Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh

Tài liệu Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh: ... Ebook Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh

doc134 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Với lợi thế là quốc gia biển, Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.260 km. Tổng diện tích vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Ngoài ra trong vùng biển có 4 nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc…, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu héc ta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long v.v… Như vậy có thể nói đây là nơi có đủ các điều kiện tạo nên thế mạnh cho phát triển ngành kinh tế thủy sản [4]. Hội nhập WTO đã tạo ra cho ngành thủy sản có nhiều cơ hội về thị trường, lợi thế cạnh tranh... Tuy nhiên một thực tế là hội nhập cũng nảy sinh nhiều thách thức đối với thủy sản Việt Nam, đó là sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm, thị trường với những quy định ngặt nghèo mới. Do đó tăng cường hợp tác liên kết để hỗ trợ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường là một xu thế tất yếu. Huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở cả vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt, đặc biệt là phù hợp cho phát triển nuôi tôm. Tính đến thời điểm năm 2008 huyện Yên Hưng có diện tích nuôi tôm đạt 6.330,6 ha, chiếm 60,05% diện tích nuôi của tỉnh, trong khi sản lượng đạt 21.252 tạ chỉ bằng 30,36%. Tuy nhiên một thực tế cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản ở Yên Hưng vẫn còn chưa phát triển đúng với tiềm năng, mà nguyên nhân là do vấn đề về vốn, tiếp cận thông tin, áp dụng khoa học kỹ thuật của hộ nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ còn nhiều hạn chế, giá bán không ổn định, chất lượng chưa cao, cách thức làm ăn còn đơn giản. Các hộ nông dân tự đắp đê, đập, xây cống đầm, lấy nước vào đầm theo thủy triều, nguồn giống dựa vào tự  nhiên, thức ăn có sẵn trong môi trường nước[9]… Một hạn chế được cho là quan trọng trong phát triển NTTS là các mối quan hệ liên kết giữa hộ nông dân nuôi trồng với các công ty chế biến, tiêu thụ chưa hiệu quả, các mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất không bền vững, ràng buộc và trách nhiệm giữa các bên tham gia liên kết chưa được rõ ràng, còn khó hiểu dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng, thiếu nguyên liệu… Bên cạnh đó, là vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương và các nhà khoa học chưa thật sự rõ nét trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc tìm hiểu và nghiên cứu sự hợp tác, các mối quan hệ liên kết cũng là một trong những biện pháp góp phần giải quyết các hạn chế trên. Xuất phát từ những nhận định trên, tôi lựa chọn chuyên đề “Nghiên cứu các mối liên kết chủ yếu trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Từ việc phân tích đánh giá các mối liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp phát triển tốt các mối liên kết đó. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm. - Đánh giá thực trạng liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm qua 3 năm 2006 - 2008 ở Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đến sự phát triển mối quan hệ liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các mối quan hệ liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm của huyện thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận, thực tiễn về các mối quan hệ liên kết trong phát triển nuôi, chế biến và tiêu thụ, với chủ thể là các hộ nuôi tôm, các công ty chế biến và các hộ thu gom tôm trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu lý luận, thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp để phát triển các mối quan hệ liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm. Về không gian: Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu tại các hộ nuôi, cơ sở chế biến và thu gom tôm có quy mô tương đối lớn (không tìm hiểu tình hình sản xuất ở các cơ sở, hộ nuôi tôm nhỏ lẻ). Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu một số nội dung trong thời gian từ năm 2006 - 2008, tập trung nghiên cứu khảo sát năm 2008, phần phương hướng đến năm 2015. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ TÔM 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm 2.1.1.1 Một số khái niệm ? Các khái niệm về liên kết Liên kết (tiếng Anh là “integration”) trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết. Sau đây là một số quan điểm về liên kết kinh tế: ¨ Trong Từ điển Kinh tế học hiện đại (David. W. Pearce) cho rằng liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững[3]. ¨ Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành theo Quyết định số 38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất. Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện[7]. ¨ Theo ThS. Hồ Quế Hậu thì Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế là sự chủ động nhận thức và thực hiện mối liên hệ kinh tế khách quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế xã hội, nhằm thực hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế xã hội chung[6]. ¨ Tổng hợp những khái niệm trên có thể kết tóm lược “Liên kết kinh tế là các quan hệ kinh tế giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế với mục đích đạt được lợi ích kinh tế xã hội của các bên, dựa trên những hợp đồng đã ký kết với những thoả thuận nhất định, những giấy tờ bằng chứng có tính ràng buộc bằng pháp luật, những cam kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh”. ? Phương thức liên kết kinh tế Liên kết theo chiều dọc (Liên kết giữa các tác nhân trong cùng một ngành hàng mà trong đó mỗi tác nhân đảm nhận một bộ phận hoặc một số công đoạn nào đó) là liên kết được thực hiện theo trật tự các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh (theo dòng vận động của sản phẩm). Kiểu liên kết theo chiều dọc toàn diện nhất bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, chế biến nguyên liệu đến phân phối thành phẩm. Trong mối liên kết này, thông thường mỗi tác nhân tham gia vừa có vai trò là khách hàng của tác nhân kề trước đó, đồng thời bán sản phẩm cho tác nhân kế tiếp của chuỗi hàng. Kết quả của liên kết dọc là hình thành nên chuỗi giá trị của một ngành hàng và có thể làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển, chi phí cho khâu trung gian[13]. Liên kết theo chiều ngang (Liên kết diễn ra giữa các tác nhân hoạt động trong cùng một ngành) là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm. Hình thức này được tổ chức dưới nhiều dạng, có thể thông qua các hội nghề nghiệp hoặc hiệp hội, ví dụ như Hiệp hội Mía đường… Các cơ sở liên kết với nhau là những cơ sở độc lập nhưng có quan hệ với nhau và thông qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết này có thể hạn chế được sự ép giá của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thị trường [12]. Như vậy liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh doanh, thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, mỗi loại hình liên kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó. ? Mục tiêu của liên kết kinh tế Liên kết kinh tế nhằm tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết, cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước. Liên kết để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất. Liên kết kinh tế giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin v.v... Các hoạt động này được ghi thành hợp đồng kinh tế [7]. ? Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế - Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh: Đây chính là mục tiêu của mọi hoạt động sản xuất của các cơ sở, việc mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi các phương thức sản xuất của từng thành viên khi ra nhập tổ chức kinh tế hợp tác nói riêng hay khi thiết lập các mối quan hệ với các đối tác khác phải đạt mục tiêu hiệu quả. - Tự nguyện: Việc liên kết kinh tế phải xuất phát từ nhu cầu của mỗi thành viên, không có sự gò ép mới thực sự có hiệu quả - Bình đẳng và công bằng trong phân phối lợi nhuận và rủi ro: nguyên tắc này sẽ là động lực thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế [12][7]. ? Nội dung liên kết kinh tế Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân rất đa dạng và gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang, đan xen lẫn nhau. Cơ chế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của cung cách sản xuất từ sản xuất đơn lẻ, manh mún sang dạng hàng hoá và mức độ phức tạp của việc cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và để đánh giá mức độ liên kết, mức độ quan hệ chặt chẽ giữa các tác nhân khi tham gia liên kết nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cơ chế liên kết - Hợp đồng kinh tế - Hợp đồng miệng - Mua bán tự do Hình thức liên kết kinh tế - Liên kết theo chiều dọc - Liên kết theo chiều ngang Cơ sở B Cơ sở A Khâu liên kết - Vốn, cơ sở vật chất - Tiêu thụ - Kỹ thuật, giống, vật tư - Cơ chế chính sách, hỗ trợ... Sơ đồ 2.1: Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân Sự thoả thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong quá trình nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự hợp tác giúp đỡ nhau vì lợi ích chung cho cả hai bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng và sự phát triển của cả hai bên. Các cam kết, thoả thuận phải có các điều kiện ưu đãi, các ưu đãi này phải được xây dựng thông qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của cả hai bên và dựa trên các quan hệ cung cầu thị trường. Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ theo thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua các hình thức liên kết như sau: - Hợp đồng bằng văn bản: Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng là sư thoả thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước. Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Theo Michael Boland (2002) Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty mua hàng hoá từ một nhà sản xuất với một mức giá được xác định trước khi mua. Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của những văn bản thoả thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thoả thuận trước khi bán. Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng [33][34] Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng, tín dụng, trung tân khoa học kỹ thuật.. và hộ theo các hình thức: + Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá. + Bán vật tư mua lại sản phẩm + Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư, thiết bị, nguyên liệu đầu vào, vay vốn... + Liên kết sản xuất bằng việc góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất, diện tích mặt nước, sau đó hộ được sản xuất trên diện tích đó hoặc cho thuê và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa hộ và doanh nghiệp [30]. - Hợp đồng miệng (thoả thuận miệng): Là các thoả thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm. Cơ sở của hợp đồng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. Hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè,…) hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh với nhau mà trong suốt thời gian hợp tác luôn thể hiện nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm, giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên, hợp đồng miệng thường chỉ là các thoả thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng. Hợp đồng miệng cũng có thể hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư, cũng như các hỗ trợ giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng văn bản thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn. Tóm lại nội dung liên kết kinh tế là sự thể hiện cụ thể mối quan hệ phân công và hợp tác lao động giữa hai chủ thể tham gia một liên kết kinh tế. Nó qui định những hoạt động, trách nhiệm, chức năng, việc làm cụ thể về kinh tế - kỹ thuật mà mỗi bên phải thực hiện để cùng nhau hợp tác, tạo ra thành quả lao động chung của liên kết kinh tế. Nội dung liên kết kinh tế bao gồm: Liên kết hợp tác trong tiêu thụ nông sản phẩm, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân, huy động vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh [6]. ? Hình thức liên kết kinh tế - Liên kết sản xuất: Là hình thức hợp tác giữa các chủ thể nhưng không thay đổi tư cách pháp nhân cũng như hình thức tổ chức của từng chủ thể. Thường thì việc liên kết chỉ thực hiện ở một số khâu hay lĩnh vực nào đó của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ liên kết giữa nông dân trồng mía và nhà máy đường phải có nghĩa vụ mua, bán số mía theo như hợp đồng đã ký kết dù cho thị trường có biến động như thế nào đi nữa [12]. - Liên doanh sản xuất: Là hình thức hùn vốn giữa các bên tham gia. Các bên tham gia hùn vốn sẽ là các thành viên của doanh nghiệp liên doanh, có quyền hạn trong quản lý doanh nghiệp, được hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro theo số vốn đóng góp. Sau khi hùn vốn liên doanh, có thể có những thay đổi sau: Thường thì dẫn đến hình thành các doanh nghiệp mới nhưng cũng có thể không hình thành doanh nghiệp mới mà chỉ đổi mới phương thức hoạt động của doanh nghiệp cũ [13]. - Liên hiệp hoá sản xuất: Là kiểu liên kết ở mức độ cao theo chiều dọc, chiều ngang theo một tổ chức thống nhất. Nói cách khác, sự liên kết này vừa làm chủ thị trường, vừa làm chủ dây chuyền sản xuất ở mức độ cao, được thể hiện như. + Xí nghiệp liên hiệp ngành: Là hình thức liên kết dọc giữa hai khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến thành một tổ chức thống nhất hoặc liên kết giữa sản xuất với vận chuyển để tiêu thụ sản phẩm. + Liên hiệp các xí nghiệp ngành là kiểu quản lý ngành ở phạm vi vùng hay toàn quốc. Nó là kiểu liên kết ngang nhằm liên kết các xí nghiệp độc lập trong toàn ngành. Các liên hiệp xí nghiệp có chức năng vừa quản lý kinh tế vừa quản lý kỹ thuật. Hình thức này có tác dụng lớn trong phối hợp phát triển ngành hay vùng và giải quyết các vấn đề mà mỗi xí nghiệp không tự giải quyết được như quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng hay các công trình đầu tư…[12] ? Một số phương thức NTTS Nuôi quảng canh truyền thống: là hình thức nuôi trong đó, con giống, thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên, không đòi hỏi kỹ thuật hay trang thiết bị. Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những loại hải sản khác nhau, thường có các loại hải sản như tôm sú, tôm tự nhiên, cá tự nhiên, rong câu và cua biển. Diện tích các đầm nuôi thường rất lớn, thường trên 20 ha /đầm. Việc thay nước cũng như thu hoạch sản phẩm là dựa vào chế độ thuỷ triều. Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn. Giống thường là tôm sú hay cua biển, tôm sú thường nuôi ở mật độ 2-3 con /m2. Việc thay nước cũng chủ yếu dựa vào chế độ thuỷ triều nhưng có thể trang bị thêm máy bơm để chủ động trong việc điều chỉnh mức nước, do phải đầu tư thêm trong quá trình nuôi nên diện tích các đầm nuôi thường nhỏ hơn. Nuôi bán thâm canh: Là hình thức nuôi trồng có áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn cũng như quản lý và chăm sóc hàng ngày. Mức độ này đã bắt đầu hình thành nuôi chuyên canh một loại hải sản nhất định. Diện tích của từng đầm nuôi thường nhỏ, khoảng 5-10 ha/đầm. Đây là hình thức nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay vì nó phù hợp với khả năng đầu tư cũng như kiến thức nuôi của người dân. Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp: Là hình thức nuôi trong đó có người chủ động hoàn toàn về số lượng và chất lượng con giống, dùng thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống cao. Diện tích đầm nuôi thường nhỏ dưới 2 ha/đầm. Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên có trình độ và được trang bị đầy đủ các dụng cụ để quản lý. Hình thức này đòi hỏi đầu tư lớn về vốn và kiến thức. Đây là hình thức nuôi độc canh. Nuôi siêu thâm canh: Là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợp các máy móc và thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có những điều kiện sống khá tối ưu. Nuôi siêu thâm canh thường có diện tích nhỏ, mật độ giống cao, chu kỳ nuôi ngắn. Các máy móc được trang bị trong hình thức nuôi này gồm: hệ thống làm sạch nước (có bể lọc sinh vật, tháp lọc sinh vật, tháp ôxy hoá, thiết bị lọc nước...), hệ thống làm tăng dưỡng khí (máy phun nước và sục khí) hệ thống chế nhiệt độ (các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ tự động), hệ thống cung cấp thức ăn hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi [11]. 2.1.1.2 Vai trò vị trí của ngành hàng tôm - Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế: Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, trong đó sản phẩm chủ yếu là tôm xuất khẩu. - Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ. - Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. - Vai trò của ngành hàng tôm trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: Tôm được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Cũng giống như một số nước châu Á khác, thu nhập tăng đã khiến người dân có xu hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn mặt hàng tôm. Có thể nói ngành hàng tôm có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngành thuỷ sản nói chung và ngành tôm nói riêng với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người (năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm). Với diện tích nuôi tôm liên tục tăng đến năm 2008 đạt khoảng 636,2 nghìn ha, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng 388.359 tấn tôm các loại và đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 794.753.535 USD. Có thể nói tôm có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm… chủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90% [10] . TÔM CÀNG XANH – SCAMPI Tên tiếng Anh : Giant river prawn, Scampi, Giant freshwater Shrimp Tên khoa học : Macrobrachium rosenbergii Tôm nước ngọt TÔM SÚ - BLACK TIGER SHRIMP  Tên khoa học :     Penaeus monodon  Tên Tiếng Anh : Black tiger shrimp; Giant tiger shrimp; Jumbo tiger shrimp Tôm biển Hình 2.1 Một số hình ảnh về sản phẩm tôm nuôi phổ biến ở Yên Hưng 2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề NTTS ¨ Đặc điểm kỹ thuật của nghề thuỷ sản Môi trường khắt khe: Nuôi trồng hải sản là quá trình khai thác khả năng sinh trưởng của các loại sinh vật dưới tác động hỗn hợp của các yếu tố tự nhiên như đất đai, nguồn nước, lượng mưa, độ mặn, độ pH, nhiệt độ, dưỡng khí, độ kiềm... Các yếu tố này phải luôn ổn định, nếu một trong các yếu tố đó dao động mạnh sẽ làm cho vật nuôi bị sốc và chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng. Thời gian nuôi trồng giữa các loài là không đồng nhất: Với các hình thức nuôi trồng quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến hay bán thâm canh trên một diện tích nhất định thường nuôi nhiều loại hải sản, mỗi loại có một thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau. Ví dụ: tôm sú có thể nuôi 2 vụ trong một năm, vụ 1 từ tháng 3 đến tháng 7, vụ 2 từ tháng 9 đến tháng 12 (riêng ở miền Bắc thì vụ 1 là chính). Với cua biển, có thể nuôi quanh năm nhưng chủ yếu là nuôi từ tháng 8 đến tháng 12. Do vậy, làm thế nào để có thể có được mô hình nuôi hợp lý, tận dụng được đặc điểm sinh trưởng và phát triển để đạt hiệu quả kinh tế cao là việc làm rất khó. Khả năng lan truyền dịch bệnh nhanh: Nuôi trồng thuỷ hải sản thường là trong môi trường nước rộng, hình thức nuôi trồng hiện nay là phải thường xuyên thay nước trong đầm nuôi, nguồn nước lấy vào, thải ra chủ yếu từ sông, kênh mương, cửa biển thường ít có sự kiểm soát chặt chẽ, trong khi đó khả năng phòng và chữa bệnh cho đối tượng nuôi trồng này là rất khó và kém hiệu quả, khả năng lan truyền các bệnh dịch rất nhanh và khó kiểm soát, làm ảnh hưởng đến cả một vùng nuôi trồng rộng lớn. Chịu tác động lớn của môi trường phía bên ngoài: Vị trí các đầm nuôi phần lớn là ở các bãi triều cửa sông, cửa biển nên nguồn nước thường bị ảnh hưởng do ô nhiễm từ các dòng sông chảy ra, cũng như các chất thải (nguy hiểm nhất là váng dầu) từ các tàu thuyền hoạt động từ ngoài khơi đưa vào. Điều đó cho thấy việc kiểm soát các yếu tố gây bệnh trong nuôi trồng thuỷ hải sản không chỉ giới hạn trong nội bộ ngành thuỷ hải sản[21]. ¨ Đặc điểm kinh tế Các đối tượng vật nuôi rất dễ cho việc thâm canh tăng năng suất: Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy nuôi trồng thủy hải sản rất dễ thâm canh đặc biệt là nuôi tôm sú, khi bảo đảm đủ các yếu tố như thức ăn, lượng ôxi hoà tan trong nước, độ mặn....nếu mật độ nuôi từ 5- 10 con/m2 sẽ cho năng suất từ 1-1,5 tấn/ha/vụ, từ 20-35 con/m2 sẽ cho năng suất khoảng 3 tấn/ha/vụ. Mặt khác khi đầu tư đủ và hợp lý sẽ rút ngắn thời gian nuôi trồng tạo điều kiện cho thâm canh tăng vụ. Sản phẩm có giá trị kinh tế cao: Do giá trị của các loài thuỷ hải sản có giá trị dinh dưỡng rất cao nên được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Phần lớn các nước trên thế giới đều có nhu cầu tiêu dùng thuỷ hải sản, trong khi đó các nước có điều kiện nuôi trồng không nhiều, điều đó làm cho cán cân cung - cầu luôn mất thăng bằng, điều đó có lợi cho người sản xuất. Hiện nay giá cổng trại của 1 kg tôm sú loại 25 - 30 con/kg sống khoảng 170.000 đồng cao hơn khoảng 34 lần so với 1 kg lúa. Đặc biệt đối tượng mua của thị trường thuỷ hải sản là những người có mức sống cao, thường sống ở thành phố hay các nước đang phát triển, những người sản xuất cũng như những người có mức sống trung bình khó có cơ hội mua những hải sản này vì giá quá đắt. Điều đó cũng thúc đẩy nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển vì không những nó tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân mà còn là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước[13] 2.1.2 Liên kết kinh tế trong nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm 2.1.2.1 Ngành hàng tôm Nuôi tôm đòi hỏi quy trình kỹ thuật, trình độ lao động cao, rủi ro trong nuôi tôm cũng lớn hơn so với loại hình nuôi khác. Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất như nguồn nước, thời tiết, con giống, thức ăn và tổ chức lao động trong sản xuất..., đặc điểm sản xuất này gây nên cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động hoàn toàn về chất lượng và số lượng tôm cung ứng. Điều này dẫn đến sự dao động về giá cả, số lượng và chất lượng tôm trên thị trường. Nuôi tôm là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm yêu cầu tươi sống, khó bảo quản và vận chuyển. Mức độ đầu tư phụ thuộc vào hình thức nuôi. Nuôi mang tính thời vụ, do vậy khả năng cung cấp dồi dào ở chính vụ, nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ. Song nhu cầu tiêu dùng thì ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tiêu thụ tôm còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thu nhập và thói quen tiêu dùng. Hiên nay nhu cầu tiêu dùng hàng tươi sống của người dân càng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, chủng loại sản phẩm. Các định mức kỹ thuật nuôi xem ở (phần phụ lục 1). 2.1.2.2 Các tác nhân Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân có thể là các đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tự nguyện cùng tham gia một hoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi ích riêng cho mình, trong ngành hàng tôm các tác nhân tham gia liên kết có thể chia ra làm 3 nhóm - Tác nhân là các hộ (hộ nuôi tôm, hộ kinh doanh tôm (hộ buôn), người tiêu thụ). - Tác nhân là đơn vị kinh tế tham gia nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm, hỗ trợ ngành hàng tôm (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà máy…) - Tác nhân là các tổ chức (tổ chức tín dụng, ngân hàng, thương mại khác…). - Tác nhân là các Trung tâm Khoa học, Nhà nước (các cơ chế chính sách tác động, hỗ trợ) 2.1.2.3 Mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân Với các hoạt động kinh tế riêng của mình, các tác nhân này thực hiện từng nội dung trao đổi, hợp tác với nhau thông qua mối quan hệ liên kết qua lại, dựa trên các ràng buộc cụ thể và được thể hiện trong hợp đồng đôi bên, từ đó tạo lên sự gắn kết trách nhiệm hỗ trợ phát huy thế mạnh của các tác nhân, đồng thời cùng chia sẻ những rủi ro trong kinh doanh. Các tác nhân có các mối quan hệ liên kết với nhau ở mọi khâu của quá trình nuôi, chế biến, tiêu thụ và có thể mô phỏng các quan hệ đó trên sơ đồ 2.2 NHÀ NƯỚC TỔ CHỨC NGÂN HÀNG, TÍN DỤNG NHÀ KHOA HỌC CS. Chế biến tôm Tiêu thụ Hộ nuôi tôm Sơ đồ 2.2 Mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong nuôi, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản Hộ nuôi trồng liên kết với nhà khoa học, doanh nghiệp để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (nhà khoa học có thể là các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, trường đại học...), hộ vay vốn của các tổ chức tín dụng, cá nhân, ngân hàng để đáp ứng vốn cho sản xuất, hộ được sử dụng vốn, diện tích mặt nước, các dịch vụ khác từ Nhà nước hay các từ các chính sách của Nhà nước, như chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hộ được các cơ sở chế biến, hộ buôn ứng trước vốn, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở chế biến đặt hàng, hợp đồng sử dụng các sản phẩm của hộ nuôi trồng, của các hộ thu gom, bằng công nghệ, kỹ thuật… để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng, xuất khẩu. Các cơ sở chế biến trong quá trình hoạt động cũng cần có vốn, có kỹ thuật và cần có thị trường tiêu thụ ổn định và tiềm năng. Do đó trong quá trình sản xuất các cơ sở cũng có các quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, các nhà khoa học, nhà cung cấp công nghệ, với mạng lưới tiêu thụ và quan hệ dựa trên các cơ chế chính sách của Nhà nước… Các cơ sở, hộ tiêu thụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm. Tác nhân này huy động vốn từ Nhà nước, các tổ chức, ngân hàng, tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh. Thông qua các kỹ năng, các phương thức riêng sẽ lưu thông và tiêu thụ các sản phẩm, từ đó thu được lợi nhuận, các cơ sở, hộ tiêu thụ trong quá trình lưu thông cũng cần nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, cách thức tiêu thụ có hiệu quả. Nhà khoa học, khuyến nông: xác định những khó khăn, vướng mắc mà hộ gặp phải để nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhà Bank: cung cấp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tín dụng cho nhà nông và doanh nghiệp. Nhà nước: ra các chính sách, khu._.ng pháp lý giám sát, kiểm tra, cung cấp thông tin thị trường. Các mối quan hệ liên kết trên trong thực tế rất đa dạng, đan xen nhau có thể một cơ sở, một hộ nuôi trồng là tác nhân của nhiều mối quan hệ, cũng có thể một mối quan hệ song lại có liên quan đến nhiều tác nhân, có thể là quan hệ một chiều, cũng có thể là hai chiều, đa chiều [2]. 2.1.2.4 Lợi ích của các tác nhân Liên kết kinh tế xảy ra khi một trong các bên tham gia liên kết không thể tự mình hoạt động hoặc nếu có hoạt động thì hiệu quả hoạt động không cao nên cần phải có sự tham gia cùng hành động của nhều bên, khi đó liên kết kinh tế sẽ đem lại lợi ích chắc chắn cho các bên liên quan. ¨ Đối với các doanh nghiệp chế biên khi tham gia liên kết kinh tế - Tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí đầu tư không hiệu quả trong hoạt động SXKD Mỗi doanh nghiệp đều có một hoặc vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt. Bên cạnh đó, là một loạt các hoạt động phụ, mà bản thân doanh nghiệp không thể thực hiện được, hoặc nếu thực hiện thì sẽ phải mở rộng quy mô và chi phí nhưng không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng nó lại không thể thiếu đối với dây chuyền sản xuất chính. Do đó liên kết giúp cho doanh nghiệp có thể giải quyết được nhu cầu đó. Ví dụ trong cơ sở chế biến tôm thì hoạt động chế biến tôm là hoạt động chủ đạo, nuôi tôm để cung cấp nguyên liệu cho chế biến là hoạt động phụ song không thể thiếu nguyên liệu. - Liên kết giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận, phản ứng nhanh hơn với thay đổi của thị trường Thực hiện liên kết thông qua hợp đồng giúp cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động do có sự bảo đảm ổn định về số lượng, chất lượng và tiến độ của nguyên liệu nông sản cung cấp cho sản xuất, doanh nghiệp không phải lo đến sự thất thường của thị trường, cũng như nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Nhu cầu của thị trường luôn thay đổi, điều đó buộc các doanh nghiệp vừa phải luôn thay đổi mẫu mã của các sản phẩm hiện có, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Để có được những thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần phải có thông tin và có đủ khả năng triển khai nhanh các phương án sản xuất mới. Chính sự liên kết kinh tế sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được điều đó. Liên kết của hệ thống các nhà thương mại thông qua hình thức đại lý bán hàng. Với hình thức liên kết này, các cửa hàng kinh doanh sẽ nhận làm đại lý bán buôn hay bán lẻ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất, nhờ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn. Khi liên kết sản xuất các bên tham gia liên kết có thể chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới cho nhau, với những chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng, do sự tin cậy lẫn nhau, giúp sản xuất có hiệu quả hơn Khi những thay đổi của thị trường vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, thì buộc doanh nghiệp phải liên kết với các đối tác khác để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ, khắc phục những hạn chế về quy mô, nâng cao sức cạnh tranh. Liên kết giúp doanh nghiệp dễ dàng chinh phục những thị trường mới do khả năng tài chính, tận dụng lợi thế chi phí thấp (hợp đồng cung cấp sản phẩm...) Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, có thể tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến, có thêm cơ hội đầu tư theo chiều sâu, giải phóng sức lao động từ đó phấn đấu giảm giá thành, nâng cao được khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế [1]. - Liên kết giúp doanh giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh Khi tham gia liên kết, rủi ro sẽ được phân bổ cho các đối tác tham gia, chứ không phải chỉ tập trung vào một chủ thể, khi đó khả năng vượt qua khó khăn sẽ cao hơn. Trước một dự án sản xuất vượt quá khả năng sản xuất của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp bỏ sẽ mất cơ hội làm ăn, nhưng nếu doanh nghiệp đơn độc một mình triển khai thực hiện dự án, nhiều khi, do không kham nổi, sẽ dễ dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. Để tránh được hiện tượng này buộc doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp khác cùng tham gia thực hiện dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia dự án chỉ phải chịu một phần rủi ro (nếu có). Liên kết để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh nhờ vào sự thoả hiệp để phân chia thị trường, kể cả việc sát nhập để tạo nên độc quyền nhóm [1][5]. ¨ Đối với hộ nuôi thì việc tham gia liên kết sẽ có các lợi ích như + Bảo đảm được thị trường tiêu thụ và giảm rủi ro về giá cả đối với nông sản sản xuất ra. + Được hỗ trợ về giống, kỹ thuật và các thông tin về thị trường nên khắc phục được nhiều hạn chế của hộ nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho hộ tiếp cận được với công nghiệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến. + Ổn định và phát triển được sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho bộ phận hộ nông dân ở các vùng khó khăn. ¨ Đối với cơ sở, hộ tiêu thụ Việc tham gia liên kết sẽ bảo đảm được lượng hàng cần thiết, có chất lượng, ngoài ra khi liên kết sẽ có nhiều cơ hội về vốn, công nghệ, kĩ thuật, cơ hội mở rộng kênh tiêu thụ, mở rộng phạm vi, đối tác tiềm năng mới đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. ¨ Đối với các tổ chức ngân hàng, tín dụng, TT khoa học kỹ thuật, khuyến nông Khi tham gia liên kết sẽ mang lại một phần thu cho đơn vị, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ của Nhà nước giao phó, góp phần thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản theo định hướng phát triển bền vững. ¨ Lợi ích của các mối liên kết kinh tế trong sự phát triển kinh tế - xã hội Loại bỏ được vai trò của tầng lớp mua bán trung gian nên trực tiếp bảo vệ được người sản xuất, nhất là người nghèo khi bán sản phẩm, khuyến khích phát triển sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng và nguyên liêu cho các ngành chế biến, xuất khẩu. Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và hộ nông dân cung cấp nguyên liệu cho phép xóa bỏ độc quyền đối với các doanh nghiệp ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân. Tăng cường liên minh công nông: việc chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá thì việc liên minh công nông có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất chế biến tiêu thụ được hiệu quả hơn. Thực hiện quan hệ hợp tác: qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tác giữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn. Giải quyết quan hệ phân phối: thông qua liên kết vấn đề phân phối thu nhập, trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn, sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn. Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật: liên kết giúp cho việc vận dụng, sử dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, chất lượng sản phẩm làm ra tốt hơn. Tạo sự gắn kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông), khi các nhà cùng tham gia vào liên kết thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn đồng bộ hơn trong thực hiện. Với việc tham gia của nhà nước (Nhà quản lý) tình trạng chồng chéo về cơ chế chính sách sẽ được hạn chế tối đa thay vào đó là một chính sách đồng bộ trong sản xuất. Với sự có mặt của các nhà khoa học kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật được cập nhật và áp dụng thường xuyên trong sản xuất thay thế cho những kỹ thuật lạc hậu không hiệu quả, giống giống cây, giống con cho năng suất và hiệu quả thấp. Còn với các doanh nghiệp và người dân thông qua liên kết giúp cho họ yên tâm hơn trong sản xuất, mạnh dạn đầu tư trong sản xuất, ổn định yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra, giảm thiểu rủi ro cũng như được chia sẻ rủi ro trong sản xuất và với sự liên kết như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất, kinh doanh (Phụ lục 2). Nâng cao hiệu quả kinh tế trong trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, giúp cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng ngày một phát triển bền vững phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế nước nhà theo định hướng XHCN. Như vậy tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà nó còn có ý nghĩa về mặt xã hội, nó giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phân phối xã hội được công bằng, sự đoàn kết hợp tác trong kinh doanh, giá cả, sản lượng, thị trường cung cầu sản phẩm và thu nhập người dân ổn định. Thông qua liên kết giúp cho nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng ngày càng phát triển bền vững phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của kinh tế thế giới. Từ lợi ích nhiều mặt của liên kết kinh tế đem lại do vậy cần phải nghiên cứu, duy trì và phát triển các loại hình liên kết là một xu thế, là tất yếu của hội nhập phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 2.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ liên kết Môi trường tự nhiên gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, thời tiết, môi trường nước... điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hình thức và mức độ tham gia liên kết kinh tế. Môi trường sản xuất kinh doanh gồm các yếu tố đầu vào, đầu ra, các yếu tố hỗ trợ trong quá trình sản xuất cụ thể như giống tôm, thức ăn cho nuôi tôm, giá cả vật tư, khoa học kỹ thuật, giá tôm thương phẩm, cạnh tranh... Điều kiện về vốn gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cho thuê tài chính... đây chính là điều kiện tiên quyết để cho các dự án đầu tư được thực hiện, duy trì và phát triển, nhờ đó mới có các mối quan hệ liên kết. Cơ chế chính sách của Nhà nước gồm các chính sách về đất đai, vốn sản xuất, thuế, xuất nhập khẩu, các chế tài, luật định... nếu là lĩnh vực Nhà nước cấm hay không khuyến khích phát triển thì sẽ không tồn tại hay rất ít các mối quan hệ liên kết vì sẽ không đem lại hiệu quả trong sản xuất. Ngoài ra còn các yếu tố như trình độ quản lý, trình độ của hộ sản xuất kinh doanh, điều kiện kinh tế... 2.1.2.6 Những vấn đề phát sinh trong liên kết đối với ngành hàng tôm Trong thực tế để duy trì và phát triển các mối quan hệ liên kết luôn là một vấn đề khó và chịu nhiều yếu tố tác động bởi nhiều những mâu thuẫn, bất cập trong qua trình triển khai thực hiện giữa tác nhân cung cấp với tác nhân thu mua. Mục tiêu lựa chọn đối tác mua là phải thuận tiện, giá cả phải cao, ổn định song thực tế trong liên kết kinh tế muốn ràng buộc trách nhiệm hai bên thì các tác nhân phải có hợp đồng ký kết, số lượng thường cố định, giá cả thường không được như mong đợi. Mục tiêu lựa chọn đối tác cung cấp đầu vào là sản phẩm phải có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, ổn định về số lượng. Trong thực tế, mặt hàng tôm lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố, nên chất lượng số lượng thường không ổn định, giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra thường xuyên biến động. Các hợp đồng thường là mẫu in sẵn thể hiện trên hợp đồng là những cam kết chặt chẽ, có đôi chỗ gây khó hiểu đối với trình độ của hộ, trong khi người ký hợp đồng thường không giải thích rõ ràng gây hiểu nhầm. Mặt khác vai trò hướng dẫn hộ hiểu, tự lập hợp đồng chưa có gây khó khăn cho hộ. Do không có ý thức, chưa hiểu biết nhiều nên tình trạng thực hiện không tuân thủ theo như hợp đồng đã ký kết về chất lượng, gây phiền hà, thiếu sự tôn trọng sau khi đã ký được hợp đồng vẫn còn nhiều. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình nuôi, chế biến và tiêu thụ tôm trên thế giới 2.2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tôm nói chung Trên thế giới, Tôm được đánh giá là một loại hải sản bổ dưỡng, ăn ngon dễ chế biến, nên đã trở thành một loại hải sản có giá trị kinh tế cao và sản lượng tiêu thụ khá lớn. Tôm được nhiều nước nuôi, với nhiều chủng loại khác nhau và hàng năm sản lượng tôm luôn tăng, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Điều đó được thể hiện qua tình hình phát triển của sản lượng tôm hàng năm. Bảng 2.1: Sản lượng các loại tôm nuôi chính trên thế giới (ĐVT: tấn) Loài 2001 2002 2003 Tốc độ phát triển (%) 02/01 03/02 BQ Tôm sú 676.262 593.011 666.071 87,69 112,32 99,24 Tôm chân trắng 280.114 430.976 723.858 153,86 167,96 160,75 Tôm he 70.507 75.718 78.018 107,39 103,04 105,19 Tôm rảo 20.009 22.379 23.215 111,84 103,74 107,71 Tôm thẻ AĐ 25.559 25.736 31.560 100,69 122,63 111,12 Tổng số 1.348.275 1.405.367 1.804.932 104,23 128,43 115,70 (Nguồn: Theo FAO, 2007) Bảng 2.1 Cho biết các loại tôm chính được nuôi phổ biến hiện nay trên thế giới. Số lượng nuôi ngày một tăng, năm 2002 so với năm 2001 tăng 4,23%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 28,43% và tốc độ tăng bình quân 3 năm 2001-2003 là 15,7%, cho thấy thị trường tiêu thụ tôm ngày một tăng dẫn đến việc đầu tư nuôi tôm và sản lượng cung cấp ngày một tăng, đặc biệt là tôm chân trắng có tốc độ tăng BQ từ năm 2001-2003 lên tới 60,75%; tôm he tăng 5,19%; tôm thẻ AĐ tăng 11,12%. Sản lượng tôm hàng năm trên thế giới được thể hiện trên bảng 2.2 Bảng 2.2 Sản lượng tôm ở các nước nuôi tôm đứng đầu trên thế giới (ĐVT: tấn) Nước sản xuất 2000 2001 2002 2003 Trung Quốc 218.000 304.000 311.000 390.000 Thái Lan 310.000 280.000 240.000 280.000 Inđônêxia 138.000 149.000 150.000 160.000 Ấn Độ 97.000 103.000 103.000 150.000 Việt Nam 69.000 68.000 178.000 224.000 Bănglađét 58.000 60.000 63.000 Êcuâđo 50.000 60.000 57.000 Mêhicô 33.000 48.000 46.000 (Nguồn: Seafood Inter. 12/2007) Sản lượng tôm hàng năm của các nước nuôi tôm hàng đầu hơn Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan hay một số nước như Inđônêxia, Ấn Độ có xu hướng tăng lên, điều đó chứng tỏ sản phẩm tôm ngày càng được ưa chuộng, đem lại giá trị kinh tế và rất có tiềm năng phát triển. Trong đó Việt Nam cũng được coi là nước cung cấp sản lượng tôm lớn hàng năm, với ưu thế về điều kiện tự nhiên, lao động thì phát triển ngành tôm sẽ đem lại hiệu quả và nguồn thu cho quốc gia. Bảng 2.3 Tình hình nhập khẩu tôm của một số thị trường qua các năm (ĐVT: tấn) Các nước 2001 2002 2003 2004 Mỹ 400.337 429.303 504.495 517.617 Nhật Bản 286.128 293.461 283.325 301.608 Anh 83.117 86.647 90.284 91.448 Tây Ban Nha 130.200 127.841 143.273 144.977 Italia 57.300 51.546 57.776 59.301 Pháp 73.928 79.312 93.525 10.149 Đức 28.500 24.368 27.026 29.978 (Nguồn: Tài liệu INFOFISH. 12/2007) Bảng 2.3 ta thấy thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất hiện nay, trong đó có Việt Nam là Mỹ, Nhật, các nước EU. Với số lượng nhập có chiều hướng tăng qua các năm và đây cũng là tín hiệu tốt đối với ngành tôm Việt Nam 2.2.1.2 Kinh nghiệm các nước, chế biến và tiêu thụ ở một số nước * Nước Nhật Bản Để hỗ trợ người dân trong tiêu thụ nông lâm thuỷ hải sản được thuận lợi và giảm bớt tình trạng thất thường của thị trường, ép giá của lái buôn, Chính phủ Nhật trong quá trình quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng đã đồng thời phát triển khu chợ đầu mối, hệ thống kho tàng bảo quản nông lâm hải sản, nhà máy chế biến…, nhờ đó khi hộ có sản phẩm chỉ việc mang sản phẩm của mình sản xuất đến chợ, ở đó đã có dịch vụ người bán thuê, giá là do hộ quyết định sau khi tham khảo các thông tin chung về thị trường tại thời điểm bán, hộ phải thanh toán một khoản phí nhất định căn cứ vào % sản phẩm tiêu thụ được. Nhờ vào hình thức liên kết trên hộ sẽ yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất, không phải lo nhiều về tiêu thụ sản phẩm do những người bán là những chuyên gia trong lĩnh vực bán. Các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng có nhu cầu lớn về nguyên liệu có thể trực tiếp đến khu chợ đầu mối để thu mua mà không mất công tìm đến từng hộ, giảm bớt chi phí đi thi mua, giảm bớt chi phí cử tác nhân trung gian do người sản xuất đực gặp trực tiếp người có nhu cầu, ngoài ra số lượng thu mua cũng rất linh hoạt, giá cả hợp lý. * Nước Hàn Quốc Chính sách duy trì mức độ an toàn lương thực và cũng là để bảo hộ người sản xuất nông lâm thuỷ hải sản. Hàng năm các cơ quan chức năng căn cứ vào dự báo nhu cầu về nông lâm thuỷ hải sản sau đó lập kết hoạch, chọn vùng phát triển phù hợp, ký hợp đồng tiêu thụ với người dân về số lượng, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, để giúp người dân thực hiện được tốt hợp đồng thì chính sách luôn tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật giúp hộ phát triển sản xuất. Hộ được ký hợp đồng luôn yên tâm sản xuất sao cho đủ với hợp đồng đã ký kết và yên tâm về giá luôn đảm bảo có lãi. Từ chính sách trên đã giúp cho cung cầu sản phẩm trên thị trường được hợp lý, dẫn tới ít gây ra tình trạng biến động giá cả trên thị trường, người dân yên tâm sản xuất, Nhà nước cũng không phải lo nhiều về kho dự trữ và chính sách bình ổn giá cả thị trường. * Trung Quốc Dưới tác động của chính sách đầu tư cho khoa học, khuyến nông nhằm phát triển khâu giống và hỗ trợ đến với hộ dân. Sản lượng của hộ sản xuất ra ngoài một phần để tiêu dùng số còn lại đem tiêu thụ hết, giống cho vụ sau căn cứ vào đăng ký về quy mô sản xuất của hộ sẽ được trung tâm khoa học cấp miễn phí, nhờ đó hộ luôn có giống tốt từ tay của nhà khoa học bảo đảm năng xuất cao, phía trung tâm khoa học thực hiện được mục tiêu chuyển giao khoa học kỹ thuật đến tay người sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ với Nhà nước giao cho. Nhà nước nhờ chính sách hỗ trợ trên giúp tăng tính liên kết giữa hộ với nhà khoa học, góp phần tạo thêm sản phẩm cho xã hội 2.2.2 Tính hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ tôm của Việt Nam 2.2.2.1 Tình hình chung Nghề nuôi trồng thuỷ sản dẫu ra đời từ rất sớm, song cho đến những năm 1954 là thời kỳ kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật. Nghề nuôi tôm từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hoà với các ngành kinh tế khác [4]. Bảng 2.4 Kết quả hoạt động của phát triển nuôi tôm trong một số năm qua tại Việt Nam (ĐVT: 1.000 đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Diện tich nuôi tôm 580,4 604,4 533,2 616,7 630,3 636,2 - Nước mặn, lợ 574,9 598,0 528,3 612,1 625,6 629,3 - Nước Ngọt 5,5 6,4 4,9 4,6 4,7 6,9 Nguồn: Theo [1] Theo như kết quả thống kê cho thấy thì hầu hết diện tích cho nuôi tôm là nước mặn, nước lợ và diện tích có chiều hướng tăng qua các năm, điều này thể hiện định hướng và sự quan tâm của Nhà nước luôn tạo điều kiện cho phát triển nuôi tôm. Như vậy Quảng Ninh chiếm hầu hết sản lượng tôm khu vực Đông Bắc, song so với các khu vực thì còn thấp, mặc dù điều kiện nuôi khá thuận lợi. Vậy phát triển nuôi tôm chưa phát triển xứng với tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Bảng 2.5 Sản lượng tôm nuôi phân theo địa phương trong cả nước (ĐVT: tấn) Địa phương 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 Cả nước 237.880 281.816 327.194 354.514 384.519 388.359 ĐBSH 11.645 13.023 13.321 14.098 16.054 14.511 Quảng Ninh 2.947 4.230 5.038 5.325 7.126 6.287 TD và MN phía Bắc 102 123 312 355 388 294 BTB và DH miền Trung 33.499 33.201 33.311 37.214 43.563 51.216 Tây Nguyên 62 55 64 62 88 61 Đông Nam Bộ 10.351 12.772 14.426 15.948 14.896 15.207 ĐBSCL 182.221 222.643 265.761 286.837 309.531 307.070 Nguồn: Theo [27] - Chế biến xuất khẩu Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu bảo đảm chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thủy sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản có chiều hướng phát triển tốt. Đến năm 2003, cả nước có 332 cơ sở chế biến thủy sản. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 222 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu [4]. Bảng 2.6 Tình hình xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng tôm của Việt Nam từ năm 2005 - 2007 Mặt hàng 2005 2006 Tháng(1-8)/2007 SL (tấn) Giá trị (USD) SL (tấn) Giá trị (USD) SL (tấn) Giá trị (USD) Tôm đông lạnh 155.858,2 1.359.146.658 143.614,8 1.335.777.305 73.347,4 720.985.405 Tôm chế biên 14.818,2 124.388.756 8.410,4 69.133.048 Tôm khô 944,4 3.608.062 4.603,2 5.881.154 2.745,3 3.706.114 Tôm hùm 123,4 1.961.776 27,9 741.571 Tôm mũi ni 13 412.769 12,2 187.397 Tổng cộng 156.926 1.364.716.496 163.049,2 1.466.459.984 84.543,2 794.753.535 Nguồn: Theo [28] Theo số liệu thống kê cho thấy trong tổng sản lượng tôm xuất khẩu thì chủ yếu là tôm đông lạnh. Ngoài ra do nhiều yếu tố như thời tiết, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu tôm, các biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước nhập khẩu tôm, tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu trong các năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam thể hiện rõ nét qua các năm 2005-2007 số lượng và giá trị xuất khẩu đều giảm. Bảng 2.7 Thị trường tỷ trọng, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2006 Thị trường Sản lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Giá trị (USD) Nhật 56.727,846 39,5 527.632.035,48 Mỹ 42.079,1364 29,3 391.382.750,37 EU 14.935,9392 10,4 138.920.839,72 Đài Loan 3.877,5996 2,7 36.065.987,24 Hàn Quốc 3.590,37 2,5 33.394.432,63 Hồng Kông 2.297,8368 1,6 21.372.436,88 Canađa 5.600,9772 3,9 52.095.314,90 Ôxtrâyylia 7.611,5844 5,3 70.796.197,17 Thị trường khác 6.893,5104 4,8 64.117.310,64 Tổng cộng 143.614,8 100 1.335.777.305 Nguồng: theo [26] Trên bảng 2.7cho thấy thị trường nhập khẩu tôm chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, các nước EU và một số nước châu Á 2.2.2.2 Các chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển các mối quan hệ liên kết NTTS 1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000” về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn” trong đó có phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Các chính sách ưu tiên gồm: tạo điều kiện về vốn, đào tạo kỹ thuật, về đất đai, ... 2. Nghị Quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 38/HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1989 ”liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ” Quy định về liên kết kinh tế giữa các đơn vị và tổ chức kinh tế kinh doanh sản xuất, lưu thông dịch vụ thuộc tất cả các thành phần kinh tế. 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999” phê duyệt chương trình phát triển nuôi tồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010”. 4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 1 năm 2009” về việc sử dụng vốn tính dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015”. 5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 02/2001/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2001” về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án phát triển sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án phát triển nông nghiệp”. 6. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/06/2002” về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng”. Tỉnh Quảng Ninh đã có những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn với số lượng lớn và thời gian, lãi suất vay thích hợp để đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đầu tư vốn ngân sách theo các dự án trên cơ sở quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi công nghiệp tập trung, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống các trại giống, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và hoạt động khuyến ngư; hỗ trợ tiền cho ngư dân các xã vùng khó khăn mua con giống để nuôi. Đưa chính sách sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên biển vào luật đất đai để có điều kiện cụ thể hoá, hướng dẫn sử dụng có hiệu quả. Ngành Thuỷ sản Quảng Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh đưa ra một số chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản như [24][13]. a) Quyết định số 1169/2000/QĐ-UB ngày 09 tháng 5 năm 2000 của UBND tỉnh" Về một số chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển ngành nghề, thu hút lao động giải quyết việc làm". b) Quyết định số 4284/2001/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2001 của UBND tỉnh" Về việc quy định tạm thời quy chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản". c) Chỉ thị số 05/ 2002/CT- UB ngày 28 tháng 01 năm 2002 của UBND tỉnh Quảng Ninh" Về việc thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển năm 2002 đối với các mặt hàng phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, hải đảo trong tỉnh". 2.2.2.3 Thực trạng về quan hệ liên kết trong nuôi, chế biến và tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam - HTX tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Thái Bình + Các xã viên HTX được HTX ký hợp đồng tiêu thụ toàn bộ sản phẩm sản xuất ra theo giá thị trường. Các sản phẩm này được bán thẳng tới nơi tiêu thụ, giá mua nơi tiêu thụ là giá bán của HTX. Xã viên phải trả HTX 2 khoản: Cước phí vận chuyển đến nơi bán và chi phí dịch vụ (30đ/kg sản phẩm). Nếu tính cả 2 loại chi phí khi bán sản phẩm thì kết quả đạt được vẫn rẻ hơn xã viên tự lo, ngoài ra hộ xã viên chủ động, không nơm nớp đầu ra, yên tâm tập trung vào sản xuất. + Khâu thức ăn, để đáp ứng được cả về số lượng và chấp lượng tốt đang lưu hành trên thị trường cho người dân. HTX tiến hành thử nghiệm và sử dụng một số loại thức ăn và chọn ra loại có chất lượng tốt nhất cung ứng cho các xã viên. Thức ăn được HTX mua tại nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất và đưa về cho các trang trại, số lượng và thời gian theo yêu cầu của trang trại. Để phân biệt thức ăn do HTX cung ứng với các loại thức ăn đang có trên thị trường, HTX xây dựng bao bì, mẫu mã riêng. Giá mua ở nơi sản xuất cũng là giá bán cho xã viên, xã viên cũng phải trả 2 khoản phí: Dịch vụ 30đ/kg và cước vận chuyển. Với cách làm này trang trại chủ động về thức ăn, chất lượng bảo đảm, giá cả rẻ hơn giá thị trường từ 5-7% (do không phải chịu chi phí tiếp thị, kho bãi cất giữ…). HTX sẽ được nhà máy chi trả 2-2,5% giá bán (chiết khấu khuyến khích HTX mua hàng lâu dài). + Khâu giống, thuốc hoá chất, HTX cũng sẽ cung ứng thẳng từ cơ sở sản xuất đến các trang trại theo yêu cầu cụ thể của từng trang trại. Phần trang trại chỉ phải trả tiền vận chuyển và tiền dịch vụ, ngoài ra trang trại còn được hưởng lợi như tư vấn kỹ thuật, được chia lãi theo tỷ lệ góp vốn điều lệ vào HTX (sau khi trừ mọi chi phí) được đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng các phúc lợi xã hội (hiếu, hỉ, tham quan…) + Về phía các công ty như công ty giống chăn nuôi, công ty thức ăn gia súc, công ty giết mổ, công ty chế biến thực phẩm…, khi tham gia HTX họ sẽ được HTX ký hợp đồng cung ứng các loại sản phẩm mà họ đang kinh doanh, do vậy sẽ có điều kiện tăng được quy mô, bạn hàng và chủ động về thời gian, số lượng, chủng loại sản phẩm kinh doanh, chủ động nguồn vốn, quay vòng vốn hợp lý, cơ hội phát triển và chiếm lĩnh thị trường về cung ứng sản phẩm.. + Hình thức tham gia HTX của xã viên là góp vốn điều lệ, mức góp khác nhau tuỳ theo quy mô và mức độ tham gia vào HTX (người trong ban chủ nhiệm thì góp nhiều hơn xã viên bình thường). - Mối quan hệ về vốn giải pháp về nợ tồn đọng của nhà sản xuất + Thay thế hình thức tín dụng thương mại bằng tín dụng ngân hàng hoặc tín dụng Nhà nước đối với những thương vụ ứng trước vật tư cho nhà sản xuất nông sản phải là pháp nhân. Cụ thể doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức tín dụng, trong đó doanh nghiệp sẽ cam kết bảo đảm tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất thông qua hợp đồng tiêu thụ, còn tổ chức tín dụng sẽ ứng vốn cho nhà sản xuất vay để thực hiện phương án sản xuất. Lợi ích, đối với doanh nghiệp vẫn cung ứng được vật tư, kỹ thuật, công nghệ cho người sản xuất mà không bị rủi ro tín dụng, nhà sản xuất được hỗ trợ cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất của mình, đối với tổ chức tín dụng có cơ sở để xét duyệt cho vay, đó là đầu ra của phương án sản xuất được đảm bảo. + Tín dụng thương mại thông qua việc sử dụng thương phiếu đối với những thương vụ ứng trước vật tư cho nhà sản xuất nông sản là pháp nhân. Doanh nghiệp cung ứng vật tư sản xuất cho người sản xuất nông nghiệp đối lại nhà sản xuất sẽ ký chấp nhận thanh toán tiền vật tư vào thời hạn do hai bên tự thoả thuận trên tờ hối phiếu do doanh nghiệp lập. Khi đến hạn thanh toán, người thụ hưởng của hối phiếu (có thể là bản thân doanh nghiệp hoặc chủ thể doanh nghiệp khác do doanh nghiệp chỉ định) sẽ yêu cầu người thanh toán chấp nhận hối phiếu thanh toán số tiền đã ghi trên hối phiếu. Việc giải quyết tranh chấp nếu có sẽ tuân thủ quy định của pháp lệnh, thông qua toà án kinh tế các cấp. Lợi thế của hối phiếu là khả năng chuyển nhượng. Doanh nghiệp đã ký phát hối phiếu, khi có nhu cầu về vốn, có thể cầm cố hối phiếu để vay tiền, bán hối phiếu cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ chiết khấu (Thương phiếu gồm có 2 loại: hối phiếu là do người bán ký phát; lệnh phiếu là do người mua hàng phát). Nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu sẽ chuyển khoản nợ tín dụng thương mại thành tín dụng ngân hàng (nếu các ngân hàng thương mại nhận chiết khấu) hoặc tín dụng Nhà nước (nếu ngân hàng Chính sách Xã hội nhận chiết khấu). Người dân còn khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì nghiệp vụ thương phiếu sẽ góp phần chuyển giao đồng vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng đến tay người nông dân thông qua các HTX của họ. + Phát triển quan hệ tín dụng thương mại lên thành hình thức liên doanh, liên kết từ thấp đến cao đối với những nhà sản xuất có quá trình hợp tác tốt với DN. Thay vì ứng trước vật tư cho nhà sản xuất, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức liên kết từ thấp đến cao như: Doanh nghiệp hợp đồng hợp tác kinh doanh (theo mùa vụ) hoặc kết nạp các nhà sản xuất vào mạng lưới “vệ tinh” sản xuất, cao hơn là lập pháp nhân (hợp tác xã, công ty cổ phần) nhằm cùng với nhà sản xuất chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. 2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ liên kết nuôi, chế biến, tiêu thụ thủy sản * Lê Trịnh Minh Châu, Trương Đình Chiến, Đặng Chương Lin._. lỏng lẻo, do vậy hiệu quả của liên kết đem lại chưa cao. Phần đông cho rằng hợp đồng văn bản là phức tạp và không cần thiết khi mua khối lượng ít và phải quan hệ với nhiều tác nhân trong một ngày. 3) Chính quyền các cấp, địa phương chưa thực sự quan tâm, coi trọng đối với liên kết kinh tế, còn nhiều sự bất hợp lý, mâu thuẫn tồn đọng trong việc khuyến khích phát triển liên kết kinh tế. Chưa phát huy được vai trò trọng tài, là người bảo lãnh để hộ có điều kiện tiếp xúc với vốn tín dụng. 4) Mặc dù sản lượng tôm cung cấp hàng năm là lớn, tình trạng bị tư thương ép giá thường xuyên xẩy ra. Trong khi nguyên liệu cho cơ sở chế biến tôm của 2 công ty chủ yếu được cung cấp từ ngoài huyện lên tới 50 – 70% nhu cầu. 5) Trình độ nhận thức, thói quen sản xuất đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các mối quan hệ liên kết. 6) Điều kiện của các yếu tố cho phát triển các mối quan hệ liên kết còn chưa được thuận lợi như khoa học kỹ thuật, tín dụng ngân hàng, cơ sở cung cấp giống, thức ăn, cơ sở hạ tầng... 5.2. Khuyến nghị 1) Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương cần có quy hoạch xây dựng chợ đầu mối riêng cho thuỷ sản, yêu cầu chợ có khu bán buôn, khu bán lẻ, khu bảo quản đặc biệt là hàng tươi sống, đông lạnh giúp hộ khâu tiêu thụ. Tạo điều kiện mở các tuyến đường thuỷ, đường không phục vụ cho xuất khẩu, đặc biệt là hàng tươi sống như tôm sang các nước như Hồng Kông, Đài Loan và một số thị trường gần. Cần hỗ trợ thành lập một trung tâm cấp giống, kiểm dịch chất lượng con giống tốt, giá cả hợp lý, tạo điều kiện cho hộ yên tâm sản xuất. Có các chính sách về hạn điền, ao đầm được sử dụng hợp lý trong tay hộ dân, cụ thể có thể tăng từ 2,4 ha/hộ lên 10 ha/hộ, có hình thức xét duyệt đúng đối tượng, tránh trường hợp dân phải đi thuê lại để sản xuất. Tiếp tục hoàn thiện dự án hệ thống đê, kênh mương giúp ngăn mặn, quy hoạch phát triển vùng nuôi ổn định. Cấp huyện, chính quyền địa phương cần kết hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát để đưa Quyết định 80/2002/QĐ - TTg năm 2002 thực sự đi vào cuộc sống 2) Đối với các công ty chế biến tôm cần có các kế hoạch phát triển các liên kết dạng vệ tinh từ thấp đến cao nhằm tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất. Để duy trì tốt các mối liên kết thì công ty cần có các cơ chế rõ ràng, thuận lợi cho hộ, luôn tôn trọng và giữ chữ tín đối với các mối quan hệ liên kết dạng hợp đồng. Ngoài ra công ty còn cần phải kết hợp với chính quyền địa phương, các các ban ngành trong việc giúp đỡ các hộ khi gặp khó khăn về vốn kỹ thuật, rủi ro trong sản xuất... 3) Đối với hộ thu gom việc liên kết phát triển quy mô, đầu tư kho bảo quản, phương tiện vận chuyển là cần thiết vì sẽ tạo điều kiện giảm chi phí thu mua và bảo quản, điều kiện mở rộng địa bàn thu gom và đối tượng khách hàng, từng bước chiếm lính thị trường trở thành người thu mua và phân phối chính. 4) Đối với hộ nuôi tôm thì nhận thức, hiểu ý nghĩa về liên kết kinh tế theo chủ trương Quyết định 80/2002/QĐ - TTg năm 2002 là cần thiết. Tư duy sản xuất theo hình thức tự cấp, tự túc sang dạng hàng hoá và cơ chế thị trường. Hộ cần mạnh dạn hơn nữa trong đầu tư cho sản xuất, áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như giống tốt, kỹ thuật nuôi, chăm sóc... Tham gia tích cực vào mối quan hệ liên kết để có điều kiện phát triển mở rộng quy mô, phát triển thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng. Tự mình nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với liên kết trong sản xuất, nhất là hình thức hợp đồng. Tham gia vận động mọi người cùng tham gia liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, từng bước phát triển thương hiệu vùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. Lê Xuân Bá (2003), Về vấn đề liên kết kinh tế ở Việt Nam hiện nay Đỗ Kim Chung (2008), Bài giảng phân tích chính sách nông nghiệp trường đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2008, Hà Nội. David. W . Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Thái Thanh Dương (2005), Thuỷ sản Việt Nam những chặng đường phát triển, Dương Đình Giám (2007) Liên kết kinh tế một nhu cầu cấp bách đối với phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Báo TCCN số 1 (trang 8) http:// irv.moi.gov.vn/sod authang/nghiencu utraodoi/2007/1/16577.ttvn Hồ Quế Hậu (2008), Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân, Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định 38/1989/QĐ-HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1989 về liên kết kinh tế trong sản xuất lưu thông và dịch vụ. Huyện Yên Hưng (2009), Báo cáo kết quả công tác thuỷ sản năm 2008 phương hướng nhiệm vụ năm 2009, số 145/BC Khánh Hường (2004) “Nuôi trồng thủy sản là một mũi nhọn kinh tế của Yên Hưng” Phạm Văn Minh (2006), Vai trò và vị trí của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân, Phan Đào Nguyên (2005), Kỹ thuật nuôi tôm, NXB Lao động Phạm Thị Minh Nguyệt (2006), Kinh tế hợp tác nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Phòng Nông nghiệp huyện Yên Hưng (2008), Báo cáo sơ kết phát triển nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2006 - 2008 và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 ngành thuỷ sản huyện Yên Hưng, số: 17 BC-PNN Phòng Kinh tế huyện Yên Hưng (2006), Báo cáo kết quả công tác 10 tháng, ước cả năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007, số 231/KT – TS Phòng Kinh tế huyện Yên Hưng (2008), Báo cáo kết quả công tác công tác thuỷ sản năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, số 240/BC Phòng Kinh tế huyện Yên Hưng (2009), Báo cáo kết quả công tác công tác thuỷ sản năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, số 324/BC Phòng Thống kê huyện Yên Hưng(2008), Điều kiện tự nhiên kinh tế, yenhung.vn Phòng Thống kê huyện Yên Hưng (2009), Báo cáo trung gian thuỷ sản 01/01/2009, Yên Hưng Phòng Thống kê huyện Yên Hưng (2008), Báo cáo trung gian thuỷ sản 01/01/2008, Yên Hưng Phòng Thống kê huyện Yên Hưng (2007), Báo cáo trung gian thuỷ sản 01/01/2007, Yên Hưng Bùi Hữu Sơn (2007), Kỹ thuật nuôi một số tôm thương phẩm, tài liệu tập huấn kỹ thuật khuyến nông, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2009), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản năm 2008, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2009, số: 02/BC-NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh (2008), Báo cáo tổng kết công tác nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, số: 07/BC-NN&PTNT Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2005), Báo cáo sơ kết phát triển nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2000 - 2005 và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2006 - 2010 ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh, số: 15 BC-STS Sở Thuỷ sản Quảng Ninh (2006), Báo cáo kết quả nuôi trồng thuỷ sản năm 2006, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản năm 2007, số: 05 /BC-STS Thông tin khoa học công nghệ và kinh tế thủy sản (2007) Xuất khẩu thủy sản năm 2006 số 2 – 2007 theoTổng cục hải quan Tổng cục thống kê thông (2009), tin thống kê hàng tháng 7 – 2009 Trung tâm Tin học Thủy sản (2009) Xúc tiến thương mại xuất khẩu thủy sản chính ngạch Nguyễn Đình Trung (2002), Bài giảng quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thuỷ sản khoa nuôi trồng thuỷ sản trường, Đại học thuỷ sản Nha Trang. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định Số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng UBND huyện Yên Hưng (2006), B/c Điều chỉnh QH huyện đến 2010 và 2020, Yên Hưng UBND huyện Yên Hưng (2008), Quy hoạch và phát triển KTXH Yên Hưng đến 2010 và 2020 TIẾNG ANH Humphrey, J., and Schmitz, H. (2001), “Governance in Global Value Chains”, IDS Bulletin, 32(3) Gereffi G., and Korzeniewicz, M. (1994), Comomdity Chains and Global Capitalism, Greenwood Press, Westport. Phu Minh Hưng Seafood Joint Stock Company Phụ Lục 1: Đặc điểm kỹ thuật của của nuôi tôm thương phẩm theo phương pháp công nghiệp - Nuôi thả trong điều kiện mật độ lớn từ trên 50 – 300 con/m2 mặt nước tuỳ theo cấp độ nuôi và hình thức nuôi. - Độ sâu cột nước tối thiểu: 1,5 với mức độ thâm canh ; 2 – 2,5 m với siêu thâm canh. - Độ pH: 7,5 – 8,5 - Nước có độ mặn từ 5 - 35‰. độ mặn này có thể kiểm soát bằng thay nước, pha lẫn nước ngọt (nếu nước có độ mặn cao) để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi. - Bờ ao, đáy ao được lót bạt đáy, tránh tác động do một số chất độc hại từ đất đối với tôm và tránh mất nước do chênh áp cột nước ao nuôi so với bên ngoài. - Điều kiện phòng trừ dịch bệnh nghiêm ngặt, nước sau quá trình nuôi được xử lý đảm bảo không có khả năng gây dịch bệnh mới thải ra môi trường. Môi trường nước được kiểm soát chặt chẽ hàng giờ với những chỉ tiêu nước phù hợp. Dùng khối lượng lớn chất nhằm ổn định môi trường (pH của nước) như Dolomit, CaCO3…và nhiều chế phẩm sinh học khác. - Sử dụng máy sục khí đáy nhằm giải phóng những chất khí độc hại do phân tôm, thức ăn phân huỷ tạo thành H2S - Kích thích sự vận động và tiêu hoá thức ăn của tôm, hoà tan Oxy trong nước bằng máy quạt nước. - Điện sản xuất dùng cho nuôi tôm phải được cung cấp thường xuyên, nhất là trong giai đoạn từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch. - Thức ăn cho tôm nuôi theo phương pháp công nghiệp phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và phù hợp với các đối tượng nuôi, hình thức nuôi. Vì những điều kiện trên đây mô hình được áp dụng rất hạn chế trong những năm gần đây đối với người dân, tuy nhiên đã được áp dụng nhiều trong năm 2004 [15] Phụ Lục 2: Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/06/2002 ”về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng” 1. Về đất đai Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản; chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp tổ chức sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá; chỉ đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hoá thì được ưu tiên thuê đất. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư. 2. Về đầu tư Vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi, điện,...), hệ thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm định chất lượng nông sản hàng hoá. Cơ chế tài chính và hỗ trợ ngân sách thực hiện như quy định tại Điều 3, Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Về tín dụng - Đối với tín dụng thương mại, các ngân hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và doanh nghiệp đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thoả thuận với điều kiện và thủ tục thuận lợi. Người sản xuất, doanh nghiệp được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.  - Các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản để xuất khẩu, có dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu theo quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản mang tính thời vụ được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu để mua nông sản hàng hoá theo hợp đồng và được áp dụng hình thức tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn. - Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo ngoài chính sách tín dụng hiện hành cho người sản xuất và doanh nghiệp vay như: cho vay hộ nghèo, giảm lãi suất cho vay khi thanh toán,... còn được thực hiện chính sách + Đối với dự án đầu tư chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản hàng hoá được vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển với mức lãi suất 3%/năm. Trường hợp dự án do doanh nghiệp nhà nước thực hiện thì khi dự án đi vào hoạt động, ngân sách nhà nước cấp đủ 30% vốn lưu động; + Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc sử dụng Ngân sách điạ phương hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng cho từng dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. 4. Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh (kể cả nhập khẩu) các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục (chương trình VIDEO, truyền thanh, truyền hình, Internet,...) nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới,  thông về tin thị trường, giá cả đến người sản xuất, doanh nghiệp. 5. Về thị trường và xúc tiến thương mại Ngoài các chính sách hiện hành, đối với vùng sản xuất hàng hoá tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các thành phần kinh tế có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá với nông dân ngay từ đầu vụ được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng thương mại của Chính phủ và các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Thương mại, Bộ, ngành có liên quan, Hiệp hội ngành hàng và địa phương tổ chức. Phụ lục 3 BỘ CÂU HỎI (Dùng cho điều tra hộ nuôi tôm ở Yên Hưng) Mã hộ: Người điều tra:................................................. Địa chỉ:……………………………………………………. I. THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ 1- Họ tên:…………………………Tuổi:…… Giới tính:….. 2- Trình độ văn hoá:……………………….. 3- Số nhân khẩu:……………………… 4- Số lao động:…………………….. II. QUY MÔ NUÔI TÔM: Diện tích (ha):…………………………. Sản lượng(Tạ):.................................... Tiền đầu tư :……………………….. Số năm đã nuôi:……………………. Số tiền tu bổ ao, máy móc:……………………….. Có thuê ao hay không:………………Diện tích thuê:……………… Số tiền thuê mỗi năm:................................................ A. Câu hỏi điều tra nuôi tôm: 1. Loại tôm nuôi:.................................................................................... Tiền giống thả/ ha:....................số vụ/năm:................. tỷ lệ sống(%):......... 2. Chất lượng đạt khi thu hoạch Loại 1:................ số con/kg....................... %............................. Loại 2:................ số con/kg....................... %............................. Loại 3:................ số con/kg....................... %............................. B. Tình hình tham gia liên kết của hộ 1. - Các chi phí trong nuôi tôm Khoản chi Tiền (1.000đ) Khoản chi Tiền (1.000đ) + Chi phí giống + Chi phí thức ăn + Chi phí vôi-hoá chất + Chi phí thuê lao động + Chi phí lãi tiền vay + Chi phí sửa chữa nhỏ + Chi phí thuế + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí khác 2. Kinh nghiệm nuôi: Bác đã nuôi được bao lâu ? ….. năm và đã từng nuôi loại tôm nào:…… Đã tham gia vào lớp tập huấn nào chưa ? có ….. không…. 3. Nguồn giống: - Vấn đề quan tâm của hộ về giống: Chất lượng con giống Giá cả - Nhà ta thường mua giống của đối tượng nào? Cơ sở giống Người buôn giống Tự túc Được hỗ trợ Tại sao mua ở đó ?....................... …………………………………………………………………. - Nguồn gốc giống tôm ở đâu? Trong tỉnh Tỉnh khác Nhập khẩu - Hình thức mua. hợp đồng thoả thuận miệng mua tự do 4. Nguồn thức ăn: - Thước ăn cho nuôi tôm được lấy từ đâu Tự chế Do mua từ các đơn vị cung cấp Được hỗ trợ Kết hợp - Hình thức mua. hợp đồng thoả thuận miệng mua tự do 5. Thuốc, hoá chất - Bác có dùng vacxin phòng dịch không Thường xuyên ít Không - Có sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh cho tôm không Có Không - Hình thức mua. hợp đồng thoả thuận miệng mua tự do 6. Kỹ thuật: - Có liên kết gì với các kỹ thuật, chuyên gia trong phòng, chữa trị và chăn sóc tôm không. Có không Kết hợp - Khi cần tôm bị bệnh thì hộ làm như thế nào? đến các trung tâm kỹ thuật nhờ thuê chuyên gia tự khắc phục nhờ người cùng nuôi - Hình thức liên kết. hợp đồng thoả thuận miệng mua tự do 7. Vốn của hộ được lấy từ đâu: tự có đi vay ngân hàng, tín dụng vay người quen góp vốn 8. Tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu đánh dấu (X) Chỉ tiêu đánh dấu (X) I/ Nơi bán sản phẩm III/ Đối tượng mua - Ngay tại đầm - Hộ buôn - Tại nhà - Cơ sở chế biến nhỏ II/ Nơi tiêu thụ - Hộ bán lẻ - Các nhà máy chế biến - Công ty chế biến - Các thành phố lớn - Nhà hàng - Trung quốc - Hình thức tiêu thụ Bán theo hợp đồng(%):…….. giá bán..................... Bán thỏa thuận(%):…….... giá bán:........................... Bán tự do(%).......................giá bán.......................... III. Ý KIẾN Lý do không tham gia liên kết Nhân thức về liên kết trong sản xuất Không đủ điều kiện tham gia (quy mô, diên tích, vốn...) Không biến về hình thức liên kết ở địa phương Không muốn bị rằng buộc khi liên kết (trách nhiệm, sản phẩm, giá cả...) Không muốn liên kết vì không thấy lợi ích... 2. Lý do hộ chấm dứt liên kết Giá cả thị trường đầu vào, ra không ổn định Đối tác không đáp ứng được như mung muốn Liên kết song không thấy hiệu quả Quy mô nhỏ nên không có lợi ích Thường bị gây khó khăn trong liên kết 3. Quyết định của hộ về liên kết Có muốn tham gia Không muốn tham gia Còn xem xét 4. Nhận xét của hộ đối với các yếu tố hỗ trợ phát triển các mối liên kết kinh tế Cột (1 ) nếu thuận tiên, chất lượng tốt cho điểm cao, nếu không cho điểm thấp Cột (2) nếu quan trọng cho 2, không quan trọng cho 1 Nội dung câu Đánh giá Thang điểm tối đa mỗi câu (10 điểm) Mức độ quan trọng (tổng các câu=10) 1 2 1. TT khuyến nông 2. TT kỹ thuật 3. Tín dụng, NH 4. Con giống 5. Thức ăn 6. Cơ chế chinh sách 6. Bác có kiến nghị gì về chính sách của nhà nước không? …………………………………. ……………………………… ………………………………….. CẢM ƠN VÀ CHÚC KHOẺ GIA ĐÌNH BỘ CÂU HỎI (Dùng cho điều tra hộ buôn tôm ở Yên Hưng) Mã hộ: ngày/ tháng/năm:.............................. Người điều tra:...................................................................... Địa chỉ:……………………………………………………. I. THÔNG TIN VỀ HỘ 1- Họ tên:…………………………Tuổi:…… Giới tính:….. 2- Trình độ văn hoá:……………………….. 3- Số nhân khẩu:……………………… 4- Số lao động:…………………….. II. TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CÁC MỐI LIÊN KẾT CỦA HỘ: 1- Số năm hoạt động:…….................…Năm…………………. 2- Lượng vốn hoạt động BQ:.................................. 1.000đồng/ngày 3- Khối lượng mua vào: .........................kg/ngày 4- Chủng loại tôm mua vào trong ngày: Tôm chân trắng Tôm sú Tôm khác 5- Thời gian quan hệ với hộ nuôi tôm: .............................. 6- Số lượng hộ thu thu mua: ..................người/ ngày 7- Phương tiện vận chuyển:....................... 8- Khi quyết định mua Anh (chị) quan tâm đến tiêu chí nào sau đây Mẫu mã, chủng loại tôm Quen biết tin tưởng người bán Giá tôm Chất lượng tôm Cách thức giao hàng, thanh toán 9- Số lượng đầu ra: ......................người /ngày 10- Đối tượng là ái, tỷ lệ, hình thức bán, giá bán là bao nhiêu Đối tượng Tỷ lệ % Giá bán BQ (1.000đ/kg) Hợp đồng văn bản Hợp đồng miệng Bán tự do Cửa hàng, siêu thị Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn Tiêu dùng cái nhân Cơ sở chế biến 11- Phương thức thanh toán với người mua Đối tượng Trả ngay (%) Trả chậm (%) Ghi chú thời gian trả chậm Cửa hàng, siêu thị Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn Tiêu dùng cái nhân Cơ sở chế biến 12- Trước khi bán anh (chị) thường Phân loại theo kích cỡ, mẫu mã Xử lý, bảo quản cho tôm 13- Tình hình tham gia liên kết dạng của hộ Chú ý: đánh dấu vào mà thực tế hộ có Hình thức Vay vốn Bảo quản Thu mua Tiêu thụ Lao động Vận chuyển Có liên kết Không liên kết 14- Xin hộ cho biết chi phí BQ một ngày hoạt động của anh (chị) STT Các khản chi Số tiền 1.000 đồng 1 Chi phi mua tôm 2 Xăng xe, vận chuyển 3 Chi phí bảo quản, phân loại 4 Vé chợ, cầu phà... 5 Điện thoại 6 Thuê quầy, chỗ ngồi 7 Thuê công nhân 8 Chi phí khác Tổng 15 Vốn kinh doanh của hộ được lấy từ đâu: tự có đi vay ngân hàng, tín dụng vay người quen góp vốn III. Ý KIẾN CỦA HỘ Lý do không tham gia liên kết Không đủ điều kiện tham gia (quy mô, diên tích, vốn...) Không biến về hình thức liên kết ở địa phương Không muốn bị rằng buộc khi liên kết (trách nhiệm, sản phẩm, giá cả...) Không muốn liên kết vì không thấy lợi ích... 2. Lý do hộ chấm dứt liên kết Giá cả thị trường đầu vào, ra không ổn định Đối tác không đáp ứng được như mung muốn Liên kết song không thấy hiệu quả Quy mô nhỏ nên không có lợi ích Thường bị gây khó khăn trong liên kết 3. Quyết định của hộ về liên kết Có muốn tham gia Không muốn tham gia Còn xem xét 4. Anh chị gặp những thuận lợi, khó khăn gì trong kinh doanh thu mua tôm - Thuận lợi................ - Khó khăn:......................... 5. Anh chị có nguyên vọng gì nhầm cải thiện hoạt động kinh doanh của hộ? ....................... ................................... CẢM ƠN VÀ CHÚC KHOẺ GIA ĐÌNH BỘ CÂU HỎI (Dùng điều tra công ty chế biến tôm) Mã cơ sở chế biến điều tra: ……………………………… Tên cơ sở chế biến điều tra: ……………………………………………. Ngày điều tra:…………………………………….. Địa chỉ: …………………………………… I/ Tình hình chế biến tiêu thụ toàn huyện 1. Tình hình cơ bản tại công ty chế biến năm 2008 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 1 Loại hình công ty 2 Vốn SXKD Tr. đồng 3 Số lao động Người 4 Quản lý “ 5 Công nhân “ 6 Thời gian lao động Giờ/ca 7 Nhu cầu tôm nguyên liệu Tạ 8 Doanh thu Tr. đồng 9 Lợi nhuân sau thuế Tr.đồng 2. Căn cứ phân loại tôm tại cơ sở chế biến điều tra năm 2008 Loại tôm Đơn giá Mức giá (1.000đ) Thể loại tôm (Con/kg) Loại 1 Loại 2 Loại 3 3. Tình hình thu mua nguyên liệu của đơn vị điều tra năm 2008 Sản lượng nguyên liệu(tạ).............. Trong huyện(%) ............. Mua theo hợp đồng(%)……..Mua ngoài(%)……. Ngoài huyện(%)...............Mua theo hợp đồng(%)……..Mua ngoài(%)……. 4. Số lượng, giá trị và thị trường tiêu thu các mặt hàng chế biến xuất khẩu ở công ty năm 2008 - Xuất khẩu (tấn):…………………….. Giá BQ(1.000đ/kg):………………. Thị trường(%)………………………………………………………………… - Trong nước (tấn):……………………. Giá BQ(1.000đ/kg):………………. Thị trường(%)………………………………………………………………… 5. Kết quả và hiệu quả của công ty chế biến tôm được điều tra năm 2008 (tính BQ cho 1 kg tôm thành phẩm loại 1( bóc vỏ, bỏ đầu, đóng hộp)) ĐVT: 1.000đ/kg Doanh thu:……….. Giá thành sản xuất:……….. Lợi nhuận sau thuế:……….. II/ Tình hình phát sinh trong thực hiện liên kết Nội dung 1. Số hộ đã có quan hệ liên kết từ khi C.ty mới thành lập đến nay 2. Số hộ đang có quan hệ liên kết với C.ty 3. Số hộ đã chấm dứt quan hệ 4. Nguyên nhân chấm dứt - Sản phẩm của hộ không đảm bảo chất lượng - Giá sản phẩm của hộ tăng cao - Công ty không đảm bảo sản lượng tiêu thụ - Công ty tự chuyển đổi sang đối tác khác tốt hơn III/ Quý công ty có kiến nghị gì về chính sách của nhà nước. CÁM ƠM QUÝ CÔNG TY CHÚC QUÝ CÔNG TY LUÔN PHÁT TRIỂN Phụ lục 4 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- Là HỒNG PHÚC NGHIÊN CỨU CÁC MỐI LIÊN KẾT CHỦ YẾU TRONG NUÔI, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ TÔM Ở HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM VÂN ĐÌNH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a hÒ ®­îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo. T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®­îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn ®Òu ®· ®­îc chØ râ nguån gèc. Hµ Néi, ngµy 14 th¸ng 8 n¨m 2009 T¸c gi¶ luËn v¨n L· Hång Phóc LỜI CẢM ƠN §Ó hoµn thµnh luËn v¨n nµy, t«i ®· nhËn ®­îc rÊt nhiÒu sù ®éng viªn vµ gióp ®ì. Tr­íc tiªn t«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n ®èi víi tÊt c¶ c¸c thÇy c« gi¸o: khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n, ViÖn §µo t¹o Sau ®¹i häc, bé m«n Kinh tÕ N«ng nghiÖp vµ chÝnh s¸ch ®· truyÒn ®¹t nh÷ng kiÕn thøc bæ Ých trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn luËn v¨n nµy. T«i xin tr©n träng c¸m ¬n tËp thÓ c¸n bé, gi¸o viªn Tr­êng trung häc N«ng L©m Ng­ nghiÖp Qu¶ng Ninh, ®· quan t©m, gióp ®ì nhiÒu mÆt trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn ®Ò tµi. §Æc biÖt, t«i xin tr©n träng bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi thÇy gi¸o h­íng dÉn GS,TS. Ph¹m V©n §×nh, ng­êi ®· nhiÖt t×nh chØ dÉn, ®Þnh h­íng, truyÒn thô kiÕn thøc trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu. T«i xin tr©n träng c¸m ¬n tËp thÓ c¸n bé Së N«ng nghiÖp vµ PTNT tØnh Qu¶ng Ninh, UBND huyÖn Yªn H­ng, UBND c¸c x· Hoµng T©n, Liªn VÞ, Yªn Giang, TiÒn Phong, Hµ An vµ Ban Gi¸m ®èc c¸c C«ng ty cæ phÈn XK Thuû s¶n II, C«ng ty cæ phÇn Thuû s¶n Phó Minh H­ng, nh÷ng ng­êi s¶n xuÊt, thu gom, cöa hµng, ng­êi tiªu dïng ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra thu thËp sè liÖu. Qua ®©y t«i còng xin bµy tá lßng biÕt ¬n ®èi víi tÊt c¶ c¸c ®ång nghiÖp, gia ®×nh vµ b¹n bÌ ®· gióp ®ì, ®éng viªn, khÝch lÖ t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu khoa häc. Hµ Néi, ngµy th¸ng n¨m 2009 T¸c gi¶ luËn v¨n L· Hång Phóc MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục đồ thị, hình và sơ đồ vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Sản lượng các loại tôm nuôi chính trên thế giới 26 2.2 Sản lượng tôm ở các nước nuôi tôm đứng đầu trên thế giới 26 2.3 Tình hình nhập khẩu tôm của một số thị trường qua các năm 27 2.4 Kết quả hoạt động của phát triển nuôi tôm trong một số năm qua tại Việt Nam 29 2.5 Sản lượng tôm nuôi phân theo địa phương trong cả nước 30 2.6 Tình hình xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng tôm của Việt Nam từ năm 2005 - 2007 31 2.7 Thị trường tỷ trọng, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2006 31 3.1 Số lượng mẫu điều tra ở Yên Hưng năm 2008 45 4.1 Diện tích nuôi tôm của huyện các năm 2006 - 2008 51 4.2 Sản lượng tôm nuôi của huyện từ năm 2006 - 2008 52 4.3 Diện tích và sản lượng tôm theo các phương thức của huyện qua các năm 2006 - 2008 54 4.4 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến qua các năm 2006 - 2008 55 4.5 Hình thức, chủng loại tôm nuôi của hộ điều tra năm 2008 56 4.6 Diện tích BQ, năng suất BQ, sản lượng BQ nuôi tôm của hộ điều tra năm 2008 57 4.7 Chất lượng tôm BQ đạt được của hộ điều tra năm 2008 57 4.8 Thông tin chung về hộ thu gom được điều tra năm 2008 58 4.9 Căn cứ phân loại tôm tại cơ sở chế biến điều tra năm 2008 60 4.10 Tình hình thu mua nguyên liệu của 2 công ty điều tra năm 2008 61 4.11 Tình tham gia hợp đồng tiêu thụ của hộ nuôi tôm được điều tra năm 2008 63 4.12 Tình hình tham gia liên kết nuôi tôm của hộ được điều tra năm 2008 64 4.13 Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi tôm điều tra năm 2008 67 4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi tôm điều tra năm 2008 (tính BQ cho 1 ha nuôi/1 vụ) 68 4.15 Tình hình tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ nuôi tôm được điều tra năm 2008 70 4.16 Tình hình tham gia liên kết của hộ thu gom được điều tra năm 2008 71 4.17 Kết quả thu mua của hộ thu gom tôm điều tra năm 2008 72 4.18 Sản lượng và tỷ trọng tôm nguyên liệu cho chế biên của 2 công ty năm 2008 74 4.19 Số lượng, giá trị và thị trường tiêu thụ ở 2 công ty được điều tra năm 2008 75 4.20 Kết quả kinh doanh của 2 công ty chế biến tôm năm 2008 76 4.21 Các mối quan hệ liên kết, mức độ liên kết trong nuôi tôm ở Yên Hưng năm 2008 78 4.22 So sánh kết quả nuôi tôm của hộ được điều tra năm 2008 80 4.23 Phân tích lợi ích của liên kết trong nuôi tôm 81 4.24 So sánh kết quả kinh doanh của hộ điều tra năm 2008 82 4.25 Phân tích lợi ích liên kết của các hộ thu gom 83 4.26 So sánh kết quả kinh doanh của 2 công ty chế biến tôm tại Yên Hưng năm 2008 84 4.27 Phân tích lợi ích liên kết của các công ty chế biến điều tra tại Yên Hưng năm 2008 84 4.28 Phân tích lợi ích liên kết trong sản xuất của các tác nhân khác liên quan tại Yên Hưng năm 2008 85 4.29 Một số ý kiến của hộ được điều tra đối với liên kết trong tiêu thụ tôm ở Yên Hưng 86 4.30 Nhận xét của hộ đối với các yếu tố hỗ trợ phát triển các mối liên kết kinh tế trong nuôi tôm 90 4.31 Phân tích SWOT đối với mối quan hệ liên kết trong ngành hàng tôm tại Yên Hưng năm 2008 94 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ 1 Đồ thị 3.1 GDP của huyện Yên Hưng năm 2008 (giá hh) 40 2 Đồ thị 3.2 Cơ cấu lao động Yên Hưng năm 2008 40 3 Biểu đồ 4.1 Diện tích và sản lượng tôm của huyện Yên Hưng năm 2006-2008 53 4 Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 huyện Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh DANH MỤC HÌNH 1 Hình 2.1 Một số hình ảnh về sản phẩm tôm nuôi phổ biến ở Yên Hưng 14 2 Hình 4.1 người dân đang đắp bờ bao nuôi theo hình thức QCCT 56 3 Hình 4.2 Đầm nuôi theo hình thức CN 56 4 Hình 4.3 Một số hình ảnh về cơ sở chế biến tôm tại Yên Hưng 59 DANH MỤC SƠ ĐỒ 1 Sơ đồ 2.1 Các hình thức, các khâu và cơ chế liên kết giữa các tác nhân 7 2 Sơ đồ 2.2 Mối quan hệ liên kết giữa các tác nhân trong nuôi, chế biến và tiêu thụ thuỷ sản 18 3 Sơ đồ 4.1 Các tác nhân tham gia liên kết trong nuôi tôm 61 4 Sơ đồ 4.2 Các tác nhân tham gia liên kết trong chế biến 69 5 Sơ đồ 4.3 Các tác nhân tham gia liên kết trong chế biến 73 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09038.doc
Tài liệu liên quan