Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai cà chua vụ Xuân hè 2009 tại Bắc Ninh: ... Ebook Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai cà chua vụ Xuân hè 2009 tại Bắc Ninh
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4021 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai cà chua vụ Xuân hè 2009 tại Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
nguyÔn thÞ hång thuý
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG MINH
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội ngày 5 tháng 12 năm 2009.
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Thuý
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô, bạn bè, người thân và các cơ quan đơn vị.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Nông học đã trực tiếp giảng dậy, trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh người tận tình hướng dẫn, định hướng giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn di truyền và chọn giống cây trồng – khoa Nông học; Viện nghiên cứu rau quả; Viện đào tạo sau Đại học – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội; cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong lớp, cảm ơn các cơ quan: Hội Nông dân, Liên minh HTX, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh và Ban quản lý HTX Đương Xá - Vạn An, cảm ơn những người thân trong gia đình, anh em, bạn bè... Đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này./.
Hà Nội ngày 5 tháng 12 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Thuý
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHH Bán hữu hạn
Đ/C Đối chứng
ĐG Đơn giản
ĐVT Đơn vị tính
HH Hữu hạn
KHKT Khoa học kỹ thuật
KL Khối lượng
NN& PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Năng suất
PT Phức tạp
TB Trung bình
TG Trung gian
UTL Ưu thế lai
VTM Vi ta min
XBT Xanh bình thường
XĐ Xanh đậm
XHC Xuân hè chính
XHM Xuân hè muộn
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 12
2.2 Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước dẫn đầu thế giới 13
2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai đoạn 2001 - 2005 18
2.4 Sản suất cà chua tại một số tỉnh năm 2005 19
3.1 Nguồn vật liệu sử dụng cho nghiên cứu 29
3.2 Lượng phân bón và thời kỳ bón phân 34
4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua của Bắc ninh ở các mùa vụ khác nhau trong năm 37
4.1a Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè chính năm 2009 41
4.1b Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè muộn năm 2009 42
4.2a Một số đặc điểm hình thái cây của các tổ hợp lai cà chua trong vụ vụ xuân hè chính năm 2009 43
4.2b Một số đặc điểm hình thái cây của các tổ hợp lai cà chua trong vụ vụ xuân hè muộn năm 2009 44
4.3 Cấu trúc chùm hoa và đặc điểm hoa và nở hoa của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè 2009 48
4.4a Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè chính năm 2009 53
4.4b Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè muộn năm 2009 54
4.5a Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè chính năm 2009 56
4.5b Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè muộn năm 2009 57
4.6a Năng suất cá thể của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè chính năm 2009 61
4.6b Năng suất cá thể của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè muộn năm 2009 62
4.7a Năng suất thực thu trên ô và năng suất qui ra ha của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè chính năm 2009 64
4.7b Năng suất thực thu trên ô và năng suất qui ra ha của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè muộn năm 2009 65
4.8a Một số đặc điểm hình thái và cấu trúc quả của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè chính năm 2009 68
4.8b Một số đặc điểm hình thái và cấu trúc quả của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè muộn năm 2009 69
4.9 Đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai mới có triển vọng 73
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cà chua (Lycopersion esculentum Mill) là một trong những loại rau quan trọng được trồng phổ biến, và trở thành một trong những loại rau được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới. Không chỉ là nguồn dinh dưỡng đặc biệt như cung cấp các loại Vitamin (VTM) A, B, B2, C, cung cấp chất khô 4.3 – 6.4, đường tổng số 2.6 – 3.5, hàm lượng các chất tan 3.4 – 6.2, axít tổng số 0.22 – 0.72, VitaminC 17.1% - 33.81%) mà nó còn là nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà chua còn có các giá trị về mặt y học: thịt quả giúp tiêu hoá, nhuận tràng, thúc đẩy tiết dịch vị của dạ dày và lọc máu, khử trùng đường ruột, loét, đau miệng. Nước ép cà chua kích thích gan, giữ cho dạ dày và ruột trong điều kiện tốt. Lá non của cà chua giã nhỏ đắp lên mụn nhọt ngày hai lần sẽ khỏi. Chất Tomatin chiết suất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số bệnh hại cây trồng. (Nguyễn Thanh Minh, 2003) [20]
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và y học, cà chua được biết đến như một loại cây trồng xoá đói giảm nghèo, mang lại hiệu quả kinh tế cao và là mặt hµng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, diện tích trồng cà chua biến động từ 23.000 đến 24.000 ha tập trung tại đồng bằng Sông Hồng như: Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định…Còn ở miền Nam, cà chua được trồng chủ yếu ở Đà Lạt – Lâm Đồng. Năng suất bình quân của các giống cà chua địa phương không cao, chỉ từ 15 – 20 tấn/ha trong khi các giống cà chua lai có năng suất cao hơn từ 35 – 40 tấn/ha.
Ở miền Bắc nước ta, cà chua thích hợp trồng vào vụ đông (chính vụ), vụ này cho năng suất cao nhưng giá bán lại thấp, sản phẩm dư thừa do không tiêu thụ kịp và chế biến công nghiệp còn hạn chế. Cà chua Xuân hè là vụ trái trong năm góp phần cung cấp sản phẩm cà chua cho người tiêu dùng trong thời kỳ giáp vụ. Tuy nhiên, trồng trái vụ gặp nhiều khó khăn như nhiệt độ, ẩm độ cao, mưa nhiều, không thuận lợi cho cây cà chua sinh trưởng, phát triển, thụ phấn thụ tinh gặp khó khăn, cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại.
Bắc Ninh là một tỉnh có truyền thống trong việc trồng cà chua, ở đây người nông dân đã có kinh nghiệm trồng không những ở chính vụ mà còn ở những điều kiện khó khăn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Để khắc phục những khó khăn trên, gần đây nhờ các tiến bộ kỹ thuật các nhà chọn tạo giống đã tạo ra những tổ hợp cà chua lai mới có triển vọng, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, thích ứng rộng, bảo quản được lâu ngày trong điều kiện tự nhiên… Trên cơ sở một số tổ hợp lai do trường Đại học nông nghiệp Hà Nội và Viện nghiên cứu Rau quả chọn tạo, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai cà chua vụ Xuân hè 2009 tại Bắc Ninh”. Với mục đích tìm ra những giống cà chua mới trong nước nghiên cứu và sản xuất, thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai của Bắc Ninh, trồng được trong điều kiện trái vụ góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân đồng giảm bớt sự phụ thuộc về giống vào các công ty nước ngoài, phát triển ngành sản xuất, chọn tạo giống cà chua trong nước.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định được các tổ hợp lai cà chua có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện trồng trong vụ xuân hè chính và xuân hè muộn tại tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các tổ hợp lai cà chua ở 2 vụ trồng khác nhau.
- Đánh giá khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua.
- Đánh giá một số đặc điểm của quả, một số chỉ tiêu về chất lượng của các tổ hợp lai cà chua ở cả hai vụ trồng.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc phân bố và giá trị của cây cà chua
2.1.1 Nguồn gốc phân bố của cây cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả quan trọng, được trồng phổ biến khắp thế giới, từ xích đạo tới bắc cực như Alaska. Về sản lượng cà chua chiếm 1/6 sản lượng rau hàng năm trên thế giới và luôn đứng ở vị trí số 1.
Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: bờ biển Tây Nam Mỹ nằm giữa dãy núi Andes và biển, trải dài từ Ecuador đến Peru là trung tâm khởi nguyên của cà chua. Theo De Candolle A.P (1884) và nhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Peru, Ecuador, Chilê, Bolivia và các nước nam Mỹ thuộc khu vực nhiệt đới khô hạn.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cà chua trồng. Một số tác giả cho rằng cà chua trồng có nguồn gốc từ L. esculentum var. pimpinellifolium, tuy nhiên nhiều tác giả lại nhận định rằng L. esculentum var. cerasiforme (cà chua anh đào) là tổ tiên của cà chua trồng. Theo Rick(1974), phía tây dãy núi Andes là trung tâm thứ hai của cà chua. Lycopersicon esculentum được Miller đặt tên cho cà chua và tên này được các nhà nghiên cứu thống nhất sử dụng cho tới ngày nay [37]. Với nhiều bằng chứng khảo cổ học, thực vật học, ngôn ngữ học, lịch sử đã thừa nhận Mêhicô là trung tâm thuần hoá cà chua trồng (Jenkin, 1948). Theo nhà thực vật học người Ý Pier Andrea Mattioli (1554), những giống cà chua đầu tiên được đưa vào châu Âu có nguồn gốc từ Mêhicô.
Theo Luckwill(1943) cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào châu Âu từ những năm đầu của thế kỷ 16 do những nhà buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha[33]. Từ châu Âu cà chua được mang sang châu Phi qua những người thực dân đi chiếm thuộc địa.
Những ghi nhận đầu tiên cho thấy cà chua có mặt ở Bắc Mỹ vào những năm 1710 nhưng với quan niệm cà chua độc, có hại cho sức khoẻ, nên chưa được chấp nhận. Mãi đến năm 1830, cà chua mới được coi là cây thực phẩm cần thiết như ngày nay.
Cà chua được đưa tới châu Á vào thế kỷ 18, đầu tiên là Phillipin, đông Java(Inđônêxia) và Malaysia từ châu Âu qua các nhà buôn và thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan. Từ đây cà chua được phổ biến đến các vùng khác của châu Á. Tuy có lịch sử trồng trọt lâu đời nhưng mãi đến nửa đầu thế kỷ 20, cà chua mới thực sự trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới(Morrison,1938).
2.1.2 Giá trị của cây cà chua trong dinh dưỡng và sản suất nông nghiệp
Về mặt dinh dưỡng
Tuy thành phần dinh dưỡng của cà chua không cao Trong 100g ăn được chứa 0,6g protít; 4,2 g gluxít; 12g Ca; 26mg P; 1,4 mg Fe; 2 mg caroten; 0,06 mg Vitamin B1; 40mg Vitamin C; 0,5 mg vitamin PP; 22 KCalo nhưng lại có tác dụng về mặt Y học. Theo Võ văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt tính mát, giải nhiệt chống hại huyết, kháng khuẩn, lọc máu, nhuận tràng, giúp tiêu hoá tốt tinh bột. Nước ép cà chua kích thích gan, tốt cho dạ dày. Cà chua là loại quả có khả năng chống lão hoá mạnh nhất vì có chứa hàm lượng Licopen- một hợp chất không bị mất khi nấu chín.
Cà chua là loại cây trồng cho sản phẩm vừa để ăn tươi,vừa để nấu nướng và là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các sản phẩm đa dạng mà thị trường thế giới có nhu cầu cao như nước cà chua, past, bột, cà chua muối...
Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà chua còn là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới
Ở Đài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng giá trị là 925.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến, mỗi hecta có thể đem lại thu nhập cho nông dân từ 4.000-5.000 USD (Nguyễn Thị Xuân Hiền và cộng sự, 2003[11]. Ở. Mỹ hàng năm tổng giá trị xuất khẩu cà chua rất cao, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu năm 1997 đạt hơn 4 lần so với lúa nước và 20 lần so với lúa mì (Tạ Thu Cúc, 2006)[5].
Ở Việt nam, cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên canh, là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu điều tra của Phòng Nghiên cứu kinh tế thị trường- Viện Nghiên cứu rau quả (2003) cho biết, sản xuất cà chua ở Đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân từ 42-68 triệu đồng/ha/vụ, với mức lãi thuần 15-26 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với lúa nước. Còn theo Bùi Thị Gia, 2000; dẫn theo tài liệu Tạ Thu Cúc, 2006[5], ở vùng Gia Lâm- Hà Nội, tổng giá trị sản xuất thu từ cà chua là 27,4 triệu đồng/ha, lãi 15 triệu đồng/ha.
Như vậy, cà chua là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập vượt trội so với lúa nước, ngô và một số loại rau màu khác là cây mang lại thu nhập cao cho người sản xuất. Điều này cũng đã được thực tế công nhận.
2.2 Đặc điểm thực vật học cơ bản của cà chua
Cà chua là cây trồng hàng năm, thân bụi, phân nhánh mạnh, có lớp lông dày bao phủ, trên thân có nhiều đốt và có khả năng ra rễ bất định. Chiều cao và số nhánh rất khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt.
Rễ cà chua thuộc hệ rễ chùm, trên đồng ruộng rễ cà chua có thể phát triển rộng tới 1,3 m và sâu tới 1 m(Thompson, 1927)[2]. Với khối lượng rễ lớn như vậy, cà chua được xếp vào nhóm cây chịu hạn.
Lá cà chua đa số thuộc dạng lá kép, các lá chét có răng cưa, có nhiều dạng khác nhau: Dạng chân chim, lá khoai tây, lá ớt... tuỳ thuộc vào giống mà lá cà chua có màu sắc và kích thước khác nhau.
Hoa cà chua được mọc thành chùm. Có ba dạng chùm hoa: Dạng đơn giản, trung gian và phức tạp. Số lượng hoa / chùm, số chùm hoa/cây rất khác nhau ở các giống. Số chùm hoa/ cây dao động từ 4- 20, số hoa /chùm dao động từ 2 - 26 hoa. Hoa đơn tính dưới bầu, đài hoa màu vàng, số đài và cánh hoa tương ứng nhau từ 5 đến 9. Hoa lưỡng tính, nhị đực liên kết nhau thành bao hình nón, bao quanh nhuỵ cái.
Quả cà chua thuộc loại quả mọng, có 2, 3 đến nhiều ngăn hạt. Hình dạng và màu sắc quả phụ thuộc vào từng giống. Ngoài ra, màu sắc quả chín còn phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, phụ thuộc vào hàm lượng Caroten và Lycopen. Ở nhiệt dộ 30oC trở lên, sự tổng hợp lycopen bị ức chế, trong khi đó sự tổng hợp caroten không mẫn cảm với tác động của nhiệt độ, vì thế ở mùa nóng cà chua có màu quả chín vàng hoặc đỏ vàng. Trọng lượng quả dao động rất lớn từ 3- 200g thậm chí 500g phụ thuộc vào giống [2], [39]
2.3 Yêu cầu của cây cà chua đối với điều kiện ngoại cảnh.
Cà chua cũng như các cây trồng khác, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nó chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, nước và độ ẩm, đất và chất dinh dưỡng.
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua: từ nảy mầm, tăng trưởng cây, nở hoa, đậu quả, hình thành hạt và năng suất thương phẩm.
Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong phạm vi 20-270C. Giới hạn nhiệt độ tối cao và tối thấp đối với cà chua là 350C và 120C. Ngưỡng nhiệt ban ngày và ban đêm ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, hình thành quả, tỉ lệ đậu quả, năng suất quả và hạt. Tuy nhiên nhiệt độ ban đêm đóng vai trò quan trọng. Quang hợp của lá cà chua phát triển khi nhiệt độ đạt tối ưu 25-300C. Nhiệt độ lớn hơn 350C làm giảm quá trình quang hợp [32]
Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng của cà chua. Ở thời kỳ phân hoá mầm hoa, nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến vị trí của chùm hoa đầu tiên. Cùng với nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất có ảnh hưởng đến số lượng hoa/ chùm. Khi nhiệt độ không khí trên 30/25oC(ngày /đêm) làm tăng số lượng đốt dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ không khí lớn hơn 30/25oC (ngày/ đêm) cùng với nhiệt độ đất trên 21oC làm giảm số hoa trên chùm.
Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của hoa, khi nhiệt độ (ngày/ đêm) trên 30/24oC làm giảm kích thước hoa, trọng lượng noãn và bao phấn. Nhiệt độ cao làm giảm số lượng hạt phấn, giảm sức sống của hạt phấn và của noãn. Tỷ lệ đậu quả cao ở nhiệt độ tối ưu là 18-20oC. Khi nhiệt độ ngày tối đa vượt 38oC trong vòng 5-9 ngày trước hoặc sau khi hoa nở 1-3 ngày, nhiệt độ đêm tối thấp vượt 25-27oC trong vòng vài ngày trước và sau khi nở hoa đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó chính là nguyên nhân làm giảm năng suất. Quả cà chua phát triển thuận lợi ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ trên 35oC ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích thước quả rõ rệt (Kuo và cộng sự, 1998) [32].
Bên cạnh đó nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các chất điều hoà sinh trưởng có trong cây. Sau khi đậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triẻn của các tế bào phôi. Hoạt động này được thúc đẩy bởi một số hóoc môn sinh trưởng hình thành ngay trong khi thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt độ cao xảy ra vào thời điểm 2-3 ngày sau khi nở hoa gây cản trở quá trình thụ tinh, Auxin không hình thành được và quả non sẽ không lớn mà rụng đi.
Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, bởi quá trình sinh tổng hợp caroten rất mẫn cảm với nhiệt. Phạm vi nhiệt độ thích hợp để phân huỷ chlorophyll là 14-15oC, để hình thành lycopen là 12-30oC và hình thành caroten là 10-38oC. Do vậy nhiệt độ tối ưu để hình thành sắc tố là 18-24oC. Quả có màu đỏ - da cam đậm ở 24-28oC do có sự hình thành lycopen và caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt độ ở 30-36oC quả có màu vàng đó là do lycopen không được hình thành. Khi nhiệt độ lớn hơn 40oC quả giữ nguyên màu xanh bởi vì cơ chế phân huỷ chlorophyll không hoạt động, caroten và lycopen không được hình thành. Nhiệt độ cao trong quá trình phát triển của quả cũng làm giảm quá trình hình thành pectin, là nguyên nhân làm cho quả nhanh mềm hơn [16]. Nhiệt độ và độ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển. Theo Walker và Foter (1946) bệnh héo rũ Fusarium phát triển mạnh ở nhiệt độ đất 28oC, bệnh đốm nâu (Cladosporiumfulvum Cooke) phát sinh ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC và độ ẩm không khí 85-90%, bệnh sương mai do nấm Phytophythora infestans phát sinh phát triển vào thời điểm nhiệt độ thấp dưới 22oC, bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) phát sinh phát triển ở nhiệt độ trên 20oC [4]
Cà chua yêu cầu nhiệt độ để thông qua giai đoạn xuân hoá ở phạm vi nhiệt độ rộng. Có nhóm thì yêu cầu nhiệt độ xuân hoá là 8-12o C, có nhóm lại là 20-25oC và có nhóm trung tính [1]
2.3.2 Ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu đủ ánh sáng(5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm được trồng. Ngoài ra ánh sáng tốt, cường độ quang hợp tăng, cây ra hoa đậu quả sớm hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn (Trần Khắc Thi, 1999) [22]. Theo Kuddrijavcev(1964), Binchy và Morgan (1970) cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Điểm bão hoà ánh sáng của cây cà chua là 70.000lux (Là cây trồng cần nhiều ánh sáng chỉ sau cây dưa hấu. Cường độ ánh sáng thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quá trình ra hoa. Cường độ ánh sáng thấp làm vươn dài vòi nhuỵ và tạo nên những hạt phấn không có sức sống, thụ tinh kém (Johnson và Hell1953). Ánh sáng đầy đủ thì việc thụ tinh thuận lợi, dẫn đến sự phát triển bình thường của quả, quả đồng đều, năng suất tăng. Khi cà chua bị che bóng, năng suất thường giảm và quả bị dị hình (Man và Hallyaner, 1968). Trong điều kiện thiếu ánh sáng năng suất cà chua thường giảm, do vậy việc trồng thưa làm tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng kết hợp với ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng số quả trên cây, tăng trọng lượng quả và làm tăng năng suất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà chua không phản ứng với độ dài ngày, quang chu kỳ trong thời kỳ đậu quả có thể dao động từ 7-19 giờ. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho rằng ánh sáng ngày dài và hàm lượng nitrat ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả. Nếu chiếu sáng 7 giờ và tăng lượng đạm thì làm cho tỷ lệ đậu quả giảm trong khi đó ánh sáng ngày dài làm tăng số quả/ cây. Nhưng trong điều kiện ngày ngắn nếu không bón đạm thì chỉ cho quả ít, còn trong điều kiện ngày dài mà không bón đạm thì cây không ra hoa và không đậu quả.
Theo một số kết quả nghiên cứu thì cà chua là cây trồng không phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng trong ngày. Vì vậy nhiều giống cà chua trồng trọt có thể ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn. Nếu nhiệt độ thích hợp thì cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinh thái và nhiều mùa vụ khác nhau.
2.3.3 Nước và độ ẩm
Cà chua có yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau, xu hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều nước nhất. Nếu ở thời kỳ này độ ẩm không đáp ứng, việc hình thành chùm hoa và tỷ lệ đậu quả giảm.
Cây cà chua do sinh trưởng và phát triển trong thời gian dài, trong quá trình sinh trưởng, phát triển hình thành khối lượng thân lá lớn, năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế khá cao nên yêu cầu độ ẩm của cây cà chua là rất lớn.
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở độ ẩm đất 70-80%, ẩm độ không khí là 45-55%. Cây cà chua chịu được hạn nhưng không chịu được úng, khi chuyển từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm cao đột ngột như tưới nước nhiều hoặc mưa to sau một thời gian dài thường gây nên hiện tượng nứt quả [23].
Độ ẩm không khí quá cao(> 90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt, hoa cà chua không thụ phấn được sẽ rụng(Tạ Thu Cúc, 1983). Tuy nhiên, trong điều kiện gió khô cũng thường làm tăng tỷ lệ rụng hoa. Nhiệt độ đất và không khí phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa, đặc biệt là các thời điểm trái vụ, mưa nhiều là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây kể từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch.
2.3.4 Đất và dinh dưỡng
Đất phù hợp với cây cà chua là đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất thịt pha cát, giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi. Độ pH từ 5,5-7,5, đất chua, độ pH dưới 5,5 thì trung hòa bằng cách bón thêm vôi vào đất trước khi trồng. Khối lượng vôi bón từ 2-3 tấn đến 5 tấn/ha tùy theo độ chua của đất và cơ sở vật chất của hộ gia đình và các trang trại. Độ pH từ 6,0-6,5 thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
Theo Kiều Thị Thư (1998) [28] trích dẫn tài liệu của More (1978) để có 1 tấn cà chua cần 2,9 kg N; 0,4 kg P; 0,4 kg K và 0,45kg Mg. Theo Becseev để tạo 1 tấn quả cà chua cần đến 3,8 kg N; 0,6 kg P2O5 và 7,9 kg K2O.Cà chua hút nhiều nhất là kali, tiếp đến là đạm và ít nhất là lân. Cà chua sử dụng 60% lượng đạm, 59-60% K2O và 15-20% P2O5 tổng lượng phân bón vào đất suốt vụ trồng. Ngoài các yếu tố đa lượng N, P, K cà chua cần các yếu tố vi lượng để sinh trưởng, phát triển như B, Mn, Mg, Fe, Cu, S. Khi thiếu các yếu tố vi lượng cây sinh trưởng chậm, dễ nhiễm bệnh, rụng hoa, quả non làm giảm năng suất.
2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua trên thế giới
2.4.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là một loại rau ăn quả được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, trong các bữa ăn, trong thẩm mỹ và đặc biệt là trong công nghiệp chế biến. Chính vì thế mà diện tích trồng cà chua luôn tăng qua các năm.
Năm 2005 diện tích trồng cà chua thế giới đạt 4.570.869 ha tăng gấp 1,4 lần so với năm 1995. Trong đó, diện tích trồng cà chua ở hầu hết các khu vực trên thế giới có xu hướng tăng, riêng khu vực Bắc Mỹ và một số nước châu Âu có diện tích cà chua giảm. Diện tích cà chua ở châu Á tăng trên 200%, trong đó Trung Quốc có diện tích trồng cà chua lớn nhất, đạt 1.305.053 ha (2005), tăng 175% so với năm 1995; diện tích trồng cà chua ở Ấn Độ tăng 54% trong 10 năm từ 1995 – 2005.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Năm
Diện tích (nghìn ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
1995
3.272,021
26,770
87.592,093
1997
3.566,252
25,044
89.313,832
1998
3.566,252
26,453
94.338,747
1999
3.763,183
27,734
104.366,671
2000
3.750,176
27,192
101.975,637
2001
3.745,229
26,770
100.259,346
2002
3.998,219
27,005
107.972,098
2003
4.188,389
27,921
116.943,619
2005
4.570,869
27,222
124.426,995
(Nguồn FAO –Database 2006)
Trên thế giới cà chua được trồng quanh năm, mặc dù cà chua là cây trồng được xem là mẫn cảm với sương giá nhưng nó vẫn được trồng thành công trong điều kiện che chắn từ Equador cho đến tận vùng cực Bắc như: Alaska. Hiện nay trên thế giới việc sản xuất cà chua được chuyên môn hóa cao, các nước có nền công nghiệp tiên tiến áp dụng việc thu hoạch cà chua bằng máy. Cà chua sản xuất ở châu Mỹ, châu Âu thường được chế biến thành các dạng sản phẩm khác nhau như cà chua đóng hộp, cà chua cô đặc.Xuất khẩu cà chua cô đặc ở châu Âu chiếm tới 56% lượng xuất khẩu toàn thế giới (năm 1999). Gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong viêc sản xuất và chế biến cà chua để phấn đấu trở thành nước xuất khẩu cà chua lớn nhất thế giới.
Bảng 2.2: Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước dẫn đầu thế giới
ĐVT: 1000 tấn
Quốc gia
1995
2000
2003
2005
Thế giới
87.592,093
108.339,598
116.943,619
124.426,995
Trung Quốc
13.172,494
22.324,767
28.842,743
31.644,040
Mỹ
11.784,000
11.558,800
10.522,000
11.043,300
Thổ Nhĩ Kỳ
7.250,000
8.890,000
9.820,000
9.700,000
Ấn Độ
5.260,000
7.430,000
7.600,000
7.600,000
Italy
5.182,000
7.538,100
6.651,505
7.087,016
Ai Cập
5.034,179
6.785,640
7.140,198
7.600,000
Tây Ban Nha
2.841,100
3.766,328
3.947,327
4.651,000
Braxin
2.715,016
2.982,840
3.708,600
3.396,767
Iran
2.403,367
3.190,999
4.200,000
4.200,000
Mehico
2.309,968
2.086,030
2.148,130
2.800,115
Hy Lạp
2.064,160
2.085,000
1.830,000
1.713,580
(Nguồn FAO-Database 2006)
Như vậy sản xuất cà chua của Trung Quốc luôn tăng qua các năm thể hiện qua diện tích và sản lượng cà chua luôn dẫn đầu thế giới. Năm 1999 sản lượng cà chua của Trung Quốc vào khoảng 13 triệu tấn, đến năm 2005 sản lượng cà chua của nước này lên đến hơn 31 triệu tấn và chiếm khoảng 25% sản lượng cà chua toàn thế giới. Mỹ là nước có sản lượng cà chua tương đối ổn định khoảng 11 triệu tấn hàng năm. Thổ Nhĩ Kỳ là nước có sản lượng cà chua tương đối ổn định qua các năm, cùng với Mỹ và Trung Quốc là những nước có sản lượng cà chua lớn nhất thế giới.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
So với các loại cây trồng khác thì cà chua là cây có lịch sử phát triển tương đối muộn, song với giá trị ding dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, nên ngay từ thế kỷ 18, các nhà khoa học đã tập trung đi sâu nghiên cứu về chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực chọn tạo giống.
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu với những tiến bộ ban đầu về dòng, giống. Năm 1860 những giống cà chua mới đã được giới thiệu ở Mỹ. Năm 1863, 23 giống cà chua được giới thiệu trong đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt nhất.
Ở Mỹ tiến hành công tác chọn giống cà chua từ rất sớm và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Chương trình thử nghiệm của Liberty, Hyde Bailey tại trường Nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt đầu từ năm 1886, tác giả đã tiến hành chọn lọc, phân loại giống cà chua trồng trọt. Trường đại học California đã chọn được những giống cà chua mới như: UC-105, UC-82, UC-134 có năng suất cao hơn hẳn VE-145 và có nhiều đặc điểm tốt như: quả cứng, tính chịu nứt quả cao. (dẫn theo tài liệu của Hồ Hữu An, 1996).
Việc chọn tạo giống cà chua đã có nhiều tiến bộ trong khoảng 200 năm trở lại đây. Theo Tigchelaar E.C., 1986 [38] thì Livingston được ghi nhận là người đầu tiên nghiên cứu chọn giống cà chua ở Mỹ vào năm 1870. Tuy nhiên mãi đến nửa đầu thế kỷ 20 cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới thông qua con đường tăng nhanh số lượng các giống mới. Vào năm 1863, có 23 giống cà chua được giới thiệu, sau hai thập kỷ số lượng đã tăng lên tới 200 giống (Morrison, 1938). Cho đến nay, số lượng và chủng loại giống cà chua đã nhanh chóng trở nên phong phú, đa dạng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Để tập trung nghiên cứu chọn tạo những giống cà chua có năng suất và chất lượng cao, nhiều nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen di truyền của các loài hoang dại và bán hoang dại, nhằm khai thác khả năng chống chịu tốt với nhiều điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Bằng nhiều con đường khác nhau như: Lai tạo, chọn lọc, gây đột biến nhân tạo, v.v., bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, tạo ra giống thích hợp trồng trong điều kiện nhiệt độ cao, có phổ thích ứng rộng, có khả năng trồng nhiều vụ trong năm (Kiều Thị Thư, 1988)[28].
Ứng dụng ưu thế lai (UTL) trong chọn giống cà chua được tiến hành trên nhiều nước. Bungari là nước đầu tiên sử dụng UTL ở cà chua và hiện nay hầu như trên toàn bộ diện tích gieo trồng cà chua vụ sớm là cà chua lai F1 như: 10x Ruger, 10 x Buzon, Cristi, Balkan, Standa 69, testa ốnta Imvf Angela, madara, Triumf. Các giống này phát triển khoẻ, chín sớm, quả cứng, phẩm chất cao, chịu vận chuyển tốt.
Hàng năm các công ty rau quả của Hà Lan như Enza đã đưa ra hàng loạt các con lai F1 cà chua có UTL cao như: Buphalo Tm C50, VF2, Ampora Tm C5 VFFmc 5V F2N, Orlanido Tm C5 VF2.
Công ty giống Sakata của Nhật đã giới thiệu nhiều giống cà chua lai F1 có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và các yếu tố bất lợi của môi trường, có dạng quả, màu sắc hấp dẫn như giống: Pink, Diamond (Khối lượng quả tới 200g). Bằng cách sử dụng UTL có thể tăng sản lượng và tăng năng suất sản phẩm lên 25-35% thậm trí 50% so với các giống chọn lọc tốt nhất (UTL chuẩn).
Cùng với việc nghiên cứu của các nhà khoa học, công ty giống S&G Seeds cuả Hà Lan đã đưa ra một số giống cà chua lai F1 như Rambo (GC775), có đặc tính là thịt quả dày, quả chắc, có khả năng bảo quản rất lâu. Các giống Elenta (F2024), GS-12, GS-28, Lerica, Jackal, Mickey (S902) sinh trưởng khỏe, tỷ lệ đậu quả cao, chất lượng quả tốt, quả chín đỏ đều và rất chắc, thích hợp bảo quản lâu dài trong điều kiện tự nhiên (S&G Seeds, 1998).
Công ty liên doanh giống lai giữa Ấn Độ và Mỹ cũng đã đưa ra thị trường nhiều giống cà chua có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, trong đó có giống Rupali có khả năng chịu nhiệt, được tiếp nhận và trồng rộng rãi ở nhiều vùng của Ấn Độ (Tiwari et al., 1993)[39].
Tại trường Đại học Tổng hợp Florida đã liên tục tiến hành khảo nghiệm các giống cà chua có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại. Đến nay kết quả đã tuyển chọn được 10 giống chống chịu tốt với sâu bệnh, phù hợp với điều kiện của Florida (Steve olson et al., 2004)[36]
Với mục đích phát triển cà chua ở những vùng đất thấp, Indonesia đã tập trung nghiên cứu giống cà chua chịu nhiệt và chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Tại chương trình này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm lai giữa các giống địa phương với giống nhập nội có khả năng chịu nhiệt và chống chịu bệnh. Kết quả là, Berlian và Mutiara là hai giống vừa cho năng suất cao, vừa có khả năng chống chịu với bệnh héo xa._.nh vi khuẩn và rất thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao (Hardy C.C, 1979)[31]
Chương trình tạo giống ở Trường Đại học Nông nghiệp Philipin đã tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm, đặc biệt đã tập trung vào phát triển những giống cà chua có khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng đậu quả tốt. Kết quả đã tạo ra được giống Mariket, Marigaya và Marilay, vừa có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, vừa có tỷ lệ đậu quả cao (Soriano et al., 1989)[35].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á từ những ngày đầu thành lập (1972) đã bắt đầu chương trình chọn tạo nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cà chua với vùng điều kiện nóng ẩm. Và hầu hết các giống AVRDC lai tạo và các giống đã được cải thiện trong tập đoàn từ năm 1974 đến nay đều có khả năng chịu nhiệt và chống chịu sâu bệnh tốt.
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua đã được tiến hành tại trường Đại học Kasesat Thái Lan. Trong đó giống được đánh giá là có nhiều đặc điểm tốt như: Cà chua Anh đào: CHT-104; CHT-92 và CHT 165 năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, hương vị ngon và quả chắc (Wangdi, 1992)[40]. Cà chua chế biến PT-4225; PT-3027; PT-4165; PT-4446; PT-4187; PT-4121 cho năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng chất khô hòa tan cao, màu sắc quả đỏ đều, quả chắc chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là chống nứt quả tốt (Chu jinping, 1994) [30]. Giống FMTT-3 cho năng suất cao (66,76 tấn/ha), chất lượng quả tốt, hàm lượng chất khô hòa tan cao (5,38 độ Brix), chắc quả, tỷ lệ nứt quả thấp (5,79%)(Kang Gaoqiang, 1994). Ngoài ra giống cà chua Anh Đào CHT-276 và CHT-268 cũng có năng suất cao (52,30 tấn/ha), hàm lượng chất khô hòa tan cao (6,6-6,7 độ Brix), hàm lượng đường cao, hương vị thơm và rất ngọt, thích hợp cho ăn tươi (Zhu Guopeng, 1995)
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á còn phát triển chương trình về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng đậu quả cho phép ở giới hạn nhiệt độ cực đại 32-340C và cực tiểu 22-240C đã đưa được nhiều giống lai có triển vọng, được phát triển ở một số nước nhiệt đới như CLN 161L, CLN 2001C, CL5915-204DH, CL143…(Metwally A.M. (1996)[34].
Với mục đích là tạo vật liệu khởi đầu cho việc lai tạo và chọn lọc giống chống chịu xoăn vàng lá, vụ đông xuân năm 1999 – 2000, tại Trường Đại học Kasetrart – Thái Lan đã tiến hành khảo nghiệm 25 mẫu giống cà chua kháng virus từ các địa phương khác nhau. Kết quả, chỉ một giống cà chua TLCV271/1x26-1 và 2 dạng cà chua hoang dại LA1392 (L.chilense), LA177 (L.hirsutum) kháng tốt nhất với vius xoăn vàng lá [14]
Theo J.T. Chen và P. Hanson (thuộc AVRCD), khi trồng cà chua vào mùa hè, nếu thời gian cà chua hình thành quả rơi vào điều kiện nhiệt độ trên 30oC, nếu có thể sử dụng hormone có tên thương mại là Tomatotone hoặc Tomatolan, hoặc sử dụng axit 4-chlorophenoxy acetic pha với nồng độ thích hợp rồi phun trực tiếp vào chùm hoa cà chua (đã nở 3-5 hoa) sau 3 giờ chiều thì sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả, quả to, năng suất cao, tương đương với khi quả được hình thành ở nhiệt độ 15 – 25oC
Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (TARC) ở Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển vọng. Đã chọn được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT10
Theo tác giả Dương Kim Thoa dẫn tài liệu của Metwall AM (1996) cho rằng từ năm 1977 đến 1984, Ai Cập đã nghiên cứu chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt có năng suất cao, chất lượng tốt, thuộc đề án Quốc gia về phát triển cây trồng có năng suất và chất lượng cao. Kết quả tạo ra một số giống cà chua mới như Cal.Ace, Housney, Marmande VF, Pritchard, VFN – Bush đều có tính trạng quả to, năng suất cao, chất lượng tốt, còn một số giống Castlex – 1017, Castlrock, GS – 30, Peto86, UC – 97 có thịt quả chắc. Các giống này có thể trồng tốt trong thời vụ có nhiệt độ cao.
2.5 Tình hình nghiên cứu và sản suất cà chua ở Việt Nam
2.5.1 Tình hình sản suất cà chua ở Việt Nam
Đối với cà chua một loại rau có nhu cầu lớn cả về nội tiêu cũng như chế biến xuất khẩu thời gian qua, công tác nghiên cứu về giống cũng như quy trình sản xuất đã được quan tâm và thu được kết quả tương đối đa dạng.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai đoạn 2001 - 2005
Năm
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000tấn)
2000
13,729
151,260
207,658
2001
17,834
157,170
280,289
2002
18,868
165,500
312,178
2003
21,628
164,100
354,846
2004
24,644
172,100
424,126
2005
23,354
198,000
462,435
Nguồn: Tổng cục thống kê 2006
Theo số liệu thống kê năm 2005 của tổng cục thống kê, diện tích trồng cà chua cả nước là 23,3 nghìn ha, tăng 32% so với 2001 (17,8 nghìn ha). Với năng suất trung bình 197,8 tạ/ha, sản lượng đạt 433,2 tấn mới chỉ đủ cung cấp cho bình quân đầu người là 5,5 kg quả/năm, bằng 35% so với mức trung bình toàn Thế giới và năng suất cà chua chỉ bằng 62%. Năm 2000 diện tích trồng cà chua ở Việt Nam là hơn 13 nghìn ha, sau 5 năm diện tích trồng cà chua đã tăng lên gần 24 nghìn ha. Năng suất và sản lượng cũng tăng nhanh. Năm 2005 năng suất là 198,000 tạ/ha và sản lượng là 462,435 nghìn tấn, tăng nhanh so với năm 2000.
Bảng 2.4: Sản suất cà chua tại một số tỉnh năm 2005
Địa phương
Diện tích (ha)
Năng suất
(tạ/ ha)
Sản lượng (tấn)
Cả nước
23566,0
197,8
5554661,00
Hà Nội
310
207,9
6445,00
Hải Phòng
963
319,4
30761,00
Vĩnh Phúc
519
217,6
11294,00
Hà Tây
698
115,2
8038,00
Bắc Ninh
632
243,8
15408,00
Hải Dương
1180
227,8
26876,00
Hưng Yên
734
161,1
11823,00
Hà Nam
140
212,1
2970,00
Nam Định
1959
177,5
34772,00
Thái Bình
948
216,6
20534,00
Ninh Bình
173
134,4
2325,00
Lâm Đồng
3920
374,7
146870,00
Cao Bằng
55
41,6
229,00
Nguån: Tæng côc thèng kª2006
Theo kết quả của bảng 2.4, Những tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn (trên 500 ha) đều là những nơi có năng suất cà chua khá cao (trên 200 tạ / ha) và chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng Sông Hồng. Đặc biệt như Hải Phòng với năng suất bình quân đạt 319,4 tạ/ha; Bắc Ninh 243,8 tạ/ha; Hải Dương 227,8 tạ/ha. Đây là những địa phương có năng suất cà chua đạt cao nhất miền Bắc đồng thời cao nhất cả nước. Các địa phương có diện tích trồng cà chua lớn nhất cả nước bao gồm: Nam Định (1959 ha), Bắc Giang (1300 ha), Hải Dương 1180 (ha). Như vậy khả năng thâm canh phụ thuộc nhiều vào mức độ chuyên canh trong sản suất. Tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực, năng suất cà chua của nước ta là khá cao (Thái Lan: 98 tạ/ha; Philippin: 83tạ /ha; Indonexia: 79 tạ /ha). Khả năng tăng năng suất cà chua của chúng ta 5 năm trở lại đây là khá cao 197,8 tạ/ha trong khi đó năm 2001 là 157,17 tạ/ha. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng cà chua năm 2005 tăng.
2.5.2 Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
Cà chua là đối tượng chính trong nghiên cứu giống rau ở Việt Nam đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Tham gia vào công tác này có các viện nghiên cứu của Bộ NN & PTNT: Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, các Trường Đại học Nông nghiệp I, Đại học Thủ Đức, Sư phạm Quy Nhơn, Trung tâm kỹ thuật Rau hoa quả Hà Nội, các công ty: Giống cây trồng miền Nam, Trang Nông, Hoa Sen, Đông Tây...
Những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng cà chua liên tục tăng nhanh do nhu cầu của người dân và để phục vụ cho xuất khẩu. Công tác chọn tạo giống đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Từ năm 1973 đến 1984, Tạ Thu Cúc đã tiến hành nghiên cứu 100 mẫu giống cà chua, gồm cả các giống địa phương và các giống nhập nội. Kết quả cho thấy, L.race migerumcos là giống có khả năng chịu bệnh tốt nhất, tiếp theo là giống Pháp số 7, BCA-1, Cuba, Ruko11 và BCA-3 (theo Tạ Thu Cúc)[4].
Từ tập đoàn giống cà chua có nguồn gốc từ Mondavi, tác giả Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư (ĐHNN) đã chọn lọc thành công giống cà chua MV1 và được công nhận giống quốc gia năm 1996. Giống có đặc điểm sinh trưởng 90 – 100 ngày, có khả năng chịu nống tốt, ẩm độ cao, thấp khác nhau, năng suất cao, quả chắc, ít dập nát, màu đỏ tươi, chống chịu tốt với bệnh xoăn lá (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 1998) [15].
Những năm gần đây chọn tạo giống cà chua ưu thế lai đã đạt được nhiều thành công. Người đi đầu là PGS.TS Nguyễn Hồng Minh đã đưa ra được nhiều giống cà chua lai triển vọng có sức cạnh tranh lớn như: HT5 (khu vực hóa năm 1999), HT7 (công nhận giống quốc gia 9/2000), HT21, HT42, HT160, HT144 (cà chua mini). Đa số các giống lai mang nhãn hiệu “HT”đều là các giống có khả năng chịu nóng và kháng virus tương đối. Năm 2004, thương hiệu dành cho những giống cà chua mang tên “HT” đã chính thức được xác lập (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2000),[17],[18],[19]. HT7 là giống có nhiều tính ưu việt như khả năng chống chịu cao, trồng được nhiều vụ trong năm, thấp cây, ngắn ngày, sai quả, quả chín đỏ đẹp, chất lượng cao, chịu vận chuyển tốt, năng suất trên đơn vị diện tích cao. Giống được đưa ra sản xuất đại trà 1999-2000 và công nhận giống quốc gia vào tháng 9/2000. Đây là giống cà chua lai đầu tiên ở nước ta có khả năng cạnh tranh với giống nhập nội để sản xuất trên diện tích lớn trong nhiều năm liên tục [19]. HT21 cũng được tạo ra bằng con đường tạo giống ưu thế lai. HT21 là dạng nhiều hoa sai quả, có tỷ lệ đậu quả cao trong vụ Xuân hè, cho năng suất cao/đơn vị thời gian, thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, nhiều quả, chín tập trung, có vị ngọt, hương thơm, hàm lượng đường cao và độ Brix cao (Brix = 4,8-5,2%), được sản xuất thử từ năm 2002, công nhận giống khu vực hoá và sản xuất đại trà năm 2004.
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã thành công trong việc nghiên cứu chọn tạo giống cà chua. Giống cà chua 214 được tạo ra từ cặp lai giữa VCL với giống American của Mỹ, hạt lai F1 được xử lý đột biến nhân tạo và chọn lọc cá thể liên tục, nên giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt (Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1999)[12]. Các tác giả Trương Đích (1999)[9]; Trần Khắc Thi 2005[12] cho biết: với công tác nhập nội, lai tạo và đặc biệt là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã tìm ra một số giống phù hợp cho sản xuất ở nước ta như: Hồng Lan, Ba Lan trắng, Ba Lan xanh. Trong đó nổi trội là giống Hồng Lan do GS.TS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một dạng đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng. Giống sinh trưởng hữu hạn, năng suất trung bình 25-30 tấn/ha, chống chịu bệnh mốc sương và vi khuẩn khá, chống chịu bệnh virus khá tốt. Thời gian sinh trưởng 105-115 ngày, có thể gieo trồng ở vụ đông và xuân hè.
Từ những năm 1990, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã tiến hành công tác chọn tạo giống cà chua chất lượng cao phục vụ nội tiêu và chế biến công nghiệp. Kết quả đã chọn tạo được một số giống cà chua có năng suất cao, có các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng yêu cầu chế biến công nghiệp. Giống cà chua C95 là một trong những giống cà chua mới đáp ứng yêu cầu trên. Giống cà chua chế biến C95 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia năm 2004.
Các nghiên cứu cho chọn tạo giống phục vụ chế biến, giống trái vụ. Qua nhiều năm liên tục khảo nghiệm và đánh giá tập đoàn gồm trên 200 mẫu giống có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới như Nga, Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan mà đặc biệt là từ AVRDC, các tác giả thuộc viện nghiên cứu Rau quả đã xác định được một tập đoàn 60 giống cà chua có khả năng sử dụng cho mục đích chế biến công nghiệp dựa trên các chỉ tiêu năng suất, tính chống chịu, chất lượng quả (Trần Khắc Thi, Dương Kim Thoa, 2001)
Cũng từ tập đoàn các giống cà chua chế biến này giống cà chua PT18 do Viện nghiên cứu rau quả chọn lọc có đặc điểm sinh trưởng hữu hạn, chiều cao cây >80 cm, hình thái cây gọn, lá có màu xanh nhạt, cong lòng mo,…, hình dạng quả thuôn dài, thịt quả dày: 6,0- 7,0 mm, độ Brix: 4,6-5,3; năng suất đạt trên 45 tấn/ha đã được hôi đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống chính thức năm 2004[24].
Giống cà chua Lai số 9 do Viện nghiên cứu rau quả lai tạo, được tạo ra do kết quả lai đỉnh giữa 20 dòng thuần của 180 mẫu giống có nguồn gốc khác nhau với giống PT18. Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng năng suất cao và ổn định từ 65-78 tấn/ha, thích hợp cho ăn tươi và chế biến. Giống thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày vụ xuân hè và từ 120-130 ngày vụ thu đông. Giống đã được hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 (Dương Kim Thoa và cộng sự, 2007)[25].
Từ năm 2000 đến nay, Viện nghiên cứu rau quả đã thu thập và đưa vào duy trì, đánh giá nguồn quỹ gen các giống rau với trên 2000 mẫu giống, trong đó cà chua là một trong 5 cây chủ lực (Viện nghiên cứu Rau quả, 2008). Tác giả Trần Văn Lài và cộng sự (2005)[13] cho biết, trong giai đoạn từ 2000-2002 Viện nghiên cứu Rau quả đã thu thập, bảo quản và đưa vào sử dụng một tập đoàn gồm 180 mẫu giống cà chua thu thập trong nước và nhập từ AVRDC. Trong đó nhiều dòng, giống thể hiện tính kháng cao đối với Vi khuẩn Ralstonia solanacearum và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện trồng trái vụ ở nước ta. Tác giả Ngô Thị Hạnh và cộng sự (2005)[10] cho biết, từ bộ giống gồm 12 giống cà chua với đặc tính chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn nhập từ AVRDC được Viện nghiên cứu rau quả so sánh, đánh giá và chọn lọc cá thể nhiều lần đã xác định được giống CLN 1462 E có triển vọng nhất về năng suất và khả năng chống chịu một số loài sâu bệnh hại chính, đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn.
Ở nước ta, những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn lọc giống cà chua đã đạt được những thành tựu đáng kể, các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên ở nước ta, chúng có khả năng cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Đặc biệt các nhà khoa học đã chọn tạo ra những giống thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ như Xuân hè và Hè thu, nhằm rải vụ và tạo ra sản phẩm để cung cấp cho thị trường trong thời kỳ khan hiếm.
Từ năm 1995-1997, Viện nghiên cứu rau quả đã chọn lọc thành công giống cà chua quả nhỏ chịu nhiệt VR2 từ tập đoàn gồm 17 giống cà chua nhập nội từ Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan và đã được công nhận là giống quốc gia(Vũ Thị Tình, 1998). Hàng năm, các cơ sở nghiên cứu thuộc đề tài KN-01012 đã lai tạo được hàng trăm cặp lai và chọn lọc được hàng ngàn cá thể từ các cặp lai khác nhau. Kết quả có 3 giống đã được công nhận là giống Quốc gia, một số giống khác được khu vực hóa(Trần Khắc Thi, 1995, 1998)
Từ tập đoàn giống cà chua nhập nội và địa phương với 109 mẫu giống. Tác giả Mai Thị Phương Anh đã kết luận được 15 giống cà chua có nhiều đặc tính tốt, phù hợp với chế biến. Trong đó một số giống có khả năng thích ứng với điều kiện Việt nam, có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt (Mai Thị Phương Anh, 1998)[2].
Giống CS1 do Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội chọn lọc từ quần thể lai cà chua nhập từ AVRDC. Năm 1995 được công nhận là giống khu vực hóa,. giống có thời gian sinh trưởng ngắn (120) ngày, ra hoa và chín tập trung, quả nhỏ (40-50 g/quả), chất lượng tốt, vỏ dày, chắc, có khả năng chống chịu virus, thích hợp trồng ở vụ Đông xuân sớm và Xuân hè muộn, năng suất đạt 35-40 tấn/ha(Trương Đích, 1999)[9].
Giống cà chua MV1 có nguồn gốc từ Mandova (Liên Xô cũ) do PGS.TS Nguyễn Hồng Minh ĐHNNI chọ lọc, được công nhận giống Quốc gia năm 1998, cây cao trung bình 65 cm, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, năng suất trái vụ là 33-46 tấn/ha, chính vụ trong điều kiện thâm canh có thể đạt 52-60 tấn/ha. Là giống chịu nhiệt và chịu ẩm, chống chịu tốt với bệnh Virus, là giống ngắn ngày (90-100 ngày). MV1 thích hợp để phát triển đại trà ở các vụ trái vụ hoặc cực muộn (Nguyễn Hồng Minh, 1999)[15].
Năm 1999, Viện nghiên cứu rau quả chọn được 2 giống cà chua ăn tươi chịu nhiệt tốt, năng xuất ổn định(XH1, XH2) nhập từ AVRDC. Giống XH2 đã được công nhận là giống quốc gia (Bộ NN&PTNT, 2005)[3]
Giai đoạn từ 2000 đến nay
Trong chương trình phát triển cà chua chế biến, Viện nghiên cứu rau quả đã chọn tạo ra giống cà chua PT18 từ nguồn vật liệu ban đầu là các giống nhập nội từ AVRDC với đặc điểm của giống là loại hình sinh trưởng hữu hạn, chiều cao cây từ 80-110 cm, tỷ lệ đậu quả trung bình đạt 60-75 g, năng suất thực thu đạt từ 25-50 tấn/ha. Giống được Bộ NN&PTNT cho phép khu vực hóa rộng rãi và được công nhận giống quốc gia năm 2005 (Dương Kim Thoa và cộng sự, 2006)[24]. Với mục đích chọn giống cà chua có năng suất đạt trên 30 tấn/ha, khối lượng trung bình quả lớn hơn 50 g, khi chín có màu đỏ tươi và có khả năng kháng một số sâu bệnh hại trong điều kiện trái vụ. Từ những năm 1997 đến 2002, Vũ Thị Tình và cộng sự với tập đoàn giống từ AVRDC đã chọn tạo được giống cà chua XH5, giống có đặc điểm thời gian sinh trưởng từ 130-140 ngày, năng suất đạt 44-55 tấn/ha vụ đông xuân và 30-40 tấn/ha vụ Xuân hè, có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm vi khuẩn và một số bệnh khác, thích hợp cho trồng trái vụ ở miền Bắc Việt Nam. Cà chua XH5 đã được công nhận giống khu vực hóa năm 2002 (Vũ Thị Tình và cộng sự, 2002), Trần văn Lài và cộng sự, (2005) [13]. Ngô Thị Hạnh và cộng sự (2005)[10] giới thiệu giống CXH1 chống bệnh héo xanh vi khuẩn được chọn lọc từ các dòng nói trên.
Kết quả nghiên cứu chọn giống ưu thế lai cà chua trong nước đang được các nhà chọn giống quan tâm. Các giống lai F1 được tạo ra trong nước như: HT7, HT21, HT144 do Trường Đại học NNI lai tạo. Giống VT3 do Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm lai tạo. Giống Lai số 9, HPT10, FM20, FM29 được Viện nghiên cứu Rau quả lai tạo, chúng có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế hệ bố mẹ, trong đó đại diện một số giống điển hình như: Giống cà chua Lai số 9 do viện nghiên cứu rau quả lai tạo, được tạo ra do kết quả lai đỉnh giữa 20 dòng thuần của 180 mẫu giống có nguồn gốc khác nhau vơi giống PT18, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng năng suất cao và ổn định từ 65-78 tấn/ha, thích hợp cho ăn tươi và chế biến, giống thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày vụ xuân hè và từ 120-130 ngày vụ thu đông. Giống này đã được hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 (Dương Kim Thoa và cộng sự, 2007)[25].
Trong chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp (APS) hợp phần giống cây trồng năm 2005, Bộ NN&PTNT đã giới thiệu 575 giống cây trồng mới trong đó có 22 giống cà chua, bao gồm cả giống được chọn tạo trong nước và giống nhập nội. Những giống này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phù hợp với điều kiện trồng trọt ở nước ta (Bộ NN&PTNT, 2005)[3]. Trong đó ngoài những giống đã được giới thiệu chi tiết trong phần này, những giống còn lại như P375, cà chua lai TN19, cà chua chế biến C95, CXH1, cà chua lai T43, cà chua lai TM 2016, cà chua lai 2017.
Theo nguồn từ thông tin Nông nghiệp Việt Nam-Agroviet, (2005)[26] một số giống cà chua nhót được giới thiệu trong vụ xuân hè như:
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều công ty giống tư nhân đã hình thành, họ đã và đang tham gia tích cực vào quá trình chọn tạo giống cà chua cho sản xuất. Các Công ty Trang Nông, Đông tây, Hoa Sen v.v đã đưa được nhiều giống ra sản xuất góp phần làm phong phú bộ giống cà chua ở nước ta như:
- Giống cà chua chịu nhiệt 609 do Công ty Đông Tây nhập nội và cung cấp, giống sinh trưởng bán hữu hạn, chịu nóng. Có thể gieo trồng từ giữa tháng 6 đến tháng 4 năm sau, quả to trung bình từ 70-80 g, quả cứng, vận chuyển dễ dàng. Trồng đúng kỹ thuật cho năng suất 40-50 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 115-120 ngày, chống chịu bệnh mốc sương, héo xanh, đốm nâu tốt, các sâu bệnh hại khác ở mức trung bình.
- Giống cà chua 607 do Công ty Hai mũi tên đỏ cung cấp, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, kháng bệnh héo xanh tốt, chịu nhiệt trồng được quanh năm. Dạng quả hình trứng, ngắn, hơi vuông, chín màu đỏ tươi, cứng, trọng lượng quả trung bình 100-120 g.
- Giống cà chua TN30 do Công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị đưa vào sản xuất, cao cây, quả tròn, khi chín có màu đỏ tươi, khối lượng quả trên cây đạt 4-5 kg, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá. Thời gian sinh trưởng 110 ngày, có thể gieo trồng quanh năm ở cả hai miền Bắc và Nam.
- Giống cà chua TN 24 do Công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị đưa vào sản xuất, cây thấp trung bình (60-70 cm), quả tròn vuông, khi chín có màu đỏ tươi, thịt quả dầy, chắc, vỏ quả cứng, có thể gieo trồng quanh năm ở cả hai miền Nam, Bắc.
- Giống cà chua Red Crown 250 do Công ty Cổ phần giống Cây trồng Miền nam nhập nội từ Đài Loan và tiến hành chọn lọc, cây cao, sinh trưởng vô hạn, thân lá phát triển mạnh, quả tròn hơi thuôn dài, nhẵn, khả năng chống chịu bệnh héo xanh và thối hạch khá, là giống chịu nóng ẩm, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm.
Trong chương trình hội thảo nghiên cứu và phát triển cà chua ở Việt nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu rau quả một số giống mới được giới thiệu như: C90, C50 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo, VL2000, VL2910, VL2922, VL2004 do Công ty Hoa sen nhập nội và cung cấp; TN129, TN148, TN54 do công ty Trang nông nhập nội và cung cấp. Ngoài ra Công ty Giống cây trồng Miền nam đã đưa ra hai giống T-41 và T-42 (Trần Khắc Thi, 2003)[21].
Theo thông tin về trồng trọt- Báo Nông nghiệp Việt nam (2007)[27], sau 2 năm (2005-2006) trồng thử nghiệm và xây dựng các mô hình trình diễn thành công ở một số tỉnh vùng ĐBSH. Đầu năm 2007 Công ty TNHH Đất Việt đã giới thiệu giống cà chua DV2962 vừa chịu nhiệt vừa kháng được bệnh xoăn lá virus.
Như vậy, trên đây là một số kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đạt được rất khả quan. Chúng ta đã có bộ giống cà chua khá phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất trên cả nước. Đây chính là cơ sở khoa học cho những chương trình nghiên cứu tiếp, đồng thời cũng là hướng đi tiếp theo cho các nhà nghiên cứu chọn tạo ra các giống cà chua có năng suất cao thích hợp trồng ở nhiều vùng khác nhau trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc đưa các giống mới mới vào các tỉnh trung du miền núi phía bắc, trong đó có Bắc Ninh vẫn chưa được nhiều và giống vẫn là yếu tố quan trọng, hạn chế việc sản xuất cà chua của tỉnh. Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành đề tài.
3. VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu
Các tổ hợp lai cà chua TO33, TO38, TO29, TO76, TO71, TO26 của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 5 tổ hợp lai cà chua được được mã hoá TOM09-1 đến TOM09-4, giống HPT10 của Viện nghiên cứu rau quả và giống đối chứng Savior của Công ty Sygenta được tiến hành nghiên cứu
Bảng 3.1. Nguồn vật liệu sử dụng cho nghiên cứu
TT
Tổ hợp lai
Nguồn gốc
1
TO33
Trường ĐHNN
2
TO38
Trường ĐHNN
3
TO29
Trường ĐHNN
4
TO76
Trường ĐHNN
5
TO71
Trường ĐHNN
6
TO26
Trường ĐHNN
7
TOM09-1
Viện nghiên cứu rau quả
8
TOM09-2
Viện nghiên cứu rau quả
9
TOM09-3
Viện nghiên cứu rau quả
10
TOM09-4
Viện nghiên cứu rau quả
11
HPT10
Viện nghiên cứu rau quả
12
Savior (đ/c)
Công ty Sygenta
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống cà chua trong các thời vụ khác nhau.
- Đánh giá đặc điểm ra hoa và khả năng đậu quả của các giống trong các thời vụ khác nhau.
- Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh của các giống ở các thời vụ trồng khác nhau
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống trong các thời vụ khác nhau.
- Đánh giá một số chỉ tiêu về hình thái, chất lượng quả của các giống trong các thời vụ khác nhau.
3.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.3.1 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 đến tháng 10/2009
3.3.2 Địa diểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại HTX Đương Xá- Xã Vạn An- TP Bắc Ninh trên nền đất thịt nhẹ, tưới tiêu thuận lợi
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên RCB với 3 lần nhắc lại. Ô thí nghiệm trồng 2 hàng, với khoảng cách hàng x hàng là 0.7 m, cây x cây là 0,45 m (Theo phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng – VCU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005)
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi
a. Đặc tính sinh trưởng, cấu trúc cây
- Thời gian từ gieo đến mọc
- Thời gian từ mọc đến ra lá thật
- Thời gian từ mọc đến khi trồng
- Ngày từ khi trồng đến 50% số cây nở hoa
- Ngày từ khi trồng đến quả chín
- Ngày từ khi trồng đến thu quả đầu
- Ngày từ khi trồng đến kết thúc thu
- Màu sắc lá(Xanh nhạt, xanh đậm, xanh vàng)
- Dạng lá (Bình thường, khoai tây)
- Mức độ phân cành: (Phân cành mạnh, phân cành trung bình, phân cành ít)
- Đặc điểm ra hoa (Tập trung, rải rác)
- Đặc điểm cấu trúc chùm hoa(Đơn giản, trung gian, phức tạp)
- Số chùm hoa/cây
- Số hoa trung bình/chùm
- Chiều cao cây
- Chiều cao từ gốc đến chùm quả đầu
- Số đốt đến chùm quả đầu
- Số đốt trên thân chính
b. Đặc điểm hình thái và độ chắc quả
- Chiều cao quả: H
- Chiều rộng quả: D
- Chỉ số dạng quả: I= H/D
- Độ dày thịt quả
- Số ngăn quả
- Số hạt/quả
- Độ cứng quả
- Màu sắc vai quả khi xanh
- Màu sắc vai quả khi chín
- Hàm lượng chất khô hoà tan (Độ Brix %)
c. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Số quả TB/cây
- Trọng lượng TB quả
- Tổng số quả/cây
- Số cây được thu hoạch/ô
- Năng suất cá thể
- Năng suất thực thu: + Năng suất thương phẩm
+ Năng suất phi thương phẩm
d. Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính.
- Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh do Virus, héo xanh vi khuẩn, sương mai, đốm lá.
- Mức độ bị hại bởi các loại sâu hại chính (Sâu xanh, sâu khoang, sâu đục quả)
3.6 Cách quan trắc và thu thập số liệu
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: Lấy số liệu ở 10 cây/ô
- Ngày đến 50% số cây ra hoa: Được tính bằng số ngày kể từ khi trồng đến khi có 50% số cây trên ô thể hiện chỉ tiêu trên.
- Các chỉ tiêu về quả: Theo dõi 10 quả trên mỗi ô/ lần nhắc lại tại mỗi lần thu hoạch
- Đo độ Brix bằng máy.
Tổng số quả đậu
- Tỷ lệ đậu quả =---------------------- x 100 (%)
Tổng số hoa
- Năng suất:
Năng suất lý thuyết/ha = Số quả TB/cây x Trọng lượng TB quả x Mật độ/ ha
Tổng khối lượng quả thu được/ô
Năng suất thực thu/ha= ------------------------------------------ x 10000
Tổng diện tích ô thí nghiệm (m2)
Theo dõi tình hình bệnh hại:
Bệnh sương mai(Phytophthora infestans) và bệnh đốm nâu (Cladosporium fulvum) được đánh giá theo thang điểm từ 0-5 (Theo hướng dẫn của AVRDC)
0: Không có triệu trứng
1: 1-19% diện tích lá bị bệnh
2: 20-39% diện tích lá bị bệnh
3: 40--59% diện tích lá bị bệnh
4: 60-79% diện tích lá bị bệnh
5: >80% diện tích lá bị bệnh
Riêng với bệnh Virus, bệnh héo xanh vi khuẩn được tính bằng % số cây bị hại
Bệnh virus phân thành hai nhóm:
Nhóm có triệu trứng bệnh nhẹ: Gồm các dạng khảm lá và xoăn xanh ngọn
Nhóm có triệu chứng nặng: Gồm các dạng khảm nặng + lá biến vàng, xoăn lá, lá biến dạng, xoăn lùn.
Số cây bị bệnh
Tỷ lệ bệnh= ------------------ x 100 (%)
Tổng số cây/ô
* Số liệu được sử lý theo IRRISTART trên máy vi tính: Phân tích phương sai và phân tích tương quan
3.7 Quy trình thí nghiệm
Áp dụng quy trình kỹ thuậy trồng cà chua của Viện nghiên cứu rau quả
Thời vụ: Vụ Xuân hè chính: Gieo hạt 10/1/2009 trồng 19/2/2009.
Vụ xuân hè muộn: Gieo hạt 10/3/2009 trồng 12/4/2009
Cây giống được gieo trong bầu khay
Màng phủ nông nghiệp Plastic đen ánh bạc được dùng để phủ mặt luống khi đất đã được chuẩn bị kỹ, trước khi trồng
Xử lý cây con trước khi trồng bằng dung dịch thuốc Viben C
Phun phòng và trừ bệnh kịp thời bằng các loại thuốc Zineb, Ridomil, Boocđô
Phun trừ sâu khi sâu hại đến ngưỡng kinh tế bằng các loại thuốc như Shecpa, Cymerin, Actara, Selectron và các loại thuốc đặc hiệu khác, liều lượng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
Lượng phân bón cho 1 ha: 20 tấn phân chuồng+ 350 kg đạm urê+ 550 kg super lân+ 350 kg KCl.
Bảng 3.2: Lượng phân bón và thời kỳ bón phân
Giai đoạn
Phân chuồng (Tấn)
Đạm urê (kg)
Super lân (kg)
KCl (kg)
Bón lót.
Bón thúc:
Đợt 1:10- 14 ngày sau trồng
Đợt 2: 4-5 tuần sau trồng
Đợt 3: 7-8 tuần sau trồng
Đợt 4: Sau khi thu lứa quả đầu
Tổng số
100%
20%
10%
30%
30%
20%
100%
80%
10%
10%
-
-
100%
-
-
30%
40%
30%
100%
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu và tình hình sản xuất cà chua ở Bắc Ninh
4.1.1 Điều kịên tự nhiên của Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Phía bắc giáp tỉnh bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng yên và một phần Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý như vậy, xét tầm nhìn không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội.
4.1.2 Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến phát triển Nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là 28.9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8 oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1 oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm giao động trong khoảng 1400-1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530-1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận. Chính điều kiện tự nhiên khí hậu như vậy tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng của tỉnh Bắc Ninh phát triển.
4.1.3 Tình hình sản xuất cà chua của Bắc Ninh
Bắc Nin._. trưởng dài hơn, Savior vẫn là giống cho năng suất thực thu cao hơn cả khoảng 46 tấn/ha vụ xuân hè chính và khoảng 25 tấn/ha vụ xuân hè muộn.
4.2.5 Đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua ở các thời vụ trồng khác nhau
Đặc điểm hình thái chất lượng quả là chỉ tiêu qun trọng được nhà chọn giống, người sản xuất và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Hình dạng kích thước và kể cả chất lượng quả khác nhau tùy theo từng vùng lãnh thổ.
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái chất lượng quả được chúng tôi trình bày trong bảng 4.8a và 4.8b.
Màu sắc vai quả: Theo Kiều Thị Thư (1998), màu sắc quả trước khi chín liên quan đến chất lượng quả. Những giống có vai quả khi chưa chín màu xanh có chất lượng quả ngon hơn quả có vai quả màu trắng. Vì vậy đây là một tính trạng quan trọng trong chọn giống cà chua chất lượng cao.
Theo dõi màu sắc quả khi chưa chín chúng tôi nhận thấy các tổ hợp lai ở vụ xuân hè chính có màu xanh và màu trắng ngà, tuy nhiên sang đến vụ xuân hè muộn tất cả các giống biểu hiện màu sắc vai quả trắng ngà, như vậy có thể nói nhiệt độ và ánh sảng có ảnh hưởng đến sự hình thành màu sắc quả khi xanh của cà chua.
Bảng 4.8a: Một số đặc điểm hình thái và cấu trúc quả của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè chính năm 2009
TT
Tên giống
Màu sắc vai quả
Chiều cao quả (cm)-H
Đường kính quả (cm)-D
Chỉ số dạng quả
I=H/D
Độ dày thịt quả
(mm)
Độ Brix
Số ngăn ô
Số hạt/quả
Khi chưa chín
Khi chín
1
T033
Xanh
Đỏ
52,5
53,8
0,98
6,7
4,31
2,7
83,9
2
T038
Xanh
Đỏ đậm
66,3
55,4
1,20
6,4
4,62
3,0
81,1
3
T026
Xanh
Đỏ vàng
56,2
57,1
0,98
7,0
4,02
3,4
89,7
4
T076
Xanh
Đỏ
57,0
55,1
1,03
6,3
4,79
2,5
130,1
5
T029
Trắng ngà
Đỏ
54,4
54,4
1,00
6,6
4,47
3,0
147,7
6
T071
Xanh
Đỏ
49,5
55,6
0,89
6,1
4,62
2,7
104,7
7
HPT10
Trắng ngà
Đỏ đậm
55,6
55,0
1,01
6,4
5,09
2,6
96,3
8
TOM09-1
Trắng ngà
Đỏ đậm
48,3
48,9
0,99
6,3
5,01
2,9
124,3
9
TOM09-2
Xanh
Đỏ vàng
49,4
49,6
1,00
6,9
4,95
3,2
97,0
10
TOM09-3
Trắng ngà
Đỏ đậm
54,7
50,7
1,08
7,1
4,87
2,5
92,6
11
TOM09-4
Xanh
Đỏ
49,8
53,1
0,94
7,0
4,43
2,8
97,4
12
Savior (Đ/C)
Trắng ngà
Đỏ đậm
50,2
50,6
0,99
6,6
4,69
2,5
CV%
6,4
LSD 0,05
0,5
Bảng 4.8b: Một số đặc điểm hình thái và cấu trúc quả của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè muộn năm 2009
TT
Tên giống
Màu sắc vai quả
Chiều cao quả (cm)-H
Đường kính quả (cm)-D
Chỉ số dạng quả
I=H/D
Độ dày thịt quả
(mm)
Độ Brix
Số ngăn ô
Số hạt/quả
Khi chưa chín
Khi chín
1
T033
Trắng ngà
Đỏ vàng
47,7
48,7
0,98
5,5
4,15
2,7
31,7
2
T038
Trắng ngà
Đỏ
51,7
50,0
1,03
5,3
4,45
3,0
32,3
3
T026
Trắng ngà
Đỏ vàng
51,7
52,0
0,99
5,8
3,85
3,4
34,0
4
T076
Trắng ngà
Đỏ vàng
51,7
50,0
1,03
5,2
4,66
2,5
46,7
5
T029
Trắng ngà
Đỏ
49,3
49,3
1,00
5,5
4,34
3,0
53,3
6
T071
Trắng ngà
Đỏ vàng
45,0
50,7
0,89
5,1
4,49
2,7
38,3
7
HPT10
Trắng ngà
Đỏ
50,7
49,7
1,02
5,4
4,96
2,6
35,0
8
TOM09-1
Trắng ngà
Đỏ vàng
44,0
44,3
0,99
5,2
4,87
2,7
43,7
9
TOM09-2
Trắng ngà
Đỏ vàng
48,3
44,3
1,09
5,8
4,82
3,2
36,7
10
TOM09-3
Trắng ngà
Đỏ
50,0
46,0
1,09
5,9
4,73
2,5
33,3
11
TOM09-4
Trắng ngà
Đỏ vàng
45,3
48,3
0,94
5,8
4,29
2,8
35,0
12
Savior (Đ/C)
Trắng ngà
Đỏ
45,7
46,3
0,99
5,5
4,56
2,5
38,7
CV%
6,7
LSD 0,05
0,51
Màu sắc quả khi chín là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng quả cà chua, màu sắc quả đỏ đậm, đồng đều là mục tiêu của các nhà chọn giống và cũng là yêu cầu cảu người tiêu dùng. Màu sắc quả là đặc trưng của giống, nhưng nhiệt độ không khí là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành màu sắc khi quả chín. Màu xanh của quả do sắc tố Chlorophyll quyết định, màu đỏ là do sắc tố Lycopen quyết định, màu vàng cam do sắc tố Caroten quyết định và màu vàng do sắc tố Xanthophyll quyết định (Swiader J.M và cộng sự, 1992)[7]
Trong quá trình chín của quả màu xanh mất đi là do có sự phân huỷ sắc tố Chlorophyll và có sự tổng hợp các sắc tố Lycopen và Caroten. Sự hình thành sắc tố Lycopen được thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 12-28oC, ở nhiệt độ từ 10-38 oC lại thuận lợi cho sự tổng hợp sắc tố Caroten. Khi nhiệt độ trên 30 oC quá trình hình thành lycopen bị ức chế nhưng quá trình tổng hợp Caroten không mẫn cảm với tác động của nhiệt độ. Do vậy ở mùa nóng cà chua thường có màu quả chín vàng hoặc đỏ vàng (Kuo và cộng sự, 1998)[32]
Theo dõi đặc điểm màu sắc quả khi chín của các tổ hợp lai chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt về màu sắc quả ở hai thời vụ trồng.
Ở vụ xuân hè chính các giống cà chua vẫn cho màu sắc quả đỏ đậm, một số tổ hợp lai có màu sắc quả đỏ như TO33, TO76, TO29, TO71 và TOM09-4.
Ở vụ xuân hè muộn do quả phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, cản trở quá trình tổng hợp Lycopen do vậy hầu hết các tổ hợp lai có màu sắc đỏ vàng, chỉ một số tổ hợp còn duy trì được màu quả đỏ như TO38, TO29, HPT10, Savior và TOM09-3.
Hình dạng quả:
Hình dạng quả được xác định thông qua chỉ số dạng quả, đây là yếu tố quan trọng phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Xu thế chung của người tiêu dùng Việt nam thích dạng quả tròn dài hoặc quả tròn. Hơn nữa hình dạng quả cũng phần nào đánh giá được độ chắc quả. Thường những giống có dạng qủa thuôn dài có độ chắc quả cao hơn giống có dạng quả tròn hoặc quả dẹt. Kết quả nghiên cứu hình dạng quả chúng tôi thấy hầu hết các tổ hợp lai có dạng quả tròn ở cả hai vụ trồng. Như vậy có thể nói hình dạng quả do đặc điểm di truyền quy định, ít ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh.
Độ dày thịt quả: Độ dày thịt quả ngoài việc có ý nghĩa tăng giá trị sử dụng nó còn là yếu tố xác định độ chắc của quả. Độ chắc quả và tỷ lệ giữa độ dày thịt quả và số ngăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong chất lượng quả, là yếu tố cần thiết cho cả cà chua ăn tươi và cà chua chế biến. Độ chắc quả giúp cho quá trình vận chuyển và bảo quản cà chua được thuận lợi hơn và lâu hơn.
Kết quả nghiên cứu độ dày thịt quả của các tổ hợp lai chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác nhiều về độ dày thịt quả giữa các giống trong cùng một thời vụ trồng, tuy nhiên chúng lại có sự sai khác giữa hai vụ trồng. Vụ xuân hè muộn độ dày thịt quả giảm hơn so với vụ xuân hè chính chúng chỉ vào khoảng 5 mm trong khi ở vụ xuân hè chính độ dày cùi của các tổ hợp lai khoảng 6 mm.
Số lượng ngăn hạt: Số ngăn hạt của cà chua phụ thuộc vào bản chất của giống. Số ngăn hạt của các tổ hợp lai ít biến đổi giữa các thời vụ trồng. Nhìn chung các tổ hợp lai có số ngăn hạt thấp từ 3-4 ngăn/quả.
Số hạt trên quả: Nghiên cứu số hạt trên quả của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm chúng tôi nhận thấy, ở vụ xuân hè do điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của hoa, ảnh hưởng đến quá trình hình thành hạt trong quả. Ở vụ xuân hè chính số lượng hạt trên quả ít hơn nhiều so với chính vụ thu đông, vụ xuân hè muộn số hạt/quả lại càng giảm. Trung bình số hạt trên quả của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè muộn dao động từ khoảng 31 hạt đến 53 hạt, trong khi đó ở vụ xuân hè chính số hạt/quả dao động trong khoảng 81 đến 147 hạt. Giống có số hạt/quả cao nhất là TO29 147,7 hạt/quả, TO76 130,1 hạt/quả và 104,7 hạt/quả.
Hàm lượng chất khô hòa tan (Độ Brix)
Hàm lượng chất khô hoà tan trong quả cà chua chịu ảnh hưởng bởi cả điều kiện môi trường và kiểu gen. Cường độ ánh sáng cao, quang chu kỳ dài, điều kiện thời tiết khô tại thời điểm thu hoạch tạo cho quả có hàm lượng chất khô hoà tan cao. Kích thước quả nhỏ, giống có dạng hình sinh trưởng vô hạn cũng là yếu tố giúp cho quả có hàm lượng chất khô cao.
Kết quả theo dõi hàm lượng chất khô hòa tan trong quả cà chua cho thấy có sự khác nhau về hàm lượng chất khô hòa tan giữa các giống tham gia thí nghiệm và có sự sai khác về hàm lượng chất khô hòa tan giữa hai vụ trồng. Vụ xuân hè muộn hầu hết các tổ hợp lai đều có hàm lượng chất khô hòa tan thấp hơn vụ xuân hè chính. Tổ hợp lai có hàm lượng chất khô hòa tan cao nhất trong cả hai thời vụ trồng là HPT10 với 5,09 độ Brix ở vụ xuân hè chính và 4,99 độ Brix ở vụ xuân hè muộn, sau đó là các tổ hợp lai TOM09-1 với 5,01 độ Brix ở vụ xuân hè chính, 4,87 độ Brix ở vụ xuân hè muộn, TOM09-2 với 4,95 và 4,82 độ Brix; TOM09-3 với 4,87 và 4,73 độ Brix ở vụ xuân hè chính và vụ xuân hè muộn. Giống có độ Brix thấp nhất ở cả hai vụ trồng là TO26 với 4,02 độ Brix ở vụ xuân hè chính và 3,85 độ Brix ở vụ xuân hè muộn trong khi đó giống đối chứng Savior độ Brix đạt 4,69 và 4,56 độ Brix ở vụ xuân hè chính và vụ xuân hè muộn.
4.2.6 Đề xuất mô hình giống cà chua cho các vụ trồng
Để có một giống cà chua có năng suất, chất lượng thích hợp với điều kiện trồng trái vụ là yêu cầu cấp bách với sản xuất. Từ kết quả nghiên cứu của thí nghiêm này chúng tôi mạnh dạn đề xuất 3 giống cà chua có khả năng phát triển tại địa bàn Bắc Ninh, đó là giống cà chua HPT10 của Viện nghiên cứu Rau quả với chất lượng quả tốt, ngoài hình dạng, màu sắc quả đẹp thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng giống này còn có hàm lượng chất khô hoà tan cao 5 độ Brix ở điều kiện thòi tiết bất thuận. hai giống cà chua của trường Đại học Nông nghiệp là TO38 và TO29 là những giống có khả năng chịu nhiệt tốt thể hiện quả tỷ lệ đậu quả và số quả/cây cao, năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm hơn các giống khác, đây cũng là những đặc điểm quí mà sản xuất đang cần.
Bảng 4.9. Đặc điểm nông sinh học của một số tổ hợp lai mới có triển vọng
TT
Chỉ tiêu
HPT10
TO38
TO29
XHC
XHM
XHC
XHM
XHC
XHM
1
Thời gian ST (Ngày)
92,3
85,0
86,3
80,0
83,5
78,7
2
Chiều cao cây (cm)
105,3
100,2
105,5
98,0
107,3
101,3
3
Tỷ lệ đậu quả (%)
64,38
45,02
69,7
46,6
64,0
47,9
4
Số quả/cây
23,47
14,87
23,97
15,53
33,13
14,53
5
Khối lượng TB quả (g)
74,7
64,4
69,7
53,6
64,0
57,4
6
Năng suất cá thể (g/cây)
1655,5
956,7
1832,5
938,4
1856,5
853,0
7
Tỷ lệ thương phẩm (%)
87,1
88,4
87,3
86,1
88,7
80,8
8
Năng suất thực thu (Tấn/ha)
38,34
18,73
38,38
18,75
41,93
16,44
9
Độ Brix
5,09
4,96
4,62
4,45
4,47
4,34
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Trừ giống đối chứng Savior (thuộc dạng dài ngày, cao cây) hầu hết các tổ hợp lai thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Từ trồng tới thu quả lứa đầu 60 - 65 ngày (vụ xuân hè chính) và 57 - 61 ngày (vụ xuân hè muộn), chúng sinh trưởng tốt ở vụ xuân hè.
2. Đa số các tổ hợp lai thí nghiệm có khả năng đậu quả ở điều kiện vụ nóng xuân hè như T033, T038, T071, T029, T070 và HPT10. Các tổ hợp lai trên cho số quả/cây tăng đảm bảo năng suất cao, nổi bật là các tổ hợp lai T038, T029, T033, HPT10 đạt 37 - 42 tấn/ha (vụ xuân hè chính).
3. Ở điều kiện vụ xuân hè 2009, trên địa bàn thí nghiệm các tổ hợp lai thí nghiệm nhiễm bệnh virus hầu hết ở mức trung bình. Một số tổ hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh virus nhẹ hơn như T029, T038, HPT10, T026. So với vụ xuân hè chính, vụ xuân hè muộn bệnh virus ở các tổ hợp lai thí nghiệm biểu hiện cao hơn.
4. Ở điều kiện vụ nóng xuân hè, hầu hết các tổ hợp lai cà chua có độ chín đỏ tốt, quả chắc, ít nứt quả, độ Brix khá cao, đảm bảo chất lượng tiêu dùng.
5. Thí nghiệm đã rút ra các tổ hợp lai T038, T029 và HPT10 có nhiều triển vọng, tiềm năng cho năng suất cao: T029 (41,9 tấn/ha), T038 (38,4 tấn/ha) và HPT10 (38,37 tấn/ha) ở vụ xuân hè chính, chúng có chất lượng quả tốt. Giống HPT10 là giống cà chua có dạng quả, màu sắc đẹp, độ Brix cao ở cả hai vụ trồng.
5.2 Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng của các tổ hợp lai cà chua mới nhằm xác định được giống tốt cho phát triển cà chua ở Bắc Ninh trong điều kiện trái vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Hữu An và cộng tác viên (2008). Giáo trình cây rau. NXB Nông nghiệp.
Mai Thị Phương Anh và cộng tác viên. Rau và trồng rau. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 164-176.
Bộ NN&PTNT (2005), 575 giống cây trồng Nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, tr 254-257.
Tạ Thu Cúc, Hoàng Ngọc Châu, Nghiêm Thị Bích Hà (1994), “ So sánh một số dòng giống cà chua cho chế biến”, Kết quả nghiên cứu khoa học Khoa Trồng Trọt 1992-1993 (ĐHNNI Hà Nôi). NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48-54.
Tạ Thu Cúc (2006), Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-19.
Cục Thống kê Bắc Ninh, báo cáo chính thức diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm năm 2006
Cục Thống kê Bắc Ninh, báo cáo chính thức diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm năm 2007
Cục Thống kê Bắc Ninh, báo cáo chính thức diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm năm 2008
Trương Đích (1999) 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.175-187.
Ngô Thị Hạnh, Chu Văn Chuông (2005), “Kết quả tuyển chọn giống cà chua chịu bệnh héo xanh vi khuẩn CHX1”, Kết quả chọn tạo và công nghệ nhân giống một số loại rau chủ yếu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 37-44.
Nguyễn Xuân Hiền, Chu Doãn Thành và Hoàng Lệ hằng (2003), “Tiềm năng chế biến sản phẩm cà chua”, Báo cáo hội thảo nghiên cứu và phát triển giống cà chua, Viện nghiên cứu rau quả ngày 18/01/2003(C mao 25)
Vũ Tuyên Hoàng, Chu Ngọc Viên (1999) Kết quả chọn tạo giống 214, tạp chí KHKT Nông nghiệp và CNTP, số 3, tr.147.
Trần Văn Lài, Vũ Thị Tình, Lê Thị Thuỷ, Đặng Hiệp Hoà (2005), “Kết quả chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt XH5” Kết quả chọn tạo và công nghệ nhân giống một số loại rau chủ yếu,NXB Nông Nghiệp, Hà Nội,tr 30- 36.
Lê Thị Liễu (2006), Kết quả khảo nghiệm cà chua chống chịu bệnh vius xoăn vàng lá trong vụ đông xuân 1999-2000 tại Thái Lan. Tạp chí KHKT rau- Hoa-Quả số 3.
Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (1998), Giống cà chua MV1. tạp chí Nông nghiệp và CNTP số 7, tr 317-318.
Nguyễn Hồng Minh (1999),” Giống cà chua HT7 và HT5”, Báo cáo tại tiểu ban của ban Trồng trọt và BVTV- Phiên họp phía bắc tại Hà Nội, (4-6/2/1999), tr 26.
Nguyễn Hồng Minh (2000). Chọn giống cà chua. Trong giáo trình chọn giống cây trồng do Nguyễn Văn Hiển chủ biên). NXB giáo dục.
Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (2000). Giống cà chua HT7. báo cáo công nhận giống. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 9/2000.
Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư (2006), kết quả nghiên cứu tạo giống cà chua lai HT7, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2, tháng 7/2006. tr 11, 20-22.
Nguyễn Thanh Minh(2003), Khảo sát và tuyển chon giống cà chua (Lycopersicon esculentum.Mill) cho chế biến công nghiệp ở đồng bằng bắc bộ, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp, Hà nội.
Trần Khắc Thi (2003), “Vài nét về tình hình sản suất, nghiên cứu và phát triển cà chua ở Việt Nam”, Báo cáo tham luận tại hội nghị cà chua toàn quốc/2003 tại viện nghiên cứu rau quả.
Trần Khắc Thi (2005), ”Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường phục vụ chương trình xuất khẩu rau và hoa”Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Nhà nước KC.06.10 NN giai đoạn 2001-2005,Hà Nội, tr 20.
Trần Khắc Thi (2008). Rau ăn quả (Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao). NXB KHTN & Công nghệ (2008).tr 138-139
Dương Kim Thoa, Trần Khắc Thi (2006), “Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua PT18 và giống cà chua lai số 9”, Kết quả nghiên cứu KHCN về rau- hoa- quả và dâu tằm tơ giai đoạn 2001-2005, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 22-28.
Dương Kim Thoa, Trần Khắc Thi (2006), Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến”, Tạp chí NN&PTNT số 3+4, tr 57-59.
Thông tin Nông nghiệp Việt Nam – Agroviet (2005), Những giống cà chua nhót vụ xuân hè- Khoa học và tri thức, Agroviet [online], Available URL: http:// Khoa học.com.vn.
Thông tin về trồng trọt- Báo Nông nghiệp (2007), giống cà chua chịu nhiệt và kháng bệnh xoăn lá virus [online], available URL: Org
Kiều Thị Thư (1998), Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ cho chọn tạo giống cà chua chịu nóng trồng trái vụ, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI Hà Nội, tr. 139.
Ngô Quang Vinh (2001), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cà chua mùa mưa tại thành phố Hồ Chí Minh, Tóm tắt luận án tiến sỹ Nông nghiệp.
Tiếng Anh
Chu Jiping (1994), “Processing tomato variety trail”, ARC-AVRDC training report, pp.68-76.
Hardy C.C. (1979), Physiological and compositional characterristics of fresh and processed fruit of nor hybrid tomatoes, M.S. thesis, Univesity of Arkansas, Fayctteville, pp.251-258
Kuo O. G, Openna R.T. and Chen J. T (1998). "Guides for Tomato production in the Tropics and subtropics", Asian Vegetable Research and Development Center, Unpublished technical Bullention No, pp. 1-73.
Luckwill L.C (1943), "The Genus Lycopersicon and historical", Biological and taxonomic survey of the wild and cultivated tomatoes, Aberdeen University studies, Aberdeen. The University Press, Alberdeen
Metwally A.M. (1996), “Tomatoes Vegetable Production”, the Egyptian International centre for Agriculture (EICA), pp.42-84.
Soriano J.M., Villareal R.L and Roxas V.P. (1989), “Tomato and pepper production in the Philippines, Tomato and pepper production in the tropics”, AVRDC, 12/1989, pp. 549-550
Steve olson and Don maynard (2004), Tomato varieties for Florida, [online] available URL:
Su N.R. (1974), “ Experiments involving the use of sulphur-coated fertilizer for corn and tomatoes”, Agronomic cooperators Workshop Muscle Schools, Alabama, Nov, pp, 6-8.
Tigchelaar E.C (1986), "Tomato Breeding", Breeding Vegetable Crops. Bassett M.J (Editor), AVI Publishing company, INC. West port, connecticut 06881, pp. 135-171
Tiwari R.N. and Choudhury B. (1993), Solanaceous crops: vegetable crops, Naya Prokash. Publisher, India, pp. 224-267
Wangdi C.P. (1992), Cherry tomato variety trial, Training report, AVRDC-TOP, pp.49-5KÊT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLDQ FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 1
VARIATE V003 TLDQ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
1 GI?NG$ 11 4379.61 398.146 28.55 0.000 3
2 R 2 42.1225 21.0612 1.51 0.242 3
* RESIDUAL 22 306.852 13.9478
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 4728.58 135.102
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQ/C FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 2
VARIATE V004 SQ/C
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
==================================================================
1 GI?NG$ 11 2157.67 196.151 23.26 0.000 3
2 R 2 2.25055 1.12528 0.13 0.876 3
* RESIDUAL 22 185.536 8.43346
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 2345.45 67.0129
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 3
VARIATE V005 NSCT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
======================================================================
1 GI?NG$ 11.225209E+07 204735. 6.63 0.000 3
2 R 2 71358.5 35679.3 1.15 0.334 3
* RESIDUAL 22 679694. 30895.2
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35.300314E+07 85804.1
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSO FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 4
VARIATE V006 NSO
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 781.932 71.0847 2.57 0.029 3
2 R 2.315039 .157520 0.01 0.995 3
* RESIDUAL 22 608.009 27.6368
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 1390.26 39.7216
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLQ FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 5
VARIATE V007 KLQ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 483.639 43.9672 2.90 0.016 3
2 R 2 49.3889 24.6944 1.63 0.218 3
* RESIDUAL 22 333.944 15.1793
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 866.972 24.7706
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BRIX FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 6
VARIATE V008 BRIX
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 3.23320 .293927 3.32 0.008 3
2 R 2.728667E-01.364333E-01 0.41 0.673 3
* RESIDUAL 22 1.94793 .885424E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 5.25400 .150114
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 7
MEANS FOR EFFECT GI?NG$
GI?NG$ NOS TLDQ SQ/C NSCT NSO
T033 3 71.8267 23.3000 1340.00 31.1067
T038 3 67.8467 23.9667 1601.33 32.2433
T026 3 65.9500 22.6667 1214.67 27.2567
T076 3 69.2400 26.6333 1393.33 29.7600
T029 3 70.7900 33.1333 1646.67 35.2200
T071 3 71.5500 32.1333 1396.67 31.8267
HPT10 3 64.3767 23.4667 1442.00 32.2067
Savior 3 72.9000 25.6333 1816.67 39.2000
TOM09-1 3 46.1967 10.4000 993.667 22.4433
TOM09-2 3 44.6200 12.6667 1031.67 24.7600
TOM09-3 3 47.3033 10.5333 1016.67 23.7500
TOM09-4 3 47.8067 11.9333 1241.67 28.1433
SE(N= 3) 2.15622 1.67665 101.481 3.03517
5%LSD 22DF 6.32386 4.91736 297.628 8.90169
GI?NG$ NOS KLQ BRIX
T033 3 69.6667 4.31333
T038 3 69.6667 4.62000
T026 3 72.0000 4.02000
T076 3 65.3333 4.79333
T029 3 64.6667 4.47333
T071 3 67.0000 4.62000
HPT10 3 74.6667 5.09333
Savior 3 75.0000 4.69333
TOM09-1 3 71.3333 5.00667
TOM09-2 3 74.3333 4.95333
TOM09-3 3 76.0000 4.86667
TOM09-4 3 72.6667 4.42667
SE(N= 3) 2.24939 0.171797
5%LSD 22DF 6.59712 0.503854
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
-------------------------------------------------------------------------------
R NOS TLDQ SQ/C NSCT NSO
1 12 60.7817 21.2167 1297.17 29.8375
2 12 63.2192 21.7250 1404.17 29.9350
3 12 61.1008 21.1750 1332.42 29.7067
SE(N= 12) 1.07811 0.838325 50.7405 1.51758
5%LSD 22DF 3.16193 2.45868 148.814 4.45084
R NOS KLQ BRIX
1 12 70.4167 4.64500
2 12 72.6667 4.71667
3 12 70.0000 4.60833
SE(N= 12) 1.12470 0.858984E-01
5%LSD 22DF 3.29856 0.251927
------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CTHUY1 23/ 8/ 9 8:42
------------------------------------------------------------------:PAGE 8
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GI?NG$ |R
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
TLDQ 36 61.701 11.623 3.7347 6.1 0.0000 0.2421
SQ/C 36 21.372 8.1861 2.9040 13.6 0.0000 0.8759
NSCT 36 1344.6 292.92 175.77 13.1 0.0001 0.3343
NSO 36 29.826 6.3025 5.2571 17.6 0.0286 0.9950
KLQ 36 71.028 4.9770 3.8961 5.5 0.0163 0.2181
BRIX 36 4.6567 0.38745 0.29756 6.4 0.0081 0.6725
BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLDQ FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 1
VARIATE V003 TLDQ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 600.091 54.5537 11.22 0.000 3
2 R 2 6.60602 3.30301 0.68 0.522 3
* RESIDUAL 22 107.013 4.86421
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 713.709 20.3917
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SQ/C FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 2
VARIATE V004 SQ/C
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 90.6522 8.24111 9.62 0.000 3
2 R 2.155554E-01.777772E-02 0.01 0.992 3
* RESIDUAL 22 18.8378 .856263
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 109.506 3.12873
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 3
VARIATE V005 NSCT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 658735. 59885.0 9.42 0.000 3
2 R 2 1728.90 864.452 0.14 0.874 3
* RESIDUAL 22 139908. 6359.45
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 800371. 22867.8
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSO FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 4
VARIATE V006 NSO
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 284.776 25.8887 7.44 0.000 3
2 R 2 3.70100 1.85050 0.53 0.600 3
* RESIDUAL 22 76.5564 3.47984
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 365.033 10.4295
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLQ FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 5
VARIATE V007 KLQ
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 690.388 62.7625 4.69 0.001 3
2 R 2 6.58667 3.29334 0.25 0.787 3
* RESIDUAL 22 294.513 13.3870
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 991.488 28.3282
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE BRIX FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 6
VARIATE V008 BRIX
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 GI?NG$ 11 3.44403 .313094 3.42 0.007 3
2 R 2.866660E-03.433330E-03 0.00 0.996 3
* RESIDUAL 22 2.01460 .915728E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 35 5.45950 .155986
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 7
MEANS FOR EFFECT GI?NG$
GI?NG$ NOS TLDQ SQ/C NSCT NSO
T033 3 45.1133 14.6667 674.333 13.2300
T038 3 46.6333 15.5333 808.433 15.7533
T026 3 41.9533 13.0667 601.667 11.8967
T076 3 42.1433 13.0667 636.667 13.0867
T029 3 47.9300 14.5333 690.000 13.8100
T071 3 39.4233 12.4000 568.333 11.5767
HPT10 3 45.0233 14.8667 846.000 15.7367
Savior 3 47.6667 16.7333 1047.33 21.1833
TOM09-1 3 40.3567 12.6667 698.000 12.8200
TOM09-2 3 42.1267 13.3333 729.333 13.3733
TOM09-3 3 34.3867 10.9333 547.000 11.1333
TOM09-4 3 36.7433 11.8667 600.000 9.85333
SE(N= 3) 1.27334 0.534248 46.0415 1.07701
5%LSD 22DF 3.73452 1.56687 135.033 3.15870
GI?NG$ NOS KLQ BRIX
T033 3 50.7667 4.14667
T038 3 53.6000 4.45333
T026 3 59.4667 3.85333
T076 3 56.9333 4.66000
T029 3 57.4333 4.34000
T071 3 58.5667 4.48667
HPT10 3 64.4333 4.96000
Savior 3 67.0333 4.56000
TOM09-1 3 64.3333 4.87333
TOM09-2 3 61.2000 4.82000
TOM09-3 3 59.5000 4.73333
TOM09-4 3 59.0333 4.29333
SE(N= 3) 2.11242 0.174712
5%LSD 22DF 6.19541 0.512403
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT R
---------------------------------------------------------------
R NOS TLDQ SQ/C NSCT NSO
1 12 42.8825 13.6667 695.442 13.4108
2 12 41.8717 13.6167 712.417 14.0742
3 12 42.6208 13.6333 703.917 13.3783
SE(N= 12) 0.636671 0.267124 23.0207 0.538504
5%LSD 22DF 1.86726 0.783434 67.5163 1.57935
R NOS KLQ BRIX
1 12 59.9583 4.52000
2 12 59.1250 4.51667
3 12 58.9917 4.50833
SE(N= 12) 1.05621 0.873560E-01
5%LSD 22DF 3.09770 0.256202
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CTHUY2 23/ 8/ 9 8:46
------------------------------------------------------------------:PAGE 8
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |GI?NG$ |R |
(N= 36) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
TLDQ 36 42.458 4.5157 2.2055 5.2 0.0000 0.521
SQ/C 36 13.639 1.7688 0.92534 6.8 0.0000 0.9918
NSCT 36 703.92 151.22 79.746 11.3 0.0000 0.8738
NSO 36 13.621 3.2295 1.8654 13.7 0.0000 0.6000
KLQ 36 59.358 5.3224 3.6588 6.2 0.0011 0.786
BRIX 36 4.5150 0.39495 0.30261 6.7 0.0069 0.9959
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc