Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân bón và biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sơn trồng trên đất đồi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội --------------- nguyễn chí thắng Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân bón và biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sơn trồng trên đất đồi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: ts. Vũ đình chính Hà nội – 2008 Lời cam doan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong

doc137 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân bón và biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sơn trồng trên đất đồi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Chí Thắng Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo hướng dẫn khoa học, các thầy cô giáo giảng dạy, sự giúp đỡ của cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến: - TS. Vũ Đình Chính - Trưởng bộ môn cây công nghiệp và cây thuốc khoa Nông học - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. - Ban giám hiệu, Khoa sau Đại học- trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. - Lãnh đạo sở Khoa học và công nghệ, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Viện khoa học Nông lâm nghiệp khu vực miền núi phía Bắc, Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. - Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên cổ vũ và giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài ./. Tác giả Nguyễn Chí Thắng mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các chữ viết tắt Từ viết tắt Viết đầy đủ CT Công thức Đ/C Đối chứng tb trung bình TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam HĐND Hội đồng nhân dân NXB Nhà xuất bản UBND Uỷ ban nhân dân Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Diện tích trồng sơn và lượng nhựa thu mua được (1952- 1959) 13 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng sơn ở tỉnh Phú Thọ (1975- 2007) 15 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu năm 2007 và đầu năm 2008 48 4.2. Kết quả phân tích phẫu diện đất tại đồi ổi Rồng xã Dị Nậu, huyện Tam Nông 51 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng sơn ở huyện Tam Nông 1999- 2007 52 4.4. Kết quả điều tra các yếu tố hạn chế sản xuất sơn huyện Tam Nông 55 4.5. ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 59 4.6. ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của thân cây 60 4.7. ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng đường kính của thân cây 62 4.8. ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng đường kính của thân cây 64 4.9. ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành cấp 1, 2 của cây 65 4.10. ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều rộng tán cây (cm) 66 4.11. ảnh hưởng của mật độ trồng đến ra hoa của cây 67 4.12. ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây 68 4.13. ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nhựa sơn 69 4.14. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 71 4.15. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của thân cây 73 4.16. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính thân cây 75 4.17. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng đường kính của thân cây 76 4.18. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng phân cành cấp 1, 2 của cây 78 4.19. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều rộng tán cây (cm) 79 4.20. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến ra hoa của cây 80 4.21. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây sơn 81 4.22. ảnh hưởng của liều lượng phân bónđến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 82 4.23. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu chất lượng nhựa 83 4.24. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu quả kinh tế 84 4.25. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 86 4.26. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của thân cây 87 4.27. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến động thái tăng trưởng đường kính thân cây 89 4.28. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân cây 90 4.29. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến chiều rộng tán cây 91 4.30. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến ra hoa của cây 92 4.31. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây 93 4.32. ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nhựa sơn. 94 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1. Phẫu diện đất tại Đồi ổi Rồng- Dị Nậu 50 4.1. ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 60 4.2. ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính 61 4.3. ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng đường kính thân 63 4.4. ảnh hưởng của mật độ trồng đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân 65 4.5. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 72 4.6. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính 74 4.7. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng đường kính thân 75 4.8. ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân 77 4.9. ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính 86 4.10. ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính 88 4.11. ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến động thái tăng trưởng đường kính thân 89 4.12. ảnh hưởng của kỹ thuật tỉa cành đến tốc độ tăng trưởng đường kính thân 90 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây sơn là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm nhưng thời gian thu hoạch tương đối ngắn so với chè, cà phê. Cây sơn tương đối dễ trồng nhanh cho thu hoạch, đó là một đặc điểm mà nông dân trồng sơn rất thích. Sơn có tiềm năng và triển vọng phát triển trên đất vùng đồi trung du, miền núi. Hiện nay, sơn là cây trồng có giá trị và hiệu quả cao so với các loại cây trồng dài ngày trên đất vùng đồi, đặc biệt là đất đồi thấp, có độ dốc vừa phải. Vì vậy trồng cây sơn vừa có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác đất trống, đồi núi trọc. Góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp - hiện đại hóa nông thôn. Trồng cây sơn lấy nhựa cung cấp cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và khôi phục ngành nghề, làng nghề truyền thống, để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu đặc thù địa lý có lợi thế cạnh tranh cao. Đặc biệt là phát huy những đặc tính và giá trị quý báu của nhựa sơn để duy trì và phát triển nghề sơn mài truyền thống độc đáo góp phần xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và hiện đại của Việt Nam. Đối với người dân trồng cây sơn, thì nhựa sơn được xem là nguồn thu nhập chính, cây sơn được xem là cây xóa đói giảm nghèo, cây giúp cho nông dân vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, thì việc lựa chọn đối tượng sản xuất có lợi thế cạnh tranh là hướng đến bền vững với sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm phát huy được thế mạnh đặc thù của từng vùng. Tuy nhiên, đối với bất kỳ sản phẩm hàng hóa nào khi đưa ra thị trường hiện nay cũng cần yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, về khối lượng hàng hóa và về giá thành. Muốn đáp ứng được yêu cầu đó của thị trường phải thúc đẩy thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nhựa sơn, bằng việc đầu tư phân bón, xác định mật độ trồng, cùng với xây dựng các biện pháp trồng trọt phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc trồng sơn. Song đây là vấn đề hoàn toàn mới trên đối tượng cây trồng đặc thù địa lý, nên cần được nghiên cứu đầy đủ để đưa ra qui trình trồng trọt hợp lý làm tài liệu cho công tác chỉ đạo, khuyến cáo, hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân mở rộng và phát triển sản xuất sơn đạt hiệu quả cao. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, được sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Vũ Đình Chính, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân bón và biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sơn trồng trên đất đồi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” 1.2. Mục đích- yêu cầu 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây sơn nhằm xác định mật độ, liều lượng phân bón và kỹ thuật tỉa cành hợp lý cho việc trồng cây sơn trên đất đồi Tam Nông- Phú Thọ. 1.2.2. Yêu cầu Điều tra điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu, thực trạng sản xuất nhựa sơn và các yếu tố hạn chế sản xuất nhựa sơn tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây sơn trồng trên đất vùng đồi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá ảnh hưởng của một số công thức phân bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất nhựa của cây sơn. Đánh giá ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây sơn. 1.3. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 1.3.1. ý nghĩa khoa học Là đề tài nghiên cứu đầu tiên có hệ thống trên đối tượng cây sơn (cây lấy nhựa), cây trồng đặc thù địa lý, nhằm xác định mật độ, liều lượng phân bón phù hợp và biện pháp kỹ thuật tỉa cành hợp lý để mở rộng diện tích trồng cây sơn lấy nhựa trên đất vùng đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cho việc xây dựng qui trình trồng thâm canh cây sơn tại Phú Thọ. Cung cấp tài liệu cho hệ thống khuyến nông cơ sở tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Kết quả nghiên cứu bổ sung vào tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo phát triển sản xuất sơn. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Góp phần xây dựng và phát triển vùng trồng cây sơn trên đất vùng đồi thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ nói riêng và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói chung. Góp phần cung cấp nguyên liệu có chất lượng cao, phục vụ một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển và khôi phục làng nghề, nghề truyền thống. Hạn chế bớt rủi ro, đảm bảo tăng thu nhập cho người nông dân trồng sơn. Từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, khai thác tài nguyên đất quá mức, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. 1.4. Giới hạn của đề tài Đề tài được thực hiện trên đất vùng đồi của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Giống sơn được tham gia thí nghiệm: Giống sơn đỏ (còn gọi là sơn giềng, sơn lá si). Thời gian tiến hành thí nghiệm: trong 2 năm, chủ yếu nghiên cứu cây sơn ở thời kỳ kiến thiết cơ bản "Sơn hố, sơn rạ" và giai đoạn đầu của thời kỳ sơn kinh doanh "Sơn non". Ngoài ra có kế thừa các kết quả nghiên cứu trong 2 năm trước đó của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trong công tác chọn giống, trồng mới và theo dõi sinh trưởng năm thứ nhất của cây sơn sau trồng để tham khảo và làm cơ sở nghiên cứu. 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Giới thiệu chung về cây sơn 2.1.1. Nguồn gốc lịch sử và phát triển của cây sơn Từ xa xưa, do có nhiều đặc tính độc đáo nên nhựa sơn đã sớm được đưa vào sử dụng trong đời sống nhân dân các nước từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Myanma. Do vậy cũng nảy sinh nhiều luận điểm và tranh cãi khác nhau về nguồn gốc của nghề sơn. Theo lời dẫn của Đỗ Ngọc Quỹ (1986) [31] thì một số tác giả cho rằng cây sơn nguyên sinh gốc Trung Quốc sau được phát triển sang các nước. Những tài liệu sưu tầm được trên thế giới đưa ra nhận định cây sơn phân bố ở các vùng Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam, Triều Tiên, Miến Điện, Lào, phía đông vùng núi Hi -ma-lay-a và ấn độ. Nghĩa là sơn chỉ phân bố trong vùng nhiệt đới, ở độ cao khoảng 1000-2000 m so với mặt biển. Luận điểm này không đúng vì, ở Việt Nam, Nhân dân dân ta thường dùng nhựa Sơn Phú Thọ để làm sơn quang dầu (bàn, ghế, tủ) sơn gắn (thuyền, đồ đựng, đồ gia dụng nông thôn) sơn mài (mỹ nghệ, tạo hình). Năm 1895, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu nhựa sơn sang Nhật Bản. Sơn nước ta tập trung ở các tỉnh, ven sông Hồng như Phú Thọ, Hà Tây, Yên Bái, Tuyên Quang. Nhưng cây sơn chỉ trồng tập trung tại một số nơi trong tỉnh Phú Thọ (ở các huyện Tam Nông, Lâm Thao, Phù Ninh). Các xã trồng sơn nổi tiếng là: Tiên Kiên, Cổ Tích, Vinh Quang, Phú Lợi (cũ), Đào Xá, Dị Nậu, Phú Hộ. Huyện Phong Châu có câu ca dao: “Cổ tích có cây Bồ đề, có giếng tắm mát, có nghề cắt Sơn”, có thể nói Phú Thọ là quê hương của cây sơn ở Việt Nam. Theo tài liệu của Lê Huyên (1995) [22] có đoạn dẫn nội dung ghi trong cuốn Gia Phả họ Trần lưu tại thư viện Khoa học xã hội “Bình Vọng Trần Thi Gia Phả” vào thời Lê Hiến Tông, hiệu Canh Thống ( 1498 – 1564) ở làng Bình Vọng- Thường Tín- Hà Đông có cụ Trần Dư có tên khác là Lương, tự là Tu Khê, Trần Thượng Công, sinh năm Canh Dần ( 1470), năm Nhâm Tuất (1502) khi ông 32 tuổi, Trần Dư đỗ Tiến sĩ, ông là người rất giỏi về nghề sơn và đã truyền dạy nghề sơn cho dân làng, khi ông chết dân làng đã dựng đền thờ ở quê ông và coi ông là ông tổ của nghề sơn. Về sau các thế hệ học trò của ông đã lập thành nhiều phường thợ, toả đi bốn phương làm nghề kiếm sống. Phường giỏi thì vào cung đình phục vụ nhà Vua, phường thì đi đến những nơi có nhu cầu về nghề sơn như các cung đình, chùa, miếu hoặc nơi có đời sống khá giả, những gia đình giàu có để nhận làm hoành phi, câu đối, tràng kỷ, ngai thờ. Theo dòng lịch sử thợ sơn ngày càng đông lên về số lượng, trưởng thành về nghề nghiệp và phân chia thành nhiều phường thợ ở nhiều địa phương khác nhau, mỗi nơi lại sáng tạo, cải tiến thêm làm cho nghề sơn phát triển một cách rực rỡ đạt nhiều thành tựu huy hoàng. Những tên đất, tên làng đã gắn với nghề sơn như Đình Bảng, Bình Cầu ( Hà Bắc),Liên Hà ( Hà Nội), Bình Vọng, Chuông The, Đồng Vàng, Bối Khê, Hà Thai ( Hà Tây), Đồng Tâm ( Nam Hà), mỗi nơi có thế mạnh riêng của địa phương mình về nghề sơn như : Sơn then (đen) Đình Bảng, Đồ Nẹt Cát Đằng ( Nam Hà), hàng tráp quả chợ Bằng ( Hà Đông), hàng thúng, khảo chợ Dầu ( Nam Hà). - Theo các tài liệu nghiên cứu về thực vật học và khảo cổ học ở Việt Nam, thì cây sơn Phú Thọ là một dạng sơn độc đáo của Việt Nam. Tháng 4/1960, một đoàn chuyên gia nông nghiệp Quảng Tây- Trung Quốc đã sang Việt Nam tham quan cây sơn trồng tại Trại thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ - Bộ Nông Nghiệp. Qua trao đổi kinh nghiệm đã xác nhận cây sơn Quảng Đông, Tứ Xuyên khác cây sơn Phú Thọ, vì thuộc loại hình cây gỗ lớn, trồng ven các đường đi, cây 8 tuổi, đường kính 30 cm mới cho khai thác nhựa, cây sơn Trung Quốc sống được 30 năm. Những tài liệu nghiên cứu năm 1961 của viện khảo cổ học Việt Nam chứng minh người Việt cổ đã biết dùng nhựa sơn từ thời đại Vua Hùng dựng nước (cách đây 2500 năm). Tháng 5 năm 1961, Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam đã phát hiện ngôi mộ cổ ở Việt Khê ở Thuỷ Nguyên- Hải Phòng, thuộc thời đại cuối Đồng Thau- đầu đồ Sắt khoảng 500 năm trước công nguyên. Trong mộ có nhiều hiện vật đồ đồng, đồ gỗ và 3 hiện vật có vết tích sơn : mái chèo gỗ, mảnh da thú và tráp gỗ quét sơn [45] . Khi Đinh Văn Kiều và Lê Xuân Diệm( 1972) [11], khai quật ngôi mộ cổ Đường Dù ở Đông Sơn- Thuỷ Nguyên- Hải Phòng, thu được rất nhiều di vật, trong đó có đồ làm sơn như : bát đựng sơn, chổi quét sơn, vầy quét sơn. Các tác giả trên có nhận xét ngôi mộ này chôn vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, những dụng cụ làm sơn của mộ Đường Dù càng làm rõ thêm nghề sơn cổ truyền của Việt Nam đã có từ lâu. Khi Phạm Quốc Quân (7/1976) nghiên cứu mộ thuyền Châu Sơn ở Cống Bùi- Kim Bảng - Hà Nam. Trong mộ này cũng có những công cụ làm sơn giống như ở mộ Đường Dù gồm các đồ đựng (thố) bằng sơn có trang trí hoa văn theo nghệ thuật Đông Sơn [25]. Ngoài những hiện vật đã phát hiện được dưới những ngôi mộ cổ, trong các đình, đền, chùa, miếu thì ở nhiều gia đình còn lưu giữ lại vô số những sản phẩm của nghề sơn, có thể nói rằng trong việc phục vụ tín ngưỡng của nhân dân, đồ sơn chiếm ưu thế lớn như ở đình Trúc Khê ( Hà Nội), trong số 77 đồ thờ đã có đến 68 di vật có sử dụng sơn. ở đền Ngọc Sơn ( Hà Nội) trong số 129 di vật, chỉ có 6 di vật là không phủ sơn. Hiện nay, vẫn còn lưu giữ được nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có phủ sơn như các tượng phật bằng gỗ trạm nổi, bằng đất đắp rồi sơn son thiếp vàng, các đồ thờ, ngai thờ, bàn kỷ cử ở các chùa, miếu thời Lý, Trần, Lê như : Bút Tháp có tượng nghìn tay nghìn mắt, chùa Phật Tích ( Hà Bắc), Chùa Đậu ( Hà Đông- Hà Tây), chùa Tây Phương, chùa Tây Hồ, Văn Miếu, chùa Trấn Quốc, đặc biệt là công trình kiến trúc Cung Đình Triều Nguyễn, nay đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, đã có sự đóng góp quan trọng của sơn mài như đồ thờ các Vua ở Hiển Lâm Các, ở Hưng Miếu và ở Thế Miếu các hàng cột ở đây cũng được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Đồ sơn đi vào cuộc sống nó phù hợp với nếp sinh hoạt thời Phong Kiến như : hoành phi, câu đối, lẵng, hòm, sắc, ống quyển, tráp quả, kiệu võng, áng thư, đèn nến. Phải nói rằng nghề sơn là một nghề cổ truyền thống của nước ta, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII đã phát triển huy hoàng với trình độ kỹ thuật khá cao, kỹ thuật pha chế sơn theo lối truyền nghề, gia truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã đạt đến trình độ tuyệt hảo, đến mức có thể điều chế được các loại sơn phù hợp với các loại sản phẩm khác nhau [22]. Theo tài liệu Đại Việt sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư tập 1 của Ngô Sỹ Liên (bản in 1967) có ghi : “Kỷ nhà Lý- Canh tý Thiên phù Duệ vũ năm thứ 1 (6/1920), chủ đô Giáp Tất Bắc, thợ sơn là Đăng An dâng chim sẻ trắng”. Như vậy phường thợ sơn ở Việt Nam đã có từ lâu trước sự tích Trần Thượng Công (1498 – 1564). Tóm lại, cây sơn mọc tự nhiên hay gieo trồng ở Phú Thọ (Rhus Succedanea L) là điển hình của cây sơn Việt Nam một dạng sơn độc đáo, nghề sơn cũng đã có từ thế kỷ thứ XII. 2.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây sơn 2.1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho nhựa của cây sơn. Cây sơn thường sinh trưởng mạnh vào mùa hè khi nền nhiệt độ ở khoảng 30- 35 oC. Trên 40 oC cây sơn bắt đầu sinh trưởng chậm lại và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ trên 45 oC và dưới 10oC. Cây sơn chịu được nhiệt độ 39- 40 0C mà không chết, nhưng mùa đông rét khi nhiệt độ xuống 15 oC, ẩm độ thấp nên sơn rụng hết lá gọi là “Sát lá- sát lộc”. Mùa đông, nhiệt độ thấp sơn không chảy hoặc kém nhựa cho nên phải giảm số lần thu hoạch sơn; mùa hè, nhựa chảy nhiều, có thể cắt nhiều lần. 2.1.2.2. Yêu cầu nắng và gió - gió: sơn thường trồng trên sườn đồi, nơi thường chịu ảnh hưởng nhiều của gió, bão. Khi cây sơn cao đến 3- 4 m, tán lá lớn, rễ lại ăn nông, những cơn bão hoặc giông làm cho cây sơn vật đi, vật lại theo chiều gió, dễ bị “Long gốc”, thậm chí có thể đổ cây, trên thân cây có nhiều chỗ nứt vỏ “ Vỡ bầu”, nhựa sơn chảy liên tục làm kiệt sức cây sơn, ở xã Phù Ninh- Lâm Thao - Phú Thọ, đã có những nương sơn trồng trên sườn đồi, dọc theo sông Thao bị gió bão, đổ rạp cả nương sơn. - Nắng: nắng ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sơn rõ rệt. Sơn cắt ngày mưa hoặc những hôm trời nhiều mây, tuy thu được nhiều nhựa, nhưng chất lượng kém, sơn có tỷ lệ nước cao hay còn gọi là “Sơn bầu giác”, nên phải bảo quản riêng để tránh bị chua. Thu hoạch nhựa sơn trong những ngày trời nắng, tuy sản lượng giảm, nhưng chất lượng tốt. Nắng cũng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nhựa sơn, thu hoạch nhựa sơn ở những ngày trời nắng bao giờ màu nhựa cũng đỏ, đẹp, những đợt thời tiết âm u nhiều ngày thì nhựa sơn khi thu hoạch thường có màu trắng hơn. Nắng làm nhựa sơn bị đông thành màng cứng, khi mặt trời mọc nhựa không chảy nữa gọi là “Sơn cắt ngòi”, nên chi phối đến thời gian thu hoạch nhựa theo từng mùa. Mùa hè phải thu hoạch thật sớm, khi mặt trời mọc là phải chuẩn bị thu sơn “Trút sơn”. Mùa thu trời mát có thể cắt nhựa muộn và thu sơn cũng muộn hơn, về mùa đông có thể thu hoạch muộn hơn nữa. Trong thực tế nương sơn phía Tây, buổi sáng không có ánh nắng mặt trời thu hoạch được lâu hơn và thời gian thu hoạch có thể muộn hơn nương sơn phía Đông. 2.1.2.3. Yêu cầu về nước - Độ ẩm đất khi gieo trồng, vì hạt sơn có vỏ rất cứng nên cần hút nhiều nước mới mọc mầm được, có năm gặp hạn, hạt sơn gieo xong, không mọc, phải gieo trồng lại. - Sinh trưởng của cây sơn trong giai đoạn kiến thiết cơ bản “ Từ sơn hố, sơn rạ đến sơn non”. Cây tăng trưởng nhanh về chiều cao và đường kính, nên rất cần nước, vì vậy trong năm cây thường sinh trưởng mạnh vào mùa hè có lượng mưa tập trung nhiều nhất trong năm. - Thu hoạch nhựa sơn: những ngày mưa to không thu hoạch sơn, trong mùa mưa, sơn nhiều nhựa, nhưng chất lượng kém, ít mặt dầu. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Dũng [12] cây sơn rất cần nước, nên khi gặp những đợt nắng nóng kéo dài sơn ít nhựa, là bị vàng. Tuy ưa nước nhưng cây sơn lại không chịu được úng ngập, do đó cây sơn chỉ trồng được ở những nơi có độ dốc thoát nước tốt, nếu trồng sơn ở những nơi trũng thấp đọng nước làm úa lá, kém nhựa. Mưa, nắng thuận hoà sẽ là điều kiện tốt nhất để sơn phát triển. Ngay từ khi gieo hạt, sơn cần cung cấp lượng nước vừa đủ để dễ nảy mầm, cây con phát triển nhanh, cây sơn mọc nhanh nhất là khi bắt đầu có mưa xuân, mùa thu có gió heo may, lá cứng, cây phát triển chậm. Mùa đông nhiệt độ, độ ẩm thấp, cây phát triển chậm hoặc không phát triển. - Mưa cần cho sơn nhưng cũng có hại cho sơn: Mưa nhiều đất bị sói mòn, rửa trôi, nương sơn bị tàng kiệt nhanh. Khi sơn mới mọc gặp phải những trận mưa rào, hố sơn bị bồi lấp cây con không phát triển được, đất xung quanh gốc sơn bị đóng váng, lèn chặt, việc trao đổi không khí, nhiệt độ đất với môi trường gặp nhiều khó khăn, nắng lên nhiệt độ tầng đất mặt tăng cao làm cây sơn còi cọc hoặc bị chết (vì thế nên sơn phải gieo tháng 9 tháng 10 để đỡ tốn công phá váng). Khi thu hoạch sơn gặp phải mưa thì hỏng cả lượng nhựa của lần thu đó, vì nước mưa lẫn với nhựa sơn làm chua nhựa sơn. Tóm lại: lượng mưa có ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây sơn. Khi mới trồng có mưa, đủ ẩm cây sơn phát triển nhanh. Khi thu hoạch có mưa nhiều (nhất là trong tháng 4, 5, 6), năng suất cao, nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhựa, mưa nhiều nhựa sơn nhiều nước, ít laccon (nhựa sơn trắng như nước vo gạo và dễ bị chua), thu hoạch nhựa sơn gặp mưa còn làm hại cho lần thu hoạch sau vì sơn không liền được vết cắt hay nói cách khác là sơn không “Se mặt” được, nhựa chảy dốc cả ngày hại đến cây sơn. 2.1.2.4. Yêu cầu về đất đai - Nông dân vùng sơn đã có những kinh nghiệm lâu đời trong việc lựa chọn địa hình và đất trồng sơn như: " Sơn đất dốc, lốc đất bằng ", độ dốc vừa phải, lai lải dây diều là tốt. Về chất đất thì đá thối đang phong hoá, đất rừng mới khai hoang trồng sơn rất tốt. Đất đã trồng sắn nhiều vụ liên tục khi chuyển sang trồng sơn thì năng suất thấp. Đất con kiến, kết cấu rời rạc, trồng sơn chóng tàn, năng suất thấp. - Khi nghiên cứu về đất trồng sơn Nguyễn Thị Dần (1980) [9] đã phân tích mẫu đất trồng sơn cho năng suất nhựa cao, tại phẫu diện PH-1, đào tại khu Ba Miếng, sườn phía Tây đồi Cố Duy Phong cho kết quả như sau : Mùn: 0,72-1,87%  pHKCl : 3,6-3,8%  N tổng số: 0,05- 0,08% Mg2+ : 0,39- 1,25 K2O tổng số:0,03- 0,06% Al3+ : 1,78- 2,72 P2O5 tổng số:0,04- 0,06% Ca 2+: 1,92- 2,30 P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất): 0,60- 2,25; H+ : 3,63- 3,87. Thành phần cơ giới thuộc loại thịt nặng, dung trọng 1,2- 1,4 , tổng độ xốp trung bình 45- 48%, độ ẩm cây héo là 15- 18%. - Theo Nguyễn Đức Ban (1969) [2], sơn ưa đất chua giàu dinh dưỡng, trên thực tế sản xuất sơn ở đất rừng mới khai hoang, thời gian thu hoạch dài, có thể được 5 - 6 năm, cây cao 4 - 5 m, sản lượng nhựa cũng thu được cao gấp 1,5 lần so với đất trồng khác, những nơi đất có mọc nhiều cỏ tranh, cỏ tế, đất màu đỏ, xốp, nhiều mùn, đào sâu xuống 1m chưa bị đá ong hoá là trồng sơn tốt nhất, nhìn chung những nơi trồng được chè đều trồng được sơn. 2.1.3 Tình hình sản xuất nhựa sơn trên thế giới và Việt Nam 2.1.3.1. Tình hình sản xuất nhựa sơn trên thế giới - Theo lời dẫn của Đỗ Ngọc Quỹ (1986) [31], cây sơn phát triển nhiều ở Mông Cổ, Trung Quốc, Hi-ma-lay-a, ấn Độ, Nhật Bản, Gia Va, Inđonexia, Lào, Việt Nam . - Theo nghiên cứu của H.Lecomte và Pierre Domart, cây sơn mọc ở Phú Thọ có tên khoa học là Rhus succedanea Lin Var Dumoutieri. Cây sơn của miền Nam – Việt Nam và Campuchia có tên là Melanorrea Laccifera Pierre. Hai giống sơn này khác giống sơn Nhật Bản-Rhus ver- nicifera D.C. Trên thế giới cây sơn dại được phát tại Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc, ấn Độ (NêPan, Catsơmia, Xichkim, Gănđơn) và Nhật Bản. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sản xuất nhiều sơn trên thế giới [47], [48]. 1.3.2. Tình hình sản xuất nhựa sơn ở Việt Nam - Cây sơn là một cây công nghiệp lâu năm đã được trồng ở nước ta từ lâu đời. Nhựa sơn có nhiều đặc tính độc đáo, là một chất kết dính đặc biệt và có độ bền rất cao nên được dùng để ghép mộng, hàn gắn gỗ, tre, nứa. Do chịu được độ ẩm cao nên nhựa sơn được dùng để phủ lên bề mặt của các đồ nội thất như tủ, giường, bàn, ghế, sập gụ, hòm, vừa bóng đẹp lại tăng độ bền cho vật dụng. Do đặc tính lý hoá mà nhựa sơn chịu được với những tác nhân hoá học, không bị huỷ hoại bởi côn trùng, vì có những tính năng, tác dụng quí báu như vậy nên nhựa sơn được ứng dụng và gắn bó với đời sống của nhân dân ta từ rất sớm. - Carl Von Linnes là người đầu tiên xác định tên khoa học cho cây sơn Phú Thọ là Rhus succedanea Lin, Tiếp theo đó các nhà thực vật học như H. Lecomte, Cresvost Lemarie, Prerre Domart, Tardieu Blot [46], [47], [48], [49] đã định tên và phân loại cây sơn Phú Thọ như sau: Toxicodendron Succedanea(L) Moldenke = Rhus succedanea (Linne) Ngành Ngọc Lan (hạt kín) Angispermae Lớp Ngọc Lan (hai lá mầm) Dicotyleonae Bộ cam Butales Họ đào lộn hột Anacardiaceae L Chi Rhus Loài Succedanea - Tuỳ thuộc vào đặc điểm hình thái và chất lượng nhựa người ta chia sơn theo các loại sau: sơn lá trám (sơn bầu giác) lá giống lá cây trám (canarium), to, mỏng, xanh nhạt, cây cao, to, mọc khỏe, nhanh, nhiều hoa quả, nhựa nhiều, nhựa màu trắng, chất lượng kém, chiếm trên 70 % quần thể điều tra. Sơn đỏ (sơn giềng -sơn lá si) lá giống lá cây si (Ficus), dày, nhỏ, xanh thẫm, mặt phiến lá bóng, cây mọc chậm, ít hoa quả, nhựa ít nhưng chất lượng tốt, nhiều mặt dầu (laccon), diện tích gieo trồng chiếm dưới 25 % quần thể, còn lại là sơn ngố, sơn rọm không có hoặc có ít nhựa. - Sơn đỏ thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, cao từ 3- 4m, dạng thân tròn, thẳng, mặt cắt ngang của cây tròn không đều, dưới gốc to, trên cao nhỏ dần. Lá phát triển từ chồi dinh dưỡng, mọc cách nhau theo chỉ số 2/5, thuộc loại lá chét lông chim lẻ, ít khi chẵn, lá dày, nhỏ, màu xanh thẫm, mặt phiến lá bóng, cây mọc chậm, hoa, quả ít (có cây không quả) năng suất nhựa trung bình, nhưng chất lượng tốt, nhiều mặt dầu (laccon). - Trước 1945, Việt Nam đã xuất khẩu sơn sang Nhật Bản. Năm 1925, hãng sơn Nhật Bản SAITO- MIZUTA đã đặt đại lý mua sơn tại Hà Nội và Phú Thọ. Đến thời kỳ 1939- 1945 sơn được phát triển mạnh nhất ở Phú Thọ, từ 3.124 ha (1939) đã tăng lên 4.400 ha năm 1943. Khi đó trồng 1 ha sơn cho thu nhập rất cao: bình quân 1 năm thu hoạch được 300 kg nhựa, giá trị tương đương 6.000 kg gạo, do đó trong nhân gian đã có những câu ca dao: “Một nương sơn tốt như một cót thóc đóng trong nhà Một đồng một rỏ, không bỏ nghề trầu Một đồng một bầu không bỏ nghề sơn”. - Thời kỳ 1946- 1980. + Sau năm 1945, nghề trồng sơn bị khủng hoảng, vì cả nước tập trung cho cuộc kháng chiến chống Pháp, ở giai đoạn này ngành nông nghiệp chuyển sang giai đoạn phát triên nông nghiệp thời chiến, nhiều đồi sơn đã bị phá huỷ để trồng sắn cung cấp lương thực cho kháng chiến. Đến năm 1951, mậu dịch quốc doanh đã tổ chức được việc tiêu thụ nhựa sơn về vùng đồng bằng và khu 3, khu 4 cũ, cây sơn được lại phục hồi ở Phú Thọ, nhưng chỉ bằng 50% diện tích cũ [41]. Theo tài liệu của Uỷ ban hành chính tỉnh Phú Thọ thì diện tích trồng sơn, sản lượng nhựa sơn thu mua được như sau [38], [42], [43]: Bảng 2.1. Diện tích trồng sơn và lượng nhựa thu mua được (1952- 1959) Năm Chỉ tiêu 1952 1953 1955 1956 1957 1958 1959 Diện tích (ha) 202 461 469 338 305 346 482 Sản lượng (tấn) 114,96 144,9 177,9 194,7 229 + Đến năm 1969, sản lượng nhựa sơn đạt cao nhất ở Phú Thọ là 600 tấn, những năm sau đó sản lượng nhựa giảm chỉ còn 150 tấn, ở thời gian này chính sách khuyến khích phát triển cây sơn không đồng bộ và chưa phù hợp nên nông dân không quan tâm đến việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và chất lượng nhựa sơn [44]. + Thời kỳ 1981- 1985. Để khôi phục nghề trồng sơn cổ truyền Việt Nam, đang có nguy cơ tàn lụi, các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Hà Sơn Bình (cũ) đã xây dựng các chương trình, dự án mở rộng diện tích trồng sơn, gắn với việc phát triển nghề tiểu thủ công sơn mài truyền thống. Phát triển nghề trồng sơn- một cây công nghiệp đặc sản, là nhằm khai thác 3 thế mạnh của trung du và miền núi là: cây công nghiệp, chăn nuôi và nghề rừng. Trồng sơn với mục tiêu để xuất khẩu (dưới dạng nhựa sơn sống, hàng mỹ nghệ thủ công, tranh sơn mài) và tiêu thụ trong nước (dưới dạng sơn quang dầu, sơn gắn, sơn mài dùng trong công nghiệp đồ gỗ, thực phẩm, giao thông vận tải thuỷ và thủ công mỹ nghệ). Mở rộng diện tích trồng sơn đồng thời với đẩy mạnh phát triển ngành tiểu thủ công mỹ nghệ (đan lát, đồ gỗ ở thành phố, thị xã, thị trấn) đã nâng cao được năng suất lao động, giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong thời gian đó, việc quy vùng sơn không chỉ tập trung ở tỉnh Phú Thọ mà còn mở rộng sang các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, phía Nam của tỉnh Yên Bái và ven vùng trung du Bắc bộ, những nơi có khí hậu, đất đai phù hợp và nhiều lao động có kinh nghiệm gieo trồng cây sơn. Ngoài ra diện tích sơn còn được mở rộng thêm ở miền Nam (tại các vùng đất đai tương tự và khí hậu thích hợp, như miền Đông Nam Bộ). Kết hợp với phát triển nghề thủ công ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có truyền thống làm hàng sơn mài. 2.1.3.3. Tình hình sản xuất nhựa sơn tại tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Nông. Trong thời kỳ 1939- 1945 cây sơn được phát triển mạnh nhất là ở Phú Thọ, tập trung ở các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Ba, Lâm Thao và Phù Ninh. Về sản lượng nhựa đạt 1.431 tấn (1934) tăng lên 1.581 tấn (1939) . Thời kỳ 1981- 1985 để khôi phục nghề trồng sơn cổ truyền Việt Nam đang có nguy cơ xoá bỏ ở Phú Thọ, Ty nông nghiệp Vĩnh Phú khi đó đã dự thảo "Đề án sản xuất sơn" diện tích trồng sơn, nghề tiểu thủ công._. sơn mài cũng được quan tâm phát triển gắn với sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Tuy nhiên, diện tích trồng sơn cũng không tăng nhiều, riêng huyện Tam Nông diện tích sơn đạt 900 ha chiếm gần 50 % tổng diện tích sơn của cả tỉnh. Thời kỳ 1989- 1995 các mặt hàng sơn mài, đồ gỗ gia dụng không xuất khẩu được sang thị trường Đông Âu, nhưng nhựa sơn được thu mua xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, đã giúp tiêu thụ phần lớn sản lượng nhựa sơn sản xuất ra. Cùng thời kỳ này khoa học ứng dụng trong nông nghiệp đã có bước tiến nhảy vọt, các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, máy móc thay thế con người trong hầu hết công việc nhà nông. Cây sơn không thể áp dụng máy móc vào sản xuất nhất là khâu thu hoạch. Vì vậy Nhật Bản, Thái Lan diện tích sơn bị thu hẹp dần, trong khi nhu cầu về sơn không những không giảm, mà có xu hướng ngày một tăng, đó là cơ hội phát triển cây sơn cho những nước có nền nông nghiệp truyền thống như Việt Nam. Ngày nay, sản phẩm nhựa sơn đang giúp cho con người đạt được mong muốn sống hòa bình với thiên nhiên, được sử dụng đồ gia dụng cổ, bền, đẹp và đặc biệt nhựa sơn không thể thiếu khi phục tráng Đình, Đền, Chùa, Miếu. Huyện Tam Nông có đặc trưng của vùng đất trung du, việc phát triển cây sơn đã giúp khai thác được 3 thế mạnh: thứ nhất là đất đai phù hợp với cây sơn, thứ hai là có nhiều lao động lành nghề sơn, thứ 3 gián tiếp thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng sơn ở tỉnh Phú Thọ (1975- 2007) Năm Diện tích ( ha) Năng suất ( tạ/ ha) Sản lượng ( tấn) Tổng số Cho sản phẩm 1975 1.309 - - - 1985 1.659 - - - 1986 1.111 - 1,94 216,0 1987 1.057 - - - 1988 1.088 766 2,13 163,1 1989 600 550 2,50 137,6 1990 400 349 2,38 83,0 1991 401 232 2,80 65,0 1992 480 348 2,30 80,0 1993 603 400 2,30 92,0 1994 492 374 2,30 86,0 1995 405 2,17 88,0 1998 478,9 441,1 3,4 148,1 1999 462,0 385,5 3,0 121,7 2000 409,9 384,9 3,0 117,98 2001 386,8 335,4 3,0 99,6 2002 394,7 323,0 2,86 92,6 2003 352,1 267,1 3,4 90,9 2004 499,1 347,4 3,4 166,9 2005 566,3 390,2 3,48 138,5 2006 672,6 447,6 3,57 159,9 2007 738,9 571,6 3,6 208 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ Từ xa xưa tới nay, sơn thường có mặt trong mọi lĩnh: sơn gắn các đồ gỗ gia dụng như: bàn ghế, tủ, giường. Sơn làm vecni, sơn phủ bàn ghế và các đồ dùng nội thất, chống mối mọt, chống sự tàn phá của thời tiết, khí hậu qua thời gian, vừa bền, vừa đẹp. Sơn còn làm các vật liệu chống thấm như quét, phủ tàu thuyền, cót ép, sơn làm các đồ mỹ nghệ tinh sảo như tranh sơn mài. Chính vì vậy, ngày nay tuy có sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ nói chung và hóa học nói riêng, đã cho ra đời nhiều hóa chất có tính năng từng mặt giống nhựa sơn nhưng vẫn không thể thay thế được nhựa sơn và vì thế nghề trồng sơn tuy có những lúc thăng trầm nhưng không hề mai một. 2.2. Những kết quả nghiên cứu cây sơn trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Nghiên cứu trên thế giới - Nghiên cứu về nguồn gốc cây sơn: ở Trung Quốc, khi khai quật một số ngôi mộ cổ vào đời Hán (200 năm trước công nguyên) đã phát hiện ra những hiện vật được phủ sơn như lẵng sách, bát đĩa. Nghề sơn phát triển ở thời Minh (1368- 1644) và thời Càn Long ( 1736- 1796). ở Nhật Bản có ý kiến cho rằng nghề sơn đã có từ 3000 năm trước công nguyên. Hiện nay, những hiện vật sơn mài Nhật Bản còn lưu lại trong điện Na- ra như: bao kiếm, hộp lộng. Từ thời Nhật Hoàng Sho- Mu (724-748) và nhiều sản phẩm từ sơn xem như thịnh hành nhất vào thời Toku- Gama [49]. - Theo lời dẫn của Đỗ Ngọc Quỹ- Tô Tử Đông [17], cây sơn trồng ở Trung Quốc là giống Rhus Vernicifera tán to, cây lớn, thời gian khai thác lâu hơn giống Rhus Succedanea của Việt Nam. Sơn của Trung Quốc thường được trồng ở ven đường, khoảng cách giữa 2 cây rất xa nhau, vì không trồng tập trung nên cũng không có qui định cụ thể về mật độ và khoảng cách. - Nghiên cứu về kỹ thuật khai thác nhựa của cây sơn: ở các nước trồng sơn như Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia, Nepal do việc tiêu thụ và sử dụng nhựa sơn còn ít nên việc nghiên cứu kỹ thuật trồng tỉa nói chung còn ít. ở Trung Quốc trên giống sơn Rhus Vernicifera (cây to và khỏe hơn giống Rhus fuccedanea ở Việt Nam), qua đúc kết kinh nghiệm nhân dân đã xác định lối thu hoạch theo hình mắt trâu là tốt nhất. Một vài vùng có thu hoạch theo hình lá liễu, chữ V nhưng không phổ biến. ở Nhật bản trên cùng 1 giống sơn như Trung Quốc nhưng thu hoạch theo hình chữ V [30]. - Khi nghiên cứu về tính chất của màng sơn các nhà hoá học: Hirano Bertrand Nhật Bản, Georges Brooks Pháp xác định: Màng sơn có tính cách điện và cách nhiệt rất tốt, chịu được nhiệt độ 4100C, chống chịu tốt đối với các loại vi sinh vật, các axít, nên bảo vệ tốt các vật liệu. Màng sơn có độ uốn dẻo cao nên rất dai, sơn dây kim khí bằng nhựa sơn, vặn xoắn sợi dây theo nhiều hướng thì nước sơn vẫn bền, không bị vụn nát, nước biển không phá hoại được chất nhựa sơn. Năm 1874, chiếc tàu thuỷ Nil bị đắm ở bờ biển Nhật Bản, có chở những đồ vật bằng sơn, sau 18 tháng ngâm nước biển dưới độ sâu 35 m, khi vớt lên những đồ vật này vẫn còn ở trạng thái nguyên vẹn. Vào khoảng thế kỷ XVI, các thương gia buôn bán ở vùng Viễn Đông đã sớm phát hiện ra nhiều đặc tính quý báu của nhựa sơn, nên đã đem về Châu Âu sử dụng vào việc gắn đàn Vĩ Cầm STRADIVARIUS, làm vecni chống gỉ, chống mối mọt. Người Pháp khi xâm lược Việt Nam đã có nhiều ứng dụng thành công với nhựa sơn như: trong công nghiệp hàng không ( kết quả được công nhận của phòng thí nghiệm hàng không Chayrlay Meudon), trong thời chiến tranh nhựa sơn được sử dụng để sơn chống ẩm cho vỏ đạn đại bác [49], [51]. - Nghiên cứu về công dụng của nhựa sơn ở Nhật Bản đã khẳng định nhựa sơn có khả năng chống ẩm, chống nóng và cách điện tốt nên được dùng vào nghề chài lưới (gắn thuyền) sơn bàn, ghế (quang dầu), tranh mỹ nghệ (tranh sơn mài). Nhật Bản còn sử dụng nhựa sơn trong công nghiệp sản xuất: thuốc nhuộm, bút máy, ống dẫn dầu, thiết bị chống cháy, sơn cách điện và kỹ thuật quốc phòng [17]. 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.2.1. Những kết quả nghiên cứu về giá trị sử dụng của nhựa sơn Theo kết quả nghiên cứu của Trần Vĩnh Diệu, Lê Thị Phái (1980) [10] về công dụng của nhựa sơn cho biết: - Nhựa sơn được dùng dưới 3 dạng + Sơn Quang dầu: sơn có pha thêm dầu trẩu, dùng để sơn đồ gỗ, bàn ghế tủ, đồ thờ cúng và trang trí. + Sơn gắn: sơn trộn với mùn cưa, để gắn đồ gỗ, mây tre nứa, đóng giường, tủ, gắn thuyền gỗ, thuyền nan và các đồ dùng dân dụng khác. + Sơn mài: sơn pha thêm nhựa thông, bột màu và một số bột độn vô cơ khác, màng sơn được mài bóng sẽ tạo ra được nhiều màu bóng đẹp. - Nhựa sơn được sử dụng trong công nghiệp: + Giao thông đường biển: đóng thuyền, sơn vỏ tàu biển, thuyền nan, thuyền thúng. + Công nghiệp điện: sơn cách điện các sợi dây kim khí. + Công nghiệp thực phẩm: Làm bao bì vận chuyển thực phẩm lỏng (nước mắm, rượu mùi, nước giải khát) thiết bị chứa đựng vận chuyển lớn bằng bê tông cốt thép có màng sơn bảo vệ sẽ chống ăn mòn, bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Dựa trên công trình nghiên cứu của Trần Vĩnh Diệu, Lê Thị Phái, tổng công ty thực phẩm đã sơn các xitec lớn (1.000 lít) vận chuyển nước mắm, rất bền, rất tốt [10]. + Thủ công mỹ nghệ: làm hàng sơn mài (mỹ thuật công nghiệp và nghệ thuật tạo hình). Trong năm 1925, tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, nghệ nhân Đinh Văn Thành và hoạ sỹ Trần Văn Cẩn đã kế thừa kinh nghiệm của ông cha ta ngày trước để tiếp tục nghiên cứu và đã thu được một số thành công trong lĩnh vực sơn mài, tạo ra được những mẫu sản phẩm rất bóng đẹp. Từ đó, hàng mỹ thuật sơn mài đã được phát triển mạnh mẽ, như lọ hoa, khay trà, đĩa tre, mây nứa, tranh tứ bình, tranh sơn thuỷ, tranh tố nữ. Sau 1930, các hoạ sỹ danh tiếng như: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn đã bắt đầu dùng sơn mài trong nghệ thuật tạo hình có nội dung và tư tưởng phong phú về các đề tài kháng chiến xây dựng và bảo vệ tổ quốc, về đất nước, con người Việt Nam. Những bức tranh sơn mài này đã tham gia triển lãm nghệ thuật tạo hình của các nước xã hội chủ nghĩa tại Maxcơva, đã làm cho công chúng và các tác giả nghệ thuật nước ngoài cảm kích, khâm phục. Có thể nói, ngoài cây đàn bầu, những bức tranh sơn mài đã đóng góp tính chất độc đáo vào kho tàng nghệ thuật của thế giới. 2.2.2.2. Những kết quả nghiên cứu về hình thái giải phẫu cây sơn. - Thân và cành. Khi nghiên cứu về hình thái cây sơn, Đỗ Ngọc Quỹ [31] xác định cây sơn thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên, cao 5- 8m. Cây cao 2-3 m bắt đầu cho thu hoạch nhựa, cây có dạng thân tròn thẳng đứng, mặt cắt ngang tròn không đều, dưới gốc to (đường kính 6- 9 cm) chu vi thân chính phần gốc 20- 28 cm, lên ngọn nhỏ dần. Thân cây phân nhánh liên tục, thành một hệ thống cành và chồi, cơ vòm lá đều, thưa hình tán cành ngang phân bố không đều trên thân, có chỗ mọc xít nhau như cây bàng, theo kiểu phân cành một trụ nhiều tầng. Theo kết quả điều tra tại đồi sơn Phú Hộ cho thấy thân cây sơn: có 1 đến 4 thân chính hay còn gọi là 4 “Chằng”, trong đó: tỷ lệ cây có 1 thân chính chiếm 55,7%, 2 thân chính chiếm 34,1%, 3 thân chính chiếm 6,8%, 4 thân chính chiếm 1,4% tổng số cây điều tra. Sơn càng nhiều thân chính, thân càng nhỏ, khi thu hoạch tốn nhiều công. Trong sản xuất người nông dân căn cứ vào việc quan sát màu sắc thân cây sơn con, mọc từ hạt mới gieo để xác định giống sơn tốt hay xấu: thân mập lóng ngắn, ngọn màu đỏ nhạt, phần lớn là sơn tốt. Cây đỏ tía cao, lóng dài phần lớn là sơn xấu, phải nhổ đi. - Vỏ cây: + Vỏ cây sơn chứa đựng ống tiết nhựa phần gỗ cứng bên trong gọi là xương, đặc điểm của vỏ sơn như sau: Chiều dày 5- 6 mm, có nơi là 8 mm là sơn tốt. Độ mềm: Khi thu hoạch, dễ cắt vỏ (ngọt dao) là sơn tốt, vỏ cứng, khó thu hoạch là sơn xấu. Màu sắc: Vỏ màu hồng tốt hơn màu xanh. Độ nhẵn: Vỏ xù xì tốt hơn vỏ nhẵn. Theo kinh nghiệm người nông dân, cây sơn có tán to cây, dày vỏ, vỏ màu hồng, mềm, xù xì là sơn tốt. Tán nhỏ, thân nhỏ, da mỏng vỏ xanh vỏ cứng, vỏ nhăn là sơn xấu. + Giải phẫu (vỏ và thân) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá [1] , khi giải phẫu vỏ của cây sơn trồng tại Phú Hộ đã xác định: Vỏ dưới gốc dày hơn trên ngọn và cành cây. Mặt cắt ngang từ ngoài vào trong có 4 loại mô bì: Mô thiêm và lỗ bì: gồm tế bào đều đặn xếp xít nhau thành một tầng, che chở cho thân. Lỗ biểu bì nhiều và to, nhìn mắt rất rõ dài hơn 1 mm. Mô cơ: gồm tế bào chất, màng dày, cứng chắc để nâng đỡ thân cây và làm cho các bộ phận mầm không bị giập. Mô đồng hoá: gồm tế bào không đều, hình đa giác, hình trứng có chứa nhiều lục lạp trong tế bào. Mạch libe: gồm những ống nhựa chạy dọc thân cây, phân phối không đều, phần lớn tập trung giữa vỏ, kích thước to nhỏ khác nhau. Phân bố mật độ ống nhựa của sơn phụ thuộc vào tuổi cây và chiều dày vỏ. Cây ở tuổi 4, chiều dày vỏ 2,5- 2,8 mm, mật độ ống nhựa cao nhất 24 ống nhựa/ mm2. Cây ở tuổi 5 và tuổi 8, vỏ cây dày hơn (từ 4,5 - 6 mm) nhưng mật độ ống nhựa lại thấp hơn, trung bình chỉ từ 21- 24 ống nhựa/ mm2. Kết quả giải phẫu ống nhựa cho thấy, các ống nhựa có hình viên trụ, to nhỏ không đều, ống lớn hình bầu dục thường nằm ngoài, ống nhỏ tiết diện gần tròn nằm trong. Đường kính ống nhựa biến động từ 36 m đến 280 m, các ống nhựa dính liền nhau như mạng lưới. Bên trong vỏ còn quan sát thấy các mạch dây gọi là “Ploem” để dẫn nhựa luyện từ lá xuống, các mô dẫn nhựa nguyên gọi là “Xylem”. - Chồi và lá. + Chồi ngọn: nằm ở đỉnh thân, bao gồm các lá non và đỉnh sinh trưởng, khi chồi ngọn phát triển, lá hình thành, thân cây cao, to dần lên. Theo kinh nghiệm nông dân, màu sắc chồi ngọn là tiêu chuẩn để phân biệt giống sơn nhiều hay ít nhựa, những cây sơn con mới mọc từ hạt, màu phớt hồng là sơn tốt, những cây con ngọn tía phải nhổ bỏ đi. + Chồi nách: phát sinh từ nách lá, bình thường bị chồi ngọn ức chế sinh trưởng kém, khi chồi ngọn bị gãy chồi nách phát triển mạnh hình thành cành bên, thường mọc thành tầng ( tán) như cây bàng. + Chồi ngủ: bình thường khó nhận biết còn gọi là chồi bất định, trong trường hợp chồi ngọn bị ngắt hay bị thui thì chồi ngủ phát triển thành chồi thân. + Lá sơn: thuộc loại lá chét lông chim lẻ, thường có từ 5- 8 đôi lá chét mọc đối nhau, lá có dạng thuôn dài, đuôi lá nhọn lá sơn có 15- 30 đôi gân đối xứng, phiến lá xanh nhạt là sơn lá trám, xanh thẫm là sơn lá si. Cây có lá đỏ thường vỏ mềm, nhựa tốt có nhiều mặt dầu, cây có lá đỏ tía thường có vỏ cứng, ít nhựa hoặc không có nhựa sơn hay còn gọi là sơn “Rọm”, cây có lá màu xanh thường là sơn trắng “Bầu giác”, nhiều nhựa, ít mặt dầu. - Rễ: thuộc loại rễ chùm, rễ đan chằng chịt ở lớp đất mặt, tập trung từ 5- 40 cm. Rễ non hay còn gọi là rễ “Thuốc lào” có màu đỏ, phát triển nông sát mặt đất, rễ non phát triển mạnh khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm đất cao. - Hoa sơn: thuộc dạng hoa nhỏ, lưỡng tính, cánh hoa xếp vòng mẫu 5 có 5 đài, 5 tràng, 5 nhị đực và bộ nhị cái gồm 3 lá noãn hợp. Hoa mọc thành chùm kép, có 5 nhánh bên, mỗi nhánh có khoảng 10 chùm. Hoa sơn ra rộ vào tháng 3, 4 hàng năm. - Quả sơn: thuộc quả hạch, hạt nhỏ như đỗ xanh, hạt lớn như đỗ tương, hình dẹt gần giống quả tim (9 x8 mm). Vỏ quả có 3 lớp: vỏ nhăn bên ngoài, vỏ xốp ở giữa và vỏ sành rất cứng bên trong. - Cấu tạo quả: trong hạt sơn cũng có ống nhựa (đốt rất cháy), nên cây phải cung cấp nhiều nhựa để tích luỹ trong quả và hạt (cây sơn lá vàng, khô héo) làm giảm sản lượng nhựa sơn khi thu hoạch. 2.2.2.3. Những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng sơn Từ xưa tới nay, khi gieo trồng sơn vẫn chưa xác định rõ được kỹ thuật theo qui chuẩn, chưa khẳng định được việc gieo hạt thẳng tại hố hay gieo hạt ở vườn ươm rồi mới đem trồng thì tốt hơn. Nông dân trồng sơn theo cách thông thường từ trước đến nay là gieo hạt tại hố, làm như vậy có thể đỡ được công trồng. Nhưng gieo ươm cây trong vườn ươm rồi mới đem trồng thể hiện tính hơn hẳn so với việc gieo trồng tra hạt thẳng vào hố. Điều quan trọng là làm thế nào để xác định tốt phương pháp gieo trồng sơn như thế nào để sơn được thu hoạch sớm, thời gian cắt được lâu, có phẩm chất tốt năng suất cao [32]. 2.2.2.4. Những kết quả nghiên cứu về vai trò của giống sơn đối với sản xuất Trong sản xuất sơn, giống giữ vai trò rất quan trọng, là biện pháp hàng đầu trong hệ thống kỹ thuật thâm canh nâng cao chất lượng và tăng năng suất nhựa. Một giống sơn tốt không chỉ cho năng suất nhựa cao, tỷ lệ laccon cao mà còn phù hợp với yêu cầu của công nghệ chế biến, cũng như khắc phục được những điều kiện bất thuận của tự nhiên. Theo Nguyễn Đức Ban [2], việc lựa chọn hạt giống sơn là một khâu không thể bỏ qua khi trồng sơn, nó không chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng, phát triển mà còn ảnh hưởng đến năng suất nhựa của cây sơn. Sơn có nhiều giống nhưng thường trồng hai giống có năng suất cao là sơn lá si và sơn lá trám. Cả hai loại giống đều đưa vào sản xuất, nhưng khi chọn để lấy hạt làm giống phải chọn những cây xanh tốt nhiều cành, nhiều lá, ít sâu bệnh, ít hoa, quả, trong thời gian thu hoạch nhựa chảy đều, chảy nhiều, tỉ lệ mặt dầu cao, vỏ cây dày 5-6 mm, sần sùi, vỏ có màu hồng. Thu hoạch quả vào tháng 9 - 10, chọn những quả to, chắc đem phơi 2-3 nắng, xát sạch vỏ rồi đem gieo, trung bình 1 ha cần từ 6 - 7kg hạt giống. Thời vụ hái quả sơn: tháng 9, khi quả sơn chín thì thu hoạch quả, thu cả chùm sơn mang về rồi lựa chọn hạt tốt để làm giống mỗi ha cần 12 đến 15 kg chùm quả (để có 6 – 7 kg hạt giống). Xử lý quả sơn: chùm quả sơn hái về, phơi 2 đến 3 nắng nhẹ, bảo quản nơi khô ráo. Trước khi gieo trồng phải vặt quả sơn khỏi chùm quả, sau đó xát cho tróc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ lụa, sàng, sẩy sạch. Cho hạt vào cối giã nhẹ cho mỏng bớt lớp vỏ trong, sau đó đem gieo trực tiếp vào hố, hoặc ngâm ủ rồi gieo vào bầu. Một số vùng sơn, có kinh nghiệm khi giã hạt, trộn với dầu sở, dầu trẩu hoặc dầu dọc, để chống mối và kiến, trước khi gieo ngâm nước vo gạo để hạt dễ mọc mầm. Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1986) [31], giới thiệu những kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ năm 1954 thì trước khi gieo hạt sơn, ngâm nước lã 48- 60 giờ, loại bỏ những hạt nổi có chất lượng kém. Ngâm nước 50 oC, hạt nảy mầm nhanh hơn so với nước lã 5- 11 ngày, không được ngâm trong nước sôi 100 oC. 2.2.2.5. Những kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng cây sơn - Theo báo cáo tổng kết kinh nghiệm kỹ thuật trồng sơn của trại thí nghiệm trồng trọt- Phú Hộ [4], tốt nhất là nên chuẩn bị hố vào tháng 8 – 9, sau khi đã phát nương và cuốc vỡ xong rồi, nếu chậm thì để đến tháng 11-12, không nên để đến tháng 2 - 3 vì lúc đó nắng nhiều, độ ẩm thấp gieo sơn lâu mọc không tốt. Nếu có điều kiện thì cuốc nương rồi đánh hố thì tốt hơn, sau này thì xới xáo thêm 2- 3 lần kết hợp vun gốc thì sơn bền và tốt. Theo Đỗ Ngọc Quỹ [30], thời vụ gieo hạt sơn là tháng 9 - 10 và tháng 2 hàng năm. Gieo hạt vào tháng 9 thì sơn mọc chậm nhưng hạn chế được dế cắn phá cây non vào tháng 4. Sơn gieo tháng 9 thì nên đánh hố để gieo hạt trước rồi cuốc đất sau, vì nếu cuốc đất trước thì khi hạt sơn mọc mầm gặp mưa to, đất xô xuống hố lấp hạt sâu sau đó đất bị lèn chặt sơn không mọc được. Gieo sơn tháng 2 thì sơn mọc nhanh, nhưng đến tháng 3 khi sơn mới mọc thường bị dế cắn, nên cần phải chú trọng chăm sóc ngay khi cây sơn còn nhỏ để sơn mọc nhanh giảm tỉ lệ sâu bệnh phá hoại. 2.2.2.6. Những nghiên cứu về mật độ trồng. Khi nghiên cứu về mật độ trồng sơn Đỗ Ngọc Quỹ (1986) [31] cho rằng, cây sơn cũng như các loại cây trồng khác, vấn đề mật độ có quan hệ mật thiết với năng suất, chất lượng, và hiệu quả kinh tế. Tuỳ từng giống sơn khác nhau, tuỳ điều kiện đất đai và các điều kiện kinh tế khác nhau để xác định mật độ cây trung bình cũng khác nhau. Mật độ cây hữu hiệu khi thu hoạch. + Giống sơn trắng, sơn mỡ gà: 2.000 cây/ ha. + Giống sơn đỏ (sơn giềng): 1.900 cây/ ha. - Để có mật độ thích hợp, cần quan tâm đến nhiều yếu tố như: giống, chất lượng cây con, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc. Một số yếu tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến mật độ là khoảng cách trồng, khoảng cách hàng thay đổi từ 0,1 đến 0,2 m, phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Khoảng cách hàng hẹp áp dụng với nơi có đất xấu, thời tiết khô hạn, trình độ thâm canh thấp, phân bón ít. + Khoảng cách hàng rộng, thường áp dụng cho những nơi có đất tốt, chủ động tưới tiêu, trình độ cơ giới cao, phân bón nhiều, người dân có trình độ thâm canh cao. Ngoài ra, ảnh hưởng của mật độ trong điều kiện phân bón như nhau đến sản lượng, sâu bệnh hại (nhất là bệnh) và khả năng chống chịu với gió bão là cơ sở để xác định mật độ thích hợp với các điều kiện đất đai, phân bón từng vùng. Trồng sơn với mật độ cao phải kết hợp với bón thêm 2kg phân chuồng/1 gốc/ năm trong thời gian thu hoạch sơn để đạt năng suất cao, như thế không có nghĩa mật độ là yếu tố quyết định trong việc tăng sản lượng. Mật độ trồng càng cao cần đảm bảo đồng bộ các yếu tố như: Độ ẩm, ánh sáng, nhất là ánh sáng [32]. Theo Tô Tử Đông [16], trên một đơn vị diện tích, mật độ cây trồng chiếm một vị trí khá quan trọng, sản lượng sơn hàng năm phụ thuộc vào số cây hữu hiệu, mật độ là yếu tố chi phối nhiều nhất đến sinh thái cây sơn, ở đây một vấn đề cần giải quyết là xác định mật độ thích hợp nhất trên một diện tích để đạt năng suất cao. Hiện nay trên các nương sơn đang trồng với mật độ 2000-2500 cây /ha, đối với một vài vùng đất tốt, mật độ như vậy là vừa, nhưng đối với những nơi đất xấu và trung bình thì mật độ trên là chưa phù hợp. Thực tế cho thấy mật độ cây trồng càng cao, khoảng cách giữa các cây trồng càng ngắn lại thì vỏ sơn càng mỏng, mật độ ống nhựa càng ít và tiết diện ngang toàn phần của ống càng bé lại nên năng suất thực tế trên một cây ít hơn so với trồng thưa. Nhưng vì nhiều cây trên một diện tích nên thể tích tương đối của ống nhựa tăng cao hơn ở mật độ trồng thưa, do đó năng suất thực tế cũng tăng theo mật độ trồng dày. Đặc điểm của cây sơn trồng ở nước ta là cây nhỏ, tán lá ít, đó chính là điều kiện thuận tiện cho việc nâng cao mật độ. Khi nâng cao mật độ trên diện tích, phải đồng thời với tăng cường chăm sóc thật kỹ, nhất là việc khống chế sự phát triển chiều cao bằng cách ngắt ngọn nhằm tạo cho sơn có một bộ khung tán tốt có độ cao cây vừa phải, tránh cao vóng. Theo Đỗ Ngọc Quỹ [30], cây sơn cần phải trồng với khoảng cách vừa phải mới nhiều cành, nhiều lá, cây to, vỏ dầy. Đất mới khai hoang hay còn gọi là “Đất nhựa” trồng sơn với khoảng cách cây cách cây từ 2,5 -3 m, đất đã trồng sơn nhiều chu kỳ được coi là “Đất cũ” trồng sơn với khoảng cách cây 2m, những nương sơn trồng với mật độ cao, sơn thường bị vóng, mỏng vỏ, ít nhựa, nhiều cây không có nhựa “bị rọm”. Kết quả nghiên cứu của Tô Tử Đông và Đỗ Ngọc Quỹ [17], về mật độ trồng sơn cho biết: trồng dày (3333 – 2500 cây/ha) kết hợp với bón phân chuồng (2kg/ gốc) cho thu hoạch với sản lượng cao nhất, mặc dù sản lượng theo đơn vị cây thấp hơn trồng thưa, vì số cây trồng được nhiều hơn, phẩm chất sơn không thay đổi rõ rệt, cây cao, tán nhỏ, vỏ mỏng ít cành, nhưng có nhiều cây bị sâu bệnh hại sơn so với trồng thưa, do thiếu ánh sáng, cây cao vóng kéo theo sự mất cân bằng các cơ quan như gốc, rễ, thân cành nên ở những nơi gió mạnh cây dễ bị đổ gẫy. Theo Tô Tử Đông [19], việc nâng cao mật độ trồng sơn 1 cách thích hợp, đi đối với việc tăng số lượng phân bón theo mật độ trồng phẩm chất nhựa sơn không hề thay đổi đáng kể nhưng làm tăng được sản lượng sơn khi thu hoạch. 2.2.2.7. Những kết quả nghiên cứu về bón phân Theo kết quả điều tra phục vụ chương trình nghiên cứu sơn của Đỗ Ngọc Dũng [12] cho biết, trong thực tế sản xuất cây sơn chỉ được chú trọng chăm sóc khi cây còn nhỏ, từ lúc mới gieo hạt vào hố đến lúc chuẩn bị cho thu hoạch “ Mở chóc”, nông dân có xới xáo vun xung quanh gốc bón phân cuốc đảo phân, nhưng từ khi bắt đầu thu hoạch đến khi kết thúc thu hoạch thì không bón phân, nên cây sơn thời gian khai thác nhựa ngắn hay nói khác là cây sơn chóng tàn “Kiệt sức”. Bón được phân, cây sơn mọc xanh tốt, bộ lá xanh thẫm nên cây trẻ lâu, nhiều nhựa kéo dài thời gian khai thác nhựa. Bón phân nhựa tốt ra nhiều sơn đỏ tỷ lệ laccon cao “Mặt dầu”, bón phân ít sơn trắng, bón phân trong vụ rét cây sơn cũng không chết mà còn tốt hơn. Trong báo cáo cải tiến kỹ thuật trồng sơn của trại thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ [41] cho rằng, cần đặc biệt chú ý chăm bón sơn ngay khi mới mọc để sơn mọc nhanh, phát triển mạnh, khi mới gieo bón mỗi hố 0,1 kg tương ứng với “Một vốc” tro bếp + nước giải, khi 3-4 lá bón thêm mỗi hố 3kg phân ải “Tương đương 1/4 giành”, sơn được 1 năm thì xới gốc, tỉa bớt để mỗi hố 1 cây, dặm những cây chết, bón nước giải hay phân ải trộn nước vo gạo mỗi hố 2kg, san phẳng đất lấp hố. Không nên bón phân lợn, phân bắc cục vì sơn bị khô vỏ, cứng vỏ hay còn gọi là sơn “Mề gà”, ít nhựa, tốt nhất là sử dụng phân trâu, bò ải để bón cho sơn. Theo Nguyễn Đức Ban [2], sơn là một cây công nghiệp lâu năm thu hoạch bằng nhựa, cho nên yêu cầu phân bón cho sơn rất cần thiết, phân càng nhiều, năng suất càng cao. Các loại phân bón cho sơn là: phân chuồng, phân xanh, tro bếp, các bùn ao, khô dầu. Trước khi trồng mỗi ha chuẩn bị 19 - 27 tấn phân chuồng, 1,2 – 2,5 tấn tro bếp, 0,3 – 0,8kg dầu sở (khô dầu sở, tro bếp bón ngay lúc gieo). Bón phân cho sơn, phải căn cứ vào đời sống sinh trưởng của cây trồng, ở từng thời kỳ, cần căn cứ vào đất đai thời tiết để lựa chọn loại phân bón thích thích hợp cho cây sơn phát triển. + Bón lót nhằm mục đích tăng nhiệt độ, tăng độ ẩm của đất làm cho hạt chóng nảy mầm. Yêu cầu bón lót cho sơn cần bón phân chuồng ải vào hàng hoặc vào hố. + Bón thúc: Căn cứ vào sự phát triển của sơn mà xác định thời gian bón cho thích hợp, bón thúc cho cây sơn khi cây còn non đến thời kỳ đầu thu hoạch nhựa (thời kỳ sơn hố, sơn dạ, sơn non và sơn thững) nhằm mục đích cho cây phát triển mạnh về chiều ngang và chiều cao để nâng cao sản lượng sơn, dựa theo nhu cầu của sơn mà ta định thời gian bón cho thích hợp. - Tô Tử Đông [16], trong báo cáo tổng kết các Biện pháp làm tăng năng suất sơn cho biết: + Bón phân cho sơn mới trồng năm thứ nhất “ Sơn hố” vào khoảng tháng 2-3, khi tỉa sơn lần thứ nhất nên bón mỗi gốc khoảng 1-1,5 kg phân trâu, bò hoặc phân xanh đã được ủ cho ải trộn với 5-10g đạm, lần thứ hai nên bón vào tháng 8-10, sau lần tỉa cuối cùng, mỗi hố bón 2-3kg phân chuồng ải kết hợp xới xáo xung quanh gốc để trộn đều phân hoai, nếu có điều kiện thì cuốc lật toàn bộ nương sơn sâu khoảng 20-30 cm. + Bón phân cho sơn năm thứ 2 “ Sơn rạ”: việc bón sơn rạ nên chia làm hai lần như bón sơn hố vào tháng 2- 3 kết hợp với cày hoặc cuốc đảo, bón mỗi hỗ khoảng 1 kg phân chuồng, lần thứ hai cũng bón vào tháng 8-9, mỗi hố khoảng 2-3 kg phân chuồng, nếu cày hai lần, thì lần thứ nhất cày ngang, bón phân về phía trên, lần sau cày dọc bón phân bên cạnh hố. Nếu nương quá dốc không cày được thì đào rãnh và bón phân như trên để bộ rễ phát triển cân đối, mỗi lần bón có thể trộn 5-10g đạm (để chuẩn bị cho thu hoạch sơn vào tháng 2 năm sau) đến tháng 12 bón thêm một lần nữa nhân dân gọi đó là bón đón nhựa, mỗi gốc nên bón 3-5 kg phân chuồng, nếu trường hợp đủ phân, bón càng nhiều càng tốt bởi vì lúc này bón nhằm tăng chất dinh dưỡng cho cây, mặt khác làm cho cây sinh trưởng mạnh làm cho nhiều cành lá, chiều ngang và chiều cao phát triển mạnh, vỏ cây dày mềm. + Bón phân cho sơn kinh doanh Sang năm thứ ba sơn đã được thu hoạch, nhân dân nhiều nơi hầu như là không bón phân nữa. Nhưng một vài nơi hoặc tại Phú Thọ vẫn tiếp tục bón phân cho cây sơn trong thời gian kinh doanh, thì cây có thể cho thu hoạch được đến năm thứ sáu, bón cho mỗi hố 2-3 kg phân chuồng cây sơn sẽ bền nhựa, kéo dài thời gian thu hoạch. Sơn là cây trồng có yêu cầu dinh dưỡng cao, ưa đất màu mỡ, nếu trong đất giàu dinh dưỡng cây sơn mọc to khỏe, tán rộng, năng suất và phẩm chất tốt, thời gian thu hoạch dài, nông dân thường thích nhận đất trồng sơn ở những khoảng rừng "Thưa" mới khai phá cũng chỉ để nhằm đạt được mục đích ấy. Trong nhân dân việc bón phân cho sơn chưa thành một tập quán, việc sử dụng các loại phân bón cho sơn cũng chưa phổ biến, ngoài phân trâu, phân bò ải được nhân dân cho là tốt nhất dùng để bón trong thời gian đầu lúc sơn chưa thu hoạch thời kỳ kiến thiết cơ bản. Do quan niệm như vậy nên lượng phân bón chuẩn bị hàng năm không đủ cho diện tích trồng mới, thông thường 2 năm đầu, lúc sơn chưa cho thu hoạch, mỗi ha được bón từ 4-6 tấn phân chuồng, những năm sau, khi sơn đã thu hoạch thì không bón. Một số nơi dựa hoàn toàn vào độ phì nhiêu của đất đai trong suốt quá trình từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch. Một số khác có bón phân cho sơn trong giai đoạn đầu, nhưng lại trồng xen lúa, ngô, sắn, vừng nên lượng phân bón bị những cây hoa màu trồng xen này sử dụng mất phần lớn, vì vậy cây sơn luôn ở trong tình trạng thiếu phân bón. Giải quyết tốt vấn đề phân bón chẳng những cung cấp cho cây sơn những chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh sống mà còn góp phần cải tạo đất trồng sơn. Trên những nương sơn đang cho thu hoạch có hiện tượng sụt giảm sản lượng nhựa sau một thời gian khai thác, bởi vì cây sơn có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để vừa nuôi thân vừa cung cấp nhựa để khai thác, nên nếu không bổ sung dinh dưỡng cho đất để cung cấp cho cây sẽ làm cho đất tàng kiệt, cây thiếu dinh dưỡng cây phát triển kém, năng suất sản lượng giảm. Như vậy, có thể khẳng định việc bón phân thúc hàng năm cho cây sơn trong giai đoạn sơn kinh doanh là một biện pháp làm tăng năng suất nhựa sơn. Tại trại thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ, nhờ bón phân thúc hàng năm đã làm tăng sản lượng hơn so với không bón 40% và kéo dài hơn thời gian thu hoạch so với nhân dân từ 2-3 năm. Cây sơn khi bước vào thời kì thu hoạch chính là thời kì bất lợi, về mặt sinh trưởng, bởi thương tổn trong khi thu hoạch và lượng nhựa luyện được để nuôi cây phần lớn bị lấy mất, cho nên sơn rất cần các chất dinh dưỡng liên tục có sẵn trong đất để sinh trưởng. Bón thúc cho sơn trong thời kì này chính là để đáp ứng yêu cầu đó. Thời gian bón thúc hàng năm chính là mùa xuân, tháng 1-2, với hố đào cách gốc 50cm, sâu 20 cm với số lượng 4-6 tấn / ha. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Quỹ [29], tại trại Thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ cho biết trong 1 năm bón phân cho sơn kinh doanh 1 lần, kết hợp 3 lần làm cỏ, xới xáo và sử dụng cây phân xanh như: cốt khí, sài đất, bèo, điền thanh, phủ xung quanh gốc sơn, sau đó cắt hết hoa, quả, tỉa bỏ cành vượt để cây sơn phát triển tán rộng. Năng suất nhựa sơn tăng 54 % so với diện tích không bón phân. Tuy nhiên, để hạn chế mối gây hại và chống xói mòn, rửa trôi đất nên giai đoạn sơn non thì bón thúc 4 lần (2 lần cho sơn hố, 2 lần cho sơn dạ). Loại phân bón sử dụng tốt nhất là phân bò ải, tro bếp + nước giải, bùn ao phơi khô đập tơi trộn với nước giải để bón, ngoài ra các thứ phân như phân trâu, phân bắc, phân xanh, phân hoá học là những thứ phân phổ biến mà nhân dân cho là bón cho sơn không tốt, sơn hỏng . - Kết quả nghiên cứu bước đầu của Tô Tử Đông [19] cho rằng, mật độ trồng càng dày, phân bón càng tăng, phẩm chất nhựa giữa trồng thưa và trồng dày thay đổi không đáng kể. Bón thúc bằng phân chuồng phẩm chất nhựa kém hơn bón sufat đạm rõ rệt. Hàm lượng nước trong nhựa sơn khi thu hoạch ở những nương sơn bón phân chuồng cao hơn bón đạm. - Trong thực tế sản xuất phần lớn người dân trồng sơn theo phương pháp quảng canh, không sử dụng bất kỳ loại phân bón nào từ khi trồng đến hết chu kỳ khai thác cây sơn. Một số ít hộ nông dân có sử dụng phân bón cho cây sơn, nhưng bón theo kinh nghiệm, loại phân bón sử dụng là phân trâu, bò hoặc tro bếp ngâm nước giải để bón lót cho cây khi trồng, sau đó thì chỉ khai thác nhựa mà không bón, nên sau nhiều chu kỳ khai thác đất tàng kiệt dần, năng suất, chất lượng nhựa sơn giảm. - Phân bón là yếu tố tác động đến tốc độ sinh trưởng phát triển và tạo sinh khối bất kỳ loại cây trồng nào, nên việc nghiên cứu xác định liều lượng, phương pháp bón phân cho cây sơn là rất cần thiết. 2.2.2.8. Tác động của tỉa cành, bấm ngọn, cắt hoa, quả sơn Bấm ngọn: khi sơn lên cao, nếu thấy ít cành ngang nên bấm ngọn cho cành ngang phát triển. Cắt hoa quả: tháng 1, 2, 3 bắt đầu có hoa sơn và có quả non, hoa sơn và quả sơn đều làm cho nhựa giảm đi, để bảo đ._.--------------- :PAGE 22 Anh huong cua mat do den duong kinh cay F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 5/1/2007 12 2.4583 0.18195 0.17361 7.1 0.9712 0.1290 5/2/2007 12 2.4958 0.20115 0.18257 7.3 0.9350 0.0992 5/3/2007 12 2.5025 0.20432 0.18078 7.2 0.9162 0.0864 5/4/2007 12 2.6108 0.20138 0.17310 6.6 0.8245 0.0788 5/5/2007 12 2.7808 0.20730 0.17579 6.3 0.7055 0.0814 5/6/2007 12 2.9550 0.21288 0.18697 6.3 0.3746 0.1844 5/7/2007 12 3.0725 0.22182 0.19011 6.2 0.2361 0.2617 5/8/2007 12 3.1608 0.22440 0.18813 6.0 0.1872 0.2951 5/9/2007 12 3.2342 0.23462 0.19527 6.0 0.1680 0.3249 5/10/200 12 3.3025 0.23077 0.18836 5.7 0.1373 0.3704 5/11/200 12 3.3725 0.23545 0.18858 5.6 0.1151 0.4138 5/12/200 12 3.4650 0.25970 0.19748 5.7 0.0957 0.3067 5/1/2008 12 3.5208 0.26993 0.20713 5.9 0.1135 0.2501 5/2/2008 12 3.5292 0.28260 0.22326 6.3 0.1422 0.2399 5/3/2008 12 3.5308 0.28542 0.22680 6.4 0.1485 0.2388 5/4/2008 12 3.6842 0.29822 0.23376 6.3 0.1119 0.3323 5/5/2008 12 3.8492 0.31271 0.23648 6.1 0.0848 0.3658 5/6/2008 12 4.0283 0.35068 0.26841 6.7 0.0733 0.6235 5/7/2008 12 4.1275 0.36856 0.27162 6.6 0.0563 0.7017 5/8/2008 12 4.1967 0.37792 0.27392 6.5 0.0494 0.7855 3- ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất nhựa sơn. BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLC FILE NS 17/ 9/ 8 22:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSLC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .298492 .994972E-01 14.89 0.004 3 2 NL 2 .553717 .276858 41.44 0.001 3 * RESIDUAL 6 .400832E-01 .668053E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 .892292 .811174E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE NS 17/ 9/ 8 22:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1816.02 605.341 14.89 0.004 3 2 NL 2 3368.81 1684.41 41.44 0.001 3 * RESIDUAL 6 243.867 40.6445 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 5428.70 493.518 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NS 17/ 9/ 8 22:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 VARIATE V005 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .162541 .541804E-01 6.10 0.030 3 2 NL 2 1.29800 .649001 73.04 0.000 3 * RESIDUAL 6 .533148E-01 .888580E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1.51386 .137623 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NS 17/ 9/ 8 22:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSLC NSCT NSTT Đ/c 3 1.74333 135.980 2.17568 CT1 3 1.54000 120.120 2.26018 CT2 3 1.40667 109.720 2.48636 CT3 3 1.32667 103.480 2.36597 SE(N= 3) 0.471895E-01 3.68079 0.544236E-01 5%LSD 6DF 0.163236 12.7324 0.188260 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSLC NSCT NSTT 1 4 1.74750 136.305 2.69765 2 4 1.22500 95.5500 1.89667 3 4 1.54000 120.120 2.37182 SE(N= 4) 0.408673E-01 3.18765 0.471323E-01 5%LSD 6DF 0.141366 11.0266 0.163038 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NS 17/ 9/ 8 22:37 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSLC 12 1.5042 0.28481 0.81735E-01 5.4 0.0041 0.0005 NSCT 12 117.32 22.215 6.3753 5.4 0.0041 0.0005 NSTT 12 2.3220 0.37098 0.94265E-01 4.1 0.0305 0.0002 4- ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/1/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V003 5/1/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 3139.74 784.935 3.34 0.069 3 2 NL 2 1447.00 723.499 3.08 0.101 3 * RESIDUAL 8 1877.47 234.684 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 6464.21 461.729 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/2/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V004 5/2/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 3317.35 829.338 3.65 0.056 3 2 NL 2 1548.30 774.149 3.41 0.084 3 * RESIDUAL 8 1817.15 227.144 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 6682.80 477.343 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/3/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V005 5/3/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 3317.35 829.338 3.65 0.056 3 2 NL 2 1548.30 774.149 3.41 0.084 3 * RESIDUAL 8 1817.15 227.144 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 6682.80 477.343 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/4/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V006 5/4/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 4078.59 1019.65 3.84 0.050 3 2 NL 2 1632.58 816.288 3.07 0.101 3 * RESIDUAL 8 2124.57 265.571 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 7835.73 559.695 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/5/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V007 5/5/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 4692.06 1173.01 4.55 0.033 3 2 NL 2 1479.76 739.882 2.87 0.114 3 * RESIDUAL 8 2062.79 257.848 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 8234.61 588.186 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/6/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 6 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V008 5/6/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 5485.46 1371.36 5.44 0.021 3 2 NL 2 1335.31 667.653 2.65 0.130 3 * RESIDUAL 8 2015.75 251.969 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 8836.52 631.180 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/7/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 7 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V009 5/7/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 5887.65 1471.91 5.99 0.016 3 2 NL 2 1375.35 687.674 2.80 0.119 3 * RESIDUAL 8 1964.45 245.556 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 9227.45 659.103 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/8/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 8 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V010 5/8/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 6536.64 1634.16 6.69 0.012 3 2 NL 2 1430.43 715.217 2.93 0.110 3 * RESIDUAL 8 1953.57 244.197 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 9920.65 708.618 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/9/2007 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 9 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V011 5/9/2007 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 7404.14 1851.04 7.40 0.009 3 2 NL 2 1567.60 783.798 3.13 0.098 3 * RESIDUAL 8 2001.53 250.191 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 10973.3 783.805 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/10/200 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 10 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V012 5/10/200 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 8068.60 2017.15 8.22 0.007 3 2 NL 2 1695.41 847.704 3.46 0.082 3 * RESIDUAL 8 1962.40 245.300 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 11726.4 837.600 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/11/200 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 11 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V013 5/11/200 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 8953.78 2238.44 9.03 0.005 3 2 NL 2 1677.23 838.613 3.38 0.086 3 * RESIDUAL 8 1983.89 247.986 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 12614.9 901.064 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/12/200 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 12 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V014 5/12/200 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 9579.85 2394.96 8.34 0.006 3 2 NL 2 1661.30 830.648 2.89 0.113 3 * RESIDUAL 8 2297.98 287.247 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 13539.1 967.080 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/1/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 13 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V015 5/1/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 10332.8 2583.19 7.67 0.008 3 2 NL 2 1668.53 834.265 2.48 0.145 3 * RESIDUAL 8 2694.13 336.766 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 14695.4 1049.67 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/2/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 14 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V016 5/2/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 10332.8 2583.19 7.67 0.008 3 2 NL 2 1668.53 834.265 2.48 0.145 3 * RESIDUAL 8 2694.13 336.766 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 14695.4 1049.67 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/3/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 15 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V017 5/3/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 10332.8 2583.19 7.67 0.008 3 2 NL 2 1668.53 834.265 2.48 0.145 3 * RESIDUAL 8 2694.13 336.766 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 14695.4 1049.67 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/4/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 16 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V018 5/4/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 12962.3 3240.57 7.64 0.008 3 2 NL 2 1346.04 673.021 1.59 0.263 3 * RESIDUAL 8 3393.10 424.137 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 17701.4 1264.39 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/5/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 17 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V019 5/5/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 14500.7 3625.18 8.59 0.006 3 2 NL 2 1195.16 597.579 1.42 0.298 3 * RESIDUAL 8 3375.40 421.925 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 19071.3 1362.24 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/6/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 18 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V020 5/6/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 16279.4 4069.85 9.74 0.004 3 2 NL 2 1108.88 554.442 1.33 0.319 3 * RESIDUAL 8 3343.89 417.986 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 20732.2 1480.87 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/7/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 19 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V021 5/7/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 16034.6 4008.65 9.67 0.004 3 2 NL 2 985.697 492.848 1.19 0.354 3 * RESIDUAL 8 3315.66 414.457 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 20336.0 1452.57 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5/8/2008 FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 20 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay VARIATE V022 5/8/2008 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 16684.3 4171.08 10.14 0.004 3 2 NL 2 1049.28 524.642 1.28 0.331 3 * RESIDUAL 8 3291.77 411.471 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 21025.4 1501.81 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 21 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS 5/1/2007 5/2/2007 5/3/2007 5/4/2007 é/C 3 207.533 209.733 209.733 218.167 CT1 3 219.100 222.033 222.033 230.567 CT2 3 232.167 233.167 233.167 242.933 CT3 3 237.667 242.200 242.200 253.900 CT4 3 249.067 252.133 252.133 264.767 SE(N= 3) 8.84465 8.70141 8.70141 9.40871 5%LSD 8DF 28.8415 28.3744 28.3744 30.6808 CT$ NOS 5/5/2007 5/6/2007 5/7/2007 5/8/2007 é/C 3 233.733 248.567 258.767 266.400 CT1 3 247.633 264.467 276.167 285.833 CT2 3 259.867 276.733 288.967 297.733 CT3 3 272.733 292.100 304.800 314.333 CT4 3 283.667 302.200 314.200 325.667 SE(N= 3) 9.27089 9.16459 9.04722 9.02213 5%LSD 8DF 30.2314 29.8848 29.5021 29.4203 CT$ NOS 5/9/2007 5/10/200 5/11/200 5/12/200 é/C 3 273.600 279.633 283.600 288.000 CT1 3 293.533 300.800 304.233 307.767 CT2 3 306.300 313.500 318.100 322.100 CT3 3 323.933 332.333 337.533 344.133 CT4 3 336.733 345.600 353.200 359.000 SE(N= 3) 9.13219 9.04250 9.09187 9.78515 5%LSD 8DF 29.7791 29.4867 29.6477 31.9084 CT$ NOS 5/1/2008 5/2/2008 5/3/2008 5/4/2008 é/C 3 292.100 292.100 292.100 304.000 CT1 3 311.533 311.533 311.533 323.967 CT2 3 326.167 326.167 326.167 343.533 CT3 3 350.200 350.200 350.200 366.167 CT4 3 365.333 365.333 365.333 386.800 SE(N= 3) 10.5951 10.5951 10.5951 11.8903 5%LSD 8DF 34.5494 34.5494 34.5494 38.7730 CT$ NOS 5/5/2008 5/6/2008 5/7/2008 5/8/2008 é/C 3 318.033 332.033 340.800 346.867 CT1 3 341.033 356.500 365.967 370.967 CT2 3 360.733 377.400 384.667 391.100 CT3 3 385.133 403.967 411.700 419.033 CT4 3 405.867 424.700 433.400 440.633 SE(N= 3) 11.8592 11.8038 11.7538 11.7114 5%LSD 8DF 38.6718 38.4909 38.3280 38.1897 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS 5/1/2007 5/2/2007 5/3/2007 5/4/2007 1 5 216.040 218.440 218.440 228.320 2 5 231.560 234.100 234.100 244.300 3 5 239.720 243.020 243.020 253.580 SE(N= 5) 6.85104 6.74008 6.74008 7.28795 5%LSD 8DF 22.3405 21.9787 21.9787 23.7653 NL NOS 5/5/2007 5/6/2007 5/7/2007 5/8/2007 1 5 246.620 264.840 276.500 285.760 2 5 261.180 277.700 289.320 298.560 3 5 270.780 287.900 299.920 309.660 SE(N= 5) 7.18120 7.09886 7.00795 6.98851 5%LSD 8DF 23.4172 23.1487 22.8522 22.7888 NL NOS 5/9/2007 5/10/200 5/11/200 5/12/200 1 5 293.760 300.740 305.980 310.840 2 5 307.980 315.700 320.180 325.200 3 5 318.720 326.680 331.840 336.560 SE(N= 5) 7.07376 7.00429 7.04253 7.57954 5%LSD 8DF 23.0668 22.8403 22.9650 24.7161 NL NOS 5/1/2008 5/2/2008 5/3/2008 5/4/2008 1 5 315.560 315.560 315.560 333.000 2 5 330.340 330.340 330.340 345.500 3 5 341.300 341.300 341.300 356.180 SE(N= 5) 8.20690 8.20690 8.20690 9.21018 5%LSD 8DF 26.7619 26.7619 26.7619 30.0335 NL NOS 5/5/2008 5/6/2008 5/7/2008 5/8/2008 1 5 351.100 368.440 377.620 383.900 2 5 362.420 378.820 386.840 392.920 3 5 372.960 389.500 397.460 404.340 SE(N= 5) 9.18613 9.14315 9.10447 9.07161 5%LSD 8DF 29.9550 29.8149 29.6888 29.5816 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCPB1 16/ 8/ 8 11:42 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 22 Anh huong cua phan bon den phat trien chieu cao cay F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 5/1/2007 15 229.11 21.488 15.319 6.7 0.0687 0.1010 5/2/2007 15 231.85 21.848 15.071 6.5 0.0564 0.0843 5/3/2007 15 231.85 21.848 15.071 6.5 0.0564 0.0843 5/4/2007 15 242.07 23.658 16.296 6.7 0.0501 0.1015 5/5/2007 15 259.53 24.253 16.058 6.2 0.0332 0.1141 5/6/2007 15 276.81 25.123 15.874 5.7 0.0209 0.1301 5/7/2007 15 288.58 25.673 15.670 5.4 0.0161 0.1189 5/8/2007 15 297.99 26.620 15.627 5.2 0.0119 0.1103 5/9/2007 15 306.82 27.997 15.817 5.2 0.0090 0.0981 5/10/200 15 314.37 28.941 15.662 5.0 0.0066 0.0822 5/11/200 15 319.33 30.018 15.748 4.9 0.0050 0.0856 5/12/200 15 324.20 31.098 16.948 5.2 0.0063 0.1127 5/1/2008 15 329.07 32.399 18.351 5.6 0.0081 0.1446 5/2/2008 15 329.07 32.399 18.351 5.6 0.0081 0.1446 5/3/2008 15 329.07 32.399 18.351 5.6 0.0081 0.1446 5/4/2008 15 344.89 35.558 20.595 6.0 0.0082 0.2627 5/5/2008 15 362.16 36.908 20.541 5.7 0.0058 0.2978 5/6/2008 15 378.92 38.482 20.445 5.4 0.0040 0.3186 5/7/2008 15 387.31 38.113 20.358 5.3 0.0041 0.3542 5/8/2008 15 393.72 38.753 20.285 5.2 0.0036 0.3314 5. ảnh hương của liều lượng phân bón đến năng suất nhựa sơn BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSLC FILE NSPB1 17/ 9/ 8 19:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 Anh huong cua lieu luong phan bon den NS nhua son VARIATE V003 NSLC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .247373 .618433E-01 9.28 0.005 3 2 NS 2 .488893 .244447 36.69 0.000 3 * RESIDUAL 8 .533068E-01 .666335E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .789573 .563981E-01 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSCT FILE NSPB1 17/ 9/ 8 19:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 Anh huong cua lieu luong phan bon den NS nhua son VARIATE V004 NSCT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 1505.02 376.255 9.28 0.005 3 2 NS 2 2974.43 1487.21 36.69 0.000 3 * RESIDUAL 8 324.318 40.5397 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 4803.76 343.126 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NSPB1 17/ 9/ 8 19:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 Anh huong cua lieu luong phan bon den NS nhua son VARIATE V005 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .865797 .216449 7.82 0.008 3 2 NS 2 1.16465 .582324 21.05 0.001 3 * RESIDUAL 8 .221348 .276685E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 2.25179 .160842 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSPB1 17/ 9/ 8 19:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 Anh huong cua lieu luong phan bon den NS nhua son MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSLC NSCT NSTT CT1 3 1.45333 113.360 2.30348 CT2 3 1.62000 126.360 2.56764 CT3 3 1.67000 130.260 2.70533 CT4 3 1.84667 144.040 3.04411 CT5 3 1.71667 133.900 2.72085 SE(N= 3) 0.471287E-01 3.67603 0.960357E-01 5%LSD 8DF 0.153682 11.9872 0.313163 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NS ------------------------------------------------------------------------------- NS NOS NSLC NSCT NSTT 1 5 1.85800 144.924 2.94486 2 5 1.42200 110.916 2.28690 3 5 1.70400 132.912 2.77309 SE(N= 5) 0.365058E-01 2.84744 0.743889E-01 5%LSD 8DF 0.119042 9.28523 0.242575 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSPB1 17/ 9/ 8 19:56 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 5 Anh huong cua lieu luong phan bon den NS nhua son F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NS | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSLC 15 1.6613 0.23748 0.81629E-01 4.9 0.0046 0.0001 NSCT 15 129.58 18.524 6.3671 4.9 0.0046 0.0001 NSTT 15 2.6683 0.40105 0.16634 6.2 0.0076 0.0008 6- ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng suất nhựa sơn SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE NSTC1 17/ 9/ 8 20:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng suất nhựa sơn ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB NSLC 0.31121E-01 4 0.44426E-01 7 0.70 0.617 NSCT 189.34 4 270.29 7 0.70 0.617 NSTT 0.95245E-01 4 0.12628 7 0.75 0.587 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - NL -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB NSLC 0.18066 2 0.82389E-02 9 21.93 0.000 NSCT 1099.1 2 50.125 9 21.93 0.000 NSTT 0.47702 2 0.34545E-01 9 13.81 0.002 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSTC1 17/ 9/ 8 20:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng suất nhựa sơn MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSLC NSCT NSTT CT1 3 1.51333 118.040 2.45523 CT2 3 1.41000 109.980 2.28758 CT3 3 1.59667 124.540 2.64722 Ct4 1 1.75000 136.500 2.83920 CT4 2 1.42500 111.150 2.31192 SE(N= 2) 0.149041 11.6252 0.251279 5%LSD 7DF 0.498312 38.8684 0.840143 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSLC NSCT NSTT 1 4 1.72750 134.745 2.80270 2 4 1.30250 101.595 2.11318 3 4 1.51000 117.780 2.49241 SE(N= 4) 0.453842E-01 3.53997 0.929321E-01 5%LSD 9DF 0.145187 11.3246 0.297295 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSTC1 17/ 9/ 8 20:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật tỉa cành đến năng suất nhựa sơn F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSLC 12 1.5133 0.19897 0.90768E-01 6.0 0.6170 0.0004 NSCT 12 118.04 15.519 7.0799 6.0 0.6170 0.0004 NSTT 12 2.4694 0.33911 0.18586 7.5 0.5872 0.0020 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan