Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh Đồng Tháp

1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, ngành nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác trong cả nước đã có nhiều khởi sắc. Từ một nước lương thực không đủ ăn, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Nhiều mặt hàng nông sản nước ta đã vượt mức kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD, trong đó ngành thủy sản ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Theo báo cáo của Hiệp hội c

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,509 tỷ USD, đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản vượt qua mức 4 tỷ USD và tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Trong đó, cá tra đang là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong các mặt hàng xuất khẩu, đạt giá trị xuất khẩu 1,45 tỷ USD năm 2008. Thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam đã được mở rộng tới trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua từng năm, nhưng nghề nuôi cá tra tại Việt Nam vẫn chưa thật ổn định và còn chứa đựng nhiều rủi ro, vẫn rơi vào tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nguyên liệu. Khoảng nửa cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh gây tồn đọng hàng trăm ngàn tấn cá. Tính đến ngày 4/7/2008 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tồn đọng tới trên 300.000 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, bước sang năm 2009, khi giá cá tra có xu hướng hồi phục thì ĐBSCL lại lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu cá tra cung cấp cho các nhà máy chế biến (theo Cục Nuôi trồng Thủy sản). Việc nuôi cá tra ở nước ta vẫn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, trại nuôi không cần đăng ký xin cấp phép, thiếu liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ. Giống và thức ăn còn có tình trạng thả nổi cả về chất lượng giá cả, giá lại quá cao và phụ thuộc nhiều vào công ty nước ngoài. Chưa có cơ chế để buộc các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra hợp tác và phối hợp với nhau về sản lượng, chất lượng, giá cả, hoạt động marketing. Một số doanh nghiệp cố tình hạ thấp giá bán để cạnh tranh chiếm thị trường bằng cách hạ thấp chất lượng sản phẩm, khiến uy tín sản phẩm cá tra Việt Nam suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân của những tồn tại đó một phần là do thiếu liên kết giữa các tác nhân tham gia thị trường cá tra. Hơn nữa, thiếu thông tin về thị trường dẫn đến tình trạng “sản xuất ồ ạt” vào đầu năm và “treo ao” vào cuối năm như vậy. Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Đồng Tháp, một trong những tỉnh sản xuất cá tra lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thị trường cá tra thời gian qua cũng có nhiều biến động theo diễn biến chung của khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống về chuỗi giá trị ngành hàng cá tra nhằm phản ánh đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp có tính khoa học nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại địa phương. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại tỉnh Đồng Tháp”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích chuỗi giá trị cá tra tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách nhằm nâng cấp các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra Đồng Tháp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị; cơ sở thực tiễn về sản xuất tiêu thụ cá tra; - Tìm hiểu và phân tích cấu trúc và quan hệ thị trường ngành hàng cá tra tại Đồng Tháp, ước lượng phân bổ lợi ích, chi phí và doanh thu giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra; - Phân tích khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức của các tác nhân trong chuỗi giá trị; - Đề xuất định hướng và các giải pháp phù hợp để nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị cá tra tỉnh Đồng Tháp. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Những hiểu biết khái quát về chuỗi giá trị: - Chuỗi giá trị là gì? - Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng có mâu thuẫn với nhau không? - Phân tích ngành hàng và phân tích chuỗi giá trị khác nhau như thế nào? - Xác định chuỗi giá trị bằng cách nào? - Thế nào là nâng cấp trong chuỗi giá trị? Chuỗi giá trị cá tra ở Đồng Tháp có cấu trúc, tổ chức và hoạt động như thế nào? - Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị cá tra Đồng Tháp? - Chi phí – Lợi nhuận trong chuỗi giá trị được phân bổ như thế nào giữa các tác nhân? Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho sự phát triển của từng tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị là gì? - Về sản xuất cá tra nguyên liệu - Về thu gom nguyên liệu - Về chế biến cá tra nguyên liệu - Về xuất khẩu thành phẩm - Khả năng nâng cấp các tác nhân trong chuỗi giá trị cá tra như thế nào? Các giải pháp khắc phục khó khăn là gì? 1.4 Đối tượng nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về chuỗi giá trị. - Những vấn đề thực tiễn về chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể là sẽ điều tra, khảo sát, đánh giá các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra tại tỉnh Đồng Tháp. 1.5 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: + Lý thuyết phân tích chuỗi giá trị. + Do thời gian có hạn, đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị bao gồm: người sản xuất, thương lái, công ty chế biến - xuất khẩu tại khu vực nghiên cứu. + Đề tài tập trung vào mặt hàng cá tra phile, chưa tính đến các mặt hàng giá trị gia tăng. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng từ năm 2006-2008. Nghiên cứu các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị trong vụ cá tra 2008/09, đề ra định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cấp các tác nhân và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá tra đến năm 2020. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị (Value Chains) Khái niệm chuỗi giá trị Chuỗi giá trị là một sáng tạo học thuật của GS. Michael Porter, học giả marketing lừng lẫy. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh, khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Theo Mechael Porter chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính. Hình 2.1 Chuỗi giá trị (nguồn: www.12manager.com) Các hoạt động chính bao gồm hậu cần đến, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Hậu cần đến liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu vào sản phẩm. Sản xuất là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu thành sản phẩm cuối cùng. Hậu cần ngoài gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua. Marketing và bán hàng là những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng (dịch vụ sau bán hàng) liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm. Các hoạt động bổ trợ bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty. Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, các nhà cung cấp,máy móc…Phát triển công nghệ liên quan tới các bí quyết, quy trình, thụ tục, công nghệ được sử dụng. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quan trị thù lao cho người lao động trong công ty. Cơ sở hạ tầng công ty bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân thủ luật pháp, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất… Phân biệt giữa chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng Theo định nghĩa chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng là đường link liên kết các dòng chảy sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên tới khách hàng cuối cùng. Các hoạt động của chuỗi cung ứng như thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyển hoá các đầu vào thành sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại trong chuỗi giá trị. Hay nói cách khác chuỗi cung ứng đại diện cho các hoạt động chính của chuỗi giá trị, là tập con của chuỗi giá trị. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và phân tích ngành hàng Phân tích chuỗi giá trị hỗ trợ cho phân tích ngành hàng, đưa ra các yếu tố mới tăng cường khả năng phân tích ngành hàng, và dựa trên bộ khung của phân tích ngành hàng. Ngành hàng - Xu hướng và đặc điểm thị trường - Quan hệ giữa các bên tham gia - Cơ hội và thách thức - Vẽ bản đồ xác định mối liên hệ giữa các bên tham gia. Chuỗi giá trị - Cấu trúc phân bổ giữa các bên tham gia - So sánh khả năng cạnh tranh - Quan hệ giữa các bên tham gia - Quản trị thị trường 2.1.2 Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị Cùng với phân công lao động mạnh mẽ và việc bố trí các công đoạn sản xuất rộng khắp trong nền kinh tế toàn cầu, tính cạnh tranh theo hệ thống đóng vai trò ngày một quan trọng hơn. Tính hiệu quả trong sản xuất chỉ là điều kiện cần cho khả năng thâm nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Để thu lợi một cách bền vững từ việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu cần hiểu rõ tính năng động của các yếu tố trong toàn bộ chuỗi giá trị. 2.1.3 Phương pháp xác định chuỗi giá trị Các bước mô tả chuỗi giá trị: Xác định rõ mục tiêu Xác định thị trường cuối cùng Xác định các chức năng và hoạt động Xác định tác nhân tham gia vào các chức năng Mô tả liên kết giữa các tác nhân Mô tả mối quan hệ giữa các tác nhân Vẽ bản đồ chuỗi giá trị  Chọn điểm bắt đầu: Phụ thuộc vào mục đích của từng đối tượng Lĩnh vực quan tâm Điểm bắt đầu Vấn đề mô tả Phân phối thu nhập toàn cầu Người tiêu dùng cuối cùng trong ngành sản phẩm Ngược lại toàn bộ chuỗi từ người bán lẻ đến thương lái và nhà sản xuất Vai trò của đơn vị bán lẻ Chuỗi giá trị của siêu thị và các đại lý bán lẻ Đi lên các loại khách hàng và ngược lại từ thương lái, người sản xuất và cung ứng Vai trò của bên mua độc lập Bên mua độc lập, bán buôn Ngược lại tới người sản xuất và cung ứng trong cùng chuỗi, và hướng lên tới đơn vị bán lẻ Thiết kế Các cơ sở thiết kế, quảng cáo độc lập, và các hãng lớn có thương hiệu quốc tế Hướng lên tới người bán lẻ ở các thị trường cuối cùng khác nhau và ngược lại tới người sản xuất và cung ứng Vai trò của đơn vị sản xuất chủ chốt Các hãng lớn lắp ráp sản phẩm Hướng lên tới cơ sở bán lẻ và ngược lại tới người cung ứng và các cơ sở cung ứng cho họ Đơn vị cung ứng cấp 1 Các hãng lớn cung ứng vật tư cho hãng lắp ráp Hướng lên tới hãng lắp ráp và người tiêu dùng có thể ở nhiều ngành sản phẩm khác nhau. Ngược lại tới người cung ứng và các cơ sở cung ứng cho họ Đơn vị cung ứng cấp 2 và 3 Phần lớn là các hãng nhỏ Hướng lên tới khách hàng ở các ngành khác nhau. Ngược lại tới người cung ứng và các cơ sở cung ứng cho họ Đơn vị sản xuất hàng hoá Thường là hãng lớn Hướng lên tới cơ sở sản xuất lớn, thương mại và thị trường tiêu dùng cuối cùng. Ngược lại tới người cung ứng máy móc và thiết bị Hộ sản xuất nông nghiệp Trang trại Hướng lên tới cơ sở chế biến, thương mại và khách hàng của họ. Ngược lại tới cơ sở cung cấp đầu vào Các doanh nghiệp nhỏ và trang trại Trang trại nhỏ và các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Người mua trong một số chuỗi giá trị khác nhau ; người cung ứng đầu vào Người sản xuất và buôn bán phi chính thức Làm việc tại nhà và buôn bán nhỏ hè phố Hướng lên tới cơ sở chế biến, lắp ráp hoặc các tổ chức phân phối khác. Ngược lại tới cơ sở bán lẻ Giới, độ tuổi và dân tộc Lao động nữ Sử dụng lao động nữ trong chuỗi giá trị - Sau khi đã xác định được điểm khởi đầu, cần phải làm sạch và đơn giản hoá bản đồ chuỗi giá trị. - Các số liệu đi kèm với bản đồ chuỗi giá trị: (i) giá trị tổng sản lượng; (ii) giá trị sản lượng ròng (tổng sản lượng trừ đi chi phí đầu vào trung gian); (iii) chu chuyển vật chất của hàng hoá trong chuỗi; (iv) chu chuyển của các dịch vụ, tư vấn và kỹ năng trong chuỗi; (v) khả năng tạo việc làm, có thể phân biệt theo hợp đồng/không có hợp đồng, giới, tuổi, dân tộc; (vi) đặc điểm của khu vực bán sản phẩm: bán buôn/bán lẻ, tập trung tiêu thụ và một số người mua lớn, số lượng người mua; (vii) xuất nhập khẩu đến/từ vùng nào? Quản trị thị trường : - Để tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị phản ánh dạng cấu trúc tổ chức nhất định chứ không phải là quan hệ thị trường ngẫu nhiên. - Liên quan đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ có vai trò ảnh hưởng tới việc xác định các hoạt động, tác nhân, vai trò và chức năng trong chuỗi. - Quản trị thị trường có vai trò điều phối quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa các khâu trong chuỗi giá trị. - Phân biệt giữa điểm nút (có thể thay đổi từ tác nhân này sang tác nhân khác theo thời gian) và vai trò dẫn dắt trong chuỗi giá trị (nắm thương hiệu/marketing hay nắm vai trò điều phối và quản lý). - Quyền lực trong chuỗi giá trị có thể thực hiện trong 2 dạng : (i) ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của chuỗi (buyer- or supplier-driven); (ii) chủ động quản lý và điều phối sự vận hành của các khâu trong chuỗi để đưa ra các hoạt động mong muốn. - Có thể so sánh quản trị thị trường với hệ thống chính trị: (i) 3 chức năng của chính phủ: lập pháp, hành pháp và tư pháp (ii) Lập pháp: đặt ra luật chơi: mức chi phí cạnh tranh, khả năng cung ứng, chất lượng, giá thành, giao hàng đúng hạn, tiêu chuẩn quốc tế (ISO9000: chất lượng, ISO14000: môi trường, SA8000: tiêu chuẩn lao động, SPS, HACCCP: quản lý độc hại (iii) Hành pháp: hỗ trợ các tác nhân cung cấp các hàng hoá/dịch vụ theo luật chơi. Hỗ trợ trực tiếp: chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ gián tiếp: buộc các hãng cấp một hỗ trợ các hãng cấp hai đạt được các tiêu chuẩn). (iv) Tư pháp: giám sát để thưởng phạt các tác nhân trong việc thực hiện luật chơi. Tác nhân bên trong chuỗi giá trị Tác nhân bên ngoài chuỗi giá trị Lập pháp Đặt ra các tiêu chuẩn về cung ứng như thời điểm giao hàng, mật độ giao hàng và chất lượng Tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn lao động trẻ em … Tư pháp Giám sát hoạt động của người cung ứng để đạt được các tiêu chuẩn NGO giám sát các tiêu chuẩn lao động Các công ty chuyên nghiệp giám sát tiêu chuẩn ISO Hành pháp Quản lý chuỗi cung ứng để hỗ trợ người cung ứng đạt được tiêu chuẩn Hiệp hội sản xuất hỗ trợ các thành viên đạt được tiêu chuẩn Cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên môn Chính sách hỗ trợ của chính phủ (v) Xử phạt : xác định xem một tác nhân cụ thể có được tham gia vào mạng lưới sản xuất hoặc có bán được sản phẩm hay không, hoặc có thể sử dụng cơ chế thưởng/phạt (vi) tính hợp pháp : quyền được thưởng/phạt mà được quần chúng ủng hộ. Trong chuỗi giá trị, tính hợp pháp thể hiện qua mức độ tin cậy giữa các tác nhân khác nhau. Đối với chuỗi giá trị có độ tin cậy thấp (thị trường buôn bán trao tay trong thời đại sản xuất hàng loạt), các tác nhân chỉ theo đuổi mục tiêu giá cả trong ngắn hạn. Đối với chuỗi giá trị có độ tin cậy cao (thời đại theo đuổi nhu cầu hàng loạt của khách hàng), không nhất thiết các tác nhân sẽ bị đào thải nếu không đáp ứng tiêu chuẩn, mà vấn đề là hệ thống hành pháp phải trợ giúp các tác nhân phạm tội đạt được tiêu chuẩn đề ra và theo đuổi mục tiêu dài hạn. (vi) Độ sâu và độ thẩm thấu của quản trị thị trường : Độ sâu : mức độ tác động của quản trị đến các hoạt động cốt lõi của các tác nhân. Độ thẩm thấu : quyền lực và luật chơi được bao nhiêu tác nhân áp dụng. Các loại quản trị thị trường - Phân biệt theo vai trò của bên mua và bên bán trong chuỗi giá trị: (i) Người mua dẫn dắt (buyer-driven) : các ngành sử dụng nhiều lao động, thường có trong hệ thống sản xuất hướng tới xuất khẩu và liên kết mạng, vai trò quan trọng nhất thuộc về các doanh nghiệp lớn phụ trách bán lẻ, marketing, đặt thương hiệu. Ví dụ : nông sản, may mặc, đồ chơi, dụng cụ gia đình, điện tử gia đình, thủ công. (ii) Người bán dẫn dắt (supplier-driven) : người sản xuất nắm được các công nghệ mấu chốt và đóng vai trò điều phối các khâu trong chuỗi, sử dụng nhiều vốn, thường do đầu tư nước ngoài nắm, phản ánh trật tự của công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu. Ví dụ : ô tô, máy bay, máy tính, bán dẫn, máy công nghiệp. Người bán dẫn dắt Người mua dẫn dắt Người dẫn dắt chuỗi hàng hoá toàn cầu Tư bản công nghiệp Tư bản thương mại Năng lực cốt lõi Nghiên cứu và phát triển (R&D) Sản xuất Thiết kế Marketing Rào cản gia nhập Tính kinh tế theo quy mô Tính kinh tế theo phạm vi Ngành sản phẩm Đồ dùng lâu bền Đầu vào trung gian Sản phẩm công nghiệp nặng Hàng tiêu dùng thường xuyên Các ngành tiêu biểu Ô tô Máy tính Máy bay Trang phục Giày dép Đồ chơi Loại sở hữu của các doanh nghiệp chế tác Công ty đa quốc gia Doanh nghiệp địa phương, thường đặt ở các nước đang phát triển Dạng liên kết Dựa trên đầu tư Dựa trên thương mại Cấu trúc liên kết nổi bật Chiều dọc Chiều ngang - Giả thuyết về chuyển đổi từ chuỗi giá trị người mua dẫn dắt sang người bán dẫn dắt về quản trị thị trường: chuyển từ hoa lợi dựa trên các hoạt động hữu hình sang vô hình (phần mềm) sử dụng nhiều tri thức và kỹ năng do hệ thống tổ chức đem lại (tạo ra rào cản gia nhập). Các tài sản vô hình có thể tìm thấy trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở khâu thiết kế, nhãn hiệu và điều phối chuỗi. Do cạnh tranh tăng lên, nên khâu nhãn hiệu và marketing đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi. Tuy nhiên mức độ lan toả của các tài sản vô hình có thể trải ra rất rộng nên có thể cùng tồn tại trong cùng một chuỗi giá trị dạng người mua dẫn dắt và người bán dẫn dắt. Các chỉ số tác nhân nắm vai trò chủ chốt trong quản trị thị trường Chỉ số Điểm mạnh và điểm yếu Tỷ lệ trong tổng doanh thu bán của chuỗi Không hẳn là chỉ số tốt do có thể chỉ là cơ sở buôn lại các vật liệu và không có nhiều ảnh hưởng Tỷ lệ trong tổng giá trị gia tăng của chuỗi Chỉ số này tốt hơn cho việc đo lường quy mô vì nó phản ánh tỷ lệ trong tổng hoạt động Tỷ lệ trong tổng lợi nhuận của chuỗi Có thể là một chỉ số tốt cho quyền lực trong chuỗi, nhưng cũng có thể sinh ra từ việc nắm giữ độc quyền đối với các nguồn lực tự nhiên (ví dụ bạch kim) và có thể không có nhiều ảnh hưởng đối với quá trình chế biến về sau Tỷ suất lợi nhuận Chỉ số tồi vì các tác nhân nhỏ cũng có thể có lợi nhuận cao nhưng có ít ảnh hưởng Tỷ lệ trong sức mua của chuỗi Chỉ số tốt về quyền lực, đặc biệt trong trường hợp xảy ra bất bình đẳng trong đó hãng phụ thuộc vào bên cung cung ứng ít hơn so với bên mua Nắm giữ các công nghệ chủ chốt và năng lực riêng biệt Chỉ số tốt đối với chuỗi do người bán dẫn dắt (như ngành ô tô) vì giúp xác định năng lực riêng biệt của hãng trong chuỗi, trong khi đó các hãng nhỏ chỉ hỗ trợ các phần còn lại trong chuỗi Nắm giữ đặc điểm nhận dạng của chuỗi (thương hiệu) Có vai trò mấu chốt trong thị trường mà thương hiệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng Đánh giá về độ tin cậy trong chuỗi giá trị Chuỗi có độ tin cậy thấp Chuỗi có độ tin cậy cao Thời hạn của quan hệ thương mại Ngắn hạn Dài hạn Thủ tục đặt hàng Đấu thầu tự do, giá cả được thoả thuận trước khi hợp đồng được ký kết Không cần đấu thầu hoặc bên bán đã được định trước, giá cả được xác định khi giao hợp đồng Quan hệ hợp đồng Bên cung ứng chỉ sản xuất khi nhận được hợp đồng viết tay Bên cung ứng có thể linh động về yêu cầu của bên đặt hàng và có thể sản xuất mà chưa cần hợp đồng Kiểm định chất lượng Khi giao hàng Hầu như không có Mức độ phụ thuộc Bên bán có nhiều nguời mua, và bên mua có nhiều người bán Chỉ có một vài khách hàng cho bên bán, và bên mua cũng chỉ có vài nhà cung ứng Hỗ trợ kỹ thuật Hiếm khi cần hỗ trợ kỹthuật, và phải trả tiền Chuyển giao công nghệ liên tục Liên lạc Ít và thường qua kênh chính thức Chủ yếu tập trung vào phòng thu mua Thường xuyên và thường qua kênh phi chính thức Thông qua nhiều kênh khác nhau như kỹ sư, phòng tổ chức, phòng điều hành Xác định giá Đối trọng và giấu thông tin Hợp tác và cởi mở Mở rộng tín dụng Phạt hoặc không có mở rộng tín dụng Dễ nhận được mở rộng tín dụng, thời hạn vay dài và lãi suất ưu đãi Điều kiện thanh toán với việc thuê ngoài Chậm và thông qua các thủ tục của khu vực phi chính thức Thanh toán khi giao hàng 2.1.4 Nâng cấp trong chuỗi giá trị: Nâng cấp trong chuỗi giá trị khác với đổi mới công nghệ do nâng cấp đề cập tới vấn đề tốc độ thay đổi tương đối so với đối thủ cạnh tranh. - Nâng cấp theo quy trình: tăng hiệu quả của quy trình bên trong hơn so với các đối thủ, kể cả trong một khâu (ví dụ tăng công suất sử dụng dự trữ, giảm hư hại sản phẩm), và giữa các khâu trong chuỗi (ví dụ việc giao hàng đúng hạn, chia thành nhiều lần nhỏ). - Nâng cấp sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới hoặc cải thiện các sản phẩm hiện có nhanh hơn các đối thủ, kể cả trong một khâu và giữa các khâu trong chuỗi. - Nâng cấp chức năng: thêm giá trị gia tăng thông qua thay đổi một số hoạt động trong hãng (ví dụ như nhận thêm/hoặc thuê ngoài các dịch vụ kế toán, hậu cần và kiểm định chất lượng) hoặc chuyển trọng tâm các hoạt động tới các khâu khác trong chuỗi giá trị (ví dụ từ chế tác sang thiết kế). - Nâng cấp chuỗi: chuyển đến một chuỗi giá trị mới. Con đường nâng cấp: - Quy trình: chuyển từ lắp ráp thiết bị sang sản xuất thiết bị. - Sản phẩm: sản xuất thiết bị tự thiết kế. - Chức năng: sản xuất thiết bị có thương hiệu riêng. - Chuỗi: chuyển sang chuỗi giá trị mới, ví dụ từ sản xuất TV sang màn hình máy tính. Các chỉ số cho việc nâng cấp Hoạt động Kết quả Nâng cấp quy trình - Trong từng khâu R&D, thay đổi hệ thống hậu cần và quản lý chất lượng, đầu tư máy móc mới Giảm chi phí, tăng chất lượng và khả năng giao hàng, giảm thời gian đưa hàng tới thị trường, cải thiện lợi nhuận, thúc đẩy thương hiệu - Giữa các khâu R&D, cải tiến quản lý chuỗi cung ứng, khả năng kinh doanh điện tử, hỗ trợ trao đổi trong chuỗi cung ứng Giảm giá thành sản phẩm cuối cùng, tăng chất lượng của sản phẩm cuối cùng, giảm thời gian đưa hàng tới thị trường, cải thiện lợi nhuận cho cả chuỗi, thúc đẩy thương hiệu Nâng cấp sản phẩm - Trong từng khâu Mở rộng phòng thiết kế và marketing, thúc đẩy các bộ phận chức năng phát triển sản phẩm mới Tỷ lệ sản phẩm mới trong tổng doanh thu (các sản phẩm được giới thiệu trong một vài năm trước đó) Tỷ lệ sản phẩm có thương hiệu trong tổng doanh thu - Giữa các khâu Hợp tác với bên cung ứng và khách hàng để phát triển sản phẩm mới - ứng dụng kỹ thuật đồng bộ (concurrent engineering) Số nhãn hiệu có bản quyền Tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm mà không giảm thị phần Nâng cấp chức năng - Trong từng khâu Đạt được các chức năng tạo ra giá trị gia tăng cao hơn hoặc thuê ngoài các chức năng có giá trị gia tăng thấp Phân công lao động trong chuỗi Các chức năng đạt được trong một khâu cụ thể của chuỗi - Giữa các khâu Chuyển đến khâu mới trong chuỗi hoặc rời bỏ các khâu hiện tại Tăng lợi nhuận, tăng kỹ năng, tăng tiền lương Nâng cấp chuỗi Ngừng sản xuất trong chuỗi và chuyển sang chuỗi mới, thêm các hoạt động mới trong chuỗi mới Tăng lợi nhuận, tỷ lệ doanh thu từ khu vực sản xuất mới Các yếu tố thúc đẩy và cản trở nâng cấp Cản trở Thúc đẩy Trong hãng Ngăn cản của cấp quản lý trung gian đối với hoạt động mới Sai lầm của quản lý cao cấp trong việc cam kết các nguồn lực cho phát triển sản phẩm mới Thiếu các kỹ năng cần thiết Ban quản lý cam kết nâng cấp Hệ thống R&D được quản lý hiệu quả Định chế hoá hệ thống cải tiến thường xuyên Ngoài hãng Bên mua ngăn cản bên cung ứng tự đưa ra thiết kế riêng Sở hữu trí tuệ Thiếu nguồn nhân lực có đủ kỹ năng trong nền kinh tế Cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin kém Tác nhân chủ chốt thúc đẩy và hỗ trợ nâng cấp của các tác nhân khác trong chuỗi Sự tích cực và năng động của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có liên kết với các chương trình của chính phủ Các quy định và điều luật bắt buộc các hãng phải nâng cấp Tăng giá đầu vào hoặc tăng cạnh tranh Liên hệ giữa nâng cấp và phân phối chủ yếu liên quan đến vấn đề thu nhập. Còn vấn đề chia sẻ quyền lực đã được bàn ở phần quản trị thị trường. Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị - Lợi nhuận không phải là chỉ số duy nhất phản ánh lợi ích thu được từ chuỗi giá trị. - Phân phối trong chuỗi giá trị được phản ảnh qua lợi ích đem lại cho tác nhân đóng góp vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên trong từng khâu của chuỗi giá trị. - Lợi ích cần được phản ánh qua thu nhập ròng (tổng doanh thu trừ đi chi phí đầu vào trung gian) chứ không phải tổng doanh thu. - Lợi ích thu được phụ thuộc vào hoa lợi và rào cản gia nhập. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tổng quan thị trường cá tra thế giới và Việt Nam 2.2.1.1 Thế giới a/ Tình hình sản xuất cá tra trên thế giới Phân loại và phân bố của cá Tra Cá Tra là loài cá kinh tế phổ biến ở khu vực châu Á, là một trong 30 loài cá thuộc họ cá Tra (Pangasiidae) (theo Họ cá Pangasiidae được phát hiện đầu tiên trong thủy vực nước ngọt ở các quốc gia phụ cận khu vực hạ lưu của Ấn Độ Dương; sự đa dạng thành phần loài của họ cá này tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam châu Á (Roberts and Vidthayanon 1991; Gustiano 2003). Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia và Việt Nam. Đây là loài cá được nuôi ở hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong các loài cá nuôi quan trọng của khu vực này (đặc biệt ở Việt Nam). Bốn nước trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá giống tự nhiên khá phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi của cả nước. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất, có đến 50% số trại nuôi cá tra. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Hiện tại đã có 11 loài thuộc họ cá Tra được tìm thấy ở Việt Nam, trong đó có 5 loài là đối tượng nuôi quan trọng trong ao và bè. Các nước sản xuất chính Cá tra thuộc bộ cá da trơn, là bộ cá được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, một ít ở Nam Mỹ. Các loài chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo Mỹ), Pangasius spp (cá tra), Pangasius hypophthalmus, Silurus asotus, Leiocassi longirostris, Pelteobagrus fulvidraco,... trong đó các loài pangasius, Ictalurus punctatus, Silurus asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng. - Đông Nam Á: Cá tra được nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Ðông Nam Á, là một trong các loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Capuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Là khu vực sản xuất cá da trơn quan trọng của thế giới. Trong đó, nhiều nhất là Việt Nam, tiếp đến là Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia. Các nước khác trong khu vực sản xuất không đáng kể. Inđônêxia và Campuchia có sự tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn 1999-2007. Sản lượng cá da trơn nuôi ở Đông Nam Á giai đoạn 1999-2007 (đơn vị: tấn) Quốc gia 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng cộng 211367 234405 260655 305034 379102 555322 684384 841800 1192874 Việt Nam 87 000 100 000 114 000 135 000 163 000 255 000 376 000 520 000 850 000 Thái Lan 83628 89226 92543 101312 124691 189940 168650 169757 164876 Inđônêxia 27350 31629 36979 49457 70826 80234 102090 109811 130767 Malaixia 11767 12115 15124 15623 16979 19618 24689 25056 28876 Campuchia 510 500 484 508 643 3600 5600 8800 8800 Myanma 0 0 0 500 800 5 000 5 000 6 000 6 900 Philippin 1 112 935 1 525 2 634 2 163 1 930 2 355 2 376 2 655 Sản lượng cá tra nuôi của các nước Đông Nam Á năm 2007 Nguồn: FAO + Việt Nam: Kể từ sau năm 2005 đến nay, Việt Nam nổi lên trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất thế giới. Loài có khả năng cung cấp cho chế biến xuất khẩu có tên khoa học là Pangasius spp. Sản lượng cá tra nuôi tính đến năm 2008 đã đạt trên 1 triệu tấn (theo số liệu thống kể của Hải Quan), xuất khẩu đạt 633.728 tấn với kim ngạch xuất khẩu hơn 1,4 tỷ USD. Sự thành công của Việt Nam chắc chắn sẽ làm cho nhiều nước ở Đông Nam Á quan tâm hơn đến đối tượng này. + Thái Lan: Tổng sản lượng các loài cá da trơn ở Thái Lan tính đến năm 2007 là 164.876 tấn, trong đó loài Pangasius hypophthalmus (giống cá tra Việt Nam) đạt 24.224 tấn. Vùng nuôi chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Mụcdahản và Ubôn Rắtchathani nằm ven sông Mê Kông, Đông Bắc Thái Lan. Vụ Nghề cá Thái Lan đã phối hợp với Viện Thực phẩm soạn thảo Kế hoạch phát triển cá da trơn năm 2005, mục tiêu của kế hoạch này là phát triển cá da trơn trên diện rộng, đem về giá trị xuất khẩu 10 tỷ bạt/năm (khoảng 312 triệu USD). Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều  nhất, có 50% số trại nuôi cá tra, đứng thứ hai sau cá rô phi. + Inđônêxia: Sản lượng cá da trơn ở Inđônêxia tăng khá nhanh trong giai đoạn 1999-2007, tốc độ tăng bình quân đạt 25%/năm để từ 27.350 tấn năm 1999 tăng lên 130.767 tấn vào năm 2007. Loài được nuôi nhiều nhất có tên khoa học Clarias spp (không phải cá tra). Sản lượng cá tra (pangasius spp) của Inđônêxia năm 2007 đạt 36.755 tấn, tăng 8.600 tấn so năm 2004 và chiếm 32% tổng sản lượng cá da trơn cả nước. + Malaysia: Sau khi chính sách an ninh lương thực được ban hành gần đây, Chính phủ Malaixia đã đầu tư 342 triệu Ringgít để xây dựng 49 khu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, chính sách tập trung hơn vào các đối tượng tôm sú, rô phi và nhuyễn thể. Điều này đã thể hiện ở việc xuất khẩu cá da trơn san._.g Mỹ trong năm 2008 giảm so với trước đây. Theo kế hoạch phát triển NTTS đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Malaixia sẽ đạt 662.000 tấn, trị giá 6,9 tỷ Ringgít, tăng gấp 4 lần so với mức sản lượng hiện nay (theo Growfish). + Các nước Đông Nam Á khác: Do cùng có sông Mê Kông chảy qua Myanma, Lào và Campuchia cũng có nhiều lợi thế nuôi cá tra. Ở Capuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá ba sa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Tuy nhiên, đến nay mỗi nước cũng chỉ sản xuất trên dưới 5.000 tấn cá tra, và như vậy, khi cá tra của ta đã chiếm lĩnh thị trường thế giới thì vấn đề cần làm là duy trì lợi thế và thị phần sau đó tiếp tục mở rộng sang các thị trường mới. - Mỹ: Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2007 tổng sản lượng cá da trơn của Mỹ đạt 261.794 tấn, đối tượng nuôi chính là loài có tên khoa học Ictalurus punctatus. Cá da trơn ở Mỹ được nuôi chủ yếu ở 4 bang là Albama, Ankansas, Louisiana và Misissipi. Tuy nhiên, những năm gần đây giá thành sản phẩm tăng do giá xăng và giá thức ăn tăng đã gây khó khăn cho người nuôi. Hơn nữa, thị trường cá da trơn Mỹ đang bị cạnh tranh bởi cá da trơn từ nước ngoài (Trung Quốc, Việt Nam, Nam Mỹ) nên nghề nuôi cá da trơn ở Mỹ hiện gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất thu hẹp dần. Sản lượng cá da trơn nuôi tại Mỹ giai đoạn 1999-2007 Danh mục 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng sản lượng (tấn) 270.629 269.257 270.846 286.039 300.056 285.970 274.664 258.049 255.781 Giá trị (1000 USD) 438.419 446.967 387.310 357.549 384.072 440.394 428.476 441.264 424.596 (Nguồn: FAO) - Trung Quốc: Nổi lên trở thành nhà xuất khẩu cá da trơn lớn thứ hai vào Mỹ (chỉ sau Việt Nam). Hiện tại Trung Quốc chiếm khoảng 27% tổng sản lượng cá da trơn nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Xuất phát từ nhu cầu thị trường quốc tế và nội địa rất lớn nên sản lượng cá da trơn nuôi của Trung Quốc kể từ năm 2003 tăng rất nhanh, đạt 648.098 tấn vào năm 2007, tăng hơn 300.000 tấn so với năm 2004 và tăng gần 400.000 tấn so với năm 2003. Các đối tượng nuôi chính là Silurus asotus, Ictalurus punctatus, Pelteobagrus fulvidraco. Sản lượng cá da trơn nuôi của Trung Quốc giai đoạn 1999-2007 (đơn vị: tấn) Danh mục 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng sản lượng cá da trơn 274.703 325.908 412.556 519.186 648.098 Trong đó: Silurus asotus 183.233 212.275 246.861 264.696 315.322 Ictalurus punctatus 39.352 54.061 87.254 147.339 204.929 (Nguồn : FAO) - Nam Mỹ: Cũng có nhiều nước nuôi cá da trơn như Braxin, Costa Rica, Ecuađo, Chilê nhưng nhìn chung quy mô nuôi ở các nước này còn nhỏ so với các nước ở khu vực khác, đặc biệt là so với cá tra của Việt Nam. Vì vậy, khả năng phát triển trong tương lai của họ sẽ khó cạnh tranh một khi Việt Nam vẫn giữ được lợi thế về giá và chất lượng sản phẩm. Tính đến năm 2008, tổng sản lượng cá da trơn của Braxin đạt 2.769 tấn, tăng 20,3% so với năm 2006, trong đó cũng chủ yếu là loài Ictalurus punctatus. Cũng sản xuất loài cá này nhưng ở Costa Rica sản lượng chỉ đạt 189 tấn. b/ Tình hình tiêu thụ cá tra trên thế giới Trong thập kỷ trước, cá da trơn chỉ chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa thì nay đã trở thành một mặt hàng được thương mại rộng rãi trên thị trường quốc tế và là mặt hàng được tiêu thụ phổ biến ở các thị trường Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á. Cá tra Việt Nam và cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) là hai loài được tiêu thụ chính trên thị trường quốc tế, trong khi các loài cá da trơn khác như Clarias sp chủ yếu được tiêu thụ nội địa ở châu Á và châu Phi. Tại Mỹ, cá da trơn được xếp thứ 5 trong số các mặt hàng được tiêu thụ phổ biến nhất tại nước này sau tôm, cá ngừ, cá hồi và cá minh thái. Tuy nhiên, ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ lại đang gặp nhiều khó khăn khi chi phí sản xuất tăng cao. Hiện nay, một số bang nuôi cá da trơn như bang Missisipi (bang có diện tích nuôi cá da trơn lớn nhất nước Mỹ) đã đóng cửa và các trang trại còn lại cũng rất vất vả trong việc duy trì sản lượng nuôi. Trong khi đó nhu cầu cá da trơn trên thị trường này sẽ còn tăng cao do nguồn cung các loài cá thịt trắng khác như cá minh thái, cá tuyết hiện nay đều giảm. Người Mỹ cũng ưa chuộng loại cá này vì giá thành hợp lý, dễ chế biến và bổ dưỡng. Vì vậy, trong thời gian tới Mỹ sẽ tăng cường nhập khẩu cá da trơn nhằm bù đắp lượng thiếu hụt trên thị trường. Tại các thị trường Châu Âu, bao gồm Đông Âu như Nga và Ba Lan, cá tra của Việt Nam đã trở thành một “hiện tượng” trong 2 năm trước đây. Ở Châu Á và châu Phi, cá da trơn đã trở thành một thực phẩm phổ biến đối với người tiêu dùng và trong những năm gần đây đã xuất hiện một làn sóng mới của philê cá tra đông lạnh từ Việt Nam bằng con đường thâm nhập vào các chuỗi siêu thị và nhà hàng thuỷ sản ở các thành phố lớn ở châu Á. 2.2.1.2 Việt Nam a/ Tình hình sản xuất cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích nuôi Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả nước. So với các đối tượng nuôi khác thì diện tích nuôi cá tra không lớn, tuy nhiên do năng suất nuôi rất cao nên sản lượng cá tra nuôi đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL và cả nước. Diện tích nuôi cá tra trong vùng nhìn chung có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn vừa qua. Năm 2005, đạt 4.912,5 ha tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000 và 3,81 lần so với năm 1997. Năm 2008, diện tích nuôi cá tra là 6.610 ha tăng 1,25 lần so với năm 2007 (nguồn: báo cáo tổng kết của các địa phương). Cuối năm 2006, do giá bán cá nguyên liệu giảm thấp (xuống dưới 9.000 đ/kg) nên diện tích nuôi cá tra trong ao đất khu vực ven sông và trên các cồn, bãi giảm xuống còn 4.243 ha; sau đó do giá cá có xu hướng tăng lên nên đến tháng 6/2007 diện tích nuôi đạt 4.919,7 ha và tiếp tục tăng đến 6.160 ha vào tháng 12/2008. Nuôi cá tra thâm canh tập trung chủ yếu dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu và các cồn nổi trên sông (cũng trên sông Tiền và sông Hậu). Các vùng có điều kiện cấp thoát nước không thuận lợi (nằm xa sông chính) thì nuôi ở mức thâm canh thấp hơn, chủ yếu là kết hợp và tậnn dụng mương vườn sẵn có. Riêng hai tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu chỉ nuôi theo mô hình VAC để cung cấp thực phẩm tại chỗ không phục vụ chế biến xuất khẩu. Các lồng nuôi cá tra trên sông rạch cũng đang có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là trong những năm gần đây do nuôi cá trong ao năng suất cao, trong khi nuôi lồng chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất thấp. Các lồng nuôi cá tra đang chuyển sang nuôi các đối tượng khác như điêu hồng, cá he, cá hú, cá trắm cỏ, cá lóc,… Năm 2006, số bè (lồng) nuôi cá tra là 2.892 chiếc (tương đương 837.793 m3) giảm xuống còn 959 chiếc vào tháng 6/2007 (tương đương 308.353 m3). Sản lượng Theo báo cáo tổng kết của các địa phương trong vùng ĐBSCL thì sản lượng nuôi cá tra ao, cồn, đăng quần tăng liên tục trong giai đoạn 1997 – 2005, từ 22.550 tấn năm 1997 lên 371.482 tấn năm 2005 (tăng gấp 16,47 lần). Tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình trong giai đoạn 1997-2005 là 41,94%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng bình quân diện tích là 19,3%/năm. Năm 2006, sản lượng cá tra đạt 567.082 tấn, trong đó: sản lượng cá tra nuôi ao đạt 562.051 tấn (chiếm 99% tổng sản lượng); sản lượng cá tra nuôi bè đạt 4.211 tấn (gần 1%); đến năm 2007 sản lượng cá tra tăng lên 900.332 tấn và năm 2008 đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng trưởng bình quân sản lượng từ 2005-2008 là 47,83%/năm. Năng suất nuôi cá tra Năng suất nuôi cá tra tăng liên tục trong giai đoạn 1997-2005. Năm 1997, năng suất nuôi cá ao mương vườn, cồn, đăng quần đạt 17,5 tấn/ha/năm, tăng lên 75,6 tấn/ha/năm ở năm 2005 (tăng gấp 4,32 lần). Nuôi cá tra bè năng suất tăng từ 35 kg/m3 năm 1997 lên 140 kg/m3 vào năm 2005 (tăng gấp 4 lần). Năm 2007-2008, năng suất bình quân sử dụng 1 ha đất tự nhiên để nuôi cá tra đạt 120-500 tấn/ha/vụ, cá biệt có những nơi đạt 600 tấn/ha/vụ nuôi. Giá trị sản xuất cá tra vùng ĐBSCL Giá cá tra thương phẩm tùy thuộc vào chất lượng thịt cá (thịt trắng, thịt hồng, thịt vàng), kích cỡ cá và giá cả thị trường theo từng thời điểm. Nhìn chung, giá cá tra bình quân hàng năm của vùng ĐBSCL biến động từ 9.235đ/kg (năm 2005) đến 15.000đ/kg (năm 2007). Hiện tại giá cá tra bình quân của các tỉnh trong vùng là 14.071đ/kg, giá cá thịt trắng cao hơn cá thịt vàng khoảng 1.000đ/kg. Các tỉnh có giá bán cá tra trung bình cao là Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng so với các tỉnh khác trong vùng. Điều này chứng tỏ môi trường nuôi được đảm bảo và cao hơn cá tra tra thịt trắng chiếm tỷ trọng cao hơn. Giá trị sản xuất cá tra tăng nhanh theo sự tăng lên của sản lượng và giá, từ 220.875 triệu đồng năm 1997 tăng lên 10.257.855 triệu đồng năm 2007 (tăng gấp 46,5 lần trong 11 năm). Mặc dù giá cá tra còn bấp bênh do nhiều nguyên nhân khác nhau như thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định, giá cả đầu vào tăng giảm thất thường.... riêng 7 tháng đầu năm 2008 giá trị sản xuất đạt được 11.793.891 triệu đồng. Trong khoảng 3 năm gần đây (2006 - 7/2008), tỉnh Cần Thơ có bước đột phá trong sản xuất tiêu thụ cá Tra và dẫn đầu trong vùng về giá trị sản lượng (khoảng 7.913 tỷ đồng), đứng thứ 2 là tỉnh Đồng Tháp (khoảng 7.361 tỷ đồng), kế tiếp là tỉnh An Giang (khoảng 5.658 tỷ đồng), có giá trị sản xuất đạt trên 1.000 tỷ đồng là tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre. Các hình thức sản xuất cá tra - Nuôi cá tra trong ao, đầm: Hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng đều có hình thức nuôi ao, đầm. Đối với những hộ nuôi quy mô nhỏ thường tận dụng ao, mương vườn sẵn có. Đối với những hộ nuôi quy mô lớn, vị trí ao nuôi thường gần các sông rạch để thuận tiện cho việc cấp thoát nước, vận chuyển khi thu hoạch và cung cấp giống, thức ăn phục vụ sản xuất. Các ao nuôi có diện tích dao động trong khoảng từ 500- 5.000 m2, tập trung chủ yếu trong khoảng 1.000- 2.000 m2. Độ sâu các ao nuôi dao động từ 2- 4m, tập trung trong khoảng 2,5- 3m. Các ao nuôi thường được kết hợp để trồng các loại cây ăn trái trên bờ để tận dụng diện tích và tăng thu nhập. - Nuôi cá tra cồn, bãi bồi: Hình thức nuôi này mới được áp dụng vài năm gần đây và có xu hướng phát triển mạnh vì có thể thả mật độ cao để tăng năng suất sản lượng, nguồn nước cung cấp thuận lợi, thu hoạch và vận chuyển dễ dàng. - Nuôi cá tra đăng quầng: Nuôi đăng quầng thường ở những con sông nhánh tốc đọ dòng chảy thấp, hoặc nằm khuất trong các khúc co của các con sông. Mô hình nuôi này đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Chi phí xây dựng đăng quầng thấp hơn so với đào ao, không phải đầu tư cống bọng, máy bơm nước,... Năng suất nuôi đăng quầng trung bình từ 120- 250 tấn/ha/vụ. - Nuôi cá tra trên lồng bè: Các bè nuôi thường nằm thành cụm khoảng 4- 5 bè dọc các con sông lớn (cấp I, II). Mỗi cụm cách nhau từ 70- 150 m; kích thước bè nuôi dao động từ 50- 500 m3, tập trung trong khoảng 200- 300 m3. Các bè nuôi được thiết kế bằng khung sắt, xung quanh bao bằng lưới inox. Chiều sâu của bè nuôi từ 3- 5m. Năng suất cá nuôi trong bè dao động từ 80- 150 kg/m3, tùy theo mật độ nuôi. Thời gian nuôi cá bề từ 5- 7 tháng/vụ, kích cỡ cá thương phẩm dao động từ 1,0- 1,2 kg/con. Nhìn chung, cá tra được nuôi với nhiều hình thức khác nhau như nuôi ao, nuôi cồn, nuôi đăng quầng, bè. Những năm gần đây người dân chủ yếu nuôi theo hình thức thâm canh trong các ao, hầm với năng suất cao từ 150- 500 tấn/ha/vụ. Lực lượng lao động nuôi cá tra - Lao động nuôi cá tra thương phẩm và sản xuất giống: Đối với nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp thì số lao động trên 1 héc ta thấp hơn nuôi sử dụng thức ăn tự chế biến (giai đoạn đầu), trung bình 1 héc ta có khoảng 3 lao động thường xuyên. Đối với bè có kích cỡ dưới 150m3, trung bình có khoảng 2-3 lao động thường xuyên trên bè; đối với bè có kích thước lớn trên 150m3, số lao động khoảng 3-5 người, tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật nuôi và suất đầu tư. Lao động sản xuất giống chiếm từ 8-16% so với toàn bộ lao động nghề nuôi cá tra trong vùng, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Riêng năm 2005-2007 tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4.200-11.500 người và An Giang khoảng 1.600-3.100 người. Lao động nuôi cá tra tăng từ 6.470 lao động năm 1997 lên 101.314 lao động năm 2007 (tăng gấp 15,66 lần). Đến tháng 7 năm 2008 thu hút được 105.535 người tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang,Tiền Giang, Cần Thơ,… - Lao động dịch vụ, thời vụ: Bao gồm lao động cung cấp thức ăn, thuốc hóa chất, lao động cải tạo ao, lao động thu hoạch,…. số lượng lao động này tương đối lớn, tuy nhiên do thời gian lao động trong vụ ít nên lao động dịch vụ được ước bằng khoảng 10% tổng số lao động nuôi và sản xuất giống. - Cơ cấu và độ tuổi lao động: Lao động thuê thường có độ tuổi trung bình thấp, từ 20-35 tuổi. Chủ ao hoặc chủ cơ sở có độ tuổi trung bình cao hơn, dao động trong khoảng 40-55 tuổi. Lao động nuôi cá nam chiếm 80% tổng số lao động. Lao động nữ thường tham gia vào công tác hậu cần để phục vụ lao động trực tiếp. - Trình độ lao động: Hầu hết lao động đều được tham gia các lớp tập huấn do Trạm Thủy sản, Chi Cục thủy sản, Trung tâm khuyến ngư tổ chức. Ngoài ra, các lao động nuôi còn được học hỏi kinh nghiệm thông qua các hộ nuôi đạt kết quả tốt trong vùng. Đối với lao động cho sinh sản nhân tạo ra cá bột, sau đó ương nuôi thành cá giống để bán có trình độ cao và chuyên nghiệp hơn so với lao động chỉ mua cá bột về ương nuôi và cung cấp cho nuôi thương phẩm. Lao động trẻ thường có trình độ văn hóa cao hơn lao động cao tuổi. Có khoảng 80% lao động đều trải qua phổ thông cơ sở (lớp 8 hoặc lớp 9 trở lên), 10% lao động trình độ văn hóa cấp 2, 10% biết đọc, biết viết, không có người mù chữ trong các hộ phỏng vấn. - Thu nhập của lao động: Lao động nắm kỹ thuật để điều hành sản xuất chính thường là chủ hộ, hoặc nếu thuê mướn lao động này thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối vụ nuôi); đối với lao động đơn giản, dịch vụ lương khoảng 800.000-1.200.000đ/tháng. Lao động nữ khoảng 600.000-800.000đ/tháng. Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống cá tra - Trước năm 1999, cá tra phải vớt giống ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm, do sản xuất giống gặp khó khăn về kỹ thuật và hiệu quả sản xuất không cao. Năm 2000 đã hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo và sản xuất ở nhiều nơi trong vùng, trong đó tập trung chủ yếu ở An Giang và Đồng Tháp. Trong giai đoạn 2000- 2004, nguồn giống cá tra cung cấp cho nuôi thương phẩm vẫn còn lệ thuộc nhiều vào giống tự nhiên (trên 50%). Từ năm 2004 trở lại đây, tình hình sản xuất cá giống đã có nhiều chuyển biến tích cực, lượng giống cung cấp cho nuôi thương phẩm tăng dần lên, đến thời điểm hiện nay gần 100% số lượng giống phục vụ nuôi thương phẩm đã được cung cấp từ nguồn sản xuất nhân tạo. Trung tâm giống thủy sản nước ngọt Quốc gia Cái Bè (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II) được đầu tư cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để nghiên cứu, lưu giữ và tạo giống gốc sạch bệnh. Hệ thống các cơ sở sản xuất giống ở các tỉnh tập trung nhiều ở Đồng Tháp và An Giang. Số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản xuất cá tra tăng liên tục trong giai đoạn 1997- 2005 và 2008. Trong đó, Đồng Tháp là nơi có nhiều cơ sở sản xuất giống nhất trong vùng. Năm 2000, Đồng Tháp chỉ có 43 cơ sở sản xuất và ương dưỡng, đến năm 20008 đã tăng lên trên 1.000 cơ sở. Có thể thấy số lượng cá bột và cá giồng tăng tỷ lệ thuận với số lượng cơ sở sản xuất và ương dưỡng được xây dựng qua các năm. Năm 2000, sản lượng cá tra bột chỉ đạt 466 triệu con tăng lên 7.396 triệu con ở năm 2007, 2008; sản lượng cá giống cũng tăng đáng kể từ 32 triệu con ở năm 2000 lên 3.320 triệu con năm 2007, 2008. - Chất lượng giống: Nhìn chung giống nuôi được cung cấp từ các vùng Hồng Ngự- Đồng Tháp hoặc An Giang có chất lượng tốt. Tốc độ tăng trưởng của cá nuôi thương phẩm tương đối ổn định (6 tháng đạt 1 kg), tỷ lệ sống cao (80- 95%), kích cỡ đồng đều, ít bị dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ ương bột lên hương cũng được cải thiện đáng kể, ban đầu chỉ đạt khoảng 10- 15% sau đó nâng lên 25- 30%, có nơi đạt 35%. Kỹ thuật ương từ hương lên cá giống cũng được cải thiện, đưa tỷ lệ sống từ 60% lên 80- 85%. Tuy nhiên, do công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng và nhu cầu con giống tăng nhanh nên chất lượng con giống ngày càng giảm thấp và có dấu hiệu bị suy thoái. Nhiều cơ sở sản xuất con giống sử dụng cá bố mẹ ép đẻ nhiều lần trong năm hoặc lấy cá nuôi cùng đàn để vỗ thành cá bố mẹ dẫn đến hiện tượng cận huyết, thoái hóa, khiến cá nuôi chậm lớn, tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh giảm. Tình hình sản xuất và cung ứng thức ăn Nhu cầu thức ăn cho nuôi cá tra sử dụng hai loại chính: thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và loại thức ăn tự chế biến. Năm 2006, có 31 nhà máy chế biến thức ăn (trực thuộc 29 doanh nghiệp) với tổng công suất 492.100 tấn/năm. Tính đến tháng 6/2007, số nhà máy tăng lên 38 và đạt công suất khoảng 823.500 tấn/năm. Như vậy, công suất bình quân mỗi nhà máy từ 13.294- 15.750 tấn/năm. Tuy nhiên, lượng thứ ăn trên không chỉ cung cấp cho nuôi cá tra mà còn nuôi nhiều loài thủy sản khác. Ngoài ra, ở một số hộ nuôi ở quy mô trang trại hoặc có điều kiện đầu tư cơ sở chế biến thức ăn với quy mô 1- 3 tấn/ngày. Năm 2008, có khoảng 90 nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó có thức ăn cho cá tra, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai,... Các nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ nuôi cá tra phần lớn là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Để đạt sản lượng 1,2 triệu tấn cá tra nguyên liệu thì cần khoảng 1,7- 1,8 triệu tấn thức ăn; trong đó sản xuất trong nước năm 2008 đạt 1,2 triệu tấn (chiếm 66,67%), phải nhập khẩu 500.000 tấn (chiếm 27,78%), còn khoảng 200 tấn là thức ăn tự chế (chiếm 11,11%). Chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp trong sản xuất cao hơn sử dụng thức ăn tự tạo, tuy nhiên sử dụng thức ăn công nghiệp sạng viên nổi hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nước nuôi. Theo số liệu điều tra năm 2008 có khoảng 80% hộ nuôi sử dụng các phế phụ phẩm trong các sản phẩm nông nghiệp để tự chế biến thức ăn nhằm giảm giá thành sản phẩm. Công tác phòng trị bệnh cho cá tra Tình trạng dịch bệnh ở cá giống, cá nuôi thương phẩm diễn ra phức tạp, đặc biệt trong những năm gần đây. Hiện tượng ô nhiễm môi trường, chất lượng giống đang có xu hướng giảm do thoái hóa, kiểm soát hạn chế, dẫn đến dịch bệnh phát sinh trên diện rộng ở nhiều khu vực nuôi trong vùng, làm giảm hiệu quả sản xuất. Các loại bệnh thường gặp ở cá tra là bệnh gan- thận- mủ, bệnh đốm đỏ, nhiễm ký sinh trùng, tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và các ký sinh trùng sống bám. Công tác phòng trị bệnh gặp nhiều khó khăn do mật độ nuôi cao, thường xảy ra nhanh và lây lan trên diện rộng. Công tác phòng trị chưa theo kịp với diễn biến thực tế sản xuất. Khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư - Đã xây dựng được quy trình công nghệ nuôi cá tra (Viện NCNTTS II) và quy trình công nghệ nuôi cá tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; công nghệ tạo giống gốc sạch bệnh bước đầu ứng dụng có hiệu quả ở một số nơi; công nghệ xử lý nước thải và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ao nuôi. Bước đầu có sự theo dõi diễn biến của các yếu tố môi trường ở sông Tiền, sông Hậu và những vùng nuôi cá tra tập trung. Tuy nhiên, tần suất quan trắc còn thưa, chưa mang tính đại diện và chưa cảnh báo được thường xuyên, kịp thời cho người nuôi cá. - Công tác khuyến ngư ở các địa phương đã được chú trọng nhưng chất lượng khuyến ngư còn thấp; kinh phí và trình độ của cán bộ tham gia khuyến ngư nhiều hạn chế. Việc cấp phát tài liệu khuyến ngư đã được thực hiện, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này chưa được đánh giá đầy đủ. Các mô hình khuyến ngư còn nặng về hình thức, chung chung, chiếu lệ do đó chất lượng và hiệu quả chưa cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra Trong số 6.160 ha nuôi cá tra với sản lượng đạt trên 1,2 triệu tấn thì khoảng 60- 70% khu nuôi tập trung do các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng; 30- 40% là các nông hộ nuôi nhỏ lẻ chưa được đầu tư thích đáng về hệ thống mương máng cấp thoát nước, đường điện, giao thông, trạm bơm và hệ thống xử lý nước thải. Hiện nay, hầu hết diện tích nuôi cá ao, nuôi cồn đều chưa có hệ thống ao lắng và ao xử lý nước thải. Nước được cấp và thải trực tiếp từ sông rạch vào ao nuôi và ngược lại, do đó ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn nước xung quanh khu vực nuôi. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ra chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi cá tra tập trung ở An Giang và Đồng Tháp nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. b/ Chế biến và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long Công suất và sản lượng chế biến cá tra Số lượng, quy mô nhà máy chế biến cá tra liên tục tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2000, toàn vùng chỉ có 15 nhà máy với công suất 77.880 tấn/năm, đến năm 2007 là 64 nhà máy, công suất đạt 682.300 tấn/năm. Tính đến tháng 6/2008, toàn vùng đã có 80 nhà máy chế biến cá tra, công suất thiết kế 965.800 tấn/năm. Bảng Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng (2000- 2007) Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số NM chế biến cá tra 15 19 20 23 33 36 54 64 - Chuyên 1 2 2 2 4 5 20 26 - Kết hợp 14 17 18 21 29 31 34 38 CS thiết kế (tấn/năm) 77.880 88.540 119.331 144.945 230.740 281.740 495.351 682.300 SL chế biến (tấn) 689 1.970 27.980 33.304 82.962 140.707 286.600 386.870 Hiệu suất (%) 1 2 23 23 36 50 58 57 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT) Mặt hàng chế biến Trước đây cá tra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần (đông block và đông rời) nhưng đến nay các mặt hàng chế biến đã được đa dạng hóa như: chả cá, cá tẩm bột, cá tra cắt khoanh muối sả, cắt khúc, sandwich, bánh mè, bao bắp non, cà chua nhồi cá tra, bông bí nhồi cá tra, bao tử dồn chả hải sản, xúc xích, phi lê cuộn nhồi tôm, cá tra nhồi cá hồi. Ngoài dạng chế biến sẵn thì một số doanh nghiệp còn có mặt hàng khô (chủ yếu ở An Giang) như bong bóng cá tra sấy khô, khô cá tra phồng. Nhiều doanh nghiệp còn tận dụng phế liệu chế biến thành các sản phẩm có ích như dầu cá, bột cá, làm tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhu cầu nguyên liệu chế biến Thời gian đầu (1998- 2001) do chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên lượng cá tra nuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm dưới 10% sản lượng. Năm 2002 đánh dấu sự tăng trường đột phá của thị trường xuất khẩu, có đến 54% sản lượng nuôi được đưa vào chế biến để xuất khẩu. Những năm gần đây, tỷ trọng chế biến xuất khẩu liên tục tăng và chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cá tra nuôi. Bảng Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 2000- 2007 ĐVT: tấn Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng nuôi 105.446 109.927 154.907 199.100 272.412 416.908 825.000 1.150.000 Nguyên liệu cho chế biến XK 2.067 5.910 83.940 93.246 231.628 390.701 751.224 1.011.516 Tỷ trọng (%) 2 5 54 47 85 94 91 88 Nguyên liệu cho chế biến và tiêu thụ nội địa tươi sống 103.379 104.017 70.967 105.854 40.784 26.207 73.776 113.484 Quản lý chất lượng sản phẩm Để có thể xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài, đặc biệt là những nước có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật thì hầu như mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng các Chương trình quản lý chất lượng như HACCP, SQF 2000CM, SQF 1000CM, ISO 9001:2000, Halal, BCR, và quản lý môi trường như ISO 14000. Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng cũng còn nhiều bất cập như chưa kiểm soát được việc buôn bán kháng sinh hóa chất không rõ nguồn gốc trong nuôi cá tra; quản lý vùng nuôi chưa hiệu quả; vấn đề truy nguyên nguồn gốc sản phẩm chưa được thực hiện,... Thị trường tiêu thụ - Thị trường nội địa: Như đã đánh giá ở trên, thời gian đầu sản lượng nuôi cá tra chủ yếu được tiêu thụ nội địa, những năm gần đây do khối lượng sản phẩm tăng nên thị trường nội địa thu hẹp cả về tỷ trọng lẫn khối lượng. Sản phẩm tiêu thụ nội địa là cá tra có thịt màu vàng được nuôi nhỏ lẻ tự phát do các hộ gia đình đem bán ở chợ dạng tươi sống. Một phần cá tra chế biến đông lạnh có bày bán ở hệ thống siêu thị bán lẻ trên toàn quốc. - Thị trường xuất khẩu: Xuất khẩu cá tra giai đoạn 1998- 2007 có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 77% về sản lượng và 68% về kim ngạch. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng sản lượng đã cho thấy giá xuất khẩu trung bình giảm dần, mặt hàng giá trị gia tăng tuy được chú trọng, song vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng khối lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu. Bảng Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000- 2007 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng BQ (%) Sản lượng (tấn) 689 1.970 27.980 33.304 82.962 140.707 286.600 386.870 77 KNXK (1000 USD) 2.593 5.618 87.055 81.899 228.995 328.153 736.872 979.036 68 Giá TB (USD/kg) 3,76 2,85 3,11 2,46 2,76 2,33 2,57 2,53 - 5 (Nguồn: VASEP) - Cơ cấu thị trường Cơ cấu thị trường liên tục có sự thay đổi qua từng năm trong giai đoạn 2003- 2007. Thị trường Mỹ có sự biến động mạnh nhất do đã xảy ra vụ kiện chống bán phá giá vào năm 2003. Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam đã được mở rộng hơn, đặc biệt là sang EU và gần đây nhất là Nga. Có thể nói EU và Nga đã thế chỗ cho thị trường Mỹ như trong những năm 1999- 2002. Bảng Cơ cấu của thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa giai đoạn 2003- 2007 ĐVT: % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng xuất khẩu 100 100 100 100 100 EU 19 27 39 43 45 Bắc Mỹ 31 24 18 14 11 Nhật Bản 2 1 0,4 0,3 0,4 ASEAN 14 14 16 10 9 Nga 0 1 2 15 13 Ucraina 0 0 0,1 3 6 Trung Quốc 21 22 12 6 5 Australia 7 8 7 4 3 Nước khác 7 4 6 5 9 Kim ngạch xuất khẩu 100 100 100 100 100 EU 20 29 42 47 48 Bắc Mỹ 34 27 20 16 13 Nhật Bản 2 1 0,5 0,4 1 ASEAN 11 10 12 9 8 Nga 0 0 2 11 9 Ucraina 0 0 0,1 2 4 Trung Quốc 19 19 10 5 4 Australia 8 9 8 4 4 Nước khác 7 4 5 6 9 Đến nay, cá tra Việt Nam đã có mặt ở khoảng trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó, thị trường EU, Bắc Mỹ và Nga là những thị trường có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cá tra trong và ngoài nước 2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Trong những năm qua, Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về thị trường nông sản như lúa gạo, cà phê, cao su, và sản phẩm chăn nuôi. Các nghiên cứu này đã chỉ ra được chuỗi giá trị của mỗi ngành hàng, đồng thời đề cập đến khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Ví dụ như: “Đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê” do nhóm nghiên cứu ICARD, 2005, “Tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị ngành hàng sắn” do nhóm nghiên cứu bao gồm Luigi Cuna, Karl Rich, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn…7/2005. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thị trường thuỷ sản, đặc biệt là ngành hàng cá tra và basa vẫn còn hạn chế. Mặc dù cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến ngành hàng cá tra và basa, song chưa có nghiên cứu nào về chuỗi giá trị ngành hàng cá tra được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian gần đây. 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình, thổ nhưỡng Đồng Tháp là một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam. Diện tích tự nhiên 3.374 km2, bao gồm 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành; 1 thị xã: Sa Đéc và 1 thành phố: Cao Lãnh (Tỉnh lỵ). Đồng Tháp có đường biên giáp Campuchia dài hơn 48 km; Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, Nam và Đông Nam giáp Vĩnh Long, Đông giáp Tiền Giang và Long An, Tây giáp An Giang và Cần Thơ. Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1-2 m so với mặt biển, hướng dốc chính từ Tây Bắc sang Đông Nam. Dòng sông Tiền chảy qua 132 km chia Đồng Tháp thành hai vùng: - Vùng Đồng Tháp Mười phía bắc sông Tiền, dọc theo hướng tây bắc-đông nam, nơi cao nhất không quá 4 m và nơi thấp nhất chỉ có 0,7 m. - Vùng phía nam, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình lòng máng dốc từ hai phía sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8-1,0 m. Do địa hình thấp nên mùa lũ tháng 9, tháng 10 hàng năm thường bị ngập nước khoảng 1 m. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, Đồng Tháp còn có sông Sở Thượng và sông Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh cũng có một số sông như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ và sông Sa Đéc. Các sông này cùng với 20 kênh rạch tự nhiên, 110 kênh đào cấp I, 2400 km kênh đào cấp II và III đã hình thành hệ thuỷ nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ, tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng. Theo kết quả điều tra của chương trình 60- 02B, một số vùng ven sông Tiền, sông Hậu là những vùng thuộc nhóm đất phù sa được bồi. Đất được hình thành từ sự bồi đắp trầm tích sông non trẻ và trầm tích sông biển, không chứa vật liệu sinh phèn và không nhiễm mặn. 3.1.1.2 Khí hậu Đồng Tháp có đặc điểm khí hậu gió mùa cận xích đạo với nhiệt độ cao quanh năm, lượng mưa lớn, ít gió bão, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Các đặc điểm khí hậu như sau: - Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình nhiều năm 27,50C, cao tuyệt đối là 34,50C. Chế độ nhiệt cao và khá ổn định, chênh lệch tháng nóng nhất và thấp nhất không quá 40C. Tuy nhiên vào mùa khô chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, có trị số 8-100C. Số giờ nắng trung bình ngày là 5,4- 9,5 giờ. - Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1.531,7mm/năm. Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa và chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Tháng 11 có lượng mưa cao nhất đạt 287,6mm cao gấp 2 lần so với lượng mưa trong tháng 4 và tháng 5. Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp 152,6mm chiếm tỷ lệ 9,9% lượng mưa cả năm, thậm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2942.doc
Tài liệu liên quan