Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
HỒNG VĂN ĐẢY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HỒ SINH TRƯỞNG
ĐỐI VỚI HỒNG KHƠNG HẠT BẢO LÂM - TẠI LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN- 2008
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan luận văn này do chính tơi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Thanh Vân. Số liệu v
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đối với Hồng không hạt Bảo Lâm - Tại Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à kết quả nghiên cứu
trong luận văn hồn tồn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu
sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Lạng Sơn, tháng 8 năm 2008
HỌC VIÊN CAO HỌC
Hồng Văn Đảy
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm
Thái Nguyên, khoa Sau đại học, khoa Nơng học, các thầy cơ giáo đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong quá trình học tập và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đào Thanh Vân
giảng viên bộ mơn cây ăn quả, phĩ trưởng khoa Nơng học trường Đại học
Nơng Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong quá trình
thực hiện đề tài và bảo vệ luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Chi cục Bảo vệ thực vật
Lạng Sơn, Viện Bảo vệ thực vật, Bộ mơn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả -
Viện nghiên cứu rau quả, phịng phân tích đất - Viện quy hoạch & thiết kế
nơng nghiệp, các phịng ban chuyên mơn của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn,
Đảng uỷ, HĐND, UBND và các hộ gia đình xã Bảo Lâm đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong quá trình theo dõi thu thập số liệu cho luận văn.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành tới bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và
động viên tơi trong suốt quá trình học tập và hồn thiện luận văn này.
Lạng Sơn, Tháng 8 năm 2008
HỌC VIÊN CAO HỌC
Hồng Văn Đảy
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
HỒNG VĂN ĐẢY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SÂU BỆNH HẠI VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HỒ SINH TRƯỞNG
ĐỐI VỚI HỒNG KHƠNG HẠT BẢO LÂM - TẠI LẠNG SƠN
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01
LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC NƠNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐÀO THANH VÂN
THÁI NGUYÊN- 2008
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây hồng (Diospyros Kaki Lim) là một loại cây ăn quả lâu năm cĩ nguồn
gốc á nhiệt đới đã được trồng lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở
nước ta hồng được trồng nhiều ở phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, ở phía Nam hồng
được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi cĩ độ cao từ 1000- 1500 m so với mặt
nước biển. Phạm Văn Cơn [5]; Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý [19]; Mai Xuân
Lương [20]. Hiện nay ở nước ta cĩ trồng rất nhiều giống hồng nổi tiếng như
hồng Nhân Hậu ( Hà Nam), hồng Hạc Trì ( Phú Thọ), hồng Thạch Thất ( Hà
Tây), hồng vuơng Thạch Hà ( Hà Tĩnh)...Trong đĩ giống hồng khơng hạt Bảo
Lâm được trồng tại xã Bảo Lâm, tỉnh Lạng Sơn cũng là một giống hồng quý
được coi là giống cây ăn quả đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Sở nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn Lạng Sơn [25], UBND tỉnh Lạng Sơn [42].
Quả hồng cĩ giá trị dinh dưỡng khá cao. Kết quả phân tích hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong một quả hồng tươi ( nặng 168g) của các nhà khoa học Mỹ
như sau: nước 139,4g (82,98%); chất béo 0,3g (0,18%); chất đạm 1,0g ( 0,59%);
bột đường 31,2g ( 18,57%); carories 118 mg; vitamin C 13 mg; vitamin B12
0,03 mg; vitamin A 3640 IU; vitamin B1 0,5 mg; folate 13 mg; niacin 0,2 mg;
natri 3 mg; canxi 13 mg; magie 15 mg; kẽm 0,18 mg; mangan 0 ,596 mg; kali
270mg; phospho 28 mg; sắt 0,26 mg; đồng 0,19 mg. Website [77].
Quả hồng khi chín cĩ phẩm vị thơm ngon cĩ thể sử dụng để ăn tươi, sấy
khơ, làm mứt, làm bánh nướng.... hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho cơng nghiệp
mỹ phẩm để sản xuất kem dưỡng da. Ngồi ra quả hồng và các bộ phận khác của
quả cịn cĩ rất nhiều giá trị dược lý khác như sử dụng ăn tươi cĩ tác dụng chữa
bệnh táo bĩn, bệnh trĩ, giảm sốt, giảm căng thẳng, chữa say rượu, phịng ngừa
bệnh bướu cổ; quả hồng sấy khơ được sử dụng để chữa bệnh viêm phế quản,
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
bệnh ho khan, trừ giun sán, cầm máu, chữa long đờm...; cuống và đài hoa được
sử dụng để chữa ho và nấc rất tốt; dịch quả xanh được sử dụng để chữa bệnh cao
huyết áp. Vũ Cơng Hậu [15]; Đỗ Tất Lợi [18]; Trần Thế Tục [38]; Đào Thanh
Vân, Ngơ Xuân Bình [44]; Duke J.A và cơng sự [56]. Theo Kotami và cộng sự
(2000) [63]; Yamada M [73]; Yonemori và cộng sự [74], [75] chất tanin và các
hợp chất cĩ trong quả hồng cĩ tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng và chữa bệnh
cao huyết áp rất tốt.
So với các cây ăn quả dài ngày khác cây hồng cĩ rất nhiều ưu điểm như:
dễ trồng, chịu hạn tốt, chịu được đất xấu, ít sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, lá to tán
lá rộng tạo độ che phủ chống xĩi mịn tốt, năng suất cao và tương đối ổn định. Vì
vậy trồng hồng cho thu nhập cao hơn trồng các loại cây ăn quả khác trên cùng
địa bàn. Cây hồng Bảo Lâm ở độ tuổi 20-30 năm cĩ diện tích tán lá khoảng 15 -
20 m 2 . Chăm sĩc tốt mỗi năm cho thu hoạch từ 70-80 kg quả tương ứng giá trị
1- 1,2 triệu đồng. Vì vậy giống hồng Bảo Lâm đã được tỉnh Lạng Sơn coi là một
cây trồng quan trọng trong chương trình xố đĩi giảm nghèo và phủ xanh đất
trống đồi trọc ở Bảo Lâm và các vùng lân cận với mục tiêu đưa diện tích giống
hồng này lên 1800 - 2500 ha năm 2015 [42] tạo vùng hồng hàng hố tập trung
chất lượng cao. Nhưng việc mở rộng diện tích trồng hồng cịn gặp nhiều khĩ
khăn trong nhân giống, phịng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật trồng và chăm sĩc, biện
pháp chống rụng quả cũng như các chỉ dẫn địa lý cho vùng trồng giống hồng
Bảo Lâm....các vấn đề vừa nêu chưa được nghiên cứu xem xét một cách đầy đủ
vì vậy cho đến nay vẫn chưa xây dựng được các quy trình trồng và chăm sĩc
hồng để hướng dẫn và khuyến cáo cho người làm vườn. Thực tế đĩ đã dẫn đến
tình trạng các diện tích hồng được trồng ở Bảo Lâm hiện nay cĩ năng suất thấp,
quả bé, giống bị thối hố.... khơng đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong nền
kinh tế thị trường.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Xuất phát từ tình hình thực tế trên nhằm từng bước xác định được các biện
pháp canh tác phù hợp, gĩp phần hồn thiện quy trình trồng và chăm sĩc đối với
giống hồng khơng hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn chúng tơi tiến hành thực hiện đề
tài:
" Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hồ
sinh trưởng đối với hồng khơng hạt Bảo Lâm - tại Lạng Sơn."
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Xác định một số đặc điểm sinh học, tình hình sâu bệnh hại và sử dụng chất
điều hồ sinh trưởng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hồng khơng hạt Bảo
Lâm tại Lạng Sơn.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra hiện trạng sản xuất hồng Bảo Lâm tại xã Bảo Lâm, huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu một số đặc điểm nơng sinh học của giống hồng khơng hạt
Bảo Lâm.
- Nghiên cứu thành phần, mức độ phổ biến của các lồi sâu bệnh hại trên
hồng Bảo Lâm.
- Nghiên cứu thử nghiệm phịng trừ bệnh thán thư hại hồng và sử dụng
chất điều hồ sinh trưởng đối với hồng Bảo Lâm.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Phần I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc điều tra hiện trạng sản xuất cây hồng Bảo
Lâm tại xã Bảo lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
Giống hồng khơng hạt Bảo Lâm là một giống cây ăn quả lâu năm đã được
người dân Bảo Lâm trồng từ rất lâu và được đặt tên theo địa danh của xã, hiện
nay giống hồng này được tỉnh Lạng Sơn coi là một giống hồng quý, là cây ăn
quả đặc sản của địa phương. Nhưng đến nay các nghiên cứu về giống hồng này
cịn rất hạn chế, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sĩc hầu như chưa được áp
dụng hoặc nếu cĩ thì cũng khơng đồng bộ nên năng suất, chất lượng quả thấp .
Thơng qua việc điều tra hiện trạng sản xuất hồng chúng ta sẽ biết được mức độ
áp dụng các biện pháp nhân giống, kỹ thuật canh tác, chăm bĩn, quản lý dịch
hại... Từ đĩ cĩ những đề xuất về các nội dung cần xem xét, nghiên cứu nhằm
từng bước hồn chỉnh quy trình kỹ thuật khuyến cáo cho người làm vườn tại Bảo
Lâm và các vùng lân cận.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu quy luật ra cành hồng
Cây hồng ra hoa kết trái, sinh trưởng hàng năm phụ thuộc rất lớn vào các
yếu tố đất đai, khí hậu thời tiết, tuổi cây, giống...Trong một năm cây hồng
thường cĩ 2-3 đợt lộc là lộc xuân, lộc hè, lộc thu . Phạm Văn Cơn [6], [7]; Vũ
Cơng Hậu [14], [15]; Trần Như Ý [50], [51]. Các đợt lộc thường cĩ liên quan
khá chặt chẽ với nhau, quá trình ra lộc của năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết
trái của năm sau. Nguyễn Thế Huấn [16]. Nghiên cứu quy luật ra cành để cĩ các
biện pháp kỹ thuật cần thiết, hợp lý tác động và điều chỉnh quá trình ra lộc nhằm
hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ hiện tượng ra quả cách năm, bồi dưỡng cành mẹ
của cành quả năm sau gĩp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
xuất hồng. Vũ Cơng Hậu [13], [14].
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc điều tra thành phần sâu bệnh hại hồng
Sâu bệnh hại cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển, của cây, năng suất và chất lượng quả. Theo Đường Hồng Dật
(1984) [9]; Hà Quang Hùng [17]; Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1998) [29];
Nguyễn Cơng Thuật (1996) [32] thì sâu bệnh hại cĩ thể làm giảm từ 20 -30%
năng suất, thậm chí mất trắng. Cây hồng cũng như các cây ăn quả lâu năm khác
đều cĩ rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại. Phạm Văn Cơn [7]; Chu Vĩnh
Đơng, Lộ Hoa Trung [12]; Vũ Cơng Hậu [15]; Trần Thế Tục [37], [39]; Nguyễn
Văn Tuất và cộng sự [40], [41]; Viện Bảo vệ thực vật [47]. Tuy nhiên các nghiên
cứu về sâu bệnh gây hại đối với cây hồng vẫn chưa đầy đủ, thực tế những năm
vừa qua do khơng kiểm sốt được sâu bệnh đã dẫn đến nhiều vườn hồng ở Bảo
Lâm bị giảm năng suất, cĩ nhiều cây bị chết...Nghiên cứu, điều tra thành phần
sâu bệnh hại cây hồng Bảo Lâm để cĩ cơ sở áp dụng các biện pháp phịng trừ
thích hợp là rất cần thiết nhằm từng bước bổ sung hồn chỉnh quy trình trồng và
thâm canh tăng năng suất cây hồng khơng hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc phun chất điều hồ sinh trưởng
Ngày nay các chất điều hồ sinh trưởng đã và đang được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất trồng trọt như là một phương tiện quan trọng điều chỉnh các quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng như: kích thích tăng trưởng sinh khối,
điều khiển sự ngủ nghỉ của hạt, củ, chồi, sự ra hoa kết quả, sự lão hố của mơ
cây, tạo quả khơng hạt, điều chỉnh sự chín của quả, kích thích ra rễ, tăng khả
năng chống chịu với điều kiện khơng thuận lợi của mơi trường. Hồng Minh Tấn
và cộng sự [27], [28].
Sau khi quá trình thụ phấn, thụ t inh kết thúc, hợp tử sẽ phát triển thành
phơi, phơi sinh trưởng là trung tâm sinh ra các chất kích thích sinh trưởng cĩ bản
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
chất auxin và gibberellin, các chất này khuyếch tán vào bầu và kích thích sự lớn
lên của quả. Vì vậy nếu quá trình thụ tinh, thụ phấn khơng xảy ra thì hầu hết hoa
sẽ rụng. Hồng Minh Tấn và cộng sự [26]; Lê Văn Tri [34], [35]; Vũ Văn Vụ và
cộng sự [49].
Sử dụng các phytohocmon (chất điều hồ sinh trưởng cây trồng) ngoại
sinh thay thế cho các phytohocmon nội sinh trước khi xảy ra quá trình thụ phấn,
thụ tinh thì quả sẽ được hình thành và lớn lên khơng cĩ hạt. Việc sử dung các
phytohocmon nhằm làm tăng sự đậu quả và tạo quả khơng hạt đã được sử dụng
rộng rãi, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất trên các cây trồng như: nho, bầu bí,
cà chua, táo... Nguyễn Quang Thạch và cộng sự [30]; Đào Thanh Vân [43], [45].
Trong thực tế năng suất hồng cịn đạt thấp và khơng ổn định là do nhiều
nguyên nhân như: trình độ canh tác của người làm vườn, mức độ đầu tư thâm
canh, giống... Trong đĩ sự rụng quả là một nguyên nhân quan trọng. Hồng cĩ tỷ
lệ đậu quả khá cao nhưng tỷ lệ rụng quả cũng lớn. Nguyễn Thế Huấn (2006)
[16]; Hồng Thị Nam (2007) [21]; Lưu Vinh Quang (1995) [24], mức độ rụng
cũng tuỳ thuộc vào giống, khí hậu thời tiết và chế độ chăm sĩc. Theo Lưu Vinh
Quang (1995) [24], thì nguyên nhân rụng quả hồng gồm: rụng quả sinh lý, rụng
quả do thiếu dinh dưỡng trong đất, rụng quả do thời tiết khí hậu, rụng quả do sâu
bệnh hại, rụng quả do tác động cơ giới như tập quán nhân giống bằng rễ của
người làm vườn... Trong đĩ rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu. Rụng quả
sinh lý là do các nguyên nhân nội tại như:
- Quả khơng thụ tinh.
- Mất cân đối về dinh dưỡng do bĩn phân khơng cân đối, khơng đầy đủ,
hoặc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như: Bo, S, Mg, Zn...
- Tác động bất lợi của mơi trường như nhiệt độ quá cao, hạn, úng.
- Mất cân đối về chất điều hồ sinh trưởng như hàm lượng IAA giảm sẽ
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
làm tăng sự rụng quả... Vì vậy việc sử dụng một số chất điều hồ sinh trưởng
phun bổ sung nhằm làm giảm tỷ lệ rụng quả là cần thiết. Phun chất điều hồ sinh
trưởng khơng những thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà cịn
làm chậm việc hình thành tầng rời, đảm bảo cho việc vận chuyển các chất
dinh dưỡng vào nuơi quả nên giảm được tỷ lệ quả bị rụng. Lê Văn Tri [33], [34].
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY HỒNG
1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại
1.2.1.1. Nguồn gốc
Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae), phân
lớp sổ (Dilleniaceae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành thực vật hạt kín
(Angiospermae). Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến [1]; Vũ Văn Chuyên [2].
Các nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng phương Đơng cho rằng một số
nhĩm hồng thuộc lồi hồng dại ( Diospyros kaki) tồn tại trong những khu rừng
của Trung Quốc và đều đi đến thống nhất là cây hồng cĩ nguồn gốc từ Trung
Quốc ( nguyên sản ở lưu vực sơng Trường Giang), phân bố tự nhiên ở 33 0 - 37 0
vĩ Bắc. Tại Trung Quốc đã xuất hiện các tài liệu viết về cây hồng từ thế kỷ thứ 5,
thứ 6. Grubov [57]. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến trồng ở Địa Trung Hải,
sau đĩ được đưa sang châu Âu năm 1789, sang Mỹ năm 1852, Liên Xơ (cũ) năm
1889 và nhiều nước khác trên thế giới trong đĩ cĩ Việt Nam . Phạm Văn Cơn
[7]; Vũ Cơng Hậu [15]; Yung Kyung Choi và cộng sự [52]; Wilson [72].
1.2.1.2. Phân loại
Theo các nhà phân loại học Nhật Bản hiện nay trên thế giới cĩ khoảng
800- 1000 lồi hồng và được trồng phổ biến ở các nước cĩ khí hậu ơn hồ thuộc
châu Á, bắc Mỹ, trong đĩ cĩ 04 lồi được trồng để lấy quả là: D.kaki Linn;
D.oleifera Cheng; D. virginiana Linn; D.lotus Linn. (dẫn theo Yung Kyung
Choi, Jung Hokim [52]).
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Chi Diospyros gồm 400 lồi chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á,
châu Phi và nam Mỹ. Mơt số lồi (trong đĩ cĩ hồng phương Đơng) phân bố rộng
trên các vùng ơn đới. Whitmore (1978) [71].
Cây hồng (Diospyros kaki Linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, bang Califonia (Mỹ), Italia, Brazin, Úc, Newdilan, Israen. Hồng
được chia ra thành hai nhĩm là hồng chát và hồng khơng chát trong đĩ nhĩm
hồng khơng chát cĩ khả năng thương mại lớn hơn. Nguyễn Văn Cương (1997)
[4]; Konishi và cộng sự (1994) [62]; Mowat và cơng sự (1994) [69].
Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [52] trích dẫn kết quả nghiên
cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhĩm đĩ là:
- Nhĩm 1: Nhĩm PCNA ( Pollination Constant Non- Astringent) là nhĩm
gồm những giống hồng khơng chát, khơng biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả
thường cĩ những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhĩm này như: Fuju, Jiro,
Gosh, Suruga...
- Nhĩm 2: Nhĩm PVNA (Pollination Variant Non-Astringent) là nhĩm
gồm những giống khơng chát và biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả cĩ những đốm
tanin sẫm, khi khơng cĩ hạt thì thịt quả cĩ vị chát. Các giống thuộc nhĩm này
như: Zenjimaru, Shogatsu, Mizushima, Anahya kume...
- Nhĩm 3: Nhĩm PCA (Pollination Constant Astringent) là nhĩm gồm
những giống chát, khơng biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả khơng cĩ những đốm
tanin sẫm. Các giống thuộc nhĩm này như: Y okomo, Yosumizo, Shakokashi,
Hagakushi, Hachiya...
- Nhĩm 4: Nhĩm PVA (Pollination Variant Astringent) là nhĩm gồm
những giống chát và biến đổi với sự thụ phấn, quả cĩ thể chát khi được thụ phấn
và cĩ một vài đốm tanin sẫm xung quanh hạt. Các giống thuộc nhĩm này như:
Azumi, Shirazu, Emon, Kosshuhya kume, Hiratanenashi.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Theo Voronxov (1982) [48] thì trên thế giới hiện nay trồng phổ biến 03
loại hồng là:
- Hồng dại (Diospyros lotus L): Nhị bội thể 2n = 30, cây cĩ thể cao 20-
30m, đường kính gốc thân cĩ thể đạt 70 cm, thuộc loại cây cĩ hoa đơn tính khác
gốc, quả bé (trọng lượng trung bình 15g/quả), rất chát.
- Hồng Virginiana (D.virginiana L): Tứ bội thể 4n = 60 hoặc lục bội thể
6n = 90, cây cĩ thể cao 30-35 m, đường kính gốc thân cĩ thể đạt 70-80cm, thuộc
loại cây cĩ hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trung bình 22g/quả), quả khi chín màu
đỏ thơm ngon khơng chát, chất lượng quả tốt hơn hồng phương Đơng.
- Hồng phương Đơng (D.kaki T): Lục bội thể 6n = 90, cây sinh trưởng
nhanh, rụng lá mùa đơng, chiều cao cây đạt 12 - 15m, tán cây lồ xồ, hoa cĩ thể
đơn tính cùng gốc hay khác gốc, quả to ( trọng lượng cĩ thể đạt 200g/quả ).
Theo Phạm Văn Cơn [5] những kết quả điều tra về hồng từ những năm
1990 cho thấy ở Việt Nam cĩ 03 lồi hồng là:
- Hồng lơng (Diospyros tokinensis L.) phân bố rải rác khắp nơi trên miền
Bắc, thân cây cao to, phân cành ngang, tạo nhiều tầng cành, tán hình trịn. Lá
thuơn dài, mặt trên màu xanh sẫm cĩ lơng màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt cĩ
lơng màu hơi vàng. Quả to trịn hoặc hơi dẹt, khi chín lơng trên quả rụng đi quả
chuyển sang màu vàng hồng, quả cĩ nhiều hạt (6-9 hạt), cây sinh trưởng khoẻ,
sản lượng cao nhưng chất lượng quả kém (quả cĩ mùi hơi nên cịn được gọi là
hồng hơi hay hồng trâu).
- Hồng cậy (Diospyros lotus L.) được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc
như: Nam Định, Thái Bình, Ninh B ình... Thân cây cao to, tán lớn. Lá nhỏ hẹp
mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhưng khơng bĩng, mặt dưới màu xanh nhạt cĩ ít
lơng. Quả bé hình trịn dẹt, trọng lượng trung bình 10g/quả, hạt nhiều (6-7 hạt),
quả chín vàng, ăn ngọt.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Hồng trơn cĩ lá nhẵn (Diospyros kaki L.) được trồng ở miền Bắc và
vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thường cĩ màu nâu, gĩc độ phân cành
hẹp, tán hình trịn hoặc hình tháp. Lá hình bầu dục hoặc elíp, mặt trên lá cĩ màu
xanh sẫm, mặt dưới lá cĩ màu vàng nhạt. Quả chưa chín cĩ màu xanh lục, nhẵn ,
trơn, khi chín cĩ màu vàng đỏ, quả cĩ thể khơng hạt hoặc ít hạt hơn so với hai
lồi trên tuỳ theo giống, hạt nhỏ khĩ mọc mầm, cây sinh tưởng khoẻ, phẩm chất
quả ngon. Lồi này được chia ra hai nhĩm chính là hồng ngâm và hồng dấm:
+ Nhĩm hồng ngâm: Chất chát (tanin) trong quả cĩ khả năng hồ tan trong
nước, nên được khử chát bằng cách ngâm quả trong nước sạch để rút chất chát
(tanin) trong qua ra làm cho quả khơng cịn vị chát, cũng cĩ thể đem dấm cho
quả chín mềm mà khơng cần ngâm, khi đĩ tanin ở dạng tự do chuyển sang dạng
kết hợp thì quả sẽ cĩ vị ngọt và khơng cịn vị chát, nếu sử lý chát bằng dấm chín
thì quả sẽ ngọt hơn so với ngâm vì trong quá trình dấm thì một phần chất tanin
được chuyển thành đường.
+ Nhĩm hồng dấm: Chất tanin trong quả thuộc dạng khơng hồ tan trong
nước. Nên được khử chát bằng cách dấm đất đèn hoặc đốt hương.... Sau khi
được dấm thì quả chín mềm và khơng cịn chát.
1.2.2. Những nghiên cứu về phân bố và sản xuất hồng
1.2.2.1. Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới
Các nghiên cứu đều cho rằng Trung Quốc là nước trồng hồng nhiều nhất
thế giới, hồng được trồng trên khắp đất nước Trung Quốc (trừ các tỉnh Hắc Long
Giang, Nội Mơng, Tân Cương và Tây Tạng), các tác giả Trung Quốc cho rằng
vùng trồng hồng tốt nhất là từ vĩ tuyến 33 0 - 37 0 vĩ Bắc, ở đây cĩ nhiều giống
hồng tốt, chất lượng cao, sinh trưởng, phát dục thuận lợi. Vũ Cơng Hậu [13],
[14], những nước cĩ diện tích, sản lượng hồng lớn sau Trung Quốc là: Hàn
Quốc, Nhật Bản...(bảng 1.1)
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng hồng một số nước trên thế giới
Tên nước
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Trung Quốc 540.003 1.775.338 603.108 1.833.357 653.200 1.825.000
Hàn Quốc 29.070 281.143 27.943 249.207 28.000 250.000
Nhật Bản 24.400 269.300 24.400 265.000 24.400 232.500
Brazin 6.350 65.500 6.400 66.000 6.700 67.000
Italia 2.891 54.170 2.900 55.000 2.900 55.000
Israen 4.400 39.800 4.400 39.400 4.400 40.000
Niudilan 385 1.200 385 1.200 390 1.300
Iran 100 1.000 100 1.000 100 1.000
Oxtraylia 75 650 75 650 75 650
Mehico 50 450 50 450 50 450
Tổng số 607.724 2.488.551 669.761 2.511.264 720.215 2.472.900
( Nguồn: FAO 2005)
Morton (1987) [70] cho rằng hồng được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, sau
đĩ du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, đến cuối thế kỷ 19 hồng mới
được du nhập vào Mỹ, Ơxtraylia, Palestine, Italia, Pháp, Nga, Brazin, Mexico...
Trung Quốc là nước cĩ diện tích hồng đang thu hoạch lớn nhất thế giới
(chiếm 90,7%) sau đĩ là Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây cũng là ba quốc gia cĩ những
nghiên cứu sâu về cây hồng trên tất cả các lĩnh vực.
Do những tính chất và đặc điểm sinh học khác nhau nên các lồi thuộc chi
Diospyros cũng cĩ các vùng phân bố khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở châu
Á và bắc Mỹ, sự phân bố của các lồi cịn phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử
dụng của người trồng.
Lồi Diospyros kaki L. Phân bố chủ yếu ở 4 nước: Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc và Việt Nam. Ở châu Á quả hồng được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, tại
Trung Quốc, Nhật Bản quả hồng được sử dụng làm một trong những mĩn tráng
miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các sản phẩm chế biến từ hồng
thường được tiêu thụ mạnh ở thị trường châu Âu, người châu Âu ở vùng Địa
Trung Hải đã quen với cây hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vị
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
đậm đà và cĩ tập quán thường dùng thìa ăn hồng khi đã chín nhũn. Vũ Cơng Hậu
[15]; Trần Thế Tục [37].
1.2.2.2. Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam
Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam
Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sảnlượng (tấn)
1998 2.575,00 46,00 5.469
2000 4.713,00 46,20 9.750
2004 4.827,70 47,00 10.507
Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả Trâu Quỳ, Hà Nội
Hồng là một loại cây ăn quả quan trọng đã được trồng từ rất lâu ở Việt
Nam vì quả hồng cĩ phẩm vị ngon, trồng hồng cĩ hiệu quả kinh tế cao hơn so
với trồng một số loại cây ăn quả khác như mơ, mận, đào...Những năm gần đây
cây hồng đang ngày càng được chú ý phát triển ở nhiều tỉnh trên cả nước, nhưng
tập trung chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang,
Bảng 1.3. Diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2006
Số TT Tên tỉnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Thái Nguyên* 1.565,00 17,24
2 Bắc Giang 1.562,00 17,20
3 Lâm Đồng* 700,00 7,71
4 Lạng Sơn 2.200,30 24,23
5 Hồ Bình 615,00 6,77
6 Yên Bái 631,50 6,96
7 Bắc Cạn 173,00 1,91
8 Nghệ An* 221,00 2,43
9 Hà Tĩnh* 229,00 2,52
10 Hải Phịng* 117,00 1,29
11 Phú Thọ 59,00 0,65
12 Các tỉnh khác* 1.007,00 11,09
Ghi chú: - Nguồn Cục thống kê các tỉnh.
- Những tỉnh cĩ đánh dấu (*) Số liệu năm 2004.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Thái Nguyên và tỉnh Lâm đồng thuộc vùng cao nguyên nam Trung bộ. Phạm
Văn Cơn [7], Vũ Cơng Hậu [15], Yung Kyung Choi và cộng sự [5 2], (bảng 1.2
và 1.3).
Kết quả điều tra và nghiên cứu về cây hồng của nhiều tác giả. Phạm
Văn Cơn [5]; Nguyễn Đức lương, Trần Như Ý [19]; Mai Xuân Lương [20], đều
thống nhất cho rằng ở Việt Nam cĩ rất nhiều vùng trồng hồng, mỗi vùng
đều cĩ những giống hồng ngon và nổi tiếng.
* Vùng Đà Lạt - Lâm Đồng
Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm ở nam Tây Nguyên, cĩ độ
cao trung bình 1.500m so với mặt nước biển, nên khí hậu Đà Lạt mang đậm nét
khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ thấp và tương đối ơn hồ.
- Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm 17,5- 18,20C. Biên độ nhiệt
ngày và đêm khoảng 9 0C, các tháng trong mùa khơ cĩ biên độ nhiệt ngày đêm
lớn hơn mùa mưa.
- Mùa mưa thường bắt đầu từ giữa tháng 4 đầu tháng 5, kết thúc vào cuối
tháng 10 giữa tháng 11 và chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa năm.
- Độ ẩm khơng khí trung bình 85%, các tháng 7,8,9 ẩm độ khơng khí
tương đối cao (90- 92%). Mùa khơ độ ẩm khơng khí giảm xuống dưới 80%, độ
ẩm tương đối thấp nhất vào tháng 2, 3 ( 75-78%).
Hồng trồng ở Đà Lạt chủ yếu là các giống thuộc lồi Diospyros kaki L.
Đây cũng là lồi được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và
các tỉnh phía Bắc nước ta. Các giống hồng được trồng phổ biến gồm:
+ Hồng trứng lốc. Quả hình trứng, khi chín cĩ màu hồng, bĩng láng. Cây
cĩ tán lớn, năng suất cao cĩ thể đạt 5-6 tạ/cây/năm, cĩ khả năng chống chịu tốt với
sâu bệnh, dễ trồng. Đây là một trong những giống hồng được ưa chuộng nhất hiện
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
nay. Quả khi chín ăn rất ngọt, giịn, thích h ợp cho việc vận chuyển đi xa, thời gian thu
hoạch sớm từ tháng 6 - 8.
+ Hồng trứng muộn. Quả hình trứng, khi chín cĩ màu hồng, bĩng. Cây cĩ
tán trung bình, năng suất cao cĩ thể đạt 3 -4 tạ/cây/năm, chống chịu tốt, quả khĩ
rụng khi giĩ lớn, chất lượng quả khơng bằng hồng trứng lốc, nhưng vì chín muộn
(thu hoạch hàng năm vào tháng 10-11) nên giá bán cao.
+ Hồng Pome trịn . Quả trịn to, mã đẹp, năng suất tương đối cao, trung
bình đạt 1 tạ/cây/năm. Q uả chín cĩ mầu đỏ son, phẩm chất tốt, rất được ưa
chuộng. Thu hoạch muộn vào tháng 9 - 10 hàng năm.
+ Hồng chén. Cây cĩ tán lá trung bình, cành yếu nên thư ờng phải cĩ biện
pháp chống đỡ khi quả lớn. Lá nhiều, thường che khuất quả, năng suất trung
bình, quả lớn, hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất tốt, được người tiêu dùng ưa
chuộng. Thu hoạch muộn vào tháng 9-10 hàng năm.
+ Hồng ăn liền. Cây cĩ tán lá thấp bé, cĩ thể trồng với mật độ dày. Quả
trịn dẹt khơng cĩ hạt, khi chín mầu vàng đỏ, cĩ thể ăn ngay khi quả ở trạng thái
cứng, thịt quả giịn, ngọt, trọng lượng trung bình 200-250g/quả.
+ Hồng Nhật : Cây cĩ tán lá trung bình, nhanh ra quả . Chất lượng quả
trung bình, cĩ nhiều nước, khĩ vận chuyển. Nhưng năng suất cao nên được đánh
giá là một trong số các giống cĩ giá trị kinh tế cao. Cĩ thể khắc phục nhược điểm
này bằng cách chế biến sấy khơ để vận chuyển và tiêu thụ. Thu hoạch muộn vào
tháng 10-11 hàng năm.
Ngồi các giống kể trên, Đà Lạt cịn cĩ nhiều giống hồng khác nhưng diện
tích khơng đáng kể như: hồng quế hương, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn,
hồng giịn, hồng Lạng Sơn, hồng xà, hồng nước...
* Vùng Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Thạch Hà nằm về phía tây của thị xã Hà Tĩnh, cĩ lượng mưa bình
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
quân năm là 2544mm, nhiệt độ trung bìn h năm 23,80C, nhiệt độ cao nhất tuyệt
đối 360C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 8 0C, độ ẩm khơng khí trung bình năm
83,8%. Ở đây, hồng được trồng chủ yếu tại hai xã Thạch Đài và Thạch Lĩnh,
diện tích hồng chiếm tới 35,3% tổng diện tích cây ăn quả của hai xã. Giống được
trồng phổ biến là hồng vuơng khơng hạt và hồng trịn.
+ Hồng vuơng khơng hạt. Cây cao trung bình 9,5m, đường kính tán cây
9,2m, thân khơng to lắm (đư ờng kính gốc khoảng 27cm), tán hình dù. Lá to hơi
bầu dài 15cm, rộng 11cm, mặt trên xanh đậm và bĩng, mặt dưới cĩ màu xanh
nhạt và cĩ lơng màu vàng mọc dày theo gân lá. Quả hình vuơng cĩ khía sâu dọc
quả, chiều cao và đường kính quả khoảng 6,3cm, trọng lượng quả 160g, tỷ lệ
phần ăn được 93%, tỷ lệ chất khơ 15%, tỷ lệ đường 9,5%, tỷ lệ axit 0,3%. Vỏ
quả hơi dày, bĩng, dễ bĩc, vỏ khi chín cĩ màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả cĩ mầu đỏ
hồng, được nhiều người ưa thích. Năng suất trung bình cĩ thể đạt 400 -
500kg/cây.
+ Hồng trịn. Cây cao trung bình 10,5m, tán rộng 8,3m, hình cầu, đường
kính gốc thân 27cm. Lá hình bầu dục, dài 14cm, rộng 10,5cm, mặt trên xanh
bĩng, mặt dưới cĩ lơng tơ màu vàng nhưng thưa hơn so với lá hồng vuơng khơng
hạt. Quả hình trịn, đỉnh quả trịn, vỏ dày và bĩng khi chín cĩ màu vàng, thịt quả
cĩ màu vàng nhạt, khơng cĩ xơ, ăn ngọt. Trọng lượng trung bình quả 120g, chiều
cao và đường kính quả khoảng 6,0cm. Tỷ lệ chất khơ 18,7%, đư ờng 11%, axit
0,2%, cĩ 0,5 hạt/1quả. Năng suất 1 cây khoảng 250-300kg.
* Vùng Nam Đàn- tỉnh Nghệ An
Huyện Nam Đàn nằm sát thành phố Vinh cĩ lượng mưa bình quân năm là
1.928mm. Hồng được trồng tập trung ở 2 xã Nam Xuân và Nam Anh, diện tích
hồng chiếm tới 33,7% tổng số diện tích cây ăn quả các loại của hai xã. Cĩ rất
nhiều giống hồng được trồng ở vùng này như:
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
+ Hồng cậy vuơng . Cây cao trung bình 6,4m, tán rộng 7,5m, hình bán
nguyệt. Lá to hơi trịn, mặt trên bĩng nhẵn, mặt dưới xanh nhạt cĩ lơng tơ màu
nâu tập trung ở gân lá. Quả hình vuơng, đỉnh quả bằng hoặc hơi lõm. Khi chín vỏ
quả màu đỏ, vỏ mỏng giịn, cĩ ít phấn ở gần cuống quả. Tai quả nhỏ, vểnh lên,
gốc quả lõm ít, thịt quả cĩ màu đỏ. Chiều cao quả 3,3cm, đường kính quả 4,1cm.
Trọng lượng quả 50g, số hạt bình quân 0,4 hạt/quả. Tỷ lệ thịt quả 71,5%. Năng
suất trung bình một cây khoảng 80kg quả.
+ Hồng nứa. Cây cao trung bình 8,2m tán rộn g khoảng 9m, hình cầu. Lá
to màu xanh nhạt, đầu lá trịn. Mặt dưới lá cĩ lơng tơ màu vàng mọc theo gân lá.
Quả hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín cĩ màu đỏ, vỏ quả khơng bĩng. Phần gốc
quả cĩ rãnh dọc. Thịt quả mầu vàng, ít xơ. Trọng lượng quả bình quân 90g. Chiều
cao quả 5,2cm, đường kính quả 4,8cm, số hạt bình quân 1,5 hạt/quả, tỉ lệ thịt quả
88,1%. Năng su ất trung bình một cây khoảng 100kg quả.
+ Hồng tiên. Cây cao trung bình 6m, tán rộng 6m, hình tháp. Lá to nhẵn,
mặt trên lá bĩng hơi vàng, mặt dưới lá màu xanh trắng cĩ lơng tơ mầu vàng xung
quanh gân lá. Quả to, đỉnh quả lõm, khi chín cĩ màu đỏ. Vỏ quả dày, trơn, khơng
cĩ vân, cĩ ít phấn ở đỉnh quả. Gốc và tai quả lõm sâu. Trọng l ượng quả ._.bình
quân 85g, quả cĩ hình hơi trịn, chiều cao 5,0cm, đường kính 4,7cm. Bình quân
cĩ 0,5 hạt/quả, tỷ lệ thịt quả 89%. Năng suất trung bình một cây khoảng 65kg.
+ Hồng trịn dài. Cây cao khoảng 7m, tán rộng 6,7m hình đống rơm. Lá
to, đầu nhọn, mặt trên lá xanh bĩng, mặt dưới cĩ lơng tơ màu vàng, mọc thưa.
Quả mọc thành chùm từ 1-3 quả, khi chín cĩ màu đỏ, khơng hạt. Quả hình trịn
dài, chĩp quả bằng, vỏ quả dày, trơn, hơi cĩ khía, gốc quả lõm, tai quả cong lên,
thịt quả màu đỏ. Trọng lượng quả trung bình 80g. Quả cĩ hình hơi trịn chiều cao
4,9 cm, đường kính 4,7 cm. Tỷ lệ thịt quả 90%, tỷ lệ đường 10,5%, tỷ lệ axit
0,2%. Năng suất trung bình một cây khoảng 142kg.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
+ Hồng gáo . Cây cao trung bình 6,2m, tán rộng 5,8 - 6,4m, lá to dài, cĩ
màu xanh nâu khơng nhẵn. Quả dạng tim, vai quả to, d ưới thắt lại, trơn quả
nhọn, tai ơm vào quả, vỏ quả màu vàng bĩng. Trọng lượng quả trung bình 63,6g,
cĩ khoảng 2,5 hạt/quả.
+ Hồng chuột. Cây cao trung bình 6,0m, tán rộng 6,2-6,5m, phiến lá nhỏ
hình bầu dục. Quả trịn dài, đáy quả thắt lại, rốn quả trịn, tai quả cong lên, vỏ
quả màu vàng bĩng. Trọng lượng quả trung bình 70,6g, cĩ khoảng 5,1 hạt/quả.
* Vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam
Nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cĩ lượng mưa trung bình năm 1751 mm,
nhiệt độ trung bình 23,7oC, ẩm độ trung bình 85%, tổng số giờ nắng trong năm
đạt 1437 giờ. Vùng này cĩ hai giống hồng quý là:
+ Hồng Nhân Hậu. Được trồng chủ yếu ở xã Hồ hậu, thân cây màu xám,
cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình bán nguyệt, độ cao phân cành trên 1m. Lá
lớn, hình bầu dục, mầu xanh đậm, mặt trên bĩng láng, mặt dưới cĩ lơng tơ màu
nâu vàng, chiều dài lá 15,8cm, chiều rộng lá 10,4 cm. Quả hình trái tim, khi chín
cĩ màu đỏ thắm, thu hoạch vào trung tuần tháng 8 âm lịch. Vỏ quả mỏng, thịt
quả dẻo, ít hạt. Trọng lượng quả trung bình 150- 250g.
+ Hồng Văn Lý: Được trồng chủ yếu ở xã Văn Lý, thân cây màu xám,
cành bánh tẻ màu xám sáng. Tán cây thường cĩ hình dù, độ cao phân cành 60-70
cm. Lá lớn trung bình, hình bầu dục, mặt trên hơi ráp. Lá cĩ chiều dài 14,4 cm,
chiều rộng 7,5 cm. Quả hình trụ, trơn quả trịn, khi chín cĩ màu đỏ vàng, khơng
hạt. Trọng lượng quả trung bình 70-90 g. Chín vào giáp tết âm lịch.
* Vùng Thạch Thất tỉnh Hà Tây
Huyện Thạch Thất nằm ở phía đơng bắc tỉnh Hà Tây cĩ nhiệt độ trung
bình năm 23,30C, Lượng mưa trung bình năm1.554 - 1.780 mm. Vùng này chỉ
trồng một giống hồng duy nhất cĩ nguồn gốc từ Yên Thơn nên người ta gọi là
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
hồng Yên Thơn hay hồng Thạch Thất, do đặc tính sinh trưởng khoẻ, thích nghi
rộng, năng suất cao nên được nhiều người ưa chuộng.
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình trịn
hoặc ơ van, độ cao phân cành khoảng 65 cm. Lá lớn hình bầu dục, màu xanh
đậm. Mặt trên lá bĩng, phản quang, mặt dưới cĩ lơng tơ màu nâu vàng. Chiều
dài lá 16 cm, chiều rộng lá 9,3 cm. Quả hình trụ, trơn quả hơi lồi, khi chín cĩ
màu đỏ vàn g, thường chín vào tháng 11 - 12, thịt quả nát, nhiều nước. Trọng
lượng trung bình quả 150- 250g, cĩ 2-3 hạt/quả.
* Vùng Vĩnh Phú
Là vùng trung du, cĩ địa hình và khí hậu tương đối phức tạp. Vùng này cĩ
nhiều giống hồng quý như:
+ Hồng Hạc Trì . Cây cao trên 9m, tán rộng trên 7m, sinh trưởng khoẻ. Lá
hình elíp rộng, mặt trên cĩ màu xanh hơi vàng, khơng bĩng, mặt dưới màu xanh
trắng, cĩ lơng màu vàng. Quả hình trụ, trơn quả hơi tù, cĩ 4 cạnh rõ rệt. Trọng
lượng quả bình quân 100- 150g, khơng hạt, khi chín vỏ quả cĩ màu vàng đỏ, thịt
quả màu vàng, ăn giịn, cĩ cát, thu hoạch vào tháng 9, thuộc giống hồng ngâm.
+ Hồng Tiến. Cây cao trên 10m, tán rộng trên 8m. Lá to hình bầu dục, mặt
trên màu xanh đậm, khơng bĩng, mặt dưới màu trắng xanh cĩ nhiều lơng tơ. Quả
hình trụ vuơng. Trọng lượng quả trung bình 120- 160g, khơng hạt hoặc cĩ 1-2
hạt bé dẹt. Chín vào tháng 10, khi chín quả cĩ mầu đỏ hồng, thịt quả màu đỏ. Vỏ
quả nhẵn, thuộc nhĩm hồng dấm, nhưng quả chín trên cây ăn cũng khơng chát.
+ Hồng Thạch. Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8m. Lá to hình bầu dục,
mặt trên màu xanh thẫm, khơng bĩng, mặt dưới màu trắng xanh cĩ lơng màu
vàng. Quả hình trụ trịn, rốn quả lồi. Trọng lượng quả trung bình 150- 200g, cĩ
1-3 hạt. Chín vào đầu tháng 9, khi chín vỏ quả màu đỏ vàng, thịt màu đỏ hồng,
thuộc nhĩm hồng dấm.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
+ Hồng ngâm quả hình trứng. Cây cao trên 9m, tán rộng trên 6m (tán
hẹp). Lá thuơn dài, mặt trên màu xanh đậm, bĩng, mặt dưới xanh trắng cĩ lơng
thưa. Quả hình trứng, trọng lượng quả trung bình 100-150g cĩ 1-3 hạt, hạt dài và
dày. Chín vào tháng 9. Khi chín vỏ màu vàng nhạt, thịt quả màu vàng, thuộc
nhĩm hồng ngâm.
+ Hồng ngâm hình quả trụ dài. Cây cao khoảng 7m, tán rộng 4m (tán hẹp).
Lá thuơn dài, mặt trên xanh bĩng, mặt dưới màu trắng, xanh cĩ lơng tơ thưa màu
vàng. Quả hình trụ dài, trọng lượng quả trung bình 100-150g, chín vào tháng 9.
Khi chín quả cĩ màu vàng khơng đều, phía tai quả xanh, phía trơn quả màu vàng,
quả cĩ thể khơng hạt hoặc cĩ 1-2 hạt.
* Vùng Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn
Huyện Cao Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn. Nhiệt độ trung bình
năm 21,2 0C. Biên độ nhiệt bình quân ngày đêm là: 7,8 0 C. Mùa đơng nhiệt độ
trung bình xuống thấp 12-15 0C, cĩ năm xuống dưới 00C nhưng chỉ trong thời
gian ngắn. Tổng tích ơn năm 7738 0 C.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.392mm, nhưng phân bố khơng đều,
mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 9 và chiếm khoảng 75%
tổng lượng mưa cả năm.
Ẩm độ khơng khí bình quân năm là 82%, nhưng các tháng mùa khơ (từ
tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau) cĩ lúc ẩm độ khơng khí xuống đến
50%. Lượng bốc hơi bình quân năm 1070,8mm.
Ở vùng này cĩ giống hồng ngâm khơng hạt Bảo Lâm nổi tiếng đã được
trồng từ rất lâu. Cây cao, to. Lá bé hơn các giống khác. Quả hình trịn dài trọng
lượng trung bình cĩ thể đạt 60 -70g. Khi chín vỏ quả màu vàng đất, thường chín
vào rằm tháng 8 âm lịch, thuộc giống hồng ngâm, ăn giịn, ngọt, thơm.
1.2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây hồng
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
1.2.3.1. Rễ và hệ rễ
Rễ hồng thuộc dạng rễ cọc. Rễ hồng yếu, thường khĩ phục hồi nếu bị sát
thương cơ giới . Phạm Văn Cơn [7]. Nhiệt độ thích hợp cho bộ rễ hoạt động là
12- 250C. Trong mùa lá rụng, rễ hồng hầu như khơng hoạt động, hấp thu dinh
dưỡng rất chậm, từ vụ xuân rễ hồng mới bắt đầu hoạt động. Hoạt động mạnh
nhất vào 2 thời kỳ cuối tháng 6-7 và giữa tháng 9 đầu tháng 10. Rễ hồng chứa
nhiều tanin, cường độ hơ hấp yếu, nhu cầu về hàm lượng ơxy trong đất thấp, vì
vậy cây hồng cĩ thể chịu úng tốt. Phạm Văn Cơn [6], [7]; Vũ Cơng Hậu [14],
[15]; Trần Thế Tục [37], [49]; Trần Như Ý và cộng sự [51].
Sự phân bố của rễ hồng theo chiều sâu, thay đổi phụ thuộc vào loại đất và
giống. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Cơn tại trường Đại học Nơng nghiệp I
cho thấy giống hồng Thạch Thất cĩ rễ tập trung ở tầng 20 - 30cm, giống hồng
Hạc Trì cĩ rễ tập trung ở tầng 30 - 40 cm. Việc xác định được tầng rễ tập trung
là yếu tố quan trọng để quyết định biện pháp bĩn phân hợp lý thúc đẩy sinh
trưởng, phát triển của cây. Phạm Văn Cơn [6], [7]; Vũ Cơng Hậu [14], [15]; Trần
Thế Tục [37], [39].
1.2.3.2. Thân, cành
Hồng là cây thân gỗ, sinh trưởng nhiều năm, tán cây cĩ dạng hình trịn
mâm xơi hoặc hình tháp, tốc độ sinh trưởng chậm, thơng thường cây hồng 30
tuổi đường kính thân chỉ đạt 25- 30cm, chiều cao cây chỉ đạt 5 - 6m. Trần Như Ý
và cộng sự [50], [51].
Hồng là cây thay lá hàng năm về mùa đơng, cĩ thời gian ngủ nghỉ rõ rệt.
Trong các loại cây thay lá, hồng ưa nhiệt độ tương đối cao, vì vậy rụng lá sớm và
nảy mầm muộn. Ở miền Bắc hồng thường rụng lá vào cuối tháng 10, đến giữa
hoặc cuối tháng 2 mới ra lộc, thời gian ngủ nghỉ khoảng 2-3 tháng. Vũ Cơng Hậu
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
[13], [14], [15].
Thời gian ra lộc của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nơi nào, năm nào cĩ
nhiệt độ cao hồng sẽ ra lộc sớm hơn, tập trung hơn và ngược lại. Trong một năm
hồng ra 3 - 4 đợt lộc tuỳ thuộc vào tuổi và khả năng sinh trưởng của cây. Cây già
chỉ ra một đợt lộc chủ yếu là lộc xuân, cây non một năm cĩ thể ra 3 - 4 đợt lộc.
Nhưng các đợt lộc thứ 3, thứ 4 thường yếu biểu hiện ở cành ngắn, số lượng ít.
Phạm Văn Cơn [7]; Vũ Cơng Hậu [14], [15]; Trần Như Ý và cộng sự (2000)
[51]. Cây hồng cĩ các đợt cành chính sau:
- Cành xuân. Nảy đồng loạt vào trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên cành
lúc này cĩ cả mầm hoa và mầm dinh dưỡng.
- Cành hè. Nảy vào tháng 6, tháng 7.
- Cành thu. Nảy vào tháng 8, tháng 9. Đây là đợt cành mẹ của cành mang
quả năm sau vì vậy trong sản xuất cần chú ý chăm sĩc và bồi dưỡng.
Đối với những cây đã ra hoa kết quả thì trong đợt cành xuân thường cĩ 3
loại cành: cành sinh trưởng, cành mang hoa đực và cành mang hoa cái. Phạm
Văn Cơn [5], [6], [7].
+ Cành sinh trưởng. Là những cành khơng mang hoa, khơng cĩ quả, chỉ cĩ
lá làm nhiệm vụ quang hợp và tích luỹ dinh dưỡng nuơi quả.
+ Cành mang hoa đực. Loại cành này thường nhỏ, mọc từ gốc cành năm
trước, sinh trưởng yếu nên cành ngắn, cành mang hoa đực chủ yếu làm nhiệm vụ
cung cấp phấn cho hoa cái nhờ cơn trùng.
+ Cành mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính. Là những cành mang quả, phần
lớn là những cành ở phần trên gần ngọn của cành sinh trưởng năm trước chưa ra
quả hoặc mọc từ chồi nách thứ 1-2 của cành mẹ.
1.2.3.3. Lá
Lá hồng thuộc loại lá nguyên, to bản, cĩ hình bầu dục hoặc ơ van. Lá xuất
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
hiện vào mùa xuân, sau khoảng một tháng thì phát triển đầy đủ và bước vào thời
kỳ hoạt động mạnh, màu chuyển dần từ xanh lục sang lục đậm hoặc xanh nhạt
tuỳ giống, một số giống mặt dưới cĩ nhiều lơng tơ màu vàng xanh. Cuối tháng
10 lá bắt đầu chuyển sang màu vàng sau chuyển sang màu đỏ và rụng, từ tháng
12 năm trước đến tháng 1 năm sau trên cây hồn tồn khơng cĩ lá. Trần Như Ý
và các cộng sự [50], [51].
1.2.3.4. Hoa
Khoảng 30-40 ngày sau khi ra lộc thì hoa bắt đầu nhú, thơng thường hoa
ở nách lá thứ 3-8 tính từ chân cành quả. Vì lộc nảy vào giữa tháng 2 nên hoa sẽ
xuất hiện vào khoảng cuối tháng 3, thời kỳ ra hoa kéo dài 20- 25 ngày. Hoa của
cây hồng được chia làm 3 loại:
- Hoa cái. Nhị đực thối hố hoặc khơng cĩ hạt phấn, nhụy cái rất phát
triển, hoa cái thường mọc ở nách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả lên ngọn.
Phạm Văn Cơn [7]; Vũ Cơng Hậu [15].
- Hoa lưỡng tính. Tồn tại cả nhị đực và nhuỵ cái trên cùng một hoa, loại
hoa này cĩ thể tự thụ phấn cùng hoa.
- Hoa đực. Thường nhỏ chỉ bằng 1/3 hoa cái và mọc thành chùm ở nách lá,
nhuỵ cái thối hố. Hoa đực và hoa cái cĩ thể tồn tại trên cùng một cây, nhưng tỷ
lệ khơng ổn định. Nếu cây cịn khoẻ dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái thường cĩ
nhiều hơn, ngược lại khi cây già dinh dưỡng kém hoa đực sẽ ra nhiều hơn. Phạm
Văn Cơn [5], [6], [7]; Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15]; Trần Như Ý và các cộng sự
[50], [51].
Cĩ tác giả khi nghiên cứu về hoa của cây hồng cho rằng: Cĩ những giống
khơng cần thụ phấn vẫn cĩ thể đậu quả được (parthenocarpy), quả hồn tồn
khơng hạt và kích thước khá đồng đều như: Hồng Bảo Lâm (Lạng Sơn), hồng
Hạc Trì (Phú Thọ). Nhưng cũng cĩ những giống để đạt được năng suất cao nhất
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
thiết phải được thụ phấn, nếu khơng được thụ phấn hoặc thụ phấn khơng tốt thì
quả nhỏ, khơng cĩ hạt hoặc cĩ 1-2 hạt như hồng Thạch Thất. Phạm Văn Cơn [5],
[6], [7]; Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15]; Trần Như Ý và cộng sự [50], [51].
1.2.3.5. Quả
Sau trồng được khoảng 3 - 5 năm (đối với cây trồng từ giâm rễ) và 2-3
năm (đối với cây trồng từ cây ghép) hồng bắt đầu bĩi quả và thời gian cho quả
rất dài. Tỷ lệ đậu quả của hồng tương đối cao vì hoa ra đều và tương đối tập
trung nên ít bị phụ thuộc vào thời gian rét dài hay ngắn. Hoa to nên dễ dàng được
thụ phấn nhờ ong, bướm, ruồi. Hoa nở vào thời gian tương đối muộn, lúc thời
tiết đã ấm áp (ở miền Bắc vào tháng 3-4) nên dễ đậu quả. Phạm Văn Cơn [5],
[6]; Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15]; Trần Như Ý và cộng sự [50], [51].
Hồng thường cĩ hiện tượng rụng quả sinh lý khá nhiều trong năm, nhưng
tập trung chủ yếu vào hai đợt chính: Đợt 1 vào tháng 4 - 5 khi quả to bằng đầu
ngĩn tay, đợt 2 vào tháng 7 -8, lần này tuy quả rụng ít hơn đợt 1 nhưng vẫn ảnh
hưởng đáng kể tới năng suất vì quả đã lớn. Ngồi ra quả hồng cịn rụng rải rác
cho đến trước thu hoạch do các nguyên nhân khác như sâu bệnh, giĩ bão, thiếu
dinh dưỡng...Trong các nguyên nhân gây rụng quả thì rụng quả sinh lý là nguyên
nhân chủ yếu. Phạm Văn Cơn [5], [6]; Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15]; Lưu vinh
Quang [24].
Hồng là cây phân tính nhưng hoa cái cĩ thể tạo quả khơng hạt khi khơng
cĩ cây thụ phấn. Tuy nhiên, quả được hình thành khơng qua quá trình thụ phấn,
thụ tinh cĩ xu hướng nhỏ bé hơn. Huxley (1992) [60 ]. Sự tích luỹ dinh dưỡng
vào quả của các giống hồng phụ thuộc vào thời vụ chín và điều kiện trồng trọt
Harima và cộng sự (2001) [58].
Khả năng mang quả khơng hạt là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất
lượng quả và ổn định sản lượng quả. Yenemori K.A., Sugiura A., Yamada M
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
(2000) [78]. Rụng quả sớm cĩ liên quan đến hai nhân tố, khả năng mang quả
khơng hạt và khả năng sinh hạt. Kajiura M (1914) [61]. Giống cĩ khả năng mang
quả khơng hạt cao hơn thì rụng quả ít hơn. Một số giống được thụ phấn đầy đủ,
số hạt được hình thành nhiều cũng rụng quả sinh lý ít. Yenemori K.A., Sugiura
A.,Yamada M.(2000) [76].
Kết quả điều tra của một số chuyên gia Nhật Bản cho thấy, các giống hồng
chính ở Nhật Bản đều cĩ khả năng mang quả khơng hạt, tuy nhiên khả năng này
thấp hay cao tuỳ thuộc vào giống. Những giống cĩ khả năng mang quả khơng hạt
cao cĩ tỷ lệ rụng qủa sinh lý ít ở thời kỳ sớm ( Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Đặc điểm của các giống hồng chính ở Nhật Bản
Giống Khả năng mang quả khơng hạt
Khả năng sinh
hạt
Rụng quả sinh lý
ở thời kỳ sớm
Nishimurawase Trung bình Cao ít
Izu Thấp Thấp nhiều
Saijou Trung bình Trung bình ít
Hiratanenashi Cao Hiếm ít
Jirox Trung bình Trung bình ít
Fuyuu Thấp Cao ít
Atago Cao Trung bình ít
(Nguồn: Konishi và cộng sự (1994) [62])
1.2.4. Những nghiên cứu về điều kiện ngoại cảnh của cây hồng
Điều kiện ngoại cảnh cĩ ảnh hưởng quan trọng đến thời gian ra lộc, sinh
trưởng lộc cũng như các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây (ra hoa, thụ phấn,
thụ tinh,…).
Theo Harima S. và các cộng sự (2001) [58]: Sự tích luỹ dinh dưỡng vào
quả của các giống hồng phụ thuộc vào thời vụ chín và điều kiện trồng trọt. Như
giống hồng “ton wase” là một giống hồng chát, chín sớm của Nhật Bản, khi được
trồng trong nhà kính (green house) sẽ chín sớm hơn so với trồng ngồi đồng
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
khoảng một tháng rưỡi.
1.2.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính ảnh hưởng đến cây
trồng và là nhân tố khơng điều khiển được vì vậy nhiệt độ cĩ tính quyết định đến
vùng phân bố và ảnh hưởng đến năng suất của cây hồng. Phạm Văn Cơn [8].
Cây hồng ưa khí hậu ơn đới, á nhiệt đới. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng
quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Trong thời kỳ sinh
trưởng cây hồng cần nhiệt độ cao từ 20 - 30oC, nhiệt độ tối th ích là 22 -26oC.
Trong thời kỳ phân hố m ầm hoa cây hồng cần nhiệt độ thấp, khoảng 10oC.
Phạm Văn Cơn [7], [8]; Vũ Cơng Hậu [14], [15]; Trần Thế Tục (1999) [39].
Theo Voronxov và cộng sự (1982) [48] thì cây hồng sinh trưởng, phát
triển và nảy lộc ổn định trong điều kiện nhiệt độ lớn hơn 100C, nhiệt độ ra nụ tốt
nhất là trên 160C, nhiệt độ cho cành sinh trưởng tơt nhất là 17-190C, nhiệt độ nở
hoa tốt nhất là 20-220C.
Theo nghiên cứu của Yosimura, trong thời kỳ chuẩn bị phân hố mầm hoa
cây hồng cần tổng thời gian cĩ nhiệt độ 8 - 11oC là 886 giờ. Vì hồng là cây rụng
lá định kỳ nên nĩ cần cĩ một thời gian ngủ nghỉ đi đơi với nhiệt độ thấp nhất
định. Nếu nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đơng khơng đạt mức nhất định thì
cây hồng khơng cĩ thời gian nghỉ đơng và khơng thể ra hoa được. Theo kinh
nghiệm, năm nào mùa đơng lạnh nhiều thì hồng ra n hiều hoa. Phạm Văn Cơn
(2002) [7]; Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15], Trần Thế Tục (1999) [39].
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây
hồng. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây hồng cũng cĩ những yêu cầu về
nhiệt độ khác nhau.
Theo các tác giả H ong S. K., và cộng sự (1980) [59 ]; Leng P. và cộng sự
(1993) [68] Cây hồng cĩ thể chịu được nhiệt độ thấp vào mùa đơng, nhưng chồi
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
non và mầm hoa thì rất mẫn cảm với nhiệt độ, nhiệt độ thấp vào thời kỳ nảy lộc
và phân hố mầm hoa sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả thu hoạch. Chồi
hoa ngừng phân hố khi lá rụng vào mùa đơng và phát triển trở lại vào mùa
xuân khi nhiệt độ tăng và ấm dần lên. Harima và cộng sự [58].
1.2.4.2. Mưa và ẩm độ
Nước là thành phần quan trọng của cây, nĩ vừa tham gia vào cấu trúc tế
bào vừa là mơi trường cho các biến đổi sinh hố cũng như các hoạt động sinh lý
trong cây vì vậy nước cĩ tính quyết định đến quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây. Chính vì vậy mà nước được xem là yếu tố sinh thái quan trọng nhất quyết
định đến năng suất cây trồng.
Cây hồng cĩ khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều loại cây ăn quả khác như
vải, nhãn, cam, quýt,… Người Trung Quốc và Nhật Bản đánh giá rất cao về khả
năng chịu hạn của cây hồng, trong thực tế cây hồng cĩ thể trồng và cho năng
suất ở những vùng khơ hạn cĩ lượng mưa bình quân năm xấp xỉ 500mm, mạch
nước ngầm ở sâu dưới 10m, năng suất cĩ thể khơng cao, nhưng chất lượng quả
tốt. Phạm Văn Cơn (2002) [7]; Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15]; Trần Thế Tục
(1999) [39], Konishi K. và các cộng sự (1994) [62].
Ở vùng Trung Á: Azecbaizan, Gruzia, Uzơbekistan (thuộc Liên Xơ cũ)
cây hồng cũng được trồng nhiều ở vùng đất xấu, khơ hạn với lượng mưa bình
quân năm 300 - 400mm. Ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Phú Hộ (Phú Thọ)
qua quan sát cho thấy trên đất đồi dốc vào lúc trời n ắng hạn cây hồng vẫn
khơng bị héo lá như cây vải. Phạm Văn Cơn (2004) [8].
Các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng chịu ẩm, chịu úng của cây hồng
tương đối tốt, lượng mưa hàng năm thích hợp là 1200 - 2100mm, với lượng mưa
cao như vậy nhưng cây hồng cũng ít bị các bệnh nấm phá hoại nặng nên cĩ thể
coi cây hồng như một loại cây á nhiệt đới ẩm. Phạm Văn Cơn [7]; Vũ Cơng Hậu
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
[15]; Yung Kyung Choi và Jung Hokim (1972) [52].
Đặc tính chịu hạn tốt và chịu úng khá của cây hồng là một trong những
đặc tính quan trọng lý giải vì sao hồng cĩ thể thích ứng với nhiều loại vùng sinh
thái khác nhau.
1.2.4.3. Ánh sáng
Nhờ quá trình quang hợp của cây trồng mà năng lượng ánh sáng mặt trời
được biến đổi thành năng lượng hố học dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Nhưng
các lồi cây khác nhau thì yêu cầu về cường độ chiếu sáng và độ dài chiếu sáng
trong ngày cũng khác nhau. Phạm Văn Cơn [7], [8].
Hồng là cây ưa ánh sáng, lá dày to, mặt trên xanh thẫm ( nhiều diệp lục
tố), mặt dưới nhạt, bộ lá phủ kín tán cây. Konishi và cộng sự (1994) [62]. Vì vậy,
cần chú ý các biện pháp canh tác để làm tăng khả năng quang hợp của cây như:
bố trí mật độ hợp lý, tạo tán và đốn tỉa cành thường xuyên để tạo độ thơng
thống cho tán cây. Phạm Văn Cơn [6], [7], [8]; Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15].
1.2.4.4. Đất
Đất cĩ chức năng quan trong là làm giá đỡ và cung cấp nước, dinh dưỡng
cho cây trồng. Hiện nay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng cĩ thể được
thực hiện thơng qua việc bĩn phân. Nhưng nước thì chủ yếu phụ thuộc vào khả
năng giữ nước của đất vì vậy đất cĩ khả năng giữ nước tốt sẽ thích hợp với việc
trồng cây ăn quả. Phạm Văn Cơn [6], [7], [8].
Hồng cĩ tính thích ứng rộng, cĩ thể trồng trên nhiều loại đất. Bộ rễ hồng
cĩ khả năng đâm sâu, nên muốn đạt năng suất cao cần trồng hồng trên đất cĩ
mực nước ngầm sâu dưới 1m. Cây hồng khơng ưa đất quá chua, ẩm và thốt
nước kém, vị trí đất trồng địi hỏi phải kín giĩ. Phạm Văn Cơn [7], [8]; Đào Thế
Tuấn [36]; Đào Thanh Vân, Ngơ Xuân Bình [44]; Trần Như Ý và cộng sự [51].
Hai tác giả Yung và Jung (1972) [52] tiến hành đo độ đường của quả
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
hồng trên các loại đất khác nhau cho thấy đất dốc, đất bằng thốt nước, đất
bằng cĩ mực nước ngầm cao cho tỷ lệ đường tương ứng: 14,54%; 13,77% ;
12,5%. Vùng đất cĩ tầng đất nơng hoặc nơi cĩ mực nước ngầm cao thì một hai
năm đầu hồng cĩ thể sinh trưởng phát triển bình thường, nhưng đến năm thứ 3,
thứ 4 sinh trưởng, phát triển của cây bị ảnh hưởng: Cây thấp bé, rễ bị thối, bệnh
phá hại mạnh và số cây chết tăng dần. Cây hồng cĩ ưu điểm nổi bật là khả năng
huy động dinh dưỡng trong đ ất rất cao, vì vậy trong điều kiện đất nghèo kiệt
dinh dưỡng hồng vẫn cĩ khả năng sinh trưởng mạnh hơn các cây trồng khác.
Phạm Văn Cơn [6], [7]; Vũ Cơng Hậu[14], [15]; Trần Thế tục ( 1999) [39].
Theo Vũ Cơng Hậu [15] thì tính chất đất cĩ ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng phát triển của cây hồng:
- Đất phù sa cĩ cát. Tỷ lệ đường trong quả cao, cất giữ được lâu, nhưng
thân cành mọc yếu, dễ bị rụng quả.
- Đất phù sa mầu mỡ. Cây mọc khoẻ cho năng suất cao, dù bĩn ít phân.
- Đất sét. Ảnh hưởng tồn dư của phân bĩn lớn và nếu thốt nước kém thì
bộ rễ kém phát triển.
- Độ pH thích hợp cho cây hồng là 5 - 5,5.
Từ các đặc điểm sinh học, sinh thái của cây hồng so sánh với điều kiện
thực tế về đất đai, địa hình và khí hậu thời tiết vùng Cao Lộc cho thấy vùng Cao
Lộc Lạng Sơn tương đối thuận lợi cho cây hồng sinh trưởng phát triển.
1.2.5. Những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và bĩn phân cho hồng
Theo Phạm Văn Cơn (2004) [8]; Nguyễn Ngọc Nơng (1997) [22] cây ăn
quả nĩi riêng, cây trồng nĩi chung trong quá trình sinh trưởng phát triển cần hút
một lượng chất dinh dưỡng nhất định để nuơi cây. Thiếu dinh dưỡng hoặc các
chất dinh dưỡng khơng cân đối sẽ làm cho cây sinh trưởng kém làm giảm năng
suất và phẩm chất nơng sản. Nhưng thừa dinh dưỡng sẽ làm cho cây sinh trưởng
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
quá mạnh cũng làm giảm năng suất, phẩm chất nơng sản và gây ơ nhiễm mơi
trường đất, nước, khơng khí.
Theo tài liệu nghiên cứu của một số tác giả thì cây hồng cần tới 14 nguyên
tố dinh dưỡng, bao gồm các nguyên tố khống và dinh dưỡng đa lượng N, P, K;
các nguyên tố khống trung lượng Mg, S, Ca; các nguyên tố khống vi lượng
Zn, Bo... Thiếu một trong những nguyên tố đĩ, cây hồng sẽ cĩ các biểu hiện như:
- Thiếu đạm (N): Lá vàng, cĩ nhiều chấm đỏ, cành ngắn, quả bị chín ép.
- Thiếu phốt pho (P): Lá cĩ màu lá xanh tối, cuốn lại, hàm lượng đường
trong quả giảm.
- Thiếu kali (K) lá cuốn lại, nhăn nheo, mép khơ, quả dễ bị rụng.
- Thiếu magie (Mg) lá cĩ các đám màu nâu nhạt, rìa lá bị khơ.
- Thiếu lưu huỳnh (S) sẽ kích thích sự rụng quả, rụng lá.
- Thiếu canxi (Ca) quả dễ bị rụng.
- Thiếu kẽm (Zn) lá cĩ màu nâu nhạt, gợn sĩng và nhăn nheo, đầu các gân
nhỏ cĩ hình hoa hồng, lá bé. Kẽm rất cần cho sự tổng hợp Triptophan (tiền thân
của auxin) vì vậy thiếu kẽm sẽ dẫn tới thiếu auxin và làm tăng sự rụng quả.
- Thiếu Bo. Bo cĩ vai trị quan trọng trong việc hình thành màng sinh học,
đặc biệt khi kết hợp với Ca sẽ làm ổn định thành tế bào vì vậy thiếu Bo quả sẽ bị
xốp, ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt phấn và làm tăng sự rụng quả.
Theo Trần Thế Tục [37], [39] cây hồng lá rộng, tiềm năng năng suất cao,
hàng năm cĩ rụng lá sinh lý nên để đạt năng suất cao phải cần một lượng dinh
dưỡng lớn để tái tạo lại bộ lá mới, vì vậy việc bĩn phân cho cây là cần thiết
lượng bĩn phải cân đối N,P,K, bĩn đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây.
Theo Vũ Cơng Hậu [15]; Trần Như Ý và cộng sự [50], [51] lượng phân
cần bĩn cho 1 ha hồng/năm theo các cấp tuổi như sau:
- Dưới 5 tuổi bĩn với lượng: 35 kg N + 20 kg P2O5 + 30 kg K2O.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
- Từ 6 - 10 tuổi, năng suất đạt 6 - 10 tấn quả/ha/năm cần bĩn với lượng:
100 kgN + 60kg P2O5 + 80 K2O.
- Từ 10 - 20 tuổi, năng suất đạt 10-20 tấn quả /ha/năm cần bĩn với lượng:
200 kg N + 120 kg P 2 O 5 + 160 kg K 2 O
- Trên 20 tuổi, năng suất đạt khoảng trên 20 tấn quả/ha/năm cần bĩn với
lượng: 265 kg N + 160 kg P2O5 + 210 kg K2O.
Bĩn vào giai đoạn cây ngủ nghỉ (tháng 12, tháng 01) là chủ yếu, bĩn khoảng
3/4 lượng phân bĩn các loại, cịn lại 1/3 lượng phân bĩn các loại được sử dụng để
bĩn vào giữa mùa hè ( tháng 7) để chống rụng quả trước thu hoạch và phát triển
cành thu. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, lượng phân bĩn cho hồng ở các cấp
tuổi như sau (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Lượng phân bĩn cho hồng ở các cấp tuổi ( kg/cây)
Loại phân 1 tuổi 3 tuổi 5 tuổi 10 tuổi 15 tuổi 20 tuổi
Phân chuồng 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 40,00
Đạm sunfat 0,50 0,60 0,75 2,00 2,50 3,00
Lân super 0,25 0,25 0,25 1,00 1,50 1,00
Kali clorua 0,10 0,10 0,20 0,50 0,80 1,00
(Nguồn: Phạm Văn Cơn (2002) [7])
Theo các tác giả trường Đại học Nơng nghiệp I Hà Nội hàng năm nên bĩn
phân lĩt cho hồng vào tháng 1 trước khi nảy lộc. Đối với những cây đã ra quả ổn
định từ năm thứ 8 trở đi cần bĩn cho mỗi cây là 30- 50 kg phân chuồng hoai trộn
với 0,3 - 0,5 kgN + 0,3kg P2O5 + 0,5kg K2O.
Bĩn chiếu theo mép tán cây, đào 3 hố đều nhau với kích thước sâu và rộng
50 cm, sau đĩ bĩn phân lấp đất hơi cao hơn mặt đất. Năm sau đào hố bĩn phân
xen kẽ với hố năm trước. Làm như vậy vừa cĩ tác dụng cung cấp chất dinh
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
dưỡng cho cây, vừa cĩ tác dụng cải tạo đất trong vườn cây. Phạm Văn Cơn [7].
1.2.6. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại hồng
Cây hồng cũng như nhiều cây ăn quả khác cĩ rất nhiều loại sâu bệnh hại,
các lồi sâu bệnh hại ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây, đến
năng suất và chất lượng quả. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trên thế giới cĩ 39
lồi sâu bệnh hại hồng, trong đĩ cĩ 36 lồi hại trên hồng trồng, 3 lồi hại trên
hồng dại. Thành phần sâu bệnh hại hồng ở mỗi nước cũng khác nhau như: Nhật
Bản 32 lồi, Trung Quốc 19 lồi, Italia 27 lồi, Brazin 21 lồi, Hàn Quốc 15 lồi,
Israen 11 lồi, Mỹ 9 lồi, Newzeland 6 lồi... Chu Vĩnh Đơng, Lộ Hoa Trung
(2000) [12]; Crop protection [55]; Website [78].
- Theo Phạm Văn Cơn [6], [7] thì trên hồng trồng cần ch ú ý các lồi sâu
bệnh hại như rệp sáp, sâu đo, sâu đục quả, bệnh đốm đa giác, bệnh đốm trịn và
bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn vườn ươm.
- Vũ Cơng Hậu [13], [14], [15] thì trên hồng cần ch ú ý các loại s âu bệnh
hại như bệnh giác ban, bệnh vết trịn và sâu đục quả.
- Trần Thế Tục [37], [39] thì trên hồng cần ch ú ý các loại sâu bệnh hại
như bệnh giác ban, bệnh đốm trịn, sâu đục quả và rệp sáp.
- Theo Nguyễn Văn Tuất và cộng sự (2006) [40 ] thì trên hồng cần chú ý
các loại sâu bệnh hại như sâu ăn lá, bọ cánh cứng ăn lá, rệp sáp bột, ruồi đục quả,
bệnh giác ban và bệnh đốm trịn.
- Theo Lê Văn Thuyết và cộng sự (2002) [41], thì trên hồng cần chú ý các
loại sâu bệnh như bệnh giác ban, bệnh đốm trịn, sâu đục quả, và sâu ăn lá.
- Theo Nguyễn Cơng Thuật và cộng sự (1999) [47] thì trên cây hồng ở
Việt nam cĩ 9 lồi cơn trùng gây hại là bọ ăn lá (Adoretus tenuimaculatus
waterhouse); bọ ăn lá (Colasposoma dauricum auripenne Motschulsky); Ve sầu
bướm ( Lawana imitata melichar ); ve sầu bướm (Salurnis marginellus Guerin)
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
bọ xít xanh, bọ cánh cứng, câu cấu xanh nhỏ, ve sầu đen chấm trắng và sâu đục
cành.
- Theo Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung (1999) [47] thì trên hồng ở Việt
Nam cĩ 7 lồi bệnh gây hại là đốm lá, thán thư, chảy gơm, đốm nâu, giác ban,
đốm tảo và thối cuống quả.
- Theo Lee. Q.H.,(2000) [67] thì bệnh thán thư do nấm Colletotrichum
gloeosporioides Penz gây ra, ở tất cả các nước trồng hồng và hầu hết các giống
hồng trên thế giới, bệnh hại trên các bộ phận của cây như l á, quả, chồi và cành
non, tại Triều Tiên bệnh gây hại từ tháng 4 -10 nhưng hại nặng vào tháng 6-7.
- Theo Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K (1998) [64], [65] thì
bệnh đốm lá do nấm Mycosphaerella nawae gây ra, tai Hàn Quốc bệnh gây hại
từ tháng 6-9, lá bị bệnh xuất hiện các vết đốm màu nâu, khi bị nặng các vết bệnh
sẽ liên kết lại làm mất khả năng quang hợp và cung cấp dinh dưỡng nuơi quả,
gây rụng lá, rụng quả.
- Theo Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K (1999) [66] thì bệnh
thối tai quả do nấm botrytis cinerea gây ra, vết bệnh đầu tiên xuất hiện trên tai
quả là các đốm màu nâu sau phát triển dần lên cuống quả và phần thịt quả phía
trên rồi gây rụng quả.
- Bệnh cháy lá do nấm Pestalotiopsis theae gây ra, bệnh tạo ra các đốm cĩ
kích thước1-3cm khơng định hình trên lá, các vết bệnh la n rộng và liên kết với
nhau làm cho lá khơ và rụng, bệnh gây hại trên cây từ tháng 6 -10, vườn cây già
bị nặng hơn các vườn cịn non. Chang và cộng sự [53], [54].
1.2.7. Những nghiên cứu về các chất điều hồ sinh trưởng sử dụng trong
nghiên cứu của đề tài
1.2.7.1. Vai trị sinh lý của chất điều hồ sinh trưởng
Chất điều hồ sinh trưởng cịn được gọi là phytohocmon, cĩ tác dụng tham
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
gia điều chỉnh các quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Các
phytohocmon là các chất hữu cơ được tổng hợp với lượng nhỏ trong các bộ phận
nhất định của cây và vận chuyển đến các bộ phận khác để điều hồ các hoạt động
sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát triển và duy trì mối quan hệ hài hồ giữa
các cơ quan, bộ phận của cây thành một thể thống nhất.
Do chức năng điều chỉnh sự hình thành các cơ quan sinh sản và cơ quan
dự trữ nên phytohocmon cĩ vai tr._. gây hại nặng và
nguy hiểm nhất.
Trong phịng trừ nấm bệnh hại cây trồng, việc sử dụng các loại thuốc trừ
nấm là một biện pháp rất quan trọng, mang lại hiệu quả nhanh chĩng. Để tìm
kiếm thuốc trừ nấm bệnh thán thư hại hồng chúng tơi đã tiến hành thử nghiệm
các loại thuốc Ridomil MZ 72 WP, Topsin M70 WP, Viben C50 BTN trên vườn
ươm và vườn kinh doanh ở nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
3.4.1.1. Hiệu lực của thuốc trừ nấm bệnh thán thư trên vườn ươm
Theo kết quả điều tra về diễn biến bệnh thán thư hại hồng trên vườn ươm
(phụ lục 5). Đã tiến hành phun thuốc vào ngày 20/3 và theo dõi diễn biến của
bệnh. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.17.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Bảng 3.17. Hiệu lực của thuốc trừ nấm đối với nấm bệnh thán thư
trên vườn ươm tại Bảo Lâm vụ xuân hè năm 2007
Cơng thức phun
Nồng
độ
(%)
CSB
(%)
trước
phun
CSB (%) vào các thời
điểm
HL thuốc (%) vào các
thời điểm
5
NSP
10
NSP
15
NSP
5
NSP
10
NSP
15
NSP
Nước lã (Đ/C) - 3,54 7,60 12,38 15,78 - - -
Viben C50 BTN 0,2 3,60 4,75 6,40 7,35 38,50 49,12 55,95
Ridomil MZ 72 WP 0,2 3,49 4,32 5,70 6,05 40,72 53,71 61,11
Topsin M 70 WP 0,2 3,71 4,08 4,87 4,97 46,95 62,46 69,94
CV % 5,8 6,0 8,9 5,8 7,1 2,6 4,1
LSD 05 0,39 0,58 1,22 0,93 5,94 2,89 5,16
Ghi chú: NSP. Ngày sau phun
Kết quả thu được cho thấy cả 3 loại thuốc thử nghiệm ở nồng độ khuyến
cáo đều cĩ tác dụng ức chế sự phát triển của nấm bệnh thán thư so với đối chứng
chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Trong đĩ thuốc Topsin M70 WP cho hiệu quả
phịng trừ bệnh cao nhất. Sau phun thuốc 15 ngày trên cơng thức phun thuốc
Topsin M70 WP cĩ CSB là 4,97% và hiệu lực của thuốc đạt 69,94%, kém nhất là
Viben C50 BTN. Sau phun thuốc 15 ngày trên cơng thức phun thuốc Viben C50
BTN cĩ CSB là 7,95% và hiệu lực của thuốc chỉ đạt 50,46%.
3.4.1.2. Hiệu lực của thuốc trừ nấm bệnh thán thư trên vườn kinh doanh
Từ kết quả điều tra về diễn biến của bệnh thán thư trên vườn kinh doanh
(phụ lục 6). Đã tiến hành phun thuốc vào ngày 10/4, kết quả theo dõi diễn biến
của bệnh thán thư được trình bày tại bảng 3.18.
Kết quả cho thấy việc phun thuốc trừ nấm bệnh thán thư trên vườn kinh
doanh cũng thu được hiệu quả tương tự như ở vườn ươm, sau phun thuốc 15
ngày Topsin M70 WP vẫn là thuốc trừ nấm bệnh thán thư cho hiệu quả cao nhất,
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
tiếp đến là Ridomil MZ72 WP và kém nhất là Viben C50 BTN. Sai khác về hiệu
lực của các thuốc thí nghiệm so với cơng thức đối chứng phun nước lã cĩ ý
nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên hiệu lực của cả 3 loại thuốc
sau phun thuốc 15 ngày ở vườn kinh doanh đều đạt thấp hơn so với kết quả thu
được ở trên vườn ươm. Sự sai khác trên là do ở vườn kinh doanh cĩ địa hình
phức tạp, độ dốc lớn, cây cao việc phun thuốc gặp nhiều khĩ khăn nên phun
khơng được kỹ như đối với vườn ươm.
Bảng 3.18. Hiệu lưc của thuốc trừ nấm đối với nấm bệnh thán thư
trên vườn kinh doanh tại Bảo Lâm vụ xuân hè năm 2007
Cơng thức Phun
Nồng
độ (%)
CSB
(%)
trước
phun
CSB (%) vào các thời
điểm
HL thuốc (%) vào các
thời điểm
5
NSP
10
NSP
15
NSP
5
NSP
10
NSP
15
NSP
Nước lã (Đ/C) - 2,52 6,97 10,35 14,86 - - -
Viben C50 BTN 0,2 2,80 4,75 5,87 7,68 38,59 49,04 53,52
Ridomil MZ 72 WP 0,2 2,56 4,12 4,98 6,05 43,58 52,70 59,96
Topsin M70 WP 0,2 2,63 3,75 4,41 5,18 48,52 58,78 63,75
CV % 5,1 4,4 5,8 3,9 4,5 2.1 5,6
LSD 05 0,25 0,40 0,70 0,62 3,89 2,22 6,59
Ghi chú: NSP. Ngày sau phun
Tĩm lại, trên vườn hồng thuốc Topsin M70 WP cĩ hiệu lực phịng trừ
bệnh thán thư cao nhất, sau đĩ là Ridomil MZ72 WP và thấp nhất là Viben
C50BTN. Ngồi hiệu lực của thuốc, để nâng cao hiệu quả phịng trừ bệnh thán
thư cần phải phát hiện bệnh sớm và phun thuốc kịp thời.
3.4.1.3. Nhận xét chung về bệnh thán thư hại hồng
- Bệnh thán thư bắt đầu xuất hiện và gây hại từ khi cây hồng bật lộc,
nhưng gây hại nặng từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 6. Bệnh thán thư gây hại trên
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
cành non nặng hơn trên lá. Bệnh xuất hiện và gây hại trên quả non với mức độ
cao ngay từ đầu đã gĩp phần làm tăng tỷ lệ rụng quả non.
- Các loại thuốc BVTV được thử nghiệm đều cĩ hiệu lực trừ nấm bệnh
thán thư, trong đĩ thuốc Topsin M 70 WP cĩ hiệu lực trừ bệnh cao nhất và thấp
nhất là Viben C50 BTN.
3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm điều hồ sinh
trưởng đến sự rụng quả, năng suất, chất lượng quả hồng Bảo Lâm
Như đã trình bày ở phần 3.2.4.2 hồng khơng hạt Bảo Lâm cĩ tỷ lệ rụng
quả rất cao nhiều khi lên tới trên 80% số quả đậu sau tàn hoa. Để hạn chế sự
rụng quả chúng tơi đã tiến hành các thử nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại
chế phẩm điều hồ sinh trưởng đang được lưu hành và sử dụng rộng rãi với
nhiều loại cây trồng. Đĩ là Kích phát tố hoa trái thiên nơng, Atonik và GA3 đến
sự rụng quả, năng suất và chất lượng quả. Các cơng thức thử nghiệm gồm:
CT I: Đối chứng khơng phun
CT II: Phun nước lã
CT III: Phun kích phát tố hoa trái thiên nơng, nồng độ sử dụng 0,05%
CT IV: Phun Atonik, nồng độ sử dụng 0,03%
CT V: Phun GA3, nồng độ sử dụng 40 ppm
Các chế phẩm điều hồ sinh trưởng được phun vào 3 thời điểm. Lần 1
phun khi nhú nụ hoa, lần 2 khi hoa nở, lần 3 khi quả non đã hình thành.
3.4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm đến tỷ lệ đậu quả và số quả thu hoạch
Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy khi phun các chế phẩm điều hồ sinh trưởng
cho hồng khơng hạt Bảo Lâm đều cĩ tác dụng:
Làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa so với cơng thức đối chứng khơng
phun từ 13,35% đến 19,42% chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trong các chế phẩm
điều hồ sinh trưởng được nghiên cứu thì sự sai khác khơng cĩ ý nghĩa.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Làm giảm tỷ lệ rụng quả so với cơng thức đối chứng khơng phun từ 3,32%
đến 3,8% chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tăng số quả thu hoạch/cành so với
cơng thức đối chứng khơng phun từ 13 - 14 quả ( tương đương 3,57 – 4,05%).
Trong các chế phẩm điều hồ sinh trưởng được nghiên cứu thì sự sai khác
khơng cĩ ý nghĩa.
Ở cơng thức phun nước lã cĩ số quả đậu sau tàn hoa và số quả thu hoạch
khơng cĩ sự sai khác cĩ ý nghĩa so với cơng thức đối chứng khơng phun.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế phẩm đến tỷ lệ đậu quả
Cơng
thức
TS Hoa
cái, HLT
/cành
Số quả đậu/cành Số quả thu hoạch/cành Số quả rụng/cành
Qủa % so số hoa Quả
% so số
quả đậu Quả
% so số
quả đậu
I 284,00 186,67 65,65 26,00 13,95 160,67 85,80
II 282,00 186,67 66,48 25,67 13,69 161,00 86,30
III 261,67 222,67 85,07 39,00 17,56 182,67 82,43
IV 288,00 228,00 79,37 40,00 17,52 188,00 82,48
V 284,00 224,33 79,00 39,67 18,00 184,66 82,00
CV% 4,8 10,7 2,2
LSD 05
6,58 3,1 3,3
Ghi chú: CT I: Đối chứng khơng phun.
CT II: Phun nước lã.
CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nơng nồng độ 0,05%.
CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03%
CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm.
Như vậy việc xử lý phun các chất điều hồ sinh trưởng cho hồng khơng
hạt Bảo Lâm 3 lần ở các thời kỳ nhú nụ hoa, hoa nở và khi quả non hình thành
đã cĩ tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, giảm tỷ lệ quả rụng và làm
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
tăng số quả thu hoạch so với cơng thức đối chứng khơng phun và cơng thức phun
nước lã. Trong các chế phẩm điều hồ sinh trưởng được thử nghiệm thì GA3 cĩ
tác dụng hạn chế sự rụng quả tốt nhất.
3.4.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm đến động thái rụng quả
Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy khi xử lý các chất điều hồ sinh trưởng vào
3 thời kỳ: khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả hình thành trên cây hồng Bảo
lâm đã làm thay đổi động thái rụng quả so với đối chứng khơng phun.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chế phẩm đến động thái rụng quả (%)
Cơng thức 15/4 15/5 15/6 15/7 15/8 15/9 Tổng số
I 38,50 23,32 10,75 10,16 9,93 7,34 100
II 35,83 21,97 12,94 12,23 9,76 7,26 100
III 29,07 18,50 14,20 13,91 12,31 12,01 100
IV 29,52 18,06 14,36 14,18 12,31 11,57 100
V 28,19 18,89 14,54 13,40 13,55 11,43 100
CV% 6,7 11,1 9,5 8,6 8,8 7,0
LSD 05 3,95 4,05 2,32 2,0 1,84 1,26
Ghi chú: CT I: Đối chứng khơng phun.
CT II: Phun nước lã.
CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nơng nồng độ 0,05%.
CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03%
CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm.
Cĩ thể chia quá trình phát triển quả của hồng khơng hạt Bảo Lâm- Lạng
Sơn thành hai giai đoạn đĩ là giai đoạn quả non (tháng 4 - 5) và giai đoạn quả
lớn đến thu hoạch ( tháng 6 - tháng 9). Giai đoạn quả non ở tất cả các cơng thức
thử nghiệm đều cĩ tỷ lệ rụng quả rất cao so với tổng số quả rụng trong năm. Tỷ
lệ rụng quả ở giai đoạn quả non thấp nhất ở cơng thức phun GA3 (47,08%), cao
nhất ở cơng thức đối chứng khơng phun (61,82%).
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Ở các cơng thức cĩ xử lý chế phẩm điều hồ sinh trưởng tỷ lệ rụng quả
ở giai đoạn quả non đã giảm 14,24% - 14,74% so với cơng thức đối chứng khơng
phun. Ngược lại, ở giai đoạn quả lớn đến thu hoạch tỷ lệ rụng quả ở tất cả các
cơng thức cĩ xử lý chế phẩm điều hồ sinh trưởng lại cao hơn so với cơng thức
đối chứng khơng phun chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.
Ở cơng thức phun nước lã thì tỷ lệ quả rụng ở các thời điểm khơng cĩ sự
sai khác ở mức cĩ ý nghĩa so với đối chứng khơng phun.
Khi phun các chế phẩm điều hồ sinh trưởng đã làm tăng tỷ lệ đậu quả sau
tàn hoa, hạn chế sự rụng ở giai đoạn quả non. Sau đĩ do dinh dưỡng để nuơi quả
khơng được đáp ứng đầy đủ đã dẫn đến số quả rụng tăng lên ở giai đoạn quả lớn
đến thu hoạch. Vì vậy song song với việc xử lý các chế phẩm điều hồ sinh
trưởng nhằm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, hạn chế rụng quả, tăng tỷ lệ quả thu
hoạch cần chú ý bổ xung dinh dưỡng cho cây bằng các biện pháp như bĩn phân
đầy đủ, cân đối, phun phân bĩn lá, đặc biệt là các nguyên tố vi - trung lượng...
Cĩ như vậy thì mục đích của việc xử lý các chất điều hồ sinh trưởng mới đem
lại hiệu quả cao.
3.4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm đến chất lượng quả
Việc xử lý phun các chế phẩm điều hồ sinh trưởng đều khơng cĩ tác dụng
làm tăng chất lượng quả so với cơng thức đối chứng khơng phun. So sánh chất
lượng quả ở cơng thức đối chứng khơng phun với cơng thức phun nước lã và các
cơng thức phun chế phẩm điều hồ sinh trưởng cho thấy sự sai khác là khơng cĩ
ý nghĩa (bảng 3.21).
Việc sử dụng các chất điều hồ sinh trưởng để phun cho cây hồng khơng
hạt Bảo Lâm - Lạng Sơn vào các thời kỳ nhú nụ hoa, hoa nở và sau khi quả đậu
khơng cĩ tác dụng làm tăng chất lượng quả. Nhưng mã quả đẹp hơn, độ đồng
đều của quả trên cây cũng cao hơn so với cơng thức đối chứng khơng phun và
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
cơng thức phun nước lã.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chế phẩm đến chất lượng quả
Cơng
thức
Chất
khơ
(%)
Đường
tổng số
(%)
Đường
khử
(%)
Độ
Brix
(%)
Vitamin C
(mg/100g)
Caroten
(mg/100g)
Tanin
(%)
Tỷ lệ
ăn được
(%)
I 26,50 16,68 14,27 18,07 45,89 1,30 0,19 83,62
II 26,48 16,77 14,28 18,05 45,99 1,31 0,19 83,68
III 26,56 16,67 14,31 17,90 45,66 1,39 0,17 83,90
IV 26,60 16,36 14,37 17,91 45,74 1,43 0,17 83,95
V 26,62 16,36 14,39 17,90 45,66 1,40 0,17 83,98
CV% 0,2 1,1 0,3 0,4 0,3 3,0 4,3 0,4
LSD 05 0,99 0,33 0,84 0,14 0,24 0,74 0,14 0,67
Ghi chú: CT I: Đối chứng khơng phun.
CT II: Phun nước lã.
CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nơng nồng độ 0,05%.
CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03%
CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm.
3.4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm đến năng suất quả
Các chế phẩm điều hồ sinh trưởng được sử dụng đều cĩ tác động tích cực
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của hồng Bảo Lâm so với
đối chứng khơng phun chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Đường kính quả tăng từ
0,56 - 0,60 cm, chiều cao quả tăng từ 0,44 - 0,48 cm, trọng lượng quả tăng từ
7,23 – 10,0 g/quả, năng suất quả tăng từ 5,49 – 7,13 kg/cây (bảng 3.22).
Năng suất quả ở các cơng thức sử dụng chế phẩm điều hồ sinh trưởng
khơng cĩ sự sai khác ở mức cĩ ý nghĩa.
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả thu hoạch trên cây ở cơng
thức phun nước lã khơng cĩ sự sai khác cĩ ý nghĩa đối với cơng thức đối chứng.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Trong các chế phẩm điều hồ sinh trưởng được sử dụng thì chế phẩm GA3
cĩ các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả thu được trên cây đạt cao
nhất. Thấp nhất là kích phát tố hoa trái thiên nơng.
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của chế phẩm đến kích thước và năng suất quả
Cơng
thức
Đường kính
quả (cm)
Chiều cao
quả (cm)
Trọng lượng
quả (g)
Số quả thu
hoạch/cây
NS quả
(kg/cây)
I 3,60 4,08 40,33 380 15,33
II 3,61 4,08 40,56 378 15,33
III 4,16 4,52 47,56 438 20,83
IV 4,17 4,52 50,11 441 22,10
V 4,20 4,56 50,33 446 22,45
CV% 3,0 3,8 4,3 7,0 9,7
LSD 05 0,21 0,30 3,54 53,0 3,39
Ghi chú: CT I: Đối chứng khơng phun.
CT II: Phun nước lã.
CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nơng nồng độ 0,05%.
CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03%
CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm.
3.4.2.5. Kết luân rút ra từ nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm điều
hồ sinh trưởng đến sự rụng quả, năng suất, chất lượng quả hồng Bảo Lâm
Xử lý phun các chất điều hồ sinh trưởng cho hồng khơng hạt Bảo Lâm 3
lần vào các thời kỳ nhú nụ hoa, hoa nở và khi quả non hình thành đã cĩ tác dụng:
Làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, giảm tỷ lệ quả rụng và làm tăng số quả
thu hoạch so với cơng thức đối chứng khơng phun và cơng thức phun nước lã.
Làm thay đổi động thái rụng quả. Hạn chế sự rụng ở giai đoạn quả non.
Sau đĩ do dinh dưỡng để nuơi quả khơng được đáp ứng đầy đủ đã dẫn đến số
quả rụng tăng lên ở giai đoạn quả lớn đến thu hoạch. Vì vậy song song với việc
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
xử lý các chế phẩm điều hồ sinh trưởng nhằm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa,
hạn chế rụng quả, tăng tỷ lệ quả thu hoạch cần chú ý bổ xung dinh dưỡng cho
cây bằng các biện pháp như bĩn phân đầy đủ, cân đối, phun phân bĩn lá, đặc biệt
là các nguyên tố vi - trung lượng... như vậy mục đích của việc xử lý các chất
điều hồ sinh trưởng mới cĩ hiệu quả cao.
Việc sử dụng các chất điều hồ sinh trưởng để phun cho cây hồng khơng
cĩ tác dụng làm tăng chất lượng quả. Nhưng mã quả đẹp hơn, quả đồng đều
hơn, năng suất thu hoạch cao hơn so với cơng thức đố i chứng khơng phun và
cơng thức phun nước lã.
Trong các chế phẩm điều hồ sinh trưởng được sử dụng thì chế phẩm GA3
cĩ ảnh hưởng tích cực nhất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả
thu được trên cây. Thấp nhất là kích phát tố hoa trái thiên nơng.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Phần IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
4.1.1. Kết quả điều tra
Bảo Lâm (Lạng Sơn) cĩ điều kiện về sinh thái tương đối phù hợp với yêu
cầu sinh thái của cây hồng. Cây hồng được trồng ở đây gần như là quảng canh,
các biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa được chú ý nhưng vẫn sinh trưởng, phát
triển tốt cho năng suất và chất lượng quả khá.
Tại Bảo Lâm hiện cĩ trồng 2 giống hồng khơng hạt là hồng Bảo Lâm và
hồng Vành Khuyên. Trong đĩ, hồng Bảo Lâm cĩ chất lượng khá hơn, được thị
trường ưa chuộng và cĩ giá bán cao hơn giống hồng Vành Khuyên.
Hồng ở Bảo Lâm chủ yếu được trồng trên loại đất đỏ vàng trên đá sét và
biến chất, cĩ độ dốc trung bình từ 15-25 0 . Nền đất chua và nghèo dinh dưỡng,
thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Diện tích đất chưa sử dụng cịn
lớn nên cịn cĩ nhiều khả năng mở rộng diện tích.
4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
Hồng Bảo Lâm cĩ dạng tán hình tháp. Khả năng phân cành kém, sinh
trưởng chậm. Một năm cĩ 3 đợt lộc (xuân, hè, thu), trong đĩ đợt lộc xuân ra với
số lượng nhiều và là đợt lộc quan trọng nhất.
Hồng bảo Lâm chỉ cĩ hoa cái và hoa lưỡng tính, khơng cĩ hoa đực. Tỷ lệ
đậu quả sau tàn hoa và tỷ lệ quả thu hoạch đạt thấp.
4.1.3. Tình hình sâu bệnh hại
Sâu hại: Đã thu thập được 20 lồi cơn trùng hại và 01 lồi nhện hại. Trong
đĩ, các lồi sâu đục cành, mọt đục gốc thân, sâu đục quả... là những lồi gây hại
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
mạnh nhất. Cịn 4 lồi cơn trùng hại chưa định danh được ( rệp khổng lồ, sâu đục
quả, sâu đục cành, sâu ăn lá).
Bệnh hại: Đã thu thập được 12 lồi sinh vật gây bệnh hại. Trong đĩ, các
lồi bệnh gây hại chủ yếu là thán Thư, giác ban, thâm đen mạch gỗ và bệnh rụng
quả. Cịn 2 lồi sinh vật gây bệnh hại chưa định danh được (bệnh thâm đen mạch
gỗ, bệnh chảy gơm).
4.1.4. Kết quả thử nghiệm phịng trừ bệnh thán thư và sử dụng chất
điều hồ sinh trưởng đối với hồng Bảo Lâm
Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật được thử nghiệm đều cĩ hiệu lực diệt
trừ nấm bệnh thán thư, trong đĩ thuốc Topsin M 70 WP cĩ hiệu lực trừ bệnh cao
nhất và thấp nhất là Viben C50 BTN.
Các chế phẩm điều hồ sinh trưởng với nồng độ được sử dụng trong
nghiên cứu đều cĩ tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, giảm số quả rụng,
tăng số quả thu hoạch, tăng năng suất, mã quả đẹp hơn, quả đồng đều hơn so với
cơng thức đối chứng khơng phun và cơng thức phun nước lã.
Trong các chế phẩm điều hồ sinh trưởng được sử dụng thì chế phẩm GA3
cĩ ảnh hưởng tích cực nhất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả
thu được trên cây. Thấp nhất là kích phát tố hoa trái thiên nơng.
4.2. ĐỀ NGHỊ.
Tiếp tục nghiên cứu thêm các vấn đề về kỹ thuật như: Biện pháp tạo hình,
đốn tỉa, bĩn phân, quản lý dịch hại, chế biến quả... để tiếp tục hồn thiện quy
trình sản xuất hồng khơng hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn.
Cần chú ý chọn tạo cây đầu dịng hồng khơng hạt Bảo Lâm làm vật liệu
nghiên cứu và nhân giống phục vụ sản xuất.
Cần cĩ các chính sách hỗ trợ về đầu tư cho sản xuất, chế biến, thị
trường.... để cây hồng khơng hạt Bảo Lâm phát triển bền vững.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật, NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp.
2. Vũ Văn Chuyên (1971), Thực Vật học, Tập 2, NXB Y học, Hà Nội.
3. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2007), Niên giám thống kê 2006.
4. Nguyễn V ăn Cương (1997), Kết quả bước đầu thử nghiệm cây hồng Thạch
Thất trên đất Sơn Lạc-Kim Phú- Yên Sơn, Quyển 7, Tr.103-133. NXB Nơng
nghiệp, Hà Nội.
5. Phạm Văn Cơn (1995), Điều tra đánh giá, tuyển chọn một số giống hồng tốt ở
các địa phương miền Bắc Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo.
6. Phạm V ăn Cơn (2001), Cây hồng, kỹ thuật trồng và chăm sĩc, NXB Nơng
nghiệp, Hà Nội.
7. Phạm Văn Cơn (2002), Cây hồng, kỹ thuật trồng và chăm sĩc, NXB Nơng
nghiệp, Hà Nội.
8. Phạm Văn Cơn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra
hoa, kết quả cây ăn trái, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
9. Đường Hồng Dật (1984), Cơ sở khoa học bảo vệ cây, NXB Nơng nghiệp,
Hà Nội.
10. Đài khí tượng thuỷ văn Lạng Sơn năm 2006, 2007.
11. Bùi Quang Đãng, Vũ Mạnh Hải, Hồng Minh Tấn (2006), ‘‘Ảnh hưởng
của GA 3 đến việc kìm hãm quá trình nở hoa, ổn định năng suất quả của
giống xồi GL6 trồng ở miền Bắc’’, Tạp chí Nơng nghiệp & phát triển nơng
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
thơn, chuyên san kỷ niệm 15 năm thành lập Viện nghiên cứu rau quả, tr. 42 -
44.
12. Chu Vĩnh Đơng, Lộ Hoa Trung (2000), Quả thụ bệnh hại phịng trừ, Tài liệu
dịch, NXB Bắc Kinh, Trung Quốc.
13. Vũ Cơng Hậu (1980), Trồng cây ăn quả trong vườn, NXB Nơng nghiệp, TP
Hồ Chí Minh, tr.158-181.
14. Vũ Cơng Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nơng nghiệp, TP
Hồ Chí Minh, tr.154-172.
15. Vũ Cơng Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nơng nghiệp, TP
Hồ Chí Minh, tr.254-273.
16. Nguyễn Thế Huấn (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
biện pháp nâng cao tỷ lệ đậu quả của một số giống hồng ở Thái Nguyên,
Bắc Cạn, Luận án tiến sĩ khoa học nơng nghiệp, Đại học Nơng lâm, Thái
Nguyên.
17. Hà Quang Hùng (1998), phịng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nơng nghiệp,
NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
18. Đỗ Tất Lợi (1986), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý (1995), Điều tra thu thập, bảo tồn và đánh
giá một số cây ăn quả đặc sản vùng Đơng Bắc, Bộ giáo dục- đào tạo.
20. Mai Xuân Lương (1994), Điều tra, thu thập, bảo tồn và đánh giá một số
cây ăn quả đặc sản ( hồng, bơ) ở Đà Lạt và các vùng phụ cận, Bộ giáo dục
và đào tạo.
21. Hồng Thị Nam (2007), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp
kỹ thuật hạn chế hiện tượng rung quả trên giống hồng Nhân Hậu tại Lục
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Ngạn, Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp, Đại học Nơng
lâm Thái Nguyên.
22. Nguyễn Ngọc Nơng (1997), Hướng dẫn sử dụng phân bĩn và thuốc bảo vệ
thưc vật, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
23. Phịng thống kê huyện Cao Lộc (2007), Niên giám thống kê năm 2006.
24. Lưu Vinh Quang (1995), Sổ tay trồng cây ăn quả , Tài liệu dịch của NXB
Nơng nghiệp, Quảng Tây.
25. Sở nơng nghiệp & phát triển nơng thơn Lạng S ơn (1998), Quy hoạch tổng
thể phát triển ngành nơng nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2010, tầm nhìn 2020
26. Hồng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hồ sinh trưởng
đối với cây trồng, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
27. Hồng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1994), Giáo trình
sinh lý thực vật, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
28. Hồng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1996), Sinh lý thực vật , Bài giảng
dùng cho cao học và nghiên cứu sinh ngành trồng trọt - Bảo vệ thực vật- Di
truyền giống, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
29. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1998), Bệnh cây nơng nghiệp, NXB Nơng
nghiệp, Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Hạnh Phúc (1999), Etylen
và ứng dụng trong cây trồng , Tủ sách khuyến nơng cho mọi nhà, NXB
Nơng nghiệp, Hà Nội.
31. Phạm Chí Thành (1988), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng,
NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
32. Nguyễn Cơng Thuật (1996), Phịng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng,
nghiên cứu và ứng dụng, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
33. Lê Văn Tri (1994), Gibberellin chất kích thích sinh trưởng thực vật, NXB
Khoa học và kỹ Thuật, Hà Nội.
34. Lê Văn Tri (1997), Hỏi-đáp về các chế phẩm điều hồ sinh trưởng tăng
năng suất cây trồng, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
35. Lê Văn Tri (2002), Hỏi-đáp về các chế phẩm điều hồ sinh trưởng tăng năng
suất cây trồng, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
36. Đào Thế Tuấn (1978), Đời sống cây trồng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
37. Trần Thế Tục (1993), Sổ tay người trồng vườn, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
Tr.93-99.
38. Trần Thế Tục và cộng sự (1998), Giáo trình cây ăn quả , Trường Đại học
Nơng nghiệp I Hà Nội, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
39. Trần Thế Tục (1999), Sổ tay người làm vườn, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
Tr.93-99.
40. Nguyễn Văn Tuất, Ngơ Vĩnh Viễn, Đặng Vũ Thị Thanh, Lê Văn Trịnh, Lê
Đức Khánh (2006), Kỹ thuật trồng và thâm canh một số loại cây ăn quả ,
NXB Nơng nghiệp, Hà Nội. Tr.106-116.
41. Lê Văn Thuyết, Nguyễn Văn Tuất (2002), Kỹ thuật trồng, chăm sĩc và
phịng trừ sâu bệnh cho cây cam, quýt, nhãn, hồng, NXB Nơng nghiệp, Hà
Nội. Tr.53-58.
42. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1996), "Dự án phát triển hồng khơng hạt
Bảo Lâm tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn 2020"
43. Đào Thanh Vân (1998), ‘‘Ứng dụng chất điều hồ sinh trưởng đối với cây ăn
quả’’, Chuyên san canh tác trên đất dốc, NXB Khoa học và kỹ thuật, (4) tr.
73-80.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
44. Đào Thanh Vân, Ngơ Xuân Bình (2003), Giáo trình cây ăn quả, Giành cho
cao học, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội, tr.138-148.
45. Đào Thanh Vân (2005), ‘‘Ảnh hưởng của các chế phẩm đậu quả đối với nhãn
Hương Chi’’, Tạp chí khoa học và cơng nghệ Đại học Thái Nguyên, số 3,
tr.10-14.
46. Viện bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Tập1,
NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
47. Viện bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra cơn trùng và bệnh hại cây ăn
quả ở Việt Nam 1997-1998, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội. Tr.77;128.
48. Voronxov V.V., Steima U.G (1982), Trồng cây á nhiệt đới, NXB Kolos
Moscova.
49. Vũ Văn Vụ, Hồng Đắc Cự, Vũ Thanh Tâm, Trần Văn Lài (1993), Sinh lý
thực vật, Giáo trình cao học, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
50. Trần Như Ý và cộng sự (1996), Giáo trình cây ăn quả , NXB Nơng nghiệp,
Hà Nội.
51. Trần Như Ý và cơng sự (2000), Giáo trình cây ăn quả, NXB Nơng nghiệp,
Hà Nội.
52. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972), Trồng hồng ở Việt Nam, Phái đồn
nơng nghiệp Đại Hàn.
TIẾNG ANH
53. Chang T.H., Lim T.H., Chung B.K., (1998), Environmental factors affecting
conidial germination of pestalotiopsis theae causing leaf blight on sweet
persimmon tree, Korean Journal of plant Pathology, P.120-124.
54. Chang T.H., Lim T.H., Chung B.K., (1999), Occurrence of leaf blight of
sweet persimmon tree caused by pestalotiopsis theae in Korea, Plant
Disease and Agriculture, P. 50-54.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
55. Crop protection compendium CAB international 2003 , willing ford, OX10
8DE UK.
56. Duke J. A., Ayensu E.S., (1985), Medicinal plants of China reference
publications, Inc, ISBN 0-917256-20-4.
57. Grubov V. I., (1967), Family Ebenaceae, In: B.K. Shishkin and E.G. Bobrov
(eds), Flora of the U.S.S.R. Israel Program for scientific Translations,
Jerusalem 18: p. 349 - 355.
58. Harima S., Nakano R., Yamamoto T., Komatsu H., Fujimoto K., Kitano Y.,
Kubo Y., Inaba A., Tomita E., (2001), Post havest fruit softening in forcing-
cultured tonewase Japanese persimmon (Diospyros kaki Thunb.). J. Jpn. Soc.
Hortic. Sci. 70, P.251-257 in Japanese with English abstract.
59. Hong S. K., Hwang J., (1980), Differrence in freezing resistance between
common and sweet persimmon, (in Korean, with English abstract). J. Kor.
For. Sci. 48. p 25-28.
60. Huxley A., (1992), the new RHS Dictionary of gardenning. 1992. Macmillan
Press ISBN 0-333-47494-5.
61. Kajiura M., (1914), Studies on physiological fruit drop in persimmon. II.
Relationships between fruit drop and pollination and parthenocarpic ability,
(in Japanese). J. Japan. Soc. Hort. Sci. 12: 247 -283.
62. Konishi K., Iwahori S., Kitagawa H., Yakuma T., (1994), Horticulture in
Japan Asakura publishing Co., ltd - Tokyo.
63. Kotami M., Matsumoto M., Fơita A., Higa S., Wang W., Suemura M.,
Kishimoto T., Tanaka T., (2000), Persimmon leaf extract and astragalin
inhibit development of dermatitis and Ige elevation in NC/Nga mice allergy
clin, Immunnol. 106. P.159-166.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
64. Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K., (1998), Identification of the
imperfect stage of mycosphaerella nawae causing circular leaf spot of
persimmon in Korea, CAB Abstracts 2000, P. 397-401.
65. Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K., (1998), Occurrence of circular
leaf spot of persimmon by artificial inoculation of conidia of
mycosphaerella nawae, CAB Abstracts 2000, P. 76-79.
66. Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K., (1999), persimmon gray mold
caused by botrytis cinerea, Plant- Disease - and - Agriculture, P.55-57.
67. Lee. Q.H., (2000), Understanding the oriental persimmon, Diospyros Kaki,
P: 19-24.
68. Leng P., Itamura H., Yamamura H., (1993), Freezing tolerance of several
Diospyros species and kaki cultivars as related to anthocyanin formation (in
Japanese, with english abstract). J. Japan. Soc. Hortic. Sci. 61. p. 795-804.
69. Mowat A.D., George A.P., (1994), Persimmon. In: Schaffer, Anderson PC
editors, Handbook of environmental physiology of fruit crops. Vol.1.,
Temperate Crops. Boca Raton. FL: CRC Press Inc, 209-32.
70. Morton J., (1987), Fruit of warm climates, Pub. J. Morton, Maiami, Florida,
505 pp.
71. Whitmore T. C., (1978), Ebenales. p. 132 - 134. In: V. H. Heywood (ed.),
Flowering plant of the world, Oxford Univ. Press, London.
72. Wilson. E. H., (1929), China-mother of gardens, Stradford company, Boston.
MA. p. 357.
73. Yamada M., (1997), Biology of persimmon, Tokyo Publishing. Japan.
74. Yonemori K., Matsushima J., Suguira A., (1983), Differences in tannin of
non astringent type fruits of Japanese persimmon (D. kaki Thunb.), (in
Japanese with English summary) J. Japan. Soc. Hort. Sci. 52: p.135-144.
Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
75. Yonemori K., Masushima J., (1985), Property of development of the tanin
cells in non-astringent type fruits of Japanese persimmon (Diospyros kaki)
and its ralationship to natural deastringency, (in Japanese with English
summary) . J. Japan. Soc. Hort. Sci. 54: 201 - 208.
76. Yonemori K., Sugiura A., Yamada M. (2000), Plant breeding reviews,
volume 19. John Wiley and Sons, Inc.
77. Website:
78. Website: market_
access/biosecurity/plant/per_draft_review. doc, 26/5/2006.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CEC : Dung tích hấp thu
CSB : Chỉ số bệnh
CT : Cơng thức
DT : Diện tích
GA3 : Gibberellin
HL : Hiệu lực
HLT : Hoa lưỡng tính
HĐND : Hội đồng nhân dân
ĐC : Đối chứng
ĐHST: Điều hồ sinh trưởng
MĐ : Mức độ
NSP : Ngày sau phun
NSTB : Năng suất trung bình
NAA : Naptil axetic axit
P : Trọng lượng
PD : Phẫu diện
TLB : Tỷ lệ bệnh
TgXH : Thời gian xuất hiện
TT : Thứ tự
TS : Tổng số
Ø : Đường kính
A.sacchari: Aphelenchoides sacchari
C.gloeosporioides : Colletotrichum gloeosporioides
C.kaki : Cercospora kaki
H.squamosus : Hypomeces squamosus
H.laevicaudatus: Helicotylenchus laevicaudatus
N.viridula: Nezera viridula
P.citri: Pseudococcus citri
P.montatus:Paracyenotrachelus montatus
P.sieversi: Platymycterus sieversi
P.diospisi : Pestalozzia diospisi
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9205.pdf