lời nói đầu
Để đánh giá thành quả sau bốn năm học tập tại trường Đại Học Lâm Nghiệp đồng thời để sinh viên có dịp kết hợp lý thuyết đã được học tại trường với thực tế sản xuất và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Được sự nhất trí và tạo điều kiện thuận lợi của trường Đại học lâm nghiệp_khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trường, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả biện pháp kỹ thuật lâm sinh và vật lý cơ giới trong công tác phòng trừ sâu hại măng
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả biện pháp kỹ thuật lâm sinh và vật lý cơ giới trong phòng trừ sâu hại măng tại xã Đồng Bảng-Mai Châu-Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại xã Đồng Bảng-Huyện Mai Châu –Tỉnh Hòa Bình”
Trong thời gian thực hiện ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Nhã, các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trường, cán bộ và nhân dân xã Đồng Bảng cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hòan thành bản luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, bước đầu làm quen với thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học, nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Xuân Mai, ngày20.tháng 06 năm 2006
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Xuân Minh
Phần I:
đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên có giá trị to lớn đối với sự phát triển và tồn tại của một số quốc gia và toàn thế giới. Việt Nam một đất nước nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển rừng và nghề rừng. Tuy nhiên tài nguyên rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là sự can thiệp vô ý thức của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, săn bắn chim thú và những tác động sai lầm khác.
Để khắc phục tình trạng suy thoái tài nguyên rừng, Chính phủ đã tiến hành nhiều chương trình hành động quan trọng như: Chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng trồng... Qua đó đã thực hiện chiến lược phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội địa phương. Các loài Tre Trúc là loài cây một lá mầm thuộc họ hòa thảo, họ phụ tre nứa. Trên thế giới có tới 1250 loài, 47 chi khác nhau. Đây là một dạng tài nguyên thực vật khá phong phú và đa dạng về loài, phân bố trên 1700 triệu ha của trái đất. Chúng được xác định là loài chiến lược để phát triển một nền Lâm Nghiệp bền vững. Đặc biệt các loài Luồng, Bương, Lục Trúc, Điềm Trúc là một trong những loài cây có khả năng thích ứng nhiều vùng phía Bắc về điều kiện tự nhiên, có khả năng sống trên đất đai cằn cỗi ở nước ta. Nó đáp ứng được cả hai vấn đề cơ bản đó là vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo yêu cầu về môi trường sinh thái. Theo số liệu mới nhất về lâm sản ngoài gỗ của nhóm nghiên cứu Phạm Văn Chương, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Dương Văn Tài, Nguyễn Quý Nam và Nguyễn Trung Kiên thuộc Khoa chế biến lâm sản Trường Đại học lâm nghiệp trong nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng mây tre đan làm hàng thủ công mỹ nghệ (2006) cho biết có 702.871 ha rừng tre nứa hỗn giao, 789.221 ha rừng tre nứa thuần loài, và diện tích rừng trồng tre nứa là 73.852 ha chiếm 14,35% trên tổng diện tích rừng.
Từ bao đời nay Tre nứa gắn chặt với cuộc sống của nhân dân ta, có lịch sử gây trồng và sử dụng lâu đời. Cây tre đã đi vào đời sống tinh thần và truyền thuyết lịch sử của dân tộc ta và hiếm có loài cây nào lại để lại nhiều dấu ấn trên các lĩnh vực văn thơ, nhạc họa như các loài cây họ tre trúc. Ngày nay nó lại càng có giá trị, nhiều loài là nguyên liệu dùng trong công nghiệp, sản xuất xenlulo, sợi giấy... Tre, nứa biết ngâm tẩm trở thành nguyên liệu bền chắc là vật liệu cho mặt hàng tiêu dùng, hàng mỹ nghệ, hàng xuất khẩu... măng của chúng nếu được khai thác hợp lý là nguồn thức ăn thông thường và cũng là một đặc sản quý có giá trị kinh tế cao.
Tre Nứa tổ vẽ cho non sông một cảnh sắc thiên nhiên riêng việt Việt Nam, mềm mại, duyên dáng mà kiên cường vững chắc. Tre nứa là vũ khí chống giặc ngoại xâm, là rào luỹ bảo vệ nhân dân, che gió, che bão chăn sóng, giữ đất nước. Trong mấy năm gần đây trồng tre bao đồi, bao đất, phát triển kinh tế trở thành phong trào rộng lớn phục vụ dân sinh. Tuy nhiên khi diện tích rừng tự nhiên giảm xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau và diện tích rừng trồng thuần loài đặc biệt là rừng tre nứa tăng lên dẫn đến khả năng xuất hiện các loài sâu hại đơn thực cũng như đa thực tăng theo làm giảm năng suất rừng trồng. Phòng trừ các loại sâu hại tre luồng là cần thiết, đặc biệt là ở giai đoạn măng. Tuy nhiên các phương pháp phòng trừ phải dựa trên quan điểm là quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng lâm nghiệp, theo định hướng tăng cường sử dụng các tác nhân sinh học, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và chế phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc thân thiện với môi trường là một hướng nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái. Phần nào nhằm giải quyết những vấn đề trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả biện pháp kỹ thuật lâm sinh và vật lý cơ giới trong công tác phòng trừ sâu hại măng tại xã Đồng Bảng-Huyện Mai Châu -Tỉnh Hòa Bình”, từ đó làm cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp phòng trừ các loài sâu hại măng, nhằm nâng cao đời sống người dân, thu hút được nhiều người dân vào nghề rừng, làm giảm sự phụ thuộc vào rừng, góp phần phát triển nền lâm nghiệp bền vững.
Phần II
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới các loài thuộc họ phụ tre nứa (Bambusoideae) phân bố tập trung ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Riêng ở châu á chiếm tới 80% phân bố chủ yếu ở các quốc gia Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Indônêxia, ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan...... Trong số 75 chi, hơn 1250 loài khác nhau phân bố trên thế giới thì riêng Trung Quốc là nước có nguồn tài nguyên tre trúc phong phú nhất thế giới với 40 chi, khoảng 400 loài. Diện tích tre nứa có hơn 7 triệu ha. ấn Độ có 136 loài với các chi chủ yếu là: Bambusa, Dendrocalamus, Melocana, Thysostachys, Teinostachys, Cephaloctachyum. Philippin có 55 loài tập trung ở các chi: Bambusa, Dendrocalamus, Sinocalamus. Nhật Bản có 13 chi, 670 loài tập trung nhiều nhất ở chi Phymostachys. Trung Quốc là nước có diện tích và số lượng loài lớn nhất, và có nhiều phát hiện mới nhất. Riêng ở Việt Nam hiện có 162 loài thuộc 19 chi với tổng diện tích 702.871 ha rừng tre nứa hỗn giao, 789.221 ha rừng thuần loài, rừng trồng tre nứa là 73.852 ha. Dịên tích trồng tre nứa chiếm 14,35% trên tổng diện tích rừng, Từ đó có thể thấy các loài tre nứa đang thu hút nhiều nước trên thế giới ngày một quan tâm nhiều hơn và bổ sung vào danh lục các loài tre nứa.
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tre nứa được sự quan tâm nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới. Đầu tiên phải kể đến công trình “Nghiên cứu về Bambusaceae” của Muro xuất bản 1968. Tiếp đến là công trình nghiên cứu “Các loài Bambusaceae” ở ấn Độ của tác giả Gamble xuất bản 1896. Công trình đã cho biết chi tiết 181 loài tre truc ở ấn Độ, Myanma, Inđônêxia, Malayxia và đã xuất bản thành công cuốn “Những bài học nhỏ về sinh lý tre nứa ấn Độ ”
Năm 1958, Lý Hán Anh đã cho đăng bài “Kinh nghiệm sản xuất Bambusa textilis” trên báo tin nhanh Lâm nghiệp Trung Quốc. Tác giả đã đưa ra một số kinh nghiệm thực tiễn về tăng sản lượng loài Bambusa textilis trong việc kinh doanh loài cây này.
Trong những công trình nghiên cứu sâu và cung cấp nhiều thông tin về tre nứa phải kể đến công trình “Rừng tre nứa ” của ES.Haig; MA.Huleman; U.aungdis đã được FAO (Food and Agriculture Organization) xuất bản năm 1959. Trong tài liệu này các tác giả đã tổng kết và đề cập đến các nhu cầu sinh thái, đặc tính sinh vật học của tre nứa nói chung. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra hướng sử dụng và tác động của con người vào lợi dụng các thuộc tính đó.
Năm 1960, Koichiro Uede (Nhật Bản) cho ra mắt công trình nghiên cứu của mình về tre nứa “Nghiên cứu sinh lý tre trúc”. Trong công trình đó ông đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về tre nứa tại Nhật Bản, đưa ra những kết luận về các quá trình sinh lý của tre nứa và những biện pháp lợi dụng quá trình này. Về sau, trong một công trình nghiên cứu khác giưa ông và các cộng sự thuộc trường Đại học Tokyo Nhật Bản đã chỉ ra rằng trên thế giới có 1250 loài, 75 chi chỉ được tập trung nhiểu nhất ở Châu á chiếm 80% trong đó Đông Nam á được coi là trung tâm phân bố của tre trúc.
ở Trung Quốc là một nước có nền văn hoá lâu đời nên có nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại. Kết quả được tập trung giới thiệu trong giáo trình “Sâm lâm côn trùng học” của Trang Chấp Trung xuất bản năm 1961. Cùng năm đó NXB Nông nghiệp Trung Quốc đưa ra cuốn “Trồng rừng” của Học viện lâm nghiệp Bắc Kinh, ở đây các tác giả đã đưa ra một số phương pháp gây trồng tre nứa hiệu quả cao. Sau đó tại hội thảo về tre trúc tháng 10 năm 1995_Hàng Châu một lần nữa đã khẳng định rằng Trung Quốc là nước có nguồn tài nguyên tre trúc phong phú nhất thế giới với 40 chi, khoảng 400 loài. Diện tích tre nứa có hơn 7 triệu ha, trong đó có 4 triệu ha là rừng trồng, 3 triệu ha là rừng phân bố tự nhiên. (Theo luận văn thạc sĩ của Trần Trung Hậu_2001)
Năm 1994, tổ chức PROSEA (Plant Resources of South – East Asia) đưa ra công trình nghiên cứu “Tre nứa khu vực Đông Nam á” tại Indonexia. Trong công trình nghiên cứu đó các tác giả đưa ra đặc điểm sinh thái học, phân bố, gây trồng, khai thác và sử dụng các loài tre nứa trong khu vực và một số loài của Việt Nam. Tuy nhiên, công trình trên vẫn chưa nghiên cứu hết các loài có trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Năm 1998 Zhou Fangchun đã xuất bản cuốn “Chăm sóc rừng Tre Trúc” ở Trung Quốc đã đề cập đến phương thức chăm sóc rừng tre trúc, qua đó hạn chế sâu bệnh hại cho rừng đặc biệt là rừng trồng tre trúc thuần loài.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, đó là điều kiện thuận lợi, thích hợp cho sự phát triển của của các loài tre trúc với 162 loài thuộc 19 chi. Theo số liệu mới nhất về lâm sản ngoài gỗ của nhóm nghiên cứu Phạm Văn Chương, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Dương Văn Tài, Nguyễn Quý Nam và Nguyễn Trung Kiên thuộc Khoa chế biến lâm sản Trường Đại học lâm nghiệp trong nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng mây tre đan làm hàng thủ công mỹ nghệ (2006) cho biết có 702.871 ha rừng tre nứa hỗn giao, 789.221 ha rừng tre nứa thuần loài, và diện tích rừng trồng tre nứa là 73.852 ha chiếm 14,35% trên tổng diện tích rừng. Đấy là chưa kể đến diện tích tre nứa được trồng phân tán ven nhà, quanh làng bản....Nhận thấy được ý nghĩa và giá trị to lớn của loài cây chiến lược đa tác dụng với nhiều ưu điểm như đầu tư thấp, lợi nhuận cao, chu kỳ kinh doanh ngắn, kỹ thuật khai thác và chế biến tương đối đơn giản, phù hợp với kiến thức và kinh nghiệm của người dân. Với giá trị to lớn về nhiều mặt đối với đời sống con người nên từ lâu chúng đã được đông đảo các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu mở rộng ứng dụng của loài cây truyền thống này. Một trong những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu về tre nứa là Phạm Văn Tích. Năm 1963, tác giả đã tổng kết kinh nghiệm trồng Luồng của nhân dân các vùng vào báo cáo “Kinh nghiệm trồng luồng". Cùng năm đó nhà xuất bản Nông thôn Hà Nội cho xuất bản cuốn “Trồng và khai thác tre trúc ” của Phạm Quang Độ. Các tác giả đã đưa ra một số phương pháp gây trồng và khai thác từng loài tre trúc khác nhau.
Năm 1967 giáo trình “Côn trùng lâm nghiệp” đầu tiên ra đời của Phạm Ngọc Anh, trong đó đề cập trến các loài Châu chấu tre, Vòi voi hại măng, Bọ xít hại măng và mọt hạt tre nứa.
+ Đối với Châu chấu: Điều tra nắm rõ nơi đẻ trứng, dõi theo lúc sâu mới nở phun thuốc sữa 666 nồng độ 0,5% hoặc thuốc bột 666 06% nồng độ 1/200 đến 1/300. (Nhưng hiện nay thuốc 666 đã bị cấm sử dụng)
+ Đối với lòai vòi voi hại măng: Đào với xung quanh gốc măng, bắt nhộng giết đi hoặc có thể dùng thuốc Bi58 pha nồng độ 0,05% phun quét thuốc lên thân măng, khai thác hợp lý tre nứa.
Năm 1971 Lê Nguyên và các cộng sự đưa ra công trình nghiên cứu “Nhận biết, gây trồng, bảo vệ và khai thác tre trúc”. Tác giả đưa ra các đặc điểm cơ bản của một số loài tre nứa, cách gây trồng và khai thác chúng.
Năm 1973 xuất bản cuốn "Sâu hại rừng" của Đặng Vũ Cẩn trong đó đề cập đến nhiều loài sâu tre nứa và sâu có ích.
Năm 1979 Vũ Văn Dũng cho đăng bài “Thành phần loài và phân bố các loài tre nứa ở miền Bắc Việt Nam ” trên tạp chí Lâm nghiệp. Ông đã công bố 47 loài tre nứa khác nhau ở miền bắc và công dụng của chúng, cũng như mùa ra măng và vùng phân bố của các loài này.
Trong những năm gần đây có nhiều giáo trình được giới thiệu như: “Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại”, “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích”, “Điều tra dự báo dự tính sâu bệnh hại”, “Bảo vệ thực vật”... của các thầy giáo: Trần Văn Mão(2004), Trần Công Loanh(2000), Nguyễn Thế Nhã(2001), đã đưa ra những viện pháp phòng trừ sâu hại tre nứa.
+ Đối với sâu hại măng: Lợi dụng tính giả chết của sâu trưởng thành. Dùng dao miết chết trứng và bắt sâu trưởng thành, bọc bảo vệ, quét thuốc với nhiều nồng độ khác nhau.
+ Đối với châu chấu tre, bắt diệt trứng hoặc dùng thuốc Diazinon 50Ec, Dipterex, Basa...
Năm 1994 Ngô Quang Đê đưa ra cuốn “Tre trúc gây trồng và tác dụng”. Tác giả đã giới thiệu tóm tắt về đặc điểm sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng chăm sóc và sử dụng tre trúc nói chung, ngoài ra ông giới thiệu kỹ thuật gây trồng một số loài cụ thể đang được chú ý hiện nay.
Năm 1989, giáo trình "Côn trùng lâm nghiệp" của thầy Trần Công Loanh được xuất bản, trong đó đề cập đến nhiều loại sâu hại tre.
Mấy năm gần đây Trần Ngọc Hải đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về đối tượng tre trúc như: Năm 2000, trong nghiên cứu của mình phân tích giá trị dinh dưỡng của măng Vầu Đắng và so sánh hàm lượng một số chất (Protein, Lipit, Xenluloza) trong măng của một số loài như Bương, Luồng so với măng Vầu Đắng.
Năm 2001 Trần Ngọc Hải đã nghiên cứu “Một số loài tre lấy măng hiện nay ở Việt Nam” Tác giả đưa ra 18 loài tre lấy măng chủ yếu. Ngoài ra còn có đề tài tốt nghiệp “Điều tra sâu hại dưới rừng thuộc họ tre luồng và một số thử nghiệm phòng trừ bằng thuốc thảo mộc” do Lê Khắc Đông thực hiện đã tìm ra một số loài sâu hại tre luồng và sự biến động của chúng theo địa hình.
Hàng năm có rất nhiều đề tài ngiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp của các sinh viên khoa quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường Đại học Lâm Nghiệp nghiên cứu về sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ. Đó là những tài liệu quý báu cho chúng tôi tham khảo trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề nghiên cứu này.
Tuy nhiên , các tác giả chỉ mới dừng lại ở vấn đề tập trung nghiên cứu thành phần loài, phân bố, kỹ thuật gây trồng, khai thác mà hầu như chưa chú ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại cho loài cây chiến lược đa tác dụng này.
Từ những dẫn liệu, phân tích trên có thể thấy rằng vai trò của tài nguyên tre nứa đã và đang là một xu thế phát triển tất yếu của các nước trên thế giới khi mà diện tích, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Và tất nhiên trong đó có Việt Nam của chúng ta. Chính vì vậy việc nghiên cứu các biên pháp quản lý, phòng trừ sâu bệnh hại cho đối tượng loài cây thuộc họ tre trúc này có hiệu quả là việc làm rất có ý nghĩa và cần thiết.
Phần III
điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
ĐIềU KIệN Tự NHIÊN - DÂN SINH KINH Tế
3.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1 . Ranh giới hành chính
Xã Đồng bảng là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 7km, trên địa bàn xã có quốc lộ 6 chạy qua. Ranh giới hành chính được xác định :
Phiá bắc giáp xã Phúc Sạn - Tân Mai
Phía Nam giáp xã Nà Mèo
Phía Tây giáp xã Tân Sơn
Phía Đông giáp xã Ba Khan - Tòng Đậu
Với vị trí như vậy, xã Đồng Bảng có điều kiện phát triển, trao đổi và có thể mở rộng nguồn tiêu thụ các sản phẩm tre trúc sang các vùng lân cận.
3.1.2. Địa hình
Địa hình phức tạp bị chia cắt bởi những dãy núi cao tạo nên địa hình không đồng nhất, độ dốc lớn từ 20o- 25o và bị chia cắt do nhiều dông khe. Địa hình này gây khó khăn rất lớn cho hoạt động sản xuất nông lâm ngiệp của bà con trong xã. Độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 800 - 900m, điểm cao nhất là 1.536m, điểm thấp nhất là 220m. Do địa hình chia cắt phức tạp núi non hiểm trở, độ dốc lớn nên đất đai không đồng nhất. Nhìn chung đất đai ở đây được hình thành trên đất cổ và trẻ, phát triển các loại đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung tính.
Địa hình trong xã có thể phân ra làm hai dạng địa hình:
1. Địa hình dạng thung lũng: Diện tích này chủ yếu trồng lúa mùa và các khu dân cư , các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống.
2. Dạng địa hình đồi núi và núi đá nằm bao quanh xã với diện tích 2187 ha chiếm 91,67%. Khu vực này chủ yếu là rừng khoanh nuôi bảo vệ, rừng tái sinh nhằm tác dụng phòng hộ đầu nguồn.
Tóm lại: Địa hình xã không đồng nhất, nơi cao, nơi thấp khá chênh lệch, nhiều vùng chủ yếu là núi đá hiểm trở, độ dốc khá lớn đã ảnh hưởng lớn đến quá trình gây trồng và phát triển nguồn tài nguyên Tre trúc tại địa phương.
3.1.3. Khí hậu thời tiết
Do ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của huyện Mai Châu nói chung và xã Đồng Bảng nói riêng chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, một năm có hai mùa rõ rệt .
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân một năm có 122 ngày mưa, cao nhất là 146 ngày, thường có giông kéo dài và chiụ ảnh hưởng của bão lốc và gió Lào.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 của năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn gió rét. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao.
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Mai châu cho thấy:
- Nhiệt độ bình quân năm là 220C , biên độ nhiệt ngày và đêm các tháng trong năm thay đổi rất lớn. Tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 37 - 390C, tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống tới 3- 40C
- Số giờ nắng trong năm là 1624,5 giờ, năm cao nhất là 1825 giờ, năm thấp nhất là 1460 giờ.
- Lượng mưa và bốc hơi
+ Lượng mưa bình quân năm là 1700 mm, sự phân bố trong năm không đều, mà tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình 1360mm, chiếm 80 % tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1.
+ Lượng bốc hơi bình quân năm là 900mm. Tháng cao nhất là 94,9mm, tháng thấp nhất là 1,2mm.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, giữa tháng trong năm biến thiên từ 79- 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 12 là 33%, cao nhất trong năm là tháng 8 là 88%.
- Về chế độ gió
+ Gió Bắc: Xuất hiện vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau . gió này thường kéo theo không khí lạnh và khô hanh.
+ Gió Nam: Xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, thường mang theo độ ẩm và hơi nước nhiều, cường độ mạnh, bão lốc cũng thường xảy ra vào tháng này.
+ Gió Lào: Thường xuất hiện trong tháng 4-5, đặc biệt loại gió này rất nóng, khô, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp.
- Sương muối: Thường xuất hiện vào các tháng, tháng 12 năm trứơc và tháng 1 năm sau, cùng với các yếu tố khí hậu khác trong thời kỳ này làm cho cây trồng khó sinh trưởng, phát triển bình thường.
Nhìn chung điều kiện khí hậu tại địa phương rất thuận lợi cho việc gây trồng và phát triển nguồn tài nguyên tre trúc.
3.1.4. Nguồn nước, thủy văn
Trong xã Đồng Bảng có 4 suối đó là:
- Suối Khỏ Co Pháy chảy qua Tiểu Khu, qua cánh đồng xóm ĐồngBảng
- Suối Den đi qua xóm Bâng, đi đến địa phận xóm Phúc Sạn
- Suối Ta Đông chảy từ Phiềng Xa qua xóm Vắt chảy qua Phúc Sạn
- Suối Thung Cang bắt nguồn từ Phiềng Xa đến Phúc Sạn.
Đặc biệt trong thôn còn có Suối Mùn bắt nguồn từ xã Đồng Bảng chảy qua các xã Tòng Đậu, Vạn Mai, Chiềng Châu, Mai Hạ và nối vào Suối Xia ở thôn Củm (Vạn Mai)
Nguồn nước từ các suối, các ao hồ đã cung cấp phần lớn lượng nước cho sinh hoạt và sản xuất, gây trồng tre trúc của nhân dân trong xã.
3.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trong xã là các suối Khỏ Co Pháy, suối Dên, suối Ta Dông, suối Thung Cang và suối Mùn. Ngoài ra còn có các con suối khác chỉ hình thành trong mùa mưa. Hiện nay chưa có số liệu thống kê, đánh giá về nguồn nước ngầm nhưng các thôn trong xã đều có mạch nước ngầm (mó nước) từ trong núi đá chảy ra.
b. Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã có 3 dân tộc chính cư trú: Dân tộc Thái chiếm đa số 70%, dân tộc Kinh 20%, dân tộc Mường 10%.
c. Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001- 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là: 2.918,0 ha.Trong đó:
- Rừng tự nhiên : 1.283,1 ha - Rừng trồng : 324,1 ha
- Rừng gỗ núi đá : 995,8 ha - Đất trống đồi núi trọc : 1.152,3 ha
- Rừng núi đất : 100,7 ha - Đất khác : 158,5 ha
- Rừng hỗn giao: 169,5 ha - Rừng tre nứa : 17,1 ha
Đến năm 2006 trên diện tích trên đã tiến hành trồng hết luồng, bương khoảng 110 ha.
- Núi đá có cây: 238,5 ha - Đất thổ cư: 21,4 ha
- Núi đá cây bụi: 66,7 ha - Đất nương rẫy: 7,5 ha
- Nghĩa địa: 2,6 ha - Suối: 0,5 ha
- Lúa nước : 6,3 ha
3.1.6. Đặc điểm thực vật rừng
Trải qua nhiều năm khai thác không đúng quy trình kỹ thuật, không có tổ chức quản lý chặt chẽ, khai thác một cách tuỳ tiện, việc đốt phá rừng làm nương rẫy, dẫn đến nguồn tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt. Một số loài gỗ có giá trị chỉ còn ở những vùng núi cao, khó khai thác vận chuyển.
Thảm cỏ với diện tích nhỏ phân bố rải rác nghèo nàn về chủng loại chủ yếu là cỏ Tranh và lau lách.
3.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế
3.2.1. Cơ cấu ngành nghề
Là một xã miền núi, do hạn chế về điều kiện tự nhiên nên phát triển kinh tế của xã gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên trong những năm gần đây nền kinh tế đã có những bước chuyển mình tích cực đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Ngành nghề của các hộ gia đình khá đa dạng, sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán, dịch vụ. Trong đó, số hộ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 75,41% tổng số hộ, số hộ sản xuất phi nông nghiệp chiếm 24,59% tổng số hộ.
3.2.2. Tình hình thu nhập và đời sống
Nguồn thu nhập chính của các hộ nông, lâm nghiệp hiện nay là thu từ sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp với các sản phẩm chính là Bương, Luồng, Mai, Lúa, Ngô, Dong Riềng …chăn nuôi gia súc và ngành nghề phụ.
Bình quân thu nhập đầu người đạt 3.196.800 đồng/người/năm .Bình quân lương thực đầu người đạt 167,2 Kg/năm, so với cùng kỳ năm trước đạt 101,9%. Như vậy đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Toàn xã có 308 hộ, trong đó có 97 hộ nghèo, chiếm 31,49% còn lại là các hộ trung bình và khá, chiếm 68,51%.
Thôn Đồng Bảng có 90 hộ, trong đó số hộ nông, lâm nghiệp là 73 hộ, chiếm 81,11%, số hộ phi nông nghiệp là 17 hộ chiếm 18,89%. Tổng số nhân khẩu của thôn là 353 nhân khẩu, trong đó số lao động chính là 168 ngời chiếm 47,59%.
Phần IV:
Mục tiêu, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế của biện pháp kỹ thuật lâm sinh, vật lý cơ giới trong công tác phòng trừ sâu hại măng và ảnh hưởng của các biện pháp đó đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây măng
4.2. Địa điểm - Thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được đặt tại xã Đồng Bảng - huyện Mai Châu - tỉnh Hoà Bình. Thời gian bắt đầu từ ngày 01/07/2005 đến ngày 10/06/2006.
4.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài chúng tôi tiến hành thực hiện các nội dung cụ thể sau:
1. Điều tra đánh giá thực trạng, tình hình sâu hại măng trên địa bàn nghiên cứu
2. Nghiên cứu, tìm ra cơ sở khoa học của biện pháp phòng trừ đối với loài sâu hại măng chính trong khu vực
3. Tiến hàng áp dụng thử nghiệm phương pháp vật lý cơ giới và kỹ thuật lâm sinh bảo vệ măng, định kỳ kiểm tra so sánh kết quả của từng phương pháp tác động với kết quả đối chứng để đánh giá năng lực phòng trừ từng biện pháp
4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sinh thái của các biện pháp phòng trừ sâu hại từ việc áp dụng chúng mang lại cho người đân địa phương cũng như ảnh hưởng của chúng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây măng non trên các đối tượng loài được gây trồng trong khu vực
5. Đề xuất biện pháp đạt hiệu quả phòng trừ sâu hại và mang lại hiệu quả kinh tế sinh thái cao nhất.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nội dung trên, chúng tôi đã thực hiện các bước sau:
1. Công tác chuẩn bị ( Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ, nhân lực....)
2. Điều tra, đánh giá tình hình sâu hại măng trên địa bàn nghiên cứu, rút ra loài sâu phá hại chính
3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại chính.Từ đó lám cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trừ
4. Lập các ô tiêu chuẩn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ
5. Theo dõi diễn biến tình hình sâu hại, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bổ sung.
6. Điều tra kết quả theo tiêu chí đánh giá trên ô thí nghiệm, so sánh kết quả đối chứng.
7. Tìm hiểu, phỏng vấn người dân về thị trường lâm sản tại khu vực nghiên cứu và một số địa bàn lân cận
8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp tối ưu.
4.4.1. Công tác chuẩn bị
Chúng tôi tiến hành sơ thám toàn bộ khu vực nghiên cứu đề lựa chọn địa điểm nghiên cứu thích hợp. Đó là khu vực có sự phong phú về loài nghiên cứu và tình trạng sâu hại điển hình.
Chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm bao gồm:
- Các túi nilon hoá học hình phễu dài (chiều dài 150cm) dùng để bọc măng non.
- Dụng cụ đào xới, điều tra sâu dưới đất như: Cuốc, xẻng..
- Dây cố định, keo dán, mo măng, giấy, sơn đánh dấu
- Dụng cụ thu thập và vận chuyển mẫu vật
- Các phương tiện hỗ trợ xử lý kết quả trong quá trình nội nghiệp
4.4.2. Điều tra đánh giá tình hình sâu hại măng trên khu vực nghiên cứu
* Phương pháp tiến hành
Để điều tra đánh giá tình hình sâu hại măng trên khu vực nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành một số công việc sau:
- Lập ÔTC 2000m2 (50 x 40) tại mỗi địa điểm nghiên cứu. Đánh giá dấu các bụi trong ÔTC bằng sơn màu.
- Chọn cây tiêu chuẩn điều tra: Chọn cây tiêu chuẩn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, cách một hàng điều tra một hàng, trong một hàng cách ba bụi điều tra một bụi, định kỳ 7 ngày kiểm tra một lần. Mỗi lần kiểm tra thay đổi hàng và thứ tự bụi.
- Trên các ô điều tra tiến hành một số công việc sau
+ Đếm số lượng sâu, loài sâu trên cây và dưới đất
+ Đếm số cây bị sâu bệnh/bụi, số bụi bị hại/ô điều tra
+ ước lượng mức độ gây hại
Kết quả được ghi vào biểu sau:
Biểu 4.01: Kết quả điều tra tình hình sâu hại măng trên khu vực
Số TT khóm điều tra
Cây bị hại
Số cây
trong khóm
Tên loài sâu
Số lượng sâu hại
Ghi chú
Trứng
Sâu non
Nhộng
Sâu TT
- Đánh giá mức độ gây hại theo các tiêu chuẩn đã có
4.4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại măng chính trên khu vực
Qua công tác điều tra đánh giá tình hình sâu hại măng trên khu vực nghiên cứu kết hợp với một số nguồn tài liệu có sẵn tiến hành kiểm tra so sánh sau khi xác định được loài gây hại chính của đối tượng cần bảo vệ tôi tiến hành song song việc thu thập mẫu vật làm cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh vật học sinh thái học của loài gây hại. Công tác thu thập mẫu vật và nghiên cứu có một số nôi dung chính như sau:
- Đào đất thu thập tổ nhộng tính độ sâu trung bình tập trung theo dõi diễn biến và thời gian sâu trưởng thành ra khỏi tổ nhộng.
- Nuôi sâu trưởng thành theo dõi tập tính diễn biến gây hại, thói quen chọn vị trí cắn đẻ trứng trên thân măng cũng như số lượng trứng trung bình của từng loài
- Lựa chọn cây măng bị sâu hại đánh dấu kiểm tra vị trí sâu non đục lỗ chui ra, vị trí vào đất hóa nhộng và cách làm tổ nhộng của sâu non.
4.4.4. Các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu hại măng
Với mục tiêu nhằm tìm ra các biện pháp phòng trừ phải dựa trên quan điểm quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng lâm nghiệp, theo định hướng tăng cường sử dụng các tác nhân sinh học, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường. Qua nghiên cứu đặc điểm sinh vật học sinh thái học của loài sâu hại cũng như đối tượng bị hại chúng tôi nhận thấy biện pháp vừa mang lại hiệu quả phòng trừ vừa phù hợp với mục tiêu đã đề ra đó là hai biện pháp vật lý cơ giới và kỹ thuật lâm sinh.
Biện pháp vật lý cơ giới bao gồm một số nội dung như: Bắt giết, ngăn chặn, xử lý nhiệt, mồi nhử, bẫy...Nhưng với tâp tính gây hại của loài chủ yếu chỉ tập trung vào giai đoạn sâu trưởng thành cắn đẻ trứng vào phần đỉnh sinh trưởng thân cây măng non. Sâu trưởng thành có cánh khả năng di chuyển trên không trung trong phạm vi lớn, ăn bổ sung rất ít, xu tính yếu, các giai đoạn phát triển trong vòng đời không cố định tại một vị trí vì vậy các biện pháp như xử lý nhiệt, mồi nhử, bẫy, bắt giết tỏ ra không có hiệu quả khả quan. Cộng với điều kiện về địa hình phức tạp, độ dôc lớn, trình độ dân trí thấp cơ sở vật chất yếu kém khó có thể tiên hành áp dụng các biện pháp đồng bộ yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư lớn. Nên chúng tôi đề xuất biện pháp bọc bảo vệ trực tiếp bên ngoài cho từng cây măng nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc của sâu hại cắn đẻ trứng bằng những vật liệu bọc khác nhau. Biện pháp đề xuất cho hiệu quả cao nhưng không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, thân thiện với môi trường, an toàn với người và hệ sinh thái.
Kỹ thuật lâm sinh là biện pháp được sử dụng để chăm sóc, hạn chế sâu bệnh hại cho rừng nó bao gồm rất nhiều các công việc như: Công tác chọn giống, vệ sinh rừng, chăm bón, cuốc xới đất, vun gốc cho cây, điều tiết mật độ, lựa chọn điều kiện lập địa, cây phụ trợ phù hợp.....Trên địa bàn nghiên cứu nguồn giống gây trồng đã được kiểm tra trồng thử nghiêm tại một số vùng và mang lại hiệu quả khá cao. Đối tượng gây trồng là loài dễ tính mọc nhanh, hiệu quả phụ thuộc khá lớn vào lập địa và điều kiện chăm sóc nên chúng tôi lựa chọn biện pháp cuốc xới xung quanh gốc thúc đẩy sinh trưởng và sinh sản của cây mẹ, điều chỉnh mật độ gây trồng phù hợp, nghiên cứu tác động tổng hợp giữa lập địa và tập đoàn cây phù trợ tới loài cây chủ lực.
Nội dung và phương pháp tiến hành được trình bày cụ thể như sau:
4.4.4.1. Thử nghiệm biện pháp vật lý cơ giới (Phương pháp bọc bảo vệ măng)
Qua quá trình sơ thám toàn bộ khu vực xác định địa điểm có đối tượng loài nghiên cứu phù hợp, tình trạng sâu hại điển hình sau đó tiến hành lập các ô tiêu chuẩn. Đánh số thứ tự khóm (bụi) trong ô bằng sơn màu. Trên các khóm đó lựa chọn các cây măng non mới mọc (khoảng 1 tuần tuổi) có chiều cao tối thiểu là 25 - 35cm (các cây măng có chiều cao thấp hơn sẽ vô hại vì sâu trưởng thành ._.chỉ có thể cắn vào phần mo măng mà không nguy hại đến phần thân măng phía trong). Kiểm tra thân măng những cây không có dấu vết cắn của sâu hại là những cây đạt yêu cầu được chọn làm đối tượng thí nghiệm. (Cây măng đạt tiêu chuẩn).
Trên mỗi địa điểm, mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành bọc măng bằng các vật liệu có chất liệu và màu sắc khác nhau
Trong OTC (50 x 40m) có trung bình 40 bụi (khóm). Để đảm bảo tính ngẫu nhiên hệ thống và mẫu nghiên cứu đủ lớn chúng tôi tiến hành lựa chọn 30 cây măng đạt tiêu chuẩn để nghiên cứu và lấy kết quả đối chứng.
* Phương pháp bọc bằng túi nilon hoá học.
Lựa chọn loại nilon mềm với 2 màu đen và trắng có bán phổ biến trên thị trường để tiến hành nghiên cứu.
May thành túi hình phễu, hở hai đầu có hình dạng giống thân cây măng (hình vẽ).
25 - 30cm
150cm
10cm
- Tiến hành "mặc áo" cho măng từ thời điểm măng còn non, có chiều cao trung bình khoảng 30cm.
- Chọn 30 cây măng đạt tiêu chuẩn trong ô nghiên cứu để tiến hành thí nghiệm.
- Chọn 30 cây măng đạt tiêu chuẩn trong ô đối chứng điều tra thu thập số liệu để xây dựng kết quả đối chứng chung cho toàn khu vực nghiên cứu, đảm bảo tính đồng nhất về các yếu tố tác động như: Địa hình, độ dốc, hướng phơi.
- Định kỳ thời gian (1 tuần) điều tra OTC theo tiêu chuẩn nghiên cứu: "Đếm số vết cắn của sâu trưởng thành trên thân măng".
Kết quả thu được ghi vào biểu sau:
Biểu 4.02: Kết quả kiểm tra bọc bảo vệ và đối chứng
Đối tượng có biện pháp tác động bảo vệ
Đối chứng
STT cây măng
STT khóm
KT lần 1
KT lần 2
STT cây măng
STT khóm
KT lần 1
KT lần 2
Chúng tôi đã lập 4 OTC (OTC số 01 đến 04) tại hai điểm khác nhau trên hai đối tượng cây măng chính của địa bàn là măng Luồng và măng Bương. Tại mỗi địa điểm tiến hành bọc măng bằng 2 loại túi có cùng chất liệu nhưng thay đổi về màu sắc.
Điều tra so sánh kết quả nghiên cứu của việc thay đổi màu sắc nguyên liệu bọc (Nilon đen - trắng) và đối tượng cây bị sâu hại tác động (măng Bương - măng Luồng) nhằm tìm hiểu đặc điểm sâu gây hại và đánh giá hiệu quả từng phương pháp.
* Phương pháp bọc măng bằng giấy và mo măng
Trên hai địa điểm khác nhau đã chọn, tiến hành lập OTC lựa chọn cây măng đạt tiêu chuẩn để tiến hành thí nghiệm tương tự ở các OTC đã làm.
Trên OTC số 05 tiến hành bọc 30 cây măng bằng các mo già đã bong rơi rụng có sẵn trong rừng. Dùng mo bọc bao quanh thân măng từ gốc đến ngọn, dùng dây cố định hình dạng các lá bọc và tạo một khoảng cách nhất định giữa mo và thân măng (khoảng 1cm). Hằng ngày kiểm tra và bọc bổ sung phần thân măng lộ thiên do cây măng lớn dần.
Trên OTC số 06 tiến hành lựa chọn và áp dụng kỹ thuật bọc tương tự, chỉ thay đổi vật liệu bọc đó là thay mo măng già bằng vật liệu giấy (chọn loại giấy dầy, có pha nilon, giấy thô).
4.4.4.2. Đánh giá biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Chúng tôi đã chọn đối tượng thí nghiệm là măng của loài Lục Trúc và Điềm Trúc. Đây là 2 loài mới du nhập vào địa phương có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Hiện 2 loài này được gây trồng thí điểm và dần thay thế một số loài cho năng suất và giá trị kinh tế thấp như Vầu Đắng, Nứa Tép.... Chúng tôi tiến hành lập OTC số 07 ở lâm phần Điềm trúc và OTC số 08 ở lâm phần Lục trúc, cả 2 lâm phần đều trồng thuần loài đều tuổi.
Tiến hành các biện pháp xới đất và vun gốc cho từng khóm, phạm vi cuốc xới cách những cây măng ngoài cùng của khóm tối thiểu khoảng 50cm. Cuốc sâu từ 20 - 30 cm, đập nhỏ và phơi đất. Trong quá trình đào xới tiến hành song song việc tìm giết sâu hại trong giai đoạn hoá nhộng, phá vỡ tổ nhộng của sâu hại. Dọn vệ sinh cành khô lá rụng xung quanh gốc, tập trung để đốt hoặc chôn vào những hố sâu. Khi măng bắt đầu xuất hiện theo dõi so sánh khả năng sinh sản của cây mẹ và sức sinh trưởng của cây con ở các OTC có áp dụng các biện pháp tác động so với ô đối chứng. Đồng thời đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng, mật độ gây trồng và tỷ lệ bị hại của những cây thành thục tại các vị trí khác nhau trong cùng một lâm phần (chân, sườn, đỉnh, dông, khe) nhằm đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến tình hình sinh trưởng phát triển cũng như sâu bệnh hại của loài nghiên cứu.
Sau khi thực hiện các công việc trên, dùng sơn màu đánh dấu 30 cây măng đạt tiêu chuẩn nghiên cứu trong mỗi OTC. Điều tra riêng lẻ theo các chỉ tiêu sau:
- Đếm số vết cắn của sâu trưởng thành trên thân măng, tỷ lệ cây bị hại/bụi(khóm) ở các OTC của 2 lâm phần loài.
- Đo đếm số lượng sâu non có trong đất và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây chủ (Doo; Hvn).So sánh mật độ sâu hại và sức sinh trưởng của hai đối tương loài ở những vị trí khác nhau trong cùng một lập địa
- Điều tra tỷ lệ % cây bị hại trong một bụi (khóm) ở các vị trí (chân, sườn, đỉnh) và mật độ trồng khác nhau để rút ra mức độ ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chủ.
Kết quả thu được ghi vào biểu 03 để đánh giá với tình hình sâu hại chung trên địa bàn.
Biểu 4.03: Kết quả biện pháp kỹ thuật lâm sinh và đối chứng
Số thứ tự
Cây măng được bọc bảo vệ
Cây măng không được bọc bảo vệ (Đối chứng)
Số vết cắn
Doo
(cm)
Hvn
(m)
Số vết cắn
Doo
(cm)
Hvn
(cm)
Các biện pháp bảo vệ măng nêu trên nhằm nâng cao năng suất cây trồng, kích thích khả năng sinh sản của cây mẹ cũng như sức sinh trưởng và đề kháng của cây con. Lợi dung tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa loài cây chiến lược với loài phù trợ cũng như các loài thiên địch sống trong cùng một sinh cảnh. Kiểm soát tình hình sâu bệnh hại cũng như hiệu quả sinh thái môi trường và hiệu quả kinh tế từ loài cây chiến lược này mang lại một cách bền vững.
phần v
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Qua quá trình nghiên cứu, kiểm tra thực địa với nội dung tiến hành các biện pháp bảo vệ như biện pháp kỹ thuật lâm sinh, vật lý cơ giới. Nhìn chung các biện pháp đề xuất qua thực tế tiến hành đã cho kết quả ở các mức độ khác nhau.
5.1. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng, tình hình sâu hại măng trên địa bàn nghiên cứu và rút ra loài sâu haị chính
Từ các số liệu điều tra tiến hành thu thập, giám định, xử lý số liệu... chúng tôi thu được kết quả như sau:
ã Trên địa bàn có 5 loài sâu hại măng tre luồng thuộc 3 họ, 3 bộ. Trong đó bộ cánh cứng chiếm đa số. Kế quả thể hiện rõ ở biểu sau:
Danh lục các loài sâu hại măng
Khu vực Đồng Bảng - Mai Châu - Hoà Bình
STT
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Pha
Mật độ TB
Mức độ hại
1
Vòi voi lớn chân dài
Cyrtotrachelus longimanus (Pabricius)
ã;-;+;0
3-4 con/khóm
25%
2
Voig voi sọc
Otidognathus đaviii
Fairmaire
3
Vòi voi nhỏ
O. nigripictus Fairmaire
4
Dòi hại măng
(Shoot Maggot)
(Pegomia kiangsuensis Fan)
-;+
5 con/khóm
<10%
5
Bọ xít luồng
Nôtbitusmontarus Hisiao
+
< 1 con.khóm
<10%
* Đánh giá loài sâu gây hại chủ yếu và đặc điểm sinh thái học của chúng
Trong 5 loài trên có 2 loài chỉ xuất hiện với số lượng và mật độ thấp (dưới 10%), theo đánh giá là không đáng lo ngại, chúng chỉ gây hại ở phần măng già làm giảm chất lượng cây măng chứ không trực tiếp gây tử vong cho măng như những loài còn lại. Hai loài đó là: Dòi hại măng (Shoot Maggot) (Pegomia kiangsuensis Fan) thuộc họ Anthomyiidae, bộ hai cánh (Diptera) Bộ không đều (Hemiptera) và Bọ xít hại Luồng (Nôtbitus montarus Hisiao) thuộc họ...
Hai loài này thường xâm hại vào thân măng thông qua vết thương có sẵn chủ yếu là qua vết cắn đã lâu ngày của vòi voi hại măng (sâu non loài dòi hại mặng sống hoại sinh, xâm hại vào măng qua các vị trí tổn thương có sẵn) hoặc gây hại sau giai đoạn măng non lúc cây đã thành thục (sâu trưởng thành loài bọ xít hại luồng). Nên chúng tôi không tiến hành nghiên cứu kỹ về hai loài sâu hại này mà chỉ tập trung nghiên cứu loài sâu hại chính là các loài Vòi voi hại măng (Shoot Weevil).
Theo số liệu ở trên ta thấy, trong 5 loài sâu hại trên có 3 loài sâu hại chủ yếu, chúng có số lượng, mật độ lớn (trung bình từ 15 đến 25 con/khóm. Mức độ hại đạt 20.45%), xuất hiện trong tất cả các pha ở tất cả các lần điều tra. Chúng gây hại trực tiếp và gây ra hậu quả nghiêm trọng cả về sinh thái lẫn kinh tế.
Cả 3 loài gây hại chủ yếu đều thuộc họ Vòi voi (Curculionidae). Bộ cánh cứng (Coleoptera) bao gồm:
Vòi voi lớn chân dài: Cyrtotrachelus longimanus (Fabricius)
Vòi voi sọc: Otidognathus đaviii Fairmaire
Vòi voi nhỏ: O. nigripictus Fairmaire
5.2. Đặc điểm hình thái & tập tính của các loài sâu gây hại chủ yếu
Sau qua trình điều tra thực địa, thu thập mẫu vật tiến hành nuôi theo dõi và giám định, so sánh đối chiếu với những nguồn tài liệu chuẩn chúng tôi xác định được một số loài sâu hại măng chính của khu vực.
Sau đây chúng tôi xin nêu một số đặc điểm sinh học, phân bố, tập tính... của các loài gây hại chủ yếu ở giai đoạn măng - giai đoạn bị hại cao nhất, có nhiều đối tượng gây hại và làm giảm năng suất cây trồng cũng như hiệu quả kinh tế lớn nhất để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
-Vòi voi lớn chân dài: Cyrtotrachelus longimanus (Fabricius)
Sâu trưởng thành dài 21 - 33mm, màu nâu đỏ, có ánh kim. Mặt trên mảnh lưng ngực trước có vân đen hình tứ giác. Mỗi cánh cứng có 9 dải chấm nhỏ, ngoài ra còn có 1 vân đen ở gốc cánh.
Sâu non hình chữ C không có chân, đầu mầu nâu, thân béo mập và có màu trắng
Mỗi năm có một thế hệ, trưởng thành qua đông trong đất, xuất hiện vào tháng 5 gặp phổ biến vào tháng 7 - 8. Mới đầu trưởng thành gặm đỉnh măng để ăn, vài ngày sau đẻ trứng vào vết thương của măng, mỗi chỗ một trứng. Một con cái có thể đẻ 25 - 30 trứng, sau khoảng 3 ngày sâu non xuất hiện và đục sâu vào trong măng, ăn măng non để lớn lên. Khoảng 15 ngày sau sâu non thành thục cắn thủng đỉnh măng để chui ra ngoài, rơi xuống dưới và chui vào đất để hoá nhộng. Sau 14 ngày nhộng hoá trưởng thành. Măng bị hại chết thối. Đây là loài sâu hại quan trọng nhất của các loài mọc thành bụi (khóm).
-Vòi voi sọc: Otidognathus đaviii Fairmaire
Thân dài 12 - 21mm, màu nâu đỏ. Mảnh lưng ngực trước có dải vân dài màu đen chạy suốt. Mỗi cánh cứng có 2 vân mầu đen nên sâu có dạng sọc vằn. Loài này một năm có 1 thế hệ. Qua đông ở pha trưởng thành, xuất hiện vào tháng 5, gặp nhiều nhất vào tháng 6 - 7. Trưởng thành gặm măng và đẻ 6 - 18 trứng/măng (Nhiều nhất 80 trứng). Sâu non xuất hiện vào tháng 6, pha nhộng kéo dài 12 - 20 ngày.
-Vòi voi nhỏ: O. nigripictus Fairmaire.
Dài 5 - 7mm tập tính tương tự như loài trên
5.3. Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp kỹ thuật phòng trừ đối với loài sâu hại măng chính trong khu vực
* Dựa trên các kết quả và tài liệu nghiên cứu có liên quan của một số tác giả Phạm Ngọc Anh (1967), Trần Công Loanh (1997), Trần Văn Mão (2000), Nguyễn Thế Nhã (2001)... Ngoài ra còn có một số tác giả nước ngoài như E.seguy, M.N.Rimki, Zhou Fangchun... làm cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ thích hợp. Lợi dụng xu tính, đặc điểm sinh vật học sinh thái học của loài ở từng giai đoạn để lựa chọn các biện pháp thích hợp (vật lý cơ giới, kỹ thuật lâm sinh, hóa học...)
* Dựa vào những đặc điểm sinh thái học và tập tính sinh vật học của loài ở từng giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn sâu trởng thành: Thường bay ở độ cao từ 80cm đến 120cm để tìm chỗ đậu, dùng vòi cắn, đẻ trứng gây hại cho măng non. Đây là giai đoạn sâu hại thể hiện rõ nhất, số lượng lớn và mức độ gây hại là cao nhất.
+ Đề xuất phương án phòng trừ
Bọc bảo vệ phía ngoài thân măng không cho sâu trởng thành tiếp xúc với thân măng để cắn đẻ trứng. Tiến hành bọc bằng nhiều chất liệu khác nhau (Bọc nilon, bọc mo măng, bọc giấy) nhằm so sánh kết quả bảo vệ; đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ đến tốc độ sinh trưởng của măng non.
Nghiên cứu mật độ, vị trí và biện pháp gây trồng hợp lý nhằm làm tăng sức sinh trưởng cho cây chủ, giảm mức độ phá hại của sâu trưởng thành (biện pháp kỹ thuật lâm sinh).
- Giai đoạn sâu non + nhộng: Sâu non nở, đục sâu vào phần măng non để ăn và lớn lên. Khoảng 15 ngày sau sâu non thành thục (béo mập, màu trắng và không có chân) cắn thủng đỉnh măng để chui ra ngoài, rơi xuống dưới và chui vào đất để hoá nhộng. Cây măng non bị hại có dấu hiệu héo úa và ngả màu vàng rất dễ phát hiện.
+ Đề xuất phương án phòng trừ
Dùng dao chặt hạ cây măng để bắt sâu
Dùng túi bọc phần đỉnh măng để khi sâu non chui ra sẽ rơi vào túi, không xuống đất để hoá nhộng được mà chết
Đào xới phần đất xung quanh gốc măng, vun gốc, thu dọn vệ sinh nhằm bắt diệt sâu non, ngăn cản sâu non hoá nhộng, kích thích cây mẹ đẻ măng sớm đẻ nhiều nhằm tránh đợc giai đoạn gây hại chính của sâu bệnh.
Các biện pháp bảo vệ măng nêu trên nhằm đảm bảo năng suất cây trồng, kiểm soát tình hình sâu bệnh hại cũng như hiệu quả kinh tế từ loài cây chiến lược họ tre một cách bền vững.
5.4. Kết quả nghiên cứu đối với biện pháp vật lý cơ giới
5.4.1.Biện pháp bọc măng bằng túi nilon hoá học.
Kết quả nghiên cứu bọc bảo vệ phản ánh qua chỉ tiêu số vết cắn của sâu trưởng thành trên thân măng được trình bày trong biểu 5.01
Biểu 5.01: Kết quả thí nghiệm bọc bảo vệ bằng túi nilon
Đối tượng
Chỉ tiêu
Măng Luồng
Măng Bương
Trung bình
Đối chứng
Bọc nilon trắng
Bọc nilon đen
Bọc nilon trắng
Bọc nilon đen
Bọc nilon trắng
Bọc nilon đen
Trung bình chung
Tổng số vết cắn
16 vết
15 vết
14 vết
17 vết
15 vết
16 vết
15.5 vết
57 vết
Tổng số cây bị hại
8 cây
9 cây
8 cây
9 cây
8 cây
9 cây
8.5cây
22 cây
Tỷ lệ cây bị hại
26.67%
30%
26.67%
30%
26.67%
30%
28.34%
73.3%
% cây bị hại
% cây bị hại
Căn cứ vào số liệu ở biểu 01 được minh họa bằng biểu đồ thể hiện ở hình 01 ta thấy biện pháp bọc bảo vệ bằng túi nilon đều có tỷ lệ măng bị sâu hại thấp hơn rất nhiều so với đối chứng. Thông qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy hiệu lực bảo vệ của túi nilon khá cao.
Bọc bảo vệ bằng túi nilon trắng tỷ lệ cây măng bị sâu hại giảm từ 73.3% xuống 26.67% ở cả măng Luồng và măng Bương. Bọc bảo vệ bằng túi Nilon đen tỷ lệ cây măng bị sâu hại giảm từ 73.3% xuống còn 30% cũng trên cả hai loài măng Luồng và măng Bương. Vậy biện pháp bọc bảo vệ bằng túi nilon đã làm giảm tỷ lệ cây măng bị hại trung bình từ 73.3% xuống dưới 30% hay nói cách khác tỷ lệ cây măng không bị sâu hại tăng từ gần 25% lên trên 70%.
Thông qua số liệu ta cũng thấy biện pháp bảo vệ không những làm giảm số cây măng bị sâu trưởng thành cắn (trung bình từ 22 cây xuống còn 08 cây) mà còn hạn chế rất lớn số lượng vết cắn của sâu trưởng thành lên thân măng giảm trung bình từ 57 vết cắn xuống còn 15.5 vết. (Giảm gần 4 lần).
Tiến hành bọc với cùng một loại chất liệu nhưng màu sắc khác nhau cũng cho kết quả khác nhau. Nếu dùng nilon đen hiệu quả bọc măng cao hơn so với bọc bằng nilon trắng. Hiệu quả đạt được khi bọc bằng nilon đen trung bình đạt 70% còn bọc bằng nilon trắng đạt gần 75%.
Số vết cắn trung bình của sâu trưởng thành lên thân măng ở biện pháp bọc bảo vệ bằng ninlon đen cũng cao hơn ở biện pháp bọc bảo vệ ở nilon trắng, số vết cắn trung bình ở biện pháp bọc nilon trắng chỉ là 15 vết/ô nghiên cứu trong khi đó số vết cắn trung bình ở phương pháp bọc bằng nilon đen là 15.5 vết/ô nghiên cứu. Như vậy với cùng chất liệu bọc là nilon nhưng màu sắc khác nhau (đen, trắng) thì hiệu quả phòng trừ đạt được cũng khác nhau. Nilon đen khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn so với nilon trắng nên tốc độ thoát hơi nước của thân măng khi tiến hành bọc nilon đen là cao hơn, điều này có ảnh hưỏng xấu đến khả năng sinh trưởng của cây măng. Vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng nilon trắng trong công tác phòng trừ nhằm đạt được hiệu quả một cách toàn diện nhất.
* Nhận xét
- Phương pháp bọc bằng nilon là biện pháp thu được hiệu quả cao cả về ý nghĩa phòng trừ sâu hại và mục đích kinh tế với những lý do cơ bản sau:
+ Nguồn vật liệu phổ biến, rẻ tiền, có thể tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp.
+ Kỹ thuật phòng trừ từ đơn giản, phù hợp với tập quán và trình độ người dân địa phương, tận dụng được nguồn nhân lực, thời gian.
+ Biện pháp bọc bằng nilon chỉ cần tiến hành một lần, không cần áp dụng biện pháp bổ sung, có thể tận thu nguyên vật liệu để sử dụng cho mùa sau.
+ Kỹ thuật may, bọc túi nilon là đơn giản, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
+ Với chất liệu là nilon chúng ta có thể bọc ở mọi kích thước của chiều dài thân măng.
+ Trong chuyên đề này chúng tôi chỉ giới hạn ở chiều dài "áo bọc" là 150cm vì với chiều cao thân măng vượt quá 150 cm thì phần dưới của áo bọc phần gần gốc đã già cứng phần này sâu trưởng thành không cắn được để đẻ trứng hoặc nếu sâu trưởng thành có cắn và đẻ trứng thì sau khi trứng nở sâu non cũng sẽ chết do không có nguồn thức ăn.
+ Trong trường hợp cây măng được bọc cũng bị sâu trưởng thành cắn, trứng nở thành sâu non hại măng thì sau khi sâu non cắn thân măng chui ra sẽ bị mắc lại ở phần túi bọc do vậy chúng không thể vào đất để hoá nhộng. Chúng ta có thể xem đây là biện pháp diệt sâu hại ở giai đoạn sâu non.
- Phương pháp bảo vệ măng bằng túi nilon phần lớn đã thể hiện được những mặt ưu việt của nó song bên cạnh đó vẫn tồn tại ở một số nhược điểm sau.
+ Với diện tích rừng tre luồng là khá lớn do vậy khi đầu tư mua nguyên liệu là nilon thì vốn bỏ ra là khá cao điều này là khó khăn đối với người dân địa phương miền núi.
+ Do đặc tính sinh học của cây mẹ nên cây măng sinh ra không đồng đều dẫn đến việc đi bọc nilon cho măng không phải là biện pháp tiến hành một cách đồng loạt do vậy mà tốn rất nhiều thời gian theo dõi để bọc măng.
Tuy nhiên lại có thể tận được thời gian rảnh rỗi, nhân lực dư thừa của gia đình hoặc kết hợp với công việc gắn liền với nương rẫy chính vì vậy biện pháp này sẽ thu được hiệu quả cao hơn nếu áp dụng đối với rừng trồng thuần loài và điều tuổi. Việc áp dụng biện pháp bọc bảo vệ măng tận dụng được tối đa thời gian nhàn rỗi và nguồn nhân lực gia đình trong việc may túi và bọc túi cho măng. Khi giải quyết được 2 vấn đề này thì hiệu quả kinh tế của biện pháp sẽ tăng cao có thể tăng gần gấp 3 lần so với không áp dụng biện pháp bảo vệ.
5.4.2. Kết quả biện pháp bọc măng bằng mo măng và giấy
- Kết quả nghiên cứu bọc bảo vệ măng bằng mo và giấy được trình bày trong biểu 02
Biểu 5.02: Kết quả biện pháp bọc bảo vệ bằng giấy và mo nang
Biện pháp Chỉ tiêu
Bọc bảo vệ bằng giấy
Bọc bảo vệ bằng mo
Đối chứng
Số vết cắn
38 vết
35 vết
57 vết
Số cây bị hại
16 cây
15 cây
22 cây
% bị hại
56.5%
50 %
73.3%
Hình 03: So sánh kết quả bọc bằng mo và giấy với đối chứng
Từ số liệu ở bảng 02 và biểu đồ 03 ta thấy:
- Cùng tiến hành biện pháp kỹ thuật bọc bảo vệ cho măng nhưng khi thay đổi vật liệu chọn để bọc thì hiệu quả bảo vệ có sự thay đổi, khi bọc bảo vệ măng bằng mo và giấy thì hiệu quả bảo vệ giảm xuống đáng kể so với biện pháp bọc bằng túi nilon hoá học.
- Tại OTC số 05 kết quả bọc bằng mo cho thấy.
+ Tỷ lệ cây măng bị hại là 50% so với ô đối chứng tỷ lệ cây bị hại là 73.3%. Tỷ lệ cây bị hại ở biện pháp bảo vệ này cao hơn so với tỷ lệ bọc bảo vệ bằng nilon là trên 20%. Nghĩa là hiệu suất bảo vệ chỉ đạt 50%, tỷ lệ này thấp hơn so với biện pháp bọc bảo vệ bằng nilon là 20%.
+ Số vết cắn trung bình trên một cây bị hại là 2,3 vết/cây so với ô đối chứng là 2.6 vết/ cây. Tổng số vết cắn ở ô đối chứng cao hơn số vết cắn ở ô nghiên cứu hơn 1.5 lần.
- Tại OTC số 6 kết quả bọc bảo vệ bằng giấy cho thấy.
+ Tỷ lệ cây bị hại là 55% so với kết quả đối chứng là 73.3%, tỷ lệ sâu hại này cao hơn so với trung bình bọc bảo vệ bằng nilon gấp 2 lần
+ Trung bình số vết cắn trên một cây bị hại là 2.3 vết/ cây, trong ô đối chứng là 2.4 viết. Tổng số vết cắn ở ô đối chứng cao hơn số vết cắn ở ô nghiên cứu 1.5 lần.
Nhận xét
Nhằm khắc phục việc phải huy động số vốn khá lớn ban đầu cho công tác chuẩn bị vật liệu bọc bằng nilon, chúng tôi đã chọn phương án sử dụng các vật liệu tự nhiên sẵn có đó là mo măng và giấy điều này đã làm giảm kinh phí cho việc phòng trừ sâu hại. Tuy nhiên kết quả thu được là thấp hơn so với biện pháp bọc bằng nilon. Hiệu quả bọc bảo vệ giảm từ 73.3% xuống còn 50 - 55%, số vết cắn tăng khoảng 2 lần so với biện pháp bọc bảo vệ măng bằng túi nilon hoá học.
ở ô nghiên cứu bọc bằng nilon các vết cắn chỉ tập trung ở một số điểm lộ thiên của túi bọc đó là phần đỉnh sinh trưởng và phân măng già (phần nằm phía dưới túi bọc).
Còn ở các ô nghiên cứu bọc bằng giấy và mo các viết cắn rải rác có cả ở phần ngọn và phần thân. (Do quá trình sinh trưởng của cây, va chạm... đã làm xuất hiện nhiều vị trí để sâu trưởng thành có thể tấn công gây hại).
Mặc dù hiệu quả bọc bằng mo và giấy chỉ đạt khoảng 50% nhưng cũng đã cao hơn khoảng 2 lần so với không có biện pháp bảo vệ cho măng. Nghĩa là hiệu quả phòng trừ vẫn được phát huy và mang lại ý nghĩa thực tế.
Biện pháp bọc bằng mo và giấy có những ưu điểm sau: Nguồn vật liệu bọc có sẵn, với mo là nguồn tự nhiên do vậy kinh phí đầu tư thấp mặt khác đảm bảo bảo vệ được an toàn môi trường sinh thái. Tuy nhiên với biện pháp này chúng ta cũng gặp phải một số nhược điểm đó là: Hiệu quả bảo vệ chưa cao, phải thường xuyên bọc bổ sung theo quá trình sinh trưởng của măng do vậy mà tốn rất nhiều công lao động, việc cố định lá mo và giấy gặp phải một số khó khăn, sâu trưởng thành vẫn có thể tìm vị trí hở để cắn, mặt khác chúng còn chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết như mưa, gió... Vì vậy mà hiệu quả sử dụng không được lâu dài.
5.5. Kết quả nghiên cứu đối với biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Kỹ thuật lâm sinh là biện pháp được sử dụng để chăm sóc, hạn chế sâu bệnh hại cho rừng nó bao gồm rất nhiều các công việc như: Vệ sinh rừng, chăm bón, cuốc xới đất, vun gốc cho cây, điều tiết mật độ, lựa chọn điều kiện lập địa, địa hình, cây phụ trợ phù hợp.....
Chúng tôi đã lựa chọn đối tượng thí nghiệm là măng của loài Lục Trúc và Điềm Trúc. Đây là 2 loài mới du nhập vào địa phương có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao đang dần thay thế những loài cây kém hiệu quả, năng suất thấp trong khu vực
* Sau khi tiến hành các biện pháp xới đất và vun gốc cho từng khóm (phạm vi cuốc xới cách những cây măng ngoài cùng của khóm tối thiểu là 50cm. Cuốc sâu từ 20 - 30 cm, đập nhỏ và phơi đất) Trong quá trình đào xới tiến hành song song việc tìm giết sâu hại trong giai đoạn hoá nhộng, phá vỡ tổ nhộng của sâu hại. Phát thực bì, dọn vệ sinh cành khô lá rụng xung quanh gốc, tập trung để đốt hoặc chôn vào những hố sâu. Kết quả thu được thấy rõ trong thời gian tương đối ngắn.
Tại các khóm trong ONC (có sự tác động xới đất, vun gốc) sau 3 tuần tác động đã cho kết quả (Bụi đầu tiên xuất hiện măng), tiếp tục theo dõi điều tra cho thấy tỷ lệ ra măng/khóm cao hơn và sớm hơn so với trung bình chung của khu vực khi không có biện pháp tác động. Số liệu được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 5.03: Kết quả của biện pháp kỹ thuật lâm sinh và đối chứng
Thời gian
Chỉ tiêu
Kết quả biện pháp KTLS
Kết quả tại ô đối chứng
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Số khóm có măng
2 Khóm
8 Khóm
15 Khóm
1 Khóm
4 Khóm
9 Khóm
Tổng số măng
5 Cây
21 Cây
43 Cây
2 Cây
10 Cây
25 Cây
Qua biểu số liệu ta thấy.
- Sau 1 tuần kể từ thời điểm bụi đầu tiên ra măng tức là sau 4 tuần tác động tại ONC đã cho kết quả: Có 3/30 bụi cho ra măng nghĩa là đã có 10% số bụi tác động cho kết quả và tổng số cây măng mọc được trong thời gian này là 5 cây/2 bụi (đạt trung bình 2.5 cây/1 bụi). So sánh với tình hình chung của khu vực và kết quả ở ô đối chứng tại cùng thời điểm đều chưa xuất hiện măng non.
- Sau 2 tuần kiểm tra, kết quả thu được đã tăng lên: Có 8/30 bụi cho ra măng đạt hơn 26%, tổng số măng mọc là 21 cây/8 bụi (trung bình hơn 2.6 cây/ bụi). So sánh với kết quả trong ô đối chứng chỉ mới có 1 bụi xuất hiện măng với số lượng là 2 cây.
- Sau 3 tuần kết quả điều tra là khá cao. Có 15/30 bụi xuất hiện măng nâng tỷ lệ bụi cho ra măng trong ONC lên 50% và tổng số cây măng tăng lên 43 cây. Tại cùng thời điểm tổng số cây măng/ bụi ở ô đối chứng là 10 cây/4 bụi. Trong khi đó cũng sau 3 tuần tại OĐC chỉ có 9/30 bụi xuất hiện măng đạt 30% và tổng số măng trong ô là 25 cây.
Qua 3 lần điều tra ta thấy tại các bụi trong ONC được xới đất, vun gốc không những măng mọc sớm hơn mà còn mọc nhiều hơn những bụi không có biện pháp tác động (so sánh với cùng chỉ tiêu ngày tuổi). Điều này chứng tỏ việc quốc xới đất xung quang gốc đã kích thích khả năng sinh sản của cây mẹ và thúc đẩy sinh trưởng của cây con. Thật vậy, thời điểm xuất hiện măng ở OĐC chậm hơn so với ở ONC là 1 tuần. So sánh trong cùng một đơn vị thời gian kể từ thời điểm xác định được cây măng đầu tiên xuất hiện là 1tuần thì tại ONC đã có 5 cây/2 bụi còn ở OĐC chỉ đạt 2 cây/ 1 bụi, nhưng sau 3 tuần tỉ lệ này đã có sự chênh lệch khá rõ ràng, tại ONC số cây măng trên tổng số bụi cho măng là 43/15 còn ở OĐC chỉ là 25/9.
*Khi măng đã mọc với tỷ lệ lớn tiến hành đo đếm, so sánh chỉ tiêu số vết cắn của sâu trưởng thành trên thân măng ở ONC và OĐC. Kết quả điều tra được thể hiện trong biểu sau:
Biểu 5.04: Kết quả thí nghiệm phương pháp kỹ thuật lâm sinh
Chỉ tiêu so sánh
Biện pháp tác động
Số vết cắt
Số cây
% bị hại
Kỹ thuật lâm sinh
42 vết
18 cây
60%
Đối chứng
57 vết
22 cây
73.3%
Kết quả thu được cho ta thấy tiến hành áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh (việc quốc xới, vun gốc nhằm thúc đẩy sinh trưởng và sinh sản) đã có tác dụng bảo vệ măng, tỷ lệ sâu hại măng chỉ chiếm 60% trong khi đó nếu không sử dụng các biện pháp phòng trừ tỷ lệ sâu hại măng lên tới gần 75% điều này được thể hiện rõ qua biểu 04
Ngoài tỷ lệ % sâu hại giảm đáng kể từ 73.3% xuống còn 60% thì số vết cắn trung bình trên một cây măng cũng giảm từ 57 vết/22 cây bị hại xuống còn 47 vết/18 cây bị hại. Điều này có nghĩa là khi sử dụng biện pháp xới đất vun gốc cho măng đã kích thích khả năng sinh sản của cây mẹ và thúc đẩy sinh trưởng của cây con, kết quả thu được là số lượng măng mọc nhiều hơn, sinh trưởng nhanh hơn và đặc biệt măng mọc sớm hơn so với mùa vụ đã tránh được mùa gây hại chính của sâu bệnh nên làm giảm tỷ lệ măng bị sâu hại và tỷ lệ cây trưởng thành tăng lên. Điều này chứng tỏ biện pháp tác động không những đem lại hiệu quả trong công tác phòng trừ mà còn nâng cao năng suất trồng rừng.
* Tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mẹ (Doo; Hvn).So sánh tỷ lệ cây bị hại trong một khóm và mật độ gây trồng của hai đối tương loài ở những vị trí khác nhau (chân ,sườn, đỉnh, dông, khe) trong cùng một lập địa để rút ra mức độ ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây chủ. Kết quả điều tra thể hiện rõ trong biểu sau:
Biểu 5.05: Kết quả điều tra chỉ tiêu sinh trưởng tại các vị trí địa hình
Vị trí Chỉ tiêu
Chân đồi
Sườn đồi
Đỉnh đồi
Đỉnh dông
Giữa khe
21%
35%
43%
45%
20%
D00
18. cm
17cm
15cm
15.9cm
18.7cm
Hvn
17m
15m
14m
14.3m
16.2m
- Theo kết quả điều tra OTC với số lượng 10 khóm tại các vị trí khác nhau tỷ lệ cây bị hại trong 1 bụi giảm dần từ đỉnh đồi xuống chân đồi (giảm từ 43% xuống 21%)và từ đỉnh dông xuống khe (từ 45% giảm xuống 20%). Điều này có nghĩa là tỷ lệ cây măng không bị sâu hại và phát triển thành cây thành thục ở vị trí chân đồi, giữa khe cao hơn so với ở dông, sườn và đỉnh đồi.
- Tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mẹ (D00; Hvn) trên hai đối tương loài ở 3 vị trí chân ,sườn, đỉnh trong cùng một lập địa rồi dùng tiêu chuẩn K (Kruskal & wallis) để so sánh sự khác biệt của chúng tại các vị trí khác nhau đó.
Với H =
Nếu = H ≤ (k-1) Nghĩa là sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây măng trồng trên 3 vị trí địa hình khác nhau là thuần nhất với nhau.
Nếu = H ≥ (k-1) Nghĩa là sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây măng trồng trên 3 vị trí địa hình khác nhau có sự khác biệt rõ rệt.
Qua xử lý tinh toán ta có kết quả: H = 22.48;
H = 22.7
(K = 3-1 = 2) = 5.99
Như vậy = H ≥ (k-1) Nghĩa là sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây trồng trên 3 vị trí địa hình chân, sườn, đỉnh có sự khác nhau rõ rệt.
- Cũng tương tự điều tra 2 chỉ tiêu sinh trưởng của cây mẹ là D00; Hvn trên hai đối tương loài ở 2 vị trí giữa khe và đỉnh dông trong cùng một lập địa rồi dùng tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn tiêu chuẩn để so sánh sức sinh trưởng chiều cao và đường kính của măng trồng trên vị trí địa hình khác nhau
Với U =
Nếu ≤ 1.96, kết luận: Sinh trưởng của cây trồng trên các vị trí địa hình không có sự sai khác
Nếu >1.96, kết luận: Có sự khác biệt nhau rõ rệt
Kết quả được thể hiện ở biểu sau:
Biểu 5.06: Kết quả so sánh sinh trưởng trên hai vị trí địa hình
Chỉ tiêu
Vị trí
Đường kính
Chiều cao
S
S
Đỉnh dông
0.338
16.09
1.170
6.394
Giữa khe
0.891
1.191
Từ bảng trên ta thấy giá trị của cả 2 chỉ tiêu sinh trưởng đều có giá trị lớn và lớn hơn rất nhiều so với 1.96. Điều này chứng tỏ sinh trưởng của cây trồng trên các vị trí địa hình đỉnh dông và giữa khe có sự khác biệt nhau rất lớn.
Các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng của chúng đều có giá trị tăng từ đỉnh đồi xuống chân đồi và từ đỉnh dông xuống khe. Mặt khác tại những vị trí như chân đồi, giữa khe, nơi có nhiều đá lộ đầu cũng như thảm thực bì dầy (chủ yếu là cỏ, rau) qua điều tra cho thấy mật độ sâu hại trong đất thấp hơn so với những vị trí khác, cũng qua đo đếm các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng lại cho thấy sức sinh trưởng của cây chủ tại những vị trí đó cao hơn ở những nơi bằng phẳng hay thảm thực bì thưa. Điều này chứng tỏ tại những vị trí như chân đồi, giữa khe, nơi có mật độ gây trồng cao, thảm thực bì càng dầy, địa hình nhiều đá phức tạp thì mức độ gây hại bị hạn chế, điều kiện lập địa phù hợp làm tăng sức sinh trưởng và đề kháng cho cây. Nâng cao tỷ lệ măng phát triển thành cây thành thục cũng như năng suất trồng và khai thác rừng
Qua những kết quả nghiên cứu nêu trên và qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia chúng tôi mạnh dạn đề xuât một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác phòng trừ bằng KTLS mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Đồng Bảng _ Mai Châu _ Hòa Bình.
- Điều chỉnh mật độ gây trồng từ 200 khóm/ha lên 250 đến 300 khóm/ha. Đây là mật độ gây trồng hợp lý đã được đánh giá mang lại hiệu quả ở một số khu vực lân cận như ở Quan Hóa (Thanh Hóa), Tân Lạc, Cao Phong (Hòa Bình) là những vùng có đặc điểm tự nhiên khá tương đồng so với Đồng Bảng _ Mai Châu. Mức độ điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình khai thác và vị trí địa hình từng khu vực. Tại chân đồi, giữa khe hoặc những quả đồi có hướng phơi Đông _Tây mật độ có thể đạt 300 khóm/ha, càng đi lên theo hướng đỉnh dô._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29496.doc