1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông lâm kết hợp là ph−ơng thức canh tác khoa học dựa trên những lợi thế tự
nhiên của các hệ sinh thái khác nhau. Thông qua áp dụng nông lâm kết hợp, con
ng−ời đã khai thác hợp lý tiềm năng sinh thái, lợi thế về điều kiện tự nhiên của các
vùng lâm nghiệp, góp phần phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi tr−ờng
sinh thái vùng trung du và miền núi.
ở Việt Nam, từ khi Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế nô
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6741 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu các hình thức và xu hướng phát triển Nông Lâm kết hợp tại Tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghiệp ra đời nền sản xuất nông nghiệp đã chuyển đổi mang tính chiến
l−ợc, từ sản xuất độc canh sang kinh doanh đa dạng và lợi dụng tổng hợp theo từng
vùng sinh thái, nhiều mô hình nông lâm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, sử
dụng đất dốc bền vững đã xuất hiện. Có nhiều vùng (nh− huyện Lục Ngạn - Bắc
Giang) tr−ớc kia t−ởng chừng không thể phát triển đ−ợc kinh tế lâm nghiệp thì nay
nông lâm kết hợp đã phát triển và đã làm giàu cho họ. Xu h−ớng phát triển kinh tế
nông - lâm kết hợp ngày càng thay đổi cả về phạm vi và hình thái: từ trồng trọt
chuyển sang chăn nuôi; từ cây ngắn ngày chuyển sang cây dài ngày.
Mặt khác, kinh tế thị tr−ờng cũng tác động mạnh đến nông lâm kết hợp, nhờ
đó mà tạo ra giá trị kinh tế rất cao trên mỗi đơn vị diện tích của mô hình canh tác
nông lâm kết hợp.
Hiện nay, các vùng kinh tế lâm nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
vấn đề về bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống tàn phá
rừng trong quá trình phát triển kinh tế. Do đó, nông - lâm kết hợp là một xu h−ớng
tạo ra nhiều giải pháp có triển vọng để góp phần giải quyết những khó khăn trở ngại
đó. Vì vậy, vai trò của nông lâm kết hợp ngày càng đ−ợc nhiều ng−ời, nhiều cơ
quan, nhiều địa ph−ơng quan tâm phát triển.
Hoà Bình là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp và đa dạng về cấu tạo địa
chất với nhiều loại đất (khoảng 23 loại). Diện tích đất trống, đồi trọc rất lớn (chiếm
trên 50% diện tích đất lâm nghiệp)[10] nh−ng lại có nguồn n−ớc phong phú, nhiều
1
sông suối và hồ chứa n−ớc rất thuận lợi cho việc cung cấp n−ớc t−ới tiêu cây trồng
nông - lâm nghiệp nên có thể kết hợp nhiều loại cây trồng lâm - nông - công
nghiệp trên các vùng đất dốc. Vùng đất trống đồi núi trọc có thể phủ xanh bằng các
loại cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và tiểu gia súc.
Vùng đồi núi thấp và ruộng có thể phát triển trồng cây l−ơng thực, kết hợp với cả
cây công nghiệp, cây lấy gỗ để tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ tốt hơn môi tr−ờng
sinh thái.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu cơ sở khoa học và tìm các giải
pháp phát triển các mô hình nông lâm kết hợp tại Hoà Bình là việc làm có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn. Chính vì lẽ đó tôi đã chọn chủ đề “Nghiên cứu các hình
thức và xu h−ớng phát triển nông lâm kết hợp tại tỉnh Hoà Bình” làm đề tài luận
văn cao học của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hình thức và các xu h−ớng phát triển
nông - lâm kết hợp ở một số n−ớc trên thế giới và ở Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng phát triển các hình thức nông - lâm kết hợp và nghiên
cứu sự hình thành các xu h−ớng phát triển nông lâm kết hợp tỉnh Hoà Bình d−ới tác
động của một số chính sách trong quá trình đổi mới nền kinh tế.
- Góp phần đề xuất một số định h−ớng chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển các
hình thức nông lâm kết hợp tại tỉnh Hoà Bình phù hợp với điều kiện của địa ph−ơng.
1.3 Đối t−ợng nghiên cứu
Các hình thức canh tác nông - lâm kết hợp tại một số vùng sinh thái của tỉnh
Hoà Bình.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
• Về không gian
Luận văn chỉ đề cập khái quát chung về các hình thức canh tác nông lâm kết hợp
d−ới góc độ kinh tế trong phạm vi toàn tỉnh và không đề cập đến các hình thái tổ
2
chức sản xuất nông - lâm cụ thể nh− doanh nghiệp Nhà n−ớc, hợp tác xã, trang
trại,… Luận văn đi sâu điều tra, nghiên cứu các mô hình NLKH ở một số xã thuộc
huyện L−ơng Sơn, Đà Bắc - nơi có sự phát triển mạnh của các hình thức canh tác
NLKH.
• Về thời gian
Các số liệu sử dụng để nghiên cứu có thể chia 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1988 - 1993 (giai đoạn có Nghị quyết 10)
- Giai đoạn 1993 - 1998 (giai đoạn có Nghị quyết Trung −ơng 5)
- Giai đoạn 1998 - 2002 (giai đoạn có Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị)
Các số liệu về quá trình phát triển NLKH, tổng quan nghiên cứu về NLKH đ−ợc
tập hợp ở các tài liệu từ năm 1993 đến năm 2002.
• Về nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về các hình thức canh tác kết hợp nông - lâm nghiệp ở
vùng trung du, miền núi, cơ sở tự nhiên và kinh tế của sự hình thành các xu h−ớng
nông lâm kết hợp.
- Đánh giá thực trạng, xác định các nhân tố ảnh h−ởng và những vấn đề cản trở
đến sự hình thành xu h−ớng phát triển nông - lâm kết hợp ở tỉnh Hoà Bình những
năm gần đây.
- Đề xuất quan điểm, định h−ớng các hình thức nông lâm kết hợp thích hợp cho
tỉnh Hoà Bình theo h−ớng hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
3
2. Cơ cở lý luận và thực tiễn của phát triển
Nông lâm kết hợp
2.1 Lịch sử phát triển các ph−ơng thức nông lâm kết hợp trên thế giới và ở
n−ớc ta
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ph−ơng thức nông lâm kết hợp trên thế giới
Lịch sử phát triển các ph−ơng thức sản xuất luôn gắn liền với lịch sử phát
triển của loài ng−ời.
ở trạng thái mông muội - giai đoạn tiền sử của nền văn minh loài ng−ời - khi
con ng−ời chỉ biết sống dựa vào thiên nhiên bằng cách hái l−ợm: quả, hạt, đào củ
rừng và săn bắt chim, thú rừng để sống, thảm thực vật và quần thể động vật tự nhiên
nói chung thống nhất trong bản thân chúng cả các yếu tố nông và lâm, mà ch−a có
sự phân ngành rõ rệt. Ang ghen đã mô tả: “Thời thơ ấu của loài ng−ời, loài ng−ời ít
nhất là từng bộ phận hãy còn sống trên cây, hãy còn trú ngụ ở những nơi nguyên
thuỷ của nó, những rừng nhiệt đới hay là á nhiệt đới. Họ dùng những quả có vỏ hay
không có vỏ và những rễ cây làm thức ăn…” [dẫn theo (dt.) 2]
Qua trạng thái mông muội ở giai đoạn thấp, con ng−ời đã bắt đầu biết trồng
trọt và chăn nuôi gia súc. Nh−ng cũng phải đến giai đoạn cao của thời kỳ này, khi
mà các công cụ bằng đá, bằng đồng đã đ−ợc thay thế bằng sắt; con ng−ời đã sản
xuất ra cày sắt do súc vật kéo, mai sắt, rùi sắt… thì nông nghiệp bắt đầu hình thành
và nó tách dần ra khỏi hệ thống nông, lâm tự nhiên.
Khi nông nghiệp ra đời, sự khác biệt giữa nông và lâm ngày càng rõ rệt. Một
bên là với sức lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật… ngày càng đầu t− lớn để thâm
canh tăng năng suất, còn một bên là khai thác tự nhiên, chủ yếu nhờ sức thiên nhiên
tái tạo lại, mức độ đầu t− thâm canh thấp,… ở nhiều nơi hầu nh− vẫn còn dừng lại ở
trình độ hái l−ợm của thiên nhiên. Cùng với sự tách xa nhau thì rừng ngày càng bị
thu hẹp về diện tích, những đất bằng, đất tốt đều biến thành ruộng, v−ờn sản xuất
nông nghiệp, thậm chí do nhu cầu cấp bách về l−ơng thực, thực phẩm ngày càng lớn
mà trên đất dốc - địa bàn hoạt động chủ yếu của lâm nghiệp cũng bị khai phá để sản
xuất l−ơng thực, thực phẩm. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, đặc biệt
mạnh và nghiêm trọng là ở các quốc gia chậm phát triển hiện nay.
4
Thực tiễn sản xuất của loài ng−ời cho thấy rằng: nông nghiệp tách khỏi lâm
nghiệp đã nảy sinh ra mâu thuẫn khá gay gắt đó là: rừng mất thì đồng thời mất luôn
cả nguồn n−ớc và do đó nông nghiệp cũng không thể phát triển đ−ợc vì đất đai trở
nên khô cằn, bạc màu, khí hậu khắc nghiệt đối với thực vật và động vật, vì “khi phá
rừng để có đất trồng trọt, họ không ngờ là làm nh− thế, họ đã tạo ra cơ sở cho sự tiêu
điều hiện tại của các n−ớc ấy; vì khi phá rừng họ đã phá luôn cả những trung tâm
chứa n−ớc và giữ n−ớc”[dt.2].
Từ thực tiễn cuộc sống đã dần dần chỉ ra cho con ng−ời thấy rõ hơn các mâu
thuẫn mang tính chất cục bộ và tìm ra các biện pháp giải quyết các mâu thuẫn đó.
Do đó, từ hàng ngàn năm nay, đặc biệt từ khoảng trên 100 năm có rất nhiều hành
động kết hợp nông với lâm một cách tự phát và chừng mực nào đó mang tính tự
giác. Những hành động kết hợp mang tính tự phát hay tự giác này đều nhằm mục
đích tạo ra thêm nhiều sản phẩm tr−ớc hết là l−ơng thực, thực phẩm và hạn chế sự
thay đổi quá đột ngột môi tr−ờng rừng, tránh gây ra những hiện t−ợng thiên tai lớn
ảnh h−ởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống. Nh−ng khó mà nói đ−ợc
rằng, những hành động kết hợp nông lâm có chính xác tự bao giờ, ở quốc gia nào
đầu tiên. ở đây tạm thời ghi nhận lại một số cách làm ăn theo lối kết hợp nông lâm
ở một số quốc gia khác nhau nh−: “ở Spesard, Hesse Darmstad (hiện nay là Cộng
hoà liên bang Đức) đã trồng nhiều rừng Quercus từ 1813 với việc kết hợp trồng xen
khoai lang” [dt.2] hoặc ‘‘ở Thuỵ Sĩ, tái sinh nhân tạo bằng biện pháp nông lâm phối
hợp đã đ−ợc thực hiện từ rất lâu đời và trở thành phổ biến từ sau những năm 1840”
[dt.2]. Còn ‘‘ở Miến Điện thì ph−ơng thức Taungya đã đ−ợc Upanhle đề x−ớng cùng
với việc phát triển rừng tếch từ năm 1956 - đây là ph−ơng thức kinh doanh lâm
nghiệp có xen nông nghiệp mà nhiều n−ớc trên thế giới đang áp dụng’’[dt.2]. Năm
1978, tại Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ 8, FAO đã đ−a ra một số hình thức
nông lâm kết hợp mà các n−ớc trên thế giới th−ờng áp dụng, các hình thức đó là:
• Trồng cây nông nghiệp theo chế độ luân canh với các loài cây rừng theo
từng thời gian nhất định.
• Trồng cây nông nghiệp vào các rừng trồng trong những năm đầu (nh−
trong ph−ơng thức Taungya).
5
• Trồng cây nông nghiệp l−u niên đồng thời với cây lâm nghiệp.
Cho đến tháng 12/1977, Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ 8 họp tại
Samarang thuộc Indonesia đã đi đến khẳng định vị trí của hình thức kinh doanh
nông lâm kết hợp trong việc giải quyết l−ơng thực, thực phẩm, xây dựng vốn rừng,
bảo vệ đất đai và góp phần giải quyết tận gốc nạn du canh du c−. Đây là hội nghị
đánh dấu sự chuyển biến các hành động kết hợp nông lâm từ tự phát sang giai đoạn
tự giác trên phạm vi thế giới.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ph−ơng thức nông lâm kết hợp ở n−ớc ta
Qua một số t− liệu lịch sử cho thấy, ở n−ớc ta, nền nông nghiệp ra đời và tách
dần khỏi hệ thống nông, lâm tự nhiên ít nhất từ thế kỷ thứ III tr−ớc Công nguyên.
Cũng từ đó nông nghiệp càng phát triển đi lên theo h−ớng thâm canh nh− đã đạt
đ−ợc nh− ngày nay. Ng−ợc lại, lâm nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp về diện tích,
giảm sút về tài nguyên và chung lại vẫn còn dừng ở trình độ quảng canh lạc hậu, dựa
vào thiên nhiên là chính cho đến tận ngày nay [2].
Vậy từ khi nông nghiệp tách ra khỏi hệ thống nông, lâm tự nhiên và hình
thành nên ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đến nay thì ở n−ớc ta những hành động
kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp xuất hiện từ bao giờ? Điều này thật khó xác
định, song căn cứ vào các t− liệu lịch sử có thể cho phép đánh giá rằng, lối làm ăn
kết hợp giữa nông nghiệp với lâm nghiệp đã hình thành ở n−ớc ta rất sớm và phong
phú, có thể kể sơ l−ợc nh− luân canh với rừng quế thuần loại của đồng bào Cor ở Trà
My, Trà Bồng (Quảng Nam - Đà Nẵng), phát triển nghề trồng quế ở Yên Bái, Thanh
Hoá và nghề trồng hồi ở Lạng Sơn đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá…
Ngoài ra, còn có cách làm ăn gắn với hình thức nông lâm kết hợp đ−ợc phát
triển khá phổ biến ở các vùng miền núi, trung du của n−ớc ta, đó là hình thức “luân
canh giữa rẫy và rừng”. Đây là một hình thức kết hợp tự phát lạc hậu của đồng bào
các dân tộc ít ng−ời với mục tiêu chủ yếu là làm sao tạo ra đ−ợc l−ơng thực, thực
phẩm nuôi sống họ, còn chu kỳ 10 - 20 năm để cây rừng mọc tự nhiên là nhằm mục
đích cải tạo đất n−ơng rẫy sau một vài vụ sản xuất cây nông nghiệp đã lấy đi một
khối l−ợng màu đáng kể, ở đây ch−a có sự chủ động phát triển cây rừng. Đây là một
6
hình thức canh tác cổ truyền, lạc hậu, chỉ phù hợp với điều kiện đất rừng còn rộng
lớn và mật độ dân số thấp (theo FAO chỉ phù hợp với mật độ 15 ng−ời/km2)[4]. Khi
mật độ dân số tăng lên, thì hình thức này không còn phù hợp nữa mà nó trở thành
một trong những nhân tố phá rừng. Cách làm ăn này thể hiện lối canh tác quảng
canh, lạc hậu dựa vào thiên nhiên là chính, song trong đó đã biết lợi dụng các mối
quan hệ mật thiết giữa rừng với cây nông nghiệp, biết dùng cây rừng với t− cách là
biện pháp bảo vệ và cải tạo, phục hồi độ phì cho đất để bảo đảm cho sản xuất nông
nghiệp có năng suất cao. Vì vậy, cũng có thể nói rằng nó là một hình thức làm ăn
kết hợp nông với lâm nh−ng còn đang ở thời kỳ thô sơ và dựa vào thiên nhiên theo
lối quảng canh.
D−ới thời Pháp đô hộ, khoảng những năm 1930, các nhà khoa học ng−ời
Pháp đã du nhập ph−ơng thức Taungya của Miến Điện vào n−ớc ta để phát triển các
rừng cao su, tếch, cà phê ở Tây Nguyên.
Bên cạnh những hình thức kết hợp nông với lâm nh− đã nêu trên, nhân dân ta
còn có rất nhiều hình thức kết hợp phong phú khác nh−: kinh nghiệm nuôi h−ơu
rừng để lấy nhung ở huyện H−ơng Sơn, H−ơng Khê tỉnh Hà Tĩnh, kinh nghiệm
thuần d−ỡng voi của đồng bào Bản Đôn - Đắc Lắc,… hoặc là kinh nghiệm gây trồng
các đồi cây, v−ờn cây đa tác dụng vừa cho thu hoạch sản phẩm ngắn ngày, vừa cho
gỗ, củi của nhân dân.
Việc kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp ở đồng bằng, ven biển cũng có
nhiều kinh nghiệm quý, nó vừa giúp cho việc bảo vệ đồng ruộng, vừa tạo ra đ−ợc
sản phẩm hàng năm trên các đai phòng hộ và gỗ, củi cung cấp cho nhân dân.
Qua lịch sử phát triển của nông, lâm nghiệp từ chỗ gắn chặt với nhau trong
một hệ thống tự nhiên, rồi nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm tăng lên do tăng dân
số, tri thức loài ng−ời phát triển dần lên, của cải vật chất trong xã hội đòi hỏi mỗi
ngày một lớn, sự phân công lao động xã hội theo h−ớng chuyên môn hoá ngày càng
cao… đã dẫn tới sự tách rời giữa 2 ngành để tập trung thâm canh, tạo ra năng suất
cao và thoả mãn nhu cầu của xã hội loài ng−ời. Nh−ng khi tách rời giữa nông và lâm
thì lập tức loài ng−ời đã vấp phải một mâu thuẫn lớn đó là sự quan hệ hữu cơ giữa
nông và lâm trong một hệ thống môi tr−ờng thống nhất không thể tách rời, làm trái
7
quy luật này sẽ gây ra những tổn thất không l−ờng hết đối với cả nông và lâm. Nhận
thức đ−ợc điều này, loài ng−ời đã sớm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để khắc
phục biện pháp đó vừa phải tuân thủ đ−ợc sự đúng đắn của quy luật tự nhiên, môi
tr−ờng vừa đáp ứng đ−ợc những yêu cầu cơ bản của loài ng−ời để tồn tại và phát
triển. Lịch sử phát triển này biểu hiện khá rõ nét quy luật phát triển theo hình xoáy
ốc và ngày càng đạt tới những trình độ cao hơn [2].
2.2 Các đặc điểm của nông lâm kết hợp
2.2.1 Định nghĩa về nông lâm kết hợp
Định nghĩa về nông lâm kết hợp đã đ−ợc thừa nhận rộng rãi hiện nay trên thế
giới là: nông lâm kết hợp bao gồm các hệ canh tác sử dụng đất khác nhau; trong đó,
các loài cây thân gỗ sống lâu năm (bao gồm cả cây bụi thân gỗ, các loài cây trong
họ dừa và họ tre, nứa) đ−ợc trồng kết hợp với các loài cây nông nghiệp hoặc vật nuôi
trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác, đã đ−ợc quy hoạch trong sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi hoặc thuỷ sản. Chúng đ−ợc kết hợp với nhau hợp lý
trong không gian, hoặc theo trình tự về thời gian. Giữa chúng luôn có tác động qua
lại lẫn nhau cả về ph−ơng diện sinh thái, kinh tế theo h−ớng có lợi (King 1979);
Lundgren và Raintree (1983); Hurley (1983), Nair (1989), Chun - Lai (1991)[dt.3].
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học độc lập. Nó đ−ợc hình thành và
xây dựng trên cơ sở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, có liên quan đến các
ph−ơng thức sử dụng đất đai nh− nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi, nghề làm rừng,
nghề làm v−ờn, nghề nuôi trồng thuỷ sản, thậm chí cả nghề nuôi ong.
Tóm lại, ph−ơng thức sản xuất nông lâm kết hợp phải đ−ợc thực hiện trên các
cơ sở khoa học của bản thân nó, biểu hiện qua trình độ thiết kế, điều chế các hệ canh
tác NLKH trên một địa bàn sản xuất cụ thể.
2.2.2 Sự bố trí trồng xen kết hợp giữa cây nông nghiệp với các cây lâm nghiệp
Cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp th−ờng đ−ợc kết hợp d−ới các hình thức
bố trí trồng xen theo các cách sau
* Theo không gian nằm ngang
8
• Trồng xen hỗn hợp (mixed)
Sắp xếp theo không
gian
Sơ đồ miêu tả Thí dụ
Hỗn hợp
dầy (mixed
dense)
- V−ờn quả gia đình nhiều
tầng: tầng 1- sầu riêng;
tầng 2 - măng cụt; tầng 3
- hồ tiêu leo lên cây sầu
riêng và măng cụt (vùng
Lái Thiêu, Đông Nam Bộ)
Hỗn
hợp
Hỗn hợp
th−a (mixed
sparce)
- Cây gỗ trồng rải rác trên
đồng cỏ chăn nuôi
Băng hẹp
(narrow
strip)
- Hàng cây theo đ−ờng
đồng mức: trồng dứa d−ới
tán rừng lim xanh
Theo
băng
(strip)
Băng rộng
(wide strip)
- Băng cây theo đ−ờng
đồng mức (Alley
Cropping): cây muồng và
cốt khí (trên bờ ruộng bậc
thang) + sắn
Theo vành
đai biên
(boundary)
- Băng cây theo dạng ô cờ
chống cát bay, ví dụ: dải
phi lao phòng hộ + lúa,
khoai lang, lạc…
Theo
vùng
(zonal)
Vùng rộng
(marozonal)
- Đỉnh: rừng; s−ờn: cây
CN lâu năm; chân: v−ờn
gia đình ruộng, ao
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí trồng xen theo không gian
(theo Nair, 1985; có cải biên)
9
• Trồng xen hỗn hợp dầy (mixed dense)
• Trồng xen hỗn hợp th−a (mixed sparce)
• Trồng xen theo băng (strip)
• Trồng xen băng hẹp (narrow strip)
• Trồng xen băng rộng (wide strip)
• Trồng xen theo vùng (zonal)
• Trồng xen theo kiểu vành đai biên (boundary
• Trồng xen theo vùng rộng (marozonal)
* Trồng xen theo chiều không gian thẳng đứng
• Trồng xen các cây nông nghiệp (l−ơng thực, thực phẩm), d−ợc liệu chịu
bóng d−ới tán rừng.
* Theo thời gian
Bố trí trồng
xen theo thời
gian
Sơ đồ miêu tả Thí dụ
Cùng tồn tại
- Trồng dứa ta d−ới tán rừng lim.
- Trồng cà phê chè d−ới tán các
cây gỗ.
Tồn tại có
giai đoạn
- Trồng xen cây nông nghiệp với
cây rừng trong giai đoạn đầu khi
rừng ch−a khép tán
Tồn tại không
liên tục
- Trồng xen cây nông nghiệp d−ới
tán rừng dừa, trong mùa m−a
Xen kẽ nhiều
giai đoạn
nhiều lớp
- V−ờn quả gia đình có kết cấu
nhiều tầng cây
Luân canh
- Luân canh giữa rừng và n−ơng
rẫy
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí trồng xen theo thời gian
(Theo Hurley (1983), Kronick (1984) và Young (1984)
10
• Cùng tồn tại
• Tồn tại có giai đoạn
• Tồn tại không liên tục
• Xen kẽ nhiều giai đoạn, nhiều lớp
• Luân canh
2.2.3 Các đặc điểm của nông lâm kết hợp
2.2.3.1 Sản xuất nông lâm kết hợp với cơ cấu và cấu trúc thích hợp sẽ tạo nên một
nền sản xuất ổn định và bền vững
Hệ canh tác nông lâm với cơ cấu và cấu trúc thích hợp sẽ cho phép tạo nên
một nền sản xuất ổn định với một tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp t−ơng ứng với hệ
tự nhiên. Từ bài học rút ra ở các n−ớc công nông nghiệp tiên tiến đến những mô
hình v−ờn rừng ở các n−ớc nhiệt đới đã cho phép khẳng định rằng phá trụi rừng để
sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp trên vùng đồi núi, hoặc trên đất ráo
n−ớc bằng phẳng đều đi đến huỷ hoại môi tr−ờng sống. Biết phối hợp chặt chẽ sự hỗ
trợ của rừng d−ới các dạng khác nhau đai, đám, khối cho nông nghiệp, cây công
nghiệp, bãi cỏ, có thể tạo nên nền sản xuất nông, lâm ổn định và bền vững ngay trên
địa bàn tự nhiên khắc nghiệt.
2.2.3.2 Hệ canh tác nông lâm kết hợp là sự đúc kết những kinh nghiệm lâu đời của
ng−ời nông dân giữa các hệ tự nhiên và hệ canh tác
Hệ canh tác nông lâm kết hợp (NLKH) là sự đúc kết những kinh nghiệm lâu
đời của ng−ời nông dân sống ở vùng có những điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Trên thế giới không hoặc rất ít có những hoàn cảnh thiên nhiên thuận lợi cho canh
tác nông lâm và chăn nuôi: đồng bằng ít, đồi núi nhiều, m−a đều và nắng ẩm quanh
năm hầu nh− không có. Vì vậy, con ng−ời phải tạo ra bằng một hệ canh tác có hiệu
quả khống chế đ−ợc những nhân tố bất lợi của tự nhiên nh−: gió nóng, rét lạnh, bão,
xói mòn… và cao hơn nữa là cải tạo tự nhiên biến những điều kiện không thuận lợi
thành có lợi.
Nh− vậy, cần phải xem xét trên quan điểm nông lâm sinh học các hệ tự nhiên
11
và các hệ canh tác NLKH, thấy đ−ợc mối quan hệ chặt chẽ giữa hai hệ và sự cần
thiết phải thiết lập hệ canh tác sao cho phù hợp với hệ tự nhiên.
2.2.3.3 Nông lâm kết hợp là ph−ơng thức sản xuất thâm canh cao và hợp lý
NLKH không chỉ có nghĩa là trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng, trồng
xen cây nông nghiệp sau khi trồng rừng, tận dụng khoảng đất trống giữa các hàng
cây rừng mới trồng để trồng đậu, lúa, khoai. Mà NLKH còn bao gồm một loạt
ph−ơng thức trong đó ng−ời nông dân sử dụng cây rừng để tạo ra hoàn cảnh sinh
thái tốt nhất cho cây nông nghiệp, giảm đ−ợc công t−ới n−ớc, giảm đ−ợc sức nóng
(đốt cháy cây nông nghiệp), tạo thêm mùn, đạm, hạn chế sức lay lắc nguy hại của
gió. Nông lâm kết hợp không những chỉ là thực hiện sự cân bằng sinh học trong từng
hệ thống mà còn trên cả những vùng rộng lớn, xây dựng bức khảm nông lâm ruộng,
n−ơng, v−ờn, v−ờn rừng, rừng cây bãi cỏ và rừng. Trong điều kiện đồi núi thì ng−ời
ta thực hiện hệ canh tác đó trên quan điểm nhất thể hoá nghĩa là coi các thành viên
trong hệ canh tác đó nh− những bộ phận của một cơ thể sống, có quan hệ chặt chẽ
tồn vong.
2.2.3.4 Nông lâm kết hợp là sự kết hợp mùa vụ trên cùng một diện tích, nâng cao
thu nhập, tận dụng đ−ợc lao động, giảm bớt đ−ợc chi phí
NLKH không chỉ là biện pháp kết hợp mang tính kỹ thuật mà việc thực hiện
các mô hình NLKH còn phải biết kết hợp mùa vụ để tạo các công việc trong những
ngày nông nhàn, tận dụng đ−ợc lao động nhàn rỗi trong nông thôn, nâng cao thu
nhập cho ng−ời dân, bảo đảm cuộc sống ổn định cho nhân dân miền núi.
2.3 Vai trò của nông lâm kết hợp
2.3.1 Nông lâm kết hợp là một bộ phận quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn miền núi
Nhiều nhà khoa học đã nhận ra tính cấp thiết phải có ph−ơng pháp khoa học
để phát triển NLKH, vì n−ớc ta là một n−ớc có nhiều đồi núi, trong số 64 tỉnh thành
chỉ có 2 tỉnh ở phía Bắc và 11 tỉnh ở phía Nam là hoàn toàn đồng bằng và 64% số
12
huyện là trung du, miền núi. Diện tích đất liền Việt Nam trên 33 triệu ha thì có đến
hơn 72% là vùng đất dốc, đó là nơi sinh sống của khoảng 1/3 dân số cả n−ớc và là
quê h−ơng của 52/54 dân tộc ở Việt Nam [14].
Vì vậy, phát triển NLKH là rất cần thiết trong canh tác nông nghiệp bền
vững. Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ thống con cấu thành nên nó.
Hệ thống NLKH là một hệ thống con của hệ thống nông nghiệp, tiến hành
trên một không gian rộng lớn phù hợp với canh tác trên đất dốc bền vững và bảo vệ
môi tr−ờng sinh thái. Mặt khác, xét về mặt xã hội thì vùng trung du miền núi có
truyền thống văn hoá phong phú và có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất. Phát
triển NLKH đem lại hiệu quả cao, nâng cao đời sống nhân dân là một vấn đề quan
trọng trong phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn miền núi.
2.3.2 Nông lâm kết hợp có tác dụng bảo vệ môi tr−ờng sinh thái
Năm 1992, Hội nghị Riode Janero (Brazil) đã đ−a ra một loạt các khái niệm,
định nghĩa để đồng thời vừa thoả mãn nhu cầu phát triển của con ng−ời vừa để thực
hiện 3 chức năng trên một cách lâu bền. Thảm thực vật nói chung và hệ sinh thái
rừng nhiệt đới nói riêng giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và làm cho
môi tr−ờng sống ngày càng trở nên tốt hơn xét trên nhiều ph−ơng diện. Đã từ lâu,
ng−ời ta thừa nhận rằng, rừng cây xanh không chỉ có tác dụng duy trì và bảo vệ
nguồn n−ớc, hạn chế lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn mà còn có tác dụng làm trong
sạch khí quyển và các nguồn n−ớc bị ô nhiễm. Sự phát triển NLKH sẽ góp phần hạn
chế sự đáng tiếc về thực tế rừng nhiệt đới bị thu hẹp, góp phần tích cực trong bảo vệ
môi tr−ờng sống cho cộng đồng không chỉ ở vùng núi mà cả ở đồng bằng, không chỉ
giải quyết môi tr−ờng cho một quốc gia mà cho cả thế giới.
2.3.3 Nông lâm kết hợp có vai trò an ninh l−ơng thực và đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho ng−ời dân vùng cao
Vùng cao Việt Nam có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất dốc, giao thông khó
khăn, đời sống kinh tế, văn hoá còn thấp. Giải quyết vấn đề l−ơng thực cho đồng bào
vùng cao là một vấn đề rất quan trọng và cấp bách của Đảng và Nhà n−ớc ta. Để đáp
13
ứng l−ơng thực cho đồng bào vùng cao cần phải có ph−ơng pháp canh tác hợp lý vừa
tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tr−ớc mắt, đồng thời bền vững trong t−ơng lai.
Ph−ơng thức sản xuất NLKH là giải pháp đáp ứng đ−ợc yêu cầu trên. Các
nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều thí nghiệm và đi đến kết luận về sự cần thiết
phải ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác bền vững trên đất dốc chủ yếu
bằng ph−ơng thức NLKH [14].
Trong nền kinh tế thị tr−ờng, giải quyết vấn đề l−ơng thực không chỉ là vấn
đề trồng cây l−ơng thực mà còn phải tận dụng lợi thế của địa ph−ơng, phát triển các
cây công nghiệp, cây ăn quả, cây d−ợc liệu… theo ph−ơng thức sản xuất hàng hoá,
từ đó có tiền sẽ mua đ−ợc l−ơng thực. Bảo đảm đời sống nông dân không phải chỉ
trong thời gian tr−ớc mắt mà phải bảo đảm lâu dài, muốn vậy trong việc canh tác dù
là cây l−ơng thực hay cây công nghiệp, cây ăn quả thì vẫn phải bảo đảm tính bền
vững của đất đai, trong đó NLKH đ−ợc các nhà khoa học đánh giá là biện pháp tốt
để canh tác bền vững trên đất dốc và an ninh l−ơng thực cho đồng bào vùng cao.
2.3.4 Nông lâm kết hợp tận dụng năng l−ợng mặt trời, phát huy tiềm năng sinh thái học
cao
Các hệ sinh thái NLKH là một hệ sinh thái mở trên ph−ơng diện trao đổi vật
chất và năng l−ợng. Vật chất từ bên ngoài đi vào hệ sinh thái là năng l−ợng mặt trời,
không khí và đất đai…; những tác động của con ng−ời nh− kỹ thuật gieo trồng,
giống, phân bón… là những tác động tạo ra năng suất cao cho các sản phẩm đầu ra.
Trên thực tế, ở nhiều n−ớc trên thế giới và Việt Nam, phát triển NLKH là một
h−ớng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Một hệ sinh thái tối −u không chỉ có
trong tự nhiên, mà ở đây con ng−ời giữ một vai trò quan trọng trong việc thiết lập
nên một sự cân bằng sinh thái mới, gắn liền với hoạt động của đời sống kinh tế - xã
hội đó là hệ sinh thái NLKH. Ngày nay, các mô hình kết hợp VAC, RVAC… ở
n−ớc ta là những hệ sinh thái rất bền vững khi đ−ợc quản lý và điều tiết một cách
khoa học. Trên cơ sở đúc rút các kinh nghiệm sản xuất, kết hợp với những hiểu biết
mới của con ng−ời về các đặc điểm sinh thái học, đặc điểm sinh vật học của các loài
cây, loài con đ−ợc nuôi trồng, con ng−ời đã biết đ−ợc cách sử dụng đất một cách
14
tổng hợp, biết phát huy cao độ năng lực tiềm tàng của mỗi điều kiện để tạo ra các
hệ sinh thái tối −u [5,14].
2.3.5 Nông lâm kết hợp sản xuất có hiệu quả và bền vững trên đất dốc
Hệ thống NLKH bao gồm hai hợp phần chính là nông nghiệp và lâm nghiệp.
Cây, con nông nghiệp có đặc điểm là thời gian sinh tr−ởng, phát triển và cho thu
hoạch ngắn, đáp ứng nhu cầu tr−ớc mắt về l−ơng thực, thực phẩm và đời sống nông
dân. Hợp phần về cây lâm nghiệp có chu kỳ sinh tr−ởng, phát triển lâu dài nh−ng
cho thu hoạch lớn, đồng thời cây lâm nghiệp kết hợp với cây nông nghiệp có tác
dụng trong việc giữ n−ớc, chống xói mòn đất, hạn chế rửa trôi các chất dinh d−ỡng
bảo đảm tính bền vững trong sản xuất và làm trong sạch môi tr−ờng. Ngoài việc giữ
gìn cho dinh d−ỡng khỏi bị mất đi, sự kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp trong
hệ thống còn có khả năng sinh khối cao, nếu lựa chọn sự kết hợp hợp lý năng suất
cây trồng vật nuôi nông nghiệp không những không giảm đi mà còn tăng lên. Nh−
vậy, tr−ớc mắt đáp ứng đ−ợc nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm và đời sống của nông
dân. Xét về ph−ơng diện khác, sự sinh khối cao sẽ tạo cho đất đai màu mỡ, môi
tr−ờng sống tốt hơn và nh− vậy, sản xuất trong hiện tại sẽ đạt hiệu quả, nh−ng đồng
thời tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và thu nhập trong các thế hệ t−ơng lai
[5,14].
2.3.6 Sản xuất nông lâm kết hợp đầu t− chi phí thấp phù hợp với điều kiện phát triển
nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng cao
Để canh tác bền vững trên đất dốc có thể có nhiều ph−ơng pháp nh− xây
dựng các công trình tạo bờ làm ruộng bậc thang, xây m−ơng rãnh theo đ−ờng đồng
mức xung quanh các lô để bắt các dòng chảy theo ý muốn, tạo chất dải phủ bề mặt
nh− rơm, rạ hay chất không sống nh− nilon, mút, xốp,… những ph−ơng pháp này
cũng cho hiệu quả về chống xói mòn, hạn chế cỏ dại, tạo năng suất cao và bền vững
hệ thống, nh−ng đầu t− lớn, chi phí cao không phù hợp với điều kiện nông dân miền
núi còn nghèo, vì vậy khó có thể thực hiện đ−ợc và nếu ph−ơng án đ−a ra nh− vậy là
không có tính khả thi.
15
NLKH với đầu t− thấp nh−ng vẫn giữ đ−ợc tính bền vững cho sản xuất và bảo
vệ môi tr−ờng sinh thái, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế là ph−ơng pháp canh tác
phù hợp trong điều kiện đất dốc của n−ớc ta nói chung và ở khu vực miền núi, vùng
cao nói riêng.
2.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến hệ nông lâm kết hợp
2.4.1 Đất đai và chính sách đất đai
Đất đai là t− liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp. Trong sản
xuất nông lâm nghiệp, thành phần cơ giới, tính chất vật lý, hàm l−ợng chất hữu cơ và
vô cơ trong đất, kết cấu đất… quyết định đến chất l−ợng đất và sử dụng đất từ đó
hình thành nên việc triển khai các mô hình NLKH phù hợp với từng khu vực.
Chính sách đất đai của Chính phủ có ảnh h−ởng rất lớn đến sản xuất nông
lâm nghiệp. Luật Đất đai ban hành năm năm 1993 và Luật bổ sung một số điều của
Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001 đã tạo động lực cho các chủ thể sử dụng đất có
quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong Luật Đất đai có viết “Nhà
n−ớc giao đất cho các đơn vị kinh tế, cho nông dân và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài” và “Nhà n−ớc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ng−ời sử dụng đất”[dt.11].
Ng−ời sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, bồi d−ỡng, sử dụng một cách hợp
lý có hiệu quả.
2.4.2 Nguồn n−ớc và chế độ n−ớc
Nguồn n−ớc và chế độ n−ớc cũng là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện
quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh d−ỡng vừa là vật chất giúp cho sinh
vật sinh tr−ởng và phát triển. L−ợng m−a nhiều ít, mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng
trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất, cũng nh− khả năng đảm bảo cung cấp n−ớc
cho sinh tr−ởng của cây trồng, cây rừng, gia súc và thuỷ sản.
2.4.3 Nông lâm nghiệp truyền thống
Đây là một trong các nhân tố trực tiếp quyết định đến việc tổ chức sử dụng
đất đai. Việc triển khai các mô hình NLKH cũng đ−ợc dựa trên tập quán canh tác
16
nông lâm nghiệp truyền thống kết hợp với kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp hiện
đại sao cho các diện tích rừng, trồng cây nông nghiệp và chăn thả đ−ợc phân bố sắp
xếp một cách hài hoà, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa bàn, để phát
huy cao nhất sự hỗ trợ._. lẫn nhau giữa thảm rừng, đất trồng cây nông nghiệp và chăn
nuôi gia súc, thuỷ sản.
2.4.4 Thị tr−ờng nông lâm sản với khả năng phát triển nông lâm kết hợp và tình trạng
bảo vệ rừng
ở Việt Nam, thị tr−ờng nông lâm sản cũng đang ngày một đa dạng và lớn
dần lên; nhất là hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập với quốc tế, đặc biệt sau khi
n−ớc ta trở thành thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) năm
1995 và đang trong quá trình gia nhập tổ chức th−ơng mại quốc tế WTO. Với việc
gia nhập AFTA thì n−ớc ta lại càng có cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ,… và thị
tr−ờng lại càng đ−ợc mở rộng, yêu cầu về chủng loại và chất l−ợng hàng hoá nông
lâm sản cũng ngày một cao hơn.
Khi kết hợp nông lâm nghiệp nghĩa là chúng ta đã sử dụng ph−ơng thức canh
tác khoa học dựa trên những lợi thế tự nhiên của các hệ sinh thái. Khi đó, con ng−ời
khai thác hợp lý các tiềm năng sinh thái, lợi thế về điều kiện tự nhiên của các vùng
lâm nghiệp và bảo vệ rừng, đất rừng, chống xói mòn đất, bảo vệ đ−ợc tính đa dạng
vốn có của nó nhằm phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi tr−ờng sinh
thái.
2.5 Tính phù hợp và mâu thuẫn trong hệ canh tác nông lâm nghiệp, hình thành
xu h−ớng tích cực
Về mối quan hệ t−ơng tác giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội trong NLKH đ−ợc
Chu Than Nair và Sreedhanran - ấn Độ, nghiên cứu mô hình nông hộ đã diễn tả
bằng Hình 2.3
Nghiên cứu sự ảnh h−ởng bởi các điều kiện tự nhiên tới sự tồn tại của các hệ
canh tác NLKH trên diện rộng, ICRAF đã đ−a ra những đặc tr−ng cơ bản ở các vùng
sinh thái chính: á nhiệt đới ẩm, vùng bán khô hạn, vùng khô hạn và các vùng cao,
17
bằng những đặc tr−ng: khí hậu, thảm thực vật đất, sự mở rộng trên các vùng địa lý
lớn, các hệ sử dụng đất chủ yếu, những vấn đề sinh thái và tầm quan trọng của
NLKH nhằm tạo điều kiện áp dụng các hệ canh tác NLKH phù hợp [14].
Cây l−ơng thực để
ăn và chăn nuôi Phân xanh
Củi, gỗ
Phân bón
Phân bón
Hình 2.3: Mối quan hệ t−ơng tác giữa các thành phần chủ yếu
trong mô hình NLKH của hộ nông dân
Tiếp đó để đánh giá các hệ canh tác NLKH, tháng 9 năm 1982 Ch−ơng trình
điều tra thống kê các hệ canh tác NLKH đ−ợc đ−a vào hoạt động. Kết quả của
Ch−ơng trình này cho phép ICRAF có cơ sở phân loại các hệ canh tác sử dụng đất
trên thế giới.
Với những tiêu chuẩn phân loại dựa vào các cơ sở: cấu trúc, chức năng, t−ơng
quan kinh tế xã hội và cơ sở sinh thái học.
Các ph−ơng thức NLKH trên thế giới bao gồm:
Cây
lâm
nghiệp
Hộ nông
dân
Rau đậu
làm
thức ăn
Chăn nuôi để ăn
và để bán
Cây trồng để bán lấy
tiền
18
+ Hệ nông lâm: cây trồng bao gồm cả cây gỗ, cây bụi và các cây thân thảo
(những cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp), trong đó cây nông nghiệp là thành
phần chính.
+ Hệ lâm nông: bao gồm các cây lâm nghiệp kết hợp với cây nông nghiệp,
trong đó cây lâm nghiệp là thành phần chính.
+ Hệ lâm súc: bao gồm các cây nông nghiệp, lâm nghiệp với đồng cỏ chăn
nuôi gia súc.
+ Các hệ canh tác nông lâm nghiệp khác nh− nuôi ong với cây rừng, nuôi
trồng thuỷ sản ở các rừng ngập mặn, các khu đất trồng cây nhiều tác dụng…
Theo tài liệu của Trung tâm Quốc tế Tái thiết nông thôn [14], hệ canh tác
NLKH có thể phân loại theo các tiêu thức sau
• Theo thành phần cách thức phối hợp NLKH bao gồm các hệ canh tác: hệ
lâm - trồng trọt, hệ lâm - đồng cỏ, hệ nông - lâm - đồng cỏ, hệ lâm - ng−, hệ cây -
ong, hệ nuôi tằm.
• Theo chức năng hệ thống, bao gồm: hệ NLKH sản xuất sản phẩm, hệ
NLKH bảo tồn.
• Theo sự phối hợp thời gian thì hệ NLKH bao gồm: hệ NLKH tạm thời, hệ
NLKH cố định.
• Theo phối hợp từng loại cây trong không gian thì hệ canh tác NLKH bao gồm:
- Hệ NLKH đều đặn: là hệ canh tác có sự phối hợp giữa nông nghiệp và lâm
nghiệp một cách đều đặn.
- Hệ NLKH không đều: là hệ canh tác mà sự phối hợp giữa cây nông nghiệp và
cây lâm nghiệp không đều đặn nh−ng phù hợp với điều kiện cụ thể nh− độ dốc, độ
cao, tính chất đất…
Ngoài ICRAF còn phải kể đến các kết quả nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật
canh tác trên đất dốc SALT (Sloping Agriculture Land Technology) của Trung tâm
Đời sống nông thôn Mindano (Philippines). Các hệ canh tác SALT bao gồm 4 loại
chính:
ã SALT - 1 là hệ canh tác đơn giản dễ áp dụng, đầu t− thấp, có hiệu quả.
Theo hệ canh tác này, ng−ời ta bố trí trồng những cây ngắn ngày xen kẽ với những
19
cây dài ngày phù hợp với điều kiện đất đai và bảo đảm có thu hoạch đều đặn. Cây
nông nghiệp đ−ợc trồng trong các băng cây xanh, các băng cách nhau 4 - 6 m. Các
băng này đ−ợc trồng những cây cố định đạm để giữ đất, chống xói mòn, làm phân
xanh và lấy gỗ, củi. Tỷ lệ giữa cây nông nghiệp và các băng cây cố định đạm là 3/4.
Trong số 75% cây nông nghiệp thì 50% là cây hàng năm và 25% là cây lâu năm.
ã SALT - 2 là hệ canh tác phát triển cho những hộ nông dân có sự kết hợp cả
trồng trọt và chăn nuôi, đây là hệ cải tiến từ SALT - 1. Các loại gia súc có thể nuôi
là bò, trâu, dê,… gia súc một mặt cung cấp các nguồn thực phẩm, mặt khác cung
cấp phân hữu cơ phục vụ cho trồng trọt. Cơ cấu đất đai của mô hình này đ−ợc bố trí:
40% dành cho nông nghiệp và 60% dành cho lâm nghiệp và chăn nuôi.
• SALT - 3 là hệ canh tác ở vùng đất có độ phì thấp, hệ canh tác gồm 3 hợp
phần: ngoài việc sản xuất kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi nông nghiệp kết hợp với
cây lâm nghiệp, các hộ nông dân còn dành một phần đất để trồng cây chuyên lâm
nghiệp với các loại cây gỗ có giá trị. Cơ cấu đất đai là 40% cho cây nông nghiệp,
20% cho cây lâm nghiệp và 40% dành cho chăn nuôi. Những hộ nông dân có quy
mô diện tích lớn hơn hoặc bằng 2 ha có thể áp dụng mô hình này.
• SALT - 4 là hệ canh tác kết hợp giữa SALT - 3 và cây ăn quả. Hệ canh tác
này phát triển dựa trên nhận thức rằng: để nâng cao đời sống nông dân ở vùng đồi
núi, việc trồng trọt các loại cây cho sản phẩm nh− bố trí một phần diện tích trồng
cây ăn quả có giá trị. Tuỳ theo điều kiện độ màu mỡ, độ dốc… của đất đai mà có thể
trích một phần từ diện tích cây nông nghiệp hoặc cây lâm nghiệp hay chăn nuôi để
trồng cây ăn quả. Các nhà khoa học đã xác nhận khả năng chống xói mòn và sản
xuất bền vững trên đất dốc theo hệ canh tác SALT rất có hiệu quả.
Xu h−ớng phát triển NLKH ở vùng đất dốc đã đ−ợc các nhà khoa học tổng
kết và đ−a ra những kết luận là: để nông nghiệp phát triển bền vững trên đất dốc thì
tr−ớc hết phải bảo vệ vốn rừng, nâng độ che phủ hữu hiệu của rừng lên 50%. Nghề
rừng phải phát triển theo h−ớng NLKH, làm rừng nh− làm v−ờn, làm rừng nh− làm
ruộng… Trong phát triển nông nghiệp cần −u tiên cây công nghiệp dài ngày, với
những cây có −u thế cả về kinh tế lẫn môi tr−ờng nh− chè, cà phê,… Cây công
nghiệp ngắn ngày nh− đậu t−ơng, mía, cây có sợi,… Cây ăn quả tập trung cùng với
20
chăn nuôi đại gia súc. N−ơng rẫy cần phải đ−ợc tiến hành theo mô hình SALT với
các băng cây cố định đạm, đa canh và xen canh cây trồng để giữ đất và chống xói
mòn [14].
Về ph−ơng pháp khoa học nghiên cứu phát triển NLKH có 2 xu h−ớng [14]:
• Xu h−ớng 1: gọi là cải tiến tiềm năng chi phí cao. Theo xu h−ớng là cải tạo
giống có tiềm năng sinh học cao, đầu t− các công trình và tăng đầu vào đáp ứng tiềm
năng để đạt đ−ợc đầu ra cao. Xu h−ớng này có nh−ợc điểm là kém bền vững về mặt
hệ thống. Đầu t− cao không phù hợp với điều kiện nông dân, mặc dù có −u điểm là
tạo đà phát triển nhanh về kinh tế.
• Xu h−ớng 2: là cải tiến tiềm năng chi phí thấp. Theo xu h−ớng này NLKH
sử dụng tối −u nguồn tài nguyên sẵn có của địa ph−ơng bằng các cách phối hợp khác
nhau giữa hệ canh tác cây trồng, vật nuôi, đất, n−ớc, khí hậu, con ng−ời, từ đó chúng
sẽ bổ sung cho nhau tạo hiệu quả tổng hợp lớn nhất, với mục tiêu là: đảm bảo tính
bền vững, tỷ lệ rủi ro thấp, chi phí thấp, dễ thích ứng, dễ áp dụng, ít gây trở ngại cho
hoạt động khác, đ−ợc chấp nhận cả về mặt tâm lý xã hội.
2.6 Các kiểu sinh thái lâm nghiệp kết hợp nông nghiệp
2.6.1 Hệ canh tác nông lâm kết hợp
2.6.1.1 Hệ canh tác nông lâm kết hợp lấy lâm nghiệp làm h−ớng −u tiên
Trong hệ canh tác NLKH, mục đích sản xuất gỗ, củi, tre, nứa là chính, việc
tiến hành trồng xen các cây nông nghiệp thân thảo ngắn ngày kết hợp là để:
• Hạn chế cỏ dại xâm chiếm
• Chống đ−ợc cháy rừng trong mùa khô
• Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng tốt hơn
• Giúp cho cây rừng sinh tr−ởng tốt hơn trong các năm đầu
• Giảm đ−ợc giá thành trồng rừng
• Cung cấp l−ơng thực, thực phẩm tại chỗ cho nhân dân địa ph−ơng.
Việc trồng xen các cây nông nghiệp cung cấp l−ơng thực, thực phẩm với cây
rừng trên đất canh tác lâm nghiệp trên nguyên tắc không làm giảm năng suất và chất
l−ợng gỗ của rừng.
21
Trong hệ canh tác NLKH lấy lâm nghiệp làm h−ớng −u tiên có hai hệ phụ:
trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu, khi trồng rừng ch−a khép tán
Taungya, trồng xen cây nông nghiệp, d−ợc liệu chịu bóng d−ới tán rừng.
2.6.1.2 Hệ canh tác nông lâm kết hợp lấy nông nghiệp làm h−ớng −u tiên
Trong hệ canh tác NLKH, mục đích sản xuất nông nghiệp là cơ bản, việc kết
hợp trồng xen các loài cây gỗ sống lâu năm (sản xuất lâm nghiệp), nhằm mục đích
phòng hộ cho các cây trồng nông nghiệp là chính, để thâm canh tăng năng suất các
cây trồng nông nghiệp, kết hợp cung cấp thêm củi đun, gỗ gia dụng, phân xanh, thức
ăn gia súc, phục vụ trực tiếp tại chỗ cho nhu cầu của nhân dân địa ph−ơng. Bởi vậy,
việc thiết kế trồng xen các cây thân gỗ sống lâu năm (cây lâm nghiệp) trên đất canh
tác nông nghiệp, không đ−ợc làm giảm sút năng suất của các cây trồng nông nghiệp.
Tiếp theo đó, dựa vào sự khác biệt về cơ cấu các loài cây trồng xen và cấu
trúc của nó trong mô hình trồng xen, do điều kiện kinh tế xã hội và tập quán canh
tác của nhân dân địa ph−ơng quyết định mà đ−ợc phân chia thành các mô hình
(practies) nông lâm kết hợp.
2.6.1.3 Hệ canh tác súc - lâm kết hợp, lấy chăn nuôi làm h−ớng −u tiên
Hệ canh tác súc - lâm mục đích chủ yếu là thâm canh các đồng cỏ phục vụ
chăn nuôi gia súc, việc kết hợp trồng xen các cây thân gỗ và nhất là các cây gỗ họ
đậu có khả năng cố định đạm trên đồng cỏ chăn nuôi là nhằm mục đích: nâng cao
năng suất đồng cỏ, tạo bóng mát cần thiết cho gia súc, tạo thành các hàng rào ngăn
cản súc vật để thực hiện việc chăn thả súc vật trên các đồng cỏ luân phiên.
2.6.1.4 Hệ canh tác lấy cả nông lâm ng− làm trọng tâm phát triển
Hệ canh tác nông lâm ng− kết hợp là hệ canh tác trên các dạng đất đai đ−ợc
ngập n−ớc, (ngập n−ớc triều khi triều c−ờng và ngập n−ớc ngọt trong mùa m−a).
Mục đích cơ bản là nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây nông nghiệp và trồng rừng.
22
2.6.1.5 Hệ canh tác lâm nghiệp kết hợp thuỷ sản
Hệ canh tác lâm nghiệp kết hợp thuỷ sản là hệ canh tác trên các dạng đất đai
đ−ợc ngập n−ớc, ngập n−ớc triều khi triều c−ờng và ngập n−ớc ngọt trong mùa m−a.
Mục đích cơ bản là nuôi trồng thuỷ sản, bởi vì nguồn lợi thuỷ sản mang lại
trên 1 đơn vị diện tích canh tác cao hơn từ 2 đến 5 lần so với trồng cây nông nghiệp
và trồng rừng. Để nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao và bền vững phải kết hợp
trồng xen cây rừng nhằm: tạo nguồn thức ăn cho các loài thuỷ sản, giảm nhiệt độ
n−ớc trong mùa nắng và hạn chế hiện t−ợng sắc mặn trong mùa khô, giảm độ đục
của n−ớc, hạn chế quá trình phèn hoá… Trong hệ canh tác lâm nghiệp kết hợp thuỷ
sản có hai hệ phụ: lâm ng− kết hợp, ng− lâm kết hợp [19].
2.6.2 Hệ canh tác cây đa tác dụng kết hợp nông lâm nghiệp
Các cây gỗ đa tác dụng là chúng có thể thoả mãn đ−ợc các yêu cầu về cung
cấp gỗ, củi, l−ơng thực, thức ăn gia súc, d−ợc liệu, có khả năng cố định đạm từ khí
quyển để nâng cao độ phì của đất, trên cùng một đối t−ợng cây trồng. Tuy hệ này
nằm trong khái niệm mở rộng của ph−ơng thức NLKH, nh−ng nó có tầm quan trọng
rất lớn trong vấn đề sử dụng đất đai hiện nay, đặc biệt là đất vùng đồi núi.
Trong hệ canh tác này, có sự kết hợp hài hoà giữa các kỹ thuật canh tác lâm
nghiệp (giải quyết mối quan hệ giữa các cá thể cây gỗ trong quần thể rừng, kết cấu
và cấu trúc của quần thể) với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp (nh− chọn giống,
làm đất, chăm sóc, bón phân) và kỹ thuật làm v−ờn (chiết, ghép, tạo tán…).
2.7 Kinh nghiệm phát triển các mô hình nông lâm kết hợp của một số n−ớc
trên thế giới
2.7.1 Các mô hình nông lâm kết hợp ở Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, diện tích đồi núi chiếm 6,3 tỷ ha, gần
bằng 66% tổng diện tích lãnh thổ. Khoảng 1/3 dân số, 2/5 diện tích đất canh tác và
90% đất rừng ở những khu vực đồi núi. Kỹ thuật NLKH ở Trung Quốc đã có một
lịch sử lâu đời. Nh−ng sơ l−ợc có thể kể đến các mô hình NLKH d−ới đây:
• Mô hình NLKH dựa trên các loại hoa màu là chính
23
ở các mô hình này, NLKH dựa trên cây hoa màu thân thảo là thành phần
chính, cây gỗ là thành phần phụ. Ưu điểm của các mô hình này là có thể cung cấp
nông sản và gỗ, cải thiện đ−ợc môi tr−ờng và gia tăng sức sản xuất của nông trại.
• Mô hình NLKH dựa vào thành phần cây ăn quả là chính
Sự xen canh của cây ăn quả với hoa màu thân thảo là những kỹ thuật lâu năm
của ng−ời nông dân Trung Quốc. Các mô hình này có −u điểm là có thể sử dụng đất
triệt để và tận dụng đ−ợc nguồn lao động, tạo nên một thảm thực vật che phủ trên
mặt đất để bảo vệ đất và n−ớc tốt hơn, đồng thời cung cấp sản phẩm cho ng−ời, cỏ
cho vật nuôi và phân xanh để cải tạo độ màu mỡ của đất. Việc xen canh cũng làm
gia tăng nhiệt độ của đất, kích thích rễ cây và hoạt động vi sinh vật trong mùa đông,
giảm công lao động và hạn chế sự cạnh tranh về d−ỡng chất và ánh sáng. Nh−ng các
mô hình đó cũng có những mặt hạn chế là những sản phẩm từ cây ăn quả có thể
mang lại lợi nhuận cao nh−ng cũng có thể rủi ro lớn khi sản l−ợng v−ợt quá nhu cầu
của thị tr−ờng. Ngoài ra, cũng có những rủi ro về mặt sinh thái khi trồng độc canh
cây ăn quả trên diện rộng có thể xuất hiện các loại sâu bệnh lây lan hoặc những năm
thời tiết bất th−ờng có thể gặp rủi ro lớn.
• Mô hình NLKH dựa trên cây chè là chính: cây chè th−ờng đ−ợc trồng xen
canh với cây ăn quả hoặc cây gỗ và các loại hoa màu khác. Nhiều loại hoa màu thân
thảo khác nhau, đặc biệt là các cây họ đậu đ−ợc trồng xen giữa hàng chè.
Ưu điểm của mô hình này là việc trồng xen cây lấy gỗ và cây ăn quả trong hệ
thống có thể cải thiện đ−ợc điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, tán xạ ánh
sáng…), tăng sản l−ợng và chất l−ợng chè. Hơn nữa, bên cạnh sản xuất chè các mô
hình này còn cho nhiều sản phẩm khác nh− các loại trái cây, chất đốt, thức ăn gia
súc và phân xanh. Việc xen canh cây trong v−ờn chè còn có tác dụng ngăn cản dòng
chảy, giảm xói mòn đất, điều hoà nhiệt độ cao trong mùa hè. Tuy vậy, mô hình này
cũng có những mặt hạn chế là có nhiều loại cây có chung sâu bệnh với chè.
Mặt khác, có nhiều loại cây không thích hợp trồng xen với chè sẽ làm giảm
năng suất và hiệu quả kinh tế. Có thể có nhiều loại cây phù hợp trồng xen với chè
nh−ng mật độ không thích hợp cũng không đem lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, lựa
chọn cây gỗ, cây ăn quả để trồng xen với chè với mật độ thích hợp là một điều rất
24
cần thiết trong mô hình này.
• Mô hình NLKH trong đó cây rừng là chính: đối với mô hình này, bao gồm
rừng trồng với quy mô lớn để sản xuất gỗ, các cây trồng xen chủ yếu là hoa màu
trong giai đoạn đầu mới trồng rừng [14].
2.7.2 Các mô hình nông lâm kết hợp chủ yếu ở Indonesia
• Mô hình NLKH theo kiểu nông trại
- Mô hình NLKH theo kiểu v−ờn hộ (pekarangan) là một sự kết hợp giữa cây
ngắn ngày, cây lâu năm và vật nuôi trong khu v−ờn quanh nhà. Nó là một hệ thống
canh tác t−ơng hỗ với ranh giới đ−ợc xác định để phục vụ nhiều chức năng khác
nhau về kinh tế, sinh học tự nhiên và văn hoá xã hội.
Điển hình cấu trúc của mô hình này là v−ờn hộ trồng xen nhiều tầng.
- Mô hình 3 tầng: một ph−ơng thức trồng và thu hoạch cỏ, cây họ đậu, cây
bụi và cây trồng làm thức ăn cho gia súc. Tầng thứ nhất, bao gồm cỏ và cây họ đậu,
nhằm cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc trong mùa m−a. Tầng thứ 2 bao gồm cây
bụi dùng để cung cấp nguyên liệu lợp mái, làm hàng rào và có thể tận dụng lá của
chúng làm thức ăn gia súc. Tầng thứ 3, bao gồm các cây thân gỗ nhằm cung cấp gỗ,
củi và trái cây.
• Mô hình NLKH dựa vào rừng: ở mô hình này chủ yếu là canh tác n−ơng
rẫy (hay còn gọi chặt, phá, đốt, bỏ hay làm n−ơng, rẫy du canh). Canh tác n−ơng rẫy
bao gồm rất nhiều kỹ thuật theo sự đa dạng của điều kiện tự nhiên.
ở Apo Kayan (Đông Kalimantan), đa số là rừng tái sinh đ−ợc phát, đốt và
dọn sạch để sản xuất nông nghiệp, giai đoạn bỏ hoá 10 đến 30 năm. Ng−ời nông dân
tin rằng giai đoạn bỏ hoá nh− vậy đủ lâu để giảm cỏ dại và ngăn chặn sự thoái hoá
ngắn hạn của rừng biến thành rừng cây lau, cây bụi. Một số nơi ở khu vực này có thể
bỏ hoá dài hơn (40 đến 50 năm) để ngăn ngừa giảm độ phì nhiêu của đất đai và xâm
chiếm của cỏ dại. Những ng−ời nông dân đã lấy đ−ợc giá trị của việc bỏ hoá dài hạn
trong canh tác n−ơng rẫy.
ở Long Segar (cũng ở Đông Kalimantan), ng−ời ta canh tác n−ơng rẫy bằng
cách phát dọn sạch rừng (chủ yếu rừng nguyên sinh) để canh tác n−ơng rẫy.
25
• Hệ canh tác Taungya: đây là mô hình khuyến khích trồng rừng theo ph−ơng
thức truyền thống Tumpangsari, nông dân đ−ợc quyền trồng cây l−ơng thực giữa các
hàng cây (trồng trong 2 năm đầu). Ngoài ra, mô hình Tumpangsari này còn cho
phép trồng cây ăn quả, cỏ và các loại cây trồng khác giữa những hàng cây rừng
trong suốt luân kỳ của rừng trồng.
2.7.3 Các mô hình nông lâm kết hợp chủ yếu ở Philippines
Hiện trạng đất đai vùng cao ở Philippines là 17,5 triệu ha, chiếm 50% tổng
diện tích cả n−ớc trong đó khoảng 12,2 triệu ha thuộc đất vùng cao khó canh tác.
Dân số vùng cao khoảng hơn 3 triệu hộ với trên 18 triệu ng−ời, trong đó có khoảng
8,5 triệu ng−ời đang sống ở khu vực miền núi (6 triệu ng−ời dân tộc thiểu số và 2,5
triệu ng−ời di c− từ đồng bằng lên). Mức tăng dân số hàng năm là 2,6%, −ớc tính
đến năm 2025 sẽ có thêm 5,25 triệu ha rừng bị khai quang [dt.14]. Sau đây là các
mô hình NLKH chủ yếu ở Philippines:
• Mô hình canh tác xen theo băng: canh tác theo băng là một kỹ thuật trồng
những hàng dậu họ đậu và xen hoa màu giữa hai hàng của chúng. Những hàng dậu
này là những cây hoặc bụi cây họ đậu đ−ợc trồng cách đều nhau (khoảng từ 4 - 6m)
dọc theo đ−ờng đồng mức. Khoảng đất trống ở giữa những hàng dậu này đ−ợc trồng
những hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tiêu biểu cho hệ thống này là kỹ
thuật canh tác trên đất dốc SALT. Cách một hoặc hai hàng cây lâu năm đ−ợc trồng
những băng hàng cây họ đậu bằng gieo hạt trực tiếp hoặc cành giâm, dọc theo
đ−ờng đồng mức với trung bình khoảng cách giữa hai hàng băng là 5 m. Tuy một số
diện tích đất bị chiếm bởi các băng này nh−ng hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn và hệ
thống bền vững hơn. ở phần đất trên cao đ−ợc trồng cây lâu năm nh− cà phê, cây ăn
quả…. Còn 2 băng đất xen giữa 3 hàng băng d−ới chân đồi đ−ợc dành cho trồng hoa
màu ngắn ngày. Với việc sắp xếp nh− trên thì tỷ lệ canh tác trên đất của các băng
cây xanh chiếm khoảng 20%, cây lâu năm chiếm khoảng 25% và hoa màu ngắn
ngày chiếm khoảng 55% tổng diện tích. Những hàng dậu phải đ−ợc cắt tỉa th−ờng
xuyên ở độ cao khoảng 0,5 m để giảm tối thiểu che bóng hoa màu trong băng. Sinh
khối từ phẩm vật cắt tỉa có thể sử dụng ủ lên đ−ờng băng làm phân xanh hoặc làm
26
thức ăn cho gia súc.
Ưu điểm của mô hình này là bảo vệ bền vững đất và n−ớc, gia tăng năng suất
hoa màu đồng thời tăng thu nhập cho nông trại. Ngoài ra, mô hình này còn có ý
nghĩa làm giảm sự phụ thuộc vào phân bón vô cơ vì việc cắt tỉa các băng cây họ đậu
đ−ợc sử dụng nh− nguồn phân hữu cơ đáng kể.
Tuy vậy, mô hình này còn có hạn chế là không phù hợp với những nơi có độ
dốc thấp bởi vì: đất canh tác bị mất do trồng nhiều hàng dậu, cắt tỉa không đúng và
khoảng cách 2 hàng dậu quá gần có thể làm giảm ánh sáng ảnh h−ởng đến quá trình
quang hợp của cây trồng.
• Mô hình NLKH nhiều tầng: trong mô hình này, những loài cây trồng hỗn
giao nhau chiếm giữ các tầng khác nhau của tán. ở tầng trên đ−ợc chiếm −u thế bởi
cây gỗ lâu năm. ở những tầng phía d−ới đ−ợc trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn
quả và hoa màu. Mô hình phổ biến là trồng xen các loại cây dừa, cà phê, chuối (phổ
biến ở tỉnh Cavite), cà phê, ca cao đ−ợc trồng chung (th−ờng thấy ở các tỉnh
Mindano).
Ưu điểm của các mô hình này là tận dụng tối đa tài nguyên đất, ánh sáng,
thúc đẩy hiệu quả chu trình của d−ỡng chất, hạn chế xói mòn. Gia tăng đa dạng sinh
học do vậy hoa màu ít bị sâu bệnh hại. Canh tác đa dạng hoa màu bảo đảm nguồn
l−ơng thực và tổng thu nhập đồng thời tận dụng tối đa đ−ợc thời gian lao động.
Hạn chế của mô hình này là có thể xảy ra sự cạnh tranh về ánh sáng và d−ỡng
chất giữa các loại hoa màu và cây trồng chung.
• Mô hình NLKH chăn thả vật nuôi d−ới tán rừng: ở hệ thống này bao gồm
gia súc nh− trâu, dê, cừu đ−ợc chăn thả tự do d−ới tán rừng trồng đã tr−ởng thành.
Theo mô hình này, gia súc đ−ợc chăn thả d−ới tán cây (aleurites moluc cana)
nơi mà các loại cỏ đã đ−ợc gây trồng tr−ớc đó. Hệ thống này đã chứng tỏ về mặt
kinh tế và sinh thái bởi vì đất ch−a đ−ợc sử dụng tối đa mà vẫn duy trì đ−ợc chăn
nuôi. Ngoài ra, gia súc còn dẫm cỏ rạp xuống tạo điều kiện để thu l−ợm quả
lumbang dễ dàng hơn.
• Mô hình Taungya: Taungya là một hệ thống NLKH trong những khu vực
rừng mới trồng đ−ợc xen canh với hoa màu. Khi rừng cây đã khép tán không đủ ánh
27
sáng cho hoa màu bên d−ới, nông dân di chuyển sang khu rừng khác và quy trình
này lại đ−ợc tiếp tục. Ưu điểm của mô hình này là trồng rừng ít tốn kém đồng thời
sản xuất ra l−ơng thực và hoa màu.
2.7.3 Các mô hình nông lâm kết hợp chủ yếu ở Thái Lan
Thái Lan là n−ớc có tổng diện tích toàn lãnh thổ là 51.311.500 ha, bao gồm
76 tỉnh với dân số là 56,6 triệu ng−ời (năm 1996), mật độ dân số bình quân là 1,1
ng−ời/ha. Đất rừng bao gồm: 18,9% diện tích, trong đó có 1.215 khu bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, 58 v−ờn quốc gia và 30 khu bảo tồn động vật hoang dã.
• Mô hình NLKH theo kiểu nông trại: v−ờn hộ là một kiểu NLKH nhiều tầng
tán đ−ợc trồng cấy xung quanh nhà. Những cộng đồng định c− ở vùng cao đã canh
tác v−ờn hộ trong nhiều thế kỷ qua. Hầu hết, v−ờn hộ có cấu trúc từ 3 - 5 tầng. Cây
vông (ervthrina dadap) và chuối là những loài cây th−ờng đ−ợc dùng để che bóng
cho hoa màu và rau. Các loài cây chùm nh− cây ngây (moringa oleifera) và cây so
đũa (sebania grandiflora) đ−ợc trồng nh− là loài đa dụng. ở miền Nam, những loài
cây lớn nh− sầu riêng dại (durio spp.), cây họ sao dầu (dipterocarp spp.), cây mít
(artocarpus integer) chiếm −u thế ở tầng trên trong khu v−ờn. Mận (eugenia
caryphvllus) đ−ợc trồng xen với cây ăn quả để tăng tổng thu nhập.
• NLKH dựa vào rừng: trong mô hình này còn bao gồm các loại rừng bản địa
và cây ăn quả, nằm ngoài diện tích đất thổ c− nh−ng không cách xa nhà lắm (trong
tầm đi bộ). Mô hình này có −u điểm là cây và hoa màu đ−ợc trồng cùng một lúc nên
v−ờn rừng là một hệ sinh thái tốt cho môi tr−ờng. Tuy vậy, mô hình này vẫn còn
những hạn chế: vì nằm cách xa làng và đất thổ c− v−ờn rừng rất khó quản lý và
th−ờng bị thiệt hại do lửa, thú vật và trộm cắp.
• Mô hình rừng trồng và vật nuôi: mô hình này kết hợp chăn thả gia súc d−ới
tán rừng - đó là một kỹ thuật đ−ợc áp dụng phổ biến ở những nơi rừng đã tr−ởng
thành và bãi chăn thả gia súc hiếm. Những loại cây th−ờng đ−ợc chọn trồng trong
mô hình này là tếch (tectona gradis), sao dầu (dipterocarpys spp.), cao su (hevea
brasiliensis) và những loại cây mọc nhanh khác nh− bạch đàn (eucalyptus spp.) và
xoan ấn Độ (azadirachta indica).
28
Ưu điểm của mô hình này là giảm bớt lớp bổi khô d−ới mặt đất nên giảm rủi
ro do lửa gây ra trong mùa khô. Nh−ng có hạn chế nh− cây ăn quả, hoa màu và
những thực vật khác không thể trồng đ−ợc ở đây vì gia súc làm hại và nếu không
quản lý thích hợp về số vật nuôi trên đơn vị diện tích chăn thả, mùa chăn thả,… đất
có thể bị nén chặt bởi gia súc.
Qua kinh nghiệm về phát triển các mô hình NLKH ở một số n−ớc trên thế
giới có điều kiện gần giống với Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm
nh− sau:
- Phát triển các mô hình NLKH phù hợp với canh tác trên đất dốc, đem lại
nhiều loại sản phẩm trên cùng một đơn vị điện tích. Trong đó, sản phẩm nông
nghiệp đáp ứng nhu cầu đời sống nông dân tr−ớc mắt, sản phẩm lâm nghiệp cho thu
hoạch lớn mang tính lâu dài, đồng thời bảo đảm hệ thống sản xuất bền vững và bảo
vệ môi tr−ờng sinh thái.
- Đa số các mô hình NLKH có nhiều −u điểm có thể ứng dụng vào vùng
trung du và miền núi Việt Nam nh− mô hình NLKH dựa vào rừng kết hợp với chăn
thả gia súc; mô hình trồng theo các băng chống xói mòn (SALT); mô hình trồng mới
có canh tác xen cây nông nghiệp trong thời gian rừng ch−a khép tán (Taungya)…
- Tuy vậy cũng còn có các mô hình có rất nhiều nh−ợc điểm trong sản xuất,
hiệu quả kinh tế thấp và ảnh h−ởng xấu đến môi tr−ờng sinh thái cần kìm hãm và
loại bỏ nh− phát n−ơng làm rẫy với chu kỳ bỏ hoá ngắn. Khi mô hình này phát triển,
nhiều n−ớc cho đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự mất rừng mà hậu quả hết sức
nghiêm trọng và việc khắc phục rất khó khăn.
29
3. đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí, địa lý, địa hình
Hoà Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng núi Tây Bắc, có diện tích tự nhiên
4.662,5 km2, chiếm 1,43% diện tích cả n−ớc, với tọa độ 20040’ vĩ độ Bắc và 106020’
kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình
- Phía Đông giáp tỉnh Hà Tây
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá
Toàn tỉnh gồm 9 huyện, 1 thị xã (trong đó có 197 xã, 6 ph−ờng, 11 thị trấn),
có 63 xã cao thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc và một số xã thuộc huyện Tân Lạc, Lạc
Sơn, Kỳ Sơn [15].
Hoà Bình là một tỉnh có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh và thấp dần theo
h−ớng Tây Bắc - Đông Nam, đ−ợc chia thành 2 vùng rõ rệt:
• Vùng núi cao phân bố ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt biển
khoảng 600 - 700 m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (Đà Bắc) cao 1.373 m. Độ dốc
trung bình từ 30 - 350 , có nơi dốc trên 400 . Địa hình hiểm trở đi lại khó khăn.
• Vùng núi thấp phân bố ở khu vực Đông Nam của tỉnh. Địa hình là các dải
núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 250, độ cao trung bình 100 - 200 m,
ít hiểm trở so với vùng cao [15].
3.1.1.2 Khí hậu
Nằm trong vành đai nhiệt đới nên khí hậu của tỉnh Hoà Bình mang tính chất
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa nóng (m−a nhiều) từ
tháng 4 đến tháng 11 và mùa lạnh (m−a ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Do sự chi phối của địa hình, địa thế nên tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác
nhau. ở khu vực núi cao có khí hậu đặc tr−ng của vùng nhiệt đới. Khu vực xung
30
quanh hồ thuỷ điện Hoà Bình, khí hậu t−ơng đối mát mẻ, m−a nhiều. Khu vực đồi
thấp phía Nam có khí hậu đặc tr−ng của vùng nhiệt đới gió mùa [5].
3.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
• Tài nguyên đất: gồm 3 nhóm chính: nhóm đất feralit phát triển trên đá trầm tích
và biến chất có kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch poofirit spilit.
Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, trên các loại
đá phiến thạch sét, diệp thạch. Nhóm đất feralít phát triển trên đá vôi và biến chất
của đá vôi (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Đất đai của tỉnh Hoà Bình năm 2002
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 466.254 100,0
1. Theo phân loại sử dụng
- Đất nông nghiệp 67.221 14,4
- Đất lâm nghiệp 174.771 37,5
- Đất chuyên dùng 27.789 6,0
- Đất khu dân c− 6.106 1,3
- Đất ch−a sử dụng 190.367 40,8
2. Theo nhóm đất
- Đất núi 190.585 40,8
- Đất đồi 147.519 31,6
- Đất ruộng 50.863 10,9
- Đất khác 77.287 16,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình năm 2002
Trong 3 loại đất trên, đất phát triển trên phiến thạch, diệp thạch và đá vôi có
độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp.
• Tài nguyên n−ớc: Hoà Bình có mạng l−ới sông, suối phân bổ t−ơng đối đều trên
các huyện, thị. Trong đó, sông lớn nhất chảy qua tỉnh là sông Đà, qua các huyện
Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn có tổng chiều dài 151 km, với tổng l−u vực là
51.800 km2. Hồ sông Đà có dung tích 9,5 tỉ m3 n−ớc phục vụ cho nhiều mục tiêu
31
kinh tế và quốc phòng, nh−ng trong đó phục vụ cho việc phát điện của Nhà máy
thuỷ điện Hoà Bình, nguồn cung cấp điện năng quan trọng của cả n−ớc và có nhiệm
vụ cắt lũ về mùa m−a, điều tiết n−ớc chống hạn về mùa khô cho đồng bằng sông
Hồng - là quan trọng nhất. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đầm lớn nhỏ
khác với tổng diện tích mặt n−ớc 1294,4 ha là nguồn cung cấp n−ớc cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp phục vụ đời sống, cơ sở chăn nuôi thuỷ sản, nguồn tích
trữ n−ớc mùa hè dự phòng và sử dụng cho các mùa Đông - Xuân.
• Tài nguyên rừng: độ che phủ rừng hiện nay vào khoảng 37% diện tích. Hiện tại,
tài nguyên rừng tỉnh Hoà Bình còn nghèo, vì phần lớn là rừng non mới phục hồi,
mới trồng, trữ l−ợng gỗ còn ít và trên 100 nghìn ha đất ch−a có rừng. Diện tích có
rừng 194.308 ha, trong đó rừng tự nhiên 146.477 ha, rừng trồng 47.831 ha. Sản
l−ợng gỗ cây đứng 3,333 triệu m3. Động vật rừng nghèo về số loài và số l−ợng, bởi
vì do phá rừng làm rẫy nên môi tr−ờng sống của động vật rừng bị thu hẹp.
3.1.2 Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Hoà Bình
- Quy mô GDP: cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả n−ớc trong thời
kỳ đổi mới, những năm qua nền kinh tế của tỉnh Hoà Bình đã có sự tăng tr−ởng đáng
kể. Chỉ tiêu GDP trong giai đoạn 1991 - 2002 có xu thế tăng. Năm 2002, GDP của
tỉnh đạt 1810,89 tỷ đồng gấp 2,82 lần năm 1991 (giá 1994)[15]. Theo trung bình các
năm, quy mô GDP của Hoà Bình chỉ xấp xỉ bằng 0,55% GDP toàn quốc.
- Nhịp độ tăng tr−ởng kinh tế: thời kỳ 1991 - 2000, nhịp độ tăng GDP của
tỉnh khá cao, trung bình đạt 9,4%/năm. Trong đó thời kỳ 1991 - 1995 đạt
12,2%/năm và 6,7% thời kỳ 1996._.t đai là một trong các yếu tố khó khăn gây cản trở sự
phát triển của các hệ canh tác NLKH, những khó khăn quy tụ lại là giải quyết các
vấn đề sau
Thứ nhất là, mở rộng hệ canh tác bằng cách giao đất ch−a sử dụng cho các
chủ quản lý và sản xuất theo h−ớng NLKH. Nhờ đó, đất sẽ nhanh chóng phục hồi,
tăng độ phì và việc sử dụng đất còn mang lại hiệu quả kinh tế cao .
Thứ hai là, đối với diện tích đất dốc nông dân vẫn canh tác thuần nông có
hiệu quả kinh tế và tính bền vững thấp vì đất dễ bị xói mòn, rửa trôi cần chuyển sang
sản xuất NLKH.
Thứ ba là, đối với đất, rừng đã giao cần có cơ chế quản lý phù hợp. Hiện
nay, một số hộ trồng rừng theo dự án PAM trên đất v−ờn đồi đ−ợc giao với mật độ
cao để lấy gạo giải quyết khó khăn lúc đó và lấy bóng mát cho v−ờn cây nông
nghiệp (chủ yếu là chè, sắn…). Vì mật độ quá cao (1600 - 2000 cây/ha) nên sản
l−ợng thu hoạch của cây nông nghiệp thấp dần. Và đến nay, nhiều nơi cây nông
ngiệp không còn cho thu hoạch và trở thành rừng keo lá tràm. Vì cam kết không
đ−ợc chặt cây PAM nên một số hộ thiếu đất canh tác lại khai phá rừng tự nhiên trên
đất có độ dốc cao để trồng cây nông nghiệp. Trong khi đó đất có độ dốc thấp, màu
mỡ hơn phù hợp với phát triển NLKH lại trở thành rừng hiệu quả kinh tế thấp hơn,
đời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, phải có quy định phù hợp để quản lý đ−ợc
rừng mà vẫn sử dụng đất hợp lý.
Thứ t− là, xét theo độ dốc, khuyến khích nông dân sản xuất chuyên canh cây
nông nghiệp đối với đất ở các vùng trũng và nơi có độ dốc < 12o, sản xuất theo
ph−ơng thức NLKH trên đất có độ dốc từ 12o - 25o và trồng cây chuyên canh lâm
nghiệp trên đất có độ dốc > 25o. Đối với những diện tích hiện nay đang canh tác
93
nông nghiệp trên đất có độ dốc > 25o tr−ớc hết ch−a có điều kiện chuyển sang trồng
cây lâm nghiệp thì phải thực hiện theo ph−ơng thức NLKH, tạo hàng rào xanh bằng
cây họ đậu theo mô hình SALT và dần dần thay thế cây lâm nghiệp và loại bỏ canh
tác nông nghiệp trên đất dốc > 25O. Ng−ợc lại, đối với đất có độ dốc < 25o hiện nay
đang là rừng cần phải quy hoạch lại có ph−ơng án chuyển sang canh tác NLKH để
mở rộng diện tích.
Thứ năm là, quy hoạch sử dụng đất đồi núi: theo số liệu của Sở Địa chính
Hoà Bình về hiện trạng đất đai năm 2000, toàn tỉnh còn 135.009,58 ha đất đồi núi
ch−a sử dụng [dt.15]. Nếu thực hiện tốt việc quy hoạch sử dụng đất đồi núi này thì
đây cũng là một tiềm năng lớn để phát triển các hệ canh tác NLKH.
Ngoài ra, cần có quy định các mức hạn điền phù hợp với địa ph−ơng, giao đất
giao rừng lâu dài và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khắc phục
tình trạng bất hợp lý trong quan hệ đất đai, góp phần tăng c−ờng công tác quản lý và
sử dụng đất có hiệu quả. Thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nh−ợng, cho thuê đất
vào mục đích nông, lâm nghiệp. Cần có chủ tr−ơng, chính sách trong việc hợp pháp
quyền sử dụng đất đai của các trang trại để các trang trại yên tâm sản xuất.
4.4.2.3 Tổ chức quản lý sản xuất
Lấy kinh tế hộ nông dân là hình thức sản xuất cơ bản và lâu dài: lịch sử phát
triển nông nghiệp của nhân loại đã chứng minh rằng: sự tồn tại và phát triển kinh tế
hộ nông dân là một tất yếu khách quan phù hợp với sản xuất nông nghiệp của các
quốc gia trên thế giới [5]. Đặc biệt ở n−ớc ta khi đã nói đến nông nghiệp thì không
thể không nói đến kinh tế hộ nông dân. ở tỉnh Hoà Bình, đơn vị sản xuất nông hộ là
hợp lý và phát triển lâu dài phù hợp với điều kiện sản xuất theo ph−ơng thức NLKH.
Tuy nhiên, kinh tế nông thôn phát triển theo h−ớng sản xuất hàng hoá tất yếu
kinh tế hộ nông dân cũng phải phát triển theo xu h−ớng đó. Quá trình chuyển kinh
tế hộ mang tính vừa tự cấp tự túc vừa sản xuất hàng hoá ở tỉnh Hoà Bình lên trang
trại gia đình, phải thực thi một số biện pháp về đất đai, vốn và đào tạo bồi d−ỡng
nhân lực.
Hiện nay, quy mô đất đai, vốn của nhiều nông hộ có thể phát triển trở thành
94
trang trại nh−ng ch−a có kiến thức về kỹ thuật, quản lý và tầm nhìn còn hạn chế nên
khi có tích luỹ cao lại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nh− xây thêm nhà ở
mặt đ−ờng, mua xe máy tốt,… ch−a nghĩ đến đầu t− phát triển trang trại. Nhiều hộ
lại bất cập có diện tích đất nh−ng thiếu vốn, có vốn nh−ng đất đai ít,... nh−ng một
vấn đề rất quan trọng là ch−a có một khung quy định về mặt pháp lý để phát triển
kinh tế trang trại cụ thể ở địa ph−ơng. Đi đôi với giải pháp này là cơ chế chính sách
về đất đai, vốn, về sử dụng lao động làm thuê…
Để NLKH phát triển, cần mở rộng quy mô cả chiều rộng và chiều sâu. Đối
với các nông hộ có thể giao thêm diện tích trong phần đất ch−a sử dụng: phát triển
quy mô theo chiều rộng đồng thời kết hợp với phát triển quy mô theo chiều sâu.
Đối với các nông hộ diện tích không thể mở rộng: phát triển quy mô theo
chiều sâu nghĩa là tăng c−ờng đầu t− sao cho vẫn trên diện tích đó có thể sản xuất
đ−ợc khối l−ợng sản phẩm lớn hơn, chất l−ợng cao hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn
theo ph−ơng h−ớng phát triển trang trại.
Tổ chức cơ cấu canh tác phù hợp bằng cách mở rộng các hình thức canh tác
NLKH cho hiệu quả kinh tế cao, thu hẹp các hình thức canh tác cho hiệu quả thấp.
4.4.2.4 Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế chủ yếu trong nông thôn
Hạ tầng cơ sở là điều kiện, là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế; nó
vừa là ph−ơng tiện, vừa là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
- Cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi: vùng đồi núi Hoà Bình, đất canh
tác chủ yếu là đất dốc cho nên cung cấp n−ớc cho cây trồng vật nuôi để thực hiện
sản xuất NLKH là vấn đề quan trọng. Trong những năm tới, công tác thuỷ lợi ở Hoà
Bình cần giải quyết tốt vấn đề cung cấp n−ớc đảm bảo t−ới tiêu chủ động 86% diện
tích cây hàng năm (năm 2010) và cung cấp n−ớc sinh hoạt cho ng−ời dân.
Để thực hiện đ−ợc điều đó, công tác thuỷ lợi cần giải quyết tốt các biện pháp
sau: cần giải quyết tốt các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, xây dựng mới các hồ đập
chứa n−ớc,…
- Hoàn thiện mạng l−ới điện tới các cụm dân c−, cụm kinh tế kỹ thuật và
vùng trọng điểm: tr−ớc mắt cần sớm có điện hạ thế xuống các xã phục vụ yêu cầu
95
sản xuất. Có điện để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần thông qua các ph−ơng tiện
thông tin đại chúng nhằm nâng nhận thức của ng−ời dân về thông tin sản xuất hàng
hoá trên các vùng của đất n−ớc cũng nh− kinh nghiệm sản xuất hàng hoá ở các n−ớc
trên thế giới.
Nhu cầu điện trong tỉnh phụ thuộc vào mở rộng sản xuất và nâng cao chất
l−ợng cuộc sống cho nhân dân các dân tộc; mặt khác có điện sẽ tạo điều kiện cơ khí
hoá sản xuất ở những khâu cần phải có điện nh− t−ới tiêu, chế biến, bảo quản nông
sản,…
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện vùng đồi núi Hoà Bình thời gian tới
cần cải tạo và phát triển mạng l−ới điện. Phát triển mạng l−ới điện đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội và làm b−ớc đệm cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Giai đoạn 2005 đến 2010 dự kiến xây dựng đ−ờng dây 110 KV mạch kép
Xuân Mai - Hoà Sơn - Trung Sơn AC - 150 dài 23 km để cấp điện cho trạm
110/35/22 KV khu sản xuất công nghiệp L−ơng Sơn và trạm 110/35/6 KV cho xi
măng Trung Sơn…[15]. Phát triển đ−ờng giao thông: ở vùng đồi núi Hoà Bình, dân
c− ở ch−a tập trung. Vì vậy, việc tu sửa đ−ờng bộ là một vấn đề hết sức khó khăn.
Song cần xác định đây là giải pháp chiến l−ợc để khai thác triệt để sức dân với
ph−ơng châm Nhà n−ớc và nhân dân cùng làm. Mặt khác phát triển đ−ờng giao
thông sẽ tạo điều kiện l−u thông nông, lâm sản hàng hoá.
- Xây dựng cụm công nghiệp chế biến vừa và nhỏ. Hình thành những liên
hợp gắn nguyên liệu với chế biến, đảm bảo đ−ợc lợi ích của ng−ời sản xuất nguyên
liệu. Tập trung tạo dựng và hình thành khu công nghiệp L−ơng Sơn, làm nòng cốt
cho phân bố công nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu công nghiệp bờ trái sông Đà - thị
xã Hoà Bình để có thể chế biến mặt hàng nông, lâm sản.
Tóm lại, cơ sở hạ tầng là tiền đề để các hộ nông dân vùng đồi núi Hoà Bình
phát triển sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó cũng cần phải làm tốt công tác tuyên
truyền giáo dục ng−ời dân trong việc bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, bảo vệ
môi tr−ờng sinh thái.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
96
1- Phát triển NLKH về mặt lý luận và thực tiễn là một khoa học đầy sáng tạo
của thực tiễn. Sự can thiệp của Nhà n−ớc thông qua các chính sách phù hợp với đặc
điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng sẽ tạo điều kiện cho phát triển NLKH
theo các xu h−ớng tích cực: nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi tr−ờng sinh
thái. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông, lâm nghiệp sẽ làm cơ sở cho
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, gắn sản
xuất với tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho nông hộ. Phát triển NLKH có bản chất
kinh tế mà trọng tâm là lợi ích về kinh tế của ng−ời sử dụng.
2- Sự hình thành và phát triển các hệ thống NLKH ở Hoà Bình đã tạo ra 5
hình thức cơ bản: i) nông lâm; ii) nông lâm ng−; iii) lâm nông; iv) lâm súc và v) ong
mật - cây gỗ. Các hình thức kết hợp nông lâm, nông lâm ng− và lâm nông là các hệ
canh tác quan trọng nhất tác động mạnh đến đời sống kinh tế của các nông hộ nói
riêng và kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình nói chung.
3 - Các xu h−ớng chính trong phát triển NLKH ở Hoà Bình là đầu t−, thu
nhập, GTSX, GTHH trên một đơn vị diện tích tăng. Về đầu t− trên 1 ha: 1993 - 0,56
triệu đồng; 1998 - 0,94 triệu đồng; 2003 - 2,15 triệu đồng. Về thu nhập trên 1 ha:
1993 - 3,08 triệu đồng; 1998 - 5,06 triệu đồng; 2003 - 8,96 triệu đồng. Về GTSX
trên 1 ha: 1993 - 4,18 triệu đồng; 1998 - 5,99 triệu đồng; 2003 - 9,54 triệu đồng. Về
GTHH: 1993 - 2,07 triệu đồng; 1998 - 3,9 triệu đồng; 2003 - 5,39 triệu đồng.
Tỷ trọng lâm nghiệp trong các hệ nông lâm chính có xu h−ớng tăng về diện
tích, GTSX, thu nhập, GTHH cho thấy vị trí lâm nghiệp ngày càng có vai trò quan
trọng trong các nông hộ. Các cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao đ−ợc trồng thay
thế các cây nông nghiệp không phù hợp hoặc thay thế các cây lâm nghiệp ít có giá
trị .
4 - Về hiệu quả kinh tế: hình thức kết hợp nông lâm ng− mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất (tổng GTSX/ha đất nông lâm nghiệp và mức độ tăng GTSX/ha đất
nông nghiệp lớn nhất, thu nhập/1ha đất nông lâm nghiệp cao nhất), đứng thứ hai là
hình thức nông lâm; nông lâm sản xuất đ−ợc trở thành hàng hoá nhiều nhất là hình
thức nông lâm ng−, thứ hai là hình thức nông lâm. Hệ nông lâm ng−: GTSX/ha
(2003) - 13,71 triệu đồng; TN/ha (2003) -10,83 triệu đồng; GTHH/ha (2003) -7,53
97
triệu đồng. Hệ nông lâm: GTSX/ha (2003) - 10,56 triệu đồng; TN/ha (2003) - 8,68
triệu đồng; GTHH/ha (2003)- 6,47 triệu đồng.
6 - Cây lâm nghiệp đ−ợc chú trọng ở hầu hết các hệ canh tác: tăng lên về diện
tích và tỷ trọng thu nhập. Hệ nông lâm: về diện tích: 1993 - 20,58 ha; 1998 - 80,55
ha; 2003 - 153,07 ha; về tỷ trọng thu nhập: 1993 - 9,3% tổng thu nhập; 1998 - 22,14
% tổng thu nhập; 2003 - 44,74 % tổng thu nhập. Hệ nông lâm ng−: về diện tích:
1993 - 0,58 ha; 1998 - 2,1 ha; 2003 - 20,39 ha; về tỷ trọng thu nhập: 1993 - 7,8%
tổng thu nhập; 1998 - 9,3% tổng thu nhập; 2003 - 14,4 % tổng thu nhập. Hệ lâm
nông: về diện tích: 1993 - 11,0 ha; 1998 - 20,5 ha; 2003 - 38,16 ha; về tỷ trọng thu
nhập: 1993 - 48,4% tổng thu nhập; 1998 - 73,4 % tổng thu nhập; 2003 - 74,8 % tổng
thu nhập. Lâm nghiệp dần trở thành ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu lâu dài, bền
vững trong các nông hộ.
6 - Xu h−ớng phát triển các hệ canh tác NLKH chính ở Hòa Bình sẽ chuyển
dần để hình thành các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp: hệ nông lâm phát triển
thành trang trại gia đình; hệ nông lâm ng− phát triển thành trang trại tổng hợp; hệ
lâm nông phát triển thành trang trại rừng.
5.2 Kiến nghị
Phát triển NLKH tại tỉnh Hoà Bình h−ớng tới đích là kinh tế trang trại: nông
lâm sản trở thành hàng hoá là nguyện vọng của các nông hộ tại Hoà Bình.
Tuy nhiên để h−ớng tới hình thành các trang trại gia đình, các mô hình
NLKH ở đây phải trải qua một thời kỳ dài đổi mới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả
kinh tế nông lâm nghiệp, thì cần đ−ợc tiếp tục giải quyết các vấn đề sau:
• Về chính sách đất đai
Thúc đẩy xu h−ớng phát triển NLKH, Chính phủ thúc đẩy nhanh quá trình
giao quyền sử dụng ruộng đất đã đ−ợc Luật đất đai quy định năm 1993 và đ−ợc bổ
sung hoàn thiện năm 1998. Thực hiện Nghị định 02/CP về đổi mới doanh nghiệp
nông nghiệp Nhà n−ớc, triển khai việc giao đất khoán rừng cho hộ để phát triển
NLKH và kinh tế trang trại. Hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất và đất lâm
nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ nông dân.
98
• Đối với cơ quan chính quyền địa ph−ơng
Cần thực hiện, triển khai đúng và đủ các chủ tr−ơng chính sách của Đảng và Nhà
n−ớc. Khuyến khích phát triển các mô hình NLKH theo h−ớng sản xuất kinh tế
trang trại (vì nó đ−a lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi tr−ờng sinh thái).
• Đối với hộ nông dân
Mạnh dạn áp dụng các công thức sản xuất có hiệu quả nh−: phát triển mạnh
hình thức canh tác nông lâm ng− ở những nơi phù hợp về sinh thái (ở nơi đất trũng
hoặc vùng đất thấp hoặc gần sông, hồ, suối); phát triển mạnh hình thức canh tác lâm
nông thành các trang trại rừng ở những khu vực có rừng tự nhiên, khu vực phòng hộ
hoặc đất lâm nghiệp có độ dốc cao; phát triển mạnh hình thức canh tác nông lâm
thành các trang trại nông nghiệp ở những khu vực đất dốc, đất t−ơng đối bằng
phẳng. Khi triển khai các mô hình NLKH hay trang trại gia đình phải chú ý đến việc
bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, tránh hiện t−ợng thấy lợi ích tr−ớc mắt mà làm ảnh
h−ởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế hệ sau.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
99
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung −ơng (2002),
Kết quả sơ bộ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001.
2. Nguyễn Văn Bích (1983), Các hình thức lâm - nông kết hợp trong sản xuất nông
lâm nghiệp ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ khoa học, Tr−ờng Đại học
Kinh tế kế hoạch, Hà Nội.
3. Bộ Lâm nghiệp (1985), Kinh doanh nông lâm kết hợp phát huy hiệu quả tiềm
năng lao động, đất đai và tài nguyên, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Lâm nghiệp (1987), Một số mô hình nông - lâm kết hợp ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Trần Văn D− (2003), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ
nông dân ở vùng đồi núi tỉnh Hoà Bình theo h−ớng sản xuất hàng hoá, luận án tiến
sỹ kinh tế, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. FAO (1996), Quản lý tài nguyên vùng cao ở Đông Nam á, Dự án tăng c−ờng
năng lực phát triển nông lâm kết hợp tại Việt Nam (Nguyễn Văn Sở, Đặng Hải
Ph−ơng, Nguyễn Anh Vinh biên dịch).
7. Phạm Xuân Hoàn (1994), Bài giảng nông lâm kết hợp, Tr−ờng Đại học Lâm
nghiệp Xuân Mai, Hà Tây
8. Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng, Đặng Văn Minh (1999), Giáo trình hệ
thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Thế Nhã, Phạm Vân Đình, Hoàng Việt, Vũ Đình Thắng, Nguyễn Đình
Long (1995), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình (2002), NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
12. Tr−ơng Quang Tám (1994), Các chỉ tiêu phân tích tài chính và kinh tế các dự án
đầu t− và phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
13. Vũ Hoàng Thân (1999), “Phát triển kinh tế hộ yếu tố quan trọng trong phát triển
lâm nghiệp cộng đồng”, Tạp chí Khoa học, công nghệ và kinh tế lâm nghiệp, tháng
12, 38 (12), Hà Nội, trang 14 - 16.
100
14. Đoàn Quang Thiệu (2002), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ
thống nông - lâm kết hợp ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ kinh tế,
Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
15. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2001 - 2010.
16. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc
gia (2003), Công trình địa chí Hoà Bình.
17. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (1993), Tin nông lâm kết hợp
Việt Nam (1), Hà Nội.
Tiếng Anh
18. Deanna Donovan, Tran Duc Vien, A. Terry Rambo, Jefferson Fox, Le Trong
Cuc (1996), Development trends in Vietnam’s Northern mountain region, East -
West Centre Program on enviroment, (Honolulu, Hawaii) and Centre for Natural
Resources and Environmental Studies (Vietnam National University).
19. Vu Biet Linh - Nguyen Ngoc Binh (1995), Agroforestry Systems in Vietnam,
Agriculture publishing house, Hanoi.
20. Ramachandran Nair P.K (1996), An introduction ta agroforestry, Kluwer
academic publishers.
21. Rene Koppelman Chun K. Lai, Patrick B. Durst, Janice Naewboonnien (1996),
Asia - Pacific Agroforestry profiles Second edition, FAO, Regional office for Asia
and the Pacific publication.
22. Research Centre on Forest and people in Thailand (2001), Forest in Culture -
Culture in Forest perspectives from Northern Thailand, Text and Journal Pulication
Co., Ltd.
Phụ Lục
Phiếu phỏng vấn hộ gia đình
101
Họ và tên ng−ời đ−ợc phỏng vấn:…….………….....………………. ………...…..…
Thôn:……………..Xã:…..…………Huyện:……..……Tỉnh:………..… …………..
Ng−ời phỏng vấn:…… ……………..……………………………………..……….…
Ngày phỏng vấn:…… …………………………………………………..…..………..
Thông tin về chủ hộ
Họ và tên chủ hộ:…………..…. tuổi:.……Dân tộc:.……….Loại hộ:.................
Trình độ văn hoá chuyên môn ………………….....……………………...…….…….
I. Một số tình hình thông tin cơ bản năm 2003
- Số khẩu trong gia đình:……………. …………………………...……………..……
- Tổng số lao động:……………. ………………………………………..……………
Bảng 1: Diện tích đất đai của hộ (năm 2003)
Đơn vị: ha
Trong đó
Đất đ−ợc giao
Trong đó
Hạng mục
Tổng
số
Tổng
số đã đ−ợc cấp sổ đỏ
Đất
đi
thuê
Đất
nhận
khoán
I. Đất nông nghiệp
Trong đó
- Đất ruộng n−ơng
- Ao hồ
- Đất v−ờn
II. Đất lâm nghiệp
1.Tổng số
1.1. Đất có rừng
Trong đó
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
1.2. Đất ch−a có rừng
2. Phân theo 3 loại
rừng
- Rừng SX
- Rừng phòng hộ
- Rừng đặc dụng
2. Năm bắt đầu hình thành các mô hình nông lâm kết hợp:
3. Các hình thức kết hợp lâm nông nghiệp chủ yếu qua một số năm
102
Các hình thức kết hợp nông lâm nghiệp 1993 1998 2003
Nông - lâm nghiệp (cây gì kết hợp với cây
gì? hoặc cây gì kết hợp với con gì?)
-
-
Lâm - nông nghiệp (cây gì kết hợp với cây
gì? hoặc cây gì kết hợp với con gì?)
-
-
II. Tình hình sử dụng các nguồn lực trong Sản xuất nông lâm nghiệp
1. Đất đai
Tổng diện tích:………………………………………………………
1.1 Cơ cấu trồng cây nông nghiệp qua một số năm
Bảng 2: Cơ cấu trồng cây nông nghiệp qua một số năm
Đơn vị: ha
1993 1998 2003
Loại cây DT % DT
đất NN
DT % DT
đất NN
DT % DT đất
NN
Tổng
1.2 Cơ cấu trồng cây lâm nghiệp
Bảng 3: Cơ cấu trồng cây lâm nghiệp
Đơn vị: ha
1993 1998 2003
Loại cây
DT
(ha)
% DT
đất LN
DT
(ha)
% DT
đất LN
DT
(ha)
% DT đất
LN
103
Tổng cộng
1.3 Quy mô chăn nuôi:
Bảng 4: Quy mô chăn nuôi qua một số năm
Đơn vị tính: con
Loại con 1993 1998 2003
Trâu
Bò
Lợn
Dê
Gia cầm
1.4. Cách thức sử dụng đất qua một số năm
Bảng 5: Cách thức sử dụng đất qua một số năm
1993 1998 2003 Cách thức sử
dụng đất
DT % tổng
DT
DT % tổng
DT
DT % tổng
DT
Cây trồng
Con nuôi
2. Vốn sản xuất
Tổng số (năm 2003):………………………………………………………………….
Bảng 6: Phân chia các loại vốn đ−ợc dùng trong SX qua một số năm
Đơn vị: triệu đồng
104
Lĩnh vực sản xuất 1993 1998 2003
Trồng cây nông nghiệp
Trồng cây LN
Chăn nuôi
Tổng cộng
- Từ năm 1993 - 1998, gia đình có vay vốn không?…… Nếu có thì vay của
ai?………………………………………………………………………………… lãi
suất nh− thế nào?……., có phù hợp không?……., thời gian vay dài hay ngắn?
……………. Có phù hợp không?……….... thủ tục vay nh− thế nào?………………
………………………………………………………….…………..…………………
………………………………………………………………………...………………
Nếu gia đình không vay vốn thì tại sao?………… …………………………………..
………………………………………………………………………………………
…..…………………………………………………………….………………………
- Từ năm 1998 - 2002, gia đình có vay vốn không?…… Nếu có thì vay của
ai?……………………………………………………………………………………..
lãi suất nh− thế nào?……., có phù hợp không?………………..……………………..
..………., thời gian vay dài hay ngắn? ……. Có phù hợp không?……..….. thủ tục
vay nh− thế nào?……………… …………………………………………………....
……………………………………………………...…………………………………
…………………………………………………...……………………………………
Nếu gia đình không vay vốn thì tại sao?………………..…………………………….
…………………………………………………………….…………………………..
…………………………………………..………………….…………………………
………………………………………......……………………………………………
- Hiện tại, gia đình có vay vốn không?…… Nếu có thì vay của ai?……………..bao
nhiêu?........................điều kiện vay nh− thế nào?.........................................................
.......................................................................................................................................
.......................................... lãi suất nh− thế nào?……., có phù hợp không?……., thời
gian vay dài hay ngắn? ……. Có phù hợp không?…….. thủ tục vay nh− thế
nào?…………………………………………..……………………………………….
………………………………………………………………….………..……………
…………..…………………………………………………………………………..
Nếu gia đình không vay vốn thì tại sao?…………. ………………...………………..
……………………………………………………………………….………………
……………………………………………………………………….………………
……………………………………………………………………………..…………
Một số câu hỏi mở (năm 2003)
- Gia đình có thiếu vốn cho hoạt động SXKD nông lâm kết hợp không?..................
Nếu có thiếu vốn thì thiếu bao nhiêu?
105
- Nếu HGĐ vay vốn thì vay của ai?…..…………..……….. từ năm nào?................
- Nếu vay thì vay ai?....................................................... bao nhiêu?.........................
Điều kiện vay? ………………………….……..……………………………….…..
………………………………………………….…………………..…..….…….…
*Vay vốn để trồng cây nông nghiệp:
Tổng số:
Lãi suất vay là bao nhiêu?…….. có phù hợp không?………………..…..……..……..
Thời gian vay:…………. năm. Thời gian vay đã phù hợp ch−a?……………..….. ….
Thủ tục vốn nh− thế nào?…………………………… …………………………...
Khó (hay dễ)?……………………………………… …………......…..….…………..
Nếu khó vay vốn thì vì sao?……………………………….……………………
………………………………..…….…….……….…..………………………………
………………………………..…..……………………………………………….….
*Vay vốn để trồng cây lâm nghiệp:
Tổng số:
Lãi suất vay là bao nhiêu?…….. có phù hợp không?………………..………………..
Thời gian vay:…………. năm. Thời gian vay đã phù hợp ch−a?…...……….………..
Thủ tục vốn nh− thế nào?……………………….………………………………..
Khó (hay dễ)?………………………. ……………………..…………………………
Nếu khó vay vốn thì vì sao?………….. ………………………….…….…………….
……………………………………………………………………..…….…….…..…
….…………………………………………………………………..…..……….……
……………………………….……………………………………………….………
.
*Vay vốn để chăn nuôi:
Tổng số:
Lãi suất vay là bao nhiêu?…….. có phù hợp không?……………………..…………..
Thời gian vay:…………. năm. Thời gian vay đã phù hợp ch−a?…….……..….……..
Thủ tục vốn nh− thế nào?…….. Khó (hay dễ)?……………………….…………..….
Nếu khó vay vốn thì vì sao?……………………. ………….…….………….……….
……………………………………………………………………..…….…..….……
….………………………………………………………..…………..…..……………
………………………………….…………………………..…………………………
Cách thức huy động vốn và sử dụng vốn qua các năm
Chỉ tiêu 1993 1998 2003
Cách thức huy động vốn
Cách thức sử dụng vốn
106
3. Lao động
Bảng 7: Tình hình sử dụng lao động qua một số năm
Đơn vị: lao động
1993
Thuê
Lĩnh vực
Tổng
số
Gia
đình
Tổng
số
Thuê th−ờng
xuyên
Thuê theo
vụ
Ghi
chú
1. Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
2. Lâm nghiệp
Tổng cộng
1998
Thuê
Lĩnh vực
Tổng
số
Gia
đình
Tổng số Thuê th−ờng
xuyên
Thuê theo
vụ
Ghi
chú
1. Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
2. Lâm nghiệp
Tổng cộng
2003
Thuê
Lĩnh vực
Tổng
số
Gia
đình
Tổng số Thuê th−ờng
xuyên
Thuê theo
vụ
Ghi
chú
1. Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
2. Lâm nghiệp
Tổng cộng
4. Khoa học công nghệ đ−ợc áp dụng trong hoạt động SX nông lâm nghiệp HGĐ
4.1. Tình hình sử dụng ph−ơng tiện canh tác
Bảng 8: Tình hình sử dụng ph−ơng tiện canh tác
TT Danh mục Số l−ợng (chiếc) Giá trị (đ) Năm mua
107
4.2 Các loại giống mới đ−ợc áp dụng trong sản xuất
Đơn vị tính: %
Diện tích 1993 1998 2003
1. Các loại giống cây mới đ−ợc áp dụng
trong sản xuất:
1.1. Nông nghiệp:
- Giống lúa
- Giống ngô
-
-
-
1.2. Lâm nghiệp
- Keo
- Bồ đề
-
-
2. Giống vật nuôi trong gia đình
-
5. Vấn đề tiếp cận thị tr−ờng của các hộ gia đình qua một số năm
Hình thức tiếp cận thị tr−ờng 1993 1998 2003
• Giá cả các mặt hàng SX
+ Trực tiếp
………..
………
108
+ Qua trung gian ………… ………
- Đài ………… ……… ……
- Báo ………… ……… …………
- Tivi ………… …… ……
- Qua cán bộ khuyến nông, lâm ………… …… …………
- Bạn bè ………… …… …………
- Họ hàng ………… ……… ……
• Chủng loại sản phẩm sản xuất theo tín
hiệu thị tr−ờng
+ Trực tiếp
………..
……
…………
+ Qua trung gian ………… …… ………
- Đài ………… ……… …………
- Báo ………… ……… ………
- Tivi ………… …… …………
- Qua cán bộ khuyến nông, lâm ………… …… …………
- Bạn bè ………… …… ……..
- Họ hàng ………… ……… ………
• Khối l−ợng sản phẩm sản xuất cung cấp
cho thị tr−ờng
+ Trực tiếp ……….. ……… ………
+ Qua trung gian ………… ……… ………
- Đài ………… …… …………
- Báo ………… ……… ………
- Tivi ………… ……… …………
- Qua cán bộ khuyến nông, lâm ………… …… ………
- Bạn bè ………… ……… ………..
- Họ hàng ………… ……… ……
• Cách thức bán sản phẩm ra thị tr−ờng
- Bán trực tiếp ………… ……… …………
- Bán buôn qua trung gian ………… ……….. …………
109
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình
1. Thu nhập qua kết quả hoạt động kinh doanh của các mô hình NLKH của HGĐ điều
tra
Mô hình nông lâm lâm kết hợp chủ yếu của hộ gia đình
Mô hình: ………………Diện tích:……ha, năm bắt đầu có thu hoạch:…….
Thu nhập (1000đ)
Từ lâm nghiệp Từ nông nghiệp
Mô hình
NLKH
chính
của HGĐ
DT
(ha)
Tổng
số
Lâm sản
ngoài gỗ
Sản
phẩm
chính
Tổng số TT CN
Ghi
chú
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
Giá
của
một
số
mặt
hàng
nông
lâm
sản
9
Tổng cộng
Chú ý ng−ời điều tra phải có đ−a ra đ−ợc một số điểm sau
- H−ớng kết hợp chủ yếu của hộ (nông lâm nghiệp hay lâm nông nghiệp):
……………………………………………………………………………………….
- Khi điều tra chỉ chọn 1 mô hình nông lâm kết hợp chính của hộ.
- Chăn nuôi chỉ tính trên đất lâm nghiệp nh−: Nuôi ong, dê,…
2. Các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mô hình nông lâm
kết hợp
Mô hình nông lâm kết hợp chủ yếu của hộ gia đình
Mô hình:…………...…………………. Diện tích:……, năm hình thành:………………..
110
Ngành Năm
NN
Các khoản chi phí (đầu t−)
TT CN
LN
Ghi
chú
1. Lao động (công)
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
-
4. Công cụ LĐ
-
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
-
1
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
2
-
111
4. Công cụ LĐ
-
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
-
- Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
4. Công cụ LĐ
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
-
3
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
4
-
112
4. Công cụ LĐ
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
4. Công cụ LĐ
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
5
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
4. Công cụ LĐ
6
-
113
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
4. Công cụ LĐ
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
7
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
4. Công cụ LĐ
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
8
6. Chi khác
114
-
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
-
4. Công cụ LĐ
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
9
Tổng chi phí
1. Lao động (công)
Tổng số
Trong đó
LĐ gia đình
LĐ thuê
2. Vật t−, nguyên vật liệu
- Giống
- Phân bón
- Thuốc trừ sâu
-
3. Khấu hao
- Máy nổ
- Máy bơm
4. Công cụ LĐ
-
5. Chi phí về thuỷ lợi
6. Chi khác
-
10
Tổng chi phí
115
Bảng 10: Tình hình thu nhập - chi phí của gia đình (năm 2003)
Đơn vị: 1000đ
Lĩnh vực hoạt động Đầu t− Thu nhập Tổng GTSX GTHH
1. Nông nghiệp
1.1. Trồng trọt
1.2. Chăn nuôi
2. Lâm nghiệp
3. Dịch vụ
4. Khác
Tổng cộng
4. Một số chỉ tiêu qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 1993 1998 2003
1.Thu nhập /ha/năm
2. Chi phí (đầu t−)/ha
3. Tổng vốn BQ trong 1 năm
4. Giá trị sản phẩm hàng hoá/năm
- GTHH đ−ợc bán ra thị tr−ờng/năm
- GT SP đ−ợc tiêu dùng cho gia đình/năm
5. Một số khó khăn cản trở trong phát triển NLKH của các nông hộ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
116
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2729.pdf