kết quả bảng 5 nhận thấy: với hệ chiết
sử dụng CTAB thì tác nhân HNO3 3M có khả
năng giải chiết Zr cao nhất (88,1%) còn
H2SO4 3M giải chiết kém hơn (38,43%). Tuy
nhiên, trong hệ chiết sử dụng D2EHPA thì kết
quả ngược lại: tác nhân HNO3 3M giải chiết
kém nhất còn H2SO4 (1-3M) cho hiệu suất
giải chiết đều cao (hơn 80%).
KẾT LUẬN
1. Đã khảo sát phổ hấp thụ phân tử của phức
ZrXO tại bước sóng 550,5nm. Đã xây dựng
các đường chuẩn để xác định nồng độ Zr
trong các môi trường HCl 0,1M và HNO3
0,1M ở khoảng nồng độ tuyến tính từ 1 đến
15 ppm.
2. Đã chỉ ra các điều kiện tối ưu khi chiết Zr
bằng CTAB, D2EHPA từ các môi trường axit
khác nhau là:
- Với môi trường axit hữu cơ thì nồng độ
CTAB/C6H6 thích hợp là (5.10-5-10-2M);
- Với môi trường HCl 1M thì nồng độ
D2EHPA/n-C6H14 thích hợp là (10-4-10-2M);
- Với cùng một tác nhân chiết thì khi sử dụng
các dung môi CCl4, n-C6H14 cho hiệu suất
chiết Zr cao hơn C6H6 và CHCl3;
- Khi thêm các muối đã tăng hiệu suất chiết
Zr và thứ tự ảnh hưởng là:
(NH4)2SO4<NH4Cl<NaCl<NaNO3<KNO3<
KSCN.
3. Đã tìm được tác nhân giải chiết Zr: khi hệ
chiết sử dụng CTAB thì tác nhân giải chiết là
HNO3 3M, còn sử dụng D2EHPA là H2SO4
(1-3M).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Tứ Hiếu (2001), Phân tích quang phổ
hấp thụ UV-Vis, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
[2]. Hồ Viết Quý (2002), Chiết tách, phân chia,
xác định chất bằng dung môi hữu cơ. T1, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
[3]. I.S.El-Yamani, M.Y.Farah và F.A.ABD El-
Aleim (1978), studies on extraction of Zirconium
by quaternary ammonium halides from
hydrochloric acid media and its separation from
hafnium, Nuclera Chemistry Department, Atomic
Energy Authority, Cario, Egypt.
[4]. Madhur A.Sawant và S.M.Khopkar (1979),
solvent extaction separation of zirconium from
malonate solution with high molecular-weight
amines. Department of Chemistry, IndianInstituteof
Technology, Bombay-400076, India.
[5]. R.G.Puzic, Z.Kolairik và Z.B.Maksimovic
(1969), Solvent extraction of some metals by
mixtures of tributyl phosphate with alkylammonium
nitrates, The Boris Kidri, Institute of Nuclear
Sciences, Belgrade, Yugoslavi.
[6]. P.P.Koroxtelev (1974), Chuẩn bị dung dịch cho
phân tích hóa học, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[7]. Ramachandra Reddy, J.Rajesh Kumar,
A.Varada Reddy, D.Neela Priya (2003), Solvent
extraction of zirconium(IV) from acidic chloride
solutions using 2-ethyl hexyl phosphonic acid
mono-2-ethyl hexyl ester(PC88A), Inorganic
Chemistry Division, Indian Institute Chemical
Technology (CSIR), Hyderabad 500 007, India.
Chu Mạnh Nhương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 99(11): 9 - 13
13
SUMMARY
RESEACH ON CONDITIONS FOR SOLVENT EXTRACTION
OF ZIRCONIUM FROM INORGANIC ACIDIC
AND ORGANIC ACIDIC MEDIUM BY CTAB, D2EHPA
IN ORGANIC SOLVENT
Chu Manh Nhuong*
College of Education - TNU
The newpaper introducted the optimum conditions for solvent extraction of zirconium (Zr) from
inorganic and organic acidic medium by CTAB, D2EHPA in organic solvent. The frist, these was
absorption spectra of xylenol orange complexes (XO) of Zr in HCl, H2SO4, HNO3, HAc, H2C2O4
medium 0,1M, indicated that ZrXO show a maxium absorption wawe length 550,5nm. The
second, these established calibration curves for the determination of Zr, the concentration was
from 1 to 15ppm. Respect, the newpaper indicatied the optimum conditions for solvent extraction
of Zr: the concentration of CTAB (5.10-5 to 10-2M) in C6H6 with medium of extraction was organic
acidic (HAc, H2C2O4); the concentration of D2EHPA (10-4-10-2M) in n-C6H14 with HCl 1M; with a
extractant concentration, CCl4 and n-C6H14 solvent effected better than C6H6, CHCl3. Addtion of
some salt increased the efficiency extraction of Zr and follow the order:
(NH4)2SO4<NH4Cl<NaCl<NaNO3 <KNO3<KSCN. With CTAB indicated HNO3 3M as the best
strip agent with the efficiency 88,1%; but with D2EHPA, the concentration of strip agent H2SO4
(1-3M) had the efficiency more 80%.
Keyword: extraction, zirconium, inorganic acidic, organic acidic, CTAB, D2EHPA.
Ngày nhận bài: 18/6/2012, ngày phản biện: 06/7/2012, ngày duyệt đăng:10/12/2012
*
Tel: 0986 519251, Email: chumanhnhuongkhoahoa@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dieu_kien_toi_uu_khi_chiet_zirconi_tu_moi_truong.pdf