Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nằm bảo vệ môi trường

LỜI MỞ ĐẦU Khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất Nông nghiệp, song cũng tạo điều kiện tốt để sâu hại phát sinh, phát triển và phá hại nghiệm trọng. Theo FAO (1999), hằng năm trên thế giới mức tổn thất về lương thực trung bình từ 6 - 10%. Ở Việt Nam, mức tổn thất này từ 8 -15%, riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vào khoảng 18%. Trong đó, loài rầy nâu là một trong những loài sâu hại không những trực tiếp làm thiệt hại về số lượng nông sản, làm giảm chất lượng của cây lúa, giả

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nằm bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m giá trị thương phẩm, mà còn là nguyên nhân ảnh hưởng đời sống sức khỏe của người nông dân và gây ra những thiệt hại về môi trường. Do đó, việc phòng trừ rầy nâu gây hại cho nông sản là một công tác quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp. Và công tác này sẽ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn khi có được những hiểu biết về thành phẩm, đặc tính sinh học của nó. Để diệt trừ sâu hại đặc biệt là loài rầy nâu gây hại ở lúa, người nông dân đã phải bỏ ra một khoảng chi phí đáng kể để mua các loại hóa chất bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại nhưng hiệu quả không cao mà còn gây lãng phí về tiền bạc và thời gian. Bên cạnh đó, dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra những tổn hại và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe người dân và môi trường sinh thái. Từ những lý do trên, em tiến hành làm đồ án tốt nghiệp: “Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường”, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả diệt trừ rầy nâu mà không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, với một thiết bị dược gọi là “Máy bắt rầy nâu”, sử dụng ánh sáng đèn và quạt hút. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là nước đang phát triển, NN được xem là yếu tố chính cho sự phát triển, nhất là việc giải quyết lương thực. Hiện nay về cơ bản nước ta vẫn là nước NN gần 80% dân số và 70% lực lượng lao động tập trung ở nông thôn là chủ yếu và phổ biến là sản xuất NN. Vì vậy, NN đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho một dân số đang gia tăng. Từ cuộc cách mạng xanh việc sử dụng các giống cây trồng đi đôi với phân hóa học, hóa chất BVTV, thủy lợi hóa và cơ giới hóa được xem là các yếu tố không thể thiếu được cho một nền NN hiện đại. Việc sử dụng hóa chất, độc canh giống, cơ giới giống với mục đích là tiêu diệt các loài sâu hại trong những năm gần đây đã mang lại những hậu quả tiêu cực: gây tổn hại đến môi trường (xói mòn đất, suy giảm độ phì của đất, ô nhiễm đất và nguồn nước…) ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân và người tiêu dùng, dịch bệnh bộc phát, giá thành sản xuất cao… điều này dẫn đến lo ngại rằng sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành sản xuất lương thực trong đó có sản xuất lúa. Để có biện pháp diệt trừ sâu hại hiệu quả cao hơn mà không phải sử dụng các loại thuốc BVTV hay cơ giới hóa, động canh hóa giống cây trồng nhằm bảo vệ môi trường mà giá thành cũng rẻ hơn. Để giải quyết được những vấn đề khó khăn trên, em tiến hành làm đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường” với mục đích là tiêu diệt sâu hại đặc biệt là rầy nâu gây hại ở lúa với một thiết bị diệt rầy không những hiệu quả mà còn đem lại những lợi ích khác nữa cho người nông dân. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loài sâu hại đối với NS VN và ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đối với cây trồng và hệ sinh thái. Trên cơ sở đánh giá đó, đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh dưới tác động trực tiếp hay gián tiếp của các loại hóa chất BVTV. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tổng hợp tài liệu về côn trùng, đặc biệt là loài rầy nâu. Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thuốc hóa học BVTV đối với cây trồng (cây lúa) và môi trường sinh thái tại đó. Tiến hành tìm hiểu, đưa ra các biện pháp thích hợp để phòng trừ sâu hại. Tính toán chi phí cho hệ thống diệt trừ sâu hại nhằm bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả cho phát triển NN. 1.4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được ảnh hưởng của sâu hại lên cây trồng. Đưa ra các biện pháp hữu hiệu để phòng trừ côn trùng gây hại cho cây trồng, đặc biệt là biện pháp phòng trừ rầy nâu. Tìm hiểu và tính toán chi phí cho thiết bị diệt trừ rầy nâu ở lúa. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Phương pháp luận Ngành NN có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Phát triển NN và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, khi nghiên cứu đánh giá tác động ảnh hưởng của côn trùng đến hoạt động NN thì cần phải hiểu rõ các nguyên nhân cũng như các yếu tố cụ thể tác động đến môi trường tại vùng đó. Các chất hóa học BVTV mà người nông dân sử dụng khi diệt trừ sâu bệnh gây ra ÔNMT và chất ô nhiễm đó sẽ làm ÔNMT đất và nước tại khu vực đó. Do đó cần phải có những biện pháp nghiên cứu thích hợp để hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất đó. Đối với vùng nghiên cứu thì có những đặc thù riêng, chẳng hạn nơi đây là nơi sinh sống của các loài sâu bệnh, NN chưa phát triển, vì thế khi đánh giá chất lượng NS tại đây thì cần làm rõ các vấn đề trong phần nội dung nghiên cứu. 1.5.2. Phương pháp cụ thể Thu thập tài liệu : Các tài liệu của các tác giả đã thực hiện trước đây về các loài côn trùng. Các số liệu về thiệt hại cho NS của các loài sâu hại trong quá trình bảo quản. Các tài liệu về các căn bệnh do côn trùng gây ra đối với cây trồng. Các biện pháp đã được thực hiện để phòng trừ sâu bệnh như biện pháp tổng hợp (IPM). Điều tra khảo sát thực địa : Điều tra 1 mẫu lúa dùng bao nhiêu kg TTS bình quân trong một vụ mùa. Điều tra ảnh hưởng xấu của TTS đối với môi trường nước, môi trường không khí, hệ sinh thái và môi trường. Điều tra thói quen sử dụng TTS và vấn đề an toàn trong sinh hoạt khi có TTS. Phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu : Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, các tài liệu điều tra khảo sát, các tài liệu đã qua xử lý, ta tiến hành phân tích và tổng hợp lại từ đó đưa ra những tác động ảnh hưởng của côn trùng đến chất lượng cây trồng của nước ta và có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất. 1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.6.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài côn trùng, đặc biệt là loài rầy nâu gây hại cho cây trồng nhằm bảo vệ môi trường. Các hoạt động sản xuất lương thực và phát triển NN trên vùng nghiên cứu. 1.6.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tập trung vào nghiên cứu các loài côn trùng gây hại cho cây trồng và các biệp pháp tổng hợp (IMP) để diệt trừ sâu bệnh cho NN. Về thời gian: từ 01/10/2006 - 27/12/2006 1.6.3. Cấu trúc của Đồ án tốt nghiệp Gồm 6 chương: Chương 1. Mở đầu. Chương 2. Tổng quan về sử dụng hóa chất BVTV trong NN. Chương 3: Tổng quan về côn trùng. Chương 4. Tổng quan về rầy nâu. Chương 5. Đề xuất biện pháp xử lý rầy nâu bằng máy bắt rầy. Chương 6. Kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP 2.1. GIỚI THIỆU Hàng năm trong sản xuất NN ở nước ta và các nước trên thế giới, các sâu hại là mối đe dọa lớn và không được phòng trừ tốt thì chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và chất lượng NS. Những thiệt hại do các loại sâu hại gây ra đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm từ 20 - 25% và có khi lên đến 50%. Chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp kỹ thuật canh tác, dùng thuốc BVTV, … là những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và quyết định đến năng suất cây trồng và chất lượng NS. Hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào những năm 1960 để tiêu diệt sân bệnh và nhằm mục đích bảo vệ mùa màng. Cho đến nay, hóa chất BVTV gắn liền với tiến bộ sản xuất công nghiệp từ quy mô, số lượng, chủng loại có chiều hướng ngày càng tăng. Ở nước ta đã có hơn 100 loại thuốc được đăng ký sử dụng, các loại thuốc này được nhập từ nước ngoài và cũng được sản xuất tại VN. Hóa chất BVTV có mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại cho cây trồng, bảo vệ sản xuất hóa chất BVTV, bên cạnh đó còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: phá vỡ quần thể sinh vật trên đồng ruộng, tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), tiêu diệt tôm cá, … Phần tồn dư của hóa chất BVTV trên các sản phẩm NN, rơi xuống nước bề mặt ngấm vào đất, di chuyển vào nước ngầm, phát tán theo gió gây ra ÔNMT. Thuốc BVTV đựơc xem như là các yếu tố bảo vệ cây hoặc những sản phẩm bảo vệ mùa màng là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt loài gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh virut, vi khuẩn. Song là các chất dùng để đấu tranh với các loài sống cạnh tranh với cây trồng như cỏ dại cũng như nấm bệnh cây. Thuốc BVTV được áp dụng cho những mục đích cụ thể trong NN, chúng được thêm vào thành phần hoạt tính được dùng như là chất keo bảo vệ, nhằm nâng cao các tính chất ứng dụng. Bên cạnh đó phân bón, các loại TTS bằng hóa chất cần được giảm xuống trong môi trường. 2.2. PHÂN LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 2.2.1. Phân loại theo chức năng sinh thái và hóa học Gunn và Stevens đã tổng hợp phân loại theo chức năng và hóa học của thuốc BVTV từ năm 1976 như sau: Bảng 1: Phân loại theo nhóm tổng hợp STT Nhóm thuốc Thí dụ 1 Thuốc trừ sâu Adrin, DDT, dầu cây chanh, Nicotine, … 2 Các chất diệt sâu bệnh Apholate, Metepa, Ethyl hexenesiol, … 3 Thuốc đặc hiệu diệt ký sinh vật Chiobenzilate, Cyhexatin, Binapacryl, … 4 Thuốc phòng ngừa nấm Sulfur, Captafo, Phenyl mecury, … 5 Thuốc diệt mấm qua rễ Carboxin dioxide, Cyclohexamide, … 6 Các chất xông hơi Chloropincrin, Methyl bromide, Ethylene, ... 7 Diệt cỏ Sodium, Barban, Bromacil, … 8 Các chất làm rụng lá Cacodylic acid, Dimoseb, Diquat, … 9 Các chất điều hòa Chlorpropham, Propham, Ethephon , … 10 Thuốc diệt chuột Aluminium phosphide, chloropicrin, methyl, … 11 Thuốc diệt ốc, sên Endol, Sulfat đồng, Niclosamide, … Bảng 2: Phân loại các thuốc BVTV theo mục đích sử dụng Mục đích Mục tiêu sinh vật Thuốc trừ ghẻ Ve Thuốc trừ tảo Tảo (rong biển) Thuốc diệt khuẩn Vi khuẩn Thuốc diệt nấm Nấm Thuốc diệt cỏ Cây, thường các loại cỏ Thuốc trừ sâu Côn trùng Thuốc trừ động vật thân mềm Động vật thâm mềm, đạc biệt sên, ốc sên Thuốc diệt giun Giun tròn Thuốc trừ loại gặm nhấm Loài gặm nhấm, bặc biệt chuột, chuột nhắt Thuốc diệt mối Mối Bảng 3: Sự phân lớp các loại thuốc BVTV theo đối tượng Cành TTS, thuốc diệt cỏ hoặc thuốc diệt nấm, chất nhũ hóa, chất lỏng trộn nước, bột hòa tan trong nước, dung dịch dầu Phấn hoa Các nhân tố độc không bị pha loãng, bình phun phấn hoa… chủ yếu là TTS và thuốc diệt nấm Hột TTS, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ tảo dưới hình thức vật mang có tính chất trơ bị nhiễm thuốc trừ dịch Vỏ TTS, thuốc diệt nấm về xử lý hạt giống Bình phun Những áp dụng trong nước về TTS, đẩy lùi và khử trùng nhờ các tia của bình phun Xông khói Các chất lỏng và khí cho việc xử lý đất trồng chủ yếu ảnh hưởng của thuốc giun tròn và TTS được sử dụng rộng rãi trong việc tiêu diệt loài gây hại Mồi Thưc tế không giảm thành phần hoạt động trong môi trường, chất độc tố bị ăn vào bụng bởi loài động vật, động vật thân mềm, loài gặm nhấm sau khi chúng vị mồi hấp dẫn Những công thức giảm nhẹ Hợp chất TTS cực nhỏ, sơn mài hoặc thanh nhựa sử dụng trong nhà 2.2.2. Phân loại theo chức năng hóa học 2.2.2.1. Thuốc BVTV vô cơ Nhóm này gồm các chất độc, đặc biệt là các chất độc như arsenic, đồng, thủy ngân, chúng không phân hủy trong điều kiện thường và khi được sử dụng làm TTS chúng sẽ là các chất độc rất bến vững. Tính bền vững của các chất vô cơ trong đất bị ảnh hưởng bởi quá trình phân tán do các thay đổi cấu trúc vật lý như lọc, xói mòn do gió và nước. * Hỗn hợp Bordeaux: là TTS với một vài thành phần gốc đồng hoạt động, bao gồm tetracupric sulfat và pentacupric sulfat, được sử dụng như một chất diệt nấm cho trái cây và rau màu. Nó hoạt động dựa trên đặc tính ức chế các enzyme khác nhau của nấm. * Các chất chứa thạch tín: bao gồm trioxid arsenic, sodium arsenic và calcium arsenic là những loại thuốc diệt cỏ. TTS thuộc nhóm này có Paris xanh, arsenat chì và arsenat canxi. 2.2.2.2. Thuốc BVTV hữu cơ * Các thuốc BVTV hữu cơ tự nhiên: là các hóa học được ly trích từ nhiều loài thực vật. Một loại thuốc BVTV quan trọng là alkaloia nicotine và các hợp chất chứa nicotinoid được trích ra từ cây thuốc lá và thường sử dụng dưới dạng muối nicotine sulfat. Một phức hợp hóa học khác được sử dụng như TTS, gặm nhấm là các rotenoid, đặc biệt là rotenone được trích ly từ loài cây nhiệt đới. * Các hợp chất tổng hợp hữu cơ - kim loại: hầu hết là các chất diệt nấm, được sử dụng rộng rãi. Quan trọng nhất là hợp chất hữu cơ của chì như phenylmercuric acetat, methylmercury, methoxythylmercuric chlorid. * Các hợp chất phenol: là các chất diệt nấm, dùng để bảo vệ các cây gỗ. Chiếm ưu thế là các trichlorophenol, tetrachlorophenol và pentachlorophenol. * Các chlorinat hydrocarbon: là một nhóm rất phong phú, đây là các TTS tổng hợp. Ưu thế là các mhóm phụ như DDT, lindan, chất thơm đa vòng, chlorophenoxy axit. * Các TTS phosphor hữu cơ: được dùng để trừ các loại sâu hại, giun tròn và nó tính độc đối với các loài chân đốt nhưng kém bền trong môi trường như parathion, methyl parathion, fenitrothion malathion, phosphamidon. * Các TTS gốc carbamat: dùng để trừ các loài chân đốt, bền vững tương đối trong môi trường. Các chất điển hình như aminocarb, carbryl, carbofuran,… * Thuốc diệt cỏ triazine: dùng trong độc canh ngũ cốc, làm chai xấu đất. Điển hính như simazine, atrazine, hexazinone. * Các pyrethroid tổng hợp: là TTS và giun ký sinh trong NN, rất độc cho cá và các thực vật trên cạn, dưới nước. Điển hình là cypermethrin, deltamethrin, permethrim, các pyrethrin, tetramethrin và pyrethrum tổng hợp. 2.2.3. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giớ (WTO) Các chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác dụng của độc tố tới cơ thể qua đường miệng và qua da. LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng và qua da. Đó là liều gây chết trung bình được tính bằng mg hoạt chất có thể gây chết 50% động vật thí nghiệm (tính bằng kg) khi tổng lượng thể trọng của động vật trên bị cho uống hết hoặc bị phết vào da. Bảng 4: Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giới (WTO) (LD50 mg/kgchuột) STT Phân nhóm độc Qua miệng Qua da Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng 1 Độc mạnh 5 20 10 40 2 Độc 5 - 50 20 - 200 10 - 100 40 - 400 3 Độc trung bình 50 - 500 200 - 200 100 -100 400 - 400 4 Độ ít 500 - 2.000 2.000 - 3.000 1.000 4.000 5 Độc rất nhẹ >2.000 >3.000 (Liều 5 mg/kg trọng lượng cơ thể tương đương với vài giọt nước hoặc nhỏ mắt, 5 - 50 mg/kg trọng lượng cơ thể bằng một thìa cà phê đầy và 50 - 500 mg/kg trọng lượng cơ thể tương đương với 2 thìa súp đầy). 2.2.4. Phân loại theo thời gian phân hủy Nhiều chất có thể tồn lưu lâu trong môi trường đất, nước, không khí và trong cơ thể động - thực vật nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường. * Nhóm thuốc BVTV dễ phân hủy: gồm các hợp chất phospho hữu cơ, cacbamat, có thời gian bán phân hủy trong đất chỉ trong vòng từ 1 - 12 tuần. * Nhóm thuốc BVTV phân hủy trung bình: có thời gian bán phân hủy trong đất từ 1 - 18 tháng. Điển hình thuộc nhóm này là thuốc diệt cỏ 2,4 - D thuộc loại hợp chất hữu cơ có chứa Clo. * Nhóm thuốc BVTV khó phân hủy: có thời gian phân hủy từ 2 - 5 năm. Thuộc nhóm này là các loại TTS bị cấm sử dụng ở VN là DDT, 666 (HCH) và các hợp chất Clo khó phân hủy. * Nhóm thuốc BVTV hầu như không phân hủy: là các hợp chất hữu cơ chứa kim loại như thủy ngân, asen, …, chúng không bị phân hủy theo thời gian. Các loại hóa chất BVTV này đã bị cấm sử dụng tại VN. 2.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BVTV 2.3.1. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên thế giới Việc bán thuốc trừ dịch toàn thế giới năm 1998 ước tính 36,5 tỉ DM. Khối lượng còn lại ít nhiều không thay đổi từ giữa năm 1980 nhưng khuynh hướng có chiều giảm xuống. Hầu hết thuốc BVTV được sử dụng trong các nước công nghiệp hóa. Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á (ngoại trừ Nhận Bản) kết hợp lại chỉ chiếm khoảng 30% thị trường thế giới. Ở Tây Âu và Nam Mỹ thì thuốc diệt cỏ có sự vượt bậc đáng kể, còn ở Châu Phi và Châu Á thì TTS đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng. Khí hâu ở Châu Phi và Châu Á càng nóng thì sự phát triển của côn trùng có hại lớn hơn khí hậu lạnh của Tây Âu và Nam Mỹ. Ở những nước phát triển chủ yếu chỉ dùng thuốc BVTV để chống lại cỏ dại. Năm cây trồng quan trọng nhất trong sản lương toàn cầu cũng như giá cả yêu cầu cho việc bảo vệ mùa màng được xếp thứ tự sau: cà phê ® khoai tây ® thuốc lá ® chuối ® đậu phộng. Bảng 5: Thị trường bảo vệ mùa màng thế giới (với tỉ lệ % của 36,5 tỉ DM) theo vùng và loại sản phẩm trên thế giới Vùng Thuốc trừ sâu Thuốc diệt nấm Thuốc diệt cỏ Thứ khác Đóng góp cho thị trường thế giới Tây Âu 5,58 9,92 13,95 1,55 31 Đông Âu 0,80 1,84 1,36 0,00 4 Bắc Mỹ 5,46 1,56 18,98 0,00 26 Mỹ La Tinh 4,29 1,98 4,62 0,11 11 Châu Phi 2,08 0,76 1,04 0,12 4 Châu Á + Nhật Bản 11,04 1,08 7,92 0,24 24 Toàn thế giới 29,25 20,86 47,87 2,02 100 2.3.2. Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV ở nước ta Trong lúc thế giới có chiều hướng giảm thì ở nước ta, thuốc BVTV được sử dụng ngày càng nhiều. Trước đây, thuốc chỉ sử dụng cho cây lúa thì ngày nay ngoài cây lúa chiếm tỷ lệ 79%, người ta còn dùng 9% cho rau và 12% cho cây khác (số liệu điều tra của hãng Landel Mill Ltd). Còn theo Đinh Xuân Hùng và Phan Nguyên Hồng cho biết hằng năm VN sử dụng 14 - 25 ngàn tấn thuốc BVTV. Bình quân lượng thuốc sử dụng trên 1 ha gieo trồng là 0,4 - 0,5 kg a-i. Cá biệt ở vùng rau Đà Lạt là 5,1 - 13,5 kg a-i/ha, vùng trồng bông Thuận Hải là 1,7 - 3,5 kg a-i/ha, vùng rau Hà Nội là 6,5 - 9,5 kg a-i/ha, vùng trồng lúa ĐBSCL là 1,5 - 2,7 kg a-i/ha, vùng trồng chè Chi nê, Hòa Bình là 3,2 - 3,5 kg a-i/ha. Một cuộc điều tra của cục BVTV trên 1.500 người nông dân ở 16 tỉnh phía Nam năm 1996 cho thấy, sau khi phun thuốc BVTV thì 70% người cảm thấy mệt mỏi, 3% người bị cay mắt, 6% người chóng mặt, 4% cảm thấy buồn nôn, 8% thấy ngạt thở, 17% bị dị ứng da và 28% bị các triệu chứng khác. Đó là hậu quả của việc phun thuốc BVTV mà không mang khẩu trang và quần áo bảo hộ. Bảng 6: Lượng thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam từ năm 1990 - 1996 STT Năm Tổng số (tấn) Giá trị (triệu USD) Thuốc trừ sâu Khối lượng (tấn) Tỷ lệ (%) 1 1990 21.600 9,0 17.590 82,2 2 1991 20.300 22,5 16.900 83,3 3 1992 23.100 24,1 18.000 75,4 4 1993 24.800 33,4 18.000 72,7 5 1994 20.380 58,9 15.226 68,3 6 1995 25.666 100,4 16.451 64,1 7 1996 32.751 124,3 17.352 53,0 Việc bảo hộ trong sử dụng và bảo quản thuốc BVTV cho người nông dân chưa được chú trọng. Thuốc được cất giữ ở khắp nơi, kể cả gần đồ ăn, thức uống, bếp lửa, nguồn nước. Ở nước ta, các cửa hàng bán thức ăn gia súc, bán cả đồ dùng cho người kiêm cả bán TTS đó là điều thường thấy. Các vỏ chai sau khi sử dụng đã vứt ở khắp nơi, ở bụi rậm, góc vườn và những nười đi gom đồ phế thải nhặt về và bán lại để tái chế. Tác hại của việc này không thể lường hết được hậu quả đối với con người và môi trường. Khi phun TTS, nông dân không đo lường chính xác mà áng chừng bằng nắp lọ thuốc rồi múc nước giếng để pha trộn. TTS còn dính ở tay có thể bị hòa tan vào nước giếng. Trong quá trình phun xịt, nông dân không hề mang khẩu trang hoặc thiết bị bảo hộ lao động, có người còn mặc áo ngắn, quần đùi thậm chí còn cởi trần, đáng chú ý là nông dân còn uống nước, hút thuốc trong khi phun TTS. Sau buổi phun thuốc, hầu hết nông dân đều bị váng vất, khó chịu, nhức đầu. Việc đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV đối với sức khỏe người nông dân chưa được tiến hành nhưng chắc chắn về lâu dài, sức khỏe họ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Nông dân sử dụng thuốc theo kinh nghiệm, loại thuốc nào diệt sâu mạnh là dùng và dùng với liều lượng ngày càng tăng, với chu kỳ sử dụng ngày càng ngắn. Hiện nay, chu kỳ phun thuốc từ 2, 3 ngày 1 tuần, các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Monitor, Methyl-parathion, Decis, Azodrin, Sherpa, Cidi, Sumi-a. Trong đó Monitor đã bị hạn chế sử dụng (do tính độc cao) nhưng nông dân vẫn tìm mua vì hiệu quả diệt trừ sâu tốt. Thí dụ: Ở vùng ngoại thành, đậu Hoe khi có trái sẽ được phun thuốc đều đặn chu kỳ hai ngày, đến lúc hái trái thì buổi sáng hái đậu, buổi chiều phun thuốc, sáng hôm sau tưới, sáng ngày hôm sau nữa thì lại hái đậu, chiều lại phun thuốc, … Một hiện trạng cần được quan tâm, quản lý chặt chẽ hơn là tình hình ngộ độc TTS tồn dư trong NS diễn ra ngày càng nhiều và đã có những trường hợp tử vong. 2.4. TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC BVTV 2.4.1. Tính độc của thuốc đối với người, động vật máu nóng Hầu hết các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng, tuy nhiên mức độ gây độc của mỗi loại hoạt chất khác nhau. Thuốc BVTV được chia làm 2 loại: § Chất độc nồng độ: mức độ gây độc của nhóm này phụ thuộc vào lượng thuốc xâm nhập vào cơ thể người và động vật máu nóng. Ở dưới liều gây chết, cơ thể không bị tử vong và dần dần thuốc được phân giải, bài tiết ra ngoài cơ thể. Các chất độc thuộc nhóm này là các hợp chất Pyrethroid, nhiều hợp chất lân hữu cơ, cacbamat, thuốc nguồn gốc sinh vật, … § Chất độc tích lũy: có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể gây nên biến đổi sinh lý có hại cho cơ thể sống. Các loại thuốc thuộc nhóm này như hợp chất chứa asen, chì, thủy ngân, … Thuốc BVTV gây ra độ cấp tính và độc mãn tính, trong đó độc mãn tính là một thuộc tính của thuốc BVTV mà ta cần lưu ý. Độc mãn tính có khả năng gây tích lũy trong cơ thể người và động vật máu nóng, có khả năng kích thích tế bào khối u ác tính phát triển, ảnh hưởng của hóa chất đến bào thai và gây dị dạng đối với thế hệ sau, … Thường xuyên làm việc với thuốc BVTV và tiếp xúc với thuốc thiếu thận trọng cũng có thể bị nhiễm độ mãn tính. Biểu hiện khi bị nhiễm độc mãn tính là da xanh, mất ngủ, nhức đầu, mỏi cơ, mỏi khớp, suy gan, rối loạn tiêu hóa, … Bảng 7: Các triệu chứng khi nhiễm thuốc BVTV thuờng gặp ở một số địa phương thuộc ĐBSH (1996) STT Các triệu chứng chính Tây Tựu (%) Đan Phượng (%) Mai Đình (%) Trung Bình (%) 1 Chuột rút 37,5 8,0 0 18,0 2 Mờ mắt 43,5 10,0 11,0 24,0 3 Chảy nước mắt 47,5 14,5 1,0 25,0 4 Buồn nôn, nôn mửa 34,5 10,0 3,0 18,0 5 Mẩn ngứa 70,0 24,0 11,0 40,0 6 Rối loạn giấc ngủ 57,7 27,5 21,0 40,0 7 Ăn kém ngon 49,5 28,2 15,0 34,0 2.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước Nước có thế bị ô nhiễm thuốc BVTV trong các trường hợp sau: Đổ các thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng. Đổ nước rửa dụng cụ chứa thuốc BVTV xuống hồ, ao. Cây trồng ngay cạnh mép hồ, ao, sông, suối được phun thuốc BVTV. Sự chảy, rò rỉ hoặc quá trình xói mòn rửa trôi đất đã bị ô nhiễm thuốc BVTV. Thuốc BVTV lẫn trong nước mưa ở các vùng có không khí bị ô nhiễm thuốc BVTV. Dùng thuốc BVTV ở các hồ để giết cá và vớt cá bán cho người tiêu dùng gây ngộ độc hàng loạt. Điều này đã và đang xảy ra ở một số nơi. Thí dụ: Dư lượng TTS trong ruộng lúa ở Ninh Bình, Tam Điệp về mùa khô là 0,85 - 3,4 microgram/lít, ở ĐBSCL là 0,9 - 5,2 microgram/lít. 2.4.3. Ảnh hưởng đến cây trồng Do tính quen thuốc của sâu, nồng độ thuốc BVTV sau khi phun trực tiếp lên cây trồng rất cao mới có thể đủ hiệu lực chống lại sâu hại. Nồng độ thuốc BVTV ảnh hưởng tới sức khỏe con người phụ thuộc vào tồn lưu của thuốc BVTV trong cây trồng tại thời điểm được đưa vào sử dụng trong sinh hoạt, nó đóng vai trò chính trong việc đánh giá các tác hại của thuốc BVTV đối với con người và môi trường thiên nhiên. Con người muốn đạt được sản lương cao từ những cây trồng có giá trị kinh tế cao nên đã dùng thuốc BVTV nhiều hơn so với những loại cây có giá trị kinh tế thấp. Các thuốc BVTV thường được sử dụng trước khi thu hoạch chỉ vài ngày hoặc vài giờ trước khi thu hoạch. Vì vậy, dư lượng thuốc BVTV trong cây trồng còn cao, gây ra ngộ độc cho con người. Đây là nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc thuốc BVTV hiện nay vì rất nhiều loại rau quả sau khi phun thuốc BVTV chỉ được rửa sơ bộ rồi được đưa thắng tới chỗ bán. 2.4.4. Ảnh hưởng đến môi trường đất Còn có tới 50% lượng thuốc BVTV được phun để diệt sâu cho cây trồng trong các vụ mùa hoặc sử dụng như thuốc diệt cỏ đã bị rơi vãi trên mặt đất. Một vài thuốc BVTV (đặc biệt là Clo hữu cơ) lại rất khó bị phân hủy nên chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất. Sự tồn tại và vận chuyển của thuốc BVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc hóa học của hợp chất, loại thuốc, loại đất, điều kiện thời tiết, phương thức tưới tiêu, loại cây trồng và các vi sinh vật hiện có trong đất. Nhiều loại thuốc BVTV có tính bền vững trong đất. Khi dư lượng thuốc BVTV sau khi xuống đất, được đất hấp thụ và nằm lại đó rất lâu. Trong một khoảng thời gian dài, chúng ẩn tích trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc các hợp chất liên kết trong môi trường sinh thái đất. Các dạng hợp chất này thuờng có tính độc cao hơn bản thân nó, có khả năng tích lũy trong quả hạt cây trồng, có khả năng diệt khuẩn rất cao do đó nó diệt luôn cả những vi sinh vật có ích khác của đất. Bảng 8: Tính bền của một số TTS Chlorin hữu cơ ở trong đất Hóa chất Liều lượng thông thuờng điển hình (kg/ha) Bán thời gian phân hủy (năm) Thời gian trung bình để phân hủy 95% (năm) Aldrin 1,1 - 3,4 0,3 3 Isobenzan 0,3 - 1,1 0,4 4 Heptachlor 1,1 - 3,4 0,8 3,5 Chlordane 1,1 - 2,2 1,0 4 Lindane 1,1 - 2,8 1,2 6,6 Endrin 1,1 - 3,4 2,2 7 Dieldrin 1,2 - 3,4 2,5 8 DDT 1,1 - 2,8 2,8 10 2.4.5. Ảnh hưởng đến thực phẩm Ngoài việc ô nhiễm trực tiếp quá trình phun thuốc BVTV, thực phẩm còn có thể bị ô nhiễm bởi nhiều con đường khác nhau như thực phẩm của con vật ăn thức ăn bị nhiễm thuốc BVTV, môi trường sống của thực phẩm đó bị nhiễm thuốc BVTV… Ngoài ra, người ta còn dùng thuốc BVTV để bảo quản thực phẩm tránh bị tác hại của các động vật chân đốt hoặc các loài gặm nhấm. Thực phẩm được xử lý bằng cách này có thể sẽ chứa nồng độ thuốc BVTV. Trong thời gian bảo quản, đã có những trường hợp nhiễm độc hàng loạt do người và vật nuôi trong nhà ăn phải một cách vô tình hay cố ý. Dư lượng thuốc BVTV đôi khi còn phát hiện trong cả sữa mẹ của các bà mẹ đang cho con bú khi thường xuyên tiếp xúc với TTS. Bảng 9: Bệnh ung thư do tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm STT Thực phẩm Số trường hợp trên số dân 1 Cà chua 8,75 x 10-4 2 Thịt bò 6,49 x 10-4 3 Khoai tây 5,21 x 10-4 4 Cam 3,76 x 10-4 5 Rau diếp 3,44 x 10-4 6 Táo 3,23 x 10-4 7 Đào 3,23 x 10-4 8 Thịt lợn 2,67 x 10-4 9 Lúa mì 1,92 x 10-4 10 Đậu nành 1,28 x 10-4 (Lưu ý: những số liệu trên đã dược thống kê tin cậy, tính toán số trường hợp trên 10.000 dân.) 2.4.6. Ảnh hưởng của thuốc chống côn trùng tới môi trường Vào cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20, số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10.000 tấn/năm, thì khi bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ 20, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên gấp đôi (21.600 tấn vào năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn / năm vào 1995 ) và diện tích đất canh tác sử dụng thuốc BVTV cũng tăng lên khoảng 80 - 90%. Thuốc BVTV khi sử dụng cho cây trồng được cây trồng hấp thụ một phần, một phần bị rửa trôi theo nước mưa xuống các sông ngòi hoặc thấm vào đất. Dư lượng thuốc BVTV trong thực phẩm, đất, nước cao sẽ ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên như thay đổi thành phần của đất, tác động đến động vật thuỷ sinh trong các ruộng lúa, ruộng rau, thay đổi cấu trúc các loại côn trùng và có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ các loại dịch bệnh khác trong NN, v.v... Đặc biệt, việc sử dụng thuốc BVTV không có quy trình bảo hộ lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người như gây rối loạn nội tiết, ung thư, sinh con dị tật, quái thai, thay đổi hệ miễn dịch, bệnh ngoài da, bệnh phổi, v.v… Tình trạng sử dụng thuốc BVTV với số lượng lớn và nhiều chủng loại khác nhau ngày một gia tăng đã dẫn đến nguy cơ ÔNMT ngày càng trầm trọng và là vấn đề bức xúc hiện nay trong công tác quản lý môi trường và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Do lạm dụng thuốc BVTV cùng với phân vô cơ và hữu cơ đã dẫn đến hiện tượng một lượng N, P, K các chất hữu cơ dư thừa và dư lượng thuốc BVTV bị rửa trôi xuống mương, vào ao, hồ, sông và thậm nhập vào nguồn nước, làm ô nhiễm nguồn nước. Việc bảo quản và sử dụng thuốc BVTV không tuân theo các hướng dẫn và quy định về vệ sinh môi trường đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ ở địa phương. Kết quả điều tra cho thấy 80% số hộ dùng xong vứt luôn vỏ bao bì, chai lọ tại ruộng, tại mương nước gây ô nhiễm nguồn nước, thậm chí có hộ sử dụng lại bao bì vào mục đích khác của gia đình. Điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm độc cho người và gia súc. Dư lượng thuốc BVTV cho chúng ta thấy nguy cơ ngộ độc thuốc BVTV qua con đường lương thực, thực phẩm, rau quả và môi trường là rất đáng quan tâm. Một số TTS nhóm Clo hữu cơ và phốtpho hữu cơ đã bị cấm nhưng vẫn được sử dụng phổ biến ở nước ta để lại dư lượng trên rau quả, trái cây gây ngộ độc cấp tính, thậm chí tử vong, đây là vấn đề báo động trong cả nước. Các gia cầm, gia súc nuôi bằng thức ăn có tỉ lệ dư lượng thuốc BVTV cao sẽ tích luỹ ở mô mỡ trong sữa, tạo thành mối nguy hại cho sức khoẻ con người. Dư lượng TTS tích luỹ trong cơ thể, đặc biệt trong mỡ gây ngộ độc mãn tính với tác hại như tổn thương tuỷ xương, thiếu máu, sảy thai, tăng nguy cơ ung thư, dị tật bẩm sinh và những ảnh hưởng thần kinh muộn. Trong đó, DDT là loại thuốc nhóm độc loại 2, đặc tính của DDT là bền vững ở môi trường bên ngoài, có tính tích luỹ rõ rệt và có khả năng gây nhiễm độc cấp tính và mãn tính cho người. Chất độc này gây thương nhiều cơ quan và hệ thống khác nhau, nhưng chủ yếu là tác động lên hệ thần kinh, gan, thận, hệ thống tim mạch và máu. Khi chất độc xâm nhập vào cơ thể dù lượng nhỏ cũng gây nhiễm độc mãn tính và nó tích luỹ trong cơ thể, đặc biệt là tổ chức mỡ. DDT tích luỹ trong tổ chức mỡ của người và động vật, luân chuyển trong đất, nước, không khí, cây cỏ. 2.5. SỬ DỤNG AN TOÀN, CÓ HIỆU QUẢ THUỐC BVTV 2.5.1. Thuốc BVTV và việc sử dụng Các thuốc BVTV có thể tác động ở những mức độ khác nhau đến các loài của các quần thể sinh vật, gây ra những biến đổi với những mức độ khác nhau đến cấu trúc quần xã, gây ra nhiều khó khăn cho công tác BVTV, như làm xuất hiện tính kháng thuốc, gây hại cho các thiên địch tự nhiên của sâu hại, gây hiện tượng bùng phát dịch, xuất hiện những loài sâu hại mới, đôi khi rất nguy hiểm. Thành phần thiên địch của sâu hại trong hệ sinh thái ruộng lúa ở VN khá phong phú nhưng hiện nay đã giảm sút nghiêm trọng. Kết quả điều tra, định loại đã thu thập được 129 lo._.ài kí sinh, 186 loài côn trùng và nhện ăn thịt, 6 loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại lúa và một số cây trồng khác. Nhưng hiện nay số loài sinh vật có lợi đã giảm đi đáng kể do sử dụng TTS không hợp lý. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độc phun thuốc BVTV lên mật độ các loài thiên địch của sâu hại rau đã được tiến hành tại vùng trồng rau. Hầu như ở khắp mọi nơi trồng rau đều phun TTS theo định kỳ, tuy nhiên cường độ phun thuốc không giống nhau. Trung bình ở nơi phun nhiều như 4 -5 ngày phun một lần, tổng số phun 29 -30 lần trong một vụ rau (3 tháng). Các loại thuốc chủ yếu là Padan 0,2 - 0.25%, Minitor, Cidi, Basudin; ở những nơi phun thưa hơn 7 -10 ngày một lần, tổng số 18 -20 lần, thuốc chủ yếu là Montor, Woftox,Cidi. Đối với các loài thiên địch thu được trong một vụ rau (3 tháng) là 28 con/ 50 cây; ở những nơi phun TTS với cường độ cao đã tiêu diệt và làm giảm đáng kể mật độ của loài bắt mồi và tỉ lệ kí sinh diệt sâu giảm xuống rõ rệt. Trong số 19 loài côn trùng ăn thịt sống ở nước thuộc các bộ Coleoptera, Hemiptora, Odonada bắt gặp trên ruộng lúa thì hai loài bọ gạo: bọ gạo lớn (Anisops varuss) và bọ gạo nhỏ (Micronecta mintha) có số lượng lớn nhất, và có vai trò quan trọng làm giảm số lượng bọ gậy. Nhưng vào thời kỳ bọ gậy có số lượng lớn (tháng 3 - 4) cũng là lúc ruộng lúa được phun TTS làm cho bọ gạo chết (trung bình 70 - 80%). Do vậy, số lượng bọ gậy sống sót đã góp phần làm tăng số lượng muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu, việc lạm dụng TTS ở một số vùng trồng lúa là một trong những nguyên nhân gia tăng tỉ lệ trẻ em bị viêm não Nhật Bản ở trong các vùng có lưu hành bệnh ở miền Bắc VN. 2.5.2. Sử dụng an toàn và có hiệu quả thuốc BVTV Sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả cao về kinh tế, đúng kỹ thuật cần phải: - Biết phối hợp dùng thuốc với các phương pháp phòng trừ khác (dùng giống kháng, điều chỉnh thời vụ, bảo vệ các loài thiên địch có ích, …) chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. - Biết dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách. 2.5.2.1. Dùng đúng thuốc Cần biết rõ nên sử dụng thuốc để phòng trừ sâu hại nào (hoặc loài bệnh nào, loài cỏ dại nào, …) trên cây trồng nào, nếu không biết thì nhờ các cán bộ kỹ thuật điều tra trên ruộng, vườn để chỉ bảo và hướng dẫn chính xác. Nếu một số loại thuốc đều có công dụng trừ được sâu bệnh, cỏ dại đang hại trên ruộng, vườn thì cần lựa chọn loại thuốc có đặc tính sau: Chọn loại ít độc nhất đối với người phun thuốc. Ít nguy hại đối với người tiêu thụ sản phẩm. An toàn đối với cây trồng. Ít độc hại đối với các loài có ích. Không tồn lâu dài trong nguồn thức ăn, trong đất. Chọn đúng thuốc thì cũng phải lưu tâm đến đặc điểm thời tiết ở địa phương, ít bị rửa trôi trong mùa mưa, an toàn với người và cây trồng ngay cả khi phải phun thuốc trong mùa hè nóng bức, … 2.5.2.2. Dùng đúng cách Dùng thuốc đúng lúc có nghĩa là nếu phun thuốc kịp thời vào lúc mà sâu hại đang ở vào giai đoạn mẫn cảm với thuốc hoá học. Phun thuốc như vậy sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc, tránh phải phun nhiều lần, và sẽ làm tăng năng suất và chất lượng NS khi thu hoạch. Nếu cần phun thuốc thì phun đúng lúc sâu ở tuổi nhỏ, bệnh mới phát sinh, cỏ dại còn non dễ bị thuốc tiêu diệt. Không phun thuốc vào những lúc trời nắng gắt sẽ làm cơ thể bị mệt mỏi, dễ bị thuốc gây độc. Và cũng không nên phun thuốc vào lúc trời sắp mưa, hoặc có gió to làm cho thuốc bị rửa trôi hoặc thuốc bám không đều làm giảm hiệu lực sử dụng. Không phun thuốc vào những lúc cây dễ bị thuốc gây hại: cây đang ra hoa, thời tiết quá nóng, … Với những NS được dùng làm lương thực, thực phẩm cho người và gia súc thì không được phun thuốc khi đã gần ngày thu hoạch. Phải đảm bảo đúng thời gian cách ly của từng loại thuốc trên từng loại NS. 2.5.2.3. Dùng đúng liều lượng Đọc kỹ bảng hướng dẫn dùng thuốc trước khi sử dụng, tính toán thật đúng lượng thuốc cần pha cho mỗi bình bơm và số bình bơm cần phun cho mỗi diện tích xác định. Phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng ẩu bằng mắt, không bốc thuốc (bột) bằng tay. Cần phải phun hết lượng thuốc đã tính toán trên thửa ruộng định phun. Không dùng thuốc với liều lượng cao hơn qui định, điều này sẽ không làm tăng thêm hiệu quả của thuốc mà còn gây lãng phí tiền bạc và tăng nguy cơ nhiễm độc cho người phun thuốc, người tiêu dùng, các sinh vật có ích (thiên địch), cây trồng và môi trường. 2.5.2.4. Dùng đúng cách Đối với những thuốc cần hòa tan với nước phải pha sao cho thuốc hòa thật đều trong nước. Do đó, khi pha ban đầu đổ vào bình bơm 1/3 -1/2 lượng mức cần pha, tiếp theo đổ từ từ vào bình lượng thuốc đã đong, vừa đổ vừa khuấy đều. Sau cùng đổ nốt lượng nước còn lại vào bình, khuấy kỹ và đem bình đi phun. Còn đối với những loại thuốc bột hòa nước thì trước hết phải cho lượng thuốc đã cân vào một bình đong nước nhỏ, cho một ít nước vào và khuấy đều để tạo thành một lượng nước - thuốc đậm đặc rồi mới đổ vào bình bơm để hòa loãng với nước, sau đó khuấy kỹ và đem đi phun ngay. Khi đổ thuốc vào nước, vào bình bơm cần đặt phễu lọc tránh bị tắc vòi phun trong quá trình phun thuốc. Chỉ dùng các thuốc hỗn hợp với nhau khi có sự chỉ dẫn rõ ràng, hỗn hợp thuốc này sử dụng tùy tiện sẽ gây cháy lá, hoặc không làm tăng hiệu quả thuốc mà còn gây lãng phí. Phải phun thuốc sao cho thuốc bám được đều khắp các bộ phận của cây bị sâu bệnh phá hoại. Vì vậy phải dùng một lượng nước đủ để pha thuốc, trung bình 1.000 m2 cần dùng 60 - 80 lít nước. Với các loại sâu bệnh cần phun thuốc nhiều lần trong một vụ, không nên dùng liên tục cùng một loại thuốc trong suốt vụ đó, mà nên dùng luân phiên xen kẽ 2 - 3 loại thuốc khác nhau. 2.6. ỨÙNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN SXNN THEO HƯỚNG NNS Từ những năm 1990, nước ta đã áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm hạn chế những tác hại tiêu cực do thuốc hoá học BVTV như sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc trừ sâu, triển khai trên diện rộng có kết quả. Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên lúa, trên cây bông, tiếp đến là trên rau và đặc biệt gần đây đã triển khai chương trình “rau sạch” với những tiêu chuẩn về chất lượng như dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng nitrat, mức độ ô nhiễm sinh học (E.coli, trứng giun sán, v.v…) được đánh giá theo tiêu chuẩn của FA/WHO (1993, 1994). Diện tích được áp dụng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp đạt được khoảng 1/5 tổng diện tích gieo trồng (gần 2 triệu hecta). Bình quân số lần sử dụng thuốc trừ dịch hại trên các ruộng IPM đều giảm so với ruộng theo tập quán cũ của nông dân từ 50 - 70%, trong đó TTS giảm nhiều nhất, ở một số ruộng IPM hoặc phòng trừ sinh học (ong mắt đỏ, thuốc thảo mộc) không phải sử dụng TTS, thuốc trừ bệnh giảm 25 - 50%, thuốc trừ cỏ cũng giảm từ 5 - 10%. Chi phí cho thuốc trừ dịch hại trên đồng ruộng IPM giảm rõ rệt, bình quân giảm 40 - 50% /năm. Lãi thu được trên ruộng IPM tăng so với ruộng nông dân truyền thống bình quân là 132%. Việc giảm thuốc trừ dịch hại và sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm có độc tính thấp, góp phần bảo vệ hệ thiên địch trên đồng ruộng, giữ được cân bằng sinh thái. Chương trình IPM được coi là một chương trình góp phần nâng cao đời sống kinh tế ở nông thôn và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hệ sinh thái NN. 2.6.1. Canh tác sản xuất rau sạch Quá trình phát triển rau sạch còn gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực để giải quyết do thiếu giống tốt có năng suất và chất lượng cao, chưa có biện pháp được chấp nhận đăng ký hạn chế sử dụng thuốc hoá học BVTV, chưa có các cơ chế khuyến khích sản xuất và sử dụng rau sạch đặc biệt là thiếu sự kiểm soát và tiêu chuẩn về rau sạch, và chưa tạo được sự tin cậy của người tiêu dùng. Mục đích của chương trình này tại VN là mở rộng ứng dụng IPM trên cây lúa, từng bước triển khai IPM trên một số cây trồng khác và phát triển các nội dung hoạt động có liên quan tới IPM. Trọng tâm hoạt động của chương trình là đào tạo, huấn luyện IPM lúa (đặc biệt là huấn luyện đồng ruộng cho nông dân). Đây là 4 nguyên tắc của IPM được quán triệt trong toàn bộ hoạt động về huấn luyện IPM cho nông dân là : gieo, trồng cây khoẻ, bảo tồn các loài thiên địch (các sinh vật có ích) trên đồng ruộng để chúng khống chế mật độ sâu hại dưới mức gây hại kinh tế, thăm đồng thường xuyên hàng tuần để có quyết định xử lý đồng ruộng kịp thời, nông dân trở thành chuyên gia tự quyết các biện pháp phải thực hiện trên mảnh ruộng của mình. Để thực hiện 4 nguyên tắc của IPM , để nông trở thành chuyên gia tất yếu phải có chương trình đào tạo huấn luyện trong suốt một vụ lúa, bao gồm đào tạo giảng viên và huấn luyện nông dân, nội dung bao gồm: các vấn đề liên quan tới sinh thái cây rau, các biện pháp canh tác rau, khả năng đền bù của cây, sâu hại, thiên địch và biện pháp quản lý bệnh, v.v.. Hiện nay, thuốc BVTV hiện đang bị chỉ trích vì những nguy hiểm và hậu quả do chúng gây ra đối với môi trường và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có biện pháp hữu hiệu nào thay thế được cho biện pháp hoá học này. Vì vậy, mục tiêu chiến lược đúng đắn hiện nay là sự hợp lý hoá chất BVTV bằng cách tăng cường áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM), đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các biện pháp khác nhằm hướng tới nền NN sạch hơn. Trên quan điểm phát triển NN bền vững, cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp để hạn chế ô nhiễm do hoá chất NN, phát triển sản xuất NN theo hướng NN sạch hơn. Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lí sản xuất, nhập khẩu và lưu thông phân phối các loại thuốc BVTV. Chỉ nhập khẩu theo con đường chính ngạch các loại thuốc BVTV diệt trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, ít gây ô nhiễm và ít tồn lưu trong môi trường, ít độc hại với các loài sinh vật có ích, ít gây tác hại đến sức khoẻ con người. Tăng cường bảo vệ tính đa dạng sinh học và phát triển các loài sinh vật có ích (thiên địch) của sâu bệnh. Tăng cường sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), sử dụng các sinh vật có ích và các tác nhân sinh học như ong mắt đỏ, các TTS thảo mộc, có quy định về bảo vệ các loài sinh vật có ích như rắn, mèo, chim bắt chuột, v.v… Từng bước cải tiến hệ thống canh tác, nâng cao hiệu quả công tác BVTV, tăng cường sử dụng các giống cây trồng kháng sâu bệnh. Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển NN theo định hướng của nền NN sạch hơn. Nghiên cứu và khuyến khích sử dụng các thuốc BVTV có nguồn gốc thực vật. Các giải pháp trên về thực chất là các nghiên cứu khoa học để áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả kinh tế cao và an toàn cho môi trường, sức khoẻ con người và nâng cao vai trò quản lí nhà nước trong việc quản lý thuốc BVTV. 2.6.2. Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường Biện pháp canh tác luân canh, đa dạng hoá cây trồng, điều chỉnh thời vụ lệch pha với chu kỳ phát dịch của côn trùng hại. Sử dụng các chế phẩm sinh học bằng công nghệ sinh học như thuốc thảo mộc chế phẩm BT, nấm Bauveria, nấm Trichodernia, ong mắt đỏ (trichogramma spp), v.v… các chế phẩm pheronmon, chất gây ngán, hormon junvenin v.v… 2.6.2.1. Biến đổi yếu tố môi trường Bản chất của sự biến đổi này là định hướng các yếu tố môi trường sinh thái của côn trùng gây hại theo hướng không thích hợp cho chúng hoặc thuận lợi cho tập đoàn sinh vật có ích. Mục đích là làm giảm và khống chế số lượng của quần thể côn trùng gây hại dưới ngưỡng kinh tế. 2.6.2.2. Biến đổi điều kiện môi trường theo hướng không lợi cho côn trùng gây hại Luân canh là một trong những biện pháp canh tác cổ xưa nhất và được dùng phổ biến để phòng trừ côn trùng gây hại. Bản chất của biện pháp này là làm đứt quãng nguồn thức ăn của côn trùng gây hại. Luân canh phát huy hiệu quả phòng trừ tốt nhất đối với côn trùng hẹp thực có khả năng phát tán kém. Xen canh sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cây trồng và sự quần tụ của quần thể côn trùng và còn ảnh hưởng đến tập tính kiếm thức ăn, nơi đẻ trứng của côn trùng. Gieo trồng với mật độ dày cũng tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng gây hại phát dịch hoặc tăng hiệu quả của tập đoàn sinh vật có ích. Gieo trồng với mật độ thích hợp có thể hạn chế được tác hại do côn trùng gây nên. Đất màu mỡ cũng hạn chế sự gây hại của côn trùng. Thu hoạch nhanh gọn sẽ tránh được thiệt hại do côn trùng gây hại. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vùng trồng cây ăn quả, nhất là các loại bị ruồi tấn công như cam, ổi, mướp, bí, v.v… Đối với các cây họ đậu làm thức ăn gia súc, nếu thu hoạch vào lúc mới bắt đầu ra hoa sẽ hạn chế được thiệt hại, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài rầy Empoasca fabae, bọ xít đậu Hpostica sp. Cày lật, để ải có tác dụng đảo đất, tăng độ không khí, tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật có ích, làm cho một số côn trùng gây hại bị chết vì tác động cơ học hoặc bị đẩy lên bề mặt cho vật kí sinh, vật ăn thịt tiêu diệt, bị chết khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi. Cày lật, để ải có thể khống chế số lượng sâu hại bông, sâu đục thân ngô,châu chấu, sâu đục thân bướm cú mèo, v.v… Bón phân có tác dụng tăng cường sinh trưởng, nâng cao năng suất cây trồng. Bón phân cũng sẽ thay đổi điều kiện, thời gian sống và khả năng sinh sản của côn trùng gây hại. Trong một số trường hợp, màu mỡ của đất tăng đã làm giảm mức độ thiệt hại do côn trùng gây nên. Bón vôi làm giảm mật độ quần thể của sâu ăn hại lúa, bệnh vàng lụi. Ngoài những biện pháp trên, việc xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí nhằm loại trừ khả năng sinh sản của các loài côn trùng gây hại ưa nước cũng cần chú ý. Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch thường làm mất nơi sinh sản, nơi qua đông, qua hè hoặc hoá nhộng của côn trùng gây hại. 2.6.2.3. Bẫy cây trồng và bẫy cây ngô Để dẫn dụ côn trùng ra khỏi những khu vực gieo trồng chính, trong một số trường hợp, người ta gieo trồng trước giống cây trồng đó lên từng khu đất nhỏ. Những giống cây dùng làm bẫy phải hết sức hấp dẫn đối với côn trùng gây hại và chống chịu được sự phá hại mạnh của chúng, ít ra là trong một thời gian. Bẫy cây trồng phải được huỷ bỏ ngay khi đối tượng côn trùng gây hại hoàn thành vòng đời hoặc khi có nguy cơ lan tràn sang vùng cây trồng chính. Ở những khu rừng có nguy cơ bị mọt gỗ phá hại, có thể ngăn chặn bằng cách đẵn một số cây gỗ làm bẫy. Khi bọ trưởng thành của mọt sắp xuất hiện thì xử lí các cây gỗ đó bằng thuốc hoá học hoặc đốt. Với phương pháp này có thể giảm số lượng mọt gỗ trong các khu vực lân cận. Quần thể bọ dừa (bọ đuông) hại dừa và các cây khác thuộc họ cau dừa có thể khống chế bằng cách đặt bẫy thực vật đang phân huỷ ở gần các gốc dừa. Bọ dừa trưởng thành sẽ tập trung đến đẻ trứng và trú ẩn ở đó. Khi số lượng bọ dừa khá nhiều có thể phun thuốc trực tiếp vào bẫy đó hoặc bắt bọ trưởng thành, đốt các đống rác. 2.6.2.4. Biến đổi điều kiện môi trường theo hướng thuận lợi cho các loài côn trùng có ích Sử dụng hợp lí các biện pháp canh tác, thay dổi mật độ gieo trồng, tạo điều kiện phát tán dễ dàng cho các loài sinh vật có ích, đặc biệt đối với những loài có khả năng phát tán kém. Gieo trồng với mật độ dày, các loài sinh vật có ích dễ dàng di chuyển từ cây này sang cây khác, tăng khả năng tìm kiếm vật chủ, tạo điều kiện cho các yếu tố gây bệnh dễ lây lan trong quần thể côn trùng gây hại. Cấu trúc đa dạng của rừng nhiệt đới đã hạn chế sự phát dịch của các loài côn trùng gây hại. Sự can thiệp của con người đã làm cho hệ sinh thái đa dạng rừng trở nên đơn điệu, nhiều loài sinh vật có ích bị tiêu diệt hoặc bị mất cấu trúc theo lớp tuổi của rừng bị xoá bỏ. Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nhằm khuyến khích sự phát triển của các loài sinh vật có ích cho từng pha dinh dưỡng theo thời gian. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hợp lí cho pha trưởng thành là yêu cầu quan trọng và cần thiết nhưng thường khó đáp ứng. Cây cọc rào trong các ruộng cây trồng có vai trò quan trọng đối với việc duy trì số lượng và hiệu quả của côn trùng kí sính có ích. Việc thay đổi chế độ độc canh bằng chế độ đa canh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật có ích tấn công tiêu diệt sâu xanh và các loài côn trùng gây hại khác. Song, quần thể côn trùng kí sinh sâu xanh duy trì số lượng đủ để khống chế mật độ quần thể sâu xanh ở mức dưới ngưỡng kinh tế đối với cánh đồng bông. Hoàn thiện sử dụng thuốc hoá học. Nhiều loài sinh vật có ích của côn trùng gây hại thường có tập tính lựa chọn vật chủ khá nghiêm ngặt. Vì vậy, khi sử dụng thuốc hoá học thiếu lựa chọn có thể tiêu diệt toàn bộ tập đoàn sinh vật có ích. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng thuốc hoá học là yếu tố gây hại cho các loài sinh vật có ích. Hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra là những loài côn trùng gây hại thứ yếu trở thành loài côn trùng gây hại chủ yếu. Nguyên nhân chính của hiện tượng này có thể khắc phục phần nào khi sử dụng các loại thuốc có tính đặc hiệu cao, có cơ chế tác động lớn và phân huỷ mạnh. Kết quả cụ thể cho thấy việc giảm số lần phun thuốc BVTV ở tất cả mọi cây trồng là một thắng lợi lớn của chương trình IPM. Số lần phun thuốc giảm thu được nhiều lợi ích to lớn: - Giảm số lần nông dân tiếp xúc với hoá chất BVTV bảo vệ sức khoẻ cho nông dân. - Giảm dư lượng thuốc BVTV tồn đọng trong lương thực, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. - Giảm ÔNMT đất, nước và không khí do thuốc BVTV gây ra. - Giảm chi phí tốn kém do mua thuốc BVTV và hoá chất. CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÔN TRÙNG 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔN TRÙNG 3.1.1. Giới thiệu chung Côn trùng (Insecta) là một lớp động vật thuộc ngành tiết túc (chân đốt), có số lượng loài lớn nhất trong thế giới sinh vật, ước tính có hơn 1.000.000 loài, hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện được khoảng 900.000 loài. Trong đó có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn, 2.000 loài bọ ngựa, 20.000 loài châu chấu, 17.000 loài bướm, 120.000 loài hai cánh, 82.000 loài cánh nửa, 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh màng. Côn trùng phân bố rộng rãi trên toàn cầu và sống trong nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo quan hệ với con người thì một số loài côn trùng có ích cho con người như con tằm tơ, ong mật, cánh kiến đỏ, các loài côn trùng ăn thịt và ký sinh trên sâu hại. Bên cạnh đó, có nhiều loài có hại cho sức khoẻ của con người như ruồi, muỗi, bọ chét, … còn có nhiều loài có hại cho cây trồng như các loại sâu hại như rầy, bọ hung, sâu… Lớp côn trùng có nhiều đặc điểm chung là: Ÿ Cơ thể được bao bọc bởi 1 lớp vỏ cứng (Cuticula). Ÿ Cơ thể phân đốt và chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đầu là một khối thống nhất gồm 5-6 đốt dính chặt vào nhau, có hình dạng rất biến đổi, còn có các phần phụ như râu, mắt, phầu phụ miệng (phần phụ miệng côn trùng hại chủ yếu là phần phụ miệng kiểu nghiền, một số có kiểu chích hút và vòi hút). Ngực gồm 3 đốt là bộ phận trung tâm của sự vận động, mang 3 đôi chân và thường mang 3 đôi cánh (một số loài cánh thoái hoá hoặc côn trùng nguyên thuỷ không có cánh). Phần bụng gồm 11 -12 đốt, không có chân, cuối bụng có cơ quan sinh dục. Hình 1: Hình cấu tạo của công trùng gồm 3 phần Ÿ Thở bằng khí và có hệ thống khí quản rất phát triển cùng với các lỗ thở khác có cấu tạo rất hoàn thiện. Ÿ Trong đời sống phát triển, cá thể có các hình dạng khác nhau (biến thái) như trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng. 3.1.2. Sự biến thái của côn trùng 3.1.2.1. Định nghĩa Quá trình sinh trưởng và phát triển của côn trùng kể từ lúc trứng nở cho đến khi trưởng thành có thể có một số thay đổi phức tạp về hình thái bên ngoài cũng như các cơ quan bên trong. Hiện tượng thay đổi này được gọi là sự biến thái. Ở một số loài, sự biến đổi về hình dạng giữa ấu trùng và thành trùng rất ít, bên cạnh đó cũng ở một số loài khác thì sự khác biệt này lại rất lớn về hình dạng và tập tính sinh hoạt. Mức độ khác biệt này thay đổi tùy theo nhóm côn trùng. 3.1.2.2. Phân loại: có thể phân biệt 2 dạng biến thái chính * Biến thái không hoàn toàn: vòng đời có 3 thời kỳ (trứng, sâu non và dạng trưởng thành). Cấu tạo cơ thể của sâu non tương tự dạng trưởng thành, sau mỗi lần thay da (lột xác) thì sâu non có thêm đặc điểm của dạng trưởng thành. Ví dụ: loài gián là loài thuộc biến thái không hoàn toàn. * Biến thái hoàn toàn: vòng đời có 4 thời kỳ (trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành). Cấu tạo cơ thể của sâu non không giống dạng trưởng thành, nhộng không hoạt động. Ví dụ: các bộ cánh cứng, cánh màng … thuộc loại biến thái hoàn toàn. 3.1.3. Các giai đoạn phát triển 3.1.3.1. Trứng: là một tế bào lớn, phía ngoài có vỏ trứng. Vỏ trứng được cấu tạo bởi protein và sáp, tương đối cứng. Trứng của côn trùng có hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo loại côn trùng. 3.1.3.2. Thời kỳ sâu non: trong quá trình sinh trưởng sâu non phải thay da (lột xác). Trước lúc thay da, sâu non không ăn hoặc nằm yên trong một thời gian. Trong lúc này sẽ xuất hiện một lớp biểu bì trên cơ thể sâu non. Khi tới thời kỳ thì biểu bì này sẽ rách ra, sâu non từ từ co giãn, cử động để lột lớp vỏ ngoài nhờ trọng lực giúp đỡ để thay da. Khi thay da, ấu trùng cần một lượng không khí và nước để tăng thể tích cơ thể. Quá trình thay da của sâu non rất quan trọng vì sự trưởng của sâu hại trọng tâm là xoay quanh hiện tượng thay da, chỉ có thay da mới phát triển được diện tích mặt ngoài của cơ thể và thay đổi hình dạng bên ngoài của côn trùng. Mỗi lần thay da, thân thể của sâu non phát triển rõ rệt, hình thái có ít nhiều thay đổi. Thời gian giữa 2 lần thay da gọi là tuổi sâu. 3.1.3.3. Thời kỳ nhộng: sâu non biến thái hoàn toàn sau khi hoàn thành sinh trường thì thôi ăn, tiêu hủy đường tiêu hóa và tìm nơi ẩn nấp để chuẩn bị hóa thành nhộng. Trước khi hóa nhộng, sâu non làm kén bằng tơ hay các chất khác để bao bọc cơ thể. Sâu non ở trạng thái yên nghỉ trước khi hóa nhộng (gọi là thời kỳ trước nhộng), thay da lần cuối cùng để biến thành nhộng. Nhộng không hoạt động hay ít hoạt động trong thời gian vài ngày đến mấy tháng, sau đó mọt trưởng thành ở trong và bắt đầu phá vỏ nhộng chui ra. 3.1.3.4. Thời kỳ trưởng thành: thời kỳ trưởng thành là tuổi cuối cùng, là giai đoạn sinh sản của sâu hại, nhiệm vụ chủ yếu của gia đoạn này là giao cấu đẻ trứng để phát triển nòi giống. Khi hình thái của dạng trưởng thành đã cố định thì sẽ không tiến hóa nữa. 3.2. PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG Thường phân loại côn trùng dựa vào các đặc điểm biến thái và cấu tạo phần phụ miệng, cánh. Lớp côn trùng chia thành nhiều bộ khác nhau. Riêng đối với ngành NN thì có nhiều bộ côn trùng, chủ yếu là các loài sâu hại và thiên dịch. Bảng 10: Một số côn trùng thường gặp trong NN. STT Tên bộ côn trùng Tên khoa học Điển hình 1 Bộ cánh tơ Thysanoptera Bọ trĩ 2 Bộ cánh thẳng Orthoptera Cào cào, dế 3 Bộ hai cánh Diptera Các loài ruồi 4 Bộ nửa cánh Hemiptera Các loài bọ xít 5 Bộ cánh đều Homopotera Các loài rầy, rệp 6 Bộ cánh màng Hymenoptera Bọ hung, bọ dừa 7 Bộ cánh vẩy Lepidoptera Các loài bướm của loài sâu đục thân, đục quả, ăn lá 8 Bộ cánh bằng Isoptera Mối Ngoài ra còn có một số bộ côn trùng gây hại khác như bộ đuôi nhảy (Collembola), bộ rệp sách (Psocoptera), bộ nhậy ba đuôi (Thysanura, Zygentoma), bộ gián (Blattoptera, Dictyoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera)… 3.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÔN TRÙNG 3.3.1. Tác động tích cực Hiện nay, trên thế giới có hơn 1 triệu loài côn trùng. Chúng tập hợp thành một quần thể sống động và phong phú nhất của hành tinh này. Chính vì vậy, những loài côn trùng đã mang lại nhiều lợi ích nhất. Nguồn thức ăn cho các động vật hoang dã: dựa trên số liệu từ các hành trình quan sát và nghiện cứu đời sống hoang dã, các nhà khoa học ước tính rằng nếu không có sâu bọ thì mỗi năm số tiền cung cấp thức ăn cho loài động vật ăn côn trùng có thể lên tới 50 tỷ USD. Nhiều loài côn trùng ăn xác chết, ăn phân và các sản phẩm trao đổi chất khác có vai trò giống như “đội vệ sinh khổng lồ”. Bọ ăn xác chết đã nhanh chóng thu lượm và sử dụng hết các xác chết của động vật. Người ta ước tính nếu như không có các loài côn trùng ăn xác chết thì chỉ vài ba tháng, bề mặt trái đất sẽ ngập trong xác chết của động vật. Diệt trừ sâu hại: các côn trùng cũng có thể trở thành sát thủ với nhau, nếu không có những loài chuyên đi ăn sâu bọ phá hoại mùa màng, thì ước tính thiệt hại hàng năm sẽ lên tới hàng tỷ USD. Tác nhân thụ phấn: giá trị của mùa màng và cây trồng được thu phấn qua tác động của côn trùng (không kể côn trùng được con người thuần hóa, ví dụ như ong nuôi), ước tính sẽ khoảng 3 tỷ USD hàng năm. Nếu không có loài bọ cánh cứng, nông dân sẽ vất vả hơn trong việc tiêu hủy phân gia súc, chưa kể đến việc diệt trừ ruồi nhặng, ký sinh trùng sinh sôi và nẩy nở nếu không được giải quyết ngay. Không chỉ thế, loài bọ cánh cứng còn thải ra nhiều chất dinh dưỡng cho đất, vì vậy mà nông dân sẽ không phải chi trả nhiều tiền hơn để mua phân bón. 3.3.2. Tác động tiêu cực Côn trùng là tác nhân gây ra các dịch bệnh như bệnh sốt rét, bệnh sốt phát ban,… ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loài dộng - thực vật khác và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ví dụ: ruồi, muỗi, chấy, rận, bọ chét, đỉa,… là những kẻ thù nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Chúng hút máu, gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí chúng còn là vật truyền vi trùng bệnh sốt phát ban, sốt chấy rận, bệnh lao, bệnh loét da, bệnh dịch hạch, … Bảng 11: Một số côn trùng (Insecta) gây bệnh STT Tên thông thường Tên khoa học Bệnh do chứng truyền hoặc tác hại khác 1 Muỗi Culicidate 2 Muỗi sốt rét Anophenles Sốt rét 3 Muỗi sốt vàng và các liên quan Aedes acegypti Aedes spph Sốt xuất huyết, sốt vàng 4 Muỗi nhà Cullex spp 5 Ruồi cát Phlebotominae Các bệnh do Leishmania 6 Ruồi đen Silulium spp Mù sông 7 Ruồi truyền giun xoắn Côchliomuia Myiasis 8 Ruồi nhà và chợ Musca spp Bệnh đường ruột 9 Ruồi Tsetse Glossina spp Bệnh ngủ 10 Bọ chét Siphnonaptera Dịch hạch 11 Rận Periculus huamnus Dịch sốt chấy rận 12 Rận giường Cimex spp Bệnh thiếu máu 13 Rận kising Triatominae Trypanosomia 14 Mạt và bọ chó Acari Ngứa, dị ứng, sốt chấy rận 15 Mạt Chigner Tromniculidae Bệnh do Rocketsia và virus 16 Bọ cứng Ixodiae Bệnh Lyme và Babeisoes 17 Bọ mềm Argasidae Sốt tái phát do bọ chó Phá hoại mùa màng và cây trồng: thành phần sâu hại cây trồng và mùa màng rất nhiều về số lượng và sự phát triển của các loài sâu hại cũng rất phức tạp, các lứa sâu thường chồng gối lên nhau. Kết quả điều tra trên 20 giống cây trồng ở miền Bắc nước ta đã phát hiện được 881 loài sâu hại. Trong số đó, lúa bị 94 loài sâu hại, ngô 53 loài, rau 39 loài, … 3.3.3. Tác động của con người, tự nhiên đối vối côn trùng Việc sử dụng TTS, trừ cỏ dại một cách rộng rãi, thiếu cơ sở khoa học, không lưu ý đến quy luật biến động quần thể đã làm số lượng các quần thể có lợi cũng như có hại ngày càng giảm xuống. Hoạt động kinh tế của con người đã gây nên những biến đổi sâu sắc trong điều kiện tồn tại của côn trùng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, công cuộc khai hoang, áp dụng các quy trình gieo trồng các giống mới đã làm gia tăng số lượng nhiều loài côn trùng ăn lá. Bón phân hóa học, đặc biệt là phân đạm làm gia tăng số lượng của các loài sâu đục thân hại lúa. Quá trình biến đổi xảy ra do tác động của ngẫu nhiên của các yếu tố môi trường, chủ yếu là yếu tố thời tiết và khí hậu, có thể ảnh hưởng lên số lượng và chất lượng của các cá thể hoặc quần thể bằng cách trực tiếp hay gián tiếp nào đó. 3.4. THIỆT HẠI DO CÔN TRÙNG GÂY RA 3.4.1. Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản ở Việt Nam Ở nước ta, theo thực nghiệm của Bộ môn nghiên cứu côn trùng trực thuộc Tổng cục lương thực (1957-1974), nếu công tác phòng trừ sâu mọt trong kho không tốt thì hàng năm chúng ta sẽ bị hao hụt từ 3 - 10% số lượng NS dự trữ. Tính trung bình đối với các loại hạt thì tổn thất sau khi thu hoạch khoảng 10%, còn đối với các loại cây có củ là từ 10 - 20%, và với rau quả từ 10 - 30%. Vào năm 1995, sản lượng lúa nước ta bị thiệt hại khoảng 10%, ước tính khoảng 2,3 triệu tấn. Với các loại rau củ thiệt hại khoảng 20%, với sản lượng 2,005 triện tấn khoai lang, 722.000 tấn khoai tây và khoảng 3,112 triệu tấn khoai mì. Đối với ngô (bắp), số hao hụt hàng năm có thể lên đến 100.000 tấn. Còn theo kết quả báo cáo của Bộ NN và PTNT (2002), mức thiệt hại về gạo do côn trùng gây ra trong kho bảo quản vùng ĐBSCL khoảng 18%. 3.4.2. Thiệt hại do côn trùng gây ra trong ruộng lúa ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh – Chi cục BVTV thì từ 16/12/2005 đến 16/01/2006, trên lúa mùa chủ yếu có rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít hôi, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, … riêng còn trên lúa đông xuân còn có bọ trĩ, sâu phao và cào cào. Bảng 12: Diện tích, mật độ và phân bố một số đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa và mạ mùa (tháng 01/2006) Sâu hại GĐST Cây trồng Mật độ (con/m2) Tỷ lệ (%) Diện tích nhiễm (ha) Phân bố Phổ biến Cao Nhẹ - TB Nặng Mất trắng Vụ mùa Rầy nâu Trổ 100 -1.500 5.000 2.808 715 8 TĐ - Q2 - Q9 - HM - BC - NB - CG Sâu cuốn lá Trổ 1 - 3 27 Q2 - Q9 - BC Bọ xít hôi Trổ 5 -10 29 TĐ - Q2 - Q9 - HM Đạo ôn Trổ 7 -10 138 HM - CC Bệnh đốm vằn Trổ 5 -7 26 TĐ - Q2 - Q9 - HM - BC Đạo ôn cổ bông Trổ 7 -10 71 BC T.cộng 3099 715 8 Vụ đông xuân Rầy nâu Đẻ nhánh 50 -100 107 Q9 - CC Sâu cuốn lá Đẻ nhánh 5 -10 48 HM - CC Bọ trĩ Đẻ nhánh 20 - 30 208 Q9 - HM - CC Sâu phao Đẻ nhánh 5 -10 31 Q9 - HM - CC Cào cào Đẻ nhánh 5 - 7 15 HM Sâu đục thân Đẻ nhánh 1 - 5 - Ruồi đục lá Đẻ nhánh 10 - Đạo ôn Đẻ nhánh 3 - 5 30 CC T.cộng 439 3.5. NHỮNG YẾU TỐ SINH THÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔN TRÙNG 3.5.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của côn trùng. Bảng 12: So sánh giữa nhiệt độ thất và nhiệt độ cao ảnh hưởng đến côn trùng STT Yếu tố Nhiệt độ thấp Nhiệt độ cao 1 Sự phát triển cá thể Diễn ra rất chậm Cũng tăng theo 2 Tỷ lệ chết Cao Giảm 3 Sự vận động của từng cá thể Diễn ra chậm Tăng 4 Tốc độ tăng trưởng Rất thấp Cao Mỗi loài côn trùng đều có một nhiệt độ tối ưu, ở nhiệt độ đó sự tăng trưởng của quần thể có khả năng đạt cực đại. Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu, không thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng và tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm xuống. Nh._.ển mô cơ, làm tăng sức chống chịu đối với rầy nâu. Vì vậy không nên bón quá nhiều phân đạm. Hiện nay, bón phân đạm với liều lượng cao vẫn phổ biến ở các tỉnh trồng lúa Nam Bộ, có hộ nông dân bón tới trên dưới 200 kg N/ha. Bón phân như vậy vừa lãng phí phân đạm, vừa là một trong các nguyên nhân gây bùng phát rầy nâu trong vụ Đông Xuân 2005 - 2006 ở các tỉnh ĐBSCL. Bón phân cân đối không chỉ huy động được tiềm năng năng suất của cây lúa mà còn không tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển, góp phần gìn giữ năng suất lúa. 4.4.1.8. Điều khiển chế độ nước trên ruộng lúa hợp lý Nước không những ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa mà còn ảnh hưởng đến sự phát sinh, gây hại của rầy nâu. Có đủ nước trong ruộng lúa thì các hợp chất của silic dễ dàng hoà tan và cây lúa hấp thụ được. Nhờ vậy, quá trình hoá cứng vách tế bào biểu bì được thúc đẩy nhanh, dẫn tới làm tăng sức chống chịu của cây lúa đối với rầy nâu. Trong thực tế, rầy nâu thường phát sinh và phát triển mạnh, gây hại nặng ở những ruộng lúa thường xuyên đủ nước. Điều khiển tốt chế độ nước trên ruộng lúa sẽ là một biện pháp phòng chống rầy nâu hữu hiệu. Giữ ruộng lúa có một lớp nước ngập khoảng 10 cm liên tục trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của rầy nâu. Định kỳ tháo nước để ruộng khô 1 - 2 ngày thì có hiệu quả cao trong hạn chế sự phát triển của rầy nâu. Trứng rầy nâu sẽ không nở rầy non nếu ẩm độ tương đối trong tán lá lúa đạt 100%. Dâng nước ruộng lên cao ngập bẹ lá lúa có thể làm chết trứng rầy nâu trong bẹ lá lúa. 4.4.1.9. Trồng cây bẫy Cây bẫy là những cây được trồng với mục đích thu hút, tập trung các loại dịch hại, sau đó tiêu diệt, nhằm ngăn chặn sự tấn công của chúng sang cây trồng chính. Biện pháp trồng cây bẫy để trừ sâu hại lúa đã được áp dụng ở nước ta. Đối với cây lúa, cây bẫy là một giống lúa chín sớm hay trồng lúa ở thời vụ sớm trên một diện tích nhỏ. Để phòng chống rầy nâu, cây bẫy là giống lúa nhiễm rầy nâu được gieo trồng sớm hơn giống lúa vụ chính. Cây bẫy (giống lúa nhiễm rầy nâu) được gieo trồng sớm ở xung quanh ruộng lúa. Khi có nhiều rầy nâu tiến hành phun thuốc hoá học để trừ diệt. Biện pháp này mang tính cộng đồng, phải được tiến hành trên một diện tích đủ lớn mới có hiệu quả. 4.4.1.10. Vệ sinh đồng ruộng Đối với cây lúa, sau mỗi vụ tiến hành dọn sạch và tiêu huỷ tất cả các gốc rạ, lúa chét có ý nghĩa lớn trong hạn chế nguồn dịch hại đầu vụ (kể cả rầy nâu). Ruộng nhiều cỏ sẽ tạo điều kiện gia tăng quần thể rầy nâu. Vì vậy, vệ sinh đồng ruộng nhằm hạn chế nguồn rầy nâu chuyển sang vụ lúa sau thì cần chủ yếu tập trung vào việc tiêu diệt gốc rạ và lúa chét trên ruộng lúa sau thu hoạch. Trong vệ sinh đồng ruộng, nhiều nơi đã áp dụng biện pháp đốt gốc rạ. Đốt gốc rạ đã tiêu diệt các loài chân khớp hoại sinh, đóng vai trò quan trọng trong phân giải tàn dư thực vật trong đất ở ruộng lúa. Đốt gốc rạ và tàn dư cây lúa ít nhiều làm ảnh hưởng đến nơi cư trú của nhiều loài thiên địch tự nhiên. Đốt gốc rạ và tàn dư cây lúa sẽ loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng gốc đạm có sẵn trong tàn dư thực vật. Không nhổ bỏ các loài cỏ hoang, vì đó là nơi cư trú của nhiều loài thiên địch của rầy nâu, mặt khác, cỏ dại không phải là nơi cư trú lý tưởng của rầy nâu khi không có lúa trên đồng. 4.4.2. Sử dụng giống lúa kháng rầy nâu Dùng giống lúa kháng rầy nâu vừa cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn kém chi phí, dễ áp dụng trong các điều kiện, các hoàn cảnh, mọi trình độ sản xuất. Kết hợp giống kháng với biện pháp sinh học và kỹ thuật canh tác là chiến lược phòng trừ sâu bệnh hại lý tưởng đối với những nông dân nghèo ít vốn. Sử dụng giống kháng rầy nâu góp phần làm giảm đáng kể việc sử dụng thuốc hoá học BVTV, tránh ÔNMT, bảo vệ thiên địch, góp phần xây dựng NN bền vững và sản xuất NS an toàn. Thí du như giống lúa CR203 kháng rầy nâu, nhưng lại nhiễm rầy lưng trắng và bệnh khô vằn. Khó kết hợp đặc tính kháng rầy nâu với đặc tính nông học tốt. Sử dụng luân phiên các giống lúa kháng mang gen chính. Không gieo trồng liên tục trên diện rộng một giống lúa kháng rầy nâu mang gen chính. Cần có 5-6 giống lúa kháng rầy nâu mang gen chính để thay thế nhau trong các vụ lúa hoặc cùng sử dụng trong một vụ lúa. Kết hợp hai hoặc nhiều gen chính kháng rầy nâu trong một giống lúa sẽ tạo được giống lúa lâu mất tính kháng rầy nâu. Tại ĐBSCL đã dùng các giống lúa kháng rầy nâu biotyp 1 như TN73-2, IR26, IR28, IR29, IR30, Ir2153-95-VM2,… Sau khi rầy nâu biotyp 2 xuất hiện, các giống lúa kháng rầy nâu biotyp 2 đã được sử dụng là IR36, IR42, MTL58, IR2071-179-3-4, IR8423-132-6-2-2, IR2307-247-2-2-3, … Để phòng chống rầy nâu biotyp 3 đã sử dụng các giống lúa như IR64, IR50404, OM756, OMCS2000, AS966, OM2717, OM3536, IR50401, IR51673, … Tại miền Bắc, các giống lúa kháng rầy nâu biotyp đã được sử dụng gồm CR101, CR104, C70… Để phòng chống rầy nâu biotyp 2 đã ứng dụng rộng rãi trong NS các giống lúa rầy nâu như CR203, IR9423, 84-1, 84-2, Xi23, IR29692-94-2-1-3, IR32429-47-3-2-2,… 4.4.3. Nghiên cứu và sử dụng thuốc thảo mộc Sử dụng thuốc thảo mộc trừ sâu hại là một biện pháp cổ truyền. Thảo mộc trừ sâu hại gồm các chất có trong thực vật như nicotin trong thuốc lá & thuốc lào, rotenone trong rễ cây dây mật, pakyzinron trong củ đậu, azadirachtin trong cây xoan Ấn Độ, artemisinin trong cây thanh hao hoa vàng. Những chế phẩm TTS có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên (thuốc thảo mộc) được xếp vào nhóm TTS thế hệ thứ nhất. Trong đó, cây xoan Ấn Độ là một cây có phân bố rộng ở nhiều nơi như Châu Á, Châu Phi và có ở vùng Nam Trung Bộ nước ta, chứa chất độc trừ sâu được nghiên cứu nhiều hơn, một chất gây ngán ăn và ức chế sự phát triển và đẻ trứng của nhiều côn trùng nói chung và rầy nâu nói riêng, không làm ảnh hưởng tới các loài ký sinh và bắt mồi. 4.4.4. Sử dụng ánh sáng đèn Nhiều loài côn trùng trong đó có rầy nâu, khi ở pha trưởng thành thích ánh sáng đèn. Lợi dụng đặc tính này, ánh sáng đã được sử dụng như một loại bẫy để diệt trừ nhiều loài sâu hại. Nguồn ánh sáng có thể là đèn dầu hỏa (đèn bão, đèn măng-xông), đèn điện thường, đèn tử ngoại. Bên dưới các nguồn ánh sáng có thể đặt các chậu nước lã có lớp váng dầu hoặc các dụng cụ chứa chất độc hay dùng mạng lưới kim loại có dẫn điện để tiêu diệt côn trùng khi chúng bay vào bẫy. Bẫy ánh sáng đã được sử dụng rộng rãi để diệt trừ pha trưởng thành của rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, sâu đục thân, …Việc dùng bẫy ánh sáng rất đơn giản, ít tốn kém và có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, hiệu quả thu hút côn trùng của bẫy ánh sáng bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, cũng như thu hút nhiều loài côn trùng có ích, kể cả các loài ký sinh và bắt mồi. Để bẫy ánh sáng có hiệu quả cao, cần tiến hành vào đúng thời gian xuất hiện rộ của đối tượng cần bẫy. Đây là biện pháp mang tính cộng đồng, phải tiến hành trên diện rộng mới có hiệu quả. Ví dụ: Thiết bị bẫy rầy nâu và ruồi của ông Lê Quang Bảo, ngụ tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Theo ông, bẫy ruồi giống như chiếc hộp, bên trong có khoang chứa nước, đáy của bẫy chính là vỉ chứa mồi nhử. Ông Bảo hướng dẫn: đổ nước có pha chút xà bông (không cần dùng loại có mùi thơm) đạt mức khoảng 2/3 khoang chứa. Mồi nhử thường là xoài, mít hay đồ ngọt được đặt quang vỉ chứa mồi. Khi ruồi bu lại ăn mồi vô tình chúng bay lên đụng nắp bẫy lập tức bị rơi xuống khoang chứa nước xà phòng rồi chết. Giá bán là 25.000đ. Còn dùng để bẫy rầy nâu cũng với nguyên lý trên nhưng lại dùng ánh sáng đèn để dụ rầy nâu, dùng điện 220V với giá 45.000đ, dùng bình acquy giá 25.000đ. 4.4.5. Sử dụng hợp lý thuốc hóa học trừ rầy nâu Biện pháp hóa học là sử dụng các chất hóa học, có khả năng ngăn chặn dịch khi rầy nâu bùng phát về số lượng, đem lại hiệu quả nhanh, dễ thấy nếu sử dụng đúng. Khi sử dụng liên tục, không đúng kỹ thuật sẽ gây ra những hậu quả xấu như phá vỡ cân bằng sinh thái, tiêu diệt thiên địch của rầy nâu, gây tính chống thuốc cho rầy nâu và để lại dư lượng thuốc trong NS, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và gây ra ÔNMT. Trong phòng chống rầy nâu, thuốc hóa học là vũ khí cuối cùng được sử dụng khi các biện pháp khác đã sử dụng mà chưa hạn chế được tác hại của rầy nâu. Để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chống ÔNMT khi sử dụng thuốc hóa học phòng chống rầy nâu phải thực hiện theo 4 đúng: 4.4.5.1. Đúng thuốc Trước hết, cần ưu tiên chọn loại thuốc đặc hiệu có hiệu quả cao đối với rầy nâu mà ít độc hại với con người và môi trường. Dùng đúng thuốc là không được dùng thuốc hoá học trừ rầy nâu như một loại thuốc kích thích sinh trưởng cây lúa, không dùng thuốc đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng trên cây lúa. Nếu dùng không đúng thuốc vừa không có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, vừa tốn công và gây ÔNMT. Để phòng chống rầy nâu nên dùng các loại thuốc hoá học như Actara 25WG, Sectox 10WP, Applaud 10WP, Admire 050EC, … 4.4.5.2. Đúng liều lượng sử dụng, đúng nồng độ sử dụng Mỗi loại thuốc hoá học trừ sâu có hiệu quả đối với rầy nâu ở một phạm vi liều lượng, nồng độ nhất định. Liều lượng sử dụng được biểu hiện bằng (g, kg hay lít) cho một đơn vị diện tích (ha/sào). Nồng độ sử dụng là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun lên cây. Khi dùng thuốc hoá học trừ rầy nâu cần theo đúng nồng độ, liều lượng của nhà sản xuất. Thí dụ: dùng thuốc Actara 25WG cần pha 2g thuốc trong một bình 16 lít, phun 2 -3 bình thuốc đã pha cho 1.000 m2. Dùng thuốc hoá học quá liều lượng, nồng độ sử dụng khuyến cáo vừa lãng phí thuốc vừa làm tăng sự ô nhiễm NS và ÔNMT, có hại cho con người và sinh vật có ích. 4.4.5.3. Đúng lúc, đúng chỗ Phun thuốc hoá học trừ rầy nâu đúng lúc nghĩa là phải phun vào thời điểm mà rầy nâu đang ở vào giai đoạn mẫn cảm với thuốc hoá học. Phun thuốc như vậy sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc, tránh phải phun nhiều lần. Khi phải dùng thuốc hoá học để trừ rầy nâu, không nên phun tràn lan mà chỉ phun vào những nơi rầy nâu có mật độ quần thể cao. Đó mới là dùng thuốc đúng chỗ. Phun thuốc hoá học trừ rầy nâu đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm giảm đáng kể số lần phun thuốc trong một vụ hay trong một năm, góp phần làm giảm sự ô nhiễm NS và môi trường do thuốc hoá học BVTV gây ra. 4.4.5.4. Đúng phương pháp (đúng cách) Có nhiều phương pháp dùng thuốc hoá học BVTV như phun bột khô, phun sương, phun mù, rắc, bón vào đất… Khi sử dụng thuốc hoá học cần chọn đúng phương pháp phun rải, nếu không thì thuốc sẽ không có hiệu quả phòng chống dịch hại. Thuốc phun lên lá phải pha đủ lượng nước để phun. Thuốc hạt chỉ dùng để rải, không pha với nước để phun. Khi phun thuốc hoá học còn phải phun đúng kỹ thuật (đúng cách). Thí dụ: với thuốc Actara 25WG pha với nước phải khuấy đều trước khi phun. Khi phun phải chụp vòi phun xuống phía gốc thân cây lúa nơi rầy nâu sống, chứ không để vòi phun phía trên mặt tán lá lúa. Dùng thuốc hoá học trừ rầy nâu không đúng phương pháp cũng dẫn tới làm lãnh phí thuốc, tốn công và gây ÔNMT. CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ RẦY NÂU BẰNG MÁY BẮT RẦY 5.1. LÝ THUYẾT Trong quá trình em là đồ án này, báo Tuổi Trẻ đã có viết hai bài nói về người nông dân đã chế tạo ra những thiết bị diệt rầy nâu, một là ông Lê Quang Bảo, ngụ tại phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai đã nghiên cứu và chế tạo ra một thiết bị diệt ruồi và rầy nâu bằng ánh sáng đèn với mồi nhử: mít, xoài, … (đăng ngày 24/9/2006) và một người nông dân nữa tên là Lâm Văn Thắng ngụ tại Aáp Tân Lập, xã Tân Thuận, huyện Bến Cầu - Tây Ninh cũng đã thiết kế ra máy diệt rầy làm bằng lưới kim loại vuông vức mỗi chiều 1,2m với 3 lớp và côn trùng bị dụ bằng ánh sáng vàng và tím, sau đó sẽ bị giết chết và rơi xuống phía dưới (đăng ngày 14/11/2006). Hai thiết bị diệt rầy nâu trên đều sử dụng điện 220V hoặc sử dụng bình acquy. * Với thiết kế của ông Lê Quang Bảo thì rất nhỏ gọn nhưng lại có thể bắt được cả ruồi lẫn rầy nâu. Thiết bị này rất hữu hiệu trong việc bắt ruồi nhưng bên cạnh đó dùng để bắt rầu nâu thì chưa đạt hiệu quả: - Thứ nhất: trước hết đây là một thiết bị nhỏ nên không thể bắt được nhiều rầy nâu nếu ta đem thiết bị này ra ngoài cánh đồng ruộng lúa. - Thứ hai: chỉ sử dụng ánh sáng đèn để dụ rầy nâu, để tự nhiên rầy chết rồi rớt xuống khoang chứa nước (nước có pha ít xà phòng). ð Thiết bị này sẽ không đạt hiệu quả cao trong việc diệt trừ rầy nâu với mật độ dày (trong độ tuổi rầy trưởng thành có cánh). * Ông Lâm Văn Thắng đã thiết kế ra một máy diệt rầy bằng ánh sáng đèn và dùng lưới kim loại 3 lớp để bắt rầy. Thiết bị này dùng ánh sáng đèn để dụ rầy nâu, khi rầy nâu thấy ánh sáng đàn và bay đến thì sẽ bị dắt lại với ba lớp lưới kim loại có điện rồi chết. Nhìn chung, thiết bị này dùng để bắt rầy rất hiệu quả nhưng nó sẽ sinh ra sóng từ trường cao và dần dần rầy nâu sẽ không đến, nếu có đến thì cứ 10 con thì có khoảng 3 - 4 con sẽ vào bẫy còn lại sẽ tránh mà không vào nữa. Với thiết kế máy bắt rầy nâu của em thì sử dụng một thiết bị quạt hút với công suất 1HP = 750W và ánh sáng đèn đạt hiệu quả cao hơn. Trước hết, em dùng ánh sáng đèn để thu hút rầy nâu, rồi sau đó bật quạt hút và sẽ hút được nhiều rầy nâu hơn nếu mật độ rầy càng nhiều sẽ bắt được càng nhiều. Bằng chứng qua mô hình thí nghiệm tại tỉnh Long An bằng máy hút bụi với công suất 1300W thì trong khoảng 30 phút em đã hút được trung bình khoảng 26,47g rầy nâu. Cho nên việc diệt trừ rầy nâu bằng quạt hút sẽ diệt trừ hiệu quả cao và có thể đạt đến 95%. Tuy nhiên, tùy theo thiết kế của mỗi người mà có hiệu quả diệt trừ rầy nâu khác nhau. 5.1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy 5.1.1.1. Miệng hút Miệng hút và vị trí lắp đặt cần đáp ứng những yêu cầu chính sau: - Hình dạng, kích thước và vị trí lắp đặt phải thích hợp sao cho sức cản thủy lực là nhỏ nhất. Vì vậy, kích thước của miệng hút cần phải gọn gàng không cồng kềnh, còn hình dạng bên ngoài thì phải đẹp và vị trí lắp đặt phải phù hợp với nội thất công trình đó. - Có thể điều chỉnh được lưu lượng và chiều hướng luồng không khí. Miệng hút có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình tròn được đặt ở phía trên quạt hút và được thông với một ống dẫn tới quạt. Miệng hút này không cần có khe hút với lưới ô vuông hoặc có cánh chớp cố định mà miệng hút mà em thiết kế chỉ là một miệng hút với hình dạng như một cái phễu hình tròn với đường kính mặt phễu là 300 mm, chiều sâu tính từ miệng phễu đến đầu đáy phễu là 150 mm, đường kính đáy phễu là 40 - 50 mm bằng đường kính của quạt. 5.1.1.2. Ống dẫn Ống dẫn có hình tròn và được làm bằng nhựa giống ống dẫn máy hút bụi (ống ruột gà), dài từ 1,5 - 2 m, không bị nứt vỡ khi bị nắng hay mưa. Ống dẫn có nhiệm vụ dẫn luồng không khí từ miệng hút xuống quạt. Ống dẫn được thiết kế có thể di chuyển đựơc chứ không cố định tại một chỗ, để có thể dịch chuyển vị trí miệng hút cho phù hợp. 5.1.1.3. Quạt Trong các bộ phận của máy hút rầy, quạt là một bộ phân quan trọng nhất. Bộ phận chính của quạt là bánh xe công tác gồm nhiều cánh quạt. Khi bánh xe quay, cánh quạt thu gom không khí và đưa chúng vào chuyển động, lúc đó không khí được nén và được truyền vận tốc và áp suất, tức động năng và thế năng. Có hai loại quạt: quạt li tâm và quạt hướng trục (quạt trục). Trong thiết kế máy, em chọn kiểu quạt li tâm vì lực hút lớn (cột áp lớn), chọn lưu lượng L = 1200 m3/h = 0,33 m3/s , áp suất p = 2200 Pa (ro = 1,205 kg/m3), số vòng quay w = 300 rad/s (n = 2900 v/ph). Dựa vào công thức tính chuẩn số tỉ tốc: ny = 53 28 với ny = 28 <100 (quạt li tâm tương ứng với ny <100). Cấu tạo của quạt li tâm gồm 3 bộ phận chính: bánh xe công tác (bánh xe cánh quạt loại rôto hoặc tuabin) 1, vỏ hình xoắn ốc 2 và chân quạt cùng ổ đỡ 3. Hình 11: Quạt li tâm (a) và sơ đồ cấu tạo cảu quạt li tâm (b) Khi bánh xe quay không khí vào quạt qua miệng hút 4 vào các rãnh giữa các cánh quạt. Dưới tác dụng của lực li tâm, không khí sẽ bị đẩy theo các rãnh, bị dồn nén trong vỏ xoắn ốc và thoát ra ngoài qua miệng ra 5 theo hướng vuông góc 900 với chuyển động ban đầu. * Bánh xe công tác: gồm đĩa trước, đĩa sau và ống lót. Ống lót được đúc hoặc tiện dùng để cố định bánh xe vào trục và được gắn vào đĩa sau bằng đinh tán, bulông hay hàn. Còn các cánh quạt thì được gắn vào đĩa bằng đinh tán hoặc hàn. Bánh xe mà được chế tạo bằng dập thì nhẹ và rẻ hơn. Để chế tạo, người ta đục thép tấm thành dải, sau đó uốn cong thành các cánh quạt, rồi cuộn tròn dải thép và cố định giữa các đĩa. Đối các bánh xe rộng, để bảo đảm độ ồn thì nên đặt các thanh kéo nối đĩa trước với ống lót. Khe hở giữa bánh xe và ống nối vào của vỏ quạt phải tối thiểu để không ảnh hưởng đến chuẩn số tỉ tốc ny và khối lượng không khí đi qua. * Vỏ xoắn ốc: được hàn hoặc tán bằng thép tấm, được chế tạo bằng ghép mí. Vỏ quạt hàn thường có hình dạng thích hợp về mặt khí động, song với kích thước lớn và quá nặng. Vỏ của các quạt lớn thường được đặt trên giá đỡ độc lập, còn đối với quạt nhỏ thì được đặt cố định trên chân quạt. * Chân quạt: được đúc bằng gang hoặc hàn bằng thép tấm. Trục được định vị trên chân quạt, trong ổ đỡ thường là ổ bi. Bánh xe cố định trên trục bằng then và bulông chặn. 5.1.1.4. Lưới lọc bụi: làm bằng lưới kim loại bằng inốc không xỉ, với kích thước của khe là 2mm. Quá trình lọc được thực hiện dưới tác dụng của lực quán tĩnh (khi qua các khe ngoằn ngoèo), trọng trường và khuyết tán. Lưới lọc bụi là tên gọi quy ước vì các lỗ để không khí đi qua lớn hơn nhiều so với tiết diện ngang của các hạt bụi lắng đọng trên bề mặt và trọng thành khe. Lưới lọc bụi trong hệ thống có nhiệm vụ: - Giảm nồng độ bụi của không khí ngoài vượt quá giới hạn cho phép. - Bảo vệ các thiết bị của máy khỏi bị bám bẩn có thể làm giảm các chỉ số nhiệt kỹ thuật và khí động. - Bảo đảm độ trong sạch của không khí tại nơi làm việc. 5.1.1.5. Thùng chứa: là một thiết bị dùng để chứa rầy khi bị quạt thổi ra. Thùng chứa có hình chữ nhật với kích thước 0,7m x 0,6m, có bề dày khoảng 5 - 10 mm, được làm bằng nhôm nhẹ chống bị ăn mòn. Thùng chứa có hai đầu: một đầu được nối với đầu ra của quạt và một đầu khác có chức năng như là một cửa thăm dò để có thể tháo bỏ rầy khi cần thiết và nó được nối với một túi vải hay túi nilông (có nhiệm vụ đựng rầy và đem đi tiêu huỷ). Còn bên trong thùng chứa có gắn với một thiết bị lọc bụi (lưới lọc). Khi quạt hút thổi rầy vào thùng chứa, rầy sẽ bị rớt xuống thùng chứa dưới tác dụng của 2 vectơ vận tốc: vận tốc ngang theo chiều chuyển động của không khí và vận tốc rơi thẳng đứng. Còn bụi hoặc không khí đi qua lưới lọc bụi, những hại bụi sẽ được giữ lại tại đầu ra của lưới lọc bằng một túi vải, những hạt bụi có kích thước lớn hơn khe hở của túi vải sẽ được giữ lại, còn những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn thì thoát ra ngoài không khí. 5.1.1.6. Sàn công tác: được làm bằng sắt, có độ dầy khoảng 2mm, kích thước 2m x 0,5m. Sàn công tác có nhiệm vụ gắn kết giữa quạt và thùng chứa (thao gỡ ra được). Song sàn công tác được gắn với 2 bánh xe, thuận tiện di chuyển đến nơi cần đến. Không khí 1 Ống dẫn Rầy nâu 3 Tiêu hủy Ánh sáng đèn 2 5.1.2. Sơ đồ công nghệ * Chú thích: 1. Miệng hút Đường hút rầy 2. Quạt Đường hút khí, bụi 3. Thùng chứa * Giải thích sơ đồ công nghệ: Rầy nâu bị thu hút bởi ánh sáng đèn (đèn bình thường), ánh sáng đèn được đặt trong miệng hút (miệng hút được nối với quạt bằng một ống dẫn). Khi rầy bay đến với mật độ dày thì bắt đầu mở công tác để chạy máy, quạt hút sẽ hút không khí và hút luôn rầy vào trong quạt, lúc này cả rầy lẫn không khí bị nén lại và được thải vào thùng chứa. Rầy sẽ bị rớt xuống thùng chứa dưới tác dụng của 2 vectơ vận tốc: vận tốc ngang theo chiều chuyển động của không khí và vận tốc rơi thẳng đứng, còn không khí thì bay lên và được lọc bởi thiết bị lọc bụi (lưới lọc bụi). Những hạt bụi nào lớn hơn khe hở của lưới lọc thì bị rơi xuống thùng chứa còn những hạt bụi nào nhỏ hơn thì thoát ra ngoài. 5.2. TÍNH TOÁN – CHI PHÍ 5.2.1. Kết quả thực nghiệm Thí nghiệm bắt rầy nâu tại ruộng lúa của chú Sáu ở ấp 1, xã Tân Phú, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An vào ngày 26/11/2006 với diện tích 20 ha ruộng trồng lúa bằng vợt lưới và bằng thiết bị máy hút bụi với với công suất 1300W, 220V, việc sử dụng ánh sáng đèn. Sau 3 lần thí nghiệm, em được kết quả như sau: Bảng 17: Thực nghiệm bắt rầy nâu bằng vợt lưới có ánh sáng đèn (Đơn vị: con/1 lần vợt) STT Thực nghiệm Thời gian Kết quả 1 Lần 1 18 giờ 30ø 13 2 Lần 2 19 giờ 30ø 15 3 Lần 3 20 giờ 30 18 Trung bình 15 Bảng 18: Thực nghiệm bắt rầy nâu bằng máy hút bụi có ánh sáng đèn (Đơn vị: gam/30 phút hút) STT Thực nghiệm Thời gian Kết quả 1 Lần 1 18 giờ 30 20,53 2 Lần 2 19 giờ 30 23,65 3 Lần 3 20 giờ 30 35,22 Trung bình 26,47 Một số hình ảnh thí nghiệm tại nhà chú Sáu ở ấp 1, xã Tân Phú, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An vào ngày 26/11/2006 Mô hình thí nghiệm Thí nghiệm đợt 1 lúc 18 giờ 30 Thí nghiệm đợt 3 lúc 20 giờ 30 Thí nghiệm đợt 2 lúc 19 giờ 30 5.2.2. Tính toán chi phí a) Miệng hút Khi dịch chuyển khí thực tế chuyển động trong ống dẫn xảy ra quá trình chuyển hóa không thuận nghịch năng lượng cơ học của dòng thành nhiệt năng, do vậy gây tổn thất năng lượng: tổn thất ma sát Dpms và tổn thất cục bộ Dpcb. * Tổn thất ma sát: Tổn thất cột năng do ma sát tính theo công thức: Dpms = (N/m2) (1) Trong đó: l - hệ số ma sát phụ thuộc vào chế độ chuyển động và độ nhám bề mặt ống dẫn. l - chiều dài ống (m) (chọn l = 1m). dtd - đường kính tương đương (m) (chọn dtd = 0,13m vì đường kính thực ống là 0,15m). r - khối lượng riêng của khí (dịch thể) (kg/m3) (r = 1.297 kg/m3). w - tốc độ của dòng (m/s). Tốc độ dòng chảy: w = =24,85 (m/s) Trong đó: L - lưu lượng ban đầu (chọn L = 1200 m3/h = 0,33 m3/s). dtd - đường kính tương đương. Hệ số Re = 229113,48 >2300 ® chảy rối Trong đó: w - tốc độ của dòng (m/s). dtd - đường kính tương đương. u - độ nhớt động học tuyệt đối (m2/s). u = 1,41 x 10-5 (m2/s) Tra bảng sổ tay quy trình thiết bị công nghệ hóa chất (tập 1) mkk = 0.0183 cp = 0,0183 x 10-3 (Ns/m2) = 0,0183 x 10-3 (kg/ms) rkk = 1.297 (kg/m3) Hệ số l được xác định theo công thức: l = 0,014 Thế vào công thức (1) ta được: Dpms = 40,54 (N/m2) = 4,1 (kg/m2) Trị số độ nhám tương đối e = 0,67 Trong đó: k - độ nhám tuyệt đối (k = 0,1 tra bảng 5.1 trong sách Thông gió của TS. Bùi Sỹ Lý). d - đường kính của ống * Tổn thất cục bộ: Tổn thất áp suất cục bộ được xác định theo công thức: Dpcb = xpđ = x (N/m2) (2) Trong đó: x - hệ số cản cục bộ pđ – áp suất động. w - tốc độ của dòng (m/s). r - khối lượng riêng của không khí (kg/m3). ð Do chiều dài ống l = 1m nên tổn thất cục bộ rất nhỏ nên không đáng kể. Vì vậy với miệng hút được gò đúc bằng nhôm với những kích thước trên với giá từ 40.000đ -50.000đ. b) Ống dẫn Ống dẫn kiểu cánh gà sẵn có trên thị trường với chiều dài từ 1 - 1,5 m với giá từ 45.000đ – 50.000đ. c) Quạt Chọn quạt li tâm có cánh quạt cong về phía trước ny = 20 - 55. Biết lưu lượng L = 1200 m3/h = 0,33 m3/s; áp suất p = 2200 Pa (ro = 1,205 kg/m3); số vòng quay = 300 rad/s (n = 2900 v/ph). Xác định chuẩn số tỉ tốc: ny = Trong đó: L: lưu lượng (m3/s). p: áp suất (Pa). : số vòng quay (rad/s). Đường kính miệng của quạt: Trong đó: k: hệ số phụ thuộc vào chuẩn số tỉ tốc ny (k = 1,6 - 1,8). L: lưu lượng (m3/s). : số vòng quay (rad/s). Đường kính trong của bánh xe (tại cánh của bánh xe): D1 = Do Đường kính ngoài của bánh xe: Trong đó: Do: đường kính miệng của quạt (m). ny: chuẩn số tỉ tốc. Chiều dày vỏ quạt (vỏ quạt có miệng ra hình vuông và diện tích miệng ra bằng diện tích miệng ngoài): B = 0,886 Do Chiều dày của bánh xe: b = k1 Trong đó: k1: hệ số dự trữ (k1 = 1,2 - 2,5 đối với quạt có cánh cong về phía trước). Do: đường kính miệng của quạt (m). Kích thước mở rộng của quạt ứng với ny = 20 - 55: A = D2 Trong đó: D2: đường kính ngoài của bánh xe (m). ny: chuẩn số tỉ tốc. Số lượng cánh quạt: Z = (lấy tròn bội số của 4 và 6). Trong đó: D1: đường kính trong của bánh xe (m). D2: đường kính ngoài của bánh xe (m). Để giảm tổn thất thuỷ lực, góc vào của không khí tại rãnh của cánh quạt trong giới hạn b1 = 400 - 800 (ny và b1 tỉ lệ nghịch). Góc ra của không khí tại rãnh của cánh quạt có cánh cong về phía trước b2 = 1400 - 1600 Công suất điện tiêu thụ của quạt N = Trong đó: L: lưu lượng (m3/s). p: áp suất (Pa). h: hiệu suất quạt có cánh cong về phía trước (h = 0,55 - 0,6). Khi tính toán quạt, em không tính toán cụ thể mà chỉ đưa ra những công thức để tính quạt mà thôi. Tại “Cửa hàng Quạt và Thiết Bị Bảo Hộ Lao Động” số 85 Cách Mạng Tháng 8, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, họ đã có 40 năm kinh nghiệm làm quạt, nên em đã quyết định chọn quạt hút lọc bụi khô 1 hộc HB-1 với N = 1HP, n = 2900v/phút 1 pha, L = 1200 m3/h 1 túi lọc có bán ở cửa hàng với giá 4.200.000đ (phần phụ lục 4). Em chọn quạt này vì mức giá bình dân để người nông dân có thể mua được với số tiền trên mà lực hút mạnh. d) Lưới lọc bụi Lưới lọc làm bằng inốc không xỉ với với kích thước khe là 2mmm có giá trên thị trường là 180.000đ /1m. e) Thùng chứa Thùng chứa được đúc bằng nhôm với kích thước 0,6m x 0,6m (rỗng), với bề dày khoảng 5mm có giá từ 25.000đ – 300.000đ. f) Sàn công tác Sàn công tác được làm bằng sắt với bề dày 2mm, kích thước 2m x 0,5m với giá từ 300.000đ – 400.000đ. g) Bánh xe Gồm 2 bánh xe của xe gắn máy với giá 300.000đ/ 1 bánh xe. h) Bóng đèn Gồm 2 bóng đèn compac 18W (bao gồm cả đuôi đèn) có giá trị 50.000đ/1 bóng đèn. Như vậy tổng chi phí cho máy hút rầy từ 4.500.000đ – 5.000.000đ. CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN NN nước ta đóng một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của nước nhà. Hàng năm, ngành NN đã đem lại nhiều kim ngạch cho đất nước. Song, chất lượng nông sản ngày càng có chiều hướng giảm về chất lượng lẫn số lượng. Nguyên nhân chính là do sự phá hoại của các loài sâu hại. Trong đó, rầy nâu là một loài sâu hại gây nhiều thiệt hại cho mùa màng. Để diệt trừ rầy nâu phá hoại, người nông dân đã bảo vệ mùa màng của mình bằng cách sử dụng các loại hóa chất BVTV. Do nông dân chưa hiểu biết nên đã lạm dùng quá nhiều vào thuốc BVTV, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái (đặc biệt là làm ô nhiễm môi trường đất) và sức khỏe người dân. Do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV trong đó có thuốc diệt rầy đã gây ra nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Ở Việt Nam đang có những làng ung thư, người dân ở các vùng này bị mắc bệnh ung thư rất nhiều không phại do nguồn nước bị ô nhiễm mà do vùng đất nơi đây bị ô nhiễm quá nặng các loại thuốc hóa học BVTV. Để khắc phục tình trạng này, em đã tiến hành làm đồ án tốt nghiệp này với mục đích là giúp người nông dân diệt trừ rầy nâu một cách hiệu quả hơn để hạn chế sử dụng thuốc hóa học BVTV mà vẫn tiêu diệt được rầy nâu, với một thiết bị diệt rầy nâu bằng quạt hút và sử dụng ánh sáng đèn, không những hiệu quả cao mà còn không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng hoặc đe dọa đến sức khỏe của nông dân. Qua khảo sát tại ấp 1, xã Thanh Phú, thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An, em có một số kết luận sau: - Đa số, nông dân tại nơi đây chưa được đào tạo và huấn luyện phương pháp phòng trừ tổng hợp IMP cho việc phòng trừ sâu hại đặc biệt là diệt trừ rầy nâu. - Một điều đáng lo ngại là nông dân chưa biết và chưa có ý thức trong việc dùng thuốc hóa học BVTV. Chỉ biết dùng thuốc để diệt trừ rầy nâu khi thấy có xuất hiện rầy và thích phun thuốc lúc nào thì phun, chứ không theo bốn phương pháp phun thuốc (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách). - Mặt khác, nông dân còn không trang bị cho mình những đồ dùng bảo hộ lao động khi phun thuốc. Thậm chí, còn có người mặc quần đùi, cởi trần trong khi phun thuốc điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ sau này. - Chưa có những cán bộ nông nghiệp và môi trường để tuyên truyền và giúp đỡ những người nông dân, nếu có thì cán bộ còn ít hoặc chưa có chuyên môn sâu. - Chưa có chính sách nào hỗ trợ cho nông dân trong việc bị mất mùa do sâu bệnh gây ra (rầy nâu). 6.2. KIẾN NGHỊ Từ hồi còn học cấp 1, em đã nghe rất nhiều về dịch hại rầy nâu như chỉ ở mức độ thấp hoặc trung bình. Cho đến khi em vào đại học thì dịch rầy nâu vẫn còn thậm chí nó còn phá hoại nhiều hơn đến mức có thể gây ra nhiều thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng chẳng hạn làm mất mùa. Từ một nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 - thứ 3 trên thế giới mà giờ đây phải nhập khẩu gạo vì mùa màng ngày càng thất thu mà nguyên nhân chính là do rầy nâu gây ra. Chính vì thế, em làm đồ án tốt nghiệp này với mục đích góp một phần nào đó vào việc giải quyết lương thực cho đất nước, song bên cạnh cũng góp phần vào việc diệt trừ rầy nâu cho nông dân nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng thuốc diệt rầy nâu. Nếu mà đồ án của em được áp dụng sớm thì nông dân sẽ không bị thiệt hại nhiều hoặc bị mất mùa, và không dẫn đến tình trạng chúng ta phải nhập khẩu gạo từ các nước khác. Nếu được áp dụng sớm thì sẽ không xuất hiện những làng ung thư như hiện nay ở nước ta. Sau khi thực nghiệm tại tỉnh Long An và áp dụng biện pháp diệt trừ rầy nâu bằng máy hút bụi, em xin có một số kiến nghị như sau: - Chưa có một biện pháp hoặc thiệt bị nào diệt trừ để diệt trừ rầy nâu hiệu quả mà không gây ô nhiễm và bảo vệ sức khoẻ người dân, ngoài việc dùng thuốc hoá học BVTV và sử dụng phân bón để diệt trừ rầy nâu mà thôi. - Mật độ rầy nâu ở đây tuy không cao nhưng vẫn xuất hiện nhiều lần, hết đột này lại đến đợt khác nên cần phải biết nắm bắt và tìm hiểu chu kỳ, tính chất sinh sản của chúng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả hơn mà không phải lãng phí công sức và tiền của. - Các cấp chính quyền, các cán bộ nông nghiệp và môi trường cần phải tuyên truyền và giáo dục nông dân trong việc dùng thuốc BVTV như thế nào là có hiệu quả cao và đúng phương pháp, cần phải trang bị cho mình những dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc. Do khuôn khổ, thời gian eo hẹp và trình độ viết của em còn hạn chế sẽ có những sai sót không thể tránh khỏi. Rất mong các quý thầy cô lượng thứ và góp ý kiến bổ sung. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde cuong LVTN.doc
  • dwgBANVE.dwg
  • docbia datn.doc
  • docDE CUONG CHI TIET.doc
Tài liệu liên quan