1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây Bạch chỉ ( còn có tên gọi khác là Hàng Châu bạch chỉ hay Hương bạch chỉ) có tên khoa học là Angelica dahurica Benth. Et Hook. f. thuộc họ hoa tán – Apiaceae. Cây Bạch chỉ được trồng ở Trung quốc, Nhật bản, Việt Nam và một số quốc gia khác…Bạch chỉ là cây thuốc thiết yếu trong danh mục cây thuốc thiết yếu của Y học cổ truyền Việt Nam, vị thuốc bạch chỉ đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian và đã được chiết tách hoạt chất sử dụng bào chế ra rất nhiều dư
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hạt giống ở các vị trí tán hoa đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. Et Hook. f.) ở các thời vụ trồng khác nhau tại Gia Lâm – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc phẩm có giá trị ( cảm xuyên hương, khung chỉ…).
Theo y học cổ truyền Bạch chỉ có vị cay, tính ôn, tác động vào các kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng khử phong, chỉ thống, hoạt huyết bài nùng, sinh cơ. bạch chỉ còn có thể dùng để chữa cảm mạo, đau đầu, đau răng, mụn nhọt sưng mủ…
Theo y học hiện đại thì trong cây bạch chỉ có tinh dầu và các dẫn xuất curamin là: Byak angelicol; Oxypeucedanin, imperatorin, isoimperatorin, xanthotoxin, phelloterin, neobyak angelicin ngoài ra còn có marmezin và scopetin [].
Hiện nay nhu cầu về cây dược liệu nói chung và cây bạch chỉ nói riêng là rất lớn, theo báo cáo của công tổng công ty dược Việt Nam cho thấy mỗi năm tổng công ty nhập khẩu 182 loại dược liệu với tổng khối lượng 18.300 tấn, với 81 loại nhập khẩu với số lượng trên 100 tấn.
Cây bạch chỉ được Viện dược liệu nhập nội vào nước ta thành công từ Trung quốc vào năm 1960- 1970 đã được thuần hoá với khí hậu miền bắc nước ta được trồng phổ biến ở thôn 2 và thôn 3 xã Vạn Phúc huyện Thanh Trì và một số vùng khác như Khoái Châu, Văn Lâm (Hưng Yên) và một số vùng khác…Tuy nhiên từ khi cây bạch chỉ được nhập nội vào nước ta đến nay thì vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chọn tạo giống cây bạch chỉ được thực hiện nên giống bạch chỉ trồng ở các vùng sản xuất ngày càng bị thoái hóa tỷ lệ cây ra hoa nhiều năng suất giảm…do đó dẫn đến giảm diện tích trồng và sản lượng bạch chỉ giảm…
Được sự phân công của Bộ môn cây Công nghiệp, dưới sự hướng dẫn của TS. Ninh Thị Phíp chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hạt giống ở các vị trí tán hoa đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica Benth. Et Hook. f.) ở các thời vụ trồng khác nhau tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2 Mục đích , yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ mọc từ hạt giống trên các vị trí tán ở các thời vụ khác nhau từ đó xác định được vị trí các tán cho hạt giống năng suất cao, chất lượng tốt và thời vụ trồng thích hợp cho cây bạch chỉ.
1.2.2. Yêu cầu
+) Xác định đặc điểm hình thái, ra hoa, làm quả trên các cấp tán của cây bạch chỉ.
+) Đánh giá ảnh hưởng của hạt giống ở vị trí tán hoa đến sinh trưởng và phát triển của cây bạch chỉ trong các thời vụ trồng khác nhau.
+) Đánh giá ảnh hưởng của hạt giống ở vị trí tán hoa đến tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ trong các thời vụ trồng khác nhau.
+) Đánh giá ảnh hưởng của hạt giống ở vị trí tán hoa đến năng suất cây bạch chỉ trong các thời vụ trồng khác nhau
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về xác định ảnh hưởng của hạt giống trên các vị trí tán khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của cây bạch chỉ trong các thời vụ trồng khác nhau. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy ở các trường đại học và trung cấp ngành nông nghiệp.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được vị trí tán cho hạt giống có năng suất cao và chất lượng tốt góp phần nâng cao năng suất chất lượng cây bạch chỉ trong sản xuất.
- Xác định được thời vụ trồng bạch chỉ thích hợp làm giảm tỷ lệ ra hoa, tăng năng suất và phẩm cấp củ bạch chỉ trong sản xuất.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
2.1.1 Cơ sở khoa học
Hoa bạch chỉ nhỏ tập hợp thành cụm hoa hình tán kép, cuống thu ngắn. Gốc của tán hoa có những lá bắc nhỏ mọc vòng làm thành tổng bao, còn từng hoa không có lá bắc riêng. Hoa về cơ bản là đều, nhưng đôi khi những hoa ở phía ngoài tán có cánh hoa to hơn, làm cho hoa trở nên không đều, còn những hoa ở bên trong tán vẫn là hoa đều. Hoa lưỡng tính, hoa mẫu 5, đài có 5 răng nhỏ hình vảy, đôi khi không có, 5 cánh hoa rời nhau, xếp van, thường có màu trắng. Một vòng nhị xếp xen kẽ với cánh hoa, chỉ nhị dài dính vào đĩa mật ở trên đỉnh bầu. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 2 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Hai vòi nhụy và 2 đầu nhụy, gốc vòi nhụy thường phình to dính với đĩa mật, gọi là chân vòi. Công thức hoa tự: *K5 C5 A5 G(2).
Bạch chỉ là cây có số lượng hoa lớn, thích nghi cao với sự thu phấn nhờ sâu bọ. Nhị chín trước nhụy nên buộc phải thụ phấn chéo. Hoa tập trung hình thành các tán khác nhau. Hoa bạch chỉ thuộc loại hoa hữu hạn, hoa nở từ trên nở xuống, nở từ ngoài vào trong. Quá trình nở hoa bắt đầu từ tán trung tâm, sau đó là tán cấp 1, tán cấp 2… thời gian nở hoa giữa 2 cấp tán cách nhau từ 7 – 10 ngày. Những tán hoa và hoa ra trước có kích thước lớn hơn những tán hoa và hoa ra sau.
Cây bạch chỉ thường có 5 cấp tán (một số cây có 6 cấp tán). Trên mỗi tán lớn lại có nhiều tán con khác nhau, trên các tán con có mang quả. Mỗi cây bạch chỉ có 1 tán trung tâm, số tán lớn tăng dần từ cấp trung tâm đến cấp 3 sau đó giảm dần. Tổng số tán hoa trên cây dao động từ 60 – 66 tán. Số lượng quả nhiều, phân bố ở các tán khác nhau. Trung bình mỗi cây có khoảng gần 6.5 vạn quả. Kích thước hạt bạch chỉ giảm dần từ tán cấp trung tâm đến tán cấp 5. Hạt tán cấp trung tâm hình thành đầu tiên, thời gian sinh trưởng dài nên kích thước hạt lớn nhất. Tiếp theo là hạt cấp 1, 2, 3, 4 và hạt cấp 5 hình thành muộn nhất, thời gian sinh trưởng ngắn, kích thước và khối lượng hạt nhỏ nhất. Khối lượng 1000 hạt bạch chỉ cao nhất là cấp tán 2 là 3,00 - 3.49 gam, sau đó khối lượng 1000 hạt giảm từ cấp 2 đến cấp 5, hạt tán cấp 5 chỉ đạt từ 2.00 - 2.64 gam. Tỷ lệ hạt chắc khác nhau ở các cấp tán hoa, tăng dần từ hạt tán cấp trung tâm đến hạt tán cấp 2 sau đó giảm dần đến hạt tán cấp 5. Tỷ lệ hạt chắc biến động từ 11.46% đến 50.32% phụ thuộc vào cấp tán khác nhau, cao nhất là hạt tán cấp 2 và thấp nhất là hạt tán cấp 5.
Cây bạch chỉ có thời gian nở hoa dài trong khoảng một tháng, số lượng hoa trên cây lớn. Thời gian nở hoa giữa các tán khác nhau. Hạt giống bạch chỉ ở vị trí tán hoa khác nhau có kích thước, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt khác nhau. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí hạt trên tán đến chất lượng hạt giống là cần thiết nhằm xác định vị trí tán cho năng suất và chất lượng hạt giống thích hợp cho sản xuất.
2.1.2 Cở sở thực tiễn
Khi nghiên cứu về hạt giống trên các vị trí tán khác nhau của loài bạch chỉ cảnh Angelica archangelica subsb thuộc chi Angelica, họ hoa tán, Ojala (1985) đã kết luận tán trung tâm hình thành hạt to nhất và số quả/tán là lớn nhất. Ông cũng cho rằng, số hoa/tán và tỷ lệ quả chắc đạt được cao nhất trên tán cấp 2 và cấp 3. [ ]. Ojala (1986) [ ].
Thomas và cộng sự (1978) [] đã khẳng định hạt trên các vị trí tán khác nhau của các cây thuộc họ hoa tán đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây con. Cây mọc từ hạt trên các tán nở sau (cấp cao hơn) khả năng sinh trưởng phát triển kém hơn.
Nghiên cứu trên cây cà rốt Daucus carota L. thuộc họ Apiaceae, J. P. Braak và Y. O. Kho [ ] đã cho thấy tỷ lệ hoa cái trên các tán hoa là có sự khác nhau. Cụ thể trên tán cấp 1 tỷ lệ hoa cái là 0%, tỷ lệ hoa cái tăng dần và đạt cao nhất ở tán cấp 4 là 52%. Chất lượng hạt giống cũng ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt cây cà rốt, đường kính hạt lớn hơn 2mm (nhóm 1) và trong khoảng từ 1,76- 2,00 mm là có tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 85%. Khi đường kính hạt giảm đi thì tỷ lệ nảy mầm cũng giảm theo, khi dường kính hạt nhỏ hơn 1,00 mm tỷ lệ nảy mầm giảm xuống còn 74%. Theo R.Jacobsohn và D Globerson [ ].
Ninh Thị Phip (2007) [] nghiên cứu trên cây đương quy Angelica acutiloba Kitagawa đã cho biết vị trí tán trên cây ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống, hạt trên tán trung tâm và tán cấp 2, có tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với hạt trên các cấp tán khác.
Ngoài ra ở vùng trồng bạch chỉ xã Vạn phúc – Thanh trì – Hà nội, Khi trao đổi với các hộ trồng bạch chỉ chúng tôi thấy rằng sau khi cây làm giống ra hoa người nông dân thường cắt bỏ tán trung tâm, để tập trung dinh dưỡng nuôi các tán hoa ra sau. Khi thu hoạch hạt giống để đảm bảo chất lượng hạt, người dân không thu đồng loạt một thời điểm mà thu từng tán hạt, hạt chín trước, thu trước, hạt chín sau thu sau. Hạt các tán cấp khác nhau chín vào thời điểm khác nhau, tán nở hoa trước chín trước, tán nở hoa sau chín sau.
Theo kinh nghiệm của người dân trồng Bạch chỉ tại các huyện Thanh Trì Hà Nội, Khoái châu Hưng Yên đều cho rằng, thời vụ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ. Trồng vụ sớm tỷ lệ ra hoa tăng và ngược lại.
Từ những dẫn cứ khoa học trên cho thấy nghiên cứu ảnh hưởng của hạt giống trên các vị trí tán khác nhau của cây bạch chỉ là cần thiết nhằm xác định được vị trí tán cho năng suất hạt cao với chất lượng phù hợp góp phần tăng năng suất và phẩm cấp củ bạch chỉ ngoài sản xuất.
2.2 Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây bạch chỉ
2.2.1 Nguồn gốc của cây bạch chỉ
Bạch chỉ có nguồn gốc Trung Quốc thuộc chi Angelica L. họ hoa tán Apiaceae, bộ nhân sâm Apiales
Chi Angelica có 110 loài trên thế giới trong đó có trên 60 loài có giá trị dược liệu rất cao chúng đều là những cây thân thảo sống hai năm. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng bắc ôn đới ấm.
Theo tài liệu dịch từ Trung Quốc [ ], cây bạch chỉ trồng ở Trung Quốc có ba loài chính đó là: bạch chỉ Xuyên (Angelica anonala Lallem ) cây cao từ 2-3m chủ yếu sản xuất ở Trực ninh tỉnh Tứ Xuyên ngoài ra còn ở các huyện Song Lưu, Trùng Khánh đều có trồng đây là loài Bạch chỉ có phẩm chất tốt nhất. Loại thứ hai là bạch chỉ Hàng Châu ( Angelica fomosana Bolss) cây cao 1-2 m, loại này trồng ở Hàng Châu tỉnh Triết Giang. Loại thứ 3 là Bạch chỉ Sơn( Angelica yabeana Makino) loài này mọc hoang dại ở Ninh Ba, Từ hàng..thuộc tỉnh Triết Giang, rễ củ rắn, chắc, củ nhỏ và có xơ, mùi thơm ngái.
Ngày nay bạch chỉ thường được trồng nhiều ở các nước châu Á như Trung quốc, Nhật Bản… Ở châu Âu được trồng nhiều ở Italia, Hà Lan. Bạch chỉ được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam từ những năm 1960. Đến giữa những năm 70 của thế kỷ 20 bạch chỉ được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh, miền núi, trung du cũng như đồng bằng miền bắc. Năm 1978 - 1979, bạch chỉ được trồng thử ở Đà Lạt, Kon Tum (Ngọc Linh) có những kết quả tốt.
2.2.2 Phân loại
Bạch chỉ có tên khoa học: Angelica dahurica Benth.et.Hook.
Tên khác: Hương bạch chỉ, Hàng châu bạch chỉ, Phương hương…
Tên nước ngoài: Dahurian angelica (Anh) hay angélique (Pháp)
Họ hoa tán: Apiaceae (Umbelliferae), chi: Angelica, bộ bộ nhân sâm Apiales
2.2.3 Đặc điểm thực vật học
Bạch chỉ là cây thân thảo, sống hai năm, cao 1 - 2.5m. Thân rỗng, đường kính 2 - 3 cm, màu tím hồng, phía dưới nhẵn, phía trên có lông ngắn.
Lá to có cuống dài, phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2 - 3 lần hình lông chim, hình trứng dài 2 - 6 cm, rộng 1 - 3 cm, mép có răng cưa, hai mặt lá không có lông trừ đường gân ở mặt trên lá có lông tơ. Rễ, thân, lá có tinh dầu thơm. (Đỗ Huy Bích, 2004) [ ].
Cụm hoa là một tán kép mọc ở đầu cành hoặc nách lá, có cuống chung dài 4 - 8cm, cuống tán dài 1 - 2 cm. Hoa màu trắng có 5 cánh cong lên ở đầu, nhị 5 dài hơn cánh hoa.Quả bế đôi dẹt, hình bầu dục hoặc hơi tròn, dài khoảng 6 mm, có 4 cánh mỏng mùa hoa quả vào tháng 5 đến tháng 7.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây bạch chỉ là rễ của cây. Rễ phình to thành củ dài, mọc thẳng đôi khi phân nhánh. Rễ nguyên hoặc phân nhánh, hình chuỳ hoặc thẳng hay cong queo, to nhỏ không đều dài từ 5 – 25 cm đường kính 0.5 – 3 cm, đầu trên to dưới nhỏ dần lại. Đầu trên còn vết tích của thân cây mặt ngoài màu vàng nâu còn dấu vết của rễ con đã cắt bỏ có nhiều nếp nhăn dọc (Đỗ Huy Bích, 2004) [ ].
Rễ chứa chất nhựa màu vàng, vị đắng, có tính chất kích thích. Rễ thu hoạch khi lá chuyển sang màu vàng, loại bỏ đất cát rễ con rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.
2.2.4 Yêu cầu điều kiện sinh thái.
Cây sinh trưởng tốt trong vùng khí hậu ôn đới ấm nhiệt độ trung bình 13.5 - 17.7oC, thích nghi được với mùa đông lạnh kéo dài có băng tuyết. Bạch chỉ là cây ưa sáng và ưa ẩm.
Yêu cầu đất có tầng canh tác dày ( > 50 cm), đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, có khả năng giữ và thoát nước tốt, đất trung tính có độ pH 6.5 – 7.0. Nhìn chung cây trồng ở vùng núi cao lạnh, có tuổi sinh trưởng dài, có thể hai năm hoặc hơn mới ra hoa, kết quả. Cây trồng ở đồng bằng, các tỉnh phía bắc có thể ra hoa ngay trong năm. Ở độ cao 1000 - 1500m so với mặt nước biển, ở trung du và đồng bằng, cây bạch chỉ có khả năng sản xuất giống và cung cấp dược liệu. Nhiệt độ trung bình trong thời gian sinh trưởng là 18 – 20 oC. Ở miền núi thời gian sinh trưởng dài hơn. nhiệt độ trung bình năm là 15 – 18 oC.
2.3 Giá trị chữa bệnh của cây bạch chỉ.
2.3.1 Thành phần hoá học
Rễ chứa tinh dầu, coumarin. Các coumarin gồm: byak - angelicin 2 %, byak - angelicol 0.2 %, oxypeucedanin, imperatorin, isoimperatorin, phelopterin 0,015 %, angelicotoxin, xanthotoxin, nodakenetin, anhydro byakangelicin, isobya - kangelicol, neobyakangelicol, aloisoimperatorin, 5 – metyl – 8 - hydro xypsoralen, 7 - demethylsuberosin, 5 - psoralen,tert - o - methylbyakangelicil, sec – o – acetylbyak - angelicin, 8 - hydro – 7 - isopent – 2 – en - coumarin, kindilin, cedrolopsin, sen - byakangelicol, seopeletin, oxypeucedanin hydrat.
Quả chứa imperatorin 0.1 %, phelopterin 0.05 %.
Tinh dầu hương bạch chỉ chứa α - pinen 4.47 %, camphen, α - pinen, myrcen, α - phenlandren, D3 - caren 39.4 %, α - terpinen, terpinolen, 4 - vinylguaicol, isoelemicin, β - elemen, canfophylen, ligustilid, osthol và 7 hợp chất sesquiteropen.
2.3.2 Tính vị, công năng
Rễ bạch chỉ có vị cay, tính ấm vào các kinh: phế, vị, đại tràng. Có tác dụng tán phong trừ thấp, thông cùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài trùng (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, 2004)[ ].
2.3.3 Tác dụng dược lý
2.3.3.1. Tác dụng kháng khuẩn
Bằng phương pháp khuyếch tán thuốc trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ rễ bạch chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết, tụ cầu vàng, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lị shigella shiga, sh. Sonnei, sh. Flexneri, tràng cầu khuẩn, phẩy vius.
2.3.3.2. Tác dụng hạ sốt giảm đau
Trên thỏ gây sốt thực nghiệm bằng tiêm PEPTOL, nước sắc bạch chỉ có tác dụng hạ sốt rõ rệt. Trên mô hình gây quặn đau bằng tiêm xoang bụng dung dịch axit axetic 0.6 %, dùng bạch chỉ 10 g/kg có tác dụng giảm đau thể hiện ở giảm số lần quặn đau có ý nghĩa.
2.3.3.3. Tác dụng chống viêm
Với mô hình gây phù chân chuột bạch bằng kaolin, dùng bạch chỉ 10 g/kg, có tác dụng chống viêm. Coumarin toàn phần chiết từ bạch chỉ có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm do albumin hoặc formaldehyd gây nên.
2.3.3.4. Tác dụng giảm co thắt cơ trơn, bình suyễn
Coumarin toàn phần đối kháng với tác dụng kích thích ruột non thỏ cô lập của acetylcholine, đối với co bóp của tử cung thỏ tại chỗ coumarin toàn phần có tác dụng ức chế đồng thời đối kháng với tác dụng kích thích tử cung của chế phẩm thuỳ sau tuyến yên.
Coumarin toàn phần có tác dụng bình suyễn trên mô hình gây co thắt khí phế quản chuột lang bằng histamin.
2.3.3.5. Tác dụng kích thích trung khu thần kinh
Chất angelicotoxin chiết từ bạch chỉ dùng liều nhỏ có tác dụng kích thích các trung khu vận mạch hô hấp, thần kinh phế vị, tuỷ sống, gây áp huyết cao nhịp tim chậm, hô hấp sâu thậm chí có thể gây nôn mửa, chảy nước miếng. Dùng liều cao có thể gây co giật và cuối cùng là liệt toàn thân.
2.3.3.6. Tác dụng với hệ tim mạch
Coumarin toàn phần dùng bằng đường uống có tác dụng làm chậm nhịp tim thỏ, còn điện tâm đồ không thay đổi. Hoạt chất isoimperatorin làm hạ huyết áp mèo, ức chế sự co bóp của tim ếch cô lập. Còn chất byakangelicin có tác dụng làm giãn mạch vành.
2.3.3.7. Các tác dụng khác
Có tác dụng làm giảm chảy máu do đặt dụng cụ tránh thai. Các chất isoimperatorin và byakangelicin có tác dụng chống khối u.
2.3.3.8. Độc tính
Nước sắc bạch chỉ ở các vung trồng khác nhau bằng đường uống trên chuột nhắt trắng có LD50 = 42 - 47 g/kg. Coumarin toàn phần bằng đường uống trên chuột nhắt trắng có LD = 2110 ± 22 mg/kg.
2.3.4 Công dụng
Bạch chỉ có tác dụng làm thuốc giảm đau, điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau nhức đầu, đau răng, đau kinh.
Bạch chỉ chữa đau khớp xương, viêm tuyến vú, mụn nhọt mưng mủ, vết thương do đánh đập, bỏng, rắn độc cắn dùng 5 - 10 g/ngày, sắc nước uống hoặc dùng viên, bột, hoàn.
2.3.5 Một số bài thuốc đông y có sử dụng vị thuốc bạch chỉ
+ Trị đầu đau, mắt đau: Bạch chỉ 16g, Ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà
+ Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: Hương bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4-5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn
+ Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: Bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà
+ Trị mũi chảy nước trong: Bạch chỉ, tán bột. Dùng Hành gĩa nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g với nước trà nóng
+ Trị xoang mũi: Bạch chỉ, Phòng phong, Tân di mỗi thứ 3,2g, Thương nhĩ tử 4,8g, Xuyên khung 2g, Tế tân 2,8g, Cam thảo 1,2g, hòa với nước bôi chung quanh rốn. Kiêng thịt bò
+ Trị thương hàn cảm cúm: Bạch chỉ 40g, Cam thảo (sống) 20g, Gừng 3 lát, Hành 3 củ, Táo 1 trái, Đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi
+ Trị trẻ nhỏ bị sốt: Bạch chỉ, nấu lấy nước tắm cho ra mồ hôi
+ Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): Bạch chỉ (sao) 100g, Xuyên khung (sao), Cam thảo (sao), Xuyên ô đầu (nửa sống nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc Bạc hà, Tế tân
+ Trị răng đau do phong nhiệt: Bạch chỉ 4g, Chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng sát vào chân răng
+ Trị mắc (hóc) xương: Bạch chỉ, Bán hạ, lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 8g thì sẽ ói xương ra
+ Trị mồ hôi trộm: Bạch chỉ 40g, Thần sa 20g. Tán bột, ngày uống 8g với rượu nóng
+ Trị rắn độc hoặc rết cắn: Bạch chỉ, Hùng hoàng, Nhũ hương, lượng bằng nhau, uống với rượu ấm
+ Trị cảm, đầu đau (đau trước trán nhiều): Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g, sắc nước uống
2.4 Tình hình nghiên cứu về cây bạch chỉ trên thế giới và Việt Nam.
2.4.1 Những nghiên cứu trên thế giới.
S.D. Sarker và L. Nahar khi nghiên cứu về các cây thuốc trong chi Angelica đã cho biết có tới 69 loài thảo dược quan trọng sống lâu năm hay hàng năm. Các loại cây trong chi này được phân bố rộng rãi ở châu Á, Châu Âu và Bắc Mĩ. Chúng sinh trưởng trong môi trường tự nhiên quanh bờ rào, bờ sông và trong các cánh rừng. Các loài thuộc chi Angelica có thể cao từ 1,5 đến 2,5 m sống trong những vùng đất màu mỡ và thoát nước tốt. Các loài sử dụng bao gồm Angelica acutiloba; A. archangelica; A. atropupurea; A. dahurica; A. glauca; A. gigas; A. japonica; A. koreana…
Cũng theo tác giả S.D. Sarker và L. Nahar sự phân bố của các loài trong chi Angelica có sự khác biệt. Loài bạch chỉ Angelica dahurica mọc hoang dã và được trồng tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Với một số loài khác như Angelica atropupurea là một loài hiếm gặp ở Mĩ chúng mọc trong môi trường hoang dã từ đông Labrado tới Mennessota, nam Maryland, Indiana và Iowa. Một số loài khác như A. breweri, A. hendersonii, A. tomemtosa… chúng mọc trong môi trường hoang dã phía tây và miền duyên hải thái bình dương. Chi Angelica ở Châu Âu như loài A. achangelica có ở Úc, Bỉ, Đan mạch, Hungari…
Theo tài liệu dịch từ Trung Quốc [ ], cây bạch chỉ trồng ở Trung Quốc có ba loài chính đó là: bạch chỉ Xuyên (Angelica anonala Lallem), cây cao từ 2-3 m, chủ yếu sản xuất ở Trực Ninh tỉnh Tứ Xuyên, ngoài ra còn ở các huyện Song Lưu, Trùng Khánh đều có trồng, đây là loài bạch chỉ có phẩm chất tốt nhất. Loại thứ hai là bạch chỉ Hàng (Angelica fomosana Bolss), cây cao 1-2 m, loại này trồng ở Hàng Châu tỉnh Triết Giang. Loại thứ 3 là bạch chỉ Sơn (Angelica yabeana Makino), loài này mọc hoang dại ở Ninh Ba, Từ Hàng…thuộc tỉnh Triết Giang, rễ củ rắn, chắc, củ nhỏ, có xơ, mùi thơm ngái.
Bạch chỉ là một chi của khoảng 50 loài cây thân thảo, sống hai năm hay nhiều năm trong họ apiacea có nguồn gốc ở vùng ôn đới và cận cực của bắc bán cầu, chúng phổ biến về phía bắc tới tận Iceland. Một số loài trong họ Apiaceae được trồng để làm chất tạo mùi vị cũng như sử dụng các tính chất y học của chúng. Đáng chú ý nhất trong số này là bạch chỉ cảnh Angelica archangelica được biết đến rộng rãi nhất như là bạch chỉ. Thổ dân Lapland sử dụng các rễ to làm thực phẩm và thân cây làm thuốc. Các thân cây non và gân lá (gân giữa) có màu xanh lục và được bán như là đồ trang trí và tạo mùi vị cho kẹo. Rễ và hạt đôi khi được sử dùng để tạo mùi vị cho rượu gin. Theo Bach khoa từ điển mở Wikipedia [ ].
Theo nghiên cứu của C. Nam, S. Kim, Y. Sim và I. Chang [ ], Dịch chiết của các loại dược thảo của phương đông có tác dụng kháng viêm rất tốt, tác dụng hạn chế hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes. Cụ thể dịch chiết tách của rễ và hạt cây bạch chỉ Angelica dahurica trong cồn 0,01% rõ ràng có tác động hỗ trợ trong điều trị kháng viêm tương đương với điều trị bằng erythromycine (0,01%). Ngoài ra dịch chiết từ cây bạch chỉ còn có tác dụng với một số nhóm nấm và vi khuẩn khác như Glycyrrhiza glabra…
2.4.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam.
Cây bạch chỉ trồng ở Việt Nam là loài Angelica dahurica Benth. Et Hook. f. cũng có tên gọi là Hàng châu bạch chỉ, cây thích ứng với khí hậu vùng núi phía bắc nước ta có độ cao trên 800m, khí hậu mát và ẩm. Vùng sản xuất hạt giống thích hợp là Tam Đảo- Vĩnh Phúc, vùng trồng bạch chỉ thu dược liệu là Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây… Theo Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Duy Thuần [ ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cây bạch chỉ đồng bằng tại trung tâm trồng và chế biến cây thuốc Hà nội cho thấy với ba chất kích thích sinh trưởng là H202; QN1 và GA3 ở nồng độ 2g/lít xử lý trong 24 giờ đã làm tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt lê lần lượt với H202 là 10,67%, với QN1 là 12,67% và GA3 là 9,67%. Tỷ lệ sống của cây bạch chỉ sau khi mọc mầm trồng trong bầu cho đến khi ra lá thật là không có sự sai khác nhau ở ba công thức xử lý ( 94,66; 95,33 và 96,66). Nhưng cả ba công thức đều cho tỷ lệ cây sống cao hơn đối chứng từ 1,66% đến 5%. Nguyễn Thị Thư [ ].
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón thể lỏng đối với cây dươc liệu, Lê Khúc Hạo [ ] đã cho thấy kết quả sử dụng phân bón thể lỏng tưới cho bạch chỉ đưa đến sự khác nhau về chiều cao, các cây có tưới phân thể lỏng có chiều cao tăng từ 4- 10 cm, số cây lên ngồng cũng tăng từ 0,3 – 2,0 cây/ô thí nghiệm, riêng số lá còn/cây khi thu hoạch tăng không đáng kể. Khi sử dụng phân bón thể lỏng có tác động mạnh đến chiều dài, đường kính củ, khối lượng củ và năng suất củ, cụ thể công thức có tưới phân chiều dài củ tăng lên từ 1,8- 2,5 cm, đường kính củ tăng từ 0,5 – 0,8cm dẫn đến khối lượng củ tăng từ 6,7 -11,7g và năng suất tăng từ 0,6 -1,4 kg/ ô thí nghiệm với tỷ lệ củ loại I tăng từ 12,8 – 20,5%. Tuy nhiên bên cạnh đó tác giả cũng khuyến cáo không nên bón quá nhiều phân bón thể lỏng cho bạch chỉ làm tỷ lệ củ loại I giảm nhiều do có nhiều dinh dưỡng củ phát triển mạnh, phân nhánh nhiều.
Các cây dược liệu cũng là cây trồng nông nghiệp nên cũng bị rất nhiều loài sâu bệnh phá hại, cỏ dại tấn công và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và phẩm chất dược liệu. Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà nội thì thiệt hại do sâu bệnh và côn trùng gây ra cho cây thuốc làm giảm sản lượng từ 20 – 25%. Cây bạch chỉ thường bị bệnh đốm lá, đốm đen, nứt rễ, rệp, sâu đục quả… Cụ thể loài sâu đo Argyrogramma agnata Staudinger là loài xuaatsd hiện thường xuyên và gây hại trên cây bạch chỉ. Chúng bắt đầu xuất hiện khi cây có 2-3 lá kép với mật độ là 0,2 con/m2 đến giai đoạn 7-8 lá thật mật độ đạt cao nhất là 4,6 con/m2 sau đó mật độ giảm dần đến khi thu hoạch là 0,4 con/m2. Theo Ngô Quốc Luật, Nguyễn Văn Đĩnh, Ngô Bích Hảo [ ].
Nước ta có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú trong đó có cây dược liệu, nhưng từ trước tới nay chúng ta mới chỉ chú trọng tới việc thu hái trong tự nhiên và trồng theo kinh nghiệm mà chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dược liệu, chưa quan tâm đúng mức đến ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trong trồng và chế biến dược liệu. Vấn đề này ngày càng quan trọng khi Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập thế giới nguồn dược liệu cũng cần có các tiêu chuẩn quốc tế vì thế nghiên cứu để nuôi trồng và chế biến dược liệu sạch, dược liệu an toàn là cần thiết cho cả nhu cầu sử dụng làm thuốc trong nước và nhu cầu xuất khẩu.
Nguyễn Văn Thuận, Phạm Văn Ý, Ngô Quốc Luật, Lê Khúc Hạo, Nguyễn Thị Thư, Bùi Thị Bằng, Lê Kim Loan, Đoàn Thị Thanh Nhàn [ ] sau thời gian nghiên cứu đã bước đầu đưa ra quy trình sản xuất một số cây dược liệu sạch trong đó có cây bạch chỉ. Các tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu để có được củ bạch chỉ sạch đó là: Hàm lượng N03 ≤ 7g/kg dược liệu khô, không có bất kỳ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nào, hàm lượng kim loại và độc tố dưới mức cho phép ( Asen: 1,0 – 1,2g/kg khô; Cadimi: 0,4 – 0,6g/kg khô, Chì: 1,5 – 2,0g/kg khô và không có bốn chủng vi sinh vật gây hại). Quy trình sản xuất bạch chỉ sạch bằng cách xông diêm sinh: Bạch chỉ tươi → Rửa sạch → Để ráo → Xếp vào lò xấy → Xông khói S02 → Dỡ ra lò → Phơi, sấy 60 – 700C → Để nguội → Đóng gói → Nhập kho.
2.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch chỉ
2.5.1 Thời vụ trồng
Cây bạch chỉ có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 11 năm trước và thu hoạch vào tháng 6 và tháng 7 năm sau.
2.5.2 Làm đất
Đất trồng cây bạch chỉ nên chọn đất thịt nhẹ pha cát, đất có độ PH từ 6.5 – 7, tưới tiêu thuận lợi, xa các khu công nghiệp. Đất đã được chọn cày sâu 30 – 35 cm để ải, bừa kỹ làm nhỏ đất, chia luống 1m, cao 30 cm.
2.5.3 Phân bón và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón cần chuẩn bị:
Phân chuồng hoai 2 tấn/ha (700 kg/sào)
Đạm 200 N/ha (16 kg ure/sào)
Lân 100 P2O5/ha (20 kg supe lân/sào)
Kali 80 K2O/ha (5 kg KCl/sào)
Phương pháp bón:
- Bón lót: 100 % phân chuồng + 25 % đạm + 100 % lân + 50 % kali
- Bón thúc: 75 % đạm + 50 % kali. Bón thúc 3 - 4 lần vào các thời điểm sau:
Lần 1: Sau khi cây có 3 lá thật có thể tưới phân đạm loãng 1 %.
Lần 2: Khi cây có 6 lá bón 25 % tổng lượng đạm.
Lần 3: Khi cây trải lá bón 25 % đạm + 25 % tổng lượng kali.
Lần 4: Trước khi thu hoạch 1.5 - 2 tháng bón nốt 25 % đạm + 25 % tổng lượng kali.
2.5.4 Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ: 250 000 cây/ ha
Khoảng cách: 20 x 20 cm
2.5.5 Kỹ thuật gieo trồng
Có hai cách gieo:
Cách 1: Gieo vãi
Cách 2: Gieo theo hàng hoặc hốc.
2.5.6 Chăm sóc và quản lý đồng ruộng:
Từ khi gieo đến mọc: thường xuyên giữ ẩm, độ ẩm đất đảm bảo 80 %, khi đất khô phải tưới ẩm ngay. Khi cây có 1 - 3 lá thật, đảm bảo độ ẩm đất là 70 %.
Tỉa dặm: Cần tỉa dặm cây con sớm khi cây có 3 lá thật và định cây đúng mật độ khi cây 6 lá thật.
2.5.7 Phòng trừ sâu bệnh
Cây bạch chỉ thường gặp các loại sâu bệnh hại sau:
+ Sâu hại: Sâu xám, sâu xanh, rệp, sâu tơ.
+ Bệnh hại: Lở cổ rễ, đốm lá, sùi củ.:
Phòng trừ:
+) Với các loại sâu: Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Sherpa 10EC, Thuốc Tập kỳ 18EC, Vifast 5ND. Thời gian cách ly là 10 – 15 ngày.
+) Với các loại bệnh hại: Có thể dùng Boocđô 1 %, Score 250EC 0.1 % phun, thời gian cách ly 14 – 21 ngày. Ngoài ra sử dụng luân canh có thể cải thiện tình hình bệnh hại của cây bạch chỉ.
2.5.8 Thu hoạch và sơ chế củ bạch chỉ.
Khi bạch chỉ đạt độ chín thu hoạch là khi những lá ngoài cùng bắt đầu úa, chuyển màu là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch nhổ bỏ toàn bộ các cây có ngồng hoa và cắt bỏ toàn bộ thân lá trên ruộng, cắt cách mặt đất khoảng 10-15 cm. Sau khi cắt thân lá tiến hành thu hoạch củ bằng cuốc, xẻng nếu đất mềm hoặc bằng mai nêu đất rắn hơn sau đó thu toàn bộ củ bạch chỉ.
Củ sau khi thu hoạch rửa sạch đất để ráo sau đó xếp củ vào cót (đã quây như chứa thóc) để xấy diêm sinh với khối lượng từ 5 – 6kg/ sào bắc bộ trong thời gian từ 8 – 12 giờ ( thường xấy từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau).
Củ bạch chỉ sau khi xấy đem phơi khô đến khi bẻ phần tiếp giáp thân và củ giòn là đạt yêu cầu, sau đó cho vào túi ni lông để bảo quản.
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Vật liệu ban đầu là hạt giống bạch chỉ ở các vị trí tán hoa khác nhau được thu từ các cây mà hộ nông dâm trồng để thu hạt làm giống trồng tại xã Vạn Phúc – Thanh trì - Hà Nội.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Khu ruộng thí nghiệm trường Đại học Nông Nghiệp Hà nội.
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 08 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định đặc điểm hình thái, ra hoa làm quả trên các cấp tán của cây bạch chỉ.
- Đánh giá ảnh hưởng của hạt giống ở vị trí tán hoa khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của cây bạch chỉ trồng ở các thời vụ khác nhau.
- Đánh giá ảnh hưởng của hạt giống ở vị trí tán hoa khác nhau đến tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ trồng ở các thời vụ khác nhau.
- Đánh giá ảnh hưởng của hạt giống ở vị trí tán hoa khác nhau đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của cây bạch chỉ trồng ở các thời vụ khác nhau.
- Đánh giá ảnh hưởng của hạt giống ở vị trí tán hoa khác nhau đến năng suất và phẩm chất củ cây bạch chỉ trồng ở các thời vụ khác nhau.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu hạt giống thí nghiệm
Hạt giống của 15 - 20 cây bạch chỉ được thu ở các cấp tán hoa khác nhau: Tán cấp trung tâm (công thức 1); Tán cấp 1 (công thức 2); Tán cấp 2 (công thức 3); Tán cấp 3 (công thức 4); Các tán cấp trên 3 (công thức 5). Hạt sau khi thu hoạch được để riêng từng cấp tán phơi khô chọn hạt mẩy, không sâu bệnh, bảo quản trong tủ lạnh (to: 5 – 10 oC) và đem ra gieo vào các tháng 9 tháng 10 và tháng 11.
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Hạt cây bạch chỉ ở các vị trí tán hoa khác nhau được gieo ngày 15/9, 15/10 và 15/11 năm 2008.
Thí nghiệm bố trí theo kiểu chia ô lớn –ô nhỏ (Split - plot) với yếu tố vị trí tán hạt là nhân tố chính có 5 công thức thí nghiệm. Nhân tố tháng là nhân tố phụ có 3 công thức. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.
Hạt được gieo trên ô thí nghiệm với diện tích mỗi ô là 1 x 5 m = 5 m2
Tổng ._.diện tích ruộng thí nghiệm: 3 tháng x 5 công thức x 3 lần nhắc lại x 5m2/ ô thí nghiệm = 225m2 (chưa kể dải bảo vệ và rãnh giữa các ô thí nghiệm)
Cây sau khi mọc, được tỉa bỏ đảm bảo mật độ trồng 25 cây/m2 (khoảng cách 20 x 20 cm).
Công thức 1 (CT 1): Hạt ở vị trí tán hoa cấp trung tâm
Công thức 2 (CT 2): Hạt ở vị trí tán hoa cấp 1
Công thức 3 (CT 3): Hạt ở vị trí tán hoa cấp 2
Công thức 4 (CT 4): Hạt ở vị trí tán hoa cấp 3
Công thức 5 (CT 5): Hạt ở vị trí tán hoa lớn hơn cấp 3
Cấp 4
Cấp 3
Cấp 2
Cấp 1
Cấp trung tâm
Cấp 5
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí của hạt bạch chỉ trên tán hoa khác nhau
3.3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
Lặp lại I
Lặp lại II
Lặp lại III
Dải bảo vệ
Tháng 11
Tháng 10
Tháng 9
CT1
CT4
CT3
CT2
CT5
CT3
CT1
CT4
CT5
CT2
CT3
CT5
CT2
CT4
CT1
Tháng 9
Tháng 11
Tháng 10
CT3
CT1
CT2
CT5
CT4
CT4
CT3
CT2
CT5
CT1
CT5
CT4
CT2
CT3
CT1
Tháng 10
Tháng 9
Tháng 11
CT4
CT2
CT5
CT1
CT3
CT1
CT5
CT4
CT2
CT3
CT4
CT3
CT5
CT1
CT2
Dải bảo vệ
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng
- Tỷ lệ hạt nảy mầm (%): Gieo 100 hạt vào 1 hàng rồi đếm số hạt nảy mầm/tổng số hạt đem gieo.
- Thời gian từ gieo đến nảy mầm (ngày): Tính từ khi gieo đến khi có 80 % số hạt nảy mầm.
- Thời gian từ gieo đến ra lá thật thứ nhất (ngày): Tính từ khi gieo đến khi 50 % số cây ra lá thật thứ nhất.
- Thời gian từ gieo đến ra lá thật thứ 3 (ngày): Tính từ khi gieo đến khi 50 % số cây ra lá thật thứ 3.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến vuốt lá cao nhất.
- Động thái ra lá (lá/cây): Đếm lá phát triển hoàn chỉnh trên cây.
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI): Được tính bằng phương pháp cân nhanh khi lấy mẫu cây.
- Chỉ số SPAD: Đo lá thứ 3 từ trên xuống, mỗi cây đo 1 lá tại 3 vị trí (ngọn, giữa và gốc lá) mỗi ô thí nghiệm đo 3 lá, tính giá trị trung bình.
- Tích lũy chất khô: Tưới đẫm nước vào gốc cây, sau 15 phút nhổ cả rễ, rửa sạch cân khối lượng tươi và đem vào sấy trong tủ sấy Binder 550 ở nhiệt độ 70oC đến khối lượng không đổi, đem đi cân.
- Kích thước lá (chiều dài, chiều rộng, đường kính bẹ lá) (cm): 15 ngày đo 1 lần. Đo lá thứ 3 từ trên xuống.
+ Chiều dài lá: Tính từ đầu bẹ lá đến tận cùng ngọn lá.
+ Chiều rộng lá: Khoảng cách từ 2 đầu ngọn cặp lá chét đầu tiên trên lá, nơi rộng nhất của lá.
+ Đường kính bẹ lá: Đo cách gốc lá khoảng 3 cm.
- Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày): Tính từ gieo đến khi cây bắt đầu ra hoa.
- Thời gian trồng đến thu hoạch (ngày): Tính từ khi gieo đến khi thu hoạch.
- Tỷ lệ tươi/khô: Tổng khối lượng tươi/ khối lượng chất khô tích luỹ được.
- Khối lượng củ khô (gam/cây): Khối lượng củ sau khi đã sấy khô.
- Tỷ lệ củ /thân lá: Khối lượng củ khô/khối lượng thân lá khô.
- Tỷ lệ cây ra hoa (%): Số cây ra hoa/ tổng số cây trên ô thí nghiệm.
3.4.2 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Đường kính củ (cm): Đo vị trí trên củ có đường kính lớn nhất.
- Chiều dài củ (cm): Đo từ vị trí bắt đầu có xuất hiện bẹ lá đến hết chiều dài rễ củ.
- Năng suất cá thể (g/cây): Lấy năng suất trung bình của 15 củ.
- Phân loại củ (Theo phương pháp của viện cây dược liệu):
Loại 1: Chiều dài củ từ 15 – 20 cm, đường kính > 2 cm, không phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt, ruột màu trắng.
Loại 2: Các củ còn lại
Năng suất cây bạch chỉ:
+) Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
Năng suất thực thu (tấn/ha)
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = ----------------------------x Mật độ cây/ha
Năng suất cá thể
+) Năng suất thực thu:
Tổng khối lượng củ thu được
Năng suất thực thu (tấn/ha) = ------------------------------------------ x 10.000
Tổng diện tích ô thí nghiệm (m2)
3.4.3 Tình hình nhiễm sâu bệnh.
- Mức độ bị hại bởi các loại sâu hại chính (Sâu xanh, sâu khoang, rệp)
Được đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 (Theo tiêu chuẩn của Cục BVTV)
1: Không có triệu chứng
2: Nhẹ - dưới 20 % số cây bị sâu bệnh
3: Trung bình: Từ 21 % đến 50 % số cây bị sâu bệnh
4: Nặng: Từ 51 % đến 75 % số cây bị sâu bệnh
5: Rất nặng: Trên 75 % số cây bị sâu, bệnh
- Tỷ lệ bệnh và mức độ nhiễm bệnh (Đốm lá, lở cổ rễ, sùi củ).
Số cây bị bệnh
Tỷ lệ bệnh = ------------------ x 100 (%)
Tổng số cây/ô
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển: Lấy số liệu 5 cây/ô (lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm lấy 1 cây) đánh dấu để theo dõi.
- Số liệu được xử lý theo IRRISTART 4.0 và phần mền exel trên máy vi tính.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số đặc điểm thời tiết khí hạu trong quá trình thực hiện đề tài
Khí hậu thời tiết là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp năm nào thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp thì cây cối phát triển đều và năng suất cao, năm nào thời tiết không thuận lợi thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất có thể làm cho mùa màng bị thất thu.
Cây bạch chỉ cũng là một cây trồng nông nghiệp nên cũng chịu sự chi phối của yếu của yếu tố khí hậu nếu mưa nhiều và khả năng tiêu thoát nước của ruộng kém làm của bạch chỉ bị thối đen làm giảm chất lượng cũng như sản lượng thu hoạch.
Khí hậu bao gồm rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới cây trồng nông nghiệp như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng…
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi đặc điểm thời tiết khí hậu trong suốt quá trình thực hiện đề tài và thấy rằng khí hậu trong thời gian thực hiện đề tài có một số đặc điểm sau. ( Kết quả thể hiện qua bảng 4.1)
Bảng 4.1: Đặc điểm thời thiết, khí hậu trong quá trình thực hiện đề tài
Th áng
Nhiệt độ không khí (0C)
Lượng mưa (mm)
Số giờ nắng (giờ)
Tốc độ gió
(m/s)
TB
TB M ax
TB Min
TB
M ax
Min
8/2008
28.58
31.92
26.03
7.46
40.5
0.50
3.91
4.67
9/2008
27.13
31.65
24.08
14.41
195
5.50
4.99
4.41
10/2008
26.10
30.25
23.50
24.88
405.5
0.50
3.62
4.50
11/2008
21.86
25.79
18.77
4.66
96.5
0.50
4.67
4.07
12/2008
18.15
22.63
14.80
0.18
4.5
0.00
4.13
3.64
1/2009
15.58
19.85
12.35
0.08
1
0.50
3.74
4.01
2/2009
18.50
21.73
16.46
0.28
3.5
0.50
2.73
4.15
3/2009
20.73
23.28
18.75
1.21
3.5
0.50
2.18
4.05
4/2009
24.30
27.78
21.99
3.56
6.7
0.50
3.56
4.84
5/2009
26.77
30.5
24.30
5.43
50
0.50
5.22
5.07
6/2009
29.57
34.48
26.11
3.57
19
0.50
6.36
5.15
(Nguồn số liệu: Trạm khí tượng Hau - Jica)
(Ghi chú: TB: Trung bình; TB Max: Nhiệt độ trung bình lớn nhất; TB Min: Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất)
Hình 4.1: Đặc điểm thời tiết khí hậu trong quá trình thực hiện đề tài.
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ có sự thay đổi lớn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. (Thể hiện qua bảng 4.1 đồ thị hình 4.1). Nhiệt độ bắt đầu có xu hướng giảm vào thời gian chuẩn bị thực hiện đề tài và giảm thấp nhất là vào tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 15,580C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình trong tháng này chỉ là 12,350C. Nhiệt độ cao nhất trung bình cũng chỉ ở mức 19,850C. Sau đó nhiệt độ tăng dần và đạt cao nhất vào giai đoạn thu hoạch trung bình là 29,570C (Thể hiện qua đồ thị hình 4.1). Trong tháng có nhiệt độ thấp nhất có những khoảng thời gian dài 9 ngày từ ngày 8/1/2009 đến ngày 16/1 nhiệt độ luôn ở dưới 150C nhiệt độ thấp nhất trong ngày xuống đến 6,60C.
Nhiệt độ gia đoạn đầu tháng 8, 9, 10 tương đối cao nên quá trình nảy mầm cũng như sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn đầu của cây bạch chỉ. Khi bắt đầu gieo trồng tháng 11 nhiệt độ đã giảm tương đối sao với các tháng trước nên khi hạt vừa nảy mầm đã gặp một số đợt rét nên tốc độ nảy mầm cũng như sinh trưởng sinh dưỡng không thuânj lợi như việc gieo hạt vào tháng 9 và tháng 10.
Nhiệt độ vào tăng cao nhất vào tháng 6 khi này nhiệt độ trung bình là 29,570C, đây là khoảng thời gian bắt đầu thu hoạch bach chỉ trong nhân dân nên khá thuận lợi cho việc phơi bạch chỉ sau thu hoạch.
4.1.2 Lượng mưa
Cây bạch chỉ là cây cần đất có độ ẩm trung bình từ 65- 70%, độ ẩm đất cao quá hay thấp quá đều ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây bạch chỉ. Nếu đất ẩm quá ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều dài của củ đất đọng nước làm củ bạch chỉ bị thối đen làm giảm năng suất và phẩm chất của củ. Ngược lại nếu đất quá khô cũng ảnh hưởng không tốt tới khả năng tăng độ dài và đường kinh của củ củ thu hoạch có kích thước nhỏ hơn.
Trong suốt quá trình làm đề tài lượng mưa tương đối lớn nhưng phân bố không đều lượng mưa tập trung chủ yếu trong tháng 8, 9 và cao nhất vào tháng 10 với lượng mưa trung bình tương ứng là 7.46, 14.41 và 24.88. ( Kết quả thể hiện qua bảng 4.1 và đồ thị hình 4.1)
Sau đó tháng 1 có lượng mưa thấp nhất chỉ có 0.08 mm sau đó lượng mưa tăng dần và đạt cao nhất ( cực đại lần 2) vào tháng 5 với lượng mưa trung bình là 5,43 mm..
Với tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa tương đối lớn có ảnh hưởng tốt hơn tới quá trình nảy mầm cũng như sinh trưởng trong giai đoạn đầu của cây bạch chỉ cây sinh trưởng và phát triển khá hơn so với tháng 11. Trong khi đó việc gieo trồng bạch chỉ vào tháng 11 thì lượng mưa đã giảm nhiều nên phải tăng cường tưới giữ ẩm đất để hạt nảy mầm thuận lợi hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó lượng mưa lớn cũng làm ảnh hưởng không tốt tới cụ thể đợt mưa từ ngày 29/10/2008 đến ngày 2/11/2008 với lượng mưa cao nhất đo được vào ngày 31/10 là 405 mm..
4.1.3 Một số yếu tố khí hậu khác
Số giờ nắng ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của lá cây, nó quyết định tới khả năng tích luỹ chất khô của cây bạch chỉ. Trong thời gian thực hiện đề tài số giờ nắng có sự thay đổi thấp nhất vào giai đoạn tháng 1, 2 và 3 đây cũng là khoảng thời gian có sự xuất hiện của một số loại sâu bệnh trên cây bạch chỉ như rệp, bệnh đốm vòng…
Tốc độ gió luôn trong khoảng trung bình từ 3- 5 m/s và ít có sự thay đổi trong suốt quá trình làm đề tài đều này thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước trên bề mặt của lá cây thích hợp cho hấp thu dinh dưỡng và nước từ đất của cây trồng nói chung và cây bạch chỉ nói riêng.
4.2 Đặc điểm về hình thái, ra hoa làm quả trên các cấp tán bạch chỉ.
4.2.1 Đặc điểm hình thái cấu trúc tán hoa bạch chỉ
Hoa của bạch chỉ thuộc nhóm hoa tán có nhiều cấp cành khác nhau bên cạnh đó hoa nở hữu hạn theo đó hoa nở từ trên xuống và nở từ ngoài vào. Hoa bạch chỉ có nhiều cấp cành khác nhau trung bình có từ 4 – 5 cấp cành có một số cây có cấp cành 6, mỗi cấp cành có nhiều đặc điểm khác nhau về hình thái cũng như số lượng tán nhỏ, số lượng tán lớn và số quả trên các tán khác nhau. (Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2)
Qua điều tra trên đồng ruộng trên 30 cây bạch chỉ tại cánh đồng xã Vạn Phúc chúng tôi thấy hoa bạch chỉ có một số đặc điểm sau:
Hoa bạch chỉ có 5 cấp cành khác nhau đó là cành cấp trung tâm, tán cấp 1, tán cấp 2, tán cấp 3, tán cấp 4 và tán cấp 5. Trong mỗi cấp tán thì thời gian nở hoa, số tán trung bình… đều có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể
Về thời gian nở hoa: Thời gian nở hoa tăng dần từ tán trung tâm khi hạt trên tán trung tâm chín thì các hạt ở cấp tán sau mới tiếp tục chín thu hoạch.
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái cấu trúc tán hoa của cây bạch chỉ
Vị trí tán
Thời gian từ gieo đến nở hoa (ngày)
Số tán/ cấp tán
Số tán nhỏ/ tán lớn
Kích thước tán (cm)
Số quả/tán nhỏ
Số quả/ tán lớn
Chiều dài cuống tán
Đường kính tán
Chiều dài tia tán
Tán trung tâm
220 ± 5.67
1 ± 0.00
20 ± 0.81
189.3 ± 2.27
14.4 ± 0.41
6.5 ± 0.72
19 ± 0.81
415 ± 7.25
Tán Cấp 1
227 ± 6.22
13 ± 0.93
25 ± 0.80
42 ± 1.06
11.9 ± 0.42
5.9 ± 0.31
27 ± 0.56
687 ± 5.34
Tán Cấp 2
237 ± 5.32
36 ± 1.64
20 ± 0.56
27.3 ± 1.16
9.1 ± 0.38
4.8 ± 0.42
29 ± 0.42
580 ± 2.46
Tán Cấp 3
249 ± 7.60
66 ± 1.96
14 ± 0.11
13.9 ± 0.86
6.6 ± 0.46
3.6 ± 0.36
23 ± 0.93
363 ± 3.41
Tán Cấp 4
263 ± 6.56
42 ± 1.51
13 ± 0.10
6.4 ± 0.93
4.1 ± 0.42
2.2 ± 0.32
20 ± 0.48
253 ± 2.69
Tán Cấp 5
278 ± 7.23
6 ± 0.71
10 ± 0.47
2.1 ± 0.47
2.8 ± 0.14
1.7 ± 0.14
11 ± 0.47
113 ± 1.67
Hình 4.1: Các cấp tán khác nhau của hoa bạch chỉ
Tán trung tâm nở hoa sớm nhất trung bình là 220 ± 5,67 ngày sau trồng và nở hoa muộn nhất là tán cấp 5: 278 ± 7,23 ngày.
Số tán trung bình trên cây thì tán cấp 3 có số tán trung bình cao nhất trung bình là 66 ± 1.96 tán sau đó đến tán cấp 2, tán cấp 4 và thấp nhất là tán trung tâm chỉ có duy nhất 1 tán.
Trong một tán hoa lớn lại có rất nhiều tán hoa nhỏ nằm trong tán lớn. tán nhỏ mới là các tán mang quả bạch chỉ, khi theo dõi số tán nhỏ chúng tôi nhận thấy rằng trên một tán lớn có số tán nhỏ lớn nhất là 25 tán đó là tán cấp 1 sau đó giảm dần đến tán trung tâm và tán cấp 2, thấp nhất là tán cấp 5 trung bình có 10 ± 0.47 tán nhỏ trên một tán lớn.
Về hình thái và kích thước tán hoa bạch chỉ chúng tôi quan sát thấy rằng tán hoa bạch chỉ có dạng hình ô van lệch. Mỗi tán hoa có kích thước thay đổi khác nhau rõ rệt. Chiều dài tán hoa giảm dần từ tán trung tâm xuống các tán cấp chỉ tuy nhiên số quả trên mỗi cấp tán có sự khác nhau rõ rệt trên tán nhỏ và cap hơn cụ thể tán trung tâm có chiều dài lớn nhất trung bình là 189,3 ± 2,27 cm, tán có chiều dài ngắn nhất là tán cấp 5 với chiều dài dao động trong khoảng 2,1 ± 0.47 cm.
Đường kính tán có xu hướng giảm dần từ tán trung tâm đến các tán ở cấp cao hơn. Cụ thể tán trung tâm có đường kính tán lớn nhất là 14,4 ± 0,41 cm sau đó giảm dần và thấp nhất là tán cấp 5.
Từ gốc mỗi tán lớn có nhiều tia tán trên đỉnh các tia tán này là các tán nhỏ có mang hạt cây, chiều dài tia tán cũng là một nhân tố phân biệt đặc điểm giữa các tán hoa. Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng chiều dài tia tán có xu hướng giảm dần từ tán cấp trung tâm cụ thể tán trung tâm có chiều dài tia tán là 6,5 ± 0,72 cm sau đó giảm dần xuống tán cấp 1, tán cấp 2… tán có chiêềudài tia tán thấp nhất là tán cấp 5 với chiều dài tia tán trung bình chỉ có 1.7 ± 0.14 cm.
Các tán nhỏ là tán mang quả bạch số quả trên tán tán lớn cụ thể số quả bạch chỉ lớn nhất trên tán cấp 1 và tán cấp 2 sau đó số quả trên tán giảm dần đến tán tán trung tâm, tán cấp 3 và cấp 4. Tán có số quả trên tán nhỏ và số quả trên tán lớn nhỏ nhất là tán cấp 5 với số quả tương ứng là 11 ± 0.47 quả/ tán nhỏ và 113 ± 1.67 quả/ tán lớn.
4.2.2 Kích thước, tỷ lệ quả chắc và năng suất hạt trên các cấp tán khác nhau của cây bạch chỉ.
Quả bạch chỉ thuộc loại quả bế đôi, trong một quả có hai hạt riêng rẽ với các đặc điểm thích nghi cho việc phát tán nhờ gió đó là có cánh xung quanh với hạt nhỏ hình thoi nằm ở giữa. Hạt trên cây bạch chỉ có thời gian phát triển khác nhau nên có sự khác nhau về kích thước cũng như chất lượng hạt. (Kết quả thể hiện qua bảng 4.3)
Về kích thước hạt chúng tôi thấy rằng hạt cây bạch chỉ có hình elíp khi tiến hành đo chiều dài và chiều rộng hạt chúng tôi thấy rằng kích thước hạt có xu hướng giảm dần từ hạt ở tán trung tâm xuống hạt ở các tán cấp cao hơn cụ thể hạt ở cấp tán trung tâm có chiều dài và chiều rộng tương ứng là 7.2 ± 0.32 và 5.9 ± 0.42 mm sau đó kích thước hạt giảm xuống 6.7 ± 0.21 và 5.3 ± 0.36 đối với hạt ở tán cấp 1 và giảm thấp nhất ở hạt thuộc tán cấp 5 với kích thước chỉ có 4.7 ± 0.30 và 3.4 ± 0.22 mm.
Để đánh giá chất lượng hạt bạch chỉ chúng tôi đánh giá nhiều chỉ tiêu trong đó có khối lượng 1000 hạt và tỷ lệ hạt chắc của hạt bạch chỉ ở các vị trí tán khác nhau. (Kết quả thể hiện qua bảng 4.3.)
Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái hạt cây bạch chỉ
Vị trí tán
Kích thước hạt (mm)
Khối lượng 1000 hạt (g)
Tỷ lệ hạt chắc (%)
Năng suất hạt/ cấp tán (g)
Chiều dài
Chiều rộng
Tán trung tâm
7.2 ± 0.32
5.9 ± 0.42
2.22 ± 0.17
16.47 ± 1.23
1.85 ± 0.48
Tán Cấp 1
6.7 ± 0.21
5.3 ± 0.36
2.88 ± 0.09
32.54 ± 1.15
51.50 ± 0.43
Tán Cấp 2
5.9 ± 0.39
4.8 ± 0.41
3.49 ± 0.5
50.32 ± 1.26
149.50 ± 0.23
Tán Cấp 3
5.6 ± 0.31
4.2 ± 0.36
3.04 ± 0.08
43.71 ± 1.56
145.79 ± 0.24
Tán Cấp 4
5.1 ± 0.28
3.9 ± 0.38
2.79 ± 0.08
22.14 ± 1.22
59.32 ± 0.27
Tán Cấp 5
4.7 ± 0.30
3.4 ± 0.22
2.64 ± 0.06
11.46 ± 1.37
3.59 ± 0.40
Bảng 4.3 cho thấy khối lượng 1000 hạt cao nhất ở tán cấp 2 trung bình dao động trong khoảng từ 2,22 đến 3,49g. Khối lượng 1000 hạt cao nhất là hạt của vị trí tán cấp 2, thấp nhất là hạt ở vị trí tán cấp trung tâm chỉ có 2.22 ± 0.17 g.
Bảng 4.3 cũng cho thấy tỷ lệ hạt bạch chỉ chắc có sự khác biệt giữa các vị trí tán khác nhau. Vị trí tán cho tỷ lệ hạt chắc cao nhất là tán cấp 2 với 50.32 ± 1.26 hạt chắc, sau đó đến các vị trí tán cấp cấp 1 và cấp 3. Tỷ lệ hạt chắc thấp nhất tại vị trí tán cấp 5 và tán trung tâm. Có sự khác biệt trên có thể là do cây bạch chỉ là cây giao phấn nhờ côn trùng nên khi tán trung tâm bắt đầu nở hoa thì lượng hoa ít nên không đủ phấn hoa cho việc thụ phấn thụ tinh tạo hạt chắc nên tỷ lệ hạt lép cao. Còn hạt tại vị trí tán cấp 4 và 5 cũng có thể do cây đã tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi hạt ở các cấp thấp hơn ( vị trí tán cấp 1,3 và tán cấp 3), bên cạnh đó cây vào giai đoạn này đã trở thành già cỗi nên việc cung cấp dinh dưỡng cho việc nuôi hạt ở các cấp này không dồi dào như ban đầu nên cũng làm tăng tỷ lệ hạt lép trên cây.
Về năng suất hạt trên các cấp tán khác nhau, bảng 4.3 cũng cho thấy các tán khác nhau thì có năng suất hạt/ cấp tán khác nhau. Cụ thể tán cấp 2 cho năng suất hạt cao nhất trung bình là 149.50 ± 0.23 g/ cấp tán, tiếp theo là tán cấp 1 và tán cấp 3, thấp nhất là tán cấp trung tâm cho năng suất hạt chỉ là 1.85 ± 0.48 g/ cấp tán. Có sự khác biệt như trên là giữa các cấp tán có sự khác nhau về số lượng tán, kích thước tán, số quả trên mỗi tán và khối lượng 1000 hạt khác nhau dẫn tới năng suất hạt giữa các tán khác nhau.
4.3 Ảnh hưởng của thời vụ và hạt giống ở các vị trí tán đến sinh trưởng và phát triển của cây bạch chỉ
4.3.1 Ảnh hưởng của thời vụ và hạt giống ở các vị trí tán đến động thái nảy mầm của hạt bạch chỉ.
Các loài thực vật sinh sản hữu tính có hình thức tạo hạt để duy trì nòi giống thì nảy mầm là giai đoạn đầu tiên, tạo tiền đề và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Nếu hạt có quá trình nảy mầm thuận lợi nhất sẽ tạo nên những cây con khoẻ mạnh, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận tạo tiền đề cho sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây sau này.
Khi hạt chín sinh lý nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm. Tỷ lệ hạt nảy mầm và thời gian nảy mầm sẽ phản ánh chất lượng của hạt giống.
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ và thời gian nảy mầm của hạt giống bạch chỉ ở vị trí tán hoa khác nhau thể hiện qua bảng 4.4 và đồ thị hình 4.2:
Qua bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ nảy mầm ở các công thức thí nghiệm biến động từ 20.67 – 58.67 %. Ở cùng mức sai khác có ý nghĩa LSD0.05, Hạt ở vị trí tán cấp 1 và hạt ở vị trí tán cấp 2 có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, hạt ở vị trí tán cấp 5 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất. Ở các công thức thí nghiệm, tốc độ nảy mầm nhanh nhất từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 20.
Về thời gian bắt đầu nảy mầm chúng tôi thấy rằng công thức hạt giống nảy mầm sớm nhất là công thức 2 và công thức 3 bắt đầu nảy mầm 14 ngày sau gieo và kết thúc nảy mầm tại 21 ngày sau gieo, công thức 5 bắt đầu nảy mầm muộn nhất ngày thứ 16 sau gieo và kết thúc nảy mầm ngày thứ 21 sau gieo.
Bảng 4.4 cũng cho thấy trong cùng một công thức thì thời gian lưu trữ bảo quản hạt giống cũng làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống bạch chỉ. Thời gian bảo quản càng dài thì tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng giảm theo có nghĩa là chất lượng hạt giống giảm. Cụ thể với cùng công thức 3 là công thức có tỷ lệ nảy mầm tốt nhất thì thời gian bảo quản hạt giống đã ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt bạch chỉ. Thời gian bảo quản là 3 tháng (hạt cất trữ từ tháng 6 đem gieo vào tháng 9) tỷ lệ nảy mầm là 58,67 % thời gian tăng lên 4 tháng và 5 tháng thì tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng giảm tương ứng là 55,67% và 51,33%.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của thời vụ và hạt giống ở các vị trí tán đến động thái nảy mầm của hạt bạch chỉ
Đơn vị tính: % hạt nảy mầm
Thời vụ
Vị trí tán
Thời gian sau gieo (ngày)
16
17
18
19
20
21
22
Tháng 9
CT1
2.33
8.00
18.67
24.33
26.00
30.67
30.67 ± 0.43
CT2
20.33
30.67
36.00
42.33
48.00
54.33
54.33 ± 0.43
CT3
30.00
36.67
40.33
46.00
58.67
58.67
58.67 ± 0.43
CT4
7.00
16.67
24.67
28.00
36.00
37.00
37.00 ± 0.00
CT5
4.33
6.33
14.67
17.67
20.33
25.33
25.33 ± 0.43
Tháng 10
CT1
3.33
6.67
15.00
22.33
25.67
27.00
27.00 ± 0.00
CT2
16.67
24.00
28.67
36.00
48.67
53.00
53.00 ± 0.00
CT3
18.00
26.00
36.67
40.67
50.33
55.67
55.67 ± 0.43
CT4
10.67
17.00
22.33
28.33
34.67
36.33
36.33 ± 0.43
CT5
2.67
6.33
12.00
16.33
22.00
24.67
24.67 ± 0.43
Tháng 11
CT1
2.33
6.00
14.67
20.00
25.33
26.33
26.33 ± 0.43
CT2
17.67
36.00
43.67
48.33
48.33
48.33
48.33 ± 0.43
CT3
15.00
35.33
44.00
49.67
51.33
51.33
51.33 ± 0.43
CT4
7.00
14.67
27.33
32.00
35.00
35.00
35.00 ± 0.00
CT5
1.67
4.67
10.33
15.67
19.33
20.67
20.67 ± 0.43
LSD0.05 T*V
6.564
CV%
9.9
CT1
28.00
CT2
51.88
CT3
55.22
CT4
36.11
CT5
23.55
LSD0,05 V
3.79
T9
41.20
T10
39.33
T11
36.33
LSD0,05 T
2.936
(Ghi chú: T: Tháng; V: Vị trí tán)
Hình 4.2: Động thái nảy mầm của hạt bạch chỉ gieo thời vụ tháng 9
Như vậy thời vụ gieo trồng và vị trí của hạt trên tán hoa khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ và thời gian nảy mầm của hạt giống cây bạch chỉ. Như vậy hạt bạch chỉ sau khi thu hoạch về phơi trong bóng mát khô thì phải đem bảo quản kỹ và sử dụng làm giống sớm thì tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ cao hơn.
4.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ và hạt giống ở các vị trí tán đến thời gian sinh trưởng và tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ
Mỗi một giống cây trồng nói chung và cây dược liệu nói chung đều cần có thời gian sinh trưởng và phát triển. Thời gian sinh trưởng của cây không những là một chỉ tiêu quan trọng để phân biệt giống mà còn là căn cứ để xây dựng kế hoạch luân canh các loại cây trồng khác nhau hợp lý nhất. Thời gian sinh trưởng của cây ảnh hưởng trực tiếp tới tới quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của cây bạch chỉ trong từng thời vụ khác nhau. Thời gian sinh trưởng có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng củ bạch chỉ.
Tỷ lệ ra hoa trên cây bạch chỉ vào năm thứ nhất là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của giống đối với chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ cây ra hoa tỷ lệ nghịch với năng suất, chất lượng củ. Tỷ lệ cây ra hoa càng cao thì năng suất, chất lượng càng giảm và ngược lại. Vì khi cây ra hoa, củ bị hoá gỗ, làm giảm chất lượng củ, khi thu hoạch phải loại bỏ làm giảm năng suất. Tỷ lệ cây ra hoa sớm và nhiều thể hiện giống đang bị thoái hoá mạnh.
Kết quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng và tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ được trình bày tại bảng 4.5:
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời vụ và hạt giống ở các vị trí tán đến thời gian sinh trưởng và tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ
Thời vụ
Vị trí tán
Thời gian từ gieo đến…(ngày)
Tỷ lệ ra hoa (%)
80 % Nảy mầm
Ra lá thật thứ nhất
Ra lá thật thứ ba
Bắt đầu ra hoa
Thu hoạch
Tháng 9
CT1
18
24.4
41.2
128.0
240.0
6.93 ± 0.55
CT2
16
23.2
38.8
142.5
240.0
3.47 ± 0.81
CT3
15
22.8
37.0
144.5
240.0
1.87 ± 0.39
CT4
17
24.6
40.4
148.0
240.0
4.53 ± 0.81
CT5
17
24.0
41.2
136.0
240.0
4.53 ± 1.03
Tháng 10
CT1
18
27.0
44.0
136.5
210.0
6.67 ± 0.82
CT2
17
25.2
40.8
146.5
210.0
4.26 ± 0.39
CT3
16
25.6
40.4
149.5
210.0
2.4 ± 0.68
CT4
18
26.4
42.2
142.5
210.0
5.36 ± 0.81
CT5
18
26.8
43.6
144.0
210.0
5.6 ± 0.83
Tháng 11
CT1
18
32.0
58.0
140.5
180.0
2.67 ± 0.35
CT2
17
29.4
55.4
152.0
180.0
0.80 ± 0.86
CT3
17
29.6
53.6
156.0
180.0
0.80 ± 0.82
CT4
18
30.8
56.2
145.5
180.0
1.87 ± 0.80
CT5
19
33.8
60.0
148.5
180.0
0.53 ± 0.56
Qua bảng 4.5 cho thấy thời gian từ gieo đến thu hoạch của các thời vụ là khác nhau ngắn nhất là 180 ngày với tháng 11, 210 ngày với thời vụ tháng 10 và 240 ngày với thời vụ tháng 9. Do trồng trong các thời vụ khác nhau nên chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khác nhau nên thời gian sinh trưởng của từng vụ gieo trồng và trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây bạch chỉ thì có sự khác biệt.
Thời gian từ gieo đến nảy mầm: Thời gian từ gieo đến nảy mầm của các công thức thí nghiệm là khác nhau, dao động từ 15 – 19.0 ngày sau gieo. Công thức 2 và 3 có thời gian nảy mầm sớm nhất tương ứng là 15 và 16 ngày sau gieo, công thức 5 có thời gian nảy mầm muộn nhất là 19.0 ngày sau gieo. Bên cạnh đó thời vụ gieo trồng cũng ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm của hạt bạch chỉ cụ thể với cùng hạt ở công thức 2 khi gieo trồng vào tháng 9 thì thời gian nảy mầm chỉ có 16 ngày nhưng khi gieo trồng vào tháng 10 và tháng 11 thì thời gian nảy mầm tăng lên là 17 ngày. Có sự khác biệt này có thể là do việc gieo trồng vào tháng 9 thì có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp hơn so với gieo hạt vào tháng 11 khi đó nhiệt độ đã có xu hướng giảm.
Thời gian từ gieo đến ra lá thật thứ nhất: Ra lá thật thức nhất có vai trò quan trọng, đánh dấu cây chuyển từ giai đoạn sống nhờ chất dinh dưỡng trong hạt sang giai đoạn cây sống tự lập. Nên thời gian từ gieo đến ra lá thật thứ nhất phản ánh chất lượng của hạt giống và khả năng chịu tác động đối với điều kiện ngoại cảnh. Thời gian từ gieo đến ra lá thật thứ nhất của các công thức dao động 22,8 – 33.8 ngày sau gieo. Công thức 2 và công thức 3 có thời gian ra lá thật thứ nhất sớm nhất từ 22,8 đến 29.4 ngày sau gieo, công thức 5 có thời gian ra lá thật muộn nhất từ 24 đến 33.5 ngày sau gieo.
Bên cạnh đó chúng tôi thấy rằng thời vụ gieo trồng khác nhau cũng ảnh hưởng rõ đến thời gian ra lá thật thứ nhất cụ thể cùng với công thức 2 là công thức có thời gian ra lá thật sớm nhất có sự khác nhau giữa các thời vụ trồng nếu trồng vào tháng 9 thời gian ra lá thật thứ nhất chỉ có 23,2 ngày nhưng nếu trồng vào tháng 10 và tháng 11 thời gian ra lá thật thứ nhất tăng lên tương ứng là 25,2 và 29,4 ngày.
Thời gian từ gieo đến ra lá thật thứ 3: Khi cây bắt đầu ra lá thật thứ ba là thời điểm bắt đầu tỉa dặm cây lần thứ nhất . Khi cây có 3 lá thật bắt đầu tiến hành tỉa, khi cây có 6 lá thật phải tỉa xong mật độ. Thời gian tỉa cố định mật độ càng sớm, càng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển sớm.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy rằng thời gian ra lá thật thứ ba có sự khác nhau giữa các công thức và thời gian ra lá thật thứ ba sớm nhất đối với thời vụ tháng 9 với thời gian là từ 37,0 đến 41,2 ngày và muộn nhất đối với thời vụ tháng 11 với thời gian giao động trong khoảng từ 53,6 đến 60 ngày.
Thời gian từ gieo đến khi cây bắt đầu ra hoa: Cây ra hoa trong vụ trồng với mục đích thu hoạch củ (ra hoa năm thứ nhất) là điều không mong muốn vì nó làm giảm năng suất và phẩm chất của củ bạch chỉ. Thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của cây càng dài thì tỷ lệ cây ra hoa càng cao. Thời gian từ gieo đến ra hoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp canh tác và đặc biệt là yếu tố di truyền của hạt giống. Thời gian từ gieo đến ra hoa ở các công thức là khác nhau công thức 1 ra hoa sớm nhất là 128,0 ngày vào vụ gieo tháng 9 , công thức 3 ra hoa muộn nhất là 156.0 ngày vào vụ gieo trồng tháng 11..
Qua bảng 4.5 cũng cho thấy tỷ lệ cây ra hoa ở các công thức thí nghiệm biến động từ 0,53 – 6,93 %. Tỷ lệ cây ra hoa thời vụ tháng 11 thấp nhất do gieo hạt vào vụ muộn, thời gian sinh trưởng dinh dưỡng ngắn, cây chưa tích luỹ đủ chất dinh dưỡng nên số lượng cây ra hoa ít.
Như vậy các công thức hạt giống ở vị trí tán hoa khác nhau gieo trồng trong các thời vụ khác nhau có ảnh hưởng tới thời gian nảy mầm, thời gian ra lá thật thứ nhất, thời gian ra lá thật thứ ba, thời gian bắt đầu ra hoa và tỷ lệ ra hoa của cây bạch chỉ.
4.3.3 Ảnh hưởng của thời vụ và hạt giống ở các vị trí tán đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây bạch chỉ
Chiều cao của cây do yếu tố di truyền và điều kiện dinh dưỡng quyết định, chiều cao của cây là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phân bố lá cây làm sao để có thể phát huy tối đa hiệu quả của quang hợp. Bên cạnh đó chiều cao cây còn liên quan đến khả năng chống đổ của cây khi bạch chỉ là cây có thân thảo với chiều cao 1,5 đến 2,5 m và mang rất nhiều hoa và quả.
Động thái tăng trưởng chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Động thái tăng trưởng chiều cao cây có liên quan tới năng suất cây. Hạt cây bạch chỉ ở những vị trí tán khác nhau có bản chất di truyền khác nhau và chất lượng hạt giống khác nhau đồng thời hạt giống được gieo trồng trong các thời vụ khác nhau có điều kiện ngoại cảnh khác nhau nên có ảnh hưởng tới động thái tăng trưởng chiều cao của cây.
Kết quả nghiên cứu động thái tăng trưởng chiều cao cây bạch chỉ ở các công thức thí nghiệm khác nhau được trình bày qua bảng 4.6.
Qua bảng 4.6 cho thấy chiều cao cây bạch chỉ ở các công thức thí nghiệm tăng dần trong quá trình sinh trưởng và đạt cao nhất vào 30 ngày trước khi thu hoạch củ, sau đó chiều cao cây ổn định và có xu hướng giảm dần do cây không còn phải tập trung dinh dưỡng để phát triển thân lá nữa mà đã chuyển hướng tích luỹ dinh dưỡng vào củ.
Giai đoạn đầu, chiều cao cây ở các công thức tăng chậm do cây mới nảy mầm, khả năng sinh trưởng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng dinh dưỡng dự trữ trong hạt giống, cây chỉ có khả năng tự cung cấp dinh dưỡng khi ra lá thật nhưng tốc độ ra lá rất chậm. Bên cạnh đó giai đoạn đầu cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ vẫn tương đối cao nên tốc độ thấp từ cuối tháng 11 đến tháng 2 nên quá trình tăng trưởng chiều cao không nhanh.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời vụ và hạt giống ở các vị trí tán đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây bạch chỉ
Đơn vị tính: cm
Thời vụ
Vị trí tán
Thời gian sau gieo (ngày)
30
60
90
120
150
180
210
240
Tháng 9
CT1
-
12.13
15.45
21.15
33.80
56.67
75.40
71.54 ± 1.12
CT2
2.65
26.20
33.30
38.87
47.20
76.15
96.15
91.44 ± 1.07
CT3
2.01
22.55
28.77
38.15
52.25
82.10
101.02
96.33 ± 0.98
CT4
1.02
13.17
16.57
21.70
33.40
70.56
93.23
87.5 ± 0.80
CT5
-
11.71
13.15
16.79
23.20
52.23
74.56
68.06 ± 1.08
Tháng 10
CT1
-
9.65
11.56
25.60
49.40
71.19
67.33 ± 1.09
CT2
3.20
12.81
15.57
35.23
62.40
80.77
77.88 ± 0.97
CT3
3.01
13.84
17.40
35.70
76.15
96.23
94.33 ± 0.88
CT4
-
8.77
12.23
25.20
60.83
82.43
78.06 ± 1.02
CT5
-
6.23
8.02
16.40
47.76
70.02
65.37 ± 1.17
Tháng 11
CT1
-
3.79
14.19
41.44
66.28
57.72 ± 0.95
CT2
3.11
6.17
22.77
48._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHTT09034.doc