Tài liệu Nghiên cứu cơ sở Khoa học, xác định một số biện pháp kỹ thuật Lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn: ... Ebook Nghiên cứu cơ sở Khoa học, xác định một số biện pháp kỹ thuật Lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn
126 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu cơ sở Khoa học, xác định một số biện pháp kỹ thuật Lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU ĐỨC VĂN
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT LÂM SINH PHỤC HỒI RỪNG THỨ SINH NGHÈO TẠI
HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ : 60 62 60
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lê Sỹ Trung
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRIỆU ĐỨC VĂN
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT LÂM SINH PHỤC HỒI RỪNG THỨ SINH NGHÈO TẠI
HUYỆN CHỢ ĐỒN, BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM HỌC
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả sau ba năm đào tạo cao học lâm nghiệp 2006-2009,
được sự nhất trí của Khoa Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi thực hiện Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định
một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ
Đồn, Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn”
Cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S. Lê Sỹ Trung đã hướng
dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những ý tưởng trong nghiên
cứu khoa học và giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Khoa đào tạo Sau đại học, các giảng viên, các anh chị em đồng nghiệp ở
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành bản
Luận văn này.
Do hạn chế về trình độ, thời gian và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu,
bản luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để bản luận
văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8/2009
Tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
TRIỆU ĐỨC VĂN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3
1.1.1. Cấu trúc rừng 3
1.1.2. Tái sinh rừng tự nhiên 5
1.1.3. Nghiên cứu về phục hồi: 5
1.1.3.1. Quan điểm nhận thức về phục hồi rừng 5
1.1.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật
phục hồi rừng
8
1.2. Ở Việt Nam 13
1.2.1. Cấu trúc rừng 13
1.2.2. Tái sinh rừng tự nhiên 14
1.2.3. Nghiên cứu về phục hồi 16
1.2.3.1. Quan điểm nhận thức về phục hồi rừng ở Việt Nam 16
1.2.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật
phục hồi rừng
17
1.2.3.3. Nghiên cứu về khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam 19
1.2.3.4. Thống kê các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng 24
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
27
2.1. Huyện Chợ Đồn 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn 27
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội: 28
2.1.2. Xã Quảng Bạch 30
2.1.3. Xã Yên Mỹ 30
2.2. Huyện Bạch Thông 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
2.2.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội 31
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
2.2.2. Xã Dương Phong 34
2.2.3. Xã Lục Bình 34
2.3. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 35
CHƢƠNG III: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
37
3. 1. Mục tiêu nghiên cứu 37
3.1.1. Về lý luận 37
3.2.2. Về thực tiễn 37
3.2. Phạm vi nghiên cứu 37
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu 37
3.4. Nội dung nghiên cứu 37
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 38
3.5.1. Ngoại nghiệp 38
3.5.2. Nội nghiệp 40
3.5.2.1. Nghiên cứu cây tầng cao 40
3.5.2.2. Nghiên cứu đặc điểm cây tái sinh. 41
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1.Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu 42
4.1.1. Thực trạng về quy hoạch sử dụng rừng 42
4.1.2. Quản lý rừng 43
4.1.3. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã và đang áp dụng cho các loại rừng. 44
4.2. Một số chính sách liên quan đến tái tạo rừng 45
4.2.1. Chính sách về đất đai 45
4.2.2. Chính sách về hỗ trợ tài chính 46
4.2.3. Chính sách về quyền và trách nhiệm của chủ rừng tham gia quản
lý phát triển rừng.
48
4.3. Một số đặc trƣng của các trạng thái rừng nghèo 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
4.3.1. Đặc điểm tầng cây cao 50
4.3.1.1. Tính đa dạng của tầng cây cao 50
4.3.1.2. Tổ thành cây tầng cao 51
4.3.1.3. Trữ lượng gỗ có trong các trạng thái rừng 53
4.3.2 Đặc điểm cây tái sinh 54
4.3.2.1. Tổ thành cây tái sinh 54
4.3.2.2. Mật độ và chất lượng cây tái sinh 55
4.3.3. Điều kiện đất đai tại khu vực nghiên cứu 57
4.4. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh 58
4.4.1. Lựa chọn các loài cây mục đích 58
4.4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và phát triển rừng 61
4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật 68
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 76
5.1. Kết luận 76
5.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng 76
5.1.2. Về hình thức quản lý 76
5.1.3. Về cơ chế chính sách đối với phát triển lâm nghiệp 76
5.1.4. Lựa chọn loài cây mục đích 77
5.1.5. Cấu trúc rừng 77
5.1.6. Các giải pháp lâm sinh 78
5.2. Tồn tại 78
5.3. Kiến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79-81
PHỤ LỤC 82-115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN
C/ha : Cây/ha
D1.3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)
DT : Đường kính tán cây (m)
G : Tổng tiết diện ngang lâm phần (m2/ha)
G% : % tiết diện ngang
Hvn : Chiều cao vút ngọn
Hdc : Chiều cao dưới cành
HTPB : Hình thái phân bố
N-ha : Mật độ (cây/ha)
N% : Tỷ lệ % mật độ
N-D1.3 : Phân bố số cây theo cỡ kính
N-DT : Phân bố số cây theo đường kính tán
OTC : Ô tiêu chuẩn
ODB : Ô dạng bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
DANH MỤC KÝ HIỆU TÊN CÂY
TT Ký hiệu Tên loài TT Ký hiệu Tên loài
1 Tb Thôi ba 17 Tta Thẩu tấu
2 Trt Trám trắng 18 Bh Bồ hòn
3 Ck Cánh kiến 19 Lv Lim vang
4 Dt Dẻ trắng 20 Kld Kháo lá dài
5 Du Du 21 Ss Sau sau
6 Ch Chẹo 22 Ml Mò lông
7 V Vạng 23 Tn Thành ngạnh
8 Bs Ba soi 24 Xn Xoan nhừ
9 Dg Dẻ gai 25 Xđ Xoan đào
10 Mđ Mán đỉa 26 Ch Chẹo
11 Vt Vối thuốc 27 Tti Trâm tía
12 Cm Chòi mòi 28 Cl Cáng lò
13 Tra Trẩu 29 Lm Lòng mang
14 Ln Lá nến 30 Ph Phay
15 Kct Kháo cuống to 31 Sr Sung rừng
16 Re Re 32 Lk Loài khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
DANH LỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH VẼ
Danh mục các bảng và hình vẽ
TT Nội dung Trang
4.1. Quy hoạch sử dụng rừng tại khu vực nghiên cứu 42
4.2. Các hình thức quản lý rừng tại khu vực nghiên cứu 43
4.3. Các biện pháp lâm sinh đã và đang áp dụng 44
4.4. Thống kê thành phần loài tại các trạng thái rừng nghèo 50
4.5. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái IIa 51
4.6. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái IIb 51
4.7. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái IIIa1 52
4.8. Tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái Vầu +Gỗ 52
4.9. Thống kê trữ lượng của một số trạng thái rừng nghèo 53
4.10 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái Ic 54
4.11 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái IIa 54
4.12 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái IIb 54
4.13 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái IIIa1 55
4.14 Tổ thành cây gỗ tái sinh ở trạng thái Vầu + Gỗ 55
4.15 Thống kê mật độ và tỷ lệ chất lượng cây tái sinh ở các trạng thái 56
4.16 Tổng hợp kết quả điều tra phấu diện đất 57
4.17 Thống kê cây mục đích được lựa chọn cho các trạng thái 59
4.18 Kết quả điều tra thuận lợi, khó khăn trong Qlý P.Triển rừng 62
Hình vẽ
4.1 Thành phần loài 50
4.2 Trữ lượng rừng 53
4.3 Chất lượng cây tái sinh 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng tự nhiên hỗn loài có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống con
người. Ngoài chức năng cung cấp gỗ củi và lâm đặc sản - thực vật quí hiếm, chúng
còn đóng vai trò chủ đạo trong phòng hộ, chống xói mòn rửa trôi đất, điều hoà khí
hậu bảo vệ môi trường sống.
Rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay hầu hết là rừng thứ sinh ở mức độ thoái
hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là con người khai thác lạm dụng, đốt nương
làm rẫy. Độ che phủ của rừng đã giảm từ 43 % năm 1943 xuống 27,2 % năm 1993;
thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng bị mất (Chiến lược
phát triển lâm nghiệp).
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi từ lâm nghiệp nhà
nước tập trung sang lâm nghiệp xã hội, chính phủ đã giao quyền sử dụng đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình để trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ. Các chủ
trương chính sách này đã có tác dụng tích cực, rừng đã được bảo vệ và dần dần
phục hồi trở lại, diện tích rừng ngày càng tăng, đất trống đồi núi trọc giảm, theo số
liệu công bố của Bộ Nông Nghiệp & PTNT năm 2007, độ che phủ toàn quốc đã đạt
38,2% . Các giải pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở lợi dụng triệt để khả năng tái sinh,
diễn thế tự nhiên của thảm thực vật, cùng với các giải pháp đúng đắn về chính sách
đất đai, vốn, lao động đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên phạm vi toàn
quốc. Tuy nhiên, do những nghiên cứu về rừng tự nhiên, đặc biệt về rừng thứ sinh
nghèo còn ít, thiếu tính hệ thống cho nên thiếu các biện pháp kỹ thuật áp dụng cụ
thể với từng vùng sinh thái khác nhau.
Xét về tổng quan diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa
dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi tiếp tục bị suy giảm, nhiều loài thực vật quí
hiếm đã bị mất, tạo nên các khu rừng tự nhiên kém chất lượng và chỉ còn tồn tại
những loài cây không có giá trị kinh tế.
Cùng với sự phát triển lâm nghiệp của cả nước nói chung với xu thế hội
nhập quốc tế, sản xuất lâm nghiệp phải bền vững và có tính cạnh tranh cao. Bắc
Kạn là tỉnh miền núi là nơi đầu nguồn của lưu vực các con sông: Sông cầu, Sông
năng, Sông bằng giang, có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 80% diện tích đất tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
nhiên, để sử dụng rừng có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ nguồn nước, bảo vệ đất, bảo tồn đa dạng sinh học, ngoài việc
đầu tư trồng rừng mới còn một diện tích rừng tự nhiên khá lớn 224.151,4 ha (báo
cáo qui hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn 2007) đa số là rừng nghèo, và rừng phục
hồi, biện pháp tác động khoanh nuôi bảo vệ là chủ yếu chưa có những giải pháp kỹ
thuật lâm sinh tác động hợp lý để nâng cao chất lượng của rừng, trong khi đó hiện
nay trên địa bàn tỉnh các công trình khoa học nghiên cứu về lâm nghiệp hầu như
không có đặc biệt là lĩnh vực rừng tự nhiên nghèo. Xuất phát từ những hạn chế nói
trên, tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định một số biện pháp
kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bạch Thông
tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở một phần của đề tài khoa
học về rừng tự nhiên tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2010, trong đó tác giả luận văn
là cộng tác viên chính của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Cấu trúc rừng
Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Nghiên cứu cơ sở sinh thái cấu trúc rừng điển hình là Baur G.N. (1964) đã
nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa trong đó
đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp
dụng cho rừng mưa tự nhiên [1].
Catinot (1965) nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn
các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả
phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến...tác giả cho rằng muốn ổn định
hệ sinh thái rừng nhất thiết phải nắm vững quy luật vận động, biết cách điều tiết
mối qua hệ trong sự phức tạp [6].
Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh
thái học [35].
Theo các quan điểm trên, các tác giả đã làm sáng tỏ các khái niện về hệ sinh
thái rừng và đây là những cơ sở nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan
điểm sinh thái học.
Về mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Rừng mưa nhiệt đới đã được nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu, như:
Catinot R. (1965), Plaudy J... Các tác giả đã biểu diễn hình thái cấu trúc rừng bằng
những phẫu diện đồ ngang và đứng. Các nhân tố cấu trúc được mô tả theo các khái
niệm: dạng sống, tầng phiến... Rollet (1971) đã đưa ra hàng loạt phẫu đồ mô tả cấu
trúc hình thái rừng mưa, như tương quan giữa chiều cao với đường kính D1.3,
tương quan giữa đường kính tán với đường kính D1.3 và biểu diễn chúng bằng các
hàm hồi quy [1], [6].
Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Với xu thế chuyển từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng,
thông kê toán học đã trở thành công cụ cho các nhà khoa học lượng hóa các quy
luật của tự nhiên và xã hội.
Trong các nghiên cứu về rừng tự nhiên, nghiên cứu định lượng quy luật phân
bố số cây theo đường kính (N-D1.3), phân bố số cây theo chiều cao (N-H) phân
chia tầng thứ được nhiều tác giả thực hiên có hiệu quả, ngoài việc phản ánh cấu
trúc nội tại của lâm phần làm căn cứ đề xuất các biện pháp kinh doanh còn làm cơ
sở để điều tra, thống kê tài nguyên rừng.
Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rừng tự nhiên có rất nhiều quan điểm:
Rừng tự nhiên có tầng tán không phân biệt rõ ràng, nên việc phân chia tầng
tán còn hạn chế: Đối với rừng mưa nhiệt đới nhiều tác giả chia 3 tầng: Tầng cây
cao (tầng vượt tán), tầng tán chính, tầng dưới tán. Một số tác giả khác chia tầng tán
rừng thành 5 tầng: Tầng trội, tầng chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi và trảng cỏ
(Walton, Myutt Smith 1955) [6], [24].
Một nghiên cứu khác, Raunkiaer (1934) đã đưa ra công thức xác định phổ
dạng sống chuẩn được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số lượng cá thể của từng
dạng sống so với tổng số cá thể trong một khu vực [1].
Phân bố số cây theo đường kính (N/D)
Nhà khoa học đầu tiên đề cập đến là Mayer (1934), Ông đã mô tả phân bố số
cây theo đường kính bằng phương trình toán học có dạng đường cong liên tục
giảm, về sau phương trình này lấy tên Ông (Phương trình Mayer). Ngoài ra còn có
khá nhiều tác giả khác đề xuất một số hàm toán học như: Loetsch (1973) dùng hàm
Beta để nắm phân bố thực nghiệm, J.L.F Batista & H.T.Z Docouto (1992) nghiên
cứu rừng nhiệt đới ở Marsanboo – Brazin dùng hàm toán Weibull để mô tả phân bố
N/D [9], [10].
Phân bố số cây theo chiều cao (N/H)
Phương pháp kính điển được nhiều nhà khoa học sử dụng là vẽ phẩu diện đồ.
Qua đó sẽ nhận thấy sự phân bố, sắp xếp trong không gian của các loài cây điển
hình là Richards (1950) [24]. Có nhiều dạng hàm toán học khác nhau để mô tả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
phân số này, tùy thuộc vào điều kiện và kinh nghiệm mà các tác giả sử dụng các
hàm toán học khác nhau
1.1.2. Tái sinh rừng tự nhiên
Do sự phát triển công nghiệp thế kỷ XIX, trong ngành lâm nghiệp của thế
giới đã hình thành xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng nhân tạo năng suất
cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế nhưng sau thất bại về tái sinh nhân tạo ở
Đức và một số nước nhiệt đới mà Beard (1947) đã gọi là "bệnh sởi trồng rừng" do
thiếu yếu tố sinh thái học, nhiều nhà khoa học đã nghĩ tới việc quay trở lại với tái
sinh tự nhiên [28].
Trong phương thức áp dụng cho rừng đều tuổi của Malayxia (MUS, 1945),
nhiệm vụ đầu tiên được ghi trong lịch trình là điều tra tái sinh theo ô vuông 1/1000
mẫu Anh (4 m2), để biết xem tái sinh có đủ hay không và sau đó mới tiến hành các
tác động tiếp theo [18].
Van steens (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến ở rừng mưa
nhiệt đới: Tái sinh phân tán liên tục của loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của loài
cây ưa sáng [18], [23].
Richards P.W (1952) đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng
bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới, đã kết lúận cây tái sinh có dạng
phân bố cụm, một số có dạng phân bố Poisson. Để giảm sai số trong khi thống kê
tái sinh tự nhiên, Barnard (1955) đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán"
mà theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của
cây tái sinh [24].
Baur G.N (1962) [1] Đối với rừng nhiệt đới, các nhân tố như ánh sáng, độ
ẩm của đất, kết cấu quần thụ cây bụi, thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến tái sinh, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con,
nhưng đối với sự nầy mầm thì ảnh hưởng đó không rõ.
1.1.3. Nghiên cứu về phục hồi:
1.1.3.1. Quan điểm nhận thức về phục hồi rừng
Trước khi tìm hiểu thế nào là phục hồi rừng chúng ta cần hiểu rõ về quá trình
suy thoái rừng. Sự suy thoái rừng được hiểu một cách khái quát: là quá trình dẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
đến phá vỡ cấu trúc rừng, mất sự đa dạng của loài cây bản địa, các quá trình sinh
thái đặc trưng nên hiện trạng rừng tự nhiên và năng suất của chúng.
Sự suy thoái rừng có thể xẩy ra ở nhiều hình thức và được biểu hiện ở nhiều
qui mô khác nhau. Sự suy thoái xẩy ra khi các sự kiện phi tự nhiên gây ra những
xáo trộn trong các quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng sinh thái. Một số
tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự giảm sút hoặc suy yếu khả năng
sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, đặc biệt
là các hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích không thuộc khái niệm
suy thoái rừng (Serna,1986). Một số khác quan niệm suy thoái rừng bao gồm cả sự
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và sử dụng rừng theo kiểu bóc lột, dù cho nó
thoả mãn các lợi ích kinh tế và xã hội (Wil de Jong, Đỗ Đình Sâm, Triệu Văn
Hùng, 2006). Grainger (1988) đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng
cách định nghĩa đó là một sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc,
tổ thành loài hoặc năng suất của thảm thực vật. Sự suy thoái có thể là kết quả của
các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật (như khai thác, đốt cháy rừng,
gió bão) hoặc các thành phần trong hệ sinh thái rừng nhưng không ảnh hưởng trực
tiếp đến rừng (như nước, tính chất đất và không khí). Trong môi trường nhiệt đới,
suy thoái rừng ở qui mô lớn và cường độ cao là hiện tượng thường xẩy ra do sự
bùng nổ về dân số và nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm gỗ nhiệt đới trong
quá trình phát triển của các quốc gia. Rừng nhiệt đới đang trong quá trình giảm sút
với tốc độ chưa từng thấy và dẫn đến sự suy thoái của các hệ sinh thái. Dù cho có
sự khác nhau về quan điểm trong việc định nghĩa về suy thoái rừng nhưng các tác
giả đều công nhận kết quả của quá trình suy thoái rừng là rừng thứ sinh nghèo
(degraded secondary forests).
Phục hồi rừng có thể được hiểu một cách khái quát là quá trình ngược lại của
sự suy thoái. Theo quá trình diễn thế, sau khi phải chịu những tác động phi tự
nhiên phá vỡ bằng sinh thái; với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên và cơ chế nội cân
bằng sinh thái thì nó có xu hướng vận động thiết lập một trạng thái cân bằng mới
(gần giống với trạng thái ban đầu), quá trình này được gọi là diễn thế phục hồi.
Nhưng với những tác động quá mạnh vượt ra ngoài ngưỡng tự điều chỉnh của hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
sinh thái rừng thì quá trình phục hồi lại sẽ rất chậm hoặc thậm chí nó không xảy ra.
Lúc này cần những hoạt động của con người nhằm thúc đẩy quá trình đó hoạt động
mạnh nhất trong thời gian ngắn nhất. Như vậy, hoạt động phục hồi rừng được hiểu
là các hoạt động có ý thức của con người nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái
rừng. Để phục hồi lại các hệ sinh thái rừng đã bị thoái hoá, chúng ta có rất nhiều
lựa chọn tuỳ thuộc vào từng đối tượng và mục đích cụ thể. Lamb và Gilmour
(2003) đã đưa ra ba nhóm hành động nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng
là cải tạo, khôi phục và phục hồi rừng. Các khái niệm này được hiểu như sau:
- Cải tạo hay là thay thế (reclamation or replacement): khái niệm này được
hiểu là sự tái tạo lại năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách thiết lập
một thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc đã bị thoái hoá
mạnh. Ở vùng nhiệt đới, các xã hợp thực vật được thay thế này thường đơn giản
nhưng lại có năng suất cao hơn thảm thực vật gốc. Các lập địa rừng nghèo kiệt,
trảng cây bụi… là đối tượng của hoạt động này và cũng là những cơ hội cho việc
thiết lập các rừng công nghiệp sử dụng các loài cây nhập nội sinh trưởng nhanh
hơn và có giá trị kinh tế cao hơn so với thảm thực vật gốc.
- Khôi phục (restoration): hiểu một cách chính xác về mặt lý thuyết thì khôi
phục lại một khu rừng bị suy thoái (rừng nghèo) là đưa khu rừng đó trở về nguyên
trạng ban đầu của nó. Đưa về nguyên trạng bao gồm cả các thành phần thực vật,
động vật và toàn bộ các quá trình sinh thái dẫn đến sự khôi phục lại hoàn toàn tính
tổng thể của hệ sinh thái.
- Phục hồi (rehabilitation): khái niệm phục hồi rừng được định nghĩa như là
gạch nối (trung gian) giữa cải tạo và khôi phục. Trong trường hợp này, một vài cố
gắng có thể được thực hiện để thay thế thành phần dễ thấy nhất của thảm rừng gốc,
đó thường là tầng cây cao bao gồm cả các loài bản địa được thay thế bằng các loài
có giá trị kinh tế và sinh trưởng nhanh hơn.
Ngoài ba nhóm hành động này, việc phục hồi rừng còn bao gồm:
- Trồng rừng (afforestation): trồng rừng được hiểu là sự chuyển đổi từ đất
không có rừng thành rừng thông qua trồng cây, gieo hạt thẳng hoặc xúc tiến tái
sinh tự nhiên (Smith, 2002).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
Trồng lại rừng (reforestation): Là hoạt động trồng rừng trên đất không có
rừng do bị mất rừng trong một thời gian nhất định.
Sự khác nhau giữa trồng lại rừng và trồng rừng nằm ở thời gian không có
rừng của đối tượng (đất trồng rừng), hoạt động trồng rừng ở đối tượng có thời gian
rất lâu không phải là rừng thì gọi là trồng rừng; còn hoạt động đó trên đối tượng
mới không có rừng trong thời gian ngắn thì gọi là trồng lại rừng. Trong nhiều
trường hợp, trồng rừng, trồng lại rừng được hiểu đồng nghĩa với sự cải tạo (hay là
sự thay thế). Theo chúng tôi thì nên hiểu cải tạo rừng là hoạt động thay thế rừng
nghèo kiệt thành rừng trồng có năng suất cao hơn, còn trồng rừng và trồng lại rừng
là hoạt động gây lại rừng trên đất trống đồi núi trọc.
Phục hồi rừng có thể được giải thích như một phương pháp phối hợp giữa
các hoạt động thay thế, phục hồi và khôi phục. Hoạt động phục hồi có thể thay đổi
tuỳ thuộc vào mục đích, điều kiện của đối tượng (rừng nghèo) và rừng mong muốn
đạt đến.
1.1.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật phục
hồi rừng
Cùng với sự phát triển của nền lâm sinh học nhiệt đới các nhà lâm sinh đã
không ngừng nỗ lực để tìm một hướng đi an toàn cho rừng mưa nhiệt đới. Cùng
với sự phát triển đó phục hồi rừng là vấn đề có bề dày lịch sử. Nó được đề cập tới
rất sớm từ 100 năm nay trên nhiều lĩnh vực quản lý núi đồi, đồng cỏ, rừng và sinh
vật hoang dã. Philip năm 1883 đã xuất bản cuốn phục hồi rừng. Leopold (1935) đã
nghiên cứu phục hồi 24 ha đồng cỏ. Ông cho rằng hệ sinh thái phải được bảo vệ
một cách hoàn chỉnh, quần thể sinh vật phải ổn định và đẹp.
Đến thập kỷ 50 thế kỷ 20 nhiều nhà khoa học châu âu, bắc Mỹ và Trung
Quốc đều chú ý đến vấn đề môi trường, xây dựng một loạt các công trình phục hồi
và phòng chống sự thoái hoá khoáng sản, đất và nước bằng cách áp dụng các biện
pháp sinh vật. Farnworth (1973) đã nêu ra phương hướng nghiên cứu phục hồi
rừng mưa nhiệt đới. Nhiều hội nghị ở Mỹ năm 1975 đã đưa ra các biện pháp kỹ
thuật, kế hoạch nghiên cứu liên quốc gia về vấn đề này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
Nhưng phục hồi hệ sinh thái rừng đã trở thành vấn đề nóng bỏng từ thập kỷ
80 của thế kỷ 20. Năm 1980 Cairn chủ biên cuốn “ Quá trình phục hồi hệ sinh thái
bị tổn thất” 8 nhà khoa học đã tham gia biên soạn nhiều vấn đề về sự tổn thất hệ
sinh thái và các biện pháp khắc phục. Năm 1985 thành lập một hiệp hội khoa học
phục hồi hệ sinh thái quốc tế. Lĩnh vực khoa học này đã bắt đầu từ đó. Từ năm
1990 nhiều tác phẩm về phục hồi hệ sinh thái của Peng Weilin đã được xuất bản.
Do sự suy thoái rừng có rất nhiều mức độ nên các hoạt động phục hồi rừng
cũng rất đa dạng, điều này phụ thuộc vào hiện trạng của rừng khi tiến hành phục
hồi. Trong lâm sinh nhiệt đới các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng rất đa dạng
nhưng cơ sở xuyên suốt của các biện pháp đó là việc vận dụng tái sinh tự nhiên hay
nhân tạo hay sự vận dụng cả hai hình thức tái sinh này phụ thuộc vào từng quốc
gia, từng lập địa cụ thể.
Có rất nhiều cách đưa ra lí do cần phải trồng rừng. Năm 1944 Tansley đưa ra
“giả thuyết về diễn thế gia tốc”: ở các khu rừng mưa không phải là đâu đâu cũng
có thể áp dụng được những kĩ thuật tái sinh tự nhiên. Tại một số nơi, có những
diện tích rừng rộng lớn đã bị phá huỷ do các cách khai thác cạn kiệt hoặc do canh
tác tạm thời, trên những lập địa như thế còn phải trải qua những thời gian dài thì
diễn thế tự nhiên mới sản sinh được những lớp rừng gỗ kinh tế và trồng rừng là
phương sách đẩy nhanh quá trình diễn thế đó. Trong lịch sử có một số kiểu trồng
rừng được áp dụng để khôi phục rừng ở các nước nhiệt đới như sau:
- Trồng rừng kiểu Taungya (Psyllid):
Taungya có nguồn gốc từ Miến Điện và là một trong các đóng góp chủ yếu
của nhiệt đới cho nền lâm học thế giới. Danh từ “taungya” có nghĩa là canh tác trên
đồi núi có tính chất tạm thời, hay nói cách khác là trồng trọt du canh, và cơ sở của
trồng rừng kiểu taungya là lợi dụng những người trồng trọt du canh để trồng nên
những quần thể rừng non sau khi những người trồng trọt bỏ lại đất không canh tác nữa.
Kiểu Taungya đã được sử dụng chủ yếu ở các khu vực rừng nhiệt đới, có
tính chất phân mùa, nhưng nó vẫn được áp dụng ở các khu vực rừng mưa với một
quy mô không nhỏ. Chẳng hạn như ở Ấn Độ (Krishnaswamy, 1952), Pakixtan
(Ghani, 1957), Công gô Kinsaxa (sở lâm nghiệp Công gô, 1958), và Nijerya
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
(Redhead, 1960). Ở khu Mayumbe của Công gô, người ta đã sử dụng một phương
thức giống với taungya để trồng chuối đưa ra thị trường bán lấy tiền.
- Trồng dặm dưới tán kiểu quảng canh ( Extensive Enrichment Planting).
Thuật ngữ “trồng dặm dưới tán” bao hàm việc trồng các cây con vào trong
rừng, và trước khi cây con mọc lên vững vàng thì rừng càng ít phải chịu đựng sự
can thiệp càng tốt. Trồng dặm dưới tán kiểu quảng canh được áp dụng nhiều ở các
khu vực nói tiếng Pháp tại Châu Phi. Năm 1949 qua điểm lại các kết quả thu được
trong trồng rừng kiểu quảng canh, Brasnett đã kết luận rằng cách trồng dặm dưới
tán đem lại một phương pháp để tái sinh từng phần, hoặc để tăng tỷ lệ có giá trị
loài cây ở nơi nào mà: 1) sự tái sinh tự nhiên bị thiếu hụt và không thể thúc đẩy
được một cách thích đáng; 2) có ít cây có thể bán được đến mức là chăm sóc
những đám cây tái sinh tự nhiên nằm rải rác thì tổn phí còn đắt hơn là rừng có thể
bù đắp được; 3) nơi nào mà không thấy có mặt loài cây có giá trị.
- Trồng dặm dưới tán kiểu thâm canh ( Intensive Enrichment Planting)
Khác hẳn với trồng rừng dưới tán kiểu quảng canh, kiểu trồng dậm dưới tán
kiểu thâm canh yêu cầu phải chăm sóc cho toàn bộ quần thể sau khi trồng. Trồng
rừng dưới tán kiểu thâm canh nhằm thiết lập một quần thể có trữ lượng đầy đủ,
nhưng đồng thời cũng lợi dụng bất kì lớp cây tái sinh hợp yêu cầu nào có thể có
mặt trong khoảnh trồng cây, nói chung là trồng dậm dưới tán được áp dụng ở nơi
nào mà lớp cây tái sinh này thiếu hụt. Kiểu trồng này đã được áp dụng ở nhiều nơi
và vào nhiều thời điểm khác nhau và thường đem lại kết quả rất thoả đáng. Ở New
South Wales, phương pháp này đã được dùng để tạo ra một số các rừng trồng cao
tuổi nhất và thành công nhất với loài Araucaria cunninghamii, phương pháp này đã
được dùng ở Xây lan (Holmes. 1956 – 1957 ), Ấn Độ (Krishnaswamy, 1952),
Puectô Ricô và Malaysia.
- Trồng rừng không tàn che bằng lao động trả công (Open Plantation by
Direct labour)
Kiểu tái sinh nhân tạo chủ yếu sau cùng được áp dụng ở các khu vực rừng
mưa là xây dựng những rừng trồng không tàn che bằng lao động trả công, ngược
lại với cách xây dựng các rừng này theo kiểu taungya. Cách làm này là sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
một loạt loài cây khác nhau, dưới những điều kiện biến đổi khác nhau. Người ta đã
lựa chọn rất nhiều loài cây – Pinus radiata ở Tân Tây Lan, Araucaria spp. ở
Queensland và Tân Ghinê, Tectona và Pinus spp. Ở một số nơi tại Indonesya,
Pinus caribaea ở Xurinam, …Kĩ thuật này đại diện cho hình thức lâm sinh mang
tính chất thâm canh nhất đã được tiến hành và cũng là hình thức tốn nhất nhìn về
số vốn phải bỏ ra, nhưng nó đã chứng tỏ là đem lại lợi nhuận ở mức cao.
Bên cạnh việc vận dụng tái sinh nhân tạo, việc vận dụng tái sinh tự nhiên
cũng diễn ra rất mạnh mẽ ở các khu vực rừng mưa trong việc phục hồi lại hệ sinh
thái rừng. Nó được biểu hiện thông qua các hệ thống kỹ thuật lâm sinh gần với tự
nhiên được áp dụng ở các nước nhiệt đới hay chính là một số phương thức khai
thác đảm bảo tái sinh. Những kỹ thuật này đại diện cho việc phục hồi lại rừng
trong điều kiện còn hoàn cảnh rừng, mục tiêu phục hồi còn gắn chặt với mục tiêu
kinh tế từ gỗ của rừng. Điển hình của một số hệ thống kỹ thuật này là:
Ở Malayxia sau những năm 1940 - 1950 có phương thức rừng đều tuổi
(MUS: Malayan Uniorm System ) mà thực chất là một kiểu chặt trắng ở nhiệt đới .
MUS là một kiểu chặt trắng của Malaysia ra đời và thực hiện rộng khắp ở những
rừng cây họ Dầu vùng đất thấp . Phương thức này được dựa trên một tiền đề tái
sinh của các loài cây mong muốn đã có sẵn trên mặt đất rừng chưa khai thác . MUS
đòi hỏi những loài cây tái sinh phải có khả năng thích ứng với sự giải phó._.ng độ tàn
che của tầng cây cao, đặc biệt là sau khi khai quang tầng rừng giữa đồng thời phải
giữ được độ che phủ của tầng lâm hạ để khống chế cỏ dại . Phương thức này được
đánh giá là thành công ở vùng thấp . Tuy nhiên , khi xuất hiện cơ giới hoá trong
khai thác , quá trình này đã làm tăng tổn hại cho những cây còn lại . Đồng thời , do
nhu cầu về gỗ của Malaysia ngày càng cao dẫn đến yêu cầu về khai thác rừng
mạnh lên và đơn điệu hơn . Trong một số năm gần đây , đất rừng vùng thấp được
chuyển sang mụ c tiêu sử dụ ng đất khác nên MUS được mở rộng tới những rừng
cây họ Dầu ở trên núi cao hơn (Buschbacher, 1990). Tại những vùng này MUS
không thành công vì một số lý do :
- Địa hình, địa thế khó khăn .
- Thiếu cây tái sinh mọc trên đất rừng trướ c khai thác .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
- Tái sinh hạt sau khai thác không chắc chắn vì thiếu nguồn giống .
- Cây tái sinh bị chèn ép bởi các loài cây thứ yếu họ Cau dừa , tre nứa v.v...
Sau thất bại này , ở Malaysia đã xuất hiện một vài biện pháp linh hoạt hơn
nhưng hiện chưa có cơ sở để đánh giá . Ví dụ điển hình như phương thức chặt chọn .
Đây là phương thức "chỉ thu hoạch những cây đã được lựa chọn ". Xét về mặt lâm
sinh, phương thức này cố gắng giảm thiểu những tổn hạ i cho cây tái sinh trong lúc
thu hoạch và xác định chu kỳ khai thác hợp lý . Hiện tại chu kỳ chặt của phương
thức này là 25 - 35 năm và lượng chặt tối thiểu là 32 cây/ha cho những cây có D 1.3
50 cm ở những cây họ Dầu và D 1.3 45 cm cho các loài khác , (Thang &
Tambong, 1990).
Tại một quốc gia Nam Mỹ là Surinam có một thử nghiệm được tiến hành
trong vòng 17 năm giữa Trường Đại học Nông nghiệp Wagenigen (Hà Lan ) và
Trường Đại học Tổng hợp Surinam hợp tác nghiên cứu xây dựng một phương thức
điều chế có tên gọi là "phương thức điều chế Celos " (CMS*). Mục tiêu lâm sinh
của CMS là tái sinh những loài cây mục đích , thúc đẩy sinh trưởng của những loài
mong muốn và duy trì cân b ằng sinh thái quần thể nhằm giữ ổn định sản lượng
bằng cách duy trì rừng càng giống giai đoạn tự nhiên càng tốt . Một điểm được
nhấn mạnh là mục tiêu xử lý lâm sinh có thể làm mất cân đối tỷ lệ các loài phi mục
đích nhưng không tiêu diệt hẳn chúng . Ưu điểm nổi bật của CMS là bảo toàn đ ược
cấu trúc rừng có hầu hết các cấp tuổi , tạo ra được cách lựa chọn trong điều chế
rừng. Những xáo trộn trong rừng được hạn chế và dự trữ dinh dưỡn g khoáng trong
sinh khối chỉ bị vi phạm một phần trong những tác động bắt buộc .
Vẫn còn một số hệ thống biện pháp nữa sử dụng phương pháp lâm sinh để
xúc tiến tái sinh phục hồi lại rừng mà đã được G. Baur [1] tổng kết khá đầy đủ
trong tác phẩm “Cơ sở sinh thái kinh doanh rừng mưa”. Tuy nhiên, các phương
pháp này được xây dựng là do sự nhiệt tình và kinh nghiệm của các nhà lâm sinh
nhiệt đới, chứ không phải được xây dựng trên cơ sở các thí nghiệm có đối chiếu so
sánh, cho nên đã có những bài học thất bại ở một số nước. Do vậy, khi áp dụng
*
Celos Managment System
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
những kỹ thuật này cho một vùng nào đó cần có những thăm dò, thử nghiệm và
những điều chỉnh trước khi đưa vào áp dụng một cách rộng rãi.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Cấu trúc rừng
Trần Ngũ Phương (1970) đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm
thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình
rừng miền Bắc Việt Nam từ 1961 đến 1965. Rừng tự nhiên có nhiều tầng, khi tầng
trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp thay thế…trong mỗi chuỗi diễn thế
tự nhiên như vậy, số lần thay thế tối đa cũng chỉ có thể là 3, vì rừng nhiều tầng tối
đa cũng chỉ có thể có 3 tầng cây gỗ [23] .
Thái Văn Trừng (1978) đã tiến hành phân chia thực vật rừng nhiệt đới thành
5 tầng: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây
bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Thái Văn Trường đã cải tiến và bổ sung phương pháp
biểu đồ mặt cắt đứng của Davit – Richards để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam,
trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và ghi ký
hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và hậu vận
cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý và địa hình [31].
Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu định lượng về
cấu trúc rừng, nổi bật là các công trình của các tác giả: Đồng Sĩ Hiền (1974),
Nguyễn Hải Tuất (1975) ….Theo Đồng Sỹ Hiền (1974): “Tổng thể những cây hình
thành một khoảng rừng thuần nhất nhiều hay ít. Vì thế trong thực tiễn, rừng tự
nhiên nhiệt đới nước ta, những cây dù khác loài, khác tuổi mọc thành rừng nghĩa là
cùng nhau sinh trưởng trên một diện tích nào đó với mật độ nhất định, hình thành
một đơn vị sinh vật học, một lâm phần có quy luật nhất định”
Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N-D1.3)
Với rừng tự nhiên hỗn giao khác tuổi theo Đồng Sĩ Hiền (1974) cho thấy,
dạng tổng quát của phân bố N-D là phân bố giảm, nhưng do quá trình khai thác
chọn thô không theo quy tắc, nên đường thực nghiệm thường có dạng hình răng
cưa và ông đã chọn hàm Mayer để mô phỏng quy luât cấu trúc đường kính cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
rừng, Nguyễn Hải Tuất (1986) sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố thực
nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo [8], [14]
Bảo Huy (1993) đã thử nghiệm 4 dạng hàm cho từng loài ưu thế, Bằng lăng,
Căm xe, Kháo, Chiêu liêu ở rừng rụng lá và nửa rụng lá Bằng lăng khu vực Tây
Nguyên đã kết luận hàm phân bố khoảng cách thích hợp hơn các dạng phân bố
khác [10].
Trần Văn Con (1991), Lê Minh Trung (1991)….cho rằng hàm Weibull là
thích hợp hơn cả. Theo Đào Công Khanh (1996) dạng tần số tích lũy thích hợp vì
biến động của đường thực nghiệm này nhỏ rất nhiều so với biến động số cây hay
phần trăm số cây ở các cớ kính [7], [16].
Việc nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ kính N-D1.3 trong những năm gần
đây không chỉ phục vụ cho công tác điều tra như xác định trữ lượng lâm phần, tổng
tiết diện ngang, mà còn xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp kỹ thuật lâm
sinh trong nuôi dưỡng, làm giàu rừng.
Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N-H)
Theo nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) cho thấy, phân bố số cây theo
chiều cao (N/H) ở các lâm phần tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều
đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Thái Văn Trừng (1978) [31]
trong nghiên cứu của mình đã đưa ra các kết quả nghiên cứu cấu trúc của tầng cây
gỗ rừng loại IV. Bảo Huy (1993), [10] Đào Công Khanh (1996) [16]….các tác giả
đều nhận xét chung là phân bố N-H có dạng đường cong một đỉnh và nhiều đỉnh
phụ hình răng cưa, mô tả bằng hàm Weibul là thích hợp hơn cả.
Tóm lại, các nghiên cứu về cấu trúc rừng thường mô hình hóa các quy luật
kết cấu lâm phần, và đề xuất các biện pháp tác động vào lâm phần nhưng lại ít
hoặc chưa chú ý đến các vấn đề sinh thái nên phần nào chưa đáp ứng được mục
tiêu quản lý rừng ổn định, lâu dài.
1.2.2. Tái sinh rừng tự nhiên
Rừng nhiệt đới Việt Nam mang đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói
chung nhưng do bị tác động của con người nên nhưng quy luật tái sinh bị thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
Trần Ngũ Phương (1965) kết luận: “ Trong quá trình một tầng nào đó của
rừng bắt đầu già cỗi thì tầng ấy đã chuẩn bị cho bản thân nó một lớp cây con tái
sinh để sau này sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong”, tác giả cũng rút ra các quy
luật tái sinh tự nhiên này biểu hiện không đều, khi có khi không, chỗ thưa chỗ dày,
chỗ tốt, chỗ không tốt như vậy mô phỏng theo thiên nhiên một cách thông minh và
mô phỏng theo phương pháp nhân tạo, làm như vậy, cấu trúc phân tầng của rừng
luôn luôn đảm bảo về lượng cũng như về chất [23].
Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng, Phùng Ngọc Lan
(1964) đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu Lũng,
Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể
đến tỷ lệ nảy mầm [18].
Theo Vũ Đình Huề (1969) từ các kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở rừng
miền Bắc Việt Nam dựa vào mật độ tái sinh, Ông đã phân chia khả năng tái sinh
rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu. Ông đã tổng kết: “Dưới
tán rừng nguyên sinh, tổ thành tầng cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ, dưới tán
rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám
được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên mặt đất rừng”.
Tác giả cũng đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho những đối tượng rừng
lá rộng miền Bắc.
Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) đã
nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển của
cây tái sinh [31].
Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc rừng
với lớp cây tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài đã rút ra kết luận: Muốn cho rừng
phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động rõ ràng lớp
cây dưới phải nhiều hơn lớp cây kế tiếp nó ở phía trên. Điều kiện này không thực
hiện được trong rừng tự nhiên ổn định mà chỉ có trong rừng chuẩn sự tái sinh liên
tục đã có sự điều tiết khéo léo của con người [18].
Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở Hữu Lũng –
Lạng Sơn và vùng Ba Chẽ - Quảng Ninh, Vũ Tiến Hinh (1991) nhận xét: Hệ số tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
thành tính theo phần trăm số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt
chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành của
tầng cây tái sinh của những loài cây đó cũng tăng theo [15].
Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài cây trong các trạng thái
thực bì ở Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hưng (2003): Trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở
rừng non phục hồi thành phần loài cây ưu sáng cực đoan giảm nhường chỗ cho
nhiều loài cây ưu sáng sống định cư và có đời sống dài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí
trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số loài cây chịu bóng sống dưới tán
rừng như: Bứa, Ngát…sự có mặt với tần số khá cao của một số loài cây ưa sáng
định cư và một số loài cây chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực của diễn thế
rừng. Theo tác giả, khả năng tái sinh tự nhiên của các trạng thái thực vật có liên
quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thoái hóa của thảm thực vật, phương thức tác
động của con người và tổ thành loài trong quần xã [21].
Những kết luận từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước có thể sử dụng để tham khảo cho những đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động
vào rừng khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành thành phần thực vật thân gỗ tại
khu vực nghiên cứu.
1.2.3. Nghiên cứu về phục hồi
1.2.3.1. Quan điểm nhận thức về phục hồi rừng
Quá trình hình thành nên rừng thứ sinh (Secondary forest) do diễn thế thứ
sinh (Secondary succession) ở nơi đã bị mất rừng là phục hồi rừng.
Theo tác giả Trần Đình Lý (1995) [19], phục hồi rừng là một quá trình sinh
địa phức tạp gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật
cây gỗ (hoặc tre nứa) bắt đầu khép tán. Nói một cách khác, phục hồi rừng là quá
trình tái tạo lại một hệ sinh thái, một quần xã sinh vật mà trong đó cây gỗ là yếu tố
cấu thành chủ yếu, nó chi phối các quá trình biến đổi tiếp theo.
Chỉ tiêu định lượng xác định rừng non thứ sinh phục hồi đối với rừng gỗ sử
dụng quan điểm của Trần Đình Lý (1995) [20] là: độ tàn che của cây gỗ có chiều
cao từ 3m trở lên đạt 0,3. Đối với rừng vầu, nứa theo tiêu chuẩn tại điểm c mục 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
điều 7 quy phạm QPN 21-98 [2] độ che phủ đạt trên 80%, nhưng điểm bổ sung là
độ che phủ tính cho cả vầu, nứa và cây gỗ hỗn giao.
Như vậy, phục hồi rừng là một quá trình bao gồm nhiều các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh áp dụng liên hoàn nhằm mục đích thiết lập lại hệ sinh thái rừng,
những hiểu biết này được biểu hiện qua quá trình lịch sử hình thành các biện pháp
kỹ thuật phục hồi rừng được trình bày ở phần sau.
1.2.3.2. Lược sử hình thành và phát triển của các biện pháp kỹ thuật phục
hồi rừng
Trước thực trạng diễn biến tài nguyên rừng như vậy , từ những năm đầu tiên
của thập kỷ 70, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành một qui trình kỹ thuật rất nổi
tiếng lúc đó là qui trình "Tu bổ rừng". Đây là một giải pháp lâm sinh học được xây
dựng dựa trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm phục hồi rừng sau khai thác ở các
Lâm trường quốc doanh phía Bắc . Bởi vậy, tu bổ rừng lúc đó được đánh giá là giải
pháp kỹ thuật có tính "thực tiễn" cao.
Đối tượng tác động là rừng thứ sinh nghèo . Đây là đối tượng được hình
thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tu bổ rừng nhấn mạnh vào đối
tượng rừng tự nhiên sau khai thác chọn thô . Tu bổ rừng phả i là một hệ thống các
biện pháp kỹ thuật bởi vì rừng sau khai thác chọn ở cường độ cao cấu trúc bị xáo
trộn, quá trình phục hồi lại phải trải qua những giai đoạn với những biến đổi phức
tạp về thành phần loài cây , hình thức tái sinh v .v... Do vậy, sẽ không có một biện
pháp kỹ thuật lâm sinh đơn lẻ nào đáp ứng được tính phức tạp của quá trình phục
hồi đó. Hơn nữa, quá trình phục hồi rừng chịu sự chi phối tổng hợp của các nhân tố
ngoại cảnh . Bởi vậy , các biện pháp kỹ thuật phải được tác động một cách "tổng
hợp" mới đáp ứng được nhu cầu của cây rừng trong qua trình phục hồi . Tính "liên
hoàn" trong kỹ thuật tu bổ rừng thể hiện ở hai yếu tố : liên tục giải quyết những
mâu thuẫn trong quá trình phục hồi rừng và quá trình giải quyết những mâu thuẫn
đó được lặp đi, lặp lại nhiều lần.
Tu bổ rừng được đánh giá là giải pháp kỹ thuật lâm sinh rất có hiệu quả
nhằm xúc tiến tái sinh phục hồi rừng. Bởi vì, những tác động kỹ thuật của nó được
dựa trên một thực tế là nếu biết tác động đúng qui luật , rừng sẽ "hoàn trả lại " cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
chúng đã bị mất . Nhược điểm cơ bản của kỹ thuật này là thời gian và đầu tư trong
những năm "tu bổ" kéo dài. Mặt khác, mục tiêu của tu bổ rừng là đúng nhưng trong
kỹ thuật có nội dung "chặt hết cây bụi thảm tươi " là không đúng vì trái với qui luật
tự nhiên. Có lẽ đây là một trong những lý do dẫn đến biện pháp kỹ thuật này bị bãi bỏ.
Cũng trong khoảng thời gian của những năm 1970 ý tưởng "khoanh núi nuôi
rừng" đã xuất hiện và về sau này từng bước ý tưởng đó được hoàn thiện và được áp
dụng phổ biến cho đến nay thông qua "kỹ thuật phục hồi rừng bằng khoanh nuôi "
giải pháp này được hiểu là sự "tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế rừng
tự nhiên để tạo lại rừng thông qua các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính
các tác động từ bê n ngoài như khai thác , chặt phá , chăn thả , lửa rừng v .v.." (Qui
phạm tạm thời về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất . Bộ
Lâm nghiệp , năm 1988). Theo cách định nghĩa này phục hồi rừng bằng khoanh
nuôi thực chất là một giải pháp kinh tế - xã hội trong đó bao hàm ý nghĩa lâm sinh
học ở chỗ phải xác định được tiêu chuẩn và điều kiện cho khoanh nuôi . Khi phân
tích tiêu chuẩn khoanh nuôi rừng , Nguyễn Luyện (1993) có đưa ra 3 nội dung:
- Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên .
- Tiêu chuẩn về điều kiện sinh vật học .
- Tiêu chuẩn về đ iều kiện kinh tế - xã hội.
Trong 3 tiêu chuẩn này , tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn khó xác
định nhất .
Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi là một biện pháp ít chi phí nhưng mang lại
lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái cao, đặc biệt là phục hồi tính đa dạng sinh học
của rừng. Đây còn là biện pháp áp dụng cho những nơi không có điều kiện áp dụng
các giải pháp kỹ thuật, cho những nơi có địa hình khó khăn, những nơi không có
kinh phí đầu tư để phục hồi rừng, … Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp này là
thời gian cho khoanh nuôi phục hồi rừng nên là bao nhiêu và nếu qua khoảng thời
gian nhất định rừng không phục hồi được theo ý muốn sẽ xử lý như thế nào?.
"Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung " là
tên gọi đầy đủ cho một giải pháp tổng hợp về kỹ thuật kinh tế xã hội mới được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hà nh (QPN 21 - 98). Điều 2 của qui
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
phạm này định nghĩa "khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung trong
qui phạm này được hiểu là một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh , diễn
thế tự nhiên để phục hồi rừ ng thông qua các biện pháp bảo vệ , biện pháp kỹ thuật
lâm sinh và trồng bổ sung cần thiết ".
Đối tượng áp dụng của giải pháp này là đất lâm nghiệp đã mất rừng. Quá
trình tái sinh ở đây là “Bằng mọi cách để thu được tái sinh”. Như ta đã biết Tái
sinh luôn là một mắt xích quan trọng , một khâu yếu nhất trong các phương thức
lâm sinh . Việc xúc tiến tái sinh ở đây bao gồm cả hai , xúc tiến tái sinh tự nhiên và
tái sinh nhân tạo (trồng bổ xung ). Như vậy, QPN 21 - 98 đã khắc phục được nhược
điểm của qui phạm tạm thời 1998 và QPN 14 - 92. Trong qui phạm trước đây ,
khoanh nuôi phục hồi rừng được hiểu theo nghĩa thụ động "chỉ cần bảo vệ mà
không cần có tác động kỹ thuật trực tiếp ". Yếu tố con người ở đây chưa thể hiệ n rõ
vai trò tích cực , nó hạn chế việc nghiên cứu để tìm ra những tác động th úc đẩy một
cách hữu hiệu quá trình tái tạo lại rừng trong một khoảng thời gian xác định .
Nhưng ở QPN 21 - 98 có quy định rất rõ thời gian và tiêu chuẩn cho từng đối
tượng cần phục hồi. Qua đó, đưa ra mục tiêu cụ thể cần phải đạt được cho từng loại
rừng trong một khoảng thời gian xác định.
1.2.3.3. Nghiên cứu về khoanh nuôi và phục hồi rừng
Vào những năm 50 - 60 của thế kỷ trước vấn đề phục hồi rừng ở nước tra đã
được đặt ra với thuật ngữ ban đầu của nó “Khoanh núi nuôi rừng”. Tuy nhiên vào
các thập kỷ tiếp theo lâm nghiệp việt nam lại đi theo các hướng trọng tâm khác
nhau dẫn đến việc “khoanh núi nuôi rừng” vẫn chỉ là một khẩu hiệu mặc dù cũng
đã được đưa thành một nội dung trong giáo trình môn lâm học giảng dạy cho sinh
viên Lâm nghiệp khoá đầu tiên, nhưng ngay cả khái niệm phạm vi đặt ra như thế
nào? đối tượng là gì và ở đâu? cũng chưa được định rõ. Mãi đến giữa những năm
80 cái được gọi là “khoanh núi nuôi rừng” mới được định hình và chuyển hướng
theo cụm thuật ngữ mới là: “ phục hồi rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh” hay
“khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng”. Sự chuyển hướng đó được chú ý
bằng 2 đề tài nghiên cứu thuộc chương trình cấp Nhà nước đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
+ Nghiên cứu phân loại đối tượng và đề xuất biện pháp phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi, xúc tiến, tái sinh vùng lưu vực Sông Đà, chương trình lâm nghiệp
tổng hợp, mã số 04.01, giai đoạn 1986-1990.
+ Trần Đình Lý và các cộng sự (1996) [19] Nghiên cứu xác định diện tích và
hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng. Nghiên cứu đưa
ra một cách nhìn hệ thống và toàn diện về biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi
rừng. Với việc phân biệt rõ ràng giữa rừng và thảm thực vật, nghiên cứu đưa ra
khái niệm khoanh nuôi phục hồi rừng là “quá trình lợi dụng triệt để quy luật tái
sinh và diễn thế tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá
trình phục hồi lại rừng trong một thời gian xác định theo mục đích đặt ra”. Qua
cách nhìn nhận đó xác định được đối tượng cụ thể cho khoanh nuôi phục hồi rừng.
Xác định thời gian khoanh nuôi và tiêu chuẩn cần đạt của rừng khoanh nuôi. Xác
định được nội dung công việc cần tiến hành trong quá trình khoanh nuôi ở các mức
độ khác nhau. Nghiên cứu đã xây dựng được bản quy phạm cho khoanh nuôi phục
hồi rừng và xây dựng được danh lục sơ bộ gồm 155 loài cây bản địa có thể sử dụng
cho việc khoanh nuôi và phục hồi rừng. Đây là công trình đầu tiên ở việt nam đề
cập một cách hệ thống từ cơ sở khoa học đến quy phạm khoanh nuôi phục hồi rừng
ở Việt nam. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng quy phạm chưa xây
dựng được quy trình khoanh nuôi cụ thể cho từng vùng và từng loại hình rừng cụ thể.
Bên cạnh các đề tài đó có đề tài cấp cơ sở điều tra khảo sát hoặc nghiên cứu
thí nghiệm một số vấn đề có liên quan cũng được xúc tiến ở nhiều địa phưong như:
- Nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng và ứng dụng
phương thức khoanh nuôi phục hồi rừng ở Quảng Ninh (ĐHLN, 1993).
- Khả năng tái sinh diễn thế, quá trình sinh trưởng và phát triển của thảm
thực vật trên đất rừng thứ sinh sau nương rẫy tại Kon Hà Nừng. (Viện STTNSV, 92)
- Đặc điểm sinh thái Lâm học rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Đông
Nam Bộ và một số định hướng bảo vệ khôi phục rừng (Viện ĐTQHR, 1991-1995)
- Một số loài cây bản địa có thể sử dụng trong khoanh nuôi phục hồi rừng ở
Việt Nam (Viện STTNSV, 1994)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
- Quy trình kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên ở vùng Tây Bắc
(Trung tâm KHSXLN Tây Bắc, 1992)
- Phân loại đất trống đồi núi trọc phục vụ trồng rừng và tái sinh rừng (Viện
ĐTQHR, 1998)
Cùng với sức ép ngày một bức bách của yêu cầu và thực tiễn sản xuất các
kết quả của sự chuyển hướng đó là những tiền đề quan trọng cho sự đổi mới của
vấn đề tái sinh phục hồi rừng. Đầu những năm 90, kết quả của sự chuyển hướng đã
được pháp lý hoá thông qua 3 tiêu chuẩn ngành thể hiện sự đổi mới của vấn đề này.
Các tiêu chuẩn đó là :
- Quy phạm các giải pháp kỹ thuật Lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ
và tre nứa (QPN 14-92), ban hành theo Quyết định số 200/QĐ- KT ngày 31/3/1993
của Bộ Lâm nghiệp.
- Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng
bổ sung (QPN 21-98), ban hành theo QĐ số 125/QĐ/ BNN/KHCN ngày
04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Quy định tạm thời nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái
sinh kết hợp trồng bổ sung, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, ban hành theo QĐ
số 162/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 10/12/1999 của BNN& PTNT.
Sự đổi mới ấy vừa khẳng định tầm quan trọng và chỗ đứng không thể thiếu
được của việc tái sinh phục hồi rừng trong hệ thống các giải pháp kỹ thuật Lâm
sinh, vừa xác lập một số cơ sở kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản xuất theo định hướng
đó. Nhưng chưa dừng lại ở những thành quả đó vẫn có nhiều tác giả tiến hành
những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực phục hồi rừng.
Trần Xuân Thiệp (1991) [32], nghiên cứu “Vai trò tái sinh phục hồi rừng tự
nhiên ở các vùng miền bắc” đề tài tập trung vào sự biến đổi về lượng, chất lượng
của tái sinh tự nhiên và rừng phục hồi. Qua đó, đánh giá hệ quả của tái sinh và vị
trí phục hồi trong kết cấu rừng tự nhiên ở các vùng. Công trình đánh giá vai trò
phục hồi rừng tự nhiên đối với diễn biến diện tích rừng hỗn loài cây lá rộng thường
xanh ở các vùng rừng miền Bắc, đưa ra căn cứ khoa học và bổ xung nhận thức về
công tác khoanh nuôi phục hồi rừng nghèo kiệt ở các vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994) [33] dựa vào các trạng thái
thực bì đã được phân chia trên cơ sở bảng phân loại của Loeschau (1966) và Quy
phạm thiết kế kinh doanh rừng của Bộ Lâm Nghiệp và theo phương pháp của Thái
Văn Trừng đã nghiên cứu các trạng thái thực bì kiểu IA, IB, IC, IIA, IIB đưa ra
nhận xét, trong suốt quá trình phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng trước khi đạt
tới giai đoạn thuần thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất
định có xu hương giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định. Tuy nhiên, trong giai
đoạn đầu của quá trình tự phục hồi thảm thực vật rừng, quy luật này biểu hiện chưa
rõ ràng và có thể có những xáo trộn.
Lê Đồng Tấn (1993 – 1999) [26] nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một
số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La theo phương pháp kết hợp điều tra ô
tiêu chuẩn 400m2 cho các đối tượng là thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy và
theo dõi ô định vị 2000m2. Tác giả kết luận: mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân
đồi lên đỉnh đồi. Tổ hợp loài cây ưu thế trên ba vị trí địa hình và 3 cấp độ dốc là
giống nhau. Sự khác nhau chính là hệ số tổ thành các loài trong tổ hợp đó.
Nguyễn Văn Thông (2000) [30], đưa ra kết quả phục hồi rừng tự nhiên tại
trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Cầu Hai – Phú thọ. Qua đó tác giả đã
đưa ra được ưu nhược điểm của các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng được áp
dụng ở trung tâm từ những năm 1960 tới nay. Tác giả kết luận có thể sử dụng cả 3
biện pháp: cải tạo rừng, làm giàu và khoanh nuôi rừng để phục hồi rừng tự nhiên.
Biện pháp làm giàu rừng và cải tạo rừng giải quyết được vấn đề về mật độ và tổ
thành. Tuy nhiên, nó lại có một số hạn chế là làm thay đổi khá lớn và lâu phục hồi
lại hoàn cảnh rừng cũng như lâu phục hồi khả phòng hộ và khả năng cải thiện môi
trường, đầu tư tốn kém, kỹ thuật gây trồng phức tạp. Khi thất bại do chọn loài cây,
biện pháp gây trồng không hợp lý thì hậu quả sẽ rất lớn. Biện pháp khoanh nuôi
rừng có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, triển vọng thành rừng cao, nhanh phát huy
tác dụng mọi mặt của rừng nhưng có nhược điểm chỉ thực hiện ở các diện tích
rừng có số lượng, chất lượng tái sinh tự nhiên đảm bảo. Nghiên cứu này đưa ra được các
ưu nhược điểm của các biện pháp phục hồi rừng ở Cầu Hai nhưng lại chưa đưa ra được
phương hướng giải quyết khắc phục các nhược điểm đó một cách rõ ràng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
Phạm Đình Tam (2001) [25], nghiên cứu khả năng tái sinh phục hồi rừng sau
khai thác tại Kon Hà Nừng. Nghiên cứu tiến hành xác định cường độ khai thác hợp
lý nhằm thúc đẩy lượng tăng trưởng hàng năm của lâm phần, cải thiện chất lượng
của rừng và xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên. Từ đó, xây dựng quy phạm khai
thác đảm bảo tái sinh áp dụng cho rừng lá rộng thường xanh. Khai thác với cường
độ 30 – 50% trữ lượng rừng, số loài cây giảm đi từ 7 – 10 loài; tuy nhiên trong tổ
thành vẫn còn nhiều loài kém giá trị kinh tế cần chặt bỏ. Ở cả hai cường độ khai
thác 30 và 50% trữ lượng đều đảm bảo cho lâm phần tăng trưởng cả về số lượng
cây và trữ lượng rừng. Sau 20 năm, lượng tăng trưởng ở công thức khai thác 50%
lớn hơn ở công thức khai thác 30%. Tình hình tái sinh tự nhiên ở công thức 50%
có nhiều triển vọng hơn.
Phạm Xuân Hoàn (2002) [13] tiến hành nghiên cứu phục hồi rừng bằng cây
bản địa. Nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở khoa học và thực tiễn cho kỹ
thuật xử lý lớp cây tạo môi trường ban đầu nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sinh trưởng
cho lớp cây bản địa được trồng dưới tán rừng Thông và Keo. Sử dụng các phương
pháp xác định nhu cầu ánh sáng cho cây bản địa nhằm đảm bảo độ tin cậy khi
quyết định các chỉ tiêu kỹ thuật khi xử lý tầng cây cao. Việc xử lý tầng cây cao chỉ
nên tiến hành hai lần bao gồm cả tỉa thưa và tỉa cành dựa trên những chỉ tiêu cụ thể
về nhu cầu ánh sáng theo các giai đoạn sinh trưởng của cây bản địa ở thời kì tạo
rừng và giai đoạn cây bản địa tạo tán. Để tăng sự đa dạng sinh học, không loại bỏ
tầng cây bụi thảm tươi dưới tán rừng khi chúng không cạnh tranh với cây bản địa
và chăm sóc những cây tái sinh của các loài khác xuất hiện. Có thể coi sự có mặt
của những cây tái sinh này như một tiêu chuẩn để đánh giá thành công trong phục
hồi rừng bằng cây bản địa.
Phạm Ngọc Thường – 2003, [29] đề xuất một số giải pháp kĩ thuật lâm sinh
phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên – Bắc Kạn trên một số mô
hình. Mô hình khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, mô hình này có thời gian phục hồi 7 –
8 năm cho biết được mật độ cây tái sinh và số lượng cây tái sinh có triển vọng/ha.
Nhưng công trình này không đưa ra số liệu về kích thước cây tái sinh và không có
mô hình đối chứng nên chưa đánh giá được hiệu quả của khoanh nuôi tái sinh tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
nhiên đến mức nào. Mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trồng bổ xung cho biết
cây trồng bổ xung có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt nhưng lại không đề cập tới tình
hình tái sinh như thế nào thông qua biện pháp kỹ thuật lâm sinh do vậy nó vẫn
chưa minh chứng được hiệu quả của mô hình.
Phạm Quốc Hùng (2005) [3] tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng tái sinh
phục hồi rừng vùng Đông bắc Việt Nam”. Nghiên cứu tập trung vào đối tượng
rừng phục hồi ở độ cao < 700m trong đất liền. Đề tài đưa ra được đặc điểm lâm
học và đặc điểm tái sinh dưới tán rừng của các trạng thái rừng phục hồi. Tuy nhiên,
trong vấn đề nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi đề tài chưa đưa ra
được hàm số phù hợp để mô tả tương quan chiều cao và đường kính của rừng phục hồi.
1.2.3.4. Thống kê các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng
Như vậy, ta có thể tổng kết ở Việt Nam hiện nay có một số biện pháp kỹ
thuật áp dụng chính cho phục hồi rừng là:
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ xung
Đây là một giải pháp sử dụng triệt để khả năng diễn thế tái sinh tự nhiên để
phục hồi rừng thông qua các biện pháp khoán bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh
và trồng bổ xung khi cần thiết. Phạm vi áp dụng được cho cả ba loại rừng phòng
hộ, đặc dụng và sản xuất. Đặc biệt, đã xác định rõ địa bàn áp dụng là nơi đã có quy
hoạch sử dụng đất chính thức và đã có chủ thực sự.
Kỹ thuật làm giàu rừng
Làm giàu rừng được hiểu là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm cải th._.um Re hương
23. Magnoliaceae Họ Ngọc lan
85 Michelia balansae (A. DC.) Dandy Giổi bà (lông)
86 Michelia mediocris Dandy Giổi xanh
24. Meliaceae Họ Xoan
87 Alphanamixis polystachya Gôi trắng Mạy chủ
88 Chukrasia tabularis Lát hoa
89 Archidendron balansae Phân mã
90 Chisocheton paniculatus Quếch tía
91 Toona sureni (Blume) Merr. Xoan mộc
92 Melia azedarach L. Xoan ta
25. Moraceae Họ Dâu tằm
93 Ficus sp Bọ ngứa Đưa nộc
94 Ficus tinctoria Đa lá lệch
95 Ficus semicordata Mác nọt Cọ nọt (mác tém)
96 Ficus vasculosa Wall. ex Miq Mít rừng Chạ sảm
97 Ficus hispida Ngái
98 Antiaris toxicaria Sui
99 Ficus lacor Sung rừng
100 Ficus aucurilata Vả
101 Artocarpus styracifolius Vỏ đỏ Mạy khoai
102 Ficus trivia Vỏ mản
26. Myristicaceae Họ Máu chó
103 Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó
27. Myrtaceae Họ Sim
104 Syzygium chanlos Trâm tía
28. Oxalidaceae Họ Chua me đất
105 Averrhoa carrambola Khế Mác phường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
29. Rhizophoraceae Họ Đƣớc
106 Carallia brachiata Trúc tiết
30. Rosaceae Họ Hoa hồng
107 Prunus arborea Xoan đào
31. Rubiaceae Họ Cà phê
108 Randia spinosa Găng rừng
109 Wendlandia paniculata Hoóc quang Khảo quang
110 Aidia oxyodonta Mãi táp
111 Euodia bodinieri Thôi tranh Mạt vài
112 Hymenodiction oricense Vỏ rụt
32. Rutaceae Họ Cam
113 Acronychia pedunculata (L.) Miq. Bưởi bung
114 Zanthocylum armatum Xẻn hương Khén
33. Sabiaceae Họ Thanh phong
115 Meliosma simplicifolia ssp. Fordii Phổi bò
34. Sapindaceae Họ Bồ hòn
116 Sapindus saponaria Bò hòn Mác hón
117 Paranephelium spirei Kẹn mạy kẹn
118 Dimocarpus fumatus Nhãn rừng
119 Pomecylon pinnata Sâng
120 Nephelium cuspidatum Thiều rừng Nghiều buân
35. Sapotaceae Họ Sến
121 Ebehardtia tonkinensis Cồng sữa Chạ túm
36. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó
122 Paulownia fortunei Hông
37. Simplocaeae Họ Dung
123 Symplocos cochinchinensis Dung
124 Symplocos laurina var.acuminata Dung giây
38. Sonneratiaceae Họ Phay
125 Duabanga grandiflora Phay
39. Sterculiaceae Họ Trôm
126 Commersonia bartramia (L.) Merr. Hu đen Mạy mòn
127 Pterospermun heterophyllum Lòng mang Tậu lài
40. Styracaceae Họ Bồ đề
128
Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex
Hardw Bồ đề
41. Theaceae Họ Chè
129 Eurya japonnica Chè đuôI lươn
130 Schima wallichii (DC) Korth. Vối thuốc Khảo cài
42. Tiliaceae Họ Đay
131 Grewia panicula Roxb Mé cò ke
132 Gironniera subaequalis Ngát
43. Ulmaceae Họ Du
133 Celtis sinensis Sếu
44. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
134 Callicarpa arborea Bông bạc Mác hủ (bioóc khao)
135 Vitex quinata F.N. Will. Đẻn 5 lá
136 Callicarpa macrophylla Tu hú lá lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY GỖ TRONG TRẠNG THÁI RỪNG IIIa1
TT Tên Latinh Tên Việt Nam Tên địa phương
1. Actindiaceae Họ Dƣơng đào
1 Sauraui napaulensis Nóng sổ
2. Alangiaceae Họ Thôi ba
2 Alangium chinensis (Lour.) Rehd. Thôi ba Cáp pa
3. Altingiaceae Họ Tô hạp
3 Liquidambar formosana Hance Sau sau Mạy sâu
4. Anacardiaceae Họ Xoài
4 Allospondias lakonensis Dâu da xoan Mác sỏ
5 Dratomelum duperreanum Sấu Mạy phát
6 Toxicodendron succedanea Sơn ta Mạy lặc
7
Choerospondias axillaris (Roxb.)
Burtt. et Hill. Xoan nhừ Mạy mừ
5. Annonaceae Họ Na
8 Xylopia vielana Dền
9 Polyalthia cerasoides Benth Nhọc
6. Apocynaceae Họ Trúc đào
10 Wrigtia pubescens R.Br. Thừng mực lông
11 Wrigtia levis Hook.f. Thừng mực mỡ
12 Tabernaemontana bovina Thừng mực trâu
13 Strophanthus divaricatus Sừng dê
14 Wrigtia annanensis Thừng mực Mạy mục
7. Aquifoliaceae Họ Nhựa ruồi
15 Ilex rotunda Thumb. Vỏ dụt
8. Araliaceae Họ Ngũ gia bì
16 Schefflera heptaphylla Đáng chân chim
17 Trevesia palmata (Roxb.) Vis. Đu đủ rừng Mạy lang
9. Betulaceae Họ Cáng lò
18 Betula alnoides Cáng lò May càng lồ
10. Bignoliaceae Họ Đinh
19 Oroxylum indicum Núc nác
11. Burseraceae Họ Trám
20 Canarium bengalense Trám ba cạnh
21 Canarium tonkinensis Trám chim
22
Canarium tramdendum Dai. &
Yakof. Trám đen
23 Canarium album Raeusch. Trám trắng
12. Clusiaceae Họ Măng cụt
24 Garcinia oblongifolia Bứa
25 Garcinia multiflora Champ. Dọc
26 Garcinia fagraeoides Trai lý
13. Dilleniaceae Họ Sổ
27 Dillenia turbinata Lọng bàng Chạ túm
14. Ebenaceae Họ Thị
28 Diospyros decandra Thị rừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
15. Elaeocarpaceae Họ Côm
29 Eleaocarpus petiolatus Côm
30 Elaeocarpus stipulaceus Côm lá kèm
31 Elaeocarpus sadubius A. DC. Côm tầng
32 Eleaocarpus floribundus Côm trâu
16. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
33 Mallotus cochinchinensis Ba soi Tậu đeng
34 Baccaurea ramiflora Dâu da đất
35 Chaetocarpus castanocarpus Dạ nâu
36 Macaranga denticulata Lá nến
37 Sapium discolor Sòi tía Vắn ve
38 Aporosa villosa Thẩu tấu Mạy ngăm
39 Vernicia montana Lour. Trẩu
40 Endospermum chinense Vạng trứng
17. Fabaceae Họ Đậu
41 Peltophorum pterotecarpum Lim vang
42 Peltophorum tonkinensis A. Chev. Lim xẹt
43 Archidendron clypearia Mán đỉa thường
44 Archidendron lucidum Mán đỉa trâu
45 Mimosa sp Muồng
46 Archidendron balansae Phân mã
47 Ormosia balansae Ràng ràng mít
49 Saraca dives Vàng anh Mạy mạ
50 Erythrina variegata Vông nem Mạy lan
18. Fagaceae Họ Sồi dẻ
51 Castanopsis chinensis Dẻ Mạy có
52 Quercus chrysocalyx Dẻ cau
53 Castanopsis indica A. DC. Dẻ gai
54 Castanopsis phuthoensis Dẻ gai Có cạp
55 Castanopsis tonkinensis Seemem Dẻ gai bắc bộ
56 Lithocarpus proboscideus Dẻ trắng Có khỉ mu
57
Lithocarpus pseudosundaicus (Hick.
& Cam.) A. Cam. Dẻ xanh
58 Castanopsis tesselata Sồi dẻ
59 Lithocarpus proboscideus Sồi lá bạc
60 Lithocarpus sphaerocarpus Sồi xanh
61 Lithocarpus sp Sồi gai Có lạng
62 Castanopsis cerebrina Barnett. Sồi phảng
63 Quercus sp Sồi trụ
64 Quercus variabilis Blume Sồi xanh
19. Hypericaeae Họ Ban
65 Cratoxylon prunifloum Đỏ ngọn
66 Cratoxylon cochinchinensis Thành ngạnh Mạy khỷu
20. Ixonanathaceae Họ Hà nu
67 Ixonathes reticulata Hà nu
21. Juglandaceae Họ Hồ đào
68 Engehardtia roxburghiana Chẹo Mạy pèo
22. Lauraceae Họ Long não
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
69 Metula alnoides Cà lồ Mạy que nậm
70 Machilus sp Chắp xanh
71 Cinnamomum iners Reinw. De hương
72 Machilus oreophylla Kháo Mạy khảo
73 Machilus sp Kháo lá dài
74 Machilus sp Kháo lá lớn
75 Machilus sp Kháo trắng
76 Machilus sp Kháo vàng
77 Machilus thunbergii Sieb.ex Zucc. Kháo tầng
78 Machilus odoratissima Kháo cuống to
79 Phoebe hungoensis Kháo nhớt
80 Cryptocarya delsifolia Mò lông
81 Phoebe euneata Mò lá lớn
82 Litsea polyantha Mò lá tròn
83 Cryptocarya lanticellata Nanh chuột Quẻ khung
84 Cinnamomum obtusifolium Re bầu Quẻ mu
85 Cinnamomum parthenoxylum Re xanh
23. Magnoliaceae Họ Ngọc lan
86 Tsoongiodendron odoum Giổi Mạy lồm
87 Michelia balansae (A. DC.) Dandy Giổi lông
88 Manglietia conifera Mỡ
24. Malvaceae Họ Bông
89 Hibicus sp Nhâng nháo
25. Meliaceae Họ Xoan
90 Alphanamixis polystachya Gội trắng
91 Khukrasia tabularis Lát hoa
92 Chisocheton paniculatus Quếch tía
93 Toona surenii (Blume) Merr Trương vân
26. Moraceae Họ Dâu tằm
94 Streblus macrophyllus Mạy tèo Mạy tèo
95 Ficus variegata Ngõa lông Mạy ngoà
96 Antiaris toxicaria Sui
97 Ficus lacor Sung rừng Mạy đứa
98 Ficus racemosa Sung rừng
99 Ficus trivia Vỏ mản Mạy mản
100 Ficus aucurilata Vả rừng
101 Artocarpus styracifolius Vỏ đỏ Mạy khoai
27. Myristiceae Họ Máu chó
102 Knema confera Máu chó lá nhỏ
28. Myrtaceae Họ Sim
103 Syzygium chanlos Trâm tía
104 Syzygium wightianum Tràm trắng Chạ chè
105 Syzygium cumini (L.) Druce. Trâm vối
106
Cleistocalyx operculatus (Roxb.)
Merr. et Perry. Vối rừng Mạy xả bốc
29. Oleaceae Họ Nhài
107 Osmanthus matsumuranus Vỏ sạn
30. Proteaceae Họ Cơm vàng
108 Heliciopsis lobata Đúng Mừ phi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
31. Rosaceae Họ Hoa hồng
109 Prunus arborea Xoan đào
32. Rubiaceae Họ Cà phê
110 Randia spinosa Găng rừng
111 Neolamarckia cadamba Gáo
112 Wendlandia paniculata Hoóc quang Khảo quang
113 Aidia oxyodonta Mãi táp
33. Rutaceae Họ Cam
114 Melicope pteleifolia Ba chạc
115 Acronychia pedunculata Bòng rừng
34. Sapindaceae Họ Bồ hòn
116 Sapindus saponaria L. Bồ hòn Mác hón
117 Nephelium chryceum L. Chôm chôm rừng Nghiều bân
118 Paranephelium spirei Kẹn mạy kẹn
119 Dimocarpus fumatus Nhãn rừng Pái lình
120 Pomecylon pinnata Sâng
121 Emesiodeuchon chinensis Trường sâng
35. Sapotaceae Họ Sến
122 Ebehardtia tonkinensis Cồng sữa Chạ túm
36. Simplocaceae Họ Dung
123 Symplocos cochinchinensis Dung sạn
124 Symplocos laurina var.acuminata Dung giây
37. Sonneratiaceae Họ Bần
125 Duabanga grandiflora Phay
38. Sterculiaceae Họ Trôm
126 Pterospermun heterophyllum Lòng mang Tậu lài
39. Styracaceae Họ Bồ đề
127
Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex
Hardw Bồ đề
40. Theaceae Họ Chè
128 Eurya japonnica Chè đuôi lươn
129 Schima wallichii (DC) Korth. Vối thuốc Khảo cài
41. Tiliaceae Họ Đay
130 Grewia panicula Roxb Mé cò ke Mạy bảnh
42. Ulmaceae Họ Du
131 Gironniera subaequalis Ngát
132 Celtis sinensis Sếu
43. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
133 Callicarpa arborea Cúc gỗ
134 Callicarpa macrophylla Tu hú lá lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111
DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY GỖ TRONG TRẠNG THÁI RỪNG VẦU-GỖ
TT Tên Latinh Tên Việt Nam Tên địa phƣơng
1. Alangiaceae Họ Thôi ba
1 Alangium chinense (Lour.) Harms Thôi ba Cáp pa
2 Alangium sp Thôi ba lá dầy
2. Anacardiaceae Họ Xoài
3 Choerospondias axillaris Xoan nhừ Mạy mừ
3. Burseraceae Họ Trám
4 Canarium album Trám trắng Mạy cưởm
5 Canarium tonkinensis Trám chim Cưởm nộc
4. Clusiaceae Họ Măng cụt
6 Garcinia oblongifolia Bứa Mạy bửa
5. Dilleniaceae Họ Sổ
7 Dillenia turbinata Lọng bàng
6. Elaeocarpaceae Họ Côm
8 Eleaocarpus chinensis Côm lá nhỏ
9 Eleaocarpus floribundus Côm trâu
10 Eleaocarpus griffithii Côm tầng
11 Eleaocarpus stipularis Côm lá kèm Mạy mủn
7. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
12 Aporosa villosa Thẩu tấu Mạy ngăm
13 Baccaurea ramiflora Dâu da đất
14 Claoxylon indicum Lộc mại Chạ an
15 Croton tiglium Bã đậu
16 Endospermum chinense Vạng trứng
17 Macaranga denticulata Lá nến Tậu lương
18 Mallotus barbatus Bùm bụp Tậu
19 Mallotus cochinchinensis Ba soi Tậu đeng
20 Mallotus paniculatus Ba bét
21 Phyllantus emblica Me rừng Mác kham
22 Sapium discolor Sòi tía Vắn ve
23 Sapium sebiferum Sòi trắng
24 Vernicia montana Trẩu Mạy trau
8. Fabaceae Họ Đậu
25 Dalbergia sp Sưa vẩy ốc
26 Ormosia balansae Ràng ràng mít Đi mi
27 Ormosia henryi Ràng ràng lông
28 Ormosia pinnata Ràng ràng xanh
29 Adenanthera microsperma Muồng ràng ràng
30 Archidendron balansae Phân mã
31 Archidendron chevalieri Phân mã tuyến mờ
32 Archidendron clypearia Mán đỉa thường
33 Archidendron robinsonii Phân mã tuyến nổi
34 Gymnocladus angustifolius Cổng mộ Phắc lịn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112
35 Peltophorum pterotecarpum Lim xẹt
36 Zenia insinis Chun Muồng trắng
9. Fagaceae Họ Sồi dẻ
37 Castanopsis cerebrina Sồi phảng
38 Castanopsis chinensis Dẻ Mạy có
39 Castanopsis indica Dẻ gai ấn độ Có cạp
40 Castanopsis phuthoensis Dẻ gai Phú thọ Có cạp
41 Castanopsis tesselata Sồi dẻ
42 Lithocarpus proboscideus Dẻ trắng Có khỉ mu
43 Lithocarpus sp Dẻ xanh
44 Lithocarpus sp Sồi gai Có lạng
45 Lithocarpus sphaerocarpus Sồi xanh
46 Lithocarpus ducampii Dẻ đỏ
47 Quercus sp Sồi
10. Hypericaeae Họ Ban
48 Cratoxylon cochinchinensis Thành ngạnh Mạy pèo
11. Ixonanathaceae Họ Hà nu
49 Ixonathes reticulata Hà nu
12. Juglandaceae Họ Hồ đào
50 Engehardtia roxburghiana Chẹo tía Mạy peo
13. Lauraceae Họ Long não
51 Alseodaphne tonkinensis Sũ lông
52 Cinnamomum obtusifolium Re bầu Quẻ mu
53 Cinnamomum parthenoxylum Re hương
54 Cinnamomum tonkinensis Re xanh
55 Cryptocarya lanticellata Nanh chuột Quẻ khung
56 Litsea polyantha Mò lá tròn
57 Phoebe sp Kháo lá dài
14. Meliaceae Họ Xoan
58 Alphanamixis polystachya Gội tẻ Mạy chủ
59 Chisocheton paniculatus Quếch tía Hăm căng
60 Melia azenazach Xoan ta
15. Moraceae Họ Dâu tằm
61 Artocarpus styracifolius Vỏ đỏ
62 Braussonettia papyrifera Dướng
63 Ficus aucurilata Vả
64 Ficus lacor Sung rừng
65 Ficus sp Bọ ngứa Đưa nộc
66 Ficus trivia Vỏ mản Mạy mản (Khoai mu)
67 Ficus variegata Ngoã lông
16. Myristiceae Họ Máu chó
68 Knema confera Máu chó lá nhỏ
17. Proteaceae Họ Cơm vàng
69 Helicia tonkinensis Mạ xưa
18. Rosaceae Họ Hoa hồng
70 Prunus arborea Xoan đào Mạy hiêng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113
19. Rubiaceae Họ Cà phê
71 Aidia oxyodonta Mãi táp
72 Canthium horrdium Găng thạch
73 Neolamarckia cadamba Gáo Mạy lịn
74 Neonauclea purpurea Gáo quả nhỏ
75 Randia spinosa Găng rừng
76 Wendlandia paniculata Hoắc quang Khảo quang
20. Rutaceae Họ Cam
77 Acronychia pedunculata Bưởi bung
78 Euodia bodinieri Thôi chanh
79 Tetradium ruticarpum Hồng bì rừng
80 Zanthocylum armatum Xẻn hương
21. Sapindaceae Họ Bồ hòn
81 Dimocarpus fumatus Nhãn rừng
82 Nephelium chrseum Blume Trường vải Mác cại
83 Nephelium cuspidatum Chôm rừng Nghiều buân
84 Paranephelium spirei Kẹn mạy kẹn
85 Pavieasia annamensis Trường mật
86 Pomecylon pinnata Sâng
22. Sapotaceae Họ Sến
87 Ebehardtia tonkinensis Cuống sữa
88 Madhuca sp Sến
23. Saurauiaceae Họ Dƣơng đào
89 Sauraui napaulensis Nóng sổ
24. Simarubaceae Họ Thanh thất
90 Ailanthus triphysa Thanh Thất
25. Simplocaeae Họ Dung
91 Symplocos laurina var.acuminata Dung sạn
92 Symplocos cochinchinensis Dung
26. Sonneratiaceae Họ Bần
93 Duabanga grandiflora Phay
27. Sterculiaceae Họ Trôm
94 Pterospermun heterophyllum Lòng mang Tậu lài
95 Sterculia alata Sảng Mạy tảng
28. Styracaceae Họ Bồ đề
96 Styrax sp Bồ đề trâu
97 Styrax tonkinensis Bồ đề
29. Ulmaceae Họ Du
98 Gironniera subaequalis Ngát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114
Danh lục thực vật rừng nghèo 2 huyện
STT Tên khoa học Tên loài VN
Tên địa
phƣơng
Angiospermae Nganh hạt kín
Dicotyledoneae Lớp 2 lá mầm
1.Alangiaceae Họ Thôi ba
1 Alangium chinense(Lour.) Harms Thôi ba Cáp pa
2 Alangium sp Tiêng
3 Liquidambar rmosana Hance Sau sau Mậy sâu
2.Anacardiaceae Họ. Xoaì
4 Allospondias lakonensis Dâu da xoan Mác soỏ
5 Choerospondias axillaris Xoan nhừ May mừ
6 Dratomelum duperreanum Sấu Mạy phát
7 Mangifera sp QuÐo
8 Rhus chinensis Muối Maỵ piệt
9 Toxicodendron succedanea Sơn ta Mạy lặc
3. Anonaceae Na
10 Polyalthia cerasoides Benth Nhọc
11 Polyalthia nemoralis DC. Nhọc đen
12 Polyalthia sp Nhọc lá to Mạy quẻo
13 Polyanthia serasoides Nhọc lá nhỏ
14 Xylopia vielana Dền
4.Apocynaceae Trúc đào
15 Alstonia scholaris Sữa
16 Madhuca sp SÕn
17 Wrigtia annanensis Thừng mực Mạy mục
18 Wrigtia levis Hook.f. Thừng mực mỡ Mạy mục
19 Wrigtia pubescens R.Br. Thường mực lông Mạy mục
20 Tabernaemonyana perre ex Pit. Lài châu
5.Aquifoliaceae Trâm bùi (nhựa ruồi)
21 Gomphandra sp Rụt
22 Ilex cymosa Nhùa ruåi
6.Araliaceae Hoa tán (Ngũ gia bì)
23 Aralia chinensis Thông mộc
24 Schefflera octophylla Đáng dù Poót tảng
25 Schefflera heptaphylla Chân chim
26 Trevesia palmata (Roxb.) Vis. Đu đủ rừng Mạy lang
27 Tetrapanax papyriferus (Hook.) K. Thông thảo
7.Betulaceae Cáng lò
28 Betula alnoides Cáng lò
8.Bignoliaceae Đinh
28 Fernandoa brilletii Đinh thối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115
30 Markhamia cauda-felina Kè đuôi dông Mạy ke
31 Oroxylum indicum Núc nác Mạy ca
32 Radermachera ignea Boọc bịp Boong bíp
9.Burceraeceae Trám
33 Canarium bengalense Trám 3 cạnh Cửơm liếm
34 Canarium tonkinensis Trám chim Cươm nộc
35 Canarium tramdenum Trám đen Cưởm
36 Canarium album Trám trắng mác bây
10.Caesalpiniacae Vang
37 Gymnocladus angustifolius Còng mạ(Lá thắm) Phác lịn
38 Lysidice rhodosteria Mý Mạy héc
39 Peltophorum pterotecarpum Lim vang
40 Saraca dives Vàng anh Mạy mạ
41 Zenia insinis Chun Muồng trắng (Tràm trắng) Mạy tràm
11.Clusiaceae Măng cụt
42 Garcinia cowa Tai chua
43 Garcinia oblongifolia Bứa Mác bửa
44 Garcinia multiflora Dọc
45 Garcinia tinctoria Hồng pháp Mác lụ
46 Garcinia fagraeoides Trai lý
12.Dilleniaceae Sổ
47 Dillenia turbinata Lọng bàng Trạ túm
48 13.Ebenaceae Thị
49 Diospyros decandra Thị
50 Diospyros sp ThÞ rõng Mạy lọa
14.Elaeocarpaceae Côm
51 Eleaocarpus petiolatus Côm
52 Eleaocarpus harmandii Côm lá đào Khỉ bẻ
53 Eleaocarpus stipularis Côm lá kèm Mạy mủi
54 Eleaocarpus chinensis Côm lá nhỏ
55 Eleaocarpus griffithii Côm tầng
56 Eleaocapus sylvestris Côm rừng
57 Eleaocarpus floribundus Côm trâu
15.Euphorbiaceae Thầu dầu (ba mảnh vỏ)
58 Aporosa villosa Thẩu tấu Mạy ngăm
59 Baccaurea ramiflora Giâu da đất Mạy phầy
61 Bischofia javanica Nhội Mạy phát
62 Bridelia monoica Đỏm
63 Chaetocarpus castanocarpus Dạ nâu
64 Claoxylon indicum Lộc mại Chạ an
65 Croton tiglium Bã đậu Mạy vắt
66 Deuutzianthus tonkinensis Mọ Mạy mọ
67 Endospermum chinense Vạng Mạy bá
68 Macaranga denticulata Lá nến Mạy tậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116
69 Mallotus cochinchinensis Ba soi Tậu đeng
70 Mallotus paniculatus Ba bét
71 Mallotus philippiensis Cánh kiến
72 Microdesmis caseariaae Chẩn
73 Phyllantus emblica Me rừng Mác kham
74 Sapium discolor Sòi tía Vắt ve
75 Sapium rotundifolium Sòi bàng(Sòi lá tròn)
76 sapium sebiferum Sòi trắng
77 Vernicia montana Trẩu mạy chau
16.Fabaceae Đậu (Cánh bƣớm)
78 Cassia obtusifolia L. Muồng lá tù
79 Erythrina variegata Vông nen Mạy lang
80 Ormosia balansae Ràng ràng mít Mạy đi mi
81 Ormosia henryi Ràng ràng lông Mạy đi mi
17.Fagaceae Sồi dẻ
82 Castanopsis cerebrina Sồi phảng Có khao
83 Castanopsis chinensis Dẻ
84 Castanopsis indica Dẻ gai Ấn Độ
85 Castanopsis phuthoensis Dẻ gai Có cạp
86 Lithocarpus Dẻ xanh
87 Lithocarpus Sồi gai
88 Lithocarpus corneus Sồi ghè
89 Lithocarpus proboscideus Dẻ trắng Có khỉ mu
90 Lithocarpus sphaerocarpus Sồi hương
91 Lithocarpus vestitus Sồi lông nhung
92 Lythocarpus ducampii Dẻ đỏ Có lương
93 Lythocarpus tubulosa Sồi vàng
94 Quercus chrysocalyx Dẻ cau
18.Flacourtiaceae Bồ quân (Mùng quân)
95 Flacourtia jangomas Bồ quân Mạy thin
96 Hydrocarpus anthelminthica Đại phong tử
97 Hydrocarpus ilicifolia Nang trứng
19.Hypericaeae Ban ( Lành ngạnh)
98 Cratoxylon cochinchinensis Thành ngạnh
99 Cratoxylon prunifloum Đỏ ngọn pèo đeng
20.Icacinaceae Thụ đào
100 Lodes ovalis Mộc thông ta
21.Ixonanathaceae Hà nu
101 Ixonathes reticulata Ha nu(Dân cốc)
102 Juglandaceae Hồ đào (Óc chó)
103 Engehardtia roxburghiana Chẹo tía Mạy peo
22.Lauraceae Re (Long não)
104 Alseodaphne lanuginosa Sụ lông
105 Cariodaphnopsis tonkinensis Cà lồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117
106 Cinnadenia paniculata Kháo nhớt Mạy khảo
107 Cinnamomum tetragonum Re đỏ Que hương
108 Cinnamomum obtusifolium Re bầu
109 Cinnamomum parthenoxylum Gù hương
110 Cinnamomum tamala Re hương
111 Cryptocarya hainanensis Mò
112 Cryptocarya lanticellata Nanh chuột Quẻ khung
113 Cryptocarya sp Mò lông
114 Lisea cubeba Màng tang
115 Litsea glutinosa Bời lời nhớt
116 Litsea polyantha Mò lá nhỏ
117 Litsea sp Mò lá tròn Mạy mý
118 Machilus bonii kháo vàng Mạy khảo
119 Machilus leptophylla Kháo lá nhỏ(khảo)
120 Machilus odoratissima Kháo
121 Machilus oreophylla Chắp
122 Machilus sp Kháo cuống to
123 Machilus sp Kháo lá dài
124 Machilus sp Kháo lá nhỏ
125 Machilus sp Kháo xanh(lá dài)
23.Magnoliaceae Ngọc lan
126 Manglietia conifera Mỡ
127 Manglietia davidiana Vàng tâm Giổi mỡ
128 Michelia balansae Giổi Lầm mác
129 Paramichelia bailloniiense Giổi găng
130 Tsoongiodendron odoum Giổi lụa Mạy Lồm
24.Meliaceae Xoan
131 Chương vân Toona surenii
132 Alphanamixis polystachya Gội trắng Mạy chủ
133 Chisocheton paniculatus Quyếch tía Hăm căng
134 Dysoxilum binectariferum Lát xoan(chặc khế) Dằm phàng
135 Khukrasia tabularis Lát hoa Mạy dằm
136 Melia azenazach Xoan ta
25.Mimosaceae Trinh nữ
137 Adenanthera microsperma Muồng ràng ràng Mạy khuyết
138 Archidendron balansae Cứt ngựa Ham mạ
139 Archidendron clypearia Mán đỉa
140 Archidendron lucidum Mán đỉa trâu
141 Samanea saman Muồng ngủ Mạy lêềm
142 Samanea sp Muồng
26.Moraceae Dâu tằm
143 Antiaris toxicaria Sui
144 Artocarpus sp Mít rừng Chạ sảm
145 Artocarpus styracifolius Vỏ đỏ mạy khoai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118
146 Ficus aucurilata Vả rừng
147 Ficus lacor Sung rừng
148 Ficus racemosa Sung
149 Ficus sp Bọ ngứa Đưa nộc
150 Ficus tinctoria Đa lá lệch Mác nọt
151 Ficus trivia Vỏ mản Khoai mu
152 Ficus variegata Ngoã lông (ngoã rừng)
153 Ficus vasculosa Cây đa
27.Myrsinaceae Đơn nen
154 Ardisia lindleyana Trọng đũa
155 Maesa perlarius Đơn nem
28.Myristiceae Máu chó
156 Horsphieldia amygdalina Máu chó
157 Knema confera Máu chó lá nhỏ
39.Myrtaceae Sim
158 Cleistocalyx operculatus Vối rừng
159 Syzygium chanlos Trâm tía
160 Syzygium cinereum Trâm
161 Syzygium polyanthum Sắn thuyền(trâm sắn)
162 Syzygium wightianum Trâm trắng Chạ chè
30.Oleaceae Nhài ( Lài)
163 Osmanthus matsumuranus Vỏ sạn
31.Oxalidaceae Chua me đất (Me đất)
164 Averrhoa carrambola Khế Mạy phường
32.Proteaceae Chẹo thui(Cơm vàng)
165 Heliciopsis lobata Đúng Mừ phi
33.Rhizophoraceae Đƣớc
166 Carallia brachiata Trúc tiết
167 Carallia lucida Răng cá
34.Rosaceae Hoa hồng
168 Prunus arborea Xoan đào
35.Rubiaceae Cà phê
169 Neolamarckia cadamba Gáo Mạy cáng dào
170 Wendlandia paniculata Hoóc quang mạy khảo quang
171 Wendlandia tinctoria Hoóc quang
172 Aidia oxyodonta Mãi táp
173 Randia spinosa Găng
174 Neonauclea purpurea Gáo quả nhỏ(Vàng kiên)
36.Rutaceae Cam (Cam quýt)
175 Acronychia pedunculata Bưởi bung
176 Melicope pteleifolia Ba chạc
177 Euodia bodinieri Thôi chanh Mạt vài
178 Tetradium ruticarpum Hồng bì rừng
179 Zanthocylum armatum Xẻn hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119
37.Sapindaceae Bồ hòn
180 Dimocarpus fumatus Nhãn rừng
181 Nephelium chrseum Bl Trường chua Mác cại
182 Nephelium cuspidatum Thiều rừng Nghiều buân
183 Paranephelium spirei kẹn mạy kẹn
184 Pavieasia annamensis Trường mật
185 Sapindus saponaria Bò hòn Mạy hón
38.Sapotaceae Sến
186 Ebehardtia tonkinensis Cồng sữa Trạ túm
39.Saurauiaceae(Actindiaceae) Nóng sổ (Dƣơng đào)
187 Sauraui napaulensis Nóng sổ Mác mầu
40.Scrophulariaceae Hoa nõm sói
188 Paulownia fortunei Hông
Simarubaceae Thanh thất
189 Ailanthus triphysa Thanh thất
41.Simplocaeae Dung
190 Symplocos cochinchinensis Dung
191 Symplocos laurina var.acuminata Dung giấy
192 Symplocos lancifolia Dung lá nhỏ Mạy lồôm tâu
42.Sonneratiaceae Phay (Bần)
193 Duabanga grandiflora Phay
43.Sterculiaceae Trôm
194 Pterospermun heterophyllum Lòng mang Tậu lài
195 Pterospermun truncatolobatum Lòng mang tía Mạy thin
196 Sterculia alata Sảng Mạy tảng
197 Commersonia bartramia Hu đen Mạy mòn
44.Styracaceae Bồ đề
198 Styrax tonkinensis Bồ đề
45.Theaceae Chè
199 Anneslea fragran Chè rừng
200 Eurya japonnica Súm, cứt sắt
201 Schima wallichii Choisyii Vối thuốc Khảo cài
46.Tiliaceae Đay
202 Grewia panicula Roxb Mé cò ke mác bảnh
47.Ulmaceae Du
203 Celtis sinensis Sếu
204 Gironniera subaequalis Ngát
205 Trema orientalis Hu đay Mạy hu
48.Verbenaceae Cỏ roi ngựa (Tếch)
206 Callicarpa arborea Bông bạc (Tu hú gỗ) Bióoc khao
207 Callicarpa dichotoma Tu hú lá nhỏ Sáy pia
208 Callicarpa macrophylla Tu hú lá to
209 Vitex trifolia Đẻn 3 lá
210 Vitex quinata F.N. Will. Đẹn 5 lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120
Monocotyledoneae Lớp 2 lá mầm
1.Arecaceae Cau dừa
1 Livistonia cochinchinensis Mart Cọ
2 Arenga pinnata Đao, Đoác, Búng báng May tao
2.Poaceae Họ Hòa thảo (Cỏ)
3 Indosasa crassiflora Vầu Mạy pau
4 Neohouzeana dulloa nứa Mạy lịa
5 Phyllustachys pubecens Trúc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121
Phụ lục 03.Chất lƣợng cây tái sinh trong các trạng thái ở các khu vực
Trạng thái Khu vực Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Mật độ
Ic
H. Bạch Thông 12.5 26.5 61.45 2213
H. Chợ Đồn 41.51 26.42 32.08 1413
Trung bình 1.813
IIa
H. Bạch Thông 15.98 33.2 50.82 6506
H. Chợ Đồn 33.11 31.76 35.14 3947
Trung bình 5.226
IIb
H. Bạch Thông 46.01 36.81 17.18 4347
H. Chợ Đồn 32.31 40.77 26.92 3467
Trung bình 3.907
IIIa1
H. Bạch Thông 31.25 28.47 40.28 3840
H. Chợ Đồn 32.8 32.8 34.4 3333
Trung bình 3.586
Vầu – gỗ
H. Bạch Thông 26.86 37.31 35.82 1787
H. Chợ Đồn 25.64 37.18 37.18 2080
Trung bình 1.933
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122
Danh lục cây bụi, thảm tƣơi của 2 huyện
TT Loài TT Loài TT Loài TT Loài TT Loài
1
ba kích
24
Cỏ rác
48
đơn nem
72
mua bò
96 thiên niên
kiên
2
bạc thau
25
cỏ tranh
49 đũm hương
trứng
73
muồng lá tù
97
thiều đất
3 bách bộ 26 cỏ xước 50 dương xỉ 74 ngải cứu 98 thóc lép
4
bạch đồng nữ
27
củ bấu
51 dưong xỉ
thường
75
nhân trần
99
tiết dê
5 bìm bìm 28 củ mài 52 gắm 76 nhàu 100 trọng đũa
6
bình vôi
29
củ nâu
53 gối hạc(mạy
chia)
77
nưa
101
Tử châu
7 bồ cu vẽ 30 cúc áo 54 guột 78 quyển bá
8
Bò khai
31
cứt lợn
55
hà thủ ô trắng
79 quyết trăng
non
9 bòng bong 32 dạ cảm 56 hèo 80 rất lông
10 bóng nước 33 đại bi 57 ké hoa đào 81 rất na
11 bọt ếch 34 Đao 58 kim tuyến 82 rau đắng
12 bướm trắng 35 dây ba chẽ 59 lá dong 83 rau gai
13 cà gai 36 dây ba lô 60 lài châu 84 ráy
14 câu đằng 37 Dây bướm trắng 61 Lấu 85 ráy đứng
15 chăc chìu 38 dây chặc chìu 62 mã tiền 86 ráy leo
16 chè rừng 39 Dây cháy rừng 63 mây nếp 87 sa nhân
17 chít 40 dây dất 64 móc đùng đình 88 sa nhân đất
18
chung quân
41
dây gắm
65
mộc thông ta
89 Sa nhân
thiên
19 chuối rừng 42 dáy leo 66 móng bò 90 sắn dây rừng
20 cọ 43 dây mật 67 móng bò đỏ 91 sặt (pầu lỳ)
21
cỏ lá tre
44
dây rất
68 móng bò hoa
tranh
92
sim
cỏ lào 45 dây xanh 69 móng ngựa 93 song bột
23 cỏ rác 46 đom đóm 70 mua 94 sống rắn
47 dớn đen 71 mua bà 95 thìa canh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123
Phụ lục 04. Kết quả điều tra phẫu diện đất
Kết quả điều tra phẫu diện đất khu vưc Bạch Thông
TT Ô phẫu
diện
Trạng thái Chất lƣợng đất Ghi chú
Tốt Trung
bình
Xấu
1 3 IC //
2 6 IC //
3 8 IC //
4 2 IIA //
5 9 IIA //
6 11 IIA //
7 1 IIB //
8 7 IIB //
9 14 IIB //
10 4 IIIA1 //
11 5 IIIA1 //
12 15 IIIA1 //
13 10 Gỗ nứa //
14 12 Gỗ nứa //
15 13 Gỗ nứa //
Tổng 6 9
Kết quả điều tra phẫu diện đất khu vƣc Chợ Đồn
TT Ô phẫu
diện
Trạng thái Chất lƣợng đất Ghi chú
Tốt Trung
bình
Xấu
1 1 IC //
2 4 IC //
3 5 IC //
4 9 IIA //
5 10 IIA //
6 13 IIA //
7 2 IIB //
8 8 IIB //
9 12 IIB //
10 11 IIIA1 //
11 14 IIIA1 //
12 15 IIIA1 //
13 3 Gỗ nứa //
14 6 Gỗ nứa //
15 7 Gỗ nứa //
Tổng 6 6 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124
Tổng hợp độ dốc các ÔTC
TT OTC Bạch thông Chợ Đồn
1 30 25
2 35 30
3 28 35
4 30 25
5 35 25
6 30 25
7 30 30
8 30 30
9 30 25
10 35 25
11 40 30
12 30 25
13 20 20
14 30 35
15 35 40
TB 31 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125
Phụ lục 5: Bảng danh lục các loài cây mục đích lựa chọn
Danh lục các loài cây cần khoanh nuôi phục hồi rừng
Tên Việt Nam Tên địa phương Tên khoa học Họ
Xoan nhừ Mạy mừ Choerospondias axillaris Anacardiaceae
Thừng mực Mạy mục Wrigtia levis Hook.f. Apocynaceae
Cáng lò Betula alnoides Betulaceae
Trám trắng Mác bây Canarium album Burceraceae
Trám đen Cưởm Canarium tramdenum Burseraceae
Lim vang Peltophorum pterotecarpum Caesanpiniaceae
Dọc Garcinia multiflora Clusiaceac
Bứa mạy bửa Garcinia oblongifolia Clusiaceac
Táu mật Vatica odorata ssp. Dipterocarpaceae
Vạng chứng Mạy bá Endospermum chinense Euphorbiaceae
Ràng ràng mít Đi mi Ormosia balansae Fabaceae
Dẻ Có Fagaceae spp Fagaceae
Re Que Cinnamomum spp Lauraceae
Kháo vàng Khảo Machilus bonii Lauraceae
Giổi lụa Lầm Tsoongiodendron odoum Magnoliaceae
Giổi bà Lầm Michelia balansae Magnoliaceae
Xoan ta Melia azenazach Meliaceae
Xoan mộc Dằm phàng Dysoxilum binectariferum Meliaceae
Máu chó Horsphieldia amygdalina Myristicaeae
Trâm trắng Cha chè Syzygium wightianum Myrtaceae
Sến mật Madhuca pasquieri Sapotaceae
Phay Duabanga grandiflora Sterculiaceae
Lòng mang Pterospermum heterophyllum Sterculiaceae
Bồ đề Styrax tonkinensis Styracaceae
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126
Danh lục các loài cây mục đích phục vụ cải tạo rừng
Tên Việt Nam Tên địa phƣơng Tên khoa học Họ
Xoan nhừ Mạy mừ Choerospondias axillaris Anacardiaceae
Sấu Mạy chủ Dratomelum duperreanum Anacardiaceae
Trám trắng Mác bây Canarium album Burceraceae
Trám đen Cưởm Canarium tramdenum Burceraceae
Tông dù Mạy sao Toona sinensis Dipterocarpaceae
Ràng ràng mít Mạy đi mi Ormosia balansae Fabaceae
Dẻ Có Fagaceae spp Fagaceae
Quế Cinnamomum cassia Lauraceae
Re Cinnamomum spp Lauraceae
Mỡ Mangglietia glauca Magnoliaceae
Giổi Tsoongiodendron odoum Magnoliaceae
Xoan ta Melia azenazach Meliaceae
Lát hoa Khukrasia tabularis Meliaceae
Keo tai tượng Acacia mangium Mimosaceae
Keo lai Acacia mangium x auriculiformis Mimosaceae
Bồ đề Styrax tonkinensis Styracaceae
Chè san tuyết Camellia sinensis var. assamica Theaceae
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9217.pdf