Tài liệu Nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đđ phân bố & cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus: PHẦN I:MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
. Lý do chọn đề tài
Bộ mối (Isoptera) hay còn gọi là bộ cánh đều thuộc lớp côn trùng (Isecta) là nhóm côn trùng đa hình thái; trong các cá thể của một đàn có sự phân chia đẳng cấp và phân công chức năng rõ rệt. Chúng sống dạng tập đoàn có tổ chức cao.
Côn trùng bộ cánh đều có các đặc điểm như có hai cánh mỏng, cấu tạo hai cánh giống nhau và kích thước gần bằng nhau. Cánh mối chỉ có ở các cá thể sinh sản trước khi giao hoan, sau giao hoan đôi cánh đó rụng mất.Còn... Ebook Nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đđ phân bố & cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đđ phân bố & cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cá thể ở các đẳng cấp khác như mối lính, mối thợ đều không có cánh. Cơ quan miệng của chúng có dạng kiểu nghiền. Sâu bọ thuộc bộ cánh đều phát triển theo kiểu biến thái không hoàn toàn. Trong tổ mối xuất hiện các đẳng cấp khác nhau bao gồm mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối cánh. Tuy nhiên trong đặc điểm phân loại hình thái của mối người ta xác định hình thái phân loại của mối lính.
Mối lính có hàm với hệ thống răng phức tạp, có mắt đơn và tấm lưng ngực trước chỉ có một thuỳ, túi tinh chúng còn số lượng nhiều và phân nhánh, chưa có sự phân hoá cao, sự phân công chưa rõ rệt.
Trong tự nhiên, mối tham gia vào các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ có nguồn gốc Xenlulo để tạo thành các đường và các hợp chất đơn giản trong chu trình chuyển hoá vật chất, chúng được ví như đội quân làm vệ sinh khổng lồ trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng những năm gần đây hiệu quả sản xuất nông nghiệp bị giảm sút mà nguyên nhân chủ yếu là do côn trùng có hại gây ra. Mối được xếp vào một trong những loại gây hại mạnh nhất, chúng làm phá huỷ các kho tang bến bãi,cây trồng chính…. Ở các tỉnh phía nam, nhiều nơi như Tây Nguyên,Quảng Nam Đà Nẵng,Quảng Trị…các công trình thuỷ Lợi và thuỷ điện đang xây dựng ngày càng nhiều. Ở những nơi đó giồng mối nguy hiểm Microtermes rất nguy hiểm [3, 5,10,13].
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiều công trình xây dựng công nghiệp, công trình thể thao đựợc xây dựng ngày càng nhiều; những dự án phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn đang xúc tiến mạnh mẽ, trong đó giống mối Microtermes gây hại rất lớn
Microtemes pakistanicus là một loài thuộc giống Microtermes, được đánh giá là một trong năm loài gây hại lớn nhất cho nông nghiệp và công nghiệp Việt Nam hiện nay. Để phòng trừ mối nói chung và loài mối này nói riêng một cách có hiệu quả, có cơ sở khoa học vững chắc, cần phải có các dẫn liệu điều tra cơ bản. Nhưng hiện nay các tài liệu và công trình nghiên cứu về cấu trúc tổ, đặc điểm phân bố cũng như tỉ lệ các đẳng cấp trong loài mối này chưa nhiều và chưa được làm rõ. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài này:
“Bước đầu nghiên cứu cấu trúc tổ, hình thái phân loại, đặc điểm phân bố và cấu trúc tỉ lệ các đẳng cấp loài mối loài Microtermes Pakistanicus (Isoptera; Macrotermitinae)”
1.2. Mục đích của đề tài:
1. Nghiên cứu khảo sát một số tổ mối về đặc điểm cấu trúc tổ, đặc điểm phân bố và tỉ lệ các đẳng cấp ở tổ mối loài Microtermes pakistanicus làm cơ sở phòng trừ giảm thiểu tác hại do chúng gây ra.
2.Qua đó học tập phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể là phưong pháp quan sát thực hành, khả năng phân tích và tổng hợp tài liệu. Phát huy tinh thần độc lập sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học.
1.3. Nội dung nghiên cứu đề tài.
1. Khảo sát nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ mối loài Microtermes pakistanicus.
2. Phân tích đặc điểm hình thái phân loại của loài mối nghiên cứu.
3. Nghiên cứu đặc điểm phân bố và tỉ lệ các loại hình các đẳng cấp ở tổ mối loài nghiên cứu.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trên thế giới việc nghiên cứu bộ cánh đều đã được tiến hành từ lâu. Smaethman, 1781 công bố công trình nghiên cứu phân loại mối. Linnacus vào năm 1785 đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc giống Termes. Holmgreen (1911,1912) người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền móng cho phân loại học về mối. Trên cơ sở này các nhà phân loại học như Light,1921;Grasse,1949… đã hiệu đính và xác lập bộ cánh đều tương đối ổn định (trích theo [1; 9] )
Snyder, 1949 đã xuất bản cuốn sách danh mục về mối trên thế giới, ông đã lập được một danh sách các loài thuộc 5 họ, trong đó có họ Termitinae. Ông có đưa ra những mô tả sơ bộ về hình thái loài M. pakistanicus là cơ sở để nhận biết loài này trong tự nhiên. (trích theo [3,6] )
Trong các công trình nghiên cứu về khu hệ mối các tác giả đã thành lập nhiều khoá định loại các taxon trong bộ cánh đều, như khoá định loại của Ahmad (1955) khi nghiên cứu mối ở Thái Lan, của Roonwal (1962) khi nghiên cứu mối ở Ấn Độ… Các khoá định loại của các tác giả đã đặt tên, vẽ và mô tả chi tiết đặc điểm cấu tạo hình thái đầu, hàm, môi, râu và các tấm lưng ngực của mối lính lớn của loài Microtermes pakistanicus…nhưng các đặc điểm về cấu trúc tổ, đặc điểm phân bố và phân hoá các đẳng cấp của loài lúc đó chưa có tác giả nào đề cập [18,25].
Đến năm 1965, Ahmad bổ sung thêm vào khoá định loại năm 1955 của mình các đặc điểm sinh học, sinh thái của loài M. pakistanicus,góp phần rất lớn trong việc phát hiện và phòng trừ loại mối gây hại này.
Những tu chỉnh bổ sung về thành phần loài mối và những đề xuất cải tiến về thành lập họ, giống mới vẫn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Trước đòi hỏi phải thống nhất cách đo đạc để phân loại, Roonwal đã đưa ra bản thống nhất cách đo đạc mối vào năm 1969 [20]. Hầu như tất cả các khoá định loại hiện nay nói chung, đối với loài mối M. pakistanicus nói riêng đều dựa trên cơ sở so sánh về hình thái ngoài của mối. Tuy nhiên sự khác biệt về hình thái giữa các loài nhiều khi không rõ rang dẫn đến sự nhầm lẫn khi phân loại. Oshima (1914), Light (1921), Kemner (1930, 1933, 1934) nhầm lẫn loài M. Pakistanicus ở các vùng khác nhau nên đã cho nhiều tên khác nhau. Về sau chính các tác giả này đã kiểm tra và đính chính lại chuyển thành synonym Microtermes pakistanicus. Để khắc phục tình trạng đó, đã có một số công trình nghiên cứu cấu trúc lớp biểu bì, cấu trúc ADN của loài mối này. Nhưng những kết quả này chỉ cho phép tách ra được các nhóm loài chứ chưa tách ra được từng loài (Kaib, Richard, 1994). Trích theo Nguyễn Tân Vương, [3]
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, có sự khác biệt lớn về khí hậu và địa hình với các vùng lân cận nên thành phần loài mối cũng khá phong phú. Công trình nghiên cứu đầu tiên về mối ở Việt Nam là của tác giả J>Batheller, 1927. Khi nghiên cứu khu hệ mối Đông Dương, ông đã mô tả hình thái, sinh thái của 9 loài trong đó Việt Nam có 17 loài. Tuy nhiên loài Microtermes pakistannicus cũng chỉ được nghiên cứu về các đặc điểm hình thái, sinh học và phân bố trong tự nhiên [19]
Công trình có giá trị nhất về phòng trừ mối mà đến nay chúng ta vẫn áp dụng là của tác giả Allurad vào năm 1947
Từ những năm 60 của thế kỉ XX trở về đây, nhóm côn trùng này đã gây chú ý nhiều hơn và thu hút nhiều cán bộ của Việt Nam tham gia nghiên cứu như Bùi Huy Dưỡng, Nguyễn Xuân Khu, Vũ Văn Tuyển…tuy nhiên, mặt mạnh vẫn chỉ là những kinh nghiệm về phòng chống mối và đặc điểm sinh thái sinh học của một số loài gây hại chính. Những dẫn liệu về cấu trúc tổ mối loài M. pakistanicus trong các nghiên cứu của Vũ Văn Tuyển cho rằng loài có cấu trúc tổ nổi giống với cấu trúc tổ của một số loài thuộc giống Macrotermes [11, 12].
Công trình nghiên cứu đáng chú ý nhất là của Nguyễn Đức Khảm, 1975 về mối miền bắc Việt Nam, tác giả mô tả về tập tính, cấu trúc tổ, vùng phân bố của 61 loài mối ở miền bắc, trong đó loài mối M. pakistanicus được bổ sung thêm các dẫn liệu về thời kì giao hoan của mối cánh, đặc điểm xây dựng tổ và vai trò của các đẳng cấp trong tổ mối.
Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái mối cũng bắt đầu được các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như các trường đại học, viện nghiên cứu của nhà nước, trong đó Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối- Viện Khoa Học Thuỷ Lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ.
Công trình được nghiên cứu gần đây như: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài mối hại cây (2007) [17] đã đưa ra những dẫn liệu mới về cấu trúc tổng quan và chi tiết của tổ mối, tập tính kiếm ăn và xây dựng tổ của loài mối M. Pakistanicus làm cơ sở cho việc phòng trừ giảm thiểu tác hại do chúng gây ra cho sản xuất nông, lâm nghiệp đối với các tỉnh Tây Nguyên. Công trình này cho rằng cấu trúc tổ của loài có những khác biệt về hình thái so với những nhận định của Vũ Văn Tuyển trước đó. Song song với những nghiên cứu ở Miền Nam, cũng có những nghiên cứu sơ bộ về loài mối này trải dài khắp các địa phương của Miền Bắc, Miền Trung.
Các nghiên cứu của các tác giả về phòng trừ mối cũng đã bổ sung thêm nhiều tư liệu về tỉ lệ các loại đẳng cấp trong tổ mối các loài hại cây công nghiệp, cây rừng, và nhiều cây trồng khác [24]
Hiện nay Viện Khoa Học Thuỷ Lợi đang có những dự án kéo dài nghiên cứu về loài mối này với số lượng lớn các thí nghiệm được bố trí, thực địa ở rất nhiều địa bàn trên toàn quốc và đã ghi nhận được những kết quả bước đầu và có ý nghĩa về đặc điểm sinh học, cấu trúc tổ và đặc biệt là loại thức ăn ưa thích của loài làm cơ sở ban đầu để nghiên cứu ra các chế phẩm phòng chống loài đạt hiệu quả.
Công việc điều tra phân bố phân loại mối và các nghiên cứu sinh thái sinh học và các kĩ thuật phòng trừ của các tác giả từ trước đến nay đã thu được những kết quả nhất định làm cơ sở ban đầu cho việc phòng trừ và giảm thiểu các tác hại do mối gây ra, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các loài mối gây hại ngày càng phát triển mạnh mẽ, phổ rộng khắp mọi nơi, gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế quốc dân của tất cả các quốc gia trên thế giới, vì vậy các nghiên cứu về mối mới nhất trong lúc này không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà có ý nghĩa trên toàn thế giới, cần phải phát triển mở rộng nhiều nghiên cứu mới về mối.
PHẦN II:
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là loài mối Microtermes pakistanicus Ahmad, 1955, thuộc giống Microtermes, phân họ Macrotermitinae, bộ cánh đều (Isoptera).
Luận văn tập trung nghiên cứu loài mối M. Pakistanicus ở các đặc điểm hình thái phân loại, tỉ lệ các đẳng cấp cũng như cấu trúc tổ của loài mối nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Các nghiên cứu của chúng tôi kéo dài từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa và thu mẫu trong 3 đợt thực địa 3 đợt thực cụ thể như sau:
Đợt 1: Tháng 6 năm 2007.
Đợt 2: Tháng 10 năm 2007.
Đợt 3: Tháng 3 năm 2008 .
Việc xử lý mẫu thu được từ thực địa được chúng tôi thực hiện trong phòng thí nghiệm của Trung tâm phòng trừ mối-Viện Khoa Học Thuỷ Lợi, tổ Động Vật- Khoa Sinh Học, trường đại học Sư Phạm Hà Nội.
Ngoài ra chúng tôi đã xử lý và phân tích bộ sưu tập mẫu thu được trong khuôn khổ đề tài hợp tác giữa trung tâm Đa dạng sinh học trường đại học Sư Phạm Hà Nội và Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối- Viện Khoa Học Thuỷ Lợi.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cấu trúc tổ loài mối nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.
Mẫu mối nghiên cứu được chúng tôi thu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và một số điểm thuộc các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Chúng tôi tiến hành thu mẫu mối theo 3 loại hình sinh cảnh: Rừng trồng, đất canh tác, đất vườn quanh nhà (ĐV) với số lượng như bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Tt
Thời gian
Sinh cảnh
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số
Tháng 10*
Tháng 6*
Tháng 10
Tháng 3
1
Rừng trồng (cây lâu năm)
7
10
10
10
37
2
Đất vườn quanh nhà (cây lâu năm, cây ngắn ngày)
5
5
3
3
16
3
Đất canh tác (cây ngắn ngày)
3
10
10
7
30
4
Tổng số
15
25
23
20
83
Chú thích:* - Số lượng mẫu thu được từ 2 đợt thực địa của cán bộ Trung Tâm Phòng Trừ Mối- Viện Khoa Học Thuỷ Lợi.
2.4. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Địa điểm chúng tôi thực địa là huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Huyện Luơng Sơn có một số đặc điểm như sau:
Huyện Lương Sơn là một huyên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hoà Bình. Lương Sơn là một huyện miền núi, nằm ở phần phía nam của dãy núi Ba Vì. Trên địa bàn huyện có ngọn núi Viên Nam cao 1031m, một trong ba đỉnh của dãy Ba Vì và có một phần vườn quốc gia Ba Vì ở đây. Vì vậy rừng ở Lương Sơn có phong phú về các loài động vật, thực vật, có nhiều loài quí hiếm. tre, nứa là hai loài phổ biến thường gặp ở rừng Lương Sơn. Huyện Lương Sơn có phía Tây giáp với huyện Kỳ Sơn, phía Nam giáp huyện Kim Bôi thuộc tỉnh Hoà Bình. Phía Đông và phía Bắc giáp với các huyện của tỉnh Hà Tây gồm : Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì.
Diện tích tự nhiên của huyện là 347,7 km2. Rừng Lương Sơn có độ che phủ cao khoảng 40,1% (năm 2005), bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên, ngoài các khu rừng phòng hộ, phần lớn rừng trồng đều thuộc dự án trồng rừng kinh tế hiện nay. Đất đai ở Lương Sơn gồm có 3 loại chính: Nhóm Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit. Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét. Nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Thu và xử lý tổ mối tại thực địa và phòng thí nghiệm
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tổ của Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối- Viện Khoa Học Thuỷ Lợi.
Khi xác định được tổ mối, chúng tôi thực hiện các lát cắt thẳng đứng
song song từ ngoài vào trong tổ mối; sau khi cắt xong lát cắt thứ nhất bên ngoài thành tổ, chúng tôi tiến hành cắt lát cắt thứ hai, mỗi lát cắt cách nhau 50cm, cứ cắt như vậy khi tiến vào bên trong tổ, chúng tôi thực hiện các lát cắt tiếp theo, lát sau cách lát trước 20cm, mỗi lát cắt có độ sâu là 2m, có chiều rộng là 2m. Cấu tạo chi tiết của tổ mối được chúng tôi ghi lại bằng máy ảnh và các hình vẽ mô tả tại hiện trường.
Chúng tôi sử dụng phương pháp giải phẫu tổ mối theo các lát cắt để ghi nhận cấu trúc và số đo của các khoang trong tổ mối loài nghiên cứu.Chúng tôi tiến hành tạo các lát cắt với chiều dài 6m, sâu 100cm bắt đầu từ vị trí cách nơi có dấu hiệu tổ mối 50cm. Các lát cắt cách nhau 10cm, tiến dần vào vị trí có dấu hiệu tổ mối. Sau mỗi lát cắt đó chúng tôi ghi lại vị trí các khoang tổ, đường giao thông theo hệ trục tọa độ ba chiều (xyz) kèm theo các thông tin như đặc điểm khoang tổ (có vườn nấm hay không, số lượng cá thể mối trong khoang, hình dạng khoang) hình dạng và kích thước khoang tổ (chiều ngang, chiều dọc, chiều sâu nếu có nhận định chính xác.
Hình 2:Giải phẫu tổ mối ngoài thực địa
2.5.2. Thu và xử lý mẫu mối tại thực địa và phòng thí nghiệm
Trong khuôn khổ nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi thực hiện thu mẫu định tính và thu mẫu định lượng.
Thu mẫu định tính: Mẫu định tính được thu bằng các dụng cụ đơn giản như cuốc, xẻng, vợt, kẹp ở bất kì nơi nào thấy mối như: thảm lá cây, mặt đất, trong tổ, trong gỗ mục, mối cánh đang bay
Thu mẫu định lượng: Mẫu được thu trong các ô tiêu chuẩn, mỗi ô có kích thước 10 x 10m. Các ô này được đặt theo nguyên tắc xác xuất, các ô tối thiểu là 100m, thu cùng địa điểm với mẫu định tính hoặc thu rải rác xung quanh tổ mối.
Chúng tôi thu mẫu mối ở bất kì nơi nào bắt gặp trong khu vực điều tra, như ở các đường mui, lỗ vũ hoá, nắp phòng đợi bay, gốc cây, cành cây khe đá có mối… và thu tại tổ mối.
+ Thu tại ở tổ mối
Việc phát hiện ra tổ mối của loài Microtermes pakistanicus sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như chúng ta không có những dấu hiệu như lỗ vũ hoá, nắp phòng đợi bay. Những dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện vào thời gian mối cánh chuẩn bị bay giao hoan phân đàn, thời gian thường vào tháng 3 và tháng 7 đối với loài mối này.
Chúng tôi có thể thu mẫu tại tổ mối bằng nhiều hình thức; chúng tôi có thể vừa thực hiện việc giải phẫu tổ qua các lát cắt để nghiên cứu cấu trúc tổ vừa thu mẫu mối tại các khoang, các đường giao thông của tổ đó, khi việc thu mẫu và giải phẫu tổ diễn ra độc lập nhau, chúng tôi sử dụng cuốc và bay đào 1 hốc sâu khoảng 20 – 30cm vào trong khoang tổ. Lúc này có thể gặp khoang phụ và hang giao thông. Nếu thấy có nhiều mẫu có thể thu mẫu ngay, nếu có ít mẫu thì có thể đặt những viên đất nhỏ vào trong hốc. Sau khi mối ra đắp lại tổ thì gắp những viên đất đó ra khay và thu mẫu. Nếu muốn giữ tổ để lần sau tiếp tục lấy mẫu thì cần phải lấp lại tổ như cũ.
+ Mẫu thu ngoài tổ mối
Những mẫu này có thể là ở gỗ mục, gốc cây, cành cây, khe đá có mối…Nếu mối nằm trong cành cây, gốc cây hoặc gỗ mục ta gõ nhẹ cho mối rơi ra khay rồi mới gắp mẫu. Nếu mẫu ở trong khe đá hoặc đường mui thì có thể dung chổi lông quét mẫu vào trong khay, rồi gắp mẫu cho vào lọ. Những thao tác trên cần làm nhanh vì mối khi thấy động sẽ tản mát vì vậy sẽ khó thu đủ số lượng cá thể.
Trong nhiều trường hợp khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh mà ta có thể linh động thay đổi cách thu cho phù hợp.
+ Tách mẫu:
Sau khi thu mẫu ngoài thực địa, chúng tôi tiến hành tách mối ra khỏi đất, rác,lá và bảo quản.
Mẫu mối thu được trong các túi polyetylen được đổ ra các đĩa Petri khác nhau có ghi nhãn tương ứng với các túi mẫu, sau đó được đưa vào tủ lạnh đặt ở nhiệt độ -4oc để cố định hình dạng mối không thay đổi.
Công việc tách mẫu và đếm mẫu được chúng tôi tiến hành đồng thời. Chúng tôi dung pank gạt đất và rác sang một bên, gắp và đếm mối, ghi lại số liệu, sau đó cho mối đã sạch vào dung dịch cồn 70o để bảo quản mẫu. bảo quản trong dung dịch cồn 70o ghi nhãn đầy đủ và nút bông lại cho vào lọ to chứa cồn 70o để bảo quản. Ngoài lọ to cũng phải ghi nhãn đầy đủ để tiện theo dõi các mẫu.
2.4.5. Phương pháp định loại mối:
Mối được định loại theo tài liệu của Nguyễn Đức Khảm và ctv.(2006). Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu của Ahmad (1958,1965), Vũ Văn Tuyển(1993) [72,34], Thapa(81).
2.4.6. Phân tích cấu trúc hình thái và số đo:
Mối được phân tích cấu trúc hình thái và số đo theo tài liệu Mối- Động vật chí Việt Nam [1; 21]
Hình 3: Cấu tạo cơ thể mối lính
Hình A: 1. Hàm trên; 2. Xúc biện hàm; 3. Râu; 4. Tấm lưng ngực trước; 5. Bụng; 6. Gai đuôi; 7. Châm đuôi; 8.Thóp; 9. Môi
Hình B: 1. Hàm trên; 2. Xúc biện hàm; 3. Râu; 4. Cằm; 5. Lỗ chẩm;
Hình C: 1. Đỉnh mỡ; 2. Lông môi
Hình D: 1. Ống đốt chân; 2. Đốt cẳng chân; 3. Lá đệm; 4. Vuốt; 5. Đốt bàn chân; 6. Gai chân.
Để nghiên cứu hình thái đầu tiên chúng tôi nhận dạng và phân biệt giữa con trưởng thành và con non.Qua các chỉ tiêu về kích thước, chiều dài, chiều rộng cơ thể.
Khi nghiên cứu trên cá thể trưởng thành chúng tôi tiến hành phân biệt mối lính và mối thợ thông qua đặc điểm: mối lính có hàm cong, hàm trái dài hơn hàm phải. màu đầu của mối thợ nhạt hơn đầu mối lính.
Mẫu mối được phân tích cấu trúc nhờ sự trợ giúp của kính lúp có gắn máy ảnh chụp hình, sau đó vẽ mô tả các đặc điểm hình thái phân loại
Hình 4 : Phân tích mẫu nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.
Kích thước cơ thể và từng bộ phận của mối được đo bằng thước kẹp dưới kính lúp hai mắt:
- Chiều dài được đo cụ thể như sau:
+ Chiều dài cơ thể
+ Chiều dài đầu đến gốc hàm
+ Chiều dài của hàm trái
+ Chiều dài của tấm lưng ngực trước
- Chiều rộng được đo cụ thể như sau:
+ Chiều rộng đầu tại gốc hàm
+ Chiều rộng đầu sau hốc râu
+ Chiều rộng cực đại của đầu
+ Chiều rộng của tấm ngực trước
Hình 5 : Cách đo kích thước hàm trên, cằm, các tấm lưng ngực
DD’. chiều dài từ đỉnh răng đến đỉnh hàm; KK’. chiều dài cực đại của hàm; LL’. chiều dài của hàm trái (theo trục cơ thể); MM’. chiều dài hàm trái (thường dùng); NN’. chiều dài cực đại của cằm; OO’. chiều dài của cằm; QQ’. chiều rộng cực đại của cằm; RR’. chiều rộng cực tiểu của cằm; SS’. chiều rộng của tấm lưng ngực trước; UU’. chiều rộng của tấm lưng ngực trước; TT’ . chiều dài của tấm lưng ngực trước; VV’ . chiều dài của răng hàm.
Hình : Cách đo kích thước đầu mối lính
(Nguyễn Đức Khảm và cs, 2003)
JJ’: Chiều dài đầu đến gốc hàm; JJ’’: Chiều dài đầu kể cả vòi; LL’: Chiều dài đầu đến đỉnh trán; RR’: Chiều rộng cực đại của đầu; UU’: Chiều cao đầu không kể cằm; VV’: Chiều cao đầu kể cả cằm; WW’: Chiều dài đầu đến thóp; XX’: Đường kính dài của thóp hoặc của mắt kép; YY’: Đường kính ngắn của thóp hoặc mắt kép.
2.4.7. Xử lý số liệu.
Sau khi đo mẫu và đếm số lượng mẫu thu được chúng tôi tiến hành xử lý mẫu bằng phương pháp thống kê như sau:
: Trung bình cộng của mẫu
n: Số cá thể ở mẫu nghiên cứu
: Giá trị thứ i của đại lượng X
- Độ lệch chuẩn (S)
Bản đồ khu vực Hà Nội
Huyện Lương Sơn
PHẦN III:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ CỦA LOÀI MICROTERMES PAKISTANICUS, AHMAD, 1955
Đặc điểm cấu trúc của hoàng cung và của vườn nấm của tổ mối.
Tại khu vực Lương Sơn, chúng tôi nhận thấy hình dạng khu vực tổ mối Microtermes pakistanicus gần như không có các dấu hiệu khác biệt so với bình thường. Tổ mối Microtermes pakistanicus là tổ chìm, dấu hiệu duy nhất để dự đoán khu vực có tổ mối là các biểu hiện hoạt động kiếm ăn của mối chẳng hạn như vị trí cây mục, khu vực nhiều đường kiếm ăn… Trong rất nhiều trường hợp tổ mối Microtermes pakistanicus có thể làm tổ ở các ụ đất nổi tự nhiên và trong thành tổ của các loài Macrotermes, Odontotermes, thậm chí chúng có thể có khoang nhỏ ở giữa khoang chính của Macrotermes annandalei, nhưng đặc điểm này không thể coi là điển hình của một tổ mối riêng biệt.
A
Hình 6: Tổ mối loài Microtermes pakistanicus làm trên thành tổ của loài mối khác (A, B).
Các đặc điểm ngoài của tổ mối mà chúng tôi đưa ra là khác biệt so với nhận xét của Nguyễn Đức Khảm (1976) [1],cho rằng đa số trường hợp M. pakistanicus (synonym M. dimorphus) làm tổ nổi với cấu trúc giống với Macrotermes. Với đặc điểm tổ chìm và khoang tổ quá nhỏ như vậy, việc phát hiện chính xác các khoang tổ M. pakistanicus bằng các biện pháp sinh học, sinh thái là rất khó khăn, gần như không thể thực hiện được. Vì vậy nhóm phương pháp duy nhất để diệt M. pakistanicus là dùng các phương pháp gián tiếp (bả độc, diệt đại trà theo khu vực).
Khi xác định chính xác vị trí của tổ mối loài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành các lát cắt, thu lượm đo kích cỡ ghi nhận đặc điểm của năm hoàng cung và 5 vườn nấm.
1.1.1. Hoàng cung
Tiến hành khảo sát 5 hoàng cung thu được của 3 tổ mối loài nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được kết quả theo bảng sau:
Bảng 2: Đặc điểm hoàng cung của tổ mối
1.1.2. Cấu trúc tổng quan bên trong của tổ mối
Qua hai đợt thực địa, chúng tôi đã tiến hành giải phẫu ba địa điểm tổ Microtermes pakistanicus với 25 lát cắt, thống kê 226 khoang tổ và các cấu
trúc hang thông khí, đường giao thông… Chúng tôi cũng tiến hành thống kê chi tiết vị trí và kích thước 30 đường giao thông trên 2 lát cắt với chiều dài 3m.Cấu trúc tổng quan của tổ mối loài này như sau:
Hình 7 : Sơ đồ 2D mô tả cấu trúc tổng quan tổ mối loài Microtermes pakistanicus
Nhìn vào sơ đồ mô tả chúng tôi nhận thấy: bên trong tổ mối của loài có hệ thống các khoang và hang dày đặc, phân bố tập trung và có mối liên hệ với nhau. Hệ thống khoang phân hoá thành các khoang tổ, bao gồm các khoang chính và khoang phụ, các khoang chứa vườn nấm hoặc không chứa vườn nấm, giữa các khoang có các hang giao thông phân bố chằng chịt nối với nhau, là đường liên hệ giữa các đẳng cấp mối làm nhiệm vụ kiếm ăn, bảo vệ tổ, đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ tổ mối.
Đặc điểm cấu trúc của hoàng cung và vườn nấm:
Hoàng cung
Chúng tôi tiến hành giải phẫu tổ
Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus nằm trong khu vực có chứa các khoang nhỏ khác. Hoàng cung của loài này là một khe hẹp trong đất và rỗng bên trong, khoang bên trong có dạng thấu kính. Chiều rộng nhất của đáy thấu kính hoàng cung thay đổi từ 1,5-1,7 cm, chiều dài của khe hẹp hoàng cung dao động từ 3-4 cm.Với kích thước này, Microtermes pakistanicus được đánh giá là một trong những loài có hoàng cung nhỏ trong họ Microtermes. Các hoàng cung này được tạo nên từ những hạt sét, cát nhỏ nên dễ bị vỡ nát trong quá trình phẫu tổ. Trong một hoàng cung chúng tôi thấy có 1 hoặc nhiều chúa.Trong khi khảo sát diện tích 1m2 thấy có thể có 3 hoàng cung , chúng tôi cho rằng đây có thể là 3 tổ khác nhau, nhưng đều không thấy chúa trong các tổ nên còn nhiều nghi vấn. Hoàng cung của loài có mối liên hệ với bên ngoài bằng các đường ra vào, số đường ra vào ở một hoàng cung thay đổi từ 2-5.
A
B
B: Vườn Nấm
A: Hoàng Cung
Hình 8: Hoàng cung của tổ mối loài Microtermes pakistanicus
1.2.2.Vườn nấm
Tiến hành quan sát và đo 5 vườn nấm, chúng tôi thấy rằng:Vườn nấm của loài có màu xám trắng đến xám đen, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, kích thước vườn nấm thay đổi từ 3-5 cm,lỗ của vườn nấm nhỏ có đường kính lớn nhất khoảng 5mm. Vườn nấm của loài có dạng hình tròn, các lỗ vườn nấm có nhiều hình dạng: hình elip, hình tròn, có lỗ hình vuông, xếp chồng lên nhau quan sát xa các lỗ vườn nấm thành dạng lượn sóng, mô tả này giống như cấu trúc vườn nấm của loài M.annandalei [2; 86]. Kích thước lỗ vườn nấm rất nhỏ, lỗ lớn nhất có đường kính khoảng 5mm. Vườn nấm được cấu tạo từ các hạt sét hoặc hạt cát rất nhỏ, dễ nát.
Quan sát bằng mắt thường chúng tôi thấy phía trên vườn nấm có các sợi nấm mốc màu trắng đục. Hình dạng vườn nấm giống với mô tả của Nguyễn Đức Khảm,( 1976), [1] khi nghiên cứu loài này ở miền bắc Việt Nam.
Trong vườn nấm có chứa rất nhiều mối non. Trong tổ mối, vườn nấm phân bố rải rác và chiếm số lượng lớn, qua khảo sát thấy vườn nấm tập trung nhiều gần các khoang chính, các hang giao thông, điều này khẳng định vai trò của vườn nấm trong mối quan hệ dinh dưỡng với tổ mối.Loại đất cấu tạo nên vườn nấm là đất cát pha, hạt sét nhỏ như đất cấu tạo hoàng cung.Vì kích thước hoàng cung và vườn nấm của loài nhỏ, lại cấu tạo từ loại đất có tính chất tương tự nhau, nên rất dễ nhận diện nhầm và làm nát hoàng cung trong khi thu vườn nấm.
C
Hình 8: Vườn nấm của tổ mối loài Microtermes pakistanicus (C)
1.3. Đặc điểm cấu trúc của khoang chính,khoang phụ và của hang giao thông
Qua các lát giải phẫu tổ chúng tôi nhận thấy các khoang tổ của loài M. Pakistanicus bao gồm các khoang chính, khoang phụ, và hang giao thông . Các khoang tổ này có các đặc điểm về hình thái, phân bố và số đo đã được chúng tôi ghi nhận như sau:
1.3.1. Đặc điểm về hình thái
Khoang chính và khoang phụ của tổ mối loài M. Pakistanicus có đặc điểm hình dạng ngoài giống nhau chỉ có sự sai khác về kích thước, và thành phần đẳng cấp trong đó. Các khoang đều có hình dạng gần giống hình tròn, phân bố rải rác trong lòng đất, trong các khoang phụ có chứa nhiều mối non, đây là đặc điểm để phân biệt với các khoang chính, số đo các khoang phụ nhỏ hơn các khoang chính. Khoang chính và khoang phụ của loài đều được cấu tạo từ loại đất đặc trưng cấu tạo chung của tổ, đặc điểm này không giống như các loài thuộc giống Macrotermes: các khoang tổ được cấu tạo từ loại đất khác so với đất cấu tạo lên thành tổ.
E
D
Hình 9: Khoang chính và khoang phụ của loài mối M. Pakistanicus
D: Khoang chính
E: Khoang phụ
Hang giao thông của loài xuất phát từ đáy của các khoang chính và khoang phụ để thực hiện vai trò chính là tạo mối liên lạc thường xuyên giữa các thành viên trong tổ mối. Các hang đi ra từ xung quanh đáy khoang thường là các hang đi song song với mặt đất, các hang đi ra từ giữa đáy của khoang có hướng đi xuống sâu. Kích thước các hang thay đổi, phân ra thành hang lớn, hang nhỏ. Từ các hang lớn sẽ phân ra thành nhiều nhánh nhỏ khi đi xa và xuống sâu. Trên các hang đi song song với mặt đất có các hang xiên lên trên mặt đất tới các nguồn thức ăn.
Hình 10 : các hang giao thông trong tổ mối loài M. Pakistanicus
1.3.3.vị trí các khoang tổ.
Chiều sâu khoang tổ
Qua 2 đợt thực địa chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các lát cắt theo các chiều. khi khảo sát chiều sâu các khoang tổ chúng tôi thực hiện xử lý 224 khoang tổ ở các độ sâu khác nhau, kết quả được chúng tôi ghi nhận và tổng kết ở bảng và biểu đồ
Bảng 2: Số lượng và cấu trúc các khoang tổ mối theo độ sâu
Đặc điểm
Độ sâu các khoang tổ
Biểu đồ 1:Phân bố các khoang tổ theo độ sâu
Dựa trên các số liệu thống kê ở Bảng 3 và biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy:
Các khoang tổ phân bố ở tất cả các độ sâu của các lát cắt, từ các khoang cách mặt đất 0- 5 cm đến các khoang cách mắt đất 60cm. Mỗi khoang chiếm một tỉ lê Sự phân bố các khoang tổ theo chiều sâu trên các địa điểm khảo sát tuân theo quy luật phân bố chuẩn. Các khoang tổ tập trung nhiều nhất tại độ sâu từ trên 10cm đến 35cm (chiếm 51,57% tỷ lệ các khoang), trong đó nhiều nhất là vị trí sâu trên 25- 30cm (14,80%).
Biểu đồ 1 cho thấy phân bố của các khoang tổ theo độ sâu là tương đối rải rác. Độ sâu tập trung nhiều khoang tổ nhất chỉ chiếm 14,80% số khoang tổ. Số lượng các khoang tổ ở độ sâu trên 60cm (được coi là nằm ngoài đường cong phân bố chuẩn) chiếm 16,59%, rải đều cho đến độ sâu 95cm.
Phân bố khoang tổ theo chiều ngang
Khảo sát sự phân bố khoang tổ theo chiều ngang, chúng tôi nhận thấy:
Khoang tổ M. pakistanicus tập trung thành các cụm. Một tổ mối bao gồm nhiều cụm khoang tổ phân bố rải rác, trong đó có một cụm khoang lớn nhất có thể là cụm chính. Cụm khoang tổ chính gồm khoảng 30- 40 khoang tổ, phân bố trên khoảng dày 3-4 lát cắt (30-40cm), có nhiều khoang có con non và chứa hoàng cung tổ mối. Cụm khoang phụ chứa ít khoang hơn (10-15
khoang tổ), phân bố trên bề dày khoảng 2-3 lát cắt (20-30cm). Hai cụm khoang tổ có các đường giao thông kết nối với nhau. Một số cơ sở để chúng tôi đưa ra nhận xét này bao gồm:
Các đường giao thông hình thành sau khi tạo các lát cắt khoảng 1-2 tiếng cho thấy mối liên hệ giữa hai cụm khoang tổ.
Dùng phương pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) bắt và đặt chung các cá thể của hai cụm khoang tổ, chúng tôi không thấy các cá thể này xung đột với nhau, như vậy có thể kết luận các khoang tổ của hai cụm khoang là thuộc cùng một tổ mối.
Trong điều kiện thực nghiệm, việc xác định số lượng chính xác các cụm khoang tổ của một tổ mối và vị trí cụm xa nhất so với khoang trung tâm là không thể thực hiện được do khối lượng và thời gian thí nghiệm quá lớn. Dẫn liệu đầu tiên cho thấy trong một lát cắt (6m) có thể có 2- 3 cụm khoang tổ, khoảng cách xa nhất giữa cụm khoang chính và cụm vệ tinh ghi nhận được là 2m. Nếu mở rộng lát cắt, theo chúng tôi có thể còn phát hiện thêm khá nhiều cụm khoang tổ ở khoảng cách xa hơn. Nếu ước lượng khoảng cách đó là 4m thì đường kính khu vực tổ mối M. pakistanicus đã lên đến 8m. Dẫn liệu này cho thấy mức độ rải rác của các khoang tổ mối.
Hình 11: Mặt cắt điển hình thể hiện phân bố khoang tổ theo chiều ngang (tổ số 1, lát cắt 3)- mặt cắt chỉ biểu thị vị trí mà chưa bao gồm thông số kích thước khoang tổ.
1.3.4.Về kích thước các khoang tổ
Kết quả thống kê kích thước khoang tổ trên 209 khoang có dẫn liệu chính xác được thể hiện ở Bảng 2 và Hìn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11809.doc