Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 giống râu mèo (Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 giống râu mèo (Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 giống râu mèo (Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội

doc118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3350 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 giống râu mèo (Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết quanh năm nóng ẩm từ đó tạo nên nguồn tài nguyên dược liệu thiên nhiên vô cùng phong phú. Trong lịch sử phát triển của mình, người Việt Nam nêu cao chân lý: “Thuốc nam chữa bệnh người nam”. Y tế phát triển, nhu cầu cây thuốc tạo nguyên liệu cho sản xuất thuốc và xuất khẩu ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành dược liệu đã và đang phấn đấu không ngừng tìm hiểu thêm những dược liệu mới, công dụng mới giúp điều trị và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Cho nên, thúc đẩy và không ngừng phát triển công tác nghiên cứu trồng cây thuốc là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Cây râu mèo Việt Nam có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth, tên khác Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr…, còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền về tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu của cây râu mèo. Trong chiến lược phát triển ngành dược của Bộ Y tế, cây râu mèo được xếp vào loại cây hiếm cần được bảo vệ và phát triển nguồn gen. Tuy nhiên, cho đến nay, những công bố của các nhà y học về dược lý cây râu mèo không nhiều [31]. Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi cây râu mèo mọc hoang ở nước ta, Inđônêxia, Philipin. Cây có tác dụng thông tiểu tiện dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sốt ban, cúm, tê thấp, phù [3]. Theo Võ Văn Chi cây râu mèo còn dùng trị các bệnh như: viêm thận cấp và mãn, viêm bàng quang, sỏi đường niệu, thấp khớp, tạng khớp, viêm thận phù thũng, bệnh đường tiết niệu [17]. Người dân địa phương thường khai thác cây râu mèo từ hoang dại. Tuy nhiên, nguồn dược liệu hoang dại ngày càng trở nên khó khăn hơn do khai thác không hợp lý làm hạn chế khả năng tái sinh của cây. Mặt khác chất lượng dược liệu khai thác hoang dại không ổn định do sự sinh trưởng của cây không đồng đều, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và kết quả không cao trong điều trị bệnh. Nghiên cứu đưa cây râu mèo vào nhân giống và trồng trọt sẽ góp phần chủ động nguồn nguyên liệu làm thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu đưa công tác sản xuất dược liệu cây râu mèo dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế muốn phát triển trồng cây râu mèo rộng rãi, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và chủ động được nguồn giống cho sản xuất lâu dài, chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 giống râu mèo (Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội". 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Phân biệt hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia bằng các đặc điểm hình thái và phương thức nhân giống của chúng, xác định mật độ trồng thích hợp cho hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia. 1.2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia - Nghiên cứu phương thức nhân giống của hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia  - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây râu mèo  - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến hoạt chất dược liệu của hai giống râu mèo  - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của hai giống râu mèo. 1.2.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 giống râu mèo. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống và nghiên cứu các các biện pháp kỹ thuật khác cũng như là cơ sở khoa học trong điều trị và chữa bệnh. 1.2.4. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài bước đầu đã phân biệt đặc điểm hình thái, khả năng nhân giống của hai giống râu mèo và xác định mật độ trồng thích hợp cho hai giống râu mèo nhằm góp phần hoàn thiện quy trình tuyển chọn giống và trồng cây râu mèo năng suất chất lượng cao cho vùng Hà Nội. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà), Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)...Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10m (ở Phú Yên) đến 600m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt [2] Trên cơ sở phân bố và điều kiện tự nhiên của cây râu mèo Việt Nam như vậy, chúng tôi thấy rằng nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và mật độ trồng cho râu mèo ở vùng Hà Nội cho năng suất cao và chất lượng phù hợp là rất cần thiết cho việc chủ động cung cấp nguồn dược liệu thay thế nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên. Theo GS. Đỗ Tất Lợi cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae [3]. Còn theo “Những cây thuốc Việt Nam” râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon aristatus (Blume) Miq hoặc Orthosiphon stamineus Beth [2]. Cây râu mèo có tên như vậy vì nhị và nhuỵ của hoa thò ra giống như râu con mèo. Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 50cm - 100cm. Thân cây có cạnh vuông, mang nhiều cành. Lá mọc đối, cặp lá trước mọc thành chữ thập đối với cặp lá sau. Cuống lá rất ngắn, chừng 2mm - 5mm. Cụm hoa tận cùng thẳng, mọc thành chùm, lúc non màu trắng lúc già ngả màu xanh tím, hoa nở suốt mùa hè [3]. Thành phần hoạt chất chính của râu mèo gồm các chất thuộc nhóm flavonoid, terpenoid và dẫn xuất của acid caffeic… Trong đó, sinensetin, acid ursolic và acid rosmarinic là các thành phần hoạt chất chính của râu mèo [6]. Ngày nay ở Việt Nam, tiến bộ khoa học ngày một phát triển, kỹ thuật nhân giống của các cây nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp, cây dược liệu ngày một nâng cao cả về chất lượng và số lượng. 2.1.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống hữu tính Nhân giống hữu tính là hình thức nhân giống bằng hạt, kết quả dung hợp của giao tử đực (hạt phấn) và giao tử cái (tế bào trứng). Hạt được phân loại theo nguồn gốc hạt phấn tham gia vào quá trình thụ phấn, thụ tinh. Hạt tự thụ hình thành khi hạt phấn kết hợpvới giao tử cái tạo ra trên cùng một cây. Hạt giao phấn hình thành khi hạt phấn của cây này thụ tinh cho giao tử cái của cây kia. 2.1.1.4. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống vô tính Giâm cành là một phương pháp nhân giống vô tính mà trong đó người ta tách các cơ quan dinh dưỡng như cành, thân, thân ngầm, thân rễ và tác động các biện pháp kỹ thuật để tạo ra rễ bất định để có cây con có khả năng sống độc lập với cây mẹ, sinh trưởng phát triển tốt mà vẫn giữ được những đặc tính ban đầu của giống điều này đặc biệt quan trọng đối với cây thuốc. Phương pháp này dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh của thực vật và đặc tính độc lập từ một bộ phận dinh dưỡng ngay cả một tế bào nhỏ bé cũng có thể tái sinh, phân chia tạo cơ thể hoàn chính đó chính là nhờ tính toàn năng của tế bào. Như vậy, phương pháp giâm cành là phương pháp nhân giống thực vật bằng cơ quan dinh dưỡng . Khi đặt cơ quan dinh dưỡng trong điều kiện thích hợp (giá thể, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng…) thì chúng sẽ phân chia tế bào khôi phục những bộ phận còn thiếu trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Khả năng này phụ thuộc vào tính toàn năng và sự phản phân hóa. Haberland (1902) lần đầu tiên quan niệm rằng mỗi tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Theo quan niệm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào riêng rẽ đã được phân hoá đều chứa toàn bộ lượng thông tin di truyền (AND) cần thiết của cả cơ thể thực vật đó đều có khả năng phát triển hoàn chỉnh tạo thành một cá thể gọi là tính toàn năng của tế bào thực vật. Theo tác giả V.sil, Hondebrond (1965) thì tính toàn năng của mọi tế bào cho biết mọi tế bào sống đều chứa đầy đủ thông tin di truyền để tái sinh các bộ phận chức năng của cây. Còn theo E.Libbert 1987 khẳng định tính phản phân hóa là khả năng trở lại trạng thái Meristem và phát triển thành những điểm sinh trưởng của các tế bào đã trưởng thành (sự phản phân hoá). Theo Libbere 1976 thì cơ chế hình thành và phát triển của rễ bất định phải trải qua ba giai đoạn: Khi có tác động cắt cành thì auxin sẽ được hình thành một cách nhanh chóng tại đỉnh sinh trưởng và các cơ quan non, sau đó qua quá trình hình thành mạch libe thì auxin được vận chuyển tới vết cắt của cành giâm để kích thích tạo thành rễ bất định. Người ta chia việc hình thành rễ bất định thành ba giai đoạn: Giai đoạn phản phân hoá của tế bào tượng tầng trở lại, chức năng phân chia mô phân sinh tạo khối tế bào bất định (callus). Lượng auxin lớn để phản phân hóa tế bào (10-6 – 10-5 g/cm3). Giai đoạn tái phân hóa: Các tế bào bất định tái phân hóa hình thành rễ mầm bất định cần lượng auxin thấp hơn 910-7 g/cm3. Giai đoạn sinh trưởng của mầm rễ để hình thành rễ bất định. Lượng auxin cần thấp (10-10 – 10-12 g/cm3) hoặc không cần. Thường sử dụng các chất thuộc nhóm auxin ngoại sinh để kích thích sự tạo rễ bất định nhanh và hiệu quả trong kích thích giâm cành: TBA, αNAA, 2,4D. Theo Oparin miêu tả như sau: Ngay sau khi cắt cành giâm không cho nhựa luyện vận chuyển từ trên xuống dưới, các sản phẩm của quá trình quang hợp trong đó có auxin được tích tụ trong các tế bào màng mỏng làm kích thích hoạt động của tượng tầng mô sẹo (callus) gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành rễ bất định. Theo quan điểm của di truyền học về sự phát triển của cá thể thì quá trình tạo mới trong quá trình phát triển cá thể được thực hiện bằng con đường thi hành các chương trình di truyền được mã hoá trong cấu trúc phân tử AND và sự điều chỉnh thực hiện đó trong suốt quá trình sống của cá thể thông qua việc điều hoà sinh tổng hợp Protein Enzim và Protein cấu trúc. Người ta xác định rằng trong các tế bào phân hoá khác nhau của một cây chứa lượng AND giống nhau. Lượng AND đó chứa một lượng thông tin đầy đủ mà các tế bào này trong các điều kiện nhất định có thể thực hiện được và có thể trở thành một cơ thể hoàn chỉnh. Như vậy sự hình thành rễ của cành giâm diễn ra rất phức tạp. Khi cắt cành giâm, các tế bào sống ở mặt cắt bị tổn thương, các tế bào chất của mạch gỗ được mở ra bên ngoài tức là quá trình làm lành vết thương và quá trình tái sinh diễn ra 2.1.1.5. Cơ sở khoa học xác định mật độ trồng hợp lý Mật độ và khoảng cách gieo trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Giải quyết tốt vấn đề về mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây khai thác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Mật độ càng cao thì sự cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất cây cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất và khoảng trống trong đất để phát triển củ. Khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ phát triển kém, cây nhỏ, củ sẽ nhỏ. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh sáng khi phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao một cách tối đa chính vì vậy sẽ làm cho thân nhỏ, cây yếu, đường kính bẹ của lá nhỏ, sức chống chịu kém trước các điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ kém. Khi trồng ở mật độ thấp cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều do vậy cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất quần thể lại giảm bên cạnh đó cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh do tính quần thể bị giảm, củ của cây sẽ bị phân nhánh do bộ rễ của cây sẽ phát triển theo chiều ngang vì không phải cạnh tranh nhiều với bộ rễ của các cây khác điều này sẽ làm giảm phẩm cấp của củ. Mật độ trồng thích hợp sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích luỹ của cây tăng từ đó có thể tăng năng suất và tăng sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1. Cơ sở thực tiễn cây râu mèo Nguồn trữ lượng râu mèo của tự nhiên ở Việt Nam là không nhiều [35]. Cây râu mèo mọc tự nhiên ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipin các nước Đông Dương và cả ở Châu Phi [2]. Trên thế giới, Inđônêxia là nước trồng nhiều râu mèo nhất. Ngoài khối lượng dược liệu sử dụng nhiều trong nước, năm 1991 – 1995 nước này xuất khẩu sang thị trường châu Âu mỗi năm từ 170 tấn – 200 tấn râu mèo khô [35]. Ở Malaysia có 2 giống râu mèo tím và trắng đây là một loại thảo mộc truyền thống được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, thận và các rối loạn đường tiết niệu, huyết áp cao và xương hoặc đau cơ bắp. Cây râu mèo được chế biến thành một loại trà, còn được gọi là trà Java, nó đã có thể giới thiệu về phía tây ở thế kỷ 20. Râu mèo là phổ biến tiêu thụ như là một loại trà thảo mộc. Các pha trà của Java cũng tương tự như cho các loại trà khác. Nó được ngâm trong nước nóng đun sôi khoảng ba phút, trước khi được thêm vào với mật ong hoặc sữa. Có khá nhiều sản phẩm thương mại xuất phát từ cây râu mèo ở Malaysia [30]. Trong y học cổ truyền Việt Nam, râu mèo được sử dụng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, tê thấp, phù thũng, viêm gan. Bộ phận dùng của râu mèo là phần trên mặt đất. Theo Dược điển Việt Nam III đã quy định Herba Othosiphonis spiralis là thân, cành mang lá, hoa đã phơi hay sấy khô của cây râu mèo [4]. Phân tích một số thành phần và nhóm hoạt chất trong râu mèo Herba Othosiphonis spiralis bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng kết hợp đo mật độ (TLC scanning) phục nghiên cứu tiêu chuẩn hoá cho thấy kết qủa định lượng sinensetin và acid ursolic có trong các mẫu dược liệu râu mèo khảo sát đạt theo thứ tự từ 0,017 – 0,044 và 0,2 – 0,39%, tính theo khối lượng khô tuyệt đối. Tỷ lệ hàm lượng các thành phần nêu trên có trong lá cao hơn so với có trong cuộng gấp từ 5 – 20 lần (sinensetin) và 2 – 3 lần (ursolic acid). Hàm lượng sinensetin trong lá đạt 0,033 – 0,096% và trong cuộng là 0,0018 – 0,0100%. Hàm lượng acid ursolic trong lá đạt 0,32 – 0,06% và 0,11 – 0,21% trong cuộng [6]. 2.1.2.2. Cơ sở thực tiễn bằng phương pháp nhân giống Theo các tác giả Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Văn Tập….nghiên cứu khả năng nhân giống và bảo tồn ngũ gia bì hương và ngũ gia bì gai ở Việt Nam thu được kết quả như sau. Ngũ gia bì hương qua nhân giống vô tính cho tỷ lệ ra chồi từ 82 – 89%, tỷ lệ ra rễ cao nhất là 72,22%. Còn nhân giống hữu tính không tiến hành nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt được vì quả thường rụng khi còn non. Ngũ gia bì gai qua nhân giống vô tính cho tỷ lệ ra chồi từ 83,8 – 96,7% và tỷ lệ ra rễ cao nhất là 79,59%. Còn nhân giống hữu tính thì tỷ lệ nảy mầm của hạt là 35% [14]. 2.1.1.3. Cơ sở thực tiễn về khoảng và cách mật độ cây trồng Mật độ và khoảng cách gieo trồng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến năng suất, giải quyết tốt về mật độ tức là giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể với quần thể. Làm sao cho quần thể cây khai thác tốt nhất khoảng không gian (như không khí, ánh sáng...) và mặt đất (như nước, dung dịch trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích. Theo X.Lascol mật độ thích hợp với ngô tuỳ thuộc vào giống. Với giống chín sớm 60.000 cây/ha. Với giống chín trung bình 50.000 cây/ha và với giống chín muộn 40.000 cây/ha. Mật độ thấp, cây phát triển tốt, trọng lượng cây cao nhưng tổng sản lượng trên một đơn vị diện tích thấp. Trái lại, ở mật độ cao số bắp trên đơn vị diện tích nhiều, nhưng cây phát triển kém, sản lượng hạt trên cây nhỏ, kéo theo sản lượng trên đơn vị diện tích thấp [1]. Kết quả thí nnghiệm mật độ của trường Đại học Nụng nghiệp I [8], Viện cõy cụng nghiệp Viện khoa học kỹ thuật Nụng nghiệp cho thấy: Trong vụ xuõn + Đối với các giống đậu tương chín sớm (xanh lơ, cúc…) gieo mật độ với 55 cây/m2 là vừa, với khoảng cách 30 – 35 x 5 – 6cm/ 1cây. + Đối với các giống trung bình (ĐT74, ĐT78) nên gieo mật độ 40 – 45cây/m2, với khoảng cách 30 – 40 x 5 – 7cm/1cây + Đối với giống chín muộn (xanh lục khu, vàng Lạng Sơn) thường gieo mật độ: 20 – 25cây/m2, với khoảng cách 40 -45cm x 10 - 12cm/ 1cây [8]. Còn mật độ và khoảng cách gieo trồng cây thuốc là rất phong phú và đa dạng, mỗi một loại cây thuốc khác nhau cần có mật độ và khoảng cách khác nhau. Theo Phạm Văn Ý và cộng sự nghiên cứu về mật độ gieo trồng cây đương quy ở bảng 2 cho thấy: mật độ càng dầy thì cây trồng phủ kín mặt đất càng nhanh, ở mật độ 20 x 15 cm sau khi trồng 90 ngày cây đã phủ kín mặt đất. Nhưng ở mật độ 20 x 25 cm thì phải mất 120 ngày. Với 3 mật độ nghiên cứu tác giả cho thấy mật độ 20 x 15 cm cho năng suất cao nhất, đạt 120,9 kg/sào (360 m2). Nhưng mật độ 20 x 25 cm có khối lượng củ lớn nhất (33,3g/củ) và tỉ lệ củ có trọng lượng từ 30g trở lên cao nhất (93,7%) [12]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự về mật độ khoảng cách của cây ô đầu tại Sapa – Lào Cai ở bảng 3 cho thấy: ở khoảng cách càng thưa khối lượng củ càng lớn, tuy nhiên về năng suất thì ở khoảng cách trồng dầy hợp lý (30 x 30cm) đã là sự kết hợp hài hoà giữa khối lượng củ và mật độ cây trồng để tạo nên năng suất dược liệu cao nhất (9,8 tấn tươi/ ha). Như vậy, đối với cây ô đầu ở Sapa trồng ở khoảng cách 30 x 30cm là thích hợp nhất [10]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoà ảnh hưởng mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây Nhân trần qua bảng 4 cho thấy: Mật độ thích hợp nhất với cây nhân trần là 15 x 15cm và 15 x 20cm làm tăng trưởng chiều cao và khối lượng cá thể của cây [11]. Ngoài ra với khoảng cách và mật độ hợp lý còn làm hạn chế được cỏ dại và sâu bệnh phát triển, tận dụng được dinh dưỡng trong đất, dẫn đến sẽ làm giảm chi phí sản xuất. Cho nên việc bố trí mật độ hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Từ những dẫn cứ khoa học và thực tiễn trên cho thấy nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống là cần thiết nhằm xác định được ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của hai giống râu mèo cho năng suất cao với chất lượng phù hợp. Đưa râu mèo vào trồng trọt thành công thì sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo về số lượng và chất lượng đồng đều không phụ thuộc vào việc khai thác hoang dại. 2.2. Nguồn gốc, phân bố, đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học. 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố Chi Orthosiphon Benth, có 40 loài trên thế giới, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Vùng nhiệt đới Đông Nam Á được coi là nơi tập trung và có tính đa dạng cao về thành phần loài của chi, trong đó Việt Nam có 8 loài. Trên thế giới râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn được trồng ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam. Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà), Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… [2] 2.2.2. Phân loại Râu mèo có tên khoa học là: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr Tên đồng nghĩa: Orthosiphon stamineus Benth, Orthosiphon aristatus (Blume) Miq. Tên khác: Cây bông bạc Tên nước ngoài: Orthosiphon, thé de Java, barbiflore, moustache de chat (Pháp). Họ Hoa môi: Lamiaceae 2.2.3. Đặc điểm sinh thái Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10 m (ở Phú Yên) đến 600 m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt [2]. 2.2.4. Thành phần hoá học Cả cây chứa glucosid đắng orthosiphonin, saponin, alcaloid, tinh dầu, tanin, flavonoid, cholin, betain, alcol triterpen, các acid hữu cơ: acid tartric, citric, glycolic, muối vô cơ kali [33]. 2.3. Giá trị chữa bệnh của cây râu mèo 2.3.1. Tính vị và công năng Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu viêm. Râu mèo làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy sự bài tiết urê, các chlorua và acid uric. Có tác dụng tốt đối với các chứng rối loạn đường tiêu hoá, bệnh thấp khớp, đau lưng, đau nhức khớp xương. Còn tác dụng tốt đối với bệnh xung huyết gan và bệnh đường ruột. Hiệu quả của nó là do tác dụng kết hợp của glycosid với các muối kiềm, các chất giống như tanin của dầu thơm và của một saponin. Dịch chiết bằng nước giàu hoạt chất hơn (28,8%) [2]. 2.3.2. Công dụng và liều dùng Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phu thũng, viêm gan. Tài liệu Ấn Độ coi dịch hãm lá râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang, ngoài ra còn điều trị bệnh thấp khớp và bệnh gút. Liều dùng: 5 - 12g lá hãm với nước sôi, chia làm 2 lần uống trước khi ăn cơm 15 - 30 phút. Nên uống lúc dịch hãm còn nóng. Hoặc sắc nước uống. Thông thường dùng liên tục 8 ngày, nghỉ 2 - 4 ngày lại tiếp tục nếu cần thiết. Có thể nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2 - 5g cao. Cao lỏng râu mèo được dùng làm thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường. Nếu dùng cả cây râu mèo thì lượng hàng ngày là 30 - 40g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Theo tác giả Đỗ Tất Lợi liều dùng râu mèo thì 5 – 6g pha với nửa lít nước. Chia 2 lần uống trong ngày, trước khi ăn cơm 15 – 30 phút. Uống nóng, thường uống luôn 8 ngày, lại nghỉ 2 – 4 ngày. Có thể dùng cao lỏng 2 – 5g [3]. Có tài liệu cho rằng khi cây râu mèo ra hoa phải ngắt bỏ hoa vì hoa sẽ làm giảm lượng hoạt chất trong lá. Gần đây, một số bác sĩ Việt Nam và Thuỵ Điển đã sử dụng râu mèo trên lâm sàng cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển ở Uông Bí và thấy thuốc không làm tăng lượng nước tiểu bài tiết trong vòng 12 - 24 giờ và cũng không ảnh hưởng đến bài tiết Na+. Trong trường hợp này, cần kiểm tra lại thời gian thu hái và chất lượng dược liệu [2]. Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam của tác giả Võ Văn Chi [17] công dụng của cây râu mèo thường được dùng trị: Viêm thận cấp và mãn, viêm bàng quang, sỏi đường niệu, thấp khớp, tạng khớp. Liều dùng: 30 – 50g dạng thuốc sắc. 2.3.3. Một số bài thuốc đông y có sử dụng vị thuốc râu mèo Đơn thuốc 1: Chữa viêm thận phù thũng, sắc uống trong ngày [17]. 1. Râu mèo: 30g 2. Mã đề: 30g 3. Lưỡi rắn trắng: 30g Đơn thuốc 2: Chữa viêm thận mãn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp, viêm đường ruột, sắc uống trong ngày [2]. 1. Râu mèo: 40g 2. Tỳ giải: 30g 3. Rễ y dĩ: 30g Đơn thuốc 3. Chữa sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu, sắc uống trong ngày [17]. 1. Râu mèo: 30g 2. Chó đẻ răng cưa: 30g 3. Thài lài: 30g Đơn thuốc 4. Chữa đái ra sỏi, đái ra máu và đái buốt 1. Râu mèo: 40g 2. Thài lài trắng: 30g Sắc lấy nước, mỗi lần hoà thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia làm 3 lần. Uống liền 5 – 7 ngày [2]. Đơn thuốc 5. Tác dụng lợi tiểu, dùng chữa các chứng phù thũng, sỏi thận, viêm thận cấp, sỏi mật, tắc mật, viêm gan vàng da. Râu mèo sắc uống mỗi ngày 8 - 12g, nấu khoảng 500ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm trước khi ăn cơm [34]. 2.4. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Cây râu mèo mọc tự nhiên ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipin các nước Đông Dương và cả ở châu Phi. Lá râu mèo chứa một saponin, 1 alcaloid, tinh dầu 0,2 – 0,6%, tannin, acid hữu cơ (acid tartaric, acid citric và acid glycolic) và dầu béo. Saponin khi thuỷ phân cho sapogenin và đường là arabinose và glucose (hoặc fructose). Phần không xà phòng của dầu béo gồm β – sitosterol và à-amyrin. Hoạt tính của lá do có hàm lượng kali cao (0,7 – 0,8%) có một lượng glycosid đắng là orthosiphonin [2]. Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12% với hàm lượng kali cao (600 – 700mg/100g lá tươi), flavonoid (sinensetin, 3’- hydroxy - 3, 6, 7, 4’- tetramethoxy flavon, tetramethylcutelarein), các dẫn chất của acid cafeic (chủ yếu là acid rosmarinic, acid 2,3-diacfeoyltartaric), inositol, phytosterol (β-sitosterol), saponin, tinh dầu 0,7% (Prosea 12 (1), 1999) [2]. Theo Takeda Yoshio và cộng sự, 1993, cây râu mèo có orthosiphon A,B, D, salvigenin và một số hợp chất khác (CA.119 :156258 b ) [2]. Theo các tác giả Chow S.Y.Liao J. F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 18,8 mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất dịch giải NA+ K+ Cl-. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2 - 4g/kg làm giảm hoạt động vận động cua chuột. Trên chó, bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp. Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng có LD50 = 196 g/kg [2]. Theo Schmidt S.và cs, 1985, tinh dầu lá, cành và thân chứa β –caryophylen, β - elemen humulen, β - bourbonen và 1 - octen-3-ol, caryophyllen oxyd (CA.105:102318 p). Cây râu mèo còn chứa methylripariochromen A, orthosiphol A 16,75 mg%, carotenoid (α-caroten, β - caroten, neo β - caroten, 3 - zeacroten và cryptoxanthin) [2]. Các bộ phận trên mặt đất của cây râu mèo chứa các hợp chất polyphenol, thành phần chủ yếu là acid rosmarinic, sinensentin, eupatorin, 3’ – hydroxy 5, 6, 7 – 4’tetramethoxyflavon [22]. Flavonoid là một nhóm hợp chất phenolic có nhiều tác dụng bảo vệ trong các hệ thống sinh học do khả năng chống oxy hoá, khả năng vận chuyển các điện tử và khả năng tạo phức, hoạt hoá các enzim chống oxi hoá, làm giảm các gốc tự do alpha – tocopherol và ức chế enzym xúc tác cho phản ứng oxy hoá khử [24]. Theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kiềm hoá máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho axit uric và muối urat ở dạng hoà tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận [2]. Các tác giả G. A. Schut và J. H. Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3’- hydroxy - 3, 6, 7, 4` tetramethoxyflavon của râu mèo. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng. Chất 3’- hydroxy - 3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 10mg/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140 phút là 410 mg, còn sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614 mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên dùng với liều 1 mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật tuy trong y học cổ có ghi nhận là râu mèo có tác dụng lợi mật. Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, hai tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiết tách từ râu mèo. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensetin không thể hiện tác dung chống viêm. Về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudômnas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây viêm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flavon sinensetin, tetramethylscutellarein và 3’- hydroxy - 3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu [2]. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khoẻ mạnh, dịch chiết râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sự bài tiết citrat được tăng cường giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận [2]. Theo tài liệu scialert.net cỏ râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth. (OS) được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia và Thái Lan, để điều trị bệnh thận và bàng quang bệnh liên quan (Jaganth và Ng, 2000). OS chứa một số thành phần hoạt động như terpenoids và polyphenol (Tezuka et al, 2002.). Phần lớn các tác dụng điều trị và lợi ích sức khỏe của hệ điều hành là chủ yếu góp của polyphenolic nội dung của nó. Akowuah et al. (2004) báo cáo về sự hiện diện của Rosmarinic acid (RA), Sinensetin (SEN) và Eupatorin (eup) trong lá của hệ điều hành. Gần đây, methanolic giải nén của hệ điều hành được tìm thấy có hoạt động chống mạnh - angiogenic tinh trong ống nghiệm (Sahib et al, 2008.). Tuy nhiên, cơ chế chính xác là không biết đến nhưng dữ liệu mô hình phân tử và phân tích immunohistochemical lộ rằng hoạt động này xảy ra do sự ức chế trực tiếp của receptor VEGF. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng VEGFR là hiện nay trên bề mặt của nội tiết tố nhạy cảm dòng tế bào ung thư vú MCF-7 (Amin et al, 2000.). Lâm sàng gần đây kết quả của một số điều trị ung thư sử dụng đồng quản trị của các đại lý antiangiogenic với đại lý chemotherapeutic cổ điển như: TMX, có hiển thị được thành công đáng kể (Lee et al, 2008.). Nghiên cứu này nhằm thực hiện theo mô hình tương tự như điều trị cho bệnh ung thư vú phụ thuộc nội tiết tố nhưng bằng cách sử dụng một chiết xuất thực vật antiangiogenic với TMX thay vào đó là một cách tiếp cận khác [32]. Theo tài liệu henriettesherbal cây râu mèo có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth được chế biến ra loại trà Java. Chè này được làm từ lá có màu xanh, hình bầu dục, cuộn lên như chè. Nó có tác dụng lợi tiểu mạnh, và rất cao nên trong nephritic đau bụng, sỏi, diathesis acid uric. Liều dùng là 15-30 viên (1.0-2.0 Gm) một ngày [37]. Dược liệu râu mèo sấy khô đã trở nên phổ biến trong các liệu pháp thảo dược trà Châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Khi nó được giới thiệu các thành Important components of orthosiphon stamineus are the polyphenols such as the sinesetine and eupatorine.phần quan trọng của râu mèo là polyphenols như sinesetine và eupatorine. Orthosiphon stamineus is widely used in Malaysia for treatments of various treatment of several kidney disorders, gout and as a diuretic and cure for several diseases such as gout, arthritis, rheumatism, inflammatory conditions and even for kidney stones.Râu mèo là được sử dụng rộng rãi tại Malaysia ch._.o các phương pháp trị liệu trong việc điều trị bệnh sỏi thận, gout, viêm khớp.Orthosiphon stamineus have hepatoprotective effect due to its antioxidant and free radical scavenging property. Orthosiphon stamineus làm giảm sự thay đổi trong necrotic trong gan và inhibited tăng serum enzymes của gan. O. stamineus has anti-inflammatory and non-narcotic analgesic activities.O. stamineus đã chống viêm và không hoạt động narcotictê. These findings justify the traditional use of the plant for treating pain and inflammation. Những kết quả trên đã đưa cây râu mèo vào trồng trọt làm nguyên liệu cho việc điều trị bệnh. Cây râu mèoOrthosiphon stamineus aqueous extract is effective for lowering the blood glucose level in diabetic peoples, and improving lipid profile còn có tác dụng làm giảm mức glucose trong máu người bệnh tiểu đường, lipid [39]. Theo Awale S, Tezuka Y và cộng sự, dược liệu râu mèo đã được sử dụng trong y học cổ truyền cho các thế kỷ để nâng cao sức khỏe của con người. Râu mèo là một loại thực vật truyền thống phổ biến rộng rãi được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Chúng có tác dụng làm giảm tiểu đường, tăng huyết áp, tonsillitis, epilepsy, kinh rối loạn, gonorrhea, syphilis, sỏi thận, sốt, bệnh viêm gan, và jaundice. Ở Nhật Bản dược liệu râu mèo được làm thành trà và được tiêu thụ trên thị trường [19]. Theo Beaux D, Fleurentin J, Mortier F, sỏi thận được phát hiện thông qua chụp X - quang. Loại sỏi này khó được điều trị thành công bằng phương pháp tây y nhưng một số loại thuốc có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận nếu họ đã có một propensity để tái diễn. Sỏi thận cũng có thể được gây ra bởi disordered uric acid metabolism. Uric acid là một yếu tố phổ biến của urinary và thận calculi (thận đá) và các gouty concretions. Diuretic là một yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh sỏi thận. Tăng khối lượng chất lỏng chảy qua thận sẽ giúp hòa tan các sỏi, thông qua việc hỗ trợ của họ để tránh tiếp tục duy trì và phát triển [20]. Theo Yuliana ND, Khatib A và cs, nghiên cứu gần đây cung cấp một nền tảng khoa học sử dụng râu mèo trong điều trị bệnh thận và gout. Trước tiên, râu mèo xuất hiện ảnh hưởng đến hoạt động của adenosine Đáp (1) receptor antagonists. Có thể bảo vệ thận bằng cách tăng lưu lượng nước tiểu và natri excretion [28]. Ngoài ra, một nghiên cứu trước đó cho thấy Orthosiphon stamineus giảm độ axit uric trong động vật gặm nhấm [18]. Một nghiên cứu gần đây cho biết dược liệu râu mèo còn có tác dụng làm giảm sốt. Nghiên cứu gây sốt trên động vật loài gặm nhấm, nhiệt độ trong cơ thể của chúng lên cao họ đã sử dụng dịch chiết cây râu mèo điều trị. Động vật giảm đáng kể sự tăng nhiệt độ cơ thể. Hiệu quả persisted đến bốn giờ sau khi tiến hành tiêm dịch chiết vào cơ thể chúng, có hiệu lực đã được so sánh với các acetaminophen [25]. Ngoài ra một số nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm tác dụng từ cây râu mèo là chống viêm và giảm đau, ứng dụng trên loài động vật gặm nhấm [26]. Năm 2007 một nghiên cứu cho thấy rằng râu mèo có thể được bảo vệ cho gan, vì nó cho thận [27]. Không giống như một số dược phẩm khác, dịch chiết từ cây râu mèo có thể thật sự duy trì lượng đường trong máu cấp. Khi đã được trích cho bình thường và bệnh tiểu đường Rats, nó đã giảm đáng kể plasma glucose tập trung trong một liều - phụ thuộc vào cách thức. Sau khi lặp đi lặp lại hàng ngày uống quản lý của các trích cho 14 ngày, các trích plasma glucose giảm mạnh tập trung trong bệnh tiểu đường tại Rats ngày 7 và 14. Đến cuối nghiên cứu, plasma Triglyceride tập trung đã được trích thấp hơn trong điều trị bệnh tiểu đường - Rats untreated hơn những người thân. Hơn nữa, plasma-HDL cholesterol tập trung đã được tăng lên đáng kể trong điều trị bệnh tiểu đường Rats với extract [23]. Trong một nghiên cứu 2008, các nhà nghiên cứu quản lý thực vật bằng miệng để Rats cho 14 ngày và so sánh nó với một nhóm kiểm soát nhận được distilled nước. Bốn nhóm thử nghiệm đã được điều trị bằng 0,5 g / kg, 1 g / kg, 3 g / kg và 5 g / kg trọng lượng cơ thể của râu mèo tương ứng. Không có bất lethality hoặc dấu hiệu độc hại đã được nhìn thấy trong thời gian thử nghiệm period [21]. Ở Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản (Theo cpmedical.net) đã sử dụng và tiêu thụ dược liệu cây râu mèo nhiều. Gần đây các nhà khoa học đã tìm thấy trong các sản phẩm mới Herbal Diuretic cùng với 99 mg kali từ nguồn nguyên liệu cây râu mèo, đó là một tài nguyên thiên nhiên quý bổ sung mà có thể hỗ trợ gan thận và sức khỏe, chống viêm. Sản phẩm Diuretic là một sự lựa chọn tuyệt vời cho gan cũng có thể duy trì sức khỏe và lượng đường trong máu [29]. Chưa thấy có tài liệu nào nói về kỹ thuật trồng cây râu mèo trên thế giới. 2.5. Tình hình nghiên cứu trong nước Các tài liệu về nghiên cứu cây râu mèo ở trong nước còn rất ít. Theo Võ Văn Chi thì cây râu mèo là cây thân thảo, sống lâu năm. Thân cây cũng có cạnh vuông và có màu nâu tím. Lá có mép khía răng cưa to, đầu lá có chóp nhọn. Cụm hoa là chùm xim có ở ngọn thân và đầu cành [17]. Theo tài liệu ybacsy.com râu mèo là cây thân thảo sống nhiều năm, cao 0,30 – 0,50cm (có thể đến 1m), thân vuông, nhiều cành. Lá mọc đối chéo chữ thập, mép lá có răng cưa to. Cuống lá ngắn. Cụm hoa tận cùng, mọc thành xim co, cánh hoa màu trắng, sau ngả màu xanh tím. Chỉ nhị và vòi nhụy dài thò ra ngòai bao hoa trông như râu con mèo. Theo Đỗ Tất Lợi thành phần hoá học trong cây râu mèo có 1 glucid đắng gọi là orthosiphonin, ít tan trong rượu, tan nhiều trong nước. Ngoài ra còn một ít tinh dầu, một ít chất béo, tanin (5 - 6%), đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ trong đó chủ yếu là muối kali. Có tác giả nói còn lấy được một chất saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza. Nhưng gần đây có người không công nhận chất này. Tác dụng dược lý nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời tăng lượng clorua, urê và lượng axit uric, còn có tác dụng chữa xung huyết gan, đường mật. Công dụng: Dùng thuốc thông tiểu tiện chữa sỏi thận, sỏi túi mật, cúm, sốt ban, phù tê thấp. Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không khẳng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich [3]. Bên cạnh các chất thông thường như muối kali (3%), β – sitosterol, ∂ - amyrin, inositol, còn có glycozit orthosiphonin, nhiều hợp chất polyphenol và một tỷ lệ rất thấp tinh dầu (0,02 – 0,06%). Polyphenol là thành phần có liên quan đến tác dụng trị liệu của CRM và gồm: các phenylpropanoit (axit rosmarinic, axit dicafeytartric), các flavonoit (dẫn xuất di, tri, tetra, pentametyl của sinensentin, salvigenin, eupatorin, rhamnazin, cirsimaritin, scutellarein; các dẫn xuất metylen của luteolol và trimetyl apigenin). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen ( β – elemen, β – caryophylen, β – selinen ∂ - guaien, ∂ - humulen và ∂ - cadinen). Trong hoa có 4% một dẫn xuất benzopyran là metyl ripariochromen A. Cây râu mèo làm tăng lượng tiết nước tiểu, tăng thải trừ ure, axit uric, clorua, sắc tố mật; còn có tác dụng giảm đường huyết, kháng khuẩn, chống viêm và đặc biệt là tác dụng chống oxy hóa. Không độc, có thể dùng lâu dài không gây tác dụng phụ. Ở Indonexia nhân dân dùng cây râu mèo uống hằng ngày thay trà. Được dùng làm thuốc lợi tiểu, giải độc trong các bệnh đường tiết niệu, sỏi niệu, giúp tiêu hóa, giúp giải độc trong các bệnh gan mật và bệnh ngòai da. Ở Đài Loan còn dùng cây râu mèo làm thuốc giảm đường huyết. Dạng thường dùng là trà, nước sắc lá tươi hoặc khô. Liều dùng 10-20g được liệu khô mỗi ngày [40]. Nghiên cứu dược lý lâm sàng cho thấy râu mèo rất có ích trong điều trị bệnh thận và phù thũng. Râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối Kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó giúp phòng ngừa sự lắng đọng của những chất này để tạo thành sỏi thận. Trong một thử nghiệm trên người tình nguyện khỏe mạnh, cao chiết râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat. Oxalat với hàm lượng cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sự bài tiết citrat được tăng cường giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận [38]. Mới đây, y sĩ Phan Thị Xuân Anh - Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đào Đại Cường đã nghiên cứu và phát hiện nhiều tác dụng khác của cây râu mèo trước nay chưa được biết đến như: - Chống lão hóa: Trong RM có chứa saponin, chất này thường tương tác với hệ cytochrom P - 450 tham gia vào quá trình chống lão hóa tế bào. Qua thử nghiệm bằng cách gây ngộ độc phá vỡ tế bào gan chuột cho thấy: chuột ở nhóm không uống thuốc chết hết, chuột ở nhóm uống RM đã loại được độc tố khỏi cơ thể, tế bào gan được hồi sinh. - Lợi mật: Giúp nhũ hóa lipid, nhờ đó tránh tình trạng tích tụ lipid, nguyên nhân gây béo phì. - Lợi tiểu: Khi uống cây RM, nước tiểu mang theo nhiều cặn. RM giúp cơ thể thải hồi các loại sỏi ở bàng quang, thận, đường tiết niệu, mật [31]. Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan [40]. Trồng bằng giâm cành, cắt đọan 2 mắt lá, bỏ bớt lá, cắm ngập vào đất một mắt lá, giữ đất ẩm, sau 15 - 20 ngày ra chồi mới. Cây râu mèo ưa đất ẩm nhưng không chịu úng. Thu họach khi cây vừa ra hoa, cắt cả lá và ngọn có hoa, cách gốc 10cm. Cây tái sinh mạnh, 60-75 ngày một vụ cắt. Dược liệu thu xong phơi khô ngay để giữ được màu xanh lá. Bảo quản khô ráo, tránh ánh sáng [40]. Râu mèo là một dược liệu có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao nên trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hoá học cũng như tác dụng sinh học của các hoạt chất có trong râu mèo, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được đề cập đến nghiên cứu đặc điểm thực vật học, phương pháp nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của hai giống râu mèo Orthosiphon sp. tại vùng Hà Nội. 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện thí nghiệm 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu Hai mẫu giống râu mèo lấy từ vườn Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội. 3.1.2. Đối tượng Mẫu giống râu mèo Việt Nam Mẫu giống râu mèo Malaysia được nhập nội vào Việt Nam năm 2004. 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội. 3.1.4. Thời gian thực hiện Từ tháng 07/2008 đến tháng 08/2009 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia 3.2.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia 3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng dược liệu của hai mẫu giống râu mèo  3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ bản của 2 mẫu giống râu mèo Hai mẫu giống râu mèo được trồng bằng hom đoạn cành tại Trung tâm trồng và nghiên cứu cây thuốc Hà Nội theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi loại trồng 10m2, mật độ trồng 82.500 cây/ha (30cm x 40cm). Qui trình trồng và chăm sóc cây râu mèo, áp dụng theo qui trình của Trung tâm trồng và chăm sóc cây thuốc Hà Nội. 3.3.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của 2 loại râu mèo (Orthosiphon sp.) 3.3.2.1. Nhân giống hữu tính - Thu hoạch hạt của 10 cây râu mèo mỗi mẫu giống vào tháng 10 và tháng 11 trong năm. - Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi mẫu giống râu mèo, gieo trên đĩa petri, mỗi đĩa 100 hạt, trong điều kiện nhiệt độ 20oC để đánh giá tỷ lệ nảy mầm. - Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi mẫu giống râu mèo, gieo hạt trên khay trong nhà lưới đánh giá tỷ lệ mọc mầm. Giá thể sử dụng để gieo hạt trong chậu là cát vàng đã được phơi khô. 3.3.2.2. Nhân giống vô tính bằng giâm cành - Chọn cây râu mèo 6 tháng tuổi, sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều không bị sâu bệnh. Cắt toàn bộ cành cấp 1 trên cây để giâm. Mẫu giống Công thức Vị trí đoạn cành Việt Nam CT1 Hom ngọn CT2 Hom giữa CT3 Hom gốc Malaysia CT1 Hom ngọn CT2 Hom giữa CT3 Hom gốc Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố đoạn cành ô nhỏ Thí nghiệm gồm: 6 công thức, với 3 lần nhắc lại Số ô thí nghiệm: 6 (CT) x 3 (LNL) = 18 ô Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau I CT1 CT3 CT2 CT2 CT3 CT1 Mẫu Giống Việt Nam Mẫu giống Việt Nam II CT2 CT1 CT3 CT1 CT3 CT2 Mẫu giống Malaysia Mẫu giống Việt Nam III CT1 CT3 CT2 CT2 CT1 CT3 Mẫu giống Việt Nam Mẫu giống Malaysia - Giâm cành trên nền cát sạch không lẫn tạp chất, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 50 hom. 3.3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng phương thức nhân giống đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây râu mèo. Mẫu giống Công thức Phương thức nhân giống Việt Nam CT1 Hạt CT2 Cành giâm Maylaysia CT1 Hạt CT2 Cành giâm Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố phương thức nhân giống ở ô nhỏ. Trong đó giống là nhân tố phụ (ô lớn), phương thức gieo hạt là nhân tố chính (ô nhỏ). Cây con gieo từ hạt và giâm cành từ thí nghiệm 1 đưa ra ruộng trồng tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống râu mèo. Thí nghiệm gồm: 4 công thức, với 3 lần nhắc lại Mỗi ô thí nghiệm: 5 m2 (1m x 5m) Số ô thí nghiệm: 4 (CT) x 3 = 12 ô Diện tích trồng: 12 ô x 5 m2 = 60 m2 (không kể diện tích bảo vệ) Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau I CT1 CT2 CT1 CT2 Malaysia Việt Nam II CT1 CT2 CT2 CT1 Việt Nam Malaysia III CT2 CT1 CT1 CT2 Malaysia Việt Nam 3.3.3. Nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của hai mẫu giống râu mèo. 3.3.3.1. Công thức thí nghiệm Thí nghiệm gồm: 8 công thức, mật độ (khoảng cách) với 2 giống và 3 lần nhắc lại. Mẫu giống Công thức Mật độ trồng (cây/ha) Khoảng cách Việt Nam CT1 250.000 10 cm x 40 cm CT2 125.000 20 cm x 40 cm CT3 82.500 30 cm x 40 cm CT4 62.500 40 cm x 40 cm Malaysia CT1 250.000 10 cm x 40 cm CT2 125.000 20 cm x 40 cm CT3 82.500 30 cm x 40 cm CT4 62.500 40 cm x 40 cm 3.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố mật độ ở ô nhỏ. Thí nghiệm gồm: 8 công thức, với 3 lần nhắc lại Mỗi ô thí nghiệm: 10 m2 (2m x 5m) Số ô thí nghiệm: 8 (CT) x 3 (LNL) = 24 ô Diện tích trồng: 24 ô x 10 m2 = 240 m2 (không kể diện tích bảo vệ) Khoảng cách giữa các ô là 50cm, đai bảo vệ xung quanh rộng luống 70cm. Cây con trồng trong thí nghiệm được nhân giống bằng cành giâm, 20 ngày sau giâm. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như Dải bảo vệ Nhắc lại Mẫu giống Việt Nam Mẫu giống Malaysia I CT4 CT1 CT3 CT2 CT2 CT4 CT3 CT1 II CT1 CT2 CT4 CT3 CT4 CT1 CT2 CT73 III CT3 CT4 CT2 CT1 CT73 CT84 CT1 CT2 Dải bảo vệ Mẫu giống Malaysia Mẫu giống Viêt Nam Mẫu giống Việt Nam Mẫu giống Malaysia sau 3.3.3.3. Chọn đất và làm đất * Chọn đất: Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, có độ phì trung bình, đảm bảo giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và hạn chế bệnh hại. * Làm đất: Đất cày bừa nhỏ, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25cm, mặt luống rộng 80cm. 3.3.3.4. Phân bón * Phân nền: Phân chuồng hoai mục, bón lót 20tấn/ha. * Phân đạm, lân, kali cố định mức: 150N/100P2O5/ 100K2O 3.3.3.5. Chăm sóc Làm sạch cỏ dại, luôn đảm bảo ruộng thí nghiệm đủ ẩm và không để đọng nước. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Đặc điểm hình thái của cây râu mèo + Chiều cao cây (cm) : Đo từ cổ rễ đến vuốt lá cao nhất. + Số cành cấp 1 trên cây : Đếm số cành cấp 1 trên thân chính + Số lá/thân chính : Đếm số lá đã trưởng thành trên thân chính + Hình dạng thân, màu sắc thân, số đốt trên thân : quan sát khi cây ra hoa. + Hình dạng lá, màu sắc lá , kích thước lá, số răng cưa/lá : quan sát và đo đếm trên cây, lá khi cây ra hoa. + Thời gian từ trồng đến nở hoa, màu sắc hoa, số cánh hoa, số nhị và nhụy/hoa. + Đặc điểm của hạt: Hình dạng, màu sắc, khối lượng 1000 hạt. 3.4.2. Các chỉ tiêu nhân giống cây râu mèo - Năng suất hạt/cây (g/cây) : Thu toàn bộ số hạt trên cây, phơi khô loại bỏ hạt lép, tạp chất, tính năng suất hạt của từng cây. - Tỷ lệ ra rễ (%)  = Số cây ra rễ/ tổng số cây quan sát x 100 - Tỷ lệ ra mầm (%) = Số cây nảy mầm/ tổng số cành giâm x 100 - Tỷ lệ cây sống (%) = Số cây sống/ tổng số cành giâm x 100 - Thời gian bật mầm (ngày): tính thời gian từ trồng đến 50% số cành bật mầm. - Thời gian ra rễ (ngày): Tính thời gian từ trồng đến 50% số cành ra rễ. - Chiều dài mầm (cm): đo từ nơi đốt cành mầm xuất hiện đến vuốt lá cao nhất. - Số lá/mầm - Chiều dài rễ (cm): Đo chiều dài của rễ dài nhất - Hệ số nhân giống bằng hạt  = số hạt hữu hiệu/cây * tỷ lệ nảy mầm * tỷ lệ cây hữu hiệu. - Hệ số nhân giống bằng hom giâm = số hom giâm/cây * tỷ lệ cành sống * tỷ lệ cây hữu hiệu. 3.4.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển - Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Vuốt thẳng cây đo từ phần sát mặt đất đến đầu chóp của lá cao nhất/ cây. - Động thái tăng trưởng số cành cấp 1: Đếm số cành cấp 1 trên thân chính - Đường kính thân: Đo cách gốc 3 cm. - Số lá/thân chính: Đếm số lá thật trên thân chính - Số đốt/ thân chính - Khả năng tích luỹ chất tươi, khô. - Tỷ lệ khối lượng các bộ phân (Thân, lá/cây) và tỷ lệ tươi/khô. * Năng suất tươi, khô sau mỗi lứa cắt + Năng suất cá thể: g/cây: cân khối lượng thân, lá khô của mỗi cây, tính năng suất cá thể + NSLT (tạ/ha) = năng suất cá thể x mật độ + NSTT (tạ/ha) = Năng suất toàn ô x 10.000 m2/10m2. Phương pháp lấy mẫu  Lấy mẫu theo phương pháp đường chéo, mỗi chỉ tiêu đo đếm 5 cây/ công thức x 3 lần nhắc lại. Chỉ tiêu theo dõi động thái cứ 10 ngày đo 1 lần, bắt đầu theo dõi sau khi cây hồi xanh. Chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy chất tươi và khô lấy mẫu 1 tháng 1 lần. 3.3.4. Sâu, bệnh hại chính + Loại sâu hại chính (khi phát sinh) + Mật độ côn trùng gây hại (con/m2) + Loại bệnh hại chính (khi phát sinh) + Số lượng cây bị bệnh (cây/m2) 3.3.5. Xác định được hàm lượng hoạt chất dược liệu của 2 mẫu giống râu mèo . Xác định hàm lượng sinensetin và acid ursolic bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp tại phòng phân tích tiêu chuẩn - Viện Dược liệu - Bộ Y tế. 3.5. Kết quả thí nghiệm - Các chỉ tiêu đo đếm được xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên chương trình IRRISTAT 4.0 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Nhập nội cây trồng là đưa một kiểu gen hoặc một nhóm các kiểu gen của thực vật vào một môi trường mới mà ở đó trước đây chúng chưa hề được gieo trồng. Mẫu giống râu mèo Malaysia nhập hom giống từ Malaysia, cùng với mẫu giống râu mèo Việt Nam được trồng tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội từ năm 2004. Năm 2009, Khoa tài nguyên dược liệu - Viện Dược Liệu xác định tên khoa học và công dụng làm thuốc của 2 mẫu giống râu mèo, kết quả trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Tên khoa học và công dụng chữa bệnh của mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia. TT Chỉ tiêu Mẫu Giống Việt Nam Mẫu giống Malaysia 1 Tên khoa học Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr Tên Latin khác O. stamineus, Orthosiphon aristatus (Blume) Miq., Trichostema spiralis Lour., Ocimum aristatum Blume, Clerodendron spicatum Thumb., C. stamineus (Benth) Kudo Tên Việt Nam khác Râu mèo xoắn Họ Lamiaceae 2 Công dụng Làm thuốc chữa sỏi thận, viên thận cấp và mãn tính, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, tê thấp, lợi tiểu Qua kết quả ở bảng 4.1 cho thấy mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia đều có chung tên khoa học là Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr. và công dụng chữa bệnh của hai mẫu giống râu mèo là giống nhau. 4.1. Đặc điểm hình thái của hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia 4.1.1. Râu mèo Việt nam Râu mèo Việt Nam có thời gian sinh trưởng là 150 ngày đến 165 ngày, thời gian ra hoa từ 75 ngày đến 90 ngày. Chiều cao cây từ 0,8m – 1,0m, thân mảnh, cứng hình vuông, có màu tím, ít lông hơn râu mèo Malaysia. Giống râu mèo Việt Nam thường phân cành tập trung ở trên, có nhiều đốt, đốt ngắn hơn râu mèo Malaysia, số đốt/ thân chính 18,9 đốt, đường kính thân 4,6mm. Lá có màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Lá mọc đối hình trứng, hai mép có răng cưa có 8,7 răng chia đều hai bên. Số lá/ thân chính 37,8 lá, chiều dài lá 7,7cm, chiều rộng lá 11,9cm. Gốc lá tròn đầu nhọn mép phía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 1,2 cm. Cụm hoa là chùm xim co thường mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, lá bắc nhỏ rụng sớm. Chiều dài cụm hoa 9,7 cm, mỗi cụm hoa có 15,0 vòng, mỗi vòng có 6 hoa. Hoa màu trắng sau ngả sang màu phớt tím. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, toẽ ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong có chiều dài 2cm. Điều khác biệt rõ nhất ở 2 giống râu mèo Việt Nam và giống râu mèo Malaysia là có họng hoa, chiều dài của họng hoa giống râu mèo Việt Nam dài từ 0,5cm – 0,6cm. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nom giống như râu con mèo. Số cánh hoa gồm 2 chiếc, có một môi trên và một môi dưới, môi trên xẻ làm 3 thuỳ, môi dưới nguyên. Nhị hoa gồm 4 nhị, chiều dài nhị hoa dài 3,4cm, chỉ nhị mảnh, nhẵn. Hoa có 1 nhụy, vòi nhụy dài hơn nhị, chiều dài nhụy hoa dài 4,6cm. Quả bế tư nhỏ nhẵn, tỷ lệ đậu quả rất thấp, mỗi quả có từ 1- 2 hạt. Hạt có hình dạng thoi dẹt và có màu nâu xám. 4.1.2 Râu mèo Malaysia Râu mèo Malaysia có thời gian sinh trưởng là 165 ngày đến 180 ngày, thời gian ra hoa từ 90 ngày đến 105 ngày. Chiều cao cây từ 0,9m – 1,2m, thân mảnh, cứng hình vuông, có màu tím nhạt, nhiều lông hơn giống râu mèo Việt Nam. Giống râu mèo Malaysia phân cành tập trung ở dưới gốc từ 10 – 14 nhánh, thân bẻ dai hơn giống râu mèo Việt Nam, số đốt/ thân chính 19,4 đốt, đường kính thân 5,3mm. Lá có màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Lá mọc đối hình trứng, hai mép có răng cưa có 10,1 răng cưa chia đều hai bên. Số lá/ thân chính 38,9 lá, chiều dài lá 5,8cm, chiều rộng lá 3,1cm. Gốc lá tròn đầu nhọn mép phía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 1,6 cm. Cụm hoa là chùm xim co thường mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, lá bắc nhỏ rụng sớm. Chiều dài cụm hoa 18,1 cm, mỗi cụm hoa có 18,7 vòng, mỗi vòng có 6 hoa. Hoa màu trắng sau ngả sang màu phớt tím. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, toẽ ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong có chiều dài 2cm. Chiều dài của họng hoa của giống râu mèo Malaysia dài hơn của giống râu mèo Việt Nam là 1,4cm – 1,5cm. Số cánh hoa gồm 2 chiếc, có một môi trên và một môi dưới, môi trên xẻ làm 3 thuỳ, môi dưới nguyên. Nhị hoa gồm 4 nhị, chiều dài nhị hoa dài 4,4cm, chỉ nhị mảnh, nhẵn. Bao phấn và đầu nhuỵ màu tím. Hoa có 1 nhụy, vòi nhụy dài hơn nhị, chiều dài nhụy hoa dài 6,2cm. Quả bế tư nhỏ nhẵn, tỷ lệ đậu quả cao hơn hẳn giống râu mèo Việt Nam, mỗi quả có từ 3- 4 hạt. Hạt có hình dạng thoi dẹt và có màu nâu xám. Nhận xét: Qua bảng 4.2 cho thấy thời gian sinh trưởng giống râu mèo Malaysia dài hơn thời gian sinh trưởng của giống râu mèo Việt Nam. Các chỉ tiêu về tính trạng số lượng như chiều cao cây, số cành cấp I, số răng cưa/ lá, chiều dài nhị và nhuỵ hoa, chiều dài họng hoa, số hạt/ bông, số bông/ cây, và trọng lượng một nghìn hạt của giống Malaysia cao hơn hẳn so với giống Việt Nam. Còn các chỉ tiêu khác sự chênh lệch giữa 2 giống là không đáng kể. Bảng 4.2. Đặc điểm nông sinh học của hai giống râu mèo Việt nam và Malaysia TT Chỉ tiêu Râu mèo Việt Nam Râu mèo Malaysia 1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 140 - 155 145 - 160 2 Thời gian ra hoa (ngày) 75 - 90 90 - 105 3 Chiều cao cây (cm) 82 - 102 88 - 119 4 Số cành cấp I 13,7 15,3 5 Số đốt/ thân chính 22-25 23-26 6 Đường kính thân (mm) 4,6 5,3 7 Số lá/ thân chính 37,8 38,9 8 Chiều dài lá (cm) 7,7 5,8 9 Chiều rộng lá (cm) 11,9 3,1 10 Chiều dài cuống lá (cm) 1,2 1,6 11 Số răng cưa/ lá 8,7 10,1 12 Chiều dài cụm hoa (cm) 9,7 18,1 13 Số vòng hoa/ cụm 15,0 18,7 14 Số hoa/ vòng 6 6 15 Số cánh hoa 2 2 16 Số nhị hoa 4 4 17 Chiều dài nhị hoa (cm) 3,4 4,4 18 Số nhuỵ hoa 1 1 19 Chiều dài nhuỵ hoa (cm) 4,6 6,2 20 Chiều dài họng hoa (cm) 0,5 – 0,6 1,4 – 1,5 21 Số bông/ cây 5,3 9,8 22 Số hạt/ bông 7,2 26,3 23 P1000 hạt 0,55928 0,96479NÊN TÍNH TOÀN SE ở các chi tiêu từ 3 đến 23 24 Hình dạng thân Mảnh, cứng, hình vuông Mảnh, cứng, hình vuông 25 Màu sắc thân Màu tím Màu tím xanh 26 Màu sắc lá Màu xanh Màu xanh 27 Màu sắc hoa Màu trắng sau ngả sang màu phớt tím Màu trắng sau ngả sang màu phớt tím 28 Màu sắc hạt Màu nâu xám Màu nâu xám 29 Hình dạng hạt Hình thoi dẹt Hình thoi dẹt Hình 4.1. Hoa râu mèo Việt Nam và hoa râu mèo Malaysia 4.2.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia. 4.3.2.1. Phương thức nhân giống hữu tính Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản phải thông qua một quá trình tiếp hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành nên một hợp tử để từ đó phát triển thành phôi mầm. Các loài thực vật sinh sản hữu tính có hình thức tạo hạt để duy trì nòi giống thì hoạt động nảy mầm của hạt giống là giai đoạn đầu tiên, tạo tiền đề và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nếu hạt có quá trình nảy mầm thuận lợi nhất sẽ tạo nên những cây con khoẻ mạnh, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận tạo tiền đề cho sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây sau này. Khi hạt chín sinh lý nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm. Tỷ lệ hạt nảy mầm và thời gian nảy mầm sẽ phản ánh chất lượng của hạt giống. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nảy mầm của hạt giống râu mèo Việt Nam và Malaysia được thể hiện qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Thời gian từ gieo đến mọc và tỷ lệ nảy mầm của hạt mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Mẫu giống Thời gian từ gieo đến mọc (ngày) Tỷ lệ nảy mầm (%) Trong đĩa Petri Trong chậu Trong đĩa Petri Trong chậu Việt Nam 4 5 53,7 51,7 Malaysia 4 5 70,0 68,3 Hình 4.2. Thử tỷ lệ nảy mầm của 2 loại giống râu mèo Việt Nam và Malaysia trong hộp Petri Thời gian mọc mầm của mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia trong đĩa Petri là 4 ngày và trong chậu là 5 ngày. Có thể nói rằng thời gian mọc của hai loại hạt giống râu mèo Việt Nam và Malaysia ở trong phòng và ngoài đồng là không chênh nhau. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Malaysia trong đĩa Petri là 70%, trong khi đó tỷ lệ mọc mầm của hạt giống râu mèo Việt Nam chỉ đạt 53,7%. Tương tự, tỷ lệ nảy mầm của mẫu giống râu mèo Việt nam gieo trong chậu cũng thấp hơn (51,7% ) râu mèo Malaysia (68,3%). Sự khác biệt này cho thấy sự nảy mầm của giống Malaysia cao hơn so với tỷ lệ nảy mầm của hạt giống râu mèo Việt Nam. 4.3.2.2. Nhân giống vô tính bằng giâm cành Sinh sản vô tính là quá trình sinh sản không có sự tiếp hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Một cơ thể mới có thể phát triển từ những phần của thân (Vegetative reproduction) hoặc phát triển từ hạt nhưng hạt này không thông qua sự thụ tinh (Apomixis). Sinh sản vô tính là sự sinh sản không kèm theo tái tổ hợp di truyền, sự sao nguyên bản bộ gen và cơ sở tế bào học là sự phân bào nguyên nhiễm. Hay nói một cách khác đặc điểm di truyền của chúng mang tính giản đơn ít phân li, đời sau ổn định. Bảng 4.4. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng bật mầm, ra rễ của cành giâm mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia. Giống Công thức Thời gian từ giâm đến bật mầm (ngày) Thời gian từ giâm đến ra rễ (ngày) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ cây sống (%) Việt Nam CT1 7,4 6,5 100 100 100 CT2 8,1 7,4 96,6 100 95,3 CT3 9,3 7,9 92,3 100 92,7 Malaysia CT1 7,3 7,7 100 100 100 CT2 8,2 8,1 95,7 100 96,8 CT3 9,5 8,6 91,8 100 92,1 Hình 4.3. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng bật mầm của cành giâm hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Nhận xét: Qua bảng 4.4 và hình 4.1. cho thấy thời gian từ giâm đến bật mầm của 2 giống râu mèo Việt Nam và râu mèo Malaysia qua vị trí các hom không chênh nhau đáng kể. Cụ thể là giống râu mèo Việt Nam ở tất cả các công thức thời gian bật mầm là 7,4 ngày – 9,3 ngày, chậm nhất ở CT3 (hom gốc), tương tự ở mẫu giống Malaysia thời gian bật mầm biến động từ 7,3 đến 9,5 ngày, chậm nhất là CT3 (hom gốc). Thời gian giâm đến ra rễ sớm hơn một đến hai ngày so với thời gian bật mầm. Mẫu giống Việt nam có thời gian từ giâm đến ra rễ sớm hơn so với mẫu giống Malaysia ở tất cả các công thức. Ở cả hai mẫu giống, hom ngọn có khả năng ra rễ, bật mầm sớm nhất, tiếp đến là hom giữa và chậm nhất vẫn là hom gốc. Cả hai mẫu giống râu mèo đều dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Tỷ lệ bật mầm, ra rễ và sống rất cao (>90%) ở tất cả các công thức, trong đó sử dụng hom ngọn và hom giữa tỷ lệ ra rễ, bật mầm và sống cao hơn hom gốc. Bảng 4.5. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng tăng trưởng chiều dài mầm của hai giống cây râu mèo Việt Nam và Malaysia Đơn vị: cm Giống Công thức Thời gian sau giâm (ngày) 5 10 15 20 25 30 Việt Nam CT1 0 4,7 7,3 9,2 12,8 15,0 CT2 0 4,5 7,0 8,8 10,9 13,6 CT3 0 3,8 5,5 7,7 9,4 11,8 Malaysia CT1 0 5,1 8,4 11,2 14,1 17,8 CT2 0 4,7 8,9 10,8 13,6 16,1 CT3 0 4,5 7,5 9,9 11,5 13,4 LSD(0,05)G 2,064 LSD(0,05)CT 2,529 LSD(0,05)G*CT 3,576 CV% 12,2 Hình 4.4. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng tăng trưởng chiều dài mầm của giống râu mèo Malaysia Sau 10 ngày sau giâm, cành giâm của hai mẫu giống râu mèo đã bắt đầu phát triển. Chiều dài mầm tăng dần và đạt cao nhất ở 30 ngày sau giâm. ở tất cả các thời điểm sau giâm, Chiều dài mầm giâm từ hom ngọn của cả hai mẫu giống đều sinh trưởng mạnh nhất sau đến hom giữa và cuối cùng là hom gốc. Ở cùng một vị trí cành giâm, chiều dài mầm của hom giâm mẫu giống Malaysia luôn có xu hướng cao hơn chiều dài mầm của hom giâm mẫu giống Việt Nam. Chiều dài mầm cao nhất ở CT1 mẫu giống Malaysia đạt 17,8 cm, tương đương với CT2 và cao hơn hẳn ở mức có ý nghĩa so với chiều dài mầm ở CT3 mẫ._.Ảnh hưởng phương thức nhân giống đến năng suất dược liệu của hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia sau 120 ngày sau ra ngôi. 50 4.11 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống râu mèo Việt Nam 52 4.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số đốt/cây của mẫu giống râu mèo Việt Nam 53 4.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng số cành cấp 1 trên cây của mẫu giống râu mèo và Malaysia 55 4.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích luỹ chất khô của giống râu mèo và Malaysia. 58 4.16 Làm tích luỹ chất khô 59 4.9 Ảnh hưởng của mât độ trồng đến năng suất dược liệu hai mẫu giống râu mèo Việt Nam và Malaysia 62 MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀM ĐỀ TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 1. §inh ThÕ Léc, Vâ Nguyªn QuyÒn, Bïi ThÕ Hïng, NguyÔn ThÕ Hïng (1997). Gi¸o tr×nh C©y l­¬ng thùc. Nxb N«ng nghiÖp. 2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập II, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2003. 3. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1999 4. Dược điển Việt nam III (2002), tr 445 - 446 5. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Sinh lý thực vật, Bài giảng cao học và nghiên cứu sinh, NXB Nông Nghiệp, 1996 6. Nguyễn Kim Bích, Nguyễn Thị Phương, Trịnh Thị Nga, Vũ Thị Lan, Nguyễn Minh Ngọc, Phân tích một số thành phần và nhóm hoạt chất trong râu mèo Herba Othosiphonis spiralis bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng kết hợp đo mật độ (TLC scanning) phục nghiên cứu tiêu chuẩn hoá, Tạp chí dược liệu, tập 14, số 6/ 2009, tr.286 7. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, Giáo trình phương pháp thí nghiệm, NXB Nông nghiệp, 2006 8. Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Bùi Xuân Sửu, Giáo trình cây công nghiệp, NXB Nông nghiệp, 1996 9. Nguyễn Văn Hiển, Giáo trình Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục, 2000 10. NguyÔn B¸ Ho¹t, Ph¹m V¨n ý, TrÇn V¨n DiÔn, Hoµng ThÞ B×nh, TrÇn Danh ViÖt (2001), Nghiªn cøu ¶nh h­ëng cña kho¶ng c¸ch trång vµ ph©n bãn tæng hîp NPK ®Õn n¨ng suÊt d­îc liÖu c©y « ®Çu (Aconitum fortunei Hemsl). T¹p chÝ N«ng NghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n sè 12, tr.867. 11. NguyÔn ThÞ Hoµ (1996), B­íc ®Çu nghiªn cøu di thùc vµ thuÇn ho¸ mét sè c©y thuèc ë Trung t©m nghiªn cøu c©y thuèc V¨n §iÓn. LuËn ¸n th¹c sü KHNN. 12. Ph¹m V¨n ý vµ céng sù (1993), Nghiªn cøu ¶nh h­ëng cña biÖn ph¸p gieo h¹t vµ mËt ®é c©y trång ®Õn n¨ng suÊt vµ chÊt l­îng d­îc liÖu c©y ®­¬ng quy Angelica sp. Mét sè kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc cña NCS. NXB N«ng NghiÖp, tr. 89 - 90 13. Phạm Chí Thành, Giáo trình Phưong pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB Nông nghiệp, 2002 14. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Văn Tập, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức Phương, Cù Hải Long, Đinh Văn Mỵ, Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nghiên cứu khả năng nhân giống và bảo tồn ngũ gia bì hương và ngũ gia bì gai ở Việt Nam, Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006. 15. Phạm Tiến Dũng, Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy vi tính bằng IRRISTAT 4.0 trong Windows, NXB Nông nghiệp, 2003. 16. Trần Đình Long, Giáo trình cao học Chọn giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, 1997 17. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1997, tr 979. 2. TIẾNG ANH 18. Arafat OM, Tham SY, Sadikun A, Zhari I, Haughton PJ, Asmawi MZ. Studies on diuretic and hypouricemic effects of Orthosiphon stamineus methanol extracts in rats. J Ethnopharmacol. 2008 Aug 13;118(3):354-60. 19. Awale S, Tezuka Y, Banskota AH, Siphonols KS. Novel Nitric Oxide Inhibitors from Orthosiphon stamineus of Indonesia. Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters. 2003;13:31–35. 20. Beaux D, Fleurentin J, Mortier F. Effect of extracts of Orthosiphon stamineus Benth, Hieracium pilosella L., Sambucus nigra L. and Arctostaphylos uva-ursi (L.) Spreng. in rats. Phytother Res. 1999 May;13(3):222-5. 21. Chin JH, Abas HH, Sabariah I. Toxicity study of Orthosiphon stamineus Benth (Misai Kucing) on Sprague Dawley rats. Trop Biomed. 2008 Apr;25(1):9-16. 22. Selected medicinal plants in Vietnam Volume II, 1999: 161 23. Sriplang K, Adisakwattana S, Rungsipipat A, Yibchok-Anun S. Effects of Orthosiphon stamineus aqueous extract on plasma glucose concentration and lipid profile in normal and streptozotocin-induced diabetic rats. J Ethnopharmacol. 2007 Feb 12;109(3):510-4. 24. Tezuka, Y., Stampoulis, P., Baskota, A.J., Awale, S., Kadota, S.& Saiki, I. (2000), “Constituents of the Vietnamese medicinal plant Orthosiphon stamineus”. Chemical Pharmaceutical Bulletin, 48, 1711-1719 25. Yam MF, Ang LF, Basir R, Salman IM, Ameer OZ, Asmawi MZ. Evaluation of the anti-pyretic potential of Orthosiphon stamineus Benth standardized extract. Inflammopharmacology. 2009 Feb;17(1):50-4. 26. Yam MF, Asmawi MZ, Basir R. An investigation of the anti-inflammatory and analgesic effects of Orthosiphon stamineus leaf extract. J Med Food. 2008. Jun;11(2):362-8. 27. Yam MF, Basir R, Asmawi MZ, Ismail Z. Antioxidant and hepatoprotective effects of Orthosiphon stamineus Benth. standardized extract. Am J Chin Med. 2007;35(1):115-26. 28. Yuliana ND, Khatib A, Link-Struensee AM, Ijzerman AP, Rungkat-Zakaria F, Choi YH, Verpoorte R. Adenosine A1 receptor binding activity of methoxy flavonoids from Orthosiphon stamineus. Planta Med. 2009 Feb;75(2):132-6. 3. TÀI LIỆU TỪ INTERNET 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. ây râu mèo PHẦN PHỤ LỤC BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAIMAM FILE DAIMAM 18/12/** 15:28 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 DAIMAM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 1.44444 .722221 0.23 0.806 6 2 CT$ 2 43.8578 21.9289 6.84 0.029 6 3 NL*CT$ 4 4.03889 1.00972 0.31 0.858 6 4 GIONG$ 1 24.0356 24.0356 7.49 0.033 6 5 CT$*GIONG$ 2 1.19111 .595556 0.19 0.835 6 * RESIDUAL 6 19.2433 3.20722 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 93.8111 5.51830 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DAIMAM 18/12/** 15:28 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DAIMAM 1 6 14.2333 2 6 14.9000 3 6 14.7333 SE(N= 6) 0.731120 5%LSD 6DF 2.52906 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DAIMAM CT1 6 16.4000 CT2 6 14.8667 CT3 6 12.6000 SE(N= 6) 0.731120 5%LSD 6DF 2.52906 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- NL CT$ NOS DAIMAM 1 CT1 2 16.3500 1 CT2 2 14.3500 1 CT3 2 12.0000 2 CT1 2 15.7500 2 CT2 2 15.5000 2 CT3 2 13.4500 3 CT1 2 17.1000 3 CT2 2 14.7500 3 CT3 2 12.3500 SE(N= 2) 1.26634 5%LSD 6DF 4.38046 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DAIMAM G1 9 13.4667 G2 9 15.7778 SE(N= 9) 0.596957 5%LSD 6DF 2.06497 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ GIONG$ NOS DAIMAM CT1 G1 3 15.0000 CT1 G2 3 17.8000 CT2 G1 3 13.6000 CT2 G2 3 16.1333 CT3 G1 3 11.8000 CT3 G2 3 13.4000 SE(N= 3) 1.03396 5%LSD 6DF 3.57663 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DAIMAM 18/12/** 15:28 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ |NL*CT$ |GIONG$ |CT$*GION| (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | | |G$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | DAIMAM 18 14.622 2.3491 1.7909 12.2 0.8058 0.0288 0.8584 0.0333 0.8354 BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAIRE FILE DAIRE 18/12/** 15:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 DAIRE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .653334 .326667 0.47 0.644 6 2 GIONG$ 1 13.5200 13.5200 19.55 0.002 6 3 NL*GIONG$ 2 .573333 .286666 0.41 0.678 6 4 CT$ 2 17.9200 8.96000 12.95 0.003 6 5 GIONG$*CT$ 2 1.00000 .500000 0.72 0.518 6 * RESIDUAL 8 5.53334 .691667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 39.2000 2.30588 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DAIRE 18/12/** 15:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DAIRE 1 6 14.6667 2 6 15.1000 3 6 14.7333 SE(N= 6) 0.339526 5%LSD 8DF 1.10716 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS DAIRE G1 9 13.9667 G2 9 15.7000 SE(N= 9) 0.277222 5%LSD 8DF 0.903992 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- NL GIONG$ NOS DAIRE 1 G1 3 14.0333 1 G2 3 15.3000 2 G1 3 14.2000 2 G2 3 16.0000 3 G1 3 13.6667 3 G2 3 15.8000 SE(N= 3) 0.480162 5%LSD 8DF 1.56576 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DAIRE CT1 6 15.9000 CT2 6 15.1000 CT3 6 13.5000 SE(N= 6) 0.339526 5%LSD 8DF 1.10716 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CT$ NOS DAIRE G1 CT1 3 15.2000 G1 CT2 3 14.4000 G1 CT3 3 12.3000 G2 CT1 3 16.6000 G2 CT2 3 15.8000 G2 CT3 3 14.7000 SE(N= 3) 0.480162 5%LSD 8DF 1.56576 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DAIRE 18/12/** 15:40 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|CT$ |GIONG$*C| (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |T$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | DAIRE 18 14.833 1.5185 0.83167 9.6 0.6437 0.0023 0.6777 0.0033 0.5178 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SORE FILE SORE 18/12/** 15:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 SORE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .789999 .394999 0.06 0.940 6 2 GIONG$ 1 8.40500 8.40500 1.33 0.282 6 3 NL*GIONG$ 2 2.12333 1.06167 0.17 0.848 6 4 CT$ 2 220.360 110.180 17.45 0.001 6 5 GIONG$*CT$ 2 49.0000 24.5000 3.88 0.066 6 * RESIDUAL 8 50.5067 6.31334 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 17 331.185 19.4815 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SORE 18/12/** 15:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS SORE 1 6 18.8167 2 6 18.6667 3 6 19.1667 SE(N= 6) 1.02578 5%LSD 8DF 3.34496 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS SORE G1 9 19.5667 G2 9 18.2000 SE(N= 9) 0.837545 5%LSD 8DF 2.73115 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- NL GIONG$ NOS SORE 1 G1 3 19.9667 1 G2 3 17.6667 2 G1 3 19.0000 2 G2 3 18.3333 3 G1 3 19.7333 3 G2 3 18.6000 SE(N= 3) 1.45067 5%LSD 8DF 4.73049 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SORE CT1 6 23.4500 CT2 6 18.2500 CT3 6 14.9500 SE(N= 6) 1.02578 5%LSD 8DF 3.34496 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CT$ NOS SORE G1 CT1 3 26.3000 G1 CT2 3 17.1000 G1 CT3 3 15.3000 G2 CT1 3 20.6000 G2 CT2 3 19.4000 G2 CT3 3 14.6000 SE(N= 3) 1.45067 5%LSD 8DF 4.73049 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SORE 18/12/** 15:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|CT$ |GIONG$*C| (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |T$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | SORE 18 18.883 4.4138 2.5126 13.3 0.9395 0.2820 0.8484 0.0014 0.0659 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT FILE NSUAT 18/12/** 16:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 NSUAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .414200 .207100 1.47 0.333 6 2 GIONG$ 1 7.30080 7.30080 51.78 0.003 6 3 NL*GIONG$ 2 .320600 .160300 1.14 0.408 6 4 CT$ 1 1.87230 1.87230 13.28 0.023 6 5 GIONG$*CT$ 1 .529200 .529200 3.75 0.124 6 * RESIDUAL 4 .564004 .141001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 11.0011 1.00010 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSUAT 18/12/** 16:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSUAT 1 4 4.48000 2 4 4.70000 3 4 4.93500 SE(N= 4) 0.187750 5%LSD 4DF 0.735941 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSUAT G1 6 3.92500 G2 6 5.48500 SE(N= 6) 0.153298 5%LSD 4DF 0.600894 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- NL GIONG$ NOS NSUAT 1 G1 2 3.60500 1 G2 2 5.35500 2 G1 2 4.15000 2 G2 2 5.25000 3 G1 2 4.02000 3 G2 2 5.85000 SE(N= 2) 0.265519 5%LSD 4DF 1.04078 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSUAT CT1 6 4.31000 CT2 6 5.10000 SE(N= 6) 0.153298 5%LSD 4DF 0.600894 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CT$ NOS NSUAT G1 CT1 3 3.74000 G1 CT2 3 4.11000 G2 CT1 3 4.88000 G2 CT2 3 6.09000 SE(N= 3) 0.216796 5%LSD 4DF 0.849792 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSUAT 18/12/** 16:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|CT$ |GIONG$*C| (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |T$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | NSUAT 12 4.7050 1.0001 0.37550 8.0 0.3329 0.0030 0.4076 0.0229 0.1239 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT FILE NSUAT2 18/12/** 16:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 NSUAT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 .402325 .201162 0.62 0.561 6 2 GIONG$ 1 55.0248 55.0248 168.46 0.000 6 3 NL*GIONG$ 2 .662608 .331304 1.01 0.394 6 4 CT$ 3 29.0493 9.68310 29.65 0.000 6 5 GIONG$*CT$ 3 .990550 .330183 1.01 0.423 6 * RESIDUAL 12 3.91961 .326634 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 90.0492 3.91518 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSUAT2 18/12/** 16:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSUAT 1 8 6.80500 2 8 7.12125 3 8 6.98375 SE(N= 8) 0.202063 5%LSD 12DF 0.622623 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS NSUAT G1 12 5.45583 G2 12 8.48417 SE(N= 12) 0.164983 5%LSD 12DF 0.508370 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- NL GIONG$ NOS NSUAT 1 G1 4 5.37500 1 G2 4 8.23500 2 G1 4 5.37500 2 G2 4 8.86750 3 G1 4 5.61750 3 G2 4 8.35000 SE(N= 4) 0.285760 5%LSD 12DF 0.880522 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSUAT CT1 6 8.25000 CT2 6 7.70500 CT3 6 6.52500 CT4 6 5.40000 SE(N= 6) 0.233322 5%LSD 12DF 0.718944 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CT$ NOS NSUAT G1 CT1 3 6.95333 G1 CT2 3 5.95000 G1 CT3 3 4.85000 G1 CT4 3 4.07000 G2 CT1 3 9.54667 G2 CT2 3 9.46000 G2 CT3 3 8.20000 G2 CT4 3 6.73000 SE(N= 3) 0.329967 5%LSD 12DF 1.01674 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSUAT2 18/12/** 16:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|CT$ |GIONG$*C| (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |T$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | NSUAT 24 6.9700 1.9787 0.57152 8.2 0.5606 0.0000 0.3936 0.0000 0.4231 BALANCED ANOVA FOR VARIATE CAOCAY FILE CAOCAY 18/12/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 CAOCAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 136.217 68.1087 3.12 0.080 6 2 GIONG$ 1 2183.13 2183.13 99.90 0.000 6 3 NL*GIONG$ 2 70.8925 35.4463 1.62 0.237 6 4 CT$ 3 1035.13 345.044 15.79 0.000 6 5 GIONG$*CT$ 3 40.6012 13.5337 0.62 0.619 6 * RESIDUAL 12 262.231 21.8525 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 3728.21 162.096 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CAOCAY 18/12/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CAOCAY 1 8 99.3125 2 8 103.050 3 8 97.3000 SE(N= 8) 1.65275 5%LSD 12DF 5.09267 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS CAOCAY G1 12 90.3500 G2 12 109.425 SE(N= 12) 1.34946 5%LSD 12DF 4.15815 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- NL GIONG$ NOS CAOCAY 1 G1 4 90.7250 1 G2 4 107.900 2 G1 4 91.1000 2 G2 4 115.000 3 G1 4 89.2250 3 G2 4 105.375 SE(N= 4) 2.33734 5%LSD 12DF 7.20213 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CAOCAY CT1 6 108.500 CT2 6 102.100 CT3 6 98.6500 CT4 6 90.3000 SE(N= 6) 1.90843 5%LSD 12DF 5.88051 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CT$ NOS CAOCAY G1 CT1 3 97.3000 G1 CT2 3 92.1000 G1 CT3 3 89.3000 G1 CT4 3 82.7000 G2 CT1 3 119.700 G2 CT2 3 112.100 G2 CT3 3 108.000 G2 CT4 3 97.9000 SE(N= 3) 2.69892 5%LSD 12DF 8.31630 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CAOCAY 18/12/** 17: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|CT$ |GIONG$*C| (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |T$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | CAOCAY 24 99.887 12.732 4.6747 12.7 0.0802 0.0000 0.2373 0.0002 0.6186 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SODOT FILE SODOT 18/12/** 17:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 SODOT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 25.0825 12.5412 21.39 0.000 6 2 GIONG$ 1 78.8438 78.8438 134.49 0.000 6 3 CT$ 3 13.2712 4.42375 7.55 0.004 6 4 NL*GIONG$ 2 1.02250 .511249 0.87 0.446 6 5 GIONG$*CT$ 3 .761250 .253750 0.43 0.736 6 * RESIDUAL 12 7.03498 .586248 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 126.016 5.47897 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SODOT 18/12/** 17:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS SODOT 1 8 24.0000 2 8 25.6250 3 8 23.1625 SE(N= 8) 0.270705 5%LSD 12DF 0.834133 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS SODOT G1 12 22.4500 G2 12 26.0750 SE(N= 12) 0.221029 5%LSD 12DF 0.681067 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SODOT CT1 6 25.2000 CT2 6 24.7500 CT3 6 23.7500 CT4 6 23.3500 SE(N= 6) 0.312583 5%LSD 12DF 0.963174 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- NL GIONG$ NOS SODOT 1 G1 4 21.9000 1 G2 4 26.1000 2 G1 4 24.0000 2 G2 4 27.2500 3 G1 4 21.4500 3 G2 4 24.8750 SE(N= 4) 0.382834 5%LSD 12DF 1.17964 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CT$ NOS SODOT G1 CT1 3 23.2000 G1 CT2 3 22.8000 G1 CT3 3 22.0000 G1 CT4 3 21.8000 G2 CT1 3 27.2000 G2 CT2 3 26.7000 G2 CT3 3 25.5000 G2 CT4 3 24.9000 SE(N= 3) 0.442059 5%LSD 12DF 1.36213 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SODOT 18/12/** 17:17 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |CT$ |NL*GIONG|GIONG$*C| (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | |$ |T$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | SODOT 24 24.262 2.3407 0.76567 13.2 0.0001 0.0000 0.0044 0.4457 0.7359 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE SOCANH 18/12/** 21:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 THIET KE THI NGHIEM HAI NHAN TO VARIATE V004 SOCANH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 2 20.5675 10.2838 10.62 0.002 6 2 GIONG$ 1 15.3600 15.3600 15.86 0.002 6 3 NL*GIONG$ 2 .872500 .436250 0.45 0.652 6 4 CT$ 3 45.5100 15.1700 15.67 0.000 6 5 GIONG$*CT$ 3 1.11000 .370000 0.38 0.770 6 * RESIDUAL 12 11.6200 .968334 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 23 95.0400 4.13217 -----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOCANH 18/12/** 21:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 THIET KE THI NGHIEM HAI NHAN TO MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS SOCANH 1 8 15.3250 2 8 17.5875 3 8 16.5875 SE(N= 8) 0.347911 5%LSD 12DF 1.07203 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ NOS SOCANH G1 12 15.7000 G2 12 17.3000 SE(N= 12) 0.284068 5%LSD 12DF 0.875310 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL*GIONG$ ------------------------------------------------------------------------------- NL GIONG$ NOS SOCANH 1 G1 4 14.7750 1 G2 4 15.8750 2 G1 4 16.7500 2 G2 4 18.4250 3 G1 4 15.5750 3 G2 4 17.6000 SE(N= 4) 0.492020 5%LSD 12DF 1.51608 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SOCANH CT1 6 14.8000 CT2 6 15.5500 CT3 6 17.4500 CT4 6 18.2000 SE(N= 6) 0.401733 5%LSD 12DF 1.23787 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT GIONG$*CT$ ------------------------------------------------------------------------------- GIONG$ CT$ NOS SOCANH G1 CT1 3 14.3000 G1 CT2 3 14.7000 G1 CT3 3 16.7000 G1 CT4 3 17.1000 G2 CT1 3 15.3000 G2 CT2 3 16.4000 G2 CT3 3 18.2000 G2 CT4 3 19.3000 SE(N= 3) 0.568136 5%LSD 12DF 1.75062 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOCANH 18/12/** 21:43 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 THIET KE THI NGHIEM HAI NHAN TO F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |GIONG$ |NL*GIONG|CT$ |GIONG$*C| (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | |$ | |T$ | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | SOCANH 24 16.500 2.0328 0.98404 6.0 0.0023 0.0019 0.6520 0.0002 0.7700 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan