PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của đề tài
Với chủ đề: “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định và quán triệt tư tưởng chỉ đạo” Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành du lịch nước nhà đang nỗ lực phấn đấu xây dựng và phát triển nền du lịch nước nhà sao cho tương xứng với tiềm năng sẵn có để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu các tiềm năng để phát triển du lịch của Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước.
Hòa chung vào sự nghiệp của toàn ngành du lịch cả nước, du lịch Thái Nguyên không ngừng lớn mạnh và đang từng bước tận dụng khai thác triệt để các tiền năng du lịch mà thiên nhiên cũng như lịch sử đã để lại cho Thái Nguyên. Điển hình là năm 2007 được chọn là: “Năm du lịch Thái Nguyên”. Thái nguyên được vinh danh là: “Thủ đô gió ngàn”. Vì vậy việc “nghiên cứu các tiền năng để phát triển du lịch của Thái Nguyên” là một đề tài quan trọng và cần thiết, phục vụ cho việc phát triển du lịch tại Thái Nguyên.
Là một người con của tỉnh Thái Nguyên – theo học ngành du lịch, em lựa chọn để tài này mong được góp một phần nhỏ vào việc khai thác tối ưu các tiền năng phát triển du lịch của tỉnh nhà.
2. Mục tiêu, đối tượng
Mục tiêu
Nghiên cứu phân tích đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn để đưa ra các giải pháp, định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
Đối tượng: Tập trung nghiên cứu các tài nguyên để phát triển du lịch tại Thái Nguyên
3. Kết cấu chung
Chương 1: Lý luận về du lịch.
Chương 2: Phân tích các tiềm năng phát triển du lịch tại Thái Nguyên.
Chương 3: Kế hoạch và định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên trong những năm tới.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1. Tài nguyên du lịch
Sức hấp dẫn của một vùng du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của vùng. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng, chất lượng và mức độ kết hợp của các yếu tố tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức không gian lãnh thổ du lịch của một điểm đến du lịch. Điểm đến nào có nhiều tài nguyên du lịch, đa dạng về hình thức, có chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp giữa các loại tài nguyên du lịch phong phú thì sức hút đối với khách du lịch càng cao. Có thể chia tài nguyên du lịch thành 2 loại là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
1.1.1. Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể những điều kiện về địa hình, khí hậu, thực vật, động vật, nguồn nước của tự nhiên tại điểm chốt mà những điều kiện đó khác biệt với các vùng khác.
Địa hình là yếu tố cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Địa hình cũng là yếu tố quyết định tới loại hình du lịch điểm đến.
Khí hậu là thành phần quan trọng của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động du lịch. Các yếu tố về khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, gió, lượng mưa áp suất khí quyển và các hiện tượng thời tiết đặc trưng khác. Nhìn chung những nơi có khí hậu ôn hoà, không khí trong lành, mát mẻ thường được khách du lịch ưu thích. Cũng chính vì lẽ đó mà yếu tố khí hậu quyết định đến tính chất mùa vụ trong kinh doanh du lịch.
Thực vật, động vật là yếu tố thoả mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu tự nhiên của con người. Sự đa dạng của hệ sinh thái động - thực vật cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức hấp dẫn khách du lịch của điểm đến
Ngoài ra tài nguyên nước cũng có ảnh hưởng rất lớn tới các loại hình kinh doanh du lịch, với nguồn tài nguyên nước thì có thể kinh doanh các loại hình du lịch như: Du lịch thể thao, giải trí, chữa bệnh, câu cá, mạo hiểm,.... Đặc biệt đối với các nguồn nước khoáng ngầm có tác dụng chữa bệnh thì cần phải được khai thác thật tốt để thoả mãn nhu cầu nghỉ dưỡng và chữa bệnh của khách du lịch hiện nay.
1.1.2. Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn là hệ thống các giá trị văn hoá do con người tạo ra. Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công truyền thống, các bảo tàng, các cơ sở văn hoá nghệ thuật.
Di tích lịch sử - văn hoá: Là tài sản văn hoá quý báu của mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Nó là những gì tốt đẹp nhất về truyền thống tinh hoa của dân tộc được kết tinh trong các di tích lịch sử - văn hoá qua tiến trình lịch sử lâu dài, qua nhiều thế hệ nó trở thành tài nguyên vô cùng quý báu cho các thế hệ đi sau. Thông qua các di tích lịch sử văn hoá ấy mà các thế hệ sau có thể hiểu biết được về lịch sử, về quá khứ biết đến các nền văn minh nhân loại từ xa xưa. Các di tích lịch sử - văn hoá cũng tạo nên những nét đặc trưng và hình thành bản sắc riêng của các dân tộc. Từ đó làm cơ sở, làm bằng chứng để phân biệt nền văn hoá này với nền văn hoá khác và tạo nên sự đa dạng, phong phú trong tổng thể văn minh nhân loại.
Lễ hội truyền thống: là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp của một cộng đồng dân cư. Đó có thể là một sự kiện lịch sử trọng đại có thực và mang tính chất ôn lại truyền thống hoặc cùng có thể là một phương thức bày tỏ ước mơ, khát vọng của nhân dân mà hiện thực cuộc sống chưa thoả mãn được. Các sự kiện này mang tính chất thiêng liêng, lễ nghi truyền thống và đều đặn. Khách du lịch tham gia vào các lễ hội thì tâm hồn như được rũ bỏ những gánh nặng, được hoà vào trong tình cảm của cộng đồng.
Các làng nghề thủ công: Ngày nay cùng với tốc độ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ thì các làng nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển tạo nên nét văn hoá đặc trưng thu hút khách du lịch. Đó là sự kết tinh, sự sáng tạo của bàn tay và khối óc của con người.
Ngoài ra, các bảo tàng, các cơ sở văn hoá nghệ thuật còn lưu giữ các bằng chứng lịch sử, nghệ thuật là yếu tố nhân văn cực kỳ giá trị của mỗi dân tộc
Như vậy tài nguyên nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển du lịch, nó chứa đựng những giá trị về văn hoá, những giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cho hoạt động du lịch góp phần nâng cao hiểu biết, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu lịch sử, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi nền văn minh nhân loại.
1.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Ngoài tài nguyên du lịch ra thì các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cũng đóng vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, nó là tiền đề không thể thiếu cho hoạt động du lịch.
Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như: hệ thống điện, điện thoại, trường học, hệ thống đường giao thông, hệ thống trạm y tế, bệnh viện...
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các điều kiện về lưu trú, ăn uống, điều kiện giải trí, chăm sóc sức khoẻ ở các điều kiện bổ sung khác như: Massage, xông hơi, đồ lưu niệm...
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC TÀI NGUYÊN
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI NGUYÊN
2.1. Các tiềm năng về cầu du dịch.
2.1.1. Thu nhập của người dân ngày càng cao.
Hoà chung vào với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta trong nhiều năm qua luôn đạt mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ đó mà thu nhập của người dân không ngừng được nâng cao, bình quân GDP năm 2007 của nước ta đã lên tới trên 800$/1 người/1 năm. Khi đó các nhu cầu cơ bản của con người sẽ được thoả mãn và khi đó họ bắt đầu đòi hỏi những nhu cầu cao hơn và trong đó du lịch là một nhu cầu không thể thiếu.
2.1.2. Điều kiện về giao thông vận tải.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi trung du thuộc phía bắc nước ta, cách Hà Nội 80km về phía bắc, tiếp giáp với 06 tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối liền Hà Nội và các tỉnh trong vùng rất thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá cũng như vận tải hành khách.
Trong năm 2007 – năm du lịch Thái Nguyên, tỉnh đã đưa 02 tuyến xe bus vào hoạt động, phục vụ trở khách từ phố Nỉ (Hà Nội) lên Thái Nguyên
Đặc biệt Thái Nguyên là tỉnh nằm sát với cụm cảng hàng không dân dụng miền bắc – sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là điều kiện tốt để du lịch Thái Nguyên thu hút khách quốc tế.
Ngoài ra hiện nay với việc Việt Nam ra nhập WTO, với việc đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì số lượng các phương tiện giao thông cũng ngày càng một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là điều kiện tốt để khách du lịch có thể tự tổ chức du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày, du lịch cuối tuần...
2.1.3. Thời gian nghỉ làm việc.
Thái Nguyên là một thành phố công nghiệp, tiếp giáp với Hà Nội là trọng tâm chính trị - kinh tế lớn của cả nước, như vậy sau những thời gian lao động căng thẳng ở nơi thành thị ồn ã thì người ta sẽ có những khoảng thời gian để nghỉ ngơi và tìm đến những khu du lịch lân cận để thả mình vào trong thiên nhiên, hoà mình với đất trời, để quên đi sự mệt mỏi.
Đây chính là điều kiện tốt để Thái Nguyên thu hút khách du lịch.
Kể từ tháng 6/1999 Nhà nước ta thực hiện chế độ làm việc 40h/ 1 tuần. Do vậy thời gian nghỉ cuối tuần là 2 ngày, điều này rất có ý nghĩa để Thái Nguyên phát triển du lịch cuối tuần.
2.2. Các tiền năng về cung du lịch.
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích không lớn chiếm 1,13% diện dích cả nước với hơn 3541km2 nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, địa hình và các nguồn tài nguyên khác. Điều kiện tự nhiên đem lại cho Thái Nguyên những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ sinh thái động thực vật phong phú, sông hồ, hang động - hiền hoà như sông Cầu nước chảy lơ thờ, đẹp như hồ Núi Cốc “hồ trên núi” một bức tranh thiên nhiên kỳ thú của đảo - trời – mây - nước cùng hoà quện với nhau.
Khai mạc “năm du lịch Thái Nguyên 2007”
Hang động như hang phượng Hoàng, động Âm Phủ với muôn ngàn như đã thiên nhiên thần bí. Nhiều di tích lịch sử được xếp hạng, trước tiên phải kể đến là ATK (an toàn khu) với các hoạt động đã đi vào lịch sử của cách mạng Việt Nam như: Lán Tỉn Keo, Cây Đa Tân Trào, Thác Bẩy Tầng...nơi Bác Hồ và Trung ương đặt đại bản doanh để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập. Đền Đuổm – nơi thời vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh – Thái nguyên còn được Đảng và Nhà nước cho xây dựng bảo tàng Việt Bắc (trước đây) nay là bảo tàng văn hoác các dân tộc Việt Nam...Cùng với nhiều khu danh lam thắng cảnh, các khi di tích khác tạo cho Thái Nguyên phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng một ngành kinh tế mũi nhọn có tầm vóc chiến lược cùng các ngành kinh tế khác phát triển.
2.2.1. Một số tài nguyên tự nhiên.
2.2.1.1. Nói tới tài nguyên du lịch tự nhiên thì nơi đầu tiên phải kể đến là khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc thuộc quần thể du lịch Hồ Núi Cốc. Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm. Núi cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thuỷ chung trong truyền thuyết Nang công – Chàng Cốc.
“nàng Công-chàng Cốc”
Hồ Núi Cốc cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 20km. hồ có diện tích mặt nước khoảng cách 25km2, với 89 hòn đảo lớn nhỏ, có đảo là rừng xanh, có đảo là nơi trú ngụ của đàn cò, đàn dê, có đảo chứa đền bà chúa Thượng ngàn lòng hồ có độ sâu trung bình 35m, có chỗ sâu 50m, dung tích nước khoảng 20 triệu m3. Hồ có khả năng khai thác từ 600-800 tấn cá/năm
Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn về sinh thái, môi trường, cảnh quan, văn hoá....Tại đây thu hút khách có thể đi tài lướt trên mặt hồ lộng gió, tới thăm đảo rắn, đảo cò, đảo dê và hơn 80 hòn đảo lớn nhỏ khác thấp thoáng cùng sóng nước. Đặc biệt có đảo cái, nơi lưu giữ hơn 2.000 hiện vật giới thiệu sản phẩm văn hoá dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Các khi vui chơi giải trí đa dạng tạo nên một quần thể hấp dẫn như: Động huyền thoại cung, nhà nghỉ ba cây thông, động cổ tích, động Âm Phủ, Công viên nước, Khu vườn thú, sân tennis...Ngoài ra còn có các khu vui chơi cho trẻ em, đặc biệt là sân khấu nhạc nước hoàng tráng và lộng lẫy.
Hồ Núi Cốc
Tất cả những điều kiện trên đã giúp cho Hồ Núi Cốc trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch Thái Nguyên, thu hút không chỉ du khách địa phương, khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế đến thăm. trong năm 2006 Hồ Núi Cốc đã đón gần 4000 nghìn lượt khách tăng 30% so với năm 2005, thu 13 tỷ đồng.
(Chỉ riêng công ty cổ phần khách sạn du lịch Công Đoàn)
Để khai thác tốt hơn hiệu quả du lịch tại khu du lịch Hồ Núi Cốc thì hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang trong quá trình lựa chọn tư vấn nước ngoài về việc quy hoạch Hồ Núi Cốc trở thành du lịch trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của thủ tưởng chính phủ và hiện đã có 06 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư. Với kế hoạch này, Hồ sẽ được quy hoạch với quy mô 10.000 ha gồm tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí, thể thao dưới nước và khu đô thị sinh thái lớn nhất khu vực phía Bắc. Đặc biệt khu du lịch Hồ Núi Cốc sẽ được kết nối với khu du lịch Tam Đảo qua hệ thống đường hầm ngầm trong lòng núi Tam Đảo.
2.2.1.2. Tiếp đó phải kể đến khu du lịch sinh thái Nà Hang
Nà Hang không chỉ có những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên hiếm nơi có được còn phong phú bởi nét văn hoá độc đáo của gần 66.000 người dân thuộc 15 dân tộc ít người, trong đó chủ yếu là các dân tộc Tày, Dao, Mông với 83% diện tích là rừng, Nà Hang luôn có sức cuốn hút kỳ kạ của một cùng sinh thái đa dạng.
“Nà Hang”
Nà Hang có chín mươi chín ngọn núi, có những cách rừng nguyên sinh và những con suối. Dòng sông, thác nước tuyệt đẹp là của quý mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng, với hàng nghìn loại động vật, thực vật quý hiếm. Trong đó đặc biệt có loại Voọc mũi hếch được ghi trong sách đỏ thể giới. Khu du lịch sinh thái Nà Hang du khách có thể tắm mình trong dòng thác bạc, mơ màng nghe kể về sự tích cái tên “Quang Tốc”. Hoặc có thể vào rừng thăm khu bảo tồn thiên nhiên, tận mắt nhìn những loài chim lạ, xem gà lôi, trĩ sao, phượng hoàng....Hoặc có thể dùng thuyền đi câu cá, tham gia cắm trại, trượt nước...Sau đó du khách sẽ nghỉ ngơi thư giãn trong những căn nhà sàn mini vừa độc đáo vừa dân dã. Đến đây bạn được hưởng thức những món ăn riêng của núi rừng: Cơm lam chấm muối vừng, măng men lá cây rừng, càng uống càng thấy say lòng người, hay thưởng thức món cá đặc sản nổi tiếng, dầm xanh, anh vũ,....
“Đi thuyền trên hồ Nà Hang”
Có nhà khoa học khi đến Nà Hang nghiên cứu đã thốt lên rừng: “Nà Hang như một nàng công chúa đẹp còn giấu kín, cần phải làm cho mọi người biết và dắt nhau đến chiêm ngưỡng”. Như vậy hơn lúc nào hết, cần phải có kế hoạch đầu tư khai thác tiềm năng này để không lãng phí một tài nguyên du lịch vô cùng giá trị.
2.2.1.3. Rừng cấm và vườn quốc gia Tam Đảo
Tam Đảo nằm ở danh giới giữa 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Khu rừng cấm quốc gia này có diện tích khoảng 19.000 ha. Tài Nguyên rừng có trên 620 loài thân cây gỗ và thân thảo, trong đó có 40% là các loại cây sồi, giẻ. Gỗ Pơmu là loại cây đặc thù của vùng này. Thú rừng có chứng 45 loài với rất nhiều loài thú quý hiếm như: Hổ. gấu, báo, sóc bay, chồn mực… Rừng có khoảng 120 loài chim., hầu hết các loại chim ăn sâu bọ. Có nhiều loài chim cảnh có màu sắc rực rỡ như: Vàng Anh, Sơn tiên trắng, Sơn tiên đỏ, hoặc có tiếng hót rất hay như: Hoạ mi, khướu, bách thanh. Các giống chim quí này làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho điểm du lịch ngoại cảnh, nghỉ dưỡng tuyệt với đối với khách du lịch nói chung và đối với các nhà khoa học nói riêng.
“Tam Đảo trong mây”
2.2.2. Một số tài nguyên nhân văn
2.2.2.1. Khu di tích Đền Đuổm.
Đây là ngôi đền uy nghi thờ người hùng dân tộc Dương Tự Minh nằm cách thành phố Thái Nguyên 24km, sát ngay quốc lộ 3. Đền nằm dựa lưng vào dãy núi điệp trùng và hùng vĩ, quanh năm được người dân hương khói phụng thờ.
Đền Đuổm
Dương Tự Minh là vị tướng tài ba của vương triều lý. Người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc phần biên cương phía Bắc Đại Việt. Ngoài ra, ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế, giữ vững mối đoàn kết của dân tộc nên ông được nhà Lý Phong sắc”Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần” và được Triều Lý gả 2 công chúa. Các điều đại về sau đều có sắc truy phong ông là: “Cao sơn quý minh thượng đẳng thần”.
Đền Đuổm được xây dựng tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Tương truyền rằng, nơi đây chính là nơi ông thác lúc về giá. Ba dãy núi đột khỏi giữa cách đồng trông như những cánh nhạn bay. Đền được xây dựng ở phần lõm rộng, có dòng sông cầu uốn khúc chảy qua, xa xã là những đồi cọ, đồi chè mênh mông, bát ngát ẩn hiện những bản làng trù phú của người Tày.
Đến nay đến đã được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm: Đền thường, đến Trung và đền Hạ.
Lễ hội đền Đuổm
Dương Tự Minh được nhân dân tôn là thần. Để tưởng nhớ công đức của ông, hằng năm đền Đuốm mở hội vào ngày 6 tháng giêng với các nghi lễ, rước kiệu, dâng hương, các trò thi võ, vật, ném lao, tung còn, leo núi ngoại cảnh đền Đuổm đã được xếp hạng quốc gia.
2.2.2.2. ATK – An toàn khu kháng chiến
ATK nằm ở xã phú Đình, huyện Định Hoá, đây là nơi bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã sống và làm việc từ năm 1947 – 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Điểm di tích ATK đã được nhà nước xếp hạng quốc gia năm 1981.
ATK
Hiện nay ATK có nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như, nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá bác thường nằm nghỉ trưa......
ATK còn là nơi ghi lại những sự kiện trọng đại của dân tộc, tại đây đã diễn ra những cuộc hợp tác chiến, tấn công để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy. Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta ngày đó, năm 1990 tại đồi Tỉn Keo tỉnh Thái Nguyên đã xây bia tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày di tích lịch sử, nhà khách...Tại trung tâm xã Phú Đình cũng đã xây dựng nhà truyền thống, giới thiệu trưng bày nhiều hiện vật quý.
“Nơi Bác Hồ làm việc 1947-1954”
Bên cạnh những di tích chính phủ đồi Tỉn Keo, Khuôn Tát, Nà Nom,....Cụm di tích ATK còn nhiều địa danh đi vào lịch sử như đèo De, núi Hồng...bên cạnh những rừng cọ, đồi chè, chắn nước, dòng suối trong xanh. Đi về phía Nam của tỉnh sẽ đến khu ATK nằm trọn trong xã Kha Sơn, huyện Phú Bình có nhà ông Cao Nhật - Một trong những cơ sở cách mạng đầu tiên của xứ bắc kỳ thời kỳ 1939-1945, rừng Mấn – nơi đặt trạm liên lạc của sứ uỷ Bắc kỳ và là nơi mở lớp huấn luyện chính trị, quân sự của Đảng, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng khi đó và đồng Chí Hoàng Quốc Việt từng qua lại hoạt động ở đây. Chùa Mai Sơn – nơi xứ uỷ Bắc kỳ đặt nhà in đặc biệt, in báo cờ giải phóng và nhiều tài liệu quan trọng, Đình Kha Sơn – nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của xã … Tất cả những di tích lịch sử này đều đã được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là nguồn tài nguyên quý báu để ngành du lịch tỉnh nhà có thể khai thác các khu du lịch thu hút thăm lại chiến trường xưa, thu hút sự tìm hiểu của du khách thập phương về một quá khứ hào hùng của dân tộc.
2.2.2.3. Quần thể du lịch suối Mỏ Gà – hang Phương Hoàng
Quần thể du lịch suối Mỏ Gà – hang Phượng Hoàng thuộc địa phận huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km và cách hà Nội khoảng 120 km theo quốc lộ 1B. Đây là thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú đẹp vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên và cũng là di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1994.
Suối Mỏ Gà là dòng suối có nước trong vắt mát lạnh, nước từ trong lòng hang sâu chảy ra và đổ xuống các bậc đá tự nhiên gần chân núi, tạo thành những dòng thác nhỏ. Trong khung cảnh tĩnh lặng của núi rừng, tiếng chảy róc rách của dòng nước như những tiếng nhạc làm mê lòng người. Đi dọc suối Mỏ Gà theo hướng vào hang, ta sẽ bắt gặp một hồ nước nằm trong hang, hồ như một bể bơi tự nhiên trong lòng núi nước hồ sâu tầm ngang ngực người, dưới đáy hồ là lớp cát trắng mịn màng. Đây là nơi có khí hậu thích hợp cho khách du lịch nghỉ ngơi, thư giãn và tránh nóng.
Suối Mỏ Gà
Ngay phía trên suối Mỏ Gà là hang Phượng Hoàng, hang có cấu trúc 3 tầng: tầng thượng có tên Hà Hang Dơi, tầng giữa là Hang Sáng và tầng dưới gọi là Hang Tối. Lòng hang sáng rộng, vòm hang cao, ánh sáng tự nhiên từ ba cửa chính của hang và những kẽ nứt trên vòm và vách hang soi vào những nhũ đá buông rèm nhấp nhô tạo cho vòm hang thêm lung linh huyền ảo...vào sâu trong hang còn có những khối đá với hình ông voi già nằm khóc”, đèn lồng ngàn tấn và những tháp đá uy nghiêm. Hang Tối do ánh sáng mặt trời không lọt vào được nên du khách sẽ phải dùng đèn pin hoặc đốt đuốc để tham quan mới thấy được những cảnh tượng rất kỳ thú. Năm 1944 hang Phượng Hoàng đã trở thành pháo đài vững chắc để đội cứu quốc quân 2 và 373 hộ gia đình rời bản chống trả quân thù.
Hang Phượng Hoàng
Huyền thoại cung
Huyền thoại Cung là một công trình du lịch văn hoá nằm trong quần thể du lịch Hồ Núi Cốc. Trên diện tích 3000m2, một hệ thống hang động nhân tạo đã được các kiến trúc sư thiết kế nên. Phía bên ngoài cổng vào khu du lịch là tường nàng Công – chàng Cốc. Đi tiếp khoảng 100m là tới huyền thoại cung.
Bề ngoài huyền thoại cung như một dãy núi, ở trên đỉnh là tượng tiên ông chống gậy trúc đầu rồng tượng trưng cho cái thiện hiện ra để chống lại cái ác. Trong cung là một dòng suối nhân tạo chảy vòng vèo quanh động. Ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ, du khách vừa trôi trên dòng suối vừa ngắm cảnh hai bên. Hệ thống các hang động, công trình kiến trúc điêu khắc đã tái hiện lại bằng hình ảnh huyền tích nàng Công- Chàng Cốc: chuyện kể rằng có một đôi trai gái yêu nhau say đắm nhưng do khác nhau về địa vị xã hội mà mối tình của họ bị tan vỡ. Để rồi chàng trai chờ người yêu hoá núi (núi Cốc) còn cô gái khóc thương người yêu mà nước mắt hoá thành sông (sông Công). Nước mắt nàng Công thấm vào đất Tân Cương tạo nên một đặc sản nổi tiếng: Cây chè Tân Cương. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc thuyền cập bến đưa du khách nên bờ rời khỏi huyền thoại cung để du thuyền trên Hồ Núi Cốc.
Đồi chè Tân Cương
Như vậy có thể nói rằng: Thái Nguyên là tỉnh có rất nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển thương mại và du lịch. Ngành du lịch tỉnh nhà cần có sự quy hoạch, bảo vệ và khai thác hợp lý các tài nguyên đó để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và sự lớn mạnh của du lịch Thái Nguyên nói riêng. Để Thái Nguyên trở thành điểm đến du lịch ưa thích của không những du khách trong nước mà còn của cả du khách quốc tế.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG NHỮNG
NĂM TỚI
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010.
3.1.1. Định hướng và phát triển du lịch của tỉnh
Từ những mục tiêu và giải pháp cụ thể ở trên từ việc nghiên cứu những nguồn tài nguyên và lợi thế sẵn có của tỉnh.
Với phương châm phát triển du lịch: Nhanh, bền vững, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao, thành một ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo một số ngành kinh tế khác phát triển góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh. Giữ gìn phát huy và bảo tồn các bản sắc văn hoá; tạo nhiều việc làm, nâng cao được trình độ mức sống của nhân dân. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch gắn với việc tôn tạo, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hoá xã hội. Quan tâm và san sẻ lợi ích cho cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên; tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động du lịch. Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, lực lượng nhân lực có chất lượng chuyên môn cao, từng bước đưa Thái Nguyên trở thành địa chỉ du lịch quan trọng trong vùng và cả nước. Các định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên là:
Đối với thị trường du lịch: Tập trung khai thác theo thứ tự ưu tiên các thị trường sau: (1) Hà Nội; (2) Tây Âu; đặc biệt là Pháp; (3) Nhật Bản; (4) Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông, Đài Loan, và Ma Cao ; (5) Mỹ, ASEAN…
Đối với sản phẩm du lịch: ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đồng bộ, đa dạng hoá tạo nhiều sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh; kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách; khai thác, bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên và cải thiện môi trường du lịch.
Khu vực đặc biệt ưu tiên phát triển là Hồ Núi Cốc.
Về hướng hợp tác du lịch: Trong nước là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, quốc tế là Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, ASEAN..
3.1.2. Mục tiêu:
3.1.2.1. Các mục tiêu chung:
Dự kiến năm 2006 đến năm 2010 cơ cấu kinh tế toàn tỉnh Thái Nguyên là: Công nghiệp - xây dựng (45%); Dịch vụ (37%); Nông, lâm nghiệp (18%).
Để đạt được cơ cấu như định hướng trên thì ngành dịch vụ phải đạt được những mục tiêu sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch tăng hơn 12% năm.
Giá trị sản xuất thương mại - du lịch - dịch vụ tăng bình quân hàng năm 12%.
Trong đó:
- Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thị trường xã hội đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 15,6%/năm
- Vận tải dự kiến khối lượng luân chuyển hàng hoá 267 triệu tấn tăng 15%/năm; khối lượng luân chuyển hành khách 560 triệu hành khách, tăng 18%/năm.
- Bưu chính viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông tiếp tục đầu tư, phủ sóng điện thoại di động đến 100% các huyện điểm du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân trên địa bàn nhu cầu phục vụ khách du lịch. Phấn đấu đến năm 2010 bình quân 100 dân có 27 máy điện thoại tăng 22%.
- Tài chính tín dụng có tốc độ tăng trưởng trên 15%/năm.
- Các ngành dịch vụ khác như hoạt động khoa học công nghệ y tế và hoạt động cứu trợ xã hội tăng 15%/năm.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể của ngành thương mại và du lịch
Phấn đấu nâng tỷ trọng thương mại du lịch bình quân chiếm trong khu vực dịch vụ và dự kiến đến năm 2010 là 50%.
Dịch vụ và du lịch:
- Đẩy mạnh phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các lợi thế về mặt tự nhiên thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của Thái Nguyên để thu hút khách du lịch đến với Thái Nguyên. Phấn đấu đến năm 2010:
Doanh thu đạt 200 tỷ đồng, tăng trên 41%/năm.
Số lượt khách đạt: 1.200.000 lượt người, trong đó: khách quốc tế đạt: 20.000 lượt người.
- Năm 2005 Thái Nguyên có 02 khách sạn ba sao, dự kiến đến năm 2010 sẽ có 04 khách sạn ba sao trở lên, tăng bình quân 5 năm (2006-2010) là 13,8%- Tốc độ tăng bình quân 10 năm trên 23%.
- Tổng số lượt khách tăng bình quân 5 năm (2006-2010) là 25,5%, trong đó lượt khách quốc tế tăng 25,9%.
3.2. Một số giải pháp để phát triển du lịch của Thái Nguyên trong những năm tới.
3.2.1. Một số giải pháp chung.
Triển khai và thực hiện có hiệu quả hơn nữa đề án phát triển du lịch (2006-2010) và chương trình hành động quốc gia về du lịch.
Khai thác thế mạnh tiềm năng của du lịch để du lịch Thái Nguyên phát triển đúng định hướng của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh và tương xứng với tiềm năng.
Mở rộng quan hệ với các tỉnh miền núi, đồng bằng, trung du phía bắc và thủ đô Hà Nội để tạo ra những tours, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh.
Tổ chức các chương trình liên hoan văn hoá nghệ thuật các dân tộc nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc tổ chức các lễ hội truyền thống, nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân các các dân tộc địa phương, đồng thời giới thiệu cho du khách được thưởng thức và hiểu biết về nền văn hoá dân gian đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc Thái Nguyên.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch phát huy hiệu quả các kênh thông tin điện tử (ASem connect), xây dựng kho dữ liệu, trang Web khai thác thông tin đưa lên mạng, khai thác mạng nội bộ và mạng Internet.
Trưng bày giới thiệu sản phẩm địa phương trực tiếp tổ chức các hội trợ trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài theo sự chỉ đạo của bộ văn hoá thể thao và du lịch, UBND tỉnh. Nhằm cung cấp thông tin thương mại và du lịch, quảng bá tiềm năng thương mại và du lịch tỉnh Thái Nguyên trên phạm vi cả nước và thế giới.
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể.
3.2.2.1. Giải pháp về vốn
Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu để phát triển du lịch cũng như bất cứ ngành kinh tế nào. Do vậy ngành du lịch tỉnh phải xây dựng được các kế hoạch, chiến lược thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, khởi dậy những tiềm năng du lịch đặc biệt là sự đầu tư của nước ngoài. Tỉnh cần có chủ trương đúng đắn, tạo hàng rào thông thoáng để các doanh nghiệp có thể đến đầu tư cũng như huy động vốn. Tuy nhiên song song với việc huy động vốn thì cũng phải quản lý tốt việc quy hoạch và xây dựng các dự án để tránh làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và mỹ quan vốn có.
3.2.2.2. Giải pháp về sản phẩm
Với nguồn tài nguyên phong phú về du lịch là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các trung tâm du lịch lớn, các quần thể du lịch, có sức hấp dẫn du khách cao.
Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm du lịch thể thao hay du lịch thăm lại chiến trường xưa…
3.2.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực.
Một thách thức quan trọng đối với du lịch tỉnh nhà là đội ngũ người làm việc trong ngành du lịch còn thiếu và còn yếu. Hiện tỉnh có 5 trường Đại học và 16 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhưng chưa có trường nào ngành nào đào tạo về du lịch. Đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch cần phải được coi như là cơ sở tiềm năng cho phát triển du lịch. Sự phát triển một cách bền vững của du lịch đòi hỏi con người có đủ năng lực và phẩm chất để tổ chức, khai thác bảo vệ, tôn tạo và bán các sản phẩm du lịch … với chiến lược trở thành vùng du lịch trọng điểm của cả nước.
Quản lý phát triển nguồn nhân lực gồm việc lập kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có, quản lý nội dung chương trình đào tạo, đề ra các tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách thu hút con em tỉnh nhà hiện đang theo học về du lịch tại các trường đào tạo ngoài tỉnh và nước ngoài.
3.2.2.4. Giải pháp về giá
Giá cả là nhân tố kích thích nhu cầu khách hàng cũng như đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Mức giá hợp lý cho từng loại sản phẩm ở từng thời kỳ còn nhằm bù đắp chi phí tối thiểu để đạt mục đích lợi nhuận. Ngành du lịch tỉnh nhà cần có những chính sách giá khác nhau để áp dụng cho các loại sản phẩm khác nhau trong cùng một mùa hay cùng một địa điểm hoặc những sản phẩm cùng loại nhưng lại ở những khoảng thời gian khác nhau, độ dài lưu trú khác nhau, quốc tịch khác nhau… Ví dụ như: giá khách đi theo đoàn, giá đi cho khách vãng lai, giá cho khách lưu trú dài ngày, giá chính vụ hay không chính vụ.
3.2.2.5. Hoàn thiện chính sách sản phẩm.
Việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ là cần thiết và nên được tiến hành từng bước theo hướng đi lên. Mục tiêu là phải tạo ra những sản phẩm du lịch thật sự hoàn hảo và khép kín. Để hoàn thiện chính sách sản phẩm thì ngành du lịch tỉnh cần quan tâm thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất: Đối với dịch vụ lưu trú: Phải từng bước đa dạng hoá các loại hình dịch vụ lưu trú, tạo ra các cơ sở lưu trú với trang thiết bị khác nhau, mức giá khác nhau để phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Quản lý các dự án xây dựng nhà lưu trú cho ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5953.doc