Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 loại râu mèo

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thời tiết quanh năm nóng ẩm từ đó tạo nên nguồn tài nguyên dược liệu thiên nhiên vô cùng phong phú. Trong lịch sử phát triển của mình, người Việt Nam nêu cao chân lý: “Thuốc nam chữa bệnh người nam”. Y tế phát triển, nhu cầu cây thuốc tạo nguyên liệu cho sản xuất thuốc và xuất khẩu ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, ngành dược liệu đã và đang phấn đấu không ngừng tìm hiểu thêm những dược liệu mới, công dụng mới giúp đi

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 loại râu mèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều trị và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Cho nên, thúc đẩy và không ngừng phát triển công tác nghiên cứu trồng cây thuốc là một yêu cầu cấp bách. Cây râu mèo Việt Nam có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi cây râu mèo mọc hoang ở nước ta, Inđônêxia, Philipin. Cây có tác dụng thông tiểu tiện dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, sốt ban, cúm, tê thấp, phù. Người dân địa phương thường khai thác cây râu mèo từ hoang dại. Tuy nhiên, nguồn dược liệu hoang dại ngày càng trở nên khó khăn hơn do khai thác không hợp lý làm hạn chế khả năng tái sinh của cây. Mặt khác chất lượng dược liệu khai thác hoang dại không ổn định do sự sinh trưởng của cây không đồng đều, điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và kết quả không cao trong điều trị bệnh. Nghiên cứu đưa cây râu mèo vào nhân giống và trồng trọt sẽ góp phần chủ động nguồn nguyên liệu làm thuốc và nâng cao chất lượng dược liệu đưa công tác sản xuất dược liệu cây râu mèo dần đi vào ổn định về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế muốn phát triển trồng cây râu mèo rộng rãi, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và chủ động được nguồn giống cho sản xuất lâu dài. Đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, phương thức nhân giống và ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu của 2 loại râu mèo (Orthosiphon sp.) tại Thanh Trì - Hà Nội" 1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU 1.2.1. Mục tiêu - Phân biệt hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia bằng các đặc điểm hình thái và phương thức nhân giống của chúng. - Xác định mật độ trồng thích hợp cho hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia. 1.2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia - Nghiên cứu phương thức nhân giống của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia  - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây râu mèo  - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến hoạt chất dược liệu của hai loại râu mèo  - Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của hai loại râu mèo PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI 2.1.1. Nguồn gốc và phân bố Chi Orthosiphon Benth, có 40 loài trên thế giới, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương. Vùng nhiệt đới Đông Nam Á được coi là nơi tập trung và có tính đa dạng cao về thành phần loài của chi, trong đó Việt Nam có 8 loài. Trên thế giới râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn được trông ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam. Theo Đỗ Tất Lợi râu mèo Việt Nam thường mọc hoang. Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Thanh Hoá (Vĩnh Lộc), Hà Tây (Ba vi), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hoà), Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… 2.2.2. Đặc điểm sinh thái Cây ưu ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10 m (ở Phú Yên) đến 600 m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tán lụi ở phần than cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm thường rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khoẻ, nhất là từ những phần còn lại sau khi cắt. 2.2. GIÁ TRỊ CHỮA BỆNH CỦA CÂY RÂU MÈO 2.2.1. Thành phần hoá học Lá râu mèo chứa một saponin, 1 alcaloid, tinh dầu 0,2 – 0,6%, tannin, acid hữu cơ (acid tartaric, acid citric và acid glycolic) và dầu béo. Saponin khi thuỷ phân cho sapogenin và đường là arabinose và glucose (hoặc fructose). Phần không xà phòng của dầu béo gồm β – sitosterol và à-amyrin. Hoạt tính của lá do có hàm lượng kali cao (0,7 – 0,8%) có một lượng glycosid đắng là orthosiphonin (The Wealth of India VII, 1966). Lá khô và ngọn tươi có hoa chứa các chất vô cơ khoảng 12% với hàm lượng kali cao( 600 – 700mg/100g lá tươi), flavonoid (sinensetin, 3,-hydroxy-3, 6, 7, 4,-tetramethoxy flavon, tetramethylcutelarein), các dẫn chất của acid cafeic (chủ yếu là acid rosmarinic, acid 2,3-diacfeoyltartaric), inositol, phytosterol (β-sit osterol), saponin, tinh dầu 0,7% (Prosea 12 (1), 1999). 2.2.2. Tác dụng dược lý Theo các tác giả Chow S.Y.Liao J. F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 18,8 mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất dịch giải NA+ K+ CL- . Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm xoang bụng với liều 2-4g/kg làm giảm hoạt động vận động cua chuột. Trên chó, bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 0,179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp. Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đương tiêm xoang bụng có LD50=196 g/kg. Các tác giả G. A. Schut và J. H. Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3`-hydroxy-3,6,7,4` tetramethoxyflavon của râu mèo. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng. Chất 3`-hydroxy-3,6,7,4` tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 10mg/kg, lượng nước tiểu th được sau 140 phút là 410 mg, còn sinensetin dùng cùng liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614 mg, trong khi đó ở lô chuột đối chứng, sau 120 phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên dùng với liều 1 mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật tuy trong y học cổ có ghi nhận là râu mèo có tác dụng lợi mật. Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận của râu mèo, hai tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng khuẩn của các flavon chiết tách từ râu mèo. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensetin không thể hiện tác dung chống viêm. Về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudômnas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây viêm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flavon sinensetin, tetramethylscutellảein và 3`- hydroxy-3,6,7,4` tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng đã nêu. Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có giá trị cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kiềm hoá máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hoà tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khoẻ mạnh, dịch chiết râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sự bài tiết citrat được tăng cường giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường, nhưng tác dụng này không khẳng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich. 2.2.3. Bộ phận dùng Phần trên mặt đất, thân lá phơi khô. 2.2.4. Công dụng Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phu thũng, viêm gan. Tài liệu Ấn Độ coi dịch hãm lá râu mèo là thuốc điều trị đặc hiệu các bệnh thận và bàng quang, ngoài ra còn điều trị bệnh thấp khớp và bệnh gút. Liều dùng: 5-12g lá hãm với nước sôi, chia làm 2 lần uống trước khi ăn cơm 15-30 phút. Nên uống lúc dịch hãm còn nóng. Hoặc sắc nước uống. Thông thường dùng liên tục 8 ngày, nghỉ 2-4 ngày lại tiếp tục nếu cần thiết. Có thể nấu thành cao lỏng, mỗi ngày dùng 2-5g cao. Cao lỏng râu mèo được dùng làm thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường. Nếu dùng cả cây râu mèo thì lượng hàng ngày là 30-40g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vi thuốc khác. Có tài liệu cho rằng khi cây râu mèo ra hoa phải ngắt bỏ hoa vì hoa sẽ làm giảm lượng hoạt chất trong lá. Gần đây, một số bác sĩ Việt Nam và Thuỵ Điển đã sử dụng râu mèo trên lâm sàng cho bệnh nhân ở bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển ở Uông Bí và thấy thuốc không làm tăng lượng nước tiểu bài tiết trong vòng 12-24 giờ và cũng không ảnh hưởng đến bài tiết Na+. Trong trường hợp này, cần kiểm tra lại thời gian thu hái và chất lượng dược liệu. 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Cây râu mèo mọc tự nhiên ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipin các nước Đông Dương và cả ở châu Phi. Dược liệu râu mèo được khai thác chủ yếu dựa vào trồng trọt, trong đó Indonesia là nước trồng nhiều nhất trên thế giới. Từ năm 1991 đến năm 1995 Indonesia đã xuất khẩu sang thị trường châu Âu mỗi năm từ 170 đến 200 tấn râu mèo khô (B. Dzulkrnain, Lucie Widowati et al.in PRÓEA – Med & Pói.PL., 12(1), 1999,368 – 371). Theo Takeda Yoshio và cộng sự, 1993, cây râu mèo có orthosiphon A,B, D, salvigenin và một số hợp chất khác (CA.119 :156258 b ).. Theo các tác giả Chow S.Y. Liao J.F. (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo, tiêm tĩnh mạch cho chó với liều 18,8 mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chát điện giải Na+ K+ Cl-. Theo Schmidt S.và cs,1985, tinh dầu lá, cành và thân chứa β –caryophylen, β -elemen humulen , β -bourbonen và 1-octen-3-ol, caryophyllen oxyd (CA.105:102318 p). Cây râu mèo còn chứa methylripariochromen A, orthosiphol A 16,75 mg%, carotenoid (α-caroten, , β - caroten, neo β -caroten, 3- zeacroten và cryptoxanthin). Các tác giả G. A. Schut và J. H. Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon sinensetin và 3’-hydroxy-3,6,7,4’ tetramethoxyflavon của râu mèo Theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo có ích cho điều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kiềm hoá máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữ cho axit uric và muối urat ở dạng hoà tan, do đo phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan. 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Các tài liệu về nghiên cứu cây râu mèo ở trong nước còn rất ít. Theo GS. Đỗ Tất Lợi (những cây thuốc vị thuốc Việt Nam trang 219): Cây râu mèo tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth còn có tên gọi là Bông Bạc, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae. Cây râu mèo có tên như vậy vì nhị và nhuỵ của hoa thò ra giống như râu con mèo. Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 50cm -100cm. Thân cây có cạnh vuông, mang nhiều cành. Lá mọc đối, cặp lá trước mọc thành chữ thập đối với cặp lá sau. Cuống lá rất ngắn, chừng 2mm - 5mm. Cụm hoa tận cùng thẳng, mọc thành chùm, lúc non màu trắng lúc già ngả màu xanh tím, hoa nở suốt mùa hè. + Thành phần hoá học: Trong cây râu mèo có 1 glucid đắng gọi là orthosiphonin, ít tan trong rượu, tan nhiều trong nước. Ngoài ra còn một ít tinh dầu, một ít chất béo, tanin (5 - 6%), đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ trong đó chủ yếu là muối kali. Có tác giả nói còn lấy được một chất saponin tritecpenic gọi là sapophonin. Chất này thủy phân sẽ được sapogenin, arabinoza và hexoza. Nhưng gần đây có người không công nhận chất này. + Tác dụng dược lý: Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời tăng lượng clorua, ure và lượng axit uric, còn có tác dụng chữa xung huyết gan, đường mật. + Công dụng: Dùng thuốc thông tiểu tiện chữa sỏi thận, sỏi túi mật, cúm, sốt ban, phù tê thấp. Chưa có tài liệu nào được công bố nghiên cứu hoàn chỉnh về kỹ thuật nhân giống và trồng cây râu mèo. PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu Giống râu mèo lấy từ vườn Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội. 3.1.2. Đối tượng Cây râu mèo Việt Nam (Orthosiphon stamineus Benth) Cây râu mèo Malaysia (Orthosiphon sp.) được nhập nội vào Việt Nam năm 2004. 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội. 3.1.4. Thời gian thực hiện Từ tháng 07/2008 đến tháng 09/2009 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia 3.2.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia 3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng dược liệu của hai loại râu mèo  3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ bản của 2 loại râu mèo Hai loại râu mèo được trồng bằng hom đoạn cành tại Trung tâm trồng và nghiên cứu cây thuốc Hà Nội theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi loại trồng 10m2, mật độ trồng 82.500 cây/ha (30cm x 40cm). Qui trình trồng và chăm sóc cây râu mèo, áp dụng theo qui trình của Trung tâm trồng và chăm sóc cây thuốc Hà Nội. 3.3.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của 2 loại râu mèo (Orthosiphon sp.) 3.3.2.1. Phương thức nhân giống hữu tính - Thu hoạch hạt của 10 cây râu mèo mỗi loại vào tháng 10 và tháng 11 trong năm. - Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi loại râu mèo, gieo trên đĩa petri, mỗi đĩa 100 hạt, trong điều kiện nhiệt độ 20oC để đánh giá tỷ lệ nảy mầm. - Chọn 300 hạt chắc, mẩy của mỗi loại râu mèo, gieo hạt trên khay trong nhà lưới đánh giá tỷ lệ mọc mầm. 3.3.2.2. Phương thức nhân giống vô tính bằng giâm cành - Chọn cây râu mèo 6 tháng tuổi, sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều không bị sâu bệnh. Cắt toàn bộ cành cấp 1 trên cây để giâm. Giống Công thức Vị trí đoạn cành Việt Nam CT1 Hom ngọn CT2 Hom giữa CT3 Hom gốc Malaysia CT4 Hom ngọn CT5 Hom giữa CT6 Hom gốc Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố đoạn cành ô nhỏ Thí nghiệm gồm: 6 công thức, với 3 lần nhắc lại Số ô thí nghiệm: 6 (CT) x 3 (LNL) = 18 ô Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau I CT1 CT3 CT2 CT5 CT4 CT6 Việt Nam Malaysia II CT5 CT4 CT6 CT1 CT3 CT2 Malaysia Việt Nam III CT1 CT3 CT2 CT5 CT4 CT6 Việt Nam Malaysia - Giâm cành trên nền cát sạch không lẫn tạp chất, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 50 hom. 3.3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng phương thức nhân giống đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây râu mèo. Giống Công thức Phương thức nhân giống Việt Nam CT1 Hạt CT2 Cành giâm Maylaysia CT3 Hạt CT4 Cành giâm Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố phương thức nhân giống ở ô nhỏ. Thí nghiệm gồm: 4 công thức, với 3 lần nhắc lại Mỗi ô thí nghiệm: 5 m2 (1m x 5m) Số ô thí nghiệm: 4 (CT) x 3 (LNL) = 12 ô Diện tích trồng: 12 ô x 5 m2 = 60 m2 (không kể diện tích bảo vệ) Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau I CT3 CT4 CT1 CT2 Malaysia Việt Nam II CT1 CT2 CT3 CT4 Việt Nam Malaysia III CT4 CT3 CT2 CT1 Malaysia Việt Nam 3.3.3. Nghiên cứu mật độ (khoảng cách) trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây râu mèo (Orthosiphon sp.) 3.3.3.1. Công thức thí nghiệm Thí nghiệm gồm: 8 công thức, mật độ (khoảng cách) với 2 giống và 3 lần nhắc lại. Giống Mật độ trồng (cây/ha) Khoảng cách Việt Nam 250.000 10 x 40 125.000 20 x 40 82.500 30 x 40 62.500 40 x 40 Malaysia 250.000 10 x 40 125.000 20 x 40 82.500 30 x 40 62.500 40 x 40 3.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 2 nhân tố bố trí thí nghiệm theo phương pháp Split – plot design. Nhân tố giống ở ô lớn, và nhân tố mật độ ở ô nhỏ. Thí nghiệm gồm: 8 công thức, với 3 lần nhắc lại Mỗi ô thí nghiệm: 10 m2 (2m x 5m) Số ô thí nghiệm: 8 (CT) x 3 (LNL) = 24 ô Diện tích trồng: 24 ô x 10 m2 = 240 m2 (không kể diện tích bảo vệ) Khoảng cách giữa các ô là 50cm, đai bảo vệ xung quanh rộng luống 70cm Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Lối đi Biển thí nghiệm Ghi chú: - Tên thẻ ghi công thức - Dải bảo vệ 3.3.3.3. Chọn đất và làm đất *Chọn đất: Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, có độ phì trung bình, đảm bảo giữ được độ ẩm, thoát nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và hạn chế bệnh hại. *Làm đất: Đất cày bừa nhỏ, làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25cm, mặt luống rộng 80cm. 3.3.3.4. Phân bón * Phân nền: Phân chuồng hoai mục, bón lót 20tấn/ha. * Phân đạm, lân, kali cố định mức: 150N/100P2O5/ 100K2O 3.3.3.5. Chăm sóc Làm sạch cỏ dại, luôn đảm bảo ruộng thí nghiệm đủ ẩm và không để đọng nước. 3.3.3.6. Xác định được hàm lượng hoạt chất dược liệu của 2 loại râu mèo Phân tích hàm lượng hoạt chất tại phòng phân tích tiêu chuẩn - Viện Dược liệu - Bộ Y tế. Phương pháp lấy mẫu  Lấy mẫu theo phương pháp đường chéo, mỗi chỉ tiêu đo đếm 5 cây/ công thức x 3 lần nhắc lại. Chỉ tiêu theo dõi động thái cứ 10 ngày đo 1 lần, bắt đầu theo dõi sau khi cây hồi xanh. Chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy chất tươi và khô lấy mẫu 1 tháng 1lần. 3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI 3.4.1. Đặc điểm hình thái của cây râu mèo + Chiều cao cây (cm) + Số cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 trên cây + Số lá/thân chính + Hình dạng thân, màu sắc, số đốt trên thân + Hình dạng lá, màu sắc lá, kích thước lá, số răng cưa/lá, độ nông sâu răng cưa. + Thời gian nở hoa, kiểu nở hoa, số cánh hoa, số nhị và nhụy/hoa + Đặc điểm của hạt: Hình dạng, màu sắc, khối lượng 1000 hạt. 3.4.2. Các chỉ tiêu nhân giống cây râu mèo - Năng suất hạt/cây (g/cây) - Tỷ lệ ra rễ (%)  = số cây ra rễ/tổng số cây quan sát x 100 - Tỷ lệ ra mầm (%) = số cây nảy mầm/tổng số cành giâm x 100 - Tỷ lệ cây sống (%) = Số cây sống/tổng số cành giâm x 100 - Thời gian bật mầm (ngày) : tính thời gian từ trồng đên 50% số cành bật mầm - Thời gian ra rễ (ngày) tính thời gian từ trồng đên 50% số cành ra rễ - Chiều dài mầm (cm) : đo từ nơi đốt cành mầm xuất hiện đến vuốt lá cao nhất - Số lá/mầm - Chiều dài rễ (cm) - Hệ số nhân giống bằng hạt  = số hạt hữu hiệu/cây * tỷ lệ nảy mầm * tỷ lệ cây hữu hiệu - Hệ số nhân giống bằng cành giâm = số cành giâm/cây * tỷ lệ cành sống * tỷ lệ cây hữu hiệu. 3.4.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển - Động thái tăng trưởng chiều cao cây: Vuốt thẳng cây đo từ phần sát mặt đất đến đầu chóp của lá cao nhất/ cây. - Động thái tăng trưởng số cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 - Đường kính thân - Số lá/thân chính - Số đốt/ thân chính - Khả năng tích luỹ chất tươi, khô - Tỷ lệ khối lượng các bộ phân (Thân cành/cây, lá/cây) và tỷ lệ tươi/khô * Năng suất tươi, khô sau mỗi lứa cắt + Năng suất cá thể: g/cây + NSLT (tạ/ha) = năng suất cá thể x mật độ + NSTT (tạ/ha). 3.5. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM - Các chỉ tiêu đo đếm được xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học trên phần mềm Excel - Kết quả thí nghiệm về năng suất dược liệu được xử lý bằng chương trình IRRISTAT 4.0 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia 4.1.1. Giống râu mèo Việt nam (tên khoa học) Giống râu mèo Việt Nam có thân mảnh cứng hình vuông, mọc đứng, có màu tím, ít lông hơn râu mèo Malaysia, phân cành tập trung ở trên, có nhiều đốt, đốt ngắn hơn râu mèo Malaysia Lá mọc đối hình trứng, hai mép có răng cưa từ 8-10 răng chia đều hai bên. Lá màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở nách lá. Chiều dài lá 7- 9cm, chiều rộng lá từ 3,5 - 4,5cm. Gốc lá tròn đầu nhọn mép phía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 1- 2cm Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8-10cm, gồm 6-10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím, lá bắp nhỏ rụng sớm. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, toẽ ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2cm, họng dài 0,5cm ngắn hơn họng của giống Malaysia, môi trên chia 3 thuỳ, môi dưới nguyên, nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2-3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn, vòi nhuỵ dài hơn nhị. Quả bế tư nhỏ nhẵn, tỷ lệ đậu quả thấp hơn giống Malaysia. Mỗi quả có từ 1- 2 hạt. 4.1.2. Giống râu mèo Malaysia Giống râu mèo thân cao từ 1,1 - 1,25cm, thân màu tím xanh, có nhiều lông hơn giống râu mèo Việt nam. Thân thường tập trung phân cành ở phía gốc từ 10-14 nhánh, thân thường bẻ dai hơn giống râu mèo Việt nam, khoảng từ 16 - 18 đốt Lá mọc đối hình trứng, hai mép có răng cưa từ 14-16 răng chia đều hai bên. Lá màu xanh, gân lá màu tím, các chồi đều mọc ở hai mép lá. Chiều dài lá 5-8cm, chiều rộng lá từ 2,5-4cm. Gốc lá tròn đầu nhọn mép phía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 1-2,5cm Cụm hoa mọc ở đầu cành, dài 19-22cm, cụm hoa môi có từ 5-6 hoa mọc vòng, hoa có hai cánh xếp hình môi, có họng dài 1cm,lá bắp nhỏ rụng sớm. Đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, toẽ ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2cm, môi trên chia 3 thuỳ, môi dưới nguyên, nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2-3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn, vòi nhuỵ dài hơn nhị. Quả bế tư nhỏ nhẵn, tỷ lệ đậu quả cao hơn giống Việt Nam. Mỗi quả có 3 - 4 hạt Bảng 1: Đặc điểm nông sinh học của hai giống râu mèo Việt nam và Malaysia TT Chỉ tiêu Râu mèo Việt Nam Râu mèo Malaysia 1 Chiều cao cây (cm) 82 - 102 88 - 119 2 Số cành cấp I 13,7 15,3 3 Số lá/ thân chính 37,8 38,9 4 Thời gian nở hoa (ngày) 90 105 5 Thời gian sinh trưởng (ngày) 165 180 6 Hình dạng thân Mảnh, cứng, hình vuông Mảnh, cứng, hình vuông 7 Màu sắc thân Màu tím Màu tím xanh 8 Đường kính thân (mm) 4,6 5,3 9 Số đốt/ thân chính 18,9 19,4 10 Chiều rộng lá (cm) 11,9 3,1 11 Chiều dài lá (cm) 7,7 5,8 12 Màu sắc lá Màu xanh Màu xanh 13 Số răng cưa/lá 8,7 10,1 14 Chiều dài cuống lá 1,2 1,6 15 Số hạt/ bông 7,2 26,3 16 Số bông/ cây 5,3 9,8 17 Hình dạng hạt Hình thoi dẹt Hình thoi dẹt 18 Màu sắc hạt Màu nâu xám Màu nâu xám 19 P1000 hạt 0,55928 0,96479 Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy chiều cao cây, số cành cấp I, số răng cưa/ lá, số hạt/ bông, số bông/ cây, và trọng lượng nghìn hạt của giống Malaysia cao hơn hẳn so với giống Việt Nam. 4.2.2. Nghiên cứu phương thức nhân giống của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia 4.3.2.1. Phương thức nhân giống hữu tính Bảng 2. Thời gian từ gieo đến mọc và tỷ lệ nảy mầm của hạt 2 giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Giống Thời gian từ gieo đến mọc (ngày) Tỷ lệ nảy mầm (%) Trong đĩa Petri Trong chậu Trong đĩa Petri Trong chậu Việt Nam 4 5 53,7 51,7 Malaysia 4 5 70,0 68,3 Nhận xét: Qua bảng 5 cho thấy thời gian mọc mầm của 2 giống râu mèo Việt Nam và Malaysia trong đĩa Petri là 4 ngày và trong chậu là 5 ngày. Có thể nói rằng thời gian mọc của hai loại hạt giống râu mèo Việt Nam và Malaysia ở trong phòng và ngoài đồng là không chênh nhau về thời gian. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Malaysia trong đĩa Petri là 70%, trong khi đó tỷ lệ mọc mầm của hạt giống râu mèo Việt Nam chỉ đạt 53,7%. Còn trong chậu ở giống râu mèo Việt Nam là 51,7 và râu mèo Malaysia là 68,3. Sự khác biệt này cho thấy sự nảy mầm của giống Malaysia cao hơn so với tỷ lệ nảy mầm của hạt giống râu mèo Việt Nam. 4.3.2.2. Phương thức nhân giống vô tính bằng giâm cành Bảng 3. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng bật mầm, ra rễ của cành giâm hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia. Giống Vị trí cành Thời gian từ giâm đến bật mầm (ngày) Thời gian từ giâm đến ra rễ (ngày) Tỷ lệ bật mầm (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ cây sống (%) Việt Nam Hom ngọn 7,4 6,5 100 100 100 Hom giữa 8,1 7,4 96,6 100 95,3 Hom gốc 9,3 7,9 92,3 100 92,7 Malaysia Hom ngọn 7,3 7,7 100 100 100 Hom giữa 8,2 8,1 95,7 100 96,8 Hom gốc 9,5 8,6 91,8 100 92,1 Nhận xét: Qua bảng 3 cho thấy các loại hom giâm khác nhau đã ảnh hưởng đến tỷ lệ ra mầm, ra rễ của cây râu mèo. Trong đó hom ngọn là tốt nhất so với hom giữa và hom gốc. Không có sự khác nhau về ra rễ, ra mầm giữa hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Bảng 4. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng tăng trưởng chiều dài mầm của cành giâm hai giống cây râu mèo Việt Nam và Malaysia. Đơn vị: cm Giống Vị trí cành Thời gian sau giâm 1/ 5/ 2009 (ngày) 5 10 15 20 25 30 Việt Nam Đoạn ngọn 0 4,7 7,3 9,2 12,8 15,0 Đoạn giữa 0 4,5 7,0 8,8 10,9 13,6 Đoạn gốc 0 3,8 5,5 7,7 9,4 11,8 Malaysia Đoạn ngọn 0 5,1 8,4 11,2 14,1 17,8 Đoạn giữa 0 4,7 8,9 10,8 13,6 16,1 Đoạn gốc 0 4,5 7,5 9,9 11,5 13,4 Nhận xét: Qua bảng 4 ta thấy đối với các vật liệu làm giống của 2 loại râu mèo thì sau 10 ngày mới có sự phát triển mầm và sự sinh trưởng chiều dài mầm tăng dần theo thời gian. Trong 3 loại vật liệu nghiên cứu là đoạn ngọn, đoạn giữa, đoạn gốc thì đoạn ngọn sinh truởng mạnh nhất sau đến đoạn giữa và cuối cùng là đoạn gốc. Điều này phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì hocmôn sinh trưởng (auxin) thường tập trung nhiều ở mô phân sinh đỉnh. Bảng 5. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng tăng trưởng chiều dài rễ của cành giâm hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Đơn vị: cm Giống Vị trí cành Thời gian sau giâm (ngày) 5 10 15 20 25 30 Việt Nam Đoạn ngọn 0 5,8 8,4 12,8 11,04 15,2 Đoạn giữa 0 4,3 7,5 9,4 10,79 14,4 Đoạn gốc 0 3,7 6,6 8,7 9,3 12,3 Malaysia Đoạn ngọn 0 5,7 9,6 13,4 14,3 16,6 Đoạn giữa 0 4,8 8,7 11,5 13,2 15,8 Đoạn gốc 0 4,3 7,0 9,2 11,0 14,7 Nhận xét: Cũng như sinh trưởng của mầm, cành giâm sau 5 ngày chưa có khả năng ra rễ mà chúng ra rễ trong khoảng thời gian từ 6-10 ngày. Đoạn ngọn có khả năng ra rễ mạnh nhất so với đoạn giữa và đoạn gốc. Bảng 6. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến khả năng tăng trưởng số rễ của cành giâm hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Giống Vị trí cành Thời gian sau giâm (ngày) 5 10 15 20 25 30 Việt Nam Đoạn ngọn 0 20,8 22,7 24,3 26,1 26,3 Đoạn giữa 0 10,9 14,6 16,0 16,6 17,1 Đoạn gốc 0 12,0 13,6 14,8 15,3 15,8 Malaysia Đoạn ngọn 0 16,7 17,5 18,1 19,7 20,6 Đoạn giữa 0 14,2 16,5 16,7 17,3 19,4 Đoạn gốc 0 10,2 10,8 12,7 14,0 14,6 Nhận xét: Qua bảng 6 cho thấy đối với hai loại râu mèo Việt nam và Malaysia đoạn ngọn ra rễ nhiều nhất so với đoạn giữa và đoạn gốc. Bảng 7. Ảnh hưởng vị trí hom giâm đến sinh trưởng của cành giâm hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia trước khi ra ngôi Giống Vị trí cành Chiều dài mầm (cm) Số lá(lá/mầm) Chiều dài rễ (cm) Số rễ (rễ/mầm) Việt Nam Hom ngọn 9,2 6 12,8 24,3 Hom giữa 8,8 4 9,4 16,0 Hom gốc 7,7 4 8,7 14,8 Malaysia Hom ngọn 11,2 6 13,4 18,1 Hom giữa 10,8 4 11,5 16,7 Hom gốc 9,9 4 9,2 12,7 Nhận xét: Đánh giá ảnh hưởng của các đoạn hom cành dâm đến sự sinh trưởng của cây giống cho thấy hom ngọn sinh trưởng và phát triển tốt nhất so với hom giữa và hom gốc. Tóm lại qua việc theo dõi sự sinh trưởng của mầm và rễ của hai loại râu mèo Việt nam và Malaysia, để nhân giống vô tính thì nguyên liệu làm giống tốt nhất là đoạn ngọn. Tuy nhiên trong điều kiện hiếm giống có thể nhân giống cả đoạn giữa và đoạn gốc 4.2.3. Đánh giá ảnh hưởng phương thức nhân giống đến khả năng sinh trưởng, phát triển của hai giống cây râu mèo. Bảng 8. Ảnh hưởng phương thức nhân giống đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hai giống cây râu mèo 120 ngày sau ra ngôi. Giống Phương thức nhân giống Tỷ lệ cây sống (%) Chiều cao cây (cm) Số cành cấp 1 (cành/cây) Số lá (lá/cây) Việt Nam Hạt 89,3 68,3 15,0 8,7 Cành giâm 100 81,9 18,8 9,5 Malaysia Hạt 85,1 82,7 17,0 7,8 Cành giâm 94,3 108,6 19,3 9,4 Nhận xét: Qua bảng 8 cho thấy cả 2 giống râu mèo Việt Nam và Malaysia đều có khả năng nhân giống vô tính và hữu tính. Tuy nhiên nhân giống vô tính cho tỷ lệ mọc mầm cao hơn nhân giống hữu tính. Bảng 9: Ảnh hưởng của phương thức nhân giống đến hệ số nhân giống của hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Giống Vị trí đoạn cành Số hạt, cành giâm/ cây Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ cây sống (%) Hệ số nhân giống (cây) Việt Nam Hạt 38,1 51,7 89,3 17,59 Cành giâm 85,2 100 100 85,2 Malaysia Hạt 257,7 63,8 85,1 138,1 Cành giâm 185 100 94,3 153,2 Nhận xét: Qua bảng 9 cho thấy hệ số nhân giống vô tính râu mèo Việt Nam cao hơn nhân giống hữu tính, Giống Malaysia cũng vậy. vì tỷ lệ đậu hạt của cây râu mèo thấp, nhất là đối với râu mèo Việt Nam. Bảng 10. Ảnh hưởng phương thức nhân giống đến năng suất dược liệu của hai giống râu mèo Việt Nam và Malaysia Giống Phương thức nhân giống Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Việt Nam Hạt 71,2 5,87 4,11 Cành giâm 65,7 5,42 3,74 Malaysia Hạt 83,4 6,88 4,88 Cành giâm 98,5 8,12 6,09 Nhận xét: Cả hai phương thức nhân giống đều cho năng suất dược liệu cao, trong đó phương thức nhân giống vô tính của giống Malaysia cho năng suất cao nhất. 4.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng dược liệu của hai loại râu mèo  4.3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của hai loại râu mèo Việt Nam và Malaysia Bảng 11. Ảnh hưởng của khoảng cách mật độ trồng đến phát triển chiều cao của hai loại râu mèo. Đơn vị: cm Giống Công thức Thời gian theo dõi 4/ 3/ 09 14/ 3/ 09 24/ 3/ 09 3/ 4/ 09 13/ 4/ 09 Việt Nam CT1 22,7 28,4 42,1 48,7 62,3 CT2 23,5 27,8 40,1 45,3 64,3 CT3 21,1 24,6 36,1 40,5 61,9 CT4 21,5 24,7 35,6 39,7 62,1 Malaysia CT5 24,4 29,3 36,2 44,1 60,6 CT6 21,7 25,2 30,7 37,2 62,6 CT7 22,8 25,4 30,0 35,6 57,1 CT8 23,4 27,2 32,2 37,4 59,6 Nhận xét: Qua bảng 12 cho thấy giống râu mèo Việt Nam đến ngày 3/ 4/ 2009 ở công thức 1 có chiều cao là 48,7cm có chiều hướng cao hơn các công thức khác và thấp nhất là công thức 4 là 39,7cm. Giồng râu mèo Malaysia công thức ở công thức 1 cũng có chiều cao cao hơn so với các công thức khác. Như vậy, có thể mật độ, khoảng cách trồng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển chiều cao của 2 loại râu mèo. Bảng 13. Ảnh hưởng của khoả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT09030.doc
Tài liệu liên quan