Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lý 9

Tài liệu Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lý 9: ... Ebook Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lý 9

pdf127 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lý 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Th¸i Nguyªn - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên §¹i häc Th¸i Nguyªn Tr•êng §¹i häc s• ph¹m NguyÔn ThÞ Trang Nhung Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9 Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp Giáo dục Mã ngành : 60 -14 -10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : TS Võ Như Vân Thái Nguyên - 2009 T Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên THAI NGUYEN UNIVERSITY THAI NGUYEN UNIVERSITY OF EDUCATION NGUYEN THI TRANG NHUNG TO STUDY REFRESHING SYSTEMS OF REGIONAL SOCIO- POLATION INDICATORS WITH THE AIMES OF TEACHING LOWER SECONDERY 9-TH GRADE GEOGRAPHY EDUCATIONAL SCIENCES MASTER THESIS METHODOLOGY AND METHODS OF TEACHING GEOGRAPHY CODE : 60 - 14 - 10 SCIEANTIPHICAL GUIDED BY DR.PH. VU NHU VAN THAI NGUYEN - 9 / 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi kết quả nghiên cứu của Đề tài là trung thực và chưa ai công bố Thái Nguyên, ngày 28 / 9 / 2009 Ký tên Nguyễn Thị Trang Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Më ®Çu 8 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 8 2. Mục đích yêu cầu................................................................................... 9 3. NhiÖm vô nghiªn cøu……………………………………………………... 10 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................. 10 5. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 14 7. Cấu trúc luận văn................................................................................... 14 Néi dung vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.................................. 15 1.1. Cơ sở nhận thức luận ……………………………………………... 15 1.2.1. Chất và Lượng……………………………………………………. 15 1.2.2. Thời gian và Không gian…………………………………………. 16 1.2.3. Vận động và Phát triển……………………………………………. 17 1.2. Chỉ tiêu : Diễn giải, cấu trúc, phương pháp xử lí dữ liệu……….. 19 1.2.1. Nội hàm và ngoại diên khái niệm………………………………… 19 1.2.2. Diễn giải và cấu trúc ……………………………………………... 20 1.2.3. Phương pháp xử lí dữ liệu ………………………………………... 21 1.3. Tiêu chí hóa trong nghiên cứu vùng lãnh thổ dân cư, xã hội… 30 1.3.1. Trong nghiên cứu vùng địa lí tự nhiên……………………………. 30 1.3.2. Trong nghiên cứu vùng địa lí dân cư, xã hội …………………….. 33 1.4. Chỉ tiêu hóa trong dạy học Địa lí 9 theo hướng tích cực hóa …... 37 1.4.1. Nội dung dạy học phần vùng trong CT & SGK Địa lý 9………… 37 1.4.2. Nội dung dạy học Mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội theo vùng trong SGK Địa lý 9…………………………………………………….... 38 1.5. Tiêu chí hóa trong nghiên cứu tái định dạng Địa - Kinh tế…….. 41 1.5.1. Nội dung tổng quát……………………………………………….. 41 1.5.2. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………. 43 Tiểu kết chương 1……………………………………………………… 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chương 2 : Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng lãnh thổ trong Địa lí 9………………………. 46 2.1. Nhận thức chung về cơ sở vùng của các chỉ tiêu dân cư, xã hội .. 46 2.1.1. Quan niệm về vùng……………………………………………….. 46 2.1.2. Phân hóa vùng dưới tác động của quá trình CNH-HĐH…………. 47 2.2. Quan điểm và nguyên tắc chung…………………………………. 52 2.2.1.Quan điểm ………………………………………………………… 52 2.2.2. Các nguyên tắc cập nhật………………………………………….. 53 2.3. Cập nhật nội dung theo các chỉ tiêu phát triển DCXH…. 55 2.3.1. Mật độ dân số …………………………………………………… 55 2.3.2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ………………………………... 58 2.3.3. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị / thiếu việc làm ở nông thôn ……… 60 2.3.4. Tỉ lệ hộ nghèo và vấn đề xóa đói giảm nghèo……………………. 62 2.3.5. Đánh giá sự phát triển con người các chỉ số HDI.......................... 63 2.3.6. Thu nhập bình quân đầu người...................................................... 65 2.3.7. Tỉ lệ người lớn biết chữ (%)……………………………………… 67 2.3.8. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (năm)………………….. 68 2.3.9. Tỉ lệ dân thành thị / nông thôn (%)……………………………….. 70 2.4. Cập nhật các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng…….. 71 2.4.1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ……………………………… 71 2.4.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng........................................................... 73 2.4.3. Vùng Bắc Trung Bộ........................................................................ 76 2.4.4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ...................................................... 78 2.4.5. Vùng Tây Nguyên………………………………………………… 80 2.4.6. Vùng Đông Nam Bộ........................................................................ 82 2. 4.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long................................................... 84 2.4.8. Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH vùng Biển - Đảo Việt Nam............................................................. 86 Tiểu kết Chương 2 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chương 3. Thực nghiêm sư phạm…………………………………………. 92 3.1. Các nguyên tắc chung…………………………………………… 92 3.1.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm ……………………………... 92 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm……………………………... 92 3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm………………………………. 92 3.2. Đối tượng và Phương pháp thực nghiệm ……………………..... 93 3.2.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm……………………………… 93 3.2.2. Các bước thực nghiệm sư phạm………………………………….. 94 3.2.2.1. Chọn trường, chọn giáo viên, chọn lớp thực nghiệm…………... 94 3.2.2.2. Điều tra cơ bản, đánh giá và chiến lược………………………... 94 3.2.2.3. Thiết kế kịch bản tích hợp hệ thống chỉ tiêu …………………… 96 3.3. Triển khai và đánh giá …………………………………………… 100 3.3.1. Triển khai thực nghiệm.................................................................... 100 3.3.2. Phương pháp đánh giá ……………………………………. .……. 101 3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm……………………………………. 101 Tiểu kết Chương 3 104 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………… 106 Tài liêu tham khảo…………………………………………………….. 109 Phụ lục………………………………………………………………….. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC KÊNH SỐ, KÊNH HÌNH 1. KÊNH SỐ STT Tên gọi Trang 1 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội cả nước và theo vùng ở Việt Nam 48 2 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phát triển DCXH ở vùng Đồng bằng sông Hồng 73 3 Bảng 232. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Đông Bắc, Tây Bắc) 75 4 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Bắc Trung Bộ 78 5 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ 80 6 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên 82 7 Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ 84 8 Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long 86 9 Bảng 2. 9. Diện tích, dân số, chỉ số HDI của 28 tỉnh / thành phố có biển 88 10 Bảng 2.10 : Các tỉnh / TP ở ĐBSCL có nguy cơ ngập chìm do biến đổi khí hậu toàn cầu 90 11 Bảng 3.1. Các trường THCS và GV tham gia thực nghiệm 94 12 Bảng 3.2. Kết quả sau khi thu về phiếu điều tra ở các cơ sở thực nghiệm 95 13 Bảng 3.3. Tỷ lệ GTTN của DS các vùng năm 2009 97 14 Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với bài 2 102 15 Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với bài 2 102 16 Bảng 3.6. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với bài 20 102 17 Bảng 3.7. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với bài 20 102 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2. KÊNH HÌNH STT Tên gọi Trang 1 Hình 2.1 : Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ ngập chìm từ 2-4 m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM) 89 2 Hình 2.2. Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau sẽ ngập chìm từ 2- 4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM) 89 3 Hình 3.1. Đánh giá tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á CT&SGK Chương trình và Sch giáo khoa BTB Bắc Trung Bộ CN Công nghiệp DCXH Dân cư, xã hội DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐB Đông Bắc ĐNB Đông Nam Bộ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GV Giáo viên GDP Thu nhập quốc dân sản xuất HS Học sinh HDI Chỉ số phát triển con người HPI Chỉ số nghèo tổng hợp IMF Quĩ Tiền tệ quốc tề KTXH Kinh tế - xã hội KTTĐ Kinh tế trọng điểm LHQ Liên hợp quốc NLN Nông lâm ngư nghiệp TDMN Trung du và miền núi TB Tây Bắc TN Tây Nguyên WB Ngân hàng Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia hoạt động như một hệ thống các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần cấu tạo nên trong không gian và thời gian. Với quan niệm đó, vùng là một hệ thống các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ dân cư, xã hội bên trong cũng như bên ngoài hệ thống. Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, tính khách quan của bản thân vùng được cụ thể hóa trên cơ sở nhận thức thực tiễn. Và do đó, công việc phân vùng cũng như các tiêu chí phát triển vùng là sản phẩm phát triển trí tuệ, trình độ nhận thức của con người. Để có được năng lực và phẩm chất đó, vai trò của giáo dục hết sức quan thông qua Địa lí Việt Nam trong hệ thống giáo dục quốc dân, mà khâu quan trọng là các chương mục phân hóa vùng trong SGK Địa lí 9. Sau khi nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH trong các phần Địa lí Dân cư và Địa lí kinh tế, đặc biệt là phần Sự phân hóa vùng kinh tế, HS đã thấy được đặc điểm phát triển của các yếu tố sự phát triển dân cư, xã hội ở từng vùng, so sánh với các vùng và cả nước nói chung. Do đó, việc nghiên cứu vùng thông qua hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH là cần thiết, đặc biệt với HS cuối cấp THCS cần trang bị cho mình những hiểu biết về các vùng của Việt Nam, nhằm chuẩn bị hành trang hiểu biết về đất nước, khi vào cuộc sống cũng như chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn. Tuy nhiên trong quá trình dạy học theo SGK Địa lí 9 lại nảy sinh vấn đề do số liệu biểu đạt các chỉ tiêu phát triển DCXH dựa chủ yếu và kết quả thống kê năm 1999. Đến nay đã 10 năm, nhiều vấn đề và số liệu không phù hợp. GV và HS luôn đặt ra câu hỏi phải cung cấp vấn đề, số liệu và nhận định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 mới về tình hình hiện nay của đất nước. Điều đó đòi hỏi GV dạy học Địa lí 9 phải có khả năng cập nhật vấn đề và số liệu trong hệ thống các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng hướng tới mục đích tích cực hóa trong việc dạy học đối với GV và học tập đối với HS. Qua thực tế trực tiếp dạy học Địa lí 9 chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật hóa hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng. Với tầm quan trọng nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài : "Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9" Trong tiến trình triển khai đề tài dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Như Vân, chúng tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng dạy Hệ cao học thạc sĩ, chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí tại Khoa Địa lí Trường ĐHSP Thái Nguyên, đồng thời nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả của các đồng nghiệp làm việc tại một số trường THCS ở thành phố Thái Nguyên. 2. Mục đích yêu cầu - Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa Lí 9, với mục đích nâng cao chất lượng dạy học theo chương trình và SGK Địa lí 9, trước hết là phần hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng của Việt Nam. - Yêu cầu cần đạt được là tìm hiểu cơ sở phương pháp luận, phương pháp và cách tiếp cận trong việc cập nhật các vấn đề và các đại lượng thước đo trong hệ thống các chỉ tiêu, tập trung chủ yếu vào phần địa lí dân cư và phần phân hóa lãnh thổ theo vùng. - Sản phẩm nghiên cứu là hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng được đổi mới theo thời điểm đến năm 2009. Sản phẩm nghiên cứu có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 thể sử dụng trong dạy học Địa lí 9 trong các trường THCS, đặc biệt tại các địa phương thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập tài liệu về lí luận, quan điểm, phương pháp và cách tiếp cận cập nhật phù hợp với yêu cầu của CT&SGK, năng lực nhận thức, tiếp thu của HS lớp 9 và điều kiện dạy học tại các địa phương, trước hết là vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. - Tiến hành cập nhật nội dung và số liệu trong hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo các vùng kinh tế, kể cả vùng biển - đảo. - Thử nghiệm sư phạm các kết quả cập nhật tại một số trường THCS để kiểm tra đánh giá các giả thiết lí luận và kiến nghị cập nhật thống chỉ tiêu theo vùng, kể cả vùng dân cư và vùng kinh tế. - Hoàn chỉnh sản phẩm nghiên cứu và khuyến nghị sử dụng trong dạy học Địa lí 9, trước hết là cho bản thân người nghiên cứu, cũng như cho các đồng nghiệp dạy Địa lí 9 các trường THCS trong thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung định chất, tập trung nghiên cứu cập nhật các chỉ tiêu phát triển dân cư tại phần Địa lí dân cư, hệ thống các chỉ tiêu theo 7 vùng kinh tế + vùng biển đảo tương thích với kết cấu nội dung trong CT&SGK Địa lí 9; - Về nội dung định lượng, xác định thước đo bằng số tương đối (%), tuyệt đối (các đơn vị đo lường theo 9 chỉ tiêu chủ yếu); - Về thời gian (giá trị thời hiệu) các vấn đề và số liệu (định chất và định lượng) chủ yếu là từ nguồn tài liệu cũng như số liệu trong các niên giám thống kê và các nguồn nghiên cứu chuyên khảo xuất bản mới nhất, đặc biệt là trong năm 2009; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Về Không gian (địa bàn) nghiên cứu thực nghiệm, chủ yếu tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. 5. Tình hình nghiên cứu đề tài Hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng là bộ phận không thể thiếu trong lí luận và thực tiễn phân vùng kinh tế và qui hoạch không gian vùng. Điều này bắt nguồn từ trường phái vùng địa lí kinh tế Nga - Liên Xô trước đây. Theo tư tưởng của V.I. Lênin, Kế hoạch điện khí hóa toàn Nga được soạn thảo, nước Nga được chia thành 8 vùng với hai tiêu chí trụ cột là : có giai cấp vô sản mạnh, có trung tâm năng lượng mạnh - chủ yếu là điện khí hóa. Mỗi tiêu chí trong Kế hoạch này gồm hai phần : định chất - số dân, chất lượng của giai cấp vô sản Nga; định lượng - diện tích, số dân, cở sở năng lượng, trình độ điện khí hóa. Kế hoạch GOELRO được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, thông qua môn Địa lí kinh tế xã hội nước Nga. Tiếp thu tinh hoa của Địa lí Liên Xô trước đây, các nhà địa lí Việt Nam đã tiến hành phân vùng kinh tế đất nước dựa trên hệ thống các tiêu chí tổng hợp, gồm hệ thống tiêu chí về địa lí tự nhiên, địa lí KTXH, trong đó có hệ thống tiêu chí phát triển DCXH. [1],[2],[3]. Gần đây, dựa trên hệ thống tiêu chí kinh tế, dân cư, xã hội, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT đã nghiên cứu đề xuất đổi mới hệ thống vùng kinh tế thời kì CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế [4]. Sơ đồ phân vùng KTXH được đưa vào CT&SGK Địa lí phổ thông, trước hết là Địa lí 9 và Địa lí 12. Trong CT&SGK Địa lí phổ thông trước đây, phần vùng kinh tế thường được tiếp cận định tính có minh chứng kèm theo các giá trị định lượng. Các tác giả biên soạn SGK Địa lí 9 mới đã tiến bước xa hơn với việc nghiên cứu nội dung phân hóa lãnh thổ đất nước bằng hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH dựa trên số liệu và dữ kiện năm 1999 [4]. Do đặc điểm thay đổi nhanh chóng số liệu và vấn đề thực tiễn trong SGK Địa lí 9, và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 nói chung của các tài liệu bộ môn Địa lí KTXH Việt Nam, là nếu không kịp thời cập nhật, thì vấn đề sẽ trở nên nhàm chán, kém hấp dẫn, không đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng tích cực. Như vậy vấn đề đặt ra là cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH đã được đặt ra, và đúng lúc, trong xu thế chung của kinh tế học phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Đi đầu theo hướng này là WB, IMF, UNESSCO, ADB với nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là các ấn phẩm của WB về hệ thống các chỉ báo phát triển thế giới (World Development Indicator, 2003, 2007) [12]. Điều lí thú nhất là Năm 2009, WB công bố Báo cáo Phát triển thế giới với chuyên đề : Tái định dạng Địa - Kinh tế (Reshaping Economic Geography) với khối lượng đồ sộ hệ thống chỉ báo phát triển kinh tế, dân cư và xã hội của các quốc gia và lãnh thổ thành viên WB [13]. Thêm nữa, giải thưởng Nobel năm 2008 của Paul Krugman về học thuyết Thương mại mới và Địa - Kinh tế mới (New trade and Neww Economic Geography Consepts) với chủ thuyết về Hiệu ứng tiết kiệm do qui mô lớn (Economic of scale effect Principle ), làm cho việc nghiên cứu hệ thống các chỉ báo phát triển DCXH trở nên sinh động và hấp dẫn. Vấn đề Con người là trung tâm, chủ thể phát triển vốn rất trừu tượng, có thể nói là khó nghiên cứu nhất, thì từ cuối những năm 90 thế kỉ XX, do đề xuất của một nhà kinh tế Pakistan, Chỉ số phát triển nhân văn - HDI (Human Development Index) được thừa nhận làm cơ sở để xây dựng các báo cáo thường niên của UNDP về Phát triển con người. Theo đó các quốc gia và lãnh thổ thành viên LHQ soi xét lại mình, đặt ra mục tiêu nỗ lực phấn đấu nhằm cải thiện và nâng cao trình độ phát triển con người theo hệ thống chỉ số tiêu biểu.[13]. Với sự nhạy bén cái mới, đồng thời trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức UNDP, WB, ADB, IMF và nhiều tổ chức phi chính phủ thuộc LHQ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã công bố Báo cáo Phát triển con người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Việt Nam năm 2001 và Phát triển con người Việt nam 1999 - 2004 với chủ đề Những thay đổi và xu hương chủ yếu. [21], [22]. Nhà xuất bản Thống kê trong các Niên giám thống kê thường niên đã cung cấp một khối lượng thông tin rất lớn về tình hình và các chỉ số phát triển DCXH Việt Nam [16]. Đón đầu xu thế phát triển chung này, Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ KH&ĐT đã công bố hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế, dân cư, xã hội trong Qui hoạch phát triển KTXH : Một số vấn đề lí luận và thực tiễn [21]. Vấn đề nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH đứng trước cơ hội mới từ các văn bản pháp qui của Nhà nước, như : Bộ tiêu chí Phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển (Quyết định số 393/2005/ QĐ/UBDT, ngày 29/8/2005 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc) [1] ; và mới đây nhất Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Ban hành kèm theo Quyết định 491/ QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ) [2]. Cơ hội mới của việc cập nhật các chỉ tiêu phát triển DCXH là kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 2009 với nhiều tư liệu thông tin phong phú và toàn diện. Nắm bắt được xu phát triển chung của tiêu chí hóa các công trình nghiên cứu về địa lí DCXH, các tác giả biên soạn Địa lí 9 đã tích hợp các bảng chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội vào mục III trong các bài học về phần Phân hóa lãnh thổ theo vùng (Bài 1- 4 và các Bài từ 17 -37) [4]. Việc nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH phục vụ mục đích dạy học Địa lí ở trường phổ thông có được cơ hội quan trọng nhờ các công trình đã xuất bản và sử dụng rộng rãi trong các trường cao đẳng và đại học trong nước, đặc biệt của các nhà khoa học địa lí sư phạm đầu ngành. [8][10][11][13][19][20][24]. Vấn đề đặt ra đối với chúng tôi là nghiên cứu cập nhật các chỉ tiêu mới năm 2009 thay cho các vấn đề và số liệu năm 1999 trong SGK Địa lí 9 dựa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 trên số liệu mới với cách nhìn mới trong khuôn khổ hợp lí, nhằm đảm bảo tính hệ thống, vừa sức và đạt hiệu quả cao và thiết thực trong dạy học Địa lí 9 theo hướng tích cực hóa đối với GV và HS THCS. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết chủ yếu gồm : - Phương pháp lịch sử; - Phương pháp hệ thống; - Phương pháp phân tích tổng hợp; - Phương pháp so sánh. Phương pháp nghiên cứu thực tế bao gồm: - Phương pháp điều tra quan sát; - Phương pháp thống kê; - Ứng dụng phần mềm tin học; - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung luận văn gồm các chương : Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài; Chương 2: Cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng ở Việt Nam; Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. CƠ SỞ NHẬN THỨC LUẬN Địa lí học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ Tự nhiên - Con người - Xã hội, xét về bản chất đây là mối quan hệ của xã hội loài người, và do đó mang tính triết học. Do vậy, vấn đề chỉ số hóa cần được nghiên cứu trên bình diện : Chất - Lượng / Thời gian - Không gian / Vận động - Phát triển. 1.2.1. Chất - Lƣợng (C-L) Đây là cặp phạm trù triết học phản ánh những mặt quan trọng của hiện thực khách quan. Thế giới không phải bao gồm những sự vật có sẵn, hoàn chỉnh mà là tổng hợp những quá trình trong đó các sự vật không ngừng xuất hiện, biến đổi, nhưng từ đó không nên cho rằng chúng không có những hình thức tồn tại nhất định, hoàn toàn không ổn định và không khác nhau. Mặc dù các sự vật có thay đổi đến đâu, nhưng hễ nó vẫn còn tồn tại là sự vật này, chứ không phải là sự vật khác, thì vẫn có một đối tượng được qui định về chất. Tính qui định về chất của các sự vật và các hiện tượng là cái làm cho chúng ổn định, phân biệt với nhau và tạo nên tính muôn vẻ vô tận của thế giới. Chất của sự vật không phải là qui về từng đặc tính của nó, gắn với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật, không tách khỏi sự vật. Do đó, khái niệm chất gắn liền với sự tồn tại của sự vật. Sự vật trong khi là bản thân nó thì không thể mất chất của nó. Các đặc tính khác nhau của sự vật biểu hiện trong các quan hệ của sự vật này với sự vật khác; theo nghĩa đó, có thể nói rằng các sự vật và các hiện tượng có nhiều chất. Bên cạnh tính qui định về chất, mọi sự vật đều có tính qui định về lượng : đại lượng, số lượng nhất định, nhịp độ diễn biến nhất định, trình độ phát triển nhất định của các quá trình, trình độ phát triển nhất định của các đặc tính, v.v.. Lượng là một thuộc tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 qui định của sự vật mà nhờ đó (trên thực tế hoặc trong tư duy), ta có thể phân chia nó thành những bộ phận cùng loại và có thể tập hợp các bộ phận đó lại làm một. Tính cùng loại (tương tự, giống nhau) của các bộ phận hay của các sự vật là dấu hiệu tiêu biểu của lượng. Sự khác nhau giữa các sự vật không giống nhau thì mang tính chất, còn sự khác nhau giữa các sự vật giống nhau thì mang tính lượng. Khác với chất, lượng không gắn chặt với sự tồn tại của sự vật; những biến đổi về lượng không lập tức dẫn tới chỗ thủ tiêu hoặc tới thủ tiêu hoặc tới sự biến đổi chủ yếu của sự vật. Chỉ sau khi đã đạt được những giới hạn nhất định đối với từng sự vật, thì những biến đổi về lượng làm nảy sinh những biến đổi về chất. Theo nghĩa đó, tính qui định về lượng, khác tính qui định về chất, được đặc trưng bằng mối quan hệ bên ngoài với bản chất của sự vật. Vì vậy, trong quá trình nhận thức (ví dụ như trong toán học), nó có thể tách khỏi nội dung như tách khỏi một cái gì không quan trọng đối với sự vật. Khả năng áp dụng hết sức rộng rãi các lí luận toán học vào các lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên và kĩ thuật, kể cả Địa lí học là do chỗ Toán học nghiên cứu chủ yếu các quan hệ lượng. Chất không thể qui về lượng, như các nhà siêu hình học mưu toan làm. Không có sự vật nào lại chỉ có mặt lượng , mỗi sự vật đề là sự thống nhất của một chất và một lượng nhất định (độ); nó là một đại lượng về chất lượng (lượng), và là một chất được qui định về lượng. Nếu phạm vi đến độ sẽ dẫn tới sự thay đổi bản thân sự vật hoặc hiện tượng, tới chỗ biến nó thành một sự vật hoặc một hiện tượng khác (chuyển hóa những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất). 1.2.2. Thời gian và không gian (TG - KG) Là các hình thức tồn tại phổ biến của vật chất ; không gian là hình thức tồn tại của các khách thể và các quá trình vật chất được đặc trưng bằng cấu trúc và quảng tính của các hệ thống vật chất; còn thời gian là hình thức thay thế tiếp nhau của các hiện tượng và các trạng thái của vật chất được đặc trưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 bằng độ dài tồn tại của chúng. TG-KG đều có tính khách quan, không tách rời vật chất, gắn với vận động và với nhau, vô tận về số lượng và chất lượng. Đặc tính phổ biến của thời gian là độ dài, tính không lặp đi lặp lại, tính chất không quay ngược trở lại. Đặc tính phổ biến của không gian là quảng tính, sự thống nhất của tính liên tục và tính đứt đoạn. Không gian có ba chiều, còn thời gian chỉ có một chiều. Kết luận chủ yếu của thuyết tương đối A. Einstein chính là xác định rằng TG - KG không tự nó tồn tại, tách rời vật chất, mà nằm trong mối quan hệ qua lại phổ biến, trong đó chúng mất đi tính độc lập và xuất hiện như là những mặt tương đối của TG - KG thống nhất và không thể phân chia. Đồng thời khoa học còn chứng minh rằng thời gian và quảng tính của các vật thể phụ thuộc vào tốc độ vận động của các vật thể ấy, và kết cấu của continum 4 chiều (3 chiều không gian và 1 chiều của thời gian) - một hệ thống 4 biến số cần thiết để xác định một hiện tượng và các khối lượng vật chất và trường hấp dẫn do chúng tạo ra. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng - chứ không phải là duy vật địa lí - nhận thức của con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn và đúng đắn hơn về tính hiện thực khách quan của TG - KG. 1.2.3. Vận động và phát triển (VĐ - PT) Là thuộc tính quan trọng nhất, phương thức tồn tại của vật chất, bao hàm tất cả những quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Dưới hình thức chung nhất, vận động là sự biến đổi nói chung, là mọi sự tác động qua lại giữa các khách thể vật chất. Trong thế giới, không có vật chất nào không vận động, cũng như không thể có vận động mà không có vật chất. Vận động của vật chất là tuyệt đối; vật chất tự thân vận động, không do tác động từ bên ngoài, nguồn gốc của tự thân vận động là mâu thuẫn bên trong của sự vật và hiện tượng; cũng như vật chất, vận động không ai sáng tạo ra và không bị tiêu diệt. Vận động được bảo toàn cả về lượng và chất. Như vậy vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động nó biểu hiện sự tồn tại của nó; còn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 bất cứ sự đứng yên nào cũng chỉ là tương đối và là một trong những yếu tố của vận động. Một vật thể đang đứng yên so với Trái đất, cũng đang vận động cùng với Trái đất quanh Mặt trời, cùng với Mặt trời quay chung quanh trung tâm Thiên hà, v.v… Thế giới là vô tận, cho nên mọi vật thể đều tham gia vào vô số hình thức vận động. Tính bền vững về vật chất của các vật thể và tính ổn định của những đặc tính của vật thể cũng là kết quả của sự vận động của các hạt vi mô. Như vậy, vận động quyết định những đặc tính, tổ chức kết cấu và tính chất tồn tại của vật chất. Sự vận động của vật chất là nhiều vẻ theo những biểu hiện của nó và tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Trong quá trình phát triển của vật chất, xuất hiện những hình thức vận động phức tạp và mới về chất. Nếu sự vận động của hệ thống vật chất phục tùng một qui luật thống nhất nào đó là quá trình phát triển của hệ thống. Với sự phát triển đi lên, thì các mối liên hệ, cơ cấu và các hình thức vận động của các khách thể vật chất ngày càng phức tạp thêm, xuất hiện những kiến tạo tiến hóa từ thấp lên cao. Ngược lại, sự phát triển đi xuống thể hiện sự sa sút và suy sụp của hệ thống. Vận động là khái niệm chung hơn so với phát triển, vì vận động bao hàm mọi sự thay đổi, trong đó có cả thay đổi bề ngoài và ngẫu nhiên không phù hợp với qui luật phát triển bên trong của hệ thống. Vận động chính là mọi sự biến đổi nói chung, kể từ sự thay đổi vị trí trong không gian cho đến tư duy. Theo F.Enghen, có 5 hình thức vận động khác nhau về vật chất và trình độ cao thấp theo thứ tự : cơ học, vật lí, hóa, sinh vật, xã hội. Các hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hình thức vận động này luôn có khả năng chuyển hóa thành hình thức vận động khác trong những điều kiện cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 1.2. CHỈ TIÊU: DIỄN GIẢI, CẤU TRÚC, PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ DỮ LIỆU 1.2.1. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm Chỉ tiêu phát triển DCXH là khái niệm cơ bản, tuy không quá mới mẻ, nhưng lần đầu tiên được đưa vào CT&SGK Địa lí 9, do đó, được coi là khái niệm khung, làm cơ sở để nhận thức các đặc trưng phân hóa lãnh thổ theo vùng của Việt Nam. Khái niệm này là sản phẩm tư duy, kết quả của việc nắm vững các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của đối tượng vùng, là hình ảnh khách quan về sự khác biệt giữa các vùng. Với tư cách là một khái niệm, chỉ tiêu phát triển DCXH bao gồm hai bộ phận : nội hàm và ngoại diên. Nội hàm của khái niệm này là tập hợp các dấu hiệu bản chất được phản ánh một cách khách quan. Dấu hiệu bản chất của khái niệm này là những cái tồn tại đặc trưng dùng để so sánh với các chỉ tiêu khác. Đến lượt nó, các dấu hiệu được phân thành dấu hiệu cơ bản và dấu hiệu không cơ bản. Các dấu hiệu cơ bản qui định bản chất bên trong, đặc trưng về định chất của các vùng lãnh thổ; dấu hiệu không cơ bản không biểu thị bản chất, không có tính qui định định ._.lượng của sự vật và hiện tượng. Ngoại diên của khái niệm chỉ tiêu phát triển DCXH chứa đựng những dấu hiệu có trong nội hàm. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm liên hệ chặt chẽ, biểu thị tính thống nhất trong phản ánh tập hợp các đối tượng có dấu hiệu cơ bản chung. Là một khái niệm có tính địa lí, chỉ tiêu phát triển DCXH được coi là khái niệm tập hợp, phản ánh các yếu tố đặc trưng về định chất và định lượng, bao gồm 9 nhóm khái niệm chung : Mật độ dân số / Sự gia tăng tự nhiên của dân số, Tỉ lệ hộ nghèo / Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị / Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn / Thu nhập bình quân đầu người / Tỉ lệ người lớn biết chữ / Tuổi thọ trung bình (kì vọng sống) / Tỉ dân số thành thị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Nội hàm của mỗi khái niệm nêu trên được định nghĩa hoặc diễn giải về nội dung và thước đo định lượng. Ví dụ, chỉ tiêu về mật độ dân số ở ĐBSH năm 2009 là 432 người / km2, bao gồm 3 yếu tố ngoại diên : (1) định vị không gian : ĐBSH ; (2) Định vị thời gian : năm 2009; (3) Định lượng : 432 người trên km 2 . Theo toàn quốc và 7 vùng kinh tế, nội hàm của các chỉ tiêu phát triển DCXH được định nghĩa đồng nhất về định chất, định lượng, thời gian và không gian. Đem so sanh với mức chung toàn quốc và với từng vừng hoặc nhiều vùng, người ta có được ngoại diên rộng lớn, làm cơ sở để phân tích và so sánh sự vận động và phát triển vùng kinh tế lãnh thổ. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm chỉ tiêu phát triển DCXH về bản chất là khái niệm nền tảng trong nhận thức cũng như trong dạy học Địa lí, đúng như Đặng Văn Đức nhận định: " Khái niệm là nội dung của bài học và là đối tượng của sự lĩnh hội bởi học sinh, nó là một trong hai yếu tố khách quan, quyết định logic của bản thân quá trình dạy học" [10], [11]. Mỗi khái niệm luôn gắn với một sự vật, hiện tượng cụ thể - định vị không gian, thời gian; và như vậy việc gắn khái niệm vùng lãnh thổ, chỉ tiêu phát triển DCXH mang tính địa lí sâu sắc. Tuy nhiên, đây là khái niệm phức tạp, do đó, người ta cần tới sự diễn giải với mục đích làm dễ hiểu hơn các dấu hiệu bản chất, qua đó nhận thức sâu hơn về nội hàm và ngoại diên của khái niệm này. 1.2.2 Diễn giải và cấu trúc Tiêu chí là các đại lượng biểu thị và chất là lượng của một sự vật và hiện tượng địa lí, bao gồm các thuộc tính cơ bản về không gian và thời gian, trong đó không gian địa lí được thể hiện qua lãnh thổ có giới hạn của sự vận động (có diện tích, các đường viền phạm vi), qua các hướng vận động - gọi chung là vec tơ, thường mặc định là không gian địa lí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Cấu trúc một tiêu chí bao gồm hai phần chính : - Phần đính chất, thường là tiêu chí hay là chỉ dẫn địa lí của chỉ số. Ví dụ, tiêu biểu trong địa lí tự nhiên, đó là chỉ số khô hạn; trong Địa lí kinh tế - xã hội, đó là mật độ dân số, chỉ số phát triển dân cư; trong nghiên cứu sự phát triển con người, đó là chỉ số phát triển nhân văn - HDI; - Phần định lượng là đơn vị đo tương ứng theo không gian / lãnh thổ và theo thời gian. Trong nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các thuật ngữ khác nhau : Trong các báo cáo hàng năm của mình WB thường dùng thuật ngữ chỉ báo; Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê sử dụng rộng rãi các thuật ngữ : chỉ số - thường đo bằng %. Vị dụ : Chỉ số tăng trưởng kinh tế, chỉ số phát triển GDP,…Trong các báo cáo về kế hoạch phát triển KTXH ngắn hạn, trung hạn dài hạn người ta sử dụng thuật ngữ chỉ tiêu. Nhìn tổng quan, cấu trúc của một TIÊU CHI / CHỈ SỐ / CHỈ TIÊU nói chung và địa lí nói riêng thường bao gồm hai phần : (1) Tên gọi và / (2) Thước đo, trong đó kèm theo hai thuộc tính bắt buộc, đó là thời gian : theo năm / tháng và theo lãnh thổ, đó là các đơn vị hành chính hoặc các đơn vị lãnh thổ địa lí, cũng có thể nói đó là chỉ dẫn địa lí. 1.2.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu Đây là một khái niệm ra đời vào những năm cuối của thập kỷ 80. Nó bao hàm một loạt các kỹ thuật nhằm phát hiện ra các thông tin có giá trị tiềm ẩn trong các tập dữ liệu lớn (các kho dữ liệu). Về bản chất, khai phá dữ liệu liên quan đến việc phân tích các dữ liệu và sử dụng các kỹ thuật để tìm ra các mẫu hình có tính chính quy (regularities) trong tập dữ liệu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Năm 1989, Fayyad, Piatestsky-Shapiro và Smyth đã dùng khái niệm Phát hiện tri thức trong cơ sở dữ liệu (Knowledge Discovery in Database – KDD) để chỉ toàn bộ quá trình khám phá các tri thức có ích từ các tập dữ liệu lớn. Trong đó, khai phá dữ liệu là một bước đặc biệt trong toàn bộ quá trình, sử dụng các giải thuật để chiết xuất ra các mẫu (pattern) (hay các mô hình) từ dữ liệu. Các bước thực hiện khai thác dữ liệu : Các giải thuật khai phá dữ liệu thường được mô tả như những chương trình hoạt động trực tiếp trên file dữ liệu. Với các phương pháp toán học và thống kê trước đây, thường thì bước đầu tiên là các giải thuật nạp toàn bộ file dữ liệu vào trong bộ nhớ. Khi chuyển sang các ứng dụng công nghiệp liên quan đến việc khai phá các kho dữ liệu lớn, mô hình này không thể đáp ứng được. Không chỉ bởi vì nó không thể nạp hết dữ liệu vào trong bộ nhớ mà còn vì khó có thể chiết xuất dữ liệu ra các file đơn giản để phân tích được. Quá trình khai phá dữ liệu bắt đầu bằng cách xác định chính xác vấn đề cần giải quyết. Sau đó sẽ xác định các dữ liệu liên quan dùng để xây dựng giải pháp. Bước tiếp theo là thu thập các dữ liệu có liên quan và xử lý chúng thành thích hợp sao cho giải thuật khai phá dữ liệu có thể hiểu được. Về lý thuyết thì có vẻ rất đơn giản nhưng khi thực hiện thì đây thực sự là một quá trình rất khó khăn, gặp phải nhiều vướng mắc như: các dữ liệu phải được sao ra nhiều bản (nếu được chiết xuất vào các tệp), quản lý các tệp dữ liệu, phải lặp đi lặp lại nhiều lần toàn bộ quá trình (nếu mô hình dữ liệu thay đổi). Sẽ là quá cồng kềnh với một giải thuật khai phá dữ liệu nếu phải truy cập vào toàn bộ nội dung của cơ sở dữ liệu và làm những việc như trên. Có rất nhiều các giải thuật khai phá dữ liệu thực hiện dựa trên những thống kê đơn giản của cơ sở dữ liệu, khi mà toàn bộ thông tin trong cơ sở dữ liệu là quá dư thừa đối với mục đích của việc khai phá dữ liệu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Bước tiếp theo là chọn thuật toán khai phá dữ liệu thích hợp và thực hiện việc khai phá dữ liệu để tìm được các mẫu (pattern) có ý nghĩa dưới dạng biểu diễn tương ứng với các ý nghĩa đó (thường thì được biểu diễn dưới dạng các luật xếp loại, cây quyết định, phát sinh luật, biểu thức hồi quy,…). Các phương pháp khai phá dữ liệu (data mining) : Quá trình khai phá dữ liệu là quá trình phát hiện mẫu trong đó giải thuật khai phá dữ liệu tìm kiếm các mẫu đáng quan tâm theo dạng xác định như các luật, cây phân lớp, hồi quy, phân nhóm,… Một cơ sở dữ liệu là một kho thông tin nhưng các thông tin quan trọng hơn cũng có thể được suy diễn từ kho thông tin đó. Có hai việc chính để thực hiện việc này là suy diễn và quy nạp. Phương pháp suy diễn : Nhằm rút ra thông tin là kết quả logic của các thông tin trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ như toán tử liên kết áp dụng cho hai bảng quan hệ, bảng đầu chứa thông tin về các nhân viên và các phòng ban, bảng thứ hai chứa thông tin về các phòng ban và các trưởng phòng. Suy ra mối quan hệ giữa các nhân viên và trưởng phòng. Phương pháp suy diễn dựa trên các sự kiện chính xác để suy ra các tri thức mới từ các thông tin cũ. Mẫu chiết xuất được bằng cách sử dụng phương pháp này thường là các luật suy diễn. Phương pháp quy nạp : Phương pháp quy nạp là cơ sở để khai thác các thông tin được sinh ra từ cơ sở dữ liệu. Có nghĩa là nó tự tìm kiếm, tạo mẫu và sinh ra tri thức chứ không phải bắt đầu với các tri thức đã biết trước. Các thông tin mà phương pháp này đem lại là các thông tin hay các tri thức cấp cao diễn tả về các đối tượng trong cơ sở dữ liệu. Phương pháp này liên quan đến việc tìm kiếm các mẫu trong cơ sở dữ liệu. Trong khai phá dữ liệu, quy nạp được sử dụng trong cây quyết định và kết đoán / nhận định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Cây quyết định: Cây quyết định là một mô tả tri thức dạng đơn giản nhằm phân các đối tượng dữ liệu thành một số lớp nhất định. Các nút của cây được gắn nhãn là tên các thuộc tính, các cạnh được gán các giá trị có thể của các thuộc tính, các lá miêu tả các lớp khác nhau. Các đối tượng được phân lớp theo các đường đi trên cây, qua các cạnh tương ứng với giá trị của thuộc tính của đối tượng tới lá. Kết đoán và nhận định : Các kết đoán và nhận định được tạo ra nhằm suy diễn một số mẫu dữ liệu có ý nghĩa về mặt thống kê. Các luật có dạng : Nếu P thì Q với P là mệnh đề đúng với phần dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, Q là mệnh đề dự đoán. Ví dụ ta có một mẫu phát hiện được bằng phương pháp tạo luật: Nếu giá 1 kg táo < 5000 đồng thì số lượng táo bán ra sẽ tăng 5%. Những hệ luận như thế này được sử dụng rất rộng rãi trong việc miêu tả tri thức trong hệ chuyên gia. Chúng có thuận lợi là dễ hiểu đối với người sử dụng. Cây quyết định và luật có ưu điểm vì là hình thức miêu tả đơn giản, mô hình suy diễn khá dễ hiểu đối với người sử dụng. Tuy nhiên, giới hạn của nó là miêu tả cây và luật chỉ có thể biểu diễn được một số dạng chức năng và vì vậy giới hạn cả về độ chính xác của mô hình. Cho đến nay, đã có rất nhiều giải thuật suy diên sử dụng các luật và cây quyết định được áp dụng trong khoa học thống kê. Phương pháp này nhằm phát hiện ra các luật kết hợp giữa các thành phần dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Mẫu đầu ra của giải thuật khai phá dữ liệu là tập luật kết hợp tìm được. Ta có thể lấy một số ví dụ đơn giản về luật kết hợp như sau: Sự kết hợp giữa hai thành phần A và B có nghĩa là sự xuất hiện của A trong bản ghi kéo theo sự xuất hiện của B trong cùng bản ghi đó: A  B. Cho một lược đồ R = {A1,…Ap} các thuộc tính với miền giá trị {0,1}, và một quan hệ r trên R. Một tập luật kết hợp trên r được mô tả dưới dạng X  Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 B với X  R và BR\X. Về mặt trực giác, ta có thể phát biểu ý nghĩa của luật như sau: nếu một bản ghi của bảng có giá trị 1 tại mỗi thuộc tính thuộc X thì giá trị của thuộc tính B cũng là 1 trong cùng bản ghi đó. Ví dụ như ta có tập cơ sở dữ liệu về các mặt hàng bán trong siêu thị, các dòng tương ứng với các ngày bán hàng, các cột tương ứng với các mặt hàng thì giá trị 1 tại ô (20/10, bánh mì) xác định rằng bánh mì đã được bán ngày hôm đó và cũng kéo theo sự xuất hiện giá trị 1 tại ô (20/10, bơ). Cho WR, đặt s (W,r) là tần số xuất hiện của W trong r được tính bằng tỷ lệ của các dòng trong r có giá trị 1 tại mỗi cột thuộc W. Tần số xuất hiện của luật X  B trong r được định nghĩa là s(X{B},r) còn gọi là độ hỗ trợ của luật, độ tin cậy của luật là s(X{B},r)/s(X,r), ở đây X có thể gồm nhiều thuộc tính, B là giá trị không cố định. Nhờ vậy mà không xảy ra việc tạo ra các luật không mong muốn trước khi quá trình tìm kiếm bắt đầu. Điều đó cũng cho thấy không gian tìm kiếm có kích thước tăng theo hàm mũ của số lượng các thuộc tính ở đầu vào. Do vậy cần phải chú ý khi thiết kế dữ liệu cho việc tìm kiếm các luật kết hợp. Nhiệm vụ của việc phát hiện các luật kết hợp là phải tìm tất cả các luật X  B sao cho tần số của luật không nhỏ hơn ngưỡng  cho trước và độ tin cậy của luật không nhỏ hơn ngưỡng  cho trước. Từ một cơ sở dữ liệu ta có thể tìm được hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn các luật kết hợp. Ta gọi một tập con X  R là thường xuyên trong r nếu thoả mãn điều kiện s(X,r)  . Nếu biết tất cả các tập thường xuyên trong r thì việc tìm kiếm các luật kết hợp rất dễ dàng. Vì vậy, giải thuật tìm kiếm các luật kết hợp trước tiên đi tìm tất cả các tập thường xuyên này, sau đó tạo dựng dần các luật kết hợp bằng cách ghép dần các tập thuộc tính dựa trên mức độ thường xuyên. Các luật kết hợp có thể là một cách hình thức hoá đơn giản. Chúng rất thích hợp cho việc tạo ra các kết quả có dữ liệu dạng nhị phân. Giới hạn cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 bản của phương pháp này là ở chỗ các quan hệ cần phải thưa theo nghĩa không có tập thường xuyên nào chứa nhiều hơn 15 thuộc tính. Giải thuật tìm kiếm các luật kết hợp tạo ra số luật ít nhất phải bằng số các tập thường xuyên và nếu như một tập thường xuyên có kích thước K thì phải có ít nhất là 2K luật kết hợp. Thông tin về các tập thường xuyên được sử dụng để ước lượng độ tin cậy các tập luật kết hợp. Các phương pháp phân lớp và hồi quy phi tuyến : Các phương pháp này bao gồm một họ các kỹ thuật dự đoán để làm cho các kết hợp tuyến tính và phi tuyến của các hàm cơ bản (hàm sygmoid, hàm spine, hàm mành, hàm đa thức) phù hợp với các kết hợp của các giá trị biến vào. Các phương pháp thuộc loại này như mạng neuron truyền thẳng, phương pháp mành thích nghi,…(Freidman 1989, Cheng & Titterington 1994, Elder & Pregibon). Phân nhóm và phân đoạn (clustering and segmentation): Kỹ thuật phân nhóm và phân đoạn là những kỹ thuật phân chia dữ liệu sao cho mỗi phần hoặc mỗi nhóm giống nhau theo một tiêu chuẩn nào đó. Mối quan hệ thành viên của các nhóm có thể dựa trên mức độ giống nhau của các thành viên và từ đó xây dựng nên các luật ràng buộc giữa các thành viên trong nhóm. Một kỹ thuật phân nhóm khác là xây dựng nên các hàm đánh giá thuộc tính của các thành phần như là hàm của các tham số của các thành phần. Phương pháp này được gọi là phương pháp phân hoạch tối ưu (optimal partitioning). Một ví dụ ứng dụng của phương pháp phân nhóm theo độ giống nhau là cơ sở dữ liệu khách hàng, ứng dụng của phương pháp tối ưu ví dụ như phân nhóm khách hàng theo số các tham số và các nhóm thuế tối ưu có được khi thiết lập biểu thuế bảo hiểm. Mẫu đầu ra của quá trình khai phá dữ liệu sử dụng kỹ thuật này là các tập mẫu chứa các dữ liệu có chung những tính chất nào đó được phân tách từ cơ sở dữ liệu. Khi các mẫu được thiết lập, chúng có thể được sử dụng để tái tạo các tập dữ liệu ở dạng dễ hiểu hơn, đồng thời cũng cung cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 các nhóm dữ liệu cho các hoạt động cũng như công việc phân tích. Đối với cơ sở dữ liệu lớn, việc lấy ra các nhóm này là rất quan trọng. Các phương pháp dựa trên mẫu : Sử dụng các mẫu miêu tả từ cơ sở dữ liệu để tạo nên một mô hình dự đoán các mẫu mới bằng cách rút ra từ các thuộc tính tương tự như các mẫu đã biết trong mô hình. Các kỹ thuật bao gồm phân lớp theo láng giềng gần nhất, các giải thuật hồi quy (Dasarathy 1991) và các hệ thống suy diễn dựa trên tình huống (case-base reasoning) (Kolodner 1993). Khuyết điểm của các kỹ thuật này là cần phải xác định được khoảng cách, độ đo giống nhau giữa các mẫu. Mô hình thông thường được đánh giá bằng phương pháp đánh giá chéo trên các lỗi dự đoán (Weiss & Kulikowski, 1991). “Tham số” của mô hình được đánh giá có thể bao gồm một số láng giềng dùng để dự đoán và độ đo khoảng cách. Giống như phương pháp hồi quy phi tuyến, các phương pháp này khá mạnh trong việc đánh giá xấp xỉ các thuộc tính nhưng lại rất khó hiểu vì mô hình không được định dạng rõ ràng mà tiềm ẩn trong dữ liệu. Mô hình phụ thuộc dựa trên đồ thị xác suất : Các mô hình đồ thị xác định sự phụ thuộc xác suất giữa các sự kiện thông qua các liên hệ trực tiếp theo các cung đồ thị (Pearl 1988; Whittaker, 1990). Ở dạng đơn giản nhất, mô hình này xác định những biến nào phụ thuộc trực tiếp vào nhau, những mô hình này chủ yếu được sử dụng với các biến cố giá trị rời rạc hoặc phân loại. Tuy nhiên cũng được mở rộng cho một số trường hợp đặc biệt như mật độ Gaussian hoặc cho các biến giá trị thực. Trong trí tuệ nhân tạo và thống kê, các phương pháp này ban đầu được phát triển trong khuôn khổ của các hệ chuyên gia. Cấu trúc của mô hình và các tham số (xác suất có điều kiện được gắn với các đường nối của đồ thị) được suy ra từ các chuyên gia. Ngày nay, các phương pháp này đã được phát triển, cả cấu trúc và các tham số mô hình đồ thị đều có thể học trực tiếp từ cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 sở dữ liệu (Buntine; Heckerman). Tiêu chuẩn đánh giá mô hình chủ yếu là ở dạng Bayesian. Việc đánh giá tham số là một sự kết hợp các đánh giá dạng đóng (closed form estimate) và các phương pháp lặp phụ thuộc vào việc biến được quan sát trực tiếp hay ở dạng ẩn. Việc tìm kiếm mô hình dựa trên các phương pháp “leo đồi” trên nhiều cấu trúc đồ thị. Các tri thức trước đó, ví dụ như việc sắp xếp một phần các biến dựa trên các mối quan hệ nhân quả, có thể rất có ích trong việc thu hẹp không gian tìm kiếm mô hình. Mặc dù các phương pháp này mới ở giai đoạn đầu của việc nghiên cứu nhưng nó đã cho thấy nhiều hứa hẹn vì dạng đồ thị dễ hiểu hơn và biểu đạt được nhiều ý nghĩa hơn đối với con người. Mô hình hóa quan hệ: Trong khi mẫu chiết xuất được bằng các luật suy diễn và cây quyết định gắn chặt với các mệnh đề logic (propositional logic) thì mô hình học quan hệ (còn được gọi là lập trình logic quy nạp – Inductive logic programming) sử dụng ngôn ngữ mẫu theo thứ tự trước (first-order logic) rất linh hoạt. Mô hình này có thể dễ dàng tìm ra công thức: X=Y. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về các phương pháp đánh giá mô hình này đều theo logic trong tự nhiên. Khai phá dữ liệu văn bản (Text Mining): Kỹ thuật này được ứng dụng trong một loạt các công cụ phần mềm thương mại. Công cụ khai phá dữ liệu rất phù hợp với việc tìm kiếm, phân tích và phân lớp các dữ liệu văn bản không định dạng. Các lĩnh vực ứng dụng như nghiên cứu thị trường, thu thập tình báo,… Khai phá dữ liệu dạng văn bản đã được sử dụng để phân tích câu trả lời cho các câu hỏi mở trong khảo sát thị trường, tìm kiếm các tài liệu phức tạp. Mạng neuron là một tiếp cận tính toán mới liên quan đến việc phát triển các cấu trúc toán học với khả năng lọc. Các phương pháp là kết quả của việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 nghiên cứu mô hình học của hệ thống thần kinh con người. Mạng neuron có thể đưa ra ý nghĩa từ các dữ liệu phức tạp hoặc không chính xác và có thể được sử dụng để chiết xuất các mẫu và phát hiện ra các xu hướng quá phức tạp mà con người cũng như các kỹ thuật máy tính khác không thể phát hiện được. Khi đề cập đến khai thác dữ liệu, người ta thường đề cập nhiều đến mạng neuron. Tuy mạng neuron có một số hạn chế gây khó khăn trong việc áp dụng và triển khai nhưng nó cũng có những ưu điểm đáng kể. Một trong số những ưu điểm phải kể đến của mạng neuron là khả năng tạo ra các mô hình dự đoán có độ chính xác cao, có thể áp dụng được cho rất nhiều loại bài toán khác nhau đáp ứng được các nhiệm vụ đặt ra của khai phá dữ liệu như phân lớp, phân nhóm, mô hình hoá, dự báo các sự kiện phụ thuộc vào thời gian,… Đặc điểm của mạng neuron là không cần gia công dữ liệu nhiều trước khi bắt đầu quá trình học như các phương pháp khác. Tuy nhiên, để có thể sử dụng mạng neuron có hiệu quả cần phải xác định các yếu tố khi thiết kế mạng như: Mô hình mạng là gì? Mạng cần có bao nhiêu nút? Khi nào thì việc học dừng để tránh bị “học quá”? Ngoài ra còn có rất nhiều bước quan trọng cần phải làm để xử lý dữ liệu trước khi đưa vào mạng neuron để mạng có thể hiểu được (ví dụ như việc chuẩn hoá dữ liệu, đưa tất cả các tiêu chuẩn dự đoán về dạng số). Mạng neuron được đóng gói với những thông tin trợ giúp của các chuyên gia đáng tin cậy và được các chuyên gia đảm bảo các mô hình này làm việc tốt. Sau khi học, mạng có thể được coi là một chuyên gia trong lĩnh vực thông tin mà nó vừa được học. Như vậy, nhìn vào các phương pháp giới thiệu ở trên, chúng ta thấy có rất nhiều các phương pháp khai phá dữ liệu. Mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng phù hợp với một lớp các bài toán với các dạng dữ liệu và miền dữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 liệu nhất định. Giả sử đối với bài toán dự đoán theo thời gian, trước kia người ta thường đặt nhiệm vụ cho việc khai phá các mẫu dạng này là hồi quy dự đoán hoặc các mô hình hồi quy tụ động dựa trên thống kê,… Mới đây, các mô hình khác như các hàm phi tuyến, phương pháp dựa trên mẫu, mạng neuron đã được áp dụng để giải loại bài toán này. Mặc dù nhìn bề ngoài ta thấy có rất nhiều các phương pháp và ứng dụng khai phá dữ liệu nhưng cũng không có gì là lạ khi nhận thấy chúng có một số thành phần chung. Hiểu quá trình khai phá dữ liệu và suy diễn được mô hình dựa trên những thành phần này là ta đã thực hiện được nhiệm vụ của khai phá dữ liệu. 1.3. TIÊU CHÍ HÓA TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ VÙNG LÃNH THỔ DÂN CƢ Xà HỘI 1.3.1. Trong nghiên cứu vùng địa lí tự nhiên Địa lí học là hệ thống các khoa học có đối tượng chủ yếu là sự vận động của bộ ba khái niệm Tự nhiên - Xã hội - Con người. Phương pháp luận cơ bản đặc trưng của Địa lí học là cách tiếp cận phát triển vùng lãnh thổ - một nội dung cơ bản của khái niệm không gian và thời gian của một đối tương địa lí học như là một phạm trù triết học ứng dụng trong Địa lí học. Đặc trưng không gian lãnh thổ bao giờ cũng qui về việc xác định các giới hạn lãnh thổ vùng, hay nói khác đi là xác định được hệ thống vùng lãnh thổ dựa trên một hệ qui chiếu nào đó, còn được gọi là hệ tiêu chí địa lí. Để tìm hiểu nội dung nói trên chúng ta có thể tham khảo cách tính chỉ số tương quan nhiệt - ẩm của GS Vũ Tự Lập dung cho việc xác định sự phân hóa đai cao của Việt Nam. Chỉ số tương quan nhiệt - ẩm được tính theo công thức sau : K = R*0.1 t 0 ─ 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Khô : K = 1.00 Ẩm : K = 2.1 - 3.00 R : Lượng mưa trung bình năm (mm/năm) t 0 = Tổng nhiệt độ > 00C Hơi khô : K = 1 - 1.5 Hơi ẩm : K = 1.51 - 2.00 Ẩm ướt : K ≥ 3.00 Kết quả tính toán theo chỉ số tương quan nhiệt ẩm nói trên, tác giả đã phân chia các đai nội chí tuyến như sau : - Á đai 0 - 600 m là đai nội chí tuyến chân núi với đặc điểm là có mùa hè nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 250C, thích hợp với các loại sinh vật nhiệt đới về xích đạo điển hình. Do tác động của bức chắn và bóng chắn của địa hình đồi, mà trong số đai có tới 3 tương quan nhiệt ẩm từ khô (<1.00) đến ẩm ướt (> 3.00). Tổng nhiệt độ trong đai đều > 70000, từ phía nam Quy Nhơn trở vào đã trên 95000. Các á đai nội chí tuyến khô đến ẩm ướt chân núi được phân ra như sau : Á đai 0 - 100 m : ở miền bắc cũng không có mùa đông lạnh (với nhiệt độ trung bình tháng dưới 150C thì bất lợi cho cây nhiệt đới khó tính; ở miền nam nóng quanh năm. Á đai 100 - 300 m ; ở miền bắc có nới đã có mùa đông rét (nơi đầu gió); ở miền nam mùa nóng giảm sút. Á đai 300 - 600 m : ở miền bắc nhiều nới có mùa đông rét; ở miền nam mùa nóng chỉ còn 6 tháng trở xuống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Từ 600 đến 2600 m là đai á nhiệt đới hơi ẩm (K = 1.50) đến ẩm ướt (K ≥ 3.00) trên núi, với tổng nhiệt độ > 45000 và mùa hè mát với nhiệt độ trung bình tháng < 25 0 C. Những cây nhiệt đới và xích đạo khó tính đòi hỏi nhiệt lượng cao không lên quá 600 m; tại á đai này phổ biến là các loài á nhiệt đới và ôn đới có xen các loài nhiệt đới có biên dộ sinh thái rộng. GS Vũ Tự Lập phân thành các á đai như sau : - Á đai 600 - 1000 m, ở miền bắc, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và á đai này tuy vẫn còn tính chuyển tiếp từ nội chí tuyến chân núi lên á đai nhiệt đới trên núi, nhưng tính chất chuyển tiếp thiên về phía á nhiệt đới thể hiện ở ưu thế các loài nhiệt đới. Tại miền nam do không có ảnh hưởng của gió mùa đông bắc cho nên tính chất chuyển tiếp thiên về nội chí tuyến, tuy vẫn phải coi như là á đai chuyển tiếp, vì không có nhiệt độ trung bình tháng > 250C cho phép các loài á xích đạo và xích đạo phát triển. Tóm lại á đai 600 - 1000 m là đai chuyển tiếp từ nội chí tuyến chân núi lên á nhiết đới trên núi, ở cả hai miền bắc, nam. - Á đai 1000 - 1600 m là á đai mang tính chất á nhiệt đới rõ, với đất vàng á nhiệt đới nhiều mùn. - Á đai 1600 - 2600 m : á này có một đặc điểm đáng chú ý là tháng nóng nhất không quá 200C, nghĩa là mùa nóng tương đương với mùa hạ ôn đới. Từ 2600 m trở lên là đai ôn đới trên núi, quanh năm rét < 150C, mùa đông xuống < 10 0 C. Qua ví dụ nêu trên chúng ta thấy vai trò của việc xác định : (1) các tiêu chí (Chỉ số tương quan nhiệt - ẩm - còn gọi là chỉ số khô hạn) với (2) các chỉ tiêu tương ứng - các giá trị đo từ 0 đến > 3 quan trọng như thế nào đối với việc xác định các đai cao địa lí tự nhiên Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 1.3.2. Trong nghiên cứu vùng địa lí kinh tế - xã hội Viên CLPT - Bộ KH&ĐT đã xác định hệ thống các tiêu chí mới, chủ yếu là hệ thống tiêu chí với các chỉ số / chỉ tiêu tương ứng về chuyên môn hóa và phát triển đang dạng các loại hình, các thành phần kinh tế có tính tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để phân vùng KTXH với tầm nhìn đến năm 2020. [28]. Theo đó, những tiêu chí phân vùng KTXH ở Việt Nam đã được xác định trên cơ sở các nguyên tắc sau : Nguyên tắc thứ nhất là phân vùng dựa trên cơ sở nhóm gộp cho các đơn vị hành chính tỉnh có tính tương đồng theo các điều kiện phát triển; Nguyên tắc thứ hai là phân vùng dựa trên trình độ KTXH trong đó sự gắn kết của vùng thông qua vai trò của hệ thống đô thị, quan hệ giữa đô thị và vùng ảnh hưởng của chúng, xét đến cả các điều kiện của lịch sử. Nguyên tắc này phản ánh nguyên nhân của sự phát triển; Nguyên tắc thứ ba là tính phù hợp với khả năng quản lý trên góc độ tư vấn và lập quy hoạch phát triển. Nguyên tắc này phản ánh những điều kiện của công tác quản lý, tư vấn tham mưu cho những người ra quyết định. Để xác định hệ thống vùng trong thời kỳ đến năm 2020, Viện CLPT - Bộ KH&ĐT kiến nghị hai nhóm tiêu chí : (1) Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất của các yếu tố phát triển; (2) Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất các chức năng, nhiệm vụ của vùng. + Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất của các yếu tố phát triển - Về các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; - Về các yếu tố dân số và nguồn lao động; - Về trình độ phát triển kết cấu hạ tầng; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 - Yếu tố văn minh, văn hoá dân tộc. Dựa vào các yếu tố trên này để phân lãnh thổ quốc gia các vùng khác nhau. + Nhóm tiêu chí thuộc về sự đồng nhất các chức năng, nhiệm vụ của vùng. Để đo lường trình độ phát triển của vùng, người ta thường dùng hệ các chỉ tiêu mà trong đó chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được chú ý nhiều nhất. Nhưng chỉ tiêu này có tính hạn chế trong phạm vi nhỏ, cho nên, người ta lại thiết kế một số nhóm chỉ tiêu phức hợp để đo lường trình độ phát triển của vùng. + Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). + Hệ thống chỉ tiêu mang tính tổng hợp. 1.Tuổi thọ thời kỳ dự kiến khi ra đời; 2.Tỷ lệ của dân số cư trú tại điểm dân cư > 2 vạn người trong tổng dân số; 3.Tiêu dùng prôtit động vật tính bình quân người, ngày; 4.Tổng số người học trung học và tiểu học; 5. Số người học đào tạo về công việc làm chủ yếu; 6. Số báo phát hành cho mỗi 1.000 người; 7. Số người cư trú bình quân trong mỗi phòng ở; 8.Tỷ lệ người có điện, nước, khí than sử dụng trong dân số có việc làm; 9.Tỷ lệ người thu nhập bằng lương trong tổng dân số hoạt động kinh tế; 10. Sản lượng nông nghiệp của một lao động nông nghiệp nam giới; 11.Tiêu dùng điện bình quân đầu người; 12.Tiêu dùng sắt thép bình quân đầu người; 13.Tiêu dùng năng lượng bình quân đầu người; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 14. Tỷ lệ ngành chế độ trong tổng giá trị sản xuất trong nước; 15. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân đầu người; + Hệ thống chỉ tiêu HDI là chỉ số phát triển nguồn nhân lực hoặc chỉ tiêu PQLI là chỉ số chất lượng cuộc sống vật chất. + Hệ thống các chỉ tiêu đề tài kiến nghị bao gồm các nội dung dưới đây: 1. Tổng quy mô kinh tế vùng: dùng chỉ số GDP để biểu thị. 2. Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng tỷ lệ tăng hàng năm của GDP. 3. Số tỉ trọng cơ cấu công nghiệp hoá tính theo công thức dưới đây : Tỉ trọng cơ cấu công nghiệp hóa (%) = (Giá trị sản xuất công nghiệp vùng / Tổng sản phẩm quốc nội - GDP ) / (Lao động công nghiệp vùng / Lao động xã hộ vùng) 4. Điều kiện chuyển đổi cơ cấu: Lấy mức thu nhập bình quân đầu người làm chủ đạo, hơn nữa, đồng thời chú ý tới các mặt quy mô dân số, độ phong phú tài nguyên và cấp cơ cấu hiện có. Căn cứ theo giá trị tới hạn đi vào thời kì tăng tốc chuyển đổi cơ cấu của nước ngoài đã xác định. 5. Tố chất văn hoá của dân số (dân số có trình độ văn hoá trên trung học, đại học/dân số mù chữ và nửa mù chữ). 6. Trình độ đô thị hoá. 7. Chất lượng cuộc sống biểu thị bằng mức tiêu dùng của dân cư. Sau khi tính toán được toàn bộ các chỉ tiêu kể trên, tiến hành tính số bình quân m của chúng, số bình quân hình học m là chỉ số tổng hợp trình độ phát triển KTXH của vùng. Việc chọn chỉ tiêu đánh giá đã chú ý tới nhiều yếu tố, diện phủ của chỉ tiêu tương đối lớn; điểm chưa hoàn thiện và phân lượng của chỉ tiêu kinh tế và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 chỉ tiêu chất lượng cuộc sống không đủ, vả lại, chỉ tiêu tổng hợp tính theo phương pháp bình quân là tiến hành trên cơ sở giả định đóng góp của các chỉ tiêu đối với trình độ phát triển KTXH là như nhau, nhưng thực tế, sự đóng góp của các chỉ tiêu không có khả năng như nhau. Phương pháp này đã phản ánh được một cách tương đối khách quan trình độ phát triển của các địa phương. Trên cơ sở các chỉ tiêu đó, tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích phân vùng và áp dụng các chỉ tiêu đó cho toàn lãnh thổ nghiên cứu, phân hạng các đơn vị cấp tỉnh, đưa ra phương án về hệ thống vùng. Tất nhiên để lựa chọn và á._.Kịch bản 3 : Truy cập vào mạng interrnet theo địa chỉ: WEBSITE : Tìm số liệu về tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 2009 và điền vào bảng. Sau đó làm các câu hỏi khai thác : Dựa vào bảng 2.1. trong SGK Địa lí 9, hãy xác định : a. Các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất Hãy so sánh t? l? gia tang t? nhiên c?a dân s? gi?a các nam 1999 và nam 2009 qua b?ng s? li?u du? i dây: 1,9 1,2 1,1 0,9 1,2 2,3 2,4 1,2 2,19 1,30 1,11 1,47 1,46 2,11 1,37 1,39 -Tây B?c -Ðông B?c -ÐB sông H?ng -B?c Trung B? -Duyên h?i Nam Trung B? -Tây Nguyên -Ðông Nam B? -ÐB Sông C?u Long 1,41,43 1,12 1,52 C? nu?c Thành th? Nông thôn T? l? GTTN c?a dân s? nam 2009 (%) T? l? GTTN c?a dân s? nam 1999 (%) Các vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 b. Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất c. Các vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn trung bình cả nước Bài 20 : Vùng Đồng bằng sông Hồng Chọn mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội Trên cơ sở tôn trọng giáo án đã soạn của các GV nhận thực nghiệm mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội ở ĐBSH (trang 73 SGK Địa lí 9, tái bản năm 2009), và đề nghị họ chọn một trong 3 kịch bản, tương ứng với 3 cách tiếp cận : (Thiết kế toàn bài tại Phụ lục 2) Kịch bản 1 : - Cung cấp số liệu về mật độ dân số của vùng ĐBSH, TDMN Bắc Bộ, TN và cả nước năm 2009. Hướng dẫn HS tính chênh lệch về mật đọ dân số của ĐBSH với các vùng và cả nước. Sau đó thảo luận bằng cách trả lời câu hỏi trắc nghiệm. - Tích hợp theo phương pháp dạy học phát triển, tức là cung cấp cho HS tệp thông tin mới về Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng dựa trên số liệu năm 2009 bằng việc thiết lập bảng số liệu mới Kịch bản 2 : Tích hợp số liệu mới có sự trợ giúp của phần mềm thông dụng PowerPoint. Theo đó, chúng tôi thiết kế 4 slide : Slide 1 : Tỉ lệ gia tăng dân tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999; : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng , năm 2009 Slide 2 : Thảo luận về vùng có tỉ lệ gia tăng dân số thấp nhất với các câu hỏi trắc nghiệm Slide 3. Thảo luận về vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước : Tây Nguyªn / §«ng Nam Bé Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Th?o lu?n Tây Nguyên và Ðông Nam B? có t? l? gia tang dân s? t? nhiên cao hon m?c trung bình c?a c? nu?c em hãy gi?i thích nguyên nhân? (D?a vào di?u ki?n t? nhiên và tình hình kinh t? xã h?i) -Nhóm 1,3 vùng Tây Nguyên. -Nhóm 2,4 vùng Ðông Nam B?. BT: Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng nhất  1.Vì sao Bắc Trung Bộ là vùng có tỷ lệ gia tăng DS (Năm2009) thấp nhất cả nước? A.Là nơi cư trú của địa bàn dân tộc ít người.  B.Là nơi địa hình có sự chia cắt, hiểm trở  C.Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.  . Tấ cả các ý trên.D Liên hệ với tình hình gia tăng dân số của tỉnh T ái Nguyên.Slide 4. Thảo luận về quan sát tỉ lệ gia tăng tự hiên ở địa bàn em sinh sống. Slide 1 Slide 2 Slice 3 Slice 4 Kịch bản 3 : Truy cập và mạng interrnet theo địa chỉ: WeBSITE : Tìm số liệu về tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 2009 và điền vào bảng. Sau đó làm các câu hỏi khai thác : Dựa vào bảng 2.1. mới, hãy xác định : a. Các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhât b. Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất c. Các vùng có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn trung bính cả nước 3.3. TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ 3.3.1. Triển khai thực nghiệm Trên cơ sở GV chọn kịch bản thích hợp, lớp thực nghiệm, chuẩn bị giáo án, phương tiện dạy học, các phiếu khảo sát, phiếu đánh giá nhận xét, lập kế Hãyso sánh t?l?gia tang t? nhiên c?a dân s?gi?a các nam1999 và nam 2009 qua b?ng s? li?u du?i dây: 1,9 1,2 1,1 0,9 1,2 2,3 2,4 1,2 2,19 1,30 1,11 1,47 1,46 2,11 1,37 1,39 -Tây B?c -Ðông B?c -ÐB sôngH?ng -B?c Trung B? -Duyên h?i Nam Trung B? -Tây Nguyên -Ðông Nam B? -ÐB Sông C?u Long 1,41,43 1,12 1,52 C? nu?c Thành th? Nông thôn T?l? GTTN c?a dân s? nam2009 (%) T?l? GTTN c?a dâns? nam1999 (%) Các vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 hoạch thực nghiệm, xác định phạm vi thực nghiệm, chọn trường, chọn giáo viên, thời gian thực nghiệm. Đại bộ phận GV chọn kịch bản 1 và 2. Do không nối mạng internet, không có GV nào chọn kịch bản 3. 3.3.2. Phƣơng pháp đánh giá Căn cứ đánh giá - xây dựng thang điểm - Dựa vào kết quả điều tra ban đầu của học sinh. - Số học sinh tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. - Dựa vào kết quả trả lời của học sinh. - Các căn cứ trên chủ yếu đánh giá về mặt định tính. Đánh giá chất lượng hiệu quả dạy học về mặt định lượng qua các bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Đề kiểm tra phối hợp giữa kiến thức Địa lí với kiến thức theo câu hỏi trắc nghiệm khách quan và kĩ năng cập nhật - Loại giỏi : điểm 9, 10. - Loại khá : điểm 7, 8. - Loại trung bình : điểm 5, 6. - Loại yếu : điểm 3, 4. - Loại kém: điểm < 3 3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm (Xem các bảng số liệu 3.4 / 3.5 / 3.6 / 3.7) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với Bài 2 Trường Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TS HS Hoàng Văn Thụ Thực ngiệm 9A4 1 3 3 7 8 7 2 31 Đối chứng 9A1 1 3 5 5 6 6 4 2 32 Tân Cƣơng Thực ngiệm 9A2 2 3 4 6 7 6 1 29 Đối chứng 9A1 1 4 3 4 6 7 4 1 30 Quyết Thắng Thực ngiệm 9A3 2 4 2 6 7 7 2 30 Đối chứng 9A1 2 3 5 4 5 6 5 1 31 Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với Bài 2 Trường Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TS HS Hoàng Văn Thụ Thực nghiệm 9A4 2 6 8 8 4 3 31 Đối chứng 9A1 1 4 7 8 7 3 2 32 Tân Cƣơng Thực nghiệm 9A2 1 3 6 6 7 4 2 29 Đối chứng 9A1 1 2 4 6 7 7 2 1 30 Quyết Thắng Thực nghiệm 9A3 2 5 6 7 7 2 1 30 Đối chứng 9A1 3 5 5 8 6 3 1 31 Bảng 3.6. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 1 với Bài 20 Trường Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TS HS Hoàng Văn Thụ Thực nghiệm 9A4 4 6 6 6 6 3 31 Đối chứng 9A1 1 5 7 2 6 4 1 32 Tân Cƣơng Thực nghiệm 9A2 2 6 8 10 3 29 Đối chứng 9A1 1 2 7 8 6 3 3 0 30 Quyết Thắng Thực nghiệm9A3 1 5 5 6 7 5 1 30 Đối chứng 9A1 2 7 6 6 5 4 1 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Bảng 3.7. Kết quả thực nghiệm theo kịch bản 2 với Bài 20 Trường Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TS HS Hoàng Văn Thụ Thực nghiệm A4 1 3 3 7 8 7 2 31 Đối chứng 9A1 3 6 5 6 6 4 2 32 Tân Cƣơng Thực nghiệm A2 2 3 4 6 7 6 1 29 Đối chứng 9A1 1 4 3 4 6 7 4 1 30 Quyết Thắng Thực ghiệm 9A3 2 4 2 6 7 7 2 30 Đối chứng 9A1 2 3 5 4 5 6 5 1 31 Kết quả kiểm tra của học sinh về nhận thức và kĩ năng xử lí số liệu thông tin, sau khi xử lí bằng tính toán bằng phương pháp thống kê, chúng tôi thể hiện trong đồ thị sau : [Hình 3.1]. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi % 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 HS Hoàng Văn Thụ Quyết Tháng Tân Cương Thực nghiệm Đối chứng Hình 3.1. Đánh giá tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm Nguồn : Xử lí từ số liệu các bảng số liệu 3.3 - 3.6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Nhận định chung kết quả thực nghiệm Nhờ chẩn bị tốt các khâu chọn trường, GV thực nghiệm, điều tra cơ bản, thiết kế giao án bằng cách tích hợp hai kihjc bản phù hợp với sự lụa chọn cua GV và điều kiện cơ sở vật chất dạy học, mà kết quả thực nghiệm diễn ra đúng với dự kiến. Về phía HS, các em hứng thú làm các phần bài tập trắc nghiệm, thảo luận sôi nổi. Kết quả tính bằng điểm cao hơn so với dạy học theo cách bình thường trước thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy sự phân hóa về trình độ HS. Kết quả khá với HS thành phố cả về kĩ năng và nhận thức. HS ngoại thành kết quả có nâng lên đáng kể về kĩ năng, nhưng yếu hơn về nhận thức vấn đề. Kết quả tương thích với trình độ GV. GV lâu năm có số HS giỏi về kĩ năng nhưng kém chút ít về kĩ thuật vi tính. Các GV trẻ nhanh nhẹn, sử dụng phương tiện vi tính tốt hơn, nên kết quả về kĩ năng tốt hơn. Xét tổng thể, chúng tôi rất lấy làm tiếc không thể thực hiện được Kịch bản 3 do các trường chưa có điều kiện nối mạng internet. Tiểu kết chương 3 Mục đích và nhiệm vụ chủ yếu của thực nghiệm sư phạm là qua đó đánh giá việc cập nhật các vấn đề và thước đo các chỉ số phát triển DCXH theo vùng ở một số trường THCS tỉnh Thái Nguyên. Việc thực nghiệm được tiến hành tại 3 trường THCS đại diện cho nội thành, ngoại hành - nông thôn - và vùng giữa nội thành với ngoại thành. Hai bài tiêu biểu được chọn để thực nghiệm là mục II Gia tăng dân số trong Bài 2 : Dân số và gia tăng dân sô Việt Nam; mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội trong Bài 20 : Đồng bằng sông Hồng. Việc cập nhật được tiến hành bằng việc lựa chon một trong 3 kịch bản : Kịch bản 1: Phương pháp tích hợp theo dạy học phát triển; Kịch bản 2 : Sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint trợ giúp; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Kịch bản 3 : Truy cập và xử lí số liệu qua mạng. Các GV thực nghiệm chọn kịch bản 1 và 2. Kịch bản 3 không chọn thực hiện do các trường không nối mạng internet. Nhờ chuẩn bị tốt mọi mặt thực nghiệm mà các HS hứng thú làm phần bài tập trắc nghiệm, thảo luận sôi nổi. Kết quả tính bằng điểm cao hơn so với dạy học theo cách bình thường trước thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy sự phân hóa về trình độ HS. Kết quả khá với HS thành phố cả về kĩ năng và nhận thức. HS ngoại thành kết quả có nâng lên đáng kể về kĩ năng, nhưng yếu hơn về nhận thức vấn đề. Kết quả tương thích với trình độ GV. Các GV trẻ năng động, sử dụng thành thạo hơn các máy vi tính, nên kết quả về kĩ năng của HS cao hơn. Xét về tổng thể, sử dụng các nộ dung và số liệu mới để cập nhật hệ thống tiêu chi phát triển DCXH theo vùng là hợp lí, có hiệu quả nâng cao kĩ năng cũng như nhận thức của GV và HS. Đây là việc làm cần thiết và có thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay ở các trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí Việt Nam . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đề tài đã hoàn thành mục đích yêu cầu và nhiệm vụ đề ra ban đầu là: Nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát DCXH, xã hội theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa Lí 9, với mục đích nâng cao chất lượng dạy theo CT & SGK Địa lí 9, trước hết là phần hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội theo vùng của Việt Nam. Các nhiệm vụ cơ bản của đề tài đã thực hiện được là: Thu thập tài liệu về lí luận, quan điểm, phương pháp và cách tiếp cận cập nhật phù hợp với yêu cầu của CT&SGK; đã thử nghiệm để đánh giá các giả thiết lí luận và kiến nghị cập nhật hệ thống chỉ tiêu theo vùng kinh tế. 2. Hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH trong SGK Địa lí 9 đã được biên soạn cách đây 10 năm, chủ yếu dựa vào số liệu thống kê năm 1999. Đến nay, tình hình đất nước và thế giới đã có nhiều thay đổi, trên nhiều phương diện hệ thống chỉ tiêu đó không còn phù hợp, đòi hỏi phải được cập nhật, đổi mới. trên quan điểm của ba cặp phạm trù : CL-SL/ TG-KH / VĐ-PT. Điều đó cũng là đòi hỏi của việc dạy học các môn Địa lí nói chung và dạy học Địa lí Việt Nam nói riêng theo hướng tích cực hóa, đầu tiên và trước hết phải cập nhật nội dung mục III về các chỉ tiêu phát triển DCXH trong các bài học về phân hóa lãnh thổ theo vùng kinh tế trong SGK Địa lí 9. Nhận thức được cơ sở lí luận và tầm quan trọng của việc cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH, chúng tôi đã nghiên cứu diễn giải các thuật ngữ : tiêu chí, chỉ số, chỉ tiêu, chỉ báo cũng như các phương pháp và kĩ thuật khai thác dữ liệu nhằm làm cơ sở cho việc cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng và vận dụng trong dạy học Địa lí 9. 3. Việc cập nhật hệ thống các chỉ tiêu phát triển DCXH theo vùng phải đảm bảo tập trung làm rõ một số vấn đề : Mật độ dân số (người / km2) / Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (%) / Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị / thiếu việc làm ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 nông thôn (%) / Tỉ lệ hộ nghèo và vấn đề giảm nghèo / Thu nhập bình quân một tháng / tỉ lệ người lớn biết chữ / tuổi thọ trung bình. Tỉ lệ dân thành thị / nông thôn (%) được coi là chỉ số phát triển quan trọng và có tính địa lí tiêu biểu. Về việc cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển DCXH theo 7 + 1 vùng trong CT & SGK Địa lí 9 gồm các vùng : TDMN Bắc Bộ / ĐBSH / BTB / DHNTB / TN / ĐNB / ĐBSCL và (+) vùng Biển - Đảo. 4. Việc thực nghiệm được tiến hành tại 3 trường THCS đại diện cho nội thành, ngoại hành - nông thôn - và vùng giữa nội thành với ngoại thành. Hai bài tiêu biểu được chọn để thực nghiệm là mục II Gia tăng dân số trong Bài 2 : Dân số và gia tăng dân số Việt Nam; mục III : Đặc điểm dân cư, xã hội trong Bài 20 : Đồng bằng sông Hồng. Việc cập nhật được tiến hành bằng việc lựa chon một trong 3 kịch bản : Kích bản 1. Phương pháp tích hợp theo dạy học phát triển; Kịch bản 2 : Sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint trợ giúp; Kịch bản 3 : Truy cập và xử lí số liệu qua mạng. Xét về tổng thể, sử dụng các nội dung và số liệu mới để cập nhật hệ thống tiêu chi phát triển DCXH theo vùng là hợp lí, có hiệu quả nâng cao kĩ năng cũng như nhận thức của GV và HS. Đây là việc làm cần thiết và có thể thực hiện được trong điều kiện hiện nay ở các trường THCS, góp phân nâng cao chất lượng dạy học Địa lí Việt Nam. 5. Đề xuất:(1)Cần cung cấp tư liệu và tài liệu mới cho GV để học cập nhật nội dung các vấn đề và số liệu về thực tiễn đất nước trong SGK Địa lí 9. Bản chất vấn đề dạy học theo hướng tích cực hóa được xem xét hai chiều : tích cực hóa GV đề họ tích cực trong việc cập nhật vấn đề và số liệu; tích cực hóa HS để các em quan tâm và biết cách tìm tòi cái mới của đất nước, làm các em quan tâm nhiều hơn đến tình hình đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 (2) Kiến nghị các cơ quan quản lí giáo dục và Nhà nước quan tâm trang bị nối mạng internet đến các trường THCS, chí ít là đến các trương trọng điểm. Liên quan tới vấn đề này, là chuẩn bị đón trước nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực tiếp nhận cái mới cho GV, nhất là việc khai thác tư liệu thông tin địa lí trên mạng internet ./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 01. Bộ tiêu chí về Phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển (Quyết định số 393/2005/ QĐ/UBDT, ngày 29/8/2005 của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc). 02. Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Ban hành kèm theo Quyết định 491/ QĐ-TTg , ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ) . 03. Bộ GD&ĐT (2009), Giáo trình Giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản) dùng cho sinh viên khoa Địa lí trong các trườngĐHSP, Hà Nội, 34 tr. 04. Bộ GD&ĐT (2009), Địa li 9 GS Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên), Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt. Nxb GD, Hà Nội, 188 tr. 05. Nguyễn Đình Cử (2008), Dân số Việt Nam : Những đặc điểm nổi bật: WEBSITE : http:www.goole.com.vn/dan so viet nam 06. Dự án VIE/ 95/041 (1998), Các mẫu hoạt động giáo dục môi trường dùng cho trường PTTH. Hà Nội. 07. Dự án VIE/ 98/018 (2003), Thiết kế mẫu một số mô - đun giáo dục môi trường ở trường PTTH. Hà Nội. 08. Lâm Quang Dốc (2002), Bản đồ chuyên đề, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 386 tr. 09. Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên) Nguyễn Viết Thịnh, Vũ Như Vân (2008), Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. NXB ĐHSP (Tập 2). 10. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2003), Phương pháp dạy học Địa lý theo hướng tích cực. ĐHSP Hà Nội. 11. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (1999), Kỹ thuật dạy học Địa lý. NXB GD, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 12. Đặng Văn Phan (chủ biên), Nguyễn Kim Hồng (2006). Địa lí Kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập. Nxb GD, Tp HCM, 322 tr. 13. Nguyễn Trọng Phúc (1997), Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học Địa lí KTXH, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 176 tr. 14. Lê Bá Thảo - Những công trình khoa học địa lí tiêu biểu. NXB GD, hà Nội, 2007, 976 tr. 15. Vũ Tư lập (2007), Sự phát triển của khoa học Địa lí trong thế kỉ XX. Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 294 tr. 16. Vũ Tư lập (2007), Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nxb GD, Hà Nội, 346 tr. 17. Ngân hàng thế giới (2008), Biến đổi khí hậu toàn cầu. Nxb Thông tin, Hà Nội, 2009, 550 tr. 18. Ngân hàng Thế giới (2009), Báo cáo Phát triển thế giới : Tái định dạng Địa Kinh tế. Nxb Thông tin, Hà Nội, 2009, 556 tr. 19. Nguyễn Trọng Phúc (2006), Lý luận dạy học Địa lý, NXB ĐHSP Hà Nội. 29. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học Địa lý. NXB Đại học Quốc gia., Hà Nội. 21. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê - Statistical Yearbook of Vietnam - năm 2008. Nxb TTTK, Hà Nội, 830 tr. 22. Tổng cục thống kê (2009), Số liệu ban đầu về Tổng kiểm tra dân só và nhà ở 01/4/2009. Nguồn : so 1.4.2009 23. Lâm Quang Thiệp (2007), Đo lường và đánh giá thành quả học tập, Tài liệu lớp tập huấn về đo lường và đánh giá trong giáo dục tại CĐSP Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 24. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), Phạm Kim Chung, Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Tương Huy (2007), Windows, MS Offiice, Internet Dùng trong giảng dạy và nghiên cứu Địa lí. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 210 tr. 25. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2007). Địa lí Kinh tế - Xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 480 tr. 26. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, NXB GD. 27.Trần Đức Tuấn (2006), Đổi mới giáo dục địa lý theo định hướng của giáo dục vì sự phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo khoa học ĐHSP Hà Nội. 28. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế, phát triển giống nòi và nguồn nhân lực. NXB Chính trị Quốc gia, 280 tr. 29. Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH&ĐT (2007), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội : Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội, 434 tr. 30. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam & UNDP (2006), Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004 : Những thay đổi và xu hướng chủ yếu. Nxb CTQG, H., 31. Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Quốc gia. 180 tr. 32. WEBSITE : Thái Nguyên, 26/9/2009 Nguyễn Thị Trang Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ (tiết 2) I/ Mục tiêu: * Kiến thức: - HS cần nhớ số dân của nước ta trong 1 thời điểm gần nhất. - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết đặc điểm cơ cấu dân số. (Theo độ tuổi, theo giới) - Gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi. * Kỹ năng: Phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số. * Thái độ: ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý. II/ Chuẩn bị: + Thầy: SGK, SGV + Trò: Vở ghi, SGK III/ Các hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Có bao nhiêu dân tộc Việt Nam? Dân tộc nào chiếm tỷ lệ lớn? TL : Có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm. - Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới. (Phần mở bài SGK) Hoạt động của thầy và trò TG Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp. GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: I/ Dân số: Dân số là số dân cuả một lãnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên H: Nêu số dân của nước ta vào năm 2003 là 80 triêụ người thì tới nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu người? HS: Trả lời. H: Dân số nước ta đứng thứ bao nhiêu trên thế giới? HS: Trả lời. GV: Chuẩn kiến thức. (Chuyển ý) Hoạt động 2: Cá nhân/ cặp. GV: Yêu cầu HS dựa vào H2.1 và tranh ảnh trả lời các câu hỏi ở mục II HS: Làm việc độc lập. HS: Trình bày kết quả theo từng câu hỏi GV: Chuẩn kiến thức. GV cung cÊp cho HS sè liÖu míi vÒ gia t¨ng tù nhiªn cña 1 sè vïng (n¨m 2009) C¸c vïng Tû lÖ GTTN(%) C¶ n•íc 1,4 T©y B¾c 1,9 §«ng B¾c 1,2 §B S«ng Hång 1,1 B¾c Trung Bé 0,9 DH Nam Trung Bé 1,2 thổ trong một thời điểm nhất định . - Năm 2003: 80,9 triệu người. - Dân số năm 2009 là khoảng 85 triệu người - Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới. II/ Gia tăng dân số: - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên T©y Nguyªn 2,3 §«ng Nam Bé 2,4 §B S«ng CL 1,5 còn khác nhau giữa các vùng. - Nông thôn cao hơn thành thị. - Cơ cấu dân số trẻ. Phụ lục 2: Bµi 20: Vïng ®ång b»ng s«ng hång (tiÕt 20) I. Môc tiªu bµi häc + KiÕn thøc: - Häc sinh n¾m ®•îc ®Æc ®iÓm c¬ b¶n cña ®ång b»ng s«ng Hång. - Gi¶i thÝch mét sè ®Æc ®iÓm cña vïng: §«ng d©n , n«ng nghiÖp th©m canh . - C¬ së h¹ tÇng , tµi nguyªn thiªn nhiªn . + KÜ n¨ng: - Ph©n tÝch l•îc ®å, kªnh ch÷. II. Ph•¬ng tiÖn d¹y häc 1- Ph•¬ng tiÖn: - L•îc ®å tù nhiªn vïng Đång b»ng s«ng Hång. 2- Ph•¬ng ph¸p: Ph©n tÝch , gîi më , th¶o luËn. III TiÕn tr×nh d¹y häc : 1- æn ®Þnh tæ chøc: 2- KiÓm tra bµi cò: Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß TG KiÕn thøc c¬ b¶n Ho¹t ®éng 1: GV: Yªu cÇu häc sinh ®äc sgk quan s¸t h×nh 20.1 cho biÕt: 11’ I. VÞ trÝ ®Þa lý vµ giíi h¹n cña l·nh thæ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên H: H·y nªu vÞ trÝ cña vïng? HS: Tr¶ lêi. GV: ChuÈn kiÕn thøc. H: Giíi h¹n l·nh thæ cña vïng? HS: Tr¶ lêi. GV: ChuÈn kiÕn thøc. Ho¹t ®éng 2: GV: Yªu cÇu häc sinh quan s¸t h×nh 20.1 sgk cho biÕt: H: C¸c ®iÒu kiÖn tù nhiªn vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn cña Đồng bằng s«ng Hång. HS: - Nhãm 1: Tµi nguyªn thiªn nhiªn? - Nhãm 2: §iÒu kiÖn tù nhiªn? H: Th¶o luËn theo nhãm vµ ghi kÕt qu¶ vµo phiÕu häc tËp. GV: §•a b¶ng phô vµo ch÷a bµi cña 2 nhãm. GV: ChuÈn kiÕn thøc. Ho¹t ®éng 3: 12’ 12’ - Gåm : Hµ Néi , H¶i phßng, H¶i D•¬ng, H•ng yªn, Hµ t©y , Th¸i B×nh, Nam §Þnh, Hà à Hà Nam, Ninh B×nh, VÜnh phóc , B¾c Ninh. - S = 14,799 km2 . - DS = 18,2 triÖu ng•êi. (2007) II. §iÒu kiÖn tù nhiªn vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn. 1.) §iÒu kiÖn tù nhiªn: - Cã khÝ hËu tèt. - Cã Thñy v¨n thuËn lîi - Cã mét mïa ®«ng l¹nh: •a trång c¸c c©y •a l¹nh . 2. Tµi nguyªn thiªn nhiªn. + Kho¸ng s¶n: - Má ®¸: . - SÐt Cao lanh.. - Than n©u: H•ng yªn. + Du lÞch : BiÓn + Thñy h¶i s¶n. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên GV: Yªu cÇu häc sinh dùa vµo h×nh 20.2 sgk cho biÕt: H: T×nh h×nh d©n sè vµ mËt ®é d©n sè cña ®b s«ng Hång? HS: Tr¶ lêi. H: T×nh h×nh x· héi cña vïng cã nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n g× ? HS: Tr¶ lêi. GV cung cÊp cho HS b¶ng sè liÖu míi n¨m 2009. Vïng MËt ®é DS(ng•êi / km2) c¶ n•íc 257 §B S«ng Hång 1238 §«ng B¾c 149 T©y B¾c 71 T©y Nguyªn 90 HS so s¸nh vÒ mËt ®é DS cña §BSH so víi c¶ n•íc vµ mét sè vïng GV: ChuÈn kiÕn thøc. III. §Æc ®iÓm d©n c•, x· héi. 1.) D©n c•. - D©n sè 17,5 triÖu ng•êi(2002) - Vïng cã d©n c• ®«ng ®óc nhÊt c¶ n•íc.. - MËt ®é trung b×nh: 1238 ng•êi/km2 (2002). 2. X· héi. - Cã nguån lao ®éng dåi dµo. - ThÞ tr•¬ng tiªu thô réng lín. - Ng•êi d©n cã tr×nh ®é th©m canh cao - ChÊt l•îng nguån lao ®éng cao. - Lµ vïng cã kÕt cÊu h¹ tÇng n«ng th«n hoµn thiÖn nhÊt trong c¶ n•íc. - HÖ thèng ®ª ®iÒu kiªn cè ®•îc x©y dùng. - Cã mét sè ®« thÞ ®•îc h×nh thµnh tõ l©u ®êi. (+) khã kh¨n cßn gÆp ph¶i - B×nh qu©n ®Êt n«ng nghiÖp thÊp. - TØ lÖ thÊt nghiÖp ë n«ng th«ng cao. - §êi sèng ng•êi d©n ë ®ång b»ng cßn gÆp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhiÒu khã kh¨n do: + C¬ cÊu kinh tÕ chuyÓn dÞch chËm . + D©n sè qu¸ ®«ng.  §¸nh gi¸: - TÇm quan träng cña hÖ thèng ®ª ®iÒu ë ®ång b»ng s«ng Hång? - §iÒu kiÖn kinh tÕ- x· héi cßn gÆp nh÷ng khã kh¨n, thuËn lîi g×?  H•íng dÉn häc sinh häc - Häc bµi cò. - Lµm bµi tËp 3(SGK) - §äc tr•íc bµi 21. Phụ lục 3 : PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM DÀNH CHO HỌC SINH Chọn 1 đáp án em cho là đúng nhất bằng cách khoanh tròn đáp án đó 1. Dân số là gì? a.Là số lượng dân sống trong một thời điểm nào đó. b.Là đối tượng nghiên cứu của thống kê dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi địa giới nhất định X c.Là dân số bình quân cho cả một thời kì. d.Tất cả các phương án trên 2. Mật độ dân số là gì? a.Là số người chia cho diện tích. X b.Là tổng số người dân của 1nước c.Là số người dân của các tỉnh cộng lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên d.Số dân nhân với diện tích 3. Vì sao ở ĐB sông Cửu Long mật độ dân số lại đông? a.ĐKTN thuận lợi b.Nguồn TNTN phong phú. c.Là nơi có ĐK KT-XH tốt d. Tất cả các phương án trên. X 4. Tỷ lệ người biết chữ là gì? a.Là những người biết đọc, biết viết b.Là tổng số người đi học. c. Là số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết và hiểu được một câu ngắn gọn X d.Tất cả những phương án trên 5. Tuổi thọ trung bình là gì? a.Là số độ tuổi của người già ở 1 quốc gia. b.Là số trẻ em mới sinh có thể sống nếu tình trạng cơ thể tại thời điểm khi sinh được giữ nguyên trong suốt cuộc đời của trẻ. X c.Là tổng số trẻ em được sinh ra ở 1 nước. d.Tất cả các phương án trên. 6. Chỉ số phát triển con người là gì? a. Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên phương diện thu nhập. b. Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên phương diện tri thức. c.Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người rên phương diện sức khỏe. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên d.Tất cả các phương án trên. X 7. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là gì? a.Là khoản thu nhập mà người dân được nhận từ nước ngoài do cung cấp các dịch vụ vật chất. b.Là khoản thu nhập mà người dân được ở trong nước do cung cấp các dịch vụ vật chất. c. Là tổng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bởi cả dân sự và phi dân sự. X d.Tất cả các phương án trên. 8. Tổng sản phẩm quốc gia là gì (GNP)? a.Gồm GDP cộng thu nhập từ nước ngoài thuần. X b.Là tổng cộng của GDP. c.Là tổng số thu nhập từ các ban ngành. d.Tất cả các phương án trên. 9. Vốn đầu tư là gì? a.Là vốn được đầu tư vào thông qua dự án. b. Là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kể tài sản nào. c. Là toàn bộ những chi tiêu làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kì nhất định X d. Tất cả các phương án trên. 10. Bùng nổ dân số là gì? a.Là sự gia tăng dân số vượt mức. b.Là tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ cao. c.Là sự phát triển dân số vượt bậcvề số lượng khi tỷ lệ sinh cao, nhưng tỷ lệ tử giảm. X Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên d.Tất cả các phương án trên. Phụ lục 4 : PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN Mật độ dân số là gì? a.Là số người chia cho diện tích. X b.Là tổng số người dân của 1nước c.Là số người dân của các tỉnh cộng lại 1. Mật độ dân số của VN hiện nay là bao nhiêu?(số liệu năm 2007) a.200 người/km2 b.250 người/km2 c. 318 người/km2 2. Mật độ dân số của tỉnh Thái Nguyên là bao nhiêu?(số liệu năm 2008) a.200 người/km2 b.254 người/km2 X c. 307 người/km2 3. Thế nào là tỷ lệ người phụ thuộc? a. Là tỷ lệ những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi so với số dân trong độ tuổi lao động. X b. Là tỷ lệ những người dưới 20 tuổi và trên 65 tuổi so với số dân trong độ tuổi lao động c. Là tỷ lệ những người dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi so với số dân trong độ tuổi lao động 4. Tỷ lệ người thất nghiệp hiện nay cao nhất ở khu vực nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên a. Miền núi b. Đồng bằng. c. Thành phố X 5. Thế nào là tỷ lệ dân thành thị? a. Là tỷ lệ dân số của các đơn vị lãnh thổ được quy định là khu vực thành thị. X b. Là số người dân sống ở thành phố. c. Là số người dân sống ở thành phố, thị xã. 6. Hiện nay tỷ lệ dân thành thị của Việt Nam là bao nhiêu? a. 30% b. 25,5% c. 26,2% X 7. Tỉnh nào có tỷ lệ dân thành thị cao nhất? a. Hà Nội b. TP Hồ Chí Minh X c. Đà Nẵng 8. Thất nghiệp là gì ? a. Tất cả những người trên một độ tuổi xác định không có việc làm. X b. Là những người từ 25 tuổi trở lên không có việc làm. c. Là những người từ 30 tuổi trở lên không có việc làm. 9. Thế nào là tỷ lệ sinh đẻ? a. Là tất cả số trẻ em được sinh ra b. Là tất cả số trẻ em trung bình sống sót sau khi sinh trong suốt cuộc đời của một phụ nữ. X Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên c. Tất cả các phương án trên. 11. Chỉ số phát triển giới (GDI) là gì? a. Là tỷ lệ giữa nam và nữ. b. Là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người về thu nhập, tri thức và sức khỏe. X c. Là sự phản ánh sự cân đối hay mất cân đối giữa nam và nữ. 12.Vốn đầu tư là gì? a. Là sự phản ánh toàn bộ chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kì nhất định. X b. là sự đầu tư thông qua dự án. c. Tất cả các phương án trên. 13. Số người tham gia lực lương lao động là gì? a. Là số người có thể tham gia vào quá trình lao động. b. Là tổng số người tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động( kể cả người thất nghiệp). X c.Tất cả các phương án trên 14. Mức nghèo khổ quốc gia là gì? a. Là qua trình chi tiêu không phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. b. Mức nghèo khổ được các quan chức của một nước quy định phù hợp với nước đó. X c. Là tình trạng kinh tế của đất nước đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hình PL01: Giờ Địa lí của cô giáo Nguyễn Thi Tuyết Trường THCS Hoàng Văn Thụ Hình PL 02: Giờ Địa lí của cô giáo Nguyễn Thị Thu Giang Trường THCS Tân Cương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hình PL 03: Giờ Địa lí của cô giáo Hoàng Thị Thảo - Trường THCS Quyết Thắng Hình PL 04: Giờ Địa lí của cô giáo Nguyễn Thị Trang Nhung - Trường THCS Hoàng Văn Thụ Photo: Tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9216.pdf