Tài liệu Nghiên cứu bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng do nấm Oidium gerberathium gây hại hoa đồng tiền vụ xuân năm 2009 vùng Hà Nội và phụ cận: ... Ebook Nghiên cứu bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng do nấm Oidium gerberathium gây hại hoa đồng tiền vụ xuân năm 2009 vùng Hà Nội và phụ cận
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng do nấm Oidium gerberathium gây hại hoa đồng tiền vụ xuân năm 2009 vùng Hà Nội và phụ cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------------------------
BÙI HỮU CHUNG
NGHIÊN CỨU BỆNH THỐI XÁM DO NẤM Botrytis cenirea VÀ BỆNH PHẤN TRẮNG DO NẤM Odium gerberathium GÂY HẠI HOA ĐỒNG TIỀN VỤ XUÂN NĂM 2009 VÙNG HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KIM VÂN
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Bùi Hữu Chung
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện đào tạo sau Đại học, khoa Nông học, bộ môn Bệnh cây – Nông dược.
Hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Kim Vân - Bộ môn Bệnh cây và Nông dược – Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài và luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp này.
Các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên thuộc Bộ môn Bệnh cây và Nông dược – Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn chỉnh luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của gia đình, người thân, bạn bè và các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó.
Tác giả luận văn
Bùi Hữu Chung
MôC LôC
Lêi cam ®oan
i
Lêi c¶m ¬n
ii
Môc lôc
iii
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
vi
Danh môc c¸c b¶ng
vii
Danh môc c¸c h×nh
x
1.
Më ®Çu
1
1.1.
§Æt vÊn ®Ò
1
1.2.
Mục đích và yêu cầu
3
2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1.
Tình hình nghiên cứu trong nước
4
2.2.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
12
3.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
3.1.
Địa điểm nghiên cứu
22
3.2.
Vật liệu nghiên cứu
22
3.3.
Nội dung nghiên cứu
22
3.4.
Phương pháp nghiên cứu
23
3.4.1.
Tình hình bệnh thối xám (Botrytis cinerea), bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium ) hại hoa đồng tiền ở một số vùng trồng hoa thuộc Hà Nội và phụ cận
23
3.4.2.
Ảnh hưởng của giống hoa đồng tiền đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng.
23
3.4.3.
Ảnh hưởng của địa thế đất đến sự phát sinh, phát triển bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
24
3.4.4.
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
24
3.4.5
Ảnh hưởng của tuổi hoa đồng tiền đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng
24
3.4.6
Ảnh hưởng của tỉa lá bệnh và làm cỏ đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
25
3.4.7
Ảnh hưởng phân bón đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
25
3.4.8
Ảnh hưởng của điều kiện có mái che và không có mái che đến sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
25
3.4.9
Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
26
3.4.10
Ảnh hưởng của phương pháp tưới nhỏ giọt và tưới phun đến sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng.
26
3.4.11
Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hoá học trong phòng trừ bệnh thối xám (Botrytis cinerea), bệnh phấn trắng(Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền.
26
3.4.12
Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
27
4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
29
4.1.
KÕt qu¶ gi¸m ®Þnh bÖnh thèi x¸m do nÊm (Botrytis cinerea) h¹i hoa hång
29
4.2.
Mức độ nhiễm bệnh thối xám (Botrytis cinerea) và bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại trên hoa đồng tiền ở một số vùng trồng hoa thuộc Hà Nội và phụ cận
31
4.3
Ảnh hưởng của 1 số biện pháp kỹ thuật đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiề
34
4.3.1
Ảnh hưởng của giống hoa đồng tiền đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng
34
4.3.2
Ảnh hưởng của địa thế đất đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại cây hoa đồng tiền
39
4.3.3
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển bệnh thối xám, bệnh phấn trắng
43
4.3.4
Ảnh hưởng của tuổi cây hoa đồng tiền đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng
47
4.3.5
Ảnh hưởng của biện pháp tỉa bỏ lá bệnh, làm cỏ đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng
51
4.3.6
Ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
55
4.3.7
Ảnh hưởng của biện pháp trồng có mái che và không có mái che đến sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại cây hoa đồng tiền đỏ nhung (F1)
59
4.3.8
Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại cây hoa đồng tiền
63
4.3.9
Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
67
4.4.
Ảnh hưởng của một số thuốc trừ nấm đối với bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
70
V.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
75
5.1.
Kết luận
75
5.2.
Tồn tại và đề nghị
76
Tài liệu tham khảo
77
Phụ lục
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
BTPS
Bào tử phân sinh
CSB
Chỉ số bệnh
CT
Công thức
CTV
Cộng tác viên
KT
Kích thước
TKTD
Thời kỳ tiềm dục
TLB
Tỷ lệ bệnh
Viện NC. Rau quả
Viện Nghiên cứu Rau quả
Danh môc c¸c b¶ng
Bảng 4.1
Kết quả giám định nấm Botrytis cinerea, nấm Oidium gerberathium hại hoa đồng tiền
30
Bảng 4.2
Diễn biến của bệnh thối xám ở một số vùng trồng hoa đồng tiền thuộc Hà Nội và phụ cận vụ xuân năm 2009
31
Bảng 4.3
Diễn biến của bệnh phấn trắng ở một số vùng trồng hoa đồng tiền thuộc Hà Nội và phụ cận vụ xuân năm 2009
33
Bảng 4.4
Diễn biến của bệnh thối xám (Botrytis cinerea) trên một số giống hoa đồng tiền tại Như Quỳnh, vụ xuân năm 2009
35
Bảng 4.5
Diễn biến của bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium trên một số giống hoa đồng tiền tại Như Quỳnh, vụ xuân năm 2009
37
Bảng 4.6
Diễn biến của bệnh thối xám (Botrytis cinerea) ở hai địa thế đất trên giống hoa đồng tiền đỏ nhung (F1) tại xã Như Quỳnh - Hưng Yên
40
Bảng 4.7
Tình hình bệnh phấn trắng(Oidium gerberathium ) ở hai địa thế đất trên giống hoa đồng tiền đỏ nhung (F1) tại xã Như Quỳnh - Hưng Yên
42
Bảng 4.8
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển bệnh thối xám (Botrytis cinerea) trên giống hoa đồng tiền đỏ nhung tại Như Quỳnh
44
Bảng 4.9
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát triển bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) trên giống đỏ nhung (F1) tại Như Quỳnh – Hưng Yên
45
Bảng 4.10
Ảnh hưởng của tuổi cây đến sự phát triển của bệnh thối xám(Botrytis cinerea) trên giống đỏ nhung (F1) tại Như Quỳnh – Hưng Yên
47
Bảng 4.11
Ảnh hưởng của tuổi cây đến sự phát triển bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) trên giống hoa đồng tiền đỏ nhung (F1) tại Như Quỳnh – Hưng Yên
50
Bảng 4.12
Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa bỏ lá già, lá bị bệnh và làm cỏ đến sự phát triển bệnh thối xám (Botrytis cinerea) hại hoa đồng tiền
52
Bảng 4.13
Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa lá già, lá bị bệnh và làm cỏ đến sự phát triển bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền
54
Bảng 4.14
Ảnh hưởng của phân bón NPK tới bệnh thối xám (Botrytis cinerea) hại hoa đồng tiền đỏ nhung (F1) ở Như Quỳnh – Hưng Yên
56
Bảng 4.15
Ảnh hưởng của phân bón NPK tới bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền đỏ nhung (F1) ở Như Quỳnh – Hưng Yên
58
Bảng 4.16
Ảnh hưởng của biện pháp trồng có mái che và không có mái che đến sự phát triển bệnh thối xám (Botrytis cinerea) hại hoa đồng tiền
60
Bảng 4.17
Ảnh hưởng của biện pháp trồng có mái che và không có mái che đến sự phát triển bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền
61
Bảng 4.18
Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sự phát triển bệnh thối xám (Botrytis cinerea) hại hoa đồng tiền
64
Bảng 4.19
Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sự phát triển bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền
65
Bảng 4.20
Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến sự phát triển bệnh thối xám (Botrytis cinerea) hại hoa đồng tiền
67
Bảng 4.21
Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến sự phát triển bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền
69
Bảng 4.22
Ảnh hưởng của một số thuốc hoá học đối với bệnh thối xám (Botrytis cinerea) hại hoa đồng tiền
71
Bảng 4.23
Ảnh hưởng của một số thuốc hoá học đối với bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền
73
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên bảng
Trang
Hình 1
Mức độ nhiễm bệnh thối xám trên hoa đồng tiền ở một số vùng trồng hoa thuộc Hà Nội và phụ cận
32
Hình 2
Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền ở một số vùng trồng hoa thuộc Hà Nội và phụ cận
34
Hình 3
Diễn biến bệnh thối xám trên một số giống hoa đồng tiền tại Như Quỳnh vụ xuân 2009
37
Hình 4
Diễn biến bệnh phấn trắng trên một số giống hoa đồng tiền tại Như Quỳnh vụ xuân 2009
39
Hình 5
Ảnh hưởng của địa thế đất đến bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
41
Hình 6
Ảnh hưởng của địa thế đất đến bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
43
Hình 7
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối xám hoa đồng tiền
45
Hình 8
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
47
Hình 9
Ảnh hưởng của tuổi cây đến bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
49
Hình 10
Ảnh hưởng của tuổi cây đến bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
51
Hình 11
Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật làm cỏ tỉa lá già, lá bị bệnh đến bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
53
Hình 12
Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa lá già, lá bị bệnh và làm cỏ đến bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
55
Hình 13
Ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón NPK tới bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
57
Hình 14
Ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón NPK tới bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
59
Hình 15
Ảnh hưởng của biện pháp trồng có mái che và không có mái che đến sự phát triển bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
61
Hình 16
Ảnh hưởng của biện pháp trồng có mái che và không có mái che đến sự phát triển bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
62
Hình 17
Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sự phát triển bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
65
Hình 18
Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sự phát triển bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
66
Hình 19
Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến sự phát triển bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
68
Hình 20
Ảnh hưởng của phương pháp tưới nước đến sự phát triển bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
70
Hình 21
Hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh thối xám hoa đồng tiền vụ xuân 2009
72
Hình 22
Hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền vụ xuân 2009
74
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam hoa đã được dùng trong các ngày vui, hội hè, lễ tết, cưới xin, ma chay với nhu cầu tiêu dùng hoa quanh năm phổ biến trong mọi tầng lớp.
Không có nhiều ghi chép về nghề này trong lịch sử, nhưng có nhiều lưu truyền trong dân gian các giai thoại về nghề trồng hoa ở nước ta. Từ năm 1995 trở về trước hoa được trồng chủ yếu ở các làng hoa truyền thống, gần thành phố khu nghỉ mát, khu công nghiệp... như Ngọc Hà, Tây Tựu (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Đằng Hải (Hải Phòng), Đà Lạt, Huế.... Từ những năm 1995 trở lại đây hoa đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Thái Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tây, Hải Dương, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang... Ngoài những giống hoa nhập nội từ Hà Lan, Pháp, Singapo, Mỹ, Ý, Trung Quốc...chủng loại hoa ở Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng. Một số loại hoa được ưa chuộng và tiêu dùng nhiều như: Hoa hồng, Đồng tiền, Cúc, Layơn, Phong lan... Nhiều vùng chuyên hoa lớn đã có lâu đời ở nước ta như ở Đà Lạt, Huế, Hà Nội...
Hàng năm các cơ quan nghiên cứu đã chọn tạo được những giống hoa mới bổ sung vào tập đoàn giống hoa cũ nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân. Các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như nuôi cấy mô, giâm cành, tách mầm để nhân giống cũng được áp dụng khá phổ biến nhằm cung cấp nhanh nhu cầu về cây giống cho sản xuất. Bên cạnh đó các biện pháp kỹ thuật thâm canh, việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái và bảo quản cũng được đẩy mạnh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hoa tươi. Những yếu tố này đã góp phần vào việc thúc đẩy phát triển nghề sản xuất hoa ở Việt Nam.
Trên thế giới chỉ có 1,2% diện tích đất để trồng hoa, nhưng nó lại chiếm trên 6% giá trị hàng hoá và lợi nhuận từ trồng hoa gấp >5 lần trồng lúa. Ở các nước tiên tiến, nhu cầu và chi phí về hoa tươi khá cao: Pháp 140 USD, Hà lan 65 USD, Thuỵ Sĩ 67 USD, Mĩ 43 USD, Canada 39 USD/ người /năm... Sản lượng hoa tăng lên theo thời gian, từ 1996-2002 sản lượng tăng lên 2 lần, giá trị kinh tế tiền tệ từ 25 tỉ USD lên 45 tỉ USD . Nhiều nước có nền công nghiệp trồng hoa đạt giá trị hàng hóa rất cao như Hà Lan 4,5 tỷ USD/năm; Mỹ 3,9 tỉ USD/năm; Nhật Bản 3,2 tỷ USD/năm.v.v. Các nước Đông Nam Á có sản lượng hoa lớn bao gồm: Thái Lan, Đài Loan, Singapo, Trung Quốc. Riêng thành phố Côn Minh (Trung Quốc) có 7500 ha hoa được tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến và hiện đại. Trung Quốc trong những năm gần đây diện tích trồng hoa và tiêu thụ hoa đứng hàng đầu thế giới.
Trong các loài hoa, hoa đồng tiền luôn được nói đến như một giá trị của nghệ thuật. Hà Lan là nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới (chiếm trên 60% lượng hoa xuất khẩu trên thế giới), và chủ yếu là xuất khẩu hoa đồng tiền, hoa tuylíp, hoa hồng.
Ở Việt Nam, hoa đồng tiền được trồng ở khắp mọi nơi từ Bắc tới Nam. Người Việt Nam coi hoa đồng tiền là biểu tượng của sự phồn thịnh, lòng vị tha và sự khát khao vươn tới cái đẹp. Vì vậy hoa đồng tiền cũng là một trong số những loài hoa quan trọng nhất ở Việt Nam.
Song cây hoa đồng tiền cũng là một trong những loài hoa bị nhiều sâu, bệnh phá hại nặng nhất. Thành phần sâu, bệnh hại trên cây hoa đồng tiền rất phong phú. Một số sâu, bệnh hại chính nổi lên trong nhiều năm qua như dòi đục lá, nhện, bọ trĩ, bệnh phấn trắng, đốm đen,... đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong vài năm gần đây bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng do nấm Oidium gerberathium trước đây được xếp vào hàng thứ yếu nay lại phát triển mạnh mẽ, bệnh hại nụ, cuống hoa, lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng hoa đồng tiền. Trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu về bệnh hại hoa đồng tiền nhưng ở Việt Nam bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hoa đồng tiền chưa được quan tâm nghiên cứu nên chưa có cơ sở đầy đủ để đưa ra các biện pháp phòng trừ hữu hiệu. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất trong việc phòng trừ bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng do nấm Oidium gerberathium gây hại hoa đồng tiền vụ xuân năm 2009 vùng Hà Nội và phụ cận”.
1. 2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá tình hình diễn biến của một số bệnh nấm chủ yếu trên hoa đồng tiền tại Hà Nội và vùng phụ cận vụ xuân năm 2009. Nghiên cứu 1 số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm gây bệnh thối xám Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng Odium gerberathium. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh bằng thuốc hoá học ngoài đồng ruộng.
1. 2.2. Yêu cầu
- Điều tra diễn biến và đánh giá mức độ thiệt hại của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền trên đồng ruộng vụ Xuân 2009 tại xã Tây Tựu – huyện Từ Liêm - Hà Nội, xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, xã Đình Bảng - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định triệu chứng bệnh (nhận xét và chụp ảnh)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố: giống, tuổi cây, mật độ trồng, biện pháp kỹ thuật canh tác, địa thế đất, nhà mái che, tưới nhỏ giọt... đối với sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng.
- Khảo sát hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học đối với bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền ở ngoài đồng ruộng.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước
Cây hoa Đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii Bolus có nguồn gốc ở Nam Phi. Năm 1697 Relomen phát hiện thấy ở vùng phía nam châu Phi và ông đã đưa về vườn thực vật Anh quốc.
Theo Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc(2004)[3] Irwin Luynch là người đầu tiên tiến hành lai tạo các giống hoa Đồng tiền với nhau, sau đó Pháp và Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và hiện tại 2 nước là trung tâm tạo giống Đồng tiền của thế giới. Hiện nay hoa Đồng tiền được trồng ở nhiều nước trên thế giới. .
Ở Việt Nam hoa đồng tiền được trồng ở khắp ba miền đất nước. Hoa đồng tiền nguồn gốc ở miền đông Nam Phi, ưa khí hậu ấm áp, ưa ánh sáng và nơi thoáng gió. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây hoa đồng tiền là từ 20-250C, mùa đông từ 12-150C, dưới 100C cây ngừng sinh trưởng.Về vấn đề bệnh hại, một số tác giả cho rằng, trên cây hoa đồng tiền có nhiều loại bệnh nguy hiểm như bệnh phấn trắng, bệnh thối gốc, bệnh thối xám , bệnh nấm hạch, bệnh đốm lá. Các bệnh này thường phá hại nặng trên các giống đồng tiền mới nhập nội vào nước ta. Bệnh hại làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, phẩm chất và sự sinh trưởng của cây
Nguồn nấm bệnh là mối nguy hiểm lớn nhất với hoa Đồng Tiền, chủ yếu do các loại nấm gây ra các bệnh thối xám, bệnh phấn trắng, bệnh thối hạch, bệnh thối gốc.
2.1.1.Bệnh thối gốc ( Fusarium sp. )
Theo Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề(2001) [8], Phạm Công Thuật [14]cho biết nấm Fusarium sp sống hoại sinh trên đất và trên tàn dư cây trồng. Nhiều loài Fusarium sinh sản bào tử hậu và đây cũng chính là nguồn bệnh lây lan vụ sau. Biện pháp phòng trừ tốt nhất có ý nghĩa giảm bệnh là luân canh cây trồng nâng cao độ phì của đất bằng cách bón bổ sung phân hữu cơ và phơi ải đất trước khi trồng…
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh(2005) [2] cho biết nguyên nhân của bệnh thối gốc hoa đồng tiền là do nấm Fusarium sp gây ra với triệu chứng đặc trưng là: Thời kỳ đầu lá cong cuộn lại, héo và vàng sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ cây bệnh bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển: Nguồn gây bệnh là một loại nấm đất. Bào tử nấm hình cong lưỡi liềm, dễ lan truyền theo nguồn nước tưới và nước mưa, chúng lây truyền rất nhanh (đặc biệt trong điều kiện có nhiệt độ và ẩm độ cao) theo tàn dư cây bệnh tồn tại trong đất rồi xâm nhập vào cây qua vết thương ở rễ non hoặc vết cuống lá gãy, sinh trưởng trong ống dẫn làm tắc ống dẫn. Cây sau khi bị nhiễm bệnh khoảng 10 - 15 ngày thường chết. Trong điều kiện nhiệt độ thấp và ở thời kỳ cây con bệnh nhẹ, khi cây ra nụ bệnh thường phát sinh phá hại mạnh .
Biện pháp phòng trừ: Bệnh này khi đã phát sinh thành dịch rất khó cứu chữa, vì vậy xác định phòng là chủ yếu, kết hợp các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, canh tác để phòng trừ. Cụ thể có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tiêu độc đất trước khi trồng : Tưới Foocmon công nghiệp: làm loãng 30 lần, phun vào đất rồi dùng nilon tủ đất 10-15 ngày, sau đó xới đất cho thuốc bốc hơi hết rồi mới trồng cây cho hiệu quả rất tốt.
-Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bị bệnh rồi tiêu huỷ, tiêu độc đất nơi có cây bị bệnh hoặc thay bằng đất khác.
-Trong quá trình sinh trưởng của cây phải định kỳ rắc bột lưu huỳnh vào đất.
-Sử dụng một số loại thuốc hoá học trừ bệnh sau: BenlateC, Rhidomil MZ 72WP ,Validamycin 50 SC.
Theo Trần Văn Mão, Nguyễn Thế Nhã (2001) [7], Nguyễn Thị Kim Lý (2009) [12] cho biết phòng trừ bệnh do nấm Fusarium gấy ra cần đảm bảo đất sạch không trồng đất cũ (cần luân canh), phân bón lót phải hoai. Khi trồng phải chọn cây khỏe, tránh gây vết thương, khi phát hiện cây bị bệnh cần nhổ bỏ, khử trùng đất. Khi cây bị bệnh nhẹ dùng thuốc Benlat, hoặc Daconil 0,2-0,3% tưới vào gốc.
2.1.2. Bệnh thối xám (Botrytis cinerea.)
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc(2004) [3], Nguyễn Xuân Linh và CTV (2000) [10], Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (2001) [8]cho biết nguyên nhân gây bệnh là do nấm Botrytis cinerea gây ra. Triệu chứng đầu tiên trên lá xuất hiện vết đốm mốc màu tro sau đó các đốm này lan rộng và nối với nhau thành đám màu nâu to, trời ẩm trên vết bệnh xuất hiện một lớp nấm mốc màu vàng nâu. Lá non bị bệnh thường thối nát và khô. Bệnh nặng cả cây thối mềm và chết. Đặc điểm phát sinh phát triển: Nguồn bệnh qua đông trong đất, nhiệt độ thích hợp nhất cho bệnh phát sinh là khoảng 150C - 250C, trên 350C và dưới 50C bệnh bị kìm hãm. Độ ẩm cao là điều kiện quan trọng nhất cho bệnh phát sinh. Ngoài ra thông gió kém, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn, trồng cây quá dày là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Biện pháp phòng trừ: Tăng cường thông gió, hạ nhiệt trong nhà vườn, kịp thời nhổ bỏ cây bệnh, xử lý tiêu độc đất hoặc thay đất nơi có cây bị nhiễm bệnh.
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ khi phát hiện thấy bệnh : Benlate BTN50%, Cavil 50 SC, Rovral 50WP
Theo Trần Văn Mão, Nguyễn Thế Nhã (2001)[7] bệnh hại nặng vào mùa xuân khi tiết trời có nhiều mưa phùn, bệnh hại cả nụ hoa, tràng hoa và lá non, bệnh nặng làm hoa khô và lá rụng. Để phòng trừ bệnh, theo một số tácgiả nên sử dụng dung dịch Boocdo 1% hoặc Zineb 0,2% phun định kỳ 7 ngày/ lần. Theo Nguyễn Thị KimLý(2009)[12] , bệnh chết khô do nấm Botrytis cinerea Pers gây ra, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 15oC. Khi cây bị bệnh, nụ hoa thường không nở được, nụ bị gãy gục xuống, hoa khô cháy. Theo tác giả có thể phòng trừ bằng một số loại thuốc hóa học như Kasuran, Daconil, Carbenzim định kỳ 1 tuần/ 1 lần cho hiệu quả tốt.
2.1.3. Bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium)
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh (2003)[2], Nguyễn Thị Kim Lý(2009) [ 12 ], Phạm Công Thuật(1995) [14], bệnh phấn trắng là một trong những bệnh phá hại phổ biến trên các vườn trồng hoa đồng tiền.
Triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại lá. Thời kỳ đầu trên lá có đốm mốc màu trắng, sau đó lan rộng ra thành những đốm hình tròn hoặc hình bầu dục to hơn, màu trắng vàng trên phủ một lớp phấn trắng, sau đó lớp bụi phấn này biến thành màu xám tro. Cây bị hại lá cong lại, bệnh nặng lá ít và nhỏ, lá màu nâu vàng và khô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng của cây.
Đặc điểm phát sinh phát triển: Nguồn bệnh qua đông ở dạng sợi nấm và quả thể. Vào mùa xuân ấm áp, khi gặp điều kiện thích hợp nấm lây truyền qua không khí và nước. Đặc biệt khi có nhiệt độ và ẩm độ cao nấm sản sinh ra một lượng lớn bào tử phân sinh dẫn đến gây hại rất nặng. Tưới nước nhiều, bón đạm nhiều, cây rậm rạp, thông gió kém, ánh sáng yếu dẫn đến các lá phía dưới bị bệnh phấn trắng rất nặng.
Biện pháp phòng trừ : Chăm sóc cây tôt để nâng cao sức kháng bệnh, đặc biệt vào tháng 2 tháng 3 khi trời chuyển ấm cần phải kịp thời thông gió giảm độ ẩm. Ngắt bỏ triệt để các lá bị bệnh, nhổ bỏ cây bị bệnh, tránh trồng gối, trồng liên tiếp hoa đồng tiền trên cùng mảnh đất.
Khi bệnh xuất hiện dùng một trong các loại thuốc phun: Benomyl BTN 50%, Score 250 EC,Ridomil BTN .
Theo Nguyễn Xuân Linh(2002)[9] Bệnh hại cả lá, nụ hoa. Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh chiếm tới 50-70%, bệnh làm ảnh hưởng tới sự ra hoa của cây. Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Oidium gerberathium.. Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa đông và ngừng phát triển vào cuối tháng 5, hại nặng nhất vào tháng 3 và tháng 4. Nhiệt độ thích hợp cho bào tử nấm nảy mầm xâm nhập vào cây là từ 17-25oC, trong điều kiện khô hạn hoặc ẩm ướt bệnh đều có thể phát triển được. Để phòng trừ bệnh cần chú ý chăm sóc tốt, thường xuyên tỉa lá già, lá bị bệnh, không nên để quá nhiều lá, vườn phải thoáng gió, đủ ánh sáng, tốt nhất mỗi ngày có ánh nắng mặt trời chiếu sáng trong vài giờ. Trong thời kỳ bị bệnh nên bón nhiều phân và Kali để tăng sức đề kháng cho cây, tránh bón nhiều đạm. Ngoài ra tác giả còn khuyến cáo nên sử dụng hợp chất lưu huỳnh vôi 0.3o bome theo định kỳ có tác dụng tốt trong việc phòng trừ bệnh phấn trắng. Theo Nguyễn Huy Trí, Đào Văn Lư (1994)[16] ở nước ta cây hoa đồng tiền được trồng ở vụ xuân thường bị bệnh phấn trắng hại nặng. Nấm gây bệnh làm lá mất diện tích quang hợp, lá biến dạng, hoa không nở được làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hoa.
Theo Nguyễn Xuân Linh và CTV (2000)[10] nên sử dụng thuốc Score 250 ND, Anvil 5SC, Bayfidan 250 EC đạt hiệu quả cao trong việc phòng chống bệnh. Đào Mạnh Khuyến(1996)[6] cho rằng nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18oC , ẩm độ thích hợp là 85%, nếu nhiệt độ lên cao tới 35oC nấm sẽ chết sau 24 giờ. Theo tác giả việc phun Kasuran, Derosal, Ridomil rất có hiệu quả , bên cạnh đó cần kết hợp với biện pháp cắt tỉa, đốt huỷ các cành lá bị bệnh đồng thời bón thêm kali để tăng sức chống chịu cho cây.
2.1.4. Bệnh nấm hạch.( Scerotinia sclerotiorum )
Theo Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc(2004) [3], Nguyễn Xuân Linh và CTV(2000) [10], Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh(2003) [2], bệnh nấm hạch do nấm Scerotinia sclerotiorum gây ra phá hại rất nghiêm trọng cây hoa đồng tiền. Bệnh phát sinh ở gốc rễ làm cho rễ bị thối nát. Thời kỳ đầu gốc thân xuất hiện trạng thái thối nhũn, không có mùi, màu vàng nâu, sau đó lan đến thân và gân lá. Thời kỳ sau xuất hiện những đám sợi nấm màu trắng xen lẫn hạch màu đen cả ở phía ngoài và phía trong thân.
Triệu chứng điển hình của bệnh này là chỗ bị bệnh bị thối mềm rất nhanh và bao phủ 1 lớp nấm màu trắng sữa dày đặc.
Đặc điểm phát sinh phát triển: Nguyên nhân gây bệnh là nấm hạch Sclerotinia sclerotiorum thuộc lớp nấm túi quả thể hình đĩa hoặc loa kèn. Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm qua đông trên tàn dư cây trồng và trong đất, năm sau sản sinh bào tử túi. Nếu vụ trước trồng cây họ thập tự bệnh sẽ rất nặng. Bệnh lan truyền do sự cọ sát giữa cây bị bệnh và cây khoẻ và do sự lây lan của sợi và hạch nấm trong đất.
Biện pháp phòng trừ : Chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt để trồng và trồng thưa, loại bỏ sớm cây bị bệnh để giảm nguồn bệnh. Cày lật đất sâu để vùi lấp hạch nấm, ở độ sâu 20cm hạch nấm dễ chết và khó nảy mầm. Luân canh với cây trồng nước
Dùng thuốc trừ nấm:
Topsin M70 WP, Rovral 50WP.
2.1.5.Bệnh đốm lá.( Cercospora sp )
Theo Nguyễn Thị Hoa(2000)[4], Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2004)[3], Phạm Công Thuật(1995)[14], Trần Văn Mão, Nguyễn Thế Nhã (2001)[7], Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện nghiên cứu Rau quả (2005)[15], bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp gây ra. Lúc đầu nấm xâm nhiễm vào lá và hình thành các vết nhỏ như đầu mũi kim, sau đó lan rộng ra thành các đốm hoặc vết hình tròn, gần tròn.. không theo quy cách nhất định. Màu sắc thay đổi màu nâu, màu đen, màu trắng, màu xám, màu tím, màu vàng...
Đặc điểm phát sinh phát triển: Nguồn bệnh có nhiều chủng loại nấm, song chủ yếu là nấm đốm lá, thuộc nhóm nấm bất toàn., qua đông trên tàn dư cây trồng trong đất ở thể bào tử phân sinh, mùa Xuân năm sau nảy mầm lan truyền trong không khí hoặc theo nước mưa. Nấm bệnh có thể xuyên thủng lớp biểu bì của cây, xâm nhập vào trong cây để hút dinh dưỡng, rồi lan rộng ra. Bệnh phát sinh quanh năm. Điều kiện nóng, ẩm bệnh phát triển mạnh, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 15- 250C, độ ẩm 90%.
Biện pháp phòng trừ: Sau khi thu hoạch, thu dọn hết tàn dư cây trồng đốt bỏ hoặc cày vùi sâu tàn dư xuống đất để giảm nguồn bệnh. Dùng dung dịch Boocđo 1:200 phun 10 ngày 1 lần, phun 2-4 lần. Cũng có thể dùng một số loại thuốc hoá học sau :
Champion pha 10- 20g/ bình 8lít
Anvil 5SC pha 10- 15ml/bình 8 lít .
Vimonyl 72 BTN pha 25 -30g/ bình 8 lít
2.1.6. Bệnh đốm lá vi khuẩn.( Erwinia carotovora ).
Theo Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc(2004)[3], Nguyễn Xuân Linh (1998)[11], Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh(2003)[2], bệnh đốm lá vi khuẩn có triệu chứng: Lúc đầu ở gân lá và trên lá mới ra, có những đốm màu tối không đều, sau đó phát triển thành những đốm tròn màu nâu. Bệnh tiếp tục phát triển, thịt lá mất đi lớp màng mỏng, các đốm bệnh lan đến gân lá, bệnh nặng phía dưới cây bị chết khô.
Đặc điểm phát sinh phát triển: Nguồn bệnh là do một loại vi khuẩn tồn tại trên tàn dư cây trồng và trong đất. Bệnh thường phát sinh phs hại nặng vào mùa xuân, nhiệt độ thấp và ẩm ướt.
Biện pháp phòng trừ: Dùng cây giống sạch bệnh và ươm trên đất sạch bệnh, cần thông gió giảm độ ẩm trong nhà vườn. Khi bệnh phát sinh cần hạn chế tưới nước để cho rễ phát triển, tăng sức chống bệnh của cây. Trồng ngoài trời cần lên luống cao, che nilon và khơi rãnh thoát nước. Sau khi thu hoạch, dọn sạch tàn dư cây trồng, cày lật đất, phơi đất... các biện pháp này làm giảm nguồn bệnh, giảm cây bị bệnh.
Dùng thuốc Steptomycin hoà loãng 4.000 lần, 7-10 ngày phun 1 lần, phun 3-4 lần. Ngoài ra có thể phun thay đổi một số loại thuốc như Kasumin, Champion.
2.1.7. Bệnh virut hoa lá.
Theo Theo Đặng Văn Đông,Đinh Thế Lộc(2004)[3], Đào Văn Khuyến (1996)[6],Nguyễn Xuân Linh(1998)[11], Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh (2003)[2] bệnh virut hoa lá là bệnh phổ biến nhất đối với hoa Đồng Tiền trồng trong nhà, tác hại tương đối nghiêm trọng và cũng là bệnh khó phòng trừ nhất, ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng hoa. Nguồn bệnh chủ yếu là virut hoa lá dưa chuột (CMV), virut hoa lá thuốc lá (TMV). Trong đó CMV gây nên đốm sọc hoặc đốm màu xanh vàng trên lá, bệnh nặng lá gồ ghề, nhăn nheo, cây thấp lùn, hoa tự có ngắn lại, nứt nẻ, biến dạng.
Bệnh do TMV gây nên, giữa lá bị biến màu, cong lên, mặt sau lá và gân lá chuyển màu xanh nhạt. Bệnh nặng ở lá non thịt lá bị thoái hoá, thành lá có hình cong queo như sợi, cây lùn đi, mọc chụm lại, hoa không dài ra được.
Đặc điểm phát sinh phát triển: Bệnh hoa lá có liên quan với tình trạng sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ cao, hạn, thiếu phân, bệnh phát sinh mạnh. Nói chung vụ Xuân chủ yếu là TMV, vụ Thu CMV là chính. TMV qua đông trên nhiều ký chủ, lây lan, chủ yếu bằng con đường tiếp xúc. CMV chủ yếu truyền qua rệp.
Phương pháp phòng trừ: Hiện nay chưa có loại thuốc nào phòng trừ có hiệu quả. Tăng cường chăm bón làm cho cây khoẻ là cơ bản. Tiêu độc dụng cụ như cuốc, xẻng, dao, kéo. Tránh lây nhiễm chéo là biện pháp ngăn chặn lây lan quan trọng. Phòng trừ côn trùng, đặc biệt là côn trùng chích hút như rệp để ngăn chặn lây lan, nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bị bệnh.
Hiện nay người ta dùng cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh để tránh virut tích tụ nhiều đời. Dùng lưới ngăn côn trùng cũng là biện pháp rất có hiệu quả.
2.2.Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện được khá nhiều loài vi sinh vật gây bệnh trên cây hoa đồng tiền.
Theo Website(2009) [ 59 ] đã ghi nhận có 2 loài virus, 3 loài vi khuẩn và 30 loài nấm gây bệnh trên cây hoa đồng tiền. Một số bệnh quan trọng và phổ biến nhất trên cây hoa đồng tiền ở Hà Lan là bệnh thối xám, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, do nấm gây ra. Ở Trung Quốc cũng ghi nhận có 15 loài nấm gây bệnh trên lá và hoa, 3 loài nấm gây bệnh trên rễ cây hoa đồng tiền (Shaul O, Elad, Zieslin 1996 [32]). Một số loài nấm gây bệnh trên tất cả các bộ phận lá, hoa, rễ của cây hoa đồng tiền như nấm Fusarium sp., Botrytis sp., nhưng có một số loài chỉ gây bệnh trên lá và hoa như Cercos._.pora sp, Oidium gerberathium .
Theo Weber G.F(1973) [49] trên cây hoa đồng tiền có 15 bệnh do nấm, 3 bệnh do vi khuẩn và 5 bệnh do virus. Một số bệnh chính trên cây hoa đồng tiền như bệnh thối xám (Botrytis cinerea) đã được nghiên cứu ở Hà Lan, Pháp, Trung Quốc, Mỹ ; Bệnh đốm lá (Ceriospora. sp) được nghiên cứu ở Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc; bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) được nghiên cứu ở Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc; Khi đề cập đến bệnh hại trên cây hoa đồng tiền có rất nhiều loài bệnh hại, trong đó đáng chú ý là bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng, thối xám….Những bệnh này đã gây thiệt hại đáng kể cho hầu hết các vùng trồng hoa đồng tiền ở nhiều nước trên thế giới (Szekely I.; Wagner S.; Dragan M. (1984) [34]; Cantor, M.(2004)[22], Anderson, N.O. Ascher, P.D. Widmer, R.E. And Luby, SS. (2000)[17]; Bhatti M. H. R., and Shattock R. C. (1980) [34]) Vargas T. E.; Noguera R.; Smith G: (1990)[40]
2.2.1. Bệnh phấn trắng hoa đồng tiền (Oidium gerberathium)
Theo Usesugi Yasuhiko (1997) [39], Moseman J. G (1966) [24], A.Amariutei, I. Burzo, C. Alexe(2005)[18], Coyier D. I (1983)[24], Veser J. (1996))[48].Nấm phấn trắng thường xuất hiện ở đầu lá, cuống lá và đầu cành hoa, khi hoa nở xuất hiện những đốm trắng nhạt, dạng hạt bụi nhỏ li ly được tạo thành từ rất nhiều bào tử nấm .
Bệnh làm lá nhỏ, xoăn và dai. Sau 1 thời gian ngắn, những vết đốm trắng chuyển sang màu đỏ tía hoặc đỏ nâu rồi làm cây khô chết.
Nấm phấn trắng phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm, song cũng có thể nảy mầm và lan truyền cả trong những điều kiện ẩm độ thấp và nhiệt độ dao động trong khoảng từ 4 – 350C, trong suốt thời gian của năm. Nấm phấn trắng qua đông ở dạng quả thể và bào tử túi. Chúng di chuyển trong không khí nhờ gió rơi trên bề mặt lá, sau đó xâm nhiễm gây bệnh.
Sự nhiễm bệnh phấn trắng trên hoa đồng tiền phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng giống. Thông thường lớp phấn trắng xuất hiện với số lượng nhỏ và sau đó lây lan một cách nhanh chóng ở những vùng mẫn cảm, dễ bị tổn thương. Vì thế khi bệnh xuất hiện phải phòng trừ ngay để ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Theo Coyier D. I (1983)[24], bệnh phấn trắng hoa đồng tiền được phát hiện thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là bệnh hại phổ biến thường xuyên trong nhà kính và trên các vườn trồng. Bệnh phấn trắng phá hại nặng trên các vườn đồng tiền khi người ta sử dụng Ferbam và những thuốc hữu cơ khác như thuốc lưu huỳnh và đồng để trừ bệnh đốm đen. Bệnh phát triển phá hoại nặng ở vùng bờ biển Thái Bình Dương. Để phòng trừ bệnh các tác giả khuyên nên phun bột lưu huỳnh khi thấy dấu hiệu triệu chứng bệnh đầu tiên, thuốc Lưu huỳnh có hiệu lực kéo dài cả khi thời tiết quá nóng; Karathane hiệu quả ở dạng phun nước hơn ở dạng bột, nhưng cần phải pha đúng liều lượng; Fantan cũng có hiệu quả trừ bệnh nhưng nó để lại tồn dư của thuốc trên lá ( màu trắng). Theo tác giả việc lựa chọn những giống hoa đồng tiền kháng bệnh là điều rất quan trọng. Theo Website (2009) [55] và [59], bệnh phấn trắng thường hại nặng trên những vườn đồng tiền không luân canh. Schanathorst W. C. (1965) [46] cho rằng bệnh này phân bố rộng rãi và là bệnh hại nguy hiểm nhất đối với cây hoa đồng tiền. Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng là do nấm Oidium gerberathium. Bệnh phấn trắng phát sinh phá hại nặng ở điều kiện bón quá nhiều phân đạm. Nấm bệnh làm giảm sự phát triển của lá, giảm độ bóng của hoa. Sợi nấm màu trắng, đa bào, thường hình thành trên bề mặt mô bệnh, tạo vòi hút xâm nhập vào biểu bì của lá. Cành bào tử phân sinh ngắn, thẳng đứng. Bào tử phân sinh hình thành trên đỉnh của mỗi cành, bào tử có hình trứng hoặc hình bầu dục, mọc thành chuỗi thường có từ 5-10 bào tử trên đỉnh cành. Khi gặp điều kiện không thuận lợi (nhiệt độ thấp) nấm hình thành các quả thể kín (cleistotheci130a). Quả thể có dạng hình cầu đến hình quả lê, đường kính từ 80-120µm. Quả thể non màu trắng, già có màu đen, khi có độ ẩm thích hợp quả thể giải phóng các túi và bào tử túi ra ngoài, nhờ gió phát tán. Bào tử nấm nẩy mầm ở nhiệt độ 20oC từ 2- 4 giờ và có độ ẩm tương đối gần 100%. Rất hiếm khi quả thể của nấm được hình thành ở những vùng khí hậu ôn hoà hoặc trong nhà kính, bào tử nấm có thể tồn tại quanh năm. Khi vào ban đêm trên cánh đồng nhiệt độ khoảng 15,5oC và độ ẩm tương đối là 40-70%, thích hợp cho sự hình thành và giải phóng bào tử. Nhiều chu kỳ ngày và đêm lặp lại là điều kiện thuận lợi để hình thành dịch bệnh. Để phòng trừ, theo tác giả cần chọn các giống chống chịu bệnh kết hợp với việc phun thuốc hoá học. Việc cắt tỉa chồi cành bị bệnh, thiêu huỷ tàn dư có tác dụng hạn chế nguồn bệnh. Đối với vườn đồng tiền trồng trong nhà kính ngoài việc phun thuốc diệt nấm có thể hạ thấp ẩm độ vào ban đêm trong nhà kính bằng cách dùng quạt, máy thông hơi, dùng hơi nóng để làm giảm độ ẩm và hạn chế sự hình thành dịch bệnh trong vườn trồng.
Một số tác giả cho rằng đối với hoa đồng tiền trồng ngoài đồng ruộng nấm phấn trắng bảo tồn qua đông chủ yếu ở dạng sợi nấm trên lá bệnh, còn trên hoa đồng tiền ở nhà kính nấm chỉ tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh Subramanian C. V. (1983) [33 ] ; Pisi A.; Ballardi M.G. (1996) [42]).
Để phòng trừ bệnh phấn trắng hoa đồng tiền nên sử dụng một số loại thuốc nội hấp như Teiforin, Ferarimol, Tradimefon, Etaconazon (Geoger, N. A. (1988) [ 26 ].
Theo Geoger, N. A.(1988)[26], một số loài nấm như Ampelomyces quisqualis, Cladosporium oxysporum, Til1etiopsis sp., Verticliium lecanii, rệp Thriptabasi đã được xác nhận là những loại ký sinh bậc 2 hoặc là những vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh phấn trắng. Đây là một trong những hướng đi tích cực có nhiều triển vọng trong việc phòng trừ bệnh này ngoài sản xuất.
2.2.2. Bệnh đốm lá (Cercospora puderi)
Theo Website (2009) [51] có 2 loài nấm gây bệnh đốm lá. Đó là nấm C. puderi. Loài thứ hai là nấm C. rosicola.
Bệnh này được phát hiện thấy ở khắp các vườn đồng tiền, nhưng phổ biến hơn cả là vùng phía Nam nước Mỹ. Quả thể bầu được hình thành trên các tàn dư cây bệnh. Theo tác giả có thể phun Maneb để phòng chống bệnh này.
Theo Hoocker A.L (1967) [29] bệnh đốm lá cũng do loài nấm là C. puderi và C. rosicola gây ra. Ngoài ra trên hoa đồng tiền còn có một số bệnh đốm lá khác như: bệnh đốm vòng do nấm Alternaria alternata (Fr) gây ra các vết đốm trên lá ở thời kỳ có mưa nhiều. Vết bệnh thay đổi từ màu vàng sang màu nâu đậm, các đốm to dần và xuất hiện các vòng đồng tâm trên mô bệnh của lá. Gắp điều kiện ẩm ướt, các chồi hoa, nụ hoa và hoa đều có thể nhiễm bệnh. Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển là 30oC. Các loài A. brassicae var microspora Brun và các loài khác cũng đã được thông báo là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá trên cây hoa đồng tiền; bệnh thán thư do nấm Colletotrichum capsici (Syd) Bult và Bisby gây ra những vết đốm đỏ hình tròn, các đốm này có thể kết hợp thành một đốm lớn. Bệnh nặng các lá bị khô và dễ rụng. Các loài nấm khác cũng đã được tìm thấy trên lá hoa đồng tiền như: Monochaetia compa (Sacc) Allesh, Perizella oenothrae (Cke và Ell Sacc, Glomerella angulata Penz và Curvularia branchspora Boedijn .v.v. Ngoài ra trên cây hoa đồng tiền còn bị đốm cánh tràng hoa do nấm Bipolaris (Helminthosporium setariae (Saw.) Shoemaker. Đầu tiên nấm tạo ra các đốm màu nâu nhạt có đường kính 2 mm, vết bệnh nặng gây chết thối trên các cánh tràng hoa, độ ẩm ướt cao rất thuận lợi cho sự lây lan phát triển của nấm.
2.2.3. Bệnh thối xám hoa đồng tiền (Botrytis cinerea Pers.)
Theo Website (2009) [56],[57], [58], Talbot P. H. Botrytis , Ph. D (London) (1971) [47] bệnh thối xám là bệnh lây nhiễm trên rất nhiều loại cây trồng, trong đó hoa đồng tiền là loại cây dễ bị lây nhiễm nhất, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt. Đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở việc mở rộng diện tích của cây hoa đồng tiền ở nhiều vùng trên thế giới.
Theo tác giả Website (2009)[52], sự hình thành bào tử nấm tốt nhất ở bước sóng ánh sáng 355 nm (đèn cực tím). Một số loại nhà lưới che phủ bởi các loại màng lọc loại ánh sáng này làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh.
Theo các tác giả Website(2009) [53],[54], bệnh do nấm Botrytis cinerea xâm nhiễm thuận lợi trong điều kiện mát mẻ có mưa vào mùa xuân và mùa hè, nhiệt độ khoảng 15oC (60oF). Bệnh phá hại mạnh khi có mưa nhỏ hoặc mưa phùn liên tục trong vài ngày. Bệnh lây nhiễm trên nhiều loại cây cảnh , cây rau và quả.
Bệnh hại lá, đỉnh sinh trưởng, hoa, nụ hoa, cây con. Các tác giả cũng cho rằng để phòng trừ nên cắt bỏ cành lá bị bệnh. Thuốc hoá học có thể giúp ngăn cản bệnh, sử dụng vào mùa xuân, khi thời tiết ẩm ướt và thường gây hại nặng vào những năm trước.
Một số hoá chất trừ nấm như chlorothalonil, mancozeb, kalibicarbonate, thiophante-methyl có thể xử lý phòng trừ bệnh hại hoa đồng tìên..
Theo kết quả nghiên cứu của bộ môn nghiên cứu cây trồng của trường Đại học Illinois ở Urbana- champiagn, (Website(2009) [50]), khi nghiên cứu bệnh thối xám trên cây cảnh đã thấy có khoảng 50 loài nấm Botrytis thống kê trên các loại cây trồng. Nấm Botrytis cinerea có phạm vi ký chủ rộng nhất trong các loài Botrytis. Theo thống kê hầu hết bệnh thối xám trên cây cảnh là do nấm Botrytis cinerea gây ra.
Hạch nấm là dạng bảo tồn chủ yếu của nấm trên cánh đồng mặc dù bào tử phân sinh có thể tồn tại qua vụ trên cánh đồng và có thể chịu đựng nhiệt độ từ 39-131 oF (4-54oC). Giai đoạn qua đông, hạch nấm có thể tồn tại ở tàn dư trên mặt đất hoặc ở trên cây ký chủ.
Sự nảy mầm của bào tử và hạch nấm có thể hình thành sợi nấm trực tiếp từ đó sinh ra bào tử phân sinh và trong trường hợp đặc biệt, xâm nhiễm bằng sợi nấm. Trong một số trường hợp, hạch nấm Botrytis cinerea nảy mầm và sinh ra hậu bào tử và bào tử túi mặc dù kiểu này rất hiếm và chỉ xảy ra ở nấm Botrytis trên nho.
Các tác giả cũng cho biết nhiệt độ thích hợp cho bào tử nảy mầm là 72-77oF (22-25 oC), độ ẩm bão hoà hoặc 90-100% là điều kiện cần thiết cho bào tử nảy mầm. Thời tiết mát mẻ là điều kiện tốt nhất để nấm sinh trưởng, hình thành bào tử, giải phóng bào tử và bào tử nảy mầm. Sự xâm nhiễm xảy ra tốt nhất là ở nhiệt độ 66-74 oF (18-23 oC).
Tác giả Pirone P. P.; Dodge, Botrytis O.; Rickett, H. W. (1960)[40]), đã thí nghiệm lây nhiễm lá thứ 3- lá thứ 5 ở đỉnh ngọn với dung dịch bào tử ở nồng độ 4000 bào tử / ml.
Theo tác giả Forberg J. 1 (1975)[41] biện pháp kiểm tra các giống hoa đồng tiền về khả năng nhiễm bệnh thối xám giai đoạn sau thu hoạch. Các tác giả cho biết, bệnh thối xám do nấm Botrytis trên cánh hoa đồng tiền làm giảm giá trị thẩm mỹ. ...
Theo kết quả nghiên cứu của phòng chuẩn đoán bệnh cây của trường Đại học Cornell, (Website(2009) [52]), bệnh thối xám phá hại rất rộng trên cây hoà thảo hàng năm và cây lâu năm. Có một vài loại nấm khác gây ra bệnh song hầu hết là do nấm Botrytis cinerea. Nấm lây nhiễm thuận lợi ở điều kiện mát mẻ, mưa phùn vào mùa xuân. Nấm Botrytis cinerea có thể lây nhiễm trên nhiều loài hoa, cây cảnh như cỏ chân ngỗng, cây thu hải đường, hoa cúc…. Đối với rau và quả nấm Botrytis cinerea có thể xâm nhiễm trên đậu, cà rốt, hành, khoai tây, cà chua, dâu tây, cần tây..
Theo các tác giả Joseli da Silva Tatagipa, Luiz Antonio Maffia, Roberto W. Barreto, Acelino C. Alfenas và Joh C. Sutton (Website(2009) [59]), trong bài viết Phòng trừ sinh học với nấm Botrytis cinerea trên các bộ phận của cây và hoa đồng tiền (giống hoa đồng tiền lai). Botrytis cinerea là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại trước và sau thu hoạch trên hoa đồng tiền sản xuất trong nhà kính ở Brazilian State ở Minas Gerais và Sao Paolo. Ở Brazil bất kỳ vùng trồng hoa nào cũng đều thấy có triệu chứng chết hoại nhỏ trên cánh hoa ở giai đoạn bảo quản, vận chuyển hoa cắt. Thiệt hại về kinh tế chủ yếu là do vết bệnh trên các hoa được thu hoạch mang nguồn bệnh ở nụ hoa trước khi cắt. Do đó bệnh ở giai đoạn sau thu hoạch là do phòng trừ không triệt để nấm Botrytis cinerea trên hoa đồng tiền trồng trong nhà kính. Biện pháp canh tác và biện pháp hoá học được dùng để đối phó với nấm Botrytis cinerea trên hoa đồng tiền trong hệ thống sản xuất của Brazil nhưng người trồng hoa chủ yếu dựa vào thuốc trừ nấm. Các kinh nghiệm về tính kháng thuốc trong phòng trừ nấm Botrytis cinerea còn thiếu đối với người trồng hoa đồng tiền ở Brazil.
Việc sử dụng vi sinh vật đối kháng với nấm Botrytis cinerea có nhiều triển vọng trong phòng trừ bệnh thối xám trên cây hoa đồng tiền.
Theo tác giả Wu- Ws, Kuo- MH; Tschen- J, Liu- SD. (1990)[44], sử dụng Isolate của nấm men và vi khuẩn đối kháng có khả năng làm giảm số lượng vết bệnh gây ra do nấm Botrytis cinerea trên cánh hoa đồng tiền.
Banet H. L and Bany, Botrytis Hunter (1998)[20] quan sát thấy nấm Trichoderma harzianum làm giảm tác hại của bệnh thối xám trên hoa đồng tiền, nếu hoa đồng tiền được thu hoạch ngay sau khi xử lý. Thành công trong việc sử dụng 2 nhân tố sinh học làm giảm thiệt hại gây ra do nấm Botrytis cinerea trên hoa đồng tiền ở kho bảo quản (2,5oC), nhưng biện pháp này không có hiệu quả khi hoa chuyển từ kho bảo quản sang nhiệt độ phòng (21oC). Biện pháp sinh học phòng trừ nấm Botrytis cinerea trên lá, cành và các phần khác của cây vẫn chưa được công bố, đây là nguồn lây nhiễm cho hoa đồng tiền trong sản xuất.
Theo tác giả Cantor, M.(2004)[22] bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea gây ra. Bệnh hại trên nụ hoa làm hoa gãy gục . Nụ chuyển sang màu nâu hoặc xám. Các nụ chớm nở cũng bị tấn công, có thể cả cành hoa bị bao trùm bởi lớp nấm màu xám. Trong điều kiện thuận lợi từ mỗi vết bệnh có thể giải phóng hàng nghìn bào tử. Sự xâm nhiễm xảy ra khi có nước đọng trên lá hoặc nụ hoa. Các tác giả cũng cho rằng cần cắt và tiêu huỷ những bông hoa bị bệnh ngay trước khi hoa bị gãy gục và chết để ngăn chặn số lượng lớn bào tử nấm phát tán gây hại. Việc sử dụng thuốc trừ nấm là cần thiết.
Tác giả Perwez- MS; Mohd-akram; Akram-M. (1990)[39] xác định một số hợp chất dễ bay hơi được lấy từ dịch triết của cây đào (benzal dehycle, methyl salicilate, ethylbenzoate) có thể kìm hãm hoàn toàn sự phát triển của nấm Botrytis cinerea và nấm Monilinia fructicola.
Theo Website(2009) [52], nấm Botrytis cinerea gây hại hầu hết các loại rau, hoa và quả. Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao, có gió nhẹ hoặc không có gió. Bệnh thối xám gây đốm quả và cành. Ở điều kiện thời tiết ẩm ướt bộ phận bị hại bị bao trùm một lớp bào tử nấm màu xám, hạch nấm cứng, màu đen có thể được hình thành. Ở ngoài trời nấm Botrytis qua đông trong đất, tàn dư thực vật bằng sợi nấm và hạch nấm ở trong đất. Ẩm độ bão hoà (bề mặt lá, hoa ẩm ướt) thuận lợi cho quá trình nẩy mầm của bào tử, nhiệt độ mát mẻ 60-77oF (tức là từ 15-25oC), thời tiết ẩm ướt và có gió nhẹ là điều kiện tối ưu để nấm xâm nhiễm, phát triển, hình thành bào tử và phát tán bào tử. Nấm Botrytis cũng có thể gây hại trên rau đã bảo quản hàng tuần hoặc hàng tháng ở nhiệt độ 0-10oC.
Biện pháp phòng trừ chủ yếu là: Sử dụng hạt giống tốt, xử lý hạt trước khi trồng, xử lý đất trước khi trồng. Tránh trồng trên đất thịt nặng, mật độ dầy, kém lưu thông, trồng quá sâu, bón phân quá nhiều (đặc biệt Nitơ) và che phủ ẩm ướt. Tránh tưới ướt lá, tưới vào buổi sáng để lá sẽ khô ráo trước khi mặt trời lặn. Tránh gây vết thương cơ giới, cắt bỏ những cành lá, quả bị bệnh đem đốt hoặc chôn. Sử dụng thuốc trừ nấm trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển bệnh, khi phun thuốc trừ nấm phải thận trọng vì nấm Botrytis rất dễ hình thành các chủng nấm kháng thuốc.
Theo Website(2009), [58] cho biết, nấm thường hình thành cơ quan bảo tồn là hạch nấm. Hạch phát triển thành sợi nấm mới và tiếp tục sinh sản vô tính hình thành bào tử phân sinh. Rất hiếm khi có sinh sản hữu tính hình thành quả thể. Khi nấm tái sinh sản bằng phương pháp vô tính có sự thay đổi đột biến, nếu thành công thì sẽ hình thành một nòi nấm mới. Điều này có nghĩa là qua một thời gian nấm Botrytis cinerea biến đổi và thể hiện rất khác nhau. Một số đó trở thành loài đặc biệt và trong một vài trường hợp có thể quan sát như là một loài khác biệt. Giữa chúng có quan hệ với nhau nhưng chủ yếu là các loài ký sinh chuyên tính:
- Botrytis allii gây hại nghiêm trong trên hành trong kho bảo quản.
- Botrytis narcissicola gây bệnh trên củ và lá thuỷ tiên
- Botrytis lulipae gây bệnh cháy lá tuy lip
- Botrytis fabae gây đốm socola trên đậu
Theo Website [59], nấm Botrytis có thể tấn công vào rau, quả. Trên quả Botrytis không dễ dàng xâm nhập trên tế bào khoẻ nhưng nó gây hại và mẫn cảm trên các bộ phận khác của cây như các bộ phận của hoa (cánh hoa, tràng hoa, đài hoa). Trên một cánh hoa có thể có đến 9600 triệu bào tử. Botrytis có thể thấy ở trên tất cả các vùng trồng cây ăn quả ở New Zealand, nấm dễ lan rộng từ cây này đến cây khác, từ vùng này đến vùng khác, từ năm này qua năm khác.
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm nghiên cứu
- Trung Tâm Bệnh cây nhiệt đới - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
-Các cơ sở trồng hoa thuộc xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm - Hà Nội, xã Đình Bảng – huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh, xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các giống hoa đồng tiền: Đỏ nhung (F1), Vàng cam (F2), đỏ nhị đen (F3), tím nhị xanh (F4).
- Phân bón NPK có tỷ lệ khác nhau.
- Các thuốc hoá học dùng thí nghiệm: Tilt super 300ND, Anvil 5SC, Score 250EC, Daconil 75WP.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra diễn biến và đánh giá mức độ thiệt hại của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền trên đồng ruộng vụ Xuân 2009 tại xã Tây Tựu – huyện Từ Liêm - Hà Nội, xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên, xã Đình Bảng - huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.
- Xác định triệu chứng bệnh (nhận xét và chụp ảnh)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố: giống, tuổi cây, mật độ trồng, biện pháp kỹ thuật canh tác, địa thế đất, nhà mái che, tưới nhỏ giọt... đối với sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng.
- Khảo sát hiệu lực của 4 loại thuốc hoá học đối với bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền ở ngoài đồng ruộng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra diễn biến bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật (1995)[1] và tác giả Lê Lương Tề (1998)
- Điều tra diễn biến bệnh thối xám (Botrytis cinerea), bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium ) hại hoa đồng tiền. Chọn từ 3-5 ruộng hoa đồng tiền đại diện. Điều tra cố định theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây.
- Theo dõi định kỳ 10 ngày một lần, chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái kỹ thuật đến sự phát sinh, phát triển của bệnh trên đồng ruộng, chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.1. Diễn biến bệnh thối xám (Botrytis cinerea), bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium ) hại hoa đồng tiền ở một số vùng trồng hoa thuộc Hà Nội và phụ cận
- Tiến hành điều tra trên 3 vùng đại diện: Như Quỳnh - Hưng Yên, Đình Bảng - Bắc Ninh, Tây Tựu - Hà Nội, trên giống hoa đồng tiền 2 năm tuổi
- Điều tra định kỳ 10 ngày một lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm 5 cây cố định. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.2. Ảnh hưởng của giống hoa đồng tiền đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên đầy đủ), ba lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm 25 m2
+ Công thức 1: Giống đỏ nhung (F1)
+ Công thức 3: Giống vàng cam (F2)
+ Công thức 3: Giống đỏ nhị đen (F3)
+ Công thức 4: Giống tím nhị xanh (F4)
(Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007, tại Như Quỳnh – Hưng Yên)
- Điều tra định kỳ 10 ngày một lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm 5 cây cố định. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.3. Ảnh hưởng của địa thế đất đến sự phát sinh, phát triển bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
Thí nghiệm điều tra trên 2 địa thế đất:
+ CT 1: Địa thế đất cao (đất trồng màu)
+ CT 2: Địa thế đất thấp (đất trồng lúa)
Trên giống đồng tiền đỏ nhung, tại xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
Thí nghiệm trên 2 công thức, bố trí theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên đầy đủ), ba lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại 25m2.
+ CT l: Khoảng cách 20 x25 cm
+ CT 2: Khoảng cách 30 x35 cm
Thí nghiệm trên giống đỏ nhung, tại Như Quỳnh – Hưng Yên (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.5. Ảnh hưởng của tuổi hoa đồng tiền đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng.
Thí nghiệm trên 3 công thức, bố trí theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên đầy đủ), ba lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại 25m2.
+ CT l: Đồng tiền 1 năm tuổi (trồng tháng 3/2008)
+ CT 2: Đồng tiền 2 năm tuổi (trồng tháng 3/2007)
+ CT 3: Đồng tiền 3 năm tuổi (trồng tháng 4/2006)
Thí nghiệm trên giống đỏ nhung(F1), tại xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên . Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.6. Ảnh hưởng của biệnpháp tỉa lá bệnh kết hợp làm cỏ đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
Thí nghiệm trên 2 công thức, bố trí theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên đầy đủ), ba lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 25 m2.
+ CT 1: Làm sạch cỏ, tỉa lá già, lá bị bệnh
+ CT 2: Không làm cỏ, không tỉa lá già, lá bị bệnh
Thí nghiệm trên giống đỏ nhung, tại xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.7. Ảnh hưởng phân bón đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
Thí nghiệm trên 3 công thức, bố trí theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên đầy đủ), ba lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 25 m2.
+ CT 1: NPK tỷ lệ 2:1:1
+ CT 2: NPK tỷ lệ 1:1:1
+ CT 3: NPK tỷ lệ 0.5:1:1
Thí nghiệm trên giống đỏ nhung, tại xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.8. Ảnh hưởng của điều kiện có mái che và không có mái che đến sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
+ CT1: Trồng ngoài trời, không có mái che
+ CT2: Trồng trong nhà có mái che
Thí nghiệm trên giống đồng tiền đỏ nhung, tại xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Chỉ tiêu theo dõi: TLB
(%), CSB (%).
3.4.9.Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền.
+ CT1: Nhân giống bằng nuôi cấy mô
+ CT2: Nhân giống bằng tách thân
Thí nghiệm trên giống đồng tiền đỏ nhung, tại xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.10. Ảnh hưởng của phương pháp tưới nhỏ giọt và tưới phun đến sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng.
+ CT1: Phương pháp tưới nhỏ giọt
+ CT2: Phương pháp tưới phun
Thí nghiệm trên giống đồng tiền đỏ nhung, tại xã Như Quỳnh – huyện Văn Lâm (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).
3.4.11. Hiệu quả của một số thuốc hoá học trong phòng trừ bệnh thối xám (Botrytis cinerea), bệnh phấn trắng(Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền.
Thí nghiệm trên 5 công thức, bố trí theo kiểu RCB (khối ngẫu nhiên đầy đủ), ba lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 25 m2.
+ CT 1: Daconil 75WP 0,2% + CT 3: Score 25EC 0,1%
+ CT 2: Tilt super 300ND 0,1% + CT 4: Anvil 5SC 0,2%
+ CT 5: đối chứng (phun bằng nước lã)
Thí nghiệm trên giống đồng tiền đỏ nhung (F1), tại xã Như Quỳnh – Hưng Yên (Đồng tiền 2 năm tuổi: trồng tháng 3/2007). Lượng nước thuốc phun là 600lít/ha.
Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%) trước phun 1 ngày, sau phun 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày. Tính hiệu lực của thuốc theo Henderson Tilton.
3.4.12. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán theo tài liệu của tác giả Lê Lương Tề (1998) và của Cục Bảo vệ thực vật (1995)[1]
A
+ Tỷ lệ bệnh (%): TLB (%) = ––––– x 100%
B
Trong đó: A: Tổng số lá bị bệnh
B: Tổng số lá điều tra
S (a x b)
+ Chỉ số bệnh (%): CSB (%) = ––––––– x 100%
N x T
Trong đó: a: Số lá bị bệnh ở mỗi cấp
b: Cấp bệnh tương ứng
S (a x b): Tổng tích số lá bị bệnh ở mỗi cấp với cấp bệnh tương ứng
N: Tổng số lá điều tra
T: Cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp
+ Phân cấp bệnh theo thang 5 cấp:
- Cấp 0: Lá không bị bệnh
- Cấp1: Diện tích vết bệnh < 5%
- Cấp 2: Diện tích vết bệnh từ 5-15 %
- Cấp 3: Diện tích vết bệnh từ >15- 30 %
- Cấp 4: Diện tích vết bệnh >3 0 - 50%
- Cấp 5: Diện tích vết bệnh > 50%
+ Tính độ hữu hiệu của thuốc ngoài đồng ruộng theo công thức của Henderson-Tilton
TaCb
Q (%) = (1- ––––––– ) x 100
Ca. Tb
Trong đó: Q(%): Hiệu quả của thuốc tính bằng (%)
Ta : Mức độ bệnh của lô thí nghiệm sau xử lý
Tb : Mức độ bệnh của lô thí nghiệm trước xử lý
Ca : Mức độ bệnh của lô đối chứng sau xử lý
Cb : Mức độ bệnh của lô đối chứng trước xử lý
+ Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học của Phạm Chí Thành (1998)[5], chương trình IRRISTAT và chương trình ứng dụng excel trong xử lý số liệu.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả giám định bệnh thối xám(Botrytis cinerea) và bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền
a Bệnh thối xám
Bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea có phổ ký chủ rất rộng. Nấm hại trên nhiều loại cây trồng rau, cây ăn quả và trên các loài hoa như hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa đồng tiền…vào vụ xuân, xuân hè khi thời tiết ẩm ướt, có mưa phùn. Bệnh hại nụ, hoa, quả, hại cả cành, lá, cây con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng xuất và phẩm chất của cây trồng.
Trên hoa đồng tiền bệnh gây hại trên lá, đặc biệt là bệnh hại nụ và hoa làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của hoa đồng tiền. (Hình 5-6).
Trên lá hoa đồng tiền, vết bệnh thường từ mép lá hay đỉnh lá non sau lan vào phía trong. Vết bệnh có màu xám nâu. Vết bệnh không định hình có thể đạt đường kính lớn 2-3 cm. Khi trời ẩm ướt mặt dưới vết bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu xám đen gồm cành bào tử và bào tử phân sinh. Sau vài ngày theo dõi vết bệnh xuất hiện các chấm màu đen đó là hạch nấm thối xám.
Trên hoa đồng tiền, lúc đầu bệnh xuất hiện những đốm sáng, trắng hoặc xám trên cánh hoa, đài hoa, trên nụ non. Sau đó vết bệnh lớn dần và phát triển nhanh chóng làm hoa bị thối, nụ không nở được. Khi thời tiết khô ráo bông hoa đồng tiền bị cháy khô, khi thời tiết ẩm ướt hoa bị thối màu xám đen, cả bông hoa từ từ gục xuống, sau 7- 10 ngày cả bông hoa bị bao phủ một lớp nấm màu xám đen, mịn đó là cành bào tử và bào tử phân sinh của nấm thối xám. Một đoạn cành gần cuống hoa cũng bị chết đen. Bệnh nặng làm hoa đồng tiền thối hàng loạt, không cho thu hoạch, gây thiệt hại lớn cho các hộ trồng hoa đồng tiền
b. Bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng phá hại trên hầu hết các giống hoa đồng tiền, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất.(Hình 2-3)
Ban đầu trên lá xuất hiện những vết nhỏ bao phủ một lớp trắng xám dầy như bột phấn, sau đó bệnh phát triển và bao trùm toàn bộ lá. Lá chuyển dần từ màu xanh sang vàng, lá khô cháy. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, hoa phẩm chất kém.
Để có những hiểu biết sâu hơn 2 loại về nấm trên chúng tôi tiến hành giám định nấm về các đặc điểm sợi nấm, cành bào tử phân sinh, bào tử phân sinh, hạch nấm, . Kết quả thể hiện ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Kết quả giám định nấm Botrytis cinerea, nấm Oidium gerberathium hại hoa đồng tiền
Isolates
Sợi nấm
Cành BTPS
Bào tử phân sinh
Nấm Botrytis cenirea
Đa bào, trong suốt, hơi xoắn, mảnh
Thẳng, phân nhánh theo kiểu chùm nho, đầu hình truỳ, có mấu nhỏ
Không màu, trong suốt, hình tròn, mọc thành chùm như chùm nho, 1 tế bào. KT 8-14x 6-9µm
Nấm Oidium gerberathium
Đa bào, trong suốt, không xoắn
Thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, không màu.
Không màu, trong suốt, hình trứng, hoặc bầu dục, KT 4-5 x 5-7µm
Nấm Botrytis cenirea chúng tôi quan sát thấy sợi nấm đa bào, trong suốt, mảnh và hơi xoắn. Cành bào tử phân sinh thẳng, phân nhánh nhiều cấp theo kiểu chùm nho, đầu tế bào hình truỳ, có mấu nhỏ. Bào tử phân sinh hình tròn hoặc, hình trứng, không màu, đơn bào, mọc thành chùm theo kiểu chùm nho, kích thước bào tử 8-14 x 6-9 µm (Hình 7-8).
Nấm Oidium gerberathium sợi nấm đơn bào, trong suốt và không xoắn, cành bào tử thẳng góc với sợi nấm không phân nhánh, không màu. Bào từ phân sinh hình trứng hoặc hình bầu dục, kích thước bào tử 4-5 x 5-7µm. (Hình 1- 4).
4.2. Mức độ nhiễm bệnh thối xám (Botrytis cinerea) và bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại trên hoa đồng tiền ở một số vùng trồng hoa thuộc Hà Nội và phụ cận
Cây hoa đồng tiền ở các vùng sinh thái khác nhau có tiểu vùng khí hậu, đất đai, trình độ thâm canh khác nhau, do đó đã tác động đến sự sinh trưởng phát triển của cây và bệnh thối xám, bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền nói riêng. Để có kết luận cụ thể về mức độ gây hại của bệnh ở các vùng trồng hoa đồng tiền thuộc Hà Nội và phụ cận chúng tôi tiến hành điều tra ở 3 cơ sở trồng hoa đồng tiền: xã Tây Tựu – huyện Từ Liêm-Hà Nội, xã Như Quỳnh - Hưng Yên, xã Đình Bảng – Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, trên giống hoa đồng tiền đỏ nhung (F1). Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.2, bảng 4.3 và minh họa ở biểu đồ 1, đồ thị 2.
a. Bệnh thối xám (Botrytis cinerea)
Bảng 4.2 : Diễn biến của bệnh thối xám ở một số vùng trồng
hoa đồng tiền thuộc Hà Nội và phụ cận vụ xuân năm 2009
Địa điểm
Ngày
Như Quỳnh - HY
Đình Bảng - BN
Tây Tựu - HN
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
15/01
17,4
8
11,44
4,91
7,25
4,63
25/01
20,25
10,35
14,61
6,52
8,56
5,66
05/02
24,53
14,67
19,37
9,58
12,06
6,47
15/02
28,8
17,69
22,57
13,12
15,3
10,61
25/02
32,41
19,33
24,34
15,89
17,46
10,41
05/03
35,15
23,55
28,61
17,5
20,15
14,25
15/03
37,25
26,4
31,42
20,54
23,45
15,68
25/03
38,54
26,97
32,81
21,35
25,07
16,33
05/04
44,5
29,37
39,56
24,56
28,22
18,43
15/04
45,24
33,28
38,44
27,6
29,77
19,1
25/04
51,1
36,15
42,45
31,8
31,86
21,14
Kết quả cho thấy bệnh thối xám Botrytis cinerea gây hại nặng nhất trên các ruộng hoa đồng tiền ở Như Quỳnh - Hưng Yên. Mức độ hại đạt cao điểm vào ngày điều tra 25/4/2009 tỷ lệ bệnh đạt 51.10%, chỉ số bệnh là 36%. Trên các ruộng hoa đồng tiền ở Đình Bảng - Bắc Ninh, tuy mức độ hại của bệnh có nhẹ hơn so với Như Quỳnh - Hưng Yên nhưng vẫn đạt khá cao, ở cùng ngày điều tra 25/04/2009 tỷ lệ bệ._.0EC chỉ số bệnh là 7.88% sau khi phun thuốc 21 ngày; ở công thức phun thuốc Tilt super 300ND chỉ số bệnh đạt 8.78%, ở công thức phun thuốc Anvil 5SC chỉ số bệnh đạt 9.88% và công thức phun thuốc Daconil 75WP chỉ số bệnh đạt 10.11%.
Hình21 : Hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh
thối xám hoa đồng tiền vụ xuân 2009
So sánh hiệu quả phòng trừ giữa 4 loại thuốc sau phun 7 ngày cho thấy thuốc Score 250EC có hiệu quả phòng trừ tốt nhất, độ hữu hiệu đạt 69.45%; tiếp đến là thuốc Tilt super 300ND cũng có hiệu quả tương đối cao, độ hữu hiệu đạt 62.40%, thuốc Anvil 5SC, độ hữu hiệu đạt 58.37% và hiệu quả phòng trừ thấp nhất trong 4 loại thuốc là Daconil 75WP, độ hữu hiệu đạt 53.39%. Hiệu quả của các thuốc giảm dần sau 21 ngày xử lý. Tuy nhiên thuốc phân huỷ nhanh ít gây độc hại cho môi trường sinh thái.
b.Bệnh phấn trắng.
Bảng 4.23: Ảnh hưởng của một số thuốc hoá học đối
với bệnh phấn trắng (Oidium gerberathium) hại hoa đồng tiền
Loại
Thuốc
Nồng độ (%)
Chỉ số bệnh (%)
Hiệu lực của thuốc sau phun (%)
Trước phun 1 ngày
Sau phun 7 ngày
Sau phun 14 ngày
Sau phun 21 ngày
7 ngày
14 ngày
21 ngày
Daconil 75WP
0,20
3,5
4.45
5,82
7,13
62,64
57,84
54,34
Anvil 5SC
0,20
3,65
4,25
5,77
7,02
65,78
59,92
56,89
Tilt super 300ND
0,10
3,73
4,17
5,52
6,78
67,15
62,48
59,25
Score 250EC
0,10
3,84
3,78
5,23
6,38
71,07
65,47
62,76
Đối chứng
(nước lã)
3,6
12,25
14,2
16,06
0,00
0,00
0,00
CV%
5,9
5,6
5,2
LSD%
7,4
7,1
6,8
Chú thích
Ngày phun 25/2/2009
Ở bảng 4.23 chúng tôi thấy cả 4 loại thuốc đều có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của nấm bệnh trên đồng ruộng. Cụ thể sau 7 ngày phun, thuốc Score 250EC phòng trừ tốt nhất đối với bệnh phấn trắng, độ hữu hiệu đạt 71.07%; tiếp đến là thuốc Tilt super 300ND cũng có hiệu quả cao, độ hữu hiệu đạt 67.15%, thuốc Anvil 5SC hiệu quả phòng trừ thấp hơn, độ hữu hiệu đạt 65.78% và hiệu quả phòng trừ thấp nhất trong 4 loại thuốc là Daconil 75WP, độ hữu hiệu đạt 62.64%.
Như vậy cả 4 loại thuốc trừ nấm thí nghiệm đều có ảnh hưởng trực tiếp làm hạn chế sự phát triển của bệnh thối xám và bệnh phấn trắng trên đồng ruộng. Trong 4 loại thuốc trên chúng tôi nhận thấy; thuốc Score 250EC có hiệu quả cao nhất trong việc phòng trừ bệnh thối xám và bệnh phấn trắng, tiếp đến là thuốc Tilt super 300ND. Thuốc Anvil 5SC, Daconil 75WP tuy hiệu quả phòng trừ bệnh không cao bằng các thuốc trên nhưng chỉ số bệnh cũng giảm một cách đáng kể so với đối chứng.
Hình 22 : So sánh hiệu lực của một số loại thuốc hoá học trừ bệnh
phấn trắng hại hoa đồng tiền vụ xuân 2009
Trong điều kiện sản xuất, cần lựa chọn các loại thuốc hoá học thích hợp có hiệu quả cao, luân phiên để phòng chống bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hoa đồng tiền ngoài đồng ruộng, tránh sử dụng một loại thuốc trong một thời gian dài để giảm khả năng kháng thuốc của nấm gây bệnh.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
1- Bệnh thối xám hoa đồng tiền do nấm Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng do nấm Oidium gerberathium hại mạnh từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009. Bệnh hại nặng nhất ở Như Quỳnh - Hưng Yên, sau đến Đình Bảng -Bắc Ninh, còn ở Tây Tựu – Hà Nội bệnh hại nhẹ hơn do người dân đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc và phòng trừ bệnh..
2 -Giống hoa đồng tiền có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của bệnh phấn trắng và bệnh thối xám. Trong các giống thí nghiệm, giống vàng cam(F2) là bị bệnh nhẹ hơn cả, giống đỏ nhị đen bị bệnh nặng hơn.
3- Tuổi cây, mật độ trồng, địa thế đất có ảnh hưởng rất rõ đến sự phát triển của bệnh thối xám và phấn trắng. Bệnh hại nhẹ ở ruộng hoa đồng tiền 1 năm tuổi, mật độ trồng thưa (30 x 35cm) và ở địa thế đất cao.
4- Biện pháp kỹ thuật tỉa bỏ lá già, lá bị bệnh kết hợp với nhổ cỏ xới xáo có tác dụng làm giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh thối xám và phấn trắng hại hoa đồng tiền trên đồng ruộng.
5- Trồng hoa đồng tiền trong nhà có mái che, kết hợp với tưới nước nhỏ giọt có tác dụng hạn chế rất tốt sự lây nhiễm của bệnh thối xám và phấn trắng hại hoa đồng tiền.
6- Thuốc Score 250EC, và thuốc Tilt super 300DN có hiệu lực cao phòng trừ nấm Botrytis cinerea gây bệnh thối xám và nấm Oidium gerberathium gây bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền ngoài đồng ruộng.
5.2. Tồn tại và đề nghị
5.2.1. Tồn tại
- Bệnh thối xám và bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền ở nước ta là một vấn đề mới. Vì điều kiện thời gian có hạn, những kết quả đã thu được của chúng tôi về đề tài này mới chỉ là những kết quả bước đầu chủ yếu về phương pháp kỹ thuật, canh tác còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu như tìm hiểu phạm vi ký chủ nấm, biện pháp sinh học phòng trừ bệnh, đặc tính sinh học của nấm trong phòng thí nghiệm…. Chúng tôi hy vọng rằng với những kết qủa bước đầu này có đóng góp một phần nhỏ trong công tác nghiên cứu bệnh hại hoa đồng tiền ở nước ta.
5.2.2. Đề nghị:
Để phòng trừ bệnh thối xám do nấm Botrytis cinerea và bệnh phấn trắng do nấm Oidium gerberathium hại hoa đồng tiền đề nghị chú ý các biện pháp sau:
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác như chăm sóc tỉa bỏ lá già, làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng, chọn đất trồng ở địa thế đất cao, …
- Nên trồng hoa đồng tiền trong nhà có mái che và dùng hệ thống tưới nưới nhỏ giọt.
- Chọn các giống hoa đồng tiền có khả năng chống chịu bệnh thối xám và phấn trắng.
- Kết hợp với việc chọn lựa một số thuốc hoá học có hiệu quả cao như Score 250EC, Tilt super 300DN đề ứng dụng phòng trừ bệnh hại hoa đồng tiền trong sản xuất khi cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.Cục Bảo vệ Thực vật(1995), Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội
2 .Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh(2003), Phòng trừ sâu, bệnh hại trên một số loài hoa phổ biến, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
3 .Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc(2004), Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
4 . Nguyễn Thị Hoa(2000), “Xác định sâu bệnh hại chính trên hoa có giá trị kinh tế cao, đề xuất các biện pháp phòng trừ tổng hợp” báo cáo đề tài khoa học
5 . Trần Quang Hùng(1999), Thuốc Bảo vệ Thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội
6 . Đào Mạnh Khuyến(1996), Hoa và cây cảnh, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc – Hà Nội.
7 .Trần Văn Mão, Nguyễn Thế Nhã(2001), Phòng trừ sâu bệnh hại cây cảnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội.
8 . Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề(2001), Giáo trình Bệnh cây Nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội.
– Chi cục Bảo vệ thực vật - Hà Nội
9 .Nguyễn Xuân Linh(2002), Giáo trình kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội
10 .Nguyễn Xuân Linh và CTV(2000), Kỹ thuật trồng hoa, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội.
11 . Nguyễn Xuân Linh(1998), Điều tra khả năng phát triển hoa ở khu vực miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và CNTP.
12 . Nguyễn Thị Kim Lý(2009), Hoa và cây cảnh, Nhà xuất bản Nông nghiệp
13 . Phạm Chí Thành(1998) Giáo trình phương pháp thí nghiệm ngoài đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội.
14 . Phạm Công Thuật(1995), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội.
15 . Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện nghiên cứu Rau quả(2005), Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa layơn, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội.
16 . Nguyễn Huy Trí, Đào Văn Lư(1994), Trồng hoa và cây cảnh trong gia đình, Nhà xuất bản Thanh Hoá.
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
17 . Anderson, N.O. Ascher, P.D. Widmer, R.E. And Luby, SS. (2000), “Rapid generation cycling of gerbera using laboratory seed development and embryo rescue techniques”, Journal of the American Society for Horticultural Science. (115: 2), pp. 329 - 336.
18 . A.Amariutei, I. Burzo, C. Alexe(2005) “Reasearchers concerning some metabolism aspectss of cut gerberra flowers” NBRI – Newsletters
19 . Bhatti M. H. R., and Shattock R. C. (1980), Axenic culture of Phragmidium mucronatum, Trans. Br. Mycol. Soc. 74: p. 595-600.
20 . Banet H. L and Bany, Botrytis Hunter (1998), Illustrated genera of Imperfec Fungi, APS Press- The Amencan Phytopathological Society S.t. Paul. innesota 55121-2097, USA.
21 . Barnett H. L.; and Binder F. L (1973), “The fungal hastparasite relationship Annu”, Rev. Phytopathol., p. 274-295.Y. (2003) Mutation induced with ion beam irradiation in gerbera. Nuclear Instruments and Methods in Physics Research 206 pp 561
22 . Cantor, M.(2004) “ Research on the transmission to descendents of flower colour in Gerbera hybrida” . Universitatea de Stiinte Agricole si Medicina Veterinara, Disciplina de Floricultura, 3400, Cluj-Napoca, str. Manastur 3, Romania.
23 . Chupp C. (1953), A monograph of the fungus Genus Cercospora Published by the Author Ithaca, New York.
24 31. Coyier D. I (1983), Control of rose powdery mildew in the green house and field. Plant, Dis . 67, 919-923
25 . Cynthia Westcott (1972), Plant disease handbook, Third edition. Crotonon- Hudson, New York, p. 95-378, Dufault, R.J., T. Phillips, and J.W. Kelly. 1990. Gerbera daisies: A potential field-produced cut flower crop for coastal South Carolina. p. 457-459. In: J. Janick and J.E. Simon (eds.), Advances in new crops. Timber Press, Portland, OR.
26 . Geoger N. Agrios (1988), Plant Pathology” Academic. Press- INC. Sandiego, Califomia.
27 . Grimalskaya S. L (1979), “Detection of disease on artificially infested ground”, Rev. of Plant Pathol., Vol. 58, p. 330.
28 . Heath M. C (1981), Resistance of plant to rust infection Phytopatholog, 71, p. 971- 975.
29 . Hoocker A. L. (1967), “The genetics and expression of resistance in
30 . Kendrich W. Botrytis (1971) , Taxonomy of fungi Imperfecti, University of Toronto Press, Toronto
31. Moseman J. G (1966) “Genetic of powdery mildew”, Annu. Rev. Phytopathol., p. 269-290.
32 . Shaul O.; Elad Y.; Zieslin N. (1996), “Suppression of botrytis blight in cut gerbera flowers with gibberellic acid effect of concentration and mode of
application”, Rev. of Plant Pathol. Vol. 75, p. 349.
33 . Subramanian C. V. (1983), Hyphomycetes, taxonomy and biology, Academic Press, New York, USA.
34 . Szekely I.; Wagner S.; Dragan M. (1984), “The resistance of different varieties 10 Yamaguchi H, Nagatomi, S. Morishita, T. Degi, K, Tanaka, A, Shikazono, N Hane,
35 .Stirling G.R. and Eden L.M. 2007. The impact of organic amendments
and mulch on root-knot nematode and Pythium root rot of capsicum.
Presented at the Australasian Plant Pathology Society Conference, Adelaide,
24–27 September 2007.
36 . Tschen- JSM. (1991), Plant protection, Bulletin-Taipei, 33: 1, 56-62, 12 ref.
37 . Usesugi Yasuhiko (1997), Resistance of Phytopathogenic fungi to fungicides, Nationnal institute of Agricultural Science - Tokyo- Japan, p. 5-9.
38 . Vargas T. E.; Noguera R.; Smith G: (1990), “Some fungi pathogenic to rose in the central region of Venezuela”, Rev. of Plant Patthol., Vol. 69, p. 616.
39 . Perwez- MS; Mohd-akram; Akram-M. (1990), Plant protection, Bulletin- Taipei, 32: 1, 77-90; 36 ref.
40 . Pirone P. P.; Dodge, Botrytis O.; Rickett, H. W. (1960), Diseases and pests of ornamental plants, The Ronld Pree Company, New York, p.775.
41 . Forberg J. 1 (1975), “Diseases of ornamental plants Spee”, Publ. No - 3. Rev. University of Ilinois College of Agriculture. Urbana- Champaign.
42 . Pisi A.; Ballardi M.G. (1996) “Rust of ornamental plants and flowers”, Rev. of Plant Pathol., Vol. 75, p. 933.
43. Wojdyla A. J. (1996), “Effectiveness of Bayfidan 250EC, Clortosip 500SC, Eminent, Saprol and Score 250ND in control of Diplocarpon”, Rev. of Plant Pathol., Vol. 75, p. 350.
44. Wu- Ws, Kuo- MH; Tschen- J, Liu- SD. (1990), Plant protection, Buiietin -Taipei, 32: 1, p.77-90; 36 ref.
45. Yao J. M.; Fan W. G. (1990), “Control of Oidium gerberathium on gerbera”
46. Schanathorst W. C. (1965), “Enviromental ralationships in the powdery mildew. Annu”, Rev. Phytopathol., p. 343-366. of gerbera to powdery mildew ( in relation to some morphological and anatomical features”, Rev. of Plant Pathol., Vol. 63, p. 321.
47. Talbot P. H. Botrytis , Ph. D (London) (1971), Principles of fungal Taxonom, Reader in Mycology Waite Agricaltural Research Institute Univercity of Adelaide South Australia Maccmilan PRESS.
48. Veser J. (1996), “Investigation of the susceptibility of varieties of Gerbera to powdery mildew (Sphaerotheca pannosa) and rust (Phragmidium mucronatum) in public gardens at diferent locations an intermediate report”, Rev. of Plant Pathol. , Vol. 75 , p. 715.
49. Weber G. F. (1973), Bacterial and Fungal Diseases of plant in the tropics, Univ. of Florida Press. Gainesville.
50. Website (2009), Summary of Results, (http: //www. herts. ac.uk/ natsci /Env/ Blackspot/ sumres.htm) (l/19/01) page 1 of 2.
51. Website (2009), Symtoms, (http:/ www. Her.ac.uk/ natsci/ Env/ Fungi/ Blackspot/ symtoms.htm). (1/19/01). page 1.
chinesis”, Rev. of Plant Pathol., Vol. 69, p. 990.
52. Website (2009), Botrytis blight of tulip (Botrytis tulipae),
( blight.htm)
53. Website (2009), Gray- mold rot or Botrytis blight of vegetables, RPD No. 942 may 2000, ( pubs/942.pdf)
54. Website (2009), Breeding of geraniums which are resistant to Botrytis blight, (
55. Website (2009), Method to test rose cultivars on their susceptibility to Botrytis cinerea during the post-harvest stage,
( 4.htm)
56. Website (2009), Plant disease, RPD No. 942 May 2000
(
57. Website (2009), Dr. Alan J. Silverside, (December 1998), Botrytis cinerea Pers,(
58. Website (2009), Hort FACT - Botrytis (Botrytis cinerea) on kiwifruit,
(
59. Website (2005), J. da S. Tatagiba et al, Biological control of Botrytis cinerea residues and flowers of rose (Rose hybrida),
(
60.Website (2009) (
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐIỀU TRA,THÍ NGHIỆM
Ảnh 1.Giống hoa đồng tiền vàng cam (F2)
Ảnh 2. Giống hoa đồng tiền đỏ nhung (F1)
Ảnh 3. Giống hoa đồng tiền đỏ nhị đen (F3)
Ảnh 4. Giống hoa đồng tiền tím nhị xanh (F4)
Ảnh 5. Bào tử phân sinh của bệnh phấn trắng.
Ảnh 6.Bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
Ảnh 7. Triệu chứng ban đầu của bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
Ảnh 8. Cuống bào tử đính, bào tử đính và sợi nấm trên lá đồng tiền
Ảnh 9.Cành bào tử của bệnh phấn trắng hại hoa đồng tiền
Ảnh 10.Bệnh thối xám hại cánh hoa đồng tiền
Ảnh 11.Bệnh thối xám hại hoa đồng tiền
Ảnh 12: Cành và bào tử phân sinh của nấm thối xám
(Botrytis cinerea Pers.)
Ảnh 13: Bào tử phân sinh của nấm thối xám
(Botrytis cinerea Pers.)
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLUC FILE HL6 13/ 6/** 9: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 7 ngay
VARIATE V003 HLUC Hieu luc
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 109.869 36.6230 2.34 0.149 2
* RESIDUAL 8 125.171 15.6463
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 235.040 21.3673
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HL6 13/ 6/** 9: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 7 ngay
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLUC
Daconil 75WP 3 62.6400
Anvil 5SC 3 65.7800
Tilt super 3 3 67.1500
Score 250EC 3 71.0700
SE(N= 3) 2.28374
5%LSD 8DF 7.44703
------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HL6 13/ 6/** 9: 9
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 7 ngay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLUC 12 66.660 4.6225 3.9555 5.9 0.1491
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLUC FILE HL7 13/ 6/** 9:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 14 ngay
VARIATE V003 HLUC Hieu luc
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 97.7768 32.5923 2.94 0.099 2
* RESIDUAL 8 88.6466 11.0808
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 186.423 16.9476
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HL7 13/ 6/** 9:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 14 ngay
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLUC
Daconil 75WP 3 57.8400
Anvil 5SC 3 59.9200
Tilt super 3 3 62.4800
Score 250EC 3 65.4700
SE(N= 3) 1.92188
5%LSD 8DF 7.16704
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HL7 13/ 6/** 9:21
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 14 ngay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLUC 12 61.427 4.1167 3.3288 5.6 0.0985
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLUC FILE HL8 13/ 6/** 9:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 21 ngay
VARIATE V003 HLUC Hieu luc
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 115.390 38.4634 1.94 0.201 2
* RESIDUAL 8 158.296 19.7870
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 273.686 24.8805
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HL8 13/ 6/** 9:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 21 ngay
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLUC
Daconil 75WP 3 54.3400
Anvil 5SC 3 56.8900
Tilt super 3 3 59.2500
Score 250EC 3 62.7600
SE(N= 3) 2.56820
5%LSD 8DF 6.87464
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HL8 13/ 6/** 9:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc voi benh phan trang sau phun 21 ngay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLUC 12 58.310 4.9880 4.4483 5.2 0.2007
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLUC FILE HL9 13/ 6/** 9:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 7 ngay
VARIATE V003 HLUC Hieu luc
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 414.460 138.153 8.10 0.009 2
* RESIDUAL 8 136.463 17.0579
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 550.923 50.0839
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HL9 13/ 6/** 9:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 7 ngay
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLUC
Daconil 75WP 3 53.3900
Anvil 5SC 3 58.3700
Tilt super 3 3 62.4000
Score 250EC 3 69.4500
SE(N= 3) 2.38453
5%LSD 8DF 7.77570
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HL9 13/ 6/** 9:49
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 7 ngay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLUC 12 60.903 7.0770 4.1301 6.8 0.0087
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLUC FILE HL10 13/ 6/** 9:58
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 14 ngay
VARIATE V003 HLUC Hieu luc
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 448.918 149.639 7.66 0.010 2
* RESIDUAL 8 156.274 19.5342
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 605.191 55.0174
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HL10 13/ 6/** 9:58
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 14 ngay
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLUC
Daconil 75WP 3 51.6200
Anvil 5SC 3 53.4200
Tilt super 3 3 60.3600
Score 250EC 3 67.0800
SE(N= 3) 2.55174
5%LSD 8DF 7.42098
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HL10 13/ 6/** 9:58
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 14 ngay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLUC 12 58.120 7.4174 4.4198 6.5 0.0101
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLUC FILE HL 11 13/ 6/** 10: 4
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 21 ngay
VARIATE V003 HLUC Hieu luc
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 509.761 169.920 6.94 0.013 2
* RESIDUAL 8 195.899 24.4873
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 705.659 64.1509
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HL 11 13/ 6/** 10: 4
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 21 ngay
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLUC
Daconil 75WP 3 50.0200
Anvil 5SC 3 50.6400
Tilt super 3 3 58.7300
Score 250EC 3 65.9200
SE(N= 3) 2.85700
5%LSD 8DF 7.11638
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HL 11 13/ 6/** 10: 4
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua thuoc voi benh thoi xam sau phun 21 ngay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLUC 12 56.327 8.0094 4.9485 6.2 0.0133
PHỤ LỤC 3:
Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (oC)
Nhiệt độ không khí Max (oC)
Nhiệt độ không khí Min(oC)
1
ESE
2,6
0
1,1
17
20,7
15,7
2
NNE
3,9
0
2,6
16,1
18,7
13,6
3
N
2,1
0
3,1
15,8
19,9
12,8
4
SE
4,8
0,5
4,4
16,4
22,5
17,8
5
SE
3,1
0
0,2
19,7
22,2
17,8
6
SE
2,8
0
0
18,9
22,9
17,9
7
NNE
4,7
0
0,1
16,5
18
14,1
8
N
3,9
0
0
14,1
15,2
13,2
9
N
4,8
0
5,3
15
19,8
11,8
10
N
4
0
8,1
13,4
20,2
8,8
11
SE
3,2
0
7,7
13,2
20,7
6,6
12
N
3,3
0
7,1
14
21,3
8,5
13
N
3,7
0
7,1
14,2
20,5
9,2
14
N
3,2
0
6,7
13,5
19,6
8,6
15
NNW
2,8
0
6,9
13,8
20,7
8,5
16
N
2,4
0
6,8
14,7
21,6
8,6
17
SE
4,2
0
7,1
16,2
23,1
10
18
WEW
3,8
0
0
17,2
19,3
15,5
19
SE
6,8
0
6,3
19,8
25,6
16,1
20
SE
5
0
1,5
19,8
24
18
21
NNE
5
0
4,5
19,7
25,3
17
22
SE
5,4
0
5
18,6
22,4
16,2
23
NNE
4,8
0,5
0
17
18,1
15
24
NNE
5,1
0,5
0
11,4
15
10,2
25
NE
3,1
0
0,5
11,1
12,7
9,7
26
N
5,2
0,5
0
11,2
12,8
9,1
27
N
2,8
0
4,4
13,8
16,8
11,5
28
ESE
4,2
0
0
14,1
15,7
12,9
29
N
3,9
1
3,1
14,9
18,4
12,3
30
NNW
3,8
0
8,4
16,8
23,5
11,3
31
SE
5,5
0
6
17,5
21,9
13,5
Tổng
123,0
2,5
108,5
485,37
619,1
391,8
Max
6,8
1
8,4
19,8
25,6
18
Min
2,1
0
0
11,1
12,7
6,6
TB
4,02
0,09
3,74
15,65
19,97
12,64
Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (oC)
Nhiệt độ không khí Max (oC)
Nhiệt độ không khí Min(oC)
1
ESE
2,6
0
1,1
18
20,7
15,7
2
NW
3,2
0
0,9
18,8
23,2
17,3
3
SE
5,2
0
3,3
20,2
24,5
17,9
4
SE
4,8
3,5
4,4
20,4
25,5
17,8
5
SE
4,5
0
0,4
19,5
21,8
17,9
6
SE
4,1
0
8,1
21,1
25,9
17,5
7
SE
4,2
0
0,8
19,7
23,7
17,5
8
SE
3,3
0
4,1
19,9
24
17,5
9
SSE
2,7
0
3,9
20,5
25,5
17,4
10
ESE
3,1
0
8,1
21,5
27,3
15,9
11
SE
7,3
0
6,7
21,7
27,8
17,6
12
SE
5,2
0
5,9
22,7
27,5
19,6
13
ESE
4,4
0
6,9
25
31,3
21,4
14
SE
5,5
0
6,2
23,9
30,4
20,9
15
SE
5,6
0
5,1
24,3
28,5
21,5
16
SE
6,9
0
4
24,8
28,6
22,7
17
SE
7,7
0
3,7
24,4
28
22,6
18
SE
6,8
0
4,2
23,9
27
22,3
19
SE
7,1
0
2,8
24,2
27,6
21,9
20
ESE
4,5
1,5
0,1
21,1
25,6
17,4
21
SE
5,6
0,5
0
19,4
22,1
17,7
22
SE
5,1
1
0
22,3
23,7
20,1
23
ESE
4
0
0,9
23,7
25,6
22,9
24
SE
7,4
0
3,3
24,8
28,2
22,9
25
26
SE
5,2
0,5
0
23,9
24,8
23,2
SE
3,9
0,5
0
23,9
25
23,1
27
28
Tổng
129,9
7,5
84,9
573,6
673,8
510,2
Max
7,7
3,5
8,1
25,0
31,3
23,2
Min
2,6
0,0
0,0
18,0
20,7
15,7
TB
5,0
0,3
3,3
22,1
25,9
19,6
Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (oC)
Nhiệt độ không khí Max (oC)
Nhiệt độ không khí Min(oC)
1
1
3,7
2
0
17,9
19,8
16,6
2
16
4,3
16
0
17,3
18,5
16,2
3
6
5,1
0,5
1,5
20,8
24
17,7
4
6
3,9
0,5
2,1
23,4
26,6
21,1
5
15
8
11
1,1
21,4
25,4
18,3
6
16
3,9
0
5,2
20,3
24
18,4
7
3,2
0
2,2
16,8
18,4
15,6
8
6
5,6
0
1,7
22,7
25,4
21,3
9
6
6,2
0
4,6
23,4
26,8
21,3
10
6
5,8
0
4,3
24,2
27,6
22,6
11
11
4,9
1
1,7
23,7
26,4
22,8
12
6
7
0,5
5,2
24,9
28,7
23
13
7
3,9
0
6,2
26,7
30,7
24,2
14
4,9
0
7,5
17,5
22,2
12,7
15
6
5,5
0
3,5
26,6
29,5
24,4
16
6
3,5
3,5
6,7
27,1
32
24,2
17
6
5,1
0
2,6
25,6
28,5
24
18
6
5,8
0
5,2
27
31,2
24,7
19
6
3,2
0
8
29,5
35,8
25,2
20
16
6,2
2
7,3
27,2
32,1
23,3
21
6
3,5
0
9,3
26,9
32,2
23
22
6
5,2
0
8
26,3
30,5
22,9
23
6
4,3
0
4,4
27,0
29,9
24,9
24
6
5,5
0
0,1
27,1
31,4
24
25
16
5
3,5
3,4
24,3
27,1
21,9
26
6
4,6
0
2,3
24,1
29,4
21,3
27
7
4,4
0
4,6
23,6
28,1
20,6
28
6
2,4
0
0
23,5
25,2
22
29
5
4,4
4,5
0,4
23,7
25
22,9
30
6
4,7
0,5
0,3
24,3
26,1
23
Tổng
218,0
135,6
45,5
99,7
680,5
777,9
615,8
Max
16,0
8,0
16,0
9,3
29,5
35,8
25,2
Min
1,0
2,4
0,0
0,0
17,3
18,5
16,2
TB
8,5
5,2
8,0
4,7
23,4
27,2
20,7
Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009 trạm HAU-JICA
Ngày
Hướng gió
Tốc độ gió Max (m/s)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Nhiệt độ không khí TB (oC)
Nhiệt độ không khí Max (oC)
Nhiệt độ không khí Min(oC)
1
2
NNE
3,8
0
0
14,7
16,3
13,8
3
NNE
4,6
0
0,7
16
18,8
13,7
4
NNE
2,4
2,5
0
17,3
19,3
15,6
5
NNE
5,7
1
0
18,3
20
17,4
6
SE
3,4
0
1,6
17,6
19,8
16,7
7
NNE
3,2
0
2,2
16,8
18,4
15,6
8
N
2,3
0
0
15,6
16,3
14,9
9
SSE
3,5
0
1,9
20,5
23,9
17,7
10
SE
4
0
0
19,6
20,3
19
11
SE
2,7
0,5
0
20,8
22,3
19
12
SE
2,8
3,5
0
22,4
22,9
21,6
13
NNE
8,9
3,5
1
21,0
25,7
16,1
14
NNE
4,9
0
7,5
17,5
22,4
13,7
15
SE
3,9
0
7,7
17,5
22,2
12,7
16
N
0,8
0
0
16,3
17
15,9
17
18
19
SE
3,6
0
0
24,8
26,6
24,2
20
SE
4,2
1
0
23,8
25,1
23,2
21
SE
5
0
7,1
25,5
30,3
22,4
22
ESE
4
0
5,1
25,6
29,3
23,7
23
ESE
6
0
5,8
26,2
30,6
23,8
24
NE
3,1
0
0
24,5
26,7
23,4
25
NNE
3,2
19
0
21,7
24
19,8
26
SE
4,6
0
0,2
21,2
23,2
19,5
27
SE
6,6
1
6,5
24,6
29,4
21
28
SE
4,5
0,5
8,4
26
30,7
22,8
29
S
5,1
0
5,6
25,0
27,9
22,1
30
NE
3
0,5
0
21,3
22,8
18,7
31
NNE
3,7
1
0
18,4
19,8
17
Tổng
113,5
34,0
61,3
580,6
652,0
525,0
Max
8,9
19,0
8,4
26,2
30,7
24,2
Min
0,8
0,0
0,0
14,7
16,3
12,7
TB
4,1
1,2
2,2
20,7
23,3
18,8
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHBVTV09003.doc