Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất và quần thể sâu bệnh hại trên cây Chè tại Nông trường Văn Hưng - Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái: ... Ebook Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất và quần thể sâu bệnh hại trên cây Chè tại Nông trường Văn Hưng - Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất và quần thể sâu bệnh hại trên cây Chè tại Nông trường Văn Hưng - Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
HOÀNG YẾN
“Nghiên cứu ảnh hưởng kỹ thuật hái ñến sinh
trưởng, năng suấtvà quần thể sâu bệnh hại
trên cây chè tại nông trường Văn Hưng-
Huyện Yên Bình-
Tỉnh Yên Bái”
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ðÌNH VINH
HÀ NỘI - 2008
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2
1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Chè là một thức uống có giá trị về mặt dinh dưỡng, dược liệu và văn
hoá cao, ñược nhiều dân tộc trên thế giới ưa chuộng. Lá chè có chứa nhiều
hợp chất hữu cơ và vô cơ có tác ñộng tốt ñến sức khoẻ con người [61]. Lá chè
còn chứa các vitamin và một số chất có tác dụng chữa một số bệnh về ñường
ruột, răng miệng, có khả năng phòng bệnh ung thư rất tốt [16]. Người Trung
Quốc là những người ñầu tiên trên thế giới sử dụng chè làm dược phẩm [23].
Pha chè và thưởng chè ñã trở thành một nghệ thuật của nhiều dân tộc. Từ
những nét ñẹp về văn hoá trà, người Nhật ñã nâng nghệ thuật thưởng trà thành
“Trà ñạo” của dân tộc.
Ở Việt Nam, cây chè có lịch sử trồng và khai thác lâu ñời ở các tỉnh
vùng trung du, miền núi phía Bắc. Từ xa xưa người dân ñã biết trồng, chăm
sóc, thu hái và uống chè, biết dùng chè làm sản phẩm hàng hoá. Cây chè
không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có tác dụng che phủ và giữ nước, bảo vệ
ñất, chống xói mòn cho những vùng ñồi núi, ñáp ứng yêu cầu phủ xanh ñất
trống ñồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái, chè là cây trồng
ñược coi là quan trọng thứ hai sau cây lúa. Cây chè là cây công nghiệp có
tiềm năng, là cây chủ lực trong việc xoá ñói giảm nghèo, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người dân trên ñịa bàn tỉnh ngày càng ñược quan tâm khai
thác và trở thành cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Chủ trương của UBND tỉnh
Yên Bái ñã phê duyệt “ðề án phát triển chè giai ñoạn 2006- 2010”. Nội dung:
về diện tích ñạt 13.000 ha, hiện nay là 12.290 ha, ở vùng cao là 3.600 ha,
vùng thấp là 9.400 ha. Tổng sản lượng chè búp tươi chất lượng tốt ñạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3
100.000 tấn trở lên, sản phẩm chè chế biến các loại ñạt từ 20- 22.000 tấn, sản
phẩm chè xanh ñạt 30%, sản phẩm chè ñen ñạt 70%.
Yên Bình là một huyện cửa ngõ của tỉnh Yên Bái. Huyện có diện tích
ñất tự nhiên là 76.218 ha. ðịa hình cao vừa phải, gò ñồi có ñộ dốc thấp xen kẽ
lẫn thung lũng . Tại ñây chè ñược trồng trên những sườn dốc thoải, những quả
ñồi bát úp có ñộ dốc từ 8- 100. Giống chè ñược trồng chủ yếu là giống chè
Trung Du chiếm 66,4 % diện tích chè toàn tỉnh. Trong những năm gần ñây,
trong huyện trồng thêm các giống chè LDP1, LDP2 và một số giống chè nhập
nội [32]. Diện tích chè hiện có của toàn huyện là 2.076,85 ha. Trong ñó chè
kinh doanh là 1.973,7 ha, chè kiến thiết cơ bản là 103,15 ha, chè trồng mới là
321 ha.
ðể ñáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn, ñòi hỏi sản xuất nông
nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng năng suất và chất
lượng chè. Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật như: chọn giống, làm ñất, bón
phân… thì kỹ thuật hái và phòng trừ sâu bệnh là một trong những biện pháp
quyết ñịnh ñến năng suất và chất lượng búp chè. Hiện nay nông dân vẫn ñang
áp dụng hai hình thức thu hái chủ yếu là hái san trật và hái lứa, song ưu,
nhược ñiểm cũng như phạm vi áp dụng của từng kỹ thuật hái cũng chưa ñược
làm rõ. ðặc biệt ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến sự phát sinh gây hại của các
loài sâu bệnh còn ít ñược nghiên cứu, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh bằng các
thuốc BVTV vẫn ñang còn là vấn ñề ñáng lo ngại, do nông dân vẫn còn lạm
dụng các thuốc hoá học ñộc hại, gây nhiễm bẩn sản phẩm và ô nhiễm môi
trường mà chưa có giải pháp thay thế.
ðể góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí ñầu tư phục
vụ phát triển bền vững cây chè ở huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái chúng tôi
tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng kỹ thuật hái ñến sinh trưởng,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4
năng suất và quần thể sâu bệnh hại trên cây chè tại nông trường Văn
Hưng- Huyện Yên Bình- Tỉnh Yên Bái”
1.2. Mục ñích – yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
ðánh giá ñược ảnh hưởng của các công thức kỹ thuật hái chè ñến sinh
trưởng, năng suất, chất lượng nguyên liệu chè và mức ñộ phát sinh của các
ñối tượng sâu, bệnh hại trên chè từ ñó ñề xuất ñược kỹ thuật hái hợp lý cho
giống chè Trung du xanh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và chất
lượng chè ở huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng búp của
giống chè Trung du xanh khi áp dụng hai kỹ thuật hái khác nhau là hái san
trật và hái theo lứa trên nền ñốn phớt và ñốn lửng.
- ðánh giá ñược diễn biến, mức ñộ phát sinh của các ñối tượng sâu
bệnh hại chè và tập ñoàn ký sinh thiên ñịch của chúng ở các công thức hái
khác nhau.
- ðề xuất ñược các kỹ thuật hái và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hợp lý
ñể nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản xuất búp chè.
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh cơ sở khoa học về một số kỹ thuật hái hợp lý cho giống chè
trung du xanh trên nền ñốn phớt và ñốn lửng tại Huyện Yên Bình – Tỉnh Yên
Bái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5
- Kết quả nghiên cứu thu ñược làm tài liệu cần thiết cho công tác
nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại các viện nghiên cứu và các trường ðại
học, Cao ñẳng, Trung học chuyên nghiệp.
- Hoàn thiện quy trình hái hợp lý cho giống chè Trung du xanh tại Yên
Bình, Yên Bái.
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
- Xác ñịnh ñược kỹ thuật hái hợp lý cho giống chè Trung du xanh trên
nền ñốn phớt và ñốn lửng tại Huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái
- Khuyến cáo phương pháp hái phù hợp cho bà con nông dân
- Khuyến cáo nông dân sử dụng hợp lý thuốc BVTV ñể phòng trừ sâu
bệnh cho cây chè, vừa ñảm bảo năng suất, vừa ñảm bảo chất lượng sản phẩm
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm tăng năng suất và chất lượng chè
búp từ ñó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng chè
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Hái búp ñỉnh tức là phá vỡ ưu thế sinh trưởng ngọn, ñồng thời cũng phá
vỡ sự cân bằng giữa phía trên mặt ñất và dưới mặt ñất, có tác dụng thúc ñẩy
sự hình thành búp mới, tăng số ñợt búp trong năm. ðể sinh trưởng búp, cần
có một số lớn lượng vật chất dinh dưỡng mà búp non giữ một vai trò quan
trọng trong việc quang hợp tạo thành chất hữu cơ. Khi hái nếu ñể lưu số lá
non lại càng nhiều thì có nhiều sản phẩm quang hợp tạo thành vật chất dinh
dưỡng cho cây. Song ñối tượng thu hoạch của cây chè là lá non và búp, cho
nên sinh trưởng của cây tồn tại một mâu thuẫn nhất ñịnh. Nếu hái không hợp
lý, không chừa lại một số lá thì quá trình quang hợp không thể tiến hành thuận
lợi, cây sinh trưởng chậm, giảm sản lượng. Các công trình nghiên cứu ñã
chứng minh rằng các phương pháp hái khác nhau (chủ yếu là ñể chừa lại số lá
nhiều hay ít khác nhau) ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển chiều cao của cây,
chiều rộng của tán và sinh trưởng của cây. Nếu hái chừa hợp lý thì số lá mọc
từ kẽ lá nhiều hơn hái trụi lá cá, ñộ dày tán chè tăng, hệ số diện tích lá tăng,
năng suất sinh học tăng. Hái chừa nhiều quá thì phần hái ñi sẽ giảm dẫn ñến
năng suất kinh tế thấp. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ rõ, kỹ
thuật hái có ảnh hưởng rất lớn ñến chu kỳ phát triển, kích thước, do ñó ảnh
hưởng rõ rệt ñến năng suất và chất lượng búp. Guinard (1953) cũng cho biết
hái chè là kiểu ñốn xanh ñều ñặn, ức chế mầm ñỉnh phát triển, kích thích mầm
nách phát triển. Khi ta càng hái mầm ñỉnh mạnh thì càng kích thích mầm nách
phát triển, tuy nhiên nếu hái liên tục thì sẽ làm cho cây chè suy yếu nhanh và
dẫn ñến năng suất giảm. Hái 1 tôm + 4 lá so với hái 1 tôm + 2 lá sản lượng
tăng 25%, kéo dài khoảng cách hái từ 07 ñến 14 ngày, nhưng trọng lượng tôm
và lá non giảm dẫn ñến chất lượng giảm rõ rệt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7
Khi áp dụng các hình thức chọn lựa hái búp dài hoặc ngắn, cách hái chừa
lại nông hay sâu, hái bằng tay hoặc bằng máy v.v... không chỉ ảnh hưởng ñến
ñộ non già của búp mà còn ảnh hưởng ñộ cao thấp của tán chừa, thời gian cho
búp, mật ñộ và khối lượng búp. Mặt khác búp chè là sản phẩm thu hoạch của
người trồng trọt ñồng thời là nguyên liệu sản xuất của chế biến do ñó muốn có
sản phẩm chất lưọng tốt không những phụ thuộc công nghệ chế biến mà còn
chịu ảnh hưởng rất lớn của chất lượng nguyên liệu. Thị trường ngày nay càng
ñòi hỏi cao hơn và ña dạng về chất lượng của sản phẩm chè, do ñó hình thức
thu hái cũng cần ñược thay ñổi linh hoạt ñể tạo ra các loại búp có phẩm cấp
chất lượng khác nhau
Không chỉ ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng búp, kỹ thuật hái có
ảnh hưởng rõ rệt ñến tầng tán của chè, do ñó ảnh hưởng ñến mức ñộ phát
sinh, phát triển của các loài sâu bệnh hại. Khi áp dụng phương thức hái chọn
lọc, do có nhiều búp non ñược chừa lại nên luôn tạo ra nguồn thức ăn dồi dào
cho các ñối tượng sâu hại ñặc biệt là các loài sâu không hình thành lứa rõ rệt
như rầy xanh, bọ trĩ v.v… Mặt khác, khi hái chọn lọc, bộ tán chè cũng phát
triển mạnh hơn, cường ñộ ánh sáng dưới tán thấp hơn, ñộ ẩm cao hơn, ñây là
ñiều kiện thuận lợi cho bệnh hại chè phát triển. Ngược lại, khi áp dụng hình
thức hái triệt ñể theo lứa sẽ giảm mức ñộ gây hại của sâu bệnh, do ñó giảm
việc sử dụng thuốc BVTV
Như vậy có thể khẳng ñịnh, việc nghiên cứu và lựa chọn các kỹ thuật
hái phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc chủ ñộng tạo ra năng suất, chất
lượng búp chè và cải thiện hệ sinh thái, góp phần hạn chế mức ñộ phát sinh và
gây hại của sâu bệnh, giảm sức ép cho việc phòng trừ ñặc biệt là sử dụng các
thuốc BVTV ñộc hại
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8
2.2.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật hái và ảnh hưởng của kỹ thuật hái
ñến năng suất và chất lượng chè
2.2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới: Trên thế giới có khá nhiều công trình
nghiên cứu về kỹ thuật hái chè và ảnh hưởng của kỹ thuật hái tới năng suất và
chất lượng chè.
Theo Deuss (1936) (dẫn theo Rattan, 1992) [52], khi búp chè ñến lứa
hái hay búp “chín” thì căn cứ vào ñộ phát triển của lá (tôm) mới phình lên,
mới duỗi ra nhưng lá non chưa tách hẳn, lá ñã tách hẳn nhưng mép lá còn uốn
cong, lá ñã tách và mép lá ñã duỗi phẳng, tôm chưa phình lên. Búp chè phát
triển càng chậm, càng ít ảnh hưởng ñến số búp chín vừa ñộ hái. Thời gian
giữa 2 lứa hái càng dài, tỷ lệ thuận với sự phát triển búp càng dài thì càng
nhiều búp chín vừa lứa hái ít ñi . Các phương pháp hái phổ biến là : hái 01
tôm + 02 lá già, hái 01 tôm + 03 lá non, hái 01 tôm + 02 lá non + 01 lá già,
hái 01 tôm + 03 lá non + 01 lá già. Khi nghiên cứu lứa hái ngắn chỉ hái ñược
ít búp và giá hái chè ñắt nếu khoảng cách 2 lứa dài thì búp “ quá chín ” sẽ quá
nhiều.
Kết quả thí nghiệm của Eden (1947, 1958) [46] ñã chỉ rõ, khi hái ñể
lại lá cá ñã làm giảm kích thước búp chè ước lượng 30% nhưng ñược bù ñắp
bởi số lượng búp tăng lên. Kết quả thí nghiệm 4 năm về cách hái chè ñể lại lá
cá làm giảm 2/3 trọng lượng của lá thật, 1/2 trọng lượng gỗ mà cây chè hình
thành và 1/3 sinh khối cây chè so với hái nhẹ (chừa lá cá + 01 lá thật). Nếu
hái ñể chừa lá cá + 02 lá thật thì ảnh hưởng hái chè rất nhỏ nhưng phải ñốn
nhiều lần trong sản xuất. Do lá chè non có khả năng quang hợp kém hơn lá
trưởng thành nên hái chừa như nhau thì hái 1 tôm + 2 lá ảnh hưởng ñến cây
hơn hái 1 tôm + 3-4 lá.
Theo Guinard (1953) (dẫn theo ZieZ. L., 1991) [58], hái chè là kiểu
ñốn xanh ñều ñặn, ức chế mầm ñỉnh phát triển, kích thích mầm nách phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9
triển. Khi ta càng hái mầm ñỉnh mạnh thì càng kích thích mầm nách phát
triển, tuy nhiên nếu hái liên tục thì sẽ làm cho cây chè suy yếu nhanh và dẫn
ñến năng suất giảm. Hái 1 tôm + 4 lá so với hái 1 tôm + 2 lá sản lượng tăng
25%, kéo dài khoảng cách hái từ 07 ñến 14 ngày, nhưng trọng lượng tôm và
lá non giảm dẫn ñến chất lượng giảm rõ rệt.
Trong sản xuất, hái chè là khâu công việc sử dụng cần nhiều công lao
ñộng nhất, chính vì thế vào những vụ chè chính thường thiếu nhiều lao ñộng,
dẫn ñến chè quá lứa làm giảm phẩm cấp nguyên liệu. Theo giáo trình cây
công nghiệp [4] ở Nhật Bản, ñã nghiên cứu cách hái chè bằng máy và ñưa vào
sản xuất từ nhiều năm nay. Có các loại máy hái như: Máy hái có bánh xe là
TX-3; TX-12; TX-5; và máy hái cầm tay như V8-X1 lưỡi hái cong; V8- X1
lưỡi hái thẳng. Nhưng thường hái bằng máy có năng suất hái cao hơn song
chất lượng nguyên liệu không ñảm bảo do lẫn nhiều lá chè già và cành chè.
Theo tài liệu Trung Quốc (dẫn theo ZieZ. L., 1991) [58], hệ số diện tích
lá trong ñiều kiện hái búp biến ñộng từ 01- 06. Tương quan giữa hệ số diện
tích lá với sản lượng chè r = 0,8087. Hệ số diện tích lá từ 03-04 thì sản lượng
tăng dần cho tới khi ñạt tới 05 thì năng suất cao nhất vượt qua giới hạn này thì
năng suất sẽ giảm .
Ở Trung Quốc, theo giáo trình cây công nghiệp [4] khi áp dụng hái
chừa lá cá trong một thời gian dài nhiều năm liên tục thì không giảm sản
lượng chè nhưng sinh trưởng của cây chè yếu ñi rõ rệt vì nó làm giảm vật chất
hữu cơ, cơ quan ñồng hoá tích luỹ giảm. Mặt khác, khi nghiên cứu áp dụng
hình thức hái chừa một lá và hái chừa lá cá cho thấy hái sát cá tốn công lao
ñộng hơn và nó ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Do ñó ở người ta ñã cải
tiến hình thức hái và thay thế bằng kỹ thuật ñốn hái tạo hình chè con, khi cây
chè 1 tuổi có 75% số cây cao trên 30 cm thì ñốn lần 1 cách mặt ñất 10 -15 cm,
lần 2 cách 15- 20 cm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10
Ở Liên Xô (cũ) (dẫn theo Lê Triệu Hoàng Trung, 2002) [31], các
nghiên cứu ñã ñược tiến hành với 2 phương thức hái khác nhau liên tục 11
năm với các công thức là:
- Công thức 1: Hái 1 tôm 2-3 lá với số lá chừa (tháng 5 chừa 2 lá, tháng
6 chừa 1 lá, sau ñó chỉ chừa lá cá).
- Công thức 2: Chỉ hái 1 tôm 2 lá (tháng 5 chừa 2 lá, tháng 6 chừa 1 lá,
sau ñó chỉ chừa lá cá).
- Công thức 3: Hái 1 tôm 2-3 lá cuối mùa chỉ chừa lá cá.
Kết quả cho thấy, năng suất ở công thức 2 = 83% so với công thức 1.
Như vậy, muốn sản xuất chè hảo hạng chỉ hái 1 tôm 2 lá.
Tuy nhiên, hình thức hái này tốn rất nhiều công lao ñộng, do ñó người
ta ñã phát triển hình thức ñốn hái và sau ñó nó ñược áp dụng khá phổ biến.
Khi cây chè 2- 3 tuổi, chiều cao trên 50 cm thì ñốn lần 1 cách mặt ñất 10 -12
cm, lần 2 cách mặt ñất 30 cm. Song song việc ñốn thì áp dụng biện pháp hái
tạo hình như sau:
Chè 2 tuổi ñể lá nuôi cây là chính. Sau khi trồng ñược 18 tháng cây
sinh trưởng mạnh, thu hái nhẹ vào 6 tháng cuối năm, hái những búp cao trên
50 cm.
Chè 3 tuổi hái những búp cao trên 60 cm, hái ñúng tiêu chuẩn 1 tôm 2
lá, không hái búp chưa ñủ tiêu chuẩn.
Chè 4 tuổi: Hái nuôi tán và sửa tán ñúng kỹ thuật.
2.2.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật hái chè ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ xa xưa do phong tục uống chè ở các vùng miền khác
nhau nên hình thành các phương pháp hái chè khác nhau. Có vùng thường
thích uống chè tươi, nguyên liệu là lá bánh tẻ, lá già. Kỹ thuật hái là vặt các lá
già, lá bánh tẻ hoặc cắt cành chè ñun sôi làm nước uống. Nhưng các vùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11
phía Bắc lại có phong tục uống chè mạn là loại chè ñược chế biến từ nguyên
liệu búp non, kỹ thuật hái búp non gồm 1 tôm 2 lá ñem chế biến sử dụng.
Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp ñã mở các ñồn ñiền và nhà máy chế
biến chè ñen, chè xanh. Vì vậy kỹ thuật thu hái búp hoàn toàn khác tập quán
hái chè cổ truyền trước ñây ở Việt Nam.
Du Pasquier làm thí nghiệm tại Phú Hộ năm 1922 - 1924 tiến hành hái
10 ngày một lần, mùa ñông 2 - 3 tuần hái một lần, một năm có 17 lứa hái .
Ở trên các ñồn ñiền chè của người châu Âu tại Tây Nguyên vào năm
1934 F.Roule ñã thực hiện hái búp non khi trên ngọn chè ñã có 3 lá và búp
(tôm), thì hái 1 tôm 2 lá, lúc ñầu hái 15 ngày 1 lần và sau cứ 8 ngày hái một
lần vào mùa mưa .
Ở vùng chè Bảo Lộc - Lâm ðồng A.Guinard cho rằng hái chè 1 tôm 4
lá so với hái 1 tôm 2 lá sản lượng tăng 25 %, kéo dài khoảng thời gian hái từ
7- 14 ngày, trọng lượng tôm và lá non giảm chất lượng rõ rệt. Miền Bắc sau
năm 1954 có rất nhiều thí nghiệm về kỹ thuật hái chè ở Phú Hộ và các nông
trường Quốc doanh.
Kỹ thuật cũ của nông dân ở vùng chè Thanh Ba, Phú Thọ hái 1 năm 6
lứa chính, mỗi lứa cách nhau 40- 45 ngày.
Tại trại nghiên cứu chè Phú Hộ năm 1957 ñã nghiên cứu ảnh hưởng của
số lá lấy ñi khi hái chè ñến sản lượng và chất lượng búp chè. Kết quả cho thấy
hái chè càng già sản lượng búp chè càng cao, chất lượng càng giảm. Ngược
lại hái chè càng non sản lượng thấp nhưng chất lượng cao hơn. Trại cũng ñã
nghiên cứu diện tích lá chừa trên tán cây hợp lý ñể ñảm bảo sản lượng cao, ổn
ñịnh và duy trì tuổi thọ cho cây. Kết quả cho thấy với giống chè Trung du
xanh hệ số lá bằng 6 là tương ñối thích hợp. Chừa lại nhiều lá, hái ñi ít lá là
kỹ thuật cần thiết cho cây chè sinh trưởng yếu sau khi ñốn ñau, ñốn trẻ lại.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12
Chừa ít lá, hái nhiều lá thích hợp với cây chè sinh trưởng tốt hoặc hái chè cuối
vụ. Hái chè có thể ñiều tiết ñược diện tích lá ở từng loại hình năng suất khác
nhau.
Theo Nguyễn Phi Long (1965 ) [31] ñề nghị hái chè theo công thức 1
tôm + 2 lá chừa lại lá cá + 1 lá thật. Chu kỳ hái 7 ngày/ 1 lần vào mùa mưa.
Lê Văn Thái [31] ñã ñề xuất hái chè 1 tôm + 2 lá, chừa lại lá cá + 1 lá
thật, búp mù ñược hái bằng công thức tôm + 1 lá, chừa lại 1 lá cá + 1 lá thật.
Nghiên cứu của Ngô Minh Tú, Bùi Thị Nguyệt, Lê Sỹ Nhượng [31] so
sánh hái chè bằng kéo và hái chè bằng tay có kết luận rằng hái chè bằng tay
năng suất lao ñộng thấp nhưng sinh trưởng cây chè không bị ảnh hưởng xấu.
Nếu hái chè 1 tôm 2 lá sẽ cho phẩm chất tốt hơn cả, nếu hái 1 tôm 3 lá
sẽ cho năng suất chè ñạt cao nhất, nhưng phẩm chất nguyên liệu chỉ ñạt loại
khá. Vì vậy tuỳ mùa vụ và tuỳ theo yêu cầu của thành phẩm ñể hái chè hợp lý
[4].
Quy trình hái chè ở Phú Hộ
Vụ chè Tháng Số
lứa
Số ngày
giữa 2 lứa
Kỹ thuật hái Mức ñộ
hái
Chè xấu
T+2-3
C+1
Vụ xuân
3-4
3-5
10-15
Chè tốt
T+2-3
C+1
Nhẹ
Vừa
Vụ hè thu
5-10
15-20
7-10
T+2-3
C+1
Vừa
Vụ ñông 11-12 3-4 10-20
T+(2- 3)
C+(1- 0)
ðau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13
Hái chè bằng tay hoặc bằng máy tuỳ từng ñiều kiện cụ thể của yêu cầu
nguyên liệu cho chế biến một loại chè cụ thể nào ñấy. Nhưng thường hái bằng
máy có năng suất hái cao hơn song chất lượng nguyên liệu không ñảm bảo do
lẫn nhiều lá chè già và cành chè.
Từ những năm 1978-1983 ðỗ Văn Ngọc ñã kết luận, trên giống chè
Trung du xanh 20 tuổi có sự tương quan chặt giữa HSDT lá và năng suất chè
r=0,94, HSDT lá thích hợp nhất từ 4-6.
Nguyễn Văn Toàn (1985- 1993) [31] cho rằng các giống chè khác
nhau có sự tương quan giữa năng suất chè và HSDT lá r=0,520 _+0,01 và
khuyến cáo ñể HSDT là không vượt quá 6.
ðỗ văn Ngọc, Nguyễn Ngọc Bình, ðào Bá Yên, Nguyễn Thị Huệ ở
Viện nghiên cứu chè Việt Nam sau khi nghiên cứu về kỹ thuật hái chè giống
PH1 năng suất cao [17] ở Phú Hộ với các công thức hái là : (1). hái A (hái với
tỷ lệ bánh tẻ < 10%); (2). hái B (hái với tỷ lệ bánh tẻ 10%-20%); (3). hái C
(hái với tỷ lệ bánh tẻ 20%-30%) ñã ñi ñến kết luận là kỹ thuật hái ảnh hưởng
ñến sinh trưởng của cây chè. Khi áp dụng kỹ thuật hái A, mặt tán bằng hơn,
bề rộng tán lớn hơn, nhưng chiều cao cây thấp nhất. Hái B và hái C bề mặt tán
nhấp nhô và hái C chiều cao cây cao nhất nhưng bề rộng tán nhỏ nhất.
Kỹ thuật hái cũng ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng búp. Năng
suất của công thức hái A chỉ bằng 98,96% so với ñối chứng nhưng phẩm cấp
búp ñạt cao, do ñó mức ñộ thu hồi thành phẩm cao nhất là 98,5% và chè cấp
cao ñạt tỷ lệ cao là 87,3%, còn hái C chỉ ñạt tương ứng là 96,8% và 70,4%.
Hạch toán hiệu quả kinh tế sơ bộ cho thấy công thức hái A có hiệu quả
cao nhất, còn hái B năng suất hái cao nhưng không ñạt hiệu quả cao nhất. Nếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14
kết hợp giữa hái A và hái B cũng ñạt hiệu quả cao trong từng mùa vụ chè giải
quyết ñược vấn ñề lao ñộng.
Trên cơ sở kinh nghiệm hái chè cũ từ nhiều năm trước và các nghiên
cứu cách hái chè mới, Viện nghiên cứu chè [36] ñã xây dựng ñược quy trình
hái chè như sau:
* Quy trình hái theo các tuổi sinh trưởng của cây và kết hợp kỹ thuật hái
với kỹ thuật ñốn chè:
- Hái chè kiến thiết cơ bản
+ Chè 1 tuổi, trong năm không hái, từ tháng 10-12 chỉ hái những búp cao
trên 60cm so với mặt ñất.
+ Chè 2 tuổi, từ tháng 6 trở ñi hái nhẹ các búp cao trên 65 cm so với mặt
ñất.
+ Chè 3 tuổi, chỉ hái các búp cao trên 65 cm so với mặt ñất, quy cách hái 1
tôm + 2-3 lá non, các cành thấp hơn 65 cm không hái búp, ñọt chưa ñủ số lá
theo quy ñịnh không hái. Các lần hái sau chừa như chè sản xuất kinh doanh.
+ Chè 4 tuổi, lần hái ñầu cao cách mặt ñất 50-55 cm, hái 1 tôm 2-3 lá non,
chừa 2-4 lá, các lần tiếp theo hái như chè sản xuất kinh doanh.
- Hái chè kinh doanh: phải xây dựng quy trình hái theo mùa vụ và theo
mức ñốn. Với chè sản xuất kinh doanh sau khi ñốn, trên mặt tán có 30% số
búp ñủ tiêu chuẩn hái thì tiến hành hái san trật, không hái quá non hay quá
già. Vụ xuân, hái 1 tôm + 2-3 lá non, chừa lại 1 lá cá và 2-3 lá thật, chè tốt
chừa 1-2 lá, chè xấu chừa 3 lá; vụ hè thu, hái 1 tôm + 2-3 lá non, chừa lại trên
tán 1 lá cá và 1 lá thật và vụ ñông, hái 1 tôm + 2 lá non, chừa lại lá cá, cuối vụ
hái hết lá cá, nhặt hết lá trắng, lá mù xoè.
- Kỹ thuật hái trên các nương chè ñốn ñau, ñốn trẻ lại và bị sâu bệnh:
+ Hái chè ñốn ñau, ñốn trẻ lại hái nuôi như chè kiến thiết cơ bản.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15
+ Chè bị rầy xanh, bọ xít muỗi hại hái chạy non, còn chè bị nhện ñỏ hại
nặng thì hái lứa ñầu hái già.
Sau mỗi lứa hái phải sửa bằng mặt tán, cắt bỏ các cành cao hơn bề mặt tán,
tạo tán phẳng.
* Quy trình hái chè theo các giống:
Giống chè PH1 do khả năng sinh trưởng khoẻ số lượng búp nhiều, búp
to, phần cuống hái có ảnh hưởng xấu ñến chất lượng nguyên liệu chế biến chè
và hệ số tiêu hao nguyên liệu của nhà máy do vậy cần ñược hái theo quy trình
sau :
Hái chè B ở ñầu vụ xuân với tỷ lệ búp có tôm + 2 lá trên 70%, từ tháng
5 ñến tháng 10 hái A với tỷ lệ búp có tôm + 2 lá ñạt trên 95 % . Từ tháng 11 –
12 thì áp dụng hái chè B + C với tỷ lệ búp có tôm + 2 lá ñạt 60 %.
Theo Nguyễn Văn Niệm và Nguyễn thị Bình [40], giống chè 1A có ưu
ñiểm cho năng xuất cao, chất lượng tốt, nhưng có nhược ñiểm là thời gian
sinh trưởng nhanh, hoá gỗ sớm nên búp nhanh mù xoè. Vì vậy tại Viện
nghiên cứu chè Phú Hộ ñã tiến hành thí nghiệm hái sớm so với chu kỳ bình
thường và có ñối chứng. Hái theo quy trình 6 ngày 1 lứa ñể làm ñối chứng và
hái non 4 ngày 1 lứa. Vì hái sớm nên cây muốn phát triển tốt cần bón phân,
viện ñã sử dụng phân bón theo 2 cách là bón phân hoá học theo sản xuất và
bón phân hoá học cộng thêm 30 tấn phân hữu cơ/ha. Kết quả nghiên cứu cho
thấy trên nền phân hoá học hái non sản lượng bằng 85% sản lượng hái theo
ñối chứng. Còn trên nền phân hoá học cộng thêm 30 tấn phân hữu cơ/ha hái
non sản lượng bằng 89% hái theo ñối chứng. Về trọng lượng búp hái 4
ngày/lứa là 0,82g/búp, hái 6 ngày/lứa là 0,92g/búp. Về phẩm cấp búp tươi hái
non 4 ngày/lứa % búp loại A lớn hơn hái 6 ngày/lứa. Theo ñịnh mức hái non
15kg/công, hái già 25kg/công. Trên 1 ha hái non lãi hơn hái già hơn 1 triệu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16
ñồng, chất lượng chè thành phẩm hái non cao hơn hái già. So sánh giữa bón
phân hoá học và bón phân hoá học cộng với 30 tấn phân hữu cơ thì công thức
bón thêm phân hữu cơ tăng sản lượng 11%, trừ tiền chi phí phân bón và công,
1 ha còn tăng thu ñược 2 triệu ñồng. Với chè 1A ñể ñạt hiệu quả kinh tế cao
cần : Hái non 4 ngày hái 1 lứa, và bón thêm phân hữu cơ, nhưng phải nghiên
cứu chế ñộ phun thuốc trừ sâu ñể tránh ảnh hưởng ñộc hại của thuốc trừ sâu
trong chè. Hái non làm giảm sản lượng 15 % hiệu quả lao ñộng thấp, song chất
lượng nguyên liệu cao do vậy làm tăng hiệu quả kinh tế 16,1 % so với hái 6 ngày
/ 1 lứa.
Quy trình hái chè theo khung cố ñịnh của Công ty chè Phú Bền, trong
những năm gần ñây áp dụng phương pháp hái theo ñộ cao nhất ñịnh trên mặt
tán ñể khống chế ñộ cao mặt tán chè, và tạo mặt tán bằng. Phương pháp này
chỉ cho phép hái những búp ở ñộ cao nhất ñịnh so với mặt ñất, dựa trên các
khung cố ñịnh với khoảng thời gian 7 ngày/1 lần. Quy trình hái ñược kiểm
soát chặt chẽ bởi cán bộ kỹ thuật.
Theo tài liệu hướng dẫn cho nông dân tham gia dự án phát triển chè và
cây ăn quả [3], hái chè phải theo 2 nguyên tắc là: phần ngọn hái ñi và số lá
chừa lại cần cân ñối, ñảm bảo tăng số lứa, năng suất và ñảm bảo hệ số diện
tích lá thích hợp cho cây sinh trưởng và khi hái phải căn cứ vào giống, năng
suất và phẩm chất nguyên liệu (không hái già quá hay non quá).
Về kỹ thuật hái, tài liệu cũng khuyến cáo các kỹ thuật hái cụ thể là:
- Kỹ thuật chừa: Có các hình thức chừa như sau:
+ Hái chừa theo vụ chè:
+ Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp cao hơn mặt tán thì hái
sát cá vào vụ xuân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17
+ Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp cao hơn mặt tán thì hái
sát lá cá vào vụ hè thu. Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá vào vụ
ñông.
+ Chừa theo tình trạng sinh trưởng của nương chè: Lô chè sinh trưởng
tốt chừa ít, sinh trưởng xấu chừa nhiều. Lô chè ñốn thấp chừa nhiều hơn chè
ñốn cao. Những vùng có ñộ ẩm cao, nương chè sinh trưởng tốt có khả năng
chủ ñộng tưới nước có thể áp dụng chừa ngay từ ñầu vụ với ñộ cao cách vết
ñốn từ 10- 15 cm tuỳ theo khung ñốn sau ñó hái liên tục không chừa.
- Kỹ thuật thu búp: Căn cứ vào yêu cầu chế biến mà có các hình thức
thu búp như sau:
+ Hái tôm chè: ðược áp dụng ở một số nước chế biến chè ñặc sản.
+ Hái 1 tôm + 1 lá. + Hái 1 tôm + 2 lá.
+ Hái 1 tôm + 1, 2 lá. + Hái 1 tôm + 2, 3 lá.
+ Hái 1 tôm + 3 lá
- Hái chè già (thường tận thu lá trắng, chè cuối vụ ít dùng).
Các hình thức hái khác nhau cho nguyên liệu có ñộ dài ngắn khác nhau và
làm cho ñộ non già của búp cũng khác nhau. Tuy nhiên mức ñộ non già của
búp còn ñược quyết ñịnh bởi tỷ lệ bánh tẻ. Vì vậy trong phân loại phẩm cấp
chè búp tươi có quy ñịnh mức ñộ non già và tiêu chuẩn phẩm cấp búp như
sau:
Chè loại 1 (chè A): Có từ 0- 10% lá già, lá bánh tẻ.
Chè loại 2 (chè B): Có từ 11- 20% lá già, lá bánh tẻ.
Chè loại 3 (chè C): Có từ 21- 30% lá già, lá bánh tẻ.
Chè loại 4 (chè D): Có từ 31- 40% lá già, lá bánh tẻ.
(Xác ñịnh % bánh tẻ bằng phương pháp bấm bẻ và cân trọng lượng).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18
Theo tài liệu sổ tay kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè [1]
ñã xây dựng quy trình hái chè chung cho các nghiên cứu của các tác giả trước
ñây:
+ Hái chè KTCB (hái tạo hình): ðối với chè 1 tuổi: từ tháng 10, hái
bấm ngọn những cây cao 60 cm trở lên; ðối với chè 2 tuổi: hái trên những cây
to khoẻ cách mặt ñất 50 cm trở lên.
+ Hái chè kinh doanh:
Hái tôm và 2-3 lá non, khi trên tán có 30% số búp ñủ tiêu chuẩn thì
hái, tận thu búp mù xoè.
Vụ xuân (tháng 3-4): Hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp
cao hơn mặt tán thì hái sát cá.
Vụ hè thu (tháng 5- 10): Hái chừa 1 lá và lá cá, tạo tán bằng những búp
cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.
Vụ thu ñông: Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.
Với các giống chè có dạng thân bụi, sinh trưởng ñỉnh ñều có thể hái
kéo hay hái máy ñể nâng cao năng suất lao ñộng.
+ Hái tạo hình sau ñốn:
ðối với chè ñốn lần 1: ðợt hái ñầu cách mặt ñất 40- 45 cm, tạo thành
mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. ðợt 2 hái ñọt chừa 2 lá và lá cá.
ðối với chè ñốn lần 2: ðợt ñầu hái cao hơn chè ñốn lần 1 từ 25- 30 cm,
các ñợt sau hái chừa bình thường như chè ñốn lần 1.
Ở những vùng chè sinh trưởng tốt, chủ ñộng nước tưới hoặc những
vùng có ñộ ẩm cao có thể áp dụng hái chừa theo tình trạng sinh trưởng nương
chè (tại một số công ty chè như Văn Hưng, ðoan Hùng [3], ñã áp dụng hái
chừa theo ñốn như sau)
ðốn cao 60- 65 cm: Hái chừa ñầu vụ cách các vết ñốn 15cm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19
ðốn cao 65- 75 cm: Hái chừa ñầu vụ cách các vết ñốn 10cm.
ðốn cao > 75 cm: Hái chừa cách vết ñốn 7-10cm.
Cách hái này ñảm bảo hệ số lá ngay từ ñầu vụ, thao tác hái dễ hơn hái
chừa theo vụ mà sinh trưởng chè tốt, và nguyên liệu chè non.
+ Hái chè phục hồi: Chè ñốn ñau, ñốn trẻ lại:
Hái tạo tán như hái chè KTCB tuổi 1, 2.
Nghiên cứu các quy trình kỹ thuật hái chè theo tuổi cây, theo mùa vụ,
theo giống chè, theo cách ñốn, theo yêu cầu nguyên liệu chế biến chè thành
phẩm… ñó là những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè ở Việt Nam. Các biện
pháp kỹ thuật này góp phần làm tăng sản lượng, chất lượng búp chè, ñồng
thời tạo ñiều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt kéo dài nhiệm kỳ sản xuất kinh
doanh của nương chè.
2.2.2. Những nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại chè và ảnh hưởng
của kỹ thuật hái ñến sâu bệnh
2.2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
* Thành phần và mức ñộ gây hại của các loài sâu hại
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho năng suất chè thấp
là do sâu bệnh phá hại hàng năm làm mất ñi một sản lượng ñáng kể. Trong
năm 1961, sản lượng chè của châu Á bị sâu bệnh làm mất là 29.000 tấn chiếm
13% sản lượng (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, ðoàn Hùng Tiến, 2000) [14].
Các nhà khoa học trên thế giới ñã ngh._.iên cứu và công bố nhiều kết quả
về thành phần sâu bệnh hại chè ở các vùng sinh thái khác nhau.
Hill và Waller (1998) [47], ñã nghiên cứu và thu thập về thành phần
sâu nhện hại chè cho biết trên chè có 500 loài sâu và nhện hại chè, trong số ñó
phần lớn số loài có tính ñặc trưng cho vùng sinh thái, chỉ khoảng 3% số loài
có tính phân bố rộng giữa các vùng trồng chè. Số loài hại tập chung nhiều trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20
chè 35 tuổi trở lên. Còn theo Muraleedhara và Selvasundaram (2004), trên thế
giới ñến nay ñã xác ñịnh ñược hơn 1000 loài dịch hại trên chè (Dẫn theo
Muraleedhara và Selvasundaram (2004) [62].
Tuy nhiên, do biến ñổi về ñiều kiện sinh thái và khí hậu mà thành phần
sâu bệnh ở mỗi quốc gia và vùng miền cũng có sự biến ñộng về số lượng loài
cũng như mức ñộ xuất hiện của các loài.
Kết quả thu thập về thành phần sâu hại chè cho thấy các nước trồng chè
ở Châu Phi xác ñịnh 155 loài sâu hại và 4 loài nhện.
Muralleedharan ñã thống kê ở Châu Á có 300 loài ñộng vật hại cây chè
bao gồm côn trùng, nhện và tuyến trùng. Tác giả ñã xếp các bộ hại quan trọng
theo thứ tự là Acaria, Isoptera, Hemiptera, Thysanoptera, Lepidoptera,
Coleoptera và ngành tuyến trùng (Nematoda,1992) [50]. Trong khi ñó
Waterhouse (1993) [59] cho biết ở ðông Nam Á có 28 loài sâu hại chính trên
chè và chia chúng thành các nhóm sau: sâu hại búp chè, sâu hại hoa, sâu hại
hạt, sâu ăn lá chè, sâu ñục thân cây chè và nhóm sâu hại rễ chè. Về mặt ñịa lý
các nhóm sâu hại này ñược phân bố như sau: Ở ðài Loan có 13 loài,
Malaysia có 16 loài, Thái Lan có 7 loài, Singapo có 5 loài, Philipin có 5 loài,
Indonesia có 6 loài. Các loài chủ yếu là rầy xanh, nhện ñỏ, bọ xít muỗi, và bọ
trĩ. Tác giả còn cho biết loài rầy xanh (E. vitis) cũng tìm thấy ở các nước Việt
Nam, Myanmar.
Tại khu vực châu Âu, các tác giả cũng khẳng ñịnh thành phần sâu và
nhện hại chè rất phong phú. Vùng Grosusin (thuộc Liên Xô cũ) thu ñược 66
loài, vùng Azecbaidan thu ñược 44 loài, vùng Kraxnoda có 25 loài (Dẫn theo
Hồ Khắc Tín, 1982) [28]. Sivapalan (1980) [54] ñã công bố 112 loài sâu hại
chính trên chè ở Malaysia. Gnanapragasam và Sivapalan (1980) [53] cũng ñã
xác ñịnh ñược ở Malaysia có 117 loài sâu và nhện hại chè.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21
Ở mỗi nước, số lượng loài và thành phần các loài gây hại chính cũng có
sự biến ñộng rõ rệt.
Theo Eden (1958) [46], ở Ấn ðộ, người ta ñã thu thập ñược tới 250 loài
sâu hại, trong ñó các loài sâu hại quan trọng trên chè gồm: bọ xít muỗi
(Helopeltis sp);
nhện ñỏ (Oligonychus coffeae); rầy xanh (Empoasaca flavescens); mọt ñục
cành (Xyleborus fornicatus). Còn tác giả Muraleedhara và Cs (1991) [49], cho
biết ở Ấn ðộ có hơn 300 loài sâu nhện hại chè, các loài quan trọng là bọ xít
muỗi (Helopeltis theivora), bọ trĩ (Scirtothrips sp) và nhện ñỏ (Oligonychus
cofffeae). Tác giả Barboka (1994) [42] lại công bố ở vùng ðông Bắc Ấn ðộ
có 400 loài dịch hại trên chè.
Kết quả nghiên cứu nhện hại chè tại ðài Loan thu ñược 4 loài nhện
thuộc nhóm Tenuipalpids và 2 loài thuộc nhóm Tetranychus ñược xác ñịnh là
những loài nhện hại chè (Hu, 1966; Lo 1968) ñến nay loài nhện Kanzawai
(Tetranychus kanzawai) ñược coi là nhện hại chính (Lo, K.C và Cs, 1989)
[48].
Ở Gruzia Danthanarayana và cộng tác viên (1970) [45], cho biết có
nhiều loài rệp sáp Ceroplansstes sp và aspidiotus sp, sâu ñục cọng búp chè
Parametriotestheae là những loài sâu hại chủ yếu.
Ở Indonesia, các tác giả ñã phát hiện ñược trên 100 loài sâu hại và ñặc
biệt có tới 5 loài nhện hại trên chè ñó là nhện ñỏ son (Brevipalpus phoenicis),
nhện sọc trắng (Calcarus carinatus), nhện hồng (Acaphylla theae), nhện vàng
(Tarsonemidae) và nhện ñỏ nâu (Oligonychus cofffeae), trong ñó loài nhện ñỏ
son (Brevipalpus phoenicis) là loài có phân bố rộng và gây hại nghiêm trọng
nhất nên phải có biện pháp phòng chống thường xuyên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22
Tác giả Koch (1978) và Dharmadi (1979) ñã khẳng ñịnh các loài gây
hại chính trên chè ở Indonesia là bọ xít muỗi (Helopeltis theivora và H.
antonii), sâu cuốn lá (Homona cofffearia) và các loài sâu ño ăn lá. ðây là các
loài thường xuyên phải phòng chống bằng thuốc hoá học (dẫn theo Oomen,
1982) [51].
Tại Nhật Bản bằng phương pháp ñiều tra biện pháp phòng chống dịch
hại chè, Takafuji và Cs (2001) [56], cho biết dịch hại chính là rầy xanh
(Empoasaca onukii), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), sâu cuốn lá (Homona
magnanima), nhện kan zawai (Tetranychus kanzawai). Hiệp hội Côn trùng và
ðộng vật Nhật Bản (JSAEZ) (1987) [57], cũng ñã ñiều tra và ñưa ra công bố
ñã phát hiện ñược 117 loài sâu hại chè, trong ñó có 9 loài nhện hại.
Bên cạnh các loài sâu và nhện hại, Danthanarayana (1970) cũng ñã
nghiên cứu và xác ñịnh có tới 3 loài mối hại chè quan trọng ñó là Neotermes
greeni; Postelectrotermes militaris và Glytotermes dilatatus [44].
Ở Trung Quốc xác ñịnh ñược 200 loài sâu hại và 5 loài nhện,
* Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè ñến mức ñộ phát sinh của các
loài sâu hại
Mức ñộ phát sinh và gây hại của các ñối tượng sâu bệnh hại chè phụ
thuộc rất nhiều vào tình trạng sinh trưởng, kỹ thuật chăm sóc và kỹ thuật hái
chè. Qua các nghiên cứu, các tác giả trên thế giới ñều khẳng ñịnh, kỹ thuật hái
chè có ảnh hưởng lớn ñến tình trạng sinh trưởng, bộ tán, diện tích búp non
trên cây do ñó ảnh hưởng gián tiếp ñến mức ñộ phát sinh gây hại của các loài
sâu hại.
Theo Barnejee (1982) [40], trong ñiều kiện hái san trật, cây chè thu
hoạch không trọn lứa, tán chè rậm sẽ bị nhện ñỏ (Oligonychus coffeae) gây
hại nặng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23
ZieZ. L. (1991) [58], cho biết thức ăn chủ yếu của nhiều loài sâu hại
chè như bọ trĩ, bọ xít muỗi, rầy xanh, các loài nhện là búp non, trong ñiều
kiện hái san trật, do trên cây liên tục có búp chè tồn tại với kích thước phù
hợp cho sâu hại nên mức ñộ phát sinh và gây hại của chúng cao hơn nhiều so
với khi áp dụng hình thức hái theo lứa. Mặt khác, do cường ñộ ánh sáng thấp,
ñộ ẩm cao nên mức ñộ phát sinh của các ñối tượng bệnh hại trên nền hái san
trật cũng cao hơn hái theo lứa.
Rattan (1992) [52] cũng có nhận xét tương tự. Theo ông, vào những
năm ñốn muộn, mức ñộ gây hại của bọ trĩ khi chè phục hồi sau ñốn nặng lớn
hơn rất nhiều so với ñốn sớm, những năm ñốn muộn có thể mất mùa tới 20%.
Phòng trừ bọ trĩ bằng cách áp dụng kỹ thuật hái lứa triệt ñể, ñiều chỉnh thời
gian ñốn và phun thuốc hoá học sau mỗi lần hái sẽ ñạt kết quả cao.
Tóm lại: Thành phần sâu hại chè khá phong phú ở tất cả các vùng
trồng chè trên thế giới. Tuy thành phần và mức ñộ xuất hiện của các loài sâu
hại ở các vùng trồng chè có sự biến ñộng rất khác nhau, tuy nhiên ở các nước
trồng chè phổ biến (phần lớn là các vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới), các loài sâu
hại nghiêm trọng là bọ xít muỗi (Helopeltis sp), bọ trĩ (Heliothrips
haemorrhoidalis), nhện ñỏ son (brevipalpus phoenicis), nhện vàng
(Polyphagotarsonemus latus), nhện ñỏ (Oligonychus coffeae), sâu cuốn búp
(Homona cofffearia, rầy xanh (Empoasaca flavescens) hại nặng trên các
giống chè Assam; mọt ñục cành (Xyleborus fornicatus); các loài rệp sáp
Ceroplansstes sp và aspidiotus sp; sâu ñục cọng búp chè Parametriotestheae
và 3 loài mối hại chủ yếu là Neotermes greeni; Postelectrotermes militaris và
Glytotermes dilatatus.
Kỹ thuật hái chè có ảnh hưởng rõ rệt tới mức ñộ phát sinh và gây hại
của sâu bệnh hại chè, thông thường mức ñộ gây hại khi áp dụng hình thức hái
san trật cao hơn khi hái theo lứa.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24
2.2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
* Nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại chè: Ở nước ta, nghiên
cứu về sâu bệnh hại chè ñược tiến hành từ thời Pháp thuộc, ngay từ ñầu thế kỷ
20, sau 10 năm quan trắc trên chè Du pasquier R. ñã thu ñược 35 loài sâu
bệnh hại trong ñó có 24 loài sâu, nhện hại. Các loài thường xuyên gây hại là
rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr), nhện ñỏ (Paratetranychus bioculatus
Wood), bọ xít hoa (Poecilocoris latus), sâu chùm (Andraca bipunctata Walk),
sâu ñục thân mình ñỏ (Zeuzera coffeae Niet) và dế. Tác giả còn ñưa ra lịch
phát sinh sâu bệnh hại và khẳng ñịnh quần thể sâu bệnh hại khác nhau rất lớn
giữa các vùng ðông Dương, Ấn ðộ, Srilanka và Indonesia (dẫn theo ðỗ Ngọc
Quỹ, 1997) [22]. Và Du pasquier R. ñã phân loại sâu bệnh hại chè theo tầm
quan trọng, tần số xuất hiện gây hại như sau:
+ Có hại và thường xuyên gồm các loại rầy xanh, nhện ñỏ, nhện trắng,
nhện ñỏ tím, bọ xít hoa hại quả chè, sâu chùm và dế mèn.
+ Có hại nhưng không thường xuyên gồm bệnh phồng lá, bọ trĩ, rệp
trắng, rệp ñen, sâu cuốn lá, sâu bọ nẹt.
+ Có hại nhưng hiếm thấy gồm bệnh sợi nấm, bệnh thối rễ ñỏ.
+ ít hại nhưng thường xuyên gồm sâu kèn, sâu vỏ, ốc sên, bọ ngứa.
+ ít hại ít thấy gồm bọ xít muỗi, bệnh chấm nâu, rệp xanh, ruồi.
Kết quả cuộc tổng ñiều tra côn trùng miền Bắc Việt Nam năm 1967-
1968 [33], Viện bảo vệ thực vật ñã xác ñịnh 34 loài sâu, nhện hại chè, thuộc 6
bộ khác nhau.
Các loài thường hay xuất hiện nhiều là sâu chùm (Andraca bipunctata
Walk), sâu cuốn lá (Cacoecia micaceana Walk), rệp sáp xanh (Cocus viridis
Green), rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr), bọ xít muỗi (Helopeltis sp), bọ
xít hoa (Poecilocoris latus), mối (Termes sp).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25
Các loại bệnh chủ yếu hại búp chè, lá chè bao gồm: bệnh phồng lá chè
(Exobasidium vexans), bệnh ñốm nâu (Colletotrichum camelliae), ñốm xám
(Pestalozzia theae), ñốm mắt cua (Cercospora theae), tảo ñỏ (Cephaleuros
virescens). Có loại bệnh chỉ hại thân cành như bệnh sùi cành chè (Bacterium
sp), bệnh nấm mượt (Septobasidium, Helicobasidium), bệnh khô thân
(Macrophoma theicola). Có loại bệnh chỉ hại rễ làm cây chết khô như nấm
Rosellinia mellea, Armillaria mellea, các loại vi khuẩn sưng rễ
Agrobacterium tumefaciens, các loại tuyến trùng hại rễ. Các bệnh thối rễ làm
cho cây héo rũ chết khô thường xảy ra ở những lô chè lớn tuổi trồng ở ñất có
ñộ phì cao. Ngoài ra, một số bệnh sinh lý như vàng lá thường xảy ra ở vụ
ñông xuân khi nhiệt ñộ thấp, hiện tượng cháy lá do thiếu ka li, hiện tượng búp
non bị thui cháy do nhiệt ñộ tăng giảm ñột ngột, ẩm ñộ ñất và không khí quá
thấp, nhất là vào mùa sương muối.
Kết quả ñiều tra lần 2 vào năm 1977-1978 [34] ở các tỉnh phía nam ñã
thu thập ñược 41 loài sâu và nhện trong ñó có các loài gây hại chính là bọ trĩ
(Anophothrips theivorus), sâu tiện vỏ (Arbela dea), rầy xanh (Empoasca
flavescens và Empoasca onukii), loài Eterusia aedae, bọ xít muỗi (Helopeltis
antonii và Helopeltis theivora), sâu cuốn lá (Homona cofearia) và bọ xít hoa
(Poecilocoris latus).
Phan Quốc Sủng (1967) [14] ñã công bố tuyến trùng ñã gây chết chè
con tại nông trường Chí Linh các năm 1965 - 1966. Trong các năm 1977 và
1997 tuyến trùng hại rễ Pratylenchus làm chết chè vườn ươm, chè tuổi 1 và
tuổi 7 tại Phú Hộ.
Hồ Khắc Tín (1982) [28], cho rằng sâu hại chè vùng Bắc bộ thường có
rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện ñỏ và một số sâu ăn lá. Bọ xít muỗi
trở thành dịch hại nguy hiểm ñối với vùng chè ở Trung Du.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26
Từ năm 1986-1987 trạm nghiên cứu Phú Hộ - Viện cây công nghiệp
[35], ñã tiếp tục nghiên cứu và xác ñịnh các loài sâu hại quan trọng là rầy
xanh, nhện ñỏ, bọ trĩ. Riêng bọ xít muỗi chỉ hại cục bộ một số vùng và trên
một số giống.
Vẫn tại Phú Hộ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệp [25], từ
năm 1986-1993 ñã xác ñịnh ñược 35 loài sâu, nhện hại chè thuộc 7 bộ, tác giả
không ñiều tra ñược sâu chùm (Andraca bipuntata) mà loài này phổ biến
trước những năm 1980. Tác giả xác ñịnh 4 loài gây hại chủ yếu là rầy xanh,
nhện ñỏ, bọ trĩ và rệp phẩy.
Phạm Thị Vượng và Nguyễn Văn Hành (1990) [37] nghiên cứu thành
phần sâu hại trên chè tại Nông trường Sông Cầu - Bắc Thái ñã thu ñược 21
loài sâu, nhện, trong ñó các loài sâu hại chính là rầy xanh, bọ trĩ, nhện ñỏ và
mối.
Năm 1994 bệnh tóc ñen ñược phát hiện ở xã Tân Cương, huyện ðồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Lê Thị Nhung và Nguyễn Thị Vân (1994) [20], khi nghiên cứu mối hại
chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ñã thu ñược 3 loại mối hại chè là
Odontotermes formosanus, Microtermes sp và Macrrotermes sp hại với tỷ lệ
10,7- 62,6% số cây.
Vũ Thế Dân cho biết năm 1995 tại nông trường chè Sông Cầu - Bắc
Thái, bệnh sùi cành chè ñã phát sinh và gây hại trên diện tích 10 ha. Ở nông
trường Tháng 10, Sông Lô, Tân Trào thuộc tỉnh Tuyên Quang bệnh chết
loang chè ñã gây hại trên diện tích 17,24 ha. Còn ở Phú Hộ cũng xuất hiện
bệnh chết loang chè [8].
Nguyễn Khắc Tiến (1988) [29], nghiên cứu thành phần sâu hại chè cho
biết ở Việt Nam ñã thu ñược 45 loài sâu và 4 loài nhện hại chè, trong ñó các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27
loài gây hại chính là rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ và nhện. Kết quả
nghiên cứu thành phần nhện hại chè của Nguyễn Khắc Tiến và CTV (1994)
[30], cho biết ñã xác ñịnh có 5 loài nhện nhỏ hại chè là: Nhện ñỏ nâu
(Oligonychus cofffeae), nhện sọc trắng (Calcarus carinatus), nhện ñỏ tươi
(Brevipalpus californicus), nhện hồng (Eryophyes theae) và nhện vàng
(Hemitarsonemus latus), trong ñó hai loại nhện ñỏ nâu và nhện ñỏ tươi là ñối
tượng hại quan trọng.
Từ năm 1990-1995 Hoàng Thị Hợi (1996) [11], ñã ñiều tra nghiên cứu
thành phần sâu hại chè vùng Bắc Thái xác ñịnh ñược 26 loài sâu và 2 loài
nhện hại, trong ñó có 4 loài hại quan trọng là rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít
muỗi và nhện ñỏ.
ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997) [22], và ðỗ Ngọc Quỹ
(2000) [21], ñã xác ñịnh ở Việt Nam ñã thu ñược 45 loài sâu và 4 loài nhện
hại chè, trong ñó các loài gây hại chính là rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ và
nhện ñỏ.
Lê Thị Nhung (1998) [19], ñiều tra thu thập ñược 23 loài sâu, nhện hại
chè, theo tác giả các loài gây hại chính là rầy xanh, bọ cánh tơ. Ngoài ra còn
bọ xít muỗi, nhện hồng, nhện ñỏ tươi cũng gây hại ñáng kể.
Hoàng Ngọc ðường (1999) [7], ñã công bố ñiều tra thu ñược kết quả là
24 loài côn trùng và nhện hại chè.
Từ năm 1995- 2000 Lê Thị Nhung, 2001 [19], khi nghiên cứu nhóm
sâu chích hút trên chè tại vùng Phú Thọ ñã thu ñược 17 loài sâu, nhện hại búp
chè. Theo tác giả 2 loài rầy xanh, bọ cánh tơ có phổ gây hại và mức ñộ gây
hại rộng sau ñó ñến bọ xít muỗi.
Nguyễn Văn Hùng và CTV (1998, 2000, 2001) [13], [12], [14],
nghiên cứu thành phần sâu hại chè cho biết, có 46 loài sâu hại, 5 loài nhện, 18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28
loài bệnh và tuyến trùng ở Việt Nam. ðể có thể nhận biết và tập trung phòng
trừ, các loài dịch hại ñược phân thành các nhóm gây hại tuỳ theo các bộ phận
bị hại của cây [3].
- Nhóm hại búp gồm có rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, sâu cuốn lá
non, rệp muội hại búp, nhện vàng hại búp non, nhện hồng, bệnh phồng lá chè,
bệnh thối búp chè…Nhưng chú ý nhất là rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ và
sâu cuốn búp.
- Nhóm hại lá gồm rất nhiều loài thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) như
sâu róm, bọ nẹt, sâu kèn, và nhóm nhện thuộc bộ Acarina. Quan trọng là
nhóm nhện hại thường tích luỹ số lượng bùng phát gây hại nghiêm trọng.
- Nhóm hại hoa quả có bọ xít hoa hại quả làm mất sức nảy mầm có ý
nghĩa trong chọn giống chè theo phương pháp lai hữu tính.
- Nhóm hại thân, cành, rễ gồm có rất nhiều loài gây hại, trong ñó quan
trọng nhất là mối hại chè con, dế hại chè tuổi 1, sâu ñục thân, mọt ñục cành,
và một số bệnh thối rễ chè và tuyến trùng.
Các tác giả này còn khẳng ñịnh thành phần sâu hại chè ở Việt Nam gần
giống với một số nước vùng cận nhiệt ñới như Srilanka, Gruzia, Indonesia
nhưng ở các nước này có một số loài sâu hại mà ở Việt Nam không thấy có.
Trần ðặng Việt (2004) [38], cho biết sự cư trú và gây hại trên các
giống chè nhập nội ở Phú Hộ – Phú Thọ vụ xuân năm 2004 có 30 loài sâu và
nhện. Các loài phổ biến gồm rầy xanh (Empoasca flavescent Fabr), nhện ñỏ
(Oligonychus coffeae Niet), rệp sáp (Unaspic citri).
* Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè ñến mức ñộ gây hại
của sâu bệnh: Tuy ở nước ta hiện chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu
nào về ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè ñến mức ñộ phát sinh và gây hại của
sâu bệnh hại chè, song các công trình ñiều tra, nghiên cứu về sâu bệnh ñều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………29
nhận xét mức ñộ phát sinh và gây hại của các ñối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu
phụ thuộc rất lớn vào tán chè và mật ñộ búp chè. Trong ñiều kiện tán chè càng
rậm rạp, nhiều búp non và thường xuyên duy trì búp non trên ñồi chè, mức ñộ
nhiễm sâu bệnh cao hơn rất nhiều so với tán chè thưa, thu hoạch trọn lứa
không ñể búp lai rai. Trên cơ sở nghiên cứu ñó, các tác giả ñều nhận xét kỹ
thuật hái ñặc biệt là hái lứa có vai trò quan trọng trong việc hạn chế mức ñộ
phát sinh, gây hại của sâu bệnh. Và việc ñốn trẻ chè ñược coi là một giải pháp
kỹ thuật hiệu quả ñể giảm sức ép của sâu bệnh ñặc biệt là các vùng chè già
cỗi, ñã bị nhiễm sâu bệnh nặng.
Theo Du Pasquier (1932) (dẫn theo Nguyễn Văn Thiệp (1999) [26], ñể
hạn chế tác hại của sâu hại chè có nhiều biện pháp tác ñộng, trong số các biện
pháp thì biện pháp ñiều khiển giai ñoạn mẫn cảm của cây trồng ñể tránh trùng
với cao ñiểm của dịch hại ñược coi là biện pháp hiệu quả. Ví dụ ñể trừ rầy
xanh, các vùng trồng chè ở miền Bắc ñã áp dụng một số biện pháp như là hái
chạy, hái triệt ñể ñể giảm bớt trứng và rầy ở búp. ðốn làm giảm nguồn thức
ăn của sâu và ñiều chỉnh thời vụ ñốn ñể tránh thời kỳ sâu rộ.
Qua các thí nghiệm nghiên cứu của mình, ðỗ Văn Ngọc (1991) [18]
cũng ñã chỉ ra rằng khi áp dụng công thức ñốn sửa bằng, mật ñộ rầy xanh cao
nhất, sau ñó ñến công thức ñốn phớt xanh, ñốn phớt và ñốn thấp 45 cm.
Nguyễn Văn Thiệp (1999) [26] cho biết rầy xanh có hai cao ñiểm trong
năm là tháng 4-5 và tháng 9- 10 còn bọ trĩ phát sinh mạnh nhất vào tháng 6-
9. Nếu ñốn chè sớm vào tháng 12 sẽ giảm thiệt hại do rầy xanh hơn là ñốn
muộn vào tháng 1, 2. Phương pháp hái kỹ và hái theo lứa có tác dụng giảm
mật ñộ rầy xanh và bọ trĩ trên nương chè hơn là hái san trật
Do ảnh hưởng ñến mức ñộ phát sinh của sâu bệnh, nên các kỹ thuật hái
chè cũng ảnh hưởng gián tiếp tới biện pháp phòng trừ ñặc biệt là tần suất sử
dụng thuốc BVTV trên chè. Nhìn chung, khi áp dụng kỹ thuật hái san trật hay
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………30
hái theo lứa nhưng không triệt ñể, các ñối tượng dịch hại luôn có mặt trên
ruộng, do ñó nông dân phải tăng số lần phòng trừ bằng thuốc BVTV. Ở cây
chè phần giá trị kinh tế là búp chè mà bộ phận này lại thường xuyên phun
thuốc sâu, nên vấn ñề dư lượng thuốc trừ sâu trong chè là có ý nghĩa rất quan
trọng. Trong ñiều kiện tần suất sử dụng cao, ñịnh kỳ, thời gian giữa các lứa
hái không ñủ ñể các loại thuốc phân giải hoàn toàn ñặc biệt là các thuốc có
thời gian phân hủy chậm, thuốc ñã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như
Endosulfan, Methamidophos, Dicofol [14], do ñó ñể lại tồn dư trong chè.
(Hoàng Thị Hợi (1996) [14]) .
Tóm lại: Cũng như nhiều nước trên thế giới, thành phần sâu bệnh hại
chè ở nước ta khá phong phú, trong ñó các loài gây hại nghiêm trọng trên chè
bao gồm: sâu cuốn lá (Cacoecia micaceana Walk), rệp sáp xanh (Cocus
viridis Green), rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr); bọ xít muỗi (Helopeltis
sp); bọ trĩ (Anophothrips theivorus) và Nhện ñỏ nâu (Oligonychus cofffeae;
mối (Termes sp). Các loại bệnh chủ yếu hại búp chè, lá chè bao gồm: bệnh
phồng lá chè (Exobasidium vexans), bệnh ñốm nâu (Colletotrichum
camelliae), ñốm xám (Pestalozzia theae), ñốm mắt cua (Cercospora theae),
tảo ñỏ (Cephaleuros virescens); bệnh sùi cành chè (Bacterium sp); bệnh khô
thân (Macrophoma theicola).
Tuy chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của kỹ
thuật hái tới mức ñộ gây hại của các ñối tượng sâu bệnh hại nhưng các công
trình nghiên cứu ñều ñưa ra nhận xét là kỹ thuật hái chè có ảnh hưởng rõ rệt
tới sinh trưởng, phát triển của búp và bộ tán, ñây không chỉ là nguồn thức ăn
mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng, do ñó ảnh hưởng ñến mức ñộ gây hại của
chúng. Khi áp dụng kỹ thuật ñốn hái hoặc hái lứa triệt ñể, mức ñộ gây hại của
sâu bệnh giảm ñi rõ rệt, do ñó giảm số lần sử dụng thuốc BVTV, ít ñể lại dư
lượng thuốc trong nông sản.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………31
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Thời gian và ñịa ñiểm
ðịa ñiểm: ñề tài ñược tiến hành tại nông trường Văn Hưng- Huyện
Yên Bình-Tỉnh Yên Bái
Thời gian: từ tháng 1 năm 2008 ñến tháng 8 năm 2008
3.1.2. ðối tượng, vật liệu nghiên cứu
- Chè kinh doanh, giống chè Trung du xanh tuổi 16.
- Lô chè bố trí ô thí nghiệm, khung ñiều tra sâu bệnh, thước mét dùng
ño ñếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây chè, sổ ghi chép số liệu.
- Vật liệu thuốc BVTV ñể phòng trừ sâu bệnh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè (hái san trật và hái theo lứa)
ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất búp.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè ñến mức ñộ phát sinh, phát
triển và diễn biến của các loài sâu bệnh hại chè và thiên ñịch của chúng
3. Nghiên cứu sử dụng an toàn, hiệu quả một số loại thuốc BVTV phù hợp
với các kỹ thuật hái chè ñang áp dụng tại Yên Bái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………32
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật hái chè
ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất và mức ñộ phát sinh của sâu bệnh: ñược
tiến hành thông qua thí nghiệm chính quy trên ñồng ruộng với 3 lần nhắc lại,
diện tích 100 m2/ ô. Tổng diện tích 1200 m2. Khoảng cách giữa các công thức
là 10m. Các công thức ñược bố trí ngẫu nhiên có ñiều chỉnh.
Thí nghiệm ñược bố trí với 4 công thức là:
Công thức 1: Hái theo quy trình hái san trật trên nền ñốn phớt (chỉ hái
những búp ñủ tiêu chuẩn một tôm + 2-3 lá, chừa 2 lá ở vụ xuân, 1 lá ở vụ thu
và vụ hè, hái sát cá vụ thu ñông). Phun thuốc trừ sâu bệnh theo quy trình khi
mật ñộ tới ngưỡng.
Công thức 2: Hái theo lứa trên nền ñốn phớt (hái chừa cách vết ñốn
15cm ở vụ xuân, các lứa sau sửa bằng và hái sát lá cá liên tục 18-20 ngày 1
lứa, ñốn sửa bằng vào tháng 4 và tháng 7). Phun thuốc trừ sâu bệnh sau mỗi
lứa hái.
Công thức 3: Hái theo quy trình hái san trật trên nền ñốn lửng (chỉ hái
những búp ñủ tiêu chuẩn một tôm + 2-3 lá, chừa 2 lá ở vụ xuân, 1 lá ở vụ thu
và vụ hè, hái sát cá vụ thu ñông). Phun thuốc trừ sâu bệnh theo quy trình khi
mật ñộ tới ngưỡng.
Công thức 4: Hái theo lứa trên nền ñốn lửng (hái chừa cách vết ñốn
15cm ở vụ xuân, các lứa sau sửa bằng và hái sát lá cá liên tục 18-20 ngày 1
lứa, ñốn sửa bằng vào tháng 4 và tháng 7). Phun thuốc trừ sâu bệnh sau mỗi
lứa hái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………33
Sơ ñồ thí nghiệm
CT1 CT3 CT2
Dải bảo vệ
CT2 CT1 CT4
Dải bảo vệ
CT3 CT4 CT1
Dải bảo vệ
CT4
Dải
bảo
vệ
CT2
Dải
bảo
vệ
CT3
Nền phân bón gồm phân hữu cơ với lượng 20 tấn/ha. Phân NPK bón
theo tỷ lệ N: P: K là 2: 1: 1 với lượng bón 20 kg N/tấn búp, 10kg K2O/tấn búp, 10
kg P2O5/tấn búp. Bón ñúng theo quy trình kỹ
3.4. Chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
+ Chiều cao cây – ñơn vị tính cm/cây.
- Chè SXKD có ñốn hàng năm, chiều cao cây ño từ bề mặt ñất sát cổ
rễ ñến bề mặt một khung vuông ñặt nằm ngang trên mặt tán và song song với
bề mặt ñất.
- Số cây lấy mẫu ño mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây ñại diện cho ô, chiều
cao cây tính theo trung bình của 5 cây lấy mẫu.
+ ðộ rộng của tán chè.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………34
- ðơn vị tính cm / cây.
- Lấy mẫu : chọn cây chè có ñộ rộng tán trung bình so với toàn bộ số
cây trong ô nghiên cứu ñể ño ñộ rộng tán. Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây ñể ño
ñếm.
- Cách ño: Chè SXKD cây ñã giao tán ño vị trí rộng nhất của tán cây
ở phần giữa tán theo hàng chè . Dùng hai thước dựng ñứng song song hai bên
mép tán ño ñộ rộng giữa hai thước ta ñược ñộ rộng tán chè.
ðộ rộng tán của một ô tính theo trung bình của 5 cây.
- Diện tích tán chè ñược tính bằng ñộ rộng tán x khoảng cách cây
trong hàng và hệ số ñiều chỉnh với cây chè khép tán . K = 0,8.
+ ðộ dày tầng lá:
ðơn vị tính cm/cây
- Lấy mẫu: mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây theo ñường chéo góc. Mỗi cây
ño chiều dày tầng lá từ mặt dưới tán có lá ñến ñiểm cao nhất phía trên mặt tán
chè. ðộ dày tầng lá là số liệu trung bình của 5 cây/ô.
+ ðộ dày tán lá: ðơn vị tính cm/cây
- Lấy mẫu: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây theo ñường chéo góc. Mỗi cây
ño chiều dày tán lá từ vết ñốn hàng năm ñến vị trí cành lá cao nhất trên tán
chè.
- ðộ dày tán lá ñược tính theo số liệu trung bình của 5 cây/ô.
+ Mật ñộ cành: ðơn vị tính cành/m2
- Lấy mẫu: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây theo ñường chéo góc. ðếm số
cành trên tán theo các vị trí tâm giữa và rìa tán.
- Cách ñếm: Dùng khung có chia ô vuông 25 x 25 cm ñặt lên mặt tán,
ñếm tất cả các ñầu cành có trong ô. Tính mật ñộ cành trung bình cho một cây.
- Mật ñộ cành là trị số trung bình của 5 cây/ô.
+ Mật ñộ búp: ðơn vị tính búp/m2
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………35
- Lấy mẫu: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây theo ñường chéo góc. ðếm số
búp có ít nhất 1 lá thật trên tán theo các vị trí tâm giữa và rìa tán.
- Cách ñếm: Dùng khung có chia ô vuông 25 x 25 cm ñặt lên mặt tán,
ñếm tất cả các búp có ít nhất 1 lá có trong ô. Tính mật ñộ búp trung bình cho
một cây.
- Mật ñộ búp là trị số trung bình của 5 cây/ô.
+ ðợt sinh trưởng: ðợt sinh trưởng là số lần sinh trưởng của mầm chè
trên cành chè trong một năm.
- ðợt sinh trưởng tự nhiên là số lần sinh trưởng trên 1 cành chè trong
ñiều kiện không tác ñộng các kỹ thuật ñốn hái.
- Phương pháp xác ñịnh: ðếm số lá cá trên các cành chè phát sinh trong
năm. Mỗi lá cá ñược tính cho một ñợt sinh trưởng của một cành chè.
- ðợt sinh trưởng nhân tạo là số lần sinh trưởng trên một cành chè trong
ñiều kiện có tác ñộng kỹ thuật ñốn và hái chè.
- Phương pháp xác ñịnh: ñếm các vết hái trên một cành chè kể từ vết
ñốn năm trước. Số vết ñốn trên cành chè là số ñợt sinh trưởng nhân tạo trên
cành chè.
- Xác ñịnh thời gian hoàn thành một ñợt sinh trưởng theo các mùa vụ
(bao gồm thời gian ngủ nghỉ, thời gian tiềm sinh, và thời gian hoạt ñộng của
một mầm chè). Cố ñịnh mỗi ô 10 cành theo dõi.
* Các chỉ tiêu về năng suất và chất lượng búp chè.
+ Số lượng búp cho thu hái trên một ñơn vị diện tích tán. ðơn vị tính búp/m2.
Số lượng búp cho thu hái là số lượng các búp ñủ tiêu chuẩn hái trên
một ñơn vị diện tích tán. Chỉ tiêu này ñược xác ñịnh trước khi tiến hành hái
chè và chỉ tính cho các búp chè bình thường, không tính búp mù xoè.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………36
Cách xác ñịnh: Sử dụng khung lưới có các ô vuông ñể xác ñịnh số
lượng búp ñủ tiêu chuẩn hái theo các ñiểm tâm, giữa và rìa tán. Tính trung
bình các lần ñếm và quy ñổi ra số búp cho thu hoạch trên 1 m2.
+ Khối lượng trung bình 100 búp. ðơn vị tính gam/100 búp.
Phương pháp xác ñịnh chung: Trên các ô thí nghiệm hái 100 búp ngẫu
nhiên bảo quản riêng trong các túi ni lông. Cân 100 búp ngẫu nhiên, 3 lần
nhắc lại. Tính trung bình 3 lần nhắc lại ñược khối lượng bình quân 100 búp.
Với mục ñích nghiên cứu khối lượng của từng loại búp theo tiêu chuẩn hái
1 tôm 1 lá, 1 tôm 2 lá hay 1 tôm 3 lá phải hái riêng từng loại búp trên và cân
riêng.
+ Xác ñịnh chiều dài búp. ðơn vị tính cm.
Phương pháp xác ñịnh: Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 ñiểm theo dõi theo
phương pháp ñường chéo góc. Mỗi ñiểm theo dõi 30 búp, chọn các búp phát
triển bình thường. Theo dõi sinh trưởng búp trên cành chè, tiến hành ño chiều
dài từ nách lá thứ 3 ñến gốc của tôm chè. Khi ño chiều dài của búp thu hái ño
từ vết hái ñến gốc của tôm chè.
+ Tỷ lệ búp mù. ðơn vị tính là %
Cân 100 gam búp ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại. Tiến hành phân loại búp
bình thường và búp mù. Cân lại trọng lượng búp mù. Tính tỷ lệ % theo khối
lượng búp mù và búp bình thường.
+ Năng suất lý thuyết: ðơn vị tính tấn/ha.
Phương pháp xác ñịnh:
- Với các vườn chè ñã khép tán áp dụng công thức
NSlt = P x m x S x M
Trong ñó : m là mật ñộ búp trung bình trên một m2 tán
P là trọng lượng trung bình của 1 búp chè
M là số cây / ha
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………37
S là diện tích tán trung bình của 1 cây chè
+ Năng suất thực thu: ðơn vị tính tấn / ha
Năng suất thực thu là khối lượng búp thu hoạch hàng năm trên một ha.
+ Xác ñịnh thành phần cơ giới của búp chè:
- Xác ñịnh ñộ non già:
- Chọn mẫu: Lấy mẫu bấm bẻ trên các ô thí nghiệm hay nguyên liệu ñã
thu hái theo 5 ñiểm chéo góc. Mẫu bấm bẻ phải ñược giữ trong túi ni lon ẩm
và tiến hành bấm bẻ không quá 6 giờ sau khi hái. Khi tiến hành bấm bẻ cần có
3 người thao tác ñộc lập 3 lần ñể ñảm bảo khách quan.
- Phương pháp xác ñịnh: Dùng phương pháp bấm bẻ xác ñịnh ñộ non
già của búp chè. Cân 200 gam mẫu (P), 3 lần nhắc lại. Tiến hành bấm bẻ cả
phần cuống và phần phiến lá ñến hết phần có gỗ. Cân riêng phần có xơ gỗ
(p1) và phần non (p2).
+ Tỷ lệ búp bánh tẻ (%) = p1/P x 100.
+ Tỷ lệ búp non (%) = p2/P x 100.
+ Tiêu chuẩ._.g có ý
nghĩa quyết ñịnh ñối với việc sử dụng thuốc BVTV.
ðể nắm ñược ảnh hưởng của các công thức hái là hái san trật và hái theo lứa
ñến mật ñộ dịch hại và số lần phun thuốc, chúng tôi ñã ñiều tra diễn biến mật ñộ
sâu ở các công thức hái và các thời ñiểm phun thuốc. Thời ñiểm này ñược xác
ñịnh khi mật ñộ dịch hại ñạt tới ngưỡng. ðối với rầy xanh: phun thuốc khi mật ñộ
rầy ñiều tra vượt quá 5 con/khay; ñối với bọ cánh tơ: phun thuốc khi mật ñộ ñiều
tra: 2-3 con/búp.
Kết quả ñiều tra rầy xanh thu ñược ở bảng 17 cho thấy: ở công thức hái san
trật, mật rầy xanh cao hơn công thức hái theo lứa, sau khi xử lý thuốc BVTV thì ở
công thức hái san trật, từ kỳ ñiều tra trước ñến kỳ ñiều tra sau tăng nhiều nhất ñạt
4,18 con/khay, vì vậy số lần phun thuốc cũng nhiều hơn (5 lần), còn ở công thức
hái theo lứa, từ kỳ ñiều tra trước ñến kỳ ñiều tra sau tăng nhiều nhất ñạt 1,93
con/khay, nên số lần phun thuốc cũng ít hơn (4 lần). Do ở công thức hái san trật
vẫn còn nhiều búp chè non là nguồn thức ăn dồi dào ñể rầy xanh tăng mật ñộ trở
lại, còn ở công thức hái theo lứa ñã hái hết búp chè trên mặt tán chè nên rầy xanh
tăng mật ñộ chậm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………74
Bảng 17: Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến diễn biến mật ñộ rầy xanh và số
lần phun thuốc ở Yên Bình - Yên Bái
Ngày ñiều tra Công thức 1
(con/khay)
Công thức 2
(con/khay)
Công thức 3
(con/khay)
Công thức 4
(con/khay)
1/5 1,53 1,47 1,42 1,31
7/5 3,97 3,68 3,47 3,15
14/5 7,65 5,47 6,85 5,28
21/5 2,10 1,51 1,89 1,46
28/5 5,95 3,24 5,87 3,03
4/6 1,64 5,17 1,63 5,11
11/6 5,82 1,42 5,68 1,41
18/6 1,61 3,29 1,52 3,17
25/6 5,67 5,08 5,13 5,06
2/7 1,53 1,40 1,42 1,39
9/7 3,72 3,15 3,01 2,94
16/7 5,88 5,02 5,16 4,85
23/7 1,63 1,38 1,43 1,34
30/7 3,81 2,97 3,26 2,43
Ghi chú: Hái san trật:
Phun lần 1 ngày 14/5/08
Phun lần 2 ngày 28/5/08
Phun lần 3 ngày 11/6/08
Phun lần 4 ngày 25/6/08
Phun lần 5 ngày 16/7/08
Hái theo lứa:
Phun lần 1 ngày 19/5/08
Phun lần 2 ngày 7/6/08
Phun lần 3 ngày 26/6/08
Phun lần 4 ngày 16/7/08
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………75
Bảng 18: Ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến diễn biến mật ñộ bọ trĩ và số lần
phun thuốc ở Yên Bình - Yên Bái
Ngày
ñiều
tra
Công thức 1
(con/búp)
Công thức 2
(con/búp)
Công thức 3
(con/búp)
Công thức 4
(con/búp)
1/5 1,75 1,34 1,47 1,24
7/5 2,92 1,77 2,53 1,69
14/5 3,74 2,15 3,61 2,07
21/5 1,15 0,84 1,08 0,77
28/5 3,29 1,31 3,07 1,24
4/6 1,08 2,07 1,13 2,02
11/6 2,51 0,81 2,39 0,75
18/6 3,86 1,44 3,42 1,39
25/6 1,21 2,33 1,15 2,16
2/7 2,62 0,86 2,34 0,78
9/7 3,53 1,43 3,49 1,28
16/7 1,19 2,21 1,18 2,12
23/7 2,72 0,72 2,54 0,69
30/7 3,68 1,38 3,25 1,61
Ghi chú: Hái san trật:
Phun lần 1 ngày 14/5/08
Phun lần 2 ngày 28/5/08
Phun lần 3 ngày 18/6/08
Phun lần 4 ngày 9/7/08
Phun lần 5 ngày 30/7/08
Hái theo lứa:
Phun lần 1 ngày 19/5/08
Phun lần 2 ngày 7/6/08
Phun lần 3 ngày 26/6/08
Phun lần 4 ngày 16/7/08
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………76
Kết quả ñiều tra bọ trĩ ở bảng 18 cho thấy: mật ñộ bọ trĩ ở công thức hái san
trật cao hơn công thức hái theo lứa, sau khi xử lý thuốc BVTV thì ở công thức hái
san trật, từ kỳ ñiều tra trước ñến kỳ ñiều tra sau tăng mật ñộ nhiều nhất ñạt 1,43
con/búp, vì vậy số lần phun thuốc cũng nhiều hơn (5 lần), còn ở công thức hái
theo lứa, từ kỳ ñiều tra trước ñến kỳ ñiều tra sau chỉ tăng mật ñộ nhiều nhất là 0,98
con/búp, nên số lần phun thuốc cũng ít hơn (4 lần). Do công thức hái san trật vẫn
chừa lại nhiều búp chè non chưa ñủ tiêu chuẩn hái, ñây là nguồn thức ăn dồi dào
ñể bọ trĩ tăng mật ñộ trở lại, còn ở công thức hái theo lứa ñã hái hết búp chè trên
mặt tán chè nên bọ trĩ tăng mật ñộ chậm hơn.
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phun thuốc ñến diễn biến mật ñộ thiên ñịch
chính
Thiên ñịch, ñây là một trong những nhân tố quan trọng ñiều chỉnh, kìm hãm
mật ñộ sâu hại chè ñảm bảo ñược mỗi cân bằng sinh thái giữa cây trồng- sâu hại
và thiên ñịch. ðể nắm ñược ảnh hưởng của thuốc hóa học ñến diễn biến mật ñộ
thiên ñịch chính chúng tôi tiến hành ñiều tra trên các công thức chè ñã ñược phun
thuốc trừ rầy xanh và bọ trĩ. Kết quả thu ñược ở bảng 19.
Ở cả 2 công thức hái trên nền ñốn phớt và ñốn lửng, thời gian phun thuốc
trừ sâu và quy trình phun thuốc gần giống nhau nên diễn biến mật ñộ nhện tổng số
và mật ñộ kiến tổng số cũng tương ñương nhau.
Ở các công thức hái san trật có số lần phun thuốc (5 lần) nhiều hơn ở các
công thức hái lứa (4 lần), vì vậy mật ñộ nhện tổng số và mật ñộ kiến tổng số ở các
công thức hái san trật thấp hơn ở các công thức hái lứa.
Thuốc trừ sâu rất nguy hiểm ñối với các loài thiên ñịch, ñặc biệt là các loài
nhện.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………77
Bảng 19: Ảnh hưởng của phun thuốc ñến diễn biến mật ñộ nhện tổng số, mật
ñộ kiến tổng số với các công thức hái chè khác nhau ở Yên Bình - Yên Bái
Mật ñộ nhện tổng số (con/khay) Mật ñộ kiến tổng số (con/khay) Ngày
ñiều
tra
Công
thức 1
Công
thức 2
Công
thức 3
Công
thức 4
Công
thức 1
Công
thức 2
Công
thức 3
Công
thức 4
1/5 1,6 1,5 0,8 0,7 2,4 1,9 1,2 1
7/5 2,1 1,9 1,5 1,3 3,5 2,6 3,1 1,6
14/5 0,0 2,5 0,0 2,1 0,6 4,2 0,5 3,2
21/5 0,5 0,0 0,5 0,0 1,2 0,7 1,3 0,6
28/5 1,1 0,6 0,9 0,6 1,7 1,2 2,1 1,4
4/6 0,0 1,3 0,0 1,5 0,5 1,6 0,7 2,3
11/6 0,4 0,0 0,4 0,0 1,1 0,4 1,5 0,3
18/6 1,2 0,5 0,9 0,5 1,6 1,1 2,2 1,1
25/6 0,0 1,2 0,0 1,4 0,4 1,8 0,5 1,8
2/7 0,3 0,0 0,5 0,0 1,3 0,5 1,2 0,4
9/7 1,1 0,6 1,1 0,4 1,7 1,2 2,4 1,2
16/7 0,0 1,2 0,0 1,5 0,3 1,9 0,5 1,9
23/7 0,3 0,0 0,3 0,0 0,8 0,5 1,1 0,5
30/7 0,9 0,8 0,8 0,5 1,5 1,3 1,9 1,4
LSD0,05 = 4,5
4.3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè ñến mức ñộ sử dụng và dư lượng
thuốc BVTV: do chu kỳ thu hái khác nhau nên kỹ thuật hái cũng có ảnh hưởng rõ
rệt ñến mức ñộ sử dụng và dư lượng thuốc BVTV. ðể nắm ñược mức ñộ sử dụng
các loại thuốc BVTV khi áp dụng các kỹ thuật thu hái khác nhau, chúng tôi ñã tiến
hành ñiều tra nông dân ở vùng trồng chè huyện Yên Bình. Kết quả cho thấy, mặc
dù nếu áp dụng phun thuốc theo ngưỡng dịch hại thì số lần phun thuốc cho vụ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………78
mùa chỉ cần 5 lần với công thức hái san trật và 4 lần với công thức hái theo lứa
nhưng trong thực tế nông dân thường sử dụng số lần nhiều hơn. ðối với hình thức
hái san trật, nông dân thường phun thuốc sau 1-2 lứa hái, do ñó số lần phun trong
vụ lên tới 9 lần, trong khi ñối với hình thức hái theo lứa nông dân chỉ phải phun 6
lần (bảng 20).
Bảng 20: Mức ñộ sử dụng thuốc BVTV khi áp dụng các phương thức hái
khác nhau
(Kết quả ñiều tra nông dân trên nền ñốn phớt vụ hè 2008 ở Yên Bình - Yên
Bái)
Chỉ tiêu Hái san trật Hái theo lứa
Số lần phun thuốc
trong vụ hè
9 lần 6 lần
Loại thuốc phun và
thời gian cách ly của
thuốc (ngày)
Rufast 3EC; 7 ngày
Monster 40EC; 7 ngày
Applaud 10WP; 7 ngày
Comite 73EC; 7 ngày
Bestox 5EC; 5 ngày
Mospilan 3EC; 7 ngày
Daconil 75 WP; 14 ngày
Tilt super 300EC; 14 ngày
Rufast 3EC; 7 ngày
Monster 40EC; 7 ngày
Comite 73EC; 7 ngày
Bestox 5EC; 5 ngày
Daconil 75 WP; 14 ngày
Khoảng cách giữa hai
ñợt hái (ngày)
7-10 18-21
Về chủng loại thuốc phun: kết quả ñiều tra bảng 20 cho thấy, chủng loại
thuốc nông dân sử dụng giữa phương thức hái không khác nhau, tuy nhiên thời
gian cách ly của các loại thuốc có sự khác nhau, do ñó nếu áp dụng kỹ thuật hái
san trật thì các loại thuốc như Daconil 75 WP, Tilt super 300EC có thời gian cách
ly là 14 ngày nhưng khoảng cách giữa các ñợt hái là 8 ngày thì không thể tuân thủ
thời gian cách ly, ñặc biệt trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp, sẽ ñể lại dư lượng thuốc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………79
BVTV trong búp chè. Trong khi ñó nếu áp dụng kỹ thuật hái theo lứa thì khoảng
cách giữa các ñợt hái là 18 ngày nên dư lượng thuốc BVTV trong búp chè không
còn vì thế ñảm bảo ñược sản phẩm chè sạch ñáp ứng ñược yêu cầu của thị trường
trong và ngoài nước.
4.3.4. Khả năng lựa chọn các thuốc BVTV phù hợp với các phương thức hái
chè:
Hiện nay hình thức hái san trật vẫn ñang ñược nông dân ứng dụng rộng rãi,
do giá bán chè tươi cao hơn và thu nhập ñều ñều sau mỗi lứa hái. Song dưới sức
ép của dịch hại, số lần phun thuốc nhiều. Nếu không lựa chọn các loại thuốc có ñộ
ñộc thấp, thời gian cách ly ngắn thì không thể tuân thủ ñầy ñủ thời gian cách ly, từ
ñó có thể làm cho phẩm chất chè không ñạt do chứa dư lượng thuốc BVTV vượt
mức cho phép.
Bảng 21: Hiệu lực trừ sâu của một số thuốc BVTV và dư lượng của chúng
trong sản phẩm chè khi áp dụng hình thức hái san trật
Tên thuốc Lượng
dùng
(kg, lít/
ha)
ðối
tượng
phòng
trừ
Hiệu quả
sau phun 7
ngày (%)
Dư lượng thuốc
trong sản phẩm
khi hái (mg/ kg
búp)
Mức dư
lượng tối ña
cho phép
(mg/ kg
búp)
Dandy 15
EC
1,5 Nhện ñỏ 78,5 0,01 0,2
V-Bt 20WP 1,5 Sâu róm 91,3 0,01 0,2
Emalusa
50.5 WSG
0,1 Rầy
xanh
90,8 0,01 0,2
Shertin 3.6
EC
1.0 Bä trÜ 88,7 0,01 0,2
§Ó gióp n«ng d©n cã c¬ héi lùa chän c¸c lo¹i thuèc BVTV cã thêi gian c¸ch
ly ng¾n, ®é ®éc thÊp phï hîp víi chu kú thu h¸i cña c¶ hai ph−¬ng thøc h¸i san trËt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………80
vµ h¸i theo løa, chóng t«i ®R tiÕn hµnh kh¶o s¸t hiÖu qu¶ phßng trõ cña mét sè lo¹i
thuèc míi, ®Æc biÖt lµ c¸c thuèc sinh häc.
KÕt qu¶ b¶ng 21 cho thÊy c¶ 4 lo¹i thuèc ®−îc thÝ nghiÖm ®Òu cã hiÖu qu¶
kh¸ cao ®Ó phßng trõ c¸c ®èi t−îng s©u h¹i chñ yÕu nh− nhÖn ®á, rÇy xanh vµ bä
trÜ, s©u rãm h¹i chÌ. HiÖu qu¶ cña thuèc sau phun 7 ngµy ®Òu ®¹t tõ 78,5 ®Õn
91,3%. Trong khi ®ã khi ph©n tÝch d− l−îng thuèc t¹i thêi ®iÓm thu ho¹ch ®Òu nhá
h¬n chØ giíi ph¸t hiÖn (0,01 mg/ kg bóp) v× hÇu hÕt c¸c lo¹i thuèc nµy ®Òu cã thêi
gian c¸ch ly ng¾n (3-5 ngµy)
4.3.5. Ảnh hưởng của các kỹ thuật hái ñến hiệu quả kinh tế
Người sản xuất quan tâm nhất là hiệu quả kinh tế, tất cả các biện pháp kỹ
thuật ñưa vào nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè ñể phục vụ tốt người tiêu
dùng thì mục ñích cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là
thước ño ñể xác ñịnh kỹ thuật hái nào sẽ ñem lại lợi ích thực cho người sản xuất.
Vì vậy chúng tôi tính hiệu quả kinh tế cho 1 ha chè/vụ hè ñể giúp người sản xuất
chọn ñược kỹ thuật hái nào thích hợp nhất.
Dựa vào kết quả phân tích phẩm cấp chè.
Giá bán 1 kg chè tươi tại thời ñiểm này (tại nông trường Văn Hưng, Huyện Yên
Bình).
Chè loại A: 3400ñ, Chè loại B: 3200ñ, Chè loại C: 2800ñ.
Dựa vào số tiền công hái chè:
Hái san trật 1 công ñược 35 kg (thuê 1 công hái là 50.000ñ)
Hái theo lứa 1 công ñược 60 kg (thuê 1 công hái là 50.000ñ)
Tiền công phun thuốc: 6000ñ/sào, 1ha: 162.000ñ/ha/1 lần phun
Tiền thuốc sâu: 3500ñ/sào, 1ha: 94.500ñ/ha/1 lần phun
Tiền thuốc + công phun (1ha) : 256.500ñ/1 lần phun.
Hái lứa phun 4lần: 256.500ñ x 4 = 1.026.000ñ/ha
Hái san trật phun 5 lần: 256.500ñ x5 = 1.282.500ñ/ha
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………81
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………82
Bảng 22: Ảnh hưởng của các kỹ thuật hái ñến hiệu quả kinh tế
Công thức hái
Loại
chè
Năng suất
búp
(kg/ha/ vụ hè)
Giábán
(ñ/ kg)
Thành
tiền (ñ/ ha/
vụ hè)
Công
hái
(ñ/ ha/ vụ
hè)
Tiền thuốc
và công
phun thuốc
(ñ/ ha)
Tiền lãi
(ñ/ ha)
A 133,44 3400
B 1.084,18 3200
Công thức 1
C
635,68 2800
5.702.974
2.647.500
1.282.500
1.772.974
A 63,8 3400
B 728,6 3200
Công thức 2
C 886,4 2800
5.030.356
1.399.000
1.026.000
2.605.356
A 256,0 3400
B 1.329,3 3200
Công thức 3
C 462,9 2800
6.420.287
2.926.000
1.282.500
2.211.787
A 109,4 3400
B 863,1 3200
Công thức 4
C 710,0 2800
5.121.562
1.402.000
1.026.000
2.693.562
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………83
Qua bảng 22 cho thấy các công thức hái san trật do năng suất chè ở công
thức hái san trật cao hơn hái theo lứa, phẩm cấp chè cũng tốt hơn tỷ lệ chè A+B
lớn hơn và giá bán cao các công thức hái lứa nên số tiền thu ñược từ bán chè tươi
(5.702.974ñ - 6.420.287ñ) lớn hơn số tiền thu ñược từ bán chè tươi của các công
thức hái lứa (5.030.356ñ - 5.121.562ñ).
Số tiền chi phí cho công hái chè cả vụ/ha của các công thức hái lứa từ
(1.399.000ñ - 1.402.000ñ) thấp hơn rất nhiều so với các công thức hái san trật từ
(2.647.500ñ - 2.926.000ñ).
Số tiền chi phí cho thuốc trừ sâu và công phun thuốc cho chè cả vụ/ha của
các công thức hái lứa (1.026.000ñ) thấp hơn so với các công thức hái san trật
(1.282.500ñ).
Kết quả tiền lãi/ha/vụ hè thu ñược của công thức hái theo lứa trên nền ñốn
lửng cao nhất (2.693.562ñ), tiếp theo là công thức hái theo lứa trên nền ñốn phớt
(2.605.356ñ), rồi ñến công thức hái san trật trên nền ñốn lửng (2.211.787ñ) và
thấp nhất là công thức hái san trật trên nền ñốn phớt (1.772.974ñ).
Tóm lại: công thức hái theo lứa có hiệu quả kinh tế cao hơn công thức hái
san trật.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………85
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Các kỹ thuật hái chè có ảnh hởng rõ rệt tới cả 4 chỉ tiêu sinh trưởng
của cây chè là chiều cao cây sau ñốn, ñộ rộng tán, ñộ dày tầng tán và ñộ dày
tán. Khi áp dụng hái theo lứa, các chỉ tiêu sinh trưởng trên ñều tăng so với
hái san trật, số lứa hái cũng ít hơn nên tiết kiệm ñược nhiều công thu hái.
2. Kỹ thuật hái ảnh hưởng rõ rệt ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất búp chè. Khi hái san trật, các chỉ tiêu mật ñộ cành, mật ñộ búp,
chiều dài và trọng lượng búp ñều cao hơn, tỷ lệ mù xoè thấp hơn so với hái
lứa, do ñó năng suất búp cao hơn hái lứa.
3. Khi hái san trật, các chỉ tiêu thành phần cơ giới búp như tôm, cuống,
lá 1, lá 2 ñều cao hơn so với hái theo lứa, trừ chỉ tiêu lá thứ 3. Vì vậy phẩm
cấp chè loại A và B cao hơn hái theo lứa.
4. Thành phần và số lượng loài sâu, bệnh hại và ký sinh thiên ñịch của
chúng không có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức hái, nhưng mật ñộ sâu
và tỷ lệ hại của các ñối tượng sâu hại chính như rầy xanh, bọ trĩ ở công thức
hái san trật ñều cao hơn công thức hái lứa và mật ñộ nhện ñỏ thấp hơn. Số
lần phun thuốc khi áp dụng ngưỡng phòng trừ ở công thức hái san trật cao
hơn công thức hái lứa nên mật ñộ thiên ñịch thấp hơn.
5. Hiện nay nông dân vẫn sử dụng nhiều lần phun thuốc BVTV trên
chè, mức ñộ sử dụng ở hình thức hái san trật (9 lần) cao hơn rõ rệt so với
hái lứa (6 lần). Mặt khác, do thiếu kiến thức và giải pháp thay thế nên ña số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………86
nông dân vẫn phải sử dụng các thuốc có ñộ ñộc cao, thời gian cách ly dài
(từ 7-14 ngày), do ñó nếu áp dụng công thức hái san trật, khoảng cách giữa
các ñợt hái ngắn thì không thể tuân thủ ñầy ñủ thời gian cách ly ñặc biệt
trong ñiều kiện nhiệt ñộ thấp, dễ ñể lại dư lượng thuốc trong búp chè .
6. ðã lựa chọn ñược một số loại thuốc BVTV ít ñộc, có thời gian cách
ly ngắn (3-5 ngày) và hiệu quả phòng trừ khá cao (từ 78,5 ñến 91,3%) ñể
phòng trừ các ñối tượng sâu hại chủ yếu như nhện ñỏ, sâu róm, rầy xanh và
bọ trĩ hại chè ñó là Dandy 15 EC; V-Bt 20WP; Emalusa 50.5 WSG; Shertin
3.6 EC. Khi sử dụng các thuốc trên ở cả 4 công thức hái ñều không phát
hiện ñược dư lượng thuốc trong sản phẩm chè tươi tại thời ñiểm thu hoạch,
do ñó có thể sử dụng các thuốc này thay thế một phần các thuốc hoá học
ñộc hại, thời gian cách ly dài cho cả hai phương thức hái san trật và hái lứa.
7. Năng suất, phẩm cấp và giá bán chè ở công thức hái san trật cao hơn
hái lứa. Nhưng chi phí công hái chè và phun thuốc ở công thức hái lứa thấp
hơn nên sản phẩm chè an toàn và hiệu quả kinh tế thu ñược cao hơn.
5.2. ðỀ NGHỊ
1. ðối với giống chè Trung du xanh ở tỉnh Yên Bái nên khuyến khích
phương thức hái theo lứa vì tiết kiệm ñược công hái, giảm lượng thuốc
BVTV và chi phí phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ ñược thiên ñịch, sản phẩm
chè an toàn và hiệu quả kinh tế cao hơn hái san trật.
2. Khi áp dụng hình thức hái san trật chú ý phòng trừ rầy xanh và bọ
trĩ, còn hái theo lứa cần quan tâm việc phòng trừ nhện ñỏ. Cần lựa chọn
các loại thuốc BVTV, ít ñộc, có thời gian cách ly ngắn thuộc các hoạt chất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………87
Abamectin; Emamectin benzoate; Bt hay Azadirachtin ñể hạn chế ñộc hại,
dư lượng thuốc và dễ dàng tuân thủ thời gian cách ly.
3. Tiếp tục nghiên cứu ñề tài này ở nhiều vùng sinh thái, trên nhiều
giống chè khác nhau. ðồng thời mở rộng nghiên cứu, xây dựng quy trình
thâm canh và kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chè trên các nền
hái khác nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng phát triển châu Á-
Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2006), Sổ tay kỹ thuật chế
biến chè. NXBNN- Hà Nội, 115tr.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng phát triển châu Á-
Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2006), Sổ tay kiểm tra và ñánh
giá chất lượng chè Miền Bắc, NXBNN- Hà Nội, 115tr.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân hàng phát triển châu Á-
Dự án phát triển chè và cây ăn quả (2005), Sổ tay kỹ thuật trồng,
chăm sóc và chế biến chè Miền Bắc. NXBNN-Hà Nội, 179tr.
4. Nguyễn Văn Bình, Vũ ðình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự,
ðoàn Thị Thanh Nhàn, Bùi Xuân Sửu (1996), Giáo trình cây công
nghiệp, Trường ðHNN I- Hà Nội, NXBNN – Hà Nội, tr.177-199.
5. Cục BVTV (1995), Phương pháp ñiều tra và phát hiện sâu bệnh
hại cây trồng, NXBNN- Hà Nội, 150tr.
6. Cục BVTV (1998), Phương pháp ñiều tra và phát hiện sâu bệnh
hại cây trồng, NXBNN- Hà Nội.
7. Hoàng Ngọc ðường và Cs (1999), “Thiên ñịch sâu hại chè”, Thông
báo khoa học của các trường ñại học- Bộ giáo dục và ñào tạo-
Sinh học Nông Nghiệp – Hà Nội, tr 54-57 .
8. Hà Quang Hùng (1998), Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
nông nghiệp (Quản lý dịch hại tổng hợp - IPM) NXBNN- Hà Nội
9. Hiệp hội chè Việt Nam (2004), “Nghành chè Việt Nam năm 2003”,
Tạp chí người làm chè, số 26, tháng 3.tr1-3 .
10. Võ Ngọc Hoài (1998), “Phát triển chè ñến năm 2000 và 2010”,
Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè, NXBNN- Hà Nội, tr.7-22.
11. Hoàng Thị Hợi (1996), ðiều tra nghiên cứu một số sâu bệnh chính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………89
hại chè ở vùng Bắc Thái và biện pháp phòng trừ, Tóm tắt luận án PTS
khoa học Nông Nghiệp- Viện KHKTNN Việt Nam , 24 tr .
12. Nguyễn Văn Hùng (2001), Phòng trừ tổng hợp rầy xanh, bọ cánh
tơ, nhện ñỏ, bọ xít muỗi hại chè, NXBNN- Hà Nội, 199tr .
13. Nguyễn Văn Hùng, ðoàn Hùng Tiến, Nguyễn Khắc Tiến (1998),
Sâu, bệnh, cỏ dại hại chè và biện pháp phòng trừ, NXBNN-
Hà Nội, 144tr .
14. Nguyễn văn Hùng, ðoàn Hùng Tiến (2000), Sử dụng hợp lý thuốc
bảo vệ thực vật trên cây chè, NXBNN- Hà Nội, 162 tr .
15. Nguyễn Ngọc Kính (1979), Giáo trình cây chè, NXBNN- Hà Nội.
16. ðặng Hanh Khôi (1983), Chè và công dụng, Nxb Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.
17. ðỗ Văn Ngọc, Chu Xuân Ái (1998), “Kỹ thuật hái chè trên nương
chè PH1 năng suất cao ở Phú Hộ”, Tuyển tập các công trình nghiên
cứu về chè 1988- 1997, NXBNN- Hà Nội, tr. 142-151.
18. ðỗ Văn Ngọc (1991) ảnh hưởng của các dạng ñốn ñến sinh trưởng
phát triển năng suất chất lượng cây chè Trung du lớn tuổi ở Phú Hộ.
Luận án PTS KHNN.
19. Lê Thị Nhung (2001), Nghiên cứu nhóm sâu chích hút hại chè và vai
trò thiên ñịch trong việc hạn chế số lượng chúng ở vùng Phú Thọ. Luận
án TSNN, Viện KHKTNN VN .
20. Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Vân (1994), “Một số kết quả nghiên cứu
bước ñầu mối hại chè kiến thiết cơ bản”, Kết quả nghiên cứu khoa học
và triển khai công nghệ về cây chè, NXBNN – Hà Nội, tr. 151 – 153
21. ðỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000), Giáo trình cây chè sản xuất
chế biến và tiêu thụ, Trường ðại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
NXBNN – Hà Nội, tr.136 – 142 .
22. ðỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim Phong (1997), Cây chè Việt Nam,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………90
NXBNN – Hà Nội, tr.369-393.
23. ðông A Sáng (2004), Trà, văn hoá ñặc sắc Trung Hoa, Nxb Văn
hoá thông tin, Hà Nội.
24. Trường ðại Học Nông Nghiệp I- Hà Nội (1977), Giáo trình Bệnh
cây, NXBNN – Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Thiệp (1998), “Góp phần nghiên cứu thành phần sâu
hại chè và một số yếu tố ảnh hưởng ñến biến ñộng số lượng ñến một số
loài chính ở Phú Hộ”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè
1988- 1997, NXBNN.
26. Nguyễn Văn Thiệp (1999) “Nghiên cứu cơ sở khoa học phòng trừ
rầy xanh Empoasca flavescens Fabr. Và bọ trĩ Physothrips setiventris
Bagn. Hại chè vùng Phú Thọ”. Luận án TSNN. Viện KHKTNN VN.
27. Vũ Thị Thư, ðoàn Hùng Tiến, ðỗ Thị Gấm, Giang Trung Khoa, Các
hợp chất hóa học có trong chè và một số phương pháp phân tích thông
dụng trong sản xuất chè ở Việt Nam, NXBNN 2001.
28. Hồ Khắc Tín (1982) Giáo trình côn trùng nông nghiệp, tập 2, NXBNN
- Hà Nội.
29. Nguyễn khắc Tiến (1988), “Sâu, bệnh, cỏ dại hại chè tình hình và
triển vọng” Tuyển tập nghiên cứu cây công nghiệp- cây ăn quả 1968-
1998, NXBNN- Hà Nội, tr 25-28.
30. Nguyễn Khắc Tiến và CTV (1994), “Kết quả ñiều tra về thành phần
nhện hại và phương pháp phòng trừ”, Kết quả nghiên cứu khoa học và
triển khai công nghệ về cây chè 1989- 1993, NXBNN- Hà Nội, tr
122- 134.
31. Lê Triệu Hoàng Trung (2002), ảnh hưởng của kỹ thuật hái ñến năng
suất, chất lượng chè vụ hè trên giống chè Trung Du Xanh, Báo cáo
tốt nghiệp, Trường ðHNN I- Hà Nội, 46tr.
32. UBND Tỉnh Yên Bái (21/8/2006), ðề án phát triển chè Tỉnh Yên Bái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………91
giai ñoạn 2006- 2010
33. Viện BVTV (1976), Kết quả ñiều tra côn trùng và bệnh cây ở các
tỉnh Miền Bắc, NXBNN- Hà Nội.
34. Viện BVTV (1998), Kết quả ñiều tra côn trùng và bệnh cây ở các
tỉnh phía nam, NXBNN- Hà Nội.
35. Viện cây công nghiệp (1987), “Thành phần sâu hại chè tại phú Hộ”,
Báo cáo khoa học trạm thực nghiệm (Tài liệu lưu hành nội bộ).
36. Viện nghiên cứu chè (2002), “Giống chè kỹ thuật trồng và chăm
sóc”, Tài liệu tập huấn, Viện nghiên cứu chè.
37. Phạm Thị Vượng, Nguyễn Văn Hành (1990), Một số kết quả bước ñầu
về nghiên cứu sâu hại chè ở vùng sông cầu- Bắc Thái và biện
pháp phòng trừ, T/c BVTV, số1, tr. 16-22.
38. Trần ðặng Việt (2004), Thành phần sâu, nhện hại; ñặc ñiểm sinh
học, sinh thái của loài sâu hại chính trên các giống chè nhập nội
vụ xuân 2004 tại Phú Hộ, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp Trường
ðHNN I- Hà Nội.
39. Lê Trường Yến (2006), ðiều tra thành phần sâu, nhện và tình hình phát
sinh của một số loài sâu hại chè chủ yếu tại công ty chè ðường Hoa,
Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh năm 2006,
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường ðHNN I- Hà Nội, 82 tr.
40.
B. Tài liệu tiếng anh
40. Banerjee B. (1982), Strategy for the control of Andraca bipun
ctata Walker on tea, Tea Research Association, Nagracata,West
Bengal, India.
41. Banerjee B., J.E Cranham (1985), “Tea” Spider mites ther
biology, naturalenemies and control. Volume 1B; Edt by W. Hell
& M.W. Sabelis. Elsevier. Amsterdam- Oxford- New York-
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………92
Tokyo, p.371-379.
42. Barboka B.C. (1994), “Pest of tea North- East India and their
control”, Bulletin Assiation Tea India.
43. Cheng Mingke; Cheng, M. K. (1991) “Prediction of the start of the
first peak of Empoasca pirisuga by computer”. Jour. Of Agr.
Science (China), p. 181- 182.
44. Danthanarayana W, S. N. Fernando (1970), “Biology and control of
the Live- wood termites of tea”, The Tea Quartety, Volume 41, part
1, March 1970, The Tea Research Institude of Ceylon, p. 34-51.
45. Danthanarayana W., D.J.W. Ranaweera (1970), “The red spider mite
and the scarlet mite of tea and their control”, The Tea Quartety,
Volume 41, part 1, March 1970, The Tea Research Institude of Ceylon.
46. Eden T. (1958), Tea Great Britain, p.118-135.
47. Hill D.S; J.M. Waller (1998), “Tea”. Pests and diseases of Tropic
al Crops, Volume 2, Hand book of pests and diseases, Produced
by Longman Group Ldt in Hong Kong, p.344-350.
48. Lo K. C, W. T. Lee, T. K. Wu and C. C. Ho (1989), “Use of predator
to control spider mites (Acaria- Tetranychidae) in the republic of Chi
na on Taiwan” Proceeding of the International Seminar, Held
in Tsukuba, Japan, October 2-7, 1989.
49. Muraleedhara N. (1991), Pest management in tea, Upasi, Valpafai, 130p.
50. Muraleedhara N.(1992), “Pest control in Asia” Tea cultivation
to consumption, Edt by Willon & Cliford. Chapman & Hall.
London p.575 – 408 .
51. Oomen P.A. (1982), Studies on population dynamics of the scarletmite,
Brevipalpus phoenicis, a pest of tea in Indonesia, Hveenman & Zonen
B. V- Wageningen, 82p.
52. Rattan, P.S. (1992) Pest and disease control in Africa. In tea Cultivati
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………93
on to consumption. Edt. by Willon & Cliford. Chapman & Hall. Lon
don. P. 231- 334.
53. Sivapalan P; Gnanapragasam N.C. (1980), “Effects of saponi
and nonsteroidal amino on the development of Homona cofferia
in vitro”, Entomology Exp. Et. Appl, 27(I), p. 91-94.
54. Sivapalan P. (1980), Diseases and Parasitoids of tea, The Tea Resear
ch Institude of Ceylon.
55. Srivastara, K.P ; D , K . Butani (1987), “ Insect pests of tea in India
and their control”, Pesticides ( India ) V.21 (2) Fan , p.16-21.
56. Takafuji A., H. Amano (2001), “Control of multiple pests of tea
and spider mites in Greenhouse”, Biologycal control of insect in Ja
pan, Food and Fertilizer technology center, Etnsion Bulletin
499, September, p. 1-9.
57. The Japanese society of applied Entomology and Zoology (1987),
Major insect and other pest of economic plant in Japan, Tokyo.
58. Zie Zhenlun, Dai Suxian, Cao Pan Rong, Lai Shihua, Zeng Fuqing,
Liu Seng Li (1991), “A study on succession in insect communities in
tea platation not treated with pesticides on the Leizhou Peninsula”.
Journal of Tea Science, N01. p.41 – 44.
59. Waterhouse D.F., (1993), The major anthropod Pests and weed
of agriculture in Southeast Asia, Camb Australia.
60. Bangladesh:Tea. 22/6/2004
61. Camellia sinensis “Tea”.
http// www. Meseum.Org.za/bio/plants/Theaceae/camellia- sinensis.htm
(1/7/2004)
62. Muraleedhara N. and R. Selvasundaram: An IPM pakage for Tea in
India http//www.bioagrosolution.com/ipm.htm(1/7/2004).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………94
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Khí hậu, thời tiết từ tháng 1 ñến tháng 8 năm 2008 của huyện Yên Bình – Yên Bái
Nhiệt ñộ không khí (0C) ðộ ẩm không khí (%)
Tháng Trung bình
(0C)
Tối cao
(0C)
Tối thấp
(0C)
Trung bình
(%)
Tối thấp
(%)
Tổng số
giờ nắng
(giờ)
Tổng lượng
mưa phổ
biến (mm)
1 14,6 27,6 6,7 90 39 59 25,0
2 13,1 26,2 7,1 86 44 23 57,3
3 20,5 30,0 10,0 86 39 70 48,8
4 23,9 32,8 16,8 88 55 49 94,4
5 26,4 35,8 19,6 82 50 150 168,0
6 27,7 31,6 25,1 85 68 111 164,4
7 27,3 32,3 25,2 85 60 151 122,1
8 28,0 32,1 25,3 87 67 121 112,4
(Nguồn: Phòng kinh tế – ủy ban nhân dân huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………96
Phụ lục 2: Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè ñến mức ñộ phổ biến của các loài sâu, bệnh hại chính
(Kết quả ñiều tra từ tháng 1 ñến tháng 4 năm 2008 tại Yên Bình – Yên Bái)
Mức ñộ phổ biến qua các tháng Tên thiên ñịch
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4
Rầy xanh + + + + ++ ++ + + +++ ++ ++ ++ ++++ +++ +++ ++
Bọ xít muỗi + + + + + + + + ++ + + +
Bọ xít xanh + + + + +
Bọ xít hoa + +
Bọ xít dài + + + + + + +
Bọ xít bông + + + + + + + +
Rệp phấn trắng + + + + + + + + + ++ + + +
Mối + + + + + + +
Rệp muội + + + + + ++ ++ ++ +
Bọ cánh tơ + + + + + + + + + + + + ++ ++ + +
Bọ nẹt xanh
Sâu xếp lá + ++ + ++ + +
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………97
Nhện ñỏ + + + + + + ++ ++ + +
Sâu cuốn búp + ++ + +
Sâu róm nâu + + + + + + +
Sâu ñục thân ñỏ + + +
Sâu kèn mái chùa + + + + + + + + + +
Sâu kèn ống +
Sâu kèn tổ lá + + + + + +
Sâu kèn bó củi + + + + + + + +
Sâu róm u vàng + +
Bệnh phồng lá + + + + + + + +
Bệnh ñốm nâu + + + + +
Bệnh ñốm xám + + + + + + +
Bệnh thối búp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………98
Phụ lục 3: Ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè ñến mức ñộ phổ biến của các loài thiên ñịch chính trên chè
(Kết quả ñiều tra từ tháng 1 ñến tháng 4 năm 2008 tại Yên Bình – Yên Bái)
Mức ñộ phổ biến qua các tháng Tên thiên ñịch
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4
CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4
Nhện Sói + + + + ++ + ++ + +++ ++ ++ ++ +++ ++ +++ ++
Nhện linh miêu + + + + + ++ + ++ ++ +++ ++ +++ ++ ++++ ++ ++++
Nhện lưới + + + + + + + + + ++ + ++ + ++ ++ ++
Ong vàng + + + + + + + + ++ + ++ + ++ ++ ++ ++
Bọ rùa ñỏ + + + + ++ + ++ ++ +++ ++ +++ ++++ ++++ ++++ ++++
Bọ xít gai ăn thịt + + + + + + + + + +
Chuồn chuồn kim + + + + + + + + + + + + + + +
Kiến ăn thịt + + + + + + + + +
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2890.pdf