Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa - Nghiên cứu điển hình Công ty cổ phần văn hóa Tân Bình

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU —&– 1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của xã hội ngành công nghiệp nhựa đang phát triển nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, các sản phẩm ngành nhựa ngày càng đa dạng về chủng loại và phong phú về màu sắc. Sự đa dạng phong phú này dẫn đến việc liên tục thay đổi nguyên liệu. Hiện nay sản lượng công nghiệp ngành nhựa đạt trên 2.350.000 tấn/năm. Những năm qua, ngành nhựa có tốc độ phát triển cao từ 30-40%. Kim nghạch xuất khẩu các sản ph

doc112 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa - Nghiên cứu điển hình Công ty cổ phần văn hóa Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm nhựa những năm gần đây là 2,5% và mục tiêu đến năm 2010 là 10-15%. Mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể của ngành nhựa đến năm 2010 là: Dự kiến tỷ lệ cơ cấu sản phẩm: + Các sản phẩm bao bì: 30% + Sản phẩm cho vật liệu xây dựng:20% + Sản phẩm cho công nghiệp điện, điện tử, ô tô máy móc:15% + Sản phẩm đồ gia dụng là:20% + Các sản phẩm khác là:15% Kim nghạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD các sản phẩm nhựa vào năm 2010, tăng từ mức 600 triệu USD năm 2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 35%. Sản lượng đạt 2.950.000 tấn /năm. Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận chiếm 80% tổng sản lượng quốc gia, hiện có 2145 cơ sở sản xuất nhựa. Chính vì thế nó quyết định sự phát triển hay tụt hậu của cả ngành nhựa Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng ngành nhựa những năm qua là 30-40% đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế của ngành nhựa mới là điều kiện cần cho quá trình phát triển kinh tế nhưng chưa đủ, sự ô nhiễm môi trường hiện nay của ngành trên địa bàn thành phố cũng thể hiện rõ nét như tăng trưởng. Đây là ngành công nghiệp tiêu biểu cho các hoạt động sản xuất trong nước, với nhiều quy mô và hình thức sản xuất, thu hút lượng lớn lao động. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm, ngành bao bì nhựa cũng nhanh chóng gây tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và tiêu tốn điện năng lớn. Thế nhưng các giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm hiện nay của các doanh nghiệp thường là xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả lâu dài, thậm chí nằm ngoài khả năng của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một giải pháp giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường hiệu quả và phù hợp hơn đó là giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH). SXSH là giải pháp nhằm cải thiện hiện trạng môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. So với giải pháp xử lý cuối đường ống thì SXSH là giải pháp hữu hiệu hơn đặc biệt phù hợp với khả năng tài chính và năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. Việc thực hiện chiến lược SXSH sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những thông tin đáng tin cậy để quyết định đầu tư hiệu quả, đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường thế giới. Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu với nước ta hiện nay, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất bao bì nhựa nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp em chọn đề tài "Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa– nghiên cứu điển hình Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình" nhằm tìm ra các giải pháp hòa hợp giữa phát triển kinh tế-xã hội của công ty với môi trường, góp phần vào phát triển bền vững ngành bao bì nhựa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài luận văn là nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa, cụ thể là Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình. Nghiên cứu và đề ra các giải pháp SXSH có ý nghĩa thực tiễn đối với các hoạt động sản xuất của xí nghiệp nhằm: Giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô nhiễm tại khu vực sản xuất của công ty và tiết kiệm năng lượng. Mang lại lợi ích kinh tế cho công ty đồng thời cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho môi trường, xã hội nói chung. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới. Tổng quan về ngành bao bì nhựa ở Việt Nam. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất, qui trình công nghệ chế biến bao bì nhựa, hiện trạng ô nhiễm môi trường của công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình. Áp dụng SXSH tại công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình cho một số phân xưởng. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp khảo sát Phương pháp khảo sát nhằm mục đích phân tích đánh giá tình hình sản xuất của công ty bao gồm: - Sơ đồ quy trình công nghệ, bố trí mặt bằng - Năng lượng dùng để sản xuất của công ty - Mức độ tái sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu - Thiết lập quy trình công nghê - Xác định các quy trình, công đoạn có khả năng phát sinh dòng thải - Tổng hợp cân bằng năng lượng Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê thực hiện để xử lý số liệu có sẵn, xử lý và tổng hợp số liệu có được sau khi thực hiện điều tra, thu thập tình hình thực tế của Công ty. Trên cơ sở số liệu tiến hành phân tích, xác định các nguyên nhân, các công đoạn ưu tiên cần nghiên cứu tỉ mỉ đề xuất ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Tiến hành phân tích thuận lợi và trở ngại khi Công ty bắt đầu tiến hành áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn vào dây chuyền sản xuất. Phương pháp đánh giá nhanh Tiến hành xem xét lượng nguyên liệu, điện tiêu thụ và sản lượng thực tế, từ đó tính toán xem định mức tiêu thụ của xí nghiệp có nằm trong mức chuẩn của quốc tế hay không? Xem xét trong tất cả các công đoạn của xí nghiệp thì công đoạn nào tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu nhất từ đó đưa ra giải pháp hợp lý. Phương pháp chuyên gia Được sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia SXSH trong quá trình triển khai áp dụng SXSH cho công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình. Đề xuất và lựa chọn các cơ hội SXSH khả thi để thực hiện thông qua việc trao đổi, thống nhất ý kiến với nhóm SXSH đặc biệt là chuyên gia SXSH Phương pháp phân tích lợi ích chi phí Phương pháp áp dụng để tính toán lợi ích và chi phí các giải pháp lựa chọn xem xét tính khả thi và lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của giải pháp mang lại. 1.5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Việc thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn là một quá trình lâu dài và liên tục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ dừng lại ở giai đoạn là xác định các tiềm năng áp dụng SXSH và đưa ra các giải pháp cho quá trình thực hiện tiếp theo. 1.5.1. Phạm vi nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn khả thi đối với phân xưởng sản xuất bao bì nhựa, phân xưởng hạt màu chủ và phân xưởng tái chế nhựa thuộc Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình. 1.5.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là phân xưởng sản xuất bao bì nhựa, phân xưởng hạt màu nhựa (MasterBaches), phân xưởng tái chế nhựa- Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình. 1.5.3.Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện đề tài trong 3 tháng: bắt đầu từ ngày 01/10/2007 đến hết ngày 22/12/2007 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) cho công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình, sẽ đóng góp một vài ý kiến cho các cơ quan chức năng và ban quản lý công ty có thể giám sát và quản lý các hoạt động của xí nghiệp về phương diện tiết kiệm năng lượng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ đó sẽ có những thông tin cần thiết để lựa chọn các giải pháp tối ưu trong việc áp dụng “Sản Xuất Sạch Hơn”, giảm thiểu chất thải và mang lại lợi ích kinh tế cho công ty nói riêng, ngành bao bì nhựa cả nước nói chung và cho môi trường. Nó mang nhiều các ý nghĩa khoa học cũng như thực tế… Tính thực tế: Giải pháp sản xuất sạch hơn đang được thực hiện phổ biến ở nước ngoài và hiện nay, đang được nghiên cứu để áp dụng ở nước ta một cách rộng rãi. Đây là một cách tiếp cận mới trong việc thực hiện sản xuất có hiệu quả cả về kinh tế và môi trường. Mặt khác khi doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tạo tiền đề cho việc đạt được ISO 14001 được đễ dàng hơn. ISO 14001 cung cấp dàn khung còn sản xuất sạch hơn cung cấp cung cấp chất liệu. Trong quá trình thực hiện có sự tham khảo tài liệu, ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường cũng như sản xuất. Các môn học như: quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại, quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, hóa môi trường, sản xuất sạch hơn là cơ sở khoa học để thực hiện nghiên cứu này. Cơ sở lý thuyết của những hoạt động trong quá trình thực hiện sản xuất sạch là kết quả đúc kết kinh nghiệm thành công của nhiều ngành trong và ngoài nước Luận văn này được thực hiện cùng với dự án nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình do Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn thuộc Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường thực hiện. Quá trình thực hiện dự án luôn đi theo sát với các hoạt động sản xuất thực tiễn của xí nghiệp sản xuất. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN —&– 2.1. KHÁI NIỆM SẢN XUẤT SẠCH HƠN Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa hơn phương pháp xử lý cuối đường ống ở chỗ là tránh tạo ra chất thải thay vì phải xử lý chất thải. Đây thường được gọi là phương pháp chủ động phòng ngừa trong quản lý chất thải. Theo UNEP, sản xuất sạch hơn được định nghĩa như sau: Sản xuất sạch hơn là việc liên tục áp dụng một chiến lược môi trường phòng ngừa tổng hợp đối với quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả sinh thái và giảm nguy cơ cho con người và môi trường. Đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải tại nơi phát sinh. Đối với sản phẩm, Sản Xuất Sạch Hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ tuổi thọ của sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu cho đến lúc thải bỏ sản phẩm hết còn dùng được. Đối với dịch vụ, Sản Xuất Sạch Hơn kết hợp những lợi ích về môi trường vào thiết kế và cung cấp dịch vụ. Sản xuất sạch hơn đòi hỏi chúng ta thay đổi thái độ ứng xử, thực hiện quản lý môi trường có trách nhiệm và đánh giá các phương án công nghệ. Các yếu tố trong định nghĩa sản xuất sạch hơn được tóm tắt như sau: Sản phẩm và quy trình Phòng ngừa Tổng hợp SXSH Giảm rủi ro Chiến lược Phòng ngừa Con người Dịch vụ Liên tục    (Nguồn :Chính sách và chiến lược của chính phủ về sản xuất sạch hơn. UNEP 1995) 2.2. PHẠM VI ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN Sản xuất sạch hơn là một công cụ “4 trong 1”: 1 công cụ quản lý; 1 công cụ kinh tế; 1 công cụ môi trường; 1 công cụ để cải thiện chất lượng. Sản xuất sạch hơn tiêu biểu cho một chiến lược “lợi cả đôi đường” đối với doanh nghiệp và môi trường. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không ngừng giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất sạch hơn có thể áp dụng rộng ở tất cả các nhà máy có sử dụng tài nguyên (nguyên liệu thô, nước, năng lượng,…). Thực tế, cơ hội và tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn ở các công ty lớn. Các công ty lớn hầu hết đã thuận lợi về sản xuất như công nghệ hiện đại, nhân công lành nghề…do đó khả năng lãng phí, gây nhiều chất thải trong quá trình hoạt động rất hạn chế. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường hiện nay, áp lực cạnh tranh giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nặng nề hơn các công ty lớn, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tăng cường hoạt động theo hướng sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn được thực hiện song song với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và không ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp. Trong trường hợp việc thực hiện sản xuất sạch hơn có thể yêu cầu tạm dừng sản xuất của doanh nghiệp một thời gian ngắn thì lợi ích thu được vẫn đảm bảo bù đắp tổn thất. Chi phí cho việc triển khai thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể từ zero đến vô cùng. Đối với các giải pháp đơn giản như thực hiện tốt công tác quản lý (housekeeping) và kiểm soát trong quá trình sản xuất tốt hơn thường đòi hỏi rất ít hoặc không cần đầu tư. Tuy nhiên, các giải pháp về thay đổi công nghệ hay máy móc sản xuất có thể đòi hỏi vài ngàn có khi đến vài trăm ngàn USD. Cũng phải cần biết rằng, sản xuất sạch hơn là một quá trình liên tục vì vậy nếu các giải pháp tại một bộ phận nào đó trong nhà máy được thực hiện hết thì sẽ tìm thấy các giải pháp bổ sung ở các bộ phận khác và quy trình đó không bao giờ kết thúc. Một chương trình sản xuất sạch hơn được thực hiện phải có sự hợp tác và tham gia tích cực của ban lãnh đạo và công nhân. Trách nhiệm của ban lãnh đạo là đề ra các phương hướng và hỗ trợ cho chương trình. Sự tham gia của công nhân là tìm ra các giải pháp sản xuất sạch hơn và thực hiện chúng. 2.3. CÁC LỢI ÍCH TỪ VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN. Sản xuất sạch hơn là phương pháp giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sản xuất. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể được tóm tắt như sau: 2.3.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất Sản xuất sạch hơn dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa là có nhiều sản phẩm được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào nguyên liệu thô đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp. 2.3.2. Giảm chi phí xử lý chất thải. Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn… tại nơi phát sinh do đó các chi phí liên quan để xử lý lượng chất thải này sẽ giảm đi. 2.3.3. Cơ hội thị trường mới Nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càng nâng cao đòi hỏi các công ty phải chứng tỏ sự gần gũi của sản phẩm và quá trình sản xuất của họ với môi trường, đặc biệt là ở các nước phát triển. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường và khả năng tiếp cận với “thị trường xanh” của công ty tăng lên. Ngày nay, những sản phẩm mang “nhãn hiệu xanh”, “nhãn hiệu sinh thái” đã trở nên quen thuộc với nhiều người. 2.3.4. Môi trường được cải thiện Sản xuất sạch hơn làm giảm thiểu lượng và mức độ độc hại của các chất thải phát sinh do đó tải lượng ô nhiễm thải vào môi trường giảm đi và chất lượng môi trường sẽ được cải thiện. 2.3.5. Tuân thủ tốt những quy định chung về môi trường Việc áp dụng sản xuất sạch hơn làm giảm khối lượng và nồng độ của các chất thải hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra các chất thải có nghĩa là sẽ dễ dàng thỏa mãn những quy định và tiêu chuẩn về môi trường và làm giảm các tác động môi trường của cơ sở công nghiệp đó. 2.3.6. Cải thiện môi trường lao động. Sản xuất sạch hơn không những cải thiện môi trường lao động bên ngoài cơ sở công nghiệp mà còn cải thiện môi trường bên trong nhà máy. Bộ mặt nhà máy sạch sẽ hơn, không còn hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi, rò rỉ gây ô nhiễm làm mất mỹ quan khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp sản xuất. 2.3.7. Tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính. Hiện nay, các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến vấn đề xuống cấp của môi trường và những dự án tìm kiếm vốn vay hay hỗ trợ giúp tài chính luôn được xem xét kỹ lưỡng về mặt ảnh hưởng tác động môi trường. Sản xuất sạch hơn sẽ tạo ra môi trường tốt đẹp của người vay tiền và do vậy việc tiếp cận các nguồn tài chính dễ dàng hơn. 2.3.8. Tăng cường tốt uy tín của công ty Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện bộ mặt, uy tín của công ty. Hiển nhiên, một công ty với danh tiếng xanh sẽ được xã hội và cơ quan quản lý chấp nhận tốt hơn. 2.4. TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI MỘT NHÀ MÁY Để áp dụng sản xuất sạch hơn tại một nhà máy, có 3 vấn đề quan trọng sau cần quan tâm: Cam kết của cấp quản lý Sự tham gia của công nhân vận hành Giải pháp có tổ chức 2.4.1. Cam kết của cấp quản lý Sự cam kết mạnh mẽ từ các cấp lãnh đạo là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của một chương trình sản xuất sạch hơn. Điều này có nghĩa là phải có sự tham gia và giám sát trực tiếp của họ. Quan trọng nhất là sự thuyết phục của họ thể hiện qua những hành động chứ không phải chỉ trong lời nói. 2.4.2. Sự tham gia của các thành viên Trong một chương trình sản xuất sạch hơn, trách nhiệm của nhà quản lý là tạo ra các phương hướng và hỗ trợ trong việc đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn và trực tiếp tham gia thực hiện là những người công nhân của nhà máy. Do vậy, ngay từ bước đầu hình thành cho đến khi chương trình sản xuất sạch hơn được triển khai, vai trò của công nhân vận hành là rất quan trọng. Sự sáng tạo của người vận hành sẽ giúp cho việc xác định và tiến hành những biện pháp sản xuất sạch hơn dễ dàng hơn. 2.4.3. Giải pháp có tổ chức Để sản xuất sạch hơn đạt hiệu quả và được duy trì, điều thiết yếu là các giải pháp phải được hình thành và thực hiên một cách có tổ chức. Đầu tiên, một giải pháp đưa ra có thể hấp dẫn vì những lợi nhuận trước mắt. Tuy nhiên, những lợi nhuận này sẽ nhanh chóng giảm đi nếu những lợi ích về lâu dài không được xác định. Nếu các giải pháp được tiếp cận một cách có tổ chức trong việc phân công trách nhiệm, xác định mục tiêu, xem xét sự tiến triển và tính toán thời gian của việc tiến hành sẽ giúp chương trình hoạt động liên tục đem lại lợi nhuận hơn. 2.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN. Phương pháp luận của một chương trình sản xuất sạch hơn có hiệu quả được trình bày ở sơ đồ sau đây bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ Bước 1 Khởi động Bước 3 Đề xuất các giải pháp SXSH Bước 6 Duy trì SXSH Bước 5 Thực hiện các giải pháp SXSH Bước 4 Lựa chọn các giải pháp SXSH Bước 2 Phân tích các công đoạn sản xuất Hình 1. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH Bước 1 : HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH (KHỞI ĐỘNG) Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn sản xuất Nhiệm vụ 3: Xác định và lựa chọn các công đoạn gây lãng phí nhất. Bước 2 : PHÂN TÍCH CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT Nhiệm vụ 4: Xây dựng sơ dòng cho trọng tâm kiểm toán Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật chất và năng lượng Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho dòng thải Nhiệm vụ 7: Phân tích nguyên nhân. Bước 3 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP Nhiệm vụ 8: Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn Bước 4 : LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN Nhiệm vụ 10: Đánh giá khả thi về kỹ thuật Nhiệm vụ 11: Đánh giá khả thi về kinh tế Nhiệm vụ 12: Đánh giá ảnh hưởng về môi trường Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các cơ hội để thực hiện Bước 5: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN - Nhiệm vụ 14 :Chuẩn bị thực hiện các giải pháp - Nhiệm vụ 15: Thực hiện các cơ hội sản xuất sạch hơn - Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá các kết quả Bước 6: DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN - Nhiệm vụ 17: Duy trì sản xuất sạch hơn - Nhiệm vụ 18: Lựa chọn trọng tâm kiểm toán mới cho đánh giá sản xuất sạch hơn. 2.6. CÁC GIẢI PHÁP SXSH Giảm chất thải tại nguồn Quản lý nội vi Kiểm soát quá trình tốt hơn Công nghệ sản xuất mới Thay đổi nguyên liệu Cải tiến thiết bị Tuần hoàn Tận thu, tái sử dụng tại chổ Tạo ra sản phẩm phụ Cải tiến sản phẩm Thay đổi sản phẩm Thay đổi bao bì PHÂN LOẠI CÁC GIẢI PHÁP SXSH Hình 2. Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp SXSH có thể được chia thành 3 nhóm sau: 2.7. NHỮNG RÀO CẢN TRONG VIỆC THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN (SXSH) VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Thực hiện sản xuất sạch hơn là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng cường lợi nhuận, cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong công nghiệp. Tuy nhiên, lại có nhiều rào cản trong quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn tại nước ta. 2.7.1. Các rào cản thuộc về nhận thức Thái độ tắc trách đối với quản lý mặt bằng sản xuất và các vấn đề môi trường. Trở lực với sự thay đổi, sợ thất bại. Các biện pháp khắc phục: Sớm có kết quả. Sự tham gia của các nhân viên Khuyến khích thử nghiệm. Công bố nhanh chóng các kết quả của sản xuất sạch. 2.7.2. Các rào cản có hệ thống Thiếu kĩ năng quản lý chuyên nghiêp trong các lĩnh vực. Các ghi chép về sản xuất có chất lượng thấp Hệ thống quản lý không thích hợp và không có hiệu quả Biện pháp khắc phục: Cung cấp tài liệu và sơ đồ nhà máy đầy đủ Xem xét việc bảo dưỡng sản xuất sạch ở mức nhà máy Phát triển các chỉ tiêu liên quan quản lý đơn giản Thực hiện quản lý mặt bằng từ trên xuống dưới Tuyên truyền các kết quả đạt được 2.7.3. Các rào cản thuộc về tổ chức. Sự tập trung quyền ra quyết định Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất Thiếu sự tham gia của nhân viên. Các biện pháp khắc phục: Chia sẻ thông tin Tổ chức một nhóm thực hiện dự án một cách có năng lực Ghi nhận và khen thưởng các cố gắng để thực hiện sản xuất sạch. Đưa vào chi phí sản xuất và phát sinh chất thải. 2.7.4. Các rào cản về kỹ thuật Năng lực kỹ thuật bị hạn chế Thiếu thông tin kỹ thuật Hạn chế về công nghệ Các biện pháp khắc phục: Đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật Các thiết bị gia công tại chỗ Tuyên truyền các kết quả công nghệ và kỹ thuật sản xuất sạch Trợ giúp cơ bản các nghiên cứu triển khai về môi trường 2.6.5. Các rào cản về kinh tế Người ta quan tâm đến chất lượng sản phẩm hơn đến chi phí sản xuất Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm Chính sách đầu tư đặc biệt Chi phí cao và thiếu vốn đầu tư Các biện pháp khắc phục: Vững vàng về tài chính Thực hiện các biện pháp hấp dẫn về mặt tài chính Đầu tư có kế hoạch và phân phối chi phí hợp lý Các chính sách công nghiệp dài hạn Có chế độ khen thưởng về tài chính 2.8. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH 2.8.1. Trên Thế Giới Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên các đối tác quảng bá khái niệm SXSH trên toàn thế giới. Năm 1990 tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “ Công nghệ và Môi trường “. Năm 1994, có hơn 32 Trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Việt Nam. Năm 1998, UNEP chuẩn bị tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, chính sách tuyên bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH. SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước như: Lithuania, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng Hoà Séc, Tanzania, Mêhico,….Và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường công nghiệp. Ở Lithuania, vào những năm 1990 có 30% các công ty triển khai SXSH. Ở Cộng hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH đã cho thấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thải nguy hại. Nước thải đã giảm 12.000 m3/năm. Lợi ích kinh tế ước tính khoảng 24 tỷ USD/năm. Ở Indonesia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm (ở nhà máy ximăng). Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho SXSH không đến một năm. Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm tại 51 công ty trong 11 ngành công nghiệp đã cho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và có hiệu quả gấp 5 lần so với các phương pháp truyền thống. Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình như hai công ty: công ty liên doanh HERO HONDA Motors (Ấn Độ: 55%, Nhật:45%) và công ty Tehri Pulp and Perper Limited (bang Musaffarnagar), sau khi áp dụng SXSH đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thu, giảm 10% lượng hơi tiêu thụ….Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000USD. Bảng 1. Kết quả áp dụng SXSH của một số nước trên thế giới STT Doanh nghiệp (ngành) Quốc gia Tiết kiệm Đầu tư Thời gian hoàn vốn 1 Hirsch GmbH (Da) Austria Tiết kiệm chi phí: 450.000 USD Giảm: - Da mảnh vụn thừa 45% - Acetone 85% 700.000 USD 1,6 năm 2 Landskrona Galvanoverk (Mạ điện) Sweden Tiết kiệm chi phí: 80.300 USD Trong đó: - Nước: 10.800 USD - Năng lượng: 7.100 USD - Hóa chất: 24.600 UDS -Dịch vụ: 37.800 USD 421700 USD 5,5 năm 3 Rhone Poulenc Chemicals Ltd (Hóa chất) United Kingdom Tiết kiệm chi phí: 51.000 USD Trong đó: - Giảm lượng nước thải và COD: 9741USD - Giảm nước tiêu thụ: 4.876 USD - Hao hụt sản phẩm: 36.522 USD 10.000 USD 3 tháng 4 Robins company (Mạ và gia công kim loại) United states Tiết kiệm hàng năm: 117.000 USD Giảm chi phí: Nước sử dụng: 22.000 USD Hóa chất sử dụng: 13.000 USD Thải bỏ bùn cặn và chất thải độc hại: 28.000 USD Thu nhập từ bán kim loại thu hồi từ bùn thải: 14.000 USD Phân tích tại phòng thí nghiệm: 40.000 USD. 240.000 USD 2 năm 5 Công ty sản xuất bột giấy và giấy Ashoka Ấn Độ Tiết kiệm chi phí: 118.000 USD Giảm chi phí: Xử lý nước thải (giảm 0,8 TPD, COD) Tiêu thụ Kerosene Hao hụt xơ Tăng năng lực sản xuất giấy 25.000 USD < 3 tháng Nguồn: Sản xuất sạch hơn toàn thế giới (Cleaner Production Worldwide), UNEP, 1995. 2.8.2. Ở Việt Nam SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998, dưới sự hỗ trợ của UNIDO và UNEP Trung tâm Sản xuất sạch quốc gia tại Việt Nam đã được thành lập. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/09/1999, Bộ trưởng Bộ KHCN & MT đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững hai năm sau (11-1998) khái niệm SXSH Việt Nam ra đời. Theo báo cáo của Cục Bảo vệ môi trường có gần 28.000 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuất hoá chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim,… đã được thông báo về chương trình này. Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham gia SXSH chỉ khoảng trên 200 doanh nghiệp trên 30 tỉnh thành, con số này còn quá nhỏ so với số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở nước ta, trong khi tiềm năng tiết kiệm cho các ngành còn rất lớn. Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng SXSH đều giảm được từ 20-35% lượng chất thải, tiết kiệm được trên 2-3 tỷ đồng/năm là phổ biến, thậm chí đã có 3 doanh nghiệp giảm trên 50% lượng nước thải và hoá chất. Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam Tên ngành SL DN Đại điểm Kết quả sau khi áp dụng SXSH Dệt 4 Nam Định, Hà Nội, Tp.HCM Tiết kiệm 115.000 USD, giảm tới 14% ÔNKK, 14% các khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG), 20% sử dụng hóa chất, 14% điện và 14% tiêu thụ dầu DO May 1 TpHCM Tiết kiệm được 12,77 tỷ đđồng về đđiện và dầu FO, giảm thải ra môi trường 10.780 tấn CO2. Thực phẩm và bia Thạch trắng, bia, hải sản 4 Hải Phòng, Ninh Bình, Tp.HCM Tiết kiệm 55.000 USD, giảm tới 13% ÔNKK, 78% (GHG), 34% chất thải rắn,40% hóa chất sử dụng, 78% tiêu thụ điện và 13% tiêu thụ than Mì 1 Tp.HCM Tiết kiệm 300.000 USD, các lợi ích khác chưa được đánh giá. Đường 1 Tiết kiệm 125.000 USD, các lợi ích khác chưa được đánh giá. Dầu ăn 1 Nhà máy dầu Tân Binh-Tp.HCM Lượng nước cần cho một tấn sản phẩm giảm từ 6-8 m3 xuống còn 3-4 m3; giảm 700-800 m3 nước cần phải xử lí trong ngày, lượng dầu FO sử dụng giảm khoảng 1-1,5 tấn/ngày nên lượng ô nhiễm khí thải ra môi trường cũng giảm. Kim loại 2 Nam Định, Hải Phòng Tiết kiệm được 357.000 USD, giảm 15% ô nhiễm không khí, 20% chất thải rắn, 5% tiêu thụ điện, 15% tiêu thụ than. Giấy và bột giấy Giấy in, giấy tissue và carton 3 Phú Thọ, Tp.HCM Tiết kiệm 334.000 USD, giảm tới 35% ô nhiễm không khí, góp phần vào việc giảm phát thải 950 tấn CO2/năm, giảm 20% thất thoát sơ sợi, 30% nước thải, 20% tiêu thụ điện và than…. Bột giấy 6 Phú Thọ, Hòa Bình, Tp.HCM Tiết kiệm 370.000 USD, giảm tới 42% nước thải, 70% tải lượng ÔN COD. Giấy 1 Công ty giấy Việt trì Phú thọ Tiết kiệm 2.226 triệu đồng/năm, giảm 6% lượng bột giấy, 29% hóa chất tẩy, 15% nước sử dụng giảm 550.000 m3 nước thải, 30% tải lượng hữu cơ... Cao su 1 Cơ sở chế biến cao su Tấn Thành Giảm lượng nước thải phải xử lý ở khâu tách tạp chất và thay nước ở bể làm sạch nguyên liệu là 23,5 m3/ngày, tương đuơng 86.950 VND/ngày và lượng nước tiêu thụ giảm 20%, tiết kiệm chi phí cho điện năng 900.000 VND/tháng. Vật liệu xây dựng Ximăng 1 Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 249.000 USD, giảm 2% clinker, 14% thạch cao và 7,4% điện. Tấm lợp amiăng 1 Công ty cổ phần Bạch Đằng Tiết kiệm 252 tấn amiăng/năm, 350 tấn ximăng/năm; giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ 1% - 3%, giảm tỷ lệ sản phẩm chất lượng thấp từ 5% - 3%; tiết kiệm 247.000 USD/ năm. Gạch 1 Công ty gạch ốp lát Hà Nội Giảm phát thải 344 tấn khí CO2/ năm Thép 1 Nam Định Lớp rỉ sau ủ mỏng hơn khoảng 50%, giảm 39% lượng axit HCl, giảm 39% lượng sản phẩm kém chất lượng, tiết kiệm được 139 triệu/năm. Ngành khác Giày 2 Cần Thơ 2001 Tiết kiệm 33.000 USD, giảm 50% tiêu thụ dầu FO, 19% tiêu thụ điện. Thuốc trừ sâu Cần Thơ 2001 Giảm 0,1% thành phần hoạt tính (1.684 kg), các lợi ích khác chưa được đánh giá. Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA VÀ CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN Đà ÁP DỤNG —&– 3.1.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA VIỆT NAM 3.1.1. Khái quát tình hình Ngành nhựa nước ta thực chất là một nghành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa phải nhập từ nước ngoài. Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của xã hội. Theo thống kê của UNDP, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống con người được làm bằng nhựa, từ đó chỉ số chất dẻo trên đầu người được thỏa mãn là 30Kg/ đầu người (Việt Nam mới chỉ đạt được 15Kg/đầu người) còn đạt trên 100 Kg/đầu người là quốc gia có nền công nghiệp nhựa phát triển tiên tiến. Theo hiệp hội nhựa Việt Nam ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh là Sài Gòn trước đây có từ những năm 1950. Năm 1975 thống nhất đất nước TP Hồ Chí Minh trở thành thị trường nhựa lớn nhất cả nước, thể hiện 4 tính chất trung tâm: sản xuất, phân phối lưu thông, ứng dụng khoa khọc kỹ thuật và giao dịch quốc tế. Tổng sản lượng nhựa TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận chiếm 80% tổng sản lượng quốc gia. Chính vì thế nó quyết định sự phát triển hay tụt hậu của cả ngành nhựa Việt Nam. Tốc độ phát triển ngành nhựa trong 10 năm qua từ 1988-1998 tăng trưởng bình quân 17,5%, tuy tốc độ này có giảm trong năm 1999 và 2000, nhưng trong sự tăng trưởng chung của cả nước là 10%, tăng trưởng công nghiệp là 14,5% thì tốc độ này cũng khá lớn. Thị ._.trường trong nước cũng như thị trường thế giới đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành nhựa do nhu cầu về sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành nhựa hiện nay cũng đang đứng trước những vấn đề khó khăn như nguồn nhân lực còn hạn chế cả về đội ngũ kỹ sư lẫn công nhân lành nghề. Cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã trở thành đòn bẩy cho ngành nhựa Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tỷ trọng ngành nhựa thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chiếm khoảng 80%. Theo xu hướng phát triển của thế giới, các sản phẩm từ nhựa ngày càng được ứng dụng nhiều để thay thế cho các vật liệu khác. Ở Việt Nam trong những năm gần đây ngành nhựa tăng trưởng 30%-40% trong giai đoạn 1990-2000. Bình quân 0.7 Kg/người năm 1989 đã đạt mức 13 Kg/người năm 2001,và năm 2006 là 24kg/đầu người. 3.1.2. Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu hiện nay cũng phải nhập khẩu gần như 100%. Hiện nay chúng ta nhập khoảng 40 loại nguyên vật liệu chính và hàng trăm loại hóa chất và nguyên liệu phụ trợ. Trong khi hiện tại các nước trong khu vực xung quanh chúng ta đã sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa. Ví dụ như Thái Lan đã sản xuất hầu hết các loại nguyên vật liệu nhựa thông dụng như PETE, HDPE, PP, PS, PVC. Riêng PVC có hai nhà sản xuất với tổng công suất 300.000 tấn/năm. Singapore tổng công suất trên 550.000 tấn/năm. Malaysia với tổng công suất PVC là 76.000 tấn/năm. Việt Nam phải nhập hầu hết nguyên liệu dùng cho sản xuất sản phẩm nhựa là do ngành sản xuất nguyên liệu nhựa gặp nhiều khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá cả một số loại nguyên liệu còn cao hơn nguyên liệu nhập như (PVC của Mitsui Vina). Nguyên nhân là do nhà máy sản xuất nguyên liệu phải nhập nguyên liệu đầu vào và do các doanh nghiệp mới đầu tư đi vào sản xuất nên chi phí còn cao. Ngoài ra chủng loại nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đa dạng. Các nhà máy chỉ tập trung vào sản xuất các chủng loại có số lượng được tiêu thụ nhiều nhất. Chẳng hạn như Mitsui Vina chỉ tập trung sản xuất PVC huyền phù có chỉ số Polyme là K66. Chính vì vậy, giả định giá cả nguyên liệu sản xuất trong nước có thấp hơn giá nhập khẩu thì bắt buộc các doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu của nước ngoài. Hiện nay ngành nhựa TP Hồ Chí Minh phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liêu nước ngoài. Bất cứ sự biến động nào trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nhựa. Vì vậy ngành nhựa không thể phát triển một cách ổn định lâu dài nếu không có một chiến lược phát triển nguyên liệu. Mặt khác khi nhập nguyên liệu sẽ làm tăng giá thành sản phẩm hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường, làm giảm tốc độ phát triển. 3.1.3. Lao động Hiện nay có trên 11.000 người đang lao động trong ngành nhựa và cao su, chiếm 4,6% lao động toàn ngành công nghiệp. Lao động gián tiếp hiện chiếm 17% so với tổng số lao động của toàn ngành, trong đó số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 6,65%, trung cấp chiếm 2,1%, công nhân kỹ thuật chiếm 9,97%, nhân viên văn phòng 4,6%, lao động trình độâ khác (bao gồm lao động chưa qua trường lớp, nghề dạy nghề) chiếm đến 69,23%. Như vậy số công nhân không được đào tạo tham gia lao động cao trực tiếp lớn gấp 6,8 lần số công nhân có kỹ thuật và tính chung thì lao động đơn giản của toàn ngành chiếm tới 76,6%. Điều này chứng tỏ số lao động có kỹ thuật trong ngành còn quá ít. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo trong và ngoài nươc, sau nhiều năm công tác đã giúp cho ngành nhựa được phát triển và đổi mới. Những kỹ sư trẻ có khả năng độc lập giải quyết những công việc phức tạp, quản lý kỹ thuật. Nhưng số nhiều chưa có khả năng quản lý kỹ thuật hoặc chỉ đạo công trình và tầm định hướng chiến lược cho ngành. Phần lớn bị hạn chế vì nhiều lý do chưa có cơ hội để tiếp cận trình độ kỹ thuật của thế giới. Trong nhiều năm nay việc đào tạo kỹ thuật cho ngành nhựa chưa có một tổ chức nào đảm nhận với quy mô cần thiết của nó. Nhìn chung đội ngũ kỹ thuật còn rất yếu nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề cao, hệ thống đào tạo công nhân chưa có, vì vậy thiếu đội ngũ bổ sung, hậu bị. Số kỹ sư ít có điều kiện và khả năng tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ tiên tiến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nhựa. Đây là vấn đề cần phải nhanh chóng khắc phục và cần được quan tâm đúng mức. 3.1.4. Thiết bị và công nghệ ngành nhựa. 3.1.4.1.Thiết bị Thiết bị máy móc ngành nhựa phản ánh rất rõ thông qua các giai đoạn đầu tư. Sau năm 1975, TP Hồ Chí Minh có 1200 cơ sở sản xuất nhựa, có khoảng 2000 máy móc các loại. Nhiều cơ sở có tên, có máy móc nhưng chỉ để nhập nguyên liệu nhựa về bán theo cơ chế quản lý của chế độ cũ, có cơ sở sản xuất gia đình chen lẫn một số nhà máy lớn như Rạng Đông, Bình Minh và các nhà máy thuộc Liên Hiệp Nhựa thành phố. Đến nay, cả nước có hơn 5000 máy bao gồm : 3000 máy ép (injection), 1000 máy thổi (bowling injection) và hàng trăm profile các loại trong đó có 60-70% là máy đời mới. Tỷ lệ nhập máy móc thiết bị thông qua cảng TP Hồ Chí Minh với hơn 99% là máy đời mới (tổng giá trị hơn 26 triệu USD). Máy móc thiết bị chủ yếu được nhập từ châu Á. Các công nghệ mới hiện đại trong 8 ngành kinh tế kỹ thuật nhựa đều đã có mặt tại Việt Nam, tiêu biểu như các công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa, DVD, CD, chai 4 lớp, chai PET, PEN, màng ghép phức hợp cao cấp BOPP. 3.1.4.2. Công nghệ Công nghệ ép phun (injection Technology) Đây là công nghệ truyền thống của ngành sản xuất nhựa, được phát triển qua 4 thế hệ máy, thế hệ thứ 4 là các loại máy ép điện, ép gaz đang được áp dụng phổ biến ở các quốc gia có công nghiệp nhựa tiên tiến (Mỹ, Đức, Nhật…) đang thâm nhập vào thị trường châu Á. Loại công nghệ này phục vụ cho các ngành công nghiệp điện tử , điện dân dụng, sản xuất xe hơi và các ngành công nghiệp khác, đỉnh cao của công nghệ này là công nghệ nhựa vi mạch điện tử. Tại Việt Nam, hiện có hơn 3000 thiết bị ép phun, trong đó có 2000 máy ở thế hệ thứ 2, thứ 3 (những năm 90) và một số thiết bị ép phun ở thế hệ thứ 4. Trước đây công nghệ ép phun được sử dụng sản xuất hàng gia dụng nay đã chuyển sang hàng nhựa công nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp khác, sản phẩm của nó được thay thế các chất liệu khác như gỗ, sắt, nhôm trong công nghiệp bao bì và hàng tiêu dùng.[1] Công nghệ đùn thổi ( Blowing injection technology) Đây là công nghệ thổi màng, sản xuất ra các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng, dùng trong các công nghệ thổi túi PE, PP và màng (cán màng PVC). Các loại máy thổi được cải tiến từ Việt Nam để thổi túi xốp từ nhiều loại nguyên liệu phối kết, sử dụng các nguyên liệu từ đơn nguyên PE, PP đến phức hợp OPP, BOPP thông qua giai đoạn cán kéo hai chiều, bốn chiều. Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhựa sử dụng công nghệ đùn thổi bằng nhiều thiết bị nhập từ các nước, nhiều thế hệ để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa. Bên cạnh đó, ngành thổi bao bì dạng chai nhựa tiên tiến như PET, PEN, thùng phuy… đều phát triển từ công nghệ đùn thổi.[1] Công nghệ đùn đẩy liên tục ( Profile) Được cải tiến từ công nghệ truyền thống đùn thổi, từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội phát triển được hình thành các nhóm hàng sau đây: - Nhóm sản phẩm dạng ống, từ ống PVC thoát nước đến PE cấp nước, cao cấp là các sản phẩm ống phức hợp nhôm nhựa, ống phức hợp gaz, cáp quang … - Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, gia công thành phẩm khung cửa PVC, tấm trần, vách ngăn. Công nghệ chế biến cao su nhựa Là công nghệ ép sử dụng phổ biến trong các ngành chế biến cao su và các công nghệ ép phun sử dụng cùng lúc hai loại nguyên liệu nhựa và cao su Latex hoặc nhựa phối kết với cao su thiên nhiên với dạng compound. Là ngành kinh tế kỹ thuật nhựa có sức thu hút lớn chiếm vị trí thứ 3 trong 8 nghành kinh tế kỹ thuật nhựa. Công nghiệp gia công giày, dép nhựa cũng gắn liền với công nghệ này.[1] Các công nghệ khác như: Composite, Melamine, Công nghệ EVA, PU, EPS và các công nghệ phụ. Thực trạng công nghệ nhựa hiện nay vừa thoát khỏi giai đoạn phát triển tự nhiên, từng bước đi vào quỹ đạo có quy hoạch, có định hướng, đặc biệt quá trình hội nhập đã thúc đẩy ngành nhựa phát triển mạnh hơn, nhanh hơn.[1] 3.1.5. Thị trường ngành nhựa 3.1.5.1. Tình hình cung ngành nhựa Bảng 3. Thống kê sản lượng và tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Năm Tổng sản lượng cả nước( tấn) Tốc độ tăng trưởng sản lượng Chỉ số chất dẻo Kg/ đầu người tại TPHCM (1) Chỉ số chất dẻo Kg/ đầu người Viêt Nam (2) (1)/(2) 1996 420.000 50,00% 69,19 5,58 12,40 1997 500.000 19,00% 78,96 6,52 12,11 1998 600.000 20,00% 94,30 7,69 12,05 1999 750.000 25,00% 111,67 9,43 11,84 2000 1.050.000 40,00% 139,58 14,57 13,06 2004 1.600.000 52,30% 211,12 20,10 10,50 2005 2.100.000 31,25% 269,23 24,00 11,22 2007* 3.100.000 47,62% 348,56 32,00 10,89 2010* 4.200.000 35,48% 365,73 40,00 9,14 {*} Dự báo (theo hiệp hội nhựa Việt Nam) Sản lượng nghành nhựa từ năm 1996 đến năm 2000 đều tăng là do nhu cầu của xã hội về sản phẩm nhựa ngày càng lớn cũng như thị hiếu của người tiêu dùng thích đa dạng hóa mẫu mã và nâng cao mức độ tiện ích đồ gia dụng, tính năng của một số sản phẩm nhựa công nghiệp bền và rẻ. Cho tới năm 2000 sản lượng nhựa đạt 1.050.000 tấn, tăng gấp 21 lần 10 năm trước đó và trong năm 2003 thì sản lượng nhựa sản xuất đã đạt được con số 1.450.000 tấn. Trong đó sản lượng nhựa tập trung chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh và chiếm 80% tổng sản phẩm nhựa toàn quốc. Các tỉnh phía Bắc, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng chiếm tỷ trọng 14%-15%. Các tỉnh miền Trung, chủ yếu tập trung tại Quảng Nam, Đà Nẵng chiếm tỷ trọng khoản 5-6%. Một phần nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các doanh nghiệp nhựa có kế hoạch đầu tư đúng đắn và phù hợp với nhu cầu thực tế thể hiện qua các hoạt động của các doanh nghiệp như : nghiên cứu thị trường, định hướng chuyên môn hóa sản phẩm, không sản xuất đại trà nhiều ngành hàng. Một số sản phẩm nhựa đã dần thay thế các sản phẩm truyền thống như sau Sản phẩm nhựa Sản phẩm truyền thống Nhựa dân dụng Đồ gỗ, đồ đan lát thủ công Ống nước Ống nước bằng sắt, thép… Pallet Pallet gỗ Thuyền,ca nô… Thuyền gỗ… Bao bì sản phẩm tiêu dùng Bao bì bằng giấy 3.1.5.2. Tình hình cầu ngành nhựa Phụ thuộc nhiều vào yếu tố, nguyên nhân là do ngành nhựa sản xuất rất nhiều mặt hàng phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, được chia thành 8 nhóm ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau: STT Mã số ngành 1 Nguyên liệu nhựa (PVC resin, PVC compound, DOP, PS, PE) 2 Giày nhựa xuất khẩu 3 Cao su chế biến ( có liên quan đến nhựa) 4 Nhựa dân dúng 5 Nhựa công nghiệp kỹ thuật cao 6 Vật liệu xây dựng 7 Bao bì nhựa 8 Khuôn mẫu nhựa Sự phát triển của mỗi ngành sản phẩm phụ thuộc vào sự phát triển, nhu cầu của đối tượng sử dụng. Do đó, chúng ta có thể kể ra những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cầu như sau: + Tốc độ tăng trưởng GDP + Dân số và thu nhập đầu người + Quy mô thị trường + Sự phát triển của một số ngành dùng nguyên liệu đầu vào là sản phẩm của ngành nhựa (vật liệu xây dựng, các sản phẩm kỹ thuật cao…) + Các yếu tố khác (tập quán tiêu dùng và sử dụng sản phẩm, khả năng thay thế của hàng nhựa đối với các sản phẩm khác). 3.2. GIẢI PHÁP SẢN SUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG CHO NGÀNH NHỰA 3.2.1. Trên thế giới Tại Mỹ Tại Mỹ, trước năm 1989 việc tái sinh chất dẻo còn giới hạn với số lượng nhỏ những container chai lọ chứa đựng thức uống được thu lượm lại sau sử dụng, nhưng đến nay việc tái sinh chất dẻo đã được nhân rộng lên toàn quốc gia với những chương trình thu gom rác thải nhựa với quy mô lớn và những nhà sản xuất nhựa tái sinh luôn chờ đợi những nguồn cung cấp rác thải này. Hàng năm số lượng chai lọ bằng nhựa đã từng sử dụng để chứa đựng (sữa, đồ uống nhẹ, dầu gội đầu, thuốc tẩy) được tái sinh đã góp phần làm cho lợi nhuận của nước Mỹ tăng thêm 1,45 tỷ bảng Anh vào năm 1998, tức tăng 7% tương đương với 89 triệu bảng Anh so với việc tái sinh ở những năm trước. Từ năm 1990 số chai lọ được đem tái sinh tăng 6 lần. Tái sinh từ chai PET hay HDPE luôn luôn tăng và mức độ tăng hàng năm là 23,5%. Tái sinh chai PET có một mức độ tăng trưởng rất cao trong suốt 1998 tăng 9% tức là từ 61 triệu bảng Anh tăng đến 71 triệu bảng Anh, các chai PET tái sinh này thường được dùng chứa đựng thức uống nhẹ, nước, các loại salad và hiện nay mức độ tăng trưởng là 24,4%. Loại chai lọ có số lượng lớn nhất được tái sinh là HDPE, chúng mang lại gần 734 triệu bảng Anh và chiếm hơn 50% tất cả các chai được tái sinh trong năm 1998. Các chai HDPE, thường được dùng đựng sữa, thuốc tẩy, dầu gội mức tăng trưởng hiện tại được đánh giá là 25,2%. PET và HDPE chiếm hơn 99% của 1,45 tỷ bảng Anh thu được từ việc tái sinh và chiếm hơn 98% việc sản xuất năm 1998. Hiện tại có khoảng 1859 doanh nghiệp cam kết sẽ xử lý các rác thải từ nhựa bằng cách thu gom thành các kiện hàng để đưa đến nơi tái sinh chúng. Thị trường cho nhựa tái sinh thì sẽ ổn định trong nhiều vùng và sẽ mở rộng ra nhiều vùng khác. Hội đồng chất dẻo Mỹ mới đây đã cập nhật vào quyển sách những sản phẩm nhựa có nguồn gốc từ nhựa tái sinh với hơn 1.300 sản phẩm nhựa sử dụng nhựa tái sinh. Thị trường chính cho những chai PET tái sinh tiếp tục là những sợi phíp cho thảm và những hàng dệt. Trong khi đó thị trường chính cho HDPE là những chai. Việc tái sinh nhựa đã trở thành một nền công nghệ quốc gia mặc dù sự phát triển của nó vẫn phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn về đảm bảo vệ sinh an toàn đối với những sản phẩm nhựa được chế tạo từ nhựa tái sinh khi con người sử dụng nó (bỡi vì nhựa đem đi tái sinh có thể trước đó đựng chất độc, chất gây ô nhiễm…). Tuy nhiên nhiều công ty đã nắm bắt và cải tiến cho ra những nguyên liệu nhựa tái sinh đảm bảo an toàn phù hợp với khách hàng.[2] Quy trình tái chế của hãng APC ( Mỹ) Quy trình tái chế này hướng tới việc tái sinh nhằm biến đổi từ nhựa phế liệu thành hạt nhựa, những hạt nhựa tái chế này đưa vào quá trình sản xuất đề tạo thành sản phẩm mới. Hạn chế của việc tái chế này phụ thuộc vào độ sạch của nguyên liệu trước khi thực hiện quá trình tái chế và thị trường tiêu thụ các sản phẩm được làm từ nhựa tái chế. Các bước thực hiện quy trình Bước thu gom Đầu tiên nhựa được thu hồi từ các nguồn chất thải. Chất thải nhựa được thu gom tại điểm thu hồi hoặc tại các thùng rác công cộng chỉ định. Bước phân loại các chất thải có khả năng tái sinh Đây là bước sau thu gom và là bước trước tái chế. Tại đây, chất dẻo cùng với các thứ khác có khả năng tái sinh được đưa tới máy MRF (Material Recovery Facility). Khi đó hỗn hợp nhựa này được phân loại theo từng loại nhựa. Công việc này được làm bằng máy hay bằng tay. Những loại nhựa đã được phân loại được đóng thành kiện riêng biệt và đưa tới nhà máy tái chế. Tại nhà máy tái chế Nơi tái chế nhận những kiện nhựa đã được phân loại riêng biệt đó và tiến hành công việc xử lý trong những thiết bị chuyên dụng. Khi tiến hành công việc tái chế, những kiện nhựa này được đưa vào máy “Bale Breaker”, đây là thiết bị phá rời những kiện nhựa bị nén lại thành những dòng vật liệu rời. Bước sàng sơ bộ để lọc bỏ bớt tạp chất Nguyên liệu nhựa khi đó được di chuyển ngang qua máy Shaker Screen. Đây là loại sàng chuyên dụng để loại bỏ ra ngoài những mảnh nhỏ vô giá trị và dơ bẩn thông qua môt miệng phễu. Đây là bước đầu tiên loại bỏ chất bẩn. Tiếp tục quy trình khối vật liệu được chuyển sang hệ thống làm sạch. Một số hệ thống sử dụng nước ấm và làm sạch. Một số khác sử dụng nước nóng từ hoạt động của máy móc. Tại đây tạp chất cũng như các chất bẩn, nhãn mác được thải ra. Bước phân ly nhựa cần tái chế Hỗn hợp nhựa cùng với tạp chất sẽ được đưa vào bể rửa để phân ly bằng phương pháp tuyển nổi nhờ các loại nhựa khác nhau có tỷ trọng khác nhau. Hầu hết nhựa tái sinh đều dễ dàng phân ly bằng phương pháp tuyển nổi để loại bỏ tạp chất cũng như phân ly từng loại nhựa. Bước sấy khô nguyên liệu Những mảnh nhựa được làm sạch khi đó được sấy khô bằng dòng khí nóng. Thiết bị sấy này còn dùng để tách các màng mỏng, nhãn mác ra khỏi mảnh nhựa. Khi bị sấy nóng các màng mỏng, nhãn mác bong ra, khi đó chúng được cho rơi xuống ngang qua dòng không khí để cuốn đi những màng mỏng nhẹ hơn mảnh nhựa. Bước đùn, tạo hạt Khi đó những mảnh nhựa được gia nhiệt để làm chảy, được đùn qua một lưới lọc và lỗ khuôn để tạo thành dạng dây. Chúng được nhanh chóng làm nguội và đi vào máy cắt để thực hiện quá trình tạo hạt. Tạo ra các sản phẩm phục vụ. Cuối quy trình, khi hạt nhựa được tạo ra chúng sẽ được đóng gói và được mang tới nhà máy sản xuất những sản phẩm phục vụ con người. Hạt nhựa tái chế sẽ được trộn với nhựa chính phẩm để tạo ra sản phẩm mới hoặc sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm thứ cấp như màng PE thứ cấp, bao bì, tấm thảm, ống nước phục vụ nông nghiệp…[2] Quy trình của hãng APC được hiện như sau: Thu gom Phân loại các chất thải Phá rời kiện tại nhà máy Sàng sơ bộ Nghiền, rửa các nguyên liệu Phân ly nhựa cần tái chế Sấy khô nguyên liệu Đùn tạo hạt Tạo ra các SP Quy trình tái sinh nhựa của hãng NIKKO Nhựa phế thải chứa tạp chất cao su (đến 10%), kim loại, thủy tinh và các vật liệu khác được đưa vào băng tải và được phân loại sơ bộ. Các túi chứa chất thải sẽ được tự động tháo dỡ bằng hệ thống cấp liệu và được băng tải chuyển tới máy sàng để loại bỏ những tạp chất như đất, đá… Sau đó chúng được chuyển tới máy nghiền để cắt thành những miếng mỏng có kích thước khoản 5cm. Những mảnh vụn của nhựa sau khi nghiền được rửa sạch sơ bộ. Sau đó chúng được vận chuyển bằng khí động đến các thiết bị bằng không khí, ở đây sẽ loại bỏ gần 3% phế thải nặng. Sau đó nhựa được nghiền bổ sung trong máy nghiền bậc 2 và bằng dòng khí vận chuyển qua máy phân riêng từ tính với mục đích loại bỏ các kim loại còn sót. Tiếp theo phế thải nhựa được rửa lần nữa với chất hoạt động bề mặt và tẩy rửa. Sau đó chúng được đưa vào thiết bị sấy. Sau khi sấy, nhựa phế thải được đun nóng và trộn trong máy nghiền để tránh sự đóng cục rồi được cho vào máy ép để tạo hạt.[2] Quy trình tái sinh của hãng NIKKO được thực hiện qua các công đoạn như sau: Tạo sản phẩm Tạo hạt Sấy khô Bể phân ly Các loại phế thải Phân loại sơ bộ bằng tay hoặc bằng máy Sàng Nghiền, làm sạch Quy trình tái sinh bao Nylon Quy trình này tái sinh bao nylon (Poly etylen) phế thải thành ống nước phục vụ cho nông nghiệp và các đồ dùng thứ cấp cũng như bao nylon thứ cấp. Bao nylon với hàm lượng tạp chất nhỏ hơn 5% từ kho nguyên liệu được đưa đi phân loại để tách các tạp chất. Các mảnh và cục nylon sau khi chọn lọc được nghiền trong máy nghiền dao ướt hoặc khô cho đến khi thu được khối tơi xốp có kích thước hạt từ 2-9mm, sau đó được rửa trong máy rửa vít tải hay máy giặt (trường hợp nghiền khô). Rửa được tiến hành bằng các hỗn hợp tẩy rửa đặc biệt. Khối vật liệu sau khi vắt khô có độ ẩm 10-15% được khử nước triệt để trong máy sấy bằng không khí 65-750C trong vòng 30-60 phút. Sau khi sấy, khối vật liệu có độ ẩm < 0,2% được nhập vào máy ép đùn và tạo hạt. Trong máy ép, Polyetylen được ép chặt qua lướl lọc và lỗ Nguyên liệu nhựa tái chế Nghiền, sàng Bể rửa Bể phân loại vật liệu Tách nước ly tâm Máy đùn Máy tạo hạt Bán cho nhà chế biến Tạo ra đồ dùng Sấy khuôn trở thành dạng dây, rồi được kéo qua bể nước để làm nguội ( nhiệt độ giảm xuống 35-40 0C) và vào máy tạo hạt. Ở đây, các dây sẽ bị cắt thành các hạt có chiều dài 3÷6mm sau đó đi vào máy sàng rung, tại đây độ ẩm của hạt giảm xuống < 0,2% nhờ dòng không khí nóng 800C được thổi vào. Các hạt này được cho vào máy trộn với các hạt polyetylen chính phẩm theo tỉ lệ 6:4. Đó là tỉ lệ tối ưu bảo đảm tính ổn định của quá trình sản xuất bao nylon thứ cấp. Trong khi trộn có thể thêm bột màu. Hỗn hợp thu được được chế biến bằng phương pháp đùn ép thành tấm nylon có chiều dày từ 80-200µm. Nylon được thu ở dạng cuộn được chứa vào kho. Giá thành của bao nylon thứ cấp thấp hơn bao nylon từ nguyên liệu chính.[2] 3.2.2. Tại Việt Nam Ở nước ta các sản phẩm chất dẻo bắt đầu thâm nhập vào cuộc sống từ những năm 1960. Một số vật dụng gia đình trước đây được chế tạo từ tre nứa, sợi tự nhiên, bao gói thực phẩm bằng lá cây, giấy… lần lược thay thế bằng nhựa. Vật liệu nhựa đã góp phần nâng cao mức độ văn minh của cuộc sống nhưng cũng đặt ra không ít vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Cùng với sự phát triển, nghành công nghiệp nhựa đã tạo ra chất thải nhựa rất khó phân hủy, chúng đã tác động xấu đến môi trường sống. Chất thải của nghành nhựa chiếm một tỷ lệ lớn trong số các chất thải nói chung được tạo ra. Mặc dù ở nước ta tỷ lệ sử dụng nhựa tổng hợp tăng lên nhiều so với các vật liệu truyền thống khác nhưng chưa hình thành một chính sách hoặc phương pháp tổ chức trong việc xử lý tái sinh nhựa thích hợp. Hiện trạng công nghệ tái sinh tại các cơ sở sản xuất của Việt Nam có thể phân thành 3 dạng: Phế liệu nhựa từ quá trình sản xuất 3.2.2.1. Nguyên liệu là các phế liệu của quá trình sản xuất của cơ sở tái sinh. Trộn với nhựa nguyên sinh để sản xuất Đối với các công ty sản xuất sản phẩm như : Nhựa Đông Phương, Đại Đồng Tiến, Long Thành… Quy trình công nghệ tái sinh nhựa có thể tóm tắt như trên sơ đồ hình bên. Các phế phẩm của quá trình sản xuất như : các sản phẩm khuyết tật, nhựa dư thừa từ cuống phun, miệng phun… được lựa chọn thủ công và chặt nhỏ bớt ( nếu có kích thước lớn), sau đó được đưa tới máy nghiền để nghiền thành những mảnh nhựa nhỏ. Sau khi qua máy nghiền các miếng nhựa nhỏ được chuyển đến máy thổi làm sạch các bụi nhựa, sau đó các mảnh nhựa nhỏ được trộn trực tiếp với nhựa nguyên chất để tạo ra sản phẩm[3] Phân loại nhựa thủ công và chặt nhỏ bớt Nghiền thành các mảnh nhỏ ( máy nghiền) Thổi sạch bụi nhựa bằng máy thổi 3.2.2.2. Nguyên liệu là các phế liệu phế phẩm của quá trình sản xuất thu gom: Đối với các cơ sở sản xuất không có thiết bị tái chế nhựa phế liệu phế phẩm của quá trình sản xuất thì chúng được bán cho những người thu mua hoặc các cơ sở tái chế. Tại các cơ sở tái chế này nhựa phế liệu sản xuất được phân loại và chặt nhỏ bớt (nếu cần), sau đó được làm sạch sơ bộ và phơi khô. Tiếp theo nhựa phế liệu sản xuất được đưa qua các máy nghiền để nghiền nhỏ, các bể tẩy rửa làm sạch, ly tâm và phơi khô để loại trừ nước cho các mảnh nhựa nhỏ. Sau đó các mảnh nhựa được đưa qua máy đùn tạo sợi nguyên liệu tái sinh và cuối cùng cho các nhà máy sản xuất. Đùn tạo sợi nguyên liệu tái sinh Sơ đồ quy trình công nghệ và thiết bị tái sinh nhựa phế liệu phế phẩm của quá trình sản xuất dạng thu gom được trình bày bằng sơ đồ sau: Phế liệu nhựa từ quá trình sản xuất Tẩy rửa, ly tâm và phơi khô Nghiền thành các mảnh nhỏ (máy nghiền) Phân loại, chặt nhỏ và làm sạch sơ bộ Cắt tạo hạt nguyên liệu tái sinh Thành phẩm hạt nhựa tái sinh 3.2.2.3. Nguyên liệu là từ các phế liệu thu gom sau sử dụng Ở nước ta công việc thu gom, tái sinh nhựa sau sử dụng chủ yếu được thực hiện bỡi các cơ sở tư nhân. Quy trình công nghệ tái sinh nguyên liệu nhựa được thu gom sau sử dụng được tổng hợp như trên sơ đồ hình bên. Đầu tiên, một cơ sở tư nhân đảm trách việc thu gom phế liệu sau sử dụng từ những người mua phế liệu, sau đó họ tiến hành làm sạch sơ bộ và phân loại thành các loại nhựa khác nhau, sau đó nhựa tái sinh được chặt thành từng mảnh tương đối nhỏ rồi đem bán cho những cơ sở đảm trách công đoạn xử lý tiếp theo – công đoạn đầu của quá trình tái sinh nhựa. Tại các cơ sở tái sinh thuộc công đoạn này, các mảnh nhựa được rửa sạch thủ công và được đưa vào máy nghiền nước để có được những mảnh nhựa nhỏ. Sau khi qua máy nghiền nước các mảnh nhựa nhỏ được đưa tới các bể tẩy rửa làm sạch, sau đó ly tâm và phơi khô loại trừ nước và được đóng bao, bán cho các cơ sở tái sinh khác để thực hiện các công đoạn cuối cùng của quá trình tái sinh nhựa sau sử dụng. Tại các cơ sở tái sinh thuộc công đoạn cuối, nhựa tái sinh được đưa qua máy đùn tạo sợi nhựa tái sinh rồi được làm nguội nhanh và đưa tới máy cắt tạo hạt nhựa tái sinh để có được thành phẩm hạt nhựa tái sinh phục vụ chcác cơ sở sản xuất nhựa. Nhận xét: các dây chuyền công nghệ ở Việt Nam đặc biệt là trường hợp tái sinh nhựa thu gom sau sử dụng đều tồn tại các hạn chế là rời rạc, thiếu hệ thống: việc xử lý, phân loại và làm sạch đều chưa bảo đảm nên chất lượng nhựa tái sinh còn thấp ( nhựa hay bị đứt ngay sau máy đùn tạo sợi nhựa tái sinh), độ tin cậy sử dụng nhựa tái sinh trong sản xuất chưa cao. Thu gom phế liệu nhựa sau sử dụng Phân loại thủ công các loại nhựa khác nhau để tái sinh Chặt thành những mảnh tương đối nhỏ Rửa thủ công và nghiền nước thành những mảnh nhựa nhỏ Tẩy rửa, ly tâm và phơi khô Đùn ép sợi nguyên liệu tái sinh Cắt tạo hạt nguyên liệu tái sinh Thành phẩm hạt nhựa tái sinh CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH (ALTA) —&– 4.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 4.1.1. Giới thiệu công ty Công Ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình (ALTA) được thành lập và đăng ký kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1989. Đến nay, với nỗ lực vượt khó của cộng đồng Công ty, ALTA đã phát triển nhanh chóng và tự hào trở thành Công ty cổ phần đầu tiên của Ngành Văn hóa & Thông tin Việt Nam, sản phẩm của công ty ALTA được cam kết về chất lượng “ISO 9001:2000”. Công ty ALTA đã đạt được giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”. ALTA hoạt động đa nghành trên các lĩnh vực bao gồm: sản xuất–kinh doanh và xuất nhập khẩu: ngành in–ngành nhựa-ngành bao bì–ngành giấy-ngành hóa chất, phát hành phim, băng đĩa nhạc, sách và hoạt động xuất bản phẩm…. Cung ứng dịch vụ Công Nghệ Thông Tin, Điện tử, Quảng cáo đa phương tiện.. và các hoạt động đầu tư tài chính khác. Ngoài trụ sở đặt tại khu công nghiệp Tân Bình gồm xí nghiệp giấy ALTA, xí nghiệp nhựa composite, xí nghiệp sản xuất sản phẩm hợp chất, xí nghiệp bao bì nhựa, công ty còn có các đơn vị trực thuộc gồm: Trung tâm sản xuất và phát hành băng đĩa nhạc Trùng Dương, trung tâm chế bản kỹ thuật in, xí nghiệp in tổng hợp, trung tâm phát triển sản phẩm Alta, xí nghiệp bao bì cao cấp. Qua hơn 8 năm hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, AlTA đã có sự phát triển cả về lượng lẫn chất, hoạt động kinh doanh đa ngành trên các lĩnh vực, doanh thu của công ty không ngừng tăng tưởng. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực in ấn và bao bì nhựa, có hệ thống thiết bị được đầu tư hoàn chỉnh, đội ngũ nhân viên nhiều tâm huyết, nhiệt tình, có khách hàng ổn định và thị trường nhiều tiềm năng, ALTA có cơ sở vững chắc cho việc gia tăng sản lượng và bảo đảm tỷ lệ tăng trưởng theo xu hướng của thị trường trong tương lai. Tuy nhiên công ty cũng gặp phải khó khăn trong kinh doanh do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao hơn cùng kỳ khoảng 15-30%, cạnh tranh ngày càng gia tăng do sự ra đời của nhiều nhà in tư nhân và vấn đề chuyển dịch lao động cũng gây khó khăn cho công ty trong vấn đề nhân sự. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần đây nhất. Bảng 4. Thống kê sản phẩm và doanh thu của công ty STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 % tăng giảm 6 tháng năm 2006 1 Tổng giá trị sản phẩm 133.382.828.008 131.490.408.744 -1,42% 135.367.761.261 2 Doanh thu thuần 160.785.378.973 164.845.780.860 2,53% 69.304.792.688 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2.340.095.957 2.543.536.218 8,69% 1.580.751.061 4 Lợi nhuận khác 212.146.782 599.745.774 182,70% 326.795.524 5 Lợi nhuận trước thuế 2.552.242.739 3.143.281.992 23,16% 1.907.546.585 6 Lợi nhuận sau thuế 2.552.242.739 3.143.281.992 23,16% 1.716.791.927 7 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức (%) 52,30% 50,95% -2,58% - 4.1.2. Sản phẩm của công ty. 4.1.2.1.Bao bì nhựa Xí nghiệp bao bì Nhựa xuất khẩu ALTA là một đơn vị thành viên được đầu tư hoàn hảo nhất theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu thổi, in, cắt, dán và hoàn tất sản phẩm. Hoạt động của xí nghiệp Sản xuất các loại bao bì PE đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ 8mm trở lên với những sắc màu, hình thức, mẫu mã đa dạng, túi phẳng và túi cuộn in đến 6 màu. Kinh doanh các nguyên vật liệu ngành nhựa như : HDPE, HHDPE, LDPE, LLDPE,… Sản phẩm mới: “Sản phẩm bao bì nhựa tự phân hủy” lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam được sản xuất theo công nghệ sinh học hiện đại của Canada. Sử dụng bao bì nhựa tự phân hủy thuận tiện cho việc tái chế chất thải và mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, đảm bảo lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng và cho cả cộng đồng. Thị trường xuất khẩu của xí nghiệp: châu Âu ( Ý, Hà Lan, Đức, Anh, Bỉ); châu Úc ( New Zealand, Australia); châu Á ( Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản); châu Mỹ ( USA, Canada) Kế hoạch tương lai của xí nghiệp: nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng dự án, mở rộng qui mô xí nghiệp, đạt năng suất 1000 tấn/ tháng 4.1.2.2.Hạt màu nhựa Hạt màu chủ (Masterbatches) là nguyên liệu dạng hạt dùng trong ngành công nghiệp nhựa. Hạt nhựa màu Alta (Alta Masterbatches) được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Singapore được chế tạo thay thế việc sử dụng bột màu (Pigment) nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường sản nâng cao chất lượng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần vào sự phát triển của ngành nhựa Việt Nam. Alta Mastrebatches chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Asean (70%), thị trường nội địa (30%) cho các công ty sản xuất bao bì nhựa thay thế hàng ngoại nhập 4.1.2.3. Nguyên liệu Composite Xí nghiệp nhựa Composite ALTA là nhà cung cấp Resin cho các loại Plastics gia cường đầu tiên ở Việt Nam. Với công nghệ hiện đại, trang thiết bị và dây chuyền sản xuất mới hoàn hảo, ALTA Composite Resin với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ cung cấp và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm có chất lượng cao nhất. Hoạt động của công ty là sản xuất các loại sản phẩm như : Polyester Resin, Author Resin, Vinil ester Resin, Isophthalic Resin, Casting Resin. Gel Coat, Laminating Resin và loại Resin Polyester chống ăn mòn,… Với các đặc tính bền, chịu được mài mòn, chịu nhiệt nóng, chịu được va đập cao, đặc tính thẩm mỹ,.. các loại Composite Resin được sử dụng đa dạng trong các ngành như : Công nghiệp: ống dẫn, cáp điện, thùng chứa hóa chất Kiến trúc: thang, các vật dụng trang trí nội thất, khung cửa, polymer concrete,… Hàng hải: các thân tàu, tàu lặn, ván lướt Giao thông: tấm xe tải, ghế ngồi, sườn xe,… Dân dụng: bồn tắm, cần câu, chậu, tượng, nút,… Composite Resin được bán trực ._. loại và thu gom bao bì phế để tái chế trở lại x Thực hiện đơn giản 38.Tận dụng lại hỗn hợp nhựa phế sau đùn và sau ó x Đơn giản 39. Thu hồi lượng nước giải nhiệt tận dụng để tưới cây hạn chế được lượng nước cấp x Cần mua và bố trí thêm các bồn chứa và làm nguội 40.Tái sử dụng lại sợi nhựa phế sau đùn và ó x Đơn giản 41.Thu hồi hạt màu rơi vãi bằng cách trải tấm nhựa ngay họng máy cắt và bao chứa nguyên liệu x Đơn giản IV. Cải Tiến Thiết Bị 42. Thay dao cắt sợi đùn và ó mới x Máy chưa hư nhiều, chỉ cần bảo dưỡng thường xuyên 43. Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị khuấy trộn x Dễ thực hiện 44.Thiết kế miệng máng nhận nguyên liệu có nắp đậy x Đơn giản 45. Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị cắt sợi của máy ó và máy đùn x Dễ thực hiện 46.Thiết kế máng đựng mực in lớn hơn đề thu hồi lượng mựa in sử dụng và hạn chế mựa in rơi vãi x Dễ thực hiện 47.Thay dao cắt bao bì mới x Máy chưa hư nhiều, chỉ cần bảo dưỡng thường xuyên 48. Định kỳ bảo dưỡng máy cắt x Dễ thực hiện 49. Cải tiến và bảo trì các thiết bị dập quai x Dễ thực hiện 50. Bảo trì máy đùn làm kín khoảng cách giữa máy đùn với thân máy x Có thể thử nghiệm áp dụng ngay 51.Thiết kế máng đựng nguyên liệu của máy đùn có gờ ra ngoài để giữ hạt nhựa tốt hơn x Có thể xem xét áp dụng ngay 52.Lắp bảo ôn cho thân máy đùn bằng một lớp bông gốm cách nhiệt Ceramic hạn chế thất thoát nhiệt x Thực hiện đơn giản, hạn chế thất thoát nhiệt cao 53. Cải tiến và bảo trì thiết bị lưới của máy đùn và lưới máy ó x Cần phải thực hiện thử nghiệm 54.Thiết kế một ống dẫn giữa họng máy cắt và bao đựng hạt màu chủ x Đơn giản 55.Thiết kế hệ thống nhận liệu và tháo liệu liên tục x Phân tích thêm 56. Bảo trì máy ó làm kín khoảng cách giữa máy ó với thân máy x Có thể thử nghiệm áp dụng ngay 57.Thay các van nước bị hỏng x Dễ thực hiện 58. Lắp van khóa tại các vòi nước chưa có van x Dễ thực hịện 59. Lắp bảo ôn cho thân máy ó bằng một lớp bông gốm cách nhiệt Ceramic hạn chế thất thoát nhiệt x Thực hiện đơn giản, hạn chế thất thoát nhiệt cao 60.Tận dụng quang thông hắt lên trần của các bóng đèn huỳnh quang bằng các ballast điện tử x Đầu tư ít, tiết kiệm năng lượng cao 61. Loại bỏ dao động áp suất và chế độ không tải bằng cách sử dụng bộ điều chỉnh tốc độ động cơ (biến tần) nhằm mục đích loại bỏ thời gian hoạt động không tải, ổn định áp suất cung cấp x Tiết kiệm năng lượng lớn 62. Đối với máy ó sử dụng động cơ 30KW loại 8 cục-735 vòng/phút và một động cơ VSD tương đương để điều chỉnh tốc độ x Tiết kiệm năng lượng lớn 63. Đối với máy thổi sử dụng động cơ 7.5KW loại725 vòng/phút và một động cơ VSD tương đương để điều chỉnh tốc độ x Tiết kiệm năng lượng lớn V. Công Nghệ Mới 64. Thay máy cắt sợi mới x Chi phí cao 65.Thay thế các ballast sắt từ có hiệu suất năng lượng kém trong các bộ đèn huỳnh quang bằng các ballast điện tử x Chi phí thấp, năng lượng tiết kiệm lớn Bảng 11. Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH STT Nhóm giải pháp Phân loại các giải pháp Tổng số Tỷ lệ % Thực hiện ngay Phân tích thêm Loại bỏ 1 Quản lý nội vi 15 3 1 18 29,6 2 Kiểm soát tốt quá trình 9 3 1 12 19,7 3 Tận Thu, Tái Sử Dụng Tại Chỗ 8 1 0 9 14,7 4 Cải Tiến Thiết Bị 18 2 2 20 32,7 5 Công Nghệ Mới 1 1 0 2 3,3 6 Tổng 51 10 4 61 100 5.5.2.Nghiên cứu khả thi của các giải pháp cần phân tích thêm Sau khi các giải pháp SXSH được đề xuất, sẽ được tiến hành sàng lọc và lựa chọn các giải pháp dễ thực hiện, để lên kế hoạch thực hiện ngay. Một số giải pháp SXSH cần phải đầu tư nhiều hay thử nghiệm trước khi áp dụng, thì cần được phân tích thêm về các lợi ích kinh tế, kỹ thuật và môi trường để lựa chọn các giải pháp khả thi nhất thực hiện tiếp theo sau khi đã thực hiện các giải pháp SXSH đơn giản. Các giải pháp SXSH cần phân tích thêm tổng cộng có 10 giải pháp. Tuy nhiên do thời gian làm luận văn giới hạn và sự hạn chế về kiến thức liên quan đến các máy móc thiết bị mới trong ngành bao bì nhựa của tác giả, nên luận văn chỉ phân tích tính khả thi của một vài giải pháp cần phân tích thêm và các giải pháp cần lắp đặt thay thế thiết bị. Cách phân tích cụ thể như sau: 5.5.2.1.Nghiên cứu khả thi của giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả Mô tả giải pháp Do vậy cần phân tích giải pháp là sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả bằng cách thay thế các bóng đèn cao áp bằng các bóng đèn compact công suất lớn; tiến hành thay thế các bóng đèn huỳnh quang T10-40W bằng các bóng đèn huỳnh quang T8-36W với chấn lưu điện tử; thay thế ballast sắt từ có hiệu suất năng lượng kém bằng các ballast điên tử; tận dụng quang thông hắt lên trần nhà bằng cách đặt các máng inox phản quang. Tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về kinh tế của giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả Đối với các bóng đèn cao áp Bảng dưới đây tính toán hiệu quả của việc thay bộ đèn cao áp bằng đèn compact: Bảng 12. Phân tích lợi ích của việc thay thế đèn cao áp STT Chỉ tiêu Cao áp Compact 1 Công suất điện tiêu thụ(W) 250 50 2 Số giờ sử dụng trong ngày(giờ) 20 20 3 Số ngày sử dụng trong năm 330 330 4 Số lượng đèn 16 32 5 Điện năng tiêu thụ trong 1 năm (kWh/năm) 26.400 10.560 6 Lượng điện tiết kiệm được (kWh/năm) - 15.840 7 Giá điện bình quân (đồng/kWh) 944 944{1} 8 Tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm (triệu đồng) - 14,952 9 Giá tiền bộ đèn (nghìn đồng) - 85{2} 10 Tổng chi phí đầu tư (triện đồng) - 2,72 Thời gian hoàn vốn (tháng) - 2,18 {1} Giá điện trung bình trong thời điểm sử dụng {2}Chưa bao gồm máng phản quang và đuôi đèn Như vậy với đề xuất thay thế toàn bộ bóng đèn cao áp 250W đang hiện hữu trong xí nghiệp bằng bóng đèn compact 50W thì công ty đã tiết kiệm đước 15.840 kWh/năm với thời gian hoàn vốn là 2.18 tháng. Đối với đèn huỳnh quang T10-40 Bảng 13. Phân tích lợi ích từ việc thay thế bóng đèn huỳnh quang T10-40 bằng đèn huỳnh quang T8-36 STT Chỉ tiêu T10+chấn lưu sắt từ T8 + chấn lưu điện tử 1 Công suất điện tiêu thụ(W) 104 70 2 Số giờ sử dụng trong ngày(giờ) 20 20 3 Số ngày sử dụng trong năm 330 330 4 Số lượng đèn 94 94 5 Điện năng tiêu thụ trong 1 năm (kWh/năm) 64.522 43.428 6 Lượng điện tiết kiệm được (kWh/năm) - 21.094 7 Giá điện bình quân (đồng/kWh) 944 944 8 Tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm (triệu đồng) - 19,91 9 Giá tiền bộ đèn (nghìn đồng) - 120 10 Tổng chi phí đầu tư (triện đồng) - 11,28 Thời gian hoàn vốn (tháng) - 6,8 Với đề xuất thay thế toàn bộ bóng đèn huỳnh quang T10-40W bằng bóng đèn huỳnh quang T8-38W thì công ty đã tiết kiệm được 21.094 (kWh/năm) và tiền tiết kiệm là 19,91(triệu đồng/năm) thời gian hoàn vốn là 6,8 tháng Như vậy giải pháp hoàn toàn khả thi vềmặt kinh tế Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 36.9434 (kWh/năm), giảm lượng khí thải do sản xuất điện Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt môi trường. 5.5.2.2.Nghiên cứu khả thi của giải pháp cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt các máy ó và máy đùn. Mô tả giải pháp Do vậy để giảm bớt chi phí điện năng, giảm thời gian mở máy và giảm lượng nhiệt bức xạ ra môi trường xung quanh nên cách nhiệt phần thân máy đùn và máy ó bằng lớp bông gốm cách nhiệt ceramic. Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp cách nhiệt(bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn Để giúp xí nghiệp tiết kiệm được khoảng 76 kWh trong một ngày sản xuất tương đương với 25.090 kWh và số tiền tiết kiệm được là 23,7 triệu đồng/năm. Với chi phí đầu tư khoảng 4,5 triệu đồng. Như vậy, thời gian hoàn vốn là 2,3 tháng. Bảng 14. Phân tích chi phí-lợi ích của việc bảo ôn các máy đùn và máy ó Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 25.090 23,7 4,5 2,3 Bên cạch đó nếu giảm được lượng nhiệt phát sinh ra ngoài môi trướng thì môi trường làm việc của công nhân cũng được cải thiện, hạn chế lượng quạt gió sử dụng, hiệu suất làm việc của công nhân tăng lên. Như vậy giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế Phân tích tính khả thi về mặt môi trường của giải pháp cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 25.090(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp khả thi về mặt môi trường. 5.5.2.3.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí Mô tả giải pháp Để loại bỏ dao động áp suất và sự chạy không tải nên lắp một bộ điều chỉnh tốc độ động cơ VSD (biến tần) Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí Với đề xuất này cần sử dụng một biến tần với công suất 45kW, với chi phí đầu tư là 50 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 246 kWh/ngày tức là 87120 kWh/năm tương ứng 82,2 triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 7,3 tháng. Bảng 15. Phân tích lợi ích-chi phí cho việc lắp VSD cho động cơ máy nén khí Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 87.120 82,2 50 7,3 Bên cạnh đó áp lực cung cấp khí ổn định, chât lượng sản phẩm sẽ đồng đều hơn lượng bao bì phế giảm thì lượng điện tiêu thụ cũng giảm theo. Giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy nén khí Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 87.120(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện và giảm được lượng nhiệt bức xạ ra môi trường dẫn đến cải thiện môi trường làm việc của công nhân vận hành Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp hoàn toàn khả thi về mặt môi trường 5.5.2.4.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó Mô tả giải pháp Giải pháp là thay thế là sử dụng một động cơ 30 kW loại 8 cục-735 vòng/phút và một VSD tương đương để điều khiển tốc độ Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó Với đề xuất này cần sử dụng một biến tần với công suất 30kW, với chi phí đầu tư là 33 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 86 kWh/ngày tức là 22520 kWh/năm tương ứng 20,1 triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 20 tháng. Bảng 16. Phân tích lợi ích-chi phí cho việc lắp VSD cho động cơ máy ó Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 22.520 20,1 33 20 Giải pháp có thời gian hoàn vốn lâu nên cần xem xét lại tính khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy ó Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 22.520(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Giải pháp khả thi về mặt môi trường 5.5.2.5.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Mô tả giải pháp Giải pháp là thay thế là sử dụng một động cơ 7,5 kW có tốc độ định mức 725 vòng/phút và một VSD tương đương để điều khiển tốc độ Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản,không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Với đề xuất này cần sử dụng một biến tần với công suất 7,5kW, với chi phí đầu tư là 10,5 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 44 kWh/ngày tức là 13860 kWh/năm tương ứng 13triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 10 tháng. Bảng 17. Phân tích lợi ích- chi phí cho việc lắp VSD cho động cơ máy thổi Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồn vốn (tháng) 13.860 13 10,5 10 Giải pháp hoàn toàn có tính khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 13.860(kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp khả thi về mặt môi trường 5.5.2.6.Nghiên cứu khả thi của giải pháp lắp 20 đồng hồ đo lượng điện tiêu thụ cho 20 máy thổi với giả sử lượng điện tiêu thụ giảm 10% Mô tả giải pháp Xưởng nhựa và văn phòng chiếm 40,3% công suất tiêu thụ toàn công ty, công suất tiêu thụ là 4542 kWh/ngày, trong đó 20 máy 20 thổi là 2000kWh/ngày. Giải pháp đặt ra là lắp đặt 20 đồng hồ theo dõi điện cho 20 máy thổi để có biện pháp quản lý lượng điện năng tiêu thụ hiệu quả hơn. Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của giải pháp lắp 20 đồng hồ đo lượng điện tiêu thụ cho 20 máy thổi - Các yêu cầu về lắp đặt đơn giản, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Không ảnh hưởng đến công suất sản xuất - Không tốn diện tích lắp đặt - Không làm gián đoạn quá trình sản xuất - Thời gian lắp đặt nhanh chóng, có thể lắp đặt vào ngày nghỉ trong tuần hoặc ca nào mà công nhân nghỉ làm việc - Tận dụng nhân lực hiện có của công ty - Không ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn lao động Giải pháp trên hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế cuả giải pháp lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi Với đề xuất này cần sử dụng 20 đồng hồ đo lượng điện tiêu thụ, với chi phí đầu tư là 10 triệu đồng,lượng điện tiết kiệm là 200 kWh/ngày tức là 66.000 kWh/năm tương ứng 62,3triệu đồng/năm. Thời gian thu hồi vốn là 2 tháng. Bảng 18. Phân tích lợi ích- chi phí cho việc lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi Năng lượng tiết kiệm (kWh/năm) Tiết kiệm (triệu đồng/năm) Đầu tư (triệu đồng) Thời gian thu hồi vốn (tháng) 66.000 62,3 10 2 Giải pháp hoàn toàn có tính khả thi về mặt kinh tế. Phân tích tính khả thi về mặt môi trường cuả giải pháp lắp VSD cho động cơ máy thổi Lợi ích: Giảm lượng điện năng tiêu thụ mỗi năm là 66.000 (kWh/năm) dẫn đến giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do sản xuất điện. Trở ngại: Tốn thời gian lắp đặt mới thiết bị nhưng thực hiện vào ngày nghỉ nên không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất Giải pháp khả thi về mặt môi trường 5.5.3. Tổng lợi ích sau khi áp dụng các giải pháp phân tích thêm Bảng 19. Tổng kết các lợi ích sau khi áp dụng các giải pháp phân tích thêm Các giải pháp phân tích thêm Các lợi ích ước tính sau khi áp dụng Chi phí thực hiện ước tính Thời gian hoàn vốn Kỹ thuật Kinh tế Môi trường 1. Sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả - Thay thế bóng đèn cao áp bằng bóng đèn compact công suất lớn - Thay bóng đèn huỳnh quang T10-40 bằng T8-36 với chấn lưu đđiện tử. - Đối với bóng đèn cao áp tiết kiệm được 14,952 triệu/năm - Đối với bóng đèn huỳnh quang T10-40 tiết kiệm được 19,91 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 36.9434(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên - Với bóng đèn cao áp 2,72 triệu đồng - Với bóng đèn huỳnh quang T10-40 đđầu tư 11,28 triệu đồng - 2,18 tháng - 6,8 tháng 2.Cách nhiệt (bảo ôn) bộ phận gia nhiệt của máy ó và máy đùn Cách nhiệt (bảo ôn) phần thân máy đùn và máy ó bằng một lớp bông gốm cách nhiệt ceramic 23,7 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 25.090(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên. Bên cạnh đó khi giảm được lượng nhiệt phát sinh ra môi trường thì môi trường làm việc của công nhân được cải thiện hơn. Đầu tư 4,5 triệu đồng 2,3 tháng 3.Lắp VSD cho động cơ máy nén khí Lắp đặt VSD cho động cơ máy nén khí 82,2 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 87.120(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 50 triệu đồng 7,3 tháng 4. Lắp VSD cho động cơ máy ó Sử dụng một động cơ 30 kW loại 8 cục-375 vòng/phút và một VSD tương đương để điểu chỉnh tốc độ 20,1 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 22520(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 33 triệu đồng 20 tháng 5. Lắp VSD cho động cơ máy thổi Thay điều chỉnh tốc độ từ VS sang VSD ở một máy thổi 13 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 13.860(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 10,5 triệu đồng 10 tháng 6.Lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi với giả sử lượng điện tiêu thụ giảm 10% Lắp đặt 20 đồng hồ 62,3 triệu/năm Giảm được lượng điện năng tiêu thụ là 66.000(kWh/năm) và gián tiếp giảm được lượng khí thải để sản xuất được số điện trên Đầu tư 10 triệu đồng 2 tháng 5.6.THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUAN TRẮC ĐIỆN NĂNG. Lắp 20 đồng hồ cho 20 máy thổi. Quan trắc điện năng tiêu thụ xem giờ nào điện năng tiêu thụ lớn nhất, giờ nào sản phẩm tạo ra nhiều nhất, mặt hàng nào tiêu tốn ít điện nhất. Trong thời gian đầu chúng ta chưa có mức chuẩn cho từng máy ứng với từng mặt hàng nên phải dùng định mức chuẩn của Environmental, health, and Safety Guidelines (WORLD BANK GROUP) lượng điện tiêu tốn cho 1 kg sản phẩm trong công đoạn đùn thổi là 1kWh/kg. Ta tiến hành theo các bước sau: - Cho công nhân điền lượng điện tiêu thụ vào biểu mẫu của nhà máy ( Phiếu kiểm soát công đoạn thổi) - Quản đốc phân xưởng phân tích số liệu - Phòng kế toán thống kê số liệu và xử lý số liệu (bảng 21) - Trình cho phó giám đốc tiến hành đưa ra mức chuẩn lượng điện tiêu thụ cho từng mặt hàng (bảng 22) Bảng20. Các bộ phận tham gia trong quy trình quản lý điện năng STT Bộ phận tham gia Chức vụ Vai trò 1 Công nhân sản xuất Công nhân Ghi nhận số liệu theo biểu mẫu 2 Quản đốc xí nghiệp Quản đốc Phân tích số liệu 3 Phòng kế toán Thống kê viên Xử lý số liệu 4 Phó giám đốc Phó giám đốc Tổng hợp số liệu đề ra định mức chuẩn Lắp 20 đồng hồ điện cho 20 máy thổi bao bì nhựa Đưa ra định mức tiêu thụ chuẩn cho từng máy ứng với từng mặt hàng Theo dõi điện năng tiêu thụ trong 1 tháng Ứng với máy nào thì sản phẩm tiêu tốn ít điện nhất Giờ nào lượng điện năng tiêu thụ nhỏ nhất Giờ nào lượng sản phẩm tạo ra lớn nhất Hình 11. Theo dõi điện năng với các thông số Bảng 22. Định mức chuẩn lượng điện tiêu thụ ứng với từng mặt hàng PO 1 PO 2 PO 3 … PO n T1 A kWh/kg B kWh/kg ... C kWh/kg … ... ... ... ... T20 G kWh/kg H kWh/kg ... I kWh/kg 5.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SXSH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH 5.7.1. Thông tin chung về tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Theo Ngân hàng thế giới, so với ngành Công nghiệp của các nước khác, ngành Công nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm cuối về hiệu suất sử dụng năng lượng. Kết quả khảo sát nhiều ngành Công nghiệp như nhựa, sành sứ, xi măng… gần đây cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TKNL) trong ngành Công nghiệp có thể đạt tới 20-30%. Trong khi ngành Công nghiệp Việt Nam chiếm khoảng 40% nhu cầu năng lượng, tương đương khoảng 19 triệu tấn dầu quy đổi trên năm, nếu thực hiện tốt tiết kiệm năng lượng có thể giảm bớt chi phí trong ngành đến 10.000 tỷ đồng trên năm. Trong khi đó, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng. Vì vậy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là yếu tố quan trọng trong phát triển năng lượng bền vững là biện pháp nhanh, hiệu quả và chi phí thấp nhất. Để năng lượng tăng trưởng khoảng 14%, Nhà nước phải đầu tư khoảng 8 tỷ USD. Nhưng chỉ cần dùng những giải pháp TKNL đơn giản là có thể giảm tức thời từ 10-20% nhu cầu năng lượng và tránh được nguy cơ mất cân bằng năng lượng trong tương lai. Bỡi mất cân bằng năng lượng chính là rào cản lớn nhất cho việc phát triển nền kinh tế, làm giảm sức hút đầu tư, triệt tiêu mọi khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm và cơ hội tăng GDP của nước ta trong tương lai. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi trình độ công nghệ năng lượng còn thấp, tiềm năng tiết kiệm điện là rất lớn. Do sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, chưa chú ý đến công tác quản lý năng lượng nên mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị giá trị kinh tế trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam quá cao. 5.7.2. Bài học kinh nghiệm Thông thường mỗi năm một doanh nghiệp nhựa phải trả vài trăm triệu đồng tiền điện, nếu tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, doanh thu của doanh nghiệp được lợi một số tiền không nhỏ. Với tốc độ tăng trưởng mỗi năm trên dưới 20%, chiếm 80% sản lượng cả nước, mỗi năm ngành nhựa TPHCM sử dụng một lượng điện rất lớn trong khi đó nước ta đang thiếu hụt năng lượng phải nhập khẩu. Qua quá trình nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình, rút ra được một số nhận xét sau: Môi trường của công ty Vấn đề môi trường của công ty cần nghiên cứu thêm cách thu hồi mùi phát sinh do quá trình đùn thổi và quá trình đùn, ó nhựa. Tiềm năng sản xuất sạch hơn Công ty sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại, bên cạch đó còn có một vài máy móc thiết bị cũ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Hệ thống chiếu sáng cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng. Quản lý sản xuất chưa tốt tạo ra lượng phế nhiều, lượng phế đó phải đem đi tái sinh, tái chế dẫn đến tiêu tốn điện năng và nguyên vật liệu sử dụng. Vì vậy tiềm năng SXSH lớn nhất của công ty là TKNL như: thay thế hệ thống chiếu sáng cũ bằng hệ thống chiếu sáng mới với độ sáng tương đương và tiêu tốn ít điện năng; bảo ôn các hệ thống đùn thổi giảm được lượng nhiệt thất thoát ra môi trường; lắp biến tần cho động cơ máy nén khí làm giảm dao động áp suất tiết kiệm năng lượng đồng thời khi áp suất ổn định thì chất lượng sản phẩm sẽ đồng đều hơn giảm lượng bao bì phế khi đó giảm được nguyên vật liệu tiêu thụ cũng như điện năng tiêu thụ. Thực hiện quản lý sản xuất tốt thì tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu thụ đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ cũng như chi phí nhân công. Với xí nghiệp bao bì nhựa thì tiết kiệm được nguyên vật liệu cũng như điện năng nhiều nhất là ở công đoạn đùn thổi. Với những doanh nghiệp có áp dụng ISO 9001 thì việc triển khai SXSH được thực hiện dễ dàng hơn các doanh nghiệp chưa áp dụng ISO 9001, vì lượng sản phảm trong doanh nghiệp đa dạng cộng thêm doanh nghiệp có quá nhiều máy. Khi doanh nghiệp áp dụng thành công SXSH thì tiến tới đạt được ISO 14000 dễ hơn. Mặt khác tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ làm giảm ô nhiễm môi trường hạn chế các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và làm giảm áp lực nhập khẩu năng lượng. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức công nhân về vấn đề tiết kiệm năng lượng, công nhân chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng "vào thời gian nghỉ trưa đi ra ngoài nhưng rất ít công nhân tắt đèn, tắt quạt thông gió, tắt điều hòa nơi sản xuất. Việc này chỉ có chủ doanh nghiệp làm, phải chăng việc tắt điện không mang lại lợi ích trực tiếp cho công nhân". 5.7.3. Cách thức triển khai SXSH với ngành bao bì nhựa Triển khai áp dụng SXSH là một quá trình lâu dài và tùy thuộc vào điều kiện hiện có của doanh nghiệp mà có những cách thức triển khai cụ thể khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp nhựa đều có đặc điểm chung là tiêu tốn nhiều năng lượng nên phần triển khai áp dụng SXSH đều có chung nội dung là TKNL và quản lý nội vi. Cách thức triển khai cụ thể: - Lắp biến tần - Lắp bảo ôn - Sử dụng hệ thống chiếu sáng hiệu quả - Quản lý nội vi - Tận thu tái sinh tái chế hoàn toàn các bao bì phế. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ —&– 6.1. KẾT LUẬN Sau quá trình đến và tìm hiểu thực tế về các hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng môi trường tại công ty cổ phần Văn Hóa Tân Bình, luận văn rút ra một số nhận xét sau: Công ty cổ phần Văn Hóa Tân Bình (ALTA) là một trong những doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu–năng lượng lớn, đặc biệt là nhu cầu sử dụng điện năng dao động từ 165.900-329.117kWh/tháng, ý thức quản lý và vận hành của công nhân viên chưa cao, gây nhiều thất thoát cho công ty. Với doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất bao bì nhựa thì cần quan tâm nhất là môi trường không khí (cần nghiên cứu thêm về phương pháp thu gom và xử lý mùi thải phát sinh trong công đoạn đùn thổi và ó nhựa) và lượng CTR. Dựa trên việc phân tích hiện trạng môi trường và phân tích các quy trình sản xuất, đề tài đã nghiên cứu cách thức triển khai áp dụng SXSH thích hợp với thực tế của công ty, cùng với sự phối hợp của đội SXSH tại công ty và sự hỗ trợ của các chuyên gia SXSH, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp thiết thực. Trong đó có những giải pháp cần đầu tư lớn, nhưng dựa vào kết quả phân tích tính khả thi với thời gian hoàn vốn ngắn đủ để thuyết phục công ty tiếp tục triển khai thực hịên các giải pháp SXSH đó và tiếp tục duy trì, mở rộng chương trình SXSH trên phạm vi toàn công ty. Qua việc tìm hiểu những đặc trưng ô nhiễm của ngành bao bì nhựa (gây ô nhiễm không khí và lượng chất thải rắn phát sinh lớn) và qua quá trình nghiên cứu áp dụng SXSH tại công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình, luận văn rút ra hướng đánh giá SXSH chung cho ngành bao bì nhựa là tập trung vào đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Đây là tiềm năng tiết kiệm rất lớn, đặc trưng của ngành nhựa, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và cải thiện hiện trạng môi trường (giảm lượng CTR, cải thiện môi trường không khí) cho các doanh nghiệp khi triển khai áp dụng SXSH. Bên cạnh đó khi giảm được lượng điện tiêu thụ thì làm giảm đáng kể tải lượng các chất gây hiệu ứng nhà kính và giảm gánh nặng phải nhập khẩu năng lượng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà. 6.2.KIẾN NGHỊ 6.2.1.Đối Với Ban Lãnh Đạo Công Ty Để triển khai áp dụng SXSH tại công ty đạt được nhiều thành công hơn thì ban lãnh đạo của công ty cần: Nhanh chóng triển khai và hoàn thành việc thay thế các bóng đèn Compact và các bòng đèn huỳnh quang T8-36W; lắp bảo ôn cho thân máy ó và máy đùn; lắp biến tần cho máy thổi, máy nén khí và máy ó. Tiếp tục triển khai theo dõi hệ thống quan trắc điện năng cho 20 máy thổi ứng với các mặt hàng khác nhau để nhanh chóng xác định các định mức sản xuất cho từng máy ứng với từng mặt hàng. Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH thực hiện ngay. Lên kế hoạch thực hiện các giải pháp lâu dài đã được phân tích tính khả thi. Duy trì và mở rộng chương trình SXSH trên phạm vi toàn công ty. Chọn trọng tâm đánh giá cho SXSH tiếp theo. Chủ động tiếp cận với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ nguồn vốn và nhân lực giúp công ty triển khai áp dụng SXSH hiệu quả hơn, tạo nền tảng và điều kiện tốt cho công ty tiếp cận với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 dễ dàng hơn. 6.2.2.Đối Với Các Cơ Quan Chức Năng Sự thành công của một dự án SXSH đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó sự nỗ lực của các doanh nghiệp là chủ yếu, nhưng sự hỗ trợ và khuyến khích từ phía nhà nước về nguồn vốn và nhân lực cho các doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các qui định, chính sách khuyến khích, chương trình hỗ trợ về nguồn vốn và nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp tự nguyện tham gia áp dụng SXSH ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt cần ban hành chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cụ thể cho ngành sản xuất bao bì nhựa nói riêng và cho từng ngành công nghiệp nói chung. Ngành nhựa nói chung và ngành bao bì nhựa nói riêng tiêu tốn một lượng điện năng lớn nên nhà nước cần ban hành và triển khai các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích to lớn cho đất nước. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan_thao1.doc
  • docPhc luc.doc
  • docbieu mau.doc
  • xlsBM04-PhieuThoi01-07-thaoluanchung(1).xls
  • docdanh muc.doc
  • docMUCLUC~1.DOC
  • docMUCLUC~2.DOC
  • docPHLC1~1.DOC
  • docPhuluc-mucluc.doc
  • docthao.doc
Tài liệu liên quan