Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: TỰ ĐỘNG HOÁ
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA TRỄ TRUYỀN THÔNG
TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN (DCS)
ĐÀO TUẤN ANH
THÁI NGUYÊN 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: TỰ ĐỘNG HOÁ
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA TRỄ TRUYỀN THÔNG
TRONG HỆ ĐIỀU K
129 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc tính của trễ truyền thông trong hệ điều khiển phân tán (dcs), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỂN PHÂN TÁN (DCS)
Học viên : Đào Tuấn Anh
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Quốc Khánh
THÁI NGUYÊN 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHKT CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------o0o-----------
THUYẾT MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI:
NGHI ÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỦA TRỄ TRUYỀN THÔNG
TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN (DCS)
Học viên: Đào Tuấn Anh
Lớp: CH-K8
Chuyên ngành: Tự động hoá
Người HD khoa học: PGS. TS. Bùi Quốc Khánh
Ngày giao đề tài: 01/11/2007
Ngày hoàn thành: 30/4/2008
KHOA ĐT SAU ĐẠI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN
PGS.TS. Bùi Quốc Khánh
Đào Tuấn Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do tôi tổng hợp và nghiên cứu.
Trong luận văn có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã nêu trong phần tài liệu
tham khảo.
Tác giả luận văn
Đào Tuấn Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG HỆ
ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN
1
1.1. Tổng quan hệ về tự động hoá quá trình sản xuất và các hệ điều khiển 1
1.1.1. Mô hình phân cấp của hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất 1
1.1.2. Mạng truyền thông trong hệ thống điều khiển tự động 3
1.2. Truyền thông trong hệ điều khiển phân tán (DCS) 5
1.2.1 Khái quát chung về hệ DCS 5
1.2.1.1. Cấp chấp hành - cảm biến 5
1.2.1.2. Cấp điều khiển 7
1.2.1.3. Cấp vận hành, giám sát chỉ huy 7
1.2.1.4. Hệ thống quản lý thông tin 7
1.2.1.5. Chức năng của hệ DCS 8
1.2.2. Truyền thông trong hệ DCS 10
1.2.2.1. Ứng dụng mô hình chuẩn OSI trong mô hình bus trường của
hệ DCS
10
1.2.2.2. Phương pháp truyền thông trong hệ điều khiển chuyển động 11
1.2.2.3. Phương pháp truyền thông trong hệ điều khiển truyền động
phân tán
17
1.3. Trễ trong hệ điều khiển phân tán 18
1.4. Kết luận 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 2: GIAO THỨC MẠNG VÀ CÁC HỆ THỐNG MẠNG
TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN
21
2.1. Hệ thời gian thực và điều khiển thời gian thực 21
2.1.1. Hệ thời gian thực 21
2.1.2. Điều khiển thời gian thực 23
2.2. Giao thức mạng 26
2.2.1. Phương pháp CSMA/CD 28
2.2.2. Phương pháp chuyển thẻ bài (Token passing) 31
2.2.3. Phương pháp CSMA/AMP (CAN) 34
2.3. Một số hệ thống bus tiêu biểu sử dụng trong hệ DCS 36
2.3.1. PROFIBUS 36
2.3.1.1. PROFIBUS DP 37
2.3.1.2. PROFIBUS PA 38
2.3.1.3. PROFIBUS FMS (Fieldbus Message Specification) 39
2.3.2. CAN 39
2.3.3. Ethernet 40
2.3.4. Fourdation Fieldbus 41
2.4. Đánh giá hiệu năng của mạng truyền thông 44
2.4.1. Hiệu suất của hệ thống mạng 45
2.4.2. Hệ số sử dụng đường truyền 45
2.4.3. Số lượng thông điệp không được truyền 46
2.5. Kết luận 46
CHƢƠNG 3: NGHIÊN CỨU TRỄ TRUYỀN THÔNG TRONG MỘT SỐ
MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU
47
3.1. Thời gian trễ trong truyền thông 47
3.1.1. Giới thiệu 47
3.1.2. Các thành phần của thời gian trễ 48
3.1.2.1. Thời gian tiền xử lý truyền thông trong nút truyền, Tpre 49
3.1.2.2. Trễ đo thời gian ở nút truyền, Twait 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1.2.3. Trễ trên đường mạng, Ttx 51
3.1.2.4. Trễ xử lý tại nút nhận, Tpost 52
3.1.2.5. Lược đồ thời gian của quá trình truyền thông 52
3.2. Trễ truyền thông trong mạng Ethernet 54
3.2.1. Cấu hình mạng truyền thông 54
3.2.2. Cấu hình mạng Ethernet sử dụng Switch 58
3.2.3. LAN Switch 60
3.2.4. Trễ truyền thông trong mạng Ethernet sử dụng LAN Switch 62
3.2.5. Nhận xét 74
3.3. Trễ truyền thông trong mạng CAN 75
3.3.1. Phát hiện lỗi và xử lý lỗi trong mạng CAN 75
3.3.2. Đặc điểm của trễ truyền thông trong mạng CAN 76
3.3.3. Trễ truyền thông trong trường hợp truyền lại 77
3.3.4. Nhật xét 78
3.4. Đánh giá ảnh hƣởng của các thành phần trễ truyền thông 79
3.5. Kết luận 82
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA TRỄ TRUYỀN THÔNG
TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG NHIỀU TRỤC
83
4.1. Hệ truyền động nhiều trục điều khiển vị trí 83
4.1.1. Hệ điều khiển servo 84
4.1.2. Bộ nội suy quỹ đạo 84
4.1.3. Điều khiển quá trình 85
4.1.4. Điều khiển liên kết chéo (cross-coupled control) 85
4.2. Hệ điều khiển truyền động nhiều trục điều khiển vị trí dùng mạng
truyền thông tƣơng tự (analog)
89
4.2.1. Cấu hình của mô hình 89
4.2.2. Giới thiệu mô hình 90
4.2.2.1. Cụm điều khiển 90
4.2.2.2. Encoder 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.2.2.3. Resolver và Synchro 92
4.2.3. Đánh giá phương pháp truyền thông tương tự trong hệ điều khiển 93
4.3. Hệ điều khiển truyền động nhiều trục điều khiển vị trí dùng mạng
truyền thông Bus-CAN
95
4.3.1. Cấu hình mô hình 95
4.3.2. Đánh giá phương pháp truyền thông sử dụng CAN-Bus 96
4.4. Các phƣơng pháp mô hình hoá trễ trong hệ thống điều khiển 98
4.4.1. Phương pháp xấp xỉ Padé 98
4.4.2. Mô hình hoá trễ truyền thông dùng xích Markov 99
4.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng điều khiển 100
4.6. Phân tích sự ảnh hƣởng của trễ truyền thông đến chất lƣợng điều
khiển của hệ thống truyền động nhiều trục
101
4.6.1. Cấu hình của mô hình 102
4.6.2. Phân tích ảnh hưởng của trễ truyền thông đến chất lượng điều khiển
của hệ thống
103
4.7. Kết luận 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI NÓI ĐẦU
Cơ sở lựa chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật vi điều khiển là sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần mềm, kỹ thuật truyền số, chính sự phát
triển mạnh mẽ đó đã tạo ra bước ngoặt tích cực cho các giải pháp đo lường và điều
khiển.
Trong những năm 90 của thế kỷ 20, quá trình module hoá, phân tán điều khiển
với mạng truyền thông kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ và cho ra đời một thế hệ mới
các hệ thống điều khiển – hệ thống điều khiển phân tán DCS. Cho tới ngày nay,
điều khiển phân tán đã được sử dụng trong các hệ thống điều khiển truyền động và
điều khiển chuyển động.
Các hệ thống truyền thông sử dụng bus truyền thông chung đã dần thay thế các
hệ thống điều khiển truyền thông điểm – điểm trước đây, đã đem lại khả năng nâng
cao hiệu suất, nâng cao tính linh hoạt, độ tin cậy của các hệ thống tích hợp đồng
thời giảm được chi phí, thời gian lắp đặt, nâng cấp cũng như bảo trì. Tuy nhiên việc
sử dụng hệ thống truyền thông bus chung đã nảy sinh khó khăn là các trễ truyền
thông giữa các sensor, các cơ cấu chấp hành và bộ điều khiển. Trễ truyền thông này
là do việc chia xẻ chung một phương tiện truyền thông, do thời gian tính toán cần
thiết cho việc mã hoá/giải mã các đại lượng đo và thời gian xử lý truyền thông. Trễ
truyền thông có tính ngẫu nhiên phụ thuộc vào giao thức truyền thông, phần cứng
sử dụng và trạng thái của hệ thống mạng truyền thông. Trễ truyền thông sẽ lớn và
mang tính bất định cao khi lưu lượng truyền thông lớn, đặc biệt là khi hệ thống
mạng rơi vào trạng thái nghẽn mạng. Để đảm bảo sự ổn định cũng như đảm bảo
chất lượng điều khiển của hệ thống điều khiển, việc nghiên cứu về trễ truyền thông
trong hệ thống điều khiển là cần thiết.
Đề tài “Nghiên cứu đặc tính của trễ truyền thông trong hệ điều khiển phân
tán” được lựa chọn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về đặc tính trễ truyền thông trong các mạng truyền
thông công nghiệp tiêu biểu và phân tích ảnh hưởng của trễ truyền thông tới chất
lượng điều khiển của hệ thống điều khiển phân tán nói chung, điều khiển truyền
động nói riêng.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung luận văn với các đề mục và nội dung như sau :
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình vẽ
Danh mục bảng biểu
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về mạng truyền thông trong hệ điều khiển phân tán
Chương 2: Giao thức mạng và các hệ thống mạng trong hệ điều khiển phân tán
Chương 3: Nghiên cứu trễ truyền thông trong các mạng truyền thông công
nghiệp tiêu biểu
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của trễ truyền thông trong hệ điều khiển
truyền động nhiều trục
Kết luận và Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Bùi Quốc Khánh,
các thầy cô trong Khoa Điện và Khoa Sau Đại Học trường Đại học Công Nghiệp
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Do kiến thức bản thân còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, 04.2008
Tác giả, Đào Tuấn Anh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1. Sơ đồ phân cấp hệ thống điều khiển tự động hoá quá trình sản xuất
Hình 1-2. Mô hình điều khiển đơn giản
Hình 1-3: Tổng quan phần cứng PLC
Hình 1-4. Sơ đồ chức năng điều khiển của hệ DCS
Hình 1-5. So sánh mô hình Fieldbus và mô hình OSI
Hình 1-6. Các phần tử tiêu biểu của môt hệ điều khiển chuyển động
Hình 1-7. Cấu hình của hệ điều khiển chuyển động.
Hình 1-8. Cấu trúc truyền thông của hệ điều khiển chuyển động truyền thống
Hình 1-9. Cấu hình mạng của hệ điều khiển chuyển động (tốc độ cao)
Hình 1-10. Cấu hình mạng của hệ điều khiển chuyển động (tốc độ thấp).
Hình 1-11. Sơ đồ điều khiển với các thành phần của trễ
Hình 2-1. Các dạng của tính kịp thời
Hình 2-2. Các kiểu tác vụ theo chuẩn IEC 61131-3
Hình 2-3. Định dạng của khung truy nhập mạng Ethernet
Hình 2-4. Định dạng khung truy nhập mạng của ControlNet
Hình 2-5. Sơ đồ thời gian của chu kỳ quay vòng thẻ bài TRT
Hình 2-6. Định dạng khung truy nhập mạng CAN
Hình 2-7. Cấu hình Multi-Master trong PROFIBUS
Hình 2-8. Cấu hình Multi-Master trong PROFIBUS
Hình 2-9. Cấu hình Multi-Master trong PROFIBUS
Hình 2-10. Mạng Foundation Fieldbus H1
Hình 2-11. Mạng H1/HSE
Hình 3-1. Phân bố của các thành phần trễ truyền thông trong mô hình mạng OSI
Hình 3-2. Lược đồ thời gian của quá trình truyền tin trên mạng
Hình 3-3. Cấu hình mạng Ethernet truyền thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hình 3-4. Cấu hình mạng chuyển mạch hoàn toàn sử dụng Switch
Hình 3-5. Ngưỡng trong bộ đệm đầu vào
Hình 3-6. Mô hình hoạt động của LAN Switch
Hình 4-1. Sai lệch quỹ đạo chuyển động
Hình 4-2. Cấu trúc điều khiển liên kết chéo
Hình 4-3. Cấu hình truyền thông của hệ điều khiển truyền động nhiều trục
Hình 4-4. Encoder thẳng
Hình 4-5. Vạch vị trí
Hình 4-6. Cấu tạo Synchro, resolver
Hình 4-7. Cấu hình truyền thông dùng CAN-bus cho hệ điều khiển chuyển động
Hình 4-8. Cấu hình của hệ điều khiển truyền động nhiều trục dùng truyền thông CAN-Bus
Hình 4-9. Cấu hình của hệ điều khiển truyền động dùng truyền thông Bus-CAN
Hình 4-10. Cấu trúc điều khiển chuyển động hai trục điều khiển vị trí
Hình 4-11. Kết quả mô phỏng khảo sát ITAE với các tần số lấy mẫu khác nhau
Hình 4-12. Quỹ đạo chuyển động (xác suất thông điệp sự kiện 3%, chu kỳ lấy mẫu 2.5ms)
Hình 4-13. Sai lệch quỹ đạo chuyển động
Hình 4-14. Sai lệch quỹ đạo chuyển động trong hệ truyền động hai trục XY với chu kỳ
lấy mẫu 4ms
Hình 4-15: Quỹ đạo chuyển động X-Y ở trạng thái chưa bão hoà
Hình 4-16. Sai lệch quỹ đạo chuyển động trong hệ truyền động hai trục XY với chu kỳ
lấy mẫu 2.5 ms
Hình 4-17. Quỹ đạo chuyển động X-Y khi mạng bão hoà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1. Thông số kỹ thuật của một số loại bus
Bảng 4-1. Xấp xỉ Padé cho thành phần trễ exp (-s)
Bảng 4-2. Kết quả khảo sát khi không có thông điệp sự kiện truyền trên mạng
Bảng 4-3. Kết quả khảo sát khi xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện trên mạng là 1%
Bảng 4-4. Kết quả khảo sát khi xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện trên mạng là 3%
Bảng 4-5. Kết quả khảo sát khi xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện trên mạng là 5%
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG
TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN
1.1. Tổng quan hệ về tự động hoá quá trình sản xuất và các hệ điều khiển
1.1.1. Mô hình phân cấp của hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất
Hệ thống điều khiển, điều hành và quản lý sản xuất một cách tự nhiên được
phân chia thành nhiều cấp. Phù hợp với thực tế này, hệ thống tự động hoá quá trình
sản xuất cũng được phân chia thành nhiều cấp và điển hành của một hệ thống tự
động hoá quá trình sản xuất thường bao gồm 5 cấp như trên Hình 1-1.
Đặc điểm của các cấp này như sau:
Cấp thứ nhất: Là cấp cảm biến - chấp hành hay cấp trường.Nó thực hiện kết nối
các bộ điều khiển, cảm biến và các cơ cấu chấp hành.
Cấp thứ hai: là cấp điều khiển (phân xưởng) thực hiện việc điều khiển các quá
trình công nghệ và thực hiện việc kết nối các bộ điều khiển, thiết bị điều khiển lôgic
khả trình PLC, thiết bị điều khiển quá trình công nghệ trong máy điều khiển số
CNC hoặc các máy tính PC công nghiệp.
1. Cấp trường (cảm biến - chấp hành)
2. Cấp điều khiển
3. Cấp giám sát – chỉ huy
4. Cấp quản lý
nhà máy
5. Cấp
quản lý
công ty
Workstation, PC, Servers
Workstation, PC, Servers
Workstation, PC
Controllers, PLC, CNC, PC
Controllers, sensors, actuators
Hình 1-1. Sơ đồ phân cấp hệ thống điều khiển tự động hoá quá trình sản xuất
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Cấp thứ ba: Là cấp vận hành, giám sát chỉ huy và thực hiện chức năng vận hành
giám sát và điều khiển chỉ huy quá trình công nghệ. Tại cấp thứ ba này thực hiện
các chức năng giao diện người-máy, lưu trữ các số liệu liên quan tới sản xuất, ra các
lệnh, thiết lập cấu hình và thay đổi chế độ làm việc cho quá trình công nghệ, máy
sản xuất,…Thiết bị trong cấp thứ ba này là các máy trạm làm việc, các máy tính PC.
Các cấp 1,2 và 3 là các cấp trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ.
Cấp thứ tư: là cấp quản lý nhà máy và thực hiện phối hợp nhiều nhiệm vụ quản
lý khác nhau như quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý nguồn lực,…
Cấp thứ năm: là cấp quản lý công ty và nó thực hiện kết nối và phối hợp các
hoạt động quản lý khác nhau trên mọi nhà máy, chi nhánh và văn phòng công ty tại
nhiều thành phố và quốc gia khác nhau.
Trong sơ đồ phân cấp của hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất thì các cấp 1,
2 và 3 là các cấp trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ và hệ thống điều khiển tự
động áp dụng cho các cấp này còn được gọi là hệ thống tự động hoá quá trình công
nghệ còn các cấp thứ 4 và thứ 5 thực hiện chức năng quản lý và hệ thống tự động
hoá áp dụng cho hai cấp này được gọi là hệ thống tự động hoá điều hành và quản lý
sản xuất.
Thiết bị đo Cơ cấu chấp hành
Bộ điều khiển
Hình 1-2. Mô hình điều khiển đơn giản
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.2. Mạng truyền thông trong hệ thống điều khiển tự động
Mỗi cấp của hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất có các yêu cầu về thông
tin cần xử lý và trao đổi thông tin khác nhau. Trong sơ đồ phân cấp như trên Hình
1-1 thì ở cấp càng cao lượng thông tin yêu cầu xử lý và trao đổi càng lớn nhưng tần
suất và yêu cầu về tính thời gian thực giảm dần. Ở mỗi cấp thường có nhu cầu trao
đổi thông tin theo hai hướng: trao đổi thông tin với cấp trên và trao đổi thông tin với
cấp dưới. Cấp quản lý công ty thường đòi hỏi kết nối truyền tin với những gói dữ
liệu kích thước lớn, trên khoảng cách lớn và thường sử dụng công nghệ mạng diện
rộng (WAN). Cấp quản lý nhà máy và cấp giám sát - chỉ huy thường sử dụng mạng
Ethernet với giao thức TCP/IP (mạng cục bộ - LAN). Cấp điều khiển và cấp cảm
biến - chấp hành đòi hỏi tính thời gian thực và tần suất trao đổi thông tin lớn. Các
yêu cầu khác nhau này không chỉ ở các cấp điều khiển khác nhau mà ngay trong
một cấp của hệ thống điều khiển các quá trình công nghệ phức tạp thì mỗi ứng
dụng, mỗi công đoạn sản xuất cũng có những yêu cầu khác nhau về trao đổi thông
tin, đặc biệt là trong cấp cảm biến - chấp hành. Do vậy đỏi hỏi phải áp dụng các
công nghệ khác nhau cho mỗi cấp điều khiển này. Có ba giải pháp để thực hiện việc
trao đổi thông tin trong các hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất nói chung, hệ
thống điều khiển phân tán riêng là:
1. Phương thức trao đổi thông tin bằng tín hiệu tương tự (analog): Trong các
hệ thống sử dụng phương thức trao đổi thông tin bằng tín hiệu analog, tín hiệu số
trong các thiết bị điều khiển số được chuyển đổi thành tương tự thông qua các bộ
chuyển đổi số - tương tự (DAC) và ngược lại tại thiết bị nhận tín hiệu được chuyển
đổi từ tương tự sang số thông qua các bộ chuyển đổi tương tự số (ADC). Trong hệ
thống điều khiển sử dụng phương thức trao đổi thông tin bằng tín hiệu tương tự, khi
khối lượng thông tin cần trao đổi lớn sẽ dần tới tăng khối lượng dây dẫn cũng như
làm giảm chất lượng điều khiển do sai số của quá trình chuyển đổi tín hiệu trong
các bộ chuyển đổi ADC và DAC.
2. Điều khiển phân tán với truyền thông kỹ thuật số điểm - điểm.
3. Điều khiển phân tán sử dụng mạng truyền thông kỹ thuật số.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
So với phương án điều khiển phân tán sử dụng mạng truyền thông, phương
án sử dụng truyền thông điểm - điểm nhiều hạn chế về khả năng tích hợp, chi phí
bảo trì, sửa chữa cao. Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thông đã thúc đẩy việc chuyển hướng phát triển của các hệ
thống điều khiển tự động hoá quá trình công nghệ sang hướng điều khiển phân tán
sử dụng mạng truyền thông kỹ thuật số nhằm tận dụng những ưu điểm của phương
án này.
Mạng máy tính (hay mạng truyền thông kỹ thuật số) trong hệ thống tự động
hoá quá trình sản xuất được phân chia thành hai loại: mạng điều khiển và mạng dữ
liệu. Trong mô hình phân cấp của hệ thống tự động hoá quá trình sản xuất hiện đại,
hệ thống mạng máy tính sử dụng cho cấp quản lý công ty (cấp 5), cấp quản lý và
điều hành nhà máy (cấp 4) và một phần của cấp giám sát – chỉ huy mạng dữ liệu.
Mạng máy tính sử dụng cho cấp cảm biến – chấp hành (cấp trường), cấp điều khiển
quá trình công nghệ (cấp điều khiển) và cấp điều khiển giám sát là mạng điều khiển.
Mạng dữ liệu có đặc điểm là các gói dữ liệu có kích thước lớn, tần suất
truyền tin nhỏ. Yêu cầu đối với các hệ thống mạng sử dụng cho mạng dữ liệu là
khoảng cách truyền tin lớn, tốc độ dữ liệu phải cao để có thể truyền các gói tin có
kích thước lớn.
So với mạng dữ liệu thì mạng điều khiển có sự khác biệt cơ bản là mạng điều
khiển có khả năng đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng có đòi hỏi khắt khe về thời
gian xử lý.
Tương ứng với các lớp, các cấp độ trong hệ thống điều khiển phân tán, ta có
các mạng truyền thông:
+ Mạng thiết bị: Mạng thiết bị hay còn là bus trường bao gồm mạng truyền
thông giữa bộ điều khiển với các vào/ra phân tán, truyền thông giữa bộ điều khiển
với PLC hoặc các bộ điều khiển cấp dưới điều khiển máy sản xuất hoặc công đoạn
sản xuất độc lập tương đối. Hệ thống mạng này thường sử dụng các chuẩn mạng
DeviceNet, Profibus, Foundation Fieldbus. Mô hình truyền thông sử dụng có thể là
master/slave hoặc peer to peer.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Mạng điều khiển: Mạng này thực hiện chức năng liên kết các bộ điều khiển
với nhau và với trạm vận hành. Trước đây (và một số hệ thống hiện nay) mạng điều
khiển thường dùng giao thức Token Passing, chuẩn mạng là chuẩn kín, riêng của
nhà cung cấp, các bộ điều khiển của các nhà cung cấp khác thường không thể kết
nối vào chuẩn mạng này. Ngày nay, khi tốc độ và dung lượng đường truyền của
mạng Ethernet ngày càng được nâng cao, các vấn đề hạn chế của mạng này cũng
dần được giải quyết thoả đáng, xu thế mở và tạo thuận lợi cho khách hàng đã
khuyến khích các hãng sử dụng chuẩn Ethernet cho mạng điều khiển.
+ Mạng vận hành, giám sát chỉ huy: Mạng thực hiện chức năng trao đổi
thông tin giữa hệ thống điều khiển và hệ thống điều hành, quản lý nhà máy để cập
nhập các thông tin về tình hình sản xuất cũng như các mệnh lệnh sản xuất. Trước
đây và bây giờ, chuẩn mạng thường dùng vẫn là chuẩn Ethernet.
1.2. Truyền thông trong hệ điều khiển phân tán (DCS)
1.2.1 Khái quát chung về hệ DCS
Một hệ DCS thông thường có 3 cấp và thực hiện việc liên kết với một phần
của cấp quản lý và điều hành sản xuất thông qua hệ thống quản lý thông tin của cấp
này để tích hợp vào các hệ thống quản lý sản xuất, quản lý thông tin và phối hợp
quản lý trên diện rộng như SAP, PRM,… Đặc điểm của một cấu trúc điều khiển
phân tán là việc phân bố thiết bị xuống các vị trí gần kề với quá trình kỹ thuật, sử
dụng các mạng truyền thông công nghiệp để kết nối và trao đổi thông tin. Sơ đồ cấu
trúc tiêu biểu cho một hệ thống điều khiển phân tán như Hình 1-3.
1.2.1.1. Cấp chấp hành - cảm biến
Lớp chấp hành cảm biến bao gồm các bộ vào/ra phân tán để ghép nối với các
sensor, các cơ cấu chấp hành có chức năng kết nối với các tín hiệu vào/ra và xử lý
sơ bộ trước khi chuyển lên cấp điều khiển.
Sensor có các chức năng chính là thu thập dữ liệu quá trình, có khả năng
truyền thông và được cài các thuật toán tự hiệu chuẩn, tự kiểm tra, chuẩn đoán lỗi.
Sensor thông minh sẽ thực hiện việc thu thập các dữ liệu về các đại lượng vật lý của
quá trình cần đo như nhiệt độ, tốc độ, độ PH,… từ hiện trường, mã hoá các dữ liệu
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
này rồi truyền tới các thiết bị khác thông qua mạng truyền thông. Ngoài ra sensor
thông minh còn có khả năng tự hiệu chuẩn, tự chuẩn đoán lỗi, các hỏng hóc có thể
gặp phải để phát ra các cảnh báo cần thiết.
Hình 1-3. Cấu hình tiêu biểu của hệ thống DCS
Ngoài ra cấp chấp hành cảm biến có thể có các PLC, các máy tính công
nghiệp điều khiển máy sản xuất hoặc một công đoạn sản xuất tương đối độc lập.
Cấp chấp hành cảm biến cung cấp các giao diện sau:
* Giao diện kết nối trực tiếp với các vào/ra tương tự (như áp suất, nhiệt độ,..)
và các vào/ra số (như tín hiệu rơ le và các tín hiệu chuyển mạch, liên động,..).
* Giao diện Bus trường: cung cấp các giao diện với chuẩn Bus trường như:
Foundation Fieldbus, Profibus, HART. Cho phép các bộ biến đổi và cơ cấu chấp
hành trao đổi thông tin trực tiếp với bộ điều khiển trên một đường truyền thông số
duy nhất.
* Giao diện kết nối với PLC: PLC có thể được nối vào hệ DCS thông qua
một số card giao diện truyền thông. Thông thường được nối với giao diện vào/ra và
S C A
máy sx
S C A
công
đoạn sx
Trạm
I/O
Lưu trữ Quản lý thông tin PC PC
Cấp quản lý SX
mạng giám sát – chỉ huy
mạng điều khiển px1 mạng điều khiển px2
Cấp vận hành,
giám sát-chỉ huy
OPC Trạm vận hành Trạm vận hành Trạm vận hành
Controller Controller
IPC Controller
mạng thiết bị (bus trường) mạng thiết bị (bus trường)
Smart sensor Smart actuator
Smart actuator
Smart sensor
PLC
Cấp điều khiển
Cấp trường
(cảm biến-chấp hành)
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trong một số trường hợp có thể kết nối trực tiếp với bộ điều khiển. Các PLC kết nối
với hệ DCS được gọi là các Subsystems.
1.2.1.2. Cấp điều khiển
Cấp điều khiển bao gồm các bộ điều khiển, là nơi thực hiện mọi chức năng
điều khiển của toàn nhà máy.
Bên cạnh đó cấp điều khiển còn phải thực hiện chức năng truyền thông với
cấp cảm biến chấp hành để lấy dữ liệu từ đầu vào sau đó xử lý tín hiệu, thực hiện
các thuật toán điều khiển và gửi tín hiệu điều khiển ra các đầu ra và đến các thiết bị
chấp hành ở cấp cảm biến chấp hành. Các bộ điều khiển có thể đọc, trao đổi dữ liệu
với nhau thông qua mạng truyền thông ở cấp điều khiển.
1.2.1.3. Cấp vận hành, giám sát chỉ huy
Cấp vận hành, giám sát chỉ huy bao gồm các trạm vận hành, cung cấp giao
diện cho người vận hành với quá trình.
Cung cấp giao diện với các hình ảnh đồ họa mô tả hoạt động của toàn bộ quá
trình một cách sinh động và trực quan.
1.2.1.4. Hệ thống quản lý thông tin
Hệ thống quá lý thông tin là một phần trong cấp điều hành và quản lý sản
xuất. Hệ thống này bao gồm 3 lớp con:
Lớp Gateway: dựa trên chuẩn OPC (OLE for Process Control), cho phép tất
cả các máy tính đều có thể kết nối với các hệ DCS có hỗ trợ OPC. Lớp gateway
phục vụ việc trao đổi dữ liệu với các bộ điều khiển của phân xưởng, công đoạn
khác.
Lớp Database: Đọc dữ liệu từ các bộ điều khiển thông qua Gateway OPC và
lưu trữ dưới một định dạng dữ liệu chuẩn như MS SQL, Oracle,…
Lớp Management: Lớp quản lý cung cấp thông tin cho người sử dụng dưới
mạng các templates bao gồm: lập báo cáo, quản lý theo mẻ, tính toán theo công
thức, quản lý tài nguyên nhà máy, tối ưu hoá quá trình,… Lớp quản lý sẽ đọc dữ
liệu từ lớp Database và trao đổi thông tin với các bộ điều khiển thông qua gateway
OPC.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2.1.5. Chức năng của hệ DCS
a. Chức năng điều khiển
Đây là chức năng quan trọng nhất của hệ DCS, có nhiệm vụ điều khiển toàn
bộ các quá trình công nghệ trong nhà máy.
Chức năng điều khiển do các bộ điều khiển đảm nhận, được đặt tại phòng
điều khiển trung tâm hoặc trong các trạm điều khiển.
Hình 1-4. Sơ đồ chức năng điều khiển của hệ DCS
Chức năng điều khiển cơ bản: DCS thực hiện tất cả các chức năng điều
khiển cơ bản của một nhà máy. Các thành phần thực hiện các chắc năng điều khiển
cơ bản DCS gọi là các “khối hàm” (Function Block). Mỗi khối hàm đại diện cho
một bộ phận nhỏ nhất trong bài toán điều khiển.Việc thực hiện thiết kế chức năng
điều khiển thực chất là cách kết hợp các khối hàm lại với nhau cho phù hợp.
Chức năng thực hiện các thuật toán điều chỉnh tự động: Thực hiện cho các
vòng điều chỉnh phản hồi của các quá trình liên tục. Thành phần chính tham gia vào
chức năng điều chỉnh tự động là các khối PID, các khối hàm chuyển đổi định dạng
dữ liệu vào/ra và các khối hàm toán học.
Chức năng điều khiển của DCS
Chức năng điều khiển cơ bản
Thực hiện thuật toán điều chỉnh tự động
Thực hiện thuật toán điều chỉnh tự động
Thực hiện thuật toán điều chỉnh tự động
Thực hiện thuật toán điều chỉnh tự động
Thực hiện thuật toán điều chỉnh tự động
Chức năng truyền thông với các hệ thống phụ
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chức năng thực hiện thuật toán điều khiển tuần tự: Thuật toán điều khiển
tuần tự được thực hiện cho một số công đoạn làm việc theo chuỗi sự kiện nối tiếp
trong nhà máy. Chức năng này vừa điều khiển từng công đoạn độc lập đồng thời
quản lý toàn bộ chuỗi sự kiện xảy ra trong hệ thống. Có thể sử dụng chức năng này
cho các bài toán liên động hoặc kết hợp thực hiện các công đoạn liên tục toàn trong
nhà máy.
Chức năng thực hiện các thuật toán phức tạp: DCS là hệ điều khiển ứng
dụng cho các nhà máy có quy mô lớn, công nghệ liên tục và phức tạp, đỏi hỏi phải
sử dụng nhiều thuật toán tiên tiến để giải quyết các bài toán tối ưu và tiết kiệm
nhiên-nguyên liệu. Các thuật toán cấp cao thường được ứng cho các nhà máy bao
gồm: thuật toán điều khiển nối tầng (cascade), thuật toán điều khiển tiền định
(feedforward), các thuật toán phân ly hệ đa biến, thuật toán điều khiển mờ, thích
nghi, nơ ron,…
b. Chức năng truyền thông, trao đổi thông tin với các hệ thống phụ - Subsytem
Trong các nhà máy lớn, bên cạnh hệ DCS, luôn có các hệ PLC đảm nhận các
công việc điều khiển cho từng công đoạn nhỏ như trạm bơm cấp nước, nước
thải,…và tất cả các tham số này cũng cần phải được đưa vào hệ thống DCS chung
của toàn nhà máy để tập trung cơ sở dữ liệu phục vụ giám sát và quản lý.
Hầu hết các hệ DCS đều không tích hợp sẵn các chương trình điều khiển
truyền thông cũng như các module truyền thông với các PLC vì hệ thống PLC trên
thị trường là rất phong phú và đa dạng. Mà thay vào đó, các nhà cung cấp DCS
cung cấp các tuỳ chọn để liên kết với các hệ PLC, tuy nhiên không phải là có thể kết
nối được với tất cả các PLC. Ở điểm này thì các nhà làm thiết kế hệ thống điều
khiển phải nắm được để chọn thiết bị cho phù hợp và đỡ tốn kém nhất.
Các nhà cung cấp DCS cung cấp các tuỳ chọn này dưới dạng các gói phần
mềm và các module phần cứng. Ví dụ để liên kết với PLC của AB SLC5, ta có gói
phần mềm điều khiển truyền thông với SLC5, hay để kết nối với PLC của Siemens,
ta có các gói phần mềm truyền thông với các thiết bị của Siemens. Tuy nhiên việc
câu hình và truyền thông với các hệ thống phụ không phải bao giờ cũng diễn ra
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thuận lợi, mà nếu lựa chọn không khéo, nó sẽ làm cho người làm Engineering tốn
mất nhiều thời gian và công sức.
Khi chúng ta định kết nối DCS của mình với một PLC của hãng nào, ta phải
mua chương trình phần mềm và module phần cứng của nhà cung cấp DCS để kết
nối. Vì khi chúng ta cài đặt chương trình phần mềm này vào hệ thống, nó sẽ dành
một phần bộ nhớ và định dạng lại bộ nhớ này cho phù hợp với loại PLC ta cần giao
tiếp.
c. Chức năng vận hành và giám sát hệ thống (Chức năng SCADA)
* Hiển thị trạng thái hoạt động của toàn bộ nhà máy
* Chức năng hiển thị các biến quá trình dưới dạng đồ thị
* Chức năng cảnh báo quá trình
* Chức năng lập báo cáo
* Chức năng an toàn hệ thống (Security)
1.2.2. Truyền thông trong hệ DCS
Cho tới ngày nay, điều khiển phân tán với mạng truyền thông kỹ thuật số đã
bắt đầu xâm nhập vào hệ thống điều khiển truyền động và điều khiển chuyển động.
Điều này đã mang lại nhiều hứa hẹn và triển vọng mới trong lĩnh vực điều khiển tự
động.
1.2.2.1. Ứng dụng mô hình chuẩn OSI trong mô hình bus trường của hệ DCS
Trên hình 1-5 ta thấy một số lớp trong mô hình OSI không được sử dụng,
bên cạnh đó, Fieldbus lại thêm một lớp User Layer.
Các lớp truyền dẫn trong mô hình bus trường của hệ DCS bao gồm:
* Lớp vật lý (Physical Layer): bao gồm các chuẩn về điện. Lớp này thực hiện
chuyển đổi các thông điệp số từ các lớp truyền dẫn._. ở trên thành tín hiệu vật lý rồi
truyền thông qua các phương tiện truyền tin fieldbus và ngược lại.
* Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer): chứa các chương trình điều khiển
truyền thông.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Lớp ứng dụng (Application Layer): truy nhập của Filedbus vào các lớp con
(Filedbus Access Sublayer), chứa các đặc tính thông điệp của Filedbus.
* Lớp người sử dụng (User Layer): cung cấp giao diện cho sự tương tác
người sử dụng với hệ thống.
1.2.2.2. Phương pháp truyền thông trong hệ điều khiển chuyển động
a. Khái quát chung về điều khiển chuyển động
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính và vi xử lý, các hệ
điều khiển chuyển động đã trở nên linh hoạt và tiện lợi hơn. Với hệ điều khiển
chuyển động có thể lập trình, ta có thể thay đổi vận tốc hay vị trí của cơ cấu chỉ
bằng một vài dòng lệnh hoặc bằng cách chọn các thuật toán đã có sẵn trong bộ nhớ
của hệ thống. Các thành phần của một hệ điều khiển chuyển động về cơ bản gồm
những phần tử như Hình 1-6 ở dưới (chuyển động có thể là chuyển động quay hoặc
chuyển động thẳng).
Hình 1-5. So sánh mô hình Fieldbus và mô hình OSI
Hình 1-6. Các phần tử tiêu biểu của môt hệ điều khiển chuyển động
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bộ điều khiển (Controller) sẽ chứa một chuỗi các lệnh được mã hoá (các
lệnh để điều khiển chuyển động), khi được thực hiện nó sẽ tạo ra một loạt các xung
điện hoặc tín hiệu tương tự ở đầu ra của bộ điều khiển. Các tín hiệu này sẽ được cấp
cho bộ khuếch đại (Amplifier) và được nó khuyếch đại lên cho phù hợp với cơ cấu
chấp hành (Actuator). Cơ cấu chấp hành thực hiển các chuyển động yêu cầu. Phần
tử cuối cùng là thiết bị phản hồi (Feedback) – cung cấp tín hiệu phản hồi cho bộ
điều khiển (Controller).
Nhiều hệ điều khiển chuyển động được tích hợp thành một hệ lớn. Các loại
thiết bị dựa trên máy tính, như các bộ điều khiển có thể lập trình, các máy tính công
nghiệp, các máy tính lớn ở xa để liên kết và điều phối các chức năng chuyển động
cùng các chức năng khác. Thêm vào, giao diện hoạt động (Operator interface) để
thay đổi chương trình; cung cấp các sửa đổi thời gian thực như tắt hệ thống, các
thay đổi kế hoạch, …Do đó, một hệ thống điều khiển chuyển động tích hợp thêm
một số phần có cấu hình như Hình 1-7
Operator
Interface
Host Controller Amplifier Actuator Feedback
b. Phương pháp truyền thông truyền thống trong hệ điều khiển chuyển động
Điều khiển chuyển động nhiều trục truyền thống sử dụng các bộ điều khiển
chuyển động, dựa trên PC hay một mình, cho từng trục. Giữa các trục có mối liện
hệ với nhau theo một quy luật nhất định.
Hình 1-7. Cấu hình của hệ điều khiển chuyển động.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Việc tạo ra quỹ đạo và thuật toán điều khiển vị trí được thực hiện trên một
bục phần cứng đơn lẻ. Hình 1-8 ở trên thể hiện cấu trúc của hệ điều khiển chuyển
động gồm hai hoặc nhiều trục. Các drive được sử dụng ở trên có thể là số hoặc
tương tự, và có thể hoạt động ở mode vận tốc hoặc mode mô men.
Phương pháp truyền thông truyền thống (dùng tín hiệu analog) này chỉ đáp
ứng được những ứng dụng điều khiển chuyển động đơn giản (số trục tham gia
chuyển động ít) và yêu cầu chính xác không cao. Phần này sẽ được phân tích và
trình bày kỹ trong chương 4.
c. Phương pháp truyền thông dùng mạng (bus) trong hệ điều khiển chuyển động
Với cấu hình mạng bus, người ta dùng 1 hoặc nhiều máy tính trung tâm để
điều khiển các trục: Tín hiệu điều khiển có thể được gửi từ máy tính trung tâm đến
từng trục một hoặc gửi tới các bộ điều khiển địa phương (local controllers), sau đó
bộ điều khiển này điều khiển này mới gửi các lệnh tới các trục riêng lẻ. Máy tính
trung tâm có thể là 1 chương trình phần mềm, 1 chíp vi điều khiển, hoặc PLC.
* Một số mạng(bus) hay được sử dụng để truyền thông trong hệ điều khiển
chuyển động:
- Cấu hình truyền thông cho hệ điều khiển chuyển động dùng loại bus tốc độ
cao ( SynqNet, Ethernet, FireWire, Sercos…)
Ở cấu hình này, việc tạo quỹ đạo và thuật toán điều khiển vị trí được đặt ở bộ
điều khiển chủ (a central host controller), tín hiện điều khiển của mô men hay tốc độ
Hình 1-8. Cấu trúc truyền thông của hệ điều khiển chuyển động truyền thống
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dạng số được gửi qua giao diện nối tiếp tốc độ cao tới các drive.
Hình 1-9. Cấu hình mạng của hệ điều khiển chuyển động (tốc độ cao)
Hạn chế của cấu hình này là sự kết nối nối tiếp giữa controller và drive cần
phải tương đối nhanh. Điều này làm tăng giá thành và độ phức tạp cho cả controller
lẫn drive. Một số giải pháp đang tồn tại là:
SERCOS: Giải pháp cáp quang, chạy ở tốc độ 2,4 hoặc 16Mbit/s.
IEEE 1394 (a.k.a FireWire): Cáp đồng hoặc cáp quang chạy ở tốc độ 200 đến
400Mbit/s.
100BaseT, 10BaseT (a.k.a Ethernet): Giải pháp cáp đồng, chạy ở tốc độ
10Mbit/s tới 100Mbit/s .
Giao thức giao tiếp được sử dụng cho các giải pháp trên thì khác nhau (có
thể mở hoặc được giữ bản quyền của nhà sản xuất). Nếu tốc độ cập nhật của mạch
vòng vị trí nằm trong khoảng: 5 – 10kHz, nghĩa là tín hiệu điều khiển của vận tốc
hoặc mô men được gửi sau những khoảng thời gian là 200 đến 100 s. Điều quan
trọng là ta phải duy trì sự đồng bộ giữa các trục, nghĩa là phải giảm thiểu trễ trong
truyền thông tới mức nhỏ nhất. Bảng 1-1 chứa các thông số kỹ thuật của một số loại
bus hay sử dụng trong các hệ điều khiển chuyển động.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
SynqNet
Ethernet
(TCP/IP)
SERCOS
FireWire
IEEE 1394
CAN
Max. Inter-
Node Distance
100m 100m 40m 4.4m 40m
Min. Cycle
Time /
Latency
< 25µs 1.2ms 250µs
125 ..
250µs
1ms
BandWidth 200Mbit/s 100Mbit/s 16Mbit/s 400Mbit/s 1Mbit/s
Transfer
Mode
Full-
Duplex
Half-
Duplex
Half-
Duplex
Half-
Duplex
Half-
Duplex
Max. Jitter < 1µs 20µs 1µs <1µs 1..120µs
Need of
Switches/
Hubs
No Yes No No No
Max.Number
of Nodes
254 No Limit 254 63 2032
Bảng 1-1. Thông số kỹ thuật của một số loại bus
Ở bảng trên, thời gian trễ (chu kỳ thời gian) được tính bằng: thời gian cần
thiết để nhận tín hiệu phản hồi + thời gian thực hiện tính toán + thời gian truyền dữ
liệu mới đi (được tính cho mạng gồm có 4 trục). Jitter được định nghĩa là khoảng
thời gian từ khi bắt đầu kích thích cho đến khi bắt đầu có đáp ứng (phụ thuộc vào độ
chính xác của đồng hồ hệ thống, thiết kế phần cứng ).
SynqNet, Ethernet, FireWire, Sercos: Tốc độ truyền dữ liệu của mạng Sercos
là nhỏ nhất (16Mbit/s), tốc độ truyền của FireWire (IEEE1394) có thể lên tới
400Mbit/s, tốc độ truyền của SynqNet tối đa là 200Mbit/s, còn tốc độ truyền của
Ethernet trong khoảng từ 10Mbit/s tới 100Mbit/s. Những loại bus này thường
được ứng dụng trong những hệ điều khiển chuyển động yêu cầu tính đồng bộ
chặt chẽ, tốc độ truyền dữ liệu cao.
CAN: CAN bus được ứng dụng vào hệ điều khiển chuyển động do dễ sử
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
dụng, ổn định cao. CAN-bus chậm hơn Ethernet, SynqNet, FireWire, Sercos và
nhanh hơn RS 485.
RS 485 – bus gần giống với RS422 và RS232, nó thường được sử dụng để
truyền thông giữa các module chuyển động khi hệ điều khiển chuyển động yêu
cầu sự đồng bộ không chặt chẽ và tính ổn định không cao.
Khi khoảng thời gian giữa các lần gửi tín hiệu tốc độ khoảng >1ms (nghĩa là
tốc độ cập nhật của mạch vòng vị trí nằm khoảng <1KHz, thì ta có thể sử dụng
mạng CAN
- Cấu hình truyền thông cho hệ điều khiển chuyển động dùng loại bus tốc độ
thấp (CAN, RS485…).
Một giải pháp khác phù hợp với nhiều ứng dụng là chuyển mạch vòng vị trí
xuống drive số như Hình 1-10. Ở giải pháp này bộ điều khiển (controller) gửi tín
hiệu điều khiển là vị trí xuống các drive, việc này sẽ được thực hiện ở tốc độ thấp
(tối thiểu là thấp hơn tốc độ cập nhật của mạch vòng vị trí). Do đó giao diện nối tiếp
tốc độ thấp giữa controller và drive có thể sử dụng.
Hình 1-10. Cấu hình mạng của hệ điều khiển chuyển động (tốc độ thấp).
Để giảm hơn tốc độ cập nhật của lệnh điều khiển vị trí, drive có thể thực hiện
nội suy bậc cao hơn. Điều này có nghĩa là drive bây giờ thực hiện cả việc tính toán
quỹ đạo và chứa cả mạch vòng vị trí. Khi đó bộ điều khiển chủ chia quỹ đạo cần
chuyển động thành các đoạn, và gửi các đoạn nhỏ này xuống các drive. Các drive sẽ
thực hiện nội suy bậc cao hơn theo điểm cuối của các đoạn nhỏ. Về thực chất, điều
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
này có nghĩa là chức năng tạo ra quỹ đạo đã được chia sẻ giữa host controller và các
drive.
Khi dùng mạng (bus) để truyền thông trong hệ điều khiển chuyển động thì
một số vấn đề ta phải quan tâm là vấn đề thời gian trễ trong truyền thông
1.2.2.3. Phương pháp truyền thông trong hệ điều khiển truyền động phân tán
Điều khiển phân tán với mạng truyền thông kỹ thuật được sử dụng trong hệ
thống điều khiển truyền động cho ra đời các hệ thống truyền động mới - truyền
động phân tán. Hệ thống truyền động phân tán ra đời sẽ dần thay thế các hệ thống
truyền động cán thép, xeo giấy, các hệ thống truyền động CNC và robots truyền
thống.
Có thể phân chia các hệ truyền động nhiều trục thành các nhóm chính sau:
* Truyền động nhiều trục điều khiển vị trí: truyền động robots, truyền động
máy CNC…
* Hệ truyền động nhiều trục đồng tốc độ: truyền động cán thép, truyền động
xeo giấy,….
* Hệ truyền động nhiều trục phối hợp cả điều khiển vị trí và đồng tốc: Hệ
truyền động dạng này sử dụng trong các công nghệ phức tạp.
Sử dụng giải pháp điều khiển phân tán và mạng truyền thông số cho ứng
dụng truyền động nhiều trục sẽ cho ta một cấu trúc mới của các hệ điều khiển
truyền động nhiều trục được gọi là hệ điều khiển truyền động phân tán hay gọi tắt là
hệ truyền động phân tán. Tài nguyên tính toán của hệ điều khiển truyền động phân
tán là các hệ xử lý của bộ điều khiển trung tâm và các hệ xử lý của các bộ điều
khiển truyền động mỗi trục. Giao diện giữa bộ điều khiển trung tâm và bộ điều
khiển truyền động mỗi trục sử dụng mạng truyền thông số. Mạng truyền thông số
được sử dụng để truyền cả các tín hiệu logic, các tín hiệu đo lường và tín hiệu điều
khiển giữa các hệ xử lý trong toàn hệ thống.
Tuy nhiên các hệ điều khiển truyền động nhiều trục là các hệ thống điều
khiển đòi hỏi khắt khe về thời gian thực. Sự chậm trễ của các tín hiệu do sử dụng
mạng truyền thông số làm suy giảm chất lượng điều khiển của các hệ điều khiển
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
truyền động phân tán và trong nhiều ứng dụng nó không đáp ứng được yêu cầu
công nghệ. Cho tới nay, trễ truyền thông chính là nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự
phát triển của các hệ điều khiển truyển động phân tán.
Việc nghiên cứu đặc tính và đánh giá ảnh hưởng của trễ truyền thông sẽ
được nghiên cứu trong các phần tiếp theo của luận văn.
1.3. Trễ trong hệ điều khiển phân tán
Các hệ thống điều khiển trong công nghiệp đều có yêu cầu thời gian thực. Hệ
thống điều khiển phân tán do vậy cũng phải đáp ứng yêu cầu này khi sử dụng để
điều khiển các quá trình công nghệ. Điều có nghĩa yêu cầu đối với các đại lượng
điều khiển của hệ điều khiển phải bao gồm cả giá trị điều khiển và thời gian đưa ra
giá trị đó hay nói cách khác hệ thống điều khiển phải đáp ứng được cả yêu cầu về
chính xác của đại lượng điều khiển và độ trễ điều khiển.
Trễ điều khiển là khoảng thời gian giữa thời điểm lấy mẫu và thời điểm tác
động của cơ cấu chấp hành tương ứng. Trễ điều khiển trong các mạch vòng điều
khiển thực hiện bằng hệ thống điều khiển phân tán bao gồm các thành phần sau:
Trễ trong các cơ cấu đo lường giữa thời điểm thu thập các đại lượng phản hồi
và thời điểm truyền các giá trị này, sp ;
Trễ truyền thông từ các cơ cấu đo lường tới bộ điều khiển, scc;
Trễ tính toán điều khiển trong controller, cp
Trễ truyền thông từ controller tới các cơ cấu chấp hành giữa thời điểm nhận
được lệnh và thời điểm bắt đầu tác động thực tế, ap.
Ta có thể nhận thấy ngoài các chậm trễ do quá trình tính toán thực hiện các
luật điều khiển và đo lường của các bộ điều khiển số thông thường còn có các
chậm trễ của quá trình truyền thông gây ra. Sơ đồ mạch vòng điều khiển điển
hình của hệ điều khiển phân tán như hình 1-11.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chính vì vậy, nghiên cứu đặc tính và phân tích ảnh hưởng của trễ truyền
thông trong trạng thái bão hoà và nghẽn mạng tạm thời của hệ thống mạng tới chất
lượng điều khiển sẽ được đề cập trong luận văn.
1.4. Kết luận
Cùng với sự phát triển của các hệ thống tính toán và xử lý công nghiệp, hệ
điều khiển phân tán với mạng truyền thông kỹ thuật số đã làm cho các hệ thống
truyền thông công nghiệp không ngừng được phát triển và các chuẩn truyền thông
khác nhau đã ra đời để đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin giữa các hệ thống con,
các bộ xử lý trong một hệ thống điều khiển phân tán (DCS) thay thế cho phương án
truyền thông tương tự (analog)....
Tuy nhiên trong các hệ thống điều khiển phân tán sử dụng mạng truyền
thông kỹ thuật số thay thế cho phương pháp truyền thông điểm - điểm truyền thống
xuất hiện trở ngại mới cho việc điều khiển đó là trễ truyền thông các giữa các cơ
cấu đo, cơ cấu chấp hành và bộ điều khiển. Trễ truyền thông này là do việc chia sẻ
chung một phương tiện truyền thông, do thời gian tính toán cần thiết cho việc mã
hoá / giải mã các đại lượng đo và thời gian xử lý truyền thông. Trễ truyền thông có
tính ngẫu nhiên phụ thuộc vào giao thức truyền thông, phần cứng sử dụng và trạng
Regulator
(Trễ tính toán trong
controller
Trễ truyền thông
giữa các controller
và cơ cấu chấp hành
Cơ cấu chấp hành
Và đối tượng điều
khiển
Trễ truyền thông
giữa sensor và
controller
Đo và lấy mẫu
(trễ trong cơ cấu đo)
W(k)
Controller
v(k) u(t)
y(t)
Hình 1-11. Sơ đồ điều khiển với các thành phần của trễ
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
thái của hệ thống mạng truyền thông. Trễ truyền thông làm hạn chế khả năng ứng
dụng của các mạng truyền thông kỹ thuật số trong nhiều ứng dụng công nghiệp có
yêu cầu khắt khe về đáp ứng thời gian thực và là trở ngại chính cho sự phát triển
của các hệ thống điều khiển phân tán. Trong khuôn khổ của luận văn này, nguyên
nhân, đặc tính của trễ truyền thông và phân tích ảnh hưởng của nó tới chất lượng
điều khiển được nghiên cứu.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 2: GIAO THỨC MẠNG VÀ CÁC HỆ THỐNG MẠNG
TRONG HỆ ĐIỀU KHIỂN PHÂN TÁN
2.1. Hệ thời gian thực và điều khiển thời gian thực
2.1.1. Hệ thời gian thực
Có rất nhiều định nghĩa về một hệ thống thời gian thực, tất cả chúng đều
xoay quanh vấn đề thời gian mà hệ thống phải trả lời khi nhận được các thông tin
đầu vào.
Hệ thời gian thực (Real-Time System) là một hệ thống đòi hỏi phải phản ứng
lại các kích thích của môi trường trong những khoảng thời gian được quy định bởi
môi trường.
Định nghĩa trên đã bao hàm một miền rất rộng các hệ thống, tuy nhiên giá trị
của việc trả lời các tác vụ đúng hạn thời gian của các hệ thống là không như nhau,
có những hệ thống nếu hạn chót về thời gian trả lời các tác vụ là không đạt được thì
có thể dẫn tới cả một thảm hoạ như các hệ thống báo hiệu đường sắt, hệ thồng điều
khiển bay, hệ thống điều khiển phản ứng hạt nhân…, nhưng lại có những hệ thống
khi hạn chót bị bỏ qua nó vẫn hoạt động bình thường, tất nhiên hiệu suất sẽ không
đạt như mong muốn chẳng hạn như hệ thống chuyển mạch điện thoại…
Một hệ thời gian thực được gọi là mềm (Soft Real-Time System) nếu kết quả
của việc hệ thống không đáp ứng đúng thời gian yêu cầu là không nguy hại. Hạn
chót mà hệ thống cần đáp ứng gọi là Soft deadline.
Một hệ thời gian thực được gọi là cứng (Hard Real-Time System) nếu kết
quả của việc hệ thống không đáp ứng đúng thời gian yêu cầu là rất nguy hiểm có thể
dẫn tới thảm hoạ. Hạn chót mà hệ thống cần đáp ứng gọi là Hard deadline.
Như vậy, một hệ thời gian thực là một hệ thống mà sự hoạt động tin cậy của
nó không chỉ phụ thuộc vào sự chính xác của kết quả, mà còn phụ thuộc vào thời
điểm đưa ra kết quả, hệ thống có lỗi khi yêu cầu về thời gian không được thoả mãn.
Tính thời gian thực là khả năng đáp kịp thời và chính xác. Và ta hoàn toàn có thể
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
định nghĩa như thế nào là kịp thời theo bốn yêu cầu khác nhau, như minh họa trên
hình 2.1.
Hình 2-1. Các dạng của tính kịp thời
Một hệ thống thời gian thực có các đặc điểm tiêu biểu sau:
* Tính bị động: Hệ thống phải phản ứng với các sự kiện xuất hiện vào các
thời điểm thường không biết trước. Ví dụ, sự vượt ngưỡng của một giá trị đo, sự
thay đổi trạng thái của một thiết bị quá trình phải dẫn đến các phản ứng trong bộ
điều khiển.
* Tính nhanh nhạy: Hệ thống phải xử lý thông tin một cách nhanh chóng để
có thể đưa ra kết quả phản ứng một cách kịp thời. Tuy tính nhanh nhạy là một đặc
điểm tiêu biểu, nhưng một hệ thống có tính năng thời gian thực không nhất thiết
phải có đáp ứng thật nhanh mà quan trọng hơn là phải có phản ứng kịp thời đối với
các yêu cầu, tác động bên ngoài.
* Tính đồng thời: Hệ thống phải có khả năng phản ứng và xử lý đồng thời
nhiều sự kiện diễn ra. Có thể, cùng một lúc một bộ điều khiển được yêu cầu thực
hiện nhiều vòng điều chỉnh, giám sát ngưỡng giá trị nhiều đầu vào, cảnh giới trạng
thái làm việc của một số động cơ.
* Tính tiền định: Dự đoán trước được thời gian phản ứng tiêu biểu, thời gian
phản ứng chậm nhất cũng như trình tự đưa ra các phản ứng. Nếu một bộ điều khiển
phải xử lý đồng thời nhiều nhiệm vụ, ta phải tham gia quyết định được về trình tự
thực hiện các công việc và đánh giá được thời gian xử lý mỗi công việc. Như vậy
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
người sử dụng mới có cơ sở để đánh giá về khả năng đáp ứng tính thời gian thực
của hệ thống.
2.1.2. Điều khiển thời gian thực
Có thể nói, tất các các hệ thống điều khiển là hệ thời gian thực. Ngược lại,
một số lớn các hệ thống thời gian thực là các hệ thống điều khiển. Không có hệ
thống điều khiển nào có thể hoạt động bình thường nếu như nó không đáp ứng được
các yêu cầu về thời gian, bất kể là hệ thống điều khiển nhiệt độ, điều khiển áp suất,
điều khiển lưu lượng hay điều khiển chuyển động. Một bộ điều khiển phải đưa ra
được tín hiệu điều khiển kịp thời sau một thời gian nhận được tín hiệu đo để đưa
quá trình kỹ thuật về trạng thái mong muốn. Một mạng truyền thông trong một hệ
thống điều khiển có tính năng thời gian thực phải có khả năng truyền tin một cách
tin cậy và kịp thời đối với các yêu cầu của các bộ điều khiển, các thiết bị vào/ra, các
thiết bị đo và thiết bị chấp hành. Tính năng thời gian thực của một hệ thống điều
khiển phân tán không chỉ phụ thuộc vào tính năng thời gian thực của từng thành
phần trong hệ thống, mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp hoạt động giữa các thành
phần đó.
Xử lý thời gian thực là hình thức xử lý thông tin trong một hệ thống để đảm
bảo tính năng thời gian thực của nó. Như vậy, xử lý thời gian thực cũng có các đặc
điểm tiêu biểu nêu trên như tính bị động, tính nhanh nhạy, tính đồng thời và tính
tiền định. Để có thể phản ứng với nhiều sự kiện diễn ra cùng một lúc, một hệ thống
xử lý thời gian thực sử dụng các quá trình tính toán đồng thời.
Quá trình tính toán là một tiến trình thực hiện một hoặc một phần chương
trình tuần tự do hệ điều hành quản lý trên một máy tính, có thể tồn tại đồng thời với
các quá trình khác kể cả trong thời gian thực hiện lệnh và thời gian xếp hàng chờ
đợi thực hiện.
Các hình thức tổ chức các quá trình tính toán đồng thời:
* Xử lý cạnh tranh: Nhiều quá trình tính toán chia sẻ thời gian xử lý thông tin
của một bộ xử lý.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
* Xử lý song song: Các quá trình tính toán được phân chia thực hiện song
song trên nhiều bộ xử lý của một máy tính.
* Xử lý phân tán: Mỗi quá trình tính toán được thực hiện riêng trên một máy
tính.
Trong các hình thức trên đây thì hình thức xử lý cạnh tranh có vai trò chủ
chốt. Mặc dù hệ thống điều khiển có thể có nhiều trạm, và mỗi trạm có thể là một hệ
đa vi xử lý, số lượng các quá trình tính toán cần thực hiện thường bao giờ cũng lớn
hơn số lượng vi xử lý. Trong khi một vi xử lý không thể thực hiện song song nhiều
lệnh, nó phải phân chia thời gian để thực hiện xen kẽ nhiều nhiệm vụ khác nhau
theo thứ tự tùy theo mức ưu tiên và phương pháp lập lịch.
Trong các hệ thống điều khiển, khái niệm tác vụ (task) cũng hay được sử
dụng bên cạnh quá trình tính toán. Có thể nói, tác vụ là một nhiệm vụ xử lý thông
tin trong hệ thống, có thể thực hiện theo cơ chế tuần hoàn (periodic task) hoặc theo
sự kiện (event task). Các dạng tác vụ qui định trong chuẩn IEC 61131-3
(Programmable Controllers – Part3: Programming Languages) được minh họa trên
hình 2-2. Ví dụ, một tác vụ thực hiện nhiệm vụ điều khiển cho một hoặc nhiều mạch
vòng kín có chu kỳ trích mẫu giống nhau. Hoặc, một tác vụ có thể thực hiện nhiệm
vụ điều khiển logic, điều khiển trình tự theo các sự kiện xảy ra. Tác vụ có thể thực
hiện dưới dạng một quá trình tính toán duy nhất, hoặc một dãy các quá trình tính
toán khác nhau
Hình 2-2. Các kiểu tác vụ theo chuẩn IEC 61131-3
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Để tổ chức việc thực hiện các tác vụ được hiệu quả, một hệ điều hành thời
gian thực cần các phương pháp lập lịch. Trước hết, cơ chế lập lịch thực hiện cho các
tác vụ có thể được thực hiện theo hai cách:
* Lập lịnh tĩnh: thứ tự thực hiện các tác vụ không thay đổi mà được xác định
trước khi hệ thống đi vào hoạt động.
* Lập lịnh động: hệ điều hành xác định lịnh sau khi hệ thống đã đi vào hoạt
động.
Sau khi xác định được cơ chế lập lịch, hệ điều hành cần sử dụng một sách
lược lập lịnh (strategy) để áp dụng đối với từng tình huống cụ thể. Có thể chọn một
trong những cách sau:
* FIFO (First In First Out): một tác vụ đến trước sẽ được thực hiện trước.
* Mức ưu tiên cố định/động: tại cùng một thời điểm, các tác vụ được đặt các
mức ưu tiên cố định hoặc có thể thay đổi nếu cần.
* Preemptive: còn gọi là sách lược chen hàng, tức là chọn một tác vụ để thực
hiện trước các tác vụ khác.
* Non-preemptive: còn gọi sách lược không chen hàng. Các tiến trình được
thực hiện bình thường dựa trên mức ưu tiên của chúng.
Việc tính mức ưu tiên của mỗi tiến trình được thực hiện theo một trong số các thuật
toán sau:
* Rate monotonic: tác vụ nào càng diễn ra thường xuyên càng được ưu tiên.
* Deadline monotonic: tác vụ nào càng gấp, có thời hạn cuối càng sớm càng
được ưu tiên.
* Least laxity: tác vụ nào có tỷ lệ thời gian tính toán/thời hạn cuối
cùng(deadline) càng lớn càng được ưu tiên.
Trong thực tế, yêu cầu về tính thời gian thực đối với mỗi ứng dụng điều
khiển cũng có các đặc thù khác nhau, mức độ ngặt nghèo khác nhau. Ví dụ, các hệ
thống điều khiển nhúng thường được ứng dụng với các sản phẩm chế tạo hàng loạt,
chi phí phần cứng cho từng sản phẩm cần được giảm thiểu, vì vậy dung lượng bộ
nhớ cũng như hiệu năng vi xử lý thường thấp. Hơn nữa, điều khiển nhúng lại là giải
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
pháp đặc thù trong các ứng dụng nhanh, tiêu biểu là điều khiển chuyển động, dẫn
đến các yêu cầu ngặt nghèo hơn về hiệu suất phần mềm. Trong khi đó, các hệ điều
khiển công nghiệp như PLC hoặc DCS đặt ra yêu cầu cao về khả năng lập trình và
đưa vào vận hành thuận tiện cho các bài toán lớn. Các hệ thống ứng dụng PLC và
DCS cũng thường chậm hơn (ví dụ trong điều khiển các quá trình công nghệ)
Nhưng như vậy không có nghĩa là các giải pháp PLC hoặc DCS không phải là các
hệ thời gian thực. Sẽ rất nguy hại khi trong một nhà máy điện nguyên tử hay trong
một nhà máy lọc dầu, nếu thuật toán điều khiển mặc dù rất hiện đại nhưng bộ điều
khiển không có khả năng đưa ra kết quả đáp ứng kịp thời vào những thời điểm trích
mẫu, hay khi không đưa ra được các quyết định dừng khẩn cấp một cách kịp thời
trong những tình huống bất thường.
2.2. Giao thức mạng
Để đáp ứng yêu cầu của các ứng dụng khác nhau trong những năm vừa qua
nhiều giao thức mạng đã được đề xuất và dẫn tới sự ra đời của nhiều chuẩn mạng
truyền thông công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng đều được
xây dựng dựa trên chuẩn mô hình 7 lớp ISO/OSI (International Standards
Organization/Open Systems Interconnection) và sử dụng cùng dạng lược đồ địa chỉ
đầu/cuối.
Ví dụ: Giao thức truyền của mạng CAN (Control Area Network) thêm vào
44 bits (với định dạng chuẩn) để ấn định các thông tin liên quan đảm bảo việc
truyền chính xác và hiệu quả [1], [3].
Ngoài việc điền chính xác địa chỉ cho mỗi thông điệp, giao thức truyền còn
phải định rõ quy tắc truyền để đảm bảo việc truyền chính xác và tránh xung đột.
Trên cơ sở giao thức truyền đã lựa chọn, hệ thống mạng có thể hỗ trợ một số
mô hình truyền thông khác nhau như mô hình khách hàng/hệ phục vụ
(Client/Server), mô hình chủ/tớ (Master/Slave) và mô hình phát hành/thuê bao
(Publisher/Subscriber) để đáp ứng các yêu cầu truyền thông khác nhau. Những mô
hình truyền thông như vậy cho phép thông tin chứa tại một thiệt bị hoặc ứng dụng
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
bất kỳ có thể dễ dàng chia sử cho các thiết bị hoặc ứng dụng khác mà không cần
phải trang bị thêm thiết bị phần cứng cũng như bổ xung các thuật toán truyền tin
như trong các hệ điều khiển sử dụng phương pháp truyền thông điểm - điểm truyền
thống. Có thể hình dung ưu điểm này trong ví dụ về giá trị của một đại lượng vật lý
cần phải đo và truyền tới một số thiết bị trong hệ điều khiển. Khi đó thay vì phải sử
dụng nhiều sensor hoặc phát triển một thuật toán riêng để truyền thông tin này tới
các thiết bị cần thiết như trong các hệ thống truyền thông điểm - điểm ta chỉ sử dụng
một sensor nối mạng và sử dụng chế độ truyền thông phát hành/thuê bao để truyền
thông tin tới các thiết bị cần thiết cũng được nối mạng. Mô hình truyền thông
master/salve có thực hiện truyền thông theo các phương pháp kết nối hồi đáp tuần
tự (Poll), hỏi đáp đồng thời (Strobe), kết nối nhiều người nhận (Multicast) hoặc là
kết nối chu kỳ. Phương pháp hỏi đáp tuần tự và phương pháp hỏi đáp đồng thời
thường được sử dụng cho mạng hiện trường và mạng điều khiển. Trong phương
pháp hỏi đáp tuần tự trạm master sẽ gửi yêu cầu tới lần lượt từng trạm slave cần lấy
thông tin cà các trạm slave sẽ thực hiện việc lấy mẫu hoặc lấy dữ liệu lưu giữ trong
bộ đếm để gửi cho trạm master theo yêu cầu. Khác với phương pháp hỏi đáp tuần
tự, ở phương pháp hỏi đáp đồng thời trạm master gửi yêu cầu tới tất cả các trạm
slave và các trạm slave khi nhận được yêu cầu sẽ ngay lập tức trả lời. Trong trường
hợp này các trạm slave sẽ gửi về trạm master các giá trị đo (hoặc dữ liệu quá trình)
tại cùng thời điểm nhưng việc truyền dữ liệu lên mạng sẽ được dàn xếp bởi giao
thức truyền thông sử dụng.
Điểm khác biệt cơ bản của hệ thống truyền thông sử dụng mạng so với
phương pháp truyền thông điểm - điểm là sử dụng chung phương tiện truyền thông
để truyền tin. Phần chính của giao thức truyền thông là điều khiển truy nhập mạng.
Nhiều phương pháp truy nhập mạng đã được phát triển như CSMA/CD (Carrier
Sense Multiple Access with Collision Detect), phương pháp chuyển thẻ bài (token
passing), phương pháp CSMA/AMP (Carrier Sense Multiple Access with
Arbitration Message Priority), phương pháp FDMA và phương pháp TDMA. Mỗi
phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong khuôn khổ của luận
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
văn này ta sẽ phân tích ba loại mạng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp với
ba phương pháp truy nhập mạng điển hình là CSMA/CD, token passing và
CSMA/AMP.
2.2.1. Phƣơng pháp CSMA/CD
Phương pháp truy nhập mạng được sử dụng trong hệ thống mạng nổi tiếng là
Ethernet được quy định trong tiêu chuẩn IEEE 802.3 và khi nói tới Ethernet người
ta cũng đồng thời ám chỉ tới phương pháp điều khiển truy nhập mạng CSMA/CD.
Phương pháp điều khiển truy nhập mạng CSMA/CD quy định mỗi nút mạng phải
theo dõi thường xuyên trước khi thực hiện việc truyền tin. Khi phát hiện đường
truyền trở nên sẵn sàng cho việc truyền tin thì lập tức thực hiện việc truyền tin. Một
khả năng có thể xảy ra là có hai hoặc nhiều nút mạng cùng thực hiện truyền tin và
nó sẽ sảy ra xung đột và các nút mạng thực hiện truyền tin sẽ phát hiện xung đột
này. Nếu phát hiện ra xung đột các nút mạng sẽ lập tức ngừng việc truyền tin và đợi
trong một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi thực hiện việc truyền lại. Khoảng
thời gian chờ ngẫu nhiên này được tạo ra bởi thuật toán chờ hàm mũ nhị phân
(BEB-binary exponential backoff) và điều này làm cho trễ truyền thông tạo bởi
phương pháp điều khiển truy nhập mạng CSMA/CD mang tính bất định [9], [10].
Thuật toán BEB được thực hiện như sau: thời gian đợi được chọn ngẫu nhiên trong
khoảng từ 0 tới (2i-1) lần khoảng thời gian tối thiểu để truyền lại. Ở đây i được
chọn bằng số lần xảy ra xung đột được phát hiện bởi nút mạng đó nếu nó nhỏ hơn
10 hoặc được chọn bằng 10 nếu số lần xảy ra xung đột phát hiện được lớn hơn 10,
có nghĩa là mức trên được giới hạn ở 1023. Sau 16 lần xung đột thì sẽ báo lỗi.
Định dạng của khung truy nhập mạng (MAC frame) theo [9], [10] như trên
Hình 2-3.
Trên khung truy nhập này ta có thể nhận thấy Ethernet đã thêm vào 26 bytes
thông tin điều khiển truyền thông. Gói dữ liệu có kích thước tối thiểu là 46bytes và
tối đa là 1500bytes. Sở dĩ phải quy định kích thước tối thiểu cho gói dữ liệu là do
khung truy nhập mạng bị quy định kích thước tối thiểu tính từ địa chỉ đích tới
29
Số ._.ọn cấu hình truyền thông và bộ điều khiển tương ứng mà vẫn đảm bảo được
tính thời gian thực cũng như tính ổn định của hệ thống.
Trong phạm vi luận văn này sẽ nghiên cứu việc dùng truyền thông CAN-bus
cho hệ điều khiển chuyển động. Trên cơ sở đó, phân tích ảnh hưởng của trễ truyền
thông đến chất lượng điều khiển của hệ thống truyền động nhiều trục điều khiển vị
trí. Vấn đề cần quan tâm khi sử dụng mạng CAN-bus cho hệ truyền động này là
ảnh hưởng của trạng thái bão hoà của mạng truyền thông đến chất lượng hệ thống
và qua đó thấy được sự ảnh hưởng của chu kỳ lấy mẫu Ts đến thời gian trễ.
98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.4. Các phƣơng pháp mô hình hoá trễ trong hệ thống điều khiển
4.4.1. Phƣơng pháp xấp xỉ Padé
Trong trường hợp đơn giản nhất ta có thể giả thiết rằng trễ trong hệ thống
điều khiển phân tán là hằng số và khi đó ta có thể sử dụng các công cụ phân tích
thiết kế với hệ thống điều khiển có trễ như phương pháp đồ thị Bode, phương pháp
sơ đồ Nyquist. Khi chúng ta coi trễ truyền thông là hằng số ta có thể gần đúng hệ
thống như hệ có trễ thông thường và có thể áp dụng bộ điều khiển dự báo Smith
(Smith-predictor) để điều khiển hệ thống [5]. Khi không cần độ chính xác cao trong
việc phân tích hệ thống ta có thể sử dụng phương pháp xấp xỉ Padé.
Phương pháp xấp xỉ Padé gần đúng thành phần trễ e-s trong hàm truyền đối
tượng có trễ bằng đa thức
)(
)(
)(
sQ
sP
sG
. Về bản chất thì đây là một dạng của khai
triển chuỗi Taylo. Bậc của P(s) và Q(s) là như nhau và P(s) = Q(-s) để đảm bảo đặc
tính truyền đạt của hệ thống, có nghĩa là G(w)=1. Trên Bảng 4-1 là ba bậc đầu tiên
của xấp xỉ Padé.
Bảng 4-1. Xấp xỉ Padé cho thành phần trễ exp (-s)
Bậc Xấp xỉ Padé
n = 1
2
1
2
1
s
s
n = 2
12
)(
2
1
12
)(
2
1
2
2
s
s
s
s
n = 3
120
)(
12
)(
2
1
120
)(
12
)(
2
1
32
32
ss
s
ss
s
99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.4.2. Mô hình hoá trễ truyền thông dùng xích Markov
Trong chương 3 ta đã phân tích đặc điểm của trễ truyền thông và cho thấy trễ
truyền thông phụ thuộc vào lưu lượng truyền thông hay tải của đường mạng, cụ thể
hơn là phụ thuộc vào chiều dài hàng đợi các thông điệp cần truyền. Xem xét trong
khoảng thời gian giữa các lần truyền tin ta có thể thấy sự thay đổi tải mạng hay
chiều dài của hàng đợi là quá trình chậm và do vậy trễ truyền thông giữa các lần
truyền không hoàn toàn là ngẫu nhiên và độc lập với nhau dẫn tới trễ trong các
mạch vòng điều khiển cũng có tính chất như vậy. Kết quả phân tích cho thấy trễ
trong hệ thống điều khiển sử dụng mạng truyền thông kỹ thuật số có thể có một số
hữu hạn các trạng thái và ta có thể mô hình hoá quá trình chuyển trạng thái của trễ
như là quá trình Markov [19].
Gọi trạng thái của trễ truyền thông tại thời điểm k là sk và nhận ngẫu nhiên
các giá trị trong tập S = {1, 2, 3…s}. Theo [3], [7] và [17] xác xuất để trạng thái của
trễ truyền thông chuyển từ trạng thái i sang trại thái j là:
isjsPq kkij 1
(4.5)
Trong đó: 0 i, j s; 0 qij 1 và
j
ijq 1
Ma trận chuyển trạng thái của xích Markov như sau:
ssss
s
s
s
qqq
qqq
qqq
P
10
11110
00100
....
...
...
(4.6)
Tuỳ thuộc vào đặc điểm và tính chất của mạng truyền thông ta sẽ có đặc
điểm của quá trình chuyển trạng thái khác nhau. Trong mạng có thiết lập chế độ ưu
tiên thì trễ của các thông điệp truyền bởi nút mạng có mức ưu tiên cao sẽ tăng theo
từng bậc (chỉ chuyển tới trạng thái liền kề) còn ở những nút mạng ưu tiên thấp có
thể tăng nhiều bậc (có thể chuyển tới các trạng thái không liền kề). Quá trình giảm
cũng như vậy, nếu không thiết lập chế độ bỏ qua các thông điệp cũ và các gói tin lỗi
thì quá trình giảm của trễ sẽ theo từng bậc còn khi thiết lập chế độ bỏ qua các thông
100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
điệp cũ và các gói tin lỗi thì quá trình giảm có thể giảm nhiều bậc. Ví dụ trễ đang ở
trạng thái 2, nếu tăng giảm từng bậc thì nó có thể chuyển sang trạng thái 1 hoặc 3 và
không thể chuyển sang trạng thái 4 hay nói cách khác q23, q21 0 còn q24 = 0.
Gọi xác suất của trạng thái Markov là i ta có:
i(k) = P(sk = i) (4.7)
Và như vậy ta có vector phân bố trạng thái như sau:
(k) = [1(k) 2(k) … s(k)] (4.8)
Phân bố xác suất của trạng thái sk có thể tính bằng phương pháp đệ quy như
sau:
(k + 1) = (k)P
(0) = 0
4.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng điều khiển
Hai tiêu chuẩn thường được sử dụng để đánh giá thiết kế hệ thống điều khiển
là tiêu chuẩn tích phân bình thương sai lệch (ISE) và tiêu chuẩn tích phân của tích
số giữa thời gian và giá trị tuyệt đối của sai lệch (ITAE). Công thức tính toán các
tiêu chuẩn này như sau [1]:
0
2
ft
t
ISE e dt
(4.9)
0
ft
t
ITAE t e dt
(4.10)
Ở đây t0 và tf là các thời điểm đầu và cuối của quá trình khảo sát và e là sai
lệch giữa quỹ đạo thực và quỹ đạo đặt. Tiêu chuẩn ISE đánh giá sai lệch ở mọi thời
điểm là như nhau trong khi ITAE đánh giá các sai lệch sau nặng hơn các sai lệch
ban đầu.
Các hệ thống điều khiển ngày nay thường dùng điều khiển số. Trong hệ
thống điều khiển số để xác định được tần số lấy mẫu tốt nhất đảm bảo được sự ổn
định của hệ thống và chất lượng điều khiển ta cần phải xác định được độ dự trữ pha
và băng thông hệ điều khiển.
101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các thành phần trễ trong hệ thống sẽ làm tăng thêm độ trễ pha của hệ thống.
Trễ trong hệ thống trích mẫu bao gồm trễ do sự hữu hạn của tần số lấy mẫu và các
chậm trễ khác. Sự trễ pha do sự hữu hạn của tần số lấy mẫu gọi là sự trễ pha do
lượng tử hoá (s) còn d là trễ pha do sự chậm trễ. Theo [15] các trễ pha này có
thể được tính toán như sau:
2
s
s
fT
(4.11)
dd fT
(4.12)
Ts là chu kỳ lấy mẫu, Td là trễ.
Băng thông của hệ thống điều khiển,
bwf
là tần số tối đa mà đầu ra của hệ
thống còn bám được theo tín hiệu đầu vào hình sin với sai số cho phép. Một cách
diễn đạt khác, băng thông của hệ thống điều khiển là tần số của tín hiệu vào mà tại
đó đầu ra của hệ thống suy giảm 3dB (hay là đầu ra bằng 0.707 lần đầu vào) [15].
Để đảm bảo chất lượng điều khiển tần số lấy mẫu,
sf
của hệ thống phải đảm bảo
yêu cầu sau:
4020
bwf
f (4.13)
4.6. Phân tích sự ảnh hƣởng của trễ truyền thông đến chất lƣợng điều
khiển của hệ thống truyền động nhiều trục
Do yêu cầu về tính thời gian thực của các hệ thống truyền động nhiều trục,
đặc biệt là các hệ truyền động robots và CNC, giao diện giữa bộ điều khiển nhiều
trục và các bộ điều khiển truyền động thành phần hiện nay dùng tín hiệu tương tự.
Nếu dùng truyền thông kỹ thuật số trong các hệ truyền động nhiều trục sẽ khắc phục
được nhược điểm của kỹ thuật tương tự, nâng cao độ chính xác và tốc độ làm việc
của hệ thống. Tuy nhiên, sẽ xuất hiện một số vấn đề cần phải được nghiên cứu như
độ trễ truyền thông, lỗi truyền thông, vấn đề đồng bộ hóa hoạt động hệ thống, vv...
102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.6.1. Cấu hình của mô hình
Board DS1103 (có giao diện CAN) cắm vào khe ISA của máy tính sẽ gửi tín
hiệu điều khiển qua mạng CAN xuống các Drive IDM640 (có giao diện CAN) để
điều khiển 3 động cơ đồng bộ như hình vẽ. Mạch vòng vị trí được đưa lên Board
DS1103 nên tín hiệu được gửi qua mạng CAN xuống các Drive IDM640 là các giá
trị vận tốc tham chiếu.
Thông số tốc độ cập nhật của mạch vòng tốc độ/ mômen tương ứng sẽ là
1KHz/10KHz. Tốc độ cập nhật của mạch vòng vị trí sẽ được thay đổi bằng việc
thay đổi chu kỳ lấy mẫu (bước tính trên mô hình Simulink). Ví dụ: Nếu ta chọn chu
kỳ lấy mẫu Ts = 10ms thì cứ sau mỗi 10ms tín hiệu tham chiếu vận tốc lại được gửi
từ DS1103 qua mạng CAN xuống các Drive.
Chúng ta xem xét sơ đồ cấu trúc điều khiển chuyển động hai trục điều khiển
vị trí sử dụng truyền thông mạng CAN sử dụng luật điều khiển PD cho bộ điều
khiển vị trí của các trục. Hình 4-10
Hình 4-9. Cấu hình của hệ điều khiển truyền động dùng truyền thông Bus-CAN
103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.6.2. Phân tích ảnh hƣởng của trễ truyền thông đến chất lƣợng điều khiển của
hệ thống
Từ hình 4-2 và hình 4-10, chúng ta sẽ tiến hành phân tích, đánh giá chất
lượng điều khiển hệ thống truyền động nhiều trục điều khiển vị trí dựa trên các kết
quả đã được khảo sát trên mô hình mô phỏng. Đánh giá chất lượng điều khiển của
hệ thống bằng tiêu chuẩn ITEA với các tần số lấy mẫu khác nhau trong các trường
hợp sau:
- Mạng không sử dụng để truyền các thông tin sự kiện;
- Xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện là 0.01, chiều dài thông điệp là ngẫu
nhiên trong khoảng từ 0 – 80 bytes;
- Xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện là 0.03, chiều dài thông điệp là ngẫu
nhiên trong khoảng từ 0 – 80 bytes;
-
N
ộ
i
su
y
q
u
ỹ
đ
ạo
PD
Cx
Cy
Servo
Controller
Servo
Controller
Servo
Motor
Servo
Motor
+
+
+
Bộ ước lượng
sai lệch quỹ đạo
chuyển động
+
-
-
+
Hình 4-10. Cấu trúc điều khiển chuyển động hai trục điều khiển vị trí
C
A
N
B
u
s
Controller
104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện là 0.05, chiều dài thông điệp là ngẫu
nhiên trong khoảng từ 0 – 80 bytes.
Sử dụng quỹ đạo chuyển động đặt là đường tròn, đường kính 200mm. Kích
thước của thông điệp đo lường và điều khiển là 8 bytes ta có thể tính được chiều dài
của khung truy nhập theo là:
Tframe = Nstuff + Nc + 8 N data Tbit (4.14)
Nstuff là số bít nhồi, lấy giá trị từ 0 tới 14 bít, Nc là số bít điều khiển lấy giá trị
47 trong CAN 2.0A và 65 với CAN 2.0B. Với tốc độ truyền 500kbps ta có Tbit= 2µs
và do vậy chiều dài khung truy nhập sẽ là từ 222
s tới 250
s
. Trong hệ truyền
động 2 trục ta cần thiết phải truyền 04 giá trị đo lường và điều khiển nên thời gian
truyền thông trong một chu kỳ yêu cầu từ 888
s
tới 1000
s
. Nếu thời gian cần
thiết cho việc tính toán điều khiển trong trường hợp xấu nhất là 150
s
thì chu kỳ
điều khiển nhỏ nhất có thể lựa chọn để hệ thống còn đảm bảo được yêu cầu kết thúc
quá trình tính toán và truyền tin trong chu kỳ là 1,15 ms.
Vì các thông tin sự kiện có tính ngẫu nhiên, nên phải qua nhiều lần thí
nghiệm ứng với mỗi chu kỳ lấy mẫu, mỗi lần làm thí nghiệm sẽ thu được một giá trị
ITAE sau đó tính ra giá trị ITAE trung bình theo công thức sau:
10
10
1
k
kITAE
ITAE
(4.15)
Qua 10 lần thí nghiệm, với kết quả thu được trên các bảng 4-2, bảng 4-3,
bảng 4-4 và bảng 4-5 như sau [4]:
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 4-2. Kết quả khảo sát khi không có thông điệp sự kiện truyền trên mạng
T
(ms)
ITAE1 ITAE2 ITAE3 ITAE4 ITAE5 ITAE6 ITAE7 ITAE8 ITAE9 ITAE10 ITAEtb
1 Mất ổn định
1,2 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923 0,2923
1,4 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550 0,0550
1,6 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557
1,8 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557 0,0557
2 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563 0,0563
4 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401 0,1401
6 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383 0,2383
8 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383 0,3383
10 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386 0.4386
12 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393 0.5393
14 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384 0.6384
16 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408 0.7408
18 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537 0.8537
20 1.055 1.055 1.055 1.055 1.055 1.055 1.055 1.055 1.055 1.055 1.055
Bảng 4-3. Kết quả khảo sát khi xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện trên mạng là 1%
T
(ms)
ITAE1 ITAE2 ITAE3 ITAE4 ITAE5 ITAE6 ITAE7 ITAE8 ITAE9 ITAE10 ITAEtb
1 Mất ổn định
1,2 Mất ổn định
1,4 Mất ổn định
1,6 49,1 49,1 49,1 24,6 19,8 49,1 55,4 49,1 49,1 49,1 44,36
1,8 17,72 17,72 27,85 17,72 29,82 17,72 17,72 17,72 17,20 17,72 19,89
2 0,0785 0,0785 0,0789 0,0787 0,0808 0,0783 0,0783 0,0765 0,0782 0,0761 0,0782
4 0,1535 0,1518 0,1518 0,1516 0,1517 0,1518 0,1518 0,1515 0,1518 0,1518 0,1519
6 0,2507 0,2500 0,2507 0,2507 0,2507 0,2507 0,2516 0,2507 0,2507 0,2507 0,2507
8 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423 0,3423
10 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408 0,4408
12 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415 0,5415
14 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404
16 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402 0,7402
18 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534 0,8534
20 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570 1,0570
106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 4-4. Kết quả khảo sát khi xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện trên mạng là 3%
T
(ms)
ITAE1 ITAE2 ITAE3 ITAE4 ITAE5 ITAE6 ITAE7 ITAE8 ITAE9 ITAE10 ITAEtb
1 Mất ổn định
1,2 Mất ổn định
1,4 Mất ổn định
1,6 168,60 168,60 168,60 168,60 145,74 98,86 168,60 196,80 168,60 157,45 161,05
1,8 59,59 59,59 59,59 82,72 59,59 59,59 59,59 51,45 59,59 59,59 61,10
2 39,79 39,79 39,79 39,79 39,79 39,79 39,79 39,79 39,79 39,79 39,79
4 0,1746 0,1737 0,1734 0,1734 0,1734 0,1742 0,1734 0,1734 0,1734 0,1734 0,1736
6 0,2605 0,2635 0,2605 0,2605 0,2622 0,2605 0,2605 0,2605 0,2605 0,2605 0,2610
8 0,3510 0,3510 0,3752 0,3510 0,3510 0,3510 0,3621 0,3510 0,3510 0,3510 0,3545
10 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407 0,4407
12 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414 0,5414
14 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404
16 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453 0,7453
18 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561
20 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06
Bảng 4-5. Kết quả khảo sát khi xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện trên mạng là 5%
T
(ms)
ITAE1 ITAE2 ITAE3 ITAE4 ITAE5 ITAE6 ITAE7 ITAE8 ITAE9 ITAE10 ITAEtb
1 Mất ổn định
1,2 Mất ổn định
1,4 Mất ổn định
1,6 Mất ổn định
1,8 59,70 65,42 59,70 64,85 59,70 59,70 78,96 59,70 59,70 59,70 62,71
2 48,94 48,94 48,94 48,94 48,94 48,94 48,94 48,94 48,94 48,94 48,94
4 0,1832 0,1881 0,1832 0,1845 0,1832 0,1832 0,1869 0,1832 0,1874 0,1832 0,1846
6 0,2732 0,2780 0,2732 0,2732 0,2792 0,2780 0,2732 0,2794 0,2732 0,2732 0,2754
8 0,3692 0,3692 0,3752 0,3692 0,3692 0,3692 0,3692 0,3692 0,3692 0,3692 0,3704
10 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432 0,4432
12 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475 0,5475
14 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404 0,6404
16 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454 0,7454
18 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561 0,8561
20 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06 1,06
107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Qua kết quả khảo sát ta thấy, trong cả hai trường hợp mạng không có thông
điệp sự kiện hay có thông điệp sự kiện với các xác suất xuất hiện thông điệp khác
nhau, khi ta thay đổi chu kỳ trích mẫu – Ts thì kết quả của độ sai lệch vị trí (được
đánh giá theo tiêu chuẩn ITAE) cũng khác nhau. Từ bảng kết quả ta vẽ ước lượng
được đồ thị thể hiện liên hệ giữa giá trị sai lệch vị trí theo tiêu chuẩn ITAE với thời
gian lấy mẫu Ts để so sánh và đánh giá quy luật về ảnh hưởng của trễ truyền thông
với các chu kỳ lấy mẫu khác nhau ta có Hình 4-11.
Kết quả thu được trên hình 4-11 cho thấy ở những tần số lấy mẫu thấp chất
lượng điều khiển ít có sự khác biệt giữa các trường hợp mạng không có thông điệp
sự kiện và mạng có thông điệp sự kiện.
Nhìn trên đồ thị ta thấy, khi tần số lấy mẫu tăng lên, giá trị sai lệch điều
khiển giảm, điều đó cho thấy khi tần số lấy mẫu tăng lên chất lượng điều khiển cũng
tăng lên như trường hợp hệ thống điều khiển số không có trễ thông thường.
Hình 4-11. Kết quả mô phỏng khảo sát ITAE với các tần số lấy mẫu khác nhau
108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hệ thống điều khiển sử dụng mạng truyền thông số có trễ truyền thông thêm
vào làm tăng trễ của hệ thống điều khiển và do vậy nó làm thu hẹp vùng có thể lựa
chọn của chu kỳ lấy mẫu so với hệ điều khiển số thông thường (không sử dụng
mạng truyền thông). Trong hệ điều khiển số thông thường khi chu kỳ lấy mẫu giảm
tới giới hạn trễ tính toán của thiết bị điều khiển thì diễn ra hiện tượng suy giảm chất
lượng điều khiển đột ngột tới mức mất ổn định. Ở đây hiện tượng cũng diễn ra
tương tự nhưng chất lượng điều khiển suy giảm ở ngay cả chu kỳ lấy mẫu lớn hơn
giới hạn tạo bởi tổng trễ truyền thông và trễ tính toán.
Qua kết quả khảo sát trên đồ thị ta nhận thấy khi mạng có xác suất xuất hiện
thông điệp bằng 0,03 và 0,05 thì chất lượng điều khiển tăng dần theo tần số lấy
mẫu, tuy nhiên lại nhanh chóng đạt tới ngưỡng bão hoà khi tần số lấy mẫu tăng.
Còn đối với mạng có xác suất xuất hiện thông điệp bằng 0,01 thì ngưỡng bão hoà
của hệ thống lớn hơn. Như vậy điểm suy giảm của chu kỳ lấy mẫu sẽ càng lớn khi
xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện càng lớn. Nguyên nhân chính là do khi tăng
tần số lấy mẫu sẽ làm tăng lưu lượng truyền thông, tăng băng thông sử dụng và khi
tới ngưỡng bão hoà của hệ thống mạng nó làm tăng trễ truyền thông dẫn tới sự suy
giảm chất lượng điều khiển. Với xác suất xuất hiện các thông điệp sự kiện càng lớn
thì băng thông yêu cầu càng lớn và mạng càng nhanh đi vào trạng thái bão hoà.
Chúng ta xem xét sai lệch quỹ đạo chuyển động trên hình 4-12 với hệ thống
có chu kỳ lấy mẫu 2,5 ms và mạng có xác suất xuất hiện thông điệp sự kiện là 0,03:
Hình 4-12. Quỹ đạo chuyển động (xác suất thông điệp sự kiện 3%, chu kỳ lấy mẫu 2.5ms)
109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Ta nhận thấy hệ thống mạng có 3 điểm sai lệch quỹ đạo đó là các trạng thái
quá tải tạm thời do tại các thời điểm đó lưu lượng truyền thông tăng làm trễ truyền
thông và trễ tính toán của các thiết bị điều khiển. Như vậy ngay cả khi hệ thống
mạng được thiết kế đảm bảo yêu cầu thì trong chế độ hoạt động bình thường của
các hệ thống sử dụng mạng truyền thông thì hiện tượng bão hoà mạng vẫn có thể
xuất hiện tạm thời (thoáng qua) và gây ra sự suy giảm chất lượng điều khiển một
cách đột ngột và tạm thời. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tính ngẫu nhiên
của các thông tin sự kiện khác truyền trên mạng hoặc do ảnh hưởng của nhiễu dẫn
tới lỗi truyền thông. Khi việc truyền thông bị lỗi, cơ chế phát hiện và xử lý lỗi trong
các hệ thống mạng sẽ loại bỏ các thông điệp bị lỗi. Giải pháp phổ biến sử dụng
trong kỹ thuật truyền tin là thực hiện truyền lại các thông điệp bị phát hiện là lỗi và
điều này làm tăng trễ truyền thông và lưu lượng truyền thông dẫn tới hệ thống mạng
có thể bị bão hoà tạm thời. Điều này cũng cho ta thấy trễ trong truyền thông thay
đổi theo thời gian (do tính ngẫu nhiên của các nguyên nhân gây ra trễ trong truyền
thông như đã phân tích ở chương 3).
Để đánh giá sự sai lệch quỹ đạo chuyển động trong trường hợp hệ thống làm
việc với các tần số lấy mẫu khác nhau trên Hình 4-13 ta thấy rằng khi mạng sử dụng
để truyền thông điệp sự kiện thì ngay cả ở những chu kỳ lấy mẫu nhỏ tới mức mà hệ
thống có chất lượng điều khiển tốt nhất thì vẫn xuất hiện các điểm mà sai lệch quỹ
đạo lớn. Đó là tại các điểm mà trễ truyền thông tăng cao đột ngột trong một khoảng
thời gian ngắn hay nói cách khác khi đó hệ thống mạng rơi vào trạng thái nghẽn
mạng tạm thời. Những điểm peak của sai lệch này sẽ dẫn tới phế phẩm hoặc thậm
chí gây ra tác động của hệ thống bảo vệ làm dừng sản xuất.
Có thể nhận thấy rằng ở những kỳ lấy mẫu lớn tồn tại sai lệch quỹ đạo lớn và
ít có sự khác nhau giữa trường hợp mạng không sử dụng để truyền thông điệp sự
kiện (trễ gần là hằng số) và trường hợp mạng sử dụng để truyền thông điệp sự kiện
(trễ mang tính bất định).
110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sai lệch này ổn định và giảm khi chu kỳ lấy mẫu giảm nhưng chu kỳ lấy mẫu
càng nhỏ thì càng có sự khác biệt giữa trường hợp có thông điệp sự kiện và không
có thông điệp sự kiện. Cụ thể là khi mạng có thông điệp sự kiện thì chu kỳ lấy mẫu
càng nhỏ tần suất xuất hiện các điểm có sai lệch quỹ đạo lớn sẽ càng lớn làm cho
chất lượng điều khiển của nó kém hơn so với khi không có thông điệp sự kiện. Chất
lượng điều khiển thấp khi chu kỳ lấy mẫu lớn là do sai lệch tạo bởi chu kỳ lấy mẫu
còn khi chu kỳ lấy mẫu tiến tới giới hạn bão hoà chất lượng điều khiển giảm là do
tần suất nghẽn mạng tạm thời tăng lên.
Với mô hình điều khiển truyền động dùng truyền thông CAN-Bus như hình
4-9 và sơ đồ cấu trúc điều khiển truyền động hai trục XY điều khiển vị trí như hình
4-10. Thông tin sự kiện được giả lập bằng việc truyền thông tin điều khiển của trục
thứ ba. Theo [4] kết quả khảo sát thu được để đánh giá sai lệch quỹ đạo chuyển
động trong trường hợp chu kỳ lấy mẫu bằng 4ms như hình 4-14.
Hình 4-13. Sai lệch quỹ đạo chuyển động
111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Quỹ đạo chuyển động X-Y là đường tròn với chu kỳ lấy mẫu 4ms ở trạng
thái chưa bão hoà thu được như hình 4-15.
Tại chu kỳ lấy mẫu 4ms chất lượng điều khiển tương đối tốt, sự sai lệch quỹ
đạo nhỏ. Tuy nhiên khi trục thứ ba thực hiện việc truyền thông cùng thời điểm với
việc truyền thông của một trong hai trục XY nói cách khác là có sự nghẽn mạng do
thông điệp truyền bởi trục thứ 3 gây nên có thể làm cho hệ thống trở nên mất ổn
định hoặc có sai lệch quỹ đạo lớn mặc dù trước đó nó vẫn làm việc tốt.
Hình 4-14. Sai lệch quỹ đạo chuyển động trong hệ truyền động hai trục XY
với chu kỳ lấy mẫu 4ms
Hình 4-15. Quỹ đạo chuyển động X-Y ở trạng thái chưa bão hoà
112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chúng ta tiếp tục xem xét tại chu kỳ lấy mẫu bằng 2,5ms, khi đó thu được đồ
thị mô tả sai lệch quỹ đạo chuyển động, như hình 4-16, và hình ảnh quỹ đạo chuyển
động hình 4-17.
Như vậy tại các chu kỳ lấy mẫu nhỏ hơn (2,5 ms) sai lệch điều khiển mạng
lớn do rơi vào trạng thái bão hoà, quỹ đạo chuyển động của hai trục X-Y không còn
bám theo đúng quỹ đạo đặt. Nguyên nhân của hiện tượng này là ngoài việc truyền
các thông tin có tính chất chu kỳ hệ thống mạng còn sử dụng để truyền các thông tin
sự kiện, không có tính chất chu kỳ. Sự xuất hiện mang tính ngẫu nhiên của các
thông tin sự kiện làm tăng tức thời lưu lượng truyền tin dẫn tới sự gia tăng của thời
Hình 4-16. Sai lệch quỹ đạo chuyển động trong hệ truyền động hai trục XY
với chu kỳ lấy mẫu 2.5 ms
Hình 4-17. Quỹ đạo chuyển động X-Y khi mạng bão hoà
113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
gian đợi giành quyền truyền tin Tblock và trễ truyền thông sẽ tăng lên. Đặc biệt khi
lưu lượng truyền tin tăng lên nó sẽ làm tăng hệ số sử dụng mạng tới mức 100%
đồng thời tăng chiều dài hàng đợi dẫn tới làm tăng thời gian đợi trong hàng đợi
Tqueue. Khi đó hệ thống mạng sẽ rơi vào trạng thái bão hoà. Trong trạng thái bão
hoà, trễ truyền thông sẽ tăng lên và có thể vượt qua khoảng trễ cho phép của ứng
dụng và ta gọi trạng thái của hệ thống mạng trong trường hợp này là trạng thái
“nghẽn mạng”. Chất lượng điều khiển của hệ thống đã bị suy giảm mạnh dẫn tới
mất ổn định khi mạng truyền thông đi vào trạng thái bão hoà.
4.7. Kết luận
Trong chương này đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hưởng của trễ tuyền
thông tới chất lượng điều khiển trong hệ thống truyền động nhiều trục điều khiển vị
trí sử dụng mạng CAN dựa theo kết quả nghiên cứu [4] đã được khảo sát mô hình
mô phỏng và mô hình thực nghiệm. Kết quả cho thấy trễ truyền thông làm suy giảm
chất lượng điều khiển trong hệ thống điều khiển sử dụng mạng truyền thông, đặc
biệt trong các trạng thái nghẽn mạng và nghẽn mạng tạm thời. Chất lượng điều
khiển suy giảm mạnh khi hệ thống mạng truyền thông đi vào trạng thái bão hoà
(hay nghẽn mạng). Qua phân tích cũng cho thấy ảnh hưởng của hiện tượng nghẽn
mạng tạm thời (bão hoà ngắn hạn) của mạng truyền thông làm suy giảm đột ngột
chất lượng điều khiển, có thể gây phế phẩm hoặc hiện tượng ngừng hoạt động của
thống. Chính điều này làm hạn chế khả năng ứng dụng của hệ thống điều khiển sử
dụng mạng trong nhiều ứng dụng công nghiệp nói chung, trong các hệ điều khiển
truyền thông nói riêng.
114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Việc nghiên cứu đặc tính, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của trễ
truyền thông trong hệ điều khiển phân tán có sử dụng mạng truyền thông kỹ thuật
số nhằm mục đích nâng cao chất lượng của hệ thống điều khiển.
Ứng dụng truyền thông số (dùng bus) để thay cho truyền thông analog (dùng
dây dẫn) đã chứng tỏ rõ những tính năng vượt trội như: lượng thông tin trao đổi lớn
(có thể truyền theo hai chiều), khả năng chống nhiễu cao, cấu trúc nối dây đơn giản,
dễ dàng thay đổi cấu trúc của hệ chuyển động, và đặc biệt là tăng tính thời gian thực
cũng như độ chính xác của hệ thống điều khiển. Để khai thác được tối đa những ưu
điểm của phương pháp truyền thông dùng mạng (bus) thì việc nghiên cứu và khảo
sát đặc tính của trễ truyền thông đối với từng loại mạng là rất cần thiết.
Trễ truyền thông và tính bất định của nó là tồn tại khách quan của các mạng
truyền thông số và nó làm suy giảm chất lượng điều khiển trong hệ thống điều khiển
sử dụng mạng truyền thông kỹ thuật số.
Dựa vào những thông số đo được trong phần mô phỏng và thực nghiệm đã
được nghiên cứu để đánh giá hệ truyền động nhiều trục điều khiển vị trí khi dùng
truyền thông bằng mạng CAN-bus, ta có thể thấy khi mạng rơi vào trạng thái nghẽn
mạng và nghẽn mạng tạm thời đã làm tăng trễ truyền thông gây ra suy giảm chất
lượng điều khiển.
Kiến nghị
Từ các kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy để có thể nâng cao chất
lượng điều khiển, ngoài việc nghiên cứu tạo ra các cấu hình, các phương thức
truyền thông mới, các luật điều khiển ... thì việc giảm tần suất xảy ra sự cố do tác
động của trễ truyền thông sẽ mở rộng khả năng ứng dụng mạng truyền thông kỹ
thuật số và điều khiển phân tán cho các ứng dụng điều khiển truyền động và điều
khiển chuyển động. Thời gian trễ truyền thông cũng có ảnh hưởng đến việc lựa
chọn chu kỳ lấy mẫu vì nó có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hệ thống. Do vậy
việc tối ưu thời gian lấy mẫu là cần thiết.
115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
[1] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn, Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi (2006),
Điều chỉnh tự động truyền động điện. NXB Khoa học kỹ thuật.
[2] Hoàng Minh Sơn (2007), Mạng truyền thông công nghiệp, In lần thứ tư, NXB
Khoa học kỹ thuật.
[3] Pugatrep-Bản dịch Tiếng Việt (1997), Lý thuyết hàm ngẫu nhiên, , NXB thống
kê.
[4] Phạm Quang Đăng (2007), Nghiên cứu ảnh hưởng của trễ truyền thông trong hệ
thống điều khiển phân tán để nâng cao chất lượng điều khiển, Luận án Tiến sỹ kỹ
thuật, Trường Đại học Bách khoa HN, Hà nội.
[5] Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Duy Bình, Phạm Quang Đăng, Phạm Hồng Sơn
(2006), Hệ điều khiển DCS cho nhà máy sản xuất điện năng - Tập 1. Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật.
Tiếng Anh
[6] Astrom Karl J.,Bjorn Wittenmark (1990), Computer Controlled Systems (1990),
Theory and Design, Second Edition. Prentice-Hall.
[7] Barnes J. Wesley (1994), Statistical Analysis for Engineers and Scientists: A
Computer-Based Approach, McGraw-Hill International Editions.
[8] Boukas El-Kebir, Zi-Kuan Liu (2002), Deterministic and Stochastic Time Delay
Systems, Birkhauser Boston.
[9] Bosteel Jan, Coordinated Multi-Axis Motion Control via CAN bus,
[10] Bushnell Linda G.(2001), Networds and Control. IEEE Control System
Magazine.
[11] CiA, CAN Specification 2.0 Part A,
[12] CiA, CAN Specification 2.0 Part B,
116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
[13] Cruz Rene L. (1991), A calculus for Network Delay, Part I: Network Elements
in Isolation, IEEE Transaction on Information Theory.
[14] Cruz Rene L.(1991), A calculus for Network Delay, Part II: Network Analysis,
IEEE Transaction on Information Theory.
[15] Franklin Gene F., J. David Powell, Michael Workman (1990), Digital Control
of Dynamic Systems, Second Edition, Addsion – Wesley.
[16] IEEE Standards (2002), IEEE Std 802.3-2002 part 3: Carrier Sense Multiple
Access with Collission Detection (CAMA/CD) Access Method and Physical Layer
Specification, The Institute of Electrical and Electronics Engineer.
[17] Leon-Garcia Alberto (1994), Probability and Random Processes for Electrical
Engineering, Second Edition. PEARSON Addision Wesley.
[18] Li Lian Feng, James Moyne, Dawn Tilbury (2001), Performance Evaluation of
Control Networks: Ethernet, ControlNet and DeviceNet, IEEE Control Systems
Magazine.
[19] Nilsson Johan (1998), Real-Time Control System with Delays, PhD thesis,
Departerment of Automatic Control , Lund Institute of Technology.
[20] Tanenbaun Andrew S.(2003), Computer Networks, Fourth Edition, Pearson
Education – Prentice Hall PTR.
[21] Tindell K. (1994), Analysis of Hard Real-Time Communication, YCS222,
Dept. of Computer Science, University of York.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9218.pdf