Nghiên cứu đề xuất các chức năng cơ bản và hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của trung tâm điều hành giao thông thông minh cho các đô thị đặc biệt của Việt Nam

298 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG THÔNG MINH CHO CÁC ĐÔ THỊ ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ThS. Vũ Anh Tuấn Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt Bài báo trình bày tổng quan về các mô hình và chức năng của trung tâm quản lý điều hành giao thông, đánh giá một số mô hình điển hình của khu vực, phân tích các điều kiện hiện trạng về CSHT GTTM và công tác quản lý điều hành giao thông đ

pdf20 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đề xuất các chức năng cơ bản và hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của trung tâm điều hành giao thông thông minh cho các đô thị đặc biệt của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô thị tại hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM, từ đó đề xuất các chức năng chính cho Trung tâm quản lý điều hành GTTM phù hợp với từng giai đoạn phát triển và đề xuất các chỉ tiêu giám sát hiệu quản hoạt động. Từ khóa: Trung tâm quản lý điều hành giao thông; Giao thông thông minh; Chỉ tiêu giám sát hoạt động. 1. Đặt vấn đề Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị cấp đặc biệt của Việt Nam, với dân số lần lượt khoảng 7,5 triệu người [năm 2018] và 8,5 triệu người [năm 2017], trong đó tỷ lệ dân cư đô thị chiếm đa số (trên 60% đối với Hà Nội và trên 80% đối với Tp. HCM). Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng các hoạt động giao thông trong những năm qua dẫn đến cả hai thành phố hiện đang phải đối mặt với các hệ quả về ùn tắc, tai nạn giao thông, và ô nhiễm môi trường. Hiện tại, tốc độ lưu thông trong giờ cao điểm trung bình hiện tại là 12 - 15km/h, giảm rất nhiều so với tốc độ lưu thông 15 năm trước (năm 2004) (khoảng 21 - 24 km/h). Thời gian ùn tắc giao thông là những mất mát trực tiếp cho toàn bộ người tham gia giao thông trực tiếp, và cho cả xã hội nói chung. Công tác quản lý điều hành giao thông gặp phải những thách thức rất lớn, lý do chủ yếu: ✓ Cả hai thành phố vẫn chưa có Trung tâm điều khiển giao thông tập trung để kết nối quản lý các hệ thống điều khiển giao thông toàn địa bàn thành phố dựa trên nền tảng ứng dụng hệ thống ITS. ✓ Công tác quản lý cũng như vận hành, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn mang nặng tính thủ công, chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung. 299 Trong công tác quản lý của các ban ngành liên quan thì thiếu dữ liệu về tình trạng giao thông để quản lý và điều hành trật tự an toàn giao thông thực tế. ✓ Các hệ thống chủ yếu hoạt động độc lập, phục vụ cho nhu cầu riêng của từng ngành và chưa có đầu mối để quản lý đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành liên quan. ✓ Các ứng dụng CNTT hiện nay còn rời rạc, thiếu đồng bộ, chưa hỗ trợ được lẫn nhau trong việc giải quyết các vấn đề về trật tự an toàn giao thông. ✓ Khó khăn trong việc duy tu vận hành theo thiết kế ban đầu của cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu. ✓ Người dân thiếu thông tin về pháp luật và thông tin về điều kiện, tình hình an toàn giao thông thực tế. ✓ Thiếu sự đồng bộ kết nối điều khiển và phát huy hết công năng của hạ tầng giao thông hiện hữu. Để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường hiện đã trở nên rất nghiêm trọng tại hai thành phố, cần phải triển khai những giải pháp đồng bộ từ bước lập quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý phương tiện và áp dụng những giải pháp giao thông thông minh (ITS - Intelligent Transport System) trong công tác giám sát, điều hành, quản lý giao thông đô thị. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang là chủ đề nóng được quan tâm cả từ phía chính quyền và người dân, với nhiều chủ trương và chính sách hỗ trợ phát triển, đây sẽ là tiền đề quan trong cho việc ứng dụng những giải pháp, công nghệ thông minh vào quá trình phát triển hệ thống GTVT đô thị, từ đó góp phần cải thiện chất lượng của hệ thống. Một hệ thống kiến trúc ITS tổng thể bao gồm 4 yếu tố: (1) Trung tâm điều hành GTTM (ITS Traffic Management Center); (2) Cơ sở hạ tầng ITS; (3) Phương tiện; (4) Người sử dụng (tham gia giao thông), trong đó Trung tâm điều hành GTTM đóng vai trò là bộ não điều khiển và kết nối, giao tiếp với tất cả các yếu tố của hệ thống thông qua các kênh và chuẩn giao tiếp thích hợp. Trên cơ sở đánh giá điều kiện hiện trạng và nhu cầu quản lý giao thông của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, kết hợp với việc nghiên cứu một số mô hình hoạt động các Trung tâm điều hành GTTM trên thế giới, tác giả sẽ đề xuất các chức năng cơ bản và hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của trung tâm điều hành GTTM cho hai thành phố này. 300 2. Hiện trạng hệ thống CSHT giao thông thông minh và công tác quản lý điều hành giao thông tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh 2.1. Hiện trạng hệ thống CSHT giao thông thông minh Hệ thống CSHT giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội và Tp. HCM hiện nay gồm 03 hệ thống chính: hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống camera giao thông và hệ thống bảng thông tin giao thông điện tử. Các phương tiện này hiện được trang bị chủ yếu trên các tuyến đường trục chính phục vụ cho nhu cầu quản lý giao thông và cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông. Hệ thống đèn tín hiệu có đặc điểm sử dụng nhiều công nghệ, linh kiện khác nhau và hiện nay chỉ có 3,7% trên tổng số lượng tủ điều khiển đèn THGT là có kết nối và điều khiển được từ trung tâm điều khiển, còn lại hơn 96% là các tủ điều khiển đèn THGT theo hình thức cài đặt độc lập, điều khiển thủ công trực tiếp tại các tủ. Do đó, chưa thực hiện xây dựng các chương trình điều khiển đèn THGT từ Trung tâm theo tình hình giao thông thực tế. Hiện nay, trên địa bàn cả hai thành phố được lắp đặt tại nhiều vị trí, khu vực có tình hình giao thông phức tạp trên địa bàn thành phố. Trong đó bao gồm hệ thống camera của Kênh VOV giao thông quốc gia và hệ thống của Công an thành phố, hệ thống của Sở Giao thông vận tải cũng như các đơn vị khác. Các hệ thống camera chủ yếu hoạt động độc lập, phục vụ cho nhu cầu riêng của từng ngành. Do đó, nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình khai thác, sử dụng cũng như khả năng mở rộng trong tương lai, các hệ thống camera giao thông trên địa bàn thành phố cần thiết phải được tích hợp về một đầu mối để quản lý đồng bộ. 2.2. Hiện trạng công tác quản lý điều hành giao thông Hiện nay, cả hai thành phố đều chưa có Trung tâm điều khiển giao thông tập trung để kết nối quản lý toàn bộ các hệ thống CSHT giao thông thông minh. Công tác quản lý CSHT hiện được giao cho các khu quản lý giao thông đô thị (số 1-4), Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn. Tuy nhiên việc điều hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông lại được giao cho ngành Công An chịu trách nhiệm quản lý thực hiện các hệ thống đèn tín hiệu giao thông được đầu tư từ các dự án ODA của Pháp và Ngân hàng Thế giới từ Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Các hệ thống cục bộ từng khu vực được giao cho các khu quản lý đường bộ và Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn khai thác điều hành, sự không đồng bộ đó dẫn đến những khó khăn bất cập chồng chéo cả về chức năng và nhân sự chuyên trách, làm giảm hiệu quả của hoạt động điều hành giao thông trên địa bàn thành phố. 301 Ngoài ra, liên quan đến việc quản lý và điều hành hệ thống VTCC trên địa bàn thành phố hiện được giao cho Trung tâm Quản lý và điều hành VTHKCC quản lý điều hành một cách độc lập. 3. Trung tâm quản lý điều hành giao thông thông minh (ITS centre) Trung tâm quản lý điều hành giao thông (Traffic Management Center – TMC) có chức năng nhiệm vụ chung phục vụ cho việc quản lý giao thông đô thị chủ yếu trên mạng lưới các tuyến đường trục chính, thông thường trong phạm vi một đô thị (thành phố). Thông thường các Trung tâm này thực hiện giám sát điều hành hệ thống đèn tín hiệu, nút giao thông, các đoạn tuyến chính đồng thời liên kết với các đơn vị quản lý VTCC, cứu hộ, quản lý sự kiện, giám sát xử phạt vi phạm, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý giao thông mang tính chất đa ngành. Trách nhiệm trong việc triển khai xây dựng và duy trì hoạt động của Trung tâm quản lý điều hành giao thông phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc và số lượng các chủ thể quản lý nhà nước liên quan trực tiếp. Tuy nhiên thông thường với quy mô là Trung tâm cấp thành phố thì Sở GTVT đóng vai trò chủ đạo trong việc triển khai thực hiện, trên cơ sở thiết lập mối quan hệ phối hợp chức năng với các đơn vị liên quan. 3.1. Mô hình chức năng tổng thể Một mô hình chức năng tổng thể đầy đủ của Trung tâm điều hành GTTM sẽ bao gồm tất cả hoặc một phần trong tổng số 10 chức năng cơ bản được mô tả trong sơ đồ dưới đây: Hình 1. Sơ đồ chức năng tổng thể một Trung tâm điều hành GTTM Nguồn: Tham khảo hệ thống kiến trúc tổng thể quốc gia Mỹ cho cấp độ hệ thống ITS vùng và thành phố (National ITS Architecture, U.S.DOT) 302 Trên cơ sở phân cấp các chức năng nêu trên, một hệ thống các giao tiếp và kết nối sẽ được thực hiện giữa các thiết bị từ Trung tâm với CSHT ngoài hiện trường nhằm thu thập, xử lý thông tin, đưa ra các Chiến lược quản lý theo từng chức năng nhằm mang lại lợi ích và hiệu quả trên các phương diện: ✓ Vận tốc, thời gian đi lại được tối ưu; ✓ Khả năng thông hành được cải thiện; ✓ Giảm thiểu các xung đột và sự cố giao thông; ✓ Giảm thiểu phát thải môi trường, sử dụng năng lượng; ✓ Tiết kiệm chi phí cho các chủ thể; ✓ Nâng cao mức độ thỏa mãn cho người sử dụng. Những lợi ích nêu trên cũng chính là các tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động của hệ thống ITS nói chung và Trung tâm điều hành GTTM nói riêng. Để thực hiện từng chức năng cụ thể nêu trên, toàn bộ hoạt động của một trung tâm điều hành GTTM có thể được phân chia thành 3 quá trình thu thập tiếp nhận thông tin; xử lý thông tin; và cuối cùng là thực thi các chiến lược giải pháp và phổ biến thông tin, như mô tả trong sơ đồ dưới đây: Hình 2. Sơ đồ hoạt động Trung tâm điều hành GTTM 303 3.2. Nghiên cứu, đánh giá một số mô hình quản lý giao thông đô thị và Trung tâm GTTM trên thế giới a) Mô hình quản lý giao thông ở Tp. Đài Bắc, Đài Loan: Mô hình quản lý giao thông Tp. Đài Bắc được quản lý tập chung dưới quyền chỉ đạo của Sở GTVT và được chia nhỏ chức năng quản lý cho 4 đơn vị trực thuộc là: ✓ Trung tâm quản lý đỗ xe; ✓ Trung tâm kỹ thuật giao thông; ✓ Trung tâm quản lý VTCC; ✓ Trung tâm sử lý sự cố, phân xử giao thông. Và được kết nối nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho Phòng cảnh sát giao thông, Sở công an thành phố trong công tác xử phạt vi phạm. Hình 3. Sơ đồ tổ chức quản lý giao thông Tp. Đài Bắc Trung tâm điều khiển giao thông thông minh (Traffic Control Center) là một bộ phận trực thuộc Trung tâm kỹ thuật giao thông của thành phố (Taipei City Traffic Engineering Office) có nhiệm vụ giám sát và điều khiển các hoạt động giao thông toàn thành phố. Có thể nói mô hình quản lý điều hành giao thông ở đây hiện được thực hiện tương tự như ở Tp. HCM, trong đó Phòng cảnh sát giao thông của Sở công an chỉ đóng vai trò là đơn vị phối hợp. 304 b) Mô hình quản lý giao thông ở Tp. Seoul, Hàn Quốc TOPIS là trung tâm GTTM tập chung trực thuộc chính quyền Tp. Seoul được chia thành 4 tổ kỹ thuật chính: Tổ quản lý vận tải; Tổ quản lý mạng lưới đường giao thông; Tổ quản lý VTCC; Tổ quản lý thông tin giao thông, thực hiện các công tác quản lý điều hành giao thông đô thị. Mô hình này cho thấy nhiều ưu điểm và được đánh giá là một trong những mô hình TMC thành công nhất ở châu Á do được tích hợp để quản lý điều hành cả mạng lưới đường và hệ thống VTCC. Hình 4. Sơ đồ tổ chức trung tâm GTTM Topis Tp. Seoul c) Mô hình quản lý giao thông ở Singapore Singapore là Quốc gia rất thành công với mô hình quản lý giao thông tích hợp, toàn bộ các hoạt động về giao thông và sử dụng đất được quản lý trực tiếp dưới quyền cơ quan LTA (Land Transport Authority) trong đó bao gồm nhiều đơn vị chức năng thực hiện quản lý cả mạng lưới đường bộ (gồm cả đường cao tốc và đường đô thị) và hệ thống VTCC, cũng như cung cấp các thông tin và dịch vụ giao thông. Mạng lưới ITS của Singapore được chia thành nhiều hệ thống quản lý khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ quản lý điều hành: đường cao tốc, đường trục chính, nút giao thông, điều khiển giao thông linh hoạt theo từng trạng thái, quản lý đỗ xe, thu phí điện tử. d) Mô hình Trung tâm quản lý điều hành giao thông ở Mỹ Các Trung tâm quản lý điều hành giao thông thông minh rất phổ biến và có mặt ở hầu hết các thành phố trên nước Mỹ, Hiệp hội đường bộ Mỹ và Hiệp hội 305 VTCC có đưa ra hướng dẫn về các Mô hình trung tâm quản lý giao thông ở các cấp độ khác nhau và được phân loại dựa vào không gian và chức năng quản lý. Bảng 1. Các mô hình trung tâm quản lý điều hành giao thông tại Mỹ STT Không gian địa lý Số lượng và loại chủ thể quản lý liên quan Cơ chế hoạt động 1 Một khu vực cục bộ trong thành phố Một đơn vị chuyên trách Đơn vị công lập nhà nước 2 Nhiều khu vực khác nhau trong thành phố Nhiều đơn vị liên quan trong lĩnh vực giao thông Đơn vị công lập nhà nước + Đơn vị tư nhân 3 Toàn thành phố hoặc vùng TP Đơn vị công lập nhà nước + Đơn vị tư nhân 4 Vùng lớn nhiều TP hoặc toàn quốc Đơn vị công lập nhà nước + Đơn vị tư nhân CÁC MÔ HÌNH TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG Nhiều đơn vị, ngành khác nhau liên quan Nguồn: Federal Highway Administration and Federal Transit Administration, Metropolitan Transportation Center Concepts of Operation Nhận xét: Trên thế giới mô hình Trung tâm quản lý điều hành GTTM đa dạng, có thể bao phủ phạm vi hoạt động và thức hiện nhiều chức năng quản lý điều hành khác nhau, tuy nhiên có thể phân thành 2 loại gồm mô hình Trung tâm quản lý tập chung tích hợp nhiều hệ thống GTVT và mô hình trung tâm quản lý đơn lẻ từng hệ thống GTVT. Đối với các thành phố có quy mô dân số và diện tích lớn như Hà Nội và Tp. HCM, hệ thống GTVT gồm nhiều thành phần hỗn hợp phức tạp thì xu hướng xây dựng Trung tâm điều hành giao thông tập trung với nhiều chức năng tích hợp hiện đại là phù hợp với sự phát triển GTTM trên toàn thế giới. Tuy nhiên để đầu tư xây dựng các Trung tâm tập trung tích hợp lớn như vậy sẽ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và tài chính, do vậy cho giai đoạn phát triển ban đầu cần xem xét đầu tư mô hình Trung tâm tích hợp ưu tiên những chức năng cơ bản, trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu quản lý điều hành giao thông trước mắt. Đồng thời cần nghiên cứu quy hoạch phát triển các chức năng quản lý điều hành giao thông cho trung hạn và dài hạn. 4. Đề xuất các chức năng cơ bản và hệ thống chỉ tiêu giám sát hoạt động của trung tâm điều hành GTTM cho các đô thị đặc biệt Trên cơ sở các phân tích về hiện trạng CSHT, công tác quản lý điều hành giao thông đô thị tại Hà Nội và Tp. HCM và các mô hình Trung tâm quản lý điều 306 hành giao thông trên thế giới, tác giả đề xuất mô hình các chức năng cơ bản cho Trung tâm quản lý điều hành GTTM giai đoạn đầu (đến 2025) và tầm nhìn dài hạn như sau: Như vậy cho giai đoạn đầu triển khai Trung tâm quản lý điều hành giao thông tại Hà Nội và Tp. HCM nên tập trung vào 2 chức năng chính chủ đạo là: ✓ Quản lý điều khiển giao thông: Nghiên cứu đưa ra các chiến lược điều khiển giao thông trên các tuyến đường trục chính, đường cao tốc trên cơ sở tận dụng CSHT sẵn có và đầu tư bổ sung trang thiết bị, kết nối các hệ thống đèn tín hiệu; CCTV và các thiết bị ngoại vi thu thập dữ liệu dòng giao thông; Bảng thông tin điện tử; các phần mềm quản lý điều khiển. ✓ Quản lý VTCC: Nghiên cứu tích hợp với Trung tâm điều hành VTCC hiện hữu, tiến tới hợp nhất trong Quản lý điều hành với các hoạt động giao thông khác để tạo sự đồng bộ, thuận lợi cho việc triển khai các Chiến lược quản lý giao thông đặc biệt là các giải pháp hiện đại hóa ưu tiên hoạt động VTCC. Ngoài ra còn thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ giao thông đến người sử dụng thông qua các kênh đa dạng, đồng thời thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin giám sát giao thông (thông qua CCTV) phục vụ công tác xử lý vi phạm giao thông là các nhiệm vụ quan trọng cần triển khai. Cho tầm nhìn dài hạn, với vị thế và vai trò của Tp. HCM, cần nghiên cứu quy hoạch phát triển Trung tâm quản lý điều hành giao thông tích hợp đầy đủ cả 10 chức năng, thậm chí kết nối nhằm chia sẽ thông tin và kết hợp điều hành chung mạng lưới giao thông các vùng lân cận. 307 Đề xuất các chỉ tiêu giám sát hoạt động của trung tâm điều hành GTTM - TP. Hồ Chí Minh: Đối với chức năng Quản lý điều khiển giao thông, hệ thống các chỉ tiêu đo lường dưới đây sẽ giúp giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm điều hành GTTM: STT Chức năng Nhóm chỉ tiêu Các chỉ tiêu cụ thể Đơn vị Số lượng tuyến được kiểm soát điều hành GTTM tuyến Tổng chiều dài các tuyến được kiểm soát km % mạng lưới được kiểm soát điều hành GTTM % Số lượng nút được kiểm soát điều hành GTTM nút % các nút giao được kiểm soát điều hành GTTM % Số lượng các loại dữ liệu thông tin thu thập được TT % thông tin được xử lý theo thời gian thực % Số lượng giải pháp được tích hợp điều khiển giao thông GP Vận tốc lưu thông bình quân của phương tiện được cải thiện % Thời gian đi lại trung bình được rút ngắn (tuyến, mạng lưới) giờ Mức chất lượng dịch vụ (tuyến, mạng lưới) LOS Số lượng sự cố giao thông được giải quyết vụ Số lượng TNGT được giảm thiểu vụ Chất lượng điều khiển giao thông QUẢN LÝ ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG 1 Kiểm soát điều hành mạng lưới Thu thập xử lý thông tin phục vụ điều khiển giao thông 308 Hệ thống các chỉ tiêu đo lường cho chức năng Quản lý VTCC: STT Chức năng Nhóm chỉ tiêu Các chỉ tiêu cụ thể Đơn vị Số lượng tuyến VTCC được kiểm soát điều hành GTTM tuyến Tổng chiều dài các tuyến được kiểm soát km % tuyến được kiểm soát điều hành GTTM % Số lượng phương tiện VTCC được soát điều hành GTTM xe % các nút giao được kiểm soát điều hành GTTM % Số lượng các loại dữ liệu thông tin thu thập được TT % thông tin được xử lý theo thời gian thực % Tính đều đặn và đúng giờ của dịch vụ được duy trì % Khả năng tích hợp điều chỉnh dịch vụ theo nhu cầu % Thời gian đi lại trung bình được rút ngắn (tuyến, mạng lưới) giờ Chi phí vận hành của hệ thống tiết kiệm được Đồng Chi phí đi lại tiết kiệm được cho hành khách sử dụng VTCC Đồng Mức độ kết nối đa phương thức (tuyến, mạng lưới, điểm trung chuyển) PT Tính đầy đủ và chất lượng thông tin cho hành khách LOS Mức độ cải thiện khả năng tiếp cận đến VTCC giờ/km 2 QUẢN LÝ HỆ THỐNG VTCC Kiểm soát điều hành mạng lưới Thu thập xử lý thông tin phục vụ điều khiển giao thông Kiểm soát chất lượng dịch vụ hệ thống Đối với các chức năng khác, tác giả không trình bày trong báo cáo này, tùy theo tình hình phát triển sẽ nghiên cứu xây dựng các bộ chỉ tiêu giám sát hoạt động tương ứng phù hợp. 5. Kết luận Nghiên cứu đã làm rõ các mô hình Trung tâm quản lý điều hành giao thông thông minh trên phổ biến hiện nay, xem xét đánh giá và lựa chọn các chức năng cơ 309 bản cho Trung tâm quản lý điều hành GTTM Tp. HCM giai đoạn trước mắt, và định hướng dài hạn. Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất các bộ chỉ tiêu giám sát hiệu quả hoạt động của Trung tâm quản lý điều hành GTTM, làm cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý trong quá trình triển khai xây dựng phát triển trung tâm. Tài liệu tham khảo 1. Sở GTVT Tp. HCM. “Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống giao thông thông minh phục vụ quản lý, điều hành giao thông trên địa bàn thành phố hồ chí minh”, 9/2015. 2. Federal Highway Administration and Federal Transit Administration, Metropolitan Transportation Center Concepts of Operation: A Cross-Cutting Study, Washington, DC, 1999. Available: 3. utting.pdf. Accessed: July 24, 2012. 4. Texas Transportation Institute, Development of Guidelines for Data Access for Texas Traffic Management Centers, TxDOT Research Report 0-5213-1, College Station, TX, 2007. Available: 1.pdf. Accessed: July 20, 2012. 5. Federal Highway Administration, Transportation Management Center Business Planning and Plans Handbook, TMC Pooled Fund Study, Washington, DC, December 2005. Available: f. Accessed: July 19, 2012. 6. https://www.lta.gov.sg/content/ltaweb/en/roads-and-motoring/managing- traffic-and-congestion/intelligent-transport-systems.html 7. Đoàn Minh Huy, Chu Công Minh. “Đề xuất mô hình tổ chức hoạt động cho Trung tâm điều khiển giao thông Tp. HCM”, 8/2015. https://www.tapchigiaothong.vn 310 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Phạm Phương Nam PGS.TS. Phan Thị Thanh Huyền Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Bài viết trình bày khái quát về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0) và chỉ ra những tồn tại chính trong quản lý đất đô thị như công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, cụ thể thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đô thị gặp khó khăn; công tác lưu trữ, cập nhật thông tin đất đai chưa tốt; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại này cần thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý đất đô thị; nâng cao năng lực quản lý, sử dụng hệ thống thông tin đất đai và đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý đất đai; cải cách thủ tục hành chính về đất đai; nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đất đai, đô thị, quản lý, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0), quản lý đô thị nói chung và quản lý đất đô thị nói riêng cần có những thay đổi mang tính đột phá, khác với hoạt động động quản lý đất đai truyền thống. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cách thức tiếp cận quản lý đất đai trong các đô thị. Do vậy, bài viết này nhằm trả lời các câu hỏi, Cách mạng Công nghiệp 4.0 có những ưu điểm gì? Quản lý đất đô thị hiện nay có những thành tựu gì, những tồn tại và nguyên nhân gì? Cần có giải pháp nào để quản lý đất đô thị tốt hơn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo hướng công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả? 2. Phương pháp nghiên cứu Số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ các công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác như văn bản quy phạm pháp luật, sách liên quan đến nội dung về Cách mạng Công nghiệp 4.0, quản lý đất đai nói chung, quản lý đất đô thị nói riêng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để chỉ ra những mặt mạnh, những khó khăn, 311 hạn chế của quản lý đất đô thị trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm cơ sở đề xuất những giải pháp cần được thực hiện để hoàn thiện quản lý đất đô thị tại Việt Nam trong thời gian tới. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và quản lý đất đô thị 3.1.1. Khái quát về Cách mạng Công nghiệp 4.0 Cách mạng Công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Theo đó, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết nối kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có hoạt động quản lý bất động sản (đất đai và tài sản gắn liền với đất đai). Cụ thể, Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi phương thức quản lý đô thị, trong đó có đất đô thị. Với sự xuất hiện của Blockchain – công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các chuỗi khối, là vạn vật kết nối (Internet of things) và dữ liệu lớn (big data) thì các thông tin về bất động sản trở nên minh bạch và rõ ràng. Điều này tạo điều kiện cho người sử dụng đất, chủ sử dụng đất có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình liên quan đến đất đai ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào như đăng ký đất đai, nộp thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai và có thể kiểm tra tình trạng pháp lý của thửa đất. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý đất đô thị phá vỡ những ngăn cách về địa lý, giúp người dân quan tâm đến đất đô thị và thị trường quyền sử dụng đất đô thị có thể tra cứu thông tin về các thửa đất cũng như các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, đăng ký biến động với thời gian và chi phí thấp hơn so với sử dụng công nghệ truyền thống (George H. Ross, 2015). Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng với thị trường bất động sản mở thì với ứng dụng công nghệ 4.0, dù đang ở Úc hay Ca-na-đa khách mua có nhu cầu về đất đô thị hay đất khác vẫn có thể tìm hiểu thông tin về các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị ở Việt Nam và lựa chọn vị trí phù hợp mà không phải mất chi phí, thời gian, liên hệ để được cung cấp thông tin (Pham Phuong Nam, Phan Thi Thanh Huyen, 2018). 3.1.2. Khái quát về quản lý đất đô thị tại Việt Nam Mặc dù, Luật Đất đai hiện hành (Luật Đất đai năm 2013) không có quy định nào về đất đô thị nhưng theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam năm 2008 (Bộ Xây dựng, 2008), đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn và đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị. Như vậy có thể hiểu, 312 đất đô thị là toàn bộ các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng) và có thể nằm trong nội thành của các đô thị hoặc nằm ngoại thành của đô thị nhưng đã được quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị. Đất đô thị có những đặc điểm đặc thù như đất đô thị là đất để xây dựng cơ sở hạ tầng của đô thị; vị trí của đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với từng thửa đất; mục đích sử dụng đất đô thị rất đa dạng; một thửa đất đồng thời có thể được sử dụng cho nhiều mục đích (ở, văn phòng, kinh doanh); đầu tư phát triển đất đô thị đòi hỏi chi phí lớn; việc sử dụng đất đô thị tạo ra nhiều ngoại ứng cả tốt (như tác động lan tỏa) lẫn xấu (như suy thoái môi trường); chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị không thể đảo ngược; tuy diện tích đất đô thị ngày càng mở rộng nhưng đất đô thị vẫn là tài nguyên có tính khan hiếm tương đối; nhờ tiến bộ khoa học-kỹ thuật, đất đô thị ngày càng được thâm dụng do tận dụng không gian trên cao và không gian ngầm. Quản lý đất đô thị là sự tác động của cơ quan nhà nước có thẩm đến đối tượng sử dụng đất đô thị nhằm sử dụng đất đô thị tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường đáp ứng yếu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại khu vực nội đô thị và ngoài đô thị được quy hoạch để phát triển đô thị. Khung pháp luật quản lý đất đô thị, ngoài Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, còn bao gồm nhiều luật khác như Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Phí và Lệ phí... (Cao Việt Hà, Phạm Phương Nam, 2018). Nội dung quản nhà nước về đất đô thị cũng như 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Quốc hội 2013) gồm (i) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó; (ii) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; (iii) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; (iv) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (v) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (vi) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; (vii) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_cac_chuc_nang_co_ban_va_he_thong_chi_tieu.pdf
Tài liệu liên quan