Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan trồng chậu và ảnh hưởng của giá thể, phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất hoa địa lan tại Sapa - Lào Cai

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ------------------ DƯƠNG THị THảO CHINH NghiÊn cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan trồng chậu và ảnh hưởng của giá thể, phÂn bón qua lá đến hiệu quả sản xuất hoa địa lan tại Sapa - Lào Cai Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. vũ quang sáng Hà Nội, 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là t

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan trồng chậu và ảnh hưởng của giá thể, phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất hoa địa lan tại Sapa - Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Dương Thị Thảo Chinh Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Quang Sáng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Nông học, đặc biệt là thạc sỹ Đinh Thi Thu Hà đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp và bà con nông dân nơi tôi tiến hành thực hiện đề tài đã luôn động viên, giúp đỡ rất nhiều cả về tinh thần và vật chất cho tôi hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Dương Thị Thảo Chinh Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình ix Danh mục các chữ viết tắt CAQ : Cây ăn quả CT : Công thức DL : Dài lá ĐK : Đường kính ĐKNHTB : Đường kính ngồng hoa trung bình ĐVT : Đơn vị tính KHKT : Khoa học kỹ thuật RL : Rộng lá Slá : Diện tích lá TB : Trung bình TBKH : Tiến bộ khoa học Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Động thái ra lá của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 39 4.2. Diện tích lá của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 41 4.3. Đặc điểm hình thái và mầu sắc lá, thân, hoa của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai. 42 4.4. Động thái tăng trưởng đường kính thân của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 44 4.5 a. Sự ra hoa và sinh trưởng phát triển hoa của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào cai 45 4.5b. Sự ra hoa và chất lượng hoa của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 47 4.6. Độ bền và thời gian nở hoa của một số giống địa lan 49 4.7a. Thành phần bệnh hại chủ yếu trên một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 51 4.7b. Thành phần sâu hại chủ yếu trên một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 52 4.8. ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 53 4.9. ảnh hưởng của phân bón lá đến diện tích lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 55 4.10. ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 56 4.11a. ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa và sinh trưởng phát triển hoa của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 58 4.11b. ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa và chất lượng hoa địa lan giống Trần Mộng trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 59 4.12. ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian nở hoa và độ bền hoa của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 61 4.13. ảnh hưởng của phân bón lá đến diễn biến thành phần sâu bệnh hại chủ yếu trên cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 62 4.14. ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 63 4.15. ảnh hưởng của giá thể đến diện tích lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 65 4.16. ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 65 4.17a. ảnh hưởng của giá thể đến sự ra hoa và sinh trưởng phát triển hoa cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 68 4.17b. ảnh hưởng của giá thể đến sự ra hoa và chất lượng hoa cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 70 4.18. ảnh hưởng của giá thể đến thời gian nở hoa và độ bền hoa cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 71 4.19. ảnh hưởng của giá thể đến diễn biến thành phần sâu bệnh hại trên cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 72 4.20a. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá cho hoa địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 73 4.20b. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các loại giá thể trồng hoa địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 75 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1. Động thái ra lá của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 40 4.2. Động thái tăng trưởng đường kính thân của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai. 44 4.3. Chiều dài nụ hoa của một số giống địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai 47 4.4. ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 53 4.5. ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 56 4.6. ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài ngồng hoa của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 58 4.7. ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 63 4.8. ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 66 4.9. ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài ngồng hoa cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 68 4.10. ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài nụ hoa cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu 70 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã ban cho loài người chúng ta, hoa lan được người á Châu liệt vào hàng “vương giả”, có vẻ đẹp quyến rũ đến mê hồn được thể hiện từ cấu trúc kiêu kỳ, phức tạp, những trạm trổ hết sức tinh vi của cánh hoa đến những đường nét “phong độ” mà “quý phái” của bộ rễ, thân và lá, đặc biệt là hương thơm tao nhã. Mặt khác, hoa lan còn có đặc tính bền, tươi lâu, dễ bảo quản. Chính vì vậy, hoa lan không chỉ chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của con người mà chúng còn trở thành một mặt hàng mang lại nguồn thu lớn cho ngành nông nghiệp. Hoa lan thực sự đã trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là các nước thuộc châu á nhiệt đới như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia… Trong đó, Thái Lan có kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắt cành năm 1987 là 21 triệu USD, năm 1990 là 26 triệu USD, năm 1991 là 30 triệu USD. Singapore thu lợi nhuận từ lan cắt cành mỗi năm 10 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hoa lan trên thế giới hàng năm đạt 1,8 tỷ USD (Phan Thúc Huân, 1989) [13]. Hiện nay, nghiên cứu về khoa học ở nước ta chủ yếu tập trung nghiên cứu nhân nhanh các giống hoa lan nhiệt đới. Kỹ thuật nuôi trồng trên quy mô công nghiệp hầu như còn ít, chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chọn lọc loài lan rừng thích hợp với điều kiện khí hậu Sapa nói riêng và miền Bắc nói chung. Để phát triển lâu dài bền vững thì các chủng loại lan rừng Việt Nam cần được nghiên cứu nhằm bảo tồn nguồn gen để phục vụ cho việc lai tạo lan trong tương lai, tạo ra những loài lan đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Mặt khác, cần hoàn thiện nhanh chóng qui trình nuôi trồng lan công nghiệp nhằm đáp ứng thị trường trong nước cũng như dần hướng tới thị trường xuất khẩu (Nguyễn Thiện Tịch, 1996) [23]. ở nước ta có nhiều vùng trồng hoa qui mô lớn, nổi tiếng và giàu kinh nghiệm là Đà Lạt (Lâm Đồng), Vĩnh Tuy, Nhật Tân, Đông Anh, Ngọc Hà (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Đằng Hải (Hải Phòng), Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh), Sapa (Lào Cai), Nam Phong (Nam Định)... Diện tích trồng hoa trên cả nước tính đến nay khoảng 4000 ha sau ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan…Tuy nhiên, sản xuất hoa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do khí hậu ít thuận lợi, công nghệ sản xuất lạc hậu và thị trường nhỏ đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Sapa cũng như các vùng khác chủ yếu sản xuất hoa dựa vào kinh nghiệm là chính. Công nghệ sản xuất còn thiếu tính đồng bộ, diện tích trong nhà có mái che còn thấp nên chất lượng hoa cắt không cao, nhiều loại hoa chưa thể trồng trái vụ nên chưa đáp ứng được nhu cầu hoa cắt thường xuyên. Bên cạnh đó, đầu tư cho KHKT chưa nhiều, chưa có các giống chủ lực và cơ sở nhân giống đủ điều kiện phục vụ sản xuất hàng hoá, phần lớn vẫn phải nhập giống từ nước ngoài. Vì vậy, sản xuất bị động, giá thành sản xuất cao. Hơn nữa sản phẩm chưa có nhãn mác, thương hiệu, vì thế hoa chưa có thị trường xuất khẩu mặc dù Lào Cai là tỉnh có cửa khẩu thông thương với Trung Quốc. Địa lan là một loài lan quý có giá trị thương mại cao, có khả năng thích ứng tốt với khí hậu miền Bắc - Việt Nam. Để có cơ sở chắc chắn trước khi phát triển giống Địa Lan cao cấp, tiến tới mở rộng vùng sản xuất và tạo thương hiệu riêng cho hoa lan của Sapa - Lào Cai. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định giống tốt đạt chất lượng và kỹ thuật canh tác phù hợp là việc làm cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tế trên cũng như góp phần phát triển ngành nuôi trồng hoa lan ở Sapa - Lào Cai, giúp cho người trồng lan có được quy trình, kỹ thuật chăm sóc lan nhằm phát triển ngành trồng hoa lan theo hướng công nghiệp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan trồng chậu và ảnh hưởng của giá thể, phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất hoa địa lan tại Sapa - Lào Cai”. 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, ra hoa của một số giống địa lan và xác định hiệu quả sử dụng phân bón lá, giá thể thích hợp nhằm góp phần xây dựng quy trình thâm canh cây địa lan mang lại hiệu quả kinh tế cao trồng tại Sapa - Lào Cai. 1.2.2. Yêu cầu + Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, ra hoa của một số giống hoa địa lan trồng chậu tại Sapa - Lào Cai. + Xác định loại phân bón qua lá và giá thể trồng phù hợp để cây địa lan sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. ý nghĩa khoa học + Kết quả nghiên cứu đề tài là dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh trưởng, ra hoa của các giống địa lan trồng tại Sapa - Lào Cai, biện pháp kỹ thuật canh tác cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng hoa. + Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm tài liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về hoa địa lan trồng tại Sapa - Lào Cai. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng địa lan tại Sapa - Lào Cai, cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng vùng sản xuất hoa hàng hoá có thương hiệu riêng và hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh Lào Cai. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Sơ lược về cây hoa lan 2.1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại và đặc điểm thực vật của cây hoa lan 2.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử Theo các tác giả Trần Hợp (1990) [11], Nguyễn Tiến Bân (1997) [2], Võ Văn Chi - Dương Đức Tiến (1978) [3], Phạm Hoàng Hộ (2000) [9], Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991) [4] cây lan Orchida thuộc họ phong lan Orchidaceae, bộ lan Orchidales, lớp một lá mầm Monoctyledoneae. Cây lan được biết đến đầu tiên ở Phương Đông. Hoa lan được biết đến vào khoảng 2500 năm về trước (Thời đại của Đức Khổng Tử, 551- 479 trước công nguyên). ở Phương Đông, lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá, hương thơm tuyệt vời của hoa. Khổng Tử đề cao lan là Vua của những loài cỏ cây có hương thơm. Hoa lan thường mọc ở các vùng nhiệt đới, đã được các thuỷ thủ, các lái buôn, nhà truyền giáo… mang về nên người châu Âu biết đến rất muộn, lan được chú ý trước hết để làm thuốc chữa bệnh. ở đây người ta đã tiến hành nghiên cứu rất công phu tỉ mỉ về lan. Có thể nói Theophara stus là cha đẻ ngành học về lan và ông cũng là người đầu tiên dùng từ Orchid để chỉ một loài lan có củ tròn. Sau đó Robut Bron (1773 - 1858) là người đầu tiên đã phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác [10]. Người đặt nền tảng hiện đại cho môn học về lan là John Lindley (1799 - 1865). Năm 1836 ông công bố, sắp xếp các tông họ lan (A tabuler view of the tribes of orchidaler). Tên của họ lan do ông đưa ra được dùng cho đến ngày nay [10]. ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan thời kỳ đầu không rõ rệt, có lẽ người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro - Nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium... mà đã được Bentham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera planterum” (1862 - 1883) [9]. Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình nghiên cứu được công bố đáng kể là F. Gagnepain và A. Gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương chí” do H. Lecomte chủ biên, xuất bản năm 1932 - 1934 [15]. Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ (1972), đã mô tả kèm hình vẽ 289 loài lan gặp ở Nam Việt Nam trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” (quyển II ). Sau năm 1975 các nhà khảo cứu Việt Nam, Liên Xô, Tiệp Khắc bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu về những giống lan tại Việt Nam. Năm 1992, tác giả Gunnar Seidenfaden người Đan Mạch đã phát hành cuốn “Hoa Lan tại Đông dương” gồm 200 giống và 2000 loài, trong đó có khoảng 136 giống và 720 loài của Việt Nam. Đến năm 1993, tác giả Phạm Hoàng Hộ [9] cho rằng, ở Việt Nam có tới 755 loài lan. Gần đây nhất tác giả Leonid Averyanov (người Nga) và các tác giả Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Dương Đức Huyến đã lần lượt công bố trên tờ nguyệt san Orchids của Hội hoa lan Hoa Kỳ những khám phá mới lạ đã phát hiện thấy 4 loài lan ở Việt Nam chưa được biết đến đó là Paphio pledilum helenae, Renamthera citrina, Paphiopedilum hiepii và Vanda bidupensis. 2.1.1.2. Vị trí phân bố Cây hoa lan mọc ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ miền gió tuyết đến sa mạc nóng bỏng khô cằn, từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ của miền bình nguyên và ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan. Đa số lan mọc tập trung ở các rừng cây nhiệt đới, ở các nước Châu á như Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, Việt Nam… có Dendrobium, Vanda, Phalaenopsis, Archinis, Renanthera, ở Châu Nam Mỹ như Costarica, Venezuela, Colombia… có các giống Cattleya, Odontoglosum, Miltonia… Theo Briger (1971), vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900 loài, vùng trung sinh Nam bán cầu có 40 chi và 500 loài, Châu Âu có 120 loài, Bắc Mỹ có 170 loài. Họ lan (Orchidaceac) thuộc vào một loài hoa đông đảo với khoảng chừng 750 chi và 30.000 loài nguyên thủy và khoảng một triệu loài lan; loài hoa có số lượng lớn đứng thứ 2 sau họ cúc (Asteraceac). Theo Presley (1981) thì vùng Châu á nhiệt đới có 250 chi và 6.800 loài trong đó chi Dendrobium có 1.400 loài, chi Coelogyne có 200 loài, chi Phalaenopsis có 35 loài, chi Vanda có 60 loài, vùng châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài, chi Cattleya có 60 loài, chi Epidendrum có 500 loài, chi Odontoglossum có 200 loài. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8.266 loài. Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài hoa như Colombia có 1.300 loài và Tân Ghinê có 1.450 loài, (Phan Thúc Huân, 1989) [13]. Khảo sát sơ bộ ở Việt Nam, chi Dendrobium có khoảng 89 loài, Paphiopedilum có 25 loài, Aerides có 5 loài, chi Cymbidium có 20 loài, chi Phalaenopsis có 7- 8 loài… 2.1.1.3. Phân loại hoa lan Theo các tác giả Trần Hợp (1990) [11], Nguyễn Tiến Bân (1997) [2], Vô Văn Chi - Dương Đức Tiến 1978 [3], Phạm Hoàng Hộ (1992) [9], Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991) [4] và Koopowitz (1986) [34], cây hoa lan thuộc họ lan (Orchidaceae), ở trong lớp đơn tử diệp, lớp 1 lá mầm (Monocotyledoneae), thuộc ngành ngọc lan - thực vật hạt kín Magnolio phyta, phân lớp hành Lilidae, bộ lan Orchidales. Theo tác giả Takhtajan (1980), họ lan bao gồm cả họ Apostasicideae và họ Cypripedicideae chia thành 3 họ phụ gồm: 1. Orchidadeae 2. Cypripedicideae 3. Apostasicideae Trong đó họ phụ lan (Orchidadeae) là phức tạp nhất, có nhiều giống nhiều loại nhất, hai họ phụ kia mỗi loại chỉ có một tông, (Phan Thúc Huân, 1989) [13]. Gần đây, do phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào đặc tính di truyền, các nhà khoa học đã chia họ lan thành 6 họ phụ: 1. Apostasicideae 2. Cypripedicideae 3. Neottioi deae 4. Orchidadeae 5. Epidendroi deae 6. Vandoideae Cả 6 họ phụ này đều phổ biến rộng rãi trên trái đất. Họ lan của Việt Nam cũng khá phong phú, theo thống kê sơ bộ gần đây có khoảng 140 chi và 730 loài. Như vậy, họ lan đã trở thành 1 đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ thực vật Việt Nam, không những là một trong những họ thực vật lớn nhất mà còn đóng góp nhiều về mặt giá trị sử dụng cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, việc phân loại cây trồng hết sức phức tạp, cho đến nay chưa có khoá phân loại cho các đơn vị dưới loài, trong khi đó việc phân loại cho các đơn vị dưới loài hết sức quan trọng, nhất là trong công tác chọn giống cây trồng (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [19], đối với họ lan cũng gặp những khó khăn này. 2.1.1.4. Đặc điểm thực vật của cây hoa lan Thân cây họ lan: cây lan sống ở những nơi hoang dã, ở các địa điểm rất khác nhau, điều kiện môi trường rất khác nhau như các sườn núi cao giá lạnh, trên cây cao gió thốc hoặc ẩm ướt tối tăm ven suối trong rừng rậm..., cấu trúc loài lan cũng đa dạng để thích nghi. Thân các loài lan có 2 kiểu tiêu biểu nhất là: Lan đa thân: Các chi lan Kiếm (Cymbidium), lan Hài (Paphiopedilum), lan Vũ nữ (Oncidium), Cát lan (Cattleya), lan Hoàng thảo (Dendrobium) thuộc vào kiểu lan đa thân. Thông thường, phần của cây lan nhìn thấy được chỉ có lá, hoa và cuống. Chúng được mọc nên từ một đoạn phình to, giống như củ hành nên người ta gọi là giả hành. Giả hành có thể nhỏ như lan Kiếm hoặc khá to như lan Bầu rượu (Catlanthe), ngắn hình thoi như lan Hoàng thảo vẩy rồng, nhưng có loài khá dài như lan Hoàng thảo phi điệp (dài tới 1m). Việc tách bụi của lan đa thân là việc cắt thân rễ (căn hành), cắt ở vị trí nào ta cần tính toán sao cho mỗi bụi đều có đủ sức để phát triển mạnh, thường nên để mỗi có khoảng 3 giả hành. Lan đơn thân: Các chi lan Vanda, Hồ điệp, Phượng vĩ, Ngọc điểm (Rhychostylis)... thuộc kiểu lan đơn thân. Thân các loài lan đơn thân luôn mọc cao nên phía ngọn, phát triển theo chiều thẳng đứng. Sự phát triển chỉ ngừng khi đỉnh ngọn bị thương tổn, chồi bên sẽ xé rách bọc lá để mọc thành thân nhánh và cũng vươn cao nên phía đỉnh. Khi thân các loài lan đơn thân vươn cao dễ bị đổ nghiêng ngả, có loài rễ gió (rễ khí) mọc theo thân bám chặt vào các cành cây hay bất cứ vật nào chúng gặp phải để giữ cho cây luôn được thẳng đứng. Rễ lan: đa số rễ của các loài lan có lớp mô xốp bao quanh rễ thật. Rễ của phong lan có lớp mô xốp màu trắng ngà với nhiều công dụng khác nhau: bảo vệ nguồn dẫn nước bên trong của rễ; hút nước và các muối khoáng bám trên mặt rễ và hấp thụ cả hơi nước trong không khí ẩm. Chúng còn có khả năng bám chặt vào các vật mà chúng tiếp xúc. Ruột rễ của các loài lan là một sợi rất chắc và khá dai như sợi cước, chính vì thế rễ lan bảo đảm được cho cây lan có thể bám trên ngọn cây cao, ở các sườn non chót vót không bị gió mạnh cuốn đi. Miền chóp của rễ có chứa chất màu lục nên rễ cũng làm một phần chức năng quang hợp cho cây. Các sợi rễ không bấu víu vào các vật xung quanh nên chúng có thể hút sương sớm chiều và làm chức năng quang hợp. Rễ có hình trụ nhưng khi bám vào các vật cứng rễ bị bẹp đi trên vết bám. Nói chung rễ của các loài lan dù phát triển thành nhánh cấp I, cấp II, có khi cấp III nhưng không có rễ tóc nhỏ li ti như của các loài thực vật khác. Nếu tính về diện tích bề mặt của cả bộ rễ một cây lan thì quá nhỏ so với bề mặt rễ của các loài thực vật khác. Lá lan: lá của họ lan có hình dáng và kích thước rất khác nhau. Có loài lan lá rụng vào mùa khô hanh để giảm bớt sự thoát hơi nước. Đa số lá của các loài lan đều bền vững nhiều năm liền. Người ta thường đếm số lá trên ngọn lan Đai châu để xác định tuổi vì mỗi năm trung bình cây lan chỉ mọc thêm được một đến hai lá. Lá của nhiều loại lan rất dai, dày dặn, rất chắc có thể trữ được nước và các chất dinh dưỡng. Lá của các loài lan mọc ở 2 phía của thân cây. Lá của lan kiếm mọc trên cây thường dày và cứng hơn mọc dưới đất vì chúng phải lưu trữ nước và dinh dưỡng. Lá và rễ của loài lan đơn thân thường mọc vuông góc với nhau ở cùng một đốt trên thân như lan Vanda, Bò cạp, Phượng vĩ... Tuy vậy lá của lan Đai châu lại mọc từ kẽ lá Hoa lan: hoa của tất cả các loài trong họ lan dù rất khác nhau về kích thước màu sắc và hình dáng nhưng chúng được cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu: Hoa lan có 7 bộ phận gồm: 3 cánh đài bên ngoài, 3 cánh hoa và trụ của bông hoa. Đoạn cuống tiếp giáp bông hoa, lá bầu hoa có 3 tâm bì chính là 3 ô của quả lan chứa đầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn. Cánh đài: bộ phận bên ngoài của hoa là 3 cánh đài, bảo vệ hoa khi còn là nụ. Đây là nét độc đáo của hoa lan. Đại đa số hoa lan có 3 cánh đài hoàn toàn giống nhau. Hoa lan Vanda có 3 cánh đài to và đẹp hơn cánh hoa, ngược lại ở một số loài lan như lan Hài có 2 cánh kém phát triển và dính liền vào nhau. Cánh hoa: cánh hoa là bộ phận quan trọng nhất để tạo ra vẻ đẹp quyến rũ của hoa lan. Hai cánh hoa trên giống nhau hoàn toàn về màu sắc và kích thước. Một số loài hoa lan có 3 cánh đài và 2 cánh hoa trên có màu sắc và kích thước gần giống nhau nên đã làm cho nhiều người hiểu nhầm loài hoa này có 5 cánh hoa. Một số loài lan đặc biệt như lan hài có 2 cánh hoa dài ra thành hình dải, có khi chúc xuống, có khi lướt sóng thành đường viền nhăn nheo kỳ lạ. Cánh hoa phía dưới có màu sắc, hình dạng rất đặc sắc khác hẳn với 2 cánh hoa trên được gọi là cánh môi hay lưỡi. Cánh môi của hoa quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa. Thiên nhiên đã cho lưỡi hoa vẻ đẹp về màu sắc và kiểu dáng mà con người khó hình dung được. Cánh môi thường lớn lộng lẫy với nhiều màu sắc rực rỡ, hình dáng có thể đơn giản nhưng kỳ lạ, có thùy, rìa, tua, sóng... Trụ hoa: giữa bông hoa có một cái trụ. Trụ hoa có chứa cả nhụy hoa và nhị hoa, có loài lan hài có 2 nhị. Đầu trụ là một nắp chứa phấn hoa. Khác với các loài hoa khác, hạt phấn hoa được kết với nhau bằng một chất sáp tạo thành những viên gọi là phấn khối. Do đặc tính phấn hoa lan nên ở một số nước như Hàn Quốc người ta cho trồng hoa lan trong bệnh viện và cho mang hoa lan vào thăm bệnh nhân. Số lượng phấn khối có thể là 2, 4, 6, 8 tùy loài hoa. Cát lan và Laelia rất giống nhau về tất cả các mặt nhưng khác nhau về số phấn khối. Cát lan có 4 phấn khối còn Laelia có 8. Phía dưới nắp là một điểm trũng bóng, nếu lấy đầu que diêm chấm vào điểm đó ta sẽ thấy có một chất nhầy và dính. Đây chính là đầu nhụy nơi tiếp nhận phấn. Bầu hoa: khi phấn khối rơi vào đầu nhụy tạo ra sự thụ phấn. Hoa sẽ héo đi nhanh chóng, bầu hoa phình rộng ra thành quả lan. Trong mỗi quả có rất nhiều hạt (hàng vạn, hàng triệu tùy loại). Sau vài tháng hoặc lâu hơn, quả lan sẽ chín và nứt dọc theo 3 khe của 3 ô. Các hạt lan có thể bị gió cuốn đi rất xa. Hạt lan không chứa chất dinh dưỡng như những loài thực vật khác nên chúng không thể mọc thành cây lan con được nhưng chúng vẫn sinh sôi nảy nở và phát triển vì chúng có những hạt đã gặp được loài nấm cộng sinh hỗ trợ các chất dinh dưỡng để cây lan con lớn dần tới khi bộ rễ phát triển để có thể tự nuôi sống. Họ lan được xếp vào đỉnh cao của mức độ tiến hóa trong các họ cây có hoa. Kết luận này dựa vào sự hoàn chỉnh của cấu trúc hoa lan tạo cho sự thụ phấn bằng côn trùng được thuận lợi nhất. Nếu thụ phấn chỉ do phấn của bông hoa rơi trên đầu nhụy của chính bông hoa đó thì loài hoa này nhanh chóng bị thoái hóa hơn. Phấn của hoa lan được kết dính nên không dễ dàng rơi xuống đầu nhụy dù gió có lay mạnh bông hoa. Khi hoa còn là nụ, nụ có thể là nghiêng hay dựng đứng ở các vị trí khác nhau. Nhưng khi hoa nở cuống sẽ uốn cong có khi tới 1800 làm cho môi hoa lằm ngang, tạo thành nơi đậu cho côn trùng, có khi là cái bẫy giữ côn trùng. Màu sắc rực rỡ, hương thơm quyến rũ hấp dẫn các loài côn trùng đến hút mật và mang phấn khối của hoa này đến đầu nhụy của hoa kia. Hiện tượng này làm giảm sự thoái hóa của họ lan nhưng đồng thời hình thành nên loài lan lai tự nhiên. Ví dụ như lan Cẩm báo là loại lan lai tự nhiên của lan Hồ điệp và lan Vanda. Quả lan: quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc. Có dạng từ quả cải dài đến dạng hình trụ ngắn, phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. ở một số loài khi quả chín nứt theo 1 - 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát [2]. Hạt lan: hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti. Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí, sau 2 - 18 tháng hạt mới chín. Phần lớn hạt thường chết vì khó gặp nấm cộng sinh cần thiết để nảy mầm do đó hạt nhiều, nhẹ có thể theo gió bay phát tán rất rộng nhưng hạt nảy mầm thành cây rất hiếm. Chỉ trong những khu rừng già ẩm ướt vùng nhiệt đới mới đủ điều kiện cho hạt lan nảy mầm. Khối lượng toàn bộ hạt trong 1 quả chỉ bằng 1/10 - 1/000 mg, trong đó không khí chiếm xấp xỉ 76 - 96% thể tích hạt. 2.1.2. Yêu cầu về điều kiện môi trường sinh thái của cây hoa lan 2.1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ Nếu như ẩm độ quyết định sự xuất hiện của các loài lan thì nhiệt độ quyết định sự phân bố các loài lan ấy trên thế giới. Căn cứ vào điều kiện địa lý, người ta chia lan làm 3 nhóm khác nhau: Lan vùng lạnh: phân bố từ vĩ tuyến 28 - 400, các loại lan này không cần nuôi dưỡng trong nhà kính. Lan vùng nóng: phân bồ từ vĩ tuyến 12 - 150, nhiệt độ trung bình từ 24 - 250, biến động từ 18 - 400. Lan vùng trung gian: phân bố từ vĩ tuyến 15 - 280, vùng này có nhiệt độ xấp xỉ 90C vào tháng giêng và xấp xỉ 320C vào tháng 7. Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của lan, người ta chia làm 3 nhóm: Nhóm lan ưa nóng: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 210C, ban đêm không dưới 18,50C. Những loại lan này thường có nguốn gốc ở vùng nhiệt đới. Nhóm lan ưa nhiệt độ trung bình: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 14,50C, ban đêm không dưới 13,50C. Nhóm lan ưa lạnh: bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá 140C, ban đêm không quá 130C. Chúng thường xuất xứ ở vùng hàn đới, ôn đới và các khu vực núi cao vùng nhiệt đới. Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và hô hấp của cây. ở điều kiện nhiệt độ tối thích, hoạt động quang hợp và hô hấp của lan diễn ra thuận lợi, cây sinh trưởng, phát triển bình thường. Ví dụ lan Hồ điệp, nhiệt độ lý tưởng vào ban ngày là 22 - 250C, vào ban đêm 180C [39]. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loài lan. ở loài Paphiopedilum insigne và Dendrobium nobile chỉ ra hoa khi nhiệt độ hạ xuống 130C hoặc thấp hơn. Nếu nhiệt độ cao nó chỉ sinh trưởng sinh dưỡng. Lan Hồ điệp chỉ ra hoa khi nhiệt độ ban đêm giảm xuống dưới 210C [40]. 2.1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng ánh sáng là điều kiện rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Nhu cầu về ánh sáng của các loài lan là rất khác nhau. Vanda lá tròn, Arachinis, Renanthera yêu cầu 100% ánh sáng tự nhiên, tức là khoảng 40000 lux. Dendrobium yêu cầu 70% ánh sáng tự nhiên, khoảng 15000 - 30000 lux. Trong khi đó lan Hồ điệp (Phalaenopsis) nhu cầu chỉ là 30% ánh sáng tự nhiên, khoảng 5000 - 14000 lux [27]. Cường độ quang hợp gia tăng cùng với cường độ ánh sáng. Tuy nhiên, khi cường độ ánh sáng vượt quá một trị số giới hạn nào đó thì cường độ quang hợp không tăng lên nữa và có thể giảm do quá trình quang hô hấp. Vì vậy, cần thiết kế vườn lan và hệ thống lưới che sao cho phù hợp với từng loài lan cụ thể. Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loài lan mà người ta chia ra làm 3 nhóm: Nhóm lan ưa ánh sáng mạnh: Cần ánh sáng nhiều ằ 100% ánh sáng trực tiếp như các loài Vanda, Renanthera, Cattleya... Nhóm lan ưa ánh sáng yếu: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 30 - 40% như Phalaenopsis, Paphiopedilum... Nhóm lan ưa ánh sáng trung bình: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 50 - 80% như các loài Dendrobium, Cymbidium... ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng phân hoá mầm hoa và ra hoa của một số loài lan. Hầu hết các loài thuộc chi Cattleya, Dendrobium... nếu thiếu ánh sáng cây không ra hoa. 2.1.2.3. Yêu cầu về độ ẩm ẩm độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, và phát triển của các loài lan. Đa số các loài lan ưa ẩm, việc chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giúp cho cây lan sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời giảm được rất nhiều công chăm sóc. Khi trồng lan chúng ta cần lưu ý 3 loại độ ẩm sau: ẩm độ của vùng: là ẩm độ của một vùng sinh thái nhất định do điều kiện địa lý, địa hình nói chung quy định. Ví dụ ẩm độ của vùng có kênh rạch, sông suối cao hơn ẩm độ ở vùng trống, nhiều gió, ẩm độ ở vùng đồi trọc thấp hơn ẩm độ của vùng trồng cây ăn quả, rừng… ẩm độ vườn: là độ ẩm của chính vườn lan, độ ẩm này có thể cải tạo được theo ý muốn như đào ao, xây bể làm mương rạch, trồng cây, làm giàn che, tưới nước… ẩm độ trong chậu: là độ ẩm cục bộ do cấu tạo của giá thể, thể tích chậu, số lần tưới quy định. ẩm độ này hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật của người trồng lan. Trong thực tế ẩm độ của vùng cao thì tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao, do đó cần lưu ý hạn chế tưới nước trong mùa mưa và thời tiết có mưa phùn, mưa giầm khi ẩm độ không khí cao. 2.1.2.4. Yêu cầu về dinh dưỡng Theo các tác giả Ajchara - Boonrote (1987) [29]; Richard - HW (1985) [37]; Soebijanto và CS (1988) [39], dinh dưỡng đối với lan hết sức quan trọng, nó không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây lan mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vai trò của các nguyên tố đối với cây lan: Nhóm 1: gồm các nguyên tố cacbon (C), Hyđrô (H), Oxy (O) những nguyên tố này thường có sẵn trong không khí và nước mà cây sử dụng trong quá trình quang hợp. Nhóm 2: các nguyên tố đa lượng: N, P, K. vai trò của nitơ (N): là một trong 3 nguyên tố cần thiết cho cây lan, giúp cho sự tăng trưởng của lá, làm cho cây xanh tốt, mặt khác N còn giúp cho quá trình điều hoà P, nếu thiếu N lá nhỏ hơi vàng, mầm yếu ít hoa. Vai trò của P: là nguyên tố quan trọng thứ hai sau N, dùng kết hợp với N giúp cho cây nẩy mầm khoẻ, ra hoa nhanh, ra rễ nhiều. P còn giúp cho quá trình thụ phấn dễ dàng hơn, đậu quả nhiều, quả mập, hạt chắc tỷ lệ nẩy mầm cao. Nếu tỷ lệ P quá lớn kích thích cho sự ra hoa sớm lá ngắn, cứng. Vai trò của K: giúp cho cây hấp thụ N một cách dễ dàng giúp cho sự phát triển của chồi mới, K còn giúp cho sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây. K giúp cho cây cứng, thúc đẩy sự ra hoa, hoa có mầu sắc tươi hơn, c._.ây đề kháng với bệnh tốt hơn. Nếu thiếu K cây cằn cỗi, khô đầu lá đậu quả ít hạt lép, tỷ lệ nẩy mầm thấp, khả năng chịu hạn kém. Nhóm 3: bao gồm các nhân tố Ca, Mg, S Vai trò của Ca: là nhân tố cần thiết để tạo lập vách tế bào, giúp cho tế bào hoạt động một cách điều hoà trong việc tạo lớp prôtêin, giúp cây hấp thụ nhiều đạm bộ rễ phát triển khoẻ. Nếu cây hấp thụ quá nhiều Ca, cây không hấp thụ được Fe nhưng lại hấp thụ nhiều N dẫn đến cây có mầu xanh khác thường, thiếu Ca rễ lan chậm phát triển, lá nhỏ. Vai trò của Mg: là một trong những nguyên tố tạo nên diệp lục, giúp cây phát triển cân đối, hài hoà. Phân bón có nhiều Mg, lá lan to xanh nhưng quá nhiều mầu sắc lá lại nhạt đi, ngọn lá sẽ bị héo, thiếu Mg thì biểu hiện ngay ở rễ, rễ phát triển rất tốt, nhưng thân lá lại không phát triển, tỷ lệ rễ, thân, lá không cân đối. Vai trò của S: là nguyên tố không kém phần quan trọng là thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào. Thiếu S cây cằn cỗi, lá vàng, mép lá đen kích thước lá nhỏ. Các nguyên tố vi lượng: bao gồm Fe, Cu, Zn, Mn, Bo, Mo… Cây lan cần các nguyên tố vi lượng với lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu được. Thường chúng có sẵn trong nước tưới, trong phân bón, nhưng cũng cần bổ sung thêm các nguyên tố này miễn sao không gây độc cho cây. 2.1.2.5. Yêu cầu về độ thông gió Thích thoáng sợ gió đó là một đặc điểm khi nói về hoa lan [8]. Không khí cũng là một món ăn của cây lan. Khi trồng ở các thành phố thì các giàn lan thiếu gió vì bị các nhà cao tầng che khuất trừ các giàn lan ở trên sân thượng. Lượng không khí di chuyển làm mát cây lan, không có gió sẽ làm cho giàn lan bị hầm hơi, làm nóng cây lan. Cho nên giàn lan nào thiếu gió thì cây lan đó không tốt, nhưng giàn lan nào có nhiều gió quá làm thoát nhiều hơi nước, cây lan cũng không tốt. Trường hợp này phải che bớt gió. Điều này cũng giải thích được là tại sao khi sống trong rừng không bao giờ chúng ta tìm thấy được lan sống ở dưới thấp (trừ địa lan ở xứ lạnh). Lan thường sống cheo leo trên các vách đá, hoặc bám chót vót trên các ngọn cây cao. Độ thoáng gió là một trong những đặc tính quan trọng về sinh thái của cây lan [13]. 2.1.3. Các điều kiện cơ bản để trồng lan 2.1.3.1. Nhân giống lan Cũng như các loại cây trồng khác, hoa lan có 2 phương pháp nhân giống chính đó là vô tính và hữu tính. Nhân giống vô tính: là sự phân chia, tăng trưởng liên tục của các tế bào từ một tế bào ban đầu hoặc của các cây từ cây mẹ ban đầu nên chúng giống nhau về mặt di truyền. Nhân giống vô tính gồm các phương pháp sau: - Tách chiết: áp dụng vào thời kỳ đầu của ngành lan chủ yếu ở lan kiếm và sau đó được phát triển rộng ở những chi đa thân (Cattleya, Dendrobium…), nhưng số lượng cây nhân giống không nhiều. - Nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô tế bào: phương pháp này có ưu điểm là hệ số nhân giống cao, cho phép tạo được một quần thể cây đồng đều, rút ngắn thời gian sản xuất cây giống, có thể áp dụng nhân giống trên quy mô công nghiệp. Nhân giống hữu tính: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Kết quả tạo ra hợp tử rồi phát triển thành hạt, từ hạt phát triển thành cây con. Trong tự nhiên, hạt lan nảy mầm được nhờ nhiễm nấm. Mỗi loài nấm chỉ giúp cho sự nẩy mầm của một số loài lan mà thôi (Nguyễn Thiện Tịch và cộng sự, 1996) [23]. Năm 1922, Knudson ở Mỹ đã thành công trong việc thay thế nấm bằng đường ở môi trường thạch để gieo hạt. Ông nhận thấy sự nẩy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian hái quả, môi trường gieo cấy khác nhau, thích hợp với từng loài lan khác nhau (Nguyễn Thiện Tịch và cộng sự, 1996) [23]. Phương pháp này cho hệ số nhân giống cao nhưng phẩm chất không đồng đều, thời gian từ khi mọc đến ra hoa phải mất 3 - 4 năm (phalaenopsis) có những chi phải mất đến 5 - 6 năm (cattleya, cymbidium…), phương pháp này tạo ra được những cây giống mang tính trạng theo ý muốn. 2.1.3.2. Chậu và giá thể Tuỳ theo loài lan, độ tuổi của cây mà lựa chọn chậu sao cho phù hợp. Có thể trồng bằng chậu đất nung, chậu nhựa. Chậu nhựa, hay dùng hơn cả vì rẻ tiền, bền. Chậu đất nung thấm nước, mau khô và thoáng khí cho nên cần tưới thường xuyên hơn chậu nhựa. Ngoài ra, còn trồng vào chậu gỗ, thân cây, phù hợp với những loài lan cần thoáng gió như: Vanda, Aerides, Rhynchostylis… Đặc biệt, với lan Hồ điệp, do bộ rễ thuộc loại rễ thịt nên chậu trồng tốt nhất là chậu nhựa có lỗ thoát nước ở đáy và đường kính chậu chỉ được phép bằng 1/2 đường kính tán lá [40]. Thông thường, những cây lan con thường được trồng chung vào một chậu, sau 3 - 4 tháng thì trồng chuyển sang chậu lớn hơn, sau 1 - 2 lần chuyển chậu thì giữ nguyên cho đến khi ra hoa. Giá thể: là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối với cây trồng nhất là cây ở giai đoạn vườn ươm. Các giá thể được sử dụng hiện nay gồm: than củi, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ… Than củi: dùng để giữ ẩm. Là một giá thể tốt vì không chứa mầm bệnh, không mục nát và có khả năng giữ nước, hấp thụ dinh dưỡng tốt. Phù hợp với rất nhiều loại lan như Cattleya, Rhychostylis, Oncidium… Gạch nung: trồng lan rất tốt nhưng phải nung già, ngăn rêu mọc, luôn tạo độ thoáng thích hợp cho bề mặt rễ bám, nhược điểm là nặng chỉ phù hợp trồng chậu thích hợp với nhiều loài lan thuộc chi Cymbidium… Rêu: có dạng sợi, dai, thoáng xốp giữ ẩm rất tốt, hấp thụ dinh dưỡng tốt rất phù hợp với nhiều loài lan khác nhau, nhất là lan Hồ điệp, nhưng giá thành rất cao, đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm. Xơ dừa: là giá thể rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm thoát nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ bị sâu bệnh. Đối với giá thể này cần phải thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Rễ bèo tây (lục bình): giữ ẩm tốt, dễ kiếm, rẻ tiền, trong rễ bèo có chứa một phần dinh dưỡng. Chính vì vậy, từ xa xưa con người đã dùng để bó bầu cành chiết nhanh ra rễ, nhưng chóng mục, dễ bị sâu bệnh vì vậy cũng phải thường xuyên phun phòng trừ sâu bệnh. Mút xốp: dễ kiếm, giữ nước rất nhanh nhưng thoát cũng nhanh vì vậy khi sử dụng giá thể này cần chú ý đến chế độ tưới nước, phân. 2.1.3.3. Tưới nước Nước cần cho sự sống của cây lan, nhất là lúc nó đang ở giai đoạn phát triển dinh dưỡng, thiếu nước lan sẽ khô héo dần và chết, nhưng thừa nước lại làm cho chúng dễ thối và chết. Người ta thường nói rằng nhiều cây lan bị chết do tưới nước không đúng cách hơn là bất cứ lý do nào khác. Có người còn tính xa hơn một bước và nói là "còn hơn các nhân tố khác cộng lại”. Đó là những nhận xét mạnh mẽ. Tiếc thay, những nhận xét ấy đều đúng, bởi vì nước và cách tưới nước là nguyên do của nhiều vấn đề [1]. Tuy nhiên có một số yếu tố cần xem xét khi tưới nước cho lan đó là: lượng nước và chất lượng nước tưới. - Lượng nước tưới phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Theo mùa: nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, sự thay đổi theo mùa là tương đối rõ rệt. Về mùa mưa, độ ẩm không khí tương đối cao thích hợp cho sự phát triển của cây lan. Mùa này, cây lan cần lượng nước nhiều nhưng mưa đã cung cấp cho nó. Mặt khác nếu cây lan ở nơi thông thoáng cần được tưới nước nhiều hơn. Vào các ngày nắng to, nhiệt độ cao, cũng phải gia tăng số lần tưới nhưng chủ yếu làm mát môi trường xung quanh và tưới vào sáng sớm, chiều mát. + Theo loài lan: tuỳ theo giống, loài lan mà nhu cầu nước khác nhau. Cây nhiều lá, lá lớn, dễ mất nước cần tưới nhiều. Cây mập, dầy trữ nước tốt, chịu hạn tốt thì tưới ít. Những cây nhiều rễ gió cần tưới thường xuyên vào thời kỳ tăng trưởng (ra hoa, rễ, đâm chồi) cây cần nhiều nước nên phải tưới nhiều hơn. Thời kỳ nghỉ: không tưới nước cho cây nhưng vẫn cần ẩm, lúc đó chỉ cần tưới xung quanh vườn lan. + Theo giá thể, chậu trồng, môi trường trồng: cường độ ánh sáng, độ thông thoáng không khí, giá thể, loại chậu… Tất cả đều liên quan đến độ ẩm ở cây lan giúp chúng ta quyết định lượng nước tưới cho cây lan. - Chất lượng nước tưới: nước tưới đối với lan cực kỳ quan trọng, nước phải sạch (không nhiễm mặn, phèn, độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5). Các nguồn nước tưới dùng cho lan là: + Nước mưa: là nguồn nước lý tưởng đặc biệt rất phù hợp cho lan, nước mưa có pH = 6 - 7. Tuy nhiên, ngày nay nước mưa chỉ tốt ở những vùng không bị ô nhiễm môi trường còn ở những vùng công nghiệp, nước mưa có chứa nhiều axit, hoá chất gây ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, phát triển của cây lan. Do nước mưa có nhiều ưu điểm nên các vườn lan thường trữ nước mưa nhưng lưu ý đồ chứa nước, cũng như mặt bằng trên đó nước mưa chảy xuống (những mặt bằng tráng Zn, Cr, sản phẩm nhựa đường hoặc thuốc bảo quản có độc tố không nên dùng). + Nước sông suối: rất tốt cho lan, nhưng lưu ý độ phèn, độ mặn, độ phù sa + Nước máy: phải để bay hơi clo + Nước giếng: cần loại bỏ những kim loại nặng như Mg, Mn, Fe … Với lan con chế độ tưới nước hết sức thận trọng. Sau trồng 1-2 ngày không nên tưới vào cây mà chỉ cần giữ ẩm môi trường vì khi trồng giá thể còn ẩm. Nếu tưới nước ngay, tạo độ ẩm cao cây trồng dễ bị thối. Thường với người mới trồng tỷ lệ chết ở giai đoạn này tương đối cao.Vì vậy, yêu cầu người trồng lan phải biết quan sát giá thể, cây, thời tiết, môi trường xung quanh. Thường xuyên tưới nước 3 - 4 lần mỗi ngày nếu trời quá khô. Theo nguyên tắc phải giữ ẩm cho lan con nhưng không quá ướt (Nguyễn Xuân Linh - Kỹ thuật trồng hoa, 1998) [17]. Theo Goh và Arditti (1985) thì Hồ điệp (Phalaenopsis), lan Hài (Paphiopedilum) cần 2 ngày tưới 1 lần, lan kiếm (Cymbidium) chỉ cần 3 ngày tưới 1 lần, Cattleya cần 5 ngày tưới 1 lần. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng cần phải xem xét đến thời tiết khi tưới và nhất là chất trồng và chậu trồng. Theo hãng G & B orchid Laboratory & Nursery Inc [40] thì với lan Dendrobium và Phalaenopsis việc tưới nước tuỳ thuộc vào mùa, ẩm độ của từng vùng trồng, nói chung độ ẩm không khí phải luôn luôn đạt ít nhất là 60%. Phần lớn cây lan trồng là có hệ thống rễ khí sinh, để hệ rễ khô ráo giữa hai lần tưới là cần thiết, vì vậy không nên để chúng ẩm ướt liên tục. Việc tưới nước bằng cách nhúng từng chậu vào thùng nước hay bể nước có lợi là giá thể thấm đều và môi trường trong chậu được rửa sạch nhưng nguy hiểm là bệnh dễ lây lan từ cây này sang cây khác và cũng hay bị tổn thương ở đầu rễ, cách làm này chỉ thích hợp cho số lượng cây lan ít mà thôi. - Dụng cụ tưới: vòi tưới bông sen + máy bơm nước hợp với những vườn lan lớn. Khi tưới, lật ngược vòi phun thành hình cầu vồng hạt nước rơi xuống nhẹ nhàng, với những vườn lan nhỏ có thể dùng bình bơm tay. Khi tưới không phải tưới đậm ngay một khu vực mà tưới đi tưới lại cho giá thể ngấm nước dần và phải tưới thật đậm (quan sát nước chảy xuống đáy chậu ra ngoài là được). - Thời gian tưới: thường tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trời nắng nóng, ẩm độ không khí thấp buổi trưa có thể tưới mát môi trường xung quanh, không nên tưới trực tiếp vào cây. 2.1.3.4. Bón phân Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng nông nghiệp. Đặc biệt phân bón lá chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong nền nông nghiệp sạch nhất là rau, hoa, quả. Cây hoa lan cũng không ngoại trừ ảnh hưởng này. Nhiều người cho rằng cây hoa lan trong thiên nhiên mọc hoang dại được tận hưởng nguồn nước, nguồn dinh dưỡng từ nước mưa, vỏ lá mục, rêu, dương xỉ ở các hộc cây khe núi. Vì thế khi mang cây lan về trồng nguồn nước, muối khoáng bị cắt đứt, các giá thể để trồng lan hầu như giữ ẩm, đỡ cây nên việc bón thêm phân là cần thiết nhất là trong sản xuất kinh doanh hiện nay. Cách tốt nhất để bón phân cho lan là dùng phân bón lá (phân lỏng). Phân bón khô khó sử dụng đồng đều, nếu nó dễ hoà tan có thể gây hại cho các rễ non. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân được phân tán khắp trong chậu mau chóng thấm xuống rễ, lá. Phân bón bọc nhựa, giải phóng chậm, cũng có thể dùng được cho lan. Theo tác giả Nguyễn Hạc Thuý (2001) [26], hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng trên 40 loại phân bón lá khác nhau trong đó có rất nhiều loại phân bón lá vô cơ dùng cho lan mà phần lớn là các sản phẩm ngoại nhập hoặc sản xuất theo quy trình nước ngoài như Grow more (Hoa Kỳ), Yogen (Nhật), Agricomik (Thái Lan)… Chính vì có những chủng loại như vậy cho nên bón phân gì? Bón như thế nào có lợi cho sinh trưởng phát triển của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao đó là một bài toán khó. Do nhu cầu về dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn sinh trưởng là khác nhau nên phân bón cũng thay đổi tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Phân bón qua lá gồm: phân hoá học (vô cơ), phân hữu cơ (xác bã động, thực vật…) và phân phức hữu cơ. - Cách sử dụng với phân hoá học: tuỳ theo từng loài và tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây Phân có tỷ lệ đạm cao (30:10:10): rất phù hợp cho cây con, những cây đang nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa. Phân có tỷ lệ lân cao: kích thích ra rễ, hoa, làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề kháng của cây. Việc sử dụng phân có hàm lượng lân cao cần thận trọng vì nếucây đang ở giai đoạn sung yếu (do sâu bệnh, thiếu dinh dưỡng…) càng làm cho cây chậm lớn và ra hoa cũng xấu. Phân có tỷ lệ kali cao: giúp cây khoẻ, chống hạn, sâu bệnh tốt. So với cây trồng khác thì cây lan cần lượng kali tương đối nhiều vì mục đích chính của nuôi trồng lan là thưởng thức hoa, kali giúp hoa có màu sắc đẹp, bền thường sử dụng phân kali vào lúc cây lan có hoa. Với lan Hồ điệp dùng phân bón vô cơ là tốt nhất và chỉ nên bón vào mùa mưa(từ tháng 5- tháng 8). Sau khi cây hết hoa có thể thúc cho cây ra khi phun 3 lần liên tục hỗn hợp 0,5% của (Urê +KH2PO4+ FeSO4) theo tỷ lệ (1:1:1) [41]. Theo BFC (Bangkok Flower Centre) chế độ dinh dưỡng cho cây, khi cây con còn nhỏ thì phun NPK dạng 10 : 10 : 10, khi cây ở giai đoạn sinh trưởng mạnh thì phun NPK dạng 20 : 20 : 20, để cây ra hoa thì phun NPK dạng 10: 20 : 10 hoặc 10 : 20 : 20. Như vậy, quy trình trồng hoa lan của họ đạt đến mức hoàn hảo. Nhiều tác giả của các nước có ngành lan phát triển đều có chung một nhận xét: Để cây lan sinh trưởng tốt ra hoa đúng lúc, hoa bền thì việc nghiên cứu từng yếu tố ảnh hưởng cho từng loài lan là cả một vấn đề công phu và nghệ thuật. Theo Keithly (1991), ở giai đoạn cây con (bồn mạ) lan Dendrobium và Phalaenopsis phun 50 ppm N tổng số + 4,5 ppm P + 8,2 ppm K+ Chelat Sắt + vi lượng là tốt nhất. Poole và Seeleing (1978) cho biết nồng độ 100 ppm N + 50 - 100 ppm PK + 25 ppm Mg là tốt nhất cho lan Kiếm và Hồ điệp phát triển. Theo way và Lee 1994, cây con Hồ điệp phun loại NPK tỷ lệ 20 : 20: 20 là tốt nhất. Theo Hãng G & B orchid Laboratory & NurseryInc [41], cây con Hồ điệp sinh trưởng tốt nhất khi phun loại NPK tỷ lệ 20 : 20 : 20 kết hợp với phun phân hữu cơ ngâm từ xác bã động vật. Theo trung tâm kỹ thuật Rau- Hoa- Quả Thường Tín, giai đoạn cây con (15 ngày sau trồng) phun dinh dưỡng NPK có tỷ lệ 30 : 10 : 10 với nồng độ 0,2% định kỳ 5 ngày 1 lần cây con sinh trưởng rất tốt. - Cách sử dụng phân hữu cơ: ngoài nguồn phân bón vô cơ ra, phân hữu cơ cũng rất tốt cho lan, phân hữu cơ dễ chế biến, nguyên liệu phong phú. Trong phân hữu cơ chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây như axítamin, vitamin, vi lượng... Điều chú ý là các dạng phân hữu cơ dùng cho hoa lan phải hoàn toàn hoai mục, không có mùi. Phân hữu cơ ở các dạng: nước tiểu người và động vật, phân động vật, xác bã động vật, than xương… Sự pha chế phân hiện nay dễ hơn nhờ nguyên liệu sẵn có, dễ tìm nhưng thành phần của phân không rõ rệt. + Nước tiểu: hoà loãng nước tiểu với tỷ lệ 1: 10 hay loãng hơn, tưới cách nhật tốt nhất 1 tuần tưới 2 lần. Phù hợp với tất cả các loài lan. Hoặc 100ml nước tiểu + 100 g bã đậu phụ ngâm với 0, 8 lít nước cho lên men từ 7 - 10 ngày để lắng lọc lấy phần nước trong (nguyên chất). Mỗi tháng tưới 1 - 2 lần pha tỷ lệ 1 : 4 rất thích hợp với Dendrobium, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Oncidium, Renather… + Xác bã động vật: theo các nhà trồng lan Đài Loan thì nước ngâm lông gà, vịt, bột cá là tuyệt hảo đối với lan hồ điệp mà không mọc rêu xanh. + Theo các nhà vườn Thái Lan, họ đã chế phân hữu cơ như sau: 3 kg rác thực vật (rau, củ, quả, hoa, lá…) + 1kg đường đen. Để trong bình không rỉ, đậy nắp nhưng không cần kín,để chỗ râm mát. Sau 1 tháng chắt lấy nước để sử dụng: hoà 1/1000 tưới cho rau, 1/5000 tưới cho hoa lan rất tốt. Cách tưới phân: việc lựa chọn phân cho lan rất quan trọng nhưng cách tưới phân cũng không kém phần quan trọng. Tưới phân sao cho cây hấp thụ được nhiều nhất. Tưới phân sao cho có hiệu quả kinh tế nhất. Rễ là cơ quan chính giúp lan hấp thụ nước và muối khoáng ngoài ra lá thậm chí có loài thân cũng có khả năng hấp thụ nước và muối khoáng. Vì vậy tưới làm sao cho ướt toàn bộ cây mà vẫn tiết kiệm phân người ta làm như sau: trước khi tưới phân, tưới nước qua một lượt sau đó mới tưới phân như vậy cây hấp thụ phân được dễ dàng hơn. Thường tưới vào buổi sáng sớm và chiều mát, tuyệt đối tránh tưới vào buổi trưa. Ta biết rằng phân được sử dụng hiệu quả qua đường lá khi: phân ở dạng dung dịch, dung dịch ấy bám vào rễ, lá và giá thể. Các chất tan dù ở dạng phân tử hay ion sẽ xuyên qua màng tế bào chất để vào bên trong nguyên sinh chất của tế bào. Vì vậy, phân mà ta tưới vào lá sẽ xâm nhập liên tục vào bên trong tế bào chừng còn ở dạng dung dịch. Ngược lại tưới không lâu đã thấy chúng khô đọng lại các vệt trắng ở ngoài của lá thì chỉ ít phân được hấp thụ vào lá. Khoảng cách giữa những lần tưới: tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, giá thể, tình trạng cây, loại phân, nồng độ phân…, việc tưới nên tiến hành từ nồng độ thấp đến cao, như vậy sẽ tốn công lao động nhưng không nguy hại cho lan. Với lan con 5 ngày tưới 1 lần, lan trưởng thành 7 ngày/1lần (mùa hè), từ 7 - 10 ngày (mùa đông). Sau khi tưới phân, ngày hôm sau nên gia tăng lượng nước tưới với mục đích nếu lượng phân chưa hấp thụ hết thì vẫn có thể tiếp tục đồng thời giúp rửa sạch muối đọng trên lá và trong giá thể. - Cách sử dụng phân phức hữu cơ: Là sản phẩm phức hữu cơ có nguồn gốc từ EDTA và các Aminoacid thuỷ phân từ các chất hữu cơ giàu protein (pomior- polymicroelements organic). Sản phẩm ở dạng dung dịch màu xanh lá mạ, trong, đặc sánh; tỷ trọng từ 1,18 - 1,22; độ pH 6,5 - 7. Kết quả phun phân bón lá pomior với nồng độ 0,4% định kỳ phun 5 ngày 1 lần, làm tăng năng suất và chất lượng hoa Cúc đồng tiền rất rõ rệt, tỷ lệ hoa loại I đạt 31,2% (Hoàng Ngọc Thuận, 2005) [25]. Phân bón Pomior cũng làm tăng năng suất chất lượng hoa hồng, hoa cúc một cách rõ rệt. 2.1.3.5. Giàn che Mục đích của làm giàn che là điều chỉnh cường độ ánh sáng cho phù hợp với nhu cầu của cây lan đang trồng. ở các nước tiên tiến người ta trồng lan trong nhà kính có hệ thống điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ngay cả chế độ chăm sóc cũng đều tự động cho nên cây sinh trưởng, phát triển rất tốt. ở Việt Nam ngành trồng lan mới bắt đầu cùng với điều kiện kinh tế chưa cho phép hiện đại hoá, chúng ta có thể tự làm giàn che bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhưng phải đạt một số tiêu chuẩn sau: Giàn cao 2,5 - 4 m, mái nằm ngang hay xiên nhưng phải theo hướng Bắc - Nam để khi mặt trời di chuyển theo hướng Đông - Tây ánh sáng không ảnh hưởng liên tục làm hại cây. Tuỳ theo nhu cầu ánh sáng của từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà có chế độ chiếu sáng thích hợp. Với lan con để sinh trưởng phát triển tốt cần nhận được 100% ánh sáng từ lúc bình minh cho đến 8 h sáng, lan trưởng thành nhu cầu ánh sáng tăng lên. Tuỳ theo nhu cầu ánh sáng của từng cây mà có chế độ chiếu sáng thích hợp. Ví dụ: Phalaenopsis, Paphiopedilum cần 30 - 40% ánh sáng. Dendrobium, Cattleya cần 50 - 60% ánh sáng. Vanda cần 60 - 70% thậm chí có loại cần chiếu sáng 100%. Hiện trên thị trường có bán các loại lưới che với chế độ che phủ 40, 50, 60, 70 - 80% ánh sáng rất nhẹ và tiện lợi. Bên cạnh đó có thể dùng giàn che bằng phên nứa đan có ưu điểm mát rẻ tiền nhưng không bền và khó có được lượng ánh sáng phù hợp. 2.1.3.6. Phòng trừ sâu bệnh Trong tự nhiên mỗi cây có một số sâu và bệnh tấn công riêng. Cây lan cũng không nằm ngoài quy luật này. Sâu bệnh là một vấn đề lớn và nan giải trong quá trình sản xuất, nhân giống và nuôi trồng hoa lan. Vì vậy để tránh những thiệt hại không đáng có việc phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu là cần thiết. Trước hết cần phải có biện pháp quản lý sâu bệnh một cách tổng hợp đó là: - áp dụng cách làm vườn tối ưu trong việc trồng các giống lan. + Cách trồng không đúng có thể làm cây dễ nhiễm bệnh. Tưới nước cần thiết và tưới vào thời điểm làm cho lá mau khô. Bón phân thường xuyên, để giữ cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Sang chậu lan khi cần thiết (ít nhất 2 năm một lần). + Chọn giống sạch bệnh. + Cần phải kiểm tra cây định kỳ. Xem xét tất cả các cây mới nhập về, cây ở những chỗ tiếp xúc với không khi bên ngoài lối đi cũng như những chỗ trồng đầy kín lan. - áp dụng biện pháp vệ sinh đối với những cây sâu bệnh và cả vườn lan. Dùng thuốc trừ sâu bệnh khi cần thiết. Tuy nhiên hoa lan thường bị một số sâu bệnh hại sau: * Bệnh đốm vòng - thán thư (Colletotrichum gloeosporioides). Triệu chứng đầu tiên là lá màu nâu và giả hành có vết dạng hình tròn, lõm không đều, màu sắc vàng hơi xanh nhạt, nhận thấy rất rõ. Lá già nhất thường nhiễm bệnh nặng nhất, các lá chưa hoàn toàn trưởng thành cũng bị tấn công. Phòng trừ: cắt bỏ lá bị bệnh, xử lý thuốc như Zi-neb, Ridomil, An- vil. * Bệnh thối rễ, căn hành, giả hành do vi khuẩn (Erwinia Carotovorasub sp và Erwinia chrysanthemi). Triệu chứng khi nhiệt độ tăng kết hợp với độ ẩm cao, các vi khuẩn này là loài ký sinh trên lá và xâm nhập vào những mô đã bị thương tổn. Các vùng bị bệnh sẽ úa mềm, có màu nâu và mùi khó chịu. Những vết úa thường lan nhanh trong lá, rễ và chậm hơn ở căn hành và giả hành. Phòng trừ: bằng thuốc diệt khuẩn như Physan, Caviben 50 HB, Thiram, Kitazin, thuốc diệt nấm gốc Sunphat đồng 1% cũng có kết quả với vi khuẩn. Ngoài ra có thể dùng Steptomicin + Penicilin. *Bệnh thối trắng rễ (Rhizoctnia solani): phá hoại trên nhiều giống như Van da, Dendrobium, Cattleya, Oncidium. Bệnh phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bệnh nặng làm cây sinh trưởng chậm lại. Nấm gây bệnh có thể tấn công vào bất kỳ tuổi nào của cây nhưng thích hợp nhất với cây con, do vậy cây con trong vườn ươm thường bị hại nặng nhất. Bệnh thường tiến triển chậm cây bị thối rễ mất sinh lực nếu cây không phòng trừ kịp thời sẽ bị chết (Alec Pridgeon, 1992) [30] . *Virus: có thể làm thay đổi hình thái của cây hoa lan từ chóp rễ đến đỉnh ngọn. ảnh hưởng dễ thấy nhất là sự chuyển màu vàng (chlorosis) và mô bị chết (necrosis). Các triệu chứng virus biến đổi nhiều tuỳ thuộc nòi virus và điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng. Thời gian giữa quá trình nhiễm bệnh và sự phát hiện cũng tuỳ thuộc vào nòi virus và điều kiện môi trường. Virus không những làm đổi màu sắc trong mô tế bào cây chủ, mà còn hạn chế sự phát triển của cây, làm cho cây cằn cỗi. Virus rất khó chữa, khi cây bị bệnh cần cách ly hoặc huỷ bỏ. Hiện nay, công tác phòng ngừa virus xâm nhập là chính (tránh làm tổn thương các bộ phận sinh trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt). Sâu hại cây hoa lan: Hoa lan rất phong phú và đa dạng nên cũng tập trung nhiều loài côn trùng phá hoại như: rệp sáp, rệp bông, bọ trĩ, rệp dính, bọ nhảy, kiến… Ngoài ra còn có những loài sâu hại không phải là côn trùng như ốc sên, ốc, cuốn chiếu… Biện pháp phòng trừ bằng các phương pháp: cơ giới, vật lý, hoá học. Phương pháp hoá học thường sử dụng một trong các loại thuốc sau: Sherpa, Depterex, Pegasus, Danitol,… Một phương pháp phòng trừ quan trọng khác là vệ sinh khu vườn: các lớp phủ mặt đất, những đống gạch vôi quanh vườn lan có thể là nơi ẩn náu của ốc và ốc sên. Việc tạo phong cảnh quanh vườn lan là điều không thích hợp vì vấn đề sâu hại lây lan. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực trồng và chăm sóc hoa lan. Nhiều kết luận đã đi vào thực tiễn sản xuất và đang được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, để cây hoa lan phát triển mạnh hơn nữa và đứng vững trên thị trường cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc... nhằm tìm ra những quy trình cụ thể cho từng loài lan, phù hợp với nhu cầu sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người trồng lan và hướng tới xuất khẩu trong tương lai. 2.2. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất lan trên thế giới Loddiges 1812 là người đầu tiên trên thế giới thiết lập vườn lan thương mại. Trong những thập kỷ gần đây, cùng với phương tiện giao thông phát triển mạnh mẽ, các thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát triển về công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi. Do vậy, việc xuất khẩu hoa lan ngày càng tăng với qui mô rất lớn. Nhiều nước đã trở thành cường quốc xuất khẩu hoa như Thái Lan, Đài Loan…Hoa lan đã và đang là nguồn lợi lớn của các nước Đông Nam á và thế giới (Phan Thúc Huân, 1989 [13] (Delforge, P.1995) [32]. Hiện nay, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hoa lan, có 18 phòng nuôi cấy invitro hoa lan thương mại hoạt động ở Băng Cốc và các vùng phụ cận (Đồng Văn Khiêm, 1995) [15]. Nhờ khả năng thực hiện công nghệ mới trong nuôi cấy mô và lai tạo, với giá lao động thấp, khí hậu tốt, giao thông tốt cho phép Thái Lan sản xuất quanh năm và xuất đi 50 nước trên thế giới. Năm 1993, Thái Lan cung cấp 70,7% cho thị trường Anh, 81,4% cho hà Lan về lan cắt cành, 64 triệu cành cho ý và 5 triệu cành cho Nhật..(Ngô Quang Vũ, 2002) [28]. Đài Loan: có khí hậu ấm áp, mưa nhiều gần giống với khí hậu Việt Nam nên có thể sản xuất hoa tươi quanh năm. Đài Loan chú trọng đầu tư nhiều vào nuôi trồng Phalaenopsis và chọn tạo nhiều giống mới, hiện nay đã tạo ra được một số giống lan quí có khả năng cắt hoa và trồng trong chậu (Segerback, LB,1983) [38]. Singapore: nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên qui mô lớn bắt đầu từ năm 1987. Nhà nước đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại hoa này trên thị trường thế giới nên đã mở rộng trang trại nuôi trồng hoa lan. Năm 1992 xuất khẩu hơn 18 triệu USD, năm 1993 xuất 3,8 triệu cành đến châu Âu và một lượng khá lớn đến thị trường Nhật (Ngô Quang Vũ, 2002) [28]. Malaysia: với sự quan tâm của chính phủ và sự phát triển nhanh chóng của nghề trồng hoa, đến nay đã có đủ khả năng cạnh tranh với thế giới và chiếm thị phần đáng kể ở châu á. Công nghiệp lan cắt cành tăng khoảng 7 triệu USD năm 1988 và 20 triệu USD năm 1994, thị trường xuất khẩu chủ yếu Singgapo, Nhật, úc, Đài Loan, Hồng Công và Hàn Quốc... (Ngô Quang Vũ, 2002) [28]. ấn Độ: để phục vụ việc xuất khẩu hoa, ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng hoa lan để sản xuất mỗi năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác ấn Độ được xem là một nước có nhiều giống lan nguyên thuỷ khoảng 140 giống với hơn 1.300 loài, mặc dù bị khai thác triệt để trước đây, nhưng tới nay Nhà nước đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quý để phục vụ cho ngành trồng lan thương mại rất tốt. Hà Lan: đã đầu tư 20 triệu USD vào ấn Độ để lắp đặt các thiết bị máy móc … tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hoa. Nhật Bản: đã đầu tư 6,6 triệu USD cho Thái Lan để mở rộng cơ sở sản xuất với công suất 10 triệu cây hoa lan mỗi năm và hiện nay, Nhật cũng là khách hàng lớn nhất của Singgapo với khả năng tiêu thụ 60% số cây lan của nước này (Phan Thúc Huân, 1989) [13]. Sản xuất hoa của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở các nước châu á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh. Hiện nay một số loại hoa đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới đặc biệt ở Nhật, Đức, Pháp, Mỹ…là hoa hồng, cẩm chuớng, hoa lan, lay ơn, cúc, đồng tiền, loa kèn… 2.2.2. Tình hình sản xuất lan ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm cho nên chủng loại lan rừng rất phong phú, theo thống kê có khoảng 1.000 chủng loại và nhiều loài lan lai du nhập vào nhưng thống kê chưa đầy đủ. Nhìn chung sản xuất lan ở Việt Nam mới chỉ phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 8/2004 Lâm Đồng đã thành lập Hiệp hội hoa lan với tên gọi giao dịch là Dalat orchid Association với mục đích là tập hợp những người yêu mến và có kinh nghiệm trồng lan tiến tới phát triển nhân rộng, sản xuất theo hướng hàng hoá. Hiện nay mỗi năm Đà Lạt mới chỉ sản xuất khoảng 200.000 đơn vị lan cắt cành. (Cao Liên, 2004) [16]. Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm văn hoá kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật của miền Nam có một tiềm năng lớn về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan. Vào năm 1986, lần đầu tiên một quy trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium cấy mô tư lan con đến nở hoa đã được hãng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất kết hợp với vườn lan T78 thử nghiệm thành công (Chí Thiện, 2004) [21]. Theo số liệu điều tra bước đầu tính đến năm 1986 trong Thành phố có khoảng 15 gia đình có vườn lan với số lượng từ 1.000 - 7.000 chậu. Đến năm 1987 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có vườn Quốc doanh và tư nhân: vườn lan T78, vườn lan Hàng không dân dụng. Kể từ năm 1980, năm nào thành phố cũng tổ chức hội Hoa xuân. Hội Hoa xuân là nơi hội tụ những tác phẩm hoa cảnh đặc sắc, độc đáo nhất của các chủ vườn. Qua các hội Hoa xuân, nhận thấy sản phẩm hoa lan ngày càng phong phú đa dạng chứng tỏ kỹ thuật nuôi trồng nâng cao, các nhà vườn ngày càng tiếp cận với công nghệ tiên tiến như mái che, giàn tưới phun tự động… Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến, giai đoạn 2005 - 2006 thực hiện đầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây kiểng. (Dự án đầu tư, phát triển hoa, cây và cá kiểng tại Thành Phố Hồ Chí Minh(2005) [5]. ở Hà Nội, mười năm gần đây, khi đời sống người dân Thủ đô nâng cao, nhu cầu thưởng thức hoa lan tăng, nhiều khi cung không đủ cầu, phong trào nuôi trồng lan tự phát lan rộng cả đến các vùng phụ cận khiến các nhà khoa học phải vào cuộc, đi sâu nghiên cứu và sản xuất, kinh doanh hoa lan. Tại Viện sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã cho ra đời hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như: Hồ điệp (Phalaenopsis), Cát lan (Cattleya), lan Thái (Dendrobium)… Ngoài ra, Viện còn làm cố vấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình nuôi trồng một số giống lan có hiệu quả kinh tế ở các tỉnh như Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn… Tại Trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội 2 năm trở lại đây, phòng nuôi cấy mô hoạt động cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây ._.---- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-8 11/ 9/ 8 0:24 ----------------------------------------------------------- :PAGE 6 ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây địa lan giống Trần mộng trồng chậu F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 15/1 12 3.4917 0.38000 0.15538 4.4 0.0018 0.0712 15/2 12 4.7250 0.36403 0.30148 6.4 0.5056 0.1285 15/3 12 7.0242 0.91664 0.45432 6.5 0.0072 0.0624 15/4 12 9.1250 1.3240 0.57446 6.3 0.0045 0.0242 7. Kết quả phân tích phương sai: ảnh hưởng của phân bón lá đến diện tích tích lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLá FILE B4-9 11/ 9/ 8 10:15 ----------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 DLá LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 2049.50 1024.75 12.54 0.008 3 2 CT$ 3 1388.55 462.849 5.66 0.036 3 * RESIDUAL 6 490.500 81.7500 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 3928.55 357.141 ----------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE RLá FILE B4-9 11/ 9/ 8 10:15 ----------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 RLá LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 2.11152 1.05576 63.38 0.000 3 2 CT$ 3 1.05120 .350400 21.03 0.002 3 * RESIDUAL 6 .999501E-01 .166583E-01 ---------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3.26267 .296606 ----------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-9 11/ 9/ 8 10:15 ------------------------------------------------------------- :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS DLá RLá 1 4 112.665 3.05250 2 4 127.915 3.56750 3 4 95.9150 2.54000 SE(N= 4) 4.52078 0.645336E-01 5%LSD 6DF 15.6381 0.223232 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS DLá RLá CT1(Đ/C) 3 95.3300 2.59333 CT2 3 118.330 3.42000 CT3 3 124.000 3.10000 CT4 3 111.000 3.10000 SE(N= 3) 5.22015 0.745170E-01 5%LSD 6DF 18.0573 0.257766 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-9 11/ 9/ 8 10:15 ------------------------------------------------------------- :PAGE 4 ảnh hưởng của phân bón lá đến diện tích lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DLá 12 112.17 18.898 9.0416 8.1 0.0078 0.0355 RLá 12 3.0533 0.54462 0.12907 4.2 0.0002 0.0019 8. Kết quả phân tích phương sai: ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/1 FILE B4-10 11/ 9/ 8 10:41 ------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 15/1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 .800000E-01 .400000E-01 2.00 0.216 3 2 CT$ 3 .515100 .171700 8.58 0.014 3 * RESIDUAL 6 .120000 .200000E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 .715100 .650091E-01 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/2 FILE B4-10 11/ 9/ 8 10:41 ------------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 15/2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ====================================================================== 1 NL 2 .952200 .476100 32.24 0.001 3 2 CT$ 3 .603825 .201275 13.63 0.005 3 * RESIDUAL 6 .886001E-01 .147667E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 1.64462 .149511 ----------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/3 FILE B4-10 11/ 9/ 8 10:41 ------------------------------------------------------------- :PAGE 3 VARIATE V005 15/3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 .845000 .422500 46.09 0.000 3 2 CT$ 3 .323025 .107675 11.75 0.007 3 * RESIDUAL 6 .549999E-01 .916664E-02 ----------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.22303 .111184 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/4 FILE B4-10 11/ 9/ 8 10:41 ------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 15/4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 .720000 .360000 54.00 0.000 3 2 CT$ 3 .800025 .266675 40.00 0.000 3 * RESIDUAL 6 .400000E-01 .666667E-02 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 1.56002 .141820 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-10 11/ 9/ 8 10:41 ------------------------------------------------------------- :PAGE 5 ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS 15/1 15/2 15/3 15/4 1 4 1.26500 1.78250 2.21250 2.49750 2 4 1.36500 1.43750 1.88750 2.19750 3 4 1.16500 2.12750 2.53750 2.79750 SE(N= 4) 0.707107E-01 0.607591E-01 0.478713E-01 0.408248E-01 5%LSD 6DF 0.244600 0.210175 0.165594 0.141220 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS 15/1 15/2 15/3 15/4 CT1(Đ/C) 3 1.00000 1.49000 1.95000 2.14000 CT2 3 1.53000 2.02000 2.33000 2.69000 CT3 3 1.39000 1.98000 2.37000 2.79000 CT4 3 1.14000 1.64000 2.20000 2.37000 SE(N= 3) 0.816497E-01 0.701586E-01 0.552770E-01 0.471405E-01 5%LSD 6DF 0.282439 0.242690 0.191212 0.163066 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-10 11/ 9/ 8 10:41 ------------------------------------------------------------- :PAGE 6 ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 15/1 12 1.2650 0.25497 0.14142 11.2 0.2157 0.0145 15/2 12 1.7825 0.38667 0.12152 6.8 0.0009 0.0050 15/3 12 2.2125 0.33344 0.95743E-01 4.3 0.0004 0.0071 15/4 12 2.4975 0.37659 0.81650E-01 3.3 0.0003 0.0004 9. Kết qủa phân tích phưưng sai: ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa và chất lượng hoa của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK-HOA FILE B4-11B 11/ 9/ 8 11:10 -------------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 DK-HOA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ===================================================================== 1 NL 2 .720000 .360000 18.00 0.003 3 2 CT$ 3 6.54383 2.18128 109.06 0.000 3 * RESIDUAL 6 .120000 .200000E-01 ----------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 7.38382 .671257 ----------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE D-NU FILE B4-11B 11/ 9/ 8 11:10 ------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 D-NU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 .720000 .360000 54.00 0.000 3 2 CT$ 3 6.55762 2.18587 327.88 0.000 3 * RESIDUAL 6 .400003E-01 .666672E-02 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 7.31763 .665239 ----------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-11B 11/ 9/ 8 11:10 ------------------------------------------------------------ :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS DK-HOA D-NU 1 4 4.14750 2.62750 2 4 3.84750 2.32750 3 4 4.44750 2.92750 SE(N= 4) 0.707106E-01 0.408250E-01 5%LSD 6DF 0.244599 0.141220 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS DK-HOA D-NU CT1(Đ/C) 3 3.00000 1.51000 CT2 3 4.09000 2.50000 CT3 3 4.49000 2.98000 CT4 3 5.01000 3.52000 SE(N= 3) 0.816496E-01 0.471407E-01 5%LSD 6DF 0.282439 0.163067 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-11B 11/ 9/ 8 11:10 ------------------------------------------------------------ :PAGE 4 ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa và chất lượng hoa của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DK-HOA 12 4.1475 0.81930 0.14142 3.4 0.0034 0.0001 D-NU 12 2.6275 0.81562 0.81650E-01 3.1 0.0003 0.0000 10. Kết qủa phân tích phương sai: ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/1 FILE B4-15 11/ 9/ 8 11:46 ----------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 15/1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 .980000 .490000 29.40 0.001 3 2 CT$ 3 .591825 .197275 11.84 0.007 3 * RESIDUAL 6 .999999E-01 .166667E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 1.67183 .151984 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/2 FILE B4-15 11/ 9/ 8 11:46 ------------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 15/2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ========================================================================= 1 NL 2 1.53167 .765834 39.96 0.001 3 2 CT$ 3 .622225 .207408 10.82 0.009 3 * RESIDUAL 6 .115000 .191667E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 2.26889 .206263 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/3 FILE B4-15 11/ 9/ 8 11:46 -------------------------------------------------------------- :PAGE 3 VARIATE V005 15/3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 1.05500 .527500 30.14 0.001 3 2 CT$ 3 1.84860 .616200 35.21 0.001 3 * RESIDUAL 6 .105000 .175000E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 3.00860 .273509 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/4 FILE B4-15 11/ 9/ 8 11:46 ------------------------------------------------------------ :PAGE 4 VARIATE V006 15/4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 1.53500 .767500 9.90 0.013 3 2 CT$ 3 2.72662 .908875 11.73 0.007 3 * RESIDUAL 6 .465000 .775000E-01 ---------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4.72662 .429693 ----------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-15 11/ 9/ 8 11:46 ------------------------------------------------------------ :PAGE 5 ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS 15/1 15/2 15/3 15/4 1 4 3.05750 4.03750 6.04500 7.20750 2 4 2.70750 3.61250 5.64500 6.80750 3 4 3.40750 4.48750 6.37000 7.68250 SE(N= 4) 0.645497E-01 0.692219E-01 0.661438E-010.139194 5%LSD 6DF 0.223288 0.239449 0.228802 0.481495 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS 15/1 15/2 15/3 15/4 CT1(Đ/C) 3 2.82000 3.79000 5.47000 6.51000 CT2 3 3.10000 4.03333 6.13000 7.40000 CT3 3 2.91000 3.95000 5.92000 7.19000 CT4 3 3.40000 4.41000 6.56000 7.83000 SE(N= 3) 0.745356E-01 0.799305E-01 0.763763E-010.160727 5%LSD 6DF 0.257830 0.276492 0.264198 0.555982 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-15 11/ 9/ 8 11:46 ------------------------------------------------------------ :PAGE 6 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 15/1 12 3.0575 0.38985 0.12910 4.2 0.0011 0.0070 15/2 12 4.0458 0.45416 0.13844 3.4 0.0006 0.0086 15/3 12 6.0200 0.52298 0.13229 2.2 0.0011 0.0006 15/4 12 7.2325 0.65551 0.27839 3.8 0.0132 0.0071 11. Kết quả phân tích phương sai: ảnh hưởng của giá thể đến diện tích tích lá của cây địa lan giống Trần Mộng BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLá FILE B4-16 14/ 9/ 8 15:55 ------------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 DLá LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 1682.00 841.000 27.13 0.001 3 2 CT$ 3 1477.13 492.376 15.88 0.004 3 * RESIDUAL 6 186.000 31.0000 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 3345.13 304.103 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE RLá FILE B4-16 14/ 9/ 8 15:55 -------------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 RLá LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 .732467 .366233 53.08 0.000 3 2 CT$ 3 2.00382 .667941 96.80 0.000 3 * RESIDUAL 6 .414003E-01 .690005E-02 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 2.77769 .252517 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-16 14/ 9/ 8 15:55 ------------------------------------------------------------ :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS DLá RLá 1 4 113.762 2.30250 2 4 99.2625 1.98750 3 4 128.262 2.59250 SE(N= 4) 2.78388 0.415333E-01 5%LSD 6DF 9.62989 0.143670 ------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS DLá RLá CT1(Đ/C) 3 100.390 1.79000 CT2 3 117.910 2.56000 CT3 3 107.110 2.01667 CT4 3 129.640 2.81000 SE(N= 3) 3.21455 0.479585E-01 5%LSD 6DF 11.1196 0.165896 ------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-16 14/ 9/ 8 15:55 ------------------------------------------------------------- :PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DLá 12 113.76 17.439 5.5678 4.9 0.0013 0.0035 RLá 12 2.2942 0.50251 0.83067E-01 3.6 0.0003 0.0001 12. Kết quả phân tích phương sai: ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/1 FILE B4-17 14/ 9/ 8 16:10 --------------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 15/1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 .470717 .235358 25.42 0.002 3 2 CT$ 3 .206700 .689000E-01 7.44 0.020 3 * RESIDUAL 6 .555500E-01 .925833E-02 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 .732967 .666333E-01 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/2 FILE B4-17 14/ 9/ 8 16:10 -------------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 15/2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROBER SQUARES SQUARES LN =========================================================================1 NL 2 .328650 .164325 40.94 0.001 3 2 CT$ 3 1.05307 .351022 87.45 0.000 3 * RESIDUAL 6 .240832E-01 .401387E-02 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 1.40580 .127800 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/3 FILE B4-17 14/ 9/ 8 16:10 ------------------------------------------------------------- :PAGE 3 VARIATE V005 15/3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 .328050 .164025 32.21 0.001 3 2 CT$ 3 .839100 .279700 54.93 0.000 3 * RESIDUAL 6 .305500E-01 .509166E-02 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 1.19770 .108882 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 15/4 FILE B4-17 14/ 9/ 8 16:10 ------------------------------------------------------------- :PAGE 4 VARIATE V006 15/4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================= 1 NL 2 .793800 .396900 23.49 0.002 3 2 CT$ 3 .872025 .290675 17.20 0.003 3 * RESIDUAL 6 .101400 .169000E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 1.76723 .160657 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-17 14/ 9/ 8 16:10 -------------------------------------------------------------- :PAGE 5 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS 15/1 15/2 15/3 15/4 1 4 0.895000 1.20000 1.56500 1.86250 2 4 0.642500 1.01250 1.36250 1.54750 3 4 1.12750 1.41750 1.76750 2.17750 SE(N= 4) 0.481101E-01 0.316776E-01 0.356779E-01 0.650000E-01 5%LSD 6DF 0.166421 0.109578 0.123416 0.224845 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS 15/1 15/2 15/3 15/4 CT1(Đ/C) 3 0.730000 0.856667 1.18000 1.53000 CT2 3 0.900000 1.22333 1.63000 1.93000 CT3 3 0.833333 1.09000 1.53000 1.73000 CT4 3 1.09000 1.67000 1.92000 2.26000 SE(N= 3) 0.555528E-01 0.365781E-01 0.411973E-01 0.750556E-01 5%LSD 6DF 0.192166 0.126529 0.142508 0.259629 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-17 14/ 9/ 8 16:10 --------------------------------------------------------------- :PAGE 6 ảnh hưởng của giá thể đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây địa lan giống Trần Mộng F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 15/1 12 0.88833 0.25813 0.96220E-01 10.8 0.0015 0.0199 15/2 12 1.2100 0.35749 0.63355E-01 5.2 0.0005 0.0001 15/3 12 1.5650 0.32997 0.71356E-01 4.6 0.0009 0.0002 15/4 12 1.8625 0.40082 0.13000 7.0 0.0019 0.0029 13. Kết quả phân tích phương sai: ảnh hưởng của giá thể đến sự ra hoa và sinh trưởng phát triển hoa cây địa lan giống Trần Mộng trông chậu BALANCED ANOVA FOR VARIATE D-NGONG FILE B4-18 14/ 9/ 8 16:19 --------------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 D-NGONG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 4516.67 2258.33 38.71 0.001 3 2 CT$ 3 1841.33 613.776 10.52 0.009 3 * RESIDUAL 6 349.999 58.3332 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 6708.00 609.818 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKNGONG FILE B4-18 14/ 9/ 8 16:19 -------------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 DKNGONG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 .344450 .172225 49.32 0.000 3 2 CT$ 3 .462825 .154275 44.18 0.000 3 * RESIDUAL 6 .209500E-01 .349167E-02 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 .828225 .752932E-01 ------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-18 14/ 9/ 8 16:19 ------------------------------------------------------------- :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS D-NGONG DKNGONG 1 4 128.868 1.12250 2 4 106.368 0.915000 3 4 153.868 1.33000 SE(N= 4) 3.81881 0.295452E-01 5%LSD 6DF 13.2099 0.102202 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS D-NGONG DKNGONG CT1(Đ/C) 3 109.820 0.790000 CT2 3 135.180 1.19000 CT3 3 130.390 1.21000 CT4 3 143.413 1.30000 SE(N= 3) 4.40958 0.341158E-01 5%LSD 6DF 15.2534 0.118012 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-18 14/ 9/ 8 16:19 ------------------------------------------------------------ :PAGE 4 ảnh hưởng của giá thể đến sự ra hoa và sinh trưởng phát triển hoa cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | D-NGONG 12 129.70 24.694 7.6376 5.9 0.0006 0.0092 DKNGONG 12 1.1225 0.27440 0.59090E-01 5.3 0.0004 0.0004 14. Kết quả phân tích phương sai: ảnh hưởng của giá thể đến sự ra hoa và chất lượng hoa cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu BALANCED ANOVA FOR VARIATE DK-HOA FILE B4-18B 14/ 9/ 8 16:28 --------------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 DK-HOA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ========================================================================= 1 NL 2 1.21680 .608400 40.38 0.001 3 2 CT$ 3 6.62820 2.20940 146.64 0.000 3 * RESIDUAL 6 .903997E-01 .150666E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 7.93540 .721400 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE D-NU FILE B4-18B 14/ 9/ 8 16:28 -------------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 D-NU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ========================================================================= 1 NL 2 .800117 .400058 39.77 0.001 3 2 CT$ 3 1.33542 .445142 44.26 0.000 3 * RESIDUAL 6 .603499E-01 .100583E-01 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 2.19589 .199627 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B4-18B 14/ 9/ 8 16:28 -------------------------------------------------------------- :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS DK-HOA D-NU 1 4 4.13000 3.01500 2 4 3.74000 2.70000 3 4 4.52000 3.33250 SE(N= 4) 0.613731E-01 0.501456E-01 5%LSD 6DF 0.212299 0.173462 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS DK-HOA D-NU CT1(Đ/C) 3 3.03000 2.51333 CT2 3 3.97000 3.02000 CT3 3 4.46000 3.08000 CT4 3 5.06000 3.45000 SE(N= 3) 0.708675E-01 0.579031E-01 5%LSD 6DF 0.245142 0.200296 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B4-18B 14/ 9/ 8 16:28 ------------------------------------------------------------ :PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DK-HOA 12 4.1300 0.84935 0.12275 3.0 0.0005 0.0000 D-NU 12 3.0158 0.44680 0.10029 3.3 0.0006 0.0004 15. Kết quả phân tích phương sai: ảnh hưởng của phân bón lá đến sự ra hoa và sinh trưởng phát triển hoa của cây địa lan giống Trần Mộng trồng chậu BALANCED ANOVA FOR VARIATE DNGONG FILE B-11 11/ 9/ 8 10:59 --------------------------------------------------------------- :PAGE 1 VARIATE V003 DNGONG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ========================================================================= 1 NL 2 1984.50 992.250 52.45 0.000 3 2 CT$ 3 440.186 146.729 7.76 0.018 3 * RESIDUAL 6 113.500 18.9167 ------------------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 2538.19 230.744 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKNG-HOA FILE B-11 11/ 9/ 8 10:59 -------------------------------------------------------------- :PAGE 2 VARIATE V004 DKNG-HOA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ======================================================================== 1 NL 2 .135200 .676000E-01 24.14 0.002 3 2 CT$ 3 .348225 .116075 41.46 0.000 3 * RESIDUAL 6 .168000E-01 .280000E-02 ----------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .500225 .454750E-01 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE B-11 11/ 9/ 8 10:59 ------------------------------------------------------------- :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------ NL NOS DNGONG DKNG-HOA 1 4 117.732 1.21750 2 4 101.982 1.08750 3 4 133.482 1.34750 SE(N= 4) 2.17466 0.264575E-01 5%LSD 6DF 7.52251 0.915208E-01 ------------------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------ CT$ NOS DNGONG DKNG-HOA CT1(Đ/C) 3 109.120 0.970000 CT2 3 125.520 1.28000 CT3 3 120.550 1.18000 CT4 3 115.740 1.44000 SE(N= 3) 2.51109 0.305505E-01 5%LSD 6DF 8.68625 0.105679 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE B-11 11/ 9/ 8 10:59 ------------------------------------------------------------- :PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DNGONG 12 117.73 15.190 4.3493 3.7 0.0003 0.0181 DKNG-HOA 12 1.2175 0.21325 0.52915E ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT006.doc
Tài liệu liên quan