Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -----------***------------ Trần Trung Kiên Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -----------***-------

pdf204 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----- Trần Trung Kiên Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 62.62.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phan Xuân Hào Viện Nghiên cứu Ngô 2. TS. Đỗ Tuấn Khiêm Sở KH&CN Bắc Kạn Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Trung Kiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Sau đại học, Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học, Trung tâm Thực hành Thực nghiệm, Bộ môn Cây trồng, Bộ môn Sinh lý Sinh hóa-Di truyền Giống - Khoa Nông học, cùng các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và sinh viên của Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Đồng thời, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Ngô. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới những sự quan tâm giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới 2 thầy hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phan Xuân Hào, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngô. 2. TS. Đỗ Tuấn Khiêm, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn. Hai thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của các thầy cô: GS.TS. Ngô Hữu Tình, TS. Mai Xuân Triệu, TS. Lương Văn Vàng - Viện Nghiên cứu Ngô; TS. Bùi Huy Hiền - Bộ NN&PTNT; PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ - Viện KHNN VN; TS. Trần Thúc Sơn - Viện Thổ nhưỡng Nông hoá; PGS.TS. Vũ Văn Liết, PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng, PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh - Trường ĐHNN Hà Nội; GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông, PGS.TS. Đặng Văn Minh, PGS.TS. Luân Thị Đẹp, PGS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, PGS.TS. Dương Văn Sơn, PGS.TS. Trần Văn Phùng, TS. Phan Thị Vân - Trường ĐHNL TN. Các thầy cô đã tận tình giúp đỡ và góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng NN&PTNT huyện Yên Minh - Hà Giang; Phòng NN&PTNT huyện Hàm Yên - Tuyên Quang; Phòng NN&PTNT huyện Phổ Yên - Thái Nguyên. Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ về tinh thần và vật chất của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn! NGHIÊN CỨU SINH Trần Trung Kiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan .................................................................................................................................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................................................................................................................................... ii Mục lục .................................................................................................................................................................................................................................. iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ..................................................................................................................... viii Danh mục các bảng ........................................................................................................................................................................................ ix Danh mục các hình vẽ, đồ thị ......................................................................................................................................................xiv MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................................................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................................................................... 4 3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................................................................................................ 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................................................................................. 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................................................................ 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................................................................................. 5 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................................ 7 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ............................................................................................................. 7 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .............................................................................................................. 9 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Bắc....................................................................................... 11 1.2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên ............................................................................................... 13 1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô QPM trên thế giới và ở Việt Nam ........ 15 1.3.1. Lợi ích dinh dưỡng và kinh tế của ngô QPM............................................................................. 15 1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô QPM trên thế giới.................................... 17 1.3.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô QPM ở Việt Nam ..................................... 27 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng và chất lượng protein ở ngô................ 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 1.4. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam ............ 33 1.4.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới ................................................ 33 1.4.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam .................................................. 40 1.4.3. Tình hình nghiên cứu phân bón đến chất lượng ngô thường và ngô QPM............................................................................................................................................................................................ 49 Chƣơng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 52 2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................................................................................................... 52 2.1.1. Thí nghiệm khảo nghiệm giống ....................................................................................................................... 52 2.1.2. Thí nghiệm phân bón ......................................................................................................................................................... 53 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................................................................... 53 2.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài ............................................................................................................................................ 53 2.2.2. Thời gian tiến hành đề tài ........................................................................................................................................... 54 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 54 2.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................................................................... 54 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................................................. 56 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................................................................................... 64 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................................................ 65 3.1. Kết quả khảo nghiệm giống ngô chất lượng protein cao tại Thái Nguyên............ 65 3.1.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống ngô chất lượng protein cao vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ...................................................................................................................................................................................................... 65 3.1.2. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên....................................................................... 73 3.1.3. Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ................................................................................................................................................................................................... 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 3.1.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ......... 80 3.1.5. Hàm lượng protein, lysine và methionine của các giống ngô thí nghiệm. ........... 87 3.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao tại Thái Nguyên ..................................................................................................................................................................... 90 3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10 ................................................... 91 3.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các đặc điểm hình thái của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................................................................................ 93 3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến khả năng chống chịu của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................................................................................ 96 3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................. 99 3.2.5. Tương quan giữa liều lượng đạm và năng suất của giống QP4 và LVN10 ................................................................................................................................................................................................. 104 3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................................... 106 3.2.7. Tương quan giữa liều lượng đạm và chất lượng của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................................................................................................................ 110 3.2.8. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng đạm với giống ngô QP4 và LVN10 ................................................................................................................................................................................................. 111 3.2.9. Hiệu quả nông học của N với giống ngô QP4 và LVN10 ................................ 113 3.2.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất protein của giống ngô QP4 và LVN10 ......................................................................................................................................................... 114 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi 3.3. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao tại Thái Nguyên ..................................................................................................................................................................... 115 3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10............................................................... 115 3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các đặc điểm hình thái của giống ngô QP4 và LVN10 .................................................................................................................................... 117 3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến khả năng chống chịu của giống ngô QP4 và LVN10 .................................................................................................................................... 120 3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................... 122 3.3.5. Tương quan giữa liều lượng lân và năng suất của giống QP4 và LVN10 ................................................................................................................................................................................................... 126 3.3.6. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................................................. 128 3.3.7. Tương quan giữa liều lượng lân và chất lượng của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................................................................................................................ 131 3.3.8. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng lân với giống ngô QP4 và LVN10 ................................................................................................................................................................................................... 132 3.3.9. Hiệu quả nông học của P với giống ngô QP4 và LVN10 .................................. 133 3.3.10. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất protein của giống ngô QP4 và LVN10 ......................................................................................................................................................... 135 3.4. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao tại Thái Nguyên ................................................................................................................................................................... 136 3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10............................................................... 136 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii 3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các đặc điểm hình thái của giống ngô QP4 và LVN10 .................................................................................................................................... 138 3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến đến khả năng chống chịu của giống ngô QP4 và LVN10 .................................................................................................................................... 141 3.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................... 143 3.4.5. Tương quan giữa liều lượng kali và năng suất của giống QP4 và LVN10 ................................................................................................................................................................................................... 147 3.4.6. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................................................. 149 3.4.7. Tương quan giữa liều lượng kali và chất lượng của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................................................................................................................ 152 3.4.8. Hiệu quả kinh tế của các liều lượng kali với giống ngô QP4 và LVN10 ................................................................................................................................................................................................... 153 3.4.9. Hiệu quả nông học của K với giống ngô QP4 và LVN10 ................................ 155 3.4.10. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất protein của giống ngô QP4 và LVN10 ......................................................................................................................................................... 156 3.5. Kết quả xây dựng mô hình.. .............................................................................................................................................. 160 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................................................................. 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ............................................................................................................................................... 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................................................. 166 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASI : Anthesis Silking Interval (khoảng cách tung phấn – phun râu) CIMMYT : Trung tâm Cải lương Ngô và Lúa mì quốc tế CS : Cộng sự CSDTL : Chỉ số diện tích lá CT : Công thức CTV : Cộng tác viên D. tích : Diện tích đ/c : Đối chứng ĐP : Địa phương HH/bắp : Hàng hạt/bắp HTX : Hợp tác xã NS : Năng suất NC : Nghiên cứu NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSTT : Năng suất thực thu NXB : Nhà xuất bản PC : Phân chuồng QPM : Quality Protein Maize (ngô chất lượng protein cao) SI : Index selection (chỉ số chọn lọc) TB : Trung bình TCN : Tiêu chuẩn ngành TĐ.04 : Vụ Thu Đông 2004 TĐ.05 : Vụ Thu Đông 2005 TGST : Thời gian sinh trưởng TPTD : Thụ phấn tự do Tr. : Trang X.04 : Vụ Xuân 2004 X.05 : Vụ Xuân 2005 X.06 : Vụ Xuân 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ix DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Sản xuất ngô, lúa mì, lúa nước thế giới giai đoạn 1961- 2007 .................................................................................................................................................................... 8 Bảng 1.2. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1961 – 2008 ........................................ 10 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2008...................................................................................... 14 Bảng 1.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%). ............................................................................................................................................. 41 Bảng 2.1. Nguồn gốc của các giống tham gia thí nghiệm ......................................... 52 Bảng 3.1a. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ................................................................ 65 Bảng 3.1b. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên .................................................. 66 Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ......................................................................................................................................... 70 Bảng 3.3. Số lá/cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ......................................................................................................................................... 72 Bảng 3.4. Tỷ lệ đổ rễ và gãy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên............... 74 Bảng 3.5. Mức độ nhiễm sâu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên............... 75 Bảng 3.6. Mức độ nhiễm bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên............... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên x Bảng 3.7a. Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ......... 78 Bảng 3.7b. Trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ........................................................................................................................................................ 79 Bảng 3.8a. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông (2004 và 2005). ............................................................................................................................................................ 82 Bảng 3.8b. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông (2004 và 2005) .............................................................................................................................................................. 83 Bảng 3.9. Hàm lượng protein, lysine và methionine của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân (2004 và 2005) và Thu Đông 2004 ................................................................................................................................................................. 88 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10 ............ 92 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống QP4 và LVN10 ......................................... 94 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô QP4 và LVN10 ............................................ 95 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến đến tỷ lệ đổ rễ, gẫy thân của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................ 97 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của giống ngô QP4 và LVN10 ...................................................................................... 98 Bảng 3.15a. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10............... 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xi Bảng 3.15b. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10............... 101 Bảng 3.16. Sử dụng mô hình phân tích tương quan để dự đoán năng suất giống ngô QP4 và LVN10 dựa trên liều lượng đạm ....... 105 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng protein, lysine và methionine của các giống ngô vụ Xuân và Thu Đông 2005 ........................................................................................................................................... 107 Bảng 3.18 Mô hình phân tích tương quan giữa liều lượng đạm với hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QP4 và LVN10 ................................................................................................................................................... 111 Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của liều lượng đạm đến giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình 3 vụ) ......................................................................................... 112 Bảng 3.20 Hiệu quả nông học của N qua các liều lượng đạm đến giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................................................. 113 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất protein của giống ngô QP4 và LVN10 (TB 3 vụ) ................................................................ 114 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ phát dục của giống ngô QP4 và LVN10 ........ 116 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................ 118 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................. 119 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô QP4 và LVN10 ................................................................................. 120 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến tỷ lệ bị nhiễm sâu đục thân và bệnh khô vằn của giống ngô QP4 và LVN10 .................. 121 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xii Bảng 3.27a. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10............... 123 Bảng 3.27b. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10............... 124 Bảng 3.28 Sử dụng mô hình phân tích tương quan để dự đoán năng suất giống ngô QP4 và LVN10 dựa trên liều lượng lân ........... 126 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến hàm lượng protein, lysine và methionine của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2005 ................................................................................................... 129 Bảng 3.30. Mô hình phân tích tương quan giữa liều lượng lân với hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QP4 và LVN10 ........................................................................................... 131 Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của liều lượng lân đến giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình 3 vụ) ......................................................................................... 132 Bảng 3.32. Hiệu quả nông học của P qua các liều lượng lân đến giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................................................. 134 Bảng 3.33. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất protein của giống ngô QP4 và LVN10 (TB 3 vụ) ................................................................ 136 Bảng 3.34. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến thời gian sinh trưởng của giống ngô QP4 và LVN10 ................................................................................. 137 Bảng 3.35. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô QP4 và LVN10 ........................ 139 Bảng 3.36. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến số lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................. 140 Bảng 3.37. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tỷ lệ đổ rễ, gãy thân của giống ngô QP4 và LVN10 ................................................................................. 141 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xiii Bảng 3.38. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến tỷ lệ bị nhiễm sâu đục thân và bệnh khô vằn của giống ngô QP4 và LVN10 .................. 142 Bảng 3.39a. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10............... 144 Bảng 3.39b. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô QP4 và LVN10............... 145 Bảng 3.40 Sử dụng mô hình phân tích tương quan để dự đoán năng suất giống ngô QP4 và LVN10 dựa trên liều lượng kali ......... 147 Bảng 3.41. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hàm._. lượng protein, lysine và methionine của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2005 ................................................................................................... 150 Bảng 3.42 Mô hình phân tích tương quan giữa liều lượng kali với hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QP4 và LVN10 ..................................................................................................................................................... 152 Bảng 3.43. Hiệu quả kinh tế của liều lượng kali đến giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình 3 vụ) ....................................................................................... .153 Bảng 3.44. Hiệu quả nông học của K qua các liều lượng kali đến giống ngô QP4 và LVN10 ............................................................................................. 155 Bảng 3.45. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất protein của giống ngô QP4 và LVN10 (TB 3 vụ) ................................................................ 156 Bảng 3.46. Ảnh hưởng của mức 240N so với 0N; 160P2O5 - 0P2O5; 160K2O - 0K2O ở một số chỉ tiêu chính đối với giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình ba vụ) .......................................................... 157 Bảng 3.47. So sánh các chỉ tiêu năng suất và chất lượng của ba tổ hợp đã chọn từ 3 thí nghiệm phân đạm, lân, kali ............................... 159 Bảng 3.48. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ngô QP4 vụ Xuân 2006 tại Hà Giang ........................................... 161 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xiv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Biểu đồ 3.1. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm trung bình vụ Xuân và vụ Thu Đông (2004 và 2005) tại Thái Nguyên ...........................................................................................................................................................................86 Biểu đồ 3.2. Hàm lượng protein, lysine và methionine của các giống ngô thí nghiệm tại Thái Nguyên (trung bình 3 vụ) ................................89 Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất của giống QP4 và LVN10 (trung bình 3 vụ) .................................................................................. 103 Biểu đồ 3.4. Đồ thị năng suất QP4 theo các liều lượng đạm ....................................... 105 Biểu đồ 3.5. Đồ thị năng suất LVN10 theo các liều lượng đạm ............................ 105 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng protein, lysine và methionine của giống ngô QP4 và LVN10 (TB 2 vụ)................................................................................................................................................................................ 109 Biểu đồ 3.7. Hiệu quả kinh tế của liều lượng đạm đến giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình 3 vụ) ................................................................................................... 112 Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến năng suất của giống QP4 và LVN10 (trung bình 3 vụ) .................................................................................. 126 Biểu đồ 3.9. Đồ thị năng suất QP4 theo các liều lượng lân ......................................... 127 Biểu đồ 3.10. Đồ thị năng suất LVN10 theo các liều lượng lân ................................ 127 Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến hàm lượng protein, lysine và methionine của giống ngô QP4 và LVN10 (TB 2 vụ) ............................................................................................................................................................................. 130 Biểu đồ 3.12. Hiệu quả kinh tế của liều lượng lân đến giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình 3 vụ).................................................................................................. 133 Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất của giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình ba vụ) ............................................................... 146 Biểu đồ 3.14. Đồ thị năng suất QP4 theo các liều lượng kali ......................................... 148 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xv Biểu đồ 3.15. Đồ thị năng suất LVN10 theo các liều lượng kali .............................. 148 Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hàm lượng protein, lysine và methionine của giống ngô QP4 và LVN10 (TB 2 vụ)................................................................................................................................................................................ 151 Biểu đồ 3.17. Hiệu quả kinh tế qua liều lượng kali của giống ngô QP4 và LVN10 (trung bình ba vụ) ............................................................................................... 154 Biểu đồ 3.18. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất giống ngô QP4 và LVN10 ......................................................................................... 158 Biểu đồ 3.19. Ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali đến hàm lượng protein (Pr), lysine (Lys) và methionine (Met) của giống ngô QP4 và LVN10 ......................................................................................................... 158 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Với ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, cùng với tính thích ứng rộng và tiềm năng năng suất cao, cây ngô được hầu hết các quốc gia trên thế giới gieo trồng (166 nước) và diện tích ngày càng mở rộng. Năm 2007, sản xuất ngô thế giới đạt kỷ lục cả 3 chỉ tiêu: Diện tích 158,0 triệu ha (chỉ sau lúa mì - 214,2 triệu ha, vượt qua lúa nước - 155,8 triệu ha), năng suất 50,1 tạ/ha (lúa nước 42,3 tạ/ha, lúa mì 28,3 tạ/ha) và sản lượng 791,8 triệu tấn - chiếm gần 40% trong tổng sản lượng 3 cây lương thực hàng đầu trên thế giới (lúa nước: 659,6 triệu tấn, lúa mì: 606 triệu tấn) (FAOSTAT, 2009) [67]. Hạn chế về mặt dinh dưỡng của ngô là một số axit amin không thay thế như lysine, triptophan, methionine có hàm lượng thấp. Cải thiện chất lượng protein ở ngô là một trong những hướng được đầu tư nghiên cứu nhiều của các nhà chọn tạo giống trên thế giới. Với sự nỗ lực của các nhà khoa học ở Trung tâm Cải lương Ngô và Lúa mì quốc tế (CIMMYT), các giống ngô chất lượng protein cao (QPM - Quality Protein Maize) với nội nhũ cứng có năng suất và các đặc tính nông sinh học tương đương nhưng hàm lượng các axit amin không thay thế cao gấp đôi ngô thường đã được tạo ra và đang trở thành một xu hướng chính trong chọn tạo giống ngô của thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực có hạt, nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa. Gần 30 năm qua, nhất là từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 những năm sau 1990, sản xuất ngô nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2008 là năm đạt diện tích (1125,9 nghìn ha), năng suất (40,2 tạ/ha) và sản lượng (4531,2 nghìn tấn) cao nhất từ trước đến nay. So với năm 1990, diện tích và năng suất tăng 2,6 lần, còn sản lượng tăng 7 lần (Tổng cục Thống kê, 2009) [45]. Đạt được những kết quả trên là nhờ sự định hướng đúng đắn và đầu tư cao độ của Nhà nước đối với ngành ngô, cũng như sự nỗ lực vượt bậc của những người làm công tác nghiên cứu và khuyến nông đối với cây ngô. Đó cũng là kết quả từ sự giúp đỡ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, trong đó có CIMMYT. Chương trình phát triển ngô QPM đã được CIMMYT tạo mọi điều kiện để Việt Nam tiếp nhận được những kết quả mới nhất. Viện Nghiên cứu Ngô đã nghiên cứu lai tạo, thử nghiệm một số giống ngô lai QPM và thành công bước đầu tạo ra được giống ngô lai HQ2000. Giống HQ2000 là sản phẩm khởi đầu của chương trình tạo giống ngô QPM ở nước ta. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất ở các vùng miền khác nhau trong cả nước, cần thiết phải chọn tạo ra được nhiều giống ngô QPM mới, trong đó có giống ngô QPM thụ phấn tự do (TPTD) cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Mặc dầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng sản lượng ngô nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng nhanh. Hiện nay, nước ta phải nhập khoảng 600.000 – 800.000 tấn/năm để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu về ngô, có thể giải quyết bằng hai hướng: Một là mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh các giống ngô lai có năng suất cao; hai là tăng diện tích các giống ngô có hàm lượng và chất lượng protein cao (QPM). Thái Nguyên là một tỉnh đại diện cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Nhiều vùng sản xuất ngô đã trồng bằng các giống ngô lai, nhưng do điều kiện đất đai, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 nước tưới, khả năng đầu tư, trình độ của người dân chưa đáp ứng được yêu cầu thâm canh nên hiệu quả của các giống ngô lai không cao. Trong những điều kiện như vậy, các giống ngô TPTD cải tiến sẽ phù hợp hơn. Đặc biệt là các giống ngô QPM TPTD sẽ rất có ý nghĩa khi mà một bộ phận đáng kể đồng bào dân tộc thiểu số đang sử dụng ngô làm lương thực chính. Tuy nhiên, cho đến nay các giống ngô QPM TPTD thích hợp cho vùng miền núi phía Bắc là chưa có. Điều kiện môi trường và các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau ảnh hưởng đến năng suất ngô nhưng có làm thay đổi hàm lượng và chất lượng protein (các axit amin không thay thế) của giống ngô QPM hay không. Yếu tố phân bón có góp phần cải thiện chất lượng protein của giống ngô QPM và ngô thường hay không. Đây là những vấn đề chưa được nghiên cứu sâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu về phân bón trên ngô thường ở nước ta và trên ngô QPM cũng mới chỉ bắt đầu. Cho đến nay, nghiên cứu xác định ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali qua các mùa vụ khác nhau đến năng suất hạt, hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QPM TPTD so sánh với ngô lai thường chưa có kết quả được công bố trên thế giới và ở Việt Nam. Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống ngô chất lượng protein cao có triển vọng tại Thái Nguyên". 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được giống ngô QPM TPTD triển vọng cho tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc. - Xác định lượng phân đạm, lân và kali tối ưu cho giống ngô QPM TPTD triển vọng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Xác định được ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất, hàm lượng và chất lượng protein đối với giống ngô QPM TPTD so sánh với giống ngô lai thường. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài đã bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô QPM TPTD ở điều kiện miền núi phía Bắc. - Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ngô QPM TPTD so sánh với giống ngô lai thường. - Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali đến hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QPM TPTD so sánh với giống ngô lai thường. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài đã chọn được một giống ngô QPM TPTD có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định, có hàm lượng và chất lượng protein cao, thích nghi với điều kiện Thái Nguyên và miền núi phía Bắc. - Đề tài đã xác định được công thức phân bón thích hợp cho giống ngô QPM TPTD QP4 và giống ngô lai thường LVN10 trồng tại Thái Nguyên và miền núi phía Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Với vai trò làm lương thực cho người (17%), thức ăn cho chăn nuôi (gần 70%) và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ khác (khoảng 10%) (Ngô Hữu Tình, 2009) [42], ngô đã được hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và liên tục mở rộng sản xuất. Tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô với các mức độ khác nhau. Toàn thế giới (giai đoạn 1995 - 1997) sử dụng 17% sản lượng ngô làm lương thực cho người, trong đó ở các nước đang phát triển là 30%, các nước phát triển khoảng 4%. Các nước ở Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính. Các nước Đông Nam Phi sử dụng 72% sản lượng ngô làm lương thực cho người, Tây Trung Phi 66%, Bắc Phi 45%, Tây Á 23%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 43%, Đông Á 12%, Trung Mỹ và vùng Caribe 56%, Nam Mỹ 9%, Đông Âu và Liên Xô cũ 7%, Tây Âu, Bắc Mỹ và các nước phát triển khác 4% (Ngô Hữu Tình, 2009) [42]. Vì vậy, ngô là một cây trồng rất quan trọng đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia có truyền thống lúa nước lâu đời, lương thực chính là gạo, song người dân cũng rất thích ăn ngô dưới dạng ngô luộc, ngô nướng, ngô rang, bỏng ngô. Trước kia còn nghèo đói và do mất mùa, nông dân vẫn thường ăn ngô dưới dạng độn với cơm hoặc ngô bung. Hiện nay, đồng bào một số dân tộc thiểu số vùng cao như H'mông, Dao... vẫn ăn ngô như nguồn lương thực chính theo truyền thống và vì điều kiện kinh tế còn nghèo dưới dạng mèn mén. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Do chất lượng protein ở ngô không cao vì hàm lượng một số axit amin không thay thế như lysine, triptophan, methionine thấp nên việc sử dụng ngô nhiều có ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho người và vật nuôi. Trước thực tế đó, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu chọn tạo ra các giống ngô QPM với hàm lượng protein cao hơn và đặc biệt có hàm lượng lysine, triptophan, methionine gấp đôi ngô thường. Hiện nay có nhiều giống ngô lai QPM đã được đưa vào sản xuất, còn giống TPTD QPM ít hơn. Giống lai QPM có năng suất cao chủ yếu phù hợp cho các vùng trồng ngô thâm canh, còn đối với các vùng đồi núi còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật canh tác, giống ngô TPTD QPM khả thi hơn. Miền núi phía Bắc nước ta là vùng khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Người dân vùng này còn rất nghèo, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Ở một số vùng khó khăn những người dân nghèo đói vẫn phải sử dụng ngô làm lương thực và một số đồng bào dân tộc có tập quán sử dụng ngô làm lương thực chính từ lâu đời. Vì vậy, việc sử dụng giống ngô QPM là một nhu cầu thiết thực và cấp bách, góp phần giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, đồng thời đạt được năng suất và chất lượng protein cao, đem lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt có thể giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho người dân miền núi, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi. Đất canh tác ở vùng miền núi rất ít, vì vậy việc mở rộng diện tích trồng ngô là rất khó khăn đồng thời việc tăng năng suất ngô gặp trở ngại do dinh dưỡng đất ở vùng này nghèo kiệt và khả năng thâm canh đầu tư của người dân thấp. Cho nên việc sử dụng giống ngô TPTD QPM vừa cho năng suất cao vừa đạt chất lượng protein cao là rất phù hợp và hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Hiện nay, việc nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, môi trường canh tác đến chất lượng của ngô QPM trên thế giới còn rất ít. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề này mới chỉ bắt đầu. Vấn đề được đặt ra là giống ngô QPM có chất lượng protein cao nhưng liệu nó có thay đổi chất lượng ở những điều kiện ngoại cảnh, môi trường canh tác khác nhau không. Liệu trong cùng một điều kiện môi trường canh tác giống nhau, sự thay đổi về chất lượng protein của giống ngô QPM so với ngô thường có khác nhau không. Ở nước ta đến nay những nghiên cứu về phân bón ảnh hưởng đến năng suất thì nhiều nhưng chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của phân đạm, lân, kali đến năng suất và chất lượng protein của giống ngô TPTD QPM và so sánh với giống ngô lai thường. Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này. 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến trên thế giới, không cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, hiệu quả ưu thế lai. Ngô còn là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá và tin học vào công tác nghiên cứu và sản xuất. Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Theo số liệu của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO), năm 2007 diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 158,0 triệu ha, năng suất 50,1 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục 791,8 triệu tấn. Trong hơn 40 năm qua, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. So với năm 1961, năm 2007 năng suất ngô trung bình của thế giới tăng thêm hơn 31,1 tạ/ha (từ 19 lên 50,1 tạ/ha), lúa nước tăng hơn 23,3 tạ/ha (từ 19 lên 42,3 tạ/ha), còn lúa mì thêm 17,3 tạ/ha (từ 11 lên 28,3 tạ/ha) (FAOSTAT, 2009) [67]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Bảng 1.1. Sản xuất ngô, lúa mì, lúa nƣớc thế giới giai đoạn 1961-2007 Năm Ngô Lúa mì Lúa nƣớc D. tích (triệu ha) NS (tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) D. tích (triệu ha) NS (tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) D. tích (triệu ha) NS (tạ/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 1961 104,8 19,0 204,2 200,9 11,0 219,2 115,3 19,0 215,3 2004 145,0 49,0 714,8 217,2 29,0 625,1 150,6 40,0 595,8 2005 145,6 48,0 696,3 218,5 28,0 621,5 152,6 41,0 622,1 2006 148,6 47,0 704,2 212,3 28,0 593,2 153,0 41,0 622,2 2007 158,0 50,1 791,8 214,2 28,3 606,0 155,8 42,3 659,6 Nguồn: FAOSTAT, 2009 [67] Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm nay cùng với những thành tựu trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Những thành tựu mà ngành ngô thế giới đạt được trong những năm gần đây có thể nói là đã vượt ngoài mọi dự đoán lạc quan nhất. Năm 1995, sản lượng ngô thế giới là 517 triệu tấn, năm 1998 đã đạt 615 triệu tấn, năm 2000 do điều kiện khí hậu khó khăn giảm xuống còn 593 triệu tấn, vậy mà vào năm 2007 đã đạt tới 792 triệu tấn. Tức là chỉ sau có 12 năm, sản lượng ngô thế giới đã tăng thêm hơn 50%. Riêng 7 năm gần đây đã tăng thêm gần 300 triệu tấn. Và giá ngô thế giới vẫn ở mức cao. Trong khi đó, vào năm 2003, Viện Nghiên cứu Chương trình lương thực thế giới (IFPRI) dự báo nhu cầu ngô trên thế giới vào năm 2020 chỉ lên đến 852 triệu tấn (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2009) [42]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong khi đó diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp do sa mạc hóa và xu thế đô thị hóa. Nền nông nghiệp thế giới ngày nay luôn phải trả lời làm thế nào để giải quyết đủ năng lượng cho 8 tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ người vào năm 2030. Để giải quyết được câu hỏi này, ngoài biện pháp phát triển nền nông nghiệp nói chung thì phải nhanh chóng chọn ra những giống cây trồng trong đó có các giống ngô năng suất cao, ổn định có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi phức tạp. Một trong những thành tựu quan trọng trong chọn tạo giống sinh vật nói chung và cây ngô nói riêng là việc nghiên cứu thành công và phát triển nhanh giống biến đổi gen. Với cây ngô, chỉ sau 12 năm áp dụng, năm 2008, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đã đạt 37,3 triệu ha, riêng ở Mỹ đã lên đến 30 triệu ha, chiếm 85% trong tổng số 35,2 triệu ha ngô của nước này (GMO-COMPASS, 2009) [68]. Nhờ chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ và kháng sâu đục thân, việc sản xuất ngô được thuận tiện hơn, giảm thuốc bảo vệ thực vật từ đó giảm sự ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Những nghiên cứu về chuyển gen chịu hạn, chịu rét, chịu chua, chịu mặn, chịu đất nghèo đạm và kháng một số bệnh do virut ở ngô cũng đã những kết quả bước đầu. Khi những nghiên cứu trên được ứng dụng vào thực tiễn sẽ góp phần khai thác tối đa tiềm năng năng suất ở ngô. Điều đó sẽ có một ý nghĩa vô cùng lớn đối với ngành sản xuất ngô thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển việc sản xuất ngô phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, trong đó có Việt Nam. 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam Ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa ở nước ta. Ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 2009) [42]. Do có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ngô đã nhanh chóng được mở rộng, trồng khắp các vùng miền cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 cũng đã thu được những kết quả quan trọng. Đạt được thành tựu lớn trong sản xuất ngô ở nước ta trong những năm gần đây là nhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất nên cây ngô đã có những bước tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng. Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với CIMMYT, nhiều giống ngô cải tiến đã được trồng ở nước ta, góp phần đưa năng suất lên gần 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và năm 2008 có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: Diện tích 1.125,9 nghìn ha, năng suất 40,2 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4,5 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2009) [45]. Bảng 1.2. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 1961 – 2008 Năm Chỉ tiêu 1961 1975 1990 1994 2000 2005 2007 2008 Diện tích (1000 ha) 229,20 267,0 432,0 534,6 730,2 1052,6 1096,1 1125,9 Sản lượng (1000 tấn) 260,10 280,60 671,0 1143,9 2005,9 3787,1 4303,2 4531,2 Năng suất (tạ/ha) 11,4 10,5 15,5 21,4 27,5 36,0 39,3 40,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009 [45] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Năm 1961, năng suất ngô nước ta bằng 60% trung bình thế giới (11,4/ 19 tạ/ha). Suốt gần 20 năm sau đó, trong khi năng suất ngô thế giới tăng liên tục thì năng suất của ta lại giảm, và vào năm 1979 chỉ còn bằng 29% so với trung bình thế giới (9,9/33,9 tạ/ha). Mặc dầu là cây lương thực thứ hai sau lúa nước, song do truyền thống lúa nước, cây ngô không được chú trọng nên chưa phát huy hết tiềm năng ở Việt Nam. Từ năm 1980 đến nay, năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình của thế giới. Năm 1980, bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 65,5% (27,5/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 75% (36/48 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 78,4% (39,3/50,1 tạ/ha). Cây ngô có khả năng thích ứng rộng, có thể được trồng nhiều vụ trong năm và trồng ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tiềm năng phát triển cây ngô ở nước ta là rất lớn cả về diện tích và thâm canh tăng năng suất. Các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển ở những vùng ngô trọng điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất tốt như: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên để đạt năng suất cao. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tác chủ yếu nhờ nước trời, đất xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do chiến ưu thế và chiếm một diện tích khá lớn. 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở vùng Đông Bắc Đông Bắc là vùng núi và trung du, nó được phân cách với vùng Tây Bắc bởi dãy Hoàng Liên Sơn, bao gồm 10 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ). Ở vùng Đông Bắc, ngô là cây lương thực chính chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2008, diện tích lúa là 498,4 nghìn ha, diện tích ngô là 243,9 nghìn ha. Trong vùng có khoảng 115 nghìn ha ruộng bậc thang hàng năm trồng 1 vụ lúa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 mùa nhờ nước trời - bỏ hoá vụ Xuân (Tổng cục Thống kê, 2009) [45]. Đây là quỹ đất cần được khai thác để trồng ngô vụ Xuân bằng giống ngắn ngày chịu hạn. Nhìn chung, vụ ngô chính trong vùng là vụ Xuân Hè, gieo cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 và thu hoạch vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7. Vụ ngô này chiếm 65 – 70% tổng diện tích gieo trồng ngô. Ngô Thu Đông trong vùng được gieo vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 và thu hoạch vào tháng 11 chiếm 10 – 15%. Ngoài hai vụ trên thì còn vụ ngô Đông được trồng sau khi thu hoạch lúa mùa sớm. Diện tích trồng ngô vụ này chiếm khoảng 15 – 20% (được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ) Ba tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Lào Cai có diện tích ngô lớn hơn diện tích lúa. Tại Hà Giang, năm 2008 diện tích ngô là 46,4 nghìn ha trong khi diện tích lúa là 36,7 nghìn ha; tương tự Cao Bằng có diện tích ngô là 38,4 nghìn ha trong khi diện tích lúa chỉ có 31,2 nghìn ha; Lào Cai có diện tích ngô là 28,8 nghìn ha, diện tích lúa là 28,5 nghìn ha (Tổng cục Thống kê, 2009) [45]. Nghĩa là ở ba tỉnh này, ngô là cây trồng quan trọng số một. Khác với cây lúa, cây ngô có thể phát triển ở cả những vùng đất có độ dốc 15 – 20% nên nó có vị trí quan trọng, góp phần tích cực thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, thay thế nhanh chóng diện tích trồng cây lúa nương và cây sắn trong sản xuất nông nghiệp. Ngô là cây trồng truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi, mặt khác do dễ trồng, dễ bảo quản và tiêu thụ hơn các cây trồng khác nên diện tích ngô vùng Đông Bắc tăng dần hàng năm (diện tích ngô năm 2000 là 160 nghìn ha, năm 2008 là 243,9 nghìn ha). Diện tích ngô tăng chủ yếu do tăng vụ trên đất một vụ lúa mùa (ruộng bậc thang) và tăng diện tích trồng ngô vụ 2. Do sử dụng giống ngô lai và tăng đầu tư phân bón đã giúp năng suất ngô tăng và lợi nhuận của nông dân trồng ngô tăng dần (năng suất ngô năm 2000 là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 24,9 tạ/ha, năm 2008 là 34,3 tạ/ha). Sản lượng ngô trong vùng cũng tăng dần hàng năm, năm 2000 đạt 412,6 nghìn tấn, năm 2008 đạt 798 nghìn tấn. Tỉnh Lạng Sơn có năng suất ngô đạt cao nhất 46 tạ/ha (năm 2008). Hà Giang là tỉnh có sản lượng ngô lớn nhất trong vùng, đạt 112,9 nghìn tấn (năm 2008) (Tổng cục Thống kê, 2009) [45]. Việc mở rộng diện tích được tưới chủ động cho cây trồng ở vùng núi cao là vấn đề khó khăn vì địa hình canh tác trên nền đất dốc, nương rẫy và sườn núi, nguồn nước tưới ở xa; nông dân nghèo thiếu vốn đầu tư; chi phí xây dựng công trình tưới nước lớn hơn nhiều so với vùng đồng bằng. Như vậy, chủ yếu diện tích ngô trong vùng được trồng ở vùng cao nhờ nước trời, chỉ có một phần nhỏ diện tích ở vùng thấp là có tưới. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở vùng này là sử dụng các giống ngô chịu hạn, các giống ngô TPTD QPM và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, trong đó có kỹ thuật bón phân. 1.2.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên Cùng với sự phát triển ngô trong cả nước, tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngô nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Thái Nguyên tăng nhanh trong những năm gần đây. Qua bảng 1.3 cho thấy: Từ năm 2000 đến 2004, diện tích ngô của tỉnh Thái Nguyên tăng từ 10,7 nghìn ha lên 15,9 nghìn ha, năm 2005 diện tích không tăng, đến năm 2006 thì diện tích giảm nhẹ (15,3 nghìn ha). Nhưng đến năm 2008 diện tích trồng ngô của tỉnh tăng vọt, đạt 20,6 nghìn ha. Năng suất ngô của tỉnh tăng đều từ năm 2000 đến năm 2006 (28,8 - 35,2 tạ/ha). Năm 2007, năng suất ngô của tỉnh đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 42,0 tạ/ha cao hơn trung bình cả nước (39,3 tạ/ha). Năm 2008 do thời tiết khí hậu bất thường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 (ngô bị ngập lụt trong vụ Đông) nên năng suất giảm hơn so với năm 2007 (đạt 41,1 tạ/ha). Sản lượng ngô năm 2008 đạt cao nhất từ trước đến nay (84,7 nghìn tấn). Điều này chứng tỏ ở tỉnh Thái Nguyên, cây ngô đã được Đảng và Chính quyền địa phương chú trọng đầu tư phát triển. Và đạt được thành tựu như vậy là nhờ áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ngô như giống mới, kỹ thuật canh tác. Tuy nhiên, sản xuất ngô ở tỉnh cần được đầu tư phát triển nhiều hơn nữa như tăng vụ, mở rộng diện tích, sử dụng giống mới, giống TPTD QPM, thâm canh tăng năng suất nhằm khai thác tối._.180N + 80P2O5 + 80K2O) có 3 chỉ tiêu đạt cao nhất, đó là năng suất ngô hạt, năng suất protein và hàm lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 161 methionine; công thức 2 (120N + 120P2O5 + 80K2O) có 2 chỉ tiêu đạt cao nhất: Hàm lượng protein và lysine; công thức 3 (120N + 80P2O5 + 120K2O) có 1 chỉ tiêu lãi thuần đạt cao nhất. Như vậy, công thức 180N + 80P2O5 + 80K2O là tốt nhất, thích hợp nhất với giống QP4 và được chọn làm thử nghiệm trong xây dựng mô hình giống ngô QP4 ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. 3.5. Kết quả xây dựng mô hình Từ kết quả khảo nghiệm một số giống ngô thụ phấn tự do chất lượng cao, chúng tôi đã chọn được giống QP4 có triển vọng nhất, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu khá, ổn định, có tiềm năng năng suất cao, đặc biệt có chất lượng protein cao. Kết quả thí nghiệm phân bón vụ Xuân và vụ Thu Đông 2005 cho thấy công thức 180N + 80P2O5 + 80K2O cho năng suất hạt và năng suất protein cao nhất. Chúng tôi đã phối hợp với dự án "Nghiên cứu có sự tham gia đối với sự phát triển vùng cao - PRDU" do Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) quản lý đã tiến hành xây dựng mô hình trình diễn giống ngô QPM TPTD QP4 vụ Xuân năm 2006 tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang; số hộ tham gia: 9 hộ; diện tích mô hình: 1 ha trên đất ruộng bỏ hoá vụ Xuân; giống đối chứng: Ngô Trắng địa phương và Ngô Đỏ địa phương; ngày gieo trồng: 15/3/2006; mật độ 5,7 vạn cây/ha; lượng phân bón: 180 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm như sau: Giống ngô QPM TPTD QP4 có thời gian sinh trưởng trung bình sớm (117 ngày) ngắn hơn hai giống Trắng và Đỏ địa phương (đối chứng) 11 - 15 ngày. Giống QP4 thấp cây (180,5 cm) thấp hơn so với hai giống địa phương 70 - 100 cm; chiều cao đóng bắp trung bình 65,5 cm, thấp hơn hai giống đối chứng từ 60 - 90 cm, do đó có khả năng chống đổ tốt hơn giống địa phương. Đây là một đặc điểm quý được cộng đồng địa phương đánh giá cao và chấp nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 162 Bảng 3.48. Một số đặc điểm sinh trƣởng phát triển và năng suất của giống ngô QP4 vụ Xuân 2006 tại Hà Giang Giống TGST (ngày) Chiều cao cây (cm) C. cao đóng bắp (cm) Chiều dài bắp (cm) Đƣờng kính bắp (cm) Số hàng hạt (hàng) Số hạt/ hàng (hạt) Năng suất (tạ/ha) QP4 117 180,5 65,5 15,0 4,5 16,0 27,2 37,5 Trắng ĐP 132 280,0 159,3 14,0 4,0 13,2 27,0 28,0 Đỏ ĐP 128 249,0 125,0 12,5 3,9 11,5 22,0 21,0 Giống QPM TPTD QP4 có chiều dài bắp trung bình 15 cm, dài hơn đối chứng 1 - 2,5 cm; bắp to, đường kính bắp 4,5 cm, to hơn giống địa phương 0,5 - 0,6 cm. Số hàng hạt trên bắp đạt 16 hàng, nhiều hơn đối chứng từ 2,8 - 4,5 hàng; số hạt/hàng cũng nhiều hơn do đó năng suất đạt cao hơn (đạt 37,5 tạ/ha), bằng 133,9 - 178,6% so với đối chứng, tức là cao hơn 7,5 - 16,5 tạ/ha so với đối chứng. Đây là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của giống ngô QPM TPTD QP4 được cộng đồng địa phương đánh giá cao. Giống QPM TPTD QP4 có độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, dạng cây, dạng bắp đạt cao, trong khi giống địa phương bị lẫn tạp và thoái hóa nhiều nên độ đồng đều kém. Từ kết quả mô hình trình diễn giống mới vụ Xuân 2006 rất tốt, người nông dân chấp nhận sử dụng và nhân rộng giống ngô QPM TPTD QP4. Vụ Xuân 2007, chúng tôi tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất giống ngô QPM TPTD QP4 trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang với diện tích 5,3 ha trên đất bỏ hoá vụ Xuân và đất đồi dốc. Lượng phân bón đầu tư cho 1 ha là 180 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O. Kết quả giống ngô QPM TPTD QP4 đạt năng suất trung bình 35,8 tạ/ha. Với sản lượng ngô thu được, một phần người nông dân Yên Minh chọn lọc ở những bắp ngô tốt, hạt tốt để làm giống cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 163 vụ sau hoặc bán cho nông dân các huyện bên cạnh, còn lại để làm lương thực vì ngô QP4 ăn ngon hơn nhiều các giống ngô khác. Kết quả xây dựng mô hình cả hai vụ (vụ Xuân 2006 và vụ Xuân 2007) đã được đánh giá thông qua Hội nghị đầu bờ và Hội thảo khoa học có người nông dân địa phương tham gia, đánh giá tại đồng ruộng và trong phòng. Ý kiến của tất cả người dân mong muốn trồng tiếp ở các vụ sau và thực tế giống QP4 đã được nhân rộng. Giống ngô QP4 được gieo trồng thử nghiệm tại huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang vụ Xuân 2006 với diện tích 0,2 ha trên đất dốc, có 5 hộ tham gia. Lượng phân bón 180 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha. Kết quả thu được như sau: Giống ngô QP4 sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ nẩy mầm cao (95 – 98%), độ đồng đều khá, có thời gian sinh trưởng trung bình 113 ngày, chiều cao cây 205 cm, chiều cao đóng bắp 98 cm, khả năng chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất trung bình đạt 38,1 tạ/ha, màu sắc hạt vàng phù hợp với thị hiếu của nông dân địa phương. Giống ngô QP4 sinh trưởng, phát triển khá phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của Tuyên Quang, đáp ứng được nhu cầu ngô làm lương thực của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, đồng thời cũng đáp ứng được tập quán tự để giống cho vụ sau của đồng bào các dân tộc tại địa phương. Gieo trồng thử nghiệm giống ngô QPM TPTD QP4 tại huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên vụ Đông 2006 với diện tích 0,5 ha trên đất bãi ven sông chủ yếu là đất cát pha bạc màu, có 11 hộ tham gia. Lượng phân bón cho 1 ha là 180 kg N + 80 kg P2O5 + 80 kg K2O. Kết quả mô hình như sau: Giống ngô QPM TPTD QP4 sinh trưởng tốt, độ đồng đều khá, có thời gian sinh trưởng trung bình 110 ngày, chiều cao cây 209 cm, chiều cao đóng bắp 101 cm, khả năng chống đổ tốt, khả năng chống sâu bệnh khá, chịu hạn tốt, chịu rét tốt, chiều dài bắp 15,5 cm, tỷ lệ hạt/bắp 76,9%, hạt bán răng ngựa, màu vàng, khối lượng 1000 hạt đạt 280,7g, năng suất trung bình đạt 42,3 tạ/ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 164 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1 - Qua khảo nghiệm 6 giống ngô thụ phấn tự do QPM trong 4 vụ tại Thái Nguyên đã chọn được giống QP4 triển vọng: Thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình sớm, thấp cây, chống đổ tốt, chịu hạn tốt, chống sâu bệnh khá. Năng suất khá cao và ổn định, tương đương đối chứng HQ2000 và Q2 (đạt 53,7 tạ/ha trong vụ Xuân và 63,3 tạ/ha trong vụ Thu Đông). Hàm lượng protein 11,06%, lysine 3,98% và methionine 3,00% tương đương giống lai QPM HQ2000 (11,05%; 3,98%; 3,01%) và cao hơn hẳn Q2 (8,65%; 2,50%; 1,92%). - Kết quả xây dựng mô hình giống ngô QPM thụ phấn tự do QP4 và kỹ thuật mới tại một số tỉnh cho thấy giống QP4 có thời gian sinh trưởng trung bình sớm, khả năng chống chịu tốt, năng suất đạt từ 35,8 – 42,3 tạ/ha. Sản lượng ngô được nông dân dùng làm lương thực và để giống cho vụ sau. 2 - Liều lượng đạm 180N (nền: 10 tấn PC + 80P2O5 + 80K2O), liều lượng lân 120P2O5 (nền: 10 tấn PC + 120N + 80K2O) và liều lượng kali 120K2O (nền: 10 tấn PC + 120N + 80P2O5) đối với hai giống QP4 và LVN10 cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. - Liều lượng đạm 240N (+ nền), liều lượng lân 120 – 160P2O5 (+ nền) và liều lượng kali 80 – 160K2O (+ nền) cho hàm lượng protein cao nhất. - Liều lượng đạm 120 – 240N (+ nền), liều lượng lân 120 – 160P2O5 (+ nền) và liều lượng kali 80 – 160K2O (+ nền) cho chất lượng protein cao nhất. 3 - Trong ba yếu tố đạm, lân và kali thì đạm là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QPM và ngô thường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 165 4 - Ảnh hưởng của liều lượng kali đến hàm lượng và chất lượng protein của giống ngô QPM rất rõ, còn ngô thường thì không rõ. 5 - Ảnh hưởng của đạm, lân, kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô QPM thấp hơn so với giống ngô thường, còn với hàm lượng và chất lượng protein thì ngược lại. 2. Đề nghị - Tiếp tục phát triển giống ngô QPM thụ phấn tự do QP4 ở vùng miền núi phía Bắc. - Khuyến cáo sử dụng công thức phân bón 180N + 80P2O5 + 80K2O cho giống ngô QP4 tại Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 166 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ [1] Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung Kiên (2005), "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô chất lượng protein cao vụ Thu Đông 2004 tại Thái Nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tháng 10/2005, Tr. 23–26. [2] Trần Trung Kiên, Phan Xuân Hào (2007), “Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô chất lượng protein cao (QPM) - QP4 và ngô thường - LVN10 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 4(5)/2007, Tr. 18–26. [3] Phan Xuân Hào, Đỗ Tuấn Khiêm, Trần Trung Kiên (2008), “Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng protein cao (QPM) vụ Xuân và vụ Thu Đông 2004 - 2005 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 3(47) tập 2 năm 2008, Tr. 55–61. [4] Trần Trung Kiên, Phan Xuân Hào, Đỗ Tuấn Khiêm (2008), “Ảnh hưởng của các liều lượng đạm, lân, kali đến năng suất và chất lượng protein của giống ngô chất lượng protein cao (QPM) - QP4 và ngô thường - LVN10 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 11 - tháng 11/2008, Tr. 36-42. [5] Tran Trung Kien, Phan Xuan Hao, Đo Tuan Khiem (2008), “The effect of nitrogen, phosphorus, potassium dosages on the grain yeild and quality protein of quality protein maize variety (QPM) - QP4 and normal maize variety - LVN10 in Thai Nguyen, Vietnam’, Book of Abstracts - The Tenth Asian Regional Maize Workshop, Makassar, Indonesia, Oct. 20-23, 2008 (được báo cáo bằng Poster; đang được in trong cuốn sách "Maize for Asia - Emerging Trends & Technologies"). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Afendulop, K.P. (1972), “Ảnh hưởng của phân bón đến quá trình phát triển các cơ quan của cây ngô” (tài liệu dịch), Một số kết quả nghiên cứu của cây ngô, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Vũ Kim Bảng (1991), “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý một số chất kích thích sinh trưởng và nguyên tố vi lượng đến chất dinh dưỡng ở hạt ngô”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1986 – 1991, Khoa Nông học – Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Tr. 23-24. 3. Vũ Kim Bảng (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của việc phun lên lá dung dịch ZnSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý, sinh hoá, năng suất, chất lượng hạt ngô, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bào (1996), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất ngô ở Hà Giang, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Berzenyi, Z., Gyorff, B. (1996), “Ảnh hưởng của các yếu tố trồng trọt khác nhau đến năng suất ngô”, Báo Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, 7(199), Tr. 5. 6. Nguyễn Văn Bộ (1993), “Hiệu lực phân kali bón cho cây ngũ cốc ăn hạt trên các loại đất có hàm lượng kali tổng số khác nhau”, Tuyển tập Công trình Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Tr. 108–114. 7. Nguyễn Văn Bộ (2007), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Bộ, Emutert, Nguyễn Trọng Thi (1999), Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cân đối cho cây trồng ở Việt Nam, Kết quả Nghiên cứu khoa học, Quyển 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 168 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Tuyển tập Tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, tập 1, Tr. 55-71. 10. Trần Văn Chính (2006), Giáo trình thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT (2006), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Đường Hồng Dật (2003), Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Đài Khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên (2008), Số liệu khí tượng năm 2001–2007, Thái Nguyên. 14. Lê Văn Hải (2002), Nghiên cứu phản ứng của giống ngô lai chất lượng protein cao HQ-2000 với phân bón trên đất bạc màu huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Hà Nội. 15. Phan Xuân Hào, Vũ Đức Quang (2002), "Thực trạng sản xuất ngô ở Việt Nam và chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học về cây ngô", Hội nghị ngô khu vực Châu Á lần thứ VIII, Băng Cốc, Thái Lan, tháng 8/2002. 16. Phan Xuân Hào, Trần Trung Kiên (2004), “Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô chất lượng protein cao tại Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1/2004, Tr. 29-31. 17. Bùi Huy Hiền (2002), "Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam và vai trò của phân hỗn hợp NPK khi bón đầy đủ và cân đối để thâm canh cây trồng và bảo vệ môi trường", Hội thảo sản xuất và sử dụng phân bón Lâm Thao, Hà Nội, Tr. 1-2. 18. Ngô Xuân Hiền (1998), Ảnh hưởng của các loại phân chứa Lưu huỳnh (S) đến năng suất, chất lượng đậu tương đông và ngô đông trên đất bạc màu, Báo cáo khoa học – Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 169 19. Nguyễn Thế Hùng (1996), “Xác định chế độ bón phân tối ưu cho giống ngô LVN10 trên đất bạc màu vùng Đông Anh – Hà Nội”, Kết quả Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp 1995 – 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Lê Quý Kha (2001), "Ảnh hưởng của thiếu nước và đạm vào giai đoạn trước trỗ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở ngô nhiệt đới, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2001, Tr. 221–222. 21. Lê Quý Kha, Trần Hồng Uy (2002), "Chất lượng Protein và khu vực hóa giống ngô HQ2000", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 4/2002, Tr. 361–364. 22. Lê Quý Kha, Trần Hồng Uy, Surinder K. Vasal, Châu Ngọc Lý, Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Tiến Trường, Đỗ Văn Dũng (2004), Quyết định công nhận giống chính thức HQ2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 23. Đỗ Tuấn Khiêm (1996), Nghiên cứu kỹ thuật trồng ngô xuân trên đất ruộng một vụ ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Hà Nội. 24. Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Thanh (1996), Hóa học nông nghiệp, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 25. Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Bá Huy, Nguyễn Việt Long (2008), "Khảo sát tập đoàn dòng ngô thuần có chất lượng protein cao (QPM) mới chọn tạo ở miền Bắc Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập VI số 2/2008, Tr. 110-115. 26. Nguyễn Đình Mạnh (2004), Phân tích Nông hóa - Thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Trần Hữu Miện (1987), Cây ngô cao sản ở Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 170 28. Trần Văn Minh (1995), Biện pháp kỹ thuật thâm canh ngô ở miền Trung, Báo cáo nghiệm thu đề tài KN 01 – 05, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Trần Văn Minh (2004), Cây ngô - Nghiên cứu và sản xuất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Misuxtin, E.N., Peterburgxki, A.V. (1975), Đạm sinh học trong trồng trọt, người dịch Nguyễn Xuân Hiển và CTV, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 31. Moxolov, I.V. (1979), Cơ sở sinh lý của việc sử dụng phân khoáng, người dịch Phạm Đình Thái, Nguyễn Như Khanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 32. Phạm Kim Môn (1991), “Dinh dưỡng khoáng và hiệu lực phân bón đối với ngô đông sau 2 lúa trên đất phù sa sông Hồng”, Nông nghiệp và Quản lý kinh tế, số 6/1991. 33. Nguyễn Ngọc Nông (1999), Giáo trình Nông hóa học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 34. Nguyễn Ngọc Nông (2000), Phân bón và dinh dưỡng cây trồng - Giáo trình cao học ngành Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 35. Oparin, A.I. (1977), Cơ sở sinh lý thực vật, Tập II, người dịch Lê Doãn Diên và CTV, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 36. Hoàng Văn Phụ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2002), Giáo trình phương pháp nghiên cứu trong trồng trọt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 37. Dương Văn Sơn (2007), "Kết quả so sánh giống ngô chất lượng cao vụ Xuân 2005 tại xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 1 - Tháng 3/2007, Tr. 77–78. 38. Tạ Văn Sơn (1995), “Kỹ thuật sử dụng phân bón thâm canh ngô”, Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 171 dựng mô hình trồng ngô lai vùng thâm canh giai đoạn 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 51-66. 39. Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999), “Hiệu lực của kali trong mối quan hệ với phân bón cân đối cho một số cây trồng trên một số loại đất ở Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Quyển 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 40. Ngô Hữu Tình (1995), “Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai ở các vùng thâm canh giai đoạn 1991 – 1995”, Nghiên cứu cơ cấu luân canh tăng vụ, các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô, xây dựng mô hình trồng ngô lai vùng thâm canh canh giai đoạn 1991 - 1995, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, Tr. 5–38. 41. Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô, NXB Nghệ An, Nghệ An. 42. Ngô Hữu Tình (2009), Chọn lọc và lai tạo giống ngô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 43. Ngô Hữu Tình, Lê Văn Dũng, Bùi Thế Hùng, Lê Thị Gấm (2001), "So sánh hiệu lực của một số loại phân bón tới sự sinh trưởng phát triển của giống ngô LVN10 vụ Xuân 2000, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1/2001, Tr. 60–61. 44. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, NXB Thống kê, Hà Nội. 45. Tổng cục Thống kê (2009). 46. Trạm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng miền Trung và Tây Nguyên (2005), Báo cáo kết phần khảo nghiệm giống ngô TPTD tại Duyên hải Nam Trung bộ năm 2004 - 2005 – Đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ngô TPTD giai đoạn từ năm 2001- 2005, Quảng Ngãi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 172 47. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TƯ (2005), Báo cáo tổng kết quả khảo nghiệm giống ngô TPTD mới – Đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ngô TPTD giai đoạn từ năm 2001- 2005, Hà Nội. 48. Trung tâm NC & SX giống ngô Sông Bôi (2005), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ngô TPTD đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất 5 năm 2001- 2005, Hoà Bình. 49. Lê Quý Tường, Trương Đích, Trần Văn Minh và CTV (2001), "Xác định mức bón đạm hợp lý đối với giống ngô lai LVN4 trên đất phù sa cổ ở Quảng Ngãi", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7/2001, Tr. 448–449. 50. Viện Nghiên cứu Ngô (2006), Báo cáo kết quả chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do QPM, Hà Tây. 51. Viện Nghiên cứu Ngô (2006), Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ (2001 – 2005), Hà Tây. 52. Nguyễn Vy (1998), Độ phì nhiêu thực tế, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 53. Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 54. Vũ Hữu Yêm, Karl H. Diekmann, Hà Triệu Hiệp và CTV (1999), “Kết quả nghiên cứu phân bón chương trình hợp tác nghiên cứu giữa ĐHNN I và Norsk, Hydro Đông Dương (1996 – 1998), Báo cáo thí nghiệm sử dụng phân bón ở miền Bắc Việt Nam, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 55. Akhtar, M., Ahmad, S., Mohsin, S., Mahmood, T. (1999), “Interactive effect of phosphorus and potassium nutrition on the growth and yield of hybrid maize, (Zea mays L,)”, University of Agriculture, Faisalabad, (Pakistan), Dept of Agronomy, Literature Update on Maize, 5 (6), CIMMYT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 173 56. Alexander, D.E. (1966), “Problems associated with breeding opaque-2 corn and some proposed solutions”, Proc. High Lysine Corn, Conf. E. T. A. N. Mertz. O. E. Washington D. C., Corn refiners Association Inc.:156. 57. Arnon, I. (1974), Mineral Nutrition of Maize, International Potash Institute, pp. 15-21, 76-78, 100-101, 117-118, 270. 58. Barbieri, P.A., Sainz, H.R., Andrade, F.H., Echeverria, H.E. (2000), “Row spcing effect at different levels of Nitrogen availability in Maize”, Agronomy Journal, 92(2), Literature Update on Maize, Vol,6, CIMMYT, pp. 283 – 288. 59. Beringer, H. and Northdurft, F. (1985), “Effects of potassium on plant and cellular structures”, in: Potassium in agriculture, R, D, Munson, ed, American Society of Agronomy, Crop Science Society of America and Soil Science Society of America, Madison, WI, pp. 351 – 364. 60. Bjarnason, M.a, Vasal, S.K. (1992), “Breeding of quality protein maize (QPM)”, Plant Breeding, Rev, J, Janick: 181. 61. Chau Ngoc Ly, Le Quy Kha, Bui Manh Cuong, Do Van Dung (2008), "Performance of newly developed QPM inbred lines nurseries by anther culture and conventional conversion from normal maize lines in North Vietnam", Book of Abstracts, 10th Asian Regional Maize Workshop, Makassar, Indonesia, 20-23 October 2008. 62. CIMMYT (2001), The Quality Protein Maize Revolution. 63. De. Geus (1973), Fertilizer guide for tropic and sutropic. 64. Debreczeni, K. (2000), “Response of Two Maize Hybrids to Different Fertilizer – N forms, (NH4 – N and NO3 – N), Communication in soil science Plant analysis”, (31), Literature Update on Maize, 2000, Vol,6, CIMMYT, pp. 11 – 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 174 65. Dilip Singh, S.L.Godawat (2008), "Effect of Integrated Nutrient Management on Quality Protein Maize Productivity and Soil Health in Vertisols of Central India", Book of Abstracts, 10th Asian Regional Maize Workshop, Makassar, Indonesia, 20-23 October 2008. 66. FAO (1992), Maize in Human Nutrition, Rome. 67. FAOSTAT DATABASE, 2009. 68. GMO - COMPASS, 2/2009. 69. Harstead, D.D. a. B., L.F. (1969), High lysine maize in its proper perspective, Proc, 24th Annual Corn and Sorghum Research Conference, American Seed Trade Assoc, Chicago IL. 70. Huber, S.C. (1985), “Role of potassium in photosynthesis and respirator”, in: Potassium in agriculture, R, D, Medison, Ed, American Society of Agronomy, Crop Science Society of America and Soil Science Society of America, Madison, WI. 71. Hussain, I., Mahmood, T., Ullah, A., Ali (1999), "Effect on nitrogen and sulphur on growth, yield and quality of hybrid Maize (Zea mays L.)", Literature Update on Maize, University of Agriculture, Faisalabad, (Pakistan), Dept of Agronomy, Vol. 5 (6), CIMMYT. 72. Lei, Y., Zhang, B., Zhang, M., Zhao, K., Qio, W., and Wang, X. (2000), “Corn Response to Potassium in Liaoning Province”, Better Crops, 14 (1), pp. 6 – 8. 73. Made, J. Mejaya, A. Takdir, N. Iriany, M. Pabendon, M. Yasin HG (2008), "Development of Improved Maize Varieties in Indonesia", 10th Asian Regional Maize Workshop, Makassar, Indonesia, 20-23 October 2008. 74. Magnavaca, R.M., E.T. (1992), “Quality protein maize development in Brazil”, Quality protein maize,, St Paul,, Conference paper, St, Paul: AACC. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 175 75. Mertz, E.T., (1969), Conf. on Amino-acid Forttfication of protein Foods, Cambridge, Mass, Sept., p. 16-18. 76. Mertz, E.T., Bates, L.S., and Nelson, O.E., (1964), “Mutant gene that changes protein composition and increases lysine content of maize endosperm”, Science, 145, p. 279-280. 77. Mitsuru Osaki (1994), “Comparison of productivity between tropical and temperate maize I, Leaf senescence and productivity in relation to nitrogen nutrien”, Soil Sci, Plant nutr., 41 (3), pp. 439 – 450. 78. Mitsuru Osaki (1995), “Comparison of productivity between tropical and temperate maize I, Parameters determining the productivity in relation to the amount of nitrogen absorbed”, Soil Sci, Plant nutr., 41 (3), pp. 451 – 459. 79. Patrick, Loo (2001), Guidelines for Trials in Corn for Hybrid Seeds Production, pp. 92, 117. 80. Pixley, K. (2008), "Agriculture for nutrition: Maize biofortification strategies and progress", 10th Asian Regional Maize Workshop, Makassar, Indonesia, 20-23 October 2008. 81. Rhoads, F.M. (1984), Nitrogen or water stress: Their interrelationships, American Society of Agronomy, Crop Science Society of America and Soil Science Society of America, Madison, Wisconsin USA, pp, 307 – 308. 82. Shan Ney Huang (1994), "Soil Management for sustainable food production in Taiwan", Hualian District Agricultural Improvement station Chiang Town, Hualian Prefuture R. O. C., Extension bulletin 390, pp. 4, 10 – 12. 83. Sinclair, Tr., Muchow, R.C. (1995), “Effect of Nitrogen supply on maize Yield, 1, modeling physiological Response”, Agronomy Journal 87(4), pp. 632 – 641. 84. Sing, N.N., Pever, H. Zaidi, Meena Mehta and Poonam Yadav (2004), Abiotic stresses, The Major constraint limiting Maize production and Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 176 productivity in south and southeast Asia. Improving maize productivity under Abiotic stresses, ICAR and CIMMYT Hydrabad, India, pp. 1-3. 85. Subandi, Fadhly, A.F. and Momuat, E.O. (1998), “Fertilization and Nutrient Management for Maize cropping in Indonesia”, Proceedings of the seventh Asian regional Maize Workshop, Losbanos, Phillipines, pp. 385 – 387. 86. Sucler, C.H. (1985), “Role of potassium in enzyme catalysts”, in: Potassium in agriculture, R, D, Munson, ed American Society of Agronomy, Crop Science Society of America and Soil Science Society of America, Madison, WI, pp. 337 – 349. 87. Thomas Dieroff, Thomas Fairhurst and Ernst Mutert (2001), Soil Fertility Kit, pp, 38, 108. 88. Thomas, R., Sinclair, Russell, C. Muchow (1995), “Effect on nitrogen supply on maize yield : I Modeling Physiological Responses”, Agronomy Journal Vol 87, (4), pp, 632 – 641. 89. Tisdale, S.I., Nelson, W.I. and Beaton, J.D. (1985), Soil fertility and fertilizer 4 th , Ed, Macmillan, New York. 90. Tomov, N. (1984), Tsarevisata v Bungaria, Sofia, p. 57-63, 103-110. 91. Uhart, S.A., Andrade, F.H.a. (1995), “Nitrogen deficiency in maize, 1, Effects on crop growth, development, dry matter, partitionaing and kernel Set”, Crop science 35 (5), pp, 1376 – 1383. 92. Uhart, S.A., Andrade, F.H.b. (1995), “Nitrogen deficiency in maize, 2, Carbon Nitrogen interaction Effects kernel number and grian yield, 1”, Crop science 35 (5), pp, 1384 – 1389. 93. Vasal, S.K. (1975), “Use of genetic modifier to obtain normal - type kernel with the opaque-2 gene”, High Quality Protein Maize, Hutchinson Ross Publishing Stroudsburg, P.A.:197. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 177 94. Vasal, S.K. (2001), “High Quality Protein Corn”, Specialty Corns, Boca Raton London New York Washington, D.C., CRC Press. 95. Vasal, S.K. (2002), High Quality Protein Corn, Boca Raton London New York Washington, D. C., CRC Press. 96. Vasal, S.K., Villegas, E., Bjarnason, M., Gelaw, B. and Goertz, P. (1980), “Genetic modifiers and breeding strategies in developing hard endosperm opaque-2 materials”, Improvement of Quality Traits of Maize for Grain and Sillage Use, W, G, a, P, Pollmer, R, H,, Nighoff, The Hague: 37. 97. Vasal, S.K., Villegas, E. and Tang, C.Y. (1984), “Recent advances in the development of quality protein maize at The Ineternaitonal Maize and Wheat Improvement Center”, Cereal Grain Protein Improvement, Vienna, IAEA:167. 98. Vivek, B.S., A.F. Krivanek, N. Palacios-Rojas, S. Twumasi-Afriyie and A.O. Diallo (2008), Breeding Quality Protein Maize (QPM), Protocols for Developing QPM Cultivars, Cimmyt, p. 34. 99. William Bennet F. (1993), Nutrient Deficiencies and Toxicities in Crop Plant, pp. 2. 100. Wolfe, D.W., Henderson, D.W., Hsiao, T.C. and Alvino, A. (1988), Interactive Water and Nitrogen Effect on Senescence Leaves Published in Argon, J. (80), pp. 865-870. 101. Yasin, H.G., Made J. Mejaya, Firdaus Kasim and Subandi (2007), “Development of Quality Protein Maize (QPM) in Indonesia”, In Proceedings of the Ninth Asian Regronal Maize Workshop, China Agricultural Science and Technology Press, 2007, p. 282-285. 102. Zuber, M., T.R. Colbert, L.L. Darrah (1980), Crop Sci., 20, N6, p. 711 - 717. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 25. Số liệu khí hậu thời tiết năm 2006 tại Thái Nguyên Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ trung bình ( 0 C) Độ ẩm trung bình (%) Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Giờ nắng (giờ) 1 16,3 84 24 58 20 2 18,0 84 41 62 13 3 19,8 87 41 62 13 4 25,1 87 20 102 85 5 26,5 81 391 125 153 6 29,0 82 328 107 110 7 29,1 85 263 95 168 8 27,4 88 328 74 110 9 27,4 78 216 121 183 10 26,7 82 83 103 128 11 23,7 79 87 113 122 12 17,3 78 0,4 101 128 Nguồn: Đài Khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên (2008) [13] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC 26: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM, MÔ HÌNH VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1: Thí nghiệm khảo nghiệm giống ngô QPM Ảnh 2: So sánh các giống ngô QPM với đối chứng Q2 và HQ2000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 3: Giống ngô QP4 chín sớm hơn các giống khác Ảnh 4: Khu thí nghiệm đạm, lân, kali Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 5: Thí nghiệm phân bón với các lần nhắc lại Ảnh 6: Bao cờ ngô để thu phấn thụ lấy bắp phân tích chất lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 7: Mô hình trình diễn giống ngô QP4 tại Hà Giang Ảnh 8: Hội thảo đầu bờ giống ngô QP4 tại Hà Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 9: Nông dân đánh giá giống ngô QP4 và so sánh với giống địa phương Ảnh 10: Bắp ngô QP4 thu hoạch ở nương ngô người H’Mông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 11: Tác giả đang trình bày tại Hội nghị đầu bờ Ảnh 12: Tác giả và thầy hướng dẫn tham dự Hội nghị Ngô châu Á lần thứ 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ảnh 13, 14: Báo cáo bằng Poster tại Hội nghị Ngô châu Á lần thứ 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9286.pdf
Tài liệu liên quan