Tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da: ... Ebook Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5855 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới, nhóm thuốc chống viêm giảm đau không steroid là một trong những nhóm thuốc lâu đời và được sử dụng nhiều nhất. Trong đó, diclofenac là một dược chất được sử dụng rộng rãi do tác dụng chống viêm, giảm đau tương đối mạnh và sâu. Nhiều dạng bào chế mới như pellet, vi nang, dạng thuốc tác dụng kéo dài, dạng kem bôi ngoài da, gel...đã được áp dụng với dược chất này và đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, công nghiệp bào chế dược cũng phát triển một cách nhanh chóng. Rất nhiều các dược chất mới ra đời, cùng với sự phát triển của các dạng bào chế mới không những giúp điều trị có hiệu quả mà còn khai thác tốt những dược chất đã được sử dụng từ lâu.
Vi nhũ tương là một dạng bào chế mới có nhiều ưu điểm so với các dạng thuốc khác, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay hầu như rất ít nghiên cứu về dạng bào chế mới này mặc dù trên thế giới ngày càng nhiều các báo cáo khoa học về dạng vi nhũ tương. Việc ứng dụng vi nhũ tương với dược chất diclofenac là một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ khai thác tốt hơn nữa dược chất này trong điều trị cũng như trong thương mại, tiến tới là tiền đề cho việc áp dụng vi nhũ tương vào các dược chất khác.
Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da” với mục tiêu sau:
1. Bào chế được vi nhũ tương natri diclofenac.
2. Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố trong công thức bào chế đến sự hình thành và giải phóng hoạt chất từ vi nhũ tương và tìm ra công thức bào chế có khả năng giải phóng dược chất tốt.
3. Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá độ ổn định của vi nhũ tương natri diclofenac.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về vi nhũ tương
1.1.1. Định nghĩa về vi nhũ tương
Vi nhũ tương được khám phá khá sớm, từ những năm 40 của thế kỷ XX, do hai nhà khoa học Hoar và Schuman sau khi hai ông tình cờ hòa nhũ tương sữa vào hexanol. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vi nhũ tương, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để tiện cho việc nghiên cứu dạng bào chế này [25]. Theo Danielsson và Lindman vi nhũ tương có thể được định nghĩa như sau:
“Vi nhũ tương là hệ phân tán vi dị thể, gồm pha dầu và pha nước phân tán đồng nhất vào nhau và được ổn định bởi phân tử các chất diện hoạt trên bề mặt phân cách hai pha, có tính đẳng hướng về mặt quang học, ổn định về mặt nhiệt động học giống một dung dịch lỏng”.
Như vậy trong thành phần của vi nhũ tương có hai pha dầu và nước, có các chất diện hoạt đóng vai trò tác nhân hình thành và ổn định vi nhũ tương bằng cách giảm sức căng bề mặt phân cách hai pha. Định nghĩa này cũng yêu cầu vi nhũ tương có tính ổn định về mặt dược động học (bền và không bị phân lớp), đẳng hướng về mặt quang học (tức là trong suốt hoặc trong mờ, ánh sáng có thể đi qua dễ dàng).
1.1.2. Ưu nhược điểm của vi nhũ tương
Ưu điểm:
- Hệ vi nhũ tương làm tăng khả năng hòa tan của dược chất trong hệ, đặc biệt với dược chất ít tan trong nước, do đó làm tăng sinh khả dụng của thuốc, đặc biệt là các dạng thuốc khác có cùng đích tác dụng. Vì vậy vi nhũ tương có thể áp dụng vào một số dạng bào chế cũ như viên nang, thuốc dùng ngoài da...
- Chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt trong VNT có thể làm giảm tính đối kháng của hàng rào khuếch tán của biểu bì bởi hoạt tính tăng tính thấm của chúng do đó dược chất thấm qua da dễ dàng hơn [34]
- Có khả năng bảo vệ dược chất cao, đặc biệt với các dược chất dễ bị phân hủy [16].
- Hình thức vi nhũ tương trong, đẹp hơn so với nhũ tương.
- Là dạng thuốc có độ ổn định về nhiệt động học cao, bền vững, không bị phân lớp sau thời gian bảo quản dài.
- Có thể dùng vi nhũ tương để bào chế các thuốc có tác dụng kéo dài.
- Kỹ thuật bào chế đơn giản.
Nhược điểm:
- Việc xác định tỷ lệ các thành phần trong công thức để tạo thành vi nhũ tương là rất khó khăn.
- Giá thành cao
- Sử dụng lượng chất diện hoạt khá cao so với bình thường.
1.1.3. Sự khác nhau giữa nhũ tương và vi nhũ tương.
Một số đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nhũ tương và vi nhũ tương để có thể phân biệt hai dạng bào chế này:
- Vi nhũ tương có nhiệt động học tương đối ổn định còn nhũ tương thì kém hơn nhiều. Do đó, vi nhũ tương có thể để lâu mà không bị phân lớp còn nhũ tương thường không bền, dễ bị phân lớp. Tuy nhiên ngày nay có nhiều loại nhũ tương thường do áp dụng công nghệ tốt vẫn có thể bền lâu mà không bị tách lớp.
- Về mặt hình thức, vi nhũ tương trong, ánh sáng có thể đi qua dễ dàng, nhũ tương đục hơn nhiều so với vi nhũ tương. Vì kích thước tiểu phân của vi nhũ tương khoảng 10 nm - 140 nm còn nhũ tương thông thường có kích thước tiểu phân khoảng 100 - 600 nm [16].
- Vi nhũ tương bào chế một cách khá đơn giản, còn nhũ tương cần có lực phân tán để tạo thành [25].
1.1.4. Thành phần của vi nhũ tương
Thành phần cơ bản của vi nhũ tương bao gồm:
- Pha dầu: Gồm những chất lỏng không phân cực như dầu lạc, dầu đậu tương, dầu hướng dương, isopropyl myristat, triglycerid mạch cacbon trung bình, acid oleic...và các chất hòa tan hay đồng tan vào chúng như menthol, terpen, tinh dầu...
- Pha nước: Gồm những chất lỏng phân cực hay dùng trong bào chế như: nước, ethanol, propyle glycol...và các chất dễ hòa tan hay đồng tan vào chúng.
- Chất diện hoạt: Là các chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt pha, qua đó giúp hình thành vi nhũ tương. Một số chất diện hoạt hay dùng trong bào chế như natri lauryl sulfat, polyoxyethylen oleyl ether (Brij 97), Cremophor EL...[1].
- Chất đồng diện hoạt: Là thành phần cho thêm vào trong công thức, có vai trò quan trọng trong việc hình thành vi nhũ tương. Một số chất đồng diện hoạt hay dùng như isopropanol, n-propanol, alcol benzylic, glyceryl caprylat, tetraglycol...
Ngoài ra, vi nhũ tương còn có thêm một số thành phần khác như chất tăng hấp thu, chất tạo mùi, chất bảo quản...
1.1.5. Phương pháp bào chế vi nhũ tương
Vi nhũ tương có phương pháp bào chế đơn giản được thể hiện trong sơ đồ hình 1.1.
Phối hợp các chất thuộc pha nước với nhau, phối hợp các chất diện hoạt tan trong nước
Phối hợp các chất thuộc pha dầu với nhau, phối hợp các chất diện hoạt tan trong dầu
Chất đồng diện hoạt
+ Khuấy nhẹ
Vi nhũ tương
Hình 1.1. Sơ đồ bào chế vi nhũ tương
Tuy nhiên vi nhũ tương là hệ có khả năng tự nhũ hóa vì vậy trình tự phối hợp các chất hầu như không ảnh hưởng tới sự hình thành của hệ nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến thời gian hình thành.
H. Chen và Cs trong quá trình bào chế VNT triptolid đã thấy rằng khi phối hợp chất diện hoạt Tween 80 vào hỗn hợp pha dầu (acid oleic) và chất đồng diện hoạt (propylen glycol) rồi thêm dần nước vào thì phải mất 2 - 3h mới thu được vi nhũ tương trong, còn khi hòa Tween80 vào nước rồi mới phối hợp vào hỗn hợp acid oleic và propylen glycol thì vi nhũ tương hình thành rất nhanh nhưng trong cả hai trường hợp thì các đặc tính pha đều như nhau. Đồng thời trong nghiên cứu này, các tác giả cũng chứng minh rằng khi propylen glycol hòa tan trong pha dầu hoặc pha nước sau đó phối hợp với pha còn lại thì thời gian hình thành cũng như đặc tính lý hóa của VNT không thay đổi [13].
1.1.6. Giản đồ pha
Giản đồ pha là phương tiện thường được dùng trong nghiên cứu vi nhũ tương để tìm ra vùng có cấu trúc khác nhau như vùng tạo vi nhũ tương (D/N, N/D), vùng tạo nhũ tương...
Giản đồ pha ba thành phần có hình tam giác, mỗi đỉnh ứng với các thành phần dầu, nước, chất diện hoạt với lượng tương ứng 100% trong công thức. Trong trường hợp trong công thức có nhiều hơn 3 thành phần thì một đỉnh của giản đồ pha sẽ gồm hai thành phần như chất diện hoạt/đồng diện hoạt, nước/hoạt chất...với các tỷ lệ xác định [18], [25].
Ping Li, Anasuya Ghosh và Cs đã nghiên cứu tác động của việc sử dụng phối hợp hai chất diện hoạt không ion hóa trên các đặc tính của vi nhũ tương. Giản đồ pha được sử dụng với pha dầu là Capmul PG8, hai chất diện hoạt không ion hóa là Tween 20 và Cremophor EL, nước. So sánh vùng tạo vi nhũ tương trên giản đồ pha cho thấy diện tích vùng vi nhũ tương trong giản đồ pha có phối hợp hai chất diện hoạt tăng lên rất nhiều so với sử dụng đơn chất diện hoạt. Thời gian hình thành vi nhũ tương và kích thước tiểu phân giảm khi phối hợp hai chất diện hoạt [26].
(1 : 1)
Hình 1.2. Giản đồ pha khi phối hợp hai chất diện hoạt
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới vi nhũ tương
Vi nhũ tương được hình thành một cách dễ dàng khi phối hợp hai pha dầu và nước lại với nhau. Sự hình thành của vi nhũ tương có được là do sự vận động không ngừng của các pha, trong đó đóng vai trò quyết định là hoạt động của các phân tử chất diện hoạt cũng như chất đồng diện hoạt. Loại pha dầu, pha nước, loại chất diện hoạt, tỷ lệ các thành phần, nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành của vi nhũ tương.
1.1.7.1. Chất diện hoạt
Là những chất có khả năng làm giảm năng lượng bề mặt giữa hai pha trong nhũ tương [1]. Trong công thức vi nhũ tương, tỷ lệ các chất diện hoạt khá cao so với nhũ tương thông thường.
Một chất diện hoạt điển hình là những hợp chất lưỡng thân, tức là chất trong phân tử có chứa những nhóm thân nước và thân dầu (đầu phân cực và đầu không phân cực). Phần thân nước của chất diện hoạt có mô men lưỡng cực tĩnh điện và thường được cấu tạo bởi các nhóm carboxy –COO-, sulfit SO32-...Phần thân dầu thường là gốc hydrocacbon không có mô men lưỡng cực rõ ràng vì vậy nó có bản chất gần giống môi trường không hoặc ít phân cực. Chỉ có chất diện hoạt mà trong phân tử có hai thành phần này không cân bằng mới có thể làm giảm năng lượng tự do bề mặt pha, từ đó làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha. Khi cho chất diện hoạt vào hỗn hợp pha nước và pha dầu, phân tử chất diện hoạt sẽ tự sắp xếp trên bề mặt hai pha, tạo thành cấu trúc tự liên kết như micell hình cầu, micell dạng hình ống, dạng bản mỏng, micell đảo...[25].
Sự phối hợp chất diện hoạt hay được sử dụng trong bào chế vi nhũ tương để tạo được vi nhũ tương có kích thước phân tử rất nhỏ, tăng hàm lượng dược chất trong công thức và tăng độ ổn định vật lí. Điều này giúp cho việc ứng dụng vi nhũ tương làm hệ phân phối thuốc cho các chất khó tan trong nước [26]. Sự phối hợp này, đặc biệt giữa chất diện hoạt ion hóa và không ion hóa thường có hiệu quả trong việc tăng diện tích vùng tạo vi nhũ tương [18], [25].
X. Li và Cs đã nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp đồng lượng chất diện hoạt cation và anion được cho vào công thức sẽ làm tăng khả năng hòa tan của pha nước và pha dầu trong vi nhũ tương [27].
Các chất diện hoạt hay dùng trong dược phẩm gồm 4 loại: Chất diện hoạt anion, chất diện hoạt cation, chất diện hoạt lưỡng tính, chất diện hoạt không ion hóa.
Giá trị cân bằng dầu - nước HLB (Hydrophyle – Lipophyle – Balance) của chất diện hoạt [1]: là một con số cụ thể phản ánh mối tương quan giữa hai phần thân dầu và thân nước trong một phân tử chất diện hoạt. Khi một phân tử không bị thay đổi cấu trúc hóa học thì giá trị này không đổi. Theo hệ thống phân loại HLB của W.Griffin, mỗi chất diện hoạt có một giá trị HLB xác định, cao nhất là natri laurylsulfat (40), thấp nhất là acid oleic (1). Các chất diện hoạt còn lại có HLB trung gian. Dựa vào chỉ số HLB, người ta sẽ xác định được khả năng sử dụng chất diện hoạt đó. Ví dụ:
Chất diện hoạt có HLB từ 3 – 6: Nhũ hóa cho nhũ tương nước/dầu.
Chất diện hoạt có HLB từ 7- 9: Dùng làm chất gây thấm.
Chất diện hoạt có HLB từ 8 - 13: Nhũ hóa cho nhũ tương dầu/nước.
Chất diện hoạt có HLB từ 13 - 15: Dùng làm chất tẩy rửa.
Chất diện hoạt có HLB từ 15 - 18: Hỗ trợ làm tăng độ tan.
1.1.7.2. Chất đồng diện hoạt
Trong công thức vi nhũ tương hiện đại, các nhà bào chế thường cho thêm một thành phần nữa có vai trò tương tự như chất diện hoạt, gọi là chất đồng diện hoạt (cosurfactant). Chất đồng diện hoạt bản chất giống như một chất diện hoạt, là một chất lưỡng thân. Khi cho vào nhũ tương, các phân tử chất đồng diện hoạt sẽ có mặt trên bề mặt phân cách pha, trên cả màng mỏng do chất diện hoạt tạo ra trên bề mặt phân cách pha. Các chất đồng diện hoạt là chất diện hoạt không ion hóa, các alcol, các acid alkanoic và các alkyl amin, có trị số HLB trung bình. Trong một số trường hợp, bản thân các phân tử dược chất cũng đóng vai trò như chất đồng diện hoạt [25].
Thông thường nếu sử dụng một mình chất diện hoạt thì không đảm bảo sự giảm năng lượng bề mặt tạo vi nhũ tương và cũng không tạo được thành cấu trúc vi mô đặc trưng của vi nhũ tương. Khi cho thêm chất đồng diện hoạt sẽ làm cho các màng mỏng mà chất diện hoạt tạo ra linh hoạt đủ để nhanh chóng bao lấy các giọt vi nhũ tương, đồng thời làm giảm sự tương tác của cả phần đầu phân cực và đầu không phân cực [16]. Các chất đồng diện hoạt còn có vai trò làm giảm bớt sự khác biệt giữa hai chất diện hoạt chính trong công thức, đặc biệt là công thức có hai chất diện hoạt có chỉ số HLB khác xa nhau, giúp phát huy tốt vai trò của chất diện hoạt trong công thức. Ngoài ra, một số chất đồng diện hoạt cũng có khả năng nhũ hóa giống chất diện hoạt thông thường [24], [25].
1.1.7.3. Pha dầu
Thành phần pha dầu ảnh hưởng đến bề mặt phân cách pha do sự xuyên thấm và gắn vào đầu không phân cực của chất diện hoạt [18].
Yue Yuan và Cs nghiên cứu các loại dầu khác nhau (acid oleic, ethyl oleat, IPM) đối với sự hình thành vi nhũ tương meloxicam thu được kết quả: IPM, một chất được nghiên cứu làm tăng tính thấm qua da rất tốt, cho diện tích vùng tạo vi nhũ tương D/N lớn nhất trên giản đồ pha, acid oleic được xem là một chất tăng hấp thu và hòa tan tốt trong dược chất nhưng vùng tạo vi nhũ tương D/N lại nhỏ nhất, đó là do sự chênh lệch về HLB giữa pha dầu và chất diện hoạt [37].
1.1.7.4. Loại vi nhũ tương
Sự liên kết giữa chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt với hai pha dầu, nước tạo cho vi nhũ tương có nhiều cấu trúc vi mô khác nhau. Có 3 loại cấu trúc thường gặp nhất sau [25]: VNT dầu/nước, VNT hai pha liên tục, VNT nước/dầu.
VNT dầu/nước
VNT hai pha liên tục
VNT nước/dầu
Hình 1.3. Các loại cấu trúc vi nhũ tương thường gặp
Tùy thuộc vào đặc tính của dược chất và thành phần trong công thức mà loại vi nhũ tương nào sẽ cho mức độ hấp thu dược chất cao hơn.
Mei và Cs đã nghiên cứu bào chế vi nhũ tương triptolid dùng tại chỗ. Vi nhũ tương được bào chế ở cả dạng D/N, N/D. So sánh mức độ giải phóng dược chất qua da chuột nhắt thu được công thức vi nhũ tương giải phóng tốt nhất là loại N/D bao gồm: 40% isopropyl myristat, 50% Tween 80/1,2 propylen glycol (5/1) và nước, dạng dung dịch cho khả năng giải phóng thấp nhất [30].
1.1.8. Một số đặc tính của vi nhũ tương và chỉ tiêu đánh giá
Việc mô tả cấu trúc vi mô của vi nhũ tương là rất cần thiết, nó thể hiện các đặc tính của vi nhũ tương. Cấu trúc vi mô quyết định mức độ giải phóng dược chất ra khỏi dạng thuốc. Để tìm hiểu cấu trúc vi mô của vi nhũ tương ta cần quan tâm đến các đặc tính vĩ mô của nó [18], [25].
Đặc tính vĩ mô
- Cảm quan: Trong suốt hoặc trong mờ, ánh sáng có thể đi qua
- Độ khúc xạ ánh sáng: đánh giá bằng khúc xạ kế
- Độ nhớt: Đánh giá bằng máy đo độ nhớt (nhớt kế)
- Tính dẫn điện: Cho phép quyết định vi nhũ tương là dạng dầu liên tục hay dạng nước liên tục cũng như việc kiểm tra về tính chảy hay sự đảo pha. Đánh giá bằng cách đo độ dẫn điện của vi nhũ tương.
Đặc tính vi mô
- Kích thước tiểu phân: Vi nhũ tương có kích thước tiểu phân trong khoảng 10 nm - 140 nm, đánh giá bằng công nghệ cộng hưởng từ hạt nhân, hoặc kính hiển vi điện tử.
1.2. Đại cương về natri diclofenac
1.2.1. Công thức - tên khoa học
Tên khoa học: Mononatri - 2-(2,6 - dicloroanilin) phenylacetat.
Công thức hóa học
Công thức phân tử: C14H10C12NNaO2
Khối lượng phân tử: 318,1
1.2.2. Tính chất
Tinh thể hoặc bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong methanol và ethanol 96% (24mg/ml), hơi tan trong nước (9mg/ml) và acid acetic băng, thực tế không tan trong ether [3].
1.2.3. Định tính, định lượng
1.2.2.1. Định tính
- Phản ứng với acid nitric đậm đặc: Chế phẩm trong methanol có màu đỏ nâu.
- Phổ hồng ngoại [11].
- Dung dịch chế phẩm 1% phải có phản ứng của ion Na+.
1.2.2.2. Định lượng
Có thể tiến hành bằng một số phương pháp sau: Chuẩn độ bằng phương pháp đo thế [3], đo mật độ quang, sắc ký lỏng hiệu năng cao [11].
1.2.4. Độ ổn định
NaDC ở nồng độ 6,3 x 10-3 M trong dung dịch đệm pH = 7,4 có chứa b-cyclodextrin hoặc hydroxypropyl-b-cyclodextrin (12,6 x 10-3 M) có mặt hay không có mặt chất oxy hóa và được để trong bóng tối. Kết quả cho thấy dung dịch không có chất oxy hóa ổn định hơn dung dịch có mặt của chất oxy hóa. Khảo sát công thức dung dịch không chứa b-cyclodextrin hoặc hydroxypropyl-b-cyclodextrin để ở điều kiện nhiệt độ 210C cho thấy NaDC không bị phân hủy sau 520 ngày. Trong khi đó ở điều kiện nhiệt độ 710C với dung dịch không có mặt chất oxy hóa mà chỉ chứa dược chất NaDC hoặc với b-cyclodextrin hoặc với hydroxypropyl-b-cyclodextrin hàm lượng dược chất còn lại là: 24,7%, 30,4%, 34,6% sau 207 ngày theo dõi [28].
1.2.5. Hệ số phân bố
Trong thực nghiệm người ta thường sử dụng nước và n-octanol (pha dầu) để xác định hệ số phân bố của một chất. Hệ số phân bố dầu - nước có ý nghĩa quan trọng vì nó có liên quan trực tiếp tới năng lượng để dược chất đi từ pha này sang pha khác. Các dược chất có hệ số phân bố dầu - nước xấp xỉ bằng 1 sẽ hấp thu qua da tốt nhất [1]. J.A.Corderco và Cs đã nghiên cứu in vitro ảnh hưởng của dạng ion hóa, hệ số phân bố và độ tan tới hệ số thấm, tốc độ thấm và thời gian tiềm ẩn của 7 chất chống viêm phi steroid trong môi trường đệm pH = 6,6. Kết quả cho thấy với diclofenac.
Hệ số phân bố: 116,9
Độ tan trong nước: 3,5 mg/ml
Độ tan trong dung dịch đệm pH 6,6: 1130 mg/ml
Hệ số thấm Kp.103 (cm.h-1): ở 0% ion hóa là 3500
Tốc độ hấp thu: 1,4 mg.h-1.cm-2
Thời gian tiềm ẩn TL: 4h
Như vậy hệ số phân bố của diclofenac là khá lớn do đó tốc độ hấp thu qua màng sẽ chậm [14].
1.2.6. Dược động học
1.2.6.1. Hấp thu
Diclofenac được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá sau khi uống, hấp thu tốt hơn nếu uống khi đói. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương là 1,5 mg/l hai giờ sau khi uống, nồng độ thuốc trong bao hoạt dịch đạt mức cao nhất sau khi uống khoảng 4 đến 6 giờ. Tác dụng của thuốc xuất hiện 30 - 60 phút sau khi đặt thuốc vào trực tràng, 20 - 30 phút sau khi tiêm bắp, 60 - 120 phút sau khi uống [2], [29], [36].
1.2.6.2. Phân bố - chuyển hoá
Diclofenac gắn nhiều protein huyết tương, chủ yếu là albumin (99%). Khoảng 50% liều thuốc uống được chuyển hoá qua gan lần đầu, sinh khả dụng của thuốc trong máu tuần hoàn xấp xỉ 50% so với liều tiêm tĩnh mạch.
1.2.6.3. Thải trừ
Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương khoảng 1 - 2 giờ. Thời gian bán thải trong bao hoạt dịch là 3 - 6 giờ. Xấp xỉ 60% liều dùng được thải trừ qua thận dưới dạng chất chuyển hoá còn một phần hoạt tính và 1% dưới dạng thuốc nguyên vẹn, phần còn lại thải trừ qua mật và phân.
1.2.7. Tác dụng
Diclofenac là dẫn chất của acid phenylacetic là thuốc chống viêm giảm đau không steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt mạnh.
Cơ chế: Diclofenac tác dụng ức chế mạnh hoạt tính của men cyclooxygenase, do vậy làm giảm đáng kể sự tạo thành prostaglandin. Prostaglandin và thromboxan là những chất trung gian của quá trình viêm. Diclofenac cũng điều hoà con đường lypoxygenase và sự kết tụ tiểu cầu.
1.2.8. Chỉ định
- Điều trị dài hạn các trường hợp sau:
+ Viêm thấp khớp mạn tính, đặc biệt là viêm đa khớp dạng thấp.
+ Bệnh cứng khớp gây đau và tàn phế.
- Điều trị ngắn hạn trong các cơn đau cấp tính của:
+ Bệnh thấp khớp và tổn thương cấp tính sau chấn thương của hệ vận động như viêm quanh khớp vai, cẳng tay, viêm gân, viêm bao hoạt dịch.
+ Đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng.
+ Sưng và viêm gây đau nhức sau phẫu thuật như phẫu thuật nha khoa hay chỉnh hình.
+ Các tình trạng đau, viêm trong phụ khoa như đau bụng kinh hay viêm phần phụ [29], [36].
1.2.9. Tác dụng phụ
Đa số gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: đau vùng thượng vị, buồn nôn, ỉa chảy, trướng bụng, chán ăn, khó tiêu, tăng transaminase gan, ù tai. Hiếm gặp trên toàn thân: phù, dị ứng, choáng phản vệ...
1.2.10. Chống chỉ định
- Không dùng diclofenac trong trường hợp loét dạ dày - tá tràng, quá mẫn với hoạt chất.
- Không dùng cho người bị hen, bệnh tim mạch, suy gan, suy thận nặng.
1.2.11. Thận trọng lúc dùng
- Chỉ dùng diclofenac khi có chỉ định bắt buộc và được theo dõi chặt chẽ ở những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiêu hoá.
- Trường hợp phụ nữ có thai: Không dùng thuốc trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ [29], [36].
1.2.12. Liều lượng và cách dùng
- Thoái hoá khớp: 100 - 125 mg/ngày (50 mg/lần hoặc 75 mg/lần - không dùng liều cao hơn), tối đa tổng liều không quá 200 mg.
- Điều trị dài ngày viêm khớp dạng thấp: 100 – 200 mg/ngày, chia nhiều lần và không nên dùng quá liều, trẻ em 1 - 12 tuổi: 1 – 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần.
- Đau cấp có thể dùng dạng tiêm 50 mg/lần, 3 lần/ngày.
- Đau thống kinh: 50 – 100 mg/ngày, giảm dần liều.
1.3. Một số nghiên cứu về dạng bào chế vi nhũ tương dùng qua da
1.3.1 Các nghiên cứu về diclofenac và các chất chống viêm phi steroid
1.3.1.1. Diclofeac
Gulten Khantarce và Cs tiến hành nghiên cứu khả năng giải phóng của vi nhũ tương diclfenac qua da thỏ [22] cho thấy: Kích thước giọt vi nhũ tương có sự khác nhau khi cho dược chất và không có dược chất, khi sử dụng isopropanol và propanol là chất đồng diện hoạt. Đường kính giọt vi nhũ tương với propanol và isopropanol khi không có natri diclofenac là 11,7 ± 0,5 nm và 11,6 ± 0,1 nm trong khi có natri diclofenac tương ứng là 9,2 ± 0,1 nm và 11,5 ± 0,5 nm. Có hai giả thuyết được đưa ra:
- Phần dược chất không tan có tác dụng như một chất diện hoạt.
- Sự bám vào của các phân tử dược chất trên bề mặt vi nhũ tương đẩy các phân tử chất diện hoạt cũng làm cho kích thước giọt vi nhũ tương nhỏ lại. Nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng hấp thu của vi nhũ tương sử dụng isopropanol cao hơn propanol trong cùng điều kiện, sử dụng chất làm tăng hấp thu là propylen glycol tốt hơn dimethylsulfoxyd.
Ljiljana Djordjevic, Manija Primorac, Mirjana Stupar - Trung tâm nghiên cứu Dược - Mỹ phẩm Serbia và Montenegro, nghiên cứu sự giải phóng của diclofenac diethylamin qua màng CuprophanÒ (cellulose) trong các dạng vi nhũ tương [15] kết quả cho thấy: Dạng vi nhũ tương N/D giải phóng kém nhất 25,02 mg.cm-2.h-1, dạng vi nhũ tương cân bằng (vi nhũ tương có hai pha liên tục) giải phóng 29,38 ¸ 63,70 mg.cm-2.h-1, dạng vi nhũ tương D/N có khả năng giải phóng tốt nhất 117,94 mg.cm-2.h-1.
Amnon C. Sintov, Shafir Botner nghiên cứu sự giải phóng diclofenac trên chuột bằng phương pháp định lượng dược chất trong huyết tương chuột cho thấy [35] dạng vi nhũ tương cao gấp 8 lần so với dạng gel Voltaren, dạng vi nhũ tương duy trì nồng độ diclofenac (0,7 ¸ 0,9 mg/ml) ổn định trong huyết tương ít nhất 8 giờ, dạng tiêm dưới da đạt nồng độ tối đa sau 1 giờ đầu tiên 0,94 g/ml và giảm dần xuống còn 0,19 g/ml ở giờ thứ 6. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy, sự thẩm thấu qua da của diclofenac ở dạng vi nhũ tương ở những động vật khác nhau thì khác nhau: 53,35 ± 8,19 mg.cm-2.h-1 (chuột nhắt), 31,70 ± 3,83 mg.cm-2.h-1(chuột cạo sạch lông), 31,66 ± 4,53 mg.cm-2.h-1 (chuột cống), 22,89 ± 6,23 mg.cm-2.h-1 (chuột lang cạo sạch lông). Cũng trong nghiên cứu này các tác giả cho thấy rằng khả năng thấm của diclofenac qua da lợn đông lạnh trong chế phẩm vi nhũ tương thấp hơn so với chế phẩm dung dịch, thực tế khả năng thấm qua da lợn của diclofenac trong vi nhũ tương không bị ảnh hưởng bởi điều kiện bảo quản da còn khả năng thấm của diclofenac trong dung dịch tăng lên khi nhiệt độ bảo quản da giảm.
Zabka, M.Skoviera. F. đã ứng dụng vi nhũ tương trong dạng thuốc dùng ngoài da với 3 dược chất là diclofenac diethylamin, indomethacin và pentacain. So sánh khả năng thấm in vitro qua da chuột nhắt đã cạo sạch lông giữa dạng vi nhũ tương lỏng, dạng gel vi nhũ tương và biệt dược của mỗi chất. Với diclofenac diethylamin cả hai dạng vi nhũ tương đều cho kết quả thấm tốt hơn so với biệt dược Voltaren Emulgel. Gel vi nhũ tương indomethacin thấm qua màng nhanh hơn dạng gel đối chứng (Indobene gel). Đối với pentacain, dạng gel vi nhũ tương thấm tốt hơn dạng vi nhũ tương lỏng và thấp nhất là pentacain dạng dung dịch [38].
Dương Nhật Quang với đề tài “Nghiên cứu bào chế thử vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da” [8] đã bào chế thử được vi nhũ tương natri diclofenac với công thức bào chế bao gồm các thành phần: natri diclofenac, dầu đậu tương, natri laurylsulfat, isopropanol, nước, chất tăng hấp thu, span 80 và bước đầu đánh giá được sự ảnh hưởng của một số yếu tố trong công thức bào chế đến sự hình thành vi nhũ tương: natri lauryl sulfat, isopropanol quyết định đến sự hình thành vi nhũ tương. Natri lauryl sulfat, isopropanol, dimethyl sulfoxyd có khả năng làm tăng lượng dược chất giải phóng qua da.
Đặng Thị Hiền tiếp tục nghiên cứu vi nhũ tương natri diclofenac với việc sử dụng chất diện hoạt tan trong nước là Tween 80 thay cho natri lauryl sulfat và đánh giá khả năng giải phóng qua màng Tuffryn bằng hệ thống bình Frank Hanson reseach được công thức tối ưu với các thành phần: Natri diclofenac 1%, Tween 80 10,6%, Span 80 45,1%, isopropanol 13,7%, DMSO 9,4%, nước 5% và dầu đậu tương 15,2%, đồng thời tác giả còn khảo sát thêm đối với dầu Neobee được công thức tối ưu là: Natri diclofenac 1%, Tween 80 20,1%, Span 80 21,5%, isopropanol 13,8%, DMSO 10%, nước 9,4% và dầu Neobee 24,2% [5].
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu của diclofenac dùng qua da:
Saunders James C.J, Davis Henry J., Coetzee Linda, Botha Susan, Kruger Ansie E, nghiên cứu so sánh khả năng hấp thu của diclofenac từ dạng cream và dạng gel [21] kết quả cho thấy dạng gel giải phóng dược chất cao hơn so với dạng cream (17 mg.cm-2.h-1 so với 2 mg.cm-2.h-1).
Katrin Kriwet, Christel C. Miiller, Goymann của trường đại học Brauaschweig (Đức) nghiên cứu khả năng giải phóng của diclofenac qua da người đã loại bỏ lớp sừng, kết quả cho thấy [23]: Việc sử dụng da người làm màng thử hấp thu có độ chính xác cao hơn so với các loại khác. Khả năng giải phóng dược chất phụ thuộc vào cấu trúc dạng keo của dược chất, với chế phẩm có tỷ lệ keo cao thì lượng dược chất giải phóng thấp hơn so với dạng có tỷ lệ keo thấp (chế phẩm có độ nhớt thấp giải phóng cao hơn so với chế phẩm có độ nhớt cao).
Pieter van der Bijl, Ianda Viljoen và Cs trường đại học Stellenbosch (Nam Phi) nghiên cứu sự hấp thu của diclofenac và piroxicam dạng gel và dạng dung dịch qua da [9] kết quả cho thấy: Đối với diclofenac, dạng dung dịch có khả năng giải phóng cao hơn dạng gel, dung dịch có nồng độ cao hơn thì giải phóng cao hơn, lượng dược chất tích luỹ cũng cao hơn. Với piroxicam cũng tương tự nhưng lượng dược chất tích luỹ giữa hai nồng độ dung dịch 5% và 10% là giống nhau.
Những nghiên cứu trên cho thấy diclofenac có thể áp dụng vào dạng bào chế vi nhũ tương, đồng thời với dạng bào chế vi nhũ tương, sự giải phóng diclofenac có thể được cải thiện hơn so với các dạng bào chế dùng qua da khác.
1.3.1.2. Các chất chống viêm phi steroid khác
Để nghiên cứu khả năng cải thiện độ tan, độ ổn định và sinh khả dụng của các chất sơ nước, Indranil Nandi và Cs đã thử kết hợp vi nhũ tương và cyclodextrin (CDs) để cải thiện độ tan của indomethacin và progesteron. Tác giả tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các alkanol (methanol, ethanol, isopropanol, isobutanol, isopentanol) và hai cyclodextrin là Trappsol (beta -hydroxypropyl CD) và Captisol (sulfobutyl ether 4 beta - CD) tới VNT chứa IPM, sau đó 3 công thức VNT được chọn để thử hòa tan của indomethacin và progesteron, so sánh độ tan của hai chất trong dung dịch nước chứa Captisol và Trappsol. Tác giả nhận thấy VNT chứa IPM, Tween 80, Span 20, isobutanol và nước có thể tăng độ tan của progesteron lên 3300 lần, của indomethacin lên 500 lần so với độ tan trong nước. Tuy nhiên việc thêm hai CDs vào VNT lại không những không tăng độ tan mà còn làm giảm độ tan của hai chất [31].
Với mục đích tìm ra công thức VNT ibuprofen dạng thân nước dùng ngoài da, H. Chen và Cs đã thử với các loại dầu khác nhau: isopropyl myristat (IPM), isopropyl palmitat (IPP), acid oleic (OA), ethyl oleat (EO). Các mẫu thử được thử giải phóng invitro qua màng da tai lợn, kết quả cho thấy pha dầu EO có khả năng hòa tan tốt và tăng hấp thu của ibuprofen trong hệ VNT gồm pha dầu, chất diện hoạt Tween 80, chất đồng diện hoạt propylen glycol (PG) và nước. Với pha dầu là EO, thay đổi tỷ lệ Tween 80/PG (1/1, 2/1,3/1), xây dựng giản đồ pha và thử giải phóng dược chất qua màng cho mức độ giải phóng cao gấp 5,7 - 30,0 lần so với dung dịch bão hòa. Công thức tối ưu thu được bao gồm: 3% ibuprofen, 6% EO, 30% Tween 80/PG (2/1) và nước cho mức độ giải phóng cao (38,06 mg.cm-2.h-1). Gôm xanthan được cho thêm vào VNT với tỷ lệ vừa đủ là 1,5% để tăng độ nhớt cho hệ, thích hợp dùng ngoài da [12].
VNT ketoprofen kiểu D/N cũng được bào chế thành công bởi Y.S.Rhee và Cs. Để tìm ra loại dầu thích hợp cho công thức VNT ketoprofen, các tác giả đã thử độ tan và hấp thu qua da chuột của ketoprofen với nhiều loại dầu khác nhau. Kết quả acid oleic là loại dầu được lựa chọn do mức độ thấm qua da tốt nhất. Khi xây dựng giản đồ pha các tác giả thay đổi tỷ lệ chất diện hoạt/chất đồng diện hoạt với các tỷ lệ khác nhau: 1/2, 1, 3, 5, 7. Vùng VNT lớn nhất khi tỷ lệ chất diện hoạt/chất đồng diện hoạt là 1/1. Từ giản đồ pha thu được, lại thay đổi lượng pha dầu (OA) là 3%, 6%, 12% và tỷ lệ hỗn hợp chất diện hoạt - đồng diện hoạt là 30%, 55% và 80%. Công thức tối ưu thu được gồm: 3% ketoprofen, 6% acid oleic, 30% Labrasol/Cremophor RH40 (1/1) và nước. Sau đó tác giả cho thêm vào công thức tối ưu 5% các terpen làm chất tăng hấp thu. Trong đó Limonen cho mức độ tăng thấm qua màng cao nhất, gấp 3 lần so với khi chưa có chất tăng hấp thu [34].
Park và Cs đã đưa ra một vi nhũ tương D/N mới chứa 0,5% piroxicam. Tác giả chế thử với nhiều loại dầu khác nhau và kết quả cho thấy acid oleic cho khả năng hòa tan và tăng tính thấm qua da của piroxicam tốt nhất. Công thức tối ưu cho mức độ thấm qua da cao nhất (47,14 mg.cm-2.h-1) là: 0,5% piroxicam, 10% acid oleic, 60% Labrasol/ethanol (1 : 5) và nước [20].
1.3.2. Các nghiên cứu về những thuốc khác
Hua và Cs nghiên cứu vi nhũ tương vinpocetin dùng qua da. Vinpocetin là chất có khả năng hòa tan kém vì vậy nó được chế dưới dạng vi nhũ tương để tăng khả năng hòa tan và hấp thu in vitro của thuốc. Pha dầu là acid oleic có khả năng hòa tan và hấp thu tốt qua da. Cremophor RH 40 là được chọn làm chất diện hoạt, Transcutol P là chất đồng diện hoạt. Công thức vi nhũ tương tối ưu thu được gồm có: 1% vipocetin, 4% acid oleic, 20% Cremophor RH40, 10% Transcutol P và 65% nước. Với công thức đó, độ tan của thuốc tăng gấp 2100 lần so với độ tan trong nước và mức đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32934.doc