82
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THAN SINH HỌC TỪ VỎ TRẤU
VÀ XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH BỀ MẶT RIÊNG CỦA THAN SINH HỌC
DỰA VÀO DUNG LƯỢNG HẤP PHỤ IOT
RESEARCH ON THE MANUFACTURE BIOCHAR FROM RICE HUSK
AND DETERMINE THE SPECIFIC SURFACE AREA OF BIOCHAR
BASED ON THE IODINE ADSORPTION CAPACITY
Dương Thị Thanh
Email: thanh90.shmily@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 15/5/2017
Ngày nhận bài sửa sa
6 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu chế tạo than sinh học từ vỏ trấu và xác định diện tích bề mặt riêng của than sinh học dựa vào dung lượng hấp phụ iot, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u phản biện: 17/11/2017
Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017
Tóm tắt
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm quy trình sản xuất than sinh học (TSH) từ vỏ trấu
bằng phương pháp nung yếm khí. Điều kiện chế tạo than thích hợp từ vỏ trấu là: nhiệt độ nung 700oC,
thời gian nung 1,5 giờ. Dung lượng hấp phụ iot của than sinh học đạt 833,33 mgI2/g, diện tích bề mặt
than sinh học xác định dựa trên dung lượng hấp phụ iot là 790,53 m2/g và hiệu suất thu hồi than sinh
học là 30,8%. Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và hấp phụ đẳng nhiệt Freunndlich được sử dụng
để nghiên cứu khả năng hấp phụ của than sinh học. Kết quả cho thấy iot hấp phụ trên bề mặt than sinh
học tuân theo mô hình Langmuir.
Từ khóa: Than sinh học (TSH); vỏ trấu; diện tích bề mặt; dung lượng hấp phụ; trị số iot.
Abstract
This paper presents the results of experimental research on the process of producing biochar by anaerobic
method. The condition of making suitable charcoal from rice husk was: incineration temperature 700oC,
incineration time 1.5 hours.The iodine adsorption value of biochar was 833.33 mgI2/g, the surface area
of biochar was determined based on the iodine absorption capacity was 790.53 m2/g and the biochar
recovery efficiency was 30.8%. Langmuir isothermal absorption model and Freunndlich isothermal
adsorption model have been used to study the adsorption capacity of biochar. Experimental results
showed that iodine adsorbed on the surface of biochar followed the Langmuir model.
Keyword: Biochar (TSH); husk shell; surface area; adsorption capacity; iodine value.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Than sinh học (biochar) còn gọi than nhiệt phân,
có thể được sản xuất từ các loại chất hữu cơ thải
ra trong quá trình trồng trọt và chế biến nông sản
như vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ dừa, mụn dừa, vỏ đậu
phộng, bã mía, vỏ hạt điều, lá cao su, rác thải hữu
cơ đô thị và các loại rác hữu cơ khác, được sử
dụng trong nông nghiệp để làm giàu dinh dưỡng
cho đất [1].
Than sinh học được coi là tiền thân của than hoạt
tính. Sau quá trình than hóa thu được than sinh
học, để thu được than hoạt tính phải trải qua quá
trình hoạt hóa loại bỏ cacbon tự do, tạo nhiều lỗ
xốp làm tăng diện tích bề mặt than. Do đó so với
than hoạt tính thông thường, TSH có hàm lượng
cacbon tự do lớn, cấu trúc lỗ rỗng phức tạp hơn,
có kinh tế thích hợp hơn do quá trình sản xuất
không có quy trình hoạt hóa.
Tính chất của TSH gần giống với than hoạt tính,
với những đặc tính: có diện tích bề mặt lớn, lỗ
rỗng phức tạp (1 g TSH có thể có một diện tích
bề mặt hơn 1000 m2) nên có khả năng hấp phụ
tốt mà sản xuất đơn giản, giá thành thấp, TSH có
thể tái sử dụng.
Đặc tính của TSH phụ thuộc nguyên liệu đầu vào
và quá trình nhiệt phân [3]. Cùng nguyên liệu đầu
vào nhưng khác công nghệ sẽ cho ra các loại TSH
khác nhau. TSH sản xuất ở nhiệt độ thấp (<400oC)
có diện tích bề mặt riêng <10 m2/g; nhiệt độ từ
430oC ÷ 470oC, sẽ tạo TSH có diện tích bề mặt
riêng trên 300 m2/g. Nhiệt độ càng cao, TSH sản
xuất ra có thành phần cacbon càng thấp, độ pH
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 83
càng tăng và khả năng hấp phụ cũng tăng [1, 2].
Vì vậy cần tìm điều kiện chế tạo TSH thích hợp,
thu được TSH có diện tích bề mặt lớn, khả năng
hấp phụ cao, ứng dụng được trong quá trình xử
lý nước.
Bài báo này trình bày kết quả chế tạo TSH từ vỏ
trấu - một nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có ở
Việt Nam [3]; nghiên cứu điều kiện nung trấu thích
hợp bằng phương pháp nung yếm khí, kiểm tra
đánh giá độ hấp phụ iot, tính diện tích bề mặt riêng
của TSH dựa vào dung lượng hấp phụ iot [4, 5].
2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị
Trấu được thu mua trực tiếp tại phường Thái Học
- thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương. Vỏ trấu sau khi
thu mua về được sơ chế làm sạch bụi bẩn, phơi
khô trong điều kiện tự nhiên, sấy ở nhiệt độ 105oC
đến khối lượng không đổi.
Hóa chất: axit clohydric HCl 37% (Đức); natri
thiosunfat Na2S2O3.5H2O (Đức); kali iodua KI
(AR - Trung Quốc); kali iodat KIO3 (AR - Trung
Quốc); iot I2 (AR - Trung Quốc); hồ tinh bột.
Thiết bị: lò nung, SX 2-2,5 -12, Trung Quốc; tủ sấy,
101-4, Trung Quốc; máy so màu UV - Vis, 725N,
Trung Quốc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cacbon hóa trấu (nhiệt phân trong môi
trường yếm khí)
Nghiên cứu sự biến đổi khối lượng, độ hấp phụ
iot của mẫu trấu theo nhiệt độ và thời gian tiến
hành quá trình cacbon hóa. Các thí nghiệm được
tiến hành như sau: Mỗi thí nghiệm tiến hành với
50 g trấu cho vào chén sứ có nắp đậy kín, nhiệt độ
lò nung không đổi: 500oC, 600oC, 700oC, 800oC,
900oC, trong các khoảng thời gian: 30 phút, 60
phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút.
Xác định hiệu suất thu hồi và trị số iot của
từng mẫu TSH, lựa chọn nhiệt độ nung và thời
gian nung thích hợp nhất cho quá trình cacbon
hóa trấu.
Hiệu suất thu hồi than được tính theo công thức:
%H = m2/m1*100%. Trong đó m1: khối lượng mẫu
trấu ban đầu; m2: khối lượng than thu được.
Trị số iot là số milig iot hấp phụ lên 1,0 g TSH khi
nồng độ ban đầu của dung dịch iot là 0,1N. Để xác
định trị số iot, tiến hành thí nghiệm theo các bước
trong hình 1 [6]:
Trị số iot (X/M hay IN) được tính bằng phương
trình sau:
(1) Trong đó:
N1: nồng độ ban đầu của dung dịch iot; V1: thể
tích của dung dịch iot; VHCl: thể tích của HCl 5%;
VF: thể tích dịch lọc đem chuẩn độ; NNa2S2O3:
nồng độ của dung dịch Na2S2O3 đem chuẩn độ;
VNa2S2O3: thể tích chuẩn độ của dung dịch Na2S2O3.
Mc: khối lượng của TSH [6].
Hình 1. Sơ đồ các bước tiến hành xác định
trị số iot
2.2.2. Xác định diện tích bề mặt của TSH
Khả năng hấp phụ của các mẫu TSH được đo
bằng sự hấp phụ iot. Để khảo sát, đánh giá khả
năng hấp phụ iot của TSH, tiến hành thí nghiệm
với nồng độ iot khác nhau (6000 mg/l, 7000 mg/l,
8000 mg/l, 9000 mg/l, 10000 mg/l, 11000 mg/l,
12000 mg/ml). Nồng độ iot còn lại sau quá trình
hấp phụ được xác định bằng phương pháp
chuẩn độ với Na2S2O3.
84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
Xác định hàm lượng hấp phụ đạt ở trạng thái cân
bằng, thiết lập phương trình hấp phụ đẳng nhiệt
Langmuir - sự hấp phụ đơn lớp trên bề mặt TSH
và phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich [7].
Phương trình Langmuir có dạng:
Ce/Qe = 1/KL.Qm + Ce/Qm (2)
Phương trình Freundlich có dạng:
LnQe = lnk + 1/n.lnCe (3)
Trong đó: Qm: lượng chất bị hấp thụ trên một đơn
vị khối lượng chất hấp phụ tương ứng với lớp phủ
đơn lớp hoàn chỉnh trên bề mặt; KL: hằng số ; Ce:
nồng độ cân bằng của dung dịch iot; Qe: lượng
iot hấp phụ ở trạng thái cân bằng; k và n: hằng
số Freundlich đặc trưng dung lượng hấp phụ và
cường độ hấp phụ.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
• Kết quả khảo sát quá trình cacbon hóa trấu
Quá trình cacbon hóa trấu bằng phương pháp
yếm khí chính là quá trình nhiệt phân không có
oxy. Qua quá trình này, vỏ trấu sẽ được loại bỏ
nước, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, thơm hóa
các sợi cacbon hoặc hình thành lớp graphit tạo
các lỗ xốp.
Kết quả thực nghiệm nghiên cứu sự phụ thuộc
giữa biến đổi khối lượng mẫu trấu (m%) vào nhiệt
độ và thời gian được thể hiện trên hình 2.
Hình 2. Biến thiên khối lượng mẫu
của mẫu trấu theo nhiệt độ và thời gian
Từ hình 2, cho thấy quá trình than hóa xảy ra theo
hai giai đoạn rõ rệt, giai đoạn đầu là giai đoạn bay
hơi ẩm diễn ra tương đối nhanh từ 15 phút đến 30
phút; Giai đoạn 2 là quá trình nhiệt phân các chất
hữu cơ để tạo TSH, tốc độ xảy ra chậm.
Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian
đến hiệu suất thu hồi cacbon
Từ hình 3 cho thấy, nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng
lớn quyết định hiệu suất cacbon hóa do khi thay
đổi nhiệt độ thì thời gian cacbon hóa cũng thay đổi
theo, hay nói cách khác thời gian cacbon hóa phụ
thuộc nhiệt độ. Cùng thời gian nung, nhiệt độ càng
cao, hiệu suất thu hồi TSH càng thấp.
• Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến dung lượng
hấp phụ iot của sản phẩm TSH
Tiến hành nung mẫu trong 1,5 giờ ở các nhiệt độ
500oC, 600oC, 700oC, 800oC, 900oC. Sau đó tiến
hành đo dung lượng hấp phụ iot của TSH. Kết quả
thể hiện trên hình 4.
Kết quả cho thấy khi tăng nhiệt độ nung, dung
lượng hấp phụ iot tăng. Nhưng qua 800oC, dung
lượng hấp phụ iot giảm, do nhiệt độ tăng làm tăng
tốc độ cacbon hóa, tạo tro than, phá vỡ cấu trúc
xốp, làm giảm diện tích bề mặt riêng của TSH, do
đó dung lượng hấp phụ giảm; Nhiệt độ càng cao,
hiệu suất thu hồi TSH càng giảm. Như vậy, có thể
lựa chọn nhiệt độ nung thích hợp là 700oC vừa
đảm bảo hiệu suất thu hồi TSH, vừa đảm bảo thu
được TSH có khả năng hấp phụ tốt nhất.
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 85
0
5
10
15
20
25
30
35
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
500 600 700 800 900
H
iệ
u
S
uấ
t t
hu
h
ồi
(%
)
D
un
g
lư
ợ
ng
h
ấp
p
hụ
Iố
t
(m
g
I 2/
g
th
an
)
Nhiệt độ (oC)
Dung lượng hấp phụ Iot
Hiệu suất thu hồi
Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến dung
lượng hấp phụ iot và hiệu suất thu hồi của TSH
• Ảnh hưởng của thời gian nung đến dung lượng
hấp phụ iot của TSH
Tiến hành nung mẫu trấu trong 30 phút, 60 phút,
90 phút, 120 phút, 150 phút ở nhiệt độ 700oC. Lấy
1 g TSH mỗi mẫu, tiến hành xác định dung lượng
hấp phụ iot của TSH. Kết quả được thể hiện ở
hình 5.
0
5
10
15
20
25
30
35
40
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
30 60 90 120 150
H
iệ
u
su
ất
t
hu
h
ồi
(%
)
D
un
g
lư
ợ
ng
h
ấp
p
hụ
Iố
t
(m
g
I 2/
g
th
an
)
Thời gian (phút)
Dung lượng hấp phụ
Hiệu suất thu hồi (%)
Hình 5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thời gian
nung đến dung lượng hấp phụ iot
và hiệu suất thu hồi TSH
Từ hình 5 cho thấy khi tăng thời gian nung trấu,
hiệu suất thu hồi TSH giảm, dung lượng hấp phụ
iot của TSH tăng. Tuy nhiên, khi tăng thời gian
nung quá 120 phút, dung lượng hấp phụ iot của
TSH giảm. Do nung trong thời gian quá dài, một
phần TSH bị tro hóa ảnh hưởng tới mạng cacbon,
giảm diện tích bề mặt riêng của TSH dẫn đến
giảm dung lượng hấp phụ iot.
3.1. Xác định diện tích bề mặt TSH
Khả năng hấp phụ phụ thuộc vào đặc tính hóa
học và vật lý của chất hấp phụ, trong đó diện tích
bề mặt là một trong những yếu tố quan trọng.
Diện tích bề mặt than thường được xác định bằng
phương pháp BET (Bruauer - Emmett - Teller). Sử
dụng sự hấp phụ N2 ở các áp suất khác nhau và
ở nhiệt độ N2 lỏng (77K). Mặc dù phương pháp
này được sử dụng nhiều và cho độ chính xác cao
trong việc xác định diện tích bề mặt, độ xốp [8].
Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian
và yêu cầu sử dụng thiết bị đắt tiền. Các mô hình
hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich (Alaa
H. Jalil, 2012) được sử dụng để phân tích, đánh
giá khả năng hấp phụ và tính diện tích bề mặt của
chất hấp phụ [5, 7].
Từ kết quả đo dung lượng hấp phụ iot của TSH
ở các nồng độ iot khác nhau, áp dụng mô hình
hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir, Freundlich xây
dựng được các phương trình hấp phụ đẳng nhiệt
Langmuir và Freundlich để xác định các hằng số
đặc trưng (Qm, KL, n, k) cũng như đánh giá sơ bộ
về khả năng hấp phụ của iot trên TSH.
Phương trình Langmuir của TSH thể hiện trong
hình 6.
Hình 6. Phương trình Langmuir thể hiện
sự hấp phụ iot của TSH
86
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
Từ phương trình thiết lập được, xác định được giá
trị Qm và KL thể hiện trên bảng 1.
Bảng 1. Các giá trị từ phương trình Langmuir
Qm (mg/g) KL(mg/g) R
2
833,33 0,0218 0,9881
Phương trình đẳng nhiệt Freundlich được thể hiện
trên hình 7.
Hình 7. Phương trình Freundlich thể hiện
sự hấp phụ iot của TSH
Bảng 2 chỉ ra các giá trị k và n của phương trình
Freundlich.
Bảng 2. Các giá trị từ phương trình Freundlich
N k (mg/g) R2
0,27 10-8,15 0,9864
Từ các giá trị thu được trong bảng 1 và 2 cho thấy
phương trình Langmuir có độ tương quan (R2) tốt
hơn phương trình Freundlich.
Diện tích bề mặt của TSH (SA) được tính bằng
cách sử dụng giá trị hằng số thu được từ phương
trình Langmuir:
SA = Qm.Ơ.10
-20.N (4)
Trong đó: Ơ là diện tích bề mặt của iot (phân tử bị
hấp phụ), m2/g; N là số Avogadro [5].
Diện tích bề mặt của TSH tính theo công thức (4)
là 790,53 m2/g.
Diện tích bề mặt TSH thu được khoảng 790,53
m2/g so với than hoạt tính cùng chế tạo từ vỏ trấu
diện tích bề mặt TSH thấp hơn. Do công nghệ
chế tạo than hoạt tính thường có hai giai đoạn,
giai đoạn đầu là cacbon hóa than, giai đoạn 2
là hoạt hóa than nên diện tích bề mặt than hoạt
tính thường cao hơn so với diện tích bề mặt TSH
được chế tạo từ một nguồn nguyên liệu [9]. Điều
kiện cacbon hóa, hoạt hóa than khác nhau cũng
thu được than có diện tích bề mặt khác nhau. Ví
dụ than hoạt tính chế tạo từ vỏ trấu được cacbon
hóa ở nhiệt độ 600oC, diện tích bề mặt thu được
51,2 m2/g, khi hoạt hóa bằng NaOH ở 800oC,
diện tích bề mặt than hoạt tính thu được là
2681 m2/g [10]. Than hoạt tính chế tạo từ vỏ trấu
được hoạt hóa bằng hơi nước và khí cacbon dioxit
diện tích bề mặt than hoạt tính có thể đạt được
1000 ÷ 1239 m2/g [11].
Diện tích bề mặt TSH khoảng 790,53 m2/g tuy
thấp hơn so với diện tích than hoạt tính, nhưng
phương pháp chế tạo TSH đơn giản, không đòi
hỏi cao về công nghệ như chế tạo than hoạt tính.
Và với diện tích bề mặt tương đối lớn, TSH có thể
ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
3.2. Nhiệt hấp phụ
Phương pháp hấp phụ đẳng nhiệt cho ta thấy các
phân tử hấp phụ phân phối giữa pha lỏng và pha
rắn sẽ dừng lại khi đạt trạng thái cân bằng. Việc
nghiên cứu các dữ liệu đẳng nhiệt bằng cách lắp
chúng vào các mô hình đẳng nhiệt khác nhau là
bước quan trọng để tìm ra mô hình hấp phụ đẳng
nhiệt phù hợp. Đường đẳng nhiệt biểu diễn giữa
nồng độ dung dịch và độ hấp phụ iot của TSH
được thể hiện trên hình 8.
Qua kết quả hình 8 cho thấy đây là đường hấp
phụ đẳng nhiệt loại 1 - phù hợp với thuyết hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir.
Từ kết quả các tham số thu được, rút ra một số
đánh giá về quá trình hấp phụ của iot lên TSH
như sau:
- Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir phản ánh
khá phù hợp đối với sự hấp phụ của iot lên TSH.
- Hấp phụ của iot lên TSH chủ yếu là sự hấp phụ
đơn lớp.
- Giá trị K của mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir
thu được có giá trị khá nhỏ (0,0218 mg/g), chứng tỏ
sự tương tác giữa của iot lên TSH là khá yếu (năng
lượng hấp phụ thấp).
Hình 8. Đường đẳng nhiệt hấp phụ iot
củaTSH sinh học
LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 87
4. KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu và tính toán cho thấy:
- Hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp nhiệt
phân yếm khí để chế tạo TSH từ vỏ trấu có khả
năng hấp phụ tốt.
- Các điều kiện nung trấu thích hợp: nhiệt độ 700oC,
thời gian 1,5 giờ, hiệu suất thu hồi than 30,8%.
- TSH thu được có trị số iot đạt 833,33 mgI2/g.
- Sự hấp phụ của iot lên TSH là hấp phụ đơn lớp,
tuân theo mô hình Langmuir.
- Diện tích bề mặt TSH thu được - Tính theo độ
hấp phụ iot đạt khoảng 790,53 m2/g. Với giá trị
diện tích bề mặt thu được, so với than hoạt tính
chế tạo từ vỏ trấu [10, 11, 12], diện tích bề mặt
của TSH thấp hơn. Tuy nhiên, phương pháp này
không sử dụng hóa chất, dễ tiến hành hơn so với
quá trình sản xuất than hoạt tính, thiết bị đơn giản
(nung yếm khí) nên có thể dễ dàng áp dụng sản
xuất ở vùng sâu, vùng xa. Trong khi sản xuất than
hoạt tính cần công nghệ phức tạp hơn rất nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Thị Lan Anh, S. Joseph (2012). Đánh giá chất
lượng than sinh học sản xuất từ một số loại vật
liệu hữu cơ phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên,
tập 96, số 8.
[2]. Huda Abdulrazzaq, Hamdan Jol, Ahmed Husni
& Rosenani Abu-Bakr. Biochar from Empty Fruit
Bunches, Wood, and Rice Husks: Effects on Soil
Physical Properties and Growth of Sweet Corn on
Acidic Soil. Journal of Agricultural Science, Vol. 7,
No. 1, pp. 192 ÷ 200.
[3]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số liệu
thống kê qua các năm 2010-2016.
[4]. Abdelrahman B. Fadhil and Mohammed M. Deyab
(2008). Conversıon of some fruıt stones and shells
ınto actıvated carbons. The Arabian Journal for
Science and Engineering, No. 33, Vol. 2, 175 ÷ 184.
[5]. Alaa H. Jalil. (2012). Surface Area Determination
of Activated Carbons Produced from Waste Tires
Using Adsorption from Solution. Tikrit Journal of
Pure Scence, No. 2, pp. 99 ÷ 104.
[6]. ASTM. D 4607 - 94 (2006). Standard Test Method
for Determination of Iodine Number of Activated
Carbon.
[7]. Lê Văn Cát (2002). Hấp phụ và trao đổi ion trong
kỹ thuật xử lý nước và nước thải. NXB Thống kê,
Hà Nội.
[8]. Do Thi My Phuong, Takayuki Miyanishi, Takayuki
Okayama, Ryota Kose, Nguyen Xuan Loc (2016).
BET surface area of biochars produced from
Japanese and Vietnamese rice wast. The 27th
Annual Conference of JSMCWM, pp. 525 ÷ 527.
[9]. Daud W. M.A., Ali W. S. W., Sulaiman M.Z.
(2002). Effect of activation temperature on pore
development in activated carbon produced from
palm shell. J. Chem. Technol, No. 78, pp. 1 ÷ 5.
[10]. Khu Le Van, Thu Thuy Luong Thi (2014). Activated
carbon derived from rice husk by NaOH activation
and its application in supercapacitor. Progress in
Natural Science: Materials International, No. 24,
pp. 191÷198.
[11]. V. V. Korobochkin, N. V. Tu and N. M. Hieu
(2016). Production of activated carbon from rice
husk Vietnam. IOP Conference Series: Earth and
Environmental Science, Vol.43, No. 1, pp. 1 ÷ 6.
[12]. Lê Văn Cát, Trần Thị Kim Thoa (2005). Chế tạo
than hoạt tính từ vỏ trấu và tính năng hấp phụ chất
hữu cơ trong nước. Viện Hóa học, Viện Khoa học
Công nghệ Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_che_tao_than_sinh_hoc_tu_vo_trau_va_xac_dinh_dien.pdf