Bộ giáo dục và đào tạo
Tr−ờng đại học nông nghiệp I
-------------o0o--------------
D−ơng Minh Tú
Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ
đổ rời ở miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ
Chuyên ngành: Bệnh cây và bảo vệ thực vật
M∙ số: 4.01.16
Luận án tiến sĩ nông nghiệp
Ng−ời h−ớng dẫn khoa học
1. GS. TS. Bùi Công Hiển
2. TS. Nguyễn thị Kim Oanh
Hà Nội - Năm 2005
1
Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Nh− chúng ta đã biết, giảm mất mát sau thu hoạch đ−ợc xem
131 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3787 | Lượt tải: 6
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu côn trùng kho thóc dự trữ đổ rời ở Miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một trong
những tiềm năng để nâng cao năng suất cây trồng. Trong thực tiễn sản xuất,
để tăng năng suất cây trồng trên đồng ruộng lên 1-2% là đặc biệt khó khăn và
tốn kém; trong khi đó, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sau
thu hoạch để làm giảm mất mát từ 3-5% là hoàn toàn có thể (Vũ Quốc Trung,
1991) [35]. Theo đánh giá của tổ chức L−ơng thực và Nông nghiệp của Liên
hiệp quốc (FAO), tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới hàng năm vào
khoảng 10%, có nghĩa là khoảng 13 triệu tấn ngũ cốc đã bị mất do côn trùng
và 100 triệu tấn bị mất giá trị (dẫn theo Snelson, 1987) [139].
ở Việt Nam, theo Lê Doãn Diên (1990) [11], thiệt hại do côn trùng gây
ra cho ngũ cốc bảo quản trong kho là 10%, cho củ và quả t−ơi là 20%. Số liệu
điều tra tại một số huyện ngoại thành Hà Nội của Nguyễn Kim Vũ (1999) [49]
cho thấy tổn thất sau thu hoạch do côn trùng gây ra cho lúa gạo trung bình là
6,4%; mức thiệt hại cao nhất có thể lên đến 11,8%. Mức độ thiệt hại phụ thuộc
vào loại hình kho bảo quản, chất l−ợng thóc bảo quản cũng nh− mức độ lây
nhiễm côn trùng. Giảm mất mát trong quá trình sản xuất, bảo quản và chế
biến nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng đang đ−ợc xem là một trong
những −u tiên hàng đầu của chính sách nông nghiệp ở n−ớc ta hiện nay.
Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời và biện pháp phòng trừ
nhằm bổ sung hoàn thiện biện pháp phòng trừ, góp phần giảm tổn thất sau thu
hoạch đối với thóc dự trữ, giảm ô nhiễm môi tr−ờng, ngăn ngừa và hạn chế sự
phát sinh, phát triển tính kháng thuốc hoá học là yêu cầu cấp bách của công
tác dự trữ l−ơng thực hiện nay. Với nhận thức đó, chúng tôi thực hiện đề tài
"Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam
và biện pháp phòng trừ".
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là cung cấp dẫn liệu khoa học làm cơ sở
2
đề xuất bổ sung hoàn thiện biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho
thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam.
Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần loài côn trùng và mức độ phổ biến trong kho thóc
dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học mọt gạo (Sitophilus
oryzae), mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica) và biến động mật độ quần
thể của chúng trong kho thóc dự trữ đổ rời.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho
thóc dự trữ đổ rời; trong đó chú ý tới ng−ỡng thiệt hại, tính kháng thuốc hoá
học, khả năng bảo vệ và khích lệ bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes), trên cơ sở
đó đề xuất bổ sung biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự
trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam.
ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cung cấp một cách đầy đủ và có hệ thống danh sách thành phần loài côn
trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam.
Cung cấp, bổ sung dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái học
mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ và biến động mật độ quần thể của chúng trong kho
thóc dự trữ đổ rời.
Lần đầu tiên có các dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học
của bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes) ở Việt Nam.
Bổ sung dẫn liệu về thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ đổ
rời và xác định ng−ỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ.
Cung cấp dẫn liệu về tính kháng thuốc Sumithion, Phosphine ở mọt gạo
và mọt đục hạt nhỏ cũng nh− hiệu quả một số biện pháp phòng trừ côn trùng
gây hại làm cơ sở đề xuất bổ sung biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong
kho thóc dự trữ đổ rời.
đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối t−ợng nghiên cứu
Côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời.
3
Phạm vi nghiên cứu
Miền Bắc Việt Nam.
Ch−ơng 1
Tổng quan tài liệu
1.1 Đặc điểm tình hình dự trữ l−ơng thực ở Việt Nam
và cơ sở khoa học của đề tài
Để đảm bảo ch−ơng trình an ninh l−ơng thực quốc gia, l−ợng thóc và gạo
dự trữ thuộc ngành dự trữ quốc gia quản lý là rất lớn. Số liệu cụ thể về tổng
l−ợng thóc và gạo dự trữ quốc gia hàng năm tuy không đ−ợc công bố, nh−ng
hoàn toàn đủ để phục vụ yêu cầu cấp bách của quốc gia khi xảy ra thiên tai
hoặc chiến tranh. Ph−ơng thức dự trữ thóc thuộc ngành dự trữ quốc gia ở miền
Bắc và miền Nam không giống nhau. ở miền Nam, thóc đ−ợc bảo quản theo
hình thức đóng bao; trong khi đó, ở miền Bắc lại bảo quản theo ph−ơng thức
đổ rời.
Hệ thống kho bảo quản thóc và gạo thuộc ngành dự trữ quốc gia khá đầy
đủ và phân bố đều tại các vùng trong cả n−ớc, nh−ng hầu hết đều là kho cũ,
đ−ợc xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ tr−ớc. Do vậy, một số kho đã
bị xuống cấp nghiêm trọng và không đảm bảo chất l−ợng của thóc và gạo bảo
quản. Tuy hầu hết cán bộ kỹ thuật và thủ kho l−ơng thực thuộc ngành dự trữ
quốc gia đều đã đ−ợc đào tạo về kỹ thuật bảo quản l−ơng thực, nh−ng có rất ít
cán bộ đạt trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành về bảo vệ thực vật
hoặc bảo quản nông sản.
Ngành dự trữ quốc gia đã ban hành một số quy định, tiêu chuẩn kỹ
thuật về chất l−ợng thóc, gạo dự trữ và phòng trừ côn trùng gây hại (Cục Dự
trữ quốc gia, 2000 [8], 2001 [9], 2002 [10]) để thực hiện thống nhất trong cả
n−ớc. Nhờ đó đã phần nào hạn chế đ−ợc thiệt hại do côn trùng và gậm nhấm
gây ra đối với thóc, gạo dự trữ trong kho.
Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí bảo quản và nhất là kiến thức của các
thủ kho về côn trùng gây hại trong kho, về biện pháp phòng trừ côn trùng gây
hại còn hạn chế nên thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ vẫn còn
4
cao. Trong những năm gần đây, tình hình bùng phát hiện t−ợng kháng thuốc
hoá học ở côn trùng trong kho thóc dự trữ đã xảy ra ở một số địa ph−ơng càng
làm cho việc phòng trừ côn trùng gây hại bằng thuốc hoá học gặp nhiều khó
khăn.
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc
1.2.1 Nghiên cứu thành phần loài côn trùng trong kho
hạt ngũ cốc dự trữ
Hầu nh− ở đâu có sự tồn trữ và l−u trữ, ở đó xuất hiện các loài sinh vật
gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, sinh vật gây hại đã phát triển thành
quần thể với số l−ợng rất lớn và gây ra những "vụ cháy ngầm", tiêu huỷ một
phần hoặc hoàn toàn hàng hoá bảo quản ở trong kho (Bùi Công Hiển, 1995)
[17]. Sự phá hại của côn trùng đối với sản phẩm bảo quản thật đa dạng. Tr−ớc
hết phải kể đến việc làm giảm phẩm chất hoặc phá huỷ vật chất, làm cho vật
chất dự trữ hay l−u trữ bị giảm hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Trong
nhiều tr−ờng hợp, thiệt hại có thể là rất lớn và thậm chí là vô giá. Ví dụ nh− sự
mục nát của ngũ cốc dự trữ hoặc mất khả năng nẩy mầm của hạt giống cây
trồng.
Côn trùng v−ợt qua tất cả các loài dịch hại khác về số l−ợng cá thể và số
l−ợng loài; chúng cạnh tranh nguồn cung cấp l−ơng thực của con ng−ời,
truyền lan dịch bệnh cho con ng−ời, cho cây trồng và gia súc. Điểm nổi bật
của chúng là tính thích nghi cao với cuộc sống trên trái đất, chúng có thể tồn
tại và hoạt động trong cả điều kiện khô hạn (Van der Laan, 1981) [145].
Cotton và Wilbur (1974) đã thống kê đ−ợc số l−ợng loài côn trùng gây
hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài; trong đó có 19 loài thuộc
nhóm côn trùng gây hại chủ yếu và 24 loài thuộc nhóm côn trùng gây hại thứ
yếu (dẫn theo Snelson, 1987) [139].
Các kết quả điều tra côn trùng gây hại trong kho thóc và gạo dự trữ ở
Indonesia (Hall and McFatane, 1961 [96], McFalane, 1982 [118] và Prakash,
1980 [125]) đã xác định đ−ợc 17 loài côn trùng thuộc 12 họ của 2 bộ.
Flinn and Hagstrum (1990) [91], Freeman (1980) [93] đã ghi nhận đ−ợc
5
41 loài côn trùng trong sản phẩm l−ơng thực dự trữ ở một số n−ớc trên thế
giới.
Reichmuth (1997) [159] đã thông báo có tới 60 loài côn trùng thuộc 21
họ của 4 bộ bắt gặp trên nông sản phẩm bảo quản ở Đức.
Nakakita et al. (1991) [121] đã xác định đ−ợc 36 loài côn trùng thuộc 17
họ của 2 bộ gây hại trong kho thóc và gạo bảo quản tại Thái Lan.
Từ những dẫn liệu trên cho thấy thành phần loài côn trùng trong kho dự
trữ hạt ngũ cốc trên thế giới là khá phong phú và đ−ợc đặc biệt quan tâm
nghiên cứu.
1.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học côn
trùng gây hại hạt ngũ cốc dự trữ
Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học côn trùng trong
kho hạt ngũ cốc dự trữ chủ yếu tập trung vào những loài thuộc nhóm gây hại
sơ cấp và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho l−ơng thực dự trữ. Ví dụ, khi
nghiên cứu về đặc điểm sinh học của mọt gạo (Sitophilus oryzae L.), Provett
(1960) cho biết, khi đẻ trứng, mọt gạo dùng vòi khoét lỗ trên bề mặt hạt rồi đẻ
trứng, sau đó tiết chất nhầy bịt miệng lỗ để bảo vệ trứng. Tr−ởng thành cái của
mọt gạo mỗi lần đẻ 1 quả, có khi 2-3 quả (dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1978)
[31].
Zacher (1964) cho biết một cá thể cái của mọt gạo đẻ trung bình 380
trứng, cao nhất là 576 trứng. Thời gian phát triển của mọt gạo chủ yếu phụ
thuộc vào nhiệt độ. Từ trứng đến tr−ởng thành ở 27,2°C là 25,5 ngày và ở
17°C là 92 ngày. Tuổi thọ của mọt gạo kéo dài khoảng 8 tháng (dẫn theo Bùi
Công Hiển, 1995) [17].
Kết quả nghiên cứu của Van der Laan (1981) [145] tại Bogor, Indonesia
cho biết vòng đời của mọt gạo trong khoảng 30-45 ngày. Tốc độ tăng tr−ởng
quần thể mọt gạo cao khi thuỷ phần của thức ăn đạt 15%. Số l−ợng trứng đẻ
cao nhất của một cá thể cái là 575 quả.
Cùng với mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fab.) cũng là
loài côn trùng thuộc nhóm gây hại sơ cấp nên đ−ợc nhiều nhà khoa học quan
6
tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của Potter và Brich cho thấy mọt đục
hạt nhỏ đẻ trứng trực tiếp vào hạt và dùng chất nhầy để bảo vệ trứng. Sâu non
lột xác 3 lần, thời gian phát dục của sâu non khoảng 28-71 ngày. Mọt đục hạt
nhỏ phần lớn đều vũ hoá ở trong hạt, lúc mới vũ hoá vì thân mềm nên phải đợi
sau khi thân thể cứng cáp mới dùng hàm trên cắn một lỗ chui ra ngoài (dẫn
theo Vũ Quốc Trung, 1978) [31].
Zacher (1964) cho biết ở điều kiện 29°C, thời gian hoàn thành một vòng
đời của mọt đục hạt nhỏ chỉ là 4 tuần; ở 21°C, chúng hoạt động kém hơn và
hầu nh− không có khả năng sinh sản (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [17].
Kết quả nghiên cứu với mọt đục hạt nhỏ của Van der Laan (1981) [145]
tại Bogor, Indonesia cho biết tổng số trứng đẻ của một cá thể cái là 600 quả và
thời gian đẻ trứng kéo dài. Vòng đời của mọt đục hạt nhỏ là 40-69 ngày. Nhiệt
độ cao và thuỷ phần hạt thấp (8% hoặc lớn hơn) là phù hợp cho sự phát triển
của loài côn trùng này.
1.2.3 Nghiên cứu thiệt hại do côn trùng gây ra đối với
hạt ngũ cốc dự trữ và biện pháp phòng trừ côn trùng
gây hại
1.2.3.1 Thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hạt ngũ cốc dự trữ
Các loại hạt ngũ cốc nh− lúa mỳ, lúa gạo, ngô, v.v... chiếm một phần
quan trọng trong bữa ăn của con ng−ời. Những sản phẩm này đ−ợc dự trữ ở
dạng hạt khô và là nguồn dự trữ l−ơng thực duy nhất của con ng−ời. Tuy
nhiên, hạt ngũ cốc dự trữ th−ờng bị các loài côn trùng gây hại cắn phá và gây
ra thiệt hại lớn về trọng l−ợng cũng nh− giảm chất l−ợng. Do đó, nguồn cung
cấp l−ơng thực của thế giới bị thiếu hụt và gây ra nạn đói ở nhiều quốc gia,
đặc biệt là ở châu Phi. Subrahmanyan (1962) cho biết tổng l−ợng l−ơng thực
của thế giới đã có thể tăng lên 25-30%, nếu chúng ta đã có thế tránh đ−ợc mất
mát sau thu hoạch (dẫn theo Snelson, 1987) [139].
Tổn thất sau thu hoạch đối với hạt ngũ cốc dự trữ th−ờng ít đ−ợc đánh giá
một cách đầy đủ. Số liệu tổn thất sau thu hoạch đ−ợc công bố th−ờng là số liệu
tổn thất về trọng l−ợng, trong khi hầu nh− không có số liệu thiệt hại về tổn
7
thất chất l−ợng của hạt ngũ cốc dự trữ.
Bakal (1963) đánh giá sự mất mát l−ơng thực hàng năm do chuột, côn
trùng và nấm mốc gây ra là 33 triệu tấn, l−ợng l−ơng thực này đủ để nuôi sống
ng−ời dân n−ớc Mỹ trong 1 năm (dẫn theo Snelson, 1987) [139].
Năm 1973, tổ chức L−ơng thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc
(FAO) đã thông báo rằng không lâu nữa, nguồn cung cấp l−ơng thực của thế
giới sẽ không đủ để chống lại thiệt hại mùa màng và nạn đói. ít nhất có 10%
l−ơng thực sau thu hoạch bị mất mát do dịch hại trong kho, và thiệt hại tới
30% là phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới (dẫn theo Snelson, 1987) [139].
Báo cáo của Pawgley (1963) cho thấy tổn thất hạt bảo quản hàng năm
đ−ợc công bố ở Mỹ là khoảng 15-23 triệu tấn (trong đó, khoảng 7 triệu tấn do
chuột, 8-16 triệu tấn do côn trùng). ở châu Mỹ - La tinh, ng−ời ta đánh giá
rằng ngũ cốc và đậu đỗ sau thu hoạch bị tổn thất khoảng 25-50%. ở một số
n−ớc châu Phi, khoảng 30% tổng sản l−ợng nông nghiệp bị mất đi hàng năm
(dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1991) [35].
Tổn thất sau thu hoạch đối với thóc và gạo tại một số n−ớc châu á nh−
Malaysia là 17%, Nhật Bản là 5% và ấn Độ là 11 triệu tấn/năm (dẫn theo Vũ
Quốc Trung, 1991) [35].
1.2.3.2 Biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho hạt ngũ cốc dự
trữ
Nghiên cứu các biện pháp bảo quản nông sản cất trữ và phòng trừ côn
trùng gây hại có lẽ đã đ−ợc bắt đầu từ khi con ng−ời tiến hành cất trữ l−ơng
thực và thực phẩm. Vì vậy, cho đến nay đã có nhiều biện pháp phòng trừ côn
trùng gây hại đ−ợc áp dụng và đạt đ−ợc những kết quả nhất định. Các biện
pháp phòng trừ côn trùng gây hại đ−ợc nghiên cứu và báo cáo nhiều nhất là
phòng trừ hoá học, phòng trừ sinh học và phòng trừ tổng hợp.
Theo định nghĩa của Tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế - IOBC (1971):
"Biện pháp sinh học là việc sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm
8
hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các
sinh vật hại gây ra" (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [24].
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì phòng trừ sinh học bao gồm các khía cạnh
sinh học khác nhau của hệ thống sống ảnh h−ởng tới quá trình sinh sản, tập
tính và chất l−ợng thức ăn của côn trùng gây hại.
Trong phạm vi rộng hơn, phòng trừ sinh học cũng bao gồm việc sử dụng
các chất độc có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua đuổi hoặc dẫn dụ, những
chất có thể đ−ợc sử dụng trong phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong
kho, thậm chí những kỹ thuật này còn đ−ợc gọi với tên riêng là kỹ thuật công
nghệ sinh học (Reichmuth, 2000) [132], David Hagstrum and Bhadriraju
Subramanyam (2000) [85].
Phòng trừ sinh học tạo ra cơ hội để đấu tranh có hiệu quả chống lại một
loài dịch hại riêng biệt mà không gây ra ảnh h−ởng đến các loài dịch hại khác
hoặc các loài côn trùng có ích (Reichmuth, 2000) [132].
Nói đến phòng trừ sinh học không thể không nói đến cân bằng tự nhiên.
Theo nhận xét của Linnaeus (1760) "côn trùng ăn thực vật luôn luôn liên quan
tới những loài khác mà những loài đó sẽ tiêu diệt chúng nếu chúng trở nên có
mật độ quá nhiều" và "bằng cách đó xảy ra cuộc chiến tranh của tất cả các loài
sinh vật chống lại nhau" (dẫn theo Phạm Văn lầm, 1995) [24].
Cân bằng tự nhiên có hai loại: Cân bằng trong sinh quần và cân bằng
loài. Cân bằng trong sinh quần rất phức tạp, đặc biệt là trong những sinh quần
dị nguyên. Nh−ng chính trong sinh quần phức tạp lại có tính ổn định cao nhất
(Phạm văn Lầm, 1995) [24].
Do hệ sinh thái kho bảo quản hạt ngũ cốc là hệ sinh thái kín, nhân tạo
nên hầu nh− rất ít chịu tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh; vì vậy, có
thể khai thác một số tiềm năng của phòng trừ sinh học để sử dụng một cách
khoa học và hợp lý. Các loài côn trùng ký sinh (của côn trùng gây hại) trong
kho nh− ong ký sinh th−ờng giết chết vật chủ, ví dụ ong ký sinh
(Trichogramma spp.) ký sinh trứng ngài gạo (Corcyra cephalonica) (Bùi
Công Hiển, 1995) [17].
9
Kết quả nghiên cứu của Nakakita et al. (1991) [121] tại Thái Lan cho biết
đã ghi nhận đ−ợc ba loài ong ký sinh côn trùng gây hại trong các kho l−ơng
thực là Chaetospila elegans, Proconus sp. và Bracon hebetor .
Thử nghiệm về hiệu quả phòng trừ sinh học của Matthias Scholler (2000)
[116], Matthias Scholler, S. Prozell et al. (1997) [117] tại Đức cho biết trong
điều kiện thí nghiệm trong phòng và trong kho có quy mô nhỏ đã kết luận
rằng việc thả ong ký sinh Trichogramma evanescens đã làm giảm quần thể
của Ephestia elutella tới 31,4% so với đối chứng.
Kết quả nghiên cứu khả năng tìm vật chủ là mọt thóc (Sitophilus
granarius L.) của ong ký sinh Lariophagus distinguendus Forster trong kho
silô và kho th−ơng phẩm bảo quản yến mạch có quy mô 20 tấn và 3000 tấn tại
Đức cho thấy loài ong ký sinh này có thể tồn tại và ký sinh vật chủ trong phạm
vi 4 mét theo ph−ơng thẳng đứng và nằm ngang tính từ điểm thả ong ký sinh
(Steidle Johanes and Scholler Matthias, 2000) [140].
Báo cáo của Reichmuth (2000) [132] cho biết ong Trichogramma
evanescens Wetw. ký sinh trứng của nhiều loài côn trùng gây hại trong kho
nh− Plodia interpunctella, Ephestia kuehniella, Corcyra cephalonica,
Ephestia cautella, Acanthoscelides obtectus và Dermestes maculatus.
Bên cạnh đó, hiện t−ợng côn trùng bị các sinh vật khác bắt mồi ăn thịt là
rất phổ biến trong tự nhiên và đã tồn tại từ khi có những đại diện đầu tiên của
chúng trên trái đất. Khi những loài côn trùng nhỏ bé xuất hiện thì cũng đồng
thời xuất hiện những loài côn trùng và động vật ăn thịt khác và thế là các loài
côn trùng này có thể trở thành thức ăn cho một số loài côn trùng khác (Phạm
Văn Lầm, 1995) [24].
Hoạt động bắt mồi ở các loài côn trùng và động vật khác có thể xảy ra ở
pha tr−ởng thành hoặc pha sâu non hoặc đồng thời xảy ra ở cả hai pha phát
dục là tr−ởng thành và sâu non (Abdel Rahman et al. (1981) [52], Arbogast,
1979 [57], [58], Arbogast and Throne, 1997 [60], Arbogast, LeCato et al.
(1977) [61], Baker and Thorn, 1995 [63], Tawfik et al. (1987) [142]).
Kết quả nghiên cứu của Nakakita et al. (1991) [121] tại Thái Lan đã ghi
10
nhận đ−ợc một số loài bắt mồi trong kho l−ơng thực bảo quản gồm kiến
(khoảng 4-5 loài), bọ xít (Xylocoris flavipes Reuter), Scenopinus fenestralis và
bò cạp giả (Chelifer sp.)
Nghiên cứu về khả năng tiêu diệt vật mồi của bọ xít (Xylocoris flavipes
Reuter); LeCato (1976) [110], LeCato and Arbogast (1979) [111], Reichmuth
(2000) [132] đã cho biết loài bọ xít này sử dụng vật mồi là trứng, sâu non và
nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại trong kho nh− Plodia interpunctella,
Corcyra cephalonica, Ephestia cautella, Acanthoscelides obtectus, Dermestes
maculatus, Sitophilus zeamais, Cryptolestes ferrugineus, Sitophilus granarius,
Tribolium confusum, Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và
Sitotroga cerealella.
Cũng giống nh− các loài sinh vật khác, hầu hết côn trùng gây hại trong
kho nói chung và trong kho hạt ngũ cốc dự trữ nói riêng cũng th−ờng bị các
loài sinh vật nh− nấm, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, Ricketssia hoặc các loài
động vật nguyên sinh (Protozoa) gây bệnh. Những sinh vật này đ−ợc gọi là
sinh vật gây bệnh cho côn trùng (Arbogast, 1984 [59], Wen Brian et al. (1994)
[149]).
Berlinder (1911) đã phân lập đ−ợc vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT)
từ sâu non Ephestia kuehniella Zeller tại Thuringia. Hiện nay, ng−ời ta đã phát
hiện đ−ợc 525 loài thuộc 13 bộ côn trùng bị nhiễm vi khuẩn Bacillus
thuringiensis, trong đó nhiều nhất là bộ cánh vảy (318 loài), sau đó là bộ hai
cánh (59 loài), bộ cánh cứng (34 loài) và còn lại là các bộ khác (khoảng 1 - 12
loài) (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [24].
Kết quả thử nghiệm của McGaughey (1980) cho biết khi xử lý lớp bề mặt
của khối hạt (khoảng 10 cm) bằng một l−ợng nhỏ chế phẩm Bacillus
thuringiensis đã hạn chế khoảng 81% quần thể ngài ấn Độ (Plodia
interpunctella) và ngài Bột điểm (Ephestia cautella) và hơn 92% sự ăn hại của
hai loài côn trùng này (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [17].
Báo cáo kết quả nghiên cứu về vai trò của Bacillus thuringiensis trong
phòng trừ các loài ngài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) gây hại trong kho của
11
Subramanyan và Cutkomp (1985) ở Mỹ đối với Plodia interpunctella,
Ephestia cautella, E. kuehniella và Sitotroga cerealella cho thấy chỉ cần sử
dụng chế phẩm này với liều l−ợng d−ới 10 mg/kg đã hạn chế đ−ợc sự gây hại
của chúng trong kho ngũ cốc (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [17].
Sukprakarn (1990) thông báo kết quả thử nghiệm phòng trừ ngài gạo
(Corcyra cephalonica) trong các kho bảo quản gạo bằng chế phẩm Bacillus
thuringiensis ở Thái Lan đạt kết quả rất khả quan (dẫn theo Bùi Công Hiển,
1995) [17].
Do đặc tr−ng riêng của môi tr−ờng kho và hàng hoá bảo quản nên việc
ứng dụng phòng trừ sinh học nhìn chung còn rất hạn chế. Ví dụ, việc sử dụng
các chế phẩm vi sinh vật cần phải có môi tr−ờng ẩm để chúng phát triển và
gây bệnh cho côn trùng; nh−ng môi tr−ờng ẩm là điều cấm kỵ ở trong các kho
bảo quản hàng hoá khô nh− hạt ngũ cốc. Theo nhận định của Hardin (1991)
[97] hàng hoá bảo quản trong kho nói chung và hạt ngũ cốc dự trữ nói riêng
th−ờng bị nhiều loài côn trùng gây hại và đa số thuộc bộ cánh cứng
(Coleoptera) nên hiệu quả sử dụng sinh vật gây bệnh để trừ côn trùng trong
kho hạt ngũ cốc dự trữ th−ờng không cao.
Thuốc thảo mộc đ−ợc chiết xuất, chế tạo từ những loài thực vật có sẵn
trong tự nhiên để diệt trừ sâu hại mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít gây ô nhiễm
môi tr−ờng đã đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở nhiều n−ớc trên thế
giới. Golob và Webley (1980) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu thử nghiệm
và áp dụng thuốc thảo mộc ở nhiều nơi trên thế giới với các loài thực vật khác
nhau, trong đó đáng kể nhất là việc sản xuất ra các chế phẩm thuốc thảo mộc
từ cây Neem (Azadirachta indica), cỏ mạt (Acorus calamus), cây thuốc cá hay
còn đ−ợc gọi là cây ruốc cá (Derris eliptica), cây thuốc lá (Nicotiana
tabacum), cây thuốc lào (Nicotiana rustica), v.v. Các tác giả đã nêu lên những
sản phẩm cụ thể đ−ợc dùng để phòng ngừa côn trùng gây hại từ 47 loài thực
vật khác nhau, trong đó có 40 loài đã đ−ợc sử dụng d−ới dạng các chiết xuất
(dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [17].
Báo cáo của Adler Cornel (2001) [54], Irfan Tunc and Erler (2002) [104]
12
và Sabah Forestry Department in Thailand (2001) [134] cho biết thực vật làm
thay đổi tập tính của côn trùng thông qua việc tạo ra mùi vị hấp dẫn hoặc xua
đuổi. Phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho có thể sử dụng các chiết
xuất của thực vật và các hợp chất đã làm sạch hoặc tổng hợp theo 3 cách sau:
- Sử dụng mùi vị xua đuổi để ngăn côn trùng ở khu vực xung quanh của
hàng hoá đóng gói hoặc xung quanh cửa kho chống xâm nhiễm vào trong kho.
- Sử dụng mùi vị hấp dẫn để phát hiện sớm côn trùng gây hại, giám sát kỹ
thuật phòng trừ hoặc bẫy bả.
- Sử dụng các hợp chất độc đối với côn trùng.
Các tác giả đã kết luận rằng những hợp chất độc cũng có hiệu quả nh−
các tác nhân phòng trừ và một số hợp chất có thể đ−ợc sử dụng nh− thuốc
xông hơi. Hiệu quả của các chất chiết xuất từ thực vật đối với côn trùng kho là
rất tổng hợp. Các loài dịch hại khác nhau và các pha phát dục khác nhau của
cùng một loài dịch hại có phản ứng không giống nhau đối với một chất chiết
xuất nhất định. L−ợng hợp chất tinh khiết trong một chất chiết xuất từ thực vật
có thể khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lý và giống cây (Sadik
Tuzun, 2002 [135], Sabah Forestry Department in Thailand, 2001) [134].
Tại Trung Quốc, thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh (GCJ) đã đ−ợc sản xuất
và đ−a vào sử dụng rộng rãi trong các kho bảo quản l−ơng thực dự trữ tại tỉnh
Quảng Tây, Quảng Đông và nhiều tỉnh khác đạt hiệu quả cao (Lin Fenggang
et al. (2003) [ 114]; Zhanggui Qin, Deng Gang et al. (2003) [155]). Cùng với
thuốc thảo mộc, hiệu quả của các chất diệt côn trùng khác nh− bột trơ hoặc
đất có silic, n−ớc ozone và bẫy bả cũng đã đ−ợc quan tâm nghiên cứu
(Conceicão Carlos et al. (2002) [79], Hodges et al. (1985) [102], Leesch Jame
et al. (2002) [112]).
Đầu thế kỷ XX, thuốc hoá học với −u điểm nổi bật nh− tác động diệt côn
trùng nhanh, phổ tác động của thuốc rộng, dễ sử dụng và giá thành rẻ đã giúp
cho phòng trừ hoá học đ−ợc xem nh− vũ khí rất lợi hại của con ng−ời trong
cuộc chiến chống lại các loài côn trùng gây hại nói riêng và sinh vật gây hại
nói chung. Tuy nhiên, tr−ớc những hậu quả bất lợi của việc sử dụng thuốc hoá
13
học, con ng−ời đã phải h−ớng tới những nghiên cứu mới nhằm khắc phục
những nh−ợc điểm của phòng trừ hoá học. Mặc dầu vậy, do những hạn chế
của phòng trừ sinh học, nên trong thực tế phòng trừ hoá học vẫn còn đ−ợc sử
dụng th−ờng xuyên và khá phổ biến để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho.
Tuy nhiên, do việc sử dụng th−ờng xuyên và liên tục một vài loại thuốc hoá
học nên nhiều loài côn trùng gây hại trong kho đã xuất hiện tính kháng thuốc
hoá học.
Ngay từ cách đây gần 30 năm, Champ and Dyte (1976) [72] đã có thông
báo rất đáng quan tâm về tính kháng thuốc Malathion và Lindan ở các loài
côn trùng gây hại trong kho. Cụ thể, các tác giả đã nêu kết quả điều tra tại
nhiều n−ớc trên thế giới do nhóm chuyên gia của FAO tiến hành. Họ đã phát
hiện đ−ợc 33 mẫu mọt gạo (ở 10 n−ớc) kháng với Malathion trong số 257 mẫu
thu từ 59 n−ớc đ−a vào thử nghiệm. T−ơng tự nh− vậy, họ đã phát hiện 176
mẫu mọt gạo (ở 53 n−ớc) kháng với Lindan trong số 235 mẫu thu từ 58 n−ớc
đ−a vào thử nghiệm. Đối với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) đã phát hiện
49 mẫu (ở 75 n−ớc) kháng với Malathion trong số 505 mẫu thu từ 78 n−ớc đ−a
vào thử nghiệm và phát hiện 463 mẫu (ở 75 n−ớc) kháng với Lindan trong số
497 mẫu (ở 76 n−ớc) đ−a vào thử nghiệm. Đối với mọt đục hạt nhỏ, đã phát
hiện 50 mẫu (ở 23 n−ớc) kháng với Malathion và 91 mẫu (ở 41 n−ớc) kháng
với Lindan.
Theo Zettler Larry (1993) [154], kết quả thống kê trên thế giới cho thấy
có 9,7% số mẫu địa ph−ơng thử nghiệm đã thể hiện tính kháng với Phosphine
trong khi đó chỉ có 4,7% số mẫu địa ph−ơng thử nghiệm kháng với Methyl
bromide.
Đối với nhóm thuốc xông hơi, các nhà khoa học đã ghi nhận đ−ợc hiện
t−ợng kháng thuốc Methyl bromide ở 23 n−ớc và kháng thuốc Phosphine ở 36
n−ớc trên thế giới (Champ and Dyte, 1976 [72], Taylor, 1989 [143], Taylor
and Halliday, 1986 [144]).
Kết quả nghiên cứu của Lindgren và Vincent (1966) cho thấy mức độ
kháng Phosphine ở các pha phát triển của Sitophilus oryzae và S. granarius
14
giảm dần từ nhộng, trứng, sâu non và thấp nhất là ở tr−ởng thành (dẫn theo
Collins, Lambkin, Haddrell, et al. (1997) [76]).
Kết quả nghiên cứu tại Ôxtrâylia cho thấy việc sử dụng thuốc Phosphine
với liều l−ợng không đủ để tiêu diệt tất cả các pha phát dục của côn trùng
kháng thuốc (d−ới mức liều cần thiết) là tác nhân chọn lọc đối với tính kháng
(Collins, Lambkin, Haddrell et al. (1997) [76]).
Bên cạnh đó, Friendship, Halliday and Harris (1986) [94] cho biết có hai
yếu tố làm phát sinh tính kháng thuốc Phosphine ở côn trùng kho là thời gian
xông hơi ngắn và làm kín kho không tốt, dẫn đến nồng độ Phosphine trong
kho không đạt tới giá trị cần thiết để tiêu diệt côn trùng.
So sánh với danh mục thuốc hoá học trừ côn trùng trên đồng ruộng thì số
chủng loại thuốc hoá học sử dụng trong bảo quản hạt ngũ cốc (có tác động
tiếp xúc, vị độc hoặc thấm sâu) trừ côn trùng gây hại ít hơn rất nhiều. Nguyên
nhân là do thuốc trừ côn trùng trong kho vừa phải đảm bảo có tác động diệt
côn trùng nhanh, vừa phải ít độc cho ng−ời sử dụng và hàng hoá, ít để lại d−
l−ợng trên hàng hoá sau khi xử lý và thời gian cách ly ngắn (Bond, 1984) [64].
Các chất bảo quản hạt ngũ cốc dự trữ đã và đang đ−ợc sử dụng trên thế
giới gồm Bioresmethrin (5-benzyl-3-furfurylmethyl (+)-transchrysanthemate);
Bromophos; Carbaryl; Chlorpyrifos-methyl; Deltamethrin; Diazinon;
Dichlorvos; Etrimfos; Fenitrothion; Fenvalerate; Iodofenphos; Lindane;
Malathion; Methacrifos; Methoprene; Permethrin; d-Phenothrin; Phoxim và
Phoxim-Methyl; Piperonyl Butoxide; Pirimiphos-Methyl; Pyrethrum;
Tetrachlorvinphos (Snelson, 1987) [139].
Những loại thuốc xông hơi đã và đang đ−ợc sử dụng ở trên thế giới để
phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nh− Methyl bromide (CH3Br),
Phosphine (PH3), Chloropicrin (CCL3NO2), Dichlorvos - DDVP (loại có hàm
l−ợng hoạt chất 98%), Ethylene dibromide (CH2Br.CH2Br), Hydrogen cyanide
(HCN), Ethylene oxide (CH2)2O, Ethylene dichloride (CH2Cl.CH2Cl), Carbon
disulphide (CS2), Carbon tetrachloride (CCl4), Sulphuryl fluoride (SO2F2),
Acrylonitrile (CH2:CH.CN), v.v. (Bond, 1984 [64], Takushi Obata, 1998
15
[141]) .
Hiện có hai loại thuốc xông hơi đang đ−ợc sử dụng phổ biến là Methyl
bromide và Phosphine, nh−ng Methyl bromide bị kiểm soát nhập khẩu và sử
dụng (Nghị định th− Montrean) do có tiềm năng phá huỷ tầng ôzôn của khí
quyển (hệ số 0,6), còn Phosphine đ−ợc xác định là có nhiều loài côn trùng gây
hại trong kho thể hiện tính kháng thuốc cao, đặc biệt là mọt đục hạt nhỏ
(Collins et al. (2000) [75], 2002 [78], Lambkin, 2001 [108], Reed Carl et al.
(1989) [130], Taylor, 1989 [143]).
Với mục đích giảm l−ợng sử dụng và tăng hiệu quả của thuốc hoá học,
giảm chi phí phòng trừ, các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng hỗn hợp
thuốc xông hơi Phosphine với khí carbon dioxide (Aliniazee Tasken, 1971
[55], Ana Paula Ramos de Almeida-e-Silva et al. (2002) [56]).
Để nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại
nhằm bảo quản hàng hoá dự trữ tốt hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi tr−ờng, trong
những năm 50 của thế kỷ XX, xu h−ớng phòng trừ tổng hợp đã đ−ợc xác lập
và phát triển. Theo định nghĩa của nhóm chuyên gia của FAO, phòng trừ tổng
hợp (Integrated Pest Management - IPM) là "Một hệ thống quản lý dịch hại
trong bối cảnh của quần thể và môi tr−ờng liên quan đến dịch hại, sử dụng tất
cả những ph−ơng pháp và kỹ thuật thích hợp nhất để duy trì quần thể dịch hại
ở d−ới ng−ỡng gây hại kinh tế” (Marcos Kogan, 1998) [115].
Cũng có thể hiểu IPM là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử
dụng tất cả những kỹ thuật (biện pháp) thích hợp trên cơ sở sinh thái hợp lý,
để giữ cho quần thể dịch hại phát triển d−ới ng−ỡng gây hại kinh tế (Hà
Quang Hùng, 1998) [22].
Hoặc IPM là việc sử dụng những nguyên tắc sinh thái hợp lý (mối quan
hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên, quy
luật tự điều chỉnh, quy ._.luật hình tháp số l−ợng) để duy trì quần thể dịch hại
luôn tăng tr−ởng d−ới ng−ỡng gây hại kinh tế (Bùi Công Hiển và Trần Huy
Thọ, 2003) [19].
David Hagstrum and Bhadriraju Subramanyam (2000) [85], David
16
Hagstrum and Paul Flinn (1998) [87], Hodges et al. (1996) [101], John
Vandermeer et al. (1986) [105] và Platt et al. (1998) [124] cho rằng giám sát
biến động số l−ợng côn trùng là một phần quan trọng của quản lý dịch hại.
Thiệt hại về kinh tế do côn trùng gây ra và những chi phí quản lý dịch hại
không cần thiết có thể tránh đ−ợc bằng cách sử dụng công cụ giám sát mật độ
côn trùng, ra quyết định, các mô hình dự báo và hệ thống t− vấn xác định
chính xác thời điểm cần tác động để mật độ côn trùng không v−ợt quá ng−ỡng
kinh tế.
Xác định ng−ỡng kinh tế và ng−ỡng gây hại kinh tế đối với dịch hại là
một trong những nội dung quan trọng nhất của phòng trừ tổng hợp (Onstad,
1987 [122], David Hagstrum and Paul Flin, 1990 [86]).
Matthias Scholler, Prozell, Reichmuth et al. (1997) [117] đã khẳng định
biện pháp sử dụng ong ký sinh và bọ xít bắt mồi là một hợp phần quan trọng
trong phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho. Prashantha Rohitha
(2002) [126] lại nêu ý kiến nhấn mạnh đến việc bảo quản thóc trên cơ sở sử
dụng hiệu quả việc xông khói từ việc đốt tàn d− một số loài thực vật.
1.3 Tình hình nghiên cứu trong n−ớc
1.3.1 Nghiên cứu thành phần loài côn trùng trong kho
hạt ngũ cốc dự trữ
Các kết quả điều tra về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho hạt
ngũ cốc dự trữ nói chung và kho thóc dự trữ nói riêng ở Việt Nam không
nhiều và ít đ−ợc điều tra cập nhật. Những công bố đầu tiên có thể kể đến nh−
kết quả điều tra côn trùng hại kho ở miền Bắc Việt Nam của Đinh Ngọc
Ngoạn (1964) [26], kết quả điều tra côn trùng là đối t−ợng kiểm dịch thực vật
của D−ơng Quang Diệu và Nguyễn Thị Giáng Vân (1976) [12], thành phần
côn trùng gây hại trong kho l−ơng thực của Vũ Quốc Trung (1978) [32], kết
quả điều tra côn trùng trong kho l−ơng thực ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam
sau giải phóng 1975 của Bùi Công Hiển và cộng sự (1980) [18], thành phần
côn trùng kho ở Việt Nam của Nguyễn Thị Giáng Vân và cộng sự (1996) [46]
hoặc thành phần côn trùng hại kho ở Việt Nam năm 1996-2000 do Phòng
17
Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp (2003) [28].
Kết quả điều tra thành phần côn trùng trong kho ở Việt Nam công bố
năm 1996 của Nguyễn Thị Giáng Vân và cộng sự (1996) [46] đã ghi nhận
đ−ợc 110 loài côn trùng. Chỉ tính riêng trong kho thóc dự trữ, các tác giả đã
phát hiện đ−ợc 23 loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời thuộc 14
họ của 3 bộ, trong đó có 4 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 19 loài thuộc
nhóm gây hại thứ cấp.
Một số loài côn trùng kho không có ở Việt Nam nh−ng chúng th−ờng lây
nhiễm và theo hàng hoá nhập khẩu vào n−ớc ta, trong đó có một số loài rất
nguy hiểm nh− mọt cứng đốt (Trogoderma granarium) (Nguyễn Thị Giáng
Vân, 1991) [45].
Kết quả điều tra thành phần loài côn trùng gây hại thóc dự trữ ở quy mô
hộ nông dân vùng Hà Nội cho thấy chỉ có khoảng 5-7 loài côn trùng gây hại,
số l−ợng loài côn trùng ít hơn rất nhiều so với trong kho thóc dự trữ đổ rời
(Nguyễn Minh Màu, 1998) [25].
Báo cáo về thành phần loài côn trùng hại thóc dự trữ tại Hà Nội của
Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [51] đã liệt kê đ−ợc 9 loài côn trùng gây hại
thuộc 8 họ của 3 bộ, trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 6 loài
thuộc nhóm gây hại thứ cấp.
Thành phần loài côn trùng gây hại trong các kho thóc dự trữ đóng bao ở
đồng bằng sông Cửu Long có số l−ợng ít hơn rất nhiều so với trong các kho
thóc dự trữ đổ rời và mới chỉ ghi nhận đ−ợc 7 loài côn trùng là mọt gạo, mọt
đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ, mọt thóc Thái Lan, mọt râu dài, mọt răng c−a và mọt
gạo dẹt (Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cộng sự (1999) [34]).
Thành phần loài côn trùng gây hại trong các kho thóc dự trữ đổ rời đ−ợc
ghi nhận, công bố bởi các tác giả ở từng thời điểm khác nhau là không giống
nhau; tuy nhiên, mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ đ−ợc xác định là hai loài gây hại
chính trong kho thóc dự trữ đổ rời và chúng phân bố chủ yếu ở lớp thóc bề mặt
(L−ơng Thị Hải, 1999) [16].
Số liệu công bố gần đây nhất về thành phần loài côn trùng trong kho thóc
18
dự trữ đổ rời ở vùng Hà Nội và phụ cận của Bùi Minh Hồng và Hà Quang
Hùng (2004) [21] cho thấy đã ghi nhận đ−ợc 15 loài côn trùng thuộc 11 họ
của 3 bộ.
Từ những số liệu trên, chúng tôi thấy rằng số l−ợng loài côn trùng trong
kho hạt ngũ cốc dự trữ đã ghi nhận đ−ợc ở n−ớc ta ít hơn nhiều so với số l−ợng
loài côn trùng trên ruộng lúa. Kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên ruộng lúa
của Viện Bảo vệ thực vật ở miền Bắc (1967-1968) [47] đã ghi nhận đ−ợc tới
88 loài, ở các tỉnh miền Nam (1977-1978) [48] là 86 loài.
1.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học côn
trùng gây hại trong kho hạt ngũ cốc dự trữ
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học côn trùng gây hại
trong kho không nhiều, chỉ có một số công trình đã công bố nh− nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ côn trùng lạ (Tenebrio
molitor L.) của D−ơng Minh Tú (1997) [39], đặc điểm sinh học của mọt đục
hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fab.), mọt bột đỏ (Tribolium castaneum
Herbst.) của Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [51].
Theo tài liệu của Vũ Quốc Trung (1978) [31], thuỷ phần gạo thích hợp
nhất cho sự phát sinh và gây hại của mọt gạo và mọt bột đỏ là 15-20%.
Vòng đời của mọt bột vàng (Tenebrio molitor) nuôi trên bột mỳ ở 24,6°C
và độ ẩm t−ơng đối của không khí 78% là 336 ngày; ở 25,8°C và độ ẩm t−ơng
đối của không khí 75% là 257 ngày (D−ơng Minh Tú, 1997) [39].
Theo Nguyễn Thị Bích Yên (1998) [51], vòng đời trung bình của mọt đục
hạt nhỏ (Rhizopertha dominica) khi nuôi trên gạo giã nhỏ có thuỷ phần là
10,3% ở 25°C là 96,61 ngày và ở 30°C là 67,20 ngày.
1.3.3 Nghiên cứu thiệt hại do côn trùng gây ra đối với
hạt ngũ cốc dự trữ và biện pháp phòng trừ côn trùng
gây hại
19
1.3.3.1 Thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hạt ngũ cốc dự trữ
Những công trình nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra cho hạt ngũ
cốc dự trữ nói chung và thóc dự trữ nói riêng ở n−ớc ta còn rất hạn chế. Những
kết quả thu đ−ợc mới chỉ phản ánh thiệt hại về mặt trọng l−ợng mà hầu nh−
ch−a phản ánh đ−ợc thiệt hại về mặt giảm giá trị chất l−ợng của sản phẩm dự
trữ.
Thí nghiệm về khả năng gây hại của mọt gạo trên hỗn hợp thức ăn là
thóc, gạo, ngô, lúa mỳ, đậu xanh và đậu đen cho thấy ở công thức thả 10 cặp
mọt gạo đã có tới 32,6% số hạt thóc và 40% số hạt gạo bị hại tại thời điểm sau
thí nghiệm 60 ngày (Vũ Quốc Trung, 1978) [31].
Tổn thất do côn trùng gây ra đối với ngũ cốc dự trữ trong kho ở n−ớc ta là
10% (Lê Doãn Diên, 1990) [11]. Số liệu điều tra về tổn thất trung bình do côn
trùng gây ra đối với thóc dự trữ trong 6 tháng ở hộ nông dân ngoại thành Hà
Nội là 2,8% và giá bán bị giảm 20% (Nguyễn Kim Vũ và cộng sự, 2003) [50].
Nghiên cứu về tổn thất ngô sau thu hoạch của Trần Văn Ch−ơng, Nguyễn
Kim Thuý và cộng sự (2003) [73] cho biết ở quy mô hộ nông dân, ngô dự trữ
bị tổn thất trung bình là 15%, cá biệt có nơi đến 20%.
Kết quả điều tra tại tỉnh Hà Giang cho thấy nếu không áp dụng các biện
pháp phòng trừ côn trùng gây hại, tỷ lệ hạt ngô bị côn trùng gây hại cao nhất
có thể đạt tới 98% (Nguyễn Thị Oanh và cộng sự, 2003) [27].
1.3.3.2 Biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho hạt ngũ cốc dự
trữ
Phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời nói riêng và côn
trùng gây hại trong kho nói chung không thể chỉ quan tâm đến phòng trừ hoá
học, mà còn phải quan tâm đến nhiều biện pháp khác trong đó có phòng trừ
sinh học.
Sử dụng các chế phẩm sinh học nh− virus đa diện ký sinh nhân tế bào
(nuclear polyhydrosis virus -NPV) và BT để trừ các loài sâu hại cây trồng trên
đồng ruộng là khá phổ biến và là một phần quan trọng của biện pháp phòng
trừ dịch hại tổng hợp (Phạm Văn Lầm, 1995) [24].
20
Nghiên cứu sản xuất và thử nghiệm các chế phẩm sinh học trừ côn trùng
gây hại trong kho ở n−ớc ta đã đ−ợc các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ
sau thu hoạch thực hiện từ năm 1998. Kết quả thử nghiệm hai loại chế phẩm
BT (chế phẩm trừ côn trùng cánh cứng và chế phẩm hỗn hợp) với mọt ngô
(Sitophilus zeamais) khá cao nh−ng lại không có hiệu quả đối với mọt bột đỏ
(Tribolium castaneum) (Hoàng Hồ và cộng sự, 1999) [20].
Việc sử dụng thuốc thảo mộc để diệt trừ các loài côn trùng gây hại ở
ngoài đồng cũng nh− trong kho tàng đã đ−ợc con ng−ời biết đến và áp dụng từ
rất lâu đời. Từ xa x−a, ông cha ta đã biết sử dụng lá và quả xoan, sản phẩm
còn lại của cây thuốc lá, thuốc lào ở dạng khô để bảo quản đậu, đỗ, ngô và
thóc giống trong các chum, vại nhằm hạn chế sự gây hại của côn trùng kho.
Tất cả những hình thức này chủ yếu là sử dụng các loài cây cỏ ở dạng thô sơ.
Hiện nay, thuốc thảo mộc đ−ợc nhìn nhận và tiếp cận với ph−ơng thức hiện
đại, đó là xác định, chiết xuất và giữ ổn định đ−ợc các hoạt chất có khả năng
tiêu diệt, gây ngán, dẫn dụ hoặc xua đuổi các loài côn trùng gây hại (D−ơng
Minh Tú, 1985) [36].
Sử dụng thuốc thảo mộc trừ côn trùng gây hại nói chung và côn trùng gây
hại trong kho ngũ cốc dự trữ nói riêng là một trong những h−ớng đ−ợc −u tiên
nghiên cứu trong công tác bảo vệ thực vật hiện nay nhằm h−ớng tới một nên
nông nghiệp sạch và bền vững. Thuốc thảo mộc BQ-01 do Trung tâm Công
nghệ hoá học, Viện Hoá, Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia sản
xuất với nguyên liệu chính là bột cao lanh, bột hạt xoan ta. Chế phẩm BQ-01
đã đ−a vào thử nghiệm trong các kho thóc dự trữ tại tỉnh Hà Tây và Hoà Bình
(1991-1992). Kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc không có hiệu lực diệt trừ
nh−ng có hiệu quả xua đuổi đối với côn trùng trong kho thóc dự trữ. Nh−ợc
điểm của thuốc BQ-01 là để lại l−ợng tạp chất quá cao trong kho thóc dự trữ,
thuốc có mùi khó chịu và gây bụi, ảnh h−ởng không tốt đến sức khoẻ của thủ
kho trong quá trình cào đảo thóc (D−ơng Minh Tú và Đinh Ngọc Ngoạn,
1993) [40].
Thuốc Rotex 1,8% WP đ−ợc sản xuất với hoạt chất Rotenon chiết xuất từ
21
cây thuốc cá (Derris elliptica). Kết quả thử nghiệm ở liều l−ợng 0,2; 0,4 và 1
gam với sâu non và tr−ởng thành mọt bột vàng (Tenebrio molitor) cho thấy
hiệu quả của thuốc đạt 100% với pha tr−ởng thành ở thời điểm 7 ngày sau xử
lý thuốc (D−ơng Minh Tú, 1997) [39].
Thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh 25 DP do Trung Quốc sản xuất là loại
thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật, chất mang và đ−ợc bổ sung
thêm thuốc hoá học Deltamethrin với hàm l−ợng 2,5 mg/kg. Thuốc GCJ đã
đ−ợc bổ sung vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc phép sử dụng ở Việt
Nam năm 1998 [3]. Sử dụng thuốc GCJ ở liều l−ợng 0,04% để bảo quản hạt
ngũ cốc nh− thóc và ngô rất có hiệu quả và đặc biệt thích hợp với quy mô bảo
quản ngô hạt ở hộ gia đình nông dân tại tỉnh Hà Giang (Nguyễn Thị Oanh và
cộng sự, 2003) [27].
Nghiên cứu về tính kháng thuốc hoá học ở một số loài côn trùng gây hại
trong kho đ−ợc tiến hành chậm hơn rất nhiều so với nghiên cứu về tính kháng
thuốc hoá học đối với côn trùng gây hại cây trồng trên đồng ruộng. ở n−ớc ta,
nghiên cứu về tính kháng thuốc Dichlorvos (DDVP) ở một số loài côn trùng
kho chỉ mới đ−ợc thực hiện từ năm 1996. Kết quả b−ớc đầu cho thấy, đã xác
định đ−ợc hiện t−ợng kháng thuốc DDVP ở hai loài côn trùng kho nh−ng mức
kháng không cao (Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II, 1996) [4].
Tính kháng thuốc xông hơi Phosphine ở một số loài côn trùng gây hại
chủ yếu trong kho ngũ cốc dự trữ ở n−ớc ta đ−ợc triển khai nghiên cứu từ năm
1990 và sớm hơn so với thuốc DDVP 6 năm. Kết quả nghiên cứu b−ớc đầu
cho thấy đã xác định đ−ợc một số mẫu địa ph−ơng của mọt đục hạt nhỏ
(Rhizopertha dominica) và mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) thể hiện tính
kháng với Phosphine; trong đó đáng chú ý nhất là tính kháng Phosphine ở mọt
đục hạt nhỏ (D−ơng Minh Tú, 1990 [37], 1991 [38]; D−ơng Minh Tú, Bùi
Công Hiển và cộng sự, 1993 [42]; Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II, 1997
[5]).
Một số loại thuốc hoá học đã và đang đ−ợc sử dụng để bảo quản hạt ngũ
cốc ở n−ớc ta gồm có Actellic, DDVP 50%, Sumithion, Deltamethrin và
22
Permethrin. Tuy nhiên, hiện chỉ có thuốc Sumithion đ−ợc sử dụng rộng rãi để
phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nói chung và kho thóc dự trữ đổ rời nói
riêng do hiệu lực của thuốc với côn trùng cao, giá thành phù hợp (Vũ Quốc
Trung và cộng sự, 1976 [33]; Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 1991) [6]).
Thuốc Sumithion (công thức hoá học: C6H12NO5PS, phân tử l−ợng:
277,2) còn có các tên gọi khác nh− Fenitrothion, Folithion, Fentron. Thuốc
Sumithion đ−ợc gia công thành chế phẩm dạng sữa 50%, bột thấm n−ớc 40%;
thuốc bột 2%; 3%; 5% và ULV 1,25kg/lít. Sumithion là thuốc trừ sâu thuộc
nhóm lân hữu cơ, có phổ tác động rộng và ít độc với động vật máu nóng hơn
nhiều loại thuốc t−ơng tự (thuộc nhóm độc III). Thuốc Sumithion cũng đ−ợc
sử dụng để trừ muỗi và bảo quản hạt. Sumithion có tác dụng với hầu hết các
loài côn trùng gây hại hạt ngũ cốc bảo quản, nh−ng có hiệu quả thấp với mọt
đục hạt nhỏ (Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 1991) [6].
Thuốc Sumithion 50 EC đ−ợc sử dụng để sát trùng kho sau khi đã hoàn
thành việc kê lót nền kho và xung quanh kho. Sau khi phun thuốc sát trùng
kho, đóng cửa kho trong 3 ngày. Thuốc Sumithion 50 EC còn đ−ợc sử dụng để
phun lên bề mặt khối thóc và t−ờng xung quanh kho trừ côn trùng gây hại khi
mật độ quần thể của 4 loài côn trùng gây hại chủ yếu trong kho thóc dự trữ
(gồm mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ và mọt thóc Thái Lan) đạt 20
con/kg (Cục Dự trữ quốc gia, 2001) [9].
Kết quả thử nghiệm hiệu lực của các loại thuốc hoá học nh− Malathion,
Sumithion, Actellic và Cypermethrine với mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha
dominica), mọt gạo (Sitophilus oryzae) và mọt bột đỏ (Tribolium castaneum)
cho thấy đây là những loại thuốc có hiệu quả cao với côn trùng gây hại trong
kho và cho phép chúng ta lựa chọn sử dụng chúng một cách hợp lý trong
những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Phun trực tiếp thuốc Cypermethrine
(Cymbush) lên bề mặt bao bì, trong không gian và xung quanh khối thóc bảo
quản đóng bao tại tỉnh Vĩnh Long với liều l−ợng 0,1 gam ai/m2có khả năng
duy trì mật độ quần thể côn trùng gây hại ở mức an toàn trong thời gian 2-3
tháng (Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cộng sự, 1999) [34].
23
Trong nhóm thuốc xông hơi, hiện chỉ còn hai loại thuốc đ−ợc sử dụng
rộng rãi là Methyl bromide và Phosphine. Những loại thuốc xông hơi khác
nh− Chloropicrin (CCL3NO2) và Hydrogen cyanide (HCN) đã bị cấm sử dụng
do tính độc của thuốc quá cao, gây nguy hiểm cho ng−ời sử dụng, hàng hoá và
môi tr−ờng hoặc gây ảnh h−ởng xấu đến hàng hoá bảo quản sau xông hơi (Cục
Trồng trọt và bảo vệ thực vật, 1991) [6].
Thuốc xông hơi Phosphine với nhiều tên th−ơng phẩm khác nhau nh−
Bêkaphốt, Gastoxin, Phostoxin, Fumitoxin, Quickphos đã đ−ợc đ−a vào sử
dụng ở n−ớc ta từ những năm 1970 với dạng thuốc th−ơng phẩm là Bêkaphốt.
Thuốc Bêkaphốt do Việt Nam sản xuất ở dạng bột màu xám trắng, chứa trong
túi nylon với trọng l−ợng 200 gam/túi và đóng trong hộp sắt tây với trọng
l−ợng 1kg/hộp (gồm 5 túi nhỏ trong một túi lớn). Thuốc Bêkaphốt đ−ợc sử
dụng để phòng trừ côn trùng gây hại trên nông sản phẩm bảo quản và xuất,
nhập khẩu. Đặc điểm của thuốc Bêkaphốt là giá thành rẻ, hiệu quả trừ côn
trùng cao, thời gian bảo quản thuốc ngắn và dễ gây ra cháy nổ (Nguyễn Mậu
Tài, 1972) [29].
Khí Phosphine đ−ợc tạo ra từ các phản ứng hoá học của nhôm phốtphua
hoặc magiê phốtphua với hơi n−ớc trong không khí theo phản ứng sau:
AlP + 3 H20 →Al(0H)3 + PH3 ↑
Mg3P2 + 6 H20 → 3 Mg(0H)2 + 2 PH3 ↑
(Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 1991) [6]
Kết quả thử nghiệm xông hơi bằng Bêkaphốt trừ mọt gạo (Sitophilus
oryzae) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica) với liều l−ợng là 12; 15 và
20 gam/m3/3 ngày (t−ơng đ−ơng với 4; 5 và 6,7 gam PH3/m3/3 ngày) đều đạt
hiệu quả 100% (Nguyễn Mậu Tài, 1972) [29].
Thuốc Phosphine hiện đ−ợc xác định là loại thuốc chủ lực để phòng trừ
côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ nói riêng và trong kho nông sản cất trữ
nói chung. Thuốc xông hơi Phosphine có thể đ−ợc sử dụng đơn lẻ hoặc phối
hợp với khí cácbônic (CO2) để xông hơi kho tàng. Sử dụng hỗn hợp thuốc
Phosphine với khí cácbônic ở liều l−ợng 2 gam PH3 + 50 gam CO2 /m³/3 ngày
24
để xông hơi trừ côn trùng trên hàng hoá bảo quản và xuất, nhập khẩu đã giảm
đ−ợc một nửa chi phí tiền thuốc và giảm ô nhiễm môi tr−ờng (Cục Trồng trọt
và Bảo vệ thực vật, 1991 [6]; D−ơng Minh Tú và Đinh Ngọc Ngoạn, 1991
[41]; Nguyễn Đức Toàn và cộng sự, 2000 [30]).
Với các cây trồng trên đồng ruộng nh− lúa, rau, chè, bông và cây ăn quả;
kết quả nghiên cứu ứng dụng phòng trừ tổng hợp (IPM) thu đ−ợc rất khả quan
và có ý nghĩa. Trái lại, những nghiên cứu về phòng trừ tổng hợp đối với nông
sản dự trữ trong kho nói chung và thóc, gạo dự trữ nói riêng còn rất hạn chế
hoặc ch−a nghiên cứu.
Hiện nay, câu lạc bộ IPM hoặc IPM cộng đồng là những hình thức sinh
hoạt rất phổ biến của nông dân ở các tỉnh, thành phố ở n−ớc ta hiện nay để
trao đổi và chuyển giao kiến thức về phòng trừ sâu bệnh cũng nh− kỹ thuật
thâm canh cây trồng. Chỉ tính riêng ch−ơng trình IPM trên lúa của hợp phần
bảo vệ thực vật thuộc dự án Phục hồi nông nghiệp giai đoạn 1994-1998, đã tổ
chức đ−ợc 2.284 lớp huấn luyện nông dân về IPM trên lúa với 68.520 nông
dân tham gia, tổng kinh phí chi cho hoạt động IPM xấp xỉ 1,3 triệu đô la Mỹ
(Cục Bảo vệ thực vật, 1998) [7]. Biện pháp sử dụng bẫy pheremon giới tính
đối với bọ hà khoai lang ở dạng viên nhộng cao su trên đồng ruộng kết hợp
với biện pháp canh tác đã mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ bọ hà (Fliert
Elske vande và cộng sự, 1999) [15].
Đối với côn trùng gây hại trong kho, công trình nghiên cứu đầu tiên đã
đ−ợc công bố là Quy trình phòng trừ tổng hợp sâu mọt hại d−ợc liệu bảo quản
tại thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Hữu Đạt (1991) [13]. Quy trình gồm
7 b−ớc trong đó nhấn mạnh yếu tố khống chế thuỷ phần d−ợc liệu bảo quản và
xông hơi Phosphine toàn kho khi mối cân bằng giữa loài côn trùng bắt mồi
Thaneroclerus buqueti với mọt thuốc lá (Lasioderma serricorne) hoặc mọt
đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica) bị phá vỡ.
Hoàn thiện và ứng dụng công nghệ phòng trừ tổng hợp sinh vật hại đối
với một số nông sản sau thu hoạch quy mô hộ gia đình là công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ sau thu hoạch. Quy trình
25
gồm 9 công đoạn, khép kín từ khâu thu hoạch đến tiêu thụ. Công đoạn quan
trọng nhất của quy trình này là sử dụng máy sấy cỡ nhỏ để làm khô nông sản
đạt đến giá trị thuỷ phần 13% và bảo quản nông sản trong các kho silô cải tiến
cỡ nhỏ CCT- 02 (Nguyễn Kim Vũ và cộng sự, 2003) [50].
Tài liệu chuyển giao kỹ thuật hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu mọt hại
kho ở miền Nam của Nguyễn Hữu Đạt và cộng sự (2003) [14] là bản dịch từ
tài liệu của n−ớc ngoài. Nội dung chủ yếu của hệ thống phòng trừ tổng hợp
trong tài liệu này là định kỳ điều tra kho tàng để xác định thời điểm mật độ
côn trùng đạt giá trị ng−ỡng kinh tế và giám sát nồng độ khí Phosphine trong
suốt thời gian xông hơi.
26
Ch−ơng 2
Thời gian, địa điểm, vật liệu, nội dung
và ph−ơng pháp nghiên cứu
2.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đ−ợc thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2000 đến
tháng 5/2004. Ngoài ra, có một số kết quả nghiên cứu về hiệu lực của thuốc
hoá học và thảo mộc đ−ợc thực hiện trong năm 1998-1999.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thu thập mẫu côn trùng và mẫu bông lúa
Việc thu thập mẫu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời đ−ợc tiến hành
tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng ở miền Bắc Việt Nam theo 3
vùng:
- Vùng đồng bằng sông Hồng và khu IV cũ gồm 11 tỉnh, thành phố là Hà
Nội, H−ng Yên, Hải D−ơng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Hà Tây, Hoà Bình và Nghệ An.
- Vùng Tây Bắc gồm 3 tỉnh là Sơn La, Lai Châu và Lào Cai
- Vùng Đông Bắc gồm 2 tỉnh thành phố là Hải Phòng và Thái Nguyên
Việc thu thập mẫu bông lúa ở giai đoạn cận thu hoạch đ−ợc tiến hành tại
huyện Đông Anh và Từ Liêm, Hà Nội.
2.2.2 Nghiên cứu biến động mật độ quần thể loài côn
trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời
Thực hiện tại 3 tổng kho dự trữ là:
- Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà Nội đại diện cho vùng Đồng bằng sông
Hồng
- Tổng kho Dự trữ Đại Từ, Thái Nguyên đại diện cho vùng Đông Bắc
- Tổng kho Dự trữ Thuận Châu, Sơn La đại diện cho vùng Tây Bắc.
2.2.3 nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu vật
- Phòng thí nghiệm côn trùng và thuốc bảo vệ thực vật thuộc Trung tâm
27
Phân tích giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật
- Phòng Sinh thái côn trùng, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Tr−ờng
Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội
- Kho thóc dự trữ đổ rời thuộc Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà Nội và
Tổng kho Dự trữ Việt Yên, Bắc Giang.
2.3 Vật liệu nghiên cứu
2.3.1 Thóc dự trữ
Thóc trong kho dự trữ đổ rời đ−ợc nghiên cứu là các giống Trung Quốc,
chủng loại hạt ngắn nh− Q5, Khang Dân đ−ợc mua từ các tỉnh nh− Nam Định,
Hà Nam và Thanh Hoá.
2.3.2 Côn trùng trong kho thóc dự trữ
Đối t−ợng nghiên cứu chính gồm mọt gạo (Sitophilus oryzae L.), mọt đục
hạt nhỏ (Rhizopertha dominica Fab.) và bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes
Reuter).
2.3.3 Thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc
phép sử dụng ở Việt Nam nh− thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh 25 DP, thuốc
Sumithion 50 EC và thuốc Gastoxin 56% AlP.
2.3.4 Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu
Tủ sinh thái nuôi côn trùng ở 3 mức nhiệt độ 25°C, 30°C và 35°C, độ ẩm
t−ơng đối của không khí 70%; tủ sấy Blinder của Đức.
Dụng cụ rây côn trùng (bằng tay và có động cơ) với nhiều kích cỡ mắt
sàng khác nhau, vợt, panh, bút lông, khay, hộp nuôi côn trùng (thu thập mẫu
côn trùng), kính lúp soi nổi LeiCa của Đức, kính lúp soi nổi và kính hiển vi
huỳnh quang Nikon của Nhật (quan sát, mô tả hình thái, giải phẫu buồng
trứng, bộ phận sinh dục côn trùng phục vụ giám định), cồn và hoá chất các
loại (làm tiêu bản mẫu côn trùng) và thiết bị kiểm tra tính kháng thuốc hoá
học (theo ph−ơng pháp của FAO và ph−ơng pháp Flow-through) v.v...
2.4 Nội dung nghiên cứu
28
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thành phần loài côn trùng và mức độ phổ biến của chúng
trong kho thóc dự trữ đổ rời.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học mọt gạo (Sitophuilus
oryzae) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica).
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho
thóc dự trữ đổ rời.
2.5 Ph−ơng pháp nghiên cứu
2.5.1 Ph−ơng pháp điều tra, thu thập và phân tích mẫu vật
2.5.1.1 Ph−ơng pháp điều tra kho thóc dự trữ đổ rời
Theo ph−ơng pháp của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731-89: Kiểm dịch
thực vật – Ph−ơng pháp lấy mẫu [44], theo tiêu chuẩn ngành 03-2001: Thóc
bảo quản đổ rời – Ph−ơng pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng [9] và theo
ph−ơng pháp điều tra cơ bản côn trùng trong kho của Bùi Công Hiển (1995)
[17].
2.5.1.2 Ph−ơng pháp thu thập mẫu côn trùng
Thu bắt côn trùng trong thóc bằng rây côn trùng với đ−ờng kính mắt sàng
là 1,4 mm.
Thu bắt côn trùng cánh cứng trên t−ờng kho, sàn kho và vật dụng khác
trong kho nh− ống thoát khí, vách ngăn, cửa sổ và cửa ra vào v.v... bằng panh,
bút lông và ống nghiệm nhỏ. Riêng đối với ngài (bộ Lepidoptera), dùng vợt để
thu bắt hoặc dùng ống nghiệm chụp lên trên khi chúng đậu trên t−ờng, sàn
kho và vật dụng khác trong kho.
Mẫu của từng ngăn kho đ−ợc dán nhãn, bảo quản riêng rẽ trong túi nylon
theo quy định về thu thập mẫu [9], [17], [46] và [106].
2.5.1.3 Ph−ơng pháp xử lý, làm tiêu bản và bảo quản mẫu côn trùng
Đối với côn trùng tr−ởng thành, sau khi làm chết trong lọ độc có chứa
KCN, mẫu đ−ợc sấy ở nhiệt độ tăng dần để làm khô (sấy ở nhiệt độ 30-40°C
trong 2 ngày, sau đó tăng lên 50-60°C trong 7-10 ngày tuỳ theo kích th−ớc
của côn trùng). Mẫu côn trùng sau khi sấy, để nguội và cho vào lọ nút mài
29
hoặc ghim trên bìa mỏng trong các hộp gỗ có một mặt kính.
Đối với sâu non, để sâu non nhịn đói trong 1 ngày cho bài tiết hết chất
thải sau đó cho vào ống nghiệm luộc bằng n−ớc cất trên đèn cồn ở nhiệt độ từ
70-80°C, khi sâu non dãn thẳng ra thì dừng lại. Mẫu tiêu bản sâu non và
nhộng đ−ợc ngâm trong lọ thuỷ tinh chứa dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch
Palm (gồm 30 ml n−ớc cất, 15 ml cồn 96, 6 ml formaldehyt 40%, 4 ml axit
acetic và vài giọt glyceryl).
Các hộp hoặc lọ chứa mẫu côn trùng phải dán nhãn với các nội dung gồm
ký hiệu mẫu, nơi thu thập, loại hàng hoá dự trữ, ngày thu mẫu và ng−ời thu
mẫu. Mẫu đ−ợc bảo quản ở nơi thoáng mát (phòng có điều chỉnh nhiệt độ và
độ ẩm t−ơng đối của không khí) [17], [46] và [106].
2.5.1.4 Ph−ơng pháp phân tích, định loại côn trùng
Việc phân tích, định loại mẫu côn trùng đ−ợc căn cứ trên ba tài liệu chủ
yếu sau:
- Insect pests of stored grain and garin products. Identification, habits
and methods of control (Cotton, 1963) [80];
- Insect and Arachnids of tropical stored products: Their biology and
identification (Haines, 1991) [95];
- Revision of the Western Palaearctic species of Liposcelis Motschulsky
(Psocoptera: Liposcelididae) (Lienhard Charles, 1990) [113].
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo tài liệu của các tác giả nh− CAB
International, 2002 [69]; Dennis Hill, 1983 [88]; Freeman Paul, 1980 [93];
Mockford Edward, 1991 [119]; Van der Laan, 1981 [145]; Yoshida
Toshiharu, Naoshi Watanabe and Mochiyuki Sonda, 1989 [153]; Weidner H.
(1982) [160] và Waterhouse et al. (2001) [148].
Riêng mẫu của 3 loài côn trùng mới đ−ợc bổ sung vào danh sách côn
trùng trong kho thóc dự trữ đã đ−ợc Collins, Nayak (Viện Nghiên cứu Hệ
thống nông nghiệp và sợi, bang Queensland, Ôxtrâylia) và Cao Yang (Viện
Nghiên cứu Hạt ngũ cốc dự trữ Zhengdu, Trung Quốc) trực tiếp thẩm tra kết
quả định loại.
30
Toàn bộ mẫu các loài côn trùng trong kho thóc dự trữ sau khi định loại
đ−ợc Bùi Công Hiển kiểm tra và xác nhận kết quả.
2.5.1.5 Ph−ơng pháp điều tra sự tồn tại côn trùng kho trên hạt lúa ở giai
đoạn cận thu hoạch
Tại các xã Việt Hùng, Vĩnh Ngọc (Đông Anh) và Đông Ngạc (Từ Liêm),
trên cùng một h−ớng tới kho thóc dự trữ đổ rời, chọn ngẫu nhiên một số ruộng
lúa với cự ly là 0,5; 1 và 2 km. Địa điểm thu mẫu là cố định trong suốt thời
gian điều tra (2002 và 2003). Tại mỗi địa điểm, chọn 1-2 ruộng lúa ở giai
đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn, thu ngẫu nhiên với số l−ợng 30 bông
lúa/ruộng (đ−ợc tính là 1 mẫu). Mẫu bông lúa đ−ợc cho vào túi nylon, buộc
kín (có châm kim thủng để thoát hơi n−ớc). Mẫu đ−ợc đ−a về bảo quản trong
các hộp nhựa có nắp l−ới ngăn côn trùng xâm nhập từ bên ngoài. Trong vòng
30 ngày kể từ ngày thu mẫu, kiểm tra 1 lần/ngày sự xuất hiện của pha tr−ởng
thành các loài côn trùng kho có trong hộp nhựa đựng mẫu, ghi chép số liệu
gồm tên loài và số l−ợng cá thể.
2.5.2 Ph−ơng pháp nghiên đặc điểm hình thái, sinh học và
sinh thái học côn trùng trong kho thóc dự trữ
2.5.2.1 Ph−ơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái bọ xít bắt mồi
Xylocoris flavipes Reuter
Bố trí thí nghiệm theo ph−ơng pháp nuôi cá thể với n = 30. Bọ xít bắt mồi
Xylocoris flavipes đ−ợc nuôi bằng sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở 25 và
30°C, độ ẩm t−ơng đối của không khí 70%. Quan sát, mô tả và đo đếm kích
th−ớc của từng pha phát dục. Đơn vị đo là milimét (mm)
Pha trứng: đo chiều dài, chiều rộng
Bọ xít non: đo chiều dài, chiều rộng
Pha tr−ởng thành: đo chiều dài, chiều rộng
Dùng công thức thống kê sinh học để tính kích th−ớc trung bình
31
nX
X
n
i
i∑
== 1
Trong đó X : kích th−ớc trung bình của từng pha phát dục
Xi: giá trị kích th−ớc cá thể thứ i
n: số cá thể theo dõi
Tính sai số theo công thức
n
tXX δ±=
t: tra bảng t (Student - Fisher) với độ tin cậy P = 95% và độ tự do v = n-1
δ: độ lệch chuẩn
n: số cá thể theo dõi. Tính độ lệch chuẩn theo công thức
1
1
2
)(
−=
∑ −
=
n
i
n
i
XX
δ
2.5.2.2 Ph−ơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học mọt gạo
(Sitophilus oryzae), mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica) và bọ xít bắt
mồi (Xylocoris flavipes)
Mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ nuôi bằng gạo có thuỷ phần 14%. Bọ xít bắt
mồi (X. flavipes) nuôi bằng sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ.
Thí nghiệm ở 25, 30 và 35°C, độ ẩm t−ơng đối của không khí 70%. Bố trí
thí nghiệm theo ph−ơng pháp nuôi cá thể với n = 30. Theo dõi thời gian phát
dục của trứng, bọ xít non và tr−ởng thành X. flavipes; thời gian phát dục của
trứng, sâu non, nhộng và tr−ởng thành của mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ.
Thời gian phát dục trung bình của từng giai đoạn tính theo công thức
N
nX
X
n
i
ii∑
== 1
Trong đó X : thời gian phát dục trung bình của từng giai đoạn (pha)
32
Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i
ni: số cá thể lột xác trong ngày thứ i
N: số cá thể theo dõi
Tính sai số theo công thức nh− ở phần tính toán kích th−ớc trung bình các
pha phát dục của bọ xít bắt mồi X. flavipes.
2.5.2.3 Ph−ơng pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của mọt gạo
(Sitophilus oryzae) và mọt đục hạt nhỏ (Rhizopertha dominica)
Thí nghiệm trong điều kiện ghép đôi các cá thể đực và cái không cùng
thế hệ với 4 công thức và lặp lại 3 lần.
- Công thức I: 1 cặp tr−ởng thành mới vũ hoá (15 ngày tuổi) đ−ợc ghép
đôi trong 3 ngày.
- Công thức II: 1 cặp tr−ởng thành gồm 1 con cái mới vũ hoá (15 ngày
tuổi) và 1 con đực (1 tháng tuổi) đ−ợc ghép đôi trong 3 ngày.
- Công thức III: 1 cặp tr−ởng thành gồm 1 con cái (1 tháng tuổi) và 1 con
đực mới vũ hoá (15 ngày tuổi) đ−ợc ghép đôi trong 3 ngày.
- Công thức IV: 1 cặp tr−ởng thành 1 tháng tuổi đ−ợc ghép đôi trong 3
ngày.
Sau thời gian ghép đôi, các cá thể của các lần lặp lại của từng công thức
đ−ợc nuôi riêng rẽ và theo dõi khả năng đẻ trứng ở nhiệt độ._. chuẩn bị côn
trùng cho thử nghiệm khá dài (tối thiểu là 6 tuần khi đã có đủ 50 cá thể tr−ởng
thành cho 1 mẫu đối với mọt đục hạt nhỏ để đ−a vào nhân nuôi). Do vậy,
ph−ơng pháp này chỉ áp dụng để kiểm tra tính kháng Phosphine của những
mẫu đại diện cho từng nhóm có mức kháng Phosphine khác nhau dựa trên kết
quả của ph−ơng pháp kiểm tra nhanh.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi chọn 2 mẫu của mọt đục hạt nhỏ là mẫu
thu từ Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu (đại diện cho nhóm kháng mạnh)
và mẫu thu từ Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà Nội (đại diện cho nhóm kháng
yếu).
Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả của Phosphine với mẫu mọt đục
hạt nhỏ kháng mạnh (mẫu Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu) đạt giá trị
100% ở mức liều l−ợng 0,3 mg PH3/l/5 ngày hoặc 0,5mg PH3/l/4 ngày. Khi
tăng nồng độ Phosphine lên đến 1 mg PH3/l thì hiệu quả đạt giá trị 100% ở
thời gian xông hơi 1 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế xông hơi bằng Phosphine,
110
chúng ta hầu nh− không thể tạo ra và duy trì đ−ợc nồng độ Phosphine trong
kho là 1mg PH3/l trong thời gian 1 ngày. Hiệu quả của Phosphine với mẫu mọt
đục hạt nhỏ kháng yếu (mẫu Đông Anh, Hà Nội) đạt giá trị 100% ở cả 3 mức
nồng độ thử nghiệm là 0,3 ; 0,5 và 1,0 mg PH3/l trong thời gian xông hơi 1
ngày (bảng 3.29).
So sánh với kết quả nghiên cứu của D−ơng Minh Tú, Bùi Thị Tuyết
Nhung và cộng sự (1995) [43], chúng tôi thấy mức kháng với Phosphine của
mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu thấp hơn
mức kháng của mẫu D45 thu tại kho thóc giống cây trồng Đồng Văn, Hà Nam
(mẫu D45 chỉ bị tiêu diệt 100% ở mức liều l−ợng là 1mg PH3/l/5 ngày).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả nh− Champ và Dyte (1976) [72], Collins et al. (2002) [78],
Zhanggui Qin et al. (2003) [155] và Nakakita et al. (1981) [120].
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tính kháng và cơ chế kháng Phosphine ở
mọt đục hạt nhỏ trên cơ sở các mẫu thu thập từ úc, Mỹ và Trung Quốc, các
nhà khoa học đã phát hiện ra gen kháng Phosphine nằm trong cấu trúc di
truyền của loài côn trùng này. Mức kháng với Phosphine đặc biệt cao ở những
mẫu mọt đục hạt nhỏ đồng thời có cả gen kháng 1 và 2. Những mẫu côn trùng
chỉ mang gen kháng 1 hoặc 2 riêng rẽ thì mức kháng của chúng với Phosphine
không cao và không nguy hiểm (Collins et al. (2002) [77]; David Schlipalius,
Qiang Cheng et al. (2002) [84]; Emery, 2001 [90]; Hyne Elisabeth et al.
(1997) [103] và Lambkin, 2001 [108]).
Thử nghiệm diệt trừ mẫu mọt đục hạt nhỏ kháng cao với Phosphine trong
kho thóc dự trữ
Để việc sử dụng thuốc Phosphine trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự
trữ đạt kết quả cao; ngăn ngừa và hạn chế sự phát sinh, phát triển tính kháng
Phosphine ở mọt đục hạt nhỏ, chúng tôi tiến hành thử nghiệm xông hơi
Phosphine diệt trừ mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Công ty Vật t− nông nghiệp
Lai Châu (đã xác định đ−ợc là mẫu kháng cao với Phosphine) trong kho thóc
111
dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội.
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong số 3 mức liều l−ợng thí nghiệm, chỉ có
liều l−ợng 4gam PH3/m³/7ngày và 4gam PH3/m³/10ngày đạt đ−ợc hiệu quả
100% đối với các pha phát dục của mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Công ty Vật
t− nông nghiệp Lai Châu. ở mức liều l−ợng thấp hơn, hiệu lực của Phosphine
đều không đạt 100% với thời gian xông hơi 7 hoặc 10 ngày (bảng 3.30).
Bảng 3.30 Hiệu quả xông hơi Phosphine mẫu mọt đục hạt nhỏ VTLC
trong kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội (2003)
Số l−ợng tr−ởng thành sống sau xông hơi
Liều l−ợng thí nghiệm 1 ngày 14 ngày 60 ngày
(trong thức ăn nuôi mọt)
1,5 gPH3/m³/7 ngày 95 65 8
3,0 gPH3/m³/7 ngày 47 24 3
4,0 gPH3/m³/7 ngày 0 0 0
0 gPH3/m³/7ngày (đối chứng) 264 255 62
1,5 gPH3/m³/10 ngày 55 36 5
3,0 gPH3/m³/10 ngày 37 32 2
4,0 gPH3/m³/10 ngày 0 0 0
0 gPH3/m³/10 ngày
(đối chứng)
77 52 12
Ghi chú: VTLC: Vật t− Lai Châu
112
• Nghiên cứu hiệu lực của thuốc Sumithion 50 EC trừ côn trùng gây
hại trong kho thóc dự trữ
Cùng với thuốc xông hơi Phosphine, Sumithion là loại thuốc hoá học
đang đ−ợc sử dụng khá phổ biến để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho
thóc dự trữ đổ rời ở các tỉnh miền Bắc n−ớc ta. Do đã xác định đ−ợc một số
mẫu địa ph−ơng của mọt đục hạt nhỏ kháng với Sumithion và ý kiến phản hồi
từ một số Chi cục Dự trữ Quốc gia (Thái Bình, Hà Bắc v.v...) cho rằng thuốc
Sumithion không có hiệu quả đối với côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ,
nên chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hiệu lực của loại thuốc này.
Kết quả thí nghiệm với mọt gạo ở 3 mức nồng độ cho thấy hiệu lực của
thuốc Sumithion khá cao. Tại thời điểm 1 ngày sau khi xử lý thuốc, hiệu lực
của thuốc đạt 79,9; 93,6 và 98,7% ở các mức nồng độ t−ơng ứng là 0,1; 0,3 và
0,5%. Hiệu lực của thuốc Sumithion đạt giá trị cao nhất tại thời điểm 2 ngày
sau khi xử lý thuốc và đạt 100% ở nồng độ 0,3 và 0,5%. Tuy nhiên, kết quả so
sánh thống kê cho thấy hiệu lực của thuốc Sumithion ở cả 3 mức nồng độ thí
nghiệm tại thời điểm 2 ngày sau xử lý thuốc là t−ơng tự nhau (bảng 3.31).
Bảng 3.31 Hiệu lực của thuốc Sumithion 50 EC đối với mọt gạo (S.
oryzae) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 1998)
Hiệu lực (%)
So sánh bằng ANOVA (P<0,05)
Thời điểm kiểm tra
sau xử lý thuốc (ngày)
Công thức 0,1% Công thức
0,3%
Công thức
0,5%
1 79,9 ab 93,6 b 98,7 b
2 91,2 b 100,0 b 100,0 b
Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b) giống nhau trong cùng một hàng chỉ sự
sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%
Theo Snelson (1987) [139], thuốc Sumithion sử dụng ở nồng độ 0,5-1%
sẽ duy trì đ−ợc hiệu quả phòng trừ côn trùng trên hạt ngũ cốc dự trữ trong thời
gian khoảng 9-12 tháng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
113
Kết quả thí nghiệm với mọt đục hạt nhỏ ở 3 mức nồng độ t−ơng tự cho
thấy hiệu lực của thuốc Sumithion thấp hơn so với ở mọt gạo. Tại thời điểm 1
ngày sau khi xử lý thuốc, hiệu lực của thuốc chỉ đạt 64,4; 78,3 và 88,5% ở các
mức nồng độ t−ơng ứng là 0,1; 0,3 và 0,5%. Hiệu lực của thuốc Sumithion đạt
giá trị cao nhất ở thời điểm 2 ngày sau khi xử lý thuốc và đạt 75,6; 91,4 và
97,6% ở các nồng độ t−ơng ứng là 0,1; 0,3 và 0,5%. Kết quả so sánh thống kê
cho thấy hiệu lực của thuốc Sumithion ở nồng độ 0,3 và 0,5% tại thời điểm 2
ngày sau xử lý thuốc là t−ơng tự nhau nh−ng hoàn toàn khác (sai khác có ý
nghĩa) với hiệu lực của thuốc ở nồng độ 0,1% (bảng 3.32).
Bảng 3.32 Hiệu lực của thuốc Sumithion 50 EC đối với mọt đục hạt nhỏ
(R. dominica) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 1998)
Hiệu lực (%)
So sánh bằng ANOVA (P<0,05) Thời điểm kiểm tra
sau xử lý thuốc
(ngày)
Công thức
0,1%
Công thức
0,3%
Công thức
0,5%
1 64,4 a 78,3 ab 88,5 b
2 75,6 ab 91,4 b 97,6 b
Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b) khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự
sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của
các tác giả Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cộng sự (1999) [34], Snelson
(1987) [139].
Theo Snelson (1987) [139], thuốc Sumithion có hiệu quả không cao với
mọt đục hạt nhỏ do loài côn trùng này đã xuất hiện tính kháng với thuốc
Sumithion.
Kết quả thí nghiệm hiệu lực của thuốc Sumithion 50 EC đối với côn
trùng gây hại trong kho thóc dự trữ tại Việt Yên, Bắc Giang cho thấy hiệu lực
của thuốc đạt giá trị cao nhất tại thời điểm 15 ngày sau xử lý thuốc với giá trị
35,8 và 58,6% ở nồng độ t−ơng ứng là 0,3 và 0,5%. Hiệu lực của thuốc
114
Sumithion trong kho thóc dự trữ chỉ duy trì đ−ợc 60 ngày. Sau thời điểm này,
thuốc không còn tác dụng. Kết quả so sánh thống kê cho thấy hiệu lực của
thuốc Sumithion với côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở hai mức
nồng độ thí nghiệm là hoàn toàn khác nhau (bảng 3.33).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thống nhất với kết quả nghiên cứu của
các tác giả Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cộng sự (1999) [34], Snelson
(1987) [139].
Bảng 3.33 Hiệu lực của thuốc Sumithion 50 EC đối với côn trùng gây hại
trong kho thóc dự trữ tại Việt Yên, Bắc Giang (1999)
Hiệu lực (%)
So sánh bằng ANOVA (P<0,05)
Thời điểm kiểm tra
sau xử lý thuốc (ngày)
Công thức 0,3% Công thức 0,5%
15 35,8 a 58,6 b
30 33,8 a 57,2 b
45 11,7 a 22,5 b
60 3,9 a 16,0 b
75 0 0
90 0 0
Trung bình 14,2 ± 1,52 a 25,7 ± 2,04 a
Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b) khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự
sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%
Theo Green et al. (1966), khi thử nghiệm diện rộng thuốc Sumithion
trong kho yến mạch và lúa mỳ với các mức nồng độ là 0,1; 0,2 và 0,4%. Hạt
đ−ợc bảo quản trong bao ở nhiệt độ 25°C và độ ẩm t−ơng đối của không khí là
60%. Sau xử lý thuốc 2 tháng, vẫn phát hiện thấy một số cá thể tr−ởng thành
của mọt răng c−a (Oryzaephilus surinamensis) và mọt bột đỏ (Tribolium
castaneum) còn sống (dẫn theo Snelson, 1987) [139].
• Nghiên cứu hiệu lực của thuốc xông hơi Phosphine với côn trùng
115
gây hại trong kho thóc dự trữ
Kết quả thí nghiệm với mọt gạo ở 3 mức liều l−ợng là 2; 3 và 4 gam
PH3/m³ với hai mức thời gian xông hơi là 72 và 96 giờ cho thấy hiệu lực của
Phosphine đạt giá trị 100% ở cả hai mức liều l−ợng là 3 và 4 gam PH3/m³ với
thời gian xông hơi 72 và 96 giờ tại thời điểm 14 ngày sau khi kết thúc thời
gian xông hơi. Hiệu lực của Phosphine ở mức liều l−ợng 2 gam PH3/m³ cũng
khá cao và đạt trên 90% (bảng 3.34).
Bảng 3.34 Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt gạo (S. oryzae)
(tại Cục Bảo vệ thực vật, 1998)
Hiệu lực (%)
ở các thời điểm kiểm tra sau xông hơi
Liều l−ợng thí nghiệm
2 h 7 ngày 14 ngày
2 gam PH3/m³/72 h 97,7 98,7 99,3
3 gam PH3/m³/72 h 98,7 99,7 100,0
4 gam PH3/m³/72 h 100,0 100,0 100,0
2gam PH3/m³/96 h 98,3 99,0 99,7
3 gam PH3/m³/96 h 100,0 100,0 100,0
4 gam PH3/m³/96 h 100,0 100,0 100,0
Kết quả thí nghiệm với mọt đục hạt nhỏ ở 3 mức liều l−ợng t−ơng tự là 2,
3 và 4 gam PH3/m³ với thời gian xông hơi là 72 và 96 giờ cho thấy hiệu lực
của Phosphine chỉ đạt giá trị 100% ở mức liều l−ợng là 4gam PH3/m³/96 giờ ở
cả 3 thời điểm kiểm tra sau khi kết thúc thời gian xông hơi (bảng 3.35).
Kết quả ở bảng 3.34 và 3.35 cho thấy hiệu lực của Phosphine đối với mọt
đục hạt nhỏ thấp hơn so với mọt gạo, ở liều l−ợng 2 gam PH3/m³/72 giờ, hiệu
lực của Phosphine với mọt gạo đạt tới 98% nh−ng với mọt đục hạt nhỏ chỉ đạt
88%.
Kết quả thử nghiệm ở 3 mức liều l−ợng là 1,5; 3 và 4 gam PH3/m³ với
thời gian xông hơi là 7 và 10 ngày trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ
116
tại Đông Anh, Hà Nội cho thấy hiệu lực của thuốc Phosphine chỉ đạt giá trị
100% tại thời điểm sau khi kết thúc xông hơi ở mức liều l−ợng thí nghiệm là 4
gam PH3/m³ trong thời gian xông hơi là 7 và 10 ngày. ở các liều l−ợng thí
nghiệm còn lại, hiệu lực của thuốc chỉ đạt 22-95 % tại thời điểm sau khi kết
thúc xông hơi. Khi giảm liều l−ợng Phosphine sử dụng từ 3 gam PH3/m³
xuống 1,5 gam PH3/m³ (giảm một nửa) thì hiệu lực của Phosphine cũng theo
đó giảm đi và giảm từ 77% xuống 22% (bảng 3.36).
Bảng 3.35 Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đục hạt nhỏ (R.
dominica) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 1998)
Hiệu lực (%)
ở các thời điểm kiểm tra sau xông hơi
Liều l−ợng thí nghiệm
2 h 7 ngày 14 ngày
2 gam PH3/m³/72 h 87,8 88,1 88,1
3 gam PH3/m³/72 h 91,2 91,8 91,5
4 gam PH3/m³/72 h 95,9 95,2 95,2
2gam PH3/m³/96 h 94,6 96,2 96,9
3 gam PH3/m³/96 h 98,0 99,0 99,3
4 gam PH3/m³/96 h 100,0 100,0 100,0
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thống nhất với kết quả nghiên cứu của
các tác giả Taylor (1989) [143]; Yang Longde et al. (2003) [151]; Yao Mechi,
Yang MinTzong et al. (1998) [152].
Các kết quả nghiên cứu về hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt gạo,
mọt đục hạt nhỏ và các loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ (bảng
3.34, 3.35 và 3.36) cho thấy chỉ duy nhất liều l−ợng sử dụng Phosphine là 4
gam PH3/m³/7 ngày (t−ơng đ−ơng với 12 gam Gastoxin m³/7 ngày) mới cho
hiệu lực của thuốc đạt 100% đối với các loài côn trùng gây hại trong kho thóc
dự trữ, đặc biệt ở những kho đã xuất hiện loài côn trùng kháng thuốc
Phosphine.
117
Bảng 3.36 Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với côn trùng gây hại trong
kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội (1999)
Hiệu lực (%)
ở các thời điểm kiểm tra sau xông hơi
Liều l−ợng thí nghiệm
2 h 1 ngày 14 ngày
1,5 gam PH3/m³/7 ngày 22,2 0,0 0,0
3 gam PH3/m³/7 ngày 77,1 78,0 74,0
4 gam PH3/m³/7 ngày 100,0 100,0 100,0
1,5 gam PH3/m³/10 ngày 55,1 39,8 0,0
3 gam PH3/m³/10 ngày 95,0 92,7 88,5
4 gam PH3/m³/10 ngày 100,0 100,0 100,0
• Sử dụng hợp lý số lần xông hơi phosphine trong kho thóc dự trữ đổ
rời
Với mục đích xác định số lần xông hơi Phosphine hợp lý trong cả chu kỳ
bảo quản thóc (18 tháng), chúng tôi đã thử nghiệm 3 mô hình xông hơi là 1
lần, 2 lần và 3 lần trong thời gian 18 tháng bảo quản thóc tại Tổng kho Dự trữ
Đông Anh, Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian bảo quản là 18 tháng, nếu
xông hơi 1 lần và tiến hành tại thời điểm 140 ngày bảo quản khi mật độ quần
thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ t−ơng ứng là 45 và 11 con/kg thì sau đó quần
thể mọt gạo sẽ tạo đ−ợc thêm 1 đỉnh cao số l−ợng tại thời điểm 440 ngày với
mật độ là 60 con/kg. Trong khi đó, mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ tạo thêm
đ−ợc 2 đỉnh cao số l−ợng tại thời điểm 390 và 450 ngày bảo quản với mật độ
t−ơng ứng là 16 và 19 con/kg. Nh− vậy, tại thời điểm 440-450 ngày bảo quản,
mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ cao và đạt 61-63 con/kg, cao hơn
so với ng−ỡng thiệt hại là 36-38 con/kg. Tại thời điểm này, thời gian bảo quản
thóc còn khoảng 60 ngày nên việc áp dụng biện pháp phòng trừ côn trùng gây
hại tr−ớc thời điểm này là rất cần thiết để giảm thiệt hại của thóc dự trữ (hình
118
3.37).
ở công thức xông hơi Phosphine 2 lần trong thời gian 18 tháng bảo quản,
tiến hành tại thời điểm 140 và 330 ngày, t−ơng ứng với mật độ quần thể mọt
gạo, mọt đục hạt nhỏ là 25; 18 con/kg và 48; 0 con/kg. Sau thời điểm này,
quần thể mọt gạo và mọt đục hạt sẽ tạo thêm đ−ợc 1 đỉnh cao số l−ợng tại thời
điểm 480 ngày bảo quản với giá trị t−ơng ứng là 28 và 13 con/kg. Tuy mật độ
quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ đã v−ợt qua ng−ỡng thiệt hại nh−ng do
đã đến thời điểm xuất thóc nên không nhất thiết phải áp dụng biện pháp xông
hơi Phosphine để diệt trừ côn trùng gây hại, trừ khi thời gian bảo quản thóc
kéo dài thêm ít nhất 1 tháng (hình 3.37).
ở công thức xông hơi Phosphine 3 lần trong thời gian 18 tháng bảo quản,
tiến hành tại các thời điểm 140, 330 và 440 ngày bảo quản với mật độ quần
thể mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ t−ơng ứng là 25 và 7 con/kg; 46 và 0 con/kg; 28
và 6 con/kg thì sau lần xông hơi thứ 3, chỉ có duy nhất mọt đục hạt nhỏ xuất
hiện trong kho thóc dự trữ với mật độ rất thấp tại thời điểm xuất thóc (hình
3.37).
Kết quả so sánh thống kê cho thấy mật độ trung bình quần thể mọt gạo
và mọt đục hạt nhỏ trong kho thóc dự trữ có sự sai khác rõ rệt giữa công thức
xông hơi 1 lần với công thức xông hơi 2 và 3 lần. Trong khi đó, ở công thức
xông hơi 2 và 3 lần, mật độ trung bình quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là
t−ơng tự nh− nhau (bảng 3.37).
119
010
20
30
40
50
60
70
10 40 70 100 130 160 190 220 250 280 310 340 370 400 430 460
M
ật
đ
ộ
(c
on
/k
g) Loài S. oryzae
Loài R. dominica
0
10
20
30
40
50
60
10 30 50 70 90 110 130 150 170 190 210 230 250 270 290 310 330 350 370 390 410 430 450 470
M
ật
đ
ộ
(c
on
/k
g)
Loài S. oryzae
Loài R. dominica
0
10
20
30
40
50
10 30 50 70 90 110 130 150 170 190 210 230 250 270 290 310 330 350 370 390 410 430 450 470
Thời điểm điều tra sau khi thóc nhập kho (ngày)
M
ật
đ
ộ
(c
on
/k
g) Loài S. oryzae
Loài R. dominica
Ghi chú: ↓ Thời điểm xông hơi Phosphine
Hình 3.37 ảnh h−ởng của số lần xông hơi Phosphine tới mật độ quần thể
mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ trong kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội
Bảng 3.37 ảnh h−ởng của số lần xông hơi Phosphine tới mật độ quần thể
mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ trong kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội
120
(2002-2003)
Số lần xông hơi/18
tháng bảo quản (lần)
Mật độ trung bình quần
thể S. oryzae (con/kg)
Mật độ trung bình quần
thể R. dominica (con/kg)
1 15,24 c 6,07 d
2 7,83 a 3,86 b
3 8,22 a 2,50 b
Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b, c, d) khác nhau trong cùng một cột chỉ
sự sai khác có ý nghĩa ở mức suất 95%
3.3.3 Đề xuất bổ sung biện pháp phòng trừ côn trùng gây
hại trong kho thóc dự trữ đổ rời
Trên cơ sở quy phạm bảo quản thóc dự trữ quốc gia, tiêu chuẩn ngành về
ph−ơng pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng trong kho thóc dự trữ quốc gia
đổ rời và các kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đề xuất bổ sung biện
pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt
Nam nh− sau:
1. Định kỳ điều tra kho thóc dự trữ đổ rời 10 ngày/lần để theo dõi biến
động mật độ quần thể mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ trong suốt chu kỳ bảo quản
thóc, xác định các đỉnh cao số l−ợng của mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ và thời
điểm mật độ quần thể mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ đạt tới ng−ỡng thiệt hại (22-
25 con/kg) để xem xét, lựa chọn và quyết định áp dụng biện pháp phòng trừ
thích hợp nhất ở từng thời kỳ bảo quản khác nhau.
2. Đối với các kho thóc dự trữ đổ rời, trong 4 tháng bảo quản đầu tiên
(120 ngày), mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ th−ờng không cao và
ít khi đạt tới giá trị ng−ỡng thiệt hại do có sự khống chế của các loài ký sinh
và bắt mồi, đặc biệt là vai trò của bọ xít bắt mồi (X. flavipes). Vì vậy, không
nên sử dụng biện pháp hoá học trong kho thóc dự trữ đổ rời trong thời kỳ này
để bảo vệ và khích lệ các loài kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại nh− ong
ký sinh và đặc biệt là bọ xít bắt mồi (X. flavipes) phát triển và phát huy vai trò
của chúng trong việc duy trì và bảo vệ trạng thái cân bằng của hệ sinh thái kho
121
thóc dự trữ đổ rời.
3. Từ tháng bảo quản thứ 5 (130 ngày bảo quản), theo dõi chặt chẽ diễn
biến mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ trong kho thóc dự trữ đổ rời
cho tới khi xuất thóc, đặc biệt chú ý các thời điểm 140-150; 340-350 và 440-
450 ngày bảo quản là những thời điểm mà mật độ quần thể mọt gạo, mọt đục
hạt nhỏ có thể đạt tới giá trị ng−ỡng thiệt hại. Khi cần tiến hành phòng trừ côn
trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời, có thể sử dụng thuốc thảo mộc Gu
Chung jinh 25 DP trộn với lớp thóc bề mặt ở độ sâu 50 cm với tỷ lệ 0,92
kg/tấn hoặc phun thuốc Sumithion 50 EC nồng độ 0,3-0,5% với liều l−ợng 110
ml/m2 diện tích bề mặt khối thóc, t−ờng và xung quanh kho (t−ơng đ−ơng 8
lít/ngăn kho cuốn) hoặc xông hơi Phosphine với liều l−ợng 4 gam PH3/m³/7
ngày (t−ơng đ−ơng 12 gam AlP/m³). Tại những kho đã xác định có mọt đục
hạt nhỏ kháng với Sumithion hoặc Phosphine thì nên sử dụng thuốc thảo mộc
Gu Chung Jinh để ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển tính kháng thuốc ở
những loài côn trùng này.
122
Kết luận và đề nghị
Kết luận
1. Trong năm 2001-2002, đã xác định đ−ợc 32 loài côn trùng, thuộc 20
họ của 5 bộ, trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam; trong đó có
25 loài côn trùng gây hại (4 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp, 21 loài thuộc
nhóm gây hại thứ cấp) và 7 loài côn trùng có ích (3 loài ong ký sinh và 4 loài
bắt mồi). 3 loài côn trùng mới đ−ợc bổ sung vào danh sách thành phần loài
côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời là Liposcelis entomophila Enderlein;
Liposcelis bostrychophila Badonnel và Corticaria japonica Reitter.
2. Đã xác định đ−ợc hạt lúa ở giai đoạn cận thu hoạch có khả năng mang
theo trứng hoặc sâu non của mọt gạo (S. oryzae ) và ngài thóc (S. cerealella )
từ ngoài đồng vào trong kho bảo quản. Khi nuôi trên gạo ở 25°C, 30°C, 35°C
và độ ẩm không khí t−ơng đối 70%; vòng đời của mọt gạo từ 33,8 - 59,5 ngày
của mọt đục hạt nhỏ từ 45,9 - 80,3 ngày. Tr−ởng thành mọt gạo và mọt đục
hạt nhỏ không cùng thế hệ khi ghép đôi vẫn có khả năng giao phối và sinh
sản.
3. Trong kho thóc dự trữ đổ rời, biến động mật độ quần thể mọt gạo có
xu h−ớng tăng dần từ sau khi thóc nhập kho; trong khi đó, mật độ quần thể
mọt đục hạt nhỏ lại có xu h−ớng giảm dần từ sau khi thóc nhập kho đến thời
điểm 130-140 ngày bảo quản. Trong thời kỳ này, mật độ quần thể mọt gạo và
mọt đục hạt nhỏ đạt đ−ợc từ 2-3 đỉnh cao số l−ợng; trong đó đỉnh cao số l−ợng
tại thời điểm 130-140 ngày là quan trọng nhất.
4. Thiệt hại thóc trung bình do côn trùng gây ra trong kho dự trữ đổ rời là
0,28-0,41%. Ng−ỡng thiệt hại đối với mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt
nhỏ là 22-25 con/kg.
5. Thời gian phát dục của bọ xít bắt mồi (X. flavipes) nuôi bằng sâu non
mọt gạo ở 25°C, 30°C và độ ẩm không khí t−ơng đối 70% là trứng: 4,5 - 5,2
ngày; bọ xít non: 16,1 - 18,9 ngày; tr−ởng thành tr−ớc đẻ trứng: 3,5 - 4,2 ngày;
vòng đời: 24,0 - 28,3 ngày; thời gian sống của tr−ởng thành: 57,5 - 61,6 ngày;
123
đời: 81,6 - 89,9 ngày.
6. Trong kho thóc dự trữ đổ rời, mật độ quần thể ong ký sinh (T. elegans)
và bọ xít bắt mồi (X. flavipes) có t−ơng quan với mật độ quần thể mọt gạo và
mọt đục hạt nhỏ. Trong khoảng thời gian từ 60-120 ngày bảo quản, khi mật độ
quần thể ong ký sinh và bọ xít bắt mồi tăng cao thì mật độ quần thể mọt gạo
và mọt đục hạt nhỏ giảm. Đỉnh cao số l−ợng của ong ký sinh và bọ xít bắt mồi
chậm hơn so với đỉnh cao số l−ợng của mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ từ 20-40
ngày.
7. Mọt gạo hoàn toàn mẫn cảm với thuốc Sumithion và Phosphine; trong
khi đó, với mọt đục hạt nhỏ, đã xác định đ−ợc 2 mẫu kháng với Sumithion và
7 mẫu kháng với Phosphine.
8. Thuốc Gu Chung jinh 25 DP trộn với lớp thóc bề mặt ở độ sâu 50 cm
với tỷ lệ 0,92 kg/tấn hoặc thuốc Sumithion 50 EC nồng độ 0,3- 0,5%, phun với
liều l−ợng 110 ml/m² diện tích bề mặt khối thóc, t−ờng và xung quanh kho
hoặc xông hơi Phosphine với liều l−ợng 4 gam PH3/m³/7 ngày, có hiệu quả
cao trừ các loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời.
đề nghị
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm để hoàn thiện biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc
dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam.
124
Mục lục
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích và yêu cầu của đề tài
ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu
Ch−ơng 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1 Đặc điểm tình hình dự trữ l−ơng thực ở Việt Nam và cơ sở
khoa học của đề tài
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc
1.3 Tình hình nghiên cứu trong n−ớc
Ch−ơng 2. Thời gian, địa điểm, vật liệu, nội
dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
2.1 Thời gian nghiên cứu
2.2 Địa điểm nghiên cứu
2.3 Vật liệu nghiên cứu
2.4 Nội dung nghiên cứu
2.5 Ph−ơng pháp nghiên cứu
2.5.1 Ph−ơng pháp điều tra, thu thập và phân tích mẫu vật
2.5.2 Ph−ơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh
thái học côn trùng trong kho thóc dự trữ
2.5.3 Ph−ơng pháp nghiên cứu ng−ỡng thiệt hại và biện pháp phòng
125
trừ côn trùng gây hại
2.5.4 Ph−ơng pháp xử lý thống kê số liệu
Ch−ơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Thành phần loài côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời
3.1.1 Thành phần loài côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời
3.1.
2
Đặc điểm hình thái 3 loài mới đ−ợc bổ sung vào danh sách
thành phần loài côn trùng trong kho ở Việt Nam
3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái học một số loài côn trùng gây
hại trong kho thóc dự trữ
3.2.1 Khả năng tồn tại của côn trùng kho trong hạt lúa ở giai đoạn
cận thu hoạch
3.2.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái học mọt gạo (Sitophilus oryzae)
3.2.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái học mọt đục hạt nhỏ
(Rhizopertha dominica)
3.2.4 Đặc điểm tăng tr−ởng quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ
3.2.5 Biến động mật độ quần thể loài côn trùng trong kho thóc dự trữ
đổ rời và yếu tố ảnh h−ởng
3.3 Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại
trong kho thóc dự trữ đổ rời
3.3.1 Ng−ỡng thiệt hại thóc dự trữ đối với mọt gạo và mọt đục hạt
nhỏ
3.3.2 Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại
trong kho thóc dự trữ đổ rời
3.3.3 Đề xuất bổ sung biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong
kho thóc dự trữ đổ rời
Kết luận và đề nghị
1. Kết luận
2. Đề nghị
126
các bài báo đ∙ công bố liên quan đến luận
án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
các bài báo đ∙ công bố liên quan đến luận án
1 D−ơng Minh Tú, Bùi Thị Tuyết Nhung và cộng sự (2000), "Tính kháng
thuốc DDVP và Sumithion của một số loài côn trùng gây hại chủ yếu
trong kho và thử nghiệm biện pháp phòng trừ các dòng côn trùng kháng
thuốc", Báo cáo khoa học tại hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 4,
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 482-488.
2 Tu Duong Minh, Huong Ha Thanh et al. (2003), "Survey report of stored
insect pests of Vietnam in 2001-2002", Proceeding of the Scientific
Meeting of the ACIAR project PHT 1998/137, April 08-09 2003, Hanoi,
Vietnam, pp. 15-25.
3 Tu Duong Minh, Nhung Bui Thi Tuyet, Huong Ha Thanh et al. (2003),
"Detection of Phosphine resistance of some major stored product insect
pests in Vietnam", Proceeding of the Scientific Meeting of the ACIAR
project PHT 1998/137, April 08-09 2003, Hanoi,Vietnam, pp. 7-14.
4 Tu Duong Minh (2003), "The situation of Phosphine fumigation use in
Vietnam", Constraints and solutions to the use of phosphine as an
alternative to Methyl bromide in durable commodities, Asia and Pacific
Regional Workshop, September 29 to October 2/2003, Ho Chi Minh
City, Vietnam.
5 Nhung Bui Thi Tuyet, Tu Duong Minh et al. (2004), "Grain protectants
and Phosphine resistance of some major stored insect pests in Vietnam",
Proc. Int. Conf. Controlled atmosphere and fumigation in stored
products, August 8-13 2004, Gold coast, Queensland, Australia.
127
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và ch−a
từng đ−ợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng
mọi sự giúp đỡ cho thực hiện luận án này đã đ−ợc cảm ơn, các thông tin trích
dẫn trong luận án đều đ−ợc ghi rõ địa chỉ và nguồn gốc.
Tác giả luận án
NCS. D−ơng Minh Tu
Lời cảm ơn
Tr−ớc tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Bùi Công Hiển
và TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, những ng−ời đã chỉ dẫn tận tình trong quá trình
học tập và thực hiện luận án.
Ngoài ra, tôi còn nhận đ−ợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo
thuộc Bộ môn Côn trùng và khoa Sau đại học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I
Hà Nội; của các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật;
của lãnh đạo và cán bộ các Chi cục Dự trữ và Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà
Nội; Việt Yên, Hà Bắc; Đại Từ, Đông Bắc; Thuận Châu, Tây Bắc; v.v...; của
Ban Kỹ thuật bảo quản, Cục Dự trữ quốc gia và đặc biệt là sự quan tâm, giúp
đỡ của lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Cục
Dự trữ quốc gia, Bộ Tài Chính. Chúng tôi xin cảm ơn về tất cả những giúp đỡ
quý báu đó.
Tôi cũng xin cảm ơn TS. Tr−ơng Xuân Lam, Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật đã giúp đỡ xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu của luận án.
Tôi muốn giành sự cảm ơn đến TS. Collins, TS. Nayak, TS. Daglish,
Viện nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp và sợi, bang Queensland, úc; GS. TS.
Cao Yang, Viện Nghiên cứu Hạt dự trữ Zhengdu, Trung Quốc đã giúp đỡ về
128
tài liệu cũng nh− thẩm định 3 loài côn trùng mới đ−ợc bổ sung vào danh sách
côn trùng trong kho thóc dự trữ ở Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học, các cơ quan đã góp ý
và tạo điều kiện cho việc hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè, những
ng−ời đã luôn động viên và tạo điều kiện để hoàn thành bản luận án.
Hà Nội, tháng 6 năm 2004
NCS. D−ơng Minh Tú
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và ch−a
từng đ−ợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng
129
mọi sự giúp đỡ cho thực hiện luận án này đã đ−ợc cảm ơn, các thông tin trích
dẫn trong luận án đều đ−ợc ghi rõ địa chỉ và nguồn gốc.
Tác giả luận án
NCS. D−ơng Minh Tú
ii
Lời cảm ơn
Tr−ớc tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Bùi Công Hiển
và TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, những ng−ời đã chỉ dẫn tận tình trong quá trình
học tập và thực hiện luận án.
Ngoài ra, tôi còn nhận đ−ợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo
thuộc Bộ môn Côn trùng và khoa Sau đại học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I
Hà Nội; của các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật;
của lãnh đạo và cán bộ các Chi cục Dự trữ và Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà
Nội; Việt Yên, Hà Bắc; Đại Từ, Đông Bắc; Thuận Châu, Tây Bắc; v.v...; của
Ban Kỹ thuật bảo quản, Cục Dự trữ quốc gia và đặc biệt là sự quan tâm, giúp
đỡ của lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Cục
Dự trữ quốc gia, Bộ Tài Chính. Chúng tôi xin cảm ơn về tất cả những giúp đỡ
quý báu đó.
Tôi cũng xin cảm ơn TS. Tr−ơng Xuân Lam, Viện Sinh thái và tài
nguyên sinh vật đã giúp đỡ xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu của luận án.
Tôi muốn giành sự cảm ơn đến TS. Collins, TS. Nayak, TS. Daglish,
Viện nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp và sợi, bang Queensland, úc; GS. TS.
Cao Yang, Viện Nghiên cứu Hạt dự trữ Zhengdu, Trung Quốc đã giúp đỡ về
tài liệu cũng nh− thẩm định 3 loài côn trùng mới đ−ợc bổ sung vào danh sách
côn trùng trong kho thóc dự trữ ở Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học, các cơ quan đã góp ý
và tạo điều kiện cho việc hoàn thành luận án.
130
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè, những
ng−ời đã luôn động viên và tạo điều kiện để hoàn thành bản luận án.
Hà Nội, tháng 6 năm 2004
NCS. D−ơng Minh Tú
131
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2007.pdf