Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường & đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp yếu sào Khánh Hòa

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với phương châm đa phương hóa đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền công nghiệp của Việt Nam đã phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó, từ một nước công nghiệp đi lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, ngà

pdf74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3821 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường & đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp yếu sào Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh công nghiệp chế biến Lương thực – Thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng. Trong các ngành công nghiệp chế biến đó, ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát của Việt Nam nói chung và của TpHCM nói riêng là một trong những ngành có tốc độ phát triển rất nhanh. Từ năm 2001 - 2005 tốc độ gia tăng bình quân hàng năm là 10%. Theo số liệu của cục thống kê Tp HCM, tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chế biến thực phẩm và đồ uống của Tp HCM vào năm 2005 tăng 107,3 so với năm 2004. Ngành sản xuất nước giải khát là một trong 6 ngành có doanh thu từ 100 đến 333 triệu USD. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm, đóng góp khá lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước; ngành sản xuất nước giải khát cũng đã gây tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Tuy vậy, các giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện này của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống. Các giải pháp xử lý cuối đường ống vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cách tiếp cận mới trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp đó là các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). Áp dụng các giải SXSH không những cải thiện vấn đề môi trường mà còn mang Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 2 lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. So với giải pháp xử lý cuối đường ống SXSH là giải pháp hữu hiệu hơn đặc biệt là rất phù hợp với khả năng tài chính và năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắc khe hơn của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát nói riêng và ngành công nghiệp thực phẩm nói chung. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa” là hết sức cần thiết và đây cũng là lý do để đề tài được thực hiện. Thông qua áp dụng các giải pháp SXSH, chất thải sẽ được giảm thiểu không những về thành phần mà cả đặc tính, đem lại lợi nhuận kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cho nhà máy này. 1.2 MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ª Mục tiêu của đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu SXSH cho Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa qua đó đưa ra các giải pháp SXSH nhằm mục tiêu: -Giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất. -Tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất. -Đem lại lợi ích kinh tế cho nhà máy thông qua đó đem lại lợi ích cho môi trường và xã hội. ª Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu dựa vào hiện trạng của nhà máy nên các giải pháp đưa ra mang tính khả thi, thực tế cao. Đề tài thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất và nâng cao uy tín thương hiệu cho nhà máy. Làm cơ sở để nhà máy xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 3 Đề tài áp dụng phương pháp luận đánh giá SXSH một cách linh hoạt dựa vào tình hình thực tế của nhà máy, thể hiện tính mới, tính sáng tạo của đề tài so với phương pháp đánh giá SXSH chung. 1.3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nội dung đồ án tốt nghiệp chủ yếu nghiên cứu các vấn đề: - Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới. - Khái quát hoạt động của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa. - Tìm hiểu quy trình công nghệ chế biến nước giải khát cao cấp Yến sào Khánh Hòa và hiện trạng môi trường tại Nhà máy. - Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho Nhà máy. - Dự báo và đánh giá kết quả thực hiện. 1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm Vi Nghiên Cứu Do thời gian nghiên cứu chỉ có 3 tháng và kinh nghiệm thực tế không có, đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp SXSH cho Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa” chỉ được nghiên cứu ở các khía cạnh: -Làm thế nào để giảm thiểu lượng nước thải sản xuất. -Tìm cách giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng. Các đề xuất có vốn đầu tư thấp hoặc không cần vốn đầu tư. Một số giải pháp mang tính lâu dài cần có vốn đầu tư cao và đòi hỏi trình độ chuyên môn trong lắp đặt và vận hành nên chỉ có tính tham khảo. Khi nhà máy có nhu cầu cần thực hiện các giải pháp cần xem xét và tính toán cụ thể. 1.4.2 Thời Gian Nghiên Cứu -Ngày bắt đầu: 01/10/2007 -Ngày hoàn thành: 25/12/2007 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các phương pháp sau đây: ¾ Phương pháp thu thập thông tin : Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và tham khảo, các thông tin được đăng tải trên các webside có liên quan đến SXSH, đến ngành sản xuất nước giải khát. Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trường của ngành sản xuất nước giải khát. Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguyên vật liệu, qui trình công nghệ và các tài lệu về hiện trạng môi trường của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa. ¾ Phương pháp khảo sát : Điều tra, khảo sát phương cách quản lý và xử lý chất thải hiện có của nhà máy. Khảo sát quá trình quản lý, cách thức vận hành lò hơi, cấp hơi cho quá trình sản xuất của nhà máy. ¾ Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được : Tổng hợp và phân tích các tài liệu về nhu cầu và hiện trạng sử dụng nguyên vật liệu – năng lượng của nhà máy. Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá SXSH cho nhà máy. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 5 Chương 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM 2.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 2.1.1 Khái Niệm Về SXSH Theo UNEF – Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc thì “ Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường kết hợp mang tính phòng ngừa được áp dụng cho sản xuất, sản phẩm và các dịch vụ nhằm tăng hiệu quả tổng thể và giảm nguy cơ đối với con người cũng như môi trường”. Nó khác với phương thức quản lý môi trường truyền thống là “kiểm soát ô nhiễm”- nghĩa là cách tiếp cận “phản ứng và xử lý” sau khi có sự việc xảy ra, còn sản xuất sạch hơn phản ánh triết lý “thường thức và phòng ngừa” trước khi hoạt động. Theo cách định nghĩa như vậy, sản xuất sạch hơn chính là cách tiếp cận mới và có tính sáng tạo đối với sản phẩm và quá trình sản xuất. Cụ thể : • Đối với quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn nguồn nguyên liệu và năng lượng, loại bỏ nguyên liệu độc hại, làm giảm chất thải và chất phát thải. • Đối với việc thiết kế và phát triển sản phẩm, SXSH bao gồm việc làm giảm tác động xấu tới toàn bộ chu trình của sản phẩm: từ khai thác nguyên liệu tới việc thải bỏ cuối cùng. • Đối với ngành dịch vụ, SXSH bao gồm sự kết hợp các nội dung về môi trường vào việc thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ. Sản xuất sạch hơn ( Cleaner Production- CP) là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra các phương thức sử dụng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 6 Bằng cách khảo sát các quy trình sản xuất một cách hệ thống, từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra, SXSH có thể giúp các doanh nghiệp đề ra những giải pháp tiết kiệm rất thực tế (từ dễ đến khó), để từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. SXSH có thể được áp dụng cho các ngành khai thác nguyên liệu, chế tạo, nông nghiệp, thủy sản, giao thông, du lịch, bệnh viện, sản xuất năng lượng và các hệ thống thông tin. Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên nhiên liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về sản xuất sạch hơn. Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là: Giảm thiểu chất thải, Phòng ngừa ô nhiễm, Năng xuất xanh. 2.1.2 Điều Kiện Và Yêu Cầu Khi Thực Hiện SXSH Để SXSH thâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi hơn, cần có một số điều kiện, yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH. • Điều kiện khi thực hiện SXSH : Tự nguyện, có sự cam kết của ban lãnh đạo: Một đánh giá SXSH thành công nhất thiết phải có sự tự nguyện và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo, cam kết này thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp. Sự nghiêm túc được thể hiện qua hành động, không chỉ dừng lại ở lời nói. Có sự tham gia của công nhân vận hành: Những người giám sát và vận hành cần được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá SXSH. Công nhân vận hành là những người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải pháp SXSH. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 7 Làm việc theo nhóm: Để đánh giá SXSH thành công, không thể tiến hành độc lập, mà phải có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong nhóm SXSH. Phương pháp luận khoa học: Để SXSH bền vững và có hiệu quả, cần phải áp dụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH. • Yêu cầu để thúc đẩy SXSH : Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và các chính sách phát triển quốc gia: Các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nói chung và SXSH nói riêng phải được lồng ghép trong tất cả các quy định pháp lý và các chính sách phát triển quốc gia. Nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ sạch và các hướng dẫn thực hiện SXSH cho các ngành cụ thể. Nhận thức của cộng đồng và thông tin về SXSH: Để tạo sự hiểu biết rộng rãi trong tất cả các thành phần xã hội về SXSH cần tiến hành rộng rãi các chương trình truyền thông, đào tạo và tập huấn về SXSH, truyền bá những thành công của các doanh nghiệp đã áp dụng SXSH trong thời gian qua. Đồng thời thiết lập một mạng lưới trao đổi thông tin về SXSH trên quy mô lớn. Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH: Đây là những yêu cầu quan trọng nhất để có thể thúc đẩy việc triển khai SXSH trong thực tế cuộc sống. Nguồn lực ưu tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn, các cơ quan đào tạo nguồn lực tài chính có thể được xây dựng từ ngân sách nhà nước, các loại thuế, phí, quỹ và các nguồn hỗ trợ quốc tế. Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích: Để SXSH được thúc đẩy một cách hiệu quả, cần kết hợp các yếu tố như: các quy định pháp lý, công cụ kinh tế và các biện pháp giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích áp dụng SXSH. Một mô hình rât đáng được xem xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh nghiệp vay với lãi xuất thấp để thực hiện các dự án SXSH. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 8 2.1.3 Phương Pháp Luận Đánh Giá SXSH Đánh giá SXSH được chia thành 6 bước đặc trưng được minh họa trong hình dưới đây. Hình 1: Quy trình thực hiện SXSH SXSH là một quá trình liên tục. Khi đánh giá SXSH kết thúc, đánh giá tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với phạm vi được chọn khác. X Bước 1: Khởi động gồm 3 nhiệm vụ ƒ Thành lập đội SXSH ƒ Liệt kê các bước công nghệ ƒ Xác định và lựa chọn các bước công nghệ Y Bước 2: Phân tích các bước công nghệ ƒ Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết ƒ Cân bằng vật liệu – năng lượng ƒ Tính toán chi phí theo dòng thải ƒ Phân tích nguyên nhân gây dòng thải Z Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kê và mô tả các cơ hội/ giải pháp SXSH có thể làm được ƒ Xây dựng các cơ hội SXSH Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 9 ƒ Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất [ Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH ƒ Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật ƒ Đánh giá khả thi về kinh tế ƒ Đánh giá khả thi về môi trường ƒ Lựa chọn các giải pháp để thực hiện \ Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH ƒ Chuẩn bị thực hiện ƒ Thực hiện các giải pháp SXSH ƒ Quan trắc và đánh giá kết quả ] Bước 6: Duy trì SXSH ƒ Duy trì các giải pháp SXSH ƒ Lựa chọn công đoạn tiếp theo cho trọng tâm đánh giá (Tiếp theo đến nhiệm vụ 3 của bước 1) 2.1.4 Phân Loại Các Giải Pháp SXSH Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có thể được chia thành các nhóm sau : - Giảm chất thải tại nguồn - Tái sinh chất thải - Cải tiến sản phẩm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 10 Hình 2 : Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH X Giảm Chất Thải Tại Nguồn : Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của SXSH. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ…, cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường. Thay đổi nguyên liệu còn có thể PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH Giảm chất thải tại nguồn Thay đổi nguyên liệu Tuần hoàn Quản lý nội vi Kiểm soát quá trình tốt Cải tiến sản phẩm Thay đổi sản phẩm Tận thu, tái sử dụng tại chỗ Cải tiến thiết bị Công nghệ sản xuất mới Thay đổi bao bì Tạo ra sản phẩm phụ Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 11 là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Cải tiến các thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới và có hiệu quả hơn, giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác. Y Tuần Hoàn Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu gom chất thải và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Z Cải Tiến Sản Phẩm Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện chất lượng sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó để làm giảm ô nhiễm. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm được lượng nguyên liệu và hóa chất độc hại sử dụng. Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa carton cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các chất dễ vỡ. 2.1.5 Lợi Ích Và Rào Cản Áp Dụng SXSH : 2.1.5.1 Lợi Ích : SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các doanh nghiệp, không kể quy mô lớn hay nhỏ. SXSH giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, giảm chất thải. Vì vậy khi áp dụng SXSH ta có các lợi ích như sau : Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 12 ¾ Giảm chí phí sản xuất: SXSH giúp làm giảm việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, năng lượng trong quy trình sản xuất, thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả hơn. ¾ Ngoài ra áp dụng SXSH còn có nhiều khả năng thu hồi và tái tạo, tái sử dụng các phế phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào và chi phí xử lý. ¾ Giảm chi phí xử lý chất thải: SXSH sẽ làm giảm khối lượng nguyên vật liệu thất thoát đi vào dòng thải và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, do đó sẽ làm giảm khối lượng và tốc độ độc hại của các chất thải cuối đường ống vì vậy chi phí liên quan đến xử lý chất thải sẽ giảm và chất lượng môi trường của nhà máy cũng được cải thiện. ¾ Cơ hội thị trường mới được cải thiện: Nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng về các vấn đề môi trường, tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Điều này mở ra một cơ hội thị trường mới và sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH. ¾ SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, chứng chỉ ISO 14000 mở ra một thị trường mới và khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn. ¾ Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp: SXSH phản ánh bộ mặt của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp áp dụng SXSH sẽ được xã hội và các cơ quan chức năng có cái nhìn thiện cảm hơn vì đã quan tâm đến vấn đề môi trường. ¾ Tiếp cận các nguồn tài chính tốt hơn: Các dự án đầu tư cho SXSH bao gồm các thông tin về tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường. Đây là cơ sở cho việc tiếp nhận các hỗ trợ của ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Các cơ quan tài chính quốc tế đã nhận thức rõ các vấn đề bảo vệ môi trường và xem xét các đề nghị vay vốn từ gốc độ môi trường. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 13 ¾ Môi trường làm việc tốt hơn: Bên cạnh các lợi ích kinh tế và môi trường, SXSH còn cải thiện các điều kiện an toàn, sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên. Các điều kiện làm việc thuận lợi làm tăng ý thức và thúc đẩy nhân viên quan tâm kiểm soát chất thải tránh lãng phí, gây ô nhiễm làm mất mỹ quan ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất. ¾ Tuân thủ các quy định, luật môi trường tốt hơn: SXSH giúp việc xử lý chất thải hiệu quả hơn do lưu lượng và tải lượng các chất thải giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra các chất thải. Điều này có ý nghĩa đối với môi trường đồng thời dễ dàng đáp ứng, thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy định của luật môi trường đã ban hành. 2.1.5.2 Rào Cản : Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng lại phát sinh các rào cản sau: ™ Về Nhận Thức Của Các Doanh Nghiệp - Nhận thức của các cấp lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, nghĩ SXSH là việc rất khó thực hiện, áp dụng tốn kém nhiều. - Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài, không muốn thay đổi quá trình sản xuất. - Hồ sơ ghi chép về sản xuất còn nghèo nàn. - Thường tập trung vào xử lý cuối đường ống. - Chưa đánh giá cao về giá trị của tài nguyên thiên nhiên. - Việc tiếp cận nguồn tài nguồn tài chính đầu tư cho SXSH còn nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối. - Xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến lược được thực hiện lên tục của nhà máy. ™ Về Phía Tổ Chức – Quản Lý Của Các Cơ Quan Nhà Nước : Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 14 - Thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích, hỗ trợ việc bảo vệ môi trường nói chung và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, áp dụng SXSH nói riêng. - Thiếu sự quan tâm về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp và thương mại. - Chưa tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp. - Luật môi trường chưa có tính nghiêm minnh, việc cưỡng chế thực hiện luật môi trường chưa chặt chẽ. Các quy định về môi trường còn quá tập trung vào xử lý cuối đường ống. ™ Về Kỹ Thuật : -Thiếu các phương tiện kỹ thuật để đánh giá SXSH hiệu quả. -Năng lực kỹ thuật còn hạn chế. -Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về công nghệ tốt nhất hiện có và công nghệ hấp dẫn về mặt kinh tế. ™ Các Cơ Quan Tư Vấn Thiếu các chuyên gia tư vấn về SXSH cho các ngành công nghiệp khác nhau. 2.1.6 Tình Hình Áp Dụng SXSH Ở Việt Nam Và Trên Thế Giới : 2.1.6.1 Trên Thế Giới : Từ trước những năm 1980, cách tiếp cận và ứng phó với các vấn đề ô nhiễm theo hướng chính “kiểm soát ô nhiễm” hay còn gọi là “phản ứng và xử lý”. Trên thực tế, mọi giải pháp xử lý chất thải trên được thực hiện sau khi đã có chất thải, là hình thức chuyển trạng thái ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác sao cho giảm về lượng cũng như mức độ ô nhiễm và đôc hại. Trong vòng những năm 80 trở lại đây “Sản xuất sạch hơn” được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới với mục đích giảm phát thải vào môi trường tại nguồn trong các quá trình sản xuất. SXSH là cách tiếp cận chủ động, theo hướng Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 15 “Dự đoán và phòng ngừa” ô nhiễm từ chất thải phát sinh trong các sản xuất công nghiệp. Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên các đối tác quãng bá khái niệm SXSH trên toàn thế giới. Năm 1990 tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “Công nghệ và Môi trường”. Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Việt Nam. Năm 1998, UNEP chuẩn bị tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, chính sách tuyên bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH. SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước như Lithuania, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Tanzania, Mêhico… Và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp. Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các công ty triển khai SXSH, con số này đã tăng lên 30% vào những năm 1990. Ở Cộng Hòa Séc, 24 trường hợp nhiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm dần 22.000 tấn/năm. Bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 24 tỷ USD/năm. Ở Indonesia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm (ở nhà máy ximăng). Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho SXSH không đến một năm. Ở Trung Quốc, các dự án thực hiện tại 51 công ty trong 11 nghành công nghiệp cho thấy SXSH giảm được ô nhiễm từ 15-31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thông. Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình như hai công ty: công ty liên doanh HER HONDA Motors (Ấn Độ: 55%, Nhật: 45%) và công ty Tehri Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 16 Pulp and Perper Limited (bang Musaffarnagar), sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ… Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000USD. 2.1.6.2 Ở Việt Nam SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998, dưới sự hỗ trợ của UNIDO và UNEP Trung tâm sản xuất sạch quốc gia tại Việt Nam đã được thành lập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/09/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững hai năm sau (11/1998) khái niệm SXSH Việt Nam ra đời. Theo báo cáo của Cục Bảo Vệ môi trường có gần 28.000 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất hóa chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim,… đã được thông báo về chương trình này. Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham gia SXSH chỉ khoảng 199 doanh nghiệp trên 30 tỉnh thành (danh sách 199 doanh nghiệp đã triển khai áp dụng SXSH ở Việt Nam được đính kèm phụ lục 1), con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở nước ta. Trong khi tiềm năng tiết kiệm cho các ngành còn rất lớn. Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng SXSH đều giảm được từ 20 – 35% lượng chất thải, tiết kiệm được trên 2-3 tỷ đồng/năm là phổ biến, thậm chí đã có 3 doanh nghiệp giảm trên 50% lượng nước thải và hóa chất. Sau đây là bảng thống kê số lượng các doanh nghiệp ở các tỉnh thành trong nước tham gia SXSH từ năm 1997 đến năm 2006: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 17 Bảng 1: Danh sách số lượng doanh nghiệp thực hiện SXSH trong các tỉnh STT Tỉnh/Thành phố Số doanh nghiệp 1 Đồng Nai 4 2 Vĩnh Phúc 3 3 Hà Tây 3 4 Phú Thọ 21 5 Tp.Hồ Chí Minh 37 6 Hà Nội 12 7 Đà Nẵng 8 8 Hải Phòng 4 9 Nam Định 37 10 Bình Dương 9 11 Thái Nguyên 16 12 Cà Mau 5 13 Long An 2 14 Bà Rịa-Vũng Tàu 5 15 An Giang 2 16 Huế 1 17 Khánh Hòa 5 18 Quãng Ninh 1 19 Cần Thơ 4 20 Hòa Bình 1 21 Nghệ An 2 22 Hà Bắc 1 23 Thái Bình 1 24 Qui Nhơn 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 18 25 Hải Dương 1 26 Bắc Ninh 2 27 Hoàng Liên Sơn 1 28 Bến Tre 2 29 Quảng Nam 1 30 Quãng Ngãi 1 31 Đồng Tháp 1 32 Sóc Trăng 1 33 Quãng Bình 1 34 Tiền Giang 1 Nguồn: thống kê từ Trung Tâm SXSH Việt Nam (năm 2007) 2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM 2.2.1 Lịch Sử Về Nước Giải Khát : Từ lâu, việc ngâm mình trong suối nước khoáng được xem là tốt cho sức khỏe, qua đó, các nhà khoa học cũng nhanh chóng phát hiện ra carbon dioxide (CO2) có trong bọt nước khoáng thiên nhiên. Loại nước giải khát không ga (CO2) đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ 17 với thành phần pha chế gồm nước lọc, chanh và một chút mật ong. Năm 1676, Công ty Compagine de Limonadiers tại Paris (Pháp) độc quyền bán các loại nước giải khát. Đến năm 1767, tiến sĩ Joseph Priestley – một nhà hóa học người Anh – đã pha chế thành công loại nước giải khát có ga. Ba năm sau, nhà hóa học Thụy Điển Torbern Bergman phát minh loại máy có thể chế tạo nước có ga từ đá vôi bằng cách sử dụng acid sulfuric. Máy của Bergman cho phép sản xuất loại nước khoáng nhân tạo với số lượng lớn. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 19 Năm 1810, bằng sáng chế Mỹ đầu tiên cho các loại máy sản xuất nước khoáng nhân tạo đã được trao cho Simons và Rundell ở Charleston thuộc nam Carolina (Mỹ). Tuy nhiên, mãi đến năm 1832 loại nước khoáng có ga mới trở nên phổ biến nhờ sự ra đời hàng loạt của loại máy sản xuất nước có ga trên thị trường. Theo các chuyên gia y tế, thức uống bằng nước khoáng thiên nhiên hay nhân tạo đều tốt cho sức khỏe. Các dược sĩ Mỹ bắt đầu bào chế thêm một số loại dược thảo với hương vị khác nhau cho vào thức uống này. Xa xưa, tại các tiệm thuốc ở Mỹ đều có quầy bán nước giải khát và đây là nét văn hóa đặc trưng trong văn hóa người Mỹ. Do khách hàng thích đem thức uống về nhà nên ngành công nghiệp sản xuất nước đóng chai cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của họ. Khoảng 1.500 bằng sáng chế Mỹ đã được cấp cho các nhà phát minh ra loại nút hay nắp đóng chai nước có ga. Tuy nhiên các loại nút chai trên không mấy hiệu quả vì ga bị nén trong chai vẫn có thể thoát ra ngoài. Mãi đến năm 1892, William Painter – ông chủ cửa hàng bán máy móc tại Baltimore (Mỹ) – nhận bằng sáng chế ra loại nắp chai ngăn chặn bọt ga hữu hiệu nhất có tên gọi “Crown Cork Bottle seal”. Khoảng đầu những năm 1920, máy bán nước tự động bắt đầu xuất hiện trên thị trường Mỹ. Năm 1923, những lốc nước ngọt gồm 6 hộp carton được gọi là Hom Paks đầu tiên ra đời. Từ đây, nước giải khát trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống người dân Mỹ. Sở dĩ John Mathews có danh hiệu trên là do ông là người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát ở Mỹ. Ông nhập cư vào Mỹ từ năm 1832, trước đó ông là người đi đầu trong ngành kinh doanh nước giải khát tại Anh. Mathews đã học một số nguyên lý cơ bản về pha chế khí Carbonic và máy tạo ga từ Joseph Bramah (nhà phát minh máy nén thủy lực từ thế kỷ thứ 18). Mathews định cư hẳn tại Mỹ và bắt đầu cung cấp nước giải khát có ga cho các cơ sở giải khát ở khu vực New York – thời gian này thường phổ biến loại thức Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 20 uống ướp lạnh nhưng không có hương vị. Nhờ tay nghề cao của Mathews, ngành công nghiệp nước giải khát tại Mỹ phát triển nhanh chóng. Những thập niên sau đó – kể từ 1852, với việc nước gừng được tung ra thị trường, các sản phẩm có thương hiệu đã xuất hiện và được cấp quyền kinh doanh. Bắt đầu những năm 1880, thị trường nước giải khát tràn ngập các loại nước uống có nhãn hiệu như bây giờ. 2.2.2 Lịch Sử Hình Thành & Phát Triển Ngành Sản Xuất Nước Giải Khát Ở Việt Nam. Ngành sản xuất nước giải khát ở nước ta có quá trình phát triển lâu dài, từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Song đặc biệt mười năm trở lại đây, do chính sách đổi mới, mở cửa của nước ta; đời sống của các tầng lớp dân cư đã có những bước cải thiện quan trọng; lượng khách du lịch, các nhà kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất nước giải khát Việt Nam. Do đó chỉ trong thời gian ngắn, ngành sản xuất nước giải khát đã có bước phát triển quan trọng thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy sản xuất nước giải khát sẵn có và xây dựng thêm các nhà máy mới trực thuộc Trung ương, địa phương, các liên doanh với nước ngoài và mở ra các cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực này.._. Sự phát triển này mang lại những thành tựu lớn, nhưng cũng có những hạn chế, tiêu cực. ™ Những thành tựu phát triển của ngành sản xuất nước giải khát Có tốc độ tăng trưởng từ 1991 – 2000 bình quân trên 10%/năm. Từ chỗ năm 1938 có nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo và 1952 có nhà máy nước ngọt Chương Dương, thì nay có 204 cơ sở sản xuất nước giải khát, có năng lực 1008 triệu lít/năm. Năm 1999 sản xuất trên 450 triệu lít. Bình quân tiêu thụ 5 lít/người/năm. Trong đó: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 21 • Nước ngọt pha chế: 3,35 lít/người/năm(chủ yếu là Coca – Cola và Pepsi - Cola) • Nước khoáng và nước lọc: 1,49 lít/người/năm. • Nước quả: 0,16 lít/người/năm. Rõ ràng ngành sản xuất nước giải khát đã đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng do kinh tế phát triển và nước ta lại có khí hậu nhiệt đới nóng nhiều. Nó còn đẩy lùi hàng ngoại tràn vào và nhập khẩu nhưng sản lượng ít hơn. Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn với gần 10 tỷ đồng, nhiều cơ sở thiết bị công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong cả nước hoặc khu vực như: nước ngọt Coca-Cola, Pepsi-Cola, nước khoáng Vĩnh Hảo, Lavie, Đảnh Thạnh, Thạch Bích … Ngành hoạt động có hiệu quả, mỗi năm đóng góp ngân sách nhà nước trên 3000 tỷ đồng, giải quyết cho trên 2 vạn người có việc làm ổn định trong các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, còn hàng vạn người tham gia các hoạt động cung ứng vật tư, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Ngành sản xuất nước giải khát phát triển còn góp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển như: nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì... Có được những thành tựu trên nhờ có đường lối đổi mới, kinh tế – xã hội đất nước phát triển, sản xuất kinh doanh nước giải khát lại có hiệu quả, nên các thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển. Các thành phần kinh tế cũng tích cực đầu tư mở 148 cơ sở sản xuất nước giải khát. Song các cơ sở đã tạo sản phẩm đáp ứng tại chỗ cho người lao động. Nhờ chính sách mở cửa, lại tận dụng vốn và kỹ thuật công nghệ tiên tiến, cách quản lý … các hãng lớn đã đầu tư vào 13 liên doanh và 100% vốn nước ngoài. ™ Những mặt hạn chế và tiêu cực : Bên cạnh những thành tựu trên đây, sự phát triển nhanh của ngành sản xuất nước giải khát dẫn đến những hạn chế tiêu cực là sự phát triển tràn lan không theo quy hoạch; phát huy công suất thấp, đầu tư thua lỗ chất lượng sản phẩm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 22 kém, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường không đảm bảo để người tiêu dùng phải gánh chịu; cạnh tranh không lành mạnh, gây rối loạn thị trường, giá cao, hàng giả nhãn mác giả … Với 148 cơ sở sản xuất nước giải khát, công suất dưới 1 triệu lít/năm của các thành phần kinh tế, thiết bị tự tạo trong nước, nhiều cơ sở thủ công rất lạc hậu, nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo, nhưng họ thường nộp thuế thấp theo khoán thuế hoặc trốn lậu thuế nên giá hạ, dễ cạnh tranh tiêu thụ với sản phẩm có chất lượng bảo đảm. Sự phát triển tràn lan này làm quản lý nhà nước không theo kịp, dẫn đến buôn lỏng quản lý tiêu chuẩn, chất lượng vệ sinh môi trường và thất thu thuế. Nhiều người cho rằng sản xuất nước giải khát hiện nay dễ tiêu thụ, không phải hoàn toàn vậy. Với nước ngọt pha chế mới đạt 45% và nước khoáng, nước tinh lọc đạt 43% công suất thiết kế, trừ công ty nước giải khát Chương Dương và nước khoáng Lavie đã đạt trên 90%. Hai hãng có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 60% thị phần nước giải khát có gaz là Coca-Cola và Pepsi-Cola cũng chỉ mới đạt 40% công suất thiết kế. Do phát huy công suất thấp, nên doanh thu thấp, lợi nhuận và nộp ngân sách bị hạn chế. Chất lượng sản phẩm kém, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là điều đáng lo ngại. Cũng chính sự phát triển tràn lan các cơ sở sản xuất nước giải khát, nhất là các thành phần kinh tế, chất lượng, giá cả lại không được quản lý dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Với nước giải khát, để chiếm lĩnh thị trường, cốt làm sao tiêu thụ được sản phẩm, hai hãng nước ngọt lớn Coca-Cola, Pepsi-Cola thi nhau hạ giá bán sản phẩm. Tiếp đó là hiện tượng nhãn mác “ăn theo”. Tóm lại sự phát triển của ngành sản xuất nước giải khát thời gian qua rất nhanh chóng, trở thành một ngành công nghiệp đồ uống, đáp ứng yêu cầu của Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 23 người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Song những mặt hạn chế, tiêu cực sớm được tổ chức quản lý khắc phục trong Chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, chắc chắn ngành còn đóng góp to lớn hơn trong công nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. 2.2.3 Các Loại Nước Giải Khát Đang Được Sản Xuất Và Sử Dụng Tại Việt Nam Hiện nay dựa vào thành phần nguyên liệu ta có thể phân loại nước giải khát theo nhiều cách.Theo độ cồn có: đồ uống có cồn (bia, rượu) và đồ uống không cồn hay nước giải khát nói chung. Theo lượng đường có: đồ uống có đường và không đường. Theo tính “tự nhiên” của nguyên liệu có: nước ép trái cây 100%/ dịch chiết thảo mộc, nước giải khát dùng các thành phần nhân tạo (màu, mùi, cấu trúc ) để tạo cảm giác “tự nhiên” và loại thứ ba trung gian giữa hai loại trên. Dựa theo bao bì có: bao bì giấy, nhựa, thủy tinh.Còn theo hương vị thì nhiều lắm. 2.2.4 Công Nghệ, Thiết Bị Sử Dụng Trong Ngành Sản Xuất Nước Giải Khát Tại Việt Nam Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát tổng quát bao gồm 4 công đoạn: Nước được lọc bẩn cơ học, khử mùi, phối liệu (nước tiệt trùng, đường , hương liệu), đóng chai. Sau đây là sơ đồ tổng quát công nghệ sản xuất nước giải khát. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 24 Hình 3: Sơ đồ tổng quát công nghệ sản xuất nước giải khát Nước máy đã qua xử lý đưa qua thiết bị lọc bẩn cơ học để loại bỏ các chất rắn lơ lửng tồn tại trong nước. Tiếp đến nước được lọc bằng Cacbon hoạt tính để loại bỏ mùi và vị của nước. Để đảm bảo chất lượng, nước được đưa qua máy lọc siêu vi để loại bỏ hết vi khuẩn. Đến công đoạn phối liệu, đường được phối trộn với nước đã xử lý để tạo thành dung dịch nước giải khát. Nước máy Máy đóng chai Khử mùi Lọc bẩn cơ học Diệt khuẩn Phối liệu(nước tiệt trùng, đường kính, hương liệu) Tiêu thụ Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 25 Dung dịch nước giải khát được chiết vào chai đã được tráng qua bằng nước Clo. Chai được rửa sạch và đưa đến máy làm đầy và đóng chai. Sau đó sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ. Các thiết bị sử dụng trong ngành sản xuất nước giải khát được thể hiện trong bảng 2 sau đây: Bảng 2 : Các thiết bị máy móc sử dùng trong ngành sản xuất nước giải khát STT Tên thiết bị 1 Máy lọc bẩn cơ học 2 Bồn nấu phối trộn 3 Máy súc rửa 4 Máy đóng chai 5 Lò hơi 2.2.5 Những Vấn Đề Môi Trường Đồng Hành Với Quá Trình Sản Xuất Nước Giải Khát 2.2.5.1 Tải lượng và các tác nhân gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất nước giải khát Cũng như một số ngành công nghiệp khác, việc tạo ra các loại sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần đem lại công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách của nhà nước, thì ngành sản xuất nước giải khát cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. • Nước thải từ nhà máy sản xuất nước giải khát chứa nồng độ cao các chất hữu cơ cũng như các chất tẩy rửa thừa. Các chất hữu cơ tồn tại ở cả dạng lơ lửng lẫn dạng không tan. Lượng chất gây ô nhiễm chủ yếu được tạo ra trong quá trình vệ sinh thiết bị và rửa chai lọ. Nước thải từ quy trình rửa chai lọ trước kia bị coi là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, vì người ta cho rằng chúng chứa cặn bã và dung dịch tẩy rửa. Vệ sinh kho chứa tạo ra nước thải acid và kiềm. Do vậy pH có thể dao Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 26 động rất nhiều và ngày càng gây khó khăn cho các nhà máy xử lý nước thải của địa phương cũng như gây ra sự cố trong hệ thống ống dẫn.. • Khí thải phát sinh từ việc sử dụng lò hơi đã tạo ra lượng khí CO2, SO2 cao vào không khí. • Chất thải rắn chủ yếu từ hoạt động thải bỏ các sản phẩm và bao bì kém chất lượng … 2.2.5.2 Ảnh hưởng đến môi trường ƒ Khí thải : Khí thải từ việc sử dụng các nguồn năng lượng trong hoạt động sản xuất nước giải khát, có thể trực tiếp (như trong các thiết bị nấu nước nóng sử dụng nhiên liệu là ga hay dầu), hoặc có thể là gián tiếp (như trong nhà máy điện sản xuất ra điện để cung cấp cho nhà máy). Từ việc sử dụng các nhiên liệu và các chất làm lạnh rò rĩ. Từ việc sử dụng các nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các xe phân phát sản phẩm đến các điểm bán hàng lẻ. ƒ Nước thải Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất như làm sạch, và súc rửa bao bì, chai lọ; làm sạch các đường ống và thùng trộn sản phẩm; sản xuất và làm lạnh hơi và nước sinh hoạt, vệ sinh của công nhân. ƒ Chất thải rắn Các thùng chứa các nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, các sản phẩm hư hỏng. Chất thải rắn từ việc xử lý nước thải. Chất thải từ việc vứt bỏ đồ dùng hay thiết bị dùng để tiếp thị hay bán hàng sau khi đã qua xử dụng. Chất thải rừ các bao bì, chai lọ sau khi người tiêu dùng sử dụng xong các sản phẩm. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 27 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO KHÁNH HÒA. 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO KHÁNH HÒA 3.1.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Máy Tên nhà máy: Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa. Địa chỉ: Quốc lộ 1A, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: (058)745603 – 745604. Fax: (058)745603 – 745604. Email: yensaokh-nmngk@dng.vnn.vn Tổng diện tích của nhà máy: 9.450 m2, trong đó 80% là diện tích cây xanh và sân bãi. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào. 3.1.2 Vị Trí Địa Lý Khu đất xây dựng Nhà máy chế biến nước Yến tọa lạc tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thị trấn Diên Khánh 5 km về phía Nam. Bốn cạnh của khu đất tiếp giáp như sau: • Phía Đông giáp: Quốc lộ 1A. • Phía Tây giáp: Xí nghiệp Chế biến hạt điều xuất khẩu. • Phía Nam giáp: Mương thủy lợi. • Phía Bắc giáp: Nhà máy bia SanMiguel. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 28 3.1.3 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Nhà Máy Tiền thân của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa là Công ty Yến Sào Khánh Hòa được thành lập 11/1990 có tổ chức quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm Yến Sào. Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương, 10/2002 công ty khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa công suất 770.000 lít sản phẩm/năm hay 2.500 sản phẩm/h nhằm sử dụng nguồn đặc sản của địa phương, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bỗ dưỡng chế biến từ Yến Sào phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhà máy sản xuất nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa được đầu tư mới 100% từ nguồn vốn vay ưu đãi của chi nhánh Qũy hỗ trợ phát triển tỉnh Khánh Hòa. Sau hơn một năm thực hiện, tháng 12/2003, công tác xây lắp cơ bản hoàn thành và Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 1/2004. Dây chuyền thiết bị chính từ khâu súc rửa chai, lọ đến chiết rót, đóng nắp, tiệt trùng, dán nhãn... hoàn toàn tự động được nhập khẩu từ Italy và Đức. Dây chuyền này cho phép sản xuất sản phẩm có 3 dạng bao bì: lon thiết, chai và lọ thủy tinh. Nhà máy xây dựng một phòng Lab với trang thiết bị hiện đại kiểm soát chặt chẽ từng khâu trong quá trình chế biến sản phẩm, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm như tiêu chuẩn đã đăng ký. 3.1.4 Quy Mô Sản Xuất Và Sản Phẩm Của Nhà Máy 3.1.4.1 Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Nhân Sự Của Nhà Máy Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa là ban giám đốc, giúp việc cho ban giám đốc Nhà máy là các phòng ban nghiệp vụ gồm: Phòng kinh doanh, Phòng hành chánh tổng hợp, Phòng kế toán, Phòng kỹ thuật-KCS, Phòng thí nghiệm, Ban ISO- HACCP, Phân xưởng sản xuất(gồm khu nấu phối trộn, khu chiết rót, khu đóng Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 29 gói); và Phòng cơ điện. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy xản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa được thể hiện qua sơ đồ hình 4 sau đây: Hình 4: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa Ghi chu ù: P.Kinh doanh: phòng kinh doanh. P.HCTH: phòng hành chánh tổng hợp. P.Kế toán: phòng kế toán. P.Kỹ thuật-KCS: phòng kỹ thuật-KCS. P.Thí nghiệm: phòng thí nghiệm. PX.Sản xuất: phân xưởng sản xuất. PX.Cơ điện: phân xưởng cơ điện. Ban giám đốc nhà máy P. Kỹõ thuật- KCS PX.Sản xuất P. HCTH Ban ISO- HACCP Chiết rótNấu phối trộn Đóng gói PX.Cơ Điện P.Thí Nghiệm P. Kế Toán P.Kinh Doanh Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 30 Tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa là 173 người, phân bố cho các phòng ban như sau: • Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác kinh doanh của nhà máy theo chỉ đạo của của ban giám đốc. Nhân sự của phòng kinh doanh gồm 6 người. • Phòng HCTH (Hành chánh tổng hợp): Có chức năng quản lý về nhân sự của nhà máy. Nhân sự của phòng hành chánh tổng hợp gồm 3 người. • Phòng kế toán: Chức năng của phòng kế toán là cung cấp ngân sách cho các hoạt động sản xuất của nhà máy, nhân sự của phòng kế toán gồm 3 người. • Ban ISO-HACCP: Có chức năng xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến liên tục hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu ISO 9001-2000 và chương trình an toàn thực phẩm theo chuẩn mực của HACCP. Nhân sự của ban ISO-HACCP gồm 3 người. • Phân xưởng sản xuất: Chức năng của phân xưởng sản xuất là sản xuất tạo ra sản phẩm, nhân sự của phân xưởng sản xuất gồm 19 người. • Phòng Kỹ thuật-KCS: Có nhiệm vụ quản lý về kỹ thuật sản xuất của nhà máy. Nhân sự của phòng Kỹ thuật-KCS gồm 6 người. • Phòng thí nghiệm: Chức năng của phòng thí nghiệm là phân tích mẫu nước trước khi đưa vào sản xuất và mẫu sản phẩm theo các chỉ tiêu hóa, lý; đồng thời nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới. Nhân sự của phòng thí nghiệm gồm 3 người. • Phòng Cơ điện: Có chứa năng vận hành và bảo dưỡng các thiết bị máy móc và thiết bị chiếu sáng của nhà máy. Nhân sự của phòng cơ điện gồm 4 người. 3.1.4.2 Sản Phẩm, Thị Trường Tiêu Thụ Của Nhà Máy Sản phẩm chính là nước giải khát Yến sào, đây là sản phẩm cao cấp và thuần khiết được chế biến từ nguồn nguyên liệu yến sào sẵn có tại địa phương. Nước Yến sào được đóng trong các lon, chai, lọ loại: lon 190ml, lon dành cho Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 31 người ăn kiêng 190ml, chai thủy tinh 180ml và lọ yến sào cao cấp 70ml. Dự kiến có khoảng 20 loại sản phẩm được chế biến từ yến sào sẽ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Khoảng 70% sản lượng sản phẩm của Nhà máy được tiêu thụ trong nước thông qua các kênh phân phối lớn như siêu thị, sân bay, khách sạn, các khu du lịch. Hệ thống bán lẻ tại các thành phố, thị trấn lớn cũng là một mắc xích trong hệ thống tiêu thụ sản phẩm trong nước. Đối tượng phục vụ của sản phẩm yến sào chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, trung niên và người lớn tuổi, người đang dưỡng bệnh... có mức thu nhập trung bình trở lên trong xã hội. Và 30% sản lượng xuất khẩu tập trung vào sản phẩm lọ thủy tinh và lon phục vụ cộng đồng người Hoa ở các nước trong khu vực, tập trung ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc. Sản phẩm của nhà máy sẽ từng bước tiếp cận thị trường Châu Âu Châu Mỹ, nơi có một số lượng lớn người Châu Á định cư, đặc biệt là người Hoa. 3.1.5 Quy Trình Sản Xuất Và Nguyên Nhiên Vật Liệu Tiêu Thụ Của Nhà Máy 3.1.5.1 Quy Trình Sản Xuất Nước Giải Khát Cao Cấp Yến Sào Khánh Hòa Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa bao gồm: 3 công đoạn • Xử lý nguyên liệu: Yến sào được ngâm trong nước để tách các tạp chất bám trên Yến sào. • Chế biến: Yến sào sau khi xử lý được nấu phối trộn với nước, đường, hương liệu để tạo ra dung dịch nước Yến sào. • Đóng lon: Dung dịch Yến sào được chiết vào các lon, chai, lọ và đóng nắp sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ. Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát cao cấp Yến sào Khánh Hòa được thể hiện trong hình 5 dưới đây: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 32 Hình 5 : Sơ đồ công nghệ sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Yến sào: Được khai thác từ đảo Yến của tỉnh Khánh Hòa, sau đó được vận chuyển về công ty Yến Sào Khánh Hòa để xử lý. Giai đoạn xử lý được thực hiện tại Công ty Yến Sào Khánh Hòa. Yến Sào được ngâm trong nước ấm cho đến khi mềm ra, sau đó công nhân dùng dao cạo sạch những chất bẩn (các loại rêu bám ở vách hang nơi khai thác Yến Sào, bụi và các tạp chất khác). Khi đã cạo sạch các chất bẩn, công nhân dùng kẹp inox đã được khử trùng để gấp hết lông ra khỏi Yến Sào.Sau đó Yến Sào được xếp lên các khay inox đã được khử trùng và dùng quạt để hong khô. Sau khi đã xử lý xong Yến Sào được bỏ vào các bao pie nhựa và được vận chuyển về Nhà máy Yến Sào. Tiếp đến là công đoạn chế biến : nước máy được lọc bằng Cacbon hoạt tính để loại bỏ mùi, vị của nước và nấu với đường tinh khiết ở 100oC tạo thành dung dịch đường. Dung dịch đường này được lọc và chuyển qua bồn nấu phối trộn với nguyên liệu yến sào đã được xử lý tạo ra bán thành phẩm. Bán thành phẩm này được chuyển vào máy chiết rót và chiết vào các lon, chai, lọ đã được tráng qua Yến Sào Chế biến Đóng gói Xử lý nguyên liệu Thành phẩm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 33 nước Clo bằng máy súc rửa tự động. Sau đó sản phẩm được đóng nắp bằng máy đóng nắp tự động và chuyển vào máy tiệt trùng kín, tĩnh, đối áp theo qui trình kết hợp phun hơi trực tiếp lên sản phẩm, với chế độ thời gian đã được cài đặt sẵn đối với từng loại sản phẩm khác nhau (lon, chai, lọ). Sau khi tiệt trùng xong nước Yến sào được đóng gói và nhập kho thành phẩm. 3.1.5.2 Nguyên Nhiên Vật Liệu Tiêu Thụ Trong quá trình sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào nguyên liệu chính là yến sào, nước, đường tinh luyện, ngoài ra còn có hương liệu và các phụ gia thực phẩm. • Yến sào: Là tổ của loại chim yến, là nguồn tài nguyên quý hiếm, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bỗ dưỡng. Đó là tổ của loại chim yến Hàng (tên khoa học là yến Hông xám), sống chủ yếu ở các hang đá cheo leo hiểm hóc và thoáng mát ở các đảo của tỉnh Khánh Hòa. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào bao gồm 2 yếu tố chính: glycol và protein. Phần glycol bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. • Nước: Nhà máy sử dụng nguồn nước thủy cục cho sản xuất, chất lượng nước phải đảm bảo tiêu chuẩn nước ăn uống. • Đường tinh luyện: Nguồn đường được sử dụng ở nhà máy chủ yếu nhập từ các nhà máy đường Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) và nhà máy đường Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh). • Các phụ gia và hương liệu: Việc cho các phụ vào sản phẩm phải tuân theo các nguyên tắc sử dụng và liều lượng cho phép, vì nó liên quan đến giá trị cảm quan và thời gian bảo quản sản phẩm. Quá trình sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào có các khâu sử dụng nhiên liệu như sau: • Đốt dầu FO để vận hành lò hơi, cung cấp nhiệt cho quá trình nấu dung dịch đường và nấu phối trộn. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 34 • Sử dụng dầu DO để vận hành máy phát điện (khi mất điện). Khối lượng nguyên vật liệu – năng lượng tiêu thụ tại nhà máy trong tháng 9/2007 thể hiện trong bảng 3 sau đây: Bảng 3: Tiêu thụ nguyên vật liệu-năng lượng tại Nhà máy sản xuất nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa trong tháng 9/2007 STT Nguyên vật liệu-năng lượng Đơn vị Lượng tiêu thụ trong tháng 9/2007 1 Yến Sào Kg 52 2 Đường tinh luyện Tấn 13,5 3 Hương liệu Lít 15 4 Điện KW 2022 5 Dầu FO m3 11 6 Nước m3 1428 Trên cơ sở tiêu thụ nguyên vật liệu-năng lượng và tổng sản phẩm của nhà máy (3.590.073 sản phẩm) sản xuất ra trong tháng, mức sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng cho một ngày sản xuất và trong các công đoạn được thể hiện qua bảng 4 và 5 sau đây: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 35 Bảng 4: Sử dụng nguyên vật liệu cho 1 ngày sản xuất STT Nguyên vật liệu-năng lượng sử dụng Đơn vị tính Định mức 1 Yến sào Kg/ngày 1,9 2 Đường tinh luyện Kg/ngày 225 3 Hương liệu Lít/ngày 0,5 4 Nước M3/ngày 3 5 Dầu FO Lít/ngày 390 6 Điện KW/ngày 72 7 Thùng carton Thùng/ngày 395 Bảng 5: Sử dụng nguyên vật liệu cho quy trình sản xuất Công đoạn Đầu vào (nguyên liệu) Đầu ra (chất thải) Xử lý nguyên liệu Yến sào: 2 kg Nước máy :0,3 m3 Tạp chất: 0,1 kg Nước thải: 0,1 m3 Chế biến Yến sào: 1,9 kg Đường: 225 kg Hương liêu: 0,5 lít Nước máy:9 m3 Nước ngầm: 21 m3 Nước thải: 27 m3 3.1.5.3 Thiết Bị, Máy Móc Sử Dụng Các thiết bị máy móc sử dụng trong Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa được thể hiện trong bảng 6 sau đây: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 36 Bảng 6: Các thiết bị và dây chuyền sản xuất trong Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa Thiết bị Công suất Nước sản xuất Số lượng Dây chuyền sản xuất nước Yến Sào Khánh Hòa 770.770 lít/năm Ý 1 Máy súc rửa Model RAI with 12 grippers Ý 1 Máy chiết rót theo dung tích với 12 piston Ý 1 Máy đóng nắp đầu đơn cho nắp khoén Ý 1 Máy đóng nắp tự động Model MONOTESTA dùng cho nắp nhôm vặn Ý 1 Nồi tiệt trùng kín STOCK CHLB ĐỨC 1 Lò hơi 1 tấn/giờ Việt Nam 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 37 3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 3.2.1 Nước Thải Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã phát sinh: Nước thải của nhà máy phát sinh chủ yếu từ quá trình súc rửa lon, chai, lọ, vệ sinh máy móc thiết bị, phân xưởng sản xuất, nhà ăn… Nước thải từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Nước thải là một trong những loại chất thải của nhà máy với lưu lượng khoảng 20-30 m3/ngày bao gồm cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt và một phần nước mưa chảy tràn. Tổng lượng nước sử dụng cho toàn bộ nhà máy trung bình khoảng 50 m3/ngày đêm. Lượng nước này sử dụng chủ yếu cho quá trình sản xuất và một lượng nhỏ (khoảng 10 m3) dành cho sinh hoạt. Nước thải phát sinh từ khu vực vệ sinh công nghiệp như rửa chai, lọ, lon trước khi đưa vào chiết rót sản phẩm, vệ sinh máy móc thiết bị, sàn nhà và các địa điểm làm việc. Ngoài ra, còn có nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, nhà ăn, từ khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan, có thể có chứa các vi trùng. Nước thải của nhà máy, đặc biệt là nước thải sản xuất có một khối lượng thải khá cao (20-30 m3/ngày) nhưng độc tính không cao. Đặc tính nước thải sản xuất và sinh hoạt của nhà máy được thể hiện qua bảng 7 và 8 sau đây Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 38 Bảng 7: Thành phần nước thải sản xuất của nhà máy STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 pH - 6.39 2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 83 3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 210 4 Nhu cầu oxy sinh học (COD) mg/l 894 5 Tổng Nitơ mg/l 28.5 6 Nitơ Amoniac (N-NH3) mg/l 14.3 Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Khánh Hòa Vị trí lấy mẫu: tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Bảng 8: Thành phần nước thải sinh hoạt của nhà máy STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 pH - 6,5 – 7,5 2 Chất rắn lơ lửng mg/l 15 – 150 3 COD mgO2/l 25 – 230 4 BOD mgO2/l 15 – 120 5 N-NH3 mg/l 6,9 – 14,9 6 Tổng Nitơ mg/l 11,5 – 31,2 7 Tổng Phospho mg/l 0,57 – 3,44 8 Phenol mg/l 0,015 – 0,025 9 Dầu động thực vật mg/l 2,5 – 15,2 10 Coliform MNP/100ml 24000 Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Khánh Hòa Vị trí lấy mẫu: tại đầu ra của hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của nhà máy Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 39 Đối với nước sinh hoạt: Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại không ngăn lọc xây dựng dưới khu vệ sinh của nhà máy. Hệ thống nhà vệ sinh và các bể tự hoại đảm bảo phân hủy nước và cặn bã khi thải ra hồ sinh học theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng. Nước mưa được gom về hố ga tập trung và thải trực tiếp ra môi trường (không qua hệ thống xử lý) Hiện nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải với lượng 60 m3/ngày (Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Yến Sào được đính kèm phụ lục). Nhà máy đã đầu tư khoảng 462.000.000VND để mua sắm thiết bị và thi công xây dựng hệ thống này. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Yến Sào sử dụng quy trình xử lý nước thải bằng sản phẩm sinh học của Mỹ là EPIZYM-100 nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945 - 1995) và có thể thải ra kênh mương mà không gây ô nhiễm môi trường. 3.2.2 Chất Thải Rắn Chất thải rắn của nhà máy xuất phát từ 2 nguồn sản xuất và sinh hoạt. Chất thải sản xuất chủ yếu là từ việc thải bỏ một số bao bì không đúng quy cách, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ rác sinh hoạt của công nhân viên và từ văn phòng và nhà ăn. • Chất thải rắn sinh hoạt: Trung bình mỗi công nhân thải vào môi trường 0,2 kg rác thải sinh hoạt trên mỗi ca sản xuất. Với gần 120 công nhân, lượng rác thải sinh hoạt là 24 kg/ca/ngày. Rác thải sinh hoạt với số lượng không lớn, thành phần không độc hại nên có thể thu gom để công ty Môi trường Đô thị xử lý. • Chất thải rắn trong sản xuất: Trong quá trình sản xuất nước yến không phát sinh chất thải rắn, chỉ có một số ít bao bì không đúng quy cách, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn bị loại bỏ. Chất thải này sẽ được xử lý theo chất thải rắn sinh hoạt. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 40 3.2.3 Khí Thải Khí thải phát sinh chủ yếu từ: Quá trình đốt dầu FO vận hành nồi hơi, đốt dầu DO vận hành máy phát điện. Nhà máy đang sử dụng 1 lò hơi với công suất tương ứng 1 tấn hơi/giờ. Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi là dầu FO với lượng tiêu thụ 121.000 lít/năm. Nhìn chung khói lò hơi phát sinh trong giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5939 - 1995) nên không gây ra các tác động xấu đến môi trường chung quanh. 3.2.4 Đánh Giá Chung Về Hiện Trạng Môi Trường Tại Nhà Máy Qua khảo sát hiện trạng sản xuất của nhà máy, tôi nhận thấy một số vấn đề môi trường chính trong nhà máy cần lưu ý như sau: • Ô nhiễm nước thải từ việc vệ sinh thiết bị, nhà xưởng (BOD, COD, tàn dư hóa chất khử trùng…) • Ô nhiễm do sử dụng dầu FO trong lò hơi ở công đoạn nấu phối trộn. • Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu ở công đoạn đóng gói và các vật liệu thải ra từ việc sữa chữa máy móc. Bên cạnh đó, việc rò rỉ nước từ các đường ống xung quanh phân xưởng đã gây thất thoát một lượng nước rất lớn 3.2.5 Xác Định Công Đoạn Sản Xuất Có Cơ Hội Thực Hiện SXSH Dựa vào kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường và các số liệu đầu vào đầu ra của quy trình sản xuất, cho thấy công đoạn chế biến nước Yến sào là công đoạn phát sinh nhiều chất thải nhất; đặc biệt là nước thải. Lưu lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình súc rửa lon, chai, lọ và quá trình làm mát sản phẩm sản phẩm của thiết bị tiệt trùng khoảng 20- 30 m3/ngày. Vì vậy ta chọn công đoạn chế biến nước Yến sào là công đoạn trọng tâm để thực hiện SXSH nhằm giảm lượng nước thải cho nhà máy. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 41 Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO KHÁNH HÒA. 4.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO KHÁNH HÒA 4.1.1 Sơ Đồ Dòng Chi Tiết Quy trình chế biến Yến sào tại Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa gồm: công đoạn phối trộn, súc rửa(lon, chai, lọ), chiết rót và tiệt trùng. Sau đây là sơ đồ dòng chi tiết cho trọng tâm kiểm toán. Đầu vào Đầu ra Hình 6: Quy trình chế biến nước giải khát cao cấp Yến sào Khánh Hòa Tiệt trùng Chiết rót Súc rửa Điện năng Dung dịch yến sào hao hụt Nước thải: 3 m3Nước:3m3 Điện năng Điện năng Nước máy:3 m3 Nước ngầm: 21 m3 Nước thải: 24 m3 Phối trộn Nước: 3 m3 Đường: 225 kg Đường rơi vãi Hơi nước Yến sào Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 42 Yến sào nguyên liệu sau khi xử lý được nấu phối trộn với nước máy (nước máy được lọc bằng Cacbon hoạt tính để loại bỏ mùi, vị của nước), đường tinh khiết, hương liệu, phụ gia tạo thành dung dịch yến sào. Dung dịch yến sào này này được chuyển vào máy chiết rót và chiết vào các lon, chai, lọ đã được tráng qua nước Clo bằng máy súc rửa tự động. Sau đó sản phẩm được đóng nắp bằng máy đóng nắp tự động và chuyển vào máy tiệt trùng kín, tĩnh, đối áp theo qui trình kết hợp phun hơi trực tiếp lên sản phẩm. Nước dùng cho quá trình tiệt trùng là nước máy và nhà máy còn sử dụng nguồn nước ngầm để làm mát sản phẩm. Thời gian tiệt trùng khác nhau đã được cài đặt sẵn đối với từng loại sản phẩm khác nhau (lon, chai, lọ). Sản phẩm được đóng gói và nhập._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVAN CHI.pdf
  • pdfBIA CHI.pdf
  • pdfPLUC CHI.pdf
Tài liệu liên quan