Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa thuần và ảnh hương của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất dòng lúa CLO2 tại tỉnh Vĩnh Phúc

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa thuần và ảnh hương của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất dòng lúa CLO2 tại tỉnh Vĩnh Phúc: ... Ebook Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa thuần và ảnh hương của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất dòng lúa CLO2 tại tỉnh Vĩnh Phúc

pdf109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa thuần và ảnh hương của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất dòng lúa CLO2 tại tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc th¸i nguyªn tr•êng ®¹i häc n«ng l©m VŨ KHẮC MINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA THUẦN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỄN NĂNG SUẤT DÒNG LÚA CLO2 TẠI TỈNH VĨNH PHÚC chuyªn ngµnh: trång trät M· sè: 60.62.01 luËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TrÇn Ngäc Ngo¹n Th¸i Nguyªn, th¸ng 11 n¨m 2008 LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn Người phản biện: Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Lẫm Phản biện 2: PGS.TS Dương Văn Sơn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn cấp Nhà nước tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Vào hồi: 7h30’ ngày 31 tháng 11 năm 2008. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm học liệu Đại Học Thái Nguyên, Thư viện Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa gạo là cây lƣơng thực quan trọng đối với con ngƣời. Trên thế giới có khoảng một nửa dân số sử dụng lúa gạo và các sản phẩm chế biến từ lúa gạo cho nhu cầu lƣơng thực hàng ngày. Châu Á là nơi sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ đến 90% sản lƣợng gạo trên thế giới. Trong tƣơng lai xu thế sử dụng lúa gạo để ăn sẽ còn tăng hơn vì đây là loại lƣơng thực dễ bảo quản, dễ chế biến và cho năng lƣợng khá cao. Theo tính toán của Peng et al (1999), đến năm 2030 sản lƣợng lúa của thế giới phải đạt 800 triệu tấn mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực của con ngƣời. Một trong những thành tựu khoa học ở thập kỷ 70 - 90 (thế kỷ XX) trong lĩnh vực Nông nghiệp là lai tạo, chọn lọc thành công hàng ngàn giống lúa mới có năng suất cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu và đảm bảo an ninh lƣơng thực và xu hƣớng này luôn đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu lƣơng thực và chất lƣợng lƣơng thực của con ngƣời sẽ càng tăng. Vì vậy, xu thế nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa đặc sản, chất lƣợng cao đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu cách đây 2 thập kỷ và cũng đã chọn tạo đƣợc nhiều giống lúa chất lƣợng cao, nhƣng khi tạo đƣợc giống lúa có chất lƣợng cao thì năng suất lại là yếu tố hạn chế. Nhƣ đa số các nƣớc ở Châu Á, trƣớc thập kỷ 90 của thế kỷ XX Việt Nam cũng xuất phát từ một nƣớc thiếu lƣợng thực, nhờ ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu về giống và khoa học kỹ thuật nên đã giải quyết đƣợc vấn đề thiếu lƣơng thực, có phần tích luỹ và trở thành nƣớc đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Công tác cải tiến các giống lúa theo hƣớng chất lƣợng cũng đã đƣợc các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, chọn tạo song vẫn có hạn chế chung về năng suất. Với vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc đã đƣợc Chính phủ xác định là một trong 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế phát triển Bắc Bộ; là vùng trọng điểm phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 triển công nghiệp của các tỉnh phía Bắc và chƣơng trình du lịch của tỉnh đƣợc đƣa vào đầu tƣ nhƣ các khu du lịch trọng điểm quốc gia. Những năm gần đây, nhờ phát triển sản xuất công nghiệp, nguồn thu cho ngân sách tăng nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các chính sách, đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng của tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho nông dân đƣợc triển khai thực hiện trong thời gian qua đã trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; từng bƣớc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá và giá trị cao; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; góp phần xoá đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới (Nghị quyết 03NQ/TU, 2006) [6]. Đối với cây lúa, tuy diện tích gieo trồng có giảm dần qua các năm do nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng, nhƣng theo tinh thần Nghị quyết 03 của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân đến năm 2010 và giai đoạn 2011 đến năm 2020, diện tích đất trồng lúa của tỉnh sẽ ổn định 65 - 67 ngàn ha/năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong sản xuất lúa ở Vĩnh Phúc là phải đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn vì vậy yêu cầu về sản lƣợng ngày càng tăng để đáp ứng đủ nhu cầu về lƣơng thực khi dân số gia tăng; Đồng thời phải thay đổi bộ giống có chất lƣợng thấp nhƣ hiện tại bằng những giống có chất lƣợng cao để đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng lƣơng thực và nâng cao giá trị thu nhập trên 01 ha đất canh tác. Những năm gần đây, nhờ áp dụng thành tựu về giống và nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nên năng suất lúa của Vĩnh Phúc không ngừng tăng qua các năm, năng suất bình quân từ 42,2 tạ/ha năm 2001 tăng lên 50,53 tạ/ha năm 2005 và năm 2008 ƣớc đạt 52,00 tạ/ha. Đồng thời với việc áp dụng những giống mới vào sản xuất đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn, tỉnh cũng đầu tƣ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 mạnh cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm, chọn lọc những giống lúa có chất lƣợng cao để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và nâng cao giá trị thu nhập cho nông dân (Sở Nông nghiệp&PTNT, 2008) [7]. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra cho công tác chọn tạo các giống lúa mới có chất lƣợng cao, năng suất khá trong giai đoạn hiện nay ở Vĩnh Phúc nói riêng và cả nƣớc nói chung là hƣớng cần đƣợc quan tâm hàng đầu trong công tác chọn tạo ra giống lúa. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và ý nghĩa của việc này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lúa thuần và ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất dòng lúa CL02 tại tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu của đề tài: Lựa chọn đƣợc giống lúa có năng suất, chất lƣợng tốt và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái, khả năng đầu tƣ thâm canh và tập quán canh tác của địa phƣơng. Từ đó góp phần bổ xung vào cơ cấu giống cây trồng nói chung và làm phong phú bộ giống lúa chất lƣợng cao cũng nhƣ các giải pháp kỹ thuật trong thâm canh lúa ở Vĩnh Phúc. 3. Yêu cầu của đề tài: - Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của các dòng, giống lúa chất lƣợng. - Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh của các dòng, giống lúa chất lƣợng. - Đánh giá khả năng cho năng suất của các dòng, giống lúa thí nghiệm. - Tính hiệu quả kinh tế của dòng lúa chất lƣợng so với giống đối chứng. - Đánh giá sơ bộ chất lƣợng gạo bằng phƣơng pháp cảm quan và kết hợp với các chỉ tiêu quan sát. - Đánh giá sự ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến dòng lúa có triển vọng. - Từ kết quả của vụ mùa 2007, lựa chọn giống có triển vọng, phù hợp với điều kiện địa phƣơng để mở rộng diện tích gieo cấy ở vụ xuân 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC. Trong sản xuất nông nghiệp, giống cây trồng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đặc tính của giống, yếu tố môi trƣờng sinh thái và kỹ thuật canh tác quyết định đến năng suất. Kiểu gen tốt chỉ đƣợc biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi trƣờng. Những giống đƣợc so sánh qua một loạt môi trƣờng thì biểu hiện năng suất thƣờng khác nhau. Vì vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với môi trƣờng thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá giống. Mặc dù hầu hết các nƣớc trên Thế giới đều nghiên cứu phát triển giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng nhƣng chƣa bao giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Viện nghiên cứu lúa quốc tế International Rice Research Institute đã có chƣơng trình nghiên cứu lâu dài về lúa, các vấn đề về chọn giống, tạo giống nhằm đƣa ra những giống có đặc trƣng chính nhƣ: thời gian sinh trƣởng, tính chống sâu, bệnh hại, chất lƣợng gạo, tính mẫn cảm với quang chu kỳ thích hợp nhất với những vùng trồng lúa khác nhau. Giống lúa mới đƣợc coi là tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ các yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu bệnh hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Muốn phát huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt đó phải sử dụng chúng hợp lý, phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội của vùng đó. Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng khác nhau. Do đó, để xác định đƣợc một số giống tốt cho từng vùng sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian nhất định. Bởi vậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 việc xác định tính thích nghi của một giống mới trƣớc khi đƣa ra sản xuất trên diện rộng thì giống đó phải đƣợc trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Mục đích là để đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng nhƣ điều kiện bất thuận và khả năng cho năng suất chất lƣợng, hiệu quả kinh tế của giống đó. * Giống lúa là tiền đề của năng suất và phẩm chất. Một giống lúa tốt cần thoả mãn một số yêu cầu sau: - Sinh trƣởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu đất đai và điều kiện canh tác tại địa phƣơng. - Cho năng suất cao, ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn biến động của thời tiết. - Có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh. - Có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu sử dụng. * Tất cả các giống lúa trƣớc khi đƣa ra khuyến cáo sản xuất đại trà, cần phải qua khảo nghiệm và khu vực hoá. * Trong sản xuất, lƣu thông và tiêu thụ lúa gạo thì chất lƣợng gạo quyết định phần lớn giá cả trên thị trƣờng. Theo IRRI (1996) [9] thì những yếu tố quyết định chất lƣợng gạo bao gồm: - Diện mạo chung: Các yếu tố cấu thành diện mạo của hạt gồm kích thƣớc và hình dạng hạt; độ đồng đều, độ bóng, độ bạc bụng, màu sắc hạt; tỷ lệ hạt bị hƣ, bị gãy ... đƣợc đánh giá chủ quan bằng mắt thƣờng. - Đặc điểm của hạt gạo: Loại hình của hạt đƣợc dựa trên 3 tiêu chuẩn là: Dài, rộng và trọng lƣợng. Mỗi giống có thể căn cứ 3 tiêu chuẩn này để xếp loại. Kích thƣớc và hình dạng hạt là tiêu chuẩn chất lƣợng đầu tiên mà những nhà chọn lọc giống quan tâm trong phát triển giống mới. Sự chọn lọc giống mang tính di truyền cao nhằm loại trừ những đặc tính không mong muốn của hạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 - Nội nhũ, độ bóng và độ bạc bụng: Độ bạc bụng là đặc điểm không mong muốn, nó làm giảm năng suất xay trà bởi những hạt bạc bụng thƣờng yếu và dễ vỡ. Độ bạc bụng gạo ở nƣớc ta thƣờng phụ thuộc và một số yếu tố nhƣ: Thu hoạch ở ẩm độ quá cao, chín không đều trong cùng bông lúa, nhiệt độ cao trong lúa chín và một phần là do những yếu tố di truyền của giống. - Màu sắc: Màu sắc đƣợc sử dụng nhƣ là một tiêu chuẩn chất lƣợng gạo ở Mỹ. Gạo sẽ mất tính hấp dẫn khi thấy những hạt màu xám hoặc đỏ làm màu sắc hoặc diện mạo chung của gạo thay đổi. - Chất lƣợng xay trà: Đây là tiêu chuẩn quan trọng của gạo, giá trị của năng suất xay trà là tỷ lệ gạo nguyên, gạo gãy và tấm; trong đó tỷ lệ gạo gãy và tấm chiếm khoảng 30 - 50 khối lƣợng toàn bộ hạt. - Chế biến: Những đặc điểm về xay trà và nấu ăn có tính quyết định hầu hết giá trị kinh tế của gạt gạo. Chất lƣợng cơm ngon liên quan đến mùi thơm, độ dẻo, vị ngọt, độ sáng của cơm. Đó chính là tiêu chuẩn cho sự đánh giá phẩm chất hạt gạo. * Hệ thống chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng gạo của Thế giới và Việt Nam (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2000) [1] đề cập đến 4 loại chất lƣợng: - Chất lƣợng xay xát: Là tỷ lệ gạo lật và gạo xát tính theo % trọng lƣợng thóc; Tỷ lệ gạo nguyên tính theo % trọng lƣợng của gạo xát. - Chất lƣợng thƣơng trƣờng: Đƣợc xem xét các chỉ tiêu nhƣ hình dáng, độ bóng và độ trong của hạt. - Chất lƣợng nấu nƣớng: Một trong những chỉ tiêu quan trọng của chất lƣợng nấu nƣớng là độ hoá hồ của tinh bột gạo. Ngoài hàm lƣợng amyloza là chỉ tiêu xác định chất lƣợng nấu nƣớng và chất lƣợng công nghệ của hạt. Các giống có hàm lƣợng amyloza = 20 % là thấp, từ 20 - 25 % là trung bình, và = 25 % là hàm lƣợng amyloza cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Chất lƣợng dinh dƣỡng của lúa gạo: Hàm lƣợng protein là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng dinh dƣỡng của lúa gạo, tỷ lệ protein trong hạt gạo biến đổi từ 7% - 10% tuỳ thuộc vào giống và điều kiện gieo cấy. Từ điều kiện thực tế địa phƣơng, là tỉnh có cả đồng bằng, trung du và miền núi, có tiểu vùng khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu Bắc Bộ, hệ thống thuỷ lợi tƣơng đối hoàn chỉnh, trình độ dân trí khá, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các giống lúa chất lƣợng cao tham gia vào thị trƣờng. Do đó trong những năm gần đây, diện tích gieo trồng một số giống lúa có chất lƣợng cao nhƣ HT1, N46, Nghi Hƣơng 2308... đã đƣợc đƣa vào gieo trồng ở nhiều địa phƣơng trong tỉnh với diện tích ngày một tăng. Tuy nhiên chƣa có một nghiên cứu nào ở trong tỉnh đề cập đến hiệu quả và những hạn chế của các giống lúa này, đồng thời cũng cần bổ sung một số giống lúa mới chất lƣợng cao vào sản xuất nhằm đa dạng cơ cấu giống lúa chất lƣợng cao góp phần tăng năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế từ sản xuất lúa. 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA TRÊN THẾ GIỚI. 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu gạo trên thế giới. Lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời, trải qua một qúa trình biến đổi và chọn lọc từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Trên thế giới có trên một trăm nƣớc trồng lúa (ở hầu hết các châu lục), với tổng diện tích thu hoạch là 156,9 triệu ha. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nƣớc châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng cũng nhƣ lƣợng sản xuất ra (FAOSTAT, 2008) [24]. Trong đó Ấn Độ là nƣớc có diện tích thu hoạch lúa lớn nhất (khoảng 43 triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc khoảng 29 triệu ha (Ghost, R.L, 1998) [26]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Biểu 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn Thế giới giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2007 Năm Diện tích ( triệu ha ) Năng suất ( Tạ/ha) Sản lƣợng ( Triệu tấn) 1961 115,50 18,7 215,65 1970 133,10 23,8 316,38 1980 144,67 27,4 396,87 1990 146,98 35,3 518,23 2000 154,11 38,9 598,97 2001 151,97 39,4 598,03 2002 147,69 39,1 577,99 2003 149,20 39,1 583,00 2004 151,02 40,3 608,37 2005 153,78 40,2 618,53 2006 156,30 41,21 644,1 2007 156,95 41,50 651,7 ( Nguồn: FAOSTAT, 2008)[24] Theo tổng hợp trên ta thấy, về diện tích canh tác lúa có xu hƣớng tăng. Song tăng mạnh nhất là vào các thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ XX, sau đó tăng chậm dần và có xu hƣớng ổn định vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Về năng suất lúa trên đơn vị diện tích cũng có chiều hƣớng tƣơng tự. Trong 4 thập kỷ cuối của thế kỷ 20 năng suất lúa tăng gấp 2 lần, tăng từ 18,7 tạ/ha (năm 1961) lên 38,9 tạ/ha (năm 2000), sau đó năng suất lúa vẫn tăng nhƣng chậm dần. Điều đó có thể lý giải là do giai đoạn từ 1961 - 2000 cuộc cách mạng xanh về giống lúa, kỹ thuật canh tác lúa có nhiều cải tiến, phân hoá học và thuốc trừ sâu, bệnh đƣợc sử dụng phổ biến. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Từ đầu của thế kỷ XXI, do nhận thức đƣợc những tác động trái của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học nên ngƣời ta có xu hƣớng hạn chế sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong thâm canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chất lƣợng hơn là số lƣợng làm cho năng suất lúa có xu hƣớng chững lại hoặc tăng chút ít. Tuy nhiên, ở những nƣớc có nền khoa học kỹ thuật và kinh tế phát triển, năng suất lúa vẫn cao hơn. Biểu 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu Thế giới năm 2007 Tên nƣớc Diện tích ( Triệu ha) Năng suất ( Tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) Trung Quốc 29,49 63,41 187,04 Ấn Độ 44,00 32,07 141,13 Inđônêxia 12,16 46,89 57,04 Băngladesh 11,20 38,84 43,5 Việt Nam 7,30 48,68 35,56 Thái Lan 10,36 26,91 27,87 Myanma 0,82 39,76 32,61 Philippin 4,25 37,64 16,00 Braxin 2,90 38,20 11,09 Nhật Bản 1,67 65,37 10,97 (Nguồn: FAO STAT, 2008) [24] Trong 10 nƣớc trồng lúa (biểu 1.2) có sản lƣợng trên 10 triệu tấn/năm đã có 9 nƣớc nằm ở châu Á, chỉ có một đại diện của châu Mỹ đó là Braxin (Nam Mỹ). Trung Quốc và Nhật Bản là 2 nƣớc có năng suất cao vƣợt trội, đạt 63,41 tạ/ha (Trung Quốc) và 65,37 tạ/ha (Nhật Bản). Điều đó có thể lý giải là vì Trung Quốc là nƣớc đi đầu trong lĩnh vực phát triển lúa lai và ngƣời dân nƣớc này có tinh thần lao động cần cù, có trình độ thâm canh cao. Còn Nhật Bản là nƣớc có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đầu tƣ lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1993) [14]. Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Nam ta cũng là nƣớc có năng suất lúa cao đứng hàng thứ 3 trong 10 nƣớc trồng lúa chính đạt 48,68 tạ/ha. Thái Lan tuy là nƣớc xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm liên tục, song năng suất chỉ đạt 26,91 tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến canh tác các giống lúa dài ngày, chất lƣợng cao (Bùi Huy Đáp, 1999) [11]. Theo dự báo của các nhà khoa học thì sản lƣợng lúa sẽ tăng chậm và có xu hƣớng chững lại vì diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hoá gia tăng (Beachel, H.M 1972) [21]. Giá lúa tăng chậm trong khi đó giá vật tƣ đầu vào tăng cao không khuyến khích nông dân trồng lúa, hệ số sử dụng ruộng đất khó có thể tăng cao hơn nữa (ví dụ ở Việt Nam nhiều nơi đã trồng tới 3 vụ lúa/năm), nông dân chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác và nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang trồng các giống lúa có chất lƣợng cao mặc dù năng suất thấp hơn. Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT, thị trƣờng xuất nhập khẩu gạo trên Thế giới trong thời gian gần đây nhƣ sau: - Xuất khẩu: Giai đoạn 1995-2004, lƣợng gạo xuất khẩu trên Thế giới hàng năm khoảng 23- 25 triệu tấn/năm (chiếm trên 6% tổng sản lƣợng gạo), bình quân tăng 3%/năm. Năm 2007 mức xuất khẩu gạo đạt mức 30,2 triệu tấn (tăng 3,4% so với năm 2006). Châu Á chiếm 77% lƣợng gạo xuất khẩu của Thế giới. Có trên 20 nƣớc tham gia xuất khẩu gạo. Bảy nƣớc xuất khẩu gạo chủ lực gồm: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Mianma, Trung Quốc chiếm 85% tổng khối lƣợng gạo xuất khẩu trên toàn Thế giới. - Nhập khẩu: Hiện nay có khoảng 80 nƣớc và vùng lãnh thổ nhập khẩu gạo, trong đó chủ lực là các nƣớc thuộc Châu Á nhƣ: Philippines, Indonesia, Banglades; khu vực Châu Phi, Trung Đông và một số các nƣớc thuộc khu vực Trung Mỹ lƣợng gạo nhập khẩu khá lớn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 - Giá gạo thị trƣờng Thế giới: giai đoạn 1995-2000 diễn biến trong khoảng 220-250 USD/tấn (loại 25% tấm); giai đoạn 2001-2005 giá gạo thế giới xuống thấp dao động trong khoảng 160-200 USD/tấn. Từ 2006 trở lại đây giá gạo liên tục tăng, đặc biệt cuối 2007 đến nay giá gạo tăng kỷ lục do nguồn cung bị hạn chế, hiện nay giá gạo giao dịch trên thị trƣờng thế giới trong khoảng 800 -1.000 USD/tấn. Theo dự báo giá gạo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới đến năm 2020 (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008) [4]: - Trong 10 năm tới, sản xuất lúa gạo Trên thế giới tăng chậm do hạn chế việc mở rộng diện tích gieo cấy, một số nƣớc có diện tích lúa lớn có xu hƣớng giảm và năng suất lúa kém ổn định khi phải chịu ảnh hƣởng của thiên tai dịch bệnh. + Diện tích sản xuất lúa: Trong 10 năm tới, dự báo diện tích trồng lúa sẽ không có khả năng tăng nhiều và ở mức khoảng 151,5 triệu ha. Hầu hết các nƣớc Châu Á đều không có hoặc có rất ít khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa. Một số nƣớc nhƣ Thái Lan, Inđônesia, Tiểu vùng Saharan của châu Phi có thể mở rộng một phần diện tích trồng lúa nhƣng cũng chỉ bù vào phần diện tích đất lúa sẽ bị thu hẹp của các nƣớc có diện tích lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ do thiếu nguồn nƣớc và nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác. Mặt khác, theo dự báo biến đổi khí hậu và nguy cơ mực nƣớc biển dâng cao sẽ dẫn đến một phần diện tích đất nông nghiệp vùng ven biển, chủ yếu là đất trồng lúa sẽ bị ngập hoặc nhiễm mặn. + Về sản lƣợng gạo: Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lƣợng gạo toàn cầu năm 2008 ƣớc đạt khoảng 420,8 triệu tấn. Dự báo trong 10 năm tới nếu không có những đột biến về thiên tai và sâu bệnh hại trên quy mô lớn, sản lƣợng gạo tăng bình quân khoảng 0,6%/năm, đạt mức khoảng 440,2 triệu tấn vào năm 2017. Yếu tố để tăng sản lƣợng gạo trong 10 năm tới chủ yếu là tăng năng suất dựa trên cơ sở phát triển thủy lợi, áp dụng giống tốt và cải tiến kỹ thuật canh tác lúa. Tuy nhiên việc thâm canh tăng năng suất lúa phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của Chính phủ các nƣớc trong việc đầu tƣ phát triển thủy lợi, sản xuất và cung ứng đủ nguồn phân bón, vật tƣ sản xuất khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 - Tiêu dùng gạo trên thế giới tiếp tục tăng do tăng dân số, đặc biệt ở Châu Á, Châu Phi là khu vực sử dụng nhiều lúa gạo, khu vực Tây bán cầu và Trung Đông tăng mức tiêu thụ gạo trên đầu ngƣời. + Dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhu cầu gạo năm 2008 khoảng 424,5 triệu tấn, tăng 1% so với năm trƣớc và so với nguồn cung thiếu hụt khoảng 4 triệu tấn, do đó dự báo giá gạo trên thế giới sẽ tiếp tục tăng và đứng ở mức cao trong thời gian dài. Trong 10 năm tới dự báo mức tiêu dùng gạo Thế giới tăng bình quân 0,6%/năm và dự kiến tổng mức tiêu dùng gạo khoảng 441,2 triệu tấn năm 2017, trong đó: Gạo dùng làm lƣơng thực khoảng 406,8 triệu tấn (92,2%), gạo dữ trữ có xu hƣớng giảm chỉ còn khoảng 72,7 triệu tấn năm 2017 và giảm 4,5 triệu tấn so với hiện nay. + Trong giai đoạn 2007 - 2017, tiêu dùng gạo thế giới tăng phần lớn là do nhu cầu nhập khẩu tăng ở Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Philippines và tiểu vùng Sahara của châu Phi (chiếm khoảng 2/3 mức tăng cầu toàn thế giới), một số nƣớc Tây bán cầu tăng lƣợng gạo nhập khẩu nhƣ: Braxin, Cuba. - Nhiều quốc gia xuất khẩu gạo lớn giảm lƣợng gạo xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo tăng, nguồn cung thị trƣờng gạo sẽ thiếu hụt so với cầu, giá gạo trên thị trƣờng Thế giới giữ ở mức cao: Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, thƣơng mại gạo toàn cầu năm 2008 dự kiến khoảng 29,38 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn so với năm 2007. Dự báo lƣợng gạo thƣơng mại trên Thế giới trong thập kỷ tới sẽ tăng bình quân 2,4%/ năm và sẽ đạt mức 35 triệu tấn vào năm 2017. Tuy nhiên, trƣớc nguy cơ khủng hoảng lƣơng thực toàn cầu, để đảm bảo an ninh lƣơng thực trong nƣớc, một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan, Mỹ... giảm lƣợng gạo xuất khẩu, trong khi nhiều nƣớc tăng lƣợng nhập khẩu nhƣ Philippine, Indonesia, Bangladesh và tiểu vùng Saharan của Châu Phi, Trung đông, một số nƣớc Tây bán cầu thiếu hụt nguồn cung sẽ làm cho giá gạo thế giới duy trì giữ ở mức cao trong trung và dài hạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Phát biểu với các nhà lãnh đạo Thế giới tại Hội nghị thƣợng đỉnh lƣơng thực ở Rome, Tổng thƣ ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng: lƣơng thực của thế giới cần phải tăng thêm 50% vào năm 2030 mới đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng lƣơng thực do dân số gia tăng ( 2008)[10]. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới. Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi rộng nên cây lúa có thể trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau và đƣợc trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù đến nay vẫn còn nhiều bất đồng về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa nhƣng đa số ý kiến đều cho rằng tổ tiên cây lúa có nguồn gốc ở khu vực Vân Nam (Trung Quốc) và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các tiêu bản lúa dại và di chỉ khảo cổ đã chứng minh điều đó. Việt Nam có vinh dự đƣợc coi là cái nôi của nền văn minh lúa nƣớc với lịch sử 4 nghìn năm. 1.2.2.1. Thu thập nguồn gen cây lúa và ứng dụng trong sản xuất Từ những năm đầu của thế kỷ trƣớc trên Thế giới ngƣời ta quan tâm đến việc bảo tồn nguồn gen nói chung và nguồn gen cây lúa nói riêng. Ở Liên Xô (cũ), ngay từ những năm 1924 Viện nghiên cứu cây trồng đã đƣợc thành lập, nhiệm vụ chính của Viện là thu nhập và đánh giá bảo tồn nguồn gen cây trồng. Tổ chức Lƣơng thực và nông nghiệp Thế giới (FAO) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề ra phƣơng hƣớng thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng gen phục vụ cho việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của nhân loại. Trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới đã hình thành nhiều tổ chức quốc tế, đảm nhận việc thu thập tập đoàn giống trên Thế giới đồng thời cung cấp nguồn gen để cải tạo giống lúa trồng (Trần Đình Long 1992) [16]. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thành lập năm 1960 đến năm 1962 đã tiến hành thu thập nguồn gen cây lúa, năm 1977 chính thức khai trƣơng ngân hàng gen, tại đây đã thu thập tập đoàn cây lúa từ 110 quốc gia trên Thế giới trong bộ sƣu tập có hơn 80 nghìn mẫu, trong đó có các giống lúa trồng ở Châu Á (O. sativa) chiếm đến 95% (Gomez, KA 1995) [27]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Với nguồn tài nguyên phong phú, cùng với đội ngũ các nhà khoa học giầu trí tuệ và những phƣơng tiện nghiên cứu hiện đại IRRI đã thực hiện đƣợc vai trò trung tâm trong cuộc cách mạng xanh, đã góp phần thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp của nhiều quốc gia trồng lúa ở trên Thế giới. IRRI đã có quan hệ chính thức với Việt Nam ta từ năm 1975 trong chƣơng trình thí nghiệm giống quốc tế trƣớc đây và hiện nay là chƣơng trình đánh giá nguồn gen cây lúa, trong quá trình hợp tác Việt Nam đã nhập đƣợc 279 tập đoàn lúa gồm hàng ngàn mẫu giống, mang nhiều đặc điểm sinh học tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận nhƣ nhiệt độ, nhiễm mặn, hạn hán, úng lụt vv.. (Shen,J.H, 2000) [30]. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã lai tạo chọn lọc hàng trăm giống lúa tốt đƣợc gieo trồng phổ biến trên Thế giới. Các giống lúa IR8, IR5, IR6, IR30 và những giống lúa khác đã tạo ra sự nhảy vọt về năng suất. Các viện khác nhƣ IRAT, EAT, ICRISAT. Cũng đã chọn lọc ra nhiều những giống lúa tốt phục vụ sản xuất. Đến nay ngƣời ta đã ứng dụng rất thành công ƣu thế lai trong sản xuất lúa. Trong lịch sử phát triển lúa lai, Trung Quốc là nƣớc đầu tiên sử dụng thành công ƣu thế này. Năm 1974, các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp lai có ƣu thế lai cao, đồng thời xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai hệ "3 dòng" đƣợc hoàn thiện và đƣa vào sản xuất năm 1975. Năm 1996, Trung Quốc lại thành công với qui trình sản xuất lúa lai "2 dòng". Chiến lƣợc nghiên cứu phát triển lúa lai của Trung Quốc trong thế kỷ XXI là phát triển lúa lai "2 dòng", tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai “1 dòng" và lúa lai siêu cao sản nhằm tăng năng suất và sản lƣợng lúa gạo của đất nƣớc. Ở Thái Lan, từ năm 1950 đã thu nhập và làm thuần một số giống lúa địa phƣơng, đƣa các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền Nam và miền Bắc của nƣớc này. Hiện nay nƣớc này vẫn đang nghiên cứu và sử dụng rất nhiều các giống lúa đƣợc chọn tạo từ các giống lúa cổ truyền nên chất lƣợng lúa của Thái Lan thƣờng đứng đầu Thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Ở Nhật Bản việc tạo ra nhiều giống đã tạo đƣợc bƣớc nhảy vọt về năng suất lúa. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo đƣợc giống lúa có tên Tomoaky Sakamoto có bộ lá cứng, tiêu tốn ít phân bón nhƣng năng suất lại có thể tăng đến 30% so với giống cũ. Ở Mỹ, năm 1926 J.W Jones đã bắt đầu nêu vấn đề ƣu thế lai của lúa khi khảo sát lúa ở Đài Loan. Có hai ngƣời tham gia vào đề xuất vấn đề sản xuất lúa lai thƣơng phẩm là Stansent va Craiglules. Các chuyên gia nông nghiệp Đài Loan cho biết đã nghiên cứu phát triển thành công các giống lúa mới giàu dinh dƣỡng. Các giống này không phải là biến đổi gen và có nhiều màu sắc khác nhau nhƣ đen, đỏ và vàng mà màu sắc phụ thuộc vào hàm lƣợng dinh dƣỡng nhƣ Beta - carotene và Anthocyanins. Một chất chống ôxy hoá. Đây là kết quả nghiên cứu gần 9 năm thí nghiệm để kết luận đột biến trên cây lúa với việc sử dụng các tác nhân hoá học. Một số nƣớc có tốc độ thay đổi giống lúa mới khá nhanh nhƣ Philippin 20,6%, Hàn Quốc 16,1%, Ấn Độ 13,5%, Thái Lan 6,7%. Nhu cầu ngày càng tăng về giống lúa không những về số lƣợng và còn cả về chất lƣợng. 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lượng trên Thế giới Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tƣ liệu sản xuất quan trọng không kém gì đất đai, phân bón và công cụ sản xuất. Nếu không có giống thì không thể sản xuất ra một loại nông sản nào cả. Vì thế việc nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống đã đƣợc các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học nông nghiệp ƣu tiên hàng đầu. Vào đầu những năm 1960, viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đã đƣợc thành lập tại Losbanos, Laguna, Philippin. Sau đó các viện nghiên cứu nông nghiệp quốc tế khác cũng đƣợc thành lập ở các châu lục và tiểu vùng sinh thái khác nhau nhƣ IRAT, CIAT, ICRISAT (IRRI, 1997) [28]. Tại các viện này việc chọn lọc và lai tạo các giống lúa cũng đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Chỉ tính riêng viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế ( IRRI) cũng đã lai tạo và đƣa ra sản xuất hàng nghìn giống lúa các loại, trong đó tiêu biểu là các giống lúa nhƣ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 IR5, IR6, IR8, IR30, IR34, IR64, Jasmin... Đặc biệt là hai giống IR64 và Jasmin là những giống có phẩm chất gạo tốt, đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa có năng suất siêu cao (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/ vụ, đồng thời tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có chất lƣợng cao (giàu vitamin A, giàu Protein, giàu Lisine, có mùi thơm...) để vừa hỗ trợ các nƣớc giải quyết vấn đề an ninh lƣơng thực, vừa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng (Cada, E.C, 1997) [22]. Trung Quốc là một nƣớc trồng lúa hàng đầu trên thế giới nên công tác giống đã đƣợc chú trọng đặc biệt. Vào những năm 1960, 1970 của thế kỷ trƣớc, Trung Quốc đã cho ra đời hàng loạt các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt nhƣ: Đoàn kết, Bao Thai, Chân Châu lùn, Mộc Tuyền.... Các giống này cũng đã nhập vào Việt Nam và cho tới nay nhiều giống vẫn đƣợc một số địa phƣơng gieo trồng vì chất lƣợng gạo tốt, phù hợp với điều kiện gieo trồng và đất đai của địa phƣơng. Bƣớc vào đầu những năm 1970, Trung ._.Quốc đã thử nghiệm và lai tạo thành công các giống lúa lai 3 dòng và gần đây là các giống lúa lai 2 dòng có đặc tính ƣu việt hơn hẳn về năng suất, chất lƣợng và khả năng chống chịu sâu, bệnh. Có thể nói Trung Quốc là nƣớc đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng lúa lai ra sản xuất đại trà. Nhờ đó đã làm tăng năng suất, sản lƣợng lúa của Trung Quốc lên gấp đôi trong vòng 3 thập kỷ qua, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực cho một nƣớc có hơn 1,3 tỷ dân. Các giống lúa lai có chất lƣợng nhƣ: Bồi Tạp Sơn Thanh, Nghi Hƣơng 2308, Xuyên Hƣơng, Sán Ƣu Quế, Bắc Thơm số 7 rất nổi tiếng ở Trung Quốc và ở các nƣớc láng giềng (Lin, SC 2001) [25]. Ấn Độ là một nƣớc trồng lúa với diện tích đứng đầu Thế giới. Và cũng là một nƣớc đi đầu trong công cuộc cách mạng xanh về cải tiến giống lúa. Viện nghiên cứu giống lúa Trung ƣơng của Ấn Độ đƣợc thành lập vào năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa đóng vai trò đầu tầu trong việc nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra tại các bang của Ấn Độ đều có các cơ sở nghiên cứu, trong đó các cơ sở quan trọng ở Madras heydrabat, Kerala, hoặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á nhiệt đới (ICRISAT). Ấn Độ cũng là nƣớc có những giống lúa chất lƣợng cao nổi tiếng trên thế giới nhƣ: Basmati, Brimphun trong đó giống lúa Basmati có giá trị trên thị trƣờng tới 850 USD/ tấn, trong khi giống gạo thơm Thái Lan nổi tiếng trên Thế giới cũng chỉ có giá trị 460 USD/tấn (ICARD, 2003) [8]. Một trong những giống lúa chất lƣợng cao do các nhà khoa học chọn tạo thành công đƣợc nhập về Việt Nam là giống BTE-1, giống này đã đƣợc Bộ Nông nghiệp & PTNT Việt Nam công nhận năm 2007. Nhật Bản là một trong 10 nƣớc trồng lúa có sản lƣợng hàng đầu thế giới, tuy diện tích trồng lúa không lớn. Điều đó đƣợc lý giải là do năng suất lúa của Nhật Bản cao nhất Thế giới. Ở Nhật Bản ngƣời ta chỉ trồng lúa 1 vụ/ năm, việc gieo trồng lúa đƣợc tiến hành trong những điều kiện thời tiết thuận lợi nhất. Công tác nghiên cứu và sản xuất giống lúa của Nhật Bản đƣợc đặc biệt chú trọng vì ngƣời Nhật Bản giàu có, ít ăn cơm nên đòi hỏi cơm phải ngon còn giá bán có cao thì họ vẫn chấp nhận. Thực tế giá gạo tại Nhật Bản vào loại cao nhất thế giới từ 5 - 10 USD/kg. Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng cao, các Viện và các Trạm nghiên cứu giống lúa đƣợc thành lập ở hầu hết các tỉnh thành của Nhật Bản, trong đó có các trung tâm quan trọng nhất đặt ở Sendai, Niigata, Nagoya, Fukuoka, Kochi, Miyazaki, Sags,... là những nơi diện tích trồng lúa lớn. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã lai tạo và đƣa ra các giống lúa vừa có năng suất cao, vừa có phẩm chất tốt nhƣ: Koshihikari, Sasanisiki, Nipponbare, Koenshu, Minamisiki... đặc biệt Giáo Sƣ Tiến Sĩ E. Tsuzuki đã lai tạo đƣợc 2 giống lúa đặt tên là Miyazaki 1 và Miyazaki 2. Giống Miyazaki 1 là kết quả lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Koshihikari và Brimphun của Ấn Độ. Đây là giống lúa có mùi thơm đặc biệt, chất lƣợng gạo ngon và năng suất cao, có giá trị bán cao trên thị trƣờng. Giống Migazaki 2 là kết quả lai tạo giống Nipponbare và một giống lúa khác của Ấn Độ, giống này có hàm lƣợng Lysin cũng rất cao (Nguyễn Hữu Hồng, 1993) [14]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Thái Lan là nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu Thế giới. Nƣớc này cũng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu. Các trung tâm nghiên cứu giống lúa đƣợc thành lập ở nhiều tỉnh và khu vực. Nhiệm vụ của các cơ sở này là tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các giống lúa tốt phục vụ cho nội tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Tiêu chí chọn giống lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trƣởng trung bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng đƣợc 1 vụ/năm) hạt gạo dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hƣơng thơm, coi trọng chất lƣợng hơn là năng suất... điều này cho chúng ta thấy tại sao giá gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn cao hơn của Việt Nam. Theo hƣớng này Thái Lan đã tạo ra các giống lúa chất lƣợng nổi tiếng Thế giới, trong đó phải kể đến các giống nhƣ: Khao đomali, Jasmin (Hƣơng nhài). Các giống này cũng đƣợc gieo trồng ở Việt Nam và một số nƣớc khác. Ở khu vực Đông Á còn có các nƣớc trồng lúa quan trọng khác nhƣ: Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan. Các giống lúa ở đây thuộc loại hình Japonica, có hạt gạo tròn, cơm dẻo và chất lƣợng cũng rất tốt. Các giống lúa nổi tiếng của khu vực này là Tongil (Hàn Quốc), Tai chung 1, Tai chung 2, Gang changi, Đee - Geo-Woo-Gen (Đài Loan)... đặc biệt giống Đee - Geo-Woo-Gen là một trong những vật liệu khởi đầu để tạo ra giống IR8 nổi tiếng một thời (Hoang, CH, 1999) [23]. Indonesia là nƣớc đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích trồng lúa. Đây cũng là nƣớc có rất nhiều giống lúa chất lƣợng cao, có nguồn gốc bản địa hoặc đƣợc lai tạo tại các cơ sở nghiên cứu. Các giống lúa chất lƣợng cao của Indonesia thƣờng dẻo, có mùi thơm. Các giống lúa chất lƣợng nổi tiếng của nƣớc này là Peta, BenWan, Sigadis, Synthe, Pelita1-1 và Pelita1-2 (IRRI,... 1997) [28]. 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU LÚA Ở TRONG NƢỚC NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIÊU DÙNG VÀ XUẤT KHẨU. 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trong nƣớc. Nƣớc ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lƣợng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng đƣợc nhiều vụ lúa trong năm và với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 nhiều giống lúa khác nhau. Sản xuất lúa gắn liền với sự phát triển nông nghiệp, theo tài liệu khảo cổ học cho thấy lúa đƣợc trồng ở nƣớc ta cách đây 3.000 - 2.000 năm trƣớc Công nguyên. Hiện nay, Việt nam là một nƣớc trồng lúa trọng điểm trên Thế giới, ngƣời Việt Nam vẫn thƣờng tự hào về nền văn minh lúa nƣớc của đất nƣớc mình. Từ xa xƣa cây lúa đã trở thành cây lƣơng thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của ngƣời dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999) [11]. Suốt từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng thấy ngƣời dân trồng lúa, song diện tích tập trung chủ yếu ở hai vùng châu thổ lớn đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình khai hoang phục hoá cùng với việc thâm canh tăng vụ đã đƣa tổng diện tích lúa thu hoạch của nƣớc ta từ 4,74 triệu ha năm 1961 lên 7,67 triệu ha năm 2000, sau đó giảm dần xuống còn 7,34 triệu ha vào năm 2003 (Nguyễn Thị Lẫm và cộng sự 2003)[15]. Cùng thời gian đó năng suất và sản lƣợng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào công cuộc cải cách về giống lúa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón, tƣới tiêu, phòng trừ sâu bệnh một cánh hợp lý, đồng bộ. Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nƣớc ta đã tăng lên 2,8 lần. Giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Điều này gắn liền với các tiến bộ mới trong thâm canh tăng năng suất lúa đƣợc ứng dụng rộng rãi, trong thời gian này và điều quan trọng hơn là việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp tác sang tƣ nhân hoá (khoán 10), lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ, thâm canh sản xuất lúa. Sản lƣợng lúa của Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ 9,0 triệu tấn năm 1961 lên 35,9 triệu tấn năm 2007 (biểu 1.3). Từ một nƣớc thiếu ăn, phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trƣớc đây, Việt Nam đã vƣơn lên giải quyết an ninh lƣơng thực cho 83 triệu dân, ngoài ra còn xuất khẩu một lƣợng gạo lớn ra thị trƣờng Thế giới. Những năm gần đây, nƣớc ta luôn đứng hàng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về lƣợng gạo xuất khẩu (đạt 5,25 triệu tấn năm 2005) và sẽ ổn định vào những năm tiếp theo. Đây là thành công lớn trong công tác chỉ đạo và phát triển sản xuất lúa của Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Biểu 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2007 Năm Diện tích ( triệu ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 1961 4,74 19,0 9,00 1970 4,72 21,5 10,17 1980 5,60 20,8 11,65 1990 6,04 31,81 19,2 1991 6,30 31,13 19,6 1992 6,48 33,34 21,6 1993 6,56 34,81 22,8 1994 6,60 35,66 23,5 1995 6,77 36,90 25,0 1996 7,00 37,69 26,4 1997 7,10 38,77 27,5 1998 7,36 39,59 29,1 1999 7,65 41,02 31,4 2000 7,67 42,43 32,5 2001 7,49 42,85 32,1 2002 7,50 45,90 34,4 2003 7,45 46,39 34,6 2004 7,45 48,55 36,1 2005 7,33 48,89 35,8 2006 7,32 48,94 35,8 2007 7,20 49,81 35,9 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008) [5] Nhìn chung ngành sản xuất lúa của nƣớc ta đến nay đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên một điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, ngƣợc lại với quá trình khai hoang phục hoá trong mấy thập kỷ trƣớc thì quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đã và đang làm giảm đáng kể diện tích đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 nông nghiệp nói chung và dành cho sản xuất nói riêng. Vì thế mặc dù việc thâm canh tăng vụ rất đƣợc chú trọng, song tổng diện tích lúa thu hoạch hàng năm trong khoảng thời gian từ 2001 - 2007 đang giảm dần. Ngoài ra nếu so sánh với các nƣớc trồng lúa tiên tiến nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...thì năng suất lúa của Việt Nam vẫn còn kém xa (Itoh và cộng sự, 2000) [29]. Vì thế để đảm bảo an ninh lƣơng thực cho một quốc gia đông dân cƣ nhƣ nƣớc ta và giữ vững vị thế là một nƣớc xuất khẩu lúa gạo hàng đầu Thế giới thì điều kiện cần thiết là phải tiếp tục đầu tƣ thâm canh tăng vụ, lai tạo và nhập khẩu các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Để nâng cao giá trị xuất khẩu, Nhà nƣớc Việt Nam cũng đã có chiến lƣợc phát triển 1 triệu ha lúa chất lƣợng cao phục vụ cho công tác xuất khẩu (Báo Nhân Dân ngày 02/06/2004) [2]. Trƣớc đây chúng ta mới chú trọng về số lƣợng nhằm nhanh chóng giải quyết sự thiếu hụt về lƣơng thực. Tuy nhiên khi chúng ta cơ bản đã giải quyết vấn đề an ninh lƣơng thực và có dƣ thừa xuất khẩu với số lƣợng lớn trong 18 năm liên tục (tính đến năm 2007). Thị trƣờng xuất khẩu gạo mở rộng do Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) và uy tín lúa gạo Việt Nam trên thị trƣờng Thế giới đƣợc cải thiện. Quá trình hội nhập sâu vào kinh tế Thế giới và khu vực, bên cạnh thách thức, lúa gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trƣờng Thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo vẫn tiếp tục sôi động do cầu vẫn tăng. Việt Nam và các nƣớc nhƣ Indonesia, philippin, Nhật Bản đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa các nƣớc trên thị trƣờng Thế giới. Điều kiện cơ bản của sản xuất lúa đến năm 2010 của Việt Nam là: Đất, nƣớc, phân bón, giống, khoa học công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ gạo khá đảm bảo. Sản lƣợng phân bón sản xuất trong nƣớc đang tăng dần do các nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ đã đi vào hoạt động, công trình khí-điện-đạm Cà Mau đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 vào hoạt động cùng với các nhà máy phân lân, supe phôt phát tăng công suất đảm bảo ổn định nguồn cung cấp trong nƣớc; ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là giống mới vào sản xuất để thực hiện các biện pháp thâm canh lúa nhằm tăng năng suất và chất lƣợng, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo trên thị trƣờng; Tổ chức quản lý nông nghiệp không ngừng đổi mới và hoàn thiện theo hƣớng phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, tăng cƣờng sự hỗ trợ của nhà nƣớc, phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá gắn với xuất khẩu gạo trong thời kỳ hội nhập; Quá trình hội nhập sâu vào kinh tế thế giới và khu vực, bên cạnh thách thức, lúa gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trƣờng và khu vực 5 năm tới dự báo vẫn tiếp tục sôi động do cầu vẫn tăng. Những năm gần đây, Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam đã có sự phối hợp trong các hoạt động xuất khẩu gạo giữa 2 nƣớc trên thị trƣờng Thế giới và khu vực, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nƣớc. Thách thức với Việt Nam là thành viên của WTO nên thị trƣờng nông sản nói chung, thị trƣờng lúa gạo Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nƣớc. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nƣớc đối với sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ dần hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Pakistan… và các nƣớc khác có chất lƣợng cao, giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trƣờng Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể (94% hàng hoá Mỹ nhập vào Việt Nam hƣởng thuế suất 15%, trong đó hàng lƣơng thực gạo, ngô không đáng kể). Do đó lúa gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo của ta còn lạc hậu. Dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh, trong khi quỹ đất dành cho trồng lúa có hạn, năng suất lúa nhiều vùng, nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, đã chạm trần nên khả năng tăng năng suất là khó khăn. Trong khi đó tập quán sản xuất nhỏ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 quy mô gia đình, tự cung tự cấp, chạy theo năng suất, xem nhẹ chất lƣợng gạo vẫn phổ biến trong hầu hết các hộ trồng lúa của các vùng, trình độ dân trí, khoa học công nghệ, kiến thức thị trƣờng của nông dân trồng lúa vẫn còn thấp. Do diện tích đất lúa giảm nên diện tích gieo trồng lúa liên tục giảm từ năm 2001 đến nay: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích gieo trồng lúa cả năm 2007 đạt 7,2 triệu ha, so với năm 2000 giảm 466 nghìn ha, bình quân giảm 66,6 nghìn ha (0,81%)/năm. Diện tích gieo trồng lúa giảm nhiều từ năm 2003 trở lại đây, bình quân giai đoạn từ 2003-2007 đạt 7,367 triệu ha, giảm 88 nghìn ha so với giai đoạn 1997-2001 (1,1%); Các vùng có diện tích gieo trồng lúa giảm nhiều là vùng Đông Nam Bộ giảm 42 nghìn ha (9,2%), Duyên Hải Nam trung bộ giảm 33,6 nghìn ha (7,9%), Đồng bằng Sông Hồng giảm 51 nghìn ha (4,2%), Đồng bằng Sông Cửu Long giảm 52 nghìn ha (0,2%). Trong khi đó các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên diện tích gieo trồng lúa tăng từ 11 đến 27% do tăng cƣờng thủy lợi. Tính trên diện tích gieo trồng lúa giảm từ 2001- 2007, đã làm giảm sản lƣợng lúa mỗi năm khoảng trên 300 nghìn tấn lúa, riêng từ năm 2003 trở lại đây mỗi năm làm giảm khoảng 416 nghìn tấn lúa. Vì thế chiến lƣợc sản xuất lúa của Việt Nam trong thời gian tới là: Phấn đấu đạt và duy trì sản lƣợng lúa hàng năm là 40 triệu tấn/năm, đẩy mạnh sản xuất các giống lúa có chất lƣợng cao, dành 1 triệu ha để sản xuất lúa phục vụ mục tiêu xuất khẩu, duy trì sản lƣợng gạo xuất khẩu hàng năm từ 4-5 triệu tấn. Để đạt mục tiêu này một mặt chúng ta phải đẩy mạnh đầu tƣ (phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, bệnh, thuỷ lợi, cơ giới hoá…) chuyển đổi cơ cấu giống theo hƣớng năng suất cao, chất lƣợng tốt, chống chịu với các loại sâu, bệnh hại chính. Nhƣ vậy việc nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo và nhập khẩu các loại giống lúa có chất lƣợng cao phục vụ cho yêu cầu của sản xuất là một nhiệm vụ sống còn và phải đặt thành chƣơng trình cấp quốc gia và phải huy động cả "4 nhà" (Nhà nƣớc, nhà Khoa học, nhà Nông và nhà Doanh nghiệp) cùng tham gia thì mới hy vọng đạt kết quả nhƣ mong muốn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy xuất khẩu gạo đó là: Đƣa vào gieo trồng đại trà những giống lúa mới phù hợp với thị hiếu của thị trƣờng, tiến tới xây dựng vùng chuyên canh lúa cao cấp với sản lƣợng 1 triệu tấn/năm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Với một số loại gạo đã đƣợc khẳng định nhƣ gạo Chợ Đào ở Long An, Tám Xoan ở Bắc Bộ... thì xây dựng thƣơng hiệu độc quyền. Áp dụng qui trình canh tác, bảo quản sau thu hoạch tiên tiến, nâng cao kỹ thuật và năng lực xay xát; tăng cƣờng khả năng bốc xếp tại các cảng xuất khẩu. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nƣớc. 1.3.2.1. Sự đa dạng di truyền lúa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Ngày nay các nhà khoa học nhất trí thừa nhận trung tâm đa dạng di truyền của các loài lúa trồng ở Châu Á, O.sativa nằm trên vùng địa lý kéo dài từ Nepan đến Bắc Việt Nam, do đó nguồn gen cây lúa Việt Nam rất phong phú: Theo nhận định của Vũ Thị Lập, ở trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 62.400 loài thực vật bậc cao, trong đó có khoảng 150 loài cây có bột, 130 loài cây ăn quả, 100 loài cây có dầu, 90 loài cây có sợi, 8000 loài cây gỗ, 1863 loài cây dƣợc liệu. Theo Lƣu Ngọc Trình (1996) [20], hiện nay chúng ta đang khai thác sử dụng khoảng 700 loài cây trồng, thuộc 70 chi thực vật. Tại ngân hàng gen Quốc gia đã thu thập và bảo quản 6.000 giống lúa cổ truyền, dự kiến trong những năm tới con số này có thể lớn đến 10.000 giống. Đối với cây lúa do đặc điểm khí hậu thời tiết, sự đa dạng về địa hình, đa dạng về thành phần dân tộc, nghề trồng lúa và những tập quán canh tác lâu đời của nhân dân ta, tạo nên sự đa dạng quỹ gen cây lúa. Gần đây khi thảo luận việc bảo tồn sự đa dạng sinh học nông nghiệp sự đa dạng về thành phần giống trong từng loài cây trồng còn gọi là sự đa dạng di truyền thƣờng đƣợc đề cập nhiều hơn cả. Để đánh giá định lƣợng sự đa dạng di truyền các nhà khoa học đã sử dụng chỉ số đa dạng di truyền Nei (1975) đã kết luận ở vùng phía Bắc nƣớc Lào là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 vùng đất đa dạng nhất, đứng thứ hai là vùng phía Bắc nƣớc Việt Nam còn ở vùng Bắc Thái lan đứng ở vị trí thứ ba. Riêng ở Việt Nam thì Tây Nguyên và Miền Nam nguồn gen đa dạng hơn miền Bắc (Lƣu Ngọc Trình và cộng sự, 1995) [19]. 1.3.2.2. Thu thập nguồn gen cây lúa Việt Nam Nghề trồng lúa đã có từ lâu đời, gắn với sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ bƣớc sơ khai lạc nghiệp (đất đƣợc đắp bờ giữ nƣớc, trồng lúa) nhiều giống lúa địa phƣơng còn giữ cho đến ngày nay. Sự phát triển của dân tộc Việt Nam về phía biển vào phía Nam gắn với sự phát triển những cánh đồng lúa nƣớc. Những cuộc khai hoang di dân lớn vào Miền Nam, gắn với việc đào kênh mƣơng lớn khai thác đồng bằng Nam bộ. Theo Bùi Huy Đáp (1999) [11] thời Pháp thuộc đã thành lập Cục túc mễ Đông Dƣơng, có nhiệm cụ đảm nhiệm nghiên cứu về cây lúa và triển khai kết quả nghiên cứu ra sản xuất, nhiệm vụ chủ yếu là thu thập các giống lúa ở các tỉnh rồi tiến hành các bƣớc sau: 1- Lọc giống chọn ra những dòng tốt (EP). 2- Danh sách các dòng đã chọn đƣợc (CR). 3- Nhân giống hẹp (PM). 4- Nhân giống đại trà. Từ khi hoà bình lập lại nƣớc ta không ngừng thu thập và nghiên cứu để bảo tồn sự đa dạng di truyền nguồn tài nguyên cây lúa, năm 1988. Viện cây lƣơng thực và thực phẩm đã thu thập đƣợc 3.691 mẫu cây lúa, trong đó có 3.186 mẫu thu từ 30 nƣớc khác nhau trên thế giới còn 500 giống lúa địa phƣơng, các mẫu giống đƣợc đánh giá các tính trạng và sắp xếp thành nhóm theo thời gian sinh trƣởng nhƣ sau: - Nhóm cực ngắn: Loại này có thời gian sinh trƣởng từ 90 - 110 ngày gồm có 345 mẫu. - Nhóm ngắn ngày: Có thời gian sinh trƣởng từ 110 - 120 ngày, nhóm này có 860 mẫu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 - Nhóm trung ngày: Nhóm này có thời gian sinh trƣởng 121 - 140 ngày, nhóm này có đến 1. 684 mẫu. - Nhóm dài ngày: Nhóm này có thời gian sinh trƣởng trên 140 ngày, ở nhóm này có 78 mẫu. Nghiên cứu về sử dụng quỹ gen cây trồng từ nguồn nhập nội, Trần Đình Long (1992) [16] đã khảo sát 53.124 mẫu giống cây trồng của 72 loài khác nhau, trong đó 47.970 mẫu nhập nội từ Liên Xô cũ, đã khảo sát đánh giá đƣợc 7.694 mẫu giống lúa, phía Bắc 5.629 mẫu, phía Nam 2.065 mẫu. Những mối đe doạ làm tổn hại nguồn gen cây lúa theo Lƣu Ngọc Trình (1996) [20] trong vài chục năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự đa dạng của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng đã bị xói mòn đáng kể, sự xói mòn đa dạng di truyền nguồn gen của cây lúa đó là: - Sự xói mòn di truyền: Từ khi tiến hành hình thành nền sản xuất nông nghiệp đến nay con ngƣời đã thuần hoá một khối lƣợng vô cùng lớn các giống của nhiều loại cây khác nhau. Khi cách mạng xanh ra đời ngƣời nông dân đã sử dụng một số lƣợng lớn của các giống cải tiến có năng suất cao, thay thế vị trí của các giống cây địa phƣơng đã tồn tại lâu đời trong sản xuất có nguồn gen quý nhƣng năng suất không cao, kém chịu phân đạm nên không sử dụng đƣợc trong sản xuất và cũng không tồn tại trong thực tế. - Sự tồn tại di truyền: Do việc thu hẹp tiềm năng di truyền của các giống sản xuất gây nên, đây là mối nguy cơ của nền nông nghiệp đầu tƣ thâm canh cao ở các nƣớc phát triển. Thực chất nền sản xuất nông nghiệp các nƣớc phát triển trong thế kỷ qua từ đa canh chuyển sang độc canh, nhất là từ khi nền nông nghiệp sản xuất nhỏ thành nền sản xuất hàng hoá, từng khu vực chỉ sử dụng một loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao, mỗi loại có một số lƣợng giống ít ỏi, vì vậy đã dẫn đến nhiều thảm hoạ dịch bệnh gây nên ở nƣớc ta trong hơn 10 năm trở lại đây, ví dụ: Dịch dầy nâu gây hại vụ xuân năm 1986 - 1987 phá hoại nặng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 trên hai giống lúa đó là: NN8 và VN10 ở các tỉnh phía Bắc; dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Miền Nam năm 2006. - Sự huỷ diệt di truyền, có những loài và giống cây mất hẳn đi, do những nguyên nhân sau: + Sự xáo trộn tổ chức dân cƣ, có trƣờng hợp cả tập đoàn giống bị mất hẳn do việc thờ ơ sau những thay đổi về tổ chức nhân sự. + Những biến động do chiến tranh, bạo loạn. + Nguyên nhân đói kém mất mùa, nông dân ăn hết cả giống. Từ những nguyên nhân trên đây dẫn đến sự cạn kiệt về nguồn gen cây lúa ở Việt Nam. 1.3.2.3. Tình hình nghiên cứu các giống lúa ở Việt Nam. Vai trò của cây lúa đối với đời sống của ngƣời dân Việt Nam là không thể thay thế. Có thể nói ngành sản xuất lúa là xƣơng sống của nền Nông nghiệp Việt Nam, nó không những đáp ứng nhu cầu ăn của một nƣớc đông dân nhƣ nƣớc ta mà còn góp phần quan trọng vào thị trƣờng gạo trên Thế giới. Chính vì tầm quan trọng của cây lúa nhƣ vậy nên Đảng và Nhà nƣớc ta một mặt đầu tƣ vào sản xuất, mặt khác còn đầu tƣ vào công tác nghiên cứu toàn diện về cây lúa, trong đó có công tác giống. Muốn có năng suất sản lƣợng lúa cao thì việc thâm canh tăng năng suất, sản lƣợng lúa là yếu tố quyết định. Việc đƣa các giống lúa mới vào sản xuất có khả năng cho năng suất cao thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác của từng địa phƣơng là vấn đề rất quan trọng để nhanh chóng tạo ra bƣớc nhảy vọt về năng suất và sản lƣợng lƣơng thực, đảm bảo an ninh lƣơng thực, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc bằng cách tuyển chọn giống cũ, lai tạo giống mới và nhập nội thêm giống mới. Hiện nay nƣớc ta có trên trên 300 loại giống lúa đƣợc công nhận cho các vụ và các vùng khác nhau, các giống này đều đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất của các vùng thâm canh lúa, vùng đất khó khăn nhƣ hạn, úng, chua, mặn và các loại giống chống chịu sâu bệnh nhƣ kháng rầy, đạo ôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tƣ liệu sản xuất vô cùng quan trọng cũng nhƣ đất đai, phân bón và công cụ sản xuất. Nếu không có giống thì không thể sản xuất ra một loại nông sản nào. Giống cây trồng chính là yếu tố quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất và chất lƣợng nông sản phẩm. Do giống là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là tƣ liệu sống mang đầy đủ tính trạng, đặc tính về hình thái, sinh học, di truyền và kinh tế nhất định, do vậy giống gắn bó mật thiết với môi trƣờng. Muốn tăng năng suất cần chú ý tác động đến các điều kiện trồng trọt thích hợp với yêu cầu của giống. Điều kiện sinh thái của nƣớc ta rất đa dạng nên đòi hỏi phải có bộ giống lúa phong phú có thể đáp ứng đƣợc các tiểu vùng sinh thái. Do đó trong những năm qua chúng ta đã tạo đƣợc nhiều giống lúa mới phục vụ cho sản xuất. Theo thống kê của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng (Cục trồng trọt) thì trong vụ lúa đông xuân 2000 riêng ở các tỉnh phía Bắc có 192 giống lúa (chƣa kể 1 số giống địa phƣơng không có tên rõ ràng) đã đƣợc gieo trồng trong sản xuất. Trong đó lúa thuần Việt nam chiếm 45% diện tích và giống lúa của Trung Quốc chiếm khoảng 55%. Trong các giống trên có 10 giống lúa thâm canh có diện tích gieo trồng lớn nhất lá Khang dân 18, Q5, Sán ƣu 63, IR 17494, X21, Nhị ƣu 63, CR 203. Việt Nam có hàng nghìn giống lúa đƣợc gieo trồng từ Bắc vào Nam, trong đó có rất nhiều giống "cổ truyền" có chất lƣợng cao nhƣ các loại lúa "Tám Thơm, Lúa Di, Nàng Thơm, Nếp Cái Hoa Vàng, Nếp Cẩm, Nếp Tú Lệ…" Chúng ta đã nhập và thuần hoá nhiều giống lúa tốt từ nƣớc ngoài mà nay đã thành các giống lúa đặc sản của Việt Nam có thƣơng hiệu nhƣ: IR64 Điện Biên, Bao Thai Định Hoá, Khaodomaly Tiền Giang…(Nguyễn Thị Hƣơng Thuỷ, 2003) [18]. Trong quá trình nghiên cứu phát triển các giống lúa có chất lƣợng cao vai trò của các Viện nghiên cứu và Trƣờng đại học nông nghiệp là hết sức quan trọng. Viện cây lƣơng thực và cây thực phẩm là Viện nghiên cứu các giống lúa hàng đầu ở Việt Nam đƣợc thành lập từ rất sớm. Viện này đã đƣợc các nhà khoa học danh tiếng nhƣ: Giáo sƣ Nông học Lƣơng Đình Của, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng… lãnh đạo và chỉ đạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa. Hàng trăm giống lúa xuân, lúa mùa, lúa chịu hạn, chịu úng, lúa nếp, lúa có hàm lƣợng Protein cao, lúa chịu mặn đã đƣợc chọn tạo và bồi dục ở Viện này, trong đó có các giống lúa chất lƣợng cao. Hai giống P4 và P6 là những giống lúa đƣợc lai tạo theo hƣớng chất lƣợng Protein cao. Giống P4 có thời gian sinh trƣởng trung bình, trồng đƣợc 2 vụ/năm, năng suất khá đạt 45 đến 55 tạ/ha cao nhất có thể đạt 72 tạ/ha. Giống P4 có hàm lƣợng protein cao tới 11%, hàm lƣợng amiloza 16-20%, hạt gạo dài, tỉ lệ gạo sát đạt 70%, tỷ lệ gạo nguyên đạt 65% . Giống lúa P6 ngắn ngày hơn giống lúa P4 thuộc loại hình thâm canh, hàm lƣợng protein đạt 10,5%, năng suất đạt 45-55 tạ/ha, cao nhất đạt 60 tạ/ha. Đây là giống lúa có chất lƣợng gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1997) [12],[13]. Giống lúa nếp K12 do Viện cây lƣơng thực và thực phẩm lai tạo ra có khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn, có thể đạt năng suất từ 33,5- 58 tạ/ha chất lƣợng gạo khá (Lƣu Văn Quyết, 1998) [17]. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam là một viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu ở Việt nam và đã có nhiều thành tựu trong việc chọn tạo các giống lúa, nhất là các giống lúa chất lƣợng cao và lúa lai. Trƣớc đây Viện đã nhập và chọn lọc thành công các giống lúa có chất lƣợng tốt nhƣ: IR64, IR66, NN9A là những giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống lúa Nếp 314 do viện lai tạo ra cũng đƣợc trồng phổ biến. Hiện tại các giống lúa lai HYT84 của Viện lai tạo ra đã đƣợc công nhận năm 2004, đã đƣợc ứng dụng ở nhiều nơi và có kết quả rất khả quan (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2005) [3]. Viện Di Truyền nông nghiệp cũng đã nghiên cứu tạo ra các giống lúa mới, nổi tiếng nhƣ: DT10, DT12, V18... đây là những giống lúa đạt chất lƣợng tốt cho năng suất cao. Viện Bảo vệ thực vật cũng đã chọn tạo đƣợc nhiều giống lúa có chất lƣợng tốt năng suất cao nhƣ: CR203, C70, C71... Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long là một viện nghiên cứu chuyên sâu về các giống lúa đặt tại trung tâm của châu thổ sông Cửu Long. Các giống lúa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 MTL241, MTL305, MTL385, MTL386, MTL389, OM35-36 do viện chọn lọc, lai tạo đang đƣợc trồng phổ biến ở đồng bằng này, tạo ra bƣớc ngoặt lớn về năng suất và chất lƣợng. Ngoài ra Viện cũng đang hƣớng dẫn nông dân vùng này trồng các giống lúa có chất lƣợng cao nhƣ: JASMIN85 (Hƣơng Nhài) Khaodomaly, Nàng Thơm. Viện này đang chịu trách nhiệm quy hoạch và hƣớng dẫn nông dân trồng 1 triệu ha lúa có chất lƣợng cao phục vụ cho công tác xuất khẩu. Cả nƣớc hiện có trên 30 đơn vị nghiên cứu gia chọn tạo giống cây trồng mới, trong đó 15 đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, 7 thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, 1 thuộc Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia và 2 thuộc Bộ Công thƣơng. Bên cạnh đó, còn có hàng chục công ty nƣớc ngoài, công ty trong nƣớc đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội giống phục vụ sản xuất. Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên Thế giới cũng nhƣ trong nƣớc khẳng định giống cây trồng là nhân tố quyết định năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú đa dạng chúng ta đã và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của nƣớc ta, làm đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Giai đoạn 1977 - 2007 các nhà chọn tạo giống cây trồng trong nƣớc đã nỗ lực ứng dụng các phƣơng pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học tạo ra gần 600 giống và cây đầu dòng đƣợc công nhận (trong đó có hơn 300 giống lúa) và nhiều giống mới có triển vọng khác đƣợc phép sản xuất thử. Bên cạnh đó sự trợ giúp và hợp tác quốc tế là rất quan trọng trong trao đổi nguồn gen và du nhập các giống cây trồng mới vào nƣớc ta. Với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, các công ty giống trong và ngoài nƣớc đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đƣa ra sản xuất các giống cây trồng mới mà phần lớn các giống cây trồng này đã đáp ứng đƣợc mục tiêu của công tác chọn tạo giống trong thời gian qua là: ''Chọn, tạo giống cây trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lƣơng thực, đa dạng di truyền, khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, né tránh điều kiện bất lợi của tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 C._.hóm. Dòng CL02 có nhánh/khóm cao nhất, đạt 9,3 dảnh. - Bông hữu hiệu/khóm: Bông hữu hiệu/khóm dao động từ 5,95 - 6,20 bông/khóm. Đối chứng có số bông hữu hiệu thấp, chỉ đạt 5,95 bông/khóm. Dòng CL02, NL061 có bông hữu hiệu cao hơn đối chứng từ 0,25 bông /khóm. - Tỷ lệ thành bông: Các dòng, giống có tỷ lệ thành bông từ 66,1 - 68,4%. Giống đối chứng có tỷ lệ thành bông cao nhất, đạt 68,4%. Dòng NL061 tỷ lệ thành bông tƣơng đƣơng đối chứng. Dòng CL02 có tỷ lệ thành bông đạt 66,7%, thấp hơn đối chứng 1,7%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 3.5.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh và chống đổ. Bảng 3.20: Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ Đơn vị: điểm TT Chỉ tiêu Dòng Rầy nâu Sâu cuốn lá Sâu đục thân Bệnh khô vằn Bệnh đạo ôn Chống đổ 1 KD 18(đ/c) 1 1 1 3 - 3 2 NL 061 1 3 1 3 - 3 6 CL 02 1 1 1 1 - 1 - Rầy nâu: Điều tra ở tất cả các ruộng đều có rầy nâu xuất hiện nhƣng ở muác độ nhẹ, số lƣợng từ 350 - 500 con/cm 2 . - Sâu cuốn lá: Các dòng trong mô hình đều bị sâu cuốn lá gây hại, trong đó NL061 bị hại nặng hơn ở điểm 3, dòng CL02 và đối trứng bị hạ nhẹ hơn (điểm 1). - Sâu đục thân: Các giống trong mô hình đều bị sâu đục thân hại ở điểm 1 vào cuối giai đoạn trổ bông, chỉ có 1 - 2 bông bị hại/m 2 . - Bệnh khô vằn: Các giống trong mô hình cũng đề bị nhiễm bệnh. Trong đó, các dòng NL061và đối chứng bị nhiễm ở điểm 3. Dòng CL02 nhiễm bệnh ở điểm 1. - Khả năng chống đổ của dòng NL061và đối chứng bị lƣớt khi gặp gió (điểm 3). Dòng CL02 ở điểm 1 (bị lƣớt nhẹ). 3.5.4. Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất. Bảng 3.21: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết. TT Chỉ tiêu Dòng Số bông /m 2 T.số hạt /bông (hạt) H.chắc /bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) M 1000 hạt (gr) NSLT (tạ/ha) 1 KD18(đ/c) 267,8 137,5 112,6 18,1 19,8 60,30 2 NL 061 279,2 143,6 101,5 29,3 23,9 67,96 3 CL 02 279,0 137,6 106,1 22,9 22,8 68,08 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 - Số bông/m 2 : Số bông/m 2 của các dòng, giống trong mô hình biến động từ 267,8 - 279,2 bông. Giống đối chứng có số bông/m 2 là 267,8 bông. Dòng CL02 & NL061 cao hơn đối chứng là 11 bông/khóm. - Tổng số hạt /bông: Tổng số hạt/bông của các dòng, giống biến động từ 137,5 - 143,6 hạt. Giống đối chứng và dòng CL02 có tổng số hạt/bông tƣơng đƣơng nhau hạt là: 137,5 hạt. Dòng NL061 có tổng số hạt/bông cao hơn so với đối chứng là 6,1 hạt/bông. - Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông của các dòng, giống trong mô hình biến động từ 101,5 - 112,6 hạt/bông. Giống đối chứng có số hạt chắc/bông cao nhất, đạt 112,6 hạt chắc/bông. Dòng NL061 có số hạt chắc/bông thấp nhất, chỉ đạt 101,5 hạt chắc/bông. - Tỷ lệ lép: Tỷ lệ lép biến động từ 18,1 - 29,3%. Giống đối chứng có tỷ lệ lép 18,9%. Các dòng NL061 & CL02 đều có tỷ lệ lép cao hơn so với giống đối chứng, trong đó dòng NL061 có tỉ lệ lép cao hơn giống đối chứng 11,2%. - Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết của các dòng, giống trong mô hình biến động từ 60,30 - 68,08 tạ/ha. Giống đối chứng có năng suất lý thuyết là 60,30 tạ/ha. Dòng CL02 & NL061 đều có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng trong đó CL02 cao hơn đối chứng 7,78 tạ/ha. 3.5.5. Năng suất thực thu: Bảng 3.22: Năng suất thực thu TT Dòng, giống NSTT (tạ/ha) Chênh lệch so với đ/c Tạ/ha % 1 KD18(đ/c) 51,25 2 NL 061 57,77 6,52 12,7 3 CL 02 57,87 6,62 12,9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 Năng suất thực thu của các dòng trong thí nghiệm biến động từ 51,25 - 57,87 tạ/ha. Giống đối chứng có năng suất thực thu là 51,25 tạ/ha. Dòng NL061có năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng là 6,52 ta/ha. Dòng CL02 có năng suất thực thu cao nhất, hơn so với đối chứng 6,62 tạ/ha 3.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ. Bảng 3.23: Hiệu quả khi gieo cấy dòng lúa CL02, NL061. ĐVT: 1.000 đồng/ha TT Chỉ tiêu KD18 (đ/c) NL061 CL02 I Chi phí 22.287,3 22.287,3 22.287,3 1 Giống 997,2 997,2 997,2 2 Vật tƣ, phân bón 6.270,1 6.270,1 6.270,1 Đạm 1.842,1 1.842,1 1.842,1 Lân super 2.216,0 2.216,0 2.216,0 Kali 1.662,0 1.662,0 1.662,0 Thuốc BVTV 550,0 550,0 550,0 Công lao động 8.750,0 8.750,0 8.750,0 II Tổng thu 25.625,0 28.885,0 30.381,8 III Thu - Chi 3.337,7 6.597,7 8.094,5 So với đối chứng - 3.260,0 4.756,8 Kết qủa tổng hợp cho thấy: So với giống lúa Khang dân, trồng 2 dòng lúa NL061 và CL02 có triển vọng, đạt lợi nhuận/ha cao hơn từ 3,26 triệu đến 4,75 triệu đồng/ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 KÕt luËn vµ ®Ò nghÞ 1. Kết luận: * Về thời gian sinh trƣởng: Các dòng, giống lúa trong thí nghiệm đều thuộc nhóm ngắn ngày, phù hợp với cơ cấu cây trồng 3 vụ tại địa phƣơng và một số khu vực lân cận. * Khả năng đẻ nhánh: Các dòng, giống có khả năng đẻ nhánh thuộc loại trung bình, sức đẻ nhánh khoẻ, trong đó giống Thiên Hƣơng đẻ nhánh khá hơn nhƣng không khoẻ bằng CL02 và NL061. * Mức độ bị hại do sâu, bệnh và điều kịên ngoại cảnh: Dòng CL02 có khả năng kháng bệnh tốt hơn các dòng, giống cùng tham gia thí nghiệm do cây cứng và khoẻ. * Năng suất: Các chỉ tiêu về năng suất ở cả 2 vụ mùa 2007 và vụ xuân 2008 cho thấy, các dòng CL02, NL061 có triển vọng cho năng suất cao nhất. * Về mật độ cấy: Cấy ở mật độ 30 khóm/m 2 đến 45 khóm/m 2 có thể cho năng suất cao hơn các mật độ khác, tuy nhiên hiệu quả nhất vẫn là cấy ở mật độ 35 - 40 khóm/m 2 . * Về phân bón: Ở mức bón phân thấp hơn đối chứng đề cho năng suất thấp hơn đối chứng rất nhiều và ngƣợc lại ở mức bón phân cao hơn đối chứng đề cho năng suất cao, tuy nhiên mức bón phân có hiệu quả nhất là ở các mức tƣơng tƣơng đối chứng. * Mô hình trình diễn: Cả 2 dòng lúa đều có khả năng chịu lạnh khá và có tiền năng năng suất cao khi gieo cấy đại trà. Tuy nhiên, do dòng CL02 có chất lƣợng tốt hơn, cơm ngon, dẻo hơn và có mùi thơm hấp dẫn khi nấu cơm nên triển vọng mở rộng diện tích gieo cấy trong thời gian tới là rất khả quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 2. Đề nghị: CL02 và NL061 là 2 dòng lúa có triển vọng mở rộng sản xuất, nhất là dòng CL02 là dòng có chất lƣợng tốt hơn và phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhƣỡng, khung thời vụ và tập quán canh tác ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên cả 2 dòng đều có độ thuần đồng ruộng thấp, thời gian làm thí nghiệm còn hạn chế, quy mô còn hẹp nên đề nghị tiếp tục chọn lọc để có độ thuần cao và khảo nghiệm trên diện rộng để có kết luận chính xác hơn về tất cả các chỉ tiêu cần thiết làm cơ sở đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống chất lƣợng trong thời gian tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ƣơng (2000), Quy phạm khảo nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng giống lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nhân dân (02/06/2004) "Vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay" Nông nghiệp - Nông thôn Việt Nam. 3. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Bộ Nông nghiệp và PTNN (2008), Báo cáo Chiến lược về an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, 5. Tổng cục Thống kê (2008), Báo cáo thống kê nông lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2007, 6. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2006), Nghị quyết 03 NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020, 7. Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2008, PKH Sở. 8. ICARD (14/07/2003) "Ấn độ quan tâm đến phát triển gạo thơm" 9. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa, Xuất bản lần thứ tƣ, Manila - Philipines. 10. Ban Ki-moon (2008), Bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh lương thực toàn cầu, 11. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998), Giống lúa P4, nghiên cứu cây lƣơng thực và thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 13. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998), Giống lúa P6, nghiên cứu cây lƣơng thực và thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Hữu Hồng (1993). Luận án Thạc sĩ nông nghiệp - Nagazaki - Nhật Bản. 15. Nguyễn Thị Lẫm, Dƣơng Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Trần Đình Long, Likhopkinq (1992), Nghiên cứu sử dụng quỹ đen cây trồng từ nguồn gen nhập nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Lƣu văn Quyết, Đinh văn Sự, Nguyễn Văn Viết (1998), Kết quả chọn tạo giống lúa K12; nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995 - 1998); NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Hƣơng Thuỷ (2003), Nghiên cứu chất lượng một số giống lúa có hàm lượng Prôtein cao và khả năng ứng dụng trong công nghệ chế biến, luận án tiến sĩ khoa học. 19. Lƣu Ngọc Trình, Đào Thế Tuấn (1995), Phân loại quỹ gen và công tác chọn tạo giống lúa, Kết quả nghiên cứu ở KHNN, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Lƣu Ngọc Trình (1996), Những nguồn gen quý và hướng bảo tồn sử dụng bền vững tài nguyên di truyền lúa Việt Nam, Di truyền học và ứng dụng tháng 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 II. Tiếng Anh 21. Beachell, H.M: G.S. Khush, and R.C. Aquino, 1972. IRRI' S Rice Breeding Program, Losbanos, Philippines. 22. Cada, E.C and P.B. Escuro (1997), Rice varietal improvement in the Philippin. IRRI, Rice breeding, Losbanos, Philippin. 23. Hoang, C.H (1999), The present status and trend of rice varietal improvement in Taiwan. SG. Agri. 24. FAOSTAT, 2006. 25. Lin, S.C (2001), Rice breeding in China. IRRI, Rice breeding, Losbanos, Philippin. 26. Ghost, R.L (1998), raetal, Rice in India. Indian council of agricultural researh, New dehhi. 27. Gomez, K.A, and S.K. Dedatta (1995), Influence of environment on protein content of rice. Agron.I. 28. IRRI, CIAT, WARDA. Rice Almanac 1997, second edition, Philippines 29. Ito, H, and K. Hayasi (2000), The changes in paddy field rice varieties in Japan Trop. Agri. Res. Ses.3. 30. Shen, J.H (2000), Rice breeding program in China in International rice research institute and chinese Academy of agricultural Scien Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu. PL1.1: Phẫu diện số YL 07 Tªn ®Êt ViÖt nam : §Êt loang læ chua b¹c mµu: Lc –b Tªn ®Êt theo FAO/UNESCO: Hapli Eutric Plinthosols: PTd-a §Þa ®iÓm: §ång §µng Ngang- x· Trung Nguyªn - huyÖn Yªn L¹c §Þa h×nh: Vµn MÉu chÊt ®¸ mÑ: Phï sa C«ng thøc canh t¸c: 2 lóa +mµu T×nh tr¹ng xãi mßn: YÕu 0-14cm Mµu x¸m b¹c (5Y8/1), thµnh phÇn c¬ giíi thÞt pha c¸t, xèp, •ít, kh«ng chÆt, cÊu tróc h¹t côc nhá, chuyÓn líp kh«ng râ. 14-38cm Mµu vµng nh¹t (5Y7/3), thµnh phÇn c¬ giíi thÞt pha c¸t, ®Êt Èm, kh«ng chÆt, cÊu tróc h¹t côc nhá, chuyÓn líp râ. 38-120cm Mµu n©u ®á sÉm (7.5R5/3), thµnh phÇn c¬ giíi thÞt pha sÐt, ®Êt Èm •ít, chÆt, cÊu tróc côc t¶ng, kÕt von 20-40% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PL1.2. KÕt qu¶ ph©n tÝch ®Æc tÝnh lý - ho¸ häc. TÇng ®Êt §é s©u (cm) pH KCl OM% ChÊt tæng sè % ChÊt dÔ tiªu (mg/100g®) Cation trao ®æi (meq/100g®) V% Fe2+ meq/ 100g® Al3+ meq/ 100g® Thµnh phÇn c¬ giíi (%) N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ CEC 2-0.02 0.02 - 0.002 < 0.002 1 0-14 5.15 1.05 0.14 0.051 0.22 5.6 6.0 1.08 0.32 3.48 46.26 73.9 0.12 61.0 33.8 5.2 2 14-38 5.98 0.35 0.06 0.042 0.13 5.4 2.6 1.12 3.41 3.41 55.13 34.7 0 56.0 33.4 10.6 3 38-120 6.00 0.30 0.03 0.034 0.63 5.1 2.6 4.48 6.28 6.28 80.89 21.3 0 41.0 28.2 30.8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phô lôc 2: DiÔn biÕn thêi tiÕt khu vùc tØnh VÜnh phóc PL2.1-Diễn biến thời tiết vụ mùa của một số năm gân đây. TT Tháng Chỉ tiêu 6 7 8 9 10 11 12 Cả vụ I Nhiệt độ (oC) Năm 2003 29,6 29,4 29,0 27,6 26,2 23,6 18,4 5.617,0 Năm 2004 29,4 28,7 29,0 28,2 25,8 23,0 18,8 5.589,2 Năm 2005 30,0 29,3 28,6 28,4 26,0 22,5 17,3 5.564,2 Năm 2006 29,8 29,7 27,9 28,0 27,3 24,5 17,9 5.651,2 Năm 2007 29,7 30,2 29,0 27,4 25,8 21,0 20,1 5.589,1 TBNN 29 29,3 28,7 27,7 25,1 21,5 18,2 5.486,3 II Lƣợng mƣa (mm) Năm 2003 231,8 300,5 350,4 167,9 38,3 60,9 7,4 1.103,2 Năm 2004 212,0 243,7 205,8 56,2 0,0 27,7 11,1 756,5 Năm 2005 181,9 356,6 225,7 301,5 38,3 91,7 43,3 1.239,0 Năm 2006 199,7 218,4 450,3 115,1 29,9 110,1 19,0 1.142,5 Năm 2007 153,8 198,4 236,0 220,0 61,5 9,0 9,4 888,1 TBNN 258,8 261,2 282,9 185,6 123,6 60,9 15 1.188,1 III Số giờ nắng (h) Năm 2003 187 227 156 167 160 136 99 1.132 Năm 2004 198 123 199 174 162 139 172 1.167 Năm 2005 137 204 158 175 151 115 73 1.013 Năm 2006 172 167 103 185 140 156 98 1.021 Năm 2007 214 217 168 140 123 189 49 1.177 TBNN 177 195 186 191 165 141 130 1.185 IV Ẩm độ tƣơng đối (%) Năm 2003 79 83 85 84 77 74 73 79,3 Năm 2004 79 84 84 81 70 77 76 78,7 Năm 2005 80 82 86 81 80 84 78 81,6 Năm 2006 76 79 84 75 78 76 79 77,9 Năm 2007 76 77 80 78 76 73 82 77,4 TBNN 81 82 84 82 82 80 78 81,3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 PL2.2-Diễn biến thời tiết vụ Đông xuân của một số năm gân đây. Th¸ng 12 1 2 3 4 5 C¶ vô ChØ tiªu I. NhiÖt ®é TB (0c) - §X 2002 - 2003 14,8 16,6 21,2 21,8 26,2 28,8 4.554,6 - §X 2003 - 2004 18,4 17,1 18,0 20,7 24,1 26,5 4.516,7 - §X 2004 - 2005 18,8 16,3 18,1 19,2 24,2 29,2 4.495,0 - §X 2005 - 2006 17,3 18,2 18,5 20,4 25,5 27,1 4.531,0 - §X 2006 - 2007 17,2 16,7 22,0 21,4 23,3 27,0 4.623,0 TBNN 18,2 16,7 14,2 20,3 24,1 27,3 4.349,3 II. L•îng m•a (mm) - §X 2002 - 2003 31,4 48,2 40,2 10,2 62,2 150,3 397,4 - §X 2003 - 2004 7,4 44,8 22,1 36,4 139,3 130,3 380,3 - §X 2004 - 2005 11,0 28,3 32,4 54,7 89,9 46,4 290,4 - §X 2005 - 2006 44,3 1,5 21,6 20,8 29,9 155,3 365,1 - §X 2006 - 2007 10,2 8,9 35,4 57,2 101,1 76,8 398,9 TBNN 14,1 24,6 26,8 47,6 94,1 137,8 435,9 III. Sè giê n¾ng (giê) - §X 2002 - 2003 3 12 84 82 136 186 526 - §X 2003 - 2004 99 35 73 50 101 141 635 - §X 2004 - 2005 172 39 28 38 85 181 682 - §X 2005 - 2006 73 64 34 16 108 163 573 - §X 2006 - 2007 97 66 90 33 81 167 692 TBNN 79 93 25 40 126 150 700 IV. §é Èm t•¬ng ®èi (%) - §X 2002 - 2003 84 81 84 81 82 82 82,1 - §X 2003 - 2004 73 81 85 83 87 84 81,0 - §X 2004 - 2005 76 81 85 85 86 81 81,6 - §X 2005 - 2006 78 76 89 86 81 79 82 - §X 2006 - 2007 78 75 82 87 79 73 78,6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Phô lôc 3: Diện tích - Năng suất - Sản lƣợng lúa của Vĩnh Phúc. PL3.1- Vụ mùa 2007 TT Địa phƣơng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Vụ mùa 2007 So cùng kỳ ( ) Vụ mùa 2007 So cùng kỳ ( ) Vụ mùa 2007 So cùng kỳ ( ) 1 Vĩnh Yên 1.128,9 22,9 41,33 0,8 4665,6 114,6 2 Phúc Yên 1.897,0 89 47,2 9,25 8.954,0 2.092 3 Lập Thạch 5.842,4 22,4 45,25 4,75 26.437,0 2.866 4 Tam Dƣơng 3.499,6 -227,4 48,31 9,93 16.907,2 6.184,2 5 Tam Đảo 2.566,6 23,4 42,9 3,19 11.,11,0 -2.793 6 Bình xuyên 3.552,5 -113,7 47,35 10,34 16.820,5 3.251,5 7 Vĩnh Tƣờng 5.860,0 -37 53,4 19,98 31.333,3 11.637 8 Yên Lạc 4.200,0 85 60,88 12,87 25.570,0 5.815 9 Mê Linh 5.052,0 50 48,71 8,51 24.606,0 4.496 Toàn Tỉnh: 33.599,0 -82 49,5 10,12 166304,6 33.663,3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 PL3.2- Vô ®«ng xu©n 2006-2007 ST T HuyÖn, thÞ DiÖn tÝch (ha) N¨ng suÊt (t¹/ha) S¶n l•îng (tÊn) §«ng xu©n 2006-2007 ± cïng kú §«ng xu©n 2006-2007 ± cïng kú §«ng xu©n 2006-2007 ± cïng kú 1 VÜnh Yªn 1.284,1 - 0,8 23,26 - 23,89 2.986,8 - 3.071,2 2 Phóc Yªn 1.640,4 + 89,0 35,59 - 9,71 5.838,2 - 1.187,8 3 LËp Th¹ch 6.639,0 + 21,4 39,30 - 7,77 26.091,0 - 5.058,0 4 Tam D•¬ng 3.299,7 + 33,2 40,11 - 14,26 13.234,0 - 4.525,0 5 Tam жo 1.921,8 + 75,8 25,34 - 22,23 4.896,8 - 3.911,2 6 B×nh Xuyªn 4.360,8 + 436,6 35,97 - 14,51 15.686,4 - 4.122,6 7 Mª Linh 5.027,0 + 207,0 43,08 - 6,72 22.018,3 - 1.985,7 8 Yªn L¹c 4.657,0 - 50,0 55,65 - 9,08 25.916,2 - 4.552,8 9 VÜnh T•êng 6.574,1 - 27,9 50,59 - 13,29 33.285,0 - 8.887,0 Toµn tØnh 35.403,9 + 784,7 42,34 - 11,75 149.898,7 - 37.355,3 PL3.3- Cơ cấu trà lúa vụ đông xuân 2006 – 2007. TT Trà lúa Diện tích (ha) Tỷ lệ diện tích (%) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Chiêm 752,0 2,12 38,08 2.863,4 2 Xuân sớm 4.975,1 14,05 39,88 19.841,8 3 Xuân chính vụ 435,4 1,23 22,7 988,3 4 Xuân muộn 29.241,4 82,60 43,16 126.205,2 Tổng 35.403,9 100,00 42,34 149.898,7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 4: Hạch toán kinh tế của 2 dòng lúa có triển vọng . §VT: 1.000®ång/ha TT ChØ tiªu §VT KD18 (®/c) NL061 CL02 SL•îng §¬n gi¸ T.tiÒn SL•îng §¬n gi¸ T.tiÒn S•îng §¬n gi¸ T.tiÒn I Chi phÝ 22.287,3 22.287,3 22.287,3 1 Gièng kg 83,1 12,0 997,2 83,1 12,0 997,2 83,1 12,0 997,2 2 VËt t•, ph©n bãn 6.270,1 0,0 6.270,1 0,0 6.270,1 §¹m kg 193,9 9,5 1.842,1 193,9 9,5 1.842,1 193,9 9,5 1.842,1 L©n super kg 554,0 4,0 2.216,0 554,0 4,0 2.216,0 554,0 4,0 2.216,0 Kali kg 138,5 12,0 1.662,0 138,5 12,0 1.662,0 138,5 12,0 1.662,0 Thuèc BVTV ® 550,0 550,0 550,0 C«ng lao ®éng 250,0 35,0 8.750,0 250,0 35,0 8.750,0 250,0 35,0 8.750,0 II Tæng thu tÊn 5,125 5.000,0 25.625,0 5,777 5.000,0 28.885,0 5,787 5.250,0 30.381,8 III Thu - Chi 3.337,7 6.597,7 8.094,5 So víi ®èi chøng - 3.260,0 4.756,8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 S¬ ®å thÝ nghiÖm vô mïa 2007 §•êng ®i Ruéng 1: ThÝ nghiÖm MËt ®é Ruéng 2: ThÝ nghiÖm ph©n bãn Ruéng 3: ThÝ nghiÖm so s¸nh gièng M•¬ng t•íi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Ruéng sè 1 (kho¶ng 420m2) Bè trÝ ThÝ nghiÖm vÒ mËt ®é: 1 6 3 5 4 2 3 2 4 1 5 6 5 4 1 6 3 2 (M•¬ng t•íi, tiªu) (H•íng vµo ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Ruéng sè 2 (kho¶ng 420m2) Bè trÝ ThÝ nghiÖm ph©n bãn: Tæng l•îng ph©n cÇn 7,63 kg Ure + 15,48 kg supelan + 6,80 kcl. - 3 5 2 4 6 1 R·nh tho¸t n•íc réng 40 cm 6 1 5 3 4 2 R·nh tho¸t n•íc réng 40 cm 4 2 6 1 3 5 (M•¬ng t•íi, tiªu) (H•íng vµo ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Ruéng sè 3 (kho¶ng 350m2) Bè trÝ ThÝ nghiÖm so s¸nh gièng: 1 5 2 4 3 5 4 1 3 2 4 3 5 2 1 (H•íng vµo ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỘT SỐ HÌNH ẢNH Hình ảnh 1: PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn thăm quan mô hình (Vụ Xuân 2008) Hình ảnh 2: PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn và TS Nguyễn Thanh Lâm thăm quan mô hình (Vụ Xuân 2008) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Hình ảnh 3: Mạ gặp rét đậm kéo dài (Vụ Xuân 2008) Hình ảnh 4: Triển khai mô hình (Vụ Xuân 2008) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Hình ảnh 5: Kiểm tra lúa (Vụ Xuân 2008) Hình ảnh 6: Đo đếm các chỉ tiêu (Vụ Mùa 2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Hình ảnh 7: Giống Khang Dân 18 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) Hình ảnh 8: Dòng CL02 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Hình ảnh 9: Dòng X 25 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) Hình ảnh 10: Dòng NL061 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Tham quan mô hình (Vụ Xuân 2008) Tham quan mô hình (Vụ Xuân 2008) Tham quan mô hình (Vụ Xuân 2008) Hình ảnh 11: Giống Thiên Hƣơng (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) Hình ảnh 12: Sản phẩm gạo (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 ®¹i häc th¸i nguyªn tr•êng ®¹i häc n«ng l©m VŨ KHẮC MINH Nghiªn cøu ®Æc ®iÓm sinh tr•ëng, ph¸t triÓn cña mét sè dßng lóa thuÇn vµ ¶nh h•ëng cña mét sè biÖn ph¸p kü thuËt ®Õn n¨ng suÊt dßng lóa CL02 t¹i tØnh VÜnh Phóc luËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 ®¹i häc th¸i nguyªn tr•êng ®¹i häc n«ng l©m VŨ KHẮC MINH Nghiªn cøu ®Æc ®iÓm sinh tr•ëng, ph¸t triÓn cña mét sè dßng lóa thuÇn vµ ¶nh h•ëng cña mét sè biÖn ph¸p kü thuËt ®Õn n¨ng suÊt dßng lóa CL02 t¹i tØnh VÜnh Phóc chuyªn ngµnh: trång trät M· sè: 60.62.01 luËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Vũ Khắc Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, chính quyền địa phƣơng và nhân dân địa bàn nơi thực hiện đề tài. Trƣớc tiên cho phép tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo: PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn - ngƣời hƣớng dẫn khoa học, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học & Công nghệ, Cục thống kê, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Khí tƣợng Thuỷ văn khu vực Vĩnh Phúc; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Lạc; Đảng uỷ, UBND, Hợp tác xã Nông nghiệp, cán bộ Khuyến nông và bà con nông dân xã Trung Nguyên đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành tốt các nội dung trong đề tài này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, các cơ quan, chính quyền địa phƣơng, gia đình và ngƣời thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Vũ Khắc Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 MỤC LỤC STT Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục tiêu của đề tài 3 3 Yêu cầu của đề tài 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học 4 1.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới 7 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu gạo trên thế giới. 7 1.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới. 13 1.2.2.1 Thu thập nguồn gen cây lúa và ứng dụng trong sản xuất 13 1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lƣợng trên Thế giới 15 1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa ở trong nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu 18 1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trong nƣớc. 18 1.3.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nƣớc. 24 1.3.2.1 Sự đa dạng di truyền lúa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á 24 1.3.2.2 Thu thập nguồn gen cây lúa Việt Nam 25 1.3.2.3 Tình hình nghiên cứu các giống lúa ở Việt Nam. 27 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu 31 2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu 31 2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31 2.2 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 31 2.2.1 Nội dung nghiên cứu 31 2.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 31 2.2.2.1 Đất đai nơi thí nghiệm 31 2.2.2.2 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 32 2.3 Kỹ thuật canh tác 34 2.3.1 Ngâm, ủ và làm mạ 34 2.3.2 Làm đất, cấy 34 2.3.3 Biện pháp kỹ thuật chăm sóc 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 2.4 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi 35 2.4.1 Chỉ tiêu chất lƣợng mạ 35 2.4.2 Chỉ tiêu về hình thái 35 2.4.3 Chỉ tiêu về thời gian sinh trƣởng, phát triển 36 2.4.4 Các chỉ tiêu năng suất 37 2.4.5 Tính chống đổ 38 2.4.6 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 38 2.4.7 Đánh giá chất lƣợng các giống lúa 40 2.4.8 Phƣơng pháp sử lý số liệu 41 Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 42 3.1.1 Đặc điểm chung 42 3.1.1.1 Vị trí địa lý 42 3.1.1.2 Địa hình 42 3.1.1.3 Khí tƣợng thuỷ văn 43 3.1.1.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 44 3.1.2 Đặc điểm đất đai khu vực thực hiện đề tài 44 3.1.2.1 Loại hình sử dụng đất 44 3.1.2.2 Đặc tính đất 45 3.1.3 Diễn biến thời tiết khí hậu khi thực hiện đề tài 45 3.1.3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu Vụ Mùa 2007 45 3.1.3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu Vụ Xuân 2008 45 3.1.4 Tình hình sản xuất lúa tại địa phƣơng 46 3.1.4.1 Vụ mùa 2007 46 3.1.4.2 Vụ Xuân 2008 47 3.2 Kết quả so sánh các dòng, giống lúa vụ mùa 2007 48 3.2.1 Tình hình sinh trƣởng của mạ 48 3.2.2 Các thời kỳ và các giai đoạn sinh trƣởng 49 3.2.3 Khả năng đẻ nhánh của các dòng, giống lúa 51 3.2.4 Khả năng chống chịu của các dòng, giống lúa thí nghiệm 52 3.2.5 Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm 54 3.2.6 Một số chỉ tiêu khác 55 3.2.7 Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 3.2.8 Năng suất thực thu 59 3.2.9 Chất lƣợng gạo 60 3.2.10 Nhận xét tổng quát 61 3.3 Kết quả thí nghiệm về mật độ của dòng lúa CL02 61 3.3.1 Khả năng đẻ nhánh 61 3.3.2 Các chỉ tiêu về sâu bệnh 62 3.3.3 Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 64 3.3.4 Năng suất thực thu 66 3.4 Kết quả thí nghiệm về bón phân khác nhau của dòng lúa CL02 67 3.4.1 Khả năng đẻ nhánh 67 3.4.2 Các chỉ tiêu về sâu bệnh 68 3.4.3 Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 69 3.4.4 Năng suất thực thu 70 3.5 Kết quả xây dựng mô hình dòng lúa CL02 và NL061 71 3.5.1 Các thời kỳ và giai đoạn sinh trƣởng 71 3.5.2 Khả năng đẻ nhánh 72 3.5.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh và chống đổ 73 3.5.4 Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 73 3.5.5 Năng suất thực thu 74 3.6 Hiệu quả kinh tế 75 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 76 2. Đề nghị 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO I Tiếng Việt 78 II Tiếng Anh 80 PHỤ LỤC 1 Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu 81 2 Diễn biến thời tiết khu vực tỉnh Vĩnh phúc 83 3 Diện tích - Năng suất - Sản lƣợng lúa của Vĩnh Phúc 85 4 Hạch toán kinh tế của 2 dòng lúa có triển vọng 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ĐVT Đơn vị tính Đ/c Đối chứng KHCN Khoa học công nghệ NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu PTNT Phát triển nông thôn TBNN Trung bình nhiều năm FAO Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực Thế giới ICRISAT Viện nghiên cứu cây trồng cạn á nhiệt đới IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế USD Đô la Mỹ WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới ≈ Xấp xỉ DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Biểu Nội dung Trang Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của toàn Thế giới giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2007 8 1.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của 10 nƣớc có sản lƣợng lúa hàng đầu Thế giới năm 2007 9 1.3 Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa của Việt Nam giai đoạn từ năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 1961 đến năm 2007 Bảng Nội dung Trang Kết quả so sánh các dòng, giống lúa vụ mùa 2007 3.1 Tình hình sinh trƣởng mạ của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 48 3.2 Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 50 3.3 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 51 3.4 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 53 3.5 Đặc điểm hình thái các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 54 3.6 Một số chỉ tiêu khác của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 55 3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 56 3.8 Năng suất thực thu của của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 59 3.9 Bảng : Chất lƣợng gạo của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm. 60 Kết quả thí nghiệm về mật độ của dòng lúa CL02 3.10 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông của dòng lúa CL02 . 62 3.11 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của dòng lúa CL02 ở các mật độ khác nhau. 63 3.12 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng lúa CL02 ở các mật độ khác nhau. 64 3.13 Năng suất thực thu của dòng lúa CL02 ở các mật độ khác nhau. 66 KÕt qu¶ thÝ nghiÖm vÒ bãn ph©n kh¸c nhau cña dßng lóa CL02 3.14 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông của dòng lúa CL02 ở các mức bón phân khác nhau. 67 3.15 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của dòng lúa CL02. 68 3.16 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của dòng lúa CL02 ở các mức bón phân khác nhau.. 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 3.17 Năng suất của dòng lúa CL02 ở các mức bón phân khác nhau. 70 KÕt qu¶ xây dựng mô hình dßng lóa CL02 và NL061 3.18 Các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển của dòng lúa CL02 và NL061 71 3.19 Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ thành bông 72 3.20 Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ 73 3.21 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết. 73 3.22 Năng suất thực thu 74 3.23 Hiệu quả khi gieo cấy dòng lúa CL02, NL061. 75 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình ảnh Nội dung Trang 1 PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn thăm quan mô hình (Vụ Xuân 2008) 88 2 PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn và TS Nguyễn Thanh Lâm thăm quan mô hình (Vụ Xuân 2008) 88 3 Mạ gặp rét đậm kéo dài (Vụ Xuân 2008) 89 4 Triển khai mô hình (Vụ Xuân 2008) 89 5 Kiểm tra lúa (Vụ Xuân 2008) 90 6 Đo đếm các chỉ tiêu (Vụ Mùa 2007) 90 7 Giống Khang Dân 18 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) 91 8 Dòng CL02 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) 91 9 Dòng X 25 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) 92 10 Dòng NL061 (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) 92 11 Giống Thiên Hƣơng (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) 93 12 Sản phẩm gạo (Thí nghiệm Vụ Mùa 2007) 93 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9210.pdf
Tài liệu liên quan