Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

pdf111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM **************** TRẦN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG GỖ KEO LAI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM **************** TRẦN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG GỖ KEO LAI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Sơn THÁI NGUYÊN, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên, cán bộ phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật Chi cục Lâm nghiệp, cán bộ Khoa sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm giúp đỡ quí báu đó. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Tiến sĩ Nguyễn Huy Sơn - người hướng dẫn khoa học cho tác giả đã tận tình chỉ bảo và dành nhiều thời gian quí báu giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn. Nhân dịp này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong cả quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả Trần Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị, ảnh ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 4 1.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids) ........................ 4 1.1.2. Ảnh hưởng của giống đến năng suất rừng trồng thâm canh ............ 6 1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng. ......................................................................... 6 1.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng . 8 1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng .............................................................................. 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 10 1.2.1. Đặc điểm cây Keo lai (A. Hybrids) ............................................... 10 1.2.2. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng ..... 11 1.2.3. Tính chất gỗ và một số sản phẩm từ gỗ rừng trồng Keo lai ......... 19 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ,NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 22 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 22 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.2. Đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................... 22 2.2.1. Đối tượng: ...................................................................................... 22 2.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................... 23 2.3. Nội dung nghiên cứu: .......................................................................... 23 2.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ..................................................................................................... 23 2.3.2. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ............ 23 2.3.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ................................................................ 24 2.3.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đến tính chất lý - hóa của đất sau khi trồng rừng Keo lai được 5 năm tuổi. ............................................................................................... 24 2.3.5. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai nhằm phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy ...................................................................................... 24 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 24 2.4.1. Phương pháp luận tổng quát .......................................................... 24 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................... 24 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-Xà HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....... 32 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Đồng Hỷ ...................... 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 32 3.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội của huyện ......................................... 34 3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực bố trí thí nghiệm ................ 38 3.3. Đặc điểm sinh thái cây Keo lai ......................................................... 40 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 42 4.1. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng sinh trƣởng của rừng trồng Keo lai .................................................................................................. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 4.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng và năng suất của rừng trồng Keo lai .............................................................................. 49 4.3. Ảnh hƣởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trƣởng, năng suất rừng trồng Keo lai ...................................... 57 4.4. Ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đến tính chất lý hóa của đất rừng sau khi trồng Keo lai đƣợc 5 năm tuổi ............................................................................................... 64 4.5. Kết quả nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai phục vụ công nghiệp bột giấy......................................................................................................... 68 4.5.1. Đặc điểm gỗ Keo lai ....................................................................... 68 4.5.2. Nghiên cứu qui trình nấu bột ......................................................... 72 Chƣơng 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 84 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Nội dung ký hiệu, chữ viết tắt Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn G Tổng tiết diện ngang D1.3m Đường kính ở vị trí 1.3m Hvn Chiều cao vút ngọn DT Đường kính tán RCFTI Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng Fa Đất granit Fk Đất nâu đỏ bazan Fv Đất nâu vàng bazan Fs Đất đỏ vàng trên phiến sét Fp Đất phù sa cổ ÔTC Ô tiêu chuẩn VS Phân vi sinh R Hệ số tương quan Sig. Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra [1] Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo 1 Độ dày tầng đất cấp I > 100cm, kết von đá lẫn ở tầng A và B < 50% 2 Độ dày tầng đất cấp II : 50 - 100cm, kết von đá lẫn < 50% 3 Độ dày tầng đất cấp III 40% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC BẢNG TT bảng Nội dung Trang 3.1 Kết quả phân tích đất tại xã Khe Mo 39 4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 3 tuổi và 5 tuổi ở Khe Mo-Đồng Hỷ 44 4.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai sau 5 năm tuổi ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên (trồng năm 2002, thu thập số liệu năm 2007) 51 4.3 Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng, năng suất của rừng trồng Keo lai ở Đồng Hỷ-Thái Nguyên. 61 4.4 Kết quả phân tích đất trồng rừng thâm canh Keo lai tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 65 4.5 Tỷ trọng gỗ của Keo lai 69 4.6 Kích thước xơ sợi 70 4.7 Thành phần hóa học của gỗ Keo lai 72 4.8 Ảnh hưởng của mức dùng kiềm đến hiệu suất bột và trị số Kappa của bột từ gỗ Keo lai 5 tuổi 73 4.9 Kết quả tách Lignin trong bột gỗ Keo lai 5 tuổi ở Thái Nguyên bằng ôxy kiềm 75 4.10 Điều kiện công nghệ của các giai đoạn tẩy trắng bột giấy 76 4.11 Tính chất cơ lý của bột gỗ Keo lai sau tẩy trắng 77 4.12 So sánh chất lượng bột giấy từ Keo lai 5 năm tuổi tẩy trắng theo qui trình ECF với qui trình C-EOP-H đối chứng 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 DANH MỤC CÁC HÌNH TT hình Nội dung Trang 4.1.1 Biểu đồ sinh trưởng D1.3 của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 47 4.1.2 Biểu đồ sinh trưởng Hvn của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 47 4.1.3 Biểu đồ tăng trưởng về trữ lượng M(m3/ha) của các công thức mật độ Keo lai tuổi 3 và tuổi 5 47 4.1.4 Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức mật độ 2.000 cây/ha (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 48 4.1.5 Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức mật độ 1.660 cây/ha (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 48 4.2.1 Biểu đồ tăng trưởng về trữ lượng cây đứng của các công thức bón phân Keo lai 5 năm tuổi 53 4.2.2 Ảnh chụp Keo lai 5 năm tuổi trồng ở công thức bón phân tốt nhất (CT 4 - Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 56 4.2.3 Ảnh chụp Keo lai 5 tuổi - đối chứng công thức bón phân 56 4.3.1 Biểu đồ sinh trưởng D1.3 công thức thí nghiệm thời điểm và kỹ thuật trồng rừng tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 62 4.3.2 Biểu đồ sinh trưởng Hvn công thức thí nghiệm thời điểm và kỹ thuật trồng rừng tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 62 4.3.3 Biểu đồ trữ lượng gỗ cây đứng các công thức thí nghiệm thời điểm và kỹ thuật trồng rừng tại Khe Mo - Đồng Hỷ - Thái Nguyên 61 4.3.4 Ảnh chụp Keo lai 5 tuổi Trồng thâm canh giữa mùa mưa 63 4.3.5 Ảnh chụp Keo lai 5 tuổi trồng bán thâm canh giữa mùa mưa (Đối chứng thời vụ trồng) 63 4.4.1 Ảnh chụp phẫu diện lấy mẫu đất phân tích (đất trồng Keo lai sau 5 năm ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên) 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, tổng diện tích rừng toàn quốc gần 12,840 triệu ha, trong đó có gần 10,284 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,553 triệu ha rừng trồng, độ che phủ của rừng đã tăng lên 38,2% (Bộ NN&PTNT, 2008)[2]. Tuy diện tích rừng và độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng vẫn còn rất thấp. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên là rừng trung bình và rừng nghèo, không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay. Đặc biệt là rừng trồng trong những năm vừa qua năng suất đã nâng lên gần 20m3/ha/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của xã hội. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả nước có hơn 1,4 triệu ha rừng trồng có khả năng cung cấp một lượng gỗ khoảng 30,6 triệu m3. Tuy nhiên, lượng gỗ này chủ yếu chỉ phục vụ cho ngành chế biến giấy và gỗ ván sàn. Phần lớn gỗ dùng để chế biến các sản phẩm đồ mộc, đặc biệt là đồ mộc gia dụng và đồ mỹ nghệ vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt sấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu, phụ kiện sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ đã lên tới trên 1 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam, 2007) [35]. Trong quí I năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 691 triệu USD, nhưng chỉ tính riêng 02 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã là 183,7 triệu USD. Điều này một lần nữa lại khẳng định sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước là đáng kể (Chuyên trang gỗ- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008) [1]. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 phải đạt 5,56 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 trên 30%/năm. Con số này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2010 và đến năm 2020. Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội, ngành Lâm nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp lựa chọn các loài cây mọc nhanh và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng. Một trong những loài cây nguyên liệu có khả năng sinh trưởng nhanh được đề cập đến đó là cây Keo lai (Acacia hybrids). Cây Keo lai là 1 trong 48 loài cây trồng chính để trồng rừng sản xuất đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tại Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005. Keo lai không chỉ là giống có ưu thế sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, có khả năng thích ứng với nhiều loại đất mà còn có khả năng cải tạo đất, cải thiện môi trường sinh thái. Gỗ Keo lai được sử dụng làm ván sàn, ván dăm, trụ mỏ và đặc biệt hơn cả là được sử dụng nhiều trong công nghiệp giấy. Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn gấp 2-3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm, hàm lượng xenluylô trong gỗ cao, lượng lignin thấp, do đó có hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua công tác trồng rừng đã được các cấp chính quyền và người dân quan tâm nhiều hơn, diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể, đặc biệt là rừng sản xuất. Theo báo cáo về diễn biến tài nguyên rừng của tỉnh Thái Nguyên, năm 2007 toàn tỉnh có 164.355 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 100.509 ha, rừng trồng 63.846 ha, tổng trữ lượng gỗ trên 3 triệu m3 và có khoảng 24 triệu cây tre nứa. Hàng năm toàn tỉnh khai thác khoảng 20.000 m3 gỗ và 650 tấn tre nứa, lượng lâm sản này một phần phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân trong vùng, phần còn lại cung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 cấp nguyên liệu cho Công ty ván dăm Thái Nguyên và Nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có chủ trương đẩy mạnh công tác trồng rừng sản xuất và loài cây trồng chính được lựa chọn là cây Keo lai và Keo tai tượng. Mặc dù phần lớn diện tích đất trồng rừng sản xuất là trồng 2 loài cây trên, nhưng theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên thì lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 16 - 18m3/ha/năm. Với lượng tăng trưởng như vậy thì khả năng đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho địa phương là không đủ. Do đó, cần phải nâng cao được năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng. Để đáp ứng được các yêu cầu trên cần phải lựa chọn giống tốt, điều kiện lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp. Vì vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ Keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” là cần thiết. Mục tiêu của đề tài là xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng Keo lai đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất bột giấy của Nhà máy giấy Bãi Bằng và Công ty ván dăm Thái Nguyên. Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa những số liệu ban đầu và mô hình trồng rừng thâm canh của đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.06.05.NN: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” do TS. Nguyễn Huy Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Do điều kiện thời gian thực hiện của đề tài cấp Nhà nước có hạn (2001-2005) chưa thu thập và đánh giá được khả năng sinh trưởng của những năm tiếp theo, nên đề tài luận văn này đã kế thừa và tiếp tục đánh giá cả về số lượng và chất lượng gỗ rừng trồng của mô hình làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh ở Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật bao gồm từ khâu chọn tạo giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, quản lý bảo vệ rừng trồng cho đến khi khai thác sử dụng. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật này đã được các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu, điển hình là một số công trình được phân chia thành các chuyên đề sau: 1.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids) Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống Keo lai tự nhiên này được phát hiện đầu tiên bởi Messir Herbern và Shim vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Năm 1976, M.Tham đã kết luận thông qua việc thụ phấn chéo giữa Keo Tai tượng và Keo lá tràm tạo ra cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn giống bố mẹ. Đến tháng 7 năm 1978, kết luận trên cũng đã được Pedley xác nhận sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland - Australia (Lê Đình Khả, 1999) [10]. Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở Muak-Lek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn (Lê Đình Khả, 2006) [12]. Nghiên cứu về hình thái cây Keo lai có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Rufelds (1988) [50]; Gan.E và Sim Boom Liang (1991) [42] các tác giả đã chỉ ra rằng: Keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn Keo tai tượng nhưng muộn hơn Keo lá tràm. Ở cây con lá giả đầu tiên của Keo lá tràm thường xuất hiện ở lá thứ 4-5, Keo tai tượng thường xuất hiện ở lá thứ 8-9 còn ở Keo lai thì thường xuất hiện ở lá thứ 5-6. Bên cạnh đó là sự phát hiện về tính chất trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các bộ phận sinh sản (Bowen, 1981) [38]. Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) [49] thì không tìm thấy một sự sai khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi, (1991) [47] thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về ưu thế lai thì có thể có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 02 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991) [47] thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,…đều tốt hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 1.1.2. Ảnh hưởng của giống đến năng suất rừng trồng thâm canh Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Mục đích của cải thiện giống cây rừng là nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác từ rừng. Trên thế giới đã có rất nhiều nước đi sâu nghiên cứu về vấn đề này điển hình là các nước: Công Gô, Brazin, Swaziland, Malayxia, Zimbabwe… Ở Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt tới 35m3/ha/năm ở giai đoạn 7 năm tuổi. Tại Brazin, bằng con đường chọn lọc nhân tạo đã chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis có năng suất đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng (Welker, 1986) [50] Tại Swaziland cũng đã chọn được giống Thông Pinus patula sau 15 năm tuổi đạt năng suất 19m3/ha/năm (Pandey, 1983)[48] Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis đạt từ 35m3 - 40m3/ha/năm, giống Bạch đàn E.urophylla đạt trung bình tới 55m 3/ha/năm, có nơi lên tới 70m3/ha/năm (Campinhos và Ikemori, 1988)[40] 1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng trồng Kết quả nghiên cứu của tổ chức Nông - Lương Quốc tế (FAO, 1994) [41] ở các nước vùng nhiệt đới đã chỉ ra rằng: khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì. Nghiên cứu của Laurie (1974) đã cho thấy đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về nguồn gốc và lịch sử phát triển, điều này được thể hiện ở sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 khác nhau về đặc điểm của các phẫu diện đất, đó là độ dày tầng đất, cấu trúc vật lý, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và nồng độ muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các loại đất khác nhau là khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông Pinus patula ở Swziland, Julian Evans (1992) [44] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài Thông này có quan hệ khá chặt (R=0,81) với các yếu tố địa hình và đất thông qua phương trình tương quan sau: Y = -18,75 + 0,0544x3 - 0,000022x3 2 + 0,0185x4 + 0,0449x5 + 0,5346x11 Trong đó: Y: Chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m); x3: Độ cao so với mặt nước biển (m); x4: Độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%); x5: Độ dốc tuyệt đối của khu trồng rừng (%); x11: Độ phì của đất đã được xác định. Cùng với đó, Julian Evans cũng đã kết luận khí hậu có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của tổng lượng mưa bình quân hàng năm, sự phân bố lượng mưa trong năm, lượng bốc hơi và nhiệt độ không khí. Kết quả nghiên cứu của Pandey. D (1983) [48] về loài Bạch đàn Eucalyptus camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã cho thấy: nếu trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10- 20 năm thì năng suất chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì năng suất có thể đạt tới 30m3/ha/năm. Kết quả này lại một lần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 nữa khẳng định điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc xác định vùng trồng và điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết và đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng. 1.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đặc biệt là ở những nơi đất xấu. Trên thế giới, việc áp dụng bón phân cho rừng trồng bắt đầu từ những năm 1950. Trong vòng 1 thập kỷ, diện tích rừng được bón phân đã tăng lên 100.000 ha/năm ở Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan. Đến năm 1980, diện tích rừng được bón phân trên thế giới đã đạt gần 10 triệu ha (Ngô Đình Quế, 2004) [28]. Về vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đi sâu nghiên cứu, điển hình là công trình nghiên cứu của Mello (1976) [46] ở Brazin, tác giả cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nhưng nếu bón phân NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%. Một nghiên cứu khác của Schonau (1985) [51] ở South Africa về vấn đề bón phân cho Bạch đàn Eucalyptus grandis đã kết luận công thức bón 150g NPK/gốc với tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất. Tại Colombia, Bolstand và cộng sự (1988) [39] cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực đối với rừng trồng Thông P. caribeae, đó là Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Tại Cu Ba, cũng với đối tượng là rừng Thông P. caribeae, khi nghiên cứu các công thức bón phân cho đối tượng này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Herrero và cộng sự (1988) [43] đã kết luận bón phân Phosphate sau 13 năm trồng nâng cao sản lượng rừng từ 56m3/ha lên 69m3/ha. Từ những kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa đã khẳng định bón phân cho rừng trồng mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh trưởng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng. 1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Mật độ trồng rừng ban đầu cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau. Về vấn đề này đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992) [44] khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E. deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ trồng khác nhau (2.985 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.075 cây/ha; 750 cây/ha), số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng ở mật độ cao. Trong một nghiên cứu khác với thông P. caribeae ở Quensland - Australia, tác giả cũng đã thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau (2.200 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.330 cây/ha; 1.075 cây/ha và 750 cây/ha), sau hơn 9 năm trồng cũng thu được kết quả tương tự, nhưng ở các công thức trồng mật độ thấp (750 cây/ha - 1.075 cây/ha) có đường kính trung bình đạt từ 20,1 - 20,9cm, số cây đạt đường kính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 (D1.3) > 10cm chiếm từ 84% - 86%; Ở công thức mật độ cao đường kính chỉ đạt từ 16,6 - 17,8cm, số cây có đường kính (D1.3) > 10cm chỉ chiếm từ 71% - 76%. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì vậy cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Cây Keo lá tràm và Keo tai tượng được nhập vào nước ta từ những năm 1960 nhưng mãi đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, giống Keo lai mới được phát hiện và tập trung nghiên cứu từ các khâu chọn tạo giống cho đến trồng rừng, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu điển hình sau: 1.2.1. Đặc điểm cây Keo lai (A. Hybrids) Ở Việt Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và các cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát hiện đầu tiên tại Ba Vì (Hà Tây cũ) và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một số giống Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì (Hà Tây cũ) được ký hiệu là BV; Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng được ký hiệu là KL. Lê Đình Khả và các cộng sự (1993, 1995, 1997, 2006) [12, 13, 14, 15] khi nghiên cứu về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo lai có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, điều tra sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4,5 năm tuổi ở Ba Vì (Hà Tây cũ) cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 từ 1,2 - 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 - 1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích. Tại Sông Mây (Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính. Một số dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV5, BV10, BV16, BV32, BV33. Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình Khả (1997) [11] đã khẳng định: Không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai đời F1 có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến động lớn về sinh trưởng. Do đó, để phát triển giống Keo lai vào._. sản xuất thì phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô từ những dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. 1.2.2. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh Trồng rừng thâm canh là vấn đề trước đây có rất ít người quan tâm, song do nguồn gỗ rừng tự nhiên không còn đáp ứng được nhu cầu về gỗ ngày càng tăng của xã hội. Bên cạnh đó, diện tích đất qui hoạch cho lâm nghiệp nói chung ngày càng giảm do phải cắt chuyển sang sử dụng vào mục đích khác như mở rộng đất nông nghiệp, đất thổ cư, đường… Hơn nữa, đất qui hoạch cho trồng rừng hầu hết là đất nghèo và xấu, vì thế trồng rừng thâm canh đã trở thành xu thế tất yếu trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, nhất là trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy và ván nhân tạo. Vào những năm 1980, bên cạnh các nước có lịch sử phát triển rừng theo hướng thâm canh như: Đức,Ý, Thụy Điển,…thì ở Việt Nam vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 này cũng bắt đầu được quan tâm và đưa ra thảo luận, điển hình là các tác giả Nguyễn Xuân Xuyên (1985), Phạm Chiến (1986), Vũ Đình Huề (1986), Phùng Ngọc Lan (1986). Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [21], thâm canh rừng trồng là nhằm bảo vệ và sử dụng triệt để các điều kiện về tài nguyên, khí hậu, đất đai, sinh vật và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại có liên quan để nâng cao năng suất rừng và hiệu quả kinh tế. Thâm canh rừng đòi hỏi một hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp liên hoàn từ khâu chọn loài cây trồng, chọn giống, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, tỉa thưa dựa trên mô hình mật độ tối ưu cho đến đảm bảo tái sinh trong khai thác. Theo Nguyễn Xuân Quát (1995) [27], trồng rừng thâm canh là một phương thức canh tác dựa trên cơ sở được đầu tư cao bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp và liên hoàn. Các biện pháp được tăng cường đầu tư đó phải tận dụng, cải tạo và phát huy được mọi tiềm năng của tự nhiên cũng như của con người nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trưởng và phát triển của rừng trồng để thu được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ để cho hiệu quả lớn. Đồng thời cũng phải duy trì và bồi dưỡng được tiềm năng đất đai và môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển trồng rừng ổn định, lâu dài và bền vững. Đến giai đoạn 2001-2005, đáng chú ý là công trình nghiên cứu cấp Nhà nước của Nguyễn Huy Sơn (2006) [30], kết quả bước đầu đã cho thấy có thể nâng cao năng suất của rừng trồng từ 20m3/ha/năm lên đến 36m3/ha/năm ở khu vực Đông Nam Bộ và dự đoán lên đến 30m3/ha/năm ở khu vực Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, rừng trồng mới được 3-4 năm tuổi nên cần phải tiếp tục theo dõi thêm cho các năm cuối của chu kỳ kinh doanh để có những kết luận chính xác hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Trong các nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2006) [24] khi đánh giá về rừng trồng thâm canh tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai, Bình Dương đã chỉ ra rằng chi phí chung cho 01 ha trồng rừng thâm canh Keo lai cao gấp đôi so với đầu tư trong chương trình trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với phương thức trồng rừng bán thâm canh hoặc quảng canh. Tuy nhiên, trên thực tế trồng rừng thâm canh đã mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với các phương thức trồng rừng khác. Nếu trồng rừng bằng các loài cây mọc nhanh theo phương thức quảng canh thì chu kỳ kinh doanh thường dài trên 10 năm mà năng suất chỉ đạt 7 - 10m3/ha/năm, nhưng nếu trồng rừng thâm canh thì sau từ 7 - 8 năm đã có thể khai thác gỗ với năng suất đạt từ 25 - 30m3/ha/năm. Điều này cho thấy vốn bỏ ra ban đầu được thu hồi sớm hơn, vòng quay nhanh hơn nên hiệu quả đầu tư vốn cũng cao hơn, thời gian thu hoạch sản phẩm được rút ngắn nên đất đai được giải phóng sớm để tiếp tục trồng rừng cho chu kỳ sau sớm hơn (Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2006) [31]. 1.2.2.1. Nghiên cứu cải thiện giống Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục đích kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao. Trong thực tế đã cho thấy, cây rừng nói chung nếu chọn được giống tốt thì sản lượng gỗ có thể tăng từ 10-20%, có khi tăng tới 30% so với giống bình thường. Đối với giống lai đã được chọn lọc của các loài cây mọc nhanh có thể tăng từ 50-100% sản lượng gỗ so với giống bố mẹ. Vì vậy, cải thiện giống cây rừng là nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng gỗ và các sản phẩm mong muốn khác. Năm 1993, Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã có Quyết định ban hành "Qui phạm xây dựng rừng giống và vườn giống", "Qui phạm xây dựng rừng giống chuyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 hóa", trong đó qui định rõ các tiêu chuẩn về chọn lọc xuất xứ giống và cây giống cũng như các phương thức khảo nghiệm giống và xây dựng rừng giống, vườn giống (Lê Đình Khả, 2003) [16]. Từ năm 1980 trở lại đây hoạt động cải thiện giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài cây trồng rừng chủ yếu ở một số vùng sinh thái chính trong nước như Bạch đàn, Keo, Phi lao…Vào đầu những năm 1990, việc phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân tạo và nhân giống vô tính phát triển. Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển lâm nghiệp Phù Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu lâm nghiệp các tỉnh đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo cho các loài Keo, Bạch đàn và Thông (Lê Đình Khả, 2003) [16]. Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có 4 dòng có năng suất cao và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia là BV10; BV16; BV32; BV33 (Lê Đình Khả, 1999) [17]. Gần đây một số dòng khác cũng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV71; BV73; BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20; KLTA3 (Lê Đình Khả, 2006) [12]. Lai giống nhân tạo giữa các cây trội đã được chọn lọc từ các xuất xứ có triển vọng nhất của Keo tai tượng và Keo lá tràm cùng một số dòng Keo lai tự nhiên như BV10, BV16, BV32, BV33 đã được thực hiện trong các năm 1997- 1999 tại Ba Vì (Hà Tây cũ), từ thụ phấn có kiểm soát đã thu được 10 tổ hợp lai đầu tiên. Những tổ hợp lai này có sinh trưởng tương đối nhanh, có thân cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 thẳng, cành nhánh nhỏ, ngọn phát triển tốt, đây chính là cơ sở khoa học làm tiền đề để phát triển gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước cũng như xuất khẩu trong những năm tới (Lê Đình Khả, 2006) [12]. 1.2.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Nghiên cứu điều kiện lập địa tức là nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua khí hậu, địa hình, đất đai. Xác định lập địa nghĩa là tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng và quyết định tới sự hình thành các kiểu quần thể thực vật khác nhau và năng suất sinh trưởng của chúng (Ngô Quang Đê và cộng sự, 2001) [9]. Đề cập đến vấn đề này, tại Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu, điển hình là các công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994) [32], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%, đặc biệt là các loài cây cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp như một số loài Bạch đàn và Keo. Khi nghiên cứu phương pháp đánh giá về sản lượng rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và Hồ Văn Phúc (2004) [6] đã chỉ ra rằng Keo lai cho năng suất khác nhau trên các điều kiện lập địa khác nhau. Sau 7 năm trồng, năng suất cao nhất đạt 33m3/ha/năm trên đất feralit đỏ vàng nền Sa thạch ở trạm Phú Bình, sau 6 năm trồng chỉ đạt 25m3/ha/năm trên đất xám nền Phù sa cổ ở trạm Bầu Bàng. Như vậy, trên các loại đất khác nhau thì khả năng sinh trưởng cũng khác nhau, mặc dù được áp dụng các biện pháp kỹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 thuật thâm canh như nhau nhưng trên đất feralit đỏ vàng Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ. Tóm lại, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho mỗi loài cây trồng là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng. 1.2.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng Bón phân cho cây rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng nhằm làm ổn định, tăng năng suất rừng trồng. Trên thực tế cho thấy, bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng trong giai đoạn đầu, làm tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường. Ở các nước có nền Lâm nghiệp phát triển cao đều áp dụng bón phân cho rừng trồng và đạt được chỉ số sử dụng phân bón cao, từ 40 - 50% đối với phân đạm và khoảng 30% đối với phân lân (Ngô Đình Quế, 2004) [29]. Tại Việt Nam, về vấn đề này đã có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, điển hình có công trình nghiên cứu bón phân cho Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây cũ) của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) [18]. Các thí nghiệm được thực hiện trên đất feralit phát triển trên đá mẹ Sa thạch có tầng đất mỏng (30 - 50cm), tầng đá ong nông có nơi chỉ cách mặt đất 30cm, pHKcl = 3,5 - 4,7, nghèo đạm (0,12 - 0,18%), thiếu lân và can xi. Thí nghiệm được tiến hành với biện pháp thâm canh cày đất toàn diện và bón phân với 8 công thức bón phân khác nhau. Kết quả là công thức bón phân phối hợp 2kg phân chuồng với 100gam phân Themophotphat cho 1 gốc cây thì cho sinh trưởng tốt nhất, tiếp theo là công thức bón 1 kg phân chuồng với 100 gam Themophotphat cho 1 gốc cây. Sinh trưởng của Keo lai ở 2 công thức này sau 3 năm trồng có thể tích vượt trội so với công thức đối chứng là 78,7 - 45,3%. Trong một nghiên cứu khác với 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Keo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 lai từ 1,5 - 5,5 năm tuổi ở 5 tỉnh khác nhau, Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2004) [22] đã chỉ ra rằng rừng trồng được bón phân tốt hơn rừng trồng không được bón phân mặc dù Keo lai là cây cố định đạm. Tuy nhiên, ở giai đoạn rừng non cũng cần bón một lượng phân nhất định để thúc đẩy quá trình sinh trưởng. Ngoài ra, tác giả còn cho thấy rừng trồng Keo lai được bón lót 100g NPK/cây và bón thúc 100g NPK/cây vào năm thứ 2 cho lượng tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót khi trồng. Đặc biệt hơn cả là công trình nghiên cứu bón phân cho Bạch đàn Urophylla ở Đại Lải - Vĩnh Phúc của Nguyễn Huy Sơn (2006) [30] với 8 công thức thí nghiệm bón lót khác nhau và bón thúc năm thứ 2 vào đầu mùa mưa lặp lại như khi bón lót. Xử lý thực bì và làm đất toàn diện bằng cơ giới, cày toàn diện sâu 25cm, cày rạch hàng sâu 40cm. Sau 6 tháng trồng kết quả thu được cho thấy tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm đều cao (>98%); Sau 30 tháng tuổi tỷ lệ sống vẫn đạt từ 97,22 - 98,15%. Khả năng sinh trưởng của Bạch đàn Urophylla khá nhanh và khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm cả về đường kính lẫn chiều cao, sau 6 tháng tuổi đường kính gốc đạt từ 2,54 - 3,14cm và chiều cao đạt từ 1,87 - 2,06m; sau 30 tháng tuổi, đường kính ngang ngực (D1.3m) đạt từ 6,32 - 7,23cm và chiều cao (H) đạt từ 8,21 - 9,66m. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức bón phân tốt nhất thuộc về các công thức có mặt đồng thời cả phân NPK, vi sinh và vôi bột. Cụ thể đối với nghiên cứu trên thì khi bón lót và bón thúc vào năm thứ 2 tốt nhất là ở công thức 100g NPK (5:10:3) + 200g vi sinh + 100g vôi bột, tiếp theo là công thức 100g NPK (5:10:3) + 400g vi sinh + 50g vôi bột. Như vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh đã được nghiên cứu nhiều nhất. Hầu hết các tác giả đều kết luận rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng của các loài cây trồng, đặc biệt là đối với các loài cây trồng rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 tăng cường hiệu lực của phân bón thì điều quan trọng là phải bón đúng loại phân, đúng thời vụ và đúng liều lượng cùng với kỹ thuật hợp lý. 1.2.2.4. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và chất lượng rừng trồng Mật độ trồng rừng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng. Nếu mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và tốn công chăm sóc. Để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng thì việc xác định mật độ trồng rừng ban đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm làm giảm chi phí trồng rừng và nâng cao năng suất rừng trồng như mong muốn. Mật độ trồng rừng của mỗi loài cây trên mỗi loại lập địa khác nhau với mục đích kinh doanh khác nhau là không giống nhau. Để làm rõ vấn đề này, Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2004) [7] khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau (952 cây/ha, 1.111 cây/ha, 1.142 cây/ha và 1.666 cây/ha). Kết quả phân tích cho thấy, sau 3 năm trồng cho năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1.666 cây/ha (21m3/ha/năm); năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả đã khuyến cáo rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên bố trí mật độ ban đầu trong khoảng 1.111cây/ha - 1.666cây/ha là thích hợp nhất. Đối với rừng trồng làm nguyên liệu giấy nên thiết kế mật độ trồng ban đầu là 1.428 cây/ha; rừng trồng phục vụ cho mục đích lấy gỗ nhỡ và nhỏ nên trồng với mật độ 1.111 cây/ha. Tại một nghiên cứu khác của Nguyễn Huy Sơn (2006) [30] về xác định mật độ trồng Keo lai thích hợp trên đất feralit phát triển trên phiến thạch sét ở Quảng Trị. Các thí nghiệm được bố trí với 3 công thức mật độ khác nhau (1.330 cây/ha, 1.660 cây/ha, 2.500 cây/ha). Kết quả phân tích cho thấy sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98,15 - 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 các công thức thí nghiệm có giảm nhưng vẫn đạt từ 91,67 - 93,52%. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng tốt nhất ở công thức mật độ 1.660cây/ha và kém nhất ở công thức mật độ 2.500 cây/ha. Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã qui định mật độ trồng cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ đề là từ 1.200 - 1.500 cây/ha; Bạch đàn là 1.000 cây/ha; Qui trình trồng rừng thâm canh Bạch đàn E.urophylla cũng qui định mật độ trồng từ 1.110 - 1.660 cây/ha; Qui phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch qui định trồng thuần loài từ 2.000 - 2.500 cây /ha, trồng xen có thể trồng từ 1.000 - 1.250 cây/ha (Vụ KHCN&CLSP, 2001) [36]; Mật độ trồng các loại Keo từ 1.110 - 1.660 cây/ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [3]. Mặc dù các qui trình, qui phạm trên đã qui định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh song đó cũng chỉ mang tính chất tạm thời, chưa ổn định và chi tiết cho từng vùng. 1.2.3. Tính chất gỗ và một số sản phẩm từ gỗ rừng trồng Keo lai Đặc điểm gỗ cũng chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật gây trồng cũng như điều kiện lập địa, đồng thời liên quan chặt chẽ tới các sản phẩm hàng hóa. Cấu tạo gỗ là yếu tố chủ yếu nhất ảnh hưởng đến tính chất gỗ. Cấu tạo và tính chất liên quan mật thiết với nhau, cấu tạo có thể xem là biểu hiện bên ngoài của tính chất. Những hiểu biết về cấu tạo gỗ là cơ sở để giải thích bản chất các hiện tượng sản sinh trong quá trình gia công chế biến và sử dụng gỗ (Lê Xuân Tình, 1998) [33]. Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, điển hình là nghiên cứu của Lê Đình Khả (1999) [19] về tiềm năng bột giấy của một số dòng Keo lai ở nước ta, nghiên cứu đã chỉ ra rằng gỗ Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có khối lượng gấp 3 - 4 lần so với giống bố mẹ. Ở giai đoạn 4 năm tuổi tỷ trọng gỗ của Keo lai trung bình khoảng 0,455g/cm3, trong khi đó Keo tai tượng là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 0,414g/cm 3, Keo lá tràm là 0,469g/cm3. Các dòng Keo lai được lựa chọn có tỷ trọng gỗ và tính chất co rút của gỗ khác nhau, trong đó các dòng BV32, BV33 có tỷ trọng cao nhất, dòng BV16 gỗ không bị nứt khi phơi khô. Cũng với kết quả nghiên cứu về tiềm năng sử dụng gỗ Keo lai và những điều cần lưu ý trong trồng rừng, Phạm Thế Dũng (2002) [8] đã đưa ra một số kết luận về tiềm năng làm bột giấy của Keo lai: Khối lượng thể tích gỗ Keo lai là trung gian của 2 loài bố mẹ, ở tuổi 7 Keo lai có khối lượng thể tích gỗ 0,455tấn/m3 so với 0,414 tấn/m3 của Keo lá to và 0,469 tấn/m3 của Keo lá nhỏ; Tổng số các chất làm bột giấy (Xenlulô, Lignin, Pentozan) trong Keo lai là 95,2% so với 93,45% của Keo lá tràm và 94,2% trong Keo tai tượng; Năng suất làm bột trên 1m3 của gỗ Keo lai là 232kg/m3, Keo lá tràm là 233kg/m 3 và Keo tai tượng là 195kg/m3. Khối lượng gỗ đặc trên 1 tấn bột của Keo lai là 4,3m3, ở Keo lá tràm là 4,48m3/1 tấn bột và Keo tai tượng là 5,2m 3/1 tấn bột; Ở Keo lai, độ bền cơ học của bột giấy trước và sau khi tẩy qua các chỉ số độ chịu kéo, độ gấp, tro và độ tẩy trắng đều cao hơn nhiều so với 2 loài bố mẹ. Tóm lại: Điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan ở trong nước và nước ngoài cho thấy về trồng rừng Keo lai đã có nhiều nghiên cứu khá toàn diện. Đặc biệt trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng mà khả năng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng hạn chế, các công trình nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng cho một số loài cây trồng rừng nguyên liệu ngày càng tăng. Tuy nhiên, mỗi loài cây trên mỗi dạng lập địa khác nhau thì kỹ thuật thâm canh cũng khác nhau. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh rừng trồng mới tập trung trong một số năm gần đây, thời gian theo dõi thí nghiệm chưa dài, các kết quả mới chỉ là bước đầu, nên cần phải có các công trình nghiên cứu kế tiếp để có những kết quả chính xác và hoàn thiện hơn. Chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 vì vậy, đề tài tiếp tục nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai đến năng suất và chất lượng gỗ để góp phần xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai ở tỉnh Thái Nguyên cũng như trong khu vực Đông Bắc Bộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Keo lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng gỗ rừng trồng, làm cơ sở để phát triển mở rộng mô hình góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu làm bột giấy ngày càng tăng của xã hội nói chung và nhu cầu sản xuất của Công ty ván dăm Thái Nguyên nói riêng. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Keo lai trên đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Bước đầu xác định được một số đặc điểm của gỗ Keo lai 5 tuổi trồng thâm canh ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên nhằm phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy. - Góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai ở Thái Nguyên. 2.2. Đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống cây: Keo lai tự nhiên (Acacia hybrids) giữa Keo tai tượng (A.magium) và Keo lá tràm (A. Auriculiformis). Cây con được nhân giống bằng phương pháp giâm hom gồm hỗn hợp các dòng BV5, BV10, BV33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 - Loại đất: Đất Feranit phát triển trên phiến thạch sét. 2.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Các thí nghiệm được bố trí tại thôn Dọc Hèo, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2007 đến tháng 7/2008 - Nội dung nghiên cứu: Đề tài luận văn không bố trí các thí nghiệm ngay từ ban đầu, mà chỉ kế thừa 7,0 ha mô hình thí nghiệm của đề tài cấp Nhà nước KC.06.05.NN giai đoạn 2001-2005 của TS.Nguyễn Huy Sơn tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài có sử dụng các số liệu cũ của đề tài cấp Nhà nước từ 2001-2004 và thu thập bổ sung các số liệu mới liên quan đến các thí nghiệm tại Đồng Hỷ từ 2005-2007. Đề tài tiếp tục nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây Keo lai ở Thái Nguyên, sự ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật như: mật độ, phân bón đến năng suất và chất lượng gỗ của cây Keo lai giai đoạn 5 năm tuổi, từ đó có thể bổ sung những kết luận ban đầu về chất lượng gỗ Keo lai phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy. Do thời gian và kinh phí có hạn, đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích một số đặc điểm của các mẫu gỗ Keo lai tuổi 5 thu thập trong mô hình của đề tài để so sánh với đặc điểm gỗ Keo lai ở các vùng lân cận mà đề tài luận văn này kế thừa được từ đề tài cấp Nhà nước (KC.06.05.NN). 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 2.3.2. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 2.3.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng của rừng trồng Keo lai 2.3.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng đến tính chất lý-hóa của đất sau khi trồng Keo lai được 5 năm tuổi 2.3.5. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai nhằm phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy - Xác định tiềm năng bột giấy của Keo lai 5 năm tuổi trồng thâm canh tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên. - Ứng dụng công nghệ sản xuất bột giấy chất lượng cao đối với gỗ Keo lai 5 năm tuổi trồng ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp luận tổng quát Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa (kế thừa mô hình thí nghiệm) kết hợp với phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) định vị ngoài hiện trường để thu thập những số liệu cần thiết. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 500m 2 đảm bảo dung lượng mẫu (n) từ 32 - 49 cây/ÔTC, lặp lại 3 lần theo các ô tiêu chuẩn đã được định vị của đề tài cấp Nhà nước KC.06.05.NN. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của máy tính, ứng dụng phần mềm Excel 5.0 (Ngô Kim Khôi, 1998) [20] và SPSS 10.0 (Nguyễn Hải Tuất, 2003) [34]. Xác định đặc điểm gỗ Keo lai để làm bột giấy, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hóa ở trong nước và Quốc tế. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.4.2.1. Thí nghiệm về mật độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Căn cứ vào các mật độ đã trồng trong sản xuất, thí nghiệm mật độ được bố trí 3 công thức sau: 1/ Công thức 1: 1.330 cây/ha, cự ly (3 x 2,5m) 2/ Công thức 2: 1.660 cây/ha, cự ly (3 x 2m) 3/ Công thức 3: 2.000 cây/ha, cự ly (2,5 x 2m) Các yếu tố khác như: cây giống, phương pháp xử lý thực bì và làm đất, phân bón, kỹ thuật chăm sóc,... đồng nhất giống nhau. 2.4.2.2. Thí nghiệm về bón phân Căn cứ vào đặc điểm đất đai, thí nghiệm bón phân được bố trí 10 công thức như sau: 1/ Công thức 1: 100g NPK + 50g Vôi bột 2/ Công thức 2: 100g NPK + 100g Vi sinh + 50g Vôi bột 3/ Công thức 3: 100g NPK + 200g Vi sinh + 50g Vôi bột 4/ Công thức 4: 100g NPK + 400g Vi sinh + 50g Vôi bột 5/ Công thức 5: 200g NPK + 100g Vi sinh + 50g Vôi bột 6/ Công thức 6: 200g NPK + 100g Supe lân 7/ Công thức 7: 200g Vi sinh + 100g Supe lân 8/ Công thức 8: 200g Vi sinh + 300g Supe lân 9/ Công thức 9: 300g Vi sinh 10/ Công thức 10: Không bón phân (Đối chứng) Các yếu tố khác như: cây giống, phương pháp xử lý thực bì và làm đất, mật độ (1.660 cây/ha), kỹ thuật chăm sóc,... là như nhau. 2.4.2.3. Thí nghiệm về thời điểm trồng rừng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Thí nghiệm được bố trí 3 công thức cụ thể như sau: 1/ Công thức 1: Trồng thâm canh vào giữa mùa mưa (5/7/2002) 2/ Công thức 2: Trồng thâm canh vào cuối mùa mưa (30/8/2002) 3/ Công thức 3: Trồng bán thâm canh vào giữa mùa mưa (5/7/2002) nhưng kỹ thuật trồng và chăm sóc như sản xuất ở địa phương. Nghiên cứu về thời điểm trồng rừng, đề tài đã sử dụng 2 biện pháp kỹ thuật là kỹ thuật trồng rừng thâm canh và kỹ thuật trồng rừng bán thâm canh như ở địa phương: - Kỹ thuật trồng thâm canh: + Xử lý thực bì: Toàn diện + Cuốc hố có kích thước: 40 x 40 x 40cm + Bón lót: 200gNPK + 100g vi sinh Sông Gianh + 50g vôi bột + Số lần chăm sóc: năm đầu 2 lần, năm thứ 2 và thứ 3 mỗi năm chăm sóc 3 lần + Kỹ thuật chăm sóc: Phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ theo hàng rộng 1m, cuốc lật đất sâu 10 - 15cm quanh gốc và vun gốc rộng 1m; - Kỹ thuật trồng rừng bán thâm canh như ở địa phương: + Xử lý thực bì: Toàn diện + Cuốc hố có kích thước: 25 x 25 x 25cm + Bón lót: 100g NPK + Số lần chăm sóc: Năm thứ nhất chăm sóc 1 lần, năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 2 lần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 + Kỹ thuật chăm sóc: Phát dọn thực bì toàn diện, dãy cỏ và xới xáo quanh gốc rộng 0,8m; Các yếu tố khác như: cây giống, phương pháp xử lý thực bì và làm đất, mật độ cây trồng (1.660 cây/ha), ... là như nhau. 2.4.2.4. Phương pháp phân tích đất Sử dụng phương pháp phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm kết hợp phương pháp so sánh để đánh giá sự biến đổi độ phì của đất. Phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của đất theo các phương pháp cụ thể sau đây: - pH: Đo bằng máy pH metre; - Mùn tổng số phân tích theo phương pháp Chiurin; - Đạm tổng số phân tích theo phương pháp Kjeldahl; - C/N: Xác định các bon hữu cơ theo phương pháp Walkley-Black; - P2O5 (mg/100g đất): xác định bằng phương pháp so mầu; - K2O5 (mg/100g đất): xác định bằng phương pháp đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS; 2.4.2.5. Phương pháp phân tích đặc điểm gỗ - Mẫu gỗ được lấy theo phương pháp cây tiêu chuẩn. Cây tiêu chuẩn được xác định ở công thức bón phân tốt nhất (Công thức 4, theo kết luận tạm thời đề tài cấp Nhà nước KC.06.05.NN của Tiến sĩ Nguyễn Huy Sơn năm 2006) có mật độ là 1.660 cây/ha. Số lượng cây tiêu chuẩn điều tra là 3 cây, mỗi cây lấy mẫu ở 3 vị trí: gốc, giữa và ngọn. Ngọn được lấy đến vị trí đường kính 6 cm, mỗi mẫu lấy 1,2m. - Khối lượng thể tích mẫu gỗ được xác định theo tiêu chuẩn TAPPI-T258 os-76. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 - Khối lượng thể tích mẫu gỗ (ρm) được tính theo công thức: ρm (kg/m 3 ) = Pk / Vm (2.1) - Khối lượng trung bình (ρ) của các cây lấy mẫu được xác định theo công thức: ρ (kg/m3) = Σρm / n (2.2) Trong đó: ρm là tỷ trọng mẫu (khối lượng thể tích mẫu) ρ là tỷ trọng trung bình của các mẫu gỗ (khối lượng thể tích trung bình) Pk là trọng lượng mẫu khô kiệt (sấy ở 105 0 C) Vm là thể tích của mẫu n là số lượng mẫu - Xử lý mẫu gỗ theo tiêu chuẩn TAPPI-T11m-59, bằng dung dịch HNO3 (3%) ở nhiệt độ sôi từ 8 - 10 giờ. - Kích thước sợi được đo trên kính hiển vi có độ phóng đại 1.000 lần và được tính trung bình theo công thức (2.3) và (2.4): L (mm) = Σl/n (2.3) R (μm) = Σr/n (2.4) Trong đó: L: là chiều dài (mm); R là chiều rộng trung bình của các sợi (μm) l: là chiều dài mỗi sợi (mm); r là chiều rộng mỗi sợi (μm) n: là số lượng sợi. - Thành phần hoá học của gỗ nguyên liệu được xác định bằng các phương pháp mà hiện nay Viện Công nghệ giấy và Xenluylô đang áp dụng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 + Xenluylô theo phương pháp của Kiurscher-Hoff; + Lignin theo phương pháp TAPPI-T13; + Pentozan theo phương pháp TAPPI-T19; + Tro theo phương pháp TAPPI-T15; + Các chất tan trong hỗn hợp cồn-benzen theo phương pháp TAPPI-T6; + Các chất tan trong hỗn hợp NaOH (1%) theo phương pháp TAPPI-T4; + Các chất tan trong nước nóng theo phương pháp TAPPI-T1; + Các chất tan trong nước lạnh theo phương pháp TAPPI-T1; - Tẩy trắng bột giấy theo công nghệ ECF (Elemental Chlorine Free). 2.4.2.6. Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu về điều kiện tự nhiên: Kế thừa các tài liệu đã được công bố. * Số liệu đất: - Các phẫu diện đất được điều tra theo phương pháp tuyến ngẫu nhiên, trong ÔTC điển hình đào phẫu diện, lấy mẫu ở các độ sâu: 0 - 10cm; 20 - 30cm; 40 -50cm. Các mẫu được lấy theo phương pháp hỗn hợp, tức là cùng một đợt đào 5 phẫu diện, lấy mẫu đất ở các độ sâu tương ứng trộn với nhau theo phương pháp "chia đôi lấy nửa" cho đến khi chỉ còn 0,5kg thì lấy mẫu đi phân tích. Các mẫu đất được thu thập trước khi trồng (kế thừa đề tài KC.06.05.NN) và sau khi trồng được 5 năm tuổi. * Số liệu sinh trưởng: - Số liệu thu thập định kỳ mỗi năm một lần vào cuối mùa sinh trưởng (kế thừa) và thu thập tiếp sau 5 năm tuổi trên các ô tiêu chuẩn định vị đã xác định, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 500m2 - Đo đếm toàn bộ số cây có trong ÔTC với các chỉ tiêu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 + Đường kính ở vị trí 1.3m (D1.3), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm. + Chiều cao vút ngọn (Hvn) đo bằng thước Laser kết hợp với sào đo cao. + Đường kính tán (Dt) đo bằng thước dây và sào có độ chính xác 0,1._. học kỹ thuật Lâm nghiệp, trang Thông tin điện tử của Viện Khoa học LN Việt Nam, www.fsiv. org.vn. 9. Ngô Quang Đê và các cộng sự (2001), "Trồng rừng" Dùng cho cao học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh các mã trồng rừng, chọn giống và hạt giống lâm nghiệp…Điều tra và qui hoạch rừng, Lâm học. 10. Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên Hương (1999), Khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai chọn tại Ba Vì, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Hà Nội. 11. Lê Đình Khả (1997), "Không dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới", Tạp chí Lâm nghiệp (6), Tr 32-34. 12. Lê Đình Khả (2006), Lai giống cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 13. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Trần Cự (1995), "Chọn lọc và nhân giống Keo lai tại Ba Vì", Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (2), tr 22-26. 14. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn (1993), "Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm", Tạp chí Lâm nghiệp, (7), tr 18-19. 15. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hồ Quang Vinh (1997), "Kết quả mới về khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm", Tạp chí Lâmnghiệp, (12), tr 13-16. 16. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), "Giống cây rừng", NXB Nông nghiệp-2003. 85 17. Lê Đình Khả (1999), "Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam", NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998),"Giống Keo lai và vai trò cải thiện giống và các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng", Tạp chí Lâm nghiệp, (9), tr 48-51. 19. Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995), "Tiềm năng bột giấy Keo Lai", Tạp chí Lâm nghiệp, (3), tr6-7. 20. Ngô Kim Khôi (1998), "Thống kê toán học trong Lâm nghiệp", NXB Nông nghiệp, Hà Nội-1998. 21. Phùng Ngọc Lan (1986), "Chọn cơ cấu câú cây trồng rừng thâm canh trên quan điểm sản lượng", Tạp chí Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, (9), tr 20-21. 22. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Hương (2004), "Nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng khoáng (N, P, K) và chế độ nước của một số dòng Keo lai(Acacia hybrid) và Bạch đàn (Eucalyptus Urophylla) ở giai đoạn vườn ươm và rừng non", Báo cáo tổng kết đề tài khoa học giai đoạn 2000 - 2003, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2004. 23. Nguyễn Mười, Đỗ Bẩy, Cao Liêm, Đào Châu Thu (1979), "Giáo trình thực tập thổ nhưỡng", NXB Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp, 1979. 24. Đoàn Hoài Nam (2006),"Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp", Tạp chí NN&PTNT (3), tr 91-92. 25. Phân viện điều tra qui hoạch rừng Đông Bắc Bộ (2007), "Báo cáo kết quả rà soát, qui hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên", Thái Nguyên - 2007. 86 26. Phân viện điều tra qui hoạch rừng Đông Bắc Bộ (2001), "Báo cáo kết quả điều tra lập địa xây dựng bản đồ dạng đất tỉnh Thái Nguyên", Thái Nguyên - 2001. 27. Nguyễn Xuân Quát (1995), "Trồng rừng thâm canh", Kiến thức lâm nghiệp xã hội, tập II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội-1995, tr 101-129. 28. Đinh Văn Quang (2002), Xác định lập địa phục vụ trồng rừng công nghiệp cho một số vùng sinh thái ở Việt Nam thuộc đề tài KC 06.05 NN "Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phát triển nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu". 29. Ngô Đình Quế, Lê Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hương, Đoàn Đình Tam (2004), "Xây dựng qui phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất 4 loài cây chủ yếu phục vụ chương trình 5 triệu ha rừng là: Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Thông nhựa và Dầu nước", Viện KHLN Việt Nam, Hà Nội-2004. 30. Nguyễn Huy Sơn (2006), "Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu", Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật năm 2001-2004, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội-2006. 31. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam (2006), "Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu", Nhà xuất bản thống kê, 2006. 32. Đỗ Đình Sâm và Ngô Đình Quế (1994), "Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ", Báo cáo khoa học đề mục thuộc đề tài KN03-01, chương trình KN03, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2004. 87 33. Lê Xuân Tình (1998), "Khoa học gỗ", Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội-1998. 34. Nguyễn Hải Tuất (2003), "Tài liệu hướng dẫn sử dụng SPSS 10.0 for windows để xử lý số liệu nghiên cứu và thực nghiệm trong lâm nghiệp", Trường đại học lâm nghiệp, Hà Tây - 2003. 35. Thông tấn xã Việt Nam, (14/09/2007), Kim ngạch xuất nhập khẩu gỗ nguyên liệu Việt Nam . 36. Vụ KHCN&CLSP (2001), "Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh" , NXB Nông nghiệp, Hà Nội-2001. 37. Vụ tuyên giáo, Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương, "Giáo trình thổ nhưỡng", NXB Nông thôn 1975. Tiếng Anh 38. Bowen, M, R (1981), Acacia mangium,Anote on seed collection, handling and storage techniques including some experrrimental data and information on Acacia auriculiformis and probable Acacia mangium x Acacia auriculiformis hybrid (Occasionnal technical and scientific notes seed series), (3) FAO/UNDP, pp 39. 39. Bolstand, P. V. et al (1988), "Heigh-growth gains 40 months after fertilization of young Pinus caribeae var. hondurensis in eastern Colombia, Turrialba (38), pp 233-241. 40. Campinhos, E va Ikemori, Y . K (1988), Selection and management of the basic population Eucalyptus grandis and E. urophylla established at Aracruzfor the long term breeding programme. In breeding tropical trees, population structure, and genetic improvement strategies in clonal and seedling forestry. Proceeding 88 of the IUFRO Conference, Pattaya, Thailand December 1988. Oxford Forestry Institute, Winrok International. 41. FAO (1994), Land evaluation for forestry, FAO 1984b, pp 123. 42. Gan, E and Sim Boon Liang (1991), "Nursery indentification of hybrid seedling in open pollinated seedlots", Breeding Technologies for Tropical Acacia, ACIAR Proceeding, (37), pp 76-87. 43. Herrero, G.et al (1988), "Effect of dose and type of phosphate on the development of Pinus caribeae var. caribeae", I quartizite ferrallitic soil. Agrotecnia de Cuba, (20), pp 7-16. 44. Julian Evans (1992), plantation Forestry in the Tropics. Clarendon Press-Oxford. 45. Korai, H and Boh, T. K (1998), "properties of Acacia mangium Particleboard I", International conference on Acacia species in Malaysia 1998. 46. Mello, H. do A (1976), "Management problems in manmade forest of short rotation in South America", Proceedings pf the 16 th IUFRO Congress, Oslo (2), pp 538 - 542. 47. Pinso Cyril and R, Nasi (1991), "The Potential use of Acacia mangium and Acacia auriculiformis hybrid and Sabah", Breeding Technologies for Tropical Acacia, ACIAR Proceeding (37), pp 17-21. 48. Pandey, D (1983), Growth and yiel of plantation species in the tropics, Forest Research Davision, FAO, Rom. 49. Rufelds, C,W (1987), "Quantitative comparison of Acacia mangium willd versus hybrid A. auriculiformis", Forest Research Centre Publication Malaysia, (40), pp 22. 89 50. Rufelds, C. W (1988), "Acacia mangium willd versus hybrid A. auriculiformis and hybrid, A.auriculiformis seedling morphology study", Forest Research Centre Publication Malaysia, (41), pp 109. 51. Schonau, A. P. G (1985), "Basic silviculture for the establishment of Eucalyptus grandis", South African Forestry Journal (143), pp 4 - 9. 52. Welker, J. C (1986), Side preparation and regeneration in the lowland humid tropics, plantation experience in northern Brazil, pp 297-333. 53. Yamamoto H (1998), " Growth stress and strain of Acacia mangium", International conference on Acacia species in Malaysia 1998. 90 PHỤ LỤC 91 Phô biÓu 01: ¶nh h•ëng cña mËt ®é trång ®Õn sinh tr•ëng cña keo lai sau 5 n¨m trång NPar Tests Kruskal-Wallis Test Test Statisticsa,b 33.364 52.245 18.457 2 2 2 .000 .000 .000 Chi-Square df Asymp. Sig. Duong kinh vi tri 1.3 (cm) Chieu cao vut ngon (m) Duong kinh tan (m) Kruskal Wallis Testa. Grouping Variable: Mat do trong keo lai o Thai Nguyenb. Ranks 108 199.07 108 162.93 108 125.50 324 108 197.57 108 179.54 108 110.39 324 108 193.68 108 150.11 108 143.71 324 Mat do trong keo lai o Thai NguyenMat do trong 1330 cay/ha Mat do trong 1660 cay/ha Mat do trong 2000 cay/ha Total Mat do trong 1330 cay/ha Mat do trong 1660 cay/ha Mat do trong 2000 cay/ha Total Mat do trong 1330 cay/ha Mat do trong 1660 cay/ha Mat do trong 2000 cay/ha Total Duong kinh vi tri 1.3 (cm) Chieu cao vut ngon (m) Duong kinh tan (m) N Mean Rank 92 Phô biÓu 2: ¶nh h•ëng cña c¸c c«ng thøc bãn ph©n ®Õn sinh tr•ëng cña keo lai sau 5 n¨m trång Oneway Descriptives 100 9.8680 1.7502 .1750 9.5207 10.2153 6.00 13.50 99 10.6101 1.5961 .1604 10.2918 10.9284 7.30 14.70 98 11.1337 1.7306 .1748 10.7867 11.4806 6.70 15.20 101 11.8891 1.6575 .1649 11.5619 12.2163 7.50 15.10 100 10.7180 1.7717 .1772 10.3664 11.0696 6.60 14.40 96 9.7906 1.6198 .1653 9.4624 10.1188 5.50 12.50 97 9.9701 1.5347 .1558 9.6608 10.2794 6.00 13.80 104 10.1837 1.7508 .1717 9.8432 10.5241 6.20 13.50 95 9.8863 1.6781 .1722 9.5445 10.2282 6.30 13.80 97 9.6082 1.6935 .1719 9.2669 9.9496 5.70 13.00 987 10.3730 1.8080 5.755E-02 10.2601 10.4860 5.50 15.20 100 12.4890 1.6948 .1695 12.1527 12.8253 9.00 15.50 99 12.9414 1.5660 .1574 12.6291 13.2537 9.50 15.50 98 13.4122 1.6603 .1677 13.0794 13.7451 9.00 16.20 101 14.4733 1.5846 .1577 14.1604 14.7861 10.50 17.50 100 13.7300 1.6244 .1624 13.4077 14.0523 8.50 16.70 96 13.0448 1.6556 .1690 12.7093 13.3802 8.30 15.90 97 13.2082 1.5800 .1604 12.8898 13.5267 8.80 16.60 104 13.2308 1.7527 .1719 12.8899 13.5716 8.50 16.90 95 13.0084 1.6875 .1731 12.6647 13.3522 9.20 17.10 97 12.6113 1.7551 .1782 12.2576 12.9651 8.50 15.40 987 13.2198 1.7376 5.531E-02 13.1112 13.3283 8.30 17.50 100 2.9390 .3354 3.354E-02 2.8724 3.0056 2.10 3.80 99 3.1172 .2931 2.946E-02 3.0587 3.1756 2.50 4.20 98 3.0510 .3256 3.289E-02 2.9857 3.1163 2.20 3.80 101 3.1861 .3137 3.121E-02 3.1242 3.2481 2.70 4.00 100 3.0940 .3253 3.253E-02 3.0295 3.1585 2.30 3.60 96 3.0656 .3598 3.672E-02 2.9927 3.1385 2.10 3.80 97 3.0381 .3340 3.391E-02 2.9708 3.1055 2.30 3.80 104 3.0837 .3353 3.288E-02 3.0184 3.1489 2.40 3.80 95 3.0579 .3302 3.388E-02 2.9906 3.1252 2.40 3.80 97 2.9979 .3422 3.474E-02 2.9290 3.0669 2.40 3.80 987 3.0635 .3344 1.064E-02 3.0426 3.0844 2.10 4.20 Cong thuc 01 (100g NPK + 50g VB) Cong thuc 02 (100g NPK + 100g VS + 100g VB) Cong thuc 03 (100g NPK + 200G VS + 50g VB) Cong thuc 04 (100g NPK + 400g VS + 50g VB) Cong thuc 05 Cong thuc 06 Cong thuc 07 Cong thuc 08 Cong thuc 09 Cong thuc 10 Total Cong thuc 01 (100g NPK + 50g VB) Cong thuc 02 (100g NPK + 100g VS + 100g VB) Cong thuc 03 (100g NPK + 200G VS + 50g VB) Cong thuc 04 (100g NPK + 400g VS + 50g VB) Cong thuc 05 Cong thuc 06 Cong thuc 07 Cong thuc 08 Cong thuc 09 Cong thuc 10 Total Cong thuc 01 (100g NPK + 50g VB) Cong thuc 02 (100g NPK + 100g VS + 100g VB) Cong thuc 03 (100g NPK + 200G VS + 50g VB) Cong thuc 04 (100g NPK + 400g VS + 50g VB) Cong thuc 05 Cong thuc 06 Cong thuc 07 Cong thuc 08 Cong thuc 09 Cong thuc 10 Total Duong kinh vi tri 1.3m (cm) Chieu cao vut ngon (m) Duong kinh tan (m) N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum 93 ANOVA 463.098 9 51.455 18.214 .000 2760.025 977 2.825 3223.123 986 292.550 9 32.506 11.831 .000 2684.314 977 2.748 2976.865 986 3.988 9 .443 4.074 .000 106.239 977 .109 110.227 986 Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total Between Groups Within Groups Total Duong kinh vi tri 1.3m (cm) Chieu cao vut ngon (m) Duong kinh tan (m) Sum of Squares df Mean Square F Sig. Post Hoc Tests Multiple Comparisons Depende nt Variable Tieu chuan so sanh (I) Cong thuc bon phan (J) Cong thuc bon phan Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound Duong kinh vi tri 1.3m (cm) Bonferroni Cong thuc 01 Cong thuc 02 -.7421 .2383 .085 -1.5215 3.725E-02 Cong thuc 03 -1.2657* .2389 .000 -2.0470 -.4843 Cong thuc 04 -2.0211* .2371 .000 -2.7966 -1.2456 Cong thuc 05 -.8500* .2377 .016 -1.6274 -7.2611E-02 Cong thuc 06 7.738E-02 .2402 1.000 -.7081 .8628 Cong thuc 07 -.1021 .2395 1.000 -.8855 .6813 Cong thuc 08 -.3157 .2354 1.000 -1.0855 .4542 Cong thuc 09 -1.8316E-02 .2408 1.000 -.8059 .7692 Cong thuc 10 .2598 .2395 1.000 -.5236 1.0431 Cong thuc 02 Cong thuc 01 .7421 .2383 .085 -3.7249E-02 1.5215 Cong thuc 03 -.5236 .2395 1.000 -1.3069 .2597 Cong thuc 04 -1.2790* .2377 .000 -2.0564 -.5016 Cong thuc 05 -.1079 .2383 1.000 -.8872 .6715 Cong thuc 06 .8195* .2408 .031 3.209E-02 1.6069 Cong thuc 07 .6400 .2401 .352 -.1453 1.4253 Cong thuc 08 .4264 .2360 1.000 -.3454 1.1983 Cong thuc 09 .7238 .2414 .125 -6.5701E-02 1.5133 Test of Homogene ity of Variances .487 9 977 .884 .835 9 977 .584 .571 9 977 .821 Duong kinh vi tri 1.3m (cm) Chieu cao vut ngon (m) Duong kinh ta (m) Levene Stat istic df1 df2 Sig. 94 Cong thuc 10 1.0019* .2401 .001 .2165 1.7872 Cong thuc 03 Cong thuc 01 1.2657* .2389 .000 .4843 2.0470 Cong thuc 02 .5236 .2395 1.000 -.2597 1.3069 Cong thuc 04 -.7554 .2383 .071 -1.5349 2.399E-02 Cong thuc 05 .4157 .2389 1.000 -.3657 1.1970 Cong thuc 06 1.3430* .2414 .000 .5537 2.1324 Cong thuc 07 1.1636* .2407 .000 .3763 1.9509 Cong thuc 08 .9500* .2366 .003 .1761 1.7239 Cong thuc 09 1.2474* .2420 .000 .4559 2.0388 Cong thuc 10 1.5254* .2407 .000 .7381 2.3127 Cong thuc 04 Cong thuc 01 2.0211 * .2371 .000 1.2456 2.7966 Cong thuc 02 1.2790 * .2377 .000 .5016 2.0564 Cong thuc 03 .7554 .2383 .071 -2.3993E-02 1.5349 Cong thuc 05 1.1711 * .2371 .000 .3956 1.9466 Cong thuc 06 2.0985 * .2396 .000 1.3149 2.8820 Cong thuc 07 1.9190 * .2389 .000 1.1375 2.7005 Cong thuc 08 1.7055 * .2348 .000 .9375 2.4734 Cong thuc 09 2.0028 * .2402 .000 1.2171 2.7884 Cong thuc 10 2.2809 * .2389 .000 1.4994 3.0623 Cong thuc 05 Cong thuc 01 .8500* .2377 .016 7.261E-02 1.6274 Cong thuc 02 .1079 .2383 1.000 -.6715 .8872 Cong thuc 03 -.4157 .2389 1.000 -1.1970 .3657 Cong thuc 04 -1.1711* .2371 .000 -1.9466 -.3956 Cong thuc 06 .9274* .2402 .005 .1419 1.7128 Cong thuc 07 .7479 .2395 .083 -3.5480E-02 1.5313 Cong thuc 08 .5343 .2354 1.000 -.2355 1.3042 Cong thuc 09 .8317* .2408 .026 4.413E-02 1.6192 Cong thuc 10 1.1098* .2395 .000 .3264 1.8931 Cong thuc 06 Cong thuc 01 -7.7375E-02 .2402 1.000 -.8628 .7081 Cong thuc 02 -.8195* .2408 .031 -1.6069 -3.2090E-02 Cong thuc 03 -1.3430* .2414 .000 -2.1324 -.5537 Cong thuc 04 -2.0985* .2396 .000 -2.8820 -1.3149 Cong thuc 05 -.9274* .2402 .005 -1.7128 -.1419 Cong thuc 07 -.1795 .2420 1.000 -.9708 .6119 Cong thuc 08 -.3930 .2379 1.000 -1.1710 .3850 Cong thuc 09 -9.5691E-02 .2432 1.000 -.8912 .6998 Cong thuc 10 .1824 .2420 1.000 -.6090 .9737 Cong thuc 07 Cong thuc 01 .1021 .2395 1.000 -.6813 .8855 Cong thuc 02 -.6400 .2401 .352 -1.4253 .1453 Cong thuc 03 -1.1636* .2407 .000 -1.9509 -.3763 Cong thuc 04 -1.9190* .2389 .000 -2.7005 -1.1375 Cong thuc 05 -.7479 .2395 .083 -1.5313 3.548E-02 Cong thuc 06 .1795 .2420 1.000 -.6119 .9708 Cong thuc 08 -.2136 .2372 1.000 -.9895 .5624 Cong thuc 09 8.379E-02 .2426 1.000 -.7097 .8772 Cong thuc 10 .3619 .2413 1.000 -.4275 1.1512 Cong thuc 08 Cong thuc 01 .3157 .2354 1.000 -.4542 1.0855 Cong thuc 02 -.4264 .2360 1.000 -1.1983 .3454 Cong thuc 03 -.9500* .2366 .003 -1.7239 -.1761 Cong thuc 04 -1.7055* .2348 .000 -2.4734 -.9375 Cong thuc 05 -.5343 .2354 1.000 -1.3042 .2355 Cong thuc 06 .3930 .2379 1.000 -.3850 1.1710 Cong thuc 07 .2136 .2372 1.000 -.5624 .9895 Cong thuc 09 .2973 .2385 1.000 -.4828 1.0775 95 Cong thuc 10 .5754 .2372 .696 -.2005 1.3513 Cong thuc 09 Cong thuc 01 1.832E-02 .2408 1.000 -.7692 .8059 Cong thuc 02 -.7238 .2414 .125 -1.5133 6.570E-02 Cong thuc 03 -1.2474* .2420 .000 -2.0388 -.4559 Cong thuc 04 -2.0028* .2402 .000 -2.7884 -1.2171 Cong thuc 05 -.8317* .2408 .026 -1.6192 -4.4133E-02 Cong thuc 06 9.569E-02 .2432 1.000 -.6998 .8912 Cong thuc 07 -8.3787E-02 .2426 1.000 -.8772 .7097 Cong thuc 08 -.2973 .2385 1.000 -1.0775 .4828 Cong thuc 10 .2781 .2426 1.000 -.5154 1.0715 Cong thuc 10 Cong thuc 01 -.2598 .2395 1.000 -1.0431 .5236 Cong thuc 02 -1.0019* .2401 .001 -1.7872 -.2165 Cong thuc 03 -1.5254* .2407 .000 -2.3127 -.7381 Cong thuc 04 -2.2809* .2389 .000 -3.0623 -1.4994 Cong thuc 05 -1.1098* .2395 .000 -1.8931 -.3264 Cong thuc 06 -.1824 .2420 1.000 -.9737 .6090 Cong thuc 07 -.3619 .2413 1.000 -1.1512 .4275 Cong thuc 08 -.5754 .2372 .696 -1.3513 .2005 Cong thuc 09 -.2781 .2426 1.000 -1.0715 .5154 Chieu cao vut ngon (m) Bonferroni Cong thuc 01 Cong thuc 02 -.4524 .2350 1.000 -1.2210 .3162 Cong thuc 03 -.9232* .2356 .004 -1.6938 -.1527 Cong thuc 04 -1.9843* .2338 .000 -2.7490 -1.2195 Cong thuc 05 -1.2410* .2344 .000 -2.0077 -.4743 Cong thuc 06 -.5558 .2368 .861 -1.3304 .2188 Cong thuc 07 -.7192 .2362 .108 -1.4918 5.331E-02 Cong thuc 08 -.7418 .2321 .065 -1.5010 1.748E-02 Cong thuc 09 -.5194 .2375 1.000 -1.2961 .2573 Cong thuc 10 -.1223 .2362 1.000 -.8949 .6502 Cong thuc 02 Cong thuc 01 .4524 .2350 1.000 -.3162 1.2210 Cong thuc 03 -.4708 .2362 1.000 -1.2433 .3016 Cong thuc 04 -1.5319* .2344 .000 -2.2985 -.7652 Cong thuc 05 -.7886* .2350 .037 -1.5572 -2.0000E-02 Cong thuc 06 -.1034 .2374 1.000 -.8799 .6731 Cong thuc 07 -.2668 .2368 1.000 -1.0413 .5076 Cong thuc 08 -.2894 .2327 1.000 -1.0506 .4718 Cong thuc 09 -6.7007E-02 .2381 1.000 -.8456 .7116 Cong thuc 10 .3301 .2368 1.000 -.4444 1.1046 Cong thuc 03 Cong thuc 01 .9232* .2356 .004 .1527 1.6938 Cong thuc 02 .4708 .2362 1.000 -.3016 1.2433 Cong thuc 04 -1.0610* .2350 .000 -1.8297 -.2924 Cong thuc 05 -.3178 .2356 1.000 -1.0883 .4528 Cong thuc 06 .3675 .2380 1.000 -.4110 1.1459 Cong thuc 07 .2040 .2374 1.000 -.5724 .9804 Cong thuc 08 .1815 .2334 1.000 -.5817 .9447 Cong thuc 09 .4038 .2387 1.000 -.3767 1.1843 Cong thuc 10 .8009* .2374 .035 2.448E-02 1.5773 Cong thuc 04 Cong thuc 01 1.9843 * .2338 .000 1.2195 2.7490 Cong thuc 02 1.5319 * .2344 .000 .7652 2.2985 Cong thuc 03 1.0610 * .2350 .000 .2924 1.8297 Cong thuc 05 .7433 .2338 .069 -2.1485E-02 1.5080 Cong thuc 06 1.4285 * .2363 .000 .6558 2.2012 Cong thuc 07 1.2650 * .2356 .000 .4943 2.0357 Cong thuc 08 1.2425 * .2316 .000 .4852 1.9998 Cong thuc 09 1.4648 * .2369 .000 .6900 2.2396 96 Cong thuc 10 1.8619 * .2356 .000 1.0913 2.6326 Cong thuc 05 Cong thuc 01 1.2410* .2344 .000 .4743 2.0077 Cong thuc 02 .7886* .2350 .037 2.000E-02 1.5572 Cong thuc 03 .3178 .2356 1.000 -.4528 1.0883 Cong thuc 04 -.7433 .2338 .069 -1.5080 2.149E-02 Cong thuc 06 .6852 .2368 .175 -8.9389E-02 1.4598 Cong thuc 07 .5218 .2362 1.000 -.2508 1.2943 Cong thuc 08 .4992 .2321 1.000 -.2600 1.2585 Cong thuc 09 .7216 .2375 .110 -5.5096E-02 1.4983 Cong thuc 10 1.1187* .2362 .000 .3461 1.8912 Cong thuc 06 Cong thuc 01 .5558 .2368 .861 -.2188 1.3304 Cong thuc 02 .1034 .2374 1.000 -.6731 .8799 Cong thuc 03 -.3675 .2380 1.000 -1.1459 .4110 Cong thuc 04 -1.4285* .2363 .000 -2.2012 -.6558 Cong thuc 05 -.6852 .2368 .175 -1.4598 8.939E-02 Cong thuc 07 -.1635 .2386 1.000 -.9439 .6170 Cong thuc 08 -.1860 .2346 1.000 -.9532 .5813 Cong thuc 09 3.637E-02 .2399 1.000 -.7481 .8209 Cong thuc 10 .4335 .2386 1.000 -.3470 1.2139 Cong thuc 07 Cong thuc 01 .7192 .2362 .108 -5.3310E-02 1.4918 Cong thuc 02 .2668 .2368 1.000 -.5076 1.0413 Cong thuc 03 -.2040 .2374 1.000 -.9804 .5724 Cong thuc 04 -1.2650* .2356 .000 -2.0357 -.4943 Cong thuc 05 -.5218 .2362 1.000 -1.2943 .2508 Cong thuc 06 .1635 .2386 1.000 -.6170 .9439 Cong thuc 08 -2.2522E-02 .2340 1.000 -.7877 .7427 Cong thuc 09 .1998 .2393 1.000 -.5827 .9823 Cong thuc 10 .5969 .2380 .554 -.1815 1.3753 Cong thuc 08 Cong thuc 01 .7418 .2321 .065 -1.7476E-02 1.5010 Cong thuc 02 .2894 .2327 1.000 -.4718 1.0506 Cong thuc 03 -.1815 .2334 1.000 -.9447 .5817 Cong thuc 04 -1.2425* .2316 .000 -1.9998 -.4852 Cong thuc 05 -.4992 .2321 1.000 -1.2585 .2600 Cong thuc 06 .1860 .2346 1.000 -.5813 .9532 Cong thuc 07 2.252E-02 .2340 1.000 -.7427 .7877 Cong thuc 09 .2223 .2352 1.000 -.5470 .9917 Cong thuc 10 .6194 .2340 .371 -.1458 1.3846 Cong thuc 09 Cong thuc 01 .5194 .2375 1.000 -.2573 1.2961 Cong thuc 02 6.701E-02 .2381 1.000 -.7116 .8456 Cong thuc 03 -.4038 .2387 1.000 -1.1843 .3767 Cong thuc 04 -1.4648* .2369 .000 -2.2396 -.6900 Cong thuc 05 -.7216 .2375 .110 -1.4983 5.510E-02 Cong thuc 06 -3.6371E-02 .2399 1.000 -.8209 .7481 Cong thuc 07 -.1998 .2393 1.000 -.9823 .5827 Cong thuc 08 -.2223 .2352 1.000 -.9917 .5470 Cong thuc 10 .3971 .2393 1.000 -.3854 1.1796 Cong thuc 10 Cong thuc 01 .1223 .2362 1.000 -.6502 .8949 Cong thuc 02 -.3301 .2368 1.000 -1.1046 .4444 Cong thuc 03 -.8009* .2374 .035 -1.5773 -2.4475E-02 Cong thuc 04 -1.8619* .2356 .000 -2.6326 -1.0913 Cong thuc 05 -1.1187* .2362 .000 -1.8912 -.3461 Cong thuc 06 -.4335 .2386 1.000 -1.2139 .3470 Cong thuc 07 -.5969 .2380 .554 -1.3753 .1815 Cong thuc 08 -.6194 .2340 .371 -1.3846 .1458 97 Cong thuc 09 -.3971 .2393 1.000 -1.1796 .3854 Duong kinh tan (m) Bonferroni Cong thuc 01 Cong thuc 02 -.1782* 4.675E-02 .007 -.3311 -2.5268E-02 Cong thuc 03 -.1120 4.687E-02 .767 -.2653 4.128E-02 Cong thuc 04 -.2471* 4.652E-02 .000 -.3993 -9.4997E-02 Cong thuc 05 -.1550* 4.663E-02 .041 -.3075 -2.4807E-03 Cong thuc 06 -.1266 4.712E-02 .330 -.2807 2.747E-02 Cong thuc 07 -9.9144E-02 4.699E-02 1.000 -.2528 5.455E-02 Cong thuc 08 -.1447 4.618E-02 .080 -.2957 6.392E-03 Cong thuc 09 -.1189 4.724E-02 .540 -.2734 3.562E-02 Cong thuc 10 -5.8938E-02 4.699E-02 1.000 -.2126 9.476E-02 Cong thuc 02 Cong thuc 01 .1782* 4.675E-02 .007 2.527E-02 .3311 Cong thuc 03 6.615E-02 4.699E-02 1.000 -8.7527E-02 .2198 Cong thuc 04 -6.8967E-02 4.664E-02 1.000 -.2215 8.356E-02 Cong thuc 05 2.317E-02 4.675E-02 1.000 -.1297 .1761 Cong thuc 06 5.155E-02 4.723E-02 1.000 -.1029 .2060 Cong thuc 07 7.903E-02 4.711E-02 1.000 -7.5048E-02 .2331 Cong thuc 08 3.352E-02 4.630E-02 1.000 -.1179 .1850 Cong thuc 09 5.928E-02 4.736E-02 1.000 -9.5616E-02 .2142 Cong thuc 10 .1192 4.711E-02 .519 -3.4842E-02 .2733 Cong thuc 03 Cong thuc 01 .1120 4.687E-02 .767 -4.1275E-02 .2653 Cong thuc 02 -6.6151E-02 4.699E-02 1.000 -.2198 8.753E-02 Cong thuc 04 -.1351 4.676E-02 .177 -.2880 1.780E-02 Cong thuc 05 -4.2980E-02 4.687E-02 1.000 -.1963 .1103 Cong thuc 06 -1.4605E-02 4.735E-02 1.000 -.1695 .1403 Cong thuc 07 1.288E-02 4.723E-02 1.000 -.1416 .1673 Cong thuc 08 -3.2633E-02 4.642E-02 1.000 -.1845 .1192 Cong thuc 09 -6.8743E-03 4.748E-02 1.000 -.1622 .1484 Cong thuc 10 5.308E-02 4.723E-02 1.000 -.1014 .2075 Cong thuc 04 Cong thuc 01 .2471 * 4.652E-02 .000 9.500E-02 .3993 Cong thuc 02 6.897E-02 4.664E-02 1.000 -8.3560E-02 .2215 Cong thuc 03 .1351 4.676E-02 .177 -1.7801E-02 .2880 Cong thuc 05 9.214E-02 4.652E-02 1.000 -6.0003E-02 .2443 Cong thuc 06 .1205 4.700E-02 .472 -3.3212E-02 .2742 Cong thuc 07 .1480 4.688E-02 .074 -5.3246E-03 .3013 Cong thuc 08 .1025 4.607E-02 1.000 -4.8179E-02 .2531 Cong thuc 09 .1282 4.713E-02 .298 -2.5896E-02 .2824 Cong thuc 10 .1882 * 4.688E-02 .003 3.488E-02 .3415 Cong thuc 05 Cong thuc 01 .1550 4.663E-02 .041 2.481E-03 .3075 Cong thuc 02 -2.3172E-02 4.675E-02 1.000 -.1761 .1297 Cong thuc 03 4.298E-02 4.687E-02 1.000 -.1103 .1963 Cong thuc 04 -9.2139E-02 4.652E-02 1.000 -.2443 6.000E-02 Cong thuc 06 2.837E-02 4.712E-02 1.000 -.1257 .1825 Cong thuc 07 5.586E-02 4.699E-02 1.000 -9.7838E-02 .2095 Cong thuc 08 1.035E-02 4.618E-02 1.000 -.1407 .1614 Cong thuc 09 3.611E-02 4.724E-02 1.000 -.1184 .1906 Cong thuc 10 9.606E-02 4.699E-02 1.000 -5.7632E-02 .2498 Cong thuc 06 Cong thuc 01 .1266 4.712E-02 .330 -2.7475E-02 .2807 Cong thuc 02 -5.1547E-02 4.723E-02 1.000 -.2060 .1029 Cong thuc 03 1.460E-02 4.735E-02 1.000 -.1403 .1695 Cong thuc 04 -.1205 4.700E-02 .472 -.2742 3.321E-02 Cong thuc 05 -2.8375E-02 4.712E-02 1.000 -.1825 .1257 Cong thuc 07 2.748E-02 4.747E-02 1.000 -.1278 .1827 Cong thuc 08 -1.8029E-02 4.667E-02 1.000 -.1707 .1346 Cong thuc 09 7.730E-03 4.772E-02 1.000 -.1483 .1638 98 Cong thuc 10 6.769E-02 4.747E-02 1.000 -8.7576E-02 .2229 Cong thuc 07 Cong thuc 01 9.914E-02 4.699E-02 1.000 -5.4550E-02 .2528 Cong thuc 02 -7.9027E-02 4.711E-02 1.000 -.2331 7.505E-02 Cong thuc 03 -1.2876E-02 4.723E-02 1.000 -.1673 .1416 Cong thuc 04 -.1480 4.688E-02 .074 -.3013 5.325E-03 Cong thuc 05 -5.5856E-02 4.699E-02 1.000 -.2095 9.784E-02 Cong thuc 06 -2.7481E-02 4.747E-02 1.000 -.1827 .1278 Cong thuc 08 -4.5510E-02 4.655E-02 1.000 -.1977 .1067 Cong thuc 09 -1.9750E-02 4.760E-02 1.000 -.1754 .1359 Cong thuc 10 4.021E-02 4.735E-02 1.000 -.1147 .1951 Cong thuc 08 Cong thuc 01 .1447 4.618E-02 .080 -6.3918E-03 .2957 Cong thuc 02 -3.3518E-02 4.630E-02 1.000 -.1850 .1179 Cong thuc 03 3.263E-02 4.642E-02 1.000 -.1192 .1845 Cong thuc 04 -.1025 4.607E-02 1.000 -.2531 4.818E-02 Cong thuc 05 -1.0346E-02 4.618E-02 1.000 -.1614 .1407 Cong thuc 06 1.803E-02 4.667E-02 1.000 -.1346 .1707 Cong thuc 07 4.551E-02 4.655E-02 1.000 -.1067 .1977 Cong thuc 09 2.576E-02 4.680E-02 1.000 -.1273 .1788 Cong thuc 10 8.572E-02 4.655E-02 1.000 -6.6516E-02 .2379 Cong thuc 09 Cong thuc 01 .1189 4.724E-02 .540 -3.5618E-02 .2734 Cong thuc 02 -5.9277E-02 4.736E-02 1.000 -.2142 9.562E-02 Cong thuc 03 6.874E-03 4.748E-02 1.000 -.1484 .1622 Cong thuc 04 -.1282 4.713E-02 .298 -.2824 2.590E-02 Cong thuc 05 -3.6105E-02 4.724E-02 1.000 -.1906 .1184 Cong thuc 06 -7.7303E-03 4.772E-02 1.000 -.1638 .1483 Cong thuc 07 1.975E-02 4.760E-02 1.000 -.1359 .1754 Cong thuc 08 -2.5759E-02 4.680E-02 1.000 -.1788 .1273 Cong thuc 10 5.996E-02 4.760E-02 1.000 -9.5716E-02 .2156 Cong thuc 10 Cong thuc 01 5.894E-02 4.699E-02 1.000 -9.4756E-02 .2126 Cong thuc 02 -.1192 4.711E-02 .519 -.2733 3.484E-02 Cong thuc 03 -5.3082E-02 4.723E-02 1.000 -.2075 .1014 Cong thuc 04 -.1882* 4.688E-02 .003 -.3415 -3.4882E-02 Cong thuc 05 -9.6062E-02 4.699E-02 1.000 -.2498 5.763E-02 Cong thuc 06 -6.7687E-02 4.747E-02 1.000 -.2229 8.758E-02 Cong thuc 07 -4.0206E-02 4.735E-02 1.000 -.1951 .1147 Cong thuc 08 -8.5716E-02 4.655E-02 1.000 -.2379 6.652E-02 Cong thuc 09 -5.9957E-02 4.760E-02 1.000 -.2156 9.572E-02 * The mean difference is significant at the .05 level. 99 Homogeneous Subsets Duong kinh vi tri 1.3m (cm) 97 9.6082 96 9.7906 9.7906 100 9.8680 9.8680 95 9.8863 9.8863 97 9.9701 9.9701 104 10.1837 10.1837 99 10.6101 10.6101 100 10.7180 10.7180 98 11.1337 101 11.8891 .183 .147 .075 .652 .082 1.000 Cong thuc bon phan Cong thuc 10 Cong thuc 06 Cong thuc 01 (100g NPK + 50g VB) Cong thuc 09 Cong thuc 07 Cong thuc 08 Cong thuc 02 (100g NPK + 100g VS + 100g VB) Cong thuc 05 Cong thuc 03 (100g NPK + 200G VS + 50g VB) Cong thuc 04 (100g NPK + 400g VS + 50g VB) Sig. Duncana,b N 1 2 3 4 5 6 Subset for alpha = .05 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. Uses Harmonic Mean Sample Size = 98.636.a. The group s izes are unequal. The harmonic mean of the group sizes is used. Type I error levels are not guaranteed.b. Chieu cao vut ngon (m) 100 12.4890 97 12.6113 12.6113 99 12.9414 12.9414 12.9414 95 13.0084 13.0084 96 13.0448 13.0448 97 13.2082 104 13.2308 98 13.4122 13.4122 100 13.7300 101 14.4733 .069 .094 .081 .178 1.000 Cong thuc bon phan Cong thuc 01 (100g NPK + 50g VB) Cong thuc 10 Cong thuc 02 (100g NPK + 100g VS + 100g VB) Cong thuc 09 Cong thuc 06 Cong thuc 07 Cong thuc 08 Cong thuc 03 (100g NPK + 200G VS + 50g VB) Cong thuc 05 Cong thuc 04 (100g NPK + 400g VS + 50g VB) Sig. Duncana,b N 1 2 3 4 5 Subset for alpha = .05 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. Uses Harmonic Mean Sample Size = 98.636.a. The group s izes are unequal. The harmonic mean of the group sizes is used. Type I error levels are not guaranteed. b. 100 Duong kinh tan (m) 100 2.9390 97 2.9979 2.9979 97 3.0381 3.0381 98 3.0510 3.0510 95 3.0579 3.0579 96 3.0656 3.0656 104 3.0837 3.0837 100 3.0940 3.0940 3.0940 99 3.1172 3.1172 101 3.1861 .209 .078 .152 .063 Cong thuc bon phan Cong thuc 01 (100g NPK + 50g VB) Cong thuc 10 Cong thuc 07 Cong thuc 03 (100g NPK + 200G VS + 50g VB) Cong thuc 09 Cong thuc 06 Cong thuc 08 Cong thuc 05 Cong thuc 02 (100g NPK + 100g VS + 100g VB) Cong thuc 04 (100g NPK + 400g VS + 50g VB) Sig. Duncana,b N 1 2 3 4 Subset for alpha = .05 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. Uses Harmonic Mean Sample Size = 98.636.a. The group s izes are unequal. The harmonic mean of the group sizes is used. Type I error levels are not guaranteed. b. 101 Phô biÓu 03: ¶nh h•ëng cña kü thuËt trång ®Õn sinh tr•ëng cña keo lai sau 5 n¨m trång NPar Tests Kruskal-Wallis Test Ranks 104 172.58 98 138.34 95 134.18 297 104 197.36 98 125.46 95 120.35 297 104 168.62 98 139.69 95 137.13 297 Ky thuat trong Tham canh, dung thoi vu Tham canh, muon thoi vu SX binh thuong Total Tham canh, dung thoi vu Tham canh, muon thoi vu SX binh thuong Total Tham canh, dung thoi vu Tham canh, muon thoi vu SX binh thuong Total Duong kinh vi tri 1.3 m (cm) Chieu cao vut ngon (m) Duong kinh tan (m) N Mean Rank Test Statisticsa,b 12.186 50.952 8.626 2 2 2 .002 .000 .013 Chi-Square df Asymp. Sig. Duong kinh vi tri 1.3 m (cm) Chieu cao vut ngon (m) Duong kinh tan (m) Kruskal Wallis Testa. Grouping Variable: Ky thuat trongb. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9289.pdf
Tài liệu liên quan