BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
٭٭٭٭ ٭٭٭٭
ĐẶNG VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌ
QUAO (BIGNONIACEAE Juss. 1789) TRONG HỆ THỰC VẬT
NAM BỘ - VIỆT NAM
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, ngay t
84 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ quao (Bignoniaceae Juss.1789) trong hệ thực vật nam bộ - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ thời tiền sử con người đã
biết sử dụng hoa, quả, củ của các loài cây hoang dại để làm thức ăn. Do đó, con người cần phải nhận biết
các loài cây ăn được, khác với các loài cây không ăn được thông qua một hay một vài đặc điểm bên ngoài.
Đến khi nghề nông phát triển thì số lượng loài cây mà con người biết đến ngày càng nhiều. Vì vậy một
yêu cầu thực tế đặt ra là phải phân loại chúng để đưa vào sử dụng trong đời sống. Nhiệm vụ của phân loại
học lúc đầu là tìm ra phương pháp sắp xếp cây cỏ thành nhóm, loại riêng biệt. Về sau nhờ sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt dưới ánh sáng của học thuyết Đacuyn, phân loại học thực vật đã đặt ra cho
mình nhiệm vụ to lớn hơn là sắp xếp tất cả các loài vào một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống ấy
phải phản ánh được quá trình tiến hóa của thực vật.
Sự phát triển của thực vật học luôn gắn liền với sự phát triển tri thức khoa học của loài người, cùng
với sự phát triển về phương pháp và công cụ nghiên cứu, ngày nay giới thực vật được sắp xếp ngày càng
phù hợp với tự nhiên hơn, làm sáng tỏ quan hệ thân thuộc giữa các loài, các chi, các họ. Điều này không
những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tế rất lớn, góp phần vào việc phát triển,
sử dụng những cây có lợi và hạn chế những cây có hại.
Họ Quao (Bignoniaceae) là một trong những họ thực vật thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), với
khoảng hơn 107 chi và 900 loài [46], phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, họ
Quao có khoảng 8 chi với 22 loài và 3 taxon dưới loài [40] phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng
ven biển đến núi cao, trong đó có rất nhiều loài có giá trị tài nguyên như làm thuốc, làm cảnh, cho gỗ, cho
rau ăn,… Riêng vùng Nam Bộ - Việt Nam theo kết quả của nghiên cứu này có 7 chi với 8 loài và 1 taxon
dưới loài.
Ở vùng Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đã có một số tác giả nghiên cứu về họ Quao
(Bignoniaceae), nhưng những nghiên cứu này hoặc đã lâu, hoặc chỉ sơ bộ nên việc điều tra, nghiên cứu họ
thực vật này một cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật được nhiều thông tin nhất là một trong những
nhiệm vụ cần thiết và thiết thực trong công tác nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam, tiến tới góp phần biên
soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam”. Từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đa
dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt
Nam” với mục tiêu nhằm cung cấp những dữ liệu về thành phần loài, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng
của họ thực vật này ở vùng Nam Bộ.
1.2 Mục đích của đề tài
- Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của họ Quao (Bignoniaceae)
ở vùng Nam Bộ - Việt Nam.
- Hoàn thành việc phân loại, thành lập khóa tra cho họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ một cách
có hệ thống làm cơ sở để nghiên cứu họ Quao ở Việt Nam và tiến tới biên soạn Thực vật chí Việt Nam,
cũng như phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu, đào tạo các chuyên ngành có liên quan.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có nguồn gốc tự nhiên hiện diện
trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt Nam, trên cơ sở các tư liệu, các tiêu bản khô, các ảnh chụp và các mẫu
tươi sống được thu thập thông qua các chuyến khảo cứu thực địa.
Phạm vi nghiên cứu là các rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển ở phần đất liền Nam Bộ - Việt Nam.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiển
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu toàn bộ các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) ở
Việt Nam và biên soạn Thực vật Chí Việt Nam về họ thực vật này.
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu về họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ, giúp các
nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên.
Kết quả của đề tài là tài liệu cơ bản về phân loại họ Quao ở vùng Nam Bộ và Việt Nam, góp phần bổ
sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại học thực vật.
Kết quả của đề tài là cơ sở phục vụ cho các ngành khoa học ứng dụng và sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, y dược, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,…
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh học, sinh thái và phân bố của họ Quao (Bignoniaceae) ở
vùng Nam Bộ, Việt Nam.
Có 8 loài và 1 taxon dưới loài thuộc họ Quao được mô tả đặc điểm và giá trị sử dụng. Tất cả các loài
đều được minh họa bằng hình ảnh.
Đã bổ sung cho hệ thực vật Nam Bộ 2 loài, đồng thời ghi nhận được 3 loài thuộc họ Quao có giá trị
bảo tồn theo thang đánh của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế gới (IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam
(2007).
1.6 Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài bao gồm:
- Chương 1 - Mở đầu
- Chương 2 - Tổng quan tư liệu
- Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4 - Kết quả và thảo luận
- Chương 5 - Kết luận và kiến nghị
- Danh mục các công trình công bố của tác giả
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN TƯ LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
2.1.1 Địa hình
Nam Bộ là phần phần đất tận cùng ở phía Nam Việt Nam, kéo dài từ phía Nam của dãy Trường Sơn
đến tận mũi của bán đảo Cà Mau, có tổng diện tích 63.487,85km2, với mật độ dân số lớn thứ hai trong cả
nước (400 người/km2) chỉ sau châu thổ sông Hồng [22], gồm 2 thành phố và 17 tỉnh thành là Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Bạch Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
Địa hình Nam Bộ được phân chia thành hai miền rõ rệt là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Tây Nam Bộ là phần hạ lưu của sông Mê Kông, nơi đây có độ cao trung bình chỉ khoảng một vài mét
so với mực nước biển, với một số lượng nhỏ các núi riêng biệt xuất hiện trên vùng đồng bằng. Phần lớn có
cấu tạo là đá granit và đôi khi là đá vôi, núi cao nhất là núi Cấm (An Giang) có độ cao 710m [22], đồi núi
tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Đồi núi An Giang có nhiều đỉnh có hình dạng, độ
cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu
(huyện An Phú) qua thị xã Châu Đốc, rồi bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn
kéo đến xã Vọng Thê và Vọng Đông, cuối cùng dừng lại ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn); khu vực
Bảy Núi (hay còn gọi là Thất Sơn, gồm các núi Năm Giếng, núi Két, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi
Nước và núi Cô Tô) [27]. Đồi núi Kiên Giang tập trung chủ yếu tại ven biển phía Tây Bắc, thuộc các
huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên độ cao trung bình dưới 200m; về cấu tạo địa chất có thể
chia thành 3 loại: (1) đồi núi cấu tạo bằng đá granit, có các núi Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc,… (2) đồi núi
đá vôi hình thành trên nền móng gẫy cổ xưa, có các núi Chùa Hang, Bình Trị, Hang Tiền, Khoe Lá,
Ngang, Trà Đuốc, Mây Huỳnh, Sơn Trà, Mo So, hang Cây
Ớt, Còm,… (3) núi đá phiến xen với núi đá macma phun trào, có các núi Bãi Ớt, Ông Cộp, Xoa Ảo, Đồng,
Nhọn, Lăng Ông, Đại Tô Châu, Tiểu Tô Châu, Bình Sơn,…[27]. Kiểu địa hình phổ biến nhất ở vùng Tây
Nam Bộ cho đến nay là đồng bằng ngập nước theo mùa, nằm ở các khu vực miền Bắc và miền Trung.
Vùng bị ngập nước nhiều theo mùa ở phía Tây Bắc (vùng bị ngập nước sâu nhất) bao gồm các con đê tự
nhiên, cồn cát và các vùng đầm lầy. Một vùng khép kín trong khu vực này gọi là Đồng Tháp Mười, nước
khó rút ra và rút ra chậm. Vùng này bị ngập đến 3m vào phần lớn thời gian trong năm. Một vùng mở ở
phía Tây Nam gọi là Tứ giác Long Xuyên trong đó có vùng đồng bằng Hà Tiên, rút nước ra vịnh Thái Lan
và bị ngập tới 1,5-2m; ngược lại có những vùng đồng bằng ngập nước theo mùa do ảnh hưởng của thủy
triều nằm giữa châu thổ ngập nước ít hơn ở mức 0,5-1m. Một vùng trũng cũng chiếm một phần lớn khu
vực đất liền ở phía Nam của Tây Nam Bộ, khu vực này là vùng ít chịu ảnh hưởng của sông Mê Kông nhất
và phần lớn bị ngập nước mặn trong mùa khô, những đầm lầy than bùn trong đó có U Minh Thượng và U
Minh Hạ, chiếm ưu thế trong các khu vực thấp nhất của vùng trũng này.
Đông Nam Bộ có nhiều vùng là chuyển tiếp giữa cao nguyên cực Nam Trung Bộ với đồng bằng Nam
Bộ nên có nhiều đồi núi hơn và địa hình cũng phức tạp hơn. Các dạng địa hình chủ yếu là núi thấp, đồi và
đồng bằng. Núi cao nhất là núi Bà Đen (Tây Ninh) có độ cao 986m [26]. Dạng địa hình núi thấp tạo thành
những lưng sóng rộng rãi, nhô cao lên là những chóp núi lửa đã tắt từ lâu còn được bảo tồn khá tốt và
những đỉnh núi granit, các núi lửa mang hình chóp nón đỉnh bằng, tuy đã bị phá hủy một phần, còn các núi
granit được phân biệt bởi những đỉnh nhỏ, sườn dốc và những vách đá màu trắng xám đã bị quá trình
phong hóa làm đổ vỡ thành nhiều khối tảng, các núi sót này phân bố rải rác không theo quy luật, đây là
phần cuối cùng của dãy Trường Sơn, các núi tiêu biểu là Chứa Chan, Mây Tàu, Gia Kiệm (Đồng Nai),
Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Rá (Bình Phước),… Dạng địa hình đồi tạo thành
các dạng đồi lượn sóng rất thoải và rộng với các đỉnh bằng phẳng, cấu tạo bởi phù sa cổ, đất chịu quá trình
rửa trôi mạnh từ trên xuống, do đó không được phì nhiêu nhưng thích hợp với việc trồng các loại cây lâu
năm, ở nhiều nơi còn có phủ một lớp đất đỏ bazan trên mặt màu mỡ. Dạng địa hình đồng bằng phổ biến là
các cánh đồng lúa, bãi cát, cồn cát, bãi lầy,… được tạo thành do sự bồi tụ của sông và biển.
Tóm lại, địa hình Nam Bộ chủ yếu là bằng phẳng và thấp, trải dài dọc theo hệ thống sông Mê Kông
nên rất thuận lợi cho hệ sinh vật phát triển, đặc biệt là thực vật bậc cao có mạch.
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu trong hệ thống bản đồ Việt Nam
2.1.2 Thổ nhưỡng
Đa số các loại đất ở Nam Bộ là đất phù sa. Những loại đất có tính acid cao chiếm một diện tích khá
lớn, các loại đất này có trong các vùng đầm lầy có thủy triều nơi đất bị úng nước và bị nước biển tràn qua
và giàu chất hữu cơ. Quá trình phân hủy tạo ra các hợp chất trong đất (như sunfua) có thể tạo thành acid
trong điều kiện nhất định. Khi được giữ ẩm, chúng ở trạng thái trung tính. Tuy nhiên, trong các điều kiện
khô chúng trở nên có tính acid, khi acid sunfuric thoát ra khỏi đất sẽ gây độc cho thực vật. Ngoài đất phù
sa trong vùng còn có nhiều loại đất khác như đất đỏ vàng, đất xám, đất phèn, đất cát, đất đá,…
2.1.3 Khí hậu
Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở mức độ cao và lượng mưa hàng năm thường dao động trong
khoảng 1.500-2.000mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 với phần
lớn lượng mưa rơi vào tháng 9 và tháng 10. Mùa khô (tháng 12 đến tháng 3) rất khô và lượng mưa nằm
dưới mức 100mm từ 4 đến 6 tháng và một số khu vực gần như không có mưa trong một tháng [22]. Tuy
nhiên, theo Nguyễn Khanh Vân và nnk (2000) thì vùng Nam Bộ thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa,
mưa hè. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.296,7mm tại Châu Đốc, tỉnh An Giang đến 2.469,2mm tại
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
2.1.4 Hệ sinh vật
2.1.4.1 Hệ thực vật
Những khu rừng ở Nam Bộ thay đổi từ rừng thường xanh đến rừng rụng lá, đồng cỏ thứ sinh có phân
bố rộng và rừng tre nứa. Những cây rụng lá theo mùa thuộc chi Lagerstroemia chiếm ưu thế ở khu vực tán
lá cao 35-45m trong các khu rừng nửa rụng lá của khu vực này. Hiện nay, có 5 dạng thảm thực vật tự
nhiên chính đặc trưng cho vùng Nam Bộ đó là: rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn, đồng cỏ, rừng
thường xanh và rừng rụng lá.
Rừng đầm lầy nước ngọt phân bố ở các khu vực có đất liên tục bị bảo hòa nước. Những khu rừng này
có lẽ một thời đã bao phủ các khu vực rộng lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng những hoạt
động của con người đã làm giảm đáng kể vùng phân bố của chúng và làm thay đổi các thành phần của
những khu rừng này. Các đầm lầy có Tràm, đặc trưng bởi cây Tràm (Melaleuca leucadendra), một thành
viên của họ Sim (Myrtaceae) mọc trong các khu vực ngập nước theo mùa, nơi có hàm lượng muối thấp, có
tích lũy các hợp chất hữu cơ bị phân hủy và nhờ nước mang hạt cây đến. Tràm có thể mọc trên cát thạch
anh không màu mỡ cũng như trên vùng đồng cỏ bị xuống cấp nhưng chúng thích sống ở các bờ sông ngập
nước và trong khu vực phù sa ven biển. Tràm thường chiếm ưu thế trong quần xã, mọc thành rừng khá
thuần nhất. Kiểu thảm thực vật này thường gặp ở vùng đất ngập nước U Minh và các khu rừng nhỏ hơn
phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên. Mặc dù có mức độ đa dạng thấp, nhưng những
khu rừng này là một phần không thể thiếu được của hệ sinh thái. Chúng làm giảm bớt lượng nước chảy
trong mùa mưa, giữ nước ngọt trong mùa khô, giảm tính acid của đất và là môi trường sống cho nhiều loài
sinh vật nước cũng như các động vật hoang dã.
Rừng ngập mặn phân bố ở những vùng bị ngập nước có hàm lượng muối cao hơn so với các khu rừng
đầm lầy, chúng mọc dọc theo bờ biển và các cửa sông ở Nam Bộ. Mắm (Avicennia spp.) là loài chiếm ưu
thế trong các quần xã ngập mặn sống gần biển nhất và gần như thường xuyên bị ngập nước mặn. Các loài
ngập mặn thuộc chi Đước (Rhizophora) phân bố ngay phía trong về phía đất liền của các khu rừng này. Ở
các vùng khô hơn, thành phần của quần xã lại thay đổi. Các vùng nước lợ gần với khu vực nước ngọt là
nơi phân bố của các loài ưa lợ mà ưu thế là Dừa nước (Nypa). Rừng ngập mặn tạo thành mắt xích về mặt
sinh thái nối giữa các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái biển. Có chức năng lọc nước ngọt trước khi chảy
ra biển, đóng vai trò là vườn ươm cho cá mới nở, giúp ngăn cản sự xói mòn, ngập úng do thủy triều và bão
gây ra. Rừng ngập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương, theo ước tính cứ 1
ha rừng ngập mặn có thể đóng góp xấp xỉ 44 tấn cá ngoài khơi mỗi năm [22].
Đồng cỏ phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các quần xã với các loài thuộc họ
Cói (Cyperaceae) và họ Cỏ (Poaceae) chiếm ưu thế, chúng mọc trên cả loại đất có acid sunfat và đất phù
sa. Mặt dù vùng đồng cỏ thường bị bỏ qua trong các chương trình bảo tồn và được cho là vùng đất không
có giá trị trong các kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, đây là nơi cư trú của nhiều loài thực vật, động vật và
góp phần quan trọng tạo nên đa dạng sinh học của khu vực. Theo một nghiên cứu ở đồng bằng Hà Tiên,
các quần xã thực vật đa dạng nhất là đồng cỏ, bao gồm 94 loài cỏ và cói [22].
Rừng thường xanh chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Nam Bộ, phân bố tập trung ở các khu dự
trữ sinh quyển, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và rừng phòng hộ. Đây là nơi bảo tồn các loài
động thực vật quí hiếm, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nhiều loài thực
vật có giá trị bảo tồn trong sinh cảnh này như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
oliveri Gamble ex Prain), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Dáng hương trái to (Pterocarpus
macrocarpus Kurz), Gõ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq.), Lười ươi (Scaphium macropodium
Beumée), Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.) và nhiều loài có giá trị sử dụng như làm
thuốc, gỗ, làm cảnh,...
Rừng rụng lá thường phân bố xen kẽ trong các vùng của kiểu rừng thường xanh và ở vị trí thấp,
thường là các sườn đồi hoặc ven các thung lũng có độ ẩm cao và rụng lá vào mùa khô do thiếu nước. Kiểu
rừng này tập trung chủ yếu ở một số tỉnh như Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh,…
Với các loài thực vật chiếm ưu thế như Bằng Lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz), Dầu lông
(Dipterocarpus intricatus Dyer), Lim xẹt (Peltophorum spp.),…
2.1.4.2 Hệ động vật
Do địa hình phần lớn là bằng phẳng và thấp nên hệ động vật, đặc biệt là động vật trên cạn ở Nam Bộ
không đa dạng như ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Điều này có thể giải thích là do các quần
thể ở vùng đồng bằng khó bị tách biệt hơn so với các loài sống ở trên núi và như vậy làm giảm khả năng
phân hóa và tăng xác suất của việc phân tán trong sinh cảnh đồng nhất. Một lý do quan trọng nữa là các hệ
sinh thái, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn đã bị biến đổi rất nhiều do các hoạt động nông
nghiệp trong hơn 2 thập kỷ qua, làm cho phần lớn đất ngập nước đã bị mất, kết hợp với những sức ép lớn
từ việc săn bắn, việc mất đi môi trường sống đã dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng của hệ
động vật [22]. Các loài chim cư trú trong vùng đất ngập nước và sinh sản trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Loài Cò quăn lớn (Pseudibis gigantea) thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp, mặc
dù chưa bao giờ gặp phổ biến, chỉ có 2 ghi nhận gần đây có ở Việt Nam và cả hai quần thể này đều cho là
không tồn tại được. Săn bắn cũng làm thay đổi hoàn toàn quần xã thú ở đây. Tê giác một sừng có môi
trường sống ưa thích là rừng ẩm ở vùng đồng bằng, đặc biệt là gần sông suối, có thời phân bố ở toàn bộ
vùng phía Nam. Hiện chỉ còn lại ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có lẽ là quần thể duy nhất còn tồn tại ở lục
địa Đông Nam Á [22].
Về thú: ở Nam Bộ rất ít được biết đến, đã ghi nhận được hơn 50 loài động vật trên cạn (không kể dơi)
và 31 loài động vật sống dưới nước kể từ khi bắt đầu những đợt khảo sát vào cuối thế kỷ 19. Các loài thú
này bao gồm Hổ (Panthera tigris), Sói lửa (Cuon alpinus), Voi (Elephas maximus), Trâu rừng (Bubalus
arnee),…
Về Chim: Nam Bộ là vùng có sinh cảnh quan trọng cho các loài chim cư trú và chim di cư. Mức độ đa
dạng cao nhất tập trung ở các vùng đồng cỏ và vùng đầm lầy ngập nước theo mùa tại U Minh, đồng bằng
Hà Tiên và Đồng Tháp Mười. Những khu vực này phù hợp cho các loài chim nước sống chuyên hóa và
làm tổ trên cây như Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Học cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò trắng
Trung Quốc (Egretta eulophotes), Quắm đen (Plegadis falcinellus) và một số chim di cư mà một thời đã
sinh sản ở vùng Nam Bộ nhưng hiện tại không còn làm tổ ở đây, trong đó có Sếu đầu đỏ (Grusantigone
sharpii), Cò lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) và Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis). Đáng
chú ý là có 4 trong 5 loài chim đặc hữu ở Đông Dương sống ở Nam Bộ có phân bố trong các khu rừng
thường xanh, bán thường xanh và rừng tre nứa, một trong số các loài này là Gà so cổ hung (Arborophila
davidi) thuộc nhóm nguy cấp và nhiều loài khác có vùng phân bố hẹp cũng sống ở đây như Gà tiền mặt đỏ
(Polyplectron germaini), Chích chạch má xám (Macronous kelleyi),...
Về Bò sát và ếch nhái: ở Nam Bộ khu hệ Bò sát và ếch nhái ít đa dạng hơn so với các khu khác của
Việt Nam. Nhiều loài Bò sát và ếch nhái là những loài sống ở vùng đồng bằng có quan hệ mật thiết với
môi trường nước như Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rồng đất (Physignathus cocincinus) hoặc sống hoàn
toàn dưới nước như Cua đinh (Amyda cartilaginea), Rắn Phô Đôn (Fordonia leucobalia), Nhái lưỡi
(Glyphoglossus molossus), Ếch gáy dô (Limnonectes toumanoffi),…và đặc biệt là trong thời gian gần đây
các nhà khoa học đã phát hiện ở Nam Bộ có nhiều loài Thằn lằn mới và đặc hữu có giá trị cho khoa học
như Thằn lằn ngón Bà Đen (Cyrtodactylus badenensis), Thòi lòi (Cyrtodactylus nigriocularis), Thằn lằn
ngón đốm (Cyrtodactylus paradoxus),…
Về Cá: theo ước tính số lượng các loài cá sống trên các hệ thống sông của Nam Bộ (sông Mê Kông) là
gần 1.200 loài. Trong đó có khoảng 260 loài đã được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù số
lượng thực tế có thể cao hơn con số này. Nhiều loài cá sống trong hệ thống sông Mê Kông là những loài
di cư, chúng di chuyển xuôi ngược dòng sông hùng vĩ này và các nhánh sông của nó cùng với những thay
đổi về lượng nước theo mùa. Hiện tượng di cư này thường diễn ra vào ban đêm và đóng một vai trò quan
trọng trong chu kỳ sinh sản khi các quần thể di chuyển giữa vùng kiếm ăn và vùng sinh sản.
Về động vật không xương sống: giống như các khu vực khác của Việt Nam, nhóm động vật không
xương sống vẫn còn ít được quan tâm nghiên cứu. Một số loài phổ biến ở Nam Bộ như Cua bùn (Scylla
olivacea), Ốc bưu vàng (Pamacea canaliculata), Rầy (thuộc họ Delphcacidae), Ve sầu (thuộc họ
Cicadellidae),…
Tóm lại; hệ động vật ở Nam Bộ tuy không đa dạng hơn so với các miền khác của Việt Nam nhưng
đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước.
2.2 Lịch sử nghiên cứu họ Quao (Bignoniaceae)
Từ giữa thế kỷ 18, nhà thực vật học người Thụy Điển tên là Linnaeus (1753) đã dựa vào các đặc điểm
hình thái bên ngoài ở cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của thực vật để sắp xếp chúng thành các nhóm taxon
khác nhau (trong đó có họ Quao) [37]. Đây là kiểu phân chia chủ quan nhưng nó là kiểu phân chia tiến bộ
nhất thời bấy giờ, về sau người ta vẫn sử dụng cách phân chia này để nghiên cứu thực vật.
Năm 1789, Jussieu [35] là người đầu tiên trên thế giới đặt tên cho họ Quao (Bignoniaceae) trên cơ sở
lấy từ tên chi Bignonia, bổ sung một họ mới cho giới thực vật và danh pháp này được sử dụng cho đến
ngày nay.
Trên cơ sở phân chia và sắp xếp từng nhóm taxon, Linnaeus đã mô tả họ Quao với 13 chi và 127 loài
bao gồm: chi Bignonia có 69 loài, Tecoma có 9 loài, Jacaranda có 9 loài, Spathodea có 13 loài,
Amphilophium có 3 loài, Eccremocarpus có 3 loài, Salpigloffis có 1 loài, Incarvillea có 4 loài, Gelfemium
có 1 loài, Tourrettia có 1 loài, Martynia có 5 loài, Didymocarpus có 7 loài và Aeschynanthus có 2 loài
[38]. Những mô tả này tuy chưa được chi tiết nhưng bước đầu làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo
về họ thực vật này.
Kế tiếp Linnaeus, phải kể đến De Candolle (1845) là người đã mô tả, phân tích một cách chi tiết hơn
những đặc trưng về hình thái học của từng taxon trong họ Quao. Tác giả đã mô tả và tách họ Quao ra
thành hai phân họ là Bignonieae và Crescentieae với 50 chi và 513 loài [32].
Hai nhà thực vật học G. Bentham và J. D. Hooker trong cuốn “Genera Plantarum” (1876) [31] đã chia
họ Quao thành 4 phân họ với 53 chi và 440 loài, bao gồm: phân họ Bignonieae có 21 chi với 293 loài,
phân họ Tecomeae có 22 chi với 69 loài, phân họ Jacarandeae có 5 chi với 50 loài và phân họ
Crescentieae có 4 chi với 28 loài. Hệ thống phân loại của G. Bentham và J. D. Hooker dựa vào sự khác
biệt chủ yếu của các đặc điểm hình thái như quả, tràng hoa,… Đây là một hệ thống phân loại được sử
dụng rộng rãi thời bây giờ. Rất nhiều nhà thực vật trên thế giới đã từng lựa chọn hệ thống này để nghiên
cứu thực vật ở mỗi quốc gia hay khu vực.
Năm 1969, J. Hutchinson [34] trong cuốn “The families of flowering plants” đã xếp họ Quao vào bộ
Bignoniales cùng với 3 họ thực vật khác là Cobaeaceae, Pedaliaceae và Martyniaceae, đồng thời tác giả
cũng xây dựng khóa phân loại để phân biệt 4 họ thực vật này. Trong công trình này, tác giả chỉ mô tả đặc
điểm nhận dạng, giá trị sử dụng mà không đưa ra số lượng chi, loài cũng như mô tả chi tiết chúng.
A. Takhtajan (1966, 1973) [43, 44] trên cơ sở khái quát hóa nhiều dẫn liệu từ nhiều khảo cứu khác
nhau đã xếp họ Quao vào bộ Scrophulariales cùng với 10 họ thực vật khác là Solanaceae,
Buddlejaceae, Scrophulariaceae, Pedaliaceae, Martyniaceae, Gesneriaceae, Orobanchaceae,
Lentibulariaceae, Myoporaceae, Acanthaceae và Plantaginaceae; với khoảng 120 chi và 800 loài.
Theo tác giả, họ Quao rất gần với họ Scrophulariaceae bởi những đặc điểm về cấu tạo của hoa,
nhưng ở đây chủ yếu là cây thân gỗ, lá thường kép lông chim hay chân vịt, hạt lớn, dẹt, có cánh
màng rộng, phôi thẳng thường không có nội nhũ, phân bố chủ yếu ở các nước Nhiệt Đới, nhất là
Nam Mỹ, ít ở châu Phi và châu Á. Hệ thống phân loại của Takhtajan là hệ thống có giá trị và được
sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi vì nó được xây dựng dựa trên sự phân tích một cách sâu sắc
toàn diện toàn bộ những tính chất hình thái, giải phẫu, phấn hoa và tế bào học. Vị trí của họ Quao
(Bignoniaceae) trong hệ thống phát sinh của các bộ thực vật có hoa như sau (theo Takhtajan
1973):
T. Santisuk (1987) [41] trong công trình “Flora of Thailand” đã công bố 12 chi với 23 loài thuộc họ
Quao có ở Thái Lan, trong đó có đề cập đến số lượng chi và loài của họ Quao trên thế giới khoảng 120 chi
với 650 loài. Các chi và loài được xây dựng khóa phân loại, mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, phân bố
nhưng không có hình ảnh minh họa và thiếu tài liệu công bố.
Alwyn H. Gentry (1992) [33] đã phát hiện và mô tả 6 loài mới ở vùng Amazon thuộc họ Quao cho
khoa học, bao gồm: Arrabidaea affinis A. Gentry, sp. nov; Cuspidaria emmonsii A. Gentry, sp. nov;
Distietis occidentalis A. Gentry, sp. nov; Haplolophium nunezii A. Gentry, sp. nov; Schlegelia cauliflora
A. Gentry, sp. nov; và Schlegelia hirsuta A. Gentry, sp. nov. Công bố này không chỉ góp phần bổ sung
thành phần loài cho họ Quao ở vùng Nam Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, mà còn cho thấy đây là một
họ thực còn nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu.
Z. Zhiyum & T. Santisuk (1998) [45], trong công trình “Flora of China” đã công bố họ Quao trên thế
thới có khoảng từ 116 - 120 chi với 650 - 750 loài và mô tả 12 chi với 35 loài của họ thưc vật này có ở
Trung Quốc bằng tiếng Anh. Ở đây nhóm tác giả mô tả khá chi tiết các chi và loài, xây dựng khóa phân
loại, nhưng không có hình ảnh minh họa, thiếu tài liệu công bố và mẫu nghiên cứu.
Michelle L. Zjhra (2006) [46] đã phát hiện và mô tả 11 loài mới thuộc họ Quao cho khoa học ở
Madagascar, bao gồm: Colea resupinata M. L. Zjhra, sp. nova; Colea gentryi M. L. Zjhra, sp. nova; Colea
ramiflora M. L. Zjhra, sp. nova; Colea rosea M. L. Zjhra, sp. nova; Colea sytsmae M. L. Zjhra, sp. nova;
Ophiocolea vokoanensis M. L. Zjhra, sp. nova; Phyllarthron nocturnum M. L. Zjhra, sp. nova;
Phyllarthron vokoanensis M. L. Zjhra, sp. nova; Phyllarthron sahamalazensis M. L. Zjhra, sp. nova;
Bignoniaceae
Scrophulariales
Gentianales
Saxifragales
Magnoliales
Rhodocolea multiflora M. L. Zjhra, sp. nova và Rhodocolea lemuriphia M. L. Zjhra, sp. nova, và cũng
trong công bố này, trên cơ sở các nghiên cứu từ trước kết hợp với các số liệu phân tích của mình, tác giả
đã thống kê được thành phần taxon thuộc họ Quao trên thế giới hiện nay có khoảng 107 chi với 900 loài.
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về họ Quao được bắt đầu từ rất sớm bởi các nhà thực vật
người Pháp. Đầu tiên phải kể đến J. Loureiro (1793) [39] trong công trình “Flora Cochinchinensis” ông đã
phát hiện và mô tả nhiều loài mới cho hệ thực vật Việt Nam trong đó có họ Quao. Mãi đến năm 1927, H.
Lecomte [36] chủ biên một công trình đồ sộ “Flore Générale de L’Indochine” với công bố về họ Quao của
Paul Dop thì các taxon thuộc họ thực vật này ở Đông Dương và Việt Nam mới được mô tả chi tiết. Tác
giả đã mô tả 17 chi với 35 loài thuộc họ Quao, trong đó có rất nhiều loài là cây du nhập.
- Chi Crescentia có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là C. cujete L.
- Chi Kigelia có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là K. pinnata DC.
- Chi Oroxylum có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là O. indicum Vent.
- Chi Millingtonia có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là M. hortensis L.f.
- Chi Campsis có 2 loài ở Đông Dương và Việt Nam là C. radicans Seem. và C. longiflora K.
Schumann in Engl.
- Chi Stenolobium có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là S. stans Seem.
- Chi Stereospermum có 7 loài ở Đông Dương và Việt Nam có 4 loài là S. chelonoides DC., S.
annamense A. Chevalier, S. Cylindricum Pierre, S. neuranthum Kurz. và 3 loài còn lại không có ở Việt
Nam là S. mekongense P. Dop., S. fimbriatum DC., S. suaveolens DC.
- Chi Radermachera có 10 loài ở Đông Dương và Việt Nam có 6 loài là R. alata P. Dop, R.
tonkinensis P. Dop, R. bracteata P. Dop, R. pierrei P. Dop, R. grandiflora P. Dop, R. poilanei P. Dop và 4
loài còn lại không có ở Việt Nam là R. brilletii P. Dop, R. eberhardtii P. Dop, R. boniana P. Dop, R.
pagetii Craib.
- Chi Haplophragma có 2 loài ở Đông Dương và Việt Nam là H. adenophyllum P. Dop. và H.
serratum P. Dop.
- Chi Spathodeopsis có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là S. collignonii P. Dop.
- Chi Spathodea có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là S. campanulata P. Beauvois.
- Chi Heterophragma có 1 loài ở Đông Dương là H. vestitum P. Dop, ở Việt Nam không có loài này.
- Chi Mayodendron có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là M. igneum Kurz.
- Chi Dolichandrone có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là D. rheedi Seem.
- Chi Markhamia có 2 loài ở Đông Dương và Việt Nam là M. pierrei P. Dop và M. stipulata Seem.
- Chi Hexaneurocarpon có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là H. brilletii P. Dop.
- Chi Tripinna có 1 loài ở Đông Dương và Việt Nam là T. tripinnata Loureiro.
Đây là công trình khoa học to lớn, là kết quả điều tra nghiên cứu họ Quao nói riêng và hệ thực vật
Đông Dương nói chung của các nhà thực vật người Pháp trong nhiều năm qua. Ngày nay các nhà khoa
học Việt Nam vẫn sử dụng bộ sách này làm tài liệu để tiến hành các công trình nghiên cứu về thực vật học
và nó là chỗ dựa quan trọng trong việc nghiên cứu hệ thực Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp
thì tài liệu này chưa đảm bảo tính tiêu chuẩn trong mô tả, trích dẫn tài liệu không đồng nhất và đặc biệt là
việc sử dụng tên khoa học còn thiếu chính xác. Chính vì vậy mà “Flore Générale de L’Indochine” không
thể sử dụng như là một tài liệu chuẩn mà cần có phê phán và kế thừa có chọn lọc thì việc nghiên cứu họ
Quao ở từng vùng và tiến tới biên soạn bộ “Thực vật chí Việt Nam” mới chính xác và thành công được.
Pételot A. (1936) [42] đã dựa vào công trình trên để định loại và xác định các loài có giá trị làm thuốc
của họ Quao. Tác giả đã giới thiệu công dụng của 4 loài thuộc họ thực vật này là Oroxylon indicum Vent,
Stereospermum chelonoides DC., Spathodea campanulata P. Beauv. và Millingtonia hortensis Lin. trong
công trình của mình.
Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương (1960) [11], trong công trình “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”
đã mô tả ngắn gọn với hình vẽ đơn giản 11 loài thuộc 11 chi của họ Quao. Trong lần tái bản năm 1972
[12], Phạm Hoàng Hộ mô tả 17._. loài thuộc 14 chi. Như vậy, tác giả đã bổ sung 3 chi và 6 loài so với công
bố trước đó. Trong đó có 8 loài là cây du nhập để trồng làm cảnh, làm thuốc hay lấy bóng mát. Cả 2 công
trình này tác giả đều mô tả quá ngắn gọn, hình vẽ đơn giản và có nhiều sai sót về danh pháp.
Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến [7] trong công trình “Phân loại học thực vật bậc cao” 1978 thì cho
rằng họ Quao trên thế giới có 120 chi với hơn 800 loài, riêng ở Việt Nam có khoảng 18 chi với 35 loài,
trong đó có nhiều loài là cây du nhập. Cây mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt ở Nam Mỹ, vùng nhiệt
đới châu Phi, ở Madagasca và ở châu Á, trong đó có nhiều loài cho gỗ tốt và nhiều loài được trồng làm
cảnh.
Năm 1985, T. Santisuk & J. E. Vidal [40], trong công trình “Flore du Cambodge du Laos et du
Vietnam” đã mô tả 26 loài và 3 taxon dưới loài thuộc 9 chi của họ Quao là cây hoang dại phân bố ở Đông
Dương, trong đó ở Việt Nam có 22 loài và 3 taxon dưới loài thuộc 8 chi thuộc họ thực vật này bao gồm:
Dolichandrone spatacea (L.f.) Schumann, Dolichandrone columnaris Santisuk, Dolichandrone serrulata
(A.P.de Candolle) Seemann, Fernandoa adenophylla (Wallich es G.Don) Steenis, Fernandoa bracteata
(Don) Steenis, Fernandoa brilletii (Dop) Steenis, Fernandoa collignonii (Dop) Steenis, Fernandoa
serrata (Dop) Steenis, Markhamia stipulata var. stipulata (Wallich) Seemann & Schumann, Markhamia
stipulata var. pierrei (Dop) Santisuk, comb. & stat.nov., Markhamia stipulata var. kerrii Sprague,
Millingtonia hortensis L.f., Oroxylum indicum (L.) Kurz, Pauldopia ghorta (Buchanan-Hamilton ex
G.Don) Steenis, Radermachera boniana Dop, Radermachera eberhardtii Dop, Radermachera
hainanensis Merrill, Radermachera ignea (Kurz) Steenis, Radermachera inflata Steenis, Radermachera
sinica (Hance) Hemsley, Radermachera stellata Steenis, Stereospermum colais (Buchanan-Hamilton ex
Dillwyn) Mabberley, Stereospermum annamense A. Chevalier ex Dop, Stereospermum cylindricum Pierre
ex Dop, Stereospermum neuranthum Kurz. Đây là công trình được xem là đầy đủ nhất từ trước đến nay về
nghiên cứu họ Quao ở khu vực Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, hạn chế của
công trình này là chỉ dựa vào những tiêu bản khô được sưu tập từ trước những thập niên 70 kết hợp với
những tài liệu liên quan để mô tả các taxon, nên dẫn đến có nhiều sai sót về đặc điểm hình thái, sinh thái
và phân bố của từng taxon, thiếu ảnh chụp minh họa và giá trị sử dụng.
Phạm Hoàng Hộ (1993) [13], trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” và được tái bản năm 2000 [21] đã
mô tả 17 chi với 36 loài thuộc họ Quao bao gồm: chi Pyrostegia có 1 loài, chi Pachyptera có 1 loài, chi
Jacaranda có 2 loài, chi Crescentia có 2 loài, chi Kigelia có 1 loài, chi Campsis có 2 loài, chi Tecoma có
1 loài, chi Millingtonia có 1 loài, chi Oroxylon có 1 loài, chi Tabebuia có 1 loài, chi Stereospermum có 4
loài, chi Radermachera có 7 loài, chi Fernandoa có 5 loài, chi Pauldopia có 1 loài, chi Spathodea có 1
loài, chi Dolichandrone có 3 loài và chi Markhamia có 2 loài. Nhìn chung, trong cả 2 công trình của Phạm
Hoàng Hộ, tác giả đã thống kê và mô tả lại toàn bộ các loài thuộc họ thực vật này hiện có ở Việt Nam kể
cả các loài du nhập (9 chi với 12 loài), tuy nhiên những mô tả này còn sơ sài, thiếu tài liệu trích dẫn và
mẫu vật nghiên cứu. Đáng chú ý là ở đây chi Markhamia tác giả chỉ mô tả 1 loài là M. stipulata (Wall.)
Seem. Ex Schum và 1 taxon dưới loài là M. stipulata var. pierrei (Dop) Sant., trong khi đó theo nhiều tài
liệu cũng như qua kiểm chứng thực tế của chúng tôi thì chi này hiện nay ở Việt Nam có 3 taxon dưới loài
là Markhamia stipulata var. stipulata (Wallich) Seemann & Schumann, Markhamia stipulata var. pierrei
(Dop) Santisuk, comb. & stat.nov., Markhamia stipulata var. kerrii Sprague và chúng có những đặc điểm
phân biệt khá rõ ràng.
Trần Đình Lý (1993) [20] đã thống kê họ Quao ở Việt Nam có 25 chi với 40 loài (kể cả các loài du
nhập), trong đó tác giả nêu gắn gọn giá trị sử dụng và nguồn gốc của 14 loài thuộc 7 chi.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [3] đã thống kê họ Quao ở Việt có khoảng từ 17-18 chi với 40 loài (kể cả
các loài du nhập).
Trần Hợp (2002) [16] đã mô tả, nêu đặc điểm sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng kèm theo hình vẽ của
21 loài thuộc 14 chi của họ Quao ở Việt Nam (kể cả các loài du nhập).
Vũ Xuân Phương (2005) [30] đã thống kê họ Quao ở Việt Nam có 17 chi với khoảng 36 loài (kể cả
loài du nhập).
Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều được tiến hành trên diện rộng và chủ yếu là biên tập lại những
tài liệu đã có từ trước, nên dẫn đến có nhiều sai sót và thiếu thông tin cập nhật. Vì vậy, việc điều tra,
nghiên cứu họ Quao ở một khu vực cụ thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu trên phạm vi cả nước và tiến tới
biên soạn Thực chí Việt Nam cho họ thực vật này là điều cần thiết.
CHƯƠNG 3 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Tập hợp các tư liệu khoa học để làm cơ sở cho việc phân loại họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam
Bộ, Việt Nam.
- Mô tả các đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh thái của các loài thuộc họ Quao ở vùng Nam Bộ.
- Xây dựng khóa phân loại cho các loài thuộc họ Quao.
- Xây dựng bản đồ phân bố cho các loài thuộc họ Quao ở vùng Nam Bộ.
- Ghi chép các giá trị kinh tế của họ Quao và bước đầu đánh giá giá trị tài nguyên của những loài có
ích trong họ thực vật này.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm và thời gian thực địa
Khảo sát thực địa được tập trung chủ yếu vào các rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia trong khu vực nghiên cứu. Đã tiến hành 23 đợt khảo sát tại 14 địa điểm như sau:
Bảng 3.1 Địa điểm và thời gian khảo sát thực địa
STT Địa điểm khảo sát Tỉnh, thành phố Thời gian
1 VQG Mũi Cà Mau Cà Mau 6-20/08/2007
2 VQG Tràm Chim Đồng Tháp 3-8/12/2009
3 KBTTN Láng Sen Long An 8-12/12/2009
4 Núi Cô Tô An Giang 12-16/01/2010
5 Núi Sam An Giang 2-5/02/2010
6 KDTSQ Cần Giờ Hồ Chí Minh
22-25/03/2006
21-24/09/2009
7 Củ Chi Hồ Chí Minh 22-24/01/2010
8 KBTTN Bình Châu – Phước Bữu Bà Rịa – Vũng Tàu
12-14/12/2008
29-31/10/2009
9 Núi Dinh Bà Rịa – Vũng Tàu 16-20/10/2009
10 Tân Phú Đồng Nai 4-6/04/2008
29-31/08/2009
11 VQG Cát Tiên Đồng Nai 8-14/11/2006
12 VQG Bù Gia Mập Bình Phước
2-7/07/2007
8-23/12/2008
13-23/05/2009
5-10/10/2009
16-26/11/2009
13 VQG Lògò – Xamát Tây Ninh
12-16/05/2006
19-25/09/2006
13-16/12/2009
14 Núi Bà Đen Tây Ninh 26-28/9/2006
3.2.2 Tổng quan tư liệu
Tập hợp, phân tích và kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học, các kết quả khảo sát đánh giá, các
tư liệu có liên quan để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
3.2.3.1 Xác định địa điểm và tuyến khảo sát
Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho vùng nghiên cứu, việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là
cần thiết. Tuyến khảo sát thường xuyên qua các môi trường sống của thực vật, nghĩa là các tuyến đó cắt
ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến chọn ra những điểm chốt, tức là những
điểm đặc trưng nhất để thu mẫu phục vụ cho nghiên cứu.
3.2.3.2 Thu và xử lý mẫu ngoài thực địa
♦ Mẫu tiêu bản thực vật
Mỗi mẫu thu phải có đầy đủ các bộ phận như lá (lá non, lá trưởng thành), hoa (chùm hoa, hoa lưỡng
tính) và quả (quả non, quả già có hạt),… kích thước mẫu vừa phải, khoảng từ 35-45 cm, được đặt trong
Hình 3.1 Vị trí các điểm khảo sát trong vùng nghiên cứu
-
các tờ giấy báo. Mỗi một cá thể loài thu từ 4-8 mẫu. Mỗi loài ở các địa danh khác nhau, thu 2-4 mẫu để
vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi. Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh dấu cùng
một số hiệu mẫu, các mẫu thu trên cùng loài khác cây thì đánh dấu khác số hiệu mẫu. Khi thu mẫu, cần
ghi chép ngay vào nhật ký thực địa những thông tin như địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, người lấy
mẫu, độ cao so với mực nước biển, tọa độ thu mẫu, sinh cảnh lấy mẫu, kích thước cây, đặc điểm vỏ cây,
tên địa phương, tên khoa học (nếu biết), công dụng theo dân gian và đặc biệt là các đặc điểm dễ mất sau
khi mẫu sấy khô, ngâm tẩm như màu sắc của hoa, quả, nhựa mủ, mùi vị,…
Mỗi đợt khảo sát thường được tiến hành từ 4-10 ngày, vì vậy để tránh hư hỏng mẫu cũng như chống
rụng lá, các mẫu này được buột chặt thành bó và cho vào túi polyetylen cỡ lớn, mỗi túi có thể chứa nhiều
bó mẫu. Sau đó dùng cồn pha loãng với nước sạch ở nồng độ từ 70-80 % rồi đổ cho thấm ướt các tờ báo
và buột chặt miệng lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô.
♦ Mẫu gỗ và lá dùng cho giải phẫu
Mẫu gỗ (cành hóa gỗ) và lá được cắt thành từng đoạn vừa phải cho vào lọ nhựa hoặc túi polyetylen
nhỏ, sau đó cho dung dịch acid acetic (1 phần) pha với cồn tuyệt đối (3 phần) vào để cố định, sau thời gian
24 giờ dùng cồn rửa sạch acid acetic rồi làm các công đoạn tiếp theo hoặc ngâm vào cồn 700 để bảo quản.
Mục đích cố định này là giữ nguyên cấu trúc của các mô cũng như của tế bào. Nhờ đó mà hình thái của nó
ít bị thay đổi, giữ được trong tình trạng gần với lúc sống nhất. Ngoài ra, việc cố định này còn có tác dụng
ngăn chặn quá trình tự phá hủy do men hay sự thối rữa trong các mô và làm cho các mô cứng rắn hơn, qua
đó sẽ dễ cắt và dễ nhuộm [17]. Tất cả được gắn nhãn ghi số hiệu, địa điểm thu mẫu, tên địa phương, tên
khoa học và thời gian thu thập tương ứng với mẫu tiêu bản để có thể biết được tên thực vật.
3.2.4 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
3.2.4.1 Xử lý và giám định tên thực vật
♦ Xử lý và sấy khô
Sau khi đưa mẫu về phòng thí nghiệm việc đầu tiên là cần tiến hành xử lý kịp thời. Trước tiên chuyển
từng mẫu vật ở các tờ giấy báo cũ vào các tờ giấy báo mới, đồng thời vuốt cho các lá phẳng ra và đảm bảo
lá luôn luôn có mặt sấp và mặt ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả hai mặt lá mà không cần phải lật mẫu.
Cứ sau 5-6 mẫu nên chèn thêm một tấm cacton để tạo thông thoáng giúp cho mẫu chóng khô và không
phải thay giấy báo hằng ngày. Cứ khoảng từ 20-25 mẫu thì cho vào một cặp mắt cáo rồi buộc chặt thành
bó, phơi ra nắng hoặc cho vào tủ sấy để sấy khô.
♦ Xác định tên khoa học
Chúng tôi sử dụng phương pháp hình thái so sánh để giám định tên thực vật. Đây là phương pháp kinh
điển và phổ biến nhất trong việc giám định tên thực vật từ trước đến nay. Tuy đơn giản hơn so với các
phương pháp nghiên cứu khác, nhưng phương pháp hình thái so sánh thích hợp với điều kiện hiện nay của
nước ta, lại dễ sử dụng, về mặt khoa học vẫn cho những kết quả đáng tin cậy và về lâu dài nó vẫn giữ tầm
quan trọng trong công tác nghiên cứu phân loại thực vật ở Việt Nam. Tất cả các mẫu thu thập được giám
định tên khoa học thông qua các tài liệu chuyên ngành như: Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam
(1985), Flore Ge’nerale de l’Indochine (1907-1951), Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000),
Từ điển thực vật thông dụng của Võ Văn Chi (2003, 2004), Flora of Thailand (1987), Flora of China
(1998), Bảo tàng thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Phòng tiêu bản thực vật (HN) thuộc
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Phòng tiêu bản thực vật thuộc Trường Đại học khoa học tư nhiên –
Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (Museum National d’Histoire Naturelle -
MNHN).
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ngoài thực địa cùng với việc sử dụng toàn diện và đầy đủ các kết
quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xây dựng tiêu chuẩn phân loại cho các taxon, xây dựng khóa
giám định tên khoa học ở bậc chi, loài cho các đối tượng nghiên cứu.
3.2.4.2 Nghiên cứu giải phẫu gỗ và lá
♦ Giải phẫu gỗ
- Làm mềm: mẫu gỗ (cành hóa gỗ) được cắt thành từng khúc dài 1-2cm, bóc vỏ rồi ngâm trong dung
dịch HCl 0,1N trong khoảng thời gian 30 phút hoặc có thể cho mẫu vật vào ống nghiệm đun sôi với nước
cất trong khoảng thời gian từ 15-30 phút (mỗi mẫu nghiên cứu được tiến hành riêng) [17].
- Cắt mẫu vật: dùng dao lam để cắt mẫu gỗ, mẫu gỗ được cầm ở tay trái, kẹp giữa hai ngón cái và
ngón giữa, ngón trỏ được dùng như một điểm tựa cho lưỡi dao. Tay phải cầm lưỡi dao mỏng thật sắc để
cắt. Ở đây mỗi mẫu nghiên cứu được tiến hành cắt theo 3 lát cắt khác nhau.
Cắt ngang: lát cắt nằm ở mặt phẳng vuông góc với thân cây.
Cắt dọc (cắt xuyên tâm): lát cắt nằm trong mặt phẳng trùng với đường kính của thân cây.
Cắt tiếp tuyến: lát cắt nằm trong mặt phẳng vuông góc với bán kính của thân cây.
- Phương pháp nhuộm tiêu bản lát cắt (nhuộm kép): vi phẫu sau khi cắt, ngâm ngay vào nước javen
(hoặc dung dịch cloramin 5%) trong thời gian 15-30 phút để loại hết các chất chứa trong tế bào. Rửa sạch
nước javen bằng nước thường. Sau đó ngâm vào nước có pha acid acetic 1% trong thời gian 5 phút để loại
hết vết nước javen còn dính lại, nếu không nước javen sẽ làm mất màu của thuốc nhuộm về sau. Lại rửa
sạch acid acetic bằng nước thường nhằm tránh vi phẫu khi nhuộm khó bắt màu và không giữ màu được
lâu. Sau đó ngâm vi phẫu vào dung dịch carmine-phèn chua trong khoảng thời gian từ 25-30 phút. Rửa
qua nước thường rồi nhuộm xanh trong dung dịch xanh metylen trong thời gian 1 phút. Rửa sạch bằng
nước thường rồi quan sát dưới kính hiển vi với 1 giọt glycerin. Thông thường mẫu vật được quan sát ở vật
kính 10x, đo kích thước và chụp ảnh các tiêu bản hiển vi [17].
♦ Giải phẫu lá
Lá được cắt thành các mảnh vuông góc 1cm2, ngâm vào dung dịch kiềm KOH hoặc NaOH ở nồng độ
20mg kiềm hòa tan trong 20ml nước sạch, trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Sau đó vớt ra và đun trong
oxy già pha loãng với nước sạch 3-5 lần, quan sát khi nào biểu bì trên và biểu bì dưới của lá tách ra và
trong suốt là được [17].
Dùng kim mũi mác đưa mẫu lá sau khi đun sang đĩa petri có đựng sẵn nước sạch. Lúc này tách một
lớp biểu bì thật mỏng ở mặt trên và mặt dưới của lá đem quan sát dưới kính hiển vi với 1 giọt glycerin.
Thông thường mẫu vật được quan sát ở vật kính 20x, đo kích thước và chụp ảnh tiêu bản hiển vi.
3.2.5 Xây dựng bản đồ phân bố
Dùng máy Garmin GPS 72 để ghi tọa độ tại vị trí có các loài thuộc họ Quao (Bignoniaceae) hiện diện.
Thể hiện các điểm ghi nhận lên bản đồ bằng cách sử dụng phần mềm MapInfo 7.5. Đối với các loài có
phân bố rộng ngoài điểm khảo sát thì cũng được đánh dấu trực tiếp lên bản đồ dựa vào những tài liệu liên
quan.
3.2.6 Xử lý số liệu
- Tổng hợp và hệ thống các số liệu nghiên cứu
- Sử dụng phần mềm Microsoft Exel và SPSS 16.0 để lưu trữ, xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu.
3.2.7 Dụng cụ và hóa chất
3.2.7.1 Dụng cụ
- Kéo cắt cành - Kẹp ép mẫu
- Hộp/túi đựng mẫu - Pipettes Pasteur
- Lames – Lamelles - Đĩa Petri
- Kính hiển vi quang học - Garmin GPS 72
- Máy ảnh Canon EOS 1000D,…
3.2.7.2 Hóa chất
- Acid acetic đậm đặc - Alcool – Oxy già
- Nước Javel, nước cất - KOH hoặc NaOH
- Carmine – Phèn chua - Paraffine
- Glycerine - Dung dịch xanh Metylen
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm họ Quao (Bignoniaceae)
4.1.1 Đặc điểm hình thái và giải phẫu
Hình thái: cây gỗ, ít khi cây bụi, thân thẳng có nhiều nhánh. Lá thường mọc đối, kép lông chim 1, 2, 3
(4) lần. Hoa lớn thường tập trung thành cụm hoa dạng xim, chùy xòe hay chùm. Hoa không đều, mẫu 5,
có lá bắc. Tràng thường hình chuông hay hình phễu, 5 thùy hoặc tạo thành 2 môi. Bộ nhị đực 5, thường có
4 nhị sinh sản, còn một cái ở phía sau biến thành nhị lép, đôi khi chỉ có 2 nhị sinh sản, rất ít khi đủ 5 nhị
sinh sản. Bao phấn mở bằng kẽ nứt dọc. Đĩa mật thường phát triển. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn, với vòi nhụy
đơn tận cùng bằng 2 thùy. Noãn nhiều, có lỗ noãn hướng xuống phía dưới. Quả nang mở bằng 2 mảnh,
hoặc quả nạc không mở. Hạt lớn, phẳng và có cánh (quả mọng có hạt không cánh), phôi thẳng, không có
nội nhũ hoặc có nội nhũ nhưng rất ít.
Giải phẫu: trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm phân biệt từ rõ đến không rõ, mạch
phân bố theo dạng vòng hay phân tán tùy loài. Khoang mạch hình trứng đến tròn, thường đơn độc hay tụ
2, 3 hay 4 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 6-11μm. Mật độ mạch trung bình từ
35-44 mạch/mm2.
Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình và tia dị hình, trong đó tia đồng
hình là chủ yếu với tia một và nhiều dãy. Tia nhiều dãy thường có mép tận cùng một dãy. Các tia nhỏ kết
hợp với nhau tạo thành tia liên hợp. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 12-15 tia, chiều cao trung bình của
tia từ 21-40μm, chiều rộng từ 1,6-3μm, trên một tia trung bình từ 18-27 tế bào, khoảng cách giữa hai tia
trung bình từ 6,5-7,5μm.
Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch dày lên theo kiểu hình thang, bản thủng lỗ đơn, trung
bình trên mỗi mặt xiên có từ 8-11 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 80-
100μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 36-410. Lỗ ở thành mạch có dạng
thang hay dạng điểm và đôi khi có cả 2 dạng thang và điểm.
Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 3-6 cạnh, đôi khi đến 7 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong
queo tùy loài, kích thước trung bình 4μm x 8μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 3-6
cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 4,6μm x 8,8μm. Tế bào khí khổng thường
có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 36-42 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng
2,7μm x 4,3μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 0,7μm x 2,7μm.
4.1.2 Sinh học và sinh thái
Cây ra hoa quả theo mùa hoặc quanh năm tùy loài, tái sinh bằng hạt. Cây mọc ở nhiều dạng sinh cảnh
khác nhau từ rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng tre nứa đến các trảng, đất sau nương rẫy, ven suối,
cửa sông hay gần bãi biển; ở độ cao đến 900m, xung quanh thường có nhiều loài thuộc các họ mọc xen
như: Fabaceae (họ Đậu), Poaceae (họ Hòa thảo), Lythraceae (họ Bằng lăng), Euphorbiaceae (họ Thầu
dầu), Verbenaceae (họ Cỏ roi ngựa), Annonaceae (họ Na), Dipterocarpaceae (họ Dầu), Meliaceae (họ
Xoan), Rhizophoraceae (họ Đước), Acanthaceae (họ Ô rô), Arecaceae (họ Cau dừa), Clusiaceae (họ Bứa),
Rubiaceae (họ Cà phê), Lauraceae (họ Long não), Sapindaceae (họ Nhãn), Anacardiaceae (họ Xoài),
Myrtaceae (họ Sim),...
4.1.3 Phân bố
Trên thế giới, họ Quao phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam chúng mọc
rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng cao xuống vùng thấp, các nơi có họ Quao phân bố (có các tỉnh nằm
trong vùng nghiên cứu) gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa
Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bến
Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau,...
4.1.4 Công dụng
Các loài thuộc họ Quao được sử dụng phổ biến trong dân gian, nó không chỉ được dùng làm thuốc
chữa bệnh, lấy gỗ, làm thực phẩm, làm cảnh và cho bóng mát, mà còn được sử dụng để phủ xanh đất trống
đồi trọc, phục hồi rừng trên đất thoái hóa sau khai thác, nương rẫy, đặc biệt một số loài còn tham gia cố
định các bãi cát bùn ở những vùng cửa sông, ven biển.
4.2 Thành phần loài
Qua các đợt khảo sát thực địa, chúng tôi đã ghi nhận được 8 loài và 1 taxon dưới loài thuộc 7 chi gồm
Oroxylum (Núc nác), Millingtonia (Đạt phước), Radermachera (Rà đẹt), Stereospermum (Quao),
Fernandoa (Đinh), Markhamia (Thiết đinh) và Dolichandrone (Quao nước) thuộc họ Quao
(Bignoniaceae) hiện diện ở vùng Nam Bộ.
4.2.1 Oroxylum indicum (L.) Kurz – Núc nác
Tên khác: mạy ca, phắc ca (Tày), mộc hồ điệp, ngúc ngác, nam hoàng bá, co ca liên (Thái), ngòn
pắng điẳng (Dao), p’sờ lụng (K’Ho), so đo thuyền, lin may, thiêu tầng chỉ, bạch ngọc nhi, thiên trương chỉ
(Vân Nam), triểu giản (Quảng Tây); indian trumpet flower, broken bones, midday marvel (Anh); oroxyle,
calosanthe (Pháp).
Synonym: Bignonia indica L., Spathodea india (L.) Pers., Bignonia pentandra Lour., Calosanthes
indica (L.) Blume.
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson161, 162, 163, 164, 165 và 166, được sưu
tập vào tháng 12/2008 tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và tháng 10/2009 tại Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, nhánh có đốt và thót lại ở các mấu. Lá kép lông chim lẻ 2-3 (4) lần, kích
thước trung bình từ 120-160cm, cuống lá có dạng hình tròn; lá chét nhiều, bìa nguyên, dạng hình trứng,
không lông, cấu trúc mỏng, kích thước trung bình từ 3-5cm x 7-11cm; gân lá có dạng lông chim, từ 5-7
cặp, mọc lệch nhau. Cụm hoa dạng chùm ở ngọn hay đầu cành, có kích thước lớn từ 40-60cm, trên một
chùm có từ 10-16 hoa. Hoa to màu đỏ sẫm, kích thước từ 9-14cm; cuống hoa tròn dài từ 2-4cm, hoa nở về
đêm. Đài dạng hình chuông rộng, cụt hoặc chia thùy không đều, tồn tại trên quả. Tràng rất dày, nạc, hình
chuông hơi phình bụng, có ống ở gốc hình trụ ngắn, thùy 5, xoắn. Nhị 5, thụt trong ống tràng, tất cả có
khả năng sinh sản, bao phấn có 2 ô song song. Đĩa mật hình chén. Bầu dài, không lông, chứa nhiều noãn
xếp thành nhiều dãy trong mỗi ô. Quả dài, dẹp, dạng lưỡi kiếm nhọn hai đầu, kích thước trung bình từ 4-
7cm x 70-95cm, không lông, mở vách, van song song với vách. Hạt nhiều, mỏng, dạng đĩa, màu trắng,
kích thước trung bình từ 3-4cm x 8-10cm, có cánh.
Hình 4.1 Hình thái loài Oroxylum indicum. A: cây trong mùa quả; B: lá chét; C: hoa
trưởng thành; D, E, F: quả già.
Hình A và C chụp ở rừng phòng hộ Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh; hình B chụp ở Núi Cô
Tô, tỉnh An Giang; hình D, E và F chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng, mạch phân bố theo dạng phân tán.
Khoang mạch hình trứng, ít dạng hình tròn, thường đơn độc hay tụ thành 2, 3, ít khi 4 theo hướng xuyên
tâm, đường kính trung bình của mạch từ 5-12μm. Mật độ mạch phân bố trung bình từ 16-20 mạch/mm2.
Hình 4.2 Hình thái và giải phẫu loài O. indicum. A, C: hạt và giá thể bám của hạt; B: lát
cắt ngang; D: tế bào biểu bì trên lá và khí khổng; E: lát cắt xuyên tâm; F: lát cắt tiếp tuyến.
Hình A và C chụp ở rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; hình B, D, E và F chụp ở Phòng
thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình và tia dị hình, trong đó tia đồng
hình là chủ yếu với 1-2 dãy. Tia hai dãy thường có mép tận cùng một dãy. Trên 1mm theo chiều ngang có
14 tia, chiều cao trung bình của tia từ 35-40μm, chiều rộng trung bình của tia từ 2-3μm, trên một tia trung
bình từ 18-22 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia là 8μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy
thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 12-20 thanh ngang, vách ngăn ngang
giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 80-100μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình
từ 28-350. Lỗ ở thành mạch có dạng thang hay dạng điểm và đôi khi có cả 2 dạng lẫn lộn. Tế bào biểu bì
mặt trên lá có hình đa giác 4-6 cạnh, thành tế bào cong queo, ít khi thẳng, kích thước trung bình 4μm x
6μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 4-6 cạnh, thành tế bào cong queo, kích thước trung
bình 4μm x 7μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 25-30 cái/mm2, kích thước
trung bình của tế bào khí khổng 4μm x 5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 0,5-1μm x 3μm.
Sinh học: mùa hoa tháng 3-7, mùa quả tháng 8-11, có khi vẫn thấy hoa quả quanh năm. Hoa nở về
đêm, thụ phấn nhờ dơi hoặc côn trùng. Các quả già vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết
lá.
4.2.2 Millingtonia hortensis L.f. – Đạt phước
Tên khác: hà tan, đầu nhà trò, trâm bạc, tonoknia, indian cork tree.
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 8 mẫu của 6 số hiệu là dvson179, 180, 181, 182, 183 và 184, được sưu tập
vào tháng 01/2010 tại Núi Sam, tỉnh An Giang và Củ Chi, thành phố Hố Chí Minh.
Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao 6-24m; vỏ thân dày, có đường nứt dọc sâu. Lá kép lông chim 2-3 lần,
dài 30-70cm, cuống lá dạng hình tròn, lá thường rụng vào mùa khô. Lá chét hình trứng xoan, dài từ 3-
4,5cm, rộng từ 2-2,5cm, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, mép nguyên hay có răng không đều; cấu trúc lá mỏng,
láng, mềm, không lông; gân lá lệch, số lượng từ 3-5 cặp. Cụm hoa hình chùm xim ở đỉnh cành, dài từ 10-
40cm. Lá bắc nhỏ và sớm rụng. Đài hình chuông, cao 2-4mm, cụt hay có 5 thùy nhỏ, cong lật ra phía
ngoài, tồn tại ở giai đoạn quả. Tràng màu trắng dạng chén, có ống ở đáy, cao 6-10cm, có lông tuyến bên
trong, 5 thùy tạo thành hai môi gồm môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy. Tiểu nhị 4 cái, 2 dài, 2 ngắn, hơi
thò ra khỏi ống tràng. Bầu hình trụ nón, nhẵn. Quả nang dài 15-40cm, rộng 1,4-2cm. Hạt có cánh mỏng,
dài 1,4-3,5cm, rộng 1-1,6cm.
Hình 4.3 Hình thái loài Millingtonia hortensis. A: cây đang mùa ra hoa; B: lá chét; C: cành
mang hoa; D: nhị hoa trên hoa.
Hình A và B chụp ở Thảo cầm viên Sài Gòn; hình C và D chụp ở rừng phòng hộ Núi Sam,
tỉnh An Giang.
Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố dạng vòng.
Khoang mạch hình trứng, ít dạng hình tròn, thường đơn độc hay tụ thành 2 hay 4 theo hướng xuyên tâm,
đường kính trung bình của mạch từ 5-10μm. Mật độ mạch phân bố trung bình từ 60-68 mạch/mm2. Trên
Hình 4.4 Hình thái và giải phẫu loài M. hortensis. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; C: lát
cắt tiếp tuyến; D: tế bào biểu bì dưới lá; E: lát cắt xuyên tâm; F: lát cắt ngang.
Hình A và B chụp ở rừng phòng hộ Núi Sam, tỉnh An Giang; hình C, D, E và F chụp ở Phòng
thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình, ít tia dị hình, tia đồng hình có 1 và 2 dãy
với phần tận cùng nhọn. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 11-16 tia, chiều cao trung bình của tia từ 15-
24μm, chiều rộng trung bình của tia từ 1-2μm, trên một tia trung bình có từ 10-14 tế bào, khoảng cách
trung bình giữa hai tia là 6μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung
bình trên mỗi mặt xiên có 8 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 90-
130μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 30-350. Lỗ ở thành mạch có dạng
thang hay dạng điểm và đôi khi có cả 2 dạng lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 3-6 cạnh,
thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 3μm x 5μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có
hình đa giác 3-6 cạnh, thành tế bào cong queo, ít khi thẳng, kích thước trung bình 3μm x 5μm. Tế bào khí
khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 48-54 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí
khổng 3μm x 4-5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 1μm x 3μm.
Sinh học: mùa hoa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, quả tháng 2-4, thụ phấn nhờ chim, côn trùng.
Cây tái sinh bằng hạt.
4.2.3 Radermachera hainanensis Merrill – Rà đẹt
Tên khác: rọc rạch Hải Nam, xê xo.
Synonym: Radermachera pierrei Dop, R. grandiflora Dop, R. poilanei Dop.
Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson155, 156, 157, 158, 159 và 160, được sưu
tập vào tháng 05/2009 tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và tháng 10/2009 tại Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao 10-22m. Lá kép lông chim 2 (3) lần lẻ, dài 56-62cm, cuống có dạng hình
tròn. Lá chét có dạng hình trứng thon, số lượng lá chét từ 2-7, kích thước lá chét trung bình dài từ 8-10cm,
rộng 3-4,5cm, thường không cân, nhọn thành đuôi ở đầu, nhọn hay thon ở gốc, không lông, cuống lá chét
1-1,3cm; cấu trúc lá mỏng, mềm, gân có dạng lông chim lệch với 5-7 đôi. Hoa dạng chùm ở đầu cành hay
ở ngọn, dài 10-12cm, thường từ 1-5 hoa trên một chùm, kích thước hoa từ 2,5-2,8cm. Cuống hoa dài từ
0,5-1cm, đài xoan bầu dục rồi hình chuông, màu nâu đỏ, dài 1,6-1,9cm; tràng hoa màu vàng hay vàng
cam, có ống hình trụ hẹp ở gốc, phía trên loe hình chuông, dài 5-6cm; có 5 thùy không đều; tiểu nhị 4 thụt
trong ống tràng, dài 3-3,5cm, có 2 nhị dài, 2 nhị ngắn. Quả dạng hình trụ vặn, dài 30-36cm, rộng 5-8mm,
có mụn nhỏ. Hạt có màu trắng đục hay vàng cam, kích thước từ 0,1-0,2cm x 1,4-1,5cm, kể cả cánh.
Hình 4.5 Hình thái loài Radermachera hainanensis. A: quần thể Rà đẹt; B: mùa hoa ở cây
trưởng thành; C, D: nhị hoa; E: cành mang hoa và quả; F: lá và hoa.
Hình A chụp ở khu bảo tồn thiên nhiên Takou, tỉnh Bình Thuận; hình B, C và D chụp ở Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình E và F chụp ở rừng phòng hộ Núi Dinh, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố dạng vòng xung
quanh trục. Khoang mạch hình trứng và tròn lẫn lộn, thường đơn độc hay tụ thành 2 hay 3 theo hướng
xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 4-6μm. Mật độ mạch phân bố trung bình từ 60-90
Hình 4.6 Hình thái và giải phẫu loài R. hainanensis. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; C: tế
bào biểu bì dưới lá; D: lát cắt tiếp tuyến; E: lát cắt xuyên tâm; F: lát cắt ngang.
Hình A và B chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình D, C, E và F chụp ở
Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
mạch/mm2. Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình và tia dị hình, tia đồng
hình có 1 và 2 dãy với phần tận cùng nhọn. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 11-14 tia, chiều cao trung
bình của tia 15μm, chiều rộng trung bình của tia 2μm, trên một tia trung bình có từ 14-17 tế bào, khoảng
cách trung bình giữa hai tia là 7μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang,
trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 6-10 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình
từ 70-90μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 40-420. Lỗ ở thành mạch có
dạng thang và dạng điểm lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 5-6 cạnh, thành tế bào cong
queo, ít khi thẳng, kích thước trung bình 4μm x 9μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 5-6
cạnh, tương đối đồng nhất, thành tế bào cong queo, kích thước trung bình 5μm x 10μm. Tế ._.00-600m, nhưng theo Võ Văn Chi (2004) thì loài này có thể phân bố ở
độ cao đến 800m. Mọc xen với Thiết đinh lá bẹ còn có các loài khác như: Pavonia rigida Hochr. (Ké
trơn), Rhodamnia dumentorum Merr. & Perry. (Tiểu sim), Malvastrum coromandelianum Gareke. (Hoàng
manh), Colona auriculata Craib. (Bồ an), Cratoxylon cochinchinensis Bl. (Thành ngạnh nam), Litsea
grandifolia Lec. (Bời lời), Breynia vitis-idaea C.E.C. Fischer. (Cù đề), Croton delpyi Gagnep. (Cù đèn),
Parinari annamensis Hance. (Cám), Memecylon lilacinum Zoll. & Morr. (Sầm láng),...
Hình 4.26 Sinh thái và phân bố loài Fernandoa adenophylla. Dấu mũi tên chỉ loài
hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
Núi Cô Tô
Phân bố: trên thế giới Thiết đinh lá bẹ phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, loài
này gặp ở Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn),
Bình Phước (Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau [9, 30, 40].
Ở Nam Bộ, loài này ghi nhận có ở 10 nơi là Núi Dinh và Khu bảo thiên nhiên Bình Châu – Phước
Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; rừng phòng hộ Tân Phú và Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai; Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; Vườn quốc gia Lògò – Xamát và Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh;
rừng phòng hộ Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh; Núi Sam và Núi Cô Tô, tỉnh An Giang. Đáng chú ý là
theo các tài liệu trước đây thì Thiết đinh lá bẹ có phân bố ở Cà Mau nhưng trong những chuyến khảo sát
của chúng tôi thì không tìm thấy loài này.
♦ Dolichandrone spathacea (Linné f.) Seemann – Quao nước
Sinh thái: Quao nước được tìm thấy ở dạng sinh cảnh rừng thường xanh, mà đặc biệt là sau rừng sú
vẹt và dọc các cửa sông, kênh rạch có nước thủy triều hay nước lợ, đôi khi cũng gặp ở những nơi gần bãi
biển; trên nền đất bùn được phủ lớp phù sa màu mỡ, hay đất phèn; với nhiệt độ trung bình năm dao động
từ 26,7-27,10C và lượng mưa từ 1.931,0-2.343,50C; ở độ cao lên đến 8m so với mực nước biển. Lá tồn tại
quanh năm, hoa nở vào lúc bình minh và rụng trước khi mặt trời mọc, thụ phấn nhờ loài bướm có vòi dài
ăn đêm. Khi cây bị chặt thì phần gốc còn lại có khả năng tái sinh cây chồi. Mọc xen với Quao nước còn có
các loài khác như: Acrostichum aureum L. (Ráng đại), Acanthus ebracteatus Vahl. (Ô rô), Flagellaria
indica L. (Mây nước), Rhizophora apiculata Bl. (Đước đôi), Sonneratia caseolaris Engl. (Bần chua),
Avicennia alba Bl. (Mắm trắng), Avicennia officinalis L. (Mắm), Derris trifoliata Lour. (Cốc kèn nước),
Hình 4.27 Sinh thái và phân bố loài Markhamia stipulata var. pierrei. Dấu mũi
tên chỉ loài hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
RPH Tân Phú
Stenochlaena palustris Bedd. (Choại), Xylocarpus granatum Koen. (Su ổi), Excoecaria agallocha L.
(Giá),...
Phân bố: trên thế giới Quao nước phân bố ở Ấn Độ, Nuven Caledoni, Campuchia, Malaysia,
Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, loài này gặp ở Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình
Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), Long An (Rạch Cát) [9, 30].
Ở Nam Bộ, Quao nước gặp rất phổ biến đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong các địa
điểm nghiên cứu loài này được ghi nhận ở hai nơi là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
4.5 Đa dạng về giá trị tài nguyên
4.5.1 Giá trị sử dụng
Cho đến nay qua kinh nghiệm dân gian, qua nghiên cứu và ứng dụng của ngành dược, và qua các tài
liệu về điều tra tài nguyên thực vật (Pételot, 1936; Võ Văn Chi, 1997, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2009; Trần Hợp,
2002; Viện Dược liệu, 2006;...), các loài thuộc họ Quao được biết đến và được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau của con người như: lấy gỗ, làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh và cho bóng mát, làm rau ăn,
phủ xanh đất trống đồi trọc,... Sau đây chúng tôi xin giới thiệu giá trị sử dụng của các loài hiện diện trong
khu vực nghiên cứu.
♦ Oroxylum indicum (Núc nác): Cây được trồng làm giá đỡ cho tiêu, trầu; làm cảnh và cho bóng mát.
Gỗ được dùng làm diêm, nguyên liệu giấy sợi và làm củi. Lá, hoa, quả non đều ăn được. Vỏ được dùng
chữa các chứng bệnh vàng da, dị ứng mẩn ngứa, viêm họng, ho khàn tiếng, đau dạ dày, lỵ, viêm đường
tiết niệu, trẻ con ban, sởi; ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Hạt chữa ho lâu ngày,
Hình 4.28 Sinh thái và phân bố loài Dolichandrone spathacea. Dấu mũi tên chỉ
loài hiện diện; A: môi trường sống; B: bản đồ phân bố loài nghiên cứu.
A B
KDTSQ Cần Giờ
viêm khí quản, đau dạ dày, đau bụng, vết loét không liền miệng, ngày uống 2-3g dạng thuốc sắc (chữa ho)
hay sấy khô tán nhỏ (chữa đau dạ dày); dùng ngoài tán bột rắc lên vết lở loét, mụn nhọt vỡ lâu không liền
miệng. Ở Malaysia, nước sắc lá uống chữa đau dạ dày và thấp khớp; dùng ngoài chữa nhức đầu và các
bệnh loét; vỏ và hạt được dùng trong thú y. Ở Ấn Độ, vỏ rễ được dùng làm thuốc bổ, chữa ỉa chảy, kiết lỵ,
làm toát mồ hôi, thấp khớp; quả non được dùng làm mát và dễ tiêu; hạt dùng làm thuốc tẩy. Ở Nepal, vỏ
thân và rễ được dùng làm thuốc chữa viêm.
♦ Millingtonia hortensis (Đạt phước): Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Gỗ có thể dùng đóng đồ
đạc. Vỏ thân và gỗ dùng trong y học dân gian làm thuốc trị ghẻ. Ở Indonesia, vỏ được dùng làm thuốc hạ
sốt; hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện. Ở Thái
Lan, người ta dùng hoa khô làm thuốc giãn phế quản, rễ cũng được dùng bổ phổi và giãn phế quản.
♦ Radermachera hainanensis (Rà đẹt): Cây có hoa đẹp và thơm có thể trồng làm cảnh và cho bóng
mát. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạt trong gia đình.
♦ Stereospermum neuranthum (Khé núi): Cây cho gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng đồ đạt trong gia
đình.
♦ Stereospermum colais (Quao núi): Cây có hoa đẹp, trồng làm cảnh, trang trí trong sân vườn hay làm
bóng mát trên các đường phố. Gỗ trung bình, được dùng trong xây dựng, làm ván. Dịch lá phối hợp với
dịch chanh dùng trong các trường hợp thần kinh. Hoa và quả được dùng trị bò cạp đốt. Rễ, lá và hoa cũng
được dùng trị sốt; vỏ thân làm thuốc bổ, lợi tiểu, chữa gan, hen suyễn. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ lá và
hoa trị bệnh sốt.
♦ Stereospermum cylindricum (Quao vàng): Cây cho gỗ lớn, thẳng, dùng đóng đồ đạc thông thường.
Rễ, lá và hoa cũng được dùng trị sốt, lỵ và ỉa chảy.
♦ Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến): Cây được dùng làm cây trồng phục hồi rừng trên đất thoái
hóa sau nương rẫy và trồng để giữ đất ở các sườn dốc. Gỗ tốt, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và
đóng các đồ dùng gia đình. Hoa dùng làm rau ăn. Vỏ làm thuốc. Ở Lào, trong y học dân gian, vỏ cây được
dùng sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh.
♦ Markhamia stipulata var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ): Cây được trồng làm cảnh và cho bóng mát; gỗ
trắng nhẹ, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng thông thường, đóng đồ dùng gia đình, làm gỗ trụ mỏ.
Hình 4.29 Giá trị sử dụng của một số loài thuộc họ Quao. A: loài Millingtonia hortensis
(Đạt phước); B: loài Oroxylum indicum (Núc nác); C: loài Markhamia stipulata var. pierrei
(Thiết đinh lá bẹ); D: loài Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến).
Hình A và C chụp ở Vườn bách thảo, thành phố Hà Nội; hình B: chụp ở huyện Phước Long,
tỉnh Bình Phước; hình D chụp ở Vườn sưu tập cây thuốc, tỉnh An Giang.
♦ Dolichandrone spathacea (Quao nước): Cây cho gỗ dùng trong xây dựng nhỏ, đóng đồ dùng gia
đình, đồng thời còn tham gia cố định các bãi cát bùn sau thảm cây sú vẹt ở ven biển, cửa sông. Quao nước
được dùng làm thuốc nhuận gan, trừ ho, điều trị sỏi thận, thường phối hợp với các vị thuốc khác; vỏ phối
hợp với Ô rô nước nấu thành cao lỏng uống giải độc. Trong y học dân gian Ấn Độ, người ta dùng hạt cùng
với Gừng để trị các bệnh co thắt. Ở Indonesia, chế phẩm thuốc súc miệng từ lá Quao nước trị tưa lưỡi,
miệng. Ngoài ra, nước sắc vỏ cây để xử lý bảo quản lưới đánh cá.
4.5.2 Giá trị về nguồn gen quí hiếm
Để có biện pháp bảo vệ các loài, thì việc đánh giá các mức độ đe dọa cũng rất quan trọng, từ đó có
chính sách ưu tiên và bảo vệ hợp lý. Theo thang đánh giá của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam (2007) ở vùng nghiên cứu có 3 loài (chiếm 33,3% tổng số loài nghiên
cứu ở Nam Bộ) nằm trong danh mục các loài cần được bảo tồn là Millingtonia hortensis L.f. (Đạt phước)
được xếp ở thứ hạn VU (sẽ nguy cấp), Fernandoa adenophylla (Wallich ex G. Don) Steenis (Đinh lá
tuyến) được xếp ở thứ hạng VU (sẽ nguy cấp) và Dolichandrone spathacea (Linné f.) Seemann (Quao
nước) được xếp ở thứ hạn LR (ít nguy cấp).
Bảng 4.1 Các loài thực vật có giá trị bảo tồn ở vùng nghiên cứu
STT Tên thực vật SĐVN (96) SĐVN (07) IUCN (09)
1
Millingtonia hortensis L.f. – Đạt
phước
R VU
2
Fernandoa adenophylla (Wallich ex
G. Don) Steenis – Đinh lá tuyến
K VU
3
Dolichandrone spathacea (Linné f.)
Seemann – Quao nước
K LR
Ghi chú: R: rare - hiếm hay có thể sẽ nguy cấp; K: insuficiently known - biết không chính xác.
Từ bảng 4.1 cho thấy cả 3 loài Đạt phước, Đinh lá tuyến và Quao nước đều được đưa vào danh mục
các loài cần được bảo tồn trong Sách đỏ Việt Nam (1996) ở thứ hạng là hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (R)
và biết không chính xác (K), nhưng trong Sách đỏ Việt Nam (2007) thì loài Đinh lá tuyến được đưa lên
ngang thứ hạng với loài Đạt phước (VU), điều này có thể do đây là loài phân bố hẹp chỉ hiện diện một vài
nơi ở Việt Nam nhưng lại bị chia cắt về mặt không gian, đồng thời là đối tượng bị khai thác gỗ nên số cá
thể trưởng thành ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Còn riêng loài Quao nước thì được đưa ra ngoài
danh mục các loài cần được bảo tồn (SĐVN, 2007), có lẻ đây là loài có vùng phân bố rộng, tái sinh nhanh,
số lượng cá thể ngoài tự nhiên còn nhiều và môi trường sống của chúng hiện nay được bảo vệ tốt, nhưng
theo Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2009) thì loài này vẫn được xếp ở thứ hạng LR (ít nguy
cấp).
4.6 Thảo luận
Có thể nói, thành phần loài thuộc họ Quao ở vùng Nam Bộ có sự đa dạng cao, với 8 loài và 1 taxon
dưới loài chiếm 36% tổng số loài hiện có ở Việt Nam (22 loài và 3 taxon dưới loài) và 31,03% tổng số
loài ở Đông Dương (26 loài và 3 taxon dưới loài). Đặc điểm phân biệt giữa các loài cũng khá rõ ràng, có
thể chia làm hai nhóm nhận dạng nhanh ngoài thực địa gồm: 1) nhóm lá kép lông chim 2-3 (4) lần, nhóm
này có 3 loài là Oroxylum indicum (Núc nác) hoa màu đỏ sẩm, tiểu nhị 5 và quả hình kiếm to; loài
Millingtonia hortensis (Đạt phước) hoa màu trắng và quả dẹt rộng 1,4cm hoặc hơn; loài Radermachera
hainanensis (Rà đẹt) hoa màu vàng cam mọc trên thân, quả hình trụ rộng không đến 1,4cm. 2) nhóm lá
kép lông chim 1 lần, nhóm này có 6 loài là Stereospermum neuranthum (Khé núi) đài hoa dạng chuông,
cụm hoa dạng chùm hình xim, lá có lông cứng; loài Stereospermum colais (Quao núi) đài hoa dạng
chuông, cụm hoa dạng chùy xòe ra, lá không lông, quả to có bốn cạnh cao; loài Stereospermum
cylindricum (Quao vàng) đài hoa dạng ống, lá có lông tơ mịn màu trắng nhạt; loài Fernandoa adenophylla
(Đinh lá tuyến) hoa màu vàng lợt, quả có 10 cạnh phủ đầy lông rỉ sắt và đài hoa còn tồn tại trên quả; loài
Markhamia stipulata var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ) hoa màu vàng nhạt đến nâu đỏ, quả có mụt sần sùi và
có một cặp lá kèm giả; loài Dolichandrone spathacea (Quao nước) đài hoa có dạng bẹ, tràng hoa mỏng,
quả nhẵn, không có lá kèm giả.
Các loài thuộc họ Quao được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh đến các
trảng, kể cả cửa sông và đất bồi ven biển; trong nhiều loại thổ nhưỡng, không chỉ là đất thịt màu mỡ, đất
cát, đất đá mà còn cả trên nền đất phèn và đất bùn nhiễm mặn; biên độ nhiệt trung bình năm dao động từ
26,2-270C và lượng mưa từ 1.369-2.469,2mm, với độ cao từ ngang mực nước biển đến 900m (trong
nghiên cứu này) và có thể lên đến 1.500m. Trong đó, có 3 loài được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh nhất
là loài Oroxylum indicum (Núc nác), loài Stereospermum colais (Quao núi) và loài Markhamia stipulata
var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ) và 1 loài chỉ thấy có ở rừng ngập mặn vùng cửa sông, ven biển mà ở đó điều
kiện thổ nhưỡng là đất phèn hay đất bùn nhiễm mặn là loài Dolichandrone spathacea (Quao nước). Chính
nhờ môi trường sống đa dạng như vậy làm cho kích thước và số lượng các mô trong cấu trúc giải phẫu của
họ Quao dao động lớn và có sự khác biệt giữa các loài (xem phụ lục 2), điều này không chỉ có ý nghĩa về
mặt phân loại học mà còn có ý nghĩa khi nghiên cứu đến sự tiến hóa giữa các loài trong họ thực vật này.
Vùng phân bố của họ Quao tương đối rộng, trải dài từ đồi núi cao đến đồng bằng, ven biển. Đã ghi
nhận được 11 vùng phân bố mới cho họ thực vật này là KDTSQ Cần Giờ và RPH Củ Chi (Tp. Hồ Chí
Minh), KBTTN Bình Châu – Phước Bửu và Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), VQG Cát Tiên và RPH Tân
Phú (Đồng Nai), VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lògò – Xamát và Núi Bà Đen (Tây Ninh), Núi
Cô Tô (An Giang), VQG Mũi Cà Mau (Cà Mau) và đồng thời bổ sung cho hệ thực vật Nam Bộ 2 loài mà
từ trước đến nay chưa được ghi nhận là Radermachera hainanensis (Rà đẹt) và Stereospermum
neuranthum (Khé núi). Theo những nghiên cứu đã công bố thì 2 loài này chỉ được tìm thấy ở khu vực
miền trung kéo dài đến các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi đã phát
hiện chúng có hiện diện ở vùng Nam Bộ, trong đó loài Radermachera hainanensis (Rà đẹt) được tìm thấy
ở hai nơi là Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu) và VQG Bù Gia Mập (Bình Phước) còn loài Stereospermum
neuranthum (Khé núi) được tìm thấy duy nhất ở một nơi là KBTTN Bình Châu – Phước Bửu (Bà Rịa –
Vũng Tàu).
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
- Đã ghi nhận được 8 loài và 1 taxon dưới loài thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có ở vùng Nam Bộ –
Việt Nam. Chúng đều được mô tả các đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh học.
- Ghi nhận mới cho hệ thực vật Nam Bộ – Việt Nam 2 loài thuộc họ Quao là Radermachera
hainanensis (Rà đẹt) và Stereospermum neuranthum (Khé núi).
- Các loài thuộc họ Quao được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh đến
các trảng, kể cả cửa sông và đất bồi ven biển và trong nhiều loại thổ nhưỡng như đất thịt màu mỡ, đất cát,
đất đá, đất phèn và đất bùn nhiễm mặn, với độ cao lên đến 900m.
- Đã ghi nhận được 11 vùng phân bố mới cho họ Quao ở Nam Bộ gồm: KDTSQ Cần Giờ và RPH Củ
Chi (Tp. Hồ Chí Minh), KBTTN Bình Châu – Phước Bửu và Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu), VQG Cát
Tiên và RPH Tân Phú (Đồng Nai), VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lò Gò – Xa Mát và Núi Bà
Đen (Tây Ninh), Núi Cô Tô (An Giang), VQG Mũi Cà Mau (Cà Mau). Có 2 loài (Stereospermum
neuranthum và Fernandoa adenophylla) có vùng phân bố hẹp.
- Tất cả các loài thuộc họ Quao ở Nam Bộ đều có giá trị sử dụng như làm thuốc, lấy gỗ, làm rau ăn,
làm cảnh và cho bóng mát, phủ xanh đất trống đồi trọc,... trong đó, có 3 loài (Millingtonia hortensis,
Fernandoa adenophylla, Dolichandrone spathacea) có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Hiệp hội
bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam (2007).
5.2 Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở cấp độ phấn hoa học và cấp độ phân tử DNA để có thể giải quyết
triệt để vấn đề phân loại học và đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu để xác định thành phần loài, sinh
thái, nơi phân bố của họ Quao (Bignoniaceae) một cách chính xác, khoa học nhằm tiến tới biên soạn
“Thực vật chí Việt Nam” cho họ thực vật này.
- Cần có chính sách bảo vệ hợp lý các loài có giá trị bảo tồn và các loài có vùng phân bố hẹp, bằng
cách nhân nuôi và bảo vệ môi trường sống của chúng. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến 3 loài Millingtonia
hortensis (Đạt phước), Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến) và Stereospermum neuranthum (Khé núi),
vì số cá thể của 3 loài này hiện nay ngoài tự nhiên còn rất ít, nhưng lại nằm trong đối tượng bị khai thác
gỗ và môi trường sống ngày càng bị thu hẹp do nạn phá rừng và chuyển mục đích sử dụng đất rừng thành
đất canh tác.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
[1]. Đặng Văn Sơn (2010), Thành phần loài thực vật trên hệ sinh thái đất ngập nước huyện Nhà Bè - Tp.
Hồ Chí Minh, Tiểu ban Môi trường và Năng lượng, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, Tr. 257-262.
[2]. Đặng Văn Sơn (2010), Đa dạng thực vật vùng Cồn Ấu – Tp. Cần Thơ, Tiểu ban Khoa học sự sống,
Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tr. 69-76.
[3]. Đặng Văn Sơn (2009), Tài nguyên thực vật cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn
quốc lần thứ III, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr.1049-1056.
[4]. Đặng Văn Sơn, Ngô Thị Thanh Thảo, Phạm Văn Ngọt (2009), Đa dạng thực vật trên hệ sinh thái đất
ngập nước huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ III, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr.762-769.
[5]. Đặng Văn Sơn, Nguyễn Nghĩa Thìn (2009), Thành phần loài thực vật cây thân gỗ trên hệ sinh thái
gò đồi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 1, Tr.831-836.
[6]. Dang Van Son (2008), Floral biodiversity in Logo – Xamat National Park, Tay Ninh province,
Vietnam, 1st Symposium of the flora du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Royal University of Phnom
Penh, Cambodia, Tr.69.
[7]. Đặng Văn Sơn, Lương Văn Dũng, Nông Văn Tiếp (2007), Nghiên cứu họ Dây gắm (Gnetaceae) ở
Lâm Đồng, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ
II, Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Tr.228-233.
[8]. Hoàng Đình Dũng, Đặng Văn Sơn, Phạm Đình Hùng, Nguyễn Diệu Liên Hoa (2010), Một
Triterpenoid este mới từ lá và cành non cây Ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima), Tạp chí Hóa học, T. 48
(4B), Tr. 371-373.
[9]. Trịnh Thị Diệu Bình, Nguyễn Đình Hiệp, Đặng Văn Sơn, Phạm Đình Hùng, Nguyễn Diệu Liên Hoa
(2010), Xanthon từ cành cây Còng nước (Calophyllum dongnaiense), Tạp chí Hóa học, T. 48 (4B), Tr.
365-370.
[10]. Phan Kế Lộc, Vũ Ngọc Long, Lại Tùng Quân, Trịnh Thị Lâm, Đặng Văn Sơn, Nguyễn Quốc Đạt,
Nguyễn Đắc Xuân (2005), Một số loài thực vật có giá trị bảo tồn ở Vườn Quốc gia Lò gò-Xa mát, tỉnh
Tây Ninh, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, Số 4, Tr.8-11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Nguyễn Bá (2006), Hình thái học thực vật, Nxb Giáo dục.
[2]. Lê Huy Bá (2007), Sinh thái môi trường đất, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Tr.60.
[4]. Đỗ Huy Bích, Đặng Quan Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm
Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006),
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tr.480-484,
541-542.
[5]. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996), Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực Vật, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, Tr.123-124.
[6]. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam -
Phần II - Thực Vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tr.135-136, 139-149.
[7]. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật bậc cao, Nxb Đại học và Trung học
Chuyên nghiệp, Tr.406-407.
[8]. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Tr.477, 847, 911-912, 1156.
[9]. Võ Văn Chi (2003-2004), Từ điển thực vật thông dụng - Tập 1&2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Tr.1007-1008, 1151-1152, 1680-1681, 1727, 1831-1832, 2347-2348, 2096-2097.
[10]. Võ Văn Chi (2007), Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, Nxb Giáo dục.
[11]. Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Dương (1960), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Bộ Quốc gia Giáo dục
xuất bản, Tr.484-488.
[12]. Phạm Hoàng Hộ (1972), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, Tr.276-284, Tái bản lần 2, Bộ Giáo dục –
Trung tâm học liệu.
[13]. Phạm Hoàng Hộ (1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyễn 3, Tập 2, Montreal, Tr.95-108
[14]. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyễn 3, Nxb Trẻ, Tr.83-93.
[15]. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Tr.506-509.
[16]. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Tr.700-709.
[17]. Trần Công Khánh (1979), Hình thái và giải phẫu thực vật, Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp.
[18]. N. X. Kixeleva (1977), Giải phẫu và hình thái thực vật, Nxb Giáo dục.
[19]. Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y họ - Nxb Thời đại, Tr.726-727.
[20]. Trần Đình Lý và nnk (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb Thế giới, Tr.53-54.
[21]. Hoàng Thị Sản (1999), Phân loại học Thực vật, Nxb Giáo dục.
[22]. Sterling E. J., Hurley M. M., Lê Đức Minh (2007), Lịch sử tự nhiên của Việt Nam, Yale University
Press New Haven and London, Tr.277-333.
[23]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[24]. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy (2004), Hệ thống học thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[25]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[26]. Lê Thông (chủ biên) (2004), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 5, Các tỉnh thành phố cực
nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Nxb Giáo dục, Tr.405-413.
[27]. Lê Thông (chủ biên) (2006), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 6, Các tỉnh và thành phố
đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục.
[28]. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
[29]. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2000), Các biểu đồ sinh
khí hậu Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[30]. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2005), Danh lục các
loài thực vật Việt Nam, Tập 3, Nxb Nông nghiệp, Tr.227-234.
Tài liệu tiếng nước ngoài
[31]. Bentham G. & J. D. Hooker (1876), Genera Plantarum, London. Pp.1026-1053.
[32]. De Candolle (1845), Prodromus systematis naturalis regni vegetabilis, Paris. Pp.143-248.
[33]. Gentry A. H. (1992), Six new species of Bignoniaceae from upper Amazonia – A journal for
botanical nomenclature, Vol.2, No.2, Missouri Botanical Garden. Pp.159-166.
[34]. Hutchinson J. (1969), The families of flowering plants, Oxford. Pp.387-389.
[35]. Jussieu A. (1789), Genera Planturum, Paris.
[36]. Lecomte M. H. (1927), Flore Générale de l’Indochine, Tome IV, Paris. Pp.565-607.
[37]. Linnaeus C. (1753), Species Plantarum, Stockholm.
[38]. Linnaeus C. (1825), Systema Vegetabilium, Vol.2, Gottingae - Sumtibus librariae dieterichianae.
Pp.684-685, 829-838.
[39]. Loureiro J. (1793), Flora cochinchinensis, Tomus I, Berolini.
[40]. Santisuk T. & Vidal J. E. (1985), Flore du Cambodge du Laos et du Vietnam, Vol.22, Paris
[41]. Santisuk T. (1987), Flora of Thailand, Vol.5, Bangkok. Pp.32-66.
[42]. Pételot A. (1936), Les plantes medicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Tome V, Pp.90-91.
[43]. Takhtajan A. (1966), Systema et phylogenia Magnoliophytorum, Moscva-Leningrad.
[44]. Takhtajan A. (1973), Evolution und Ausbreitung der Blutenpflanzen, Zena.
[45]. Zhiyum Z. & Santisuk T. (1998), Flora of China, Vol.18, Pp.213-225.
[46]. Zjhra M. L. (2006), New taxa of Coleeae (Bignoniaceae) from Madagascar. I. A collection from
Masoala Peninsula – Ann. Bot. Fennici, Vol.43, Pp.225-239.
PHỤ LỤC
1. Số liệu nhiệt độ, lượng mưa ở những nơi có họ Quao (Bignoniacea) phân bố
STT
Nơi họ Quao
phân bố
Tỉnh, thành phố
Nhiệt độ trung
bình năm
(0C)
Lượng mưa
trung bình năm
(mm)
1 Lògò - Xamát Tây Ninh 26,9 1813,1
2 Núi Bà Đen Tây Ninh 26,9 1813,1
3 Bù Gia Mập Bình Phước 26,2 2469,2
4 Núi Cô Tô An Giang 27,2 1296,7
5 Núi Sam An Giang 27,2 1296,7
6 Củ Chi Tp. Hồ Chí Minh 27,1 1931,0
7 Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh 27,1 1931,0
8 Núi Dinh Bà Rịa - Vũng Tàu 27,0 1369,0
9 Bình Châu - Phước Bửu Bà Rịa - Vũng Tàu 27,0 1369,0
10 Tân Phú Đồng Nai 27,0 1711,0
11 Cát Tiên Đồng Nai 27,0 1711,0
12 Mũi Cà Mau Cà Mau 26,7 2343,5
Nguồn: Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền, Phân Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2000), Các biểu đồ sinh khí hậu
Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Số liệu gốc đo đếm hình thái, giải phẫu các loài thuộc họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng nghiên cứu
STT Các bộ phận đo đém Loài 1 Loài 2 Loài 3 Loài 4 Loài 5 Loài 6 Loài 7 Loài 8 Loài 9
1 Lá
Số lần lá kép (lần) 2-4 2-3 2-3 1 1 1 1 1 1
Chiều dài chung (cm) 120-160 30-70 56-62 45-55 25-38 26-32 65-90 45-65 30-55
Chiều rộng lá chét (cm) 3-5 2-2,5 3-4,5 5-7,5 4-4,6 5,5-7,5 27 10-14 4-7
Chiều dài lá chét (cm) 7-11 3-4,5 8-10 8-18 8-14 8-14 47 26-34 9-18
Số cặp gân lá chét (cặp) 5-7 3-5 5-7 7-9 5-8 5-9 7-9 6-13 7-9
Có lông (1) và không lông (0) 0 0 0 1 0 1 1 0 0
2 Hoa
Đỏ sẩm (1), trắng (2), vàng cam
(3), vàng lợt (4) và nâu đỏ (5)
1 2 3 2 2 2 4 5 2
Chiều dài chùm hoa (cm) 40-60 10-40 35-45 12-42 40-48 16-28 30-40 20-35
Chiều dài hoa (cm) 9-14 10-12 4-12 10-14 4-8 17-20
Số thùy của tràng (thùy) 5 5 5 5 5 5 5 5
Số nhị (nhị) 5 4 4 4 4 4 4 4 4
3 Quả
Dài (cm) 70-95 15-40 30-36 60-80 84-100 40-46 55-65 60-70 29-40
Rộng (cm) 4-7 1,4-2 0,5-0,8 0,5-1 0,9-2,6 0,5-1 1-3 2-4 1,5-2,5
4 Hạt
Dài (cm) 8-10 1,4-3,5 1,4-1,5 2-3 2-3 1,5-2,5 2-3,5 7-10 1,3-2
Rộng (cm) 3-4 1-1,6 0,1-0,2 0,5-0,8 0,4-0,8 1-1,5 0,6-1 2,5-4 0,7-0,9
5 Cắt ngang thân
Số khoang mạch (cái) 1-4 1-4 1-3 1-3 1-2 1-2 1-2 1-4 1-3
Đường kính trung bình (μm) 5-12 5-10 4-6 8-15 5-10 6-14 6-10 6-12 5-9
Mật độ trung bình trên 1mm2 16-20 60-68 60-90 20-30 42-48 25-30 47 35-40 18-24
6 Cắt tiếp tuyến
Số dãy của tia (dãy) 1-2 1-2 1-2 1-3 1-3 1-2 1-2 1-2 1-2
Số tia trên 1mm ngang 14 11-16 11-14 12-16 14 12 15-17 10-12 18-20
Chiều cao của tia (μm) 35-40 15-24 15 10-55 30 50 35-45 75 28
Chiều rộng của tia (μm) 2-3 1-2 2 2-3 4-5 3 1-2 4 3
Số tế bào trên 1 tia (cái) 18-22 10-14 14-17 20-48 18-26 28-34 16-20 30-50 12-16
Khoảng cách giữa 2 tia (μm) 8 6 7 6-10 7-10 7-8 5 8-10 4-6
7 Cắt xuyên tâm
Số lượng thanh ngang (thanh
ngang)
12-20 8 6-10 10-12 7-9 6-8 5-8 6-8 10-17
Chiều dài giữa 2 vách ngăn
ngang (μm)
80-100 90-130 70-90 100-120 70-80 80 70 80-100 75-90
Độ xiên của vách ngăn (độ) 28-35 30-35 40-42 40-45 35-40 38-42 35-42 40-44 41-44
8 Tế bào biểu bì là
Biểu bì trên có hình da giác với
số cạnh (cạnh)
4-6 3-6 5-6 5-7 3-5 5-8 4-6 4-6 4-6
Kích thước biểu bì trên (μm) 4x6 3x5 4x9 5x9 4x8 5x14 4x7 6x8 4x7
Biều bì dưới có hình đa giác
với số cạnh (cạnh)
4-6 3-6 5-6 5-7 3-5 5-8 5-6 5-6 4-6
Kích thước biểu bì dưới (μm) 4x7 3x5 5x10 5x9 4x8 5x15 5x8 6x8 5x8
Mật độ khí khổng trên mm2
(cái)
25-30 48-54 45-50 38-42 25-30 35-40 30-40 35-40 45-50
Kích thước khí khổng (μm) 4x5 3x4-5 3x5 3x5 2x4 3x5 3x5 2,5-3x4,5 3x5
Kích thước khe lỗ khí khổng
(μm)
0,5-1x3 1x3 0,5x2,5 0,5x1 0,5x2 0,5-1x2 0,5-1x3 0,5-1x3 1x3
Ghi chú: Loài 1 = Oroxylum indicum, Loài 2 = Millingtonia hortensis, Loài 3 = Radermachera hainanensis, Loài 4 = Stereospermum
neuranthum, Loài 5 = Stereospermum colais, Loài 6 = Stereospermum cylindricum, Loài 7 = Fernandoa adenophylla, Loài 8 =
Markhamia stipulata var. pierrei, Loài 9 = Dolichandrone spathacea.
3. Các loài cây du nhập thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có ở Nam Bộ
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Công dụng Nguồn gốc
1
Campsis grandiflora (Thunb.)
Schum.
Đang tiêu hoa
to
Cảnh Trung Quốc
2 Campsis radicans (L.) Seem. Đang tiêu Cảnh Bắc Mỹ
3 Crescentia cujete L. Đào tiên Cảnh, Thuốc Trung Mỹ
4 Crescentia alata H.B.K. Đào tiên cánh Cảnh, Thuốc Trung Mỹ
5
Jacaranda obtusifolia H.B.K
subsp. rhombifolia
Huỳnh lam,
Jacaranda
Cảnh Nam Mỹ
6
Pachyptera hymenaea (DC.)
Gantry.
Ánh hồng,
hồng trinh
Cảnh
Mexico đến
Brasil
7
Pyrostegia venusta (Ker-
Gaw.) Miers.
Dây rạng đông Cảnh Nam Mỹ
8
Spathodea campanulata
P.Beauv.
Hồng kỳ, sò
đo cam
Cảnh, Thuốc Trung Phi
9 Tabebuia rosea (Bertol.) DC. Kèn tím Cảnh
Trung và
Nam Mỹ
10 Tecoma stans (L.) Kunth. Huỳnh liên Cảnh, Thuốc Trung Mỹ
4. Một số hình ảnh tiêu bản chuẩn được sử dụng trong nghiên cứu
PL Hình 3.30 Tiêu bản khô loài Oroxylum indicum (Núc nác – hình A, B) và loài
Millingtonia hortensis (Đạt phước – hình C, D).
Hình A, B và C chụp ở Bảo tàng thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới; hình C
chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN).
PL Hình 3.31 Tiêu bản khô loài Radermachera hainanensis (Rà đẹt – hình A, B) và loài
Stereospermum neuranthum (Khé núi – hình C, D).
Hình A và B chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình C và D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.32 Tiêu bản khô loài Stereospermum colais (Quao núi – hình A, B) và loài
Stereospermum cylindricum (Quao vàng – hình C, D).
Hình A chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình B, C và D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.33 Tiêu bản khô loài Fernandoa adenophylla (Đinh lá tuyến – hình A, B) và loài
Markhamia stipulata var. pierrei (Thiết đinh lá bẹ – hình C, D).
Hình A chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình B, C và D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.34 Tiêu bản khô loài Dolichandrone spathacea (Quao nước – hình A, B) và thư
viện chuyên ngành.
Hình A và D chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình B và C chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
PL Hình 3.35 Một số Bảo tàng thực vật được sử dụng để so mẫu và nghiên cứu họ Quao
(Bignoiaceae) trong luận văn này.
Hình A, B, C và E chụp ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN); hình D chụp ở Bảo tàng
thực vật (VNM) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới; hình F chụp ở Phòng tiêu bản thực vật
thuộc Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5353.pdf