Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS Phạm Ngọc Bùng
Th.s Võ Quốc ánh
Là những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Chính sự quan tâm chỉ bảo của các thầy là nguồn động viên lớn đối với tôi trong quá trình làm thực nghiệm.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dìu dắt tôi trong những năm học vừa qua.
Các
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng nang fenofibrat, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thầy giáo, cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên của bộ môn Vật lý- Hóa lý, bộ môn Bào chế, bộ môn Dược lý, bộ môn Dược lâm sàng và phòng thí nghiệm trung tâm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ và quan tâm để tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2009
Thái Minh Dũng
mục lục
Chữ viết tắt
FB Fenofibrate
FA Acid fenofibric
SP Hỗn hợp NaLS và PEG tỷ lệ 1 : 5
AUC(Area Under the Curve) Diện tích dưới đường cong
Cmax Nồng độ đỉnh
Tmax Thời gian đạt nồng độ đỉnh
t1/2 thời gian bán thải
PEG Polyethylen glycol
PVP Polyvinyl pyrolidone
SKD Sinh khả dụng
LDL (Low Density Lipoprotein) Lipoprotein tỷ trọng thấp
HDL (Hight Density Lipoprotein) Lipoprotein tỷ trọng cao
VLDL (Very Low Density Lipoprotein tỷ trọng rất thấp
Lipoprotein)
HPLC (Hight Potency Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Chromatoraphy)
NaLS Natri lauryl sulfat
LM 200 Lipanthyl 200 M
NBC Nang bào chế chứa 200 mg vihạt
fenofibrate
danh mục sơ đồ, bảng biểu
Hình 3.1.1. Đồ thị biểu diễn đường chuẩn fenofibrat 29
Hình 3.1.2. Đồ thị hoà tan của FB từ các mẫu thử nghiệm. 33
Hình3.1.3. Các đường đồng mức của Y1, Y2 khi X3 =12 38
Hình3.1.4. Các đường đòng mức của Y3 khi X3 =12 và của Y2 khi X1 = 10 38
Hình3.1.5. Độ hòa tan của FB từ các mẫu ở môi trường NaLS 1,5% 41
Hình 3.1.6. Độ hòa tan của FB từ các mẫu ở môi trường NaLS 1%. 42
Hình 3.1.7. Đồ thị hòa tan FB của các mẫu trong môi trường NaLS 1% 45
Hình 3.2.1. Sắc ký đồ của FA.............................................................................................. 47
Hinh 3.2.2. Đồ thị biểu diễn độ tuyến tính giữa nồng độ và diện tích píc 48
Hình 3.3.1. Đồ thị so sánh sự biến thiên nồng độ trung bình FA trong huyết tương chó của viên NBC và viên LM 200 theo thời gian. 52
Bảng 3.1.1. Liên quan giữa độ hấp thụ (D) và nồng độ fenofibrat(C)................................. 29
Bảng 3.1.2. Độ tan của FB 30
Bảng 3.1.3. Trạng thái tập hợp của hệ nóng chảy FB – tá dược.......................................... 31
Bảng 3.1.4. Bảng kích thước tiểu phân khi thay đổi chất nhũ hoá. 31
Bảng 3.1.5. Bảng công thức xác định các yếu tố ảnh hưởng 32
Bảng 3.1.6. Kết quả khảo sát độ hoà tan (%) củaFB từ các mẫu 33
Bảng 3.1.7. Các mức và khoảng biến thiên biến độc lập 34
Bảng 3.1.8. Các công thức thực nghiệm được xây dựng theo mô hình 35
Bảng 3.1.9. Giá trị của các biến đầu ra tương ứng 36
Bảng 3.1.10. Bảng hệ số của phương trình hồi quy. 37
Bảng 3.1.11. Các điều kiện của bài toán tối ưu 39
Bảng 3.1.12. Độ hoà tan (%) của FB từ các mẫu ở môi trường NaLS 1,5% 41
Bảng 3.1.13. Độ hoà tan (%) của FB từ các mẫu ở môi trường NaLS 1%......................... 42
Bảng 3.1.14. Hàm lượng (%) của FB từ các mẫu thử độ ổn định........................................ 43
Bảng 3.1.15. Độ hoà tan (%) của FB từ các mẫu ở môi trường NaLS 1,5% 44
Bảng 3.1.16. Độ hòa tan của FB từ các mẫu trong môi trường NaLS 1% 44
Bảng 3.2.1. Nồng độ FA tương ứng với các diện tích píc.....................................................48
Bảng 3.2.2. Độ lặp lại của phương pháp định lượng 49
Bảng 3.2.3. Độ đúng của phương pháp định lượng 49
Bảng 3.2.4. Hiệu suất chiết FA từ huyết tương 50
Bảng 3.3.1. Nồng độ FA trong huyết tương của từng cá thể khi uống NBC và LM 200..... 51
Bảng 3.3.2. Giá trị AUC0-24, AUC0-Ơ, Cmax, Tmax, t1/2 hấp thu FA từ các cá thể 53
Bảng 3.3.3. Khoảng tin cậy ở mức 90% của tỷ lệ các thông số dược động học...................54
ĐặT VấN Đề
Tăng lipid máu là bệnh rối loạn chuyển hoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ... Nguyên nhân gây tăng lipid máu có liên quan đến chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, luyện tập, và có xu hướng ngày càng tăng trong xã hội phát triển.
Fenofibrat là dẫn chất mới nhất thuộc nhóm acid fibric, được đưa vào sử dụng năm 1990 và được FDA chấp nhận dùng cho điều trị chứng tăng lipid máu vào năm 1998. Fenofibrat có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dẫn chất cùng nhóm, tần suất và cường độ tác dụng phụ thấp, có thể phối hợp với các thuốc thuộc nhóm statin trong điều trị chứng tăng lipid[13], [39], [7]. Hiện nay fenofibrate là một trong những thuốc hạ lipid máu được kê đơn nhiều nhất.
Tuy nhiên sinh khả dụng của fenofibrat thường rất thấp và không ổn định do độ hoà tan kém. Những tác dụng phụ hay gặp của Fenofibrate tuy không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân với tần suất tương đối cao, có thể lên tới 5,5%. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu phải ngừng thuốc của bệnh nhân. Việc giảm liều dùng của thuốc sẽ làm giảm sự biến động của sinh khả dụng và nồng độ thuốc trong máu, nhờ đó có thể giảm được các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Trên thế giới, nhiều tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu về các giải pháp bào chế làm tăng độ hòa tan của dược chất fenofibrat nhằm mục đích tăng sinh khả dụng và giảm tác dụng phụ của thuốc. Kết quả nghiên cứu sinh khả dụng fenofibrate của các dạng bào chế khác nhau cho thấy độ hòa tan có ảnh hưởng quyết định đến sinh khả dụng và liều dùng của thuốc. Khi độ hòa tan của fenofibrat tăng, liều dùng được giảm từ 300mg/ngày xuống còn 200mg/ngày, và 160mg/ngày.
Hiện nay, ở Việt nam chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về kỹ thuật bào chế và sinh khả dụng của fenofibrat được công bố. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng nang fenofibrat” với hai mục tiêu sau:
-Lựa chọn được biện pháp tăng khả năng hòa tan fenofibrat, từ đó bào chế được nang fenofibrat 200mg có độ hòa tan tương đương nang Lipanthyl 200M của Pháp.
-Đánh giá và so sánh được sinh khả dụng in vivo của nang bào chế được và thuốc đối chiếu là nang Lipanthyl 200M trên chó thí nghiệm.
Chương I
tổng quan
1.1. Độ tan và các yếu tố ảnh hưởng đến độ hoà tan của dược chất
Độ tan của một chất trong dung môi được định nghĩa là số ml dung môi cần thiết để hoà tan 1g chất đó thành dung dịch bão hoà.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ hoà tan của dược chất, trong đó có những yếu tố thuộc về bản thân dược chất [1].
- Dạng kết tinh hay dạng vô định hình: trạng thái vật lý có ảnh hưởng đến độ tan và độ bền của dược chất. Dạng kết tinh có cấu trúc mạng lưới tinh thể tương đối bền vững do đó khó hòa tan hơn dạng vô định hình. Cùng một liều dược chất, nhưng dạng vô định hình do dễ hòa tan hơn nên có khả năng tạo ra SKD cao hơn dạng kết tinh. Tuy nhiên dạng kết tinh lại có độ bền hơn dạng vô định hình.
- Hiện tượng đa hình: dược chất có thể kết tinh ở nhiều dạng tinh thể khác nhau tùy theo điều kiện kết tinh. Các dạng kết tinh khác nhau có đặc tính hoà tan khác nhau. Thường thì dạng kết tinh không bền dễ tan hơn dạng bền, do đó khi chế thành dạng bào chế, sẽ có SKD cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản, dạng không bền có thể chuyển thành dạng bền làm giảm SKD của thuốc.
- Hiện tượng hydrat hoá: tuỳ điều kiện kết tinh, dược chất có thể tồn tại ở dạng khan hoặc dạng tinh thể ngậm nước. Thông thường dạng khan có độ hoà tan tốt hơn dạng ngậm nước, cho nên sẽ được hấp thu nhanh hơn. Trong quá trình sản suất và bảo quản có thể làm cho dạng này chuyển sang dạng khác dẫn đến thay đổi SKD của thuốc.
-Kích thước tiểu phân:
Kích thước tiểu phân có ảnh hưởng lớn đến tốc độ hoà tan của dược chất, đặc biệt là dược chất ít tan. Quá trình hoà tan của dược chất được Noyes và Withney lượng hoá bằng phương trình: [1]
v = K.A.(Cs-Ct).
v: tốc độ hoà tan.
K: hằng số tốc độ hòa tan.
A: diện tích bề mặt tiếp xúc của dược chất với môi trường hòa tan.
Cs: độ tan bão hoà của dược chất.
Ct: nồng độ chất tan trong dung dịch ở thời điểm t.
Từ phương trình trên cho ta thấy, tốc độ hòa tan của dược chất phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc giữa chất tan và môi trường hòa tan. Để tăng tốc độ hoà tan của dược chất trong dung môi nhất định chúng ta có thể có thể tăng A bằng cách giảm kích thước tiểu phân. Phương pháp giảm kích thước tiểu phân ít thay đổi về đặc tính lý hoá và ít ảnh hưởng đến độ bền của dược chất. Hiện nay, nhiều dược chất đã được dùng dưới dạng bột siêu mịn như: các corticoid, FB, griseofulvin ...
1.2. Biện pháp làm tăng độ hoà tan của dược chất ít tan
1.2.1. Thay đổi kích thước tiểu phân và dạng thù hình của dược chất
Kích thước tiểu phân:
Kích thước tiểu phân có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hoà tan cũng như độ tan của dược chất ít tan. Tốc độ hoà tan của một chất có liên quan tới cấu trúc hoá học và tỉ lệ thuận với diện tích bề mặt của chất tan [1]. Muốn tăng diện tích bề mặt của chất tan thì phải giảm kích thước tiểu phân.
Các biện pháp làm giảm kích thước tiểu phân:
- Nghiền:
Nghiền cơ học: có ưu điểm là đơn giản, năng suất cao. Tuy nhiên bột thu được lại có độ mịn không cao và ma sát sinh ra trong quá trình nghiền lớn dễ làm hỏng dược chất.
Nghiền keo: cho bột mịn. Tuy nhiên thiết bị đắt, không sẵn có, năng suất thấp, ảnh hưởng đến độ bền của dược chất do phải tiếp xúc với nước.
Nghiền khí động học: cho bột có độ mịn cao, đảm bảo ít thay đổi về tính chất lý hoá của dược chất. Tuy nhiên thiết bị đòi hỏi hiện đại và tốn kém.
- Thay đổi dung môi (kết tinh lại) .
- Thay đổi điều kiện kết tinh.
Dạng thù hình của dược chất:
Dược chất có thể tồn tại ở 2 dạng thù hình khác nhau: dạng kết tinh và dạng vô định hình. Dạng kết tinh thường khó hoà tan hơn dạng vô định hình.
1.2.2. Chế tạo hệ phân tán rắn
Hệ phân tán rắn là hệ có cấu tạo một hoặc nhiều dược chất được phân tán vào khung hoặc chất mang thân nước, nó có đặc điểm trơ về mặt tác dụng dược lý và được điều chế bằng phương pháp thích hợp nhằm mục đích làm tăng độ hoà tan của dược chất ít tan [5].
Các phương pháp chế tạo hệ phân tán rắn:
- Phương pháp đun chảy: dùng tá dược có độ chảy thấp, phân tán dược chất vào hỗn hợp nóng chảy của tá dược.
- Phương pháp dung môi: dùng dung môi thích hợp để hoà tan dược chất và chất mang. Đồng kết tủa dược chất và chất mang bằng bay hơi dung môi, hoặc thay đổi điều kiện kết tinh.
Chất mang trong hệ phân tán rắn:
Các chất mang thường dùng trong hệ phân tán thường là các polymer thân nước như các PEG, PVP, PVA, các dẫn chất của cellulose như methylcellulose, hydroxypropyl cellulose, hydroxypropyl methylcellulose...
Phương pháp này làm tăng đáng kể độ tan và tốc độ hoà tan của dược chất ít tan trong nước, tăng độ ổn định của dược chất từ đó làm tăng SKD của chúng.
1.2.3. Dùng các chất diện hoạt
Dược chất ít tan thường có bề măt sơ nước, khó thấm nước. Vì vậy khi xây dựng quy trình bào chế cho các dược chất ít tan cần có các biện pháp cải thiện tính thấm của dược chất, làm bề mặt dược chất có khả năng thấm nước tốt hơn. Có nhiều biện pháp để tăng tính thấm của dược chất như: dùng chất diện hoạt, thêm tá dược độn thân nước, … [1]. Trong đó phương pháp dùng chất diện hoạt là một phương pháp hay dùng.
Khi dùng ở nồng độ thấp chất diện hoạt phân tán trên bề mặt dược chất, làm giảm sức căng bề mặt của dược chất và dung môi giúp dược chất dễ hoà tan hơn. Nếu nồng độ tăng lên đến ngưỡng tạo micell, các phân tử hoặc tiểu phân chất tan được phân tán, hấp thu vào trong cấu trúc micell hoặc vào giữa các lớp micell, các phân tử chất tan sẽ không tham gia vào cân bằng của dung dịch ở trạng thái bão hoà, do vậy có thể tăng độ tan.
Sự có mặt của chất diện hoạt ở một nồng độ nhất định làm giảm tốc độ tháo rỗng của dạ dày và tăng hấp thu của dược chất [1].
1.2.4. Các biện pháp khác:
Ngoài ra để làm tăng khả năng hoà tan của dược chất người ta cũng có thể thay thế dạng base hay dạng acid ít tan bằng dạng muối tương ứng, sử dụng tá dược đệm,...
Tuy nhiên để làm tăng độ hoà tan của dược chất chúng ta không chỉ dùng đơn lẻ một phương pháp mà nên phối hợp nhiều phương pháp.
1.3. Tổng quan về bệnh tăng lipid máu
1.3.1. Một số nguyên nhân gây tăng lipid máu [2]
- Tăng lipid máu sinh lý
Gặp sau bữa ăn, triglycerid tăng sớm và cao nhất, sau đó là phospholipid, cuối cùng là cholesterol. Lipid tăng sau khi ăn thường ở dạng hạt nhỏ làm huyết tương đục.
Tăng lipid máu do huy động: khi tốc độ huy động cao hơn bình thường, hầu hết các trường hợp có vai trò của hormon.
Mô Mỡ
Ăn Lipid máu Vận chuyển ở máu
Tổng hợp từ glucid Tiêu thụ ( ở tế bào)
(gan, mô mỡ)
Tạo thể ceton chu trình Kreb
(tại gan) (các tế bào)
Cân bằng lipid
Trong trường hợp ưu năng một số tuyến (yên, giáp, thượng thận, hoặc khi tiêm adrenalin, corticoid...) đều có tăng lipid máu vì chúng hoạt hoá enzym lipase ở mô mỡ.
Tăng huy động còn gặp khi nguồn năng lượng glucose tỏ ra không đảm bảo nhu cầu: khi đói, trong sốt , bệnh tiểu đường...
Do giảm sử dụng và chuyển hoá: cũng làm tăng lipid huyết. Gặp trong một số bệnh gan: viêm gan cấp, vàng da tắc mật, ngộ độc rượu...
- Tăng lipid máu do gia đình: do một gen trội.
1.3.2. Hậu quả
Tăng lipid máu ngắn hạn không gây hậu quả gì nghiêm trọng nhưng nếu tăng kéo dài có thể gây ra một số hậu quả như: xơ vữa động mạch, huyết khối tắc mạch, tai biến mạch máu não... [2].
1.3.3. Phương pháp điều trị chứng tăng lipid máu
- Điều chỉnh bằng chế độ ăn ít chất béo trong vòng 2- 3 tháng.
- Tăng cường hoạt động thể dục: làm tăng HLD-cholesterol.
- Dùng thuốc: khi 2 phương pháp trên không có hiệu quả. Dùng thuốc thường kết hợp với chế độ ăn. Các thuốc dùng để điều trị chứng tăng lipid máu gồm có: + Các dẫn chất của acid fenofibric.
+ Các dẫn chất của statin.
+ Resin (cholestypamin, colestipol), acid Nicotinic (Niacin).
1.4. Fenofibrat
1.4.1. Công thức hoá học [41]
Công thức phân tử: C20H21ClO4 Khối lượng phân tử: 360,8
Tên khoa học: Isopropyl 2-[4-(4-chlorobenzoyl) phenoxy]-2-methylpropanoate.
1.4.2. Tính chất
Fenofibrat là bột kết tinh màu trắng, thực tế không tan trong nước (<0,5mg/lit), tan tốt trong methylen clorid, tan ít trong cồn [11], [28]. Fenofibrat thân dầu, trung tính, hệ số phân bố D/N logP = 5,24 [27].
1.4.3. Độ ổn định
Bền vững ở nhiệt độ thường, nhiệt độ nóng chảy 79-82ºC [11], [27].
1.4.4. Dược lý và cơ chế tác dụng
Fenofibrat (FB) là một dẫn chất của acid fibric, có tác dụng hạ lipid máu. Sau khi uống FB nhanh chóng bị thuỷ phân bởi các enzym esterase thành một chất chuyển hoá có hoạt tính là acid fenofibric [27].
Thông qua việc hoạt hoá PPARII (Peroxisome Proliferator Activated Receptor type II), FA làm tăng phân huỷ lipid và loại trừ các tiểu phân giàu triglycerid khỏi huyết tương nhờ hoạt hoá lipoprotein lipase và giảm sản xuất apoprotein CIII, tăng tổng hợp apoprotein AI và AII. Từ đó làm giảm được các thành phần gây xơ vữa động mạch dẫn như: làm giảm LDL (chủ yếu LDL nhỏ nặng), giảm VLDL và tăng HDL. Trong các thử nghiệm lâm sàng, FB làm giảm cholesterol toàn phần 20-25%, giảm trigliceride 40-55% và tăng HDL 10-30% [3], [4], [27].
FB được điều trị tăng lipid huyết tuýp IIa, IIb, III, IV, V cùng với một chế độ ăn hạn chế về lipid [3]. Quá trình điều trị FB phải liên tục. Tác dụng điều trị của FB tăng lên khi phối hợp với những chất ức chế HMG-Co Reductase (như các dẫn chất của statin), hay phối hợp với ezetimibe [26].
Ngoài ra FB còn có những tác dụng khác như: Làm chậm sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp II [26]. Có thể làm tăng creatinin và homocystein nhưng nó không có liên hệ với việc tăng nguy cơ với những triệu chứng lâm sàng của bệnh suy thận [12]...
1.4.5. Dược động học
FB được hấp thu ở đường tiêu hoá cùng với thức ăn. Sau khi uống FB dạng tiêu chuẩn, khoảng 60% thuốc được hấp thu vào đường tuần hoàn [27].
Khoảng 99% thuốc trong huyết tương liên kết protein ở người bình thường và người có lipid máu cao [27].
Thời gian bán thải của thuốc là khoảng 20h, nhưng thời gian này tăng lên rất nhiều ở người mắc bệnh thận và FA tích luỹ ở người suy thận uống thuốc hàng ngày. FA đào thải chủ yếu theo nước tiểu (70%/24h, 88%/6 ngày) chủ yếu dạng liên hợp với gluconic [3].
1.4.6. Chống chỉ định, chỉ định, chế phẩm và liều dùng
Chống chỉ định:
Suy gan, thận nặng; trẻ em, dị ứng với FB, bệnh lý túi mật.
Có thai và cho con bú [3], [4], [27].
Chỉ định:
- Tăng cholesterol máu và tăng triglicerid máu đơn thuần hay phối hợp (rối loạn lipid máu tuýp IIa, IIb, III, IV và V) ở bệnh nhân không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và các biện pháp không dùng thuốc khác, đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ phối hợp [3], [4], [27].
- Điều trị tăng lipoprotein máu thứ phát nếu tình trạng này tồn tại dai dẳng dù đã điều trị bệnh lý nguyên phát (rối loạn lipid máu trong đái tháo đường) [3], [4], [27].
Điều trị phải kèm chế độ ăn kiêng hạn chế lipid, phải uống thuốc cùng với bữa ăn [3], [4], [27].
Chế phẩm và liều dùng:
Chế phẩm: một số chế phẩm của FB đang lưu hành trên thị trường như:
Lipanthyl: Lipanthyl supra, Lipanthyl 200M, Lipanthyl 100.
Fenohexal (100 mg).
Fenofibrat Domesco (100 mg).
Liều dùng:
- Người lớn: nên đi kèm với chế độ ăn kiêng. Uống 1 viên Lipanthyl 200M/ngày (trong bữa ăn chính) hoặc 1 viên Lipanthyl Supra 160 mg/ngày hoặc 3 viên 100 mg/ngày.
- Trẻ em > 10 tuổi: Có thể điều trị kết hợp với chế độ ăn được kiểm soát chặt chẽ 3 tháng. Liều tối đa khuyên dùng là 5mg/kg/ngày.
1.5. Một số nghiên cứu về fenofibrat
1.5.1. Các đặc tính của fenofibrat
Các dẫn chất của acid fibric là một nhóm thuốc quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong điều trị tăng lipid máu từ những năm 1960 [8]. Thuộc nhóm dẫn chất này có clorfibrat được dùng rộng rãi từ những năm 1970, gemfibrozil được giới thiệu vào những năm 1980 được xem là một bước tiến mới trong điều trị lipid máu. Tuy nhiên, do tác dụng phụ gặp phải với một tần suất tương đối cao đặc biệt là sự nghi ngờ về ảnh hưởng trên thận và sự tương tác dược động học với nhóm statin làm giảm phạm vi sử dụng của các hoạt chất này [12].
FB là hoạt chất mới nhất thuộc nhóm acid fibric. FB ra đời vào năm 1975, được đưa vào sử dụng những năm 1990 đã và được FDA chấp nhận năm1998. FB có nhiều ưu điểm hơn hẳn các dẫn chất khác về tần suất và cường độ của các tác dụng phụ gặp phải, đặc biệt không có tương tác dược động học với các dẫn chất thuộc nhóm statin [12], [24], [38], [9]. Vì vậy có thể phối hợp FB và các dẫn chất thuộc nhóm statin để tăng hiệu quả điều trị [13], [39], [7].
Ngoài tác dụng làm giảm triglycerid, LDL-C(cholesteron xấu), cholesterol toàn phần (TC) và apolipoprotein B, fenofibrat còn tăng đáng kể HDL-C (cholesteron tốt) và apolipoprotein A [21], [31], [35], [38]. FB còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và phòng ngừa các biến chứng tim mạch đối với các bệnh nhân đái tháo đường tuýp II [8], [26]. Vì các lợi điểm vượt trội, hiện nay FB được dùng rất phổ biến và là một trong những thuốc hạ mỡ máu được kê đơn nhiều nhất.
FB là dạng tiền thuốc, có khả năng hấp thu tốt. Khi vào cơ thể, dưới tác dụng xúc tác của các enzym esterase, FB bị phân hủy ngay lập tức để tạo thành FA là dạng có hoạt tính nhưng khả năng hấp thu rất thấp. Trong huyết tương của người sau khi uống FB hầu như không tìm được vết của FB.[36]
Hiện nay, FB là một thuốc được dùng rộng rãi và phổ biến để điều trị chứng tăng lipid. Tuy nhiên, FB có độ tan thấp, tốc độ hoà tan chậm, sự hấp thu phụ thuộc nhiều vào cá thể, chế độ ăn và tình trạng tháo rỗng của dạ dày. Nồng độ tối đa của FA trong máu có thể dao động từ 0,5 đến 10 mg/ml [23]. Sự dao động lớn của nồng độ thuốc trong máu không những làm hiệu quả điều trị không ổn định mà còn gây tăng tần suất xuất hiện và cường độ các tác dụng phụ của thuốc. Những tác dụng phụ hay gặp của FB tuy không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân với tần suất tương đối cao, có thể lên tới 5,5%. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu phải ngừng thuốc của bệnh nhân, mặc dù đáp ứng điều trị của thuốc rất tốt.
Tăng sinh khả dụng bằng cách tăng độ hoà tan của fenofibrat là đề tài được nhiều người quan tâm. Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng nếu tăng độ hòa tan của FB có thể làm tăng sinh khả dụng, giảm được liều dùng nhờ đó giảm được sự giao động nồng độ thuốc trong máu và giảm tác dụng phụ của thuốc.
1.5.2. Các nghiên cứu tăng độ hòa tan và sinh khả dụng của fenofibrat
Tuy đã ra đời trong khoảng thời gian dài nhưng việc nghiên cứu tác dụng điều trị, các chỉ định mới cũng như công nghệ bào chế để tăng sinh khả dụng của FB, cho đến nay, vẫn được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Năm 1994, tác giả Kercj., Scric s. và cộng sự [25] đã nghiên cứu bào chế fenofibrat dạng vi hạt bằng phương pháp phun CO2 siêu tới hạn. Kết quả cho thấy biện pháp này làm tăng đáng kể độ hoà tan của FB và đã tìm được tá dược đồng kết tủa với FB cho kết quả hoà tan là tốt nhất. Cũng trong năm này, Munoz A.[29] và cộng sự giảm kích thước tiểu phân của FB bằng cách tạo vi hạt sau khi trộn với NaLS để cải thiện độ thấm ướt của FB. Tạo vi hạt FB bằng cách va đập FB trong một buồng chứa kín có nhiều rãnh chắn. Các hạt tiểu phân lớn vỡ ra vì va đập, các tiểu phân thu được đều có kích thước dưới 50mm. Các kết quả thử nghiệm cho thấy FB dạng này có khả năng hấp thu cao hơn, giảm liều FB dùng hàng ngày, kiểm soát tốt hơn lượng FB được hấp thu. Do đó kiểm soát được nồng độ FA trong máu, và nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm được các tác dụng không mong muốn.
Năm 1998 tác giả Guay D.R. [18] khi thử so sánh tác dụng hạ mỡ máu từ nang thường và nang bào chế bằng vi hạt FB đã cho kết quả dạng nang chứa vi hạt FB có sinh khả dụng cao hơn, tác dụng điều trị hạ mỡ máu tốt hơn. Nang FB 300mg bào chế từ bột nguyên liệu thông thường và nang FB 200mg bào chế từ vi hạt FB tương đương về sinh khả dụng và tác dụng điều trị. Như vậy, sử dụng dạng vi hạt FB để bào chế nang thuốc đã làm giảm liều điều trị từ 300mg xuống còn 200mg.
Để cải thiện khả năng hoà tan và nâng cao sinh khả dụng của FB, đã có các nghiên cứu bào chế theo phương pháp khác nhau.
Các tác giả Vogt M., Kunath K., Dressman JB. [41] đã thực hiện nghiên cứu biện pháp làm tăng độ hoà tan của FB bằng phương pháp tạo vi hạt, nghiền có phối hợp chất diện hoạt và phun sấy. Bằng phương pháp phân tích nhiệt vi sai và nhiễu xạ tia X, các tác giả đã xác định được có sự chuyển từ dạng kết tinh sang dạng vô định hình của FB khi áp dụng phương pháp phun sấy. Cả 3 phương pháp đều tăng đáng kể độ hòa tan của FB so với nguyên liệu ban đầu. Vogt M. và cộng sự tiến hành khảo sát độ hòa tan của các chế phẩm FB 100mg dạng tiêu chuẩn trên thị trường, kết quả cho thấy có độ hòa tan tương đương với nguyên liệu thô hoặc dạng vi hạt. Phương pháp nghiền phối hợp và phun sấy cho kết quả độ hòa tan của FB cao hơn rất nhiều. Các tác giả đã kết luận phương pháp nghiền có phối hợp chất diện hoạt và phun sấy là hai phương pháp hiệu quả để bào chế FB giải phóng nhanh và hoà tan tốt. Một số tác giả đã đăng ký bản quyền tại Mỹ về phương pháp làm tăng độ hoà tan của fenofibrat bằng phun sấy [16], đồng tạo vi hạt với chất diện hoạt [10], [15], dùng chất mang cyclodextrin [17], phun hỗn dịch vi hạt FB lên hạt trơ [34].
Trong thời gian gần đây, bằng kỹ thuật vi bao, dạng bào chế viên nén 160mg FB đã được giới thiệu và sử dụng rộng rãi. Trong nang cứng FB 200M, các vi hạt FB được tạo hạt với những tá dược thân nước có khả năng giải phóng nhanh, tuy nhiên sự tiếp xúc với môi trường của các vi hạt vẫn bị hạn chế. Bằng kỹ thuật vi bao, các vi hạt được tiếp xúc ngay với môi trường hòa tan, diện tích tiếp xúc lớn và có khả năng giải phóng dược chất tức thì. Bằng công nghệ này, độ hòa tan và sinh khả dụng của FB tăng lên khoảng 25%, nhờ đó liều dùng có thể giảm từ 200mg xuống còn 160 mg.
Các tác giả Sharpe M., Ormrod D., Javis B. [35] đã đánh giá và so sánh hiệu quả hạ mỡ máu của nang chứa vi hạt FB 200mg và viên nén áp dụng kỹ thuật vi bao 160mg. Kết quả cho thấy hai dạng này tương đương sinh học và tương đương hiệu quả điều trị. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Guivarc’ch PH., Vachon MG., Fordyce D. [20] và Najib J. [31] cũng khẳng định hai dạng nang vi hạt FB 200mg và viên nén áp dụng kỹ thuật vi bao 160mg tương đương điều trị. Ưu điểm của dạng vi bao FB là đã giảm được liều dùng so với dạng nang thuốc chứa vi hạt FB, nhờ đó giảm được sự biến thiên nồng độ thuốc trong máu nên giảm được tần suất và cường độ của các tác dụng không mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, sự hấp thu của dạng vi bao và dạng nang chứa vi hạt vẫn phụ thuộc vào tình trạng tháo rỗng của dạ dày.
Bằng kỹ thuật tạo hệ phân phối các dược chất không tan dạng vi cầu(IDD-P), viên nén FB 160mg có SKD không phụ thuộc vào tình trạng tháo rỗng của dạ dày. Các tác giả Guivarc’ch PH., Vachon MG., Fordyce D. [20] và Najib j. [31] đã nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh khả dụng của viên bào chế từ vi cầu FB, kết quả cho thấy hai nhóm uống thuốc khi đói và khi no có các thông số dược động học tương đương nhau.
Để giảm liều dùng của FB và loại bỏ sự phụ thuộc vào tình trạng tháo rỗng của dạ dày (không phụ thuộc sự có mặt của thức ăn) các nghiên cứu bào chế FB dưới dạng nano đã được công bố.
Sauron R. và cộng sự tiến hành đánh giá tương đương sinh học của các thuốc dạng nano 145mg với cỡ hạt <400 nm, nang FB 200mg bột vi hạt và dạng viên nén 160mg bột vi bao, thử nghiệm được tiến hành trên người tình nguyện. Kết quả cho thấy dạng nano 145mg với cỡ hạt <400 nm là tương đương sinh khả dụng với dạng nang FB 200mg bột vi hạt và dạng viên nén 160 mg bột vi bao, đồng thời nó không phụ thuộc vào thức ăn [33].
Một nghiên cứu mới đây của Hanafy A. và cộng sự [22], năm 2007, cũng chỉ ra rằng dạng hỗn dịch nano DissoCubesõ với cỡ hạt khoảng 338nm và dạng hạt nano lipid rắn (solid lipid nanoparticles) cỡ hạt < 58 nm là tương dương sinh khả dụng. Cả hai dạng này đều có sinh khả dụng cao hơn dạng hỗn dịch vi hạt có kích thước hạt < 5 mm.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường chưa thấy đưa vào sử dụng các chế phẩm bào chế chứa FB dạng nano và dạng siêu vi cầu, các chế phẩm bào chế không phụ thuộc vào chế độ ăn và thức ăn.
1.5.2.Các phương pháp định lượng FB trong huyết tương
Các nghiên cứu tương đương sinh học của hoạt chất FB đã được tiến hành từ rất lâu. Năm 1993, Guichard J.P. đã thực hiện so sánh sinh khả dụng của FB dạng vi hạt Lipanthyl 67M và FB dạng tiêu chuẩn Lipanthyl 100 [19]. Năm 2004, Guivarc’h P.H. tiến hành nghiên cứu về sinh khả dụng của các dạng bào chế FB về sự phụ thuộc vào thức ăn [20]. Gần đây (vào năm 2006 và năm 2007), Sauron R.[33] và Hanafy A. [22] nghiên cứu sinh khả dụng của fenofibrate bào chế dưới dạng nano so với các dạng vi bao và dạng vi hạt. Các thử nghiệm này thường được được tiến hành trên người, chỉ có Hanafy A. thử nghiệm trên chuột.
Các tác giả này dùng phương pháp HPLC có chất chuẩn nội với detector UV để định lượng FA trong huyết tương. Tùy thuộc vào điều kiện của cột và máy chạy sắc ký, mà pha động được điều chỉnh phù hợp:
- Pha động là acetonitril và nước acid (1% acid acetic) tỷ lệ 1:1. Detector UV bước sóng 292 nm. Tốc độ dòng 0,5 ml/phút. Thời gian lưu của FA là 9 phút và IS là 7,5 phút. Gới hạn định lượng 0,03 mg/L.[33]
- Pha động là acetonitril và nước tỷ lệ 1:1, pH 2,3. Detector UV bước sóng 286 nm. Tốc độ dòng 1ml/phút. Thời gian lưu của FA là 16 phút và IS là 24 phút. Gới hạn định lượng 0,05 mg/L.[19]
- Pha động là acetonitril và acid phosphoric 0,02M (55: 45), pH 3,07. Detector UV bước sóng 287 nm. Tốc độ dòng 1,2 ml/phút.[21]
Thời điểm lấy mẫu thường là 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 12, 24, 48, 72, 96, 120 giờ. Sau đó ly tâm và bảo quản ở tủ lạnh sâu – 200C.
- Các thông số dược động học được đánh giá là Cmax, Tmax, AUCƠ, t1/2.
Để tự động hóa các khâu trong xử lý mẫu và sắc ký. Năm 2000, Streel S. [37] đã thực hiện nghiên cứu định lượng FA trong huyết tương người dùng phương pháp chiết pha rắn tự động kết hợp với HPLC. Phương pháp được áp dụng thành công trong so sánh sinh khả dụng của viên nang Lidose TM và dạng vi hạt FB. Cột Nuleosil RP – 8, thể tích tiêm mẫu 100ml, pha động methanol và acid phosphoric 0,04 M tỷ lệ 60: 40, detecter 288 nm được sử dụng. Chất chuẩn nội cũng được dùng, phương pháp cho phép định lượng FA từ nồng độ 0,25 mg/ml.
1.6. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng in vivo của thuốc
Phương pháp nghiên cứu sinh khả dụng và thử tương đương sinh học được cơ quan quản lý thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm Mỹ đưa ra năm 1938 nhằm yêu cầu các nhà nghiên cứu phải cung cấp những thông tin về độ an toàn và tác dụng của một hoặc nhiều hoạt chất trong chế phẩm thuốc trước khi được bán ra thị trường. Vài thập niên trước Cục quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ đã cho phép thay thế một chế phẩm đã và đang sử dụng bằng một chế phẩm mới mà không đòi hỏi phải lặp lại các nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn trên lâm sàng vì các nghiên cứu thường tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Lý do căn bản là việc đưa ra những thông số đặc trưng của sinh khả dụng, dược động học và kết quả thống kê trong những nghiên cứu của thuốc thử nghiệm có thể thay đổi theo thực tế điều trị so với thuốc cũ, do đó mà không cần thử nghiệm lâm sàng [32].
1.6.1. Sinh khả dụng và các yếu tố ảnh hưởng
Sinh khả dụng (F) là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung và đưa đến nơi tác dụng.
Sinh khả dụng tuyệt đối: là tỷ lệ giữa AUC của dạng thuốc dùng ngoài đường tĩnh mạch (uống, tiêm dưới da...) với AUC của dạng tiêm tĩnh mạch của cùng một loại thuốc, cùng một liều thuốc:
F= AUC uống tiêm dưới da /AUC tiêm TM
F luôn luôn nhỏ hơn 1.
Sinh khả dụng tương đối: là tỷ lệ so sánh giữa 2 giá trị AUC của cùng một thuốc, cùng đưa qua đường uống nhưng của 2 dạng khác nhau (viên nén, viên sủi) hoặc của 2 hãng thuốc (chế phẩm thử và chế phẩm đối chiếu):
F’ = AUCthuốc thử/AUCthuốc đối chiếu
F’ có thể lớn hơn 1.
Về mặt ý nghĩa, sinh khả dụng là đại lượng đặc trưng cho mức độ và tốc độ hấp thu của một hoạt chất vào trong hệ tuần hoàn. Sinh khả dụng là một đại lượng quan trọng để đánh giá sơ bộ chất lượng của một chế phẩm và là cơ sở để thử tương đương sinh học trên người tình nguyện.
Các đại lượng đặc trưng dùng để đánh giá sinh khả dụng in vivo đó là AUC, Cmax, tmax, t1/2.
* Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc khi dùng theo đường uống [1]:
- Các yếu tố dược học:
+ Độ tan và tốc độ hòa tan dược chất từ dạng thuốc.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu thuốc: hệ số phân bố dầu nước sự ion hóa của dược chất.
- Các yếu tố sinh học:
+ Thành ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31619.doc