Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng yên

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội ---------------  lê thị phương loan Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng yên luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. ngô thị thuận   Hà nội – 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ

doc168 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Lê Thị Phương Loan LờI CảM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng Yên” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy Cô giáo và các cơ quan. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Thuận, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo trong bộ môn Phân tích định lượng, khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâm và các Phòng Ban của huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu và tham gia thảo luận đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2008 Tác giả Lê Thị Phương Loan mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ viii Danh mục các sơ đồ viii Danh mục các chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 BBHN: BBVL: BVTV: BLHN: BLVL tại HN: BLVL: GTGT: KHKT: KHTSCĐ HTXSXDVNN: HN HQKT NN : NTD: RAT: TSCĐ: SL Bán buôn cải bắp tại Hà Nội Bán buôn cải bắp tại Văn Lâm Bảo vệ thực vật Bán lẻ cải bắp tại Hà Nội Người Văn Lâm bán lẻ cải bắp tại Hà Nội Bán lẻ cải bắp tại Văn Lâm Giá trị gia tăng Khoa học kỹ thuật Khấu hao tài sản cố định Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp Hà Nội Hiệu quả kinh tế Nông nghiệp Người tiêu dùng Rau an toàn Tài sản cố định Sản lượng Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 3.1. Tình hình đất đai của huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 25 3.2. Tình hình lao động của huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 28 3.3. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 30 3.4. Số lượng mẫu điều tra 37 4.1. Diện tích gieo trồng rau vụ đông huyện Văn Lâm qua ba năm 46 4.2. Năng suất cải bắp của huyện Văn Lâm qua các năm 48 4.3. Sản lượng rau cải bắp của các xã trong huyện Văn Lâm qua các năm 50 4.4. Thời vụ trồng rau cải bắp tại các hộ điều tra 52 4.6. Giá bán cải bắp trên thị trường huyện Văn Lâm qua các năm 55 4.7. Các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất rau vụ đông huyện Văn Lâm (trong đó có cây rau cải bắp) 56 4.5. Khối lượng cung, cầu rau cải bắp huyện Văn Lâm năm 2007 59 4.6. Đặc điểm cơ bản các hộ sản xuất rau cải bắp đại diện huyện Văn Lâm 65 4.7. Chi phí sản xuất bình quân một sào cải bắp của hộ sản xuất huyện Văn Lâm năm 2007 71 4.8. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất cải bắp huyện Văn Lâm năm 2007 (tính bình quân trên 100kg cải bắp tươi) 74 4.9. Thông tin chung về tác nhân người thu gom cải bắp huyện Văn Lâm 78 4.10. Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của tác nhân người thu gom cải bắp huyện Văn lâm năm 2007 (tính bình quân trên 100kg cải bắp tươi) 80 4.11. Đặc điểm chủ yếu của người bán buôn cải bắp huyện Văn Lâm 83 4.12. Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán buôn cải bắp huyện Văn Lâm năm 2007 86 4.13. Đặc điểm chung của tác nhân người bán lẻ cải bắp huyện Văn Lâm 89 4.14. Chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của người bán lẻ cải bắp huyện Văn Lâm năm 2007 92 4.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong ngành hàng cải bắp huyện Văn Lâm năm 2007 95 4.16. Hình thành giá và giá trị gia tăng qua các tác nhân 99 4.17. Giá trị, cơ cấu GTGT của các tác nhân qua những kênh hàng chính trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm năm 2007 101 4.18. Mối quan hệ hỗ trợ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng cải bắp 107 4.19. Tổng hợp các nhu cầu của người tiêu dùng rau cải bắp huyện Văn Lâm - Hưng Yên 117 Danh mục biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng. 15 4.1. Diện tích rau cải bắp, rau vụ đông, cây vụ đông huyện Văn Lâm qua ba năm 2005 - 2007 47 4.2. Sản lượng rau cải bắp của các xã trong huyện Văn Lâm năm 2007 50 4.3. Biểu đồ thể hiện sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân qua các kênh hàng chính trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm năm 2007 102 Danh mục sơ đồ STT Tên sơ đồ Trang 4.1. Kênh cung ứng rau cải bắp của huyện Văn Lâm năm 2007 60 4.2. Ngành hàng rau cải bắp của huyện Văn Lâm năm 2007 62 4.3. Các kênh cung ứng hàng hóa dịch vụ chính trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp tại huyện Văn Lâm 63 4.4. Hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo các kênh tiêu thụ (tính trên 100kg cải bắp) 97 4.5. Tác động hỗ trợ của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp 109 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng nông nghiệp có thế mạnh như: lúa gạo, Cà phê, cao su... ngành sản xuất rau đang từng bước vươn lên cải tiến cách thức sản xuất, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh hướng tới mục tiêu là mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn. Nhiều chính sách lớn khuyến khích phát triển sản xuất rau quả đã ra đời, trong đó quy hoạch phát triển rau quả Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và chính sách hỗ trợ phát triển ngành rau, quả, chè an toàn đến năm 2015 đã được phê duyệt [24], [25] là những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng rau trong tương lai. Rau có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin, chất khoáng, axit hữu cơ và nhiều chất bổ khác... Ngoài ra, phát triển sản xuất rau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Sản xuất rau quả đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành trồng trọt. Nó không chỉ có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao. Với ý nghĩa to lớn ấy, rau được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp. ở nước ta, rau được trồng nhiều vụ trong năm với nhiều giống và chủng loại phong phú. Diện tích rau thường được mở rộng hơn vào vụ đông với các giống rau có nguồn gốc ôn đới ưa lạnh. Kỹ thuật, quy trình sản xuất và công nghệ mới ngày càng được tiếp cận, chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn. Trong những năm qua, sản xuất rau bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; bản chất rau quả chứa nhiều nước nên dễ bị hư hỏng nhưng chưa có phương tiện bảo quản, chế biến hữu hiệu. Sản phẩm của rau hàng hoá đòi hỏi tươi, ngon, chất lượng đảm bảo thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nông thôn nhưng thực tiễn chưa đáp ứng được. Rau thường được sản xuất ra với số lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển nên chi phí cao. Vì vậy, tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa tiện cho việc thâm canh và vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập người sản xuất không chỉ quan tâm đến thị trường tiêu dùng trong nước mà còn hướng mạnh ra xuất khẩu. Từ đó hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Riêng ngành rau, các chuỗi đã bắt đầu hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ chưa hình thành nên khái niệm về chuỗi hàng hóa dịch vụ còn mang tính lý thuyết. Mặt khác sản xuất rau hiện nay còn manh mún, đơn lẻ và tự phát, thiếu các mối liên kết gần gũi thân thiện giữa những người trồng rau với các nhà cung ứng các hàng hoá dịch vụ đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách khác, mối liên kết, sự tương tác nhiều mặt giữa các tác nhân tham gia và trách nhiệm của họ trong chuỗi cung ứng các hàng hoá dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất còn yếu. Đây là hạn chế rất lớn tới việc giảm chi phí sản xuất, tối đa hoá lợi ích kinh tế của từng tác nhân trong chuỗi cũng như khó khăn trong phát triển mở rộng quy mô, diện tích sản xuất rau. Trên thế giới ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Bỉ chuỗi cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ đã phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ là nhu cầu cần thiết của các nhà sản xuất, cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm và người tiêu dùng. Những vấn đề nảy sinh như chất lượng sản phẩm, an toàn sản phẩm, giá cả ... của hàng hóa nào thì đều có địa chỉ và trách nhiệm đảm bảo. Tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các dự án phát triển nghiên cứu, một số nghiên cứu mới đây về cao su, cà phê.... đã mô tả thực trạng các ngành hàng nhưng đều nhận xét rằng chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ nông sản Việt Nam mới đang bắt đầu hình thành .... nên hiện nay chất lượng, giá cả, lợi ích và ngay cả an toàn thực phẩm không ai chịu trách nhiệm và người sản xuất thường thua thiệt. Tỉnh Hưng Yên nói chung, Huyện Văn Lâm nói riêng là vùng đất tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, Hưng Yên đã và đang trong quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Nhu cầu về rau phục vụ tiêu dùng nội bộ, đáp ứng một phần nhu cầu rất lớn của thị trường Hà Nội. Tiềm năng phát triển thành vùng nguyên liệu rau cho công nghiệp chế biến cũng như xuất khẩu rau củ chính là lợi thế rất lớn của người nông dân. Tuy nhiên, lợi thế này chưa được khai thác tốt. Thông tin về ngành hàng rau đến với nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, giá thành sản phẩm còn cao, các hoạt động liên quan đến sản xuất rau trong chuỗi giá trị hàng hoá nông sản còn rời rạc, liên kết yếu.... Điều này phần nào giải thích tại sao tốc độ tăng diện tích, sản lượng rau chưa cao. Việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau tại huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng Yên có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh rau, những mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng rau vụ đông góp phần thúc đẩy việc mở rộng diện tích và tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng yên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng Yên mà đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi cung cấp hàng hóa dịch vụ ngành hàng rau cải bắp của huyện trong những năm tiếp theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị ngành hàng rau nói riêng. - Xác định chuỗi giá trị và giá trị gia tăng của từng tác nhân tham gia ngành hàng rau cải bắp của huyện trong những năm qua. - Phát hiện những tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp của huyện. - Đề xuất những giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp cho huyện những năm tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu của đề tài là : - Rau cải bắp tươi (sản phẩm của ngành hàng) trồng ở vụ đông với các giống cải bắp (C90, AK, bắp sần) đang được trồng trên địa bàn huyện Văn Lâm. - Các tác nhân của ngành hàng rau cải bắp: Hộ nông dân, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. - Các hoạt động trong chuỗi giá trị ngành hàng như: Sản xuất, thu gom, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ.... 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. a - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện, song một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại tại một số xã, thị trấn, hộ gia đình sản xuất, hộ kinh doanh rau cải bắp. b - Về thời gian: Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2005 - 2008, các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho năm 2009 - 2010 và các năm tiếp theo. c - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chính như: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cải bắp, chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp, các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng cải bắp và đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp trên đại bàn huyện Văn Lâm. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị ngành hàng 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Những khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Chuỗi sản xuất- cung ứng Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu chính là sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau chúng tôi cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng [9]. Trong một chuỗi sản xuất - cung ứng: dòng luân chuyển thông tin thường không phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược sản xuất thường tập trung vào các sản phẩm, hàng hoá cơ bản. Định hướng của chuỗi sản xuất - cung ứng chủ yếu là hướng cung....[9]. Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân tham gia độc lập. 2.1.1.2. Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị hàng hóa - dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi [8]. Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng [9]. Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng [9]. Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. 2.1.1.3. Ngành hàng Theo Fabre “ Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ”[10]. Nói cách khác “ Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp. Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ. 2.1.1.4. Tác nhân Tác nhân là một “ tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộ hay những doanh nghiệp... tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ [10]. Có thể chia tác nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động 2.1.1.5. Sản phẩm Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất của rừng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên [10]. 2.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng Nội dung phân tích chuỗi giá trị gồm 8 nội dung hay được gọi là công cụ dùng để phân tích. Trong đó 4 công cụ đầu tiên được coi là “ Công cụ cốt yếu” cần được thực hiện để đạt được phân tích tối thiểu về chuỗi giá trị. Bốn công cụ tiếp theo là “các công cụ nâng cao “ có thể tiến hành để có một bức tranh tổng thể hơn về một số mặt của chuỗi giá trị. 2.1.2.1 Lựa chọn các chuỗi giá trị ngành hàng ưu tiên để phân tích Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, chúng ta cần phải quyết định xem sẽ ưu tiên lựa chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hoá nào để phân tích. Vì các nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên cần phải lập ra phương pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn chúng ta có thể đạt được. Ngành hàng rau cải bắp của huyện Văn Lâm được xác định ưu tiên trong nghiên cứu này là dựa trên các tiêu chí: Cây rau cải bắp là cây rau trồng chủ đạo trong vụ đông, sản xuất tập trung thành các vùng với diện tích lớn. Cây rau cải bắp đã có những đóng góp quan trọng cho đời sống, kinh tế, xã hội của người dân địa phương. Mặt khác, rau cải bắp có sự đa dạng các kênh thị trường và các tác nhân tham gia. Sản xuất rau cải bắp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương mà còn có sự kết nối với thị trường lớn như thị trường Hà Nội và các vùng lân cận. 2.1.2.2. Lập sơ đồ chuỗi giá trị Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các mô hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quá trình nghiên cứu [8]. 2.1.2.3.Xác định chi phí và lợi nhuận Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp. Nhưng xác định chi phí và lợi nhuận xác định số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được có ý nghĩa hơn cả [8]. Chi phí trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm được xác định bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp và các khoản chi phí dịch vụ đây chính là mức vốn đầu tư cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để làm rõ cách xác định chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn trong phần hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài. 2.1.2.4. Phân tích công nghệ, kiến thức Công nghệ áp dụng trong sản xuất là nói đến công nghệ truyền thống (thường được tự phát triển bởi người sử dụng dựa trên kinh nghiệm), công nghệ cao (được hình thành thông qua nghiên cứu và phát triển mở rộng). Phân tích công nghệ và kiến thức nhằm phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của công nghệ, kiến thức dùng trong chuỗi giá trị. Trên cơ sở xác định loại hình công nghệ đang áp dụng so với những đòi hỏi công nghệ, kiến thức của chuỗi giá trị để thấy được mức độ hợp lý của công nghệ đang áp dụng. Từ đó đưa ra những giải pháp cho sự lựa chọn cải tiến nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm đầu ra, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho chuỗi giá trị [8]. Công nghệ, kiến thức được nói đến trong chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm phần lớn là những công nghệ sản xuất thủ công, và một tỷ lệ rất ít nông dân sản xuất cải bắp trong nhà lưới. Kiến thức áp dụng vào thực tiễn sản xuất phần lớn dựa trên kinh nghiệm trồng cải bắp lâu năm kết hợp với kiến thức tiếp thu từ các hoạt động chuyển giao KHKT của các cơ quan chuyên môn. Quá trình vận chuyển, tiêu thụ cải bắp gần như chưa có một công nghệ và công cụ bảo quản nào được áp dụng. 2.1.2.5. Phân tích thu nhập Mục tiêu của phân tích thu nhập là: Phân tích tác động, phân bổ thu nhập trong và giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc. Phân tích tác động của hệ thống quản trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng. Miêu tả sự đa dạng của thu nhập, rủi ro thường gặp và các tác động đến chuỗi giá trị. 2.1.2.6. Phân tích việc làm Mục đích của phân tích việc làm trong chuỗi gía trị nhằm: Phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị, miêu tả sự năng động của việc làm dọc theo chuỗi giá trị. Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân bổ việc làm. Phân tích sự tác động của các chiến lược khác nhau của chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm. 2.1.2.7. Quản trị và các dịch vụ Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm: Phân tích các nhà tham gia trong chuỗi giá trị phối hợp với các hoạt động của họ như thế nào thông qua các nguyên tắc chính thức và không chính thức. Hiểu sự tuân thủ nguyên tắc được giám sát như thế nào, phân tích những nhóm khác nhau của những người tham gia chuỗi giá trị nhận những hình thức hỗ trợ đầy đủ như thế nào để có thể giúp họ đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu. Đánh giá tác động của các nguyên tắc tới các nhóm khác nhau... 2.1.2.8. Sự liên kết giữa các tác nhân . Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết miêu tả mối liên kết giữa những người tham gia trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với các tác nhân ngoài chuỗi. Miêu tả những cam kết, trách nhiệm và lợi ích giữa những người tham gia, sự áp dụng đối với sự phát triển chung của chuỗi. 2.1.3. ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong số các tác nhân tham gia trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước... Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị nhưng được áp dụng trong nông nghiệp [8] mang nhiều ý nghĩa đó là: - Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. - Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào qúa trình toàn cầu hóa. - Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị. - Thứ tư: Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi gía trị. Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự án, chương trình hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1. Tình hình sản xuất rau tại một só nước trên thế giới Trên thế giới hiện nay có khoảng 120 chủng loại rau nhưng chỉ có 12 loại rau chủ lực được trồng chiếm trên 80% diện tích trong đó có cây rau cải bắp. Hiện nay cải bắp được trồng hầu hết ở các vùng có khí hậu ôn hòa trên lục địa, nhiều nhất ở châu Âu, châu á, châu Mỹ....Theo FAO, diện tích và sản lượng cải bắp trên thế giới năm 2003 là 3,18 triệu ha và sản lượng là 65,96 triệu tấn, năm 2005 diện tích cải bắp trên thế giới là 3,13 triệu ha và sản lượng đạt 68,2 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 21,7 tấn/ha [6]. Một số nước chủ yếu như Trung Quốc, Mỹ, Anh, ấn độ đang đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp và nghiên cứu cây trồng biến đổi gen. Năm 2006 diện tích trồng cải bắp biến đổi gen đạt 25,2 triệu ha chiếm 25% diện tích trồng cải bắp trên thế giới đứng vị trí thứ hai về diện tích trong số các loại cây trồng biến đổi gen hiện nay [21]. Công nghệ sản xuất, chế biến rau của nhiều quốc gia trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu lớn góp phần tăng nhanh sản lượng, giá trị kinh tế cũng như vị thế của ngành hàng rau trên toàn thế giới. * Tình hình sản xuất rau của Trung Quốc Trung Quốc hiện là nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ rau lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 41,11 kg/người năm 1990 lên 56,52 kg/người năm 2002 [20]. Nhằm tăng diện tích và chất lượng của các loại rau quả, ngay từ năm 1988 Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành triển khai chương trình hỗ trợ ngành rau quả nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng và phát triển hệ thống bán buôn. Kết quả là diện tích trồng rau tăng từ 3,8 triệu ha năm 1980 lên 22,5 triệu ha năm 2005. Theo Uỷ ban phát triển và cải cách Trung Quốc lợi nhuận bình quân trên mỗi ha trồng rau trong năm 2004 là 1.172 USD [20]. Trung Quốc hiện còn là nước trồng cây họ mù tạc đứng đầu thế giới (gồm cải bắp, súp lơ, cải dầu, bông cải xanh...), năm 2005 diện tích trồng các loại cây này đạt diện tích khoảng 13 triệu ha. Trung Quốc và Australia đang cùng hợp tác phát triển giống siêu cải bắp cho sản lượng rất cao và có khả năng kháng stress cho con người. Hệ thống siêu thị và các cửa hàng bán lẻ phát triển nhanh chóng thay thế dần các chợ ngoài trời trong kinh doanh bán lẻ rau quả. Tổ chức các hình thức hợp tác trong mua gom và nhập khẩu rau quả, ký kết các hợp đồng cung ứng với các nhà sản xuất trong và ngoài nước để tiết kiệm chi phí nhờ quy mô. Các hiệp hội của các nhà sản xuất rau quả phát triển nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh doanh rau quả và trở thành cầu nối giữa ngưòi sản xuất và người kinh doanh. Trung Quốc (đặc biệt là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam) là thị trường nhiều tiềm năng đối với việc xuất khẩu rau quả tươi và chế biến của Việt Nam. Năm 2007 Trung Quốc nhập khẩu mạnh cải bắp của Việt nam qua cửa khẩu Móng Cái, lượng cải bắp xuất khẩu qua của khẩu Móng Cái chiếm gần 30% lượng rau xanh xuất khẩu của cả nước qua cửa khẩu Móng Cái [20]. * Tình hình sản xuất rau của ấn Độ ấn độ là quốc gia có sản lượng rau lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Sản lượng rau của ấn Độ chiếm 15% sản lượng rau toàn thế giới và đạt 71 triệu tấn, diện tích trồng rau chiếm 6,2 triệu ha và chiếm 3% diện tích trồng trọt của ấn Độ [20]. ấn độ còn là một trong những nước có tốc độ phát triển diện tích cây cải bắp biến đổi gen nhanh trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Braxin. Nhìn chung đây là nước nước có ngành Rau rất phát triển, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau của ấn Độ từ năm 1993 đến nay đạt trung bình 25% trong khi tốc độ tăng của lượng rau xuất khẩu là 16%. Thị trường nhập khẩu rau tươi chủ yếu của ấn độ là các quốc gia vùng vịnh, Anh, Srilanka. Malayxia và Singapo. Mặc dù đúng thứ 2 thế giới về sản lượng rau tươi nhưng sản lượng trung bình của các loại rau ấn Độ còn thấp hơn so với các nước khác trên thế giới. Hiện tại ở ấn Độ, nguyên liệu rau tươi không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến. * Tình hình sản xuất rau của Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một trong những nước sản xuất rau quả lớn trên thế giới. Năm 2003 sản lượng rau quả của Hoa Kỳ ước đạt 54,97 triệu tấn, với tổng doanh thu khoảng 23 tỷ USD. Trong số đó, thu hoạch và doanh thu của rau xanh là 20,97 triệu tấn và đạt giá trị là 9,67 tỷ USD [13]. Mặc dù là nước xuất khẩu rau quả lớn trên thế giới nhưng hàng năm Hoa Kỳ vẫn nhập khẩu một khối lượng lớn rau quả với tổng trị giá là 11,4 tỷ USD trong đó nhập khẩu 3,6 tỷ USD rau xanh. Việt Nam hiện đứng thứ 17 trong số những nước nhập khẩu rau quả vào thị trường này, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 105 triệu USD [21]. 2.2.1.2. Sản xuất rau tại Việt Nam Việt Nam với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ, thu, đông, miền Nam có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, là nước có các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới đến cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây rau quả phân bố đa dạng trên địa bàn cả nước. Diện tích, năng suất và sản lượng Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng 9640,3 nghìn tấn [23]; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 nghìn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61% năm), sản lượng tăng 3071,5 nghìn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,755% năm) [21], [22]. Biểu đồ 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng Vùng rau sản xuất lớn nhất là vùng đồng bằng sông Hồng (chiếm 24,9 % về diện tích và 29,6% về sản lượng rau cả nước), tiếp đến là vùng đồng bằng sông Cửu long chiếm 25,9% về diện tích và 28,3% sản lượng rau của cả nước) [20], [21], [22]. Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy diện tích trồng rau giữa các vùng từ năm 1999 đến năm 2005 có nhiều biến động. Tuy nhiên năng suất rau giữa các vùng chênh l._.ệch nhau không nhiều và tốc độ tăng năng suất không cao. Sự biến động về sản lượng chủ yếu là do sự biến động về diện tích trồng rau tạo lên [21], [22], [23], [26], [27]. Nhiều vùng rau an toàn đã được hình thành và đem lại thu nhập cao và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng và mở rộng: Hà Nội, Hải phòng, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.... Hiện nay rau được sản xuất theo hai phương thức: Tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa, trong đó rau hàng hóa tập trung ở hai khu vực chính đó là: - Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp với nhiều chủng loại rau phong phú, hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá xong mức độ không an toàn của rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác cao. - Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau thường được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu khác. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng, phục vụ ăn tươi cho cư dân nông thôn trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Sản xuất rau theo hướng công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: Sản xuất trong nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng xuất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường. *Thực trạng tiêu thụ sản phẩm rau Hiện nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng công suất 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 50%, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 34%, ngoài ra còn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả ở quy mô nhỏ [7], [20], [21]. Rau được sản xuất ra hiện nay chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước. Sản phẩm rau cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2005 rau quả xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD [20], [21], [22]. Sản phẩm rau cho xuất khẩu chủng loại rất hạn chế. Nhìn chung công nghệ chế biến rau quả lạc hậu, kém phát triển, và nằm xa các vùng nguyên liệu, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển của ngành hàng rau. Sản phẩm rau được tiêu thụ trong nước là chủ yếu xong giá cả lại thất thường, phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất. Thực tế sản xuất, sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ bị hư hỏng do hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm thời. Rau phần lớn được tiêu thụ tại các chợ tập trung và chợ ngoài trời. hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ hoạt động tiêu thụ rau còn rất ít và chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Các kênh phân phối sản phẩm rau còn ngắn, chuỗi giá trị ngành hàng rau còn đơn giản, ít tác nhân tham gia. * Một số hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ rau hiện nay Công tác quy vùng sản xuất rau hàng hoá chưa rõ trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất. Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm. Nông dân vừa là người sản xuất rau nhưng còn tham gia vào quá trình lưu thông với một tỷ lệ lớn bao gồm cả vận chuyển, bán buôn và thậm chí cả bán lẻ.dẫn đến một thực trạng là người nông dân không chỉ vất vả trong sản xuất mà còn khó nhọc trong tiêu thụ. Vì vậy quy mô sản xuất rau khó có thể mở rộng [7], [20], [21], [22]. Những người tham gia vào dây chuyền phân phối rau hầu hết là tư thương và phần lớn trong số họ là người buôn bán nhỏ thường thực hiện dưới hình thức mua đi bán lại. Hầu hết không có cơ sở vật chất chuyển dùng đáp ứng yêu cầu phân phối rau [7]. Phân phối rau còn mang tính địa phương rất rõ. Do rau không với tới được các thị trường xa bởi hệ thống phân phối kém phát triển nên dẫn đến một thực trạng là giá cả có tính thời vụ rất rõ nét gây bất lợi cho người sản xuất. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay, quy trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện quy trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của nông sản. Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở một số vùng sản xuất rau hàng hoá, xong nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm. Thêm vào đó chi phí lưu thông phân phối rau cao, rủi ro nhiều nên ít tư thương đầu tư vào lĩnh vực này [7], [20], [21], [22]. 2.2.1.3. Thực tiễn sản xuất cải bắp ở Việt Nam Cải bắp là cây rau được trồng lâu đời và suốt từ Bắc đến Nam. Các Tỉnh, thành trồng nhiều rau cải bắp nhất là: Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Lạt...Diện tích cải bắp là 80,11 nghìn ha chiếm 12,6% tổng diện tích rau sau cây rau muống, cải bắp dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chịu bảo quản và chịu vận chuyển. Cải bắp còn là mặt hàng xuất khẩu [6]. Giống cải bắp hiện nay được trồng nhiều trên thế giới chủ yếu là giống cải bắp trắng. ở nước ta những năm trước đây người sản xuất thường dùng những giống địa phương như: Giống cải bắp Sapa, Lạng sơn, Hà Nội. Các giống cải bắp KK Cross, C90 Nhật Bản do có khả năng thích nghi rộng rãi, năng suất cao nên hiện nay đang được người trồng rau ưa chuộng. Cải bắp là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị sử dụng lớn. Người ta có thể chế biến hàng chục món ăn ngon từ cải bắp như: cải bắp luộc, nấu, xào, cuốn thịt, nộm chua, cải bắp muối, ép nước sinh tố... các món ăn này bình dân, ngon miệng, dễ ăn và bổ dưỡng. Các nhà y tế thế giới đánh giá cao về khả năng chữa bệnh của cải bắp, sử dụng loại rau này cho người bị bệnh Tim, viêm ruột và bệnh dạ dày. Thành phần hoá học của cải bắp không những phụ thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện chăm sóc mà còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu mỗi nơi, mỗi năm. Trong cải bắp có chứa nhiều lượng Vitamin khác nhau [6]. Rau cải bắp có thời gian sinh trưởng trung bình từ 110 - 130 ngày tuỳ theo từng giống. Rau có thể thể trồng 3 vụ trong năm. Tại miền Bắc sản xuất rau cải bắp thường bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tại vùng Đà Lạt - Lâm Đồng thời vụ gieo từ tháng 9 đến tháng 12. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời vụ gieo tốt nhất vào tháng 10 tháng 11, thu hoạch vào dịp tết hoặc sau tết nguyên đán [7]. Hiện nay, cải bắp sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, lượng cải bắp xuất khẩu chưa nhiều. Thị trường nhập khẩu cải bắp chính của Việt Nam là Trung Quốc và Nga. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng 2.2.2.1. Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị trên thế giới Đã có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị thành công và được ứng dụng rộng rãi trong phân tích các chuỗi giá trị ngành hàng tại các quốc gia trên thế giới. Trong đó có thể nhắc tới ba luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị đã xây dựng nên những phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống. Các phương pháp phân tích này đã được áp dụng rộng rãi trong phân tích chuỗi giá trị không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong phạm vi một công ty, một quốc gia mà nó còn được dùng phân tích chuỗi giá trị, hệ thống chuỗi giá trị trên trong phạm vi toàn cầu. Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị đó là: Phương pháp chuỗi, khung khái niệm do Porter lập ra (1985), và phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), gereffi (1994, 1999, 2003) và Korzeniewicz (1994). Phương pháp chuỗi (Filière): Phương pháp chuỗi của Hugon (1985), Moustier và Leplaideur (1989) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức tổ chức của các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở những nước đang phát triển. Khung chuỗi chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng [8]. Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối thu nhập trong chuỗi hàng hóa, phân tích các chi phí và thu nhập giữa các thành phần kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo phương pháp ảnh hưởng. Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược, nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau giữa các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi. Khung phân tích của Porter (năm 1985): Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các đối tác và đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình. Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất mà khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh. Kết quả phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý chiến lược và điều hành [8]. Theo Porter có một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh tranh đó là dựa vào khái niệm hệ thống giá trị. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng . Vì vậy sử dụng khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn khái niệm chuỗi giá trị của doanh nghiệp và giống với định nghĩa đã trình bày. Phương pháp tiếp cận toàn cầu Káplinsky và Morris (2001) nhận định rằng trong quá trình toàn cầu hóa có nhận thức khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất là trong một viễn cảnh năng động. Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi, một phân tích chuỗi giá trị nhất định nhằm phân tích tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên khác nhau của chuỗi giá trị nhận được. Thứ hai là một phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ. Trong bối cảnh đó, sự thành công của các nước đang phát triển và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của mạng lưới này. 2.2.2.2. Các nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau ở Việt Nam Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về chuỗi giá trị các ngành hàng nói chung và nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành hàng rau quả nói riêng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Năm 2005 Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ, công ty Metrocash và Carry Việt Nam cùng với Bộ Thương Mại Việt nam tiến hành Dự án hỗ trợ phát triển chuỗi gía trị cho rau quả Việt Nam. Đồng thời chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khuôn khổ hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Đức do Bộ Kế hoạch và đầu tư và GTZ thực hiện cùng tập trung hỗ trợ phát triển khả năng cạnh tranh của một số tiểu ngành nông nghiệp thông qua cách tiếp cận phát triển chuỗi giá trị. Để có cơ sở xây dựng khoa học hỗ trợ phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành hàng rau quả và đo lường mức độ tác động của những hoạt động hỗ trợ, dự án và chương trình trên đã quyết định kết hợp thực hiện nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, ngành hàng quả tại các tỉnh phía nam. Trong một số nghiên cứu ngành hàng rau các tác giả đã đồng nhất khái niễm chuỗi giá trị và ngành hàng. Các nghiên cứu chủ yếu là: Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Thái Bình năm 2005 Phân tích ngành hàng rau tại Hải phòng năm 2005 Phân tích ngành hàng rau tại Vĩnh Phúc năm 2005 - Phân tích ngành hàng rau tại Hà Tây năm 2005 - Phân tích chuỗi giá trị Cải ngọt tại Hưng yên năm 2006 Phân tích ngành hàng rau an toàn tại Hà Nội năm 2006 Trong phân tích ngành hàng rau của các Tỉnh này một số kết luận chung được đưa ra đó là: Các Tỉnh có xu hướng tăng lên cả về diện tích và chất lượng rau. Rau được sản xuất tại các nông hộ và vẫn mang tính tự phát, chủ yếu để đấp ứng nhu cầu tiêu dùng nội vùng. Hệ thống ngành hàng rau còn đơn giản, các kênh tiêu thụ rau được chia thành 3 nhóm chính: đó là hệ thống các kênh hàng tiêu thụ nội tỉnh, tiêu thụ ngoại tỉnh và kênh tiêu thụ rau an toàn. Các nhà máy chế biến còn mỏng. Hình thức ký kết hợp đồng tiêu thụ còn ít. Riêng Thành phố Hải Phòng có kênh hàng xuất khẩu do có sự hoạt động khá tích cực của các nhà máy sơ chế và chế biến rau quả xuất khẩu [1], [2], [3], [4], [5], [6]. Sản xuất rau góp phần đem lại 60% đến 70% trong tổng thu nhập từ trồng trọt của hộ điều tra. Hiện nay sản xuất rau đang là hướng đi của nhiều hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Văn Lâm là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, nằm trong khu vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với huyện Gia Lâm – Hà Nội và huyện Thuận Thành – Bắc Ninh, Phía Nam giáp với huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Phía Đông giáp với tỉnh Hải Dương. Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý hết sức thuận lợi, có đường quốc lộ 5 chạy qua đồng thời có đường sắt Hà - Hải và đường thuỷ trên sông Bắc Hưng Hải. Trung tâm Huyện lỵ đặt tại thị trấn Như Quỳnh, cách Hà Hội 18 km, cách thị xã Hưng Yên 45 km, cách Hải Phòng 78 km. Với vị trí như vậy rất thuận lợi cho việc đi lại cũng như giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật. 3.1.1.2. Khí hậu thời tiết Huyện Văn Lâm nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời tiết chia là hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1580 mm, cao nhất là 2082mm, thấp nhất là 993mm. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,70C, những ngày lạnh nhất tập trung và tháng 11, 12 và tháng 1, có nơi nhiệt độ xuống tới 5,00C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, thường có gió mùa đông Nam, nhiệt độ những ngày nóng nhất lên tới 41,5oC. Vào tháng 2, 3 thường có mưa dầm kéo dài, độ ẩm cao, nếu gặp nhiệt độ cao, trời âm u, sâu bệnh sẽ phát triển nhanh ảnh hưởng đến sản xuất ngành nông nghiệp. 3.1.1.3. Thuỷ văn Huyện Văn Lâm có 7 con sông lớn nhỏ nằm bao bọc xung quanh địa giới hành chính và nằm trong nội địa của huyện là sông Bắc Hưng Hải, sông Đình Dù, sông Lương Tài, sông Bần Vũ Xá, sông Bà Sinh, sông Từ và sông Bún. Trong những năm gần đây, mùa tưới một số trạm bơm của huyện hoạt động rất khó khăn do sông trục không dẫn đủ nước. Với hệ thống sông ngòi như vậy đã ảnh hưởng cho quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và các ngành trồng trọt nói riêng. 3.1.1.4. Địa hình đất đai và thổ nhưỡng của huyện Văn Lâm * Địa hình Nhìn chung địa hình có xu hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và tương đối bằng phẳng. Đi sâu vào từng vùng nhỏ, địa hình khá phức tạp, độ cao thấp không đồng đều nhau ở dạng cục bộ xen kẽ kiểu làn sóng. Do địa hình cao thấp cục bộ nên rất khó khăn trong công tác tưới tiêu. * Thổ nhưỡng Toàn bộ đất đai của huyện là do phù sa sông Hồng bồi đắp, nhìn chung đất đai của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đất trồng trọt sau nhiều năm cải tạo, độ mặn chua đã giảm đi như xã Lạc Hồng, Đình Dù, Trưng Trắc… ruộng đất của các xã phía bắc huyện thuộc đồng bằng phù sa sông Hồng bồi lắng có màu nâu nhạt, thành phần cơ giới trung bình, đất thịt pha cát có độ pH > 5,5 thành phần cơ giới thịt nặng và trung bình có pH < 4,5 – 5,5 ngoài ra còn rất ít diện tích có độ pH < 4,5 nằm giải giác tại vùng trũng trong khu vực. Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) Số luợng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu 06/05 07/06 BQ (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) A- Tổng diện tích đất tự nhiên 7442.19 100 7442.19 100 7442.19 100 100.00 100 100.00 I- Đất nông nghiệp 4484.68 60.26 4336.55 58.27 3994.31 56.62 96.70 92.11 94.37 1- Đất canh tác 4275.15 57.44 4055.14 93.51 3747.77 50.36 94.85 92.42 93.63 2- Đất vườn tạp 142.46 1.91 72.18 1.66 45.91 1.09 50.67 63.6 56.77 3- Đất cây lâu năm 37.67 0.51 64.3 1.48 63.54 1.52 170.69 98.82 129.88 4- Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 219.4 2.95 186.15 3.34 183.23 4.38 84.85 98.43 91.39 II- Đất chuyên dùng 2032.01 27.30 2186.75 29.38 2078.41 31.01 107.62 95.05 101.14 III- Đất thổ cư 899.02 12.08 904.13 12.15 908.76 12.17 100.57 100.5 100.54 IV- Đất chưa sử dụng 26.48 0.36 14.76 0.2 13.74 0.2 55.74 93.09 72.03 B- Một số chỉ tiêu phân tích 1- Đất NN/khẩu NN 0.058 0.057 0.055 98.28 96.49 97.38 2- Đất NN/hộ NN 0.22 0.22 0.21 100.00 95.45 97.70 3- Đất canh tác/khẩu NN 0.05 0.05 0.043 100.00 86 92.74 4- Đất canh tác/hộ NN 0.2 0.2 0.198 100.00 99 99.50 5- Đất canh tác BQ/1 lao động 0.11 0.1 0.09 90.91 90 90.45 6- Đất canh tác BQ/1 lao động NN 0.18 0.18 0.174 100.00 96.67 98.32 Nguồn số liệu: Phòng tài nguyên môi trường huyện Văn Lâm * Đất đai Tình hình sử dụng đất đai của huyện Văn Lâm được thể hiện qua bảng 3.1. Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 7.442,19 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2007 là 3.994,31 ha, chiếm 56.62% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm, bình quân 3 năm giảm 5,63% là do quá trình CNH-HĐH và đô thị hoá. Trong đất nông nghiệp chủ yếu là đất canh tác ( là 3.747,77ha) chiếm 50,36% tổng diện tích đất tự nhiên, bình quân 3 năm đất canh tác giảm 6,37%. Đất vườn tạp và đất cây lâu năm chiếm chiếm tỷ trọng nhỏ và cũng có xu hướng giảm qua các năm. Đất chuyên dùng và đất thổ cư đều tăng, đất chuyên dùng bình quân 3 năm tăng 1,14%. Đất thổ cư tăng do quá trình tách hộ tăng, thực hiện chủ trương bán đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, bình quân 3 năm diện tích đất này tăng là 0,54%. Đất chưa sử dụng đã dần được đưa vào sử dụng, bình quân 3 năm giảm là 27,97%, song diện tích đất này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên (0,2% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2007). Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác hàng năm giảm xuống, trong khi đó số nhân khẩu và số lao động tăng lên do đó các chỉ tiêu bình quân về đất nông nghiệp và đất canh tác/nhân khẩu và lao động đều giảm qua các năm. 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 3.1.2.1. Dân số và lao động của huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 Lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng của mọi quá trình sản xuất, đặc biệt ngành nông nghiệp cần một số lượng lao động sống rất lớn. Văn Lâm là huyện ven đô, tốc độ tăng dân số cơ học là khá lớn, số nhân khẩu và lao động ngày càng có xu hướng tăng lên. Qua số liệu ở bảng 3.2 cho thấy tổng số nhân khẩu của huyện từ 99.260 khẩu năm 2005 tăng lên 101.533 khẩu năm 2007, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 1,13%. Trong đó khẩu nông nghiệp năm 2005 chiếm 81,19%, năm 2007 giảm xuống còn 71,75%, tốc độ giảm bình quân 3 năm là 4,93%. Khẩu phi nông nghiệp năm 2007 là 28.683 khẩu, chiếm 28,25% và có hướng tăng, đây là xu hướng phát triển tất yếu và nó phù hợp với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Năm 2005 toàn huyện có 23.797 hộ, đến năm 2007 tăng lên là 24.316 hộ, bình quân 3 năm tăng là 1,08%. Trong tổng số hộ thì hộ nông nghiệp chiếm 72,73%, hộ phi nông nghiệp chiếm 27,27% (năm 2007) bình quân mỗi năm số hộ nông nghiệp giảm là 5,46%, còn hộ phi nông nghiệp tăng là 28,57%. Về lao động, năm 2007 có 42.824 lao động trong độ tuổi, chiếm 42,18% tổng số nhân khẩu, tốc độ tăng bình quân về lao động trong 3 năm là 2,84%. Nhưng nhìn vào cơ cấu lao động cho thấy cơ cấu lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2005 lao động nông nghiệp chiếm 54,91%, năm 2007 chiếm 50,13%, bình quân hàng năm giảm 1,74%. Lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2007 chiếm 49,87% và có tốc độ tăng tương đối cao, bình quân hàng năm tăng 8,16%. Nguyên nhân là do trên địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, công ty đi vào hoạt động, do đó một số lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm công nghiệp. Xét một số chỉ tiêu cho thấy đất canh tác bình quân trên khẩu nông nghiệp thấp (430 m2 đất/người năm 2007) và ngày càng có xu hướng giảm. Nhân khẩu tăng nhẹ so với tốc độ tăng của hộ do đó bình quân nhân khẩu/hộ có xu hướng tăng dần, năm 2007 bình quân nhân khẩu/hộ là 4,18 khẩu, bình quân qua 3 năm tăng 0,12%, bình quân lao động/hộ cũng tăng lên qua các năm là 1,74%. Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 06/05 07/06 BQ I- Tổng số nhân khẩu Khẩu 99260 100,00 100383 100,00 101533 100 101,13 101,15 101,13 1- Khẩu nông nghiệp " 80590 81,19 73796 73,51 72850 71,75 91,57 98,72 95,07 2- Khẩu phi nông nghiệp " 18670 18,81 26587 26,49 28683 28,25 142,40 107,88 123,94 II- Tổng số hộ Hộ 23797 100,00 24041 100,00 24316 100,00 101,03 101,14 101,08 1- Hộ nông nghiệp " 19786 83,14 17999 74,87 17685 72,73 90,97 98,26 94,54 2- Hộ phi nông nghiệp " 4011 16,86 6042 25,13 6631 27,27 150,64 109,75 128,57 III- Tổng số lao động LĐ 40484 100,00 41762 100,00 42824 100,00 103,16 102,54 102,84 1- Lao động nông nghiệp " 22229 54,91 21822 52,25 21466 50,13 98,17 98,37 98,26 2- Lao động phi nông nghiệp " 18255 45,09 19940 47,75 21358 49,87 109,23 107,11 108,16 IV- Các chỉ tiêu bình quân 1- Bình quân khẩu/hộ Khẩu 4,17 4,18 4,18 100,24 100,00 100,12 2- Bình quân lao động/hộ LĐ 1,7 1,74 1,76 102,35 101,15 101,74 3- Bình quân khẩu NN/hộ NN Khẩu 4,07 4,1 4,12 100,74 100,49 100,61 4- Bình quân LĐ NN/hộ NN LĐ 1,12 1,21 1,21 108,04 100,00 103,94 Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Văn Lâm 3.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng * Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông đường bộ của huyện khá phát triển. Phía nam huyện có đường quốc lộ số 5 chạy qua với chiều dài là 7 Km, các đường tỉnh lộ như đường 19, 169 và đường 206 với tổng chiều dài là 26,5 Km, đường huyện lộ dài 23,9 Km, đường liên thôn, liên xã dài 227 Km. Trong những năm qua, hệ thống giao thông của huyện được đầu tư khá lớn, các tuyến đường trong huyện đã được nâng cấp, cứng hoá bằng cách trải nhựa, bê tông hoá hoặc xây gạch. Như vậy, hệ thống giao thông của huyện khá thuận lợi, đáp ứng tốt hơn việc đi lại, giao lưu buôn bán hàng hoá. * Hệ thống thuỷ lợi: tương đối hoàn chỉnh, có 26 trạm bơm tưới với tổng công suất là 8.320 m3/h, có 2 trạm bơm tiêu với tổng công suất là 900m3/h và có 3 trạm bơm kết hợp tưới tiêu với tổng công suất là 1.080 m3/h. Toàn huyện có 20 máy bơm di động với công suất là 40 m3/h/máy. Hệ thống kênh mương thường xuyên được tu bổ, hệ thống mương máng được bê tông hoá tỷ lệ còn thấp, tiến độ bê tông hoá chậm. * Hệ thống điện và thông tin liên lạc: hệ thống lưới điện đã phủ kín toàn bộ địa bàn huyện. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đến nay 100% số thôn đã có đầu cáp nắp điện thoại cố định và có điểm bưu điện văn hoá. Tổng số máy điện thoại là 12.000 máy, trong đó máy cố định là 11.000 máy, máy di động là 1.000 máy đạt tỷ lệ 12,8 điện thoại/100 dân và với 1800 thuê bao internet. 3.1.2.3. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế huyện Văn Lâm năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 06/05 07/06 BQ I- Tổng giá trị sản xuất 4287.16 100 5658.88 100 6475.46 100 132 114.43 122.9 1- Nông nghiệp 354.33 8.26 408.67 7.22 456.63 7.05 115.34 111.74 113.52 Trồng trọt 183.45 51.77 205.89 50.38 213.41 46.74 112.23 103.65 107.86 Chăn nuôi 163.86 46.24 195.65 47.87 236.39 51.77 119.4 120.82 120.11 Dịch vụ nông nghiệp 7.02 1.98 7.14 1.75 6.83 2.89 101.71 95.66 98.64 2- Công nghiệp - Xây dựng cơ bản 3669.43 85.59 4953.23 87.53 5683.77 87.77 134.99 114.75 124.46 3- Thương mại - dịch vụ 263.41 6.14 296.98 5.25 335.06 5.17 112.75 112.82 112.78 II- Một số chỉ tiêu 1- Giá trị sản xuất/khẩu 43.19 56.37 63.76 130.52 113.11 121.5 2- Giá trị sản xuất /LĐ 105.9 135.5 151.21 127.95 111.59 119.49 3- Giá trị sản xuất/hộ 180.16 235.38 267.17 130.65 113.51 121.78 4- GTSX ngành trồng trọt/1ha đất NN 42.3 48.86 53.43 115.5 109.35 112.39 Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Văn Lâm Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy tình hình phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm tương đối ổn định và có hướng phát triển tốt trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng cơ bản và thương mại - dịch vụ. Tổng giá trị sản xuất năm 2005 là 4.287,16 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng là 6.475,46 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 22,9%. Trong đó giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2007 là 456,63 tỷ đồng (chiếm 7,05%), tốc độ tăng bình quân là 13,52%. Tuy nhiên, về mặt số lượng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, nhưng thực tế là đang có xu hướng giảm dần vì cơ cấu sản xuất nông nghiệp giảm dần so với các ngành khác. Trong ngành nông nghiệp năm 2007, ngành trồng trọt chiếm 46,74%, ngành chăn nuôi chiếm 51,77% và ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 2,89%. Thực hiện mục tiêu của huyện là nâng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi so với ngành trồng trọt, mặt khác năm 2003 và 2004 trên địa bàn huyện xảy ra dịch cúm gia cầm và dịch hội chứng rối loại hô hấp và sinh sản ở lợn ( dịch tai xanh) đã khiến cho ngành chăn nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong 3 năm qua ngành chăn nuôi của huyện đang trên đà khôi phục lại sản xuất, tốc độ tăng bình quân hàng năm cao (20,11%). Ngành dịch vụ nông nghiệp cũng có xu hướng giảm, bình quân qua 3 năm giảm 1,36%, nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của ngành. Huyện Văn Lâm có 3 khu công nghiệp lớn do Tỉnh quy hoạch với trên 200 công ty đã và đang đi vào hoạt động, 2 cụm công nghiệp làng nghề chế biến nhựa, chế biến gỗ và 3 làng nghề khác. Vì vậy, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt cao và tăng mạnh qua các năm, năm 2005 đạt 3.669,43 tỷ đồng, chiếm 85,59%, năm 2007 đạt 5.683,7 tỷ đồng, chiếm 87,75%, bình quân 3 năm tăng 24,46%. Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ đạt 335,06 tỷ đồng năm 2007, chiếm 5,17%, bình quân 3 năm tăng 12,78%. Mặc dù chiếm tỷ lệ chưa cao nhưng dịch vụ trên địa bàn huyện phát triển khá sôi động do công nghiệp phát triển nhanh và lợi thế là huyện ven đô góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập cho nhân dân. Xét các chỉ tiêu phân tích cho thấy giá trị sản xuất/khẩu/năm tăng từ 43,19 triệu đồng/người năm 2005 lên tới 63,76 triệu đồng năm 2007, bình quân 3 năm tăng 21,5%. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 42,3 triệu đồng năm 2005 và tăng lên 53,43 triệu đồng năm 2007, bình quân hàng năm tăng 12,39%. * Nhận xét: Qua phân tích tình hình kinh tế, xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh ở huyện Văn Lâm vừa có nhiều thuận lợi vừa không ít khó khăn và thách thức đối với sự phát triển kinh tế ngành nông nghiệp nói chung và tiểu ngành rau. - Thuận lợi: + Huyện có vị trí thuận lợi trong việc giao thương với các tỉnh và thị trường Hà Nội, hội tụ đủ điều kiện để trở thành vành đai xanh cung cấp rau và các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu tiêu dùng của thị trường Hà Nội và các khu công nghiệp liền kề. + Kinh tế phát triển mạnh trên tất cả các ngành. Đặc biệt Văn Lâm là huyện đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. + Huyện nằm cách trường Đại học nông nghiệp I và Viện nghiên cứu rau quả không xa, đây là điều kiện rất thuận lợi để người sản xuất tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp . + Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất rau và hình thành các vùng sản xuất rau thâm canh, rau an toàn. + Trong huyện có nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh, nhiều nông dân trong huyện có kinh nghiệm sản xuất rau giống và thâm canh rau. + Ngành nông nghiệp của huyện luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền được thể hiện bằng các nghị quyết, đề án, chương trình như: Nghị quyết số 32 của Ban thường vụ Huyện uỷ về phát triển 2 vùng kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; Nghị quyết 43 của Ban thường vụ Huyện uỷ về ứng dụng khoa học công nghệ, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp; Nghị quyết số 57 của Ban thường vụ Huyện uỷ về đẩy mạnh tiêu thụ và chế biến nông sản hàng hoá; Đề án của UBND huyện về xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau an toàn. - Khó khăn: + Đất canh tác của huyện liên tục giảm qua các năm do dành đất cho phát triển các khu công nghiệp, trong đó có một diện tích khá lớn đất chuyên canh rau màu. + Do tác động của quá trình đô thị hoá, một bộ phận lớn lao động nông nghiệp đã chuyển ._. 7.99 13.74 8.75 4.77 \ Phụ lục IV Một số hình ảnh minh họa về hoạt động sản xuất cải bắp huyện Văn lâm ảnh 1. trồng rau cải bắp ảnh 2. rau cải bắp mới trồng ảnh 3. rau cải bắp giai đoạn trải lá bàng ảnh 4. giai đoạn rau cải bắp giai đoạn cuốn bắp ảnh 5. cánh đồng trồng rau cải bắp ảnh 6. giai đoạn rau cải bắp chuẩn bị thu hoạch Phụ lục V I. Danh sách điều tra các hộ sản xuấp rau cải bắp STT Họ và tên Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Kính Ngô Xuyên - Như quỳnh 2 Trần Thị Lan Ngô Xuyên - Như quỳnh 3 Đỗ Thị Thắm Ngô Xuyên - Như quỳnh 4 Đào Văn Chuyên Ngô Xuyên - Như quỳnh 5 Nguyễn Văn Quế Ngô Xuyên - Như quỳnh 6 Nguyễn Văn Thảo Ngô Xuyên - Như quỳnh 7 Nguyễn Văn Vĩnh Ngô Xuyên - Như quỳnh 8 Nguyễn Hữu Hội Ngô Xuyên - Như quỳnh 9 Nguyễn Thị Phương Ngô Xuyên - Như quỳnh 10 Đoàn Thị Hải Ngô Xuyên - Như quỳnh 11 Trịnh Thị Hường Như Quỳnh - Như quỳnh 12 Nguẽn Văn Vinh Như Quỳnh - Như quỳnh 13 Trương Văn Huy Như Quỳnh - Như quỳnh 14 Nguyễn Thị Minh Thuý Như Quỳnh - Như quỳnh 15 Trương Văn Lân Như Quỳnh - Như quỳnh 16 Hoàng Thị Ngân Ngọc Đà - Tân Quang 17 Phùng Thị Yến Ngọc Đà - Tân Quang 18 Phùng Thị Lúa Ngọc Đà - Tân Quang 19 Đinh Văn Cường Ngọc Đà - Tân Quang 20 Bùi Văn Lợi Ngọc Đà - Tân Quang 21 Trần Thanh Tùng Ngọc Đà - Tân Quang 22 Đỗ Viết Mộc Ngọc Đà - Tân Quang 23 Đỗ Thị Cúc Ngọc Đà - Tân Quang STT Họ và tên Địa chỉ 24 Nguyễn Hữu Nhuận Bình Lương - Tân Quang 25 Đỗ Viết Nam Bình Lương - Tân Quang 26 Đỗ Thị Lự Bình Lương - Tân Quang 27 Đặng Quang Lân Bình Lương - Tân Quang 28 Đặng Thị Luyến Bình Lương - Tân Quang 29 Đỗ Thị Nhạn Bình Lương - Tân Quang 30 Nguyễn Thị Bột Bình Lương - Tân Quang 31 Phạm Thị Chinh Ngọc Lịch - Trưng Trắc 32 Nguyễn Đình Thân Ngọc Lịch - Trưng Trắc 33 Trần Mạnh Phục Ngọc Lịch - Trưng Trắc 34 Dương Văn Mô Ngọc Lịch - Trưng Trắc 35 Nguyễn Văn Hồng Ngọc Lịch - Trưng Trắc 36 Nguyễn Thị Thảo Ngọc Lịch - Trưng Trắc 37 Nguyễn Thị Tuyết Mai Ngọc Lịch - Trưng Trắc 38 Trần Thị Hoa Ngọc Lịch - Trưng Trắc 39 Nguyễn Văn Hải Ngọc Lịch - Trưng Trắc 40 Đỗ Thế Khương Nhạc Lộc - Trưng Trắc 41 Lê Thị Lâm Nhạc Lộc - Trưng Trắc 42 Nguyễn Thị May Nhạc Lộc - Trưng Trắc 43 Nguyễn Thị Hải Nhạc Lộc - Trưng Trắc 44 Nguyễn Hồng Thanh Nhạc Lộc - Trưng Trắc 45 Trần Văn Phái Nhạc Lộc - Trưng Trắc Phụ Lục V ii. Danh sách điều tra các hộ Thu Gom rau cải bắp STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Tự Ngô Xuyên - Như Quỳnh 2 Phạm Thị Liễu Như Quỳnh - Như Quỳnh 3 Nguyễn Văn Mạnh Thôn Mụ - Lạc đạo 4 Phạm Thị Liễu Thị Trung - Đình Dù 5 Đỗ Thị Quyên Nghĩa Trai - Tân Quang Phụ Lục V iii. Danh sách điều tra các hộ bán buôn rau cải bắp STT Họ và Tên Địa chỉ 1 Nguyễn Văn Tuấn Chợ đường cái - Đình Dù 2 Trương Thị Hoa Như Quỳnh - Như Quỳnh 3 Lê Thị Trâm Ngô Xuyên - Như Quỳnh 4 Nguyên Thị Xuân Như Quỳnh - Như Quỳnh 5 Dương Thị Nga Thôn Ngọc - Lạc đạo 6 Nguyễn Mạnh Minh Như Quỳnh - Như Quỳnh Phụ Lục V iv. Danh sách điều các hộ bán lẻ rau cải bắp STT Họ và Tên Địa chỉ Nơi bán 1 Đỗ Thị Oánh Đình Dù - Đình Dù - Văn Lâm Chợ Đường cái 2 Lê Thị Hồi Đình Dù - Đình Dù - Văn Lâm Chợ Như Quỳnh 3 Trương Thị Thắng 252 Bạch Mai - Hà Nội Chợ Mơ - Hà Nội 4 Nguyễn Thị Toan Ngô Xuyên - Như Quỳnh - Văn Lâm Chợ Như Quỳnh 5 Ngô Thị Lệ Mỹ 352- Phương Mai-Đống Đa- HN Chợ Kim Liên - Hà Nội 6 Nguyễn Thị Hưng 150- Trương Định-Hai Bà Trưng-HN Chợ Mơ -Hà Nội 7 Phạm Thu Hoà 59 - Đồng Xuân - Hoàn Kiếm - HN Chợ Bắc Qua - Hà Nội 8 Nguyễn Thị Hiền P302-B6- tập thể Nghĩa Tân - HN Chợ Nghĩa Tân - Hà Nội 9 Đỗ Thị Thu Hằng 215- Phương Mai - Đống Đa - HN Chợ Kim Liên 10 Nguyễn thị Hồng Đông Mai - Chỉ Đạo - Văn Lâm Chợ Hè - Văn lâm 11 Dương Thị Huyền P105- C&-Làng QT Thăng Long HN Chợ Nghĩa Tân 12 Nguyễn Thanh Nga Xuân Đào - Lương Tài - Văn Lâm Chợ Tài - Văn Lâm 13 Đỗ Thị Hoa Nhạc Lộc - Trưng Trắc - Văn Lâm Chợ đường Cái-Văn Lâm 14 Nguyễn Thị Liên Thôn Mụ - Lạc Đạo - Văn Lâm Chợ Đậu - Văn Lâm 15 Nguyễn Thị May Văn ổ - Đại Đồng - Văn Lâm Chợ Nôm - Văn Lâm Phụ Lục v v. Danh sách điều người tiêu dùng rau cải bắp STT Họ và Tên Nơi bán 1 Nguyễn Thị Thảo Số nhà 20 đường Hoàng Hoa Thám - HN 2 Trần Thị Ngọc Bích Số nhà 315 tập thểThành Công - Hà Nội 3 Nguyễn Thị Quỳnh Anh Số nhà 253 đường Hoàng Sâm - HN 4 Lê Thị Loan Số nhà 116 khu tập thể Kim Liên - Hà Nội 5 Nguyên Hương Giang P1160 - chung cư Định Công - HN 6 Nguyễn Minh Nguyệt Phố Như Quỳnh - Như Quỳnh 7 Nguyễn Thị Hải Quán ăn phố như Quỳnh - Như Quỳnh 8 Nguyễn Thị Chiên Bếp ăn Cty Lioa - Đình Dù- Văn lâm 9 Lê Thị Hà Công ty Việt hưng - Như Quỳnh Văn Lâm 10 Trần Thị Hạnh Quán ăn Chợ đường Cái 11 Nguyễn Thị Vân Quán ăn Phố dầu - Tân quang 12 Vũ Thị Lan Công Ty may Hàn Quốc - Như Quỳnh 13 Nguyễn Thị Ngà Công ty Cargrill - Lạc Hồng 14 Hoàng Thị Sao Công ty Thành Long -Đình Dù 15 Trương Thị Tâm Phố Như Quỳnh - Như Quỳnh 16 Trương Thị Hảo Minh Hải - Văn lâm 17 Dường Thị Hoạ Hồng Thái - Lạc Hồng 18 Nguyễn Thị Bé Xuân Thao - Đại Đồng 19 Đỗ Thị Mùi Đình Dù - Đình Dù 20 Lê Thị Tươi Trưng Trắc - Văn lâm 21 Trịnh Thị La Cự dũng - Tân quang Phụ lục vI I. Phiếu điều tra người sản xuất cải bắp I - Đặc điểm của chủ hộ Họ tên chủ hộ:........................................................ Địa chỉ:...................................................................................................................... Tuổi:..............................(năm sinh:...................) Trình độ văn hoá: Cấp I ( ) Cấp II ( ) Cấp III ( ) Trung cấp ( ) Cao đẳng ( ) Đại học ( ) Có được tham gia tập huấn về rau cải bắp: .................... .. Có ( ) Không ( ) II - Tình hình hộ 1 - Loại hộ có thu nhập: Cao ( )......... Trung bình ( )....... Thấp ( )........ 2 - Gia đình hiện đang có bao nhiêu nhân khẩu sống ở nhà? ...............khẩu 7 - Gia đình có bao nhiêu lao động? ........... Lao động, 8 - Gia đình có bao nhiêu diện tích canh tác...............sào..................thước Diện tích trồng rau vụ đông: ..................sào....................thước Diện tích phù hợp cho cây cải bắp: .............sào.............thước 9 - Thu nhập của hộ trong một năm: Hỏi bằng nhiều cách để có thông tin về tổng thu nhập của hộ: Sản phẩm Số lượng (Kg) Giá đơn vị (đồng) Giá trị 1 - Trồng trọt Lúa Khoai tây Cải bắp Rau các loại II - Chăn nuôi Lợn Gà Cá III - Ngành nghề IV - Thu nhập khác Tổng số III - Sản xuất cải bắp 10. Gia đình ta có trồng cải bắp trong vụ đông năm 2007? Có ( ) Không ( ) Nếu có trồng cải bắp chủ yếu là: Rau cải bắp thương phẩm ( ) Rau cải bắp giống ( ) Diện tích cải bắp vụ đông : ...................sào ...................thước Trong đó: - Diện tích trồng cải bắp sớm:................sào.......................thước - Diện tích trồng cải bắp chính vụ:..........sào......................thước - Diện tích trồng cải bắp vụ muộn: ..........sào.....................thước Diện tích mùa vụ khác: ........................sào ..................... thước.................... 11 - Loại giống và hình thức trồng cải bắp? Loại giống Trồng trong nhà lưới Trồng ngoài ruộng Bảo quản sau thu hoạch Cải bắp sần C90 AK Cải bắp Sapa Giống khác 12 - Gia đình trồng bằng giống của nhà hay đi mua? Của nhà ( ) Đi mua ( ) Nếu đi mua, mua ở đâu? HTX ( ) Công ty giống ( ) Từ chợ ( ) Viện NC ( ) Khuyến nông ( ) Từ vườn giống ở quê ( ) Tư thương ( ) Nguồn khác:......................... 13 - Nguyện vọng của gia đình muốn: (điền 1 lựa chọn quan trọng nhất) Mua giống ở đâu? HTX ( ) Công ty giống ( ) Từ chợ ( ) Viện NC ( ) Khuyến nông ( ) Từ trại giống ở quê ( ) Tư thương ( ) Hàng xóm ( ) Nguồn khác:......................... 14 - Xin hãy cho biết thu chi một sào cải bắp đông: Diễn giải Đơn giá (1000đ) Vụ sớm Chính vụ Vụ muộn Số lượng (Kg) Thành tiền (1000đ) Số lượng (kg) Thành tiền (1000đ) Số lượng (kg) Thành tiền (1000 đ) 1- Doanh thu 2- Chi phí trung gian Giống Phân chuồng Đạm urea Kali Lân Phân vi sinh Thuốc BVTV Chi phí dịch vụ Thuê làm đất Chi phí dịch vụ khác 3- Giá trị gia tăng Hao mòn công cụ dụng cụ Chi phí lao động Trong đó: LĐ gia đình Lao động thuê 4- Thu nhập thuần 15. Xin hãy cho biết bao nhiêu % dùng để: Bán.......% để ăn.....% chăn nuôi......% Hao hụt ........% 16. Tiêu thụ Phương thức bán chính là? Bán buôn ( ) Bán lẻ ( ) Cả hai ( ) Nơi bán chính? Chợ quê ( ) ............. ......... Tại nhà ( ) Hà Nội ( ) Tại ruộng ( ) Thường bán cho ai, tỷ lệ trung bình trong ngày là bao nhiêu? Người thu gom ........ % Người bán buôn .........% Người bán lẻ Văn Lâm tại Hà Nội .......%; Người bán lẻ Văn Lâm.....% Người tiêu dùng mua lẻ ......% Tư thương khác ..........% 17. Xin cho biết giá bán cải bắp: Giá cao nhất ................đ/kg Thấp nhất..............đ/kg Trung bình ..........đ/kg 18. Gia đình có ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khi bán cải bắp không? Có ( ) Không ( ) Nếu có thì hợp đồng được thực hiện như thế nào? Giống theo yêu cầu của bên mua ( ) Giá thoả thuận trước khi trồng ( ) Số lượng được định trước ( ) Kỹ thuật chăm sóc theo quy định ( ) Thoả thuận khác (nêu cụ thể) .............................................................................. 19. Xin hãy cho biết vai trò của HTX trong sản xuất cải bắp Cung cấp giống ( ) Cung cấp dịch vụ thuỷ lợi ( ) Cung cấp tín dụng( ) Giúp tiêu thụ sản phẩm ( ) Hỗ trợ kỹ thuật khuyến nông ( ) Vai trò khác .................... 20. Gia đình ta có gặp khó khăn gì trong sản xuất cải bắp: Có ( ) Không ( ) Chuyển câu. 21 Nếu có, xin hãy cho biết khó khăn quan trọng nhất mà gia đình gặp phải? Giá rẻ ( ) Không có kho lạnh ( ) Thiếu vốn ( ) Giống thoái hoá ( ) sâu bệnh ( ) Thiếu thuỷ lợi ( ) Thiếu thị trường ( ) Khó khăn khác (Nêu cụ thể)......................................................................................... ................................................................................................................................ 21. Xin hãy cho biết dự định của gia đình trong những năm tới về sản xuất cải bắp? Giữ nguyên diện tích ( ) Mở rộng diện tích ( ) Giảm diện tích ( ) Bắt đầu trồng ( ) Thôi không trồng ( ) Nếu mở rộng, sẽ mở rộng thêm mấy sào..........sào Nếu giảm, sẽ giảm bao nhiêu............................sào Xin hãy cho biết lý do mở rộng.................................................................................... Xin hãy cho biết lý do giữ nguyên diện tích................................................................. Xin hãy cho biết lý do giảm diện tích........................................................................... 22. Xin hãy cho biết các kênh thông tin về sản xuất và tiêu thụ cải bắp hộ sản xuất nhận được từ : Người thu gom ( ) Người bán buôn ( ) Người bán lẻ ( ) Người hàng xóm () HTX ( ) Khuyến nông ( ) Kênh thông tin đại chúng ( ) Kênh khác ( ) 23. Xin hãy cho biết mức độ liên kết giữa hộ sản xuất cải bắp với các tư thương khác: Với người thu gom: Thường xuyên, chặt chẽ ( ) Không thường xuyên ( ) Với người bán buôn: Thường xuyên, chặt chẽ ( ) Không thường xuyên ( ) Với người bán lẻ: Thường xuyên, chặt chẽ ( ) Không thường xuyên ( ) Với tác nhân khác: Thường xuyên, chặt chẽ ( ) Không thường xuyên ( ) II - Phiếu điều tra người thu gom cải bắp Họ tên người được phỏng vấn........................................................ Địa chỉ:.......................................................................................................................... Tuổi:..............................(năm sinh:...................) I - Thông tin về người thu gom rau cải bắp 1.Trình độ văn hoá: Cấp I ( ) Cấp II ( ) Cấp III ( ) Trung cấp ( ) Cao đẳng ( ) Đại học ( ) 2. Anh chị tham gia buôn bán cải bắp như thế nào? Thu gom ( ) Bán buôn ( ) Bán lẻ ( ) II - Người thu gom 3 - anh (chị) tham gia thu gom được mấy năm? ..............năm Bao nhiêu tháng /năm?...............tháng/năm Bao nhiêu ngày/ tháng?.................ngày/tháng Thường anh (chị) thu gom bao nhiêu kg/ngày ?................. 4. anh (chị) vận chuyển bằng phương tiện nào? Ô tô tải ( ) Xe máy ( ) Xe cải tiến ( ) Xe thô sơ () 5. Anh chị thường thu mua ở đâu? Trên đồng ( ) Tại hộ () Tại chợ ( ) Những người thu gom khác ( ) khác...................................... 6. Anh chị thu mua dựa trên? Hợp đồng với nông dân ( ) Có thì mua( ) 7. Phương thức trả tiền: Tiền mặt ( ) ứng vốn trước ( ) ứng giống, phân bón ( ) Phương thức khác (nêu cụ thể).......... 8 - Anh, chị bán cho ai? Người bán buôn Hà Nội............ % Người bán buôn Văn Lâm ...........% Người BLVL tại Hà Nội....% Người BLVL....% Người tiêu dùng .......% Người xuất khẩu ............% Khách hàng khác (nêu cụ thể) .................................................................................% 9. Xin hãy cho biết tỷ lệ hao hụt gặp phải trong một ngày:.......................% 10. anh chị bán như thế nào? Chuyển đến điểm thu gom của người mua( ) Người đến mua và chuyển đi ( ) 11. Yêu cầu và mong muốn khi mua cải bắp của khách hàng? Đặc điểm Khách hàng của anh chị yêu cầu cụ thể Kích cỡ Hình dạng Màu sắc Chất lượng 12. Anh chị có gặp khó khăn gì khi mua bán cải bắp Có ( ) không( ) Nếu có, đó là khó khăn gì? Mua cải bắp từ nông dân: - Vấn đề giống rau:.................................................................................................. - Chất lượng:................................................................................................................. - Hợp đồng với nông dân:............................................................................................. - Vốn tín dụng:.............................................................................................................. Giá bán biến động: ....................................................................................................... - Thị trường tiêu thụ:..................................................................................................... Vấn đề khác:.................................................................................................................. 13. Xin hãy cho biết các kênh thông tin về sản xuất và tiêu thụ cải bắp hộ sản xuất nhận được từ : Người thu gom ( ) Người bán buôn ( ) Người bán lẻ ( ) Người hàng xóm () HTX ( ) Khuyến nông ( ) Kênh thông tin đại chúng ( ) Kênh khác ( ) 14. Mối liên kết giữa người thu gom với các tác nhân khác: Với người sản xuất: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người bán buôn: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người bán lẻ: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người tiêu dùng: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) 15. Anh chị có đề nghị gì để hoàn thiện việc mua bán cải bắp Có ( ) không( ) Nếu có, đó là? - Vấn đề giống rau:........................................................................................................ - Chất lượng:.................................................................................................................. - Hợp đồng với nông dân:.............................................................................................. - Vốn tín dụng:.............................................................................................................. Giá bán biến động: ..................................................................................................... - Thị trường tiêu thụ:..................................................................................................... Vấn đề khác:................................................................................................................. ....................................................................................................................................... III. Phiếu tìm hiểu người bán buôn cải bắp Họ tên người được phỏng vấn........................................................ Địa chỉ:.................................................................................................................... Tuổi:..............................(năm sinh:...................) I - Thông tin về người được phỏng vấn 1.Trình độ văn hoá: Cấp I ( ) Cấp II ( ) Cấp III ( ) Trung cấp ( ) Cao đẳng ( ) Đại học ( ) 2. Anh chị tham gia buôn bán cải bắp như thế nào? Thu gom, bán buôn ( ) Bán buôn ( ) Bán buôn, bán lẻ ( ) II - Người bán buôn 3 - anh (chị) bán buôn cải bắp được mấy năm? ..............năm Thường anh (chị) bán nhiều trong những tháng nào?.................................. Mỗi ngày bao nhiêu kg?............................................. Anh chị bán ít trong những tháng nào?.......................Mỗi ngày bao nhiêu?........... 4. Anh (chị) vận chuyển bằng phương tiện nào? Ô tô tải ( ) Xe máy( ) Xe cải tiến ( ) Xe thô sơ () 5. Anh chị cho biết tỷ giá mua và giá bán rau cải bắp theo từng vụ là bao nhiêu? Diễn giải Giá mua (đ/kg) Giá bán(đ/kg) Cải bắp vụ sớm Cẳi bắp chính vụ Cải bắp vụ muộn 6. Anh chị mua cải bắp từ? Người sản xuất Văn Lâm( ) Người thu gom Văn Lâm ( ) Chủ buôn Hải Dương ( ) Người sản xuất huyện khác (xin nêu cụ thể) ............................................. Các nguồn cung cấp khác (xin nêu cụ thể)................................................. 7- Xin hãy cho biết tỷ lệ rau cải bắp anh chị mua? Người sản xuất Văn lâm..............% Chủ buôn Hải dương.........% Người thu gom:...........% Huyện khác trong tỉnh Hưng Yên ......% Các nguồn cung cấp khác........% 8. Anh chị mua cải bắp dựa trên: Hợp đồng: Với người sản xuất () Với người thu gom ( ) Với chủ buôn Hải Dương ( ) Với người sản xuất các huyện khác ( ) Các nguồn cung cấp khác ( ) Hoặc thoả thuận:Với người sản xuất () Với người thu gom ( ) Với chủ buôn Hải Dương ( ) Với người sản xuất các huyện khác ( ) Các nguồn cung cấp khác ( ) 9- Hạch toán thu chi khi anh (chị) buôn bán 100kg cải bắp: Phỏng vấn bằng nhiều cách và tổng hợp lại: Diến giải Vụ sớm Chính vụ Vụ muộn 1- Doanh thu TR 2 - Chi phí trung gian IC Giá vốn cải bắp Vận chuyển Công cụ nhỏ Thuê kiốt Điện thoại Dịch vụ khác 3 - Giá trị gia tăng VA 4 - Công lao động V 5 - KHTSCĐ A 6 - Giá trị thu nhập thuần 7- TR/IC 8- VA/IC 9 - GPr/IC 10. Anh chị trả tiền mua cải bắp như thế nào? Tiền mặt ( ) ứng vốn trước ( ) ứng giống, phân bón ( ) Phương thức khác (nêu cụ thể)......... 11. anh chị bán cải bắp cho ai, những đối tượng mua bao nhiêu %? Người chế biến ( )...........% Bếp ăn công ty( ) ................% Người bán lẻ Hà Nội() ...........% Nhà hàng ( ) .............% Người bán lẻ Văn Lâm( ) .............% Căng tin trường học()..................% Huyện khác (nêu cụ thể) .............................................................................% . Tỉnh khác (nêu cụ thể) ................................................................................% Địa điểm bán của anh chị?................................................................ Phương thức vận chuyển khi bán? Người bán tự chuyển đến nơi người mua ( ) Người mua đến nơi mua ( ) 12. anh chị có những khó khăn gì trong việc buôn bán cải bắp? Có ( ) không( ) Nếu có, đó là khó khăn gì? - Vấn đề giống rau:................................................................................................ - Chất lượng:.................................................................................................................. - Hợp đồng đầu vào:...................................................................................................... - Vốn tín dụng:........................................................................................................... - Giá bán biến động: ................................................................................................... - Thị trường tiêu thụ:........................................................................................... - Mối liên kết giữa các tác nhân: ........................................................................ - Thương hiệu, bao bì:................................................................................................. Vấn đề khác:............................................................................................................ 13. Xin hãy cho biết các kênh thông tin về sản xuất và tiêu thụ cải bắp hộ sản xuất nhận được từ : Người thu gom ( ) Người bán buôn ( ) Người bán lẻ ( ) Người hàng xóm () HTX ( ) Khuyến nông ( ) Kênh thông tin đại chúng ( ) Kênh khác ( ) 14. Mối liên kết giữa người thu gom với các tác nhân khác: Với người sản xuất: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người thu gom: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người bán lẻ: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người tiêu dùng: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) 15. Anh chị có đề nghị gì để hoàn thiện việc mua bán cải bắp Có ( ) không( ) Nếu có, đó là? - Vấn đề giống rau:................................................................................................ - Chất lượng:..................................................................................................... - Hợp đồng với nông dân:......................................................................................... Vốn tín dụng:......................................................................................................... Giá bán biến động: .................................................................................................... - Thị trường tiêu thụ:................................................................................................... - Mối liên kết giữa các tác nhân: ................................................................................ - Thương hiệu, bao bì, nhãn mác:................................................................................ Vấn đề khác:............................................................................................................... ....................................................................................................................................... IV. Phiếu tìm hiểu người bán lẻ cải bắp Họ tên người được phỏng vấn........................................................ Địa chỉ:..................................................................................................................... Tuổi:..............................(năm sinh:...................) I - Thông tin về người được phỏng vấn 1.Trình độ văn hoá: Cấp I ( ) Cấp II ( ) Cấp III ( ) Trung cấp ( ) Cao đẳng ( ) Đại học ( ) 2. Anh chị tham gia buôn bán cải bắp như thế nào? Thu gom ( ) Bán buôn ( ) Bán lẻ ( ) II. Người bán lẻ 3 - anh (chị) bán lẻ cải bắp được mấy năm? ..............năm 4. anh (chị) vận chuyển bằng phương tiện nào? Ô tô tải ( ) Xe máy( ) Xe cải tiến ( ) Xe thô sơ () 5. anh chị bán bao nhiêu kg cải bắp mỗi ngày?...............? Bao nhiêu ngày mỗi tháng ?..................., Bao nhiêu tháng mỗi năm?................. 6. Anh chị cho biết tỷ lệ loại rau buôn bán, giá mua và giá bán theo từng loại ở vụ rau sớm là bao nhiêu? Diễn giải Giá mua (đ/kg) Giá bán(đ/kg) Cải bắp vụ sớm Cải bắp chính vụ Cait bắp muộn 7- Yêu cầu và mong muốn của khách hàng về rau cải bắp Đặc điểm Khách hàng của anh chị yêu cầu cụ thể Kích cỡ Hình dạng Màu sắc Chất lượng Cung cách bán hàng 8. anh chị mua cải bắp từ : Người bán buôn ()...............% Người thu gom ( ).........% Chủ buôn Hải Dương ( ).........% Người nông dân ( )........% Nông dân huyện khác ( )........% Người khác (xin nêu cụ thể)...........% Anh chị mua ở chợ nào (xin ghi rõ tên chợ, xã, huyện, tỉnh) .................................... 9. Anh chị mua cải bắp dựa trên hợp đồng với người bán? Có ( ) Không ( ) 10. Theo anh chị cải bắp bán chạy ở tháng nào? Tháng Tỷ lệ mua được(%) Giá mua (đ/kg) Giá bán(đ/kg) 11. Hạch toán thu chi khi anh (chị) buôn bán 100kg cải bắp: Phỏng vấn bằng nhiều cách và tổng hợp lại: Diến giải Vụ sớm Chính vụ Vụ muộn 1- Doanh thu TR 2 - Chi phí trung gian IC Giá vốn cải bắp Vận chuyển Công cụ nhỏ Thuê kiốt Điện thoại Dịch vụ khác 3 - Giá trị gia tăng VA 4 - Công lao động V 5 - KHTSCĐ A 6 - Giá trị thu nhập thuần 7- TR/IC 8- VA/IC 9 - GPr/IC 12. anh chị có những khó khăn gì trong việc buôn bán cải bắp? Có ( ) không( ) Nếu có, đó là khó khăn gì? - Vấn đề giống rau:........................................................................................................ - Chất lượng:.............................................................................................................. - Hợp đồng đầu vào:.................................................................................................... Vốn tín dụng:............................................................................................................ Giá bán biến động: ..................................................................................................... - Thị trường tiêu thụ:................................................................................................. - Mối liên kết giữa các tác nhân: ............................................................................... - Thương hiệu, bao bì:............................................................................................... Vấn đề khác:.................................................................................................................. 13. Xin hãy cho biết các kênh thông tin về sản xuất và tiêu thụ cải bắp hộ sản xuất nhận được từ : Người thu gom ( ) Người bán buôn ( ) Người bán lẻ ( ) Người hàng xóm () HTX ( ) Khuyến nông ( ) Kênh thông tin đại chúng ( ) Kênh khác ( ) 14. Mối liên kết giữa người thu gom với các tác nhân khác: Với người sản xuất: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người thu gom: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người bán lẻ: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) Với người tiêu dùng: Thường xuyên, chặt chẽ( ) Không thường xuyên ( ) 15. Anh chị có đề nghị gì để hoàn thiện việc mua bán cải bắp Có ( ) không( ) Nếu có, đó là? - Vấn đề giống rau:................................................................................................. - Chất lượng:.................................................................................................................. - Hợp đồng với nông dân:........................................................................................... Vốn tín dụng:............................................................................................................ Giá bán biến động: ............................................................................................... - Thị trường tiêu thụ:................................................................................................... - Mối liên kết giữa các tác nhân: ............................................................................ - Thương hiệu, bao bì:.............................................................................................. Vấn đề khác:..................................................................................................... ............................................................................................................................... V. Phiếu tìm hiểu người tiêu dùng cải bắp I - Thông tin về chủ hộ 1. Họ tên chủ hộ:........................................................ 2. Địa chỉ:.................................................................................................................... 3. Tuổi:..............................(năm sinh:...................) 4. Trình độ văn hoá: Cấp I ( ) Cấp II ( ) Cấp III ( ) Trung cấp ( ) Cao đẳng ( ) Đại học ( ) 5. Xin cho biết việc làm của anh chị? Công chức nhà nước ( ) Về hưu ( ) Quân đội, cảnh sát ( ) Sinh viên ( ) Buôn bán ( ) Công nhân ( ) Người nội trợ ( ) Nghề khác (nêu cụ thể) ............. II .Tình hình về hộ 6. Loại hộ Thị Trấn ( ) Nông thôn ( ) 7. Gia đình hiện có bao nhiêu khẩu sống ở nhà? .................khẩu ................người lớn III - Tiêu dùng cải bắp 10. Tiêu dùng cải bắp Gia đình có ăn cải bắp không? Có ( ) Không bao giờ ( ) Nếu không ăn tại sao? Giá đắt () Không ngon ( ) Rau không an toàn( ) Khó nấu ( ) Tốn thời gian sơ chế ( ) Khác (nêu cụ thể)........................ Nếu có gia đình ăn bao nhiêu bữa trong tuần: ..................bữa Nếu có, gia đình ăn bao nhiêu tuần trong tháng: ................tuần Mỗi bữa ăn gia đình ăn bao nhiêu kg? ......................kg Gia đình ăn cải bắp vào mấy tháng trong năm? Vụ đông () Quanh năm ( ) Loại thức ăn nấu từ cải bắp: Luộc ( ) Nấu súp ( ) Nhồi thịt ( ) Xào ( ) Loại khác Nguồn cải bắp tiêu dùng Tự sản xuất ( ) Mua ( ) Cả hai () Nếu gia đình mua, mua ở đâu ? Chợ ( ) Của hàng bán lẻ quê ( ) Hàng xóm ( ) Siêu thị ( ) Người bán lẻ ( ) Người sản xuất ( ) Giá gia đình mua là bao nhiêu? Cao nhất ...............đ/kg Thấp nhất ...............đ/kg Trung bình ..........đ/kg Vậy giá anh chị mua là: đắt ( ) Rẻ ( ) Hợp lý ( ) Nếu đắt, rẻ thì bao nhiêu là hợp lý .............:......đ/kg Có ( ) Không ( ) 12. Gia đình gặp khó khăn gì khi mua và tiêu dùng cải bắp cải bắp: Có ( ) Không ( ) Nếu có đó là khó khăn gì: Hình thức không đẹp ( ) Không tươi ngon ( ) Không rõ nguồn gốc xuất xứ ( ) Dư lượng thuốc BVTV cao ( ) Rau thường bị sâu, bệnh ( ) Khác (nêu cụ thể) ............................................................. 13. Gia đình có đề nghị gì để hoàn thiện sản xuất hoặc tiêu thụ rau cải bắp: .............................................................................................................................................................................................................................................................................. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLE THI PHUONG LOAN (nop).doc
Tài liệu liên quan