ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
TRƯƠNG THỊ ĐIỂM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÂN BIOCHAR - KHOÁNG THẾ HỆ
MỚI BMT18 ĐẾN SẢN XUẤT CHÈ ẠS CH-AN TOÀN
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2014 – 2018
Thái Nguyên, năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------
77 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng phân biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè sạch - An toàn tại huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--------
TRƯƠNG THỊ ĐIỂM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG PHÂN BIOCHAR - KHOÁNG THẾ HỆ
MỚI BMT18 ĐẾN SẢN XUẤT CHÈ ẠS CH-AN TOÀN
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K46 - KHMT - N01
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua
đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc say này.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, bên cạnh những thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự
giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị, gia đình và bạn bè tôi đã vượt qua các
khó khăn ấy và hoàn thành bài khóa luận.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
tới cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường - Ban Chủ
nhiệm Khoa Môi trường - Các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên những người đã trực tiếp giảng dạy, trang
bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học đại học.
Mặc dù bản thân có nhiều có gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình
độ và kinh nghiệm song đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
sự cảm thông, đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng
góp của bạn bè để đề tài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2018
Trương Thị Điểm
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính ........... 32
Bảng 2.2: Năng suất chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính năm
2009 – 2013. .................................................................................................... 33
Bảng 2.3: Sản lượng chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính ....... 34
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam ..................... 35
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của Thái Nguyên ................... 40
năm 2012 – 2015 ............................................................................................. 40
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng .............. 47
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp (cm) ................................................................ 49
Hình 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp (cm) ................................................................ 49
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 đến đợt sinh trưởng của
giống chè ......................................................................................................... 50
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới biểu hiện một số sâu
bệnh hại trên chè ............................................................................................. 51
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân BMT 18 tới sinh trưởng đến
hàm lượng một số chất hóa học trong búp chè ............................................... 55
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng đến chất
lượng chè xanh ................................................................................................ 56
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng tổ hợp phân BMT 18 tới sinh trưởng đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................... 57
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế các công thức phân NTR1, BMT18 trên cây chè
......................................................................................................................... 58
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 tới sinh trưởng đến động
thái tăng trưởng chiều dài búp (cm) ................................................................ 49
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT : Công Thức
ĐC : Đối chứng
K2O : Kali
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KTCB : Kiến thiết cơ bản
LAI : Chỉ số diện tích lá
MN : Miền núi
N : Đạm
NLN : Nông lâm nghiệp
NXB : Nhà xuất bản
P2O5 : Lân
SP : Sản phẩm
TB : Trung Bình
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích đề tài ........................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung. ........................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. .......................................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập ............................................................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn. ....................................................................................... 4
2.1.3. Nguồn gốc của cây chè ........................................................................... 5
2.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè .............................. 6
2.1.4. Vai trò của phân khoáng đối với cây chè ................................................ 7
2.2. Thực trạng đất trồng chè trên thế giới và Việt Nam ................................ 11
2.2.1. Sự phân bố của cây chè ......................................................................... 11
2.2.2. Thực trạng đất trồng chè ở Việt Nam ................................................... 12
2.2.3. Thực trạng đất trồng chè trên thế giới ................................................... 16
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng phân bón cho cây chè ........... 18
2.3.1. Những nghiên cứu về sử dụng phân bón cho chè trên thế giới ............ 18
2.3.2. Những kết quả nghiên cứu về đất và phân bón cho chè ở Việt Nam ... 22
vi
2.4. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và việt Nam .................................... 31
2.4.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ...................................................... 31
2.4.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ...................................................... 35
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên ..................................... 37
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 41
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 41
3.1.1 Đối tượng: .............................................................................................. 41
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 41
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 42
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................. 42
3.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 42
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 45
3.3.4. Phương pháp khác ................................................................................. 45
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 46
4.1.Thành phần của phân biochar và các nghiên cứu về ứng dụng của phân
biochar ............................................................................................................. 46
4.1.1 Thành phần của phân biochar ................................................................ 46
4.1.2 Các nghiên cứu về ứng dụng của phân biochar ..................................... 46
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân BMT 18 đến sinh trưởng chè ..... 46
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân BMT 18 đến sinh trưởng thân cành chè .... 46
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng BMT 18 đến động thái tăng trưởng
chiều dài búp .................................................................................................. 48
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón BMT 18 đến lứa hái chè ..................... 50
4.3. Kết quả nghiên ức u ảnh hưởng phân BMT 18 đến mức độ sâu bệnh hại 51
4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng phân NTR1, BMT18 đến các yếu tố cấu
thành năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. ............................................ 53
4.4.1. Ảnh hưởng phân NTR1, BMT18 đến chất lượng chè .......................... 53
vii
4.3.2. Ảnh hưởng liều lượng phân BMT 18 đến năng suất chè và hiệu quả
kinh tế sử dụng phân bón ................................................................................ 57
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân hữu cơ khoáng BMT18 BMT18 do Trường Đại học Nông Lâm -
Đại học Thái Nguyên nghiên cứu và sản xuất. Phân BMT18 có hàm lượng phân
có hàm lượng N và K2O cao nên có thể dùng bón thúc cho cây trồng. Phân
BMT18 đã nghiên cứu sử dụng cho nhiều loại cây trồng nhưng chưa nghiên cứu
xậy dựng quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè.
Hiện nay, vấn đề về sản xuất chè an toàn theo quy trình Viet GAP đang
được cả dư luận và xã hội quan tâm, trong đó ảnh hưởng của phân bón đến năng
suất và chất lượng cây chè được coi là vấn đề quan trọng nhất. Phân BMT18 là
sản phẩm mới thành phần gồm: than sinh học, phân hữu cơ sinh học và vô cơ.
Để xây dựng quy trinh kỹ thuật sử dụng phân bón này cho cây chè nói chung và
cây chè tại Đại Từ nói riêng cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của liều phân bón
đến năng suất và chất lượng chè.
Vùng sản xuất chè an toàn Đại Từ – Thái Nguyên là nơi có diện tích
trồng chè thuộc loại lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên người dân sản xuất
chè chưa được khoa học theo quy trình Viet GAP và chè chưa đảm bảo chất
lượng như bà con còn sử dụng phân chuồng tươi và sử dụng nhiều phân
khoáng... Trong quá trình chăm sóc, nông dân bón phân chưa cân đối, bón nhiều
đạm (ure) làm cây mất cân đối về dinh dưỡng (gây ra thừa đạm) ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây, cây dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại dẫn đến năng suất còn
hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao. Đặc biệt việc bón quá nhiều đạm hoặc
gần ngày thu hoạch gây dư lượng nitrat tích lũy trong cây vượt quá mức cho
phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Ở nước ta hiện đã có
nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng
của cây chè như Phạm Minh Tâm (2001), Ngô Thị Hạnh (2010)... Tuy nhiên vẫn
2
chưa có nghiên cứu nào được tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng phân BMT18 cho
cây chè tại vùng sản xuất chè an toàn Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng phân BMT18 đến sản xuất chè ạs ch-an toàn tại huyện ạĐ i
Từ tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung.
Xác định liều lượng phân BMT18 phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng
chè bằng sử dụng phân bón hữu cơ khoáng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tiến
tới sản xuất chè an toàn và ềb n vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
+ Đánh giá được ảnh hưởng các liều lượng phân BMT18 đến chất
lượng chè vụ hè thu năm 2017.
+ Đánh giá được khả năng hạn chế gây ô nhiễm môi trường của phân
BMT18 tại vùng trồng chè Đại Từ.
+ Xác định được liều lượng phân BMT18 hợp lý có để cải thiện chất
dinh dưỡng trong đất ở vùng trồng chè Đại Từ.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập
+ Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế
+ Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón phân,
bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về cây chè
+ Kết quả của đề tài là cơ sở để phát triển rộng rãi việc đưa phân bón
BMT18 vào sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình điều tra nghiên cứu.
3
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Đưa ra được liều lượng phân BMT18 thích hợp cho cây chè nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng chè ở vùng chè sản xuất chất lượng cao huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Kết quả cho thấy phân BMT18 góp phần hạn chế gây ô nhiễm môi
trường tốt hơn các loại phân vô cơ và phân hữu cơ khác,...
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình
sử dụng phân bón cho cây chè.
Hiệu quả của đề tài góp phần nâng cao chất lượng chè tại tỉnh Thái
Nguyên, giúp tạo nên thương hiệu chè sạch và an toàn cho sức khỏe con người.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu các nhu cầu của cây trồng, từ đó tìm các biện pháp kỹ
thuật nhằm tác động nhằm đáp ứng nhu cầu đó để tạo ra nhiều nông sản có
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ cơ bản của khoa
học Nông nghiệp. Một trong những nhu cầu cơ bản của cây trồng là các chất
dinh dưỡng và để đáp ứng nhu cầu đó chủ yếu thông qua việc bón phân.
Nhiệm vụ của việc bón phân là cung cấp cho cây phần dinh dưỡng ít
nhất cũng đủ bù lượng mà cây lấy đi theo sản phẩm thu hoạch. Muốn xây
dựng chế độ bón phân hợp lý cần nghiên cứu đặc tính của cây đồng thời phân
tích khả năng dinh dưỡng trong đất.
Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng
cao thoả đáng với chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao, đồng thời để ổn định
và bảo vệ được đất trồng trọt. Bên cạnh đó bón phân còn có thể làm môi
trường tốt hơn, cân đối hơn
2.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Sản xuất chè tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ ,tỉnh Thái Nguyên cũng
như các vùng chè khác trong cả nước, đều thiếu phân bón hữu cơ trầm trọng.
Trong canh tác chè truyền thống, phân chuồng là giải pháp chủ yếu của phân
bón cho chè, tuy nhiên hiện nay, lượng phân chuồng trong chăn nuôi hiện có
trong các nông hộ không thể đáp ứng nổi cho sự mở rộng diện tích trồng chè
nhằm tăng tổng sản lượng cung cấp cho nhu cầu của thị trường ngày càng lớn.
Quá trình thâm canh chè với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của các
chất hóa học như phân hóa học, phân chuồng tươi, thuốc bảo vệ thực vật đã
làm tăng lượng Nitrat và các chất độc hại dư thừa trong rau, tạo ra sự mất vệ
sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Về lâu dài, đất
5
càng ngày càng bị chai cứng hơn do dung nhiều phân hóa học, tính đệm của
đất giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm nặng nề về môi trường sản xuất đã
dẫn đến hệ sinh vật đất và thiên địch có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Nguồn
nước ngầm đang dần dần bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ thiếu tài nguyên nước
sạch xung quanh đô thị.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ sinh học bón cho chè là biện pháp
có hiệu quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, nâng cao hiệu quả
sử dụng phân bón, tăng cường hoạt động của các chủng vi sinh vật hữu ích,
thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp,
cung cấp mùn cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông
nghiệp hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và chất
lượng chè.
2.1.3. Nguồn gốc của cây chè
Chè là loài cây có lịch sử thuộc vào hàng lâu đời nhất trên thế
giới. Cây chè có tên khoa học là Camelia Sineusis, thuộc họ Theacae, khí hàn,
vị khổ cam, không độc. Đây một loại cây xanh lá quanh năm, có hoa màu
trắng. Cây chè là loại cây dài hạn, phải trồng từ 5 năm trở lên mới thu hoạch
được và thu hoạch trong vòng 25 năm, có nhiều cây chè cổ thụ có tuổi đời lên
tới vài trăm năm như cây Trà Tước ở chùa Hương Sơn Thái Nguyên nước ta
có tuổi đời 300 năm.
Dựa trên đặc tính và sự sinh trưởng của cây chè, những nhà thực vật
học đưa ra các điều kiện để cây chè sinh trưởng và phát triển tốt như sau:
1) Quanh năm không có sương muối.
2) Có mưa đều quanh năm với lượng mưa trung bình khoảng 3000 mm/ năm.
3) Nằm ở độ cao 500-1000 mm so với mực nước biển, môi trường
mát mẻ, không nắng quá hoặc ẩm quá.
6
Những vùng đất thỏa mãn các điều kiện trên là: tỉnh Vân Nam -
Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Bắc Miến Điện, Thái Lan và Lào, vùng núi phía
đông bang Assam của Ấn Độ
Như vậy có thể thấy cây chè chỉ tập trung sinh sống và phát triển
được ở châu Á. Cây chè nguyên thủy được cho rằng có từ 4-5 nghìn năm
trước đây.
Các nhà khảo cổ học ở nước ta đã tìm thấy những dấu tích cổ đại của
hoá thạch cây chè ở Phú Thọ. Ở Suối Giàng có cả một rừng chè hoang mấy
vạn cây, có nhiều cây chè cổ thụ rất to lớn.
2.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè
Chè là loại cây thân gỗ, nếu để sinh trưởng tự nhiên có thể cao 5-
20m. Đường kính tán rộng. Thân và cành chè tạo nên bộ khung tán của cây
chè, nếu cây chè có bộ khung tán khỏe, các cành phân bố hợp lý sẽ là tiền đề
cho năng suất cao. Bộ rễ cây chè ăn sâu 1- 2m, ưa đất chua, chịu hạn tốt. Rễ
nhánh và rễ hút phân bố ở tầng đất sâu từ 0- 40cm, rễ tập trung giữa hai hàng
chè, nếu để sinh trưởng tự nhiên tán rễ so với tán cây lớn hơn 2- 2,5 lần.
Trong kĩ thuật trồng chè theo hàng rào đa số rễ tập trung dưới hình chiếu của
tán cây.
Khác với cây trồng khác, ở cây chè, búp và lá vừa là cơ quan quang
hợp vừa là sản phẩm cho thu hoạch. Để nâng cao năng suất cây chè cần phải
kết hợp đồng thời việc thu hái búp với việc nuôi chừa bộ lá. Có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến bộ lá chừa trong đó có đất đai và dinh dưỡng.
Toàn bộ đời sống của cây chè được chia ra thành 2 chu kỳ phát triển:
chu kỳ phát triển lớn và chu kỳ phát triển nhỏ.
- Chu kỳ phát triển lớn: bao gồm suốt cả đời sống cây chè, kể từ khi
tế bào trứng thụ tinh, bắt đầu phân chia cho đến khi cây chè già cỗi và chết.
Cây chè thuộc nhóm cây nhiều đời quả, hàng năm đều ra hoa kết quả trong
suốt mấy chục năm sinh trưởng phát triển. Chu kỳ phát triển lớn của cây chè
7
được các nhà khoa học Trung Quốc chia làm 5 giai đoạn: giai đoạn phôi thai
(giai đoạn hạt giống), giai đoạn cây con, giai đoạn cây non, giai đoạn chè lớn,
và giai đoạn già cỗi.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (chu kỳ phát triển hàng năm): bao gồm các
giai đoạn sinh trưởng phát triển trong một năm như hạt nảy mầm, chồi mọc lá,
ra hoa kết quả...và giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng, cây không ra các lá non
mới, hoa quả phát triển chậm, song bộ rễ lại phát sinh ra các rễ mới. Từ hạt
mọc lên, đến khi chết vì già cỗi, cây chè trải qua những diễn biến về sinh
trưởng phát triển nói trên, lặp đi lặp lại trong nhiều năm. Quá trình sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực song song cùng tồn tại.
Hai chu kỳ trên có quan hệ mật thiết với nhau, các chu kỳ phát triển
nhỏ được thực hiện trên cơ sở của chu kỳ phát triển lớn. Các hiện tượng hàng
năm như hạt nảy mầm, đâm chồi, nảy lộc, mọc lá, ra hoa kết quả đều tiến
hành trên cơ sở của chu kỳ lớn tích luỹ hàng năm gọi là tuổi sinh vật (tuổi
chung) của cây chè.
Những đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây chè là kết quả phản
ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống (tính di truyền) với những điều kiện
ngoại cảnh. Như vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất
và chất lượng của từng giống sẽ giúp chúng ta sẽ đánh giá được khả năng
thích ứng của giống trong vùng sinh thái. Từ đó làm cơ sở xây dựng các biện
pháp kỹ thuật canh tác thích hợp, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát
triển cho năng suất cao, chất lượng tốt.
2.1.4. Vai trò của phân khoáng đối với cây chè
Sử dụng phân khoáng cho cây trồng nói chung và cây chè nói riêng là
vô cùng phong phú.
Mục đích của việc bón phân là nhằm bảo đảm dinh dưỡng cân đối cho
cây trồng và không để các chất dự trữ trong đất giảm xuống dưới mức cây
cần. Trên nguyên tắc duy trì độ phì sẵn có trong đất dễ dàng và đỡ tốn kém
8
hơn là khôi phục độ phì của đất do hậu quả của việc bón phân không hợp lý
trong thời gian dài.
Sử dụng phân bón cho chè là vấn đề khá phức tạp bởi tính đa dạng và
phức tạp của đất đai vùng đồi núi. Xu thế hiện nay các tác giả đều cho rằng
bón phân cho chè kết hợp 3 yếu tố N, P, K là cần thiết, song tỷ lệ và liều
lượng bao nhiêu là hợp lý cũng rất phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết
và khí hậu của từng vùng. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè được nhiều nhà
nghiên cứu nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau, hoặc hiệu suất thu hoạch
trên đơn vị phân bón, hoặc với một đơn vị năng suất lấy đi một lượng dinh
dưỡng cần thiết các yếu tố khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón và các thực nghiệm về
hiệu lực phân bón đã chứng minh: đạm là yếu tố chủ yếu đối với cây chè, có
tương quan chặt chẽ với năng suất. Tương quan giữa năng suất chè với đạm là
tuyến tính với cả mức bón phân cao hơn 120kg N/ha. Khi lượng bón trên 80 –
90kg N/ha thì tối thiểu phải bón làm 2 lần. Hiệu ứng của đạm là tác động tích
lũy, vượt qua giới hạn của một năm mà phải tính qua các chu kỳ thu hái.
Theo kết quả nghiên cứu ở Assam Ấn Độ thấy rằng hiệu lực đạm tăng
đều đặn theo thời gian: hiệu suất của 1kg N của lần bón thứ 1, 2, 3 và 4 là
2kg, 4kg, 6kg và 8kg chè khô.
Ở Đông Phi hiệu suất của 1kg N là từ 4 – 8kg chè khô. Nếu như hiệu suất
dưới 4 kg chè khô/kg N thì đã xuất hiện yếu tố hạn chế P hoặc K. Tác dụng đầy
đủ của đạm được thể hiện chỉ trên nền đảm bảo các yếu tố khác. (Willson K. C,
1992) [45]
Trong nhiệm kỳ kinh tế vài chục năm của đời sống cây chè với các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Willson K. C (1992) [45] đã xác
định rằng cây chè ở giai đoạn đầu sau trồng (1 – 3 tuổi) sang giai đoạn cho
thu búp (4 – 6 tuổi) lượng đạm được bón làm nhiều lần, bón từ 30 kg N/ha
tăng dần nhưng không vượt quá 100kg N/ha. Hiệu lực của lượng đạm 100kg
9
N/ha đạt cao nhất ở độ tuổi 7 – 8 đến 10 – 12 tuổi. Thời kỳ 10 – 12 tuổi lượng
đạm bón có hiệu lực cao nhất từ 200 – 300 kg N/ha, nhưng năng suất búp của
1 kg N cao nhất không quá 200 kg N/ha ở những nương chè có mức năng suất
5 – 8 tấn đọt tươi/ha, còn những nương chè có năng suất trên 10 tấn/ha đầu tư
đến 300kg N/ha vẫn cho hiệu suất cao. Tất cả các liều lượng bón trên 300kg
N/ha không làm tăng năng suất chè và hiệu suất giảm. Các nương chè trên 20
tuổi hiệu lực phân đạm tốt nhất với liều lượng không quá 200kg N/ha.
Cũng theo Willson K.C and M.N. Lifford (1992) [45] để thu hoạch 1
tấn chè búp tươi cần phải bón 32,0 - 33,5 kg N; 16,5 - 18,0 kg P2O5; 2,0 –
10,0kg K2O. Trong đó chỉ một nửa dinh dưỡng bị lấy đi bởi thu hái búp, được
tích lũy trong 25 – 28% lượng vật chất khô trong búp thu hoạch. Bởi vậy cung
cấp lượng dinh dưỡng hằng năm cho cây chè cần quan tâm đến sự tiêu hao
cho quá trình duy trì bộ khung tán cây chè, bộ rễ, sinh khối phần đốn hằng
năm, và duy trì hệ sinh vật đất, các quá trình rửa trôi, bốc hơi, cỏ dại....
Qua kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy:
Cây chè là loại cây thu hoạch lá nên yếu tố N là chất dinh dưỡng quan
trọng hàng đầu, N có ảnh hưởng tốt đến năng suất búp chè. Bón N có thể làm
tăng năng suất chè búp 40- 50%, hoặc có khi còn cao hơn nữa, nhưng khi bón
N đơn độc kéo dài đã làm giảm năng suất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè.
Lân là yếu tố rất cần thiết trong đời sống cây chè, có tác dụng tăng
cường sự phát triển của rễ mới, còn yếu tố N chỉ kích thích sự phát triển chiều
dài của rễ. Bộ rễ chè có tương quan rất chặt chẽ với năng suất. Bón kết hợp
lân và N đã làm tăng cường sự sinh trưởng của bộ rễ. Lân còn có tác dụng tích
cực trong việc nâng cao chất lượng chè chế biến, làm tăng hương vị của chè đen.
Vai trò của kali đối với sự sinh trưởng và năng suất chè còn nhiều ý
kiến chưa được thống nhất, có tác giả cho rằng hiệu lực kali đối với chè là tùy
thuộc vào từng loại đất. Trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu
thấp, bón kali cho chè đã làm tăng năng suất rõ rệt. Song cũng có những
10
nghiên cứu bón kali trong thời gian dài đã không làm tăng năng suất chè ở
mức độ có ý nghĩa. Thậm chí, có thí nghiệm bón kết hợp N và kali kéo dài
trong 21 năm cũng không thấy tăng năng suất đáng kể. (Wanyoko Othieno,
1987) [42].
Xu thế hiện nay các tác giả đều cho rằng bón phân cho chè kết hợp 3
yếu tố N,P, K là cần thiết, song tỉ lệ và liều lượng bao nhiêu là hợp lý cũng rất
phụ thuộc vào điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu của từng vùng.
Ở Ấn Độ, với những đất nghèo dinh dưỡng, K dễ bị rửa trôi, người ta
đề nghị bón N:P:K theo tỉ lệ 1:2:2 hay 1:2:3 nhưng ở Indonesia chè được
trồng ở vùng đất hình thành trên sản phẩm phong hóa của núi lửa nên không
cần bón kali cho chè mà hàng năm chỉ cần bón khoảng 120- 150N và 30
P2O5/ha. Còn vùng đất thiếu kali có thể bón N:P:K theo tỷ lệ 2:1:2. Khác hơn
nữa ở Kenya bón phân cho chè trưởng thành với tỷ lệ thích hợp là
N:P:K=5:1:1 hoặc N:P:K:S = 5:1:1:1 (Hakawata, 1993 [34]; Darma Wijaya,
1985 [30]; Othieno, 1994) [38].
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân khoáng cho chè còn gặp nhiều khó
khăn, phần lớn đất trồng chè rất nghèo dinh dưỡng, địa hình đa dạng và phức
tạp, khả năng đầu tư phân bón thâm canh cho chè rất hạn chế, kết quả nghiên
cứu chưa nhiều.
Một số kết quả nghiên cứu mới đề cập đến vấn đề bón N đơn độc cho
chè đã cho năng suất tăng rõ rệt, nhưng cho đến năm thứ 7, thứ 8 năng suất
giảm dần, tăng tỷ lệ chè bị chết. Bón đạm liều lượng cao (đã có ảnh hưởng
đến chất lượng chè (Đỗ Ngọc Quỹ, 1979 [19]; Phạm Kiến Nghiệp,1984 [14].
Bón kali kết hợp với N cho chè đã tăng năng suất khoảng 13,3- 20,0%.
Bón lân với các dạng supe lân Lâm Thao, lân chậm tan (lân nung chảy) đã có
tác dụng tăng năng suất chè 23- 24%. (Hồ Quang Đức, 1994 [31]; Bùi Đình
Dinh, Lê Văn Tiềm, Võ Minh Kha, 1993 [5]).
Rải rác còn một số kết quả tương tự nhưng cũng chỉ mới là sơ khởi. Để
11
có thể góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè. Việc tiếp tục nghiên
cứu các tỷ lệ và liều lượng N, P, K thích hợp cho từng loại đất trên từng vùng
trồng chè ở những điều kiện khí hậu khác nhau là những vấn đề cần phải quan tâm.
2.2. Thực trạng đất trồng chè trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Sự phân bố của cây chè
Sự phân bố của cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự
nhiên, khí hậu. Các công trình nghiên cứu trước đây đều đã có kết luận: vùng
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới đều thích hợp cho sự phát triển của cây chè.
Cây chè đã có mặt ở cả những vùng cao nhất của bắc địa cầu như trên dãy núi
Pôchi vùng Kratxnoda, đến những vùng thấp nhất ở nam địa cầu như vùng
Miosiones của Achentina.
Chè sinh trưởng tốt cả ở vùng có độ cao 20- 25m đến vùng có độ cao
hàng nghìn mét so với mặt biển. Với đặc tính chung là ở vùng thấp cây chè
sinh trưởng tốt, cho sản lượng búp cao nhưng chất lượng chè chế biến không
ngon, còn ở vùng cao chè sinh trưởng chậm, năng suất búp không cao nhưng
chất lượng chè chế biến lại ngon (Astika) [28].
Ở các nước nhiệt đới với những vùng có độ cao từ 20- 25m trở lên so với
mặt biển, có lượng mưa từ 1500mm trở lên, phân bố đều trong năm, nắng nhiều
là những nơi có điều kiện tối ưu để cây chè cho năng suất cao, phẩm chất tốt
[12], [32].
Nhiều tài liệu ở các nước trồng chè cho thấy cây chè đòi hỏi đất chua,
đất có trị số pHKCL từ 4 đến 6 là thích hợp cho cây chè phát triển và tối ưu là
pHKCL khoảng 4,5 đến 5,6 [12].
Châu Á có 20 nước trồng chè bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca,
Inđônexia, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì, Banglades, Iran, Myanma, Việt Nam, Thái
Lan, Lào, Malaysia, Campuchia, Nêpan, Philippin, Triều Tiên, Apganistan và
Pakistan.
Châu Phi có 21 nước bao gồm Kenia, Malavi, Uganda, Tanzania,
12
Mozambich, Ruanda, Mali, Ghine, Morixơ, Namphi, Ai cập, Cônggô... Quỹ năm 1979 [19]: bón lân không làm tăng năng suất. Có thể điều kiện
đất đai trong 2 thí nghiệm có khác nhau. Nếu như khi trồng chè mà bón lót
lượng lân lớn, hiệu lực của lân sẽ không rõ.
Đời sống cây chè gắn liền với điều kiện đất đai trong suốt chu kỳ
kinh tế (kéo dài hàng 30- 40 năm). Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất chè
phải quan tâm đến quá trình biến đổi về lý tính và hóa tính đất ra sao, để có
biện pháp canh tác, cũng như có chế độ bón phân, duy trì độ phì nhiêu của đất chè.
28
Đối với những diện tích đất trồng chè lại chu kỳ 2, với mức độ thâm
canh ngay từ đầu, độ phì của đất không biến động nhiều, năng suất chè ổn
định, hàm lượng mùn N, P, K ở mức trung bình (dẫn theo Đỗ Ngọc Qũy
1979) [19].
Về độ ẩm đất vùng trung du, qua kết quả nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Dần, 1980 [3], Trần Công Tấu, Nguyễn Thị Dần, 1984 [23] cho thấy:
Vụ đông xuân hiện tượng khô hạn xảy ra phổ biến vào tháng 12,
tháng 1 và tháng 3. Độ ẩm đất có lúc giảm xuống dưới mức độ ẩm cây héo.
Dùng biện pháp che phủ, tủ ẩm hoặc tưới chè, đều làm tăng năng
suất: che phủ cho chè bằng nilon hoặc các phụ phế phẩm (cỏ khô, rơm rạ) đã
có tác dụng làm tăng độ ẩm đến từ 5- 7%, năng suất chè tăng trung bình 28-
30%, cây chè trồng mới có tỷ lệ cây sống cao.
Phần lớn cây chè ở nước ta được trồng trên đất đỏ vàng, tập trung ở
các khu vực mưa nhiều, mưa tập trung, có mùa khô hạn kéo dài 5- 6 tháng.
Địa hình dốc lượng nước mưa chảy trên mặt nhiều hơn lượng nước thêm vào
đất, mùa khô lượng nước bay hơi bao giờ cũng lớn hơn lượng nước mưa, nên
cây chè nói riêng cũng như cây trồng khác nói chung thường xuyên ở trong
tình trạng hạn hán. Vấn đề đã đặt ra là tìm biện pháp để giữ lại lượng nước
mưa trong đất, hạn chế lượng nước bốc hơi, một trong các biện pháp phải kể
đến là tủ gốc giữ ẩm cho cây. (Lương Đức Loan, Nguyễn Tử Siêm- 1979) [13].
Theo tác giả Đỗ Văn Ngọc và các công sự- 1993 [17], chè qua thời
gian canh tác thu hái 20- 30 năm, năng suất búp giảm thấp, độ xốp của đất
giảm, lớp đất mặt độ xốp giảm 4- 5% so với đất rừng mới khai phá...Việc áp
dụng một số biện pháp canh tác, trong đó có biện pháp đào rãnh giữa hàng
chè kết hợp cây phân xanh đã làm tăng độ xốp, giảm trị số dung trọng, tạo
điều kiện cho bộ rễ chè phát triển (lượng rễ hút tăng 40,8%, khối lượng bộ rễ
tăng 24,19%). Do đó mà năng suất trên những nương chè áp dụng biện pháp
canh tác này đã được tăng lên.
29
Theo Lê Văn Khoa và Phạm Cảnh Thanh- 1988 [11]. Chè được trồng
theo các phương thức canh tác khác nhau, đều có ảnh hưởng đến hàm lượng
chất dinh dưỡng, đến diễn biến hàm lượng sét vật lý...trong đất. Với các
phương thức trồng chè có thâm canh, trồng xen ghép với cây họ đậu hoặc
theo phương thức nông lâm kết hợp, có tác dụng duy trì và nâng cao độ phì
nhiêu của đất, làm tăng hàm lượng mùn 26- 54% ở tầng đất 0-50cm so với đất
đồi trọc. Hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu cũng tăng lên đáng kể ở
phương thức chè trồng có thâm canh. Việc trồng chè có xen với cây họ đậu đã
có tác dụng làm giảm mức độ rửa trôi sét theo chiều sâu, sự chênh lệch hàm
lượng sét giữa hai tầng không lớn (dao động từ 0,5 đến 2,7%).
Theo tác giả Nguyễn Văn Tạo và cộng sự 2006 [22], bón đầy đủ 3
loại phân khoáng N300 P100 K100 kg/ha, lân được bón 2 lần/năm có tác
dụng tốt đến sự hình thành bộ lá chè, các chỉ tiêu sinh trưởng búp, năng suất
và phát huy tốt hiệu lực của lân trong đất chè kinh doanh. Đặc biệt tác động
của phân khoáng ở tỷ lệ 3:1:1 có hiệu quả tốt đến sinh trưởng và cho năng
suất cao, có thể thay thế tỷ lệ 2:1:1 cho những đối tượng chè cấp năng suất
trên 10 tấn búp/ha.
Bón phân khoáng cân đối và bổ sung phân hữu cơ đều làm tăng sản
lượng chè. Nhưng liều lượng NPK thích hợp cho nương chè còn phụ thuộc
vào tính chất lý hóa của đất, tuổi chè và yếu tố tác động các các yếu tố sinh
thái [10].
* Nhận xét chung.
Các công trình nghiên cứu về phân bón và đất trồng chè đã tập trung
vào hướng nâng cao hàm lượng dinh dưỡng cho đất, bổ sung các nguyên tố
chính cần thiết cho cây chè N, P, K.
Với mục tiêu bón phân cân đối và tỷ lệ thích hợp cho cây chè theo
hướng nâng cao năng suất nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nguyên liệu chè và giảm chi phí phân bón cho 1 tấn sản phẩm (chè búp). Một
30
yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành, đang được những nhà sản xuất chè
quan tâm.
Nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam còn rất ít và chưa có
được sự thống nhất một mức cho một giống cụ thể ở một giai đoạn cụ thể do
đó cần tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về vấn đề sử
dụng phân bón cho chè để áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Một trong những tiến bộ khoa học thường xuyên, liên tục được áp
dụng vào sản xuất nông nghiệp đó chính là việc sử dụng các loại phân bón thế
hệ mới được nhập khẩu từ các nước có ngành nông nghiệp phát triển như:
Mỹ, Canada, Pháp, Đứcvv.
Các quan niệm về dinh dưỡng cây trồng đã có những thay đổi đáng kể
trong những năm gần đây. Trước kia và cả hiện nay vẫn còn đang phổ biến
cách hiểu dinh dưỡng cây trồng là các khoáng chất được cấp bằng các loại
phân bón có chứa N, P, K. Các kinh nghiệm canh tác cũng tập trung vào các
chương trình bón các phân bón vô cơ này, trong đó phân đạm được sử dụng
tăng lên nhiều đáng kể.
Ngày nay, quan niệm về dinh dưỡng cây trồng đang thay đổi. Những
người trong nông nghiệp đã thấy rằng cần phải đánh giá lại các quan niệm
trước kia về việc sử dụng phân bón vô cơ, về vai trò của từng loại phân bón
với sự phát triển của cây trồng, thấy rõ hơn cây trồng cần nhiều chất dinh
dưỡng hơn, ví dụ như các vi lượng, các trung lượng, các dinh dưỡng hữu cơ
như các axít amin, các vitamin và cần một chương trình phân bón cân đối.
Các chất dinh dưỡng này làm tăng năng suất, chất lượng nông sản và tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh, sự thay đổi bất thường của thời tiết.
Chúng ta thường được biết cây lấy nước và chất dinh dưỡng từ đất
qua rễ, nhưng ít ai chý ý rằng rễ chỉ chiếm rất nhỏ phần trong đất (chỉ 1 - 2%),
nhưng lại biết rất rõ là đạm, lân, kali bị mất đi rất nhiều vào môi trường, cây
trồng chỉ sử dụng được dưới 50% lượng phân bón sử dụng. Để tăng suất, sử
31
dụng nhiều phân bón là giải pháp hàng đầu, dẫn đến phân bón ngày càng phải
dùng nhiều và hiệu quả sử dụng cũng ngày càng ít đi.
2.4. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
- Tình hình sản xuất
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm). Ngày nay
chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến với những sản phẩm chế biến đa
dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng,
thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với cả những
nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo.
Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ, quốc gia đầu tiên trên Thế Giới phát triển sản
xuất chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm
805 sau Công Nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780, vào
Nga năm 1833, vào Malaixia năm 1914, đến năm 1920 thì tiến tới các nước
Châu Phi như: Kenia, Malavi, Ghine,... Trên Thế Giới cây chè được phát triển
với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 18 trở lại đây. Đến năm 2000,
đã có hơn 100 nước trồng và xuất khẩu chè. Sản lượng chè Thế Giới năm
2000 đạt hơn 2,8 triệu tấn. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước trồng chè lớn
nhất (chiếm hơn nửa tổng sản lượng) và cũng là hai nước tiêu thụ chè lớn nhất
Thế Giới. Chè được xuất khẩu trên Thế Giới dưới hai dạng chính là chè đen
và chè xanh, trong đó, chè đen chiếm phần lớn lượng chè xuất khẩu (84%).
Shrilanka và Kenya là hai nước xuất khẩu chè đen lớn nhất, chiếm 27,88% và
20,63% thị phần xuất khẩu. Các nước Liên Xô cũ là thị trường nhập khẩu chè
đen lớn nhất, chiếm 22%, tiếp theo là Anh (13%), Parkistan (11%) và Mỹ
(8%). Không như chè đen, chè xanh được sản xuất ít hơn (chiếm 25% tổng
sản lượng) và chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Trung Quốc, Nhật Bản là các
nước sản xuất và tiêu thụ chính. Các nước xuất khẩu chè xanh lớn nhất gồm
có Trung Quốc (83,4%), Việt Nam (10,16%) và Inđônêsia (4,28%). Chè xanh
32
được xuất khẩu nhiều nhất sang Morocco (18,7%).
Theo FAO (2016) thì tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên Thế Giới
tính đến năm 2013 như sau:
* Về diện tích:
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2009 – 2013.
(Đơn vị: ha)
Năm
Tên nước
2009 2010 2011 2012 2013
Trung Quốc 1.342.853 1.440.590 1.658.760 1.748.508 1.763.500
Ấn Độ 579.000 579.000 600.000 605.000 563.980
Indonexia 123.506 124.573 123.300 121.600 122.400
Việt Nam 111.400 113.200 114.399 115.964 121.649
Myanma 77.975 78.746 78.604 79.000 79.900
Nhật 47.300 46.800 46.200 45.900 45.400
Kenya 158.294 171.916 187.855 190.600 198.600
Bangladest 59.000 52.236 56.670 57.900 58.300
Châu Á 2.706.078 2.800.228 3.048.509 3.145.878 3.130.454
Thế giới 3.050.639 3.149.609 3.412.539 3.517.384 3.521.221
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016) [32]
Qua số liệu Bảng 1 cho thấy:
Tính đến năm 2013 diện tích chè trên thế giới đạt 3.521.221 ha tăng
470.582 ha tương đương 15,42% so với năm 2009. Trong đó Trung Quốc là
nước có diện tích trồng chè lớn nhất thế giới với diện tích 1.763.500 ha,
chiếm 50,08% tổng diện tích chè toàn thế giới. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 với
diện tích là 563.980 ha, chiếm 16,01% tổng diện tích chè toàn thế giới. Diện
tích chè Việt Nam đạt 121.649ha chiếm 3,45% tổng diện tích chè toàn thế
33
giới. Diện tích chè tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á chiếm 88,90%
(3.130.454ha) diện tích, đây cũng là nơi phát sinh ra cây chè.
* Về năng suất:
Bảng 2.2: Năng suất chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính
năm 2009 – 2013.
(Đơn vị: tạ chè khô/ha)
Năm
Tên nước
2009 2010 2011 2012 2013
Trung Quốc 10,245 10,187 9,889 10,321 10,998
Ấn Độ 16,800 17,119 18,258 18,761 21,433
Indonexia 12,704 12,069 12,182 11,793 12,100
Việt Nam 16,670 17,532 18,060 18,704 17,616
Myanma 3,880 3,944 3,944 3,949 3,967
Nhật 18,182 18,162 17,771 18,715 18,678
Kenya 19,849 23,209 20,117 19,381 21,771
Bangladest 10,085 11,486 10,676 10,363 10,978
Châu Á 13,406 13,702 13,231 13,683 14,457
Thế giới 14,052 15,181 14,315 13,981 14,624
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016) [32]
Qua số liệu Bảng 2.2 cho thấy:
Tính đến năm 2013, năng suất chè trên Thế Giới đạt 14,624 tạ chè
khô/ha tăng 0,572 tạ chè khô/ha tương đương 4,07% so với năm 2009. Kenya
là nước có năng suất chè cao nhất đạt 21,771 tạ chè khô/ha, vượt hơn năng
suất bình quân của thế giới là 48,87%. Ấn Độ là nước có năng suất chè cao
thứ hai đạt 21,433 tạ chè khô/ha tương ứng 46,56% năng suất chè thế giới.
Việt Nam tính đến năm 2013 đạt năng suất 17,616 tạ chè khô/ha vượt hơn
năng suất bình quân của Thế Giới là 20,45%, so với năng suất bình quân
34
Châu Á là 21,85%. Trung Quốc là nước có diện tích cao nhất về trồng chè
nhưng năng suất chè của đất nước này chỉ đạt 10,998 tạ chè khô/ha, so với
năng suất bình quân của Thế Giới là 75,20%.
* Về sản lượng:
Bảng 2.3: Sản lượng chè của Thế Giới và một số nước trồng chè chính
năm 2009 - 2013
(Đơn vị : tấn)
Năm
Tên nước
2009 2010 2011 2012 2013
Trung
1.375.780 1.467.467 1.640.310 1.804.655 1.939.457
Quốc
Ấn Độ 972.700 991.182 1.095.460 1.135.070 1.208.780
Indonexia 156.901 150.342 150.200 143.400 148.100
Việt Nam 185.700 198.466 206.600 216.900 214.300
Myanma 30.255 31.060 31.000 31.200 31.700
Nhật 86.000 85.000 82.100 85.900 84.800
Kenya 314.198 399.006 377.912 369.400 432.400
Bangladest 59.500 60.000 60.500 60.000 64.000
Châu Á 3.627.689 3.836.747 4.033.635 4.304.620 4.525.700
Thế giới 4.286.824 4.606.069 4.771.205 5.034.968 5.345.523
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016) [32]
Qua số liệu Bảng 2.3 cho thấy:
Sản lượng chè toàn Thế Giới năm 2013 là 5.345.523 tấn tăng 1.058.699
tấn, tương đương 24,69% so với năm 2009. Trung Quốc là nước có sản lượng
chè lớn nhất Thế Giới đạt 1.939.457 tấn chiếm 36,28% tổng sản lượng chè
toàn Thế Giới, chiếm 42,85% tổng sản lượng chè Châu Á. Sản lượng chè thấp
nhất là Myanma chỉ đạt 31.700 tấn chiếm 0,59% tổng sản lượng chè toàn Thế
35
Giới. Việt Nam đạt sản lượng 214.300 tấn chiếm 4,00% tổng sản lượng chè
toàn Thế Giới.
2.4.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhà nước ta có nhiều cơ chế, chính sách đầu
tư cho phát triển cây chè. Do vậy, diện tích, năng suất và sản lượng chè không
ngừng tăng lên.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam
Năng suất Sản lượng
Năm Diện tích (ha)
(tạ khô/ha) (tấn)
2007 107.400 15,270 164.000
2008 108.800 15,947 176.500
2009 111.400 16,670 185.700
2010 113.200 17,532 198.466
2011 114.399 18,060 206.600
2012 115.964 18,704 216.900
2013 121.649 17,616 214.300
(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016) [32]
Qua Bảng 2.4 cho thấy:
Từ năm 2007 đến 2013 diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu chè
tăng nhanh. Năm 2013 diện tích chè là 121.649ha, tăng 14.249ha tương ứng
13,26% so với năm 2007. Năng suất bình quân năm 2013 là 17,616 tạ khô/ha,
tăng 2,346 tạ khô/ha tương ứng 15,36% so với năm 2007. Sản lượng chè theo
đó cũng tăng mạnh đạt 214.300 tấn búp khô vào năm 2013 tăng 50.300 tấn
tương ứng 30,67% so với năm 2007.
Chè là cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích
và thứ 6 về sản lượng chè trên thế giới. Chè phân bố trên 35 tỉnh nhưng tập
trung ở 12 tỉnh trọng điểm (chiếm 94% diện tích toàn quốc). Trong khoảng
mười năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam có bước tăng
36
trưởng khá cả về diện tích, năng suất và chất lượng. Trong 7 năm từ 2007 -
2013, diện tích chè Việt Nam từ 107.400 ha đã tăng lên 121.649ha, năng suất
tăng từ 15,270 tạ/ha lên 17,616 tạ khô/ha cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của
ngành chè.
Nâng cao chất lượng chè búp tươi và chè thương phẩm, để cải thiện
chất lượng sản phẩm xuất khẩu tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
bằng cách:
Đưa giống mới có chất lượng cao chiếm một tỉ lệ thích đáng trong cơ
cấu nguyên liệu chế biến.
Từng bước cải tạo đất theo hướng tăng độ mùn và tơi xốp.
Đưa máy đốn, máy hái và các dụng cụ làm đất vào canh tác.
Quy hoạch vùng chè nguyên liệu như: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang,
Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ và Lâm Đồng.
Về giống chè lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt xúc tiến việc khu
vực hoá, nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các
vườn chè.
Tại các đơn vị sản xuất chè, khôi phục các vườn giống chè, sử dụng các
giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho trồng dặm, trồng mới của dân.
Đầu tư tưới cho các vườn chè tập trung có điều kiện về nguồn nước để
nâng cao năng suất.
Giải pháp về vốn.
Với mức vốn hạn hẹp ta phải tranh thủ sự đầu tư của nước ngoài để
quay vòng sản xuất có hiệu quả nhất.
Về thị trường cần đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong nước duy trì
và mở rộng các bạn hàng ở ngoài nước
Đa dạng hoá sản phẩm tổng hợp.
Tăng cường đầu tư tập huấn cán bộ kĩ thuật và tập huấn khuyến nông
cho người trồng chè.
37
Cần tổ chức và phân công lại sản xuất của ngành chè: Các địa phương
tự chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp và chế biến, nhất là chế biến nhỏ.
Các doanh nghiệp qui mô lớn sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Tổng công ty chè
Việt Nam cùng các công ty xí nghiệp làm tốt công tác thị trường bao tiêu sản
phẩm và cung ứng vật tư, thiết bị chuyên dùng có chất lượng cao.
Chính phủ cần ban hành những chính sách khuyến khích sản xuất chè
như: Chính sách đầu tư cho vay và làm mới chè và xây dựng cải tạo các nhà
máy chế biến chè.
Đề nghị miễn thuế 5 năm cho các diện tích chè phục hồi và trồng mới
trên đất dốc. Miễn thuế 5 năm cho các sản phẩm thu từ việc tận dụng đất đai
và chế biến các sản phẩm mới.
Cho phép các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài được hưởng lợi từ
các chế độ như doanh nghiệp trong nước. Nhà nước đầu tư đường điện đường
giao thông và các cơ sở phục vụ công cộng khác.
Cho phép ngành chè được thành lập quỹ bình ổn giá để ổn định giá
mua chè tươi cho nhân dân và dự phòng một lượng chè xuất khẩu hợp lý
nhằm giữ giá chè xuất khẩu.
Hiện nay việc quản lý chất lượng chè xuất khẩu chưa có tổ chức nào
chịu trách nhiệm trước nhà nước, do vậy cần thống nhất quản lý Ngành về
chất lượng sản phẩm chè xuất khẩu.
Vậy ngành chè có thể tin tưởng rằng: “Doanh thu của ngành chè tương
đương 1 tỷ USD vào những năm 2020”.
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè Thái Nguyên
Thái Nguyên nằm ở cửu ngõ giao lưu kinh tế giữa các vùng Trung Du
Miền Núi phía bắc và đồng bằng bắc bộ qua hệ thống đường bộ, đường sông.
Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số khoảng 1.127.200
người. Tỉnh Thái Nguyên có tỉnh phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây tiếp
giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Lạng Sơn,
38
Bắc Giang và phía nam giáp thủ đô Hà Nội. Với vị trí là một trong những trung
tâm kinh tế, chính trị, giáo dục của khu vực Việt Bắc nói riêng và của vùng Trung
Du Miền Núi nói chung.
Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và
Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với
cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu
quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao
động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu
chế biến và tiêu thụ.
Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và
định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu
hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số
chi phí nội nguồn thấp (DRC – Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự
nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn
“chung thủy” của nông dân. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá
đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân
các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước, cả
9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng
đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên
liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Theo phân
tích của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp miền Núi phía Bắc, chất
lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng
nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên,
nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên
liệu để sản xuất chè xanh chất lượng cao.
39
Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích
hợp với sản xuất chè. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm
sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các
nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã
tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống
“có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên,
với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm
chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu.
Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền
thống. Từ năm 2008 đến năm 2011 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè
được UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố
Thái Nguyên. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm
bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010, số lao động của làng
nghề khoảng 35.900 người. Trong đó số lao động làm nghề 23.300, chiếm
65%; thu nhập của làng 446.466 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ ngành nghề
345.404 triệu đồng, bằng 77,4%.
Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy
vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với kinh nghiệm sản xuất chè truyền
thống có từ rất lâu đời , người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt và chế
biến nhiều vùng chuyên canh cây chè cho sản phẩm chèn ngon được người
tiêu dùng ưa chuộng như: Tân Cương, Trại Cài.... Thái Nguyên đã có những
bước tăng trưởng mạnh mẽ về về cả diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị
chè nổi tiếng ở nước ta.
Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên thí diện tích, năng suất, chất
lượng chè Thái Nguyên được thể hiện ở bảng sau:
40
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của Thái Nguyên
năm 2012 – 2015
Năm Diện tích Năng suất Sản lượng
(Nghìn ha) (tạ /ha) (nghìn tấn)
2012 18.140 108,73 181,02
2013 18.520 108,80 183,04
2014 19.083 110,80 190,00
2015 20.735 109,40 193,00
Nguồn: (Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm
2012,2013,2014,2015) [47]
Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy:
Năm 2012, diện tích chè toàn tỉnh có 18.140 nghìn ha, năng suất 108,73
tạ/ha, sản lượng 181,02 nghìn tấn.
Năm 2013: diện tích chè toàn tỉnh có 18.520 nghìn ha, năng suất
108,80 tạ/ha, sản lượng 183,04 nghìn tấn.
Đến năm 2015, diện tích chè toàn tỉnh có 20.735 nghìn ha. Năng suất
chè năm 2014 đạt 109,40 tạ/ha, sản lượng 193,00 nghìn tấn.
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè
theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các
giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo có năng suất cao, chất lượng tốt và khả
năng chống chịu cao để đưa vào sản xuất.
Cùng với kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống có từ lâu đời, người
dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và nhiều vùng chuyên canh cây chè
có sản phẩm chè ngon được người tiêu dùng ưa chuộng như: Tân Cương, Trại
Cài Thái Nguyên đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về diện tích,
năng suất, sản lượng cũng như chất lượng chè và đã trở thành một trong
những vùng chè nổi tiếng của nước ta.
41
PHẦN 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng:
+ Giống chè LDP1
- Nguồn gốc: Là giống chè mới do Viện nghiên cứu chè chọn tạo và di
thực vào Lâm Đồng năm 1996. Giống mẹ của LDP1 là Đại Bạch Trà, một
giống chè có chất lượng thơm nổi tiếng của Trung quốc nhưng năng suất thấp.
+ Phân bón
- Phân NTR1, BMT18 là phân hữu cơ khoáng, có màu nâu sẫm, có mùi
hắc nhẹ, của Trường ĐH Nông Lâm. Phân BMT18 có hàm lượng các chất:
hữu cơ ≥30%, N:P:K ≥ 4,5:3,5:3; độ ẩm 25% và các chất dinh dưỡng vi
lượng: Ca, Mg, S, Cu, Fe, Bo, Zn,... Phân NTR1 có hàm lượng các chất: hữu cơ
≥20%, N:P:K=2,5:5,5:0,5 độ ẩm 20% và các chất dinh dưỡng vi lượng: Ca, Mg,
S, Cu, Fe, Bo, Zn,...
- Phân vô cơ: Đạm Ure Hà Bắc (46%N), phân KCl (60% K2O), phân
supe lân Lâm Thao (17%P2O5).
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2017.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng phân BMT18 đến sinh trưởng cây chè.
- Nghiên cứu ảnh hưởng phân BMT18 đến mức độ sâu bệnh hại.
- Nghiên cứu ảnh hưởng BMT18 đến các yếu tố cấu thành năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế.
42
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
+ Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức, có 3 công thức sử
dụng phân BMT18 có nền phân bón sử dụng phân NTR1.
CT1: Bón 2 tấn NTR1 + 6 tấn BMT18
CT2: Bón 2 tấn NTR1 + 7 tấn BMT18
CT3: Bón 2 tấn NTR1 + 8 tấn BMT18
CT4 (đ/c): Bón 420 kgN +210 kg P2O5 + 280 kg K2O
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại.
NL 1 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4
NL 2 CT 2 CT 3 CT 4 CT 1
NL 3 CT 4 CT 2 CT 1 CT 3
+ Cách bón: Phân NTR1 bón thúc lần 1 vào tháng 2-3 với lượng 60%, còn lại
40% bón vào tháng 7 hoặc tháng 8. Phân BMT 18 chia đều bón 6 lứa trong năm,
bón sau khi hái 6-7 ngày. Công thức đối chứng, bón lót toàn bộ phân chuồng +
60% lân vào tháng 2 hoặc tháng 3, còn 40 % lân bón vào tháng 7 hoặc tháng 8,
lượng phân khoáng còn lại chia đều bón cho 6 lứa trong năm.
3.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất:
Chọn cây đại diện theo phương pháp ngẫu nhiên. Mỗi công thức chọn
5 cây, với 3 lần nhắc là 15 cây theo dõi. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:
- Thời gian bắt đầu sinh trưởng: Từ khi có 10% cành nảy mầm sau đốn.
- Thời gian kết thúc sinh trưởng: Khi cành ngừng sinh trưởng.
- Theo dõi sinh trưởng của búp: Đánh dấu 10 búp và 5 ngày theo dõi 1
lần đến khi búp đủ 5 lá thật.
- Bề dày tán: Đo từ mặt vết đốn đến điểm cao nhất của tán, đo 1 lần vào tháng (6
hoặc 11).
- Rộng tán: Lấy trung bình chiều rộng nhất, hẹp nhất, đo 1 lần vào
43
tháng (6 hoặc 11).
- Đường kính thân: Đo cách mặt đất 5 cm (chỗ có đánh dấu để tránh
hiện tượng mưa làm vùi lấp, đo bằng thước kẹp).
- Số búp trên cây: Hái toàn bộ số búp chè đủ tiêu chuẩn của mỗi lần
hái (cả búp có tôm và búp mù) trên mỗi cây.
- Tỷ lệ mù xòe: Tổng số búp mù/tổng số búp.
- Trọng lượng búp 1 tôm 3 lá, trọng lượng búp 1 tôm 2 lá: Chọn 10 búp
đủ tiêu chuẩn cân và lấy trung bình.
- Chiều dài búp 1 tôm 2 lá: Đo từ chỗ hái tự nhiên đến cuống của tôm.
- Thành phần cơ giới búp: Chọn 10 búp 1 tôm 3 lá đủ tiêu chuẩn, cân
riêng 10 lá 1, lá 2, lá 3, tôm, cuộng sau đó lấy trung bình.
- Năng suất ô thí nghiệm: Thu hoạch tất cả búp chè trên toàn ô thí
nghiệm ở tất cả các lứa.
- Chỉ số diện tích lá (LAI): tiến hành vào sau đốn và cuối năm theo
phương pháp cân khối lượng lá theo diện tích của m2 lá.
- Số đợt sinh trưởng: Đếm trực tiếp trên cây theo dõi đếm trên 5 cành
của một cây. Mỗi công thức đếm 15 cây (3 lần nhắc).
- Số ngày hoàn thành đợt sinh trưởng tự nhiên: Cố định cành chè trên
cây chè sinh trưởng tự nhiên (không thu hái búp), theo dõi số ngày hoàn thành
đợt sinh trưởng tự nhiên trong một lứa.
+ Xác định tỷ lệ bánh tẻ:
Lấy mẫu của lô búp đã hái ở cả 3 lần nhắc theo phương pháp đường
chéo 5 điểm.
Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác
định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số
búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá
bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trong
lượng P1, phần non có trọng lượng P2.
44
Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = P1:50x100
Tỷ lệ (%) búp non = P2:50x100.(P1 +P2=50g)
- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ đẻ đánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức.
Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau : (theoTCVN1053- 71):
Loại chè A B C D
Tỷ lệ bánh tẻ (%) 0- 10% 11- 20% 21- 30% >30%
Tỷ lệ các thành phần búp trung bình là bình quân lần lượt các giá trị ở 3 lần
nhắc lại
+ Theo dõi các chỉ tiêu chất lượng giống chè
- Chất lượng chè nguyên liệu: Phân tích các chỉ tiêu sinh hoá: hàm
lượng Tanin, chất hoà tan, đường tổng số, axit amin tại Viện Khoa học kỹ
thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Mỗi năm phân tích 3 kỳ: Vụ xuân
(tháng 3- 4); vụ hè thu (tháng 7- 8); vụ đông (tháng 9- 10).
- Chất lượng chè thành phẩm: Tổ chức hội nghị thử nếm cảm quan và
cho điểm của Hội đồng thử nếm về chất lượng chè xanh, của giống thí nghiệm
về ngoại hình, màu nước, mùi và vị theo phương pháp cảm quan. Mỗi năm
hội đồng tổ chức thử nếm vào 3 vụ: Vụ xuân (tháng 4), vụ hè (tháng 8), vụ
thu (tháng 10).
- Phân tích dư lượng nitrat:
+ Theo dõi các chỉ tiêu phân tích đất
- Lấy mẫu đất ở 2 tầng độ sâu: 0- 20cm, 20- 40cm. Lấy hai lần: Lần 1
trước khi làm thí nghiệm, lần hai sau 1 năm.
PHKCl: Sử dụng PHmét (Potentiometer).
Hàm lượng chất hữu cơ: Phương pháp Tiurin.
Đạm tổng số (%): Phương pháp Kjeldahl.
Lân tổng số (%): phương pháp so màu (Photocolorimetric).
Kali tổng số (%): Phương pháp quang kế ngọn lửa.
Lân dễ tiêu: Phương pháp Oniani
45
Kali dễ tiêu: Dung môi rút tinh là H2SO4 0,1N đốt trên quang kế ngọn lửa.
Đạm thuỷ phân: Phương pháp Tiurin – Kononova
Al3+ di động: Phương pháp Sôkolốp.
Tỷ trọng đất: Phương pháp Picnomet
Dung trọng đất: Lấy mẫu đất ở thể tự nhiên
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý, vẽ đồ thị, biểu đồ trên
Microsoft Excel 2010. Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thống kê
sinh học trên phần mềm SAS
3.3.4. Phương pháp khác
+ Tính hiệu quả của từng công thức bón phân bón
Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi
phí (TC): RVAC = GR – TC.
46
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Thành phần của phân biochar và các nghiên cứu về ứng dụng của
phân biochar
4.1.1 Thành phần của phân biochar
Phân BMT18 là sản phẩm mới thành phần gồm: than sinh học, phân
hữu cơ sinh học và vô cơ. Biochar được sản xuất từ vỏ trấu đốt trong lò yếm
khí chuyên dụng ở nhiệt độ 600o C. Thành phần một số dinh dưỡng như sau:
OC: 2,03%, N: 0,16%, P2O5: 0,22%, K2O: 0,56%, Mg: 99,8 mg/kg, Cu: 28,0
mg/kg, Zn: 93,8 mg/kg.
4.1.2 Các nghiên cứu về ứng dụng của phân biochar
- Ảnh hưởng của biochar đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng
trên đất cát của Vũ Duy Hoàng1*, Nguyễn Tất Cảnh1 , Nguyễn Văn Biên2 ,
Nhữ Thị Hồng Linh2 1 Bộ môn Canh tác học, 2 Sinh viên Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội .
-Ảnh hưởng của việc bón biochar đến sự chuyển biến các dạng đạm
NH4+ và NO3 - trong đất t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_phan_biochar_khoang_the_he_moi_bmt18_de.pdf