ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2010 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng bình quân 60 lít/người/ngày. Trong những năm qua đã có rất nhiều cuộc hội thảo về những lĩnh vực liên quan đến nước sạch cho ĐBSCL, đặc biệt là nước sạch cho vùng ngập lũ với mục tiêu đưa ĐBSCL phát triển, nâng cao đời sống người dân nông thôn, đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt trong
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường.
Tứ giác Long xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 490.000ha, thuộc ba tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ và An Giang, trong đó đại bộ phận thuộc địa bàn tỉnh An Giang. Với diện tích ngập lũ lên đến 457.000ha, chiếm khoảng 93% diện tích tự nhiên. Tứ giác Long Xuyên được xem là một trong hai vùng ngập lũ sâu của ĐBSCL (Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên).
Hiện nay, Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đã xây dựng chiến lược phát triển ổn định kinh tế xã hội theo hướng sống hòa thuận với lũ hay còn gọi là sống chung với lũ và đã đạt được một số kết quả khả quan: Giảm thiểu được số tai nạn gây chết người và thiệt hại tài sản cho nhân dân trong vùng ngập lụt; Tạo điều kiện an cư cho người dân trong các tuyến dân cư vượt lũ; Tăng vụ trồng trọt; nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những hệ quả tích cực của những công trình xây dựng cho mục tiêu sống chung với lũ cũng làm xuất hiện những nhược điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân nông thôn vùng lũ: Hiện tượng xói lỡ đất ven sông, đê bao vượt lũ; Đê bao khép kín ngăn chặn phù sa, làm gián đoạn quá trình tháo chua rửa phèn; Các công trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ chưa đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng chưa đạt mục tiêu an cư, lạc nghiệp do thiếu các công trình phúc lợi công cộng (một số nơi chưa có điện, nước sạch cho sinh hoạt) và các dịch vụ chưa chú trọng vào nơi này.
Có một nghịch lý xảy ra ở "biển nước" vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang là cảnh thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất ở nhiều nơi mà mảnh đất này vốn chằng chịt sông rạch. Tình trạng này tuy đã được cải thiện nhiều trong những năm qua nhưng vẫn cần có thêm nhiều biện pháp thiết thực hơn, hiệu quả hơn, và phù hợp hơn với từng kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ, nhất là các vùng vùng ngập lũ sâu để giải quyết nước sạch sinh hoạt cho dân cư nơi đây.
Theo một số báo cáo ở quy mô toàn tỉnh An Giang, số hộ được cung cấp nước sạch trên tổng số hộ dân lao động khoảng trên dưới 40%. Tuy gần phân nữa số hộ có nước sạch cho sinh hoạt nhưng trên thực tế nếu đem đi phân tích và so với tiêu chuẩn thì hầu hết đều chưa đạt yêu cầu, thường là do hàm lượng sắt II (Fe2+) quá cao, tổng số vi khuẩn Coliform và E.coli cao gấp vài chục đến vài trăm lần. Tại các vùng ngập lũ sâu, tình trạng thiếu nước sạch càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vào mùa lũ, vùng bị ngập lâu trong nước đến 2-3 tháng liên tục nguồn nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng (các chỉ số ô nhiễm đều vượt gấp vài chục, thậm chí vài trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép), nguồn nước ngầm không thể khai thác, nguồn nước mưa thì không có phương tiện để lưu giữ dẫn đến tình trạng người dân không có nguồn nước sạch sử dụng. Ngay cả trong mùa khô không bị ngập lụt, chất lượng nước trong vùng cũng bị ô nhiễm do sản xuất kinh doanh và chất thải sinh hoạt, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gây nên.
Vấn đề đặt ra là: Nguồn nước nào phù hợp cho cấp nước sinh hoạt, công nghệ nào phù hợp cho từng dạng nguồn nước và từng kiểu bố trí dân cư và cuối cùng phải quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước từ nguồn, công nghệ cấp, người khai thác và người sử dụng như thế nào để đảm bảo tính ổn định, an toàn cấp nước sinh hoạt cho đồng bào vùng lũ?
Đứng trước thực trạng nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, cần phải có các giải pháp công nghệ cấp nước sạch thích hợp nhất cho từng vùng, từng kiểu bố trí dân cư trong vùng để góp phần vào xu thế phát triển chung của đất nước. Đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang" được thực hiện. Mong rằng sẽ mang lại cho dân cư vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang có thể lựa chọn công nghệ cấp nước sinh hoạt tiện lợi, phù hợp và kinh tế nhất. Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu được sử dụng nước sạch của người dân nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ
Tại các nước phát triển, việc lắp đặt hệ thống cấp nước cho các cộng đồng dân cư nhỏ hoặc các thị trấn nhỏ sẽ khác xa so với thành thị. Vì lý do ít dân, một độ dân cư thấp nên giá thành lắp đặt hệ thống phân phối nước ban đầu cao hơn. Dân cư nông thôn, đặt biệt là ở những cộng đồng dân cư vùng bị ngập lụt thường xuyên vào mùa lũ, thì việc lắp đặt hệ thống phân phối nước là một việc làm mang tính không khả thi. Dân cư những vùng ngập lũ thường mưu sinh kiếm sống bằng các nghề liên quan mật thiết đến lũ nên thường rất nghèo và không thể huy động vốn để xây dựng các công trình cấp nước từ họ. Các cộng đồng dân cư nơi đây cũng khó có khả năng xin được vốn đầu tư nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ, các nhà tài trợ hoặc các tổ chức tín dụng.
Những cộng đồng dân cư nhỏ cũng không có người đủ trình độ chuyên môn để vận hành và duy trì hệ thống cấp nước. Cán bộ có đủ trình độ để thiết kế và xây dựng có thể là những người từ bên ngoài. Thuê và đào tạo những cán bộ vận hành và duy trì hệ thống cấp nước là rất khó khăn.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng là phải sử dụng công nghệ thích hợp với điều kiện của địa phương, từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập lũ thường xuyên. Các công nghệ này thường khác xa với công nghệ thường dùng cho các hệ thống cấp nước lớn ở thành phố hay thị xã hoặc những vùng không ngập lũ.
Đại bộ phận dân cư vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung và Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang nói riêng sinh sống ở các vùng nông thôn với mật độ dân cư khác nhau. Đặc điểm chung của sự phân bố dân cư nông thôn những vùng này là sống dọc theo hai bên bờ các kênh rạch và dọc theo các trục đường lộ, hoặc phía trước là đường, phía sau là sông. Do địa hình sông rạch chằng chịt lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt kéo dài từ 3-4 tháng (điển hình là vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười của ĐBSCL), cộng thêm mật độ dân cư thường không cao nên các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông thôn còn rất yếu kém và khó có thể phát triển trong một thời gian ngắn. Chính các điều kiện tự nhiên, mức sống, dân trí và đặc điểm phân bố dân cư nông thôn đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành các phong tục tập quán sinh hoạt hàng ngày ở từng vùng nông thôn ngập lũ. Trong đó, tập quán sử dụng nước sinh hoạt là một trong những tập quán có từ lâu đời nhất và từ đây cũng hình thành những công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với cuộc sống của họ.
Một số tập quán sử dụng nước sinh hoạt trong dân cư vùng ngập lũ thường tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiệân kinh tế, hiện đang được sử dụng phổ biến nhất là:
Một là hứng nước mưa và chứa trong các lu, bể chứa nước để ăn, uống, tắm, giặt và dùng cho một số mục đích sinh hoạt khác. Dung tích các dụng cụ chứa nước mưa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Nhưng đây cũng là một khó khăn khi mùa khô không có mưa và việc sử dụng nước mưa để ăn uống sinh hoạt trở nên cực kỳ khan hiếm, đặc biệt là những năm mùa mưa đến trễ và trong trường hợp hạn hán kéo dài trong mùa khô. Để tiết kiệm, người dân nông thôn vùng lũ thường dự trữ nước mưa để uống trong mùa khô hoặc cùng lắm là để nấu ăn, còn nước dùng cho tắm, giặt, sinh hoạt phải dùng đến các nguồn nước khác. Hình thức trữ nước mưa để uống vẫn còn rất phổ biến ở vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên.
Hai là tập quán sử dụng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày vào mùa khô. Ngoài các giếng khoan do UNICEF tài trợ, gần đây ở nông thôn vùng lũ, nhiều hộ gia đình đã dành dụm tiền để khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Nhiều người dân đã uống trực tiếp nước giếng khoan mà không cần qua bất cứ một công đoạn xử lý hay đun sôi nào. Những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, và không được thiên nhiên ưu đãi về nguồn nước sinh hoạt, người dân vẫn phải đi gánh nước từ rất xa về để sử dụng.
Ba là sử dụng nguồn nước mặt từ các con sông, ao, hồ để sinh hoạt. Đây là một tập quán phổ biến không chỉ trong mùa lũ mà còn được sử trong mùa khô khi nước mưa dự trữ khan hiếm. Nước từ các nguồn này hoặc là được sử dụng trực tiếp, hoặc cho vào các phương tiện lưu trữ ø(phổ biến là lu chứa, hồ chứa) bằng cách bơm máy hay bằng thùng, xô, chậu sau đó làm lắng tụ phù sa và các hạt lơ lửng bằng phèn chua (lóng phèn) để tắm rửa, giặt giũ trong sinh hoạt, bất chấp tình trạng chất lượng nước ra sao, ngoại trừ trường hợp nước mặt quá mặn hay quá ô nhiễm không thể sử dụng được. An Giang có lợi thế về tài nguyên nước mặt cho việc cung cấp nước sinh hoạt so với các tỉnh khác. Xét về tổng thể, nguồn nước mặt Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang khá dồi dào, đa dạng, tương đối sạch ở các vùng đầu nguồn, bị nhiễm mặn rất ít và có thể nói việc khai thác nước mặt vẫn là một chủ lực và trung – dài hạn cho tỉnh.
Tùy theo phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của từng địa phương sống trong vùng ngập lũ mà mỗi nơi, mỗi lúc có công nghệ cấp nước sinh hoạt khác nhau và phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư khác nhau.
Ở những vùng ngập lũ, trong mùa mưa lũ thường có bão, gió lốc bất ngờ gây đổ ngã cây cối, nhà cửa. Cùng với mưa to, nước lũ tràn ngập sẽ cuốn trôi mọi thứ chất thải trên mặt đất làm nguồn nước mặt và môi trường nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng, khả năng gây dịch bệnh rất cao. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt trong mùa này chỉ có thể là nước mưa và nước mặt (hay còn gọi là nước sông, ao, hồ). Cho nên trong mùa lũ, các công nghệ cấp nước sinh hoạt chỉ tập trung vào 2 nguồn chủ yếu này.
Vào mùa khô, khi nước lũ đã rút xuống và thoát ra biển cũng là lúc đã qua mùa mưa, mùa lũ cho nên nguồn nước sinh hoạt được sử dụng chủ yếu là nước mặt, nước ngầm và nước mưa được lưu trữ trong mùa mưa (nhưng nguồn nước này được sử dụng rất tiết kiệm).
A.1. Đối với nguồn nước mưa
Thường được hứng từ máy nhà cho qua lớp vải lọc (hoặc không) chứa vào lu sạch, bể chứa để sử dụng dần ở qui mô hộ gia đình để ăn uống, sinh hoạt. Tỉnh An Giang cũng đã xây dựng được 3 hồ chứa nước mưa ở các huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên có dung tích 10.000 – 60.000 m3/hồ phục vụ thiết thực cho nhu cầu sử dụng nước của nhân dân miền núi trong tỉnh.
Ưu điểm: Nhìn chung chất lượng nước mưa tương đối sạch, dồi dào và kỹ thuật hứng đơn giản, có thể sử dụng được ngay. Đây là giải pháp rất thích hợp cho những vùng thường xuyên bị ngập lũ và không thể khai thác nước ngầm.
Nhược điểm: Đây là giải pháp tạm thời cho nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng vùng ngập lũ, phụ thuộc vào mùa mưa và lượng nước mưa lưu trữ được. Khi lũ lên có thể những lu chứa nước cũng sẽ chìm trong nước lũ, như thế sẽ không còn nước mưa để sử dụng hàng ngày nữa. Vào mùa khô, thường không có mưa hoặc ít mưa, nên phải hạn chế lượng nước sử dụng hàng ngày, chỉ sử dụng chủ yếu cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn uống, rửa mặt, đánh răng…). Bể chứa nước mưa nếu không che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều chứng bệnh truyền nhiễm.
A.3. Đối với nguồn nước ngầm
Nước ngầm được khai thác và sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo mức độ ngập lũ của vùng và phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nước nơi khai thác. Hiện nay, một số vùng nước ngầm của Tứ giác Long xuyên tỉnh An Giang đã xuất hiện ô nhiễm thạch tín (Asenic - As), ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu nước sinh hoạt và sức khỏe của người dân nơi đây. Đối với hộ gia đình thường khai thác nước ngầm với tập quán sử dụng là đào giếng hay khoan giếng để sử dụng trực tiếp, không qua một công đoạn xử lý hay đun sôi nào.
Ở những khu vực đông dân cư, quy mô cấp xã, cấp huyện hay thị xã có thể khai thác nước ngầm cho các công trình cấp nước tập trung, tùy thuộc vào số dân và chất lượng nguồn nước mà có thể thiết kế các công trình với quy mô phù hợp.
A.3. Đối với nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt vùng ngập lũ ĐBSCL là nguồn nước có trữ lượng rất lớn và phân bố rộng khắp các địa phương. Tuy nhiên, chất lượng các nguồn nước mặt ở ĐBSCL có sự biến động rất lớn theo không gian và thời gian. Nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung và Tứ giác Long Xuyên nói riêng còn tùy thuộc vào phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của địa phương. Sau đây là một số mô hình và giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt từ nguồn nước mặt tiêu biểu:
Hiện nay, cách xử lý nước mặt của người dân nông thôn vùng lũ còn khá đơn giản, chủ yếu chỉ cho nước mặt vào lu chứa, để lắng hay lóng phèn nhằm loại bỏ chất phù sa sau đó dùng để nấu ăn uống, sinh hoạt. Phương pháp này mặt dù đơn giản, rẻ tiền và rất tiện dụng nhưng không đảm bảo sức khỏe. Đây là hệ thống cấp nước quy mô hộ gia đình phù hợp cho tất cả các kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ. Đặc biệt công nghệ cấp nước này rất phổ biến đối với các đối tượng dân cư thường xuyên sống trên thuyền.
Một loại hình công nghệ cấp nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn vùng lũ là hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ. Các hệ thống này thường có công suất khai thác không quá 100m3/ngày đêm. Ngoài nguồn nước mặt, hệ thống này còn có thể áp dụng cho cả nguồn nước ngầm, tùy theo tính chất và chất lượng mà có thể xây dựng và có cách xử lý thích hợp. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ có thể bao gồm các công trình có chức năng thu nước, xử lý nước, vận chuyển, điều hòa và phân phối nước. Hệ thống này áp dụng cho các kiểu bố trí dân cư trong đê bao vùng ngập lũ, dân cư trong các cụm, tuyến vượt lũ hoặc dọc đường giao thông với quy mô nhỏ cấp xã hoặc liên xã. Việc cung cấp nước sinh hoạt theo từng cụm dân cư gần đây đã được chú trọng và ngày càng phát triển với nhiều loại hình khác nhau. An Giang có khoảng 100 trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ cho dân cư nông thôn vùng lũ đã được xã hội hóa do tư nhân đầu tư và kinh doanh cấp nước. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng được đặt ra là làm thế nào để đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh đối với chất lượng các nguồn nước do tư nhân cung cấp và độ ổn định theo thời gian khi mùa lũ đến. Các kỹ thuật xử lý nước đơn giản do tư nhân đầu tư và quản lý có thể sẽ không phù hợp khi chất lượng nước nguồn bị dao động thường xuyên theo thời gian trong những vùng ngập lũ như Tứ giác Long Xuyên.
Hệ thống cấp nước tập trung với quy mô cấp huyện, thị xã, thị trấn, thị tứ được áp dụng đối với các địa bàn dân cư tập trung đông đúc, dân cư đông vùng lũ nằm trong đê bao. Giải pháp được áp dụng đối với mô hình này là xây dựng một nhà máy nước hoặc trạm cấp nước tập trung, từ đó phân phối nước đến các đối tượng tiêu thụ bằng hệ thống đường ống với việc kiểm soát lượng nước sử dụng bằng đồng hồ nước. Tỉnh An Giang đến nay đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cấp nước tập trung cho 11/11 huyện thị, có công xuất cấp nước từ 1.000 – 10.000m3/ngày đêm.
Gần đây, đối với những vùng thường xuyên bị ngập lũ, đã xuất hiện một loại hình công nghệ cấp nước nổi trên sông do Công ty Cấp nước tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Công ty Triển khai Kỹ thuật – Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng trên sông Tiền tại xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trạm cấp nước nổi có công suất ban đầu là 1.500m3/ngày đêm, đủ phục vụ cho 2000 hộ dân tại khu vực chợ An Long.
B. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
B.1. Mục tiêu
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sạch thích hợp cho sinh hoạt của dân cư vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
Giải quyết những khó khăn về nước sạch sinh hoạt của cộng đồng vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
Nâng cao chất lượng cuộc sống qua việc được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt cộng đồng dân cư vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
Góp phần vào quá trình cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn vùng ngập lũ.
B.2. Đối tượng nghiên cứu
Vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên;
Các kiểu bố trí dân cư trong vùng;
Nguồn nước cấp cho sinh họat: bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước mưa thỏa mãn tiêu chuẩn cấp nước Bộ Y tế.
Các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên.
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với các nội dung chính sau đây:
Nghiên cứu tài liệu về vùng ngập lũ ĐBSCL và vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên.
Đáng giá thực trạng và diễn biến lũ vùng Tứ giác Long Xuyên. Các kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ.
Đánh giá hiện trạng chất lượng các nguồn nước tại vùng nghiên cứu, ảnh hưởng của lũ đến chất lượng các nguồn nước. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt cho vùng nông thôn, vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
Đều tra tập quán sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân vùng ngập lũ, các công nghệ cấp nước vùng ngập lũ hiện nay.
Đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
Phương án triển khai các công nghệ cấp nước cho dân cư trong vùng ngập lũ.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
D.1. Phương pháp luận
Hiện nay các công nghệ cấp nước sinh hoạt rất đa dạng. Trên cơ sở đánh giá chất lượng các nguồn nước và kiểu bố trí dân cư tại vùng nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra các công nghệ cấp nước thích hợp từ những công nghệ cấp nước đã nghiên cứu trước đây. Sau đó đề xuất các phương án triển khai hiệu quả nhất, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường cho vùng nghiên cứu.
D.2. Phương pháp cụ thể
Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu: cụ thể là các thông tin về những vùng ngập lũ ĐBSCL, vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên; điều kiện kinh tế – xã hội và môi trường, diễn biến lũ trong vùng ngập lũ; các kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ; hiện trạng cấp nước, các loại hình công nghệ cấp nước sinh hoạt cho vùng ngập lũ.
Đánh giá những vùng nào ngập lũ sâu và tiến hành điều tra môi trường nước để xác định các loại hình công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp cho từng kiểu bố trí dân cư trong vùng này.
Khẳng định hiện trạng công nghệ cấp nước sinh hoạt tại vùng ngập lũ sâu.
Đề xuất các giải pháp công nghệ thích hợp để đạt được hiệu quả cấp nước sinh hoạt thích hợp nhất cho vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
E. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 27 tháng 12 năm 2006.
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN LŨ
TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG
1.1 VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vùng ngập lũ ĐBSCL được chia thành 4 vùng lớn: Vùng Đồng Tháp Mười; Vùng Tứ giác Long Xuyên; Vùng Tây sông Hậu; Vùng giữa sông Tiền và sông Hậu.
Trong đó, vùng Tứ giác Long Xuyên nằm ỡ phía tây châu thổ Mê-kông và giáp với biên giới Việt Nam – Cămpuchia, sông Hậu, sông Cái Sắn và biển Tây. Diện tích tự nhiên khoảng 490.000 ha, bao gồm phần đất của 3 tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Tứ giác Long Xuyên là một trong sáu vùng kinh tế nông nghiệp quan trọng của ĐBSCL với diện tích tự nhiên chiếm 12% diện tích tự nhiên ĐBSCL.
Đại bộ phận đất đai Tứ giác Long Xuyên có cao độ từ 0,25-2,0m, trừ một số đồi núi rải rác phía Tây Bắc và theo bờ biển từ Hà Tiên đến Hòn Đất. Vùng ven biên giới Việt Nam – Campuchia và vùng ven sông Hậu là dải đất tương đối cao, cao độ trung bình khoảng 1,5-2,0m. Vùng ven biển Tây là vùng đất thấp, có cao độ trung bình khoảng 0,25-0,5m. Do có địa hình thấp dần từ sông Hậu về phía vịnh Thái Lan, lại nằm ở vùng đầu nguồn nên hầu hết vùng Tứ giác Long Xuyên bị ngập lụt với độ sâu từ 0,5-3,0m với thời gian kép dài từ 1-5 tháng và có dạng đồng ngập lũ hở. Diện tích ngập khoảng 457.000 ha, chiếm 93% diện tích tự nhiên của Tứ giác Long Xuyên. Vùng này có chế độ thủy văn điển hình của Đồng bằng sông Cửu Long, bị ngập lụt vào mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm, là một trong hai vùng ngập sâu của ĐBSCL.
Do địa hình và vị trí của dãy Bảy Núi án ngự, vùng Tứ giác Long Xuyên được phân thành hai tiểu vùng có điều kiện phát triển khác nhau:
Tiểu vùng phía Đông kênh Trà Sư – Tri Tôn có diện tích 270.00 ha là nơi tiếp giáp với sông Hậu có kênh rạch khá dài nên phần lớn diện tích vùng này đã được giao trồng hai vụ lúa trong năm, góp phần chủ yếu cho 2,1 triệu tấn lúa của cả vùng Tứ giác Long Xuyên (năm 1996). Tuy nhiên, tiểu vùng này lại bị hai nguồn nước lũ lớn nhất tràn vào: nguồn từ Campuchia tràn qua khu vực 7 cầu và nguồn từ sông Hậu, vì thế lũ ngập sâu nhiều ngày gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Tiểu vùng phía Tây còn gọi là tiểu vùng tứ giác Hà Tiên có diện tích 220.00 ha, do bị Bảy Núi án ngự, kênh rạch ít phát triển và đường ra biển bị chặn lại bởi các dãy núi ven biển từ Hà Tiên đến Hòn Đất nên đất đai vùng này đại bộ phận bị chua phèn, sản xuất chưa phát triển, diện tích đất hoang hóa còn khoảng 110.00 ha.
1.1.2. Chế độ nước mùa lũ
Nguyên nhân chính gây ngập lụt vùng Tứ giác Long Xuyên là do: Nước lũ sông Mê-kông quan các vùng ngập trên đất Cămpuchia tràn qua biên giới vào (khoảng 17-20 tỷ m3, chiếm khoảng 85% lượng nước lũ vào tứ giác Long Xuyên); Nước lũ từ sông Hậu theo các kênh ngang chảy vào nội đồng (khoảng 3-4 tỷ m3, chiếm khoảng 15% lượng nước vào Tứ giác Long Xuyên); Ngoài ra còn do lượng nước mưa tại chổ, nhưng không đáng kể.
Lũ vào Tứ giác Long Xuyên theo 2 hướng, hướng thứ nhất qua tuyến biên giới vào 7 cầu (2.000-2.500m3/s) và các kênh dọc Vĩnh Tế từ dưới Xuân Tô (400-700 m3/s), hướng còn lại từ sông Hậu (400-700 m3/s). Lũ thoát ra theo 3 hướng, hướng thứ nhất ra biển Tây (1.600-2.000 m3/s), hướng thứ hai ra sông Hậu (300-500 m3/s) và hướng thứ ba thoát vào vùng Tây sông hậu (400-700 m3/s).
Tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiểu động nhiệt đới hoạt động gây mưa và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và hạ lưu sông Mê-kông. Vào thời gian này trên địa bản Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang do nước sông còn chảy gọn trong lòng chính nên khả năng tập trung lũ nhanh, làm xuất hiện các trận lũ đầu mùa dọc sông Tiền và sông Hậu với cường suất từ 10cm/ngày đến 20cm/ngày, biên độ lũ có năm lên đến 2,5m. Khi đạt đến đỉnh lũ đầu mùa, mực nước sông Tiền và sông Hậu xuống chậm khoảng 10 - 15 ngày với biên độ xắp xỉ 1m, rồi tiếp tục lên cho đến khi đạt đỉnh lũ lớn nhất trong năm. Năm 1961, với mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu lên đến 5,11m được xem là lũ lớn nhất từ trước đến nay tại Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang và thấp nhất là vào năm 1998 với mực nước đỉnh lũ là 2,81m. Ngược lại với lũ lên, thời gian đầu của lũ xuống có cường suất nhỏ 2cm/ngày, sau đó tăng dần và đạt đến lớn nhất 4cm/ngày vào cuối tháng 12.
Trong 40 năm qua, lượng lũ tràn từ Campuchia vào vùng Tứ giác Long Xuyên ngày càng tăng, trong lúc các đường giao thông như quốc lộ 80, tỉnh lộ Long Xuyên – Núi Sập – Huệ Đức, Long Xuyên – Tri Tôn ngày càng được tôn cao nhưng khẩu độ cầu không đủ thoát nên gây ứng đọng, mực nước ở trung tâm Tứ giác Long Xuyên đã ngày càng tăng lên.
Bảng 1.1: Mực nước cao nhất trên sông Hậu qua các năm tại trạm thủy văn Châu Đốc – Long Xuyên trong các tháng mùa lũ (tháng 8 – 12).
Đơn vị tính: cm
Tháng
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Châu Đốc
Long Xuyên
Châu Đốc
Long Xuyên
Châu Đốc
Long Xuyên
Châu Đốc
Long Xuyên
Tháng 8
195
150
324
184
396
206
433
208
Tháng 9
238
159
366
206
490
263
448
245
Tháng 10
255
185
384
222
471
262
440
243
Tháng 11
210
168
348
204
407
236
367
221
Tháng 12
202
166
274
176
263
171
258
179
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang
Tuy là vùng ngập lũ và sống trong biển nước vào mùa lũ nhưng tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và thiếu nước sạch cung cấp cho sinh hoạt ở Tứ giác Long Xuyên là một trong những nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường ở đây.
1.1.3. Chế độ nước mùa khô
Mùa cạn không đồng bộ trên đồng bằng, chậm dần từ trên xuống dưới (theo dấu hiệu xuất hiện mức nước và lưu lượng đặc trưng). Có thể lấy ngày 15 tháng 01 khi nước nội đồng hầu như đã rút hết vào mương làm ngày bắt đầu mùa cạn và ngày 15 tháng 05, lúc lượng mưa cục bộ bắt đầu có ảnh hưởng đến chế độ mức nước trong kênh mương, làm ngày kết thúc mùa cạn. Mùa cạn kéo dài khoảng 4 tháng. Ở Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, lưu lượng kiệt nhất năm xuất hiện vào tháng 3 hoặc tháng 4. Lưu lượng kiệt nhất hàng năm của sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu dao động từ 1000m3/s đến 2000m3/s, của sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc biến thiên từ 200m3/s đến 350m3/s. Một số trị số mức nước và lưu lượng đặc trưng cho thời kỳ này ở các vị trí khống chế được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2: Mực nước và lưu lượng đặc trưng vào đầu và cuối mùa kiệt
Các mức nước và lưu lượng đặc trưng
Tân Châu
Châu Đốc
Vũng Tàu
Lưu lượng (m3/s)
Cao độ 15 ngày đầu tháng 1 (cm)
6350(m3/s)
145(cm)
790(m3/s)
173(cm)
20(cm)
Mực nước cao nhất (cm)
175
160
125
Mực nước thấp nhất (cm)
120
87
-240
Lưu lượng (m3/s)
Cao độ 15 ngày cuối tháng 5 (cm)
1970(m3/s)
65(cm)
415(m3/s)
59(cm)
-10(cm)
Mực nước cao nhất (cm)
102
95
100
Mực nước thấp nhất (cm)
15
-23
-245
Nguồn: Đào Công Tiến – Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long hiện trạng và giải pháp.
Trong mùa kiệt vùng Tứ giác Long Xuyên chịu ảnh hường của thủy triều, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước mặt của vùng này. Dòng chảy mùa kiệt còn phản ánh quy luật rút nước và lượng trữ ngầm của sông ngòi.
1.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG
1.2.1. Tài nguyên nước mặt
Nước mặt là nguồn có trữ lượng rất lớn và phân bố rộng khắp các địa phương ngay cả mùa lũ lẫn mùa khô, có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Tài nguyên nước lũ còn là những lợi thế do nước lũ đem lại cho sản xuất và đời sống của người dân vùng lũ nơi đây. Đó là lượng phù sa với nhiều chất khoáng, hợp chất hữu cơ bồi đắp ruộng vườn, tăng độ màu mỡ cho đất canh tác; là nguồn thủy sản dồi dào mang lại nguồn thu nhập quan trọng; là những giống cây, con phát triển cho năng suất cao trong mùa lũ; là nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt của đời sống người dân.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nguồn nước mặt ở những nơi đây có sự biến động rất lớn theo không gian và thời gian. Vào mùa khô, ở Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang có khí hậu khá khắc nghiệt, nhiệt độ bình quân 36 - 380C, bốc hơi cao trên 110mm/tháng, cao điểm vào tháng 4 có thể lên đến 160mm/tháng. Đây là thời kỳ khó khăn nhất về nước sinh hoạt của người dân nông thôn nơi đây. Ngoài hai dòng sông chính thuộc hệ thống sông Mê-kông là sông Tiền và sông Hậu, An Giang còn có hơn 30km kênh rạch có tầm quan trọng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Vào mùa mưa cũng là mùa lũ bắt đầu, nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú về số lượng, nhưng cũng cần phải xem xét về chất lượng. Biểu đồ sau đây cho thấy tài nguyên nước mặt tỉnh An Giang khá phong phú vào các tháng mùa lũ, lưu lượng cao điểm của lũ có thể lên đến hơn 30.000m3/s. Và đây cũng là một lợi thế cho việc giải quyết các vấn đề về cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.
Hình 1.1: Lưu lượng nước sông Mê-kông chảy qua An Giang theo tháng
Nguồn: Lê Anh Tuấn – Đề xuất các Giải pháp Công trình cho Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn tỉnh An Giang
Một đặc điển khí tượng thủy văn vùng tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang là sự phân bố nước không đều, mùa mưa quá thừa nước, trong khi mùa khô lại khá khan hiếm nước. Chính vì thế, cần phải có một chính sách và chiến lượng quản lý phù hợp nhằm khai thác nguồn tài nguyên nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang một cách có hiệu quả và thiết thực hơn.
1.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Trữ lượng nguồn nước ngầm toàn vùng Tứ giác Long Xuyên tương đối ít về số lượng và phân bố không đồng đều theo không gian. Khu vực gần thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang có trữ lượng tương đối nhiều (lưu lượng dao động có thể khai thác từ 3.000m3/ngày đến 30.000m3/ngày). Khu vực quanh Tri Tôn trữ lượng có thể khai thác cũng rất hạn chế từ 100m3/ngày đến 1.000m3/ngày, còn lại đại bộ phận Tứ Long Xuyên có nguồn nước ngầm rất ít hoặc không có.
Hiện nay trên toàn tỉnh đã có hơn 7.133 giếng khoan nước dưới đất đã được hình thành, tính đến tháng 8 năm 2006. Trong tổng số các giếng khoan nước dưới đất có đến 92,12% số giếng phục vụ cho sinh hoạt, số còn lại được khoan nhằm phục vụ cho các mục đích khác như: nông nghiệp (chiếm 0,73%), sản xuất công nghiệp (chiếm 0,26%) và các trạm cấp nước (chiếm 0,32%). Đây là nguồn thông tin cần thiết làm cơ sở hoạch định chính sách quản lý hiệu quả trong thời gian tới đối với nguồn tài nguyên quan trọng này. Hầu hết các giếng khoan nước dưới đất đều là giếng nông chỉ khoảng vài mét đến vài chục mét ở vùng miền núi của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Các vùng từ Châu Phú đến Long Xuyên, giếng đào phải từ 60 – 100m mới lấy được nước. Lưu lượng khai thác giếng khoan kiểu UNICEF khoảng 3-4m3/h.
Hình 1.2: Bản đồ phân bố nước dưới đất vùng Tứ giác Long Xuyên
Tài nguyên nước ngầm vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang tuy phân bố không đều nhưng có thể khai thác cho các công trình cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân nơi đây. Đặc biệt là đối với các khu vực dân cư nằm trong đê bao ngăn lũ, dân cư dọc trên các đường giao thông hay có thể khai thác cung cấp cho các cụm dân cư vượt lũ.
1.2.3. Chế độ mưa
Cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL, An Giang chỉ có hai mùa duy nhất: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô là 7 tháng còn lại trong năm. Lượng mưa ở An Giang dao động trong khoảng 1.400 – 1.500mm, tập trung 90% vào mùa mưa.
Bảng 1.3: Lượng mưa các tháng trong năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tháng 1
-
-
-
8,5
53,1
29,7
Tháng 2
-
2,6
-
12,6
52,4
-
Tháng 3
-
-
-
64,5
34,7
31,4
Tháng 4
67,1
-
116,2
235,3
232,5
153,4
Tháng 5
180,8
86,5
77,6
122,8
272,7
74,9
Tháng 6
123,4
43,2
179,6
186,1
68,2
91,9
Tháng 7
256,5
212,4
281,6
138,2
109,3
98,1
Tháng 8
87,4
126,2
170,0
248,2
307,4
210,3
Tháng 9
242,4
139,2
86,8
37,2
156,3
131,6
Tháng 10
254,8
358,9
232,7
315,3
249,9
436,6
Tháng 11
384,2
64,0
248,1
318,3
253,2
24,4
Tháng 12
50,4
19,5
52,2
24,1
118,8
8,9
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang
Nước mưa là nguồn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cấp nước ăn uống và sinh hoạt cho vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, đặc biệt là các vùng khó khăn về nguồn nước mặt và nước ngầm.._. Tuy nhiên, do lượng mưa chỉ tập trung vào các tháng mùa mưa nên việc lưu trữ để sử dụng trong mùa khô là vấn đề hết sức khó khăn. Ở các vùng ngập lũ sâu tứ giác Long Xuyên còn khó khăn hơn khi các phương tiện chứa nước mưa thường bị chìm trong nước lũ.
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG
1.3.1. Khái quát về kinh tế
1.3.1.1. Dân số và lao động
Theo thống kê năm 2004 dân số tỉnh An Giang là 2.170.095 người, với mật độ dân số khá cao 632 người/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,39%. Trong đó dân số thành thị tăng nhanh hơn nông thôn, tuy nhiên tập trung đông nhất vẫn là ở nông thôn với 76%. Thành phố Long Xuyên có mật độ dân số cao gấp 3,9 lần mật độ trung bình của tỉnh và bằng 12,3%. Sau đó là các huyện Chợ Mới gấp 1,6 lần chiếm 16,8%, thị xã Châu Đốc gấp 1,8 lần chiếm 5,25% tổng số dân toàn tỉnh.
Cơ cấu theo giới tính khá cân bằng, nam chiếm 49,2% và nữ chiếm 50,8%. Dân cư trong tỉnh gồm 4 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh 91%, Hoa 4-5%, Khơmer 4,31%, Chăm 0,61%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,72%, chủ yếu tập trung ở ngành nông – lâm – thủy sản.
1.3.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tổng GDP của tỉnh An Giang tính đến năm 2004 theo giá thực tế là 15.603,8 tỷ đồng. Tuy chiếm đến 11,8% tổng GDP của toàn vùng ĐBSCL nhưng chỉ bằng 2,2% so với cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là gạo 50,8% và thủy sản chiếm 30,1%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của An Giang trong giai đoạn từ 1996 đến 2005 là 7,3%. Trong đó ngành nông – lâm – thủy sản tuy tập trung nhiều lao động nhất nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp 2,76%, ngành công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng khả quan là 11,42% cao hơn so với cả nước, nhưng đáng chú ý nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ ở ngành dịch vụ 11,15% (gấp 2 lần so với cả nước và 2,4 lần tốc độ tăng trưởng của khối ngành sản xuất).
Bảng 1.4: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của An Giang so với khu vực ĐBSCL và cả nước
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong từng giai đoạn.
Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng dịch vụ trên sản xuất.
1996 - 2003
2001 -2003
1996 - 2003
2001 -2003
Cả nước
6.99
7.06
0.77
0.85
Đồng bằng Sơng Cửu Long
5.81
5.07
0.83
1.00
An Giang
7.30
8.00
2.37
1.71
Nơng lâm thủy sản
2.76
4.10
Cơng nghiệp – Xây dựng
11.42
11.52
Dịch vụ
11.15
10.39
Nguồn: Cục thống kê An Giang, Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
1.3.2. Thực trạng xã hội
Đời sống của nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người đạt 6,15 triệu nhưng vẫn còn thấp hơn so với số trung bình cả nước là 7,49 triệu.
Mức sống còn thể hiện qua các chỉ tiêu về hưởng thụ dịch vụ qua các chỉ số hiện nay tính đến cuối năm 2005 như:
Tỷ lệ có điện thoại 4,09 máy/100 dân;
Số hộ có điện 92,5%;
Phủ sóng truyền hình, truyền thanh 100%;
Số hộ có hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn 21,94%;
Và nhất là số hộ nông thôn được cấp nước sạch 35,84%.
Trình độ học vấn trên toàn tỉnh có 92,82% số người biết chữ, 83,56% phổ cập tiểu học.
Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề của tỉnh có 3 trường và hiện đang đào tạo 4500 học viên (chủ yếu là hệ tại chức) nhằm nâng cao trình độ cho dân cư toàn tỉnh.
Đời sống dân cư vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long xuyên tỉnh An Giang còn gặp nhiều khó khăn, bất lợi từ thiên tai gây ra nhất là lũ lụt. Đại đa số bộ phận dân cư đều sống dựa vào nước lũ, khai thác các nguồn tài nguyên từ lũ.
1.4. CÁC KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG NGẬP LŨ
Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung cao ở những nơi có mực nước ngập nông hoặc không thường xuyên, những vùng ngập lũ sâu và ngập thường xuyên rất thưa dân cư.
Mô hình quần cư ở vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung và ở vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang nói riêng chịu ảnh hường rõ nét của địa hình, đường giao thông, nhất là các dòng sông, kênh và chế độ thủy văn của chúng. Kiểu bố trí dân cư ở vùng nông thôn mang đặc trưng khác biệt xa so với đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ, trong đó đơn vị cơ sở là ấp, nơi quy tụ vài chục hộ gia đình. Từ đó hình thành các các kiểu mô hình phân bố dân cư chủ yếu trong vùng ngập lũ.
1.4.1. Dân cư trong đê bao sống tập trung (Kiểu I)
Bao gồm dân cư sống tại các chợ, trung tâm xã, thị trấn, thị xã hoặc thành phố, người dân sống tập trung ở những khu vực này đã được che chắn bởi các đê bao ngăn lũ. Điều kiện dân cư sống tập trung tân rất thuận lợi để thực hiện các dịch vụ phục vụ cộng đồng. Dân cư thuộc kiểu bố trí này ít bị ảnh hưởng của chế độ nước lũ, chỉ bị tác động nhẹ khi xã lũ vào đồng ruộng, nhưng hầu như đã được kiểm soát khỏi nước lũ.
1.4.2. Dân cư trong đê bao sống phân tán (Kiểu II)
Dân cư nơi đây thường sống phân tán, riêng lẻ, trãi dài nên quan hệ làng xóm lỏng lẻo. Khác với dân cư sống tập trung trong đê bao, kiểu bố trí dân cư này rất khó tổ chức các dịch vụ cộng cộng phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, cuộc sống một phần nào cũng đã được ổn định bởi các đê bao ngăn chặn nước lũ tràn vào.
1.4.3. Cụm tuyến dân cư vượt lũ (Kiểu III)
Cụm tuyến vượt lũ được xây dựng nhằm di chuyển các hộ dân thuộc diện ngập lụt, chịu tác động của nước lũ khi mùa lũ đến. Các cụm tuyến dân cư vượt lũ có các hộ dân số tập trung từ vài chục đến vài trăm hộ dân. Những cụm tuyến dân cư này rất thuận lợi để thành lập các công trình phúc lợi công cộng phục vụ dân cư.
1.4.4. Dân cư dọc đường giao thông (Kiểu IV)
Đây là kiểu bố trí dân cư trãi dài và nằm rải rác trên các tuyến đường giao thông. Ảnh hưởng nhẹ bởi nước lũ nhưng đã được kiểm soát theo độ cao của tuyến đường.
1.4.5. Dân cư sống trên thuyền (Kiểu V)
Đây là những cư dân số riêng lẽ trên thuyền với một hoặc vài nhân khẩu, sinh sống bằng nghề khai thác từ nguồn tài nguyên nước lũ hoặc buôn bán trên sông. Họ sống quanh năm trên thuyền hoặc chỉ sống vào mùa nước nổi.
1.4.6. Dân cư sống trên cọc (Kiểu VI)
Đó là những dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước lũ, nhưng do nền nhà được tôn cao hay nhà được xây cất theo kiểu nhà sàn. Khi có nước lũ dâng lên, họ sẽ đưa những vật dụng cần thiết lên những nơi cao ráo, thậm chí cả trên nóc nhà để tránh lũ và họ sẽ sống và sinh hoạt tại đó.
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÙNG NGẬP SÂU
TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG
2.1. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất không chỉ đối với sinh vật sống trên trái đất, mà nó còn là yếu tố sống còn đối với vấn đề phát triển kinh tế xã hội và sự tồn vong của mỗi quốc gia. Nước được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, trong công nghệp, nông nghiệp (trồng trọt, tưới tiêu, chăn nuôi), năng lượng (thủy điện, làm mát các thiết bị,…), và quan trọng nhất là cấp nước cho sinh hoạt và công cộng. Lượng nước được sử dụng trong sinh hoạt là một trong những thước đo cho nhu cầu dùng nước và mức độ phát triển kinh tế - xã hội.
Nước rất cần cho cuộc sống của con người và động vật. Nhu cầu của mỗi người phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và lối sống. Nhu cầu ăn uống của mỗi người có khi chỉ cần vài lít trong một ngày. Tuy nhiên khối lượng nước cần cho các nhu cầu khác như vệ sinh cá nhân, lau chùi dụng cụ nấu nướng, giặc giũ, lau nhà lại lớn hơn rất nhiều. Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 đã đề ra đến năm 2010 có 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch với mức 60lít/người/ngày. Không chỉ riêng vùng nông thôn mà cả những vùng ngập lũ sâu cũng cần đến nguồn nước hợp vệ sinh để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt. Cung cấp đủ nước sạch trong cộng đồng dân cư vùng ngập lũ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại đó. Hơn nữa, nước sạch cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn vùng lũ sẽ tạo ra một cuộc sống tốt hơn và phòng tránh được các bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước sử dụng.
Hiện nay, tài nguyên nước trong tự nhiên là có hạn, cần phải tính toán sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Cần có số liệu thống kê hàng năm về nhu cầu sử dụng nước trong các ngành, các lĩnh vực nhất là nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt của cộng đồng. Đó sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách nắm rõ được tình hình sử dụng nước từ đó có kế hoạch điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo ổn định đời sống cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC
Nước sạch cho sinh hoạt là một trong hai vấn đề cấp bách của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt. Không chỉ riêng ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên, ngay cả toàn vùng ngập lũ ĐBSCL, người dân nơi đây đang phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn về nhu cầu nước sinh hoạt:
Không có nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày;
Nguồn dự trữ nước mưa có hạn, rất hạn chế và không đủ sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống vào mùa khô, đó là chưa kể đến tình trạng nước mưa bị ô nhiễm;
Các nguồn nước mặt thường xuyên bị đục, bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoặc bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, các chất độc hại trong nông nghiệp, các vi trùng gây bệnh. Tất cả các yếu tố đó gây khó khăn cho thói quen sử dụng trực tiếp nước mặt để ăn uống, sinh hoạt;
Nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn với hàm lượng sắt từ trung bình đến cao, thậm chí rất cao, hoặc bị nhiễm nitrat, amoniac, thạch tín, nhiều vùng còn bị lợ nên không thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt và ăn uống;
Vào mùa lũ, nước lũ gần như cuốn trôi tất cả các chất ô nhiễm có trên mặt đất, mang theo nhiều phù sa, các chất độc hại, các vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Sử dụng trực tiếp nước lũ để sinh hoạt, ăn uống hàng ngày là tình thế bất khả kháng đối với nhiều người dân vùng ngập lũ;
Các chất thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi hầu như không được kiểm soát và chinh chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước cục bộ một số nơi và một số bệnh ở người, gây không ít khó khăn cho việc cấp nước sinh hoạt;
Giá tiền đổi nước từ các dịch vụ tư nhân cung cấp tương đối ở mức cao, vượt quá khả năng của hầu hế người dân lao động nghèo vùng ngập lũ;
Các thông tin về kỹ thuật và công nghệ xử lý nước sinh hoạt phần lớn chưa đến được với người dân nông thôn nhất là dân cư vùng ngập lũ.
Những khó khăn tồn tại đó đã phản ánh thực trạng về nhu cầu nước sinh hoạt của người dân nông thôn nói chung và vùng ngập lũ nói riêng. Vì thế, việc đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước nhằm đưa ra các giải pháp công nghệ thích hợp nhất, hiệu quả và kinh tế nhất cần phải nghiên cứu và triển khai phần nào đáp ứng nhu cầu cấp bách về nước sinh hoạt của người dân nơi đây.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa sức khỏe và chất lượng nước. Để đánh giá chất lượng nước, người ta đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng nước cấp cho sinh hoạt như sau:
Các chỉ tiêu vật lý: độ đục, độ màu, pH, độ nhớt, độ cứng, nhiệt độ,…
Các chỉ tiêu hóa học: COD, DO, Cl-, Fe2+, các hợp chất nitơ, các hợp chất cacbon,…
Các chỉ tiêu vi sinh: số vi trùng gây bệnh E.Coli, Coliform, các loại rong tảo, virus,…
Những yêu cầu cơ bản đối với nước sạch là:
Không có các vi sinh vật gây bệnh;
Không chứa các hợp chất gây hại cho sức khỏe con người;
Nước trong (độ đục thấp, hầu như không màu);
Không mặn;
Không chứa các hợp chất gây mùi, vị lạ;
Không gây ăn mòn, hoặc đóng cặn cho hệ thống cấp nước và để lại vết trên quần áo sau khi giặt.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giới hạn tối đa
I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô vơ
1
Màu sắc
TCU
15
2
Mùùi vị
Không có mùi vị lạ
3
Độ đục
NTU
5
4
pH
6.0-8.5
5
Độ cứng
mg/l
350
6
Amoni (tính theo NH4+)
mg/l
3
7
Nitrat (tính theo NO3- )
mg/l
50
8
Nitrit (tính theo NO2- )
mg/l
3
9
Clorua
mg/l
300
10
Asen
mg/l
0.05
11
Sắt
mg/l
0.5
12
Độ oxy hóa tính theo KMn04
mg/l
4
13
Tổng số chất rắn hòa tan (TDS)
mg/l
1200
14
Đồng
mg/l
2
15
Xianua
mg/l
0.07
16
Florua
mg/l
1.5
17
Chì
mg/l
0.01
18
Mangan
mg/l
0.5
19
Thủy ngân
mg/l
0.001
20
Kẽm
mg/l
3
II. Vi sinh vật
21
Coliform tổng số
vi khuẩn /100ml
50
22
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
vi khuẩn /100ml
0
Nguồn : Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch – ban hành kèm theo quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nguồn nước và chất lượng các nguồn nước là những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến quá trình cung cấp nước sinh hoạt. Hiện nay, có ba nguồn nước chính có thể sử dụng cung cấp nước sinh hoạt cho người vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, đó là nước mưa, nước mặt (từ sông, hồ, ao) và nước ngầm.
2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mưa
Nước mưa thường được người dân tứ giác Long Xuyên quan niệm là loại nước sạch và thực tế đã được sử dụng trực tiếp trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày từ bao đời nay. Tuy nhiên, chất lượng nước mưa tại đây có thực sự là nước sạch đảm bảo vệ sinh hay không cũng là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và làm rõ.
Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới trong những thập niên cuối thế kỷ XX do hậu quả của sự phát triển công nghiệp ồ ạt trên khắp hành tinh đã có ảnh hưởng khônh nhỏ đến chất lượng nước mưa, nổi bậc hiện nay là hiện tượng mưa axít. Theo tiêu chuẩn của Tổ chứa Y tế thế giới (WHO), nước mưa được xem là không bị axít hóa khi có độ pH > 5,6. Tuy nhiên theo kết quả quan trắc ở một số trạm quan trắc mưa axít, trị số pH của nước mưa ở hai trạm Cần Thơ và Cà Mau – ĐBSCL trong những năm gần đây thường xuyên nhỏ hơn 5,6. NH4+ ở mức 0,07 đến 0,59mg/l, vượt tiêu chuẩn của WHO (0,05mg/l). Việc sử dụng nước mưa để cấp nước sinh hoạt cần phải qua một số công đoạn xử lý cần thiết.
2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm
Qua tổ chức điều tra, khảo sát tính đến tháng 8 năm 2006 trên địa bàn toàn tỉnh An Giang có 7.133 giếng khoan nước dưới đất, trong đó có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, 10% trong số đó đã ngưng hoạt động.
Nguồn nước ngầm ở Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang tương đối ít về số lượng và phân bố không đồng đều, chỉ tập trung ỡ một số nơi, nhưng cũng cần xem xét về chất lượng nước. Tuy nhiên, hơn một nữa giếng đào đều có dấu hiệu nhiễm sắt hai (Fe2+), hàm lượng sắt tổng lớn hơn 1mg/l, có đến 12-15% tổng số giếng không dùng được vì bị nhiễm sắt quá nặng, nước có mùi tanh hôi. Thậm chí một số giếng còn bị nhiễm mặn, có nơi lên đến 400mg/l. Một số báo cáo gần đây cho thấy một số nơi ở An Giang, nước ngầm có dấu hiệu nhiễm thạch tín (Asenic - As) – là một độc chất không cho phép dùng làm nước uống nếu chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép (As < 0,01mg/l). Theo kết quả điều tra sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, trong tổng số 2.699 mẫu nước giếng được xét nghiệm thạch tín, có 1.545 mẫu phát hiện bị nhiễm thạch tín. Tỷ lệ nhiễm thạch tín từ 1-10mg/l là 1.000 mẫu, tỷ lệ nhiễm thạch tín từ 11-50mg/l là 100 mẫu, từ 50-100mg/l là 45 mẫu và tỷ lệ nhiễm thạch tín từ trên 100mg/l là 400 mẫu. Từ kết quả đó, cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh An Giang đang bị nhiễm thạch tín ở mức độ tương đối cao. Mức độ ô nhiễm thạch tín tương đối cao, với hàm lượng lớn hơn 50mg/l tập trung ở 4 huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú. Riêng tại huyện Phú Tân, trong 260 giếng được xét nghiệm thạch tín thì có đến 253 giếng (chiếm 97%) có mức độ nhiễm thạch tín trên 100mg/l.
Nguồn nước ngầm Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đang có dấu hiện ô nhiễm thạch tín và một số hợp chất khác, nhưng hiện nay một số hộ dân sống trên địa bàn này vẫn chưa biết được tác hại của việc sử dụng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, nhất là thạch tín mà vẫn vô tư sử dụng trong ăn uống hàng ngày.
2.2.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Do nằm gần đầu nguồn nước sông Cửu Long và cách xa biển gần 200km, nên Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang vào những năm cạn kiệt, dòng mặn từ biển Đông theo sông Tiền và sông Hậu không có khả năng xâm nhập vào. Gặp các trận lũ nhỏ, nguồn ngọt ít, mùa khô năm sau có triều mạnh và gió chướng hoạt động dài ngày thì mặn ở biển Tây theo kênh Ba Thê, Rạch Giá – Long Xuyên và Tám Ngàn theo ranh giới hai tỉnh An Giang và Kiêng Giang với độ mặn 4‰.
Chua phèn ở Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang tập trung chủ yếu ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, vùng có nguồn gốc từ đất phèn. Vào đầu mùa mưa, các trận mưa đầu đã làm tan vỡ các váng phèn được đọng lại và tích lũy trogn suốt mùa khô trên bề mặt đồng ruộng, rồi mang tải vào các lòng kênh làm ô nhiễm nguồn nước trong các tháng 5, 6, 7 và tháng 6 với độ pH phổ biến từ 2 đến 4, sau đó được dòng lũ tràn qua loãng dần mang tải tiêu thoát ra biển Tây.
Theo kết quả ghi nhận được qua quan trắc môi trường nước đợt 1 năm 2006 do sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang thực hiện. Chất lượng nước mặt sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch nội đồng đều bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư thải trực tiếp ra nguồn nước mặt mà không qua hệ thống xử lý. Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển nhanh chóng cũng góp phần làm cho chất lượng nguồn nước suy giảm. Nước thải đô thị có nhiều chỉ tiêu vượt quá xa tiêu chuẩn cho phép do quá trình thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng chưa bố trí đầu tư các hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Tỉnh An Giang có 10/13 nhà máy chế biến thủy sản có hệ thống xử lý nhưng chất lượng nước thải đầu ra vẫn chưa đảm bảo. Bốn bệnh viện được quan trắc thì có ba bệnh viện (Đa khoa An Giang, Đa khoa khu vực Châu Đốc, Nhật Tân) có chất lượng nước thải đầu ra đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần (trừ bệnh viện Bình Dân).
Ngoài ra, theo nhiều số liệu phân tích chất lượng nước trong những năm gần đây cho thấy chất lượng nguồn nước đang suy giảm do việc xã chất thải từ chăn nuôi gia súc, sinh hoạt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp quá mức và cả tiến trình công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên môi trường. Một thông tin từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang ngày 10/05/2006, cho thấy mức nhiễm vi sinh ở nước mặt cao hơn 100 – 1.000 lần cho phép của Bộ Y tế. Hiện trạng này thực sự đe dọa việc cấp nước trên toàn địa bàn tỉnh An Giang.
Hình 2.1: Tình trạng xâm nhập mặn ĐBSCL
Dựa vào bản đồ tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL, cho thấy tài nguyên nguồn nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên tỉnh An giang hầu như bị nhiễm mặn rất ít, chỉ bị ảnh hưởng vào những năm lũ nhỏ, đại bộ phận có nước ngọt quanh năm. Do đó, đây được xem là một thuận lợi cho quá trình cấp nước sinh hoạt trong vùng và là nguồn nước chủ yếu cho việc lựa chọn các công nghệ cấp nước sinh hoạt.
2.2.4. Những yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nước
Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, tùy theo điều kiện từng vùng trong quá trình phát triển, ô nhiễm tác động lên nguồn nước rất khác nhau. Vùng Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang chịu áp lực nhiều của việc khai thác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nên đặc tính ô nhiễm thường do quá trình phát triển từ các ngành nghề này gây nên.
2.2.4.1. Việc phá rừng
Theo báo cáo năm 2002 của Chiến lược Quốc gia bảo vệ Môi trường do Ngân hàng Thế giới bảo trợ thì trong 5 thập niên vừa qua lượng rừng bao phủ cả nước giảm từ 43% xuống còn 29%. Việc này ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước dưới đất. (Một thí dụ điển hình và gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2005, nước sông Hương trở nên vẫn đục nhiều ngày và có nồng độ COD cao, TSS, TDS cao, cũng như độ pH. Chưa bao giờ nước sông Hương bị nhiễm mặn như lúc này và hầu như toàn thể dân thành phố Huế được phân phối nước uống bằng xe bồn trong nhiều ngày). Tại vùng Cà Mau và Bạc Liêu, diện tích rừng tràm đước đã bị phá hủy vô tội vạ để dùng cho việc nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, việc phá rừng làm cho nước lũ dâng cao hơn, dòng chảy lũ mạnh hơn và do đó cuốn trôi các chất thải có trên mặt đất hòa vào dòng chảy là tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước.
2.2.4.2. Việc đào giếng
Vấn đề đào giếng để có nước sạch một cách tràn lan và không đúng kỹ thuật cũng là vấn nạn đối với chất lượng nguồn nước vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Nông dân đã tận dụng nguồn nước giếng cho nông nghiệp và chăn nuôi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hệ quả trước mắt là, ngoài việc nhiễm độc thạch tín trong các giếng nước và nguồn nước ngầm cũng như mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo kết quả điều tra gần đây của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang nồng độ thạch tín tương đối cao tập trung ở các huyện Chợ Mới, Phú Tân thuộc Tứ giác Long Xuyên. Tại An Phú mức độ nhiễm thạch tín cao trên 100mg/l được tìm thấy ở 253 giếng trong tổng số 260 giếng được xét nghiệm. Ngoài nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín, thì hàm lượng sắt, vi sinh tăng cao trong những năm gần đây.
2.2.4.3. Vấn đề thủy lợi
Đào kênh và đắp đê cao nhằm dẫn nước và kiểm soát lũ phục vục phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hậu quả lù lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, mực nước dâng cao hơn và có chu kỳ ngắn hơn trước đây. Một số nơi bờ bao cao làm cho quá trình tiêu thoát nước không kịp dẫn đến tù đọng gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước.
2.2.4.4.. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Hiện nay, việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác nông nghiệp không còn xa lạ đối với người nông dân. Chính do việc sử dụng tràn lan các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã gây nên những tác hại nghiêm trọng đến chất lượng các nguồn nước. Hậu quả là trong những năm gần đây, các loại cá, tôm chết hàng loạt, nguồn thủy sinh giảm đáng kể và các chất ô nhiễm trong môi trường nước càng gia tăng.
2.2.4.5. Chất thải trong chăn nuôi, nhà máy sản xuất
Mặc dù kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất, chăn nuôi vẫn còn trong tình trạng thô sơ nhưng do việc quản lý chất thải chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh cho nên hầu như tất cả chất thải lỏng đều đi thẳng vào nguồn nước.
2.2.4.6. Ô nhiễm thuốc sát trùng DDT
Đây có thể được xem là một vấn nạn trong ngành nông nghiệp hiện nay. Tuy thuốc sát trùng DDT đã bị cấm sử dụng ở hầu hết các quốc gia nhưng dư lượng DDT tồn tại trong môi trường vẫn gia tăng theo thời gian. Sau khi sử dụng, DDT vẫn tiếp tục tồn tại trong môi trường nước, lòng đất và bụi DDT vẫn lơ lững trong không khí. DDT không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ và có khả năng gây ra ung thư rất cao cho người và vật.
2.2.4.7. Nhà vệ sinh trên kênh rạch
Việc đi vệ sinh trên các cầu tiêu ao cá và việc xây cất nhà vệ sinh trên các ao tù hoặc trên mương rạch nằm sâu bên trong bờ sông vẫn còn khá phổ biến ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Trong điều kiện đó, các chất thải bài tiết của con người hoặc sẽ đi thẳng vào nguồn nước mặt gây ra các vấn đề ô nhiễm, hoặc thấm sâu vào đất và đi vào tầng chứa nước ngầm gây ra tình trạng ô nhiễm nước ngầm tầng nông. Đặc biệt vào mùa lũ, nước lũ dâng cao lên và cuốn trôi chất thải theo dòng nước mang theo nhiều vi trùng và mầm bệnh.
Đó là một số nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng nguồn nước vùng Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang suy giảm, nhưng còn tùy thuộc vào quá trình phát triển của từng địa phương. Chất lượng nguồn nước có thể thay đổi theo thời gian, nhất là đối với vùng ngập lũ sâu như Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Vào mùa lũ, nồng độ phèn trong nước sẽ rất thấp hơn so với mùa khô, do nước lũ pha loãng và tiêu rửa phèn. Nhưng hàm lượng các chất hữu cơ, vi sinh có thể tăng lên do nước lũ dâng cao cuốn trôi các chất thải có trên mặt đất.
2.2.5. Ô nhiễm nguồn nước và sức khỏe con người
Nước sạch hợp vệ sinh, an toàn rất quan trọng trong việc phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh như: tiêu chảy, dịch tả, thương hàn và sốt thương hàn, viêm gan truyền nhiễm, kiết lỵ amip và kiết lỵ khuẩn que. Người ta cho rằng hơn 80% bệnh tật trên thế giới là bắt nguồn từ việc sử dụng nước không an toàn.
Bệnh có nguồn gốc từ nước là do nước nhiễm ký sinh trùng gây bệnh. Khi uống hoặc sử dụng nước bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Muốn phòng bệnh phải cải thiện chất lượng nguồn nước.
Bệnh tật bắt nguồn do thiếu nước đang trở thành mối nguy hại thật sự cho sức khỏe. Khi con người sử dụng quá ít nước, thì khó mà đảm bảo được nhu cầu vệ sinh tối thiểu. Đơn giản như, quá ít nước để tắm rửa giặt giũ sẽ làm gia tăng các bệnh tật về mắt, da và lây lan từ người này qua người khác một cách dễ dàng. Bệnh bắt nguồn từ ký sinh trùng trong nước không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Chúng thường sinh ra do những ký sinh trùng mà một phần đời quan trọng của chúng phát triển trong động vật sống dưới nước, chủ yêu là ốc và loài giáp sát. Sau một vài ngày hoặc vài tuần, ấu trùng gây bệnh sẽ sinh trưởng trong những sinh vật trung gian, và chúng trở lại môi trường nước. Những ấu trùng này sẽ lây nhiễm cho người uống hoặc người tiếp xúc với nước.
Việc sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật liên quan đến nước. Do đó, công nghệ cấp nước phù hợp và tiết kiệm nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân và phòng tránh bệnh tật gây nên từ nước sẽ là những lợi ích tiên quyết cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại cộng đồng.
2.3. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
2.3.1. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt
Một số thống kê gầy đây cho biết, toàn tỉnh An Giang có hơn 190 trạm cung cấp nước hợp vệ sinh phục vụ cho hơn 49.250 hộ dân vùng nông thôn. Tỉnh đã chủ trương đầu tư mỗi xã có ít nhất một trạm cấp nước có công suất từ 200 đến 400m3/ngày đêm. Tỉnh An Giang đã ban hành chính sách khuyến khích các đơn vị Nhà nước, tư nhân, các công ty cổ phần đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước theo cụm dân cư và kinh doanh với giá phù hợp tùy theo điều kiện địa phương. An Giang được đánh giá là tỉnh có tỷ lệ tư nhân tham gia vào việc cấp nước khá cao (xấp xỉ 30%).
Phương pháp xử lý nước các trạm, cả do Nhà nước và tư nhân đầu tư, chủ yếu vẫn là thu nước, tạo lắng bằng chất kết tủa (thường là phèn), lọc và khử trùng bằng Clo.
Ở các khu dân cư tập trung, tỉnh An Giang có các nhà máy nước lớn như Long Xuyên (công suất 15.000 m3/ngày đêm), Châu Đốc (1.000 m3/ngày đêm), Tân Châu (2.400 m3/ngày đêm), Cái Dầu (500 m3/ngày đêm) và Chợ Mới (1.000 m3/ngày đêm). Ngoại trừ nhà máy nước ở Chợ Mới khai thác nước ngầm, các nhà máy còn lại đều lấy nguồn nước mặt trực tiếp tự sông Cửu Long.
Ngoài ra, còn một số hồ chứa nước ở khu vực Tịnh Biên như Soài So, Ô-tức-xa, Cây Đuốc và Thủy Liêm sấp tới cũng là nguồn cấp nước sinh hoạt cho cư dân khu vực lân cận. Việc thất thoát nước ở các công trình cấp nước từ nguồn đến nơi phân phố chưa được điều tra kỹ nhưng ước tính có đến 30 – 35% lượng nước bị tổn thất.
Còn lại, đa phần dân cư vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đều sử dụng nước ở quy mô hộ gia đình theo các công nghệ truyền thống như sử dụng lu chứa, bể chứa,… phổ biến cho cả nguồn nước mưa và nguồn nước mặt. Vào mùa khô, sử dụng nguồn nước ngầm từ giếng khoan hộ gia đình cho sinh hoạt.
Bảng 2.2: So sánh nguồn cấp nước đô thị và nông thôn An Giang
Nguồn: Lê Anh Tuấn – Đề xuất các Giải pháp Công trình cho Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn tỉnh An Giang
2.3.2. Những yếu tố tác động đến công nghệ cấp nước
Các công nghệ phục vụ cho nhu cầu cấp nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước và chất lượng nguồn nước. Như đã đề cập ở chương mở đầu công nghệ được sử dụng cho nhu cầu cấp nước phải thích hợp với điều kiện địa phương, từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập lũ. Một yếu tố quan trọng nữa là thói quen sử dụng nước của người dân nông thôn vùng lũ có thể quyết định đến công nghệ cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ cấp nước nữa là mức sống của người dân. Không thể đầu tư xây dựng một công trình cấp nước tiên tiến, có chi phí cao mà người dân lại không có khả năng chi trả cho khoản đầu tư đó hoặc chi trả cho mức giá nước cao so với mức sống của họ.
2.4. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC HIỆN CÓ
Nước sạch cho nông thôn đã, đang được Nhà nước quan tâm và đề ra các mục tiêu cụ thể với các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Thực tế, đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các thành phần xã hội, đặc biệt là sự tham gia của các nhà khoa học với mong muốn góp phần đưa các kỹ thuật và công nghệ thích với Chương trình Nước sạch nông thôn của quốc gia.
Tùy theo nguồn nước và chất lượng nước ở từng vùng mà các nhà khoa học có thể nghiên cứu và đưa ra công nghệ cấp nước thích hợp bằng những kỹ thuật xử lý cho từng quy mô khác nhau. Nổi bậc nhất là các mô hình cấp nước cho cụm dân cư nông thôn với các qui mô phục vụ cho khoảng từ 500 đến 2000 dân/cụm. Ngoài ra còn có một số mô hình cấp nước qui mô nhỏ phục vụ cho hộ gia đình hoặc một nhóm hộ gia đình lân cận. Thật khó có thể thống kê và đánh giá một cách đầy đủ về các mô hình, giải pháp kỹ thuật và công nghệ hiện có nhằm giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn. Riêng đối với vùng lũ, các thông tin còn rất ít ỏi. Sau đây là một số công nghệ cấp nước sinh hoạt sẵn có hiện nay từ quy mô hộ gia đình đến tập trung quy mô hớn:
2.4.1. Công nghệ cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình
2.4.1.1. Công nghệ cấp nước sử dụng nước mưa
a. Lu chứa nước (A1aL):
Một công trình chứa nước hoàn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa.
Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng đổ bêtông. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng.
Máng thu: Tốt nhất là làm bằng tôn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa.
Kích thước lu chứa có thể từ vài trăm đến 2.000 lít.
Ưu điểm: Lu chứa nước mưa có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, nhẹ, ít tốn vật tư. Giá thành thấp hơn nhiều so với bể xây gạch hay đúc bêtông, hiện nay lu chứa nước mưa 2m3 theo công nghệ của Thái Lan được UNICEF giới thiệu có giá thành một lu chứa rất thấp từ 250.000-300.000 đồng. Mỗi gia đình có thể dùng 2 hay 3 lu chứa 2m3, tùy theo số người sử dụng. Lu chứa này rất thích hợp cho dân cư những vùng ngập lũ quanh năm sống trên thuyền, nhưng chỉ chứa nước mưa dùng để ăn uống.
Hạn chế: Do đặc điểm khí hậu ơ những vùng ngập lũ, mùa khô thư._.