Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai

Tài liệu Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai: ... Ebook Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai

pdf95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- O0O------------ NGUYỄN LINH QUANG NGHIÊN CỨU CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT RUỘNG KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƢỚC TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI - TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành : Trồng trọt Mã số : 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS Nguyễn Thế Đặng Thái nguyên, 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiờn cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đó đƣợc cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bầy trong luận văn đó đƣợc ghi rừ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2007 Tác giả Nguyễn Linh Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể cá nhân, các cơ quan và địa phƣơng nơi thực hiện đề tài. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Đặng và tập thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân thành cảm ơn UBND Thành phố Lào Cai, UBND các xã nơi thực hiện đề tài, Trƣờng Trung cấp Nghề tỉnh Lào Cai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, phòng Kinh tế Thành phố, phòng Nội vụ Thành phố, phòng Tài nguyên môi trƣờng Thành phố, phòng Thống kê Thành phố, Trạm khuyến nông Thành phố, Trạm Khí tƣợng – Thuỷ văn, và đặc biệt là các hộ nông dân tham gia triển khai thử nghiệm Tập thể cán bộ khoa SĐH, khoa Nông học – Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn này. Xin trân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 9 tháng 10 năm 2007 Tác giả Nguyễn Linh Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC TT DANH MỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 3 3. Yêu cầu của đề tài 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống cây trồng 4 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng cơ cấu cây trồng 8 1.3. Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất 16 1.4. Tình hình nghiên cứu khai thác đất 1 vụ ở Việt Nam 20 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 24 2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 24 2.3. Nội dung nghiên cứu 24 2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước trên địa bàn Thành phố Lào cai. 24 2.3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước của Thành phố Lào Cai. 24 2.3.3. Đánh giá cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân hiện có trên đất ruộng không chủ động nước của các xã vùng nghiên cứu của Thành phố Lào Cai. 25 2.3.4. Tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước của nông 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 dân. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 25 2.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp của vùng nghiên cứu. 25 2.4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất ruộng không chủ động nước. 25 2.4.3. Đánh giá tiềm năng và trở ngại về cơ cấu cây trồng. 26 2.4.4. Nghiên cứu cơ cấu giống cây trồng trên đồng ruộng của nông dân. 26 2.4.4.1. Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm. 26 2.4.4.2. Bố trí thử nghiệm 26 2.4.4.3. Đánh giá lựa chọn hợp phần phù hợp 28 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 3.1. Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 30 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 30 3.1.2. Đặc điểm về đất đai 36 3.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội 40 3.1.3.1. Đặc điểm chung 40 3.1.3.2. Đặc điểm ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản 43 3.2. Thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động nƣớc 47 3.2.1. Tình hình khai thác đất ruộng không chủ động nước 47 3.2.2. Tình hình sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước 48 3.2.3. Xác định những khó khăn chính đối với việc khai thác đất ruộng không chủ động nước 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 3.3. Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 52 3.3.1. Thực trạng cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước 52 3.3.2. Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai 56 3.4. Kết quả thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 67 3.4.1. Thử nghiệm về cơ cấu giống ngô 68 3.4.2. Thử nghiệm về cơ cấu giống đậu tương 71 3.4.3. Thử nghiệm về cơ cấu giống khoai tây 73 3.4.4. Thử nghiệm về cơ cấu giống lạc 75 3.5. Tổng hợp kết quả 77 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79 4.1. KẾT LUẬN 79 4.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố ảnh hưởng tới sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước 79 4.1.2. Đánh giá thực trạng canh tác trên đất ruộng không chủ động nước 79 4.1.3. Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân và kết quả lựa chọn cây trồng cho thử nghiệm 80 4.1.4. Kết quả thử nghiệm và lựa chọn cơ cấu cây trồng 80 4.2. ĐỀ NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ STT NỘI DUNG Trang 1 Hình 3.1: Đồ thị diễn biến nhiệt độ, lƣợng mƣa, ẩm độ không khí trung bình các tháng qua 3 năm (2004-2006) 33 2 Hình 3.2: Đồ thị diễn biến diện tích cơ cấu cây trồng qua 3 năm của Thành phố Lào Cai 54 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG Trang 1 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của Thành phố Lào Cai 37 2 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Lào Cai 39 3 Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất ruộng Thành phố Lào Cai 39 4 Bảng 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố Lào Cai qua các năm 42 5 Bảng 3.5: Số lƣợng và sản lƣợng gia súc, gia cầm chủ yếu từ năm 2002 đến 2006 của Thành phố Lào Cai 44 6 Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất ruộng không chủ động nƣớc của Thành phố Lào Cai 47 7 Bảng 3.7: Những khó khăn chính đối với việc khai thác đất ruộng không chủ động nƣớc 51 8 Bảng 3.8: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 57 9 Bảng 3.9: Đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 59 10 Bảng 3.10: Đánh giá tính ổn định về năng suất, chất lƣợng, độ đồng đều của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 11 Bảng 3.11: Đánh giá tính ổn định về nguồn vật tƣ, thị trƣờng và khả năng cho giá trị kinh tế của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 62 12 Bảng 3.12: Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 64 13 Bảng 3.13: Tổng hợp xếp hạng chỉ tiêu đánh giá các cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc 66 14 Bảng 3.14 : Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống ngô và lựa chọn của nông dân 69 15 Bảng 3.15: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống đậu tƣơng và lựa chọn của nông dân 71 16 Bảng 3.16: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây và lựa chọn của nông dân 74 17 Bảng 3.17: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lạc và lựa chọn của nông dân 76 18 Lịch thời vụ gieo trồng tại vùng nghiên cứu 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất là nguồn tài nguyên không thể thiếu được đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Nhưng quỹ đất dành cho sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng có xu hướng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, do tăng dân số và thiên tai lũ lụt .... Đứng trước tình hình đó, Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang loại đất khác. Đồng thời, các địa phương cũng đang luôn chú trọng việc khai thác đất nông nghiệp sẵn có, trong đó đặc biệt là nhóm đất có độ dốc và đất ruộng một vụ ở miền núi. Đối với sản xuất nông nghiệp ở miền núi từ lâu đã gắn liền với sản xuất trên nương rẫy, tập quán sản xuất đã ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân miền núi, tập quán canh tác này đã dần làm giảm sức sản xuất của đất, do quá trình sản xuất chưa áp dụng các biện pháp bảo vệ đất đồng bộ, tình trạng sói mòn rửa trôi, sạt lở đất, dẫn đến tài nguyên đất bị thoái hoá. Mặt khác trước sức ép về dân số nhu cầu sản phẩm nông nghiệp ngày một tăng cao, vì vậy vấn đề khai thác triệt để tiềm năng đất đai và sức sản xuất của đất là vấn đề cần thiết và cấp bách. Song việc khai thác đất đai phải đảm bảo canh tác lâu bền gắn liền với bảo vệ môi trường. Để hạn chế những thiên tai bất thường, giảm thiểu tình trạng thoái hoá đất, Nhà nước đã có những quy định pháp lý, nghiêm cấm tình trạng phá rừng làm nương dẫy tại các vùng miền núi, đưa việc sản xuất trên đất nương rẫy vào quản lý chặt chẽ. Trước thực trạng trên để đảm bảo vấn đề lương thực cho người nông dân miền núi và xã hội, thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện tốt chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, cần tiến hành tổ chức khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất ruộng vẫn còn khả năng khai thác, và tổ chức khai thác hiệu quả nhất bằng việc đưa những biện pháp tốt nhất vào đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 ruộng. Diện tích đất này ở miền núi hiện nay một phần lớn là đất ruộng không chủ động nước. Đối với Thành phố Lào Cai cũng có một số yếu tố không nằm ngoài thực trạng trên, song Thành phố cũng đã có những chính sách cụ thể thúc đẩy việc khai thác đất ruộng không chủ động nước. Thành phố Lào Cai có tổng diện tích đất tự nhiên là 22.925 ha, trong đó đất nông nghiệp là: 13.896,13 ha (chiếm 60,62%) so với tổng diện tích đất tự nhiên. [18] Trong những năm qua Thành phố đã và đang đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, từng bước đạt được những thành tựu đáng kể. Diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất, sản lượng lương thực cũng đang dần được tăng lên. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sản xuất nông nghiệp của Thành phố vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, sản phẩm hàng hoá ở mức thấp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn kém, nhất là trên đất một vụ lúa không chủ động nước. Chính vì vậy, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XX nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định phương hướng phát triển kinh tế của Thành phố trong những năm tới là: “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển mạnh nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn liền với phát triển tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ và chế biến nông -lâm - sản”. Với thực trạng trên và nhằm đóng góp những giải pháp thích hợp cho khai thác triệt để tiềm năng đất đai, dần dần nâng cao năng lưc người dân, phát huy được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của địa phương, nhất là trên đất ruộng một vụ không chủ động nước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Xác định cơ cấu giống cây trồng tối ưu cho phát triển hệ thống cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai. 3. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước trên địa bàn Thành phố Lào Cai. - Đánh giá thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước của Thành phố Lào Cai. - Xác định những trở ngại đối với việc khai thác đất ruộng không chủ động nước. - Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân hiện có trên đất ruộng không chủ động nước của các xã vùng nghiên cứu của Thành phố Lào Cai. - Thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước của nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG Trên con đường phát triển nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã có nhiều những nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều giống cây trồng, vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng nông sản phẩm, lấy đó làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp các hệ thống canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại dai dẳng bên cạnh những hệ thống có hiệu suất cao hơn. Có những hệ thống hiện đại được đưa vào nhưng do môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các hệ thống cũ. Hiện nay thì các hệ thống này tồn tại xen kẽ nhau và mỗi hệ thống tồn tại thích hợp với từng điều kiện của mỗi địa phương. Theo mức độ tiến bộ của tổ chức sản xuất người ta chia ra các hệ thống nông nghiệp như: - Hệ thống nông nghiệp cổ truyền. - Hệ thống nông nghiệp chuyển tiến. - Hệ thống nông nghiệp hiện đại. Hệ thống nông nghiệp cổ truyền thì mang nhiều tính chất địa phương, hệ thống này đơn giản, tận dụng nước trời, không sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu, không có công trình thuỷ lợi. Hệ thống nông nghiệp chuyển tiến là hệ thống nông nghiệp cổ truyền được đưa thêm một số yếu tố kỹ thuật mới, cải tiến một vài khâu trong sản xuất, đầu tư lao động, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc nhưng còn đơn giản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Hệ thống nông nghiệp hiện đại là hệ thống mẫu hình từ các nước công nghiệp phát triển, thay đổi toàn bộ điều kiện canh tác, trồng các loại cây tạo ra sản phẩm hàng hoá, cơ giới hoá và tự động hoá hầu như toàn bộ các quá trình. Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới năng suất cao, sử dụng nước tưới và các công trình thuỷ lợi. Việc tiến hành hệ thống nông nghiệp hiện đại đòi hỏi phải có nhiều điều kiện thuận lợi như tập trung ruộng đất, thuận tiện về giao thông và các cơ sở hạ tầng khác . . . Hệ thống cây trồng là một tổng thể có trật tự các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác. Hệ thống cây trồng là một phần quan trọng nhất của hệ thống nông nghiệp. Là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồng và sự liên quan giữa cây trồng này với môi trường bên ngoài. Đó là sự thích nghi với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác để nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bố trí một hệ thống cây trồng hợp lý, phù hợp với một trong những biện pháp kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất. Trong thực tế sản xuất, mỗi hệ thống cây trồng đều có ưu điểm và nhược điểm của chúng xong một hệ thống cây trồng tối ưu được xây dựng trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu cấp bách góp phần xoá đói giảm nghèo, đem lại hiệu quả rõ ràng, phù hợp với đặc điểm sản xuất của địa phương và khắc phục được những hạn chế trong quá trình sản xuất của nông dân. Mô hình cây trồng được lựa chọn cần phát huy được những gì mà người dân đã có, phải phù hợp với tập quán của địa phương, sử dụng được nguồn lực sẵn có, để áp dụng an toàn với hệ sinh thái tại địa phương. Mô hình đó phải được áp dụng phát triển rộng rãi, khơi dậy được lòng nhiệt tình của nhân dân áp dụng vào sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Trong việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế thì ngoài việc giải quyết tốt mối liên hệ hệ thống cây trồng với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác còn cần phải quan tâm tới phương hướng sản xuất ở vùng, khu vực đó. Vì vậy nghiên cứu hệ thống cây trồng một cách khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các hộ nông dân, các nhà quản lý có cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp một cách đúng đắn và toàn diện. Trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp cần phải trải qua các bước phân tích hệ thống. Đó là: Xác định mục tiêu dựa vào các đặc trưng không gian, thời gian, sức sản xuất, tính ổn định và bền vững. Giới hạn và thứ bậc của hệ thống. Thiết lập các giả thiết tiền mô hình của hệ thống. Thu thập số liệu: Số liệu thống kê, số liệu qua điều tra. Phân tích mẫu theo 4 đặc trưng: Không gian, thời gian, lưu thông, quyết định. Hệ thống phụ: Với mục đích phân chia từ hệ thống lớn thành những hệ thống nhỏ nhằm phát hiện những thuận lợi và yếu tố hạn chế trong những điều kiện cụ thể hơn, chi tiết hơn. Xác định những mấu chốt trong quá trình phân tích. Thiết kế, cải tiến mô hình trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích. Ở đề tài này với mục tiêu xác định những yếu tố hạn chế đến việc sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước và chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị, những cây trồng hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cần cải tiến để hệ thống cây trồng đó thích hợp tối đa với điều kiện của nông dân và vùng sinh thái. Theo Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn việc nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến hệ thống cây trồng có sẵn, dùng phương pháp phân tích hệ thống nhằm tìm ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 những điểm mấu chốt của hệ thống, đó là chỗ ảnh hưởng không tốt hoặc hạn chế từ đó đề xuất những hướng giải quyết chỉnh sử hệ thống hoàn chỉnh, hiệu quả hơn [22]. Hệ thống cây trồng là thành phần của giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây trồng trong một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã hội [23]. Theo Zandstra, (1981) thì hệ thống cây trồng là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại bao gồm các hợp phần cần có để sản xuất, tổ hợp tất cả các cây trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý [22]. Để xác định loại cây trồng đưa vào nhằm cải tiến hệ thống cây trồng cũ cần nắm được: - Hệ thống cây trồng cũ hiện có là gì ? Hiệu quả sản xuất của nó như thế nào ? Có điều kiện gì khiếm khuyết cải tiến ? - Điều kiện đất đai của vùng chuyển đổi như thế nào ? phù hợp với những loại cây trồng gì ? - Điều kiện của nông hộ ra sao ? điều kiện kinh tế, lao động vốn, kinh nghiệm sản xuất. Từ đó mới có được cơ sở cho việc xây dựng một hệ thống cây trồng cải tiến phù hợp với môi trường xung quanh nó và các nguồn lực có được. Vũ Tuyên Hoàng (1987), ở trung du miền núi các loại cây lương thực cần được sắp xếp theo các hệ thống cây trồng hợp lý, trên cơ sở thâm canh, luân canh tăng vụ. Trong hệ thống cây trồng cần xác định cây chủ lực (có thể là lúa, ngô hoặc cây khác tuỳ thuộc điều kiện nơi sản xuất) [12]. Với quan điểm về sinh thái học các nhà nghiên cứu cho rằng: Trong một kiểu vùng sinh thái, nhất định cần đảm bảo độ che phủ đất quanh năm, tối ưu, phát huy được khả năng quang hợp của nhiều loại cây trồng xen, ghép, tranh thủ được không gian với nhiều tầng sinh thái và hạn chế đến mức cao nhất tình trạng rửa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 trôi, xói mòn đất. Do đó khi nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở vùng đồi núi cần chú ‎ ý đến tỷ lệ phối hợp các loại cây trồng trong hệ thống được xác định. Tóm lại hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời gian, nhưng không phải là mối quan hệ thuần tuý giữa cây trồng với nhau. Mà mối quan hệ này được gắn liền với các yếu tố bên ngoài như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (lao động, thị trường, quản lý sản xuất, tập quán, kinh nghiệm sản xuất, . . .). Năng suất một loại cây trồng (Y) chịu ảnh hưởng của quản lý sản xuất (M) và môi trường bên ngoài (E) qua một hàm tương quan Y = F(M, E) [22], các căn cứ đó giúp cho cây trồng đưa vào đạt hiệu quả cao như mong đợi. 1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG Cơ cấu cây trồng nó là thành phần của cơ cấu sản suất nông nghiệp và là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông nghiệp. Nó là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian ở một cơ sở sản xuất hay một vùng sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng thường được lựa chọn dựa trên lợi ích lớn nhất cho đa số người dân, cơ cấu cây trồng phải có độ an toàn, sác xuất gặp rủi do thấp nhất, phù hợp với tập quán của địa phương, đảm bảo an toàn hệ sinh thái trong vùng. Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết hợp chặt chẽ với lâm nghiệp, thuỷ sản và đồng thời tạo cơ sở cho ngành nghề khác phát triển. Tiếp cận cơ cấu cây trồng là tiếp cận hệ sinh thái nông nghiệp (hệ thống trồng trọt), nghiên cứu hệ thống cơ cấu cây trồng là nghiên cứu hiệu quả sinh thái học tức là nghiên cứu quá trình chuyển hoá năng lượng tích tụ ở đầu ra trên cơ sở này con người đã lợi dụng nó để nâng cao hiệu quả sinh học, bổ xung và hoàn thiện tạo ra tổng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích đất là lớn nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Theo Nguyễn Văn Luật, (1991) thì: Hệ thống canh tác là tổng hợp các loại cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất [17]. Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác. Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giá trị và xuất khẩu thấp chứng tỏ sản xuất ở vùng đó kém phát triển và ngược lại. Dựa vào cơ cấu cây trồng có thể biết được nền nông nghiệp của nước đó phát triển hay không. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là tổng thể của nhiều thứ hệ trong nội bộ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông thuỷ sản . . . phản ánh mối quan hệ tác động lẫn nhau, giữa các yếu tố kinh tế, yếu tố cấu thành năng suất, quan hệ sản xuất gắn liền với không gian và thời gian nhất định cả về số lượng và chất lượng. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nếu bố trí một cơ cấu thích hợp sẽ giảm bớt sự căng thẳng thời vụ và hạn chế lao động nhàn rỗi theo các chu kỳ sinh trưởng khác nhau, không trùng nhau theo cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với một nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Hiện nay cơ cấu cây trồng theo nghĩa rộng biểu hiện các mối quan hệ, tỷ lệ trồng trọt với chăn nuôi, giữa cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây ăn quả, cây thực phẩm. Trong chăn nuôi giữa gia súc và gia cầm, thuỷ đặc sản . . .Hơn nữa cơ cấu cây trồng phải gắn liền với lưu thông, chế biến, nghĩa là phải có một nền thương nghiệp, công nghiệp chế bến phát triển phản ánh quá trình trao đổi giữa công nghiệp và nông nghiệp mở rộng. Thương nghiệp là cầu nối giữa sản xuất và thị trường. Trong thực tế sản xuất thì mỗi cơ cấu cây trồng đều có ưu, nhược điểm song sự chuyển dich cơ cấu cây trồng như thế nào để giải quyết được nhu cầu cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 bách của người dân nghèo mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại thành quả rõ ràng, nhanh chóng và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian, thời gian nhất định và được người dân chấp nhận và mở rộng. Cơ cấu cây trồng được lựa chọn phải giải quyết được các yếu tố quan trọng nhất trong sản suất. Cơ cấu cây trồng về mặt diện tích, là tỷ lệ các loại cây trên đơn vị diện tích đất canh tác. Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giá trị xuất khẩu thấp chính tỏ sản xuất ở vùng đó kém phát triển và ngược lại. Dựa vào cơ cấu cây trồng ta có thể biết được nền nông nghiệp của tất cả các nước đang phát triển. Lịch sử phát triển nông nghiệp chỉ rõ, việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở nền nông nghiệp tự cấp tự túc được thực hiện trước hết do sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu cây trồng. V. Lênin đã viết rằng: “Tính chất cố định của chế độ canh tác xưa kia đã bị những phương thức canh tác mới đập tan và nền nông nghiệp hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhờ những thay đổi lúc nhanh, lúc chậm của cơ cấu cây trồng, cơ cấu nông nghiệp [16]. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, chúng ta đã thấy cuộc cách mạng kỹ thuật nông nghiệp của các nước Tây Âu được bắt đầu bằng một cuộc cách mạng cơ cấu cây trồng. Cuối thế kỷ XVIII các nước Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan chủ yếu độc canh cây lúa mì với chế độ canh tác 3 vụ, năng suất lúa mì thấp chỉ đạt 6 - 7 tạ/ha. Dân số tăng lên lương thực ở các nước này thiếu trầm trọng. Để tăng sản lượng lương thực thì phải giảm diện tích trồng cỏ, chuyển sang trồng lúa mì thì lại làm cho chăn nuôi giảm sút vì thiếu thức ăn. Chăn nuôi kém kéo theo năng suất cây trồng giảm vì thiếu phân bón dẫn đến ngành nông nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và khủng hoảng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Do vậy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên đã được ra đời đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử phát triển nông nghiệp. Nội dung đó là: Thay chế độ độc canh bằng chế độ luân canh: Cỏ ba lá - lúa mì - củ cải - thức ăn gia súc. Trong cơ cấu cây trồng mới này ngoài cây lương thực còn có cây thức ăn gia súc, củ cải, cỏ ba lá là cây họ đậu có tác dụng cải tạo và tăng độ phì cho đất, mặt khác có thức ăn cho gia súc nên chăn nuôi phát triển, nguồn phân bón dồi dào. Vì vậy năng suất lúa mì vào thế kỷ 19 tăng lên đạt 14 - 18 tạ/ha và sau đó lại đưa thêm khoai tây cơ cấu cây trồng đã giúp cho hàng ngàn người khỏi chết đói. Trong cuộc cách mạng xanh đang diễn ra ở một số nước nhiệt đới những năm gần đây khi đưa giống lúa mì ngắn ngày năng suất cao vào cơ cấu cây trồng đã làm cho sản lượng lương thực tăng lên một cách nhảy vọt và còn mở ra thêm khả năng tăng vụ, đặc biệt là với cây thức ăn gia súc, rau và cây công nghiệp ngắn ngày. Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Quá trình sản xuất cụ thể sẽ khác nhau giữa các vùng, bởi vì chúng có điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử và xã hội khác nhau. Vì vậy mà không có một cơ cấu cây trồng mẫu nào cho mọi vùng sản xuất mà nó chỉ có ý nghĩa kế thừa, chọn lọc để phù hợp với điều kiện tự nhiên và trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Quá trình sản xuất xác lập được mối quan hệ cân đối về lượng thì lập tức lại xuất hiện khác nhau về chất, nó phản ánh quy luật chung của phát triển. Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện và phát triển thông qua sự chuyển hoá lẫn nhau, từ cũ chuyển sang mới nhờ được thay thế bằng các giống mới, cơ cấu từ đơn điệu đến đa dạng hoá, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của nhân loại cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một quá trình dài gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, không có một cơ cấu cây trồng nào có sẵn hoặc xuất hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 thay đổi cơ cấu cũ ngay lập tức. Mà nó là một quá trình, quá trình này nhanh hay chậm thì lại phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của các chủ thể quản lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, vấn đề quan trọng là bắt đầu từ đâu và có những giải pháp nào để mở đầu phản ứng dây truyền này. Trải qua hàng nghìn năm, từ trong sản xuất nông nghiệp người nông dân đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong việc bố trí cơ cấu cây trồng sao cho hợp lý. Đồng thời do sự phát triển của công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và thực nghiệm khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã tìm ra những giống mới, loài cây mới và những phương pháp mới giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề liên quan của cơ cấu cây trồng. Sử dụng kinh nghiệm của người dân và những kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật để bố trí cây trồng phải có sự lựa chọn, cân nhắc để tránh những yếu tố bảo thủ hoặc những công thức đòi hỏi phải có mức đầu tư cao, không thích hợp với điều kiện sản xuất của vùng đó. Theo Hoàng Đức Phương (1991), thì cơ cấu cây trồng hợp lý phải đạt được hiệu quả cao trên 3 mặt: Năng suất, sản lượng, thu nhập và bảo vệ môi trường thiên nhiên [19]. Nói tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là khả năng duy trì sức sản xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi (thời tiết, đất đai . . .). Cơ cấu cây trồng bản thân nó không tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng như các biện pháp kỹ thuật, nhưng khi bố trí nó ta phải nắm được đầy đủ các biện pháp kỹ thuật của từng loại cây trồng, những điều kiện ngoại cảnh tác động đến cây trồng đó. Cây trồng là sinh vật sống, vì vậy chúng chịu tác động rất lớn vào điều kiện: Đất đai, khí hậu, nước, sâu bệnh, trình độ hiểu biết của người quản lý nó, điều kiện kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật . . .Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là phải tiến hành từng bước một, từ làm thử rồi mới đến diện rộng và phổ triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Để xây dựng được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu thì ta phải căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong k._.hông gian nhất định và ở thời gian nhất định như: - Điều kiện khí hậu: Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc xác định cơ cấu cây trồng. Cơ cấu cây trồng trước hết phải lợi dụng được tất cả các thuận lợi của khí hậu như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng . . . . Để bố trí như thế nào cho cây trồng phát triển tốt nhất, cho năng suất sản lượng cao nhất. Tuy nhiên các yếu tố khí hậu cũng có lúc thuận và khi khó khăn cho sự phát triển của cây trồng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, độ ẩm thay đổi cũng gây ra úng hoặc hạn. Vì vậy khi xây dựng cơ cấu cây trồng thì cần phải dựa vào cơ sở số liệu về điều kiện thời tiết, khí hậu để bố trí cây trồng hợp lý, tránh được tất cả những mặt hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do điều kiện gây ra. - Điều kiện đất đai và thuỷ lợi: Đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng, ngoài ra đất còn là nơi cung cấp nước và dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới của đất . . . để bố trí hệ thống cây trồng phù hợp [2], [6], [25]. Việc sử dụng đất dốc, xói mòn nhiều, các tính chất lý hoá của đất và các biện pháp canh tác có thể áp dụng để trống sói mòn theo các điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái [1], [2]. Cây trồng phát triển tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào độ mầu mỡ của đất, thành phần cơ giới của đất, khả năng cung cấp nước tưới như thế nào. Mỗi loại cây trồng thích hợp với từng loại đất khác nhau, khả năng chống chịu nước của các giống cây trồng khác nhau. Vì vậy, bố trí cơ cấu cây trồng hay chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải căn cứ vào đất đai và thuỷ lợi. Như chúng ta đều biết độ phì nhiêu và mầu mỡ của đất có thể tăng lên hay giảm đi là do quá trình đầu tư thâm canh cây trồng, là kết quả của việc sử dụng đất và quá trình canh tác của con người. Vì thế độ mầu mỡ của đất thay đổi thì cơ cấu cây trồng cũng thay đổi cho phù hơp, tuy nhiên trong các loại cây trồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 có loại đòi hỏi phải được trồng ở nơi đất tốt nhưng có cây chịu được đất xấu, ví dụ như: Cây sắn có thể chịu được điều kiện đất đai khắc nghiệt. Muốn khắc phục để hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tăng lên thì ta có thể bón thêm phân cân đối. Nắm được đặc tính lý hoá của đất con người có thể tác động cải tạo đất dần dần để phù hợp với cây trồng hơn: Ví dụ như phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở các vùng miền núi, trồng cây họ đậu để cải tạo đất ở vùng trung du, thau chua rửa mặn ở các vùng ven biển . . . . đều là những tác động nhằm cải tạo đất rất tích cực của con người nói riêng cho xã hội nói riêng và môi trường sống nói chung. - Đặc tính sinh học của các loài và giống cây trồng: Là thành phần chủ yếu của hệ thống sinh thái nông nghiệp, cụ thể hơn là hệ sinh thái đồng ruộng. Mỗi loại cây trồng khác nhau nhưng đều có yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh như nhau: Nước, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ . . . và các chất dinh dưỡng thì mới có thể sinh trưởng và phát triển ổn định để cho năng suất cao. Các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng khác nhau cho nên cũng có thời vụ gieo trồng khác nhau. Do đó bố trí cơ cấu cây trồng cần nắm rõ lý lịch của các giống, nếu là các giống cây trồng mới thì cần phải trồng thử nghiệm ở những không gian và thời gian khác nhau, để khi bố trí vào cơ cấu cây trồng tránh được những rủi do - Với sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng đòi hỏi phải có đầu tư lao động, vật tư kỹ thuật cần thiết vào đồng ruộng thì cây trồng mới cho năng suất cao và ổn định. - Sâu bệnh: Do điều kiện khí hậu khác nhau thì thành phần cây trồng khác nhau và thành phần sâu bệnh cũng khác nhau. Nắm chắc được quy luật phát sinh và mức độ phá hại do sâu bệnh ra trên đồng ruộng thì sẽ hạn chế được mức độ thiệt hại gây ra đối với cây trồng. Khi cơ cấu cây trồng thay đổi thì thành phần sâu hại cũng thay đổi theo và đồng thời cũng sẽ xuất hiện nhiều loại sâu bệnh mới. Vì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 vậy phải có nghiên cứu để dự đoán được trước tình hình phát sinh sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ. - Biện pháp kỹ thuật: Là tác động của con người vào đất, vào cây trồng hay là vào quần thể sinh vật trong đồng ruộng như: Biện pháp làm đất, bón phân phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại . . . Mục đích của chúng ta là điều khiển được hệ thống cây trồng, làm thế nào để hệ sinh thái có năng suất cao nhất. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu cây trồng còn bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế xã hội như: + Trình độ dân trí: Trong điều kiện kinh tế dân chí còn hạn chế, những hiểu biết về khoa học kỹ thuật chưa đáng kể thì việc áp dụng các cơ cấu cây trồng đa dạng với những giống mới đòi hỏi thâm canh cao, kỹ thuật nghiêm ngặt thì chắc chắn sẽ kém hiệu quả và không đạt năng suất. Vì thế tuỳ theo mỗi vùng mà người ta bố trí cơ cấu cây trồng, đưa các giống mới vào sản xuất cho hợp lý. + Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng: Liên quan rất nhiều đến việc bố trí cơ cấu cây trồng: Giao thông phải thuận lợi cho việc vận chuyển, hệ thống thuỷ lợi phải đảm bảo tốt cho phục vụ sản xuất. + Tập quán tiêu dùng của xã hội cũng chi phối việc lựa chọn cơ cấu cây trồng. Nhìn chung những yếu tố trên biến động thì sẽ đều ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống cơ cấu cây trồng. Theo FAO: Nông nghiệp bền vững bao gồm sự quản lý một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên nông nghiệp để thoả mãn nhu cầu của con người trong khi đó vẫn duy trì hoặc nâng cao chất lượng của hệ sinh thái và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Để phát triển theo con đường lâu bền này vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để xác định được sự bền vũng của một hệ thống nông nghiệp ?. Nhiều nhà khoa học đã bàn cãi về quan niệm này và đa số thống nhất là thảo luận về sự bền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 vũng của một hệ thống nông nghiệp bao gồm cả các vấn đề về sinh thái lẫn kinh tế xã hội. Trong tình trạng phát triển hiện nay của nước ta sản xuất nông nghiệp không thể bị ảnh hưởng của sự biến đổi về giá cả. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật của vấn đề phát triển nông nghiệp, các nghiên cứu trên phương diện sinh thái phải được thực hiện để xây dựng nền tảng vững chắc và lâu dài cho sản xuất. Nghiên cứu hệ thống cây trồng trong một hệ thống nông nghiệp nhằm bố trí lại hoặc chuyển đổi chúng để tăng hệ số sử dụng ruộng đất, sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai, lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái nông nghiệp, cũng như sử dụng có hiệu quả tiền vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động .....để nâng cao năng suất, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích canh tác trong một năm. Tóm lại là nhằm xây dựng một hệ thống nông nghiệp bền vững có hiệu quả kinh tế cao. Nội dung chủ yếu nghiên cứu hệ thống cây trồng là mở dộng diện tích canh tác trên cơ sở khai thác những vùng sinh thái còn hoang hoá, bằng một mô hình hệ thống cây trồng thích ứng với điều kiện khó khăn. Tăng vụ ở các vùng thuật lợi và tương đối thuận lợi xét thấy hệ số quay vòng còn thấp, nên phải hướng vào nghiên cứu hệ thống cây trồng. Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản trên, đối với Thành phố Lào Cai, để lựa chọn cải tiến cơ cấu cây trồng cũng cần đáp ứng đầy đủ những nhu cầu mà nông dân mong muốn thì cơ cấu cây trồng mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. 1.3. NGHIÊN CỨU CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT Nước ta là một nước đa dạng về tài nguyên sinh học, địa hình tự nhiên đa dạng, có tập đoàn cây trồng phong phú từ các cây trồng ôn đới cho đến các cây trồng nhiệt đới. Do vậy nước ta có nhiều loại nông sản phẩm khác nhau, ở nhiều mùa vụ khác nhau. Làm thế nào để khai thác được tối đa các nguồn lợi tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 đó là một vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã được nhiều nơi vận dụng thành công vào điều kiện sản xuất của vùng. GS.VS. Đào Thế Tuấn cùng nhiều nhà khoa học của viện KHKTNN , đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng Đồng bằng Sông Hồng từ những năm 1960, đã đưa ra một số cơ cấu cây trồng cho đến nay vẫn phát huy hiệu quả: - Trên đất 2 vụ lúa đã đưa thêm một vụ rau đông với khoai tây, khoai lang, ngô . . . - Trên đất 2 lúa ngập nước: Lúa Xuân – lúa mùa – bèo dâu hay: Lúa Xuân - điền thanh – lúa mùa – bèo dâu Tuy nhiên các loại cây trồng như bèo dâu, điền thanh chỉ có tác dụng làm dầu thêm dinh dưỡng cho đất mà không cho sản phẩm kinh tế, nếu chọn lựa được cây trồng vừa cải thiện được cho đất vừa cho hiệu quả kinh tế thì sẽ khuyến khích được người nông dân áp dụng cao hơn [23], [24]. Trên vùng miền núi phía Bắc cũng có nhiều công trình nghiên cứu như: - Hồ Tấn Kháng, Nguyễn Mộng, Phạm Trần An (1963) đã cho thấy: + Với đất chủ động nước nên làm lúa Xuân - lúa mùa - rau mầu đông (khoai tây, bắp cải, khoai lang). Cơ cấu cây trồng này rất khó áp dụng cho các huyện vùng cao khi tập quán thả rông gia súc sau vụ lúa mùa còn khá phổ biến, nó chỉ thành công khi việc thả rông gia súc được giải quyết triệt để. + Đất ruộng bỏ hoá ở vùng cao nên chuyển thành: Lúa mùa - Đậu răng ngựa, đậu Hà Lan Lúa mùa - Rau vụ Đông hoặc lúa mạch Nhìn chung các nghiên cứu này đã gợi ra các hướng cải tiến canh tác cổ truyền theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay một số nghiên cứu này không được phù hợp, nếu việc khai thác đất trên đất ruộng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 không chủ động nước bỏ hoá này được đưa thêm cây trồng vụ Xuân vào có thể sẽ có hiệu quả cao hơn [13]. - Đỗ Tuấn Khiêm, (1996), khi nghiên cứu về sử dụng đất ruộng bỏ hoá vụ Xuân ở một số tỉnh Đông Bắc cho thấy [14]: +) Ở Hà Quảng- Cao Bằng: Giống ngô Q2 khi đưa vào vụ Xuân cho năng suất cao hơn giống địa phương 20- 30% với thời vụ gieo trồng thích hợp ở vụ Xuân là thượng tuần tháng 2 dương lịch. +) Hay việc trồng xen đậu tương với ngô, lạc với ngô ở Đồng Hỷ- Thái Nguyên đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thuần 33-41%, thời vụ gieo trồng ngô thích hợp ở vụ Xuân là đầu tuần tháng 2 dương lịch. Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất để nhằm bố trí một hệ thống cơ cấu cây trồng hợp lý cho hệ quả kinh tế cao cho người nông dân. Bùi Huy Đáp qua kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên đất canh tác chủ yếu là nhờ nước trời đã có nhận xét như sau: 2 vụ Đông và Xuân rồi lúa mùa tiếp chân, sử dụng những loại mầu xuân có thời gian sinh trưởng dù ngắn khác nhau, sau vụ màu có thể trồng lúa mùa sớm hay mùa chính vụ. Đây là chế độ canh tác khai thác được khá triệt để tiềm lực của các loại đất cao cấy một vụ lúa mùa nhờ nước trời. Bùi Huy Đáp trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu về vùng núi phía Bắc đã chia ra chế độ canh tác trên 1 số loại đất nông nghiệp ở miền núi như sau: - Trên đất thung lũng và bậc thang hệ thống cây trồng là: Lúa mùa - lúa Xuân. - Chân ruộng thiếu nước vụ Đông Xuân hệ thống cây trồng là: Lúa mùa - khoai tây hoặc đậu đỗ. - Trên đất màu vụ mưa có thể bố trí: Ngô xuân hè - Đậu Hà Lan hoặc đậu trắng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Bùi Huy Đáp, (1993). Trên những chân ruộng vàn, hay vàn cao nếu cấy lúa mùa sớm cũng có thể làm một vụ mầu Đông với những loài cây chịu lạnh khá, hoặc ở những chân ruộng thấp hơn có thể trồng rau mùa rét [9]. Lê Đình Định, (1974). Ở vùng bán sơn địa, đồi núi, trung du, diện tích đất chỉ cấy một vụ lúa mùa, vụ Đông là vụ sản xuất cho phép sử dụng các loại đất này một cách có lợi nhất với một hệ cơ cấu cây trồng có kết quả nhất [11]. Tôn Thất Chiểu, (1993). Ở các chân đất quanh năm không ngập nước, thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước thường luân canh tăng vụ với cây họ đậu (đậu tương, lạc, đậu cô ve, đậu xanh . . .) ngoài luân canh tăng vụ với cây lương thực, cây công nghiệp, cây thức ăn gia súc còn có những hệ thống cây trồng luân canh giữa cây dược liệu với cây lương thực hoặc cây công nghiệp ngắn ngày [3]. Lê Duy Thước cho rằng biện pháp sử dụng đất dốc có hiệu quả là bố trí chế độ canh tác hợp lý, triệt để, lợi dụng nước trời áp dụng các biện pháp canh tác (cày bừa, xới xáo, trồng xen, trồng gối, phủ xanh, làm ruộng bậc thang). Nhằm bảo vệ giữ gìn tối đa độ ẩm trong đất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất [21]. Nguyễn Văn Chương khi nghiên cứu về hệ thống Nông - lâm nghiệp đảm bảo năng suất cây trồng, giữ đất, giữ nước, hạn chế thiên tai ở các vùng đất khác nhau cho rằng: - Trên đất dốc dưới 50: Kiến thiết ruộng bậc thang trồng cây ngắn ngày có tính chất chịu hạn như mì mạch, đậu đỗ, cây có củ và gieo cấy lúa nước vụ mùa lợi dụng nước trời, nơi có nguồn nước có thể gieo cấy 2 vụ lúa trong năm trên nương xung quanh có thể trồng cây phòng hộ lâu năm. - Trên đất dốc từ 5 - 150: Kiến thiết đồi thành nương bậc thang để trồng hoa mầu, lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày 1- 2 vụ/ năm. Trồng theo chế độ canh tác cạn, theo đường đồng mức, tỷ trọng của nhóm cây trồng trồng trong hệ thống trồng trọt này gồm 60 - 70% cây hoa mầu lương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 thực, cây công nghiệp ngắn ngày 20 - 30% các loại cây lâu năm, 10 - 15% dùng cho đai chắn đất. - Trên đất dốc 15 - 200: Ở những nơi có tầng dày khá thường được sử dụng trồng các loại cây dài ngày như: Chè, cây ăn quả như (cam, chanh, mơ, mận) thường trồng xen với cây họ đậu để phủ đất, chống xói mòn đất, tỷ lệ các loại cây của hệ thống là 30 - 40% cây to, 30% cây nhỡ, còn lại là cây phòng hộ và nương giữ đất [4]. Từ những năm 1990 trở lại đây nhiều tác giả quan tâm tới vấn đề luân canh, xen canh trong hệ thống cây trồng và các vấn đề canh tác trên đất dốc. Các hệ thống nông lâm kết hợp đã xuất hiện và được ứng dụng thành công ở nhiều vùng đất dốc thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Các tác giả cho rằng hệ thống canh tác phải được xây dung theo một tỷ lệ đất đai cần thiết cho từng vùng và từng đối tượng sản xuất trong mô hình, với cơ cấu cây trồng và vật nuôi đáp ứng được mục đích mong muốn. 1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHAI THÁC ĐẤT 1 VỤ Ở VIỆT NAM Việt Nam là 1 nước có địa hình tự nhiên đa dạng, từ đó tạo nên nguồn tài nguyên sinh học cũng rất phức tạp, tập đoàn cây trồng phong phú từ các cây trồng ôn đới cho tới các cây trồng nhiệt đới. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều loại nông sản phẩm khác nhau, ở nhiều mùa vụ khác nhau. Một vấn đề đó là làm thế nào để khai thác tối đa một cách hợp lý các nguồn lợi tự nhiên đó, vấn đề này đã được nhiều các nhà khoa học nghiên cứu. Các nghiên cứu đó đã được nhiều nơi ứng dụng thành công vào điều kiện sản xuất của vùng. - Bùi Quang Toản (1966, 1967), Nguyễn Mộng (1968), Trần Hồng Uy (1986, 1990, 1993), Đăng Thọ (1974), Đỗ Tuấn Khiêm (1996) cũng đã có nhiều nghiên cứu đưa cây ngô, đậu tương vào vụ xuân trên đất ruộng một vụ lúa mùa (bỏ hoá Xuân). Ở các tỉnh miền núi và đến nay các cây trồng này đã được phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 triển mạnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần giải quyết khó khăn cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số [15]. - Nguyễn Văn Thuận, (1994). Nghiên cứu về sử dụng đất một vụ lúa mùa và vụ Đông xuân bỏ hoá ở một số tỉnh phía Bắc đã rút ra kết luận: Hệ thống Lúa mùa - Ngô Xuân (với các giống ngô mới năng suất cao) là hệ thống cây trồng mới trong những năm gần đây nhưng thực sự có hiêụ quả trong kinh tế nông nghiêp [20]. - Lê Song Dự, (1988), khi nghiên cứu về chân ruộng bỏ hoá vụ Xuân vùng trung du đã đưa ra một số công thức canh tác hợp lý là [8]: +) Đậu tương xuân sớm (sử dụng giống chịu rét) - Lúa mùa chính vụ - Cầy ải qua đông, công thức này đang được áp dụng ở nhiều tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. +) Đậu tương Xuân muộn - Lúa mùa chính vụ (hoặc sớm) - Cây vụ Đông, công thức này hiện vẫn được áp dụng ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. - Dương Hồng Hiên (1960), đã nêu kinh nghiệm tăng vụ trên đất một vụ lúa mùa nên tăng vụ theo công thức: Lúa mùa - ngô xen đỗ - gối đỗ, ở chân đất trồng ngô - lúa mùa có thể bố trí ngô xen đỗ - lúa mùa, . . . sẽ cho hiệu quả canh tác cao [10]. - Tại Chợ Đồn - Bắc Kạn từ 1996 - 2000 nhóm đất ruộng của chương trình sông Hồng cũng đã nghiên cứu về việc đưa cây trồng cạn vào vụ Xuân trên đất một vụ lúa, qua đó cũng đã xác định [5]: +) Thời vụ trồng đậu tương xuân chậm nhất gieo vào cuối tháng 3 dương lịch, giống đậu tương cho năng suất cao là: DT84 (hiện nay là giống chủ lực). +) Khó khăn lớn nhất cho tăng vụ là việc gia súc thả giông. +) Ngô có thể trồng được ở nhiều thời điểm khác nhau trong vụ Xuân, nhưng thời vụ hợp lý nhất là trong tháng 2 dương lịch. - Hồ Tấn Kháng, Nguyễn Mộng và Phạm Trần An (1963) cho thấy: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 +) Với đất chủ động nước nên làm luá Xuân - luá mùa - rau mầu Đông ( khoai tây, bắp cải, khoai lang). Cơ cấu cây trồng này rất khó áp dụng cho các huyện vùng cao khi tập quán thả giông gia súc sau vụ lúa mùa còn khá phổ biến, nó chỉ có thể thành công khi giải quyết việc thả giông gia súc triệt để. +) Đất ruộng bỏ hoá một vụ ở vùng cao nên chuyển thành: Lúa mùa - Đậu răng ngựa, đậu Hà Lan Lúa mùa - Rau vụ Đông hoặc lúa mạch Nhìn chung các nghiên cứu này đã gợi ra các hướng cải tiến hệ thống canh tác cổ truyền theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay một số nghiên cứu này không còn phù hợp, nếu việc khai thác đất một vụ bỏ hoá này được đưa thêm cây trồng vụ Xuân vào có thể sẽ cho hiệu quả cao hơn [13]. Nghiên cứu của Lê Quốc Doanh, Bùi Huy Hiền, Đậu Quốc Anh về hệ thống cây trồng vùng Trung du, miền núi đó chỉ rõ: cần phải đa dạng hoá cây trồng, sẽ đáp ứng được hướng sản xuất tự cung tự cấp của đồng bào dân tộc, nhưng cần sử dụng những kỹ thuật đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện của vùng và điều kiện dân trí [7]. Những nghiên cứu gần đây của Mai Quang Vinh (Viện di truyền Nông nghiệp) về phát triển đậu tương ở vùng núi phía Bắc cũng nêu bật khả năng tăng vụ trên đất ruộng bậc thang, tuy nhiên nếu chỉ dừng ở nghiên cứu về đậu tương thì chưa đủ. Trên thực tế cũng nhiều kỹ thuật tiến bộ về lạc, đậu xanh và các loài, giống ngắn ngày khác có thể áp dụng được trên đất một vụ. Tóm lại: Đất 1 vụ vùng Trung du, Miền núi phía Bắc là nguồn tài nguyên có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong vùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cũng có rất nhiều hạn chế trong sản xuất, chưa được khai thác tối đa, nếu xác định được các giải pháp hợp lý cho việc khai thác nguồn đất này sẽ gúp phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 đáng kể vào việc sản xuất lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, giảm áp lực khai thác đất dốc, hạn chế hiện tượng du canh, đốt nương làm rẫy. Từ đó tạo động lực cho việc phát triển sản xuất của vùng trong tương lai. Để góp phần giải quyết những tồn tại, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất một vụ, việc thực hiện đề tài " Nghiên cứu cơ cấu giống cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai" là rất cấp thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 CHƢƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai. Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề sản xuất nông nghiệp trên đất ruộng không chủ động nước như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU Để đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước, cơ cấu cây trồng chính chúng tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu tại 3 xã, phường đại diện cho Thành phố Lào Cai đối với đất ruộng bỏ hoá một vụ: Xã Vạn Hoà, Hợp Thành và phường Bình Minh. - Thí nghiệm nghiên cứu về cơ cấu giống cây trồng được tiến hành làm tại xã Hợp Thành - Thời gian tiến hành từ tháng 02/2006 đến tháng 07/2007 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến sản xuất trên đất ruộng không chủ động nƣớc trên địa bàn Thành phố Lào Cai. 2.3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 2.3.1.2. Đặc điểm về đất đai 2.3.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội 2.3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất trên đất ruộng không chủ động nƣớc của Thành phố Lào Cai. 2.3.2.1. Tình hình khai thác đất ruộng không chủ động nước 2.3.2.2. Tình hình sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước 2.3.2.3. Xác định những khó khăn chính đối với việc khai thác đất ruộng không chủ động nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 2.3.3. Đánh giá cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân hiện có trên đất ruộng không chủ động nƣớc của các xã vùng nghiên cứu của Thành phố Lào Cai. 2.3.3.1. Thực trạng cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước 2.3.3.2. Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước tại Thành phố Lào Cai 2.3.4. Tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nƣớc của nông dân. 2.3.4.1. Thử nghiệm về cơ cấu giống ngô 2.3.4.2. Thử nghiệm về cơ cấu giống đậu tương 2.3.4.3. Thử nghiệm về cơ cấu giống khoai tây 2.3.4.4. Thử nghiệm về cơ cấu giống lạc 2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sản xuất Nông lâm nghiệp của vùng nghiên cứu Ứng dụng phương pháp kế thừa để thu thập các số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất ruộng không chủ động nước, diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của Thành phố Lào Cai. 2.4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất ruộng không chủ động nước Mô tả sự phân bố của đất ruộng không chủ động nước, đặc điểm của loại đất này, tình hình khai thác đất về cơ cấu, diện tích khai thác, mùa vụ, những thuận lợi khó khăn trong sản xuất vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước. Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập số liệu, số liệu thu thập ở phòng kinh tế, phòng thống kê, UBND các xã (phường). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 2.4.3. Đánh giá tiềm năng và trở ngại về cơ cấu cây trồng Đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng hiện có, đánh giá tính ổn định về năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tính thích ứng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. Dùng bảng câu hỏi để biết được lựa chọn của nông dân. Thực hiện ở 3 xã điểm, đại diện cho 3 khu vực vùng nghiên cứu, lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân có đất ruộng không chủ động nước. 2.4.4. Nghiên cứu cơ cấu giống cây trồng trên đồng ruộng của nông dân 2.4.4.1. Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm Trên cơ sở lựa chọn được thử nghiệm, chúng tôi lựa chọn các hộ có đủ điều kiện để thực hiện dựa trên nguyên tắc: - Có đất ruộng không chủ động nước. - Đất đai thích hợp đủ điều kiện thử nghiệm. - Là hộ có trình độ học vấn, trình độ canh tác trung bình tại địa phương. - Hộ nông dân tự nguyện tham gia, chấp nhận rủi ro. - Có khả năng quản lý thử nghiệm. 2.4.4.2. Bố trí thử nghiệm: Trên cơ sở xếp hạng ưu tiên yếu tố kỹ thuật hạn chế sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước, chúng tôi tiến hành thử nghiệm về cơ cấu giống cây trồng dự kiến như sau: - Thử nghiệm về cơ cấu giống cây trồng. + Thử nghiệm được tiến hành với 20 hộ nông dân mỗi hộ nông dân gieo từ 4-5 giống, giống đối chứng là giống hiện nay đang được trồng trên đất ruộng không chủ động nước tại địa phương . Thử nghiệm được bố trí trên đồng ruộng của nông dân theo kiểu tuần tự. Đối với thử nghiệm vê giống để chọn gia giống tối ưu, chúng tôi bố trí 4 hộ nông dân tham gia trên một loại cây trồng mỗi hộ nông dân coi như một lần nhắc lại trên nguyên tắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 +) Ruộng có cùng độ phì tương đối đồng đều. +) Ruộng thử nghiệm có đầy đủ ánh sáng. +) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tương đối giống nhau. +) Ô thí nghiệm không cách quá xa nhà. +) Các ô thử nghiệm mỗi ô một giống có diện tích 100 m2, bố trí theo chiều dài hình chữ nhật. Mỗi hộ có diện tích thử nghiệm từ 400m2 – 500m2 +) Diện tích thử nghiệm cho một loại cây trồng là 1600-2000m2 +) Tổng diện tích thử nghiệm là 8.000-10.000m2 Sơ đồ thử nghiệm: (áp dụng về thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng) Ví dụ: Sơ đồ thử nghiệm về cơ cấu giống cây ngô. * Nông dân tham gia quản lý theo dõi, giám sát thí nghiệm. Gièng 1 Gièng 4 Gièng 2 Gièng 3 D¶i b¶o vÖ LVN 10 DK 171 C 919 DK 888 D¶i b¶o vÖ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Để làm được việc này chúng tôi xúc tiến hướng dẫn nông dân 1 số phương pháp xây dựng lịch thăm đồng, các chỉ tiêu theo dõi. - Ghi chép cụ thể các khâu: Làm đất, bón phân, thời điểm bón, thời điểm gieo trồng, chăm sóc .....(theo quy trình kỹ thuật của phòng nông nghiệp Thành Phố Lào Cai) - Chi phí cho thử nghiệm. - Các chỉ tiêu sinh trưởng. - Khả năng chống chịu thích ứng. - Hiệu quả kinh tế của từng thử nghiệm. - Yêu cầu kỹ thuật. - Các diễn biến về khí hậu, thời tiết ...... - Tổng số công lao động cho từng công thức thử nghiệm. (ở thí nghiệm này, chúng tôi tính công lao động áp với giá lao động thực tế tại địa phương, do đặc điểm miền núi vì vậy giá công lao động có thể thấp hơn với mức giá bình quân chung). 2.4.4.3. Đánh giá lựa chọn hợp phần phù hợp - Phương pháp: Nông dân thu hoạch thử nghiệm tự đánh giá vào phiếu và tổng hợp thành kết quả chung cho từng thử nghiệm. +) Tính năng suất thống kê: Tiến hành thu ngẫu nhiên 5m2 tại 5 điểm theo đường chéo của ô thí nghiệm, sau đó tính năng suất cho diện tích thu hoạch và suy rộng cả ô thí nghiệm. +) Tính năng suất thực thu: Nông dân tiến hành thu toàn bộ ô thí nghiệm, tính giá tị của từng ô. - Tham gia thảo luận và biểu quyết lựa chọn kết quả cho phù hợp +) Bước 1: Đối với thử nghiệm cơ cấu giống cây trồng là chọn ra giống tốt nhất của loại cây trồng đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 +) Bước 2: Chọn ra cây trồng phù hợp nhất tại địa phương có giá trị kinh tế, được đánh giá là thích hơp nhất với điều kiện của địa phương. Phương pháp: Tổ chức hội thảo đầu bờ tại địa phương nơi thực hiện thử nghiệm, nông dân tham gia gồm tất cả các hộ tham gia thí nghiệm. Các kết của thử nghiệm sau khi tổng hợp được ghi lại. Nông dân thảo luận và lấy biểu quyết cho từng vấn đề. Hội nghị quyết định đưa ra phổ triển giải pháp nào có số hộ nhất trí cao nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên Lào Cai là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai, được thành lập trên cơ sở thị xã Lào Cai, có tổng diện tích tự nhiên là 22.925 ha. Thành phố nằm trong tọa độ từ 22025‟ đến 22030‟ vĩ độ Bắc và từ 103037‟ đến 104022‟ kinh độ Đông. Thành phố Lào Cai giáp với huyện Mường Khương và Bảo Thắng về phía Đông , phía Tây giáp huyện Bát Xát và huyện Sa Pa, phía Nam giáp huyện Bảo Thắng, phía Bắc giáp huyện Hà Khẩu tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với đường biên sông Hồng và sông Nậm Thi. Thành phố Lào Cai là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Lào Cai, là Thành phố duy nhất của cả nước nằm sát biên giới, là Thành phố miền núi vùng cao thuộc tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc (có 12 km đường biên giới với Trung Quốc), nằm hai bên bờ sông Hồng và là Thành phố có trữ lượng khoáng sản lớn đang được khai thác. Thành phố Lào Cai cách Thủ đô Hà Nội 340 km và theo đường sắt là 296 km, cách khu du lịch thị trấn Sa Pa là 35 km và cách Thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam - Trung Quốc khoảng 500 km. Trên địa bàn Thành phố có tuyến giao thông đường bộ như quốc lộ 4D, 4E, 70, đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) và giao thông đường thuỷ như sông Hồng, sông Nậm Thi.... và hệ thống giao thông tỉnh lộ chạy qua, có cửa khẩu Quốc tế thông thương với Trung Quốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Với vị trí địa lý như trên như trên đã tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và tiếp cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và Quốc tế. - Địa hình địa mạo: Thành phố Lào Cai thuộc vùng địa hình thấp của tỉnh Lào Cai, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi 2 dãy núi Con Voi và Hoàng Liên Sơn. Ranh giới Thành phố nằm cả 2 bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc. Địa hình có xu thế dốc dần xuống theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thuỷ, đồi núi.... Địa hình Thành phố có độ cao trung bình từ 82 m đến 100 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất là 2.160 m nằm ở phía Tây Nam của Thành phố, diện tích đồi núi chiếm trên 60%, tập trung chủ yếu ở xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần ở xã Vạn Hoà và Đồng Tuyển. Địa hình có độ dốc trung bình khoảng 120, nơi có độ dốc nhất từ 180 đến 240, nơi có độ dốc thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, phân bố chủ yếu ở các phường nội thị và các xã ngoại vi như: Cam Đường, Nam Cường, Bắc Lệnh ..... dạng địa hình này có độ dốc trung bình từ 60 đến 90, độ cao trung bình từ 75 m đến 80 m so với mực nước biển và chiếm gần 40% diện tích Thành phố. - Thuỷ văn: Chế độ thuỷ văn của Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 2 con sông đó là sông Hồng và sông Nậm Thi, đều được bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc. Sông Nậm Thi chảy qua địa bàn Thành phố dài 2 km, bề rộng đoạn hạ lưu là 120 m, tốc đô dòng chảy chậm nên có thể phát triển giao thông đường thuỷ tuyến ngắn. Sông Hồng chảy qua địa bàn Thành phố khoảng 15 km với chiều rộng trung bình khoảng 185 m đến 210 m và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đã ._.ện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh...những điều kiện này sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất của từng cây. Trong cơ cấu cây trồng vụ Xuân của vùng nghiên cứu hiện nay có rất nhiều loại cây trồng được đưa vào cơ cấu sản xuất. Cơ cấu giống của mỗi loại cây trồng ngày một đa dạng, có rất nhiều chủng loại được đưa vào sản xuất để mang lại sản phẩm phục vụ mục đích của con người. Cơ cấu giống trong vùng nghiên cứu có nguồn gốc khác nhau bao gồm: Giống địa phương, giống do Nhà nước nhập về từ các đơn vị sản xuất để phục vụ nông dân. Qua tìm hiểu sơ bộ chúng tôi đã nhận thấy sự đa dạng của bộ giống làm tăng đa dạng sinh học cho vùng nghiên cứu, đồng thời giúp cho việc đa dạng hoá cây trồng được thuận lợi. Tuy nhiên xu thế hiện nay của cơ chế kinh tế đòi hỏi sự chuyên môn hoá cao, sản phẩm của cây trồng cần được trở thành hàng hoá. Đối với điều kiện của vùng nghiên cứu tuy vấn đề này chưa thể hiện rõ nét, song sản xuất yêu cầu được chuyển mình từng bước để đáp ứng được xu thế chung của xã hội. Vì vậy quá trình đưa giống cây trồng vào sản xuất, nông dân nên xác định về hiệu quả kinh tế của từng giống cây trồng cụ thể tuỳ vào mục tiêu của người sử dụng cây trồng đó lựa chọn. Để giúp cho sản xuất được dễ dàng không sảy ra tình trạng ‘loạn’ giống và giúp nông dân biết lựa chọn những giống tốt cho mình, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm về giống của một số giống cây trồng. Kết quả thử nghiệm về giống được thể hiện ở phần sau. 3.4.1. Thử nghiệm về cơ cấu giống ngô Cây ngô đưa vào thử nghiệm với 4 giống đó là: LVN 10, C 919, DK 888, DK 171(Đ/C). Những năm gần đây cây ngô tại địa phương phát triển rất mạnh, cây ngô đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương. Đã có rất nhiều giống ngô đưa vào khuyến cáo trồng tại Thành phố, chính vì vậy mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 người nông dân không biết sử dụng giống nào cho phù hợp trong từng điều kiện cụ thể trên đồng đất của mình. Nắm bắt được những bức xúc đó của người nông dân, chúng tôi đã cùng nông dân tiến hành lựa chọn một số giống ngô vào thử nghiệm để tìm ra giống tốt. Kết quả thử nghiệm được thể hiện qua bảng 3.14 Bảng 3.14 : Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống ngô và lựa chọn của nông dân TT Giống NS (tạ/ha) Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha) NDLC (%) Tổng thu Tổng chi Lãi thuần So ĐC 1 LVN 10 34,41 (C) 12.044 6.200 5.844 - 1.046 0 2 C 919 43,12 (A) 15.092 6.400 8.692 1.802 80 3 DK 888 34,07 (D) 11.925 6.400 5.525 -1.365 0 4 DK 171 (ĐC) 37,97 (B) 13.290 6.400 6.890 0 95 Lsd 05 = 2,53 tạ/ha (Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm) Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ cao xuống thấp) Qua bảng 3.14 cho thấy: Các giống ngô đưa vào thử nghiệm đều có sự sai khác về năng suất. * Giống C 919: Đây là giống ngô đạt năng suất cao nhất 43,12 tạ/ha. Với giá bán sản phẩm bình quân trên thị trường là 3500 đ/kg thì giống C 919 đạt tổng thu nhập 15.092.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất của giống là 6.400.000 đồng/ha có lãi thuần là 8.692.000 đồng/ha, so với đối chứng là giống DK 171 thì C919 có hiệu quả kinh tế cao hơn 1.802.000 đồng/ha, được 80% nông dân lựa chọn. Giống C 919 được nông dân đánh giá có những ưu điểm tốt như tỷ lệ 2 bắp cao, thân cây gọn, cùi bắp nhỏ vì thế tỷ lệ hạt trên bắp cao, tuy nhiên giống này có mầu sắc hạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 không đẹp. Theo các chuyên gia đánh giá tại hội thảo đầu bờ thì giống C919 còn cho năng suất cao hơn nhiều, nếu người nông dân đầu tư cao và biết điều chỉnh mật độ thích hợp. * Giống DK 171: Giống ngô DK 171 là giống đối chứng cũng được nông dân đánh giá cao với năng suất đạt được 37,97 tạ/ha, lãi thuần thu được 6.890.000 đồng/ha, và được 95% nông dân lựa chọn đưa vào sản xuất. Theo nông dân đây là một giống tốt, có độ đồng đều cao, mầu sắc hạt đẹp và có khả năng chịu hạn khá, rất thích hợp với điều kiện đầu tư của miền núi đặc biệt là các hộ khó khăn, khả năng đầu tư ít, mặc dù có năng suất thấp hơn giống C 919 nhưng vẫn đạt 95% nông dân tham gia đánh giá cao tại hội thảo đầu bờ. Theo phân tích thống kê DK 171 là giống có năng suất đứng thứ 2 sau C 919. * Giống DK 888: Có đặc điểm bắp to, màu sắc hạt vàng và đẹp nhưng cho năng suất không cao, tỷ lệ hạt trên bắp thấp, cùi bắp to, khả năng chống đổ kém hơn các giống ngô khác, do thân cây cao. Năng suất thu được ở thử nghiệm là 34,07 tạ/ha, hạch toán kinh tế lãi thuần ở giống DK888 là 5.525.000 đồng/ha. Không có nông dân lựa chọn đưa vào sản xuất. * Giống LVN 10: Giống LVN 10 được nông dân đánh giá không cao giống có mầu sắc hạt đẹp, thấp cây nên khả năng chống đổ tốt, tuy nhiên tỷ lệ hạt trên bắp và năng suất lại thấp hơn giống C 919 và DK 171 nên không có nông dân lựa chọn để đưa vào sản xuất. Các giống ngô đưa vào thử nghiệm đều có những ưu nhược điểm riêng biệt khác nhau, giống được nông dân lựa chọn với số đông nhất là giống DK 171, theo nông dân thì giống này thích hợp hơn các giống khác trong điều kiện cụ thể của địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 3.4.2. Thử nghiệm về cơ cấu giống đậu tƣơng Cây đậu tương được chúng tôi thử nghiệm với 4 giống đó là: ĐT 84, ĐT 90, ĐT 9 VX 9-3, AK 05. Đậu tương là cây trồng phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước cũng như trên toàn thế giới, được mệnh danh là ‘cây trồng của tương lai’. Đối với miền núi đậu tương ngoài giá trị kinh tế còn có chức năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho nông dân miền núi. Biết được những giá trị này của nó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và đưa vào thử nghiệm, để tìm ra một cơ cấu giống tốt, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nông dân. Kết quả thử nghiệm được thể hiện ở bảng 3.15 dưới đây. Bảng 3.15: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống đậu tƣơng và lựa chọn của nông dân TT Giống NS (tạ/ha) Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha) NDLC (%) Tổng thu Tổng chi Lãi thuần So ĐC 1 ĐT 84 15,49 (A) 13.941 5.660 8.281 1.242 90 2 ĐT 90 15,51 (A) 13.959 5.660 8.299 1.260 100 3 ĐT 9 VX 9-3 14,16 (B) 12.744 5.660 7.084 45 30 4 AK 05 (ĐC) 14,11 (B) 12.699 5.660 7.039 0 30 Lsd 05 = 1,18 tạ/ha (Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm) Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ cao xuống thấp) Qua bảng 3.15 cho thấy: Kết quả thử nghiệm về năng suất phân thành 2 nhóm A và B, được đánh giá cụ thể như sau: * Giống ĐT 90: + Về năng suất: Giống đậu tương ĐT 90 có năng suất cao nhất, theo số liệu thống kê giống này đứng trong nhóm A. Năng suất thực thu được là 15,51 tạ/ha, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 với năng suất này so với những địa phương có truyền thống trồng đậu tương thì năng suất thu được là không cao. Song với điều kiện Thành phố Lào Cai, thì đây là một kết quả tốt được nông dân đón nhận. + Về hạch toán kinh tế: Với tổng thu bình quân đạt được 15,51 tạ/ha, với giá bán trên thị trường hiện nay là 9000 đồng/kg thì thu được 13.595.000 đồng/ha, trừ tổng chi phí cho sản xuất thì giống đậu tương DT 90 có lãi thuần đạt 8.299.000 đồng/ha, cao hơn so với đối chứng 1.260.000 đồng/ha, đây là giá trị thành tiền cao nhất trong các giống đậu tương đưa vào trồng thử nghiệm. Giống này được đánh giá cao 100% nông dân tham gia đánh giá lựa chọn do những đặc tính ưu việt của nó. * Giống ĐT 84: Về năng suất và hiệu quả kinh tế: Đây là giống có năng suất cũng khá cao, đứng trong nhóm A, năng suất thu được 15,49 tạ/ha, với giá bán tại thị trường hiện nay là 9000 đồng/kg, chúng tôi thu được giá trị thành tiền là 13.941.000 đồng/ ha, trừ tổng chi phí sản xuất 5.660.000 đồng/ha đạt lãi thuần là 8.281.000 đồng/ha, giống này được nông dân tham gia đánh giá và lựa chọn tới 90%. * Giống AK 05: Đây là giống đối chứng, có năng suất thấp nhất so với các giống đưa vào thử nghiệm với năng suất đạt được 14,11 tạ/ha, theo phân tích thống kê về năng suất thuộc nhóm B. Giá trị thành tiền lãi thu được 7.039.000 đồng/ha. Tuy nhiên giống AK 05 vẫn được 30% nông dân tham gia đánh giá lựa chọn, theo nông dân đây là giống rất thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng, sinh trưởng tốt, phân cành mạnh nhưng do thời gian ra hoa của giống gặp mưa vì vậy năng suất của giống có thể bị ảnh hưởng bởi do nguyên nhân này. * Giống ĐT 9 VX 9-3: Giống ĐT 9 VX 9-3 được nông dân tham gia đánh giá và lựa chọn đưa vào sản xuất với 30%. Trong thử nghiệm thì tổng thu được từ giống này là 7.084.000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 đồng/ha, cao hơn so với đối chứng là 45.000 đồng/ha. Tuy nhiên qua theo dõi thì giống ĐT 9 VX 9-3 hiện nay hay bị nhiễm bệnh lở cổ rễ trong thời kỳ cây con khá nặng. Nhìn chung cây đậu tương đưa vào thử nghiệm với 4 giống thì mỗi giống cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định, nhưng theo đánh giá và lựa chọn của nông dân thì giống có ưu điểm nhất là giống đậu tương ĐT 90, do có năng suất cao, thời gian sinh trưởng trung bình và có khả năng kháng sâu bênh, chịu hạn tốt. 3.4.3. Thử nghiệm về cơ cấu giống khoai tây Cây khoai tây là cây trồng phổ biến tại nhiều địa phương miền núi trong cả nước. Tại địa phương thì cây trồng này còn được mệnh danh là ‘cây xoá đói, giảm nghèo’. Đối với miền núi thì khoai tây ngoài giá trị kinh tế còn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người nông dân và được dùng vào nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Nắm được những giá trị này của nó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và đưa vào thử nghiệm, để tìm ra một cơ cấu giống tốt, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nông dân. Kết quả thử nghiệm được thể hiện ở bảng 3.16 dưới đây. Cây khoai tây được chúng tôi thử nghiệm với 4 giống đó là: Giống Thường tín, LIPSI, HH 2, KT 2. * Giống HH 2: Đây là giống cho năng suất cao nhất trong 4 giống đưa vào thử nghiệm với năng suất đạt 207,73 tạ/ha. Với giá bán tại thị trường hiện nay là 3000 đồng/kg thì giống HH 2 có tổng thu là 62.319.000 đồng/ha, trừ chi phí cho sản xuất là 11.080.000 đồng/ha, lãi thuần thu được 51.239.000 đồng/ha với lãi suất này giống HH 2 có lãi suất cao hơn giống đối chứng 12.627.000 đồng/ha. Qua theo dõi chúng tôi thấy giống này có chất lượng củ tốt và rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại địa phương, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 nên được số đông nông dân đón nhận cao đạt 100% nông dân lựa chọn và đưa vào sản xuất. Bảng 3.16: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây và lựa chọn của nông dân TT Giống NS (tạ/ha) Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha) NDLC (%) Tổng thu Tổng chi Lãi thuần So ĐC 1 Thường tín 107,19 (D) 32.175 11.080 21.077 -17.535 40 2 LIPSI 193,16 (B) 57.948 11.080 46.868 8.256 70 3 HH 2 207,73 (A) 62.319 11.080 51.239 12.627 100 4 KT 2 (Đ/C) 165,64 (C) 49.692 11.080 38.612 0 40 Lsd 05 = 1,5 tạ/ha (Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm) Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ cao xuống thấp) * Giống LIPSI: Đây là giống cũng cho năng suất khá cao đạt 193,16 tạ/ha đứng sau giống HH 2. Với lãi xuất 57.948.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất thì giống này thu được lãi thuần đạt 46.868.000 đồng/ha. Giống này có đặc điểm chống chịu mốc sương và virut tương đối tốt. Tuy nhiên giống cũng có những nhược điểm nhất định là chịu hạn và nóng khá. Do vậy cũng đạt 70% nông dân tham gia đánh giá và lựa chọn đưa vào sản xuất. * Giống Thƣờng tín: Đây là giống cho năng suất thấp nhất trong 4 giống trồng thử nghiệm đạt 107,19 tạ/ha, có lãi thuần đạt 21.077.000 đồng/ha và thấp hơn so với đối chứng là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 -17.535.000 đồng/ha. Tuy là giống có năng suất thấp, song do nông dân đã có tập quán trồng và sử dụng, vẫn chưa có đủ giống mới thay thế nên hiện tại giống này vẫn được nông dân tham gia đánh giá 40%. * Giống KT 2: Đây là giống đối chứng, về năng suất và hiệu quả kinh tế thì đây là giống cho năng suất khá, năng suất thực thu đạt 165,64 tạ/ha, giá trị thành tiền trừ tổng chi phí lãi thu được 38.612.000 đồng/ha. Qua theo dõi thấy mức độ chống chịu với điều kiện bất lợi của giống ở mức khá và cũng được nông dân tham gia đánh giá lựa chọn 40%. 3.4.4. Thử nghiệm về cơ cấu giống lạc Lạc là loại cây trồng đã được trồng từ rất lâu tại địa phương, nhưng giống lạc địa phương hiện nay có nhiều những nhược điểm cần khắc phục như nhiễm nhiều sâu bệnh, lạc có quả nhỏ, nhiều quả vô hiệu, năng suất rất thấp. Cơ cấu giống lạc hiện nay còn quá đơn điệu. Lạc cũng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, hàm lượng dinh dưỡng khá cao đặc biệt là hàm lượng Lipit, vì vậy mà trồng lạc cũng có thể giải quyết được một số vấn đề về dinh dưỡng của nông thôn miền núi. Những yếu tố cần thiết đó cũng là một trong những nguyên nhân để chúng tôi tiến hành thử nghiệm này. Kết quả thử nghiệm về cơ cấu giống lạc được thể hiện qua bảng 3.17. Qua bảng 3.17 cho ta thấy: Năng suất của các giống lạc đưa vào thử nghiệm đều có sự sai khác nhau, giống lạc có năng suất cao nhất là giống MĐ 7, thấp nhất là giống lạc địa phương. * Giống L12: Là giống được đánh giá có tiềm năng, năng suất cao trong bộ giống lạc ở miền núi phía Bắc. Trong thử nghiệm của chúng tôi hiệu quả kinh tế của giống lạc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 L 12 này đứng thứ 2. Với năng suất đạt được 28,09 tạ/ha, tổng thu nhập của giống này là 28.090.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất là 9.580.000 đồng/ha, lãi thuần đạt được 18.510.000 đồng/ha, so với đối chứng thì giống L 12 cao hơn 15.800.000 đồng/ha. Bảng 3.17: Năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lạc và lựa chọn của nông dân T T Giống NS (tạ/ha) Hạch toán kinh tế (1.000 đồng/ha) NDLC (%) Tổng thu Tổng chi Lãi thuần So ĐC 1 MĐ 7 31,79 (A) 31.790 9.580 22.210 19.500 100 2 L 18 27,64 (C) 27.640 9.580 18.060 15.350 70 3 L 12 28,09 (B) 28.090 9.580 18.510 15.800 80 4 Địa phương (Đ/C) 10,69 (D) 10.690 7.980 2.710 0 0 Lsd 05 = 3,07 tạ/ha (Số nông dân tham gia đánh giá lựa chọn là 20 hộ làm thử nghiệm) Ghi chú: (A, B, C, D là kết quả phân tích sai khác và thứ tự năng suất từ cao xuống thấp) * Giống MĐ 7: Giống có năng suất cao nhất là MĐ 7 với năng suất đạt 31,79 tạ/ha, với giá bán thị trường hiện nay là 10.000 đồng/kg thì tổng thu đạt được là 31.790.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất thu được lãi thuần là 22.210.000 đồng/ha. Giống MĐ 7 có nhiều ưu điểm hơn các giống khác trong thử nghiệm, đặc điểm của giống là không có quả vô hiệu, còn đối với L 12 và các giống khác tỷ lệ này khá nhiều dẫn đến tỷ lệ quả chắc thấp. Nhìn chung 3 giống đưa vào thử nghiệm đều có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng, hầu hết các giống này đều tương đối sạch sâu bệnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 và chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh. Riêng giống lạc địa phương bị nhiễm nặng bệnh héo xanh, do vậy là ảnh hưởng nhiều tới mật độ và năng suất. Căn cứ vào năng suất, hiệu quả kinh tế và ưu nhược điểm của các giống, nông dân đã đưa ra những lựa chọn của mình. Giống có số hộ nông dân lựa chọn cao nhất là giống MĐ 7 với 100%, giống L 12 với 80%, giống L 18 với 70% số hộ lựa chọn, giống lạc địa phương không có nông dân lựa chọn để đưa vào sản xuất. * Nhận xét chung: Sau khi tiến hành thử nghiệm với mục tiêu cuối cùng là lưa chọn ra cơ cấu giống cây trồng tốt nhất, chúng tôi đã cùng nông dân trên cơ sở các kết quả thử nghiệm chú ý đến các tiêu chí như: Năng suất, giá trị kinh tế, khả năng chống chịu...để đánh giá và lựa chọn giống đó cho sản xuất. Mặt khác chúng tôi lựa chọn giống tốt, thích hợp nhất, được nhiều nông dân đánh giá cao, làm giống đại diện cho cây trồng đó tiếp tục được trồng tại địa phương ở những mùa vụ tiếp theo trên trân ruộng không chủ động nước. 3.5. TỔNG HỢP KẾT QUẢ - Đánh giá về thực trạng đất ruộng không chủ động nước đạt được mục tiêu đề ra là mô tả được thực trạng của việc sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước, diễn biến quá trình khai thác đất ruộng không chủ động nước, những khó khăn chính trong việc sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước. - Đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng: Đã mô tả được diễn biến diện tích, năng suất, cơ cấu cây trồng chính trên đất ruộng không chủ động nước trên địa bàn toàn Thành phố. Sơ bộ đánh giá những đặc điểm, đặc tính của cơ cấu giống cây trồng và tìm ra những điểm mạnh, yếu của cơ cấu giống cây trồng đó, xác định được cây trồng đưa vào tiến hành thử nghiệm. - Thực hiện thử nghiệm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 Kết quả thử nghiệm tìm ra được cơ cấu giống tốt trong cơ cấu cây trồng đưa vào thử nghiệm 1. Cây đậu tương: Nông dân đánh giá cao giống ĐT 90 với năng suất đạt 15,51 tạ/ha. 2. Cây lạc: Kết quả thu được thưc tế rất cao ở giống MĐ 7 năng suất đạt được 31,79 tạ/ha. 3. Cây khoai tây: Đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp ở vùng nghiên cứu là giống HH 2 đạt 207,73 tạ/ha. 4. Cây ngô: Nông dân đã lựa chọn giống ĐK 171 với năng suất thu được 37,97 tạ/ha. Như vậy, qua đề tài nghiên cứu, đánh giá và lựa chọn cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước tại địa bàn Thành phố Lào Cai, đã xác định được những đặc tính ưu việt của cơ cấu giống cây trồng trong điều kiện địa phương vùng nghiên cứu. Trên cơ sở những nghiên cứu này chúng tôi có những kết luận và đề nghị cụ thể nhu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN 4.1.1. Đánh giá về điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố ảnh hưởng tới sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước - Điều kiện tự nhiên của Thành phố Lào Cai tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, loại đất phong phú, mầu mỡ, có thể thích hơp với nhiều loại cây rồng khác nhau. Khí hậu khá ôn hoà, xong phân chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, mùa khô khá dài đặc biệt là giai đoạn đầu vụ Xuân, chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Các cây trồng đưa vào thử nghiệm đều có thể sinh trưởng phát triển và cho năng xuất tốt trong điều kiện tự nhiên của Thành phố. - Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho công tác phát triển kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động nông thôn lớn, nông dân cần cù chịu khó, địa phương có chính sách khuyến khích khai thác triệt để tiềm năng đất đai, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế, cụ thể là các chương trình khuyến nông, chương trình hỗ trợ tín dụng....Cơ quan Nhà nước năng động tìm hướng đầu ra cho sản phẩm của nông dân. 4.1.2. Đánh giá thực trạng canh tác trên đất ruộng không chủ động nước Sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước trong điều kiện vụ Xuân đã được nhiều nông dân tham gia hưởng ứng. Những khó khăn chính trong sản xuất trên đất ruộng không chủ động nước là tình trạng thiếu nước đầu vụ, trình độ dân trí và kỹ thuật canh tác của nông dân trong vùng còn nhiều hạn chế, tình trạng thả rông gia súc vẫn thường xuyên xảy ra nhất là trong vụ Đông. Cơ cấu giống cây trồng của hệ thống cây trồng chủ yếu là giống cũ, giống địa phương có năng suất thấp. Việc tiếp thu giống mới còn chậm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 4.1.3. Đánh giá cơ cấu cây trồng vụ Xuân và kết quả lựa chọn cây trồng cho thử nghiệm - Cơ cấu cây trồng vụ Xuân trên đất ruộng không chủ động nước của Thành phố Lào Cai khá phong phú, có nhiều chủng loại cây trồng được đưa vào sản xuất khai thác trên diện tích đất này. Năng suất cây trồng có chiều hướng gia tăng nhưng tăng rất chậm, có những cây trồng có xu thế giảm về năng suất. Chưa có cơ cấu cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao và ổn định, kỹ thuật canh tác của nông dân còn nhiều hạn chế vì vậy mà năng suất cây trồng vẫn chưa được cải thiện. - Qua đánh giá cơ cấu cây trồng trên đất ruộng không chủ động nước, nông dân đã lựa chọn được các cây trồng đưa vào thử nghiệm để tìm ra cơ cấu giống tốt đó là: Cây ngô, cây đậu tương, cây lạc và cây khoai tây. 4.1.4. Kết quả thử nghiệm và lựa chọn cơ cấu giống cây trồng Các cây trồng đưa vào thử nghiệm đều có khả năng trồng được trên đồng đất của vùng nghiên cứu, nhưng mức độ thích ứng, chống chịu và hiệu quả kinh tế của cơ cấu giống cây trồng là khác nhau. Cụ thể kết quả thử nghiệm về cơ cấu giống phù hợp nhất với địa phương đã được lựa chọn như sau: - Cây ngô: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống ngô C 919 đạt 43,12 tạ/ha. Đạt tổng thu nhập 15.092.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất của giống là 6.200.000 đồng/ha có lãi thuần là 8.692.000 đồng/ha, được 80% nông dân lựa chọn. Giống ngô DK 171 với năng suất đạt được 37,97 tạ/ha, lãi thuần thu được 6.890.000 đồng/ha, và được 95% nông dân lựa chọn đưa vào sản xuất. - Cây lạc: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống MĐ 7 với năng suất đạt 31,79 tạ/ha, tổng thu đạt được là 31.790.000 đồng/ha, trừ chi phí sản xuất thu được lãi thuần là 22.210.000 đồng/ha, với 100% nông dân lựa chọn. - Cây khoai tây: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống HH 2 với năng suất đạt 207,73 tạ/ha,có tổng thu là 62.319.000 đồng/ha, trừ chi phí cho sản xuất là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 11.080.000 đồng/ha, lãi thuần thu được 51.239.000 đồng/ha với100% nông dân lựa chọn và đưa vào sản xuất. - Cây đậu tương: Đã chọn ra giống phù hợp nhất là giống đậu tương ĐT 90 có năng suất cao nhất, năng suất thực thu được là 15,51 tạ/ha, Với tổng thu được 13.595.000 đồng/ha, trừ tổng chi phí cho sản xuất thì giống đậu tương ĐT 90 có lãi thuần đạt 8.299.000 đồng/ha. Giống này được đánh giá cao 100% nông dân tham gia đánh giá lựa chọn do những đặc tính ưu việt của nó. Kết quả của đề tài dược thử nghiệm trong môi trường của nông dân vì vậy kết quả đó sẽ sát với thực tiễn đồng ruộng của người nông dân. Nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá và giám sát thử nghiệm. Do đó có tác dụng khuyến cáo mạnh mẽ trong nông dân, góp phần thúc đẩy việc khai thác đất ruộng không chủ động nước và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng có giá trị vào sản xuất. 4.2. ĐỀ NGHỊ - Phổ triển và nhân rộng giống lạc MĐ7 trên toàn Thành phố. - Tiếp tục theo dõi bộ giống cây đậu tương dặc biệt là giống ĐT 84, chú ý đến mật độ trồng của giống trên đồng ruộng. - Đối với những hộ có khả năng đầu tư có thể đưa cây khoai tây giống HH 2 vào sản xuất. - Tiếp tục tổ chức vận động nhân dân tăng cường triệt để diện tích vụ Xuân, tiến tới khai thác diện tích đất này trong vụ Đông những khu vực có thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bình (1987), Sử dụng tập đoàn cây họ đậu trong phương thức nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Một số ý kiến về nông lâm kết hợp, Bộ lâm nghiệp. 2. Phạm Văn Chiên (1964), Thâm canh tăng năng xuất trong sản xuất nông nghiệp ở miền núi, Tạp chí KH-KTNN, số 12. 3. Tôn Thất Chiểu (1993), Sử dụng đất và tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường, Tạp chí khoa học đất, số 3. 4. Nguyễn Văn Chƣơng (1992), Tiếp cận về kinh tế sinh thái ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Chƣơng trình Sông Hồng (2000), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp vùng miền núi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Ngô Thế Dân (1993), Khai thác và giữ gìn đất tốt vùng trung du, miền núi nước ta, Nxb Nông nghiêp, Hà Nội. 7. Lê Quốc Doanh, Bùi Huy Hiền và Đậu Quốc Anh (1994), Một số vấn đề về HTCT vùng Trung du miền núi. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Lê Song Dự và Ngô Đức Dƣơng (1988), Cơ cấu mùa vụ đậu tương ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Nông nhiệp, Hà Nội 9. Bùi Huy Đáp (1993), Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Thế Đặng và nnk (2002), Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Lê Đình Định (1974), Cây phân xanh với việc duy trì độ ẩm trong vườn cây lâu năm, Tạp chí NTCN, số 5. 12. Vũ Tuyên Hoàng (1987), Sản xuất lương thực ở Trung du miền núi. Một số ý kiến về Nông lâm kết hợp, Bộ Lâm Nghiệp. 13. Hồ Tấn Kháng và nnk (1963), Tăng vụ ở miền núi, Nxb Nông thôn, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 14. Đỗ Tuấn Khiêm (1995), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất 15. Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Nghiên cứu kỹ thuật trồng ngô vụ xuân trên đất ruộng một vụ bỏ hoá ở một số tỉnh miền núi phía Đông Bắc, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 16. V. Lênin, Sự phát triển của CNTB ở Nga, trang 393-394. 17. Nguyễn Văn Luật (1991), Nghiên cứu hệ thống cây trồng Việt Nam, Tài liệu Hội nghị mạng lưới hệ thống cây trồng Việt Nam lần thứ 2. 18. Phòng Thống kê Thành phố Lào Cai năm (2007), Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, UBND Thành phố Lào Cai 19. Hoàng Đức Phƣơng (1991), Đặc điểm khí hậu, đất đai và vấn đề xác định cơ cấu cây trồng ở miền Trung. 20. Nguyễn Văn Thuận (1994), Hệ thống cây trồng trên một số loại đất nông nghiệp Vùng núi thấp Đông bắc - Bắc bộ, Luận án tiến sỹ khoa học, Viện KHKTNN Việt Nam. 21. Lê Duy Thƣớc (1993), Tiến tới một chế độ canh tác trên đất đồi nương rẫy ở vùng đồi núi nước ta, Tạp chí khoa học đất, số 2. 22. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Đào Thế Tuấn (1977), Cơ sở xác định cơ cấu cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Đào Thế Tuấn (2000), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 25. Bùi Thị Xô (1994), Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở ngoại Thành Hà Nội ....Luận án tiến sỹ khoa học Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 PHỤ LỤC Chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất các thử nghiệm về giống cây trồng Phụ lục 1: Cây đậu tƣơng (ĐVT: 1000 đ) Diễn giải Các giống đậu tƣơng ĐT 84 ĐT 90 ĐT 9 VX9-3 AK 05 Ghi chú I. Nguồn thu 1. Năng suất 15,49 15,51 14,16 14,11 2. Giá bán (đồng ) 9000 9000 9000 9000 3. Tổng thu (1000 đ) 13.941 13.959 12.744 12.699 II. Tổng chi (1000) 5.660 5.660 5.660 5.660 Lao động 3.800 3.800 3.800 3.800 Giống 720 720 720 720 Phân urê 250 250 250 250 Super lân 420 420 420 420 Kali 320 320 320 320 Thuốc BVTV 150 150 150 150 III. Hiệu quả kinh tế 8.281 8.299 7.084 7.039 * Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ) Phân chuồng 7 tấn (nông dân tự túc) 60 kg x 12,0 = 720/ha Urê 50 kg x 5,0 = 250/ha * Công lao động ( ĐVT 1000 đ) Super lân 300 kg x 1,4 = 420/ha 190 công/ha x 20,0/ công = 3.800/ha Kali 80 kg x 4,0 = 320/ha BVTV: 150/ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Phụ lục 2: Cây ngô (ĐVT: 1000 đ) Diễn giải Các giống ngô LVN 10 C 919 ĐK 171 ĐK 888 Ghi chú I. Nguồn thu 1. Năng suất 34,41 43,12 37,97 34,07 2. Giá bán (đồng ) 3500 3500 3500 3500 3. Tổng thu (1000 đ) 12.044 15.092 13.290 11.925 II. Tổng chi (1000) 6.200 6.400 6.400 6.400 Lao động 2.800 2.800 2.800 2.800 Giống 600 800 800 800 Phân urê 1.500 1.500 1.500 1.500 Super lân 560 560 560 560 Kali 560 560 560 560 Thuốc BVTV 180 180 180 180 III. Hiệu quả kinh tế 5.844 8.692 6.890 5.525 * Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ) Phân chuồng 10 tấn (nông dân tự túc) LVN 10: 20 kg x 30 đ = 600/ha Urê 300 kg x 5,0 = 1.500/ha C 919: 20 kg x 40 đ = 800/ha Super lân 400 kg x 1,4 = 560/ha ĐK 171: 20 kg x 40 đ = 800/ha Kali 140 kg x 4,0 = 560/ha ĐK 888: 20 kg x 40 = 800/ha * Công lao động ( ĐVT 1000 đ) 140 công/ha x 20,0/ công = 2.800/ha BVTV: 180/ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Phụ lục 3: Cây khoai tây (ĐVT : 1000 đ) Diễn giải Các giống khoai tây LIPSI HH 2 Thƣờng tín KT 2 Ghi chú I. Nguồn thu 1. Năng suất 193,16 207,73 107,19 165,64 2. Giá bán (đồng ) 3000 3000 3000 3000 3. Tổng thu (1000 đ) 57.948 62.319 32.157 49.692 II. Tổng chi (1000) 11.080 11.080 11.080 11.080 Lao động 3.000 3.000 3.000 3.000 Giống 5.200 5.200 5.200 5.200 Phân urê 1.500 1.500 1.500 1.500 Super lân 560 560 560 560 Kali 640 640 640 640 Thuốc BVTV 180 180 180 180 III. Hiệu quả kinh tế 46.868 51.239 21.077 38.612 * Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ) Phân chuồng 10 tấn (nông dân tự túc) Khoai tây giống: 1300 kg x 4,0 = 5.200/ha Urê 300 kg x 5,0 = 1.500/ha Super lân 400 kg x 1,4 = 560/ha * Công lao động ( ĐVT 1000 đ) Kali 160 kg x 4,0 = 640,/ha 150 công/ha x 20,0/ công = 3.000/ha BVTV: 180/ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Phụ lục 4: Cây lạc (ĐVT : 1000 đ) Diễn giải Các giống lạc MĐ 7 L 18 Lạc địa phƣơng L 12 Ghi chú I. Nguồn thu 1. Năng suất 31,79 27,64 10,69 28,09 2. Giá bán (đồng ) 10.000 10.000 10.000 10.000 3. Tổng thu (1000 đ) 31.790 27.640 10.690 28.090 II. Tổng chi (1000) 9.580 9.580 7.980 9.580 Lao động 4.800 4.800 4.800 4.800 Giống 3.200 3.200 1.600 3.200 Phân urê 300 300 300 300 Super lân 560 560 560 560 Kali 480 480 480 480 Vôi 90 90 90 90 Thuốc BVTV 150 150 150 150 III. Hiệu quả kinh tế 22.210 18.060 2.710 18.510 * Công thức bón phân (ĐVT 1000 đ) * Số lƣợng và giá giống (ĐVT 1000 đ) Phân chuồng 8 tấn (nông dân tự túc) Lạc địa phương: 200 kg x 8,0 = 1.600/ha Urê 60 kg x 5,0 = 300/ha Lạc giống mới: 200 kg x 16 = 3.200/ha Super lân 400 kg x 1,4 = 560,/ha * Công lao động ( ĐVT 1000 đ) Kali 120 kg x 4,0 = 480/ha 240 công/ha x 20/ công = 4.800/ha Vôi 300 kg x 0,3 = 90/ha BVTV: 150/ha ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9194.pdf
Tài liệu liên quan