Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống Hoa Đồng tiền và ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất Hoa Đồng tiền tại Gia Lâm - Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống Hoa Đồng tiền và ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất Hoa Đồng tiền tại Gia Lâm - Hà Nội
129 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống Hoa Đồng tiền và ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất Hoa Đồng tiền tại Gia Lâm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN BÓN LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG
HÀ NỘI, 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS. Vũ Quang Sáng đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi suốt thời
gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp.
- Tập thể các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Nông học, đặc biệt
là các thầy cô trong Bộ môn Sinh lý thực vật - Trường Đại học Nông nghiệp I
Hà Nội đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn cho tác giả
hoàn thành luận văn.
- Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện thuận
lợi, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2006
Tác giả
Nguyễn Thị Hương
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
1. Mở đầu 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
1.3 ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
2. Tổng quan tài liệu 4
2.1 Nguồn gốc, phân loại 4
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền 5
2.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 5
2.4 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế 7
2.5 Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và Việt
Nam 8
2.6 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên cây hoa 18
3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 33
3.1 Vật liệu nghiên cứu 33
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 34
3.3 Nội dung nghiên cứu 34
3.4 Phương pháp nghiên cứu 34
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 38
4.1 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa
iv
đồng tiền tại Gia Lâm - Hà Nội 39
4.1.1 Tỷ lệ sống sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của
các giống hoa đồng tiền 39
4.1.2 Động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền 41
4.1.3 Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền 44
4.1.4 Động thái tăng trưởng đường kính tán của các giống đồng tiền 46
4.1.5. Động thái ra hoa của các giống đồng tiền 47
4.1.6 Một số đặc trưng hình thái của các giống hoa đồng tiền 49
4.1.7 Thành phần, mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống đồng
tiền 50
4.1.8 Năng suất hoa của các giống hoa đồng tiền 52
4.1.9 Chất lượng hoa của các giống đồng tiền 53
4.1.10 Hiệu quả kinh tế của các giống hoa đồng tiền 55
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất lượng và
hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền tại Gia Lâm - Hà Nội 58
4.2.1 ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian qua các giai đoạn sinh
trưởng của cây đồng tiền Vermelia 58
4.2.2 ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái ra lá của cây đồng tiền
Vermelia 60
4.2.3 ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái đẻ nhánh của cây đồng tiền
Vermelia 63
4.2.4 ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái tăng trưởng đường kính tán
của cây đồng tiền Vermelia 64
4.2.5 ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái ra hoa của cây đồng tiền
Vermelia 66
4.2.6 ảnh hưởng của phân bón lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh của cây
đồng tiền Vermelia 68
v
4.2.7 ảnh hưởng của phân bón lá tới năng suất hoa của cây đồng tiền
Vermelia 71
4.2.8 ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa của cây đồng tiền
Vermelia 72
4.2.9 ảnh hưởng của phân bón lá tới tỷ lệ hoa thương phẩm của cây đồng
tiền Vermelia 74
4.2.10 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá trên cây hoa đồng
tiền Vermelia 76
5. Kết luận và đề nghị 79
5.1 Kết luận 79
5.2 Đề nghị 80
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục 87
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
Đ/C Đối chứng
EM EMINA
G Gerbera
KTST Kích thích sinh trưởng
NXB Nhà xuất bản
PBL Phân bón lá
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên hình Trang
3.1. C¸c gièng ®ång tiÒn tham gia thÝ nghiÖm 33
4.1. Tû lÖ sèng sau trång vµ thêi gian qua c¸c giai ®o¹n sinh tr−ëng cña
c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 39
4.2. §éng th¸i ra l¸ cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 42
4.3. §éng th¸i ®Î nh¸nh cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 44
4.4. §éng th¸i t¨ng tr−ëng ®−êng kÝnh t¸n cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 47
4.5. §éng th¸i ra hoa cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 48
4.6. §Æc ®iÓm thùc vËt häc cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 50
4.7. Thµnh phÇn, møc ®é nhiÔm s©u bÖnh h¹i chÝnh cña c¸c gièng ®ång
tiÒn 51
4.8. N¨ng suÊt hoa cña c¸c gièng ®ång tiÒn vô §«ng Xu©n 2007 - 2008
t¹i Gia L©m 52
4.9. ChÊt l−îng hoa cña c¸c gièng ®ång tiÒn 54
4.10. HiÖu qu¶ kinh tÕ cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn thÝ nghiÖm 56
4.11. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi thêi gian qua c¸c giai ®o¹n sinh
tr−ëng cña c©y ®ång tiÒn Vermelia 59
4.12. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi ®éngth¸i ra l¸ cña c©y ®ång tiÒn
Vermelia 60
4.13. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi ®éng th¸i ®Î nh¸nh cña c©y ®ång
tiÒn Vermelia 63
4.14. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi ®éng th¸i t¨ng tr−ëng ®−êng kÝnh
t¸n cña c©y ®ång tiÒn Vermelia 66
4.15. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi ®éng th¸i ra hoa cña c©y ®ång tiÒn
Vermelia 67
viii
4.16. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ ®Õn møc ®é nhiÔm s©u bÖnh cña c©y
®ång tiÒn Vermelia 69
4.17. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi n¨ng suÊt hoa cña c©y ®ång tiÒn
Vermelia 71
4.18. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ ®Õn chÊt l−îng hoa cña c©y ®ång tiÒn
Vermelia 72
4.19. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi tû lÖ hoa th−¬ng phÈm cña c©y
®ång tiÒn Vermelia 74
4.20. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ ®Õn hiÖu qu¶ kinh tÕ cña c©y ®ång tiÒn
Vermelia 77
ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1. §éng th¸i ra l¸ cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 43
4.2. §éng th¸i ®Î nh¸nh cña c¸c gièng hoa ®ång tiÒn 45
4.3. §éng th¸i ra hoa cña mét sè gièng ®ång tiÒn 49
4.4. HiÖu qu¶ kinh tÕ cña mét sè gièng hoa ®ång tiÒn 57
4.5. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi ®éng th¸i ra l¸ cña c©y ®ång tiÒn
Vermelia 62
4.6. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi ®éng th¸i ®Î nh¸nh cña c©y ®ång
tiÒn Vermelia 64
4.7. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi ®éng th¸i ra hoa cña c©y ®ång tiÒn
Vermelia 68
4.8. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ tíi tû lÖ hoa th−¬ng phÈm cña c©y
®ång tiÒn Vermelia 75
4.9. ¶nh h−ëng cña ph©n bãn l¸ ®Õn hiÖu qu¶ kinh tÕ cña c©y ®ång
tiÒn Vermelia 78
1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống. Từ bao đời nay
chơi hoa đã gắn bó mật thiết và đi vào tiềm thức, thói quen của mọi người,
mọi tầng lớp xã hội. Xã hội càng phát triển, mức sống của ngưòi dân càng
nâng cao thì nhu cầu về hoa càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Hàng
năm nhu cầu hoa cắt cành trên thế giới tăng khoảng 6 - 9%, tổng giá trị tiêu
thụ hoa trên thế giới năm 1995 là 31 tỉ USD ( Hoàng Ngọc Thuận, 2006 ) [31]
tăng lên gần 40 tỉ USD năm 1999 ( Nguyễn Xuân Linh& cộng sự, 1998) [14].
Nghề trồng hoa ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng vài chục năm gần
đây có những bước đột phá, công nghệ sản xuất hoa đã được áp dụng và phát
triển với nhiều mức độ khác nhau đáp ứng được nhu cầu chơi hoa của xã hội.
Theo đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta phấn đấu đến
năm 2010 có 8000ha hoa, trong đó bao gồm cả hoa cắt và hoa trồng chậu, kim
ngạch xuất khẩu đạt khoảng 60 triệu USD. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh
các vùng trồng hoa truyền thống như Đà Lạt (Lâm Đồng), SaPa (Lào Cai),
Tây Tựu (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh phúc), Đằng Lâm, Đằng Hải (Hải
Phòng)... chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu xây dựng các vùng trồng hoa
mới có qui mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến về giống, phân bón và các
trang thiết bị khác. Hiện nay, một số vùng sản xuất hoa mới như Thái Bình,
Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam đã tiến hành đầu tư
công nghệ cao để phát triển sản xuất hoa theo hướng xuất khẩu.
Hoa đồng tiền (Gerbera sp.) có nguồn gốc từ Nam Phi, là một trong 10
loài hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn)
(Đặng Văn Đông, 2004 [8]. Hoa đồng tiền có màu sắc tươi sáng rất phong
phú, đa dạng với đủ các loại màu: đỏ, cam, vàng, trắng, tím sen...Với ưu điểm
2
dễ trồng, dễ nhân giống, chăm sóc đơn giản ít tốn công, trồng một lần có thể
thu hoạch liên tục từ 4 - 5 năm. Hiện nay, diện tích hoa đồng tiền chiếm tới
8% trong cơ cấu chủng loại sản xuất hoa cả nước và không ngừng được mở
rộng. Tuy nhiên, các giống hoa trong sản xuất được người trồng nhập về từ
nhiều nguồn khác nhau không qua khảo nghiệm đánh giá một cách hệ thống
cho nên năng suất, phẩm chất hoa chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu
dùng. Do vậy, công tác nghiên cứu chọn tạo, nhập nội giống, tuyển chọn
giống hoa đồng tiền thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta có ý nghĩa rất
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người
dân.
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần vào công tác chọn tạo giống cũng
như hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa đồng
tiền (Gerbera sp.) và ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất, chất
lượng, hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền Vermelia tại Gia Lâm - Hà Nội ”.
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Xác định được một số giống hoa đồng tiền có năng suất, chất lượng
tốt, màu sắc đẹp phù hợp thị hiếu người tiêu dùng và thích nghi với điều kiện
sinh thái của Hà Nội.
- Xác định được loại phân bón lá phù hợp và đề xuất biện pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền tại Gia
Lâm - Hà Nội.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng thích nghi với
điều kiện sinh thái Hà Nội của một số giống hoa đồng tiền.
3
- Đánh giá ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng phát
triển, năng suất, chất lượng hoa đồng tiền giống Vermelia.
- Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế sản xuất hoa đồng tiền giống
Vermelia có sử dụng phân bón lá.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa đồng tiền và ảnh hưởng
của phân bón lá tới năng suất, chất lượng hoa đồng tiền tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây hoa đồng tiền.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung một số giống có triển vọng vào tập đoàn giống hoa đồng tiền
phục vụ sản xuất hoa tại Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh
tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền tại Việt Nam.
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc, phân loại
Cây hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera sp., có nguồn gốc ở Nam
Phi, được phát hiện bởi Robert Jamerson, người Scotsland vào năm 1880 khi
đang làm ở bãi khai thác vàng gần Bardedton vùng Trausval ở Nam Phi. Ông
đã tặng cây này cho vườn thực vật Durdan và người phụ trách khu vườn này
là ông John Med Leywood đã gửi những cây mẫu tới Harry Bolies ở thị trấn
Cape Nam Phi. Sau đó, ông Bolies đã đưa những cây này tới vườn thực vật
Hoàng Gia Anh để phân loại và nhận biết. Ông đã đề nghị đặt tên khoa học
cho loài cây này là Gerbera jamesonii. Năm 1890, Richard Irwin Lynch
(người Anh) bắt đầu thực hiện một chương trình tạo giống và đã tạo ra rất
nhiều giống cải tiến [49].
Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, hoa đồng tiền chưa được sản xuất
nhiều ở Bắc Mỹ, nhưng sau đó việc nhân giống được tiến hành rộng rãi ở
California trong suốt những năm 70 [49].
Ở Việt Nam, hoa đồng tiền được người Pháp đưa vào từ đầu thế kỷ XX
và được phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là các giống
đồng tiền đơn, hoa nhỏ. Hoa đồng tiền kép mới chỉ được du nhập vào Việt
Nam trong một vài năm gần đây (Đặng Văn Đông, Đinh thế Lộc, 2004) [8].
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa đồng tiền thuộc lớp hai lá
mầm (Dicolyledonae), phân lớp cúc (Asteridae), bộ cúc (Asterales), họ cúc
(Asteraceae), chi Gerbera (Hoàng Thị Sản, 1999) [19].
Chi Gerbera rất phổ biến (khoảng 40 loài), được trồng làm cây trang trí
trong các mảnh vườn hay được cắt để cắm. Các giống trồng phổ biến ngày
nay chủ yếu là lai ghép chéo giữa G. jamesonii với G.viridifilia Schult. Bip
hoặc các giống lai tự nhiên ở Nam Phi [25]. Các giống lai chéo này có tên
5
khoa học là Gerbera hybrida. Hiện nay tồn tại hàng trăm giống khác nhau,
chúng dao động mạnh về hình dạng và kích thước, màu sắc hoa và nhị hoa rất
đa dạng.
Hoa đồng tiền thuộc loại hoa lưu niên, ra hoa quanh năm và gồm hai
loại là hoa đồng tiền đơn và hoa đồng tiền kép.
- Hoa đồng tiền đơn: Hoa chỉ có một hoặc hai tầng cánh xếp xen kẽ,
mỏng và yếu hơn hoa kép. Màu sắc hoa ít, điển hình là màu trắng, đỏ, tím,
hồng…
- Hoa đồng tiền kép: hoa to, có nhiều tầng cánh xếp sát vào nhau tạo
thành nhiều vòng rất đẹp, màu sắc hoa rất đa dạng [13].
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền
Theo Hà Tiểu Đệ và cộng sự [45], cây hoa đồng tiền là cây thân thảo, rễ
chùm, cây cao 50-60 cm, thân có lông, lá đứng (hình dạng lá thay đổi theo sự
sinh trưởng của cây từ hình trứng đến trứng dài), lá dài 15 - 25cm, rộng 5 - 8
cm, có hình lông chim nông hoặc sâu, mặt lưng có lớp lông nhung.
- Đồng tiền là cây nhị bội (2n = 50), việc tứ bội hoá làm tăng kích
thước cây và hoa [52].
- Hoa đồng tiền do hai loại hoa nhỏ hình lưỡi và hình ống tạo thành, là loại
hoa tự đơn hình đầu. Hoa hình lưỡi tương đối lớn mọc ở phía ngoài xếp thành
một vòng hoặc vài vòng. Do sự thay đổi hình thái, màu sắc nên tâm hoa rất được
chú ý trong chọn tạo giống mới. Trong quá trình nở hoa, hoa hình nở trước, hoa
hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một [45].
- Quả đồng tiền thuộc loại quả bế có lông, hạt rất nhỏ (khối lượng
1000hạt đạt từ 3,5 - 3,7 gam), do vậy sức sống và điều kiện nảy mầm là khó
khăn. Tuy nhiên, cây có khả năng đẻ nhánh rất cao [45].
2.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
6
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh
trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền. Đa số các giống đồng
tiền hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển hệ
thống rễ hoa đồng tiền là khoảng 20oC trong 3 - 4 tuần đầu, sau đó giảm
xuống dưới 20oC vào ban đêm. Nhiệt độ ra hoa thích hợp nhất là 15 - 17oC
(ngoại trừ các giống chịu nhiệt). Nếu nhiệt độ 35 oC, cây sẽ phát
triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt dẫn đến chất lượng hoa kém. Nói chung
trong thời kỳ ra hoa cần đảm bảo nhiệt độ thì hoa sẽ to và đẹp. Cây đồng tiền
thích hợp với điều kiện nhiệt độ 15 -17 oC vào ban đêm và từ 21 - 23 oC vào
ban ngày [8].
2.3.2 Ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây.
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây quang hợp tạo ra chất hữu cơ. Nhờ
phản ứng quang hợp cây hoa tạo ra chất hydratcacbua cho quá trình sinh
trưởng. Thiếu ánh sáng hiệu suất quang hợp của cây hoa đồng tiền thấp.
Cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi cường độ ánh sáng tăng. Khi
cường độ ánh sáng vượt quá chỉ số tới hạn thì khi cường độ ánh sáng tăng,
cường độ quang hợp bắt đầu giảm. Vì vậy trong trồng trọt người ta có thể
trồng đồng tiền vào mùa nắng nóng bằng cách dùng lưới đen che để giảm bớt
cường độ ánh sáng, giúp đồng tiền sinh trưởng tốt phục vụ cho mục đích
thương mại [8].
2.3.3 Ẩm độ
Đồng tiền là cây trồng cạn, không chịu được úng nhưng đồng thời có
sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ
ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí 55 - 65% thuận lợi cho đồng tiền sinh
trưởng, phát triển. Đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để
7
tránh nước đọng trên các vết cắt gây thối hoa và sâu bệnh phát sinh phát triển,
chất lượng hoa giảm sút. Trong quá trình sinh trưởng, tuỳ thời tiết mà luôn
phải cung cấp đủ lượng nước cho đồng tiền bằng các biện pháp tưới nhỏ giọt
hoặc bơm tưới cho cây [8].
2.3.4 Đất và dinh dưỡng
Hoa đồng tiền không đòi hỏi khắt khe vè đất, chúng thích với đất tơi
xốp, nhiều mùn, độ pH từ 6 - 6,5. Đất thịt pha cát, ở vùng đất kiềm cần bón
phân mang tính chất chua để cải tạo, cũng có thể bón phân chứa lưu huỳnh để
giảm thấp độ pH. Ở vùng đất chua có thể bón thêm vôi để điều tiết độ chua, ở
nơi đất thịt nặng nên bón thêm lá cây mục, vỏ trấu, bã rượu để tăng độ tơi
xốp.
Đất trồng hoa đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn
định. Mực nước ngầm cao thường đọng nước, rễ cây dễ bị thối và bị bệnh nên
phải có hệ thống thoát nước tốt, xung quanh phải đào rãnh thoát nước sâu từ
0,7 - 1,0 và lên luống cao, hết sức tránh trồng đồng tiền ở nơi đất trũng [8].
Đồng tiền ra hoa quanh năm, cho sản lượng hoa cao nên có nhu cầu
dinh dưỡng rất lớn. Các loại phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi lượng có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng
của hoa đồng tiền, đặc biệt ở giai đoạn ra hoa.
2.4 Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế
2.4.1 Giá trị sử dụng
Với đặc điểm màu sắc tươi sáng, phong phú, đa dạng với đủ các loại
màu như đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím…Trên một bông hoa có thể có
một màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ, hoa to, cứng nên hoa đồng tiền là loại
hoa lý tưởng để làm bó, lẵng hoa và cắm hoa nghệ thuật…Ngoài ra, đồng tiền
cũng có thể trồng trong chậu để chơi cả chậu hoa trong suốt một thời gian dài,
đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp.
8
2.4.2 Giá trị kinh tế
Hoa đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện thích
hợp có thể ra hoa quanh năm. Tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm đều
cao, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có
thể cho thu hoạch liên tục 4 - 5 năm [8].
Hiện nay, ở Việt Nam trong các loài hoa được chú ý phát triển, thì hoa
đồng tiền kép mới nhập nội còn gọi là đồng tiền Nam Phi nổi lên như một cây
cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ một sào đồng tiền giống mới, chăm sóc đúng
kỹ thuật có thể cho thu nhập gần 50 triệu đồng/ sào (Nguyễn Quang Thạch,
2004 [25].
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2004) [8], trồng hoa đồng tiền
mang lại giá trị cao nhất trong các loài hoa trồng chính hiện nay. Trồng một
sào đồng tiền, chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì một năm thu được
60.000 bông/sào (mật độ 2000cây/sào). Với giá bán buôn tại vườn là 700 -
1500 đồng/bông, trung bình 900 đồng/bông, tổng thu sẽ là 54 triệu
đồng/sào/năm. Như vậy nếu thực hiện canh tác đúng kỹ thuật với mức giá bán
khiêm tốn thì ngay năm đầu trồng hoa đồng tiền đã thu hồi toàn bộ vốn bỏ ra
là 29.700.000 đồng/sào, đồng thời còn lãi xấp xỉ 24 triệu đồng/sào.
Năm 1993, hoa đồng tiền đứng thứ 7 trong số 10 loại hoa cắt có giá trị
kinh tế trên thế giới, đến năm 1994, nó đã vươn lên vị trí thứ 5. Sức tiêu thụ
hoa thương mại của Hà Lan tăng 12,1% chỉ qua 1 năm (từ 1993 - 1994).
Trong tương lai nhu cầu về hoa đồng tiền trên thế giới còn tăng mạnh mẽ
[52].
Chính vì vậy, diện tích hoa đồng tiền của Việt Nam ngày càng mở rộng,
lượng tiêu thụ và giá cả ngày một tăng, rất dễ tiêu thụ ở trong nước và thế
giới.
2.5 Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới và Việt Nam
9
2.5.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền trên thế giới
2.5.1.1 Tình hình nghiên cứu
Việc chọn tạo giống hoa đồng tiền ở Châu Mỹ chỉ bắt đầu từ những
năm 70 của thế kỷ XX trước tại trường Đại học Califorlia với những chương
trình tạo ra rất nhiều giống hoa để trồng trong nhà kính. Còn ở châu Âu, châu
Á và Nhật Bản lại tạo giống có xu hướng cho trồng hoa cắt.
Từ năm 1975 Florist De Kwakel B.V đã tiến hành chọn tạo giống và
nhân giống hoa đồng tiền cho sản xuất hoa cắt tại Hà Lan. Tiếp theo, bà đã
chọn lọc và tạo giống hoa đồng tiền trồng chậu. Qua nhiều năm chọn tạo
giống cho trồng chậu bà đã tạo ra rất nhiều giống hoa trồng chậu ưu thế lai F1
đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Những đặc điểm các giống hoa đồng
tiền ưu thế lai tập trung vào 5 nhóm chủ yếu:
+ Đồng nhất về màu hoa
+ Tập tính nở hoa
+ Số hoa trên cây
+ Chất lượng hoa
+ Thời gian sinh trưởng ngắn
Kết quả các giống hoa được trồng thử nghiệm và cho những kết quả rất
hứa hẹn và bà đã có những chia sẻ đóng góp cho những người trồng hoa trên
thế giới [44].
Đồng tiền rất khó kết hạt, hạt rất nhỏ, sức sống kém nên trước đây đồng
tiền chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp tách chồi. Hiện nay, công
nghệ nuôi cấy mô tế bào được áp dụng rộng rãi trong việc nhân giống hoa
đồng tiền giúp cải thiện đáng kể trong vấn đề cây giống.
Giống đồng tiền cứng, hoa ngắn 6 inch trồng trong chậu được giới thiệu
ở Nhật Bản vào năm 1980, sau đó người ta đã sử dụng công nghệ nuôi cấy mô
để nhân giống. Hiện nay, chúng được trồng ở nhiều nước trên thế giới [49]
Năm 2000, Viện nghiên cứu Rau quả quốc tế đã lai tạo thành công một
10
giống đồng tiền mới có tên Raon, đây là kết quả của việc lai giữa giống
Kippros có màu vàng, hoa bán kép với giống Rora có màu vàng hoa đơn.
Raon là giống trồng để sản xuất hoa cắt, có đường kính hoa cắt lớn, màu cam
sẫm, dạng hoa kép, độ bền hoa cắm khoảng 11 ngày, chúng đang được trồng
phổ biến ở Hàn Quốc [42].
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là phương pháp chủ yếu trong nhân
giống hoa hoa đồng tiền, chính vì thế từ lâu trên thế giới đã có rất nhiều nhà
khoa học nghiên cứu về vấn đề này.
Năm 1974 Murashige và cộng sự đã nghiên cứu nuôi cấy thành công
hoa đồng tiền trên môi trường MS + 0,5mg/lit IAA và 10 mg/lit Kinetin. Mẫu
cấy được giữ trong phòng nuôi ở nhiệt độ 27oC, thời gian chiếu sáng 12 -
16h/ngày, cường độ chiếu sáng 1000 Lux. Những chồi tách sẽ ra rễ sau khi
được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 10 mg/lit IAA [43] .
Năm 1982, khi nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng tới
sự hình thành chồi và rễ của đồng tiền trong phòng nuôi cấy, Pierik và cộng
sự đã nhận thấy: Môi trường có nồng độ Cytokinin cao và Auxin thấp thì sẽ
hình thành chồi, còn môi trường có IAA, IBA thuận lợi cho sự hình thành rễ
[51].
Năm 1985 Hempel và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin,
BAP và 2IP đến quá trình nhân giống invitro đối với giống Merleen và cho
thấy: 23,23 µM Kinetin thích hợp cho nhân chồi và 5,5 µM BAP cho số rễ tối
đa. Khi bổ sung 9,84 µM IBA vào môi trường sẽ làm tăng số lượng rễ và tăng
sức đề kháng của cây [47].
Pinto JEBP lại cho rằng môi trường tốt nhất cho tái sinh cây là MS có
bổ sung 3 - 9 mg/lit BA, môi trường nhân nhanh chồi là 1/2MS + 2,27
mg/litBA, còn môi trường tạo rễ tốt nhất là không có BA [41].
Khi so sánh phương pháp nhân giống hoa đồng tiền bằng tách chồi với
11
phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Osiecki đã tiến hành trên 5 giống và kết
luận: Những cây tách chồi cho hoa sớm hơn cây nuôi cấy mô từ 2 - 4 tuần, tuỳ
thuộc vào từng giống [50].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của lai gần đến năng suất hoa cắt đồng tiền,
Huang H cho rằng lai gần làm tăng năng suất hoa từ 10,3 lên 28,3 bông/cây
[48].
Điều kiện môi trường sống ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng
hoa đồng tiền. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Hahn Eun Joo
[46]. Ông tiến hành nghiên cứu 6 giống đồng tiền (Ensophy, Estel, Suset,
Rita, Tamara và Beauty) với 2 phương pháp trồng: trồng trên giá thể và trồng
trực tiếp trên đất. Trên giá thể, cây được trồng trên 4 loại giá thể khác nhau.
Tất cả các cây thí nghiệm được trồng trong nhà lưới với điều kiện nhiệt độ là
28
o
C vào ban ngày và 23
o
C vào ban đêm. Kết quả là 2 giống Ensophy và
Estel sau trồng 50 ngày trên các loại giá thể đã cho hoa đầu tiên, còn trồng
trực tiếp trên đất thì sau khoảng 63 ngày mới bắt đầu cho hoa. Số hoa trên
cây, chiều cao hoa, đường kính hoa của 2 giống này trồng trên giá thể tốt hơn
trồng trực tiếp trên đất. Trong đó, giống Ensophy trồng trên giá thể là bọt đá
có số hoa trên cây, chiều cao cây, trọng lượng cây và đường kính hoa lớn
nhất. Còn giống Estel thì không có sự sai khác về các chỉ tiêu đó ở cả hai
phương thức trồng. Ensophy và Estel trồng trên xơ dừa cho số hoa trên cây
cao hơn. Ensophy có vết đen trên cánh hoa dưới điều kiện nhiệt độ mùa hè
cao trong khi các giống khác không có biểu hiện đó.
2.5.1.2 Tình hình sản xuất
Hiện nay, trên thế giới hoa đồng tiền là một trong 10 loài hoa cắt quan
trọng sau hồng, cúc, lan, cẩm chướng, layơn…Các nước có sản lượng hoa lớn
là Hà Lan, Colômbia, Pháp, Trung Quốc…Ở các nước này, đồng tiền được
trồng trong nhà lưới có mái che, có trang bị hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, ẩm
12
độ, ánh sáng, tưới nước, bón phân bằng chế độ tự động hoặc bán tự động. Do
đó, năng suất và chất lượng hoa đồng tiền của các nước này rất cao, đạt 4,8
triệu bông/ha/năm (Đặng Văn Đông, 2004) [8].
Hà Lan là một nước sản xuất và nghiên cứu về hoa đồng tiền lớn nhất
thế giới. Theo Hà Tiểu Đệ, Triệu Thống Lợi, Lỗ Kim Vũ (2000) [45], Hà Lan
có diện tích trồng hoa đồng tiền là 8.017 ha, giá trị sản lượng là 3.590 triệu
USD. Nghề trồng hoa đồng tiền ở Hà Lan đã áp dụng rộng rãi công nghiệp
hoá, tự động hoá và trên 80% hoa được trồng trong môi trường không cần đất.
Trình độ tạo giống của Hà Lan rất cao, phần lớn các giống đồng tiền mới hoa
to được trồng rộng rãi trong sản xuất là do các nhà chọn tạo giống Hà Lan lai
tạo ra. Công ty Florist của Hà Lan là cơ sở dẫn đầu thế giới về tạo giống,
nghiên cứu, sản xuất, và buôn bán hoa đồng tiền...Công ty có lực lượng rất
mạnh về nghiên cứu khoa học, thiết bị sản xuất, tạo ra rất nhiều giống, sản
lượng ngày càng nhiều, việc xử lý sau thu hoạch, bảo quản, đánh giá…đều ở
trình độ rất cao.
Ở Ba Lan, hoa đồng tiền là loại hoa cắt quan trọng nhất và cũng là cây
trồng chính của sản phẩm nuôi cây mô, chiếm khoảng 90% tổng sản phẩm
nuôi cấy mô năm 1984. Thời vụ hoa đồng tiền chỉ kéo dài trong tháng 6 và
tháng 7, do đó việc bảo quản cây invitro đã ra rễ được khai thác tốt [53].
Ở Trung Quốc, ngay từ những năm 1920 đã sản xuất hoa đồng tiền cắt
cành ở Mai Long - Thượng Hải, nhưng do giống bị thoái hoá nghiêm trọng
nên không phát triển. Đến năm 1987, do vận dụng kỹ thuật nuôi cấy mô nên
khắc phục được tình trạng thoái hoá giống, khi đó hoa đồng tiền mới được
khôi phục và phát triển. Hiện nay, Thượng Hải là nơi có diện tích trồng hoa
đồng tiền lớn nhất, đạt 35 ha. Sau Thượng Hải, Giang Tô cũng là nơi phát
triển mạnh cây hoa đồng tiền. Năm 1995 mới có trên 6 ha, đến năm 1999 đã
có tới 600ha. Ngoài ra, Viện nghiên cứu Rau hoa, Viện Nghiên cứu Khoa học
13
Nông nghiệp và Nông trường Liên Văn là những đơn vị có diện tích trồng hoa
đồng tiền lớn, kỹ thuật tương đối cao [45].
2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam
2.5.2.1 Tình hình nghiên cứu
Cây đồng tiền ở Việt Nam đã được trồng từ rất lâu đời, song chủ yếu là
những giống hoa đồng tiền đơn cho nên các kết quả nghiên cứu về giống hoa
này còn hạn chế. Từ những năm 1950 trở lại đây, với sự xuất hiện của nhiều
giống hoa đồng tiền nhập nội đã làm thay đổi cơ cấu trồng đồng tiền ở nhiều
vùng trồng hoa và nhận được những sự quan tâm của các nhà khoa học trong
nước.
Năm 1996, Mai Kim Tân và cộng sự [21] đã nghiên cứu phương pháp
nuôi cấy invitro giống hoa đồng tiền từ Tiệp Khắc bước đầu thu được một số
kết quả:
- Tạo được nguồn mẫu sạch ban đầu bằng nuôi cấy Meristem trên môi
trường MS - 62 cải tiến có bổ sung Auxin, Cytokinin với tỷ lệ là 1: 2 và kích
thước Meristem từ 1 - 2 mm cho khả năng tạo callus và cụm chồi tốt nhất.
- Môi trường tốt nhất để tạo chồi là MS + 15% nước dừa + (8 - 10mg)/l
IBA + 0,5mg/l IAA cho hệ số nhân giống đạt từ 6,3 - 7 cây/tháng.
- Môi trường ra rễ tạo cây hoàn chỉnh hiệu quả cao nhất là MS + (8 -
10mg)/l IAA + 3% Saccaroza
- Tiêu chuẩn cây con khi đưa ra đất cần đạt từ 4 - 5 lá, có từ 4 - 5 rễ,
cao 4 - 5 cm, giá thể thích hợp nhất là đất và phân chuồng hoai mục phối trộn
với tỷ lệ 1:2.
Viện sinh học Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã
nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất các giống cúc đồng tiền nuôi cấy
mô tế bào nhằm đáp ứng phần nào cây giống có chất lượng cao.
Công ty hoa Hasfarm (Đà Lạt - Lâm Đồng) đã ứng dụng công nghệ
14
trồng hồng, cúc, đồng tiền, lily từ Hà Lan và xây dựng nhiều nhà lưới để
trồng các giống hoa này, hiệu quả cao gấp 10 -15 lần so với trồng hoa thông
thường ( Đặng Văn Đông, 2004)[8].
Bằng phương pháp lai giữa loài đồng tiền lâu năm ở Đà lạt với các loài
mới du nhập vào Việt Nam từ Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản…một hộ nông dân ở Đà Lạt đã lai tạo được rất nhiều chủng giống mới.
Qua quá trình chọn lọc đã chọn ra được 20 giống có ưu thế và cung cấp hàng
chục vạn cây giống cho các nhà sản xuất [39].
Qua nghiên cứu quy trình nhân nhanh giống hoa đồng tiền bằng kỹ
thuật invitro, Đỗ Năng Vịnh và cộng sự [35] đã rút ra một số kết luận sau:
- Sử dụng HgCl2 nồng độ 0,1% với thời gian khử trùng 10 phút là thích
hợp cho hoa đồng tiền, tỷ lệ mẫu sống đạt 82%.
- Môi trường tạo callus và tái sinh chồi: MS + TD (0,2mg/l) + NAA
(0,1mg/l) + đường (50g/l) + thạch (6g/l) là tốt nhất để tạo mẫu chồi invitro.
- Nhân nhanh chồi hiệu quả nhất là môi trường bán lỏng MS + BAP
(1,5mg/l) +10% nước dừa + B1 (1mg/l) + đường (50g/l) + thạch (3g/l).
- Môi trường ra rễ thích hợp là MS + NAA (0,5mg/l) + đường (50g/l) +
thạch (6g/l). Môi trường này bảo đảm tạo cây hoàn chỉnh, khoẻ, có sức sống
tốt khi ra vườn.
- Công thức giá thể thích hợp cho ra cây con ở giai đoạn vườn ươm là:
1 đất + 1 cát + 1 trấu hun + 1/4 phân vi sinh cho tỷ lệ cây con sống đạt 90% (
Hoàng Ngọc Thuận, 2006) [31].
Theo Lê Kim Hoàn và cộng sự [12], môi trường tạo callus MS +
0,1NAA + 0,25mg/l TD.
- Môi trường nhân chồi (nhân nhanh): MS + 2mg/._.l Ki + 0,01mg/l NAA
+ 0,5mg/l BAP.
- Môi trường tạo cây con hoàn chỉnh: 1/2 MS + 0,1 mg/l IAA
15
- Nên tạo rễ exvitro đối với hoa đồng tiền kép sẽ thu được lượng rễ
nhiều hơn, khoẻ hơn và đặc biệt giá thành cho 1 cây con rẻ hơn so với cho ra
rễ invitro. Liều lượng xử lý ra rễ thích hợp đối với hoa đồng tiền kép là 1000
ppm IBA.
Nhữ Viết Cường và cộng sự [4] đã hoàn thiện được quy trình chẩn đoán
nhanh, nhậy bệnh nấm hại Phytophthora cryptoge trên cây đồng tiền và salem
ở Việt Nam, có thể sử dụng rộng rãi cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu về
bệnh cây hoặc các cơ sở sản xuất hoa.
Đặng Văn Đông và cộng sự (2007) [9] đã nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật thâm canh tiên tiến sản xuất hoa đồng tiền tại miền Bắc Việt Nam
cho biết:
- Thời vụ trồng hoa đồng tiền thích hợp nhất là tháng 3 và tháng 9.
- Khoảng cách trồng thích hợp nhất là cây cách cây 30 cm, hàng cách
hàng 35 cm, tương đương với mật độ là 5 - 6 vạn cây/ha.
- Tưới nước bằng hệ thống nhỏ giọt, chế độ tưới 2 ngày/1lần, mỗi lần
60 phút là thích hợp nhất cho hoa đồng tiền sinh trưởng, phát triển đồng thời
cho năng suất, chất lượng hoa cao nhất.
- Với công thức bón 100kg đạm +120kg lân + 100 kg kali/ha/lần là phù
hợp nhất với cây hoa đồng tiền: thân, lá phát triển vừa phải, tỷ lệ nhiễm bệnh
thấp nhất, rễ phát triển tốt, hoa cứng, cành mập và thẳng.
- Phun phân bón lá Antonik hoặc đầu trâu 902 cho hoa đồng tiền 10
ngày/lần, có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế
tăng 2,5 lần.
- Biện pháp kỹ thuật tỉa bỏ 30% lá (sau trồng 6 tháng, mỗi tháng tỉa 1
lần) làm giảm mật độ nhện, giảm tỷ lệ bệnh, tăng hiệu quả phòng trừ bệnh,
tăng năng suất hoa, chi phí bảo vệ thực vật giảm 50%.
Nguyễn Quang Thạch và cộng sự đã nghiên cứu chuyển gen vào cây
16
đồng tiền nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens nhằm tạo nguồn vật liệu
ban đầu cho công tác chọn tạo giống mang những đặc điểm mong muốn, bước
đầu đã cho kết quả [23].
2.5.2.2 Tình hình sản xuất
Ở Việt Nam, giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng đầu tiên
khoảng từ những năm 1940. Đặc điểm của giống hoa đơn này là cây sinh
trưởng khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên nước ta. Nhưng nhược điểm
là hoa nhỏ, cánh đơn, màu sắc đơn điệu nên hiện nay chúng ít được trồng. Từ
những năm 1990, một vài công ty và người sản xuất hoa Việt Nam bắt đầu
nhập các giống hoa đồng tiền lai (hoa kép) từ Đài Loan, Hà Lan, Trung Quốc
về trồng. Một số giống tỏ ra có ưu điểm như hoa to, cánh dày, gồm nhiều tầng
hoa xếp lại với nhau, màu sắc phong phú, hình dáng hoa cân đối, rất đẹp, cho
năng suất cao. Vì vậy, những giống này đã được tiếp nhận và phát triển mạnh
mẽ ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bên cạnh đó cũng có không ít giống
hoa đồng tiền do không thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, cây
sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh phá hại nặng gây thiệt hại cho người
trồng hoa (Đặng Văn Đông , 2004)[8] .
Trước năm 1975, hoa đồng tiền được trồng khá phổ biến tại Đà Lạt với
mục đích cắt cành, có nhiều màu khác nhau (vàng, cam, đỏ, hồng…), năm
1980 có nhập thêm một số giống cánh kép từ Hà Nội. Từ năm 1997 đã nhập
nội trên 20 giống của Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, trong đó giống của Hà
Lan cho chất lượng cao nhất với nhiều màu khác nhau.
Diện tích trồng đồng tiền của nước ta ngày càng tăng. Theo Đặng Văn
Đông (2007) [10], năm 2005 trong tổng số diện tích trồng hoa của cả nước,
thì cây đồng tiền chiếm 9%, tăng 1,8 lần so với năm 1995, tăng xấp xỉ 1,3 lần
so với năm 2000.
Tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc diện tích hoa của toàn vùng có
17
135,7 ha. Trong đó diện tích cây đồng tiền là 9,7 ha chiếm 0,07% trong cơ
cấu. Sản lượng hoa của vùng đạt 44,08 triệu bông, hoa đồng tiền chiếm 3,1
triệu bông.
Tại Lào Cai, hiện nay toàn tỉnh có 97,5 ha hoa các loại, sản lượng
khoảng 25 - 30 triệu bông, trong đó hoa đồng tiền có diện tích là 5ha, sản
lượng đạt 1,6 triệu bông, được trồng tập trung tại thị xã Lào Cai và huyện Bảo
Thắng.
Tại Hà Giang, toàn tỉnh có 28 ha trồng hoa, sản lượng đạt 6,1 triệu
bông thì diện tích hoa đồng tiền là 1,2 ha, sản lượng đạt 0,38 triệu bông tập
trung chủ yếu tại huyện Quản Ba và Đồng Văn.
Tại Sơn La, diện tích trồng hoa toàn tỉnh là 22 ha, sản lượng đạt 6,86
triệu bông. Riêng cây đồng tiền có diện tích 3,5 ha chiếm 0,16% tổng diện
tích trồng hoa, sản lượng đạt 1,12 triệu bông.
Do trồng hoa đồng tiền mang lại thu nhập rất cao nên những năm qua
nhiều địa phương, hộ gia đình đã tự tìm hiểu để phát triển, trồng loại hoa này
với quy mô từ vài chục ha. Điển hình là Đà Lạt (Lâm Đồng), Vĩnh Tuy (Hà
Nội), Thị xã Bắc Ninh, Bắc Giang…[8].
Tại Hà Nội, tổng diện tích các loại hoa cắt là 105 ha, đồng tiền chiếm
6,8% tập trung chủ yếu ở các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh và quận
Tây Hồ.
Tại Bắc Ninh, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng các
loại hoa, cây cảnh đạt hiệu quả kinh tế cao. Riêng trồng hoa đồng tiền cho thu
lãi trên 10 triệu đồng/sào/năm.
Năm 2005, Trung tâm kỹ thuật Rau quả Vĩnh Phúc đã thực hiện đề tài
xây dựng mô hình sản xuất và bảo quản một số giống hoa công nghệ cao có
triển vọng xuất khẩu tại Vĩnh Phúc đã cho thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng
18
đồng tiền là khá cao. Với mức đầu tư 16,2 triệu đồng/sào/năm, cho thu từ 50,4
- 55,6 triệu đồng/sào/năm [1].
Nhìn chung, công tác nghiên cứu về hoa đồng tiền ở Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế, việc nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu vào quy trình kỹ thuật
trồng, chăm sóc, nhân giống, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Việc nghiên cứu
lai tạo những giống có đặc điểm như mong muốn vẫn còn đang trong giai đoạn
tiền khởi.
2.6 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên cây hoa
2.6.1 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây hoa
Phân bón là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, nó
có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản. Theo
Hiệp hội phân bón quốc tế trong cây trồng chứa 92 nguyên tố tự nhiên, nhưng
chỉ cần 16 nguyên tố để tăng trưởng tốt, 13 trong số này là những nguyên tố
dinh dưỡng vô cơ chủ yếu được lấy từ đất hoặc do con người cung cấp. Một
số nguyên tố dinh dưỡng khác như Na, Si, Co có ảnh hưởng tốt đối với một số
cây trồng nhưng không phải là những chất chủ yếu (Lê Văn Tri, 2002) [33].
Năm 1938, Sack và Knop đã tiến hành phương pháp trồng cây trong
dung dịch dinh dưỡng để tìm ra các nguyên tố mà cây cần. Các ông đã kết
luận cây cần 10 nguyên tố để sinh trưởng phát triển bình thường. Đó là: Oxy,
Hydro, Nitơ, Photpho, Kali, Canxi, Magie, Lưu huỳnh và Sắt. Với sự phát
triển của các phương pháp nghiên cứu, ngày nay con người đã phát hiện ra
một cách chính xác các nguyên tố thiết yếu của cây trồng, bao gồm 16 nguyên
tố: C, H, O, N, K, Ca, Mg, P, S, Fe, Cu, Mn, Zn, Mo, B, Cl. Trong đó 7
nguyên tố sau cùng cây cần một lượng rất thấp nên được gọi là các nguyên tố
vi lượng, các nguyên tố còn lại gọi là nguyên tố đa lượng (Hoàng Minh Tấn
và cộng sự, 2000) [22].
Theo Đặng Văn Đông (2004) [8], các loại phân hữu cơ (phân bắc, phân
19
chuồng, nước giải, phân vi sinh…), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và phân vi
lượng (Cu, Mn, Fe, B, Zn, Co)…có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của hoa đồng tiền.
2.6.1.1 Vai trò của phân hữu cơ
Phân hữu cơ bao gồm các loại phân bắc, phân chuồng, phân xanh, nước
giải, xác bã các loại động thực vật, phân rác…Các loại phân này có tác dụng
giúp cây sinh trưởng tốt bền, khoẻ, hoa đẹp. Tuy nhiên, phân hữu cơ có nhược
điểm là tác dụng chậm, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, trong sản xuất người
ta thường ngâm ủ phân hữu cơ với lân vi sinh cho hoai mục để bón lót hoặc
bón thúc (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005)[15].
2.6.1.2 Vai trò của phân vi sinh vật
Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa vi sinh vật sống
đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp, thông qua các hoạt động sống của
chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P,
K, Fe, S…) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng, nông sản. Phân vi sinh vật không những mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người sử dụng mà còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi
trường và phát triển bền vững.
2.6.1.3 Vai trò của phân vô cơ
a. Phân đạm
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nói chung và cây
đồng tiền nói riêng. Đạm tham gia vào thành phần chính của hàng loạt các
chất quan trọng trong cơ thể thực vật như (Protein, Acid nucleic, cấu trúc của
diệp lục, nguyên sinh chất, Phytohormon, phytocrom và Vitamin), quyết định
các quá trình trao đổi chất, những biến đổi sinh hoá, sinh lý và quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [22].
Đối với cây đồng tiền, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh,
20
cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ. Nghiêm
trọng hơn cây có thể ngừng sinh trưởng, rễ bị đen và cây khô chết. Thừa đạm
cây sinh trưởng thân lá mạnh nhưng vóng, mềm và yếu, dễ bị đổ ra hoa muộn
hoặc không ra hoa, sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều. Đồng tiền cần nhiều
đạm vào giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng (tức là lúc cây còn nhỏ đến khi
phân hoá mầm hoa) (Đặng Văn Đông, 2004) [8].
b. Phân lân
Trong tự nhiên lân tồn tại ở hai dạng lân vô cơ và lân hữu cơ. Trong
cây, lân tồn tại chủ yếu là dạng hữu cơ, chỉ một phần nhỏ ở dạng vô cơ.
Lân tham gia vào sự hình thành nucleoproteit của nhân tế bào, lân có
mặt trong photphatit chất giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên
membran (plasmalem, tonoplast và membran của tất cả các cơ quan trong tế
bào). Lân có tác dụng lớn trong việc tạo thành tính thấm của tế bào và hình
thành áp suất thẩm thấu. Hoạt động của enzyme phụ thuộc rất lớn vào sự có
mặt của lân. Cùng với vitamin lân đã tham gia tạo thành một số enzyme quan
trọng trong quá trình trao đổi chất (NAD, NADP, FAD...) vì nó tham gia
trong việc xây dựng nên ATP là hợp chất giàu năng lượng cần cho các quá
trình sinh lý, sinh hoá trong cơ thể thực vật diễn ra được bình thường (Hoàng
Minh Tấn và cộng sự, 2000) [22]. Vì vậy, các bộ phận thân, lá, rễ, hoa đều
cần lân. Lân giúp cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, cây con khoẻ, tỷ lệ
sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp.
Thiếu lân đường trong lá tăng, lá già tăng, lá có màu xanh tím, màu tím
từ mép lan dần vào phía trong mặt lá, hoa tự nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa
chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém. Trong quá trình sinh
trưởng của cây, đồng tiền cần nhiều lân vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực
(tức thời kỳ hình thành nụ và hoa) (Đặng Văn Đông, 2004) [8].
c. Phân Kali
21
Kali có tác dụng điều chỉnh các đặc tính lý hoá học của keo nguyên
sinh chất, là nhân tố điều chỉnh sự đóng mở khí khổng nên có tác dụng điều
chỉnh sự trao đổi nước trong cây, có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành
sức trương của tế bào, điều chỉnh dòng vận chuyển trong libe, hoạt hoá hàng
loạt các enzyme trong tế bào chất như RuDP-cacboxylaza, nitratriductaza,
ATPaza…(Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [22].
Trong cây đồng tiền non và trước khi ra hoa có rất nhiều kali. Ở trong
mô thực vật, kali tồn tại dưới dạng ion ngậm nước. Nhờ hình thức tồn tại này
kali rất linh động, nó có thể chuyển được ngay trong các cấu trúc tế bào và
thường giữ mối quan hệ với nồng độ canxi và natri ở mức tương đối ổn định.
Kali xâm nhập vào tế bào làm tăng tính thấm của màng đối với nhiều chất,
ảnh hưởng mạnh tới quá trình trao đổi gluxit, đến trạng thái nguyên sinh chất
của tế bào. Từ đó giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột cho
cây.
Thiếu kali cây có biểu hiện như lá hơi ngắn, bản lá hẹp, xuất hiện
những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rũ xuống. Đối với mía thiếu kali việc vận
chuyển đường trong lá mía giảm, tốc độ vận chuyển giảm một nửa so với bình
thường.
Đối với cây đồng tiền trong quá trình sinh trưởng cần kali vào thời kỳ
kết nụ và nở hoa. Nếu thiếu kali đầu chóp lá già, bắt đầu vàng chết khô. Đồng
thời lá xuất hiện các đốm bị “luộc”, cuống hoa mềm ra không đứng lên được,
màu sắc nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn. (Đặng Văn Đông, 2004) [8].
d. Vai trò của các nguyên tố trung lượng
- Vai trò của Canxi: Canxi tham gia vào sự hình thành tế bào và sinh
trưởng ở giai đoạn giãn. Canxi kết hợp với acid pectinic tạo thành pectat
canxi, chất này như một vật liệu xây dựng thành tế bào và có mặt ở các lớp
giữa các tế bào, ở thành tế bào lông hút và ống phấn. (Hoàng Minh Tấn và
22
cộng sự, 2000) [22]. Ngoài ra , canxi còn có vai trò quan trọng trong việc hình
thành membran tế bào, hoạt hoá nhiều enzyme: Phospholipaza, argininkinaza,
adenosin triphosphataza, andenylkinaza…
Nếu thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt,
nghiêm trọng hơn lá non và đỉnh sinh trưởng bị chết khô nhưng lá già vẫn duy
trì được trạng thái bình thường. Thiếu canxi còn ảnh hưởng đến sự hình thành
vách tế bào, do vậy cuống lá, cuống hoa bị mềm không đứng lên được.
Canxi giúp cho cây đồng tiền tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế tác
dụng độc của acid hữu cơ. Ngoài ra, canxi còn có tác dụng giảm chua, tăng độ
phì của đất, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn.
- Vai trò của Magie: Magie có vai trò quan trọng trong quá trình trao
đổi gluxit và quang hợp của cây trồng. Magie tham gia cấu tạo nên phân tử
diệp lục, chất quyết định hoạt động quang hợp. Hàm lượng magie của diệp lục
chiếm tới 10% lượng magie của lá. Ngoài ra, magie còn đóng vai trò hoạt hoá
rất nhiều enzyme trong các phản ứng trao đổi gluxit, đặc biệt các phản ứng có
liên quan tới ATP (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [22].
Đối với cây đồng tiền thiếu magie lá bị giòn, cong queo, thậm chí biến
đỏ, lá mới ra ít và nhỏ, cuống lá dài và nhỏ, gân lá non gồ lên, sự hình thành
hoa bị ức chế, hoa nhỏ (Đặng Văn Đông, 2004) [8].
- Vai trò của Lưu huỳnh: Trong cây lưu huỳnh đóng vai trò của chất cấu
tạo vì lưu huỳnh tham gia thành phần của acid amin, protein và coenzyme A.
Lưu huỳnh cần cho các quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, việc cố định
đạm của vi sinh vật cộng sinh, tham gia tạo thành tritecpen, esgosterol,
lanosterol. Do vậy ảnh hưởng đến mùi vị của nhiều loại rau quả như hành tỏi.
Lưu huỳnh không có trong thành phần diệp lục nhưng lại rất cần thiết
cho việc hình thành diệp lục. Cây thiếu lưu huỳnh có dáng khẳng khiu, thấp
bé một cách đặc biệt. Các lá non có màu xanh lục nhạt đến vàng sáng. Cây bộ
23
đậu thiếu lưu huỳnh thì nốt sần hình thành kém. Cây không đủ lưu huỳnh thì
quả và hạt thành thục muộn hơn (Vũ Hữu Yêm, 1998) [40].
e. Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm 0,05% vật chất sống của cây nhưng
nó lại đóng vai trò sinh lý đặc biệt quan trọng trong cây (Hoàng Đức Cự,
1995) [3]. Tuy cây không cần nhiều nhưng mỗi nguyên tố đều có vai trò xác
định và không thể thay thế trong đời sống của cây trồng (Vũ Hữu Yêm, 1998)
[40].
Theo Nguyễn Xuân Hiển và cộng sự (1997) [11] cho biết: thừa hoặc
thiếu quá mức một nguyên tố này hay nguyên tố khác trong một vùng sinh
thái khác nhau làm xuất hiện các triệu chứng có tính địa phương. Các nguyên
tố vi lượng đóng vai trò là chất xúc tác, là nhóm ngoại của enzyme hoặc là
chất hoạt hoá của hệ enzyme cho các quá trình sống của cây. Trong đó vai trò
quyết định nhất của các nguyên tố vi lượng đối với cây là hoạt hoá hệ
enzyme. Nguyên tố vi lượng còn làm thay đổi đặc tính lý hoá của chất nguyên
sinh, ảnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của các phản ứng sinh hoá.
Theo Đường Hồng Dật (2003) [5] đối với cây có 6 nguyên tố vi lượng
được xem là thiết yếu: sắt (Fe), kẽm (Zn), Mangan (Mn), đồng (Cu), Bo (B),
Molipden (Mo). Các nguyên tố vi lượng có vai trò rất lớn đối với sinh trưởng
và phát triển của cây, chúng góp phần nâng cao chất lượng nông sản. Bón
phân vi lượng thường đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Vai trò của sắt (Fe): Sắt có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống
cây trồng. Sắt có mặt trong các hợp chất porphyril khác nhau như Xytocrom,
nhóm hoạt động của các enzyme như catalaza, peroxydaza và trong các
leghemoglobin. Ngoài ra, sắt còn có mặt trong các hợp chất không có cấu trúc
Hem khác như Ferredoxin.
Sắt tuy không tham gia vào thành phần của diệp lục nhưng lại rất cần
24
cho sự tổng hợp diệp lục. Triệu chứng khi cây thiếu sắt phiến lá có màu vàng
nhạt, gân lá bị trắng, cây ngừng sinh trưởng.
- Vai trò của Đồng (Cu): Tham gia vào thành phần của các enzyme như
polyphenol oxydaza, superoxit dismutaza, xytocrom oxydaza,
phenolaza…Những enzyme này tham gia tích cực vào các phản ứng oxy hóa
khử, đặc biệt là các phản ứng tối trong quá trình quang hợp (Hoàng Minh Tấn
và cộng sự, 2000) [22].
Theo Đường Hồng Dật (2002) [5], đồng tham gia vào thành phần cấu
tạo của enzyme thúc đẩy chức năng hô hấp, chuyển hoá các chất trong cây.
Đồng thúc đẩy quá trình hình thành vitamin A trong cây, loại vitamin rất cần
cho sự phát triển bình thường của hạt. Đồng làm tăng hoi lực của kẽm,
Mangan, Bo.
Đồng có tác dụng bảo vệ diệp lục khỏi bị phá huỷ, làm tăng quang hợp.
Bón đồng sunphat hay các phế liệu của nhà máy luyện đồng có tác dụng làm
tăng năng suất cây trồng. Ngoài việc bón đồng vào đất có thể phun lên cây
hoặc tẩm hạt đều có hiệu quả (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [22].
Cây thiếu đồng lá và hoa dài, vàng, mềm, cây sinh trưởng chậm (Nguyễn
Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005) [15]. Đối với cây đồng tiền thiếu đồng lá
non bị gãy cong, cây bắt đầu khô từ đỉnh ngọn sau đó cả cây bị chết.
- Vai trò của Mangan: Mangan đóng vai trò rất quan trọng trong cây
như cofacto của nhiều enzyme malatdehdrogenaza, oxalatsuxinat
decacboxylaza, hoạt hoá đặc biệt cho nhiều enzim của chu trình Krebs và quá
trình khử Nitrat. Trong quá trình này, Mangan hoạt hoá cho các enzim nitrit
reductaza và hydro xylamin reductaza (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [22].
Mangan có tác dụng làm tăng hiệu lực của phân lân, kích thích cây hút
nhiều lân. Mangan thúc đẩy quá trình hô hấp trong cây, xúc tiến quá trình oxi
hoá các hydrat cacbon tạo thành CO2 và H2O. Mangan làm tăng hoạt tính của
25
men trong quá trình tổng hợp chất diệp lục (Đường Hồng Dật, 2002) [5].
Thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trưởng bị vàng, cây yếu, sinh trưởng và
năng suất hoa bị giảm (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005) [15].
- Vai trò của Bo (B): Trong cây Bo có hàm lượng rất thấp và tồn tại ở
dạng B(OH)3. Theo (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [8], Bo ảnh hưởng
đến sự hút các nguyên tố khác vào trong cây, ảnh hưởng tích cực đến sự nảy
mầm của hạt phấn và sự phát triển của ống phấn như giảm bớt khả năng oxy
hoá một số chất hữu cơ để giữ năng lượng, thúc đẩy quá trình hình thành ống
phấn, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng kích thước, khối
lượng quả, tăng tính chống chịu…
Thiếu Bo, rễ cây ngừng sinh trưởng, sau đó xuất hiện vết vàng ở đỉnh
sinh trưởng tận cùng, nếu thiếu nghiêm trọng đỉnh sinh trưởng sẽ bị chết.
Ngoài ra thiếu Bo còn ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, cây có thể hoàn toàn
không ra hoa hoặc hoa rất ít (Nguyễn Xuân Hiển, 1997) [11].
Triệu chứng khi cây thiếu Bo lá non xoăn lại, những lá khác bị vàng
hoặc bị nâu cạnh mép lá (Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý, 2005) [15].
- Vai trò của Kẽm (Zn): Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 70
enzyme như alcolholdehydrogenaza, cacbonatanhydraza superoxit
dismutara… Kẽm còn tham gia vào cofacto của nhiều enzyme. Đặc biệt, kẽm
tham gia vào sự hoạt hoá enzyme tổng hợp Tryptophan chất tiền thân của
Auxin (Indolaxetic acid). Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong sự sinh tổng
hợp Protein.
Đối với cây, bón kẽm sẽ giúp tăng cường sự hút K, Si, Mn, Mo, tăng
tính chống chịu với bệnh phytopthrahy của cây.
Thiếu kẽm sẽ gây rối loạn về sự trao đổi phytohormon dẫn đến lá cây
nhỏ và xoăn, đốt cây ngắn, biến dạng. Nói chung, khi thiếu kẽm cây sinh
trưởng rất chậm… để khắc phục tình trạng trên người ta có thể phun các dung
26
dịch muối kẽm lên lá cây (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [8]. Theo
Đường Hồng Dật (2002), cây bị thiếu kẽm có thể giảm tới 50% năng suất mặc
dù cây không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Ngày nay, có nhiều loại chế
phẩm phân bón qua lá chuyên dụng có chứa kẽm phun cho cây rất hiệu quả.
- Vai trò của Coban (Co): có tác dụng làm tăng tính giữ nước trong
hoa, làm cho hoa bền lâu hơn.
- Vai trò của Molipden: Molipden có vai trò tích cực trong việc làm
tăng khả năng quang hợp của cây. Molipden cần cho sự tổng hợp vitamin C
trong cây, giúp hấp thu được nhiều đạm, tăng khả năng cố định đạm của vi
sinh vật nốt sần ở rễ cây họ đậu. Molipden có tác dụng làm tăng hiệu quả sử
dụng phân lân của cây và phát huy tích cực các loại phân lân (Đường Hồng
Dật, 2002) [5].
2.6.2 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên thế giới và Việt Nam
2.6.2.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá
Cây trồng không chỉ hấp thu dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu qua lá.
Với ưu điểm chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nhanh hơn, hiệu suất sử dụng
dinh dưỡng cao hơn (tới 95%), chi phí thấp hơn, ít ảnh hưởng đến môi trường
và đất trồng, phân bón qua lá ngày càng được người nông dân nhiều nơi áp
dụng vào trong sản xuất. Vậy dựa trên cơ sở nào mà phân bón lá lại được lựa
chọn?
Từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh được rằng cây xanh hút chất
dinh dưỡng ở dạng khí như CO2, O2, SO2, NO2 và NH3 từ khí quyển qua lỗ
khí khổng (Weigh và Ziegler - dẫn theo Nguyễn Hạc Thuý, 2001)[32]. Bằng
phương pháp đồng vị phóng xạ các nhà khoa học đã phát hiện ra, ngoài bộ
phận lá các bộ phận khác như thân, cành, hoa, quả đều có khả năng hấp thu
dinh dưỡng.
Bằng nhiều thực nghiệm khác nhau các nhà khoa học đã cho thấy việc
27
phun các chất dinh dưỡng dạng hoà tan vào lá, chúng được xâm nhập vào cơ
thể cây xanh qua lỗ khí khổng cả ngày lẫn đêm. Tổng diện tích bề mặt lá tiếp
xúc với phân bón thường cao hơn 8 - 10 lần diện tích tán cây che phủ, các
chất được vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới với vận tốc
30cm/h. Do đó, năng lực hấp thu dinh dưỡng từ lá cũng cao gấp 8 - 10 lần so
với khả năng hấp thu từ rễ. Tổng lượng chất dinh dưỡng được hấp thu qua lá
có thể lên tới 90 - 95% so với tổng lượng chất dinh dưỡng phun cho cây. Mặc
dù không thể thay thế hoàn toàn hình thức bón phân vào đất, nhưng việc bón
phân qua lá luôn có hiệu suất đồng hoá các chất dinh dưỡng cao hơn so với
phân bón vào đất. Một trong những tính ưu việt của hình thức bón phân qua lá
là sau khi phun 30 giờ, toàn bộ lân hoà tan được hấp thu và đồng hoá hết, với
phân ure thì chỉ sau vài giờ (dẫn theo Trần Đại Dũng, 2004) [6].
Cơ chế đóng mở khí khổng có liên quan đến kích thước dài rộng của lỗ,
liên quan đến ánh sáng, độ ẩm không khí, nhiệt độ, độ ẩm đất và các chất dinh
dưỡng, tuổi của lá…Ngoài ra, còn liên quan chặt chẽ với nồng độ acid
Abxixic (ABA), pH dịch bào và ion Kali. Lỗ khí khổng có kích thước dài 7 -
40 µm, rộng 2 - 12 µm với số lượng khá lớn, nếu bón phân qua lá vào thời
điểm khi khổng mở hoàn toàn thì đạt hiệu quả cao nhất (Nguyễn Văn Uyển,
1995) [34]. Theo (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 2000) [22], nên phun phân
bón qua lá vào thời kỳ cây còn non khi màng lớp cutin chưa thật phát triển
hoặc vào lúc cây sắp đạt cường độ cực đại của quá trình trao đổi chất.
2.6.2.2 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trên thế giới
Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như Auxin (1880,
Darwin, 1928 - Went, 1934 - Kogl), Gibberelin (1926 - Kurosawa, 1938 -
Yabuta), Xytokinin (1955 - Miller, Skoog), các chất ức chế sinh trưởng như
ABA (1961 - Liu, Carn, 1963 - Ohkuma, Eddicott), Ethylen, các hợp chất
phenol…và sử dụng các chất này làm phương tiện hoá học để điều chỉnh các
28
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, được coi như bước đầu tiên sử
dụng chế phẩm dinh dưỡng bón qua lá cho cây trồng (dẫn theo Cao Kỳ Sơn,
Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, 1998) [20].
Hiện nay, các chế phẩm phân bón qua lá trên thị trường rất phong phú
và có thể chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm chỉ chứa các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng phối hợp
theo một tỷ lệ hợp lý giúp cây sinh trưởng ổn định một cách tự nhiên.
- Nhóm chứa thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình
chín hoặc làm mau ra rễ.
- Nhóm các loại thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh được phối trộn với
tỷ lệ thích hợp (Nguyễn Văn Uyển, 1995) [34].
Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, Đài
Loan… đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón lá có tác dụng làm
tăng năng suất, phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môi trường...Các chế
phẩm: Pen Shi Bao, Diệp lục tố, Diệp diện bảo, Đặc đa thu, Khoái phong thu,
Thiên uy… (Trung Quốc), Orgamin, YoGen, Antonik…(Nhật Bản),
Palangmai 15-30-15, Mayfolan, Agriconik…(Thái Lan); Spray-N-Grow, Solu
Spray, Agrostim…(Hoa Kỳ), Multipholate, Phabela…(Anh)…đã được khảo
nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam (dẫn
theo Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, 1998) [20].
2.6.2.3 Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón lá ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 80 của thế kỷ XX, Viện hoá công nghiệp đã
tiến hành tách chiết acid Humix từ than bùn để điều chế một số loại Humat
dùng làm chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng và đã được thị
trường chấp nhận (Nguyễn Huy Phiêu, Đặng Ninh và cộng sự, 1993)[18].
Tác giả Đường Hồng Dật (2003) [5] cho biết: khi bón qua lá, phân phát
29
huy hiệu lực nhanh, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng qua lá của cây đạt từ 90 -
95%, trong khi đó bón qua đất cây chỉ sử dụng 40 - 50%.
Sử dụng các chế phẩm phân bón qua lá đúng thời kỳ, đúng phương
pháp, nồng độ, liều lượng sẽ làm tăng năng suất, chất lượng nông sản: giảm
hàm lượng NO3 trong dưa chuột 28 - 35%, trong cải xanh 20 - 35%, trong cải
bắp 25 - 70%. Phun phân bón lá TP-108 cho cà chua làm tăng tỷ lệ tinh bột
lên 29%, hàm lượng muối khoáng tăng lên 17,6%, vitaminC tăng lên 11,1%,
hàm lượng đường tăng 23%. Phun HVP cho trái Thanh long làm thời gian lưu
giữ kéo dài thêm 10 - 12 ngày so với đối chứng. Sử dụng chế phẩm bón lá
HVP401 - N làm tăng độ Brix của trái quýt tiểu 3,7% (dẫn theo Cao Kỳ Sơn,
Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, 1998) [20].
Hiện nay, Trung tâm Sinh học thực nghiệm (Viện Ứng dụng Công
nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ) đã và đang phối hợp với Công ty
Hunnia - Zholding, Hungary thực hiện dự án “ Nghiên cứu sản xuất và sử
dụng phân bón lá Bio-hunnia có thành phần chiết xuất từ thực vật”. Năm
2007 dự án được triển khai trên cây dưa hấu, cây cà chua, súp lơ. Kết quả
cho thấy, việc sử dụng phân bón lá Bio-hunnia đã rút ngắn thời gian sinh
trưởng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và làm tăng năng suất, phẩm
chất của cây rõ rệt. Riêng đối với cây dưa hấu năng suất quả tăng từ 26,3 -
30%, độ brix cũng cao hơn so với đối chứng [29].
Theo Hà Thị Thanh Bình và cộng sự (1998) [2] phun vi lượng cho
cây đậu tương và lạc trên đất Mai Sơn - Hoà Bình ở các giai đoạn 3,5,7 lá
đã có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây (làm tăng
hàm lượng diệp lục trong lá, tăng chiều cao cây, tăng năng suất và chất
lượng hạt (năng suất tăng từ 13,8 - 20,2%, protein và lipit tăng so với đối
chứng).
Đối với hoa cây cảnh, việc nghiên cứu, sử dụng phân bón lá trong
30
những năm gần đây đã trở thành phổ biến và cho hiệu quả rõ rệt. Khi khảo
nghiệm phân bón lá Agriconik trên cây hoa hồng và hoa thược dược ở Hà
Nội cho kết quả: Số lượng và đường kính hoa đều tăng so với đối chứng
phun nước sạch, phun phân bón lá Komix-FL cho hoa cây cảnh làm tăng số
hoa, đường kính hoa, giữ cho hoa lâu tàn (Vũ Cao Thái, 2000) [27].
Xử lý phân bón lá SNG, Antonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh
đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu
(11% so với đối chứng không phun), tăng năng suất, chất lượng, kéo dài
tuổi thọ của hoa, còn xử lý SNG và BPF, nồng độ 10ml/lit cho cây hoa cúc
lúc bắt đầu ra nụ, đã làm tăng đường kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa
tươi hơn, thân lá xanh đậm, cuống hoa to cứng hơn…(Nguyễn Quang
Thạch, 2002) [24].
Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [16], xử lý phân bón lá “Thiên
Nông”, GA3 Thiên Nông, Kích phát tố hoa trái Thiên Nông cho cây hoa
cúc CN97 trong 2 vụ đông xuân 1999 và 2000 tại Hà Nội, trong đó phân
bón lá GA3 phun liên tục 7 ngày/lần từ sau trồng 15 ngày đến khi cây chớm
phân hoá mầm hoa. Kích phát tố hoa trái xử lý khi cây bắt đầu phân hoá
mầm hoa đến khi nụ nứt cánh. Kết quả: các loại chế phẩm trên đều ảnh
hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây, cho hiệu quả kinh tế gấp
1,23 lần so với đối chứng. Tác giả kết luận: GA3 tác dụng mạnh ở giai đoạn
sinh trưởng sinh dưỡng, kích phát tố hoa trái Thiên Nông có hiệu quả ở giai
đoạn sinh trưởng sinh thực, phân bón lá tác dụng điều hoà cả hai quá trình
này.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior trên các
cây hoa cúc, hoa đồng tiền và hoa hồng, Hoàng Ngọc Thuận (2005) [30]
cho thấy:
- Khi sử dụng phân bón lá Pomior 0,3% cho cây hoa cúc trong vườn
31
ươm nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, tỷ lệ sống khi ra ngôi cây con
trong ống nghiệm tăng 35% so với đối chứng phun nước sạch, cây con
mập, sau 10 ngày ra ngôi, tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh gấp 1,45 lần.
- Thí nghiệm sử dụng phân Pomior 0,4% cho cây cúc vàng hè Đà
Lạt, kết quả năng suất, chất lượng, độ bền hoa cắt, khả năng chống chịu sâu
bệnh đều cao hơn đối chứng. Đặc biệt có thể sử dụng phân bón lá Pomior để
bón thúc cho cây hoa cúc mà không phải bón thêm loại phân khoáng nào
khác.
- Trên cây hoa đồng tiền, thí nghiệm bón thúc bằng phân bón lá Pomior
ở các nồng độ: 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% đều cho khả năng sinh trưởng và
nă._.---------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKT1 31/ 7/** 16: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKT2 FILE DKT2 31/ 7/** 16:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Duong kinh tan sau trong 2 thang
VARIATE V003 DKT2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 36.5146 9.12865 2.97 0.089 3
2 NL 2 35.8479 17.9239 5.82 0.028 3
* RESIDUAL 8 24.6263 3.07829
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 96.9888 6.92777
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKT2 31/ 7/** 16:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKT3 FILE DKT3 31/ 7/** 17: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Duong kinh tan sau trong 3 thang
VARIATE V003 DKT3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 82.7621 20.6905 4.09 0.043 3
2 NL 2 70.4233 35.2116 6.96 0.018 3
* RESIDUAL 8 40.4866 5.06082
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 193.672 13.8337
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKT3 31/ 7/** 17: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKT4 FILE DKT4 31/ 7/** 17:24
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Duong kinh tan sau trong 4 thang
VARIATE V003 DKT4
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 91.3099 22.8275 2.66 0.112 3
2 NL 2 100.859 50.4293 5.87 0.027 3
* RESIDUAL 8 68.7743 8.59678
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 260.943 18.6388
-----------------------------------------------------------------------------
103
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKT4 31/ 7/** 17:24
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKT5 FILE DKT5 31/ 7/** 20:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Duong kinh tan sau trong 5 thang
VARIATE V003 DKT5
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 121.679 30.4197 2.43 0.133 3
2 NLAI 2 159.917 79.9585 6.38 0.022 3
* RESIDUAL 8 100.202 12.5253
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 381.798 27.2713
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKT5 31/ 7/** 20:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKT6 FILE DKT6 31/ 7/** 21: 2
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Duong kinh tan sau trong 6 thang
VARIATE V003 DKT6
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 150.957 37.7392 3.66 0.056 3
2 NL 2 131.733 65.8666 6.39 0.022 3
* RESIDUAL 8 82.4618 10.3077
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 365.152 26.0823
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKT6 31/ 7/** 21: 2
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS DKT1 DKT2 DKT3 DKT4 DKT5 DKT6
I 3 18.5667 24.8500 34.1067 38.4400 41.5367 43.8867
II 3 17.8700 22.6067 31.2333 35.4133 38.3800 40.3733
III 3 16.1467 21.4167 28.6433 32.7367 34.8367 36.5200
IV 3 16.0900 21.2600 28.2100 32.2567 34.4933 36.0100
V 3 15.9067 20.3167 27.9600 31.9467 34.2500 35.7300
SE(N= 3) 0.591480 1.01296 1.29882 1.69281 2.04331 1.85362
5%LSD 8DF 1.92876 3.30317 4.23533 5.52007 6.66301 6.04447
CV% 6.1 7.9 7.5 8.6 9.6 8.3
-------------------------------------------------------------------------------
Ảnh hưởng của phân bón lá tới động thái ra hoa của cây đồng tiền Vermelia
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH3 FILE SOHOA3 11/ 8/** 23: 0
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
So hoa sau trong 3 thang
VARIATE V003 SO
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .855027 .213757 8.74 0.006 3
2 NLAI 2 .641333E-02 .320667E-02 0.13 0.879 3
* RESIDUAL 8 .195653 .244567E-01
104
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1.05709 .755067E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOHOA3 11/ 8/** 23: 0
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH4 FILE SHOA4 12/ 8/** 9:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
So hoa sau trong 4 thang
VARIATE V003 SH4
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 3.54747 .886867 6.22 0.015 3
2 NL 2 .414493 .207247 1.45 0.290 3
* RESIDUAL 8 1.14097 .142622
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 5.10293 .364495
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SHOA4 12/ 8/** 9:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH5 FILE SOHOA5 12/ 8/** 8:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
So hoa sau trong 5 thang
VARIATE V003 SH5
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 4.66623 1.16656 3.79 0.052 3
2 NLAI 2 .189773 .948867E-01 0.31 0.746 3
* RESIDUAL 8 2.46369 .307962
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 7.31969 .522835
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOHOA5 12/ 8/** 8:25
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SH6 FILE SH6 2/ 9/** 20: 3
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
so hoa sau trong 6 thang
VARIATE V003 SH6
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 5.81349 1.45337 4.08 0.043 3
2 NL 2 .968935E-01 .484467E-01 0.14 0.875 3
* RESIDUAL 8 2.84971 .356214
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 8.76009 .625721
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SH6 2/ 9/** 20: 3
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SH3 SH4 SH5 SH6
I 3 1.22667 3.29000 6.63333 9.01667
II 3 1.45000 4.11333 7.49000 9.93000
III 3 1.63667 4.32333 7.73667 10.2033
IV 3 1.76667 4.54333 7.96667 10.4900
105
V 3 1.90667 4.66333 8.27667 10.8567
SE(N= 3) 0.902897E-01 0.218038 0.320397 0.344584
5%LSD 8DF 0.294425 0.711000 1.04478 1.12365
CV% 9.8 9.0 7.3 5.9
-------------------------------------------------------------------------------
Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa của cây đồng tiền Vermelia
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDCH FILE CDCH2 13/ 8/** 9:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
chieu dai canh hoa
VARIATE V003 CDCH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 36.2800 9.07000 7.33 0.009 3
2 NLAI 2 5.69734 2.84867 2.30 0.161 3
* RESIDUAL 8 9.89600 1.23700
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 51.8733 3.70524
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDCH2 13/ 8/** 9:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKCH FILE DKCANH2 13/ 8/** 9:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
duong kinh canh hoa
VARIATE V003 DKCH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .163733E-01 .409333E-02 7.47 0.009 3
2 NLAI 2 .101333E-02 .506667E-03 0.92 0.438 3
* RESIDUAL 8 .438667E-02 .548333E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .217733E-01 .155524E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKCANH2 13/ 8/** 9:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKCB FILE DKCB2 13/ 8/** 9:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
duong kinh co bong
VARIATE V003 DKCB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .199600E-01 .499000E-02 4.82 0.029 3
2 NLAI 2 .192000E-02 .960000E-03 0.93 0.437 3
* RESIDUAL 8 .828000E-02 .103500E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .301600E-01 .215429E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKCB2 13/ 8/** 9:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKB FILE DKB2 13/ 8/** 10:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Duong kinh bong hoa
VARIATE V003 DKB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .837134 .209283 8.50 0.006 3
2 NLAI 2 .569340E-02 .284670E-02 0.12 0.892 3
106
* RESIDUAL 8 .196907 .246134E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1.03973 .742667E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DKB2 13/ 8/** 10:28
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CH/B FILE CANHHOA2 13/ 8/** 9: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
canh hoa/bong
VARIATE V003 CH/B
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 11.8487 2.96217 0.48 0.751 3
2 NLAI 2 18.4487 9.22434 1.50 0.281 3
* RESIDUAL 8 49.3113 6.16391
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 79.6087 5.68633
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CANHHOA2 13/ 8/** 9: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDCH DKCH DKCB DKB CH/B
I 3 51.7667 0.610000 0.523333 9.14667 65.4667
II 3 53.5667 0.633333 0.570000 9.57000 66.1133
III 3 54.0333 0.663333 0.593333 9.62000 66.5667
IV 3 54.7667 0.690000 0.600000 9.76333 67.0400
V 3 56.5333 0.696667 0.633333 9.81667 68.1000
SE(N= 3) 0.642132 0.135195E-01 0.185742E-01 0.905784E-01 1.43340
5%LSD 8DF 2.09393 0.440858E-01 0.605685E-01 0.295367 4.67417
CV% 2.1 3.6 5.5 1.6 3.7
-------------------------------------------------------------------------------
Ảnh hưởng của phân bón lá tới tỷ lệ hoa thương phẩm của cây đồng tiền Vermelia
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HOALOAI1 FILE HLOAI1 30/ 8/** 16:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
So hoa loai 1
VARIATE V003 HOALOAI1
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .113265E+09 .283163E+08 65.65 0.000 3
2 NLAI 2 .198775E+07 993876. 2.30 0.161 3
* RESIDUAL 8 .345079E+07 431349.
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .118704E+09 .847883E+07
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLOAI1 30/ 8/** 16:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
So hoa loai 1
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HOALOAI2 FILE HLOAI2 30/ 8/** 16:42
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
So hoa loai 2
VARIATE V003 HOALOAI2
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
107
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .116812E+08 .292031E+07 4.09 0.043 3
2 NLAI 2 .188854E+07 944269. 1.32 0.320 3
* RESIDUAL 8 .571149E+07 713937.
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .192813E+08 .137723E+07
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLOAI2 30/ 8/** 16:42
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HOALOAI3 FILE HLOAI3 30/ 8/** 16:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
So hoa loai 3
VARIATE V003 HOALOAI3
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 .138546E+08 .346364E+07 4.75 0.030 3
2 NLAI 2 21924.9 10962.5 0.02 0.986 3
* RESIDUAL 8 .583613E+07 729516.
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .197126E+08 .140804E+07
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLOAI3 30/ 8/** 16:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HOALOAI1 HOALOAI2 HOALOAI3
I 3 14973.3 17077.7 16309.3
II 3 19366.3 18278.3 16755.0
III 3 20670.0 18829.0 17611.0
IV 3 21422.0 19064.0 18474.0
V 3 23107.7 19698.0 18814.3
SE(N= 3) 379.187 487.831 493.125
5%LSD 8DF 1236.49 1590.77 1608.03
CV% 3.3 4.5 4.9
-------------------------------------------------------------------------------
108
3. Chi phí sản xuất và phân loại hoa đồng tiền
a. Chi phí sản xuất hoa đồng tiền
Bảng 1: Chi phí sản xuất hoa đồng tiền (tính cho 1000m2/năm)
TT Nội dung Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá (đ) Thành tiền
(đ)
1 Nhà mái che (khấu
hao 4 năm)
m
2
1000 40.000/4năm 10.000.000
2 Giống nuôi cấy mô
(khấu hao 4 năm)
Cây 6.000 5.000/4năm 7.500.000
3 Phân chuồng Tấn 4,5 200.000 900.000
4 Phân hoá học 3.000.000
5 Thuốc BVTV +
KTST
1.250.000
6 Điện nước, thuê đất,
vật tư khác...
1.500.000
7 Công lao động Công 450 30.000 13.500.000
Cộng 37.650.000
b. Tiêu chuẩn phân loại hoa đồng tiền
Loại hoa Chiều dài cành hoa (cm) Đường kính hoa (cm)
I >50 >13
II 40 - 50 10 - 13
III <40 <10
(Tiêu chuẩn chiều dài và đường kính bông hoa còn tuỳ thuộc vào chủng loại giống)
109
Số liệu khí tượng tháng 9 năm 2007 trạm HAU - JICA
Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%)
Ngày
TB Tối cao Tối thấp TB Tối thấp
Mưa
(mm)
Nắng
(Giờ)
1 29.2 32.5 26.9 88 80 - 6.8
2 29.5 32.8 27.8 88 76 - 4.3
3 27.0 32.1 25.2 93 90 147 0
4 25.4 26.5 23.8 92 85 613 2
5 24.0 25.3 21.8 94 91 288 0
6 26.2 29.5 23.4 84 72 - 0.2
7 27.9 31.3 25.6 85 71 - 0
8 29.0 32.8 26.7 85 74 0.0 6.6
9 28.2 30.2 25.8 92 86 103 3.1
10 26.0 28.8 25.0 82 88 222 0
11 25.3 27.2 24.1 90 88 23 0
12 26.4 31.8 24.3 90 81 0.0 0.9
13 25.7 27.0 24.7 97 96 175 1
14 27.2 31.8 24.3 92 79 0.0 6.4
15 28.0 31.6 24.9 83 66 31 0.5
16 29.1 33.4 26.3 84 68 - 7.2
17 29.5 34.3 27.2 84 69 - 2.7
18 25.7 30.0 22.7 85 74 57 6.5
19 26.5 30.9 22.7 77 44 - 10
20 25.7 30.4 21.0 76 49 - 10.4
21 25.2 30.5 20.7 74 46 - 8.6
22 26.1 29.6 23.7 73 52 - 9
23 26.4 30.9 22.3 71 46 - 9.8
24 23.2 29.3 21.9 85 77 55 4.3
25 23.9 26.3 21.8 91 79 176 0.2
26 24.7 26.6 23.1 95 98 160 1.9
27 26.6 30.7 24.2 90 74 235 0
28 27.5 31.4 24.5 84 63 0
29 27.1 32.5 24.3 88 68 0.0 0
30 28.2 32.5 24.5 86 68 - 0
T. số 800.4 909,5 725.5 2578 2198 2285 102.4
TB 97
C nhất 29.5 32.8 27.2 98 613 10.4
T nhất 23.2 25.3 20.7 71 44
110
Số liệu khí tượng tháng 10 năm 2007 trạm HAU - JICA
Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%)
Ngày
TB Tối cao Tối thấp TB Tối thấp
Mưa
(mm)
Nắng
(Giờ)
1 28.0 30.9 26.3 83 65 - 8.4
2 26.4 27.6 25.9 84 80 102 9.0
3 25.8 27 24.7 89 78 245 8.5
4 26.8 29.1 24.8 89 80 356 0.0
5 25.8 27 24.7 91 86 230 3.7
6 28.6 34 24.8 88 67 - 4.7
7 29.5 34.7 25.6 87 72 - 0.0
8 29.3 34.6 25.9 88 74 206 0.0
9 28.0 31.8 25.5 81 68 - 2.5
10 26.2 29.1 24.7 79 68 - 5.9
11 26.3 29 24.5 82 62 - 7.3
12 22.4 22.9 22 86 70 43 6.9
13 24.5 26.1 22.5 84 61 17 1.9
14 25.0 27.6 22.9 77 68 0,5 0.0
15 23.7 26.4 20.7 76 63 0.0 0.0
16 25.0 28.3 20.2 66 47 - 0.3
17 23.2 28.4 18.5 69 51 - 0.0
18 23.6 29.1 19.6 76 48 - 0.0
19 21.5 22.6 20.9 78 52 - 0.0
20 25.5 29.2 21.6 67 42 - 0.0
21 24.5 28.8 22.6 76 45 - 0.0
22 24.4 29.5 21.4 79 60 - 0.0
23 24.5 29.9 20.3 83 61 - 0.0
24 24.8 29.8 20.5 80 58 - 0.0
25 25.3 30.7 21 80 54 - 0.0
26 25.8 31.7 21.6 78 50 - 0.0
27 25.8 30.5 22 82 57 - 0.0
28 23.8 24.9 23 84 57 - 0.0
29 25.3 31 21.3 81 56 - 0.0
30 25.0 28.9 22 76 55 - 0.0
31 20.3 24.4 19.4 85 69 - 0.0
T. số 784.6 895.5 701.4 2504 1924 1199.5 59.1
TB 25.3 28.8 22.6 80.7 62
C nhất 29.5 34.6 91 13.0 9.0
T nhất 20.3 18.5 42
111
Số liệu khí tượng tháng 11 năm 2007 trạm HAU - JICA
Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%)
Ngày
TB Tối cao Tối thấp TB Tối thấp
Mưa
(mm)
Nắng
(Giờ)
1 19.1 20.0 17.9 94 92 108 0
2 18.8 20.5 17.6 72 61 0.0 2.7
3 18.6 20.2 17.4 69 57 - 0
4 17.7 20.0 16.1 77 71 0.0 1.5
5 19.9 25.0 16.2 69 45 - 0
6 20.2 27.0 15.2 73 44 - 8.4
7 20.5 27.6 15.1 69 35 - 7
8 19.6 27.5 13,7 68 33 - 9
9 20.5 28.0 14.0 70 36 - 8.4
10 21.7 28.8 16.4 72 34 - 7.6
11 22.1 28.0 17.0 77 44 - 6.6
12 23.4 27.6 19.9 74 58 - 5.6
13 23.1 27.1 20.1 80 61 0.0 3.8
14 23.0 28.0 19.7 79 57 - 6.9
15 22.9 28.4 18.3 76 56 - 8.3
16 22.8 28.6 17.9 82 55 - 7.2
17 22.9 29.2 18.7 81 55 - 7
18 22.7 25.1 20.3 80 67 - 0
19 21.4 23.8 19.4 62 53 - 2.2
20 21.0 26.1 17.1 71 49 - 7.5
21 20.6 26.3 16.2 76 43 - 7
22 20.4 25.4 16.4 76 44 - 5.7
23 20.6 26.2 16.2 72 44 - 6.8
24 20.4 26.8 15.2 67 30 - 7
25 19.7 26.2 14.9 68 31 - 6.2
26 19.6 26.8 14.7 69 34 - 7.9
27 18.4 24.4 14.7 62 35 - 0
28 17.2 23.3 13.0 61 26 - 6.2
29 15.9 23.5 9.6 65 27 - 7.9
30 16.1 23.5 9.9 75 44 - 7.1
T. số 610.8 768.9 495.1 2186 1421 108 161.5
TB 20.3 25.6 16.5 72.8 5.3
C nhất 23.4 29.2 20.1 108 8.4
T nhất 15.9 20.0 9.6 30
112
Số liệu khí tượng tháng 12 năm 2007 trạm HAU - JICA
Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%)
Ngày
TB Tối cao Tối thấp TB Tối thấp
Mưa
(mm)
1 19.1 24.3 14.6 79 65 -
2 20.2 24.3 16.7 84 63 -
3 20.4 23.4 18.2 77 59 -
4 20.2 24.3 17.4 81 59 -
5 20.5 24.5 17.2 69 50 -
6 19.7 24.6 15.8 70 47 -
7 18.8 24.2 14.7 78 49 -
8 20.1 23.8 16.7 75 63 -
9 21.8 25.7 19.7 83 72 0.1
10 22.2 26.3 20.0 85 69 0.0
11 22.5 26.5 20.1 88 70 -
12 23.0 28.1 20.8 85 60 0.0
13 23.0 27.4 21.4 84 64 -
14 21.3 25.4 18.7 81 63 -
15 22.0 25.3 19.3 83 71 -
16 22.3 25.5 20.3 85 75 0.8
17 22.6 25.4 20.4 87 76 -
18 22.4 24.3 21.0 88 79 0.3
19 18.5 22.4 17.2 82 74 -
20 20.3 23.0 17.8 86 81 -
21 23.5 26.5 21.3 89 76 0.0
22 23.9 27.3 22.3 89 77 0.0
23 19.4 22.9 18.1 86 78 69
24 17.5 19.2 15.3 80 70 0.8
25 17.5 18.5 17.1 83 73 -
26 16.6 17.4 16.0 87 84 0.0
27 17.0 18.0 16.2 92 89 0.0
28 19.1 22.6 17.6 89 81 0.0
29 16.9 19.2 15.5 72 60 27
30 16.7 18.0 15.3 69 60 -
31 15 16.7 13.8 58 51 -
T. số 624 725 556.5 2524 2108 98
TB 20.1 23.4 17.9 81.4
C nhất 28.1 69
T nhất 13.8 47
113
Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2008 trạm Láng
Ngày
Nhiệt độ
trung bình
(
o
C)
Nhiệt độ
thấp nhất
(
o
C)
Nhiệt độ
cao nhất
(
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(h)
Độ ẩm
(%)
1 15.9 13.2 20.0 - 8.4 46.0
2 14.6 11.1 19.3 - 9.0 47.0
3 14.7 10.8 20.2 - 8.5 59.0
4 16.0 11.3 22.2 - 0.0 67.0
5 16.6 14.5 19.5 - 3.7 80.0
6 18.4 14.6 23.8 - 4.7 79.0
7 19.1 17.2 21.3 - 0.0 84.0
8 19.6 17.5 23.2 - 0.0 86.0
9 21.5 19.1 25.7 - 2.5 79.0
10 21.9 19.6 26.9 - 5.9 85.0
Trung bình 17.82125 14.89 22.21 0 34.3 74
11 23.8 20.5 29.7 - 7.3 84.0
12 23.2 20.6 29.1 - 6.9 82.0
13 22.7 21.7 26.3 - 1.9 82.0
14 14.9 12.7 21.0 0.0 0.0 74.0
15 11.6 10.5 12.5 0.0 0.0 88.0
16 12.9 11.5 15.9 0.0 0.3 71.0
17 14.5 13.5 15.9 - 0.0 57.0
18 15.0 13.5 17.2 - 0.0 73.0
19 14.5 13.3 15.5 0.7 0.0 93.0
20 16.3 14.6 18.8 0.0 0.0 94.0
Trung bình 16.94625 15.24 20.1900001 0.7 9.1 79
21 15.0 11.8 18.3 2.6 0.0 98.0
22 11.4 10.8 12.3 0.7 0.0 91.0
23 12.3 10.0 15.8 0.0 0.0 82.0
24 12.7 11.2 15.4 0.0 0.0 73.0
25 11.4 10.2 13.3 13.0 0.0 95.0
26 12.5 11.2 15.1 0.0 0.0 88.0
27 11.7 10.7 13.7 0.0 0.0 80.0
28 9.7 8.8 10.7 0.9 0.0 96.0
29 10.7 9.3 12.7 1.5 0.0 87.0
30 10.3 9.5 11.7 1.3 0.0 93.0
31 9.1 7.9 9.4 6.2 0.0 87.0
Trung bình 18.8 17.6 20.5 4.5 5.6 77
114
Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2008 trạm Láng
Ngày
Nhiệt độ
trung
bình
(
o
C)
Nhiệt độ
thấp nhất
(
o
C)
Nhiệt độ
cao nhất
(
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(h)
Độ ẩm
(%)
1 7.5 6.8 7.8 0.2 0.0 87.0
2 9.3 6.7 13.2 5.7 0.0 81.0
3 11.8 10.4 13.9 - 0.0 71.0
4 12.4 10.6 14.8 0.0 0.0 66.0
5 12.8 11.0 14.8 0.0 0.0 80.0
6 13.2 12.1 14.7 - 0.0 69.0
7 12.9 12.0 14.1 - 0.0 70.0
8 13.1 11.9 15.0 - 0.0 68.0
9 13.2 11.3 15.5 - 0.0 50.0
10 12.2 11.3 13.2 - 0.0 57.0
Trung bình 11.84 10.41 13.7 5.9 0 68
11 11.4 11.0 11.9 - 0.0 70.0
12 12.1 10.9 14.8 - 0.0 61.0
13 12.3 11.0 14.1 - 0.0 47.0
14 12.2 10.0 14.9 0.0 0.0 57.0
15 13.7 11.7 16.6 0.0 0.6 56.0
16 14.5 13.3 16.3 - 0.0 61.0
17 11.8 11.2 12.9 1.8 0.0 92.0
18 12.1 11.2 13.2 2.1 0.0 90.0
19 12.4 11.5 13.3 0.0 0.0 90.0
20 14.1 12.8 16.8 - 0.0 84.0
Trung bình 12.6675 11.46 14.48 3.9 0.6 70.8889
21 16.8 11.6 23.0 - 7.2 78.0
22 18.4 13.0 24.9 - 7.8 76.0
23 20.2 15.5 26.2 - 5.9 74.0
24 19.6 18.2 22.0 0.0 0.0 87.0
25 18.7 17.9 20.2 1.1 0.0 93.0
26 17.7 15.6 19.2 0.8 0.0 86.0
27 15.0 13.6 17.5 0.0 0.0 54.0
28 15.1 14.0 16.2 0.0 0.0 61.0
29 15.1 11.8 20.0 2.3 4.8 72.0
115
Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2008 trạm Láng
Ngày
Nhiệt
độ trung
bình
(
o
C)
Nhiệt độ
thấp nhất
(
o
C)
Nhiệt độ
cao nhất
(
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(h)
Độ ẩm
(%)
1 16.7 11.9 23.2 - 8.5 69.0
2 18.1 12.7 25.2 - 8.5 66.0
3 19.9 14.4 26.2 - 8.0 64.0
4 20.4 15.0 26.1 - 8.1 60.0
5 19.5 16.0 23.6 - 2.4 73.0
6 20.0 17.7 23.8 - 0.8 84.0
7 20.1 18.7 23.0 0.0 0.1 83.0
8 20.8 17.7 25.2 - 1.3 81.0
9 20.2 19.1 22.2 0.0 0.3 82.0
10 19.9 18.8 22.1 0.0 0.0 86.0
Trung bình 19.6 16.2 24.1 0.0 29.5 75.4
11 21.4 19.0 25.3 - 0.0 82.0
12 20.9 18.5 26.1 0.0 5.5 85.0
13 20.0 19.0 21.6 0.0 0.0 94.0
14 20.8 19.8 22.4 0.4 0.0 95.0
15 21.2 19.2 24.7 0.2 0.0 89.0
16 22.1 21.0 24.3 0.7 0.3 91.0
17 23.1 21.3 27.7 0.5 1.6 90.0
18 23.5 22.1 26.2 3.7 0.2 92.0
19 22.7 21.5 24.4 0.0 0.0 89.0
20 23.4 21.0 28.2 0.0 3.0 87.0
Trung bình 21.9 20.2 25.1 5.5 10.6 90.2
21 24.6 23.4 26.8 0.0 0.0 88.0
22 23.0 22.2 24.5 6.9 0.0 94.0
23 22.4 19.2 26.8 0.1 6.9 66.0
24 22.2 18.9 26.2 - 7.4 67.0
25 22.0 20.1 24.7 0.0 0.0 70.0
26 22.3 20.9 25.6 0.0 1.9 73.0
27 20.5 18.8 23.5 0.0 0.2 86.0
28 22.0 19.5 26.0 0.6 0.4 88.0
29 24.9 22.3 29.5 0.1 1.4 85.0
30 25.2 23.8 29.0 0.4 0.8 88.0
31 22.2 20.8 23.0 6.6 0.0 94.0
Trung bình 18.8 17.6 20.5 4.5 5.6 77
116
Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2008 trạm Láng
Ngày
Nhiệt độ
trung bình
(
o
C)
Nhiệt độ
thấp nhất
(
o
C)
Nhiệt độ
cao nhất
(
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(h)
Độ ẩm
(%)
1 20.1 18.2 22.1 2.6 0.0 89
2 18.6 17.6 20.3 1.4 0.0 88
3 18.4 17.0 20.9 0.3 0.0 92
4 20.7 18.8 24.2 1.0 0.0 93
5 22.9 21.2 26.3 0.8 0.0 94
6 25.7 23.0 29.6 - 3.4 87
7 26.5 24.2 30.3 - 4.7 86
8 26.9 24.0 32.1 - 5.3 83
9 27.8 24.2 33.7 - 8.2 81
10 26.1 25.1 28.2 0.0 0.0 89
Trung bình 23.4 21.3 26.8 6.1 21.6 88
11 25.9 25.2 27.7 0.0 0.0 90
12 26.1 25.4 27.8 0.0 0.0 90
13 25.2 24.8 28.5 6.1 0.1 94
14 26.0 22.7 31.2 1.6 6.9 81
15 25.5 21.3 30.2 13.2 5.9 84
16 26.0 24.5 29.2 0.0 4.0 86
17 26.4 23.1 31.0 - 4.6 83
18 26.9 23.3 31.7 - 6.0 89
19 27.7 25.2 32.1 - 5.8 76
20 27.7 25.6 32.0 - 4.0 83
Trung bình 26.3 24.1 30.1 20.9 37.3 86
21 28.3 26.3 31.7 0.1 4.0 84
22 26.6 23.6 28.7 93.4 0.0 88
23 22.4 20.7 24.3 0.3 0.0 81
24 21.5 20.2 24.2 0.1 0.7 68
25 22.8 21.2 26.5 0.0 2.4 72
26 23.4 20.8 26.9 - 2.3 79
27 23.8 22.1 28.5 0.0 1.0 84
28 24.5 22.6 28.5 0.1 1.3 79
29 25.7 22.5 29.7 - 2.1 77
30 25.9 23.5 28.5 0.6 0.3 83
Trung bình 24.5 22.3 27.7 94.5 14.1 80
117
Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2008 trạm Láng
Ngày
Nhiệt độ
trung
bình (
o
C)
Nhiệt độ
thấp nhất
(
o
C)
Nhiệt độ
cao nhất
(
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(h)
Độ ẩm
(%)
1 26.6 24.5 30.4 15.8 1.1 89
2 28.1 25.8 32.6 - 3.8 86
3 28.3 25.8 32.0 0.7 2.8 84
4 29.0 26.5 33.4 - 7.8 83
5 24.0 23.0 24.4 17.1 0.0 92
6 24.6 22.3 28.1 4.1 0.4 88
7 28.1 24.5 33.0 - 6.5 83
8 28.9 26.2 33.9 0.0 6.7 84
9 28.3 25.7 32.8 3.1 3.3 86
10 24.2 22.6 27.7 9.0 0.4 78
Trung bình 27.0 24.7 30.8 49.8 31.7 85
11 24.4 21.7 27.7 0.0 0.0 72
12 26.3 23.0 31.0 - 7.5 70
13 27.1 24.2 31.0 - 5.3 71
14 27.8 23.3 31.9 - 10.3 66
15 27.1 23.5 31.6 - 3.3 72
16 27.6 24.3 32.9 - 8.0 76
17 27.8 25.1 31.5 - 2.2 75
18 27.9 25.3 33.0 12.6 4.1 84
19 22.9 21.6 23.7 102.9 0.0 93
20 25.3 22.5 30.5 0.2 4.8 81
Trung bình 26.4 23.4 30.5 115.7 45.5 76
21 26.9 24.0 31.4 - 5.8 78
22 27.0 25.0 30.6 - 1.0 85
23 28.4 25.8 33.5 - 4.0 83
24 29.2 26.9 33.0 0.0 4.9 83
25 29.6 27.3 33.8 0.2 5.0 83
26 30.5 27.5 35.9 0.2 7.4 80
27 32.0 27.9 37.8 - 9.2 73
28 32.2 28.7 36.5 - 6.5 67
29 32.1 28.4 37.1 - 9.7 74
30 29.1 25.4 33.7 3.8 1.5 78
31 26.2 24.2 29.8 14.3 4.1 80
Trung bình 29.4 26.5 33.9 18.5 59.1 78
118
Số liệu khí tượng tháng 6 năm 2008 trạm Láng
Ngày
Nhiệt độ
trung bình
(
o
C)
Nhiệt độ
thấp nhất
(
o
C)
Nhiệt độ
cao nhất
(
o
C)
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(h)
Độ ẩm
(%)
1 27.5 26.0 30.9 0.0 0.3 83
2 27.1 24.3 31.6 6.4 0.2 85
3 27.5 24.5 33.0 0.1 4.2 72
4 28.0 26.1 31.7 0.0 1.0 85
5 28.0 25.5 31.9 1.4 2.1 86
6 27.3 25.1 32.0 0.0 2.9 84
7 28.6 26.0 34.0 7.8 3.7 81
8 29.2 26.1 34.4 0.3 3.3 78
9 29.3 26.6 33.5 1.1 5.6 74
10 27.6 24.9 30.8 0.1 2.0 82
Trung bình 28.0 25.5 32.4 17.2 25.0 81
11 28.9 26.1 34.1 - 5.5 80
12 29.0 26.6 33.8 0.4 1.7 78
13 28.7 27.0 31.9 0.7 2.1 81
14 28.3 25.6 33.0 19.5 3.0 86
15 29.2 26.2 34.4 21.6 4.5 84
16 28.1 26.5 30.2 1.8 0.0 86
17 28.0 26.5 30.9 0.0 1.0 87
18 27.2 24.6 31.6 67.3 0.6 91
19 26.4 25.0 28.5 19.6 0.1 90
20 29.0 24.9 34.7 22.3 7.2 83
Trung bình 28.3 25.9 32.3 153.2 25.7 85
21 29.5 25.0 36.1 0.0 8.9 74
22 31.3 28.0 36.1 - 9.5 73
23 32.2 28.5 37.5 - 10.8 76
24 29.3 25.5 34.0 21.0 4.9 79
25 30.9 28.2 35.6 - 5.0 73
26 32.1 29.1 36.8 0.0 7.6 71
27 27.7 25.2 32.5 20.7 1.0 85
28 25.8 24.4 28.3 22.2 0.6 88
29 28.5 24.4 34.4 - 8.5 76
30 30.8 28.2 35.9 0.0 7.4 76
Trung bình 29.8 26.7 34.7 63.9 64.2 77
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………119
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2321.pdf