Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Yên Ninh - Huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Yên Ninh - Huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất ở xã Yên Ninh - Huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
……………….
ĐỖ KHẮC HÙNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT Ở
XÃ YÊN NINH - HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
……………….
ĐỖ KHẮC HÙNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT
ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT Ở
XÃ YÊN NINH - HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ NGỌC CÔNG
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Tác giả
ĐỖ KHẮC HÙNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Ngọc Công đã tận tình hướng
dẫn tôi để có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Sinh-KTNN trường Đại
Học Sư Phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian
học tập và nguyên cứu khoa học tại trường
Tôi xin cảm ơn các cán bộ phòng Khoa học và Kỹ thuật, Viện Hóa Học
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các cán bộ Phòng Thống Kê và UBND
huyện Phú Lương, Trung tâm Khí Tượng - Thủy Văn tỉnh Thái Nguyên và
bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên
cứu khoa học.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở GD và ĐT tỉnh Hà Giang, trường TPTH Việt
Lâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa
học tại trường.
Tác giả
ĐỖ KHẮC HÙNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
B : Thân bụi
G : Thân gỗ
L : Thân leo
NN : Nông nghiệp
NXB : Nhà xuất bản
OTC : Ô tiêu chuẩn
PTNT : Phát triển Nông thôn
RBĐ : Rừng Bạch đàn
RKE : Rừng Keo
RMO : Rừng Mỡ
RPH : Rừng phục hồi
T : Thân thảo
TĐT : Tuyến điều tra
UBND : Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện xã Yên Ninh
Bảng 2.2: Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung bình tháng
tỉnh Thái Nguyên năm 2008
Bảng 2.3: Diện tích phân bố các nhóm đất theo độ cao, độ dốc ở tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.4 : Ký hiệu độ nhiều (độ dày rậm) thảm tươi
Bảng 4.1: Thành phần loài thực vật tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.2: Thành phần dạng sống của các thảm thực vật tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.3: Đặc điểm cấu trúc hình thái của các quần xã tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.4: Tổng hợp về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc tầng và độ che
phủ của các quần xã nghiên cứu
Bảng 4.5: Một số tính chất lý học của đất trong các quần xã nghiên cứu
Bảng 4.6: Thành phần cơ giới đất ở các quần xã nghiên cứu
Bảng 4.7: Một số tính chất hóa học của đất dưới các quần xã nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2008
Hình 2.2: Lượng mưa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2008
Hình 2.3: Độ ẩm trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2008
Hình 4.1: Sự biến đổi độ chua pH(KCl)
Hình 4.2: Sự biến đổi của hàm lượng mùn
Hình 4.3: Hàm lượng đạm tổng số (%) ở các điểm nghiên cứu
Hình 4.4: Hàm lượng kali dễ tiêu ở các điểm nghiên cứu
Hình 4.5: Hàm lượng kali dễ tiêu ở các điểm nghiên cứu
Hình 4.6: Hàm lượng Ca++ ở các điểm nghiên cứu
Hình 4.7: Hàm lượng Mg++ ở các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 3
Chƣơng I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................... 4
1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống thực vật ............ 4
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài ............................................. 4
1.1.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống thực vật ..................... 5
1.2. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng qua lại giữa thảm thực vật và đất .... 8
1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới thảm thực vật ............ 8
1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất ............ 10
1.2.3. Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật .......... 13
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU .... 15
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế vùng nghiên cứu................... 15
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính ................................................... 15
2.1.2. Địa hình .......................................................................................... 16
2.1.3. Khí hậu ........................................................................................... 18
2.1.3.1. Chế độ nhiệt ................................................................................ 19
2.1.3.2. Chế độ mưa, ẩm ........................................................................... 19
2.1.3.3. Chế độ gió và số giờ nắng ............................................................ 20
2.1.4. Đất đai ............................................................................................ 21
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................... 22
2.2.1. Dân số, dân tộc .............................................................................. 22
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................. 22
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 24
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 24
3.3.1. Về thành phần thực vật ................................................................... 24
3.3.2. Về môi trường đất........................................................................... 24
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 25
3.4.1. Phương pháp điều tra ...................................................................... 25
3.4.1.1. Phương pháp tuyên điều tra (TĐT) .............................................. 25
3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC) ................................................ 26
3.4.2. Phương pháp thu mẫu ..................................................................... 26
3.4.2.1. Thu mẫu thực vật ......................................................................... 26
3.4.2.2. Thu mẫu đất ................................................................................. 27
3.4.3. Phương pháp phân tích mẫu............................................................ 27
3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật ................................................................ 27
3.4.3.2. Phân tích mẫu đất ........................................................................ 27
3.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân ............................................. 28
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 29
4.1. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc quần xã rừng ..................... 29
4.1.1. Thành phần loài thực vật tại các điểm nghiên cứu .......................... 29
4.1.2. Thành phần dạng sống tai các điểm nghiên cứu .............................. 45
4.1.3. Cấu trúc hình thái của các quần xã nghiên cứu ............................... 51
4.2. Đặc điểm hình thái phẫu diện đất trong các quần xã thực vật ..... 59
4.3. Ẩnh hƣởng của quần xã rừng đến một số tính chất lý học của đất ....... 62
4.3.1. Độ ẩm đất ....................................................................................... 63
4.3.2. Độ xốp ............................................................................................ 64
4.3.3. Mức độ xói mòn đất........................................................................ 64
4.3.4. Thành phần cơ giới đất ................................................................... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.4. Ảnh hƣởng của các quần xã thực vật đến một số tính chất hóa học
của đất ..................................................................................................... 67
4.4.1. Độ chua pH(KCl) .......................................................................... 67
4.4.2. Hàm lượng mùn tổng số (%)........................................................... 69
4.4.3. Hàm lượng đạm tổng số (%) ........................................................... 70
4.4.4. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu ......................................................... 71
4.4.5. Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trao đổi .................................................. 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 77
I. Kết luận ............................................................................................... 77
II. Đề nghị ............................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 78
PHỤ LỤC................................................................................................ 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái. Nó có ý nghĩa rất
lớn tới khả năng cung cấp nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng cho cây. Do
đó nó có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của thảm thực vật.
Mỗi loại đất sẽ có một kiểu thảm thực vật riêng. Ngược lại mỗi kiểu thảm
thực vật sẽ đặc trưng cho một kiểu đất xác định. Các kiểu đất này sẽ khác
nhau bởi hàng loạt chỉ tiêu như: màu sắc, tính chất lí học, hoá học, hệ vi sinh
vật và động vật đất.
Đặc tính cơ bản của đất được thể hiện qua độ phì, độ phì là nhân tố
tổng hợp được quy định bởi nhiều yếu tố: Đá mẹ, thành phần cơ giới, cấu
tượng đất, độ ẩm, độ thoáng khí, độ dày tầng đất, đặc điểm hoá tính. Do đó độ
phì ảnh hưởng đến nhiều mặt của hệ sinh thái rừng nói riêng cũng như thảm
thực vật nói chung. Đất càng tốt thì độ phì càng cao. Ngược lại thảm thực vật
sẽ có tác dụng trở lại với đất một cách rất tích cực, nó thúc đẩy cho đất nhanh
chóng tăng được độ phì nhiêu của đất [33].
Trong thời gian gần đây do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
người cũng như những biến đổi của thiên nhiên đã làm cho đất rừng ngày
càng bị suy thoái. Từ đó đã làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng.
Nếu trước kia trên trái đất diện tích rừng chiếm khoảng 6 tỉ ha thì đã giảm
xuống còn 4,4 tỉ ha vào năm 1958 và 3,8 tỉ ha vào năm 1973. Hiện nay diện
tích rừng chỉ còn khoảng 2,9 tỉ ha. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hàng
năm thế giới sẽ mất đi trung bình 16,7 triệu ha rừng nếu tiếp tục đà này thì
trong vòng 166 năm tới trên trái đất sẽ không còn rừng nữa [31].
Ở Việt Nam trong những năm qua do quá trình khai thác quá mức tài
nguyên rừng cùng với phong tục tập quán lạc hậu của các địa phương như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và sự phát triển của ngành chăn nuôi
gia súc đã làm cho diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu
thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nước ta là 43%, đến năm 1993 chỉ còn
26%. Mặc dù năm 1999 con số này đã tăng lên 33,2% nhưng vẫn chưa đảm
bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính vì
vậy Đảng và nhà nước ta đã hết sức chú trọng tới vấn đề bảo vệ, phục hồi lại
rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung.
Xuất phát từ ý tưởng cho rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn về tính
chất của đất để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật tới đất rừng, nhằm
mục đích phục hồi lại hệ sinh thái rừng và sử dụng đất một cách hợp lí trên
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Đồng thời đề xuất những biện
pháp để cải tạo những nơi đất bị xói mòn, bạc màu, nhanh chóng phủ xanh đất
trống đồi trọc. Với lý do như vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến một số tính chất lý, hóa học cơ
bản của đất ở xã Yên Ninh huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm về thành phần loài, thành phần dạng sống,
cấu trúc tầng tán, độ che phủ của các kiểu thảm thực vật nghiên cứu.
- Xác định được những tính chất vật lý, hóa học cơ bản của đất dưới
các kiểu thảm thực vật nghiên cứu, trên cơ sở đó bước đầu đánh giá được tác
dụng bảo vệ đất chống xói mòn và rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất,
nâng cao độ phì của từng kiểu thảm thực vật.
- Đề xuất những biện pháp lâm sinh phù hợp cho một số kiểu thảm
nhằm nâng cao khả năng phục hồi rừng, tăng độ che phủ, góp phần vào việc
vừa có tác dụng bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng,
vừa tạo ra giá trị kinh tế phục vụ cho cuộc sống con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2009 tại xã
Yên Ninh (huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên). Do điều kiện hạn chế về thời
gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số tính chất lý, hóa học
cơ bản của đất trong mối quan hệ với một số kiểu thảm thực vật chọn nghiên
cứu mà không nghiên cứu sự tác động trở lại của các yếu tố môi trường đất
đến các kiểu thảm thực vật.
Các khu vực chọn nghiên cứu thuộc xã Yên Ninh đều có những đặc
điểm tương đối đồng nhất như: đá mẹ, địa hình, hướng phôi, sự tác động của
con người và động vật…
4. Đóng góp mới của luận văn
Mô tả đặc điểm hình thái phẫu diện đất ở một số thảm thực vật trong
khu vực nghiên cứu.
Đưa ra các dẫn liệu định lượng góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của
một số thảm thực vật đến môi trường đất ở vùng đồi xã Yên Ninh huyện Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống thực vật
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Trên thế giới, theo Ramakrisnan (1981 - 1992) [4] khi nghiên cứu
thảm thực vật sau nương rẫy ở vùng Tây Bắc Ấn Độ đã cho biết chỉ số đa
dạng loài rất thấp, chỉ số loài ưu thế cao điểm nhất ở pha đầu của quá trình
diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ hóa.
Longchun và cộng sự (1993) [4] nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ
sinh thái nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét:
Tại Bana khi nương rẫy bỏ hóa được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực
vật. Còn nếu được bỏ hóa 19 năm thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài thực vật.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật cũng
rất nhiều. Hoàng Chung (1980) [9] nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía bắc
Việt Nam đã công bố 233 loài thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ.
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [17] trong công trình “Cây cỏ Việt
Nam” đã thống kê được số loài hiện có của hệ thực vật Việt Nam là 10.500
loài, gần đạt số lượng 12.000 loài theo dự đoán của nhiều nhà thực vật học.
Lê Ngọc Công (1998) [12] khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường
của một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi núi trung du một số tỉnh miền
Bắc nước ta đã thống kê được 211 loài thuộc 64 họ.
Thái Văn Trừng (1998) [38] khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã
có nhận xét về tổ thành thực vật của tầng cây bụi như sau: Trong các trạng
thái thảm thực vật khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của
tầng cây bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Pavetta trong họ Rubiaceae; chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae);
chi Ardisia, Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae); chi Polyanthia (họ
Na -Annonaceae); chi Diospyros (họ Thị - Ebenaceae).
Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) [32] khi tổng kết các công trình nghiên cứu
về khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2393 loài thực vật bậc thấp và
1373 loài thực vật bậc cao thuộc 2524 chi và 378 họ.
Đặng Kim Vui (2002) [45] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất các giải pháp khoanh nuôi làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra kết luận: Đối với giai đoạn phục
hồi từ 1-2 tuổi, thành phần loài thực vật là 72 loài thuộc 36 họ và họ Hòa thảo
(Poaceae) có số lượng lớn nhất là 10 loài. Sau đó đến họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)
mỗi họ có 4 loài….Giai đoạn 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ; giai đoạn
5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ; giai đoạn 11 - 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ.
Theo danh mục các loài thực vật Việt Nam (2003) [5] đã thống kê được
368 loài Vi khuẩn lam (Tiền nhân-Procaryota); 2176 loài Tảo (Algae); 481 loài
Rêu (Bryophyta); 1 loài Quyết lá thông (Psilotophyta); 53 loài Thông đất
(Lycopodiophyta); 2 loài Cỏ tháp bút (Equisetophyta); 691 loài Dương xỉ
(Polypodiophyta); 69 loài hạt trần (Gymnospermae); và 13.000 loài thực vật hạt
kín (Anigiospermal), đưa tổng số loài thực vật Việt Nam lên đến hơn 20.000 loài.
Lê Ngọc Công (2004) [11] nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống
kê các loài thực vật bậc cao có mạch gồm 160 họ, 468 chi, 654 loài, chủ yếu là cây lá
rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến…
1.1.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống thực vật
Dạng sống của thực vật là một đặc tính biểu thị sự thích nghi của thực
vật với điều kiện môi trường. Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của loài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Cho nên việc nghiên cứu thành phần dạng sống là một trong những nội dung
quan trọng của việc nghiên cứu bất kì một hệ thực vật nào. Khi nghiên cứu
thành phần dạng sống cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ của dạng sống với
điều kiện tự nhiên của từng vùng và sự tác động của điều kiện sinh thái với
từng loài thực vật.
Trên thế giới có nhiều phương pháp phân loại dạng sống thực vật
nhưng phương pháp phân loại của Raunkiaer (1934) [29] là được chú ý hơn
cả vì nó đảm bảo tính khoa học, đơn giản và dễ áp dụng. Cơ sở phân chia
dạng sống của Raunkiaer thường được sử dụng thông qua các dấu hiệu vị trí
chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm.
Raunkiaer đã chia ra 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất : Phanerophytes (Ph)
2. Nhóm cây có chồi sát mặt đất : Chamactophytes (Ch)
3. Nhóm cây có chồi nửa ẩn : Hemicryptophytes (Cr)
4. Nhóm cây có chồi ẩn : Criptophytes (Cr)
5. Nhóm cây sống một năm : Theophytes (Th)
Ông đã xây dựng được phổ dạng sống tiêu chuẩn (SB)
SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th
Braun-Blanquet (1951), đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính
liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc lẻ, mọc thành vạt,
mọc thành dải nhỏ, mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [9].
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
dạng sống của thực vật, cụ thể như sau:
Thái Văn Trừng (1978) [37] cũng áp dụng phương pháp phân loại của
Raunkiaer khi phân chia dạng sống của khu hệ thực vật ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Nguyễn Bá Thụ (1995) cũng phân chia dạng sống thực vật ở vườn quốc
gia Cúc Phương theo nguyên tắc của Raunkiaer [36].
Đặng Kim Vui (2002) [45] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên phân chia dạng sống thực
vật dựa vào hình thái cây: Cây gỗ, cây bụi, dây leo và cây cỏ, ông đã xác định
được 17 kiểu dạng sống trong đó có 5 kiểu dạng cây bụi: Cây bụi, cây bụi
thân bò, cây bụi nhỏ, cây bụi nhỏ thân bò, cây nửa bụi.
Nguyễn Thế Hưng (2003) [18] nghiên cứu dạng sống trong trạng thái
thảm thực vật thứ sinh tại Hoành Bồ (Quảng Ninh) đã có kết luận: Nhóm cây
chồi trên mặt đất có 196 loài chiếm 60,49% tổng số loài của toàn hệ thực vật;
Nhóm cây có chồi sát đất có 26 loài (8,02%); Nhóm cây có chồi nửa ẩn có
43 loài (13,27%); Nhóm cây có chồi ẩn có 24 loài chiếm 7,47%; Nhóm cây
một năm có 35 loài chiếm 10,80%.
Lê Ngọc Công (2004) [11] khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở tỉnh Thái Nguyên đã phân chia thực
vật thành các dạng sống cơ bản như sau: Cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, dây leo.
Đặng Thị Thu Hương (2005) [20] khi nghiên cứu đặc điểm và đánh giá
năng lực tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây bụi tại Trạm đa dạng Sinh
học Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã có kết quả phổ dạng sống thực vật trong các
kiểu thảm là:
SB = 75,4Ph + 6,3Ch + 6,6He + 5,4Cr + 6,3Th
Vũ Thị Liên (2005) [25] phân chia dạng sống trong các kiểu thảm
thực vật sau nương rẫy ở Sơn La theo thang phân loại của Raunkiaer đã có kết
quả phổ dạng sống như sau:
SB = 69,66Ph + 3,76Ch + 9,29He + 10,84Cr + 6,42Th
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Giáp Thị Hồng Anh (2007) [2] nghiên cứu đặc điểm của thảm thực
vật thứ sinh và tính chất hóa học của đất tại xã Canh Nậu huyện Yên Thế tỉnh
Bắc Giang, đã áp dụng khung phân loại của Raunkiaer để phân chia dạng
sống và phổ dạng sống là:
SB = 65,7Ph + 9,5Ch + 6,7He + 13,3Cr + 4,8Th
Như vậy, nghiên cứu về thành phần loài và thành phân dạng sống thực
vật trong từng kiểu thảm đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan
tâm từ khá sớm. Đặc điểm thành phần loài và dạng sống là một trong các chỉ
tiêu quan trọng để phân biệt giữa kiểu thảm thực vật này với kiểu thảm thực
vật khác.
1.2. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng qua lại giữa thảm thực vật và đất
1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của đất tới thảm thực vật
Đất được hình thành từ đá do sự biến đổi của nó theo thời gian dưới tác
động của thực vật, động vật, vi sinh vật trong các điều kiện khác nhau của địa
hình và khí hậu [22]. Tính chất quan trọng của đất chính là độ phì vì độ phì có
ảnh hưởng tới sự phân bố, sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng và hệ
sinh thái rừng.
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của đất tới
thảm thực vật được hình thành từ rất sớm. Các tác giả Alêkhin (1904), Graxits
(1927), Sennhicop (1938) đã thống nhất và đưa ra kết luận mỗi vùng sinh thái
xác định sẽ hình thành một kiểu thảm thực vật đặc trưng khi các tác giả này
nghiên cứu trên loại hình đồng cỏ và thảo nguyên ở Liên Xô [9].
Khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Hađi (1936), Baur (1946),
P. W Richards (1952) cho rằng các đặc tính lí hóa của đất ảnh hưởng đến khả
năng cung cấp nước, tình hình thông khí và độ sâu tầng đất có tác dụng tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
sự phân hóa trong thành phần của hệ sinh thái rừng mưa hơn tính chất hóa học
của đất [33].
Khi nghiên cứu về vai trò của mùn trong đất đối với cây A.Giacốp
(1956) đã kết luận: Ngoài khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cải tạo đất nâng
cao độ phì, trong mùn còn có chất quynon có tác dụng kích thích sự tăng trưởng
của rễ, do đó ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cây rừng [16].
Khi phân chia các kiểu rừng trong mối quan hệ với thổ nhưỡng ở
Inđônêxia và Malaixia, P.W Richards và Braming đã cho rằng: Trong vùng
nhiệt đới dù chỉ khác biệt rất ít về đất đai cũng dẫn đến sự khác nhau về thành
phần thực vật [30].
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của
đất đến thảm thực vật. A.Chavalier (1918) là người đầu tiên đưa ra bảng phân
loại rừng Bắc Bộ ở Việt Nam với 10 kiểu thảm khác nhau và cho rằng đất là
yếu tố hình thành các kiểu thảm [46].
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu của P.Maurand (1943), Dương
Hàm Hy (1956) cũng đưa ra bản phân loại các kiểu rừng Việt Nam dựa trên
nhiều yếu tố trong đó thổ nhưỡng là yếu tố phát sinh ra các kiểu thảm thực vật
(Theo Thái Văn Trừng, 1978 [37]. Nhiều tác giả như: Trần Ngũ Phương
(1970) [29], Nguyễn Ngọc Bình (1996) [6], Vũ Tự Lập (1995) [24] cũng có
nhận xét tương tự).
Nguyễn Thoan (1986) [35] cho rằng đá mẹ và thế nằm của đá, độ dày
tầng đất cũng như độ ẩm, độ cứng của đất là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển hình thái của rễ cây rừng, độ ẩm của đất và chất dinh dưỡng trong đất
ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận trên mặt đất.
Đặng Ngọc Anh (1993) [1] đã có nhận xét là hàm lượng chất dinh
dưỡng trong đất, độ sâu tầng đất đã ảnh hưởng tới khả năng tái sinh rừng Dẻ ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Hà Bắc. Như vậy điều kiện đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới khả năng tái
sinh của cây rừng. Đặc điểm lí, hóa học của đất (đặc biệt là thành phần dinh
dưỡng, độ pH, thành phần cơ giới và độ ẩm của đất) có ảnh hưởng rất lớn đến
tổ thành rừng. Đất phát triển trên loại đá mẹ nào thì sẽ có loại đất ấy tương
ứng phù hợp với thành phần khoáng của loại đá mẹ đó.
Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995) [28] , khi nghiên cứu
quá trình tái sinh phục hồi thảm thực vật sau nương rẫy tại Sapa đã nhận định:
đất thoái hóa nhẹ thì quá trình diễn thế thứ sinh phục hồi thảm thực vật diễn ra
nhanh, nếu đất xấu (đất thoái hóa trung bình, nặng và rất nặng) thì quá trình
diễn ra ngược lại.
1.2.2.Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của thảm thực vật tới đất
Thảm thực vật có tác dụng mạnh mẽ tới đất. Chúng làm thay đổi tính
chất lí, hóa học của đất từ đó có tác dụng cải tạo đất.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm
thực vật tới đất. Trên thế giới, khi nghiên cứu trên các kiểu rừng khác nhau thì
Monin (1937) đã đưa ra kết luận: rừng mưa nhiệt đới, chất rơi rụng hàng năm
là 10 - 20 tấn/ha, rừng ôn đới là 5 - 7 tấn/ha , thảm cỏ và thảo nguyên là
1 - 3 tấn/ha. Vậy mỗi kiểu thảm thực vật khác nhau thì lượng vật chất rơi rụng
trả lại cho đất cũng khác nhau. Trong đó kiểu rừng mưa nhiệt đới có lượng vật
chất cung cấp cho đất là lớn nhất [27].
Theo M.M.Kononove (1951) bộ rễ của các loài cây thuộc thảo là nguồn
bổ sung các chất hữu cơ cho đất, có thể đạt tới 8 - 25 tấn/ha, còn theo
L.P.Beliakova (1953) thì lượng cây Medicago sativa cung cấp khoảng
40 tấn/ha/năm [44].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Theo P.W.Richards (1964) [30], đất rừng nhiệt đới càng thành thục thì
hàm lượng chất khoáng hòa tan càng giảm do quá trình rửa trôi và thảm thực
vật rừng nhiệt đới là nhân tố tích cực chống lại quá trình đó.
Dokuchaev (1879), người sáng lập ra môn thổ nhưỡng học đã định
nghĩa đất (hay thổ nhưỡng) là một thể tự nhiên hình thành từ lớp trên của vỏ
trái đất dưới ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố: khí hậu, đá mẹ, địa hình,
sinh vật và tuổi địa chất của từng đia phương [34]. Như vậy sinh vật nói
chung và thực vật nói riêng là một trong các yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự
hình thành của đất.
Theo kết quả nghiên cứu của S.V.Zon cho thấy: đối với từng loại cây
khác nhau, lượng chất trả lại cho đất cũng khác nhau. Ở rừng Thông là
4,1 tấn/ha , rừng Vân sam là 6,0 tấn/ha , rừng Dẻ là 3,9 tấn/ha. Ngoài ra tuổi
rừng cũng ảnh hưởng tới khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. Tuổi
rừng càng cao thì lượng chất rơi rụng càng nhỏ: rừng 20 tuổi là 2,5 tấn/ha,
rừng 40 tuổi là 2,3 tấn/ha, rừng 100 tuổi chỉ có 1,3 tấn/ha [27].
Ở Việt Nam, Nguyên Vi và Trần Khải (1978) khi nghiên cứu tính chất
hóa học của đất ở miền Bắc Việt Nam đã khẳng định vai trò của thảm thực vật
trong quá trình hình thành đất và nâng cao độ phì của đất [43].
Nguyễn Lân Dũng (1984): khi nghiên cứu nguồn gốc chất hữu cơ trong
đất, ông cho thấy nguồn gốc từ xác cây xanh chiếm 4/5 tổng số chất hữu cơ
đưa vào đất. Tính trung bình hàng năm đất được thảm thực vật bổ sung vào
khoảng 2 - 10 tấn/ha chất hữu cơ. Tùy theo thảm thực vật khác nhau mà lượng
chất hữu cơ cung cấp hàng năm cho đất cũng khác nhau [14].
Nguyễn Ngọc Điều (1992) cho biết dưới tán rừng thuần loại 5 - 6 tuổi
lượng chất rơi rụng xuống đất từ 5 - 10 tấn/ha/năm, trong đó chứa khoảng
80 -90 kg đạm, 8 kg lân, 205 kg kali. Đặc biệt hàng năm lá phân hủy thành
chất mùn ở rừng rậm nhiệt đới gấp 5 lần rừng ôn đới [15].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) khi nghiên cứu về một số đặc
điểm sinh thái, sinh vật học của sa van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng
đã phát hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài và đưa ra kết luận:
đa dạng về thành phần loài, dạng sống là yếu tố cải thiện tính chất lí hóa học
của đất [18].
Nguyễn Ngọc Bình (1996) [6] đã có nhận xét là các tính chất và độ phì
của đất có quan hệ đến sự phân bố của các loại thảm thực vật…
Khi nghiên cứu các loại đất rừng Việt Nam trên nhiều kiểu rừng tự
nhiên phân bố theo nhiều độ cao khác nhau, Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức
Minh (1978) [40], Nguyễn Tử Xiêm, Thái Phiên (1999) [41] cũng có nhận xét
tương tự.
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1998) [10], khi nghiên cứu vai trò của
độ che phủ ở các trạng thái thảm thực vật có nhận xét: trị số PH(KCl), hàm
lượng mùn và hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất tăng tỉ lệ thuận với độ che
phủ của thảm thực vật.
Lê Ngọc Công (2004) đã nghiên cứu ảnh hưởng một số quần xã thực
vật đến môi trường đất trong các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng sau nương
rẫy ở Thái Nguyên đã khẳng định: độ che phủ của thảm thực vật ảnh hưởng
theo hướng tốt tới tính chất hóa học của đất, tới lượng vi sinh vật, thành phần
giun đất [11].
Nguyễn Thị Kim Anh (2006) khi nghiên cứu ảnh hưởng ._.của một số
thảm thực vật đến môi trường đất ở vùng đồi tỉnh Thái Nguyên đã đi đến kết
luận: thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi tính chất hóa
học của đất, từ đó làm tăng độ phì (tăng hàm lượng mùn, đạm, K2O, P2O5,
độ pH, Ca++, Mg++ trao đổi) [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
1.2.3. Những nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật
đến đất, trong đó tác dụng cải tạo đất được nghiên cứu sâu hơn cả. Trên thế giới,
việc nghiên cứu về tác dụng cải tạo đất của thảm thực vật đã được rất nhiều nhà
khoa học chú ý đến nhằm mục đích sử dụng bền vững tài nguyên đất.
Ở Phillipin có công trình nghiên cứu sử dụng cây Keo dậu Ipilipil
(Leuceana leucophata) như là một cây đa tác dụng để phủ xanh trồng lại rừng
cho gỗ củi vì Ipilipil là cây có khả năng cải tạo đất, mọc nhanh, tái sinh chồi
mạnh, chịu được nơi đất xấu (Hoàng Xuân Tý,1992 [39]).
Ở Indonexia có công trình nghiên cứu cây Muồng hoa pháo (Caliandra
calothyrsus) vừa để cải tạo đất vừa làm thức ăn cho gia súc (Hoàng Xuân
Tý,1992 [39]).
Ở Ấn Độ có công trình nghiên cứu cây Đậu triều (Cajanus cajan) là
cây cải tạo đất và trồng xen với cây ăn quả (Hoàng Xuân Tý,1992 [39]).
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng cải
tạo đất của thảm thực vật. Bùi Thị Huế (1990-1994), khi nghiên cứu ảnh
hưởng của rừng trồng Bạch đàn đến độ phì của đất và có những đánh giá rừng
Bạch đàn có xu hướng làm khô đất, hàm lượng đạm tổng số và chất dễ tiêu
như NH4
+
, P2O5, K2O ở đất trồng Bạch đàn nghèo hơn so với đất dưới rừng
Keo lá tràm và rừng hỗn giao [21].
Trương Văn Lung (1996) với công trình nghiên cứu trồng cây bộ đậu
cải tạo đất và hướng phát triển vườn đồi miền Tây Thừa Thiên Huế và có
những kết luận: Trồng cây bộ đậu cải tạo đất thì mọi thành phần nông hóa của
đất đều được nâng lên rõ rệt. Sử dụng một số cây bộ đậu làm tiên phong cải
tạo đất và định hướng phát triển theo mô hình vườn đồi là giải pháp hợp lý để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
sử dụng có hiệu quả vùng gò đồi rộng lớn mà hiện nay đang ngày càng xói
mòn, trơ sỏi đá của Thừa Thiên Huế [26].
Hoàng Xuân Tý (1996) với công trình nghiên cứu nâng cao công nghệ
thâm canh rừng trồng (Bồ đề, Bạch đàn, Keo) sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất
và nâng cao chất lượng rừng như sử dụng cây Đậu triều Ấn Độ, cây Keo dậu,
cây Đậu tràm để diệt cỏ, chống cháy mùa khô, cải thiện độ phì cho đất [39].
Trần Đình Lý(1997) [27] nghiên cứu trồng cây họ Đậu (Keo hoa vàng,
Keo mỡ), Thông và Bạch đàn trồng xen để cải tạo đất gò đồi ở Bình Trị
Thiên. Sau 10 năm rừng khép tán ông đã thu được kết quả các chỉ tiêu lý học,
hóa học của đất trước và sau khi trồng các cây họ Đậu như sau: Độ ẩm tăng từ
2% lên 17%, pH tăng từ 4,1% lên 4,3%, mùn tăng từ 0,94% lên 2,91%, Nitơ
tổng số tăng từ 0,039% lên 0,059%.
Giáp Thị Hồng Anh (2007) khi nghiên cứu một số đặc điểm của thảm
thực vật thứ sinh và tính chất hóa học của đất tại xã Canh Nậu, huyên Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang đã đi đến kết luận: Các chỉ tiêu (độ ẩm, hàm lượng mùn,
hàm lượng N,P,K và các cation Ca++, Mg++ trao đổi) trong đất nhìn chung đều
biến đổi theo quy luật tăng dần khi độ che phủ của thảm thực vật tăng lên [2].
Trong những năm gần, đây Đảng và nhà nước ta đã tạo ra nhiều mô hình
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đã và đang được áp dụng rộng rãi trên các tỉnh
thành trong cả nước. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về tác dụng cải tạo
đất của thảm thực vật ở tỉnh Thái Nguyên còn rất ít. Vì vậy, kết quả đề tài này
góp phần nghiên cứu vai trò của thảm thực vật đối với đất ở địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế vùng nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có toạ độ từ 21020’ đến
22
o09’ vĩ Bắc và từ 105o28’ đến 106o kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 80 km
về phía đông Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông giáp tỉnh Lạng
Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang và
thành phố Hà Nôị.
Huyện Phú Lương là huyện trung du miền núi ở phía Bắc của tỉnh Thái
nguyên, nằm cách thành phố Thái Nguyên 22km. Toàn huyện có 14 xã và
2 thị trấn. Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp
với huyện Định Hoá và Đại Từ, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía
Đông giáp với huyện Đồng Hỷ. Trong huyện có tuyến đường quốc lộ 3 chạy
qua 8 xã và thị trấn với tổng chiều dài 38km, có Sông Cầu chảy qua địa phận
4 xã... có thể nói huyện Phú Lương có vị trí địa lý thuận tiện cho việc lưu
thông trao đổi hàng hoá với các huyện lân cận hoặc các tỉnh như Cao Bằng,
Bắc Kạn và các tỉnh miền xuôi. Đồng thời do tiếp giáp với thành phố Thái
Nguyên là trung tâm kinh tế chính trị của vùng Việt Bắc, nơi có nhiều cơ quan
nguyên cứu khoa học và trường Đại học nên thuận tiện cho việc tiếp nhận
thông tin hay những tiến bộ khoa học, kỹ thuật để ứng dụng vào cuộc sống.
Xã Yên Ninh là một xã miền núi nằm ở phía Bắc huyện Phú Lương.
Phía Đông Bắc giáp thị trấn Chợ Mới, xã Yên Đĩnh, xã Quảng Chu. Phía tây
giáp xã Yên Trạch và huyện Định Hoá, phía Nam giáp xã Yên Lạc và Yên Đổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
2.1.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Thái Nguyên mang tính chất đồi núi thấp nghiêng dần từ
Bắc xuống Nam. Địa hình đồi núi có dạng khối, đỉnh bằng, sườn dốc. Các nếp
núi có dạng hình cánh cung có bụng quay về phía Đông Nam, đầu chạm vào
dãy Tam Đảo. Độ cao trung bình của núi từ 500m - 700m, vùng cao nhất là
dãy Tam Đảo (1591m) và vùng thấp nhất là Phổ Yên 15m.
Huyện Phú Lương có địa hình chủ yếu là đồi núi, có độ cao từ 200 đến
500 m so với mực nước biển, thấp dần từ tây Bắc xuống Đông Nam. Có nhiều
hệ thống sông, suối, ao, hồ trải rộng trên toàn địa bàn huyện. Từ những đặc
trưng của địa hình đã tạo ra những tiểu vùng kinh tế khác nhau.
Điểm nghiên cứu thuộc xã Yên Ninh nằm ở phía Bắc của huyện với địa
hình gồm nhiều đồi đất xen kẽ lẫn núi đá vôi có độ cao trung bình, đã tạo ra
các khu ruộng bậc thang để phát triển sản xuất lương thực, có điều kiện để
phát triển các mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp, nhiều sông suối,
ao, hồ, đầm có thể phát triển chăn nuôi cá. Đặc biệt nơi đây còn có quỹ đất để
phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Ninh [13]
STT Danh mục đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 4718,61 100
1. Đất nông nghiệp 4263,8 90,39
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 944,48 22,15*
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 455,54
1.1.1.1 Đất trồng lúa 261,42
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 194,12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 488,94
1.2 Đất lâm nghiệp 3250,96 77,85*
1.2.1 Đất rừng sản xuất 1636,21 50,33**
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1614,75 49,67**
2 Đất phi nông nghiệp 365,26 7,74
2.1 Đất ở 77,35
2.2 Đất chuyên dung 166,32
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,22
2.2.2 Đất quốc phòng 52,89
2.2.3 Đất an ninh 0,79
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 0,91
2.2.5 Đất có mục đích cộng đồng 11,51
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,3
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 8,67
2.5 Đất sông xuối và mặt đất chuyên dùng 103,62
3 Đất chƣa sử dụng 98,55 1,87
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 20,68
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 15,46
3.3 Núi đá không có rừng cây 62,41
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương 2008)
Ghi chú: * So với đất nông nghiệp; ** So với đất lâm nghiệp
Qua bảng hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Ninh cho thấy: Tổng diện
tích đất tự nhiên của xã Yên Ninh là khá lớn. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
tới 77,85%, do đó cần phải nghiên cứu tác mối quan hệ qua lại giữa thảm thực
vật với đất để có các biện pháp cải tạo, phục hồi rừng, nhằm mục đích bảo vệ
đất, chống xói mòn, rửa trôi.
2.1.3. Khí hậu
Các số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung
bình tháng tỉnh Thái Nguyên năm 2008 (Theo trạm khí tượng Thái Nguyên)
được trình bầy trong bảng 2.2
Bảng 2.2. Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và
lượng mưa trung bình tháng tỉnh Thái Nguyên năm 2008
Chỉ tiêu
Tháng
Nhiệt độ
không khí
trung bình-
tháng(
o
C)
Tổng số giờ
nắng-tháng
Độ ẩm
không khí
trung bình-
tháng(%)
Tổng lƣợng
mƣa-tháng
(mm)
1 14,4 55 83 12,3
2 13,5 27 77 18,4
3 20,8 71 86 24,6
4 24,0 54 85 129,7
5 26,7 128 80 120,8
6 28,1 110 83 238,8
7 28,4 156 83 523,3
8 28,2 148 85 395,7
9 27,7 153 86 207,1
10 26,1 108 85 154,1
11 20,5 158 79 200,1
12 17,3 101 75 5,3
Tổng 275,7 1269 989 2030,2
Trung bình 23 106 82 169,2
(Nguồn: Theo trạm khí tượng Thái Nguyên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Thái Nguyên có khí hậu đặc thù của một tỉnh miền núi, trung du Bắc
bộ. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa là những tháng có nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, nhiệt độ cao nhất
vào tháng 6 đến tháng 8 và lượng mưa cũng tập trung vào các tháng này. (tháng 7
có nhiệt độ trung bình cao nhất (28,4oC) và lượng mưa cao nhất 523,3mm).
Mùa khô là những tháng có nhiệt độ thấp, trời rét, có lượng mưa ít và
thường có gió mùa Đông Bắc tràn về. Trong các tháng 12, 1, 2 độ ẩm không
khí khô, nắng hanh, có kèm theo sương muối đã làm ảnh hưởng lớn đến sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
2.1.3.1. Chế độ nhiệt
Qua bảng 2.2 biểu diễn khí hậu tỉnh thái Nguyên năm 2008 ta thấy:
Nhiệt độ trung bình năm là 23oC và có sự phân hóa rõ rệt theo hai mùa là mùa
hè (mùa mưa) và mùa đông (mùa khô) nên sự chênh lệch nhiệt giữa hai mùa
là tương đối lớn. Mùa đông lạnh thời tiết khô hanh, nhiệt độ ngày xuống thấp
tới 6,1oC, mùa hè thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ ngày cao nhất là 36,5oC.
0
5
10
15
20
5
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ
Hình 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2008
2.1.3.2. Chế độ mƣa, ẩm
Thái Nguyên là một tỉnh mưa nhiều với tổng lượng mưa cả năm là
2030,2mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm thường tập
trung vào tháng 4 đến tháng 9. Trong năm cao nhất vào tháng 7 với lượng
N
hi
Öt
®
é
tr
un
g
b×
nh
th
¸n
g
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
mưa là 523,3mm. Mùa ít mưa cũng trùng với mùa đông với lượng mưa chỉ
khoảng 3% /năm và lượng mưa thấp nhất là tháng 12 với 5,3mm.
0
100
200
300
400
500
600
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa
Hình 2.2: Lƣợng mƣa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2008
Do lượng mưa lớn nên độ ẩm không khí tương đối cao và khá ổn định,
với độ ẩm trung bình năm là 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 và
tháng 3 với 86%, thấp nhất là tháng 12(75%) do chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc khô và lạnh.
68
70
72
74
76
78
80
82
84
86
88
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Độ ẩm
Hình 2.3: Độ ẩm trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2008
2.1.3.3. Chế độ gió và số giờ nắng
Chế độ gió ở Thái Nguyên thay đổi theo mùa khá rõ rệt: Mùa đông gió
mùa Đông Bắc là chủ yếu, còn mùa hè hướng gió chủ yếu lại là gió Đông Nam.
Tổng số giờ nắng của Thái Nguyên là 1269 giờ; tháng có số giờ nắng cao
nhất là tháng 7 (158giờ) còn tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 (27giờ).
Lư
ợ
n
g
m
ư
a
T
B
t
h
á
n
g
Đ
ộ
ẩ
m
T
B
t
h
á
n
g
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
2.1.4. Đất đai
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (cũ) trong tài liệu
“Đất Bắc Thái”1975 [42]: Tỉnh Thái Nguyên có 3 nhóm đá mẹ là:
- Nhóm đá Mác ma tập trung ở Định Hóa, Đại Từ
- Nhóm đá biến chất tập trung ở Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương
- Nhóm đá trầm tích phân bố rộng rãi trong toàn tỉnh
* Tỉnh thái Nguyên có 7 nhóm đất chính:
- Nhóm đất feralit mùn trên núi có 113444 ha (chiếm 31,81%)
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ, lầy thụt 33774 ha (8,91%)
- Nhóm đất feralit biến đổi do trồng lúa nước 3326 ha (0,93%)
- Nhóm đất feralit mùn trên núi cao 3302 ha (0,39%)
- Nhóm đất cát tro 317 ha (0,09%)
Bảng 2.3: Diện tích và phân bố các nhóm đất theo độ cao, độ dốc ở tỉnh Thái Nguyên
ST
T
Nhóm đất
Diện
tích
(ha)
%
Độ cao
(m)
Độ
dốc
(Độ)
1 Đất feralit mùn trên núi cao 3302 0,93 700-1700 >25
2 Đất feralit mùn trên núi 113444 31,81 200-700 >25
3 Đất feralit điển hình nhiệt đới ẩm 173648 48,7 25-200 15-25
4 Đất cát tro 317 0,09 25-200 15-25
5 Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước 3326 0,93 25-200 15-25
6 Đất phù sa 18287 5,13 <25 <15
7 Đất thung lũng dốc tụ, lầy thụt 31774 8,91 <25 Bằng
phẳng
(Nguồn: Theo “đất Bắc Thái”, 1975, [42])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Thái Nguyên là tỉnh miềm núi có địa hình cao, độ dốc lớn, lượng mưa
tập trung vào mùa hè nên nếu thảm thực vật bị tàn phá thì quá trình rửa trôi,
xói mòn sẽ diễn ra mạnh mẽ. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến độ phì của đất.
Vùng nghiên cứu thuộc xã Yên Ninh huyện Phú Lương là nơi chủ yếu
có địa hình đồi núi thấp và trung bình, có độ cao từ 200-500m và tầng đất có
độ dày trung bình, đất thuộc nhóm feralit vàng phát triển nền đá mẹ là phiến
thạch sét, thuộc nhóm đá trầm tích.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1 Dân số, dân tộc
Hiện nay huyện Phú Lương có khoảng 25230 hộ gia đình với 105125
nhân khẩu, trong đó có 7630 nhân khẩu sống ở thị trấn còn lại 97495 nhân
khẩu sống ở nông thôn. Có nhiều dân tộc chung sống như: Kinh, Tày, Nùng,
Mông, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan. Với trình độ dân trí còn thấp và không đồng
đều, ở các xã phía Nam vùng thấp có dân trí cao hơn vùng các xã phía Bắc,
điều này ảnh hưởng phần nào đến khả năng tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ
kĩ thuật vào sản xuất.
Địa điểm nghiên cứu thuộc xã Yên Ninh huyện Phú Lương có dân số
khoảng 6539 người với 1678 hộ gia đình. Có 6 dân tộc : Kinh, Tày, Nùng,
Dao, Sán Chỉ, Cao Lan cùng sinh sống trong 16 xóm của xã.
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Yên Ninh là xã thuộc diện 135 nên nhìn chung tình hình kinh tế xã hội
còn chậm phát triển: Thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, ngoài ra có một bộ
phận nhỏ làm dịch vụ. Sản lượng lương thực sản xuất ra còn mang tính tự
cung tự cấp, tính hàng hóa thấp.
Về chăn nuôi chủ yếu là phát triển quy mô hộ gia đình. Các đối tượng
chính là trâu bò lợn và gia cầm. Do bãi thả ngày càng thu hẹp nên chủ yếu vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
là thả rông trên các đồi bỏ hoang sau nương rẫy hoặc ở các rừng non mới
phục hồi.
Về giao thông, Yên Ninh là xã nằm trên quộc lộ 3 có hệ thống giao
thông tương đối thuận lợi. Tuy nhiên giao thông liên thôn, xóm chủ yếu là
đường đất nên đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
Về văn hóa, giáo dục, y tế: Khu vực nghiên cứu có một trạm y tế, một
trường tiểu học và một trường cấp 2 - 3. Do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó
khăn cùng với năm học 2007 - 2008 tiếp tục thực hiện cuộc vận động “nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nên kết quả
học tập không cao. Cụ thể trong kì thi tốt nghiệp THPT lần 1 trường THPT
Yên Ninh chỉ đạt 26,4% đỗ tốt nghiệp.
Về điện nước sạch: 100% người dân trong khu vực nghiên cứu được
dùng điện. Nguồn nước sạch chủ yếu là giếng khơi, giếng khoan nhỏ nên đảm
bảo vệ sinh và sức khỏe cho người dân.
Về hoạt động viễn thông: Năm 2008 đã hoàn thành lắp đặt tổng đài
ASAM tại trung tâm và triển khai lắp đặt các thiết bị cung cấp dịch vụ
Internet đến xã. Ngoài ra dịch vụ điện thoại cố định mới G-Phone vừa đưa
vào khai thác nên số lượng máy điện thoại cố định và điện thoại không dây
được lắp đặt mới tăng lên nhanh chóng đã góp phần quan trọng trong hoạt
động liên lạc của cơ quan và của nhân dân.
Tóm lại, vùng nghiên cứu có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây rừng
phát triển nhưng do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên đã
có những tác động tiêu cực đến thảm thực vật rừng (khai thác gỗ, chặt phá
rừng làm nương rẫy… vẫn còn diễn ra). Những tác động đó đã làm ảnh hưởng
tiêu cực đến sự đa dạng sinh học và đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu
trúc, độ che phủ của 5 quần xã thực vật rừng phục hồi tự nhiên 30 tuổi
(RPH 30 tuổi - điểm nghiên cứu thứ nhất); rừng phục hồi tự nhiên 25 tuổi
(RPH 25 tuổi - điểm nghiên cứu thứ 2); rừng Mỡ tái sinh chu kỳ 2 (RMO
12 tuổi - điểm nghiên cứu thứ 3); rừng Keo tai tượng 10 tuổi (RKE 10 tuổi
- điểm nghiên cứu thứ 4); rừng Bạch đàn liễu 10 tuổi (RBĐ 10 tuổi - điểm
nghiên cứu thứ 5) và một số tính chất lý, hóa học của đất tại các quần xã
nói trên.
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi được nghiên cứu tại xã Yên Ninh - huyện Phú
Lương - Tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Về thành phần thực vật
Xác định, mô tả thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của
các quần xã chọn nghiên cứu.
3.3.2. Về môi trƣờng đất
Xác định đặc điểm hình thái phẫu diện đất và phân tích một số
chỉ tiêu lý học và hóa học cơ bản của đất dưới các thảm thưc vật rừng
nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Các nội dung nghiên cứu đề tài được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Các kiểu thảm thực vật
Thảm thực vật Môi trường đất
Thành
phần
loài
Thành
phần
dạng
sống
Cấu trúc
và độ che
phủ của
quần xã
Đặc điểm
hình thái
phẫu diện
đất
Tính
chất lý
học của
đất
Tính
chất hóa
học của
đất
Hình 3.1. Sơ đồ khái quát nội dung nghiên cứu
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra
Trong quá trình nghiên cứu để thu thập số liệu chúng tôi sử dụng
phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn
(2004) [33] và Hoàng Chung (2005) [10].
3.4.1.1. Phƣơng pháp tuyến điều tra (TĐT)
Mục tiêu điều tra theo tuyến nhằm xác định phân bố của các đối tượng nghiên
cứu. Do đó sau khi xác định được địa điểm nghiên cứu ta tiến hành lập TĐT. TĐT
được xác định qua điều tra phỏng vấn chủ hộ trực tiếp canh tác một khu rừng hay
một khu đồi. Tại mỗi kiểu thảm bố trí tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường
đồng mức. Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theo kiểu thảm và địa hình cụ thể, thường
là 50-100m, bề rộng tuyến điều tra là 2m. Trên tuyến đi thu thập và ghi chép tất cả
các số liệu về thành phần loài, dạng sống và độ che phủ (%) của thảm thực vật.
Đánh giá mối quan hệ giữa các thảm thực vật và đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
3.4.1.2. Phƣơng pháp ô tiêu chuẩn (OTC)
Trên mỗi TĐT tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn và được phân bố đồng đều
ở các vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. Mỗi OTC có diện tích 100m2 (10m x
10m). Trong OTC tiến hành thống kê về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc
và độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 5x3=15 ô.
3.4.2. Phƣơng pháp thu mẫu
3.4.2.1. Thu mẫu thực vật
Trong các TĐT và OTC tiến hành điều tra và ghi chép tại chỗ tên các
loài (Việt Nam hoặc Latinh), dạng sống, cấu trúc, mật độ và độ che phủ của
các loài cây gỗ, cây bụi....
Nếu có loài chưa biết tên thì lấy mẫu (theo phương pháp của Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2004 [33] và Hoàng Chung, 2005) [10] về để tra cứu.
* Đối với thảm tươi, độ phong phú (độ dày rậm) của chúng được đánh
giá theo tiêu chuẩn của Drude.
Bảng 3.4: Ký hiệu độ nhiều (độ dày rậm) thảm tƣơi
ký hiÖu T×nh h×nh thùc b×
Soc Thùc vËt mäc réng kh¾p, che phñ 75 – 100% diÖn tÝch
Cop3 Thùc vËt mäc rÊt nhiÒu, che phñ trªn 50 – 70% diÖn tÝch
Cop2 Thùc vËt mäc nhiÒu, che phñ tõ 25 – 50% diÖn tÝch
Cop1 Thùc vËt mäc t•¬ng ®èi nhiÒu, che phñ tõ 5 – 25% diÖn tÝch
Sp Thùc vËt mäc Ýt, che phñ d•íi 5% diÖn tÝch
Sol Thùc vËt mäc r¶i r¸c, ph©n t¸n
Un ChØ cã mét vµi c©y c¸ biÖt
Gn Thùc vËt ph©n bè kh«ng ®Òu, mäc tõng nhãm
Đánh giá độ che phủ bằng mắt là phần trăm diện tích đất được thảm
thực vật che phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
3.4.2.2. Thu mẫu đất
*Đào phẫu diện
Mỗi thảm thực vật đào một phẫu diện chính, ví trí đào phẫu diện phải
đại diện cho loại đất, khu vực đất được nghiên cứu. Kích thước phẫu diện dài
1,2m, rộng 0,8m, sâu 1,2m và mô tả theo phương pháp của Lê Văn Khoa và
cộng sự (1998) [23].
*Lấy mẫu đất
Mỗi kiểu thảm thực vật, tiến hành đào 3 phẫu diện nhỏ có kích thước
50m x 50m x 50m, phân bố đều ở 3 vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi. Ở
mỗi phẫu diện lấy đất theo thứ tự từ dưới lên trên, theo các lớp độ sâu là
0 - 10cm, 10 - 20cm, 20 - 30cm. Sau đó đất từng tầng trộn đều với nhau, mỗi
tầng đất lấy 1kg để phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản.
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu
3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật
Xác định tên khoa học, tên địa phương các loài cây theo các tài liệu của
Nguyễn Tiến Bân (1997) [5], Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [17], theo cuốn
“Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ NN&PTNN(2000) [7].
Xác đinh dạng sống các loài theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của
Bộ NN & PTNT (2000) [7], Hoàng Chung (2005) [10]
Thông kê các loài theo danh mục, sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên Latinh.
3.4.3.2. Phân tích mẫu đất
- Xác định tính chất lý học của đất: độ ẩm, độ xốp, mức độ xói mòn bề
mặt và thành phần cơ giới đất. Đánh giá mức độ xói mòn bề mặt của các
quần xã được quan sát bằng mắt thường ngay tại hiện trường, theo phương
pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [23].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
- Xác định tính chất hóa học của đất :hàm lượng mùn (%), hàm lượng
đạm tổng số (%), hàm lượng lân (P2O5) và Kali dễ tiêu (K2O), xác định hàm
lượng Ca++, Mg++ trao đổi, và xác định độ chua (pHKCL).
- Quá trình phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản của đất được thực
hiện tại Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Các kết quả phân tích được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học
trên phần mềm của Microsoft Excel máy tính điện tử.
3.4.4. Phƣơng pháp điều tra trong nhân dân
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người chủ rừng để
nắm được các thông tin về nguồn gốc rừng, độ tuổi rừng và những tác động
của con người đến thảm thực vật. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các thông
tin từ các cơ quan chức năng như UBND xã, trạm kiểm lâm địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc quần xã rừng
4.1.1. Thành phần loài thực vật tại các điểm nghiên cứu
Trong 5 điểm nghiên cứu ở các mô hình rừng khác nhau chúng tôi
thống kê được 150 loài thuộc 47 họ (Bảng 4.1)
Bảng 4.1: Thành phần loài thực vật tại khu vực nghiên cứu
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
I. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƢƠNG XỈ
1. DRYOPTERIDACEAE HỌ DƢƠNG XỈ
1 Cyclosorus parasiticus (L) Farw Dương xỉ thường + + + + T
II. ANGIOSPERMATOPHYTA NGÀNH HẠT KÍN
A. DICOTYLEDONEAE LỚP HAI LÁ MẦM
2. ALTINGIACEAE HỌ SAU SAU
2 Liquidambar formosana Hance Sau sau + G
3. ANACARDIACEAE HỌ XOÀI
3
Allospondias lakonenis (Pierre)
Stapf
Giâu da xoan + + G
4 Rhus chinensis L Cây muối + G
5 Spondias axillaries L. Xoan nhừ + + G
4. ANNONACEAE HỌ NA
6 Desmos cochinchinensis Lour Hoa dẻ + G
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
7 Fissistigima brateatum Chatt Dất + B
8 Xylopia vielana Pierr Dền + G
5. Apocynaceae HỌ TRÖC ĐÀO
9 Rauvolfia verticillata Bail Ba gạc vòng + B
10 Rauvolfia indochinensis Pichon Ba gạc lá nhỏ + B
11 Strophanthus divaricatus Hook Sừng dê + + B
12 Wrightia balansae Pitard Thừng mực mỡ + B
6. ARALIACEAE HỌ NGŨ GIA BÌ
13 Heteropanax fragrans Seem Tung trắng + + G
14 Schefflera octophylla Harms Đáng chân chim + + G
7. ASCLE PIADACEAE HỌ THIÊN LÝ
15 Streptocaulon griffthii Hook Hà thủ ô trắng + + L
8. ASTERACEAE HỌ CÖC
16 Ageratum conyzoides L Cứt lợn + + B
17 Artemisia japonica L Ngải cứu rừng + + T
18 Bidens pilosa L Đơn buốt + T
19
Crassocephalum crepidioides
(Benth)
Rau tàu bay + + T
20 Elephantopus scaber L Chỉ thiên + + T
21 Eupatorium odoratum L Cỏ lào + + B
22 Xanthium inaequilaterum L Ké đầu ngựa + B
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
9. BIGNONIACAEA HỌ NÖC NÁC
23 Fernandoa brilletii Steen Đinh thối + + G
24 Markhamia caudafelina Craib Kè đuôi dông + + G
25 Oroxylum indicum Vent Cây núc nác + G
10. BORAGINACEAE HỌ VÕI VOI
26 Heliotropinum indicum L Vòi voi + + T
11. BURCERACEAE HỌ TRÁM
27 Canarium album (Lour) Raeusch Trám trắng + + G
12. CLUSIACEAE HỌ BỨA
28 Garcinia multiflora Benth Dọc + G
29 Garcinia oblongifolia Champ Bứa + + + G
13. DILLENIACEAE HỌ SỔ
30 Dillenia heterosepala Gagnep Lọng bàng + G
31 D. indica L Sổ bà + G
32 Tetracera scandens (L) Merr Chạc chìu + + + B
14. DIPTEROCARPACEAE HỌ QUẢ HAI CÁNH
33 Dipterocarpus tonkinensis L Chò nâu + + G
34 Parashorea sinensis L Chò chỉ + G
15. EBENACEAE HỌ THỊ
35 Diospyros sylvatica Roxb Thị rừng + + G
16. ELAEOCARPACEAE HỌ CÔM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
36 Elaeocarpus griffithii Mast Côm tầng + + G
37 Elaeocarpus floribundus Blume Côm trâu + G
17. EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU
38 Alchornea trewioides Muel-Arg Đom đóm + + B
39 Alchornea rugosa Muel-Arg Sói rừng + B
40 Aleurites montana (L) Willd Trẩu + G
41 Antidesma bunius (L) Spreng Chòi mòi tía + + G
42 Aporusa microcalyx Hassk Thầu táu + G
43 Breynia fruticosa (L) Hook Bồ cu vẽ + + B
44 Bischofia javanica Blume Nhội + + G
45 Bridelia minutiflora Hook Đỏm + G
46 Bridelia monoica (Lour) Merr Đỏm lông + G
47 Cleistanthus petelotii Merr Cọc rào + + G
48 Croton tiglium L Bã đậu + B
49 Deutzianthus tonkinensis Gagnep Vai máu trắng + + G
50 Euphorbia thymyfolia L Cỏ sữa lá nhỏ + T
51 Glochidion velutinum Wight Bọt ếch + + B
52 Macaranga denticulata Muell-Arg Lá nến + + G
53 Mallotus apelta Muell-Arg Ba bét trắng + + G
54 M. barbatus Muell-Arg Bùm bụp + + + B
55 Microdesmis caseariaefolia Hook Chẩn + + G
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
56 Phyllanthus emblica L Me rừng + + G
57 P. reticulatus Poir Phèn đen + + B
58 P. urinaria L Chó đẻ răng cưa + B
59 Sapium discolor Muell-Arg Sòi tía + G
60 Sapium rotundifolium Hemsl Sòi lá tròn + G
18. FABACEAE HỌ ĐẬU
61 Acacia mangium Willd Keo tai tượng + G
62 Acacia auriculiformis Benth Keo lá tràm + G
63 Archidendron clypearia Niel Mán đỉa + G
64 Bauhinia pyrrhoclaza Drake Móng bò + + + G
65 Bowringia callicarpa Benth Dây bánh nem + + L
66 Caesalpinia sappan L Vang + + G
67 Senna hirsuta L Muồng lông + + B
68 Crotalaria pallida Ait Lục lạc + B
69 Derris elliptica Benth Dây mật + L
70 Desmodium gangeticum (L) DC Thóc lép + + + B
71 Erythrofloeum fordii Oliv Lim xanh + + G
72
Gymnocladus angustifolius
E. Vidal
Còng mạ + + G
73 Flemingia macrophylla L Hàm xì + + B
74 Lysidice rhodostegia Hance Mí + G
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
75 Millettia eberhardtii Gagnep Cổ giải + G
76 M. ichthyochtona Drake Thàn mát + G
77 Ormosia fordiana Oliv Ràng ràng xanh + + G
78 O. balansae Drake Ràng ràng mít + G
79 Paralbizzia lucida L Cứt ngựa + G
80 Peltophorum tonkinense Backer Lim vang + G
81 Pueraria phaseoloides Benth Sắn dây rừng + + L
82 Urania crinita Desv et DC Bông đuôi chó + B
19. FAGACEAE HỌ DẺ
83 Castanopsis indica (Roxb) A.DC Dẻ gai + + G
20. HYPERICACEAE HỌ THÀNH NGẠNH
84 Cratoxylon cochinchinensis Blume Thành ngạnh + + G
85 C. formosum (Jack) Dyer Đỏ ngọn + G
21. JUGLANDACEAE HỌ ÓC CHÓ
86 Engelhardtia chrysolepis Hance Chẹo + + + G
22. LAURACEAE HỌ LONG NÃO
87
Actinodaphne cochinchinensis
Meisn
Kháo nhớt + + G
88 Lindera myrrha (Lour) Merr Ô dược núi + G
89 Litsea amara Blume Mò lông + + G
90 L. cubeba (Lour) Pers Màng tang + + + G
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
91 L. glutinosa Roxb Bời lời nhớt + G
92 Machilus bonii Lecomte Kháo vàng + + G
23. LORANTHACEAE HỌ TẦM GỬI
93 Taxillus chinensis DC Tầm gửi + L
24. MAGNOLIACEAE HỌ MỘC LAN
94 Manglietia glauca L Mỡ + G
25. MELASTOMATACEAE HỌ MUA
95 Melastoma candium D.Don Mua trắng + B
26. MELIACEAE HỌ XOAN
96 Melia azedarach L Xoan + + G
27. MENISPER MACEAE HỌ TIẾT DÊ
97 Fibraurea tinctoria L Hoàng đằng + T
98 Tinospora sinensis Miers Dây đau xương + + L
28. MORACEAE HỌ DÂU TẰM
99 Broussonettia pagyrifera (L) Vent Dướng + G
100 Ficus heterophylla L Vú bò xẻ + + B
101 Ficus hirta Vahl Vú bò + + B
102 Ficus hispida L Ngái + G
103 Ficus variegata Blume Vả + G
104 Streblus asper Lour Duối + G
29. MYRISTICACEAE HỌ MÁU CHÓ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Điểm nghiên cứu Dạng
sống 1 2 3 4 5
105 Knema corticosa Lour Máu chó lá nhỏ + + G
30. MYRSINACEAE HỌ ĐƠN NEM
106 Ardisia crenata Sims Trọng đũa + B
107 Embelia laeta (L) Mez Chua ngút + T
108 Maesa perlarius Merr Đơn nem + + B
31. MYRTACEAE HỌ SIM
109 Eucalyptus exserta Muell Bạch đàn liễu + G
110 Rhodomyrtus tomentosa Hassk Sim + B
111 Syzygiu._.Tầng C: 68 - 100 cm.
- Đất có màu vàng cấu tượng hạt đất chặt, kiến trúc cục, có lẫn ít đá.
4.2.3. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng Keo tai tƣợng 10 tuổi
Độ dốc 15o, độ cao tương đối 14m.
Hướng dốc: Đông nam.
* Tầng A: 0 - 18 cm
- Đất có màu nâu vàng, đất ẩm, tơi xốp, có nhiều tổ mối, chuyển lớp rõ
về màu sắc.
* Tầng B: 18 - 66 cm.
- Đất màu nâu vàng, hơi khô, đất chặt, chuyển màu sắc rõ.
* Tầng C: 66 - 100 cm,
- Đất màu vàng, hơi khô, đất chặt, có lẫn đá.
4.2.5. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng Bạch đàn 10 tuổi
Đất có độ dốc 300, độ cao tương đối 16m.
Hướng dốc đông nam, có xói mòn mặt yếu.
* Tầng A: 0 - 12 cm
- Đất có màu vàng nhạt, đất khô, kết cấu viên, có tổ kiến hang giun ít,
có rễ cây, chuyển lớp rõ về màu sắc, đất thịt trung bình.
* Tầng B: 12 - 56 cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
- Đất màu vàng nâu, hơi chặt, hơi khô, chuyển lớp rõ về màu sắc.
* Tầng C: 56 - 80 cm
- Đất có màu vàng, hơi chặt, hơi khô, có lẫn đá sỏi cơm, chuyển màu
sắc rõ.
Nhận xét về hình thái phẫu diện đất ở các điểm nghiên cứu:
- Tất cả 5 quần xã nghiên cứu, phẫu diện đất đều có sự phân tầng rõ
ràng, gồm 3 tầng A, B, C. Ở quần xã rừng phục hồi tự nhiên có chiều dày tầng
đất (A + B) lớn nhất là 75 cm, tiếp theo là rừng phục hồi 25 tuổi có chiều dày
tầng đất là 72 cm, rừng Mỡ 12 tuổi là 68 cm, rừng Keo 10 tuổi là 66 cm, rừng
Bạch đàn 10 tuổi 56 cm.Có thể xếp theo thứ tự độ dày tầng đất nhỏ dần là:
RPH 30 tuổi > RPH 25 tuổi > RMO 12 tuổi > RKE 10 tuổi > RBĐ 10 tuổi
- Qua điều tra quan sát ngoài thực địa với các màu sắc tầng đất cụ thể,
có thể nhận định rằng đất tầng mặt A ở quần xã rừng phục hồi 30 tuổi và rừng
phục hồi 25 tuổi có đô phì cao nhất so với các quần xã khác vì có lớp thảm
mục, đất ẩm, tơi xốp, có cấu tượng hạt...
Từ đó có thể thấy vai trò thảm thực vật có tác dụng to lớn không chỉ
làm giảm xói mòn mặt đất mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng, do đó tầng
A có độ dầy lớn nhất.
Việc điều tra ngoài thực địa mới chỉ cho biết thông tin ban đầu về tính
chất của đất. Để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật thì cần phải phân
tích một số tính chất lý hóa học của đất. Tuy nhiên thảm thực vật mới chỉ có
tác dụng cải tạo đất dần dần theo thời gian, còn quyết định tính chất hóa học
của đất là do yếu tố đá mẹ.
4.3. Ẩnh hƣởng của quần xã rừng đến một số tính chất lý học của đất
Tính chất lý học của đất có ý nghĩa quan trọng tới sự sinh trưởng phát
triển của thực vật và độ phì của đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
chúng tôi chỉ đề cập đến độ ẩm, độ xốp, mức độ xói mòn và thành phần cơ
giới của đất. Kết quả được trình bầy ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Một số tính chất lý học của đất trong các quần xã nghiên cứu
Quần xã
Độ che
phủ (%)
Độ sâu lấy
mẫu (cm)
Độ ẩm
(%)
Độ xốp
(%)
Mức độ xói mòn
RPH 30 tuổi 95 - 100
0 - 10 70,2 60,2
Xói mòn rất nhẹ 10 - 20 66,0 55,4
20 - 30 62,0 51,3
RPH 25 tuổi 90 - 95
0 - 10 65,5 56,7
Xói mòn rất nhẹ 10 - 20 62,6 54,2
20 - 30 60,3 51,0
RMO 12 tuổi 80 - 85
0 - 10 63,4 54,0
Xói mòn mặt nhẹ 10 - 20 61,5 53,4
20 - 30 58,8 52,6
RKE 10 tuổi 75 - 85
0 - 10 52,7 53,6
Xói mòn mặt nhẹ 10-20 50,1 53,4
20 - 30 48,4 50,8
RBĐ 10 tuổi 65 - 70
0 - 10 36,0 44,0
Xói mòn mặt ở
mức độ trung bình
10 - 20 34,5 42,6
20 - 30 30,8 40,0
4.3.1. Độ ẩm đất
Từ kết quả ở bảng 4.5 có thể thấy ở RPH tự nhiên đất có độ ẩm cao
nhất (RPH 30 tuổi là 70,2%, RPH 25 tuổi là 65,5%) sau đó là RMO 12 tuổi là
63,4%; RKE 10 tuổi là 52,7% và thấp nhất là RBĐ 10 tuổi chỉ có 36,0%. Độ
ẩm đất có liên quan mật thiết với độ che phủ của thảm thực vật và tổ hợp
thành phần loài của nó. Độ ẩm cao khi độ che phủ cao và độ ẩm thấp khi độ
che phủ thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Trong từng thảm thực vật thì độ ẩm đất cũng giảm dần theo chiều sâu
của phẫu diện, nhưng mức giảm là không lớn. Điều đó chứng tỏ độ ẩm của
đất là do nước mưa cung cấp, lượng nước này được rễ cây giữ lại và độ che
phủ của thảm thực vật đã hạn chế sự bốc hơi nước từ bề mặt đất.
4.3.2. Độ xốp
- Độ xốp của đất có ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt và độ ẩm của đất.
Độ xốp có tác dụng làm cho không khí, nước, rễ cây, vi sinh vật và động vật
di chuyển dễ dàng. Mặt khác đất xốp sẽ thoáng khí, giúp cho cây trao đổi khí
với môi trường bên ngoài thuận lợi.
- Độ xốp của đất biến động theo quy luật giảm dần theo chiều sâu của
phẫu diện. Độ xốp của đất trong các thảm thực vật khác nhau là khác nhau.
Độ xốp cao nhất là ở RPH 30 tuổi là 60,2%, tiếp đến là RPH 25 tuổi là 56,7
%, RMO 12 tuổi là 54,0%, RKE 10 tuổi là 53,6% và cuối cùng thấp nhất là
RBĐ 10 tuổi là 44,0%.
Từ kết quả trên có thể thấy rằng độ xốp của đất cao khi thảm thực vật
có độ che phủ cao.
4.3.3. Mức độ xói mòn đất
Ở các vùng đất đồi, núi nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng,
nguyên nhân chủ yếu gây ra xói mòn đất là do nước mưa. Về mùa mưa với
cường độ mưa lớn (2030,2mm) đã tạo ra các dòng chảy bề mặt làm bào mòn lớp
đất mặt.
Quan sát tại 5 quần xã nghiên cứu cho thấy các RPH tự nhiên không có
dấu hiệu của xói mòn. Các RMO 12 tuổi, RKE 10 tuổi đều có hiện tượng xói
mòn nhẹ ở mức độ 1. Biểu hiện của xói mòn nhẹ là bề mặt đất không có dấu
vết, khả năng thấm nước lớn, không có hiện tượng di chuyển đất đi xa, lớp đất
mặt mất dưới 25%. RBĐ 10 tuổi có hiện tượng xói mòn trung bình ở mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
độ 2. Biểu hiện là xuất hiện rãnh có chiều rộng 30 cm, sâu 8 - 10cm, mất lớp
đất mặt 25% ( Lê Văn Khoa và cộng sự, 1998 [23] )
Nguyên nhân gây ra xói mòn đất là do mất hoặc giảm sút độ che phủ
của thảm thực vật. Xói mòn đất xảy ra mạnh ở những nơi đất dốc và lớp phủ
thực vật nghèo nàn. Lớp tán cây rừng có tác dụng ngăn cản một phần lượng
nước mưa, phân phối lại lượng nước rơi. Mặt khác lớp thảm mục và hệ thống
rễ cây có tác dụng ngăn cản dòng chảy bề mặt, làm lượng nước mưa ngấm
sâu vào lòng đất nên hạn chế xói mòn xảy ra. Cường độ xói mòn mặt đất xảy
ra khác nhau ở những nơi có độ che phủ của thảm thực vật khác nhau.
Ở thảm thực vật rừng phục hồi 30 tuổi, 25 tuổi và rừng Mỡ tái sinh
12 tuổi có độ che phủ cao (85 - 100%), có cấu trúc phức tạp (4 tầng), thành
phần loài và dạng sống phong phú, tầng thảm mục dày đã hạn chế được sự xói
mòn, giữ độ ẩm cao, hàm lượng mùn cao và độ xốp lớn. Ở rừng Keo tai tượng
10 tuổi, do có độ che phủ thấp hơn (65 - 80%), cấu trúc tầng đơn giản hơn (3
tầng) do trồng thuần loài, nên đã xảy ra xói mòn mặt nhẹ. Ở rừng Bạch đàn 10
tuổi có độ che phủ chung thấp (65 - 70%), cấu trúc (3 tầng), với thành phần
loài nghèo nàn, đất có hàm lượng mùn và độ xốp nhỏ, kết cấu rời rạc, khối
lượng vật chất rơi rụng (lá, cành) ít, tầng thảm mục rất mỏng đã làm tăng mức
độ xói mòn (mức trung bình, độ 2).
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy độ che phủ của thảm thực vật
khác nhau có tác động khác nhau đến đặc tính lý học của đất. Độ che phủ của
thảm thực vật cao có tác dụng giữ ẩm, chống xói mòn rửa trôi, nâng cao được độ
phì, đất tơi xốp. Còn độ che phủ của thảm thực vật thấp thì hiệu quả sẽ ngươc lại.
4.3.4. Thành phần cơ giới đất
Thành phần cơ giới đất là tổng số các thành phần cơ học có kích thước
khác nhau chứa trong đất. Thành phần cơ giới là biểu hiện đặc trưng về nguồn
gốc phát sinh và có ảnh hưởng nhiều đến tính chất lý hóa học của đất. Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
phần cơ giới ảnh hưởng đến không khí, chất dinh dưỡng và chế độ nước trong
đất. Do đó ảnh hưởng đến độ phì của đất và tác động đến sinh trưởng của cây
rừng. Kết quả phân tích thành phần cơ giới được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 thành phần cơ giới đất ở các quần xã nghiên cứu
Quần xã
Đặc trƣng
chính
Độ sâu
(cm)
% cấp hạt đƣờng kính
0,2-0,02
(Cát)
0.02-0.002
(Limon)
<0.002
(Sét)
RPH 30 tuổi
(PD1)
-Có tầng thảm
mục, đất ẩm
-Tầng đất dày
0 - 10 27,6 31,6 39,9
10 - 20 25,4 32,3 41,5
20 - 30 26,1 33,8 42,4
RPH 25 tuổi
(PD5)
-Có tầng thảm
mục, đất ẩm
-Tầng đất dày
0 - 10 26,9 30,2 38,6
10 - 20 25,7 31,6 37,2
20 - 30 25,1 33,5 36,4
RMO 12 tuổi
(PD7)
Đất hơi ẩm
Tầng đất dày
Xói mòn mặt yếu
0 - 10 37,7 37,5 36,7
10 - 20 36,1 37,1 36,2
20 - 30 34,6 36,3 43,5
RKE 10 tuổi
(PD10)
Đất hơi ẩm
Tầng đất dày
Xói mòn mặt yếu
0 - 10 35,0 32,8 35,1
10 - 20 34,6 31,5 33,6
20 - 30 31,2 30,4 31,8
RBĐ 10 tuổi
(PD19)
Đất hơi khô
Tầng đất dày
Xói mòn mặt
trung bình
0 - 10 41,2 30,1 29,8
10 - 20 40,6 28,5 36,1
20 - 30 30,4 27,6 37,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy ở cả 5 quần xã nghiên cứu đều thuộc loại
đất sét nhẹ. Cấp hạt sét tỷ lệ với độ che phủ của thảm thực vật. Ở RPH tự
nhiên có độ che phủ cao dẫn đến tỷ lệ hạt sét cao, do có tầng thảm mục dầy đã
hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi. Độ che phủ thấp (ở các loại thảm còn lại)
đều dẫn đến tỷ lệ hạt sét thấp, tỷ lệ hạt cát cao hơn do sự rửa trôi và xói mòn
mạnh (đặc biệt là ở rừng bạch đàn trồng thuần loài).
Tóm lại, từ các kết quả phân tích ở trên có thể thấy rằng độ che phủ của
thảm thực vật (cùng với độ dốc) có ảnh hưởng đến đặc tính lý học của đất. Độ
che phủ càng cao (độ dốc thấp) càng có giá trị trong việc bảo vệ và cải thiện
tốt những tính chất lý học của đất.
4.4. Ảnh hƣởng của các quần xã thực vật đến một số tính chất hóa học
của đất
Kết quả phân tích đất dưới các quần xã nghiên cứu được trình bày trong
bảng 4.7.
4.4.1. Độ chua pH(KCl)
Độ chua là một chỉ tiêu của tính chất hóa học của đất, nó ảnh hưởng đến
nhiều quá trình lý hóa học và sinh học của đất và tác động trực tiếp đến sự
sinh trưởng phát triển của cây rừng. Nhìn chung pH(KCl) có xu hướng giảm
theo độ sâu tầng đất nhưng không nhiều. Tuy nhiên độ chua pH(KCl) của các
quần xã biến động theo qui luật chung là giảm dần khi độ che phủ của thảm
thực vật giảm.
Tại các điểm nghiên cứu trị số pH(KCl) là tương đối thấp, biến động
từ 3,03 đến 4,82, điều đó chứng tỏ đất vùng này khá chua.
Xét về độ chua trung bình tại 5 điểm nghiên cứu thì rừng Bạch đàn 10
tuổi có pH(KCl) trung bình nhỏ nhất (pH=3,26). Với chỉ số này thì đất dưới
rừng Bạch đàn được xếp vào loại đất có độ chua cao nhất. Chỉ số pH(KCl)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
cao nhất ở rừng phục hồi tự nhiên 30 tuổi (pH = 4.82); sau đó đến rừng phục
hồi 25 tuổi, rừng Keo và rừng Mỡ. Nguyên nhân là do độ che phủ cũng như
khả năng cải tạo đất của từng kiểu rừng, rừng phục hồi tự nhiên tốt hơn rừng
Bạch đàn và Mỡ.
Bảng 4.7. Một số tính chất hóa học của đất dưới các quần xã nghiên cứu
Quần
xã
Độ
sâu
(cm)
pH
(KCl)
Mùn
(%)
Đạm
(%)
Lân, Kali dễ tiêu
(mg/100g)
Ca
2+
, Mg
2+
trao
đổi (mg/100g)
P2O5 K2O Ca
2+
Mg
2+
RPH
30
tuổi
0-10 4,82 4,70 0,32 2,00 4,60 5,00 4,70
10-20 4,78 2,80 0,14 1,80 2,10 2,40 2,20
20-30 4,78 2,00 0,13 1,18 2,23 2,10 2,00
RPH
25
tuổi
0-10 4,78 4,10 0,22 2,00 5,40 4,80 4,70
10-20 4,72 2,10 0,14 1,30 2,30 3,60 3,40
20-30 4,63 1,80 0,10 0,90 2,20 2,20 3,30
RMO
12tuổi
0-10 4,12 4,20 0,18 1,50 3,20 4,00 3,60
10-20 4,08 4,00 0,16 1,00 1,80 3,10 3,80
20-30 4,07 3,90 0,14 1,00 1,60 1,60 3,50
RKE
10
tuổi
0-10 4,30 4,40 0,21 2,10 3,90 4,90 4,60
10-20 4,13 2,90 0,17 1,50 2,00 2,80 4,70
20-30 4,14 2,30 0,13 1,20 1,70 2,50 3,00
RBĐ
30
tuổi
0-10 3,47 2,30 0,10 1,30 2,80 1,40 2,30
10-20 3,27 2,10 0,11 1,10 1,40 1,10 2,00
20-30 3,03 2,00 0,10 0,80 1,30 0,80 1,80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Sự biến đổi độ chua pH(KCL) được biểu diễn ở hình 4.1
pH(KCl)
4.8
2
4.7
8
4.1
2 4.3
0
3.4
7
4.7
8
4.7
2
4.0
8 4.1
3
3.2
7
4.7
8
4.6
3
4.0
7
4.1
4
3.0
3
0
1
2
3
4
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12tuổi
RKE 10 tuổi
RbĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện
Hình 4.1: Sự biến đổi độ chua pH(KCl)
4.4.2. Hàm lƣợng mùn tổng số (%)
Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây, mùn có vai trò rất quan trọng
với độ phì của đất, ảnh hưởng đến một số tính chất lý học, hóa học và sinh
học của đất.
Kết quả phân tích đất ở bảng 4.8 cho thấy trong mỗi kiểu rừng thì hàm
lượng mùn biến đổi theo quy luật giảm nhanh theo chiều sâu phẫu diện. Ở lớp
đất mặt (0 - 10 cm) của các quần xã RPH có hàm lượng mùn cao nhất và dao
động từ 4,1 - 4,7%. Tiếp theo là RKE 10 tuổi có hàm lượng mùn là 4,4%,
RMO 12 năm là 4,2%. Hàm lượng mùn thấp nhất ở RBĐ 10 tuổi chỉ có
2,3%. Nguyên nhân là rừng phục hồi tự nhiên có độ che phủ cao, tổ hợp
thành phần loài lớn, lượng cành rơi lá rụng trả lại cho đất cao hơn, từ đó khối
lượng vi sinh vật và động vật đất tăng, sự hoạt động và xác chết của nó góp
phần tăng lượng mùn cho đất nên tạo cho đất có khả năng tích lũy mùn không
chỉ ở tầng mặt mà cả tầng sâu hơn. Ngoài ra độ che phủ cũng có vai trò quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
trọng làm giảm sự xói mòn và rửa trôi các chất mùn, dinh dưỡng trong đất.
Riêng rừng Mỡ hàm lượng mùn ít thay đổi theo độ sâu (30cm), điều này có lẽ
không thể liên quan đến tốc độ tăng trưởng nhanh, lá rụng nhiều mà còn có
thể liên quan đến động vật đất.
Sự biến đổi hàm lượng mùn tại các điểm nghiên cứu được trình bầy ở hình 4.2.
Mùn(%)
4.7
0
4.1
0 4.2
0 4.4
0
2.3
2.8
0
2.1
0
4.0
0
2.9
0
2.1
2.0
0
1.8
0
3.9
0
2.3
0
2
0
1
2
3
4
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBD 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện
Hình 4.2: Sự biến đổi của hàm lượng mùn
4.4.3. Hàm lƣợng đạm tổng số (%)
Đạm là một trong các chất quan trọng nhất của dinh dưỡng cây. Khi phân tích
hàm lượng đạm tổng số có thể giúp ta so sánh các loại đất, đánh giá khả năng tích
lũy đạm trong đất và ở mức độ nhất định cũng xác định được đất tốt hay đất xấu…
Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy hàm lượng đạm tổng số cũng có quy luật
chung là giảm dần theo độ sâu và theo từng kiểu thảm thực vật. Điều này nói
lên rằng khi độ che phủ của thảm thực vật cao, sinh khối cả phần trên và
phần dưới đất cũng cao, chất hữu cơ chết hàng năm cung cấp cho đất lớn nên
hàm lượng đạm tăng lên trong đất. Hàm lượng đạm tổng số trong đất của các
quần xã hầu như đều tập trung ở lớp đất mặt (0 - 10 cm). Ở các quần xã RPH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
hàm lượng đạm là cao nhất, dao động từ là 0,22% đến 0,32%, còn các quần xã
RMO và RKE có hàm lượng đạm tương ứng là 0,18% và 0,21%. Thấp nhất là
RBĐ hàm lượng đạm chỉ có 0,1% trong đó hàm lượng đạm của RPH tự nhiên
đạt cao và đặc biệt là tầng đất mặt, điều này quan hệ mật thiết với độ đậm đặc
của lớp phủ thực vật và đặc biệt là số lượng loài thuộc họ đậu trong kiểu rừng
này rất lớn (11 - 13 loài)
Sự biện động hàm lượng đạm tổng số ở các điểm nghiên cứu được trình
bầy ở hình 4.3
Đạm (%)
0.3
2
0.2
2
0.1
8
0.2
1
0.1
0.1
4
0.1
4 0.
16 0.1
7
0.1
1 0.
13
0.1
0
0.1
4
0.1
3
0.1
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diễn (cm)
Hình 4.3: Hàm lượng đạm tổng số (%) ở các điểm nghiên cứu
4.4.4. Hàm lƣợng lân và kali dễ tiêu
Chúng tôi không phân tích hàm lượng lân và kali tổng số trong đất mà
tiến hành phân tích hàm lượng lân và kali dễ tiêu. Bởi vì hàm lượng dễ tiêu
biểu thị phần chất dinh dưỡng trong đất mà cây có thể sử dụng nên nó có ý
nghĩa đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây hơn. Tuy nhiên khái niệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
dễ tiêu là một khái niệm tương đối vì cây trồng có thể sử dụng chất khó tiêu
trong đất rất khác nhau tùy loài cây, tùy thời kỳ phát triển và tùy phản ứng
của đất.
Hàm lượng lân và kali dễ tiêu cũng biến động theo quy luật giảm dần
theo độ sâu tầng đất và độ che phủ của thảm thực vật.
Hàm lƣợng lân dễ tiêu (P2O5):
Hàm lượng lân dễ tiêu ở các quần xã thực vật khác nhau là khác
nhau. Ở độ sâu tầng đất từ 0 - 10 cm, hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất gặp
ở đất RKE 10 tuổi (2,1 mg/100g). Sau đó là RPH (2,0 mg/100g), RMO 12
tuổi là 1,5 mg/100g. Đất nghèo lân nhất là ở RBĐ 10 tuổi chỉ có 1,3
mg/100g. Ngoài ra trong từng phẫu diện hàm lượng lân dễ tiêu cũng giảm
dần theo độ sâu.
Sự biến động của hàm lượng lân dễ tiêu trong các tầng đất tại các điểm
nghiên cứu được biểu diễn ở hình 4.4
P2O5 (mg/100g)
2.0
0
2.0
0
1.5
2.1
0
1.3
0
1.8
0
1.3
0
1
1.5
0
1.1
0 1.1
8
0.9
0 1
1.2
0
0.8
0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.4: Hàm lượng lân dễ tiêu ở các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Hàm lƣợng Kali dễ tiêu (K2O):
Hàm lượng kali dễ tiêu ở các quần xã nghiên cứu là khá cao, ở RPH hàm
lượng kali dễ tiêu cao nhất là lớp đất mặt (0-10cm) từ 4,60 - 5,40 mg/100g.
Sau đó là RKE 10 tuổi đạt 3,90 mg/100g; RMO 12 tuổi đạt 3,20 mg/100g,
thấp nhất là ở RBĐ 10 tuổi đạt 2,80 mg/100g. Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy
hàm lượng kali dễ tiêu ở các lớp đất sâu (10 - 30 cm) không có sự biến đổi
lớn, thường thấp hơn so với lớp đất mặt (0 - 10 cm) rất nhiều. Điều này chứng
tỏ rằng hàm lượng kali dễ tiêu phụ thuộc rất lớn vào sự hoạt động tích cực của
các vi sinh vật.
Quy luật biến động của hàm lượng kali dễ tiêu cũng giống như quy luật
biến động hàm lượng lân dễ tiêu (giảm theo độ sâu tầng đất và độ che phủ của
thảm thực vật). Sự biến động hàm lượng kali dễ tiêu ở các thảm thực vật tại
các điểm nghiên cứu được thể hiện ở hình 4.5.
K2O (mg/100g)
4.6
0
5.4
0
3.2
3.9
0
2.8
0
2.1
0 2.3
0
1.8 2
.00
1.4
0
2.2
3
2.2
0
1.6 1.7
0
1.3
0
0
1
2
3
4
5
6
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.5: Hàm lượng kali dễ tiêu ở các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
4.4.5. Hàm lƣợng Ca
2+
và Mg
2+
trao đổi
Ca và Mg là hai nhân tố có tác dụng tốt nhất làm giảm độ chua của
đất và ảnh hưởng đến nhiều tính chất hoá học khác của đất. Trong các
điểm nghiên cứu hàm lượng Ca++ trao đổi luôn lớn hơn hàm lượng Mg++
trao đổi. Hàm lượng Ca++ và Mg++ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình rửa
trôi của đất.
Hàm lượng Ca++ trao đổi của đất dưới các thảm thực vật nghiên cứu
có xu hướng giảm theo chiều sâu của tầng đất và giảm khi độ che phủ của
thảm thực vật giảm. Các quần xã RPH có hàm lượng Ca++ trao đổi cao
nhất (4,80 -5,00 mg/100g), còn các quần xã rừng trồng có hàm lượng
Ca
++
trao đổi thấp hơn và xếp theo thứ tự là RKE > RMO > RBĐ.
Hàm lượng Mg++ trao đổi ở các quần xã nghiên cứu cũng có quy luật
tương tự như đối với hàm lượng Ca++ trao đổi, cao nhất ở RPH
(4,70 mg/100g) còn các quần xã rừng trồng hàm lượng Mg++ trao đổi được
xếp theo thứ tự giảm dần là RKE > RMO > RBĐ. Riêng RMO hàm lượng
Mg
++
ít thay đổi theo độ sâu và cũng đạt trị số khá cao, RKE cũng vậy và
ở tầng 1, 2 còn đạt trị số cao hơn RMO. Điều này có thể liên quan đến khả
năng tìm kiếm Mg++ của 2 loài Mỡ và Keo, rồi qua phần chết sẽ được tích
lại trong lớp đất mặt.
Sự biến biến đổi hàm lượng Ca++ và Mg++ tại các điểm nghiên cứu được
biểu diễn ở hình 4.6 và 4.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Ca
++
(mg/100g)
5.0
0
4.8
0
4
4.9
0
1.4
0
2.4
0
3.6
0
3.1
2.8
0
1.1
0
2.1
0 2.2
0
1.6
2.5
0
0.8
0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.6: Hàm lượng Ca
++
ở các điểm nghiên cứu
Mg
++
(mg/100g)
4.7
0
4.7
0
3.6
4.6
0
2.3
0
2.2
0
3.4
0 3
.8
4.7
0
2.0
0
2.0
0
3.3
0 3.5
3.0
0
1.8
0
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
0-10 10-20 20-30
RPH 30 tuổi
RPH 25 tuổi
RMO 12 tuổi
RKE 10 tuổi
RBĐ 10 tuổi
Độ sâu phẫu diện (cm)
Hình 4.7: Hàm lượng Mg
++
ở các điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Tóm lại: Qua việc phân tích một số chỉ tiêu hóa học của đất tại các điểm
nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc
làm biến đổi tính chất hóa học của đất, làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất, từ đó
làm tăng độ phì (tăng lượng mùn, đạm, độ pH, Ca++, Mg++ trao đổi).
Quy luật chung là thành phần loài cao và độ che phủ của thảm thực vật
càng tăng thì hiệu quả cải tạo đất càng lớn vì lượng chất hữu cơ trả về cho đất
tăng và độ che phủ tăng đã làm giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Đó chính là
nguyên nhân làm cho rừng phục hồi tự nhiên thường có các đặc tính nói trên tốt
hơn các loại rừng khác.
Đánh giá ưu điểm của RPH tự nhiên với rừng trồng thì RPH tự nhiên
có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất tốt hơn so với rừng trồng. Còn ở rừng trồng
thì RKE, RMO có tác dụng cải tạo đất tốt hơn RBĐ, trình tự của nó là:
RPH > RKE > RMO > RBĐ. Chúng tôi lấy 3 yếu tố ban đầu làm chuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
1. Trong các kiểu thảm thực vật nghiên cứu đã thống kê được 150 loài
thuộc 47 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó RPH là loại hình có thành phần
loài và dạng sống cao nhất, thấp nhất là RBĐ. RPH càng cao tuổi thì thành
phần loài càng phong phú thêm.
RPH có cấu trúc phức tạp hơn rừng trồng, RPH tuổi càng cao thì
tính phức tạp trong cấu trúc không gian càng rõ nét.
2. Có sự khác nhau về độ dày tầng đất mặt (tầng A) giữa các kiểu thảm:
RPH làm tăng độ dày của tầng đất mặt nên tầng này có độ dầy lớn nhất. RBĐ
làm phẫu diện đất xấu đi, lớp đất mỏng hơn nên tầng này có độ dầy thấp nhất,
RKE và RMO cũng làm giảm độ dầy tầng đất mặt.
3. Rừng có tác dụng bảo vệ và làm tốt thành phần cơ giới tính, chất lý học
của đất, trong đó tốt hơn cả là RPH, sau đó đến RKE, RMO và cuối cùng RBĐ.
4. Rừng cũng có tác dụng cải tạo tốt thành phần hoá học của đất. Tuỳ
theo từng loại rừng mà mức độ cải tạo là khác nhau. Trình tự cải tạo đất của
các kiểu rừng mà chúng tôi nghiên cứu là:
RPH 30 tuổi > RPH 25 tuổi > RKE 10 tuổi > RMO 12 tuổi > RBĐ 10 tuổi
II. Đề nghị
- Không nên sử dụng mô hình rừng trồng thuần loại có cấu trúc tầng
đơn giản để phủ xanh đồi trọc.
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu, rộng hơn về nhiều tính chất
ly, hóa học khác để có những biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhất, nhanh
chóng chuyển hóa rừng trồng thành rừng có cấu trúc gần giống rừng phục hồi
tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đặng Ngọc Anh (1993), Khoanh nuôi và phục hồi rửng dẻ tại Hà
Bắc, Công trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp (1991-1995), NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
2. Giáp Thị Hồng Anh (2004), Nghiên cứu đặc điểm của một số thảm
thực vật thứ sinh và tính chất hóa học đát tại xã Canh Nậu-huyện Yên Thế-
tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường ĐHSP Thái Nguyên.
3. Nguyên Thị Kim Anh (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số
thảm thực vật đến môi trường đất vùng đồi núi tỉnh Thái Nguyên, Luận văn
thạc sĩ Sinh học, trường ĐHSP Thái Nguyên.
4. Phạm Hồng Ban (2000), Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học
trong nông nghiệp nương rãy ở vùng Tây Nam-Nghệ An, Luận án tiến sĩ Sinh
học, Vinh.
5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ
thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội
7. Bộ NN và PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
8. Lê Trần Chấn (1990), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt
Nam, NXB khoa học và kỹ thuật.
9. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ cùng núi phía bắc Việt Nam, Công
trình nghiên cứu khoa học trường ĐHSP Việt Bắc.
10. Hoàng Chung (2005), Quần xã thực vật, NXB giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
11. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng
khoang nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
12. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng bảo vệ môi trường của
một số mô hình rừng trồng trên vùng đồi núi chung du một số tỉnh miền núi,
Đề tài Khoa học công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
13. Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Phòng thống kê huyện Phú Lương,
Niên giám thông kê 2008.
14. Nguyễn Lân Dũng (1984), Vi sinh vật đất và sự chuyển hóa các hợp
chất cacbon, nitơ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Nguyễn Trọng Điều (1992), Dân số và tài nguyên thiên nhiên,
ĐHSP I Hà Nội xuất bản.
16. Giacop.A (1956), Đất, NXB Nông thôn, Hà Nội.
17. Phạm Hoàng Hộ (1992-1993), Cây cỏ Việt Nam, Quyển I-III
Montreal, Canada.
18. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục
hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng
Ninh), Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
19. Nguyễn Thế Hưng và Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và
dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo
khoa học Đại học sư phạm Việt Bắc số 3.
20. Đặng Thị Thu Hương (2005), Nghiên cứu đặc điểm và đánh giá
năng lực tái sinh tự nhiên của thảm thực vật cây bụi tại trạm đa dạng sinh
học Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
21. Bùi Thị Huế (1991-1994), Nghiên cứu ảnh hưởng của vùng trồng
bạch đàn đến một số tính chất đất vùng đồi núi thấp miền Bắc Việt Nam,
Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp.
22. Lê Văn Khoa (1993), Bài giảng thổ nhưỡng, trường Đại học tổng
hợp, Hà Nội.
23. Lê Văn Khoa và cộng sự (1998), Đất và một số phương pháp xác
định nhanh một số chỉ tiêu độ phì đất, Chương trình phát triển Liên Hợp
Quốc, dự án UNDP/FAO/VIE/96/014, Hà nội 1998.
24. Vũ Tự Lập (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội.
25. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm
thực vật và sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án
tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
26. Trương Văn Lung, Nguyễn Bá Hải (1996), Trồng cây bộ đậu để cải
tạo đất và hướng phát triển vùng đồi miền tây Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn.
27. Trần Đình Lý (1997), Nghiên cứu mô hình trồng cây bộ đậu để cải tạo
đất vùng đồi Cát Hải, Bình Trị Thiên, Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật.
28. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1995), Khả năng tái sinh
tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa, Tạp chí nông nghiệp& PTNN.
29. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt
Nam, NXB Khoc học kỹ thuật, Hà Nội.
30. Richards.P.W (1964), Rừng mưa nhiệt đới ( Vương Tấn Nhị dịch),
NXB khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
31. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên của
một số quần xã thực vật sau nương rãy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi,
Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
32.Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao
Sa Pa, Phanxiphăng, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, NXB Đại
học quốc gia, Hà Nội.
34. Dương Hữu Thời (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học quốc
gia, Hà Nội.
35.Nguyễn Hữu Thoan (1986), Lâm sinh học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
36. Nguyễn Bá Thụ (1995), Nghiên cứu đa dạng thực vật ở vườn quốc gia
Cúc Phương, Luận án Phó tiến sĩ khoa học lâm nhgiệp, Trường Đại học Nông
lâm, Hà Tây.
37.Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB khoa
học kĩ thuật, Hà Nội.
38.Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt
Nam, NXB khoa học và kĩ thuật, TP.HCM.
39. Hoàng Xuân Tý (1996), Vai trò cây họ đậu trong sử dụng đất bền
vững vùng Tây Bắc, tính bền vững các chương trình nông lâm nghiệp vùng
cao, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
40. Hoàng Xuân Tý (1996), Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng
(Bồ đề, Bạch đàn, Keo), sử dụng cây họ đậu để cải tạo và nâng cao chất
lượng rừng, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
41. Nguyễn Tử Xiêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam thoái
hóa và phục hồi, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
42. Ủy ban Nông Nghiệp Bắc Thái (1975), Đất Bắc Thái, Bắc Thái.
43. Nguyễn Vi, Trần Khải (1978), Nghiên cứu hóa học đất vùng núi
Bắc Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
44. Nguyễn Quang Việt (1997), Nghiên cứu một số tính chất hóa học
cơ bản của đất dưới các trạng thái thực bì khác nhau ở xã Đồng Xuân-Hòa
Bình, Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Hà Tây.
45. Đặng Kim Vui (2002), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy, cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
46. Chavalier A. (1918), Premier inventeiredes bois et autres Produits
forestiersdu Tonkin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
PHỤ LỤC
ẢNH 1: RPH TỰ NHIÊN 30 TUỔI ẢNH 2: RPH TỰ NHIÊN 25 TUỔI
ẢNH 3: RKE TAI TƯƠNG 10 TUỔI ẢNH 4: RỪNG MỞ TÁI SINH 12 TUỔI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
ẢNH 5: RBĐ LÁ LIỄU 10 TUỔI
ẢNH 6: PHẪU DIỆN SỐ 1
DƯỚI RPH 30 TUỔI
ẢNH 7: PHẪU DIỆN SỐ 5
DƯỚI RPH 25 TUỔI
ẢNH 8: ẢNH PHẪU DIỆN SỐ 7
DƯỚI RMO TÁI SINH 12 TUỔI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
NGUỒN: DO TÁC GIẢ CHỤP NGÀY 10/06/2009
ẢNH 7: PHẪU DIỆN SỐ 10
DƯỚI RKE 10 TUỔI
ẢNH 8: ẢNH PHẪU DIỆN SỐ 19
DƯỚI RBĐ 10 TUỔI
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9290.pdf