Tài liệu Nghiên cứu ,đánh giá chất lượng nước và môi trường trầm tích của sông Đáy trong đoạn Phương Đình – Yên Sơn: Quản lý đất đai rất cần minh bạch
Đất đai luôn luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng.
Đầu tiên phải là thiết lập hệ thống cơ chế tài chính một giá đất, để xoá bỏ quan hệ xin - cho, xoá bỏ tệ tham nhũng đất đai.
cần xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính rất rõ ràng, minh bạch.
Cùng lúc, phải tạo ra một hệ thống hồ sơ minh bạch, công khai tài sản bất động sản (cơ sở sản xuất, nhà ở, vườn tược...). Muốn vậy, dứt khoát phải tạo hệ thống mang tính phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất.
Hiện nay... Ebook Nghiên cứu ,đánh giá chất lượng nước và môi trường trầm tích của sông Đáy trong đoạn Phương Đình – Yên Sơn
5 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ,đánh giá chất lượng nước và môi trường trầm tích của sông Đáy trong đoạn Phương Đình – Yên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, mục tiêu này còn bất cập, còn có mâu thuẫn giữa cơ quan Chính phủ với cơ quan pháp luật của Quốc hội, giữa một số bộ trong Chính phủ. Cho tới bây giờ, vẫn có ý kiến cho rằng công việc quản lý đất đai nên giao cho các bộ quản lý bất động sản trên đất (bất động sản công nghiệp giao cho Bộ Công nghiệp, bất động sản du lịch giao cho ngành du lịch...). Làm thế, là phá nát quản lý. Có quan chức còn khăng khăng cho rằng Việt Nam không phải học pháp luật nước nào cả (?). Thế thì hội nhập sẽ ra sao?
chấp nhận hệ thống nhiều cơ quan đăng ký, nhiều cơ quan chứng nhận đất đai, chính là chấp nhận tồn tại tư duy hỗ trợ tham nhũng. Tháng 9/2005, Thủ tướng đã kết luận rõ ràng: dù quan điểm các bộ còn khác nhau, nhưng chỉ có một cơ quan đăng ký, một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chính xác, phải xây dựng bằng được một hệ thống pháp luật đảm bảo quyền lợi của từng người sử dụng đất song song với quyền lợi của Nhà nước. Hiện nay nhiều nơi ban hành hạn mức rất chậm, và phổ biến là hạn chế diện tích một cách độc đoán.
Muốn làm tốt, phải giải quyết việc tiếp dân, giải quyết tố cáo, khiếu nại, tranh chấp về đất đai. Công việc này rất yếu kém, còn quan liêu, đùn đẩy nhau, không nhận đơn của dân, nhận rồi không giải quyết. Không ít vụ việc kéo dài quá thời hạn quy định, hoặc giải quyết không đúng luật, không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân.
Chính quyền không thiếu người, mà chính là còn thiếu trách nhiệm. Trong khâu bồi thường, hỗ trợ tái định cư, rất nhiều nơi chỉ thiên về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, phía khuất của tình trạng này thường có quyền lợi của cả nhà quản lý. Có một số trường hợp do nôn nóng về công nghiệp hoá mà không công khai quy hoạch, vi phạm pháp luật.
Hiện tượng phổ biến là chính quyền khoán trắng cho nhà đầu tư về phương án bồi thường, hỗ trợ, dẫn đến cưỡng chế quá nhanh. Đây là việc làm trái pháp luật, phổ biến hiện tượng bất công bằng trong cách tính bồi thường, chưa có nơi tái định cư đã cưỡng chế, rất hiếm việc định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho nhân dân bị thu hồi đất.
Đáng lo ngại là chưa có biện pháp hữu hiệu trong chống tham nhũng đất đai, như cắm người vào khu tái định cư, khu giãn dân, hoặc thu hồi đất để chia chác. Tất cả những điều trên đều gây ra tham nhũng, mà đã tham nhũng tức là không bảo vệ quyền lợi của dân.
Bộ sẽ ban hành một số thông tư về trình tự thu hồi đất, về tái định cư, về giải quyết tranh chấp, khiếu nại (thông tư liên Bộ Tài nguyên Môi trường với Thanh tra Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân); Thông tư liên Bộ Tài nguyên Môi trường với Bộ Tài chính đối với ưu tiên sử dụng đất trên 4 lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao; sửa đổi khung giá đất khu dân cư.
Mặt khác cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, nhằm tạo ra thống nhất giữa các cấp chính quyền, đặc biệt làm rõ tư duy kiểu mới. Chính phủ cho phép kéo dài hết năm 2006 để hoàn thành cấp giấy chứng nhận, hoàn chỉnh hệ thống quy hoạch sử dụng đất. Chấn chỉnh hệ thống Nhà nước về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi đất với thủ tục hành chính đơn giản, nhưng phải đúng lúc, kiên quyết thu hồi đất vi phạm pháp luật (hiện mới đạt 65%).
Quy hoạch xây dựng không hợp lý khiến quá tải về dân số gây ra tình trạng kẹt xe. Người dân bị thu hồi đất xong, không có phương án tái định cư và hỗ trợ đời sống hợp lý dẫn đến bị bần cùng hóa.
Nhà đầu tư không tìm ra đất xây dựng, dân bị thu hồi đất không có nơi tái định cư nhưng hàng nghìn dự án "treo" vẫn nằm im không xóa nổi là thiệt thòi cho toàn xã hội, cần nghiêm túc loại bỏ". Vấn đề nổi cộm được Ban kinh tế ngân sách đặt ra là công tác quy hoạch sử dụng đất "rùa bò", gây lãng phí và bất công cho toàn xã hội.
“Mù” nghiệp vụ quản lý đất đai
Một bộ phận lớn cán bộ ngành Tài nguyên - Môi trường ở ĐBSCL:
Đợt kiểm tra việc thực hiện Luật Đất đai ở các địa phương do Bộ TN-MT tổ chức đã cho thấy một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khiếu kiện đất đai phức tạp là do trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ TN-MT quá yếu.
Cả sở chỉ có một người học tại chức chuyên ngành
Thành phố Cần Thơ, trung tâm của ĐBSCL, từ năm 1994 thành lập ngành đến nay có 4 người đảm đương vị trí GĐ Sở TN-MT. Không ai trong họ được đào tạo nghiệp vụ quản lý đất đai hoặc tương tự. Trong 4 ông có ông Võ Hoàng Dân từ Chủ tịch UBND huyện Ô Môn lên đảm nhiệm chức GĐ Sở TN-MT lâu nhất, được 6 năm (1994 – 2000).
Ông này có câu nói nổi tiếng khi đề cập sự phức tạp của các văn bản quy định về quản lý đất đai và sự gian nan của việc làm sổ đỏ: “Tôi không đọc được hết các văn bản quy định về quản lý đất đai. Đất của tôi ở thị trấn Ô Môn không tranh chấp với ai mà cũng không làm được sổ đỏ” (?).
GĐ Sở TN – MT, lại là em ruột của Chủ tịch UBND Cần Thơ lúc đó nhưng cũng đành bất lực trước việc chị vợ của ông bị chiếm mất đất nhưng ông không giải quyết được, nên bà phải nhờ báo Tiền Phong lên tiếng.
Ông luôn hô hào cán bộ TN-MT không thu thêm tiền của dân khi làm sổ đỏ, ngoài lệ phí quy định, nhưng cuối cùng ông lại bị xử tù vì hành vi lập quỹ trái phép ở Sở TN-MT.
Hiện nay, Ban GĐ Sở TN-MT TP Cần Thơ có 4 người, trong đó có PGĐ phụ trách đăng ký đất đai, ông Nguyễn Văn Sử là người duy nhất học đại học tại chức về quản lý đất đai.
Cấp huyện: Chỉ một người học trung cấp chuyên ngành
Những sai phạm trong quản lý đất đai trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Ông Dương Tấn Thân, bị kết án 6 năm tù giam, nguyên Trưởng phòng TN-MT Phú Quốc cũng chưa một ngày học về quản lí đất đai. Trước ông Thân, Trưởng phòng TN-MT Phú Quốc là ông Nguyễn Quốc Tuấn cũng dính dáng đến tiêu cực đất đai phải nghỉ chế độ chưa học hết phổ thông, cũng không có chuyên môn về quản lí đất đai.
Tổ trưởng tổ đo vẽ của phòng này là ông Huỳnh Hoàng Anh, bị kết án 9 năm tù giam, nhưng chuyên môn là trung cấp cầu đường bộ. Thậm chí ông Huỳnh Văn Siềl, nguyên cán bộ TN-MT của Phú Quốc bị kết án 2 năm tù, trước tòa ông ngơ ngác: “Bị cáo không có chuyên môn, ai bảo gì làm đó, bị cáo cũng không hiểu mình bị khởi tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn…” nghĩa là sao”(?).
Ông Nguyễn Hữu Bộ bị án 3 năm tù cũng không học hành gì về quản lý đất đai. Duy nhất một người có chuyên ngành là ông Trần Khắc Trung- Phó phòng TN-MT Phú Quốc- học trung cấp bản đồ, bị kết án 3 năm tù.
Vụ tiêu cực trên đảo Phú Quốc này, ngoài nguyên nhân vụ lợi, cố ý làm trái…, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thừa nhận có sự quá yếu kém về năng lực quản lý của cán bộ.
Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang cho biết: Cán bộ không có nghiệp vụ quản lý đất đai đang chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các Phòng TN-MT cấp huyện, thị xã. Phần lớn họ chỉ học các trường chính trị, trong đó không ít người học tại chức.
Cấp xã: Không chuyên môn càng thêm rối
Xã Thạnh Phú (Cái Nước, Cà Mau) nằm trên đoạn Quốc lộ 1A đang được nâng cấp từ TP Cà Mau xuống Năm Căn và tình hình khiếu kiện đất đai khá phức tạp. Xã có 2.800 hộ, 3.100 ha đất tự nhiên, từ năm 1995 đến nay có 3 đời cán bộ TN-MT.
Đầu tiên là ông Nguyễn Hoàng Lưỡng, văn hóa lớp 5, gần 60 tuổi. Ông làm được 1 năm thì già yếu không lội ruộng được nữa phải chuyển công tác khác và ông Nguyễn Hoàng Phong, văn hóa lớp 9, lên thay.
Ông Phong làm được 9 năm (1996 – 2004) và “thành tích” nổi bật của ông là nắm sổ mục kê, sơ đồ đất đai xúi người dân tranh chấp để trục lợi. Bởi thế, lịch sử đất đai ở đây vốn đã phức tạp, ông Phong còn làm cho phức tạp thêm khiến anh em, hàng xóm phải kéo nhau ra tòa vì sổ đỏ được cấp chồng lấn lên nhau.
Có những đám đất được cấp 2 sổ đỏ cho 2 người. Cuối năm 2004, ông Nguyễn Hoàng Phong bị đình chỉ công tác, hiện đang trong vòng điều tra của công an.
Đầu năm 2005, xã Thạnh Phú ký hợp đồng với Lâm Khánh Hưng làm cán bộ TN-MT. Hưng học trung cấp thủy sản ra nên hồ sơ đất đai do Hưng vẽ đưa lên huyện là bị trả về, năm lần bảy lượt mới đạt.
Cán bộ TN-MT cấp xã, phường, thị trấn ở Cà Mau có 87 người, trong đó 44 người (hơn 50%) không có nghiệp vụ về TN-MT. ở các huyện U Minh, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời thì tất cả cán bộ TN-MT cấp xã, phường, thị trấn đều không có nghiệp vụ chuyên môn.
Cán bộ TN-MT cấp xã, phường, thị trấn ở tất cả các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL hiện vừa thiếu, vừa yếu lại luôn biến động trong khi yêu cầu cần ổn định để am hiểu địa bàn.
Ở cơ sở đã xảy ra nhiều vụ việc khó tin. Cán bộ TN-MT xã Thạnh Phú, Phú Hưng và huyện Cái Nước (Cà Mau) dùng sổ đỏ của dân tiếp tay “cò ngân hàng” lấy trên 2,5 tỷ đồng của các chi nhánh ngân hàng thương mại Cà Mau và đang bị khởi tố.
Cán bộ địa chính ngồi ở nhà vẽ, tạo lập hồ sơ, cấp sổ đỏ trùng lắp, chồng chéo gấp nhiều lần diện tích đất thực tế. Hai xã Phong Thạnh Tây A và Phong Thạnh Tây B (Phước Long, Bạc Liêu) có đến 300 sổ đỏ vẽ trên giấy như thế được đem thế chấp vay vốn ngân hàng và nay đang đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn.
Bởi vì diện tích đất thực tế có thể phát mại ít hơn diện tích trong sổ đỏ đem thế chấp.
Rõ ràng vị trí của cán bộ TN-MT ở cơ sở chưa được đặt xứng tầm cuộc sống. Những người có nghiệp vụ chưa được chú trọng sử dụng, hàng năm còn nhiều người được đào tạo chính quy về quản lý đất đai nhưng khó tìm việc làm.
Ý kiến của cán bộ TN-MT chưa được nghiêm túc lắng nghe trong “Hội đồng giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân” ở các địa phương, một cơ cấu nhiều thành phần mà chủ yếu không có nghiệp vụ quản lý đất đai, không nắm chắc luật pháp. Tất cả đang tạo ra lỗ hổng rất lớn ở cơ sở trong công tác quản lý đất đai hiện nay.
Một khía cạnh khác, lương hàng tháng của cán bộ TN-MT nếu tốt nghiệp đại học từ 670 nghìn đến 1 triệu đồng, trung cấp 420 nghìn đồng, không có chuyên môn 316 nghìn đồng. Đất đai trong quá trình đô thị hóa thì biến động mạnh và có giá cao.
Thực trạng đó, lý giải vì sao khiếu nại, tố cáo và những tiêu cực về đất đai luôn là vấn đề nóng bỏng ở các địa phương. Đã đến lúc, Chính phủ, Bộ TN – MT mà trực tiếp là lãnh đạo các tỉnh TP cần nhìn nhận vấn đề cán bộ làm công tác quản lý đất đai một cách nghiêm túc và trách nhiệm hơn.
Đô thị hóa giá đất tăng cao
“Vấn đề là ở chỗ Nhà nước thực hiện quản lý đất đai ra sao? Đừng nên biến việc này thành đặc quyền của một số cán bộ đương quyền”. Trả lại giá trị thực của đất: cả hai loại giá đất hiện nay đều bất hợp lý (giá nhà nước thì quá thấp, giá “ảo” thị trường lại quá cao), đòi hỏi luật phải trả lại cho được giá trị thực của đất. Dự thảo qui định: việc định giá đất của Nhà nước đảm bảo nguyên tắc sát với giá thực tế trên thị trường.
Chia sẻ băn khoăn trước tình hình giá đất “đang vọt lên trời” như hiện nay, “đất đai phải theo qui luật chung chứ không thể có chuyện bao cấp về giá” (ngoại trừ một số đối tượng chính sách, người nghèo... thì có thể miễn giảm cho người mua đất). “Chính sách thuế khóa sẽ điều chỉnh được, chúng ta không nên ngại” - Bên cạnh đó giá đất do UBND tỉnh qui định phải được “sàng lọc” qua HĐND cùng cấp. Cách làm này sẽ ngăn chặn hữu hiệu nguy cơ giá đất ra đời là do ý chí của một vài cá nhân nào đó.
Đừng biến đất đai trở thành đặc quyền của một số cán bộ đương quyền
“Không ai phản đối việc Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai, nhưng vấn đề ở chỗ quản lý ra sao? Đừng nên biến việc này thành đặc quyền của một số cán bộ đương quyền”
Qui hoạch “3 không”
“Người nông dân không đất là một nguy cơ lịch sử”. Ông tiếp: “Tôi đồng ý với quan điểm cần phải tập trung đất để có sản xuất hàng hóa lớn, sản xuất có hiệu quả, nhưng nếu không có qui định giới hạn tối đa mà cho phép tích lũy vô hạn độ sẽ dẫn đến sự bất công xã hội”.
Ttình trạng “qui hoạch treo”, qui hoạch tràn lan, qui hoạch tùy tiện... “Trong khi đất đai ngày càng thu hẹp dần, nông dân thiếu đất sản xuất, không dám sửa nhà dù nhà dột nát thì Nhà nước lại qui hoạch theo kiểu “ba không”: không sử dụng, không đền bù, không giải tỏa.
Không những thế còn nghiêm cấm người dân sản xuất. Bởi thế nhiều nông dân nghèo lại càng nghèo thêm”. Từ thực tế trên, ông đề nghị nếu Nhà nước chưa bồi hoàn, chưa sử dụng thì người dân được phép sản xuất. “Sẽ xuất hiện thêm những ông hội đồng mới nếu không có giới hạn về hạn điền”.
Tình trạng sa mạc hoá đất đai: 20 triệu người đang bị ảnh hưởng
Sống chung với hạn hán?Bộ NNPTNT khẳng định không thể bỏ rơi các vùng đất khô cằn và xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hoá gồm duyên hải miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên. Các khu vực này thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng, nước, tăng cường quản lý sử dụng đất đai, hạn chế ảnh hưởng của hạn hán và đáp ứng các yêu cầu cấp bách của nhân dân trong khu vực chịu ảnh hưởng. Đại diện Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Setzuko Yamazaki lưu ý phải quan tâm tới giải pháp "sống chung với hạn hán". Với quan điểm này, cần phải tính đến các giải pháp đảm bảo cuộc sống người dân trong điều kiện tài nguyên nước hạn chế và nguy cơ thoái hoá đất dựa trên việc huy động người dân tham gia chống hạn, sử dụng các giống cây trồng chịu hạn, bảo vệ đất và sử dụng bền vững tài nguyên nước.Thời gian tới theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT - ông Hứa Đức Nhị, VN sẽ tiếp tục triển khai các dự án liên quan đến chương trình chống sa mạc hoá với tổng kinh phí 192 triệu USD. Phía các nhà tài trợ hiện cũng phê duyệt 3 dự án quản lý bền vững lâm nghiệp, cải tạo thí điểm đất sa mạc hoá với tổng vốn trên 8,2 triệu USD. Bên cạnh đó Bộ KHĐT cũng đã trình Thủ tướng kế hoạch phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 với tổng vốn đầu tư lên tới 40.000 tỉ đồng cùng với trên 14.600 tỉ đồng cho dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng.
DN khó đầu tư lâu dài vì thời hạn thuê đất quá ngắn
Hầu hết các DN cho rằng thời hạn thuê đất 50 năm như trong điều 27 Luật Đất đai sửa đổi quy định. TS Lê Thái Hỷ, Chánh Văn phòng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP.HCM đưa ra ý kiến: ''Vấn đề lớn đầu tiên liên quan tới đất đai đối với nhà đầu tư trong KCX và KCN mà chúng tôi muốn Dự thảo Luật lần này cần phải đề cập là thời hạn thuê đất. Các DN đầu tư cơ sở hạ tầng được cấp hoặc thuê đất với một thời hạn nhất định, thường là 50 năm chỉ có thể ký hợp đồng cho thuê đất với các DN đặt nhà máy trong KCN, KCX với thời hạn tối đa là thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất - ví dụ như 35 hay 40 năm. Tuy nhiên các DN khi đầu tư vào chênh lệch giữa giấy phép đầu tư và hợp đồng thuê đất, DN không được đảm bảo là sẽ được thuê đất tiếp. Hơn nữa, việc chênh lệch về thời gian này còn tạo ra khó khăn trong việc tính toán và thanh toán tiền thuê đất''.
Một nhà đầu tư nước ngoài, ông Lai Boon Tuck, Giám đốc Công ty Liên doanh Grand Horizon rất bức xúc cho biết: ''Nhà nước cần cho phép thời hạn cho thuê đất dài hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài được phép hoạt động trung bình từ 30 đến 40 năm sau đó phải chuyển giao cơ sở vật chất, hạ tầng cho phía Vịêt Nam, trong khi đó, với nhiều liên doanh, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, từ thời gian này trở đi, liên doanh mới có lãi''.
''Luật cho phép thời hạn cho thuê đất sản xuất kinh doanh tối đa là 50 năm nhưng chỉ được cho phép thuê 30 năm. Hiện nay, các quy định cụ thể về thời hạn thuê đất không rõ ràng. Thời hạn 30 năm đối với DN là còn ngắn. Thời hạn thuê ngắn sẽ khiến DN ngại đầu tư lớn khấu hao nhanh, làm tăng giá thành sản xuất, giảm tính cạnh tranh và không yên tâm đầu tư lâu dài''. Bà Ngô Thái Hoà, Giám đốc Công ty chè Thái Hoà khẳng định.
Việc lấy đất ruộng màu mỡ ở đồng bằng sông Hồng để xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, đang làm ảnh hưởng tới sự an toàn lương thực - một vấn đề chiến lược vô cùng quan trọng của đất nước. Trước nguy cơ này, chính quyền các địa phương và các nhà quy hoạch đô thị hãy cân nhắc những lợi hại trước mắt, cũng như lâu dài, để có những quyết sách đúng đắn cho sự phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước.
Vấn đề này đã được giáo sư NGND. Nguyễn Văn Chiến nêu trong bài “Vấn đề đô thị hoá ở đồng bằng sông Hồng” (đăng trên báo Nhân dân, trang 5 ra ngày 8/7/2007). Việc lấy đất ruộng màu mỡ không chỉ xẩy ra ở tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh, mà hiện nay, việc này diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, kể cả trong việc quy hoạch và xây dựng thành phố Hà nội. Nơi những cánh đồng lúa bát ngát, vàng óng no ấm trước đây, nay là những khu công nghiệp mới, hoặc là những khu đất thênh thang đang được san ủi để xây dựng những khu đô thị. Nhìn quang cảnh này, ta thấy lo hơn là mừng. Việc lấy đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp và đô thị, là phải tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải tạo điều kiện để người nông dân bị mất đất có công ăn việc làm mới, nhằm ổn định, nâng cao đời sống và từng bước xoá bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nhưng hiện nay, một số nơi lấy ruộng đất của nông dân, làm mất đi nghề sản xuất truyền thống - phương kế sinh nhai chủ yếu của họ - cho họ cầm một túi tiền, nhưng không có công ăn việc làm và đang ngỡ ngàng trước sự chuyển đổi của cơ chế thị trường. Điều đó đã dẫn đến việc đất nông nghiệp bị thu hẹp, sẽ ảnh hưởng tới sự an ninh lương thực, đồng thời, người nông dân bị mất đất sản xuất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp, tệ nạn… Một số nơi khác thì chính việc xây dựng và hoạt động của các khu công nghiệp đã làm ô nhiễm môi trường trong lành ở nông thôn, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng, thậm chí đã xảy ra một số “làng ung thư”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mới đây, ta đã gia nhập tổ chức thương mại WTO, do đó việc đầu tư vào nước ta sẽ tăng gấp bội. Nhiều khu công nghiệp, đô thị mới, được hình thành cùng hơn 700 đô thị cũ được cải tạo và phát triển rất nhanh. Quá trình đô thị hóa tiến triển với tốc độ cao. Theo dự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2020, dân số Việt Nam lên tới khoảng 100 triệu dân, trong đó 70% sẽ là dân đô thị. Như vậy lượng đất đai cần cho viêc xây dựng đô thị sẽ rất lớn. Đô thị hoá là quá trình tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá để phát triển đất nước. Song mỗi quốc gia phải căn cứ vào các điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống lịch sử và các đặc thù về đất đai, tiềm năng thiên nhiên của mình để tiến hành từng bước vững chắc sự nghiệp đô thị hoá cho phù hợp. Trong hoàn cảnh nước ta, đất đai ở đồng bằng sông Hồng ít, mật độ dân cư lại đông đúc, trong khi đó ở vùng đồi núi, đất đai rất nhiều (chiếm gần 3/4 đất đai toàn quốc), mật độ dân cư lại thưa thớt. Vì vậy ta nên bố trớ xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng đồi núi trung du, như thế sẽ thuận tiện và hợp lý hơn, trừ những trường hợp có đặc thù riêng. Những năm trước đây, ta rất quan tâm, coi trọng việc lấy đất ở vùng đồi núi để xây dựng khu công nghiệp và đô thị. Đây đã từng là một chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc đô thị hoá. Ví dụ: việc xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp xi măng Bỉm Sơn, cùng các đô thị: Xuân Hoà, Xuân Mai… Qua đó, ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm thiết thực trong việc này. Đây là một bài học rất quý giá từ thực tiễn, tác động trực tiếp đến công cuộc bố trí lực lượng sản xuất và phân bổ dân cư trên toàn quốc và từng vùng lãnh thổ. Hãy xem ví dụ về quy hoạch xây dựng thành phố Hà Nội. Từ một thành phố tiểu vùng với 250.000 dân dưới chế độ thực dân Pháp, Hà Nội đã trở thành một thành phố lớn, lấy công nghiệp là cơ sở xây dựng phát triển thành thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của cả nước. Hà Nội ngày càng bề thế, khang trang, đang bước vào thời kỳ phát triển rất rầm rộ. Đời sống nhân dân thành phố đã được cải thiện nhiều. Nhưng, quy mô dân số của thành phố tăng quá nhanh, quá mức, trong khi đó việc xây dựng phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở không đáp ứng kịp, nên đã nẩy sinh nhiều vấn đề bức xúc tồn tại kéo dài: nạn ùn tắc, tai nạn giao thông, tình trạng thiếu chỗ ở, thiếu các công trình dịch vụ công cộng… Đây cũng chính là căn bệnh mà những đô thị phát triển khổng lồ trên thế giới thường mắc phải. Nếu Hà Nội phát triển theo sơ đồ quy hoạch xây dựng trung tâm dầy đặc, hướng tới một thành phố khổng lồ (mà thực tế Hà Nội dường như đang phát triển theo hướng này), thì ruộng đất của nông dân sẽ còn bị lấy nhiều nữa. Vì vậy việc lập quy hoạch xây dựng cần hết sức thận trọng, trên cơ sở khoa học, ta cần có những phương án so sánh toàn diện, sát với nhu cầu thực tế, để thành phố phát triển hợp lý và khắc phục được những tồn tại nêu trên, đừng bị đi theo “vết xe đổ” của các thành phố khổng lồ ở nước ngoài. Việc lấy đất ruộng mầu mỡ ở vùng đồng bằng châu thổ không chỉ ảnh hưởng tới sự an toàn lương thực của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề cơ bản của sự nghiệp đô thị hoá, kể cả vấn đề về an ninh quốc phòng. Vì thế, mong rằng tất cả chúng ta, hãy thực sự quan tâm đến vấn đề này trong sự phát triển đô thị hiện nay.
._.