BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
BÙI MỸ TRANG
NGHIÊN CỨU BẢO QUẢN MỘT SỐ QUẢ CĨ MÚI ðẶC SẢN
CỦA HÀ NỘI BẰNG CHẾ PHẨM TẠO MÀNG BỀ MẶT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP
Chuyên ngành : CƠNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Mã số : 60.54.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY LÂM
HÀ NỘI - 2009
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. i
LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên c
136 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3568 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu bảo quản một số quả có múi đặc sản của Hà Nội bằng chế phẩm tạo màng bề mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Bùi Mỹ Trang
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành đề tài tốt nghiệp ngồi sự cố gắng của bản thân tơi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, gia đình và
bạn bè.
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Duy Lâm
- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kiểm tra chất lượng nơng sản thực phẩm -
Viện Cơ điện Nơng nghiệp và Cơng nghệ sau thu hoạch đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cơ giáo trong Khoa
Cơng nghệ thực phẩm, Viện ðào tạo Sau đại học - Trường ðại học Nơng nghiệp
Hà Nội.
Tơi cũng xin được chân thành cảm ơn các cán bộ tại Trung tâm Nghiên
cứu chế biến nơng sản thực phẩm, Trung tâm Nghiên cứu kiểm tra chất lượng
nơng sản thực phẩm - Viện Cơ điện Nơng nghiệp và Cơng nghệ sau thu hoạch
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong thời gian học
tập cũng như thực hiện đề tài.
Bên cạnh đĩ tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp những người luơn bên cạnh động viên, khích lệ, giúp đỡ tơi trong
suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2009
Tác giả
Bùi Mỹ Trang
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục đồ thị vi
1. MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Giới thiệu chung về quả cĩ múi 4
2.2 Giới thiệu về quả cĩ múi đặc sản của Hà Nội 11
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quả cĩ múi sau thu hoạch 14
2.4 Các phương pháp bảo quản quả cĩ múi 19
2.5 Phương pháp bảo quản quả cĩ múi bằng chế phẩm tạo màng bề mặt 22
2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bảo quản quả cĩ
múi bằng chế phẩm tạo màng trên thế giới và Việt Nam 25
3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 29
3.1 ðối tượng và địa điểm nghiên cứu 29
3.2 Nội dung nghiên cứu 30
3.3 Phương pháp nghiên cứu 31
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm tạo màng tới chất lượng quả cam
Canh trong quá trình bảo quản 35
4.1.1 Ảnh hưởng tới tính chất cơ lý và sinh lý của quả 35
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. iv
4.1.2 Ảnh hưởng của các chế phẩm tạo màng tới các chỉ tiêu hố học
của dịch quả trong quá trình bảo quản 43
4.1.3 Ảnh hưởng của các chế phẩm tạo màng tới chất lượng cảm quan
của cam ðường Canh trong quá trình bảo quản 48
4.1.4 Ảnh hưởng của các chế phẩm tạo màng tới tỷ lệ thối hỏng của
cam Canh trong quá trình bảo quản 50
4.2 Ảnh hưởng của các chế phẩm tạo màng tới chất lượng của quả
bưởi Diễn trong quá trình bảo quản 51
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại màng phủ tới chỉ tiêu cơ lý và sinh lý của
quả 51
4.2.2 Ảnh hưởng của các CP tạo màng tới các chỉ tiêu hố học của dịch
quả 59
4.2.3 Ảnh hưởng của các chế phẩm tạo màng tới chất lượng cảm quan
của bưởi Diễn trong quá trình bảo quản 64
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 ðề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 73
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. v
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cây cĩ múi trên thế giới năm
2001 - 2005 6
2.2. Sản lượng cam của một số nước trên thế giới năm 2003 - 2007 7
2.3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển cây ăn quả từ nay đến 2010 10
4.1. Chất lượng cảm quan cam Canh sau 6 tuần bảo quản bằng các
loại màng khác nhau 49
4.2. Chất lượng cảm quan bưởi Diễn sau 12 tuần bảo quản bằng các
loại màng khác nhau 64
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. vi
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1. Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của cam Canh trong thời gian
bảo quản bằng các loại màng khác nhau 36
4.2. Biến đổi màu sắc của vỏ quả cam Canh trong thời gian bảo quản
bằng các loại màng khác nhau 38
4.3. Sự biến đổi độ cứng của cam Canh trong thời gian bảo quản bằng
các loại màng khác nhau 40
4.4. Sự biến đổi cường độ hơ hấp của cam Canh trong thời gian bảo
quản bằng các loại màng khác nhau 42
4.5. Sự biến đổi hàm lượng chất rắn hịa tan của cam Canh trong quá
trình bảo quản bằng chế phẩm tạo màng khác nhau 44
4.6. Sự biến đổi hàm lượng axit hữu cơ tổng số của cam Canh trong
quá trình bảo quản bằng các chế phẩm tạo màng khác nhau 46
4.7. Sự biến đổi hàm lượng vitamin C của cam Canh trong quá trình
bảo quản bằng các chế phẩm tạo màng khác nhau 47
4.8. Tỷ lệ thối hỏng của cam Canh trong quá trình bảo quản bằng các
chế phẩm tạo màng khác nhau 50
4.9. Tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của bưởi Diễn trong thời gian
bảo quản bằng các loại màng khác nhau 52
4.10. Biến đổi màu sắc của vỏ quả bưởi Diễn trong thời gian bảo quản
bằng các loại màng khác nhau 54
4.11. Sự biến đổi độ cứng của bưởi Diễn trong thời gian bảo quản bằng
các loại màng khác nhau 56
4.12. Sự biến đổi cường độ hơ hấp của bưởi Diễn trong qúa trình bảo
quản bằng các loại màng khác nhau 58
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. vii
4.13. Sự biến đổi hàm lượng chất rắn hịa tan của bưởi Diễn trong quá
trình bảo quản bằng các chế phẩm tạo màng khác nhau 60
4.14. Sự biến đổi hàm lượng axit hữu cơ tổng số của bưởi Diễn trong
quá trình bảo quản bằng các chế phẩm tạo màng khác nhau 61
4.15. Sự biến đổi hàm lượng vitamin C của bưởi Diễn trong quá trình
bảo quản bằng các chế phẩm tạo màng khác nhau 63
4.16. Tỷ lệ thối hỏng của bưởi Diễn trong quá trình bảo quản bằng các
chế phẩm tạo màng khác nhau 65
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 1
1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn đề
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới giĩ mùa, nước ta rất thích hợp với nhiều
loại cây ăn quả như cam, bưởi, chuối, vải, xồi, thanh long... trong đĩ nhĩm
quả cĩ múi rất được quan tâm phát triển chỉ sau chuối. Sản lượng quả cĩ múi
khơng ngừng tăng lên qua các năm. Theo nguồn thơng tin của Bộ Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn, năm 2001 sản lượng quả cĩ múi là 451.500
tấn, năm 2003 là 497.326 tấn, năm 2005 là 606.400 tấn [34]. Nhĩm quả cĩ
múi gồm cam, chanh, quýt, bưởi. Cam, bưởi rất đa dạng, trong số đĩ cĩ loại trở
thành đặc sản của vùng như cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), bưởi ðoan
Hùng (Phú Thọ), cam đường Canh, bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Phúc Trạch (Hà
Tĩnh), bưởi năm roi (Vĩnh Long) ...
Cam đường Canh (cam Canh), bưởi Diễn là hai loại quả cĩ múi đặc sản
nổi tiếng của Hà Nội được rất nhiều người ưa thích bởi hương thơm đặc trưng
và vị ngọt thanh khiết. Cam Canh, bưởi Diễn thường thu hoạch trước Tết
Nguyên ðán một tháng. Giá thành của cam Canh, bưởi Diễn luơn cao hơn các
sản phẩm cùng loại và được tiêu thụ mạnh vào dịp Tết cổ truyền, rằm Tháng
Giêng. Khi xã hội phát triển nhu cầu thưởng thức hoa quả của người dân ngày
càng tăng đặc biệt đối với loại quả đặc sản. Tuy nhiên đặc điểm của ngành sản
xuất Nơng nghiệp Việt Nam là sản xuấ theo mùa vụ, theo vùng chuyên canh
do đĩ cần cĩ sự giao lưu buơn bán giữa các vùng. Với điều kiện khí hậu nước
ta, quả sau khi thu hoạch rất dễ bị tổn thất. Thơng thường, tỷ lệ tổn thất sau
thu hoạch của quả cĩ múi tương đối lớn, trên 20% [2]. Sự tổn thất đĩ là do
hoạt động sinh lý, sinh hĩa của quả và hoạt động của hệ vi sinh vật nhiễm trên
quả trong quá trình vận chuyển, tồn trữ, bảo quản. Quá trình đĩ làm cho quả
bị mất khối lượng tự nhiên, nấm phát triển làm hỏng quả ảnh hưởng đến giá
trị dinh dưỡng và cảm quan từ đĩ làm giảm giá trị kinh tế. Do vậy, yêu cầu
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 2
đặt ra là phải cĩ biện pháp hạn chế thấp nhất sự giảm chất lượng cảm quan,
dinh dưỡng từ đĩ giảm tổn thất kinh tế của quả cĩ múi nĩi chung, cam Canh,
bưởi Diễn nĩi riêng trong quá trình tồn trữ và lưu thơng trên thị trường.
Hiện nay trên thế giới các phương pháp bảo quản quả cĩ múi được áp
dụng phổ biến là bảo quản lạnh, bảo quản trong mơi trường khí quyển điều
chỉnh và tạo màng bao. Trong đĩ, phương pháp bảo quản bằng màng được
đánh giá là hiệu quả nhất [32]. Màng bảo quản rau quả tươi là vật liệu bao
quanh rau quả sau thu hoạch nhằm ngăn cản sự tiếp xúc giữa rau quả với
khơng khí và các vi sinh vật gây hại, hạn chế một phần sự thốt ẩm. Trong
các chế phẩm tạo màng hiện nay, chế phẩm dạng composit được nhiều nhà
khoa học trên thế giới quan tâm, đặc biệt là loại màng ăn được cĩ các thành
phần như các polyme sinh học, sáp hoặc nhựa tự nhiên. Với kết cấu hai thành
phần trở lên, chế phẩm tạo màng dạng composit sẽ cĩ tính năng vượt trội hơn
hẳn từng thành phần riêng lẻ, kết hợp được những tính chất cĩ lợi của các vật
liệu thành phần để tạo ra một màng phủ bền vững hơn, ưu việt hơn, mang lại
hiệu quả bảo quản cao hơn và đặc biệt rất thân thiện với mơi trường [8]. Mỗi
loại rau quả hay một nhĩm rau quả cần một chế phẩm tạo màng khác nhau vì
bản chất hơ hấp và nguyên tắc bảo quản đối với chúng là khác nhau. ðối với
quả cĩ múi là loại quả hơ hấp khơng đột biến [4], do vậy cần sử dụng loại
màng cĩ chức năng chủ yếu là ngăn mất nước.
Ở Việt Nam rau quả nĩi chung và quả cĩ múi nĩi riêng chỉ sử dụng
phương pháp bảo quản truyền thống ở quy mơ nhỏ hoặc sử dụng hĩa chất bảo
quản khơng rõ nguồn gốc. Phần lớn những hĩa chất đĩ khơng được phép sử
dụng trong thực phẩm do trong thành phần của chúng chứa hàm lượng các
chất độc gây nguy hại đến sức khỏe con người. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an tồn
thực phẩm đang ngày càng trở nên bức xúc và đang được tồn xã hội quan
tâm. Trước tình hình như vậy, việc nghiên cứu các phương pháp bảo quản cần
đạt được các mục tiêu: hiệu quả bảo quản cao, an tồn thực phẩm và thân
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 3
thiện với mơi trường, chi phí rẻ, dễ áp dụng ở nhiều quy mơ đang là sự quan
tâm của các cơ quan nghiên cứu và các nhà quản lý.
ðứng trước thực trạng đĩ, trong thời gian gần đây Viện Cơ điện nơng
nghiệp và Cơng nghệ sau thu hoạch đã triển khai hướng áp dụng cơng nghệ
bảo quản mới, đĩ là cơng nghệ tạo màng bảo quản. Cách tiếp cận đầu tiên là
sử dụng một số chế phẩm tạo màng bảo quản do nước ngồi sản xuất như
BQE-15, BQE-625, sau đĩ nghiên cứu tự sản xuất trong nước [18]. Tuy
nhiên, sử dụng chế phẩm nước ngồi cĩ chi phí cao và khơng chủ động được
cơng nghệ nên khĩ phổ biến rộng rãi. Gần đây, Viện đã nghiên cứu và tự sản
xuất được một số chế phẩm dùng cho bảo quản quả cĩ múi. Kết quả thử
nghiệm trên bưởi ðoan Hùng, cam Hàm Yên đã được khẳng định tăng hiệu
quả bảo quản lên gấp 2 - 3 lần [18]. ðể cĩ thể ứng dụng phổ biến chế phẩm
tạo màng bảo quản quả cĩ múi trong sản xuất, cần thử nghiệm đánh giá tính
hiệu quả bảo quản trên các loại quả cĩ múi khác.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tơi đã tiến hành đề tài “Nghiên
cứu bảo quản một số quả cĩ múi đặc sản của Hà Nội bằng chế phẩm tạo
màng bề mặt”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Nghiên cứu bảo quản một số quả cĩ múi đặc sản của Hà Nội (cam Canh,
bưởi Diễn) bằng chế phẩm tạo màng bề mặt.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi sự biến đổi chất lượng theo thời gian bảo quản quả cam Canh,
bưởi Diễn bằng chế phẩm tạo màng thơng qua các chỉ tiêu cơ lý, hố sinh và
chất lượng cảm quan.
- So sánh hiệu quả bảo quản của chế phẩm tạo màng được sản xuất trong
nước với chế phẩm nhập khẩu BQE15.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về quả cĩ múi
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây ăn quả cĩ múi hiện đang trồng ở nhiều nước trên thế giới đều cĩ
nguồn gốc từ các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ðơng Nam châu Á.
ðường ranh giới của vùng xuất xứ cây ăn quả cĩ múi nằm ở chân dãy núi
Himalaya, phía đơng Ấn ðộ qua miền nam Trung Quốc [29].
Cây ăn quả cĩ múi cĩ sự phân bố rộng do khả năng dễ thích nghi với
nhiều mơi trường sống khác nhau, dễ lai tạo giữa các chủng để tạo ra những
giống mới cĩ khả năng nghi cao hơn [3]. Bán cầu Bắc cây ăn quả cĩ múi tập
trung ở các nước Nam và ðơng Nam Á, vùng ðịa Trung Hải, khu cực Bắc
Mỹ và vùng Caribe. Bán cầu Nam cây cĩ múi được trồng nhiều ở Châu Úc,
Châu Phi và vùng Nam Mỹ [29].
2.1.2 Phân loại cây ăn quả cĩ múi
Việc phân loại cây ăn quả cĩ múi đã được các nhà nghiên cứu thực vật
học tiến hành từ hơn 200 năm trước. Hệ thống phân loại cây ăn quả cĩ múi rất
phức tạp do vịng di thực diễn ra mạnh và khả năng thích ứng rộng của chúng
nên ngày càng cĩ nhiều dạng lai tự nhiên, các dạng đột biến [1-3].
Hệ thống phân loại đầu tiên của Linne (1753) đến nay đã được nhiều
tác giả bổ sung, điều chỉnh trên căn bản thống nhất với hệ thống phân loại của
Tanaka và Swingle [29]. Các lồi cam, quýt, chanh, bưởi đều thuộc họ thực
vật Rutaceae (họ cam) họ phụ Aurantoideae (họ phụ cam, quýt). Họ phụ cam
quýt Aurantoideae cĩ 250 lồi khác nhau được chia thành 2 tộc chính là
Clauseneae và Citreae. Tộc Citreae được chia thành 3 tộc phụ, trong đĩ tộc
phụ thứ 2 Citrineae được chia thành 3 nhĩm A, B, C. Nhĩm C quan trọng nhất
được chia thành 6 chi phụ: Fortunell, Eremocitrus, Poneirus, Clymenia,
microcitrus và Citrus. Trong đĩ chi Citrus bao gồm hầu hết các lồi cam, chanh,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 5
quýt, bưởi đang được trồng hiện nay [1].
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của quả cĩ múi
a) Giá trị dinh dưỡng:
Thành phần dinh dưỡng chính trong thịt quả tươi bao gồm: đường, axit
hữu cơ, vitamin C. Trong 100g phần ăn được cĩ chứa 88 - 94% nước; 6 - 12%
chất khơ chủ yếu là đường, axit hữu cơ chiếm 0,4 - 1,4% chủ yếu là axit citric;
0,9% pectin, 40 - 90mg% vitamin C, 0,07mg vitamin B1; 0,06mg vitamin B6;
0,1mg vitamin E, 2µg vitamin A [4, 14]. Ngồi ra cịn chứa các chất khống
cần thiết như Ca, P, Mg, Fe… và dầu thơm. Người ta cịn phân tích được cĩ
0,7-1,3g protein trong 100g thịt quả, trong đĩ chứa nhiều axit amin khơng thay
thế như aspatic (26,8mg), alanin (6mg), valin (2,2mg), phenylalanin (3,4mg),
lysin (90,8mg), leucin (1,2mg) và ocnithin (3,4mg) [16].
Như tất cả các loại trái cây khác, quả cĩ múi cam, bưởi cũng cĩ khả
năng phịng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản vì chúng
giàu chất chống oxy hố [33]. Theo các nhà khoa học Anh, bình quân trong
một quả cam cĩ chứa khoảng 170mg các hoạt chất sinh học bao gồm các chất
dưỡng da và chống lão hố. Bên cạnh đĩ, các chất terpene trong cam như
limonoid hoạt động một cách đặc biệt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và
cĩ tác dụng giải độc, lợi tiểu. Do đĩ những người thường ăn cam, quýt, bưởi
cĩ tỷ lệ nhiểm các bệnh ung thư phổi và dạ dày khá thấp [33]. Các nhà nghiên
cứu Canada cũng đã chứng minh rằng việc sử dụng 750ml nước cam mỗi
ngày sẽ tăng tỷ lệ cholesterol cĩ lợi (HDL) ở người bị cholesterol máu cao.
Khi cholesterol cĩ lợi gia tăng thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm đi. Hiệu
quả này do một loại flavonoide cĩ trong cam là chất hesperidine [33]. Dịch ép
múi bưởi ngồi cĩ vị chua ngọt, mùi thơm, tính mát cịn cĩ các loại men tiêu
hĩa. Nước ép bưởi dùng để chữa đái tháo đường, thiếu vitamin C, làm nguyên
liệu chế axit acetic thiên nhiên [15].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 6
b) Giá trị kinh tế:
Cây ăn quả cĩ múi là loại cây lâu năm, chĩng cho thu hoạch (thơng
thường sau 2 năm khi trồng đã cho quả) và cho thu hoạch trong thời gian dài
(25 - 30 năm). Tất cả các bộ phận của cây ăn quả cĩ múi đều mang lại giá trị
kinh tế: Lá, hoa, vỏ quả cung cấp tinh dầu, làm dược liệu, quả để ăn, cây làm
cảnh. Với năng suất 10 tấn/ha thì doanh thu của 1 ha cam cĩ thể cao gấp 2,1
lần so với búp chè tươi; 1,5 lần so với cà phê và 2,5 lần so với dứa. Giá trị
xuất khẩu cũng cao hơn chè, cà phê, dứa bình quân 20-30% trong khi đầu tư
xây dựng cơ bản lại thấp hơn chè, cà phê 20-30% [17]. Ngày nay, với sự trợ
giúp của khoa học kỹ thuật các nhà vườn đã nâng cao năng suất cây ăn quả cĩ
múi lên 20 – 22 tấn quả /ha [37].
2.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả cĩ múi
2.1.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả cĩ múi trên thế giới
Quả cĩ múi là một trong những loại quả được ưa chuộng hàng đầu trên
thế giới. Các vùng sản xuất quả cĩ múi hiện nay trên thế giới tập trung chủ
yếu ở vùng khí hậu Á nhiệt đới như ðịa Trung Hải, Châu Âu (Tây Ban Nha),
vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico), vùng Châu Mỹ La Tinh (Brazil, Venezuela,
Cu Ba), Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản), các nước Bắc Phi.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cây cĩ múi trên thế giới
năm 2001 - 2005
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2001 7.201.786 14.478 104.273.198
2002 7.298.577 14.557 106.245.529
2003 7.582.818 14.052 106.557.956
2004 7.601.206 14.589 110.898.694
2005 7.603.431 13.866 105.432.576
Nguồn : FAO STAT 2006 (www. Fao.org.com)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 7
Việc sản xuất quả cĩ múi tăng lên 4,5% mỗi năm trong suốt những năm
1990, đạt hơn 98,35 triệu tấn trong năm 2001-2002 [22]. Theo báo cáo năm
2006 của FAO, tổng sản lượng quả cĩ múi tăng lên hơn 100 triệu tấn trong
khoảng thời gian 2003-2004. Gần một nửa trong số đĩ là của Mỹ và khoảng
10-12 % sản lượng là của Châu Âu [23]. Tổng diện tích, năng suất sản lượng
cây cĩ múi trên thế giới từ năm 2001– 2005 theo thống kê của FAO năm
2006 được thể hiện trên bảng 2.1.
Một số nước cĩ sản lượng cam lớn trên thế giới giai đoạn 2003 – 2007
được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Sản lượng cam của một số nước trên thế giới năm 2003 - 2007
Sản lượng (tấn)
TT Quốc gia
2003 2004 2005 2006 2007
1 Brazil 16.917.600 18.313.717 17.853.443 18.032.313 18.279.309
2 Mỹ 10.473.451 11.677.285 8.393.270 8.166.480 7.357.000
3 Mexico 3.846.000 3.977.000 4.112.711 4.156.907 4.160.000
4 Ấn ðộ 1.921.900 3.263.200 3.314.000 3.435.200 3.900.000
5 Trung Quốc 2.013.132 2.332.836 2.740.931 2.790.000 2.865.000
6 Iran 1.890.000 2.129.472 2.253.209 2.300.000 2.300.000
7 Italia 1.733.676 2.105.053 2.261.404 2.346.071 2.293.466
8 Indonesia 1.441.680 2.071.084 2.214.019 2.565.543 2.600.000
9 Ai Cập 1.767.710 1.850.025 1.789.000 1.800.000 1.800.000
10 Thổ Nhĩ Kỳ 1.250.000 1.300.000 1.445.000 1.535.806 1.472.454
Nguồn: FAO (2008)
Theo thống kê, một người dân thành thị tiêu thụ khoảng 40kg quả tươi
mỗi năm ở Châu Âu, 4kg mỗi năm ở Châu Á và Châu Phi [36]. Trong các loại
quả cĩ múi thì cam tiêu thụ nhiều nhất 73%, quýt 11%, chanh 8,5%, bưởi
7,5%. Trên thế giới, trồng cam chiếm 60% các loại cây cĩ múi, sau đĩ là quýt,
quất và bưởi. Khu vực xuất khẩu cam quýt tươi nhiều nhất là ở bán cầu Bắc,
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 8
ước tính khoảng 62% tổng sản lượng xuất khẩu của tồn thế giới trong năm
2003. Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu là Tây Ban Nha, Ixraen, Thổ Nhĩ
Kỳ, Nam Phi, Mỹ, Marốc, Trung Quốc, Thái Lan ... Các nước nhập khẩu chủ
yếu là Canađa; EU; Inđơnêxia ; Malaixia; Nauy; Philippin; Nga; Thuỵ Sĩ,
Nhật Bản [38].
Năm 2008/09 là thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng ảnh hưởng tới tất
cả các nước trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên sản lượng quýt trên thế giới tăng
mạnh trong năm 2008/09. Tổng sản lượng quýt của các nước sản xuất chủ yếu
trên thế giới đạt 21,171 triệu tấn, tăng so với 19,752 triệu tấn của năm 2007/08,
chủ yếu nhờ sản xuất tăng mạnh ở Trung Quốc (tăng 1,3 triệu tấn). Trong đĩ,
sản lượng của các nước sản xuất chủ yếu ước tính (đơn vị: ngàn tấn): Trung
Quốc 12.300; EU-27, 2.975; Nhật Bản 1.060; Hàn Quốc 565; Marốc 530; Thổ
Nhĩ Kỳ 900; Nam Phi 135; Mỹ 520. Xuất khẩu quýt tươi trên thế giới trong
năm 2008/09 đạt 1,595 triệu tấn so với 1,576 triệu tấn năm 2007/08. Trong đĩ,
xuất khẩu của một số nước đạt (đơn vị: ngàn tấn): Achentina 95; Trung Quốc
340; Ixraen 50; Marốc 330; Thổ Nhĩ Kỳ 370; Nam Phi 115.. Nhập khẩu quýt
tươi ở một số nuớc (đơn vị: ngàn tấn) trong năm 2008/09: Canađa 124; EU-27
340; Inđơnêxia 95; Malaixia 90; Nauy 27; Philippin 40; Nga 470; Thuỵ Sĩ 40;
Ukraina 145; Mỹ 100 [38].
Bên cạnh quýt thì sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bưởi trên thế giới
năm 2008/09 cũng tăng. Tổng sản lượng bưởi tươi của các nước sản xuất chủ
yếu trên thế giới đạt 5,160 triệu tấn, tăng so với 5,104 triệu tấn của năm
2007/08, và tiếp tục tăng so với 4,945 triệu tấn của năm 2006/07. Sản lượng
bưởi tươi của một số nuớc trong năm 2008/09 (đơn vị: ngàn tấn): Achentina
240; Trung Quốc 2.500; Ixraen 240; Mêhicơ; Nam Phi 390; Thổ Nhĩ Kỳ 140;
Mỹ 1.240. Tổng mức tiêu dùng bưởi tươi trên thế giới đạt 3,884 triệu tấn
trong năm 2008/09, tăng so với 3,717 triệu tấn của năm 2007/08. Mức tiêu
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 9
dùng bưởi tươi ở một số nước trong năm 2008/09 (đơn vị: ngàn tấn):
Achentina 70; Canađa 55; Trung Quốc 2.413; EU-27 439; Nhật Bản 180;
Mêhicơ 221; Nga 95; Thổ Nhĩ Kỳ 40; Mỹ 320. Tổng xuất khẩu bưởi tươi trên
thế giới năm 2008/09 đạt 824 ngàn tấn, giảm so với 871 ngàn tấn xuất năm
2007/08. Xuất khẩu bưởi tươi của các nước năm 2008/09 ứơc tính (đơn vị:
ngàn tấn): Achentina 33; Trung Quốc 90; EU-27 17; Ixraen 80; Nam Phi 200;
Thổ Nhĩ Kỳ 100; Mỹ 290 [38].
Trong tiêu thụ, quả cĩ múi dùng ăn tươi một phần cịn đa số (2/3 sản
lượng) qua chế biến. Các nước ơn đới tỷ lệ cam quýt chế biến đến 80-90%
trong khi đĩ các nước nhiệt đới chủ yếu ăn tươi [13].
2.1.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả cĩ múi ở Việt Nam
Theo Trần Thế Tục và cộng sự, trồng cam, quýt, chanh, bưởi cho lãi
suất cao hơn nhiều loại cây ăn quả khác [17]. Hiện nay việc trồng cây cĩ múi
đang được nhiều địa phương chú trọng. Theo niên giám thống kê năm 1990,
diện tích trồng cây cĩ múi nước ta 19,062 ha, sản lượng 119,238 tấn quả.
Theo thống kê của Ngành nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam năm
2002, tổng diện tích cây cĩ múi nước ta ước tính 67,75 ngàn ha, sản lượng
426,744 ngàn tấn [35].
Thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước năm 2007 một số địa
phương đã định hướng, chỉ đạo và đầu tư sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản
để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong năm này, diện tích cây ăn quả các tỉnh
phía Nam đạt 460,9 ngàn ha (chiếm 59,4% tổng diện tích cây ăn quả cả
nước), sản lượng đạt 3.865,4 ngàn tấn, tăng 263,3 ngàn tấn so với năm 2006.
Trong đĩ sản lượng quả cĩ múi đạt 708,6 ngàn tấn [35].
Tình hình sản xuất cam quýt ở nước ta cĩ thời kỳ tăng lên nhưng cũng
cĩ thời kỳ giảm xuống do bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, dịch bệnh sâu
hại. Nhưng nhìn chung là cĩ xu hướng tăng lên cả về diện tích và sản lượng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 10
với sự phong phú về chủng loại, nhiều giống đã trở thành đặc sản của nhiều
vùng miền và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như cam sành Hàm Yên
(Hà Giang, 2560 ha), bưởi ðoan Hùng (Phú Thọ), Cam Canh, bưởi Diễn (Hà
Nội, 4.000 ha), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh, 1.250 ha), bưởi Năm roi (Vĩnh
Long, 14.769 ha), bưởi Da xanh (Bến Tre, 1.544 ha) [38]. Chiến lược nghiên
cứu phát triển cây ăn quả dự tính đến 2010 nước ta cĩ 200.000 ha trồng cây
ăn quả cĩ múi [19].
Bảng 2.3. Chiến lược nghiên cứu và phát triển cây ăn quả
từ nay đến 2010
STT Chủng loại
Diện tích
(1.000ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1.000tấn)
1 Xồi 150 15 2.500
2 Cây cĩ múi 200 20 4.000
3 Nhãn 150 15 2.500
4 Vải 50 15 750
5 Mơ, mận,đào 150 8 400
6 Chuối 50 25 3.750
7 Sầu riêng 50 10 50
8 Chơm chơm 50 10 500
9 Dứa 50 1 750
10 Các loại khác 100 8 800
Tổng cộng 1000 12.000
Hoa quả ở nước ta được tiêu thụ dưới dạng tươi, tỷ lệ quả chế biến chỉ
chiếm khoảng 11-12%. Phần lớn được tiêu thụ trên thị trường nội địa chủ yếu
qua kênh phân phối từ nhà vườn - thương lái - người bán lẻ đến người tiêu
dùng. Chủng loại trái cây đa dạng, sản lượng nhiều loại quả khá cao nhưng do
cịn tồn tại những yếu kém trong khâu chọn và quản lý giống, kỹ thuật canh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 11
tác, xử lý sau thu hoạch, chưa hình thành được những vùng sản xuất chuyên
canh quy mơ lớn, nên nhìn chung chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng
được nhu cầu của những khách hàng thu mua với khối lượng lớn. Hơn nữa, do
tiêu thụ phải qua nhiều khâu trung gian, hệ thống lưu thơng phân phối phân bố
chưa hợp lý nên cịn xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ, lúc được mùa rớt giá,
khi mất mùa giá cả tăng đột biến.
Trước mắt, trong năm 2009, ngồi việc chuyển giao các tiến bộ kỹ
thuật về trồng cây ăn quả, các tỉnh cần tập trung vào việc tổ chức tập huấn,
tuyên truyền khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho cây ăn quả trên
tất cả các vùng cĩ qui hoạch trồng cây ăn quả đặc sản. ðẩy mạnh liên kết sản
xuất và tiêu thụ trái cây, nhất là tại các vùng chuyên canh cĩ tiềm năng sản
xuất hàng hĩa quy mơ lớn. Vấn đề bảo quản, chế biến quả cĩ múi theo hướng
an tồn cũng cần phải quan tâm, chú trọng. Kế hoạch trong giai đoạn từ 2000-
2010, hàng năm nước ta sẽ xuất khẩu 30.000 tấn bưởi, 15.000 tấn cam tươi và
35.000 tấn nước quả đồ hộp quả cĩ múi [37].
2.2 Giới thiệu về quả cĩ múi đặc sản của Hà Nội
Hà Nội mảnh đất “ðịa linh nhân kiệt” nằm giữa đồng bằng sơng
Hồng, vùng sản xuất nơng nghiệp lớn ở miền Bắc nước ta từ xưa đã nổi tiếng
với cốm Vịng, húng Láng, đào Nhật Tân, cam Canh, bưởi Diễn…. Trải qua
bao thời kỳ các loại đặc sản này dần bị thu hẹp diện tích canh tác. Trong
những năm gần đây thực hiện chương trình 12/CPTU của Thành uỷ Hà Nội
và kế hoạch 61/KHUB của UBND thành phố, chủ trương phát triển kinh tế
ngoại thành và xây dựng nơng thơn mới được triển khai tại vùng nơng nghiệp
của thành phố nên cây cam Canh, bưởi Diễn được khơi phục phát triển [38].
2.2.1 Cam Canh
Cam Canh là loại thuộc nhĩm quýt thật (Citrus reticulata), nhưng từ
lâu nhân dân ta vẫn gọi là cam do quả to giống cam, trọng lượng từ 80 –
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 12
120g/quả. Một số nơi gọi là cam giấy vì vỏ mỏng và dai như tờ giấy. Cây cam
Canh sinh trưởng khoẻ, ít hoặc khơng cĩ gai, cây phân cành mạnh, cành nhỏ,
lá to, đuơi lá nhọn dài. Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ mỏng nhẵn khi chín cĩ màu
đỏ gấc, giống chín sớm cĩ quả màu vàng, vị ngọt đậm; giống chín muộn cĩ vị
ngọt mát. Thời gian thu hoạch thường trước tết âm lịch một tháng. Giống cam
Canh cĩ tính thích nghi rộng, vùng núi cao, đồng bằng, vùng ven biển nhưng
khơng nơi nào cho quả cĩ chất lượng cao như đất Phú Diễn, Xuân Canh,
Minh Khai (Hà Nội). Cam Canh cĩ thịt quả mọng nước, vàng đậm cĩ sắc đỏ,
ít hạt, ít xơ bã, ráo múi, dễ tách vỏ [10].
Cam Canh là loại quả đặc sản khởi nguồn từ vùng Canh (Hồi ðức, Hà
Nội) trước đây đựơc trồng rải rác trong các hộ gia đình làm quà biếu dịp lễ
tết. Trong hơn chục năm trở lại đây, thương hiệu cam Canh, bưởi Diễn được
người tiêu dùng ưa thích mặc dù giá thành rất cao. Giá bán 1kg cam ðường
canh cuối năm 2008 trung bình 25-35 ngàn đ/kg cho thu nhập trung bình từ
150-200 triệu đồng/ha. Tính tổng diện tích trồng cam Canh các huyện ngoại
thành Hà Nội hiện nay khoảng 2.000ha, trong đĩ ba xã Phú Diễn, Minh Khai,
Xuân Phương 551ha, huyện ðan Phượng 300ha. Sức tiêu thụ cam đường
Canh và giá trị kinh tế mà nĩ mang lại lớn nên giống cam này đã được nhiều
địa phương nhân trồng như Bắc Giang, Hồ Bình, Hưng Yên, thậm chí tỉnh
vùng cao Yên Bái cũng trồng loại cam này với diện tích hàng trăm ha [38].
ðể lưu giữ nguồn gen quý của giống cam Canh, vừa qua hội làm vườn
Hồi ðức kết hợp với hội làm vườn xã Vân Canh lập dự án lưu giữ nguồn gen
với diện tích 7.200m2 với 200 hộ tham gia lấy từ 27 cây cam tổ đạt tiêu chuẩn
giống quốc gia [38].
2.2.2 Bưởi Diễn
Bưởi Diễn được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm - Hà
Nội). Bưởi Diễn cĩ thể là biến dị của bưởi ðoan Hùng. Quả trịn, vỏ nhẵn, khi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 13
chín màu vàng cam. Trọng lượng trung bình từ 0,8-1 kg/quả, tỷ lệ phần ăn
được từ 60-65%. Múi và vách múi dễ tách rời nhau, thịt quả màu vàng xanh,
ăn giịn, ngọt. Phú Diễn hiện cĩ 53 ha trồng bưởi với khoảng 500 - 600 hộ
trồng [16]. Tổng diện tích trồng bưởi các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay
xấp xỉ 2000 ha, tập trung ở Hồi ðức, ðan Phượng, Xuân Mai…. [38].
Bưởi Diễn cĩ đặc điểm là hiếm, mỗi năm chỉ cĩ một vụ. Mặc dù là loại
quả đặc sản nhưng trước đây bưởi Diễn chưa được chú trọng phát triển. Từ
năm 1991, Hà Nội cĩ chủ trương phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng
nơng thơn mới được triển khai tại vùng nơng nghiệp của thành phố nên bưởi
Diễn mới được quan tâm. Nhờ đĩ, xã Phú Diễn đã chuyển một phần đất trồng
lúa sang trồng bưởi [11]. Những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của người tiêu dùng, giống bưởi Diễn đã được nhân trồng ở một số địa
phương khác như: Hưng Yên, Bắc Giang, Hồ Bình... Bưởi Diễn là loại cây
dễ trồng, khơng kén đất, sớm cho quả, ít bị nhiễm sâu bệnh nên thích hợp ở
nhiều địa phương. Tại những địa phương này bưởi Diễn sớm cho quả đáp ứng
một phần nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.
Tuy nhiên, bưởi Diễn mới được tiêu thụ chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn, các
đại lý, chưa đủ để phục vụ hết nhu cầu của người tiêu dùng, giá bán tương đối cao
20-25 ngàn đồng/ quả (giao tạ._.i vườn) [38].
Bưởi Diễn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi vị ngọt, hương thơm
đặc trưng, cùi mỏng và nhiều nước. Bưởi Diễn được tiêu thụ mạnh trong dịp
Tết cổ truyền và dịp lễ hội vào tháng Giêng, trong khi thời vụ thu hoạch chính
thường trước Tết Nguyên ðán khoảng một tháng [38]. Khí hậu nước ta nĩng
ẩm, cấu trúc quả nhiều nước và nhiều chất dinh dưỡng gây khĩ khăn cho việc
bảo quản bưởi Diễn dài ngày. Trong thời gian bảo quản, vỏ quả thường bị
héo, vỏ chuyển sang màu nâu đen, nhăn nheo, chất lượng dinh dưỡng của
bưởi bị biến đổi đồng thời tỷ lệ thối hỏng do nấm mốc rất lớn. Những quả
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 14
bưởi như vậy khơng cịn giá trị sử dụng cũng như giá trị thương mại. Do đĩ
yêu cầu đặt ra là phải cĩ biện pháp hạn chế thấp nhất sự giảm chất lượng cảm
quan và chất lượng dinh dưỡng của bưởi Diễn trong quá trình tồn trữ và lưu
thơng trên thị trường.
Nhận xét chung: Cam Canh, bưởi Diễn là hai loại quả đặc sản nổi
tiếng của Hà Nội được người tiêu dùng rất ưa thích, mang lại thu nhập cao
cho người dân vùng ngoại thành. Trong 2 năm 2008, 2009 ảnh hưởng của lũ
lụt, mưa nhiều năng suất và sản lượng cam Canh, bưởi Diễn bị giảm khiến
người dân khơng mạnh dạn đầu tư sản xuất (dự tính năm nay, gần 4.000 ha
cam Canh, bưởi Diễn tỷ lệ đậu quả chỉ bằng 40% - 60% năm ngối) [38].
Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước phát triển vùng sản xuất cây
ăn trái đặc sản, cần lập kế hoạch đầu tư, phát triển, đảm bảo ổn định năng suất
rồi bao tiêu, bảo quản sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quả cĩ múi sau thu hoạch
Quả cĩ múi sau thu hoạch vẫn tiếp tục xảy ra các biến đổi về sinh lý,
sinh hĩa. Khác với những quả đang cịn ở trên cây, những quá trình sinh lý,
sinh hĩa xảy ra đối với quả trong thời gian bảo quản chủ yếu là phân giải các
hợp chất hữu cơ để cung cấp năng lượng duy trì sự sống của tế bào. Bên cạnh
đĩ cịn cĩ sự thốt hơi nước trong quá trình bảo quản làm cho quả bị khơ héo.
Mặt khác, hoạt động của vi sinh vật nhiễm trên quả trước, trong và sau thu
hoạch cũng gĩp phần rất lớn làm hỏng cấu trúc và gây hỏng quả.
2.3.1 Các biến đổi sinh lý
a) Sự thốt hơi nước
Sự thốt hơi nước của quả sau thu hoạch là một hoạt động sinh lý bình
thường nhưng khơng cĩ lợi. Sự thốt hơi nước khơng chỉ làm giảm khối
lượng tự nhiên mà cịn làm ảnh hưởng đến trạng thái và giá trị dinh dưỡng của
quả [14]. Lượng nước giảm nhiều dẫn đến hiện tượng quả bị héo, giảm sức đề
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 15
kháng và mất giá trị thương phẩm của quả. Quả cĩ múi chứa 80-85% nước.
Sự trao đổi nước ở cuống quả tốt hơn khoảng 4-6 lần so với ở các vùng khác.
Khi quả bị tổn thương mức độ thốt hơi nước tăng lên 3-4 lần [14].
Sự thốt hơi nước cịn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, độ thơng thống,
thời hạn và phương pháp bảo quản. Sự mất nước thay đổi trong quá trình tồn
trữ. Giai đoạn đầu sau thu hoạch, hiện tượng mất nước xảy ra mạnh, giai đoạn
giữa giảm đi, và giai đoạn cuối lại tăng lên [14].
b) Sự hơ hấp
Hơ hấp là quá trình oxi hố sinh học các chất hữu cơ thành các hợp chất
đơn giản và sinh năng lượng. Theo Kader và một số tác giả cam, bưởi là loại
quả hơ hấp khơng đột biến cho nên trong quá trình bảo quản sẽ ít bị khủng
hoảng về hơ hấp nhờ sự sản sinh etylen thấp, nồng độ khí cacbonic tăng ít hơn
các quả hơ hấp đột biến. Những biến đổi sinh lý, sinh hĩa của nĩ xảy ra chậm
hơn so với những loại quả cĩ hơ hấp đột biến như xồi, chuối [27].
c) Sự hao hụt khối lượng tự nhiên
Khi bảo quản quả sẽ xảy ra hiện tượng hao hụt khối lượng tự nhiên.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do quá trình bay hơi nước và tổn hao các
chất hữu cơ trong khi hơ hấp [14]. Trong bất cứ điều kiện bảo quản nào cũng
khơng thể tránh khỏi hiện tượng hao hụt khối lượng tự nhiên mà chỉ cĩ thể
giảm hiện tượng này đến mức tổi thiếu. Vì vậy cần cĩ phương pháp bảo quản
thích hợp để hạn chế quá trình này trong quá trình tồn trữ và lưu thơng trên thị
trường.
d) Biến đổi về màu sắc
Sự thay đổi màu sắc của quả là một tiêu chí quan trọng được sử dụng
để đánh giá chất lượng. Các chất màu thay đổi rõ nhất trong quá trình chín.
Thơng thường clorofin dần dần giảm đi trong khi carotin dần dần tăng lên để
trở thành chất màu chính của quả chín. Trong quá trình bảo quản, màu bưởi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 16
Diễn từ màu vàng sáng sẽ chuyển sang màu vàng đậm, màu của cam ðường
Canh từ mơ vàng sang vàng đỏ cùng với đĩ là sự kém sáng của vỏ quả.
e) Tổn thương lạnh
Tổn thương lạnh phát triển chủ yếu ở các quả nhiệt đới và cận nhiệt đới
khi giữ ở nhiệt độ thấp hơn 10-150C trong một thời gian xác định [29]. Với
quả cĩ múi, cũng là một loại quả nhiệt đới, tổn thương lạnh là rất khác nhau
với các lồi, chủng giống và điều kiện trồng trọt. Nhìn chung, chanh, bưởi là
nhạy cảm hơn quýt và cam. Triệu chứng tổn thương lạnh thường gặp ở cĩ múi
là các vết sẹo rỗ trên bề mặt vỏ quả. Các tế bào chết bất thường ở những vùng
nâu và lõm vì vậy làm giảm giá trị thương phẩm của quả.
Ở quả bưởi, sự chấp nhận về các dấu hiệu tổn thương lạnh là rất khác
nhau tùy thuộc vào chủng giống và thời điểm thu hái. Với bưởi Oroblanco là
chịu tổn thuơng lạnh tốt hơn trong khi đĩ với hai giống bưởi Red Blush và
Star Ruby đều rất dễ bị tổn thương khi bảo quản ở 40C trong 5 tuần và ở 200C
trong 1tuần nữa [29].
g) Hiện tượng cĩ các vết dầu ở trên bề mặt vỏ quả
Hiện tượng này được nhận thấy ở tất cả các loại quả cĩ múi. Những quả
xanh, thu hái sớm càng dễ bị rối loạn sinh lý này. ðặc biệt, chanh, quýt và
cam Navel cĩ thể bị rối loạn này ngay khi vận chuyển. Khi giải phĩng, dầu
phytotoxic (các tecpen) cĩ thể gây ra tổn thương các tế bào sống ở bên cạnh
gây ra hiện tượng vết dầu ở trên bề mặt vỏ quả. ðây là nguyên nhân chính gây
nên vết thâm và nhám của quả. Sự phá vỡ các túi giải phĩng ra các tế bào biểu
bì xung quanh làm tạo thành các hư hỏng màu nâu, xanh, vàng cĩ hình dạng
khơng xác định. Hiện tượng này xuất hiện khi ở nhiệt độ cao, các hợp chất
chống oxi hĩa cũng cĩ liên quan đến sự phát triển của hiện tượng này.
Quả thu hái vào buổi chiều tối, và giữ lại trong các rổ đựng trong 1-2
ngày trước khi vận chuyển cĩ thể làm giảm sự nhạy cảm với hiện tượng trên.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 17
Các màng sáp nhân tạo phủ lên bề mặt quả đã được chứng minh là cĩ thể làm
giảm hư hỏng do hiện tượng này 35% [29].
h) Hiện tượng phá vỡ các vỏ ở cuống quả
ðây là hiện tượng phổ biến ở tất cả các quả cĩ múi. Lớp vỏ bao quanh
cuống sẽ bị héo và khơ tạo thành các vùng nâu, lõm khi bảo quản. Những quả
quá chín cĩ thể bị hiện tượng này. Thiếu cân bằng dinh dưỡng về N và K ở trong
vườn cĩ thể làm cho quả dễ bị rối loạn sinh lý này [29]. Các quả bị hiện tượng
này cũng sẽ cĩ mùi vị khơng thích hợp và rất dễ bị thối hỏng cuống quả và các
loại nấm khác tấn cơng. Ảnh hưởng của hiện tượng này rất đa dạng từ mùa này
sang mùa khác, nhưng rất phổ biến với những quả chín hồn tồn và quá chín, vì
vậy, thu hái và xử lý cẩn thận cĩ thể hạn chế hiện tượng rối loạn này.
ðiều trị (giữ quả 1-2 ngày sau thu hoạch), làm sạch, và bao gĩi khơng
sử dụng bao bì PE cĩ thể ảnh hưởng lên sự phát triển của hiện tượng vỡ, lõm,
và biến màu nâu vỏ quả ở Quýt Nagpur. Cẩn thận thu hái và xử lý cũng như giữ
quả ở độ ẩm 80-90% cĩ thể giảm thiểu được hiện tượng này [29].
2.3.2 Biến đổi hố sinh
a) Biến đổi về hàm lượng chất khơ hịa tan
75 – 85% chất khơ hồ tan trong quả cĩ múi là đường, cịn lại là các
chất khác như axit, vitamin… [29]. Sự biến đổi hàm lượng chất khơ hịa tan
phụ thuộc nhiều vào điều kiện bảo quản. Ở điều kiện bảo quản bình thường,
nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm khơng khí thấp cĩ thể dẫn đến mất nước
nhanh chĩng và làm tăng hàm lượng chất khơ hịa tan tổng số [20]. Nếu độ
ẩm khơng khí cao, hàm lượng axit giảm khi bảo quản ở nhiệt độ thường. Sự
mất nước nhanh chĩng sẽ dẫn đến tạo thành các mùi cồn lạ ở quýt Nagpur sau
3 tuần, khi mà lớp vỏ đã dai làm hạn chế sự thốt khí gây nên điều kiện yếm
khí cho quả [29].
Quýt và cam ngọt được bao gĩi kĩ bảo quản ở 20-250C cũng mất một
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 18
lượng axit tổng số sau 4-5 tuần, tuy nhiên sự thay đổi hàm lượng chất khơ hịa
tan tổng số là khơng đáng kể. Với cam Nova bao gĩi kín thì hàm lượng axit
giảm sau 5 tuần bảo quản. Dưới điều kiện lạnh (khoảng 4-60C với độ ẩm
90%), hàm lượng dịch quả, hàm lượng chất rắn hồ tan tổng số, axit giảm từ
từ ở quả quýt Kinnow và Nagpur [29].
Với Bưởi, hàm lượng đường tổng số giảm mặc dù khơng cĩ sự giảm
đáng kể về giá trị Brix, và các bằng chứng đã chỉ ra rằng, sự tăng lên về độ Brix
trong suốt quá trình bảo quản ở một số quả cĩ múi thì luơn luơn khơng cĩ mối liên
quan trực tiếp với sự thay đổi về hàm lượng đường [21, 29].
b) Biến đổi về các chất bay hơi
Các chất bay hơi, mà liên quan mật thiết với hương vị của quả cĩ múi
là thốt ra từ quả tươi trong suốt quá trình bảo quản. Chúng bao gồm các hợp
chất tinh dầu từ vỏ. Nhiệt độ bảo quản càng cao, sự tổn thất các chất bay hơi
càng lớn. Ví dụ, với cam ngọt Hamlin, người ta đã nhận thấy các chất bay hơi
bao gồm ethyl acetate, ethanol, ethyl butyrate, limonene, ethyl caproate, và
ethyl caprilate. Các sản phẩm của ethanol và acetaldehyde tăng lên trong suốt
quá trình bảo quản. Các chất bay hơi ở vỏ quả bao gồm Limonene, linalool,
myrcene, citronellal, và citral của các quả quýt giống Nagpur, Kinnow và
Darjeeling là tổn thất nhanh chĩng khi ở nhiệt độ phịng (14-220C và độ ẩm
khơng khí 65-88%) hơn là ở nhiệt độ thấp hơn (Shinha, 1990). Nhiệt độ thấp
hơn và độ ẩm khơng khí cao hơn (5-6,50C ở 60-70% độ ẩm khơng khí và 9,5-
190C ở khơng khí cĩ độ ẩm là 88-98%) là đều nhận thấy tăng cường sự duy trì
của các hợp chất bay hơi của quả tươi [29].
c) Sự biến đổi của enzym
Hoạt tính của các polyphenoloxidase, peroxidase và polymethyl-
esterase, polygalacturonase và cellulose đã được báo cáo là tăng lên khi bảo
quản ở điều kiện bình thường. Trong suốt quá trình bảo quản ở mơi trường
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 19
khí quyển kiểm sốt của quả cĩ múi, hoạt tính của enzym alcohol
dehydrogenase tăng lên, ngoại trừ hơ hấp yếm khí [29].
d) Biến đổi của hợp chất Pectin
Sự thuỷ phân protopectin thành các pectin hồ tan hoặc sự phá vỡ liên
kết giữa hợp chất pectin với các thành phần khác của thành tế bào dưới tác
dụng của enzim khiến cho quả chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái mềm
trong quá trình bảo quản [4].
2.3.3 Biến đổi do vi sinh vật
Quả hư hỏng ngồi nguyên nhân sinh lý, cịn do cơn trùng, vi sinh vật
(chủ yếu là nấm mốc). Trên quả cĩ lớp bảo vệ bên ngồi là sáp mỏng, lớp bên
trong là các túi tinh dầu, nên nhiều vi sinh vật chỉ tấn cơng quả khơng cịn
nguyên vẹn, bị phá huỷ cơ học. Quả chưa chín, quả quá chín kém bền vững
đối với tác dụng của vi sinh vật so với quả chín tới [14].
Bệnh do vi sinh vật gây ra trong quá trình vận chuyển, tồn trữ quả cĩ
múi phổ biến là các bệnh mốc xanh, mốc lục, mốc xám và mốc đen. Mốc
xanh do Penicilium italicum. Bệnh phát triển và làm hư tất cả quả họ citrus
khi sơ chế, tồn trữ, vận chuyển. Quả bị hư hại cơ học hay bị nhiễm nấm mốc
nhất. Bệnh cũng truyền từ quả bệnh sang quả lành khi tiếp xúc. Mốc lục do
Penicilium digitatum, thường phát triển ở các vết xước và dễ lây truyền khi
tiếp xúc, hoặc khi bề mặt quả bị ẩm hay cĩ dịch quả. Mốc xám do nấm
Botritis cinerea, mốc đen do Altelnaria citri, thường xuất hiện quanh cuống
quả và chỗ vỏ bị hư hại, lây lan rất nhanh khi tiếp xúc [24]. Vì vậy, trước khi
đưa đi bảo quản cần chọn lọc và xử lý quả để loại bỏ và hạn chế tối đa sự phát
triển của các loại nấm gây bệnh trên quả.
2.4 Các phương pháp bảo quản quả cĩ múi
Nguyên tắc chung của các phương pháp bảo quản đều nhằm ngăn cản
sự phát triển của vi sinh vật, hạn chế các biến đổi sinh lý, sinh hố, đảm bảo
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 20
giá trị dinh dưỡng, cảm quan và vệ sinh an tồn thực phẩm.
Quả cĩ múi là loại quả hơ hấp khơng đột biến, nên khi đã hái thì quả sẽ
khơng chín tiếp, việc hái quả đúng thời điểm bảo đảm chất lượng quả sau bảo
quản là điều rất cần thiết. Cĩ nhiều cách để xác định độ chín của quả như dựa
vào màu sắc, hàm lượng dịch quả…. Tuy nhiên, hiện nay các nước tiên tiến
quy định độ chín của quả cĩ múi dựa trên tỷ lệ chất khơ (E) và độ chua (A
hàm lượng axit citric). Tỷ lệ E/A đạt 7 – 9 là được. Khi quả đã chín mà chưa
kịp hái thì chất lượng sẽ giảm, mặt khác để quả trên cây thu hoạch muộn sẽ
ảnh hưởng đến năng suất vụ sau [13]. Ở Mỹ, người ta đã quy chuẩn độ chín
của bưởi khi màu vàng của quả bưởi chiếm 2/3 diện tích vỏ quả ứng với hàm
lượng chất rắn hồ tan tổng số ít nhất 6-7%, dịch quả tối thiểu vào khoảng
35% tùy từng vùng trồng. Tiêu chuẩn phân loại cho cam Valencia của
Philippin là tỉ số TSS/TA là 10/1 với chất khơ tối thiểu 8,5%, hàm lượng dịch
quả tối thiểu 50% khối lượng, và màu sắc đạt 25% [29].
2.4.1 Bảo quản lạnh
Bảo quản lạnh đang là phương pháp bảo quản phổ biến hiện nay ở các
nước phát triển. Nhiệt độ thấp cĩ thể hạn chế quá trình chuyển hĩa tự thân rau
quả và ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng, bên cạnh đĩ cùng
với độ ẩm khơng khí cao để tránh cho rau quả khơng bị mất nước nhanh.
Nhiệt độ tối thích cho bảo quản bưởi là 10-15oC, tùy thuộc vào giống bưởi và
nơi trồng, độ ẩm phù hợp nhất là 85-90%RH và cĩ thể bảo quản trong thời
gian 6-10 tuần. Cam bảo quản với thành phần khí 0-5% O2 và 15% CO2 ở 1oC
được 12 tuần, sau đĩ để được 1 tuần ở 21oC sẽ duy trì được mùi vị tốt hơn và
tạo chấm đen ít hơn so với bảo quản ở khơng khí bình thường [29].
Tuy nhiên cĩ hai nhược điểm chủ yếu đối với phương pháp này: Một là
tổn thương lạnh thường xuất hiện chính đối với rau quả vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới khi nhiệt độ bảo quản dưới 10-15 oC trong một thời gian dài. Hai là
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 21
phương pháp bảo quản lạnh cịn chưa kinh tế cho các nước nghèo do vốn đầu
tư và chi phí năng lượng cao. Ở Việt Nam do giá thành của bảo quản lạnh khá
cao nên phương pháp này chỉ được áp dụng ở các siêu thị lớn để bảo quản rau
quả tươi và rau quả cho xuất khẩu.
2.4.2 Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh
Nguyên lý chung của phương pháp bảo quản này là điều chỉnh thành
phần và nồng độ các chất khí O2, CO2, N2 trong khí quyển bảo quản để hạn
chế sự hơ hấp và sự phát triển của sinh vật gây hại [6 ]. Phương pháp này bao
gồm các điều kiện bảo quản như khí quyển kiểm sốt (Controled Atmosphere
- CA) và khí quyển cải biến (Modified Atmosphere – MA). Tuy nhiên,
phương pháp này dễ gây ra hiện tượng hơ hấp yếm khí và rau quả mất khả
năng chín tự nhiên sau khi đưa ra điều kiện thường. Việc áp dụng địi hỏi kỹ
thuật cao và thường yêu cầu kết hợp với nhiệt độ thấp. Khi rau quả chuyển
khỏi điều kiện bảo quản MA và CA sang điều kiện khơng khí và nhiệt độ bình
thường, chúng rất nhanh bị giảm chất lượng. Bên cạnh các hạn chế nêu trên,
chi phí đầu tư cao vẫn là lý do chủ yếu của việc thiếu khả thi phổ cập cơng
nghệ này tại nhiều nước đang phát triển [9].
Theo Kader, yêu cầu và khuyến cáo về khí quyển cải biến và kiểm sốt
để tồn trữ cam là: 5-10% CO2, 0-5% O2, nhiệt độ từ 5-100C, độ ẩm khơng khí
90-95%. Khi đĩ cĩ khả năng làm chậm quá trình già hố và duy trì độ rắn của
quả, tuy nhiên khơng làm giảm thối hỏng, trên 15% CO2 sẽ gây mất mùi vị do
sự tích luỹ các sản phẩm lên men. Sử dụng bảo quản bưởi bằng CA thì nhiệt độ
thích hợp nhất là 14,4-15,60C, 85-90%RH, 3-10% O2 và 5-10% CO2 Bưởi vẫn
giữ được hương vị tốt sau khi bảo quản 8 tuần ở 15% O2 và 0% CO2 hay 2,5%
O2 và 5% CO2 tại 100C, 88-92%RH. Tuy nhiên thị trường khơng chấp nhận
tình trạng thối hỏng phát triển sau 6-8 tuần thậm chí khi quả đĩ được xử lý với
thuốc diệt nấm trước khi bảo quản [27, 29]. Bảo quản bưởi bằng phương pháp
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 22
MA với 3% O2 và 10% CO2 sẽ cho kết quả tốt nhất. Tiến hành bao gĩi PE
trong mơi trường lạnh 10-120C cĩ thể bảo quản tới 2 tuần [27].
Một dạng khác của phương pháp này là kỹ thuật bao gĩi kín riêng từng
quả. Kỹ thuật bao gĩi bằng túi chất dẻo dán kín rất cĩ hiệu quả chống mất
nước cho quả. Nhược điểm lớn nhất là rất dễ mắc nấm mốc gây thối hỏng, hơ
hấp yếm khí. Ngồi ra, giá thành thường cao và tạo ra chất thải cho mơi
trường. Hiện nay, để khắc phục hai nhược điểm trên phương pháp bảo quản
rau quả tươi bằng các chế phẩm tạo màng đang được nhiều nước nghiên cứu
và áp dụng. Trong đĩ, các chế phẩm tạo màng composit cũng tạo được sự
quan tâm và chú ý của các nhà khoa học trên thế giới.
2.5 Phương pháp bảo quản quả cĩ múi bằng chế phẩm tạo màng bề mặt
2.5.1 Cơ sở khoa học và đặc điểm cơng nghệ của phương pháp
Phương pháp bảo quản bằng chế phẩm tạo màng bê mặt là dùng một
dịch lỏng dạng composit ở dạng colloid hoặc nhũ tương rồi phủ lên bề mặt
từng quả riêng rẽ bằng cách phun, nhúng, xoa, lăn. Khi dịch lỏng khơ đi tạo
ra một lớp màng mỏng gần như trong suốt trên quả. Nhờ tính chất bán thấm
điều chỉnh khí và hơi nước của màng mà quả được giữ tươi lâu hơn. Màng
phủ làm giảm tổn thất khối lượng và làm chậm sự nhăn nheo của quả do hạn
chế quá trình mất nước. Màng phủ cĩ thể tạo ra vùng vi khí quyển điều chỉnh
xung quanh quả do đĩ làm thay đổi sự trao đổi khí với khơng khí xung quanh.
Như vậy, về bản chất kỹ thuật màng bán thấm cũng là một dạng của phương
pháp bảo quản bằng khí quyển cải biến nhờ bao gĩi (Modified Atmosphere
Packing - MAP) [28].
Cơng nghệ tạo màng bề mặt cĩ những đặc điểm chính về kỹ thuật như sau:
Làm giảm tổn thất khối lượng và giảm biến dạng hình thức do mất nước;
Thay thế và tăng cường cho màng sáp tự nhiên vốn cĩ trên mặt quả;
Làm giảm trao đổi khí (giảm O2, tăng CO2), làm chậm quá trình chín
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 23
hay già hố;
Cải thiện hình thức nhờ lớp màng bĩng láng;
Làm tăng độ tươi của rau quả;
Cĩ thể ức chế vi sinh vật phát triển trên bề mặt rau quả;
Phịng ngừa tổn thương cơ học và nhiễm bệnh trong vận chuyển;
Chất lượng quả được duy trì nhờ các ưu điểm trên.
2.5.2 Thành phần tạo màng
Chế phẩm tạo màng được pha chế từ nhiều nguyên liệu khác nhau bao
gồm: nhựa cây, sáp thực vật, sáp động vật, polysacharit, protein và một số
polyme tổng hợp. Thực tế đa số các chế phẩm đều là vật liệu composit gồm
hai thành phần tạo màng trở lên cĩ bổ sung thêm các chất phụ gia như: chất
hố dẻo, chất hoạt động bề mặt, chất chống bọt, chất nhũ hĩa để dễ pha chế và
chất bảo quản để giữ chế phẩm được lâu [25, 30].
Lipit dùng trong chế phẩm thường là các chất sáp hoặc nhựa tự nhiên
như: sáp ong, sáp mía, sáp cám gạo, sáp carnauba từ lá cọ ở Brazil... cũng cĩ
thể là sáp tổng hợp như parafin và polyethylen là những sản phẩm tinh luyện
dầu mỏ. Chất liệu tự nhiên như cánh kiến đỏ, nhựa cây. Chế phẩm tạo màng
là lipid cĩ ưu điểm là làm giảm mất nước nhưng chúng lại cĩ nhược điểm là dễ
gây ra hiện tượng hơ hấp yếm khí do ức chế trao đổi khí, nhất là đối với nhựa
cánh kiến đỏ và nhựa cây.
Vật liệu cacbohydrat thường sử dụng làm chất tạo màng gồm cellulose
và các dẫn xuất từ cellulose như cacboxymethyl cellulose (CMC),
methylcellulose (MC), hydroxypropylcellulose (HPC), hydroxypropylmethyl-
cellulose (HPMC); tinh bột; pectin; alginate và chitosan.
Protein để làm màng cĩ thể tách chiết từ ngơ (zein), lúa mì (gluten), đỗ
tương, colagen (gelatin), hoặc từ sữa (casein). Cũng như polysaccharit,
protein khơng cĩ khả năng chống mất nước cao như màng lipid, nhưng sự
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 24
trao đổi khí lại rất thuận lợi cho việc làm chậm quá trình chín mà khơng gây
ra hiện tượng hơ hấp yếm khí. Do vậy người ta thường kết hợp các thành
phần nhựa với protein hay với polysaccharit.
Axit oleic, axit lauric, axit myristic và morpholin, ammonia (E510)
tương ứng là chất hoạt động bề mặt và kiềm amin để làm chất nhũ hĩa cho
sáp polyethylene, sáp carnauba và hịa tan nhựa cánh kiến đỏ.
2.5.3 Phương pháp tạo màng
ðối với chế phẩm làm từ sáp hay các loại nhựa, để tạo ra được màng
mỏng trên quả thì sáp đĩ phải ở dạng vi nhũ tương. Nhũ tương sáp thường
chứa sáp, chất nhũ hố và nước. Loại và nồng độ chất nhũ hố cĩ vai trị rất
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước hạt, độ trong, màu sắc của sản
phẩm nhũ tương. Về nguyên tắc kích thước hạt nhũ quyết định tính chất của
sản phẩm chất tạo màng phủ, kích thước càng nhỏ càng tốt. Dựa vào nhiệt độ
nĩng chảy mà người ta chia ra hai quá trình nhũ hố ở áp suất khơng khí và
áp suất cao. Phương pháp nhũ hố áp suất thường chỉ áp dụng cho những loại
sáp/nhựa cĩ nhiệt độ nĩng chảy (NðNC) nhỏ hơn nhiệt độ sơi của nước.
Phương pháp nhũ hố áp suất cao là cĩ thể làm nhũ tương hố được các loại
sáp/nhựa cĩ NðNC trên 100oC, nhưng cũng rất hiệu quả để nhũ hố các loại
cĩ NðNC thấp hơn [7].
2.5.4 Ưu và nhược điểm của phương pháp
Về bản chất, cơng nghệ tạo màng bề mặt giống phương pháp bao gĩi khí
quyển điều chỉnh (MAP), tức là cĩ thể đạt được hiệu quả bảo quản của
phương pháp đĩ. Ngồi ra cịn cĩ các ưu điểm nổi bật sau đây [7]:
Dễ sử dụng do kỹ thuật áp dụng đơn giản, khơng yêu cầu nhân lực
trình độ cao;
Quy mơ áp dụng rộng vì cĩ thể cho sản xuất tập trung và quy mơ hộ;
Thân thiện mơi trường vì khơng tạo ra chất thải khi sử dụng;
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 25
Là cơng nghệ khơng đắt tiền;
Dễ dàng kết hợp với các phương pháp bảo quản khác, cĩ thể phối chế
vào màng các hoạt chất theo ý muốn;
Dễ dàng cơ giới hĩa khâu sử dụng như trong hệ thống packinghouse.
Chế phẩm phù hợp với quy mơ sản xuất cơng nghiệp.
Cơng nghệ này cĩ nhược điểm đặc trưng thường gặp khi sử dụng
phương pháp MA và CA do sự hình thành điều kiện yếm khí, nhất là khi bảo
quản ở nhiệt độ thường, dẫn tới sự thay đổi mùi vị, mầu sắc, sự khác lạ trên
bề mặt (hiện tượng dính, trơn). Phương pháp này khơng thích hợp cho bảo
quản các loại rau ăn lá.
2.5.5 Tính an tồn thực phẩm của chế phẩm tạo màng
Các polyme thiên nhiên và tổng hợp, các loại sáp và nhựa cây sử dụng
trong sản xuất chế phẩm tạo màng đều được phép của Cơ quan Quản lý thực
phẩm và thuốc của Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý an tồn thực phẩm của EU
(EUFSA). FDA cho phép sử dụng các loại sáp và các chất tạo màng như là
phụ gia thực phẩm hoặc “được coi là an tồn”. Tất cả thành phần sử dụng đều
thuộc danh mục “E number” các phụ gia thực phẩm của EU. Ví dụ: este nhựa
thơng cĩ số E445, sáp ong là E901, sáp carnauba là E903, cánh kiến đỏ là
E904, parafin là E905, sáp polyethylene là E914, HPMC là E463 [7].
2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bảo quản quả cĩ múi
bằng chế phẩm tạo màng trên thế giới và Việt Nam
2.6.1 Tình hình trên thế giới
Phương pháp bảo quản rau quả tươi bằng màng bán thấm đã được các
nước tiên tiến đề cập từ rất lâu và đã được sử dụng rộng rãi như sáp Waxol
0,12 và Waxol 1,2 của Ấn độ, chế phẩm Alobua của Singapore…[8]. Từ
những năm 1930 tại Mỹ, người ta đã đun nĩng màng paraffin để tạo màng cho
các loại quả cĩ múi [26].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 26
Sothornvit đã nghiên cứu sự hình thành và thuộc tính của các màng ăn
được từ những nguồn protein khác nhau như protein nước sữa đã tách phomát
(WP), protein đậu tương (SP), protein lịng trắng trứng (EWP) và áp dụng
những màng phủ đĩ trên cam cho thấy màng WP cĩ khả năng hạn chế sự hơ
hấp và sự hao hụt khối lượng tốt hơn cả [28].
Phịng thí nghiệm những sản phẩm cận nhiệt đới thuộc bộ nơng nghiệp
Mỹ đã làm thí nghiệm so sánh màng sáp polyethylen-candelilla và màng
HIGH-GLOSS với thành phần chính là nhựa cánh kiến và nhựa thơng trên
giống cam Valencia ở nhiệt độ 15-250C. Kết quả cho thấy với màng sáp, cam
giữ được hương vị tốt hơn mặc dù ban đầu màng HIGH- GLOSS làm cho quả
cĩ độ bĩng hơn nhưng tác dụng này bị mất đi chỉ sau 8 ngày bảo quản [25].
Các nhà khoa học thuộc Bộ nơng nghiệp Tây Ban Nha đã nghiên cứu
và thử nghiệm hiệu quả của màng composit HPMC- Lipid với các thành phần
và nồng độ sáp khác nhau đến chất lượng quýt lai cam sau thu hoạch. Khi phủ
trên quýt lai cam màng ăn được composit HPMC-Lipid với thành phần lipid
là sáp ong, carnauba hoặc nhựa cánh kiến ở hai nồng độ 20% và 60% cho
thấy: hao hụt khối lượng quả được giảm bớt khi nồng độ lipid tăng. Nhũ
tương cĩ 60% sáp ong thì tổn thất khối lượng là tối thiểu nhất. Ở nồng độ
lipid là 20%, lượng O2 thấp hơn và hàm lượng etanol cao hơn ở nồng độ 60%
điều đĩ kéo theo khả năng thấm khí của HPMC giảm và độ nhớt của nhũ tương
tăng lên, ảnh hưởng đến độ dày của màng [30].
Năm 2007, các nhà khoa học lại tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm
màng composit mới gồm HPMC, sáp ong và nhựa cánh kiến trên cam
Valencia và quýt Marisol cho thấy, các sản phẩm màng cho cam, quýt đang
thương mại trên thị trường gồm sáp carnauba, nhựa cánh kiến hoặc nhựa
khác, làm cho quả trơng bĩng đẹp và hấp dẫn hơn. Loại màng phủ mới ăn
được gồm sáp ong, nhựa cánh kiến và HPMC đã được kiểm tra và thử nghệm
trên cam cùng với màng cĩ thành phần là candellia và polyetylen (PE).
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 27
Những quả cam Valencica vừa thu hái được rửa, bơi chế phẩm và bảo quản
trong 2 tuần ở nhiệt độ 22-250C. Với màng cĩ thành phần là carnauba-PE thì
sự hao hụt khối lượng quả được kiểm sốt tốt nhất và tạo cho quả cĩ bề ngồi
hấp dẫn hơn. Màng làm từ HPMC tạo ra độ bĩng kém nhất. Ngược lại, quả
được phủ nhựa cánh kiến cĩ độ bĩng (sáng) cao nhất [30].
2.6.2 Tình hình trong nước
Bảo quản rau quả tươi bằng chế phẩm tạo màng ở Việt Nam hiện vẫn
đang là một lĩnh vực mới. So với sự phát triển của thế giới, các kết quả nghiên
cứu và ứng dụng cơng nghệ phủ màng ở Việt Nam cịn quá ít. Các nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở mức độ thăm dị trên quy mơ phịng thí nghiệm.
Năm 1996 Nguyễn Cơng Hoan sử dụng màng paraphin kết hợp với chất
chống mốc và chất làm chậm chín Retarder cùng bao gĩi PE kéo dài thời gian
bảo quản cam được 3 tháng ở nhiệt độ 40C [5].
Năm 2001 các cán bộ khoa học của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền
Nam và Viện nghiên cứu và Phát triển cơng nghệ sinh học (Trường ðại Học
Cần Thơ) đã nghiên cứu thành cơng màng chittosan trong việc bảo quản các
loại hoa quả tươi. Chitosan được chiết xuất từ vỏ tơm thành một dạng dung
mơi lỏng cĩ tác dụng tạo thành màng mỏng phủ trên bề mặt vỏ quả nhằm
ngăn chặn sự mất nước và xâm nhập nấm bệnh. Với cam quýt, khuyến cáo tạo
màng chitosan ở nồng độ 0,25% kết hợp với bao polyethylene (PE) cĩ đục 5
lỗ với đường kính 1 mm bảo quản ở nhiệt độ lạnh 120C cĩ thể bảo quản được
tới 8 tuần [9].
Năm 2004 Hồng Kim Phượng đã nghiên cứu bảo quản bưởi Thanh Trà
bằng phương pháp tổng hợp tráng màng Chiptosan, bọc túi PE dày 0,015 mm,
đồng thời đặt chất hấp thụ Ethylen R3 (0,2 g/kg quả) kết hợp chất diệt nấm
Carbendazim 0,1% bảo quản bưởi 60 ngày đạt chất lượng thương phẩm 88% [12].
Năm 2005-2006, Trần Thị Mai, Trịnh ðình Hịa (Phịng NC Bảo quản
nơng sản của Viện Cơ điện nơng nghiệp và cơng nghệ sau thu hoạch) đã tham
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 28
gia thực hiện việc thử nghiệm chế phẩm tạo màng BQE 15 nhập khẩu từ nước
ngồi, áp dụng chủ yếu trên quả cĩ múi. Cụ thể trong 2006, Viện đã kết hợp
với Hà Giang triển khai bảo quản được trên 1.000 tấn cam. Hiệu quả bảo quản
2 tháng, tỷ lệ thối hỏng dưới 10%; vỏ quả tươi, bĩng, mã quả cĩ màu vàng đỏ tự
nhiên, núm khơng bị rụng, khi bổ quả ra tép cam khơng bị nát, ăn ngọt và thơm,
khơng phát hiện mùi lạ [18].
2008- 2009 Trung tâm nghiên cứu kiểm tra chất lượng nơng sản, Viện
Cơ điện nơng nghiệp và Cơng nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu sản xuất chế
phẩm bảo quản quả cĩ múi, tên đăng ký chất lượng sản phẩm là CEFORES-
CP092. Sản phẩm đã được thử nghiệm bảo quản cam quy mơ 5 tấn/mơ hình
tại Hà Giang trong năm 2008. Tương tự cho bảo quản bưởi ðoan Hùng quy
mơ 4.000 quả/mơ hình tại Phú Thọ năm 2008. Hiệu quả bảo quản làm tăng
thời gian giữ tươi quả lên 2-3 lần, đảm bảo hình thức và chất lượng quả sau
bảo quản, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm [18].
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 29
3. ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 ðối tượng nghiên cứu
3.1.1 Nguyên liệu
- Cam Canh mua tại vườn nhà ơng ðỗ Văn Cống thơn Phương Viễn, xã
Song Phương, huyện Hồi ðức, Hà Nội
- Bưởi Diễn mua tại trại thực nghiệm của trường Cao đẳng cộng đồng
Hà Tây, Xuân Mai, Hà Nội
3.1.2 Vật liệu
- Chế phẩm CP01 và CP02 được pha chế theo qui trình cơng nghệ của
đề tài cấp Nhà nước KC.07.04/06-10 do Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm tra
chất lượng nơng sản thực phẩm - Viện Cơ điện nơng nghiệp và Cơng nghệ sau
thu hoạch thực hiện. Thành phần cơ bản của chế phầm CP01 gồm sáp
polyethylene và sáp carnauba, thành phần cơ bản của CP02 gồm sáp
polyethylene và nhựa cánh kiến đỏ.
- Chế phẩm QCM-100 được pha chế theo qui trình cơng nghệ đề tài cấp
Bộ “Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm sinh hoc, hĩa học trong bảo quản
rau quả, hoa tươi” do Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm tra chất lượng nơng sản
thực phẩm - Viện Cơ điện nơng nghiệp và Cơng nghệ sau thu hoạch thực
hiện. Thành phần cơ bản của chế phẩm gồm HPMC và sáp ong.
- Chế phẩm thươ._. ANOVA CUONGDO HO HAP SAU 2 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDHH
CP01 3 29.6600
CP02 3 29.3500
QCM - 100 3 33.5967
BQE 3 25.7500
ðC 3 43.1700
SE(N= 3) 4.29120
5%LSD 8DF 13.9932
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDHH2 5/ 5/ 9 9:46
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
ANOVA CUONGDO HO HAP SAU 2 TUAN BQ
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CDHH 12 32.967 9.2978 7.4326 22.5 0.0906
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDHH FILE CDHH4 5/ 5/ 9 9:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CUONG DO HH SAU 4 TUAN BQ
VARIATE V003 CDHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 117
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 237.595 79.1982 23.31 0.000 2
* RESIDUAL 8 27.1844 3.39805
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 264.779 24.0708
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDHH4 5/ 5/ 9 9:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANOVA CUONG DO HH SAU 4 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDHH
CP01 3 21.1122
CP02 3 20.1267
QCM - 100 3 22.9567
BQE 3 18.5633
ðC 3 30.1600
SE(N= 3) 1.06428
5%LSD 8DF 3.47049
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDHH4 5/ 5/ 9 9:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
ANOVA CUONG DO HH SAU 4 TUAN BQ
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CDHH 12 22.952 4.9062 1.8434 8.0 0.0004
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDHH FILE CDHH5 5/ 5/ 9 9:52
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDHH FILE CDHH6 5/ 5/ 9 9:53
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CUONG DO HH SAU 6 TUAN BQ
VARIATE V003 CDHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 187.742 62.5806 18.74 0.001 2
* RESIDUAL 8 26.7129 3.33912
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 214.455 19.4959
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDHH6 5/ 5/ 9 9:53
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANOVA CUONG DO HH SAU 6 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDHH
DC 3 26.3300
CP200 3 20.6667
CP100 3 18.8933
BQE 3 15.3900
SE(N= 3) 1.05501
5%LSD 8DF 3.44027
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDHH FILE CDHH8 5/ 5/ 9 9:56
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 118
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CUONG DO HH SAU 8 TUAN BQ
VARIATE V003 CDHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 168.813 56.2709 14.25 0.002 2
* RESIDUAL 8 31.5833 3.94792
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 200.396 18.2178
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDHH8 5/ 5/ 9 9:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANOVA CUONG DO HH SAU 8 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDHH
CP01 3 15.3644
CP02 3 16.4567
QCM - 100 3 18.0900
BQE 3 13.6867
ðC 3 23.9400
SE(N= 3) 1.14716
5%LSD 8DF 3.74077
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDHH FILE CDHH10 5/ 5/ 9 9:59
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CUONG DO HH SAU 10 TUAN BQ
VARIATE V003 CDHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 112.692 37.5639 23.72 0.000 2
* RESIDUAL 8 12.6665 1.58332
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 125.358 11.3962
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDHH10 5/ 5/ 9 9:59
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANOVA CUONG DO HH SAU 10 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDHH
CP01 3 11.5610
CP02 3 12.5700
QCM - 100 3 13.7067
BQE 3 10.2800
ðC 3 18.6633
SE(N= 3) 0.726479
5%LSD 8DF 0.66898
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDHH FILE CDHH12 5/ 5/ 9 10: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CUONG DO HH SAU 12 TUAN BQ
VARIATE V003 CDHH
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 119
1 CT$ 3 45.0308 15.0103 12.86 0.002 2
* RESIDUAL 8 9.33760 1.16720
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 54.3684 4.94258
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CDHH12 5/ 5/ 9 10: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANOVA CUONG DO HH SAU 12 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CDHH
CP01 3 6.3350
CP02 3 7.11667
QCM - 100 3 8.27667
BQE 3 5.49000
ðC 3 10.8067
SE(N= 3) 0.623752
5%LSD 8DF 0.53399
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CDHH12 5/ 5/ 9 10: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
ANOVA CUONG DO HH SAU 12 TUAN BQ
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CDHH 12 7.9225 2.2232 1.0804 13.6 0.0023
ANOVA CHAT RAN HOA TAN TONG SO CUA BUOI
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRHT FILE CRHT2 5/ 5/ 9 0:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHAT RAN HOA TAN BD SAU 2 TUAN BQ
VARIATE V003 CRHT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .249166 .830554E-01 17.59 0.003 3
2 R 2 .116667E-01 .583335E-02 1.24 0.356 3
* RESIDUAL 6 .283334E-01 .472223E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .289166 .262879E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRHT2 5/ 5/ 9 0:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CRHT
CP01 3 10.4170
CP02 3 10.5000
QCM - 100 3 10.6667
BQE 3 10.5333
ðC 3 10.8667
SE(N= 3) 0.396746E-01
5%LSD 6DF 0.237241
-------------------------------------------------------------------------------
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 120
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRHT FILE CRHT4 5/ 5/ 9 0:53
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHAT RAN HOA TAN BUOI DIEN SAU 4 TUAN BQ
VARIATE V003 CRHT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .380000 .126667 16.89 0.001 2
* RESIDUAL 8 .600005E-01 .750006E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .440000 .400000E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRHT4 5/ 5/ 9 0:53
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CRHT
CP01 3 10.6122
CP02 3 10.7710
QCM - 100 3 10.8100
BQE 3 10.7667
ðC 3 11.2667
SE(N= 3) 0.500002E-01
5%LSD 8DF 0.063046
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRHT FILE CRHT6 5/ 5/ 9 0:54
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHAT RAN HOA TAN BD SAU 6 TUAN BQ
VARIATE V003 CRHT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .380000 .126667 2.17 0.169 2
* RESIDUAL 8 .466666 .583333E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .846667 .769697E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRHT6 5/ 5/ 9 0:54
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CRHT
CP01 3 10.8290
CP02 3 10.9460
QCM - 100 3 10.0300
BQE 3 10.9100
ðC 3 11.5433
SE(N= 3) 0.139443
5%LSD 8DF 0.454710
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRHT FILE CRHT8 5/ 5/ 9 0:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHAT RAN HOA TAN BD SAU 8 TUAN BQ
VARIATE V003 CRHT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .775833 .258611 71.62 0.000 3
2 R 2 .500004E-02 .250002E-02 0.69 0.539 3
* RESIDUAL 6 .216666E-01 .361111E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .802499 .729545E-01
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 121
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRHT8 5/ 5/ 9 0:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CRHT
CP01 3 11.0250
CP02 3 11.3333
QCM - 100 3 11.5133
BQE 3 11.2067
ðC 3 11.912
SE(N= 3) 0.346944E-01
5%LSD 6DF 0.120013
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRHT FILE CRHT10 5/ 5/ 9 0:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHAT RAN HOA TAN BD SAU 10 TUAN BQ
VARIATE V003 CRHT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .295833 .986110E-01 14.79 0.001 2
* RESIDUAL 8 .533334E-01 .666668E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .349166 .317424E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRHT10 5/ 5/ 9 0:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CRHT
CP01 3 11.5933
CP02 3 11.8120
QCM - 100 3 11.9022
BQE 3 11.3822
ðC 3 12.3633
SE(N= 3) 0.471405E-01
5%LSD 8DF 0.653720
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CRHT FILE CRHT12 5/ 5/ 9 0:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHAT RAN HOA TAN BD SAU 12 TUAN BQ
VARIATE V003 CRHT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .920000 .306667 92.00 0.000 2
* RESIDUAL 8 .266668E-01 .333335E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .946667 .860606E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CRHT12 5/ 5/ 9 0:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS CRHT
CP01 3 11.8383
CP02 3 12.0944
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 122
QCM - 100 3 12.3142
BQE 3 11.7933
ðC 3 12.6712
SE(N= 3) 0.333334E-01
5%LSD 8DF 0.108697
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CRHT12 5/ 5/ 9 0:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CRHT 12 12.733 0.29336 0.57735E-01 0.5 0.0000
ANOVA AXXIT HUU CO CUA BUOI
BALANCED ANOVA FOR VARIATE AXTS FILE AXTS2 5/ 5/ 9 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHO AXIT HUU CO TS SAU 2 TUAN BQ
VARIATE V003 AXTS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .691665E-03 .230555E-03 9.22 0.006 2
* RESIDUAL 8 .200000E-03 .250000E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .891665E-03 .810605E-04
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AXTS2 5/ 5/ 9 7:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS AXTS
CP01 3 1.50000
CP02 3 1.50300
QCM - 100 3 1.49712
BQE 3 1.50000
ðC 3 1.48330
SE(N= 3) 0.288675E-02
5%LSD 8DF 0.941340E-02
------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE AXTS FILE AXTS4 5/ 5/ 9 8: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHO AXIT HUU CO TS SAU 4 TUAN BQ
VARIATE V003 AXTS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .270001E-02 .900004E-03 36.00 0.000 2
* RESIDUAL 8 .200000E-03 .250000E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .290001E-02 .263637E-03
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AXTS4 5/ 5/ 9 8: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS AXTS
CP01 3 1.41111
CP02 3 1.45667
QCM - 100 3 1.44710
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 123
BQE 3 1.42000
ðC 3 1.41667
SE(N= 3) 0.288675E-02
5%LSD 8DF 0.941340E-02
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE AXTS FILE AXTS6 5/ 5/ 9 8: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHO AXIT HUU CO TS SAU 6 TUAN BQ
VARIATE V003 AXTS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .599999E-03 .200000E-03 6.00 0.019 2
* RESIDUAL 8 .266666E-03 .333333E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .866665E-03 .787877E-04
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AXTS6 5/ 5/ 9 8: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS AXTS
CP01 3 1.40000
CP02 3 1.40667
QCM - 100 3 1.39667
BQE 3 1.38667
ðC 3 1.37222
SE(N= 3) 0.333333E-02
5%LSD 8DF 0.108697E-01
BALANCED ANOVA FOR VARIATE AXTS FILE AXTS8 5/ 5/ 9 8: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA CHO AXIT HUU CO TS SAU 8 TUAN BQ
VARIATE V003 AXTS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .402000E-01 .134000E-01 402.00 0.000 2
* RESIDUAL 8 .266664E-03 .333330E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .404667E-01 .367879E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AXTS8 5/ 5/ 9 8: 3
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS AXTS
CP01 3 1.35778
CP02 3 1.35333
QCM - 100 3 1.35333
BQE 3 1.34333
ðC 3 1.25444
SE(N= 3) 0.333332E-02
5%LSD 8DF 0.108696E-01
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE AXTS FILE AXTS10 5/ 5/ 9 8: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA AXIT HUU CO TS SAU 10 TUAN BQ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 124
VARIATE V003 AXTS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .250250E-01 .834167E-02 333.67 0.000 2
* RESIDUAL 8 .199999E-03 .249999E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .252250E-01 .229318E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AXTS10 5/ 5/ 9 8: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS AXTS
CP01 3 1.32000
CP02 3 1.31667
QCM - 100 3 1.28667
BQE 3 1.32000
ðC 3 1.20667
SE(N= 3) 0.288675E-02
5%LSD 8DF 0.941339E-02
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE AXTS FILE AXTS12 5/ 5/ 9 8: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA AXIT HUU CO TS SAU 12 TUAN BQ
VARIATE V003 AXTS
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 .269333E-01 .897778E-02 269.33 0.000 2
* RESIDUAL 8 .266670E-03 .333338E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .272000E-01 .247273E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AXTS12 5/ 5/ 9 8: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANOVA AXIT HUU CO TS SAU 12 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS AXTS
CP01 3 1.2668
CP02 3 1.21667
QCM - 100 3 1.18333
BQE 3 1.28333
ðC 3 1.15333
SE(N= 3) 0.333336E-02
5%LSD 8DF 0.108697E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE AXTS12 5/ 5/ 9 8: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
AXTS 12 1.2100 0.49727E-010.57735E-02 0.5 0.0000
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 125
ANOVA VITAMIN C CUA BUOI DIEN
BALANCED ANOVA FOR VARIATE VTMC FILE VTMC2 5/ 5/ 9 8:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA VITAMIN C SAU 2 TUAN BQ
VARIATE V003 VTMC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 15.3497 5.11655 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .400814E-03 .501017E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 15.3501 1.39546
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE VTMC2 5/ 5/ 9 8:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS VTMC
CP01 3 83.4222
CP02 3 83.7667
QCM - 100 3 83.1300
BQE 3 84.2067
ðC 3 81.2433
SE(N= 3) 0.408663E-02
5%LSD 8DF 0.133261E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE VTMC2 5/ 5/ 9 8:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
VTMC 12 83.087 1.1813 0.70783E-02 0.0 0.0000
BALANCED ANOVA FOR VARIATE VTMC FILE VTMC4 5/ 5/ 9 8:33
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA VITAMIN C SAU 4 TUAN BQ
VARIATE V003 VTMC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 23.9213 7.97376 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .534565E-03 .668206E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 23.9218 2.17471
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE VTMC4 5/ 5/ 9 8:33
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANOVA VITAMIN C SAU 4 TUAN BQ
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS VTMC
CP01 3 80.2111
CP02 3 81.1733
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 126
QCM - 100 3 80.1567
BQE 3 80.8800
ðC 3 77.5900
SE(N= 3) 0.471949E-02
5%LSD 8DF 0.153898E-01
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE VTMC FILE VTMC6 5/ 5/ 9 8:35
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA VITAMIN C SAU 6 TUAN BQ
VARIATE V003 VTMC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 69.8387 23.2796 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .269205E-03 .336506E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 69.8389 6.34899
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE VTMC6 5/ 5/ 9 8:35
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS VTMC
CP01 3 78.4000
CP02 3 78.2633
QCM - 100 3 76.3433
BQE 3 78.4567
ðC 3 72.4533
SE(N= 3) 0.334916E-02
5%LSD 8DF 0.109213E-01
-------------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE VTMC FILE VTMC8 5/ 5/ 9 8:36
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA VITAMIN C SAU 8 TUAN BQ
VARIATE V003 VTMC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 84.5863 28.1954 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .537815E-03 .672269E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 84.5869 7.68972
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE VTMC8 5/ 5/ 9 8:36
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS VTMC
CP02 3 73.5100
QCM - 100 3 71.2233
BQE 3 75.4700
ðC 3 68.3467
SE(N= 3) 0.473381E-02
5%LSD 8DF 0.154365E-01
-------------------------------------------------------------------------------
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ……………….. 127
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE VTMC8 5/ 5/ 9 8:36
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
VTMC 12 72.137 2.7730 0.81992E-02 0.0 0.0000
BALANCED ANOVA FOR VARIATE VTMC FILE VTMC12 5/ 5/ 9 8:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANOVA VITAMIN C SAU 12 TUAN BQ
VARIATE V003 VTMC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 147.267 49.0889 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 8 .407149E-03 .508937E-04
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 147.267 13.3879
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE VTMC12 5/ 5/ 9 8:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS VTMC
CP01 3 65.1333
CP02 3 63.0733
QCM - 100 3 59.2733
BQE 3 65.3400
ðC 3 56.2067
SE(N= 3) 0.411881E-02
5%LSD 8DF 0.134310E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE VTMC12 5/ 5/ 9 8:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
VTMC 12 60.973 3.6589 0.71340E-02 0.0 0.0000
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2910.pdf