Tài liệu Nghiên cứu bệnh chấm xám hại chè và biện pháp phòng trừ tại xí nghiệp chè Lương Mỹ, Chương Mỹ Hà Nội: ... Ebook Nghiên cứu bệnh chấm xám hại chè và biện pháp phòng trừ tại xí nghiệp chè Lương Mỹ, Chương Mỹ Hà Nội
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu bệnh chấm xám hại chè và biện pháp phòng trừ tại xí nghiệp chè Lương Mỹ, Chương Mỹ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
NGHIÊN CỨU BỆNH CHẤM XÁM HẠI CHÈ VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI XÍ NGHIỆP CHÈ LƯƠNG MỸ,
CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2011
Tác giả
Nguyễn Trường Sơn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu trường ðại học Nông nghiệp Hà nội. Viện ñào tạo sau ñại
học. Khoa Nông học và Bộ môn bệnh cây. ðặc biệt xin ñược bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Bích Hảo - Bộ bộ môn bệnh cây thuộc khoa Nông
học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, người ñã nhiệt tình, chu ñáo, tỷ mỉ
hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin ñược trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tại bộ môn Bệnh
cây - Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ, tạo
ñiều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin ñược chân thành cảm các hộ nhận khoán, các ñồng chí ñội
trưởng và Ban Giám ñốc Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ -
Thành phố Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi thực hiện tốt luận văn này.
ðồng thời tôi cũng xin ñược chân thành cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã
ñộng viên và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện luận văn.
Lương Mỹ, ngày … tháng … năm 2011
Tác giả
Nguyễn Trường Sơn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục ñồ thị ix
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài. 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 ðặc ñiểm sinh vật học của cây chè. 4
2.2 Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam. 8
2.3 Tình hình nghiên cứu bệnh hại chè trên thế giới và ở Việt Nam. 11
2.4 Giới thiệu về xí nghiệp chè Lương Mỹ. 27
3 ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 ðối tượng và ñịa ñiểm nghiên cứu. 30
3.2 Vật liệu nghiên cứu. 30
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 30
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 ðiều tra thành phần bệnh hại chè tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ
Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội. 38
4.1.1 Bệnh chấm xám (Pestalozzia theae Sawada). 39
4.1.2 Bệnh chấm nâu (Colletorichum camelliae Masse). 39
4.1.3 Bệnh tóc ñen (Marasmius equinis Muler Berk). 40
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
iv
4.1.4 Bệnh sùi cành chè (Bacterium sp). 40
4.1.5 Bệnh ñốm mắt cua (Cercosporella theae Petch). 41
4.2 Ảnh hưởng của một số ñiều kiện sinh thái kỹ thuật (Giống, tuổi
cây, phương pháp ñốn, ñịa thế ñất, chế ñộ chăm sóc …) ñến nấm
bệnh chủ yếu hại chè tại XN chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ
- TP Hà Nội. 44
4.2.1 ¶nh hưởng của giống chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám. 44
4.2.2 Ảnh hưởng của tuổi chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám. 46
4.2.3 Ảnh hưởng của hình thức ñốn tới sự phát triển của bệnh chấm
xám hại chè. 48
4.2.4 Ảnh hưởng của ñịa thế ñất tới sự phát triển của bệnh chấm xám. 51
4.2.5 Ảnh hưởng của chế ñộ chăm sóc tới sự phát triển của bệnh chấm
xám h¹i chÌ. 52
4.2.6 Ảnh hưởng của lượng phân bón ñến bệnh chấm xám hại chè. 55
4.2.7 Ảnh hưởng của phương thức bón phân ñến bệnh chấm xám hại
chè. 59
4.2.8 Ảnh hưởng của bón phân qua lá ñến bệnh chấm xám hại chè. 61
4.3 Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ nấm ñến sự phát triển
của bệnh chấm xám ngoài ñồng ruộng. 63
4.4 Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh chấm xám và tìm hiểu một số
ñặc ñiểm hình thái, sinh học của nấm gây bệnh. 67
4.4.1 ðặc ñiểm hình thái và sinh học của nấm gây bệnh chấm xám hại
chè Pestalozzia theae Sawada. 67
4.4.2 Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau ñến sự phát
triển của nấm Pestalozzia theae Sawada. 68
4.4.3 Ảnh hưởng ñiều kiện nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Pestalozzia theae Sawada. 70
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
v
4.4.4 Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA. 72
4.4.5 Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ nấm ñến sự phát triển
của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA. 73
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ nghÞ 76
5.1 Kết luận. 76
5.2 ðề xuất biện pháp hữu hiệu ñể phòng trừ bệnh chấm xám hại chè
tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ - Thành phố
Hà Nội. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 82
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TLB : Tỷ lệ bệnh.
CSB : Chỉ số bệnh.
XN : Xí nghiệp.
C.ty : Công ty.
TP : Thành phố.
CTV : Cộng tác viên.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
ðHH : ðộ hữu hiệu.
PDA : Môi trường nhân tạo gồm khoai tây, agar, ñường glucose và
nước cất.
PCA : Môi trường nhân tạo gồm khoai tây, agar, cà rốt và nước cất.
Czapeck : Môi trường nhân tạo gồm ñường Saccarose,NaN03, MgS04,
FeCl3, KCl, agar và nước cất.
WA : Môi trường gồm Agar và nước cất.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Thành phần bệnh hại chè tại XÝ nghiÖp chè Lương Mỹ Huyện
Chương Mỹ - TP Hà Nội năm 2010. 38
4.2 Tình hình một số bệnh chính hại chè tại XN chè Lương Mỹ 41
4.3 Diễn biến bệnh chấm xám hại chè tại XN chè Lương Mỹ. 43
4.4 Ảnh hưởng của giống chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám 45
4.5 Ảnh hưởng của tuổi chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám 46
4.6 Ảnh hưởng của hình thức ñốn tới sự phát triển của bệnh chấm
xám h¹i chÌ. 49
4.7 Ảnh hưởng của ñịa thế ñất tới sự phát triển của bệnh chấm xám
h¹i chÌ. 51
4.8 Ảnh hưởng của cắt tỉa cành và vệ sinh ñồng ruộng tới sự phát
triển của bệnh chấm xám hại chè 53
4.9 Ảnh hưởng của lượng phân bón ñến bệnh chấm xám hại chè 57
4.10 Ảnh hưởng của phương thức bón phân ñến bệnh chấm xám 59
4.11 Ảnh hưởng của biện pháp bón phân qua lá tới bệnh chấm xám
hại chè. 62
4.12 Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm (nồng ñộ 0,2%) ñến sự phát triển
của bệnh chấm xám ngoài ñồng ruộng. 64
4.13 Ảnh hưởng của thuốc trừ nấm (nồng ñộ 0,3%) ñến sự phát triển
của bệnh chấm xám ngoài ñồng ruộng. 65
4.14 Một số ñặc ñiểm về hình thái của sợi nấm, tản nấm, ñĩa cành,
hạch nấm và bào tử của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi
trường PDA. 67
4.15 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khác nhau tới sự phát triển
của nấm Pestalozzia theae Sawada. 69
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
viii
4.16 Ảnh hưởng của ñiều kiện nhiệt ñộ tới sự sinh trưởng của nấm
Pestalozzia theae Sawada. 71
4.17 Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy tới sự sinh trưởng của
nấm Pestalozzia theae Sawada. 72
4.18 Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA. 73
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
ix
DANH MỤC ðỒ THỊ
STT Tên ñồ thị Trang
4.1 Tình hình một số bệnh chính hại chè tại XN chè Lương Mỹ. 42
4.2 Tình hình nhiễm bệnh chấm xám tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ 43
4.3 Ảnh hưởng của giống chè tới bệnh chấm xám. 45
4.4 Ảnh hưởng của tuổi chè tới sự phát triển của bệnh chấm xám 47
4.5 Ảnh hưởng của hình thức ñốn tới sự phát triển của bệnh chấm
xám h¹i chÌ. 50
4.6 Ảnh hưởng của ñịa thế ñất tới sự phát triển của bệnh chấm xám
hại chè. 51
4.7 Ảnh hưởng của một số biện pháp chăm sóc tới sự phát triển của
bệnh chấm xám hại chè. 54
4.8 Ảnh hưởng của lượng phân bón tới sự nhiễm bệnh chấm xám 58
4.9 Ảnh hưởng của phương thức bón phân tới sự nhiễm bệnh chấm
xám hại chè. 60
4.10 Ảnh hưởng của biện pháp bón phân qua lá tới sự ph¸t triÓn cña
bệnh chấm xám. 63
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
x
DANH MôC H×NH
STT Tên hình Trang
2.1 Bệnh chấm xám hại chè. 12
2.2 Bệnh chấm nâu hại chè. 14
4.1 Triệu chứng bệnh chấm xám hại chè 39
4.2 Triệu chứng bệnh chấm nâu hại chè 39
4.3 Triệu chứng bệnh tóc ñen trên chè 40
4.4 Triệu chứng bệnh sùi cành chè 41
4.5 Bào tử nấm Pestalozzia theae Sawada. 68
4.6 ðĩa cành nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA 68
4.7 Sự phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada trên các môi
trường nuôi cấy khác nhau. 69
4.7 Sự phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada trên các môi
trường nuôi cấy khác nhau. 70
4.8 Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA. 74
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Cây chè có tên khoa học là (Camellia sinensis) thuộc chi Camellia, họ
Theaceae). Cây chè có nguồn gốc ở khu vực ðông Nam Á, nhưng ngày nay
chè ñược trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt ñới
và cận nhiệt ñới. Chè là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây
nhỏ, thông thường ñược xén tỉa ñể thấp hơn 2 mét, khi ñược trồng ñể lấy lá.
Cây chè có rễ cái dài. Hoa chè màu trắng ánh vàng, ñường kính từ 2,5 - 4 cm,
với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của chè có thể ép ñể lấy dầu, ngoài ra cây chè có vị trí
rất quan trọng trong nên kinh tế quốc dân, như:
- Chất caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những
chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ ñại não
làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt ñộng của các cơ trong cơ
thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc
căng thẳng.
- Hỗn hợp tanin trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh ñường
ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, ñặc biệt là chè
xanh ñể chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày.
- Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin
PP và nhiều nhất là vitamin C.
- Một giá trị ñặc biệt của chè ñược phát hiện gần ñây là tác dụng chống
phóng xạ. Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) ñã tiến hành các
thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ
tách ra ñược từ cơ thể 90% chất ñồng vị phóng xạ Sr - 90.
- Chè là cây công nghiệp lâu năm, có ñời sống kinh tế lâu dài, mau cho
sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30 -
40 năm hoặc lâu hơn nữa.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
2
Lịch sử trồng chè của nước ta ñã có từ lâu. Nhưng cây chè ñược khai
thác và trồng với diện tích lớn mới bắt ñầu khoảng hơn 50 năm nay.
Từ khi nước ta giành ñược ñộc lập năm 1945, dưới sự lãnh ñạo của
ðảng và Chính phủ với phương châm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và
vững chắc, nghề trồng chè ñã ñược chú ý ñúng mức. Cây chè chiếm một vị trí
quan trọng trong ñời sống kinh tế của nhân dân ta. Trong các vùng trồng chè,
chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và
nâng cao ñời sống của nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố hạn chế về kinh tế - xã hội như chính
sách, thị trường tiêu thụ, giá cả…còn có những yếu tố kỹ thuật gây khó khăn
cho việc phát triển sản xuất chè như là sự phá hại của sâu bệnh trong ñó bệnh
chấm xám hại chè do nấm Pestalozzia theae Sawada gây ra - là loại bệnh gây
hại thường xuyên và nghiêm trọng ñã làm thiệt hại lớn ñến năng suất và chất
lượng cho các vùng sản xuất chè. Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá hoặc
từ giữa lá, ñầu tiên là các chấm nhỏ màu xám nâu, sau vết bệnh lớn dần có
hình tròn, gần tròn, hình ô van, hình bán nguyệt hay không có hình dạng nhất
ñịnh và mép vết bệnh có hình gợn sóng. Trên vết bệnh có các ñường gân ñen,
các chấm ñen, bề mặt vết bệnh có màu xám tro. Khi vết bệnh lan ñến khoảng
1/2 diện tích lá trở lên, lá chè bị rụng.
Nấm bệnh chấm xám xuất hiện gần như quanh năm trên nương chè,
nhưng bệnh phát triển mạnh trong ñiều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt ñộ
không khí 250 - 280C thường từ tháng 7 ñến tháng 10 hàng năm.
Bệnh ñốm nâu do nấm Colletotrichum camelliae Masse gây ra. Bệnh
chủ yếu hại lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh có màu nâu, không có hình dạng
nhất ñịnh hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn ñồng tâm,
giữa vết bệnh lá bị khô màu xám tro. Xung quanh vết bệnh biểu bì lá bị sưng
lên dễ thấy. Bệnh nặng làm lá bị khô và rụng hàng loạt, rất nguy hiểm trong
vườn ươm và ảnh hưởng nghiêm trọng ñến năng suất.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
3
Nấm bệnh phát triển thuận lợi nhất trong ñiều kiện 250 - 300C, ẩm ñộ
cao, nên trong mùa mưa bệnh thường phát sinh gây hại nặng, nhất là sau
những ñợt mưa kéo dài.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, ñược sự phân công của Bộ môn Bệnh
cây - Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Ngô Bích Hảo, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “
Nghiên cứu bệnh chấm xám hại chè và biện pháp phòng trừ tại Xí nghiệp
chè Lương Mỹ, Chương Mỹ, Hà Nội ”
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài.
1.2.1. Mục ñích.
ðiều tra, xác ñịnh thành phần nấm bệnh hại chè, diễn biến một số bệnh nấm
chủ yếu ngoài ñồng ruộng, nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh, tìm hiểu diễn
biến, ñánh giá mức ñộ thiệt hại và biện pháp phòng trừ bệnh chấm xám hại chè
tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
1.2. 2. Yêu cầu.
- ðiều tra thành phần của bệnh hại tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện
Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
- ðiều tra diễn biến và ảnh hưởng của một số ñiều kiện sinh thái kỹ thuật
(Giống, tuổi cây, phương pháp ñốn, ñịa thế ñất, chế ñộ chăm sóc…) ñến nấm
bệnh chủ yếu hại chè tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ -
Thành phố Hà Nội.
- Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh chấm xám do nấm gây ra và tìm hiểu
một số ñặc ñiểm hình thái, sinh học của nấm gây bệnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng một số thuốc hoá học trong phòng trừ bệnh
chấm xám hại chè.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ðặc ñiểm sinh vật học của cây chè.
2.1.1. §Æc ®iÓm sinh vËt häc cña c©y chÌ.
a. Thân và cành.
Cây chè sinh trưởng trong ñiều kiện tự nhiên chỉ có một thân chính,
trên thân phân ra các cấp cành. Người ta chia thân chè ra làm ba loại: Thân
gỗ, thân nhỡ và thân bụi.
- Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân chính, vị trí phân cành cao.
- Thân nhỡ là loại hình trung gian, có thân chính tương ñối rõ rệt, vị trí
phân cành thường cao 20 - 30 cm ở phía phần cổ rễ.
- Thân bụi là cây không có thân chính rõ rệt, tán cây rộng thấp, phân
cành nhiều. Vị trí phân cành cấp I ngay gần cổ rễ.
Trong sản xuất thường gặp loại chè thân bụi, vì phân cành của thân bụi
khác nhau nên tạo cho cây chè có các dạng tán: Tán ñứng thẳng, tán trung
gian và tán ngang.
- Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều
ñốt. Chiều dài của ñốt biến ñổi rất nhiều từ 1 - 10 cm. ðốt chè càng dài là một
trong những biểu hiện giống chè có năng suất cao. Từ thân chính, cành chè ñược
phân ra nhiều cấp: cành cấp I, cành cấp II, cấp III. Thân và cành chè ñã tạo nên
khung tán của cây chè. Với số lượng cành thích hợp và cân ñối ở trên khung tán,
cây chè cho sản lượng cao. Trong sản xuất cần nắm vững ñặc ñiểm sinh trưởng
của cây ñể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hái và ñốn chè hợp lý mới có thể tạo
ra trên tán chè nhiều búp, ñặt cơ sở cho việc tăng năng suất chè.
b. Mầm chè.
Trên cây chè có mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực.
- Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
5
- Mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách lá có hai mầm
sinh thực, nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều hơn và khi ñó ở
nách lá có một chùm hoa. Khi mầm sinh thực phát triển nhiều trên cành chè
thì thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu ñi, do sự tiêu hao
các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả.
c. Búp chè.
Búp chè là một ñoạn non ở ñỉnh của cành chè. Búp ñược hình thành từ
các mầm dinh dưỡng, gồm có tôm là phần lá non ở chóp ñỉnh của cành chưa
xoè ra và 2 hoặc 3 lá non sát nó. Kích thước của búp chè thay ñổi tuỳ theo
giống và kỹ thuật canh tác. Búp chè có hai loại:
- Búp bình thường gồm có tôm + 2 - 3 lá non.
- Búp mù là búp phát triển không bình thường, không có tôm chỉ có 2 -
3 lá non.
Trên một cành chè nếu ñể sinh trưởng tự nhiên, một năm có 4 - 5 ñợt
sinh trưởng, hái búp liên tục sẽ có 6 - 7 ñợt. Thâm canh tốt có thể ñạt 8 - 9 ñợt
sinh trưởng.
d. Lá chè.
Lá chè mọc trên cành, mỗi ñốt có một lá, hình dáng lá thay ñổi tuỳ theo
giống và ñiều kiện ngoại cảnh, lá chè gồm:
- Lá vảy ốc là những lá vảy rất nhỏ, có màu nâu, cứng. Lá vảy ốc là bộ
phận bảo vệ ñiểm sinh trưởng khi ở trạng thái ngủ, số lượng lá vảy ốc thường
là 2 - 4 lá ở mầm mùa ñông và 1 - 2 lá ở mầm mùa hè.
- Lá cá là lá thật thứ nhất, nhưng phát triển không hoàn toàn b×nh
thường, dị hình hoặc hơi tròn, không có răng cưa hoặc có ít.
- Lá thật mọc trên cành chè theo các thế khác nhau, trong sản xuất
thường gặp 4 loại thế lá khác nhau như: Thế lá úp, nghiêng, ngang và rủ. Thế
lá ngang và rủ là ñặc trưng của giống chè năng suất cao, tuổi thọ trung bình
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
6
của lá chè là một năm.
e. Rễ chè.
Rễ chè phát triển tốt tạo ñiều kiện cho các bộ phận trên mặt ñất phát
triển. Hệ rễ chè gồm: Rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu.
Khi hạt mới nảy mầm, rễ trụ phát triÓn mạnh. Sau 3 - 5 tháng phát triển
chậm lại và rễ bên phát triển nhanh.
Từ năm thứ 2, 3 rễ bên và rễ phụ phát triển mạnh.
- Rễ trụ thường ăn sâu trên 1m. Ở những nơi ñất xốp, thoát nước có thể
ăn sâu tới 2 - 3 m.
- Rễ hấp thu thường ñược tập trung ở lớp ñất từ 10 - 40 cm.
g. ðặc ñiểm sinh trưởng sinh thực của cây chè.
Sau khi gieo hạt khoảng 2 năm, cây chè râ hoa quả lần thứ nhất. Từ 3
- 5 năm cây chè hoàn chỉnh về tính phát dục. Hoa chè lưỡng tính. Ở miền Bắc
mầm hoa ñược hình thành và phân hoá sau tháng 6, hoa nở rộ vào tháng 11 -
12. Phương thức thụ phấn chủ yếu là khác hoa. Nhị ñực thường chín trước nhị
cái 2 ngày. Hạt phấn sống khá lâu sau 5 ngày kể từ khi hoa nở rộ. Khả năng ra
nụ, hoa rất lớn nhưng tỷ lệ ñậu quả thấp chỉ ñạt dưới 12%. Sau khi thụ tinh
quả chè ñược hình thành. Thời gian phát dục của chè khoảng 9 - 10 tháng.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây chè.
Cây chè có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, tiêu thụ trong nước ngày
một tăng, thị trường xuất khẩu rộng lớn, còn có thể mở rộng.
Cây chè (Camellia sinensis) ñược phát hiện ñầu tiên ở Trung Quốc gần
4.000 năm nay, ban ñầu ñược làm dược liệu nay ñã thành thứ nước uống phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới. Nước chè là thứ nước uống tốt mà rẻ tiền hơn
ca cao và cà phê. Chè là một thứ nước giải khát chống lạnh, khắc phục ñược
sự mệt mỏi của thần kinh và của cơ thể. Có tác dụng kích thích vỏ ñại não của
hệ thần kinh trung ương (chất cafein) làm cho thần kinh minh mẫn, sảng
khoái, giúp cho việc tập trung tư tưởng nhất là với những trường hợp phải
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
7
hoạt ñộng với cường ñộ cao của bắp thịt và thần kinh. Chè còn có thể trị các
bệnh về ñường ruột (chất tanin), lợi tiểu (chất têôfiinlin, têôbronin) có tác
dụng kích thích sự tiêu hoá của các chất mỡ. Ngoài ra chè còn chứa các
vitamin (C, PP, K, B2) và một số axitamin cần thiết cho cơ thể con người. Ở
Nhật Bản, người ta còn thấy chất tanin trong chè có khả năng hút chất phóng
xạ (Sr 90).
Nước chè là thứ nước uống cổ truyền và phổ biến của nhân dân ta. So
với trước cách mạng (1939) tuy diện tích chè ở Miền Bắc tăng 2,7 lần, sản
lượng chè tăng 2,1 lần nhưng mức tiêu dùng ở Miền Bắc tính theo ñầu người
mới khoảng 200 gam/ năm, mức này là rất thấp so với các nước uống chè trên
thế giới. Anh: 4.432 gam, Oxtr©ylia: 2.869 gam, Marốc: 1.126 gam, Irắc:
2.280 gam, Ân ðộ: 260 gam, Nhật Bản: 680 gam...Việc cung cấp chè uống
hàng tháng, nhất là gần Tết âm lịch còn thiếu nhiều so với yêu cầu ñời sống
ngày một nâng cao và trong những loại công việc năng nhọc: hầm mỏ, nhà
máy, giao thông vận tải, ñịa chất, quân ñội, lao ñộng trí óc...
Thị trường xuất khẩu trước kia (khoảng những năm 1964 - 1965), tốc
ñộ mở rộng thị trường tiêu thụ chè còn chậm, khối lượng trao ñổi hàng năm
trên thế giới là khoảng 600.000 tấn. Sau này thị trường chè ñã có những bước
ñột biến khởi sắc xong chưa thật ổn ñịnh, nhất là thị trường Liên Xô cũ và thị
trường các nước có nguồn tài nguyên tự nhiên là dầu lửa thị lại càng không ổn
ñịnh do chiến tranh triền miên.
Hiện nay thị trường tiêu thụ chè trên thế giới ñược chia làm ba khu vực
chính như sau:
- Thị trường Liên Xô cũ và các nước ðông Âu nhập chủ yếu là chè ñen.
Mức tiêu thụ khoảng 5 vạn tấn.
- Thị trường các nước ñang phát triển như: Arập, Irắc, Marốc, Xudan,
Tuynidi... nhập các loại chè cấp dưới, chủ yếu là chè xanh. Sản lượng ñạt
khoảng 10 vạn tấn.
- Thị trường các nước tư bản Tây Âu, Bắc Mỹ, Châu ðại Dương nhập
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
8
chè ñen có chất lượng cao, giá ñắt với số lượng lớn. Sản lượng ñạt khoảng 15
vạn tấn.
Chè là một cây công nghiệp lâu năm có ñời sống kinh tế dài (20 ñến
30 năm, thậm chí 40 ñến 50 năm) nhưng lại mau chóng cho sản phẩm (sau
3 năm) và hiệu quả kinh tế cao. Thâm canh từ ñầu, liên tục và toàn diện,
sau 3 năm cây chè ñã có thể cho khai thác với năng suất từ 3 ñến 4 tấn búp/
ha, ñến tuổi trưởng thành thâm canh tốt có thể ñạt 6 ñến 8 tấn búp/ ha. Có
trường hợp chè trên 20 năm tuổi mà ñược ñầu tư lao ñộng, vật tư cải tạo
chăm bón tốt vẫn cho thu ñược 8 ñến 9 tấn/ ha. Thu hồi vốn ñầu tư nhanh
chóng và nếu làm tốt, thu nhập kinh tế hàng năm vững chắc, vì năng suất
sản lượng tương ñối ổn ñịnh.
Chè là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường quốc tế, ñó là
một trong những cây cho lượng ngoại tệ nhiều trên một ñơn vị diện tích. 1 ha
chè thâm canh tốt cho thu hoạch 10 tấn búp tươi (2 tấn chè khô) thì ñủ ngoại
tệ nhập khẩu 46 tấn phân hoá học hoặc 3,1 tấn bông hay 25 ñến 30 tấn bột mì
(Nguyễn Huy 1971).
Cây chè không những không tranh chấp ñất ñai với cây lương thực, mà
còn có tác dụng biến ñổi cơ cấu nông nghiệp của nước ta từ tự cấp, tự túc
thành một nền nông nghịêp hàng hoá. ðó là một thứ cây rất có hiệu lực ñể
khai thác vùng ñất ñai rộng lớn của miền núi, miền trung du và cao nguyên
Nam Trung bộ. Cây chè cần một số lượng lao ñộng tương ñối lớn. Phát triển
mạnh mẽ cây chè ở các vùng trung du, miền núi là biện pháp có hiệu quả ñể
sử dụng hợp lý nguồn lao ñộng dồi dào của nước ta trong phạm vi cả nước.
2.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới.
Chè là cây công nghiệp dài ngày ñược trồng nhiều ở trên 30 nước và
ñược sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Năm 1995 diện tích trồng chè
toàn cầu là 2.500.000 ha, sản lượng 2.590.000 tấn khô, năng suất bình quân
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
9
5,5 tấn tươi/ha. Trong 30 năm qua sản xuất chè trªn thế giới phát triển nhanh,
diện tích tăng 1.200.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 40.000 ha, sản lượng
tăng 1.580.000 tấn, bình quân mỗi năm tăng 52.000 tấn khô.
Sản xuất chè trên thế giới tập trung ở một số nước chủ yếu sau.
Trung Quốc: Nghề trồng chè ở Trung Quốc có lịch sử lâu ñời, cây chè
ñược phân bố trên phạm vi ñịa lý rÊt rộng từ 18 - 35 ñộ vĩ bắc và 99 - 122 ñộ
kinh ñông. ðiều kiện tự nhiên khí hậu Trung Quốc rất thích hợp cho việc
trồng chè. Chế ñộ nhiệt hàng năm ở các vùng trồng chè khoảng 15 - 180C,
lượng mưa hàng năm trên 1.000 mm. Diện tích chè của Trung Quốc hiện nay
khoảng 1.200.000 ha với sản lượng năm 1999 khoảng 680.000 tấn.
Ấn ðộ: Bắt ñầu trồng chè vào khoảng năm 1834 - 1840, do ñiều kiện
thích hợp và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá ngành chè vì vậy Ấn
ðộ ñang ñứng ñầu trên thế giới về xuất khẩu chè. Sản lượng chè của Ấn ðộ
năm 1999 ñạt 805.612 tấn. Chè ở Ấn ðộ tập trung trồng ở hai vùng rõ rệt ,
vùng phía bắc chè tập trung ở các bang Atxam, Kachar, Duvars, Darjiling.
Atxam và Darjiling là hai khu vực chè nổi tiếng trên thế giới. Vùng chè ở phía
nam tập trung ở hai bang Kerala và Madras.
Srilanka: Bắt ñầu trồng chè vào khoảng năm 1837 - 1840 nhưng thực
sự phát triển mạnh từ năm 1867 - 1873. Chè ở Srilanka tập trung ở các tỉnh
miền Trung, miền Tây và Tây Bắc. Chế ñộ nhiệt trung bình tõ 18 - 190C,
lượng mưa dưới 1860 mm. Sản lượng chè năm 1999 khoảng 283.761 tấn.
Nhật Bản: Là nước ñầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc (năm 805 -
814), chè trồng tập trung ở giữa 35 và 38 ñộ vĩ bắc. Một số ít diện tích trồng ở
40 ñộ vĩ bắc. Chè Nhật Bản chủ yếu trồng ở nơi ñất bằng, ñộ cao so với mặt
biển không quá 80 - 100 m, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, lượng mưa
tương ñối lớn 2.150 mm/năm. Sản phẩm chè chủ yếu là chè xanh, giống trồng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
10
chủ yếu Yabukyta, Meryjaku, Youkon, Gurikha.
Indonesia: Bắt ñầu trồng chè từ thế kỷ 19. Chè ñược trồng tập trung ở
miền Tây ñảo Java nơi có ñộ cao so với mặt nước biển 2.300 m, ở miền §ông
Bắc và Nam Xumatra có ñộ cao so với mặt nước biển là 900 m. Cả hai ñảo
Java và Xumatra nằm trong vùng nhiệt ñới, lượng mưa hàng năm 2.500 -
4.000 mm, phân bổ ñồng ñều, vì vậy chè ñược thu hoạch quanh năm, năng
suất rất cao, bình quân > 9 tấn/ha. Sản phẩm chế biến chủ yếu là chè ñen.
2.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam.
Nước ta có lịch sử trồng chè lâu ñời. Năm 1890, một số ñồn ñiền chè ñầu
tiên ñược thành lập ở Vĩnh Phú, Quảng Nam - ðà Nẵng, Quảng Ngãi. Thời kỳ
1925 - 1940 người Pháp mở các ñồn ñiền ở cao nguyên Trung bộ. ðến năm
1938, Việt Nam có 13.405 ha với sản lượng 6.100 tấn chè khô. Trong kháng
chiến chống Pháp hầu hết vườn chè bị bỏ hoang. Sau năm 1954, Miền Bắc ñẩy
mạnh sản xuất chè bằng việc thành lập các nông trường và các hợp tác xã trồng
chè. Trước năm 1975, Miền Bắc có trên 40.000 ha chè với sản lượng trên
200.000 tấn chè khô. Chè xuất khẩu hàng năm khoảng trên dưới 10.000 tấn.
ðến năm 1994 diện tích chè cả nước có 73.000 ha. Năng suất bình quân
ñạt khoảng 800 kg chè khô/ ha. Sản lượng chè khoảng 40.000 tấn khô, xuất
khẩu khoảng 17.000 tấn, tiêu thụ trong nước trên 20.000 tấn.
Tính ñến hết năm 2002, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong ñó có
87.000 ha chè kinh doanh. Tổng số lượng chè sản xuất 98.000 tấn, trong ñó
xuất khẩu 72.000 tấn ñạt 82 triệu USD.
Hiện nay việc sản xuất và cung cấp chè chưa ñáp ứng ñược nhu cầu tiêu
thụ ngày càng tăng ở trong nước, cũng như nhu cầu xuất khẩu.
Do ñiều kiện ñất ñai và khí hậu ở nước ta thích hợp cho nên cây chè
ñược trồng trọt rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, nhưng tập
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
11
trung ở một số vùng chính như:
- Vùng chè miền núi: Các tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích chè khá
lớn, giống chè ñược trồng chủ yếu ở vùng này là chè Shan (còn gọi là chè
Tuyết) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm
25 - 30% tổng sản lượng chè của miền Bắc.
- Vùng chè trung du: Có diện tích chè lớn nhất, là vùng sản xuất chè chủ
yếu, chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc. Giống chè chính ñược trồng
trọt là giống Trung du (Trung Quốc lá to) có năng suất cao và phẩm chất tốt.
Sản phẩm chủ yếu là chè ñen và chè xanh ñể tiêu dùng và xuất khẩu.
- Vùng chè khu 4 cũ: Vùng này nhân dân có tập quán sử dụng lá bánh tẻ
ñể uống tươi (không qua quá trình chế biến). Chè ñược trồng chủ yếu ở các
tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (4.550 ha), Thanh Hóa (1.427 ha). Những năm gần
ñây một số vườn chè tươi ñã ñược chăm sóc, ñốn hái ñể chuyển sang chè hái
búp. Hiện nay vùng chè này ñang giữ vị trí quan trọng trong việc giải quyết
nhu cầu thức uống của nhân dân.
- Ở miền Nam chè ñược trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm ðồng và Gia Lai -
Kom Tum. Vùng nam Tây Nguyên (Lâm ðồng) là vùng cao nguyên nhiệt
ñới, ñộ cao 800 - 1.500m, thích hợp với giống chè Shan. Vùng bắc Tây
Nguyên thấp hơn (500 - 700m), khí hậu thích hợp với các giống chè Atxam
và Trung du. Diện tích trồng chè của các tỉnh phía Nam hiện có khoảng 8.200
ha (diện tích trồng chè ñạt ñược cao nhất năm 1965: 9.685 ha với tổng sản
lượng là 5.905 tấn chè khô).
2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh hại chè trên thế giới và ở Việt Nam.
2.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.
2.3.1.1. Bệnh chấm xám (Pestalozzia theae Sawada).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
12
Hình 2.1: Bệnh chấm xám hại chè.
Nghiên cứu của Jeewon về sinh học phân tử của nấm Pestalozzia sp
cho thấy trên thế giới hiện có tất cả 205 loại gây hại trên nhiều loại cây kí chủ,
chè, dâu tây, gây triệu chứng ñốm lá, ñốm quả…[1].
Nâm Pestalozzia sp là một loài nấm kí sinh yếu, các bào tử
(bào tử vô tính) thẳng hoặc hơi cong, có 3 - 4 vách ngăn ngang, bào tử mầu
nâu (Guba năm 1961;Worapong et al, 2002, Wei và Xu, 2004) [2] [3] [4].
Wei (2004) ñã nghiên cứu về ñặc ñiểm của các loài Pestalozzia ở các
vùng sinh thái khác nhau ở miền nam Trung Quốc, kết quả nghiên cứu cho
thấy trong 24 vùng sinh thái khác nhau thì có 4 chủng gây hại chính trên các
loài cây Podocarpaceae, Theaceae, Taxaceae [5].
Năm 1999, tại các vườn trồng hồng ngọt ở tỉnh Huelva (phía tây nam
Tây Ban Nha) phát hiện thấy có 18 - 20% diện tích lá bị nhiễm nấm
Pestalozzia gây rụng lá hàng loạt [6].
Maile E.Velasquez và Fr._.ancis T.Zee (2006) mô tả ñặc ñiểm của
loài Pestalozzia sp gây bệnh ñốm lá ổi ở Hawaii [7].
José G.Espinoza và Erika X. Briceno (2007) ñã xác ñịnh ñược loài
Pestalozzia neglecta là tác nhân chính gây bệnh thối cành trên cây quất.
Tại Anh, việc phun xen kẽ prochloraz và carbendazim ñã làm giảm
bệnh ñốm nâu trên lá do nấm Pestalozzia sp gây ra [9].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
13
Tại Nhật Bản năm 1996, bệnh ñốm lá ñã gây thiệt hại lớn ở các vườn
trồng hồng, cây ăn trái ở quận Tottori. Dựa trên các nghiên cứu hình thái học
của nấm phân lập, các nhà khoa học ñã chỉ ra rằng Pestalozzia longiseta,
P.glandicola, P. acaciae và P. crassiuscula chính là các tác nhân gây bệnh
[10]. Nấm Pestalozzia.sp là tác nhân gây ra hiện tượng rụng lá và thối trái
Kiwi ở Thổ Nhĩ Kì [11].
Bệnh chấm xám là bệnh phổ biến ở các vùng trồng chè. Bệnh thường
phát sinh vào mùa mưa khi nhiệt ñộ từ 270 - 300C. Bệnh nặng thường làm cho
lá chè bị khô rồi rụng, cây chè còi cọc.
+ Triệu chứng: Bệnh thường hại trên lá bánh tẻ và lá già. Vết bệnh lúc
ñầu là một chấm nhỏ hình tròn màu xanh vàng sau chuyển sang màu nâu xám
hoặc trắng xám. Bệnh bắt ñầu từ mép lá sau lan rộng vào phiến lá rồi làm cho
lá rụng. Vết bệnh có hình lượn sóng, thường có ñường gân ñen trên ñó thường
có các chấm nhỏ màu ñen. Khi vết bệnh lan ra 1/2 lá hoặc hết toàn bộ diện
tích lá thì lá thường sẽ bị rụng.
+ Nguyên nhân: Bệnh do nấm Pestalozzia theae Sawada thuộc bộ
Melanconiales nấm bất toàn gây ra. ðĩa cành lúc ñầu có màu nâu sau chuyển
sang màu nâu ñen, nằm ở dưới lớp biểu bì lá sau ñó phá vỡ lớp biểu bì lá lộ ra
trên bề mặt vết bệnh. Bào tử phân sinh hình thoi dài, thẳng hoặc hoi cong, có
3 - 4 màng ngăn ngang, hai tế bào ở hai ñầu không màu còn các tế bào ở giữa
có màu xám sẫm, trên ñỉnh bào tử có ba lông tẽ ra kích thước 25 x 35 x 5 - 8
µm. Bào tử phân sinh nảy mầm rất nhanh chỉ sau 15 - 30 phút khi có ñộ ẩm
cao và nhiệt ñộ thích hợp (27
o
C - 28
o
C). Ở khoảng nhiệt ñộ này, thời kỳ tiềm
dục của bệnh chỉ từ 7 - 8 ngày.
+ ðiều kiện phát sinh: Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại bằng sợi nấm và
ñĩa cành ở trên cây hoặc ñã rơi rụng trên ñất. Bệnh có thể có thể xuất hiện
quanh năm nhưng phá hại mạnh chủ yếu vào các tháng 7 ñến tháng 10 do
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
14
thời gian này có mưa nhiều nên ñộ ẩm cao và nhiệt ñộ trung bình thường từ
25
o
C - 28
o
C.
Bệnh phát sinh mạnh trên các nương chè kém chăm sóc, có nhiều cỏ và
thường chè già bị bệnh nhiều hơn chè non.
2.3.1.2. Bệnh chấm nâu (Colletotrichum camelliae Masse).
Hình 2.2: Bệnh chấm nâu hại chè.
Bệnh chấm nâu (còn gọi là bệnh khô lá chè hình bánh xe) là loại bệnh
hại lá. Bệnh nặng có thể làm cho lá khô và rụng sớm.
+ Triệu chứng: Bệnh chấm nâu chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá
vết bệnh bắt ñầu từ mép lá, thường có màu nâu, không có hình dạng nhất ñịnh
hoặc hình bán nguyệt. Lá nhiễm bệnh thường bị khô và có những hạt nhỏ màu
tro ñen lan dần theo hình gợn sóng bánh xe.
Trên cành cũng có triệu chứng nhiễm bệnh tương tự như trên lá, chỗ bị
bệnh có thể bị rách, vỡ.
+ Nguyên nhân: Trên vết bệnh có hạt nhỏ màu ñen là khối phân sinh
bào tử của nấm bệnh. Cành phân sinh bào tử có hình gậy không màu, trên
ñỉnh có hình cái hài hoặc hình thoi không màu. Nấm bệnh phát sinh mạnh
nhất ở ñiều kiện nhiệt ñộ từ 27
o
C - 29
o
C.
+ ðiều kiện phát sinh: Bệnh chấm nâu là bệnh ưa nóng ẩm nên thường
phát sinh vào tháng 7 và tháng 8. Sau khi mưa khoảng 10 ñến 15 ngày, bệnh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
15
phát triển rất mạnh.
Những vùng ñất thấp có mực nước ngầm cao, thoát nước không tốt,
phân bón không ñủ ñều tạo ñiều kiện cho bệnh phát sinh. Trong quá trình
trồng mới, rễ chè bị sát thương nhiều, ánh sáng quá mạnh hoặc khi gặp mưa
bệnh phát sinh càng nặng.
Các giống chè có lá to thường phát sinh bệnh mạnh hơn các giống chè
có lá nhỏ.
2.3.1.3. Bệnh tóc ñen (Marasmius equinis Muler Berk).
+ Triệu chứng: Trên cây chè xuất hiện nhiều sợi nấm màu ñen bằng sợi
tóc bám vào lá, thân, cành hút dinh dưỡng làm cho cây chè bị suy yếu, giảm
năng suất và chết từ ngọn vào giống như cây bị bệnh tàn lụi.
+ Nguyên nhân: Bệnh tóc ñen trên chè do một loại nấm có tên khoa học
là Marasmius equinis Muler Berk gây ra. Sợi nấm có màu ñen óng ánh, cắt
ngang bên trong là một bó sợi màu trắng. ðầu sợi nấm là cơ quan sinh sản có
mũ và thân. Phần mũ có màu vàng nâu ñến ñỏ nâu, bên trong có từ 5 - 8 sợi
màu tro hoặc nâu tro óng ánh dài từ 3 - 38 mm, trung bình là 19 mm, phần mũ
này có ñường kính từ 0,6 - 6 mm. Bào tử hình chùy hoặc hình gậy kích thước
18,3 - 12,3 x 7,4 - 3,7 µm.
+ ðiều kiện phát sinh: Bệnh tóc ñen trên chè thường phát sinh vào 2
thời ñiểm trong năm là tháng 4 tháng 5 và tháng 9 tháng 10, tức là mùa xuân
và mùa thu hàng năm.
Nấm ñược nuôi cấy trong môi trường PDA khi mới mọc có màu trắng
sau chuyển dần sang màu nâu, phát triển thích hợp ở nhiệt ñộ 24
o
C - 28
o
C,
PH = 4,8 - 5,3. Bệnh thường phát sinh ở những nương chè có ñộ ẩm cao,
khuất gió.
2.3.1.4. Bệnh sùi cành chè (Bacterium sp).
+ Triệu chứng: Cây bị bệnh có tán cây cằn cỗi, trên vết sùi hơi vàng, dễ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
16
bị rụng, cành khô chết dần. Bệnh hại chủ yếu ở thân, cành, nhất là cành non.
Ngoài ra bệnh còn hại cả ở trên lá, gân lá và chồi.
Trên các ñồi chè, vết bệnh có biểu hiện ñặc trưng là các ñốt cành ñều
ng¾n và bị biến dạng, mặt lá khô. Vết bệnh trên cành tạo thành u sần sùi, vỏ
thân cành mỏng và nứt rạn thành nhiều khía chằng chịt, bên trong gồ nổi u
sần sùi, vết bệnh có màu nâu.
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Bacterium gorlencoviaum gây ra. Vi
khuẩn có dạng hình gậy, khuẩn lạc màu trắng kem láng bóng nhuộm gram
âm. Không tạo indon, không khử nitơrat, không thuỷ phân tinh bột, tạo H2S.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương. Thời kỳ tiềm dục của bệnh
trên cành non là 20 - 25 ngày, trên cành già là 30 - 45 ngày.
+ ðiều kiện phát sinh: Vi khuẩn th−êng không truyền qua hạt giống và
qua rễ cây mà thường tồn tại trên các nốt u sần sùi từ ñó lây lan ra là chủ yếu.
Bệnh lan từ cây này qua cây khác trong ñiều kiện có giọt nước. Bệnh thường
phát sinh mạnh vào tháng 6, nhưng mạnh nhất là từ tháng 9 ñến tháng 11
trong ñiều kiện nhiệt ñộ từ 21
o
C - 26
o
C và ẩm ñộ cao. Những cây chè già tán
to, nhiều cành thường bị bệnh nặng.
Theo Danien và Goclencô thì bệnh sùi cành chè do vi khuẩn Bacterium
gorlencovianum xâm nhiễm gây ra. Tác giả ñã mô tả vi khuẩn gây bệnh có
ñặc ñiểm là vi khuẩn hình gậy, nhuộm gram âm, khuẩn lạc màu trắng kem,
láng bóng.
Dựa vào các mô tả về triệu chứng và các ñặc ñiểm của loài vi khuẩn
gây bệnh u sùi trên cây chè có nhiều ñiểm giống với vi khuẩn Agrobacterium
sp. Vi khuẩn Agrobacterium sp là loài vi khuẩn gây nên triệu chứng u sưng, u
bướu (tumor) và rễ phụ trên nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.
Bệnh u sùi do vi khuẩn Agrobacterium sp gây ra trên cây trồng là một
loại vi khuẩn có phạm vi ký chủ rộng, gây hại trên 90 họ thực vật khác nhau
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
17
gồm các loại cây ăn quả (táo, mận) cây cảnh (hoa hồng, hoa cúc) và một số
loại cây rừng (Cleene, Deley 1976; Bradbury 1986) [27], [16].
Vi khuẩn Agrobacterium sp là loại vi khuẩn hình gậy kích thước từ 0.4
- 0.8 x 1-3 µm, chuyển ñộng nhờ lông roi, gram âm (Smith, 1907) [37]. Vi
khuẩn này có thể tồn tại trong ñất nhiều năm nhờ phương thức hoại sinh, khi
có cây ký chủ ñược trồng ở trong ñất , vi khuẩn xâm nhập qua rễ và thân cây
qua vết ghép, côn trùng và các vết thương trên cây ñược hình thành trong quá
trình trồng và chăm sóc cây.
Khi một vài dòng vi khuẩn Agrobacterium sp xâm nhập vào cây
chúng kích thích tế bào cây kí chủ phân chia và tăng trưởng liên tục không
ngừng tạo ra các tế bào thực vật ác tính, các tế bào này không chịu sự kiểm
soát của hoocmon của cây và chúng cũng phát triển khác ñi. Kết quả của sự
phân chia các tế bào này là hình thành các khối u (crow gall) và hình thành
các dạng rễ phụ, rễ tóc (hairy root disease) (Agrios 1988; Moore và
Bouzarr 2001) [20], [33].
Thông thường cây bị bệnh chỉ có thể nhiễm bệnh khi có sự sát thương
và ñộc tính của tế bào vi khuẩn phải ñi thẳng vào và tiếp xúc với vách ngăn
của tế bào cây trồng (Agents and Sept, 1975).
Việc phòng trừ bệnh do vi khuẩn gây hại là một quá trình nghiên cứu
lâu dài. Sử dụng thuốc kháng sinh phòng trừ bệnh cây là lĩnh vực thành c«ng
nhất, và có nhiều chất kháng sinh ñã ñược nghiên cứu: năm 1974 ở Nhật Bản
ñã sử dụng 349 tấn thuốc Streptomicin ñể phòng bệnh do vi khuẩn
Agrobacterium tumefaciens trên lê táo… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng
sinh là rất ñắt và một số trường hợp thuốc kháng sinh sử dụng rất hiệu quả ñể
chữa bệnh cho con người nên không ñược sử dụng cho nông nghiệp. Do ñó sự
lựa chọn tốt nhất là sử dụng hợp chất chứa ñồng, có khả năng kích thích tế
bào thực vật hình thành ñộc tố ñể kháng bệnh.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
18
2.3.1.5. Bệnh ñốm mắt cua (Cercosporella theae Petch).
+ Triệu chứng: Bệnh thường hại trên lá bánh tẻ và lá già. Các cành lá ở
phần giữa tán cây bị hại nặng, lúc ñầu vết bệnh chỉ là một ñiểm nhỏ màu nâu
sau lớn nhanh thành những hình không nhất ñịnh hoặc hình tròn có màu nâu
tím hoặc nâu sẫm. Không có danh giới giữa vết bệnh và phần khoẻ. Trên vết
bệnh có những hạt nhỏ màu nâu xám, sau khi mưa hoặc có sương rồi khô ñi
dễ tạo thành tầng mốc có màu tro.
+ Nguyên nhân: Do nấm Cercosporella theae Petch, thuộc nhóm nấm
bất toàn gây ra. Vết bệnh là ñám sợi nấm có màu nâu xám. ðám sợi nấm
trong ñiều kiện ẩm ướt có thể hình thành ñám mốc màu xám. Lớp mốc xám
này qua kính hiển vi có thể thấy cành bào tử phân sinh và bào tử. Bào tử phân
sinh hình roi, phần ñỉnh hơi nhỏ lại, không màu, có 5 - 9 vách ngăn. Phía
trong có rất nhiều hạt nhỏ. Nhiệt ñộ thích hợp cho nấm phát triển lµ tõ 15
o
C -
20
o
C. Trên 20
o
C tỷ lệ nảy mầm của bào tử thấp.
+ ðiều kiện phát sinh: Sợi nấm qua ñông trên lá cây hoặc trên mặt ñất
gặp ñiều kiện thích hợp của mùa xuân năm sau chúng sinh ra bào tử. Bào tử
nhờ gió hoặc mưa sẽ chuyển ñi xâm nhiễm vào lá chè.
Bệnh phát sinh tương ñối nhiều trong mùa xuân và mùa thu khi có mưa.
Trên nương chè có mực nước ngầm cao hoặc thoát nước không tốt, chè non
mới trồng bệnh phát sinh nhiều. Bệnh này cũng dễ gây hại trên những nương
chè bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón.
2. 3.2. Nghiên cứu trong nước.
2.3.2.1. Những nghiên cứu về bệnh hại chè trong nước.
Theo kết quả ñiều tra nghiên cứu của Viện nghiên cứu chè năm 1995, ở
nước ta hiện nay ñã phát hiện ñược nhiều loại sâu bệnh hại chè, trong ñó gây
hại quan trọng có 46 loài sâu, 5 loài nhện, 18 loại bệnh và tuyến trùng.
Chè là cây thu búp và lá non, bệnh hại làm giảm sản lượng và chất
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
19
lượng nguyên liệu, nhiều nghiên cứu và thực tế cho thấy bệnh hàng năm làm
thiệt hại 20 - 25% sản lượng chè búp tươi.
Ở Việt Nam cây chè ñược trồng trong ñiều kiện sinh thái khác nhau cho
nên các loài sâu bệnh quan trọng phát sinh cũng khác nhau.
Theo công bố của Chandra Mouli (1996), hiện nay có 112 loại bệnh gây
hại trên chè, trong ñó có 91 loài nấm, 4 loài vi khuẩn gây ra, 17 loài tuyến trùng.
Theo Nguyễn Văn Hùng và ctv (1998) ở Việt Nam hiện nay 18 loại
bệnh gây hại trên chè [8].
Theo Lê Tất Khương và ctv (1998) bệnh hàng năm làm giảm sản lượng
chè ở Việt Nam từ 15 - 20% có nơi lên ñến 30 - 50%.
Ở Thái Nguyên năm 1995, bệnh sùi cành chè ở Nông trường chè Sông
Cầu ñã phát sinh gây hại trên diện tích 10 ha.
Theo Nguyễn Văn Hùng (1992) bệnh chết loang ñã gây thiệt hại trên
diện tích 17,24 ha ở Nông trường Tháng 10, Tuyên Quang [7].
Theo Lê Lương Tề (1966) nấm gây bệnh chấm xám chè là Pestalozzia
theae, thuộc bộ Melanconiales, lớp nấm bất toàn. ðĩa cành mầu nâu, về sau
có màu nâu ñen nằm ở dưới lớp biểu bì lá, sau phá vỡ biểu bì lộ ra trên bề mặt
vết bệnh.
Bào tử phân sinh hình con thoi dài, có 3 - 4 màng ngăn ngang, trên ñỉnh
bào tử có 3 lông toẽ ra, kích thước bào tử 25 - 35 x 5 - 8µm. Bào tử phân sinh
nảy mầm rất nhanh chỉ sau 15 - 30 phút khi có ñộ ẩm cao và nhiệt ñộ thích
hợp 27 - 28oC. Ở khoảng nhiệt ñộ này thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ khoảng 7
- 8 ngày.
Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại bằng sợi nấm và ñĩa cành ở lá bệnh trên
cây hoặc ñã rơi rụng trên ñất. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng hại
mạnh và chủ yếu vào các tháng 7 ñến tháng 10 do có mưa và nhiệt ñộ trung
bình từ 25 - 28oC. Bệnh hại nặng trên các nương chè chăm sóc kém, có nhiều
cỏ, chè già bị nặng hơn chè non và trong vườn ươm giâm cành.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
20
ðể phòng trừ bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp thâm canh chăm
sóc nương chè, làm sạch cỏ dại và bón phân ñầy ñủ, bón phân ñạm, kali kết
hợp với phân chuồng. Thu dọn tàn dư bệnh sau khi ñốn chè rồi ñem ñốt.
Bệnh sùi cành chè ñược phát hiện vào năm 1960 tại một số nông trường
chè ở Miền Bắc nước ta, sau mấy năm liền bệnh càng phát triển rộng. Ở nông
trường Vân Lĩnh (Phú Thọ) trên 500 ha chè bị bệnh, có nương chè bị bệnh tới
60 - 70% [6]. Trên cây bệnh, búp mùa xuân sinh trưởng chậm 10 - 15 ngày so
với cây khoẻ, tốc ñộ tăng trưởng của cành bệnh chậm hơn. Cành bệnh chóng
chết, lá vàng khô, lá dễ khô rụng, thưa thớt, ít búp trên một cành tỉ lệ nụ héo
nhiều hơn cành khoẻ. Cây bị bệnh có tán cây cằn cỗi, lá màu xanh hoặc hơi
vàng. Những lá phía trên vết sùi cành rễ rụng, cành khô chết dần. Bệnh hại ở
bộ phận thân, cành nhất là cành non vµ hại cả trên lá, gân lá, chồi.
Các chồi chè ở phía trên vết bệnh có ñặc trưng biểu hiện là các ñốt cành
ñều ngắn, lá bị biến dạng, mặt lá dày thô. Vết bệnh ở lá có màu nâu sẫm, xung
quanh có gờ nổi lên, ở giữa hơi lõm, mô bệnh dần hoá gỗ. Vết bệnh có kích
thước chõng 2 - 3 mm.
Ở Việt Nam, ñã có những nghiên cứu ứng dụng ñặc ñiểm sinh học của
vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens trong việc chuuyển gen tạo một số giống
cây trồng mới như tạo cây thuốc lá chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens (Nguyễn Hữu Hổ, 2003).
Theo ðặng Vũ Thanh (2003) [12]. Vi khuẩn Agrobacterium
tumefaciens là tác nhân gây nên bệnh tua mực trên cây quế.
Tháng 6 năm 2004 ñã phát hiện thấy bệnh u sùi xuất hiện trên rễ một số
giống hoa hồng nhập nội từ Trung Quốc tại Tiên Du - Bắc Ninh - Hà Nội,
Thái Bình (Ngô Thị Xuyên, Lê Lương Tề, ðặng Nông Giang, 2004).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
21
2.3.2.2. Những nghiên cứu phòng trừ bệnh hại trên cây chè.
2.3.2.2.1. Những nghiên cứu sử dụng nấm Trichoderma sp ñể phòng trừ
nấm gây bệnh hại cây trồng.
Các loài nấm Trichoderma là một trong những nhóm phổ biến của hệ sinh
vật trong ñất (Socres, 1994) [35]. Sự phân bố của chúng trong ñất phụ thuộc vào
vùng ñịa lý, thành phần cơ giới ñất, ñiều kiện khí hậu, thảm thực vật…
Nấm Trichoderma là nấm hoại sinh, bên cạnh ñó chúng có khả năng
kí sinh trên nấm khác. Rất nhiều nghiên cứu về vi sinh vật cho thấy nấm
Trichoderma là một trong những nhóm ñứng ñầu của vi sinh vật trong ñất
có tính ñối kháng và ñược nghiên cứu rộng rãi trên thế giới (Rachardson,
1990) [34].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng Trichoderma viride là loại nấm hoại sinh
trong ñất, trong quá trình sống nó sản sinh ra các chất kháng sinh làm ức chế
kìm hãm và tiêu diệt một số một số loài nấm gây bệnh tồn tại trong ñất. Bên
cạnh ñó T.viride còn ñóng vai trò là phân vi sinh có tác dụng kích thích sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng như tăng tỉ lệ nảy mầm, chiều dài thân,
diện tích lá và tăng trọng lượng chất khô.
Theo Seiketo (1982) những dẫn liệu nghiên cứu ñầu tiên vầ tác ñộng
ñối kháng của nấm Trichoderma sp. ñược tác giả Alk công bố từ năm 1931.
Tác giả nhận thấy khi cây gỗ ñược xử lí bằng nấm T.viride thì không bị các
nấm Merlius lach rymars và Coniophora puteana phá hoại.
Theo Dunbos và ctv (1979) [28], ở Pháp người ta ñã thí nghiệm
nấm T.viride có hiệu quả phòng trừ bệnh thối xám quả nho giảm 70% so
với ñối chứng.
Theo Buimistru (1979) [25], Elad và ctv (1980) [29] dùng chế phẩm
Trichoderma sp. có tác dụng phòng trừ bệnh hại cây trồng, làm giảm tỉ lệ cây
bị bệnh rõ rệt, chế phẩm ñối kháng Trichoderma sp. có thể giúp cây khoẻ hơn,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
22
tăng sức ñề kháng với vi sinh vật gây bệnh, tác dụng kích thích sinh trưởng
ñối với cây.
Theo Anderens và ctv (1983) [21], Barros và ctv (1966) [22], Bhard
Waj và ctv (1990) [23] cho biết, khi quả táo ñược xử lí bằng nấm T.viride ñã
làm giảm ñược 20 - 40% tỉ lệ bệnh thối quả do nấm Botrytis cinerea,
Aternaria tenuis.
Theo Sinh và ctv (1995) [36] thì nấm T.viride có thể ức chế sự phát
triển của bệnh hại khoai tây do loài nấm R.solani gây nên, hiệu quả ức chế là
83.4%.
Ở Nhật Bản ñã nghiên cứu nấm Trichoderma lignorum ñể trừ bệnh thối
thân thuốc lá do nấm Corticium rolfsii. Theo Yang Hetong và ctv (1996) [39].
Wang và ctv (1996) [38], nấm Trichoderma sp có hiệu lực ñối kháng
mạnh mẽ ñối với các loài nấm gây bệnh lở cổ rễ, héo vàng, thối xám, trên cây
cà chua và dưa chuột trong nhà kính.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu nấm Trichoderma ñược bắt ñầu từ năm
1988 tại Viện bảo vệ thực vật. Kết quả một số thí nghiệm trong phòng và thí
nghiệm chậu vại cho thấy có thể nghiên cứu sản xuất nấm Trichoderma ñể sử
dụng trong phòng trừ nấm S.rolfsii gây bệnh héo gốc mốc trắng trên lạc (Lê
Minh Thi và ctv) (1989) [13].
Theo Phạm Văn Lầm (1995) [10], các loài nấm thuộc giống
Trichoderma cho tính ñối kháng với nhiều loài nấm gây bệnh cho cây trồng
như R.solani, S.rolfsii, Fusarium sp, Pythium sp…
Theo Trần Thị Thuần (1997) [15], cho rằng việc sử dụng nấm ñối
kháng Trichoderma ở nồng ñộ thấp có tác dụng kích thích sự nảy mầm của
hạt giống, tăng cường sự sinh trưởng và phát triển của cây, làm tăng năng suất
cây trồng.
Theo tác giả Nguyễn Văn Viên và Vũ Triệu Mân (1998) [18], khi sử
dụng nấm ñối kháng Trichoderma viride ở nồng ñộ 109 bào tử/gam cơ chất có
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
23
khả năng ức chế sự phát triển của nấm Sclerotium rolfsii.
Cũng theo Trần Thị Thuần, Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Văn Dũng (2002)
[16], khi sử dụng chế phẩm ñối kháng T.viride phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại lạc,
ñậu tương kết quả cho thấy khi xử lý nấm T. viride vào ñất trước khi trồng ñã
hạn chế ñược bệnh, hiệu quả phòng trừ ñạt từ 41.25 - 55.48 %.
Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Bích Hảo và ctv (2006) [5], hiệu lực
ñối kháng của nấm T.viride phòng trừ nấm gây bệnh héo gốc mốc trắng hại
lạc trên môi trường PGA, nghiên cứu cho thây nấm T.viride có khả năng ức
chế sự phát triển của nấm S.rolfsii, sau 4 ngày nuôi cấy ñường kính tản nấm
của T.viride là 57.8 mm gấp 2.6 lần so với ñường kính tản nấm S.rolfsii.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Vân và ctv (2006) [17], ñối với nấm
Aspergillus niger phương pháp tưới chế phẩm sinh học Trichoderma viride
vào gốc cây lạc trước nấm gây bệnh Aspergillus niger 3 ngày cho hiệu lực
phòng trừ cao nhất ở ñiều kiÖn nhà lưới.
Theo ðỗ Tấn Dũng (2007) [4], nấm ñối kháng T.viride có tác dụng hạn
chế sự phát triển của nấm bệnh tuỳ thuộc vào phương pháp xử lý phòng trừ
bệnh, khi xử lý hạt (cà chua, dưa chuột) bằng nấm T.viride trước nấm gây bệnh
lở cổ rễ R.solani hiệu lực phòng trừ bệnh lở cổ rễ ở cà chua ñạt 85.9 % và bệnh
lở cổ rễ hại dưa chuột ñạt 77.8 %, nhưng khi xử lý nấm ñối kháng cùng thời
ñiểm hoặc sau nấm gây bệnh R.solani thì hiệu quả phòng trừ thấp hơn.
2.3.2.2.2. Những nghiên cứu và ứng dụng kích thích tính kháng bệnh trên
cây trồng.
Một trong những biện pháp tổng hợp có hiệu quả phòng trừ bệnh là tác
ñộng vào hệ thống tự bảo vệ cây trồng ñể cây tự thể hiện tính kháng lại bệnh,
ñiều này cũng ñã ñược nghiên cứu từ lâu (Chester, 1933) [26].
Kích thích tính kháng bệnh ở thực vật thường ñược gọi tắt là “kích
kháng”, là một phương pháp giúp cho giống cây trồng bị nhiễm trở nên có
khả năng kháng ñược bệnh ở mức ñộ nào ñó sau khi ñược xử lý chất kích
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
24
kháng. Kích kháng không tác ñộng trực tiếp ñến màm bệnh mà nó kích thích
cơ chế tự vệ tự nhiên trong mô cây.
Chất kích kháng có thể là một loài vi sinh vật không gây bệnh, không
mang tính ñộc ñối với cây trồng hoặc có thể là một loại hoá chất nào ñó
không ñộc và không có tác ñộng trực tiếp diệt mầm bệnh như hoá chất ñược
dùng trong nông dược (Lăng Cảnh Phú và Phạm Văn Kim, 2002) [11].
Theo Tuzun và Kuc (1991) ñược Ngô Thành Trí và ctv (2004) trích
dẫn cho rằng sự kích thích tính kháng ñã ñược tìm thấy ở trên 25 loại cây
trồng khác nhau, khả năng kích kháng của cây có thể biểu hiện về mặt cấu
trúc hay sinh hoá, có thể tác ñộng tại chỗ hay lưu dẫn ñến các bộ phận khác
của cây (Agrios, 1997).
Salicylic acid (SA) trong cây lúa và cây thuốc lá ñược tổng hợp từ
cinnamic acid qua benzoic acid. Khi tiêm chủng vi khuẩn không gây bệnh
Pseudomonas syrinae D20 hoặc nấm gây bệnh Magnaporthe grisae trong cây
thì thấy có tương quan ñến tính kháng bệnh (Silverman và ctv, 1995).
Theo Manandhar (1998) [32] xử lý cây lúa với chất ferric chioride,
KH2PO4, probenazole và SA thì các chất này có khả năng làm cho cây lúa
tiết ra chất kháng sinh thực vật gây kích kháng chống lại nấm
Magnaporthe grisae.
Theo Cai (1996 và 1997) xử lý mạ bằng salicylic acid (SA) 0.01mM,
sau 2-5 ngày thì chủng bào tử nấm Magnaporthe grisae lên cây lúa giúp giảm
bệnh cháy lá lúa từ 24 - 59%. Phun SA 0.01mM lên lá mạ, thì SA kích thích
làm cho hai chất phenylalanine amonialyase (PAL) và peroxidase (POD) hoạt
ñộng trong cây tăng lên, khi ñó hàm lượng lignin cũng tăng lên và tích luỹ
ñộc tố monilactone, là một chất kháng sinh thực vật giúp kìm hãm sự nảy
mầm Magnaporthe grisae.
Theo Lê Thanh Phong, Trịnh Ngọc Thuý, Diệp ðông Tùng, Võ Bình
Minh và Phạm Văn Kim (1999), sử dụng hoá chất như ethrel 800ppm,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
25
saccharine 0.05mM, Bion 200ppmm natrium silicate 4mM và CuCl2 0.05mM
cho hiệu quả kích kháng bệnh cháy lá lúa kéo dài ñến 18 ngày sau khi phun
lên lá lúa. Ngoài ra, các hoá chất chitosan glucosamine, napthalence acetic
acid 30ppm, KH2PO4 5mM, Aspirin (acetylsalicylic acid) 0.4mMm SA
0.4mM, ascorbic acid 1mM và benzoic acid cũng gây kích kháng bệnh nhưng
không kéo dài ñược lâu.
Huỳnh Minh Châu và ctv (2004) còn nghiên cứu khả năng kích kháng
của clorua ñồng và acibenzolar - S - methyl bằng phương pháp xử lý hạt
giống trên giống lúa OMCS 2000 (nhiễm) và nòi nấm Pyricularia grisea có
mã số 2.5 thấy rằng clorua ñồng có khả năng kích thích tính kháng trong cây
lúa, làm cho tế bào lá lúa phản ứng sớm hơn [3].
Theo Nguyễn Hồng Tín (2005) tiến hành khảo sát khả năng kích thích
tính kháng bệnh của acid benzoic (0.05mM), clorua ñồng (0.05mM) và
chitosan (200ppm) bằng cách xử lý trên giống lúa OMCS2000 và phun nấm
gây bệnh Pyricularia grisea có mã nòi 103.4. Kết quả cho thấy cả ba hoá chất
ñều có khả năng kích thích tính kháng trên giống nhiễm tương ñương với
giống kháng, nhưng riêng clorua ñồng có tác dụng sớm hơn [14].
Những năm gần ñây, công tác nghiên cứu khoa học và thực nghiệm
trong sản xuất ñã có nhiều kết quả khả quan.
1. ðã tiến hành ñiều tra, thu nhập ñược các mẫu sâu, mẫu bệnh và cỏ
dại chủ yếu. Xác ñịnh tên khoa học ñối với các loài sâu bệnh có ở Việt Nam.
2. Mô tả triệu chứng, hình thái của các loại sâu. Tìm hiểu tập quán sinh
sống và quy luật phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh từ ñó có các hình
thức dự tính, dự báo các loài sâu bệnh hại.
3. ðưa ra ñược nhiều biện pháp phòng trừ dịch hại có hiệu quả trong
sản xuất và chất lượng chè ngày một tăng.
4. Thông qua công tác nghiên cứu ñã phân ra ñược các nhóm sâu bệnh
theo ñối tượng gây hại (lá, cành, thân, búp…) trong từng nhóm và tập trung
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
26
phòng trừ ñạt hiệu quả cao.
+ Nhóm sâu bệnh hại búp: ðến nay ñã phát hiện ñược các loài sâu như
rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, sâu cuốn lá non, sâu cuốn búp, rệp muội hại
búp, nhện vàng hại búp non, bệnh phồng lá chè, bệnh thối búp chè. Trong
nhóm này ñáng chú ý nhất là rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ và sâu cuốn lá
nhỏ non.
+ Nhóm sâu bệnh hại lá: Có rất nhiều loại thuộc bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) như sâu róm, bọ nẹt, sâu kèn cùng với nhóm nhện thuộc bộ
Acarina thường tích luỹ với số lượng bùng phát gây hại nghiêm trọng. Bên
cạnh ñó trong nhóm này còn có rất nhiều loại bệnh như bệnh chấm xám, chấm
nâu, bệnh tảo, bệnh ñốm mắt cua, bệnh ñốm trắng, bệnh phồng lá chè.
+ Nhóm sâu bệnh hại hoa quả: Gồm có các loại bọ xít hoa, hại quả chè
làm cho quả chè mất sức nảy mầm. Sâu hại có ý nghĩa quan trọng ñối với hạt
F1 của các cây chè lai và hạt cây chè hai dòng.
+ Nhóm sâu hại thân, cành, rễ: Có rất nhiều loại gây hại trong ñó quan
trọng nhất là mối gây hại chè non, dế cắn chè con một tuổi, bệnh khô cành
(loét cành), bệnh tóc ñen, bệnh sùi cành chè và một số bệnh thối rễ chè (bệnh
thối khô rễ, bệnh thối khô cổ rễ, bệnh thối rễ màu ñen, bệnh thối rễ màu ñỏ,
bệnh thối rễ màu nâu) và tuyến trùng.
* Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng nói chung và sâu bệnh
hại chè nói riêng ñều phải theo hướng phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
- Về biện pháp canh tác: Phải kết hợp chặt chẽ kỹ thuật canh tác ñặc thù
với cây chè như ñốn, hái chè ñể hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Áp dụng
biện pháp hái rút ngắn lứa (hái non) ñể hạn chế các bệnh hại búp và hái búp
sớm ñể tiêu diệt trứng rầy xanh, bọ xít muỗi. Sau khi ñốn thu dọn cành và
ñem ñốt ñể tiêu diệt nhện ñỏ, sâu ñục thân, rệp…làm cỏ kết hợp diệt trừ
nhộng sâu róm, sâu xanh…
Áp dụng các biện pháp trồng cây che bóng mát ñể hạn chế ñược bọ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
27
cánh tơ, nhện ñỏ nâu.
- Về giống chè: Có nhiều giống chè mẫn cảm khác nhau với các loại
sâu bệnh. ðối với bệnh phồng lá chè thì giống chè San, giống Assanmica ít bị
hại hơn giống chè trung du ở Mộc Châu năm 1964, giống TRI 777 bị rệp nhảy
trắng và bệnh tảo phát sinh nhiều hơn.
- Về biện pháp sinh học: Cần chú ý phun thuốc trừ sâu có tính ñộc cao
khi có nhiều ký sinh thiên ñịch xuất hiện trên nương chè (như bọ rùa ñỏ).
Hiện nay trong sản xuất chè, biện pháp hoá học ñược coi là biện pháp
phòng trừ có hiệu quả nhanh nhất vì nó dập tắt kịp thời sâu hại. Tuy nhiên ñể
tránh ñược những hậu quả sinh ra sau khi dùng thuốc thì trước hết cần phải áp
dụng nghiêm ngặt nguyên tắc ba ñúng: ðúng thuốc, ñúng lúc, ñúng phương
pháp ñể hạn chế những ảnh hưởng xấu ñến các loài thiên ñịch, môi trường và
chất lượng của chè.
2.4. Giới thiệu về xí nghiệp chè Lương Mỹ.
2.4.1. ðiều kiện tự nhiên.
Xí nghiệp chè Lương Mỹ ngày nay tiền thân là Nông trường Lương
Mỹ, ñược thành lập năm 1964 với các tập ñoàn sản xuất Miền Nam bao gồm
Cao Phong, Cửu Long, Lương Mỹ.
Với diện tích ñất tự nhiên là khoảng 1.000 ha. ðược phân bổ trên hai
tỉnh (Hà Nội, Hoà Bình), hai huyện (Chương Mỹ, Lương Sơn) và chín xã
(Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Mỹ Lương, Liên Sơn, Thành Lập, Trung Sơn,
Tân Thành, Hợp Châu và Cao Dương). Trụ sở chính của Xí nghiệp ñược xây
dựng trên ñịa bàn xã Hoàng Văn Thụ huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội, chạy
dọc theo ñường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 21 cũ) với chiều dài khoảng 100 m và
cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km.
Phía ðông giáp xã Hữu Văn huyện Chương Mỹ TP Hà Nội. Phía Tây
giáp xã Tuy Lai huyện Mỹ ðức TP Hà Nội. Phía Nam giáp xã Hợp Châu
huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. Phía Bắc giáp xã Nam Phương Tiến huyện
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
28
Chương Mỹ - TP Hà Nội.
Lượng mưa trung bình từ 1.900 mm ñến 2.000 mm, ñây là ñiều kiện rất
tốt cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt. Thời gian thu hái chính búp chè
hàng năm từ tháng 5 ñến tháng 9. Thời gian này cây chè cho năng suất cao,
còn lại từ tháng 10 ñến tháng 4 cây chè cho năng suất thấp, vì lượng mưa thời
gian này rất ít và nhiệt ñộ hạ thấp từ 100C ñến 200C. Một số khu vực còn bị
hạn hán.
ðịa hình của Xí nghiệp nghiêng từ Tây sang ðông, có nhiều núi ñá xen
lẫn ñồi thấp và ruộng, với ñộ cao trung bình từ 70m ñến 80m.
Xí nghiệp có ba loại ñất chính: ðất nâu vàng trên phù sa cổ. ðất ñỏ
vàng trên phiến sét. ðất thung lũng dốc tụ trong vùng có ñộ dốc từ 3 ñến 25
nhưng chủ yếu là dốc từ 3 0- 150.
Tầng dày của ñất trung bình từ 0,7 - 1,2 m, thành phần cơ giới từ ñất
thịt trung bình ñến ñất thịt trung bình nặng. ðất có phản ứng chua, có ñộ PH =
4 - 5.
Nguồn nước phân bổ tương ñối ñều, có hai con suối chính và năm
nhánh suối nhỏ. Có một hồ thuỷ lợi trữ nước tưới tiêu cho cả vùng với diện
tích khoảng 300 ha.
2.4.2. Nhiệm vụ SXKD của Xí nghiệp chè Lương Mỹ trong thời gian tới.
Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp chè Lương Mỹ trong thời gian tới là
trồng chè, sơ chế chè ñen xuất khẩu. ðồng thời sản xuất chè sen ñóng hộp tiêu
thụ thị trường nội ñịa và xuất khẩu.
Do có lực lượng lao ñộng dồi dào, trình ñộ dân trí tương ñối phù hợp vì
thế XN phấn ñấu ñưa năng suất chè búp tươi ñạt 8-10 tấn vào năm 2015.
Tổng số lao ñộng trong Xí nghiệp hiện nay là 2.212 người, trong ñó:
+ Số người làm công tác quản lý gián tiếp là: 12 n._.phát
triển của bệnh chấm xám ngoài ñồng ruộng.
Ngày theo dõi Loại thuốc TLB(%) CSB(%) ðHH(%)
Daconil 75 WP 37,54 18,79
Tilt super 300 ND 35,26 17,63
Manage 5WP 38,41 17,58
Trước phun
24 h
ðối chứng 35,05 15,16 -
Daconil 75 WP 25,98 17,43 5.2
Tilt super 300 ND 25,17 17,06 9.1
Manage 5WP 26,35 17,06 4.9
Sau phun
5 ngày
ðối chứng 36,95 15,47 -
Daconil 75 WP 20,26 8,21 57.7
Tilt super 300 ND 20,15 7,85 62
Manage 5WP 19,23 8,78 55.1
Sau phun
10 ngày
ðối chứng 37,36 16,68 -
Daconil 75 WP 17,12 5,24 77
Tilt super 300 ND 16,04 5,20 78.3
Manage 5 WP 18,02 5,89 73.9
Sau phun
15 ngày
ðối chứng 45,39 19,57 -
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
66
Qua bảng 4.13 chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Trước khi phun thuốc cây chè bị nhiễm bệnh chấm xám nặng ở tất
cả các ô thí nghiệm. Tỷ lệ bị bệnh và chỉ số bệnh ñều cao.
- Sau khi phun thuốc 5 ngày thì bệnh có dấu hiệu dừng phát triển.
Thuốc có tác dụng ngăn ngừa nhiều nhất là Tilt super 300 ND (Tỷ lệ bệnh:
25,17%, chỉ số bệnh: 17,06%) và ít nhất là Manage 5WP (Tỷ lệ bệnh:
26,35%, chỉ số bệnh: 17,06%).
- Tương tự như thế, sau khi phun thuốc 10 ngày và 15 ngày thì dấu
hiện của bệnh chấm xám ñã giảm rõ rệt.
Sau 10 ngày thì thuốc Tilt super 300 ND có tác dụng tốt nhất, với tỷ
lệ bị nhiễm bệnh chỉ còn là 20,26% và chỉ số bệnh là 8,21%. Còn thuốc
Manage 5WP tỷ lệ nhiễm bệnh là 19,23%, chỉ số bệnh là 8,78%.
Sau 15 ngày thì thuốc Tilt super 300 ND vẫn là thuốc có tác dụng tốt
nhất trong việc phòng trừ bệnh chấm xám, với tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ còn là
16,04% và chỉ số bệnh là 5,24%. Thuốc Manage 5WP tỷ lệ nhiễm bệnh là
18,02, chỉ số bệnh là 5,89%.
- ðối với các ô thí nghiệm ñối chứng (Không phun thuốc): Bệnh
chấm xám phát triển mạnh và có chiều hướng ngày một gia tăng.
Tóm lại: Qua việc sử dụng thuốc hóa học vào việc phòng trừ bệnh
chấm xám gây hại trên cây chè tại các ô thí nghiệm chúng tôi nhận thấy.
1. Khi cây chè bị nhiễm bệnh chấm xám, chúng ta phải dùng thuốc
hóa học ñể phun phòng trừ bệnh.
2. Ba loại thuốc nói trên ñều có tác dụng phòng trừ bệnh chấm xám
cho chè, tuy nhiên ở nồng ñộ 0,3%, tác dụng là rõ rệt nhất.
3. Trong ba loại thuốc nói trên thì loại thuốc Tilt super 300 ND có
tác dụng phòng trừ bệnh chấm xám trên cây chè là tốt nhất.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
67
4.4. Xác ñịnh nguyên nhân gây bệnh chấm xám và tìm hiểu một số ñặc
ñiểm hình thái, sinh học của nấm gây bệnh.
4.4.1. ðặc ñiểm hình thái và sinh học của nấm gây bệnh chấm xám hại
chè Pestalozzia theae Sawada.
ðặc ñiểm hình thái là một trong các chỉ tiêu quan trọng ñể nhận biết
và phân biệt các loài nấm khác nhau. Mỗi loài nấm ñều có ñặc hình thái ñặc
trưng riêng. Từ các mẫu lá bệnh thu thập ñược, chúng tôi tiến hành phân
lập, làm thuần, nhân nuôi và giám ñịnh các ñặc ñiểm hình thái của nấm
Pestalozzia theae Sawada. . Kết quả ñược trình bày ở bảng 4.14.
Bảng 4.14: Một số ñặc ñiểm về hình thái của sợi nấm, tản nấm, ñĩa
cành, hạch nấm và bào tử của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi
trường PDA.
Sợi nấm - ða bào, không màu
Tản nấm - Màu trắng xốp
ðĩa cành - ðĩa cành màu nâu ñen, có lông gai.
Hạch nấm
- Hạch nấm có màu ñen, xuất hiện sau 14 ± 1,5 ngày
sau cấy trên môi trường.
Bào tử
- Bào tử hình thoi, có 3 - 4 màng ngăn ngang, có 3
lông roi không màu tẽ ra ở ñỉnh bào tử, tế bào ở giữa
màu ñậm, tế bào hai ñầu trong.
- Kích thước bào tử 21,8 - 32,6 x 4,1 - 8,6 µm.
- Trên môi trường nuôi cấy bào tử kết lại thành ñám có
màu ñen.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
68
Hình 4.5: Bào tử nấm Pestalozzia theae Sawada.
Hình4.6: ðĩa cành nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA
4.4.2. Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau ñến sự phát
triển của nấm Pestalozzia theae Sawada.
Cũng như các loài vi sinh vật, nấm Pestalozzia theae Sawada chỉ tồn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
69
tại khi có ký chủ thích hợp hay ñược cung cấp nguồn thức ăn. ðể xác ñịnh
môi trường thích hợp phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi ñã
tiến hành nuôi cấy nấm Pestalozzia theae Sawada trên các môi trường nhân
tạo WA, PCA, PDA và Czapeck kết quả ñược thể hiện ở bảng 4.15.
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khác nhau tới sự phát
triển của nấm Pestalozzia theae Sawada.
ðường kính tản nấm (mm) sau cấy
Môi trường 2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày
WA 5.0 ± 0.14 15.0 ± 0.07 28.0 ± 0.49 45.0 ± 0.63
PCA 18.0 ± 0.81 26.0 ± 1.08 43.0 ± 0.96 67.0 ± 0.56
PDA 21.0 ± 0.43 46.0 ± 1.02 58.0 ± 1.04 82.0 ± 1.21
Czapeck 6.0 ± 0.17 13.0 ± 1.41 29.0 ± 0.56 49.0 ± 0.43
Hình 4.7. Sự phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada trên các môi
trường nuôi cấy khác nhau.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
70
Hình 4.7. Sự phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada trên các môi
trường nuôi cấy khác nhau.
Từ kết quả ở bảng 15 và hình 8 cho thấy nấm Pestalozzia theae
Sawada sinh trưởng ñược cả trên 4 môi trường, trong ñó trên môi trường
PDA nấm sinh trưởng mạnh nhất còn các môi trường khác thì tương
ñương nhau.
Cụ thể sau 8 ngày ñường kính tản nấm trên môi trường PDA là 82.0
mm các môi trường WA, Czapeck, PCA lần lượt là 45.0 mm, 49.0 mm, và
67.0 mm.
Như vậy môi trường dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau
tới sự phát triển của tản nấm. Trong các môi trường trên thì môi trường
PDA và PCA là 2 môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp nhất cho nấm
Pestalozzia theae Sawada sinh trưởng, phát triển.
4.4.3. Ảnh hưởng ñiều kiện nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Pestalozzia theae Sawada.
Nhiệt ñộ là yếu tố môi trường rất quan trọng ñối với sự phát sinh,
phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh cây. Các loài nấm hại khác nhau
yêu cầu các ngưỡng nhiệt ñộ thích hợp khác nhau ñể sinh trưởng và phát
triển. Nếu có nhiệt ñộ thích hợp cho sự phát sinh, phát triển của nấm gây
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
71
bệnh kết hợp với các yếu tố khác thuận lợi sẽ gây thành dịch bệnh trên
ñồng ruộng.
Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ tới sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada nhằm tìm ra ngưỡng nhiệt ñộ thích hợp
nhất, là việc làm cần thiết ñể từ ñó làm cơ sở cho biện pháp phòng trừ.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự sinh trưởng của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA ñược chúng tôi trình
bày ở bảng 4.16
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của ñiều kiện nhiệt ñộ tới sự sinh trưởng của
nấm Pestalozzia theae Sawada.
ðường kính tản nấm (mm) sau cấy Nhiệt ñộ
(0C) 2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày
15 4.0 ± 0.0 8.0 ± 0.03 21.0 ± 0.16 29.0 ± 0.3
20 10.0 ± 0.36 16.0 ± 0.45 24.0 ± 0.26 40.0 ± 0.28
25 14.0 ± 0.43 34.0 ± 0.34 59.0 ± 0.36 80.0 ± 0.84
30 16.0 ± 0.58 42.0 ± 0.3 64.0 ± 0.46 83.0 ± 0.2
35 0.0 0.0 0.0 0.0
Qua bảng 4.16 chúng tôi thấy: Ở các ngưỡng nhiệt ñộ khác nhau thì
sự phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA có sự
khác nhau rõ rệt. Cụ thể là: ở ngưỡng 15oC nấm phát triển ñược nhưng rất
chậm, sau 8 ngày nuôi cấy ñường kính tản nấm là 29.0 mm. Ở ngưỡng
20oC sự sinh trưởng của nấm có mạnh hơn, ñường kính tản nấm sau 8 ngày
nuôi cấy là 40.0 mm.
Ở ngưỡng nhiệt ñộ 25oC - 30oC nấm bệnh sinh trưởng và phát triển
mạnh nhất trên môi trường nuôi cấy tự nhiên. Sau 8 ngày nuôi cấy, ñường
kính tản nấm là 80.0 - 83.0 mm. Ở ngưỡng nhiệt ñộ 35oC sau 8 ngày nuôi
cấy, sợi nấm bị ức chế hoàn toàn, không phát triển.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi nhiệt ñộ thuận lợi cho sự sinh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
72
trưởng phát triển của nấm Pestalozzia theae Sawada là 25oC - 30oC. Kết
quả nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước ñó
của Lê Lương Tề (1966) và của Vũ Thế Dân (1996).
4.4.4. Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy ñến sự phát triển của
nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.
pH cũng là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, ảnh
hưởng ñến sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh nói chung và nấm
Pestalozzia theae Sawada nói riêng. Chúng tôi ñã tìm hiểu ảnh hưởng của
pH môi trường ñến sự sinh trưởng của nấm Pestalozzia theae Sawada,
nhằm tìm ra ngưỡng pH thích hợp của nấm. Từ ñó làm cơ sở cho việc xác
ñịnh ñất trồng trọt và có những biện pháp thích hợp ñể cải tạo ñất. Hạn chế
sự phát triển của bệnh trên ñồng ruộng. Kết quả thu ñược chúng tôi trình
bày ở bảng 4.17.
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy tới sự sinh trưởng
của nấm Pestalozzia theae Sawada.
ðường kính tản nấm (mm) sau cấy
pH 2 ngày 4 ngày 6 ngày 8 ngày
4.0 6.0 ± 0.56 18.0 ± 0.26 26.0 ± 0.30 48 ± 0.50
5.0 8.0 ± 0.70 28.0 ± 0.43 46.0 ± 0.36 72 ± 0.10
6.0 10.0 ± 0.12 32.0 ± 0.80 50.0 ± 1.02 78 ± 0.26
7.0 11.0 ± 0.47 36.0 ± 0.25 54.0 ± 0.46 81 ± 0.48
8.0 5.0 ± 0.42 15.0 ± 0.20 22.0 ± 0.45 44 ± 0.37
Qua kÕt qu¶ nghiªn cøu thu ®−îc nãi trªn, chóng t«i thÊy: NÊm
Pestalozzia theae Sawada cã thÓ sinh tr−ëng trong ph¹m vi pH kh¸ réng tõ
4 - 8.
Ở ngưỡng pH = 4, nấm phát triển chậm. Sau 8 ngày nuôi cấy ñường
kính tản nấm chỉ ñạt 48 mm. Ở ngưỡng pH từ 5 - 7 sợi nấm phát triển
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
73
nhanh nhất chỉ sau 8 ngày tản nấm ñã phủ gần kín ñĩa peptri (72.0 ñến 81.0
mm). Ở ngưỡng pH = 8 sợi nấm tuy có phát triển nhưng rất chậm, sau 8
ngày nuôi cấy ñường kính tản nấm chỉ ñạt 44.0 mm.
Như vậy chúng tôi có thể kết luận rằng nấm Pestalozzia theae
Sawada có thể sinh trưởng và phát triển trong ñộ pH khá rộng từ 4 - 8, tuy
nhiên sợi nấm phát triển mạnh nhất trong ñiều kiện ñộ pH 5 - 7 (từ axit nhẹ
ñến trung tính).
4.4.5. Khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trừ nấm ñến sự phát triển
của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự phát triển
của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.
Ngày
Theo dõi
Loại thuốc ðường kính tản nấm
Pestalozzia theae (mm)
§HH
(%)
ðối chứng 8.0 ± 0.0 -
Daconil 75WP (0.2%) 1.0 ± 0.0 87.5
Tilt super 300ND (0,2%) 0.0 ± 0.0 100
Sau 1 ngày
Manage 5WP (0,2%) 4.0 ± 0.0 50
ðối chứng 18.0 ± 1.0 -
Daconil 75WP (0.2%) 4.0 ± 0.5 77.8
Tilt super 300ND (0,2%) 1.0 ± 0.5 94.4
Sau 3 ngày
Manage 5WP (0,2%) 11.0 ± 1.0 38.9
ðối chứng 32.0 ± 1.5 -
Daconil 75WP (0.2%) 12.0 ± 1.0 66.7
Tilt super 300ND (0,2%) 5.0 ± 0.5 84.3
Sau 5 ngày
Manage 5WP (0,2%) 23.0 ± 1.0 28.1
ðối chứng 49.0 ± 1.5 -
Daconil 75WP (0,2%) 23.0 ± 1.0 53.1
Tilt super 300ND (0,2%) 9.0 ± 0.5 81.6
Sau 7 ngày
Manage 5WP (0,2%) 31.0 ± 1.5 36.7
ðối chứng 65.0 ± 1.5 -
Daconil 75WP (0,2%) 35.0 ± 0.5 46.1
Sau 9 ngày
Tilt super 300ND (0,2%) 15.0 ± 0.1 76.9
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
74
Manage 5WP (0,2%) 42.0 ± 1.5 35.3
Hình 4.8. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ nấm ñến sự phát triển
của nấm Pestalozzia theae Sawada trên môi trường PDA.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
75
Qua bảng 4.18 chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Tất cả các loại thuốc làm thí nghiệm ñều có khả năng ức chế sự phát
triển của nấm Pestalozzia theae Sawada. ðặc biệt là loại thuốc Tilt super
300 ND có hiệu quả ức chế cao nhất ñạt từ 76,9% ñến 100%. Tiếp ñến là
loại thuốc Daconil 75 WP và Manage. Cụ thể như sau.
Sau 01 ngày loại thuốc Tilt super 300 ND có hiệu quả ức chế 100%
sự phát triển của sợi nấm Pestalozzia theae Sawada. Thuốc Daconil 75 WP
và Manage cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm nhưng hiệu
quả thấp hơn, ñạt 87,5% và 50%.
Sau 03 ngày loại thuốc Tilt super 300 ND có hiệu quả ức chế 94,4%
sự phát triển của sợi nấm Pestalozzia theae Sawada. Thuốc Daconil 75 WP
và Manage cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm nhưng hiệu
quả thấp hơn, ñạt 77,8% và 38,9%.
Sau 05 ngày loại thuốc Tilt super 300 ND có hiệu quả ức 84,3% sự
phát triển của sợi nấm Pestalozzia theae Sawada. Thuốc Daconil 75 WP và
Manage cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm nhưng hiệu
quả thấp hơn, ñạt 66,7% và 28,1%.
Sau 07 ngày loại thuốc Tilt super 300 ND có hiệu quả ức chế 81,6%
sự phát triển của sợi nấm Pestalozzia theae Sawada. Thuốc Daconil 75 WP
và Manage cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm nhưng hiệu
quả thấp hơn, ñạt 53,1% và 36,7%.
Sau 09 ngày loại thuốc Tilt super 300 ND có hiệu quả ức chế 76,9%
sự phát triển của sợi nấm Pestalozzia theae Sawada. Thuốc Daconil 75 WP
và Manage cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của sợi nấm nhưng hiệu
quả thấp hơn, ñạt 46,1% và 35,3%.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
76
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ nghÞ
5.1. Kết luận.
Qua thời gian thực hiện ñề tài “ðiều tra thành phần bệnh hại chè,
nghiên cứu bệnh chấm xám và biện pháp phòng trừ tại Xí nghiệp chè
Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội ” từ ngày 01/1/ 2010
ñến ngày 30/6/2010 cho thấy:
1. Thành phần bệnh hại chè ở Xí nghiệp chè Lương Mỹ là rất ña
dạng trong ñó chúng tôi ñã xác ñịnh có năm loại bệnh hại phổ biến là bệnh
chấm xám, chấm nâu, tóc ñen, ñốm mắt cua do nấm gây nên và bệnh sùi
cành chè do vi khuẩn gây nên.
2. Bệnh chấm xám, chấm nâu là phổ biến ở tất cả các nương, ñồi chè
nhưng mức ñộ nhiễm bệnh nặng nhẹ là khác nhau. Bệnh phát triển mạnh
nhất vào giữa và cuối tháng 4 khi ẩm ñộ và nhiệt ñộ tăng cao.
3. Mức ñộ nhiễm bệnh chấm xám khác nhau ở các giống khác nhau,
trong ñó giống chè hạt nhiễm bệnh nặng hơn giống chè cành. Mức ñộ
nhiễm bệnh ở chân ñồi là cao nhất, sau ñó ñến giữa ñồi và thấp nhất là ở
ñỉnh ñồi.
4. Chè nhiễm bệnh nặng nhất ở loại hình ñốn phớt sau ñó ñến ñốn
trung bình và thấp nhất ở loại hình ñốn ñau. ðiều này chứng tỏ rằng nguồn
bệnh ñược tích luỹ ở tầng lá già từ năm trước là rất lớn.
5. Mức ñộ nhiễm bệnh chấm xám cũng khác nhau ở lứa tuổi chè, chè
ở tuổi từ 16 ñến 18 tuổi nhiễm bệnh nặng nhất sau ñó ñến tuổi từ 8 ñến 10
tuổi và thấp nhất là chè ở tuổi từ 4 ñến 5 tuổi.
6. Bãn ph©n cho c©y chÌ:
* Việc bón phân cân ñối và hợp lý hay không, cũng có ảnh hưởng rất
lớn ñến mức ñộ nhiễm bệnh chấm xám của cây chè. Trong suốt quá trình
ñiều tra
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
77
Tại công thức 1: Là công thức bón không ñủ các loại phân bón, ñồng
thời không cân ñối giữa các loại phân bón với nhau thì mức ñộ nhiễm bệnh
là nhiều nhất trong ba công nói trên và có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Trong khi ñó, tại công thức 2: Là công thức bón ñủ các loại phân bón
cho cây chè nhưng không cân ñối giữa các loại phân với nhau thì mức ñộ
nhiễm bệnh còng có chiều hướng tăng dần.
Tại công thức 3: Là công thức bón phân cân ñối, ñúng ñủ các loại
phân bón cho cây chè thì mức ñộ nhiễm bệnh có chiều hướng giảm dần.
* Ph−¬ng thøc bãn ph©n còng ¶nh h−ëng tíi sù nhiÔm bÖnh chÊm
x¸m h¹i chÌ. T¹i XÝ nghiÖp chÌ L−¬ng Mü, ë cả hai hình thức bón ph©n lµ
bãn r¹ch rVnh, r¹ch hµng vµ bãn vVi trªn bÒ mÆt n−¬ng, ®åi chÌ c©y chÌ ñều
bị nhiễm bệnh chấm xám.
Bón phân cho chè bằng hình thức rạch rãnh, r¹ch hµng mức ñộ
nhiễm bệnh chấm xám của cây chè thấp hơn hình thức bón vãi. ðiều ®ã
chứng tỏ rằng, bón phân cho cây chè rất cần ñúng cách. Như thế mới giúp
cho cây chè hấp thụ nhanh chất dinh dưỡng ñể phát triển tốt, tránh ñược
hiện tượng cây chậm phát triển, còi cọc làm giảm sức ñề kháng, giảm sức
chống chịu với sự xâm nhiễm của nấm bệnh.
* Việc sử dụng phân bón qua lá ñã giúp cho cây chè có ñược mức ñộ
nhiễm bệnh rất thấp với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh sau 3 ngày phun là
10,68% và 3,45%. Sau 7 ngày phun tỷ lệ bệnh là 10,50% và chỉ số bệnh là
2,93%. Sau 15 ngày phun phân bón lá thì tỷ lệ bệnh là 9,25% và chỉ số
bệnh là 1,38%. So với ñối chứng thì sau 3 ngày không ñược phun phân bón
lá thì tỷ lệ bệnh là 15,17% và chỉ số bệnh là 4,68%. Sau 7 ngày không phun
thì chỉ số bệnh là 17,35% và chỉ số bệnh là 5,90%. Sau 15 ngày không
phun thì tỷ lệ bệnh là 20,33% và chỉ số bệnh là 7,85%. ðiều ®ã chứng tỏ
dinh dưỡng cho cây chè là rất quan trọng. Cây chè ñược ñảm bảo dinh
dưỡng thì sẽ sinh trưởng phát triển tốt, nhanh cho thu hái, tránh ñược thời
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
78
kỳ phát triển rồi xâm nhiễm của nấm bệnh.
7. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài ñồng ruộng
ñều cho thấy các loại thuốc hoá học như Tilt super 300ND, Daconil 75WP
và Manage 5WP ñều có tác dụng phòng trừ tốt bệnh chấm xám, chấm nâu
hại chè. Trong ñó thuốc Tilt super 300ND có hiệu quả phòng trừ bệnh cao
nhất trong số các thuốc khảo nghiệm.
7. Nấm Pestalozzia theae Sawada sinh trưởng, phát triển trên các
môi trường nhân tạo khác nhau như WA, PCA, PDA và Czapeck. Trong ñó
môi trường thích hợp nhất là môi trường PDA và PCA.
8. Nấm Pestalozzia theae Sawada phát triển tốt nhất ở ñiều kiện
nhiệt ñộ từ 250C ñến 30 0C và pH từ 5 - 7 trên môi trường PDA.
5.2. ðề xuất biện pháp hữu hiệu ñể phòng trừ bệnh chấm xám hại chè
tại Xí nghiệp chè Lương Mỹ - Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
1. Những nương, ñồi chè bị bệnh nặng thì cần phải ñốn ñau vào
tháng 12 và tháng 01. Chú ý tỉa sạch các cành chè tăm hương. Dọn sạch lá
khô ở vườn chè ñể làm giảm nguồn bệnh năm sau. Bón ñủ phân, làm sạch
cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Khi ñốn chè cÇn ph¶i vùi lá
(ép xanh) ñể tiêu diệt nguồn bệnh.
2. Cần củng cố khôi phục lại những vườn chè xuống cấp, thay thế
vùng chè già, cơ cấu vùng chè ñặc sản cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
3. Dùng các loại thuốc hoá học ñể phun trừ nấm bệnh. Phun 2 lần
mçi lÇn cách nhau 7 - 10 ngày. Sau 5 - 7 ngày mới ñược hái chè. Nếu trời
nắng liên tục 10 ngày thì hái chạy không cần phun thuốc.
4. Sử dụng phân bón qua lá ñể phun cho chè, nhất là ở những giai
ñoạn cây chè khủng hoảng thức ăn, cần thức ăn nhất (Sau thu hái, sau khi
ñốn tỉa cµnh hoặc sau khi bị bệnh …)
5. Khuyến cáo người trồng chè nên duy trì hình thức bón phân qua
gốc, không bón vãi trên mặt ñất (dễ bị bay hơi, dễ rửa trôi gây lãng phí
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
79
lượng phân bón) mà nªn ñào rãnh vùi lấp phân sâu xuống ñất, kết hợp bón
thêm phân bón qua lá ñể giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, tăng
sức chống chịu sâu bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước.
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010), Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật
ñược phép sử dụng tại Việt Nam 2010.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng phát triển Châu Á - Dự án phát
triển chè và cây ăn quả (2005), Sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến
chè Miền Bắc, NXB Nông nghiệp Hà Nội 2005.
3. Bùi Thế ðạt - Vũ Khắc Nhượng. Kỹ thuật gieo trồng, chế biến chè và cà
phê. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1999.
4. ðặng Hạnh Khôi, 1983, Chè và công dụng, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội.
5. ðỗ Ngọc Quỹ & Nguyễn Kim Phong. Cây chè Việt Nam. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội 1999.
6. Giáo trình cây công nghiệp - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1996.
7. Giáo trình bệnh cây nông nghiệp - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
2007.
8. Hiệp hội chè Việt Nam. Báo cáo tình hình sản xuất và khẩu xuất chè
hàng năm.
9. Kỹ thuật sản xuất chè an toàn - Dự án quản lý VQG Tam ðảo và vùng
ñệm. Hợp tác phát triển ðức.
10. Minh Trí, 1971 - Chè và sức khoẻ của người. Tập san văn hoá 21.
11. Nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu của ñiều, chè và cà phê Việt
Nam - Nhà xuất bản Lao ñộng - Xã hội Hà Nội 2003.
12. Ngô Thị Xuyên, Lê Lương Tề, ðặng Nông Giang (2004), "Bước ñầu
nghiên cứu bệnh u sùi trên rễ cây hoa hồng" Tạp chí BVTV. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
80
13. Nguyễn Văn Hùng, ðoàn Tiến Hùng và Nguyễn Khắc Tiến. Sâu bệnh, cỏ
dại hại hại chè và biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1998.
14. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng, Giáo trình phương pháp thí
nghiệm, Trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội 2005.
15. Trần Quý Hùng (1963). “Bệnh sùi cành chè”. Tạp chí nông trường
quốc doanh.
16. Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông
nghiêp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
17. Phạm S - Nguyễn Mạnh Hùng. Cây chè Miền Nam - Kỹ thuật trồng,
chăm sóc, chế biến. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
2001.
18. Vũ Thy Thư, ðoàn Hùng Tiến, ðỗ Thị Gấm, Giang Trung Khoa. Các
hợp chất hoá học có trong chè và một số phương pháp phân tích thông
dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam.
19. Viện nghiên cứu chè Việt Nam. Báo cáo tổng kết hàng năm.
II. Tài liệu nước ngoài.
1. Ali Zatde M.A. S.lý cây chè. Viện hàm lâm khoa học Azecbaijan. Bacu
1964.
2. Bakhơtatze K.E. Sinh học, chọn tạo và nhân giống cây chè, Maxcơva
1948.
3. Bakhơtatze K.E. Cơ sở sinh học của cây chè. Tbilixi 1971.
4. Giginhêisvili P.L. Cây chè ở Việt Nam. Tạp chí cây trồng ở nhiệt ñới 2-
1967.
5. Gôtrôlasvili M.M. Zandastanhisvili L.G. Cơ sở sinh học của cây chè ở
Gruzi. Tbilixi 1963.
6. Boculrava M.A. Sinh hóa chè và sản xuất chè. Maxcơva 1958.
7. Sen. AR. Asim K. BisWac. Một số kỹ thuật thí nghiệm về cây chè ở
ðông Bắc Ấn ðộ. Tạp chí nông nghiệp thực nghiệm 1966(2).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
81
8. Jeewon, R, Liew, E.C.Y. and Hyde K.D. (2004). Phylogenetic evaluation
of species nomenclature of Pestalotiopsis in relation to host association.
Fungal Diversity 17: 39 - 55.
9. Guba, E.F. (1961). Monograph of Pestalotia and Monochaetia. Harvard
University Press. Cambrigde Masssachusetts USA.
10. Worapong, J., Ford, E., Strobel, G. and Hess, W. (2002). UV light
induced conversion of Pestalotiopsis microspora to biotypes with multiple
conidial forms. Fungal Diversity 9: 179 - 193.
11. Wei, J.G. and Xu, T. (2004). Pestalotiopsis kunmingensis, sp.
nov., an endophyte from Podocarpus macrophyllus. Fungal Diversity 15:
247 - 254.
12. J. J. Tuset, C. H5 Wei, Tong Xu (2004) Endophytic Pestalotiopsis
species associated with plants of Podocarpaceae, Theaceae and Taxaceae in
southern China.
13. inarejos, and J. L. Mira, (1999) First Report of Leaf Blight on Sweet
Persimmon Tree by Pestalotiopsis theae in.
14. Maile E. Velasquez, và Francis T. Zee (2006) Identification and
Characterization ofPestalotiopsis spp. Causing Scab Disease of
Guava, Psidium guajava, in Hawaii.
15. Josộ G. Espinoza và Erika X. Briceủo (2007) Canker and Twig
Dieback of Blueberry Caused by Pestalotiopsis spp. and a Truncatella sp.
in Chile.
16. Mark P McQuilken, KE Hopkins ( 2004) Biology and integrated
control of Pestalotiopsis on container-grown ericaceous crops.†
17. Fumitoshi Yasuda, Takao Kobayashi, Hiroyuki Watanabe and Hiroki
Izawa (2002) Addition of Pestalotiopsis spp. to leaf spot pathogens of
Japanese persimmon.
18. A.Karakaya (2001) First Report of Infection of Kiwifruit
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
82
by Pestalotiopsis sp. in Turkey.
PHỤ LỤC
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DHH FILE IRRISTAT 7/11/** 10:16
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
ANH HUONG CUA THUOC TRU NAM NONG DO 0.2% TOI SU PHAT TRIEN CUA BENH CHAM XAM
NGOAI DONG RUONG
VARIATE V003 DHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 6.04500 3.02250 1.79 0.246 3
2 CTHUC$ 3 10508.9 3502.97 ****** 0.000 3
* RESIDUAL 6 10.1356 1.68927
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 10525.1 956.826
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE IRRISTAT 7/11/** 10:16
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
ANH HUONG CUA THUOC TRU NAM NONG DO 0.2% TOI SU PHAT TRIEN CUA BENH CHAM XAM
NGOAI DONG RUONG
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS DHH
1 4 50.7250
2 4 50.0500
3 4 51.7750
SE(N= 4) 0.649859
5%LSD 6DF 2.24797
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
-------------------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS DHH
DCHUNG 3 0.000000
Daconil 75WP 3 72.0000
tiltsuper 30 3 61.9000
Mange 5WP 3 69.5000
SE(N= 3) 0.750393
5%LSD 6DF 2.59573
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE IRRISTAT 7/11/** 10:16
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
83
ANH HUONG CUA THUOC TRU NAM NONG DO 0.2% TOI SU PHAT TRIEN CUA BENH CHAM XAM
NGOAI DONG RUONG
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CTHUC$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DHH 12 50.850 30.933 1.2997 2.6 0.2456 0.0000
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DHH FILE BANG18 7/11/** 10:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
ANH HUONG CUA THUOC TRU NAM NONG DO 0.3% TOI SU PHAT TRIEN CUA BENH CHAM XAM
NGOAI DONG RUONG
VARIATE V003 DHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 2.94500 1.47250 0.33 0.734 3
2 CTHUC$ 3 13163.8 4387.94 981.78 0.000 3
* RESIDUAL 6 26.8162 4.46937
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 13193.6 1199.42
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BANG18 7/11/** 10:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NLAI
ANH HUONG CUA THUOC TRU NAM NONG DO 0.3% TOI SU PHAT TRIEN CUA BENH CHAM XAM
NGOAI DONG RUONG
NLAI NOS DHH
1 4 56.6000
2 4 57.6750
3 4 57.6250
SE(N= 4) 1.05704
5%LSD 6DF 3.65649
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
-------------------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS DHH
DCHUNG 3 0.000000
Daconil 75WP 3 77.0000
Tiltsuper 30 3 78.3000
Mange 5WP 3 73.9000
SE(N= 3) 1.22057
5%LSD 6DF 4.22215
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BANG18 7/11/** 10:31
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
ANH HUONG CUA THUOC TRU NAM NONG DO 0.3% TOI SU PHAT TRIEN CUA BENH CHAM XAM
NGOAI DONG RUONG
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
84
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CTHUC$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DHH 12 57.300 34.633 2.1141 3.7 0.7339 0.0000
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DHH FILE PHONGTN 7/11/** 10:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
ANH HƯƠNG CUA THUOC TRU NAM TOI SU PHAT TRIEN CUA NAM PESTALOTIOSIP THEAE
SAWADA TREN MOI TRUONG PDA
VARIATE V003 DHH LUC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 1.29500 .647500 0.51 0.629 3
2 CTHUC$ 3 9060.56 3020.19 ****** 0.000 3
* RESIDUAL 6 7.64470 1.27412
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 9069.50 824.500
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE PHONGTN 7/11/** 10:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
ANH HƯƠNG CUA THUOC TRU NAM TOI SU PHAT TRIEN CUA NAM PESTALOTIOSIP THEAE
SAWADA TREN MOI TRUONG PDA
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS DHH
1 4 39.1500
2 4 39.6250
3 4 39.9500
SE(N= 4) 0.564384
5%LSD 6DF 1.95229
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
-------------------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS DHH
DCHUNG 3 0.000000
Daconil 75WP 3 46.1000
Tiltsuper 30 3 76.9000
Mange 5WP 02 3 35.3000
SE(N= 3) 0.651694
5%LSD 6DF 2.25432
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE PHONGTN 7/11/** 10:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………..
85
ANH HƯƠNG CUA THUOC TRU NAM TOI SU PHAT TRIEN CUA NAM PESTALOTIOSIP THEAE
SAWADA TREN MOI TRUONG PDA
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CTHUC$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DHH 12 39.575 28.714 1.1288 2.9 0.6286 0.0000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2450.pdf