Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sasso thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sasso thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sasso thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên

pdf94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sasso thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MÙA VỤ, PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CHO THỊT CỦA GÀ SASSO THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ HỒNG NHUNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MÙA VỤ, PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CHO THỊT CỦA GÀ SASSO THƢƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THUÝ MỴ PGS. TS. TRẦN THANH VÂN THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam hiện nay, chăn nuôi gà thịt ngày càng đƣợc đẩy mạnh và phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nƣớc từ thành phố, tỉnh, huyện, đến các hộ nông dân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm thịt gà nhƣ: Thịt chắc, thơm ngon, không có thuốc kháng sinh… mặt khác các giống gà thịt đó phải phát huy tốt tiềm năng về chăn nuôi trong điều kiện chăn thả và bán chăn thả với quy mô vừa và nhỏ ở nông hộ Việt Nam, thì chúng ta phải đặc biệt chú trọng tới công tác giống. Năm 1996, Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vƣờn có năng suất khá cao, chất lƣợng thịt tốt, hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng và thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp nhƣ gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng của Trung Quốc… Trong đó có giống gà lông màu Sasso do hãng Sasso (Selection Avicoe de La Sathe et du Sud Ouest) của Pháp tạo ra. Qua gần 30 năm nghiên cứu chọn lọc, nhân giống và lai tạo, hiện nay gà Sasso đƣợc trên 30 nƣớc khắp năm châu ƣa chuộng. Nƣớc ta đã nhập giống gà Sasso có những đặc tính quý nhƣ có khả năng thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm, sức đề kháng tốt, chất lƣợng thịt thơm ngon, thích hợp với các phƣơng thức nuôi nhốt bán công nghiệp và thả vƣờn. Chúng ta biết rằng trong những điều kiện môi trƣờng nhất định thì các kiểu gen khác nhau sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại cùng một kiểu gen nhƣng trong những điều kiện môi trƣờng khác nhau sẽ cho năng lực sản xuất khác nhau. Các tính trạng của một giống đƣợc hình thành gắn liền với sự tác động của môi trƣờng sinh thái địa phƣơng. Ngoài các yếu tố di truyền, tác động của con ngƣời, thì các yếu tố ngoại cảnh nhƣ: Nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, mùa vụ, mật độ nuôi nhốt, độ thông thoáng, chế độ chiếu sáng…có ảnh hƣởng rất lớn đến đặc tính sinh trƣởng, phát dục, sinh sản, các chỉ tiêu sản xuất của giống đó. Nhằm góp phần đánh giá ảnh hƣởng của mùa vụ và phƣơng thức chăn nuôi đến khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gà Sasso thƣơng phẩm, từ đó tìm ra môi trƣờng ngoại cảnh thích hợp, kết hợp với nuôi dƣỡng, chăm sóc, chúng ta sẽ không những duy trì đƣợc các đặc tính quý của phẩm giống, mà còn đem lại lợi ích kinh tế cao hơn cho ngƣời chăn nuôi. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ, phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sasso thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 2. Mục đích của đề tài - Xác định đƣợc ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gà Sasso thƣơng phẩm nuôi tại Thái Nguyên. - Xác định đƣợc ảnh hƣởng của phƣơng thức nuôi đến tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gà Sasso thƣơng phẩm nuôi tại Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần vào việc hoàn thiện nghiên cứu thích nghi và xây dựng quy trình kĩ thuật chăn nuôi giống gà Sasso ở Việt Nam. - Góp phần vào việc triển khai chăn nuôi gà lông màu cho các cơ sở và nông hộ tại khu vực. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu để ngƣời chăn nuôi, cán bộ nghiên cứu, sinh viên ngành nông nghiệp tham khảo, áp dụng cho công việc chuyên môn và các nghiên cứu tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó. Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất: Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm nhƣ: Sinh trƣởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt... phần lớn đều là các tính trạng số lƣợng (Quantitative Character) và do các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể (NST) quy định. Phần lớn sự thay đổi trong quá trình tiến hoá của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lƣợng. Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lƣợng đƣợc quy định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lƣợng phải có môi trƣờng phù hợp mới đƣợc biểu hiện hoàn toàn. Theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [40] thì giá trị đo lƣờng của tính trạng số lƣợng trên một cá thể đƣợc gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan tới kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi trƣờng là sai lệch môi trƣờng (Environmental deviation). Nhƣ vậy kiểu gen quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trƣờng gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hƣớng này hoặc hƣớng khác. Quan hệ đó đƣợc biểu thị nhƣ sau: P = G + E Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình G: Là giá trị kiểu gen E: Là sai lệch môi trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Tuy nhiên khác với tính trạng chất lƣợng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lƣợng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhƣng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hƣởng rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tƣợng này gọi là hiện tƣợng đa gen (Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội và tƣơng tác gen, nên đƣợc biểu thị theo công thức sau: G = A + D + I Trong đó: G: Là giá trị kiểu gen A: Là giá trị cộng gộp (Additive value) D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance deviation) I : Là giá trị sai lệch tƣơng tác (Interaction deviation) Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định đƣợc và di truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống. Hai thành phần sai lệch trội (D) và tƣơng tác gen (I) cùng có vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định đƣợc thông qua con đƣờng thực nghiệm. D và I không di truyền đƣợc và phụ thuộc vào vị trí và sự tƣơng tác giữa các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống. Đồng thời tính trạng số lƣợng cũng chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng chung và môi trƣờng riêng: - Sai lệch môi trƣờng chung (General environmental) (Eg) là sai lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này có tính chất thƣờng xuyên và không cục bộ nhƣ: Thức ăn, khí hậu... Do vậy đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các phần khác nhau trên một cơ thể. - Sai lệch môi trƣờng riêng (Environmental deviation) (Es) là các sai lệch do các yếu tố môi trƣờng tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật. Loại yếu tố này có tính chất không thƣờng xuyên và cục bộ nhƣ các thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý... gây ra. Nhƣ vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trƣờng (E) của một cá thể biểu thị nhƣ sau: P = A + D + I + Eg + Es Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình (phenotyp Value) A: Là giá trị cộng gộp (Additive Value) D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance Value) I: Là sai lệch tƣơng tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation) Eg: Là sai lệch môi trƣờng chung (General enviromental diviation) Es: Là sai lệch môi trƣờng riêng (Special enviromental diviation) Nhƣ vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và ngoại cảnh. Vật nuôi nhận đƣợc khả năng di truyền từ bố mẹ, nhƣng sự thể hiện khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh môi trƣờng sống (nhƣ chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng, quản lý…). Đây là cơ sở để tạo lập một điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là gia cầm. Do đó để đạt đƣợc năng suất, chất lƣợng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình nhƣ mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi trƣờng thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng (E) đến giá trị kiểu hình, từ đó tìm ra mức độ ảnh hƣởng cũng nhƣ tạo ra môi trƣờng thích hợp để tiềm năng của giống (G) đƣợc thể hiện ra giá trị kiểu hình (P) có lợi cho ngƣời chăn nuôi. 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng 1.1.2.1. Khái niệm sinh trưởng: Về mặt sinh học, sự sinh trƣởng đƣợc xem nhƣ quá trình tổng hợp protein, nên ngƣời ta thƣờng lấy việc tăng khối lƣợng làm chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng. Sinh trƣởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật nhất định. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [31] cho biết: Midedorpho A. F (1867) là ngƣời đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trƣởng theo giai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó tăng khối lƣợng giảm dần theo từng tháng tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 * Khái niệm sinh trƣởng Sinh trƣởng là một quá trình sinh lý, sinh hoá phức tạp, duy trì từ khi phôi đƣợc hình thành cho đến khi con vật đã trƣởng thành. Để có đƣợc số đo chính xác về sinh trƣởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers J. R, 1990 [66]) Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [31] đã khái quát: “Sinh trƣởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lƣợng của từng cơ quan, bộ phận cũng nhƣ toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trƣớc”. Ganer (1992) cho rằng sinh trƣởng trƣớc hết là kết quả của phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng 1992, [31]) Sinh trƣởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lƣợng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền. Sinh trƣởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lƣợng tích luỹ các chất phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trƣởng (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [31]). Nhƣng tăng trƣởng không đồng nghĩa với tăng khối lƣợng (ví nhƣ béo mỡ chủ yếu là sự tích lũy mỡ, không có sự phát triển của mô cơ). Sinh trƣởng thực sự là sự tăng lên về khối lƣợng, số lƣợng các chiều của các tế bào mô cơ. Sự sinh trƣởng của con vật đƣợc tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi đã trƣởng thành và đƣợc chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trƣởng thành. Theo Johanson L, 1972 [22] thì cƣờng độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật. Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sự sinh trƣởng của các mô diễn ra theo trình tự nhƣ sau: + Hệ thống tiêu hoá, nội tiết + Hệ thống xƣơng + Hệ thống cơ bắp + Mỡ Trong thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu của sự sinh trƣởng thức ăn, dinh dƣỡng đƣợc dùng tối đa cho sự phát triển của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 xƣơng, mô cơ, một phần rất ít dùng lƣu giữ trong cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh trƣởng nguồn dinh dƣỡng vẫn đƣợc sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ xƣơng nhƣng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích luỹ chất dinh dƣỡng để cấu tạo mỡ. Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lƣợng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45% khối lƣợng cơ thể. Khối lƣợng cơ con trống luôn lớn hơn khối lƣợng cơ con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lƣợng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g (Ngô Giản Luyện, 1994) [28]) Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trƣởng gồm hai quá trình: Tế bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia súc, gia cầm nhƣ ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều đƣợc hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinh trƣởng, các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hƣởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhƣng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trƣờng. Khối lƣợng cơ thể thƣờng đƣợc theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con hoặc g/con. Để xác định khối lƣợng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau ngƣời ta còn biểu thị khối lƣợng thông qua đồ thị sinh trƣởng. Khối lƣợng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trƣởng một cách đúng đắn nhất, song lại không chỉ ra đƣợc sự khác nhau về tỷ lệ sinh trƣởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi. Sinh trƣởng của vật nuôi nói chung và sinh trƣởng của gà nói riêng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và các điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng khác. Khi nghiên cứu về sinh trƣởng ngƣời ta thƣờng sử dụng một cách đơn giản và cụ thể một số chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trƣởng của gia cầm: 1.1.2.2. Phương pháp đánh giá sinh trưởng Để đánh giá khả năng sinh trƣởng các nhà chọn giống vật nuôi đã có khuynh hƣớng sử dụng các phƣơng thức đơn giản và thực tế, đó là khả năng sinh trƣởng theo 3 chỉ tiêu là: Chiều cao, thể tích và khối lƣợng. Khối lƣợng cơ thể: Về mặt sinh học, sinh trƣởng đƣợc xem nhƣ là quá trình tổng hợp, tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy có thể lấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 việc tăng khối lƣợng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của gia súc, gia cầm. Khối lƣợng của gia súc, gia cầm là một trong những tính trạng di truyền số lƣợng. Tính trạng này có hệ số di truyền khá cao phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống, loài. Sinh trƣởng theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [31] là cƣờng độ tăng các chiều của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong chăn nuôi gia cầm để đánh giá sinh trƣởng ngƣời ta sử dụng 2 chỉ số đó là: Sinh trƣởng tuyệt đối và sinh trƣởng tƣơng đối. - Sinh trƣởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2, 39 – 77 [46]), sinh trƣởng tuyệt đối thƣờng tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trƣởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. - Sinh trƣởng tƣơng đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lƣợng, kích thƣớc trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (T.C.V.N 2, 40 - 77 [47]). Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối có dạng hypebol. Gà còn non có tốc độ sinh trƣởng cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1992 [31] cho biết có mối quan hệ ở cơ thể gia cầm giữa sinh trƣởng và một số tính trạng liên quan. Mối liên quan giữa sinh trƣởng và tốc độ mọc lông đã đƣợc xác định, cũng có mối liên quan giữa sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Để xác định toàn bộ quá trình sinh trƣởng một cách chính xác là rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên trong chọn giống vật nuôi ngày nay, ngƣời ta cũng sử dụng các phƣơng pháp đơn giản và thực tế để đánh giá khả năng sinh trƣởng nhƣ: - Kích thƣớc các chiều đo: Kích thƣớc và khối lƣợng xƣơng có tầm quan trọng lớn đối với khối lƣợng cơ thể và hình dáng con vật, quan hệ giữa khối lƣợng thân, tốc độ lớn và chiều dài đùi, chiều dài xƣơng ngực với chất lƣợng thịt có tầm quan trọng đặc biệt. Kích thƣớc các chiều đo có liên quan rõ rệt với khối lƣợng cơ thể, độ dài chân có liên quan đến tính biệt. - Tốc độ sinh trƣởng: Tốc độ sinh trƣởng là cƣờng độ tăng các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. - Đƣờng cong sinh trƣởng: Đƣờng cong sinh trƣởng biểu thị sinh trƣởng của gia súc, gia cầm nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Theo Chambers J. R, 1990 [66] đƣờng cong sinh trƣởng của gà thịt gồm 4 pha chính nhƣ sau: + Pha sinh trƣởng tích luỹ tăng tốc nhanh sau khi nở. + Điểm uốn của đƣờng cong tại thời điểm có sinh trƣởng cao nhất. + Pha sinh trƣởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn + Pha sinh trƣởng tiệm cận với giá trị khi gà trƣởng thành. Đồ thị sinh trƣởng tích luỹ biểu thị một cách đơn giản nhất về đƣờng cong sinh trƣởng. Đƣờng cong sinh trƣởng không những đƣợc sử dụng để chỉ rõ về khối lƣợng mà còn làm rõ về mặt chất lƣợng, sự sai khác giữa các dòng, giống, giới tính (Knizetova H. J, Hyanck, Knize. B and Roubicek. J, 1991[82]) Ở nƣớc ta, Nguyễn Đăng Vang, 1983 [56] khi nghiên cứu về đƣờng cong sinh trƣởng của ngỗng Rheinland từ sơ sinh đến 77 ngày tuổi thấy hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trƣởng của gia cầm nói chung. Trần Long và cộng sự, 1994 [23] khi nghiên cứu về đƣờng cong sinh trƣởng của các dòng gà A, V1, V3, trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy đƣờng cong sinh trƣởng của cả bốn dòng đều phát triển đúng quy luật. Đƣờng cong sinh trƣởng của 3 dòng có sự khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh trƣởng cao ở 7 - 8 tuần tuổi đối với gà trống và 6 - 7 tuần tuổi đối với gà mái. - Tiêu tốn thức ăn: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng phản ánh quá trình chuyển hoá thức ăn để sinh trƣởng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngƣợc lại. - Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1993 [26] cho rằng để phát huy tối đa khả năng sinh trƣởng của gia cầm thì việc cung cấp thức ăn đầy đủ và tối ƣu các chất dinh dƣỡng, cân bằng protein, các axit amin và năng lƣợng là điều tối cần thiết. 1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của gà nhƣ giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lƣợng bộ xƣơng, dinh dƣỡng và các điều kiện chăn nuôi, sức khoẻ… * Ảnh hưởng của dòng, giống: Theo tài liệu của Chambers J. R, 1990 [66] có nhiều gen ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hƣởng đến sự phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 chung, có gen ảnh hƣởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hƣởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hƣởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Godfrey E. F và Joap R. G, 1952 [71] và một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lƣợng này đƣợc quy định bởi 15 cặp gen, trong đó ít nhất có một gen về sinh trƣởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khối lƣợng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%. Trần Thanh Vân, 2002 [57] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của gà lông màu Kabir, Lƣơng Phƣợng và Sasso cho biết: khối lƣợng cơ thể gà ở 10 tuần tuổi đạt lần lƣợt là 1990,28 g/con, 1993,27 g/con và 2189,29 g/con. Gà Tam Hoàng 882 ở 12 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể đạt 1557,83 g/con (Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân và cộng sự, 2000 [19]) Mỗi giống có một khả năng sinh trƣởng nhất định, sự khác nhau về sinh trƣởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhƣng ở các môi trƣờng khác nhau thì có sinh trƣởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trƣờng phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Moris, 1937 [79] đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cƣờng độ sinh trƣởng. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [13] cho biết, gà con ở 40 ngày tuổi khối lƣợng tăng gấp 10 lần so với lúc 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần có 20 ngày để tăng gấp 10 lần khối lƣợng so với lúc 01 ngày tuổi. Nguyễn Thị Thuý Mỵ, 1997 [33] khi nghiên cứu 3 giống gà AA , Avian và BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lƣợng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lƣợt là: 2501,09g; 2423,28g; 2305,14g. Khảo sát khả năng sinh trƣởng của 3 dòng gà Plymouth Rock thì dòng TĐ9 có khả năng sinh trƣởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối lƣợng sống vƣợt dòng TĐ8 12,90% và vƣợt dòng TĐ3 17,40%, (Lê Hồng Mận và cộng sự, 1996 [30]) Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994 [16] thì sự sai khác về khối lƣợng cơ thể giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hƣớng trứng từ 500 - 700g (13 - 30%). Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về sinh trƣởng là do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen quy định khả năng sinh trƣởng liên kết với giới tính, cho nên con trống thƣờng lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng của gia cầm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Theo Bùi Quang Tiến, 1993 [42] cho biết hệ số di truyền về tốc độ sinh trƣởng là 0,4 – 0,5. * Ảnh hưởng của tính biệt, tốc độ mọc lông đến sinh trưởng của gà + Tính biệt ảnh hưởng đến sinh trưởng: Rõ rệt nhất là ở gà do sự khác nhau về quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý và khối lƣợng cơ thể. Trần Đình Miên, 1994 [32] cho biết lúc gà mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lƣợng giữa gà trống và gà mái là: 27%. North M. O, Bell P. D, 1990 [86] cũng cho biết khối lƣợng gà con 1 ngày tuổi tƣơng quan dƣơng với khối lƣợng trứng giống đƣa vào ấp, song không ảnh hƣởng đến khối lƣợng cơ thể gà lúc thành thục và cƣờng độ sinh trƣởng ở 4 tuần tuổi. Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn , ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi 11% và 8 tuần tuổi hơn 27%. Nguyễn Thị Hải và cộng sự , 2006 [11] cho biết gà TĐ nuôi vụ Xuân - Hè ở 10 tuần tuổi có khối lƣợng cơ thể ở con trống 2616,33 g/con và ở con mái là 2214,48 g/con, khác nhau 18,15%. Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng lớn đến khối lƣợng cơ thể của gà: Gà trống nặng hơn gà mái từ 24 – 32%. Những sai khác này cũng đƣợc biểu hiện ở cƣờng độ sinh trƣởng, đƣợc quy định không phải do hoocmon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh trƣởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Chambers J. R,1990 [66] ) Ở gà hƣớng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 - 250g, (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [13]) Hoàng Toàn Thắng, 1996 [39] có khuyến cáo đối với ngƣời chăn nuôi: Đối với gia cầm, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi gia cầm cần nuôi tách trống mái. + Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông tới sinh trưởng: Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùng một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trƣởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm. Kushner K. F, 1974 [21] cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trƣởng, thƣờng gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông. Hayer J. F và cộng sự, 1970 [73] đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 tác giả cho rằng ảnh hƣởng của hoocmon sinh trƣởng có tác dụng ngƣợc chiều với giới tính quy định tốc độ mọc lông. The Siegel P. B và Dumington E. D, 1978 [94] thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lƣợng cao. * Ảnh hưởng của độ tuổi và mức độ dinh dưỡng đến sinh trưởng Khi nghiên cứu đến độ tuổi và mức độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của gà thì Chambers J. R, 1990 [66] cho biết: Sinh trƣởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể nhƣ thịt, xƣơng, da. Tỷ lệ sinh trƣởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trƣởng và phụ thuộc vào mức độ dinh dƣỡng. Mức độ dinh dƣỡng không chỉ ảnh hƣởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô khác. Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2003 [27] để phát huy đƣợc sinh trƣởng cần cung cấp thức ăn tối ƣu với đầy đủ chất dinh dƣỡng đƣợc cân bằng hợp lý giữa protein với năng lƣợng. Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn đƣợc bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh không mang theo‎ nghĩa dinh dƣỡng nhƣng có kích thích sinh trƣởng làm tăng chất lƣợng thịt. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, 2006 [34] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức năng lƣợng và protein khác nhau cùng với tỷ lệ ME/CP khác nhau nhằm phát huy tốt đến khả năng sinh trƣởng của ngan Pháp nuôi tại Thái Nguyên. Trần Tố, 2007 [53] nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ khác nhau giữa methionine và lysine trong khẩu phần đến sinh trƣởng của gà broiler Kabir cho biết đến 10 tuần tuổi lô có tỷ lệ methionine/lysine 40,5% cho sinh trƣởng tốt hơn các lô có tỷ lệ này bằng 45,5% và 35,5%. Theo Trần Công Xuân, 1995 [60] cho biết cùng tổ hợp lai broiler: Ross 208, Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lƣợng và 3 mức protein, cho khối lƣợng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt. Chế độ dinh dƣỡng ảnh hƣởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác. Chế độ dinh dƣỡng không những ảnh hƣởng tới sinh trƣởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trƣởng. Tác giả Epym R. A và cộng sự, 1979 [68] cho biết: Dinh dƣỡng không chỉ cần thiết cho sinh trƣởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trƣởng. Gà Broiler phát triển mạnh nên đòi hỏi lƣợng thức ăn tƣơng ứng để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 phát huy tiềm năng di truyền của chúng. Chi phí thức ăn chiếm 70% giá thành gà Broiler, do vậy để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm - đặc biệt phát huy tiềm năng sinh trƣởng, thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần dinh dƣỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của gia cầm qua từng giai đoạn nuôi. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán, 1993 [29] cho biết nhu cầu protein thích hợp cho gà Broiler cho năng suất cao đã đƣợc xác định. Để phát huy đƣợc khả năng sinh trƣởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dƣỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lƣợng. * Ảnh hưởng của môi trường chăm sóc nuôi dưỡng: Khả năng sinh trƣởng của gia cầm bị ảnh hƣởng rất lớn bởi yếu tố môi trƣờng và điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng. Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dƣỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trƣởng nâng cao năng suất chăn nuôi. + Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trƣờng ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con. Với gà Broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 – 340C; ngày thứ 2 - 7 là 300C; tuần thứ hai là 260C; tuần thứ ba là 220C; tuần thứ tƣ là 200C. Theo Lê Hồng Mận và cộng sự, 1993 [29] thì nhiệt độ tối ƣu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 – 200C. Nhiệt độ ảnh hƣởng rất lớn tới nhu cầu năng lƣợng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà Broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trƣờng. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau. Theo Herbert G. J và cộng sự, (1983) [74] thì nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh hƣởng tới gà sau 3 tuần tuổi nhƣ sau: Thay đổi 10C tiêu thụ năng lƣợng của gà mái biến đổi tƣơng đƣơng 2 Kcal ME, mà nhu cầu về năng lƣợng và các vật chất dinh dƣỡng khác nhau cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng. Trong điều kiện khí hậu nƣớc ta, theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1993 [26] thì gà Broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 - 15%. Wash Burn, Wetal K, (1992) [98] cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trƣởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà Broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir I, 1992 [85] qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trƣờng 350C, ẩm độ tƣơng đối 66% đã làm giảm quá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 trình tăng khối lƣợng cơ thể 30 - 35% ở gà trống, 20 - 30% ở gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp. Thông thƣờng khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trƣởng của gà ngƣời ta đã sử dụng thức ăn cao năng lƣợng, tất nhiên, trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng nhƣ axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dƣỡng mà gà tiếp nhận đƣợc không thấp hơn nhu cầu của chúng. Do đó, trong điều kiện khí hậu ở nƣớc ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn, mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP trong thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. + Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng: Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của gia cầm. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ƣớt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hƣởng xấu tới gà. Đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân và chất độn chuồng, làm tổn thƣơng đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm bệnh Cầu Trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trƣởng của gà. Trong điều kiện nóng ẩm, mƣa nhiều nhƣ nƣớc ta, độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc giúp gà có đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác, nó giúp giảm ẩm độ chuồng nuôi, điều chỉnh nhiệt độ chuồn._.g nuôi, qua đó hạn chế bệnh tật. Nhiệt độ cao cần có tốc độ lƣu thông khí khác nhau. Tốc độ lƣu thông khí cao đối với gà lớn và ngƣợc lại. Với các điều kiện khí hậu khác nhau phải có sự điều chỉnh độ thông thoáng cho phù hợp. Ing J. E. M. Whyte, 1995 [78] qua nghiên cứu đã cho ra khuyến cáo về thành phần tối đa của chất khí trong chuồng nuôi gia cầm nhƣ sau: NH3 = 0,01 g/m 3, H2S = 0,002 g/m 3, CO2 = 0,35 g/m 3. Ở nƣớc ta chủ yếu là nuôi thông thoáng tự nhiên nên cần đảm bảo ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Về mùa hè khi nhiệt độ cao cần bố trí hệ thống quạt để tăng tốc độ gió để chống nóng cho gà. Mùa đông cần có thiết bị sƣởi ấm cho gà. Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hƣởng tới sự tăng khối lƣợng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trƣởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ lƣu thông không khí lớn hơn gà nhỏ. + Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng Arbor Acer Farms Inc, 1993 [62]: - Với gà Broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng nhƣ sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cƣờng độ chiếu sáng 20 lux/m2, ngày thứ tƣ đến khi kết thúc thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cƣờng độ chiếu sáng còn 5 lux/m2. - Với gà Broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế độ chiếu sáng nhƣ sau: Ngày thứ 1: 24/24h; Ngày thứ 2: 20/24h; Ngày thứ 3 đến ngày thứ15: 12/24h; Ngày thứ 19 đến ngày thứ 22: 14/24h; Ngày thứ 23 đến ngày thứ 24: 18/24h ; Ngày thứ 25 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng: 24/24h. Cƣờng độ chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ tƣ đến kết thúc giảm dần còn 5 lux. Khi cƣờng độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm khả năng tăng khối lƣợng. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần phải che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng, nhƣng vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng đƣợc phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng công suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn. + Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao. Mỗi giai đoạn sinh trƣởng, mỗi phƣơng thức nuôi đều có quy định mật độ nuôi nhất định (phƣơng thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lƣợt: 0,1; 0,3; 0,35; 0,2 m2/con…). Nếu nuôi quá thƣa thì lãng phí diện tích, nhƣng nếu nuôi quá dày thì ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng của gà. Bởi lẽ, khi mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lƣợng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hƣởng tới khả năng tăng khối lƣợng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngƣợc lại, mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 trại cao. Do vậy, tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thích hợp. Theo Lewis N. J, Hurnik J. F, 1990 [83] thì sự vận động của gà có ảnh hƣởng chủ yếu tới sức sản xuất, vì nó có liên quan đến sự đi tìm kiếm và sử dụng thức ăn, nƣớc uống. Ông thấy rằng gà broiler hoạt động suốt ngày và đi lại với khoảng cách trung bình là 8,8 m/giờ hay 212 m/ngày. Mật độ chuồng nuôi tăng đã làm giảm khoảng cách đi lại, nhƣng không ảnh hƣởng đến số trung bình của gà đi đến máng ăn (4 lần/giờ) và máng uống (2 lần/giờ). Gà Broiler có tốc độ sinh trƣởng cao, do đó nhu cầu dinh dƣỡng phải đảm bảo và điều kiện ngoại cảnh phải thích hợp, gà thích hợp nhất ở nhiệt độ 150C- 210C . Theo Van Horne P, 1991 [97]: Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lƣợng NH3, CO2, H2S đƣợc sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà đông thì lƣợng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cƣờng trao đổi chất nên lƣợng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hƣởng đến việc tăng khối lƣợng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao. Shanawary M. M, 1958 [93] đã làm thí nghiệm liên tục, 4780 gà Broiler đƣợc nuôi ở mật độ chuồng nuôi cao. Ở thí nghiệm thứ nhất: Mật độ chuồng nuôi 10, 20, 30, 40 và 50 con/m2 đƣợc nuôi đến 6 tuần tuổi. Ở thí nghiệm thứ hai, mật độ chuồng nuôi 20, 40 và 50 con/m2, đƣợc nuôi để so sánh. Hai mật độ cao hơn đƣợc giảm tới 30 con/m2 ở 3 và 5 tuần tuổi. Kết quả ở 6 tuần tuổi, thí nghiệm 1 khối lƣợng cơ thể là một hàm cong đối với mật độ chuồng nuôi. Trung bình tiêu tốn thức ăn trên tất cả các giai đoạn thí nghiệm là một đƣờng suy giảm so với mật độ trên 20 con/m2. Sự giảm mật độ chuồng nuôi từ 40 hoặc 50 con/m2 xuống 30 con/m2 ở tuần tuổi thứ 3 đã làm tăng tiêu tốn thức ăn, tăng khối lƣợng và dẫn đến sự hồi phục khối lƣợng cơ thể của gà ở tuần tuổi thứ 6. Không có sự khác nhau lớn nhƣ tỷ lệ chết của mật độ chuồng nuôi cao ở thí nghiệm khác. Lãi xuất mỗi m2 tăng lên hầu hết ở thí nghiệm thứ nhất bằng khoảng 65 xu (tiền A Rập) cho mỗi gà/ m2, khi tăng ở mật độ chuồng nuôi. Theo Beremski Ch, 1978 [63] thí nghiệm nuôi 4 nhóm gà Broiler trên nền chuồng có đệm lót, ở mật độ là 20, 22, 18 và 16 con/m2; ở giai đoạn 6, 7, 8 tuần tuổi, với cùng thức ăn hỗn hợp. Mật độ chuồng nuôi đã không ảnh hƣởng đến chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 số so sánh các sản phẩm lúc 7 tuần tuổi. Tỷ lệ tăng trƣởng giảm theo sự tăng mật độ đàn ở giai đoạn vỗ béo lúc 8 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng và chỉ số thịt xẻ không bị ảnh hƣởng lúc 6, 7, 8 tuần tuổi bởi mật độ đàn. Tăng mật độ nuôi lúc 6 đến 8 tuần tuổi đã làm giảm sự tăng trƣởng nhƣng tăng sản phẩm thịt trên đơn vị diện tích nền chuồng bằng 7,0 tới 9,3% ở tuần tuổi 6, 7 và đến 20,7% ở tuần tuổi 8. Nhiều tác giả cũng đƣa ra khuyến cáo: Nuôi gà Broiler ở mật độ nuôi từ 11 con/m2 - 12 con/m2 là thích hợp, nếu nuôi ở mật độ cao thì tỷ lệ chết cũng cao và khối lƣợng cơ thể giảm, đặc biệt nuôi trên 14 con/m2 - 15 con/m2. Khi làm thí nghiệm trên gà Broiler BE11, V35, AV35 từ 1 - 49 ngày tuổi nuôi nhốt với mật độ khác nhau, các tác giả Nguyễn Hữu Cƣờng và Bùi Đức Lũng, 1996 [3] có kết quả nhƣ sau: - Với gà BE11, V35 nuôi vụ Hè và vụ Đông. + Tỷ lệ nuôi sống lô I mật độ 8 con/m2 cho kết quả cao nhất đạt 97,5%, thấp nhất ở lô II có mật độ 14 con/m2 là 92,86%. + Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng ở lô I cho kết quả tốt hơn (2,05 kg) so với lô II (2,11 kg). + Hiệu quả kinh tế/1m2 chuồng: Lô I: Mùa hè = + 38.130đ Mùa đông = + 32.500đ Lô II: Mùa hè = - 62.060đ Mùa đông = + 12.330đ Tác giả có khuyến cáo mùa hè mật độ tối ƣu là 8 con/m2, mùa đông mật độ tối ƣu là 10 con/m2 nền chuồng, đối với gà Broiler. Theo khuyến cáo của hãng AborAcres, 1995 [62] thì mật độ nhốt tối đa cho gà Broiler nhƣ sau: Khối lƣợng sống trung bình khi xuất bán (kg) Mật độ gà/m2 Chuồng nuôi điều khiển đƣợc tiểu khí hậu Chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên 1,0 33 22 1,5 22 15 1,8 18 12 2,0 17 11 2,5 14 9 3,0 11 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 + Ảnh hưởng của mật độ bãi thả Trong chăn nuôi gà Broiler mật độ bãi thả có vai trò khá quan trọng. Nếu mật độ chuồng nuôi cao, không có bãi thả thì chuồng nhanh bẩn, gà chen nhau, hàm lƣợng khí NH3, CO2 trong chuồng cao, làm giảm khả năng thu nhận thức ăn, ảnh hƣởng tới độ đồng đều của đàn gà, làm tăng tỷ lệ chết, dễ gây bệnh dịch cho gà làm chất lƣợng thịt không ngon, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Mật độ bãi thả có liên quan đến sự kiếm đƣợc thức ăn và nƣớc uống trong tự nhiên, tới khả năng vận động của gà broiler để thịt gà săn chắc và thơm ngon phù hợp với khẩu vị của ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, mật độ bãi thả có ảnh hƣởng tới sức sản xuất, lợi nhuận của nhà chăn nuôi. Khi chăn nuôi các giống gà thả vƣờn cần chú ý đến những đặc điểm sinh lý của gà để từ đó điều chỉnh các chỉ tiêu kĩ thuật cho phù hợp, để gia cầm thích nghi đƣợc với những thay đổi của nhiệt độ môi trƣờng. Gà càng lớn, lƣợng khí độc và độ nhiễm bẩn trong chuồng càng cao, trong khi đó lƣợng oxy yêu cầu càng nhiều, vì vậy hệ thống thông thoáng trong chuồng nuôi và mật độ bãi thả cần đảm bảo. Với phƣơng thức nuôi thả vƣờn, Lê Thanh Hải và cộng sự, 1995 [9] cho biết: Với mô hình nuôi thả vƣờn thì diện tích chăn thả thích hợp cho gà từ 4 – 5 m2/con Từ ảnh hƣởng của mật độ nuôi nhốt và mật độ bãi thả tới sinh trƣởng của gia cầm, vậy thì phƣơng thức nuôi cũng ảnh hƣởng tới sinh trƣởng của gia cầm. Theo Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc và Nguyễn Thị Hải, 2007 [58]: Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của phƣơng thức nuôi tới khả năng sinh trƣởng của gà Sasso thƣơng phẩm có kết quả nhƣ sau : Vụ đông 10 tuần tuổi lô nuôi nhốt gà có khối lƣợng bình quân là 2645,98g, lô bán nuôi nhốt đạt 2473,39g. Ở vụ Xuân – Hè thì lúc 10 tuần tuổi có khối lƣợng cơ thể là 2415,40g ở lô nuôi nhốt và 2291,46g ở lô bán nuôi nhốt . Tuy nhiên, sai khác về sinh trƣởng tích luỹ của 2 phƣơng thức nuôi tính riêng trống, mái hay tính chung cũng chƣa thấy sai khác có ý nghĩa thống kê. Điều này cũng cho thấy, gà Sasso khi nuôi bán chăn thả không vận động nhiều. Nhƣ vậy sinh trƣởng liên quan chặt chẽ tới giống, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng bệnh. Ở nƣớc ta điều kiện khí hậu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 ở 2 vụ Hè và vụ Đông khác nhau gây ảnh hƣởng tới sinh trƣởng. Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm dẫn đến tăng khối lƣợng kém. 1.1.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra giống mới có năng suất cao thì chƣa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu chất dinh dƣỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Gia cầm cũng giống nhƣ tất cả các loài vật nuôi khác, chúng đều là sinh vật tự dƣỡng, không có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự sống nhƣ: protein, gluxit, lipid... từ những chất vô cơ đơn giản nhƣ sinh vật dị dƣỡng, nhu cầu về các chất hữu cơ này của cơ thể gia cầm chỉ có thể đƣợc đáp ứng thông qua thức ăn nhờ quá trình tiêu hóa, hấp thu của hệ tiêu hóa. Trong chăn nuôi ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì các nhà chăn nuôi cần phải chú ý ‎tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất dinh dƣỡng phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể, mà vẫn đảm bảo đƣợc các chỉ tiêu về kinh tế, vì chi phí cho thức ăn thƣờng chiếm tới 70% giá thành sản phẩm. Để đánh giá về vấn đề này ngƣời ta đƣa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lƣợng”. Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lƣợng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngƣợc lại. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt đƣợc 1 kg thịt với gà Broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lƣợng. Nếu tăng khối lƣợng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp. Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng. Tiêu tốn thức ăn chính là hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng khối lƣợng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Bằng thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lƣợng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: Giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng cũng nhƣ tình hình sức khỏe của đàn gia cầm. Theo Phùng Đức Tiến, 1996 [44], hệ số tƣơng quan di truyền giữa khối lƣợng cơ thể và tăng khối lƣợng với tiêu tốn thức ăn thƣờng rất cao đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Chambers J. R (1984) xác định là (0,5 - 0,9). Tƣơng quan giữa sinh trƣởng và chuyển hoá thức ăn là tƣơng quan âm từ (-0,2 đến -0,8). Willson S. P, 1969 [99] xác định hệ số tƣơng quan giữa khả năng tăng khối lƣợng cơ thể và hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = -1 đến +1. Hiệu quả sử dụng thức ăn liên quan chặt chẽ đến sinh trƣởng. Nguyễn Thị Hải và cộng sự, 2006 [11] cho biết gà broiler TĐ nuôi vụ Xuân - Hè đến 10 tuần tuổi tiêu tốn hết 2,20 kg thức ăn ở lô nuôi nhốt và lô bán nuôi nhốt là 2,32 kg thức ăn. Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt, 2006 [61] khi nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất và chất lƣợng cao đã đƣa ra kết luận. Tổ hợp lai ¾ máu Lƣơng Phƣợng và ¼ máu Sasso X44 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng từ 2,54 - 2,68 kg. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ tuổi: con vật còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau chỉ tiêu này càng cao hơn. Bùi Đức Lũng, 1992 [25] cho biết gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở các độ tuổi nhƣ sau: 4 tuần tuổi là 1,91; 5 tuần là 1,98; 6 tuần là 2,01; 7 tuần là 2,13; 8 tuần là 2,26 kg. Theo Phan Sỹ Điệt, 1990 [8] khi nuôi gà broiler Ross - 208 ở 6 tuần tuổi với các mức năng lƣợng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88 - 2,2 kg. Sinh trƣởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm. 1.1.4. Khả năng cho thịt, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng Song song với khả năng sinh trƣởng, sức sản xuất thịt là một đặc điểm kinh tế quan trọng bậc nhất trong chăn nuôi gia cầm. Khả năng sản xuất thịt của gà Broiler chính là khả năng tạo nên khối lƣợng hệ cơ ở độ tuổi giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Khả năng sản xuất thịt của gà broiler đƣợc tính trên hai góc độ là năng suất thịt và chất lƣợng thịt. 1.1.4.1. Năng suất thịt Năng suất thịt phụ thuộc vào khối lƣợng cơ thể, mà tính trạng này lại phụ thuộc vào kích thƣớc các chiều đo cơ thể (dài lƣờn, rộng ngực, dài đùi…). Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ giữa các bộ phận nhƣ: Nạc, mỡ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 da. Ở gà broiler các tỷ lệ thƣờng đƣợc tính là: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ đùi, tỷ lệ cơ ngực và tỷ lệ mỡ bụng. Năng suất thịt cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: Giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, tính biệt, phƣơng thức chăn nuôi, vệ sinh thú y… Tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lƣợng thân thịt so với khối lƣợng sống của gia cầm. Tƣơng tự nhƣ vậy năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt và năng suất của cơ là tỷ lệ phần trăm của cơ so với thân thịt (Chambers J. R, 1990 [66]) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đƣa ra tỷ lệ các phần của thân thịt nhƣ sau: Khối lƣợng sống của gia cầm 100% thì khối lƣợng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xƣơng); Phủ tạng chiếm khoảng 6%; máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm 13%. Năng suất thịt liên quan chặt chẽ tới khối lƣợng sống. Theo Ricard F. H và Rouvier, 1976 [87] thì mối tƣơng quan giữa khối lƣợng sống và khối lƣợng thịt xẻ rất cao thƣờng là 0,9. Còn tƣơng quan giữa khối lƣợng sống và khối lƣợng mỡ bụng thấp hơn, thƣờng là 0,2 – 0,5. Kết quả nghiên cứu của Rose S. P, 1997 [90] về tỷ lệ các phần thân thịt của 1 gà thƣơng phẩm 1,8 kg nhƣ sau: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt: * Ảnh hưởng của di truyền: Hình 1.1. Tỷ lệ các phần thân thịt của gà thƣơng phẩm Tỷ lệ hao hụt do giết mổ (26,3% Thịt cánh và thịt khác (11,9%) Thịt đùi (15,7%) Thịt lƣờn (13,95) Da (10,5%) Xƣơng (16,2%) Mỡ (1,6%) Tim, gan, mề (3,9%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Năng suất thịt ở các dòng, giống khác nhau thì cho năng suất khác nhau và mang di truyền đặc trƣng riêng. Chambers J. R, 1990 [66] đã chỉ rõ giữa các giống, dòng gà khác nhau tồn tại sự sai khác di truyền về năng suất thịt xẻ, các phần của thân thịt. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Singh R. A, 1992 [95], Trần Thanh Vân, 2002 [57], Đào Văn Khanh, 2004 [18], Lê Thị Nga, 2005 [36]. Ristic M và Klein H. F, 1987 [100] nghiên cứu trên gà broiler (Lohmann meat) và gà đẻ Lohmann brown và Warren brown, khi khối lƣợng cơ thể đạt 1450g sau một thời gian nuôi khác nhau (38 – 42) ngày ở gà broiler, 80 ngày ở gà Lohmann brown và 83 ngày gà Warren brown kết quả nghiên cứu còn cho thấy có sự sai khác đáng kể về tỷ lệ đùi và lƣờn , còn tỷ lệ thân thịt thì ở gà broiler cao hơn 4,3% so với gà đẻ. * Ảnh hưởng của tính biệt và tuổi gia cầm đến năng suất thịt: Ở tất cả các giống gia cầm, tuổi giết mổ và tính biệt có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất thịt. Nhìn chung tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một độ tuổi nhất định nào đó. Tỷ lệ thân thịt ở gia cầm trống và mái cũng khác nhau (tỷ lệ thịt ức ở gà mái thƣờng cao hơn ở gà trống). Rất nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt ở gia cầm dòng thịt tăng lên theo tuổi, tuổi gia cầm càng cao, tỷ lệ này càng cao. Mặt khác, khi tuổi gia cầm càng tăng, tỷ lệ đùi, lƣờn càng tăng và tuổi giết mổ gia cầm còn ảnh hƣởng đến độ ngon của thịt, Touraille C và cộng sự, 1981 [96]. Các tác giả trong nƣớc cũng có những khẳng định nhƣ sau : Ngô Giản Luyện, 1994 [28] khi nghiên cứu 3 dòng gà Hybro HV85, mổ khảo sát ở 40 ngày tuổi cho biết về tỷ lệ thân thịt đánh giá năng suất thịt của 3 dòng gà trên nhƣ sau: Tỷ lệ thân thịt con trống V1 > V5 > V3 (p<0,05), con mái: V1> V5 > V3 (p<0,001). Trong cùng một dòng gà thân thịt con trống cao hơn con mái 1% - 2% trong khi tỷ lệ thịt ngực của con mái lại cao hơn. Đỗ Xuân Tăng, 1980 [38] lại có nhận xét nhƣ sau: Tỷ lệ thịt đùi của gà trống thƣờng cao hơn gà mái, còn tỷ lệ thịt ngực ở gà mái cao hơn gà trống, hàm lƣợng protein ở thịt gà mái lớn hơn gà trống, sự tích luỹ protein ở gà mái dài đến 90 ngày tuổi sau đó giảm đi theo sự già nua của cơ thể. Theo Đào Văn Khanh, 2000 [17] thì: Ở 63 ngày tuổi gà broiler Tam Hoàng có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất (trống: 79,20%, mái 78,61%), càng về các giai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 đoạn sau tỷ lệ thịt xẻ có xu hƣớng giảm dần, lúc 84 ngày tuổi con trống đạt 70,26%, con mái đạt 70,11%. Ngƣợc lại tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi lại có chiều hƣớng tăng lên ở các giai đoạn tuổi sau, thấp nhất lúc 70 ngày tuổi và đạt cao nhất lúc 84 ngày tuổi (trống đạt 40,30%, mái đạt 38,59%). Tỷ lệ mỡ bụng của cả gà trống và gà mái đều có xu hƣớng tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở ngày tuổi 77 và 84. Năng suất thịt còn liên quan đến mức độ tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1kg thịt và giá trị kinh tế của sản phẩm, nên thời điểm giết mổ cùa gà broiler nói chung tốt nhất vào giai đoạn khi tốc độ tăng khối lƣợng cơ thể giảm thấp. Hầu hết gà broiler đƣợc giết mổ trong giai đoạn 35 - 49 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế cao nhất và có tỷ lệ mỡ bụng thấp nhất. Kết quả nghiên cứu của Ristic M và Klein H. F, 1987 [100] khi so sánh các giống gà hƣớng thịt ở 38 - 42 ngày tuổi và gà hƣớng sản xuất trứng 80 - 83 ngày tuổi có cùng khối lƣợng cơ thể 1450g, cho thấy hàm lƣợng mỡ bụng ở gà hƣớng thịt cao hơn gà hƣớng trứng (Lohmann brown, Warren brown) là 0,4 – 1,0%. Nhìn chung, ở tất cả các giống gia cầm, hàm lƣợng mỡ bụng và mỡ trong thịt ở gia cầm mái bao giờ cũng cao hơn ở gia cầm trống, hƣớng thịt cao hơn hƣớng trứng. Ảnh hƣởng của giới tính đến năng suất thịt ở một số giống gia cầm thể hiện qua nghiên cứu của (Brake J và cộng sự, 1993 [64]), 8 tuần tuổi tỷ lệ thịt lƣờn ở gà trống nuôi thịt thấp hơn ở gà mái là 2,5%, trong khi đó tỷ lệ đùi (cả xƣơng) không có sự sai khác đáng kể. Ở tuần tuổi 12 tỷ lệ thịt lƣờn gà trống thấp hơn gà mái là 1,7%, nhƣng tỷ lệ đùi (cả xƣơng) ở gà trống lại cao hơn gà mái là 1,4%. Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân, 2002 [57]; Đoàn Xuân Trúc, 2006 [54]; Đào Văn Khanh, 2004 [18]; Lê Thị Nga, 2005 [36]; Nguyễn Thị Hải, 2006 [10]. Các tác giả này cho biết trong cùng một loại gà, tỷ lệ thịt xẻ của gà trống lớn hơn gà mái từ 1 - 2%, trong khi đó tỷ lệ thịt lƣờn của gà mái lại cao hơn gà trống. - Hệ số di truyền về tỷ lệ thân thịt và năng suất thịt của gà Để xác định ảnh hƣởng của yếu tố di truyền đến tính trạng năng suất thịt của gà, ngƣời ta sử dụng các tham số hệ di truyền và tƣơng quan di truyền. Các nghiên cứu về hệ số di truyền của các tính trạng này cho đến nay vẫn chƣa nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Bảng 1.1. Hệ số di truyền các tính trạng về khả năng cho thịt ở gà Tính trạng h2 Tác giả Giống gà Năng suất thịt 0,14 0,32 Muir & Goodmann, 1964 [96] Athen-Canadian Năng suất thịt 0,29 Goodmann, 1973 [81] Athen-Canadian Tỷ lệ hao hụt thân thịt Tỷ lệ lƣờn Tỷ lệ đùi Tỷ lệ đầu Tỷ lệ chân 0,16 0,53 0,72 0,33 0,87 Ricard & Rouvier, 1969 Bresse Pile Trong nghiên cứu của mình trên cùng nhóm gà thịt từ hai dòng tổng hợp và con lai của chúng, Davis G. J và Hutto D. C, 1953 [67] đã tìm thấy: Năng suất thịt lƣờn và số đo góc ngực có tƣơng quan (+) Khối lƣợng cơ thể và tỷ lệ thịt xẻ cũng có tƣơng quan (+) 1.1.4.2. Chất lượng thịt Chất lƣợng thịt đƣợc phản ánh thông qua thành phần hoá học của thịt. Thành phần hoá học của thịt gia súc gồm: Protein, lipit, đƣờng, vitamin, men, khoáng, nƣớc. So với thịt gia súc, thịt gia cầm có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng cao hơn do đó độ đồng hoá khi sử dụng thịt gia cầm cũng cao hơn thịt gia súc. Thịt gà, từ xa xƣa đã đƣợc coi là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao. Khác với các loài động vật khác, thịt gà đƣợc tiêu thụ ở hầu hết các quốc gia, tôn giáo, tín ngƣỡng trên thế giới… Tất cả các sản phẩm từ thịt gà nói riêng và thịt gia cầm nói chung đều dễ tiêu hóa và đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng. Sản lƣợng thịt và trứng gia cầm chiếm 10% tổng sản lƣợng thịt và trứng sản xuất ra mỗi năm trên toàn thế giới. Thịt gia cầm chiếm 20% tổng sản phẩm thịt trên thị trƣờng thế giới. Tính riêng Châu Á năm 2007 sản xuất 27,5 triệu tấn, chiếm 32% so với thế giới. Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu dinh dƣỡng của con ngƣời, ngoài tính ngon miệng, vấn đề tỷ lệ protein và sự phân bố hợp lý của chúng trong thực phẩm đang đƣợc đặc biệt chú trọng - thịt gà đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đó. Chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 vì vậy, mà khuynh hƣớng sử dụng thịt gà ngày càng tăng. Thịt gà không chỉ chứa hàm lƣợng protein cao, mà hàm lƣợng vitamin, khoáng cũng lớn. Hàm lƣợng mỡ thấp, nhƣng lại chứa đầy đủ các acid béo cần thiết (thịt gà chứa hầu hết các loại acid béo no và không no). Khái niệm về phẩm chất thịt gà Goodmann, 1973 [72] đã định nghĩa nhƣ sau: “Phẩm chất thịt chính là tổng của các yếu tố về cảm quan , sinh lý ‎ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn, độc tố và kỹ thuật chế biến”. Thành phần hóa học, cảm quan và mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh cũng nhƣ giá trị dinh dƣỡng phản ánh chất lƣợng thịt của gia súc, gia cầm. Chất lƣợng thịt đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố nhƣ: Loài, giống, dòng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng, đặc điểm bệnh tật và quy trình vệ sinh thú y áp dụng đối với gia súc, gia cầm. Ngoài ra, chất lƣợng thịt còn chịu ảnh hƣởng của mùa vụ, trạng thái sức khỏe của gia cầm, stress và các chất tồn dƣ cũng nhƣ phƣơng pháp nuôi dƣỡng. Gà thả vƣờn bao giờ cũng có chất lƣợng thịt tốt hơn gà nuôi nhốt. Tuy nhiên, ở mỗi một dòng, giống, lứa tuổi, phƣơng thức chăn nuôi…khác nhau thì chất lƣợng thịt cũng khác nhau. Nhƣ: Con lai có sự vƣợt trội về hàm lƣợng vật chất khô và protein so với dòng thuần, trong cùng một giống, gà trƣởng thành có tỷ lệ phần ăn đƣợc, tỷ lệ mỡ và trị số calo cao hơn so với gà broiler, nhƣng tỷ lệ protein thì ngƣợc lại (Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, 1998 [12]) Với ngƣời tiêu dùng có thể đánh giá chất lƣợng thịt thông qua mùi vị, độ ngọt, mềm và độ cứng của thịt. Một số nghiên cứu về chất lƣợng thịt của nhiều tác giả đã có các kết luận nhƣ sau: Theo Chambers J. R, 1990 [66] cho biết thịt của các dòng gà khác nhau thì có sự sai khác nhau về tỷ lệ vật chất khô, protein, mỡ. Tác giả đã nghiên cứu về thành phần thịt xẻ trên 2 giống gà Cornish và Plymouth rock thấy: Thịt xẻ gà Plymouth rock có 2 - 4% mỡ, vật chất khô cao hơn các giống gà khác có tỷ lệ protein, độ ẩm tƣơng đƣơng nhau. Cũng theo Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc, 1998 [12] cho biết: Khi nghiên cứu đặc điểm của tổ chức cơ của dòng thuần và con lai, thấy có sự vƣợt trội về hàm lƣợng vật chất khô và protein của con lai so với dòng thuần, trong cùng một giống, gà trƣởng thành có tỷ lệ phần ăn đƣợc, tỷ lệ mỡ và trị số calo cao hơn so với gà Broiler từ 1 - 3%, nhƣng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 tỷ lệ protein thì ngƣợc lại. Đặc biệt gà broiler đƣợc tạo nên từ 2, 3 hoặc 4 dòng thì điều này rất rõ rệt. Đa số các nhà nghiên cứu đều công nhận rằng: Giữa chất lƣợng thịt và năng suất thịt có mối quan hệ nghịch, thƣờng các giống có năng suất cao thì chất lƣợng thịt kém. 1.1.5. Sức sống và khả năng kháng bệnh Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lƣợng, nó đặc trƣng cho từng giống, từng dòng, từng cá thể. Trong cùng một giống sức sống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự khác nhau, nhƣng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống. Sức sống của vật nuôi đƣợc xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện môi trƣờng. Ngƣời ta thông qua tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm. Ví dụ từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải. Tỷ lệ sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của gia cầm, ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống đƣợc thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trƣởng (Brandschm H, Bichel H, 1978 [2]). Tỷ lệ sống đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở một giai đoạn, so với các cá thể ở giai đoạn trƣớc. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể do sự có mặt của các gen nửa gây chết, nhƣng phần lớn là do tác động của môi trƣờng (Brandsch H, Bichel H, 1978 [2]). Có thể nâng cao tỷ lệ sống bằng các biện pháp nuôi dƣõng tốt, vệ sinh tiêm phòng kịp thời. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi xứ lạnh. Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thƣờng đạt khoảng 90%, nhƣng cũng có những dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 - 99%. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, 2005 [43]: Cho biết tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 140 ngày tuổi của các dòng gà chuyên thịt HE - Ross 208 đạt từ 95 - 98%. Ngoài các yếu tố giống, thức ăn, kỹ thuật, chăm sóc, thì sức sống và khả năng sinh trƣởng phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng và chiếu sáng. Những yếu tố này tác động gây ảnh hƣởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện tƣợng stress làm giảm sức sống gia cầm. Trong điều kiện tự nhiên nƣớc ta, các yếu tố này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 tác động lần lƣợt ở các mức độ khác nhau tại những vùng địa lý khác nhau. Do vậy để có sức sống cao đòi hỏi gia cầm phải có sự thích nghi với điều kiện sống. Gia cầm thông qua hệ thống miễn dịch và các cơ chế đáp ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Kotris và cộng sự (1988) nghiên cứu cho thấy những gà mái có số lƣợng bạch cầu cao hơn ở độ tuổi 60 và 100 ngày thì tƣơng ứng với sức sống và sản lƣợng trứng cao (Dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994 [28]). Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm, Johansson (1972) và Marco A. S & cộng sự (1982) cho biết sức sống đƣợc thể hiện ở thể chất và đƣợc xác định trƣớc hết bởi khả năng có tính di truyền của động vật, có thể chống lại các ảnh hƣởng không thuận lợi của môi trƣờng, cũng nhƣ các ảnh hƣởng khác của dịch bệnh (Theo Ngô Giản luyện, 1994 [28]) . Hill F, Dikerson G. E và Kempster H. L, 1954 [75] đã tính toán đƣợc hệ số di truyền sức sống là 0,06. Sức sống đƣợc tính theo các giai đoạn nuôi dƣỡng khác nhau. Theo tài liệu của Gavora J. F, 1990 [70] hệ số di truyền sức kháng bệnh là 0,25. Theo Robertson J. A và Lemer I. M, 1949 [88] hệ số di truyền về tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thƣờng phụ thuộc dòng, giống, giới tính. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào vào yếu tố chăm sóc, nuôi dƣỡng, khí hậu, thời tiết, mùa vụ… Xét về khả năng thích nghi, khi điều kiện sống thay đổi, nhƣ về thức ăn thời tiết, khí hậu, quy trình chăn nuôi, môi trƣờng vi sinh vật xung quanh…của gia súc, gia cầm nói chung, gà lông màu nói riêng có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trƣờng sống (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, 1998 [35]) . Ngày nay, ngoài việc tiếp tục chọn lọc các cá thể, các dòng có sức miễn kháng cao, ngƣời ta còn chú trọng đến nghiên cứu theo dõi các tập tính bẩm sinh của con vật về sinh sản, sinh trƣởng, kiếm ăn…để cải tiến cách chăm sóc, nuôi dƣỡng, khai thác con vật, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Điều đó cũng thể hiện qua các biện pháp nuôi dƣỡng theo kiểu nuôi nhốt hay chăn thả, theo cách làm sạch môi trƣờng trang trại và xung quanh, theo các nội quy đảm bảo an toàn khi nhập, khi nuôi cũng nhƣ khi xuất. Đó đều là những việc làm cần thiết bổ trợ thêm tính miễn kháng cho con vật, ngăn ngừa đƣợc những stress mang hậu quả có hại cho con vật và cho chất lƣợng sản phẩm, tạo thêm đƣợc điều kiện để tăng cƣờng độ miễn kháng (Khavecman, 1972 [20]) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Ngoài các yếu tố nhƣ dinh dƣỡng, giống, kỹ thuật thì v._. do kiểu gen quy định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Về cảm quan: Thịt gà Sasso ở 63 ngày tuổi có chất lƣợng thơm ngon, đậm, các thớ thịt mịn chắc, có hƣơng vị gần nhƣ gà Ri, do đó rất phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. 3.2.6. Chỉ số sản xuất PI (Performance -Index) Chỉ số sản xuất (Performance - Index) là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác về hiệu quả kinh tế và việc thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dƣỡng gà thịt. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm đƣợc chúng tôi thể hiện ở bảng 3.11a và bảng 3.11b và biểu đồ 3.5 Bảng 3.11a: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm theo mùa vụ Tuần tuổi Vụ Xuân - Hè Vụ Thu – Đông Nhốt (n=3 đàn) Bán nuôi nhốt (n=3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) Nhốt (n=3 đàn) Bán nuôi nhốt (n=3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) X mX  X mX  X mX  X mX  X mX  X mX  6 124,65  2,15 126,09  3,57 125,37  1,89 121,58  0,61 117,81  0,62 119,70  0,93 7 125,58  1,79 127,56  6,59 126,57  3,08 128,23  1,29 124,12  2,23 126,17  1,45 8 131,03a  5,31 129,25a  0,74 130,13a  2,66 128,48a  1,26 126,76a  3,35 127,62a  1,65 9 126,97a  4,86 123,49a  2,34 125,23a  2,53 126,55a  2,55 122,46a  1,04 124,51a  1,53 Ghi chú: Theo hàng ngang, (trừ 2 cột trung bình so sánh riêng với nhau) các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Qua bảng 3.11b cho thấy: Ở các lô nuôi nhốt luôn có chỉ số sản xuất cao hơn lô bán nuôi nhốt. Cụ thể là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 + Ở tuần tuổi 8, vụ Xuân - Hè lô nuôi nhốt có PI cao hơn lô bán nuôi nhốt 1,78 (131,03 so với 129,25) và ở vụ Thu - Đông cao hơn 1,72 (128,48 so với 126,76). Tuy nhiên sự sai khác này là do ngẫu nhiên hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê p>0,05. + Ở tuần thứ 9, vụ Xuân - Hè lô nuôi nhốt cao hơn lô bán nuôi nhốt là 3,48 (126,97 so với 123,49), vụ Thu - Đông lô bán nuôi nhốt thấp hơn lô nuôi nhốt 4,09 (126,55 so với 122,46). Khi so sánh thống kê bình quân chỉ số sản xuất của các lô nuôi nhốt và các lô bán nuôi nhốt thì sự sai khác này có ý nghĩa thống kê rõ rệt p<0,05. Bảng 3.11b: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm theo phƣơng thức nuôi Tuần tuổi Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt Xuân - Hè (n=3 đàn) Thu - Đông (n=3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) Xuân - Hè (n=3 đàn) Thu - Đông (n=3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) X mX  X mX  X mX  X mX  X mX  X mX  6 124,65  2,14 121,58  0,61 127,03  1,43 126,09  3,57 117,81  0,62 121,95  2,46 7 125,58  1,79 128,23  1,29 127,50  1,17 127,56  6,59 124,12  2,23 125,84  3,20 8 131,03a  5,31 128,48a  1,26 129,75a  2,40 129,25a  0,74 126,76a  3,35 128,01a  1,54 9 126,97a  4,86 126,55a  2,55 126,76a  2,46 123,49a  2,34 122,46a  1,04 122,98b  1,17 Ghi chú: Theo hàng ngang, (trừ 2 cột trung bình so sánh riêng với nhau) các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 Biểu đồ 3.5: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm Tuần tuổi 110 112 114 116 118 120 122 124 126 128 130 132 6 7 8 9 Nuôi nhốt Xuân - Hè Bán nuôi nhốt Xuân - Hè Nuôi nhốt Thu - Đông Bán nuôi nhốt Thu - Đông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Qua theo dõi cho thấy ở cả hai mùa vụ và hai phƣơng thức chăn nuôi thì chỉ số sản xuất cao nhất ở tuần tuổi thứ 8. Nếu so với kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân, 2002 [57] thì chỉ số sản xuất của gà Sasso, Lƣơng phƣợng, Kabir bán nuôi nhốt lần lƣợt là 119,32; 102,036 và 106,31. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn ở cả 2 mùa vụ. Vậy gà đƣợc nuôi nhốt sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn khi nuôi bán nuôi nhốt, nuôi vụ Thu - Đông sẽ thuận lợi hơn vụ Xuân - Hè. Nhƣ vậy, nếu dƣ̣a vào chỉ số PI thì giết mổ gà ở giai đoạn 8 tuần tuổi là kinh tế hơn cả . Nhƣng trong thƣ̣c tế chúng tôi thấy rằng , hiệu quả kinh tế của chăn nuôi còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng , tƣ́c là phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trƣờng . Gà nuôi xuất bán mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là khi chất lƣợng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng . Ngày nay , do mƣ́c sống của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao , cho nên nhu cầu về thịt gà chất lƣợng cao cũng tăng theo. 3.2.7. Chỉ số kinh tế (EN) (Economic Number) Chỉ số sản xuất đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật trong từng thời điểm, song mối quan tâm lớn của các nhà chăn nuôi là hiệu quả kinh tế. Chỉ số sản xuất cao nhƣng chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể cao thì hiệu quả kinh tế cũng không cao. Kết quả tính toán về chỉ số kinh tế đƣợc thể hiện ở bảng 3.12a, 3.12b và biểu đồ 3.6. Qua bảng 3.12a và 3.12b cho thấy có mối liên quan giữa chỉ số kinh tế với chỉ số sản xuất. Hai chỉ số này của gà thí nghiệm đều cao ở các tuần tuổi thứ 6, 7, 8, sau đó giảm ở tuần tuổi thƣ́ 9. Ở tuần 8 (EN) khi so sánh lô bán nuôi nhốt và nuôi nhốt, bình quân vụ Xuân – Hè và vụ Thu – Đông thấy có sự sai khác nhau (nhƣng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Đến 9 tuần tuổi chỉ số EN lô nuôi nhốt vụ Xuân - Hè cao hơn lô bán nuôi nhốt 0,41 và tƣơng ứng 0,62 ở vụ Thu – Đông (ở vụ Thu – Đông khi so sánh thống kê lô nuôi nhốt và lô bán nuôi nhốt thấy sự sai khác có ý nghĩa rõ rệt p<0,05) Vậy chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt của gà thí nghiệm trong phƣơng thức bán nuôi nhốt cao hơn trong phƣơng thức nuôi nhốt và ở vụ Thu - Đông cao hơn vụ Xuân - Hè, nguyên nhân là do chi phí thức ăn cho tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm trong vụ Xuân - Hè và trong phƣơng thức bán nuôi nhốt cao hơn. Cụ thể tổng chi phí trực tiếp cho 1 kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm của các lô nuôi nhốt là 26279,60 đ/kg; các lô bán nuôi nhốt là 27091,88 đ/kg; tính chung cho vụ Thu - Đông là 26980,18 đ/kg, vụ Xuân - Hè là 26391,30 đ/kg. Điều này cũng chƣa thấy đƣợc rõ ràng hiệu quả kinh tế, vì 2 mùa vụ có giá bán chênh lệch nhau quá lớn, nên chúng tôi không so sánh chỉ tiêu này ở 2 mùa vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 Bảng 3.12a: Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm theo mùa vụ Tuần tuổi Vụ Xuân - Hè Vụ Thu – Đông Nhốt (n=3 đàn) Bán nuôi nhốt (n=3 đàn) Trung bình (n=3 đàn) Nhốt (n=3 đàn) Bán nuôi nhốt (n=3 đàn) Trung bình (n=3 đàn) 6 7,76  0,51 7,51  0,28 7,63  0,26 6,80  0,02 6,51  0,05 6,66  0,07 7 7,14  0,16 7,18  0,49 7,16  0,23 6,90  0,05 7,00 0,47 6,95  0,21 8 7,18a  0,28 6,74a  0,07 6,96a  0,16 6,79 a 0,10 6,58a 0,17 6,69a 0,10 9 6,84abc0,35 6,43abc0,15 6,64a  0,19 6,79 b 0,06 6,17c 0,03 6,48a 0,14 Ghi chú: Theo hàng ngang, (trừ 2 cột trung bình so sánh riêng với nhau) các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Bảng 3.12b: Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm theo phƣơng thức nuôi Tuần tuổi Nuôi nhốt Bán nuôi nhốt Xuân - Hè (n=3 đàn) Thu - Đông (n=3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) Xuân - Hè (n=3 đàn) Thu - Đông (n=3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) 6 7,76  0,51 6,80  0,02 7,28  0,31 7,51  0,28 6,51  0,05 7,01  0,26 7 7,14  0,16 6,90  0,05 7,02  0,09 7,18  0,49 7,00 0,47 7,09  0,31 8 7,18a 0,28 6,79a 0,10 6,99a 0,16 6,74a 0,07 6,58a 0,17 6,66a 0,09 9 6,84ab0,35 6,79a 0,06 6,82a 0,16 6,43ab0,15 6,17b 0,03 6,30b 0,09 Ghi chú: Theo hàng ngang, (trừ 2 cột trung bình so sánh riêng với nhau) các số mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Biểu đồ 3.6: Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm tuần tuổi 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 7 7.2 8 9 Nuôi nhốt Xuân - Hè Bán nuôi nhốt Xuân - Hè Nuôi nhốt Thu - Đông Bán nuôi nhốt Thu - Đông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 3.2.8. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà thịt Bảng 3.13a: So sánh chi phí trực tiếp cho sản xuất gà thịt theo mùa vụ (đ/kg khối lượng) Xuân - Hè Thu – Đông Nuôi nhốt (n= 3 đàn) Bán nuôi nhốt (n= 3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) Nuôi nhốt (n= 3 đàn) Bán nuôi nhốt (n= 3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) X X X X X X Phần chi (đ/kg gà) - Giống 3318,40 3354,38 3336,39 3229,22 3322,56 3275,89 - Thƣ́c ăn 18572,52 19250,65 18911,59 19152,41 19969,50 19560,96 - Vắc-xin + Thú y 1810 1810 1810 1810 1810 1810 - Lao động 1500 1500 1500 1500 1500 1500 - Chi phí khác 833,33 833,33 833,33 833,33 833,33 833,33 Chi phí trực tiếp (đ/kg gà) 26034,24 26748,36 26391,30 26524,96 27435,39 26980,18 So sánh vụ Xuân - Hè/ vụ Thu - Đông (%) 97,82 100 Bảng 3.13b: So sánh chi phí trực tiếp cho sản xuất gà thịt theo phƣơng thức nuôi (đ/kg khối lượng) Nhốt Bán nuôi nhốt Vụ Xuân – Hè (n= 3 đàn) Vụ Thu - Đông (n= 3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) Vụ Xuân – Hè (n= 3 đàn) Vụ Thu - Đông (n= 3 đàn) Trung bình (n= 6 đàn) X X X X X X Phần chi (đ/kg gà) - Giống 3318,40 3229,22 3273,81 3354,38 3322,56 3338,47 - Thƣ́c ăn 18572,52 19152,41 18862,465 19250,65 19969,50 19610,08 - Vắc-xin + Thú y 1810 1810 1810 1810 1810 1810 - Lao động 1500 1500 1500 1500 1500 1500 - Chi phí khác 833,33 833,33 833,33 833,33 833,33 833,33 Chi phí trực tiếp (đ/kg gà) 26034,24 26524,96 26279,60 26748,36 27435,39 27091,88 So sánh nuôi nhốt/ bán nuôi nhốt (%) 97,00 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận: Khi nuôi gà Sasso thƣơng phẩm đến 9 tuần tuổi tại Thái Nguyên, chúng tôi có kết luận sau: - Gà Sasso thƣơng phẩm với cả 2 phƣơng thức nuôi nhốt và bán nuôi nuôi nhốt ít chịu ảnh hƣởng của mùa vụ: Gà nuôi ở vụ Thu – Đông có kết quả tốt hơn chút ít so với gà nuôi vụ Xuân – Hè, tuy nhiên chỉ có một số chỉ tiêu sai khác có ý nghĩa thống kê, cụ thể: + Tỷ lệ nuôi sống từ 96,45% đến 97,56%. + Khối lƣợng sống tính chung trống mái từ 1880,03g đến 1932,74g; sinh trƣởng tuyệt đối bình quân từ 29,22 đến 30,04 g/con/ngày; vật chất khô trong thịt tính chung cho vụ Xuân – Hè là 24,19 - 27,99%; vụ Thu - Đông là 24,09 - 27,32%; tƣơng tự protein tổng số chiếm 20,89 - 24,88% và 20,43 – 24,57%. + Tiêu tốn thức ăn cộng dồn vụ Xuân – Hè là 2,25 kg, vụ Thu – Đông là 2,32 kg (sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05). + Chỉ số sản xuất từ 125,23 đến 124,51; chỉ số kinh tế từ 6,64 đến 6,48. - Gà Sasso nuôi 2 mùa vụ khác nhau (Xuân – Hè và Thu – Đông) ít chịu ảnh hƣởng bởi phƣơng thức nuôi, ở phƣơng thức nuôi nhốt có kết quả tốt hơn chút ít so với phƣơng thức bán nuôi nhốt, tuy nhiên chỉ có tiêu tốn thức ăn, chỉ số sản xuất (PI) là sai khác có ý nghĩa thống kê, cụ thể: + Tỷ lệ nuôi sống từ 96,89% đến 97,11%. + Khối lƣợng sống tính chung trống mái từ 1896,98g đến 1915,79g; sinh trƣởng tuyệt đối bình quân từ 29,48 đến 29,78 g/con/ngày; Gà Sasso có chất lƣợng thịt thơm ngon, vật chất khô trong thịt tính chung cho phƣơng thức nuôi nhốt là 24,09 - 27,99%; bán nuôi nhốt là 24,19 – 27,81%; tƣơng tự protein tổng số chiếm 20,99 - 24,76% và 20,83 – 24,88%. + Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính chung cho phƣơng thức nuôi nhốt là 2,26 kg, vụ Thu – Đông là 2,33 kg (sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 + Chỉ số sản xuất tính chung cho phƣơng thức nuôi nhốt là 126,76, bán nuôi nhốt là 122,98 (sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05); chỉ số kinh tế từ 6,30 đến 6,82. - Gà Sasso thích hợp cho cả 2 phƣơng thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt, gà nuôi đƣợc quanh năm ở những địa phƣơng có điều kiện khí hậu tƣơng tự nhƣ tỉnh Thái Nguyên và cho sức sản xuất ổn định. 2. Tồn tại Do thí nghiệm chƣa lặp lại mùa vụ, mới chỉ tiến hành một năm 2007 - 2008 nên độ tin cậy của kết quả thí nghiệm chƣa cao. 3. Đề nghị Tiếp tục tiến hành thí nghiệm nhắc lại mùa vụ thành hai năm để tìm hiểu ảnh hƣởng của mùa vụ và phƣơng thức nuôi đến khả năng sản xuất gà Sasso thƣơng phẩm nuôi tại Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Tạ An Bình (1973), “Những bƣớc đầu lai kinh tế gà‟‟, Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông nghiệp 8/1973, trang 598-603. 2. Brandsch H và Biilchel H, (1978), Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm, Nguyễn Chí Bảo dịch, Nxb khoa học và kỹ thuật, trang 7, 129-158. 3. Nguyễn Hữu Cƣờng và Bùi Đức Lũng (1996), “Yêu cầu mật độ nuôi gà broiler tối ƣu trên nền đệm lót qua hai mùa vụ ở miền bắc Việt Nam‟‟, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật gia cầm Việt Nam, 1986-1996, Nxb nông nghiệp, trang 275 – 280. 4. Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2001), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của giống gà lông màu Lƣơng Phƣợng hoa nuôi tại trại thực nghiệm Liên Ninh‟‟, Báo cáo Khoa học chăn nuôi thú y 2001, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 62-70. 5. Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hƣng, Hồ Xuân Tùng (2004), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai F1 giữa mái Ri vàng rơm và trống Ai Cập trong điều kiện nuôi bán chăn thả‟, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học 2004, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc Hà Đông, trang 55-60. 6. Trịnh Đình Đạt (2002), Di truyền chọn giống động vật, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trang 190- 200. 7. Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh (2001), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trƣởng, cho thịt của gà lai F1 (Trống Mía x Mái Kabir) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái Nguyên”, Tạp chí chăn nuôi số 5 – 2001, trang 9-13. 8. Phan Sỹ Điệt (1990), “Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại Pháp‟‟, Tạp chí thông tin gia cầm số 2, trang 1-9. 9. Lê Thanh Hải, Nguyễn Hữu Thỉnh, Lê Hồng Dung (1995), Một số biện pháp kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, Nxb nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, trang 22-25. 10. Nguyễn Thị Hải (1999), Nghiên cứu một số đặc điểm tính năng sản xuất của giống gà lông màu Kabir, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, trang 45-60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 11. Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc (2006), “Khảo nghiệm khả năng sản xuất của gà thƣơng phẩm lông màu TĐ nuôi vụ xuân hè tại Thái Nguyên‟‟, Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 11/2006, trang 25-27. 12. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1998), Chăn nuôi gia cầm, giáo trình dùng cho cao học và NCS ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, trang 3-17, 29-32, 81, 123-199, 205. 13. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm dùng cho Cao học và Nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp. 15. Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Đánh giá khả năng sinh trƣởng của gà Kabir và Lƣơng Phƣợng nuôi tại một số hộ ở xã Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An‟‟, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn,trang 3-6. 16. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 125-137, 148. 17. Đào Văn Khanh (2000), “Nghiên cứu năng suất thịt gà broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các mùa vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên”, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường ĐHNL, Nxb Nông Nghiệp, trang 40-45. 18. Đào Văn Khanh (2004), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, trang 88-90. 19. Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh (2000), “Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và Jiangcun vàng tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng‟‟, Báo cáo khoa học chăn nuôi 1999-2000 - Phần chăn nuôi gia cầm, trang 11-13. 20. Khavecman (1972), Sự di truyền năng suất ở gia cầm, Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 2, Johansson chủ biên, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng dịch, Nxb KHKT, Hà Nội, trang 31, 34-37, 49, 51, 53, 70, 88. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 21. Kushner K. F (1974),“ Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm‟‟, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 141, Phần thông tin khoa học nƣớc ngoài, trang 222-227. 22. Johanson L (1972), Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 1-2, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Long dịch, Nxb KHKT. 23. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng (1994), “Bƣớc đầu nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của gà Ri”, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Viện Chăn nuôi, trang 10-15. 24. Lebedev M. N (1972), Ưu thế lai trong ngành chăn nuôi, Trần Đình Miên dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật. 25. Bùi Đức Lũng (1992), “Nuôi gà thịt broiler năng suất cao‟‟, Báo cáo chuyên đề quản lý kỹ thuật ngành gia cầm TP Hồ Chí Minh, trang 1-24. 26. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp. 27. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn, Nxb Nghệ An, trang 20-22. 28. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng thuần chủng V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam, Luận án PTS, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, trang 8-12. 29. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993), Nghiên cứu yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1-63 ngày tuổi‟‟, Thông tin gia cầm (số 13), trang 17-29. 30. Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Nhị, Ngô Giản Luyện, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thành Đồng (1996), “Chọn lọc và nhân thuần 10 đời các dòng gà thịt thuần chủng Plymouth Rock”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm 1896 - 1996, Liên hiệp xí nghiệp gia cầm Việt Nam, trang 85-90. 31. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp. 32. Trần Đình Miên (1994), Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống động vật, Nxb Nông Nghiệp, trang 60-101. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 33. Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997), Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà broiler 49 ngày tuổi thuộc giống AA, Avian, BE 88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ KHNN, Trƣờng ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên, trang 104, 107. 34. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2006), Nghiên cứu xác định khẩu phần có mức năng lượng và protein tối thiểu được bổ sung L-Lysin và DL – Methionine để nuôi ngan Pháp lấy thịt tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, trang 49-55. 35. Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, (1998), Di truyền học tập tính, Nxb Giáo dục Hà Nội, trang 60. 36. Lê Thị Nga (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của gà lai hai giống Kabir với Jiangcun và ba giống Mía x (Kabir x Jiangcun), Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, trang 100-138. 37. Nguyễn khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Quang Tuyên, Hoàng Toàn Thắng, Ngô Nhật Thắng, Đào Văn Khanh, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Trần Thanh Vân, Vũ Kim Dung (1998), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của 3 giống gà lông màu: Sasso, Kabir và Tam Hoàng nuôi chăn thả tại Thái Nguyên‟‟, báo cáo khoa học tỉnh Thái Nguyên, trang 6-13. 38. Đỗ Xuân Tăng (1980), “Kết quả mổ khảo sát một số giống gà nuôi ở nƣớc ta‟‟, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp Phần chăn nuôi thú y, Nxb Nông Nghiệp. 39. Hoàng Toàn Thắng (1996), Nghiên cứu xác định mức năng lượng và protein thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho gà broiler nuôi chung và nuôi tách trống mái theo mùa vụ ở Bắc Thái, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, trang 60- 70. 40. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, trang 5-8. 41. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Khánh Quắc (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Giáo trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Nông nghiệp. 42. Bùi Quang Tiến (1993), “Phƣơng pháp mổ khảo sát gia cầm‟‟, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số 4, trang 1-5. 43. Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến (2005), “Nghiên cứu một số công thức lai giữa các dòng gà chuyên thịt Ross-208 và Hybro HV 85‟‟, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT gia cầm và động vật mới nhập, Nxb Nông nghiệp, trang 45-53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 44. Phùng Đức Tiến (1996), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà broiler giữa các dòng gà hướng thịt giống Ross 208 và Hybro HV 85, Luận án PTS khoa học nông nghiệp - Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, trang 70-75. 45. Phùng Đức Tiến, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Quí‎ Khiêm, Lê Thị Thu Hiền, Hà Thị Len (2004), “Khả năng sản xuất của tổ hợp lai 3 máu Lƣơng Phƣợng và ¼ máu Sasso X44”, Tạp chí Chăn nuôi số 7/2004, trang 7-8. 46. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN,2,39-77. 47. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN,2,40-7. 48. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định vật chất khô, TCVN,43,26-86. 49. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định hàm lượng protein tổng số, TCVN,43,28-86. 50. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định mỡ tổng số, TCVN,43,31- 86 51. Tiêu chuẩn Việt Nam (1986), Phương pháp xác định khoáng tổng số, TCVN,43,27-86. 52. Nguyễn Tuấn Thực (2006), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sasso dòng AB nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trang 50-53. 53. Trần Tố (2006), “Kết quả xác định tỷ lệ protein thực vật tối ƣu trong khẩu phần để nuôi gà thả vƣờn broiler giống Kabir tại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 11/2007, trang 18-21. 54. Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận, Nguyễn Huy Đạt, Hà Đức Tình, Trần Long (1993), “Nghiên cứu các tổ hợp lai 3 máu của bộ giống gà chuyên dụng Hybro HV85‟‟, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, trang 205-209. 55. Đoàn Xuân Trúc (2006), „‟Nghiên cứu chọn tạo 8 dòng thuần gà công nghiệp lông màu năng suất, chất lƣợng cao‟‟, báo cáo khoa học năm 2006, Viện Chăn nuôi năm 2006, trang 61-63. 56. Nguyễn Đăng Vang (1983), “Nghiên cứu khả năng sinh sản của ngỗng Rheinland ‟‟, Thông tin KHKT chăn nuôi, số 3, 1983, 1- 12. 57. Trần Thanh Vân (2002), “Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp giống, kỹ thuật đến khả năng sản xuất thịt của gà lông màu Kabir, Lƣơng Phƣợng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Sasso nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên‟‟, Báo cáo đề tài cấp Bộ B 2001- 02- 10, trang 50-55. 58. Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Thị Hải (2007), “Khảo nghiệm khả năng sản xuất của gà thƣơng phẩm Sasso nuôi vụ xuân hè tại Thái Nguyên” , Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi 2.96, trang 4-6. 59. Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc và Nguyễn Thị Hải (2007), “Kết quả nuôi gà Sasso thƣơng phẩm vụ hè và vụ đông tại Thái Nguyên”, Tạp chí Chăn nuôi số 2/2007,trang 4-5. 60. Trần Công Xuân (1995), “Nghiên cứu các mức năng lƣợng thích hợp trong khẩu phần nuôi gà Broiler Ross 208, Ross 208 – V35”, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1969- 1995, Nxb Nông Nghiệp, trang 127 – 133. 61. Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006), “Nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất, chất lƣợng cao‟‟, đề tài NCKH Viện Chăn nuôi, trang 80-82. II, TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI 62. Arbor Acers (1993), Broiler feeding and management, Arbor Acers farm, INC, p20. 63. Beremski Ch (1978), Rearing broiler at different stocking densities and lengths of fattening, Basis productive characteristics, Zhivotnovdni – Nauki, p20 – 25. 64. Brake J, Havenstein G. B , Scheduler S. E , Ferret P. R and Rives D. V (1993), Relationship of sex, age, and body weight to broiler carcass yield and offal production, Pout, Sic (72), p1137-1145. 65. Blyth J. S and Sang J. H (1960), Survey of line crosses in a brown Leghorn flock egg production, Genetic research, p408-421. 66. Chambers J. R (1990), Genetic of growth and meat production in chicken in poultry breeding and genetics, R. D Cawforded Elsevier Amsterdam- Holland, p599; 23-30; 627-628. 67. Davis G. J and Hutton D. C (1953), Observation on the influence of body weight and breast angle on carcass quality in broiler chicken, Poultry Science 32, p894. 68. Epym R. A and Nicholls P. E (1979), “Selection for feed conversion in Broiler direct and corrected responses to selection for body weight, feed conversion ration‟‟, P300-350. 69. Fairful R. W (1990), Heterosis in poultry breeding and genetic, R. D Cawforded Elsevier Amsterdam, p916. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 70. Gavora J. F, (1990), Disease in poultry breeding and genetic, R. P. Cawforded Elsevier Amsterdam, p 806-809. 71. Godfrey E. F and Joap R. G (1952), Evidence of breed and sex differences in the weight of chickens hatched from eggs similar weight, Poultry Science, p31. 72. Goodmann B. L (1973), Heritability and correlations of body weight and dressing percentage in broilers, Poult, Sci (52), p379-380. 73. Hayer J. F and Mc Carthy J. C (1970), The effect of selection at different ages for high and low weight are the pattern of deposition in mice, Genet Res, p27. 74. Herbert G. J, Walt J. A, and Cerniglia A. B(1983), The effect of constant ambient temperature and ratio the performance of Suxes broiler, poultry Sci 62, 746-754] 75. Hill F, Dikerson G. E and Kempster H. L (1954), Some relationships between hatchability egg production adult minacity, Poultry science 33, p1059-1060. 76. Horm P. D and Kalley B (1980), Heterosis in optimal and sup-optimal environments in layers during the first and second laying period after force mould, Proceedings 6th – European Poultry conference, England, p48-55. 77. Hull R. S and Cole (1973), Selection and hetorosis on White Leghorn, A review with special consideration of inter, Strain hybrids animal breed abstract 41, p103-118. 78. Ing J. E, Whyte. M (1995), Poultry administration, Barneveld college the Netherlands, p13. 79. Jaap and Morris (1937), “Genetic differences in eight weeks of weight”, Poultry Science 16, P.44-48. 80. Kabir chickens L. td (1999), Labelle Kabir management guide. 81. Kitalyi A. J (1996), Socio economic aspects of village chicken production in Africa, The XX World Poultry Congress 2-5 September, New Delhi, p51. 82. Knizetova H. J, Hyanck, Knize. B and Roubicek. J, (1991) “Analysis of growth curves of the foot in chickens‟‟, Poultry science, p32. 83. Lewis N. J, Hurnik J. F (1990), „‟Locomotion of broiler chickens in floor pens‟‟, Poultry science - 7, p1087 – 1093. 84. Muir F. V, and B. L, Goodmann (1964), Heritability of breasting percentage in broilers, Poultry, Sci (43), p1605-1606. 85. Nir I (1992), “Israel optimization of poultry diets in hot climates”, Proceedings world Poultry congress vol 2, P71 – 75. 86. North M. O, Bell B. D (1990), Commercial chicken production manual, (Fourth edition) van nostrand Reinhold, New York. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 87. Ricard F. H, and Rouvier (1967), Study of the anatomical composition of the chicken in variability of the distribution of body parts in breed, Pile an zootech, P16. 88. Robertson A and Lemer I. M (1949) “The heritability of al-or-none traits viability of poultry genetics”, Poultry science 34, p395-41. 89. Roberts J. A (1991), “The scavenging feed resource base assessments of the productivity of scavenging village chicken”, In P. B. Spradbrow, ed Newcastle disease in village chicken: control with thermos table oval vaccines, Proceeding of an international workshop, 6-10 October, Kuala Lumpur, Malaysia. 90. Rose S. P (1997), Principles of poultry science - Caß International Wallingford Oxford 108 DE, U. K, p36-37. 91. Saleque M. A (1996), Introduction to a poultry development model applied to landless women in Bangladesh, Paper presented at the integrated farming in human development, Development worker‟s course. 92. Sasso - France (2002), Manual guide book, p25-38. 93. Shanawary M. M (1958), „‟Broiler performance under high stocking densities‟‟, British poultry Science, 43 – 52. 94. Siegel P. B and Dumington E. D (1978) Selection for growth in chickens, C. R. R crit Rev poultry Biol 1, p1-24. 95. Singh R. A (1992), Poultry Production, Kayla Publishers, New Delhi- Ludhiana, p242-279. 96. Touraille C, Kopp J, Valin, and Ricard F. H (1981), Chicken meat quality Influence of age and growth rate on physics, Chemical and sensory characteristics of the meat, Archiv fiir Gefliigelkunde 45, p69-76. 97. Van Horne (1991), “More space per hen increases production cost‟‟, World poultry sci, No 2. 98. Wash Burn, Wetal. K (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World's Poultry Congress No0 9 vol 2/1992, P 53- 56. 99. Willson S. P (1969), “Genetic aspect of feed efficiency in broiler, Poultry Science 48, p495. 100. Ristic M and Klein H. F (1987), Masthähnchen and Männlicher Legehyridküken im Vergleich, Ver hat die bessere Fleischqualität (38), p96- 98. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9287.pdf
Tài liệu liên quan