Nghiên cứu cở sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC -----oOo----- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CHO TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA CHUYÊN NGÀNH : MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ NGÀNH : 108 GVHD: KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN SVTH : LÊ TRỌNG QUAN MSSV : 104108043 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2009 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ

doc129 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu cở sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC ------------------------ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM KHOA: MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ SINH HỌC BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN: LÊ TRỌNG QUAN MSSV: 104108043 NGÀNH HỌC: MÔI TRƯỜNG LỚP: 04ĐMT 1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 2. Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp - Tìm hiểu về trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. - Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004. - Khảo sát hiện trạng môi trường tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. - Tìm hiểu về các hệ thống quản lý đang được thực hiện tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. - Đề xuất mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. - Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. 3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/04/2009 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 26/06/2009 5. Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN Toàn phần Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn. Ngày tháng năm 2009 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ bộ): ………………… Đơn vị:……………………………………… Ngày bảovệ:………………………………… Điểm tổng kết:……………………………… Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:………………. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm và hoàn thành đồ án tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể em xin chân thành cảm ơn. Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn KS. Trần Thị Tường Vân, Cô đã trực tiếp hướng dẫn em làm đồ án một cách tận tình. Cô luôn đóng góp ý kiến quý báu và sửa chữa những sai sót trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm và luôn tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Gia Đình và Bạn bè những người đã luôn sát cánh bên em, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để em có thể học tập cũng như hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lê Trọng Quan MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Tải lượng ô nhiễm của nước thải phát sinh từ sinh hoạt và dịch vụ 14 Bảng 2. Nồng độ của nước thải đầu vào 15 Bảng 3 . Các thiết bị vận hành của trạm 15 Bảng 4. Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001: 2004 nhiều nhất (tháng 12/2007) 41 Bảng 5. Chất lượng nước thải đã qua xử lý 43 Bảng 6. Các vấn đề cần kiểm tra và báo cáo hàng ngày 46 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ tổ chức công ty thoát nước đô thị Tp.HCM 7 Hình 2. Sơ đồ tổ chức trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 8 Hình 3. Sơ đồ bố trí mặt bằng trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 10 Hình 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của trạm 12 Hình 5. Mô hình HTQLMT theo ISO 14001 27 Hình 6. Cơ cấu tổ chức HTQLCL của công ty thoát nước đô thị 47 Hình 7. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm 53 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đang là xu hướng phát triển chung đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu cần đạt được tuy nhiên song song đó cũng cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển tại Việt Nam, các nhà máy, xí nghiệp được thành lập ngày càng nhiều. Do đó, các vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… càng phát sinh nhiều hơn và các vấn đề môi trường này hiện chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, trong quá trình hoạt động các công ty, nhà máy cần phải xây dựng một hệ thống quản lý môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường, trong đó tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện sẽ là một công cụ giúp cho việc quản lý các vấn đề về môi trường được hiệu quả hơn. Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa là trạm xử lý nước thải bằng công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định cho kênh Đen, là một phần của dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Trong quá trình vận hành, cần thiết phải áp dụng một hệ thống quản lý môi trường để giúp cho quá trình hoạt động của trạm ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần bảo vệ môi trường và tiến đến phát triển bền vững. Do đó, đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa” đã được chọn để thực hiện đồ án tốt nghiệp. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận văn là đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa nhằm giúp cho quá trình hoạt động của xí nghiệp được hiệu quả hơn và hướng đến sự phát triển bền vững. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống quản lý môi trường cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, nội dung nghiêu cứu của luận văn bao gồm: Tìm hiểu về trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004. Khảo sát hiện trạng môi trường tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. Tìm hiểu về các hệ thống quản lý đang được thực hiện tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. Đề xuất mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1) Phương pháp luận: Phương pháp luận “Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến” (Plan – Do – Check – Act = PDCA) do nhà quản lý Deming khởi xướng và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO để xây dựng mô hình hệ thống quản lý môi trường. PDCA là một quá trình đang tiến triển, tương hỗ lẫn nhau giúp một tổ chức thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách môi trường của mình dựa trên vai trò và sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất đối với hệ thống quản lý môi trường. Sau khi tổ chức này đã đánh giá vị thế hiện tại của mình về môi trường, các bước tiếp theo của quá trình đang tiến triển này như sau: a) Lập kế hoạch (Plan): Thiết lập một quá trình đang tiến triển mang tính kế hoạch giúp cho tổ chức: - Xác định các khía cạnh môi trường và các tác động môi trường liên quan. - Xác định và giám sát các yêu cầu luật pháp phải áp dụng và các yêu cầu khác mà tổ chức đã chấp thuận tuân thủ, và nếu thích hợp phải đặt ra chuẩn mực nội bộ và kết quả hoạt động. - Định ra các mục tiêu chỉ tiêu và lập các chương trình để đạt được chúng. b) Thực hiện (Do): Áp dụng và vận hành hệ thống quản lý môi trường: - Thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định các vai trò và trách nhiệm với thẩm quyền đầy đủ. - Cung cấp nguồn lực phù hợp. - Đào tạo những người làm việc cho tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức bảo đảm nhận thức và năng lực của họ. - Thiết lập và duy trì tài liệu. - Đảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó với các tình huống khẩn cấp. c) Kiểm tra (Check): Đánh giá các quá trình của hệ thống quản lý môi trường: - Tiến hành giám sát và đo lường những gì đang xảy ra. - Đánh giá thực trạng của sự tuân thủ. - Xác định sự không phù hợp và thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa. - Quản lý hồ sơ. - Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ. d) Cải tiến liên tục (Act): Xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải tiến HTQLMT: - Tiến hành xem xét về mặt quản lý của hệ thống quản lý môi trường theo các giai đoạn thích hợp. - Xác định ra các lĩnh vực cần cải thiện. 2) Phương pháp cụ thể: Thu thập tài liệu về ISO 14001: 2004 qua sách và các tài liệu tham khảo khác. Khảo sát hiện trạng môi trường tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, tìm ra các khía cạnh môi trường ý nghĩa. Thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết từ sổ tay vận hành của trạm, từ nhân viên quản lý môi trường của trạm. Các tài liệu, thông tin đã có sẽ được phân tích, tổng hợp và so sánh để đề xuất các kết quả sau cùng. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do đặc thù của trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa đã là một quy trình xử lý nước thải tương đối hoàn chỉnh cho nên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu quy trình vận hành này để đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho toàn trạm. Việc áp dụng một hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp cho quy trình hoạt động của trạm ngày càng hoàn thiện hơn. GIỚI THIỆU VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA 1.1 Giới thiệu chung Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa là trạm xử lý nước thải bằng công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định cho kênh Đen, là một phần của dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Dự án này do hai chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ cùng nhau đầu tư xây dựng. Thiết kế của trạm được dựa trên đề cương của nhóm nghiên cứu trường đại học Ghent và Liege ở Bỉ. Nhà thầu chính là nhà thầu liên doanh công ty Balteau (Bỉ) và Tổng công ty thủy lợi 4 (Việt Nam). Giám sát thi công là Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ (CTC) – Trường Đại học thủy lợi (Việt Nam). Kênh Đen chảy từ Đông sang Tây, qua hai quận Tân Phú và Bình Tân, khởi từ đường Độc Lập và chấm dứt ở kênh 19-5, hiện nay thu nhận nước thải từ 120.000 người dân và sẽ tăng lên đến 200.000 người vào năm 2020. Diện tích của trạm xử lý nước thải là 33,2 ha. Trạm này sẽ xử lý nước thải từ kênh Đen vào mùa khô bằng công nghệ hồ sục khí và hồ ổn định sinh học. Trạm xử lý được đặt tại xã Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Tp.HCM, có nhiệm vụ xử lý nước kênh Đen, nơi tiếp nhận nước thải của lưu vực 785 ha. Trạm xử lý nước thải bắt đầu vận hành vào tháng 12/2005, do Ban QLDA 415 quản lý. Vào tháng 6/2006 Khu Quản lý Giao Thông Đô Thị Số 1 cùng với Công ty thoát nước đô thị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng trạm. 1.2 Quá trình hoạt động Mục tiêu chính Cải thiện chất lượng nước kênh Đen theo tiêu chuẩn TCVN 5945: 2005 loại B. Giảm mùi hôi phát sinh ở khu vực hạ nguồn kênh Đen. Địa điểm xây dựng Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa nằm ở phía Đông Bắc Tp.HCM, xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp cho một lưu vực rộng 785 ha, với dân số khoảng 120.000 người thuộc các phường 14, 16, 17, 18 quận Tân Bình và khu dân cư mới xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh. Khu vực được chọn để xây dựng hồ sinh học xử lý nước thải là khu ao hồ chứa nước mưa ở cuối dòng chảy của kênh Đen, hiện nay là trục thoát nước tự nhiên chính cho lưu vực rộng 785 ha nêu trên. 1.3 Cơ quan chủ quản Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa hiện nay hoạt động dưới sự quản lý của công ty thoát nước đô thị Tp.HCM. Lịch sử hình thành của công ty Từ ngày 26/01/1993 đến nay Công ty thoát nước đô thị thuộc Sở giao thông công chánh được thành lập theo quyết định số 34/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Đến tháng 01/1997 Công ty được bổ sung chức năng theo quyết định số 105/QĐ-UB-KT ngày 09/01/1997 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố về việc bổ sung chức năng tư vấn khảo sát thiết kế công trình chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải cho Công ty thoát nước đô thị Tp.HCM. Sơ dồ tổ chức của công tyỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH CÔNG TY THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ Hình 1. Sơ đồ tổ chức công ty thoát nước đô thị Tp.HCM Các lĩnh vực hoạt động của công ty Hoạt động công ích: Quản lý, duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước, cửa xả, vớt rác, nạo vét kênh rạch. Hoạt động kinh doanh khác: Xây dựng mới hệ thống thoát nước, xử lý nước thải. Sản xuất kinh doanh vật tư chuyên ngành: Tư vấn khảo sát thiết kế công trình thoát nước và xử lý nước thải. Kinh doanh địa ốc. Sửa chữa, xây dựng mới mặt đường và vỉa hè. - Tư vấn, thiết kế các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công trình cấp thoát nước. 1.4 Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC XN (kỹ sư cơ khí/điện) P. GIÁM ĐỐC XN (kỹ sư môi trường) P. GIÁM ĐỐC XN (kỷ sư cơ khí/điện) TỔ CÂY XANH Tính theo định mức cây xanh TỔ KẾ HOẠCH TỔ CÔNG NGHỆ MT TỔ CƠ ĐIỆN BẢO TRÌ – SỬA CHỮA VẬN HÀNH TỔ BẢO VỆ Hình 2. Sơ đồ tổ chức trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa - Giám đốc xí nghiệp: chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề của trạm, xử lý thông tin có được từ các tổ và có trách nhiệm báo cáo về công ty thoát nước đô thị. Tổ cây xanh: chịu trách nhiệm về chăm sóc và bảo quản cây xanh trong khuôn viên trạm, phân công nhân sự chăm sóc cây xanh. Tổ kế hoạch: phụ trách vấn đề ngân sách của trạm, chi phí cho sản xuất, bảo dưỡng, tiền lương… Tổ công nghệ môi trường: phụ trách về quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, các sự cố môi trường phát sinh trong quá trình xử lý. Bảo trì – Sửa chữa: có nhiệm vụ bảo trì và sửa chữa các thiết bị điện khi có sự cố xảy ra. Vận hành: có nhiệm vụ theo dõi và vận hành các thiết bị điện trong trạm. Tổ bảo vệ: bảo vệ an toàn, kiểm tra nhân sự ra vào trạm. 1.5 Sơ đồ mặt bằng Hình 3. Sơ đồ bố trí mặt bằng trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa 1. Đập dâng – Cửa lấy nước: thu nước thải và dẫn vào trạm bơm. 2. Trạm bơm: bơm nước thải đến bể lắng cát. 3. Bể lắng cát: lắng cát từ nước thải đầu vào. 4. Xưởng sửa chữa: nơi bảo quản và sửa chữa các thiết bị trong trạm. 5. Trạm điều hành: nơi tập trung các văn phòng làm việc của trạm. 6. Hồ sục khí: cung cấp oxi để oxi hóa các chất hữu cơ trong nước thải. 7. Hồ lắng: lắng các chất hữu cơ và bùn. 8. Hồ hòan thiện: giai đoạn lắng nước cuối cùng, diệt vi khuẩn và vi sinh vật nhờ ánh sáng mặt trời. 9. Sân phơi bùn: chứa bùn và rác thải. 1.6 Sơ đồ khối công nghệ xử lý Nước thải từ kênh Đen Lưới lọc rác Rác Trạm bơm Bơm trục vít Mương loại cát Máy nén khí Cửa chia dòng Bể lắng cát Hồ sục khí (A1, A2) Cát, rác Máy sục khí Bùn, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy Hồ lắng (S1, S2) Hồ hoàn thiện 1 (M11, M21) Hồ hoàn thiện 2 (M12, M22) Hồ hoàn thiện 3 (M13, M23) Xả thải Hình 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của trạm Thuyết minh sơ đồ Nhà máy xử lý nước thải gồm 10 hồ, được phân thành hai dòng (hay hai đơn nguyên xử lý nước thải tương ứng : đơn nguyên 1 và đơn nguyên 2). Mỗi đơn nguyên có 1 hồ sục khí (A), 1 hồ lắng bùn (S), 3 hồ hoàn thiện xử lý (M). Một dãy hồ hoạt động hay một đơn nguyên xử lý nước thải gồm một loạt 5 hồ theo tuần tự như vậy: trước tiên nước thải vào hồ sục khí, rồi vào hồ lắng bùn và cuối cùng kết thúc tuần tự ở 3 hồ hoàn thiện. Cả hai dòng được đặt sát nhau và các kết cấu kết nối. Trong một đơn nguyên xử lý, nước chảy tuần tự từ hồ này sang hồ khác bằng trọng lực (tự chảy). Hai đơn nguyên xử lý gồm có: Đơn nguyên 1: hồ sục khí A1, hồ lắng S1, hồ hoàn thiện M11, M12, M13. Đơn nguyên 2: hồ sục khí A2, hồ lắng S2, hồ hoàn thiện M21, M22, M23. Mỗi đơn nguyên xử lý được thiết kế như sau: Hồ sục khí A1 được nối với S1 cũng với S2. Như vậy, nước có thể chảy từ A1 đến S1 và/ hay từ A1 đến A2. Vì hồ A1 và A2 nối với nhau nội tại nên nước chỉ được cho phép chảy từ A1 sang A2 và không chảy ngược lại. Đây là con đường duy nhất đúng. Hồ sục khí A2 được nối với cả hai hồ S1 và S2. Nước có thể chảy từ A2 sang S2 và từ A2 sang S1 và S2 cùng lúc. Không có mối liên kết nào khả dĩ giữa hai đơn nguyên. Mỗi đơn nguyên nhận được dòng tối đa là 0.355 m3/sec (1 bơm). Đặc trưng của dòng thải Dòng thải là nước thải đô thị có lẫn nước thải công nghiệp nên chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (COD, BOD), các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh, dầu mỡ và các chất tẩy rửa. Bảng 1. Tải lượng ô nhiễm của nước thải phát sinh từ sinh hoạt và dịch vụ STT Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày) 1 BOD5 45 – 54 2 COD 72 –102 3 SS 70 –145 4 Dầu mỡ phi khoáng 10 –30 5 Tổng N 6 – 12 6 Amoni 2.4 – 4.8 7 Tổng P 0.8 – 4.0 (Nguồn: Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hoà, 2008) Thành phần chất ô nhiễm có trong nước thải đầu vào bao gồm: BOD5, COD, SS, dầu mỡ, tổng N, tổng P, Amoni (N – NH4), NO3-, tổng coliform, trứng giun sán. Nồng độ COD, BOD của nước thải đầu vào không cao lắm: COD < 300 mg/l, BOD <200 mg/l. Giá trị BOD thay đổi khá lớn từ 69 mg/l đến 169 mg/l. Đồng thời nước thải chứa nhiều chất tạo bọt, thành phần chính là photpho, là nguồn dinh dưỡng chủ yếu khiến tảo phát triển. SS đầu vào thấp, nằm dưới giới hạn cho phép. Bảng 2. Nồng độ của nước thải đầu vào STT Chỉ tiêu Giá trị 1 pH 33 2 DO (mg/l) 6.88 3 EC (mS/cm) 0.2 4 COD (mg/l) 969 5 BOD (mg/l) 264 6 SS (mg/l) 130 7 NO3- (mg/l) 84 8 NH4+ (mg/l) KPH 9 T_N (mg/l) 13.5 10 T_P (mg/l) 4.82 (Nguồn: Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hoà, 2008) 1.7 Thiết bị vận hành Bảng 3 . Các thiết bị vận hành của trạm STT Tên thiết bị Số lượng Công suất/máy Lưu lượng 1 Bơm trục vít 3 15 kW 641 m3/giờ 2 Máy sục khí 16 37 kW 3 Cầu công tác 1 0.5 kW 4 Máy nén khí hút cát 2 4.0 kW 97 m3/giờ 5 Máy tải cát Snoek 2 1.5 kW 6 Bơm chìm Flygt 2 3.7 kW 7 Bơm chìm sân phơi bùn 2 1.7 kW 8 Bơm chìm 5 3.7 kW 9 Máy rửa áp lực cao 1 2.2 kW 10 Máy nén khí Puma 1 1.1 kW 11 Máy bơm Vikyno 1 4 kW/5.5 Hp 42.6 m3/giờ 12 Máy bơm Honda 3 5.9 kW/8.0 Hp 72.6 m3/giờ 13 Máy cắt cỏ đẩy tay 1 4.8 kW/6.5 Hp 14 Cano Mariner 1 40Hp 15 Máy kéo 1 61 kW/81Hp 16 Máy cắt cỏ Kuhn 1 17 Dàn xúc lật Krabi 1 18 Rờ móc 4 tấn 1 (Nguồn: Sổ tay vận hành trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa) 1.8 An toàn lao động – Phòng cháy chữa cháy An toàn lao động Tần suất xảy ra rủi ro đối với người lao động trong trạm xử lý nước thải thường cao hơn so với các ngành công nghiệp khác. Các rủi ro này có thể làm cho con người trở thành tàn phế và mất đi nguồn nhân lực. Hơn nữa các tác động này có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của trạm xử lý, ảnh hưởng tới tinh thần của người lao động, mối liên hệ cộng đồng để phục hồi sức khỏe. Công tác an toàn đã được xây dựng cho mỗi công trình thiết kế, mỗi loại máy móc thiết bị và công tác vận hành duy tu bảo dưỡng. Phòng chống rủi ro được thực hiện thông qua việc kiểm soát môi trường làm việc và hoạt động của công nhân. Tập huấn bắt đầu khi công nhân mới vào làm việc trong trạm xử lý và khi có thiết bị mới hay quá trình hoạt động mới được thêm vào trong trạm xử lý. Tái tập huấn được thực hiện khi số lần lặp lại tai nạn cao, hoặc khi kiểm tra thấy sự yếu kém về an toàn lao động. Trong trạm xử lý đã trang bị về y tế và các biện pháp sơ cứu, hồ sơ về tai nạn và công tác điều tra về tai nạn. Bên cạnh đó là các quy định cụ thể về thao tác an toàn, an toàn về các thiết bị hiện hành, trách nhiệm của người công nhân… Để giữ an toàn lao động và vệ sinh nhà xưởng, trong trạm xử lý đã trang bị những phương tiện sau: Bơm thổi khí sạch có đường kính lớn, có vòi di động để thông khí trong hầm bơm, hệ thống thoát nước, các giếng ướt và các giếng khô, hoặc những vùng xung quanh. Thiết bị kiểm tra không khí để xác định sự thiếu hụt oxy và khả năng gây nổ, hoặc có tính độc, và các loại khí dễ bắt lửa. Máy dò, máy kiểm tra sự xuất hiện của khí H2S. Máy cung cấp oxy để thở và máy hô hấp. Các hộp đựng y tế phục vụ cho việc sơ cứu. Phòng cháy chữa cháy Tất cả những nơi có thiết bị và các tòa nhà đều đã được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy đủ lớn để xe cứu hỏa hoạt động. Các họng nối đặt ở nhiều nơi trong trạm xử lý để công tác vệ sinh mặt bằng tẩy rửa bụi, làm sạch khu vực xung quanh kho chứa để tránh sự lan truyền lửa đến khu vực hóa chất độc hại. Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những thiết bị sau: Hệ thống báo cháy cho buồng bảng điện, buồng bơm và văn phòng. Máy dập lửa xách tay kiểu dáng phù hợp cho từng khu vực. Mỗi khu vực được trang bị hai cái. Thiết bị định hướng vào và ra như yêu cầu. Lắp đặt cửa không bắt lửa. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 2.1.1. Giới thiệu chung Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 mô tả một hệ thống quản lý môi trường cho một tổ chức và các công cụ để trợ giúp cho hệ thống đó. Hệ thống quản lý môi trường là một tập hợp các công cụ quản lý, các nguyên tắc và quy trình mà một tổ chức có thể sử dụng để góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường tránh khỏi những tác động tiềm tàng do hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó gây ra. Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn ISO 14000. Tương tự như tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, tiêu chuần về hệ thống quản lý môi trường tập trung vào hệ thống quản lý hơn là các hoạt động kỹ thuật. ISO 14000 là bộ các tiêu chuẩn do ISO nghiên cứu phát triển để giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể quản lý các tác động môi trường do hoạt động của mình. Các tiêu chuẩn này bao gồm hầu hết các khía cạnh quản lý môi trường. Các tiêu chuẩn được chia làm hai loại: Các tiêu chuẩn về tổ chức và thực hiện, bao gồm các lĩnh vực: Hệ thống quản lý môi trường (EMS), kiểm toán môi trường (EA) và đánh giá tính năng hoạt động môi trường (EPE). Các tiêu chuẩn hướng về sản phẩm, bao gồm các lĩnh vực: Đánh giá chu kỳ sống của sản phẩm, dán nhãn môi trường, và các khía cạnh của môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm. 2.1.2. Mục đích của ISO 14000 Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội. Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức “Các yếu tố của một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả”. ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức. 2.1.3. Nguyên tắc của ISO 14000 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng với những nguyên tắc cơ bản sau: Tiêu chuẩn ISO 14000 giúp cho việc quản lý môi trường tốt hơn. Tiêu chuẩn ISO 14000 phải được áp dụng ở tất cả các quốc gia. Tiêu chuẩn ISO 14000 phải thu hút mối quan tâm lớn của công chúng và những người sử dụng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn ISO 14000 phải có hiệu quả trong việc chi phí, phi mệnh lệnh và linh hoạt, cho phép tổ chức đáp ứng các nhu cầu khác nhau của tất cả các tổ chức thuộc mọi loại hình trên thế giới. Vì tiêu chuẩn ISO 14000 có tính linh hoạt, chúng phải phù hợp cho cả thẩm tra xác nhận nội bộ và bên ngoài. Tiêu chuẩn ISO 14000 phải dựa trên cơ sở khoa học. Và trước hết, tiêu chuẩn ISO 14000 phải có tính thực tế, hữu ích và dễ sử dụng. 2.1.4. Lợi ích do áp dụng ISO 14000 Về mặt thị trường Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng. Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường. Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh. Về mặt kinh tế Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào. Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng. Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý. Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên. Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường. Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường. Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra. Về mặt quản lý rủi ro Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra. Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm. Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường. Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận Được sự đảm bảo của bên thứ ba. Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại. Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. 2.1.5. Cấu trúc của ISO 14000 Hiện tại, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành các phần như sau: Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng môi trường bao gồm: ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường – Quy định thủ tục để cấp chứng nhận và hướng dẫn sử dụng. ISO 14004: Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và hỗ trợ kỹ thuật. Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường bao gồm: ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung. ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường. ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đối chứng môi trường. ISO 14015: Đánh giá tại chỗ về môi trường. Nhóm tiêu chuẩn về cung cấp nhãn môi trường bao gồm: ISO 14020: Các mục đích và nguyên tắc của việc cấp nhãn môi trường. ISO 14020 – 14024: Mô tả nguyên lý cấp nhãn sinh thái. ISO 14021: Cấp nhãn môi trường, tự công bố và khai báo – Các thuật ngữ và định nghĩa. ISO 14022: Cấp nhãn môi trường – Các ký hiệu cấp nhãn môi trường. ISO 14023: Thử nghiệm và phương pháp đánh giá. ISO 14024: Cấp nhãn môi trường – Các chương trình của cán bộ môi trường. Hướng dẫn về nguyên tắc, về thực hành và các thủ tục xác nhận của chương trình đa tiêu chuẩn. Nhóm tiêu chuẩn về công tác đánh giá môi trường bao gồm: ISO 14031: Đánh giá công tác môi trường của hệ thống quản lý và mối liên quan của nó tới môi trường. Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá chu trình chuyển hóa bao gồm: ISO 14040: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Các nguyên tắc chung và hướng dẫn. ISO 14041: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Phân tích và kiểm kê. ISO 14041 – 14044: Thiết lập phương pháp để đánh giá vòng đời sản phẩm. WG4: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Đánh giá tác động. WG5: Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình chuyển hóa. Đánh giá việc cải tiến. Nhóm tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa: ISO 14050: Các thuật ngữ và định nghĩa. WG1: Các vấn đề môi trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm. ISO 14060: Hướng dẫn về cách tập hợp các vấn đề môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm. 2.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 2.2.1. Giới thiệu chung ISO 14001, Các Hệ thống Quản lý Môi trường, Quy định hướng dẫn sử dụng: Tiêu chuẩn này quy định cơ cấu của một hệ thống quản lý môi trường mà một tổ chức cần phải xây dựng để được chứng nhận chính thức hệ thống quản lý môi trường. Cơ cấu này bao gồm các yếu tố: Kế hoạch hóa hoạt động bảo vệ môi trường, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất, kiểm toán và khắc phục các sai sót khi áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, thẩm định tính hiệu quả, thích hợp và độ cập nhật của các hoạt động quản lý trong các khâu của hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ các tổ chức khi họ thiết lập một hệ thống quản lý môi trường, hoặc cải thiện một hệ thống hiện có. 2.2.2. Các thuật ngữ của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 Chính sách môi trường: Là công bố của tổ chức về ý định và nguyên tắc liên quan đến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình, tạo ra khuôn khổ cho các hành động và cho việc đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình. Chính sách môi trường là cấp tài liệu cao nhất trong hệ thống tài liệu của tổ chức, thể hiện hướng đi xuyên suốt của cả hệ thống quản lý môi trường. Khía cạnh môi trường: Là yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức có thể có tác động qua lại với môi trường. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì khía cạnh môi trường là bất kì kết quả nào từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức có tác động tiềm ẩn đến môi trường, thậm chí các khía cạnh đó vẫn được kiểm soát để ngăn ngừa tác động. Các khía cạnh môi trường có thể bao gồm: Phát thải vào không khí. Thải vào nước hoặc đất. Thải chất thải. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tác động đến cộng đồng. Phát thải tiếng ồn, bụi hoặc mùi… Các khía cạnh môi trường cũng có thể là khía cạnh tích cực: Khử độc cho đất. Loại bỏ thành phần ô nhiễm khỏi không khí hoặc nước. Tái chế các nguyên liệu đã sử dụng. Tái tạo tài nguyên động vật, thực vật và tài nguyên đất. Luật pháp và các yêu cầu khác: Là đòi hỏi tổ chức thiết lập và duy trì một thủ tục để xác định và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật mà tổ chức phải tuân thủ đối với các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình. Hơn nữa, nếu tổ chức phải tuân thủ các yêu cầu khác, như yêu cầu của ngành công nghiệp hay các yêu cầu trong nội bộ công ty thì những yêu cầu này phải là một phần của thủ tục. Mục tiêu môi trường: Là mục đích tổng thể về môi trường, xuất phát từ chính sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra để đạt tới, và được lượng hóa khi có thể. Tổ chức xây dựng chính sách môi trường của mình và từ đó thiết lập các mục tiêu môi trường. Các mục tiêu này là các chiến lược nhằm xác định xem chính sách môi trường đạt được như thế nào. Chỉ tiêu môi trường: Là yêu cầu chi tiết về kết quả thực hiện, lượng hóa khi có thể, áp dụng cho các tổ chức hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường và cần phải đề ra và đáp ứng nhằm đạt được những mục tiêu đó. Đây là những mục tiêu chiến thuật được xác định rõ ràng và cần đạt được để đạt được các mục tiêu môi trường và chính sách môi trường đặt ra. Việc thiết lập các chỉ tiêu có thể ở cấp tổ chức hoặc bộ phận của tổ chức. Cơ cấu và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía cạnh môi trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong HTQLMT và phải làm sao để tất cả nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó. Đào tạo, nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người và công việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông qua các khóa đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong hệ thống quản lý môi trường. T._.hông tin liên lạc: Tổ chức phải thiết lập các kênh thông tin liên lạc nội bộ (với toàn bộ nhân viên của tổ chức) và bên ngoài (với các bên hữu quan) đúng lúc và có hiệu quả. Tài liệu hệ thống quản lý môi trường: Yêu cầu tổ chức phải thiết lập và duy trì các thông tin mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý môi trường và mối quan hệ qua lại giữa chúng, đồng thời cung cấp đường dẫn đến các tài liệu liên quan. Các thông tin có thể ở dạng giấy tờ hoặc dạng điện tử. Kiểm soát tài liệu và các hoạt động: Kiểm soát các hoạt động của HTQLMT được chứng minh qua các thủ tục dạng văn bản của các quá trình có thể có tác động đến môi trường và qua việc kiểm soát sự tuân thủ chặt chẽ các thủ tục. Để có thể thực hiện được, tổ chức phải có hệ thống kiểm soát tài liệu nhằm đảm bảo (1) các thủ tục được ban hành và áp dụng đúng và (2) các thay đổi đều phải tuân theo thủ tục đã được phê duyệt. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp: Hệ thống quản lý môi trường phải có thủ tục để xác định tình trạng khẩn cấp về môi trường. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp phải được thực hiện và được chứng minh qua các khóa đào tạo tập huấn và thực hành cụ thể trong hệ thống quản lý môi trường của tổ chức. Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa: Hệ thống quản lý môi trường phải chuyển đổi các ý kiến phản hồi từ lần kiểm tra, giám sát và đo lường các kết quả hoạt động môi trường thành các hành động khắc phục và phòng ngừa. Đây là bước rất quan trọng trong chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Khắc phục (PDCA) của HTQLMT. Bất cứ khi nào có các vấn đề nảy sinh, các nhà lãnh đạo phải tìm cách khắc phục và đưa ra biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn. Xem xét của lãnh đạo: Hệ thống quản lý môi trường phải được lãnh đạo xem xét định kỳ về tính phù hợp, đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo cơ hội cải tiến liên tục. Cải tiến liên tục: Cần xây dựng hệ thống để xác định các cơ hội cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Cải tiến liên tục xuất hiện khi loại bỏ được nguyên nhân gốc rễ của sự không phù hợp. Tuy nhiên, cải tiến liên tục cũng có thể là kết quả của việc thiết lập các quá trình mới thay thế quá trình cũ, thay đổi công nghệ hoặc chiến lược mới. 2.2.3. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện với các tổ chức. Để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường phù hợp với tiêu chuẩn đòi hỏi những nỗ lực và chi phí. Các nỗ lực và chi phí sẽ phụ thuộc vào thực trạng môi trường của công ty. Vậy tại sao một tổ chức lại mong muốn chứng nhận ISO 14001? Có một số câu trả lời cho câu hỏi này: Áp lực từ pháp luật, áp lực từ khách hàng và thậm chí từ những công ty bảo hiểm, có thể là do nghĩa vụ pháp lý, có thể động lực là lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng hệ thống. Các lợi ích do việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường là: Dễ dàng hơn trong kinh doanh - Một tiêu chuẩn quốc tế chung sẽ giảm rào cản về kinh doanh. Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý: Các tổ chức được chứng nhận ISO 14001 ít gặp phải các vấn đề về môi trường hơn các tổ chức không được chứng nhận. Tiết kiệm: Tổ chức sẽ tiết kiệm được nhiều hơn thông qua các nỗ lực giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm. Có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn: Các khách hàng mong muốn kinh doanh với các tổ chức được biết đến trong việc bảo vệ môi trường. Cải tiến hiệu suất: Dường như việc đáp ứng với các phương pháp của hệ thống quản lý môi trường sẽ dẫn đến việc tăng cường lợi nhuận. Đáp ứng các yêu cầu của bên hữu quan: Bên hữu quan muốn đầu tư vào các công ty có các hoạt động tích cực bảo vệ môi trường. Giảm áp lực về môi trường: Khi các nhà hoạt động môi trường thấy rằng công ty không có các hoạt động bảo vệ môi trường, họ sẽ áp dụng các áp lực về luật lệ lên công ty và bên hữu quan. Kết quả là sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và công ty sẽ phải chịu chi phí kiện tụng. Nâng cao hình ảnh của công ty: Các tổ chức quan tâm đến chính sách và các hoạt động về môi trường sẽ chiếm được thiện ý của cộng đồng. Sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các bảo hiểm về các sự cố ô nhiễm môi trường tiềm năng với phí thấp hơn cho các tổ chức có thể chứng tỏ rằng hệ thống của mình có thể ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc đạt được chứng chỉ ISO 14001. 2.3 Yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 ISO 14000 không nhằm đưa ra cấu trúc nhất định đối với hệ thống quản lý môi trường, vì khó có thể thiết kế một cấu trúc nhất định phù hợp với tất cả các loại hình tổ chức. Tuy nhiên tiêu chuẩn ISO 14001 chỉ đưa ra các yêu cầu cơ bản và mục đích của hệ thống quản lý môi trường, và các yêu cầu này cần được điều chỉnh cho phù hợp với nguồn lực, văn hóa và hoạt động của các tổ chức. Từ đây, tổ chức có thể chuyển đổi các yêu cầu và mục đích của tiêu chuẩn thành cấu trúc hệ thống quản lý môi trường để có thể hỗ trợ hệ thống này, đồng thời đáp ứng các nhu cầu của tổ chức. Cách tốt nhất để bắt đầu xây dựng hệ thống quản lý môi trường là xem xét mô hình hệ thống quản lý môi trường của tiêu chuẩn ISO 14001 Hình 5. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 2.3.1. Yêu cầu chung Tổ chức phải thiết lập, lập thành văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và xác định cách thức để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đó. Tổ chức phải xác định và lập thành văn bản phạm vi của hệ thống quản lý môi trường của mình. 2.3.2. Chính sách môi trường Ban lãnh đạo phải xác định chính sách môi trường của tổ chức và đảm bảo trong phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường của mình chính sách đó: Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó. Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm. Có cam kết tuân thủ các yêu cầu của pháp luật và với các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ liên quan tới các khía cạnh môi trường của mình. Đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Được lập thành văn bản, được áp dụng và được duy trì. Được thông báo cho tất cả nhân viên đang làm việc cho tổ chức. Có sẵn cho cộng đồng. 2.3.3. Lập kế hoạch Khía cạnh môi trường Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để: Nhận biết các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong phạm vi đã xác định của hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát và các khía cạnh môi trường mà tổ chức có thể bị ảnh hưởng có tính đến các triển khai đã lập kế hoạch hoặc mới, hoặc các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mới được điều chỉnh. Xác định những khía cạnh môi trường có hoặc có thể có tác động đáng kể tới môi trường. Tổ chức phải lập thành văn bản thông tin này và cập nhật chúng. Tổ chức phải đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường đáng kể đã được xem xét đến trong khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường của mình. 2) Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để: Nhận biết và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành có liên quan với các khía cạnh môi trường của mình. Xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này đối với các khía cạnh môi trường của tổ chức. Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu về pháp luật tương ứng và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành cần được xem xét khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường cho mình. 3) Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường bằng văn bản, ở từng cấp hoặc bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức. Các mục tiêu và chỉ tiêu phải đo được khi có thể và nhất quán với chính sách môi trường, bao gồm các cam kết ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành và cải tiến liên tục. Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, tổ chức phải xem xét đến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành và các khía cạnh môi trường đáng kể của mình. Tổ chức cũng phải xem xét đến các phương án công nghệ, các yêu cầu về hoạt động kinh doanh và tài chính của tổ chức và các quan điểm của các bên hữu quan. Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một chương trình để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Các chương trình phải bao gồm: Việc định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở từng cấp và bộ phận chức năng tương ứng trong tổ chức. Biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu. 2.3.4. Thực hiện và điều hành Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn Lãnh đạo phải đảm bảo có sẵn các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm: nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng của tổ chức, nguồn lực công nghệ và tài chính. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần được xác định, được lập thành văn bản và được thông báo nhằm tạo thuận lợi cho quản lý môi trường có hiệu lực. Ban lãnh đạo của tổ chức phải bổ nhiệm một đại diện của lãnh đạo cụ thể, ngoài các trách nhiệm khác, phải có các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn xác định nhằm: Đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cho ban lãnh đạo để xem xét, kể cả các khuyến nghị cho việc cải tiến. 2) Năng lực, đào tạo và nhận thức Tổ chức phải đảm bảo bất cứ người nào thực hiện các công việc của tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức có khả năng gây ra các tác động đáng kể lên môi trường mà tổ chức xác định được đều phải có đủ năng lực trên cơ sở có trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm thích hợp và phải duy trì các hồ sơ liên quan. Tổ chức phải xác định các nhu cầu đào tạo tương ứng với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của tổ chức. Tổ chức phải cung cấp việc đào tạo hoặc tiến hành các hành động khác để đáp ứng các nhu cầu này và phải duy trì các hồ sơ liên quan. Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để làm cho nhân viên thực hiện công việc của tổ chức hoặc trên danh nghĩa của tổ chức nhận thức được: Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi trường, với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Các khía cạnh môi trường đáng kể và các tác động hiện tại hoặc tiềm ẩn liên quan với công việc của họ và các lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động của cá nhân được cải tiến. Vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục đã quy định. 3) Trao đổi thông tin Đối với các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để: Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau của tổ chức. Tiếp nhận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan bên ngoài. Tổ chức phải quyết định để thông tin với bên ngoài về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của tổ chức và phải lập thành văn bản quyết định của mình. Nếu quyết định thông tin, tổ chức phải thiết lập và thực hiện một phương pháp đối với thông tin bên ngoài này. 4) Tài liệu Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường phải bao gồm: Chính sách, các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Mô tả phạm vi của hệ thống quản lý môi trường. Mô tả các điều khoản chính của hệ thống quản lý môi trường, tác động qua lại giữa chúng và tham khảo đến các tài liệu có liên quan. Các tài liệu, kể cả các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các tài liệu, kể cả các hồ sơ được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệu lực của việc lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát các quá trình liên quan đến khía cạnh môi trường đáng kể của tổ chức. 5) Kiểm soát tài liệu Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và theo yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được kiểm soát. Hồ sơ là một loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo yêu cầu. Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để: Phê duyệt tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành. Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu. Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài liệu. Đảm bảo các bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng. Đảm bảo các tài liệu luôn rõ ràng và dễ nhận biết. Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được tổ chức xác định là cần thiết cho việc lập kế hoạch và vận hành hệ thống quản lý môi trường phải được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát. Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó. 6) Kiểm soát điều hành Tổ chức phải định rõ và lập kế hoạch các tác nghiệp liên quan đến các khía cạnh môi trường đáng kể đã được xác định nhất quán với chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình nhằm đảm bảo chúng được tiến hành trong các điều kiện quy định bằng cách: Thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục dạng văn bản nhằm kiểm soát các tình trạng mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn đến sự hoạt động chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Quy định các chuẩn mực hoạt động trong thủ tục. Thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường đáng kể được xác định của hàng hóa và dịch vụ được tổ chức sử dụng và thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng có thể áp dụng cho các nhà cung cấp, kể cả các nhà thầu. 7) Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục nhằm xác định rõ các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và các sự cố tiềm ẩn có thể có tác động đến môi trường và cách thức tổ chức sẽ ứng phó với các tác động đó. Tổ chức phải ứng phó với các tình trạng khẩn cấp và sự cố thực tế và ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các tác động môi trường có hại mà chúng có thể gây ra. Tổ chức phải định kỳ xem xét và khi cần thiết soát xét lại các thủ tục về sự sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là sau khi sự cố hoặc tình trạng khẩn cấp xảy ra. Tổ chức cũng cần phải định kỳ thử nghiệm các thủ tục sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp khi có thể được. 2.3.5. Kiểm tra Giám sát và đo đạc Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để giám sát và đo đạc trên cơ sở các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động của mình có thể có tác động đáng kể đến môi trường. Các thủ tục này phải bao gồm việc ghi lại thông tin nhằm theo dõi kết quả hoạt động môi trường, các kiểm soát điều hành tương ứng và phù hợp với các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của tổ chức. Tổ chức phải đảm bảo rằng các thiết bị giám sát và đo đạc đã hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận được sử dụng và bảo dưỡng và phải duy trì các hồ sơ liên quan. Đánh giá sự tuân thủ Nhất quán với cam kết tuân thủ của mình, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục về định kỳ đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu luật pháp có thể được áp dụng: Tổ chức phải lưu trữ hồ sơ của các kết quả đánh giá định kỳ. Tổ chức phải đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu khác mà tổ chức đề ra. Tổ chức có thể kết hợp việc đánh giá này với việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật đã nêu. Tổ chức phải lưu trữ hồ sơ của các kết quả đánh giá định kỳ. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục liên quan đến sự không phù hợp thực tế, tiềm ẩn và để thực hiện hành động khắc phục, hành động phòng ngừa. Các thủ tục này phải xác định các yêu cầu để: Nhận biết và khắc phục sự không phù hợp và thực hiện hành động để giảm nhẹ các tác động môi trường của chúng. Điều tra sự không phù hợp, xác định nguyên nhân của chúng và thực hiện hành động để tránh tái diễn. Xác định mức độ cần thiết đối với hành động để ngăn ngừa sự không phù hợp và thực hiện các hành động thích hợp đã dự kiến để tránh xảy ra. Ghi chép kết quả của hành động khắc phục và hành động phòng ngừa ô nhiễm đã thực hiện. Xem xét hiệu lực của hành động khắc phục và hành động phòng ngừa đã thực hiện. Các hành động được thực hiện phải tương ứng với tầm quan trọng của các vấn đề và các tác động môi trường gặp phải. Tổ chức phải đảm bảo rằng bất kỳ sự thay đổi cần thiết nào đối với tài liệu hệ thống quản lý môi trường đều được thực hiện. Kiểm soát hồ sơ Tổ chức phải thiết lập và duy trì các hồ sơ cần thiết để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường của tổ chức và của tiêu chuẩn này và các kết quả đã đạt được. Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để phân định, lưu giữ, bảo quản, phục hồi, duy trì và hủy bỏ các hồ sơ. Các hồ sơ phải được lưu giữ và duy trì rõ ràng, dễ nhận biết và truy tìm nguồn gốc. Đánh giá nội bộ Tổ chức phải đảm bảo rằng các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường được tiến hành theo định kỳ nhằm: Xác định xem liệu hệ thống quản lý môi trường: Phù hợp với các kế hoạch về quản lý môi trường đã đề ra, kể cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Được thực hiện và duy trì một cách đúng đắn. Cung cấp thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo: Chương trình đánh giá phải được tổ chức lên kế hoạch, thiết lập, thực hiện và duy trì, có xem xét đến tầm quan trọng về môi trường của hoạt động có liên quan và kết quả của các cuộc đánh giá trước đây. Các thủ tục đánh giá phải được thiết lập, thực hiện và duy trì nhằm vào: Các trách nhiệm và các yêu cầu đối với việc lập kế hoạch và tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả và lưu giữ các hồ sơ liên quan. Xác định chuẩn mực, phạm vi, tần suất và các phương pháp đánh giá. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành các cuộc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan và vô tư của quá trình đánh giá. 2.3.6. Xem xét của lãnh đạo Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý môi trường của tổ chức, để đảm bảo nó luôn phù hợp, thỏa đáng và có hiệu lực. Các cuộc xem xét phải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý môi trường, kể cả chính sách môi trường, các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Hồ sơ các cuộc xem xét của lãnh đạo phải được lưu giữ. Đầu vào của các cuộc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm: Kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ và đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức tán thành. Trao đổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài, kể cả các khiếu nại. Kết quả hoạt động môi trường của tổ chức. Mức độ các mục tiêu và chỉ tiêu đã đạt được. Tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa. Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước. Các khuyến nghị và cải tiến. Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo phải bao gồm mọi quyết định và hành động liên quan đến các thay đổi có thể có đối với chính sách, chỉ tiêu môi trường và các yếu tố khác của hệ thống quản lý môi trường, nhất quán với cam kết cải tiến liên tục. 2.4 Quy trình chuẩn bị ISO 14001 Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án - Thành lập ban chỉ đạo dự án - Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR). - Trang bị cho ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001. - Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER). - Lập kế hoạch hành động. - Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty. - Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan. - Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường. Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường - Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo. - Xây dựng chương trình quản lý môi trường. - Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống. - Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản. - Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường. - Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường. Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường - Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả. - Sử dụng các kỹ thuật năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường. - Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thưc hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các quy trình và Sổ tay quản lý môi trường. Bước 4: Đánh giá và Xem xét - Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty. - Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo. - Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000. - Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục. Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống - Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống. - Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận. - Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức. - Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp. - Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận. Bước 6: Duy trì chứng chỉ - Thực hiện đánh giá nội bộ. - Thực hiện các hành động khắc phục. - Thực hiện đánh giá giám sát. - Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo. -  Không ngừng cải tiến. 2.5 Sự thay đổi giữa phiên bản 14001: 2004 với 14001: 1996 2.5.1. Những thay đổi chính ISO 14001: 1996 và ISO 14001: 2004 đều là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS). Tuy nhiên, ISO 14001: 1996 là phiên bản đầu tiên về HTQLMT theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 8 năm áp dụng và soát xét (tính đến năm 2004), tổ chức ISO đã ban hành tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 thay thế phiên bản cũ. Đây là phiên bản ra đời lần thứ hai và có nhiều sự thay đổi, điểm cải tiến so phiên bản ISO 14001: 1996 mà Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã dịch thành TCVN ISO 14001: 1998. Những điểm thay đổi chính có ý nghĩa quan trọng tập trung ở điều khoản 4 (các yêu cầu của EMS), được thể hiện qua các nội dung sau: Chính sách môi trường cần nêu rõ phạm vi áp dụng và thông báo nội dung của chính sách đến cả những nhân viên không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi của tổ chức. Tất cả các khía cạnh môi trường đều phải được xác định, lập thành văn bản và cập nhật (chứ không chỉ riêng khía cạnh môi trường có ý nghĩa). Tổ chức phải xác định cách thức áp dụng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức đã mô tả để áp dụng cho các khía cạnh môi trường và tuân thủ các yêu cầu này trong suốt quá trình áp dụng và duy trì EMS. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường phải được kết hợp, soạn thảo trên cùng một văn bản nhằm thể hiện rõ trách nhiệm, biện pháp và tiến độ thực hiện để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó. Nhấn mạnh việc tổ chức phải đảm bảo sự sẵn có nguồn lực chủ yếu và việc đảm bảo năng lực của các cá nhân trong tổ chức liên quan đến EMS, đồng thời đào tạo thêm cả những cá nhân không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi của tổ chức hay những người thay mặt cho tổ chức. Các thiết bị giám sát và đo lường cần phải được hiệu chuẩn. Tập trung vào cách thức thực hiện quá trình thông tin liên lạc nội bộ cũng như với bên ngoài. Kiểm soát thêm các tài liệu bên ngoài và các tài liệu cần thiết cho việc vận hành EMS. Tổ chức phải đưa ra các phương án hành động cụ thể để đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp và các sự cố thực tế cũng như tiềm ẩn, đồng thời xác định và lên kế hoạch hành động và ứng phó với các trường hợp cụ thể. Điều khoản 4.5.2 (đánh giá sự phù hợp) được tách ra thành một điều khoản riêng biệt từ ý thứ ba của điều khoản 4.5.1 của phiên bản cũ nhằm yêu cầu tổ chức xem xét và đánh giá định kỳ sự tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường tương ứng, đồng thời lưu lại các hồ sơ về kết quả đánh giá này. Ngoài ra, đối với các điểm không phù hợp, phiên bản 2004 chú trọng vào việc xác định và sửa chữa những sự không phù hợp, đưa ra các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn. Chú trọng đến tính công bằng, tính khách quan và năng lực của đánh giá viên khi lựa chọn, đồng thời phiên bản mới này yêu cầu cần xác định rõ đầu vào và đầu ra của quá trình xem xét của lãnh đạo. 2.5.2. Những ưu điểm của phiên bản mới Sau 8 năm áp dụng kể từ khi phiên bản ISO 14001: 1996 ra đời, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đã sửa đổi và cải tiến ISO 14001: 1996 thành ISO 14001: 2004 phù hợp với tình hình thực tế nhằm khắc phục những điểm yếu của phiên bản cũ. Những ưu điểm mà ISO 14001: 2004 có được là làm cho ISO 14001: 2004 dễ hiểu hơn, câu từ của các điều khoản rõ ràng và chặt chẽ hơn và được thể hiện qua những nội dung sau: - Chú trọng đến việc thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống tài liệu của tổ chức sao cho phù hợp với các yêu cầu của các điều khoản. - Các yêu cầu pháp luật được xem xét nghiêm khắc. Chúng được kết nối với các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và không chỉ giới hạn trong phạm vi các yêu cầu pháp luật về môi trường mà tổ chức có thể áp dụng các luật pháp hoặc những quy định khác về an toàn, sức khỏe hoặc trong lĩnh vực xây dựng. - Các kết quả đo lường được giúp việc quản lý các khía cạnh môi trường trở nên thực thi hơn và tổ chức có thể theo dõi, quan sát, đánh giá các kết quả về các khía cạnh môi trường của tổ chức để đảm bảo các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đã mô tả được tuân thủ. - Nhấn mạnh nhiều đến vai trò của lãnh đạo từ việc đề ra chính sách môi trường, xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường đến việc đảm bảo sự sẵn có các nguồn lực được chú trọng về năng lực và cả việc xem xét của lãnh đạo. Hiệu quả của EMS và việc duy trì nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đầu vào và đầu ra của việc xem xét đó. - ISO 14001: 2004 mang tính tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Điều này làm tăng khả năng áp dụng tích hợp hai tiêu chuẩn này cho các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Chú trọng đến năng lực của nhân viên và tất cả các cá nhân làm việc trong tổ chức. Tóm lại, những ưu điểm mà ISO 14001: 2004 có được sẽ khắc phục được những nhược điểm của ISO 14001: 1996 trong quá trình áp dụng vào thực tế. Đồng thời giúp hệ thống quản lý môi trường của tổ chức hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào sự cam kết, quan tâm của ban lãnh đạo và sự hợp tác, quyết tâm của toàn thể các bộ, công nhân viên của tổ chức và làm việc cho tổ chức. 2.6 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới và tại Việt Nam 2.6.1. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới ISO 14001 đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường, xác nhận mối liên quan toàn cầu của các tổ chức mong muốn hoạt động vì sự ổn định môi trường. Đến cuối tháng 12/2007, có ít nhất 129.199 chứng chỉ ISO 14001: 2004 được cấp ở 140 nước và nền kinh tế. Tổng số chứng chỉ năm 2007 tăng 18.037 (+16%) so với năm 2006. 10 nước có số chứng chỉ ISO 14001: 2004 cao nhất tính đến hết tháng 12/2007 đó là: Bảng 4. Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001: 2004 nhiều nhất (tháng 12/2007) STT Quốc gia Số lượng 1 Nhật Bản 22.593 2 Trung Quốc 18.842 3 Taây Ban Nha 11.125 4 Italia 9.825 5 Vương Quốc Anh 6.070 6 Haøn Quốc 5.893 7 Mỹ 5.585 8 Đức 5.413 9 Thụy Điển 4.411 10 Phaùp 3.047 (Nguồn: Theo ISO Survery of Certification 2007) 2.6.2. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 tại Việt Nam Sau 10 năm triển khai áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007, mới chỉ có 230 chứng chỉ được cấp. Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998, sau 2 năm tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt là với Nhật Bản, vì quốc gia này luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001. Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 cũng được cấp cho khá nhiều các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ như chế biến thực phẩm, điện tử, hóa chất, du lịch,… Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất thấp. Theo trung tâm năng suất Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, khiến việc triển khai ISO 14001 khó phát triển rộng rãi trong bộ phận doanh nghiệp là do Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng. Cũng theo trung tâm năng suất Việt Nam, một nguyên nhân khác cũng được chỉ ra là doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về môi trường sẽ còn mờ nhạt. Mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới, nhưng tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đã từng bước được hoàn chỉnh, thể chế hóa vào hầu hết các ngành luật. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 20._. – 01 – 01. 5.2.2 . Xác định tác động môi trường Dựa vào kết quả các khía cạnh môi trường trong BM – 01 – 01, tổ công nghệ môi trường xác định tác động môi trường đối với các khía cạnh môi trường theo BM – 01 – 02. 5.2.3. Đánh giá khía cạnh môi trường Khía cạnh môi trường được đánh giá dựa trên tần suất xảy ra và mức độ tác động. Điểm tổng kết của mỗi khía cạnh môi trường là cơ sở để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG Mã hiệu: TT - 01 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 5.2.4. Sắp xếp thứ tự khía cạnh môi trường đáng kể Sau khi đánh giá khía cạnh môi trường, tổ môi trường có trách nhiệm lập danh sách khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong toàn TXLBHH theo BM – 01 – 03, sau đó trình giám đốc. Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa được ưu tiên sắp xếp theo thứ tự điểm tổng kết từ cao đến thấp. 5.2.5. Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường Dựa trên kết quả khía cạnh môi trường có ý nghĩa, giám đốc, ĐDLĐ và tổ công nghệ môi trường thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cho TXLBHH. Khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu cần chú ý tới tính khả thi về công nghệ và kinh phí cũng như thời gian và đo đạc được nếu có thể. 5. 2. 6. Chương trình quản lý môi trường Dựa vào các mục tiêu và chỉ tiêu đã được phê duyệt, giám đốc, ĐDLĐ và tổ công nghệ môi trường thiết lập chương trình quản lý môi trường theo BM – 01 – 05. Tùy vào từng chương trình quản lý môi trường mà quy định trách nhiệm và thời gian đánh giá thích hợp. 5.2.7. Đánh giá tiến độ thực hiện Căn cứ vào tiến độ thực hiện các chương trình quản lý môi trường, tổ công nghệ môi trường lập phiếu đánh giá tiến độ thực hiện theo BM – 01 – 06. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG Mã hiệu: TT - 01 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: HỒ SƠ Phiếu xác định khía cạnh môi trường. Bảng đánh giá khía cạnh môi trường. Danh mục khía cạnh môi trường có ý nghĩa. Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Chương trình quản lý môi trường. Phiếu đánh giá tiến độ thực hiện chương trình quản lý môi trường. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phiếu xác định khía cạnh môi trường: BM – 01 – 01 PHIẾU XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG Đơn vị: Ngày lập: Người lập: Ký tên: Trưởng đơn vị: Ký tên: STT Hoạt động Khía cạnh môi trường Tác động môi trường Thải vào không khí Tiếng ồn, nhiệt Thải vào nước, đất Thải chất thải Sử dụng TNTN Tác động cộng đồng 1 Cửa lấy nước Mùi hôi Rác thải Cản trở giao thông - Ô nhiễm không khí - Phát sinh rác thải - Ảnh hưởng sức khỏe 2 Trạm bơm Mùi hôi Gây ồn Nhiệt Rò rỉ dầu nhớt Rác thải, váng nổi Điện năng - Ô nhiễm không khí - Phát sinh rác thải - Tổn thất tài nguyên - Ảnh hưởng sức khỏe 3 Kênh lắng cát Mùi hôi Bùn cát - Ô nhiễm không khí - Phát sinh rác thải 4 Máng chia nước Mùi hôi - Ô nhiễm không khí 5 Hồ sục khí Mùi hôi Gây ồn Nước thải thấm đất Rác thải, váng nổi Điện năng - Ô nhiễm không khí - Phát sinh rác thải - Tổn thất tài nguyên - Ô nhiễm đất, nước ngầm 6 Hồ lắng Nước thải thấm đất Xuất hiện côn trùng gây hại - Ô nhiễm đất, nước ngầm - Ảnh hưởng sức khỏe 7 Hồ hoàn thiện Nước thải thấm đất Xuất hiện côn trùng gây hại - Ô nhiễm đất, nước ngầm - Ảnh hưởng sức khỏe 8 Văn phòng Giấy loại Mực in Thiết bị điện tử Rác sinh hoạt Điện năng - Phát sinh rác thải - Tổn thất tài nguyên 9 Chăm sóc cây xanh Mùi hôi từ thuốc trừ sâu Gây ồn Hàm lượng dư thuốc trừ sâu, phân bón nước - Ô nhiễm không khí - Ảnh hưởng sức khỏe - Ô nhiễm đất, nước - Tổn thất tài nguyên Phụ lục 2 Bảng đánh giá khía cạnh môi trường: BM – 01 - 02 BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG Đơn vị: Hoạt động/khía cạnh Tần suất phơi nhiễm (1) Xác suất thiệt hại (2) Yếu tố khả năng xảy ra (3)=(1)*(2) Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại (4) Yếu tố thuần nhất hóa (5) Bậc ý nghĩa (6)=(3)*(4)*(5) Phát sinh rác thải 4 4 16 I 2 1.0 80 Có ý nghĩa II 2 III 5 Gây nguy hiểm cho cộng đồng 2 2 4 I 2 1.0 12 Không có ý nghĩa II 2 III 3 Phát sinh mùi hôi 4 4 16 I 4 1.0 80 Có ý nghĩa II 2 III 5 Phát sinh váng nổi 2 2 4 I 2 1.0 12 Không có ý nghĩa II 2 III 3 Rò rỉ dầu nhớt 2 2 4 I 2 1.0 12 Không có ý nghĩa II 3 III 3 Sử dụng điện năng 4 2 8 I 2 1.0 24 Không có ý nghĩa II 3 III 2 Nước thải, thuốc trừ sâu thấm vào đất 3 3 9 I 2 1.0 27 Không có ý nghĩa II 2 III 3 Côn trùng gây hại 4 4 16 I 2 1.0 64 Có ý nghĩa II 2 III 4 Ghi chú: 1) Yếu tố khả năng xảy ra cho mỗi khía cạnh được xác định dựa vào bảng sau: Xác suất thiệt hại Tần suất phơi nhiễm 4 - Hàng ngày/ luôn xảy ra 3 - Hàng tuần/ hàng tháng 2 - Vài lần trong năm 1- Một lần trong năm 4- Thường xảy ra 16 12 8 4 3- Thỉnh thoảng 12 9 6 3 2- Một vài lần 8 6 4 2 1- Ít khi xảy ra 4 3 2 1 2) Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại cho mỗi khía cạnh được xác định theo 3 loại, gồm có: Loại 1: phản ứng của các bên hữu quan. Loại 2: thiệt hại bằng tiền. Loại 3: các khía cạnh môi trường. Mỗi loại sẽ được cho điểm theo mức độ tác động, cụ thể như sau: Tác động nghiêm trọng: 5 Tác động trung bình: 4 Tác động vừa phải: 3 Ít tác động: 2 3) Bậc ý nghĩa của khía cạnh được xác định bằng cách nhân yếu tố khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng tối đa của thiệt hại trong 3 loại đã trình bày ở trên. 4) Bậc ý nghĩa còn được nhân với yếu tố thuần nhất hóa 0.8, 0.9, hoặc 1 tùy vào trường hợp nhằm giảm sai số. Ta chọn là 1 để áp dụng. Giới hạn bậc ý nghĩa để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa là 60. Phụ lục 3 Danh mục khía cạnh môi trường có ý nghĩa: BM – 01 – 03 DANH MỤC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ Ý NGHĨA Đơn vị: Ngày lập: Người lập: Ký tên: Trưởng đơn vị: Ký tên: STT Hoạt động Khía cạnh môi trường ý nghĩa 1 Cửa lấy nước Phát sinh rác thải, phát sinh mùi hôi. 2 Trạm bơm Phát sinh rác thải, phát sinh mùi hôi. 3 Kênh lắng cát Phát sinh mùi hôi. 4 Máng chia nước Phát sinh mùi hôi. 5 Hồ sục khí Phát sinh rác thải, phát sinh mùi hôi. 6 Hồ lắng Xuất hiện côn trùng gây hại. 7 Hồ hoàn thiện Xuất hiện côn trùng gây hại. 8 Văn phòng Phát sinh rác thải. 9 Chăm sóc cây xanh Phát sinh rác thải, phát sinh mùi hôi. Phụ lục 4 Mục tiêu và chỉ tiêu môi trường: BM – 01 – 04 MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG STT Khía cạnh môi trường Mục tiêu Chỉ tiêu Thời gian hoàn thành 1 Phát sinh rác thải Trạm xử lý nước thải xanh, sạch, đẹp -Giảm đến mức tối đa lượng rác thải văn phòng. -Tỷ lệ thu gom lượng rác thải phát sinh trong toàn trạm đạt 100% Đến năm 2010 2 Phát sinh mùi hôi Môi trường không khí trong trạm trong lành, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động Môi trường không khí trong trạm đạt tiêu chuẩn TCVN 5937: 2005 Đến năm 2010 3 Côn trùng gây hại Trạm xử lý an toàn, không gây tác động đến cộng đồng xung quanh Không phát sinh côn trùng gây hại Đến năm 2010 Phụ lục 5 Chương trình quản lý môi trường: BM – 01 – 05 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Khía cạnh môi trường ý nghĩa: Rác thải Mục tiêu: Trạm xử lý nước thải xanh, sạch, đẹp Chỉ tiêu: Giảm đến mức tối đa lượng rác thải văn phòng, tỷ lệ thu gom lượng rác thải phát sinh trong toàn trạm đạt 100% Các hoạt động Nội dung công việc Trách nhiệm thực hiện Thời gian Đánh giá thực hiện Bắt đầu Hoàn tất Cửa lấy nước Thu gom rác thải ứ đọng tại song chắn rác hàng ngày Tổ công nghệ môi trường Tháng 08/2009 Tháng 02/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Trạm bơm Thu gom rác thải hàng ngày bằng cào Tổ công nghệ môi trường Tháng 08/2009 Tháng 02/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Hồ sục khí Thu gom rác thải hàng ngày bằng cào Tổ công nghệ môi trường Tháng 08/2009 Tháng 02/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Văn phòng Sử dụng các thiết bị, vật dụng văn phòng đúng mục đích, tái chế rác thải Nhân viên làm việc trong văn phòng của trạm Tháng 08/2009 Tháng 02/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Khía cạnh môi trường ý nghĩa: Mùi hôi Mục tiêu: Môi trường không khí trong trạm trong lành, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động Chỉ tiêu: Môi trường không khí trong trạm đạt tiêu chuẩn TCVN 5937: 2005 Các hoạt động Nội dung công việc Trách nhiệm thực hiện Thời gian Đánh giá thực hiện Bắt đầu Hoàn tất Hồ sục khí Tăng cường sục khí Tổ công nghệ môi trường Tháng 08/2009 Tháng 06/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Chăm sóc cây xanh Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phương thức phun xịt đúng theo quy trình kỹ thuật Tổ cây xanh Tháng 08/2009 Tháng 04/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Khía cạnh môi trường ý nghĩa: Côn trùng gây hại Mục tiêu: Trạm xử lý an toàn, không tác động đến cộng đồng xung quanh Chỉ tiêu: Không phát sinh côn trùng gây hại Các hoạt động Nội dung công việc Trách nhiệm thực hiện Thời gian Đánh giá thực hiện Bắt đầu Hoàn tất Hồ lắng Thu gom rác thường xuyên Tổ công nghệ môi trường Tháng 08/2009 Tháng 02/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Hồ hoàn thiện Thu gom rác thường xuyên Tổ công nghệ môi trường Tháng 08/2009 Tháng 02/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Chăm sóc cây xanh Cắt tỉa cây cỏ đúng thời gian quy định Tổ cây xanh Tháng 08/2009 Tháng 02/2010 Đại diện lãnh đạo về môi trường Phụ lục 6 Phiếu đánh giá tiến độ thực hiện chương trình quản lý môi trường PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG STT Chương trình Thời gian Tiến độ Lý do Người giám sát Xác nhận giám đốc 1 2 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC Mã hiệu: TT - 02 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: MỤC ĐÍCH Thủ tục này nhằm đảm bảo việc tiếp cận, cập nhật các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến môi trường mà TXLBHH phải tuân thủ. PHẠM VI ÁP DỤNG Thủ tục này áp dụng trong việc thu thập thông tin về các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến khía cạnh môi trường của TXLBHH, đồng thời kiểm soát sự đáp ứng so với các hoạt động của TXLBHH. TÀI LIỆU LIÊN QUAN Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. STMT. 4. ĐỊNH NGHĨA Sử dụng các từ viết tắt trong STMT. 5. NỘI DUNG 5.1. Cập nhật các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác 5.1.1. Lưu đồ quá trình cập nhật các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác Trách nhiệm Tiến trình Tài liệu/ mô tả công việc Tổ công nghệ môi trường Không cần cập nhật Cập nhật vào “Danh mục các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác” Mỗi tháng thu thập các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác Xem xét Không cần cập nhật Duyệt không không Cần Đồng ý Ban hành Phân phối Cập nhật lại các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường Duyệt Cần thiết Xem 5.1.1 BM – 02 – 02 ĐDLĐ Xem 5.1.2 BM – 02 – 02 Giám đốc Xem 5.1.2 ĐDLĐ Xem 5.1.2 Tổ công nghệ môi trường Xem 5.1.2 Giám đốc Xem 5.1.2 ĐDLĐ Tổ kế họach TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC Mã hiệu: TT - 02 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: Diễn giải lưu đồ Định kỳ hàng tháng, tổ công nghệ môi trường chịu trách nhiệm thu thập các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến khía cạnh môi trường của TXLBHH vào “Bảng theo dõi thu thập các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác hàng tháng”. Có thể sử dụng các phương pháp thu thập như sau: Liên lạc với cơ quan pháp luật, Sở tài nguyên và môi trường. Hợp đồng với cơ quan pháp luật, khi có văn bản mới thì báo cho TXLBHH. Truy cập mạng Internet. Cuối tháng, tổ công nghệ môi trường trình “Bảng theo dõi thu thập các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác hàng tháng” để ĐDLĐ xem xét có cần thiết cập nhật hay không. Nếu giám đốc xét thấy các yêu cầu mới cần được cập nhật thì sẽ cập nhật vào “Danh mục các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác”. Khi các yêu cầu mới về môi trường được xác định thì tổ công nghệ môi trường tiến hành ngay việc cập nhật lại các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường. Sau đó, trình giám đốc xem xét và phê duyệt. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XÁC ĐỊNH CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC Mã hiệu: TT - 02 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: Đánh giá tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Định kỳ 3 tháng, tổ công nghệ môi trường đánh giá tình hình tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác của tất cả các khía cạnh trong TXLBHH. Kết quả đánh giá được ghi vào “Bảng đánh giá các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác”. Nếu kết quả không phù hợp thì phát hành phiếu yêu cầu hành động khắc phục/phòng ngừa theo “Thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa” và báo cáo cho giám đốc về tình trạng khắc phục các vi phạm. HỒ SƠ Danh mục các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác. Bảng theo dõi các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác hàng tháng. Bảng đánh giá tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Danh mục các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác: BM – 02 – 01 DANH MỤC CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC STT Tên văn bản Mã số văn bản Nơi ban hành Ngày ban hành Ngày hiệu lực Ghi chú 1 2 Phê duyệt Xem xét Người lập ký tên Phụ lục 2 Bảng theo dõi thu thập các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác hàng tháng: BM – 02 – 02 BẢNG THEO DÕI THU THẬP CÁC YÊU CẦU LUẬT PHÁP VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC HÀNG THÁNG STT Ngày thu thập Tên văn bản Mã số văn bản Nơi ban hành Ngày ban hành Ngày hiệu lực Ghi chú 1 2 ĐDLĐ ký duyệt Người thu thập ký tên Phụ lục 3 Bảng đánh giá yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác: BM – 02 – 03 BẢNG ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU LUẬT PHÁP VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC STT Tên văn bản Mã số văn bản Nơi ban hành Ngày ban hành Ngày hiệu lực Ngày đánh giá Độ phù hợp Ghi chú 1 2 Ngày….. tháng….. năm….. Ngày….. tháng….. năm….. Người đánh giá Giám đốc DANH MỤC CÁC YÊU CẦU VỀ LUẬT PHÁP VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC STT Tên văn bản Mã số văn bản Nơi ban hành Ngày ban hành Ngày hiệu lực Ghi chú 1 Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 Quốc hội 29/11/2005 1/7/2006 2 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường 80/2006/NĐ-CP Chính phủ 9/8/2006 24/8/2006 3 TCVN 5937:2005 chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5937:2005 Bộ khoa học và công nghệ 28/7/2006 2/1/2007 4 TCVN 5945:2005 – nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải TCVN 5945:2005 Bộ khoa học và công nghệ 28/7/2006 2/1/2007 5 TCVN 5949:1998 âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép TCVN 5949:1998 Bộ khoa học, công nghệ mt 1998 1998 6 Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT Về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại 23/2006/ QĐ-BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường 26/12/2006 10/1/2007 7 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn 59/2007/ NĐ-CP Chính phủ 9/4/2007 24/4/2007 8 Nghị định 81/2006/ NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 81/2006/ NĐ-CP Chính phủ 9/8/2006 24/8/2006 9 Luật 27/2001/QH10 phòng cháy chữa cháy 27/2001/QH10 Quốc hội 29/6/2001 4/10/2001 10 Nghị định 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy 35/2003/NĐ-CP Chính phủ 4/4/2003 19/4/2003 11 Nghị định 123/2005/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 123/2005/ NĐ-CP Chính phủ 5/10/2005 20/10/2005 12 Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động 10/2003/TT-BLĐTBXH Bộ lao động- thương binh và xã hội 18/4/2003 3/5/2003 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC ĐÀO TẠO Mã hiệu: TT - 04 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: MỤC ĐÍCH Hệ thống hóa văn bản quá trình đào tạo về môi trường tại TXLBHH. PHẠM VI ÁP DỤNG Áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo về môi trường tại TXLBHH. TÀI LIỆU LIÊN QUAN Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. Sổ tay môi trường. Quy chế đào tạo của trạm đã được lãnh đạo thông qua. 4. ĐỊNH NGHĨA Sử dụng các từ viết tắt trong STMT. 5. NỘI DUNG Lưu đồ thủ tục đào tạo Trách nhiệm Tiến trình Tài liệu/mô tả công việc Giám đốc Xác định nhu cầu đào tạo Đánh giá nhân viên trước khi cử đi đào tạo Tổng hợp nhu cầu, loại hình đào tạo và tìm đối tác đào tạo Giám đốc duyệt Tổ chức thực hiện Thông báo không chấp thuận kế hoạch đào tạo Báo cáo kết quả đào tạo cho tổ trưởng đơn vị và bộ phận đào tạo của tổ kế hoạch vào cuối khóa học Thu nhận kết quả và các đánh giá về các khóa đào tạo, phân tích kết quả và báo cáo định kỳ Cập nhật hồ sơ đào tạo của nhân viên Thông báo hoãn nâng lương, thay đổi bậc nếu không hoàn tất khóa đào tạo sai 5.2 Tổ công nghệ môi trường 5.2.1 Giám đốc Nhân viên phụ trách đào tạo 5.3 Người được đào tạo Nhân viên phụ trách đào tạo 5.4 Tổ kế hoạch 5.5 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC ĐÀO TẠO Mã hiệu: TT - 04 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 5.2. Xác định nhu cầu đào tạo, đánh giá trước đào tạo, xem xét và phê duyệt Tổ trưởng các tổ căn cứ danh sách đào tạo của tổ đã được phê duyệt hàng năm, yêu cầu của tổ về môi trường và ngành nghề chuyên môn, đánh giá năng lực thực tế của nhân viên tổ mình theo BM – 03 – 01 gởi kèm với phiếu đề xuất nhu cầu đào tạo theo BM – 03 – 02 và gửi về tổ kế hoạch. 5.2.1. Lập kế hoạch đào tạo hàng năm ( BM – 03 -03 ) Tổ kế hoạch và tổ môi trường tập hợp nhu cầu đào tạo của toàn công ty, phân loại và xác định thứ tự ưu tiên, số lượng chương trình đào tạo và thời gian cần thiết. 5.2.2. Đào tạo đột xuất Nếu có nhu cầu đột xuất về đào tạo, trên cơ sở kinh phí đào tạo của tổ đã được phê duyệt, tổ trưởng đề xuất theo biểu mẫu BM – 03 – 02 cùng với phiếu đánh giá trước đào tạo theo biểu mẫu BM – 03 – 02 cùng với phiếu đánh giá trước đào tạo theo biểu mẫu BM – 03 – 01, gửi về tổ kế hoạch và tổ môi trường để tổng hợp và trình giám đốc trạm phê duyệt cho thực hiện. 5.3. Tổ chức thực hiện 5.3.1. Gửi đào tạo bên ngoài Tổ kế hoạch thực hiện các thủ tục cần thiết để gửi nhân viên đi đào tạo theo kế hoạch và theo yêu cầu đột xuất, bao gồm: soạn thảo hợp đồng theo quy định của công ty, thực hiện các thủ tục thanh toán chi phí, lập quyết định cử nhân viên đi đào tạo theo BM – 03 – 04. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC ĐÀO TẠO Mã hiệu: TT - 04 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 5.3.2. Đào tạo nội bộ: Các lớp đào tạo tại công ty Tổ kế hoạch phối hợp với các đơn vị tổ chức các lớp đào tạo tại TXLBHH hoặc thuê đơn vị có chức năng bên ngoài đến giảng dạy, phân công cho cán bộ có năng lực chuyên môn hoặc đã được cử đi đào tạo, giảng dạy cho nhân viên của công ty, tùy theo yêu cầu đào tạo thực tế, có thông báo triệu tập, khi tổ chức lớp học. Tổ kế họach phối hợp với các đơn vị cử cán bộ chuyên môn biên soạn giáo trình, giáo án và tổ chức giảng dạy cho nhân viên phù hợp với từng ngành nghề hoặc thuê đơn vị bên ngoài thực hiện. 5.4. Đánh giá, thu nhận kết quả 5.4.1. Đối với đào tạo bên ngoài Tùy theo loại hình đào tạo, học viên thường xuyên báo cáo kết quả đào tạo và nguyện vọng của mình cho tổ trưởng và cho nhân viên phụ trách đào tạo của tổ kế hoạch. Nộp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ để lưu hồ sơ đào tạo. Học viên đánh giá khóa học theo BM – 03 – 06 hoặc tiến hành kiểm tra tổng quát sau khóa học. 5.4.2. Đào tạo nội bộ Nhân viên phụ trách đào tạo phối hợp với đơn vị đào tạo theo dõi tổng kết bảng điểm danh, tổ chức kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học. Nhân viên nào đủ thời lượng học tập được cấp chứng chỉ khóa học. Học viên nộp lại bản sao chứng chỉ để lưu hồ sơ đào tạo, đánh giá khóa học. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC ĐÀO TẠO Mã hiệu: TT - 04 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 5.5. Cập nhật lưu hồ sơ Sau mỗi khóa học, nhân viên phụ trách đào tạo có nhiệm vụ cập nhật các thông tin vào hồ sơ đào tạo cá nhân theo BM- 03 – 05 và kèm theo các văn bằng, chứng chỉ đào tạo liên quan. 5.6. Chính sách khuyến khích tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Căn cứ quy chế đào tạo – trong đó quy định mức hỗ trợ gồm 50 % kinh phí đào tạo (đối với nam) và 100 % kinh phí học tập (đối với nữ). 6. HỒ SƠ Hồ sơ liên quan đến đào tạo được lưu tại tổ kế hoạch trong thời gian xác định như sau: STT Hồ sơ Nơi lưu Thời gian lưu 1 Phiếu đánh giá trước đào tạo BM – 03 – 01 Tổ kế hoạch 1 năm 2 Phiếu đề xuất nhu cầu đào tạo BM – 03 – 02 Tổ kế hoạch 1 năm 3 Kế họach đào tạo năm BM – 03 – 03 Tổ kế hoạch 2 năm 4 Hồ sơ đào tạo cá nhân BM – 03 – 04 Tổ kế hoạch Cho đến khi nghỉ việc 5 Quyết định cử nhân viên đào tạo BM – 03 – 05 Tổ kế hoạch Cho đến khi nghỉ việc 6 Các văn bản chứng chỉ, kết quả đào tạo Tổ kế hoạch Cho đến khi nghỉ việc 7 Phiếu đánh giá khóa đào tạo của người được cử đi đào tạo BM – 03 – 06 Tổ kế hoạch 1 năm TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA Mã hiệu: TT - 09 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 1. MỤC ĐÍCH Quy định phương cách thống nhất cho các hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp hiện thời và tiềm ẩn trong HTQLMT. 2. PHẠM VI ÁP DỤNG Thủ tục này áp dụng cho tất cả sự không phù hợp hiện có hoặc có khả năng sẽ xảy ra, được phát hiện bởi bất cứ cán bộ/nhân viên nào trong TXLBHH bởi quá trình giám sát, xem xét và kiểm toán nội bộ. Thủ tục này cũng áp dụng cho tất cả các ý kiến của khách hàng xem xét thấy liên quan đến sự không phù hợp hoặc kết quả đánh giá của bên ngoài. 3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN - Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. - STMT. - Thủ tục chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp. - Thủ tục trao đổi thông tin. - Thủ tục xem xét của lãnh đạo. - Thủ tục kiểm toán nội bộ. 4. ĐỊNH NGHĨA Hành động khắc phục: hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp hiện có. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA Mã hiệu: TT – 09 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: Hành động phòng ngừa: hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp có thể xảy ra hoặc tiềm ẩn. 5. NỘI DUNG 5.1. Lưu đồ tiến trình Trách nhiệm Tiến trình Tài liệu/mô tả công việc Mọi người, đặc biệt là kiểm tóan viên môi trường Thu thập thông tin Điều tra nguyên nhân và đưa ra biện pháp giải quyết Thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa Đánh giá hiệu quả Xem xét quyết định biện pháp khác Thực hiện Báo cáo Chưa đạt Đạt 5.2 Trưởng đơn vị liên quan 5.3.1 Nhân viên được phân công 5.3.2 ĐDLĐ 5.4 Giám đốc 5.6 Giám đốc 5.5 Nhân viên được phân công 5.3.2 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA Mã hiệu: TT - 09 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 5.2. Thông tin không phù hợp - Kết quả của các kỳ kiểm toán nội bộ. - Đánh giá của bên ngoài về HTQLMT. - Thông tin khiếu nại của cộng đồng dân cư xung quanh liên quan đến sự không phù hợp. 5.3. Xác định nguyên nhân và thực hiện giải pháp 5.3.1. Khi nhận được báo cáo không phù hợp hoặc đề xuất phòng ngừa, trưởng các bộ phận liên quan phải nhanh chóng điều tra, xác định nguyên nhân, đưa ra giải pháp phù hợp, đồng thời phân công người thực hiện và xác định thời hạn phải hoàn thành. 5.3.2. Nhân viên được phân công sau khi hoàn thành việc thực hiện giải pháp phải ghi chép các công việc thực hiện và ngày hoàn thành vào mục biện pháp khắc phục của “Báo cáo không phù hợp”. Mỗi báo cáo này được lập thành 2 bản. 5.4. Đánh giá hiệu quả của giải pháp Giám đốc có trách nhiệm xem xét tính hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện. 5.5. Quyết định các biện pháp khác Nếu các biện pháp đã thực hiện không hiệu quả, giám đốc sẽ đưa ra giải pháp phù hợp hơn. 5.6. Báo cáo Các kết quả thực hiện hành động khắc phục/phòng ngừa đều phải được chuyển đến cuộc họp xem xét định kỳ/không định kỳ của lãnh đạo ở cuộc họp gần nhất. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA Mã hiệu: TT - 09 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 6. HỒ SƠ Hồ sơ của thủ tục này là “Báo cáo sự không phù hợp” và “Phiếu đề xuất phòng ngừa”. 7. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Sổ theo dõi hành động khắc phục, phòng ngừa: SỔ THEO DÕI HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA Báo cáo số Ngày phát hiện Đơn vị thực hiện Ngày hòan thành Người kiểm tra Kết quả Ghi chú TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO Mã hiệu: TT - 11 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: Họ và tên Người viết Người kiểm tra Người duyệt Chữ ký 1. MỤC ĐÍCH Quy định cách thức tiến hành xem xét định kỳ của lãnh đạo về HTQLMT của TXLBHH nhằm đảm bảo sự phù hợp, tính hiệu lực và duy trì theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. 2. PHẠM VI ỨNG DỤNG Thủ tục này áp dụng cho tất cả các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về HTQLMT. 3. TÀI LIỆU LIÊN QUAN - Tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. - STMT. 4. ĐỊNH NGHĨA Sử dụng các từ viết tắt được định nghĩa trong STMT. 5. NỘI DUNG 5.1. Việc xem xét được tiến hành ít nhất 6 tháng 1 lần do giám đốc chủ trì. Khi phát hiện và nghi ngờ có sự không phù hợp trong phạm vi HTQLMT, sẽ tiến hành xem xét đột xuất. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO Mã hiệu: TT - 11 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 5.2. Thành viên tham dự gồm: - Giám đốc. - ĐDLĐ. - Tổ kế họach. - Tổ công nghệ môi trường. - Tổ cơ điện. - Có thể có những thành viên khác nếu giám đốc yêu cầu. 5.3. Nội dung xem xét bao gồm: - Tổng hợp và kiểm toán việc thực hiện các quyết định của kỳ họp trước. - Các vấn đề liên quan đến CSMT. - Cơ cấu tổ chức. - Các nguồn nhân lực, vật lực. - Chất lượng môi trường đã đạt được so với mục tiêu. - Các thông tin phản hồi từ khiếu nại của cộng đồng xung quanh. - Các báo cáo sự không phù hợp, hành động khắc phục phòng ngừa. - Cải tiến trong quản lý môi trường để phù hợp với các công nghệ mới, phương án quản lý môi trường mới, yêu cầu pháp luật mới. 5.4. Tổ công nghệ môi trường báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý môi trường. 5.5. Biên bản cuộc họp được sao gởi mỗi thành viên dự họp một lần. TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA THỦ TỤC XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO Mã hiệu: TT - 11 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00 Ngày: 5.6. Giám đốc tạo điều kiện về nguồn lực để thực hiện các quyết định đã đề ra. Tổ công nghệ môi trường chịu trách nhiệm: - Theo dõi, phối hợp các đơn vị để thực hiện. - Đánh giá hiệu quả của các quyết định. - Báo cáo kịp thời với giám đốc. 6. HỒ SƠ Hồ sơ của thủ tục này là “Biên bản cuộc họp xem xét của lãnh đạo”. Tổ công nghệ môi trường lưu giữ biên bản họp xem xét của lãnh đạo. Thời hạn lưu là 3 năm. 7. PHỤ LỤC Biên bản cuộc họp xem xét của lãnh đạo: BM – 11 – 01 BIÊN BẢN CUỘC HỌP XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO Kỳ họp:…………………………………………………… Thời gian – Địa điểm:……………………………………. Thành phần:………………………………………………. Những vấn đề đưa ra xem xét:…………………………… Các quyết định sau phiên họp:…………………………… STT Nội dung công việc Cá nhân/đơn vị thực hiện Thời hạn Theo dõi thực hiện Thư ký Chủ trì cuộc họp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa tiếp nhận xử lý nước thải sinh hoạt của 120.000 người dân và nước thải công nghiệp không thể xử lý trong lưu vực 785 ha. Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa đồng thời cũng là một công viên thu nhỏ tạo không gian xanh, thoáng mát cho khu vực xung quanh trạm. Đây là một công trình bảo vệ môi trường quan trọng trong khu vực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm để việc bảo vệ môi trường được tốt hơn và tiến tới phát triển bền vững là rất cần thiết. Mục tiêu của luận văn là đề xuất một hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm. Kết quả thu được từ đề tài có thể tóm tắt như sau: Nghiên cứu phương pháp luận PDCA và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 để áp dụng cho trạm. Khảo sát hiện trạng môi trường và tìm ra các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của trạm từ đó xây dựng một hệ thống quản lý môi trường thích hợp cho trạm. Đề xuất một mô hình hệ thống quản lý môi trường cho trạm với các bước thực hiện cụ thể. Xây dựng một hệ thống văn bản tài liệu cho trạm để việc quản lý môi trường được thực hiện dễ dàng và theo một quy trình nhất định. Tác giả hy vọng với những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho trạm trong quá trình hoạt động và phát triển. Đây cũng là cơ sở đáng tin cậy để trạm tham khảo xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 trong thời gian sắp đến. 5.2. Kiến nghị Để việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường của trạm đạt hiệu quả cao và đáp ứng được những mục tiêu đề ra, tác giả có một số kiến nghị sau: Giám đốc trạm phải cam kết và ban hành chính sách môi trường cho toàn trạm, theo dõi thường xuyên việc thực hiện và tuân thủ chính sách môi trường này. Tổ công nghệ môi trường xác lập và thực hiện báo cáo giám sát môi trường hoàn chỉnh cho trạm để việc theo dõi các khía cạnh môi trường của trạm được chính xác hơn. Ban quản lý trạm cần phải thiết lập một bảng thông tin nội bộ về chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và chương trình quản lý môi trường để tất cả nhân viên đều theo dõi được. Ban quản lý trạm liên hệ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký xin được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty thoát nước đô thị Tp. HCM (2004), Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. 2. Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (2008), Báo cáo kết quả thí nghiệm phân tích mẫu nước trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. 3. Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (2006), Sổ tay hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng. 4. Trung tâm năng suất Việt Nam (2003), Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14000, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội. 5. Chế Đình Lý (2007), Hệ thống quản lý môi trường, Viện môi trường tài nguyên, Tp. HCM. 6. Lê Huy Bá (2006), Hệ quản trị môi trường ISO 14001, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 7. Lê Thị Hồng Trân (2008), Thực thi hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Tp. HCM. PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ TẠI TRẠM 1. Trạm bơm 2. Kênh lắng cát 3. Cửa chia nước 4. Hồ sục khí 5. Hồ lắng 6. Hồ hoàn thiện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN.doc
Tài liệu liên quan