mục lục
Phần III: đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 32
3.1 đối tượng nghiên cứu 32
3.1.1. Cây trồng: 32
3.1.2. Phân bón: 32
3.1.3.Địa điểm nghiên cứu 33
3.1.4. Thời gian nghiên cứu 33
3.2 nội dung nghiên cứu 33
3.3 Phương pháp Nghiên cứu 34
3.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm 34
3.3.2. Phương pháp theo dõi 36
3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi 36
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 37
Phần IV: kết quả nghiên cứu và thảo luận 38
4.1. Diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn
64 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học (Bio-Plant, pro-plant, fish plus bloom) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính vụ Xuân Hè tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực Đông Bắc Bộ từ tháng 2 đến tháng 4/2009 38
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 41
4.2.1. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 41
4.2.2. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 43
4.2.3. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến động thái ra lá của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 44
4.2.4. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến tỷ lệ đậu quả của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 47
4.2.5. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 48
4.2.6. ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học đến chất lượng của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 50
4.3. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính. 52
4.3.1. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương 53
4.3.2. ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của dưa Kim Cô Nương 54
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại phân bón sinh học cho cây dưa Kim Cô Nương. 56
Phần V: Kết luận và đề nghị 58
5.1. Kết luận 58
5.2. Đề nghị 59
Tài liệu tham khảo 60
Phần I : mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
quả là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế vì quả có vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người đồng thời góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Trong quả có nhiều loại đường dễ tiêu, acid hữu cơ, protein, lipit, chất khoáng, pectin, tanin, các hợp chất hữu cơ thơm và vitamin các loại như vitamin A, B1, B2, C, PP. Đặc biệt vitamin C là chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Khi lương thực và chất đạm đã đáp ứng được nhu cầu, việc sử dụng quả ngày càng đòi hỏi cao hơn cả về chất và lượng để cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Dưa là một loại cây ăn quả thuộc họ bầu bí có khả năng cung cấp quả quanh năm. Không những thế dưa là loại quả dễ ăn, có thể dùng để ăn tươi, muối chua, chế biến nước giải khát..., giá thành hợp lý, chất lượng quả, màu sắc, hình thái đa dạng và chịu được vận chuyển, bảo quản được lâu hơn so với nhiều loại quả khác.
Ngoài ra, một số giống dưa còn là cây có giá trị xuất khẩu như dưa chuột, dưa hấu, dưa lê và một số giống dưa khác... đã đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người trồng trọt. Đồng thời đây cũng là loại cây trồng quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương bởi kỹ thuật trồng dưa đơn giản, cho năng suất cao, có thị trường tiêu thụ khá lớn và ổn định.
Dưa Kim Cô Nương có nguồn gốc từ Đài Loan là giống dưa mới được nhập nội và trồng ở Việt Nam trong một vài năm gần đây và đã cho kết quả khá khả quan về năng suất, chất lượng quả, giá thành bán cao do đó được người trồng trọt rất quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề của sản xuất hiện nay là chúng ta chưa có được bộ giống tốt, chưa có quy trình canh tác cũng như quy trình sử dụng phân bón cụ thể cho cây dưa nên năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương không cao trong đó nguyên nhân chính có thể là do dinh dưỡng cung cấp cho cây chưa phù hợp với sự sinh trường của cây dưa Kim Cô Nương.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón sử dụng cho cây, có loại có phân bón có chất lượng cao, có loại chất lượng kém, phân bón có nhiều dạng như phân bón rễ, phân bón lá, phân vô cơ, phân hữu cơ, phân sinh học..., thành phần dinh dưỡng cũng như cách sử dụng của từng loại rất khác nhau do đó việc lựa trọn phân bón thích hợp cho cây trồng nói chung và cây dưa Kim Cô Nương nói riêng là rất cần thiết. Để góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương trồng tại Hải phòng và đề xuất loại phân bón thích hợp cho dưa Kim Cô Nương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học (Bio-plant, pro-plant, fish plus bloom) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính vụ Xuân Hè tại Hải Phòng”.
1.2 Mục đích ,yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích :
Xác định được mức độ ảnh hưởng của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng các loại phân bón sinh học vào sản xuất dưa nói chung và dưa Kim Cô Nương nói riêng để tăng năng suất, chất lượng và tăng thu nhập cho người trồng trọt.
1.2.2. Yêu cầu :
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom sử dụng cho dưa Kim Cô Nương.
Phần II : tổng quan tài liệu
2.1 Giới thiệu chung về cây dưa
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Theo một số tài liệu nghiên cứu( Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà).Cây dưa có nguồn gốc ở châu Phi, người Ai Cập mô tả và sử dụng dưa hấu ít nhất là 4000 năm. Nhà truyền giáo David Livingstone(1857) đã phát hiện thấy cả 2 loài dưa Melon đắng và ngọt hoang dại sinh trưởng ở châu Phi. Ông để ý thấy người địa phương dùng chúng như nguồn nước trong mùa khô. Vì vậy châu Phi được xác định là trung tâm nguồn gốc của dưa hấu. ở vùng cận nhiệt đới châu Phi vẫn còn những vùng dưa hấu rộng lớn tồn tại cho tới ngày nay.[8]
Tên dưa hấu đã xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương của nhiều dân tộc trên thế giới như: arập, tiếng Phạm, tiếng Tây Ban Nha,....[8]
Dưa hấu được đưa đến Trung quốc và miền Đông Liên Xô vào thế kỷ thứ 10 và đến Anh vào năm 1600. Những đoàn khách lữ hành đã mang dưa hấu đến các vùng ấm áp của châu Phi. Các thương gia châu Phi đã mang hạt dưa hấu đến bán ở nhiều vùng của châu Mỹ, những năm 1640 dưa hấu được trồng rộng rãi ở Mỹ, giống tốt đã được sản xuất tại Mỹ đó là Alabama sweet(1850),Peerless (1960) và 2 giống Phinney early và Gerogia Rattlenake(1870),sau đó là giống Charleston Gray (1954) và Crim sweet, Jubibe(1964),...[8]
ở nước ta lịch sử trồng dưa đã có từ rất lâu qua sự tích dưa hấu An Tiêm.
Trong nhiều năm quả dưa hấu vẫn được phân loại là Citrllus vulgaris schrrad.Nhưng đến năm 1963, thieret đã đặt tên chính xác là Citrullus lanatus(thunb.) Mansf.
Coginiaux và Harms (1923) đã trích dẫn tài liệu của Shimotsuma cho rằng có 4 loài Citrullus, Viz. C. vulgaris Schrrad. Bây giờ gọi là:
Citrllus lanatus (thunb.) Mansf
Citrllus colocynthis (L.) schrad
Citrllus ecirrhosus cogn. Và
Citrllus naudinianus (sond.) Hook.
Shimotsuma đã mô tả các loài đó như sau:
- C.lanatus (thunb.) Mansf là cây hàng năm, nguồn gốc ở miền nam châu Phi. Loại này được cung cấp rộng rãi ở Ai Cập và miền Nam, miền Tây và trung á. Lá lớn và xanh, chia thùy sâu từ 3-5 cánh, đôi khi thùy đơn giản. Hoa trung bình, đơn tính cùng gốc. Quả từ trung bình đến lớn,vỏ quả dày,thịt quả chắc có nhiều nước. Mỗu sắc thịt quả có thể đỏ, vàng, trắng.[8]
- C. colocynthis là cây lưu niên, có nguồn gốc ở Bắc Phi, loài này khác với C. vulgaris chủ yếu hình thái các bộ phận trên cây. Lá nhỏ, thùy lá hẹp, lông phủ trên thân lá màu xám. Hoa đơn tính cùng gốc.Hạt nhỏ, màu hạt nâu.[8]
- C. naudinianus và C. ecirrhosus cogn. Cả 2 đều có nguồn gốc ở vùng sa mạc Nam Phi và Tây Phi. Đặc điểm sinh trưởng dinh dưỡng của C. naudinianus khác với các loài trên ở lá hình chân vịt, xẻ thùy sâu, phủ đầy lông. Tua cuốn đơn giản, kéo dài hoặc mảnh mai[8]
Hoa đơn tính cùng gốc, ra hoa ở năm thứ 2.
Tất cả 4 loài có thể thụ phấn chéo lẫn với nhau.hạt nảy mầm tốt,F1 sinh trưởng tốt.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
* Rễ
Theo các tác giả ( Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) Dưa thuộc họ bầu bí xuất xứ ở vùng đồng cỏ miền trung Châu Phi, nên hệ rễ của chúng có thể ăn sâu như dưa hấu, bí ngô. Khi gặp điều kiện thời tiết khô hạn rễ chính có thể ăn sâu tới 40 cm và chiều rộng 0,7- 1,2 cm. Vì vậy chúng có thể sinh trưởng và phát triển ở vùng bán sa mạc và thảo nguyên trừ dưa chuột chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ cây dưa chuột nhìn chung yếu hơn hệ rễ của cây thuộc họ bầu bí: bí ngô, dưa hấu, dưa thơm. Hệ rễ không chịu khô hạn cũng như ngập úng nhưng hệ rễ dưa chuột có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m. Rễ nhánh, rễ phụ phát triển theo điều kiện đất đai. Hệ rễ phân bố ở tầng đất 0 – 30 cm, chủ yếu tập trung ở tầng đất 15 – 20 cm.[8]
* Thân
Theo một số tài liệu đã nghiên cứu của một số tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) cây dưa thuộc loại thân thảo có đặc tính là bò, có thể trồng không giàn. Chiều dài thân có thể tới 20 m như bí ngô, bí xanh khả năng sinh trưởng của thân thay đổi theo thời gian.
Thời kỳ cây có 1 – 2 lá đến 4-5 lá thật cây ở trạng thái đứng đốt ngắn, thân mảnh,yếu đặc biệt là dưa lê, dưa gang, dưa hấu, dưa chuột, mướp. Thời kỳ hoa phát triển mạnh nhất và tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài đến cuối đời cây dài đạt tốc độ tối đa của mỗi loài. Chiều dài của mỗi loài là khác nhau như bí ngô, dưa hấu, bí xanh trung bình có thể đạt 8-10 m. Họ bầu bí có chiều dài biến động từ 1.2-2m đến 4-5 m riêng chiều dài của loài dưa chuột thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.
Căn cứ vào chiều cao cây có thể chia làm 3 nhóm:
Loại lùn : chiều cao cây từ 0,6-1 m
Loại Trung bình: chiều cao cây từ 1-1,5 m
Loại cao : chiều cao > 1,5 m, có loại tới 4- 5 m
Còn với dưa thân là dạng bụi, ít khả năng leo bò những dạng bụi mới càng phát triển mạng khi cây còn non trẻ. Các giống trồng trọt chủ yếu là lan bò, thân thảo, thân có khía, ở thời kỳ đầu thân chính sinh trưởng là chủ yếu, sau khi chiều dài thân trên 1 m, lúc đó cành cấp 1 mới sinh trưởng và duy trì trong thời gian tiếp theo.[8]
* Lá :
Dưa thuộc loại 2 lá mầm, hai lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Độ lớn của 2 lá mầm rất khác nhau giữa các loài. Bí ngô là cây hai lá mầm lớn nhất: các loài dưa lê, dưa gang, dưa hấu mướp có đôi lá mầm nhỏ. Quá trình nghiên cứu số lá, tuổi thọ lá của một số loài trong họ bầu bí của các tác giả (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà) đã cho kết quả như bảng sau:[8]
Bảng 1: Số lá và tuổi thọ lá của một số loài trong họ bầu bí
Tên giống
Tổng số lá trên cây thân chính
Tuổi thọ trung bình của 1 lá(ngày)
Lá mầm
Lá thật
Bí Ngô
57,3
25,0
28,0
Bí xanh
49,4
23,0
26,0
Dưa hấu
49,1
27,0
27,0
Dưa lê
45,8
20,0
26,0
Dưa gang
47,6
22,0
24,0
Lá thật của các loài trong họ bầu bí rất khác nhau về kích cỡ, hình dạng. Lá thật mọc trên cành thân chính. Lá có độ lớn tối đa vào thời kỳ sinh trưởng mạnh ra hoa rộ. Lá có hình chân vịt, xẻ thùy sâu hoặc không xẻ thùy. Trên lá và cuống có lớp lông dài, lớp lông này có tác dụng bảo vệ và chống thoát nước.
Lá dưa chuột cũng gồm có 2 lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua phần thân.Lá mầm có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Người trồng dưa quan tâm tới độ lớn, sự cân đối và thời gian duy trì lá mầm trên cây dài hay ngắn. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng 2 lá mầm là dinh dưỡng, khối lượng hạt giống to hay nhỏ, độ ẩm đất, nhiệt độ, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm lá bị co rút lại. Màu sắc lá thay đổi theo giống xanh vàng hoặc xanh thẫm.
Lá dưa hấu có hình tim, xẻ thùy, có 3-7 thùy lá có màu xanh mốc.
* Hoa :
Hoa có tính đực cái thể hiện rất phức tạp. Thông thường hầu hết hoa của các loài là hoàn chỉnh. Đó là trên cùng một hoa có nhị và nhụy, như vậy có khả năng tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo chiếm ưu thế nhờ ong bướm.
Trong họ bầu bí có ba kiểu sắp xếp hoa cơ bản. Đó là hoa cái, hoa đực hoặc hoa hoàn chỉnh( hoa lưỡng tính), những hoa này có khả năng tự thụ phấn và sinh ra ở cùng một chùm trong cùng một lá nách. Những hoa lưỡng tính có đầy đủ bộ phận mặc dù nhị và nhụy có khả năng hoặc không có khả năng kết hợp với hoa khác. Số lượng mỗi hoa trên cây nhiều nhất là hoa đực thứ đến là hoa cái kế tiếp đến là hoa lưỡng tính.[8]
Với dưa chuột hoa có màu vàng đường kính 2-3 cm. Tính đực cái của hoa dưa chuột biểu hiện rất phong phú. Đó là dạng cây có hoa đơn tính cùng gốc, ( Moneci ous ) hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Dạng bình khác là trên cây chỉ có hoa cái (gynoecious), hoặc đôi khi xuất hiện đơn tính khác gốc ( dioeciuos ), đó là trên cây tất cả là hoa đực hoặc tất cả lad hoa cái. Trong quá trình phát triển, dưa chuột còn sản sinh ra dạng hoa cái và hoa lưỡng tính cùng gốc ( gynomonoecious ). Dạng hình cơ bản là trên cây có hoa cái hoặc trên cây có tập tính ra hoa cái nhưng mang thêm một số hoa đực. Hoa đực mọc thành chùm ở lá nách, hoa cái mọc đơn nhưng ở vị trí cao hơn hoa đực, hoa cá có cuống ngắn và mập hơn hoa đực. Hoa dưa chuột thụ phấn nhờ côn trùng (ong mật ) trừ hoa lưỡng tính, dưa chuột không thể thụ phấn với hoa thơm. Sự xuất hiện của hoa cái sớm muộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, dinh dưỡng và nồng độ CO2.[8]
Nhiệt độ 18 0 C ± 6 0 C, thời gian chiếu sáng 10 -11h / ngày, nồng độ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái xuất hiện sớm hay nhiều. Nừu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng > 14h/ngày hoa cái ra muộn ở vị trí cao hơn.
Riêng với hoa dưa hấu, hoa nhỏ hơn các cây trong các giống dưa, màu hoa không sặc sỡ. Hoa mọc ở nách hoặc hầu hết chúng mọc riêng rẽ. Hoa của hầu hết các giống trồng là đơn tính cùng gốc (monoecious ). Nhưng một số giống trồng trọt lâu đời có hiện tượng sản sinh ra loại hoa đầy đủ và hoa đực (andromonoecious). Hoa cái và hoa lưỡng tính thường xuất hiện ở nách lá thứ 7, xen vào giữa các lách lá là hoa đực. Trong khi người ta phân loại dưa hấu là cây thụ phấn chéo tự nhiên thì vẫn có một số lớn hoa tự thụ phấn xảy ra một cách bình thường. Hoa dưa hấu thụ phấn nhờ côn trùng.[8]
* Quả và hạt
Quả của các giống dưa thuộc loại quả thịt gồm ba lá noãn, hình dạng khối lượng, kích cỡ và màu sắc sai khác rất lớn, khối lượng quả từ 4- 5 g (dưa chuột bao tử) đến 10-15 kg ( dưa hấu Miền Nam ). Hình dạng quả tròn, dài , trụ. Vỏ ngoài nhẵn có sọc, có múi. Màu sắc quả vàng, xanh nhạt, xanh thẫm.
Quả dưa chuột quả thường dài có ba múi, hạt đính vào giá noãn. Hình dạng, độ dài, khối lượng màu sắc quả sai khác rất lớn. Sự sai khác đó chủ yếu phụ thuộc vào giống. Màu sắc quả của hầu hết các giống dưa chuột là màu xanh, xanh vàng khi chín vỏ quả thường nhẵn và có gai. Màu xanh khi chín thương phẩm thường phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Sau khi thu hái quả chuyển sang màu vàng nhanh đó cũng là nhược điểm của giống. Trong sản xuất dưa chuột thường xuất hiện những hiện tượng quả dị hình, quả phát triển không cân đối..., đó là sự biến đổi quá mạnh trong thời kỳ phôi thai. Sự thay đổi không bình thường trong thời kỳ hình thành hạt sẽ sinh ra quả dị hình.[8]
Ví Dụ: Quả dưa có hình dạng của con ong, có thể là do thụ phấn muộn sau 1-2 ngày ra hoa nở rộ. Mặt khác do yếu tố nội tạng, chất dinh dưỡng trong hoa. Khi trồng trong nhà kính cũng thường gặp quả dị hình, độ ẩm thay đổi thất thường, nhiệt độ quá thấp trong quá trình phát triển dẫn đến quả phát triển không cân đối. Khi không có côn trùng thụ phấn đầy đủ sẽ sản sinh quả không hạt.
Đường kính quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị sử dụng. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Giống, điều kiện chăm sóc, mục đích sản xuất. Đối với dưa chuột bao tử yêu cầu quả phải thon đều tỷ lệ chiều rộng/ chiều dài là 1/3. Quy cách quả thu hái căn cứ vào hợp đồng có thể căn cứ vào trọng lượng quả hoặc đường kính quả. Trung bình 3-5 cm chiều dài, 1-1,5 cm đường kính hoặc có thể nhỏ hơn.
Đối với dưa hấu quả rất phong phú và đa dạng về khối lượng và kích cỡ, hình dạng, màu sắc. Khối lượng quả từ 1-2 kg đến 5-10 kg. Hình dạng dài, trụ, cầu, elip. Màu sắc vỏ quả từ trắng đến xanh, hầu hết các giống có màu xanh nhạt, xanh đen, có đường sọc, đường vằn hoặc có vết đốm. Vỏ quả thường giòn dễ vỡ. Màu sắc thịt quả có thể là : trắng, vàng, da cam, hồng hoặc đỏ. Thịt quả xốp, nhiều nước đến rắn chắc.
Tuy nhiên loại giống khác nhau hạt cũng có những hình thái và màu sắc khác nhau, thông thường hạt có hình ovan, thuôn hình chữ nhật, màu sắc hạt trắng hoặc nâu.[8]
2.2. tình hình sử dụng phân bón hiện nay
2.2.1. Phân bón vô cơ:
ở các nước trên thế giới, vai trò của phân bón trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng và tăng độ phì của đất đã được xác nhận.
Nhà bác học Rumani Davideson (5/1957) trong hội nghị quốc tế đã nói:” Cơ sở nông nghiệp là độ phì nhiêu của đất và cơ sở của độ phì nhiêu của đất là phân bón. Nhờ có phân bón mà diện tích nhỏ cho năng suất cao”, với 26 năm kinh nghiệm nghiên cứu tại viện khoa học, ông đã chứng minh rằng không có cách nào hiệu quả hơn là nâng cao năng suất bằng cách sử dụng phân bón,ông nêu nên vai trò của phân bón trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản khi diện tích đất đai ngày càng thu hẹp dần. Năm 1989, toàn thế giới đã sử dụng 147 triệu tấn phân hóa học. Song việc bón phân vô cơ về lâu dài như ở Việt Nam làm đất chua (PH cao), tỷ lệ mùn giảm,đất chai cứng, gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản giảm, đồng thời trong nông sản thường tích rụ nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe của con người, vì vậy bón phân vô cơ không phải là phương án tối ưu khi sản xuất về lâu dài.[21]
2.2.2 Phân bón hữu cơ :
Phân hữu cơ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người tiêu dùng ( thành phần kim loại nặng, hàm lượng NO3- đều rất thấp ),thành phần dinh dưỡng trong rau cao, phân hữu cơ còn làm tăng độ tơi xốp cho đất, làm cho đất không bị trai cứng và bạc màu. Hiện nay ở các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ (phân bón sinh học )và các chế phẩm sinh học bao gồm các loại phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại, phân vi sinh. ở ấn Độ, hàng năm sản xuất ra khoảng 265 triệu tấn phân ủ, lượng bón bình quân 2 tạ/ha/năm,tương đương với 3,5-4 triệu tấn NPK và 6,7 triệu ha cây phân xanh,mỗi ha thu được 40-50 kg đạm,ước tính thu được khoảng 0,3 triệu tấn đạm(theo tác giả Phạm Văn Toản năm 2004) [21].
Đặc biệt Trung Quốc là nước sử dụng phân bón hữu cơ rất lớn nhất là phân chuồng, phân xanh rơm rạ, tương đương với 9,8 tấn NPK nguyên chất, và sử dụng nhiều loại phân sinh học trên đồng ruộng. Phân sinh học sử dụng cho 1 ha tương đương với 65 kg (N+ P2O5 +K2O ).
Bón các loại phân hữu cơ vào trong đất, có tác dụng làm cho đất về lâu dài có điều kiện để tích lũy thêm được mùn do đó tăng độ phì của đất.
Việc bón phân hữu cơ có khả năng cải thiện tính chất lý, hóa sinh của đất rõ rệt và trong điều kiện đất nhiệt đới của nước ta, điều đáng chú ý hơn hết là việc tăng thêm dung tích hấp thu cho đất, nhờ đó mà khả năng hấp thu và dự trữ dinh dưỡng cho cây.
Tác dụng của bùn ao khô dầu...cũng được nêu lên từ thế kỷ 13 trong cuốn” Nông trang tạp yếu” của Phương nguyên, đời nguyên.Than bùn chứa đầy đủ các hợp chất hữu cơ, vô cơ cũng như các loại phân hữu cơ khác,trong đó chất hữu cơ chiếm từ 39,5 – 60,5 % trong chất hữu cơ thường tỷ lệ axit humic khá cao.
Axit humic có dung tích hấp thụ và khả năng giữ ẩm cao. Tác dụng sinh lý, hóa nông của axit humic là kích thước tác dụng có bộ rễ làm cho cây sinh trưởng mạnh. Chính vì vậy ở Liên Xô,ngoài việc dùng than bùn độn chuồng, chế biến các loại phân khác, than bùn còn dùng để điều chế các loại phân kích thích như : Humat natri, Humophot...[21]
Từ hàng năm nay, Rong biển cũng như một loại phân hữu cơ, được dùng trong nông nghiệp để cải tạo những loại đất có môi trường hóa học bất thuận cho cây trồng và để làm phân bón. Rong bón vào đất giải phóng chất hữu cơ và chất khoáng vi lượng giúp ích cho cấu trúc đất thêm tơi xốp và tăng độ màu mỡ. ở Mỹ, Canada và một số nước phát triển, các loại phân bón sinh học mới sử dụng trong nông nghiệp đều cho nông sản đạt giá trị hữu cơ,Cà chua trồng trong nhà kính đạt tới 740 tấn/ha/năm,dưa chuột đật 1000 tấn/ ha/năm. ở Thái Lan việc sử dụng các chế phẩm sinh học hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã làm chi giá trị nông sản của nước này có vị thế rất cao trên thị trường thế giới.[21]
Hiện nay ngoài việc sử dụng phân hữu cơ thì người sản xuất rau còn dùng các chế phẩm hữu cơ. Tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều loại chế phẩm sinh học với thành phần chủ yếu là các nguyên tố vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng dưới dựng hỗn hợp hoặc dùng riêng lẻ. Thực tế sản xuất trong thời gian đã cho thấy một số loại đã cho thấy một số loại đã và đang được dùng phổ bến trên nhiều loại cây trồng như Rubi, Seahumic, KumicAtonik... đã đem lại kết quả rõ rệt.
Rubi và Seahumic do trung tâm nghiên cứu nông dược triển khai, không gây ô nhiễm, đáp ứng tiêu chuẩn đề ra cho những sản phẩm trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ. Rubi và Seahumic là sản phẩm có nguồn gốc từ rong,tảo biển,được chế biến thao cách tách triết thủy phân, dùng nguyên liệu là: ascophllum nodosum, một loiaj rong nâu được xem là thực vật biển tốt nhất được dùng trong nông nghiệp.[21]
Phân Komic do công ty sinh hóa nông nghiệp và thương mại Thiên Sinh sản xuất. Là loại phân sinh hóa hữu cơ sử dụng quy trình lên men vi sinh vật để hoạt hóa than bùn(hoặc rác thải) rồi phối trộn với các loại phân hóa học (đạm, lân, kali, lưu huỳnh...) các nguyên tố trung lượng, vi lượng cùng các chất giữ ẩm, các chất điều tiết cho cây trồng.
Phân bón sinh hóa “Thiên Nông” do công ty hóa phẩm Thiên Nông sản xuất, sản phẩm được triết suất từ than bùn,rong biển và cá biển với enzim sinh tố được triết suất từ giống giun hồng(nuôi theo công nghiệp). Có đầy đủ NPK vi lượng để bón cho các loại cây trồng qua đường lá. Bón phân qua lá,cây hấp thụ nhanh, không mất mát lãng phí, hoa mau cứng khỏe, hiệu quả kinh tế cao.
Thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng Atonik do hãng hóa chất Asahi- nhật bản sản xuất. Asahi là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới. Cũng như các vitamin,làm tăng khả năng sinh trưởng, bảo vệ cây trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra.Asahi có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, tăng năng suất và chất lượng nông sản.[21]
2.3 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam
Mỗi năm nông dân Việt Nam sử dụng khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ quy chuẩn, không phân hữu cơ và các phân khác do các cơ sở tư nhân và công ty TNHH sản xuất, cung ứng.[23]
Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ trung bình 7,2%/ năm, phân lân tăng 13,9%/năm, riêng kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm. Tổng sử dụng N+ P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0 %/ năm và trong thời gian tới có xu hướng tăng 10%/ năm. Trong 15 năm qua, ở các giai đoạn : 1985-1990 ;1991 – 1995 ; 1996 – 2001 lượng tiêu thụ phân kali ở Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. ở các giai đoạn : 1985 – 1990 ; 1991 – 1995 ; 1996 – 2001 mức tiêu thụ phân đạm tăng hàng năm là 10,3 %; 16,7%; 8,2% tương ứng. Như vậy trong 5 năm trở lại đây mức tiêu thụ phân đạm đã giảm dần. ở 3 giai đoạn trên, mức tiêu thụ phân lên là 13,4 %, 26,8%,21,1% tương ứng và cũng có xu hướng giảm mức tăng như phân đạm. Theo kết quả điều tra tại vùng sản xuất rau ở xã Tú Sơn – Kiến Thụy – Hải Phòng, người trồng rau tại đây sử dụng chủ yếu là đạm, lân, và phân tươi tưới cho rau.[23]
Hiện nay ngành sản xuất phân hóa học ở nước ta mới đáp ứng được 45% nhu cầu của nông nghiệp còn lại phải nhập khẩu hầu như toàn bộ phân đạm ure, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn NPK với tổng số 3 triệu tấn /năm riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.[23]
Vấn đề sử dụng phân bón ở Miền Bắc:
Trước những năm 70 ở Miền Bắc Việt Nam, nông nghiệp sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu. Phân bón chủ yếu là phaan compot, phân rác phân xanh các loại...Từ khi bắt đầu cuộc “ Cách Mạng Xanh” đến nay, với các cơ cấu cây trồng mới, giống mới (đặc biệt là các giống lai), hệ thống tưới tiêu được cải thiện, khả năng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường. Đặc biệt sau khi một số điều trong luật đất đai được sửa đổi(12/1998), sản xuất nông nghiệp nước ta đã đi theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng nông sản với yêu cầu của thị trường.
Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở Việt Nam, lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, kali, lân. Đây cũng là các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chi phối hướng sử dụng phân bón. Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt đầu tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí cho từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng. Vì vậy trong việc bố trí cơ cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu ding dưỡng cây trồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc điểm của các loại cây trồng vụ trước.
Thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón bổ sung chứ không thể thây thế hoàn toàn phân vô cơ ( phân khoáng). Do vậy, để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong các loại phân bón được sử dụng không những cân đối về tỷ lệ mà phải cân đối với lượng hấp thụ để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất.
Vì vậy nông nghiệp nước ta nói chung và Miền Bắc nói riêng không thể chấp nhận được nguyên lý “ tuyệt đối không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học” đặc biệt trong điều kiện chúng ta ngày càng trồng nhiều giống cây trồng có năng suất cao. Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững đang đặt ra yêu cầu sử dụng phân bón hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế. Trước hết phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ cùng với các biện pháp kỹ thuật khác như: cày vặn rạ, cày vùi các loại phụ phẩm cây trồng (đặc biệt là các loại cây họ đậu) hoặc trồng xen loại cây họ đậu lớn cây bóng mát ở vườn cà phê hay vườn cây ăn quả... Trên cơ sở đó dùng một loại phân bón hóa học hợp lý bón cân đối cho mỗi loại cây trồng trong hệ thống cơ cấu cây trồng trên từng loại đất.
Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón ở viện thổ nhưỡng – nông hóa và các viện, trường Đại Học Nông Nghiệp từ năm 1995 đến nay cho thấy một số hạn chế về việc sử dụng phân bón Miền Bắc nước ta như sau:[22]
- Việc bón phân mới chỉ chú trọng ở đồng bằng nơi có một số cây trồng có lượng nông sả hàng hóa tương đối lớn như : lúa, ngô, lạc, khoai tây, rau vụ đông...ở đất đồi núi,người ta chỉ chú trọng bón phân cho các vùng chuyên canh như chè, mía. Trong 10 năm qua, tỷ lệ bón phân N, P, K đã cân đối hơn (tỷ lệ N: P: K của các năm 1990, 1995, và 2000 là 1: 0,12 : 0,05; 1: 0,46 : 0,12; 1:0,44 :0,37 tương ứng. Tuy nhiên, tỷ lệ bón phân NPK vẫn còn mất cân đối, đậc biệt đối với cây trồng trên đất dốc (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm, lân). Do công tác khuyến nông về kỹ thuật bón phân cân đối chưa được làm tốt và tâm lý ưa chuộng phân đạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đã trầm trọng thêm sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón chưa cao.[13]
- Lượng phân bón trên một ha tuy đã được tăng lên (ở các năm 1990 - 1995 - 2000 tổng lượng bón N +P2O5 +K2O (kg /ha) là 58,7 : 117,7 : 170,8 tương ứng, chủ yếu trên đất đồng bằng và so với các nước phát triển thì mức phát triển trên vẫn còn thấp (ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản tổng lượng NPK tiêu thụ khoảng 240 - 400 kg/ha). Trên đất đồi núi của nước ta, mức sử dụng phân bón còn thấp hơn nhiều, đặc biệt phân kali được bón quá ít như đã nêu ở trên.[13]
- Sử dụng phân bón không đồng đều giữa các vùng sinh thái và các thửa ruộng ở các tiểu vùng. Vì vậy trồng trọt ở các vùng đồng bằng đã chia cho các hộ gia đình, nên lượng phân bón cho nhu cầu của mỗi loại cây trồng cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chăn nuôi và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ. Mặt khác, diện tích đất trồng trọt của mỗi hộ gia đình ở vùng đồng bằng là rất thấp, trung bình là 0,3 ha/ hộ, hơn nữa lại chia ra rất nhiều thửa ruộng ở các tiểu địa hình trong xã (trung bình mỗi hộ có từ 4-5 thửa, nhiêu nơi mỗi hộ có tới 10-12 thửa ruộng ) nên để tạo tâm lý cho nông dân không muốn bón phân đầy đủ cho cây trồng ở mỗi thửa của mình. Trên đất đồi núi, việc đầu tư cho phân bón lại rất thấp, đặc biệt đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm lâu năm, cây ăn quả, cây rừng đồng cỏ. Người ta rất ít chú trọng đến bón phân cho các vùng trồng rừng trong kế hoạch phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- Sử dụng phân bón còn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân chuồng và phân rác không hợp vệ sinh gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa...ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Phân vô cơ thuộc nhón chua sinh lý (ure, SA, K2SO4, KCL, supe lân còn dư lượng axit) đã làm chua hóa đất nên đã làm nghèo kiệt các ion bazo và làm xuất hiện nhiều nguyên tố độc hại mà chủ yếu là Al3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng, làm giảm hoạt tings sinh học của đất. Ngoài ra, việc bón nhiều và bón muộn phân đạm cho rau đã làm tăng lên đáng kể hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau.
- Chất và lượng các nguyên tố dinh dưỡng của nhiều loại phân bón không đảm bảo nân khi sử dụng đã ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Bón các loại phân này không những không tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản mà còn gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nông dân. Các loại phân này chủ yếu thuộc các nhóm : Phân trộn (phân hỗn hợp), phân hữu vơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ- khoáng, phân bón lá do các đơn vị tư nhân sản xuất bằng các phương thức lạc hậu hoặc cố ý lừa đảo. Các loại phân đó không đạt tiêu chuẩn Việt Nam về liều lượng, tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng và hàm lượng các nguyên tố độc hại, khi bón sẽ gây ô nhiễm môi trường.
- ở nước ta việc sản xuất và mở rộng diện tích rau an toàn đã được triển khai ở hầu hết các thành phố lớn như: Hà Nộ._.i, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Lạt...Diện tích trồng rau an toàn tăng dần qua các năm từ 162 ha năm 1995 đến năm 1999 đạt 1082,5 ha đưa sản lượng rau an toàn từ 259 tấn đến 14 nghìn tấn rau an toàn mỗi năm( theo số liệu sở nông nghiệp và phát triển nông thôn - Hà Nội).
Ngoài ra nhiều địa phương đã xây dựng nhiều mô hingf sản xuất rau an toàn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh...
Theo kết quả nghiên cứu khảo nghiệm của viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng năm 2006 ở diện rộng và diện hẹp của một số cây trồng trong năm 2002-2003 trên một số loại đất miền bắc: trên cây lúa phun Bio-plant-99 trên lúa của đất miền bắc tăng 9,9 đến 15,0 tạ/ ha, thu nhập thêm 1547.500 - 2567.500 đồng/ha. Còn khi phun Pro-plant-99 tăng từ 8,0-10,6 tạ/ha thu nhập thêm 942.900 - 1422.900 đồng/ha. Khi phối hợp 2 loại phân trên và giảm 25 % lượng phân bón vô cơ (N, P, K) làm tăng 6,2 đến 17,2 tạ/ha thu nhập thêm 742.400 - 2918.400 đồng/ha. (nguồn Viện Nông Hóa Thổ Nhưỡng).[25]
Trên cây bắp cải: Khi phun phân Super vegetable trên cây bắp cải ở đất Hà Tây tăng 64 đến 72 tạ/ ha, làm giảm lượng nitrat 3.8mg/kg và thu nhập thêm 9.167.500 - 19.368.500 đồng/ha. Khi phun Pro-plant-9 tăng 76 - 84 tạ/ha giảm hàm lượng nitrat 29 mg/kg thu nhập 10.742.900 - 10.942.900 đồng/ha. Khi phun phối hợp với cả 2 loại phân trên và làm giảm 25% lượng phân bón vô cơ làm tăng 96 tạ/ha thu nhập thêm 14.136.900 - 14.140.700 đồng/ha.[25]
Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm Hà Tây trên cây rau cải bắp tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức(2004) cho thấy khi sử dụng phân Bio-plant, Pro-plant, Super vegetable 11 - 2 - 7 và phân đơn để sản xuất rau an toàn tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 1.470.000 hạn chế phun thuốc phòng trừ dịch hại và đảm bảo được sức khỏe của người trồng rau và giảm ô nhiễm môi trường.
Theo nguồn tin từ Sở khoa học - Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2007 cho biết nhằm khảo nghiệm và đánh giá tác dụng của phân bón hữu cơ thế hệ mới đối với các loại cây trồng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2006, Trung Tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ Vĩnh Phúc thực hiện đề tài:” Nghiên Cứu thử nghiệm phân bón hữu cơ cao phân tử Polyhumate để sản xuất rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc” mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, thử nghiệm phân bón cao phân tử trong sản xuất rau an toàn cho tỉnh. Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển và năng suất thu được sau khi dùng phân bón Polyhumate so với phân bón thông thường được sử dụng trong trồng rau ở tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở để ứng dụng trong thực tiễn.[26]
Trung tâm đã xây dựng mô hình trình diễn thực tế với diện tichs1000 m2 tại xã Địa Trung - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc các loại rau tham gia thí nghiệm là : cải xanh, cà chua, cải bắp được trồng 3 vụ trên năm. Phân bón được sử dụng là loại: phân Super K - Humate USA do công ty Vinacal Air Supply Products (Mỹ) sản xuất và được phân phối độc quyền ở Việt Nam bởi công ty TNHH phân bón An Tường Hưng- Sài Gòn. Thành Phần ding dưỡng của phân bón như sau: N: 90%,P: 9%, K: 9%, K- humate 4% tổng khoáng đa lượng và trung lượng 0,5 %, tổng vi lượng 2200 ppm.[26]
Kết quả thực nghiệm của phân K- humate trên rau cải bắp; được trồng ở vụ thu và vụ đông năm 2006, giống NS - Coss, cây giống 25 ngày tuổi, có 5-6 lá mậy độ trồng 1200 lá/sào theo mật độ 50 60 cm. Bố trí 2 công thức thí nghiệm/vụ mỗi công thức với diện tích là 120 m2, nhắc lại 3 lần. Công thức thí nghiệm dung phân K-humate được bố trí: phân hữu cơ hoai mục 500kg/sào, NPK 15 kg/sào, kali 6kg/sào, ure 10kg/sào, được phun khi bón lót, kết quả thực nghiệm cho thấy có sự khác biệt giữa công thức dùng phân K-humate và công thức không dùng phân K-humate, trọng lượng trung bình/bắp của công thức có dùng phân cao hơn công thức không dùng phân K - humate, năng suất tăng 276,5kg/sào[26]
Kết quả thực nghiệm phân K- humate trên cây rau cải xanh ngọt Hồng Công, được trồng 3 vụ/năm, giống trồng khi cây có 2-3 lá thật, mật độ trồng 700-1200 cây/sào, khoảng cách trồng 25 x 30 cm.
+ Công thức gồm phân K-hunate 2 kg/sào, phân hữu cơ hoai mục, NPK 15 kg/sào, Kali 4kg/sào, Ure 6 kg/sào.
+Công thức không sử dụng phân K-humate, phân chuồng 500 kg/sào,NPK 15 kg/sào, Kali 4kg/sào, Ure 6 kg/sào
Kết quả thực nghiệm cho thấy với công thức dùng phân K-humate các chỉ tiêu sinh trưởng về thân lá đều tăng, đường kính tăng 7,3 %, chiều dài lá tăng 6.8%, độ rộng của lá tăng 10% năng suất bình quân tăng 31,1%.
Kết quả thực nghiện trên cây cà chua 3 vụ/năm với giống Red Crown, mặt độ trồng 3500-4000 cây/ha, kích thước là 60 x 40 cm.
+ Công thức một: gồm phân K-humate 4 kg/sào, phân hữu cơ hoai mục 700 kg/sào, NPK 7 kg/sào, Kali 10 kg/sào, ure 8 kg/sào.
+ Công thức hai: không dùng phân K-humate, các thành phần tỷ lệ phân khác giữ nguyên như công thức 1. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Khi dùng phân K-hunate trọng lượng quả cà chua trung bình cao hơn so với không dùng phân là 18,02 % và năng suất là 13,6 %.
Cũng theo thông của Sở Nông Nghiệp Vĩnh Phúc cho biết : kết quả phân tích 3 mẫu rau được lấy ngẫu nhiên, tại khu vực xây dựng mô hình, cho thaays100% mẫu rau dùng phân K-humate đạt tieu chuẩn chất lượng rau an toàn. 2/3 mẫu rau đối chứng không đảm báo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Về kinh tế: Đối với mô hình sản xuất cải bắp, coonh thức dùng phân K- humate thu được 1.931.800 đồng/ sào chi phí sản xuất 566.500 đồng/sào, lãi 1.465.300 đồng/ sào, công thức không dùng phân K-humate thu được 1.667.600 đồng, chi phí sản xuất 241.500 đồng/ sào, lãi 1.326.400 đồng/ sào.
Mô hình sản xuất cải xanh: + công thức dùng phân K- humate thu được 1.080.400 đồng/ sào, chi phí sản xuất 434.000 đồng/ sào, lãi 646.400 đồng.
+ Công thức không dùng phân K- humate thu được 799.700 đồng /sào, chi phí sản xuất 309.000 đồng/sào lãi 490.700 đồng/sào.
Mô hình sản xuất cà chua, công thức dùng phân K-humate thu được 2.241.600 đồng/sào chi phí sản xuất 589.000 đồng/ sào, lãi 1.652.600 đồng/sào, công thức không dùng phân thu được 1.973.100 đồng chi phí sản xuất 589.000 đồng/sào lãi 1.652.600 đồng/sào.
Lần đầu tiên tỉnh Vĩnh Phúc thành công hiệu quả phân bón hữu cơ polyhumate trong sản xuất rau an toàn, từ những kết quả đạt được ta thấy nông dân sử dụng phân bón hữu cơ thế hệ mới nói chung và phân K- humate nói riêng trong sản xuất rau an toàn việc dùng phân bón này đã mang lại hiệu quả rõ rệt và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.[26]
* Một số tổng quan về thị trường phân bón trong nước tháng 4/2009
Từ đầu tháng 4 giá phân bón tại một số địa phương đã tăng từ 100 đồng đến 500 đ/kg. Cụ thể, giá ure tại Đồng Tháp, Kiên Giang tăng 240 đồng lên mức 6.540 đồng/kg, Kali cũng tăng 200 đồng đến 500 đồng/ kg, ở mức 12.800 đồng đến 13.000 đồng/kg. Giá ure Phú Mỹ tại Đồng Nai, Bạc Liêu, Bến Tre cũng tăng 100 đồng/kg, lên mức từ 6.600 đồng đến 6.700 đồng/kg. Giá DAP Trung Quốc bán tại các tỉnh này cũng tăng 50 đồng đến 150 đồng/kg, lên mức từ 11.000 đồng đến 11.500 đồng/kg. Ngược lại, với thị trường trong nước, giá phân bón trên thị trường thế giới lại có những diễn biến khác nhau. Cụ thể như giá ure granular của Ai Cập tuần từ 27/4 đến 1/5/2009 đã giảm từ 10 đến 15 USD/ tấn, còn 280 USD/tấn (FOB); trong khi tại thị trường Châu á giá ure granular bắt đầu tăng nhẹ trở lại, các nhà nhập khẩu Thái Lan đang tìm mua với giá 305-310 USD/tấn (CFR).[23]
Bốn tháng đầu năm, cả nước đã nhập khoảng 1.5 triệu tấn phân bón các loại, với trị giá 466 triệu USD, giảm 9,81 % về lượng và 33,5,% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, trong những tháng tới, nhập khẩu sẽ tăng lên do lượng hàng hóa, vật tư dự trữ từ cuối năm 2008 đã gần cạn. Mặt khác nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong những tháng tới có thể cũng sẽ tăng lên. Hơn nữa giá cả một số hàng hóa trên thị trường thế giới cũng đang có dấu hiệu nhích lên. Tuy nhiên sự tăng trưởng nhập khẩu các tháng tới sẽ không có sự đột biến, nhất là đối với mặt hàng phân bón, xăng dầu, và thép...[23]
Theo Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất dầu khí (DMP), mặc dù giá phân bón trên thị trường trế giới đang có xu hướng giảm nhưng giá phân bón trong nước có nhiều khả năng tiếp tục tăng do mặt hàng này chỉ tập trung trong thời gian ngắn của vụ hè thu với khoảng 650.000 đến 750.000 tấn. Vì vậy, trong vài tháng tới giá ure có thể sẽ tăng lên mức 7.300 đồng đến 7.500 đồng/kg, các loại phân khác như Kali, SA, Lân,NPK củng tăng từ 300 đến 500 đồng/kg, tùy loại, bất chấp chất lượng phân bón tồn kho và nguồn cung cấp phân bón dồi dào.
Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê, Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn các mức tăng của 3 tháng đầu năm. Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng cao trong đó có phân hóa học tăng 10,6%, nhưng tính chung 4 tháng đầu năm 2009, phân hóa học giảm 12,2 %.[23]
Trước tình hình thị trường phân bón trong nước có nhiều khả năng tiếp tục tăng giá, Bộ Công Thương đã đề nghị các quan chức đẩy mạnh các biện pháp bình ổn thị trường như kiểm soát hàng hóa tồn kho, áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ, quy định giá tối đa, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đăng ký giá, công khai thông tin về giá...Đặc biệt, Bộ Công Thương không chấp nhận đề nghị xuất khẩu đạm Phú Mỹ của Tập đoàn Dỗu khí Việt Nam, vì sản xuất nông nghiệp trong nướ vẫn đang còn phụ thuộc khoảng 50% vào phân bón nhập khẩu.[23]
2.4 Điều kiện ngoại cảnh
2.4.1 Nhiệt độ :
Các cây trong họ bầu bí đặc biệt là cây dưa rất nhạy cảm với sương giá nhất là nhiệt độ thấp dưới 00 C, có tuyết và khi nhiệt độ vào ban đêm trong khoảng từ 3 - 4 0 C. Vì vậy dưa và các loại bầu bí ngô yêu cầu khí hậu ấm áp và khô giáo để sản xuất lớn.[8]
Các giống dưa là những cây ưa thích khí hậu ấm áp, có khả năng chống chịu nóng tốt nhưng không chịu được rét và sương giá. Bí ngô, dưa hấu và dưa bở là những cây chống chịu nóng tốt, nhiệt độ cao tới 35- 40 0 C cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. Hầu hết sinh trưởng tốt nhất ở nhieeyj độ 23- 30 0 C. Nhiệt độ thấp dưới 10 0C sự sinh trưởng gặp trở ngại và ngừng hoạt động. Nừu nhiệt độ ban ngày 25- 30 0 C và ban đêm là 16- 18 0C hoa cái sẽ xuất hiện sớm. ( Theo giáo trình cây rau Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà )đã nghiên cứu và cho kết quả ở bảng như sau [8]:
Bảng 2: ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm và sinh trưởng
của một số loài trong họ bầu bí ( nC)
Tên Cây
Nhiệt Độ Nảy Mầm
Nhiệt Độ Sinh Trưởng
Dưa hấu
>160C
Opt 30 0C
300C
chịu nhiệt độ cao
Dưa chuột
>12 – 13 0C
Opt 25 – 300C
20 – 25 0C
50C thì nguy hiểm
Bí Xanh
>13 – 15 0C
Opt 25 – 300C
40 0C
thì ngừng sinh trưởng
Dưa thơm
30 – 350C
18 – 320C
Khả năng thương mại của họ bầu bí, dưa là rất lớn nhưng hạn chế về điều kiện thời tiết khí hậu nên không có loài bầu bí nào có thể gieo trồng ngoài trời trong các tháng mùa đông ở sứ lạnh. Vì vậy những nơi này phải trồng trong nhà kính, nhà lợp bằng chất dẻo, nhờ vậy có thể sản xuất dưa trong suốt mùa đông. Từ khi người ta tạo ra được giống bí ngô có vỏ dày có thể bảo quản trong vài tháng thì không cần thiết phải trồng bí ngô trong điều kiện bảo vệ.
ở Nhật Bản và một số nước trên thế giới, dưa thơm có giá trị cao nên thường được trồng trong nhà kính. Nhưng nếu nhiệt độ thích hợp thì không cần thiết phải trồng dưa thơm trong nhà kính.
Dưa chuột, dưa thơm và bí ngô yêu cầu đất ấm áp để nảy mầm, nhiệt độ bình thường tối thiểu từ 10- 180C. ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình là rất lớn vì vậy phải nghiên cứu kỹ mới đi đến quyết định khi nào và ở đâu có thể gieo thẳng những loại rau đó. Nhiệt độ tối thiểu cho dưa chuột nảy mầm là 15,50C, nhiệt độ tối đa 40,50C, nhiệt độ thích hợp là >15,5 - 350C.[8]
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng lá là 20 0C. ở 120C cây sinh trưởng rất chậm, ở nhiệt độ thấp kéo dài (150C) các giống sinh trưởng rất khó khăn, đốt ngắn , lá nhỏ, hoa đực màu nhạt, vàng úa. ở 50C hầu hết các giống dưa chuột đều có nguy cơ bị chết rét, khi nhiệt độ lên cao 40 0C cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện. Lá bị héo khi nhiệt độ trên 40 0C. Hầu hết các giống dưa chuột đều qua giai đoạn xuân hóa ở nhiệt độ 20 - 220C.
Các giống dưa là những cây ưa thích khí hậu ấm áp nên có khả năng chống chịu nóng tốt. Bí ngô, dưa hấu và dưa bở là những cây chịu nóng tốt, nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao tới 35 - 40 0C cây sinh trưởng, phát triển bình thường. Hầu hết sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 23 - 30 0C. Nhiệt độ thấp đến 100C sự sinh trưởng gặp nhiều trở ngại và ngừng hoạt động. Nếu nhiệt độ ban ngày 25 - 30 0C và ban đêm 16- 180C hoa cái sẽ xuất hiện sớm ( theo giáo trình Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà).[8]
2.4.2 ánh sáng
Dưa là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10 – 12 giờ/ngày, hoa cái ra sớm và ở vị trí thấp. Phản ứng của dưa chuột đối với ánh sáng còn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (>300C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn. ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái rễ bị rụng. Năng suất quả thấp, chất lượng giảm, hương vị kém.[8]
Đối với dưa hấu là cây trung tính, khi ra hoa thời gian chiếu sáng trung bình sẽ không gây trở ngại gì cho cây. Mặc dù vậy cây và quả phát triển kém trong điều kiện ánh sáng kém và nhiệt độ xung quanh thấp hơn 250C. Dưa hấu ưa thích ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu ảnh hưởng tới khả năng đậu quả. Năng suất và chất lượng đều giảm. ở thời kỳ cây con nếu ánh sáng thiếu, trời âm u có mưa phùn cây dễ bị bệnh hại xâm nhiễm.[8]
2.4.3 Độ ẩm
Hầu hết các giống thuộc họ bầu bí có nguồn gốc ở vùng nóng khô trung Châu Phi hoặc Trung Mỹ, vì vậy chúng có khả năng chịu hạn nhưng không chịu được úng. Rễ của chúng ăn sâu, rễ chính dài, phân nhánh dài.[8]
Dưa chuột kém chịu hạn và chịu úng. Hai yếu tố ngoại cảnh : Lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cây nhiễm bệnh trên lá và thân cành.
Tuy vậy cũng không thể xem nhẹ việc tưới nước cho dưa, bởi vì lượng nước trong thân lá tới 93,1%, hàm lượng nước trong quả còn nhiều hơn ở thân lá 96,8%. Đất khô hạn , hạt mọc chậm, thân lad sinh trưởng kém. Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng, cây nhiễm virut.
Dưa hấu cũng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, khô, nên cây có khả năng chịu hạn. Nhưng do khối lượng thân lá lớn, quả có nhiều nước nên đất phải có sức giữ ẩm tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt. Hạt dưa hấu yêu cầu độ ẩm đất cao để nảy mầm. Yêu cầu độ ẩm không khí thấp, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, dưa là cây không chịu úng.
Khi nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời kỳ sinh trưởng phát triển mạnh đến ra hoa cái yêu cầu độ ẩm đạt 70-80%, thời kỳ quả rộ, quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao hơn 80%.[1]
2.4.4 Đất và chất dinh dưỡng
Những giống thuộc họ bầu bí thích nghi với nhiều loại đất đai. Đặc biệt là cây bí ngô có thể sinh trưởng trên đất gò, đống, nghèo ding dưỡng. Những đất thịt nhẹ, cát pha, đất phù sa ven sông giàu dinh dưỡng rất thích hợp với nhiều loại dưa.[8]
Cây dưa chuột ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp, độ pH 5,5- 6,8 và tốt nhất 6-6,5. Dưa chuột gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. Đất trồng các cây họ bầu bí phải luân canh triệt để, tốt nhất phải luân canh với cây trồng nước ( cây lúa nước).[8]
Cây dưa chuột yêu cầu độ phì nhiêu trong đất rất cao. Dinh dưỡng khoáng không đủ ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bón phân chuồng với phân khoáng một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường trong quả, ở thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Cây dưa chuột lấy chất dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với các cây rau khác ( cà chua, bắp cải ).[8]
Trong 3 yếu tố NPK, dưa chuột sử dụng cao nhất là kali, thứ 2 đến đạm và ít nhất là lân. Trạm nghiên cứu rau Ucraina cho biết nếu bón 60 kg N, 60 kg K2O, 60kg P2O5 thì dưa chuột sử dụng 92% N, 33% P2O5 ,100 % K2O.
Cây dưa hấu ưa thích thịt đất nhẹ, dưa hấu chịu được độ pH từ 6-7 là rất phù hợp. Tuy vậy dưa hấu sinh trưởng trên đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình nhưng cần tăng cường bón phân hữu cơ để cải tạo đất so với các cây trong nhóm dưa hấu chịu được độ pH lớn hơn 1 chút. Tuy nhiên ở độ pH đất thấp ( đất chua) dưa hấu dễ bị bệnh hại.[8]
Dưa hấu cần nhiều chất dinh dưỡng hơn những cây dưa khác. Khối lượng dinh dưỡng cho một đơn vị diện tích phải tùy theo kết quả phân tích đất. Đối với 3 yêu tố NPK cần bón cân đối, thời kỳ đầu sinh trưởng cần N và P. Cuối thời kỳ sinh trưởng cần kali và lân, 2 yếu tố này góp phần cải thiện chất lượng thịt quả. Dưa hấu hầu như không tỏ ra bất cứ mọi sự phản ứng đặc biệt nào với sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất.[8]
2.5 Giới thiệu về giống Dưa Kim Cô Nương
2.5.1. Nguồn gốc
Dưa Kim Cô Nương là giống dưa lai F1 có nguồn gốc từ Đài Loan do công ty TNHH giống cây trồng Nông Hữu nhập khẩu và cung ứng.[17]
2.5.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
Dưa Kim Cô Nương có thời gian sinh trưởng trung bình 65-70 ngày, số quả cây trung bình 1-1,5 quả, quả hình oval, khối lượng trung bình từ 1-1,5 kg/trái. Vỏ trơn kho chín có màu vàng kim, thịt quả màu trắng ăn giòn, ngọt mát, chất lượng tốt, rất được ưa chuộng.[17]
2.5.3. Thời vụ
Giống dưa Kim Cô Nương là giống dưa chịu nhiệt, có thể trồng quanh năm.
Thời vụ trồng thích hợp nhất là trồng vào vụ xuân và vụ thu đông. Thời gian sinh trưởng từ 55-65 ngày với vụ thu đông, 85-90 ngày với vụ xuân.[17]
2.5.4. Chuẩn bị đất và giá thể gieo trồng
* Trồng cây ngoài đồng ruộng.
Chọn các chân đất cao, tốt, giàu mùn, tưới tiêu chủ động như thịt nhẹ, đất cát pha để trồng. Đất được cày sâu, để ải một thời gian trước khi trồng. Lượng phân bón lót cho một công Nam Bộ (khoảng 3 sào Bắc Bộ) chừng 1,5-2 tấn phân chuồng hoai cộng với 1,5 tạ vôi bột cùng 8 kg đạm, 25 kg lân và 8 kg kali. Vãi đều vôi bột trên mặt ruộng, bừa kỹ rồi lên luống. Luống rộng 1,2m cao 20-25 cm các rãnh cách nhau 30-40 cm ( nếu trồng hàng đôi có cắm giàn ). Trên mặt luống bổ hốc hàng cách nhau 60 cm, hốc cách hốc 40-45 cm.Nếu để bò tự do trên mặt đất ( có che phủ nilon hoặc rơm rạ ) thì lên luống cách nhau 4,2-4,5m. Trộn đều các loại phân dùng để bón lót, bón đều vào các hốc đã bổ sẵn.
* Trồng cây trong nhà kính.
Giá thể trồng cây bao gồm: 60-70% xơ dừa + 30-40 % đá trơ. ( chú ý phải khử trùng giá thể trước khi đem trồng bằng dung dịch foocmon 3 % trong thời gian 15 ngày.[17]
2.5.5. Gieo trồng
* Ngâm ủ
Trước khi gieo nên phơi lại dưới nắng nhẹ cho hạt dễ nảy mầm, ngâm hạt giống trong nước ấm (540C) từ 3-6 tiếng, hoặc dung dịch thuốc tím 0,3 % sẽ tác dụng khử nấm bệnh và thúc cho hạt nảy mầm nhanh hơn.[17]
Ngâm xong với hạt ra và rửa hạt qua nước lã, sau đó đem ủ trong khăn ẩm khoảng 24 giờ cho hạt nảy mầm thì đem gieo.
* Gieo hạt
Gieo hạt trong khay nhựa 100 lỗ, trong bầu nilon hoặc lá chuối (5x7cm). Hỗn hợp đất bầu gồm : Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30:10:60, hoặc hỗn hợp 75 % bột xơ dừa + 15 % cát + 10 % phân chuồng.[17]
Trước khi đem gieo hạt phải tưới đủ ẩm trên khay gieo, bầu gieo
Cắm hạt vào lỗ trên khay các giá thể, bầu gieo sao cho chiều cao cắm hạt bằng hạt. Mầm cắm xuống, không nên cắm hạt sâu quá vì hạt nảy mầm không đều, tỷ lệ nảy mầm thấp. Sau khi cắm hạt xong phủ một lớp giá thể mỏng khoảng 1 cm và tưới ẩm cho hạt.
* Khoảng cách và mật độ trồng
Khi cây được 12-15 ngày tuổi, có 1-2 lá thật sẽ mang ra trồng.
Trồng giàn: Với Dưa Kim Cô Nương cần lượng giống từ 1-1,2 kg/ha, cây cách cây 60 cm, hàng cách hàng 20 cm.
Trồng bò trên mặt đất: Cần lượng giống 0,5-0,6 kg/ha, cây cách cây 60 cm, hàng cách hàng 60 cm.[17]
2.5.6. Chăm sóc
* Phân bón
Bón thúc lần 1 khi cây có 3-4 lá thật kết hợp với xới đất phá váng (nếu không dùng màng phủ nilon) với lượng phân khoảng 3-5 kg đạm cho 1 công Nam Bộ. Nừu dùng màng phủ nilon thì hòa nước tưới vào gốc. Bón thúc lần 2 sau lần 12-25 ngày (vụ thu đông) hoặc 40-45 ngày (vụ xuân) với lượng khoảng 5 kg đạm, 5 kg kaliclorua kết hợp vun gốc cho cây.[17]
* Quấn ngọn, tỉa nhánh.
- Đối với cây leo giàn: sau trồng 10-15 ngày làm giàn treo và quấn ngọn. Cứ 1-2 ngày tiến hành quấn ngọn 1 lần cho đến khi cây có khoảng 25-30 lá thì bấm ngọn. Đối với cây bò lan: để bò lan tự nhiên trên mặt luống.
- Tỉa nhánh từ lá thứ 1 đến lá thứ 7, từ lá thứ 8-15 để nhánh ra quả.
* Thụ phấn, bấm nhánh
- Sau trồng 20-25 ngày các hoa cái bắt đầu nở, tiến hành thụ phấn đồng thời bấm các đầu nhánh chỉ để lại hoa và một lá.
- Thụ phấn: tốt nhất vào khoảng 8-9 giờ sáng, nếu trời râm mát thụ muộn hơn khoảng 10-11 giờ.[17]
Chú ý:
Phải chọn để thu 2-3 hoa /cây cùng nở mới đạt được hiệu quả cao. Nếu thụ khoảng cách các hoa/cây ở xa nhau sẽ không tốt vì dinh dưỡng sẽ tập trung vào quả được thu trước nên các quả ra sau sẽ bị thui và còi cọc.
* Tỉa quả, tỉa lá
- Sau khi thụ phấn được 2 ngày thì tiến hành tỉa quả. Đối với Dưa Kim Cô Nương để 1 quả ở nách lá thứ 10-14 là thích hợp.
- Sau trồng khoảng 55-60 ngày tỉa sạch các lá gốc, các lá già và các lá bị sâu bệnh.[17]
* Cách phòng trừ sâu bệnh
Chú ý phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại trên cây dưa :
- Bọ trĩ còn gọi là rầy lửa hay bù lạch, sống tập trung trên đọt non hay dưới mặt lá non. Chích hút nhựa lám đọt non chùn lại, không phát triển được. Sử dụng thuốc : Confidor 100 SL, Admire 50 EC, Oncol 20 ND, Regent...
-Rầy mềm hay còn gọi là rầy nhớt. Chích hút nhựa làm cây chùn đọt lại , không phát triển, lá bị vàng, ngoài ra còn là môi giới truyền bệnh khảm lá vàng. Sử dụng thuốc: Topsin, Antracol 70WP, Aliette 80 WP, Mancozeb, Fusin, phun Benlate, Copper 23% vào gốc. Mặt khác cần giảm nước tưới, giảm phân bón nhất là ure.
- Bệnh thối rễ, héo dây: khi thời tiết ẩm ướt trên gốc thân xuất hiện những vết màu trắng xám, phát triển thành lớp mốc màu trắng. Cây dưa héo khi trời nắng và tươi lại khi trời mát, cây có thể héo đột ngột.
Bệnh phấn trắng, sương mai...[17]
* Thu hoạch
Sau khi đậu trái khoảng 28-35 ngày, vỏ trái chuyển sang màu đặc trưng cho giống là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch.
Với dưa Kim Cô Nương: năng suất bình quân đạt 1,2-1,5 tấn/sào, giá bán 10-15 nghìn đồng/kg, cho thu nhập 3,5-4 triệu đồng/sào. Từ vụ xuân năm 2002, công ty Nông Hữu đã tổ chức trồng thử ở một số hợp tác xã của huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương và huyện Yên Phong, Bắc Ninh thì thấy giống sinh trưởng phát triển tốt.([21]
2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa
2.6.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới
Thị trường hoa quả trên thế giới thì rất lớn chiếm khoảng 100 tỷ USD/ năm. Nếu đem so với thị trường gạo thì cao gấp 10 lần. Năm 2006 trái cây Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới khoảng 200 triệu USD chiếm khoảng 0,2%. Thị trường hoa quả thế giới hàng năm tăng thêm khoảng 3,6% mà lực cung toàn cầu chỉ đáp ứng tăng khoảng hơn 2%/ năm. Như vậy nhu cầu trái cây thế giới rất cao (http:/w.w.w.Rau – hoa – quả.com.vn) [17]
Đa số các cây ăn quả là cây lâu năm, thời gian từ trồng đến khi cho quả là dài, ít nhất là mất một năm. Thời gian cho quả hiệu quả trung bình từ 3 - 5 năm, có những cây phải mất 9 - 10 năm mới cho quả.
Trái lại dưa là cây ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ và cung cấp quả quanh năm cho thị trường như dưa chuột, dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa gang,… Dưa là cây trồng quan trọng của nhiều nước trên thế giới.
Dưa chuột được trồng từ Châu á, Châu Phi đến 63 độ vĩ Bắc. Những nước dẫn đầu về vị trí gieo trồng và năng suất là Trung Quốc, Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhỹ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập, Tây Ban Nha. Theo FAO (1993) [1] diện tích trông dưa chuột trên thế giới là 1.178.000 ha, năng suất: 15,56 tấn/ha và sản lượng đạt 1.832.968 tấn.
Bảng 3: Tình hình sản xuất dưa leo trên thế giới (FAO, 1996) [21]
Chỉ tiêu
Quốc gia
1985
1990
1995
Diện tích (ha)
Châu á
761.249
781.896
780.158
Trung Quốc
434.369
453.191
0
Nhật
23.400
20.200
19.000
Thái Lan
23.282
27.000
24.000
Năng suất (tấn/ha)
Châu á
13,15
15,43
17,14
Trung Quốc
12,82
14,79
0
Nhật
144,14
46,09
45,55
Thái Lan
7,85
7,62
8,95
Sản lượng (tấn)
Châu á
133.528
154.352
171.402
Trung Quốc
5.569.780
6.787.810
0
Nhật
1.033.000
931.100
865.500
Thái Lan
206.483
206.000
215.000
2.6.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa ở Việt Nam
Dưa là loại cây trồng khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên do điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, do đặc điểm thực vật học nên cây dưa được trồng chủ yếu ở miền Nam. ở niềm Bắc do có mùa đông lạnh, giá rét, mùa hè lại có mưa bão nên trồng dưa thường cho năng suất, chất lượng thấp
Ngày nay trong quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì năng suất của một số giống dưa cũng tăng dần. Giống dưa chuột Yên Mỹ (Hưng Yên) năng suất trung bình đạt từ 15 đến 20 tấn/ha, giống dưa chuột bao tử F1 Hà Lan MTXTE đạt 10 - 15 tấn/ha, giống dưa chuột của Nhật trồng tại vùng Gia Lộc (Hải Dương) đạt 50 - 60 tấn/ha (Tạ Thu Cúc, 2000) [1].
Vụ Xuân năm 2005, tỉnh Bắc Giang đạt trên 80 tấn dưa chuột bao tử với sản lượng 9,224 tấn (tăng 32%), năng suất 224 tạ/ha (tăng 29,25%). Hay như vùng sản xuất chuyên canh dưa chuột Lý Nhân - Hà Nam sản xuất 274 ha dưa chuột bao tử (Tạ Thu Cúc, 2000) [1]. Ngoài ra còn rất nhiều vùng chuyên canh dưa chuột khác trong cả nước. Dưa chuột là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, mỗi ha có thể thu từ 150 - 200 tấn quả xanh ăn tươi, hoặc có thể dùng để muối chua, đóng hộp, vừa làm phong phú và tăng chất lượng rau hàng ngày mà còn góp phần giải quyết giáp vụ rau trong các tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 đồng thời cũng là một nguồn nông sản xuất khẩu (Tạ Thu Cúc, 2000) [1].
Tại Hải Phòng năm 2005 dưa hấu đạt 285 tạ/ha tăng 9%, sản lượng đạt 4845 tấn tăng 1012 tấn. Năm 2006, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá nhanh. Diện tích cây có giá trị cao tiếp tục tăng nhanh đặc biệt là các cây họ bầu bí như dưa hấu tăng 15,19%, dưa chuột tăng 11,639% và các loại dưa khác tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005. Năm 2006, Hải Phòng có 55 ha trồng dưa và 31 ha trồng bí đỏ. Nói chung tại Hải Phòng các loại dưa phát triển khá rộng rãi và năng suất tương đối cao.
ảnh 1. Giống dưa Kim Cô Nương
Phần III:đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Cây trồng:
Đề tài được thực hiện trên giống dưa: Dưa Kim Cô Nương có nguồn gốc từ Đài Loan được phân phối ở Việt Nam do công ty TNHH giống cây trồng Nông Hữu.
Về đặc điểm của giống: Đây là giống dưa lai F1 cây có thời gian sinh trưởng, phát triển từ 70 - 90 ngày, quả có dạng trái hình oval, khối lượng trung bình từ 1,0 - 1,5 kg/trái. Vỏ trơn khi chín có mầu vàng kim, thịt quả màu trắng, ăn giòn, ngọt mát, chất lượng tốt, rất được ưa chuộng.
3.1.2. Phân bón:
Đề tài nghiên cứu 3 loại phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom 1-12-12 và được chia làm 2 nhóm để sử dụng
Nhóm 1: gồm có phân Bio-plant + Pro-plant
Nhóm 2: phân Fish plus Bloom
* Giới thiệu phân bón Bio-plant, Pro-plant:
Phân bón Bio-plant, Pro- plant là hai loại phân sinh học ở dạng lỏng do công ty Artemis & Angelio Co.Ltd –Thái Lan sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Mỹ. Được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH NAB Việt Nam từ năm 2002 và đã được Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn quyết định công nhận và áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Về thành phần khoáng chất:
+ Trong một ml Bio-plant chứa 109 tế bào vi sinh vật với 4 nhóm: Cố định đạm, chuyển hoá phot pho, chuyển hoá kali, chuyển hoá các nguyên tố vi lượng gồm các chủng:
Vi sinh vật: Bacillus, Clostridium, Stromyes, Achoromobacter, Acrobactar, Nitrobacter, Nitrsomonas, Psedomonas.
Nấm có ích: Aspegillus, Polypous, Rhizopus.
+ Trong thành phân bón sinh học Pro- plant: N: 5,4%; P2O5 dễ tiêu: 0,9%; K2O: 1,2%; CaO: 2,5%; MgO: 0,1%; S: 0,3%; B: 0,006%; Mn: 0,0002; Cl: 11,4%; Zn: 34,8 ppm; Fe: 181,2ppm; Cu: 2,2ppm.
* Phân bón Fish plus Bloom 1-12-12: là phân bón 100% hữu cơ , triết xuất từ cá đại dương và nhựa cây. Trong thành phần gồm có
N: 1% Azote oganique lentement assimilable.
P2O5; 12% Acide phos phorique assimilable.
K2O: 1,12% Potasse soluble và các Chelate...
Ngoài ra còn chứa các enzym và acid amin cần thiết cho sự phát triển của cây và kích thích ra hoa ra nụ làm cho quả to, tăng tỷ lệ đậu quả, chất lượng quả thơm ngon.
3.1.3.Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Giống và Phát triển Nông - Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng.
Địa chỉ: xã Mỹ Đức huyện An Lão thành phố Hải Phòng
3.1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009
3.2 nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giãn đoạn giữa các lần phun phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của phân bón sinh học Bio-plant, Pro-plant, Fish plus bloom sử dụng cho dưa Kim Cô Nương.
3.3 Phương pháp Nghiên cứu
3.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Bio-plant, Pro-plant, Fish plus Bloom đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây dưa Kim Cô Nương thí nghiệm được bố trí gồm các công thức như sau:
Công thức 1 (CT1): Nền phân bón N - P - K Bình Điền 13:13:13 + phun nước lã làm đối chứng (Đ/C).
Công thức 2 (CT2): Nền bón phân N - P - K Bình Điền 13:13:13 + phun phân Bio-plant + Pro-plant.
Công thức 3 (CT3): Nền bón phân N - P - K Bình Điền 13:13:13 + phun phân Fish plus Bloom.
Điều kiện thí nghiệm:
- Tiêu chuẩn cây giống: dưa Kim Cô Nương cây cao 10,5 - 11,5 cm có 1,5 lá thật. Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.
- Trồng trong nhà kính: trên nền giá thể bọt núi lửa + xơ dừa với tỷ lệ: 70 -30, (giá thể đã được khử trùng trước khi đem trồng bằng dung dịch foocmon 3% trong thời gian 15 ngày). Khoảng cách trồng: dưa Kim Cô Nương 20 x 60 cm, cây leo giàn.
- Tưới nước giữ ẩm thường xuyên
Bón thúc: tưới th._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9.NguyenThiPhuongAnh.doc