BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
---------o0o---------
LÊ SỸ LỢI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY
TRÊN ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
---------o0o---------
LÊ SỸ LỢI
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT KHOAI TÂY
TRÊN ĐẤT RUỘNG MỘT VỤ LÚA TẠI TỈNH BẮC KẠN
Chuyê
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một số vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngành: Trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. PGS. TS. Nguyễn Văn Viết
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây khoai tây (Solanum Tuberosum.L) là cây lương thực của nhiều nước
châu Âu và ở một số nước khoai tây là cây lương thực chủ yếu (Đường Hồng Dật,
2005)[7]. Củ khoai tây chứa 20% lượng chất khô trong đó có 80 - 85% là tinh bột,
3 - 5% là protein và một số vitamin khác (Trần Như Nguyện và cs, 1990; Nguyễn
Văn Thắng và cs, 1996)[23], [40]. Nếu so sánh về năng suất chất khô trên một
đơn vị trồng trọt thì khoai tây cao hơn lúa mì 3 lần, cao hơn lúa nước 1,3 lần và
cao hơn ngô 2,2 lần (Leviel, 1986)[163].
Khoai tây có tiềm năng năng suất khá cao tới 100 - 120 tấn/ha. Tuy nhiên
sự biến động về tiềm năng năng suất giữa các vụ và các vùng là khá lớn (Caldiz
et al., 2001)[69] do khoai tây chịu tác động mạnh của những yếu tố từ bên ngoài.
Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 180C, củ phát triển là 16 - 170C; ánh
sáng ngày dài thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, giai đoạn củ hình
thành thì cây lại yêu cầu sánh sáng ngày ngắn. Yêu cầu về ẩm độ cũng thay đổi
theo các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, trước khi hình thành củ ẩm độ cần là
60%, thời kỳ hình thành củ ẩm độ đất phải đạt 80%. Để đạt được năng suất cao,
khoai tây còn yêu cầu lớp đất mặt phải rất tơi xốp, đất thịt nhẹ, đất cát pha thích
hợp với cây khoai tây (Đường Hồng Dật, 2005)[7].
Đồng bằng Bắc bộ có một mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình khoảng
20 - 30
0C, phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng phát triển. Mặt khác, diện tích
đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ lớn, hệ thống thuỷ nông hoàn chỉnh là điều
kiện thuận lợi cho phát triển và mở rộng sản xuất loại cây trồng này. Trong những
năm gần đây diện tích khoai tây cả nước dao động trong khoảng 35.000 ha, tập
trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (Đào Huy Chiên, 2002)[3]. Do những ưu
điểm của cây trồng này, nhà nước có chủ trương mở rộng diện tích ra các vùng
sinh thái phù hợp. Tuy nhiên, do quỹ đất canh tác nông nghiệp ở đồng bằng thấp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
cùng với sức ép của việc đô thị hoá và công nghiệp hoá nên việc mở rộng diện
tích khoai tây ở đồng bằng có nhiều hạn chế. Để giải quyết vấn đề đó, việc khai
thác hợp lý nguồn tài nguyên đất đai ở miền núi trong đó có mở rộng diện tích
khoai tây được coi là hướng phát triển chiến lược và bền vững trong tương lai.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nghèo, thu nhập bình quân đầu người năm
2006 thấp với 337,2 nghìn đồng/tháng, đặc biệt ở khu vực nông thôn chỉ có 162,5
nghìn đồng/tháng, bình quân lương thực là 289,4 kg thóc/người/năm (Cục thống
kê tỉnh Bắc Kạn, 2006)[5]. Do thu nhập của người dân thấp nên tỷ lệ hộ đói
nghèo rất cao là 41,42%, nhiều hộ thiếu ăn 2 - 6 tháng/năm (Sở Lao động và
TBXH)[27]. Thực tế Bắc Kạn có diện tích đất ruộng khá lớn: 13.273 ha (Sở
NN&PTNT Bắc Kạn, 2006)[28], tuy nhiên hầu hết chỉ được cấy một vụ lúa Mùa,
diện tích đất bỏ hoá trong vụ Đông (12.333 ha) và vụ Xuân (4.964 ha) rất phổ
biến. Trong khi lực lượng lao động địa phương dư thừa, điều kiện thời tiết khí hậu
khá thuận lợi cho nhiều cây trồng như ngô, khoai tây, đậu đỗ….. sinh trưởng, phát
triển thì việc việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là mở rộng diện tích cây
vụ Đông là một trong những giải pháp cần được quan tâm đẩy mạnh nhằm nâng
cao thu nhập tiến tới xóa đói giảm nghèo cho nông dân.
Khoai tây là cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Điều kiện thời tiết khí hậu ở
Bắc Kạn rất phù hợp với sinh trưởng của cây khoai tây với nhiệt độ bình quân từ
14,3 – 28,30C; lượng mưa từ 0,3 – 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 77 – 89%.
Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ Đông
và khẳng định được vị thế của mình nhưng việc mở rộng diện tích còn chậm. Một
số nguyên nhân dẫn đến điều đó là do thiếu giống và chưa có bộ giống tốt, các
giống khoai tây chủ yếu đang trồng đã bị thoái hoá, tỷ lệ nhiễm bệnh virus cao
khoảng 53,2% đến 59%; trình độ canh tác của nông dân thấp, chưa có quy trình
kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc biệt là trên đất ruộng một vụ lúa của
địa phương. Để mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa, vấn đề cấp
thiết là phải có bộ giống cho năng suất cao, ổn định và biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất khoai tây trên đất
ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố hạn
chế năng suất khoai tây tại tỉnh Bắc Kạn.
2- Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt đưa vào sản
xuất thay thế giống cũ đã thoái hóa.
3- Xác định các biện pháp kỹ thuật trồng chủ yếu nhằm tăng năng suất
khoai tây vụ Đông và sản xuất khoai tây củ giống vụ Xuân. Trên cơ sở đó bổ sung
và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật thâm canh khoai ở tỉnh Bắc Kạn góp phần mở
rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa.
4- Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CÚU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng trong 7 giống
khoai tây Hà Lan nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ Đông và vụ Xuân
trên đất ruộng 1 vụ tại tỉnh Bắc Kạn.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây thương phẩm trong
điều kiện vụ Đông gồm mật độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun tạo vồng.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất củ giống khoai tây trong điều
kiện vụ Xuân bao gồm thí nghiệm về mật độ, thời vụ, phân bón, vun tạo vồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm của giống và biện pháp kỹ thuật
sản xuất khoai tây bố trí tại xã Bằng Phúc huyện Chợ Đồn. Mô hình sản xuất thử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
xây dựng tại xã Bằng Phúc và xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn; xã Yên Đĩnh,
huyện Chợ Mới; xã Tú Trĩ và xã Khuổi Lừa huyện Bạch Thông. Kết quả nghiên
cứu áp dụng cho sản xuất khoai tây trên đất ruộng một vụ lúa tại tỉnh Bắc Kạn.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1- Đánh giá khả năng thích ứng của các giống khoai tây trong điều kiện sinh
thái (khí hậu và đất đai) nhằm làm cơ sở khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp
theo đối với khoai tây ở Bắc Kạn nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
2- Bước đầu xác định và bổ sung cứ liệu khoa học để lựa chọn giống khoai
tây phù hợp và xây dựng quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm trong điều kiện
vụ Đông và sản xuất củ khoai tây giống trong điều kiện vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn.
3- Kết quả thu được từ các thí nghiệm về xác định giống và các biện pháp
kỹ thuật là căn cứ khoa học để bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh
khoai tây tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
4- Kết quả nghiên cứu giống và biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây trong
điều kiện vụ Đông và vụ Xuân tại tỉnh Bắc Kạn là tài liệu để các nhà nghiên cứu,
sinh viên ngành nông nghiệp truy cứu và tham khảo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1- Xác định một số giống khoai tây có triển vọng cho năng suất cao và chất
lượng tốt trồng trong vụ Đông trên đất ruộng một vụ nhằm thay đổi giống cũ đã
thoái hóa và làm phong phú thêm bộ giống khoai tây ở tỉnh Bắc Kạn.
2- Lần đầu tiên đưa khoai tây vụ Xuân vào cơ cấu cây trồng ở tỉnh bắc Kạn
nhằm cung cấp đủ giống trồng cho vụ Đông, hạ giá thành củ giống, tạo cho người
nông dân có tập quán quen dần với các biện pháp kỹ thuật trồng khoai tây vụ Xuân.
3- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh khoai tây cho người dân thông
qua việc đưa quy trình kỹ thuật thâm canh để thúc đẩy mở rộng diện tích trồng
khoai tây trên đất ruộng một vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập cho
người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY KHOAI TÂY
1.1.1. Một số nghiên cứu về nguồn gốc cây khoai tây
Cây khoai tây (họ Solanaceae, loại Solanum L., loài Solanum tuberosum
L.) có nguồn gốc ở vùng cao nguyên thuộc dãy núi Andes (nam châu Mỹ) ở độ
cao 2000 – 5000 mét. Người Tây Ban Nha lần đầu tiên phát hiện ra cây khoai tây
khi họ đặt chân lên thung lũng Magdalenna (Nam Mỹ) của người bản xứ chạy
trốn, họ đã tìm thấy cây đậu, ngô và khoai tây. Lúc đó người ta gọi khoai tây là
Truffles vì hoa có màu sặc sỡ (Salaman, 1949)[130].
Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích lịch sử chứng minh cây
khoai tây có từ khoảng 500 năm trước công nguyên. Thời kỳ người Tây Ban Nha
chinh phục châu Mỹ thế kỷ 16, nông dân đã trồng hàng trăm giống khoai tây dọc
miền núi, bây giờ là Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru (Horton,
1987)[91]. Ngày nay người da đỏ ở vùng Titicaca (nam Peru, bắc Bolivia) vẫn
còn trồng những giống khoai tây khởi thủy (Ducreux, 1989)[162].
Khoai tây được bán đầu tiên ở Seville năm 1573 do những thủy thủ người
Tây Ban Nha mang chúng đến, từ đó khoai tây lan truyền khắp châu Âu. Nước
Anh trồng khoai tây rất sớm, từ năm 1590 do thuyền trưởng người Anh trên tầu
buôn Tây Ban Nha đem củ giống về. Khoảng năm 1600, diện tích trồng khoai tây
mở rộng sang Italia rồi Đức, trong vòng một trăm năm sau khoai tây đã có mặt ở
hầu hết các nước châu Âu và trồng rộng rãi vào những năm 1800.
Vào thế kỷ 17, những nhà truyền giáo người Anh đã đưa khoai tây đến
nhiều vùng thuộc châu Á. Thế kỷ 19 những nhà truyền đạo người Bỉ cũng giới
thiệu khoai tây tại Công Gô. Tuy nhiên, việc sử dụng khoai tây làm lương thực ở
các nước nhiệt đới vẫn còn hạn chế vì những khó khăn cố hữu trong sản xuất và
bảo quản khoai tây ở vùng thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Hiện nay cây khoai tây được trồng rất rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ
60
0
vĩ Bắc đến 530 vĩ Nam.
1.1.2. Một số nghiên cứu về giá trị dinh dƣỡng của cây khoai tây
Khoai tây vừa là cây lương thực, vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây chỉ kém trứng (Leviel,
1986)[163]. Sử dụng 100g khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein,
3% năng lượng, 10% sắt, 10% vitamin B1 và 20 – 50% nhu cầu vitamin C cho
một người trong một ngày đêm (Beukema et al., 1990; Horton, 1987)[65], [91].
Khi xem xét các cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới (từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ
Nam) Vander Zaag, (1976)[148] cho rằng, cây khoai tây sinh lợi hơn bất cứ cây
trồng nào khác vì nó cho năng suất năng lượng và năng suất protein cao nhất.
Bảng 1.1. Năng suất protein và năng lƣợng của một số cây lƣơng thực
Loại cây
trồng
Kcal/100 g NS năng lƣợng
(kcal/ngày/ha)
Tỷ lệ protein
(%)
NS protein
(kg/ngày/ha)
Khoai tây 90,82 48,64 2,0 1,1
Sắn 185,87 45,12 0,7 0,2
Khoai lang 138,30 48,93 1,5 0,5
Đậu đỗ 400,24 11,72 22,0 0,6
Lúa 420,90 35,10 7,0 0,6
Ngô 138,91 38,97 9,5 0,8
(Nguồn: Vander Zaag, 1976)[148]
Ngoài việc dùng khoai tây làm lương thực và thực phẩm, các nước phát
triển sử dụng khoai tây làm thức ăn cho gia súc, hàng năm ở Pháp sử dụng từ 1
đến 1,4 triệu tấn khoai tây cho chăn nuôi. Bên cạnh đó, khoai tây còn được dùng
nhiều trong công nghiệp dệt, sợi, gỗ (ván ép), giấy, đặc biệt trong công nghiệp
sản xuất axit hữu cơ như axit lactic, axit xitric; các dung môi hữu cơ như etanol,
butanol, xeton...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
1.1.3. Một số nghiên cứu về yêu cầu ngoại cảnh của khoai tây
1.1.3.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định khả năng phân bố, thời vụ
gieo trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai tây. Tổng
nhu cầu nhiệt độ cho khoai tây sinh trưởng và phát triển dao động từ 16000C đến
1800
0
C. Yếu tố chính để khoai tây có thể phát triển rộng khắp thế giới là lựa chọn
được nhiều vùng có nhiệt độ gieo trồng thích hợp (Beukema et al., 1990)[65].
Ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, khoai tây có thể thích ứng được với biên
độ nhiệt độ từ 10 đến 250C, rộng hơn giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Nhiều kết
quả nghiên cứu đã xác định, nhiệt độ không khí thích hợp cho phát triển thân lá
khoai tây là 180C đến 200C. Nhiệt độ cao quá 250C thân lá dài ra, lá nhỏ đi, khả
năng quang hợp giảm rõ rệt (Horton, 1987)[91].
Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực cây khoai tây chịu nóng kém. Khi thân củ
bắt đầu hình thành và phát triển thì yêu cầu nhiệt độ thấp, nhiệt độ không khí
thích hợp nhất cho thân củ phát triển là 180C đến 190C (nhiệt độ đất là 160C -
17
0
C). Nhiệt độ từ 200C trở lên thì quá trình làm củ khoai tây bắt đầu bị kìm hãm,
nhiệt độ lớn hơn 250C hạn chế sự hình thành củ. Khi nhiệt độ vượt quá 250C thì
hiệu suất quang hợp giảm, nhiệt độ lên tới 290C – 300C hô hấp tăng, dẫn tới tiêu
hao chất hữu cơ trong củ, làm giảm năng suất khoai tây và chỉ số thu hoạch
(Horton, 1987)[91]. Nhiệt độ cao kéo dài sẽ gây hiện tượng “thoái hóa do khí
hậu” dẫn đến năng suất và chất lượng giống giảm rõ rệt ở các đời sau (Van Dam
et al., 1995)[146].
Thí nghiệm của Kunkel et al., (1987)[103] về ảnh hưởng của nhiệt độ đến
sự thoái hóa giống khoai tây cho biết: Ở nhiệt độ 20 – 210C có 20% củ bị thoái
hóa, nhiệt độ 240C có 50% củ bị thoái hóa và trên 250C có 75% củ bị thoái hóa.
Nhiệt độ cao không chỉ ảnh hưởng đến sự thoái hóa giống sinh lý, mà còn thuận
lợi cho sự phát triển của nhiều loại rệp truyền bệnh virus cho khoai tây. Đây là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến thoái hóa giống bệnh lý và giảm năng suất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Như vậy, cây khoai tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao trong
điều kiện nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích hợp cho thân lá phát triển là 18 – 200C,
thân củ phát triển là 18 – 190C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá thấp làm cây bị chết
rét, còn nhiệt độ cao thì củ hình thành kém, nhanh thoái hóa và bệnh virus phát
triển mạnh. Để nâng cao năng suất và chất lượng củ khoai tây cần nghiên cứu để
có thời vụ thích hợp với từng vùng, đặc biệt là vụ Xuân ở miền bắc Việt Nam.
1.1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, năng suất khoai tây phụ thuộc vào khả năng hấp
thu và hiệu quả của việc sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp nên chất khô
của củ và chỉ số thu hoạch. Cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành củ và
năng suất khoai tây là từ 20.000 – 50.000 lux (Allen et al., 1980)[58]. Trong điều
kiện khí hậu giống nhau, không thiếu nước hoặc dinh dưỡng và không xuất hiện
sâu bệnh hại thì sự khác nhau về sinh trưởng, phát triển và năng suất là do khả
năng hấp thu ánh sáng khác nhau giữa các giống (Spitter, 1987; Van der Zaag et
al., 1987)[138], [149].
Độ dài chiếu sáng trong ngày cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát dục của
cây khoai tây (ra hoa, đậu quả và kết hạt). Thời kỳ từ cây con đến hình thành củ,
đòi hỏi ánh sáng ngày dài để tiến hành quang hợp và tích lũy chất hữu cơ, khi củ
bắt đầu hình thành cần thời gian chiếu sáng ngày ngắn. Điều kiện chiếu sáng ngày
ngắn ở giai đoạn mọc mầm và nhiệt độ cao trong suốt thời gian sinh trưởng sẽ rút
ngắn thời gian sinh trưởng của khoai tây (Kooman, P.L, 2001)[100].
Quang chu kỳ thích hợp cho sự hình thành năng suất khoai tây phụ thuộc
vào nhiệt độ và giống. Các giống thuộc loài ssp.andigena chỉ hình thành củ trong
điều kiện chiếu sáng ngày ngắn. Trong điều kiện nhiệt độ thấp cần thời gian chiếu
sáng 12 – 14 giờ, còn trong điều kiện nhiệt độ cao thì thời gian chiếu sáng trong
ngày cần ngắn hơn. Các giống thuộc loài ssp.tuberosum có khả năng tạo củ dưới
điều kiện quang chu kỳ dài hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Các giống thuộc loài ssp.tuberosum, đặc biệt là giống chín sớm có thể phát
triển kém ở điều kiện nhiệt đới có ánh sáng ngày ngắn vì chúng hình thành củ
sớm hơn, thân lá phát triển kém, quang hợp kém nên năng suất thấp (Manrique,
1993)[109]. Kết quả nhiều thí nghiệm cho thấy: Tỷ lệ củ to tương quan thuận với
số giờ chiếu sáng trong ngày, vì củ lớn nhanh trong điều kiện ngày dài. Ở vùng
nhiệt đới có độ dài chiếu sáng trong ngày ngắn nên năng suất của tất cả các giống
khoai tây đều giảm so với khi chúng được trồng ở các nước ôn đới (Horton,
1987)[91].
Như vậy, chọn giống khoai tây cho vùng nhiệt đới có quang chu kỳ ngắn là
phụ thuộc vào nhiệt độ của vùng. Ở vĩ độ cao, giống thuộc ssp.andigena có thể
phù hợp, vì dưới điều kiện ngày ngắn và nhiệt độ thấp các giống thuộc loài này
vẫn hình thành củ. Ở vùng nhiệt đới ấm và vĩ độ thấp hơn, các giống thuộc loài
ssp.andigena sẽ hình thành củ kém mặc dù trong điều kiện ngày ngắn, các giống
thuộc loài ssp.tuberosum khả quan hơn. Tuy nhiên ánh sáng ngày ngắn vẫn là yếu
tố hạn chế năng suất khoai tây ở vùng này.
1.1.3.3. Yêu cầu về nước
Trong quá trình sinh trưởng khoai tây cần rất nhiều nước (Salter et al.,
1967; Van Loon, 1981)[132], [152]. Để tạo ra 100 kg củ khoai tây cần 12 -15 m3
nước, để đạt được năng suất củ từ 19 - 33 tấn/ha, mỗi hecta khoai tây cần 2800
đến 2900 m3 nước (Ngô Đức Thiệu và cs, 1978)[42]. Giai đoạn trước khi hình
thành củ đòi hỏi ẩm độ đất khoảng 60%, giai đoạn hình thành củ là 80%. Nếu
thiếu nước ở giai đoạn hình thành củ thì năng suất giảm rõ rệt cụ thể: Ẩm độ đất
là 60% thì năng suất giảm 4,3%; ẩm độ đất còn 40%, năng suất giảm 33,9%;
không tưới năng suất giảm 63% (Tạ Thị Thu Cúc, 1979)[4].
Khoai tây được trồng bằng củ nên khi phát triển không hình thành rễ chính
mà chỉ có các rễ phụ thưa thớt. Phần lớn rễ tập trung ở tầng đất mặt nên khả năng
hút nước của cây không lớn. Gặp điều kiện khô hạn khoai tây rất dễ bị thiếu nước
và phát triển kém (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Khô hạn làm giảm diện tích lá,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
nếu hạn dài thì chiều cao cây, độ che phủ đất cũng thấp hơn (Ojala et al.,
1990)[119]. Giống chín sớm ít bị ảnh hưởng hơn giống chín muộn, điều này có
thể do giai đoạn khủng hoảng nước của giống chín sớm ngắn hơn, các lá xuất
hiện và chết sớm hơn nên giai đoạn trải lá (giai đoạn nhạy cảm với sự thiếu nước)
có thể xuất hiện trước thời kỳ khô hạn (Deblonde et al., 2001)[74].
Nghiên cứu của Deblonde et al., (1999)[73] chỉ rõ, năng suất và yếu tố cấu
thành năng suất bị tác động mạnh bởi tổng lượng nước tưới. Tuy nhiên tác động
của hạn đến cây trồng phụ thuộc vào thời gian, giai đoạn và mức độ nghiêm trọng
của khô hạn (Jefferies, 1995)[95]. Hạn thường tác động mạnh ở 3 giai đoạn: sinh
trưởng, phình to củ và chín. Thiếu nước ở giai đoạn cuối của thời gian sinh
trưởng dinh dưỡng làm cho khoai tây có năng suất thấp nhất, thiếu nước ở giai
đoạn chín thì củ khoai tây lại to nhất (Fabeiro et al., 2001)[78].
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh, thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng thì củ
rất nhỏ nhưng số lượng củ/cây nhiều. Khô hạn bắt đầu vào giai đoạn phình to củ
làm cho giai đoạn hình thành củ kéo dài hơn, nhưng lại giảm số lượng củ, sinh
trưởng và năng suất (Haverkort et al., 1991)[85]. Thiếu nước ở giai đoạn chín
sinh lý, có thể tăng lượng chất khô mà khoai tây có thể tích lũy được ở trong củ
(Caldiz et al., 2000)[67].
Nghiên cứu của Iqbal et al., (1999)[94] cũng cho kết quả là, hạn xuất hiện
vào giai đoạn chín làm giảm năng suất ít nhất, xuất hiện sớm sẽ ảnh hưởng mạnh
nhất đến năng suất, tiếp theo là giai đoạn hình thành củ. Điều đó được Kashyap et
al., (2003)[98] giải thích rằng, hầu hết các giai đoạn nhạy cảm với sự thiếu nước
là ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng nên thiếu nước ở giai đoạn này ảnh hưởng
đến năng suất năng suất mạnh nhất.
Như vậy, nước rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất của
cây khoai tây. Thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều
nhất đến năng suất. Vì vậy trong điều kiện ở miền Bắc Việt Nam, vụ Đông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
thường có lượng mưa thấp và biến động giữa các vùng khá lớn nên cần nghiên
cứu chế độ tưới nước hợp lý cho khoai tây trong từng điều kiện cụ thể.
1.1.3.4. Yêu cầu về đất đai, dinh dưỡng của khoai tây
Củ khoai tây khi phát triển có khả năng dịch chuyển các phân tử đất yếu
hơn so với nhiều loại rễ củ khác nên đòi hỏi lớp đất mặt, là nơi khoai tây hình
thành củ phải rất tơi xốp. Các loại đất cát pha, đất nhẹ, thậm chí là đất cát là
thích hợp với cây khoai tây. Các loại đất nặng và quá ẩm ướt, cây khoai tây phát
triển không tốt và thường bị bệnh thối ướt gây hại. Trên các loại đất nặng, hàm
lượng tinh bột trong củ giảm, củ cũng nhỏ đi nhiều. Mặt khác khoai tây còn sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất giảm dần khi trồng liên tiếp từ vụ này sang
vụ khác trong nhiều năm trên cùng một chân đất (Đường Hồng Dật, 2005)[7].
Khoai tây có nhu cầu cao đối với các chất dinh dưỡng. Với năng suất bình
quân 260 tạ củ/ha, cây khoai tây lấy đi từ đất 106 N, 40 P2O5, 171 K2O, 63 kg
CaO, 40 kg MgO (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Rasco et al., (1994)[125] cũng
kết luận rằng, năng suất khoai tây phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng đất và khả
năng cung cấp của con người. Trong hầu hết các trường hợp có sự tương quan
giữa khối lượng chất khô và nồng độ N, P, K. Tuy nhiên mỗi nguyên tố dinh
dưỡng đều tác động đến sinh trưởng, phát triển và năng suất khoai tây theo góc
độ khác nhau.
* Vai trò của đạm: Khoai tây là một trong những cây trồng cần rất nhiều
đạm (Singh, 1995; Veeranna et al., 1997)[136], [155]. Đạm là yếu tố hạn chế đến
năng suất khoai tây ở nhiều nơi trên thế giới. Bón đạm làm tăng tuổi thọ tán lá là
do cây khoai tây tiếp tục sinh ra lá mới nhiều hơn việc kéo dài tuổi thọ của từng lá
Firman et al., (1995)[81]. Đạm làm tăng diện tích lá, do đó làm tăng lượng ánh
sáng mà cây có thể hấp thu được, tăng lượng chất khô tích lũy ở các bộ phận khác
nhau của cây (Addiscott et al., 1992)[57]. Điều đó làm tăng năng suất là số lượng
củ hình thành (Kotsyuk, 1995)[102], và sự phình to củ (Martin, 1995)[110].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Ðạm không chỉ tác động trực tiếp đến sự phát triển của lá và cây trồng, mà
còn tác động gián tiếp đến cây trồng vì chúng tác động đến sâu bệnh và cỏ dại.
Bón đạm làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn nhưng cũng làm tăng
sâu bệnh và cỏ dại (Moller, 1998)[115]. Bón đạm quá mức làm tăng số lượng hoa
nở và sự nảy mầm của hạt phấn, vì vậy sẽ làm tăng sức sống và chất lượng hạt
(Maingi et al., 1994)[108]. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác
nhân giống bằng hạt.
Như vậy, đạm tác động rất mạnh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và
năng suất khoai tây. Hiệu quả của việc bón đạm còn phụ thuộc vào liều lượng và
kỹ thuật bón. Thường bón đạm ít hoặc bón quá nhiều, thời gian bón không thích
hợp, phương pháp bón không đúng sẽ làm năng suất khoai tây giảm. Liều lượng,
thời gian và phương pháp bón đạm phụ thuộc vào tính chất đất, giống, điều kiện
thời tiết khí hậu... Vì vậy ở mỗi vùng, mỗi loại đất, loại giống cần có liều lượng,
thời gian và phương pháp bón đạm thích hợp.
* Vai trò của lân: Lân là thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi
chất và năng lượng nên nó có tác dụng làm tăng tính chống chịu lạnh cho cây
trồng. Lân thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy các mô phân sinh phân chia
nhanh, tạo điều kiện cho cây phát dục thuận lợi. Lân tăng cường tổng hợp các
chất hữu cơ quan trọng và tăng cường sự vận chuyển chúng về cơ quan tích lũy
nên tăng năng suất kinh tế của cây trồng (Hoàng Minh Tấn và cs, 2006)[31].
Nhiều thí nghiệm cho thấy, có sự tương quan chặt giữa khối lượng chất khô
với hàm lượng lân ở trong cây, khi hàm lượng lân thấp thì khối lượng chất khô
cũng đạt nhỏ nhất. Vì vậy bón lân làm tăng cả nồng độ phospho, khối lượng chất
khô trong cây và năng suất củ. Van Noordwijk et al., (1990)[153] cho biết, thiếu
phospho hạn chế sinh trưởng, lượng phospho yêu cầu từ 44 – 87 kg/ha. Thí
nghiệm của De Ruijter et al., (1998)[72] cho kết quả là, bón phospho tăng khối
lượng chất khô. Bón phospho làm tăng hàm lượng tinh bột trong củ và năng suất
khoai tây (Đường Hồng Dật, 2005)[7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
* Vai trò của kali: Kali làm tăng chức năng sinh lý trong cây như quá trình
tổng hợp protein và hoạt động của các enzim, tăng khả năng vận chuyển các chất
hữu cơ được tổng hợp ở lá về các bộ phận khác, điều chỉnh quá trình thẩm thấu
chất khoáng của cây trồng (Beringer et al., 1990)[63].
Kết quả thí nghiệm tiến hành năm 1995 – 1996 và 1999 ở Uganda cho thấy
kali làm tăng tính chống chịu bệnh của cây. Việc tăng cường bón kali liên tục
trong 2 – 3 năm là biện pháp hữu hiệu để chống bệnh thối vòng củ. Kali làm giảm
rõ ràng khối lượng khô của thân lá ở tất cả các giống, còn khối lượng củ tươi tăng
rõ ràng theo lượng kali bón (Kanzikwera et al., 2001)[97] và giữ được chất lượng
củ trong quá trình bảo quản (Rabie, 1996)[123].
Đối với sự hấp thu dinh dưỡng của cây thì kali là một trong những yếu tố
cạnh tranh với canxi. Lượng Ca mà cây hút giảm xuống khi bón nhiều kali vì
chúng đều được hút ở cùng một vị trí trong hệ rễ nên thường cạnh tranh với nhau
(Locascio et al., 1992)[106]. Thiếu canxi thì sự sinh trưởng của khoai tây có thể
biến đổi (Simmons et al., 1988)[135] và kết thúc với sự rối loạn thiếu hụt canxi ở
trong củ (Tawfik A.A., 1993)[141]. Vì vậy bón kali ảnh hưởng đến sinh trưởng
thông qua ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi (Tawfik A.A., 2001)[142].
Phân bón và kỹ thuật bón phân là ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất
khoai tây. Kết quả của nhiều thí nghiệm trong thời gian dài ở phía Bắc Việt Nam
cho biết 1 kg N làm tăng từ 40 – 100 kg củ khoai tây, 1 kg P2O5 tăng từ 0 – 40 kg
củ và 1 kg K2O tăng từ 12 – 15 kg củ (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[40]. Điều
đó càng đặc biệt quan trọng hơn khi khoai tây ở Việt Nam được trồng chủ yếu
trên những chân ruộng lúa nước 1 hoặc 2 vụ có độ phì nhiêu thấp. Để khoai tây
cho năng suất và hiệu quả cao cần có chế độ bón phân thích hợp cho từng giống.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Khoai tây được trồng rộng rãi ở 130 nước trên thế giới, từ 710 vĩ tuyến Bắc
đến 400 vĩ tuyến Nam. Do điều kiện sinh thái, mức độ thâm canh và trình độ sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
xuất khác nhau nên năng suất khoai tây chênh lệch rất lớn, từ 7 đến 65 tấn/ha.
Tính đến năm 2005 trên thế giới trồng được 18,57 triệu ha khoai tây, sản lượng
đạt 320,15 triệu tấn (bằng 60 – 70% tổng sản lượng lúa hay lúa mỳ) (FAO,
2005)[79].
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2000 19,94 16,45 328,01
2001 19,62 15,92 312,35
2002 19,06 16,88 321,73
2003 18,94 16,80 318,19
2004 18,90 17,43 329,43
2005 18,57 17,24 320,15
(Nguồn: FAO. 2005)[79]
Số liệu bảng 1.2 cho thấy, diện tích khoai tây của thế giới trong những năm
gần đây có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000 có 19,94 triệu ha, năm 2003 toàn thế
giới trồng được 18,94 ha, năm 2005 diện tích khoai tây giảm 0,37 triệu ha so với
năm 2003, giảm 1,37 triệu ha so với năm 2000. Năm 2001 năng suất khoai tây
trung bình của thế giới đạt thấp nhất (15,92 tấn/ha), tuy nhiên từ năm 2001 đến
nay năng suất không ngừng tăng lên, năm 2005 năng suất khoai tây tăng 0,79
tấn/ha so với năm 2000, tăng 1,32 tấn/ha so với năm 2001.
Trung Quốc là nước đứng đầu trên thế giới về diện tích (4,4 triệu ha) chiếm
23,7% diện tích trồng khoai tây trên thế giới, 56% diện tích khoai tây của châu Á.
Tiếp theo là Cộng Hoà Liên bang Nga (3,14 triệu ha), Ucraina (1, 51 triệu ha), Ấn
Độ (1,4 triệu ha). Bỉ là nước có năng suất khoai tây cao nhất thế giới đạt 46,6
tấn/ha (cao gấp 3,7 lần khu vực Đông Nam Á và gấp 4,4 lần năng suất khoai tây
của Việt Nam), tiếp theo là Hà Lan (46,1 tấn/ha), New Zealand (44,2 tấn/ha), Mỹ
(43,55 tấn/ha), Đức (40,38 tấn/ha),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
* Tình hình sản xuất khoai tây ở Châu Âu
Khoai tây là một loại cây trồng quan trọng trong khẩu phần ăn và là
nguồn dinh dưỡng rất tốt cho nhiều người dân Châu Âu. Vì thế khoai tây là cây
trồng chính và được trồng nhiều ở các nước như Hà Lan, Đức, Anh, Tây Ban
Nha... Từ năm 1980 đã có 8 nước trong khối EU có diện tích trồng khoai tây lên
tới 100.000 ha.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của Châu Âu
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2000 9,13 16,30 148,82
2001 8,86 15,50 137,33
2002 8,39 15,50 130,05
2003 8,20 15,96 130,87
2004 8,01 17,67 141,54
2005 7,81 16,81 131,29
(Nguồn: FAO. 2005)[79]
Châu Âu có nền sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới. Diện tích trồng khoai
tây có xu hướng giảm nhẹ trong 6 năm gần đây. Năm 2000 cả châu lục trồng
được 9,13 triệu ha, đến năm 2005 chỉ còn 7,81 triệu ha, giảm 1,32 triệu ha. Để
đáp ứng nhu cầu về khoai tây trong điều kiện diện tích giảm, các nhà khoa học đã
nghiên cứu nhiều biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là về giống nên năng suất cây khoai
tây không ngừng được nâng cao. Năng suất khoai năm 2004 cao nhất đạt 17,67
tấn/ha, tăng 2,17 tấn/ha so với năm 2001 và 1,37 tấn/ha so với năm 2000. Tuy
nhiên năm 2005 năng suất khoai tây lại giảm nhẹ so với năm 2004.
* Tình hình sản xuất khoai tây ở châu Á
Sản xuất khoai tây của châu Á lớn thứ 2 sau châu Âu, trong mấy thập kỷ
gần đây khoai tây ở vùng này có xu hướng phát triển mạnh. Trong 20 năm (từ
1982 - 2002) sản lượng khoai tây đã tăng gấp 3 lần so với các năm trước đó ._.(từ 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
triệu tấn khoai tây tăng lên gần 75 triệu tấn), tập trung ở các nước như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ...
Năm 1996, riêng Trung Quốc có diện tích trồng khoai tây là 3,5 triệu ha với năng
suất đạt 13,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 4,6 triệu tấn, đứng đầu Châu Á trong
10 năm liền (từ 1986 - 1996). Hiện nay Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai
tây nhất thế giới.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây của Châu Á
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2000 7,96 15,20 120,99
2001 7,84 15,10 118,38
2002 7,75 15,60 120,90
2003 7,80 15,76 122,93
2004 7,98 16,53 131,91
2005 7,86 16,38 128,75
(Nguồn: FAO. 2005)[79]
Số liệu bảng 4.1 cho thấy, năm 2000 diện tích khoai tây của châu Á đạt
7,96 triệu ha, năm 2002 diện tích trồng khoai thấp nhất là 7,75 triệu ha, giảm 0,21
triệu ha, đến năm 2005 cả châu lục trồng được 7,86 triệu ha, gần bằng diện tích
khoai tây của châu Âu. Số liệu trên cho thấy người dân châu Á đã và đang chú
trọng đến việc trồng khoai tây, điều này còn thể hiện ở năng suất khoai tây tăng
lên hàng năm. Năm 2000 đạt 15,2 tấn/ha, đến năm 2005 đạt 16,38 tấn/ha thấp hơn
năng suất bình quân của châu Âu không đáng kể.
* Tình hình sản xuất khoai tây ở khu vực Đông Nam Á
Số liệu bảng 1.5 cho thấy, ở khu vực Đông Nam Á khoai tây được trồng ít
và phát triển chậm hơn nhiều so với các khu vực khác. Năm 2000 toàn khu vực
trồng được 354,5 nghìn ha, đến năm 2002 đã trồng thêm được 22,2 nghìn ha,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
nhưng năm 2005 chỉ còn 369,4 nghìn ha, giảm 7,3 nghìn ha so với năm 2002.
Năng suất khoai tây ở khu vực này còn thấp so với năng suất bình quân của thế
giới cũng như châu Âu, châu Á.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai tây khu vực Đông Nam Á
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2000 3,55 11,82 41,96
2001 3,70 12,81 47,40
2002 3,77 11,77 44,37
2003 3,64 12,00 43,68
2004 3,68 12,00 44,16
2005 3,69 12,45 45,94
(Nguồn: FAO. 2005)[79]
1.2.2. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Khoai tây nhập nội vào nước ta từ châu Âu do người Pháp đem đến năm
1890. Trước năm 1966 diện tích khoai tây ở nước ta chỉ dưới 1000 ha được trồng
rải rác trên vườn ở Sa pa, Đà Lạt, Cao Bằng, Đông Anh, Thường Tín, Đồ Sơn.
Cuối những năm 60 đầu những năm 70, đất nước yêu cầu sản xuất cây lương thực
bằng mọi giá, mặt khác do cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc, lúa Xuân thay thế
lúa Chiêm nên diện tích khoai tây mở rộng rất nhanh. Năm 1971 có 5000 ha, năm
1980 cả nước trồng được 100.000 ha, mỗi năm tăng 12.000 ha (Đào Huy Chiên
(2002)[3], sau đó giảm xuống còn 28.022 ha vào năm 2000 và năm 2005 đạt
35.000 ha.
Số liệu bảng 1.6 cho thấy, diện tích trồng khoai tây của nước ta giai đoạn
2000 – 2005 có xu hướng tăng. Năm 2000 cả nước trồng được 28.022 ha, đến
năm 2005 đạt 35.000 ha, tăng 6.978 ha. Bên cạnh sự tăng lên về diện tích thì năng
suất lại có xu hướng biến động thất thường, năng suất khoai tây đạt cao nhất vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
năm 2002 là 11,76 tấn/ha, thấp nhất năm 2001 (10,53 tấn/ha), năm 2005 là 10,57
tấn/ha, giảm 1,19 tấn/ha so với năm 2002. Năng suất khoai tây của nước ta chỉ
bằng 61,3% năng suất bình quân chung của thế giới, bằng 62,9% năng suất khoai
tây của châu Âu và bằng 22,7% năng suất khoai tây của Bỉ.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ ha) Sản lƣợng (tấn)
2000 28.022 11,27 315.807,94
2001 30.000 10,53 315.900,00
2002 32.102 11,76 377.519,52
2003 33.887 10,69 362.252,03
2004 34.000 10,74 365.160,00
2005 35.000 10,57 369.950,00
(Nguồn: FAO. 2005)[79]
* Nguyên nhân dẫn đến diện tích, năng suất khoai tây của Việt Nam còn
thấp và không ổn định là:
- Thiếu bộ giống thích hợp với điều kiện nóng ẩm, đặc biệt là thiếu hụt củ
giống chất lượng tốt có thể trồng ở nhiều vùng sản xuất. Để trồng 1 ha khoai tây ở
Việt Nam cần 1,2 – 1,5 tấn củ giống, mức hao hụt 40 – 50% trong quá trình bảo
quản, lượng giống cần giữ ban đầu có thể lên tới 2,5 – 3 tấn củ tươi (Vũ Tuyên
Hoàng và cs, 1998)[10]. Với diện tích 35.000 ha sản xuất cần 42 – 52 ngàn tấn
giống do đó các giống khoai tây sản xuất ở Việt Nam chỉ đáp ứng được 20% diện
tích, vì vậy 60% giống của nước ta phải nhập từ Trung Quốc, 20% giống nhập từ
Hà Lan, Đức (Lê Hưng Quốc, 2006)[26].
Việc phụ thuộc vào giống của nước ngoài đã hạn chế đáng kể tới khả năng
phát triển của cây khoai tây do các giống của Đức, Hà Lan thì giá quá cao (12.000
đồng/kg), còn giống của Trung Quốc tuy rẻ (2.000 đồng/kg), nhưng chất lượng lại
không đảm bảo, giống không chuẩn, mang nhiều nguồn bệnh gây ô nhiễm đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
ruộng. Thông thường tất cả các giống khoai tây có độ ổn định rất ngắn, chỉ trong
vòng 3-4 vụ sẽ bị thoái hoá do virus và buộc phải thay giống.
- Củ giống bị thoái hoá, không sạch bệnh và già sinh lý: Thời gian bảo
quản giống ở Việt Nam rất dài (từ tháng 1 đến tháng 9). Giống phải bảo quản lâu
trong thời gian nhiệt độ cao nên củ giống bị già hóa nhanh. Trồng củ trẻ sinh lý
năng suất cao hơn 40% so với trồng củ già (Trương Văn Hộ và cs, 1990)[13]. Mặt
khác hầu hết các giống khoai tây trồng trên đồng ruộng đều bị nhiễm virus với tốc
độ tăng dần làm cho giống bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm sút (Lê
Hưng Quốc, 2006)[26].
- Điều kiện khí hậu ở Việt Nam ít thuận lợi cho khoai tây sinh trưởng, phát
triển: Nhiệt độ cao, ngày ngắn và nhiều điều kiện khí hậu không thích hợp nên
khoảng cách giữa năng suất thực tế với tiềm năng năng suất là rất lớn (chỉ bằng
10%) và thời vụ gieo trồng ngắn, chỉ trồng được 1 đến 2 vụ/năm (Caldiz, D.O., et
al., 2001)[69]. Thời vụ gieo trồng ngắn không chỉ trồng được ít vụ mà năng suất
cây trồng cũng không cao (Hunt, 1993)[92].
Do điều kiện khí hậu không thuận lợi nên thời gian sinh trưởng của các
giống khoai tây nhập nội khi trồng ở Việt Nam thường bị rút ngắn, chỉ khoảng 85
– 115 ngày (Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996)[40]. Thời gian sinh trưởng ngắn là
yếu tố bất lợi, hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây (Trương văn
Hộ và cs, 1990)[12].
1.2.3. Tình hình sản xuất khoai tây ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Miền Bắc Việt Nam có một mùa Đông lạnh, rất thích hợp cho cây khoai
tây sinh trưởng, phát triển. Trong những năm gần đây thực hiện phương thức
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cây khoai tây đã và đang được người dân miền núi
quan tâm. Nhiều tỉnh (Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn…) coi cây khoai tây là cây
vụ Đông chủ lực, là cây xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Vì vậy diện tích
khoai tây ở vùng này ngày càng mở rộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất khoai tây ở một số tỉnh Miền núi phía Bắc năm 2005
Số
TT
Tỉnh DT
(ha)
NS
(tấn/ha)
SL
(tấn)
Giống Thời vụ
1 Bắc Kạn 53,0 15,2 805,6 VT2, Diamant, TQ khác Đông
2 Cao Bằng 70,0 17,0 1190,0 VT2, Hà Lan, TQ khác Đông
3 Điện Biên 80,0 12,0 960,0 VT2, TQ khác Đông
4 Hà Giang 154,0 12,2 1878,8 VT2, KT3, Hà lan Đông
5 Lào Cai 227,0 10,2 2315,4 VT2, TQ khác Đông, xuân
6 Phú Thọ 86,0 9,1 782,6 VT2, Diamant Đông
7 Quảng Ninh 150,0 15,0 2250,0 KT3, VT2, Diamant Đông
8 Sơn La 20,0 19,0 380,0 VT2, Diamant Đông, xuân
9 Thái Nguyên 382,0 11,0 4202,0 VT2, KT2 Đông
10 Tuyên Quang 98,6 6,6 650,8 VT2, TQ khác Đông
11 Vĩnh Phúc 72,9 10,8 787,3 VT2, TQ khác Đông
12 Yên Bái 480,0 13,5 6480,0 KT3, VT2 Đông
(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở NN và PTNT các tỉnh năm 2006[28])
Số liệu bảng 1.7 cho thấy, 5/12 tỉnh có diện tích trồng khoai tây lớn hơn
100 ha, trong đó tỉnh Yên Bái có diện tích trồng khoai tây lớn nhất là 480 ha, tỉnh
Lào Cai trồng được 227 ha. Tỉnh Sơn La mới đưa cây khoai tây vào trồng từ năm
2003, đến năm 2005 toàn tỉnh trồng được 20 ha. Theo đánh giá của ông giám đốc
Trung tâm Giống cây trồng cấp I Sơn La thì diện tích khoai tây ở Sơn La còn tăng
nếu được cung cấp đủ số lượng củ giống.
Xét về năng suất, hầu hết các tỉnh đều có năng suất khoai tây cao tương
đương với năng suất bình quân chung của cả nước. Tỉnh Sơn La có năng suất
khoai tây cao nhất là 19 tấn/ha, tỉnh Cao Bằng có năng suất cao thứ 2 là 17 tấn/ha,
Bắc Kạn đạt 15,2 tấn/ha, Quảng Ninh đạt 15 tấn/ha, Yên Bái đạt 13,5 tấn/ha. Tỉnh
Phú Thọ và Tuyên Quang có năng suất khoai tây thấp nhất (9,1 tấn/ha và 6,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
tấn/ha). Lào Cai là tỉnh trồng nhiều khoai tây vụ Xuân và năng suất bình quân
chung đạt khá cao là 10,2 tấn/ha.
Về cơ cấu giống, ở các tỉnh miền núi giống khoai tây chủ lực được trồng là
VT2 và giống Trung quốc khác, một số tỉnh trồng giống KT2, KT3, giống nhập
nội từ Hà Lan, Đức. Theo đánh giá của các địa phương, giống KT2, KT3 có năng
suất không cao bằng giống nhập nội từ Hà Lan, Đức nhưng giá giống rẻ, khả năng
chống chịu tốt, thích ứng rộng và năng suất ổn định. Các giống nhập nội từ Hà
Lan, Đức có năng suất cao nhưng giá giống đắt. Giống nhập nội từ Trung Quốc
có giá thấp nhưng năng suất thường thấp và không ổn định.
Về thời vụ, khoai tây chủ yếu được trồng vụ Đông ở hầu hết các tỉnh, chỉ
có tỉnh Sơn La trồng được 5 ha, tỉnh Lào Cai trồng được 147 ha khoai tây vụ
Xuân. Theo đánh giá của 2 tỉnh này khoai tây trồng vụ Xuân có điều kiện thời tiết
khá thuận lợi nên năng suất giảm không đáng kể so với trồng vụ Đông.
Tóm lại, cây khoai tây đã và đang phát triển lên các tỉnh Miền núi phía
Bắc. Tuy nhiên tốc độ mở rộng diện tích và tăng năng suất hàng năm không cao.
Ngoài những nguyên nhân chung trong sản xuất khoai tây ở Việt Nam đã được đề
cập đến ở phần trên còn có những nguyên nhân sau:
- Khoai tây là cây trồng mới được đưa vào sản xuất nên chưa có bộ giống
thích hợp. Mặt khác người dân chưa có kinh nghiệm bảo quản giống khoai nên họ
chưa chủ động được củ giống cho từng vụ.
- Nông dân ở miền núi có mức sống thấp nên việc đầu tư phân bón, thuốc
trừ sâu là hết sức khó khăn, vì vậy khoai tây thường không được cung cấp đủ dinh
dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
- Hầu hết các tỉnh chưa có quy trình kỹ thuật trồng khoai tây phù hợp với
điều kiện đặc thù của địa phương nên năng suất khoai tây chưa cao, chưa khuyến
khích được người sản xuất. Theo Darwis et al., (2003)[71] thì trên mỗi loại đất
của từng vùng sinh thái, mỗi loại giống khoai tây cần nghiên cứu để có liều
lượng, phương pháp bón phân và kỹ thuật canh tác thích hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Nông dân nhiều vùng dân tộc thiểu số chưa có thói quen trồng và ăn
khoai tây, vì vậy nhiều nơi tiêu thụ khoai tây rất khó khăn.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOAI TÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Một số nghiên cứu về giống
1.3.1.1. Nghiên cứu về chọn tạo, nhập nội giống khoai tây
Năm 1971 Trung tâm khoai tây Quốc tế (CIP) ra đời, mục tiêu cơ bản của
CIP là tăng năng suất, hiệu quả sản suất khoai tây một cách ổn định ở các khu vực
đang phát triển, cải tiến sản xuất khoai tây ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới
thấp cũng như các vùng cao và lạnh.
Có 7 vấn đề ưu tiên đã được CIP xác định, trong đó thu thập và bảo quản
nguồn gen cây khoai tây, chọn tạo giống khoai tây là 2 hoạt động quan trọng. Cho
đến nay CIP đã thu thập và đưa vào bảo quản khoảng 1.500 mẫu khoai tây dại
thuộc 93 loài, 3.694 mẫu khoai tây trồng thuộc 8 loài từ 10 nước châu Mỹ La
Tinh và 7 nước khác. CIP đã cung cấp giống khoai tây bản xứ của nước Anh tới các
nhà nghiên cứu của 18 nước năm 1991, 20 nước năm 1992 và 23 nước năm 1993.
Trong các chương trình chọn tạo giống khoai tây, sử dụng các loài hoang
dại đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là chọn giống chống chịu sâu bệnh cũng
như điều kiện thời tiết bất thuận (Mori et al., 1994)[116]. Trong những năm 90,
khoai tây là đối tượng ứng dụng nghiên cứu công nghệ sinh học đứng hàng thứ
hai sau cây thuốc lá, các kỹ thuật sau đây đã được phổ biến trên thế giới (Nguyễn
Văn Uyển, 1995)[50].
- Nuôi cấy túi phấn tạo các dòng 2.
- Nuôi cấy protoplast, lai xa bằng dung hợp protoplast giữa S.tuberosum và
các dòng hoang dại.
- Tái sinh cây hoàn chỉnh từ protoplast, tế bào đơn.
- Chuyển gen trực tiếp bằng súng bắn gen hoặc thông qua vi khuẩn
Agrobacterium (gen mã hoá cơ học virus Y, X, gen Bt).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Để giải quyết vấn đề thiếu giống tốt trong sản xuất ở các nước đang phát
triển, từ năm 1976 CIP đã bắt đầu nghiên cứu lai tạo các tổ hợp hạt khoai tây lai
có độ đồng đều cao, chống chịu tốt, đặc biệt là chống chịu với bệnh mốc sương để
sử dụng làm vật liệu trồng trong sản xuất. Đến năm 1990, một nhóm các nhà khoa
học của CIP đã tạo được một số tổ hợp lai tốt như: HPS 7/67, HPS 2/67, Serana x
LT.7…. Hiện nay Ấn Độ, Trung Quốc, Chilê đã thành công trong sản suất hạt lai
theo kỹ thuật của CIP. Đặc biệt Ấn Độ đã sản suất thành công 500 kg hạt lai cung
cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Việt Nam, Philippine…(Nguyen
Van Viet, 1993)[118].
Bên cạnh Trung tâm nghiên cứu khoai tây Quốc tế, Hà Lan đóng vai trò
quan trọng trong lĩnh vực chọn giống khoai tây, đến năm 1991 đã có 85 giống
khoai tây được chọn tạo và sản xuất bởi nhiều công ty nổi tiếng của Hà Lan như
The De.Z.P.C, Agroco…trong đó có nhiều giống năng suất cao đã xuất khẩu
sang nhiều nước trên thế giới như Nicola, Diamant, Bintje…
Ở châu Á, nhiều nước đã xây dựng các chương trình chọn tạo giống khoai
tây như Hàn Quốc có hai chương trình chọn giống khoai tây, một tại Trung tâm
nghiên cứu Horticultural (HES) thuộc vùng đất thấp Sweon, chương trình bắt đầu
từ năm 1962 với mục tiêu chọn ra các giống khoai tây chịu nóng, ngủ ngắn, năng
suất cao. Một chương trình tại Trung tâm nghiên cứu Alpine (AES) thuộc vùng
núi cao Dackwamyung, từ năm 1978 tập trung nghiên cứu vào chọn dòng khoai
tây có năng suất cao, kháng bệnh mốc sương, virus và chín sớm.
Năm 1902, Nhật Bản đã thiết lập chương trình chọn giống khoai tây. Năm
1916 công tác lai tạo bắt đầu được thực hiện và chọn được một số giống như sau:
Năm 1938 chọn ra giống Benimaru, 1943 chọn tạo được giống Norin.1; năm
1976 chọn ra giống Toyshirro; năm 1981 chọn ra giống Kohlaiogane dùng chế
biến thực phẩm và giống Korafubuki dùng cho chế biến tinh bột.
Như vậy, các nước trồng khoai tây đều rất chú trọng đến việc chọn tạo
giống cho sản xuất, vì thiếu giống là yếu tố chính hạn chế năng suất và khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
phát triển cây khoai tây. Tuy nhiên, việc tạo ra giống tốt được thực tế chấp nhận
là rất khó khăn. Ở vùng nhiệt đới, giống khoai tây nhất thiết phải thích ứng với
yếu tố nhiệt độ cao, ẩm độ cao, độ dài ngày ngắn và mùa vụ gieo trồng ngắn,
chống chịu với điều kiện sâu hại và sinh trưởng tốt khi ít được đầu tư (Renia,
1992)[126]. Giống chín sớm thường thích hợp với việc gieo trồng trên đất canh
tác nhiều vụ hơn và ít thay đổi về năng suất dưới tác động của môi trường không
thích hợp và sâu bệnh (Batt P. J, 2001)[60].
Ở Việt Nam, từ năm 1966 việc nghiên cứu gieo trồng khoai tây vụ Đông đã
được một số bộ môn của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thực
hiện trong 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: Từ năm 1966 đến năm 1980
Từ năm 1966 đến năm 1972 đa phần các công trình nghiên cứu là: Thời vụ
trồng, mật độ cây, phân bón, tưới nước, phòng trừ bệnh mốc sương, trồng khoai
tây trên đất ướt... Giống khoai tây chính được trồng ở Việt Nam là giống Thường
Tín (tên gốc là Ackensegen do Đức tạo ra năm 1929). Ưu điểm của giống này là
bảo quản được giống trong điều kiện tự nhiên, ruột vàng, chất lượng khá nhưng
do được trồng bằng củ qua nhiều năm nên giống đã nhiễm bệnh virus với tỉ lệ cao
dẫn đến năng suất thấp.
Với mục đích xác định được giống khoai tây năng suất cao, phù hợp với
điều kiện sinh thái nhằm thay thế giống Thường Tín đã bị thoái hoá, năm 66 – 82
Viện KHKTNN Việt Nam đã nhập khoảng 220 giống của Liên Xô (cũ), Ba Lan,
Hung Ga Ri, Đức, Hà Lan. Tiến hành khảo nghiệm và giới thiệu ra sản xuất giống
Việt Đức 1 (Kardia của Đức) Việt Đức 2 (Mariella của Đức) giống khoai tây
Pháp (Ackersegen phục tráng bằng in - vitro), Diamant, Nicola của Hà Lan.
Những giống này đã được trồng với diện tích 3000 – 4000 ha tuy năng suất cao
nhưng tốc độ thoái hóa nhanh vì chúng mang gen Tuberosum thích hợp với vùng
ôn đới ngày dài, số giờ chiếu sáng là 14h (Trương Văn Hộ và cs, 2002)[14].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
* Giai đoạn 2: Từ 1980 đến nay
Giai đoạn này công tác nghiên cứu về cây khoai tây được trú trọng, đã có
đề tài cấp nhà nước do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chủ trì,
nhờ vậy năng suất cây khoai tây được nâng lên từng bước. Giai đoạn trước năm
1980 năng suất chỉ đạt 8 tấn/ha, cao nhất là 18 - 20 tấn/ha, từ 1981 đến nay năng
suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha, cao nhất đạt 35 - 40 tấn/ha (Trương Văn Hộ và
cs, 2002)[14]. Khi lúa gạo và ngô dồi dào thì khoai tây được nghiên cứu theo
hướng chất lượng và hiệu quả. Những công trình nghiên cứu khoai tây trong giai
đoạn này là:
- Từ năm 1982 – 1989 Trung tâm Nghiên cứu cây có củ, Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu và đánh giá:
+ 83 mẫu giống từ CIP và xác nhận một số dòng có triển vọng ở vùng đồng
bằng Sông Hồng là I.1039; 378597.1; 385108.28; 385153.27.
+ 4580 dòng Go, đã chọn ra giống VC38.6 được phép khu vực hoá năm 1989.
+ 12 giống của Hà Lan trong đó xác định 2 giống cho năng suất cao phù
hợp cho xuất khẩu.
- Năm 1983 – 1990: Trung tâm Khảo nghiệm Giống cây trồng Trung ương
tiến hành khảo nghiệm 25 giống, kết luận Lipsi là giống tốt được Hội đồng Bộ
Nông nghiệp công nhận là giống quốc gia năm 1990.
- Năm 1987 – 1989: các tác giả Trần Như Nguyện và cs, (1990)[23] đánh
giá 30 giống khoai tây nhập từ CIP và Viện cây Lương thực và thực phẩm Úc, 28
giống nhập nội từ Viện nghiên cứu Thực vật Úc và 38 giống khoai tây nhập nội từ
CIP đã kết luận có 3 giống là 378598.1; LT7; 407.3 có khả năng sinh trưởng đồng
đều, ít nhiễm bệnh, thích nghi trong điều kiện khí hậu nóng, cho tỷ lệ củ thương
phẩm và năng suất cao.
- Năm 1987 – 1992: Nguyễn Thị Nền và cs đánh giá 60 dòng, giống nhập
từ CIP và châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Thái Phiên - Đà Lạt kết luận giống
I.1085 kháng bệnh mốc sương tốt, cho năng suất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
- Năm 1991 – 1992: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm nghiên cứu
biện pháp sản xuất khoai tây bằng hạt và sử dụng 2 giống thụ phấn tự do KT6 và
KT12 phát triển ở nhiều vùng sản xuất. Trong nghiên cứu sử dụng khoai tây hạt
lai đã đánh giá 51 tổ hợp lai và kết luận có 4 tổ hợp cho năng suất cao ở đời Go là
IP.88006; IP.88002; AVRDC.1287.19 x 14; IP.88005, trong đó tổ hợp IP.88002
cho năng suất cao ở đời G1.
- Năm 1991 – 1994: Lê Thị Thuấn và cs, (1995)[43] đánh giá 133 dòng
nhập nội từ CIP và kết luận các dòng 385108.28; 385153.27; 379402.2 và
Redpontiea có triển vọng nhất.
- Năm 1993 – 1996: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đánh giá 45
tổ hợp lai nhập từ CIP, thử nghiệm 5 tổ hợp có nhiều triển vọng nhất thuộc các
tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Hải Hưng, Hà Tây, Lào Cai.
- Năm 1994 - 2000: Trên cơ sở hợp tác với CIP và một số cơ quan trong
nước, Trung tâm Nghiên cứu cây có củ (TTNCCCC) giữ vai trò chủ trì điều phối
chương trình nghiên cứu và phát triển khoai tây hạt lai ở Việt Nam. Trung tâm đã
xây dựng công nghệ sản xuất giống khoai tây bằng hạt lai, trong đó chọn được 2
giống HH2 và HH7 đưa vào sản xuất, tăng diện tích khoai tây trồng bằng hạt lai
từ 4 ha (năm 1993 – 1994) lên 3.200 ha (năm 1999 – 2000) và 3.500 ha (2000 –
2001). Năng suất trung bình đời C0, C1, C2 là 15 tấn/ha, tăng 50% so với giống
Thường tín. Khoai tây hạt lai có ưu điểm là sạch bệnh, 100 g hạt thay thế cho
1500 kg củ giống/ha nên tiết kiệm chi phí giống (Đào Huy Chiên, 2002)[3].
- Năm 1996 – 2000: TTNCCCC chọn được giống khoai tây KT3 có thời
gian sinh trưởng ngắn (80 ngày), năng suất cao 25 – 30 tấn/ha, chống chịu bệnh
virus tốt, tốc độ thoái hóa chậm, thời gian ngủ dài là 160 ngày (Đào Huy Chiên,
2002)[3].
- Từ năm 1999 – 2003, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Trung
tâm nghiên cứu Khoai tây – rau và hoa Đà Lạt đã nghiên cứu đánh giá hàng trăm
tổ hợp lai có nguồn gốc từ Trung tâm khoai tây quốc tế CIP, chọn được một số tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
hợp lai có triển vọng cho năng suất và tỷ lệ thương phẩm cao ngay từ đời đầu
(Phạm Xuân Tùng và cs, 2003)[46].
Năm 2001 – 2002 tiến hành khảo nghiệm 27 tổ hợp lai có nguồn gốc từ
CIP và 7 tổ hợp có nguồn gốc từ Trung tâm Rau, hoa Đà Lạt. Năm 2003 khảo
nghiệm 20 tổ hợp lai trong đó có 10 tổ hợp từ CIP, 10 tổ hợp của Trung tâm Rau,
hoa Đà Lạt. Kết quả có 3 tổ hợp lai TKH 284, TKH 20-3, TKH20-4 có độ đồng
đều về dạng thân và dạng củ, thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, ngay từ đời đầu
cho tỷ lệ củ thương phẩm là 43 - 48%, năng suất cao 19 - 20 tấn/ha. Tổ hợp lai
TS-15 x TPS-13 mặc dù cho năng suất thấp hơn 17,3 tấn/ha nhưng tỷ lệ củ
thương phẩm khá cao 54,6%, thời gian sinh trưởng ngắn 85 ngày được xác định
là tổ hợp lai có triển vọng để sản xuất khoai tây thương phẩm ngay từ đời đầu Go
(Trương Công Tuyện và cs, 2005)[48].
Như vậy, từ năm 1970 đến nay Việt Nam chủ yếu nhập nội giống và dòng
khoai tây từ các nước châu Âu, CIP để khảo sát đánh giá và xác định được một số
giống cho sản xuất như: Mariella, Lipsi… Tuy nhiên các giống này khi nhập vào
Việt Nam thường bị rút ngắn thời gian sinh trưởng khoảng 30 – 50 ngày, đây là
yếu tố hạn chế nhiều đến năng suất và phẩm chất khoai tây. Mặt khác củ giống
qua thời gian bảo quản dài (9 tháng) trong điều kiện nóng ẩm đã biểu hiện già
sinh lý, ngoài ra chúng còn bị lây nhiễm virus trên đồng ruộng. Sử dụng giống đã
bị thoái hóa là nguyên nhân chính làm giảm năng suất khoai tây ở các đời sau. Do
đó tiến hành nhập nội theo chu kỳ 3 – 4 năm một lần cũng là một hướng giải
quyết vấn để giống khoai tây ở nước ta (Trương Văn Hộ và cs, 1990)[12].
1.3.1.2. Nghiên cứu về biện pháp nhân giống khoai tây
* Nghiên cứu về biện pháp nhân giống vô tính ( in – vitro, tách mầm)
Công nghệ sản xuất củ giống qua nhiều thời kỳ: Sản xuất giống củ to, sản
xuất giống củ nhỏ từ cắt mầm, sản xuất củ giống từ hạt khoai tây… Công nghệ
chọn lọc, bảo quản khoai tây truyền thống kết hợp với phương pháp chọn lọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
quần thể đạt hiệu quả không cao. Giống để trong nhà, thời gian bảo quản dài, tỷ lệ
hao hụt cao 30 – 40% củ giống già sinh lý (Lê Hưng Quốc, 2006)[26]. Để nâng
cao hệ số nhân và khắc phục hiện tượng thoái hóa giống đã có nhiều nghiên cứu
về phương pháp nhân giống vô tính khoai tây.
- Phương pháp nhân giống in-vitro: Nhiều tác giả nước ngoài nhận xét, cây
khoai tây có hệ số nhân in-vitro rất lớn. Các nhà khoa học Pháp chứng minh rằng
có khả năng tạo được 25 triệu cây in-vitro/năm bắt nguồn từ 1 cây ban đầu, trong
khi bằng phương pháp nhân giống thông thường chỉ được 10 cây. Kỹ thuật này
được áp dụng ở Pháp từ năm 1973, sau đó là Peru, Ecuado, và các nước trong
khối ASEAN, Bangladesh. Hàn Quốc sản xuất trên 1 triệu củ giống khoai tây in-
vitro cung cấp cho các cơ sở trồng khoai thương phẩm (dẫn theo Trịnh Khắc
Quang, 2000)[25].
Ở Philipines áp dụng công nghệ sản xuất củ nhỏ để sản xuất củ giống.
Công nghệ trên gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu sản xuất một lượng lớn củ siêu
nhỏ in-vitro (microtuber), tiếp theo là trồng củ siêu nhỏ để thu củ nhỏ in-vivo
(minituber) với hệ số nhân giống là 10/1 nên đã cung cấp nhiều củ giống sạch
bệnh cho các cơ sở sản xuất khoai thương phẩm (Rasco et al., 1990)[124]. Ở
Italia, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp tạo củ siêu nhỏ in-vitro để sản
xuất củ khoai tây giống. Củ siêu nhỏ được trồng với mật độ 30 củ/m2, cho thu
hoạch 5,8 kg củ giống/m2 (Vecchio et al., 1991)[154].
Ở Việt Nam, nghiên cứu sản xuất khoai tây in-vitro được tiến hành từ năm
1978, đến năm 1984 đã thực hiện thành công ở Đà Lạt. Từ năm 1984 đến nay
nông dân ở Đà Lạt trồng khoai tây bằng giống sản xuất in-vitro năng suất bình
quân 35 - 40 tấn/ha có khi đạt được năng suất cao đến 60 tấn/ ha (Trương Văn Hộ
và cs, 2002)[14]. Trịnh Mạnh Dũng và cs, (1990)[8] đã đề xuất việc sản xuất của
khoai tây nhỏ là giải pháp tối ưu cho thành phố Hồ Chí Minh và cho miền Bắc.
Theo tác giả thì củ càng nhỏ thì chi phí càng thấp, nhưng phải sạch bệnh, sức
sống cao thì mới thuyết phục được người trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Hoàng Thị Hiền và cs, (1997)[11] nghiên cứu áp dụng một số biện pháp kỹ
thuật trồng củ giống nhỏ và siêu nhỏ. Các tác giả khẳng định, đối với củ khoai tây
kích thước nhỏ có khả năng sinh trưởng và cho năng suất không thua kém củ
giống có kích thước lớn trong cùng một điều kiện chăm sóc.
Từ tác dụng của việc trồng khoai tây in-vitro, Hoàng Minh Tấn và cs,
(1991)[30] nghiên cứu và công bố nhiều kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình
sản xuất khoai tây giống có kích thước nhỏ, sạch bệnh tiến tới hoàn chỉnh hệ
thống khoai tây sạch bệnh có chất lượng cao ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Kim Thanh, (2003)[37] cho rằng, khử trùng vật liệu khởi đầu
in-vitro của các giống khoai tây trong HgCl2 0,1% trong 7 phút đều đạt tỷ lệ sống
80%. Sử dụng môi trường lỏng để nhân cây in-vitro là thích hợp và cho hệ số
nhân cao (từ 2,07 đến 2,15 lần). Bổ sung 1 ppm GA vào môi trường cấy cho hệ số
nhân từ 3,03 đến 3,13 lần, trạng thái chồi xanh và mập. Bổ sung nước dừa vào
môi trường cấy cho hệ số nhân chồi cao chất lượng tốt, nồng độ thích hợp là 10%
hệ số nhân từ 2,08 - 2,16 lần sau 2 tuần nuôi cấy.
Mai Thị Tân và cs, (2001)[29] cho biết: Có thể sản xuất cây giống khoai
tây trong điều kiện vụ Hè thu ở đồng bằng sông Hồng bằng cách nhân bồn mạ từ
cây in-vitro và cây giâm ngọn trồng trên nền thuỷ canh (với giá thể trấu hun +
dung dịch dinh dưỡng knop) đạt tỷ lệ sống từ 80 – 100%. Cây khoai tây in-vitro
và cây giâm ngọn đều có thể cho 2-3 lần cắt ngọn với lượng cây giống tăng từ 3-7
lần so với lượng cây ban đầu.
Giá thể thích hợp trồng cây in-vitro là mùn + trấu hun + phân chuồng cho
số lượng củ nhiều, kích thước củ phù hợp. Trồng cây khoai tây từ củ in-vitro mặc
dù cho khối lượng bình quân củ cao nhưng số lượng củ giống thấp hơn nhiều so
với cây trồng từ cấy mô ngọn cắt của chúng. Trong 3 thời vụ nghiên cứu (18/12,
28/12 và 8/1), trồng các vụ sớm có tổng thời gian sinh trưởng dài hơn, thời vụ
trồng càng muộn thì số củ tạo thành cũng như khối lượng củ càng giảm (Nguyễn
Quang Thạch và cs, 2005)[33].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành củ giống siêu bi trong ống
nghiệm, Nguyễn Kim Thanh, (2004)[38] chỉ rõ: Ngắt ngọn làm tăng số lượng
củ/cây và khối lượng trung bình củ dẫn đến làm tăng tỷ lệ củ có kích thước lớn vì
ngắt ngọn kích thích sự bật mầm của mắt ngủ. Quang chu kỳ 8 giờ chiếu sáng và
16 giờ tối cho số lượng và kích thước củ lớn hơn các công thức khác. Vị trí thân
cũng tác động mạnh đến việc hình thành củ siêu bi. Các cây hình thành từ tế bào
lấy ở vị trí gần ngọn thì số củ/cây xuất hiện càng sớm, số lượng củ/cây cao nhưng
tỷ lệ củ có đường kính lớn hơn 4mm lại cao nhất ở vị trí giữa thân. Vì vậy kỹ
thuật tạo củ siêu bi trong ống nghiệm cần tách các phần thân riêng để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thu hoạch củ đồng đều.
Hiện nay hệ thống sản xuất khoai tây giống do Viện Công Nghệ sinh học
nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I nghiên cứu và hoàn thiện đã chứng
minh được khả năng hoàn toàn chủ động sản xuất khoai tây giống trong nước
thay thế cho nhập ngoại. Dựa vào các dẫn liệu đã được kiểm chứng để thiết lập hệ
thống sản xuất giống khoai tây với qui mô đủ lớn đáp ứng hoàn toàn nhu cầu về
giống khoai tây trong những năm tới kể cả khi diện tích trồng khoai lên tới 50.000
ha (Nguyễn Quang Thạch và cs, 2006)[35].
- Phương pháp tách, cắt mầm: Ở những vùng thiếu giống có thể dùng
phương pháp cắt, tách mầm làm tăng hệ số nhân giống khoai tây. Phương pháp
nhân giống bằng cắt mầm là con đường nhân giống đơn giản và cho hiệu quả cao,
được áp dụng ở đồng bằng Bắc bộ từ năm 1983 – 1986 cho kết quả tốt, năng suất
thu được từ 7,2 – 19,7 tấn/ha (Truong Van Ho et al., 1986)[145].
Nghiên cứu phương pháp cắt và xử lý củ giống khoai tây, Đặng Thị Huế và
cs, 2004[15] đã kết luận: Không nhất thiết phải xử lý vết cắt củ giống bằng thuốc
hóa học khác nhau. Điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự thành công của vết cắt
củ là phải chọn củ giống sạch bệnh, trẻ sinh lý, dùng dao mỏng, sạch để cắt củ và
rửa sạch sau mỗi lần cắt. Cắt củ giống để dính liền là biện pháp tốt nhất để giảm
thiểu sự hao hụt về số lượng cũng như khối lượng củ, tăng hệ số nhân và nâng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
chất lượng củ giống sau cắt. Tùy vào cỡ củ có thể quyết định số lượng miếng
cắt/củ nhưng phải đảm bảo ít nhất khối lượng miếng cắt là 30g.
Tóm lại: Phương pháp nhân giống khoai tây in-vitro, sản xuất củ siêu nhỏ
và củ nhỏ có nhiều ưu điểm như: cho hệ số nhân giống cao, sản xuất được củ
giống sạch bệnh. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và cần được sản
xuất theo hệ thống từ phòng nuôi cấy mô, vườn ươm cây in-vitro, hệ thống nhà
lưới cách ly để sản xuất củ siêu bi…Do đó ở miền núi đời sống của nông dân còn
nghèo, nhiều nơi chưa hình thành vùng sản xuất khoai tây tập trung thì khó có thể
áp dụng được.
* Biện pháp nhân giống khoai tây bằng hạt
Nghiên cứu trồng khoai tây bằng hạt đ._.Nguyên
187
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 25.64495556 12.82247778 11.68 0.0789
Column 2 12.58408889 6.29204444 5.73 0.1486
Trt 2 55.76148889 27.88074444 25.39 0.0379
t Tests (LSD) for NS2003
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 1.098211
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 3.6816
t Grouping Mean N Trt
A 22.2267 3 3
B A 19.6200 3 2
B 16.1500 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NS2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 77.37800000 12.89633333 6.82 0.1335
Error 2 3.78428889 1.89214444
Corrected Total 8 81.16228889
R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean
0.953374 7.504833 1.375552 18.32889
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 21.82055556 10.91027778 5.77 0.1478
Column 2 10.35262222 5.17631111 2.74 0.2677
Trt 2 45.20482222 22.60241111 11.95 0.0772
t Tests (LSD) for NS2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 1.892144
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 4.8325
t Grouping Mean N Trt
A 20.717 3 3
B A 18.940 3 2
B 15.330 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NSTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 84.02886667 14.00481111 11.98 0.0790
Error 2 2.33775556 1.16887778
Corrected Total 8 86.36662222
R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean
0.972932 5.734173 1.081147 18.85444
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 24.04482222 12.02241111 10.29 0.0886
Column 2 10.94575556 5.47287778 4.68 0.1760
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
188
Trt 2 49.03828889 24.51914444 20.98 0.0455
t Tests (LSD) for NSTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 1.168878
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 3.7982
t Grouping Mean N Trt
A 21.4767 3 3
B A 19.2800 3 2
B 15.8067 3 1
8.10.Ket qua xu ly thi nghiem mat do trong khoai tay vu Xuan
2004-2005
The GLM Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
rep 3 1 2 3
trt 5 1 2 3 4 5
Number of observatioNS 15
The GLM Procedure
Dependent Variable: Cugiong2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 1093.038667 182.173111 9.96 0.0024
Error 8 146.378667 18.297333
Corrected Total 14 1239.417333
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean
0.881897 10.44491 4.277538 40.95333
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 130.8813333 65.4406667 3.58 0.0777
trt 4 962.1573333 240.5393333 13.15 0.0014
t Tests (LSD) for Cugiong2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 18.29733
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 8.0539
t Grouping Mean N trt
A 51.567 3 5
A 45.600 3 4
A 43.667 3 3
B 34.933 3 2
B 29.000 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: Cugiong2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 1176.412000 196.068667 8.75 0.0037
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
189
Error 8 179.248000 22.406000
Corrected Total 14 1355.660000
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean
0.867778 11.68765 4.733498 40.50000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 98.212000 49.106000 2.19 0.1742
trt 4 1078.200000 269.550000 12.03 0.0018
t Tests (LSD) for Cugiong2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 22.406
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 8.9124
t Grouping Mean N trt
A 49.700 3 5
A 48.800 3 4
B A 42.000 3 3
B C 34.400 3 2
C 27.600 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: CugiongTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 1113.434667 185.572444 9.79 0.0025
Error 8 151.689333 18.961167
Corrected Total 14 1265.124000
R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean
0.880099 10.69362 4.354442 40.72000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 107.044000 53.522000 2.82 0.1181
trt 4 1006.390667 251.597667 13.27 0.0013
t Tests (LSD) for CugiongTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 18.96117
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 8.1987
t Grouping Mean N trt
A 50.567 3 5
A 47.300 3 4
B A 42.800 3 3
C B 34.633 3 2
C 28.333 3 1
Dependent Variable: NS2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 39.36268000 6.56044667 4.20 0.0331
Error 8 12.50016000 1.56252000
Corrected Total 14 51.86284000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
190
R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean
0.758977 8.081252 1.250008 15.46800
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 10.04884000 5.02442000 3.22 0.0944
trt 4 29.31384000 7.32846000 4.69 0.0304
t Tests (LSD) for NS2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 1.56252
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 2.3536
t Grouping Mean N trt
A 17.537 3 2
B A 16.377 3 3
B A C 15.270 3 1
B C 14.697 3 4
C 13.460 3 5
The GLM Procedure
Dependent Variable: NS2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 64.45564000 10.74260667 3.67 0.0470
Error 8 23.41216000 2.92652000
Corrected Total 14 87.86780000
R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean
0.733552 11.74936 1.710707 14.56000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 8.01684000 4.00842000 1.37 0.3079
trt 4 56.43880000 14.10970000 4.82 0.0283
t Tests (LSD) for NS2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 2.92652
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 3.221
t Grouping Mean N trt
A 16.937 3 2
A 16.677 3 3
B A 13.870 3 1
B 13.357 3 4
B 11.960 3 5
The GLM Procedure
Dependent Variable: NSTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 49.75920000 8.29320000 4.06 0.0362
Error 8 16.35616000 2.04452000
Corrected Total 14 66.11536000
R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean
0.752612 9.523559 1.429867 15.01400
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
191
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 8.63284000 4.31642000 2.11 0.1835
trt 4 41.12636000 10.28159000 5.03 0.0253
t Tests (LSD) for NSTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 2.04452
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 2.6922
t Grouping Mean N trt
A 17.237 3 2
B A 16.527 3 3
B A C 14.570 3 1
B C 14.027 3 4
C 12.710 3 5
8.11. Ket qua xu ly thi TN thoi vu trong khoai tay vu Xuan
2004-2005
The GLM Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
rep 3 1 2 3
trt 5 1 2 3 4 5
Number of observatioNS 15
The GLM Procedure
Dependent Variable: Cugiong2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 282.7946667 47.1324444 6.56 0.0092
Error 8 57.5146667 7.1893333
Corrected Total 14 340.3093333
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean
0.830993 7.594297 2.681293 35.30667
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 18.0053333 9.0026667 1.25 0.3364
trt 4 264.7893333 66.1973333 9.21 0.0043
t Tests (LSD) for Cugiong2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 7.189333
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 5.0485
t Grouping Mean N trt
A 40.533 3 1
B A 37.600 3 2
B A 36.800 3 3
B 33.333 3 4
C 28.267 3 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
192
The GLM Procedure
Dependent Variable: Cugiong2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 213.5893333 35.5982222 5.16 0.0187
Error 8 55.2106667 6.9013333
Corrected Total 14 268.8000000
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean
0.794603 7.463179 2.627039 35.20000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 4.0960000 2.0480000 0.30 0.7511
trt 4 209.4933333 52.3733333 7.59 0.0079
t Tests (LSD) for Cugiong2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 6.901333
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 4.9463
t Grouping Mean N trt
A 41.333 3 1
B A 37.067 3 2
B C 34.667 3 3
C 32.000 3 4
C 30.933 3 5
The GLM Procedure
Dependent Variable: CugiongTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 237.6386667 39.6064444 5.97 0.0122
Error 8 53.0746667 6.6343333
Corrected Total 14 290.7133333
R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean
0.817433 7.310463 2.575720 35.23333
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 9.2653333 4.6326667 0.70 0.5254
trt 4 228.3733333 57.0933333 8.61 0.0054
t Tests (LSD) for CugiongTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 6.634333
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 4.8497
t Grouping Mean N trt
A 40.933 3 1
B A 37.300 3 2
B 35.667 3 3
B C 32.800 3 4
C 29.467 3 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
193
Dependent Variable: NS2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 112.5638533 18.7606422 4.99 0.0206
Error 8 30.1053467 3.7631683
Corrected Total 14 142.6692000
R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean
0.788985 13.38778 1.939889 14.49000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 2.4211200 1.2105600 0.32 0.7339
trt 4 110.1427333 27.5356833 7.32 0.0088
t Tests (LSD) for NS2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 3.763168
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 3.6525
t Grouping Mean N trt
A 17.520 3 1
A 17.207 3 2
B A 14.623 3 3
B C 12.743 3 4
C 10.357 3 5
The GLM Procedure
Dependent Variable: NS2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 140.2188933 23.3698156 6.00 0.0120
Error 8 31.1413467 3.8926683
Corrected Total 14 171.3602400
R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean
0.818270 14.97181 1.972985 13.17800
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 5.5571200 2.7785600 0.71 0.5185
trt 4 134.6617733 33.6654433 8.65 0.0053
t Tests (LSD) for NS2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 3.892668
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 3.7148
t Grouping Mean N trt
A 16.980 3 1
A 16.257 3 2
B 12.213 3 3
B 11.343 3 4
B 9.097 3 5
The GLM Procedure
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
194
Dependent Variable: NSTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 124.6388133 20.7731356 5.57 0.0149
Error 8 29.8393467 3.7299183
Corrected Total 14 154.4781600
R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean
0.806838 13.96053 1.931300 13.83400
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 3.7931200 1.8965600 0.51 0.6196
trt 4 120.8456933 30.2114233 8.10 0.0065
t Tests (LSD) for NSTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 8
Error Mean Square 3.729918
Critical Value of t 2.30600
Least Significant Difference 3.6363
t Grouping Mean N trt
A 17.250 3 1
B A 16.727 3 2
B C 13.423 3 3
D C 12.043 3 4
D 9.727 3 5
8.12. Ket qua xu ly thi nghiem bon dam vu Xuan 2004-2005
The GLM Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
rep 3 1 2 3
trt 4 1 2 3 4
Number of observatioNS 12
Dependent Variable: Cugiong2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 230.2933333 46.0586667 3.46 0.0814
Error 6 79.8933333 13.3155556
Corrected Total 11 310.1866667
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean
0.742435 10.44575 3.649049 34.93333
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 0.7466667 0.3733333 0.03 0.9725
trt 3 229.5466667 76.5155556 5.75 0.0338
t Tests (LSD) for Cugiong2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 13.31556
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 7.2904
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
195
t Grouping Mean N trt
A 41.600 3 4
B A 35.433 3 3
B 32.667 3 2
B 29.467 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: Cugiong2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 325.7066667 65.1413333 8.25 0.0116
Error 6 47.3600000 7.8933333
Corrected Total 11 373.0666667
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean
0.873052 8.151376 2.809508 34.46667
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 8.1066667 4.0533333 0.51 0.6225
trt 3 317.6000000 105.8666667 13.41 0.0045
t Tests (LSD) for Cugiong2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 7.893333
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 5.6131
t Grouping Mean N trt
A 39.733 3 3
A 38.667 3 4
B 32.533 3 2
B 26.733 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: CugiongTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 251.8266667 50.3653333 4.56 0.0459
Error 6 66.2000000 11.0333333
Corrected Total 11 318.0266667
R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean
0.791841 9.590894 3.321646 34.63333
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 3.6866667 1.8433333 0.17 0.8499
trt 3 248.1400000 82.7133333 7.50 0.0187
t Tests (LSD) for CugiongTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 11.03333
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 6.6363
t Grouping Mean N trt
A 40.133 3 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
196
B A 37.500 3 3
B C 32.600 3 2
C 28.133 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NS2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 70.51703333 14.10340667 8.99 0.0093
Error 6 9.41406667 1.56901111
Corrected Total 11 79.93110000
R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean
0.882223 8.115334 1.252602 15.43500
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 0.15020000 0.07510000 0.05 0.9536
trt 3 70.36683333 23.45561111 14.95 0.0034
t Tests (LSD) for NS2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 1.569011
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.5026
t Grouping Mean N trt
A 17.923 3 4
A 17.347 3 3
B 14.637 3 2
C 11.833 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NS2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 65.65583333 13.13116667 5.82 0.0267
Error 6 13.54006667 2.25667778
Corrected Total 11 79.19590000
R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean
0.829031 10.34234 1.502224 14.52500
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 0.01620000 0.00810000 0.00 0.9964
trt 3 65.63963333 21.87987778 9.70 0.0102
t Tests (LSD) for NS2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 2.256678
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 3.0013
t Grouping Mean N trt
A 16.603 3 4
A 16.347 3 3
A 14.397 3 2
B 10.753 3 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
197
The GLM Procedure
Dependent Variable: NSTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 67.53093333 13.50618667 7.18 0.0162
Error 6 11.28206667 1.88034444
Corrected Total 11 78.81300000
R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean
0.856850 9.153915 1.371257 14.98000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 0.01820000 0.00910000 0.00 0.9952
trt 3 67.51273333 22.50424444 11.97 0.0061
t Tests (LSD) for NSTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 1.880344
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.7396
t Grouping Mean N trt
A 17.263 3 4
B A 16.847 3 3
B 14.517 3 2
C 11.293 3 1
8.13. Ket qua xu ly thi nghiem bon lan vu Xuan 2004 - 2005
The GLM Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
rep 3 1 2 3
trt 4 1 2 3 4
Number of observatioNS 12
The GLM Procedure
Dependent Variable: Cugiong2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 66.6133333 13.3226667 1.87 0.2341
Error 6 42.7733333 7.1288889
Corrected Total 11 109.3866667
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean
0.608971 7.514065 2.669998 35.53333
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 54.50666667 27.25333333 3.82 0.0850
trt 3 12.10666667 4.03555556 0.57 0.6572
t Tests (LSD) for Cugiong2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 7.128889
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
198
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 5.3344
t Grouping Mean N trt
A 37.067 3 4
A 35.733 3 1
A 34.933 3 3
A 34.400 3 2
Dependent Variable: Cugiong2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 141.1200000 28.2240000 2.54 0.1438
Error 6 66.6666667 11.1111111
Corrected Total 11 207.7866667
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean
0.679158 9.398496 3.333333 35.46667
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 74.98666667 37.49333333 3.37 0.1042
trt 3 66.13333333 22.04444444 1.98 0.2179
t Tests (LSD) for Cugiong2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 11.11111
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 6.6597
t Grouping Mean N trt
A 38.933 3 3
A 36.000 3 2
A 34.400 3 4
A 32.533 3 1
Dependent Variable: CugiongTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 76.5200000 15.3040000 1.72 0.2637
Error 6 53.4400000 8.9066667
Corrected Total 11 129.9600000
R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean
0.588797 8.406772 2.984404 35.50000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 64.32000000 32.16000000 3.61 0.0935
trt 3 12.20000000 4.06666667 0.46 0.7224
t Tests (LSD) for CugiongTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 8.906667
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 5.9625
t Grouping Mean N trt
A 36.933 3 3
A 35.733 3 4
A 35.200 3 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
199
A 34.133 3 1
Dependent Variable: NS2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 20.70090000 4.14018000 2.51 0.1472
Error 6 9.91460000 1.65243333
Corrected Total 11 30.61550000
R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean
0.676158 7.864607 1.285470 16.34500
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 0.39260000 0.19630000 0.12 0.8900
trt 3 20.30830000 6.76943333 4.10 0.0670
t Tests (LSD) for NS2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 1.652433
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.5682
t Grouping Mean N trt
A 17.857 3 4
B A 16.727 3 3
B A 16.527 3 2
B 14.270 3 1
Dependent Variable: NS2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 43.12718333 8.62543667 4.01 0.0604
Error 6 12.91068333 2.15178056
Corrected Total 11 56.03786667
R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean
0.769608 9.703825 1.466895 15.11667
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 2.86031667 1.43015833 0.66 0.5486
trt 3 40.26686667 13.42228889 6.24 0.0283
t Tests (LSD) for NS2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 2.151781
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.9307
t Grouping Mean N trt
A 16.927 3 4
A 16.917 3 3
B 13.753 3 2
B 12.870 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NSTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
200
Model 5 28.12930833 5.62586167 3.22 0.0937
Error 6 10.49518333 1.74919722
Corrected Total 11 38.62449167
R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean
0.728276 8.408406 1.322572 15.72917
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 1.32381667 0.66190833 0.38 0.7002
trt 3 26.80549167 8.93516389 5.11 0.0433
t Tests (LSD) for NSTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 1.749197
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.6424
t Grouping Mean N trt
A 17.387 3 4
A 16.817 3 3
B A 15.143 3 2
B 13.570 3 1
8.14. Ket qua xu ly thi nghiem bon kali vu Xuan 2004 - 2005
The GLM Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
rep 3 1 2 3
trt 4 1 2 3 4
Number of observatioNS 12
Dependent Variable: Cugiong2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 77.1200000 15.4240000 1.53 0.3077
Error 6 60.4800000 10.0800000
Corrected Total 11 137.6000000
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2004 Mean
0.560465 8.918263 3.174902 35.60000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 54.72000000 27.36000000 2.71 0.1447
trt 3 22.40000000 7.46666667 0.74 0.5654
t Tests (LSD) for Cugiong2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 10.08
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 6.3431
t Grouping Mean N trt
A 37.067 3 4
A 36.800 3 3
A 34.667 3 2
A 33.867 3 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
201
Dependent Variable: Cugiong2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 120.6400000 24.1280000 1.71 0.2661
Error 6 84.8000000 14.1333333
Corrected Total 11 205.4400000
R-Square Coeff Var Root MSE Cugiong2005 Mean
0.587227 10.80297 3.759433 34.80000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 67.52000000 33.76000000 2.39 0.1726
trt 3 53.12000000 17.70666667 1.25 0.3711
t Tests (LSD) for Cugiong2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 14.13333
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 7.511
t Grouping Mean N trt
A 37.067 3 4
A 36.000 3 2
A 34.667 3 3
A 31.467 3 1
Dependent Variable: CugiongTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 89.7333333 17.9466667 1.53 0.3071
Error 6 70.2666667 11.7111111
Corrected Total 11 160.0000000
R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean
0.560833 9.722017 3.422150 35.20000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 59.12000000 29.56000000 2.52 0.1602
trt 3 30.61333333 10.20444444 0.87 0.5061
t Tests (LSD) for CugiongTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 11.71111
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 6.8371
t Grouping Mean N trt
A 37.067 3 4
A 35.733 3 3
A 35.333 3 2
A 32.667 3 1
Dependent Variable: NS2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 51.25524167 10.25104833 6.98 0.0174
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
202
Error 6 8.81265000 1.46877500
Corrected Total 11 60.06789167
R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean
0.853289 7.110528 1.211930 17.04417
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 35.90561667 17.95280833 12.22 0.0077
trt 3 15.34962500 5.11654167 3.48 0.0904
t Tests (LSD) for NS2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 1.468775
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.4213
t Grouping Mean N trt
A 18.9267 3 4
B A 16.8300 3 3
B 16.4700 3 2
B 15.9500 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NS2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 43.55081667 8.71016333 4.66 0.0440
Error 6 11.22265000 1.87044167
Corrected Total 11 54.77346667
R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean
0.795108 8.381865 1.367641 16.31667
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 22.73561667 11.36780833 6.08 0.0361
trt 3 20.81520000 6.93840000 3.71 0.0807
t Tests (LSD) for NS2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 1.870442
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.7324
t Grouping Mean N trt
A 18.577 3 4
B 15.790 3 3
B 15.610 3 2
B 15.290 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NSTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 5 46.64424167 9.32884833 6.57 0.0201
Error 6 8.51765000 1.41960833
Corrected Total 11 55.16189167
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
203
R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean
0.845588 7.143481 1.191473 16.67917
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
rep 2 28.82061667 14.41030833 10.15 0.0119
trt 3 17.82362500 5.94120833 4.19 0.0643
t Tests (LSD) for NSTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 6
Error Mean Square 1.419608
Critical Value of t 2.44691
Least Significant Difference 2.3804
t Grouping Mean N trt
A 18.7467 3 4
B 16.3100 3 3
B 16.0400 3 2
B 15.6200 3 1
8.15.Ket qua xu ly thi nghiem vun goc vu Xuan 2004 - 2005
The GLM Procedure
Class Level Information
Class Levels Values
Row 3 1 2 3
Column 3 1 2 3
Trt 3 1 2 3
Number of observatioNS 9
The GLM Procedure
Dependent Variable: cugiong2004
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 144.8133333 24.1355556 10.04 0.0933
Error 2 4.8066667 2.4033333
Corrected Total 8 149.6200000
R-Square Coeff Var Root MSE cugiong2004 Mean
0.967874 4.506595 1.550269 34.40000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 12.48666667 6.24333333 2.60 0.2779
Column 2 43.58000000 21.79000000 9.07 0.0993
Trt 2 88.74666667 44.37333333 18.46 0.0514
t Tests (LSD) for cugiong2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 2.403333
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 5.4463
t Grouping Mean N Trt
A 38.667 3 3
B A 33.333 3 2
B 31.200 3 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
204
The GLM Procedure
Dependent Variable: cugiong2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 143.7333333 23.9555556 7.24 0.1263
Error 2 6.6155556 3.3077778
Corrected Total 8 150.3488889
R-Square Coeff Var Root MSE cugiong2005 Mean
0.955999 5.681558 1.818730 32.01111
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 28.04222222 14.02111111 4.24 0.1909
Column 2 25.54888889 12.77444444 3.86 0.2057
Trt 2 90.14222222 45.07111111 13.63 0.0684
t Tests (LSD) for cugiong2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 3.307778
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 6.3894
t Grouping Mean N Trt
A 36.033 3 3
B A 31.700 3 2
B 28.300 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: CugiongTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 136.8200000 22.8033333 7.72 0.1191
Error 2 5.9088889 2.9544444
Corrected Total 8 142.7288889
R-Square Coeff Var Root MSE CugiongTB Mean
0.958601 5.175526 1.718850 33.21111
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 16.68222222 8.34111111 2.82 0.2616
Column 2 30.66888889 15.33444444 5.19 0.1615
Trt 2 89.46888889 44.73444444 15.14 0.0620
t Tests (LSD) for CugiongTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 2.954444
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 6.0385
t Grouping Mean N Trt
A 37.367 3 3
B A 32.533 3 2
B 29.733 3 1
Dependent Variable: NS2004
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
205
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 59.44460000 9.90743333 12.05 0.0786
Error 2 1.64435556 0.82217778
Corrected Total 8 61.08895556
R-Square Coeff Var Root MSE NS2004 Mean
0.973083 7.090678 0.906740 12.78778
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 8.58728889 4.29364444 5.22 0.1607
Column 2 9.67368889 4.83684444 5.88 0.1453
Trt 2 41.18362222 20.59181111 25.05 0.0384
t Tests (LSD) for NS2004
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 0.822178
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 3.1855
t Grouping Mean N Trt
A 15.1267 3 3
A 13.2800 3 2
B 9.9567 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NS2005
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Model 6 54.34326667 9.05721111 10.98 0.0858
Error 2 1.65028889 0.82514444
Corrected Total 8 55.99355556
R-Square Coeff Var Root MSE NS2005 Mean
0.970527 7.641248 0.908375 11.88778
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 7.18868889 3.59434444 4.36 0.1867
Column 2 8.67908889 4.33954444 5.26 0.1598
Trt 2 38.47548889 19.23774444 23.31 0.0411
t Tests (LSD) for NS2005
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 0.825144
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 3.1912
t Grouping Mean N Trt
A 14.5433 3 3
B A 11.6200 3 2
B 9.5000 3 1
The GLM Procedure
Dependent Variable: NSTB
Sum of
Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
206
Model 6 56.08793333 9.34798889 11.76 0.0804
Error 2 1.58926667 0.79463333
Corrected Total 8 57.67720000
R-Square Coeff Var Root MSE NSTB Mean
0.972445 7.223842 0.891422 12.34000
Source DF Type III SS Mean Square F Value Pr > F
Row 2 7.83406667 3.91703333 4.93 0.1687
Column 2 9.13340000 4.56670000 5.75 0.1482
Trt 2 39.12046667 19.56023333 24.62 0.0390
t Tests (LSD) for NSTB
Alpha 0.05
Error Degrees of Freedom 2
Error Mean Square 0.794633
Critical Value of t 4.30265
Least Significant Difference 3.1317
t Grouping Mean N Trt
A 14.8367 3 3
B A 12.4500 3 2
B 9.7333 3 1
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9215.pdf