Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) hại một số cây trồng họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí vùng Hà nội và phụ cận vụ thu đông - Xuân hè năm 2006 - 2007

bộ giáo dục và đào tạo tr−ờng đạI học nông nghiệp I --------------&-------------- Nguyễn tất thắng ơ Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) hại một số cây trồng họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông - xuân hè năm 2006 - 2007 luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật Mã số : 60.62.10 Ng−ời h−ớng dẫn khoa học : TS. Đỗ Tấn Dũng Hà Nội - 2007 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học n

pdf141 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4881 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) hại một số cây trồng họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí vùng Hà nội và phụ cận vụ thu đông - Xuân hè năm 2006 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng nghiệp ------------------------ i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a từng đ−ợc sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đ6 đ−ợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ6 đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Tất Thắng Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ ii Lời cảm ơn Tôi xin bày tò lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Tấn Dũng - bộ môn Bệnh cây - Nông d−ợc - khoa Nông học - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, ng−ời đ6 tận tình giúp đỡ, h−ớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng nh− trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Sau Đại học, khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Bệnh cây - Nông d−ợc - Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Để hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận đ−ợc sự động viên khích lệ của những ng−ời thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó! Tác giả luận văn Nguuyễn Tất Thắng Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ iii Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng vi Danh mục các hình viii 1. Mở đầu i 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong n−ớc 19 3. Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 30 3.1. Đối t−ợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 30 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu 32 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40 4.1. Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng cạn vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông - xuân hè năm 2006 - 2007 40 4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc. 60 4.3. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HRGMT bằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng và một số thuốc hoá học trên môi tr−ờng nhân tạo PGA và trong điều kiện chậu vại 74 4.3.1. Khảo sát hiệu lực của một số thuốc hoá học với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. trên môi tr−ờng nhân tạo PGA 74 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ iv 4.3.2. Khảo sát hiệu lực đối kháng, phòng trừ của chế phẩm sinh học nấm Trichoderma viride với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại một số cây trồng trên môi tr−ờng nhân tạo và trong điều kiện chậu vại 82 5. Kết luận và đề nghị 1044 5.1. Kết luận 1044 5.2. Đề nghị 1077 Tài liệu tham khảo 1088 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ v Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 4.1. Tính phổ biến của nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại một số cây trồng vụ thu đông năm 2006 ở vùng Hà Nội và phụ cận 41 4.2. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 42 4.3. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu t−ơng vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 44 4.4. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại d−a chuột vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 46 4.5. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu đũa vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 48 4.6. Diễn biến bệnh heó rũ gốc mốc trắng hại khoai tây (Giống Nicola) vụ đông năm 2006 tại Huyện Từ Sơn và Yên Phong - bắc ninh 50 4.7. Tính phổ biến của nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại một số cây trồng ở vùng Hà Nội và phụ cận vụ xuân hè năm 2007 52 4.8. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua vụ xuân hè năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 55 4.9. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu t−ơng vụ xuân hè năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 57 4.10. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại d−a chuột vụ xuân hè năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 58 4.11. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc vụ xuân năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 59 4.12. Một số đặc điểm chung về hình thái tản nấm, sợi nấm và hạch nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại cây trồng trên môi tr−ờng PGA 61 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ vi 4.13. Khả năng hình thành hạch của các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc. trên môi tr−ờng PGA 64 4.14. ảnh h−ởng của môi tr−ờng đến sự phát triển của các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc. 65 4.15. ảnh h−ởng của nhiệt độ đến sự phát triển của các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc. 67 4.16. Kết quả lây nhiễm các isolates nấm Sclerotium rolfsii Sacc. trên một số cây trồng cạn (trong điều kiện chậu vại) 70 4.17. Hiệu lực của một số thuốc hoá học với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại cà chua trên môi tr−ờng PGA 74 4.18. Hiệu lực của một số thuốc hoá học với nấm S. rolfsii Sacc. hại đậu t−ơng trên môi tr−ờng PGA 78 4.19. Hiệu lực của một số thuốc hoá học với nấm S. rolfsii Sacc. hại d−a chuột trên môi tr−ờng PGA 79 4.20. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại cà chua trên môi tr−ờng PGA 82 4.21. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại đậu t−ơng trên môi tr−ờng PGA 84 4.22. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại d−a chuột trên môi tr−ờng PGA 86 4.23. Hiệu lực đối kháng của nấm Trichoderma viride với nấm Sclerotium rolfsii Sacc. hại lạc trên môi tr−ờng PGA 88 4.24. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại cà chua trong điều kiện chậu vại 91 4.25. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại đậu t−ơng trong điều kiện chậu vại 94 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ vii 4.26. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại d−a chuột trong điều kiện chậu vại 96 4.27. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T.viride phòng trừ bệnh HRGMT hại lạc trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) 98 4.28. Hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học Rovral 50W và chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride với bệnh HRGMT hại cà chua trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) 101 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ viii Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 43 4.2. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu t−ơng vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 45 4.3. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại d−a chuột vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 47 4.4. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu đũa vụ thu đông năm 2006 tại Gia Lâm - Hà Nội 49 4.5. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại khoai tây (Giống Nicola) vụ đông năm 2006 tại huyện Từ Sơn và Yên Phong - bắc ninh 50 4.6 . Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cà chua vụ xuân hè năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 55 4.7. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại đậu t−ơng vụ xuân hè năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 57 4.8. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại d−a chuột vụ xuân hè năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 58 4.9. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc vụ xuân năm 2007 tại Gia Lâm - Hà Nội 60 4.10. Kết quả lây nhiễm các isolates nấm S. rolfsii Sacc. trên một số cây trồng cạn (trong điều kiện chậu vại) 71 4.11. Hiệu lực của một số thuốc hoá học với nấm S. rolfsii Sacc. hại cà chua trên môi tr−ờng PGA 75 4.12. Hiệu lực của một số thuốc hoá học với nấm S. rolfsii Sacc. hại đậu t−ơng trên môi tr−ờng PGA 78 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ ix 4.13. Hiệu lực của một số thuốc hoá học với nấm S. rolfsii Sacc. hại d−a chuột trên môi tr−ờng PGA 79 4.15. Hiệu lực đối kháng của nấm T. viride với nấm S. rolfsii Sacc. hại đậu t−ơng trên môi tr−ờng PGA 85 4.16. Hiệu lực đối kháng của nấm T. viride với nấm S. rolfsii Sacc. hại d−a chuột trên môi tr−ờng PGA 87 4.17. Hiệu lực đối kháng của nấm T. viride với nấm S. rolfsii Sacc. hại lạc trên môi tr−ờng PGA 89 4.18. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại cà chua trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) 92 4.19. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại đậu t−ơng trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) 95 4.20. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại d−a chuột trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) 97 4.21. Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại lạc trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) 99 4.22. Hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học Rovral 50W và chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride với bệnh HRGMT hại cà chua trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) 102 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 1 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Trong nền sản xuất nông nghiệp ngày nay, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nên đ6 tạo ra một khối l−ợng lớn sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất l−ợng cao và ổn định. Bên cạnh những thành tựu to lớn của ngành sản xuất l−ơng thực đem lại thì việc phát triển các cây trồng cạn nh−: cà chua, khoai tây, đậu đỗ, d−a chuột, bầu bí,... cũng không ngừng đ−ợc chú trọng đầu t− nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc và xuất khẩu ngày càng gia tăng. Bởi đây là những cây trồng vừa có giá trị dinh d−ỡng cao lại vừa có giá trị kinh tế, chúng không những đ−ợc dùng để ăn t−ơi, làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày mà còn dùng để chế biến, làm đồ hộp nh−: mứt bí, mứt cà chua, sữa đậu nành, dầu đậu t−ơng,v.v. Nền sản xuất nông nghiệp ở n−ớc ta đ−ợc tiến hành chủ yếu ở ngoài trời, chịu nhiều sự tác động của điều kiện thiên nhiên nên trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều rủi ro nh−: thiên tai, dịch hại,... làm ảnh h−ởng đáng kể đến năng suất, phẩm chất nông sản phẩm. Trong đó, nấm bệnh gây hại luôn xảy ra song song cùng với sự sinh tr−ởng, phát triển của cây trồng. Từ x−a đến nay, nông nghiệp n−ớc ta giữ một vị trí quan trọng trong việc cung cấp l−ơng thực, thực phẩm cho con ng−ời. N−ớc ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nên thuận lợi cho việc gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây trồng cạn. Đồng thời điều kiện thời tiết khí hậu của n−ớc ta cũng rất thuận lợi cho các loài vi sinh vật xâm nhiễm gây hại đối với cây trồng. Trong đó các loài nấm gây bệnh là nhóm tác nhân chính gây bệnh trên hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt là nhóm nấm đất (Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Fusarium sp, Pythium sp,...). Một trong những loài nấm đất điển hình Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 2 hại vùng rễ cây trồng cạn là nấm Sclerotium rolfsii Sacc. gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng (HRGMT). Nguồn bệnh của nấm tồn tại chủ yếu trong đất, trong tàn d− thực vật, cây ký chủ và trong các vật liệu giống nhiễm bệnh d−ới dạng sợi nấm, hạch nấm. Hạch nấm tồn tại từ năm này qua năm khác ở tầng đất bề mặt và là nguồn gây bệnh phổ biến cho các cây trồng vụ sau, năm sau. Việc điều tra nghiên cứu tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng cạn, mức độ phổ biến và tác hại cũng nh− nghiên cứu những biện pháp phòng trừ bệnh là hết sức cần thiết. Cho đến nay việc phòng trừ bệnh do các loài nấm đất gây ra bằng thuốc hóa học gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều loại thuốc hóa học ít có tác dụng phòng trừ nấm gây bệnh, thậm chí còn gây ô nhiễm môi tr−ờng, ô nhiễm nông sản phẩm gây độc hại cho con ng−ời và động vật. Điều đó đòi hỏi những nhà khoa học, những nhà Bảo vệ thực vật phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp thiết thực trong phòng trừ bệnh hại bảo vệ cây trồng, tăng năng suất chất l−ợng nông sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi tr−ờng. Ngày nay, việc nghiên cứu phòng trừ dịch hại bằng ph−ơng pháp sinh học trong bảo vệ thực vật đ6 đ−ợc nhiều n−ớc trên thế giới quan tâm. ở Hungari, Philippines và Thái Lan đ6 nghiên cứu nấm Trichoderma sp và sản xuất chế phẩm sinh học này để hạn chế những nấm bệnh tồn tại trong đất gây hại cho cây trồng nói chung, nh− nấm: Rhizoctonia sp, Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum,v.v. Do đó, quá trình điều tra nghiên cứu xác định tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại một số cây trồng cạn, mức độ phổ biến và tác hại cũng nh− nghiên cứu những biện pháp phòng trừ bệnh là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những nhu cầu bức xúc của thực tiễn sản xuất rau màu hiện nay, đ−ợc sự phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, d−ới sự h−ớng dẫn của TS. Đỗ Tấn Dũng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ″ Nghiên cứu bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.) hại một số cây trồng họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông - xuân hè năm 2006 - 2007″. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 3 1. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Điều tra tình hình bệnh héo rũ gốc mốc trắng (HRGMT) trên một số cây trồng cạn vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông - xuân hè năm 2006 - 2007, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học và phạm vi ký chủ của nấm Sclerotium rolfsii Sacc. (S. rolfsii Sacc.) - Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh HRGMT bằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride (T. viride) và một số thuốc hoá học trên môi tr−ờng nhân tạo, trong điều kiện chậu vại. 1.2.2. Yêu cầu - Điều tra tình hình bệnh HRGMT hại một số cây trồng họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí vùng Hà Nội và phụ cận vụ thu đông - xuân hè năm 2006 - 2007. - Phân li, nuôi cấy và nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của nấm S. rolfsii Sacc. - Nghiên cứu phạm vi ký chủ của nấm S. rolfsii Sacc. trên một số cây trồng cạn. - Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HRGMT bằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride và một số thuốc hoá học trên môi tr−ờng nhân tạo và trong điều kiện chậu vại. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 4 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc 2.1.1. Triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và sự phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc trắng Nấm Sclerotium rolfsii Sacc. (S. rolfsii Sacc.) gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng là loài nấm đa thực có phạm vi ký chủ rộng, nấm có khả năng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau thuộc nhiều họ thực vật ở hầu khắp các vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới. Các cây trồng th−ờng bị nấm S. rolfsii xâm nhiễm gây hại nh−: cà chua, khoai tây, lạc, đậu đỗ, đậu t−ơng, đậu đũa, d−a chuột,v.v. Theo Stephen và cộng sự thuộc Đại học Hawaii (2000) [65], trên thế giới đ6 nghiên cứu, xác định đ−ợc phạm vi ký chủ của nấm hạch Sclerotium rolfsii Sacc. với ít nhất 500 loài cây trồng thuộc 100 họ thực vật. Những cây ký chủ mẫn cảm nhất với bệnh gồm: họ cà (cà chua, khoai tây, cà pháo,...), họ hoa thập tự (cải bắp, súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải dầu), họ đậu đỗ (đậu t−ơng, lạc, đậu xanh, đậu lăng), họ bầu bí (d−a chuột, d−a hấu, bí đao, bí ngô, bầu ngô). Thiệt hại lớn nhất do nấm S. rolfsii gây ra trên toàn thế giới là ở cây lạc. Một số cây ký chủ đ−ợc biết đến ở Hawaii bao gồm: hoa cẩm ch−ớng (Danthus caryophyllus L.), ngô (Zea mays L.), cà tím (Solanum melongena L.), hoa cúc (Chrysanthemum morifolium Ram.), các loại cây họ đậu (Phaseolus sp.),.v.v (Jenkins, S.F and C.W. Averre - 1986) [47]. Những cây ký chủ khác trên thế giới đ−ợc biết đến bao gồm: cây linh lăng, ác ti sô, chuối, củ cải đ−ờng, cải bắp, xoài, gừng, dứa, hành, cỏ thảm, khoai mỡ, cà rốt, súp lơ, rau cần, hoa cúc, cà phê, bông, tỏi, rau diếp quăn, v.v. Nấm này cũng gây hại trên hạt giống của các loại cây ký chủ trên. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 5 Jennifer Love [48], chuyên gia bệnh cây thuộc Tr−ờng đại học Minnesota cho rằng hạch nấm có thể qua đông và sống sót d−ới điều kiện có tuyết bao phủ, cho dù nấm này th−ờng xuất hiện ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với phạm vi ký chủ rộng, khả năng phát triển nhanh, có khả năng sản sinh hạch nấm chống chịu điều kiện môi tr−ờng khắc nghiệt, đ6 góp phần làm gia tăng thiệt hại kinh tế. Trên phạm vi toàn cầu nói chung cũng nh− ở Bắc Carolina nói riêng, thiệt hại do nấm S. rolfsii gây ra trên cây lạc là lớn nhất. Theo tính toán thống kê của Bộ Nông nghiệp liên bang Hoa Kỳ, riêng năm 1959, thiệt hại do nấm S. rolfsii gây ra trên lạc ở đồng bằng duyên hải miền trung khoảng 10 - 20 triệu đôla Mỹ, thiệt hại năng suất trên các cánh đồng dao động từ 1% - 60%. (Agrios, G.N., 2001) [29]. Những nghiên cứu mô tả hình thái sợi nấm cho thấy sợi nấm màu trắng phát triển đâm tia trên bề mặt vết bệnh, rồi lan cả xuống mặt đất xung quanh gốc thân. Sau đó các sợi nấm đan kết với nhau hình thành hạch nấm. Sợi nấm đa bào, không màu, phân nhánh, có mấu lồi. Bệnh lan truyền do quá trình làm đất và do tồn d− bệnh trong đất, hoặc cây con bị nhiễm bệnh từ giai đoạn v−ờn −ơm. Sự xâm nhiễm của nấm S. rolfsii vào mô cây ký chủ xảy ra rất dễ dàng do nấm tiết ra các enzyme và acid oxalic làm mềm yếu và giết chết mô cây ký chủ (Smith và CTV, 1986) [66]. Kết quả nghiên cứu của Elizabeth J. Fichtner [41] thuộc đại học NC State (Hoa Kỳ) cho rằng có ít nhất hai loại sợi nấm của nấm S. rolfsii: dạng sợi thô, thẳng, tế bào lớn (kích th−ớc tế bào 2 - 9àm x 150 - 250àm) có hai mấu liên kết tại mỗi vách ngăn nh−ng có thể vẫn biểu hiện sự phân nhánh tại mỗi mấu nồi. Sự phân nhánh th−ờng cho sợi nấm mảnh (đ−ờng kính sợi nấm Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 6 chỉ khoảng 1,5 - 2,5àm) và có xu h−ớng phát triển không bình th−ờng, thiếu mấu liên kết nối. Dạng sợi mảnh th−ờng đ−ợc thấy thâm nhập vào giá thể. Hạch có hai kiểu nảy mầm: hoặc là các sợi nấm lần l−ợt phát triển v−ơn ra khỏi bề mặt hạch phát triển không tập trung, hoặc là một loạt các sợi nấm phát triển phá vỡ hạch gọi là sự nảy mầm đồng loạt. Số l−ợng sợi nấm và năng l−ợng cần cho sự lây nhiễm do kiểu nảy mầm của hạch quyết định. Sự sinh tr−ởng của sợi nấm lần l−ợt từ hạch để lây nhiễm vào mô ký chủ cần có nguồn dinh d−ỡng vô cơ vì sợi nấm sinh tr−ởng th−a thớt, không tập trung. Tuy nhiên, hạch nảy mầm đồng loạt thì không cần bất cứ một nguồn dinh d−ỡng ngoại sinh nào. Đôi khi, nấm S. rolfsii xuất hiện giai đoạn sinh sản hữu tính ở mép mô bệnh mà vùng đó bị che bóng, giai đoạn hữu tính có tên là Athelia rolfsii. Hai hoặc bốn bào tử không màu vách mỏng đ−ợc sinh ra ở đầu gai ngắn trên đầu sợi nấm trắng. Những gì có thể giúp cho bào tử phát tán đ−ợc trong điều kiện đồng ruộng vẫn ch−a đ−ợc biết. Có thể bào tử nhẹ quá đến lỗi mà nó có thể bay trong không khí với khoảng cách rất xa để phát tán bào tử. Giai đoạn này ít khi xuất hiện trên đồng ruộng và không phải là nguồn bệnh quan trọng để truyền bệnh cho vụ sau. Townsend và Willetts (1954) [67] nhận thấy trên hạch chín có bốn vùng: vùng có vỏ hạch dày, vùng có vỏ tế bào dày, vùng có vỏ tế bào mỏng, vùng có lõi bao gồm nhiều sợi nấm nhỏ. Hạch có đ−ờng kính dao động từ 0,5 - 2,0 mm, bắt đầu hình thành sau 4 - 7 ngày sinh tr−ởng của sợi nấm, ban đầu là một bề mặt giống nh− nỉ (hoặc dạ) rồi hạch nhanh chóng hình thành và chuyển màu thành màu nâu sẫm. Dạng hạch trên một cây ký chủ th−ờng có xu h−ớng có một cấu trúc nhẵn mịn, trái lại những dạng này đ−ợc sản sinh trong môi tr−ờng nuôi cấy lại có vết lõm hoặc có nếp gấp. Hạch bao gồm Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 7 các sợi nấm đan kết lại với nhau tạo thành một cấu trúc đ−ợc bảo vệ vững chắc và là nguồn lây nhiễm cho vụ sau. Các nghiên cứu trên thế giới đều mô tả rất cụ thể về triệu chứng và phạm vi gây hại của nấm S. rolfsii trên các cây trồng khác nhau. Nấm S. rolfsii lây nhiễm cây con, cây thân thảo, cây thân gỗ, rễ cây có mô mềm, củ hoặc quả. Hay thấy nhất là nấm tấn công vào thân d−ới của cây, nh−ng cũng có thể tấn công vào bất cứ bộ phận nào của cây mẫn cảm khi nó tồn tại lâu dài trong điều kiện môi tr−ờng thuận lợi. Nếu là cây thân thảo hoặc cây con thì bị héo rũ và gục xuống nhanh chóng, còn cây thân gỗ hoặc có libe nh− cà chua hay hồ tiêu thì chỉ bị thối phần vỏ thân. Những sợi nấm màu trắng đục này th−ờng lan rộng trên mặt đất. Chỉ một thời gian ngắn sau bắt đầu xuất hiện những thể màu trắng, nhỏ, tròn (đ−ờng kính khoảng 0,5 - 1,0 mm), mịn đ−ợc gọi là hạch nấm, sớm trở thành màu nâu vàng nhạt, màu nâu đen rồi màu đen, quá trình này khoảng 1 tuần đến 10 ngày, hạch là dạng bảo tồn của bệnh, qua đông vẫn sống sót. Sợi nấm còn có thể đ−ợc nhìn thấy ở những mô bị bệnh trên hoặc d−ới mặt đất, hoặc trong kẽ hở của đất. Nấm S. rolfsii lây nhiễm trên cây thân gỗ th−ờng bắt đầu từ đỉnh sinh tr−ởng của rễ, ở đỉnh rễ thì sợi nấm vẫn có màu trắng đục và hạch vẫn phát triển ngay tại vị trí bị lây nhiễm khi gặp điều kiện thuận lợi. Bộ lá bị héo rũ và bị chết nhanh chóng nh− đối với bệnh ở phần thân d−ới hoặc bệnh ở các mô đỉnh sinh tr−ởng. Khi cây một lá mầm nh− lúa mì và một vài loại cỏ khác bị nhiễm bệnh, triệu chứng và dấu hiệu khác hẳn với những gì đ6 mô tả ở trên đối với cây hai lá mầm. Những vết th−ơng màu nâu xuất hiện ở ngọn và cả ở bên d−ới. Nấm th−ờng tấn công vùng thân sát mặt đất, đôi khi nếu gặp điều kiện thích hợp cũng có thể tấn công một số bộ phận khác của cây nh−: rễ, quả, Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 8 cuống lá, lá, hoa. Dấu hiệu đầu tiên của sự lây nhiễm khó có thể phát hiện đ−ợc, vết th−ơng trên thân sát đất có màu nâu đen, hoặc chỉ tấn công vào phần thân d−ới mặt đất; triệu chứng đầu tiên có thể quan sát đ−ợc bằng mắt là bộ lá dần biến vàng và héo rũ. Tiếp sau đó có sự xuất hiện của rất nhiều sợi nấm màu trắng mịn trên những mô bị nhiễm và cả mặt đất. Hạch nấm rất đồng đều đ−ợc hình thành trên bề mặt tản nấm do các sợi nấm đan kết lại với nhau: hạch tròn, ban đầu trắng sau đó nâu vàng nhạt rồi nâu vàng sẫm và đen. Hạch chín giống nh− hạt cải. Sợi nấm đôi khi cũng sinh bào tử đảm (giai đoạn sinh sản hữu tính) ở mép mô bệnh trong điều kiện ẩm −ớt, nh−ng dạng này th−ờng không phổ biến. Cây con rất dễ bị nhiễm bệnh và chết nhanh chóng ngay sau khi bị nấm xâm nhiễm. với những cây lớn hơn, các mô bệnh tạo thành vành đai bao quanh gốc thân sát mặt đất, cây dần dần chết héo. Những mô bị xâm nhập th−ờng có màu nâu nhạt và mềm, nh−ng không ủng n−ớc. Nấm S. rolfsii có thể sinh tr−ởng phát triển và tấn công vào bộ phận cây sát mặt đất. Tr−ớc khi nấm xâm nhập vào mô ký chủ, chúng sản sinh tản nấm trên bề mặt gốc thân, quá trình tấn công có thể mất từ 2 đến 10 ngày. Hall (1991) [43] cho thấy S. rolfsii là loài nấm có phổ ký chủ rộng, chúng có khả năng lây nhiễm trên 500 loài ký chủ thuộc lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm, đặc biệt là những cây thuộc họ cà, họ bầu bí và một số loài rau trồng luân canh với cây họ đậu. Nhiều nghiên cứu về nấm S. rolfsii cho thấy: Nấm S. rolfsii có khả năng sản sinh ra một số l−ợng lớn acid oxalic. Độc tố này xâm nhập làm biến đổi màu trên hạt và gây nên những vết đốm chết hoại trên lá ở giai đoạn đầu phát triển bệnh (N. Kokalis et al.,1984) [42]. Sợi nấm màu trắng phát triển trên bề mặt vết bệnh, từ sợi nấm hình thành nhiều hạch nấm. Khi mới hình thành, hạch nấm hình cầu, kích th−ớc 1 - 2 mm có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng đến nâu. Hạch nấm không chỉ tồn tại trên cây, quả, Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 9 hạt, đất trồng lạc mà còn có mặt trên tàn d− của các cây trồng khác. Đặc biệt hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong tầng đất canh tác. Sức sống của hạch trong đất là 56% - 73% sau 8 - 10 tháng (Beute, 1981) [35]. Nấm S. rolfsii có thể sống sót và phát triển mạnh mẽ trong phạm vi môi tr−ờng rất rộng. nấm có thể sinh tr−ởng trong phạm vi pH rộng, nhất là trong đất có tính acid. Nấm sinh tr−ởng thuận lợi nhất trong khoảng pH từ 3 - 5, hạch có thể nảy mầm trong điều kiện pH từ 2 - 5. Khi pH > 7 sẽ kìm h6m sự nảy mầm của hạch. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 250C - 350C, ít hoặc ngừng phát triển ở nhiệt độ d−ới 100C hoặc trên 400C. ở nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh tr−ởng sợi nấm thì khả năng hình thành hạch cũng lớn nhất. Sợi nấm bị tiêu diệt ở 00C, nh−ng hạch có thể sống sót ở -100C. Sợi nấm phát triển thuận lợi nhất cần có độ ẩm cao. Khi độ ẩm d−ới b6o hòa thì hạch nấm không thể nảy mầm (Stephen Ferreia và Coworker, 2000) [65]. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đ6 khẳng định hạch nảy mầm tốt nhất ở ẩm độ 25% - 35%. Sợi nấm phát triển nhanh chóng và hạch nảy mầm rất tốt trong điều kiện có ánh sáng liên tục, nếu không có ánh sáng mà những điều kiện khác vẫn thích hợp thì chúng vẫn có thể xuất hiện. Trong những năm gần đây bệnh do nấm S. rolfsii Sacc. gây ra là một loại bệnh nghiêm trọng, mức tổn thất gây ra từ 10% - 50% (Jenkins, S.F., 1986) [47]. Mức tổn thất về năng suất do bệnh gây ra phụ thuộc vào số l−ợng nguồn bệnh trong đất (Backman P.A và CTV, 1976) [31]. Mức giảm năng suất trung bình do bệnh gây ra là 49 kg/ha, tuy nhiên mức giảm năng suất lạc biến động từ 12 - 91 kg/ha (Beute, M.K và CTV, 1979) [34]. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 10 ở một số chủng nấm S. rolfsii khi nuôi cấy trong ống nghiệm có giai đoạn hình thành đảm. Giai đoạn này gọi là Athelia rolfsii hay còn gọi là Corticium rolfsii Curzi. Theo Garren, K.H (1959) [42] nấm S. rolfsii có sợi nấm không màu, đa bào, phát triển mạnh trên bề mặt vết bệnh, từ sợi nấm hình thành các hạch nấm, lúc đầu hạch nấm màu trắng khi còn non; về sau chuyển thành màu nâu, nâu đậm, đ−ờng kính dao động từ 1 - 2 mm. Hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong đất, trong tàn d− cây bệnh. Bệnh lan truyền do quá trình làm đất và do cây trồng đ6 nhiễm bệnh. Nấm gây bệnh có thể sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh d−ỡng. Nấm sản sinh ra acid oxalic làm men phân hủy mô tế bào cây ký chủ. Nấm S. rolfsii sinh tr−ởng thích hợp ở 25oC - 30oC, ngừng sinh tr−ởng ở 40oC, nguồn bệnh tồn tại thuận lợi trong điều kiện độ ẩm đất thấp (Prakash và CTV, 1976) [56]. Năm 2000, Rangeshwaran, R và CTV [59] đ6 tiến hành thí nghiệm lây bệnh nhân tạo bằng hạch nấm S. rolfsii trên cây cà chua ở giai đoạn quả xanh, quả chín. Sau đó quan sát thời gian và tỷ lệ nhiễm bệnh ở các ng−ỡng nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC; kết quả là cà chua ở giai đoạn quả chín có tỷ lệ bệnh cao hơn và thời gian bị thối thân nhanh hơn cà chua ở giai đoạn quả xanh, nhiệt độ thích hợp nhất cho bệnh sinh tr−ởng phát triển là 25oC - 30oC. Nấm S. rolfsii có khả năng sinh tr−ởng và hình thành hạch ở hầu hết các loại đất khác nhau, pH khác nhau và nguồn dinh d−ỡng khác nhau. Nh−ng nấm sinh tr−ởng kém thuận lợi trên đất thịt nhiều mùn có pH = 7,96. Từ đó cho thấy ảnh h−ởng của pH đến sự hình thành hạch nấm là quan trọng hơn so với thành phần cơ giới đất và nguồn dinh d−ỡng trong đất (Rodriguez-Kabana và CTV, 1987) [61]. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 11 Theo Okabe Ikeko (2000) [54], ở Nhật bản đ6 xác định nấm S. rolfsii có 5 nhóm là: 1, 2, 3, 4, 5. Trong đó nhóm 1 rất phổ biến, gây hại ở các vùng địa lý có nhiệt độ cao từ 28oC - 30oC. Bệnh xuất hiện ở phần rễ gốc và thân sát mặt đất, vết bệnh màu nâu đen. Trên vết bệnh có lớp mốc trắng giống nh− bông phủ kín bề mặt đôi khi lan cả ra mặt đất, cây bị héo, từ lớp nấm hình thành các hạch nấm. Bằng những phân tích HPLC, Hallton (1995) [44] lai các isolate nấm S. rolfsii thu thập từ khắp các vùng khác nhau của ấn Độ, tác giả đ6 xác định đ−ợc sự đa dạng di truyền của các isolate. Chúng khác nhau ở thành phần và liều l−ợng các acid: gallic, oxalic, ferulic, indol-3-acetic acid, chlorogennic, cinnamic. Trong quá trình hình thành hạch có sự tiết dịch (hạch tiết dịch sau 7 - 10 ngày cấy) và phân tích thành phần dịch chiết này cộng với việc lai các isolate, kết quả cho thấy các cặp lai nếu cùng isolate thì chúng sinh tr−ởng đan xen vào nhau, nếu không cùng isolate thì chúng tạo thành dải phân cách giữa hai isolate. Tuy nhiên có ít hạch đ−ợc hình thành sau đó tại vùng phân giải của một số cặp isolate nh−ng không đạt đ−ợc kích th−ớc đầy đủ nh− đối với hạch đ−ợc hình thành ở bên trong vùng phân giải. ở Mỹ, sự đa dạng di truyền đ−ợc phân thành hai chủng Sclerotium rolfsii và Sclerotium delphinii (Hallton 1995) [44]. Bệnh héo rũ gốc gốc mốc trắng th−ờng xuất hiện ở những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và những vùng có khí hậu ấm áp khác, đặc biệt ở miền nam Hoa Kỳ, trung Mỹ và nam Mỹ, tây ấn Độ, các n−ớc nam Âu nằm trên bờ Địa Trung Hải, châu Phi, Nhật Bản, Philippines, Hawaii. Bệnh này hiếm khi xuất hiện ở những nơi có nhiệt độ trung bình mùa đông d−ới 00C. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 12 Nấm S. rolfsii Sacc. −a độ ẩm và nhiệt độ cao, chúng sử dụng chất hữu cơ làm nguồn dinh d−ỡng tạo ra men phân huỷ mô vật chủ. Nấm th−ờng tấn công những mô già tr−ớc, sau đó lây sang các mô khác. Nấm tồn tại trong đất và tàn d−._. cây bệnh, sau đó lan truyền qua đất, dòng n−ớc hoặc do giống nhiễm bệnh (Punja, Z. K., Carter, 1986) [58]. Thiệt hại do bệnh héo rũ gốc mốc trắng (HRGMT) gây ra hàng năm trên thế giới là rất lớn. Theo Branch W.D & Brunemen T.B (1993) [36], ở vùng Georga - Mỹ thiệt hại do bệnh HRGMT gây ra hàng năm −ớc tính lên tới 43 triệu đô la. Bệnh HRGMT phát sinh gây hại ở hầu hết các n−ớc trên thế giới và gây hại chủ yếu trên cây họ cà, họ đậu. Mức độ tổn thất về năng suất do bệnh gây ra hàng năm khoảng 25% - 80% (Jackson C.R, 1962) [46]. Tại trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu á tại Đài Loan, ng−ời ta đ6 khảo nghiệm tập đoàn 50 dòng, giống cà chua, kết quả cho thấy hầu hết giống đều bị nhiễm bệnh HRGMT do nấm S. rolfsii gây ra (Mai Thị Ph−ơng Anh, 1996) [50]. Do khả năng thích ứng với nhiệt độ của nấm S. rolfsii cao nên bệnh HRGMT xuất hiện trên phạm vi rộng và là nguyên nhân gây hại nghiêm trọng ở những n−ớc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ngoài khả năng gây bệnh trên cà chua, nấm S. rolfsii còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nh− cây lạc, làm giảm năng suất 10% - 25%. Khi bệnh gây hại nặng có thể làm giảm năng suất tới 80% (Mehan, 1995) [51]. Thiệt hại về năng suất của cây trồng còn cao hơn khi nấm S. rolfsii cùng gây hại với tuyến trùng nốt s−ng Meloidogyne sp. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa nấm S. rolfsii với tuyến trùng nốt s−ng Meloidogyne incognita và biện pháp phòng trừ chúng cũng đ−ợc nhiều tác giả đề cập tới. Phổ ký chủ của Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 13 nấm S. rolfsii đ−ợc mở rộng thêm khi có mặt tuyến trùng cùng tấn công, xâm nhiễm và gây hại. Sản xuất đỗ xanh gặp nhiều khó khăn do sự gây hại của tuyến trùng M. javannica và nấm S. rolfsii (ở đậu t−ơng là loài M. arenaria) (Minton & CTV, 1986) [52]. 2.1.2. Các biện pháp phòng chống bệnh HRGMT Việc phòng trừ nấm S. rolfsii gặp nhiều khó khăn do có sự hình thành hạch nấm. Các biện pháp đ−ợc khuyến khích áp dụng vẫn th−ờng là biện pháp hoá học, biện pháp canh tác kết hợp luân canh cây trồng, biện pháp sinh học trong đó những nghiên cứu về biện pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride đạt đ−ợc nhiều thành tựu và có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Cho đến nay trên thế giới đ6 áp dụng nhiều biện pháp phòng chống bệnh HRGMT và đ6 đạt đ−ợc hiệu quả khá rõ rệt. Việc phòng trừ nấm S. rolfsii phải có sự kết hợp biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và biện pháp hoá học với nhau. Về biện pháp canh tác nh−: cày đất sâu 20cm và lật úp, lạc vụ hè bị nhiễm bệnh ít hơn trên ruộng trồng hành vụ đông. Rõ ràng, hành đ6 tiết dịch làm giảm sự lây nhiễm nấm trong đất. Phơi đất hoặc dùng sức nóng của mặt trời có liên quan chặt chẽ với các biện pháp phòng trừ nấm S. rolfsii. Hạch nấm vẫn có thể sinh tr−ởng đ−ợc trong ống nghiệm sau 12 tiếng để ở 450C, nh−ng bị chết sau 4 - 6h ở nhiệt độ 500C và chỉ sống sót trong 3h tại nhiệt độ 550C. Che phủ đất bằng linon trong suốt vụ trồng làm tăng nhiệt độ đất và hạch sẽ bị tiêu diệt khi đủ thời gian cần thiết. Hầu hết những khu đồng đ−ợc thử nghiệm đều cho thấy hạch bị r6 ra khi ở độ sâu không quá 1cm, nh−ng để trừ hạch triệt để cần vùi sâu hơn (Stephen và cộng sự, 2000) [65]. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 14 Biện pháp luân canh cây trồng có ảnh h−ởng mạnh mẽ đến quá trình bảo tồn của nấm S. rolfsii. Số l−ợng hạch của nấm S. rolfsii tồn tại trong đất với tỷ lệ thấp nhất khi tiến hành luân canh lạc với ngô (Wokocha, R.C., 1988) [68]. Khi trồng luân canh cây lạc với bông và đậu t−ơng thì tỷ lệ bệnh giảm rõ rệt so với khi chỉ trồng độc canh cây lạc (Rodriguez Kabana, 1987) [61]. Ngoài biện pháp luân canh, biện pháp sử dụng giống chống bệnh cũng đ−ợc áp dụng trong phòng trừ bệnh HRGMT nh− một số giống cây trồng: giống lạc kháng (Branch, 1994) [36]. Một số thuốc hóa học cũng đ−ợc sử dụng để phòng trừ nấm S. rolfsii có hiệu quả nh−: Carbendazim (Singh & CTV, 1991) [64], Triadimenol (Sarma & CTV, 2002) [63], Benomyl (Rangeshwaran, R. and R.D. Prasad, 2000) [59], Mancozeb (Singh & CTV, 1991) [64]. Để phòng trừ nấm S. rolfsii Sacc., biện pháp có hiệu quả nhất vẫn là sử dụng thuốc hoá học, tuy nhiên biện pháp này không đem lại những lợi ích tốt. Biện pháp sinh học phòng trừ nấm S. rolfsii cũng đ−ợc áp dụng và b−ớc đầu đem lại hiệu quả. Hiện nay nhiều n−ớc trên thế giới đ6 và đang nghiên cứu, ứng dụng một loài nấm đối kháng có tên Trichoderma sp., loài nấm này có khả năng ức chế, cạnh tranh, tiêu diệt đ−ợc nhiều loài nấm hại cây trồng. Trên thế giới, ng−ời đầu tiên có ý định sử dụng nấm Trichoderma sp. đối kháng với nấm gây bệnh hại cây trồng là Weding vào đầu thập kỷ 30. Nấm Trichoderma sp. thuộc bộ Hyphales, lớp nấm bất toàn (Fungi inperfect), trong đó có 3 chủng đ−ợc nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất là Trichoderma viride (T. viride), Trichoderma harzianum, Trichoderma hamatum. Nấm Trichoderma sp. là loại nấm sống bán hoại sinh trong đất, trong tàn d− cây thực vật (Saito, 1962) [62] . Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 15 Nấm Trichoderma spp. đ−ợc biết đến là một loại nấm ký sinh nhiều loại nấm hại cây trồng. T. harzianum xâm chiếm sợi nấm S. rolfsii, làm ngắt qu6ng sự sinh tr−ởng của sợi nấm, rồi giết chết sợi nấm. T. viride có hiệu quả tốt, đặc biệt khi kết hợp sử dụng với thuốc trừ cỏ hoặc thuốc trừ dịch hại khác. Khi kết hợp với EPTC (một loại thuốc trừ cỏ) trong đất đ6 đ−ợc hấp, hoạt động của nấm S. rolfsii bị hạn chế, ngay cả sử dụng chỉ EPTC thôi cũng có tác dụng làm giảm sự phát triển của nguồn bệnh. Cơ chế đối kháng của nấm Trichoderma sp. với nấm gây bệnh hại cây trồng chủ yếu là cơ chế ký sinh, tiêu diệt sợi nấm (Inbar, 1996) [45] hay cơ chế kháng sinh, cơ chế cạnh tranh. Nấm Trichoderma sp. sinh ra một số chất kháng sinh nh−: Gliotoxin, Viridin, U - 21693, Trichoderlin và Dermalin. Các chất kháng sinh bay hơi và không bay hơi do nấm Trichoderma sp. tiết ra đều ức chế sự phát triển sợi nấm của nấm gây bệnh nh−ng với mức độ khác nhau. Nấm Trichoderma sp. có thể sinh ra những loại men gây suy biến thành sợi nấm gây bệnh cây nh− men: β - (1 - 3) Glucolaza và Chitinaza (Chet & CTV, 1981;...) [39]. Hiện nay có nhiều n−ớc sử dụng nấm Trichoderma sp. để phòng trừ bệnh hại cây trồng nh−: Nga, Anh, Mỹ, Thái Lan, ấn Độ, Trung Quốc. Các tác giả Bulluck III, L.R. và J.B. Ristaino (2001) [38] của Bộ môn Bệnh cây tr−ờng đại học Bắc Carolina đ6 đánh giá hiệu quả từ việc bổ sung phân bón tổng hợp, phân bón hữu cơ đến sự phát triển của bệnh héo rũ trắng gốc đến quần thể vi sinh vật đất và tác động đến năng suất khoai tây đ6 đ−ợc xử lý bệnh. Theo đó, bón vào đất các loại phân bón bao gồm: b6 từ máy tỉa bông, phân chuồng, phân xanh từ cây đậu tằm, hoặc phân bón tổng hợp đ−ợc bón vào đất, hoặc dùng tro lấy từ cây lúa mỳ, ảnh h−ởng lớn đến tỷ lệ lây nhiễm bệnh HRGMT do nấm S. rolfsii gây ra đến năng suất khoai tây và quần thể vi sinh vật đất. Năm 1997 một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh là 67% đối với đất bạc màu có bón phân bón tổng hợp, trong Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 16 khi đó trên đất có che phủ bề mặt bằng b6 đ−ợc lấy từ máy tỉa bông, phân chuồng, hay phân xanh từ cây đậu tằm thì tỷ lệ nhiễm bệnh lần l−ợt là 3%, 12%, 16%, năng suất cũng đạt cao nhất. Những kết quả có ý nghĩa năm 1998 cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh trên đất bón phân bón tổng hợp là 61%, còn trên đất phủ bề mặt bằng b6 lấy từ máy tỉa bông, phân chuồng, phân xanh cây đậu tằm lần l−ợt là 23%, 44%, 53%, nh−ng năng suất giữa 3 công thức bón phân lại không có sự khác biệt nhiều lắm. Mật độ cây con đạt cao nhất trên nền đất phủ bề mặt bằng b6 từ máy tỉa bông, phân chuồng, phân xanh cộng với có xử lý nấm đối kháng T. viride trong cả hai năm. Ristaino, Perry và Lumsden (1991) [60] cho rằng kết hợp biện pháp canh tác với việc sử dụng nấm đối kháng Gliocladium virens có tiềm năng lớn cho chiến l−ợc phòng trừ nấm S. rolfsii trên khoai tây ở Bắc Carolina. Gliocladium virens có ý nghĩa trong việc giảm số l−ợng hạch nấm S. rolfsii từ 100% và 96% vào các năm 1988, 1989 xuống còn 56% vào năm 1990, trong khi đó chỉ có biện pháp canh tác mà không sử dụng nấm Gliocladium virens thì số l−ợng hạch giảm xuống chỉ còn 62% vào năm 1990. ở Bắc Nigeria, theo Wokocha R.C & CTV (1990) [70] thí nghiệm thực hiện trong nhà l−ới cho thấy nấm đối kháng Trichoderma sp. làm giảm hoàn toàn tỷ lệ bệnh thối gốc khi lây nhiễm đồng thời hoặc lây nhiễm Trichoderma sp. tr−ớc 3 ngày. Khi tiến hành thí nghiệm ở cả 2 mùa vụ: mùa m−a và mùa khô, lây nhiễm đồng thời cả T. viride và S. rolfsii thì tỷ lệ bệnh từ 2,6% - 4,3%; trong khi đó chỉ lây nhiễm S. rolfsii thì tỷ lệ bệnh là 88,0%. Một số kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nấm đối kháng T. viride không chỉ có khả năng đối kháng cao với nấm gây bệnh mà còn là phân vi sinh có tác dụng kích thích sự sinh tr−ởng phát triển của cây trồng nh−: làm tăng số l−ợng cây mọc, chiều dài thân, diện tích lá và tăng trọng l−ợng chất khô. Các Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 17 tác giả còn cho thấy cơ chế tác động còn do nấm đối kháng T. viride đ6 ức chế một số nấm trong vùng rễ hoặc nó còn sản sinh các hoocmon thực vật hay các vitamin hoặc biến đổi các chất thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Nhiều n−ớc trên thế giới đ6 sản xuất và ứng dụng thành công các dạng chế phẩm sinh học khác nhau có nguồn gốc từ T. viride. Một số n−ớc đ6 sản xuất hàng loạt và đ6 th−ơng mại hóa các sản phẩm này. Các n−ớc đ6 sử dụng các nguồn nguyên liệu khác nhau để nhân nuôi nấm T. viride nh−: Israrel dùng cám lúa mỳ hoặc than bùn, ở Pháp dùng hạt yến mạch, ở ấn Độ dùng phế liệu trong chế biến nông sản (vỏ cà phê), ở Mỹ lại dùng cám, than bùn hoặc dùng cám và mạt c−a để nhân nuôi nấm đối kháng. Các tác giả Prasun K. Mukherjee và Kanthadai Raghu (2004) [57] thuộc trung tâm nghiên cứu phân tử Bhabha - ấn Độ, bộ môn Nông nghiệp phân tử cho rằng: nhiệt độ có ảnh h−ởng rõ rệt đến khả năng ức chế của nấm Trichoderma sp. đối với nấm S. rolfsii. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma sp. và nấm S. rolfsii phát triển tốt nhất ở hai ng−ỡng nhiệt độ khác nhau: nấm gây bệnh phát triển tốt nhất ở 300C - 350C trong khi đó nấm đối kháng phát triển tốt nhất ở 250C - 300C. Trên môi tr−ờng nuôi cấy, nấm Trichoderma phát triển lan lên trên nấm S. rolfsii ở 250C và 300C, nh−ng ở 350C và 370C thì nấm S. rolfsii phát triển lan lên trên tản nấm Trichoderma. Nấm Trichoderma sản sinh các chất trung gian để sản sinh độc tố nấm với mức độ đậm đặc hơn và nhiều hơn trong môi tr−ờng lỏng ở nhiệt độ cao. Các thí nghiệm sinh học đ6 chứng tỏ nấm Trichoderma không có hoặc có hiệu quả ức chế nấm S. rolfsii rất ít ở nhiệt độ d−ới 300C. Do đó, nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định khi áp dụng biện pháp sinh học đối với nấm S. rolfsii. Các biện pháp hoá học bao gồm tẩy trùng các vật liệu làm giống bằng hoá chất, điều chỉnh pH đất bằng cách bón vôi, điều chỉnh chế độ bón phân, Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 18 dùng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ dại. Formalin, chlorobromopropene và methyl bromide là những loại thuốc xông hơi có nhiều hứa hẹn nhất để xử lý luống gieo hạt hoặc những cánh đồng trồng cây có giá trị. Các loại thuốc xử lý tr−ớc khi trồng và kỹ thuật áp dụng: thuốc xông hơi nh− metamsodium (Vapam), Vorlex, methyl bromide, chloropicrin dùng để xử lý đất trồng sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh héo rũ gốc mốc trắng. Có sáu loại thuốc xử lý nấm đ−ợc thử nghiệm trên cà chua (Aatopam-N, Aldrex T, Calixin M, PCNB, captan và captafol) ở liều l−ợng 200mg a.i/l dùng để xông hơi vào đất tr−ớc và sau khi trồng. Chỉ có thuốc xông hơi tr−ớc khi trồng là có hiệu quả và chỉ có PCNB có tác dụng rõ rệt khi xử lý tr−ớc trồng 10 ngày. Cây cà chua đ−ợc xử lý T. viride và thuốc hoá học Quintozene thì không bị bệnh; xử lý T. viride và thuốc hoá học Captan thì tỷ lệ bệnh là 16,4%; xử lý T. viride và thuốc hoá học Thiuram thì tỷ lệ bệnh là 19,0%. Nh− vậy nấm T. viride đ6 tạo ra một hiệu ứng cộng hợp làm tăng hiệu quả phòng chống của thuốc Quintozene cao hơn T. viride với thuốc khác. Có thể sử dụng thuốc Carbendazim 0,15% (Narain et al.,1990), Rovral, Benomyl để xử lý hạt giống hoặc thuốc trừ tuyến trùng để hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh trên đồng ruộng (Wokocha R.C, 1990) [58]. Dalvi, M.B; Raut, S.P, (1987) [40] cho biết: Các thuốc Brassicol, Rovral, Captan, Granosan Gn, Dithane M 45, Carboxin có thể phòng trừ đ−ợc bệnh bằng cách xử lý khô hạt giống với liều l−ợng 1 kg thuốc/tấn hạt. Dalvi, M.B và Raut, S.P (1987) [40] đ6 tiến hành sử dụng 6 loại thuốc trừ nấm để xử lý hạt giống. Kết quả là Quitozene, Emisan 6, Hexathir và Carboxin có hiệu quả kìm h6m sự phát triển của sợi nấm và sự hình thành hạch nấm cao hơn Hexacap và Mancozeb. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 19 2.2. Tình hình nghiên cứu trong n−ớc Bệnh héo rũ gốc mốc trắng đ6 đ−ợc nghiên cứu ở n−ớc ta, đ6 xác định do nấm S. rolfsii Sacc. gây ra. Từ vết bệnh có những đám sợi nấm trắng xốp nh− bông bao phủ. Từ các sợi nấm hình thành nên các hạch nấm kích th−ớc 0,5 - 1 mm. Ban đầu hạch nấm màu trắng, sau chuyển sang màu vàng và cuối cùng là màu nâu. Hạch nấm là nguồn bệnh của năm sau (Lê L−ơng Tề. 1997) [16]. Triệu chứng ban đầu là những mô bị thẫm n−ớc xuất hiện ngay trên thân sát mặt đất. Sự lây nhiễm điển hình sẽ gia tăng tại vị trí này khi độ ẩm tăng và ngay lập tức sẽ liên kết giữa mô bệnh với mô khoẻ ngay bên trên vết bệnh. Từ điểm này mầm bệnh sẽ lan rộng xuống thân rễ hoặc lan lên những bộ phận bị che bóng ít ánh sáng. Cuống lá có thể bị thối xung quanh gốc cuống, là nguyên nhân gây ra héo rũ và vàng lá ở những lá phía d−ới. Các mô ở thân bị nhiễm bệnh chuyển từ màu nâu sáng cho đến màu nâu sẫm và tấn công vào bên trong thân thì sẽ làm cho cây gục xuống. Nấm bệnh th−ờng tạo thành vòng đai xung quanh thân sát mặt đất và những sợi nấm màu trắng có thể phát triển từ thân lan cả ra mặt đất. Những hạch nhỏ hình cầu, đ−ờng kính từ 1 - 2 mm, ban đầu màu trắng sau đó màu nâu, sớm hình thành ngay trên mặt đất và những phần bị bệnh. Cây bị bệnh có thể bị chết trong vài ngày. Loài Sclerotium rolfsii là nấm đảm và sợi nấm trắng nhỏ, hạch nấm đ−ợc tạo ra do các sợi nấm đan kết với nhau, có đ−ờng kính dao động trong khoảng 0,5 - 1,5 mm. Nấm S. rolfsii có thể dễ dàng sinh tr−ởng phát triển trên môi tr−ờng PDA (khoai tây, dextrose, agar) ở nhiệt độ 250C - 350C. Phạm vi phân bố và phạm vi ký chủ của nấm S. rolfsii ở Việt Nam đ−ợc phân theo loại cây trồng bị hại theo từng tỉnh nh− sau: + Đậu xanh: ở Bắc Ninh, Bắc Giang, H−ng Yên, Vĩnh Phúc. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 20 + Ngô: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc. + Hành: ở Bắc Ninh (chủng Sclerotium cepivorum) + Lạc: ở Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. + Dứa: Ninh Bình. + Khoai tây: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nôi và một số tỉnh khác. + Lúa: Ninh Bình, Lào Cai, Hà Nội. + Đậu t−ơng: ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác. + Khoai sọ: Bắc Giang, Hà Nội. + Cà chua: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. + Bầu, bí: Vĩnh Phúc, Hà Nội. Bệnh này còn gặp trên nhiều loại cây trồng khác nh−: rau xà lách, vừng, d−a hấu, d−a lê, các cây thuộc họ bầu bí, cải bắp, súp lơ, xu hào và các cây d−ợc liệu . Với điều kiện thời tiết ấm, nóng, độ ẩm cao rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Nấm S. rolfsii có thể sống sót qua nhiều năm nhờ có hạch nấm tồn tại trong đất hoặc trên tàn d− cây bệnh. Nấm sinh tr−ởng thuận lợi nhất ở 300C, kém phát triển khi nhiệt độ d−ới 150C hoặc trên 370C. Những hợp chất dễ bay hơi đ−ợc sản sinh bởi các mô già cỗi của cây ký chủ sẽ kích thích hạch nảy mầm. Nấm sau đó có thể xâm nhiễm trực tiếp vào mô cây ký chủ và sản sinh enzyme cellulolytic và enzyme pectinolytic và cả acid oxalic. Nấm có thể phát tán nhờ các nông cụ, dụng cụ làm đất hoặc dòng n−ớc chảy hoặc lây nhiễm ngay từ giai đoạn cây con đ−a từ v−ờn −ơm ra trồng ngoài đồng ruộng. Cách thức gieo hạt cũng có thể có tác động đến sự phân bố của bệnh ngay trong một khu đồng. Sự giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh do nấm S. rolfsii ở đồng bằng Sông Hồng ở miền bắc Việt Nam đ−ợc cho rằng đó là kết quả tất yếu của việc luân phiên Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 21 cây trồng, từ việc luân canh cây lúa truyền thống rồi lại tiếp tục trồng rau. Cấy hai vụ lúa và một vụ rau có thể là lý do làm giảm sự sống sót của hạch trên đồng ruộng giữa hai vụ trồng rau. Nấm S. rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng là loài đa ký chủ, phân bố rộng và gây hại trên nhiều loại cây trồng thuộc nhiều họ thực vật khác nhau: họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí,v.v. Nấm S. rolfsii là loài nấm đa thực, phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là: 25oC - 30oC, ẩm độ t−ơng đối cao và độ pH từ 6,0 - 7,0. Tản nấm phát triển mạnh, sợi nấm đa bào, không màu, hạch nấm đ−ợc hình thành trên bộ phận bị hại, có dạng hình cầu nhỏ nh− hạt cải, màu vàng nâu đến nâu đen (Đỗ Tấn Dũng, 2001) [3]. Nấm có thể tồn tại trong đất và tàn d− cây bệnh d−ới dạng hạch nấm và sợi nấm. Bệnh truyền lan do quá trình làm đất hoặc vật liệu giống nhiễm bệnh. Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng nh−ng mức độ khác nhau. Bệnh phá hại ở tất cả các thời vụ gieo trồng nh−ng thời kỳ gây hại nặng vào các tháng 4, 5 trong vụ xuân và tháng 8, 9, 10 trong vụ mùa trên hầu hết các giống cà chua, đậu t−ơng, lạc,... đang trồng ngoài sản xuất đều có thể bị nhiễm bệnh, mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh thái nh−: điều kiện ngoại cảnh, thành phần cơ giới đất, chế độ chăm sóc, chế độ canh tác, phân bón,v.v. Cây trồng khi mới bị bệnh th−ờng bị héo rũ, phần thân và lá trên mặt đất bị thối và g6y nát. Giai đoạn cuối cây bị đổ rạp và chết. Trên cây bị bệnh, ở phần gốc thân và phần mặt đất xung quanh hình thành rất nhiều hạch nhỏ có màu trắng khi còn non, màu nâu khi đ6 thành thục. Cùng với sự xuất hiện của hạch nấm, các sợi nấm lan rộng trên mặt đất (Nguyễn Kim Vân & CTV, 2000) [22]. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 22 Khi cây cà chua bị bệnh HRGMT ở giai đoạn v−ờn −ơm hoặc từ khi trồng đến giai đoạn ra chùm hoa đầu nở thì cây sẽ bị chết héo. Nếu cây nhiễm bệnh muộn ở giai đoạn chớm ra quả lứa đầu, sau trồng 60 - 70 ngày thì cây cũng bị héo rũ, quả chín ép không sử dụng đ−ợc. Còn nếu cây bị nhiễm muộn vào giai đoạn quả non thì cây th−ờng chết héo, năng suất có thể giảm 61,6% so với cây khỏe (Nguyễn Văn Viên, 1999) [23]. Việc phòng trừ có nhiều thuận lợi khi luân canh cây lúa với rau, hoặc những cây trồng cạn khác. Tỷ lệ sống sót của hạch nấm giảm đáng kể trong đất ngập n−ớc. Chu kỳ bệnh cũng bị phá vỡ khi luân canh cây trồng cạn với những cây trồng không phải là ký chủ của nấm S. rolfsii . Khoai mỡ và khoai lang là hai loại cây trồng cạn điển hình ở Việt Nam có thể luân canh đ−ợc với các cây trồng cạn là ký chủ của nấm S. rolfsii, vì hai loại cây trồng này vẫn ch−a đ−ợc tìm thấy có bất cứ triệu chứng gây hại nào do nấm S. rolfsii. Việc vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch và đốt tàn d− cây bệnh đóng vai trò quan trọng vì đó sẽ là nguồn lây bệnh cho vụ sau. Cày đất sâu và lật úp cũng sẽ làm giảm tỷ lệ hạch sống sót ở vụ sau. Khi điều khiển độ pH đất lên tới 7,0 cũng hạn chế đ−ợc sự phát triển của nấm S. rolfsii. Bệnh HRGMT gây hại trên lạc có xu h−ớng tăng từ khi cây ra hoa đến khi cây làm quả chín. Khác với bệnh lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen, héo vàng, tái xanh lại có xu h−ớng giảm. Tỷ lệ bệnh HRGMT trên một số vùng sinh thái khác nhau là khác nhau: đất đồi 1 vụ lạc có tỷ lệ bệnh là 3,7%; đất cát là 6,31%; đất nội đồng là 3,24% (Lê Nh− C−ơng, 2004) [2]. Bệnh HRGMT th−ờng phát sinh vào hai thời kỳ trong năm: thời kỳ thứ nhất khoảng 11/4 - 1/6 bệnh hại cà chua xuân hè cuối vụ, thời kỳ thứ 2 khoảng 9/9 - 8/11 bệnh hại cà chua vụ đông sớm, đặc biệt bệnh th−ờng phát triển Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 23 mạnh trong khoảng từ 9/9 đến cuối tháng 9 vào giai đoạn cà chua đang ra hoa đến hình thành quả non (Nguyễn Văn Viên, 1999) [23]. Kết quả điều tra trên cây cà chua vùng Hà nội và phụ cận trong nhiều năm qua cho thấy bệnh HRGMT là rất phổ biến, các vùng trồng cà chua bị nhiễm bệnh này nh−: Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm (Hà Nội); Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (H−ng Yên); An Hải, Tiên L6ng (Hải Phòng); Việt Yên, Thị x6 Bắc Giang, Lục Nam (Bắc Giang); Võ C−ờng - Thị x6 Bắc Ninh (Bắc Ninh). Bệnh HRGMT th−ờng xuất hiện sau trồng 2 - 3 tuần trong vụ hè thu, giai đoạn cây ra hoa đến khi thu hoạch quả (cà chua sớm, vụ muộn), có năm còn hại cà chua chính vụ khi thời tiết ấm và nhiệt độ mùa đông cao (vụ đông xuân năm 2003). Bệnh HRGMT xuất hiện trên giống cà chua Pháp là 42,3%; các giống khác tỷ lệ bệnh là 16% - 35%. Tỷ lệ bệnh HRGMT ở các vùng trồng cà chua ngoại thành Hà Nội chiếm cao nhất trên đất vàn cao (31,6% - 51,5%), trên đất vàn và vàn thấp nhẹ hơn (Ngô Thị Xuyên, 2004) [28]. Bệnh chết héo lạc do nấm S. rolfsii gây ra là một trong những bệnh phổ biến và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất. ở vùng Đông Nam Bộ, tr−ớc khi thu hoạch tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 8% - 10%. ở miền Bắc Việt Nam đ6 phát hiện có những ruộng cục bộ tỷ lệ bệnh HRGMT lên tới 20% - 25% (Nguyễn Thị Ly, Phan Bích Thủy, 1991) [13]. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu áp dụng những biện pháp sinh học phòng trừ bệnh HRGMT đ6 đ−ợc tiến hành và thu đ−ợc nhiều kết quả đáng kể. Những thành tựu về biện pháp sinh học ở Việt Nam, mà cụ thể là sử dụng vi sinh vật đối kháng để phòng trừ bệnh có nguồn gốc trong đất nói chung và nấm S. rolfsii nói riêng đ6 có những b−ớc tiến quan trọng. Nấm T. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 24 viride đ6 đ−ợc nghiên cứu rất nhiều trên thế giới và ở Việt Nam cũng đ6 nghiên cứu và sử dụng trong thực tế khá thành công. Ngô Quốc Luật và CTV (2005) [12] nghiên cứu nấm S. rolfsii hại cây bạch truật và nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ đặc biệt chú ý đến biện pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng T. viride. Đây là một trong ba bệnh hại quan trọng trên cây bạch truật. Tỷ lệ bệnh tăng cao khi nhiệt độ 290C - 300C, hại chủ yếu ở phần rễ và thân. Kết quả khảo sát hiệu lực của một số thuốc hoá học trong việc phòng trừ nấm cho thấy thuốc Ridomil 68WP có hiệu lực cao (>90%). Tác giả cũng cho biết bệnh bắt đầu gây hại vào thời kỳ phát triển củ (tháng 4), gây hại mạnh vào tháng 5 - 6 khi chuẩn bị thu hoạch. Phạm Văn Biên, viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nghiên cứu xây dựng quy trình phòng trừ nấm S. rolfsii hại cà chua tại TP. Hồ Chí Minh (giai đoạn 1999 - 2000) [1] và kết quả là đ6 điều tra diễn biến bệnh HRGMT hại ớt, cà chua, d−a leo; xây dựng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp với bệnh HRGMT hại những cây trồng này góp phần giải quyết vấn đề rau sạch cho thành phố. Các tác giả Nguyễn Văn Viên và Vũ Triệu Mân (1998) [24] khi nghiên cứu bệnh chết héo cây cà chua do nấm S. rolfsii Sacc., tác giả có nhận xét: ở cà chua vụ đông sớm (tỷ lệ cây bị bệnh từ 10,5% - 14,5%, cá biệt có ruộng lên tới 20%) và vụ đông xuân bị bệnh nặng hơn vụ đông chính vụ (9% - 14,5%). Vụ đông xuân, bệnh xuất hiện vào cuối tháng t−, đầu tháng 5 khi 1, 2 chùm quả đ6 đ−ợc thu hoạch; cây héo, chết làm quả non không sử dụng đ−ợc hoặc chín ép, chất l−ợng kém. Một số thuốc đ−ợc thử nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ đối với nấm S. rolfsii nh−: oxy clorua đồng (5%), Mirage (0,2%), Pencozeb (1%), Carbendas (2%) đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 25 S. rolfsii. Đối với sử dụng nấm đối kháng T. viride với nồng độ 109 bào tử/gam thì tác giả cũng cho biết cùng xử lý T. viride và lây nhiễm nấm S. rolfsii, xử lý T.viride tr−ớc một ngày sau đó lây S. rolfsii cho hiệu quả phòng chống bệnh tốt hơn ở các công thức khác. Từ năm 1991 - 1992 Bộ môn Bệnh cây - Viện bảo vệ thực vật đ6 công bố một số kết quả b−ớc đầu về nấm đối kháng T. viride cho thấy hiệu lực đối kháng của nấm này có khả năng ức chế tốt với loài nấm S. rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại cây trồng (Trần Thị Thuần và CTV, 1992) [17]. Tại tr−ờng Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, nấm đối kháng T. viride đ6 đ−ợc Bộ môn bệnh cây phân lập từ nguồn đất Việt Nam và bắt đầu nghiên cứu từ năm 1996. Theo tác giả Lê L−ơng Tề và CTV (1997) [16] thì isolate TV - 96 có hoạt tính đối kháng cao (ức chế, tiêu diệt) đối với một số nấm đất hại cây trồng: Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum, S. rolfsii,... gây bệnh lở cổ rễ, héo vàng, héo rũ gốc mốc trắng trên các cây trồng thuộc họ cà, họ đậu đỗ, họ bầu bí,v.v. Nấm Trichoderma phát triển đ−ợc trên nhiều loại môi tr−ờng song thuận lợi nhất vẫn là môi tr−ờng Chapex. Sau 5 ngày cấy thì nấm Trichoderma mọc chùm lên nấm bệnh, hình thành đ−ờng viền rất rõ và đ−ợc tác giả gọi là vành đối kháng. Trong các nguồn nấm Trichoderma thu thập đ−ợc thì nấm T. harzianum có khả năng ức chế nấm gây hại trồng tốt và dễ nhân nuôi. Nấm Trichoderma có hiệu quả hạn chế nấm S. rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên lạc, tăng tỷ lệ sống sót của lạc trên đồng ruộng (Trần Thị Thuần và CTV, 1997) [19]. Kết quả thí nghiệm về hiệu lực đối kháng của nấm T. viride với nấm S. rolfsii gây bệnh HRGMT hại lạc trong điều kiện chậu vại cho thấy hiệu lực phòng trừ đạt tới 97,1%. Nấm đối kháng T. viride có thể tiêu diệt một số loài Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 26 nấm đất, chủ yếu dựa trên cơ sở đó là cơ chế ký sinh, tác động của men và khả năng cạnh tranh của nấm đối kháng đối với các loài nấm đất hại cây trồng (Trần Thị Thuần, 1997) [19]. Việc sử dụng nấm đối kháng T. viride ở nồng độ thích hợp còn có tác dụng kích thích sự nảy mầm của hạt giống, tăng c−ờng sự sinh tr−ởng phát triển của cây và làm tăng đáng kể năng suất cây trồng (Trần Thị Thuần, 1998) [20]. Một số biện pháp phòng trừ nấm S. rolfsii đ6 đ−ợc áp dụng và đem lại hiệu quả khá rõ rệt nh−: + Chọn lọc sử dụng giống tốt, cây giống không bị bệnh (có thể xử lý hạt giống tr−ớc khi trồng bằng thuốc trừ nấm đặc hiệu). + Luân canh với các cây trồng ít bị bệnh nh−: lúa, ngô,... để hạn chế nguồn bệnh và cải tạo đất. + Thu dọn sạch tàn d− cây trồng sau thu hoạch. + Cày lật đất sâu để vùi lấp hạch nấm làm giảm sức nảy mầm và mức độ lây nhiễm của bệnh. + Bón phân hợp lý: bón phân NPK đầy đủ cân đối để cây sinh tr−ởng mạnh, tăng c−ờng sức chống bệnh, đặc biệt ở những vùng đất bạc màu cần bón vôi nhiều, dùng phân chuồng hoai mục để bón. + Nhổ bỏ cây bị bệnh khi bệnh mới chớm phát sinh, rắc vôi bột vào gốc để hạn chế nấm gây bệnh, tuy nhiên biện pháp này ít có tác dụng nếu nguồn bệnh trên đồng ruộng đ6 tích lũy nhiều và có m−a nhiều. + Để phòng trừ bệnh chủ động và có hiệu quả nên sử dụng một số nấm đối kháng có tác dụng tiêu diệt sợi nấm, hạch nấm trên đồng ruộng bằng cách Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 27 bón vào đất tr−ớc khi trồng hoặc đ−a vào vùng rễ cây sớm (ngay sau trồng) nh− các loài nấm: T. viride, T. harzianum, Gliocladium virens,… + Biện pháp sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ bệnh HRGMT th−ờng có hiệu quả thấp vì nấm bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, xâm nhiễm gây hại ở bộ phận rễ, cổ rễ, thân sát mặt đất. Tuy nhiên, trong những tr−ờng hợp cần thiết ng−ời ta có thể dùng một số thuốc để phun phòng nhằm hạn chế sự lan truyền và tác hại của bệnh (Rovral, Pencozeb, Mancozeb) (Đỗ Tấn Dũng, 2001) [3]. bệnh HRGMT bắt đầu xuất hiện trên cà chua vụ xuân hè giai đoạn nụ - hoa nở, đến tháng 5 đầu tháng 6 là giai đoạn quả non - thu hoạch cuối vụ với nhiệt độ trung bình 280C, ẩm độ không khí 74% - 84% là thời kỳ bệnh phát triển mạnh nhất, với tỷ lệ bệnh lên tới 16%. ở 300C trong điều kiện invitro, nấm có tốc độ sinh tr−ởng cao nhất trên 3 mm/ngày. Kích th−ớc trung bình của hạch nấm có sự khác nhau chút ít ở các mức nhiệt độ nh−ng nhìn chung có kích th−ớc trung bình từ 0,8 - 1,5 mm là loại hạch nấm t−ơng đối nhỏ. Bệnh HRGMT gây hại nhiều trong điều kiện nhiệt độ cao từ 250C - 300C. Bệnh gây hại nặng hơn ở những chân ruộng chỉ luân canh với cây trồng cạn trên các chân ruộng đất thịt nhẹ, cát pha. nếu luân canh cà chua với 2 vụ lúa thì hạn chế đ−ợc bệnh hoặc dùng thuốc Rovral 50WP 2kg/ha và Mirage 50 WP nồng độ 0,2% phun từ 2 đến 3 lần có hiệu lực phòng trừ đạt 62% - 68%. Hoặc phun chế phẩm sinh học Trichoderma (hàm l−ợng 2 x 109 bào tử/gam) với l−ợng dùng 10gam pha trong 1 lít n−ớc phun cho 1m2 cà chua (phun vào gốc cây trên mặt đất hoặc bón vào đất khi trồng) (Lê L−ơng Tề, 2001) [15]. Nấm T. viride có hoạt tính đối kháng rất cao (ức chế hoặc tiêu hủy) đối với một số nấm gây bệnh có nguồn gốc trong đất nh−: Rhizoctonia, Fusarium oxysporum, Botrytis sp., Aspergillus sp. Tác giả mô tả rất chi tiết về nấm này. Nấm T. viride nuôi cấy thuần trên môi tr−ờng PDA ở 280C sau 24h cấy; khuẩn Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 28 lạc mọc trắng._.ic and organic soil fertility amendments on sounthern bligtht, soil micribial commmunities, and yield of processing tomatoes. Department of Plant pathology, North Crolina State University. 39. Chet, I., G.E. Harman, and R. Baker. (1981), Trichoderma hamatum its hyphal interactions with Rizoctonia solani and Pythium spp. Microb. Ecol. (7), pp. 29 - 38 40. Dalvi, M.B; Raut, S.P. (1987), Chemical control of Sclerotial wilt of groundnut in ''Kon kal'' So: Pesticides (India), pp. 166. 41. Elizabeth J. Fichtner. Sclerotium rolfsii Sacc.: ‘Kudzu of the Fungal World’. 42. Garren, KH. (1959). The stem rot of peanuts and its control. Virginia Agr. Exp. Sta. bull, pp. 144. 43. Harlton, C. E., Levesque, C. A., and Punja, Z. K. (1995), Genetic diversity in Sclerotium (Athelia) rolfsii and related species. Phytopathology, (85), pp. 1269 - 1281. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 113 44. Hall R. (ED). (1991), Compendium of Bean Diseases. The American Phytopathological Society, St. paul, Mn, USA: APS Press. 45. Inbar, J., Menende, A., and Chet, I. (1996), Hyphal interaction between trichoderma hazianum and sclerotiana sclerotium and its role in biological control. Soil Biology and Biochemistry (29), pp. 757 - 763. 46. Jackson, C.R. (1962), An crown rot in Georgea.36. Jenkins, S.F. and C.W. Averre. 1986. Problems and progress in integrated control of southern blight of vegetables. Plant Disease, (70), pp. 614 - 619. 47. Jenkins, S.F. and C.W. Averre. (1986), Problems and progress in integrated control of southern blight of vegetables. Plant Disease, (70), pp. 614 - 619. 48. Jennifer Love, Plant Pathology Technician. Janna Beckerman, Extension Plant Pathologist. Southern blight of vegetables and herbaceous plants. University of Minnesota, pp. 415 - 417. 49. Khara, S.H, Hadwan, H.A, (1990), In vivo studies antagonism of Trichoderma spp. against Rhizoctonia solani the causal agent of tomato, Plant diseases research, India, pp. 235. 50. Mai Thi Phuong Anh (1996), Preliminary evaluation of head tolerant tomatoes. asian regional center AVDC Bangkok, Thailand, pp. 7 - 8. 51. Mehan, V. R., Mayee, C. D., Brenneman, T. B., and McDonald, D. 1995. Stem and Pod Rots of Groundnut. International Crops Res. Inst. for the Semi-Arid Tropics, Info. Bull, pp. 44. 52. Minton, N.A., and Csinos, A. S. (1986), Effects of row spacings and seeding rates of peanut on nematodes and incidence of southern stem rot. Nematropica (16), pp.167 - 176. 53. N - Kokalis et al, (1984), Compedium of peanut diseases.(14), pp. 153 - 157. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 114 54. Okabe I, morikawa c, matsumoto N (2000), Variation in southern blight fungus. In Japan detected by ITS-RFLP analysis JARQ (34), pp. 93 - 97. 55. Peeples, J.L., E.A. Curl, and R. Rodriguez - Kabana. (1976), Effect of the herbicide EPTC on the biocontrol activity of Trichoderma viride against Sclerotium rolfsii. Plant Disease, (60), pp. 1050 - 1054. 56. Prakash, O. and U.N. Singh. (1976), Basal rot of mango seedlings caused by Sclerotium rolfsii. Indian J. of Mycol. And Plant Pathol, (6), pp. 75. 57. Prasun K. Mukherjee and Kanthadai Raghu. (2004), Effect of temperature on angtagonistic and biocontrol potential of shape Trichoderma sp. On Sclerotium rolfsii. www.springer.com 58. Punja, Z. K., Carter, J. D., Campbell, G. M., and Rossell, E. L. (1986), Effects of calcium and nitrogen fertilizers, fungicides, and tillage prac- tices on incidence of Sclerotium rolfsii on processing carrots. Plant Dis, (70), pp. 819 - 824. 59. Rangeshwaran, R. and R.D. Prasad. (2000), Biological control of Sclerobium rot of sunflower. Indian Phytopath, (53), pp. 444 - 449. 60. Ristaino, JB; Perry, KB; Lumsden, RD, (1991), Effect of solarization and Gliocladium virens on sclerotia of Sclerotium rolfsii, soil microbiota, and the incidence of southern blight of tomato. Phytopathology. Vol. 81, no. (10), pp. 1117 - 1124. www. springer.com 61. Rodriguez-Kabana, R., H. ivey, and P. A. Backman. (1987), Peanut?cotton rotations for the management of Meloidogyne arenaria. J. of Nematology. 19(4), pp. 484 - 486. 62. Saito, T. & Yoshimura, S. (1962), Clover diseases in Hokuriku. Proc. Assoc. Pl. Prot. Hokuriku, (10), pp. 51-54. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 115 63. Sarma, B. K., Singh, D. P., Singh, H. B., Singh, A. and Singh, U.P., (2002), Sclerotium rolfsii - a threat to crop plants. Indian J. Plant pathol., (20), pp. 1 - 14. 64. Singh, R.K. and R.S. Dwivedi. (1991), Ecology and biology of Sclerotium rolfsii Sacc. International Journal of Tropical Plant Diseases, (9), pp. 161 - 171. 65. Stephen A & coworker, University of Hawaii at Manoa. (2000), Sclerotium rolfsii . 66. Smith, H.R., and Lee, T.A.Jr. (1986), Effect of tilt (propiconazole), terraclor (PCNB), and ridomil PC (metalaxyl + PCNB) on Sclerotium rolfsii of peanuts. (Abstr.) Proc. Am. Peanut Res. Educ. Soc, pp. 18 : 71. 67. Townsend, B.B., and H.J. Willetts. (1954), the development of sclerotia of certain fungi. Ann. Bot, (21), pp. 153 - 166. 68. Wokocha, R.C, Ehenebe, A.S, Eninle, I.D. (1986), Biological control of the basal stem rot diseases of tomato caused by Corticium rolfsii (Sacc), Curzi in Northern Nigeria. Trop. pest manag, (32), pp. 35 - 39. 69. Wokocha, R.C (1988), relationship betwen the population of viable Sclerotium rolfsii in the soil to cropping sequence in the Nigerian savanna. plant Soil , (106), pp. 146 - 148. 70. Wokocha, R.C (1990), Integrated control of Sclerotium rolfsii infection of tomato in the nigerian Savannah, effects on the prolifeation of the fungi in soil. Plant pathology, (34), pp. 571 - 577. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 116 Phụ Lục * Xử lý số liệu bảng: 16, 24, 25, 26, 27, 28 Bảng 16: Kết quả lây nhiễm các isolates nấm S. rolfsii Sacc. trên một số cây trồng cạn (trong điều kiện chậu vại). Tỷ lệ bệnh (%) The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 29 OBS REP VAR SCC SDC SL SDT SDX 1 1 Scc 87.25 58.30 61.4 59.55 57.69 2 1 sdc 55.75 89.70 57.6 57.60 53.40 3 1 sl 53.60 56.20 85.1 76.90 73.50 4 1 sdt 58.60 51.70 68.3 93.30 71.30 5 1 sdx 52.20 53.30 73.3 76.70 91.70 6 2 Scc 84.46 57.66 61.0 58.79 57.55 7 2 sdc 54.98 85.60 59.5 57.45 50.50 8 2 sl 55.20 53.98 81.3 79.70 74.80 9 2 sdt 57.90 52.80 69.2 92.50 72.50 10 2 sdx 53.10 55.20 75.0 79.40 94.20 11 3 Scc 89.23 58.79 60.5 62.04 59.65 12 3 sdc 55.50 86.40 57.9 59.90 55.60 13 3 sl 58.60 51.70 68.3 93.30 71.30 14 3 sdt 59.10 50.90 67.8 94.50 70.50 15 3 sdx 51.80 51.90 72.1 73.80 88.40 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 30 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 5 Scc sdc sdt sdx sl Number of observations in data set = 15 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 31 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: SCC Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 6 2439.80094667 406.63349111 178.62 0.0001 Error 8 18.21209333 2.27651167 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 117 Corrected Total 14 2458.01304000 R-Square C.V. Root MSE SCC Mean 0.992591 2.440731 1.50881134 61.81800000 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 8.23564000 4.11782000 1.81 0.2248 VAR 4 2431.56530667 607.89132667 267.03 0.0001 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 32 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: SDC Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 6 2669.18678667 444.86446444 193.49 0.0001 Error 8 18.39285333 2.29910667 Corrected Total 14 2687.57964000 R-Square C.V. Root MSE SDC Mean 0.993156 2.488072 1.51628054 60.94200000 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 9.12828000 4.56414000 1.99 0.1995 VAR 4 2660.05850667 665.01462667 289.25 0.0001 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 33 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: SL Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 6 882.34133333 147.05688889 10.36 0.0021 Error 8 113.55600000 14.19450000 Corrected Total 14 995.89733333 R-Square C.V. Root MSE SL Mean 0.885976 5.549777 3.76755889 67.88666667 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 49.41733333 24.70866667 1.74 0.2357 VAR 4 832.92400000 208.23100000 14.67 0.0009 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 34 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: SDT Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 118 Model 6 2769.29425333 461.54904222 26.67 0.0001 Error 8 138.47078667 17.30884833 Corrected Total 14 2907.76504000 R-Square C.V. Root MSE SDT Mean 0.952379 5.594780 4.16039041 74.36200000 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 42.71428000 21.35714000 1.23 0.3411 VAR 4 2726.57997333 681.64499333 39.38 0.0001 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 35 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: SDX Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 6 2674.05557333 445.67592889 90.55 0.0001 Error 8 39.37498667 4.92187333 Corrected Total 14 2713.43056000 R-Square C.V. Root MSE SDX Mean 0.985489 3.191853 2.21852954 69.50600000 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 1.68208000 0.84104000 0.17 0.8459 VAR 4 2672.37349333 668.09337333 135.74 0.0001 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 36 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: SCC NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 2.276512 Critical Value of T= 2.31 Least Significant Difference= 2.8409 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 86.980 3 Scc B 60.967 3 sl B B 60.127 3 sdt C 58.297 3 sdx C 58.250 3 sdc The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 37 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: SDC NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 119 experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 2.299107 Critical Value of T= 2.31 Least Significant Difference= 2.8549 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 87.233 3 sdc B 58.333 3 Sl B 58.317 3 sdt C 55.410 3 scc D 53.167 3 sddx The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 38 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: SL NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 14.1945 Critical Value of T= 2.31 Least Significant Difference= 7.0937 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 83.300 3 sdt B 78.233 3 sl C 73.200 3 sdx D 55.800 3 Scc E 53.960 3 sdc The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 39 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: SDT NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 17.30885 Critical Value of T= 2.31 Least Significant Difference= 7.8334 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 93.433 3 sdt B 71.433 3 sdx B B 68.433 3 sl C 58.533 3 Scc D 51.800 3 sdc The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 40 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: SDX NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 8 MSE= 4.921873 Critical Value of T= 2.31 Least Significant Difference= 4.1771 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 91.433 3 sdx Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 120 B 76.633 3 sdt C 73.467 3 sl D 53.467 3 Sdc D 52.367 3 scc Bảng 24: Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại cà chua trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt) TLB (%) The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 25 OBS REP VAR TLB 1 1 CT1 78.9 2 1 CT2 56.7 3 1 CT3 50.0 4 1 CT4 16.6 5 2 CT1 77.5 6 2 CT2 55.9 7 2 CT3 51.5 8 2 CT4 15.9 9 3 CT1 79.5 10 3 CT2 57.6 11 3 CT3 48.5 12 3 CT4 17.0 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 26 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 4 CT1 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 12 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 27 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: TLB Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 5960.20000000 1192.04000000 869.40 0.0001 Error 6 8.22666667 1.37111111 Corrected Total 11 5968.42666667 R-Square C.V. Root MSE TLB Mean 0.998622 2.320234 1.17094454 50.46666667 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 0.44666667 0.22333333 0.16 0.8533 VAR 3 5959.75333333 1986.58444444 1448.89 0.0001 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 28 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: TLB NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 1.371111 Critical Value of T= 2.45 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 121 Least Significant Difference= 2.3394 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 78.6333 3 CT1 B 56.7333 3 CT2 C 50.0000 3 CT3 D 16.5000 3 CT4 Bảng 24: Hiệu lực phòng trừ (%) The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 136 OBS REP VAR HLPT 1 1 CT2 28.17 2 1 CT3 36.60 3 1 CT4 78.87 4 2 CT2 28.70 5 2 CT3 37.20 6 2 CT4 80.10 7 3 CT2 27.60 8 3 CT3 35.70 9 3 CT4 77.60 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 137 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 3 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 9 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 138 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: HLPT Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 4438.53144444 1109.63286111 8414.10 0.0001 Error 4 0.52751111 0.13187778 Corrected Total 8 4439.05895556 R-Square C.V. Root MSE HLPT Mean 0.999881 0.759128 0.36314980 47.83777778 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 4.34302222 2.17151111 16.47 0.0117 VAR 2 4434.18842222 2217.09421111 16811.73 0.0001 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 139 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: HLPT NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 4 MSE= 0.131878 Critical Value of T= 2.78 Least Significant Difference= 0.8232 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 122 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 78.8567 3 CT4 B 36.5000 3 CT3 C 28.1567 3 C Bảng 25: Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại đậu t−ơng trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt). Tỷ lệ bệnh (%) The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 117 OBS REP VAR TLB 1 1 CT1 91.7 2 1 CT2 78.3 3 1 CT3 48.5 4 1 CT4 13.4 5 2 CT1 90.8 6 2 CT2 76.5 7 2 CT3 47.6 8 2 CT4 13.2 9 3 CT1 92.5 10 3 CT2 80.0 11 3 CT3 49.0 12 3 CT4 13.5 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 118 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 4 CT1 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 12 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 119 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: TLB Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 10893.24166667 2178.64833333 4923.50 0.0001 Error 6 2.65500000 0.44250000 Corrected Total 11 10895.89666667 R-Square C.V. Root MSE TLB Mean 0.999756 1.148558 0.66520673 57.91666667 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 5.97166667 2.98583333 6.75 0.0292 VAR 3 10887.27000000 3629.09000000 8201.33 0.0001 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 120 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: TLB NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 123 Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 0.4425 Critical Value of T= 2.45 Least Significant Difference= 1.329 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 91.6667 3 CT1 B 78.2667 3 CT2 C 48.3667 3 CT3 D 13.3667 3 CT4 Bảng 25: Hiệu lực phòng trừ (%) The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 121 OBS REP VAR HLPT 1 1 CT2 14.90 2 1 CT3 47.00 3 1 CT4 85.80 4 2 CT2 13.50 5 2 CT3 46.40 6 2 CT4 84.90 7 3 CT2 15.00 8 3 CT3 48.55 9 3 CT4 85.90 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 122 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 3 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 9 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 123 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: HLPT Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 7593.78444444 1898.44611111 9518.67 0.0001 Error 4 0.79777778 0.19944444 Corrected Total 8 7594.58222222 R-Square C.V. Root MSE HLPT Mean 0.999895 0.909453 0.44659203 49.10555556 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 3.67722222 1.83861111 9.22 0.0318 VAR 2 7590.10722222 3795.05361111 19028.12 0.0001 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 124 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: HLPT NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 124 Alpha= 0.05 df= 4 MSE= 0.199444 Critical Value of T= 2.78 Least Significant Difference= 1.0124 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 85.5333 3 CT4 B 47.3167 3 CT3 C 14.4667 3 CT2 Bảng 26: Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T. viride phòng trừ bệnh HRGMT hại d−a chuột trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt). Tỷ lệ bệnh (%) The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 128 OBS REP VAR TLB 1 1 CT1 84.5 2 1 CT2 67.3 3 1 CT3 46.7 4 1 CT4 10.5 5 2 CT1 86.2 6 2 CT2 69.5 7 2 CT3 49.2 8 2 CT4 9.5 9 3 CT1 84.0 10 3 CT2 68.3 11 3 CT3 48.7 12 3 CT4 9.8 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 129 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 4 CT1 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 12 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 130 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: TLB Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 9398.07666667 1879.61533333 2114.57 0.0001 Error 6 5.33333333 0.88888889 Corrected Total 11 9403.41000000 R-Square C.V. Root MSE TLB Mean 0.999433 1.783934 0.94280904 52.85000000 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 3.78000000 1.89000000 2.13 0.2004 VAR 3 9394.29666667 3131.43222222 3522.86 0.0001 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 131 Analysis of Variance Procedure Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 125 T tests (LSD) for variable: TLB NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 0.888889 Critical Value of T= 2.45 Least Significant Difference= 1.8836 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 84.9000 3 CT1 B 68.3667 3 CT2 C 48.2000 3 CT3 D 9.9333 3 CT4 Bảng 26: Hiệu lực phòng trừ (%) The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 132 OBS REP VAR HLPT 1 1 CT2 19.6 2 1 CT3 45.6 3 1 CT4 87.9 4 2 CT2 18.1 5 2 CT3 43.8 6 2 CT4 88.2 7 3 CT2 21.0 8 3 CT3 44.5 9 3 CT4 88.4 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 133 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 3 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 9 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 134 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: HLPT Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 7232.12444444 1808.03111111 2188.61 0.0001 Error 4 3.30444444 0.82611111 Corrected Total 8 7235.42888889 R-Square C.V. Root MSE HLPT Mean 0.999543 1.789578 0.90890655 50.78888889 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 2.67555556 1.33777778 1.62 0.3053 VAR 2 7229.44888889 3614.72444444 4375.59 0.0001 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 135 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: HLPT Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 126 NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 4 MSE= 0.826111 Critical Value of T= 2.78 Least Significant Difference= 2.0605 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 88.1667 3 CT4 B 44.6333 3 CT3 C 19.5667 3 CT2 Bảng 27: Hiệu lực của chế phẩm sinh học nấm đối kháng T.viride phòng trừ bệnh HRGMT hại lạc trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt). Tỷ lệ bệnh (%) The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 65 OBS REP VAR TLB 1 1 CT1 73.50 2 1 CT2 50.90 3 1 CT3 46.45 4 1 CT4 15.60 5 2 CT1 72.90 6 2 CT2 52.40 7 2 CT3 48.40 8 2 CT4 14.30 9 3 CT1 73.80 10 3 CT2 51.80 11 3 CT3 44.90 12 3 CT4 15.20 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 66 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 4 CT1 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 12 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 67 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: TLB Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 5222.72687500 1044.54537500 792.28 0.0001 Error 6 7.91041667 1.31840278 Corrected Total 11 5230.63729167 R-Square C.V. Root MSE TLB Mean 0.998488 2.459807 1.14821722 46.67916667 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 0.68791667 0.34395833 0.26 0.7787 VAR 3 5222.03895833 1740.67965278 1320.29 0.0001 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 127 The SAS System 23:15 Tuesday, January 22, 2002 68 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: TLB NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 6 MSE= 1.318403 Critical Value of T= 2.45 Least Significant Difference= 2.294 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 73.4000 3 CT1 B 51.7000 3 CT2 C 46.5833 3 CT3 D 15.0333 3 CT4 Bảng 27: Hiệu lực phòng trừ (%) The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 140 OBS REP VAR HLPT 1 1 CT2 29.4 2 1 CT3 37.5 3 1 CT4 79.5 4 2 CT2 27.5 5 2 CT3 35.9 6 2 CT4 80.4 7 3 CT2 31.5 8 3 CT3 35.5 9 3 CT4 78.8 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 141 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 3 CT2 CT3 CT4 Number of observations in data set = 9 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 142 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: HLPT Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 4 4429.94444444 1107.48611111 430.18 0.0001 Error 4 10.29777778 2.57444444 Corrected Total 8 4440.24222222 R-Square C.V. Root MSE HLPT Mean 0.997681 3.312057 1.60450754 48.44444444 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 1.23555556 0.61777778 0.24 0.7972 VAR 2 4428.70888889 2214.35444444 860.13 0.0001 The SAS System 23:28 Sunday, January 27, 2002 143 Analysis of Variance Procedure Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 128 T tests (LSD) for variable: HLPT NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 4 MSE= 2.574444 Critical Value of T= 2.78 Least Significant Difference= 3.6374 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 79.567 3 CT4 B 36.300 3 CT3 C 29.467 3 CT2 Bảng 28: Hiệu lực phòng trừ của thuốc hóa học Rovral 50W và chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma viride với bệnh HRGMT hại cà chua trong điều kiện chậu vại (xử lý hạt). Tỷ lệ bệnh (%) The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 8 OBS REP VAR TLB 1 1 CT1 81.5 2 1 CT2 29.1 3 1 CT3 32.1 4 1 CT4 72.4 5 1 CT5 74.8 6 1 CT6 13.7 7 1 CT7 37.5 8 2 CT1 83.5 9 2 CT2 28.7 10 2 CT3 30.5 11 2 CT4 70.8 12 2 CT5 72.4 13 2 CT6 12.9 14 2 CT7 34.9 15 3 CT1 81.9 16 3 CT2 26.3 17 3 CT3 28.8 18 3 CT4 68.5 19 3 CT5 72.4 20 3 CT6 10.6 21 3 CT7 34.7 The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 9 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 7 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 Number of observations in data set = 21 The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 10 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: TLB Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 13354.91333333 1669.36416667 1864.38 0.0001 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 129 Error 12 10.74476190 0.89539683 Corrected Total 20 13365.65809524 R-Square C.V. Root MSE TLB Mean 0.999196 1.991116 0.94625410 47.52380952 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 23.11523810 11.55761905 12.91 0.0010 VAR 6 13331.79809524 2221.96634921 2481.54 0.0001 The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 11 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: TLB NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 12 MSE= 0.895397 Critical Value of T= 2.18 Least Significant Difference= 1.6834 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 82.3000 3 CT1 B 73.2000 3 CT5 C 70.5667 3 CT4 D 35.7000 3 CT7 E 30.4667 3 CT3 F 28.0333 3 CT2 G 12.4000 3 CT6 Bảng 28: Hiệu lực phòng trừ (%) The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 12 OBS REP VAR HLTP 1 1 CT2 67.9 2 1 CT3 63.5 3 1 CT4 13.5 4 1 CT5 11.5 5 1 CT6 85.2 6 1 CT7 56.5 7 2 CT2 65.7 8 2 CT3 64.0 9 2 CT4 12.9 10 2 CT5 12.0 11 2 CT6 84.9 12 2 CT7 57.4 13 3 CT2 64.3 14 3 CT3 63.5 Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học nụng nghiệp ------------------------ 130 15 3 CT4 14.2 16 3 CT5 9.0 17 3 CT6 85.0 18 3 CT7 56.1 The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 13 Analysis of Variance Procedure Class Level Information Class Levels Values REP 3 1 2 3 VAR 6 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 Number of observations in data set = 18 The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 14 Analysis of Variance Procedure Dependent Variable: HLTP Source DF Sum of Squares Mean Square F Value Pr > F Model 7 13726.12500000 1960.87500000 1896.40 0.0001 Error 10 10.34000000 1.03400000 Corrected Total 17 13736.46500000 R-Square C.V. Root MSE HLTP Mean 0.999247 2.063290 1.01685791 49.28333333 Source DF Anova SS Mean Square F Value Pr > F REP 2 3.36000000 1.68000000 1.62 0.2449 VAR 5 13722.76500000 2744.55300000 2654.31 0.0001 The SAS System 00:11 Monday, January 28, 2002 15 Analysis of Variance Procedure T tests (LSD) for variable: HLTP NOTE: This test controls the type I comparisonwise error rate not the experimentwise error rate. Alpha= 0.05 df= 10 MSE= 1.034 Critical Value of T= 2.23 Least Significant Difference= 1.8499 Means with the same letter are not significantly different. T Grouping Mean N VAR A 85.0333 3 CT6 B 65.9667 3 CT2 C 63.6667 3 CT3 D 56.6667 3 CT7 E 13.5333 3 CT4 F 10.8333 3 CT ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2790.pdf
Tài liệu liên quan