Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thú y đến bệnh viêm tử cung và giải pháp phòng, trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thú y đến bệnh viêm tử cung và giải pháp phòng, trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thú y đến bệnh viêm tử cung và giải pháp phòng, trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản

pdf89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3691 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thú y đến bệnh viêm tử cung và giải pháp phòng, trị bệnh viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ THÚ Y ĐẾN BỆNH VIÊM TỬ CUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI SINH SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : THÚ Y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN TIẾN DŨNG HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bích Hồng ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Sau đại học, khoa Thú y đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS. Trần Tiến Dũng và các thầy trong bộ môn Ngoại - sản đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây dựng luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn bộ môn vi trùng-Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Công ty Cổ phần phát triển Công nghệ Nông thôn và tập thể cán bộ công nhân làm việc tại trại lợn Thế Thuyết và trại lợn Huy Hiền đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè, những người luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này. iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cám ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ i 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG LỢN NÁI NGOẠI ĐƯỢC NUÔI TẠI VIỆT NAM: YORKSHIRE, LANDRACE, DUROC, HAMPSHIRE 3 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA LỢN NÁI 7 2.3. BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI 16 2.4. MỘT SỐ VI KHUẨN THƯỜNG GẶP Ở TỬ CUNG CỦA LỢN 24 2.5. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC KHÁNG SINH TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SINH SẢN 27 2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM TỬ CUNG LỢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 32 3. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 36 3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 36 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 iv 3.4. THỬ NGHIỆM PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG 42 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 43 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 45 4.1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI THEO CÁC YẾU TỐ THÚ Y TẠI TRẠI LỢN THẾ THUYẾT VÀ TRẠI LỢN HUY HIỀN 45 4.1.1. THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở LỢN NÁI NGOẠI TẠI TRẠI LỢN THẾ THUYẾT VÀ TRẠI LỢN HUY HIỀN 45 4.1.2. KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ THÚ Y TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI TẠI TRẠI LỢN THẾ THUYẾT VÀ TRẠI LỢN HUY HIỀN 46 4.2. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI VI KHUẨN TRONG DỊCH TIẾT TỬ CUNG LỢN NÁI NGOẠI TẠI TRẠI THẾ THUYẾT VÀ TRẠI HUY HIỀN 55 4.2.1. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÁC LOẠI VI KHUẨN TRONG DỊCH TIẾT TỬ CUNG LỢN NÁI NGOẠI TẠI TRẠI THẾ THUYẾT VÀ TRẠI HUY HIỀN 55 4.2.2. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI VI KHUẨN TRONG DỊCH TIẾT TỬ CUNG LỢN NÁI NGOẠI TẠI TRẠI THẾ THUYẾT VÀ TRẠI HUY HIỀN. 57 4.3. XÁC ĐỊNH ĐỘ MẪN CẢM CỦA CÁC LOẠI VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ DỊCH VIÊM TỬ CUNG CỦA LỢN NÁI VỚI THUỐC KHÁNG SINH 59 4.4. XÁC ĐỊNH ĐỘ MẪN CẢM CỦA TẬP ĐOÀN VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ DỊCH VIÊM TỬ CUNG CỦA LỢN VỚI THUỐC KHÁNG SINH 62 v 4.5. THỬ NGHIỆM PHÒNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG CHO LỢN NÁI NGOẠI SINH SẢN 64 4.6. THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG TRÊN LỢN NÁI NGOẠI 66 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72 5.1. KẾT LUẬN 72 5.2. ĐỀ NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 79 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Dạng S Dạng Smouth Dạng R Dạng Rough DNA Deoxyribonucleic acid E. coli Escherichia coli FSH Folliculo Stimuling Hormone GnRH Gonadotropin-Releasing Hormone Gr- Gram âm Gr+ Gram dương LH Lutein Hormone PGF2α Prostglandin F 2 alpha TB Trung b×nh TC Tö cung TK§V ThÇn kinh ®éng vËt TKTV ThÇn kinh thùc vËt VK Vi khuÈn vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể Viêm tử cung 21 3.1. Đánh giá đường kính vòng vô khuẩn theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ (1999) 41 4.1. Kết quả khảo sát thực trạng bệnh Viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại trại Thế Thuyết và trại Huy Hiền 45 4.2. Kết quả khảo sát một số yếu tố thú y trên đàn lợn nái ngoại tại 47 trại Thế Thuyết và trại Huy Hiền 47 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung ở lợn nái ngoại với điều kiện phối giống khác nhau 49 4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung ở lợn nái ngoại 51 với điều kiện đẻ khác nhau 51 4.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung ở lợn nái ngoại ở mức độ vệ sinh thú y khác nhau 53 4.6. Kết quả xác định thành phần các loại vi khuẩn trong dịch tiết tử cung lợn nái ngoại sau khi đẻ và nái bị viêm tử cung 56 4.7. Sự biến động về số lượng các vi khuẩn phân lập được trong 1ml dịch viêm tử cung so với nái khoẻ mạnh sau đẻ 57 4.8. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh 59 4.9. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong 62 dịch viêm tử cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh 62 4.10. Kết quả thử nghiệm phòng bệnh Viêm tử cung cho lợn nái ngoại sinh sản 64 viii 4.11. Kết quả điều trị bệnh Viêm nội mạc tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh 69 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Tên hình, biểu đồ Trang Hình 2.1. Giống lợn Yorkshire 4 Hình 2.2. Giống lợn Landrace 5 Hình 2.3. Giống lợn Duroc 6 Hình 2.4. Giống lợn Hampshire 6 Hình 2.5. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái 12 Hình 4.1. Can thiệp bằng tay khi lợn đẻ 52 Hình 4.2. Lợn đẻ trên nền chuồng bẩn 52 Hình 4.3. Lợn nái bị viêm tử cung trong điều kiện vệ sinh kém 54 Biểu đồ 4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo các yếu tố thú y khác nhau 55 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam. Đến nay phong trào nuôi lợn thịt hướng nạc đã và đang phát triển mạnh mẽ theo hình thức trang trại ở nhiều địa phương, đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người chăn nuôi và trở thành một ngành chăn nuôi chính chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ thì việc phát triển đàn lợn nái sinh sản là việc làm cần thiết. Chúng ta đã chủ động nhập một số giống lợn cao sản từ nước ngoài để đầu tư cho những cơ sở chăn nuôi tập trung của Nhà nước nhằm nuôi thích nghi, chọn lọc để nhân giống, lai cải tạo giống phục vụ cho sản xuất, đó là các giống lợn: Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire... Tuy nhiên các giống lợn này chủ yếu được nhập từ Châu Âu nên khi về Việt Nam với điều kiện thời tiết khác biệt chúng đòi hỏi một chế độ chăm sóc, quản lý rất cao so với các giống lợn nội, đặc biệt là đàn lợn nái. Do đó, mặc dù có nhiều ưu điểm hơn so với các giống lợn nội, lợn nái ngoại chủ yếu vẫn được nuôi trong các trang trại mà chưa được phổ biến, nhân rộng. Mặt khác, trong chăn nuôi lợn còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là các bệnh sinh sản, trong đó bệnh Viêm đường sinh dục chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50% (Trần Tiến Dũng, 2004)[6]. Bệnh có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản và sức khoẻ của lợn nái. Nó có thể làm lợn nái chậm động dục lại sau khi cai sữa, thậm chí mất khả năng sinh sản ở những lần sau, do đó làm giảm số lượng lợn nái sinh sản và số lượng lợn con sinh ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. 2 Những vấn đề nêu trên cho thấy để góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh Viêm tử cung gây ra thì việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và các giải pháp phòng trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản là việc làm cần thiết, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thú y đến bệnh Viêm tử cung và giải pháp phòng, trị bệnh Viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại sinh sản” 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Đánh giá thực trạng bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại sinh sản nuôi tại cơ sở nghiên cứu. 1.2.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố thú y đến bệnh Viêm tử cung ở lợn nái ngoại. 1.2.3. Thử nghiệm các giải pháp phòng và trị bệnh Viêm nội mạc tử cung ở lợn nái ngoại, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu một số giống lợn nái ngoại được nuôi tại Việt Nam: Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire 2.l.1. Lợn Yorkshire Lợn Yorkshire có nguồn gốc từ Vương Quốc Anh, là một sản phẩm của quá trình lai tạo giữa giống lợn châu Á và giống lợn châu Âu từ đầu thế kỷ XIX. Giống lợn Yorkshire được nhập vào nước ta năm 1964 từ Liên Xô với tên là Đại Bạch, đây là một giống cho thịt tốt, mông, vai nở nang, hướng kiêm dụng thiên về nạc. Nhìn chung, chúng có vai trò rất lớn trong việc cải tạo đàn lợn địa phương của nước ta trong những năm 1970 - 1980. Năm 1978, nước ta đã nhập giống lợn Yorkshire từ Cu Ba, dòng lợn này có chiều dài thân hơn hẳn vòng ngực. Đàn lợn nhập từ Cu Ba ngoài tác dụng cải tiến đàn lợn nội còn góp phần làm tươi máu đàn lợn Yorkshire của Liên Xô nhập vào nước ta đã lâu mà không có điều kiện thay đổi đực giống. Đặc điểm ngoại hình của giống lợn Yorkshire là toàn thân màu trắng, lông dày, mềm, thân hình dài, mặt hơi gãy, tai đứng hơi nghiêng về phía trước, lưng cong, phần mông và phần đùi sau rộng, 4 bốn chân tương đối cao và chắc chắn, có 12-14 vú (Lê Hồng Mận, 2007)[13]. Hình 2.1. Giống lợn Yorkshire Yorkshire là giống lợn thành thục sớm, sinh trưởng nhanh. Nuôi 6-7 tháng tuổi đạt 95-100kg, đực trưởng thành nặng 350-380kg, nái trưởng thành 250-280kg, có tỷ lệ nạc đạt trên 51%, tiêu tốn 3,5 - 4,0kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Khả năng sinh sản của lợn Yorkshire là mỗi năm cho 1,8-2,0 lứa/nái, số con sơ sinh trung bình/ lứa là 11 - 12 con, khối lượng sơ sinh trung bình là 1,3-1,4kg/con. Giống lợn Yorkshire có khả năng thích nghi cao trong những điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng khác nhau, nái mắn đẻ, nuôi con khéo và có chất lượng thịt tốt. Do đó Yorkshire đang được nuôi phổ biến ở nước ta và được dùng trong lai kinh tế với lợn nội để tạo con lai nuôi thịt đạt khối lượng giết thịt lớn, chọn lọc một số con nái lai F1 đạt các chỉ tiêu kinh tế cao để tiếp tục cho lai theo hướng nạc cao (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2005)[27]. 2.1.2. Giống lợn Landrace Giống lợn Landrace có thành tích sản xuất như hiện nay là giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Đây là một phẩm giống đã được cải tiến từ hơn 40 năm nay theo hướng sớm thành thục, tăng trọng nhanh và tỷ lệ nạc cao. Giống lợn Landrace được hình thành từ sự lai tạo giữa các giống lợn Youtland có nguồn gốc Đức và lợn Yorkshire có nguồn gốc Anh. Lợn Landrace được nhập vào Việt Nam năm 1970 từ Cu Ba. Năm 1985-1986 nhập lợn Landrace từ Bỉ và Nhật Bản. Trong điều kiện chăn 5 nuôi của ta nó có khả năng phát triển tốt. Đặc điểm ngoại hình của lợn Landrace có màu lông trắng tuyền, tai to dài che phủ xuống mặt, mồm hơi cong, thân dài, lưng thẳng, sườn tròn, bụng gọn, phần sau rất phát triển, mông xuôi thể hiện rõ giống nạc, bốn chân hơi cao. Hình 2.2. Giống lợn Landrace Theo Chu Thị Thơm và cộng sự (2005)[27] lợn Landrace có khả năng sinh trưởng tốt, nuôi 6 - 7 tháng đạt 100kg, lợn 12 tháng tuổi đạt 145kg, lợn nái trưởng thành đạt 250 - 300kg. Tỷ lệ nạc cao hơn những giống hiện có, đạt từ 56-57%. Chi phí 3,0 - 3,5kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Lợn nái đẻ 10-11 con/lứa, khối lượng sơ sinh trung bình 1,3-1,4 kg/con, mỗi năm cho 2 lứa/nái. Lợn Landrace được dùng trong lai kinh tế theo hướng lai ngoại x ngoại, ngoại x nội để nâng cao khối lượng và tỷ lệ thịt nạc cho lợn nuôi thịt. Trong thực tế sản xuất công thức lai ngoại nội 1/2 Landrace, 1/4 Đại Bạch, 1/4 Móng Cái cho con lai 6 tháng tuổi đạt 100kg với tỷ lệ nạc 18%. Theo tác giả Lê Hồng Mận (2007)[13] các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản của lợn nuôi ở nước ta đều thấp hơn giống gốc từ 10-15%. 2.1.3. Giống lợn Duroc Là giống lợn hướng nạc- mỡ, xuất xứ từ Mỹ Duroc- Jersey. Là loại lợn dễ nuôi, sức chịu đựng cao ngay trong điều kiện khí hậu xấu và chăn thả đồng cỏ. Màu sắc lông da màu vàng nhạt và sẫm. Ngoại hình cân đối, thể chất vững chắc, mõm thẳng, tai to ngắn cụp che mắt, bốn mũi chân và mõm đen, 6 tầm vóc vừa phải. Khả năng sinh trưởng và phẩm chất thịt ở mức trung bình. Đực giống trưởng thành 250-280kg, nái đạt 200-230kg. Thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ít nhạy cảm với stress. Theo Lê Hồng Mận (2007)[13] năng suất sinh sản Hình 2.3. Giống lợn Duroc của giống lợn Duroc vừa phải trên 9 con/ổ, tiết sữa kém. Lợn Duroc được dùng trong trong lai kinh tế để tạo con lai nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh. 2.1.4. Giống lợn Hampshire Là giống hướng nạc, xuất xứ từ Anh Có tầm vóc trung bình, lanh lợi, lông da đen, có khoang trắng quanh vai và phần trước thân. Thân mình to dài, tai nhỏ dựng đứng hướng về hai bên, mặt thẳng và dài, mông nở và xuôi, chân to khoẻ và thấp (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2005)[27]. Hình 2.4. Giống lợn Hampshire Nuôi thịt 143 - 172 ngày đạt 100kg. Thịt tốt, tỷ lệ nạc còn đáp ứng nhu cầu làm đồ hộp. Chịu kham khổ, thích chăn thả. 7 Theo Lê Hồng Mận (2007)[13] lợn Hampshire nuôi ở Việt Nam sinh sản không cao, bình quân 8 - 10 con/lứa, mắn đẻ. Trong lai kinh tế lợn Hampshire chọn làm dòng bố chủ yếu ở các cơ sở giống để cung cấp con đực cho lai kinh tế nuôi thịt hướng nhiều nạc. 2.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái 2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn nái Cơ quan sinh dục của lợn cái được chia thành: bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong. Bộ phận sinh dục bên ngoài là bộ phận sinh dục có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được. Bao gồm: âm hộ, âm vật, tiền đình. Âm hộ (Vulva) hay còn gọi là âm môn, nằm dưới hậu môn và ngăn cách với nó bởi vùng hồi âm. Bên ngoài có 2 môi đính với nhau ở mép trên và mép dưới. Trên hai môi của âm hộ có sắc tố đen và nhiều tuyến tiết: tuyến mồ hôi, tuyến bã. Nối tiếp với âm hộ là âm vật (Clitoris). Âm vật có cấu tạo như dương vật nhưng thu nhỏ lại và là tạng cương của đường sinh dục cái, được dính vào phần trên khớp bán động ngồi, bị bao xung quanh bởi cơ ngồi hổng. Âm vật được phủ bởi lớp niêm mạc có chứa các đầu mút thần kinh cảm giác, lớp thể hổng và tổ chức liên kết bao bọc gọi là mạc âm vật. Giới hạn giữa âm hộ và âm đạo là tiền đình (Vestibulum vaginae sinus progenitalis). Tiền đình bao gồm: - Màng trinh là một nếp gấp gồm 2 lá, phía trước thông với âm hộ, phía sau thông với âm đạo. Màng trinh gồm các sợi cơ đàn hồi ở giữa và do 2 lá niêm mạc gấp lại thành một nếp. 8 - Lỗ niệu đạo ở sau và dưới màng trinh. - Hành tiền đình là 2 tạng cương ở 2 bên lỗ niệu đạo. Cấu tạo giống thể hổng ở bao dương vật của con đực. Tiền đình có một số tuyến, các tuyến này xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật. Bộ phận sinh dục bên trong là những bộ phận chỉ quan sát hoặc sờ thấy được bằng các phương pháp gián tiếp. Bao gồm: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Nối tiếp âm hộ là âm đạo (Vagina). Âm đạo là một ống tròn để chứa cơ quan sinh dục đực khi giao phối, là bộ phận cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ và là ống thải các chất dịch từ tử cung. Phía trước âm đạo là cổ tử cung, phía sau là tiền đình, giữa âm đạo và tiền đình có nếp gấp niêm mạc gọi là màng trinh. Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp: - Lớp liên kết ở ngoài. - Lớp cơ trơn có cơ dọc bên ngoài, cơ vòng bên trong. Các lớp cơ âm đạo liên kết với các lớp cơ ở cổ tử cung. - Lớp niêm mạc: niêm mạc âm đạo có nhiều tế bào thượng bì, niêm mạc gấp nếp dọc. Theo Đặng Đình Tín (1986)[31] kích thước âm đạo lợn là 10 - 12cm. Nối tiếp với âm đạo là tử cung (Uterus). Tử cung nằm trong xoang chậu, phía trên là trực tràng, phía dưới là bàng quang và niệu đạo trong xoang chậu, 2 sừng tử cung ở phần trước xoang chậu. Tử cung có cấu tạo rất phù hợp với chức năng phát triển và dinh dưỡng của bào thai. Trứng được thụ tinh ở ống dẫn trứng rồi trở về tử cung làm tổ, ở đây hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ thông qua lớp niêm mạc tử cung. 9 Niêm mạc tử cung và dịch tử cung giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hòa chức năng thể vàng, đảm nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ. Tử cung lợn thuộc loại tử cung sừng kép gồm: một cổ tử cung, một thân và hai sừng tử cung. - Cổ tử cung là phần ngoài cùng của tử cung, nó luôn luôn đóng, chỉ mở khi nào lợn cái hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý. Cổ tử cung lợn dài 10 - 18cm, hình trụ, thông với âm đạo. Niêm mạc cổ tử cung có những u thịt xen kẽ khép lại với nhau theo lối cài răng lược. - Thân tử cung của lợn dài 3 - 5cm nối giữa cổ tử cung với hai sừng tử cung. - Sừng tử cung dài 50 - 1000cm, hình ruột non và là nơi làm tổ của thai. Vách tử cung gồm 3 lớp từ ngoài vào trong: lớp tương mạc, lớp cơ trơn, lớp nội mạc. - Lớp tương mạc: là lớp màng sợi, dai, chắc phủ mặt ngoài tử cung và nối tiếp vào hệ thống các dây chằng. - Lớp cơ trơn: gồm cơ vòng rất dày ở trong, cơ dọc mỏng hơn ở ngoài. Giữa 2 tầng cơ chứa tổ chức liên kết sợi đàn hồi và mạch quản, đặc biệt là nhiều tĩnh mạch lớn. Ngoài ra, các bó sợi cơ trơn đan vào nhau theo mọi hướng làm thành mạng vừa dày vừa chắc. Cơ trơn là lớp cơ dày và khoẻ nhất trong cơ thể. Do vậy, nó có đặc tính co thắt (Đặng Đình Tín, 1986)[31]. Theo Trần Thị Dân (2004)[3] trương lực co càng cao khi có nhiều Oestrogene trong máu và trương lực co giảm khi có nhiều Progesterone trong máu. Vai trò của cơ tử cung là góp phần cho sự di chuyển của tinh trùng và chất nhày trong tử cung, đồng thời đẩy thai ra ngoài khi sinh đẻ. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi thai có thể bám chắc vào tử cung. - Lớp nội mạc tử cung: là lớp niêm mạc màu hồng được phủ bởi một 10 lớp tế bào biểu mô hình trụ, xen kẽ có các ống đổ của các tuyến nhày tử cung. Nhiều tế bào biểu mô kéo dài thành lông rung, khi lông rung chuyển động thì gạt những chất nhày tiết ra về phía cổ tử cung. Trên niêm mạc có các nếp gấp. Lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng trong thời gian di chuyển đến ống dẫn trứng. Dưới ảnh hưởng của Oestrogene, các tuyến tử cung phát triển từ lớp màng nhày, xâm nhập vào lớp dưới màng nhày và cuộn lại. Tuy nhiên, các tuyến chỉ đạt được khả năng phân tiết tối đa khi có tác dụng của Progesterone. Sự phân tiết của tuyến tử cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn của chu kỳ lên giống. Thông với sừng tử cung là ống dẫn trứng (Oviductus) hay còn gọi là vòi Fallop. Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng đến nơi thụ tinh (1/3 phía trên ống dẫn trứng), tiết các chất để nuôi dưỡng tế bào trứng và phôi trong vài ngày trước khi đi vào tử cung, duy trì sự sống và gia tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng. Thời gian di chuyển của tế bào trứng trong ống dẫn trứng từ 3-10 ngày. Trên đường di hành trong ống dẫn trứng, tế bào trứng có thể đứng lại ở các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Cấu tạo của ống dẫn trứng gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu mở, có những sợi lông rung để tiếp nhận tế bào trứng và gia tăng diện tích tiếp xúc với buồng trứng khi xuất noãn. Nối tiếp với phễu là phần rộng, phần rộng chiếm khoảng 1/2 chiều dài của ống dẫn trứng, đường kính tương đối lớn và mặt trong có nhiều nếp gấp với tế bào biểu mô có lông nhỏ. Phần eo nối tiếp sừng tử cung, nó có thành dày hơn phần rộng và ít nếp gấp hơn. Ở lợn, sự co thắt của nơi tiếp giáp eo - tử cung tạo thành cái cản đối với tinh trùng để không có quá nhiều tinh trùng đi đến phần rộng, nhờ đó tránh được hiện tượng nhiều tinh trùng xâm nhập vào noãn. Vách của ống dẫn trứng gồm ba lớp: lớp liên kết sợi ở ngoài, lớp cơ 11 trơn ở giữa, lớp niêm mạc với những tế bào thượng bì có lông thịt bên trong. Tế bào trứng rơi vào phễu của ống dẫn trứng được di chuyển gần về tử cung nhờ những nhu động của lớp cơ trơn và sự vận động nhịp nhàng của lông thịt trên tầng thượng bì. Sát với đầu trước của ống dẫn trứng là buồng trứng (Ovarium). Buồng trứng của lợn gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng, nằm trong xoang chậu. Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ovan dẹt, không có lõm rụng trứng. Buồng trứng được bọc ngoài bởi một lớp màng liên kết sợi chắc. Bên trong có hai phần: phần vỏ và phần tủy. Ở trong cả hai phần đều phát triển một thứ mô liên kết sợi xốp tạo nên một loại chất đệm (stoma ovarii). Ở phần tủy thì mô xốp hơn vì giàu mạch máu và mạch bạch huyết. Phần vỏ đặc biệt quan trọng đối với chức năng sinh dục. Quá trình tế bào trứng chín xảy ra tại phần này (Phạm Thị Xuân Vân, 1982)[33]. Trên buồng trứng có từ 70.000 - 100.000 noãn bào ở các giai đoạn khác nhau, tầng ngoài cùng là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng. Khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hoàn thành, noãn bào sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng, đến một giai đoạn nhất định sẽ vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn rồi đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng (Khuất Văn Dũng, 2005)[7]. 12 1- KÕt trµng xuèng 2- Buång trøng 3- Sõng tö cung 4- D©y ch»ng réng 5- Bãng ®¸i 5’- NiÖu qu¶n 6- Tói mï d−íi niÖu qu¶n 7- ¢m hé; 8- Trùc trµng 9- Cæ tö cung. Hình 2.5. Cấu tạo cơ quan sinh dục của lợn cái 2.2.2. Sinh lý quá trình thụ tinh Thụ tinh là một quá trình sinh lý kết hợp giữa tế bào trứng và tinh trùng, kết quả tạo nên một cơ thể mới mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5] thụ tinh trực tiếp là quá trình giao phối giữa gia súc đực và gia súc cái, tinh dịch của con đực đi vào đường sinh dục con cái. Thụ tinh nhân tạo là trường hợp dùng tinh dịch của con đực đã pha loãng bơm vào đường sinh dục con cái để tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Khi gia súc cái động dục cao độ, được gặp gia súc đực thì quá trình thụ tinh không đơn giản là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng mà là sự phối hợp, chọn lọc các chất trong tế bào đó, xảy ra quá trình đồng hoá và dị hoá, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau để kết quả tạo ra một hợp tử, khác cả hai tế bào trước cả về số lượng và chất lượng. Sự phối hợp này có tính chất chọn lọc cao độ 13 theo loài và theo giống, mà vai trò cấu tạo và tính chất của các gen có ảnh hưởng quyết định trong việc cấu tạo và phát triển của thai, việc di truyền đặc tính của bố mẹ và giống loài đó. Do đó, trong giao phối tự nhiên sẽ xảy ra những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của thai hoặc gây ra những bệnh tật cho gia súc cái. Giao phối tự nhiên có một ưu điểm là đúng được thời điểm động dục cao độ của con cái, quá trình thụ thai được đảm bảo chắc chắn. Ngoài phương pháp giao phối tự nhiên của loài gia súc, người ta còn áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để giải quyết một số nhược điểm của gia súc trong khi giao phối tự nhiên. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5] trong chăn nuôi, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã cải tạo được giống gia súc, giảm số đầu giống vật nuôi, nâng cao hiệu suất sử dụng đực giống, có thể thương mại hoá tinh dịch, bảo tồn quỹ gen, phòng các bệnh truyền lây qua tiếp xúc. Đây là biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển, nó có những lợi ích kinh tế kỹ thuật to lớn, tuy nhiên nó là con dao hai lưỡi nếu công tác thú y kém. 2.2.3. Sinh lý quá trình mang thai Mang thai là một hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể cái, nó được bắt đầu từ khi thụ tinh cho đến khi sinh đẻ xong. Sau khi thụ tinh, hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung và phát triển thành thai. Thời gian mang thai của lợn khoảng 110-118 ngày, trung bình là 114 ngày [5]. Cùng với quá trình phát triển của bào thai, nhau thai, thể vàng, cơ quan sinh dục nói riêng và toàn bộ cơ thể mẹ nói chung xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý khác nhau. Cùng với quá trình phát triển của bào thai, nhau thai, thể vàng, cơ quan sinh dục nói riêng và toàn bộ cơ thể mẹ nói chung xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý khác nhau. Những biến đổi đó là điều kiện cần thiết để bào thai được 14 hình thành phát triển trong tử cung và quá trình sinh đẻ được bình thường. Khi gia súc có thai, kích tố của thể vàng và nhau thai làm thay đổi cơ năng hoạt động của một số tuyến nội tiết khác. Trong quá trình bào thai phát triển, nhất là giai đoạn sau, nếu khẩu phần ăn của mẹ không đảm bảo đầy đủ đạm, khoáng, nguyên tố vi lượng, vitamin thì không những bào thai phát triển không bình thường mà sức khoẻ con mẹ nói chung cũng giảm sút nhiều (Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2002)[5]. Khi gia súc có thai, toàn bộ tử cung xuất hiện những thay đổi về cấu tạo, tính chất, vị trí, khối lượng, thể tích... Dây chằng tử cung được dài ra nên đầu mút sừng tử cung và buồng trứng được đưa về phía trước và phía dưới. Hệ tuần hoàn ở cơ quan sinh dục được tăng cường, lượng máu đến cung cấp cho niêm mạc tử cung rất nhiều nên niêm mạc được phát triển và dày lên. Các tuyến tử cung cũng được phát triển mạnh và tăng cường tiết niêm dịch. Niêm mạc tử cung hình thành nhau mẹ. Khối lượng tử cung khi có thai gấp 5 - 20 lần so với khi không có thai, kích thước và thể tích tăng gấp hàng trăm lần. Mỗi một tế bào được phát triển dài thêm 7 - 11 lần và dày hơn 3 - 5 lần so với khi không có thai. Ở lợn mức độ phát triển và tăng sinh của tử cung phụ thuộc vào số lượng của bào thai và thường là phát triển ở cả hai sừng (Trần Tiến Dũng và cộng sự 2002)[5]. Cổ tử cung có vai trò quan trọng trong bảo vệ bào thai phát triển bình thường. Cổ tử cung được khép kín hoàn toàn, niêm mạc và các nếp nhăn phát triển dày lên. Những tế bào thượng bì đơn tiết tăng cường tiết dịch đặc, có tác dụng đóng nút cổ tử cung. Niêm dịch này lúc đầu có màu trắng trong, về sau chuyển thành màu vàng nâu, số lượng và độ dính cũng được tăng dần. Nó có phản ứng toan yếu. Ngoài ra, trong thời gian có thai, ống dẫn trứng hầu như không được phát triển to lên, nó có tính chất đặc biệt là thay đổi về mặt cấu tạo tổ chức học, các nếp nhăn niêm mạc được co nhỏ lại, niêm mạc xung huyết và lòng ống được mở rộng. 15 2.2.4. Sinh lý quá trình đẻ Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5] gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của hệ thống thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài, quá trình này gọi là quá trình sinh đẻ. Quá trình sinh đẻ của gia súc cái do co bóp của tử cung, cơ thành bụng, sức rặn toàn thân đẩy thai, màng nhau thai cùng với nước thai ra ngoài. Qúa trình sinh đẻ được chia ra 3 thời kỳ: Thời kỳ mở cổ tử cung: thời kỳ này bắt đầu từ khi tử cung có cơn co bóp đầu tiên đến khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn. Ở lợn nái, thời kỳ mở cổ tử cung kéo dài từ 3-4 giờ, đối với lợn nái đẻ lứa đầu thì thời kỳ mở cổ tử cung ngắn hơn. Thời kỳ đẻ: bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn và kết thúc khi thai lọt ra ngoài. Thời gian đẻ của lợn phụ thuộc vào khoảng cách các thai ra và số lượng thai trong tử cung gia súc mẹ. Thời kỳ sổ nhau: sau khi thai lọt ra khỏi đường sinh dục gia súc mẹ một thời gian, con mẹ trở nên yên tĩnh, nhưng tử cung vẫn co bóp và tiếp tục những cơn rặn, mỗi lần co bóp từ 1,5 - 2,0 phút, thời gian giữa 2 lần co bóp là 2 phút, nhưng cường độ yếu hơn. Sau khi sổ thai khoảng 2 - 3 giờ tử cung co nhỏ lại, thành tử cung dày, trên bề mặt có nhiều nếp nhăn, bên trong tử cung có nhiều núm nhau. Trong thời gian này tử cung tiếp tục co bóp và thu nhỏ lại dần về thể tích, nhưng màng niệu và màng nhung mao thì không co lại được nên tử cung đẩy ra ngoài. Trong quá trình đẩy màng nhau thai ra, do đặc tính của tử cung co bóp từ mút sừng tử cung cho đến thân tử cung, nên màng nhau thai bong ra sẽ được lộn trái, phần ở mút sừng tử cung ra trước sau đó bong dần xuống sừng tử cung, thân tử cung và ra ngoài. Sau khi thai ra hết toàn bộ khoảng 10-15 phút 16 nhau thai mới ra. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5] sau khi đẻ một thời gian niêm mạc tử cung có hiện tượng tái sinh. Trong quá trình tái sinh đó núm nhau mẹ biến đổi và tróc ra. Những mạch máu của núm nhau mẹ bị vỡ, cùng với bạch cầu và một lượng lớn nước của thai còn đọng lại trong tử cung. Tất cả các thứ đó được tống ra ngoài và được gọi là sản dịch. Trong vòng vài ngày đầu sau khi đẻ, sản dịch chảy ra có màu hồng rồi chuyển sang vàng nhạt sau cùng là trong suốt, sản dịch hết sau khi đẻ 2-3 ngày. Lúc đầu sản dịch chảy ra không có vi khuẩn, về sau sản dịch chảy ra có vi khuẩn xâm nhập nhưng cơ thể mẹ không có biến đổi, nhưng nếu sản dịch chảy ra kéo dài thì tử cung sẽ bị bệnh. Sau khi đẻ thể tích tử cung nhỏ lại, thành tử cung dày lên, sự biến đổi này là do các sợi cơ co lại, các tổ chức liên kết biến đổi. Hai sừng tử cung buông thõng vào xoang bụng, độ cong của tử cung cũng không rõ như gia súc đẻ ít lần hoặc chưa đẻ lần nào. Do đó những gia súc già yếu, đẻ nhiều lần thì tử cung co lại rất kém. 2.3. Bệnh Viêm tử cung ở lợn nái (Metritis) Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5] Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sau khi đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung, gây rối loạn sinh sản và làm ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của lợn nái. Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (2000)[8] bệnh Viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau: - Công tác phối giống không đúng kỹ thu._.ật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây sát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn 17 nái gây viêm. - Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh Viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ. - Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát. - Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn đến viêm tử cung. - Do kế phát từ một số bệnh Truyền nhiễm như: Sẩy thai truyền nhiễm, Phó thương hàn, Lao... - Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở ra, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào gây viêm. Ngoài các nguyên nhân kể trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động dục (vì lúc đó cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập vào tử cung theo đường máu và viêm tử cung là một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Lê Văn Năm và cộng sự, 1997)[15]. Nhiễm khuẩn tử cung qua đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối nhưng đã bị viêm tử cung. Theo Đặng Đình Tín (1985)[30] bệnh Viêm tử cung được chia làm 3 thể: Viêm nội mạc tử cung (Endometritis), Viêm cơ tử cung (Myometritis puerperalis), Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis puerperalis). Theo Nguyễn Văn Thanh (1999)[20] viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong các nguyên nhân làm giảm khả năng 18 sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các thể bệnh của Viêm tử cung. Viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp, làm niêm mạc tử cung bị tổn thương, tiếp đó các vi khuẩn: Streptococcus, Staphylococcus, E. coli, Salmonella, C. pyogenes, Bruccella, roi trùng Trichomonas foetus... xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm (Settergreen I., 1986)[38-a]. Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000)[16] bệnh Viêm nội mạc tử cung có thể chia 2 loại: - Viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ (Endomestritis puerperalis catarrhalis purulenta acuta): chỉ gây tổn thương ở niêm mạc tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5] lợn bị bệnh này thân nhiệt hơi cao, ăn kém. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ âm hộ chảy ra hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết. Khi con vật nằm xuống, dịch viêm thải ra ngày càng nhiều hơn Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại thành từng đám vảy màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch rỉ viêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện một hoặc cả hai sừng tử cung sưng to và không cân xứng nhau. Thành tử cung dày và mềm hơn bình thường. Khi kích thích nhẹ lên sừng tử cung thì mức độ phản ứng co nhỏ lại của chúng yếu ớt. Trường hợp trong tử cung tích lại nhiều dịch viêm và mủ 19 thì có thể phát hiện được trạng thái chuyển động sóng. Nếu điều trị kịp thời và tích cực, sau hai tuần bệnh có thể khỏi hẳn. - Viêm nội mạc tử cung thể màng giả: tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử, tổn thương lan sâu xuống dưới tầng cơ của tử cung và chuyển thành viêm hoại tử. Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5] ở thể viêm này, niêm mạc tử cung thường bị hoại tử. Những vết thương đã ăn sâu vào tầng cơ của tử cung và chuyển thành hoại tử. Lợn nái mắc bệnh này thường xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, ăn uống giảm, kế phát viêm vú, con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức hoại tử, niêm dịch… Theo Settergreen I. (1986-b)[39] viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả. Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Nếu bệnh nặng, can thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc huyết nhiễm mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung bị phân giải mà tử cung bị thủng hoặc tử cung bị hoại tử từng đám to. Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ: thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Mép âm đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng, màu đỏ thẫm. Gia súc biểu hiện trạng thái đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu, lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Con vật thường kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc. 20 Kiểm tra qua âm đạo bằng mỏ vịt thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch càng chảy ra ngoài âm đạo nhiều hơn, phản xạ đau của con vật càng rõ hơn. Khám qua trực tràng thì tử cung to hơn bình thường, hai sừng tử cung to nhỏ không đều nhau, thành tử cung dày và cứng. Khi kích thích lên tử cung, con vật rất mẫn cảm, đau nên càng rặn mạnh hơn, từ tử cung thải ra nhiều hỗn dịch bẩn. Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh đẻ lần sau. Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh. Theo Arthur G.H. (1964)[34], Đặng Đình Tín (1985)[30] viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế bào bị hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu điều trị không kịp thời thì bệnh thường trở thành thể mãn tính, thành ngoài tử cung thường dính với các tổ chức xung quanh, vị trí các bộ phận của cơ quan sinh dục bị thay đổi, quá trình thụ tinh và sinh đẻ lần sau gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn đến tình trạng vô sinh (Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2002)[5]. Xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh Viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kì tiền động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể có màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mãn tính thường gặp trong thời kì cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung. 21 Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra. Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt, vì vậy nếu có mủ chảy ra thì có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động đực thì có thể bị nhầm lẫn.(Đặng Công Trung, 2007)[32] Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối. Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủ nên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục. Mặt khác, nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để chẩn đoán cho chính xác. Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viêm từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất. Để chẩn đoán, người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ quan sinh dục và triệu chứng toàn thân. Có thể dựa vào các chỉ tiêu ở bảng sau: Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể Viêm tử cung 22 Các thể viêm Triệu chứng Viêm nội mạc tử cung Viêm cơ tử cung Viêm tương mạc tử cung Sốt Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao Màu Trắng xám, trắng sữa Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt Dịch viêm Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Đau rất rõ Phản ứng co cơ tử cung Giảm Rất yếu Mất hẳn Phản xạ ăn Bỏ ăn một phần hoặc hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục của lợn nái, nếu ở tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con. Theo các tác giả Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5], Trần Thị Dân (2004)[3] khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau: - Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sẩy thai: Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung. Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α ), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, không tiết Progesterone nữa, do đó hàm lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa 23 dễ bị sẩy thai. - Lợn mẹ bị viêm tử cung, bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu: Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển. Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượng Progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung giảm, do đó bào thai nhận được ít thậm chí không nhận được dinh dưỡng từ mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu. - Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy. Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt vi khuẩn E. coli, nội độc tố của vi khuẩn này làm ức chế sự phân tiết kích tố tạo sữa Prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn sữa. Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêu chảy, còi cọc. - Lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại: Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết Progesterone. Progesterone ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trở lại và không thải trứng được. Ảnh hưởng rõ nhất trên lâm sàng mà người chăn nuôi và bác sỹ thú y nhận thấy ở lợn bị viêm tử cung lúc sinh đẻ là: chảy mủ ở âm hộ, sốt, bỏ ăn. Mặt khác, các quá trình bệnh lý xảy ra lúc sinh đẻ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong các nguyên 24 nhân dẫn đến hội chứng M.M.A, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng. Qua đó cho thấy, hậu quả của viêm tử cung là rất lớn, để giảm tỷ lệ mắc bệnh, người chăn nuôi phải có những hiểu biết nhất định về bệnh từ đó tìm ra biện pháp để phòng và điều trị hiệu quả. 2.4. Một số vi khuẩn thường gặp ở tử cung của lợn Bình thường cổ tử cung luôn đóng và ngăn chặn các quá trình nhiễm trùng từ bên ngoài vào cổ tử cung. Khi gia súc đẻ hoặc bị viêm đường sinh dục thì cổ tử cung thường mở. Như vậy, các vi khuẩn từ ngoài sẽ xâm nhập vào đường sinh dục và trong tử cung lợn lúc đó thường có mặt của các loại vi khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus, E. coli, Salmonella,... 2.4.1. Staphylococcus Là loại cầu khuẩn Gram(+), đường kính từ 0,7 -1,0µ, không sinh nha bào và thường không có vỏ, không có lông, không di động. Trong bệnh phẩm, tụ cầu thường xếp thành từng đôi, chụm lại từng đám nhỏ hình chùm nho. Môi trường lỏng các vi khuẩn đứng riêng lẻ thành từng đám nhỏ hoặc từng chuỗi ngắn (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997 )[19]. Staphylococcus là loại hiếu khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 32-37oC, pH thích hợp từ 7,2 - 7,6. - Trong môi trường nước thịt: Sau khi nuôi cấy 5-6 giờ vi khuẩn đã làm đục môi trường, sau 24giờ môi trường đục rõ hơn, lắng cặn nhiều, không có màng. - Trong môi trường thạch thường: sau khi cấy 24 giờ, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S (Smouth) mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều nhẵn, mặt lồi đường kính từ 2 - 4 mm. Tuỳ vào màu sắc khuẩn lạc mà người ta chia ra các loại sau: 25 + Tụ cầu có khuẩn lạc màu vàng thẫm (Staphylococcus aureus) có khả năng gây bệnh cho động vật. Màu vàng thẫm là do sự biến màu của chất Caroten. Màu vàng thẫm thấy rõ nhất trong môi trường có chứa tinh bột hoặc acid béo bay hơi (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997 )[19]. + Tụ cầu trắng (Staphylococcus albus) và tụ cầu vàng chanh (Staphylococcus citreus) không có độc lực và không có khả năng gây bệnh. - Trong môi trường thạch máu: Staphyloccus aureus gây dung huyết mạnh do có men Haemolysin, với vòng dung huyết kép gồm phần dung huyết hoàn toàn ở trong và vòng dung huyết một phần ở phía ngoài trên thạch máu. - Trong môi trường thạch Sapman: là môi trường dùng để phân lập, xác định độc lực của tụ cầu. Nếu tụ cầu có khả năng lên men đường Mannit sinh ra acid làm pH thay đổi (pH = 6,8) môi trường chuyển từ màu hồng sang mầu vàng. Tụ cầu không gây bệnh, không lên men đường mannit, môi trường giữ nguyên màu hồng. - Trong môi trường Gelatin: vi khuẩn có men gelatilaza làm tan chảy gelatin Tụ cầu có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất, ở 700C tụ cầu chết trong 1 giờ, ở 800C chết trong 10 phút, với 1000C chết trong vòng vài phút, acid phênic 3% - 5% diệt vi khuẩn trong 3 - 5 phút, Focmol 1% diệt vi khuẩn trong 1 giờ. 2.4.2. Streptococcus Streptococcus là những vi khuẩn hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính khoảng 1µ, đôi khi có vỏ bọc, bắt màu Gram (+), không di động. Vi khuẩn đứng thành chuỗi dài, chiều dài của mỗi chuỗi từ 2 - 12 đơn vị hoặc hơn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997 )[19]. 26 Vi khuẩn thích hợp ở môi trường có nhiệt độ 370C và pH = 7,2 - 7,6, sống hiếu khí tuỳ tiện. - Trong môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc sợi bông rồi lắng xuống đáy ống. Sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường trong, đáy ống có cặn. - Trong môi trường thạch thường: khuẩn lạc dạng S, tròn, lồi, bóng, hơi xám. Khi làm tiêu bản liên cầu xếp thành chuỗi ngắn. - Trong môi trường thạch máu: khuẩn lạc có đường kính khoảng 1mm, gây dung huyết bởi các yếu tố: + Dung huyết dạng (α): độc lực không cao. + Dung huyết dạng (β): độc lực cao. + Dung huyết dạng (γ): không có khả năng gây bệnh. Vi khuẩn Streptococcus đề kháng thấp với nhiệt độ và hoá chất: ở 700C vi khuẩn bị diệt trong 30 - 40 phút, ở 1000C bị diệt trong 1 phút, các chất sát trùng cũng dễ tiêu diệt vi khuẩn. 2.4.3. Salmonella Vi khuẩn có kích thước 0,4 - 0,6 x 1 - 3µ không có nha bào và giáp mô, bắt màu Gram (-). Đa số các loài Salmonella đều có khả năng di động mạnh. Khi nhuộm vi khuẩn bắt màu toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997 )[19]. Là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH = 7,2 - 7,6. - Trong môi trường nước thịt: ở 370C sau 24 giờ, vi khuẩn làm đục môi truờng, nuôi lâu có lắng cặn, bề mặt có màng mỏng, lắc có vẩn mây, mùi tanh. - Trong môi trường thạch thường: ở 370C sau 24 giờ, mọc thành khuẩn lạc tròn, trong, màu sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi ở giữa, đường kính 1,0 - 1,5mm. - Trong môi trường Brilliant green agar: khuẩn lạc dạng S màu đỏ. 27 Bị diệt ở 600C sau 1 giờ, ở 700C sau 20 phút, dung dịch NaOH 4%, HgCl2 1%, Formon 2% tiêu diệt sau 20 phút. 2.4.4. Eschirichia coli (E. coli) E. coli là trực khuẩn hình gậy kích thước 2 - 3 x 0,6µ. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn các E. coli đều có lông, có khả năng di động, vi khuẩn E. coli không sinh nha bào, có thể có giáp mô, bắt màu Gram (-) (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 1997)[19]. E. coli là trực khuẩn yếm khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH = 7,2 - 7,4. - Trong môi trường nước thịt: làm đục môi truờng, có cặn màu tro, đôi khi có màng màu xám nhạt, mùi phân thối. - Trong môi trường thạch thường: nuôi cấy sau 24 giờ khuẩn lạc tròn, uớt không trong suốt, màu tro, hơi lồi, đường kính 2 - 3mm. - Trong môi trường Macconkey: khuẩn lạc dạng S màu đỏ. - Trong môi trường Brilliant green agar: khuẩn lạc dạng S có màu vàng chanh. Bị diệt ở 600C trong vòng 15 - 30 phút, HgCl2 1%, Formon 2%, acid Phenic diệt vi khuẩn sau 5 phút, ngoài môi trường các chủng độc có thể tồn tại tới 4 tháng. 2.5. Những hiểu biết cơ bản về thuốc kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh Sinh sản Kháng sinh là thuật ngữ Việt Nam, danh pháp quốc tế là Antibiotic. Năm 1942, Waksman, người tìm ra Streptomycine đã định nghĩa: “Một chất kháng sinh hay một hợp chất có tính kháng sinh là do các vi sinh vật sản xuất ra có khả năng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn khác”. 28 Năm 1957, Turpin Velu định nghĩa: “Hợp chất do một cơ thể sống tạo ra hoặc chất tổng hợp có hệ số hoá học trị liệu cao, có tác dụng điều trị đặc hiệu với liều rất thấp do ức chế một số quá trình sống của virus, vi sinh vật và ngay cả một số tế bào của các cơ thể đa bào”. Ngày nay kháng sinh được định nghĩa rộng hơn: “Kháng sinh là chất do vi nấm hoặc do vi khuẩn tạo ra, hoặc bán tổng hợp, có khi là chất tổng hợp có tác dụng điều trị đặc hiệu với liều rất thấp do ức chế một số quá trình sống của vi sinh vật”. (Lê Thị Ngọc Diệp, 1999)[4], (Hoàng Tích Huyền và cộng sự, 2001)[11]. Để giúp cho việc định hướng lựa chọn kháng sinh có hiệu quả trong điều trị, các nhà khoa học đã phân loại kháng sinh trên cơ sở: phân loại theo nguồn gốc, theo hoạt phổ kháng khuẩn, theo mức độ tác dụng, theo cấu trúc hoá học. Trong đó cách phân loại theo cấu trúc hoá học được sử dụng rộng rãi nhất vì hoạt phổ, mức độ, cơ chế tác dụng và cấu trúc hoá học gắn bó chặt chẽ với nhau. (Hoàng Tích Huyền, 1997)[10], (Lê Thị Ngọc Diệp, 1999)[4]. Với cơ sở này, kháng sinh được phân làm các nhóm sau: - Nhóm β-lactamin: trong cấu trúc hoá học của nhóm này có một liên kết β-lactamin. Liên kết này rất yếu, dễ bị đứt bởi men penicillinaza và từ đó hoạt tính kháng sinh cũng giảm theo. Cơ chế tác động của các kháng sinh thuộc nhóm này là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Nhóm này được chia nhỏ thành 2 phân nhóm chính là: Penicilline và Cephalosporin (Hoàng Tích Huyền, 1997)[10], (Hoàng Thị Kim Huyền và cộng sự, 2001)[12]. - Nhóm Aminoglycozis (Aminozid): trong cấu trúc phân tử của kháng sinh thuộc nhóm này có đường đính theo nhóm amin. Kích thước phân tử của nhóm này khá lớn do đó khó hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu. Bởi vậy khi cho uống có tác dụng điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột rất tốt nhưng nhiễm trùng máu hoặc các bộ phận khác trong cơ thể thì phải tiêm. Tác động 29 của các kháng sinh thuộc nhóm này là ức chế quá trình tổng hợp Protein của vi sinh vật do chúng gắn chặt với tiểu phần 30s của Riboxom. - Nhóm Chloramphenicol: là loại kháng sinh có hoạt phổ rộng, tác động trên cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), Ricketsia, Mycoplasma. Cơ chế tác dụng của kháng sinh thuộc nhóm này là ức chế quá trình tổng hợp Protein của cơ thể thông qua việc gắn chặt với tiểu phần 50s của Riboxom ở tế bào vi khuẩn. Hiện nay các kháng sinh thuộc nhóm này đã bị hạn chế sử dụng, một số bị cấm sử dụng do có khả năng gắn cả vào tiểu phần 70s của Riboxom ở trẻ sơ sinh gây còi cọc chậm lớn, suy tuỷ không hồi phục ở gia súc non. - Nhóm Tetracycline: là những chất có cấu tạo 4 vòng benzen chỉ khác nhau ở các gốc gắn vào vòng. Cơ chế tác dụng của chúng là ức chế quá trình tổng hợp Protein của vi sinh vật thông qua việc gắn vào tiểu phần 30s của Riboxom. Thuốc có hoạt phổ kháng khuẩn rộng nhưng khá độc với gan, thận và thần kinh do có ái lực cao với các kim loại có hoá trị II, III gây còi cọc, chậm lớn ở gia súc non.(Lê Trần Tiến, 2006)[29]. - Nhóm polipeptide: trong phân tử của chúng có nhiều liên kết peptid. Cơ chế tác dụng của kháng sinh thuộc nhóm này là tác động lên màng tế bào vi khuẩn, làm thay đổi tính thấm của màng, từ đó phá huỷ chức năng hàng rào bảo vệ của màng tế bào vi khuẩn. Hoạt phổ kháng khuẩn rộng, tuy nhiên khi sử dụng cần đề phòng độc với thận và suy hô hấp (Hoàng Tích Huyền và cộng sự, 2001)[11]. - Nhóm Macrolide: là những chất đại phân tử, trong cấu trúc có một vòng lacton lớn, được tổng hợp từ các chủng Streptomyces khác nhau. Cơ chế tác dụng của nhóm này tương tự như cơ chế tác dụng của kháng sinh thuộc nhóm Chloramphenicol. Nhóm này đối kháng với nhóm β – lactamin nhưng lại hiệp đồng với nhóm Tetracycine. - Nhóm Sulfamid: là những hợp chất tổng hợp có tính kháng khuẩn 30 cao, là dẫn xuất của Sulphonamide. Cơ chế tác động của nhóm này là cạnh tranh hoá học do cấu trúc hoá học và kích thước phân tử của chúng gần giống với PABA, do đó cạnh tranh với PABA ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp acid forlic (chất cần thiết cho quá trình phát triển của vi khuẩn). Nhóm này đối kháng với Novocain, tham gia vào phản ứng Axetyl hoá khi cho uống cho nên dễ gây sỏi thận. - Nhóm Quinolon: là những kháng sinh có hoạt phổ rất rộng, tác động trên tất cả các loại vi khuẩn, Ricketsia, Mycoplasma, ít bị kháng thuốc. Cơ chế tác động của nhóm này bao gồm: + Ức chế enzim DNA - gyase: Enzim DNA-gyase là enzim tham gia vào quá trình tổng hợp nên các acit nhân DNA của vi khuẩn. Do đó đích tác dụng của thuốc là DNA-gyase. Nhiễm sắc thể của vi khuẩn là hình vòng tròn gồm 2 chuỗi DNA xoắn kép. Tuỳ theo điều kiện phát triển của vi khuẩn mà DNA có thể tồn tại ở hai dạng: dạng xoắn kép hoặc dạng thả lỏng. Trong quá trình sinh sản và phát triển của vi khuẩn có sự sao chép và nhân lên của nhiễm sắc thể kèm theo sự sao chép có sửa chữa của DNA được thực hiện bởi các enzim toprosomerase (các enzim này làm nhiệm vụ cắt tạm thời các chuỗi DNA rồi sau đó tự đóng lại). Tuỳ theo vị trí cắt của 1 hay 2 mảnh DNA mà người ta chia các toprosomerase thành toprosomerase I và toprosomerase II. Enzim DNA-gyrase là một toprosomerase II. Cấu trúc của DNA - gyrase gồm Gyr - A và phần Gyr-B). Các phần đơn vị A làm nhiệm vụ cắt tạm thời các mảnh DNA trong giai đoạn đầu và nối chúng lại ở giai đoạn cuối sau khi nhiễm sắc thể đã được nhân đôi. Các phần đơn vị B làm nhiệm vụ tách riêng các mảnh và xoắn vòng lại. Gyrase là mục tiêu hấp dẫn của các quinolon hay nói chính xác hơn đích tác dụng của quinolon là gyrase. Chúng gắn vào các phòng đơn vị A của các gyrase làm cho các enzim không thực hiện được nhiệm vụ của mình. Tức là hai mảnh DNA khi đã bị cắt ra thì không gắn lại được. Do vậy mà DNA ở trong tế bào dưới dạng 31 những đoạn riêng lẻ. Như vậy dưới tác dụng của thuốc sự sao chép và nhân lên của các DNA bị ức chế. + Cơ chế tạo Chelat: trong công thức phân tử của thuốc có chứa β - Cetomic nên các Quinolon có thể tạo Chelat với các cation hoá trị II (Mg++, Cu ++ và đặc biệt là Fe++). Do đó các liên kết kim loại (metal-protein) sẽ là mục tiêu tiềm tàng thu hút các Quinolon. Các thuốc có Chelat tương ứng với phức hợp đẳng phân tử tích điện dương (những phức hợp 1/1, tức một phân tử thuốc kết hợp với một kim loại hoá trị II) sẽ có tác dụng diệt khuẩn. Còn thuốc có Chelat tương ứng với phức hợp trung hoà (phức hợp 2/1, tức là 2 phân tử thuốc kết hợp với một phân tử kim loại hoá trị II) thì không có tác dụng diệt khuẩn (Huỳnh Thị Kim Thoa, 1996)[26]. Cũng như các sinh vật khác, vi khuẩn cũng có khả năng thích nghi với điều kiện sống. Chính vì thế, việc sử dụng kháng sinh kéo dài và không đúng cách đã tạo cho vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1974)[17] một cá thể hoặc một nòi vi khuẩn nhất định nào đó được gọi là đề kháng với thuốc nếu nó có thể sống và phát triển được trong một môi trường có nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế sinh sản và phát triển của phần lớn những cá thể khác hoặc những nòi khác trong cùng một canh khuẩn. Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999)[4] để phát huy hết tác dụng của kháng sinh trong điều trị, hạn chế các tác hại của thuốc, ngăn cản hiện tượng kháng thuốc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sau: - Chỉ sử dụng kháng sinh khi có kết luận chắc chắn là nhiễm khuẩn hoặc khi có kết quả làm kháng sinh đồ. Đối với mầm bệnh đã biết thì nên dùng các kháng sinh có hiệu lực nhất, ít độc và có phổ tác dụng hợp lý. - Lựa chọn đúng thuốc, đúng bệnh, dùng liều cao ngay từ đầu, tránh 32 dùng liều thấp hay tăng dần vì dễ gây lên hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc. - Dùng thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt lúc vi khuẩn đang ở giai đoạn phát triển và chịu tác dụng của thuốc nhiều nhất. - Chọn đường đưa thuốc thích hợp, đúng liều lượng, liệu trình để luôn giữ nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể. Nếu cần thiết phải thay thuốc khác. - Nên phối hợp thuốc khi điều trị để làm tăng khả năng diệt khuẩn, hạn chế hiện tượng kháng thuốc. - Trong thời gian dùng thuốc nên kết hợp điều trị bổ sung các loại vitamin, thuốc bổ và điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 2.6. Tình hình nghiên cứu bệnh Viêm tử cung lợn trên thế giới và Việt Nam Hiện nay, vấn đề bệnh Sinh sản ở gia súc đã và đang được nghiên cứu một cách toàn diện. Hàng năm các chương trình đào tạo của Quốc tế về sinh sản gia súc thường xuyên được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Uppsala (Thuỵ Điển), trung tâm khoa học Quốc tế về Nông nghiệp Cairo (Ai Cập). Trong nội dung của những khoá học đào tạo này, vấn đề phương pháp chẩn đoán, phát hiện và điều trị các bệnh Sinh sản luôn là một nội dung chính. Tuy nhiên, cho đến nay những tư liệu nghiên cứu về bệnh Sản khoa ở lợn còn rất ít. Và trong những tư liệu nghiên cứu đó, cũng chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu bệnh Viêm tử cung. 2.6.1. Thế giới 33 Hiện nay, trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Để cải tạo chất lượng đàn giống thì vấn đề hạn chế bệnh Sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh Viêm tử cung. Do đó, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh Viêm tử cung và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao. Theo nhiều tác giả nguyên nhân của bệnh Viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, do hiện tượng sát nhau. Bệnh phát triển là do nuôi dưỡng không đủ chất, do đưa vào đường sinh dục những chất kích thích đẻ, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa chất nhày ở bộ máy sinh dục. Hiện tượng Viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lần động dục tiếp theo có thể giải thích nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ, từ đó làm giảm năng suất sinh sản. Ông cũng cho biết, khi tiến hành nghiên cứu trên đàn lợn nái ở xứ Brơ-ta-nhơ (Pháp) năm 1991 thì phát hiện thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt ở một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vào ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 đến 72 giờ. Ở Cuba, các bác sỹ thú y sử dụng dung dịch Lugol 0,1% điều trị đạt kết quả cao và dùng thuốc Neometrina đặt trong tử cung đạt kết quả điều trị cao. 2.6.2. Việt Nam Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y cũng đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh Viêm tử cung. Song những tư liệu nghiên cứu về bệnh Viêm tử cung ở lợn nái cũng còn rất ít. 34 Theo Nguyễn Văn Thanh (2003)[21] tỷ lệ lợn nái mắc bệnh Viêm tử cung là tương đối cao, bệnh thường tập trung ở đàn lợn nái đẻ lứa đầu hoặc đã đẻ nhiều lứa, khi thử nghiệm điều trị tác giả nhận thấy dùng PGF2α liều 25mg tiêm dưới da kết hợp với dung dịch Lugol 0,1% thụt cho kết quả điều trị cao. Theo Lê Xuân Cương (1986)[2] lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung. Theo Phạm Chí Thành và cộng sự (1997)[22] sử dụng Rivanol 1%, dung dịch Lugol 0,1%, kháng sinh để điều trị Viêm tử cung cho kết quả cao. Theo Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1999)[14] bệnh Viêm tử cung ở gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của gia súc cái. Theo Nguyễn Xuân Bình (2005)[1] bệnh Viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng thường bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Theo Nguyễn Văn Thanh (2003)[21] Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục ở lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ mùi tanh thối, con vật sốt, bỏ ăn hay ăn ít, có phản xạ đau chính là biểu hiện của bệnh Viê._.i vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, E. coli, Salmonella đã xâm nhập từ ngoài môi trường vào trong tử cung, đặc biệt là khi bị viêm tử cung, cổ tử cung mở, niêm mạc tử cung bị tổn thương, dịch tử cung tăng tiết càng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. 4.2.2. Xác định số lượng các loại vi khuẩn trong dịch tiết tử cung lợn nái ngoại tại trại Thế Thuyết và trại Huy Hiền. Sau khi nuôi cấy trên các môi trường thông thường và môi trường chuyên dụng, chúng tôi đã xác định được số lượng vi khuẩn trung bình có trong 1ml dịch tử cung lợn nái sau đẻ và lợn nái bị viêm tử cung. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Sự biến động về số lượng các vi khuẩn phân lập được trong 1ml dịch viêm tử cung so với nái khoẻ mạnh sau đẻ Dịch tử cung nái sau đẻ Dịch tử cung nái bị viêm TC Loại dịch Chỉ tiêu Loại vi khuẩn Số mẫu kiểm tra Số lượng VK (triệu/ml) Số mẫu kiểm tra Số lượng VK (triệu/ml) Số VK tăng so với nái sau đẻ (lần) Staphylococcus 10 38,67 ± 0,28 15 867,72 ± 0,36 22,44 58 Streptococcus 10 29,63 ±0,74 15 745,21 ± 0,51 25,15 E. coli 6 17,52 ± 0,25 15 129,56 ± 0,37 7,39 Salmonella 7 15,68 ± 0,49 15 197,34 ± 0,54 12,58 Thực tế là khi xác định số lượng vi khuẩn bằng phương pháp đếm số lượng khuẩn lạc, nuôi cấy nhiều loại vi khuẩn trên cùng một môi trường thì nhất định sẽ có sự cạnh tranh, có loại phát triển tốt, có loại bị ức chế. Ngoài ra, việc nuôi cấy chỉ ở một nồng độ pha loãng nhất định (mặc dù là nồng độ phù hợp cho phép đếm và phân loại khuẩn lạc) sẽ không phản ánh được đầy đủ số lượng và sự có mặt của vi khuẩn trong dịch tử cung. Tất cả các thao tác kỹ thuật từ việc trộn đều và pha loãng mẫu đến ria cấy và đếm số lượng khuẩn lạc cũng không thể không có sai số được. Chính vì vậy việc xác định chính xác số lượng vi khuẩn trong 1ml dịch tử cung là rất khó, nên chúng tôi tiến hành xác định sự biến động của vi khuẩn trong dịch tử cung ở 2 trạng thái: khoẻ mạnh sau đẻ và bị viêm tử cung. Kết quả xét nghiệm bảng 4.7 cho thấy số lượng 4 loại vi khuẩn có trong 1 ml mẫu dịch xét nghiệm có sự biến động rất lớn khi nái bị viêm tử cung. Sau khi nái đẻ, số lượng vi khuẩn có trong 1 ml mẫu dịch xét nghiệm của: Staphylococcus, Streptococcus, E. coli, Salmonella lần lượt là: 38,67 ; 29,63 ; 17,52 và 15,68 triệu/ml, nhưng khi tử cung bị viêm số lượng các loại vi khuẩn này đều tăng lên gấp nhiều lần so với sau khi nái đẻ, cụ thể tăng 22,44 lần đối với vi khuẩn Staphylococcus; 25,15 lần đối với vi khuẩn Streptococcus; 7,39 lần đối với vi khuẩn E. coli và 12,58 lần đối với vi khuẩn Salmonella. Qua kết quả xét nghiệm vi khuẩn ở dịch tử cung lợn nái có thể nhận xét: số lượng các vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung lợn ở hai trạng thái: khoẻ mạnh và bệnh lý có sự biến động rất lớn, rõ nhất thể hiện ở vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus. Ở trạng thái khoẻ mạnh sau khi đẻ, số lượng 4 loại vi khuẩn có mặt trong dịch tử cung là lớn nhưng chúng ở thế cân 59 bằng nên chưa gây bệnh cho lợn. Chỉ khi có sự thay đổi và biến động lớn về chất lượng và số lượng (đột biến, tăng cường độc lực và bội nhiễm) của các nhóm vi khuẩn thì mới gây viêm. 4.3. Xác định độ mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung của lợn nái với thuốc kháng sinh Qua số liệu chúng tôi thu thập được thì tất cả các trại đều sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho lợn với nhiều chủng loại và liều lượng khác nhau. Hầu hết các trại chăn nuôi lợn khi có lợn bị bệnh, họ sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh để điều trị, có khi sử dụng loại này lợn không hết bệnh thì họ đổi sang loại khác. Chính vì sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi như vậy dẫn đến hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Để kiểm tra tính mẫn cảm của các vi khuẩn hiếu khí phân lập từ dịch viêm tử cung của lợn với một số thuốc kháng sinh thông thường, chúng tôi đã tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby - Bauer. Sau khi làm kháng sinh đồ để kiểm tra tính mẫn cảm với 10 loại thuốc kháng sinh, chúng tôi đã đo được đường kính vòng vô khuẩn của từng loại vi khuẩn với các loại thuốc. Từ kết quả đo được so sánh với bảng đánh giá ý nghĩa đường kính vòng vô khuẩn của Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ (1999) chúng tôi đã đánh giá tính mẫn cảm của 4 loại vi khuẩn qua bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh Staphylococcus (n =15) Streptococcus (n =15) E. coli (n =15) Salmonella (n =15) Loại vi khuẩn Kết quả Kháng sinh Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 100 13 86,67 15 100 14 93,33 60 Norfloxacin 15 100 11 73,33 14 93,33 12 80,00 Ciprofloxacin 8 53,33 7 46,67 6 40,00 13 86,67 Amoxycillin 11 73,33 12 80,00 15 100 15 100 Ampicillin 12 80,00 10 66,67 7 46,67 6 40,00 Gentamicin 11 73,33 0 - 4 26,67 7 46,67 Polymycin B 7 46,67 11 73,33 8 53,33 9 60,00 Ofloxacin 10 66,67 8 53,33 7 46,67 13 86,67 Streptomycin 1 6,67 3 20,00 0 - 6 40,00 Penicillin 0 - 2 13,33 0 - 0 - Đối với vi khuẩn Staphylococcus: tỷ lệ mẫn cảm cao nhất là với Enrofloxacin và Norfloxacin đạt 100%, tiếp đó là Ampicillin đạt 80,00%, Amoxycillin và Gentamicin đạt 73,33%, thấp nhất là Streptomycin đạt 6,67% và hoàn toàn kháng lại Penicillin. Đối với vi khuẩn Streptococcus: mẫn cảm nhất với Enrofloxacin đạt 86,67%; tiếp đó Amoxycillin đạt 80,00%; Norfloxacin và Polymycin B đạt 73,33%; thấp nhất là Penicillin 13,33% và hoàn toàn kháng lại Gentamicin. Penicillin là thuốc kháng sinh đã được dùng từ lâu nên đã bị vi khuẩn kháng lại, theo chúng tôi trong trường hợp này không dùng Penicillin để diệt vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus. Đối với vi khuẩn E. coli: tỷ lệ mẫn cảm cao nhất với Enrofloxacin và Amoxycillin đạt 100,00%; tiếp đó là Norfloxacin 93,33%, còn lại một số thuốc cũng mẫn cảm với E. coli nhưng tỷ lệ mẫn cảm thấp như: Polymycin B, Ampicillin, Ofloxacin, Ciprofloxacin, Gentamicin và hoàn toàn không mẫn cảm với Streptomycin và Penicillin. 61 Theo Bùi Thị Tho (1996) [24] E. coli là trực khuẩn ruột già, chúng có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống và là vi khuẩn trung tâm trong sơ đồ truyền ngang tính kháng thuốc của vi khuẩn. Nên khi E. coli xuất hiện gen kháng thuốc thì lập tức được lan truyền rất nhanh trong quần thể vi khuẩn. Đối với vi khuẩn Salmonella: tỷ lệ mẫn cảm cao nhất với Amoxycillin đạt 100%, tiếp đó là Enrofloxacin đạt 93,33%, Ciprofloxacin và Ofloxacin 86,67%; thấp nhất là với Streptomycin và hoàn toàn không mẫn cảm với Penicillin. So sánh với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1995) [23], Đinh Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Thạo (1995)[28] tỷ lệ Salmonella phân lập từ dịch tử cung lợn nái bị viêm mẫn cảm với thuốc cao hơn Salmonella phân lập từ bệnh Tiêu chảy ở lợn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với công trình nghiên cứu của các tác giả trên. Sau khi làm kháng sinh đồ với các kết quả tổng hợp chúng tôi thấy thuốc có tác dụng tốt nhất đến vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus là Enrofloxacin, Norfloxacin và Amoxycillin. Thuốc có tác dụng tốt nhất với E. coli, Salmonella vẫn là Enrofloxacin, Norfloxacin và Ofloxacin. Các thuốc Streptomycin, Penicillin và Gentamicin thì hầu như không có tác dụng hoặc tác dụng rất yếu đối với bốn loại vi khuẩn mà chúng tôi phân lập được từ dịch viêm tử cung lợn. Điều này được giải thích như sau, các thuốc: Enrofloxacin, Norfloxacin và Ofloxacin là những kháng sinh thế hệ mới nên thời gian sử dụng chưa dài, vi khuẩn vẫn còn mẫn cảm với thuốc. Còn các thuốc: Streptomycin, Penicillin và Gentamicin là những kháng sinh đã được các trại sử dụng trong thời gian dài với nhiều mục đích khác nhau nên độ mẫn cảm với thuốc sẽ giảm dần và cuối cùng là mất đi khả năng kháng khuẩn của thuốc. Bản thân các vi khuẩn có các yếu tố gây bệnh và khả năng kháng kháng sinh làm tăng tính gây bệnh cho vật chủ. Do chứa các yếu tố kháng 62 kháng sinh nên sự mẫn cảm với các thuốc kháng sinh và hoá dược thay đổi theo thời gian, không gian, từng cá thể và từng loài vật nuôi. Theo tác giả Đinh Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Thạo (1995)[28] tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: các týp vi khuẩn, các loại kháng sinh, nguồn gốc mẫu (địa phương và nơi bệnh súc sống), vị trí lấy mẫu (nơi vi khuẩn cư trú trong cơ thể bệnh). Còn theo Mekay W. M. (1975)[37] ở Anh tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc, gia cầm bằng cách bổ sung vào thức ăn. 4.4. Xác định độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung của lợn với thuốc kháng sinh Để giúp cơ sở chăn nuôi lợn nái chọn thuốc điều trị bệnh Viêm tử cung có hiệu quả, chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của lợn nái với một số thuốc kháng sinh Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ mẫn cảm (%) Đường kính vòng vô khuẩn (mm) xmX ± Enrofloxacin 15 13 86,67 25,95± 0,88 Norfloxacin 15 11 73,33 26,12 ± 0,56 Ciprofloxacin 15 7 46,67 19,64 ± 0,86 Amoxycillin 15 10 66,67 21,52 ± 0,74 Ampicillin 15 6 40,00 11,32 ± 0,45 Gentamicin 15 5 33,33 12,62 ± 0,58 Polymycin B 15 8 53,33 11,75 ± 0,96 Ofloxacin 15 4 26,67 12,97 ± 0,71 Streptomycin 15 2 13,33 10,18 ± 0,00 63 Penicillin 15 2 13,33 11,13 ± 0,008 Kết quả kiểm tra cho thấy 86,67% số mẫu kiểm tra mẫn cảm với Enrofloxacin, có đường kính vòng vô khuẩn trung bình là 25,95mm, ở mức rất mẫn cảm. Tiếp theo là Norfloxacin và Amoxycillin với tỷ lệ mẫn cảm lần lượt là 73,33%; 66,67% có đường kính vòng vô khuẩn trung bình tương ứng là 26,12 mm; 21,52mm; ở mức rất mẫn cảm. Các thuốc Ciprofloxacin, Gentamicin, Polymycin B, Ofloxacin có tỷ lệ mẫn cảm thấp hơn, và ở mức độ mẫn cảm trung bình. Các thuốc Ampicillin, Streptomycin, Penicillin có tỷ lệ mẫn cảm thấp và đường kính vòng vô khuẩn trung bình lần lượt là: 11,32mm; 10,18mm và 11,13mm; các chỉ số này đều nằm ở mức mẫn cảm yếu với thuốc. Từ kết quả kiểm tra tính mẫn cảm và tính kháng thuốc của 4 loại vi khuẩn cơ bản phân lập được ở dịch viêm tử cung lợn nái và kết quả làm kháng sinh đồ với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn bị viêm tử cung, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Để điều trị bệnh Viêm tử cung cho lợn nái ngoại tại hai trại: Thế Thuyết và Huy Hiền, tốt nhất nên dùng một trong các loại kháng sinh: Enrofloxacin, Norfloxacin, Amoxycillin. Tuy nhiên, khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc dùng kháng sinh để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như ngăn chặn và hạn chế tính chất nhờn thuốc và kháng thuốc của vi khuẩn sau này. Các thuốc Ciprofloxacin, Gentamicin, Polymycin B, Ofloxacin khi sử dụng nên làm kháng sinh đồ hoặc phải sử dụng phối hợp với các thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 64 Chúng ta không nên sử dụng Ampicillin, Streptomycin, Penicillin trong điều trị bệnh Viêm tử cung cho đàn nái tại trại Thế Thuyết và trại Huy Hiền. Tuy nhiên, khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn luôn luôn thay đổi, phụ thuộc vào từng địa phương, từng trang trại chăn nuôi, thời điểm làm kháng sinh đồ mà cho kết quả khác nhau. Vì vậy các kết quả làm kháng sinh đồ chỉ được ứng dụng trong phạm vi nhỏ và phải được tiến hành thường xuyên mới lựa chọn được thuốc điều trị có hiệu quả. 4.5. Thử nghiệm phòng bệnh Viêm tử cung cho lợn nái ngoại sinh sản Viêm tử cung là bệnh xảy ra phổ biến đối với lợn nái sinh sản. Nó không những ảnh hưởng tới đàn lợn con mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng con nái sau này. Vì vậy đề ra biện pháp phòng bệnh là một yêu cầu cấp thiết. Phòng bệnh Viêm tử cung không thể làm từng biện pháp nhỏ lẻ, tác động vào từng yếu tố mà phải thực hiện biện pháp tổng hợp. Qua thời gian thực tập ở trại lợn, chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ phương thức chăn nuôi ở đây cũng như các điều kiện cơ sở vật chất, đồng thời kết hợp với những hiểu biết về bệnh Viêm tử cung để đưa ra một quy trình phòng bệnh thử nghiệm tổng hợp. Các bước phòng bệnh chúng tôi đã trình bày ở phần nội dung và phương pháp. Chúng tôi tiến hành chia thành hai lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng. Tại lô thí nghiệm được áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo các bước mà chúng tôi đã xây dựng còn lô đối chứng được nuôi theo quy trình chăn nuôi của trại. Sau khi thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Kết quả thử nghiệm phòng bệnh Viêm tử cung cho lợn nái ngoại sinh sản 65 Viêm tử cung Động dục trở lại Có thai khi phối lần đầu Chỉ tiêu Lô Số nái (con) Tỷ lệ (%) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Thời gian (ngày) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Lô thí nghiệm (n = 10) 0 - 10 100 3,50 ± 0,64 8 80,00 Lô đối chứng (n = 10) 4 40,00 8 80,00 7,20 ± 0,28 4 50,00 Kết quả cho thấy, lô thí nghiệm không có con nào bị viêm tử cung, tỷ lệ bảo hộ đạt 100%, trong khi đó lô đối chứng có 4/10 con mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 40,00%. Điều này cho thấy quy trình phòng bệnh mà chúng tôi đưa ra đã hạn chế được đáng kể tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung trên đàn lợn nái. Theo Trần Tiến Dũngvà cộng sự, (2002)[5] sau khi đẻ, cơ thể lợn nái nhất là bộ máy sinh dục có sự thay đổi lớn về sinh lý, sức đề kháng bị giảm sút, đường sinh dục bị tổn thương nặng nề, nếu mật độ vi khuẩn gây bệnh trong chuồng nuôi lớn thì lợn nái có nguy cơ bị mắc bệnh cao. Do vậy chúng tôi đã thực hiện định kỳ sát trùng chuồng trại 10 ngày 1 lần và 5 ngày trước khi nái đẻ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi chuồng nuôi. Trước và sau khi nái đẻ, bộ phận sinh dục lợn nái được lau rửa bằng dung dịch sát trùng RTD-iodin. Bên cạnh đó chúng tôi còn thực hiện vệ sinh nguồn thức ăn và nước uống để nâng cao sức đề kháng cho lợn. Cùng với việc thực hiện công tác vệ sinh thú y, chúng tôi còn thực hiện đỡ đẻ và phối giống đúng kỹ thuật nhằm hạn chế đưa vi khuẩn vào trong đường sinh dục và tránh làm tổn thương niêm mạc tử cung. Sau khi đẻ lợn nái được tiêm ngay một liều kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng và 1 mũi Hanprost (chế phẩm của PGF2α) để tạo ra các cơn co bóp nhẹ nhàng giống cơn co bóp sinh lý nhằm đẩy các chất bẩn ra ngoài, kích thích cơ tử cung nhanh chóng hồi phục và phá huỷ thể vàng. Vì vậy, hạn chế được viêm tử cung và thúc đẩy gia súc nhanh chóng động dục trở lại sau cai sữa. 66 Tỷ lệ nái động dục trở lại ở lô thí nghiệm là 100%, thời gian động dục trở lại sau cai sữa trung bình là 3,5 ngày, tỷ lệ phối giống lần đầu có chửa là 80,00% trong khi đó ở lô đối chứng chỉ có 80,00% động dục lại và thời gian động dục kéo dài hơn, tỷ lệ phối giống lần đầu có chửa là 50,00%. Điều này được giải thích như sau: ở lô thí nghiệm do áp dụng các biện pháp phòng bệnh tốt nên không có con nào bị mắc bệnh Viêm tử cung, còn ở lô đối chứng do có 4 con mắc bệnh Viêm tử cung, để lại hậu quả là làm cho tỷ động dục trở lại thấp, thời gian động dục lại kéo dài hơn và tỷ lệ có thai khi phối lần đầu thấp hơn. Theo các tác giả Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002)[5], Trần Thị Dân (2004)[3] nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết Progesterone. Progesterone ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH, LH ức chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trở lại và không thải trứng được. Như vậy, việc phòng bệnh Viêm tử cung cho lợn nái đặc biệt là nái sau khi đẻ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lợn nái không bị viêm tử cung, thời gian động dục trở lại ngắn, tỷ lệ phối lần đầu có chửa cao, năng suất sinh sản được tăng lên. Mặt khác, nếu bị viêm tử cung chi phí điều trị cao, gây tổn hại cho niêm mạc tử cung, nhiều khả năng gây rối loạn sinh sản, khi đó sẽ phải loại thải con nái. 4.6. Thử nghiệm điều trị bệnh Viêm nội mạc tử cung trên lợn nái ngoại Trước tình hình bệnh Viêm tử cung diễn ra với tỷ lệ lớn, các trại chăn nuôi đã cố gắng tìm các biện pháp để hạn chế bệnh xảy ra và điều trị tích cực cho những con bị bệnh. Song việc tìm ra các phác đồ hợp lý nhất, hiệu quả nhất và kinh tế nhất đối với bệnh vẫn chưa thực hiện được. Căn cứ vào kết quả làm kháng sinh đồ, chúng tôi chọn ra 3 loại thuốc kháng sinh mà tập đoàn vi khuẩn trong dịch viêm tử cung mẫm cảm nhất và dựa theo các kết quả nghiên cứu của các tác giả chúng tôi đưa ra được 3 phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh Viêm nội mạc tử cung trên lợn nái như sau: 67 Ngoài việc tăng cường công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý lợn bị bệnh, chúng tôi sử dụng thử nghiệm các phác đồ điều trị sau: Phác đồ 1: Rtd-Entril 5% (Enrofloxacin): 1ml/10kgTT/lần, tiêm bắp ngày 1 lần. Han-Prost: 2ml/con, tiêm dưới da, dùng 1 liều duy nhất trong quá trình điều trị. Lugol 0,1%: thụt rửa tử cung 200ml/con/lần, ngày 1 lần. Rtd- rotosal: 10ml/con/lần, tiêm bắp ngày 1 lần. Liệu trình điều trị 3-5 ngày liên tục. Phác đồ 2: Norflox- 150 (Norfloxacin): 1ml/10kgTT/lần, tiêm bắp ngày 1 lần. Han-Prost: 2ml/con, tiêm dưới da, dùng 1 liều duy nhất trong quá trình điều trị. Lugol 0,1%: thụt rửa tử cung 200ml/con/lần, ngày 1 lần. Rtd- rotosal: 10ml/con/lần, tiêm bắp ngày 1 lần. Liệu trình điều trị 3-5 ngày liên tục. Phác đồ 3: Rtd-amoxy-LA (Amoxycillin):1ml/10kgTT/lần, tiêm bắp 2 ngày 1 lần. Han-Prost: 2ml/con, tiêm dưới da, dùng 1 liều duy nhất trong quá trình điều trị. Lugol 0,1%: thụt rửa tử cung 200ml/con/lần, ngày 1 lần. Rtd- rotosal: 10ml/con/lần, tiêm bắp ngày 1 lần. Liệu trình điều trị 3 -5 ngày liên tục. Mỗi phác đồ chúng tôi áp dụng điều trị cho 15 nái bị viêm nội mạc tử cung và theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh, kết hợp với tính toán giá thành điều trị của mỗi phác đồ cho một lần điều trị khỏi, để từ đó khuyến cáo cho người chăn nuôi nên sử dụng phác đồ nào trong điều trị bệnh viêm tử cung đạt hiệu quả cao nhất. 68 Các chỉ tiêu để đánh giá khỏi bệnh là: thân nhiệt, tần số mạch và tần số hô hấp trở lại bình thường, hết chảy dịch từ tử cung ra ngoài. Kết quả sinh sản sau khi điều trị lành bệnh, được đánh giá qua các chỉ tiêu: tỷ lệ động dục lại, thời gian động dục trở lại và tỷ lệ thụ thai khi phối lần đầu. Kết quả được thể hiện trên bảng 4.11. 69 Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh Viêm nội mạc tử cung và khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh Khỏi bệnh Động dục lại Có thai khi phối lần đầu Phác đồ điều trị Số nái điều trị (con) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Thời gian điều trị TB (ngày) Số nái (con) Tû lÖ (%) Thêi gian (ngµy) Số nái (con) Tỷ lệ (%) Giá thành điều trị (vnđ) Phác đồ 1 15 14 93,33 4,20 ± 0,60 12 85,71 7,1 ± 0,23 10 83,33 98.800 Phác đồ 2 15 14 93,33 4,80 ± 0,38 11 78,57 6,5± 0,42 10 90,91 80.400 Phác đồ 3 15 14 93,33 3,0 ± 0,03 14 100 6,8 ± 0,37 14 100 70.400 70 Cả ba phác đồ điều trị trên đều cho kết quả điều trị khỏi là rất cao. Cụ thể, tỷ lệ khỏi bệnh của các phác đồ 1; 2; 3 đều là 93,33%. Số ngày điều trị của 3 phác đồ dao động từ 3,0 đến 4,8 ngày. Theo chúng tôi kết quả điều trị cao như vậy là do chúng tôi đã đưa vào ba phác đồ điều trị ba loại kháng sinh có mức mẫn cảm cao nhất với tập đoàn vi khuẩn trong dịch viêm tử cung của lợn nái nuôi tại cơ sở nghiên cứu . Về khả năng sinh sản sau khi khỏi bệnh của lợn nái đạt tương đối cao, tỷ lệ nái động dục lại của phác đồ 1, 2, 3 lần lượt là 85,71%; 78,57%; 100% và thời gian động dục tương ứng là 4,2 ngày; 4,8 ngày; 3,0 ngày. Tỷ lệ nái có thai khi phối lần đầu của ba phác đồ đạt từ 83,% đến 100% theo chúng tôi có được kết quả cao như vậy là do trong các phác đồ điều trị chúng tôi dùng dung dịch Lugol 0,1% (thành phần chính là Iode vô cơ) để thụt rửa đường sinh dục. Iode có tác dụng sát trùng, làm săn se niêm mạc tử cung, giúp cho quá trình viêm chóng hồi phục, kích thích cơ tử cung hồi phục, kích thích buồng trứng hoạt động trở lại, noãn bao sớm phát triển nên lợn nái nhanh động dục trở lại sau cai sữa. Hanprost (chế phẩm PGF2α) có tác dụng kích thích tử cung co bóp, tống hết dịch viêm và các sản phẩm trung gian ra ngoài, tăng cường sự hồi phục của cơ tử cung, đồng thời PGF2α còn có tác dụng phá vỡ thể vàng trên buồng trứng tạo điều kiện cho các noãn bào phát triển và chín gây hiện tượng động dục sớm ở lợn. Chúng tôi nhận thấy hiệu quả điều trị giữa ba phác đồ có sự sai khác nhau ở mức ý nghĩa p = 95%, trong đó phác đồ 3 có hiệu quả cao hơn cả. Phác đồ 3 có số ngày điều trị trung bình là ngắn nhất: 3,0 ngày, trong khi đó nếu điều trị bằng phác đồ 1 và phác đồ 2 thì số ngày điều trị là: 4,2 ngày và 4,8 ngày, số nái động dục lại và tỷ lệ có thai khi phối lần đầu là cao nhất đạt 71 100%, giá thành điều trị của phác đồ 3 là thấp nhất 70.400đồng/liệu trình điều trị. Theo chúng tôi sở dĩ dùng phác đồ điều trị thứ 3 có kết quả như vậy là do trong phác đồ 3 có dùng chế phẩm Rtd-amoxy-LA là chế phẩm kháng sinh được bào chế theo công nghệ mới, thành phần chính của thuốc là Amoxycillin, Amoxycillin có đặc tính khuyếch tán tốt trong các tổ chức liên kết mềm và các cơ trơn do vậy nồng độ thuốc đến tử cung cao, thời gian duy trì thuốc kéo dài trong 3 ngày nên số lần tiêm trong một liệu trình điều trị ít, điều này góp phần làm hạ giá thành điều trị. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo trại Thế Thuyết và trại Huy Hiền nên dùng phác đồ 3 để điều trị bệnh Viêm tử cung cho lợn. 72 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Dựa vào những kết quả thu được, chúng tôi có thể rút ra được những kết luận sau: 1. Đàn lợn nái ngoại tại trại Thế Thuyết và trại Huy Hiền có tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung là khá cao. 2. Các yếu tố thú y: phơng pháp thụ tinh, can thiệp khi lợn đẻ và điều kiện vệ sinh thú y có ảnh hởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung ở lợn nái 3. Khi tử cung bị viêm thì có 100% số mẫu bệnh phẩm xuất hiện các vi khuẩn Staphylococcus, Streptococus, E. coli và Salmonella và số lợng các loại vi khuẩn kể trên có sự biến động rất lớn so với nái khoẻ mạnh sau đẻ. 4. Các vi khuẩn và tập đoàn vi khuẩn trong dịch viêm tử cung lợn nái có tỷ lệ mẫn cảm cao với Enrofloxacin, Norfloxacin, Amoxycillin, và hầu nh không mẫn cảm hoặc mẫn cảm rất ít với Streptomycin và Penicillin. 5. Việc phòng bệnh Viêm tử cung cho lợn nái đặc biệt là nái sau khi đẻ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lợn nái không bị viêm tử cung, thời gian động dục trở lại ngắn, tỷ lệ phối lần đầu có chửa cao, năng suất sinh sản đợc tăng lên. 6. Các phác đồ điều trị thử nghiệm của chúng tôi cho thấy hiệu quả điều trị của ba phác đồ là rất cao nhng tốt nhất và hiệu quả nhất là phác đồ 3 (có sử dụng kháng sinh là Rtd-amoxy-LA). 5.2. Đề nghị 1. Tiếp tục nghiên cứu đề tài về bệnh Viêm tử cung ở lợn với các nội 73 dung: sự ảnh hưởng của các yếu tố chăn nuôi đến tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung, các biện pháp phòng bệnh Viêm tử cung ở lợn nái. 2. Cần có các biện pháp đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên có tay nghề giỏi để phát huy tính ưu việt của phương pháp thụ tinh nhân tạo mà vẫn không ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh Viêm tử cung. 3. Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái ngoại. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con, lợn thịt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, NXB Khoa học Kỹ thuật. 3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, NXB Nông nghiệp Thành phố HCM. 4. Lê Thị Ngọc Diệp (1999), ”Thuốc chống vi khuẩn – phân loại – cơ chế - tác dụng - sự kháng thuốc và ứng dụng trong chăn nuôi thú y”. Chuyên đề giảng dạy sau đại học, chuyên nghành thú y, Trường Đại học Nông nghiệp. 5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng Hormone sinh sản điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau đẻ ở lợn nái”. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, tập 2 số 1. 7. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái Redsindhy nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam - Mông Cổ, Ba Vì Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Mai Lâm Hạc (2006), Nghiên cứu đánh giá số lượng, chất lượng tinh dịch và một vài giải pháp kỹ thuật chăn nuôi thú y góp phần nâng cao năng 75 suất sinh sản của lợn đực giống ngoại dùng trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 10. Hoàng Tích Huyền (1997), Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, NXB Y học, Hà Nội. 11. Hoàng Tích Huyền, Đào Văn Phan, Nguyễn Trọng Thông (2001), Giáo trình dược lý học, NXB Y học, Hà Nội. 12. Hoàng Thị Kim Huyền, Hoàng Thị Minh Châu (2001), Dược lâm sàng và điều trị, NXB Y học, Hà Nội. 13. Lê Hồng Mận (2007), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1999), “Kết quả nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng của trâu mắc các thể Viêm tử cung”, Kết quả nghiên cứu KHKT Khoa CNTY 1996 – 1998, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Lê Văn Năm, Trần Văn Bình, Nguyễn Thị Hương (1997), Kinh nghiệm phòng và trị bệnh lợn cao sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Vĩnh Phước (1974), Giáo trình vi sinh vật thú y, tập I, tập II, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 18. Lê Văn Tạo, Khương Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Vui, Đào Thị Băng Tâm (1993), “Xác định yếu tố di truyền bằng Plasmid của vi khuẩn E. coli để chọn giống sản xuất vacxin phòng bệnh lợn con phân trắng”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật thú y, 1990 – 1991, Viện thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 76 20. Nguyễn Văn Thanh (1999), Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh dục cái thường gặp ở đàn trâu các tỉnh phía bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Thanh (2003), "Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại ĐBSH và thử nghiệm điều trị", Tạp chí KHKT thú y, tâp 10. 22. Bùi Thị Tho, Trần Công Hoà, Nguyễn Khắc Tích (1995), “Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái giống Yorkshire, Landrace nuôi tai xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn - Tỉnh Hải Hưng” Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Khoa CNTY 1991 - 1995. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1995), “Kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng tới tính mẫn cảm và kháng thuốc của E. coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập II số 4. 24. Bùi Thị Tho (1996), Nghiên cứu tác dụng của một số thuốc hoá học trị liệu và phytoncid đối với E. coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng, Luận án PTS KHNN, Hà Nội. 25. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội. 26. Huỳnh Thị Kim Thoa (1996), “Kháng sinh nhóm Quinolon”, Chuyên đề sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 27. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, NguyễnVăn Tó (2005), Hướng dẫn chăn nuôi lợn trong gia đình, NXB Lao động, Hà Nội 28. Đinh Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Thạo (1995), “Nghiên cứu độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn”, Tạp chí KHKT thú y, Tập II số 3 29. Lê Trần Tiến (2006), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu phi lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 77 30. Đặng Đình Tín (1985), Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Đặng Đình Tín (1986), Sản khoa và bệnh sản khoa thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Đặng Công Trung (2007), Thực trạng bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi theo hình thức trang trại ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và thử nghiệm điều trị, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 33. Phạm Thị Xuân Vân (1982), Giáo trình giải phẫu gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 34. Athur G.H (1964), Wrights Veterinary obsterics, The Williams and Wilkins Company. 35. Bonadonna. T, Roychudhury. N; Nelli. A, Pedron. G, (1972), Proceedings 7 th Congress on Anim, Reprod. and A.I. Munich, 1561 – 1567. 36. Chuffaux S.Y., Recorbet Y., Baht P., Crespean F. and Thibier M. (1987), “Biopsies de l’endometre au cours dupost – partum pathologique chezlavache”, Rec. Med. Vet, 163, pp. 199 – 209. 37. Mekay. W.M. (1975), “The use of antibiotices in animal feeds in the United Kingdom, The impact and importance of legislative controls. Worlds pautry”, Sciences jounal 31. 116 – 28. (A rejoinder to the orevieww of Smith. Sebelow, Arguing Strongly that there is no Cause for concern). 38. Settergreen. I (1986-a), “Some infertility problems in dairy cattle”, Technical Management A.I. Programmes. Swedish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden. 39. Settergreen. I (1986-b), “Investigation on infetious infertility diseases in bovine, especcialy vibriosis and trichomoniasis in Indian”. Technical 78 Management A.I. Programmes, Swedish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden. 79 PHỤ LỤC Lợn nái bị viêm tử cung Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2244.pdf
Tài liệu liên quan