Tài liệu Nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi Trâu bò của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ: ... Ebook Nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi Trâu bò của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3763 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi Trâu bò của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
VŨ THÀNH DƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI TRÂU BÒ CỦA HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRẠCH
HÀ NỘI - 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Thành Dương
Lời cảm ơn
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình cao học chăn nuôi và luận văn thac sĩ nông nghiệp với đề tài: “ Nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi trâu bò của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ”.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo khoa Sau đại học, Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, những người đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND huyện; phòng Nông nghiệp; trạm Khuyến nông; trạm Thú y; trạm Bảo vệ thực vật; phòng Thống kê; Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và bà con nông dân các xã Thu Cúc, Thu Ngạc và Tân Lập huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; Giám đốc và các cán bộ dự án Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn đã cung cấp các số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS. T.S. Nguyễn Xuân Trạch, người đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn
Vũ Thành Dương
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ vii
Danh mục các sơ đồ đồ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
ĐVT Đơn vị t ính
GTSX Giá trị sản xuất
HH – BTC Hỗn hợp bán thâm canh
HTCN Hệ thống chăn nuôi
HTTT Hệ thống trồng trọt
NGO Tổ chức phi chính phủ
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
TA Thức ăn
TB – BTC Trâu bò – Bán thâm canh
TB – QC Trâu bò quảng canh
UBND Uỷ ban nhân dân
WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu 47
4.1. Tình hình đất đai kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn 56
4.2 . Diễn biến số lượng đàn trâu bò của huyện Thanh Sơn 60
4.3. Các kiểu hệ thống chăn nuôi trâu bò chủ yếu ở huyện Thanh Sơn 62
4.4. Tỷ lệ áp dụng hệ thống chăn nuôi quảng canh của ba dân tộc 63
4.5. Tỷ lệ áp dụng hệ thống chăn nuôi BTC của ba dân tộc 65
4.6. Tỷ lệ áp dụng hệ thống chăn nuôi HH_BTC của ba dân tộc 67
4.7. Tỷ lệ áp dụng hệ thống chăn nuôi kết hợp rừng của ba dân tộc 68
4.8. Chi phí chăn nuôi trâu bò bình quân/năm của từng hệ thống 71
4.9. So sánh hiệu quả của các hệ thống chăn nuôi giữa các dân tộc 72
4.10. Tình hình sử dụng phụ phẩm trong chăn nuôi 73
4.11. Các loại bệnh ở trâu bò ảnh hưởng tới từng hệ thống chăn nuôi của từng dân tộc 76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
Tên biểu đồ
Trang
4.1. Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm trong năm của huyện Thanh Sơn 54
4.2. Diễn biến lượng mưa các tháng trong năm 55
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Tên sơ đồ
Trang
2.1. Hệ thống nông nghiệp theo Spedding (1981) 8
2.2. Logic ra quyết định của người nông dân (Jouve, 1984) 12
2.3. Các cực của hệ thống chăn nuôi (Lhoste, 1986) 18
2.4. Các loại hệ thống chăn nuôi trên thế giới 28
4.1. Hệ thống chăn nuôi quảng canh 63
4.2. Hệ thống chăn nuôi trâu bò bán thâm canh 66
4.3 . Hệ thống chăn nuôi hỗ hợp bán thâm canh 67
4.4. Hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng rừng 69
4.5. Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các hệ thống 86
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói về nghiên cứu chăn nuôi người ta thường nghĩ đến các phương pháp nghiên cứu theo lối cục bộ và chỉ tập trung vào các vấn đề cấp bách cần giải quyết ở các quy mô đơn vị sản xuất như: vấn đề về thức ăn gia súc, vấn đề về cải tạo giống hay chuồng trại, bệnh tật… Mặc dù những nghiên cứu theo lối tiếp cận này đã đạt được những thành tựu nhất định, đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và thúc đẩy ngành chăn nuôi từng bước phát triển. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn còn những hạn chế nhất định vì các giải pháp đưa ra thường mang tính chất tạm thời không quan tâm đến việc liệu các giải pháp đó có tồn tại, bền vững và phát triển lâu dài hay không. Trong khi đó sản xuất chăn nuôi gắn liền với những ngành sản xuất khác cũng như chịu ảnh hưởng lớn từ những vấn đề kinh tế - xã hội. Do vậy để phát triển chăn nuôi một cách có hiệu quả và bền vững thì không thể không quan tâm đến mối quan hệ của nó trong mối quan hệ với cả hệ thống có liên quan. Điều đó có nghĩa là cần có tư duy mới về cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu phát triển chăn nuôi.
Trong khi Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa sống còn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhờ dựa vào các tri thức bản địa thông qua những hệ thống nông nghiệp trong đó chăn nuôi và trồng trọt phối hợp và tận dụng hài hoà các phụ phẩm của nhau nên chúng ta đã được một nền nông nghiệp bền vững. Preston (1995) đã nhận xét “…nếu đánh giá về mặt nông nghiệp bền vững thì Việt Nam thuộc vào những nước đi đầu”. Orskov (2001), một nhà dinh dưỡng nổi tiếng thế giới, cũng công nhận rằng “Việt Nam đang dẫn đầu với mục tiêu tăng cường khai thác dinh dưỡng từ các nguồn có khả năng tái tạo nhằm tăng cường cơ hội công ăn việc làm ở nông thôn”. Các phụ phẩm nông nghiệp phục vụ cho chăn nuôi sẽ giúp cho việc phát triển hơn nữa một nền nông nghiệp bền vững, góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi nông hộ ở nước ta mang tính đa dạng rất cao tuỳ theo vùng, miền, tình hình kinh tế và trình độ kỹ thuật của người nông dân. Ngoài ra nó còn có sự đa dạng thể hiện ở sự quy mô, giống vật nuôi, mức độ thâm canh, tiêu thụ… Sự đa dạng đó tạo nên sự đa dạng về các mô hình, hệ thống chăn nuôi ở từng địa phương. Vì vậy nghiên cứu hệ thống chăn nuôi sẽ giúp có một cái nhìn đầy đủ nhất về thực trạng chăn nuôi của mỗi vùng. Từ đó có thể đề ra các giải pháp phát triển bền vững giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh nền kinh tế nông nghiệp của nước ta nói chung và đồng bào vùng sâu, xa nói riêng. Song để nghiên cứu hệ thống chăn nuôi của mỗi vùng đòi hỏi tiêu tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức của những nhà nghiên cứu. Chính vì thế mà trong thời lượng có hạn về thời gian, tôi chỉ có thể đi sâu nghiên cứu hệ thống chăn nuôi ở một phạm vi nhỏ trong một vùng cụ thể vì vậy. Chúng tôi quyết định chọn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ làm nơi nghiên cứu thí điểm.
Từ sau chỉ thị 100 của ban bí thư (1981), Nghị định 10 của Bộ Chính Trị (1988) về việc giao quyền sử dụng đất đai lâu dài cho hộ nông dân, nông nghiệp ở Thanh Sơn đã có những nét khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn chưa vượt ra khỏi nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, với các đặc trưng: sản xuất và chăn nuôi manh mún, hàm lượng khoa học chứa đựng trong các hệ thống sản xuất chăn nuôi không nhiều, đầu tư ở mức thấp và kết quả là chất lượng, sản lượng kém. Vấn đề đặt ra là muốn thúc đẩy nền nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng ở huyện Thanh Sơn lên theo hướng sản xuất hàng hoá, cần phải xem lại cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy được lợi thế của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phải hình thành các hệ thống chăn nuôi nói riêng và hệ thống sản xuất nông nghiệp nói chung chứa đựng những hàm lượng khoa học cao, thay thế các hệ thống sản xuất chăn nuôi cũ, nhằm tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Phải đầu tư thêm tư bản để xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần tạo ra nền nông nghiệp phát triển ổn định và cuối cùng là nâng cao trình độ dân trí để tiếp cận những kỹ thuật mới.
Với những hệ thống canh tác kết hợp truyền thống ở huyện Thanh Sơn đã được hình thành và phát triển từ trên 100 năm nay, tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay người chăn nuôi trâu bò đang bị thách thức do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm động vật ngày càng tăng và do sự cạnh tranh ngày càng tăng của các cơ sở chăn nuôi công nghiệp hiện đại với quy mô lớn xuất hiện gần đây.
Vì những lý do trên, những hệ thống sản xuất kết hợp truyền thống này cần được cải tiến để tăng năng suất, đồng thời phải nâng cao nhận thức về những ưu điểm của chúng trong việc cải tạo việc làm ở nông thôn, bảo vệ môi trường và duy trì sự đa dạng sinh học. Một số chương trình hợp tác nghiên cứu gần đây đã tập trung vào việc nâng cao hiệu quả, năng suất và tính bền vững cho các hệ thống hiện có bằng cách áp dụng những kỹ thuật mới phù hợp. Kết quả thu được cho thấy có nhiều triển vọng trong việc cải tiến và nâng cao hơn nữa năng suất của các hệ thống này mà vẫn duy trì được những ưu điểm vốn có của chúng.
Trong phạm vi nghiên cứu được trình bày trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu phát triển hệ thống chăn nuôi trâu bò nằm trong nhóm các quy luật hệ thống chăn nuôi với tên đề tài là: “Nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi trâu bò của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nhận dạng và mô tả đặc điểm của các hệ thống chăn nuôi trâu bò ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Xác định được năng suất và hiệu quả của các hệ thống chăn nuôi trâu bò đó.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới các hệ thống chăn nuôi trâu bò.
Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hệ thống chăn nuôi của huyện ngày càng phát triển hơn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thực hiện đề tài nghiên cứu này góp phần tạo dựng một hệ thống chăn nuôi đại gia súc ổn định hơn, không chỉ cho cư dân tại vùng nghiên cứu nâng cao đời sống mà còn có ý nghĩa khi nhân rộng ra các huyện khác.
Những giải pháp và đề xuất góp phần phát triển hệ thống chăn nuôi không chỉ đúng với người dân 3 xã của huyện Thanh Sơn mà còn có ý nghĩa cho những địa phương có điều kiện tương tự, góp phần cải thiện về phương pháp nghiên cứu và phương pháp ứng dụng lý thuyết hệ thống về trong nghiên cứu hệ thống chăn nuôi ở vùng núi phía bắc Việt Nam.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp phần khảo sát, đánh giá thực trạng các hệ thống chăn nuôi của huyện Thanh Sơn, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hệ thống chăn nuôi trâu bò, từ đó giúp đề ra những chính sách phát triển chăn nuôi nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung của huyện một cách nhanh và bền vững.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý thuyết hệ thống
2.1.1.1. Khái niệm về hệ thống
Triết học duy vật đã chỉ ra rằng: “để nghiên cứu một sự vật hay hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội ta phải xem xét nó trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật hay hiện tượng khác. Mặt khác mọi sự vật, hiện tượng đều luôn nằm trong trạng thái biến đổi và phát triển mà nguồn gốc và động lực chủ yếu nằm trong bản thân sư vật, hiện tượng đó. Vì vậy khi nghiên cứu một sự vật hay hiện tượng phải xem lý thuyết hệ thống là nền tảng của phương pháp luận”.
Một cách khái quát, có thể hiểu hệ thống là một tổ hợp các thành phần hợp thành, có quan hệ chặt chẽ với nhau, tổ hợp lại với nhau một cách phức tạp và cấu thành một chỉnh thể có ý nghĩa nhất định (Tanaka và cộng sự, 1972) [13]. Như vậy khi nói đến hệ thống tức là đã nói đến thành phần của hệ thống và sự sắp xếp các thành phần đó trong hệ thống.
Trong những năm gần đây, nhất là sau Thế chiến thứ hai, tư duy về hệ thống đã phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều và đã trở thành một công cụ mới hữu ích để tư duy về nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau.
Theo L.Vonbertanlanty (1930) thì khái niệm về hệ thống có thể hiểu như sau “hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau thông qua các mối quan hệ và tạo thành một tổ chức nhất định để thực hiện một số chức năng nào đó”.
Khái niệm về hệ thống giống như một cách tư duy đặc biệt về thế giới, nó giúp chúng ta có thể khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn. Đồng thời khái niệm này còn giúp chúng ta định ra một kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai vững chắc hơn so với quá khứ (Vũ Đình Tôn, 2006) [20].
Như vậy hệ thống là một tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên quan với nhau (hay tác động lẫn nhau). Thành phần hệ thống chính là các yếu tố và yếu tố là thành phần không biến đổi của hệ thống. Trong hệ thống, các yếu tố có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau và với các yếu tố bên ngoài hệ thống. Các mối liên hệ và sự tác động bên trong hệ thống thường mạnh hơn so với mối liên hệ và tác động với các yếu tố bên ngoài hệ thống. Các mối quan hệ và tác động đó theo một cách thức nhất định nào đó để sản sinh ra những kết quả nhất định. Những kết quả này chính là sản phẩm của cả một hệ thống chứ không phải là của một bộ phận nào đó trong hệ thống. Kết quả đó phụ thuộc vào cách thức tác động bên trong và bên ngoài hệ thống là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của hệ thống.
2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống
Quan điểm của hệ thống là là phương pháp nghiên cứu khoa học chung, nghiên cứu các phương pháp và phương thức nghiên cứu lý luận, các đối tượng có tính chất phức tạp [10].
Hiện nay có hai phương pháp nghiên cứu hệ thống chủ yếu (Phạm Tiến Dũng, 1993) [4]
+ Nghiên cứu nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống đã có sẵn. Nghĩa là dùng phương pháp phân tích và chẩn đoán hệ thống để tìm ra những vấn đề còn hạn chế của hệ thống để từ đó tác động tạo một hệ thống hoàn thiện hơn nhằm thúc đẩy hệ thống phát triển.
+ Nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống mới.
2.1.1.3. Công cụ phân tích hệ thống
Trong phân tích hệ thống có hai công cụ được sử dụng phổ biến là (Phạm Tiến Dũng, 1993) [4]:
+ Kỹ thuật mô hình hoá (modeling): nghĩa là xây dựng các mô hình đại diện thông qua các biến định tính. Thông qua các mô hình này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự khớp nối, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống để thấy được những “cản trở” cũng như những “tiềm năng” và đưa ra những định hướng, các giả thiết cho sự tiến triển.
+ Phương pháp phân tích thống kê:
2.1.2. Hệ thống nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm về hệ thống nông nghiệp
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác.
Khái niệm hệ thống nông trại (farming systems) đã có từ thế kỷ 19 do nhà nông học Đức Vonwalfen (1923) [29]. Ông sử dụng đầu vào, đầu ra của một nông trại coi là một tổng thể để nghiên cứu độ màu mỡ của đất. Tuy vậy trong một thời gian dài, tiếp cận này không được phổ biến.
Khái niệm hệ thống nông nghiệp (agricultural systems) được các nhà địa lý dùng từ lâu để phân kiểu nông nghiệp trên thế giới và nghiên cứu sự tiến hoá của chúng (Grigg, 1977) [33]
Các nhà kinh tế nông nghiệp khi nghiên cứu về quản lý nông trại đã đề xuất khái niệm hệ thống sản xuất (production systems), coi nông trại như một sự phối hợp của các hệ thống trồng trọt, đồng cỏ, chăn nuôi, quản lý tài chính (Chombart de Lawe, 1963).
Khái niệm farming systems được sử dụng rộng rãi ở các nước nói tiếng Anh, nó có nghĩa là hệ thống nông trại hay hệ thống kinh doanh nông nghiệp. Hệ thống nông trại là sự sắp xếp độc nhất và ổn định một cách hợp lý các việc kinh doanh nông nghiệp của hộ nông dân quản lý tuỳ theo các hoạt động đã được xác định, tuỳ thuộc vào môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế – xã hội phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn lợi của hộ (Zandstra, 1981) [43]. Do đó khái niệm hệ thống nông trại gần giống với khái niệm hệ thống sản xuất của Pháp. Ở Nga cũng có một khái niệm dùng trong kinh tế nông nghiệp là hệ thống quản lý doanh nghiệp (trích Phạm Chí Thanh, 1996) [14].
Ở các nước nói tiếng Anh còn có khái niệm về hệ sinh thái nông nghiệp (agroeco systems) hay hệ thống nông nghiệp (agricultural systems). Thực chất khái niệm này đồng nghĩa với khái niệm hệ thống nông trại (farming systems), chỉ các mối liên hệ phức tạp của các quá trình xã hội, sinh học và sinh thái bên ngoài và bên trong. Alteri (1987), Spedding (1981) định nghĩa hệ thống nông nghiệp là các đơn vị hoạt động của nông nghiệp bao gồm tất cả các sự thay đổi về kính thước và độ phức tạp mà người ta gọi là doanh nghiệp nông trại, nông nghiệp của một vùng. Dưới đây là mô hình hệ thống nông nghiệp mà Spedding (1981) đã đưa ra.
Vật nuôi
Sản phẩm chăn nuôi
Cây trồng
Sản phẩm cây trồng
Kỹ thuật trồng trọt
Đất
Nước và chất dinh dưỡng
Đầu tư năng lượng
Thức ăn
Chất thải
Sơ đồ 2.1: Hệ thống nông nghiệp theo Spedding (1981)
Qua sơ đồ này có thể thấy tác giả chú trọng hơn tới các yếu tố môi trường tự nhiên và con người tác động đến sinh vật sơ cấp là cây trồng và sinh vật thứ cấp là vật nuôi để tạo ra các sản phẩm. Sơ đồ này không miêu tả được các yếu tố xã hội và không phân tích rõ mối quan hệ bên trong hệ thống.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, ở Pháp cũng có một xu hướng nghiên cứu mới gọi là nghiên cứu phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp. Lúc đầu xu hướng này cũng có những cách hiểu khác nhau, nhưng đến năm 1980, sau khi tổng kết 5 năm làm thử ở các nơi mới thống nhất lại định nghĩa sau: nghiên cứu phát triển ở môi trường nông thôn là một cuộc thử nghiệm ở môi trường tự nhiên và xã hội thực (quy mô thực). Các khả năng và điều kiện của sự thay đổi kỹ thuật (thâm canh, bố trí lại) và xã hội (tổ chức của người sản xuất, hỗ trợ hành chính và nửa hành chính) (Phạm Chí Thành,1996) [14]. Việc nghiên cứu triển khai đã dẫn đến khái niệm hệ thống nông nghiệp (systems agraires).
Hiện nay có một số định nghĩa sau về hệ thống nông nghiệp:
- Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống văn hoá - xã hội, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Vũ Đình Tôn, 2006) [20].
- Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành trong lịch sử và một lực lượng sản xuất thích ứng với những điều kiện khí hậu của một môi trường nhất định và đáp ứng được các điều kiện và nhu cầu của xã hội tại thời điểm ấy (dẫn theo Đào Thế Tuấn, 1992) [24].
Nói đơn giản hơn, hệ thống nông nghiệp là thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, xã hội – văn hoá, kinh tế và kỹ thuật.
Tóm lại, trong các tiếp cận đã trình bày ở trên thì có hai cách tiếp cận toàn diện và thích hợp hơn cả với sự phát triển(Beets, 1990; Pillot, 1989), và được áp dụng rộng rãi, đó là tiếp cận hệ thống nông trại của các nước nói tiếng Anh và tiếp cận hệ thống nông nghiệp của Pháp.
Tiếp cận nông nghiệp có một số đặc điểm là:
+ Tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) là điểm quan trọng nhất. Trước đây khoa học nông nghiệp thường áp dụng lối tiếp cận “từ trên xuống” (top-down) mặc dù cũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng kiểu tiếp cận “từ trên xuống” can thiệp nhằm giải quyết những cản trở không phù hợp với quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tiếp cận “từ dưới lên” dùng phương pháp quan sát và phân tích hệ thống nông nghiệp, xem hệ thống “mắc” ở chỗ nào để tìm cách can thiệp nhằm giải quyết những cản trở. Do đó các tiếp cận “từ dưới lên” thường gồm 3 giai đoạn nghiên cứu là: chẩn đoán, thiết kế và thử triển khai. Tiếp cận “từ dưới lên” rất coi trọng tìm hiểu logic ra quyết định của người nông dân bởi vì theo lý luận kinh tế hộ nông dân, người nông dân là một nhà tư bản tự bóc lột sức lao động của mình. Nếu chúng ta không hiểu logic ra quyết định của người nông dân thì không thể đề xuất các giải pháp để họ có thể tiếp thu.
+ Coi trọng mối quan hệ xã hội như các nhân tố hệ thống. Tiếp cận này tập trung vào phân tích mối quan hệ qua lại giữa hệ phụ sinh học và hệ phụ kinh tế-xã hội trong một tổng thể của hệ thống nông nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển nông thôn, có thể các hạn chế về kinh tế - xã hội sẽ gây khó khăn cho việc tiếp thu các kỹ thuật mới của hộ nông dân. Nếu những hạn chế về kinh tế – xã hội được tháo gỡ thì sẽ tạo điều kiện cho nông dân áp dụng dễ dàng các kỹ thuật mới.
Nhóm người trong gia đình
Các quyết định quản lý
Những cản trở và khả năng của môi trường tự nhiên của CSSX
Các quyết định kỹ thuật
Hệ thống sản xuất trồng trọt và chăn nuôi
Hệ thống kỹ thuật sản xuất :
HTKTSX= HTTT+HTCN
Tiến trình kỹ thuật sản xuất
Hệ thống quản lý:
Dạng và thể thức các phương tiện sản xuất
Bán
Những mục tiêu của chủ hộ
Các phương tiện sản xuất sẵn có:
Đất đai
Lao động
Vật chất
Vốn
Những cản trở và khả năng của môi trường KT - XH
Mua
Tự tiêu thụ
Sơ đồ 2.2: Logic ra quyết định của người nông dân (Jouve, 1984)
+ Phân tích động thái của sự phát triển, có ý nghĩa là xem xét sự tiến triển của hệ thống trong lịch sử. Việc nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp là cần thiết nhằm xác định phương hướng phát triển của hệ thống trong tương lai và giải quyết được cản trở phù hợp với xu hướng phát triển ấy. Trong nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, ta đối diện với một hệ thống động. Mục tiêu của hệ thống, các điều kiện quyết định sự phát triển của nó, môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội thay đổi rất nhiều, vì vậy các giải pháp về kỹ thuật hay chính sách phải thay đổi cho phù hợp, (Đào Thế Tuấn, 1998) [25].
Quá trình thay đổi của hệ thống cơ bản nhất là sự tiến hoá của hộ nông dân từ tình trạng tự cấp sang hình thức sản xuất hàng hoá. Sự tiến hoá ấy đang diễn ra không đồng đều giữa các vùng, các làng và các hộ. Vì vậy không thể có giải pháp đồng nhất cho các hệ thống.
2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống nông nghiệp
Hiện nay có nhiều tác giả cho rằng có hai hình thức sản xuất nông nghiệp đó là: nông nghiệp tự cung - tự cấp và nông nghiệp hàng hoá. Nông nghiệp tự cung tự cấp với mục tiêu là thoả mãn nhu cầu của con người bao gồm ăn, ở, mặc và đi lại được khép kín trong phạm vi hộ nông dân. Hộ nông nghiệp tự cung tự cấp được hình thành ngay từ khi con người có hoạt động sản xuất nông nghiệp, họ làm ra các sản phẩm mà họ cần. Tuy nhiên họ cũng có trao đổi sản phẩm để lấy tiền mua những cái mà họ không sản xuất được nhưng sự trao đổi này không phải là ý tưởng sản xuất hàng hoá do đó nền nông nghiệp tự cung, tự cấp rất đa dạng với mục đích để ăn và giảm bớt rủi ro. Nông nghiệp tự cung - tự cấp chủ yếu là lợi dụng tự nhiên do đó đầu tư thấp và đòi hỏi kỹ thuật không cao (Phạm Tiến Dũng, 1993) [4].
Nông nghiệp hàng hoá là nông nghiệp hướng theo thị trường, thị trường cần cái gì, cần bao nhiêu, cần chất lượng và giá thành như thế nào? Để có được nông nghiệp hàng hoá cần phải đầu tư theo chiều sâu, đòi hỏi kỹ thuật cao, và kết quả tạo ra được nhiều hàng hoá.
Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thường bắt đầu từ tiếp cận hệ thống. Cho đến nay vì tiếp cận hệ thống nông nghiệp tương đối mới nên chưa có phương pháp thống nhất, tuy vậy các tác giả nghiên cứu tập trung theo nguyên tắc sau:
Nghiên cứu được hướng chủ yếu vào người nông dân
Tính chất hệ thống của hệ thống nông nghiệp
Yêu cầu tham gia của nhiều bộ môn/chuyên ngành?
Chú ý đến việc làm ở nông trại
Tính chất nhắc lại và liên tục
Quy trình nghiên cứu có thể được chia thành 3 bước sau:
Chẩn đoán và phân loại
Thiết kế và làm thử
Mở rộng
Việc chẩn đoán có mục đích là đặc điểm hoá hệ thống của hệ thống nông nghiệp, xác định các điều kiện quyết định sự phát triển của hệ thống và xác định các hạn chế cản trở sự phát triển của hệ thống. Việc chẩn đoán có hai bước nhỏ là phân kiểu và chẩn đoán hệ thống nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống nông nghiệp hộ thường rất phức tạp và không đồng đều, nên phải phân thành các kiểu phổ biến, qua đó cho ta hiểu sự biến động của hệ thống và xác định xem kiểu nào chiếm ưu thế trong hệ thống để định ưu tiên tác động vào nhằm phát triển. Việc phân kiểu hiện nay đang cần là kiểu để tác động trong các chương trình phát triển nông thôn. Vì vậy các kiểu hệ thống không nên cho quá nhiều, chi tiết quá mà chỉ cần phân chia thành 3 – 4 kiểu hệ thống nông nghiệp đại diện cho phần lớn các hộ trên địa bàn. Có thể phân kiểu hộ nông dân theo những tiêu chí khác nhau như: mức thu nhập, nhân tố sản xuất, mục tiêu sản xuất, chiến lược sản xuất. Hiện nay chưa có kết luận nên phân kiểu theo tiêu chí nào mà thường chỉ dựa vào mục đích nghiên cứu khác nhau mà ta lựa chọn tiêu chí phân kiểu hộ nông dân khác nhau.
Còn giai đoạn thiết kế, làm thử và giai đoạn mở rộng là các giải pháp cụ thể được tác động vào cản trở và thử nghiệm kết quả của chúng trên địa bàn.
2.1.3. Hệ thống chăn nuôi
2.1.3.1. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi
Hệ thống chăn nuôi là sự kết hợp các nguồn lực, các loài gia súc, các phương tiện kỹ thuật và các thực tiễn bởi một cộng đồng hay một người chăn nuôi, nhằm thoả mãn những nhu cầu của họ và thông qua các gia súc làm giá trị hoá các nguồn lực tự nhiên (Vũ Đình Tôn, 2006) [20].
Như vậy theo định nghĩa trên thì hệ thống chăn nuôi gồm 3 cực chính:
+ Tác nhân và gia đình (đôi khi có thể là một cộng đồng): “cực con người”, đó là trung tâm của hệ thống.
+ Các nguồn lực mà gia súc sử dụng: “cực đất đai”
+ Gia súc “cực gia súc”
Đặc điểm hệ thống chăn nuôi quảng canh:
- Là hình thức mà vật nuôi thường xuyên được thả tư do trong rừng hoặc trên đồi, nương
- Tự kiếm ăn
- Chất thải của vật nuôi đa phần không được tận dụng và xử lý
- Ít được sự chăm sóc của người nuôi và đa phần sinh sản không kiểm soát, phối giống tự do
- Buổi tối có thể tự tìm về lán trong rừng ngủ hoặc ngủ ở ngoài rừng, dưới các tán lá cây như động vật hoang dã
Đặc điểm hệ thống chăn nuôi bán thâm canh:
- Vật nuôi có chuồng trại tại nhà để nuôi nhốt
- Sử dụng được phân bón của vật nuôi
- Có người để chăn thả, chăm sóc
- Vật nuôi được tiêm phòng, chữa trị khi đau ốm và theo dõi trong quá trình vật nuôi động dục, sinh sản.
- Vật nuôi được bổ sung thêm thức ăn nhưng đa phần là thức ăn xanh còn thức ăn tinh chỉ được bổ sung một lượng nhỏ.
Đặc điểm hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh
- Hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh có đặc điểm gần tương tự với hệ thống chăn nuôi bán thâm canh nhưng khác ở chỗ là vật nuôi thường được nuôi kết hợp với nhiều loài vật nuôi khác nhau.
Đặc điểm hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng rừng
- Người dân vừa chăn nuôi vừa làm rừng
- Vật nuôi được thả trong diện tích rừng của hộ
- Sử dụng phân bón từ vật nuôi để bón cho cây trồng
- Vật nuôi có được tiêm phòng, chăm sóc
- Có thể có chuồng trại ở trên rừng
- Nếu vật nuôi là trâu, bò, ngựa thì được tận dụng để kéo vật liệu
2.1.3.2. Các yếu tố chăn nuôi
Hoạt động sản xuất chăn nuôi là do người chăn nuôi tiến hành. Họ sử dụng hai nhóm yếu tố chính cho hoạt động sản xuất này là: gia súc và môi trường.
Gia súc
Mỗi một hệ thống chăn nuôi thường có những loại gia súc và giống gia súc khác nhau. Song nhìn chung số lượng loài động vật sử dụng trong chăn nuôi ít hơn rất nhiều so với các loài thực vật. Lý do chủ yếu có thể vì những đòi hỏi đặc biệt để động vật có thể trở thành gia súc. Đồng thời trong mỗi loài lại có nhiều dòng giống khác nhau, vì vậy vẫn đáp ứng được nhu cầu của con người.
Theo Montsma (1982) (Vũ Đình Tôn, 2006) [21] thì một số loài động vật chính sử dụng trong nông nghiệp là:
Loài ăn cỏ gồm
+ Động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu và lạc đà…
+ Động vật không nhai lại: ngựa, thỏ…
Các loài khác: lợn, gia cầm, các loại cá, côn trùng.
Người chăn nuôi
Dân tộc, gia đình, hội nhóm...
Cấp độ ra quyết định
Các nhu cầu dự án
Định vị
Tổ chứ đất đai
Quản lý không gian
Chiến lược di chuyển
Các thực tiễn
Các chức năng khác nhau
Giá trị văn hóa
Lãnh thổ
Đàn gia súc
Cơ cấu
Sản xuất sơ cấp
Việc sử dụng bởi gia súc
Loài, giống
Số lượng, thành phần
Sự thay đổi
Năng suất
Thời gian
Thời gian
Hệ thống sản suất thức ăn thô xanh
ứng xử Thức ăn
Không gian
Tiến triển theo
thời gian
Sơ đồ 2.3: Các cực của hệ thống chăn nuôi (Lhoste, 1986)
Các yếu tố môi trường
Theo giáo trình Hệ thống nông nghiệp (Trần Ngọc Ngoạn, 1999 [8] và Vũ Đình Tôn, 2006 [21] thì có các yếu tố môi trường sau:
- Môi trường tự nhiên
+ Khí hậu: đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chăn nuôi thông qua các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm. Thông thường mỗi loài hay giống gia súc có điều kiện nhiệt độ tối thiểu và tối đa. Nếu vượt ra khỏi giới hạn này đều có tác động xấu tới năng suất vật nuôi và thậm chí gây chết do phá vỡ cân bằng thân nhiệt của gia súc. Ngoài tác động trực tiếp thì tác động gián tiếp cũng không kém phần quan trọng thông qua sự phát triển của thảm thực vật, sự phát triển của tác nhân gây bệnh…
+ Đất và nước: có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của gia súc thông qua sự phát triển của thảm thực vật, nguồn nước uống.
- Môi trường sinh học
+ Thực vật (Flora): cây trồng là nguồn thức ăn quan trọng đối với gia súc. Chất lượng của cây trồng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất vật nuôi. Một số loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao đã được phát triển nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi, hay sự kết hợp các cây họ đậu và cây hoà thảo nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi đang rất phổ biến.
+ Động vật (Fauna): ở đây đề cập chủ yếu đến động vật ký sinh hay vật truyền mầm bệnh (các loài hút máu như côn trùng, ve là những tác nhân truyền bệnh chính). Chăn nuôi bò sữa đã gặp phải vấn đề này rất nghiêm trọng, nhất là ở các nước nhiệt đới với những bệnh ký sinh trùng đường máu.
- Môi trường kinh tế – xã hội
+ Quyền sở hữu đất đai: thường có hai loại sở hữu cộng đồng (tập thể) và sở hữu cá nhân. Ở Việt Nam khái niệm chủ yếu được nhắc đến là quyền sử dụng. Với các hình thức sở hữu khác nhau dẫn đến quyền chăn thả, cũng như mức đầu tư khác nhau. Đất thuộc quyền sử dụng của tư nhân thường được đầu tư thâm canh tạo năng suất cao hơn và như vậy có điều kiện phát triển chăn nuôi tốt hơn.
+ Vốn: có thể là tự có hoặc nguồn vốn vay. Nhìn chung việc tiếp cận vốn vẫn là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới phương thức cũng như quy mô chăn nuôi. Nguồn vốn dồi dào sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh hơn trong chăn nuôi như hình thức chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, đồng thời cũng mang lại những hiệu quả cao hơn do sử dụng con giống tốt, thức ăn chất lượng cao, quy trình vệ sinh, chuồng trại hợp lý…
+ Lao động: lao động là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi, nhất là tại những nư._.ớc phát triển thì sự thiếu hụt thường xuyên xảy ra. Lao động được đề cập tới không chỉ số lượng mà cả chất lượng thông qua trình độ khoa học kỹ thuật. Lực lượng lao động trong chăn nuôi, chăn nuôi thâm canh quy mô lớn lại càng yêu cầu chất lượng cao. Hiện tại lao động chăn nuôi tại Việt Nam còn ít được chú trọng đến việc đào tạo tay nghề một cách chính quy, có hệ thống (qua trường lớp). Đồng thời khi chăn nuôi quy mô lớn thì việc sử dụng máy móc lại càng nhiều và điều đó cũng đòi hỏi người lao động càng phải có tri thức cao hơn.
+ Năng lượng: nông nghiệp nói chung hay chăn nuôi nói riêng là thực hiện việc chuyển hoá năng lượng thành dạng có ích cho con người (thức ăn, sợi, sức kéo…). Có rất nhiều dạng năng lượng khác nhau như năng lượng mặt trời, sức người, súc vật và năng lượng hoá thạch. Ở đây chủ yếu đề cập đến năng lượng hoá thạch. Chức năng của nguồn năng lượng này trong chăn nuôi như sau:
Sử dụng làm đất, vận chuyển
Xây dựng chuồng trại, sưởi ấm
Sản xuất thức ăn công nghiệp
Phục vụ cơ giới hoá chăn nuôi
Sản xuất phân, thuốc hoá học phục vụ cho phát triển cây trồng…
Nói chung các cơ sở chăn nuôi càng hiện đại thì nguồn năng lượng này được sử dụng ngày càng nhiều cho nên tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở các nước phát triển thường thấp hơn so với các nước đang phát triển.
+ Cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng được đề cập tới ở đây bao gồm rất nhiều yếu tố như hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống thông tin, nguồn nước, các cơ sở bảo dưỡng máy móc, dịch vụ thú y, các điều kiện tiếp cận tín dụng, cơ sở thụ tinh nhân tạo, thị trường…Các điều kiện này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi thông qua dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra, sự tiếp cận với các thông tin (khoa học kỹ thuật, thị trường) và có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đàn gia súc thông qua dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, nguồn thức ăn thô xanh… Đương nhiên sự phát triển các cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các chính sách liên quan.
+ Thị trường: thị trường luôn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi thông qua nguồn cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, nhất là khi chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá. Khi còn sản xuất tự cấp, tự túc thì nguồn đầu vào rất hạn chế, chủ yếu sử dụng những nguồn sẵn có của cơ sở, và tương tự như vậy, sản phẩm đầu ra còn ở mức khiêm tốn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nông hộ. Chuyển lên sản xuất hàng hoá số lượng đầu vào, đầu ra rất lớn và cơ sở sản xuất ngày càng phụ thuộc vào thị trường nhiều hơn. Đồng thời ta còn thấy thị trường được tổ chức ngày càng chặt chẽ hơn, lúc đầu còn có nhiều người mua và bán, và các sản phẩm đầu vào và đầu ra được đưa đến cũng như đưa đi xa hơn, và số người tham gia vào các kênh cung cấp và phân phối cũng trở lên ít hơn thông qua các công ty đa quốc gia. Ngoài ra mức độ ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất cũng ngày càng lớn hơn khi có những biến động trên thị trường không những ở trong nước mà còn có thị trường quốc tế. Sự thay đổi giá thịt lợn trong những năm vừa qua là một thí dụ điển hình tác động đến sự phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam thông qua sự biến động giá cả trong nước, việc xuất khẩu thịt…
Các yếu tố tín ngưỡng
Các yếu tố văn hoá và tín ngưỡng cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi. Đạo hồi là một ví dụ, họ kiêng thịt lợn và sử dụng thịt cừu rất nhiều vào các dịp lễ hội. Từ đó dẫn đến giá thịt cừu thường rất cao và hầu như không phát triển chăn nuôi lợn ở nước này. Còn tại Ấn Độ, bò rất ít được giết thịt. ở một số nước châu Mỹ La – Tinh thì số lượng đàn gia súc được coi là một yếu tố để phân biệt đẳng cấp xã hội (Vũ Đình Tôn, 2006) [21].
2.1.3.3. Nghiên cứu và chẩn đoán hệ thống chăn nuôi
Trong tiến hành nghiên cứu hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống chăn nuôi nói riêng thì việc chẩn đoán và hiểu rõ các nhân tố làm trở ngại hoặc giới hạn phát triển sản xuất trước khi nghiên cứu thành phần kỹ thuật rất quan trọng. Hoạt động chẩn đoán bao gồm rà soát lại số liệu có sẵn, phỏng vấn, quan sát hoặc từ những thí nghiệm kiểm chứng. Qua đó, thông tin thu thập được và phân tích để nhận ra nguyên nhân gây ra trở ngại một cách rõ ràng trước khi chọn lựa giải pháp kỹ thuật để cải tiến hệ thống.
Cơ sở tiến hành nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi
Những giải pháp sử dụng để nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi đã thừa hưởng được những tiến bộ về tiếp cận hệ thống trong lĩnh vực khác.
Phương pháp này cho phép đổi mới, bổ sung các tiếp cận cục bộ. Tuy nhiên tiếp cận hệ thống không phải là phương pháp đối lập, tách rời mà chủ yếu là nó bổ sung với tiếp cận cục bộ cổ điển.
Các vấn đề cần tập trung trong nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi
Tập trung vào con người – tác nhân trung tâm của hệ thống
+ Hệ thống quản lý hay điều hành: là nơi hình thành lên những mục tiêu, các thông tin về môi trường và về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống. Đó là các dạng và các thể thức tổ chức cũng như sự huy động các phương tiện sản xuất và các quyết định quản lý (huy động sử dụng đất đai, lao động và vốn sẵn có)
+ Các hệ thống kỹ thuật sinh học của sản xuất: nơi hình thành các quá trình sản xuất và phương thức chăn nuôi cho phép đạt được các mục tiêu và chiến lược của người sản xuất.
Từ các thông tin thu thập được về khía cạnh kỹ thuật, sinh học đã giúp người chăn nuôi đưa ra các quyết định sản xuất thông qua các chiến lược, sách lược và các thực tiễn. Như vậy chỉ có tiến hành phân tích sự tương tác giữa các quyết định và các điều kiện kỹ thuật thì mới cho phép nhận ra được các điểm mạnh cũng như các điểm yếu của hệ thống.
Như vậy hệ thống chăn nuôi trước hết là một tổng thể được điều hành với vai trò chủ yếu là con người hay cộng đồng. Do vậy, nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi sẽ tập trung chủ yếu vào hệ thống điều hành do một tác nhân hay một nhóm tác nhân điều khiển. Quan tâm đến yếu tố con người, tức đến chăn nuôi, một mặt là gắn với khoa học nhân văn, nhưng đồng thời cũng quan tâm đến mục đích chủ yếu của những nghiên cứu này, đó là tham gia vào sự phát triển. Để có thể làm tốt được công việc này cần phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về chính các tác nhân và sự huy động của họ. Điều đó được đánh giá thông qua các chiến lược, sách lược và thực tiễn của các tác nhân.
Dựa trên quan điểm này thì các nghiên cứu về các thực tiễn của người chăn nuôi không chỉ để biết được sự đa dạng, mà cần phải hiểu được các yếu tố quyết định và đánh giá các tác động của nó. Phân tích các thực tiễn của các tác nhân là phục vụ cho công tác phát triển. Các thực tiễn chăn nuôi là những cái mang tính cá nhân của những người chăn nuôi ta có thể quan sát được. Những thực tiễn này có thể cho chúng ta biết được những dự kiến và những cản trở của những hộ liên quan.
Tiến hành nghiên cứu đa ngành
Tiếp cận tổng thể là quan tâm chủ yếu đến các mối tương tác hơn là các yếu tố cấu trúc. Đó chính là sự quan tâm đến các đặc điểm về sự vận hành của một hệ thống chăn nuôi hơn là quan tâm đến cấu trúc của hệ thống. Nó có tác dụng giúp cho sự phát triển trong tương lai, nhận dạng được các bế tắc ở hệ thống cung cấp thức ăn, hệ thống đất đai hay việc tổ chức xã hội của những người chăn nuôi.
Việc nghiên cứu các tương tác này trong hệ thống chăn nuôi là nhằm hiểu được và giải thích được các mối quan hệ nhân quả. Khác với việc phân tích chủ yếu tập trung vào năng suất, ở đây chúng ta quan tâm nhiều hơn đến các thực tiễn chăn nuôi, việc quản lý các nguồn lực, việc tổ chức hoạt động chăn nuôi và các phương thức tạo ra giá trị cho hệ thống. Đồng thời các yếu tố về bệnh tật, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng được đề cập tới.
Nghiên cứu hệ thống tập trung vào phối hợp các chuyên ngành khác nhau, nó cho phép thực hiện chẩn đoán tổng thể và phân cấp các cản trở chủ yếu trong một môi trường nhất định.
Chăn nuôi thường gắn vào các hệ thống sản xuất hỗn hợp. Cho nên trước hết cần đánh giá các kết hợp của “tiểu hệ thống chăn nuôi ” trong một đơn vị sản xuất. Vì vậy cần có sự trao đổi giữa các nhà kinh tế, các nhà nông học và các nhà chăn nuôi...
Tiến hành nghiên cứu trên các quy mô, khác nhau
Quy mô quan sát nghiên cứu đối với người chăn nuôi, đó là vật nuôi, đàn gia súc, quần thể kết hợp với đơn vị sản xuất, cộng đồng, vùng… Đồng thời kết hợp cả các thời gian khác nhau (quan sát hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm).
Việc quan sát các nghiên cứu trên các quy mô khác nhau rất quan trọng để có thể hiểu được hiện tượng nghiên cứu bởi vì các cấp độ có quan hệ với nhau. Việc quan sát cấp độ này có thể tìm ra câu giải thích cho cấp độ khác. Các cấp độ quan sát và những mục tiêu nghiên cứu ưu tiên ở cấp độ khác nhau (Vũ Đình Tôn, 2006) [21].
2.2. Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, Anh là nước tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất. Khi đó, người ta suy nghĩ một cách giản đơn rằng trong nền kinh tế hàng hoá, nông nghiệp cũng phải xây dựng như công nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn mà quên mất một đặc điểm cơ bản của nông nghiệp khác với công nghiệp là nó tác động vào sinh vật (vật nuôi, cây trồng) và điều kiện đó không phù hợp với tình hình sản xuất tập trung quy mô lớn.
Chính C. Mác lúc đầu cũng có những suy nghĩ như vậy nhưng về cuối đời ông đã phải nhận định lại: ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lớn hơn không phải là các xí nghiệp nông nghiệp với quy mô lớn mà là trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê (Dẫn theo Hoàng Tuấn Hiệp, 2000) [5].
Hệ thống nông nghiệp dùng sức khéo, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, trong đó công nghiệp giữ vai trò cung cấp thực phẩm và sức kéo đã làm tăng năng suất lao động lên gấp 2-3 lần. Với hệ thống này đất đai được khai thác và phục hồi độ màu mỡ trở lại nhờ được bón phân chuồng (hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt).
2.2.1.1. Phân loại các hệ thống chăn nuôi trên thế giới
Theo một số tác giả (Ruthenberg, 1980; Jahnke, 1982; FAO, 1994; De boer, 1992; FAO, 1996) [41], [35], [30], [34], [31] cho rằng hầu hết các nông trại không được xếp loại theo các tiêu chuẩn về số lượng gia súc, những tiêu chuẩn được xếp các trường hợp vào cũng một nhóm chủ yếu dựa vào dạng thức của hệ thống (sơ đồ 2.4).
Tiêu chuẩn phân loại được giới hạn bởi ba tiêu chuẩn là: tương quan với trồng trọt, với đất và vùng sinh thái. Ngoài ra nhóm các hệ thống không phụ thuộc nhiều vào đất được chia nhỏ thành hai loại: động vật nhai lại không phụ thuộc nhiều vào đất và động vật dạ dày đơn không phụ thuộc nhiều vào đất. Như vậy có 11 loại hệ thống chăn nuôi.
Hệ thống chăn nuôi không phụ thuộc nhiều vào đất (LL)
Các nước phát triển có một nền sản xuất thâm canh không phụ thuộc nhiều vào đất, sản xuất hơn một nửa tổng sản phẩm thịt toàn thế giới. Châu Á đóng góp khoảng 20% và Tây Âu là 15%. (FAO,1994) [30].
+ Hệ thống chăn nuôi động vật dạ dày đơn không phụ thuộc nhiều vào đất (LLM)
Hệ thống này được xác định thông qua việc chăn nuôi các loài động vật dạ dày đơn, chủ yếu là gia cầm và lợn. Ở đó thức ăn cho gia súc được cung cấp từ bên ngoài nông trại, vì vậy những quyết định về việc sử dụng thức ăn cho gia súc không phụ thuộc nhiều vào việc sản xuất thức ăn gia súc, tức là hai quá trình này độc lập với nhau và thông thường phân của gia súc được lợi dụng để bón cho các cánh đồng trồng trọt hoặc bán. Hệ thống này vì thế là mở về mặt dinh dưỡng. Hệ thống (LLM) này có ở các quốc gia thành viên của OECD (tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) chiếm 52% tổng sản lượng thịt lợn và 58% tổng sản lượng thịt gia cầm toàn cầu. Đối với chăn nuôi lợn, Châu Á đứng thứ 2 thế giới với 31%. Đối với chăn nuôi gia cầm, Trung và Nam Mỹ theo sau với 15% tổng sản lượng thịt gia cầm toàn cầu.
Ở khu vực Đông Nam Á hệ thống này là đặc biệt quan trọng. Khoảng 96% tổng sản lượng thịt lợn của Châu Á là từ các nước Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia. Trong đó Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia sản xuất khoảng 84% tổng sản lượng thịt gia cầm trên thế giới. Điều này liên quan đến sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và tốc độ đô thị hoá. Nhu cầu về thịt các loài động vật dạ dày đơn được ước tính là tăng từ 2 đến 5 lần kể từ năm 1987 đến năm 2006 từ 31 triệu tấn, và nhu cầu về trứng tăng từ 3 đến 10 lần từ 9 triệu tấn. Các hệ thống chăn nuôi lợn và gia cầm không phụ thuộc vào nhiều đất đai sản lượng lớn ở các nước phát triển và một phần đóng góp là đang tăng lên một cách nhanh chóng ở các nước đang phát triển, nhằm cung cấp một số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
+ Hệ thống chăn nuôi động vật nhai lại không phụ thuộc nhiều vào đất (LLR)
Hệ thống này được xác định thông qua việc chăn nuôi các loại động vật nhai lại, cơ bản là trâu, bò mà thức ăn cho chúng chủ yếu được cung cấp từ bên ngoài nông trại. Hệ thống này tập trung chủ yếu ở một số vùng trên thế giới. Đối với trâu bò, hệ thống này chủ yếu ở Đông Âu và CIS (Khối liên hiệp quốc gia độc lập) và một số nước thành viên của OECD. Các trang trại chăn nuôi gia súc sinh sản thâm canh ở một số vùng thường là phụ thuộc vào đất đai hơn bởi vì nhu cầu cỏ khô ngon lại không vận chuyển một cách kinh tế từ nơi xa đến. Ở Châu Á các hệ thống chăn nuôi trâu bò thâm canh chủ yếu là trâu, bò sinh sản Ấn Độ và Pakistan (Jahnke, 1982) [35].
Hệ thống LLR chủ yếu là chăn nuôi các giống gia súc cao sản và con lai của chúng, không sử dụng các giống mà không đáp ứng được với các điều kiện “không có đất”. Đối với sản xuất sữa, giống bò HF rõ ràng là quan trọng nhất. Đối với bò thịt thì giống bò thịt của Anh lại chiếm ưu thế ở Mỹ, trong khi các giống bò kiêm dụng thể vóc lớn của Châu Âu được dùng để vỗ béo.
Các hệ thống
chăn nuôi
Các HTCN chuyên canh (L)
Các HTCN hỗn hợp (M)
Không phụ thuộc vào đất (LL)
Phụ thuộc vào đất (LG)
Có mưa tự nhiên (MR)
Phải tưới tiêu
(MI)
Loài dạ dày đơn (thịt và trứng) (LLM)
Vùng ôn đới và vùng cao nhiệt đới (LGT)
Vùng ôn đời và núi cao nhiệt đới (MRT)
Vùng ôn đới và núi cao nhiệt đới (MIT)
Loài nhai lại (thịt, chủ yếu)
(LLR)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm/bán ẩm (LGH)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm/bán ẩm (MRH)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm/bán ẩm (MIH)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô càn (LGA)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô càn (MRA)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô càn (MIA)
Nguồn: (FAO, 1996 [30]
Sơ đồ 2.4: Các loại hệ thống chăn nuôi trên thế giới
Hệ thống LLR là thâm canh cao về vốn dẫn tới đầu tư kinh tế lớn. Nó cũng thâm canh về thức ăn và lao động. Chúng liên quan chặt chẽ tới các hệ thống chăn nuôi cần đất thông qua việc cung cấp con giống. Đây là một điểm khác biệt quan so với các hệ thống chăn nuôi động vật dạ dày đơn không phụ thuộc nhiều vào đất bởi vì ở các hệ thống này, con giống thay thế là được cung cấp từ hệ thống có uy tín cùng loại.
Hệ thống chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào đất đai (LG)
+ Các hệ thống chăn nuôi ở vùng ôn đới và vùng núi cao nhiệt đới (LGL)
Ở những vùng này hệ thống chăn thả dựa vào nền nhiệt độ thấp. Ở vùng ôn đới có từ 1 – 2 tháng là nhiệt độ thấp, bằng nhiệt độ nước dưới biển (dưới 50C), hoặc ở những vùng núi cao nhiệt đới như ở Nam Mỹ và Đông Phi, các vùng ôn đời gồm: Nam Australia, Newzealand, và một phần của Mỹ, Trung Quốc và Mongolia.
Các trường hợp điển hình là hệ thống chăn thả trên thảo nguyên ở Mongolia, hệ thống chăn nuôi trâu bò sữa và cừu ở Newzealand, hệ thống chăn nuôi bò sữa ở Bogota, Colombia và Nam Mỹ, hệ thống chăn thả lạc đà và cừu ở Peru và Bolivia. Các hệ thống chăn thả thâm canh cũng thấy ở vùng Tây Bắc Pakistan, gồm nuôi cừu lấy lông và len (Nawaz và CS, 1986) [40].
+ Các hệ thống phụ thuộc đất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm, bán ẩm
Các hệ thống này được xác định là hệ thống chăn thả thấy có ở các vùng với hơn 180 ngày chăn thả trong giai đoạn sinh trưởng. Nó có xu hướng tập trung hơn ở các vùng bán ẩm, nhất là các vùng mà việc tiếp cận với thị trường gặp nhiều khó khăn hoặc vì các lý do nông học, sản xuất trồng trọt bị giới hạn. Hệ thống loại này thấy có hầu hết ở các vùng đất thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Nam Phi: Colombia, Venezuela, Brazil. Hệ thống chăn bò kiêm dùng sữa ở vùng thấp của Mexico, Argentina cũng là những trường hợp điển hình của hệ thống này. Ngoài Châu Mỹ La Tinh ra, hệ thống này cũng là quan trọng ở Australia bởi vì phong phú về nguồn lực đất đai ở đó (vì dân số ở đây ít).
Tính trên toàn thế giới, hệ thống LGH này chiếm khoảng 190 triệu con trâu bò, chủ yếu là giống bò Zebu ở các vùng ẩm và bán ẩm. Trâu cũng là một loài phổ biến, ngoài ra cừu lấy lông ở Châu Phi và dê lùn thường được nuôi với mục đích tiêu dùng tại chỗ. Hệ thống LGH sản xuất ra xấp xỉ 6 triệu tấn thịt bò và thịt bê và khoảng 11 triệu tấn sữa bò tính trên toàn thế giới (FAO, Carlos sere’ and Henning, Jan Groenewold, 1996) [31]. Trong đó các vùng quan trọng, sản xuất chủ yếu là Trung và Nam Mỹ. Hệ thống này mang tính định hướng thị trường.
+ Các hệ thống chăn nuôi phụ thuộc vào đất vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô cằn (LGA)
Hệ thống này được xác định là hệ thống phụ thuộc vào đất đai ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với khoảng thời gian sinh trưởng của cây trồng là nhỏ hơn 180 ngày và nơi mà đất đai được sử dụng chủ yếu cho việc chăn thả các động vật nhai lại.
Hệ thống này thấy có hai hệ thống kinh tế xã hội đối lập nhau: thứ nhất thấy ở vùng bán sa mạc Sahara ở Châu Phi và vùng Đông, Bắc Phi, nơi mà chăn thả tạo thành một lối sống truyền thống của một bộ phận người dân và thứ hai là thấy ở Australia, một vùng của miền tây nước Mỹ và Nam châu Phi, nơi mà nền kinh tế tư nhân lợi dụng đất công hoặc sở hữu riêng một nguồn lợi lớn cho hàng loạt những mục đích chăn nuôi của mình.
Ở các nước phát triển, hệ thống này cực kỳ thâm canh về lao động, trong khi ở Tây Á, Bắc Phi và vùng bán sa mạc Sahara của Châu Phi, chăn nuôi theo lối chăn thả lại là cầu nối quan trọng nhất giữa chăn nuôi và các ngành sản xuất nông nghiệp khác (FAO, Carlos sere’ and Henning, Jan Groenewold, 1996) [31].
Các hệ thống chăn nuôi hỗn hợp có mưa tự nhiên (MR)
+ Các hệ thống chăn nuôi ở vùng ôn đới và núi cao nhiệt đới (MRT)
Theo FAO, 1996 thì hệ thống này được xác định như là một sự kết hợp của hệ thống trồng trọt có đủ mưa và hệ thống chăn nuôi thuộc các vùng ôn đới hay vùng núi cao nhiệt đới, nơi mà cây trồng đóng góp ít nhất là 10% tổng giá trị sản phẩm nông trại.
Hệ thống MRT thấy có ở hai vùng sinh thái nông nghiệp đối lập của thế giới đó là hệ thống phổ biến, cơ bản ở hầu hết Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Bắc Á, về cơ bản nó bao trùm một vùng rộng lớn đất đai từ vĩ tuyến 30 độ Vĩ Bắc trở lên và còn thấy ở các vùng núi cao nhiệt đới thuộc Đông Phi (Ethiopia, Kenya, Uganda, Burundi, Rwanda) và ở vùng Andean của Mỹ La – Tinh (Ecuador, Mexico). Đặc điểm chung của những vùng này là nhiệt độ thấp trong cả năm hoặc gần như cả năm. Các hệ thống này sử dụng nhiều đầu vào từ bên ngoài hơn và mở hơn.
Ở hầu hết các hệ thống MRT vùng nhiệt đới, sản xuất kém thâm canh hơn, với những vật nuôi mang lại hàng loạt những chức năng trong các hệ thống hỗn hợp như tăng thu nhập, tập trung dinh dưỡng cho cây trồng thông qua phân bón, chất thải, sức kéo động vật, dự trữ tiền cho những việc đột xuất, giảm rủi ro trong sản xuất ngành trồng trọt.
Trên quy mô toàn cầu, hệ thống MRT là nguồn cung cấp các sản phẩm động vật quan trọng nhất, cung cấp 39% tổng lượng thịt bò và dê, 24% tổng sản lượng thịt cừu và 63% tổng lượng sản xuất ra thế giới.
+ Các hệ thống có mưa tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm/bán ẩm (MRH)
Ở các khu vực ẩm và bán ẩm của vùng nhiệt đới, ngành chăn nuôi dựa vào các hệ thống hỗn hợp. Chúng ta có thể thấy các hệ thống này ở tất cả các vùng nhiệt đới trên thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một số vùng ở miền Nam nước Mỹ là những vùng phát triển duy nhất loại hệ thống này. Các trường hợp điển hình khác là hệ thống trồng lúa – nuôi trâu quy mô nông hộ ở Nam Á hoặc trồng đậu tương - ngô - đồng cỏ rộng lớn với tính chất thương mại hoá ở Brazil.
Hệ thống này bao gồm các vùng với điều kiện khí hậu đặc biệt khó khăn cho chăn nuôi (nhiệt độ và độ ẩm cao). Khả năng thích nghi của các giống gia súc ôn đới cao sản với những điều kiện khắc nghiệt này là rất kém. Thông thường ở các hệ thống nông hộ thuộc Châu Á và Châu Phi, các giống địa phương vẫn được nuôi phổ biến. Ở châu Mỹ La tinh, giống bò Bonstaurus, cừu và dê vẫn được nuôi từ cách đây 4 thế kỷ.
Các hệ thống MRH thuộc Châu Á và Châu Phi chăn nuôi đa mục tiêu vẫn chiếm ưu thế, thường chăn nuôi bao gồm cả mục đích lấy sức kéo, thịt và phân. Ở Trung và Nam Mỹ hệ thống này cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa rộng lớn. Thông thường ở Brazil nó cũng liên quan đến thị trường xuất khẩu (FAO, Carlos sere’ and Henning, Jan Groenewold, 1996) [31].
+ Hệ thống có mưa tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (MRA)
Hệ thống MRA là một hệ thống nông trại hỗn hợp ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với thời gian sinh trưởng của cây trồng là dưới 180 ngày. Giới hạn chủ yếu của hệ thống này là khả năng sản xuất sơ cấp của đất đai thấp, do lượng mưa thấp. Điều kiện càng khắc nhiệt thì tầm quan trọng của trồng trọt trong hệ thống càng kém và chăn nuôi trở thành nguồn thu nhập chính và là nguồn sống của người dân.
Hệ thống này đóng vai trò quan trọng ở Tây Á và Bắc Phi, một số vùng thuộc Sanhel (Burkina, Faso, Nigeria), ở đa số các vùng thuộc Ấn Độ và Đông Bắc Thái Lan, Đông Indonesia và nó không đóng vai trò quan trọng ở Trung và Nam Mỹ. Với mức độ thâm canh thấp của hệ thống và chăn nuôi đa mục đích, việc cải tiến giống vật nuôi bị giới hạn. Tính trên toàn thế giới thì 11% số trâu bò, 14% số cừu và dê là thuộc hệ thống này. Các động vật nhai lại nhỏ (cừu, dê) thường là quan trọng ở Tây Á, Bắc Phi thuộc các hệ thống này.
Trong khi hệ thống này liên quan tới nhiều người hơn các hệ thống chăn thả khác nhưng chỉ có 10% dân số thế giới là tham gia vào hệ thống này, 51% trong số đó là ở Châu Á, chủ yếu là ở Ấn Độ và 24% là ở Tây Á và Bắc Phi, có mối liên hệ rất gần với hệ thống LGA. Với áp lực do gia tăng dân số, hệ thống LGA có xu hướng tiến tới hình thành các hệ thống hỗn hợp, chủ yếu là MRA.
Các hệ thống chăn nuôi hỗn hợp được tưới tiêu (MIT)
+ Các hệ thống hỗn hợp ở vùng ôn đới và ở các khu vực núi cao nhiệt đới
Hệ thống này thuộc nhóm các hệ thống hỗn hợp cần đất của vùng ôn đới và khu vực núi cao thuộc các vùng nhiệt đới.
Thường thấy các hệ thống này ở vùng Địa Trung Hải (Bồ Đào Nha, Italia, Hy Lạp, Anbania, Bulgaria) và một số vùng thuộc phía đông bán cầu (Hàn Quốc, Nhật Bản và một số vùng của Trung Quốc), nơi mà sự sinh trưởng của thực vật bị giới hạn do nhiệt độ thấp vào mùa lạnh và ẩm độ giảm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Tầm quan trọng của hệ thống này ở các khu vực núi cao nhiệt đới là không đáng kể.
Thịt, sữa và lông, len là các sản phẩm chủ yếu của hệ thống này, phần lớn chúng được sản xuất làm hàng hoá bán trên thị trường. Các hệ thống này được dự đoán là càng ngày càng kém hiệu quả, đang phải đua tranh với rất nhiều các hệ thống có mưa tự nhiên hiệu quả hơn với cùng một lượng sản phẩm tạo ra.
+ Các hệ thống hỗn hợp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô và bán khô cằn (MIH)
Đây là một hệ thống hỗn hợp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với thời gian sinh trưởng của cây trồng kém dài trên 180 ngày và nơi mà việc tưới tiêu cho cây trồng là cần thiết.
Hệ thống MIH trên toàn thế giới sản xuất ra 13 triệu tấn thịt lợn (18% tổng sản lương thịt toàn cầu) lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ hệ thống cần đất nhiệt đới nào. Giữa các vùng nhiệt đới và các vùng cận nhiệt đới, hệ thống MIH liên quan đến số lượng lớn dân số là 990 triệu người, 97% trong số này là ở Châu Á. Chăn nuôi và trồng trọt thâm canh ở vùng sinh thái này là một minh chứng về hệ thống nông nghiệp bền vững có hiệu quả (FAO, 1996).
Các sản phẩm của hệ thống này đang cạnh tranh mạnh mẽ với các hệ thống chuyên canh không cần đất trong việc cung cấp các sản phẩm cho các đô thị, cả ở thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới thông qua thương mại quốc tế.
+ Các hệ thống hỗn hợp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô cằn (MIA)
Đây là hệ thống thuộc vùng khô cằn và bán khô cằn, nơi mà việc tưới tiêu sẽ giúp cho việc thâm canh cây trồng quanh năm là có thể thực hiện được. Hệ thống này có ở Đông Á, Nam Á, Bắc Phi, Miền tây nước Mỹ và Mexico.
Các trường hợp điển hình là các hệ thống chăn nuôi bò sữa thâm canh dựa vào ngô hay cỏ Alfalfa ở California, Irsael và Mexico; chăn nuôi trâu sữa quy mô nhỏ ở Pakistan, bò và trâu lấy sữa, gia súc cày kéo là những vật nuôi chủ yếu, mặc dù dê và cừu cũng quan trọng đối với vùng đất ven xung quanh và có thể nuôi ngoài những vùng được tưới tiêu. Trong hệ thống MIA lợn chỉ được nuôi ở Đông Á, chúng hầu như không tồn tại ở Tây Á và Bắc Phi, chủ yếu vì các lý do văn hoá, tập quán của đạo hồi và của người do thái (Jewish). Các giống gia súc được nuôi chủ yếu là trâu bò sữa để cung cấp sữa cho các đô thị rộng lớn. Trong các điều kiện quản lý tốt, các mô hình chăn nuôi bò sữa thâm canh đã khá thành công trong môi trường nóng, khô. Một số gia súc đạt sản lượng sữa cao nhất thế giới thuộc về hệ thống này ở Israel và California. Các hệ thống MIA nông hộ truyền thống ở Châu Á phụ thuộc chủ yếu vào trâu sữa để sản xuất sữa.
Trong các hệ thống MIA truyền thống, sản xuất ngành trồng trọt được tưới tiêu là nguồn thu nhập chính, chăn nuôi chỉ đóng vai trò thứ yếu. Điều này được phản ánh cơ bản là do ngành chăn nuôi đòi hỏi quản lý chặt chẽ hơn. Hệ thống MIA này tập trung chủ yếu ở những vùng có dân số là trên 750 triệu người, 2/3 trong số đó là ở Châu Á và 1/3 là ở Tây Á và Bắc Phi.
Hệ thống MIA đóng góp một phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, tạo công ăn việc làm ở những vùng đất khô cằn. Việc tưới tiêu đã cho phép tăng cường lượng sản phẩm dự trữ cho chăn nuôi như các phụ phẩm hoặc nhờ có luân canh cây trồng đã giảm sự thiếu hụt thức ăn cho gia súc. Tăng nguồn thức ăn cơ sở và tăng cường khả năng lợi dụng đã tăng khả năng thâm canh và thương mại hoá các ngành chăn nuôi, đặc biệt ở những vùng tiếp cận tốt với thị trường.
Theo thông kê của FAO, 1996 trên quy mô toàn thế giới, các hệ thống hỗn hợp đóng góp một phần lớn nhất (53%) trong tổng sản lượng thịt, sau đó là các hệ thống không phụ thuộc vào đất (chiếm 36,8%). Một phần đóng góp nhỏ của các hệ thống chăn thả (dưới 10%) cũng rất đáng chú ý. Đặc biệt với sản phẩm sữa với trên 90% sản lượng được tạo ra từ các hệ thống hỗn hợp.
Các hệ thống phụ thuộc vào đất vẫn cung cấp một phần lớn trong tổng sản lượng sản phẩm chăn nuôi: 88,5% sản lượng thịt bò và bê, 61% sản lượng thịt lợn và 26% sản lượng thịt gia cầm, tính chung đạt 60% trong tổng số cả ba loại thịt này. Trên thế giới thịt lợn là thịt quan trọng nhất (72 triệu tấn), sau đó là thịt bò và thịt bê (53 triệu tấn) và thịt gia cầm (43 triệu tấn). Trong số đó, các hệ thống phụ thuộc vào đất chỉ đóng góp 23,5% tổng sản lượng thịt gia súc nhai lại và 7,9% tổng sản lượng sữa. Phần rất lớn còn lại được cung cấp bới các hệ thống hỗn hợp. Tầm quan trọng của hệ thống hỗn hợp này trong việc cung cấp các sản phẩm chăn nuôi được mong đợi là sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Các hệ thống MRT nhìn chung là lớn nhất. Tính trên toàn thế giới nó chiếm 41% tổng diện tích đất canh tác, 21% số trâu bò, 18% số cừu và dê, 37% số trâu bò sữa. Về mặt sản lượng, tầm quan trọng của nó thậm chí còn lớn hơn rất nhiều.
2.2.1.2. Một số nghiên cứu trường hợp về chăn nuôi
Ở Bangladesh, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu xây dựng một hệ thống nông hộ mới theo sơ đồ bố trí được định trước cho từng phần đất trồng cây gì nuôi con gì và làm gì trên một acre đất (1 acre đất tương đương 0,41ha) với mục tiêu định trước là:
+ Xác định tổng sản phẩm có thể trên một hệ thống sản xuất hỗn hợp của một acre.
+ Xác định tổng số của cải và nhu cầu quản lý cũng như tổng sản phẩm của một thành phần hệ thống
+ Xác định sản lượng tương đối, hiệu quả kinh tế và sản lượng dinh dưỡng của các hợp phần khác nhau trong hệ thống canh tác
+ Xác định mục quay vòng của tài nguyên trong hợp phần hệ thống
Kết quả, ngay trong năm 1980 với tổng số tiền thiết kế là 8272TK (15TK=1USD) bao gồm việc san đất, lấy đất màu từ ngoài vào, đào ao, thiết kế hệ thống tưới, mua sắm công cụ canh tác và giống lâu năm. Do năm đầu chi phí nhiều nên thu thuần là 2663 TK trên 1 acre (Zahidul, 1981) [42].
Kết quả nghiên cứu ở Đông Bắc Thái Lan và ở Banglades của John Sollow (1995) [36] về hệ thống kết hợp lúa - cá cho thấy hệ thống này thường không ổn định, khi thì rất phát triển, khi thì bị suy giảm. Hệ thống này phát triển khi nguồn cá trong tự nhiên phong phú và ngược lại khi có các hoạt động khác có khả năng cạnh tranh với hệ thống này về các nguồn lực thiết yếu thì chúng lại kém phát triển. Tác giả đã đưa ra một số ưu điểm của hệ thống kết hợp này là: rủi ro thấp, kỹ thuật phù hợp với trình độ của người dân địa phương, sản lượng lúa sẽ tăng lên khi nuôi cá với mật độ phù hợp.
Một cuộc điều tra (Kondombo, 1999) [38] về hai hệ thống có chăn nuôi gà (hệ thống kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, hệ thống chăn nuôi) đã được thực hiện năm 1999 ở một huyện thuộc miền trung của Burkina Faso, phía tây Châu Phi, sử dụng phương pháp PRA theo các tiêu chuẩn định trước nhằm mô tả chăn nuôi gà ở hai hệ thống này. Ở cả hai hệ thống, chăn nuôi gà đều là chăn thả quảng canh với đầu vào và đầu ra rất thấp. Chuồng trại chăn nuôi của hệ thống chăn nuôi thô sơ, đơn giản hơn so với hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt – chăn nuôi . Tỷ lệ chết ở đàn gà cao và tỷ lệ ấp nở thấp một phần là do điều kiện chuồng trại thấp kém này. Nghiên cứu đã chỉ ra ở mức độ kém hiệu quả của hệ thống này. Cần có thêm những khảo sát nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây ra sự kém hiệu quả này, từ đó thúc đẩy hệ thống chăn nuôi gia cầm của vùng phát triển bền vững.
Ở huyện Dodola thuộc Miền Nam Ethiopia, Matewos (2000) [39] đã nghiên cứu về hệ thống kết hợp trồng trọt – chăn nuôi đã được thực hiện với mục tiêu khảo sát việc sử dụng nguồn lực và mối quan hệ giữa hệ thống trồng trọt và chăn nuôi với nhau trong quá trình thâm canh sản xuất nông nghiệp và đóng góp của mỗi thành phần đó vào vấn đề an ninh lương thực. K._. Thách thức
Thách thức cho các hộ chăn nuôi theo hình thức này chình là nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi trâu bò. Các hộ thường thiếu vốn hoặc do diện tích chăn thả ít nên cũng không đầu tư được.
Ngoài ra thì hiện nay nguồn thức ăn tự nhiên ngày một giảm, trình độ kỹ thuật chữa trị bệnh cho trâu bò của thú y xã và thú y thôn bản còn chưa cao.
Tình hình ô nhiễm nguồn nước và môi trường ngày càng cao do chuồng trâu bò ngay sát nhà và xây không đúng kỹ thuật. Trong khi đó thì thời tiết ngày càng khắc nghiệt và lạnh hơn về mùa đông nêu cũng sẽ dễ gây cho trâu bò chết rét.
4.7.4. Kết hợp trồng rừng
4.7.4.1. Điểm mạnh
Hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng rừng tận dụng triệt để được sức kéo của trâu bò và kiểm soát được tình hình sức khoẻ, dịch bệnh thông qua tiêm phòng định kỳ và cho ăn nhiều chất dinh dưỡng.
4.7.4.2. Điểm yếu
Hệ thống chăn nuôi trâu bò kết hợp trồng rừng cần phải đầu tư thức ăn tinh nhiều hơn. Đồng thời, yêu cầu người chăn nuôi phải có kỹ thuật cao, phải thường xuyên theo dõi tình hình sức khoẻ của trâu bò và cần chú ý chăm sóc tốt hơn. Do vậy cần phải lựa chọn trâu bò kỹ lưỡng thiên về sức kéo.
4.7.4.3. Cơ hội
Sử dụng hệ thống chăn nuôi này sẽ lựa chọn được những con trâu bò khoẻ nhất để kéo và tận dụng sức kéo của trâu bò để giảm chi phí vận chuyển và tăng thu nhập cho gia đình.
4.7.4.4. Thác thức
Thách thức trong hệ thống này là trâu bò phải làm việc cật lực và có con bị đuối sức và trâu bò đa phần là trâu bò đực nên khả năng phát triển nhân đàn là ít. Mặt khác, hệ thống này chỉ phù hợp với gia đình có rừng.
Ngoài ra, tại các thôn bản hiện này thì đội ngũ thú y mỏng và tay nghề thấp trong khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt, lạnh hơn về mùa đông và ngày càng có nhiều dịch bệnh xẩy ra.
4.7.5. Tổng hợp các yếu tố chính ảnh hưởng tới các hệ thống
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống chăn nuôi trâu bò. Có cả các yếu tố ảnh hưởng tốt, có cả yếu tốt ảnh hưởng xấu, song theo số liệu phân tích và nghiên cứu tại huyện Thanh Sơn thì chúng tôi thấy có 6 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp và các yếu tố này ảnh hưởng tới người chăn nuôi ở các dân tộc là không giống nhau. Chúng tôi phỏng vấn 140 hộ và lấy ý kiến của họ về các yếu tố ảnh hưởng theo cách đánh giá: rất ảnh hưởng, ảnh hưởng đáng kể, ảnh hưởng, ảnh hưởng đôi chút và không ảnh hưởng. Từ đó chúng tôi có được đồ thị sau:
Đồ thị 4.1: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng dạng mạng lưới
Qua đồ thị trên thấy rằng ba yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới hệ thống chăn nuôi trâu bò của cả ba dân tộc Mường, Dao, H’mông là kỹ thuật, vốn và dịch bệnh. Ở đây, người dân tộc H’mông chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hai yếu tố là dịch bệnh và kỹ thuật còn người dân tộc Mường thì lại bị ảnh hưởng nhiều về yếu tố vốn. Và vốn cũng là yếu tốt ảnh hưởng nhiều nhất tới cả ba dân tộc.
Ba yếu tố còn lại là giá cả thị trường, lao động, thương mại hóa sản phẩm cũng có tác động tới hệ thống chăn nuôi trâu bò của cả ba dân tộc song ít ảnh hưởng hơn. Đặc biệt yếu tố về lao động là ảnh hưởng ít nhất tới các hệ thống chăn nuôi.
Tóm lại, từ đồ thị phân tích trên chúng ta thấy được sự ảnh hưởng lớn, nhỏ của từng yếu tố. Từ đó, chúng ta dựa vào và đưa ra được các quyết định để phát huy các yếu tố tốt và hạn chế dần các yếu tố gây hại đối với người chăn nuôi trâu bò trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
4.8. Những giải pháp chính cho từng hệ thống chăn nuôi trâu bò của người dân tộc
4.8.1. Những giải pháp chung
Vốn rất quan trọng trong việc chăn nuôi trâu bò của người dân tộc bởi vì nó đòi hỏi người dân phải có một nguồn vốn lớn để mua con giống và chăm sóc. Chính vì thế nên không phải tất cả người dân trong huyện Thanh Sơn đều có khả năng mua được trâu bò hoặc mua được với số lượng nhiều. Mặt khác số lượng trâu bò, cơ sở về chuồng trại cũng quyết định tới việc người dân lựa chọn theo hệ thống chăn nuôi nào. Vậy để chăn nuôi trâu bò đạt hiệu quả hơn trong các hệ thống thì người dân, đặc biệt là người dân tộc, cần được vay thêm vốn từ các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước thông qua ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách của huyện với thời gian vay vốn ít nhất là 3 năm và số tiền vay từ 5 tới 20 triệu đồng/hộ. Cùng với các nguồn vốn này, huyện cần phải có chính sách để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như của ngân hàng thế giới WB, các dự án 135, 134… và cả các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.
Yếu tố kỹ thuật không thể thiếu được trong quá trình chăn nuôi trâu bò của người dân tộc ở huyện Thanh Sơn. Nó là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Vì vậy huyện, xã cần tổ chức các khóa tập huấn về chăm sóc, điều trị và phòng tránh bệnh cho trâu bò, đặc biệt là vào mùa rét.
Về thú ý, xã cần xây dựng một hệ thống thú y thôn bản có kiến thức và trình độ tay nghề cao để tiêm phòng, chữa trị cho trâu bò các bệnh như tụ huyết trùng, chướng hơi dạ cỏ, tiêu chảy và các bệnh khác. Cùng với việc xây dựng các hệ thống thú y thì huyện, xã cũng cần phải xây dựng các tủ thuốc thú y để phục vụ tại chỗ cho các thôn bản vùng sâu vùng xa của huyện, nơi mà giao thông đi lại khó khăn mà bệnh dịch thì xảy ra rất nhanh chóng. Khoanh vùng ổ dịch khử trùng tiêu độc và tiêu huỷ khi xuất hiện các bệnh truyền nhiễm như Lở mồm Long móng, Tụ huyết trùng… Người dân cần xây dựng hệ thống chuồng trại mẫu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thú y trên cơ sở tận dụng các sản phẩm sẵn có tại địa phương... Diện tích chuồng trại bình quân đối với trâu: 4,5m2/ con, đối với bò: 3,5m2/ con.
Về chăn nuôi, người chăn nuôi cần lựa chọn những con giống tốt, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương cũng như văn hóa của từng dân tộc. Người chăn nuôi cần chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi, đặc biệt là vào mùa rét bằng cách tận dụng cả sản phẩm phụ từ trồng trọt, trồng các giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò như ghile, VA 06... Ngoài ra người chăn nuôi cần phải xây dựng chuồng trại tốt hơn nữa để giảm thiểu tác hại của dịch bệnh, theo dõi được quá trình động dục của trâu bò để phối giống có hiệu quả nhất, cũng như là tận dụng được lượng phân bón mà trâu bò thải ra.
Về Thương mại hóa sản phẩm thì việc tiêu thụ sản phẩm có thể gián tiếp qua 1 kênh (thợ mổ địa phương) hoặc 2, 3 kênh (thông qua các tư thương thu gom) hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm của vật nuôi của các nông hộ. Nhưng thông thường thì vẫn là qua các lái buôn đi thu gom và các chuyên thu mua trâu bò để cung cấp cho các lò mổ hoặc giết thịt thông đem giao cho các hộ buôn bán nhỏ ở các chợ thị trấn và các hàng quán. Điều này có thế làm giảm đi lợi nhuận của người chăn nuôi. Chính vì thế cần xây dựng nhóm chăn nuôi hay nhóm sở thích để từ đó có thể đàm phán giá nhằm giảm các chi phí không cần thiết và đạt được lợi nhuận tối đa cho người chăn nuôi.
Sản phẩm từ nông hộ
Hộ buôn bán nhỏ
Lò mổ
Lái buôn
Thợ mổ địa phương
Chợ bản
Người tiêu dùng
Chợ đô thị
Sơ đồ 4.5: Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các hệ thống
4.8.2. Những giải pháp cho từng hệ thống
4.8.2.1. Quảng canh
Người dân chăn thả theo hình thức quảng canh đa phần là các hộ người dân tộc nghèo, thiếu vốn cho sản xuất. Vì vậy, các cơ quan chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần hỗ trợ giúp đỡ cho người dân vay vốn để mua giống và xây dựng chuồng trại để nuôi trâu bò. Mỗi hộ cần được vay ít nhất 5 triệu đồng để làm được chuồng trại. Khi có chuồng trại thì người chăn nuôi theo hình thức quản canh sẽ có điều kiện để kiểm soát được dịch bệnh cho trâu bò, tận dụng được lượng phân bón. Đặc biệt là sẽ tránh được tình trạng thoái hoá giống do phối giống cận huyết.
Mặt khác, các cơ quan thú y cần tổ chức các khoá tập huấn về kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh cho người chăn nuôi mỗi năm ít nhất 1 lần.
Cần khuyến cáo người chăn nuôi theo hình thức quảng canh vào mùa rét thì cần đưa trâu bò về các lều trại. Mặt khác cần củng cố lại lều lán trong rừng che chắn tránh gío lùa, chống rét bằng các tấm đan từ tranh, tre hoặc bạt quây quanh lán. Nếu không có điều kiện quây toàn bộ lán thì quây 1 góc cho trâu bò non để tiện chăm sóc và sưởi ấm. Cần dự trữ rơm rạ cả khô, cỏ tươi, lá cây để cung cấp thêm cho trâu bò trong những ngày gió rét. Đối với những con già, yếu, non... cần phaỉ bổ sung thêm thức ăn tinh (cám, bột ngô, bột sắn...) hoặc cháo nóng. Cần cho trâu bò uống nước ấm có pha thêm chút muối để tăng khả năng chống rét. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C, cố gắng lùa hết trâu bò về lán, không thả trâu bò tự do.
4.8.2.2. Hệ thống chăn nuôi trâu bò bán thâm canh
Kỹ thuật và dịch bệnh:
Người chăn nuôi cần phải được tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi và thú y để có thể tự chăm sóc và điều trị được một số bệnh đơn giản ở trâu bò.
Từ những kiến thức đó, người chăn nuôi cần chủ động giám sát các ổ dịch cũ và tiêm phòng bệnh cho trâu bò theo quy định của cán bộ thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Khi có dịch bệnh xẩy ra cần khoanh đàn, báo cho thú y xã và tìm cách điều trị ngay.
Vào các ngày rét dưới 120C không chăn thả trâu bò. Những ngày rét đậm cho gia súc nghỉ làm việc (nếu gia súc phải làm việc). Cần giữ khô nền chuồng và che chắn tránh gió lùa cũng như tạo nguồn nhiệt sưởi ấm (đốt trấu, củi) cho trâu bò. Nếu nhốt trâu bò dưới gầm nhà sàn, cần quây 1 góc đủ để tránh gió và sưới ấm cho trâu bò. Mặt khác cần làm áo khoác giữ ấm cho trâu bò bằng cách khoác quần áo cũ, chăn cũ, bao tai dứa, tải gai...cho trâu bò uống thêm nước ấm có pha thêm muối để tăng sức chống rét.
Cán bộ thú y xã cần thông tin kịp thời về tình hình thời tiết khí hậu và tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống rét, chống đói cho trâu bò tới tận người chăn nuôi
Người chăn nuôi cần đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng như rơm rạ, cỏ khô, cỏ tươi, lá cây rừng...kết hợp thức ăn tinh (cám, cháo...)
Không để trâu bò bị đói. Chú ý phòng chống bệnh tiêu chảy cho trâu bò bằng cách cung cấp thức ăn, nước uống sạch; cân đối giữa tỷ lệ thức ăn tươi và khô... Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, sử lý tốt chất thải chăn nuôi
Giống:
Giống vật nuôi là yếu tố lựa chọn có ảnh hưởng lớn tới hệ thống chăn nuôi bán thâm canh.
Đối với bò: người chăn nuôi cùng với cán bộ thú y cần thực hiện bình tuyển chọn bò cái thuần địa phương có trọng lượng từ 180 kg trở lên, cho phối giống trực tiếp với bò Zêbu F1 hoặc thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò Zêbu được cung ứng từ trung tâm bò giống Quốc gia. Thế hệ con lai F1 được cải thiện về tầm vóc, nâng cao năng suất, chất lượng thịt, tiếp tục chọn bò cái lai F1 cho phối giống với bò đực lai F1 để tạo con lai hướng thịt. Tổ chức thiến bò đực cóc địa phương để quản lý tốt việc phối giống và nâng cao năng suất đàn bò.
Các xã cần khuyến khích phát triển chăn nuôi giống bò thịt cao sản theo phương thức lai tạo bằng cách sử dụng tinh các giống bò thịt cao sản phối với bò cái lai F1, F2 để tạo ra con lai có từ 3/4 máu ngoại trở lên.
Đối với trâu: người chăn nuôi cùng với cán bộ thú y cần tuyển chọn những con đực giống thuần tại địa phương có trọng lượng 450 kg trở lên đáp ứng tiêu chuẩn đực giống, có lý lịch nguồn gốc rõ ràng. Tiến hành cho phối giống với cái thuần tuyển chọn tại địa phương có trọng lượng từ 350 kg trở lên đảm bảo các tiêu chuẩn cái sinh sản. Tạo ra con đời F1 mang các đặc tính tốt của cả bố và mẹ nhằm khắc phục hiện tượng thoái hoá giống do phối giống cận hoặc đồng huyết. Duy trì được những gen quý trong các dòng hiện có tại địa phương để có được đàn trâu sinh sản tốt, tầm vóc to, năng suất sản phẩm tăng cao.
Người chăn nuôi cũng có thể mua trâu đực có trọng lượng lớn (500 kg trở lên), đủ tiêu chuẩn làm đực giống từ các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang để cho phối giống với trâu cái thuần địa phương. Đời sau sinh ra sẽ cải thiện được năng suất đáng kể so với giống trâu đực gié địa phương, trọng lượng có thể tăng 50 - 60 kg/ con. Áp dụng hình thức lập và theo dõi phả hệ để tổ chức ghép đôi cho phối giống. Đồng thời tổ chức thiến những con trâu đực không đủ tiêu chuẩn để dễ quản lý giống và nâng cao sản lượng, chất lượng thịt.
Thức ăn
Người chăn nuôi cần chủ động trồng thêm các cây thức ăn gia súc cho trâu bò như các loại cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ VA06...
Dự trữ một lượng thức ăn tinh sẵn để sử dụng trong những ngày trâu bò khan hiếm thức ăn.
Vệ sinh môi trường:
Việc phát triển chăn nuôi phải gắn với vệ sinh môi trường, đồng thời tận dụng chất thải ngành chăn nuôi phục vụ sản xuất ngành trồng trọt.
Các hộ cần sủa chữa lại chuồng trâu bò. Các chuồng này cần phải có hố ủ phân, nền bằng xi măng và có mái che. Diện tích khoảng 3m2/con.
Các hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh cần bố trí nơi xử lý và ủ phân cách xa chuồng trại, khu dân cư, ủ theo quy trình của Trung tâm khuyến nông Quốc gia.
Huyện, xã nên khuyến khích các hộ, nhóm hộ, cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải bằng phương thức xây hầm Biogas để vừa có chất đốt, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm chi phí thông qua sử dụng Biogas.
4.8.2.3. Hệ thống chăn nuôi trâu bò Hỗn hợp bán thâm canh
Vốn cũng rất cần cho các hộ chăn nuôi theo hình thức này. Các hộ cần vốn để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và đặc biệt là đầu tư mua con giống để mở rộng quy mô chăn nuôi. Các hộ này cần lượng vốn vay từ 5 tới 15 triệu đồng/hộ. Chính vì vậy mà các ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp cần có chính sách ưu đãi về hình thức vay trả hoặc lãi suất để người chăn nuôi tiện vay vốn. Ngoài ra các hộ này cần phải vay thêm các nguồn vốn từ các hội, các ban ngành và từ các tổ chức tín dụng nông thôn khác để phát triển sản xuất.
Các hộ chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh còn cần phải được nâng cao các kiến thức chăn nuôi trâu bò và cả các vật nuôi khác. Vì như vậy người chăn nuôi theo hình thức này mới có kiến thức chăn nuôi và phòng tránh bệnh được cho trâu bò và các vật nuôi trong gia đình. Tránh được phát tán dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
Do đặc điểm của hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh là hay chăn nuôi gần nhà nên người chăn nuôi cần tìm cách giữ khô nền chuồng. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, xử lý tốt chất thải chăn nuôi. Kiểm tra giám sát chặt chẽ đàn vật nuôi, đề phòng bệnh xảy ra để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cán bộ thú y xã cũng cần thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, khí hậu và tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống rét và chống đói cho trâu bò tới tận người chăn nuôi. Vào mùa rét cần che chắn tránh gió lùa và tạo nguồn nhiệt sưởi ấm cho trâu bò... nếu trâu bò ốm thì cần tách riêng để có chế độ chăm sóc hợp lý. Người chăn nuôi cần đảm bảo cung cấp thức ăn tại chuồng như rơm rạ, cỏ khô, cỏ tươi, lá cây rừng...kết hợp thức ăn tinh (cám, cháo...)
Các hộ nuôi hỗ hợp bán thâm canh thì nên sử dụng biện pháp ủ phân tại hố xây có mái, làm gần chuồng, ủ phân theo quy trình ủ yếm khí của Trung tâm khuyến nông Quốc gia.
Ngoài ra để đảm bảo lượng thức ăn cần thiết cho trâu bò và những vật nuôi ăn cỏ khác thì hộ chăn nuôi nên trồng thêm các loại cây thức ăn gia súc và tận dụng các nguồn phụ phẩm khác như rơm, thân cây ngô...
4.8.2.4. Hệ thống chăn nuôi trâu bò kết hợp trồng rừng
Hệ thống này trâu bò thường phải làm việc nặng nhọc hơn nên cần cho vật nuôi ăn đầy đủ, không bị rét bị đói. Vào những ngày rét buốt thì không cho trâu bò đi làm việc, phải giữ khô nên chuồng và che chắn gió lùa. Mặt khác, người chăn nuôi phải luôn vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc và xử lý tốt chất thải chăn nuôi từ trâu bò.
Người chăn nuôi cũng cần được tập huấn về kỹ thuật về chăn sóc trâu bò kéo và phương pháp phòng chống dịch bệnh.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Chăn nuôi trâu bò của người dân tộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có 04 hệ thống chăn nuôi chính là hệ thống chăn nuôi quảng canh, chăn nuôi bán thâm canh, chăn nuôi hỗi hợp bán thâm canh và chăn nuôi trâu bò kết hợp trồng rừng.
Hệ thống chăn nuôi quảng canh: Là hình thức mà vật nuôi thường xuyên được thả tư do trong rừng hoặc trên đồi, nương, tự kiếm thức ăn không tận dụng được các chất thải. Vật nuôi ít được chăm sóc của người nuôi, dẫn đến trâu bò phối giống tự do vì thế không kiểm soát được số lượng và chất lượng đàn giống.
Hệ thống chăn nuôi bán thâm canh: Vật nuôi có chuồng trại tại nhà để nuôi nhốt, tận dụng được chất thải của vật nuôi, vật nuôi được người nuôi chăm sóc và tiêm phòng dịch bệnh, cũng như theo dõi và điều trị kịp thời khi trâu bò bị ốm.
Hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh: Hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh có đặc điểm gần tương tự với hệ thống chăn nuôi bán thâm canh nhưng khác ở chỗ là vật nuôi thường được nuôi kết hợp với nhiều loài vật nuôi khác nhau và không chú trọng nuôi chính về một loại nào.
Hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trừng: Là hình thức chăn nuôi kết hợp với trồng rừng ở đây trâu bò được nuôi chủ yếu là trâu bò đực để sử dụng làm sức kéo.
Theo kết quả nghiên cứu trên ba dân tộc với bốn hệ thống chăn nuôi thì hệ thống có năng suất và hiệu quả nhất là hệ thống chăn nuôi trâu bò bán thâm canh và sau là hỗn hợp bán thâm canh.
Nếu so sánh về dân tộc thì chăn nuôi trâu bò của người dân tộc Mường là cao nhất. So với hai dân tộc Dao và H’mông, người dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn có thu nhập từ trâu bò cao hơn cả. Chính vì thế mà ở các hệ thống chăn nuôi trâu bò thì lợi nhuận trung bình của người chăn nuôi Mường đa phần cũng cao hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống chăn nuôi gồm 6 yếu tố chính bao gồm: dịch bệnh, vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường tiêu thụ và thương mại hóa sản phẩm. Theo đánh giá chung thì trong các yếu tố này thì ảnh hưởng nhiều nhất tới các hệ thống chăn nuôi trâu bò lần lượt là vốn, sau đó là dịch bệnh, kỹ thuật... và ảnh hưởng ít nhất là yếu tố về lao động.
Kỹ thuật chăm sóc trâu bò của cả ba dân tộc còn chưa tốt, chuồng trại nuôi một số nơi chưa có nền bằng xi măng mà chỉ làm nền đất. Và chưa có hố đựng phân và máng ăn cho trâu bò. Người dân chủ quan trong chăn nuôi, nhất là mùa rét thì ở huyện Thanh Sơn là một trong những nơi có trâu bò chết rét lớn nhất trong toàn tỉnh Phú Thọ.
Việc hình thành hệ thống chăn nuôi của người dân của cả ba dân tộc trong vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố chăm sóc và phòng chống dịch bệnh. Những người chăn nuôi có diện tích để trồng cây thức ăn gia súc, có vốn, có lao động, có chuồng trại thì họ lựa chọn hệ thống chăn nuôi thâm canh và hỗn hợp bán thâm canh là chính. Vì như vậy, họ tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có nhằm đạt được hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Còn những hộ ít có điều kiện chăm sóc vật nuôi thì họ lựa chọn hệ thống chăn nuôi còn lại mà ở đó họ ít phải bỏ công và nguyên vật liệu để chăm sóc hơn.
Trâu bò sẽ được phòng chống dịch tốt hơn với các hệ thống chăn nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh và thiệt hại về dịch bệnh cũng giảm đi đáng kể trong khi hệ thống chăn nuôi quảng canh lại chịu nhiều thiệt hại nhất khi hệ thống này phụ thuộc quá nhiều vào môi trường và do vật nuôi không được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.
Có nhiều giải pháp được đề ra trong đề tài cho từng hệ thống nhưng các giải pháp cần phải chú trọng là giải pháp về vốn, giải pháp về kỹ thuật và giải pháp về con giống.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Kiến nghị cải tiến hệ thống chăn nuôi
a. Chung cho tất cả các hệ thống
Với tất cả các hệ thống đang được áp dụng thì cần xây dựng mỗi hộ chăn nuôi trâu bò một chuồng trại có hố đựng phân, nền xi măng và lợp mái bằng lá cọ hoặc bro xi măng. Như vậy thì hiệu quả chăn nuôi trâu bò tăng lên do tận dụng được các nguồn phụ phẩm, chống rét, giảm thiểu chi phí về điều trị bệnh, thức ăn... đồng thời khuyến khích các hộ sử dụng hệ thống Biogas để tận dụng các nguồn chất thải từ chăn nuôi.
Xây dựng các tổ chức cộng đồng, tổ hợp tác về chăn nuôi, thú y theo hệ thống chăn nuôi hoặc cho toàn thể 4 hệ thống để tạo ra sân chơi bổ ích cho những người chăn nuôi tại các thôn bản, giúp cho họ tiếp cận tốt hơn các kiến thức, khoa học kỹ thuật tiên tiến đang được áp dụng. Đồng thời, huyện cần xây dựng quỹ bảo hiểm vật nuôi cho người chăn nuôi để họ an tâm hơn phát triển sản xuất.
b. Đề xuất riêng cho từng hệ thống
Với hệ thống chăn nuôi Quảng canh
+ Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, thồng tin tuyên truyền về các biện pháp kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh cho trâu bò để người chăn nuôi phòng chống bệnh tật và chống rét tốt hơn cho đàn gia súc.
+ Với quy mô chăn nuôi nhỏ thì người dân nên chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh hoặc hỗn hợp bán thâm canh.
+ Mua giống nên mua các giống địa phương (trâu bò gié) quanh khu vực huyện để trâu bò dễ thích nghi hơn với điều kiện chăn thả tự do theo hình thức quảng canh.
Với hệ thống chăn nuôi bán thâm canh
+ Cần làm chắc chắn lại chuồng trại và tìm ra vùng chăn thả gia súc phù hợp cho hình thức chăn nuôi này.
+ Con giống nên chuyển dần sang chăn nuôi trâu bò trung hoặc lai sind để nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình.
+ Khi mua giống thì nên lựa chọn các con giống có điều kiện chăn nuôi tương tự như ở Thanh Sơn để tránh trường hợp trâu bò bị ngã nước do không quen khí hậu.
Với hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh
Ngoài các kiến nghị giống với hệ thống chăn nuôi bán thâm canh thì hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh cần cải tiến và thâm canh hơn nữa các hệ thống chăn nuôi hỗn hợp. Có thể kết hợp các hệ thống chăn nuôi trâu bò một cách đa dạng như việc kết hợp với chăn nuôi lợn, gà và trồng trọt hay thủy sản. Sử dụng các phụ phẩm từ chất thải để làm Biogas nhằm phục vụ lại cho sản xuất.
Với hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng rừng
Tránh sử dụng trâu bò vào các ngày quá giá rét. Sau khi trâu bò phải làm việc nặng nhọc như kéo cây, kéo gỗ và vật liệu nặng thì cần cho ăn các chất giàu dinh dưỡng như các chất nhiều tinh bột và các loại cây thức ăn gia súc: cây cỏ voi, cỏ ghilê...
5.2.2. Kiến nghị khác
Với vùng núi huyện Thanh Sơn, nên áp dụng hệ thống chăn nuôi bán thâm canh và hỗn hợp bán thâm canh cho người dân tộc áp dụng. Ngoài ra, hệ thống kết hợp trồng rừng và hệ thống chăn nuôi quảng canh cũng vẫn được duy trì nhưng trong sự quản lý chặt chẽ của người chăn nuôi và các thú y thôn bản.
Huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tầm quan trọng, cấp bách của việc phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu bò) là hướng đi đúng nhằm thoát nghèo cho nhân dân. Quy hoạch chăn nuôi trên cơ sở phân vùng trong đó lấy chăn nuôi hộ gia đình là chính, khuyến khích các trang trại phát triển với quy mô lớn theo hướng bán công nghiệp trở thành hàng hoá.
Hiện tại vấn đề thú y tại thôn bản chưa tốt nên cần tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ thú y của huyện và cơ sở, củng cố đội ngũ khuyến nông theo hướng vừa đào tạo bồi dưỡng vừa có chính sách hỗ trợ động viên, khuyến khích họ tham gia để làm tốt các công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi cơ sở.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện nên xây dựng các điểm thu mua gia súc và các sản phẩm từ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp lệnh thú y.
Về chính sách, khuyến khích, hỗ trợ cán hộ phát triển chăn nuôi đại gia súc huyện nên trích một phần ngân sách hàng năm và lồng ghép các chương trình dự án (135,WB, NGO) để hỗ trợ người chăn nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Quốc Chỉnh, Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Tiến Dũng (1991), Một phương pháp phân loại hộ nông dân vùng đồng bằng sông Hồng, kết quả nghiên cứu khoa học khoa trồng trọt 1986 – 1991, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Tiến Dũng (1991), Bước đầu xây dựng hệ thống nông nghiệp hộ tại Đại Kim – Thanh Trì - Hà Nội – kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác năm 1991. Tài liệu hội nghị hệ thống canh tác Việt Nam lần 2, tháng 8 năm 1991.
Phạm Tiến Dũng (1993), Vận dụng lí thuyết hệ thống để phân tích các hệ thống nông nghiệp hộ nông dân vùng Đồng bằng sông hồng, Luận văn phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội.
Hoàng Tuấn Hiệp (2000), Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp.
Khuất Thị Thu Hồng (2005), “Phương pháp nghiên cứu định tính”, Khóa tập huấn phương pháp nghiên cứu định tính ngày 3 – 8/7/2005, Hà Nội.
Phạm Đình Ngân (1991), Khảo sát ảnh hưởng của một số nhân tố kinh tế – xã hội đến thu nhập của nông hộ trên các vùng sinh thái Thừa Thiên Huế, Tài liệu hội nghị hệ thống canh tác Việt Nam lần 2, 1991, Thừa Thiên Huế.
Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng, Đặng Văn Minh (1999), Giáo trình hệ thống nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
Lê Thị Nghệ, Lương Như Oanh, Phạm Quốc Trị và cộng sự (2006), Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở đồng bằng sông Hồng. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, Hà Nội.
Nông nghiệp sinh thái, Nhà xuất bản Nông nghiệp 1988
Phòng Thống Kê Huyện Thanh Sơn (2007), Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tháng 4 năm 2007.
Hà Văn Sơn, Nguyễn Bảo Vệ (2004), Hiệu quả kinh tế của ba mô hình canh tác (3 lúa + 1 màu; 3 lúa + cá) ở hai vùng sinh thái của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 11/2004.
Ota, K.; I. Tanaka; T. Udagawa; Munekata, 1972. Sinh thái học đồng ruộng (tài liệu dịch) Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng, Đào Châu Thu, Trần Đức Viên (1996), Bài giảng Hệ thống nông nghiệp dành cho cao học, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Mai Văn Thành, Trần Nam Anh, Lê Thị Thanh Phương, Phạm Thị Thanh Lan, Phạm Mai Hương và Vũ Thị Thao (2004), Các nhân tố ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Trung tâm Sinh thái nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Đình Tôn, Vũ Duy Giảng, Đặng Vũ Bình, Phạm Đăng Thắng (2003), Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả chăn nuôi gà kabir thả vườn trong điều kiện xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Nghiên cứu liên ngành và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2005), Năng suất chăn nuôi lợn trong nông hộ vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp trí Khoa học Nông nghiệp, Tập III, số 5/2005.
Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2006), Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn trong nông hộ vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp trí Khoa học Nông nghiệp, Tập IV, số 1/2006.
Vũ Đình Tôn, Võ Trọng Thành (2006), Năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn trong các trang trại quy mô vừa và nhỏ tại vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí chăn nuôi, số 11 (93) 2006.
Vũ Đình Tôn (2006), Bài giảng Hệ thống nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp, Hà Nội.
Vũ Đình Tôn (2006), Bài giảng Hệ thống chăn nuôi dành cho Cao học, Trường Đại Học Nông Nghiệp, Hà Nội.
Đoàn Xuân Trúc, Tăng Văn Lĩnh và cộng sự (2004), Nghiên cứu chọn lọc, xây dựng đàn lợn hạt nhân giống Yorkshire và Landrace dòng nái có năng suất sản xuất cao tại xí nghiệp giông vật nuôi Mỹ Văn, Báo cáo khoa học chăn nuôi – thú y 2004.
Đào Thế Tuấn (1989), Hệ thống nông nghiệp vùng Đồng bằng sông hồng, UBND thành phố Hà Nội, 1989.
Đào Thế Tuấn – Hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1992.
Đào Thế Tuấn (1998), Các tiếp cận trong việc nghiên cứu về nông nghiệp và nông thôn, Viện Chiến lược và Chính sách nông nghiệp, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Vu Trong Binh (1995), Hog-rering systems in the Red River delta. Vietnamese studies, special new peasants of the Red River delta, Published in English and French No 115.
Dung Pham Tien, Duong Van Hieu, Nguyen Mong Kieu, Ngo Thi Thu Hang, Nguyen Thi Vang, Nguyen Thi Lan (2004), Characreristics of households with ang without cattle in Tan Minh, Da Bac district, Hoa Binh province, Center for Agricultural Research and Ecological Studies, Hanoi Agricultural University.
Le Thanh Duong (2004), Farming systems and Integrated Rice-Fish Culture in the Mekong Delta, Vietnamese Agricultural Under Market-Oriented Economy, A the Agricultural Publishing House, Ha Noi.
FAO - Farming stystems development: Concepts, Methods, Application. Rone, 1989
FAO (1994), Information systems for Agricultural Statistics (Agrosat) Database, Food and Agricultural Organization of the United Nations, Rome, 1994.
FAO (1996), World livestock prodution systems-current status, issues and trends, Animal Production and health paper No 127, by Carlos sere and Henning, Jan Groenewold.
FAO (1996), Multiple frame agricultural surveys: Volume 1 Current surveys based on area and list sampling methods, Food and Agricultural Organization of the United Nations, Rome, 1996.
Gigg D.B – the Agricultural systems of the word cambridge luniaesity, 1977
De B. (1992), Technological and sociaeconomic changes: Including urbannization, as they impact upon animal production in Asia, Animal production and Rural Development: proceeding of the sixth AAAP Animal science congress, VolI Bangkok, Thailand, 57-72p.
Jahnke, H.E. (1982), Livestock production systems and livestock development in tropical Africa, Kiel, Germany: Kieler Wissens charfsverlag Vauk.
John S., (1995), Rice-fish culture: Where and could it work?, Mekong Fisheries Network Newsletter.
Jonathan T., (1981), Livestock production system in Chokwe, southern Mozambique, UNDP/FAO Project MOZ/81/015, Land and Water Department, National Agronomic Research Institute (INIA), C.P.3658, Maputo, Mozambique.
Kondombo S.R., R.P.Kwakkel, M.W.A. Verstegen, M.Slingerland, A.J. Nianogo (1999), Village chicken production system in the central region of Burkina Faso, Dapartment of Animal Science, Wageningen University, The Netherlands.
Matewos T.B. (2000), Resource Use in Crop-livestock Farming system and its Implication on Household Food Security of Smallholder Farmers: A Case of Dodola District, Bale Zone, Ethiopia. Center for International Environment and Development Studies, NORAGRIC, Aas, Norway.
Nawaz. M, M.A. Naqui and J.K. Jadoon (1986), Evaluation of Rambouillet Kaghani and crossbred sheep at Jaba sheep farm, Pakistan, J. Agric. Res, 7.
Ruthenberg, H. (1980), Farming systems in the tropics, Clarendon Press, Oxford, 424.
Zahidul H.M., N.U. Ahmed (1981), Farmer participant cropping systems research and development, Highlights from Bangladesh, Report of the cropping systems working group Meeting, held on May 18-22, 1981, IRRI.
Zandstra J.G., E.C. Price (1981), A methodology for on-farm cropping systems research, IRRI.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2708.doc